Đề tài Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng máy hút bụi xyclon giảm ô nhiễm môi trường của công ty cổ phần nhựa Thiếu Niên Tiền Phong

Tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng máy hút bụi xyclon giảm ô nhiễm môi trường của công ty cổ phần nhựa Thiếu Niên Tiền Phong: Lời mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Bảo vệ môi trường để phát triển bền vững là vấn đế sống còn của mỗi quốc gia trên thế giới.Kinh tế càng tăng trưởng càng đặt ra nhiều vấn đề bảo vệ môi trường. Tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hoá làm gia tăng số lượng và tính độc hại của chất thải được sinh ra khu vực công nghiệp. Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng đang tiến hành công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước với nhịp độ tăng trưởng kinh tế khá cao trong nhiều năm qua. Hải Phòng là một thành phố cảng- trung tâm công nghiệp của cả nước có đầy đủ lợi thế về đường biển, đường bộ, đường không- là cửa biển quan trọng của vùng Bắc Bộ, giao lưu thuận lợi với nhiều tỉnh và quốc gia trên thế giới. Trong những năm gần đây việc phát triển quá tải tại trung tâm thành phố với mật độ dân cư ngày càng tăng, nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp với hệ thống thiết bị, công nghệ lạc hậu, hệ thống thoát nước và xử lý chất thải chưa đảm bảo. Hải Phòng trong những năm gần đây đã quan tâm đến vấn đề...

doc77 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1129 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng máy hút bụi xyclon giảm ô nhiễm môi trường của công ty cổ phần nhựa Thiếu Niên Tiền Phong, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Bảo vệ môi trường để phát triển bền vững là vấn đế sống còn của mỗi quốc gia trên thế giới.Kinh tế càng tăng trưởng càng đặt ra nhiều vấn đề bảo vệ môi trường. Tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hoá làm gia tăng số lượng và tính độc hại của chất thải được sinh ra khu vực công nghiệp. Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng đang tiến hành công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước với nhịp độ tăng trưởng kinh tế khá cao trong nhiều năm qua. Hải Phòng là một thành phố cảng- trung tâm công nghiệp của cả nước có đầy đủ lợi thế về đường biển, đường bộ, đường không- là cửa biển quan trọng của vùng Bắc Bộ, giao lưu thuận lợi với nhiều tỉnh và quốc gia trên thế giới. Trong những năm gần đây việc phát triển quá tải tại trung tâm thành phố với mật độ dân cư ngày càng tăng, nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp với hệ thống thiết bị, công nghệ lạc hậu, hệ thống thoát nước và xử lý chất thải chưa đảm bảo. Hải Phòng trong những năm gần đây đã quan tâm đến vấn đề môi trường của chính mình. Góp phần với thành phố cảng trong việc bảo vệ môi trường công ty nhựa Tiền phong đã áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Đây là doanh nghiệp lớn chuyên sản xuất các sản phẩm chất dẻo nhân tạo- Plastic. Ở nước ta chất dẻo plastic ngày càng thâm nhập vào cuộc sống, nâng cao mức độ văn minh nhưng cũng đặt ra không ít những vấn đề rắc rối liên quan đến công tác bảo vệ môi trường. Trong quá trình sản xuất công ty cũng chú trọng đến vấn đề giảm thiểu ô nhiễm, ảnh hưởng của quá trình sản xuất đến môi trường xung quanh…phự hợp với xu thế phát triển bền vững của quốc gia. Là một sinh viên chuyên ngành kinh tế và bảo vệ môi trường em muốn vận dụng kiến thức của mình để nghiên cứu vấn đề “Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng máy hút bụi xyclon giảm ô nhiễm môi trường của công ty cổ phần nhựa Thiếu Niên Tiền Phong” 2. Đồi tượng và phạm vi nghiên cứu Trong công ty có nhiều vấn đề môi trường cần được đề cập như môi trường khí, môi trường nước, chất thải rắn, tiếng ồn… Trong khuôn khổ bài viết này em chỉ đề cập đến bụi và quy trình xử lý bụi của công ty. 3. Nội dung Chuyên đề gồm 3 chương: Chương I: Cơ sơ lý luận về đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động đầu tư bảo vệ môi trường Chương II: Thực trạng các vấn đề môi trường của công ty Chương III: Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng máy hút bụi xyclon 4. Phương pháp nghiên cứu Bằng phương pháp luận đã tiếp thu được ở trường và những kiến thức về kinh tế học môi trường em đã sử dụng phương pháp phân tích tài chính để tiếp cận đầy đủ hơn các chi phí- lợi ích. Ngoài ra cũn dựng phương pháp thu thập số liệu, thống kê và phân tích số liệu cũng được đề cập trong bài viết này. Chương 1 Cơ sở lý luận về đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động đầu tư bảo vệ môi trường 1. Đầu tư và dự án đầu tư 1.1. Các khái niệm liên quan 1.1.1 Đầu tư Đầu tư theo nghĩa rộng nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn về các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn lực đó có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, sức lao động và trí tuệ Theo nghĩa hẹp đầu tư cũng chỉ bao gồm các hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế - xã hội kinh tế trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt đựơc các kết quả đó. Đầu tư phát triển là hoạt động các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và cấu trúc hạ tầng, mua sắm trang thiết bị nhằm tạo ra nguồn lực mới cho nền kinh tê- xã hội, tạo việc làm và nâng cao đời sống cho mọi thành viên. 1.1.2. Khái niệm về dự án đầu tư Dự án đầu tư có thể được xem xét từ nhiều góc độ • Về mặt hình thức ,dự án đầu tư là một tập hợp hồ sơ và tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được mục tiêu nhất định trong tương lai. • Trên góc độ quản lý ,dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư lao động để tạo ra kết quả tài chính, kinh tế- xã hội trong một thời gian dài. • Trên góc độ kế hoạch hoá, dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch hoá chi tiết của một công cụ đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội, làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ. Dự án đầu tư là một hoạt động kinh tế riêng biệt nhỏ nhất trong công tác kế hoạch hoá nói chung • Xét về nội dung, dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động các liên quan với nhau nhằm kế hoạch hoá nhằm đạt đựơc các mục đích bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định thông qua việc thực hiện các nguồn lực xác định. 1.2. Khái niệm về dự án đầu tư môi trường 1.2.1. Khái niệm Dự án đầu tư môi trường là tất cả các dự án đâu tư liên quan đến xử lý chất thải, xử lý ô nhiễm…nhằm mục tiêu cải thiện môi trường, giảm thiểu các tác động tiêu cực của hoạt động phát triển đối với môi trường nhằm khôi phục lại những trạng thái môi trường ban đầu đã bị biến đổi hoặc phát triển các công nghệ cho phép quá trình sản xuất có thể sử dụng tài nguyên một cách tiết kiệm hơn nhằm giảm lượng chất thải, giảm nguồn nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất. Trong thực tế, vẫn còn rất nhiều người quan niệm rằng các dự án đầu tư cho môi trường là các dự án ít khả thi về mặt tài chính, vừa tốn rất nhiều kinh phí để thực hiện, vừa đòi hỏi nhiều thời gian để thu hồi được vốn ban đầu trong khi đó những lợi ích được tạo ra lại rất khó nhận biết và đặc biệt là khó lượng hoỏ đó được của dự án thành tiền …Chớnh vì thế nhiều năm trước đõy, cỏc doanh nghiệp đã tìm cách né tránh việc thực hiện dự án môi trường hoặc nếu có làm thì cũng chỉ là hình thức mà không thực sự quan tâm đến chất lượng dự án môi trường. Tuy nhiên nhận thức của con người về môi trường đã thay đổi rất nhiều, đặc biệt là khi vấn đề môi trường đã trở thành mối quan tâm của toàn xã hội và khi con người đã được trực tiếp chứng kiến những thảm hoạ kinh hoàng và sự suy giảm về chất lượng môi trường gây ra cho các hoạt động kinh tế, cho cuộc, đe doạ cuộc sống. Thêm vào đó, sức ép về luật pháp, sự tẩy chay các hàng hoá và dịch vụ làm ảnh hưởng sống đến môi trường sống của cộng đồng, uy tín, danh tiếng …khiến cho các doanh nghiệp phải nhìn nhận lại vấn đệ lồng ghép yếu tố môi trường vào trong sản xuất. Việc thực hiện các dự án môi trường giờ đây đã trở thành trong các yếu tố làm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất ra trên thị trường. 1.2.2. Đặc điểm các dự án đầu tư môi trường Theo quan niệm truyền thống các dự án đầu tư môi trường là những dự án đầu tư cho việc xử lý, khắc phục hiện trạng ô nhiễm, nõng cỏc chất lượng môi trường nờn cú đặc điểm: thời gian thu hồi vốn lâu, ít có lãi thậm chí là lỗ nhưng vẫn phải thực hiện. Những dự án này là do Nhà nước từ ngân sách thực hiện hoặc là do các tổ chức quốc tế phi chính phủ tài trợ thực hiện. Theo cách tiếp cận hiện nay, dự án đầu tư môi trường không nhất thiết phải là dự án lớn ở tầm cỡ quốc gia mà có thể là những dự án nhỏ thực hiện ngay trong các doanh nghiệp, thậm chí là một cải tiến nhỏ trong dây chuyền sản xuất hay là dự án đầu tư sản xuất sạch hơn thì thời gian thu hồi vốn rất nhanh (có thể một vài tháng đến một vài năm) và là hoặc động đầu tư sinh lời. Ngày nay khi mà vấn đề đầu tư môi trường trở thành vấn đề toàn cầu, là mối quan tâm của tất cả mọi người thỡ cỏc dự án đầu tư môi trường có vai trò rất quan trọng trong chiến lược bảo vệ môi trường của quốc gia cũng như chiến lược bảo vệ môi trường toàn cầu. Việc thực hiện các dự án đầu tư môi trường hay đầu tư làm giảm (tiết kiệm) chi phí môi trường đem lại nhiêu lợi ích cho doanh nghiệp và xã hội (như tăng hiệu qủa sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm, hạn chế tài nguyên thiên nhiên, giảm ô nhiễm môi trường).Đầu tư cho bảo vệ môi trường chính là đầu tư cho phát triển bền vững, vì vậy cần thiết phải thực hiện. 2. Đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư môi trường 2.1. Sự cần thiết phải đánh 2.1.1. Doanh nghiệp và môi trường Kể từ hội nghị thượng đỉnh vể chương trình trái đất năm 1992 được tổ chức tại Rio de Janeiro cộng đồng doanh nghiệp đã không ngừng nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải đạt tới hoạt động kinh doanh bền vững và giảm các tác động môi trường do các hoạt động của họ gây ra. Khái niệm bền vững thể hiện sự phát triển cân bằng phát triển kinh tế hơn nữa các quá trình xã hội với việc bảo vệ môi truờng khỏi bị phá huỷ hơn nữa. Xã hội mong muốn doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển kinh tế, thúc đẩy các tiến trình xã hội và giảm thiểu tác động môi trường thông qua thực hiện có cải tiến. Giảm thiểu ô nhiễm và chất thải đồng thời sử dụng ít hơn các nguồn nguyên vật liệu và năng lượng trong qỳa trỡnh sản xuất là những mục tiêu giúp duy trì được những nguồn lợi vốn có đối với doanh nghiệp và môi trường. Cuối cùng những nguồn lợi ích của việc bảo vệ môi trường này sẽ tiết kiệm và nâng cao tiền bạc và lợi nhuận cho các doanh nghiệp thông qua việc giảm thiểu các chi phí môi trường cũng như các trách nhiệm pháp lý có thể nảy sinh trong quá trình sản xuất hàng hoá và dịch vụ. Vấn đề các doanh nghiệp quan tâm bao gồm : vốn đầu tư dành cho môi trường bao nhiêu là đủ? Chi phí môi trường bao gồm những gì ? những chi phí nào cần được dự báo một cách chăc chắn cho các chi phí môi trường tương lai ? Những hoạt động nào làm tăng chi phí môi truờng ? Ngày nay mọi doanh nghiệp buộc phải xem xét các vấn đề mụi trưũng không chỉ đơn thuần là vấn đề đạo đức mà những thiệt hại môi trường do doanh nghiệp gây ra sẽ trở thành những thiệt hại cho chính bản thân doanh nghiệp Tất cả những yếu tố vừa nêu trên đều ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Mặt khác khi nhận thức về môi trường ngày càng phát triển người tiêu dùng bắt đầu quan tâm đến sản phẩm thân thiện với môi trường. Trong hoàn cảnh như võy, cỏc doanh nghiệp buộc phải quan tâm đến khía cạnh môi trường, nhìn nhận các vấn đề môi trường không phải như một thứ hàng hoá tự do mà như một yếu tố bắt buộc trong đầu vào và đầu ra của quá trình kinh doanh. Hoạt động đầu tư môi trường của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, của quốc gia và xã hội. Trong kinh doanh nhiều khi nó là yếu tố dẫn tới thành công của doanh nghiệp: ví dụ như hoạt động đầu tư cho công nghệ sạch của một doanh nghiệp sẽ dẫn tới chi phí cho môi trường của doanh nghiệp giảm, chất lượng sản phẩm được nâng cao, uy tín và sức cạnh tranh cho doanh nghiệp được phát huy…Những yếu tố này giúp cho doanh nghiệp phát triển mạnh hơn, đảm bảo được sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Như vậy hoạt động đầu tư cho bảo vệ môi trường, chi phí cho môi trường xứng đáng được quan tâm. 2.1.2. Do yêu cầu khách quan Đối với một cơ sở sản xuất thì công tác xử lý chất thải, bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất là một tất yếu khách quan. Với một doanh nghiệp sản xuất lớn như Công ty nhựa Tiền Phong thì điều này rất cần thiết. Do hoạt động sản xuõt của Công ty ít nhiều cũng gõy ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Vấn đề đặt ra là cần có các biện pháp tích cực phòng chống các tác động tới môi trường. Việc đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường không những tạo ra môi trường trong sạch cho công ty mà cũn mang lại uy tín cho doanh nghiệp trên thị trường, giảm chi phí sản xuất và từng bước đưa doanh nghiệp tiến hành sản xuất với bảo vệ môi trường (ISO 14000). Đối với một doanh nghiệp sản xuất để nhận thấy được vốn đầu tư mang lại gồm: lợi ích cho quá trình sản xuất( lợi nhuận) thì công việc đánh giá dự án là một tất yếu khách quan. Quá trình phõn tích cho doanh nghiệp các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra cũng như các lợi ích mà doanh nghiệp được khi đầu tư vào dự án. Bên cạnh đó bảo vệ môi trường ngày nay đã trở thành một trong những chớnh sách quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Bằng những biện pháp và chớnh sách khác nhau, Nhà nước đã can thiệp mạnh mẽ vào các hoạt động của các cá nhõn, các tổ chức trong xã hội buộc các đơn vị này phải tuõn theo. Luật bảo vệ môi trường đưa ra 1993 cùng các văn bản qui phạm pháp luật khác liên quan đến môi trường đều có các qui định cụ thể cho các tổ chức, cá nhõn tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh cần có các biện pháp bảo vệ chất lượng môi trường hay tự chi trả các chi phí môi trường. Do đó đầu tư cho các hoạt động bảo vệ môi trường là tất yếu khách quan. 2.1.3. Tầm quan trọng của việc đánh giá Trong điêu kiện nền kinh tế thị trường có sự điêu tiết vĩ mô cuả nhà nước, mọi hoạt động sản xuất và tiêu dùng trong đó có hoạt động đầu tư xét từ hai góc độ là nhà đầu tư và nền kinh tế. Lợi ích kinh tế xã hội của đầu tư là chênh lệch giữa các lợi ích mà nền kinh tế và xã hội đạt được so với các đóng góp mà nền kinh tế và xã hội đã bỏ ra khi thực hiện dự án. Chi phí mà xã hội phải gánh chịu khi một công cuộc đầu tư được thực hiện bao gồm toàn bộ các nguồn tài nguyên thiên nhiên , của cải vật chất, sức lao động mà xã hội dành đầu tư thay vì sư dụng các công việc khác. Như vậy phân tích kinh tế xã hội của dự án là xem xét giữa cái mà xã hội phải trả cho việc sử dụng các nguồn lực sẵn có của mình một cách tốt nhất và lợi ích do dự án tạo ra. Không phải mọi dự án có khả năng sinh lợi cao đều tạo ra ảnh hưởng tốt đối với nền kinh tế và xã hội. Do đó trên góc độ quản lý vĩ mô phải xem xét đánh giá việc thực hiện dự án đầu tư đem lại lợi ích gì cho xã hội và việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế có nghĩa là xem xét khía cạnh kinh tế xã hội của dự án. Điều này giữ vai trò quyết định để được các cấp có thẩm quyền quyết định chấp nhận cho phép đầu tiên và các định chế tài chính và cơ quan viện trợ , tài trợ cho dự án cũng như khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho dự án nhất là các dự án đầu tư cho môi trường. 2.2. Cơ sở thực tiễn để đánh giá. Dựa vào các tiêu chuẩn Việt Nam. Đó là tiêu chuẩn môi trường và tiêu chuẩn thải. * Chất lượng nước + Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt ( Bảng 1- Phụ lục1- TCVN 5942-1995) + Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm ( Bảng 1 - Phụ lục 1- TCVN 5942- 1995) 45 + Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp (TCVN 5945-1995) * Chất lượng không khí - Giá trị giới hạn thông số cơ bản trong không khí xung quanh ( Bảng 1- Phụ lục 1- TCVN 5939-1995) - Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh (Bảng 1- Phụ lục 1- TCVN 5939-1995) - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ ( Bảng 1- Phụ lục 1-TCVN 5939-1995) - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất hữu cơ ( Bảng 1- Phụ lục 1 TCVN 5939-1995) * Tiêu chuẩn tiếng ồn - Âm học, tiếng ồn khu vực công cộng và dõn cư- Mức ồn tối đa cho phép TCVN 5939-1995) * Các tiêu chí để xác định mức ô nhiễm Mức độ vi phạm các tiêu chuẩn được chia thành bốn mức độ khác nhau: Từ 1,1 – 2 lần : chớm bị ô nhiễm (ô nhiễm nhẹ ) Từ 2-4 lần : bị ô nhiễm trung bình Từ 4- 10 lần : bị ô nhiễm nặng Từ > 10 lần : bị ô nhiễm nghiêm trọng. 3. Các phương pháp sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng hiệu quả của dự án 3.1. Phương pháp phân tích chi phí lợi ích mở rộng 3.1.1. Khái niệm về phương pháp Phương pháp phân tích chi phí lợi ích là phương pháp dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các dự án trong nền kinh tế thị trường. Phân tích chi phí lợi ích là một trong những công cụ đắc lực có hiệu quả giúp cho chủ dự án có quyết định đầu tư hay không đầu tư vào dự ỏn đú. Phân tích chi phí lợi ích có thể áp dụng cho dự án ở bất ký giai đoạn nào: Có thể là giai đoạn đầu, giai đoạn cuối của dự án, thậm chí có thể để dùng phân tích chi phí lợi ích của dự án ở giai đoạn tiền khả thi. Phân tích lợi ích là một phương pháp để đánh giá sự mong muốn tương đối giữa các phương án cạnh tranh nhau, khi sự lựa chọn được đo lường bằng giá trị kinh tế tạo ra cho toàn xã hội. Phương pháp này tìm ra giữa lợi ích thực mà xã hội có được từ phương án cụ thể với nguồn tài nguyên thiên nhiên thực mà xã hội bỏ ra để đạt được lợi ích đó. Đây là phương pháp ước tính sự đánh đổi giữa các phương án nhờ đó giúp xã hội đạt được các mục tiêu kinh tế của mình. Phân tích chi phí lợi ích là một khuôn khổ nhằm tổ chức thông tin, liệt kê những thuận lợi của các phương án, xác định các giá trị kinh tế liên quan và xếp hạng các phương án dựa vào các chỉ tiêu kinh tế. Vì thế phân tích chi phí lợi ích là một phương thức để thể hiện sự lựa chọn chứ không chỉ là một phương pháp để đánh giá sự ưa thích. 3.1.2. Qui trình thực hiện Thông thường quá trình phân tích chi phí lợi ích lợi ích của một dự án đầu tư cho môi trường gồm 9 bước: _ Xác định quyền sở hữu _ Lựa chọn danh mục các dự án thay thế _ Liệt kờ các ảnh hưởng _ Dự đoỏn các ảnh hưởng trong quá trình hoạt động của dự án _ Lượng hoá bằng tiền tất cả các tác động _ Qui đổi giá trị của tiền về cùng thời gian _ Tổng kết các chi phí và lợi ích _ Phân tích độ nhạy _ Đề xuất các phương án có lợi ích xã hội tốt nhất 3.2. Hạch toán chi phí toàn bộ (TCA) 3.2.1. Định nghĩa Đánh giá chi phí toàn bộ là một quá trình tích hợp các chi phí môi trường vào việc phân tích hiệu quả của dự án đầu tư. Đó là quá trình phân tích tài chính toàn diện và dài hạn về hiệu quả của doanh nghiệp và các chi phí, lợi ích nhận được từ các dự án đầu tư. Hiện nay các dự án chống ô nhiễm hay các dự án đầu tư môi trường nhằm giảm thiểu ô nhiễm hoặc cải tạo môi trường đang phải đối mặt với những thách thức to lớn : Đó là vừa phải tuân thủ những qui định và luật bảo vệ môi trường vừa phải chịu những áp lực cạnh tranh của thị trường. Những dự án đầu tư chống ô nhiễm môi trường có lợi và có khả năng thực hiện nhưng cũng có thể bị loại bỏ vì những chi phí và hiệu quả không được tính toán chính xác và phân bổ đúng chỗ hoặc do thời gian phân tích quá ngắn và các chỉ số lợi nhuận không thích hợp lại được chọn. Những yếu tố trên có thể làm cho dự án đầu tư chống ô nhiễm hoặc ngăn ngừa ô nhiễm kém khả năng cạnh tranh hơn so với các dự án khác mà doanh nghiệp đang quan tâm. Đánh giá chi phí toàn bộ (TAC) có thể là công cụ quan trọng trong việc kết hợp các mục tiêu môi trường và kinh doanh. Đánh giá chi phí toàn bộ là cách thức để theo dõi được các chi phí và các khoản tiết kiệm thường bị bỏ sót bởi cách tiếp cận truyền thống và do vậy nó cho phép hoạt động đầu tư môi trường được thực hiện thành công hơn trong quĩ vốn hạn chế của doanh nghiệp. Đánh giá chi phí toàn bộ thích hợp với các dự án đầu tư nhằm cải thiện môi trường và ngừa ô nhiễm. Đánh giá chi phí toàn bộ cung cấp cho nhà đầu tư và người phân tích công cụ để nhận được sự ước tính chính xác hoạt động đâu tư 3.2.2. Mục tiêu Mục tiêu của đánh giá chi phí toàn bộ là cải thiện phân tích tài chính truyền thống, để việc đánh giá dự án đầu tư trở nên chính xác và có hiệu quả hơn. Đỏnh gớa chi phí toàn bộ (TCA) có thể nhận ra nhiều chi phí và lợi ích mà chúng có thể bỏ sót trong các hệ thống hoạch toán truyền thống, nó cung cấp cho các đối tượng liên quan bức tranh đầy đủ hơn về hoạt động đầu tư được tiến hành, những trở ngại có thể vượt qua nếu tiến hành các biện pháp phòng ngừa, những lợi ích có thể thu được sau khi đã bỏ ra chi phí, để trên cơ sở những thông tin nhận được có thể đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác, giảm được rủi ro trong quá trình hoạt động và tận dụng được các cơ hội tốt làm tăng lợi ích cho dự án hay cho doanh nghiệp. Đánh giá chi phí toàn bộ thường được áp dụng để đánh giá chi phí cho những dự án chống ô nhiễm, hay các dự án đầu tư cho môi trường đặc biệt là những dự án đầu tư cho công nghệ sạch. Đánh giá chi phí toàn bộ là quá trình cho quá trình hoạch toán chuyên nghiệp mô tả hệ thống hoạch toán, phân bổ tất cả các chi phí cho quá trình làm ra sản phẩm hay dây chuyến sản xuất và hầu hết nhằm kiểm soát chi phí và giá thành sản phẩm. Ngoài ra đánh giá chi phí toàn bộ còn áp dụng cho các doanh nghiệp tiến hành hoạch toán chi phí môi trường trong giai đoạn lập dự án đầu tư. 3.2.3. Nội dung _ Xác định phạm vi và mục đích của việc đánh giá Việc xác định các quyết định sẽ được đưa ra trên cơ sở của kết quả phân tích dẫn đến việc lựa chọn hoạt động hay dự án đầu tư để phân tích. Các quyết định đầu tư có thể là quyết định đầu tư vốn, phân bổ vốn trong phạm vi quĩ đầu tư hạn chế của doanh nghiệp, lựa chọn dây chuyền hay thiết bị sản phẩm có khả năng mang lại lợi nhuận cao trong tương lai nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường. _ Liệt kờ các chi phí phát sinh _ Xác đinh thời gian của dự án _ Sử dụng các chỉ tiêu tài chính khác nhau _ Phân bổ chính xác các chi phí của dự án 3.3. Hạch toán chi phí đầy đủ (FCA) 3.3.1. Khái niệm Hạch toán chi phí đầy đủ FCA là phương pháp có hệ thống để xác định, phân tích, báo cáo các chi phí thực trong quản lý chất thải. Trong đó có tính đến các chỉ tiêu trong quá khứ và tương lai, tổng chi phí cần có để thực hiện và các chi phí vận hành. Hạch toán chi phí đầy đủ là một khái niệm rất mới mẻ. Hạch toán chi phí đầy đủ là một công cụ quan trọng và hữu ích trong việc thực hiện chương trình quản lý chất thải đặc biệt đối với doanh nghiệp. Hạch toán chi phí đầy đủ có thể được thực hiện thông qua tính vào đơn giá sản phẩm hoặc quĩ môi trường của doanh nghiệp.Hạch toán chi phí đầy đủ có thể xác định cơ cấu tỷ lệ giá thành sản phẩm cần thiết đủ đầy để trang trải các chi phớ.Qũi môi trường doanh nghiệp là cơ cấu tài chính do doanh nghiệp sử dụng cho các hoạt động mà các hoạt động này có thể được tài trợ hoặc thực hiện như một dự án đầu tư. Hạch toán chi phí đầy đủ luôn gắn liền với những khái niệm và những hoạt động của quĩ môi trường doanh nghiệp. 3.3.2. Nội dung Từ trước tới nay các doanh nghiệp đều có nhu cầu sử dụng hoạch toán kế toán để theo dõi sự lưu thông các nguồn lực tài chính hiện nay.Hệ thống hạch toán này ghi lại các chi phí khi các khoản tiền chi phí cho sản xuất và dịch vụ. Phương pháp hạch toán chi phí đầy đủ là công cụ trợ giúp cho các doanh nghiệp có thể tiến hành phân tích và hoạch toán chi phí môi trường vào giá thành sản phẩm một cách hệ thống và rõ ràng, trên cơ sở đó có thể vẫn tiến hành kinh doanh một cách có hiệu qủa. Đối với đề tài trong bài viờt này thì chi phí đầy đủ FCA bao gồm các chi phí sau: _ Chi phí đầu tư ban đầu : + Mua sắm thiết bị + Chi phí vận hành, lắp đặt _ Chi phí trong khi sử dụng + Chi phí điện để chạy máy + Chi phí bảo dưỡng + Chi cho công nhân vận hành, bảo quản máy + Các chi phí phát sinh khác như : Chi phí do hỏng máy móc, bồi thường cho người lao động khi tai nạn _ Chi phí của khách hàng tính vào giá thành sản phẩm _ Các chi phí môi trường bao gồm + Chi phí về bảo vệ cảnh quan môi trường của công ty + Chi cho việc vứt bỏ các nguồn chất thải + Các ảnh hưởng đến môi trường khác _ Các chi phí xã hội bao gồm +Tác động đến đời sống cộng đồng, dân cư xung quanh + Ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của con người + Ảnh hưởng đến mỹ quan môi trường Cũng như chi phí môi trường ta mô tả các chi phí xã hội bên ngoài sau đó tính bằng tiền tất cả các giá trị đó. Ngoài ra cú cỏc chi phí đóng góp của địa phương, khách hàng thương mại hay tất cả các khách hàng. Các chi phí do những người tình nguyện hay cỏc nhúm phi chính phủ tài trợ. 3.3.3. Phạm vi áp dụng của FCA Nhiều doanh nghiệp trên thế giới đã nhận ra rằng việc quản lý chất thải tập trung sẽ có thể làm giảm thiểu các chi phí và những ảnh hưởng môi trường cũng như đối với việc biến đổi và bảo tồn năng lượng, nguyên vật liệu. Tuy nhiên không phải quản lý chất thải tập trung đơn giản là tốt hơn vỡ cú một số không có khả năng tái tạo, có thể biến đổi thành đất đai hoặc phải để dưới dạng tồn đọng trong tự nhiên tại các vị trí thích hợp. Thêm vào đó đòi hỏi có mặt bằng để có thể biến đổi thành đất đai để có thể tiến hành tái tạo, chế biến phân bón hoặc biến đổi thành năng lượng. Phương pháp phân tích các chi phí của FCA Phân loại các chi phí Phương pháp phân tích các chi phí Chi phí trước khi đổ thải - Xác định các chỉ tiêu trước khi đổ thải - Không chi phí trả các chi phí ẩn và bao gồm các chi phí bị bỏ qua và các chi tiêu được trợ Giúp. Giảm các chi tiêu trước khi đổ thải Chi phí thực hiện - Xác định các chi tiêu thường xuyên - Giảm các chi tiêu vốn. Không bỏ qua các chi tiêu vốn. Không bỏ qua các chi phí ẩn - Cộng với các chi tiêu được bỏ qua và các chi tiêu được trợ giúp. Chi phí sau khi đổ thải - Ước lượng các chi tiêu sau đổ thải - Cộng với các chi tiêu được bỏ qua và các chi tiêu được trợ giúp. Đền bù các chi phí -Ước lượng chi tiêu về thời gian thực iện Các chi phí ngẫu nhiên - Ước lượng các chi phí biên -Ước lượng giá trị dự tính giá trị hàng năm Các chi phí môi trường - Mô tả các chi phí môi trường bên ngoài - Tính bằng tiền các chi phí môi trường Các chi phí xã hội - Mô tả các chi phí xã hội bên ngoài -Tính bằng tiền các chi phí môi trường Các hoạt động của quản lý chất thải bao gồm : _ Thu gom chất thải _ Vân chuyển chất thải đến bãi thải _ Chuyển chất thải từ bãi thải đến nơi chế biến _ Xử lý hay loại bỏ chất thải Tổng hợp các số liệu của FCA _ Mụ tả các thông tin về chương trình quản lý chất thải hiện có bao gồm lịch sử, phạm vi ứng dụng và những kế hoạch trong tương lai _ Liệt kờ cỏc tỏi sản như xe máy, xây dựng thiết bị, đất đổ thải cũng như nguồn nhân lực để quản lý chất thải _ Tổ chức các chương trình thực hiện trong đó xác định các đơn vị tư vấn và kiểm tra đối với báo cáo của chương trình quản lý chất thải cũng như nhà cung cấp dịch vụ cho chương trình _ Ghi chép và hoàn thành các báo cáo tài chính Mô tả chương trình quản lý chất thải Liệt kê các bước mà chất thải trải qua từ khi nó được tạo ra cho đến khi xử lý và đổ thải. Bằng việc liệt kê đó chúng ta có thể xác đinh chi phí và tránh được việc bỏ qua một số chi phí. Trong quá trình mô tả chúng ta luôn phải trả lời các câu hỏi: _ Lượng chất thải liên quan đến chương trình này là bao nhiêu _ Ai vận chuyển nớ ? _ Vận chuyển bằng phương tiện gì _ Vận chuyển bao nhiêu lần trong ngày ? _ Vận chuyển đi bao xa ? _ Mỗi chuyến vận chuyển cách nhau bao lâu? Liệt kê tài sản và nguồn nhân lực _ Liệt kê các thiết bị xe máy, nhà xưởng và đất thuộc mình là chủ sở hữu hay chỉ mình sử dụng. Đối với từng thiết bị hay nhà xưởng được liệt kê phải trả lời câu hỏi : Chủ sở hữu hay thuê mua? Khi nào cần sử dụng đến nó? Giá bao nhiêu? Nếu kéo dài thời gian sử dụng thỡ nú thu được lợi gì ? Việc liệt kê cỏ thể bao gồm các thông tin liên quan đến các thiết bị hay nhà xưởng đó như khả năng, số lượng phân bổ các tài sản này như thế nào? Các thông tin sẽ là cở sở để thiết lập lịch trình chiết khấu tài sản cung như xác đinh các chi phí thực hiện. Số nhân công của doah nghiệp liên quan đến chương trình cũng có thể được liệt kê qua việc trả lời các câu hỏi : Bao nhiêu nhân công ? Họ làm ở đâu? Họ làm gi? Thời gian lao động của họ? Tổ chức thực hiện chương trình Để thực hiện chương trình quản lý chất thải cấn có sự liên kết của các tổ chức khác trong chính quyền như: + Các tổ chức tư vấn + Các tổ chức kế hoạch quản lý giá thành + Các tổ chức dịch vụ và thực hiện Để đảm bảo các chi phí được thống kê một cách đầy đủ thỡ cú cỏc công ty dịch vụ riêng lẻ thực hiện từng nhiệm vụ trong chương trình quản lý chất thải Báo cáo tài chính Cuối cùng là ghi chép các chi tiêu và lập báo cao chi phí tài chính. Cách tốt nhất để lập báo cáo chi phí tài chính là đối thoại là đối thoại trực tiếp với những người có nghĩa vụ giữ các ghi chép và chuẩn bị báo cáo hoạch toỏn. Cỏc câu hỏi có thể được trả lời : Cái gì đã được mua? Giá bao nhiêu? Cần thiết gì cho chương trình quản lý chất thải? Xác định các tài khoản đã được tổ chức : như thế nào cũng giúp cho việc xác định các phương pháp phân bổ các chi phí. Các tài khoản này là những ghi chép tài chính thu thập các loại chi phí, doanh thu, chi tiờu… 4. Các chỉ tiêu kinh tế được lựa 4.1. Giá trị lợi nhuận thuần Thu nhập thuần là hiệu số giữa giá trị hiện tại của các luồng tiền mặt thu và chi trong tương lai: Công thức : NPV = = - Co Trong đó : n : là số năm trong đời dự án Bt : lợi ích năm thứ t Ct : Chi phí năm thứ t Co : Chi phí ban đầu Muốn tính được NPV chúng ta phải lượng hoỏ cỏc chi phí và lợi ích của dự án và quan trọng là phải xác định đúng tỷ lệ chiết khấu r Tuỳ theo nguồn vốn tài trợ cho từng dự án mà r có thể xác định căn cứ vào tỷ lệ lãi tối thiểu, vào chi phí cơ hội, chi phí vốn hay lãi suất trên thị trường vốn có liên quan. Chẳng hạn như vốn đầu tư ban đầu của dự án đựoc tài trợ bằng vốn vay thì r là lãi suất thực tế phải trả. NPV là một chỉ tiêu hiệu quả ưu Việt, nó xem xét cả quá trình tồn tại của dự án Khi NPV = O dự án hoà vốn Dự án được chấp nhận khi NPV>O và ngược lài dự án không được chấp nhận khi NPV <O Khi phải lựa chọn ta sẽ chọn phương án có NPV lớn nhất. Trên thực tế phương pháp NPV thường được áp dụng cho các dự án với thời gian đầu tư dài và có luồng tiền mặt đáng kể trong những năm sau và nó tỏ ra rất hiệu quả đối với mức độ của tỷ lệ chiết khấu. Song phương pháp này không phải không hạn chế. NPV chỉ cho biết giá trị tuyệt đối của thu nhập thuần của từng dự án mà không cho biết tỷ lệ lãi của vốn đầu tư đã bỏ ra là bao nhiêu. 4.2. Tỷ suất lợi ích chi phí (BCR) BCR là chỉ tiêu so sánh tổng giá trị hiện tại lợi ích thu được lớn gấp bao nhiêu lần tổng giá trị hiện tại của chi phí bỏ ra thực hiện giải pháp. BCR được tớnh theo công thức: BCR= Trong đó Bt : lợi ích năm t Ct : chi phí năm t r : tỷ lệ chiết khấu 4.3. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là tỷ lệ lói do việc thực hiện dự án đem lại hay tỷ lệ chiết khấu mà tại đó lợi nhuận ròng của dự án bằng không ( NPV= 0 ). Theo phương pháp nội suy IRR được xác định dựa vào công thức : IRR=r1+ Với r1 là tỷ lệ chiết khấu sao cho NPV(r1)>0 và NPV(r1) 0 r2 là tỷ lệ chiết khấu sao cho NPV(r2)<0 và NPV(r2)0 Trong đó r1 –r2 <= 5% 4.4. Thời gian hoàn vốn Là số năm cần thiết để có thể thu hồi được toàn bộ số vốn đầu tư đã bỏ ra. NPV= Ngoài các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả kinh tế định lượng trong bài viết này em con sử dụng phương pháp phân tích số liệu để đánh giá đinh tớnh cỏc giá trị thu được khi áp dụng công nghệ của nhà máy. Chương 2 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY NHỰA TNTP 1. Tổng quan về công ty 1.1.Một vài nét về công ty Công ty nhựa thiếu niên Tiền Phong (TIOF), tiền thân là nhà máy Nhựa thiếu niên tiền phong, được thành lập ngày ngày 19/05/1960. Công ty nằm trong liên hiệp SX-XNK nhựa, thuộc bộ công nghiệp nhẹ. Mặt hàng là các sản phẩm phục vụ tiêu dùng của nhõn dõn bằng nhựa PVC, PE, PP, ABS… Trong quá trình phát triển của mình, Công ty đã có sản phẩm truyền thống như: dép nhựa, bóng bàn, các đồ điện, các loại khung nhựa… Khi sản xuất công nghiệp trong nước chuyển sang cơ chế thị trường ( thời kỳ 1987- 19880 ) Công ty đã năng động tỡm hướng đi đúng đắn như đổi mới trang thiết bị, công nghệ và đã tự khẳng định được vị trí của mình trên thị trường bằng các sản phẩm : ống nhựa cứng PVC( F21 - F 200 mm) ; ống cứng PE- HD và giầy thể thao chất lượng cao được thị trường chấp nhận. Đõy cũng là đơn vị đầu tiên của miền Bắc chuyên ngành gia công chất dẻo . Nắm bắt nhu cầu thị trường, Công ty đã không ngừng cải tiến kỹ thuật cùng với việc phát triển sản phẩm ống nhựa, Công ty cũn sản xuất hàng loạt chủng loại phụ kiện đồng bộ: tê, cút, đầu nối, keo dẫn… phục vụ cho việc lắp ghép dễ dàng và chuyển đổi các loại ống khác sang ống nhựa. Đõy cũng là minh chứng cho sự chuyển hướng của công ty là đúng đắn và sáng suốt phù hợp với đường lối chớnh sách phát triển của Đảng và Nhà nước. Từ năm 1976 đơn vị được Bộ công nghiệp giao nhiệm vụ là chủ tịch nhóm sản phẩm phân ngành nhựa miền Bắc, hiện nay mở rông ra các tỉnh miển Trung. 1.2. Qui mô của công ty Tổng diện tích mặt bằng của công ty là 37.446,7 m2 , trong đó hoạt động của các nhà xưởng sau có khả năng tác động đến môi trường khu vực: Các phân xưởng Diện tích Phân xưởng II Nhà xưởng sản xuất ống số 1 Nhà xưởng sản xuất Nhà sản xuất ống PVC số 2 Nhà in ống và kho Nhà sản xuất ống PVC số 3 Nhà nghiền phế liệu Nhà sản xuất ống 326,4 m2 325,0 m2 1552,0 m2 579,9m2 193 m2 89m2 289m2 Phân xưởng III Nhà ép giấy Nhà nong ống Nhà sản xuất phụ tùng (ép phun) Nhà trộn Nhà lọc dầu 494,1m2 294,5 m2 - 20 m2 Phân xưởng cơ điện Nhà rèn Nhà sản xuất 413,0 m2 84,6 m2 1.3.Tổ chức sản xuất 1.3.1- Bộ máy quản lý, tổ chức lao động sản xuất Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp là một vấn đề quan trọng trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh. Cùng với việc cải tiến nền kinh tế, bộ máy quản lý doanh nghiệp cũng cần phải được cải tiến cho phù hợp với nhiệm vụ đồng thời thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý doanh nghiệp cũng cần phải được cải tiến cho phù hợp với nhiệm vụ chính trị đồng thời thực hiện đầy đủ toàn diện các chức năng quản lý doanh nghiệp. Không những vậy, bộ máy quản lý còn phải phù hợp với qui mô sản xuất, phù hợp với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp cả về số lượng lẫn chất lượng nhân viên quản lý. Từ nhiệm vụ được giao và điều kiện thực tế về đặc điểm sản xuất kinh doanh, nhu cầu thị trường....Cụng ty đă xây dựng bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất đồng thời phân cấp về quyền và nghĩa vụ trong bộ máy quản lý của công ty như sau: Sơ đồ bộ máy quản lý, tổ chức lao động sản xuất Giám đốc Phó giám đốc `Kế toán trưởng P kế toán tài chính P KCS P Kinh doanh P tổ chức lao động P kỹ thuật P Kho vận P Hành chính P. N. cứu thiết kế PX III PX II PX I PX IV PX CƠ KHÍ 1.3.2 Tổ chức cỏc phũng chức năng Công ty gồm 8 phòng chức năng: + Phòng kế toán tài chính: Có nhiệm vụ quản lý và sử dụng các nguồn vốn của công ty, hoạch toán, kiểm tra, theo dõi thu chi tài chính, xây dựng các kế hoạch tài chính, tổ chức thực hiện các nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, theo dõi giám sát đôn đốc thực hiện các hoạt động kinh tế về mặt tài chính, phản ánh thu chi vào tài khoản, hoạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, hoạch toán lỗ lãi, phân phối lợi nhuận, báo cáo với các ngành chức năng. + Phòng tổ chức lao động: Có nhiệm vụ về mặt quản lý lao động, hồ sơ tính trả lương, bảo hiểm xã hội, phụ trách công tác bảo vệ, an toàn lao động, đào tạo cán bộ, nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý của công ty. + Phũng kinh doanh: Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh tế, xã hội và chủ đạo thực hiện kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị phụ tùng thay thế. Theo dõi tình hình tiêu thụ, lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, tổ chức công tác tiêu thụ, công tác thị trường. + Bộ phận 1 khối kinh doanh: có nhiệm vụ cấp phát, bảo quản kho thành phẩm, phương tiện vận chuyển. + Phòng kỹ thuật sản xuất: Có nhiệm vụ chuẩn bị kỹ thuật cho sản xuất chuyển giao công nghệ, theo dõi quản lý thực hiện qui trình qui phạm kỹ thuật quản lý máy móc thiết bị. + Phòng KCS : tham gia và trực tiếp xây dựng các tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, kiểm tra phân loại sản phẩm. + Phòng hành chính quản trị : Có nhiệm vụ tổ chức chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên, xây dựng cơ bản và các hoạt động xã hội, lễ tân tiếp khách. + Phòng nghiên cứu thiết kế: có nhiệm vụ nghiên cứu phát triển kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất và thiết kế sản phẩm mới. 1.3.3 Tổ chức các đơn vị sản xuất Công ty có 4 phân xưởng sản xuất và 1 phân xưởng cơ điện. Phân xưởng 1 : Chuyên sản xuất các loại ống nhựa PVC từ Ф48mm- Ф 500mm; ống PEHD Ф 50 mm- Ф 500mm Phân xưởng 2 : Chuyên sản xuất các loại ống PVC từ Ф 21mm- Ф 42mm; sản phẩm Profile và ống PEHD Ф 20mm- Ф 32mm Phân xưởng 3: Chuyên sản xuất các loại phụ tùng ép phun Phân xưởng 4: Chuyên sản xuất các loại phụ tùng nong hàn, keo dán... Phân xưởng cơ điện : Phục vụ sản xuất chế tạo, thay thế sửa chữa khuôn mẫu và một số chi tiết phụ tùng máy móc 1.4. Sản phẩm của công ty Xuất phát từ tình hình thực tế về nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, tháng 11 năm 1992 nhà máy đã đổi tên thành công ty Nhựa thiếu niên tiền phong với hướng phát triển các đơn vị thuộc Công ty sang mô hình xí nghiệp thành viên hoạch toán độc lập. Nắm bắt nhu cầu thị trường , công ty đã không ngừng cải tiến kỹ thuật cùng với việc phát triển sản phẩm ống nhựa, Công ty còn sản xuất hàng loạt các chủng loại phụ kiện đồng bộ: tờ, cỳt, đầu nối, keo dẫn...phục vụ cho việc lắp ghép dễ dàng và chuyển đổi từ các loại ống khác sang ống nhựa. Hiện nay Công ty Nhựa thiếu niên tiền phong cung cấp ra thị trường các chủng loại ống PVC Ф15mm-Ф 315mm, ống PEHD có kích thước từ Ф20mm-Ф110mm và các loại phụ kiện keo dán kèm theo. Ngoài ra Công ty còn sản xuất giầy thể thao... Đây là một minh chứng cho sự chuyển hướng của công ty là đúng đắn và sáng suốt phù hợp với đường lối chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước. Ngày 29-3-2000 Công ty đă được cấp chứng chỉ ISO 9002 1.5.Tỡnh hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Nhựa thiếu niên Tiền Phong. * Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua 4 năm 2002-2003-2004-2005 Với sự đổi mới toàn diện chuyển hẳn sang sản xuất mặt hàng sản phẩm ống nhựa các loại đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Thời gian qua chứng minh cho sự chuyển hướng sản xuất của công ty là đúng đắn qua các số liệu, chỉ tiêu về sự tăng trưởng của công ty dưới đây: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty các năm 2002-2003-2004-2005. TT Chỉ tiêu ĐVT 2002 2003 2004 2005 1 Doanh thu Tỷ đ 141,39 151,60 167,70 198,75 2 Giá trị tổng sản lượng ’’ 145,3 155.61 171,38 200,13 3 Nộp ngân sách ” 10,95 18,76 22,55 29,15 4 Sản lượng sản phẩm tấn 8,33 8,90 9,16 12,35 5 Ống PVC ” 7244 7486,9 7600,9 8570,6 6 Ống PEHD ” 122 299,8 400,0 515,0 7 Phụ tùng các loại ” 225 363,0 400,0 485,0 8 Profile ” 682 682,0 700,0 760,0 9 Keo dán 590 59,3 62,0 65,7 10 Thu nhập BQ/ tháng Triệu đ 1,413 1,350 1,500 1,600 11 Laođộng trongdanh sách Người 710 720 728 930 Từ các số liệu trên cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh đặc biệt là công tác tiêu thụ sản phẩm ở Công ty nhựa thiếu niên Tiền phong trong thời gian qua tương đối tốt: - So với năm 2002; năm 2003 doanh thu tăng 7,2% tương đương giá trị tuyệt đối là 10,214 tỷ đồng. So với năm 2003; năm 2004 doanh thu tăng 7,2% tương đương giá trị tuyệt đối 16,094 tỷ đồng. So với năm 2004 năm 2005 doanh thu tăng 18,51 % tương đương giá trị tuyệt đối 31,055 tỷ đồng. Sản lượng tiêu thụ tăng là do : -Công ty tập trung cao độ giải quyết vốn, nhất là vốn lưu động từ các nguồn vay tiết kiệm mọi chi phí để giải quyết khó khăn về vốn lưu động giảm đến mức thấp nhất lượng vốn phải vay ngân hàng. Đồng thời tiến hành kiểm tra chặt chẽ lượng tiền – hàng, khả năng thanh toán các trung tâm BHTC, các đơn vị bán hàng để có những biện pháp triệt để cung cấp hàng đảm bảo tiêu thụ và thu tiền nhanh, tăng nhanh vòng quay vốn, giảm đến mức thấp nhất lượng tiền trả lại do phải đi vay vốn. - Tổ chức lại sản xuất, đẩy mạnh công tác kỹ thuật, đầu tư máy móc thiết bị tập trung cho sản xuất các mặt hàng chủ yếu, nâng cao năng suất lao động nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm, Công ty đã hoàn thiện quy trình sản xuất một số dây chuyền thiết bị mới nhập để sản xuất ống PVC từ bột trộn phụ tùng do đó giảm chi phí sản xuất đến mức thấp nhất để có thể cạnh tranh trên thị trường. - Lượng ống HDPE tăng đáng kể do Công ty chủ động tìm hiểu nắm bắt các nguồn thông tin, công tác giao tiếp với các đối tác có nhu cầu. Đặc biệt ghi nhận thành tích của công ty trong hợp đồng cung cấp các loại ống PEHD cho chương trình phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn miền núi vựng sõu vựng xa (chương trình 135 của Chính phủ). Qua thời gian sử dụng ống nhựa thay thế các loại ống kim loại, sành sứ đặc biệt trong ngành xây dựng, đến nay nhu cầu về ống nhựa cho ngành xây dựng dân dụng ở các thành phố lớn : Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, Thanh Hóa, Nghệ An là rất lớn. Đây là một thành tích rất lớn của cán bộ công nhân viên toàn công ty nói chung và phòng tiêu thụ nói riêng trong công tác tiếp thị, chứng tỏ sản phẩm của Công ty được thị trường chấp nhận. Đây là điều kiện thuận lợi để công ty thực hiện được các chỉ tiêu khỏc đó đặt ra và chứng minh định hướng phát triển chỉ đạo của lãnh đạo của công ty là đúng đắn. 1.6. Các đặc điểm về qui trình công nghệ 1.6.1. Qui trình sản xuất phụ tùng Sản phẩm của qui trình là các loại phụ tùng như : đầu nối, 3 chạc, nối gúc...sản phẩm được chế tạo trên hệ thống máy ép phun thuỷ lực. Nguyên liệu, phế liệu được đưa vào nhà máy, hệ thống vít xoắn nhựa hoá( phần này được gia nhiệt) rồi phun vào khuôn( theo từng loại sản phẩm), sản phẩm được đỡnh hỡnh trong khuôn( theo thời gian cho từng loại) và được gia máy : công nhân trực tiếp tu sửa, cán bộ kiểm tra chất lượng đảm bảo tiêu chuẩn cho bao bì đóng gói nhập khẩu thành phẩm. Khuôn mẫu khi đã chế tạo đã được khắc nhãn hiệu, biểu tượng của công ty, do vậy sản phẩm phụ tùng sản xuất ra không phải in chữ. Sản phẩm hỏng, kém chất được đưa sang bộ phận xử lý nghiền nhỏ và tiếp tục chu trình mới. Công ty chỉ có một loại sản phẩm - loại 1 cho các loại phụ tùng. 1.6.2 Qui trình sản xuất ống Qui trình công nghệ sản xuất ống và Profile được thực hiện trên máy ép đùn, nguyên liệu đưa vào máy được hệ thống vít xoắn nhựa hoá( Phần này gia nhiệt) và đùn ra qua hệ đầu hình (theo từng loại sản phẩm), qua hệ thống làm lạnh định hình, dàn kéo sẽ đưa ống ra liên tục , tuỳ theo từng loại sản phẩm máy cưa sẽ cắt ống theo độ dài ngắn khác nhau( thường 1cây ống dài 4 m) sau đó đưa sang bộ phận nong ống, công đoạn cuối cùng là in chữ điện từ. Cán bộ phòng KCS kiểm tra chất lượng cho nhập kho thành phẩm. Sản phẩm hỏng, kém phẩm chất được đưa sang bộ phận xử lý nghiền nhỏ và tiếp tục chu trình mới. Sản phẩm ống của công ty được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế: ISO, BSI,DIN... được ký hiệu theo các cấp: Class1 ; Class2... 1.7. Nguyên liệu sản xuất chính _ Hạt nhựa PVC 5400 tấn /năm _ Hạt nhựa PEHD 3 1.8. Tiêu hao điện, nước _ Nước dùng để làm mát thiết bị và nước dùng cho sinh hoạt của công nhân là : 5720 m3/ năm _ Điện dùng để chạy máy,chiếu sáng và quạt chống nóng :5.143.096 Kwh/ năm 2. Các vấn đề môi trường tại Công ty. 2.1. Đặc điểm vị trí của công ty Trụ sở chớnh của Công ty nằm tại số 2 An Đà- Ngô Quyền- Hải Phòng với tổng diện tích là 37446,7 m2. Phớa nam của Công ty hơi chếch hướng đông 30 độ, tiếp giáp với đường An Đà, trên chiều dài 300 m, bên kia đường An Đà là một số hộ dõn cư. Mặt phớa Bắc chếch Tõy 30 độ là khu trường mù và nhà Văn hoá, cuối nhà Văn hoá là khu hồ Đào. Mặt phía Tõy chếch Nam 30 độ là chợ Đoàn Kết và hộ dõn cư. Qua khu dõn cư là đường Lạch Tray và An Đà. Phớa sau mặt Đông chếch Bắc 30 độ là khu dõn cư. 2.2. Điều kiện tự nhiên khu vực Mang đặc trưng chung của khí hậu thuỷ văn Hải Phòng *Khí hậu Nhiệt đới gió mùa mang hai mùa phân biệt khá rỗ rệt .Mùa hề từ tháng 4 đến tháng10,nhiệt độ trung bình là 250C.Hướng gió thịnh hành là Đông Nam. Mùa đông từ T4 đến tháng mười năm sau, nhiệt độ thấp dưới 20 độ .Mưa ít hướng gió thịnh hành là Đông Bắc . *Lượng mưa _Lượng mưa trung bình 1600 đến 1800 /năm tập trung vào mựa hố(500 đến 1600 độ) chiếm 80 đến 90 % tổng lượng mưa hằng năm. Độ ẩm tương đối cao trung bình ~ 85%,chỉ có 3 tháng 10,11,12 là độ ẩm tương đối thấp dưới 80% * Gió _ Gió là yếu tố chính ảnh hưởng sự lan truyền cỏc chõt độc hại trong không khí _Hướng gió: biến đổi theo mùa .Giú Bỏc và Đông Bắc bắt đầu từ tháng 9 đến tháng11.Gió Đông Bắc chiếm ưu thế tuyờt đối,cú nhiều đợt rét đậm kéo dài.trong tháng 1và 2 có mưa phùn, độ ẩm tương đối cao, có tháng gần như bão hoà 100%. Gió đông bắc giao mùa vào tháng 2,3,9.Tháng mười hằng năm gió Đông Nam, Đông thịnh hành.Trong tháng 7,8 có nhữmg đợt ảnh hưởng bởi hiệu ứng phơn từ Miền Tây,có gió Tây thời tiết đặc biệt oi nóng. Tần suất hướng gió qua cỏc thỏng trong năm của khu vực Hải Phòng được thể hiện qua bảng sau: Bảng tần xuất hướng gió qua cỏc tháng ở khu vực Hải Phòng Tháng Lặng Bắc Đông Bắc Đ ông ĐôngNam Nam Tây Nam Tây TâyB ắc 1 0.8 13.1 23.4 26.5 16.3 6.6 1.9 2.1 7.4 2 0.8 8.7 22.1 31.3 21.6 6.4 1.7 1.3 6.2 3 1.3 6.0 16.6 32.8 27.5 9.0 2.0 0.9 4.5 4 1.3 2.9 8.1 26.5 35.9 18.5 3.1 0.8 2.9 5 1.4 5.5 5.8 14.3 31.7 27.3 7.4 2.1 4.2 6 2.1 5.8 7.2 12.6 24.5 28.6 9.2 3.2 7.0 7 3.0 4.6 6.0 10.7 23 32.2 11.7 4.1 4.7 8 5.3 7.4 9.0 13.6 16.7 19.8 11.7 5.4 10.9 9 3.4 15.9 11.0 13.8 16.3 10.1 5.0 3.8 12.9 10 1.2 19.9 23.8 14.4 14.1 6.8 1.6 1.7 11.2 11 0.6 18.9 27.1 22.5 12.6 5.6 0.9 1.4 10.8 12 0.6 13.9 26.4 25.9 14.9 6.2 0.9 1.6 8.6 Nguồn – Trung tâm đo khí tượng thuỷ văn Hải Phòng _ Tốc độ gió: tốc độ gió trung bình ở Hải Phòng từ 2,8 đến 3,7 m/s. Tốc độ gió Tõy nhỏ nhất,tốc độ gió Đông Nam lớn nhất.Tốc độ gió quyết định tốc độ lan truyền và phạm vi ảnh hưởng của khói bụi, khí bụi. 2.3. Hiện trạng môi trường khí khu vực Nguồn có khả năng gây ô nhiễm môi trường khí khu vực là do giao thông vận tải trên đường An Dà và đường Lạch Tray do đốt nhiên liệu sinh hoạt của nhân dân khu vực và do hoạt động công nghệ của công ty. Nguồn khí thải do đốt nhiên liệu sinh hoạt và GTVTchủ yếu là khí CO,CO2,SO2,NO7 Nguồn khí thải do hoạt động sản xuất của công ty TIFO chủ yếu là hơi Xyclohexanol, bay ra trong quá trình sản xuất keo dán và phết keo dán giầy và hơi axit Clohydric ( HCl) bay ra trong quá trình gia công PVC ở nhiệt độ cao theo phản ứng : -CH2 - CHCl –CH2- CHCl- CH=CH-CH- Hằng năm Trung tâm Y tế - Môi trường lao động công nghiệp kết hợp với Bộ công nghiệp nhẹ đều tiến hành khảo sát đo đạc các thông số môi trường khu vực do hoạt động sản xuất của công ty TYFO gây ra : Vi khí hậu ngày đo Nhiệt độ : 22O C Độ ẩm : 80 % Tốc độ gió : 0,5 m/s * Kết quả đo được thể hiện qua bảng sau: TT Điểm đo- Kết quả Phân xưởng II Trong nhà: 0,01 mg/m3 Ngoài nhà: 0,0001 mg/m3 Phân xưởng III Nồng độ HCl ở khu vực nhà sản xuất phụ( phương pháp ép phun ) + Trong nhà : 0,01 mg/m3 + Cửa nhà (cách máy 10 m): 0,0001 mg/m3 Nồng độ HCl ở khu vực nhà sản xuất phụ tùng (phương pháp nong hàn) + Nhà nong cút nối : 0,01 mg/m3 + Nhà hàn cút nối : 0,01 mg/m3 Nồng độ xyclohecxanol : ở khu vực nhà sản xuất keo dán + Trong nhà : 0,008 mg/m3 + Ngoài cửa : 0,001 mg/m3 Nồng độ xycohexanol ở khu vực nhà sản xuất giầy + Trong nhà : 0,008 mg/m3 + Ngoài cửa : 0,001 mg/m3 Nguồn : Kết quả đo kiểm tra môi trường định kỳ năm 2005. TCCP của nhà nước ( Theo tiêu chuẩn của Bộ KH và CN) đối với khu vực sản xuất như sau : Hơi HCl : 10 mg/m3 Hơi Xclohexanol ( C6h11OH) : 10 mg/m3 Như vậy, tại khu vực có khả năng phát sinh khí độc hại nhiều nhất, nồng độ cỏc khớ này đều dưới TCCP của nhà nước nhiều lần. Các khu vưc, nhà xưởng không có khả năng phát sinh khí độc hại trên mặt bằng của công ty chúng tôi đều không đề cập đến. 2.4. Tiếng ồn Tiếng ồn phát sinh trong khu vực chủ yếu là do giao thông vận tải trên đường An Đà và đường Lạch Tray và do hoạt động của công ty TIFO. Để đánh giá mức độ gây ô nhiễm của công ty này đối với môi trường khu vực. Hằng năm trung tâm tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật về môi trường kết hợp với Trung tâm vệ sinh dịch tễ khảo sát đo đạc tiếng ồn khu vực như sau (Trong quá trình đo các xưởng đều hoạt động bình thường) Kết quả đo được thể hiện trong bảng sau: TT Địa điểm đo Mức Ápâm Chung (dBA) Mức áp âm ở các giải tần(Hz) 125 250 1000 4000 8000 I 1 2 Phân xưởng I Nhà xẻ ống lọc Nhà nghiền tái sinh 92 91 60 56 72 70 85 82 89 86 86 80 II 1 2 Phân xưởng II Máy nghiền Dây chuyền đùn ống 96 85 82 62 82 70 86 80 89 84 87 79 III 1 2 Phân xưởng III Nhà trộn Máy nghiền tái sinh 84 96 67 69 74 80 82 90 67 93 60 87 IV 1 2 3 Phân xưởng IV Nhà trộn Nhà hàn phụ tùng Máy cán cao su 82 83 97 62 60 82 70 66 87 79 73 91 75 74 79 69 74 68 V 1 2 3 4 Phân xưởng cơ khí Tổ rèn Máy cắt Máy phay Đức Máy tiện 98 102 80 79 66 78 58 56 66 68 67 64 68 82 78 75 90 90 94 82 84 91 86 68 TCCP 3733-2005/QĐ-BYT 85 92 86 80 76 74 -Nguồn-Kết quả đo kiểm tra môi trường định kỳ năm 2005 của Công ty * Nhận xét: Tại thời điểm đo đạc có 17/28 mẫu đo có cường độ tiếng ồn vượt TCCP từ 2-17 dBA ở mức ỏp õm chung và vượt từ 2-15 dB ở dải tần 400Hz( tần số dễ gây điếc nghề nghiệp) * Tác động của tiếng ồn Hoạt động của công ty cú gõy tiếng ồn .Tại các nguồn phát sinh ,nồng độ ồn có cac hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1 đến 3 dBA.Nhưng mức độ giảm rất nhanh từ nguồn phỏt.Vớ dụ như ở khu nhà văn phòng ,mức độ ồn chỉ có 71 dBA. Tại các vị trớ giỏp gianh với khu vực bên ngoài, mức độ ồn chỉ nhỏ hơn TCCP từ 5 đến 18 dBA. Khoảng cách khu vực dân cư gần nhất cách nguồn gây tiếng ồn là xưởng cơ khí khoảng 50m, được ngăn cách bằng bức tường của công ty cao 2,5m. Nếu tuân theo qui luật tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cỏch,thỡ khi tăng gấp đôi khoảng cách từ người nghe đến tiếng ồn,mức cường độ âm sẽ giảm đi 6 dBA. Như vậy tiếng ồn do hoạt động của công ty ở khu vực nhà dân còn khoảng 54 dBA hoặc thấp hơn TCCP đối với dân cư khu vực theo Nghị định 175/CP là 65 dBA. Điều này chứng tỏ hoạt động của công ty gây ô nhiễm tiếng ồn ra môi trường bên ngoài nhưng không đáng kể.Tiếng ồn chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân lao động trực tiếp.Cụng ty giải quyết vấn đề này bằng cách bồi dưỡng hiện vật cho công nhân và trang bị cho công nhân nút bịt tai. Tóm lại tiếng ồn do hoạt động công nghệ của công ty chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân lao động, khụng gây ô nhiễm tiếng ồn khu vực bên ngoài so với TCCP. 2.5. Hơi khí độc Kết quả đo được thể hiện trong bảng sau: TT Điểm lấy mẫu Hơi khí độc (mg/m3KK) CO2 CO HCl SO2 n-Hexan Axêton I 1 2 Phân xưởng 1 Bộ phận đùn ống PVC Ф110 Giữa 2 máy đùn ống PVC Ф90 và Φ60 650 700 KPHD KPHD II 1 Phân xưởng 2 Giữa 2 máy đùn ống PVC Ф27 và Φ42 III 1 Phân xưởng 3 Bộ phận sinh nhiệt cut Ф110 700 KPHD IV 1 2 3 Phân xưởng 4 Bộ phận khuấy keo Vị trí rót keo Bộ phận sản xuất Compozit 26,0 14,0 12,5 42,0 V 1 Phân xưởng cơ khí Trước lò rèn 750 KPHD KPHD TCVS cho phép 3733/2005/QĐ-BYT 900 20 5,0 5,0 90,0 200 -Nguồn-Kết quả đo kiểm tra môi trường định kỳ năm 2005 của Công ty * Nhận xét: Tại thời điểm lấy mẫu nồng độ các hơi khí độc đều nằm trong tiêu chuẩn 3733/2005/QĐ-BYT cho phép. *Đối với sinh hoạt: dân cư khu vực chủ yếu dùng than ,dầu củi để đun nấu.Khớ thải phát sinh do đốt nhiên liệu là không đáng kể. *Hoạt động của công ty Quá trình hoạt động có thể gõy ra cỏc khớ HCl và hơi xyclohexanol. Đây là một trong những loại khí độc hại, ảnh hưởng đến hô hấp, mắt...Nếu tích tụ với nồng độ lớn, hơi HCl dễ hoà tan nước mưa,làm thoỏi hoỏ đất và ảnh hưởng đến cây cối, mùa màng.Tuy nhiên nồng độ cỏc khí này của công ty so với TCCP còn nhỏ hơn nhiều lần.Khẳ năng tích luỹ ảnh hưởng là không đáng kể. Tóm lại hoạt động công nghệ của công ty phát sinh khí thải độc hại tác động đến môi trường không khí khu vực là không đáng kể. Nói tóm lại là khụng gõy ô nhiễm môi trường so với TCCP. 2.6. Hiện trạng môi trường nước *Cấp nước Nguồn nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của công ty lấy từ nhà máy nước An Dương theo đường ống chung của thành phố .Trung bình ,mỗi ngày lượng nước cấp cho sinh hoạt của công ty là 18 m3 chủ yếu phục vụ cho sản xuất và vệ sinh chân tay của công ty ,làm mỏt mỏy và sử dụng tuần hoàn. *Thoát nước Nước thải của công ty chủ yếu là nước thải sinh hoạt, trung bình lượng nước thải ra tương đương với lượng nước sử dụng, khoảng 18 m3/ngày. Nước thải sản xuất chủ yếu là nước làm mát thiết bị và sản phẩm.Cỏc sản phẩm ở đây là nhựa PP, PVC, PE, do vậy trong nước không có các yếu tố hoà tan độc hại như hoá chất,dầu mỡ ,rỉ sắt...Hơn nữa nước này được tuần hoàn qua các bể chứa trung gian để làm nguội và quay vòng sản xuất. Hiện nay các nhà vệ sinh của công ty đều được cải tiến, là các nhà vệ sinh tự hoại.Như vậy nước thải sinh hoạt được xử lý cục bộ trước khi thải ra hồ Đào. Hồ Đào là nước hồ điều hoà,tiếp cận hầu hết dan cư và các nhà máy ở khu vực lân cận.Hiện nay,hồ vẫn được thả cá và sử dụng vào mục đích giải trớ,bơi thuyền của nhõn dõnThành phố.Sinh vật cá là chất chỉ thị về mức độ ô nhiễm của hồ hiện nay. 2.7. Chất thải rắn Qui trình công nghệ sản xuất hạt nhựa PVC là qui trình công nghệ khép kín. Nguyên liệu sản xuất là bột thô PVC và sản phẩm là hạt nhựa PVC,chất thải có thể thải ra ở công đoạn tạo hạt nhựa là các phế liệu hạt nhựa. Những phế liệu này có thể tái chế bằng cách đưa về dạng bột nguyên liệu PVC.Vì vậy công nghệ này không có chất thải rắn. Khi đi vào hoạt động chất thải rắn chủ yếu là rác thải sinh hoạt,cỏc loại giấy,rác,phân rác. Như vậy chất thải rắn là rất ít và sẽ được tập kết tại nơi qui định.Cụng ty nhựa đă ký kết hợp đồng với công ty Mụi trưũng Đô thị thu gom và đổ rác vào bãi rác thành phố. Tóm lại hoạt động của công ty có phát sinh chất thải rắn nhưng không đáng kể.Nhưng, với phương pháp thu gom trên không ô nhiễm môi trường khu vực. * Nhận xét chung. _Hoạt động của công ty có tạo ra một số tác nhân khớ gõy ụ nhiễn môi trường như khí HCl và khí xyclohecxanol. Nhưng các tác nhân này ở nồng độ thấp nờn khụng gõy ảnh gì đến môi trướng không khí khu vực trong và ngoài công ty. _Hoạt động của công ty không phát sinh chất thải độc hại gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng dân cư xung quanh. Các biện pháp bảo vệ môi trường của công ty _ Hầu hết các phế liệu ở đây đã được tái chế và quay vòng sản xuất, vừa mang lại hiệu quả sản xuất đồng thời hạn chế được lượng chất thải rắn ra mụi trường.Tiờu biểu là quá trình lắp đặt hệ thống xử lý bụi không chỉ giải quyờt về mặt môi trường mà còn thu hồi một khối lượng bụi lớn ( Bụi được qua hệ thống ống nhờ quạt hút, qua xyclon, chuyển động xoáy quanh thành xyclon và kết tụ thành khối lượng lớn rơi xuống bao chứa phía dưới rồi được thu hồi tái sản xuất – là nguyên liệu đầu vào cho quỏ trớnh sản xuất tiếp theo) _ Dọc đường Công ty còn trồng các loại cây xanh và vườn hoa nhỏ tại các cửa xưởng và sân văn phòng để hạn chế tác hại của bụi, khí độc, tiếng ồn. _ Cụng ty đã tổ chức đội phòng cháy chữa cháy là công nhân trực tiếp sản xuất được luyện tập hàng năm phối kết hợp với công an phòng cháy chữa cháy. Lực lượng này trực tiếp sản xuất, phân bổ trong mỗi ca 50 người _ Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân viên: +Đối với công nhân trực tiếp sản xuất và các bộ phận phải tiếp xúc với phân xưởng đều được phát bảo hộ lao động ( Quần áo, khẩu trang, găng tay, kính...) + Đối với một số vị trí làm việc phải tiếp xúc với tiếng ồn, bụi công nhân đều có chế độ bồi dưỡng riêng ngoài lương. + Công ty tổ chức một bộ phận y tế với 1 bác sỹ, 1 kỹ thuật và 1 y tá trực liên tục trong giờ sản xuất và cấp cứu khi cần thiết. + Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ mỗi năm 1 lần cho toàn thể cán bộ công nhân viên để có biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn bệnh tật 3. Ô nhiễm bụi và sự cần thiết đầu tư xử lý bui. 3.1 Khái niệm chung về bụi và xử lý bụi. Thuật ngữ ‘ BỤI ’’ được dùng để chỉ các phần tử rắn hay lỏng có kích thước trên phõn tử, nghĩa là tập hợp các phõn tử. Dạng được gặp phổ biến nhất là khói, một chất bao gồm các phần tử rất nhỏ, trong đó một phần tro bị lôi cuốn theo, một phần là nhiên liệu cháy chưa hoàn toàn. Ngay cả loại khói nặng nhất với nồng độ 2- 3 mg/m3 thì các hạt bụi cũng chỉ chiếm một phần rất nhỏ, khoảng gần 1 ppm. Tuy nhiên tiêu chuẩn không khí sạch của hầu hết các nước đòi hỏi phải hạ nồng độ xuống đến 0,1 g/m3 hay thấp hơn. Trong trường hợp chung nhất việc loại bỏ bụi trong không khí thải bao gồm việc cho không khí đi qua một bộ phận trong đó có một lực nào đó tác dụng lên các hạt bụi và lôi kéo chúng ra khỏi luồng khí. Lực này có thể là trọng lực, lực tĩnh điện, lực ly tõm hay lực quán tính....Trong các phòng lắng lực tác dụng là trọng lực. Phòng lắng có thể xem là chỗ phình rộng của đường ống dẫn khí. Ở đó tốc độ của dòng khí giảm mạnh, thời gian các hạt bụi lưu lại trong phòng dài, đủ để các hạt bụi rơi xuống phễu hứng trước khi đi ra khỏi phòng. Người ta có thể cải tiến các phòng lắng đơn giản bằng cách lồng thêm vào đó các khay để một mặt cản trở chuyển động của dòng khí, mặt khác rút ngắn quóng đường rơi của hạt bụi. Song việc thêm các khay này làm cho việc chế tạo trở nên phức tạp và việc làm sạch các khay khó khăn. Trong các bộ phận lọc tĩnh điện người ta thay trọng lực yếu bằng lực tĩnh điện có cường độ điều chỉnh được theo ý muốn. Điện trường được tạo ra bởi các tấm điện cực đặt thẳng đứng sao cho chiều của điện trường vuông góc với chiều chuyển động của dòng khí. Sau một thời gian nhất định khi trên các tấm điện cực đă bám nhiều bụi người ta rung hay gừ lên các tấm điện cực để cho bụi rơi xuống phễu hứng. Trong công nghiệp bộ lọc tĩnh điện thường làm việc ở hiệu số điện thế bằng 40-60 KV. Cũn trong các máy điều hoà không khí điện thế này bằng 16 KV vì ở điện thế này lượng ôzon và nitơ ụxit tạo thành ít hơn và làm cho không khí trong lành hơn. Bộ lọc tĩnh điện dùng để khử bụi ở hầu hết các nhà máy thải ra nhiều bụi. Việc khử bụi cũn được thực hiện trong các xyclo, trong đó các hạt bụi được quay trũn nhờ chuyển động xoáy của dòng khí. Trong chuyển động quay tròn này các hạt bui chịu tác dụng của lực ly tõm, chúng đập vào thành xyclon và rơi xuống phễu hứng. Trong thực tế các máy xyclon có thể có cấu trúc khác nhau nhưng đều hoạt động dựa trên nguyên lý chung này.Các xyclon được sử dụng rộng rói để loại các hạt bụi có kích thước lớn hơn 10 micron. Cuối cùng các bộ lọc và rửa khí được dùng để loại bỏ các hạt bụi nhỏ( < 0,5 micron). Vải lọc có thể được làm bằng sợi thuỷ tin, amiăng hay sợi tổng hợp. Việc rửa khí được thực hiện bằng cách cho dòng khí sục vào nước hay phun nước dưới dạng giọt nhỏ li ti vào dòng khí chuyển động ngược chiều từ dưới lên Đối với doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều phương pháp thu hồi bụi như dùng bộ lọc tĩnh điện hoặc dùng máy hút bụi xyclo. Trong phạm vi bài viết này tôi xin đưa ra một hình ảnh cụ thể của doanh nghiệp xử lý bụi bằng hệ thống xyclo đã mang lại hiệu quả đáng kể cả về mặt kinh tế lẫn xã hội. Sự cần thiết phải xử lý. Sự ô nhiễm bụi của công ty chủ yếu ảnh hưởng đến công nhân trực tiếp sản xuất và khu vực trong khuôn viên của Công ty. Không chỉ riêng bụi mà tất các nguồn gây ô nhiễm nếu không được xử lý đều có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe của con người cũng như động thực vật trong môi trường xung quanh. Trước đây khi chưa lắp hệ thống xử lý hút bụi thỡ nú ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến sức khoẻ của công nhân trong công ty. Họ thường mắc các bệnh về đường hô hấp, đau mắt do nồng độ bụi vượt quá tiêu chuẩn cho phép đã làm giảm năng suất lao động làm giảm năng suất lao động xã hội và các khoản chi phí khám chữa bệnh khác. Sau khi lắp đặt hệ thống hút bụi xyclo thì nồng độ bụi đã nẳm trong giới hạn cho phép và mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt sẽ được phõn tích trong chương III. Mặt khác xử lý bụi giúp Công ty đạt được tiêu chuẩn môi trường theo qui định của Nhà nước, tránh được sự kiểm tra và lệ phí phạt khi vượt qúa tiêu chuẩn qui định. Việc xử lý bụi vừa đáp ứng được yêu cầu của pháp luật, vừa tiết kiệm được nguyên liệu đầu vào, từ đó hạ giá thành sản phẩm, nõng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Đõy cũng là một trong những nguyên tắc cơ bản của phát triển bền vững. 3.2. Quá trình sản xuất và khả năng tạo bụi. 3.2.1 Quá trìnhsản xuất ống PVC cứng. Nhập kho Ép đùn Nong ống In chữ điện tử Cưa theo t/c Sp hỏng Nghiền sàng Bụi Đóng bao Hạt nhựa PVC và một phần phế liệu sau khi đã được nghiền sàng được đưa vào máy ép đùn. Tại đõy PVC được đùn thành ống qua máy cắt đĩa, cắt theo tiêu chuẩn, sau đó những đoạn ống này được nong một đầu( gia nhiệt và ấn vào khuôn, tạo một đầu phình to để nối ống). Tiếp theo, ống được đưa sang máy in chữ điện tử và nhập kho. Các ống không đạt tiêu chuẩn( khoảng 10%) từ các công đoạn đùn, cưa, nong ống hoặc in chữ được nghiền, sàng và đóng bao để dùng lại làm nguyên liệu. 3.2.2. Quá trình sản xuất phụ tùng (các loại đầu nối). a ) Bằng phương pháp ép phun Nguyên liệu PVC Ép phun Tu sửa điện Kiểm Kho Nghiền sàng Sản phẩm hỏng Bụi Bụi 1 phõn tái chế 1 phần loại bỏ đi Nguyên liệu hạt nhựa PVC và các phế liệu( sau khi đã qua nghiền sàng đạt tiêu chuẩn) được đưa vào máy ép phun, kích thước và kiểu dáng phụ thuộc vào đầu phun. Sau đó sản phẩm được tu sửa biên, qua kiểm và nhập kho. b) Bằng phương pháp nong hànTạohình (cưa,tiện) Mài tu sửa Nong hàn Ép phun Ép đùn Xử lý tạo hạt Đóng bao Kiểm Kho Nghiền sàng Phế liệu bụi Bụi Các bán thành phẩm từ các ống PVC cứng được cưa, tiện tạo hình, sau đó được mài, tu sửa qua nong hàn, kiểm tra và nhập kho. Các phế liệu của quá trình tạo hình, mài tu sửa, nong hàn được nghiền sàng một phần đóng bao để làm nguyên liệu cho quá trình đùn, một phần xử lý tạo hạt để dùng cho công nghệ ép phun Lắp lên form và bôi keo Nghiền phế liệu Ép phun đế Làm nguội Kiểm Bao bì Nhập kho Sấy 3.2.3. Quá trình sản xuất giầy thể tMài hao Mũ giầy Bụi PVC xốp bụi Mũ giầy được sấy hoặc qua mài viền rồi sấy( theo yêu cầu của từng mã giầy), đó đắp lên form và bôi keo. Máy ép phun phun đế vào mũ giầy ( Nguyên liệu từ PVC xốp hoặc phế liệu chớnh từ quá trình ép phun này được bóc tách phần mũ và qua nghiên). Sau đó giầy được làm nguội, qua kiểm, đóng bao và nhập kho. 3.2.4 Bụi * Vi khí hậu ngày đó : Nhiệt độ : 220 C Độ ẩm : 80% Tốc độ gió : 0,5 m/s Kết quả đo được thể hiện trong bảng sau: TT Điểm đo TỷlệSiO2 tựdo trongbụi(mg/m3) Bụitrọng lượng (mg/m3) Bụihô hấp(mg/m3) I 1 2 3 Phân xưởng I Sàn máy nghiền phế liệu Khu vực sàn phế liệu Khu vực xẻ ống lọc 6,0 8,0 1,1 2,2 7,7 0,6 1,9 1,2 II Phân xưởng II Nghiền phế liệu 8,5 1,5 III 1 2 3 Phân xưởng III Vào liệu máy trộn nguyên liệu Ra liệu máy trộn nguyên liệu Khu vực cân đong hoá chất 9,0 9,0 7,0 7,0 2,6 2,8 2,6 1,6 IV 1 2 Phân xưởng IV Sàn bồn máy trộn nguyên liệu Cân và trộn hoá chất 6,0 7,0 3,4 2,6 1,6 TCVS 3733/2005/QĐ-BYT Bụi có hàm lượng SiO2 tự do≤20% 6,0 4,0 Nguồn-Kết quả đo kiểm tra môi trường định kỳ năm 2005 của Công ty Nhận xét: Tại thời điểm lấy mẫu, nồng độ bụi trọng lượng tại các vị trớ mỏy trộn nguyên liệu, máy xẻ ống lọc vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,1- 1,3 lần. Các khu vực khác nồng độ bụi trọng lượng và bụi hô hấp nẳm trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép. Chương 3 Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường của việc sử dụng máy hút bụi xyclo của công ty Cổ phần Nhựa Tiền Phong. 1. Sơ lược về qui trình hoạt động và khả năng tạo bụi. 1.1. Mô hình máy và qui trình hoạt động. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá, nhiều thị trường tiềm năng trên thế giới, các bạn hàng quốc tế đã đưa ra các yêu cầu ngày càng cao về môi trường trong giao dịch thương mại. Đõy là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp khi muốn mở rộng thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Mặt khác song song với sự phát triển của sản xuất, của khoa học kỹ thuật công nghệ, nguy cơ ô nhiễm môi trường lao động ngày càng tăng. Đõy là vấn đề tưởng như vô lý nhưng lại đang tồn tại ở nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các nước đang phát triển. Ô nhiễm môi trường lao động không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động mà còn giảm năng suất lao động, tăng chi phí trong quá trình sản xuất, nõng tỷ lệ lao động bị mắc bệnh. Để vượt qua các thách thức này Việt Nam cũng chủ động nghiên cứu, hỗ trợ và đẩy mạnh áp dụng công nghệ sạch vào sản xuất, hay sử dụng nguyên liờụ, nhiên liệu ít gõy ô nhiễm, thõn thiện với môi trường. Góp phần vào công cuộc bảo vệ môi trường chung của quốc gia, Công ty nhựa Tiền Phong đã thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường. Cụ thể là việc tiến hành lắp đặt thiết bị hút bụi xyclo để giải quyết vấn đề ô nhiễm bụi. Đõy là hoạt động vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa thực hiện được mục tiêu bảo vệ môi trường của Công ty. 1.1.1 Mô hình cấu tạo cấu tạo máy Ống thoát khí Φ 315 PVC Ống dẫn bằng nhựa PVCΦ200 Phoi ống xẻ thu từ Xycclo chùm Máy xẻ ống lọc Thùngchứa bột xẻ thu hồi q Quạt hút 4,5kw Bao chứa 1.1.2 Qui trình hoạt động. Trong quá trình phay xẻ rónh cho ống lọc(Ống dùng để đóng giếng khoan để hút nước ngầm ) tạo ra nhiều bụi phoi PVC có cỡ hạt từ 0,05- 0,25àà) để tránh bụi cho công nhõn và thu hồi bột xẻ để tái sinh sử dụng hệ thống hút bụi bằng máy hút bụi xyclo. Hệ thống bao gồm quạt hút và tháp hút bụi cùng các hệ thống ống dẫn từ khu vực tạo bụi đến bao chứa bột xẻ ( bụi thu được ) Hạt bụi nhựa được quạt hút đưa qua các xyclo làm lắng bụi rồi rơi xuống thùng chứa, bụi không khí thoát qua ống Φ 315 thổi vào không trung. Như kết quả đo được và đưa ra ở phần hiện trạng có 4 điểm nồng độ bụi cao hơn TCCP( chủ yếu tại các máy nghiền và máy trộn). Ở vị trí cao hơn nồng độ bụi thấp hơn nhiều. Nồng độ bụi này ít nhiều ảnh hưởng đến công nhõn sản xuất trực tiếp tại nguồn.Vì thế hiện nay tại các nguồn phát sinh bụi của công ty có lắp đặt các hệ thống thu hút bụi xyclo để giảm ô nhiễm bụi khu vực. Nguyên tắc làm việc của xyclo như sau: Không khí bẩn cần làm sạch được hút và thổi vào theo hướng tiếp tuyến với vỏ thành trục xyclo. Ở gần cổ xyclo không khí bẩn sẽ xoáy theo thành vỏ xyclo tạo thành lừi xoáy ngược chiều lại từ dưới lên trên. Do sự masỏt với thành và do dòng xoáy biến đổi tốc độ, các phần tử nhỏ( hạt bụi) trong không khí sẽ chuyển động trong dòng xoáy không cùng tốc độ chuyển động của luồng khí. Các lực khí động học, do sự chênh lệch tốc độ giữa các hạt bụi và không khí sinh ra sẽ làm cho các hạt bụi đi lệch khỏi quĩ đạo và khi ra tới thành xyclo thì bụi được tách ra dưới tác dụng của lực trọng trường và các lực khí động học khác. Cuối cùng chúng sẽ rơi xuống đáy xyclo và rơi vào bao chứa một phần sẽ thu hồi bán phế liệu, một phần thu hồi tái sử dụng làm nguyên liệu đầu vào tiếp theo. 2. Đánh giá hiệu quả kinh tế từ việc sử dụng máy hút bụi xyclo 2.1. Các giả thiết sử dụng để đánh giá - Số máy hiện có của Công ty là 20 máy với giá tiền đầu tư ban đầu cho mỗi máy là 40.000.000 đồng Việt nam. _ Tuổi thọ mỗi máy là 15 năm _ Số công nhõn hiện có là 930 người trong đó công nhõn trực tiếp sản xuất là 800 người. _ Số ngày chạy máy tương đương với số ngày làm việc trong một tháng là 25 ngày. Vậy trong 1 năm 12 tháng tổng số ngày làm việc là 12*25=300 ngày. _ Tỷ lệ chiết khấu là 10 % và năm bắt đầu dự án là 2005 _ Sử dụng điện 4,5kw* 8giờ/ ngày. Điện năng sử dụng trong 1 năm là 4,5*8*300 = 10800 (kw). Vậy 20 máy là 21000 kw(điện năng sử dụng trong giờ bình thường) _ Chi cho nhõn công vận hành và bảo quản máy là 12 công với chi phí 1 triệu đồng/công/tháng. Bảng giá điện đối với cơ sơ sản xuất kinh doanh: Điện sử dụng Giờ thấp điểm Giờ cao điểm Giờ bình thường > 22 KW 1260 2110 690 Từ 6- <22 KW 1350 2190 790 < 6 KW 1440 2300 815 Nguồn : Công ty điện lực quận Lê Chân. Thời gian chạy máy là 21h/ngày với giả thiết là máy chạy trong giờ bình thường là 8 tiếng/ngày, giờ thấp điểm là 8h/ngày và giờ cao điểm là 5h/ngày( tiền điện đối với doanh nghiệp sản xuất không phải tớnh theo luỹ tiến) 2.2. Các chi phí đầu tư ban đầu và chi phí hàng năm 2.2.1. Chi phí đầu tư ban đầu C= C1+ C2 + C3 C1: chi phí mua sắm thiết bị Với C1=20*40= 800 ( triệu đồng ) C2: chi phí vận chuyển và bốc dỡ máy từ cảng Hải phòng về Công ty là 10 (triệu đồng) C3: chi cho đào tạo kỹ sư, công nhõn vận hành máy ban đầu là 12 người với giá trị mỗi lao động là 1,5 triệu. C3=1,5 * 12 = 18 (triệu đồng) Dự án này lắp đặt vào các phõn xưởng đang sản xuất nên không tớnh đến chi phí xõy dựng nhà xưởng và các cơ sở vật chất khác. Vậy tổng chi phí đầu tư ban đầu là: C=800 +18 +10= 828 (triệu đồng) 2.2.2 Chi phí hằng năm Bao gồm chi phí sử dụng điện và chi phí bảo dưỡng máy, chi phí cho công nhõn/ kỹ sư vận hành bảo quản máy...Tổng chi phí hằng năm được thể hiện qua bảng sau: TT Nội dung chi phí Đơn vị Tiêu hao Đơn giá ( trđồng) Thành tiền (trđồng) I Chi phí điện năng 1000kw 216 216 108 0,815 1,440 2,300 176,04 311,04 248,4 II Chi phí bảo dưỡng hàng năm máy 20 1,2 24 III Chi phí quản lý người 12 1,5 18 Tổng chi phí 777,48 Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án 2.3. Lợi ích hằng năm 2.3.1. Lợi ớch từ việc thu hồi bụi Trong quá trình phay xẻ rónh cho ống lọc(Ống dùng để đóng giếng khoan để hút nước ngầm ) tạo ra nhiều bụi phoi PVC có cỡ hạt từ 0,05- 0,25àà) để tránh bụi cho công nhõn và thu hồi bột xẻ để tái sinh sử dụng hệ thống hút bụi bằng máy hút bụi xyclo. Hệ thống bao gồm quạt hút và tháp hút bụi cùng các hệ thống ống dẫn từ khu vực tạo bụi đến bao chứa bột xẻ ( bụi thu được ) Hạt bụi nhựa được quạt hút đưa qua các xyclo làm lắng bụi rồi rơi xuống thùng chứa, bụi không khí thoát qua ống Φ 315 thổi vào không trung. Không khí bẩn cần làm sạch được hút và thổi vào theo hướng tiếp tuyến với vỏ thành trục xyclo. Ở gần cổ xyclo không khí bẩn sẽ xoáy theo thành vỏ xyclo tạo thành lừi xoáy ngược chiều lại từ dưới lên trên. Do sự ma sát với thành và do dòng xoáy biến đổi tốc độ, các phần tử nhỏ (hạt bụi) trong không khí sẽ chuyển động trong dòng xoáy không cùng tốc độ chuyển động của luồng khí. Các lực khí động học, do sự chênh lệch tốc độ giữa các hạt bụi và không khí sinh ra sẽ làm cho các hạt bụi đi lệch khỏi quĩ đạo và khi ra tới thành xyclo thì bụi được tách ra dưới tác dụng của lực trọng trường và các lực khí động học khác. Cuối cùng chúng sẽ rơi xuống đáy xyclo và rơi vào bao chứa một phần sẽ thu hồi bán phế liệu, một phần thu hồi tái sử dụng làm nguyên liệu đầu vào tiếp theo. Hằng năm lượng bụi này Công ty đă thu và bán phế liệu với khoản tiền thu được từ các máy là: Lượng bụi thu được 1 năm là 24 tấn trong đó: + Tái sử dụng là 16 tấn *10 triệu đồng/tấn = 160 triệu đồng + Bán phế liệu thu hồi là 8 tấn với giá 5 triệu đồng/ tấn. Vậy số tiền bán phế liệu là 40 triệu đồng. Vậy tổng lợi ích thu được từ 20 máy trong 1 năm là : B1=160+40 = 200 (triệu đồng) 2.3.2 Lợi ích từ việc tăng năng suất lao động Hoạt động đầu tư từ việc lắp đặt máy hút bụi đã mang lại hiệu quả sản xuất cho Công ty, đó là tạo môi trường lao động trong sạch và không gõy cảm giác khó chịu cho công nhõn trực tiếp sản xuất nhờ đó đã tăng năng suất lao động. Theo kết quả phõn tích và dự báo của phòng tài chớnh thì năng suất lao động tăng qui đổi ra giá trị tiền tệ của sản phẩm trung bình là 2000 đồng /ngày/người.Như vậy doanh thu hằng năm tăng thêm được sẽ là: B2= 300*2000*800=480000000=480 ( triệu đồng) 2.3.3. Lợi ích thu được từ việc tiết kiệm chi phí khám chữa bệnh Song song với sự phát triển của sản xuất, của khoa học kỹ thuật công nghệ, nguy cơ ô nhiễm môi trường lao động ngày càng tăng. Đõy là một trong những vấn đề đang tồn tại ở nhiều doanh nghiệp hiện nay. Thực tế môi trường lao động hiện nay ở các doanh nghiệp rất đáng lo ngại. Các tiêu chuẩn vệ sinh cho phép của nước ta đã qui định thấp hơn so với mức trung bình của thế giới nhưng phần lớn các doanh nghiệp đã có những yếu tố vượt quá TCCP thậm chí nhiều lần. Ô nhiễm môi trường lao động không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động mà cũn giảm năng suất lao động, tăng chi phí trong quá trình sản xuất, tăng tỷ lệ lao động mắc các bệnh như hô hấp, đau mắt, các bệnh về tai và bệnh ngoài da...Tuy nhiên tình trạng này vẫn cũn kéo dài do những hạn chế về khả năng kinh tế của các doanh nghiệp, xu hướng chạy theo lợi nhuận, ý thức nhận thức của bộ phận cán bộ công nhõn viên cũn thấp nên đã xảy ra tình trạng nhập khẩu công nghệ cũ, lạc hậu. Trước đõy khi chưa đầu tư hệ thống hút bụi xyclo nên trong quá trình sản xuất bụi từ khu vực nghiền sàng, xử lý tạo hạt. Bụi và khí độc là nguyên nhõn chớnh gõy ô nhiễm môi trường và gõy các bệnh về tai mũi họng, mắt và bệnh phế quản, bị ngạt thở... Hay mài kim loại ở phõn xưởng cơ khí chứa nhiều phần tử rắn gõy nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động vì nó có khả năng xõm nhập vào phế nang gõy các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, đau mắt...Trong bài viết này tôi chỉ đề cập các bệnh mắc phải do ô nhiễm bụi của Công ty. Năm 2005 do đầu tư công nghệ xử lý bụi nên số lượng công nhõn mắc các bệnh trên giảm đáng kể. Kết quả đánh giá về tình hình khám chữa bệnh của công nhõn trong công ty được thể hiện trong bảng sau: Bảng : Tác động ô nhiễm môi trường lao động đến sức khoẻ của công nhân trong Công ty Tổng số người khám chữa bệnh là 800 người Loại bệnh Số lượt người mắc bệnh Tỷ lệ % người mắc bệnh Sốlượt người bệnh giảm Trướckhi lắp máy Sau khi lắpmáy Trướckhi lắp máy Sau khi lắpmáy 1. Các bệnh hô hấp 490 205 61,25 25,62 285 2 .Các bệnh về da 180 96 60,0 12,0 84 3. Các bệnh về mắt 165 68 20,62 08,5 97 4.Bệnh về tai 285 130 35,625 16,25 155 5. Bệnh phổi 368 205 46,0 25,62 113 Tổng 1488 704 784 Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình sức khoẻ của công nhân trong công ty Qua bảng số liệu trên ta thấy: + Số công nhõn mắc các bệnh về đường hô hấp chiếm tỷ lệ rất cao (61,25 %) nhưng từ khi có máy thì số bệnh nhõn mắc bệnh này giảm hẳn (25,62%) tương ứng giảm một lượng người là 285. + Số công nhõn mắc bệnh phổi cũng giảm đáng kể từ 46% xuống 25,62% tương ứng giảm một lượng người là 113. Những công nhõn mắc bệnh hô hấp và bệnh phổi là do công nhõn luôn phải tiếp xúc với bụi, hơi khí độc...Ngoài ra số người mắc bệnh về da cũng chiếm tỷ lệ rất cao (60%) nguyên nhõn chủ yếu do nồng độ bụi ô nhiễm cao. Bên cạnh những biểu hiện cụ thể của ô nhiễm môi trường lao động cũn làm cho công nhõn thấy khó thở, chóng mặt... ảnh hưởng tới sức khỏe của công nhõn, nếu không được chữa trị kịp thời thì sau một thời gian có thể trở thành các bệnh món tớnh rất khó chữa trị. Trong thời gian qua nhà máy đã quan tõm đờn sức khoẻ của cán Cán bộ công nhõn viên ( CBCNV) bằng cách khám bệnh định kỳ hằng năm. Tổng chi phí khám chữa bệnh của CBCNV như sau: + Chi phí bình quõn cho mỗi người khám là 20000 đồng/ Người/ 1 lần. Tổng chi phí khám chữa bệnh cho toàn công ty ( 800 ngưũi) trong 1 năm là: 20000*800=16000000(đồng)=16 (triệu đồng) + Chi phí bồi dưỡng cho mỗi ca khám chữa bệnh/ 1lần là 30.000 đồng / ngưũi Tổng chi phí bồi dưỡng khám bệnh cho toàn công ty trong một năm là : 30000*800=24000000 (đồng)= 24 (triệu đồng) + Chi phí tổ chức khám chữa bệnh: Mời cán bộ y tế về khám: 18 triệu đồng Chi phí phục vụ : 9 triệu đồng Tổng chi phí khám chữa bệnh hằng năm: 9+18+24+16=57 (triệu đồng) Đõy là tiền Công ty bỏ ra để tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ công nhõn viên chịu ảnh hưởng của môi trường ô nhiễm. Nhưng từ khi lắp đặt hệ thống hút bụi thì số lượng công nhõn mắc các loại bệnh này giảm đáng kể.Việc giảm số người mắc bệnh đã tiết kiệm một khoản chi phí khám chữa bệnh cho Công ty một khoản tiền tương ứng là: Loại bệnh Số lượtbệnh nhân giảm Chi phí chữa trị trung bình 1 ca bệnh (triệu đ) Tổng số tiền chữa bệnh(triệu đ) 1. Các bệnh hô hấp 285 0,3 85,5 2 .Các bệnh về da 84 0,4 33,6 3. Các bệnh về mắt 97 0,45 43,65 4.Bệnh về tai 155 0,5 77,5 5. Bệnh phổi 163 0,8 130,4 Tổng 784 370,65 Vậy hằng năm nhờ xử lý bằng hệ thống hút bụi mà Công ty đã tiết kiệm được một khoản tiền là B3=370,65 (triệu đồng) chớnh là lợi ích thu được. * Tổng lợi ớch thu được từ việc lắp đặt hệ thống hút bụi xyclo là : B=B1+ B2+B3= 200+480+370,65 =1050,65 (Triệu đồng) 3. Nhận xột các chỉ tiêu kinh tế 3.1 Giá trị hiện tại rũng(NPV) NPV sẽ cho biết khi thực hiện việc thu hồi bụi nhờ hệ thống hút bụi xyclo thì tổng lợi nhuận thu được là bao nhiêu để qui về thời điểm hiện tại là bao nhiêu. Vậy theo kết quả tớnh toán ta thấy tổng doanh thu hằng năm là 1050,65 triệu đồng và tổng chi phí hằng năm là 777,48 triệu đồng và tổng chi phí đầu tư ban đầu là 828 triệu đồng. Ta có: NPV= - Co ( 1050,65 –777,48) * - 828= 1249,753 >> 0 Điều này cho thấy thực hiện việc thu hồi bụi sẽ mang lại cho Công ty lợi nhuận rất lớn. 3.2 Tỷ suất lợi ích chi phí (BCR) BCR là chỉ tiêu so sánh tổng giá trị hiện tại lợi ích thu được lớn gấp bao nhiêu lần tổng giá trị hiện tại của chi phí bỏ ra để thực hiện giải pháp. BCR được tớnh theo công thức:BCR= BCR==1,351 >>1 Vậy hoạt động đầu tư có tớnh khả thi cao 3.3 Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là tỷ lệ lói do việc thực hiện dự án đem lại hay là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó lợi nhuận ròng của dự án bằng không (NPV=0) .Theo phương pháp nội suy IRR được xác định dựa vào công thức: IRR=r1+ Với r1 là tỷ lệ chiết khấu sao cho NPV(r1)>0 và NPV(r1)0 r2 là tỷ lệ chiết khấu sao cho NPV(r2) <0 và NPV(r2) 0 Trong đó r1 –r2 <= 5% Thay các chỉ số vào ta có kết quả : Thay r1=30 ta có NPV= 64,77 >0 r2=35 ta có NPV= -50,18 <0 Thay vào công thức tớnh IRR trên ta có IRR= 30,028 >> r=10% 3.4 Thời gian thu hồi vốn(T). Là chỉ tiêu xác đinh số năm cần thiết để có thể thu hồi được toàn bộ số vốn đầu tư đã bỏ ra.Chỉ tiêu này được xác đinh bởi công thức sau: V= Với giả thiết lợi nhuận đều hàng năm là 273,17 triệu đồng và r=10% ta lập bảng tớnh chỉ tiêu tớnh T như sau: Lợi nhuận hằng năm Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 273,17 273,17 248,33 225,76 205,23 186,58 Lợi nhuận cộng dồn 273,17 521,5 747,26 852,49 Ta thấy 852,49 > 828 là vốn đầu tư ban đầu Vậy chỉ sau 4 năm đă thu hồi được vốn đầu tư ban đầu. Từ các chỉ tiêu được tớnh toán như trên ta có bảng tổng kết như sau: Chỉ tiêu Kết quả Nhận xét NPV (Triệu đ) 273,17 Giải pháp khả thi BCR (lần) 1,351 Giải pháp khả thi IRR (%) 30,028 Giải pháp khả thi T (năm) 4 Giải pháp khả thi Qua bảng tổng kết trên ta thấy dù xem xét theo bất kỳ chỉ tiêu tài chớnh nào thì việc lắp đặt hệ thống hút bụi xyclo đều mang lại hiệu quả rất cao về mặt tài chớnh. 4. Những lợi ích không lượng hoá được bằng tiền Bên cạnh những lợi ích lượng hoá được bằng tiền thì việc lắp đặt hệ thống hút bụi của Công ty đã mang lại những giá trị to lớn và lõu dài về mặt kinh tế - xã hội cho Công ty nói riêng và thành phố Hải phòng nói chung. Đứng trên quan điểm xã hội, khi phõn tích đánh giá hiệu quả kinh tế của bất kỳ dự án nào thì ngoài việc xem xét hiệu quả về mặt kinh tế cần phải quan tõm đến hiệu quả về mặt môi trường. Bởi vì mục tiêu xã hội hướng tới là các doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh doanh bền vững. Xã hội mong muốn doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển kinh tế và giảm thiểu các tác động về mặt môi trường thông qua thực hiện có cải tiến liên tục qui trình hoạt động sản xuất, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên trái đất... Chớnh vì thế mà hiệu quả về mặt môi trường trở thành mục tiêu không thể thiếu trong các dự án đầu tư môi trường, là căn cứ quan trọng khi ra các quyết định có nên thực hiện dự án hay không ? Với quan điểm trên để đánh giá hiệu quả của việc lắp đặt hệ thống hút bụi tôi xem xét hiệu quả về mặt môi trường qua các yếu tố sau: 4.1. Đối với công nhân sản xuất trực tiếp trong công ty và khu vực dân cư xung quanh. Trước hết chúng ta đề cập đến những người lao động làm việc ở công ty đặc biệt công nhõn trực tiếp sản xuất. Hiệu quả ở đõy được thể hiện qua số lượng công nhõn mắc các bệnh về mắt, da, hô hấp giảm đáng kể và giảm tỳ lệ người dõn xung quanh khu vực bị mắc các bệnh do ô nhiễm môi trường, do nồng độ bụi vượt quá chỉ tiêu cho phép như trước đõy đồng thời tạo môi trường xanh sạch đẹp cho công ty cũng như các khu vực dõn cư xung quanh. 4.2. Lợi ích về mặt xã hội. Nõng cao hình ảnh của doang nghiệp do đó có thể tăng năng suất lao động cũng như tăng doanh thu từ việc bán sản phẩm. Khi thu hồi bụi cũn tiết kiệm được nguyên liệu đầu vào. Từ đó làm cho đầu vào / sản phẩm giảm xuống dẫn đến tăng lợi ích cho doanh nghiệp nõng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Khi đầu tư công nghệ xử lý bụi làm cho việc xử lý nguồn tài nguyên hợp lý hơn. Đõy cũng là một trong những nguyên tắc cơ bản của phát triển bền vững. Việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên là một yếu tố rất quan trọng bởi trong nền kinh tế hiện tại khi mà các nguồn lực phục vụ cho nền kinh tế ngày càng hạn chế trong khi đó nhu cầu của con người ngày càng tăng vì thế việc sử dụng hợp lý hay tiết kiệm các nguyên liệu đầu vào là một yêu cầu tất yếu. Từ khi sử dụng hệ thống xyclo đã thu hồi được 80 % lượng bụi so với trước đõy. Đó cũng là đóng góp đáng kể của công ty trong công cuộc bảo vệ môi trường chung của thành phố, của quốc gia. 5. Kết luận và kiến nghị 5.1 Đề xuất các giải pháp thực hiện việc giảm thải ở các doanh nghiệp hiện nay 5.1.1 Giải pháp giảm qui mô sản xuất Vì mức độ gõy ra phụ thuộc vào mức độ hoạt động sản xuất nên giảm qui mô sản xuất cũng là giảm mức ô nhiễm. Nhưng giảm qui mô sản xuất ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp nên đõy không phải là giải pháp tối ưu. Cụ thể đối với Công ty Nhựa khi giảm qui mô sản xuất sẽ làm doanh thu giảm và ảnh hưởng đến lượng sản phẩm cung cấp ra thị trường. Chớnh vì thế sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế nói chung nên đõy không phải là giải pháp tốt. 5.1.2 Giải pháp sản xuất sạch hơn. 5.1.2.1 Ưu điểm của sản xuất sạch hơn. * Xét trên góc độ kinh tế Trong quá trình sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp thường chạy theo lợi nhuận. Kết quả phõn tích lý luận và thực tiễn cho thấy khi áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn đã mang lại hiệu quả kinh tế rừ rệt. Đó là - Nõng cao hiệu quả của qui trình sản xuất: Sản xuất sạch hơn sẽ làm cho quá trình sản xuất hiệu quả hơn, cùng một lượng nguyên liệu đầu vào tạo ra nhiều sản phẩm hơn. Trong tổng số các sản phẩm được sản xuất ra, tỷ lệ sản phẩm/ sản phẩm hỏng đã tăng lên, thời gian hoàn thiện một sản phẩm nhanh hơn. - Sử dụng nguyên liệu và năng lượng và nguyên liệu ít hơn. Nghĩa là sản xuất sạch hơn mang lại khả năng giảm lượng nguyên liệu và tài nguyên thiên nhiên như điện, nước....tái sử dụng nguyên liệu đã thải bỏ của các công đoạn khác. Mục tiêu của sản xuất sạch hơn là nhằm tránh phát sinh những ô nhiễm ngay tại nguồn bằng cách sử dụng tài nguyên thiên nhiên và nguyên liệu có hiệu quả góp phần làm giảm chi phí sản xuất. - Giảm chi phí đổ thải cũng như chi phí xử lý chất thải, một trong những mục tiêu quan trọng của sản xuất sạch hơn là giảm thiểu chất thải do đó những chi phí liên quan đến việc xử lý chất thải cũng giảm, hạn chế các khoản phải nộp cho Nhà nước như chi phí nước thải, phí khí thải do vi phạm các tiêu chuẩn môi trường. - Tiếp cận các nguồn tài chớnh tốt hơn: Trước thực trạng của hệ thống môi trường, ngày nay các tổ chức tài chính quan tõm nhiều hơn đến vấn đề môi trường. Nên việc quản lý môi trường hiệu quả là điều kiện kiên quyết đối với bất kỳ đề xuất hỗ trợ tài chớnh nào. Các dự thảo dự án đầu tư cho sản xuất sạch hơn bao gồm các thông tin về tớnh khả thi về kỹ thuật, kinh tế và môi trường. Đõy chớnh là cơ sở vững chắc cho việc tiếp nhận các hỗ trợ tài chính từ Ngõn hàng hoặc quĩ môi trường. - Sản xuất sạch hơn sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn nhiều để thực hiện hệ thống quản lý môi trường như ISO 14000 và rất nhiều các công đoạn ban đầu đã được tiến hành thông qua đánh giá sản xuất sạch hơn. Nhờ việc áp dụng sản xuất sạch hơn nên môi trường liên tục được cải thiện. Công ty hướng phát triển kinh tế vào mục tiêu phát triển bền vững. Do đó hoạt động của Công ty sẽ tồn tại lõu dài, sản xuất kinh doanh bền vững. * Những lợi ích về mặt môi trường Sản xuất sạch hơn là cách tiếp cận mới, chủ động theo kiểu phòng ngừa tổng hợp trong quản lý môi trường. Sản xuất sạch hơn được coi là có nhiều triển vọng đem lại lợi ích cho xí nghiệp và xã hội. -Môi trường được cải thiện: SXSH có thể tạo ra rất nhiều cải thiện về môi trường như tăng tớnh hiệu quả của việc sử dụng nước, năng lượng, giảm thiểu chất thải, giảm lượng nguyên vật liệu độc hại được đưa vào sử dụng các nguồn tài nguyên và rừ ràng khi lượng chất thải vào môi trường giảm thì chất lượng môi trường sẽ được cải thiên. - Môi trường làm việc được cải thiện: Một trong những lợi ích của sản xuất sạch hơn là cải thiện môi trường làm việc, tăng độ an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động, do đó giảm chi phí khám chữa bệnh, tăng năng xuất lao động. SXSH không chỉ là vấn đề thay đổi thiết bị mà là vấn đề thay đổi thái độ, qua đó nõng cao ý thức vận hành của công nghệ nhờ đó giữ cho môi trường làm việc được sach sẽ, hạn chế tối đa chất thải, khôi phục tình trạng rơi vói, rò rỉ, nõng ý thức tiết kiệm điện, nước, hạn chế các tai nạn lao động giúp các công nhõn yên tõm làm việc nõng cao hiệu quả sản xuất. 5.1.2.2 Hạn chế - Khi doanh nghiệp áp dụng SXSH đòi hỏi phải có đội ngũ chuyên gia tư vấn giỏi đồng thời phải có đầy đủ thông tin về SXSH và các công nghệ sạch. - Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp chưa có chuyên gia kiểm toán ô nhiễm nên gặp khó khăn trong việc phõn tích chi phí, lợi ích khi áp dụng SXSH. 5.1.3. Giải pháp đổi mới công nghệ sản xuất * Ưu điểm Việc đổi mới công nghệ sẽ tạo ra năng xuất cao, sẽ tiết kiệm được nguyên liệu đầu vào, sử dụng ít hơn nguyên liệu thủ công hơn từ đó giảm bớt số lao động chịu ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường lao động bị ô nhiễm. Từ những thực trạng nêu trên ta thấy nguyên nhõn gõy ra tiếng ồn , điện từ trường là do máy móc ở đõy đã quá cũ, lạc hậu vì thế thay đổi công nghệ có thể làm cho môi trường lao động được nâng cao, không ảnh hưởng đến người lao động. Đõy là giải pháp được ưu tiên hàng đầu trong xu thế hiện nay. * Nhược điểm Việc lựa chọn công nghệ phù hợp với xí nghiệp cần phải có sự nghiên cứu sao cho có thể lựa chọn được công nghệ đảm bảo với tình hình tài chính của doanh nghiệp. Công nghệ mới nhiều khi cũng gõy ra sự lúng túng đối với người lao động. Đồng thời trong quá trình sản xuất lại không tạo ra chất thải độc hại gõy ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động. 5.1.4 Đầu tư lắp đặt hệ thống xử lý chất thải Trong giai đoạn hiện nay khi mà doanh nghiệp chưa có đủ khả năng về tài chính để có thể thay đổi dõy chuyền công nghệ sản xuất mới thì giải pháp lắp đặt hệ thống xử lý chất thải là biện pháp tối ưu hơn cả. Có như vậy môi trường lao động môi trường mới được cải thiện, từ đó giảm những tác động của những tác nhõn gõy ô nhiễm đến với người lao động, từ đó giảm những tác động của những tác nhõn gõy ô nhiễm đến với người lao động, giảm tỷ lệ người lao động người mắc bệnh, chất lượng lao động được nõng cao và năng xuất lao động sẽ tăng- đó là điều mà các doanh nghiệp hiện nay đều quan tõm. Trong quá trình sản xuất kinh doanh việc tạo ra chất thải và ô nhiễm môi trường là không thể tránh khỏi nên việc lắp đặt hệ thống xử lý chất thải là rất cần thiết. Nhưng việc lựa chọn công nghệ phù hợp với doanh nghiệp mình thì cần phải có các chuyên gia tư vấn, có bộ phận hoạch toán môi trường nhưng hiện nay ở các doanh nghiệp nước ta nhìn chung vẫn cũn thiếu và yếu. * Nhận xét Qua phõn tớch các phương pháp ta thấy mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng. Và từ thực trạng môi trường lao động, điều kiện tài chớnh thì việc lựa chọn giải pháp phù hợp với từng doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Nguyên nhõn tạo nên sự ô nhiễm môi trường lao động( tiếng ồn, bụi, hơi khí độc...) chủ yếu là do máy móc ở đõy đã cũ kỹ và lạc hậu. Xét về lõu dài thì giải pháp đổi mới máy móc thiết bị là tối ưu nhưng về khả năng về tài chính không cho phép. Song với công nghệ và máy móc dù có hiện đại đến đõu cũng vẫn tạo ra chất thải. Vì vậy việc lựa chọn công nghệ phù hợp là rất khó ngay cả khi đầu tư đổi mới công nghệ vẫn cần lắp đặt các hệ thống xử lý chất thải để môi trường lao động được nõng cao. Đứng trước thực trạng mà các doanh nghiệp hiện nay đang phải đối mặt thì việc lắp đặt hệ thống hút bụi xyclo là hoàn toàn phù hợp yêu cầu thực tế đặt ra. 5.2. Một số biện pháp công ty đã áp dụng để khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường 5.2.1. Các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm 5.2.1.1 Giải pháp về kiến trúc mặt bằng trồng cõy xanh - Chọn hướng nhà xưởng hợp lý: nằm ở cuối hướng gió so với khu vực dõn cư, không gần khu nhà nghỉ của cán bộ công nhõn viên, khu điều hành. - Bố trí các khu sản xuất, nhà kho, các hệ thống xử lý, nước thải phải nằm cuối hướng gió, thuận tiện cho giám sát và xử lý. - Bảo đảm diện tích trồng cõy xanh tối thiểu 15% tổng diện tích. 5.2.1.2 Giải pháp về công nghệ và thiết bị - Lựa chọn loại công nghệ thuộc loại tiên tiến nhằm tăng hiệu suất, giảm thất thoát, đảm bảo cách nhiệt tốt cho các thiết bị phản ứng để giảm lượng nhiệt bức xạ ra môi trường xung quanh. - Vận hành các thiết bị theo vận tốc, tần số qui định để tránh gõy tiếng ồn lớn - Hoàn thiện hệ thống tối ưu hoá các qui trình công nghệ để tăng sự ổn định của sản xuất, giảm các nguồn phát sinh chất thải và sự cố sản xuất. - Cần duy trì chế độ bảo dưỡng đúng thời hạn, đặc biệt là các van, đường ống bơm để tránh rò rỉ, thất thoát, nguyên liệu sản phẩm, khí và nước ra ngoài môi trường. 5.2.1.3 Tiến hành qui trình sản xuất sạch hơn trong hoạt động sản xuất Theo dừi cập nhật thông tin về công nghệ và nguồn nguyên liệu đầu vào để sử dụng nguyên liệu đầu vào tốt, ít độc tớnh cho người tiêu dùng, người sản xuất và môi trường. Tái sử dụng phế liệu Đào tạo, tập huấn nõng cao tay nghề công nhõn Kiểm soát và hạn chế sự hao hụt, rơi vói, rò rỉ các nguyên vật liệu trong tất cả các công đoạn, thiết kế và quản lý tốt kho bói. Khuyến khích khen thưởng vật chất các sáng kiến, cải tiến thay đổi qui trình công nghệ nhằm giảm định mức tiêu hao vật liệu và giảm ô nhiễm. Thực hiện tốt vệ sinh khu nhà xưởng, hạn chế mựi, bụi hoá chất. 5.2.2 Các biện pháp an toàn lao động và phòng chống sự cố 5.2.2.1 An toàn lao động - Cung cấp đầy đủ các phương tiện an toàn lao động cho công nhõn: kớnh bảo hộ, kớnh che mắt, trang bị mũ bảo hiểm ở những nơi có vật trên cao rơi xuống, trang bị găng tay, quần áo, giày ủng, dõy an toàn. Các thiết bị liên quan đến an toàn lao động như thang máy, bình nén khí, đồng hồ áp lực hằng năm cẩn được kiểm tra, bảo dưỡng và xin giấy phép sử dụng theo đúng qui định của pháp luật. Động viên công nhõn trực tiếp sản xuất, các bộ phận trực tiếp tiếp xúc với bụi, hơi khí độc, tiêng ồn được trang bị khẩu trang, mũ , quần áo theo đúng luật lao động. Tổ chức các bộ phận y tế phục vụ cho toàn khu vực sản xuất đảm bảo cấp cứu kịp thời khi có trường hợp xảy ra. 5.2.2.2 Phòng chống các sự cố An toàn điện : cần kiểm tra hệ thống đường dõy từ trạm biến áp đến các phụ tải, độ cách điện của các phụ tải, tình trạng của các hệ thống bao che an toàn thiết bị An toàn cháy nổ : có quy chế cấm hút thuốc trong khu vực sản xuất đặc biệt như khu vực máy lạnh, máy nén khí...kiểm tra hệ thống phòng chập điện gõy cháy, kiểm tra định kỳ các phương tiện chữa cháy có biện pháp an toàn cho việc chứa các nhiên liệu, tránh để các chất bắt lửa gần khu nhiên liệu, tác nhõn lạnh 5.2. 2.3. Biện pháp thông gió tự nhiên Do hầu hết các phõn xưởng đều bị ô nhiễm bụi từ các công đoạn của dõy chuyền như cắt, mài, nghiền phế liệu... Để giảm thiểu các yếu tố này công ty đã lắp hệ thống thông gió tự nhiên. Giải pháp này vừa hạn chế được bụi và chất độc hại trong khoảng không của khu vực sản xuất vừa giải quyết vấn đề ô nhiễm cục bộ tại thiết bị toả nhiệt Hệ thống thống thông gió tự nhiên Cửa Cửa vào Cửa vào 5.2. 2.4. Biện pháp thông gió cục bộ Đõy là biện pháp áp dung cho tất cả các không gian rộng của toàn phõn xưởng để hạn chế bụi, các chất độc hại tại các vị trí có tiềm năng ô nhiễm, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến người lao động tại các khu vực này.Biện pháp này cụ thể là lắp đặt các chụp hút và chụp thổi để cung cấp không khí từ ngoài vào. Điều này sẽ giúp kiểm soát một cách chủ động chất lượng không khí tại các khu vực trong phạm vi nhỏ mang tớnh cục bộ. Ta có sơ đồ như sau: Sơ đồ bố trí các chụp hút và chụp thổi Miệng hút Nguồn sin bụi Ống thải Thiết bị xử lý Cửa lấy gió Máy lọc và chắn bụi Miệng thổi Quạt bụi Khí tươi vào Khí độc ra người thao tác Kết luận Để giúp cho các doanh nghiệp quyết định đầu từ vào dự án đầu tư nói chung và dự án đầu tư môi trường nói riờng thì việc đánh giá hiệu quả kinh tế là một công việc có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì việc nõng cao hình ảnh và sản phẩm của doanh nghiệp thông qua việc đạt tiêu chuẩn môi trường là yếu tố giúp các doanh nghiệp thành công hơn nữa trong chiến lược kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế bền vững. Trong chuyên đề này em đã lượng hoá, đánh giá những chi phí cũng như lợi ích đạt được khi thực hiện biện pháp giảm thiểu bụi bằng xyclo. Tuy nhiên việc tiếp cận thực tế trong thời gian ngắn và chưa có kinh nghiệm thực tiễn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót mong thầy cô và các bạn cho ý kiến đề cho chuyên đề của tồi hoàn thiện hơn. Cuối cùng, tôi xin chõn thành cảm ơn thầy Nguyễn Quang Hồng và các cán bộ, nhõn viên của công ty đã giúp đỡ nhiệt tình tôi hoàn thành tốt chuyên đề này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Bỏo cáo đánh giá tác động môi trường hằng năm của Công ty Cổ phần Nhựa thiếu niên tiên phong 2. GS.TS Đặng Như Toàn- Giáo trình Kinh tế môi trường- Khoa kinh tế và quản lý môi trường- ĐHKTQD 3.Trần Vừ Hựng Sơn- Giáo trình Phân tích chi phí lợi ích- NXB ĐHQG TPHCM, 2001 4. Nguyễn Chí Quang- Giáo trình Hoạch toán môi trường - NXB thống kê 5.Nguyễn Thế Chinh- Áp dụng các công cụ kinh tế để nâng cao năng lực quản lý môi trường ở Việt Nam-NXB Chính trị QG 1999 6.Kết quả đo kiểm tra môi trường định kỳ năm 2005- Trung tâm y tế - Môi trường lao động công nghiệp. 7.Chiến lược bảo vệ môi trường Hải phòng đến 2010 và các văn bản đề xuất triển khai, Sở KHCNMT Hải Phòng, năm 2002. 8. Đề tài nghiên cứu : Áp dụng công cụ kinh tế và khả năng áp dụng trong quản lý môi trường ở Việt Nam. 9. Giáo trình lập và quản lý dự án đõu tư- ĐHKTQD 10.Giới thiệu về công cụ kinh tế và khả năng áp dụng trong quản lý môi trường ở Việt Nam. 11. Tiêu chuẩn môi trườngViệt Nam. 1995 12. Giáo trình luật bảo vệ môi trường. Đại học luật. Phụ lục TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 5937_1995 Chất lượng không khí Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh 1 Phạm vi áp dụng 1.1 Tiêu chuẩn này qui định giá trị giới hạn các thông số cơ bản ( bao gồm bụi lơ lửng, CO, NO2,SO2 ,O 3 và chì trong không khí xung quanh 1.2 Tiêu chuẩn này áp dụng để đánh giá mức chất lượng không khí xunh quanh và giảm sát tình trạng ô nhiễm không khí 2. Giá trị giới hạn Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh Bảng 1 - Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh ( mg/m3) TT Thông số Trung bình 1 giờ Trung bình 8 giờ Trung bình 24 giờ 1 2 3 4 5 6 CO NO2 SO2 Pb O3 Bụi lơ lửng 40 0,4 0,5 _ O,2 0,3 10 _ _ _ _ _ 5 0,1 0,3 0,05 0,06 0,2 Chú thích _ Phương pháp lấy mẫu, Phân tích, tính toán xác đinh các thông số cụ thể được qui định trong các TCVN tương ứng TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 5938_1995 Chất lượng không khí Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh. 1 Phạm vi áp dụng Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh Tiêu chuẩn này qui định nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí bao gồm các chất hữu cơ, vô cơ….sinh ra do các hoạt động kinh tế của con người Tiêu chuẩn này áp dụng để đánh giá mức chất lượng không khí và giám sát tình trạng ô nhiễm không khí xung quanh Tiêu chuẩn này áp dụng đối với không khí trong phạm vi các cơ sở sản xuất công nghiệp Giá trị giới hạn Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh cho trong bảng sau: Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh ( mg/m3) TT Tên chất Công thức hoá học Trungbình ngày đêm 1 lần tối đa 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Acrylonitril Amoniac Anilin Ahydritvanadic Asen(Hợp chất vôcơ tính theo As) Asenhyđrua Axitaxetic Axitclohydric Axitnitric Axitsunfuric Benzen Bụi chứa SiO2 -dianas85-90% SiO2 -Gạch chịu lửa 50 % SiO2 -ximăng 10 % SiO2 - Dolomit 8 % SiO2 Bụi chứa Amiăng Cadmi(Khói gồm oxit và kim loại) theo Cd Cacbondisunfua Cacbon tetraclorua Cloroform Chì trtraetyl Clo Benzidin CH2=CHCN NH3 C6H5NH2 V2O5 As AsH3 CH3COOH HCl HNO3 H2SO4 C6H6 Cd CS2 CCl4 CHCl3 Pb(C2H5)4 Cl2 NH2C4H6H4NH2 O,2 0,2 0,03 0,002 0,003 0,002 0,06 0,06 0,16 0,15 0,1 0,1 0,05 0,1 0,1 0,15 Không 0,001 0,005 2 0,02 Không 0,03 không - 0,2 0,05 0,05 - - 0,2 - 0,4 0,3 1,5 0,15 0,3 0,3 0,5 Không 0,003 0,03 4 - 0,005 0,1 không TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 5939_1995 Chất lượng không khí Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ 1 Phạm vi áp dụng 1.1 Tiêu chuẩn này qui định giá trị nồng độ tối đa của các chất vô cơ và bụi trong khí thải công nghiệp ( tính bằng mg/m3 khí thải ) khi thải vào không khí xung quanh Khí thải công nghiệp núi trụng tiêu chuẩn này là khí và cú khớ chứa bụi do các quá trình sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác tạo ra Tiêu chuẩn này áp dụng để kiểm soát các chất vô cơ và bụi trong thành phần khí vào không khí xung quanh Giá trị giới hạn Danh mục và giá trị giới hạn nồng độ của các chất vô cơ và bụi trong khí thải công nghiệp khi xả vào khí quyển phải phù hợp với qui định trong bảng cho dưới đây Giá trị giới hạn ở cột A áp dụng cho các cơ sở đang hoạt động Giá trị giới hạn ở cột B áp dụng cho tất cả các cơ sở kể từ ngày cơ quan quản lý môi trường qui định Đối với khí thải của một số hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ đặc thù, khi thải vào khí quyển phải theo qui định ở các tiêu chuẩn riêng TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 5939_1995 Bảng 1_ Giới hạn tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp (mg/m3) TT Thông số Giá trị giới hạn A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 Bụi khói - Nấu kim loại -Bê tông nhựa -Ximăng - Các nguồn khác Bụi -Chứa silic -chứa amiăng Antimon Asen Cadmi Chì Đồng Kẽm Clo HCl Flo, axit HF ( các nguồn) H2S CO S02 NOx ( các nguồn) NOx ( các cơ sơ sản xuất axit) H2SO4 ( các nguồn) HNO3 Amoniac 400 500 400 600 100 Không 40 30 20 30 150 150 250 500 100 6 1500 1500 2500 4000 300 2000 300 200 200 100 400 50 Không 25 10 1 10 20 30 20 200 10 2 500 500 1000 1000 35 70 100 Chú thích _ Phương pháp lấy mẫu phân tích, tính toán, để xác định nồng độ giá trị nồng độ các thành phần vô cơ và bụi cụ thể trong khí thải công nghiệp được qui định trong các TCVN tưong ứng TIấUCHUẨNVIỆTNAM TCVN5949_1995 Âm Học Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư Mức ồn tối đa cho phép 1. Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này qui định mức ồn tối đa cho phép tại các khu vực công cộng và dân cư.Tiếng ồn nói trong tiêu chuẩn này là tiếng ồn do hoạt động của con người tạo ra, không phân biệt loại nguồn gây ồn Tiêu chuẩn này áp dụng để kiếm soát mọi hoạt động có thể gây ra ồn trong khu cồng đồng và dân cư. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho mức ồn bên trong các cơ sở sản xuất công nghiệp và phương tiện giao thông đường bộ Giá trị giới hạn Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt …cú nguốn ồn không được gây ra cho khu vực công cộng và dân cư mức ồn vượt quá giá trị nêu trong bảng Phương pháp đo ồn để xác định mức ồn tại khu vực công cộng và dân cư được qui định trong các TCVN tương ứng. Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư ( theo mức âm tương đương ) dBA TT Khu vục Thời gian Từ 6h đến 18 h Từ18h đến 22 h Từ22h đến 6 h 1 Khu vực cần đặc biệt yên tĩnh: Bệnh viện , thư viên, nhà điều dưỡng, nhà tre, trường học 50 45 40 2 Khu dân cư Khách sạn, nhà ở, cơ quan hành chính 60 55 45 3 Khu vực thương mại , dịch vụ 70 70 50 4 Khu sản xuất nằm trong khu dân cư 75 70 50 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN5945_1995 Nước thải công nghiệp Tiêu chuẩn thải 1. Phạm vi áp dụng 1.1 Tiêu chuẩn này qui định giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất thành phần trong nước thải của cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh dịch vụ … ( gọi chung là nước thải công nghiệp) 1.2 Tiêu chuẩn này dùng để kiểm soát chất lượng nước thải công nghiệp trước khi đổ vào các khu vực nước. 2 Giá trị giới hạn 2.1 Gớa trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất thành phần của nước thải công khi đổ vào các khu vực nước phải phù hợp với qui định trong bảng sau : 2.2 Đối với nứơc thải của một số nước thải công nghiệp đặc thù, giá trị các thông số và nồng độ các chất thành phần được qui định trong các tiêu chuẩn trên 2.3 Nước thải công nghiệp có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMt62.doc