Đề tài Đánh giá hiệu quả hệ thống tuần hoàn hở nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) hậu bị trên bể composite cho sản xuất đàn toàn đực

Tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả hệ thống tuần hoàn hở nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) hậu bị trên bể composite cho sản xuất đàn toàn đực: 1 Chƣơng 1: MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii de Man 1879 là một trong những đối tượng có giá trị kinh tế quan trọng ở nhiều nước trên thế giới. Đây là loài có kích thước lớn nhất trong các loài tôm nước ngọt, thịt thơm ngon, giàu dinh dưỡng, chúng là loài ăn tạp, dễ nuôi, ít bệnh tật cho nên nghề nuôi tôm càng xanh phát triển. Ở nước ta hiện nay rất chú ý đến việc sản xuất và nuôi tôm càng xanh vì tôm có giá trị kinh tế được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Tôm càng xanh được phân bố ở vùng Tây Nam Châu Á và Thái Bình Dương nhưng tập trung nhiều nhất là Đông Nam Á, nước ta là nước có sản lượng tôm càng xanh trong tự nhiên lớn hơn cả so với một số nước trong khu vực Đông Nam Á, với sản lượng khai thác khoảng 6000 tấn trên năm (1980), trong khi đó ở Thái Lan là 400 500 tấn trên năm, Malaysia là 120 tấn trên năm (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 2002). Nước ta, Đồng Bằng Sông Cửu Long là nơi có tiềm năng rất lớn cho nghề nuôi trồng thủ...

pdf54 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1341 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả hệ thống tuần hoàn hở nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) hậu bị trên bể composite cho sản xuất đàn toàn đực, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Chƣơng 1: MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii de Man 1879 là một trong những đối tượng có giá trị kinh tế quan trọng ở nhiều nước trên thế giới. Đây là loài có kích thước lớn nhất trong các loài tôm nước ngọt, thịt thơm ngon, giàu dinh dưỡng, chúng là loài ăn tạp, dễ nuôi, ít bệnh tật cho nên nghề nuôi tôm càng xanh phát triển. Ở nước ta hiện nay rất chú ý đến việc sản xuất và nuôi tôm càng xanh vì tôm có giá trị kinh tế được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Tôm càng xanh được phân bố ở vùng Tây Nam Châu Á và Thái Bình Dương nhưng tập trung nhiều nhất là Đông Nam Á, nước ta là nước có sản lượng tôm càng xanh trong tự nhiên lớn hơn cả so với một số nước trong khu vực Đông Nam Á, với sản lượng khai thác khoảng 6000 tấn trên năm (1980), trong khi đó ở Thái Lan là 400 500 tấn trên năm, Malaysia là 120 tấn trên năm (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 2002). Nước ta, Đồng Bằng Sông Cửu Long là nơi có tiềm năng rất lớn cho nghề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm đang được phát triển mạnh. Tuy nhiên, một trở ngại lớn trong nuôi thương phẩm tôm càng xanh là sự phân đàn khi nuôi chung tôm đực và tôm cái, tôm đực thường lớn nhanh hơn tôm cái trong cùng quần đàn. Trở ngại này làm ảnh hưởng đáng kể đến kích cỡ và sản lượng tôm thương phẩm, cho nên việc sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực để nâng cao hiệu quả và năng suất tôm nuôi. Trong qui trình sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực, việc nuôi vỗ thành thục tôm cái đã vi phẫu loại bỏ tuyến đực trở thành con cái có khả năng sinh sản như con cái bình thường là rất quan trọng, bởi vì con cái này có số lượng ít. Do đó, cần hoàn thiện được quy trình nuôi phù hợp. Xuất phát từ thực trạng đó, được sự đồng ý của Bộ Môn Công Nghệ Sinh Học, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh và Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II, chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả hệ thống tuần hoàn hở nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) hậu bị trên bể composite cho sản xuất đàn toàn đực”. 2 1.2. Mục tiêu Đánh giá hiệu quả hệ thống tuần hoàn hở nuôi tôm càng xanh hậu bị trên bể composite cho việc nâng cao tỷ lệ sống, tăng trưởng và thành thục sinh dục của tôm càng xanh hậu bị trong quy trình sản xuất tôm càng xanh toàn đực. 1.3. Nội dung Đánh giá các biến đổi môi trường trong các hệ thống tuần hoàn khác nhau, nuôi tôm càng xanh hậu bị trong quy trình sản xuất tôm càng xanh toàn đực. Đánh giá các chỉ tiêu tăng trưởng, tỷ lệ sống và thành thục sinh dục của tôm càng xanh hậu bị trong quy trình sản xuất đàn toàn đực. 3 Chƣơng 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Đặc điểm sinh học tôm càng xanh 2.1.1. Đặc điểm phân loại Tôm càng xanh là một trong những nhóm động vật giáp xác, có vị trí phân loại như sau: Ngành tiết túc: Arthropoda Ngành phụ: Anterata Lớp giáp xác: Crustacea Lớp phụ giáp xác bậc cao: Malacostraca Bộ mười chân: Decapoda Bộ phụ chân bơi: Natania Phân bộ: Caridea Họ: Palaemonidae Họ phụ: Palaemoninae Giống: Macrobrachium Loài tôm càng xanh: Macrobrachium rosenbergii de Man 1879 Tên tiếng Anh: Freshwater giant prawn 2.1.2. Phân bố Tôm càng xanh nước ngọt thuộc giống Macrobrachium phân bố khắp vùng nhiệt đới và Á nhiệt đợi trên thế giới, tập trung ở khu vực Ấn Độ Dương và Tây Nam Thái Bình Dương, chủ yếu ở khu vực châu Úc đến New Guinea, Trung Quốc và Ấn Độ, tôm càng xanh có hầu hết ở các thủy vực nội địa như sông, hồ, đầm lầy, ruộng, mương ao, đầm phá, hay các thủy vực nước lợ như cửa sông (Nguyễn Việt Thắng, 1993; M. B.New và S.Singholka, 1985). Tôm càng xanh phân bố ở hầu hết các quốc gia như Thái Lan (De Man, 1879; Lanchester, 1879; Kemp, 1918), Miến Điện (Henderson, 1893), Malaysia (Lanchester, 1901), Ấn độ (Hurbest, 1792), Singapore, Nhật Bản ( Von Martens, 1868), Indonesia (De Man, 1879), Australia (J. Roux, 1933) và Việt Nam (Serene, 1937) (trích dẫn bởi Nguyễn Việt Thắng, 1993). 4 Ở nước ta tôm càng xanh phân bố tự nhiên từ Cầu Đá Nha Trang trở vào, ở khu vực Đông Nam Bộ và tập trung chủ yếu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (Phạm Văn Tình, 2004). Ở Bán đảo Cà Mau phát hiện thấy tôm càng xanh phân bố với số lượng không nhỏ ở các nồng độ muối từ 5 10‰, cũng phát hiện thấy chúng ở vùng Hòn Tre, nơi nước biển được ngọt hóa bởi dòng nước ngọt của sông Cái Lớn có độ mặn là 20‰, cũng tại Năm Căn ở nồng độ muối 15‰ cũng tìm thấy tôm càng xanh, tuy nhiên vùng phân bố tập trung của chúng là vùng nước ngọt và lợ nhạt có độ muối dưới 6‰ (Nguyễn Việt Thắng, 1993). 2.1.3. Hình thái Tôm càng xanh là loài có kích thước lớn nhất, thân tôm càng xanh hơi tròn, có màu xanh nhạt, màu đặc trưng là đôi càng lớn có màu xanh lam sẩm hay nâu đỏ tùy thuộc vào độ tuổi của tôm, phía cuối thân có màu xanh lam, hai bên giáp đầu ngực có đường vân xanh, đỏ chạy dọc song song với thân (Lương Đình Chung, 1999). Cơ thể tôm càng xanh gồm hai phần chính: phần đầu ngực và phần thân. Phần vỏ đầu ngực tận cùng là chủy, chủy ở phía trên có từ 12 14 gai và phía dưới có 12 13 gai, dưới vỏ đầu ngực có năm đôi chân bò, đôi chân ngực thứ 2 phát triển to, dài, có nhiều gai nhỏ, đốt cuối có dạng kẹp, đôi chân ngực này gọi là càng. Phần mình gồm 6 đốt và đuôi, vỏ của đốt 2 trùm lên đốt 1 và đốt 3, phía dưới các đốt bụng là 5 đốt chân bơi và tận cùng là chân đuôi hình phiến dẹp (Nguyễn Việt Thắng, 1995). Các phụ bộ có hình dạng, kích cỡ và chức năng khác nhau với hai đôi râu có chức năng xúc giác, một đôi hàm lớn, hai đôi hàm nhỏ, ba đôi chân hàm có chức năng giữ và nghiền mồi, năm đôi chân ngực có chức năng để bò, năm đôi chân bụng để bơi, một đôi chân đuôi có chức năng như bánh lái và đôi càng dùng để bắt mồi và tự vệ (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2003) ( hình 2.1). Tôm càng đực thành thục, to hơn tôm cái rõ rệt và đôi chân bò thứ 2 cũng lớn và dài hơn, tỷ lệ phần đầu ngực của tôm đực thì lớn hơn và phần bụng thì nhỏ hơn tôm cái, các lỗ sinh dục đực nằm giữa gốc của đôi chân bò thứ 5. Đầu của tôm cái thành thục và đôi chân bò thứ 2 của nó nhỏ hơn nhiều so với tôm đực, lỗ sinh dục con cái, nằm ở gốc đôi chân bò thứ 3, các tấm vỏ bụng thì dài hơn và phần bụng cũng rộng hơn, 5 các tấm vỏ bụng tạo thành một buồng rộng, trứng được chứa tại đó trong khoảng thời gian từ lúc đẻ ra cho đến lúc nở (M.B.New và S.Singholka, 1985). Hình 2.1. Một số đặc điểm giải phẩu học của tôm càng xanh (hình vẽ của Foster và Wickins (1972)). 2.1.4. Môi trƣờng sống Nhiệt độ: nhiệt độ thích hợp cho hầu hết các giai đoạn của tôm dao động trong khoảng 26 31oC, tốt nhất là 28 30oC. Nhiệt độ thấp dưới 13oC hay trên 38oC gây chết tôm, khi nhiệt độ ngoài khoảng 22 33oC hoạt động, sinh trưởng và sinh sản của tôm sẽ bị suy giảm, nhiệt độ cao thường làm cho tôm sớm thành thục và kích cỡ nhỏ (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2003) . Độ pH: độ pH thích hợp nhất cho sinh trưởng của tôm từ 7 8,5, pH dưới 6,5 hay trên 9,0 kéo dài không tốt cho tôm ở tất cả các giai đoạn (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2003). Tác động của pH lên tỷ lệ sống của tôm càng xanh con ở pH 8,2, 7,4, 6,8, 6,2 và 5,6 là 100 , 88,9 , 94,4 , 94,4 và 94,4 trong 56 ngày theo dõi thí nghiệm. Sau 42 ngày tổng chiều dài và trọng lượng ở pH 5,6 thấp hơn ở pH 8,2 và sau 56 ngày trong lượng của tôm ở pH 6,8 thấp hơn pH 8,2 (Su Mei Chen và Jiann Chu Chen, 2002). Độ mặn: đối với tôm cái mang trứng, chúng di chuyển ra cửa sông, ấu trùng nở ra chỉ sống được trong môi trường nước có độ mặn từ 8 14‰, thích hợp nhất là 6 10 12‰, trong môi trường nước ngọt ấu trùng chết hoàn toàn (Lương Đình Chung, 1999). Tôm giống và tôm lớn cần sống trong nước ngọt để sinh trưởng tốt nhất, chúng có thể chịu độ mặn từ 25‰ đến 30‰ (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2003). Trong sản xuất giống nhân tạo duy trì độ mặn 12‰ trong suốt quá trình ương cho đến khi thu hoạch tôm post-larvae (Nguyễn Việt Thắng, 1993). Oxy hòa tan (DO): hầu hết các loài thủy sản có thể sống trong điều kiện tối ưu và trao đổi chất ở nồng độ oxy là 3 7 mg/l, chúng có thể sống ở nồng độ oxy thấp. Khi DO nhỏ hơn 1 mg/l thì làm cho tôm bị chết ngạt, khi DO nhỏ hơn 2 mg/l thì tôm bị stress (M.B.New và W.C.Valenti, 2000). Ngưỡng oxy của tôm cao hơn các loài cá nước ngọt, ở hầu hết cá nước ngọt là 2 mg/l và tôm càng xanh là 3 mg/l (Phạm Văn Tình, 2004). Đối với các giai đoạn biến thái của ấu trùng yêu cầu hàm lượng oxy từ 5 mg/l trở lên (Lương Đình Chung, 1999). Hợp chất nitrogen (nitrite, nitrate, amonia): giới hạn cho phép của hàm lượng các hợp chất nitrogen là: hàm lượng nitrite nhỏ hơn 0,1 mg/l, hàm lượng nitrate nhỏ hơn 20 mg/l và hàm lượng amonia nhỏ hơn 0,1 mg/l (M.B.New và S.Singholka, 1985). Hàm lượng amonia nhỏ hơn hoặc bằng 0,09 mg/l giảm tăng trưởng ở tôm càng xanh và amonia từ 0,45 mg/l giảm 50 tăng trưởng ở tôm Penaeid (Ferene Pekar, 1995). Trong hệ thống chảy tràn nuôi tôm nước ngọt hàm lượng NO2-N nhỏ hơn 1,4 mg/l (M.B.New và W.C.Valenti, 2000). Trong sản xuất giống hàm lượng nitrite duy trì dưới 0,1 mg/l và amonia dưới 0,1 mg/l (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2003). Độ cứng: nước ngọt có độ cứng tổng cộng dưới 100 mg/l CaCO3 cho kết quả tốt (M.B.New và S.Singholka, 1985). Nước trong ao hồ có độ cứng thích hợp cho nuôi tôm cá là 20 150 mg/l CaCO3, nước có độ cứng cao quá (trên 300 mg/l CaCO3) sẽ gây ảnh hưởng không có lợi cho sự tăng trưởng và lột xác của tôm (Vũ Thế Trụ, 1994). 7 Độ cứng thích hợp nhất cho ương nuôi tôm trong khoảng 50 150 mg/l, đối với ương nuôi ấu trùng, độ cứng thấp dưới 50 mg/l có thể gây ra hiện tượng vỏ mềm (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2003). 2.1.5. Chu kỳ sống Vòng đời tôm càng xanh có 4 giai đoạn bao gồm trứng, ấu trùng, hậu ấu trùng và tôm trưởng thành (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2003) (hình 2.2). Tôm càng trưởng thành sống chủ yếu ở nước ngọt (sông, rạch, ao, hồ, đầm…), chúng thành thục phát dục và giao vĩ đẻ trứng ở đó nhưng khi ôm trứng chúng có xu thế bơi ra vùng nước lợ từ 6 18 ‰ có khi lên đến 20 25‰. Ở đó, ấu trùng được nở ra và sống trôi nổi theo kiểu phù du, ấu trùng trải qua 11 lần lột xác, qua 12 giai đoạn biến thái ấu trùng biến thành hậu ấu trùng, thời gian cho các giai đoạn biến thái từ 17 60 ngày, lúc này tôm con tiến về vùng nước ngọt (Nguyễn Việt Thắng, 1993). Tôm có thể di cư rất xa, trong phạm vi hơn 200 km từ bờ biển vào nội địa, khi trưởng thành chúng lại di cư ra vùng nước lợ nơi có độ mặn thích hợp để sinh sản và vòng đời lại tiếp tục (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2003). Hình 2.2. Vòng đời của tôm càng xanh (hình vẽ của Foster và Wichkins (1972)). 2.1.6. Lột xác và tăng trƣởng Trong quá trình lớn lên, tôm trải qua nhiều lần lột xác, chu kỳ lột xác của tôm tùy thuộc vào nhiều yếu tố như kích cỡ của tôm, điều kiện dinh dưỡng, điều kiện môi trường, giới tính và tình trạng sinh lý của tôm (Dương Tấn Lộc, 2001). 8 Ấu trùng tôm càng xanh qua mỗi lần lột xác lại biến thái chuyển sang giai đoạn phát dục mới, từ ấu trùng giai đoạn 1 đến tôm bột trải qua 11 lần lột xác, qua mỗi lần lột xác tôm tăng trọng 20 30% (Lương Đình Chung, 1999). Từ tôm giống đến tôm trưởng thành, tôm lột xác nhiều lần để tăng trưởng cơ thể, khi bị tổn hại các chi phụ như càng, chân… tôm lột xác để tái sinh (Lương Đình Chung, 1999). Tôm nhỏ có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn tôm lớn, tôm đực lớn nhanh hơn tôm cái (Phạm Văn Tình, 2004; Nguyễn Việt Thắng, 1993). Quá trình lột xác của tôm càng xanh bao gồm các giai đoạn như sau: giai đoạn tiền lột xác, giai đoạn lột xác, giai đoạn hậu lột xác, giai đoạn giữa chu kỳ lột xác (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2003). Trong thời gian chờ đợi lớp vỏ mới đủ cứng, tôm rất yếu ớt, dễ bị các động vật khác sát hại.Tất cả các tôm cái thành thục sinh dục đều lột vỏ trước khi thụ tinh một thời gian ngắn, gọi là thời kỳ tiền giao vĩ của tôm cái (Phạm Văn Trang và ctv, 1993). Trong quá trình lột xác tiền giao vĩ, tôm cái sẽ tiết ra hormon có tác dụng kích thích tôm đực tìm đến, sự hiện diện của tôm đực còn giúp bảo vệ tôm cái mới lột khỏi bị các tôm cái khác tấn công (Nguyễn Việt Thắng, 1993; Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2003). 2.1.7. Thành thục sinh dục Trong tự nhiên, cũng như trong ao, hồ nuôi với nguồn giống nhân tạo, tôm càng xanh cái thành thục lần đầu ở khoảng 3 3,5 tháng tuổi kể từ hậu ấu trùng 10 15 ngày tuổi, với kích cỡ tôm nhỏ nhất đạt thành thục khoảng 10 13 cm và 7,5 g (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2003). Trong quá trình thành thục, buồng trứng trải qua 4 giai đoạn phát triển trong vòng 14 20 ngày. Đặc trưng ở mỗi giai đoạn thành thục được trình bày theo Nguyễn Thanh Phương và ctv (2003) như sau: Giai đoạn I: chưa thành thục. Buồng trứng nhỏ, trong suốt, nằm ở vùng chót sau của khoang giáp đầu ngực, trứng có hình cầu với nhân rõ ràng và nguyên sinh chất trong suốt, đường kính trứng đạt 0,064 0,128 mm. 9 Giai đoạn II: chớm thành thục. Buồng trứng chiếm khoảng 1/4 1/2 chiều dài của khoang giáp đầu ngực và có màu vàng, trứng hơi ngà ngà do có noãn hoàng trong nguyên sinh chất, nhân không thấy rõ, trứng có đường kính 0,191 0,447 mm. Giai đoạn III: thành thục. Buồng trứng phát triển hơn và chiếm 3/4 chiều dài khoang đầu ngực, có màu vàng cam, trứng hơi đục, nhân không thấy được do hình thành noãn hoàng, trứng có đường kính 0,319 0,545 mm. Giai đoạn IV: chín muồi. Buồng trứng chiếm toàn bộ khoang giáp đầu ngực, màu vàng xậm, trứng có hình cầu, đục do noãn hoàng tích tụ nhiều, đường kính trứng 0,447 0,766 mm. Khi buồng trứng đạt giai đoạn IV, tôm cái lột xác tiền giao vĩ. 2.1.8. Sinh sản Tôm đực thành thục sinh lý có thể trạng khỏe mạnh (vỏ cứng) có thể tiến hành giao vĩ, con cái hoàn tất lột xác mới tiến hành giao vĩ, quá trình giao vĩ của tôm có thể chia thành 4 giai đoạn: tiếp xúc (contact), ôm giữ tôm cái (seizura), trèo lên lưng (mounting), lật ngửa và gắn túi tinh (turning) (Nguyễn Việt Thắng, 1993). Toàn bộ quá trình tiếp xúc và giao vĩ xảy ra trong vòng 25 35 phút, sau khi giao vĩ, tôm đực nằm cạnh tôm cái khoảng 5 10 phút, tôm đực bảo vệ tôm cái vốn còn vỏ mềm khỏi bị tôm khác tất công (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2003). Sau khi giao vĩ từ 6 20 giờ tôm cái bắt đầu đẻ trứng, những con cái chưa giao vĩ nhưng đã thành thục, chín mùi sinh dục cũng có thể đẻ trong vòng 24 giờ sau khi lột vỏ “tiền giao vĩ”, nhưng trứng của chúng sẽ không được thụ tinh, những trứng này chỉ được giữ trong buồng ấp trứng vài giờ (Nguyễn Việt Thắng, 1993). Tôm cái mang trứng dưới bụng và bảo vệ trứng đến khi nở, thời gian ấp trứng giao động từ ngày 17 23 ngày với nhiệt độ từ 26 30oC, suốt thời gian ấp trứng tôm cái dùng chân bụng quạt nước, tạo dòng nước luôn chuyển qua thân bụng làm thoáng khí cho trứng, trứng mới đẻ có màu vàng sáng chuyển dần sang màu da cam đến ngày thứ 12 màu da cam của trứng nhạt dần và ngả màu xám xanh nhạt và từ màu xám nhạt chuyển dần sang xám đậm cho đến ngày nở có màu xám đậm đen (màu đen đó là mắt 10 của ấu trùng còn nằm trong trứng) lúc này sẵn sàng nở ra ấu trùng (Nguyễn Việt Thắng, 1993). Tùy vào kích cỡ và trọng lượng của tôm cũng như chất lượng và số lần tham gia sinh sản của chúng mà sức sinh sản của tôm có thể thay đổi từ 7.000 503.000 trứng, thông thường khoảng 20.000 80.000 trứng, trung bình sức sinh sản tương đối của tôm khoảng 500 1.000 trứng trên gram trọng lượng tôm. Tôm nuôi trong ao hồ, sức sinh sản tương đối của chúng có thấp hơn, trung bình 300 600 trứng trên gam trọng lượng, tôm cái có thể tái phát dục và đẻ lại sau 16 45 ngày hay có thể chỉ 7 ngày, chúng có thể tái phát dục và đẻ lại 5 6 lần, sức sinh sản của tôm cũng thay đổi theo các lần đẻ trứng của tôm (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2003). 2.1.9. Dinh dƣỡng Ấu trùng ăn liên tục và trong tự nhiên thức ăn chính là các phiêu sinh động vật (chủ yếu là các giáp xác nhỏ), giun rất nhỏ và ấu trùng không xương sống thủy sinh khác, hậu ấu trùng ngoài thức ăn ở giai đoạn ấu trùng chúng có thể ăn thêm các mảnh vụn hữu cơ lớn hơn, có nguồn gốc động vật và thực vật (M.B.New và S.Singholka, 1985). Tôm càng là loài ăn tạp và thức ăn của chúng gồm các loài côn trùng thủy sinh và ấu trùng của côn trùng, tảo, rong, hạt, quả, nhuyễn thể, giáp xác nhỏ, thịt cá, phế liệu của cá và động vật khác, chúng cũng có thể ăn thịt lẫn nhau (M.B.New và S.Singholka, 1985). Ấu thể (nauplii) Artemia là một trong những loại thức ăn sống quan trọng cho các giai đoạn đầu của ấu trùng tôm, ấu trùng tôm càng xanh có thể ăn ấu thể Artemia ngay từ ngày thứ hai (giai đoạn 2) sau khi nở, hạn chế khi dùng Artemia làm thức ăn cho ấu trùng nuôi đó là chúng thiếu các axít béo cần thiết, đặc biệt là các axít béo cao phân tử không no, mà hầu hết các sinh vật biển không có khả năng tự tổng hợp (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 2002). Trong ương nuôi ấu trùng cần bổ sung thức ăn chế biến, trong thức ăn chế biến có bổ sung thêm nhiều loại vitamin chính, vì ấu trùng tôm càng xanh có nhu cầu lớn (Nguyễn Việt Thắng, 1993). 11 Nuôi tôm càng xanh thương phẩm sử dụng thức ăn tổng hợp dạng viên, có hàm lượng protein từ 20-30% là phù hợp (Phạm Văn Tình, 2004). 2.2. Công nghệ sản xuất tôm càng xanh toàn đực 2.2.1. Phƣơng pháp chuyển đổi giới tính tôm càng xanh đực tạo tôm cái giả Xác định giới tính tôm càng xanh ở giai đoạn sớm: dưới kính hiển vi soi nổi độ phóng đại 30 lần có thể xác định được giới tính post-lavae 30 60 ngày ( PL30-60 ) thông qua lỗ mở sinh dục đực ở gốc chân bò 5 hay phần phụ đực ở chân bơi 2. Cố định tôm để vi phẫu, cố định tôm bằng đất sét nặng đồ chơi, dùng tay nhẹ nhàng bắt từng con, lật ngửa bụng lên trên, gắn đầu chủy, đuôi và các chân bơi bằng đất sét, tiến hành vi phẫu loại bỏ tuyến đực dưới kính hiển vi soi nổi ở độ phóng đại 30 lần (Nguyễn Văn Hảo và ctv, 2004). 2.2.2. Kiểm tra chất lƣợng tôm sau khi vi phẫu loại bỏ tuyến đực Giai đoạn sớm: kiểm tra dưới kính hiển vi sôi nổi độ phóng đại 30 lần, 7 ngày sau khi vi phẫu, tiến hành cắt bỏ một chân bơi 2 (có gai sinh dục phụ) và thả nuôi tiếp, 30 ngày sau vi phẫu, cắt lại một chân bơi 2 đã cắt trước đó và kiểm tra dưới kính hiển vi soi nổi độ phóng đại 30 lần. Có hai trường hợp: Chân bơi thứ 2 mọc lại có gai sinh dục phụ A.M (Apendix masculina-AM), vi phẫu không thành công được loại bỏ. Chân bơi thứ 2 mọc lại không có A.M: là tôm đã biệt hóa và chuyển đổi giới tính, giữ lại các con tôm này (Nguyễn Văn Hảo và ctv, 2004). 2.2.3. Kiểm tra nhiễm sắc thể giới tính của tôm mẹ thông qua thế hệ F1 Khi tôm thành thục, sinh sản, nuôi tách riêng đàn con và tôm mẹ trong lồng có gắn nhãn. Khi đạt cỡ PL25-30 thì tiến hành vi phẫu 250-300 con, số còn lại tiếp tục nuôi đến PL70, thu ngẫu nhiên 500 con/quần đàn, kiểm tra tỉ lệ đực cái (ít nhất cũng phải 100 con). Nếu thế hệ là 100% tôm đực thì tôm mẹ là cái giả, giữ lại đàn con đã vi phẫu, ngược lại loại bỏ (Nguyễn Văn Hảo và ctv, 2004). 12 2.3. Hệ thống nuôi vỗ thành thục tôm bố mẹ 2.3.1. Nuôi trong ao đất Diện tích ao từ 500 1000 m2, được cải tạo kỹ có cấp và thoát nước, độ sâu của ao 2 m, độ sâu nước nuôi 1,5 m (Phạm Văn Tình, 2004; Nguyễn Thị Thanh Thủy, 2002). Chọn tôm khỏe mạnh, không thương tật, trọng lượng tôm đực trên 50 g/con, tôm cái trên 25 g/con để có sức sinh sản thực tế khoảng 15.000 20.000 ấu trùng trên tôm mẹ, mật độ nuôi 4 5 con/m2 và tỷ lệ đực cái 1:4 (Phạm Văn Tình, 2004; Nguyễn Thị Thanh Thủy, 2002). Nước nuôi luôn trong sạch, oxy hòa tan luôn đạt trên 3,5 mg/l, pH từ 7 8,5. Thay nước 2 3 ngày một lần, thay khoảng 15 20% thể tích nước nuôi (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 2002). Thức ăn sử dụng là thức ăn viên tổng hợp có hàm lượng đạm trên 25%. Lượng thức ăn trong ngày 7% trọng lượng thân, ngày cho ăn 2 lần sáng và chiều tối, thức ăn được rải đều khắp ao, có thể sử dụng thức ăn tươi sống như tôm cá vụn thay thế 1/3 thức ăn viên (Phạm Văn Tình, 2004; Nguyễn Thị Thanh Thủy, 2002). 2.3.2. Nuôi trong bể xi măng Bể xi măng tròn hoặc vuông kích thước 3 5 m3, mật độ từ 10 15 con trên bể, tỷ lệ đực cái là 1:4. Đáy có phủ một lớp mỏng khoảng 10 cm đất bùn cát và san hô để tạo môi trường gần giống với môi trường tự nhiên của tôm, mỗi bể bỏ một vài ống nhựa đường kính 15 20 cm, chiều dài 20 30 cm để làm chỗ ẩn nấp của tôm khi lột xác (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 2002). Nước dùng cho nuôi tôm bố mẹ không cần xử lý kỹ, thường dùng nước giếng đào có độ mặn từ 0 8‰ lọc qua túi lọc, định kỳ thay nước hàng ngày hoặc hai ngày một lần tùy theo mức độ ô nhiễm của nước (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 2002). Thức ăn hàng ngày cho tôm bố mẹ gồm tôm, mực, cá vụn, cho ăn hai lần trong ngày vào buổi sáng và chiều tối (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 2002). 13 2.3.3. Nuôi trong bể composite Bể composite có dung tích 3 m3, có tuần hòan, mật độ nuôi là 10 con trên bể, tỉ lệ đực cái là 1:4, sử dụng thức ăn viên 40% protein và bổ sung thức ăn tươi hai ngày cho ăn một lần như: mực ống, trùn chỉ, gan, ốc, nhộng tằm, thức ăn thừa và cặn loại bỏ bằng cách xả đáy, định kỳ 2 tuần làm tổng vệ sinh một lần (Nguyễn Văn Hảo và ctv, 2004). Nguyên tắc hoạt động được miêu tả theo hình vẽ sau: Hình 2.3. Hệ thống tuần hoàn trên bể composite 2.3.4. Sơ lƣợc nuôi tôm cá tuần hoàn trên bể composite Hệ thống chảy tràn được thiết kế cho nuôi nuôi tôm hùm, bể 40 lít đáy cầu có tuần hoàn, đã được biến đổi nuôi tôm Cancer irroratus, sử dụng lớp lưới 280 m đặt dưới đáy của hệ thống chảy tràn, tốc độ chảy 2,5 3 l/phút trong suốt quá trình phát triển từ giai đoạn zoeae 1 đến giai đoạn tiền megalopa, sau đó là 1 1,5 l/phút, tỷ lệ AO LẮNG Máy bơm 1 Máy bơm 2 Máy nén khí Sông Rạch Chiếc Cống Nước vào Nước ra Van xả Hệ thống cấp nước Hệ thống sục khí 14 sống đến giai đoạn megalopae là 69 (Mireille Charmantier-Daures và Guy Charmantier, 2003). Ảnh hưởng diện tích mặt đáy và giá thể lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng (giai đoạn 2) của tôm Pacifastacus leniusculus. Thí nghiệm gồm ba loại đáy là sỗi nhỏ, sỗi mịn và đáy không, có sử dụng giá thể. Quan sát thấy được sự tăng trưởng nhanh về trọng lượng và chiều dài trên bể đáy sỗi và tỷ lệ sống của đáy sỗi từ 30,1 đến 49,8 cao hơn đáy không (R.Savolainen và ctv, 2003). 15 Chƣơng 3: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP 3.1. Thời gian và đia điểm 3.1.1. Thời gian Thời gian: từ 07/03/2005 đến 07/08/2005. 3.1.2. Địa điểm Địa điểm thực hiện: tại Trại Thực Nghiệm Nuôi Thủy Sản Thủ Đức, Phòng sinh học thực nghiệm,Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II, số 658 Kha Vạn Cân phường Linh Đông, quận Thủ Đức- thành phố Hồ Chí Minh. 3.2. Vật liệu 3.2.1. Đối tƣợng thí nghiệm Tôm càng xanh đực được vi phẫu loại bỏ tuyến đực, đã kiểm tra chất lượng. Ở Trại Thực Nghiệm Nuôi Thủy Sản Thủ Đức, Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II. 3.2.2. Hệ thống nuôi và nguồn nƣớc sử dụng Ao nuôi 1200 m2, 800 m2, ao lắng 840 m2, bể composite 3 m3, hệ thống sục khí, hệ thống dẫn nước, hệ thống điện, vật dụng nền đáy (cát, san hô), giá thể (chà cây, ống, dây). Nguồn nước sử dụng từ sông Rạch Chiếc, lấy nước vào ao lắng vào những ngày triều cường. 16 Hình 3.4. Hệ thống tuần hoàn trên bể composite nuôi tôm càng xanh hậu bị 3.2.3. Dụng cụ và hoá chất đo môi trƣờng Nhiệt kế, máy đo pH, đĩa secchi, pipet 10 ml, pipet chuẩn độ 25 ml, ống đong 250 ml, chai thủy tinh nút mài 250 ml… Hoá chất bao gồm hồ tinh bột, H2SO4 đậm đặc, NaOH, NaN3, KI, MnSO4.4H2O, dung dịch Na2S2O3 0,1 N… Ngoài ra còn các dụng cụ không thể thiếu được như máy bơm chìm 400 w, máy nén khí 500 w, xô, cân, lưới… 3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu và bố trí thí nghiệm 3.3.1. Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí 3 nghiệm thức: bể composite đáy cát, bể composite đáy san hô có lớp lưới, bể đáy không, mỗi nghiệm thức lập lại 4 lần. Nghiệm thức 1: bể có lót một lớp cát dày 10 cm ở đáy bể, giá thể là cây, ống, dây. AO LẮNG Máy bơm 1 Máy bơm 2 Máy nén khí Sông Rạch Chiếc Cống Nước vào Nước ra Van xả Hệ thống cấp nước Hệ thống sục khí 17 Nghiệm thức 2: bể có lót một lớp san hô ở đáy dày 10 cm và phủ một lớp lưới bên trên, giá thể là cây, ống, dây. Nghiệm thức 3: bể không bố trí lót đáy, giá thể là cây, ống, dây. Tôm thả nuôi có trọng lượng trung bình trong bể 14 17 g, mật độ nuôi là 15 30 con trên bể. Lượng nước tuần hoàn giống nhau ở các bể thí nghiệm và dòng chảy là 7,5 lít trên phút Hình 3.5. Bố trí thí nghiệm của bể composite 3.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 3.3.2.1. Đánh giá các biến động môi trƣờng trong các hệ thống tuần hoàn khác nhau nuôi tôm càng xanh hậu bị Đo pH bằng máy ( pHScan 2 Waterproof), mỗi ngày hai lần vào lúc 7 giờ sáng và 2 giờ chiều. Đo nhiệt độ bằng nhiệt kế rượu, mỗi ngày hai lần vào lúc 7 giờ sáng và 2 giờ chiều. Đo DO bằng phương pháp Winkler, mỗi ngày hai lần vào lúc 7 giờ sáng và 2 giờ chiều. Đo amonia bằng test kit (sera NH+4/NH3 Test Kit-Germany), đo vào buổi chiều hai lần trong tuần. Đo nitrite bằng test kit (sera NO2 Test Kist- Germany), đo vào buổi chiều hai lần trong tuần. Đo độ trong bằng đĩa secchi vào buổi sáng một lần trong ngày. 10 cm Bể đáy cát Bể đáy san hô Bể đáy không 18 Đo CaCO3 bằng phương pháp chuẩn độ bằng EDTA, chỉ đo ở nước của ao lắng. Đo H2S bằng phương pháp chuẩn độ, chỉ đo ở nước của ao lắng. 3.3.2.2. Đánh giá các chỉ tiêu tăng trƣởng và tỷ lệ sống Trước thí nghiệm và sau mỗi ba tuần tôm được cân, đo chiều dài, đồng thời đếm số lượng tôm. 3.3.2.3. Đánh giá chỉ tiêu thành thục sinh dục Kiểm tra sự phát triển tuyến sinh dục của tôm, kích thước, màu sắc, đẻ trứng, màu sắc trứng (giai đoạn thành thục sinh dục). 3.3.2.4. Kỹ thuật chăm sóc và cho ăn Vệ sinh bể và các giá thể hai tuần một lần. Cho ăn hai lần trong ngày 6 giờ sáng và 5 giờ chiều bằng thức ăn viên, thức ăn tươi như cá vụn, mực, nhộng tằm hai ngày một lần. Thiết kế nước chảy tràn, bằng hệ thống nước cấp ở đáy, sát thành bể để tạo ra dòng chảy làm sạch. 3.4. Xử lý số liệu Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel, sử dụng trắc nghiệm t và trắc nghiệm F. 19 Chƣơng 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Chúng tôi thực hiện các thí nghiệm đánh giá hệ thống tuần hoàn nuôi tôm càng xanh hậu bị bằng cách khảo sát các yếu tố môi trường trong các hệ thống nuôi sau đây: - Khảo sát môi trường của ao lắng. - Khảo sát môi trường trong từng bể nuôi của mỗi nghiệm thức thí nghiệm. - Khảo sát môi trường từng nghiệm thức thí nghiệm. 4.1. Ao lắng 4.1.1. Nhiệt độ Trong suốt thời gian nuôi, nước được cấp vào ao lắng và từ đây nước được bơm trực tiếp lên bể nuôi. Sự biến động nhiệt độ của ao lắng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của tôm nuôi, biến động nhiệt độ buổi sáng từ 28 33oC và biến động nhiệt độ buổi chiều từ 29 36oC. Hầu hết các ngày nhiệt độ buổi chiều biến động từ 33oC trở lên (đồ thị 4.1), nhìn trên đồ thị ta thấy thời gian đầu nhiệt độ nước rất cao vì thí nghiệm được tiến hành vào giữa mùa nắng. 4.1.2. Độ pH Đồ thị 4.1. Biến động nhiệt độ nƣớc ao lắng Đồ thi 4.2. Biến động độ pH trong nƣớc ao lắng 20 Trong suốt quá trình nuôi nước ao lắng có độ pH buổi sáng biến động từ (7 8,3) và pH buổi chiều biến động từ (7,3 9,6) (đồ thị 4.2), trong thời gian đầu pH cao có ngày pH đạt mức 9,6 vì thời gian bố trí thí nghiệm vào tháng 3 ở mùa nắng nên khí hậu nóng và tảo ở ao lắng mau tàn và khi tảo tàn làm cho độ pH tăng. 4.1.3. Một số yếu tố khác Bảng 4.1. Chỉ tiêu thủy hoá trong nƣớc ao lắng pH sáng (7 8,3) ; chiều (7,3 9,6) Nhiệt độ sáng (28 33 oC) ; chiều (29 36oC) NH4-N 0,201 mg/l NO2-N 0,128 mg/l H2S 0,01 mg/l CaCO3 33,33 mg/l Các yếu tố môi trường trong ao lắng (nguồn cung cấp nước cho hệ thống nuôi) có nhiệt độ và pH cao quá ngưỡng vào một số thời điểm. Những bất lợi này ảnh hưởng đến sức khỏe, tăng trưởng và thành thục của tôm. Nguồn nước cho vào trong hệ thống nuôi cần phải đạt các giới hạn về yêu cầu môi trường sống của tôm càng xanh. Trong điều kiện Trại Thực Nghiệm Thủ Đức cần chọn thời điểm hợp lý khi lấy nước từ sông Rạch Chiếc. Nước nuôi lấy vào ao lắng nhiều lần trong tháng, nên cần có hệ thống xử lý, lắng lọc trước khi cho vào hệ thống tuần hoàn. 4.2. Môi trƣờng của từng bể nuôi trong 3 nghiệm thức thí nghiệm Để đánh giá hệ thống tuần hoàn nuôi tôm càng xanh hậu bị, chúng tôi phân tích và so sánh các chỉ tiêu môi trường giữa 3 nguồn nước đó là nước đầu vào, nước trong bể và nước đầu ra ở 3 nghiệm thức: bể đáy cát, bể đáy san hô có lưới và bể đáy không. 4.2.1. Yếu tố nhiệt độ và pH i) Nghiệm thức 1 (bể đáy cát B2, B3, C4) Nhiệt độ: Nhiệt độ buổi sáng và buổi chiều giữa nước đầu vào, nước trong bể, nước đầu ra của bể B2, B3, C4 là khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Nhiệt độ trung bình buổi sáng đo được trong bể B2, B3, C4 lần lượt là 29,84oC; 29,84oC; 29,82oC: 21 nhiệt độ này thích hợp cho tôm. Nhiệt độ trung bình buổi chiều là 31,38oC; 31,33oC; 31,35 oC. Do đó ở cả 3 bể đều có nhiệt độ trung bình buổi chiều cao hơn ngưỡng thích hợp của tôm, trong đó bể B2 có nhiệt độ cao hơn bể B3 và C4. Độ pH: Độ pH buổi sáng của nước đầu vào, nước trong bể, nước đầu ra của bể B2, B3, C4 là khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Độ pH buổi chiều giữa (nước đầu vào; nước đầu ra) của bể B2, B3 là khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Riêng ở bể B2 có pH (nước trong bể; nước đầu vào) là khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Độ pH trung bình buổi sáng đo được của B2, B3, C4 là 7,39; 7,34; 7,37 và pH trung bình buổi chiều đo được trong bể B2, B3, C4 lần lượt là 7,82; 7,81; 8,03 đều nằm trong khoảng thích hợp của tôm, theo M.B.New và S.Singholka (1985) pH thích hợp cho tôm từ 7 8,5 (bảng 4.2, 4.3, 4.5, 4.6, 4.8, 4.9 phần phụ lục). ii) Nghiệm thức 2 (bể đáy san hô có lưới B5, B7, C3) Nhiệt độ: Nhiệt độ buổi sáng và buổi chiều giữa nước đầu vào, nước đầu ra, nước trong bể ở B5, B7, C3 là khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Nhiệt độ trung bình buổi sáng đo được trong bể B5, B7, C3 là 29,85oC; 30,04oC; 29,84oC, nhiệt độ này thích hợp cho tôm và nhiệt độ trung bình buổi chiều đo được trong bể B5, B7, C3 lần lượt là 31,37oC; 31,62oC; 31,35oC. Như vậy nhiệt độ buổi chiều đều bị quá ngưỡng đối với tôm, mặt dù trong bể B7 nhiệt độ cao hơn bể B5 và C3 phần nào cho thấy ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm, đồng thời làm giảm tỷ lệ sống và khả năng thành thục của tôm. Độ pH: Độ pH buổi sáng của nước đầu vào, nước trong bể, nước đầu ra của bể B5, B7, C3 là khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Độ pH buổi chiều (nước đầu vào; nước đầu ra) của bể B5, C3 là khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Trong đó pH trung bình buổi sáng của bể B5, B7, C3 là 7,36; 7,37; 7,4 và pH trung bình buổi chiều tương ứng là 7,85; 7,88; 8,0 đều thích hợp đôi với tôm (bảng 4.11, 4.12, 4.14, 4.15, 4.17, 4.18 phần phụ lục). 22 iii) Nghiệm thức 3 (bể đáy không B9, B10, C2) Nhiệt độ: Nhiệt độ buổi sáng, chiều giữa nước đầu vào, nước trong bể, nước đầu ra là khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Nhiệt độ trung bình buổi sáng trong bể B9, B10, C2 lần lượt là 29,86oC; 29,77oC; 29,86oC nằm trong ngưỡng thích hợp và nhiệt độ trung bình buổi chiều là 31,36oC; 31,29oC, 31,34oC. Trong đó bể B9 có nhiệt độ cao hơn bể B10 và C3 với nhiệt độ cao này phần nào ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Độ pH: Độ pH buổi sáng, chiều giữa nước đầu vào, nước trong bể, nước đầu ra là khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Độ pH trung bình buổi sáng trong bể B9, B10, C2 lần lượt là 7,37; 7,34; 7,4 và pH trung bình buổi chiều là 7,85; 7,81;7,99 đều thích hợp cho tôm (bảng 4.20, 4.21, 4.23, 4.24, 4.26, 4.27 phần phụ lục). 4.2.2. Yếu tố nitrite và amonia i) Nghiệm thức 1 (bể đáy cát B2, B3,C4) Nitrite: qua các chỉ số nitrite đo được của từng bể trong nghiệm thức này ta thấy: Ở bể B2 và C4: chỉ số nitrite giữa nước đầu vào, nước trong bể, nước đầu ra là khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Bể B3 chỉ số nitrite so sánh cặp (nước đầu vào; nước trong bể) và (nước đầu vào; nước đầu ra) là khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Sự khác biệt này giúp ta đánh giá hiệu quả của việc xử lý lượng nitrite trong phần sau. Lượng nitrite trung bình đo được ở các bể B2, B3, C4 lần lượt là 0,15 mg/l; 0,17 mg/l; 0,16 mg/l. Qua xử lý, so sánh chỉ số nitrite của nước trong bể và nước đầu ra thì lượng nitrite lưu lại trong bể B2, B3, C4 lần lượt là 0,02 mg/l; 0,03 mg/l và 0,02 mg/l. Do đó hiệu quả xử lý lượng nitrite trong bể không thải được hoàn toàn ra ngoài, ở bể B3 lượng nitrite lưu lại cao hơn bể B2, C4 và lượng nitrite trong bể B3 cao do đó nó ảnh hưởng đến tôm. 23 Amonia: Bể B2, B3: so sánh cặp chỉ số amonia (nước đầu vào; nước trong bể) và (nước đầu vào; nước đầu ra) là khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05); bể C4: so sánh cặp ở cả 3 nguồn nước đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Lượng amonia trung bình đo được trong bể B2, B3, C4 tương ứng là 0,35 mg/l; 0,37 mg/l và 0,34 mg/l, trong đó lưu lượng amonia trong bể B2, B3,C4 lần lượt là 0,05 mg/l; 0,03 mg/l và 0,04 mg/l. Do đó hiệu quả thải lượng amonia của nước trong bể ra ngoài là không hoàn toàn , cụ thể là ở bể B2 chỉ số amonia lưu lại trong bể cao hơn bể B3 và C4. Vì vậy sự ô nhiễm trong bể B2 cao sẽ gây bất lợi trực tiếp đến tôm (bảng 4.4, 4.6, 4.10 phần phụ lục). ii) Nghiệm thức 2 (bể đáy san hô có lưới B5, B7, C3) Nitrite : Bể B7, C3: so sánh cặp chỉ số nitrite của (nước đầu vào; nước đầu ra), (nước đầu vào; nước trong bể) và (nước trong bể; nước đầu ra) là khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Riêng ở bể B5 chỉ số nitrite so sánh cặp (nước đầu vào; nước đầu ra) và (nước đầu vào; nước trong bể) là khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Lượng nitrite trung bình đo được ở các bể B5, B7, C3 lần lượt là 0,16 mg/l; 0,15 mg/l; 0,16 mg/l, trong đó lượng nitrite lưu lại trong bể B5, B7, C3 lần lượt là 0,02 mg/l; 0,01 mg/l và 0,01mg/l. Vì vậy lương nitrite lưu lại ở các bể trong nghiệm thức này không có sự khác biệt lớn do đó lượng nitrite thải ra ngoài hiệu quả hơn ở các bể đáy cát. Amonia: Bể B7, C3 chỉ số amonia so sánh từ các cặp (nước đầu vào; nước đầu ra), (nước đầu vào; nước trong bể) và (nước trong bể; nước đầu ra) là khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Riêng ở bể B5 chỉ số amonia so sánh cặp (nước đầu vào; nước đầu ra) và (nước trong bể; nước đầu ra) là khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Lượng amonia trung bình trung đo được trong bể B5, B7,C3 tương ứng là 0,37 mg/l; 0,35 mg/l và 0,34 mg/l, trong đó lượng amonia lưu lại trong bể B5, B7, C3 lần lượt là 0,05mg/l, 0,02mg/l và 0,03 mg/l. Do đó hiệu quả đưa lượng amonia ra ngoài ở bể B5, B7, C3 là không hiệu quả là dò dòng chảy không đủ mạnh để đưa các chất cặn 24 và thức ăn thừa ra ngoài. Chính vì thế lượng amonia lưu lại trong bể B5 cao sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm và đồng thời gây chết tôm (bảng 4.13, 4.16, 4.19 phần phụ lục). iii) Nghiệm thức 3 (bể đáy không B9, B10, C2) Nitrite: Ở bể B9, B10, C2: so sánh các cặp chỉ số nitrite của (nước đầu vào; nước trong bể) và (nước đầu vào; nước đầu ra) là khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tuy nhiên lượng nitrite trung bình đo được trong bể B9, B10, C2 tương ứng là 0,17 mg/l; 0,17 mg/l và 0,15 mg/l, trong khi đó lượng nitrite lưu lại trong bể B9, B10, C2 lần lượt là 0,02 mg/l; 0,01 mg/l và 0,01 mg/l giống như lưu lượng nitrite trong bể cát. Cho nên lượng ô nhiễm trong bể B9 cao hơn bể B10, C2 được thể hiện cụ thể qua chỉ số nitrite trong bể và chỉ số nitrite lưu lại trong bể, do đó sẽ gây bất lợi cho tôm. Amonia: Bể B9, B10, C2: so sánh cặp chỉ số amonia của (nước đầu vào; nước trong bể) và (nước đầu vào; nước đầu ra) là khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Lượng amonia trung bình đo được trong bể B9, B10, C2 tương ứng là 0,39 mg/l, 0,33 mg/l, 0,3 mg/l, qua so sánh chỉ số amonia giữa nước trong bể và nước đầu ra thì lượng amonia lưu lại trong bể B9, B10, C2 lần lượt là 0,03mg/l, 0,03mg/l, 0,02mg/l. Tuy nhiên ở bể B9 lượng amonia trong bể cao hơn lượng amonia trong các bể đáy cát và đáy san hô, cho nên sự ô nhiễm trong bể này cao ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Mặc dù lượng amonia lưu lại trong bể B9 so với các bể ở đáy cát và đáy san hô là thấp hơn, do đó phần nào làm giảm bớt ảnh hưởng đến tôm (bảng 4.22, 4.25,4.28 phần phụ lục). 4.3. Các yếu tố khác Chỉ số DO và độ trong được phân tích ở phần 4.4 của từng nghiệm thức thí nghiệm. 25 4.4. Môi trƣờng của từng nghiệm thức thí nghiệm 4.4.1. Yếu tố nhiệt độ và pH i) Nghiệm thức 1 (bể đáy cát) Dưới đây là bảng số liệu rút gọn được xử lý từ các số liệu ghi nhận hàng ngày trong suốt quá trình làm thí nghiệm từ 3 nguồn nước của bể nuôi. Bảng 4.29. Bể đáy cát: giá trị p của trắc nghiệm t giữa nhiệt độ trung bình buổi sáng (trên đƣờng chéo) và pH trung bình buổi sáng (dƣới đƣờng chéo) Nước đầu vào (1) Nước đầu ra (2) Nước trong bể (3) Nước đầu vào (1) 0,0012 (30,61 (1) 1,043; 29,74 (2) 1,146) 0,0019 (30,61 (1) 1,043; 29,79 (3) 1,92) Nước đầu ra (2) 0,7154 (7,32 (1) 0,084; 7,30 (2) 0,045) 0,1402 (29,74 (2) 1,146; 29,79 (3) 1,92) Nước trong bể (3) 0,2900 (7,32 (1) 0,084; 7,36 (3) 0,063) 0,0240 (7,30 (2) 0,045; 7,36 (3) 0,063) Ghi chú: (1) trung bình nước vào, (2) trung bình nước ra, (3) trung bình nước trong bể. Với số liệu từ bảng 4.29 ở mục nhiệt độ buổi sáng chúng tôi ghi nhận được: Nhiệt độ trung bình của hệ thống bể cát giữa (nước đầu vào; nước đầu ra) có p = 0,0012 và (nước đầu vào; nước trong bể) có p = 0,0019 điều cho sự khác biệt có ý nghĩa thống kê vì (p < 0,05). Nhìn chung vào buổi sáng nhiệt độ của 3 nguồn nước có sự chênh lệch, tuy nhiên nhiệt độ trung bình trong hệ thống bể cát là 29,79oC với nhiệt độ này nằm trong ngưỡng thích hợp của tôm. Trong khi đó nhiệt độ trung bình đầu ra là 29,74oC thấp hơn nhiệt độ trong bể là do nước đầu ra ở đáy bể. Cũng từ bảng 4.29 ở mục pH buổi sáng chúng tôi ghi nhận được: Độ pH trung bình của nước (nước trong bể; nước đầu ra) là khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Tuy nhiên độ pH trung bình trong bể 7,36, với pH này thích hợp cho tôm. Độ pH nước đầu vào 7,3 đây là pH của nước ao lắng được bơm trực tiếp lên bể. 26 Tương tự như trên chúng tôi cũng ghi nhận được nhiệt độ và pH vào buổi chiều. Bảng 4.30. Bể đáy cát: giá trị p của trắc nghiệm t giữa nhiệt độ trung bình buổi chiều (trên đƣờng chéo) và pH trung bình buổi chiều (dƣới đƣờng chéo). Nước đầu vào (1) Nước đầu ra (2) Nước trong bể (3) Nước đầu vào (1) 0,00002 (32,18 (1) 1,287; 31,25 (2) 1,302) 0,0011 (32,18 (1) 1,287; 31,35 (3) 1,395) Nước đầu ra (2) 0,0925 (7,94 (1) 0,326; 7,76 (2) 0,195) 0,2216 (31,35 (3) 1,395; 31,25 (2) 1,302) Nước trong bể (3) 0,4236 (7,94 (1) 0,326; 7,88 (3) 0,207) 0,0046 (7,88 (3) 0,207; 7,76 (2) 0,195) Ghi chú: (1) trung bình nước vào, (2) trung bình nước ra, (3) trung bình nước trong bể Theo bảng 4.30 số liệu chúng tôi ghi nhận ở phần mục nhiệt độ buổi chiều như sau: Nhiệt độ trung bình của (nước đầu vào; nước đầu ra) và (nước đầu vào; nước trong bể) là khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Trong khi đó nhiệt độ trung bình của nước trong bể là 31,35oC với nhiệt độ này cao hơn ngưỡng nhiệt độ thích hợp của tôm, theo M.B.New (2002) tôm thành thục được nuôi trong bể ở nhiệt độ tốt nhất từ 27 31 oC nhưng theo Su-Mei Chen và Jiann-Chu Chen (2002) nhiệt độ tốt nhất cho sinh trưởng của tôm từ 29 31oC. Cũng từ bảng 4.30 trên ở mục pH buổi chiều chúng tôi ghi nhận được như sau: Độ pH nước trung bình buổi chiều giữa (nước trong bể; nước đầu ra) là khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Độ pH nước trung bình buổi chiều trong bể 7,88, độ pH này nằm trong ngưỡng thích hợp cho tôm, theo một số tác giả như M.B.New và S.Singholka (1985); M.B.New (2002) pH thích hợp cho tôm từ 7 8,5. Độ pH trung bình nước đầu ra buổi sáng và buổi chiều thấp hơn so với pH trung bình của nước trong bể là do sự phân hủy thức ăn thừa và chất cặn ở đáy bể. 27 ii) Nghiệm thức 2 (bể đáy san hô có lớp lưới) Cũng tương tự như ở bể đáy cát chúng tôi cũng ghi nhận số liệu hàng ngày và được xử lý thu gọn ở bảng dưới đây: Bảng 4.31. Bể đáy san hô: giá trị p của trắc nghiệm t giữa nhiệt độ trung bình buổi sáng (trên đƣờng chéo) và pH trung bình buổi sáng (dƣới đƣờng chéo) Nước đầu vào (1) Nước đầu ra (2) Nước trong bể (3) Nước đầu vào (1) 0,0008 (30,62 (1) 1,050; 29,76 (2) 1,151) 0,0031 (30,62 (1) 1,050; 29,83 (3) 1,208) Nước đầu ra (2) 0,7542 (7,32 (1) 0,089; 7,33 (2) 0,055) 0,1817 (29,83 (3) 1,208; 29,76 (2) 1,151) Nước trong bể (3) 0,0997 (7,32 (1) 0,089; 7,37 (3 ) 0,055) 0,1767 (7,37 (3) 0,055; 7,33 (2) 0,055) Ghi chú: (1) trung bình nước vào, (2) trung bình nước ra, (3) trung bình nước trong bể. Theo bảng 4.31ở mục nhiệt độ buổi sáng chúng tôi đã ghi nhận được như sau: Nhiệt độ trung bình buổi sáng (nước đầu vào; nước đầu ra) và (nước đầu vào; nước trong bể) là khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tuy nhiên nhiệt độ trung bình buổi sáng trong bể 29,83oC nằm trong ngưỡng thích hợp cho tôm. Theo bảng 4.31 ở mục pH buổi sáng chúng tôi cũng ghi nhận được: Độ pH trung bình của nước đầu vào, nước trong bể, nước đầu ra là khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Độ pH trung bình trong bể 7,37 nằm trong ngưỡng thích hợp cho tôm tăng trưởng. Tương tự như trên chúng tôi cũng ghi nhận được nhiệt độ và pH buổi chiều. 28 Bảng 4.32. Bể đáy san hô: giá trị p của trắc nghiệm t giữa nhiệt độ trung bình buổi chiều (trên đƣờng chéo) và pH trung bình buổi chiều (dƣới đƣờng chéo) Nước đầu vào (1) Nước đầu ra (2) Nước trong bể (3) Nước đầu vào (1) 0,00003 (32,17 (1) 1,293; 31,26 (2) 1,321) 0,0027 (32,17 (1) 1,293; 31,37 (3) 1,423) Nước đầu ra (2) 0,0805 (7,95 (1) 0,322; 7,74 (2) 0,195) 0,1977 (31,37 (3) 1,423; 31,26 (2) 1,321) Nước trong bể (3) 0,2690 (7,95 (1) 0,322; 7,88 (3) 0,239) 0,0182 (7,88 (3) 0,239; 7,74 (2) 0,195) Ghi chú: (1) trung bình nước vào, (2) trung bình nước ra, (3) trung bình nước trong bể. Theo bảng 4.32 ở mục nhiệt độ buổi chiều chúng tôi ghi nhận như sau: Nhiệt độ trung bình giữa (nước đầu vào; nước đầu ra) và (nước đầu vào; nước trong bể) là khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Nhiệt đô trung bình trong bể 31,37 oC cao hơn ngưỡng thích hợp của tôm. Đối chiếu chỉ tiêu nhiệt độ ở nghiệm thức này với hai nghiệm thức còn lại thì có thể thấy nghiệm thức san hô có lượng nhiệt cao hơn. Theo bảng 4.32 ở mục pH buổi chiều chúng tôi ghi nhận được: Độ pH trung bình của nước trong bể và nước đầu ra là khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Trong khi đó độ pH trung bình của nước trong bể 7,88 nằm trong ngưỡng của tôm. iii) Nghiệm thức 3 (bể đáy không) Tương tự như trên đây là bảng số liệu đã được xử lý từ số liệu ghi nhận hàng ngày trong hệ thống bể đáy không trong suốt quá trình thí nghiệm. 29 Bảng 4.33. Bể đáy không: giá trị p của trắc nghiệm t giữa nhiệt độ trung bình buổi sáng (trên đƣờng chéo) và pH trung bình buổi sáng (dƣới đƣờng chéo) Nước đầu vào (1) Nước đầu ra (2) Nước trong bể (3) Nước đầu vào (1) 0,0008 (30,61 (1) 1,054; 29,73 (2) 1,140) 0,0019 (30,61 (1) 1,054; 29,79 (3) 1,186) Nước đầu ra (2) 0,6714 (7,31 (1) 0,089; 7,30 (2) 0,063) 0,1942 (29,79 (3) 1,186; 29,73 (2) 1,140) Nước trong bể (3) 0,1041 (7,31 (1) 0,089; 7,36 (3) 0,077) 0,0222 (7,36 (3) 0,077; 7,30 (2) 0,063) Ghi chú: (1) trung bình nước vào, (2) trung bình nước ra, (3) trung bình nước trong bể. Theo bảng 4.33 ở mục nhiệt độ buổi sáng chúng tôi đã ghi nhận được: Nhiệt độ trung bình của (nước đầu vào; nước đầu ra) và (nước đầu vào; nước trong bể) là khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tuy nhiên nhiệt độ trung bình của nước trong bể 29,79oC nằm trong ngưỡng thích hợp của tôm. Từ bảng 4.33 ở phần pH buổi sáng được thể hiện cụ thể như sau: Độ pH nước trung bình của nước trong bể và nước đầu ra là khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Độ pH nước trung bình trong bể 7,36 nằm trong ngưỡng của tôm. Tương tự như trên số liệu về nhiệt và pH buổi chiều được ghi nhận dưới bảng sau: Bảng 4.34. Bể đáy không: giá trị p của trắc nghiệm t giữa nhiệt độ trung bình buổi chiều (trên đƣờng chéo) và pH trung bình buổi chiều (dƣới đƣờng chéo) Nước đầu vào (1) Nước đầu ra (2) Nước trong bể (3) Nước đầu vào (1) 0,0001 (32,19 (1) 1,315; 31,24 (2) 1,303) 0,0005 (32,19 (1) 1,315; 31,34 (3) 1,387) Nước đầu ra (2) 0,0255 (7,94 (1) 0,327; 7,75 (2) 0,212) 0,21512 (31,34 (3) 1,387; 31,24 (2) 1,303) Nước trong bể (3) 0,2799 (7,94 (1) 0,327; 7,88 (3) 0,232) 0,0071 (7,88 (3) 0,232; 7,75 (2) 0,212) 30 Ghi chú: (1) trung bình nước vào, (2) trung bình nước ra, (3) trung bình nước trong bể. Kết quả thể hiện ở bảng 4.34 ở mục nhiệt độ buổi chiều như sau: Nhiệt độ trung bình giữa (nước đầu vào; nước đầu ra) và (nước đầu vào; nước trong bể) là khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tuy nhiên nhiệt độ trung bình của nước trong bể 31,34oC cao hơn nhiệt độ thích hợp của tôm. Theo bảng 4.34 thì độ pH nước trung bình (nước đầu vào; nước đầu ra) và (nước trong bể; nước đầu ra) là khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Độ pH nước trung bình trong bể 7,88 nằm trong ngưỡng thích hợp đối với tôm. 4.4.2 Số ngày có nhiệt độ, pH quá ngƣỡng trong các nghiệm thức Bảng 4.35. Giá trị p của trắc nghiệm t giữa số ngày trung bình có pH quá ngƣỡng (trên đƣờng chéo) và số ngày trung bình có nhiệt độ quá ngƣỡng (dƣới đƣờng chéo) Bể đáy cát (1) Bể đáy san hô (2) Bể đáy không (3) Bể đáy cát (1) 0,7277 (2,09 (1) ; 2,13 (2) ) 0,5728 (2,09 (1) ; 2,50 (3) ) Bể đáy san hô (2) 0,2532 (5,00 (1) ; 5,33 (2) ) 0,6096 (2,50 (3) ; 2,13 (2) ) Bể đáy không (3) 1 (5,00 (1) ; 5,00 (3) ) 0,2532 (5,33 (2) ; 5,00 (3) ) Ghi chú: (1) Số ngày trung bình bể cát, (2) số ngày trung bình bể san hô, (3) số ngày trung bình bể đáy không Trong quá trình thí nghiệm nhiệt độ có ngày đạt mức 36oC cho nên phần nào cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Nhưng theo M.B.New và W.C.Valenti (2000) tôm trưởng thành có khả năng chịu được nhiệt độ rộng từ 18 34oC. Số ngày trung bình quá ngưỡng nhiệt độ và pH của hệ thống bể cát, bể san hô có lớp lưới, bể đáy không là khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Trong hệ thống bể cát và không lót đáy có số ngày trung bìnnh nhiệt độ quá ngưỡng là 5 ngày, trong hệ thống bể san hô có lớp lưới số ngày trung bình 5,33 ngày cao hơn bể không lót đáy và bể cát, do đó số lần sốc nhiệt của tôm trong hệ thống bể san hô có lớp lưới cao cho nên tôm thường bị stress và ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Tuy nhiên nhiệt độ trong hai buổi sáng và chiều thì thấy rằng loại đáy bố trí ở trong bể không gây ảnh hưởng nhiều đến nhiệt độ trong bể. Lý do đây là hệ thống tuần 31 hoàn, nước ra vào liên tục, nhiệt độ trong bể phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ của ao lắng. Ngoài ra còn do hệ thống ống dẫn nước đầu vào quá nhỏ, bị đốt nóng thành ống khi trời nắng làm cho nhiệt độ nước trong ống tăng khi được cấp vào bể nuôi. Độ pH quá ngưỡng biến động từ 8,6 9,4, với pH cao sẽ gây bất lợi cho tôm, khi pH tăng thì làm cho lượng amonia tăng có thể gây độc cho tôm. 4.4.3 Lƣợng oxy hòa tan (DO) trong các nghiệm thức Ghi chú: (1) DO trung bình bể đáy cát, (2) DO trung bình bể đáy san hô, (3) DO trung bình bể đáy không. Nhìn chung lượng DO trung bình sáng và chiều trong hệ thống bể cát từ 4,75 5,29 mg/l, trong hệ thống bể san hô từ 4,7 5,17 mg/l, trong hệ thống bể không lót đáy từ 4,81 5,27 mg/l thích hợp cho tôm, theo M.B.New và W.C.Valenti (2000) DO thích hợp cho tôm từ 3 7 mg/l. Hàm lượng DO trong hệ thống bể cát và bể san hô, bể san hô và bể không lót đáy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tuy nhiên lượng DO cao thích hợp cho nhu cầu oxy của tôm không ảnh hưởng lớn đối với sự sinh trưởng của tôm. 4.4.4 Độ trong của các nghiệm thức thí nghiệm Bảng 4.37. Gía trị p của trắc nghiệm t so sánh độ trong của bể đáy cát, bể đáy san hô, bể đáy không Bể đáy san hô (2) Bể đáy không (3) Bể đáy cát (1) 8,05.10 -13 (24,77 (1) ± 2,979; 28,12 (2) ± 3,542) 0,000663 (24,77 (1) ± 2,979; 25,97 (3) ± 3,696) Bể đáy san hô (2) 4,74.10-8 Bảng 4.36. Gía trị p của trắc nghiệm t DO trung bình buổi chiều (trên đƣờng chéo) và DO trung bình buổi sáng (dƣới đƣờng chéo) Bể đáy cát (1) Bể đáy san hô (2) Bể đáy không (3) Bể đáy cát (1) 0,0021 (5,29 (1) ± 0,274; 5,17 (2) ± 0,219) 0,5714 (5,29 (1) ± 0,274; 5,27 (3) ± 0,210) Bể đáy san hô (2) 0,1354 (4,75 (1) ± 0,351; 4,70 (2) ± 0,373) 0,0004 (5,27 (3) ± 0,210; 5,17 (2) ± 0,219) Bể đáy không (3) 0,1115 (4,75 (1) ± 0,351; 4,81 (3) ± 0,361) 0,0052 (4,81 (3) ± 0,361; 4,70 (2) ± 0,373) 32 (28,12 (2) ± 3,542; 25,97 (3) ± 3,696) Ghi chú: (1) độ trong trung bình bể đáy cát, (2) độ trong trung bình bể đáy san hô, (3) độ trong trung bình bể đáy không. Độ trong trung bình trong hệ thống bể cát, san hô, bể không lót đáy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Độ trong trung bình của hệ thống bể cát 24,8 cm, bể san hô có lưới 28,9 cm, bể không lót đáy 26,24 cm. Nhận thấy độ trong ở bể cát thấp nhất trong 3 nghiệm thức đáy bể, chúng tôi có nhận định sơ bộ như sau: Có thể do lượng cát quá ít không đủ để lắng đọng hay giử lại những chất cặn hữu cơ lơ lửng. Có thể là do các chất bùn cặn lơ lửng trong ao lắng được bơm liên tục lên bể qua lượng nước đầu vào. Độ sâu của nước trong bể thấp và bể thí nghiệm tương đối nhỏ. Đây là hệ thống tuần hoàn nên nước trong bể bị xáo trộn liên tục. Trong hệ thống bể san hô có độ trong cao vì nền đáy san hô có khả năng lắng các chất bùn cặn và các chất thải dưới khe hở của lớp san hô dưới lớp lưới. Độ trong trong 3 nghiệm thức thí nghiệm khác nhau, tuy nhiên không ảnh hưởng lớn đến hoạt động bắt mồi của tôm. 4.4.5 Khảo sát lƣợng amonia và nitrite trong các nghiệm thức Với việc đánh giá hiệu quả của 3 nền đáy trong cùng môt hệ thống tuần hoàn thì chúng tôi chú trọng đến chỉ tiêu nitrite và amonia do chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tỷ lệ sống và thành thục sinh dục của tôm. Do đó việc ghi nhận số liệu và theo dõi được xử lý hàng ngày để kịp thời hạn chế những nguy cơ gây hại cho tôm có thể xảy ra. Dưới đây là các bảng kết quả đã được xử lý thu gọn theo thứ tự: bể đáy cát, bể đáy san hô có lưới và bể đáy không. Bảng 4.38. Bể đáy cát: giá trị p của trắc nghiệm t giữa NO2-N trung bình (trên đƣờng chéo) và NH4-N trung bình (dƣới đƣờng chéo) Nước đầu vào (1) Nước đầu ra (2) Nước trong bể (3) Nước đầu vào (1) 0,000352 (0,11 (1) 0,026; 0,14 (2) 0,026) 1,49.10 -7 (0,11 (1) 0,026; 0,16 (3) 0,030) 33 Nước đầu ra (2) 0,0288 (0,22 (1) 0,045; 0,31 (2) 0,063) 4,7.10 -6 (0,16 (3) 0,030; 0,14 (2) 0,026) Nước trong bể (3) 0,0244 (0,22 (1) 0,045; 0,34 (3) 0,089) 0,0977 (0,34 (3) 0,089; 0,31 (2) 0,063) Ghi chú: ( 1) trung bình nước vào, (2) trung bình nước ra, (3) trung bình nước trong bể . Bảng 4.39. Bể đáy san hô: giá trị p của trắc nghiệm t giữa NO2-N trung bình (trên đƣờng chéo) và NH4-N trung bình (dƣới đƣờng chéo) Nước đầu vào (1) Nước đầu ra (2) Nước trong bể (3) Nước đầu vào (1) 8,71.10 -5 (0,11 (1) ± 0,032; 0,15 (2) ± 0,035) 1,75.10 -7 (0,11 (1) 0,032; 0,16 (3) 0,035) Nước đầu ra (2) 0,0047 (0,22 (1) 0,037; 0,35 (2) 0,017) 0,0005 (0,16 (3) 0,035; 0,15 (2) 0,035) Nước trong bể (3) 0,0059 (0,22 (1) 0,037; 0,37 (3) 0,064) 0,5887 (0,37 (3) 0,064; 0,35 (2) 0,017) Ghi chú: ( 1) trung bình nước vào, (2) trung bình nước ra, (3) trung bình nước trong bể. Bảng 4.40. Bể đáy không: giá trị p của trắc nghiệm t giữa NO2-N trung bình (trên đƣờng chéo) và NH4-N trung bình (dƣới đƣờng chéo) Nước đầu vào (1) Nước đầu ra (2) Nước trong bể (3) Nước đầu vào (1) 5,33.10 -5 (0,11 (1) 0,026; 0,15 (2) 0,033) 8,51.10 -7 (0,11 (1) 0,026; 0,16 (3) 0,036) Nước đầu ra (2) 0,0095 (0,21 (1) 0,046; 0,31 (2) 0,064) 2,53.10 -5 (0,16 (3) 0,036; 0,15 (2) 0,033) Nước trong bể (3) 0,0115 (0,21 (1) 0,046; 0,33 (3) 0,070) 0,1413 (0,33 (3) 0,070; 0,31 (2) 0,064) Ghi chú: ( 1) trung bình nước vào, (2) trung bình nước ra, (3) trung bình nước trong bể . Theo số liệu từ 3 bảng 4.38, 4.39, 4.40 ở mục hàm lượng nitrite chúng tôi ghi nhận được: Chỉ tiêu nitrite: Lượng nitrite trung bình của (nước đầu vào; nước đầu ra), (nước đầu vào; nước trong bể) và (nước trong bể, nước đầu ra) là khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). 34 Hiệu quả xử lý chất thải hữu cơ lơ lửng trong nước được đánh giá thông qua khả năng thải amonia, nitrite...trong bể ra ngoài, nghĩa là lượng nitrite nguồn nước trong bể và nước đầu ra có chỉ số đo là như nhau. Qua số liệu xử lý thống kê, chỉ số nitrite trung bình của nước trong bể đáy cát, bể đáy san hô, bể đáy không đều là 0,16 mg/l. Tuy nhiên với lượng nitrite này thì cao hơn ngưỡng thích hợp của tôm, theo M.B.New và W.C.Valenti (2000) lượng nitrite phải dưới 0,1 mg/l. Trong khi đó lượng nitrite nước đầu ra của bể đáy san hô và bể đáy không đều 0,15 mg/l. Riêng bể đáy cát là 0,14 mg/l thấp hơn bể đáy cát và bể đáy không. Vì vậy, qua số liệu xử lý lượng lưu lại ở bể đáy san đáy cát, bể đáy không và bể đáy san hô lần lượt là 0,02 mg/l; 0,01 mg/l; 0,01 mg/l. Chỉ số nitrite lưu lại trong bể đáy cát gấp 2 lần (0,02/0,01) bể đáy san hô và đáy không. Dựa vào kết quả dư lượng nitrite còn lại ở nguồn nước trong bể, ta có thể thấy phần nào hệ thống bể đáy san hô và bể đáy không là có hiệu quả hơn, mặc dù hiệu quả là không cao. Chỉ tiêu amonia: Kết quả số liệu ở 3 bảng 4.38, 4.39 và 4.40 về lượng amonia từ 3 nghiệm thức (bể đáy cát, bể đáy san hô, bể đáy không) chúng tôi có kết luận sau: Lượng amonia trung bình của (nước đầu vào; nước đầu ra) và (nước đầu vào; nước trong bể) là khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tuy nhiên lượng amonia trung bình trong bể đáy cát, bể đáy san hô, bể đáy không lần lượt là 0,34 mg/l; 0,37 mg/l và 0,33 mg/l, cả 3 chỉ số amonia này đều cao hơn ngưỡng thích hợp của tôm, theo New (1990) lượng amonia thấp hơn 0,1 mg/l. Tuy nhiên cả 3 chỉ số amonia này là amonia tổng số, gây độc cho tôm khi pH tăng, theo M.B.New và W.C.Valenti (2000) khi pH 8,5 9,0 thì amonia tổng số cao hơn 1 mg/l. Điều này cũng tạo ra những kết quả không mong muốn từ quá trình thử nghiệm 3 nghiệm thức. Trong quá trình nuôi tác động của hệ đáy lọc không đủ xử lý, làm giảm lượng amonia nên chúng tôi cố gắng hạn chế một số ảnh hưởng gây độc trực tiếp đến tôm của amonia bằng kiểm soát pH, nước vào và ra phải liên tục...Cũng tương tự như so sánh chỉ số dư lượng amonia lưu lại trong bể ở hệ thống bể đáy cát, bể đáy san hô, bể đáy không tương ứng là 0,03 mg/l; 0,02 mg/l và 0,02 mg/l thì có thể nhìn nhận sơ bộ là khả năng xử lý amonia ở bể đáy 35 cát thấp nhất. Mặc dù vậy nhưng chỉ số amonia trung bình trong nghiệm thức bể đáy cát và đáy không là thấp hơn so với bể đáy san hô, nghĩa là lượng ô nhiễm trong 2 nghiệm thức (bể đáy cát và đáy không) thấp hơn lượng ô nhiễm trong nghiệm thức đáy san hô và đó có thể là lý do chính dẫn đến tỷ lệ sống và thành thục trong bể san hô là thấp nhất. Tuy nhiên trong quá trình thí nghiệm, các chỉ số đo lượng nitrite và amonia từ nguồn nước đầu vào (ao lắng) thường lớn hơn ngưỡng cho phép, có thể là nguồn nước bị ô nhiễm từ sông, đây là một trong những hạn chế của đề tài. Do điều kiện không cho phép nên chúng tôi không xử lý nước ao lắng trước khi cho chạy vào hệ thống tuần hoàn nên số liệu đo lường các chỉ số nitrite cũng như amonia ngay từ ban đầu là đã khá cao so với cho phép. Chúng tôi nhận định vấn đề này và hy vọng sẽ có những phương pháp xử lý hay bố trí lại cho phù hợp với yêu cầu nghiên cứu hơn. 4.4.6 Số ngày có hàm lƣợng amonia và nitrite quá ngƣỡng Bảng 4.4.1. Giá trị p của trắc nghiệm t giữa số ngày trung bình có NO2-N quá ngƣỡng trên (đƣờng chéo) và số ngày trung bình có NH4-N quá ngƣỡng (dƣới đƣờng chéo) Bể đáy cát (1) Bể đáy san hô (2) Bể đáy không (3) Bể đáy cát (1) 0,7952 (6,84 (1) ; 6,34 (2) ) 0,5892 (6,84 (1) ; 5,83 (3) ) Bể đáy san hô (2) 0,1346 (2,92 (1) ; 2,17 (2) ) 0,2010 (6,34 (2) ; 5,83 (3) ) Bể đáy không (3) 0,6376 (2,92 (1) ; 2,67 (3) ) 0,4744 (2,17 (2) ; 2,67 (3) ) Ghi chú:(1) Số ngày trung bình bể cát, (2) số ngày trung bình bể san hô, (3) số ngày trung bình bể đáy không. Số ngày trung bình có hàm lượng nitrite và amonia quá ngưỡng trong hệ thống bể đáy cát, bể đáy san hô có lưới và bể đáy không là khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Chất nitrite và amonia là chất độc khi hàm lượng cao hơn ngưỡng thích hợp của tôm, trong quá trình nuôi hàm lượng nitrite có ngày đạt 0,2 mg/l, mức cho phép là dưới 0,1 mg/l với hàm lượng nitrite cao làm cho tôm bị chết, trong hệ thống bể đáy cát trung bình có 6,84 ngày lượng nitrite đạt mức 0,2 mg/l, bể san đáy hô có lưới là 6,34 ngày, bể không lót đáy là 5,83 ngày. 36 Hàm lượng amonia cao trong bể có ngày đạt từ 0,5 mg/l trở lên, với hàm lượng này có thể gây độc cho tôm theo Nguyễn Thanh Phương và ctv (2003) và Nguyễn Việt Thắng (1995) hàm lượng amonia dưới 0,1 mg/l, trong hệ thống bể đáy cát có số ngày trung bình có hàm lượng amonia cao là 2,92 ngày, bể đáy san hô có lưới là 2,17 ngày và bể đáy không 2,67 ngày. 4.4.7 Đánh giá tỷ lệ sống và tăng trƣởng của tôm trong các nghiệm thức 4.5.1. Tỷ lệ sống Ghi chú: (1) trung bình bể đáy cát, (2) trung bình bể đáy san hô, (3) trung bình bể đáy không. Kết quả số liệu trong bảng 4.42 ở mục tỷ lệ sống chúng tôi ghi nhận được: Số liệu so sánh tỷ lệ sống của (bể đáy cát; bể đáy san hô) và (bể đáy san hô; bể đáy không) là khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Trên thực tế chúng tôi ghi nhận tỷ lệ sống của hệ thống bể đáy cát đạt 94 , bể đáy san hô 83 , bể đáy không 89 . Ở bể đáy san hô có tỷ lệ sống thấp là vì bị ô nhiễm dưới lớp lưới, các chất cặn, thức ăn thừa lắng đọng dưới lớp lưới phân hủy tạo chất độc đối với tôm, làm cho tôm bị chết, được thể hiện cụ thể qua chỉ số amonia cao trong bể và việc xử lý nitrite ra ngoài không hoàn toàn của bể đáy san hô và đồng thời lượng nitrite lưu lại trong bể cao. Ngoài ra lớp lưới ở bể đáy san hô lâu ngày bị đóng rong làm tắt nghẽn lỗ thoát dòng chảy không đưa được chất cặn ra ngoài do đó nó ảnh hưởng đến tỷ lệ sống. Bảng 4.42. Gía trị p của trắc nghiệm t về tỷ lệ sống trung bình ( trên đƣờng chéo) và tăng trọng trung bình ( dƣới đƣờng chéo) Bể đáy cát (1) Bể đáy san hô (2) Bể đáy không (3) Bể đáy cát (1) 0,0503 (0,94 (1) ± 0,055; 0,83 (2) ± 0,182) 0,0836 (0,94 (1) ± 0,055; 0,89 (3) ± 0,110) Bể đáy san hô (2) 0,7726 (0,15 (1) ± 0,095; 0,14 (2) ± 0,063) 0,3536 (0,83 (2) ± 0,182; 0,89 (3) ± 0,110) Bể đáy không (3) 0,3979 (0,15 (1) ± 0,095; 0,11 (3) ± 0,063) 0,3902 (0,14 (2) ± 0,063; 0,11 (3) ± 0,063) 37 4.5.2. Tăng trƣởng Bảng 4.43. Trọng lƣợng ban đầu của tôm Số bể Bể đáy cát Bể đáy san hô Bể đáy không 1 6,65 6,45 5,65 2 14 19,85 17,8 3 21,38 24,63 25,47 Trung bình 14,01 16,98 16,31 Trọng lượng ban đầu trong hệ thống bể đáy cát, bể đáy san hô có lưới, bể đáy không là khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Tỷ lệ tăng trọng được thực hiện dựa vào việc cân đo trọng lượng tôm thí nghiệm định kỳ 29-33 ngày trên lần bằng cân điện tử. Quan sát thấy tôm có màu sắc sáng, trong, không có hiện tượng đen thân và đóng rong, do dòng chảy dược thiết kế gần mặt đáy với vận tốc dòng chảy là 7,5 lít trên phút. Theo số liệu từ bảng 4.42 phân tích ở mục trọng lượng chúng tôi ghi nhận được: So sánh sự tăng trưởng trung bình trong bể đáy cát, bể đáy san hô, bể đáy không là khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Tuy nhiên khả năng tăng trọng trung bình trong bể đáy cát, bể đáy san hô, bể đáy không lần lượt là 0,15 g/ngày; 0,14 g/ngày; 0,11 g/ngày. Như vậy sự tăng trọng của nghiệm thức đáy cát là cao nhất, do trọng lượng ban đầu của nhóm tôm khảo sát là tôm nhỏ, tôm trong giai đoạn trưởng thành, cho tỷ lệ tăng trọng là cao nhất. 4.5.3. Số lƣợng tôm thành thục trong các nghiệm thức Biểu đồ 4.1. Số con thành thục sinh dục 38 Kết quả thể hiện ở đồ thị 4.1, qua các đợt thí nghiệm khả năng thành thục của tôm trong hệ thống bể cát cao hơn hệ thống bể đáy không và bể đáy san hô. Tuy nhiên trong hệ thống bể san hô có lưới khả năng thành thục của tôm là thấp nhất trung bình là 2,25 con trên đợt và trong hệ thống cát là 16,25 con trên đợt và hệ thống bể không lót đáy là 6,75 con trên đợt. Khả năng thành thục của tôm tăng qua các đợt thí nghiệm: đợt 1 số tôm thành thục ít là do thí nghiệm mới được bố trí, tôm còn nhỏ, chưa trưởng thành, nên tỷ lệ thành thục thấp, đợt thí nghiệm thứ 3 số con thành thục ở bể đáy san hô không có, nguyên nhân là do ô nhiễm môi trường nước xảy ra (chỉ số aminia cao _bảng 4.39) trong bể làm tôm chết nhiều, tôm chết trước khi thành thục sinh dục. Qua biểu đồ ta thấy tỷ lệ thành thục ở nghiệm thức bể cát là cao nhất, đồng thời với trọng lượng ban đầu thả là thấp nhất nên chúng tôi có ý kiến về phần nhận xét này như sau: Đáy cát là nền đáy rất gần với nền đáy ngoài tự nhiên, phù hợp với sinh lý tôm. Có thể tôm ở nghiệm thức bể đáy cát được nuôi thuần trong bể vào giai đoạn nhỏ nên thời gian thích nghi, tăng trưởng và sinh trưởng liên tục dẫn đến khả năng thành thục tự nhiên là cao nhất 39 Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1. Kết luận Nhiệt độ trung bình buổi chiều ở cả 3 nghiệm thức đều quá ngưỡng thích hợp hợp của tôm. Nhưng trong nghiệm thức 2 (bể đáy san hô) có số ngày nhiệt quá ngưỡng cao hơn nghiệm thức 1(bể đáy cát) và nghiệm thức 2 (bể đáy không). Độ pH trung bình buổi sáng và buổi chiều ở 3 nghiệm thức đều nằm trong ngưỡng thích hợp của tôm. Hàm lượng nitrite trung bình ở 3 nghiệm thức bể đáy cát, bể đáy san hô, bể đáy không đều như nhau, lượng lưu lại trong bể đáy cát cao hơn bể đáy san hô và bể đáy không. Hàm lượng amonia trong nghiệm thức bể đáy san hô cao hơn bể đáy cát và bể đáy không. Hiệu quả đưa amonia và nitrite ra ngoài của ba hệ thống bể đáy cát, bể đáy san hô, bể đáy không là không hoàn toàn. Tuy nhiên hiệu quả đưa amonia và nitrite ra ngoài của hệ thống bể đáy cát thấp hơn hệ thống bể đáy san hôn và bể đáy không. Đối với các nền đáy khác nhau ảnh hưởng đến khả năng thành thục và tỷ lệ sống của tôm càng xanh. Bể đáy cát có tỷ sống và thành thục sinh dục cao hơn bể đáy san hô có lớp lưới và bể đáy không. Sự tăng trọng của tôm ở bể đáy cát, bể đáy san hô có lớp lưới, bể đáy không là khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Hệ thống cấp nước gần mặt đáy tạo dòng chảy cho tôm và đẩy thức ăn thừa, chất cặn ra ngoài, đồng thời giúp cho tôm không bị đóng rong. Tuy nhiên dòng chảy yếu làm lắng đọng thức ăn thừa và cặn dưới lớp lưới của bể đáy san hô làm cho môi trường dưới đáy bể bị ô nhiểm. Tăng giá thể để hạn chế sự ăn thịt lẫn nhau của tôm càng xanh trong bể nuôi. Nguồn nước cấp từ sông Rạch Chiếc không đạt chất lượng khi cấp vào ao lắng cho nên ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. 40 5.2. Đề xuất Cần có nghiên cứu nền đáy san hô nghiền nhỏ không lót lưới dưới đáy so sánh với các hệ thống khác để còn kết luận về hệ thống nuôi có nền đáy phù hợp. Hệ thống cấp nước ở gần mặt đáy với tốc độ dòng chảy là 15 lít trên phút. Các đối tượng thí nghiệm phải cùng lứa và có trọng lượng bằng nhau. Cần đánh giá chỉ tiêu vi sinh vật trong hệ thống bể nuôi. Nước cấp vào ao lắng phải được xử lý trước khi bơm trực tiếp lên bể. Sơ đồ xử lý nước ao lắng Nước vào Nước ra Hệ thống bể Lọc cơ học Lọc sinh học Bể lắng Ao lắng 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt 1. Lương Đình Chung, 1999. Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi tôm càng xanh. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 70 trang. 2. Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Tuần, Hoàng Thị Thủy Tiên, Lâm Quyền, Nguyễn Đức Minh, Nguyễn Nhứt, Huỳnh Thị Hồng Châu, 2004. Kết quả bước đầu sản xuất giống tôm càng toàn đực. Tuyển tập nghề cá Sông Cửu Long số đặc biệt: tr 159-175. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh. 3. M.B.New và S.Singholka, 1985. Sổ tay nuôi tôm càng xanh (Trương Quang Trí dịch). Nhà xuất bản tổng hợp Hậu Giang, Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Cần Thơ. 140 trang. 4. Nguyễn Thanh Phương, Trần Ngọc Hải, Trần Thị Thanh Hiền, MarcyN. Wilder, 2003. Nguyên lý và kỹ thuật sản xuất giống tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii). Nhà xuất bản Nông nghiệp,TP. Hồ Chí Minh. 127 trang. 5. Phạm Văn Trang, Trần Văn Vỹ, Nguyễn Duy Khóat, 1993. Nuôi tôm nước ngọt và nước lợ xuất khẩu. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 112 trang. 6. Nguyễn Thị Thanh Thủy, 2002. Kỹ thuật sản xuất giống tôm càng xanh. Nhà xuất bản Nông nghiệp,TP. Hồ Chí Minh. 67 trang. 7. Vũ Thế Trụ,1994. Cải tiến kỹ thuật nuôi tôm tại Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh. 201 trang. 8. Phạm Văn Tình, 2004. 46 câu hỏi đáp về sản xuất giống và nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii). Nhà xuất Nông nghiệp,TP. Hồ Chí Minh. 70 trang. 9. Phạm Văn Tình, 2004. Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh. Nhà xuất Nông nghiệp,TP. Hồ Chí Minh. 45 trang. 10. Nguyễn Việt Thắng, 1993. Một số đặc điểm sinh học và ứng dụng qui trình kỹ thuật sản xuất giống tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii de Man 1879) ở Đồng Bằng Nam Bộ. Luận án phó tiến sĩ khoa học Trường Đại Học Thủy Sản Nha Trang. 175 trang. 42 11. Nguyễn Việt Thắng, 1995. Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh. Trang. Tài liệu tiếng anh 12. Amir Sagi, Dan Cohen, Yoram Milner, 1989. Effect of androgenic gland ablation on morphotypic differentation and sexual characteristics of male freshwater prawns, Macrobrachium rosenbergii. General and comparative endocrinology 77: p.15-22. Life sciences institute, the Hebrew University of Jerusalem. Jerusalem, Israel. 13. Amir Sagi and Dan Cohen, 1990. Growth, maturation and progeny of sex- reversed Macrobrachium rosenbergii males. World aquaculture report 21: p.87-90. Aquaculture production technology (Israel) Ltd. Jerusalem, Israel. 14. Michael Bernard New and Wagner Cotroni Valenti, 2000. Freshwater prawn culture the farming of Macrobrachium rosenbergii. Blackwell Science, USA. p435. 15. Mireille Charmantier-Daures and Guy Charmantier, 2003. Mass culture of Cancer irroratus larvae (crustacea, decapoda): adaptation of a flow-through sea-water systerm. Aquaculture: p.25-39, france. 16. Michael Bernard New , 1990. Freshwater prawn cultrure: a review. Aquaculture 88: 99-143. 17. Michael Bernard New., 2002. Farming freshwater prawn. A manual for the culture of the giant river prawn (Macrobrachium rosenbergii). FAO fisheries technical 428. Food and Argiculture of the United Nations. 207 pages. 18. Ferene Pekar, 1995. Fish pond dynamics and fish pond management. Can Tho, Viet Nam. p.445. 19. R.Savolainen, K.Ruohonen and J.Tulonen, 2003. Effects of bottom substrate and presence of shelter in experimental tanks on growth and survival of signal crayfish, Pacifastacus leniusculus (Dana) juveniles. Aquaculture Research 20. Su Mei Chen and Jim Chu Chen, 2002. Effects of pH on survival, growth, molting and feeding of giant freshwater prawn Macrobrachium rosenbergii. Aquaculture 218: p.613–623. Deparment of Aquaculture, National Taiwan Ocean University. Keeling, Taiwan. 43 PHỤ LỤC 1. Phƣơng phápWinkler 1.1 Nguyên tắc Trong nước Mn2+ và NaOH phản ứng tạo kết tủa Mn(OH)2. Hydroxide Mn II bị oxy hòa tan trong nước oxy hóa tạo thành MnO2 kết tủa màu nâu. Khi thêm H2SO4 đậm đặc vào, phản ứng oxy hóa giữa KI và MnO2 xảy ra, giải phóng I2. I2 được định lượng bằng dung dịch Na2S2O3 và từ đó tính ra được hàm lượng oxy hòa tan trong nước. 2Mn(OH)2 + O2 2MnO2 + 2H2O 2MnO2 + 4H + + I - Mn 2+ + I2 + 2H2O 1.2 Hóa chất Dung dịch kiềm i-ốt: hòa tan 33 g NaOH vào một ít nước cất. Thêm 10 g KI và 1 g NaN3 thêm nước vào vừa đủ 100 ml. Dung dịch MnSO4: hòa tan 34,6 g MnSO4.H2SO4 trong nước cất, lọc và pha loãng thành 100 ml. Dung dịch chuẩn Na2S2O3: chuẩn bị dung dịch Na2S2O3 0,1 N chuẩn từ dung dịch chuẩn có sẵn trên thị trừơng. Dung dịch tinh bột 1%: hòa tan 1 g tinh bột với 100 ml nước và đun sôi trong vài phút. Dung dịch H2SO4 đậm đặc. 1.2 Cách tiến hành Cho mẫu vào đầy chai thủy tinh (nút mài thủy tinh) có thể tích 250 -300 ml, cho vào mẫu nước 2 ml dung dịch MnSO4 và 2 ml dung dịch kiềm i-ốt, đậy nắp lại và lắc đều bằng cách lật ngược chai, để kết tủa lắng vài phút (nước có hàm lượng ion Cl-cao cần để lắng 10 phút). Thêm vào 2 ml H2SO4 dọc theo thành cổ chai, đậy nắp lại và lắc đều cho đến khi kết tủa hoàn toàn hòa tan và I2 được phân tán đều. Sau đó lấy ra 50 ml để chuẩn độ với dung dich Na2S2O3 0,1 N chuẩn cho đến khi dung dịch có màu vàng nhạt, thêm vào 1 ml dung dịch tinh bột và tiếp tục chuẩn độ cho đến khi màu xanh hoàn toàn biến mất. 44 Oxy hòa tan (mg/l)= (V ml dung dịch Na2S2O3 chuẩn x 0,1 x 8 /50) x 1000. 2. Phƣơng pháp chuẩn độ bằng EDTA 2.1 Nguyên tắc Ca và Mg ở pH 10 với sự hiện diện của thuốc nhuộm eriochrome black T có màu đỏ rượu nho. Khi các ion này tạo phức hợp với EDTA (ethylene dimethyl tetra acetate), dung dịch sẽ trở thành không màu.Do cần sự hiện diện của Mg để có được điểm đổi màu rõ nét, Mg được thêm dưới dạng MgEDTA. sự rõ nét của điểm đổi màu sẽ tăng khi pH cao. Tuy nhiên nếu pH quá cao Ca(OH)2 và Mg(OH)2 sẽ kết tủa và thuốc nhuộm sẽ đổi màu pH 10 ± 0,1 là thích hợp nhất. Thời gian chuẩn độ không nên quá 5 phút. sự cản trở phản ứng của kim loại nặng có thể được loại bỏ bằng sự tạo phức hợp của kim loại này với cyanide. Phương pháp này được áp dụng đối với nước uống, nước bề mặt và nước thải sinh hoạt cũng như nước thải công nghiệp. để tránh việc dùng một lượng lớn chất chuẩn độ, nên dùng thể tích mẫu dưới 25 mg CaCO3. 2.2 Hóa chất Dung dịch đệm: hòa tan 16,9 g NH4Cl trong 143 ml NH4OH, thêm vào 1,25 g MgDTA và pha loãng tới 250 ml với nước cất, 1,25 g MgDTA có thể được tạo thành bằng cách hòa tan 1,179 g Na2EDTA.2H2O và 0,780 g MgSO4.7H2O hay 0,644 g MgCl2.6H2O trong 50 ml H2O. Cất trong chai thủy tinh hay plastic với nắp đóng kỹ. Sử dụng trong một tháng. Chỉ thị màu: trộn 0,5 g eriochrome black T và 100 g NaCl để tạo hỗn hợp bột khô. Nếu điểm đổi màu không rõ, phải chuẩn bị lại dung dịch này. Dung dịch chuẩn EDTA 0,01 M: Hòa tan 3,723 g Na2EDTA trong 1 ít nước cất rồi pha loãng tới 1 lít. Chuẩn độ lại dung dịch chuẩn với dung dịch chuẩn Ca. Dung dịch Ca chuẩn: cho 1,000 g CaCO3 (muối tiêu chuẩn hoặc dạng đặc biệt có hàm lượng kim loại nặng, kim loại kiềm và Mg thấp) vào bình 500 ml erlen. Đặt 1 phểu thủy tinh ở miệng bình, rồi từ từ thêm vào HCl (1 + 1) cho tới khi hòa tan CaCO3 hoàn toàn. Thêm vào 200 ml nước cất và đun sôi vài phút để loại bỏ CO2. Để lạnh, khi thêm vài giọt chỉ thị màu methyl red và chỉnh dung dịch tới màu cam với NH4OH 3 N 45 hay HCl (1+1), nếu cần. chuyển toàn bộ dung dịch sang bình có thể tích 1 ít và pha loãng tới 1 lít. 2.3 Cách tiến hành Pha loãng 25 ml mẫu (hoặc 1 thể tích nhỏ hơn sao cho lượng dung dịch chuẩn được sử dụng không quá 15 ml) thành 50 ml. Thêm 1÷2 ml dung dịch đệm và một ít bôt chỉ thị màu, dung dịch mẫu có màu đỏ rượu. Chuẩn độ từ từ với dung dịch chuẩn EDTA cho tới dung dịch chuyễn hoàn toàn sang mau xanh da trời. Trong khi chuẩn độ cần lắc đều mẫu, khi vệt màu đỏ cuôi cùng biến mất, chỉ cần thêm vài giọt dung dịch chuẩn. Thời gian chuẩn độ tính từ lúc cho dung dịch đệm vào không nên quá 5 phút. Độ cứng (mg CaCO3/L) = T x Bx 100/ V mẫu T: thể tích dung dịch chuẩn đã sử dụng (ml). B: lượng CaCO3 tương ứng với 1 ml EDTA. V: thể tích mẫu. Bảng 4.2. Bể đáy cát B2: giá trị p của trắc nghiệm F giữa nhiệt độ buổi sáng (trên đƣờng chéo) và pH buổi sáng (dƣới đƣờng chéo) Nước đầu vào (1) Nước đầu ra (2) Nước trong bể (3) Nước đầu vào (1) 0,2477 (30,65 (1) 1,201; 29,76 (2) 1,294) 0,1710 (30,65 (1) 1,201; 29,84 (3) 1,333) Nước đầu ra (2) 0,3076 (7,31 (1) 0,155; 7,32 (2) 0,145) 0,3941 (29,84 (3) 1,333; 29,76 (2) 1,294) Nước trong bể (3) 0,4933 (7,31 (1) 0,155; 7,39 (3) 0,155) 0,3017 (7,39 (3) 0,155; 7,32 (2) 0,145) Ghi chú: (1) trung bình nước vào, (2) trung bình nước ra, (3) trung bình nước trong bể. 46 Bảng 4.3. Bể đáy cát B2: giá trị p của trắc nghiệm F giữa nhiệt độ buổi chiều (trên đƣờng chéo) và pH buổi chiều (dƣới đƣờng chéo) Nước đầu vào (1) Nước đầu ra (2) Nước trong bể (3) Nước đầu vào (1) 0,4451 (32,19 (1) 1,343; 31,26 (2) 1,323) 0,3385 (32,19 (1) 1,343; 31,38 (3) 1,406) Nước đầu ra (2) 0,0271 (7,90 (1) 0,453; 7,71 (2) 0,366) 0,2896 (31,38 (3) 1,406; 31,26 (2) 1,323) Nước trong bể (3) 0,0343 (7,90 (1) 0,453; 7,82 (3) 0,370) 0,4579 (7,82 (3) 0,370; 7,71 (2) 0,366) Ghi chú: (1) trung bình nước vào, (2) trung bình nước ra, (3) trung bình nước trong bể. Ghi chú: (1) trung bình nước vào, (2) trung bình nước ra, (3) trung bình nước trong bể. Bảng 4.5. Bể đáy cát B3: giá trị p của trắc nghiệm F giữa nhiệt độ buổi sáng (trên đƣờng chéo) và pH buổi sáng (dƣới đƣờng chéo) Nước đầu vào (1) Nước đầu ra (2) Nước trong bể (3) Nước đầu vào (1) 0,3202 (30,65 (1) 1,198; 29,78 (2) 1,260) 0,2558 (30,65 (1) 1,198; 29,84 (3) 1,286) Nước đầu ra (2) 0,3752 (7,30 (1) 0,152; 7,29 (2) 0,148) 0,4249 (29,84 (3) 1,286; 29,78 (2) 1,260) Nước trong bể (3) 0,2376 (7,30 (1) 0,152; 7,34 (3) 0,164) 0,1512 (7,34 (3) 0,164; 7,29 (2) 0,148) Ghi chú: (1) trung bình nước vào, (2) trung bình nước ra, (3) trung bình nước trong bể. Bảng 4.4. Bể đáy cát B2: giá trị p của trắc nghiệm F giữa NO2-N (trên đƣờng chéo) và NH4-N (dƣới đƣờng chéo) Nước đầu vào (1) Nước đầu ra (2) Nước trong bể (3) Nước đầu vào (1) 0,2835 (0,11 (1) ± 0,032; 0,13 (2) ± 0,032) 0,1290 (0,11 (1) ± 0,032; 0,15 (3) ± 0,045) Nước đầu ra (2) 0,0006 (0,22 (1) ± 0,071; 0,30 (2) ± 0,122) 0,2867 (0,15 (3) ± 0,045; 0,13 (2) ± 0,032) Nước trong bể (3) 0,0001 (0,22 (1) ± 0,071; 0,35 (3) ± 0,134) 0,3040 (0,35 (3) ± 0,134; 0,30 (2) ± 0,122) 47 Bảng 4.6. Bể đáy cát B3: giá trị p của trắc nghiệm F giữa nhiệt độ buổi chiều (trên đƣờng chéo) và pH buổi chiều (dƣới đƣờng chéo) Nước đầu vào (1) Nước đầu ra (2) Nước trong bể (3) Nước đầu vào (1) 0,4813 (32,16 (1) ±1,362; 31,26 (2) ± 1,368) 0,3503 (32,16 (1) ± 1,362; 31,33 (3) ± 1,420) Nước đầu ra (2) 0,0295 (7,90 (1) ± 0,451; 7,68 (2) ± 0,367) 0,3678 (31,33 (3) ± 1,420; 32,26 (2) ± 1,368) Nước trong bể (3) 0,1012 (7,90 (1) ± 0,451; 7,81 (3) ± 0,392) 0,2683 (7,81 (3) ± 0,392; 7,68 (2) ± 0,367) Ghi chú: (1) trung bình nước vào, (2) trung bình nước ra, (3) trung bình nước trong bể. Ghi chú: (1) trung bình nước vào, (2) trung bình nước ra, (3) trung bình nước trong bể. Bảng 4.8. Bể đáy cát C4: giá trị p của trắc nghiệm F giữa nhiệt độ buổi sáng (trên đƣờng chéo) và pH buổi sáng (dƣới đƣờng chéo) Nước đầu vào (1) Nước đầu ra (2) Nước trong bể (3) Nước đầu vào (1) 0,2202 (30,59 (1) ± 1,178; 29,75 (2) ± 1,281) 0,2345 (30,59 (1) ± 1,178; 29,82 (3) ± 1,275) Nước đầu ra (2) 0,1792 (7,34 (1) ± 0,179; 7,31 (2) ± 0,164) 0,4810 (29,82 (3) ± 1,275; 29,75 (2) ± 1,281) Nước trong bể (3) 0,4651 (7,34 (1) ± 0,179; 7,37 (3) ± 0,179) 0,2030 (7,37 (3) ± 0,179; 7,31 (2) ± 0,164) Ghi chú: (1) trung bình nước vào, (2) trung bình nước ra, (3) trung bình nước trong bể. Bảng 4.7. Bể đáy cát B3: giá trị p của trắc nghiệm F giữa NO2-N (trên đƣờng chéo) và NH4-N (dƣới đƣờng chéo) Nước đầu vào (1) Nước đầu ra (2) Nước trong bể (3) Nước đầu vào (1) 0,0045 (0,11 (1) ± 0,024; 0,14 (2) ± 0,046) 0,0437 (0,11 (1) ± 0,024; 0,17 (3) ± 0,036) Nước đầu ra (2) 0,00002 (0,23 (1) ± 0,063; 0,34 (2) ± 0,134) 0,1701 (0,17 (3) ± 0,036; 0,14 (2) ± 0,046) Nước trong bể (3) 9,06.10 -7 (0,23 (1) ± 0,063; 0,37 (3) ± 0,152) 0,2363 (0,37 (3) ± 0,152; 0,34 (2) ± 0,134) 48 Bảng 4.9. Bể đáy cát C4: giá trị p của trắc nghiệm F giữa nhiệt độ buổi chiều (trên đƣờng chéo) và pH buổi chiều (dƣới đƣờng chéo) Nước đầu vào (1) Nước đầu ra (2) Nước trong bể (3) Nước đầu vào (1) 0,4784 (32,22 (1) ± 1,382; 31,24 (2) ± 1,374) 0,3213 (32,22 (1) ± 1,382; 31,35 (3) ± 1,453) Nước đầu ra (2) 0,1422 (8,05 (1) ± 0,534; 7,92 (2) ± 0,474) 0,3022 (31,24 (2) ± 1,374; 31,35 (3) ± 1,453) Nước trong bể (3) 0,1770 (8,05 (1) ± 0,534; 8,01 (3) ± 0,483) 0,4427 (8,01 (3) ± 0,483; 7,92 (2) ± 0,474) Ghi chú: (1) trung bình nước vào, (2) trung bình nước ra, (3) trung bình nước trong bể. Bảng 4.10. Bể đáy cát C4: giá trị p của trắc nghiệm F giữa NO2-N (trên đƣờng chéo) và NH4-N (dƣới đƣờng chéo) Nước đầu vào (1) Nước đầu ra (2) Nước trong bể (3) Nước đầu vào (1) 0,2192 (0,12 (1) ± 0,032; 0,14 (2) ± 0,039) 0,1751 (0,12 (1) ± 0,032; 0,16 (3) ± 0,040) Nước đầu ra (2) 0,0039 (0,21 (1) ± 0,071; 0,30 (2) ± 0,105) 0,4362 (0,16 (3) ± 0,040; 0,14 (2) ± 0,039) Nước trong bể (3) 2,5.10 -6 (0,21 (1) ± 0,071; 0,34 (3) ± 0,148) 0,02003 (0,34 (3) ± 0,148; 0,30 (2) ± 0,105) Ghi chú: (1) trung bình nước vào, (2) trung bình nước ra, (3) trung bình nước trong bể. Ghi chú: (1) trung bình nước vào, (2) trung bình nước ra, (3) trung bình nước trong bể. Bảng 4.11. Bể đáy san hô B5: giá trị p của trắc nghiệm F giữa nhiệt độ buổi sáng (trên đƣờng chéo) và pH buổi sáng (dƣới đƣờng chéo) Nước đầu vào (1) Nước đầu ra (2) Nước trong bể (3) Nước đầu vào (1) 0,3441 (30,64 (1) ± 1,218; 29,76 (2) ± 1,272) 0,2300 (30,64 (1) ± 1,218; 29,85 (3) ± 1,320) Nước đầu ra (2) 0,4685 (7,31 (1) ± 0,148; 7,31 (2) ± 0,148) 0,3677 (29,85 (3) ± 1,320; 29,76 (2) ± 1,272) Nước trong bể (3) 0,1977 (7,31 (1) ± 0,148; 7,36 (3) ± 0,164) 0,1765 (7,36 (3) ± 0,164; 7,31 (2) ± 0,148) 49 Bảng 4.12. Bể đáy san hô B5:giá trị p của trắc nghiệm F giữa nhiệt độ buổi chiều (trên đƣờng chéo) và pH buổi chiều (dƣới đƣờng chéo) Nước đầu vào (1) Nước đầu ra (2) Nước trong bể (3) Nước đầu vào (1) 0,3875 (32,15 (1) ± 1,352; 31,27 (2) ± 1,395) 0,2272 (32,15 (1) ± 1,352; 31,37 (3) ± 1,467) Nước đầu ra (2) 0,0153 (7,91 (1) ± 0,455 ; 7,67 (2) ± 0,359) 0,3220 (31,37 (3) ± 1,467; 31,27 (2) ± 1,395) Nước trong bể (3) 0,1743 (7,91 (1) ± 0,455; 7,79 (3) ± 0,411) 0,1089 (7,79 (3) ± 0,411; 7,67 (2) ± 0,359) Ghi chú: (1) trung bình nước vào, (2) trung bình nước ra, (3) trung bình nước trong bể. Bảng 4.13. Bể đáy san hô B5:giá trị p của trắc nghiệm F giữa NO2-N (trên đƣờng chéo) và NH4-N (dƣới đƣờng chéo) Nước đầu vào (1) Nước đầu ra (2) Nước trong bể (3) Nước đầu vào (1) 0,0312 (0,11 (1) ± 0,032; 0,14 (2) ± 0,048) 0,0116 (0,11 (1) ± 0,032; 0,16 (3) ± 0,053) Nước đầu ra (2) 0,0004 (0,23 (1) ± 0,071; 0,32 (2) ± 0,116) 0,3348 (0,16 (3) ± 0,053; 0,14 (2) ± 0,048) Nước trong bể (3) 0,00002 (0,23 (1) ± 0,071; 0,37 (3 ) ± 0,134) 0,2142 (0,37 (3 ) ± 0,134; 0,32 (2) ± 0,116) Ghi chú: (1) trung bình nước vào, (2) trung bình nước ra, (3) trung bình nước trong bể. Bảng 4.14. Bể đáy san hô B7: giá trị p của trắc nghiệm F giữa nhiệt độ buổi sáng (trên đƣờng chéo) và pH buổi sáng (dƣới đƣờng chéo) Nước đầu vào (1) Nước đầu ra (2) Nước trong bể (3) Nước đầu vào (1) 0,2417 (30,82 (1) ± 1,054; 29,98 (2) ± 1,145) 0,1898 (30,82 (1) ± 1,054; 30,04 (3) ± 1,169) Nước đầu ra (2) 0,3317 (7,31 (1) ± 0,152; 7,33 (2) ± 0,158) 0,4293 (30,04 (3) ± 1,169; 29,98 (2) ± 1,145) Nước trong bể (3) 0,0562 (7,31 (1) ± 0,152; 7,37 (3) ± 0,182) 0,1124 (7,37 (3) ± 0,182; 7,33 (2) ± 0,158) Ghi chú: (1) trung bình nước vào, (2) trung bình nước ra, (3) trung bình nước trong bể. 50 Bảng 4.15. Bể đáy san hô B7: giá trị p của trắc nghiệm F giữa nhiệt độ buổi chiều (trên đƣờng chéo) và pH buổi chiều (dƣới đƣờng chéo) Nước đầu vào (1) Nước đầu ra (2) Nước trong bể (3) Nước đầu vào (1) 0,4630 (32,37 (1) ± 1,210; 31,48 (2) ± 1,197) 0,2901 (32,37 (1) ± 1,210; 31,62 (3) ± 1,289) Nước đầu ra (2) 0,0542 (7,96 (1) ± 0,467; 7,72 (2) ± 0,387) 0,2592 (31,62 (3) ± 1,289; 31,48 (2) ± 1,197) Nước trong bể (3) 0,4385 ( 7,96 (1) ± 0,467; 7,88 (3) ± 0,458) 0,0733 (7,88 (3) ± 0,458; 7,72 (2) ± 0,387) Ghi chú: trung bình nước vào, (2) trung bình nước ra, (3) trung bình nước trong bể. Bảng 4.16. Bể đáy san hô B7: giá trị p của trắc nghiệm F giữa NO2-N (trên đƣờng chéo) và NH4-N (dƣới đƣờng chéo) Nước đầu vào (1) Nước đầu ra (2) Nước trong bể (3) Nước đầu vào (1) 0,2174 (0,11 (1) ± 0,032; 0,14 (2) ± 0,037) 0,1290 (0,11 (1) ± 0,032; 0,15 (3) ± 0,04) Nước đầu ra (2) 1,96.10 -10 (0,22 (1) ± 0,071; 0,33 (2) ± 0,237) 0,3617 (0,15 (3) ± 0,04; 0,14 (2) ± 0,037) Nước trong bể (3) 1.10 -6 (0,22 (1) ± 0,071; 0,35 (3) ± 0,170) 0,0302 ( 0,35 (3) ± 0,170; 0,33 (2) ± 0,237) Ghi chú: trung bình nước vào, (2) trung bình nước ra, (3) trung bình nước trong bể. Bảng 4.17. Bể đáy san hô C3: giá trị p của trắc nghiệm F giữa nhiệt độ buổi sáng (trên đƣờng chéo) và pH buổi sáng (dƣới đƣờng chéo) Nước đầu vào (1) Nước đầu ra (2) Nước trong bể (3) Nước đầu vào (1) 0,2173 (30,62 (1) ± 1,203; 29,78 (2) ± 1,310) 0,2084 (30,62 (1) ± 1,203; 29,84 (3) ± 1,314) Nước đầu ra (2) 0,2283 (7,35 (1) ± 0,187; 7,35 (2) ± 0,170) 0,4878 (29,84 (3) ± 1,314; 29,78 (2) ± 1,310) Nước trong bể (3) 0,3197 (7,35 (1) ± 0,187; 7,40 (3) ± 0,195) 0,1127 (7,40 (3) ± 0,195; 7,35 (2) ± 0,170) Ghi chú: (1) trung bình nước vào, (2) trung bình nước ra, (3) trung bình nước trong bể. 51 Bảng 4.18. Bể đáy san hô C3: giá trị p của trắc nghiệm F giữa nhiệt độ buổi chiều (trên đƣờng chéo) và pH buổi chiều (dƣới đƣờng chéo) Nước đầu vào (1) Nước đầu ra (2) Nước trong bể (3) Nước đầu vào (1) 0,4984 (32,21 (1) ± 1,392; 31,26 (2) ±1,393) 0,3512 (32,21 (1) ± 1,392; 31,35 (3) ± 1,451) Nước đầu ra (2) 0,0168 (8,05 (1) ± 0,532; 7,85 (2) ± 0,421) 0,3533 (31,35 (3) ± 1,451; 31,26 (2) ± 1,393) Nước trong bể (3) 0,1235 (8,05 (1) ± 0,532; 8,00 (3) ± 0,469) 0,1651 (8,00 (3) ± 0,469; 7,85 (2) ± 0,421) Ghi chú: trung bình nước vào, (2) trung bình nước ra, (3) trung bình nước trong bể. Ghi chú: (1) trung bình nước vào, (2) trung bình nước ra, (3) trung bình nước trong bể. Bảng 4.20. Bể đáy không B9: giá trị p của trắc nghiệm F giữa nhiệt độ buổi sáng (trên đƣờng chéo) và pH buổi sáng (dƣới đƣờng chéo) Nước đầu vào (1) Nước đầu ra (2) Nước trong bể (3) Nước đầu vào (1) 0,2511 (30,63 (1) ± 1,209; 29,72 (2) ± 1,299) 0,1891 (30,63 (1) ± 1,209; 29,80 (3) ± 1,329) Nước đầu ra (2) 0,4898 (7,31 (1) ± 0,152; 7,30 (2) ± 0,155) 0,4165 (29,80 (3) ± 1,329; 29,72 (2) ± 1,299) Nước trong bể (3) 0,1751 (7,31 (1) ± 0,152; 7,37 (3) ± 0,170) 0,1817 (7,37 (3) ± 0,170; 7,30 (2) ± 0,155) Ghi chú: trung bình nước vào, (2) trung bình nước ra, (3) trung bình nước trong bể. Bảng 4.19. Bể đáy san hô C3: giá trị p của trắc nghiệm F giữa NO2-N (trên đƣờng chéo) và NH4-N (dƣới đƣờng chéo) Nước đầu vào (1) Nước đầu ra (2) Nước trong bể (3) Nước đầu vào (1) 0,0762 (0,11 (1) ± 0,032; 0,15 (2) ± 0,045) 0,0880 (0,11 (1) ± 0,032; 0,16 (3) ± 0,042) Nước đầu ra (2) 0,0093 (0,21 (1) ± 0,446; 0,31 (2) ± 0,138) 0,4683 (0,16 (3) ± 0,042; 0,15 (2) ± 0,045) Nước trong bể (3) 1,86.10 -8 (0,21 (1) ± 0,446; 0,34 (3) ± 0,293) 0,0003 (0,34 (3) ± 0,293; 0,31 (2) ± 0,138) 52 Bảng 4.21. Bể đáy không B9: giá trị p của trắc nghiệm F giữa nhiệt độ buổi chiều (trên đƣờng chéo) và pH buổi chiều (dƣới đƣờng chéo) Nước đầu vào (1) Nước đầu ra (2) Nước trong bể (3) Nước đầu vào (1) 0,4429 (32,17 (1) ± 1,365; 31,28 (2) ± 1,386) 0,3149 (32,17 (1) ± 1,365; 31,36 (3) ± 1,438) Nước đầu ra (2) 0,2655 (7,91 (1) ± 0,464; 7,71 (2) ± 0,432) 0,3675 (31,36 (3) ± 1,438; 31,28 (2) ± 1,386) Nước trong bể (3) 0,4528 (7,91 (1) ± 0,464; 7,85 (3) ± 0,470) 0,2273 (7,85 (3) ± 0,470; 7,71 (2) ± 0,432) Ghi chú: trung bình nước vào, (2) trung bình nước ra, (3) trung bình nước trong bể. Bảng 4.22. Bể đáy không B9: giá trị p của trắc nghiệm F giữa NO2-N (trên đƣờng chéo) và NH4-N (dƣới đƣờng chéo) Nước đầu vào (1) Nước đầu ra (2) Nước trong bể (3) Nước đầu vào (1) 0,0076 (0,11 (1) ± 0,024; 0,15 (2) ± 0,044) 0,0091 ( 0,11 (1) ± 0,024; 0,17 (3) ± 0,042) Nước đầu ra (2) 1,643.10 -7 (0,21 (1) ± 0,071; 0,36 (2) ± 0,170) 0,4710 (0,17 (3) ± 0,042; 0,15 (2) ± 0,044) Nước trong bể (3) 2,51.10 -10 (0,21 (1) ± 0,071; 0,39 (3) ± 0,063) 0,0895 (0,39 (3) ± 0,063; 0,36 (2) ± 0,170) Ghi chú: trung bình nước vào, (2) trung bình nước ra, (3) trung bình nước trong bể. Bảng 4.23. Bể đáy không B10: giá trị p của trắc nghiệm F giữa nhiệt độ buổi sáng (trên đƣờng chéo) và pH buổi sáng (dƣới đƣờng chéo) Nước đầu vào (1) Nước đầu ra (2) Nước trong bể (3) Nước đầu vào (1) 0,2447 (30,62 (1) ± 1,197; 29,75 (2) ± 1,291) 0,2572 (30,62 (1) ± 1,197; 29,77 (3) ± 1,286) Nước đầu ra (2) 0,4220 (7,30 (1) ± 0,155; 7,30 (2) ± 0,158) 0,4842 (29,77 (3) ± 1,286; 29,75 (2) ± 1,291) Nước trong bể (3) 0,0598 (7,30 (1) ± 0,155; 7,34 (3) ± 0,184) 0,0868 (7,34 (3) ± 0,184; 7,30 (2) ± 0,158) Ghi chú: trung bình nước vào, (2) trung bình nước ra, (3) trung bình nước trong bể. 53 Ghi chú: trung bình nước vào, (2) trung bình nước ra, (3) trung bình nước trong bể. Ghi chú: trung bình nước vào, (2) trung bình nước ra, (3) trung bình nước trong bể. Ghi chú: trung bình nước vào, (2) trung bình nước ra, (3) trung bình nước trong bể. Bảng 4.24. Bể đáy không B10: giá trị p của trắc nghiệm F giữa nhiệt độ buổi chiều (trên đƣờng chéo) và pH buổi chiều (dƣới đƣờng chéo) Nước đầu vào (1) Nước đầu ra (2) Nước trong bể (3) Nước đầu vào (1) 0,4910 (32,17 (1) ± 1,359; 31,25 (2) ± 1,362) 0,4008 (32,17 (1) ± 1,359; 31,29 (3) ± 1,396) Nước đầu ra (2) 0,1756 (7,89 (1) ± 0,461; 7,71 (2) ± 0,417) 0,4096 (31,29 (3) ± 1,396; 31,25 (2) ± 1,362) Nước trong bể (3) 0,4004 (7,89 (1) ± 0,461; 7,81 (3) ± 0,448) 0,2481 (7,81 (3) ± 0,448; 7,71 (2) ± 0,417) Bảng 4.25: Bể đáy không B10: giá trị p của trắc nghiệm F giữa NO2-N (trên đƣờng chéo) và NH4-N (dƣới đƣờng chéo) Nước đầu vào (1) Nước đầu ra (2) Nước trong bể (3) Nước đầu vào (1) 0,0340 (0,11 (1) ± 0,026; 0,16 (2) ± 0,04) 0,0363 (0,11 (1) ± 0,026; 0,17 (3) ± 0,04) Nước đầu ra (2) 0,0001 (0,21 (1) ± 0,077; 0,30 (2) ± 0,134) 0,4875 (0,17 (3) ± 0,04; 0,16 (2) ± 0,04) Nước trong bể (3) 0,00004 (0,21 (1) ± 0,077; 0,33 (3) ± 0,145) 0,3722 (0,33 (3) ± 0,145; 0,30 (2) ± 0,134) Bảng 4.26. Bể đáy không C2: giá trị p của trắc nghiệm F giữa nhiệt độ buổi sáng (trên đƣờng chéo) và pH buổi sáng (dƣới đƣờng chéo) Nước đầu vào (1) Nước đầu ra (2) Nước trong bể (3) Nước đầu vào (1) 0,2691 (30,62 (1) ± 1,207; 29,78 (2) ± 1,290) 0,2853 (30,62 (1) ± 1,207; 29,86 (3) ± 1,283) Nước đầu ra (2) 0,4623 (7,34 (1) ± 0,176; 7,33 (2) ± 0,176) 0,4807 (29,86 (3) ± 1,283; 29,78 (2) ± 1,290) Nước trong bể (3) 0,1206 (7,34 (1) ± 0,176; 7,40 (3) ± 0,200) 0,1027 (7,40 (3) ± 0,200; 7,33 (2) ± 0,176) 54 Bảng 4.27. Bể đáy không C2: giá trị p của trắc nghiệm F giữa nhiệt độ buổi chiều (trên đƣờng chéo) và pH buổi chiều (dƣới đƣờng chéo) Nước đầu vào (1) Nước đầu ra (2) Nước trong bể (3) Nước đầu vào (1) 0,4777 (32,20 (1) ± 1,396; 31,20 (2) ± 1,387) 0,2920 (32,20 (1) ± 1,396; 31,34 (3) ± 1,482) Nước đầu ra (2) 0,0544 (8,05 (1) ± 0,538; 7,86 (2) ± 0,453) 0,2731 (31,34 (3) ± 1,482; 31,20 (2) ± 1,387) Nước trong bể (3) 0,0798 (8,05 (1) ± 0,538; 7,99 (3) ± 0,463) 0,4211 (7,99 (3) ± 0,463; 7,86 (2) ± 0,453) Ghi chú: trung bình nước vào, (2) trung bình nước ra, (3) trung bình nước trong bể. Ghi chú: trung bình nước vào, (2) trung bình nước ra, (3) trung bình nước trong bể. Bảng 4.44. Số con thành thục sinh dục trong các đợt thí nghiệm Bể đáy cát Bể đáy san hô Bể đáy không Đợt 1 4 1 1 Đợt 2 11 5 8 Đợt 3 23 0 9 Đợt 4 27 3 9 Trung bình 16,25 2,25 6,75 Bảng 4.28. Bể đáy không C2: giá trị p của trắc nghiệm F giữa NO2-N (trên đƣờng chéo) và NH4-N (dƣới đƣờng chéo) Nước đầu vào (1) Nước đầu ra (2) Nước trong bể (3) Nước đầu vào (1) 0,0069 (0,11 (1) ± 0,026; 0,14 (2) ± 0,046) 0,0138 (0,11 (1) ± 0,026; 0,15 (3) ± 0,044) Nước đầu ra (2) 0,0125 (0,22 (1) ± 0,071; 0,28 (2) ± 0,105) 0,3916 (0,15 (3) ± 0,044; 0,14 (2) ± 0,046) Nước trong bể (3) 0,0035 (0,22 (1) ± 0,071; 0,30 (3) ± 0,114) 0,3184 (0,30 (3) ± 0,114; 0,28 (2) ± 0,105)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf888.pdf