Đề tài Đánh giá hiệu quả của một số hệ thống canh tác điển hình tại xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả của một số hệ thống canh tác điển hình tại xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình: PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm trở lại đây Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở các vùng nông thôn, vùng sâu…đặc biệt là vùng nông thôn miền núi. Với vùng nông thôn miền núi các chính sách đưa ra đều hướng tới việc nâng cao hiệu quả kinh tế, chất lượng cuộc sống của người dân và xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái. Vì vậy, việc phát triển các hệ thống canh tác mang lại hiệu quả trên nhiều mặt ở các tỉnh miền núi đã và đang là vấn đề cấp thiết. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường và hiệu quả tổng hợp của các hệ thống canh tác tại miền núi có sự khác nhau và phụ thuộc nhiều vào việc chọn lựa các hệ thống canh tác thích hợp với điều kiện từng vùng. Nếu việc chọn lựa các hệ thống canh tác chỉ tính đến hiệu quả kinh tế - xã hội mà không tính đến hiệu quả môi trường thì dễ dẫn đến làm cạn kiệt nguồn tài nguyên ở khu vực đó. Ngược lại, nếu chỉ xét đến hiệu quả môi trường mà không chú ý đến hiệu quả kinh tế - xã hội thì việc nâng c...

doc70 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1182 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả của một số hệ thống canh tác điển hình tại xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm trở lại đây Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở các vùng nông thôn, vùng sâu…đặc biệt là vùng nông thôn miền núi. Với vùng nông thôn miền núi các chính sách đưa ra đều hướng tới việc nâng cao hiệu quả kinh tế, chất lượng cuộc sống của người dân và xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái. Vì vậy, việc phát triển các hệ thống canh tác mang lại hiệu quả trên nhiều mặt ở các tỉnh miền núi đã và đang là vấn đề cấp thiết. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường và hiệu quả tổng hợp của các hệ thống canh tác tại miền núi có sự khác nhau và phụ thuộc nhiều vào việc chọn lựa các hệ thống canh tác thích hợp với điều kiện từng vùng. Nếu việc chọn lựa các hệ thống canh tác chỉ tính đến hiệu quả kinh tế - xã hội mà không tính đến hiệu quả môi trường thì dễ dẫn đến làm cạn kiệt nguồn tài nguyên ở khu vực đó. Ngược lại, nếu chỉ xét đến hiệu quả môi trường mà không chú ý đến hiệu quả kinh tế - xã hội thì việc nâng cao mức sống của người dân và phát triển kinh tế vùng là điều khó có thể thực hiện được. Trên thực tế, ở các vùng sản xuất NLN, hiện tượng xói mòn rửa trôi trên các vùng đất dốc diễn ra rất mạnh làm đất đai nghèo dinh dưỡng làm giảm khả năng canh tác dẫn đến năng suất cây trồng cũng giảm dần, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và kinh tế của người dân. Việc phát triển các hệ thống canh tác đang là một hướng đi có triển vọng ở miền núi Việt Nam, nhằm giải quyết đa dạng các nhu cầu về sản phẩm NLN; các hệ thống canh tác còn tỏ ra có hiệu quả hơn hẳn các lối canh tác truyền thống như độc canh, du canh bỏ hóa…trước đây. Cao Sơn là một xã miền núi, nằm trong vùng phòng hộ hồ thủy điện Hòa Bình thuộc huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình đã và đang được phát triển nhiều hệ thống canh tác khác nhau. Song, các hệ thống canh tác này được xây dựng dựa trên việc khai thác và sử dụng đất đai bằng những kinh nghiệm sẵn có và với trình độ hạn chế, nên hiệu quả của các hệ thống canh tác thấp. Cho đến nay, ở xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình vẫn còn thiếu những nghiên cứu về hiệu quả các hệ thống canh tác để làm định hướng cho việc phát triển các hệ thống canh tác mang lại hiệu quả tổng hợp. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể lựa chọn được một hệ thống canh tác hợp lý và có tác động tích cực đến kinh tế, xã hội, môi trường. Hệ thống canh tác đó phải nâng cao hiệu quả sử dụng đất và còn phát huy được cả chức năng phòng hộ, đảm bảo tính bền vững lâu dài và nâng cao đời sống của người dân tại điểm nghiên cứu nói riêng và vùng phòng hộ hồ thủy điện Hòa Bình nói chung. Để giải quyết những vấn đề nêu trên, đề tài: “Đánh giá hiệu quả của một số hệ thống canh tác điển hình tại xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình” được thực hiện nhằm xác định một số hệ thống canh tác có hiệu quả cao và làm cơ sở đề xuất được một số giải pháp kỹ thuật nhằm cải thiện cấu trúc và nâng cao hiệu quả của các hệ thống tại xã Cao Sơn – vùng ven hồ thủy điện tỉnh Hòa Bình. PHẦN II TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu 2.1.1. Lý thuyết về hệ thống Năm 1920 L.Vonbertanlanfy đã đề xuất cơ sở cho lý thuyết hệ thống và nó được ứng dụng rất rộng rãi trong công tác nghiên cứu khoa học nông nghiệp cũng như nhiều lĩnh vực khác. Có thể nói nó như một cơ sở để giải quyết các vấn đề phức tạp và tổng hợp. Khái niệm hệ thống: “Hệ thống là một tổng thể có trật tự của các yếu tố khác nhau có quan hệ và tác động qua lại, một hệ thống có thể xác định như một tập hợp các đối tượng hoặc các thuộc tính được liên kết bằng nhiều mối tương tác” (L.Vonbertanlanfy,1920) Theo L.Vonbertanlanfy nếu chỉ nghiên cứu các đặc điểm cơ bản của các tổ chức sống riêng biệt thì chưa thể giải thích đầy đủ về sự phát triển và tiến hoá của sinh giới, sự phát triển của các ngành khoa học cần phải nghiên cứu các quy luật trong toàn bộ các mối quan hệ của chúng. Hệ thống là một tổng thể có trật tự các yếu tố khác nhau có quan hệ tác động qua lại. Hệ thống không phải là một phép cộng đơn giản của các yếu tố, các đối tượng mà là sự kết hợp hữu cơ giữa các yếu tố, các đối tượng. Mỗi hệ thống bao gồm nhiều hệ thống nhỏ hợp thành, đến lượt mình nó lại là bộ phận cấu thành của bộ phận lớn hơn. Các yếu tố bên ngoài hệ thống nhưng có tác động tương tác với hệ thống gọi là yếu tố môi trường. Những yếu tố môi trường tác động lên hệ thống gọi là yếu tố đầu vào, những yếu tố môi trường chịu tác động trở lại của hệ thống gọi là yếu tố đầu ra. Trong thiên nhiên có hai loại hệ thống cơ bản: - Hệ thống kín: Là hệ thống mà ở đó các yếu tố tương tác với nhau trong phạm vi hệ thống - Hệ thống mở: Là hệ thống mà ở đó các yếu tố tương tác với nhau giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra, giữa yếu tố bên trong và bên ngoài. Hiện nay nghiên cứu hệ thống có hai phương pháp cơ bản: - Nghiên cứu hoàn thiện hoặc cải tiến một hệ thống đã có sẵn. Thông qua phương pháp phân tích hệ thống nhằm tìm ra điểm hẹp hay chỗ thắt lại của hệ thống cần được sửa chữa, khai thông để hệ thống hoàn thiện hơn, hoạt động có hiệu quả hơn. - Nghiên cứu xây dựng hệ thống mới, phương pháp này mang tính chất vĩ mô đòi hỏi phải có sự tính toán, cân nhắc kỹ càng. 2.1.2. Lý thuyết về hệ thống nông nghiệp Nông nghiệp đã gắn bó với con người từ hàng vạn năm nay, nó là ngành quan trọng sản xuất ra vật chất duy trì và phát triển xã hội loài người. Ngày nay, khái niệm hệ thống nông nghiệp đã trở lên phổ biến và nhìn từ nhiều góc độ khác nhau thì việc áp dụng vào nghiên cứu phát triển nông nghiệp ở mỗi nước là có sự khác nhau. Theo Phạm Chí Thành và cộng sự, 1969 [6] đến nay đã có một số định nghĩa về hệ thống nông nghiệp như sau: - Hệ thống nông nghiệp là sự biểu hiện không gian của sự phối hợp các ngành sản xuất và kỹ thuật do một xã hội thực hiện để thoả mãn các nhu cầu. Nó biểu hiện sự tác động qua lại giữa hệ thống sinh học – sinh thái mà môi trường tự nhiên là đại diện và hệ thống xã hội – văn hoá qua các hoạt động xuất phát từ những thành quả kỹ thuật (Vissac, 1979). - Hệ thống nông nghiệp trước hết là một phương thức khai thác môi trường được hình thành và phát triển trong lịch sử, một hệ thống sản xuất thích ứng với các điều kiện sinh thái khí hậu của một không gian nhất định, đáp ứng với các điều kiện và nhu cầu của thời điểm đó (Mozoyer, 1986). - Hệ thống nông nghiệp thích ứng với các phương thức khai thác nông nghiệp của không gian nhất định do một xã hội tiến hành, là kết quả của sự phối hợp các nhân tố tự nhiên, xã hội – văn hoá, kinh tế và kỹ thuật (Jouve, 1988). Theo Đào Thế Tuấn, 1989 [7] hệ thống nông nghiệp về thực chất là sự thống nhất của hai hệ thống: (1) Hệ sinh thái nông nghiệp là một bộ phận của hệ sinh thái tự nhiên, bao gồm các vật sống (cây trồng, vật nuôi) trao đổi năng lượng, vật chất và thông tin với ngoại cảnh, tạo nên năng suất sơ cấp (trồng trọt) và thứ cấp (chăn nuôi) của hệ sinh thái; (2) Hệ kinh tế - xã hội, chủ yếu là hoạt động của con người trong sản xuất để tạo ra của cải vật chất cho toàn xã hội. Trong thực tế hiện nay vẫn còn nhiều các quan điểm tồn tại về nhận thức và tiếp cận của hệ thống nông nghiệp nhưng mục tiêu chung của các quan điểm đều hướng tới việc khai thác có hiệu quả các điều kiện tự nhiên, môi trường xung quanh đồng thời đảm bảo tính bền vững và lâu dài trong việc khai thác. 2.1.3. Lý thuyết về hệ thống canh tác HTCT đang là mối quan tâm lớn của rất nhiều nước trên thế giới vì đó là đầu mối để có thể phát triển NLN của mỗi quốc gia. Với sự phát triển xã hội ngày càng cao thì việc đáp ứng đa dạng các sản phẩm NLN càng tỏ ra cấp thiết hơn. Chính vì thế, lối sản xuất độc canh cây trồng sẽ trở nên không thích hợp với sự phát triển xã hội. Các HTCT đã thể hiện được tính ưu việt của nó về hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường. Tuy nhiên, để tìm ra được một HTCT hợp lý cho mỗi vùng đang là bài toán khó. Khái niệm về HTCT: HTCT là sự bố trí một cách thống nhất và ổn định các ngành nghề trong nông trại, được quản lý bởi hộ gia đình trong môi trường tự nhiên, sinh học và kinh tế xã hội, phù hợp với mục tiêu, sự mong muốn và nguồn lực của hộ. - Yếu tố sinh học: Là bao gồm các cây trồng, vật nuôi được canh tác để thoả mãn mục tiêu, sự mong muốn và nguồn lực của hộ. + Hệ phụ trồng trọt: Hệ phụ trồng trọt là một phần chủ yếu của HTCT, nói đến trồng trọt là nói đến cây trồng vì vậy hệ thống cây trồng lại là bộ phận quan trọng của hệ phụ trồng trọt, là trung tâm của hệ phụ trồng trọt. + Hệ phụ chăn nuôi: Là bao gồm tổng hợp các khâu kỹ thuật từ chọn giống đến thức ăn, chế biến sản phẩm,…Hệ phụ này có quan hệ chặt chẽ đến trồng trọt, chúng tác động qua lại với nhau nhằm thoả mãn mục tiêu và nhu cầu của nông hộ sao cho sự tác động đó đem lại hiệu quả về mọi mặt là cao nhất. - Yếu tố tự nhiên: Bao gồm các yếu tố quan trọng là khí hậu, đất và nước, các yếu tố này có ý nghĩa quyết định đến việc hình thành vùng sinh thái nông nghiệp, từ đó bố trí cây trồng, vật nuôi phù hợp. - Yếu tố kinh tế, xã hội: Là những yếu tố như tín dụng, thị trường, các phong tục tập quán trong đời sống cũng như trong canh tác, các yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các HTCT. - Người nông dân: Là người trực tiếp tạo ra sản phẩm, có tác động lớn đến hiệu quả của các HTCT. Như vậy, tất cả các yếu tố của HTCT có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi một yếu tố thay đổi sẽ dẫn đến các yếu tố khác thay đổi và dẫn đến hệ thống thay đổi theo. Theo H.G. Zandstra HTCT là một khái niệm chưa được phổ cập, phải phân biệt nó với việc nghiên cứu nông học, quản lý tài nguyên hay hệ thống nông nghiệp. Nghiên cứu HTCT nhằm tăng lợi nhuận sản xuất cây trồng từ những tài nguyên thiên nhiên sẵn có, lấy hệ thống cây trồng làm biến số, đó là hoạt động bị giới hạn trong ngành trồng trọt và được đặt trong hoạt động nghiên cứu hệ sản xuất của trang trại [19] Theo M.Sectisarn - Hệ thống canh tác là sản phẩm của 4 nhóm biến số: Môi trường - kỹ thuật sản xuất – tài nguyên – xã hội [17] Qua đó chúng tôi thấy được nghiên cứu HTCT là phương pháp nghiên cứu NLN nhìn toàn bộ nông trại như một hệ thống. Nghiên cứu HTCT tập trung vào những mối tương tác giữa thành phần cấu tạo của hệ thống trong tầm kiểm soát của nông hộ và cách thức mà những thành phần này chịu tác động bởi các điều kiện vật lý, sinh học, kinh tế xã hội ngoài tầm kiểm soát của nông hộ. 2.2. Những kết quả nghiên cứu về HTCT Trong những năm qua, nghiên cứu nông nghiệp theo phương pháp hệ thống là một vấn đề phổ biến trên thế giới nhằm phát triển nông nghiệp một cách toàn diện, sử dụng một cách hữu hiệu các nguồn lực tại chỗ, hạn chế việc khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên dẫn đến huỷ hoại môi trường sinh thái. Nghiên cứu hệ thống góp phần tạo điều kiện cho các thành phần của hệ thống có cơ hội tác động qua lại lẫn nhau, thúc đẩy lẫn nhau phát triển, tránh được tình trạng thành phần này cản trở sự phát triển của thành phần kia. 2.2.1. Trên thế giới Việc phát triển nông nghiệp hầu hết dựa vào các cơ sở sản xuất tư nhân, đó chủ yếu là các trang trại cung cấp. Do vậy, nhà nước rất quan tâm đến sự tồn tại và phát triển của các trang trại và đã dành một khoản ngân sách không nhỏ để đầu tư cho kỹ thuật và vốn của trang trại với lãi suất thấp. Trên thế giới đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về HTCT từ lâu và theo nhiều hướng khác nhau. Sản xuất nông nghiệp trên đất đồi núi bao gồm canh tác trên đất dốc và đất bằng trồng cả cây hàng năm và cây lâu năm, cùng có cả việc canh tác trên đất ngập nước ở thung lũng, các thềm bậc thang có nguồn nước, nhưng nhìn chung đất nông nghiệp ở miền núi phần lớn là đất dốc. Theo tài liệu của FAO thì các vùng đồi núi, đất nông nghiệp có độ dốc trên 150 thường chiếm tới 50 -60% trong tổng số đất nông nghiệp được khai thác. Đất nông nghiệp ở vùng đồi núi thực chất là vấn đề nghiên cứu canh tác trên đất dốc, nghiên cứu mối quan hệ giữa HTCT với vấn đề xói mòn, rửa trôi [5]. - HTCT Taungya (Taungya System): Được bắt đầu ở Mianma vào những năm 1856. Nhà nước đã cho trồng rừng gỗ tếch kết hợp trồng lúa cạn, ngô trồng hai năm đầu khi rừng chưa khép tán. Mục tiêu chính của hệ thống canh tác này là khôi phục lại rừng bị tàn phá, sản xuất lương thực là thu nhập phụ. Đây là dạng mô hình chuyển tiếp từ canh tác nương rẫy sang canh tác nông lâm kết hợp [15]. - Theo Blanford 1958, Taungya là một từ địa phương của ngôn ngữ Myanma: “Taung” nghĩa là canh tác, “ya” là đồi núi. Đây là một phương thức canh tác được phát triển dựa trên hệ thống “Waldfeldbau” nổi tiếng của người Đức, trong đó bao gồm canh tác các cây nông nghiệp ở ngay tại rừng. Vào khoảng những năm 50 của thế kỷ XIX, Ấn Độ đã sử dụng hệ thống này để tái sinh, phục hồi lại rừng trên đất đã khai hoang bằng cách gieo hạt Tếch kết hợp với trồng hoa màu của nông dân. Một cách khái quát, Taungya là một HTCT mà trong đó bao gồm sự kết hợp đồng thời của hai thành phần (cây nông nghiệp và cây lâm nghiệp) trong những giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành rừng trồng, đổi lại họ phải giữ gìn rừng non, sau vài năm khi rừng khép tán, hoa màu không thể trồng được nữa, họ sẽ di chuyển sang khu vực khác nếu quỹ đất còn cho phép. Như vậy, sản phẩm gỗ là mục tiêu cuối cùng trong Taungya nhưng động lực thúc đẩy trước mắt với thực tiễn là sản xuất lương thực (Phạm Quang Vinh và các tác giả, 2005) [15]. - HTCT trong nông trại: Dân tộc Infugao (Philippin) biết canh tác lúa nước ở ruộng có hệ thống tưới nước, kết hợp trồng cây gỗ để lấy củi, cây ăn quả, cây thuốc. Hệ thống này giữ được nước và chỗng xói mòn, sạt lở đất, đảm bảo tính bền vững [15]. - HTCT trong nông lâm kết hợp: Đa dạng theo nhiều phương thức trồng và mật độ khác nhau được áp dụng rộng rãi ở Miền Trung và Bắc của Trung Quốc. Cây đa mục đích được trồng xen theo nguyên tắc đa loài tạo ra sản phẩm quanh năm và mang tính hoang hóa. Trung Quốc phân loại nông lâm kết hợp theo vùng sinh thái (vùng núi cao, vùng trung du, vùng đồng bằng). Mỗi loại hình nông lâm kết hợp phù hợp với từng vùng sinh thái riêng, nhưng đều đảm bảo lợi ích kinh tế theo kiểu kinh tế trang trại [15]. Theo trung tâm phát triển đời sống nông thôn ở Mindanao Philippin vấn đề sử dụng đất dốc có hiệu quả kinh tế vừa có tác dụng bảo vệ tài nguyên đất là cần phải xây dựng mô hình nông lâm kết hợp theo kiểu SALT [20]. Hoey.M,1990 đưa ra mô hình sử dụng đất dốc nhấn mạnh việc làm đường đồng mức, trồng cỏ theo băng, hạn chế làm đất đến mức tối thiểu góp phần phát triển NLN ổn định ở Bắc Thái Lan trên đất kanđihult trồng cây ăn quả, cây cà phê theo băng kết hợp với bón phân đã cho hiệu quả kinh tế cao và có tác dụng cải tạo và nâng cao độ phì của đất. Quản lý đất bằng một số loại cây bản địa, trồng cải tạo đất bỏ hóa bằng các loại cây rừng có giá trị kinh tế (như cây tống quá sủ, cây phi lao, keo dậu, cây điền thanh, cây bồ đề, cọ Babassu, cây Bracatinga, cây Mimora Tenuiflora là cây rất phổ biến trên đất bỏ hóa ở Miền Nam Honduras và Trung Mỹ. Quản lý đất bỏ hóa dựa vào cây bụi ở Philippines (cây benet – Mimosa invisa), một loại hình cây trinh nữ, được đưa vào trồng trên đất bỏ hóa từ những năm 1960 để làm cây cải tạo đất. Hệ thống quản lý đất bỏ hóa này có tác dụng cung cấp nguồn phân xanh,che phủ đất để tái sinh độ phì nhiêu cho đất, tăng hiệu quả sản xuất các loại cây lương thực ở chu kỳ sau (Edwin Balbarino, David M.Bates, Z.De la Rose, Julito Itumay, 1997). Cây cỏ lào, tre nứa ưu điểm của nó là sinh trưởng nhanh, phủ đất nhanh, nhờ đó thảm thực vật trên đất canh tác sau nương rẫy nhanh chóng được phục hổi, và đất dưới thảm tre nứa được coi là màu mỡ, thích hợp cho một chu kỳ canh tác mới. Quản lý đất bỏ hóa dựa vào cây họ đậu như cây keo dậu, muông hoa đào (ở Naala, Naga, Cebu – Philipines) hai loài cây trên là giống địa phương. Ở Nigêria loài cây này được coi là cây có khả năng rút ngắn thời gian bỏ hóa xuống và có thể thâm canh và phát triển ổn định trên đất nương rẫy. Làm giàu đất canh tác sau nương rẫy ở Peruvian Amazon đặc điểm chung của các hệ thống cây trồng trên đất này là khi chặt cây - đốt rẫy các loại cây có giá trị kinh tế được chọn để lại hoặc được trồng xen với các loại cây lương thực trong thời gian canh tác nhằm mục đích làm giàu nương bỏ hóa sau khi kết thúc chu kỳ canh tác. Một số chương trình khoa học của Liên hợp quốc đang cho ứng dụng một chế độ canh tác hợp lý trên đất dốc theo hệ thống nông lâm kết hợp. Theo hướng này việc trồng cây rừng, cây nông nghiệp (hoa màu, cây công nghiệp, cây ăn quả) và phát trỉên chăn nuôi trên cùng một mảnh đất dốc phù hợp với điều kiện sinh thái và cho hiệu quả kinh tế cao rất được chú trọng. Ngày nay, mạng lưới nghiên cứu HTCT đã thu hút nhiều quốc gia trồng lúa như Banglader, Miến điện, Ấn độ, Indonesia, Malaisia, Nepan, Philippin, Triều tiên, Srilanca, Thailan, Việt Nam tham gia nghiên cứu. Hệ thống canh tác là một tổ hợp cây trồng trong không gian và thời gian của 1 vùng khí hậu, thổ nhưỡng đặc thù, trong một điều kiện kinh tế xã hội nhất định [18]. 2.2.2. Ở Việt Nam Trong những năm gần đây, các nhà khoa học trong nước đã không ngừng nghiên cứu, áp dụng các hệ thống đã được nghiên cứu ở nước ngoài nhằm tìm ra các hệ thống phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, điều kiện tự nhiên từng vùng của nước ta. Sử dụng tốt các nguồn lợi và các mối quan hệ của sinh thái với hiệu quả đầu tư là cao nhất nhằm phát triển sản xuất của HTCT vùng đất trũng, HTCT vùng ven biển, HTCT vùng đồi gò, vùng núi cao. Theo quan điểm hệ thống thì hệ thống nông nghiệp Việt Nam có các hệ phụ: Trồng trọt, chăn nuôi, chế biến và ngành nghề, hệ phụ VAC (Đào Thế Tuấn, 1987) [8] Người ta đã nhận thức được rằng vấn đề phát triển nông nghiệp trong tương lai cần có kế hoạch lâu dài, kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên để đảm bảo thực sự tính bền vững và phát triển [9]. Cần tiến tới một chế độ canh tác hợp lý trên đất dốc nương rẫy ở vùng đồi núi Việt Nam vì hoạt động của con người khai thác tài nguyên thiên nhiên mà thảm thực vật ngày càng bị thu hẹp nhanh, độ che phủ của mặt đất bằng cây rừng, cây trồng ngày càng giảm sút, đất trống đồi trọc ngày càng xuất hiện nhiều, đất đai bị xói mòn và rửa trôi nghiêm trọng [11]. Ở Việt Nam sử dụng đất dốc theo phương thức NLKH là một giải pháp đúng đắn trong điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội. Bộ Lâm nghiệp cũng đã tổng kết các mô hình nông lâm kết hợp được sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế như FAO, SIDA, ESCAP, ICRAP, PAM...cũng có giá trị đáng kể [14]. Trong việc phục hồi độ phì của đất nhờ cây phân xanh và cây họ đậu được nhiều tác giả chú ý. Theo Lương Đức Loan (1992) cây phân xanh và cây họ đậu ăn hạt trồng trên đất Bazan thoái hóa sẽ nhanh chóng tạo ra một sinh khói hữu cơ lớn có chất lượng cao làm nguồn năng lượng cải tạo đất, có khả năng điều hòa nhiệt độ, ẩm độ, tăng khả năng hấp thụ cation, tăng lượng lân dễ tiêu, rút ngắn thời gian phục hồi ít nhất là từ 10 - 15 năm so với bỏ hóa tự nhiên, phục hồi theo phương thức này sau 1 - 3 năm có thể đưa vào sản xuất được. Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đậu và các cộng sự về HTCT NLN ở vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam cho thấy hiệu quả các mô hình canh tác trên đất dốc như sau: Mô hình canh tác cây lương thực Sắn xen đậu đỗ, lạc với các cây phân xanh chống xói mòn trên các loại đất phát triển trên sa thạch, phiến thạch sét và phù sa cổ cho thấy đó là biện pháp giải quyết phân bón tại chỗ có hiệu quả cao để thâm canh tăng năng suất Sắn trên đất dốc [4]. Tác giả Nguyễn Văn Trương cho rằng cơ cấu cây trồng được chọn vào mô hình nông lâm kết hợp như sau: + Cây phòng hộ: Muồng đen, keo dậu, so đũa, phi lao, keo lá tràm… + Cây dài ngày: Chè, cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả… + Cây ngắn ngày: Lúa, ngô, lúa nương, cây có củ, đậu đỗ… Có thể sắp xếp không gian cho cây rừng, cây công nghiệp và cây ngắn ngày như sau: + Đất dốc từ 250 – 300 thì tốt nhất là nên để rừng che phủ, rừng cây rậm kín, hỗn giao nhiều tầng, nhiều cây cỏ trong đó phải có những cây gỗ lớn với số lượng đông đủ sẽ là chủ thể trong hệ sinh thái rừng và đất dốc. + Đất dốc từ 150 - 200 ta có thể tạo ra quần xã thực vật theo kiểu rừng với tỷ lệ cây to khoảng 30 – 40 % còn lại là cây phòng hộ và mương máng giữ đất, giữ nước. + Đất dốc dưới 150 nếu sườn đồi ngắn thì nên san bằng thành ruộng bậc thang ở phía dưới, có rừng ở phía trên thì càng tốt. Ta có thể sử dụng 60 – 70% đất nông nghiệp, cây công nghiệp từ 20 – 30 % cho cây lớn và 10 – 15% đất đai dành cho bờ cây và mương máng [12]. Tóm lại các tài liệu đã nghiên cứu trong và ngoài nước từ trước đến nay đều có đề cập đến vấn đề hệ thống canh tác. Các điều kiện sinh thái, điều kiện môi trường, điều kiện xã hội, nông lâm kết hợp, hiệu quả kinh tế và một số biện pháp kỹ thuật có liên quan…Như vậy các kết quả nghiên cứu cho chúng ta thấy, các nghiên cứu mang tính thực tiễn cao, khả năng ứng dụng vào thực tiễn sản xuất cao sẽ mang lại hiệu quả đáp ứng được mục tiêu kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường góp phần nâng cao đời sống của nhân dân nói riêng và hoà chung mục tiêu phát triển NLN của cả nước. PHẦN III MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định được các hệ thống canh tác tại điển hình tại điểm nghiên cứu. - Đánh giá hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường của những hệ thống canh tác điển hình tại điểm nghiên cứu. - Đề xuất được một số giải pháp kỹ thuật nhằm cải thiện cấu trúc và nâng cao hiệu quả của những hệ thống canh tác điển hình tại xã Cao Sơn – vùng ven hồ thủy điện tỉnh Hòa Bình. 3.2. Nội dung nghiên cứu 3.2.1. Điều tra, phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của điểm nghiên cứu 3.2.2. Điều tra cấu trúc các hệ thống canh tác điển hình 3.2.3. Điều tra hiệu quả của hệ thống canh tác - Hiệu quả kinh tế - Hiệu quả xã hội - Hiệu quả môi trường - Hiệu quả tổng hợp 3.2.4. Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm cải thiện cấu trúc và nâng cao hiệu quả của từng hệ thống canh tác. 3.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những HTCT, tiêu biểu, phổ biến được canh tác hoặc quản lý bởi hộ gia đình người dân tại xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. Những kết quả nghiên cứu trên đây sẽ là cơ sở cho việc luận cứ và khuyến nghị mở rộng cho vùng ven hồ thủy điện Hòa Bình Với đối tượng trên đề tài sẽ tập trung phân tích cấu trúc và hiệu quả của chúng, từ những phân tích này sẽ đề xuất những giải pháp cải thiện cấu trúc để nâng cao hiệu quả HTCT. Thông qua đó nâng cao lợi ích và chức năng HTCT, góp phần tạo động lực cho người dân trong việc bảo vệ và phát triển bền vững vùng phòng hộ. 3.3.2. Phạm vi nghiên cứu Trên điểm nghiên cứu đề tài chọn thôn điểm của xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình theo các tiêu chí như: đại diện về thành phần dân tộc, diện tích, vị trí địa lý… 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Thu thập tài liệu thứ cấp Thu tập tài liệu thứ cấp về vị trí địa lý, khí hậu, đất đai, thủy văn, dân sinh kinh tế, xã hội, các tài liệu về lĩnh vực NLN có liên quan. Ngoài ra đề tài cũng sử dụng kết quả báo cáo tổng kết của các cơ quan và các kết quả nghiên cứu có liên quan khác. 3.4.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu Chọn thôn điểm: + Thôn có vị trí địa lý, địa hình mang tính đại diện cho cả xã. + Diện tích của thôn phải đại diện so với diện tích của xã. + Hệ thống canh tác với thành phần loài cây phong phú, đa dạng. + Có đầy đủ các thành phần dân tộc của xã. Chọn hộ điểm: + Các hộ này thuộc các thành phần dân tộc khác nhau. + Có các hệ thống canh tác. 3.4.3. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) 3.4.3.1. Điều tra theo tuyến và xây dựng sơ đồ mặt cắt Tiến hành đi và khảo sát từ nơi vị trí thấp đến nơi có vị trí cao. Lựa chọn hướng đi qua tất cả các loại hình sử dụng đất chính trong địa bàn xã. Đến mỗi khu vực đặc trưng tiến hành thảo luận cùng nông dân và khảo sát hiện trường về các nội dung: hiện trạng, khó khăn, thuận lợi và giải pháp. Vẽ và tổng hợp lại thành một bản sơ đồ mặt cắt hoàn chỉnh đặc trưng cho thôn. 3.4.3.2. Phân tích lịch mùa vụ Cùng trưởng thôn và nông dân nòng cốt xây dựng lịch mùa vụ để đánh giá tiềm năng và kinh nghiệm canh tác của thôn. Lịch mùa vụ được chính nông dân sống trong thôn bản phân tích thông qua việc tổ chức thảo luận cho một nhóm nông dân có kinh nghiệm sản xuất. Từ đó người dân xây dựng được biểu đồ lịch mùa vụ cho các hạng mục thuộc các lĩnh vực khác nhau như: Lịch mùa vụ đối với trồng trọt, các hoạt động lâm nghiệp, nhu cầu sử dụng lao động... 3.4.3.3. Phân loại hộ gia đình Phân loại hộ gia đình dựa trên các tiêu chí do người dân đưa ra. Việc xác định được các tiêu chí cho từng loại nhóm hộ gia đình thông qua kết quả phỏng vấn và phân loại của một nhóm hộ nông dân trong thôn. Phương pháp tiến hành qua 2 bước sau: + Dùng các tờ phiếu đã được ghi tên của các chủ hộ trong thôn bản để một số nông dân phân loại theo các nhóm bằng phương pháp so sánh. + Xây dựng bảng tiêu chuẩn phân loại theo mẫu biểu sau: Tiêu chí Nhóm hộ 1 Nhóm hộ 2 Nhóm hộ 3 TC1 TC2 … 3.4.3.4. Phỏng vấn bán định hướng - Phỏng vấn cán bộ xã về một số vấn đề sau: + Tình hình chung về kinh tế xã hội của các thôn trong xã. + Tình hình phát triển và hiện trạng sản xuất NLN của xã. + Các yếu tố tác động đến hoạt động sản xuất của người dân. + Giải pháp chung của xã để phát triển sản xuất NLN. - Phỏng vấn cán bộ quản lý thôn về một số vấn đề sau: + Tình hình chung về kinh tế xã hội của thôn. + Tình hình phát triển NLN của thôn. + Các yếu tố tác động đến hoạt động sản xuất của người dân trong thôn. - Phỏng vấn hộ gia đình: Công cụ này dùng để thu thập thông tin chi tiết của các hộ gia đình trong sản xuất NLN tại các thôn điểm. Để đảm bảo các thông tin thu thập mang tính đại diện và có độ tin cậy cao, chúng tôi tiến hành phỏng vấn 30 hộ gia đình được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên từ các nhóm hộ. Thông tin thu thập được cần ghi chép lại theo các nội dung của bảng phỏng vấn để thuận tiện cho việc tổng hợp thông tin số liệu. 3.4.3.5. Phân tích SWOT của các mô hình điểm có sự tham gia của người dân S W O T Trong đó: S (Strength): Điểm mạnh W (Weakness): Điểm yếu O (Opportunities): Cơ hội T (Threats): Thách thức 3.4.3.6. Phân tích kinh tế hộ gia đình Tiến hành tổng hợp các nguồn thu, chi và cân đối kinh tế hộ gia đình theo nhóm hộ, từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá và đề xuất giải pháp. 3.4.4. Lựa chọn các HTCT điển hình - Điều tra qua người dân và cán bộ địa phương - Khảo sát sơ bộ hiện trường - Lựa chọn cụ thể đối tượng được lựa chọn trên cơ sở các tiêu chí sau: + Tương đối phổ biến + Tiêu biểu có tính đại diện + Có diện tích lớn hơn 500 m2 + Là hệ thống canh tác truyền thống + Là hệ thống cải tiến chuyển giao giữa kỹ thuật hoặc có xu thế phát triển ở địa phương 3.4.5. Phương pháp lập ô tiêu chuẩn và đo đếm các chỉ tiêu cần đánh giá Trên mỗi lô canh tác với mỗi đối tượng lựa chọn lập các ô điều tra mẫu. Từng lô rừng nêu trên phải biết rõ hộ gia đình đang quản lý canh tác, vị trí ranh giới trên thực địa, quyền sử dụng đất, lịch sử và quá trình quản lý, canh tác vì những vấn đề này liên quan đến độ chính xác của vấn đề điều tra kinh tế xã hội. Mỗi ô mẫu diện tích 500 m2 (20x25m) hoặc diện tích 1000 m2. Số lượng các ô tiêu chuẩn phải thoả mãn ≥ 10% diện tích lô canh tác. Trên các ô tiêu chuẩn tiến hành điều tra tầng cây cao, độ tàn che, điều tra về cây bụi thảm tươi, điều tra dạng sống của thực vật. Cụ thể các cách thức từng nội dung điều tra trong ô tiêu chuẩn tiến hành như sau: - Điều tra tầng cây cao Tiến hành mô tả các chỉ tiêu cơ bản phục vụ cho nội dung nghiên cứu như: Độ dốc mặt đất, độ cao, hướng phơi, loại đất, …Sau đó xác định tên loài thực vật và các chỉ tiêu sinh trưởng của tầng cây cao gồm chỉ tiêu Đường kính thân cây (D1.3); Chiều cao vút ngọn (Hvn); Đường kính tán (Dt). - Xác định độ tàn che: Theo phương pháp cho điểm (200 điểm). Trên mỗi ô tiêu chuẩn xác định 200 điểm phân bố đều. Từ mỗi điểm dùng thước ngắm thẳng đứng lên tán lá rừng, nếu gặp tán rừng thì ghi giá trị 1, nếu không gặp thì ghi giá trị 0, giữa tán lá và khoảng trống thì ghi giá trị 0.5 - Phương pháp điều tra cây bụi, thảm tươi: Trên mỗi ÔTC, lập 5 ÔDB có diện tích 25 m2 (5x5), 4 ô ở 4 góc và 1 ô ở giữa ÔTC, sau đó đo đếm trong ÔDB theo các chỉ tiêu về tên loài chủ yếu, số lượng, độ che phủ (%), chiều cao, chất lượng sinh trưởng. 3.4.6. Phương pháp đề xuất các giải pháp Thực chất của giải pháp là các tác động vào những nhân tố có ảnh hưởng quan trọng tới cấu trúc và hiệu quả của hệ thống. Vì vậy các giải pháp sẽ được đề xuất trên cơ sở toàn bộ các kết quả phân tích về cấu trúc và hiệu quả nêu trên. 3.4.7. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 3.4.7.1. Các chỉ tiêu cấu trúc rừng - Thành phần loài cây Xác định thông qua thành phần loài và số lượng cá thể loài trong hệ thống. - Câu trúc nằm ngang - Cấu trúc mật độ Xác định thông qua kết quả điều tra và tính mật độ của tầng cây cao trong hệ thống. Với tầng cây cao (N, cây/ha) theo công thức sau: Notc N/ha = x 10000 (cây/ha) Sotc Trong đó: Notc: số cây trên ô tiêu chuẩn Sotc: Diện tích ô tiêu chuẩn - Độ tàn che (TC,%) ∑điểm gặp tán TC = (%) ∑điểm điều tra 3.4.7.2. Các chỉ tiêu kinh tế + Giá trị hiện tại của lợi nhuận dòng (NPV – Net present value) NPV = Trong đó: Bi: giá trị thu nhập ở năm thứ i (đồng) Ci: giá trị chi phí ở năm thứ i (đồng) r: Tỷ lệ chiết khấu hay lãi xuất (%) i: Thời gian của một chu kỳ sản xuất một mô hình (năm) NPV dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế của hệ thống cây trồng. Hệ thống nào có NPV càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao. + Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ IRR Là khả năng thu hồi vốn đầu tư có thể kể đến yếu tố thời gian thông qua tính chiết khấu. IRR chính là tỷ lệ chiết khấu mà khi tỷ lệ này làm cho NPV = 0 thì i = IRR. + Giá trị hiện tại của chi phí (đồng) (CPV- Cost present value) CPV = + Giá trị hiện tại của thu nhập (đồng) (BPV – Bennefit present value) BPV= + Tỷ lệ thu nhập so với chi phí (BCR – Benefit to cost ratio) Là tỷ số lãi xuất thực tế cho biết mức độ đầu tư và thu nhập, qua đó cho biếtchất lượng đầu tư và mức thu nhập trên một đơn vị sản phẩm. BCR = Hệ thống cây trồng nào có BCR >1 thì có lãi, mô hình nào có BCR < 1 thì lỗ, và nếu BCR = 1 thì hoà vốn. 3.4.7.3. Hiệu quả xã hội Các tiêu chí đánh giá hiệu quả xã hội được thảo luận cùng người dân và được người dân cho điểm dựa trên các tiêu chí đó (thang điểm từ 1 đến 10). Hệ thống nào có tổng điểm cao nhấp thì được xếp hạng trước tiên và là hệ thống có hiệu quả xã hội cao nhất. Tiêu chí PTCT Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3 …………… PTCT 1 PTCT 2 …………….. 3.4.7.4. Hiệu quả môi trường Các tiêu chí của hiệu quả xã hội được người dân đưa ra và được đánh giá dựa trên các kết quả cho điểm của người dân (thang điểm từ 1 đến 10). Hệ thống nào có tổng điểm cao nhấp thì được xếp hạng trước tiên và là hệ thống có hiệu quả môi trường cao nhất. Tiêu chí PTCT Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3 …………… PTCT 1 PTCT 2 …………….. 3.4.7.5. Hiệu quả tổng hợp Ect của W.Rola 1994 Đánh giá hiệu quả tổng hợp của các HTCT tới sinh kế của người dân có nghĩa là đánh giá hiệu quả hệ thống trên 3 mặt: kinh tế, xã hội, môi trường. Để đánh giá hiệu quả tổng hợp của các HTCT chúng tôi áp dụng công thức tính chỉ số hiệu quả canh tác Ect (Effectve Indicator of Farming system) của W.Rola 1994. Ect = Trong đó: Ect: là chỉ tiêu tổng hợp; Ect = 1 thì mô hình có hiệu quả tổng hợp cao nhất, mô hình nào có Ect gần bằng 1 thì hiệu quả càng cao. f: các chỉ tiêu tham gia tính toán n: số lượng chỉ tiêu - Phân tích tổng hợp Việc so sánh hiệu quả của các HTCT sẽ được thực hiện trên cơ sở so sánh với sự tham gia của các nhân tố có liên quan đến điều kiện canh tác của lô đất ngoài thực tế (độ dốc, độ màu mỡ của đất) đây sẽ là một trong những điểm mới và sáng tạo của đề tài. PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của điểm nghiên cứu 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Cao Sơn là xã miền núi của tỉnh Hoà Bình, cách thị trấn huyện Đà Bắc 12 km, cách thành phố Hoà Bình 19 km và có trục đường 433 chạy qua. Có vị trí địa lý như sau: - Phía Đông giáp xã Tu Lý và Hiền Lương - Phía Tây giáp xã Trung Thành - Phía Nam giáp xã Hiền Lương - Phía Bắc giáp xã Tân Minh Như vậy, Cao Sơn có vị trí địa lý cách khu trung tâm huyện không xa, việc đi lại trong xã và 2 xã giáp ranh là xã Tân Minh và xã Tu Lý là khá thuận lợi thông qua trục đường 433, vì lẽ đó vị trí địa lý khá thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán trao đổi hàng hóa, đi lại sinh hoạt của nhân dân. 4.1.1.2. Địa hình Xã có nhiều đồi núi cao, địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi các dãy núi, các suối. Phía Bắc cao và thấp về Phía Nam. Dọc theo các trục đường, địa hình kiểu thung lũng, ở đó có các khu dân cư, các bãi bằng và các cánh đồng lúa. Địa hình phức tạp, dân cư không tập trung thành các cụm dân cư lớn gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt. 4.1.1.3. Khí hậu Cao Sơn là xã miền núi nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa. Song lại thể hiện rõ 2 mùa là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến hết tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Vào mùa đông có sương mù và sương muối. Nhiệt độ trung bình năm 23oC, cao nhất 36oC, thấp nhất 6oC. Lượng mưa chủ yếu trung bình năm 1800 – 2200 mm, chủ yếu tập trung vào các tháng 6, 7, 8 với lượng mưa khoảng 1800 mm, chiếm 90% lượng mưa cả năm . Độ ẩm không khí trung bình cả năm là 85%. Số giờ nắng trong năm từ 2100 đến 3000 giờ. Hướng gió chủ đạo là hướng Đông Nam, Đông Bắc và Tây Nam. Hàng năm thường hay có gió mùa và rét đậm kéo dài. Như vậy, với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa của địa phương nên có thể bố trí sản xuất nhiều loại cây trồng khác nhau. Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng đồi núi với đặc trưng là mùa đông đến sớm hơn và kết thúc muộn, với các đợt rét đậm do đó hạn chế khả năng thâm canh tăng vụ. Ngoài ra, với khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, kết hợp với việc có sương muối và sương mù kéo dài hết mùa đông nên cũng cản trở đến việc gieo trồng và sinh trưởng cây trồng. 4.1.1.4. Thủy văn Trên địa bàn xã có một phần hồ sông Đà, có một số suối như suối Trầm, suối Sổ, suối Sưng,…có các mỏ nước tự chảy cung cấp nước cho nhân dân địa phương. Ngoài ra xã còn có hồ Nà Chiếu diện tích 36,2 ha và một số hồ nhỏ dự trữ nước và điều tiết nước cho các cánh đồng. Mạng lưới thủy văn phong phú, đều khắp tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên do hệ thống thủy văn còn đơn giản nên vào mùa mưa bão gây không ít khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. 4.1.1.5. Tài nguyên - Nguồn nước: nguồn nước của xã chủ yếu phụ thuộc vào nước trời và nước suối. Các suối đều có nước quanh năm. Ngoài ra nhân dân địa phương còn sử dụng nước suối trong sinh hoạt. - Đất đai: Đất đai của Cao Sơn có 3 loại như sau: đất nâu đỏ đá vôi, diện tích 145 ha (3%), tập trung ở vùng giáp suối Trầm; đất feranit mùn vàng nhạt trên núi cao, diện tích 1500 ha (31%) tập trung ở phía Nam của xã trên độ cao trên 700 m; đất vàng nhạt trên đá thạch diện tích 3100 ha (64%), chiếm đa số diện tích của xã , phân bố ở độ cao dưới 600 m; đất phù sa ngòi suối, diện tích nhỏ vài chục ha, hiện nay được trồng lúa. Nhìn chung đất đai của Cao Sơn thích hợp với nhiều loại cây trồng như lạc, mía, dong riềng, chè tuyết và các loại cây ăn quả… Đặc điểm thảm thực vật: thảm thực vật ở Cao Sơn rất phong phú và đa dạng, các cây rừng như dổi, lát, bồ đề, lim, sến, táu… - Tài nguyên nhân văn: Cao Sơn có khu di tích lịch sử văn hóa ở xóm Sèo. Toàn xã có 5 dân tộc sinh sống là: Kinh, Mường, Tày, Thái,Dao. Mỗi dân tộc đều có những tập quán lễ hội riêng song các phong tục tập quán, lễ hội truyền thống này cũng chưa được mở mang phát triển thành các ngày hội lớn để có thể thu hút khách du lịch. Như vậy, do tính đặc trưng của đất nên xã Cao Sơn hình thành vùng chuyên canh cây ngô và dong riềng, thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cũng như xây dựng các khu chế biến nông sản trong tương lai. Ngoài ra, cũng có khả năng phát triển nghành sản xuất vật liệu xây dựng (khai thác đá, sản xuất gạch). Mặc dù vậy, địa phương chưa phát huy được các phong tục tập quán, lễ hội, ngành nghề truyền thống. Một hạn chế nữa là độ che phủ rừng chưa cao nên chưa phát huy được tác dụng của thảm thực vật trong việc điều hòa không khí, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường. 4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2008: 17%. Tổng giá trị sản phẩm GDP toàn xã đạt 8.300 triệu đồng, GDP bình quân đầu người đạt 3,7 triệu đồng. Nền kinh tế xã Cao Sơn mang tính thuần nông với cơ cấu NLN lên tới gần 90% GDP. Ngành công nghiệp và dịch vụ chỉ chiếm khoảng 10%. Các thành phần kinh tế của xã bao gồm: * Ngành trồng trọt: Kết quả điều tra cho thấy diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng đều tăng. Những năm gần đây do chủ động được giống nên năng suất tăng rõ rệt: cây lúa từ 42 tạ/ha năm 2007, tăng lên 45 tạ/ha năm 2008; cây ngô từ 44 tạ/ha năm 2007, tăng lên 46 tạ/ha năm 2008. Tổng sản lượng lương thực quy ra thóc đạt 733,8 tấn, bình quân lương thực đạt 220 kg/người. * Ngành chăn nuôi: Cùng với việc phát triển ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi cũng được chú trọng phát triển. Theo số liệu điều tra năm 2008 tổng số đàn trâu của xã có 713 con, trong đó có 53 con trâu hàng hóa giá trị đạt 106 triệu đồng. * Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Ngành này ở xã kém phát triển, quy mô nhỏ. * Ngành kinh doanh dịch vụ và thu khác: Khu trung tâm xã Cao Sơn gồm 3 xóm: Sèo, Nà Chiếu, Sơn Phú có hình thành một khu chợ, nơi đây diễn ra giao dịch buôn bán hàng hóa. Bên cạnh đó, kinh doanh dịch vụ cũng có nhưng lượng khách không nhiều do mức độ tập trung dân cư không cao. Hầu hết, các xóm đều có hàng quán phục vụ cho nhu cầu nhân dân trong cụm dân cư đó. Mặt khác ở xã, người dân cũng có thu nhập từ các ngành khác như mộc, nề, khai thác lâm thổ sản, sửa chữa xe máy, lao động tự do. 4.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm Xã Cao Sơn là xã miền núi đặc biệt khó khăn của Huyện Đà Bắc với tổng diện tích là 4.820 ha, dân số 3.306 người với mật độ 70 người/km2. Đất nông nghiệp bình quân 750 m2/khẩu, đất tự nhiên 14.610 m2/khẩu. Qua bảng trên ta thấy tổng số dân trong xã là 3.306 khẩu trong đó nam 1.703 khẩu chiếm 51,5 %, nữ 1.603 khẩu chiếm 48,5 %. Tổng số lao động là 1.518 người trong đó lao động nông nghiệp 1.454 người chiếm 96 %, lao động phi nông nghiệp là 64 người chiếm 4 %. Qua đó ta thấy lao động nông nghiệp trong xã chiếm đa số. Tổng số hộ trong xã là 768 hộ, tỷ lệ tăng dân số năm 2008 là 1,4% - Đặc điểm phân bố: không đồng đều giữa các xóm trong xã, có xóm số khẩu đông như xóm Sèo với 661 khẩu trong khi có xóm chỉ có 172 khẩu như xóm Sơn Lập. Nguyên nhân này một phần do đặc điểm địa hình, mặt khác phải kể đến yếu tố kinh tế xã hội khác như sự tập trung kinh tế, yếu tố cơ học về di dân. Cụ thể do yếu tố tập trung kinh tế mà 3 xóm ở khu trung tâm dân số đông hơn đố là 3 xóm Sèo, Sơn Phú, Nà Chiếu. Bên cạnh đó xóm Sèo được cắt từ xã Tu Lý nhập vào xã Cao Sơn năm 1998. - Tổng số lao động trong năm toàn xã là 1.518 người trong đó lao động trong nông nghiệp chiếm đại đa số với diện tích đất nông nghiệp bình quân hiện nay là 2.400 m2 sẽ dần tới tình trạng lao động nhàn rỗi lúc nông nhàn. Tuy nhiên với việc đẩy mạnh phủ xanh đất trống đồi trọc bằng việc trồng rừng thì lực lượng lao động này sẽ được sử dụng một cách triệt để. 4.1.2.3. Cơ sở hạ tầng * Hệ thống giao thông Ở xã Cao Sơn, có đường tỉnh lộ 433 chạy qua xã đi qua địa bàn của 2 xóm đó là xóm Sèo và xóm Sơn Lập. Hệ thống giao thông của xã Cao Sơn rất hạn chế, còn có xóm chưa có đường ôtô đi tới được như xóm Sưng. Một số xóm khác như xóm Bai, Rằng, Lanh tuy có đường ôtô song việc đi lại rất khó khăn bởi chất lượng các đường kém. Trong xã, có các đường liên xóm, ngoài hệ thống đường chính trên các xóm còn có hệ thống đường dân sinh, đường lâm nghiệp, đường mòn phục vụ cho việc đi lại của nhân dân trong xóm. * Thủy lợi: Hệ thống kênh mương của xã là không nhiều, có các công trình thủy lợi sau: - Hồ Tằm – Nà Chiếu với tổng diện tích 36,2 ha cung cấp nước sản xuất cho ruộng lúa xóm Tằm. - Hồ Nà Chiếu rộng 1 ha cung cấp nước cho một số diện tích ruộng Nà Chiếu. - Hồ thuộc lâm trường rộng 1 ha cung cấp nước canh tác cho xóm Bai. Ngoài hệ thống hồ chứa nước trên thì toàn xã còn có một số hệ thống kênh mương phục vụ cho tưới tiêu. * Điện sinh hoạt: Hiện tại toàn xã có 3 trạm biến thế cung cấp điện sinh hoạt cho các hộ trong xã. * Bưu chính viễn thông Xã Cao Sơn có một điểm bưu điện văn hóa diện tích 300 m2 đặt tại khu trung tâm xã thuộc xóm Sơn Phú tạo điều kiện cho nhân dân trong xã thuận tiện trong việc liên lạc, đồng thời cũng là nơi cung cấp phục vụ nhu cầu văn hóa phẩm cho nhân dân, UBND xã đã có 2 máy điện thoại. Hiện nay, rất nhiều hộ gia đình trong xã cũng đã sử dụng điện thoại. * Cấp thoát nước Nguồn nước sinh hoạt của xã Cao Sơn chủ yếu là nước mặt và nước ngầm. Một số xóm địa hình cao hơn thì khả năng đào giếng khó khăn (xóm Sưng, xóm Rằng,…) thì nhân dân sử dụng nước ở các bể nước tự chảy, các xóm khác vừa sử dụng nước tự chảy vừa sử dụng nước giếng khoan. * Xây dựng cơ bản - Trường học: năm 2007 – 2008 toàn xã có 03 trường gồm trường mầm non; trường tiểu học A và B Cao Sơn. - Trạm y tế: Hiện trạng rộng 700 m2 nhà xây kiên cố đặt tại xóm Sơn Phú. - Chợ Cao Sơn: đặt tại xóm Sơn Phú với diện tích 1.400 m2, lều tranh tre. - Bến xe: Rộng 1.000 m2 nhà kiên cố rộng 60 m2 đã xây dựng từ lâu, đặt tại xóm Sơn Phú. - Trung tâm học tập cộng đồng 900 m2 Với thực trạng kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng như ở xã Cao Sơn hiện nay thì việc phải đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và đời sống là một việc làm tiên quyết. Tuy nhiên, cùng với việc xây dựng cơ sở hạ tầng đó việc phải lấy đất NLN là một việc khó tránh khỏi. Việc lấy các loại đất này phục vụ cho việc phát triển cơ sở hạ tầng phải tuân thủ theo quy hoạch và trên nguyên tắc hạn chế cho đến mức thấp nhất việc lấy vào diện tích đất NLN. 4.1.3. Kết quả điều tra hiện trạng sử dụng đất của xã Cao Sơn Bảng 01: Hiện trạng sử dụng đất của xã Cao Sơn STT Các loại hình sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ trọng (%) 1 Đất lâm nghiệp 3.307,7 68,31 Đất rừng sản xuất 851,8 25,75 Đất rừng phòng hộ 2.455,9 74,25 2 Đất sản xuất nông nghiệp 408,6 8,44 3 Đất ở 132,7 2,74 4 Đất chuyên dùng 25,9 2,49 5 Đất chưa sử dụng 872,5 18,02 Tổng diện tích 4.842 100 Qua kết quả điều tra ta thấy tổng diện tích đất lâm nghiệp là lớn nhất, diện tích 3307,7 ha, chiếm tới 68,3 % diện tích đất tự nhiên. Với diện tích đất như vậy tạo điều kiện cho người dân địa phương phát triển sản xuất lâm nghiệp đem lại nguồn thu đáng kể cho người dân. Diện tích trồng cây nông nghiệp của xã là 408,6 ha, chỉ chiếm 8,44 % diện tích đất tự nhiên là quá ít; trong đó có 39 ha lúa nước chủ yếu là lúa 2 vụ, năng suất bình quân đạt 1,6 tạ/1 sào/ 1 vụ. Vì vậy người dân phải mua thêm một lượng lương thực khá lớn. Trong khi đất chưa sử dụng là 872,5 ha chiếm tới 18,02 % là quá nhiều. Đây là tiềm năng đất đai rất lớn mà xã cần phải có kế hoạch để khai thác tiềm năng này thông qua các hoạt động như trồng rừng, chuyển đổi sang đất nông nghiệp, tạo điều kiện cho địa phương phát triển sản xuất NLN, giúp đẩy mạnh phát triển kinh tế địa phương. 4.1.4. Kết quả điều tra theo tuyến lát cắt và lịch mùa vụ của một số loại cây trồng trong HTCT 4.1.4.1. Kết quả điều tra theo tuyến lát cắt Đây là một công cụ quan trọng của PRA dùng để đánh giá tiềm năng sử dụng tài nguyên thiên nhiên của thôn bản, đánh giá chi tiết từng khu vực về đất đai,cây trồng, vật nuôi và tiềm năng nội bộ cộng đồng từ đó thiết lập kế hoạch cho sản xuất NLN tại địa điểm nghiên cứu. Sau quá trình điều tra chúng tôi sẽ vẽ được sơ đồ lát cắt như sau: Nhìn vào sơ đồ lát cắt cho thấy: Hiện nay có 3 loại hình sử dụng đất đó là: Đất rừng trồng, đất NLKH, đất nương rẫy. Đất rừng trồng, đất NLKH và đất nương rẫy là diện tích do huyện quy hoạch và giao cho xã quản lý, hiện nay xã đã thực hiện giao đất, giao rừng cho mỗi hộ gia đình. Trên diện tích này các loại cây trồng chính là Keo, Luồng, Ngô, Đót, Sắn sinh trưởng và phát triển trung bình. Trong quá trình canh tác người dân tiến hành canh tác độc canh cây trồng và đặc thù của loài cây trồng như ngô, đót thì bộ rễ ăn nông không có khả năng giữ nước, nên hiện tượng xói mòn diễn ra mạnh ở diện tích đất nương rẫy dưới tán rừng. Ngoài ra, độ dốc ở đây tương đối lớn (100 - 200) gây khó khăn cho việc chăm sóc cũng như việc thu hoạch sản phẩm. Hơn nữa, việc đầu tư thâm canh còn hạn chế do người dân thiếu vốn đầu tư, thiếu kỹ thuật, vì vậy năng suất của cây trồng chưa cao. SƠ ĐỒ LÁT CẮT XÓM SÈO Kiểu SDĐ Chỉ tiêu RTN + Rừng trồng Nương rẫy Đường Nương rẫy Ruộng lúa nước + Hoa màu + đất thổ cư Nương rẫy Rừng trồng + RTN 1. Điều kiện tự nhiên - Đất feralit màu vàng nhạt, tầng đất mỏng, độ dốc lớn, đất khô, có lẫn nhiều đá lộ đầu -Trên đỉnh thường xuyên có sương mù. - Độ tàn che: 80% - Độ che phủ: 90% - Đất fearlit màu vàng nhạt, tầng đất mặt trung bình , có lẫn nhiều đá lộ đầu -Độ dốc từ 10-150 - Đất feralit màu vàng nhạt, có lẫn nhiều kết von. - Đất fearlit màu vàng nhạt, tầng đất mặt từ trung bình đến dày, đất khá tốt, có lẫn 1 ít đá lộ đầu -Độ dốc trung bình từ 60 - 80 - Đất màu nâu vàng, có 1 ít đá lộ đầu, tầng đất mặt trung bình -Một số nơi độ dốc lớn đất bị bạc màu vì xói mòn nhiều, có đá lộ đầu, tầng đất mỏng đến trung bình - Đất màu vàng nhạt, tầng đất mỏng, độ dốc lớn (trung bình là 250) đất có lẫn kết von và đá lộ đầu, đất hơi khô 2. Hiện trạng sử dụng - RTN (RPH) thực vật khá đa dạng gồm: sến, táu, dổi, lát hoa…Trữ lượng các cây gỗ quý còn lại ít. - Rừng trồng: loài cây được trồng phổ biến nhất là luồng. Cây sinh trưởng trung bình. Chủ yếu trồng ngô, đót Cây sinh trưởng từ trung bình đến khá. - Nhiều chỗ đã bắt đầu xuống cấp, lồi, lõm và sạt lún. Trồng ngô, đót. Tình hình sinh trưởng từ trung bình đến tốt Lúa năng suất trung bình Cây hoa màu: Ngô, đót Đất thổ cư: ở các vườn nhà còn trồng rất ít cây ăn quả. Hiện nay hầu hết các hộ gia đình đã phá bỏ vườn cây ăn quả (hồng, nhãn, vải) vì năng suất quá thấp, chủ yếu là vườn tạp. Trồng ngô, đót. Sinh trưởng trung bình RTN: diện tích và số lượng loài cây còn lại ít vì bị người dân phát đốt làm nương rẫy và lấy gỗ củi. Còn 1 số loài chủ yếu như Táu, dổi, quế… Rừng trồng: luồng, sinh trưởng trung bình. 3. Tổ chức quản lý RTN do xã quản lý Với rừng trồng được giao cho các hộ gia đình quản lý Giao cho các hộ gia đình quản lý Xã quản lý Giao cho các hộ gia đình quản lý Giao cho các hộ gia đình quản lý Giao cho các hộ gia đình quản lý Xã và các hộ gia đình quản lý 4. Khó khăn Xa khu dân cư; đất xấu, khó chăm sóc, quản lý bảo vệ. -1số nơi đất xấu, khó canh tác, nhiều đá lộ đầu -Thiếu nước vào mùa khô -1số nơi chất đất xấu khó canh tác, năng suất không cao. -Thiếu nước canh tác vào mùa khô Ruộng lúa: ngập úng mùa mưa, thiếu nước mùa khô. Năng suất của các giống không cao. 1 số nơi độ dốc cao đất bị bạc màu, khó canh tác, có đá lộ đầu Xa khu dân cư, đất xấu, khó chăm sóc, bảo vệ. 5. Mong muốn -Được giao diện tích đất nhiều hơn để phát triển sản xuất - Xã có các biện pháp quản lý bảo vệ chặt - Hỗ trợ giống, phân bón, kỹ thuật và vốn Hỗ trợ giống, vốn, kỹ thuật, phân bón Xã đảm bảo nguồn nước tưới cho ruộng và xây dựng hệ thống thủy lợi. Hỗ trợ giống, vốn, kỹ thuật Hỗ trợ giống, vốn, kỹ thuật, phân bón Giao đất nhiều hơn. 6. Giải pháp Chăm sóc quản lý. Vay vốn lãi suất thấp Cho vay vốn lãi suất thấp Chăm sóc quản lý. SƠ ĐỒ LÁT CẮT XÓM LANH Kiểu SDĐ Chỉ tiêu Rừng trồng Ruộng lúa Thổ cư và vườn nhà Ruộng lúa + hoa màu Nương rẫy Rừng trồng + NLKH Sông NLKH + Rừng trồng + RTN 1. Điều kiện tự nhiên - Đất màu nâu nhạt, tầng đất trung bình, độ dốc 10 - 200, đất lẫn nhiều đá lộ đầu Đất màu nâu, tầng đất mặt từ trung bình đến dày. Tầng đất mặt trung bình. Đất có lẫn nhiều kết von. - Đất màu nâu nhạt, có lẫn 1 ít đá lộ đầu. Tầng đất mặt trung bình. Đất màu nâu, có 1 ít đá lộ đầu, tầng đất mặt trung bình Đất màu nâu vàng, độ dốc trung bình, tầng đất trung bình, đất có lẫn kết von. - Đất màu vàng nhạt, tầng đất mỏng, độ dốc lớn (trung bình là 250) đất có lẫn kết von và đá lộ đầu, đất hơi khô 2. Hiện trạng sử dụng Rừng trồng: loài cây được trồng phổ biến nhất là luồng, keo. Cây sinh trưởng trung bình. Giống lúa: tạp giao. Chủ yếu là vườn tạp, không trồng cây ăn quả Giống lúa: tạp giao, khang dân. Hoa màu: ngô, sắn. Trồng ngô 2 vụ Trồng luồng thuần loài Trồng keo và luồng. Tình hình sinh trưởng trung bình. 3.Tổ chức quản lý Giao cho các hộ gia đình quản lý Hộ gia đình quản lý Hộ gia đình quản lý Hộ gia đình quản lý Hộ gia đình quản lý Xã quản lý Xã và các hộ gia đình quản lý 4. Khó khăn Luồng đang bị bệnh mà không có biện pháp xử lý Thiếu giống, vốn, phân bón, kỹ thuật Thiếu nước vào mùa khô -Thiếu nước vào mùa khô Thiếu giống, vốn,phân bón, kỹ thuật Thiếu giống, vốn, phân bón, kỹ thuật Thiếu kỹ thuật, chăm sóc, bảo vệ Địa hình phức tạp, xa khu dân cư, đất xấu, khó chăm sóc và quản lý bảo vệ. 5. Mong muốn Hỗ trợ về yếu tố kỹ thuật Hỗ trợ kỹ thuật vốn. Hỗ trợ giống, kỹ thuật Hỗ trợ vốn, kỹ thuật Hỗ trợ vốn, kỹ thuật. Giao đất lâu dài 6. Giải pháp Chăm sóc quản lý. Trồng cây năng suất cao Cho vay vốn lãi suất thấp Trồng mới cây trồng, chăm sóc quản lý. 4.1.4.2. Phân tích lịch mùa vụ của một số loại cây trồng trong HTCT Bảng 02: Lịch mùa vụ của các cây trồng trong các HTCT ở xã Cao Sơn (âm lịch) Tháng Loài cây 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Luồng Trồng Thu măng Chăm sóc Thu cây Keo Trồng Chăm sóc Thu cây Ngô Trồng Chăm sóc TH Trồng Chăm sóc TH Sắn Trồng Chăm sóc Thu hoạch Đót Trồng Chăm sóc Thu hoạch Lúa nương Trồng Chăm sóc TH Trồng Chăm sóc TH Qua kết quả tổng hợp cho thấy, giữa nhiệt độ và lượng mưa có mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động sản xuất NLN ở địa phương. Người dân, dựa vào kinh nghiệm lâu năm về thời tiết và căn cứ vào tình hình cụ thể mà tiến hành gieo trồng. Các loại cây nông nghiệp như: ngô, sắn, đót…được trồng vào khoảng tháng 1, 2 khi độ ẩm tương đối thích hợp cho việc nảy mầm và phát triển. Đối với những tháng có lượng mưa cao đỉnh điểm như tháng 7, tháng 8 âm lịch thì người dân không gieo trồng trong thời gian này mà tập trung vào việc chăm sóc, bảo vệ. Các loại cây lâm nghiệp cũng vậy, thời điểm trồng vào mùa xuân, khi thu hoạch thì tiến hành thu vào các tháng có lượng mưa ít mục đích để không tốn nhiều công lao động và thuận lợi hơn trong quá trình vận chuyển. Ví dụ: với luồng, người dân thu măng vào tháng 4 và tháng 5 âm lịch; còn thu hoạch cây vào tháng 9 đến tháng 11 âm lịch. 4.1.5. Tình hình sản xuất NLN tại địa phương 4.1.5.1. Sản xuất nông nghiệp Sản xuất nông nghiệp của xã chiếm tới 90% cơ cấu kinh tế của cả xã. Thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Trong một vài năm trở lại đây, nhờ có sự chuyển giao khoa học kỹ thuật và áp dụng trồng các giống mới mà năng suất, sản lượng của nhiều loại cây trồng đã có sự thay đổi rõ rệt; kéo theo diện tích trồng cũng tăng lên. Bảng 03: Diện tích, năng suất, sản lượng, thu nhập của một số loại cây trồng chính Loại cây trồng Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Đơn giá (nghìn đồng/kg) Thu nhập (triệu đồng) Ngô cả năm 675 46 310,5 3,2 993,6 Ngô 1 vụ 73 35 25,55 3,2 81,76 Lúa cả năm 152 45 68,4 4,2 287,28 Sắn 150 80 120 1,2 144 Dong giềng 161 200 322 0,7 225,6 Đậu tương 15 13 1,95 1,5 29,25 Hồng quả 2 1 0,2 0,3 0,6 Mơ 3.5 3 0,105 0,75 0,75 Mía đường 65 64 4160 0,36 1539 (Nguồn UBND xã Cao Sơn, 2008) Kết quả điều tra cho thấy diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng đều tăng. Những năm gần đây do chủ động được giống nên năng suất tăng rõ rệt: cây lúa từ 43 tạ/ha năm 2007, tăng lên 45 tạ/ha năm 2008; cây ngô từ 44 tạ/ha năm 2007, tăng lên 46 tạ/ha năm 2008. Tổng sản lượng lương thực quy ra thóc đạt 733,8 tấn, bình quân lương thực đạt 220 kg/người. 4.1.5.2. Sản xuất lâm nghiệp - Tiến hành chăm sóc rừng trồng, tái sinh rừng trên 500 ha. - Trồng rừng mới đạt 240 ha (vượt kế hoạch được giao là 100 ha), chủ yếu trồng keo lai, xoan, bồ đề. - Tổng số lâm sản gỗ vườn tự trồng được phép khai thác, tiêu thụ 200 m3 trị giá thành tiền là 110 triệu đồng. - Tại vườn gỗ do người dân tự trồng thu nhập là 50.000.000 đ. Tuy không đem lại hiệu quả kinh tế nhanh và cao như trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, nhưng sản xuất lâm nghiệp là hoạt động không thể thiếu trong cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh của xã Cao Sơn, nơi nằm trong vùng phòng hộ xung yếu vì tầm quan trọng của nó là bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, nó ảnh hưởng đến nguồn nước cho sản xuất và tiêu dùng. Công tác trồng rừng của xã chủ yếu là thực hiện theo các chương trình dự án như: 327, dự án 747, 661, phòng hộ sông Đà. Diện tích đất lâm nghiệp là 3307,7 ha, chiếm tới 68,31 % diện tích đất tự nhiên, tạo điều kiện cho địa phương phát triển sản xuất lâm nghiệp. Trong đó đất rừng sản xuất là 851,8 ha, chiếm 25,75 % diện tích đất lâm nghiệp, đất rừng phòng hộ là 2455,9 ha, chiếm 74,25 % diện tích đất lâm nghiệp. Tuy nhiên công tác quản lý bảo vệ rừng còn nhiều vấn đề cần quan tâm, vấn đề phòng cháy chữa cháy đặt ra hết sức cấp bách, nhất là vào mùa khô. 4.1.5.3. Tình hình chăn nuôi Cùng với việc phát triển ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi cũng được chú trọng phát triển. Theo số liệu điều tra của xã Cao Sơn năm 2008 thì số lượng các loại vật nuôi đều tăng so với năm 2008, chúng ta thấy rõ điều này qua bảng 04: Bảng 04: Bảng tổng hợp tình hình chăn nuôi (Đơn vị: con) STT Vật nuôi Năm 2007 Năm 2008 1 Trâu 645 713 2 Bò 337 372 3 Lợn 127 4800 4 Gia cầm - Thủy cầm 814 20000 (Nguồn UBND xã Cao Sơn, 2008) Chăn nuôi gia súc, gia cầm đã có từ lâu đời của các hộ gia đình trong xã và phát triển rất tốt. - Giá trị thu nhập từ chăn nuôi năm 2008 + Gia cầm - thuỷ cầm = 15 tấn = 750.000.000 đ + Gia súc = 50 tấn = 14.900.000 đ Qua kết quả điều tra trên ta thấy ngành chăn nuôi của xã đã được chú trọng phát triển, riêng đối với ngành chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò) đảm bảo sức kéo phục vụ sản xuất, lĩnh vực chăn nuôi bò của xã khá phát triển ở xóm như xóm Rằng, xóm Lanh. Các xóm này diện tích đất nông nghiệp ít, người dân đầu tư chăn nuôi bò cũng là một trong các hướng đầu tư tốt phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Năm 2008, đàn gia súc, gia cầm vẫn được duy trì và phát triển mạnh, không có dịch bệnh xảy ra. Tuy nhiên, xã chưa có bãi chăn thả, hình thức chăn thả là cho gia súc lên đồi, có nhân dân trông coi hoặc thả rông nên đã gây không ít khó khăn cho hoạt động sản xuất NLN. 4.2. Đánh giá các chỉ tiêu cấu trúc trong HTCT 4.2.1. Thành phần loài Thành phần loài bao gồm số lượng các loài có mặt trong HTCT ở điểm nghiên cứu. Nó thể hiện cho sự đa dạng và tính thích ứng của các loài trong HTCT. Ngoài ra, nó còn thể hiện khả năng cùng chung sống và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau của các loài trong cùng HTCT. Trong các HTCT ở xã Cao Sơn, thành phần loài cây chủ yếu gồm 2 loài và có thể chia thành 2 nhóm là cây lâm nghiệp và cây nông nghiệp. Các cây trồng lâm nghiệp (Luồng và keo) được người dân trồng như sau: Luồng được trồng vào tháng 2, tháng 3 (âm lịch) năm 2002. Sau khi trồng được một năm thì người dân tiến hành thu măng vào tháng 4 và 5 (âm lịch) và thu hoạch cây vào tháng 10, tháng 11 (âm lịch). Trong quá trình trồng người dân bón phân và hàng năm nếu muốn thu hoạch được nhiều măng người ta tiến hành bón phân cho Luồng vào đúng thời điểm trồng. Ngoài ra, luồng là cây sinh trưởng hàng năm lên mỗi năm người dân đều thu hoạch măng và cây. Còn Keo, thời điểm trồng vào tháng 2 đến tháng 3 (âm lịch) năm 2002. Sau đó, rừng được chăm sóc và tỉa thưa hàng năm, đến năm thứ 7 người dân sẽ thu hoạch và thu hoạch vào mùa khô (khoảng tháng 8, tháng 9 âm lịch). Với cây nông nghiệp: + Ngô (trong PTCT Keo – ngô xen 3 năm đầu và PTCT Luồng – ngô – đót xen 2 năm đầu): được trồng 1 vụ hoặc 2 vụ. Thời điểm trồng của ngô là vào đầu tháng 1 và tháng 6 (âm lịch). Thu hoạch ngô vụ xuân vào tháng 5 đến đầu tháng 6 âm lịch; ngô vụ mùa từ giữa tháng 10 đến tháng 11 âm lịch. Các tháng còn lại là thời gian chăm sóc cho ngô, người dân tiến hành trừ cỏ, bón phân,…Sau khi thu hoạch vụ mùa, người dân để đất nghỉ khoảng 1 tháng, thời gian để đất trống lâu tạo điều kiện cho sự xói mòn, rửa trôi làm bạc màu đất. + Sắn (PTCT Keo - sắn xen 2 năm đầu) được trồng vào tháng 2 âm lịch và thu hoạch vào tháng 10 âm lịch. + Đót (hay dong giềng): thời điểm trồng cùng với ngô, nhưng thời gian chăm sóc lâu hơn ngô, thu hoạch vào khoảng tháng 9 đến tháng 10 âm lịch. Đất được nghỉ 1 tháng, đến tháng 12 âm lịch người dân tiến hành làm đất để chuẩn bị trồng. + Lúa nương: trồng một hoặc hai vụ. Vụ xuân trồng tháng 1 âm lịch, thu hoạch tháng 5 âm lịch. Vụ mùa trồng tháng 6 âm lịch và thu hoạch tháng 10 âm lịch. Sau khi thu hoạch đất được nghỉ 2 tháng. 4.2.2. Một số nhân tố cấu trúc hình thái Đặc điểm cấu trúc hình thái như chiều cao, mật độ, độ tàn che của tầng cây cao, độ che phủ của cây bụi thảm tươi, đường kính tán, đường kính thân…có liên quan chặt chẽ với nhau và đặc biệt với hiệu quả kinh tế - môi trường của lớp phủ thực vật. Kết quả thống kê một số đặc trưng cấu trúc hình thái lớp phủ thực vật của các PTCT canh tác được trình bày ở bảng sau: Bảng 05: Một số chỉ tiêu bình quân của lớp phủ thực vật ở các HTCT PTCT Tầng thực vật N (cây/ha) D1.3 (cm) Htb (m) Dt (m) ĐCP (%) TC (%) 1 Cây cao (Luồng) 300 bụi/ha 6,63 6,74 3,29 47,25 T.tươi, cây bụi 0,65 20,5 2 Cây cao (Keo) 1800 11,25 11,36 3,63 53,25 Ngô 16100 0,5 T.tươi, cây bụi 0,87 10,8 3 Cây cao (Keo) 1800 12,05 9,51 3,78 55,25 Sắn 6000 0,8 T.tươi, cây bụi 0,51 14,7 4 Cây cao (Luồng) 300 bụi/ha 5,88 6,13 4,69 65 Ngô 32200 0,35 Đót 32200 0,45 T.tươi, cây bụi 0,58 22 5 Cây cao (Luồng) 300 bụi/ha 6,55 6,80 3,84 40,25 Lúa 39600 khóm/ha 0,35 T.tươi, cây bụi 0,66 23,6 Trong bảng: Htb là chiều cao trung bình (m); D1.3 là đường kính ngang ngực trung bình (cm); Dt (m) là đường kính tán trung bình của từng cây (với keo) hoặc của cả khóm (với luồng); ĐCP (%) là tỷ lệ che phủ của lớp thảm tươi cây bụi; TC (%) là độ tàn che tầng cây cao (%) - Chiều cao của tầng cây cao (Htb, m): biến động từ 6,13 m đến 11,36 (m). Trong đó, PTCT 2 có chiều cao của lớp phủ thực vật (Htb = 11,36 m)là cao nhất và PTCT 5 có chiều cao thấp nhất (Htb = 6,13 m). Ngoài ra, có một đặc điểm cần lưu ý là ở Luồng là loài sinh trưởng đơn trục, chiều cao của Luồng được định hình ngay từ năm đầu tiên, chiều cao của Luồng phụ thuộc vào nhân tố di truyền của loài và lượng dinh dưỡng tích luỹ từ cây mẹ cũng như lượng dinh dưỡng trong đất cung cấp cho nó ngay từ năm đầu tiên mà không phụ thuộc vào nhân tố thời gian. Đối với Keo, thì sự tăng trưởng chiều cao được phát triển dần theo độ lớn của tuổi và bắt đầu ngừng ở tuổi thành thục. Đồng thời, người dân tiến hành khai thác luồng hàng năm nên chiều cao của Luồng sẽ thấp hơn chiều cao của Keo. - Độ tàn che tầng cây cao (TC, %): là một trong những chỉ tiêu góp phần tạo nên tiểu hoàn cảnh rừng. Độ tàn che là chỉ tiêu đánh giá khả năng phòng hộ và mức độ khép tán. Vì vậy, độ tàn che ít nhiều ảnh hưởng đến đời sống của tầng dưới, ảnh hưởng đến sự sống của cây tái sinh và cây bụi thảm tươi thông qua việc hình thành nên tiểu hoàn cảnh rừng. Độ tàn che càng cao thì khả năng trả lại cho đất nguồn dinh dưỡng càng lớn. Từ đó sẽ tác động tích cực hoặc tiêu cực đến khả năng giữ nước và chống xói mòn của rừng. Ta thấy độ tàn che của PTCT 5 có trị số thấp nhất (TC = 40,25 %) và độ tàn che của PTCT 4 có trị số cao nhất (TC = 65 %). - Độ che phủ của cây bụi thảm tươi (ĐCP, %): độ che phủ có liên quan chặt chẽ tới bề dầy lớp đất mặt bị xói mòn. Nó có khả năng trong việc làm giảm động năng hạt mưa, ngăn cản dòng chảy mặt đất và tăng khả năng phòng chống xói mòn. Sự sinh trưởng của cây bụi thảm tươi phụ thuộc vào cường độ ánh sáng chiếu qua tán rừng. Ánh sáng lọt qua tán rừng càng nhiều thì cây bụi thảm tươi phát triển càng mạnh. PTCT 4 có độ che phủ của cây bụi thảm tươi cao nhất (ĐCP = 23,6 %) và PTCT 2 là thấp nhất (ĐCP = 10,8%). - Đường kính ngang ngực trung bình tầng cây cao (D1.3, cm): chỉ tiêu này có ý nghĩa nhiều trong việc đánh giá tình hình sinh trưởng và chất lượng sinh trưởng của cấu trúc các HTCT có bền vững hay không. Ngoài ra, chỉ tiêu này còn phản ánh giá trị kinh tế mà các PTCT hay HTCT đó mang lại. Qua kết quả điều tra thì PTCT 3 có D1.3 cao nhất (D1.3 = 12,05 cm) chứng tỏ chất lượng sinh trưởng của Keo khá tốt và đang trong giai đoạn kinh doanh cần khai thác; còn PTCT 4 có trị số D1.3 thấp nhất (D1.3 = 5,88 cm) có thể do luồng khai thác cây hàng năm (tuy nhiên sự sinh trưởng của Luồng về đường kính cũng được định hình ngay từ năm đầu và nó phụ thuộc vào giống, dinh dưỡng được cung cấp). - Đường kính tán trung bình (Dt, m): đường kính tán cũng là một nhân tố có ảnh hưởng đến sự xói mòn, rửa trôi của đất. Vì đường kính tán có khả năng làm giảm động năng của hạt mưa khi rơi xuống, giảm lượng bốc hơi bề mặt…Ngoài ra, đường kính tán cũng là một chỉ tiêu để người ta đánh giá chất lượng sinh trưởng của tầng cây cao PTCT đó, và ảnh hưởng của nó tới các cây trồng dưới tán của nó. Qua kết quả điều tra, ta thấy PTCT 4 có trị số cao nhất (Dt = 4,69 m) và PTCT 1 có trị số đường kính tán thấp nhất (Dt = 3,29 m). Mặc dù, trong 2 PTCT này đều trồng loài cây là Luồng nhưng ở PTCT 1 thì Luồng đang bị sâu bệnh nên nhiều cây bị cụt ngọn hoặc tán lá bị héo rụng xuống, cho nên tình hình sinh trưởng kém hơn PTCT 4. 4.2.3. Nhận xét chung về cấu trúc của các HTCT Trong 3 HTCT điển hình tại điểm nghiên cứu, qua quá trình phân tích, chúng tôi đưa ra một số nhận xét sau: Về nguyên tắc, hệ sinh thái nào có cấu trúc nhiều tầng tán thì thường ổn định hơn các hệ sinh thái chỉ có một tầng tán. Với các số liệu thể hiện ở bảng 05, nhận thấy rằng HTCT NLKH (gồm 2 PTCT 4 và 5 là PTCT Luồng – ngô – đót xen 2 năm đầu và PTCT Luồng – lúa nương 2 năm đầu) tỏ ra có cấu trúc ổn định hơn 2 HTCT còn lại là rừng trồng và nương rẫy. Ở HTCT rừng trồng thì Luồng được trồng độc canh không có sự kết hợp với các loại cây trồng khác, nhất là trong một vài năm đầu khi độ tàn che của rừng Luồng chưa cao thì đất dễ bị xói mòn, rửa trôi. Còn HTCT nương rẫy, tuy Keo tỏ ra khá thích hợp với điều kiện nơi trồng và là cây cải tạo đất nhưng Keo lại được trồng xen với ngô, sắn mà ngô và sắn là hai loại cây trồng chỉ biết lấy dinh dưỡng của đất mà không trả lại cho đất sản phẩm gì, cho nên cấu trúc của nó không được chúng tôi đánh giá cao như ở HTCT NLKH. 4.3. Đánh giá hiệu quả của các HTCT 4.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các HTCT Hiệu quả kinh tế được thể hiện ở các khoản thu nhập còn lại sau khi đã trang trải, bù đắp mọi khoản chi phí, hay nói cách khác là khoản chênh lệch giữa các khoản thu nhập và chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hiệu quả kinh tế là một yếu tố quan trọng hàng đầu đối với người dân mỗi khi đưa một HTCT nào đó vào sử dụng. Vì vậy việc đánh giá hiệu quả kinh tế của mỗi HTCT là việc làm cần thiết và không thể thiếu. Để phân tích hiệu quả kinh tế của các HTCT, đề tài sử dụng một số chỉ tiêu sau: Chi phí Thu nhập Giá trị hiện tại và lợi nhuận ròng (NPV) Tỷ suất giữa thu nhập và chi phí (BCR) Tỷ lệ lãi suất hồi quy (IRR) 4.3.1.1. Chi phí Chi phí cho cây lâm nghiệp bao gồm từ khâu mua cây giống, vật tư (cuốc, xẻng, dao phát, quang gánh, xảo, phân NPK) đến khâu trồng (xử lý thực bì, đào hố, lấp hố…) tiếp đó là khâu chăm sóc, bảo vệ và khai thác. Các chỉ tiêu tính toán đều dựa vào số liệu thực tế đã thu nhập, kết hợp với đối chiếu định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng. Chi phí cho cây nông nghiệp trong PTCT cũng tương tự như với cây lâm nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế cây nông nghiệp được trồng xen cùng với cây lâm nghiệp từ 1 đến 3 năm đầu (tính cả năm trồng rừng) do đó chi phí về phân bón cũng có cả phần của cây lâm nghiệp mang lại. Qua điều tra kết hợp với phỏng vấn, số liệu về chi phí thu được của các PTCT ở phụ biểu 12, 13, 14, 15, 16. 4.3.1.2. Thu nhập Nguồn thu từ cây lâm nghiệp bao gồm sản phẩm khai thác chính là gỗ và thu cây. Đối với Luồng là cây sinh trưởng hàng năm nên nó được thu hoạch vào mỗi năm trong suốt chu kỳ kinh doanh; trong một đến hai năm đầu thì người ta thường thu măng, đến năm thứ ba người ta thu hoạch cả cây luồng. Còn đối với loài Keo thì sản phẩm khai thác là gỗ Keo được thu hoạch vào năm cuối của chu kỳ kinh doanh (ở đây là năm thứ 7). Ngoài ra các sản phẩm tỉa thưa và ngọn lá. Nhưng thực tế người dân ở đây rất ít khi lên rừng để tỉa thưa, nếu có thì cũng tỉa với số lượng rất ít dùng để làm củi. Cùng với sản phẩm tỉa thưa, cành lá ngọn được coi như một phần để trả lại cho đất. Chính vì thế, trong đề tài không đi sâu vào nghiên cứu các sản phẩm phụ và không tính nó vào trong thu nhập của PTCT. Như vậy, thu nhập từ cây lâm nghiệp bằng khối lượng của sản phẩm chính nhân với đơn giá của sản phẩm đó. Đối với cây nông nghiệp thời gian canh tác là một năm. Sản lượng của cây nông nghiệp được tính dựa vào thu hoạch thực tế trong các PTCT nghiên cứu. Từ sản lượng này nhân với giá của sản phẩm thì tính được thu nhập của các PTCT. Số liệu thu được về thu nhập của các PTCT thông qua phụ biểu 17. 4.3.1.3. Giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng (NPV) NPV là chỉ tiêu xác định lợi nhuận ròng của một PTCT có tính ảnh hưởng của các nhân tố thời gian thông qua tính triết khấu. NPV là hiệu quả giữa giá trị thu nhập và chi phí của các hoạt động sản xuất trong PTCT sau khi tính triết khấu để quy về thời điểm hiện tại. NPV phản ánh kết quả kinh tế ban đầu của việc đầu tư kết quả tính toán NPV cho các PTCT được thể hiện trong bảng 06. Giá trị NPV càng lớn và phải lớn hơn 0 thì càng có lãi (vì khi NPV = 0 thì i = IRR có nghĩa là PTCT đã hoà vốn; còn với NPV > 0 thì PTCT có lãi). Bảng 06: Chỉ tiêu hiện tại lợi nhuận ròng và xếp hạng theo NPV STT HTCT PTCT NPV Xếp hạng 1 Rừng trồng PTCT 1 1.172.840 4 2 Nương rẫy PTCT 2 976.999 5 PTCT 3 2.639.588 3 3 NLKH PTCT 4 29.164.109 1 PTCT 5 26.878.670 2 Như vậy, nếu xét theo chỉ tiêu NPV thì cao nhất là HTCT NLKH, trong đó PTCT 4 (NPV = 29.164.109 đồng) được xếp ở vị trí thứ 1, còn xếp ở vị trí thứ 5 là PTCT 2 (NPV = 976.999 đồng). 4.3.1.4. Tỷ suất giữa thu nhập và chi phí (BCR) BCR thể hiện tương quan giữa thu nhập và chi phí đầu tư cho từng PTCT có nghĩa là nó cho biết thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất trong các HTCT nghiên cứu, PTCT nào có BCR cao thì PTCT đó mang lại hiệu quả kinh tế cao, đó cũng là căn cứ để xếp loại các PTCT. Kết quả tính toán xếp hạng được cho ở bảng 07. Bảng 07: Chỉ tiêu tỷ suất giữa thu nhập – chi phí và xếp hạng theo BCR STT HTCT PTCT BCR Xếp hạng 1 Rừng trồng PTCT 1 1,08457063 4 2 Nương rẫy PTCT 2 1,06478927 5 PTCT 3 1,20077597 3 3 NLKH PTCT 4 1,74691761 1 PTCT 5 1,71139135 2 Theo chỉ tiêu BCR thì đứng thứ nhất vẫn là PTCT 4 (hiệu quả đầu tư vốn là 1,746), và hiệu quả đầu tư vốn kém nhất vẫn là PTCT 2 chỉ có 1,06. 4.3.1.5. Tỷ lệ lãi suất hồi quy (IRR) IRR phản ánh tỷ lệ sinh lời của vốn đầu tư cho từng mô hình, thể hiện ở chỗ một đồng vốn đầu tư thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, tỷ lệ càng cao thì quá trình đầu tư càng có hiệu quả. Kết quả tính toán IRR và xếp hạng theo tỷ lệ lãi suất hổi quy cho trong bảng 08. Bảng 08: Chỉ tiêu tỷ lệ lãi suất hồi quy và xếp hạng theo IRR STT HTCT PTCT IRR (%) Xếp hạng 1 Rừng trồng PTCT 1 7% 4 2 Nương rẫy PTCT 2 2% 5 PTCT 3 8% 3 3 NLKH PTCT 4 49% 1 PTCT 5 9% 2 Qua kết quả cho thấy, PTCT 4 có chất lượng đầu tư là tốt nhất (IRR = 49%), PTCT 5 xếp thứ 2 (IRR = 9%) và PTCT 2 vẫn cho sinh lời nhưng quá thấp chỉ có IRR = 2% nên đứng ở cuối bảng xếp hạng. Qua nghiên cứu một số chỉ tiêu kinh tế của 3 HTCT gồm 5 PTCT, cho thấy: Trong 3 HTCT gồm HTCT rừng trồng, HTCT nương rẫy và HTCT NLKH thì HTCT NLKH (gồm 2 PTCT là PTCT 4 (Luồng – ngô – đót xen 2 năm đầu) và PTCT 5 (Luồng – lúa nương xen 2 năm đầu)) có hiệu quả kinh tế cao hơn 2 HTCT còn lại. Điều này có thể giải thích như sau: ở HTCT NLKH thì đa dạng sản phẩm. Trong HTCT NLKH Luồng được trồng ở cả 2 PTCT 4 và 5 mà luồng cho thu hoạch hàng năm, sản phẩm của nó gồm cả bán măng và bán cây, không phải chi phí giống (được dự án cấp). Còn ngô và đót trồng trong 2 PTCT 4 và 5 thì năng suất và sản lượng của đót cao nên thu nhập ổn định; người dân có thể dùng tiền thu được từ Luồng và đót để đầu tư cho ngô và lúa. Với HTCT rừng trồng thì Luồng được trồng độc canh và không được trồng xen thêm loại cây gì cho nên thu nhập chính của nó chỉ từ luồng và hiệu quả kinh tế xếp ở vị trí thứ 4. Còn ở HTCT nương rẫy gồm PTCT 2 và PTCT 3, tuy đây là HTCT có sự kết hợp của 2 loại cây trồng với nhau nhưng Keo là cây có chu kỳ kinh doanh dài, phải sau 7 đến 8 năm trở đi mới bắt đầu cho thu hoạch; còn ngô là cây đòi hỏi có vốn đầu tư ban đầu khá lớn nên thu nhập của 2 PTCT trong những năm đầu chỉ đủ bù lỗ cho chi phí bỏ ra khi mà keo chưa bán được sản phẩm, nếu có lãi thì không đáng kể. Ta thấy trong các PTCT trên người dân đều đã biết tận dụng đất để trồng xen với các cây nông nghiệp ngắn ngày vào rừng trồng trong giai đoạn rừng chưa khép tán. Khi chăm sóc cho rừng trồng đồng thời người dân cũng chăm sóc luôn cho rừng trồng nên tiết kiệm được công lao động. Nói chung cả 5 PTCT ở trên đều cho hiệu quả kinh tế chưa cao và có sự chênh lệch khá rõ giữa các PTCT. Tỷ lệ thu hồi vốn của cả 5 PTCT còn thấp do chi phí bỏ ra cho các cây lâm nghiệp còn cao, trong khi đó Keo là cây có thời gian sinh trưởng dài và thời điểm khai thác thường là cuối chu kỳ kinh doanh. Mặc dù, cả 5 PTCT này có khả năng cho thu nhập ngay những năm đầu do trồng xen với cây nông nghiệp 1 – 2 năm đầu, thậm chí có những PTCT cho thu nhập khá cao như PTCT 4. Vì vậy, việc kết hợp giữa nông nghiệp và lâm nghiệp cần khắc phục được nhược điểm này để người dân từng bước “lấy ngắn nuôi dài”. PTCT 4 (Luồng – ngô – đót trồng xen trong 2 năm đầu) đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, đáp ứng được nhu cầu trước mắt. Phương thức này cho lợi nhuận cao nhất nhưng mức đầu tư cũng cao nhất trong các phương thức nên được các hộ giàu và khá áp dụng nhiều hơn, hộ nghèo cũng có một số hộ áp dụng tuy nhiên quy mô còn nhỏ. PTCT 5 (Luồng – lúa nương xen 2 năm đầu) có hiệu quả kinh tế cao thứ 2, lúa nương được trồng xen với luồng năng suất chưa cao nhưng bán được giá và luồng hàng năm đều cho thu nhập nên đã cho hiệu quả tương đối cao. Tất cả các phương thức có trồng luồng thì luồng đều mang lại thu nhập ổn định cho người dân. Một bụi luồng bình quân mỗi năm đẻ thêm 4 cây mới nên năng suất của rừng trồng luồng là rất cao. Mỗi năm 1 ha rừng trồng luồng có thể khai thác 800 đến hơn 1000 cây luồng. Hơn nữa, ngoài bán cây thì người dân có thể thu hoạch măng đem bán. PTCT 3 (Keo - sắn xen 3 năm đầu) đứng thứ 3 về hiệu quả kinh tế. Cây keo tuy đến khi khai thác cho một nguồn thu khá lớn nhưng phải đến năm thứ 6 – 7 mới được khai thác nên không được người dân đánh giá cao bằng trồng luồng (do luồng hàng năm đều cho thu hoạch). Trong phương thức này cũng có sự xuất hiện của cây sắn, cây sắn cũng thích hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, dễ trồng và cho thu nhập hàng năm nên nó là cây hỗ trợ về mặt kinh tế đối với sự phát triển kinh tế của PTCT này. PTCT 1 (Luồng thuần loài) xếp ở vị trí thứ 4. Tuy luồng là cây cho thu hoạch hàng năm nhưng vốn đầu tư là khá lớn, hàng năm nếu muốn thu hoạch măng nhiều thì phải bón phân. Cho nên, muốn nâng cao hiệu quả kinh tế của PTCT thì cần tiến hành trồng xen cây nông nghiệp trong những năm đầu trồng luồng để có thêm nguồn thu. PTCT 2 (Keo – ngô xen 3 năm đầu) là PTCT cho hiệu quả kinh tế kém nhất. So với đót thì thu nhập của ngô không cao bằng. Ngoài ra, việc chăm sóc ngô đòi hỏi kỹ thuật cao hơn so với chăm sóc đót, do vậy tốn công lao động hơn và giá cả thị trường của ngô thì bấp bênh. Trên quan điểm kinh tế mà nói: trong 5 PTCT thì, PTCT Luồng – ngô – đót giữ vị trí thứ nhất, tiếp đến là PTCT Luồng – lúa nương; PTCT Keo - sắn; PTCT Luồng thuần loài và cuối cùng là PTCT Keo – ngô. Điều này chứng tỏ, sự hiện diện của cây Luồng, ngô và đót trong HTCT đang là một hướng đi đúng đắn, cần sự đầu tư và tập trung vốn để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. 4.3.2. Đánh giá hiệu quả xã hội của các HTCT a. Đánh giá hiệu quả xã hội của các HTCT Đánh giá hiệu quả xã hội của các HTCT qua các tiêu chí do người dân tham gia xây dựng, bao gồm các tiêu chí sau: - Khả năng chấp nhận của người dân cao: Đây là tiêu chí tổng hợp của 3 tiêu chí gồm: + Vốn đầu tư thấp: Vốn đầu tư cho sản xuất là vấn đề được quan tâm đặc biệt với người dân miền núi nơi có điều kiện kinh tế còn rất nhiều khó khăn, nên yếu tố kinh tế đã chi phối lựa chọn của người dân đối với các PTCT. Và thông thường người dân đánh giá cao các PTCT có vốn đầu tư thấp, điều kiện canh tác phụ thuộc thiên nhiên…Với kiểu canh tác như vậy nên chi phí sản xuất luôn là thấp nhất. Vốn đầu tư bao gồm tiền mặt, vật tư, trang thiết bị, sức lao động… + Phù hợp với phong tục tập quán: Việc canh tác của người dân miền núi hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên, năng suất bấp bênh, hiệu quả kinh tế thấp. Tuy nhiên, việc canh tác như vậy lại là tập quán lâu đời của đồng bào miền núi, nó đã đi sâu vào đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Cho nên, PTCT càng phù hợp với phong tục tập quán thì càng dễ phổ cập và áp dụng đối với địa phương đó, tỷ lệ người dân chấp nhận PTCT đó rất cao. Đây là một tiêu chí quan trọng, nó có liên quan đến tâm lý của người dân để chấp nhận các PTCT bởi những lợi ích trước mắt được quan tâm hơn. PTCT càng nhanh cho sản phẩm đáp ứng nhu cầu trước mắt về vật chất hoặc đảm bảo lương thực cho người dân thì càng được nhiều hộ chấp nhận. + Kỹ thuật đơn giản: với người dân miền núi thì kỹ thuật nào càng đơn giản, dễ làm mà có hiệu quả cao thì rất dễ được người dân chấp nhận. Việc phải áp dụng một kỹ thuật khó vào sản xuất là điều không mong muốn. - Dễ tiêu thụ sản phẩm: Đây là một chỉ tiêu dùng để xác định HTCT đó có thể nhân rộng và phát triển được hay không. HTCT nào có số lượng và giá trị hàng hoá lớn sẽ đem lại hiệu quả cao, được hộ gia đình tập trung đầu tư nhiều. Với người dân địa phương vốn đầu tư cho sản xuất ít, đặc biệt là tâm lý muốn thấy lợi nhuận ngay nên PTCT nào có sản phẩm thu được dễ bán trên thị trường thì khả năng người dân chấp nhận cao. - Sản phẩm bán được giá cao: PTCT nào cho có sản phẩm mà khi đem bán ra thị trường bán được giá cao thì PTCT đó được người dân đánh giá cao. - Giải quyết được nhiều việc làm: Đối với những cộng đồng mà chủ yếu sản xuất NLN thì tiêu chí này rất quan trọng, vì sản xuất NLN thường tuân theo mùa vụ nên sẽ có thời gian lao động nhàn rỗi. PTCT nào thường xuyên tạo việc làm cho người lao động thì có ý nghĩa xã hội cao. - Nhanh cho thu hoạch sản phẩm: loài cây trồng nào có chu kỳ kinh doanh ngắn, nhanh cho thu hoạch sản phẩm thì được người dân chấp nhận cao. - Khả năng phát triển sản xuất hàng hoá: là tiềm năng của loại sản phẩm đó có thể được tiêu thụ nhanh chóng trên thị trường và đáp ứng nhu cầu của thị trường. b. Kết quả đánh giá cho điểm hiệu quả xã hội của các PTCT Bảng 09: Kết quả đánh giá hiệu quả xã hội của các HTCT của xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình HTCT Tiêu chí PTCT Khả năng chấp nhận của người dân Sản phẩm đa dạng Sản phẩm bán được giá cao Sản phẩm dễ tiêu thụ Giải quyết được nhiều việc làm Nhanh cho thu hoạch sản phẩm Khả năng phát triển sản xuất hàng hoá Tổng điểm Xếp hạng Vốn đầu tư thấp Kỹ thuật đơn giản Phù hợp với phong tục tập quán Rừng trồng 1. Luồng thuần loài 8 8 6 7 8 8 5 9 8 67 5 Nương rẫy 2. Keo – ngô 6 7 8 7 8 8 8 8 9 69 3 3. Keo - sắn 7 8 8 7 7 8 8 7 8 68 4 NLKH 4. Luồng – ngô – đót 6 8 9 10 8 9 10 9 9 78 1 5. Luồng – lúa nương 7 7 8 9 8 9 9 9 9 75 2 Qua bảng cho thấy có PTCT được người dân đánh giá cao, nhưng cũng có PTCT được người dân đánh giá thấp. Điều đó xuất phát từ một số nguyên nhân sau: PTCT 4 (Luồng – ngô – đót xen trong 2 năm đầu) được đánh giá cao vì vốn đầu tư không cao, phù hợp phong tục tập quán vì từ lâu nó đã được trồng tại địa phương. Ngoài ra sản phẩm bán ra được tiêu thụ trên thị trường và cũng giải quyết được phần lớn lao động tại địa phương vì trong 2 năm đầu cần rất nhiều lao động để trồng cây, chăm sóc, thu hoạch...Do tính thời vụ cấp thiết trong mùa thu hoạch măng chỉ kéo dài khoảng 2 tháng là thu hoạch xong nên một số hộ khi thu hoạch phải thuê thêm lao động. Mặt khác, Luồng là cây phù hợp với điều kiện tự nhiên, sinh trưởng và phát triển nhanh, chi phí đầu tư thấp vì giống được cấp. Luồng ngoài sản phẩm chính là thu măng còn cho sản phẩm phụ đó là cây được sử dụng trong xây dựng, giấy….Trên thị trường măng Luồng được tiêu thụ khá dễ dàng. Cũng giống như Keo, Luồng cũng có thể thực hiện NLKH trong 2 đến 3 năm đầu khi chưa cho thu măng. Do vậy PTCT này được người dân đánh giá cao hơn hẳn PTCT 2 và 3 vì khi cho thu hoạch sản phẩm thì ổn định hàng năm, ít mất mùa, ít sâu bệnh… PTCT 5 (Luồng – lúa nương xen 2 năm đầu): PTCT được người dân đánh giá rất cao (xếp thứ 2) xuất phát từ nguyên nhân sau: lúa là loại cây trồng được người dân trồng từ rất lâu đời, tận dụng tối đa diện tích đất dốc, đất NLKH….Mặt khác, diện tích trồng lúa của xã ít, lương thực cung cấp cho người dân không đủ nên sản phẩm này có giá bán ổn định và rất dễ tiêu thụ. Ngoài ra, luồng là cây cho thu hoạch hàng năm, nên đã giải quyết được những nhu cầu trước mắt của người dân địa phương. Nó cũng là PTCT giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động ở địa phương chỉ sau PTCT 4. PTCT 2 (Keo – ngô xen 3 năm đầu): được xếp ở vị trí thứ 3; ở PTCT này thì ngô được trồng dưới tán của Keo trong 3 năm đầu. Ngô có thể trồng 1 đến 2 vụ / năm nên giải quyết được nhiều việc làm và sản phẩm bán được giá cao nên giá trị ngày công lao động cao; cũng được người dân chấp nhận vì đây là loại cây trồng được người dân trồng từ lâu. PTCT 3 (Keo - sắn xen 3 năm đầu): đây là PTCT được đánh giá hiệu quả xã hội cao (xếp hạng 4) vì phương thức này có kỹ thuật không quá khó. Với sắn được người dân canh tác từ lâu và các hộ hầu hết đều có kinh nghiệm trồng. Còn Keo tuy người dân chưa có kinh nghiệm trồng nhưng đã được sự hỗ trợ về giống, vốn và kỹ thuật từ dự án. Tuy nhiên ở PTCT này không được đánh giá cao bằng PTCT 2 bởi vì tuy vốn đầu tư cho sắn không nhiều bằng ngô nhưng thu nhập từ sắn mang lại thấp hơn ngô vì giá thu mua của sắn rất thấp. PTCT 1 (Luồng thuần loài): phương thức này được người dân đánh giá về hiệu quả xã hội là thấp nhất. Mặc dù, Luồng là cây thu hoạch hàng năm nên nhu cầu sử dụng lao động của nó chỉ mang tính chất thời vụ. Ngoài ra, sản phẩm của nó không đa dạng vì nó được trồng thuần loài. 4.3.3. Đánh giá hiệu quả môi trường của các HTCT Hiệu quả môi trường ở các HTCT được thể hiện ở nhiều nội dung và chỉ tiêu khác nhau, nhưng trong khuôn khổ của đề tài chúng tôi chỉ đánh giá hiệu quả môi trường dựa trên sự tham gia của người dân thông qua các chỉ tiêu như: tăng khả năng bảo vệ đất, tăng khả năng giữ nước, tăng độ xốp của đất, tăng độ ẩm của đất, tận dụng được đất đai, mùn giun nhiều, lượng vật rơi rụng trên mặt đất nhiều, bề dày lớp đất mặt ít bị bào mòn, năng suất ổn định theo thời gian. Kết quả đánh giá hiệu quả môi trường của các HTCT được thể hiện cụ thể dưới bảng 10. Bảng 10: Kết quả đánh giá hiệu quả môi trường của các HTCT của xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình HTCT Tiêu chí PTCT Mùn giun nhiều Lượng vật rơi rụng trên mặt đất nhiều Bề dầy lớp đất mặt ít bị bào mòn Tăng khả năng bảo vệ đất Tăng khả năng giữ nước Tăng độ xốp của đất Tăng độ ẩm của đất Năng suất ổn định theo thời gian Tận dụng được đất đai Tổng điểm Xếp hạng Rừng trồng 1. Luồng thuần loài 7 6 7 5 8 5 5 8 7 63 3 Nương rẫy 2. Keo – ngô 7 6 7 5 5 6 5 6 8 55 4 3. Keo - sắn 7 6 7 5 5 6 5 6 8 55 4 NLKH 4. Luồng – ngô – đót 9 8 7 7 8 6 7 7 9 68 2 5. Luồng – lúa nương 9 9 8 6 8 6 8 7 9 70 1 Qua kết quả phân tích ta thấy: PTCT 5 (Luồng – lúa nương) được xếp ở vị trí thứ 1 do lúa là cây hàng năm, sản phẩm trả lại cho đất rất nhiều (gốc rạ, rơm…), nó còn có khả năng giữ nước và giữ ẩm cho đất rất tốt. Ngoài ra việc canh tác theo ruộng bậc thang sẽ làm giảm được xói mòn, giữ được đất và nước tốt. Luồng cũng là cây nhanh khép tán trong những năm đầu trồng nên có khả năng chống xói mòn tốt. PTCT 4 (Luồng – ngô – đót xen 2 năm đầu): được xếp ở vị trí thứ 2 do việc trồng xen ngô và đót vào rừng luồng trong 2 năm đầu làm cho mặt đất luôn được che phủ, chống xói mòn, góp phần bảo vệ đất, điều hoà dòng chảy mặt và giữ nước. Hơn nữa Luồng là loài có tốc độ tăng trưởng nhanh sớm khép tán nên có tác dụng che phủ đất, giữ đất tốt và chống xói mòn PTCT 1 (Luồng thuần loài): có hiệu quả môi trường xếp thứ 3 là vì luồng có bộ rễ ăn rộng nên có khả năng giảm xói mòn bề mặt. Mặc dù, Luồng là cây có thời gian sinh trưởng nhanh, chóng khép tán, nhưng 1 – 2 năm đầu khi trồng luồng thì độ che phủ của Luồng chưa cao dễ dẫn đến xói mòn rửa trôi bề mặt. Ngoài ra, lượng chất hữu cơ trả lại cho đất không nhiều, bên cạnh đó lá luồng khi rụng xuống còn làm chua đất. PTCT 2 (Keo – ngô xen 3 năm đầu) và PTCT 3 (Keo – sắn xen 3 năm đầu) đều xếp ở vị trí thứ 4 vì trong những năm đầu keo chưa khép tán, người ta tiến hành trồng ngô, sắn để có thu nhập thêm. Tuy nhiên, sau khi thu hoạch ngô và sắn xong hầu như không có sản phẩm nào trả lại cho đất,chỉ biết lấy hết chất dinh dưỡng của đất. Đây lại là loại cây có độ che phủ không cao, bộ rễ của ngô ăn nông nên nó cũng không có khả năng giữ đất và giữ nước. Người dân thấy điều này thông qua việc năng suất cây trồng qua từng năm không ổn định cũng như việc phải sử dụng nhiểu phân hóa học trong quá trình canh tác. Ngoài ra, cây sắn độ che phủ cũng thấp, chỉ trồng 1 vụ trong năm, vẫn còn khoảng thời gian để đất trống nên mặt đất bị trống dễ dẫn đến hiện tượng xói mòn, rửa trôi đất. 4.3.4. Hiệu quả tổng hợp của hệ thống Đánh giá hiệu quả tổng hợp của các PTCT về mặt kinh tế - xã hội – môi trường là việc xem xét tổng hợp các mặt hiệu quả của nó trên cơ sở xác định mức độ giao thoa của cả ba mặt kinh tế - xã hội – môi trường trong từng PTCT, sau đó so sánh các PTCT với nhau để lựa chọn PTCT tốt nhất. Việc đánh giá hiệu quả tổng hợp của một PTCT là công việc phức tạp, đòi hỏi tính khách quan cũng như sự tỷ mỷ. Hiện nay, cũng có nhiều phương pháp khác nhau để tính toán hiệu quả tổng hợp của các loại hình canh tác. Tuy nhiên, phương pháp chỉ số hiệu quả canh tác Ect đã và đang được sử dụng, bước đầu có giá trị về mặt thực tiễn. Theo phương pháp này, mô hình nào có Ect càng gần 1 thì càng có hiệu quả cao. Bảng 11: Chỉ số hiệu quả tổng hợp của các PTCT HTCT Rừng trồng Nương rẫy NLKH PTCT Chỉ tiêu Luồng thuần loài Keo – Ngô Keo – sắn Luồng – ngô – đót Luồng – lúa nương NPV/năm Xij/Xmax 0,0402 0,0335 0,0905 1,00 0,9216 BCR Xij/Xmax 0,6208 0,6095 0,6874 1,00 0,9797 IRR (%) Xij/Xmax 0,1429 0,0408 0,1633 1,00 0,1837 Xã hội Xij/Xmax 0,8409 0,875 0,8523 1,00 0,9432 Môi trường Xij/Xmax 0,9 0,7857 0,7857 0,9857 1,00 Ect 0,509 0,469 0,516 0,997 0,806 Xếp hạng 5 4 3 1 2 Qua kết quả phân tích cho thấy có sự khác nhau giữa hiệu quả tổng hợp của các HTCT mà cụ thể là hiệu quả tổng hợp của từng PTCT. Trong 3 HTCT thì HTCT NLKH có hiệu quả tổng hợp cao nhất, tiếp đến là HTCT nương rẫy và thấp nhất là HTCT rừng trồng. Trong các PTCT ở các HTCT thì hiệu quả tổng hợp cao nhất là PTCT 4 (Luồng – ngô – đót), tiếp theo là PTCT 5 (Luồng – Lúa nương), PTCT 3 (Keo – sắn), PTCT 2 (Keo – ngô), PTCT 1 (Luồng thuần loài). Như vậy, ta thấy 2 PTCT 4 và 5 đáp ứng được 3 mặt: kinh tế, xã hội, môi trường. Nó đem lại lợi nhuận cao, giải quyết nhiều lao động, được người dân đánh giá cao, hơn nữa nó lại có khả năng bảo vệ môi trường sinh thái tốt, tính bền vững của phương thức cao. Vì vậy, địa phương nên duy trì và tiếp tục nhân rộng 2 PTCT này. 4.4. Phân tích SWOT của các HTCT tại địa phương Qua đánh giá thực trạng và hiệu quả của các HTCT gồm HTCT rừng trồng, nương rẫy và NLKH ở khu vực nghiên cứu, chúng tôi tiến hành đánh giá một số điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của từng HTCT tại địa phương từ đó làm cơ sở để đề xuất nhân rộng HTCT có hiệu quả cũng như đưa ra được các biện pháp tác động hợp lý hay cải tiến cho phù hợp 4.4.1. HTCT rừng trồng + Về ưu điểm: HTCT này có kỹ thuật khá khó nhưng được cán bộ của dự án hướng dẫn nên người dân có thể làm theo. Ngoài ra, luồng là cây cho thu hoạch hàng năm, cho dù không bón phân thì vẫn có thể thu hoạch được, điều này rất phù hợp với mong muốn của người dân làm sao giảm thiểu chi phí đến mức tối đa. + Về nhược điểm: Mặc dù với rừng luồng thì không cần phải bón phân trong quá trình canh tác, tuy nhiên muốn thu hoạch luồng với năng suất và chất lượng cao thì hàng năm cần phải bón phân. Còn muốn nâng cao thu nhập thì cần trồng xen một số loài cây phù hợp với Luồng để tạo sự đa dạng sản phẩm. Rừng Luồng được thực hiện các biện pháp thâm canh như bón phân, làm cỏ,…thì có năng suất và chất lượng sản phẩm cao hơn rõ rệt so với các lâm phần rừng quảng canh; tình hình đất rừng, thảm thực vật rừng cũng được cải thiện hơn. Ngoài ra, Luồng có một đặc điểm là nếu trồng thuần loài thì lá của cây Luồng sẽ làm chua đất và bộ rễ của Luồng ăn nông nên khả năng hạn chế xói mòn, rửa trôi đất kém. Biểu 01: Phân tích SWOT của HTCT Rừng trồng tại địa phương Điểm mạnh - Được sự hỗ trợ của dự án 747 về giống, vốn, kỹ thuật. - Sản phẩm thu hoạch hàng năm - Nhu cầu của thị trường về sản phẩm của luồng cao - Giải quyết một phần lao động của địa phương - Tận dụng được đất đai Điểm yếu - Kỹ thuật khá khó - Rừng luồng đang bị sâu bệnh mà chưa được xử lý nên năng suất và khả năng phòng hộ giảm - Khả năng hạn chế xói mòn, rửa trôi kém. - Muốn năng suất cao thì phải bón phân. Cơ hội - Được tiếp cận với các chương trình, dự án - Công tác KNKL được mở rộng Thách thức - Thiên tai, dịch bệnh ngày càng tăng. - Diện tích rừng suy giảm 4.4.2. HTCT nương rẫy + Về ưu điểm: đây là một HTCT sử dụng kỹ thuật đơn giản, lối canh tác xưa nay gọi là “đao canh hoả chủng” (canh tác bằng dao, đốt bằng lửa rồi trồng), và là HTCT không đòi hỏi mức đầu tư cao, chỉ nhờ vào nước trời và độ phì tự nhiên của đất mà không chăm bón nhiều nên người dân chấp nhận một cách tự nhiên để sản xuất ra lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. + Về nhược điểm: HTCT này phụ thuộc vào thiên nhiên nên năng suất không ổn định. Nền sản xuất độc canh với một loài cây, một loại tuổi làm cho độ phì của đất giảm nhanh theo thời gian canh tác, nguy cơ thoái hoá đất lớn, hệ số sử dụng đất thấp. Xét về mặt tài nguyên rừng, canh tác nương rẫy là nguyên nhân chính của việc mất rừng, không đáp ứng được mục tiêu phòng hộ rất xung yếu của vùng hồ. HTCT này không phù hợp với xu thế gia tăng dân số ở vùng hồ và nhu cầu phát triển hoà nhập với xã hội hiện đại ở khu vực. Biểu 02: Phân tích SWOT của các HTCT nương rẫy tại địa phương Điểm mạnh - Được dự án 747 hỗ trợ về giống và kỹ thuật trồng keo - Kỹ thuật đơn giản - Người dân có kiến thức bản địa trong canh tác - Tận dụng được đất đai - Chi phí đầu tư không cao - Giải quyết một phần lao động của địa phương Điểm yếu - Năng suất cây trồng không ổn định. - Đất đai ngày càng bị thoái hoá và nghèo kiệt dinh dưỡng. - Công tác KNKL kém - Rừng keo đang bị bệnh - Tốn giống, phân bón. - Nhu cầu của thị trường về sản phẩm không ổn định. Cơ hội - Được tiếp cận và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới - Giao lưu hàng hoá và mở rộng thị trường tiêu thụ Thách thức - Thiên tai, dịch bệnh gia tăng - Thị trường không ổn định 4.4.3. HTCT NLKH Hiệu quả tổng hợp của HTCT NLKH cao hơn hiệu quả tổng hợp của HTCT nương rẫy một cách rõ rệt, nhưng rào cản lớn nhất để người dân chấp nhận HTCT NLKH là rào cản về kinh tế. Vì vậy, nếu giải quyết được vấn đề kinh tế sẽ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của HTCT này. Biểu 03: Phân tích SWOT của các HTCT NLKH tại địa phương Điểm mạnh - Được dự án 747 hỗ trợ về giống, kỹ thuật trồng luồng - Các HTCT NLKH tận dụng tốt đất đai. - Sản phẩm đa dạng. - Có khả năng phát triển sản xuất hàng hoá. - Khả năng phòng hộ, chống xói mòn, cải tạo đất cao. - Lao động dồi dào, các HTCT NLKH đã tạo nhiều việc làm cho người dân. - Có nhiều kiến thức bản địa liên quan đến trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến ngô, đót, luồng, lúa. - Trồng xen cây nông nghiệp khi rừng chưa khép tán cung cấp lương thực trước mắt, hạn chế cỏ dại, giảm công chăm sóc, hạn chế xói mòn. Điểm yếu - Đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn. - Chi phí đầu tư cao. - Công tác phòng trừ sâu bệnh chưa được thực hiện tốt. - Công tác KNKL kém - Có một mùa đông lạnh có sương muối, sương mù và một mùa khô thiếu nước nên hạn chế sự sinh trưởng phát triển của cây trồng. Cơ hội - Các dự án hỗ trợ giống, vật tư, kỹ thuật. - Tiếp cận và áp dụng khoa học kỹ thuật mới - Giao lưu hàng hoá với các vùng lân cận - Công tác KNKL được đẩy mạnh. - Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. - Trồng xen các cây nông nghiệp chịu bóng khi rừng chưa khép tán. - Việt Nam ra nhập WTO khả năng mở thị trường tiêu thụ sản phẩm NLN. Thách thức - Thị trường không ổn định - Điều kiện thời tiết bất thuận. - Dịch bệnh diễn biến phức tạp - Luồng đang bị bệnh làm giảm năng suất cây và khả năng bảo vệ môi trường. 4.5. Đề xuất HTCT có triển vọng cho địa phương 4.5.1. Cơ sở đề xuất * Thuận lợi - Vị trí địa lý tương đối thuận lợi, cách khu trung tâm huyện không xa, việc đi lại trong xã và 2 xã giáp ranh là xã Tân Minh và Tu Lý là khá thuận lợi thông qua trục đường 433 như vậy ta đã thấy xã Cao Sơn có vị trí thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và giao lưu buôn bán trao đổi hàng hoá. - Xã nằm trong vùng phòng hộ đầu nguồn xung yếu, nhiều dự án đã, đang và sẽ tiếp tục được thực hiện tại xã. Đây vừa là cơ sở, vừa là động lực và cũng tạo điều kiện thuận lợi trong việc chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân, thúc đẩy sự phát triển sản xuất của xã. - Có nguồn lao động dồi dào, người dân có kiến thức bản địa trong việc chăm sóc, thu hoạch, chế biến một số loại cây. - Diện tích đất chưa sử dụng là 872,5 ha chiếm tới 18,02% tổng diện tích của cả xã, đây là tiềm năng đất đai rất lớn tạo điều kiện cho địa phương phát triển sản xuất NLN đem lại thu nhập cao hơn cho người dân. * Khó khăn và thách thức Từ kết quả nghiên cứu thực trạng sử dụng đất rừng trồng, đất nương rẫy và nông lâm kết hợp, cũng như qua kế thừa tài liệu nghiên cứu hiện có ở Hoà Bình, chúng tôi rút ra một số nhận xét về những vấn đề đang nảy sinh ở điểm nghiên cứu để định hướng cho việc đề xuất HTCT phù hợp. Những vấn đề đó được trình bày tóm tắt như sau: - Địa hình phức tạp, dân cư không tập trung thành các cụm dân cư lớn gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt. - Điều kiện khí hậu của xã Cao Sơn là khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có mùa đông rất lạnh, có sương muối và sương mù nhiều nên khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. - Chưa có hệ thống thuỷ lợi nên dễ bị thiếu nước vào mùa khô. - Cơ cấu cây trồng ở một số PTCT chưa hợp lý, kỹ thuật trồng không đúng, chất lượng cây giống không đạt tiêu chuẩn, nên năng suất và chất lượng thấp. - Mâu thuẫn giữa việc giữ rừng với việc bảo vệ rừng. 4.5.2. Đề xuất một số giải pháp 4.5.2.1. Giải pháp kỹ thuật nhằm cải thiện cấu trúc và nâng cao hiệu quả của từng HTCT * Đối với HTCT rừng trồng và HTCT NLKH: việc áp dụng phương thức trồng hỗn giao nhiều tầng tán với các loại cây đa tác dụng, trồng các loài cây sinh trưởng nhanh, chu kỳ kinh doanh ngắn, có giá trị kinh tế cao sẽ làm tăng lợi nhuận kinh tế, cải thiện đời sống xã hội và tạo việc làm cho người dân. Mặt khác, cấu trúc rừng nhiều tầng tán cũng có lợi trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế xói mòn, rửa trôi và hạn chế thoái hoá, bạc màu đất. Có thể sử dụng các biện pháp đầu tư thâm canh tạo chu kỳ kinh doanh khép kín: trồng – chăm sóc – bảo vệ - khai thác, áp dụng HTCT NLKH. Trồng xen các cây nông nghiệp, cây dược liệu chịu bóng dưới tán rừng vì thực tế các cây nông nghiệp ngắn ngày chỉ được trồng từ 1 đến 3 năm đầu của chu kỳ kinh doanh rừng trồng, trong khi đó việc trồng xen các cây dược liệu chịu bóng tán rừng lại kéo dài rất lâu, cho tới khi kết thúc một chu kỳ kinh doanh rừng. Việc trồng xen với khoảng thời gian như thế đã đem lại một nguồn thu nhập thường xuyên và rất lớn cho và con đảm bảo cho cuộc sống của họ, làm họ yên tâm gắn bó hơn với rừng, ý thức bảo vệ rừng cũng tốt hơn. Ngoài ra, trồng xen cũng dưới tán rừng còn làm cho bề mặt đất được che phủ tốt, tăng khả năng bảo vệ đất chống xói mòn, tăng khả năng thấm và giữ nước của đất. Cũng cần phải chú ý đến một điều là ở xã có rừng phòng hộ nên đối với các HTCT rừng trồng cũng cần phải kết hợp trồng các loại cây phòng hộ mang đầy đủ các đặc điểm (tán rộng và dày, rễ cọc, có khả năng chịu nước, lửa, thân dẻo dai…). * Đối với HTCT nương rẫy Có một đặc điểm là ở xã Cao Sơn thì có tiền đề tốt cho phát triển HTCT NLKH (Qua nghiên cứu ở phần trên, hiệu quả tổng hợp của các HTCT NLKH là cao nhất), chúng có tính thích ứng và bền vững cao, có tiềm năng lớn. Mặt khác, HTCT nương rẫy đang tồn tại những nhược điểm rất lớn đó là HTCT này phụ thuộc vào thiên nhiên nên năng suất không ổn định. Nền sản xuất độc canh với một loài cây, một loại tuổi làm cho độ phì của đất giảm nhanh theo thời gian canh tác, nguy cơ thoái hoá đất lớn. Xét về mặt tài nguyên rừng, canh tác nương rẫy là nguyên nhân chính của việc mất rừng, đốt nương làm rẫy bừa bãi, khó kiểm soát, không đáp ứng được mục tiêu phòng hộ rất xung yếu của vùng hồ. Cho nên, có thể chuyển hoá nương rẫy hiện có thành HTCT NLKH ở địa bàn nghiên cứu, với một số giải pháp kỹ thuật tác động chủ yếu sau: - Chọn đối tượng nương rẫy để chuyển hoá thành hệ NLKH. Nơi có độ dốc dưới 150 và độ xốp tầng đất mặt từ 40 % trở lên thì cho phép canh tác nương rẫy. Nơi có độ dốc mặt đất từ 150 - 350 và độ xốp tầng đất mặt từ 30 – 40% trở lên là đối tượng cần chuyển hoá nương rẫy thành HTCT NLKH. Nơi có độ dốc trên 350 thì cần bảo vệ rừng tự nhiên (có thể cho phép khai thác) mà không thích hợp cho việc xây dựng HTCT NLKH, nhưng có thể xây dựng HTCT NLKH như một giai đoạn trung gian để tiến tới duy trì rừng tự nhiên. Ngoài các giải pháp đã đề xuất ở trên cho từng HTCT, tôi xin đề xuất một số giải pháp chung cho các HTCT, gồm: - Trồng cây phân xanh: theo Thái Phiên và Nguyễn Tử Siêm (1994) [9] cho rằng: “hoàn toàn có thể phục hồi đất bị thoái hoá bằng thay đổi cơ cấu cây trồng đa dạng thay thế độc canh. Việc đa canh cây dài ngày và cây ngắn ngày theo phương thức NLKH, đưa cây họ đậu, cây phân xanh vào hệ thống cây trồng có một ý nghĩa chiến lược trong việc nâng cao tuần hoàn chất hữu cơ đất, làm cơ sở cho việc cải tạo và sử dụng đất lâu bền”. - Giữ ẩm chống hạn cho đất Địa hình dốc, độ ẩm đất giảm ở đất canh tác nương rẫy, bên cạnh đó có một mùa khô kéo dài làm cho đất khô, cây sinh trưởng chậm vì thiếu nước. Vì vậy, các biện pháp giữ ẩm, chống hạn cho cây trồng là một điều cần thiết. Bằng các biện pháp canh tác hợp lý (hạn chế cuốc xới trong mùa khô, kết hợp với việc trồng băng cây phân xanh như đã trình bày ở trên, hoặc các biện pháp che phủ gốc bằng cỏ khô, thân, cành, lá cây…có thể giữ ẩm cho đất. Giải pháp này có ưu điểm trong khi vốn đầu tư ban đầu còn rất hạn chế. - Kỹ thuật xúc tiến tái sinh tự nhiên: trong từng trường hợp cụ thể, có thể lựa chọn áp dụng các biện pháp dưới đây: + Xử lý cây bụi, thảm tươi khi đã có sẵn lớp cây tái sinh nhưng bị chèn ép. Việc xử lý thực hiện 1 – 2 lần trong 1 – 2 năm cho đến khi cây tái sinh vượt khỏi sự ức chế của cây bụi thảm tươi. Biện pháp này được áp dụng chủ yếu trên các trảng cỏ cây bụi và nương rẫy bỏ hoá. + Trường hợp đặc biệt có thể phát đốt cây bụi thảm tươi trước mùa hạt rụng. + Xúc tiến tái sinh tự nhiên bằng cây chồi được áp dụng đối với những rừng có các loài cây có khả năng tái sinh chồi, chủ yếu nhằm sản xuất gỗ nhỏ, hoặc các chủng loại gỗ khác phù hợp với phẩm chất gỗ tái sinh chồi [3]. 4.5.2.2. Giải pháp về kinh tế - Cho vay vốn với lãi suất thấp hoặc không lãi suất. - Thành lập quỹ tín dụng thôn bản do người dân tham gia đóng góp và quản lý. - Vay vốn theo chu kỳ kinh doanh. Với kinh doanh cây lâm nghiệp thời gian vay vốn dài hơn và lãi suất thấp hơn. - Tiếp tục hỗ trợ nguồn vốn thuộc các chương trình trọng điểm của nhà nước như chương trình 135 về xoá đói giảm nghèo, chương trình 472 cho các xã vùng lòng hồ Sông Đà – Hoà Bình, chương trình 661/CP, lồng ghép các dự án trên địa bàn, tạo vốn lớn, đủ nguồn kinh phí tạo bước đột phá trong sản xuất lâm nghiệp, ổn định kinh tế xã hội và xây dựng cơ sở hạ tầng [1]. - Hiện nay, suất đầu tư cho 1 ha trồng rừng phòng hộ vẫn còn quá thấp. Suất đầu tư cho trồng rừng trước năm 2003 là 2,5 triệu đồng/ha, sau năm 2003 là 4 triệu đồng/ha. Chính vì suất đầu tư thấp làm cho giá công nhân còn quá rẻ, giá công nhân dao động trong khoảng 11.000 – 12.000 đồng/công (trước năm 2003), từ sau năm 2003 mới tăng lên 19.400 đồng – 20.000 đồng/công vẫn là qúa thấp so với giá cả thị trường, trong khi những công lao động phổ thông khác đã lên tới mức 30.000 – 40.000 đồng/công. Trong khi trồng rừng là một công việc khó khăn và vất vả, giá nhân công thấp không đủ bù đắp sức lao động bỏ ra nên vẫn chưa thu hút được nhiều người dân tham gia trồng rừng một cách tích cực, chính một phần do giá nhân công thấp đã làm cho người dân không thực hiện theo thiết kế trồng rừng, làm ảnh hưởng đến chất lượng rừng trồng. Do đó đòi hỏi nhà nước cần tăng suất đầu tư để người dân làm nghề rừng, hỗ trợ nguồn giống, hỗ trợ kỹ thuật…[13]. 4.5.2.3. Giải pháp về chính sách - Cần có những chính sách cụ thể để tạo lập vốn theo phương châm huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau như vốn xoá đói giảm nghèo, vốn của dự án…Trong cơ cấu vốn đầu tư phải có tỷ lệ cho phát triển sản xuất NLN. - Nên áp dụng thời hạn cho vay theo chu kỳ kinh doanh của từng loài cây trồng. Những cây có chu kỳ khai thác hàng năm có thể có thời hạn cho vay ngắn, những loài cây cho sản phẩm muộn, có thời hạn ưu tiên dài hơn. Ngoài ra, lãi suất cho vay phải phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân ở địa phương. - Nên nghiên cứu để lập các quỹ bảo hiểm sản xuất để nhằm hạn chế các thiệt hại khi gặp rủi ro trong quá trình sản xuất như thiên tai, mất mùa, mất giá… - Có chính sách ưu đãi về vốn vay để phát triển sản xuất cây có chu kỳ kinh doanh dài như cây lâm nghiệp hay một số cây đặc sản. 4.5.2.4. Giải pháp về xã hội - Chính sách hoàn thiện kế hoạch sử dụng đất phù hợp với xu thế hiện tại của địa phương. - Đào tạo đội ngũ cán bộ trong xã, thôn thông qua các lớp tập huấn, khoá học ngắn ngày, tham quan học hỏi các kỹ thuật sản xuất để áp dụng cho địa phương. - Cần đẩy mạnh công tác KNKL để người dân nhanh chóng tiếp cận được những tiến bộ khoa học kỹ thuật. - Tổ chức các hình thức khuyến nông, khuyến lâm tự nguyện thành lập các nhóm có cùng sở thích nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao hiểu biết về mặt kỹ thuật trong sản xuất NLN. PHẦN V KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ Qua quá trình điều tra phân tích các HTCT có sự tham gia của người dân trong xã chúng tôi rút ra một số kết luận sơ bộ sau: 5.1. Kết luận * Cao Sơn là một xã miền núi thuộc huyện Đà Bắc, tổng diện tích đất hiện có là 4.842 ha, trong đó diện tích đất chưa sử dụng là 872,5 ha. Diện tích đất dành cho nông nghiệp chỉ có 408,6 ha (chiếm 8,44% diện tích đất tự nhiên) nên người dân phải mua một lượng lương thực lớn. Diện tích đất lâm nghiệp là lớn nhất, diện tích 3307,7 ha (chiếm 68,3 % diện tích đất tự nhiên) tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất NLN. * Qua quá trình điều tra, đánh giá hiệu quả của các HTCT tại xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc có 3 HTCT và mỗi HTCT gồm một số PTCT: - HTCT rừng trồng + PTCT 1: Luồng thuần loài - HTCT nương rẫy + PTCT 2: Keo – ngô xen 3 năm đầu + PTCT 3: Keo - sắn xen 3 năm đầu - HTCT NLKH + PTCT 4: Luồng – ngô – đót xen 2 năm đầu + PTCT 5: Luồng – lúa nương 2 năm đầu * Chúng t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dochiep linh ban in.doc