Tài liệu Đề tài Đánh giá hiện trạng xả thải và đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn nước mặt sông Ba Lai trên địa bàn huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre đến năm 2020: LỜI MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bến Tre là một trong 13 tỉnh, thành nằm ở Tây Nam của Nam Bộ, được hình thành bởi cù lao An Hóa, cù lao Bảo, cù lao Minh và do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ mà thành (gồm sông Tiền dài 83 km, sông Ba Lai 59 km, sông Hàm Luông 71 km, sông Cổ Chiên 82 km). Phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sông Tiền, phía nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía tây giáp tỉnh Vĩnh Long, có ranh giới chung là sông Cổ Chiên, phía đông giáp biển Đông, với chiều dài bờ biển là 65 km.
Sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên là những con sông đã giữ vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế văn hóa của nhân dân trong tỉnh: cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và nông nghiệp, những thức ăn giàu đạm như tôm, cá, cua, ốc, góp phần làm tươi đẹp cảnh quan, điều hòa khí hậu... Các con sông này còn có một vị trí quan trọng trong hệ thống giao thông thủy, không chỉ của tỉnh mà cả miền đồng bằng rộng lớn. Từ môi trường thuận lợi này, việc giao lưu ...
98 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1527 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Đánh giá hiện trạng xả thải và đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn nước mặt sông Ba Lai trên địa bàn huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre đến năm 2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bến Tre là một trong 13 tỉnh, thành nằm ở Tây Nam của Nam Bộ, được hình thành bởi cù lao An Hóa, cù lao Bảo, cù lao Minh và do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ mà thành (gồm sông Tiền dài 83 km, sông Ba Lai 59 km, sông Hàm Luông 71 km, sông Cổ Chiên 82 km). Phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sông Tiền, phía nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía tây giáp tỉnh Vĩnh Long, có ranh giới chung là sông Cổ Chiên, phía đông giáp biển Đông, với chiều dài bờ biển là 65 km.
Sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên là những con sông đã giữ vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế văn hóa của nhân dân trong tỉnh: cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và nông nghiệp, những thức ăn giàu đạm như tôm, cá, cua, ốc, góp phần làm tươi đẹp cảnh quan, điều hòa khí hậu... Các con sông này còn có một vị trí quan trọng trong hệ thống giao thông thủy, không chỉ của tỉnh mà cả miền đồng bằng rộng lớn. Từ môi trường thuận lợi này, việc giao lưu văn hóa cũng phát triển mạnh mẽ với các vùng xung quanh.
Trong những năm gần đây với chính sách thu hút đầu tư phát triển, nền kinh tế của tỉnh đã có những thay đổi lớn trong cơ cấu kinh tế, thu nhập GDP của tỉnh tăng lên. Quá trình phát triển đã tạo ra nhiều sản phẩm của cải vật chất cho xã hội, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng chung nền kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tăng thu nhập dân cư. Song song với nó là khối lượng chất thải phát sinh ngày càng nhiều, vấn đề ô nhiễm môi trường liên quan đến khí thải, chất thải rắn và đặc biệt là nước thải từ các hoạt động sinh hoạt thông thường và công nghiệp đang được xả trực tiếp vào nguồn nước mặt làm cho môi trường nước mặt ngày càng ô nhiễm nặng nề và sẽ là nguy cơ làm biến đổi môi trường, suy giảm hệ sinh thái.
Trước các vấn đề tài nguyên, môi trường cấp bách trên, để bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên tỉnh Bến Tre, nhất là môi trường nước đang ngày càng ô nhiễm trầm trọng thì cần phải thực hiện đồng thời các chương trình bảo vệ môi trường: Kiểm soát ô nhiễm nguồn nước mặt do nước thải, các làng nghề, khu, cụm công nghiệp và các đô thị; Kiểm soát và xử lý nước thải do hoạt động chăn nuôi và nuôi thủy sản; Kiểm soát ô nhiễm chất lượng đất do sử TBVTV và phân bón trong nông nghiệp,… Tuy nhiên, đối với 4 con sông chính của tỉnh Bến Tre thì việc kiểm soát ô nhiễm sông Tiền và sông Cổ Chiên gặp khó khăn vì có ranh giới chung với tỉnh Tiền Giang và tỉnh Vĩnh Long, sông Hàm Luông thì đang có chương trình khảo sát về hiện trạng ô nhiễm, đánh giá chất lượng nước và đề xuất phân vùng xả thải thí điểm cho đoạn sông dài 5,4km do Sở Tài Nguyên Môi Trường Bến Tre chủ trì thực hiện. Còn riêng đối với sông Ba Lai do bồi tích nhanh của sông Mỹ Tho làm cho sông Ba Lai bị nghẽn ở đầu phía trên, lượng nước yếu đi không tống nổi phù sa của sông Cửa Đại đang bít nghẽn dòng chảy ra biển. Do đó, nó sẽ “chết”, lòng cổ của nó bị lấp dần, xóa hẳn ở huyện Châu Thành, gần xóa ở huyện Giồng Trôm và sắp sửa bị xóa ở huyện Bình Đại, thêm vào đó là lượng nước thải từ các kênh, rạch đổ vào làm cho khả năng tự làm sạch của dòng sông kém dần. Vì vậy, đề tài “Đánh giá hiện trạng xả thải và đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn nước mặt sông Ba Lai trên địa bàn huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre đến năm 2020” là rất cần thiết và mang tính thực tiễn, nhằm phục vụ cho công tác kiểm soát, quản lý và bảo vệ môi trường, đảm bảo nhu cầu sử dụng nước của người dân với các mục đích khác nhau.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Nước là một trong những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của con người cũng như mọi cơ thể sinh vật, nếu không có nước thì không thể tồn tại sự sống. Ngày nay với mức độ tăng trưởng kinh tế, đô thị hoá, công nghiệp hoá phát triển rầm rộ cùng với sự tăng dân số đã làm cho nhu cầu về nước tăng lên nhanh chóng đồng thời cũng làm nguồn nước tự nhiên bị hao kiệt dần và mức độ ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng.Vì vậy các nước nỗ lực nghiên cứu giải quyết vấn đề ô nhiễm theo điều kiện thực tế của từng nơi. Các nhà khoa học các nước đang hướng đến cách tiếp cận phát triển bền vững, quy hoạch luôn liên kết chặt chẽ với con người, môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Với ý nghĩa thực tế trên , tại nhiều tỉnh trong cả nước đã và đang tiến hành các dự án liên quan đến điều kiện xả thải vào nguồn tiếp nhận chính, với đặc trưng của địa phương nhằm áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam có hiệu quả thiết thực:
Dự án “Đánh giá chất lượng nước sông Tiền, sông Hậu ở một số vùng dân cư của tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long” do Trịnh Thị Hương, Trần Bích Ngọc, Nguyễn Trần Bảo Thanh và cộng sự thực hiện năm 2006, với mục đích mô tả và đánh giá chất lượng nước của các chỉ tiêu hóa lý và vi sinh nước sông Tiền, sông Hậu ở tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long và Cần Thơ.
Dự án “Điều tra, thống kê các nguồn nước xả thải ra sông/ suối, đánh giá mức độ ô nhiễm, dự báo và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường trên rạch Tây Ninh và sông Vàm Cỏ Đông” do Viện Môi Trường và Tài Nguyên thực hiện.
Đề tài “Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước theo các chỉ số chất lượng nước (WQI) và đánh giá khả năng sử dụng các nguồn nước sông, kênh rạch ở vùng TP. Hồ Chí Minh” với mục đích đánh giá diễn biến chất lượng nước và ứng dụng, cải tiến mô hình WQI cho phù hợp với điều kiện tự nhiên ở TP. Hồ Chí Minh. Đề tài do PGS.TS Lê Trình làm chủ nhiệm thực hiện năm 2008.
Đề tài “Ứng dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá và phân vùng chất lượng nước sông, kênh, rạch chính trên địa bàn tỉnh Long An” do Phạm Quốc Khánh thực hiện năm 2011 với mục đích đánh giá mức độ phù hợp của các vùng chất lượng nước của tỉnh Long An đối với các mục tiêu sử dụng nước khác nhau.
Đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của các sông chính trên địa bàn tỉnh Trà Vinh” do Lâm Thị Thu Oanh thực hiện năm 2008 với mục đích đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, xả thải vào các nguồn tiếp nhận chính và phân vùng chất lượng nước trên địa bàn tỉnh Trà Vinh phục vụ công tác quản lý và bảo vệ môi trường của tỉnh.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nhằm bảo vệ môi trường nước mặt sông Ba Lai đề tài đã:
Đánh giá tình hình sử dụng nước, diễn biến chất lượng nước và các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước sông Ba Lai.
Dự báo tình hình xả thải và tải lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường đến năm 2020.
Đề xuất giải pháp quản lý, bảo vệ môi trường nước sông Ba Lai trên địa bàn huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre đến năm 2020.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là điều tra, đánh giá nguồn xả thải của tất cả các nguồn thải vào sông Ba Lai trên địa bàn huyện Ba Tri thuộc tỉnh Bến Tre.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn ở nhánh song Ba Lai trên địa bàn huyện Ba Tri thuộc tỉnh Bến Tre.
Thời gian thực hiện 31/05 – 07/09/2011
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Thu thập các thông tin, số liệu sẵn có liên quan đến môi trường tự nhiên, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của khu vực liên quan đến nhánh sông, hiện trạng chất lượng nước trên nhánh sông.
Thu thập các số liệu về các nguồn thải ở huyện để đánh giá dự báo về lưu lượng và tải lượng ô nhiễm có khả năng đưa vào lưu vực.
Phân tích các tài liệu đã được thu thập, xác định các dữ liệu, thông tin có liên quan để tiến hành khảo sát bổ sung thêm.
Tổng hợp số liệu và đánh giá chất lượng nước.
Đề xuất các giải pháp để quản lý và bảo vệ nguồn nước.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp thu thập thông tin, tổng hợp tài liệu: thu thập các thông tin tư liệu liên quan đến nội dung của dự án: điều kiện tự nhiên, KT-XH, hiện trạng chất lượng môi trường, hoạt động bảo vệ môi trường, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, các nguồn tiếp nhận,….
Phương pháp kế thừa: kế thừa chọn lọc các kết quả nghiên cứu đã có về hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt, các nguồn thải vào môi trường nước mặt; hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh, các số liệu thủy văn dòng chảy, các loại bản đồ có liên quan,…
Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: khảo sát thực tế đánh giá hiện trạng các nguồn thải, hoạt động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, xác định các vị trí lấy mẫu,…
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu, thông tin: sử dụng để phân tích và xử lý một cách hệ thống các nguồn số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, cũng như các nguồn số liệu phục vụ cho công tác phân vùng xả thải nước thải.
Phương pháp lấy mẫu, phân tích chất lượng nước mặt và nước thải: thu mẫu nước (tại mỗi điểm các mẫu nước được thu riêng và bảo quản riêng cho các mục đích: phân tích các kim loại nặng, phân tích vi sinh, phân tích các chất ô nhiễm khác), phân tích tại hiện trường, phân tích trong phòng thí nghiệm.
Phương pháp đánh giá nhanh: trên cơ sở các kết quả thu thập từ tài liệu, số liệu điều tra khảo sát thực tế,… đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt,…
Phương pháp so sánh quy chuẩn với môi trường Việt Nam: sử dụng QCVN 08: 2008/BTNMT và các QCVN 11, 12, 13: 2008/BTNMT để đánh giá mức độ tác động môi trường trên cơ sở so sánh với các mức giới hạn quy định trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam ban hành áp dụng (so sánh với ngưỡng chịu tải về các tính chất vật lý, hóa học và sinh học của môi trường).
Phương pháp đánh giá lưu lượng, tải lượng ô nhiễm từ nước thải: dựa theo số liệu dân cư, quy hoạch phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và hệ số phát thải nước thải của dân cư, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản để đánh giá lưu lượng và tải lượng ô nhiễm do nước thải của các nguồn thải này ở hiện tại và dự báo đến năm 2020.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, VĂN HÓA – XÃ HỘI HUYỆN BA TRI TỈNH BẾN TRE.
1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Ba Tri là một trong 8 đơn vị hành chánh cấp huyện thị của tỉnh Bến Tre, nằm trên cù lao Bảo, phía Đông của tỉnh Bến Tre với tổng diện tích tự nhiên là 355,53 km2 (chiếm 15,3% diện tích toàn tỉnh),dân số năm 2010 là 201,802 người, mật độ dân số 560,08 người/km2.
Hình 1.1: Bản đồ vị trí địa lý huyện Ba Tri
Có tọa độ địa lý: 106º28’17’’ – 106º41’25’’ kinh độ Đông và 9º57’38’’ – 10º11’14’’ vĩ độ Bắc.
Phía Bắc và phía Đông Bắc giáp huyện Bình Đại qua ranh giới tự nhiên là sông Ba Lai.
Phía Nam giáp huyện Thạnh Phú qua ranh giới tự nhiên là sông Hàm Luông.
Phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông.
Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Giồng Trôm.
1.1.2 Khí hậu
1.1.2.1 Bức xạ mặt trời
Ba Tri nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng lại nằm ngoài ảnh hưởng của gió mùa cực đới, nên nhiệt độ cao, ít biến đổi trong năm, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26oC -27oC. Trong năm không có nhiệt độ tháng nào trung bình dưới 20oC. Hằng năm, mặt trời đi qua thiên đỉnh 2 lần (16 tháng 4 và 27 tháng 7). Lượng bức xạ khá dồi dào, trung bình đạt tới 160kcal/cm2.
1.1.2.2 Chế độ nhiệt
Do ở vĩ độ thấp nên Ba Tri tiếp nhận được ánh nắng dồi dào, độ dài ban ngày lớn, bức xạ và nhiệt độ cao. Tổng số giờ nắng trong năm đạt trên dưới 2.630 giờ. Trong mùa khô, số giờ nắng trung bình mỗi ngày đạt từ 8 – 9 giờ. Tháng mùa mưa trung bình từ 5 – 7 giờ trong ngày.
Nhiệt độ của huyện cũng tương đối cao, đủ cho sự phát triển cây trồng và vật nuôi. Trị số trung bình vào khoảng 27oC. Tháng nóng nhất là tháng 4 – 5, cho nên nhiệt độ trung bình vào khoảng 29oC. Tháng ít nóng nhất là 12, trung bình khoảng 25oC. Chênh lệch giữa tháng ít nóng nhất và tháng nóng nhất là 4oC. Trong toàn huyện, chưa bao giờ nhiệt độ trung bình ngày xảy ra dưới 25oC. Nhiệt độ thấp tuyệt đối trong ngày là 18,1oC và cao nhất trong ngày (thường xảy ra quá trưa) là 36oC. Trong mùa khô, biên độ dao động ngày đêm nhỏ (<10oC).
1.1.2.3 Độ ẩm không khí
Ba Tri có một hệ thống kênh rạch, sông ngòi chằng chịt, do đó có độ ẩm trong không khí tương đối cao phân hóa thành 2 mùa tương phản: mùa mưa từ tháng 5 – 11 trùng với gió mùa Tây Nam ( v = 2,2 m/s) ẩm độ cao, bốc hơi yếu; mùa khô từ tháng 12 – 4 trùng với gió mùa Đông Bắc ( v = 2,4 m/s) ẩm độ thấp, bốc hơi mạnh.
1.1.2.4 Chế độ gió
Cũng như toàn tỉnh, huyện Ba Tri chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc.
Trong mùa mưa, gió thịnh hành là gió Tây Nam đến Tây Tây Nam, tốc độ trung bình cấp 3 – 4. Từ tháng 5 đến tháng 9 sang các tháng 10 và 11 của mùa mưa, thì gió chuyển tiếp yếu gồm có cả gió Đông Bắc đến Đông Nam, tốc độ thường ở mức cấp 2. Đến tháng 1 và 2 gió thịnh hành ở cấp 3 – 4 theo hướng Đông Bắc đến Đông Nam, để rồi vào cuối mùa khô vào các tháng 3 và 4, gió thịnh hành ở cấp 3 – 4, chủ yếu hướng Đông đến Đông Nam. Số lần lặn gió nhiều nhất xảy ra vào thời kỳ tranh chấp gió giữa mùa mưa và mùa khô, trong tháng 10 với tần suất là 21%. Đặc biệt, tháng 7 tần suất lặng gió là 17% do có những đợt hạn (hoặc ít mưa) thường xảy ra.
Gió có hướng từ Đông Bắc đến Đông Nam hay còn gọi là gió chướng, có ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, gây trở ngại cho trồng trọt nhất là các huyện ven biển. Gió này chủ yếu là gió mùa Đông Bắc, có lúc cường độ gia tăng mạnh, nhất là khi phối hợp với trào lưu gió tín phong.
Phân bố gió chướng trong ngày: qua 4 lần quan trắc 1, 7, 13 và 19 giờ Việt Nam trong một ngày, ta thấy gió lúc 13 giờ mạnh nhất. Đó là lúc nhiệt độ ở đất liền cao hơn ở mặt biển, nên gió chướng kết hợp với gió biển thổi vào đất liền lúc này có độ cao.
Sự xâm nhập của gió chướng, nếu được đồng bộ với thủy triều cường, sẽ làm ảnh hưởng xấu đến mùa màng và các loại hoa màu khác. Vì gió chướng thổi mạnh đẩy nước biển chảy ngược vào các sông chính và tràn vào các kênh rạch, làm nhiễm mặn đồng ruộng các vùng gần biển. Bọt nước biển được gió đưa vào bám các mầm non, làm hạn chế sự phát triển của cây lúa và các hoa màu khác.
1.1.2.5 Đặc điểm mưa
Ba Tri là huyện có lượng mưa thuộc vào loại thấp nhất của vùng ĐBSCL (< 1.400mm), hằng năm có một mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và một mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Mùa mưa trùng với gió mùa Tây Nam. Lượng mưa hằng năm trung bình từ 1.210 – 1.240 mm. Các vùng ven biển như huyện Ba Tri mưa thường bắt đầu chậm và kết thúc sớm hơn các nơi khác. Trong mùa mưa, xen kẽ có nhiều ngày không mưa. Số ngày mưa thật sự trong mùa mưa cũng không đồng đều trong toàn huyện (khoảng 50 – 60 ngày).
1.1.3 Địa hình, địa mạo, địa chất
Địa hình huyện Ba Tri nhìn chung là bằng phẳng, bị chia cắt bởi các giồng cát hình cánh cung và có khuynh hướng thấp dần từ ven sông vào trung tâm và từ Tây sang Đông. Vùng ven sông có cao trình 0,9 – 1,3m và có khuynh hướng thấp dần hướng về khu vực trung tâm; vùng đồng bằng giữa 2 sông có cao trình 0,7 – 1,0m, cá biệt có những vùng trũng có cao trình dưới 0,4m; vùng đầm lầy ven biển có cao trình từ 0,6 – 1,0m; các giồng các có cao trình từ 2 – 4m.
Theo kết quả chương trình điều tra tổng hợp vùng đồng bằng sông Cửu Long, huyện Ba Tri nằm trong vùng đồng bằng ven biển thuộc tam giác châu sông Tiền, bao gồm 3 dạng địa mạo: đê sông Tiền và đê sông Hàm Luông (kể cả các cù lao), đồng bằng nhiễm mặn giữa hai sông và vùng đầm lầy mặn – bãi bồi ven biển.
Về địa chất, địa bàn được hình thành chủ yếu qua quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sông Cửu Long, bao gồm hai loại trầm tích: Holocene (phù sa mới) và Pleistocene (phù sa cổ); đi từ Tây sang Đông, lớp phù sa cổ có khuynh hướng chìm thấp dần.
1.1.4 Mạng lưới sông rạch
Trên địa bàn huyện Ba Tri, sông Ba Lai tiếp giáp với địa bàn các xã: Tân Mỹ, Tân Xuân, Bảo Thạnh. Các rạch lớn đổ ra sông Ba Lai gồm: rạch Vàm Hồ (dài 7.5 km) thuộc xã Tân Mỹ, rạch Mỹ Nhiên (dài 7 km) thuộc xã Tân Xuân và rạch Ruộng Muối (dài 5 km) thuộc xã Bảo Thạnh. Các rạch này nối với hệ thống kênh rạch nội đồng khá phát triển.
Hình 1.2: Rạch Vàm Hồ ở xã Tân Mỹ
1.1.5 Chế độ thủy văn
Địa bàn huyện Ba Tri nằm giữa sông Hàm Luông và sông Ba Lai đoạn đổ ra biển, điều kiện thủy văn hoàn toàn chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều không đều biển Đông, biên độ triều dao động trong khoảng 2 – 2,4m (vùng nội địa) và trên 3m (vùng ven biển).
Vào thời kỳ cao điểm mùa khô (tháng 3 – 4) độ mặn tối đa vùng cửa sông Ba Lai và Hàm Luông có thể lên đến 23 – 28g/l; vào đầu mùa mưa (tháng 6), vùng cửa sông vẫn nhiễm mặn 10 – 15g/l và ranh mặn 4g/l vượt khỏi Tân Hưng. Nhìn chung đi từ vùng cửa sông đến ranh huyện Giồng Trôm thời gian ranh mặn tối đa <4g/l tăng dần đến 3 – 4 tháng/năm. Tuy nhiên dưới tác động của các công trình bao đê tạo nguồn, trên vùng ngọt hóa (khu vực phía Bắc đường tỉnh 885 từ ranh Giồng Trôm đến Tân Thủy) vẫn bảo đảm cho nguồn nước ngọt cho canh tác các loại cây trồng.
Sau khi hoàn thành công trình cống đập Ba Lai (thuộc hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre), sông Ba Lai được ngọt hóa hoàn toàn từ Tân Xuân trở về thượng lưu. Tuy nhiên các tác động lên chế độ thủy văn và môi trường nước mặt vẫn chưa được đánh giá đầy đủ.
Đường bờ biển Ba Tri được bồi khá mạnh, trong vòng 100 năm qua, bờ biển được bồi thêm khoảng 200 – 250m (Bảo Thạnh), 400 – 600m (An Thủy) và gần 1.000m (Bảo Thuận).
Về địa chất thủy văn, nguồn nước ngọt duy nhất trên địa bàn là nước giồng cát, được hình thành do quá trình thấm lọc của nước mưa và tích tụ trong các giồng cát tại xã An Hòa Tây, An Thủy, Tân Thủy, Bảo Thuận, Bảo Thạch, Tân Xuân với trữ lượng thấp và dễ bị nhiễm mặn trong điều kiện khai thác nhiều; nước ngầm tầng nông và nước ngầm tầng sâu hầu như không có nước ngọt, không có khả năng phục vụ cho nhu cầu ăn uống và sinh hoạt.
1.1.6 Tình hình nhiễm mặn
Ba Tri có vị trí địa lý ở vùng cửa biển, nên chịu ảnh hưởng xâm nhập mặn trên hai con sông: Hàm Luông và Ba Lai. Vào mùa khô, tình trạng xâm nhập mặn diễn ra gay gắt. Gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, trồng trọt và chăn nuôi của nhân dân trong huyện.
Bảo Thạnh là xã chịu nhiều ảnh hưởng nhất, hiện trạng xâm nhập mặn đã làm sản lượng sản xuất nông nghiệp của nhiều vùng đất trong xã thậm chí phải bỏ hoang do không canh tác, trồng trọt được.
Hình 1.3: Đất bị bỏ hoang do nhiễm mặn ở xã Bảo Thạnh.
Mực nước biển dâng lên đưa mặn vào sông ngòi, đồng ruộng. Mức độ mặn hóa của đất tăng lên, phèn tầng mặt giảm do quá trình nước ém phèn xuống tầng sâu. Khi mực nước trên mương, đồng ruộng giảm xuống, tình trạng khô hạn bắt đầu thì quá trình mặn hóa và đặc biệt là phèn hóa bốc lên tầng mặt rất mạnh mẽ.
Hình 1.4: Đất nông nghiệp bị phèn hóa ở xã Bảo Thạnh.
1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
1.2.1 Tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu kinh tế toàn huyện
Giai đoạn 2006 - 2010 tình hình kinh tế - xã hội huyện tiếp tục phát triển, các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng từ 8,71% năm 2006 lên 15,08% năm 2010, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 12,23% năm; Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp từ 66,58% năm 2006 xuống còn 50% năm 2010; công nghiệp xây dựng từ 11,6% tăng lên 15%; dịch vụ từ 21,82% tăng lên 35%. Thu nhập bình quân đầu người từ 9,6 triệu đồng năm 2006 tăng lên 16,7 triệu đồng năm 2010. Thu ngân sách hàng năm đều đạt kế hoạch. Đời sống đại bộ phận nhân dân được cải thiện rõ rệt, các vùng nông thôn ngày càng đổi mới và khởi sắc.
1.2.2 Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế chính của huyện
Trong 05 năm qua, các ngành kinh tế chính của huyện không ngừng phát triển, đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện , tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người lao động.
1.2.2.1 Lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp.
Về nông nghiệp:
Trồng trọt:
Nông nghiệp tiếp tục phát triển, góp phần đưa giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân giai đoạn 2006 - 2010: 4,82%. Năng suất các loại cây trồng tăng, trong đó:
- Cây lúa: Tổng diện tích gieo trồng 39.331 ha, đạt 100,04% kế hoạch; sản lượng 191.637 tấn, đạt 100,71% kế hoạch, tăng 2,08% so với năm trước. Cụ thể từng vụ như sau:
+ Vụ mùa 2009: Thu hoạch được 14.527 ha, đạt 100% kế hoạch, năng suất bình quân 46,94 tạ/ha, sản lượng đạt 68.191 tấn, tăng 14,04% (tương đương tăng 8.395 tấn).
+ Vụ Đông Xuân: Thu hoạch 12.771 ha, đạt 102% kế hoạch, tăng 2,12% so cùng kỳ; sản lượng 72.046 tấn, giảm 2% so với năm trước do một số diện tích ở cuối nguồn bị mặn xâm nhập làm giảm sản lượng giảm khoảng 1.518 tấn.
+ Vụ Hè Thu: Diện tích xuống giống 12.031 ha, đạt 98,14% kế hoạch, giảm 1,81% năm trước. Sản lượng đạt 51.400 tấn, giảm 5,46% so năm trước do ảnh hưởng của bệnh đạo ôn đầu vụ và mưa nhiều vào giai đoạn thu hoạch.
- Cây màu, cây thực phẩm: Diện tích 2.389 ha, đạt 119,48% kế hoạch, tăng 24,65% so cùng kỳ. Sản lượng 31.125 tấn, tăng 9,05% so cùng kỳ.
- Cây mía: Diện tích 258 ha, đạt 52,65% kế hoạch. Nguyên nhân do giá mía bấp bênh nên một số diện tích được chuyển sang trồng lúa, dừa. Sản lượng khoảng 16.202 tấn, đạt 52,26% kế hoạch, giảm 47,02% so cùng kỳ.
- Cây dừa: Tổng số diện tích 1.413 ha, đạt 88,31% kế hoạch, tăng 11,08% so với năm trước. Trong đó, diện tích cho trái là 1.139 ha, sản lượng khoảng 9,37 triệu quả.
- Cây ăn quả: Diện tích 315,35 ha, đạt 75,56% kế hoạch , giảm 15,74% so với năm trước.
Bảng 1.1: Hiện trạng diện tích và sản lượng nông nghiệp năm 2010 - 2011.
Chỉ tiêu
Đơn vị
TH năm 2010
KH năm 2011
TH năm 2011
TH 2011 so KH 2011
TH 2011 so TH 2010
Trồng trọt
1. Cây lúa - Diện tích
ha
39.331,1
37.310
37.755
101,19
95,99
- Sản lượng
tấn
191.637,6
184.720
176.223
95,40
91,96
2. Cây màu, thực phẩm
ha
2.389,5
2.400
119,48
124,65
- Sản lượng
tấn
31.125
32.000
103,75
109,05
3 - Cây mía
- Diện tích
ha
258
300
302,5
100,83
117,25
- Năng suất
62,8
63,3
70,0
110,53
111,47
- Sản lượng
tấn
16.202
19.000
21.175
111,45
130,69
4- Cây dừa
+ Diện tích
ha
1.413
1.500
88,31
111,08
Trong đó: DT trồng mới:
0,00
Trong đó: DT thu hoạch
ha
1.139,13
1.150
110,60
112,23
+ Sản lượng
Tr. qủa
9,37
9,46
111,92
113,58
5- Cây ăn quả:
+ Diện tích
ha
351,35
360
75,56
84,26
Trong đó: DT thu hoạch
ha
307,33
310
78,80
78,80
+ Sản lượng
tấn
3.842
3.880
83,52
83,52
(Nguồn: Biểu kinh tế xã hội 2011)
Chăn nuôi:
Chăn nuôi phát triển tốt, nhất là đàn bò, từ 65.596 con năm 2006 tăng lên 71.444 con năm 2010. Đàn heo được khôi phục sau dịch bệnh tai xanh trên đàn heo, đến nay đạt 13.312 con; đàn trâu có xu hướng giảm do thực hiện cơ giới hoá trong nông nghiệp; đàn gia cầm tuy gặp rất nhiều khó khăn trong chăn nuôi do dịch cúm gia cầm, nhưng đến nay đàn gia 468.000 con năm 2006, tăng lên 776.200 con năm 2010. Triển khai dự án nuôi bò vỗ béo cho người nghèo tại 04 xã với 204 hộ tham gia.
Triển khai dự án nuôi vịt theo mô hình an toàn sinh học. Chỉ đạo tăng cường kiểm tra tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện. Nhìn chung ngành nông nghiệp phát triển đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Bảng 1.2: Hiện trạng chăn nuôi 2010 – 2011.
Chỉ tiêu
Đơn vị
TH năm 2010
KH năm 2011
TH năm 2011
TH 2011 so KH 2011
TH 2011 so TH 2010
Chăn nuôi
1- Nuôi trâu
con
1.169
1.150
97,42
94,81
2- Nuôi bò
"
71.444
73.500
102,06
105,92
3- Nuôi heo
"
13.312
25.000
44,37
50,35
4- Đàn gia cầm
con
776.187
800.000
119,41
135,78
(Nguồn: Biểu kinh tế xã hội 2011)
Thủy sản:
- Tổng diện tích nuôi 5.074 ha, đạt 105,53% kế hoạch. Trong đó:
+ Diện tích nuôi mặn - lợ: 4.456 ha, đạt 105,92% kế hoạch. Trong đó: diện tích nuôi tôm 3.211 ha, đạt 99,5% kế hoạch, bằng 100% so cùng kỳ (có 880,6 ha nuôi tôm thâm canh); diện tích nuôi nghêu - sò: 1.245 ha, đạt 127,04% kế hoạch.
+ Diện tích nuôi cá nước ngọt: 618 ha, đạt 102,83% kế hoạch.
- Tổng sản lượng nuôi: 13.566 tấn, đạt 129,2% kế hoạch.
Tình hình dịch bệnh trên tôm xảy ra nhiều hơn năm trước, có 99 ha thiệt hại do bệnh đốm trắng (trong đó có 47 ha Tôm sú và 52 ha Tôm Thẻ chân trắng). Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo dùng hóa chất xử lý dịch bệnh nhằm tránh lây lan trên diện rộng. Trong năm, xảy ra hiện tượng sò chết tại vùng nuôi ven sông Ba Lai, tổng diện tích thiệt hại khoảng 100 ha, làm giảm sản lượng sò trong năm.
Khai thác: Toàn huyện có 1.761 tàu đánh bắt thủy sản, đạt 100,63% kế hoạch, tăng 76 chiếc so cùng kỳ, trong đó có 889 tàu đánh bắt xa bờ. Tổng sản lượng khai thác 47.787 tấn, đạt 102,55% kế hoạch. Phối hợp với Chi cục khai thác thủy sản mở 6 lớp tập huấn ghi nhật ký khai thác đối với tàu có công suất 90CV trở lên cho các chủ tàu và thuyền trưởng có 219 lượt người tham dự và cấp 67 máy thu trực canh cho ngư dân. Tổ chức tuyên truyền luật quy định của nước ngoài về xâm phạm lãnh hải trong khai thác thủy sản cho các chủ tàu và thuyền trưởng.
Bảng 1.3: Hiện trạng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản 2010 - 2011.
Chỉ tiêu
Đơn
vị
TH năm 2010
KH năm 2011
TH năm 2011
TH 2011 so KH 2011
TH 2011 so TH 2010
Thủy sản
Tổng số tàu thuyền
chiếc
1.761
1.840
100,63
104,51
Trong đó: Tàu đánh bắt xa bờ
chiếc
889
925
96,63
100,00
1- Diện tích nuôi thủy sản
5.074
5.083
105,53
105,89
a/. Diện tích nuôi nước mặn, lợ
4.456
4.465
105,92
106,33
Nuôi tôm
ha
3.211
3.220
99,50
100,01
Trong đó: nuôi CN và bán CN
"
880,6
885
97,84
100,00
- Nuôi đặc sản. Trong đó:
ha
1.245
1.245
127,04
127,04
+ Nghêu
ha
1095
1095
128,82
128,82
+ Sò
ha
150
150
115,38
115,38
b/. Diện tích nuôi nước ngọt
618
618
102,83
102,83
- Tôm
ha
- Cá
"
618
618
102,83
102,83
2- Sản lượng
61.353
65.100
107,45
109,64
a- Khai thác:
47.787
51.000
102,55
104,85
- Tôm
tấn
2.050
2.200
157,69
156,01
- Cá
"
38.380
41.300
101,00
103,29
- Thủy sản khác (mực)
"
7.357
7.500
100,78
103,59
b- Nuôi:
13.566
14.100
129,20
130,65
- Tôm
"
5.315
5.500
147,64
150,02
- Cá
"
4.901
5.200
116,69
116,80
- Thủy sản khác
"
3.350
3.400
124,07
126,65
(Nguồn: Biểu kinh tế xã hội 2011)
Lâm nghiệp:
Giá trị sản xuất tăng bình quân giai đoạn 2006-2010 là 143,5%. Thực hiện kế hoạch trồng cây phân tán năm 2010, đã tổ chức trồng được 52.000 cây các loại như: Keo Lai, Sao, Dầu, Muồng thẩm, Phi lao, Điệp vàng ở khu 1, khu 2 sân chim Vàm Hồ, ven đê Hàm Luông, tỉnh lộ 885, các tuyến nội ô thị trấn, khu vực bãi rác... Trong năm, huyện đã phối hợp với Ban Quản lý rừng phòng hộ tổ chức 36 đợt kiểm tra rừng, xử lý 10 trường hợp vi phạm, buộc khôi phục lại diện tích rừng bị xâm hại; phối hợp Trạm kiểm soát lâm sản tổ chức kiểm tra thường xuyên và hướng dẫn thủ tục đăng ký, quản lý đối với các hộ nuôi động vật hoang dã.
Hình 1.5: Rừng phủ xanh ở khu 1 sân chim Vàm Hồ
Diêm nghiệp:
Bình quân sản lượng muối tăng hàng năm là 5,02%. Tuy nhiên giá muối trong giai đoạn này giảm mạnh, mặt khác người dân chủ yếu sản xuất muối theo kinh nghiệm nên chất lượng muối không cao, đầu tư cơ sở hạ tầng cho đồng muối còn nhiều hạn chế…, do đó đời sống diêm dân bấp bênh, gây tâm lý hoang mang, không khuyến khích được người sản xuất. Riêng năm 2010, mùa nắng kéo dài nên sản lượng năm 2010 cao hơn so với những năm đầu nhiệm kỳ, sản lượng muối năm 2010 đạt khoảng 47.560 tấn.
Bảng 1.4: Hiện trạng thu hoạch muối 2010 – 2011.
Chỉ tiêu
Đơn vị
TH năm 2010
KH năm 2011
TH năm 2011
TH 2011 so KH 2011
TH 2011 so TH 2010
Diêm nghiệp
- Diện tích
ha
989,5
990
98,95
100,00
- Sản lượng
tấn
47.560
48.600
104,64
119,57
(Nguồn: Biểu kinh tế xã hội 2011)
Hiện huyện đang tập trung phát triển làng nghề sản xuất muối xã Bảo Thạnh với 762 ha còn ở xã Tân Xuân đã được ngọt hóa nên diện tích sản xuất muối chỉ còn 13 ha.
Tài nguyên và môi trường:
Đến năm 2010 đã hoàn thành quy hoạch sử dụng đất 23 xã, riêng Thị trấn sẽ lập quy hoạch sử dụng đất gắn với cấp huyện; triển khai kế hoạch tổng điều chỉnh đất đai xã Tân Mỹ như: đo đạc thành lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Từ năm 2006 - 2010 đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt 95,96% số thửa. Quản lý bảo vệ tài nguyên cát sông; khai thác theo quy hoạch của tỉnh. Công tác khắc phục ô nhiễm môi trường trong sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi và sinh hoạt bước đầu có kết quả khá; rác thải ở thị trấn và một số xã đã được thu gom về bãi rác tập trung của huyện, chất thải trong chăn nuôi đã được khắc phục đáng kể, mô hình Biogas trong chăn nuôi được triển khai nhân rộng.
1.2.2.2 Lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
Giá trị sản xuất tăng bình quân giai đoạn 2006-2010 là 22,82%, chủ yếu là công nghiệp khu vực trong nước.
Các sản phẩm có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2006-2010: Thủy sản các loại tăng 46,53%, nước máy ghi thu tăng 72,63%, nước đá tăng 8,31%, giá trị cơ khí tăng 9,42%, xay xát gạo tăng 1,92%, thức ăn gia súc tăng 2,11%,...
Công tác mời gọi đầu tư trên lĩnh vực công nghiệp được quan tâm và đạt kết quả bước đầu như: dự án chế biến hạt điều nhân xuất khẩu của Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Hưng Phát; cơ sở giết mổ gia súc tập trung; dự án giầy da bán thành phẩm,... đã góp phần quan trọng cho sự phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp trên địa bàn. Bên cạnh đó Cụm công nghiệp Thị trấn – An Đức đã có nhà đầu tư đăng ký thực hiện.
Khuyến khích và tạo điều kiện các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất CN-TTCN, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ; thực hiện tốt công tác khuyến công, khuyến ngư. Công nhận 5 làng nghề đã duy trì hoạt động gồm: làng cá An Thủy, làng nghề bánh phồng Phú Ngãi, làng nghề TTCN Phú Lễ, Phước Tuy, làng nghề sản xuất muối xã Bảo Thạnh.
Nhìn chung giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện trong những năm qua có mức tăng khá. Năm 2010, đạt 498,51 tỷ đồng tăng 1,7 lần so năm 2006, góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.
Bảng 1.5: Hiện trạng công nghiệp năm 2010 – 2011
Chỉ tiêu
Đơn vị
KH năm 2010
TH năm 2010
KH năm 2011
TH 2010 so KH 2010
TH 2010 so TH 2009
KH 2011 so TH 2010
CN- TTCN
"
- Giá trị sản xuất
Tỷ đồng
471,65
498,51
529,00
105,69
112,10
106,12
Sản phẩm chủ yếu:
+ Thủy sản các loại
Tấn
3.600
3.715
3.750
103,19
106,14
100,94
+ Bột cá
Tấn
800
915
1.000
114,38
109,29
+ Nước đá
Tấn
52.000
52.542
53.500
101,04
105,08
101,82
+ Thức ăn gia súc
Tấn
600
655
750
109,17
116,96
114,50
+ Nước mắm
1000lít
900
925
950
102,78
108,57
102,70
+ Xay xát gạo
1000tấn
127,5
128,15
123,52
100,51
100,92
96,39
+ Giá trị cơ khí
Tr.đồng
22.000
22.350
22.500
101,59
103,95
100,67
+ Đan lát
Tr. đồng
21
0,00
0,00
+ May mặc
Tr.đồng
6.000
6.810
7.500
113,50
134,85
110,13
+ Cưa xẻ gỗ
m3
3.400
3.458
3.500
101,71
101,71
101,21
+ Nước máy ghi thu
1.000m3
2.500
2.300
3.200
92,00
143,75
139,13
+ Bánh kẹo các loại
Tấn
920
925
930
100,54
101,09
100,54
+ Điện thương phẩm
1000 kw
95.000
0,00
0,00
+ Muối thô
Tấn
45.000
47.560
48.000
105,69
119,57
100,93
+ Hạt điều xuất khẩu
Tấn
450
455
460
101,11
113,75
101,10
+ Giầy da
Tỷ đồng
2
21
(Nguồn: Biểu kinh tế xã hội 2011)
1.2.2.3 Thương mại dịch vụ, du lịch.
Thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện ngày càng phát triển và mở rộng, bình quân hàng năm giá trị ngành dịch vụ tăng 25,7%; cơ cấu kinh tế ngành dịch vụ tăng nhanh từ 21,82% năm 2006 lên 35% năm 2010. Khu vực thương mại - dịch vụ ngoài quốc doanh ngày càng phát triển và mở rộng làm nhiệm vụ chủ yếu là dịch vụ hàng tiêu dùng và thu mua hàng hóa nông lâm thủy sản cho nông dân, ngư dân; số hộ kinh doanh cấp mới trên địa bàn huyện từ 208 hộ năm 2006 tăng lên 336 hộ năm 2010 với nhiều ngành nghề khác nhau. Nâng tổng số 4.124 hộ đăng ký kinh doanh, vốn 505,882 tỷ đồng, thu hút 12.574 lao động tham gia. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ trên địa bàn bình quân hàng năm tăng 8,99%, năm 2010 đạt 427 tỷ đồng. Thành tựu đáng kể nhất là xây dựng chợ. Trong nhiệm kỳ đã xây dựng 14 chợ, đưa vào sử dụng 13 chợ, còn 1 chợ đang xây dựng (An Ngãi Trung). Đến nay, toàn huyện có 26/29 chợ được nâng cấp, xây dựng mới. Hầu hết các chợ đều phát huy hiệu quả.
Các ngành thương mại - dịch vụ từng bước phát triển đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất kinh doanh và phục vụ nhu cầu đời sống nhân dân. Cơ sở thương mại và dịch vụ ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Hiện tại trên địa bàn huyện đã hình thành 4 chợ đầu mối (Thị Trấn, An Ngãi Trung, Mỹ Chánh, Tiệm Tôm - An Thủy). Cơ cấu ngành nghề trong nông thôn có những thay đổi cơ bản, phát triển đa dạng, sản xuất nông nghiệp đang phát triển theo chiều hướng sản xuất hàng hóa, số hộ thuần nông ngày càng giảm, đồng thời số hộ thương nghiệp - dịch vụ ngày càng tăng; các cơ sở sản xuất và dịch vụ mới như: may gia công, sửa chữa xe máy, sửa chữa điện tử, dịch vụ internet.
Dịch vụ tín dụng ngân hàng phát triển khá, dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển mạnh, quy mô được mở rộng với nhiều loại hình dịch vụ mới như: vinafone, mobifone, viettell, viễn thông điện lực... 24/24 xã thị trấn có điểm bưu điện văn hoá, viễn thông và internet phát triển cả về số lượng và chất lượng, số máy điện thoại đạt 20,6 máy/100dân vào năm 2010. Trong giai đoạn 2006-2010 huyện đã xây dựng tuyến vận tải xe buýt Tiệm Tôm - Thành Phố Bến Tre; Bến phà An Đức - Mỹ An (Thạnh Phú) đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân.
1.2.3 Cơ sở hạ tầng
Kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp được quan tâm đầu tư: xây dựng 168 km đường nhựa và bêtông, mở mới 15,9 km đường giao thông; xây mới 121 cầu bêtông cốt thép, phát triển 18 km đường điện trung thế, 45 km đường điện hạ thế, nâng cấp và gắn mới 23 bình điện hạ thế,.… tổng vốn đầu tư trên 350 tỷ đồng, từng bước đáp ứng nhu cầu về sản xuất của nhân dân.
Kêu gọi đầu tư xây dựng Nhà máy nước Ba Lai tại Tân Mỹ, công suất 15.000 m3/ngày đêm, tổng vốn đầu tư trên 137 tỷ đồng, nhằm phục vụ nước sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, Hiện nay, dự án đã khởi công xây dựng, dự kiến đến tháng 12/2012 sẽ hoàn thành toàn bộ hệ thống và đưa vào hoạt động đầu năm 2013.
Bảng 1.6: Hiện trạng xây dựng năm 2010 – 2011
Chỉ tiêu
Đơn vị
KH năm 2010
TH năm 2010
KH năm 2011
TH 2010 so KH 2010
TH 2010 so TH 2009
KH 2011 so TH 2010
Xây dựng cơ bản
Vốn đầu tư XDCB toàn xã hội.
Tr. đồng
786.600
675.616
815.883
85,89
105,73
120,76
+ Vốn ngân sách
"
100.000
130.000
110.000
130,00
67,36
84,62
Trong đó: NS huyện (XDCB tập trung)
10.100
15.000
11.300
148,51
213,77
75,33
+ Vốn khác
20.000
28.000
40.000
140,00
196,08
142,86
+ Đầu tư trong dân
666.600
517.616
654.583
77,65
119,90
126,46
(Nguồn: Biểu kinh tế xã hội 2011)
1.2.4 Dân số và lao động
Dân số
Củng cố bộ máy chuyên trách dân số các xã, thị trấn; tiếp tục triển khai thực hiện đề án Dân số các huyện vùng ven biển, đề án về cơ cấu dân số và nâng cao chất lượng dân số năm 2010; tổ chức công tác truyền thông làm mẹ an toàn cho bà mẹ mang thai, phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em, công tác kế hoạch hóa gia đình. Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng là 14,3%, giảm 1,18% so cùng kỳ. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn 6%, giảm 2% so với năm 2009.
Lao động và chính sách xã hội.
Trong giai đoạn này, huyện đã giải quyết việc làm cho hơn 25.000 lao động, bình quân mỗi năm giải quyết cho 5.700 lao động, trong đó xuất khẩu lao động 768 người; đào tạo nghề trên 10.400 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề năm 2006 là 20% tăng lên 38% năm 2010. Tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm từ 21,68% năm 2006 còn 12,39% năm 2009, riêng năm 2010 tỉ lệ hộ nghèo được xác định theo chuẩn nghèo mới (2011-2015), kết quả điều tra đạt 19,85%.
Hoạt động đền ơn đáp nghĩa, cứu trợ đồng bào bị thiên tai lũ lụt,... được triển khai dưới nhiều hình thức, kết hợp giữa chính sách của Nhà nước với sự hỗ trợ của nhân dân trong huyện và sự tài trợ của các tổ chức, cá nhân ngoài huyện kể cả ở nước ngoài. Qua 5 năm, huyện đã xây dựng đền thờ liệt sĩ khắp 24 xã, thị trấn; xây dựng mới 230 căn nhà tình nghĩa và 743 căn nhà tình thương; đang tiếp tục xây dựng nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ. Bảo đảm công tác bảo trợ xã hội. Đặc biệt là giải quyết cho hộ nghèo vay vốn, mua và cấp bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh miễn phí, miễn giảm học phí cho học sinh nghèo, cho sinh viên vay vốn.
1.2.5 Giáo dục, y tế, văn hóa
1.2.5.1 Giáo dục, đào tạo
Cuối năm 2007, huyện hoàn thành phổ cập giáo dục THCS, thực hiện đề án xóa phòng học tranh tre lá; triển khai thực hiện chương trình kiên cố hóa trường, lớp học, nhà công vụ giáo viên. Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp từng năm đều đạt vượt kế hoạch. Chất lượng dạy và học từng bước được nâng lên, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp đạt khá, năm 2010: Tiểu học đạt 100%, THCS đạt 98 - 99%, THPT đạt trên 80%. Tỷ lệ học sinh trúng tuyển vào các trường đại học và cao đẳng ngày càng tăng, năm 2006 đạt 40%, năm 2010 đạt 60% so với số thí sinh dự thi. Trong những năm gần đây, số lượng học sinh giỏi của huyện đạt giải trong các kỳ thi Tỉnh, Quốc gia có bước phát triển khá. Cán bộ, giáo viên đạt chuẩn tăng lên, trong đó giáo viên mầm non 30,7%, tiểu học 55,2%, trung học cơ sở 51,4%; cán bộ quản lý đã qua đào tạo lý luận chính trị đạt 71,5%, nghiệp vụ quản lý giáo dục đạt 93,8%; toàn huyện hiện có 10 trường học đạt chuẩn quốc gia.
Tuy vậy, tình trạng học sinh bỏ học vẫn còn, riêng các xã biển học sinh bỏ học có xu hướng tăng, việc dạy thêm, học thêm không đúng qui định vẫn còn xảy ra nhiều nơi.
1.2.5.2. Y tế
Trong những năm qua cơ sở vật chất ngày y tế từng bước được xây mới, trang thiết bị ngày càng được hiện đại hóa; song song huyện đã ban hành nhiều cơ chế chính sách khuyến khích đưa đội ngũ y bác sĩ về các trạm y tế xã - thị trấn để tăng cường công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân. Tỷ lệ số bác sĩ/vạn dân tăng từ 2 bác sĩ năm 2006 lên 3,05 năm 2010; số trạm y tế xã có bác sĩ tăng từ 70% năm 2006 lên 100% năm 2010. Đã đầu tư xây dựng mới và đưa vào sử dụng 1 Trung tâm Y tế cấp huyện, đang triển khai xây dựng Bệnh viện đa khoa huyện với tổng vốn đầu tư 54 tỷ đồng.
Triển khai thực hiện các chương trình y tế quốc gia tại địa phương đều đạt chỉ tiêu. Công tác khám chữa bệnh không ngừng được nâng cao, chú trọng hơn trong việc khám chữa bệnh miễn phí đối với người nghèo và đối tượng chính sách. Huyện đã chỉ đạo kịp thời, chặt chẽ trong việc phòng chống dịch cúm H5N1, H1N1, dịch sốt xuất huyết và tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tra gây ra; khống chế được các dịch bệnh nguy hiểm.
Công suất sử dụng giường bệnh bình quân hàng năm khoảng 80%. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng từ 18,82% năm 2006 còn 14,8% năm 2010. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ 0,96% năm 2006 còn 0,87% năm 2010.
Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành y tế huyện vẫn còn tồn tại một số mặt cần phải khắc phục, nhất là chất lượng khám chữa bệnh và y đức một số cán bộ của ngành, hệ thống y tế cơ sở, đặc biệt là ở tuyến xã còn nhiều hạn chế.
1.2.5.3 Về văn hóa thông tin, phát thanh, thể dục thể thao
Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở xã - thị trấn và gia đình văn hóa được phát triển sâu rộng, có tác dụng giáo dục, hình thành nếp sống văn hóa cá nhân, cộng đồng, đẩy lùi dần các tập tục lạc hậu. Phát huy qui chế dân chủ ở cơ sở, tạo sự đoàn kết thống nhất cao để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Giai đoạn 2006-2010 huyện được công nhận thêm 10 xã văn hóa, đến nay toàn huyện có 14 xã văn hóa, 100% ấp - khu phố văn hóa, 93% cơ quan đơn vị văn hóa, 81% nơi thờ tự văn hóa, 95% gia đình văn hóa, 8/28 chợ văn hóa. Mỗi năm, tổ chức tốt các hoạt động lễ hội, nhất là lễ hội văn hóa truyền thống 1/7, Giỗ Tổ Hùng Vương, Võ Trường Toản, Phan Ngọc Tòng, Tán Kế.
Công tác truyền thanh: Hàng năm thực hiện tốt lịch tiếp âm Đài Tỉnh, Trung ương. Tập trung phản ảnh những sự kiện chính trị quan trọng, gương người tốt việc tốt và các mô hình kinh tế, 3 chương trình trọng tâm của Huyện ủy: xóa đói giảm nghèo, giảm tai nạn giao thông và giảm ô nhiễm môi trường….. Hàng năm duy trì chỉ tiêu 1 tuần 7 chương trình thời sự và 7 chuyên mục trên nhiều lĩnh vực; xây dựng 365 chương trình thời sự địa phương, 365 chuyên mục; sử dụng nhiều tin, bài có giá trị và phản ánh nổi bật tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện nhà trong từng năm; số lượng bài viết ngày được nâng cao. Bên cạnh đó, huyện còn đầu tư lắp đặt hệ thống đài truyền thanh cơ sở, trong năm 2010 huyện đã nâng cấp hệ thống truyền thanh xã Bảo Thuận và Bảo Thạnh bằng nguồn vốn IFAD.
Hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, phong trào thể dục thể thao quần chúng phát triển khá; trong đó: số người thường xuyên tham gia luyện tập thể dục thể thao tăng từ 27% năm 2006 lên 35% năm 2010; số gia đình thể thao tăng từ 18,86% năm 2006 lên 33,5% năm 2010. Tuy nhiên, đến nay các xã vẫn chưa được đầu tư xây dựng sân vận động cấp xã, chưa đáp ứng môi trường vui chơi, giải trí của người dân.
1.3 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020
1.3.1 Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp đến năm 2020
1.3.1.1 Trồng trọt
Tuy diện tích canh tác giảm nhưng nhờ vào quá trình tăng vụ tại khu vực phía Nam đường tỉnh 885 sau khi hoàn thành hệ thống ngăn mặn tạo nguồn ngọt thì sản lượng 171.000 tấn năm 2010 và dự kiến đạt 191.000 tấn năm 2020.
Bảng 1.7: Dự kiến chỉ tiêu ngành trồng trọt từ năm 2011 đến năm 2020.
Chỉ tiêu
2010
2015
2020
Lúa (ha)
38.720
37.940
37940
Rau đậu các loại (ha)
860
1.270
1.590
Mía (ha)
900
900
700
Dừa (ha)
1.200
1.250
1300
Cây ăn trái (ha)
900
950
1.000
(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Ba Tri)
1.3.1.2 Chăn nuôi
Với dự kiến đến năm 2020, ngành chăn nuôi ngoài mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức độ trung bình, ngành chăn nuôi còn đặt trọng tâm vào việc cải thiện quy mô và hiệu quả nuôi, nâng chất lượng và độ đồng nhất của sản phẩm, cung ứng giống.....
Bảng 1.8: Dự kiến chỉ tiêu ngành chăn nuôi từ năm 2011 đến năm 2020.
Chỉ tiêu
2010
2015
2020
Cơ cấu đàn gia súc
Heo
19.300
21.300
22.300
Trâu bò (con)
72.980
81.070
89.450
Trâu
290
Bò
72.690
81.070
89.450
Cơ cấu đàn gia cầm (1000 con)
519
660
832
Gà
285
396
541
Vịt
234
264
291
(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Ba Tri)
Để đạt các chỉ số trên, nhu cầu đầu tư cho chăn nuôi đến năm 2020 khá cao, ước vào khoảng 854 tỷ đồng, chiếm 26% giá trị, tăng thêm cho các hạng mục chuồng trại, hầm biogaz và hệ thống xử lý môi trường.
1.3.2 Quy hoạch phát triển ngành thủy sản đến năm 2020
Trên thủy vực ngọt hóa, mở rộng diện tích nuôi ao hầm trong khu vực dân cư và phát triển các loại hình nuôi tập trung quy mô trung bình tại vùng trũng Phú Lễ và một số diện tích thích ứng tại vùng Tân Mỹ, Tân Xuân, trong đó một phần sẽ chuyển sang phương thức nuôi bán công nghiệp – công nghiệp.
Bảng 1.9: Dự kiến chỉ tiêu ngành thủy sản từ năm 2011 đến năm 2020
Chỉ tiêu
2010
2011
2020
Diện tích nuôi nước ngọt
1.567
1.965
2.400
Nuôi cá
1.185
1.513
1.841
Nuôi tôm
382
452
559
Diện tích nuôi nước lợ
7.420
6.552
5.932
(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Ba Tri)
CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH KHAI THÁC SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC VÀ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN BA TRI TỈNH BẾN TRE.
Với mục đích đánh giá tình hình sử dụng nước và diễn biến chất lượng nước mặt trên địa bàn huyện Ba Tri nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
Mạng lưới sông, kênh rạch trên địa bàn huyện chia thành 3 hệ thống thoát nước chính:
Một hệ thống chảy ra biển Đông nằm ở các xã Bảo Thuận, Tân Thủy, An Thủy.
Một hệ thống chảy vào sông Hàm Luông thuộc các xã Tân Hưng, An Ngãi Tây, An Hiệp, An Đức, An Hòa Tây.
Một hệ thống chảy vào sông Ba Lai là vùng thuộc các xã Tân Mỹ, Tân Xuân, Bảo Thạnh.
Vì vậy, để phục vụ cho đề tài luận văn chỉ đề cập các nguồn thải ở các khu vực xã Tân Mỹ, Tân Xuân, Bảo Thạnh do có tác động nhiều và trực tiếp đến sông Ba Lai trên địa bàn huyện Ba Tri.
2.1 Tình hình khai thác và sử dụng nguồn nước mặt tại huyện Ba Tri
Sông Ba Lai vốn là một phân lưu trực tiếp của sông Tiền tại xã Phú Túc, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre; nhưng vào khoảng đầu thế kỷ 20 dòng chảy từ sông Tiền đến địa phận xã An Hóa (huyện Châu Thành, Bến Tre) bị phù sa bồi đắp nên ngày càng nông và hẹp. Ngày nay, nguồn nước của sông Ba Lai chủ yếu từ sông Mỹ Tho sang qua kênh An Hóa. Bắt đầu từ vị trí ngã tư kênh An Hóa tại xã An Hóa, sông chảy về hướng Đông Nam đổ ra biển Đông tại cửa Ba Lai, nằm giữa hai huyện Bình Đại và Ba Tri. Tuy nhiên, do dòng chảy của sông Ba Lai yếu nên không tống được phù sa dạt từ cửa Đại vào cửa Ba Lai. Từ đó cửa Ba Lai cũng bị phù sa bồi đắp và dòng chảy sông Ba Lai bị nghẽn ở đầu ra cửa biển. Do đó sông Ba Lai đang dần dần trở thành dòng sông "chết.”
Đoạn sông Ba Lai chảy qua địa bàn huyện Ba Tri có chiều dài khoảng 27 km và là ranh giới tự nhiên giữa huyện Bình Đại và huyện Ba Tri.
Hiện nay cửa sông Ba Lai bị lấp dòng bởi đập Ba Lai, và thay vào đó là cống Ba Lai. Cống đập Ba Lai có mục tiêu ngăn mặn, tạo nguồn ngọt, thau chua rửa phèn, cải tạo đất tự nhiên phía thượng nguồn, trong đó cung cấp nước cho đất canh tác nông nghiệp, sinh hoạt cho 3 xã ven sông Ba Lai thuộc huyện Ba Tri. Hệ thống cống đập này đặt tại khu vực xã Thạnh Trị (huyện Bình Đại) và xã Tân Xuân (huyện Ba Tri), được khởi công ngày 27 - 1 - 2000, đưa vào sử dụng ngày 30 - 4 - 2002. Đập Ba Lai dài 544 m. Cống Ba Lai gồm 10 cửa, khẩu độ 84 m, vận hành bằng van tự động 2 chiều.
2.1.1 Tình hình sử dụng nguồn nước cho mục đích sinh hoạt
Theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Ba Tri thì trên địa bàn huyện hiện nay có hai loại hình cấp nước: tập trung và phân tán; trong đó cấp nước tập trung là từ nhà máy nước Tân Mỹ và các nhà máy nhỏ của các xã nhưng tại các xã hệ thống đường ống chỉ thực hiện lắp đặt cho người dân sinh sống gần nhà máy nước hoặc ở khu đông dân cư (chiếm khoảng 34,38% tổng số hộ) và hầu hết nguồn nước được lấy từ sông Ba Lai đã được ngọt hóa,có quy mô nhỏ và công nghệ cũ kỹ nhỏ. Cấp nước phân tán là từ các giếng khoan chưa qua xử lý, lu khạp chứa nước mưa, hoặc sử dụng nước kênh rạch là chính.
Chất lượng nước chưa được kiểm tra thường xuyên, tình trạng khan hiếm nước vẫn xảy ra trên diện rộng vào mùa khô. Tình trạng xâm nhập mặn sâu vào nội đồng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
2.1.2 Tình hình sử dụng nguồn nước cho mục đích sản xuất
Đây là vùng thuần túy sản xuất nông nghiệp vì vậy nhu cầu sử dụng nước cho trồng lúa cũng như cây ăn trái,mía, dừa là rất cao. Các loại cây ăn trái, dừa, mía được trồng trên các vuông đất cao, phía dưới là các mương nước nhỏ bao quanh phục vụ cho việc tưới tiêu được thuận lợi. Lúa thì được trồng tập trung và có hệ thống thủy lợi đưa nước ra vào ruộng. Nguồn nước sông rạch sử dụng cho mục đích nông nghiệp là rất lớn.
Về nuôi trồng thủy sản với tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của 3 xã là 718,4 ha; chủ yếu là nuôi tôm, cá da trơn và cá nước ngọt tập trung nhiều ở ven bờ sông. Lượng nước sử dụng cho nuôi thủy sản chủ yếu dựa vào nước sông Ba Lai.
2.2 Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông Ba Lai
Trong khuôn khổ luận văn, để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước kênh rạch chính và nước vùng hạ lưu sông Ba Lai đoạn giáp ranh với 3 xã cũng như có cái nhìn tổng quan về chất lượng nước sông Ba Lai luận văn đã thu thập kết quả quan trắc từ Chi cục BVMT tỉnh Bến Tre.
Các thông số quan trắc gồm có: pH, SS, Độ mặn, COD, BOD5, N-NH4+, N-NO3–, Fe, Mn, dầu mỡ và Coliform. Phương pháp lấy mẫu và phân tích các thông số chất lượng nước được tuân thủ theo đúng hướng dẫn trong các TCVN tương ứng hoặc phương pháp chuẩn quốc tế (Standard Methods).
2.2.1 Hiện trạng chất lượng nước trên các kênh rạch chính
Bảng 2.1: vị trí thu mẫu nước trên kênh rạch chính của huyện.
TT
KHM
Vị trí lấy mẫu
Tọa độ
Thị xã/ huyện
Kinh độ
Vĩ độ
1
NM-16
Bến đò Rạch Gừa – xã Tân Mỹ
106o36’48,3’’
10o10’17,8’’
Huyện Ba Tri
2
NM-17
Cống đập Ba Lai
106o38’00,1’’
10o08’44,2’’
Ngày lấy mẫu: Mùa mưa 2009 (08/04 – 10/04)
Mùa khô 2009 (02/11 – 06/11)
Mùa mưa 2010 (10/04 – 13/04)
Mùa khô 2010 (23/11 – 27/11)
Mùa mưa 2011 (18/04 – 25/04)
( Nguồn: Phòng phân tích môi trường của trung tâm kỹ thuật môi trường)
* Chỉ tiêu pH:
Theo kết quả phân tích, giá trị pH trong 5 mùa đều nằm trong giới hạn quy chuẩn cho phép QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (6,0 – 8,5), giá trị pH tại các điểm quan trắc dao động từ 6,86 – 7,7.
Hình 2.1: Biểu đồ biểu diễn chỉ tiêu pH trong chất lượng nước kênh rạch
* Chỉ tiêu chất rắn lơ lửng:
Theo kết quả phân tích, giá trị chỉ tiêu SS có nhiều biến động, vào đầu mùa mưa 2011 tại các điểm quan trắc so với cùng kỳ năm 2010 giảm thấp lại nhưng đều vượt giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 là 30mg/l.
Hình 2.2: Biểu đồ biểu diễn chỉ tiêu SS trong chất lượng nước kênh rạch
* Chỉ tiêu Fe:
Giá trị thông số sắt của bến đò Rạch Gừa tăng dần theo và cao hơn so với vị trí lấy mẫu ở cống đập Ba Lai tại thời điểm quan trắc 2009, 2010 song vào đầu mùa mưa 2011 thì giảm mạnh và nằm trong giới hạn cho phép. Giá trị các mùa dao động từ 0,44 – 3,34 và đều vượt giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (1mg/l)
Hình 2.3: Biểu đồ biểu diễn chỉ tiêu Fe trong chất lượng nước kênh rạch
* Chỉ tiêu Mangan:
Theo kết quả phân tích, giá trị chỉ tiêu Mn vào mùa mưa năm 2011 tại cống đập Ba Lai tăng mạnh so với đầu mùa khô 2010, trừ điểm quan trắc bến đò Rạch Gừa có giá trị giảm.
Hình 2.4: Biểu đồ biểu diễn chỉ tiêu Mn trong chất lượng nước kênh rạch
* Chỉ tiêu Amoni:
Tất cả các điểm quan trắc vào đầu mùa mưa 2011 có giá trị thông số NH4+ nằm trong giới hạn cho phép theo quy chuẩn QCVN 08:2008 cột A2 (0,2 mg/l)
Hình 2.5: Biểu đồ biểu diễn chỉ tiêu NH4+ trong chất lượng nước kênh rạch
* Chỉ tiêu Nitrat:
Theo kết quả phân tích, giá trị thông số NO3- vào mùa mưa 2011 tại các điểm quan trắc so với những năm cùng kỳ đều giảm. Giá trị NO3- tăng hay giảm đều thấp hơn giới hạn cho phép của QCVN 08:2008 cột A2 (5mg/l) nhiều lần.
Hình 2.6: Biểu đồ biểu diễn chỉ tiêu NO3- trong chất lượng nước kênh rạch
* Chỉ tiêu BOD5:
Theo kết quả phân tích, điểm quan trắc tại bến đò Rạch Gừa vào đầu mùa mưa 2010 chỉ tiêu BOD5 tăng (7mg/l) vượt qua giá trị cho phép của quy chuẩn QCVN 08:2008 cột A2 (6mg/l). Còn tại các điểm quan trắc khác đều nằm trong giới hạn cho phép.
Hình 2.7: Biểu đồ biểu diễn chỉ tiêu BOD5 trong chất lượng nước kênh rạch
* Chỉ tiêu COD:
Theo kết quả phân tích, giá trị chỉ tiêu COD tại các điểm quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2008 cột A2 (15mg/l)
Hình 2.8: Biểu đồ biểu diễn chỉ tiêu COD trong chất lượng nước kênh rạch
* Chỉ tiêu Coliform:
Theo kết quả phân tích, giá trị chỉ tiêu Coliform đầu mùa mưa 2011 giảm thấp hơn so với năm 2010 và nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2008 (5000 mg/l).
Hình 2.9: Biểu đồ biểu diễn chỉ tiêu Coliform trong chất lượng nước kênh rạch
Nhận xét: Qua kết quả phân tích, tại một số điểm quan trắc cho thấy chất lượng nước mặt tại sông, rạch của huyện Ba Tri bị ô nhiễm sắt, chất rắn lơ lửng, amoni và vi sinh làm tăng độ đục của dòng nước, điều này ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng cho mục đích ăn uống, sinh hoạt. Tuy nhiên, tình hình ô nhiễm có chiều hướng giảm dần qua các đợt quan trắc do có sự quản lý tích cực của địa phương trong việc xử lý tình trạng xả thải không đúng quy định của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn toàn huyện.
2.2.2 Hiện trạng chất lượng nước vùng hạ lưu (cửa sông ven biển) sông Ba Lai
Bảng 2.2: Vị trí thu mẫu nước vùng cửa sông ven biển của huyện.
TT
KHM
Vị trí lấy mẫu
Tọa độ
Thị xã/ huyện
Kinh độ
Vĩ độ
1
NM-37
Cửa Ba Lai (cống đập Ba Lai)
106o39’13,5’’
10o07’57,3’’
Huyện Ba Tri
Ngày lấy mẫu: Mùa mưa 2009 (08/04 – 10/04)
Mùa khô 2009 (02/11 – 06/11)
Mùa mưa 2010 (10/04 – 13/04)
Mùa khô 2010 (23/11 – 27/11)
Mùa mưa 2011 (18/04 – 25/04)
(Nguồn: Phòng phân tích môi trường của trung tâm kỹ thuật môi trường)
*Chỉ tiêu pH:
Qua kết quả phân tích cho thấy giá trị pH trong lần quan trắc đầu mùa mưa năm 2011 dao động từ 7,47 – 8,03. Tại điểm quan trắc giá trị so với cùng kỳ và mùa khô 2010. Giá trị pH tại các điểm quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 10:2008 là 6,5 – 8,5.
Hình 2.10 : Biểu đồ biểu diễn pH trong chất lượng nước vùng cửa sông ven biển
* Chỉ tiêu chất rắn lơ lửng:
Tại các đợt quan trắc giá trị SS đều vượt tiêu chuẩn nước mặt dùng làm nước nuôi thủy sản, theo QCVN 10:2008 cột nuôi thủy sản là 50mg/l và đầu mùa mưa 2011 có xu hướng tăng mạnh.
Hình 2.11: Biểu đồ biểu diễn SS trong chất lượng nước vùng cửa sông ven biển
* Chỉ tiêu sắt:
Tất cả các đợt quan trắc đều có giá trị chỉ tiêu Fe vượt quy chuẩn QCVN 10:2008 cột nuôi thủy sản là 0,01 mg/l và có sự dao động tăng đáng kể hàm lượng Fe trong mẫu phân tích tại các điểm quan trắc so với đầu mùa mưa 2010.
Hình 2.12: Biểu đồ biểu diễn Fe trong chất lượng nước vùng cửa sông ven biển
* Chỉ tiêu Mangan:
Giá trị thông số Mn ở điểm quan trắc cửa Ba Lai vào mùa mưa 2011 giảm so với đầu mùa khô năm 2010. Tất cả các điểm quan trắc đều đạt tiêu chuẩn cho phép theo QCVN 10:2008 cột nuôi trồng thủy sản là 0,1 mg/l.
Hình 2.13: Biểu đồ biểu diễn Mn trong chất lượng nước vùng cửa sông ven biển
* Chỉ tiêu Nitrat:
Tại các đợt thu mẫu trong các lần quan trắc, giá trị Amoni đều cao hơn so với quy chuẩn nước mặt dùng làm nước cấp cho nuôi trồng thủy sản (0,005 mg/l). Tại cửa Ba Lai vào đầu mùa mưa 2011 có giảm thấp so với đầu mùa khô 2010 nhưng vẫn còn ở ngưỡng rất cao là (0,424 mg/l) cao gấp 84,8 lần.
Hình 2.14: Biểu đồ biểu diễn NH4+ trong chất lượng nước vùng
cửa sông ven biển
* Chỉ tiêu BOD5:
So với quy chuẩn QCVN 10:2008 cột nuôi thủy sản là <10 mg/l tại điểm quan trắc cửa Ba Lai giá trị chỉ tiêu BOD5 (4mg/l) đạt tiêu chuẩn.
Hình 2.15: Biểu đồ biểu diễn BOD5 trong chất lượng nước vùng
cửa sông ven biển
* Chỉ tiêu Coliform:
Tất cả các đợt quan trắc đều có giá trị thông số Coliform nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 10:2008.
Hình 2.16: Biểu đồ biểu diễn Coliform trong chất lượng nước
vùng cửa sông ven biển
* Chỉ tiêu dầu mỡ:
Theo QCVN 10:2008 cột nuôi thủy sản quy định trong nước không được có váng dầu mỡ nhưng tại cửa sông phát hiện có xuất hiện váng dầu mỡ: cửa sông Ba Lai (0.04 mg/l). Váng dầu xuất hiện trong nước sẽ ngăn lượng oxy hòa tan vào nước, làm ảnh hưởng rất lớn đến việc nuôi thủy sản nên cần phải hạn chế lượng dầu mỡ thải bỏ tại các cửa sông khi tàu bè ra vào.
Hình 2.17: Biểu đồ biểu diễn dầu mỡ trong chất lượng nước
vùng cửa sông ven biển
Nhận xét: Qua kết quả phân tích thì chất lượng môi trường nước vùng cửa sông ven biển đang bị ô nhiễm sắt, cặn lơ lửng, Amoni và có sự xuất hiện của váng dầu mỡ. Đồng thời chất lượng nước không ổn định, sự biến thiên các giá trị này không ổn định qua các lần quan trắc.
2.2.3 Đánh giá nhận xét chung
Nhìn chung, qua kết quả khảo sát cho thấy sông Ba Lai có những dấu hiệu ô nhiễm ở các chỉ tiêu khảo sát và qua đánh giá hiện trạng cũng như diễn biến chất lượng nước sông Ba Lai (2009 – 2011) trong đó 4 chỉ tiêu đáng lưu ý nhất đều là Fe, SS, Coliform và dầu mỡ.
Tuy nhiên do khu vực khảo sát trong thời gian qua chưa có phát triển công nghiệp nên mức độ ô nhiễm của sông Ba Lai không cao.
Về mức độ ô nhiễm qua 5 đợt lấy mẫu (mùa mưa 2009, mùa khô 2009, mùa mưa 2010, mùa khô 2010 và mùa mưa 2011) thì ô nhiễm nhất chủ yếu vào mùa mưa là do hệ thống các kênh rạch chảy vào sông Ba Lai gồm các xã Tân Mỹ, Tân Xuân và Bảo Thạnh – những xã tập trung hoạt động nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản,… mà các chất thải từ hoạt động này như các loại bao bì chứa hóa chất bảo vệ thực vật sau khi sử dụng thường bị vứt bừa bãi trên đồng ruộng và theo thói quen, ý thức chưa cao đa phần người dân nông thôn tiến hành súc rửa tại các con sông, rạch để sử dụng vào các mục đích khác hoặc đào hố chôn xuống đất; đối với nuôi trồng thủy sản nhiều hộ không áp dụng quy trình từ khâu sử dụng thức ăn… cho đến làm vệ sinh ao hồ, tất cả đều thải trực tiếp ra môi trường vì vậy khi nước mưa rơi xuống mặt đất đã lôi kéo theo các chất ô nhiễm xuống nguồn nước sông Ba Lai.
CHƯƠNG 3
CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM CHO NƯỚC SÔNG VÀ DỰ BÁO TÌNH HÌNH XẢ THẢI CỦA CÁC KHU ĐÔ THỊ, KHU DÂN CƯ,
NÔNG NGHIỆP VÀ THỦY SẢN ĐẾN NĂM 2020.
3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt sông Ba Lai
Về cơ bản, môi trường nước mặt tỉnh Bến Tre nói chung và tuyến sông Ba Lai trên địa bàn huyện Ba Tri nói riêng chịu sự tác động của hai nhóm yếu tố: các yếu tố tự nhiên và yếu tố nhân tạo.
3.1.1 Các yếu tố tự nhiên tác động trực tiếp đến chất lượng nước mặt sông Ba Lai bao gồm:
Chế độ mưa và lượng bốc hơi nước bề mặt (ảnh hưởng trực tiếp đến lượng dòng chảy bề mặt trên các sông suối, lũ lụt và hạn hán, từ đó ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch của nguồn nước);
Chế độ nhiệt độ (ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch của nguồn nước);
Đặc điểm địa hình (ảnh hưởng đến sự phân bố dòng chảy theo không gian, hiệu suất dòng chảy và xói mòn bề mặt, ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch của từng con sông);
Đặc điểm địa chất – thủy văn (ảnh hưởng đến sự hình thành các tầng chứa nước dưới đất và chất lượng nước dưới đất, ảnh hưởng đến mối quan hệ tương hỗ giữa nước mặt và nước dưới đất);
Đặc điểm thổ nhưỡng (ảnh hưởng đến chất lượng nước – phèn và pH);
Đặc điểm thủy văn và chế độ dòng chảy vùng hạ lưu (ảnh hưởng đến xâm nhập mặn, ngập lụt, đến sự xói lở, bồi lắng và tích tụ các vật chất ô nhiễm trong môi trường nước).
Tuy nhiên, theo quy hoạch chi tiết nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Ba Tri đến năm 2020 thì xâm nhập mặn là vấn đề đáng quan tâm. Xâm nhập mặn của sông Ba Lai là một hiện tượng tự nhiên và bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố như địa hình thời tiết, chế độ thủy văn sông, biển và quy hoạch canh tác sử dụng đất. Theo đánh giá của Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, chất lượng nước sông Ba Lai biến thiên theo mùa rõ rệt. Mùa kiệt, hàm lượng các chất hòa tan trong nước khá cao, mùa lũ có hàm lượng thấp hơn. Nước có hàm lượng phù sa cao trong mùa lũ và thấp trong mùa kiệt. Hàm lượng phù sa giảm dần từ thượng lưu về hạ lưu. Vào thời kỳ cao điểm mùa khô (tháng 3 – 4) độ mặn tối đa vùng cửa sông Ba Lai có thể lên đến 23 – 28g/l; vào đầu mùa mưa (tháng 6), vùng cửa sông vẫn nhiễm mặn 10 – 15g/l và ranh mặn 4g/l vượt khỏi Tân Hưng. Tuy nhiên dưới tác động của các công trình bao đê tạo nguồn, trên vùng ngọt hóa (khu vực phía Bắc đường tỉnh 885 từ ranh Giồng Trôm đến Tân Thủy) vẫn bảo đảm cho nguồn nước ngọt cho canh tác các loại cây trồng. Tuy nhiên tình hình xâm nhập mặn chắc chắn sẽ còn diễn biến phức tạp trong những năm tới do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và sự gia tăng mực nước biển.
3.1.2 Các yếu tố nhân tạo có tác động đến chất lượng nước trên địa bàn bao gồm:
Sự gia tăng dân số và đô thị hóa với mức độ tập trung cao, kéo theo nhu cầu sử dụng nước ngày càng nhiều hơn và lượng chất thải sinh hoạt được tạo ra cũng nhiều hơn nhưng với mức độ tập trung cao hơn (ảnh hưởng đến nguồn nước cả về lượng và chất).
Hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn với việc sử dụng ngày càng nhiều phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật cũng góp phần làm gia tăng mức độ ô nhiễm nguồn nước ở các sông rạch.
Các hoạt động chăn nuôi, kể cả nuôi thủy sản cũng tác động đến nguồn nước cả về số lượng và chất lượng theo những cách tương tự như trên.
Việc xây dựng và vận hành các công trình thủy lợi trên địa bàn như các đập/cống ngăn mặn, các tuyến đê bao chống mặn làm ảnh hưởng đến chế độ thủy văn và do đó đến chất lượng nước cũng như khả năng tự làm sạch của sông rạch.
Hoạt động giao thông vận tải thủy cũng có những tác động xấu đến môi trường nước (ô nhiễm dầu, tràn dầu, sạt lở bờ sông,…).
Ngoài ra, các hoạt động liên quan đến quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại trên địa bàn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nước.
3.2 Đánh giá các nguồn thải chính vào nước mặt sông Ba Lai trên địa bàn huyện Ba Tri
Chất lượng nước mặt sông Ba Lai trên địa bàn huyện Ba Tri đã, đang và sẽ tiếp tục bị tác động bởi các chất thải sinh ra từ các hoạt động kinh tế – xã hội trên địa bàn, trong đó đáng lưu ý là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp phân tán; từ các khu dân cư tập trung; từ các hoạt động nông nghiệp, các khu nuôi trồng thủy sản; các hoạt động giao thông thủy,…
3.2.1 Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt là một trong những nguồn gây ô nhiễm đáng kể đối với môi trường nước. Công tác đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước trong thời gian qua tuy được quan tâm đầu tư nhưng cũng còn nhiều hạn chế. Tại cụm điểm dân cư quan trọng như Tân Xuân đã bắt đầu phát triển hình thái quần cư đô thị, hệ thống thoát nước cũng chủ yếu là các mương nước nhỏ thải ra các mương vườn, kênh thủy lợi, rạch tự nhiên. Phần lớn nước mưa trên khu vực dân cư đều chảy tràn. Còn ở Tân Mỹ và Bảo Thạnh tại khu vực trung tâm xã thường chỉ xây dựng hệ thống mương để thoát nước thải chợ, với nước thải sinh hoạt đa phần người dân thải trực tiếp ra môi trường đất, kênh rạch hoặc ao nước cạnh nhà, lượng nước thải này sau khi ra kênh rạch gặp khoảng thời gian triều xuống sẽ đi theo dòng nước đổ ra sông.
Về hố xí hợp vệ sinh: do tập quán sinh hoạt vùng nông thôn, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, số hộ xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh còn thấp. Tình trạng sử dụng cầu tiêu ao cá vẫn còn khá phổ biến. Dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch bệnh do khuẩn E.coli, Coliform vẫn còn cao. Bằng việc gắn kết cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, các tiêu chí như: hàng rào, cây xanh, hố xí hợp vệ sinh cũng được người dân đồng tình hưởng ứng. Qua đó nâng dần tỉ lệ các hộ dân xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh lên 21%. ( Nguồn báo cáo tổng hợp tháng 12/2007).
Theo TCXD VN 32:2006 thì tiêu chuẩn cấp nước nông thôn là 60 lít/người.ngày. Lượng nước thải được ước tính khoảng 80% lượng nước cấp. Với quy mô dân số và tiêu chuẩn dùng nước của các xã Tân Mỹ, Tân Xuân và Bảo Thạnh thì tổng lượng nước cấp và lượng nước thải sinh hoạt năm 2011 được thể hiện cụ thể ở Bảng 3.1:
Bảng 3.1: Lượng nước thải sinh hoạt năm 2011
Huyện Ba Tri
Năm 2011
Dân số
(người)
Nhu cầu nước (m3/ngày)
Lưu lượng nước thải (m3/ngày)
Xã Tân Mỹ
6.125
367,5
294
Xã Tân Xuân
5.712
342,7
274
Xã Bảo Thạnh
10.828
649,7
519,7
Tổng
22.665
1.359,9
1.087,7
Mà theo kết quả đi điều tra khảo sát thực địa thấy rằng với tổng lưu lượng nước thải trên thì chỉ có khoảng 20% là tự thấm xuống đất còn lại khoảng 80% là thải ra sông, kênh rạch. Như vậy, tổng cộng mỗi ngày sẽ có khoảng 870.16 m3 nước thải thoát ra kênh rạch, còn lại 217,54 m3 là tự thấm.
Bảng 3.2: Lượng nước tự thấm và chảy vào sông, rạch
Huyện Ba Tri
Năm 2011
Lượng nước thải (m3/ngày)
Lượng nước tự thấm
(m3/ngày)
Lượng nước chảy vào sông, rạch (m3/ngày)
Xã Tân Mỹ
294
58,8
235,2
Xã Tân Xuân
274
54,8
219,2
Xã Bảo Thạnh
519,7
103,94
415,76
Tổng
1.087,7
217,54
870,16
Hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 1993) thiết lập đối với các quốc gia đang phát triển được đưa ra trong bảng 3.3:
Bảng 3.3: Hệ số ô nhiễm nước thải sinh hoạt
Chất ô nhiễm
Hệ số ô nhiễm (g/người.ngày)
Chất rắn lơ lửng (TSS)
70 - 145
BOD5
45 - 54
COD
85 – 102
Tổng Nitơ (N)
6 – 12
Tổng Photpho (P)
0,6 – 4,5
( Nguồn: Rapid Envirinmental Assessment, WHO, 1993)
Trên cơ sở dân số và hệ số ô nhiễm bảng, tải lượng nước thải sinh hoạt vùng nghiên cứu năm 2011 được tính theo công thức (CT - 3.1):
(CT - 3.1)
Trong đó:
Mi: tải lượng ô nhiễm (kg/ngày.đêm)
Gi-min, Gi-max: hệ số phát thải chất ô nhiễm thứ i (g/người.ngày)
n: số dân (người)
Bảng 3.4: Tải lượng nước thải sinh hoạt năm 2010
Huyện Ba Tri
Dân số
(người)
Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày)
TSS
BOD5
COD
Tổng N
Tổng P
Tân Mỹ
6.125
658,4
303,2
572.7
55,1
15,6
Tân Xuân
5.712
614
282,7
534,1
51,4
14,6
Bảo Thạnh
10.828
1.164
536
1.012,4
97,4
27,6
Tổng
22.665
2.436,4
1.121,9
2.119.2
203,9
57,8
Theo thống kê của các xã Bảo Thạnh, Tân Mỹ, Tân Xuân thì tổng lượng nước thải sinh hoạt năm 2011 là 397.010,5 m3. Trong đó có 317.608.4 m3 nước thải thoát ra kênh rạch và 79.402 m3 nước thải tự thấm; tải lượng BOD5 là 409,5 tấn/năm, COD là 773,5 tấn/năm và hàng trăm tấn chất rắn lơ lửng, Nitơ, Photpho. Do đó chất lượng nước sông, kênh rạch sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều nếu không muốn nói là nghiêm trọng khi mà trong thời gian sắp tới quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, gia tăng dân số sẽ ngày càng được đẩy mạnh.
Hình 3.1: Nước thải sinh hoat được thải trực tiếp ra đất và kênh rạch nội đồng
Hình 3.2: Hiện trạng mô hình cầu tiêu ao cá ở xã Bảo Thạnh
3.2.2 Nước thải công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Bên cạnh nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp là nguồn gây ô nhiễm quan trọng đối với môi trường nước. Nhưng hiện nay trên địa bàn 3 xã, riêng phía sông Ba Lai đoạn chảy qua các xã Tân Mỹ, Tân Xuân, Bảo Thạnh còn là vùng nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản chưa có các hoạt động công nghiệp do đó áp lực hiện tại đối với môi trường nước từ nước thải công nghiệp chưa có.
3.2.3 Nước thải nông nghiệp
3.2.3.1 Về trồng trọt
Hiện trạng sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật
Năm 2011, diện tích đất nông nghiệp của 3 xã là 6.141 ha, chiếm 14,78% tổng diện tích đất nông nghiệp của toàn huyện. Trong đó diện tích gieo trồng lúa là 5.566 ha, sản lượng đạt 28.022 tấn. Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt là 186 ha. Diện tích trồng mía là 217 ha, sản lượng đạt 13.743 tấn. Diện tích gieo trồng dừa là 120 ha, sản lượng đạt 757.000 trái. Diện tích đất trồng cây ăn trái là 101 ha, sản lượng đạt 1.102 tấn.
Theo ước tính của phân viện công nghệ mới và Bảo vệ Môi trường, 7 - 2007 và khảo sát của đề tài ở các xã trong lưu vực, lượng phân bón hóa học trung bình bón cho đất khoảng 250 kg/ha/vụ, lượng hóa chất bảo vệ trung bình từ 0,75 kg/ha/vụ. Như vậy, vào năm 2011 lượng hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón hóa học được sử dụng trong ngành nông nghiệp của các xã trong lưu vực sông Ba Lai được ước tính trong bảng 3.5. Các loại phân bón chính là phân đạm (urea), phân lân, phân Nitơ, Photpho, Kali. Các hóa chất bảo vệ thực vật chính là các loại kém bền vững: Photpho hữu cơ, carbamat, pyrethroid tổng hợp và một số ít các clo hữu cơ có độ bền cao.
Bảng 3.5: Ước tính lượng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng năm 2011 của các xã trong lưu vực
Huyện Ba Tri
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp (ha)
Lượng phân bón/thuốc BVTV (kg/ha/vu)
Tổng lượng phân/thuốc BVTV (kg/vụ)
Phân bón
Hóa chất BVTV
Phân bón
Hóa chất BVTV
Tân Mỹ
1.909
250
0,75
477.250
1.431,75
Tân Xuân
3.159
250
0,75
789.750
2.369,25
Bảo Thạnh
1.073
250
0,75
268.250
804,75
Toàn lưu vực
6.141
250
0,75
1.535.250
4.605,75
Như vậy, vào năm 2011, lượng phân bón hóa học sử dụng trên toàn khu vực 3 xã là 1.535,25 tấn/vụ và lượng hóa chất BVTV khoảng 4,6 tấn/vụ.
Ước tính tải lượng ô nhiễm do trồng trọt đưa vào sông Ba Lai năm 2011
Với hoạt động thâm canh, tăng vụ từ 1 vụ/năm lên 3 vụ trên năm thì lượng phân bón sẽ là trên 4,6 nghìn tấn/năm và hóa chất BVTV sẽ là trên 13,8 tấn/năm. Theo một số tài liệu quốc tế trong Dự án Quy hoạch Tổng thể ĐBSCL(1992) lượng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật trên chỉ được cây trồng sử dụng khoảng 60 – 70%, còn lại 30 – 40% sẽ bị bốc hơi, tồn lưu trong đất hoặc bị rửa trôi theo nước mưa hay nước tưới tiêu,... rồi đưa ra sông,kênh, rạch.
Như vậy, lượng phân bón cây trồng không sử dụng là trên 614 tấn/vụ và 1,8 nghìn tấn/năm; hóa chất BVTV là trên 1,8 tấn/vụ và trên 5,5 tấn/năm (tính cho 40% lượng phân và lượng hóa chất không được cây trồng hấp thụ).
Tải lượng ô nhiễm (phân bón và hóa chất BVTV) đưa vào hệ thống sông Ba Lai = T*K (K là hệ số rửa trôi, K = 0,1 – 0,25; T: tổng lượng chất ô nhiễm). Như vậy, tải lượng ô nhiễm do phân bón đưa vào hệ thống sông rạch khoảng trên 153 tấn/vụ và trên 460 tấn/năm; tải lượng hóa chất bảo vệ thực vật đưa vào môi trường nước là 0,46 tấn/vụ và trên 1,3 tấn/năm.
3.2.3.2 Nước thải chăn nuôi
Việc thu gom, xử lý nước thải chăn nuôi đang là vấn đề nan giải chung của các xã Tân Mỹ, Tân Xuân và Bảo Thạnh bởi ý thức, tập quán phong tục sông nước và vấn đề quy hoạch tổng thể chăn nuôi còn mang tính đại trà, chưa được nghiên cứu đầu tư thích hợp nên các trang trại được xây dựng manh mún và nhỏ lẻ; chưa hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung và không quản lý được chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm nên hình thức chăn nuôi còn mang tính tự phát vì vậy lợi nhuận từ sản xuất chăn nuôi chưa ổn định nên việc đầu tư kinh phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải chưa được quan tâm đúng mức.
Việc đáng lo ngại nhất là dù chăn nuôi ở quy mô nhỏ hay lớn các loại chất thải trong chăn nuôi đa phần vẫn chưa được xử lý. Thực tế, không chỉ có chăn nuôi nhỏ lẻ mà chăn nuôi quy mô lớn cũng không được cải thiện nhiều, công nghệ xử lý chất thải phần lớn vẫn là chôn lấp do thiếu kinh phí và công nghệ - nước thải và phân gia súc thường được đào hầm chứa hoặc thải trực tiếp xuống sông rạch gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Bên cạnh đó, nhận thức của người dân về các quy định pháp luật bảo vệ môi trường trong chăn nuôi còn rất hạn chế.
Hầu hết ở các xã đều áp dụng loại hình chăn nuôi thả rong (như trâu, bò, vịt), một số khác tập trung nuôi theo dạng chuồng trại (như heo, gà) thường được xây dựng cặp theo mé sông, rach gần nhà. Nước thải được thải trực tiếp ra sông, kênh, rạch hoặc hồ chứa gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Dựa theo dự thảo chi tiết nông lâm, ngư nghiệp của năm 2011 toàn huyện nói chung và 3 xã nói riêng, ta ước tính lượng chất thải phát sinh là:
Bảng 3.6: Số lượng vật nuôi năm 2011
Địa bàn
2011
Trâu
Bò
Heo
Gia cầm
Huyện Ba Tri
1.169
71.444
13.312
776.187
Xã Tân Mỹ
2
1.040
101
18.050
Xã Tân Xuân
236
5.404
1.823
55.880
Xã Bảo Thạnh
84
1.597
1.420
25.700
(Nguồn: Dự thảo chi tiết nông lâm, nông ngư 2011)
Từ số lượng vật nuôi ta có thể dự tính được lượng nước thải và tải lượng ô nhiễm các chất theo bảng 3.7 là:
Bảng 3.7: Dự tính lượng nước thải trong quá trình chăn nuôi 2011
Trâu
Bò
Heo
Gia cầm
Tổng cộng
Định mức (m3/con.năm)
8
8
14,6
0,9
Huyện Ba Tri
9.352
571.552
194.355
698.568
1.473.827
Xã Tân Mỹ
16
8.320
1.474,6
16.245
26.055,6
Xã Tân Xuân
1.888
43.232
26.615,8
50.292
122.027,8
Xã Bảo Thạnh
672
12.776
20.732
23.130
57.310
Bảng 3.8: Tải lượng ô nhiễm của hoạt động chăn nuôi.
Huyện Ba Tri
Trung bình nồng độ ô nhiễm
Mg/l
Lượng thải
m3/ngày
Tải lượng ô nhiễm nước thải
Kg/ngày
TSS
BOD
COD
TSS
BOD
COD
2.459
2.466
3.545
Tân Mỹ
71,4
177,6
176,1
61,7
Tân Xuân
334,3
822
824,4
1.186
Bảo Thạnh
157
386
387,1
556,5
Tổng
562,7
1.385,6
1.387,6
1.804,2
Trong những năm gần đây, phong trào chăn nuôi phát triển mạnh, về chăn nuôi bò: ở 3 xã Tân Mỹ, Tân Xuân, Bảo Thạnh có 8.041 con chiếm 11,25% tổng đàn bò toàn huyện (71.444), còn lại tập trung nhiều ở Phú Lễ, Phước Tuy, Mỹ Nhơn, Mỹ Thạnh. Đàn heo 3.344 con chiếm 25,12% tổng đàn heo toàn huyện (13.312 con), còn lại tập trung nhiều ở Mỹ Chánh, Mỹ Hòa, Bảo Thuận. Đàn gia cầm 99.630 con chiếm 12,83% tổng đàn gia cầm toàn huyện (776.187 con). Việc phát triển phong trào chăn nuôi đã tận dụng được các phụ phẩm trong trồng trọt như: rơm, cỏ, rau màu, giải quyết được lao động nhàn rỗi của địa phương, góp phần tăng thu nhập cho người dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của địa phương. Song song với đó là việc môi trường chăn nuôi ngày càng bị ô nhiễm. Đây cũng là vấn đề bức xúc. Theo thống kê hằng năm ước tính chất thải phát sinh ra khoảng 205.392 m3/năm. Trong đó tải lượng BOD là 506,4 tấn/năm, COD là 658,5 tấn/năm.
Hình 3.4: Vịt được nuôi cặp bờ kênh lớn.
3.2.4 Nước thải nuôi trồng thủy sản
Với lợi thế nguồn tài nguyên thủy sản phong phú, diện tích mặt nước lớn, chất lượng nước tốt, có truyền thống nuôi trồng thủy sản và đã hình thành được cơ sở vật chất kỹ thuật bước đầu: từ sản xuất giống đến nuôi trồng và chế biến; do không bị ngập lũ và có thể phát triển đa dạng các loại thủy sản (mặn, lợ, ngọt) với các loại hình nuôi trồng phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, do sự gia tăng diện tích nuôi trồng thiếu định hướng và chưa phù hợp với quy hoạch sử dụng nguồn nước nên đã phần nào gây nên nguy cơ gây suy thoái chất lượng nước.
Trong quá trình nuôi các chất thải, nước ao nuôi đều xả thải ra môi trường nhất là đối với nuôi cá da trơn. Ô nhiễm môi trường do trong chăn nuôi, trồng trọt ra môi trường nước tự nhiên,… làm cho môi trường nuôi ngày càng bị ô nhiễm, quá trình nuôi tôm bị bệnh người dân không xử lý theo quy định, xả trực tiếp ra môi trường, một số hộ nuôi nhỏ lẻ không có ao xử lý. Do đó sự ảnh hưởng của ô nhiễm từ hoạt động nuôi trồng thủy sản đến sông Ba Lai là rất lớn.
Theo trung tâm ứng dụng và tiến bộ khoa học công nghệ An Giang 2007 lượng nước thải của hoạt động nuôi trồng thủy sản thải ra là rất lớn 1.800 m3/ngày.
Với diện tích nuôi trồng ở Bảo Thạnh 463 ha, sản lượng 1.910 tấn; Tân Xuân diện tích 283 ha, sản lượng 4.499 và Tân Mỹ với diện tích 17,4 ha, sản lượng 208 tấn thì lượng nước thải thải ra môi trường của cả 3 xã sẽ vào khoảng 1.293.120 m3/ngày.
Bảng 3.9: Diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản 2011
Chỉ tiêu
Đơn vị
TH năm 2010
Bảo Thạnh
Tân Xuân
Tân Mỹ
1/. Nuôi trồng
ha
5.074
463
283
17,4
a/. Nuôi mặn lợ
"
4.456
461
229
+ Nuôi tôm
"
3.147
341
229
- Nuôi CN
"
881
36
60
- Quảng canh
"
1.769
225
169
- Tôm rừng
"
497
80
- Tôm lúa
"
+ Nuôi cá,TS đặc sản
"
1.309
120
0
0
- Nuôi cá nước lợ
64
- Nghêu
1.245
- Sò
120
b/. Nuôi nước ngọt
"
618
2
54
17
+ Cá đồng
"
618
2
54
17,4
+ Tôm
"
2/. Sản lượng
Tấn
63.248
1.910
4.499
208
a/. Nuôi trồng
"
13.566
1.440
2.949
150
- Tôm
"
7.800
560
300
0
- Cá
"
4.259
80
2649
150
- Nghêu, sò
"
1.475
800
0
(Nguồn: Dự thảo chi tiết nông lâm, nông ngư 2011)
Đây chỉ là thống kê diện tích nuôi trồng thủy sản, chưa thống kê được số lượng cơ sở nuôi trồng thủy sản của các xã nên tình hình kiểm soát quản lý cũng như xử lý chất thải môi trường thủy sản còn rất nhiều hạn chế. Do đó sự ảnh hưởng của ô nhiễm từ hoạt động nuôi trồng thủy sản đến sông Ba Lai rất lớn.
Mô hình nuôi tôm công nghiệp được nuôi ở Bảo Thạnh và Tân Xuân với tổng diện tích là 96 ha. Tương đương lượng nước thải ra mỗi ngày là 172.000 m3
Hình 3.5: Mô hình nuôi tôm công nghiệp
Mô hình nuôi tôm rừng ở Bảo Thạnh cũng được phát triển với tổng diện tích 80 ha.
Hình 3.6: Mô hình nuôi tôm rừng
Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến chiếm diện tích nhiều nhất với Bảo Thạnh (225 ha), Tân Xuân (169 ha), có thể kết hợp với trồng lúa hoặc nuôi cua biển…. để tăng thu nhập.
Hình 3.7: Mô hình nuôi tôm quảng canh kết hợp trồng lúa
3.2.5 Các nguồn ô nhiễm khác
Ngoài các nguồn thải quan trọng và có tiềm năng gây ô nhiễm cao như đã chỉ ra ở trên, sông còn có nhiều nguồn thải khác có khả năng gây tác động xấu đến môi trường nước như: nước rò rỉ từ các bãi rác, nước mưa chảy tràn qua các khu dân cư và đồng ruộng, tiêu thoát nước trong nông nghiệp, hoạt động giao thông vận tải thủy, hoạt động khai thác khoáng sản, hoạt động du lịch,… Ngoài ra còn có khả năng lan truyền ô nhiễm từ các huyện/tỉnh nằm trên thượng nguồn là rất cao.
3.3 Dự báo các nguồn thải có ảnh hưởng đến chất lượng nước sông
3.3.1 Sự cần thiết để thực hiện dự báo các nguồn thải vào sông Ba Lai đến năm 2020
Một trong các nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm môi trường nước sông Ba Lai đoạn trên địa bàn huyện Ba Tri nói chung và sông Ba Lai nói riêng là do các nguồn nước thải (sinh hoạt, công nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản,…) chưa xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu xả trực tiếp ra các nguồn nước mặt. Thế nhưng việc quản lý, kiểm soát các nguồn xả thải hiện nay lại đang gặp nhiều khó khăn do thông tin về các nguồn xả thải này chưa được thống kê, cập nhật đầy đủ. Đây cũng chính là rào cản cho các nhà quản lý môi trường trong việc xây dựng các biện pháp quản lý, kiểm soát và quy hoạch sử dụng hợp lý nguồn nước mặt cũng như gây nhiều bất cập cho các nghiên cứu khoa học có liên quan của tỉnh.
Ngoài ra, trong tương lai để bảo vệ môi trường được một cách toàn diện thì vấn đề môi trường không chỉ tập trung nghiên cứu, bảo vệ môi trường trong một vùng hay một địa phương mà còn phải hướng đến tác động môi trường của các khu vực lân cận do đó việc dự báo trước sẽ giúp cho việc quản lý môi trường đồng thời tìm ra các giải pháp để ngăn chăn kip thời tránh gây những tổn thất về kinh tế cũng như môi trường trong tương lai.
3.3.2 Dự báo các nguồn ô nhiễm chính thải vào sông Ba Lai đến năm 2020
3.3.2.1 Sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt cũng là một trong những nguồn đáng kể ảnh hưởng đến chất lượng nước. Với tốc độ phát triển của 3 xã ven sông (trong đó xã Tân Xuân sắp lên thị trấn), mức gia tăng dân số là tương đối lớn, do vậy lượng nước thải sinh hoạt phát sinh sẽ ngày càng gia tăng. Dự báo đến năm 2020, Theo TCXD VN 32:2006 lượng nước cấp cho mỗi người trung bình khoảng 100 lít/ngày/người đối với nông thôn và lượng nước thải ước tính khoảng 80% lượng nước cấp. Như vậy lượng nước thải sinh hoạt năm 2020 trên địa bàn 3 xã dự tính là:
Bảng 3.10 : Dự tính lượng nước thải sinh hoạt năm 2011 - 2020
Huyện Ba Tri
Năm 2020
Dân số
(người)
Nhu cầu nước
(m3/ngày)
Lưu lượng nước thải (m3/ngày)
Xã Tân Mỹ
6.969
696,9
557,5
Xã Tân Xuân
6.469
646,9
517,5
Xã Bảo Thạnh
12.320
1.232
985,6
Tổng
25.758
2.575,8
2.060,6
Như vậy dự kiến đến năm 2020, tổng lưu lượng nước thải sinh hoạt dân cư trên địa bàn 3 xã khoảng 2.060,6 m3/ngày và 752.119 m3/năm. Trong đó có khoảng 601.695,2 m3/năm chảy ra hệ thống kênh rạch hoặc ao hồ gần nhà và có khoảng 150.423,8 m3/năm tự thấm được nêu chi tiết ở bảng 3.11:
Bảng 3.11: Ước tính lượng nước tự thấm và chảy vào sông, rạch
Huyện Ba Tri
Năm 2020
Lượng nước thải (m3/ngày)
Lượng nước tự thấm
(m3/ngày)
Lượng nước chảy vào sông, rạch (m3/ngày)
Xã Tân Mỹ
557,5
446
111,5
Xã Tân Xuân
517,5
414
103,5
Xã Bảo Thạnh
985,6
788,5
197,1
Tổng
2.060,6
1.648,5
412,1
Trên cơ sở hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 1993) thiết lập đối với các quốc gia đang phát triển được đưa ra trong bảng 3.3 và công thức tính tải lượng nước thải sinh hoạt (CT - 3.1) ta có tải lượng nước thải sinh hoạt vùng khảo sát theo bảng 3.12 là:
Bảng 3.12: Thông số ô nhiễm theo WHO, 1993.
Huyện Ba Tri
Thông số ô nhiễm
TSS
BOD5
COD
Tổng N
Tổng P
Tân Mỹ
Tải lượng (kg/ngày)
749,1
344,9
651,6
62,7
17,8
Tân Xuân
695,4
320,2
604,8
58,2
16,5
Bảo Thạnh
1.324,4
609,8
1.151,9
110,9
31,4
Với tải lượng nước thải đưa ra dự báo cho năm 2020 của BOD là 465,3 tấn/năm, COD là 879 tấn/năm và tải lượng Nitơ, Photpho cũng rất lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước mặt của kênh rạch.
Qua quá trình ước tính lưu lượng và tải lượng nước thải của các xã ven sông trên, có thể nhận thấy áp lực mà sông Ba Lai sẽ phải đối mặt trong thời gian tới là rất đáng kể, nếu như nguồn nước thải không được xử lý hiệu quả trước khi xả thải ra môi trường. Vì vậy trong tương lai cần phải thay các mương thoát nước bằng hệ thống cống tròn với quy cách thích hợp theo từng lưu vực thu nước; tiến hành xây dựng hệ thống cống trên khu vực chưa có hệ thống thoát nước kết hợp với nạo vét các kênh rạch, các đường thoát nước chính. Đồng thời cần dự trù quỹ đất xây dựng các hồ điều hòa và trạm bơm tiêu các cấp, xây dựng giếng tách tràn, hệ thống thu nước thải tập trung; hồ xử lý sinh học nhằm có thể tách, thu gom và xử lý nước thải sau năm 2020 trong điều kiện có nhiều thuận lợi hoặc có nhu cầu bức thiết.
3.2.2.2 Nông nghiệp
Về trồng trọt:
Tuy diện tích đất gieo trồng có khuynh hướng giảm dần để chuyển sang mục đích sử dụng khác như phát triển đô thị, công nghiệp, công trình công cộng, dịch vụ,.... nhưng tốc độ tăng trưởng ngành trồng trọt đến năm 2020 vẫn ổn định nhờ vào quá trình phát triển các vùng chuyên canh theo chiều sâu và phát triển đa dạng hóa các loại hình dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp. Do vậy, đến năm 2020 diện tích đất trồng trọt của vùng khảo sát có thể giảm 4 – 5%. Để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng ngành trồng trọt 2 – 3%/năm thì hóa chất BVTV có thể tăng lên 1 kg/ha/vụ, tuy nhiên lượng phân bón hóa học có thể không tăng nhiều (300 kg/ha/vụ) so với năm 2010. Dự báo năm 2020 lượng phân bón hóa học và thuốc BVTV được nêu trong bảng 3.13:
Bảng 3.13: Dự báo lượng phân bón hóa học và thuốc BVTV sử dụng năm 2020
Huyện Ba Tri
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp (ha)
Lượng phân bón/thuốc BVTV (kg/ha/vu)
Tổng lượng phân/thuốc BVTV (kg/vụ)
Phân bón
Hóa chất BVTV
Phân bón
Hóa chất BVTV
Tân Mỹ
1.909
300
1
572.700
1.909
Tân Xuân
3.159
300
1
947.700
3.159
Bảo Thạnh
1.122
300
1
336.600
1.122
Tổng
6.190
300
1
1.857.000
6.190
Dựa vào dự báo lượng phân bón hóa học và thuốc BVTV sử dụng năm 2020 ta sẽ dự báo được tải lượng ô nhiễm do phân bón và thuốc BVTV đưa vào hệ thống kênh rạch được nêu trong bảng 3.14:
Bảng 3.14: Dự báo tải lượng phân bón và thuốc BVTV thải vào môi trường đến năm 2020
Huyện Giồng Trôm
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp (ha)
Tổng lượng phân/thuốc BVTV (kg/vụ)
Tổng lượng phân/thuốc BVTV thải vào môi trường(kg/vụ)
Phân bón
Hóa chất BVTV
Phân bón
Hóa chất BVTV
Tân Mỹ
1.909
572.700
1.909
229.080
764
Tân Xuân
3.159
947.700
3.159
379.080
1.264
Bảo Thạnh
1.122
336.600
1.122
134.640
449
Tổng
6.190
1.857.000
6.190
742.800
2.476
Về chăn nuôi:
Chăn nuôi trên địa bàn huyện Ba Tri có vai trò quan trọng để giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân. Vì vậy, chăn nuôi là một trong những mục tiêu được định hướng quy hoạch phát triển của tỉnh đến năm 2020. Trong đó các xã Tân Mỹ, Tân Xuân và Bảo Thạnh đều là những địa bàn được chọn tập trung phát triển chăn nuôi vì vậy sông Ba Lai sẽ chịu ảnh hưởng rất nhiều từ nước thải chăn nuôi.
Bảng 3.15: Dự tính số lượng vật nuôi năm 2011 - 2020
Huyện Ba Tri
2020
Bò
Heo
Gia cầm
Xã Tân Mỹ
5.633
1.876
61.373
Xã Tân Xuân
1.084
104
19.824
Xã Bảo Thạnh
1.665
1.461
28.226
Tổng
8.382
3.441
109.423
( Nguồn: dự thảo chi tiết nông lâm, nông ngư 2011)
Dự tính được lượng vật nuôi năm 2020 ta sẽ tính được lưu lượng và tải lượng ô nhiễm đến năm 2020 theo bảng 3.16 và bảng 3.17 là:
Bảng 3.16: Dự tính lượng nước thải trong quá trình chăn nuôi 2020
Bò
Heo
Gia cầm
Tổng cộng
Định mức (WHO,1993) (m3/con.năm)
8
14,6
0,9
Xã Tân Mỹ
45.064
27.390
55.236
127.690
Xã Tân Xuân
8.672
1.518
17.842
28.032
Xã Bảo Thạnh
13.320
21.331
25.403
60.054
Tổng
67.056
50.239
98.481
215.776
Bảng 3.17: Tải lượng ô nhiễm của hoạt động chăn nuôi.
Huyện Ba Tri
Trung bình nồng độ ô nhiễm
mg/l
Lượng thải
m3/ngày
Tải lượng ô nhiễm nước thải
kg/ngày
TSS
BOD
COD
TSS
BOD
COD
2.459
2.466
3.545
Tân Mỹ
349,8
860,1
188,8
404,5
Tân Xuân
76,8
862,6
189,4
405,6
Bảo Thạnh
164,5
1240
272,3
583,1
Tổng
591,1
2962,7
650,5
1393,2
Nước thải chăn nuôi là một trong những loại nước thải rất đặc trưng, có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao bởi hàm lượng chất hữu cơ (BOD, COD), cặn lơ lửng và sinh vật gây bệnh, nó có nhiều mùi hôi đặc trưng khó chịu và gây ô nhiễm nặng. Vì vậy, nếu lượng nước thải này không được thu gom, xử lý đúng quy định cho phép thì trong tương lai sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước sông Ba Lai.
3.2.2.3 Nuôi trồng thủy sản
Các công nghệ về sản xuất con giống, thức ăn, quy trình nuôi thủy sản thâm canh ngày càng hoàn thiện, quy mô nuôi ngày càng tăng. Hoạt động này sẽ gây ra áp lực tác động tiêu cực đến môi trường. Nuôi thâm canh được coi như một quá trình cuối đường ống bao gồm một lượng lớn các vật liệu được đưa vào sau đó chỉ một lượng nhỏ vật nuôi được thu hoạch phần còn lại được coi như là chất thải thải ra môi trường bên ngoài. Thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao đặc biệt là giàu protein, phốt pho là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa và làm suy giảm tài nguyên thủy sinh của của sông rạch trong lưu vực. Dự báo lượng nước thải thủy sản năm 2020 thải ra sông rạch được tính theo bảng 3.18:
Bảng 3.18: Dự tính lượng nước thải nuôi trồng thủy sản ra môi trường đến năm 2020.
Huyện Ba Tri
Diện tích (ha)
Lượng nước thải (m3/ngày)
Tân Mỹ
560,8
1.009.440
Tân Xuân
260,6
469.080
Bảo Thạnh
17,2
30.960
Tổng
838,6
1.509.480
Như vậy, ước tính diện tích nuôi trồng thủy sản của 3 xã đến năm 2020 là vào khoảng 838,6 ha; mà lưu lượng thải là 1.800 m3/ha.ngày vậy tổng lưu lượng nước thải thải ra trong một ngày sẽ là 1.509.480 m3.
CHƯƠNG 4
ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC SÔNG BA LAI ĐẾN NĂM 2020.
4.1 Đề xuất các biện pháp quản lý và bảo vệ nguồn nước mặt
4.1.1 Giải pháp về nguồn lực con người, tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường.
Tăng cường năng lực quản lý tại địa phương:
Huyện cần có chế độ đãi ngộ hợp lý nhằm thu hút nguồn nhân lực được đào tạo chính quy chuyên ngành môi trường.
Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ quản lý và chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ làm công tác BVMT từ huyện đến cơ sở, nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu của công tác BVMT tại địa phương, đơn vị.
Huyện nên cử các cán bộ môi trường, cán bộ quản lý có liên quan được giao lưu học hỏi các mô hình BVMT đạt hiệu quả tốt ở các huyện khác cũng như các tỉnh khác.
Giáo dục nâng cao nhận thức của người dân và kêu gọi sự hợp tác của cộng đồng trong công tác BVMT.
Tăng cường vai trò của cộng đồng trong công tác giám sát quá trình triển khai cũng như áp dụng quy định, chính sách về môi trường tại địa phương, cộng đồng trực tiếp tham gia giải quyết các xung đột môi trường.
Cần tổ chức các cuộc họp định kỳ, buổi tuyên truyền tại các huyện nhằm phổ biến kiến thức môi trường, các luật môi trường một cách dễ hiểu, rõ ràng nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác giữ gìn và bảo vệ môi trường.
Cần có các hình thức khen thưởng, tuyên dương đối với các xã và cá nhân có nhiều thành tích tốt trong công tác bảo vệ môi trường. Đồng thời, tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm giữa các cán bộ môi trường nhằm giúp họ tiếu thu, học hỏi và áp dụng các biện pháp quản lý hiệu quả.
Đưa chương trình giáo dục môi trường vào trường học; Tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa giúp các em biết thêm về vai trò của môi trường; Thường xuyên tổ chức các ngày chủ nhật xanh, khuyến khích các em tham gia làm sạch đường phố, trường lớp nhằm giữ thói quen giữ vệ sinh chung; Giáo dục các em hiểu được vai trò và lợi ích của cây xanh....
Kết hợp với Đài phát thanh, truyền hình, báo chí..... để tuyên truyền giáo dục ý thức cộng đồng.
Phối hợp với các tổ chức đoàn thể tổ chức các buổi hoạt động phong trào kêu gọi sự tham gia của cộng đồng nhân các ngày Tổ chức hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường (ngày 29/6 – 6/5), Ngày Đa dạng sinh học (ngày 22/5), Ngày Môi trường thế giới (ngày 5/6).....Đồng thời trong huyện và các xã tổ chức phổ biến rộng khắp trong cộng đồng.
Thành lập các đội đoàn viện tình nguyện tại địa phương nhằm thường xuyên bám sát địa bàn, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn các hộ gia đình trong việc xử lý rác thải sinh hoạt, nước thải sinh hoạt....
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch truyền thông nhằm tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản.
4.1.2 Các giải pháp chung để hạn chế xâm nhập mặn
Do biến đồi khí hậu làm cho mực nước biển dâng cao, diện tích đất bị ngập nước và xâm nhập mặn đang bị đe dọa, trong khi đó đất ở khu vực khác cao hơn dùng trồng lúa và các loại cây trồng khác cũng đang giảm nhanh do phát triển công nghiệp và đô thị hóa. Xâm nhập mặn sâu ảnh hưởng đến chất lượng nước, suy giảm sản xuất nông nghiệp.
Quần thể của một số loài (chủ yếu là các động vật hoang dã) đang bị đe dọa bởi thay đổi môi trường nước từ ngọt sang mặn và lợ.
Một phần diện tích đất trồng trọt ở tỉnh có thể bị xâm nhập mặn, hệ sinh thái nước ngọt sẽ bị thu hẹp dần và hệ sinh thái nước mặn và lợ sẽ tăng cao. Các giống cây trồng đặc hữu của địa phương có khả năng bị suy thoái.
Một số khu vực thủy sản nước ngọt giảm do không thích ứng kịp với môi trường (độ mặn, độ kiềm).
Các hệ sinh thái nước lợ và ven bờ, đặc biệt là các loài nhuyển thể hai mảnh vỏ (nghêu, sò…) có thể bị chết hàng loạt do không chống chịu nổi với nồng độ muối, nhiệt độ thay đổi bất thường.
Các quần thể sinh vật hiện hữu sẽ thay đổi cấu trúc và thành phần loài, giảm trữ lượng do chế độ thủy lý, thủy hóa và thủy sinh xấu đi liên quan đến nước nhiễm mặn.
Bảo Thạnh là xã chịu ảnh hưởng của quá trình xâm nhập mặn này nhiều nhất và sẽ bị tác động trực tiếp đến tình trạng thiếu nước ngọt, khô hạn, đất nông nghiệp bị bỏ hoang do khả năng tích giữ nước, khả năng cung cấp nước và tài nguyên nước ngầm bị hạn chế.
Ngoài ra việc sản xuất lương thực trên nhiều vùng gặp khó khăn ảnh hưởng đến việc cung cấp lương thực hoặc tăng giá thành sản xuất sẽ tác động tiêu cực đến đời sống của một bộ phận cư dân người nông dân. Việc phải di chuyển nơi ở; mất việc làm, thu nhập giảm sẽ tác động không nhỏ đến mức sống, sức khỏe của người dân.
4.1.2.1 Các giải pháp:
Về công trình:
Thường xuyên kiểm tra đo độ mặn ở các cống đầu mối để có lịch đóng mở các cửa cống cho phù hợp, đảm bảo ngăn mặn trữ ngọt.
Đối với những khu vực chưa có đê bao khép kín, vận động dân đắp đập tạm, đắp đê bao ngăn mặn, trữ ngọt cục bộ.
Trung tâm nước sinh hoạt thông báo tình hình diễn biến mặn đến các hộ sử dụng nước để có biện pháp trữ nước ngọt phục vụ sinh hoạt.
Địa phương làm tốt công tác thủy lợi nội đồng, đồng thời vận động nhân dân tiết kiệm nước ngọt trong mùa khô, tăng cường phương tiện trữ ngọt để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt trong các đợt hạn. Phát triển hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn.
Quản lý điều tiết nước và vận hành cống:
Giám sát mặn thường xuyên, vận hành hợp lý các công trình vừa đảm bảo tiêu thoát, ngăn mặn và đưa nước ngọt về.
Chủ động trữ nước, lấy nước.
Định kỳ thoát nước mặn và nguồn nước ô nhiễm trên sông, kênh rạch, trong đó đặc biệt là nguồn nước lợ và ô nhiễm trên sông Ba Lai.
Phối hợp giữa các địa phương trong quản lý vận hành hệ thống công trình thủy lợi phục vụ chống hạn và xâm nhập mặn.
Làm tốt công tác thông tin, dự báo:
Dự báo dài hạn, ngắn hạn và cập nhật thông tin độ mặn (trong ngày) trên các phương tiện thông tin đại chúng ( Đài phát thanh, truyền hình.....)
4.1.2.2 Kế hoạch sử dụng nguồn nước
Bơm tưới chống hạn
Tùy theo vị trí địa lý, khai thác tối đa lợi thế của thủy triều như đối với vùng giáp ranh, tranh thủ thời cơ điểm triều cường, bơm nước cho các vùng phía dầu nguồn nhằm lấy nước phục vụ tưới và chống hạn.
Tại các vùng ven biển, tranh thủ lúc triều kém, khi đó cũng là lúc dòng ngọt tiến về biển nhiều hơn, chủ động bơm nước tưới cho các vùng hạ lưu.
Ngành chủ quản và các cơ quan chức năng cũng cần nghiên cứu khai thác nguồn nước ngầm tầng sâu, phân phối theo hệ thống tập trung, đề phòng nguồn nước mặt cạn kiệt trong nhiều ngày.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi
Cập nhật thông tin dòng chảy thượng lưu, bố trí thời vụ lúa xuân hè là loại cây trồng sinh trưởng trong mùa khô.
Trong những năm tới nên xuống giống vụ hè thu vào cuối tháng 4, tháng 5 để sử dụng lượng nước mưa dầu mùa. Trong tháng 2, tháng 3 nên cày ải, đóng cống giữ khô phơi đất ruộng.
Lựa chọn các giống chịu hạn mặn, sử dụng các loại cây trồng ít tốn nước.
Khuyến cáo người dân sử dụng nước tiết kiệm.
Quy hoạch vùng nuôi thủy sản nước mặn, nước ngọt hợp lý, ổn định, để có ranh giới mặn ngọt rõ ràng, có các biện pháp công trình, phương án điều tiết nước hợp lý cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Các vùng nuôi trồng thủy sản, như tôm, cá da trơn cần phải bơm lượng nước thải từ các ao hồ nuôi cá ra đồng ruộng để tưới cho lúa vừa có nguồn nước ngọt tưới cho lúa trong mùa khô, vừa là nguồn dinh dưỡng cho lúa vì lượng nước thải từ các ao nuôi sẽ có tác dụng hấp thu các chất Nitơ và Photpho đồng thời góp phần phân hủy các chất hữu cơ trong đất làm tốt cho lúa, nghiêm cấm xả thải trực tiếp ra kênh, rạch và cuối cùng là ra sông Ba Lai.
4.1.3 Đề xuất giải pháp giảm thiểu mức ô nhiễm nước thải từ các ao nuôi trồng thủy sản:
Từ kết quả điều tra thực tế, khảo sát mô hình nuôi tôm, cá da trơn ( cụ thể là cá tra), các kết quả thử nghiệm hiệu quả xử lý cho thấy:
Lưu lượng thải từ các ao nuôi tôm, cá tra:
Lượng nước thải từ các ao nuôi tôm, cá tra (quy theo 1ha) thay đổi theo thời gian nuôi là rất lớn. Trong giai đoạn khi tôm, cá 1 tháng nuôi đầu tiên mức độ thải không nhiều do lượng tôm, cá trong ao nhỏ, lượng thức ăn ít. Sau 2 đến 3 tháng nuôi khi cá trong ao lớn, lượng thức ăn nhiều nên việc thay nước phải thường xuyên hơn và mỗi ngày lượng nước thải tăng dần từ 8.000 – 15.000 m3/ lần thay nước, tuy nhiên lượng thải không liên tục. Do đặc tính nguồn nước và chế độ cho ăn nên nguồn nước thải hằng ngày vào khoảng từ 8 – 10 giờ, nghĩa là tính chất nguồn thải không liên tục nhưng số lượng thải thì lại rất lớn.
Thành phần chất ô nhiễm trong ao nuôi tôm, cá tra:
Do đặc tính của việc nuôi tôm, cá tra công nghiệp là sử dụng thức ăn công nghiệp giàu đạm, vì vậy thành phần chất ô nhiễm trong nước thải từ nuôi tôm cá được xác định bao gồm 3 chất chủ yếu là chất hữu cơ, Nitơ và Photpho.
Đặc điểm vùng nuôi tôm, cá tra ở Ba Tri:
Nuôi tôm, cá tra ở Ba Tri chủ yếu được phát triển trong các ao dọc theo bờ sông Ba Lai, khu vực kế tiếp các ao nuôi là ruộng lúa. Các hộ nuôi tôm cá không thể sử dụng nước thải để tưới trực tiếp cho lúa mà phải đầu tư bố trí diện tích đất đào ao để làm hồ xử lý sinh học ( theo quy định về việc xây hồ sinh học để xử lý nước thải từ các ao nuôi tôm, cá da trơn).
Vì vậy, với 3 đặc tính nêu trên về lưu lượng thải, thành phần chất ô nhiễm, đặc điểm vùng nuôi và điều kiện cơ sở hạ tầng thì giải pháp xử lý chủ động như làm thoáng và xử lý hiếu khí trước khi đưa ra ruộng lúa sẽ là giải pháp mang tính khả thi nhất.
Trên cơ sở các kết quả thử nghiệm bằng hồ sinh học cho thấy mặc dù giải pháp hồ sinh học cũng có kết quả nhất định trong xử lý nước thải từ ao nuôi cá tra, tuy nhiên do lượng nước thải rất lớn,thời gian xử lý rất dài nên để xử lý nước thải từ ao nuôi cá tra trong thời điểm cuối vụ nuôi cần phải xây dựng hồ xử lý có diện tích bằng 5 - 7 lần so với diện tích ao nuôi. Điều này khó có thể thực hiện được trong các vùng nuôi cá tra hiện nay và hơn nữa việc sử dụng dạng hồ sinh học vẫn chưa giải quyết triệt để được các chất ô nhiễm từ nước thải nếu không áp dụng các biện pháp xử lý bổ sung như thu hồi sinh khối thực vật phù du.
Trên cơ sở phân tích như trên, có thể thấy rằng hầu hết các ao nuôi cá tra dọc theo sông Ba Lai đều nằm trong vùng sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là trồng lúa, hàm lượng chất ô nhiễm trong nước thải rất cao, thành phần chất thải đều là chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng (Nito, Photpho), lượng nước thải lớn nên giải pháp có tính khả thi nhất là xử lý trước bằng các phương pháp đơn giản như làm thoáng, hồ sinh học hiếu khí,... có thể áp dụng ở điều kiện nông thôn rồi sử dụng lượng nước thải này để tưới cho lúa. Vì vậy, chúng tôi đề xuất mô hình để xử lý nước thải như sau:
Các ao nuôi cá tra thường được đào sát bờ sông, lượng đất đào lên ( theo tính toán của các nhà chuyên môn, mỗi ao nuôi cá tra cần phải đào sâu 3m), như vậy lượng đất đào cho mỗi ha ao là 10.000m2x3m = 30.000m3 phải được đem lên đắp xung quanh ao hay để xây dựng đường nông thôn, tuyệt đối không được đổ xuống sông như đã làm từ trước đến nay. Việc đổ trực tiếp đất đào ao xuống sông là một trong những nguyên nhân chính làm cho cao trình đáy sông Ba Lai được nâng lên khoảng từ 1,5 – 2m.( Tham khảo báo cáo chuyên đề: ’’Đánh giá diễn biến môi trường các vùng nhạy cảm ở tỉnh Bến Tre’’)
Lượng nước thải từ các ao nuôi cá tra được bơm lên các mương làm thoáng, hồ sinh học hiếu khí để làm giảm bớt nồng độ các chất hữu cơ trước khi dẫn về các ruộng lúa, nơi cuối cùng có tác dụng hấp thu các chất Nitơ và Photpho đồng thời góp phần phân hủy các chất hữu cơ trong đất.
Nếu lượng nước thải từ các ao nuôi cá tra dọc theo sông Ba Lai được xử lý như mô hình đã được đề xuất ở trên thì toàn bộ lượng nước thải này sẽ không thải trực tiếp ra sông Ba Lai và như thế sẽ giảm được một lượng nguồn nước thải rất lớn đang làm ô nhiễm sông Ba Lai mà trong tương lai nếu như không được xử lý và có thể lượng nước này sẽ lớn hơn gấp nhiều lần do số lượng ao nuôi sẽ tăng lên theo như quy hoạch thì chắc chắn nguồn nước sông sẽ bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng hơn. Ngoài ra cần phải giảm thiểu mức ô nhiễm này từ nguồn như giảm lượng thức ăn dư thừa, thuốc phun và các loại hóa chất cũng chỉ cung cấp vừa đủ.
4.1.4 Các giải pháp chung để giảm thiểu ô nhiễm từ đầu
Đối với sinh hoạt: tuyên truyền người dân xóa các cầu cá thay vào đó là sử dụng các hố xí hợp vệ sinh. Ngoài ra thì giảm lượng hóa chất dư thừa sử dụng hằng ngày như các loại xà phòng, các chất tẩy rửa....
Đối với trồng trọt: áp dụng các chương trình như BMI, 4 đúng.... trong nông nghiệp, giảm lượng hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón dư thừa vào đồng ruộng.
Đối với chăn nuôi: cần lắp đặt, xây dựng các hầm bioga để có thể vừa thu được khí sinh học vừa có phân bón cho cây trồng thay cho thải trực tiếp ra các kênh rạch để bảo vệ môi trường.
Đối với nuôi trồng thủy sản: cần khuyến khích hộ nuôi giảm lượng thức ăn dư thừa, thuốc phun xuống các ao nuôi vừa tránh bớt ô nhiễm vừa tiết kiệm được chi phí cho hộ nuôi.
4.2 Xây dựng quy định xả thải nước thải
4.2.1 Cơ sở pháp lý
- Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
- Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
- Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
- Căn cứ Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Căn cứ Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành các quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường;
- Căn cứ Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường;
4.2.2 Quy định xả thải nước thải vào nguồn tiếp nhận
Quy định xả thải nước thải trên địa bàn huyện (đoạn sông Ba Lai) để áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường như sau:
Các tổ chức, cá nhân là chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm quan trắc, thống kê, kiểm toán chất thải để tính toán, xác định lưu lượng nước thải công nghiệp để áp dụng hệ số lưu lượng nguồn thải.
Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp đúng, đầy đủ, chính xác và trung thực các thông tin về lưu lượng nước thải công nghiệp cho cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường. Trong trường hợp số liệu của các tổ chức, cá nhân cung cấp chưa đủ tin cậy, cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường sẽ tính toán, xác định hoặc trưng cầu giám định theo quy định pháp luật.
Trong một số trường hợp đặc thù tùy thuộc vào quy mô, tính chất dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, điều kiện cụ thể về môi trường tiếp nhận nước thải, địa điểm thực dự án và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương, Ủy ban nhân dân huyện có những quy định riêng.
Việc xác định, tính toán lưu lượng các nguồn xả nước thải có thể được thực hiện thông qua các nội dung sau:
- Thông tin về công nghệ máy móc, thiết bị và công nghệ sản xuất;
- Tổng lượng nước sử dụng;
- Số lượng nguồn phát sinh nước thải công nghiệp;
- Các thông số của nguồn xả nước thải;
- Đo lưu lượng các nguồn xả thải;
- Kiểm toán chất thải.
4.3 Các biện pháp hỗ trợ khác
4.3.1 Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường
Vấn đề tuyên truyền nâng cao nhận thức không có gì mới, tuy nhiên công tác này phải được thực hiện thường xuyên, tránh thực hiện theo phong trào, có đúc kết đánh giá nhận xét và rút kinh nghiệm.
Do công tác BVMT mang tính xã hội hóa sâu sắc và cần nguồn lực to lớn (kinh phí và nhân lực) để thực hiện đồng bộ công tác BVMT cần có cơ chế chính sách lôi cuốn đông đảo các lực lượng (bao gồm người dân, cơ sở sản xuất kinh doanh, tổ chức xã hội, chính quyền địa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai lam luan van 26-8-2011.1.doc