Tài liệu Đề tài Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường nước mặt sông Ba Lai trên địa bàn huyện giồng Trôm tỉnh Bến Tre đến năm 2020: MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BVMT Bảo vệ môi trường
BTNMT Bộ tài nguyên môi trường
CN Công nghiệp
ĐBSCL Đồng Bằng sông Cửu Long
GDP Tổng thu nhập
KHM Ký hiệu mẫu
KT XH Kinh tế xã hội
NTTS Nuôi trồng thủy sản
TBVTV Thuốc bảo vệ thực vật
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TCXDVN Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
TPHCM Thành phố Hồ Chí minh
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
VLXD Vật liệu xây dựng
WHO Tổ chức y tế thế giới
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Cơ cấu dân số năm 1995 – 2007 13
Bảng 1.2: Dự kiến các chỉ tiêu ngành trồng trọt năm 2010 - 2020 24
Bảng 1.3: Dự kiến chỉ tiêu phát triển ngành chăn nuôi năm 2010 - 2020 26
Bảng 1.4: Dự kiến các chỉ tiêu phát triển ngành thủy sản năm 2010 - 2020 27
Bảng 1.5: Dự kiến các chỉ tiêu phát triển ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2010 - 2020 29
Bảng 2.1: Lưu lượng nước máy cung cấp cho xã 33
Bảng 2.2: Vị trí thu mẫu nước mặt. 35
Bảng 2.3: Vị trí thu mẫu nước kêng, rạch chính trên địa bàn Huyện 40
Bảng 3.1: Các ng...
101 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1451 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường nước mặt sông Ba Lai trên địa bàn huyện giồng Trôm tỉnh Bến Tre đến năm 2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BVMT Bảo vệ môi trường
BTNMT Bộ tài nguyên môi trường
CN Công nghiệp
ĐBSCL Đồng Bằng sông Cửu Long
GDP Tổng thu nhập
KHM Ký hiệu mẫu
KT XH Kinh tế xã hội
NTTS Nuôi trồng thủy sản
TBVTV Thuốc bảo vệ thực vật
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TCXDVN Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
TPHCM Thành phố Hồ Chí minh
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
VLXD Vật liệu xây dựng
WHO Tổ chức y tế thế giới
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Cơ cấu dân số năm 1995 – 2007 13
Bảng 1.2: Dự kiến các chỉ tiêu ngành trồng trọt năm 2010 - 2020 24
Bảng 1.3: Dự kiến chỉ tiêu phát triển ngành chăn nuôi năm 2010 - 2020 26
Bảng 1.4: Dự kiến các chỉ tiêu phát triển ngành thủy sản năm 2010 - 2020 27
Bảng 1.5: Dự kiến các chỉ tiêu phát triển ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2010 - 2020 29
Bảng 2.1: Lưu lượng nước máy cung cấp cho xã 33
Bảng 2.2: Vị trí thu mẫu nước mặt. 35
Bảng 2.3: Vị trí thu mẫu nước kêng, rạch chính trên địa bàn Huyện 40
Bảng 3.1: Các nguyên nhân tự nhiên ảnh hưởng đến môi trường nước. 48
Bảng 3.2: Hiện trạng xả thải nước thải sinh hoạt ở 4 xã dọc sông Ba Lai 57
Bảng 3.3 : Tính toán lượng nước thải sinh hoạt xả thải vào kênh, rạch và đất 58
Bảng 3.4: Hệ số ô nhiễm do nước thải sinh hoạt đưa vào môi trường (khi chưa xử lý). 59
Bảng 3.5 : Tải lượng ô nhiễm nước thải sinh hoạt. 59
Bảng 3.6: Hiện trạng xả thải ở các cơ sở sản xuất trên địa bàn 4 xã giáp sông Ba Lai 61
Bảng 3.7 : Nồng độ trung bình các chất ô nhiễm trong nước thải từ các cụm công nghiệp, làng nghề (chưa xử lý). 61
Bảng 3.8 : Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sản xuất thực phẩm. 61
Bảng 3.9: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải ở cụm công nghiệp làng nghề 62
Bảng 3.10: Hiện trạng xả thải nước thải ở các cơ sơ chăn nuôi. 63
Bảng 3.11: Nồng độ trung bình các chất ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi (chưa xử lý). 64
Bảng 3.12: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi. 64
Bảng 3.13: Hiện trạng sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật 65
Bảng 3.14: Tổng lượng phân và thuốc BVTV thải vào môi trường. 66
Bảng 3.15: Tính toán tải lượng ô nhiễm do phân bón và thuốc BVTV 66
Bảng 3.16: Dự báo tình hình xả thải nước thải sinh hoạt đến năm 2020. 68
Bảng 3.17 :Dự toán lượng nước thải sinh hoạt xả thải vào kênh, rạch và đất 68
Bảng 3.18: Dự báo tải lượng ô nhiễm nước thải sinh hoạt đến năm 2020. 69
Bảng 3.19: Dự báo tình hình xả thải nước thải chăn nuôi đến năm 2020 70
Bảng 3.20: Nồng độ trung bình các chất ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi (chưa xử lý). 70
Bảng 3.21: Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi năm 2020. 70
Bảng 3.22: Dự báo lượng phân và thuốc BVTV thải vào môi trường đến năm 2020. 71
Bảng 3.23: Dự báo tải lượng ô nhiễm do phân bón và thuốc BVTV. 72
Bảng 3.24: Dự báo lượng nước thải tại các cụm công nghiệp đến năm 2020. 72
Bảng 3.25: Dự báo lượng nước xả thải của cụm công nghiệp Phong Nẫm 73
Bảng 3.26: Nồng độ trung bình các chất ô nhiễm trong nước thải từ các cụm công nghiệp, làng nghề (chưa xử lý). 73
Bảng 3.27: Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải ở cụm công nghiệp. 73
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Bản đồ vị trí huyện Giồng Trôm 7
Hình 1.2: Biểu đồ diện tích đất trồng các loại cây năm 2011 19
Hình 2.1: Biểu diễn thông số pH chất lượng nước mặt 36
Hình 2.2: Biểu diễn thông số SS chất lượng nước mặt 36
Hình 2.3: Biểu diễn thông số Fe chất lượng nước mặt. 37
Hình 2.4: Biểu diễn thông số Mn trong chất lượng nước mặt. 37
Hình 2.5: Biểu diễn thông số N-NH4 chất lượng nước mặt 38
Hình 2.6: Biểu diễn thông số N-NO3 chất lượng nước mặt 38
Hình 2.7: Biểu diễn thông số BOD5 chất lượng nước mặt 39
Hình 2.8: Biểu đổ biểu diễn thông số COD trong chất lượng nước mặt. 39
Hình 2.9: Biểu diễn thông số Coliform trong chất lượng nước mặt. 40
Hình 2.10:Biểu diễn thông số pH trong chất lượng sông. 41
Hình 2.12: Biểu diễn thông số Fe trong chất lượng nước sông. 42
Hình 2.13: Biểu diễn thông số Mn trong chất lượng nước sông. 43
Hình 2.14: Biểu diễn thông số N-NH4trong chất lượng nước sông 36
Hình 2.15: Biểu diễn thông số N-NO3 trong chất lượng nước sông 44
Hình 2.16: Biểu diễn thông số BOD5 trong chất lượng nước sông. 44
Hình 2.17: Biểu diễn thông số COD trong chất lượng nước sông 36
Hình 2.18: Biểu diễn thông số Coliform trong chất lượng nước sông 36
Hình 3.1: Tình hình xả thải nước thải sinh hoạt của người dân ở xã Châu Hòa và Phong Mỹ 51
Hình 3.3: Hiện trạng mô hình cầu cá ở xã Phong Nẫm 52
Hình 3.4: Hiện trạng hoạt động của các cơ sở sản xuất dọc hai bên bờ kênh Chẹt Sậy. 53
Hình 3.5: Thực trạng xả thải từ hoạt động chăn nuôi và trồng lúa 54
Hình 3.6: Hiện trạng nuôi trồng thủy sản tại các xã dọc sông Ba Lai. 55
Hình 3.7: Hiện trạng hoạt động giao thông thủy trên địa bàn huyện ở sông Chẹt Sậy. 56
Hình 3.8: Tình hình sử dụng và xả thải nước sinh hoạt của 4 xã. 60
Hình 3.9: Tình hình xả thải ở 1 cơ sở sản xuất cơm dừa ở xã Phong Mỹ. 63
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bến Tre là một trong những tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Tây Nam, nằm ở hạ lưu Sông Cửu Long, được bồi đắp do phù sa của 4 nhánh sông là: sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên giáp với nhiều tỉnh thành như: Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh. Địa hình của Bến Tre bằng phẳng, rải rác những giồng cát xen kẽ với ruộng vườn, không có rừng cây lớn, chỉ có một số rừng chồi và những dãi rừng ngập mặn ở ven biển và các cửa sông. Nhìn từ trên cao xuống, Bến Tre có hình rẻ quạt, đầu nhọn nằm ở thượng nguồn, các nhánh sông lớn như hình nan quạt xòe rộng ở phía Đông.
Bốn con sông, gồm sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên đã giữ một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hoá của nhân dân trong tỉnh. Cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và cho nông nghiệp, những thức ăn giàu đạm như tôm, cá, cua, ốc, góp phần làm tươi đẹp cảnh quan, điều hoà khí hậu của một vùng đất cù lao sông nước. Các con sông có một vị trí quan trọng trong hệ thống giao thông thủy, không chỉ của tỉnh mà cả miền đồng bằng rộng lớn. Từ môi trường thuận lợi này, việc giao lưu văn hoá cũng phát triển mạnh mẽ với các vùng xung quanh. Trong vài năm gần đây với chính sách thu hút đầu tư phát triển, nền kinh tế của tỉnh đã có những thay đổi lớn trong cơ cấu kinh tế, thu nhập GDP của tỉnh tăng lên, tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa ở Bến Tre tăng nhanh. Trên địa bàn tỉnh có nhiều khu công nghiệp mọc lên, phần lớn là các cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tập trung ở gần các nhánh sông như: sông Hàm Luông, sông Ba Lai, sông Cổ Chiên,.. Tốc độ tăng trưởng nhanh,tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng chung nền kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các khu công nghiệp mới đang được xây dựng, hoạt động thương mại ở Bến Tre ngày càng phát triển. Tất cả các yếu tố trên dẫn tới khối lượng chất thải, nước thải đưa vào môi trường tỉnh ngày càng nhiều, vấn đề ô nhiễm môi trường liên quan đến khí thải, chất thải rắn và đặc biệt là môi trường nước mặt sông, kênh rạch và nhánh sông Ba Lai cũng chung tình trạng ô nhiễm trên.
Trước vấn đề về tài nguyên môi trường cấp bách trên, để bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên tỉnh Bến Tre, nhất là môi trường nước mặt ngày càng ô nhiễm trầm trọng cần phải thực hiện đồng thời các chương trình bảo vệ môi trường. Vì vậy đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường nước mặt sông Ba Lai trên địa bàn huyện giồng Trôm tỉnh Bến Tre đến năm 2020” là điều cần thiết và mang tính thực tiễn nhằm kiểm soát, quản lý và bảo vệ môi trường, đảm bảo nhu cầu sử dụng nước của người dân và cho cả sự phát triển đầu tư trong thời gian tới.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Trên thế giới hiện nay, tài nguyên nước được coi là nguồn tài nguyên chiến lược và việc quản lý, sử dụng bền vững lưu vực sông được ưu tiên hàng đầu, là một trong những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của con người cũng như mọi cơ thể sinh vật, nếu không có nước thì không thể tồn tại sự sống. Cùng với việc gia tăng dân số và phát triển kinh tế xã hội, gia tăng nhu cầu sử dụng nước đồng thời cũng làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước.
Nhiều dòng sông lớn trên thế giới đã bị ô nhiễm trầm trọng : sông Hằng ở Ấn Độ, sông Nile ở Châu Phi, sông Hoàng Hà ở Trung Quốc,…và những ô nhiễm này do quá phát triển kinh tế - xã hội gây ra, từ lý do trên mà các nước nỗ lực nghiên cứu giải quyết vấn đề ô nhiễm theo điều kiện thực tế của từng khu vực. Các nhà khoa học các nước đều hướng đến phát triển bền vững, quy hoạch luôn liên kết chặt chẽ với con người, môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Rất nhiều các giải pháp được nghiên cứu áp dụng trong đó giải pháp quản lý luôn gắn bó với giải pháp kỹ thuật và công nghệ thích hợp : áp dụng công nghệ xử lý nước thải tiên tiến để đạt nồng độ giới hạn cho phép trước khi xả vào nguồn tiếp nhận. Xử lý nước thải từ nguồn, ứng dụng khả năng tự làm sạch của nguồn nước v.v…
Với ý nghĩa thực tế trên, ở Việt Nam tại nhiều tỉnh thành trong cả nước đã và đang tiến hành các dự án liên quan đến điều kiện xả thải vào các nguồn tiếp nhận chính, với đặc trưng của điạ phương nhằm áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam có hiệu quả thiết thực:
Dự án ‘‘Xây dựng những quy chuẩn xả thải nước vào nguồn tiếp nhận chính của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu’’ được thực hiện bởi: Viện nước và công nghệ môi trường Thành Phố Hồ Chí Minh (Weti) năm 2005. Nội dung cơ bản là xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn trong điều kiện cụ thể của tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu trên cơ sở đó hình thành các quy định xả thải thích hợp, khi áp dụng TCVN 5945:2005 – nước thải công nghiệp.
Dự án ‘‘Điều tra, thống kê các nguồn nước thải xả ra sông/suối, đánh giá mức độ ô nhiễm, dự báo và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường trên rạch Tây Ninh và sông Vàm Cỏ Đông’’ do Viện Môi Trường và Tài Nguyên thực hiện.
Dự án ‘‘Đánh giá chất lượng nước sông Tiền, sông Hậu ở một số vùng dân cư của tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long’’ do Thịnh Thị Hương, Trần Bích Ngọc, Trần Bảo Thanh và cộng sự thực hiện năm 2006, với mục đích mô tả và đánh giá chất lượng nước của các chỉ tiêu hóa lý và vi sinh nước sông Tiền, sông Hậu ở tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long và Cần Thơ.
Đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của các sông chính trên địa bàn tỉnh Trà Vinh” do Lâm Thị Thu Oanh thực hiện năm 2008 với mục đích đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, xả thải vào các nguồn tiếp nhận chính và phân vùng chất lượng nước trên địa bàn tỉnh Trà Vinh phục vụ công tác quản lý và bảo vệ môi trường của tỉnh.
Đề tài “Điều tra đánh giá phân vùng xả thải nước thải vào nguồn tiếp nhận trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp” do Lê Thị Thủy Triều thực hiện năm 2011, với mục đích qui hoạch về việc xả thải vào các nguồn tiếp nhận trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp nhằm phục vụ công tác quản lý và bảo vệ môi trường .
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Thông qua các kết quả điều tra, khảo sát trên thực tế, đánh giá hiện trạng xả thải và tải lượng ô nhiễm nguồn nước sông Ba Lai trên địa bàn huyện Giồng Trôm. Với mục tiêu bảo vệ nguồn nước mặt “lòng - hồ - sông Ba Lai” tránh ô nhiễm từ các nguồn xả thải trên địa bàn huyện Giồng Trôm đến năm 2020.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là điều tra, đánh giá xả thải của tất cả các nguồn thải vào sông Ba Lai trên địa bàn huyện Giồng Trôm thuộc tỉnh Bến Tre.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn bởi 4 xã nằm dọc bên nhánh sông Ba Lai trên địa bàn huyện Giồng Trôm thuộc tỉnh Bến Tre gồm các xã: Phong Nẫm, Phong Mỹ, Châu Hòa, Châu Bình. Do 4 xã trên nằm dọc bên sông Ba Lai sử dụng nguồn nước mặt từ sông Ba Lai và cũng chính là nguồn tiếp nhận xả thải.
Thời gian thực hiện : 31/05 – 07/09/2011
5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Thu thập thông tin số liệu về điều kiện kinh tế - xã hội, khí tượng thủy văn các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch ngành trên địa bàn huyện Giồng Trôm.
Hiện trạng xả thải nước thải và các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặt trên địa bàn huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre.
Đánh giá tình hình xả thải nước thải ở các cơ sở sản xuất, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, khu đô thị và cụm dân cư trên địa bàn huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre.
Dự báo, đề xuất các biện pháp quản lý và bảo vệ nguồn nước mặt trên địa bàn huyện Giồng Trôm đến năm 2020.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp thu thập thông tin, tổng hợp tài liệu: thu thập các thông tin tư liệu liên quan đến nội dung của dự án: điều kiện tự nhiên, KT-XH, hiện trạng chất lượng môi trường, hoạt động bảo vệ môi trường, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, các nguồn tiếp nhận,….
Phương pháp kế thừa: kế thừa chọn lọc các kết quả nghiên cứu đã có về hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt, các nguồn thải vào môi trường nước mặt; hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh, các số liệu thủy văn dòng chảy, các loại bản đồ có liên quan,…
Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: khảo sát thực tế đánh giá hiện trạng các nguồn thải, hoạt động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, xác định các vị trí lấy mẫu,…
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu, thông tin: sử dụng để phân tích và xử lý một cách hệ thống các nguồn số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, cũng như các nguồn số liệu phục vụ cho công tác phân vùng xả thải nước thải.
Phương pháp lấy mẫu, phân tích chất lượng nước mặt và nước thải: thu mẫu nước (tại mỗi điểm các mẫu nước được thu riêng và bảo quản riêng cho các mục đích: phân tích các kim loại nặng, phân tích vi sinh, phân tích các chất ô nhiễm khác), phân tích tại hiện trường, phân tích trong phòng thí nghiệm.
Phương pháp đánh giá nhanh theo hệ số ô nhiễm (WHO): sử dụng để ước tính nhanh tải lượng, lưu lượng và đánh giá nồng độ của các chất gây ô nhiễm từ các hoạt động khác nhau, phục vụ cho việc đánh giá hiện trạng chất lượng nước.
Phương pháp so sánh quy chuẩn với môi trường Việt Nam: sử dụng QCVN 24: 2009/BTNMT và các QCVN 11, 12, 13: 2008/BTNMT để đánh giá mức độ tác động môi trường trên cơ sở so sánh với các mức giới hạn quy định trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam ban hành áp dụng (so sánh với ngưỡng chịu tải về các tính chất vật lý, hóa học và sinh học của môi trường).
Phương pháp đánh giá lưu lượng, tải lượng ô nhiễm từ nước thải: dựa theo số liệu dân cư, quy hoạch phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và hệ số phát thải nước thải của dân cư, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản để đánh giá lưu lượng và tải lượng ô nhiễm do nước thải của các nguồn thải này ở hiện tại và dự báo đến năm 2020.
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN GIỒNG TRÔM TỈNH BẾN TRE.
1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
1.1.1 Vị trí địa lý
Nhìn từ bản đồ của tỉnh Bến Tre, huyện Giồng Trôm có dạng hình thang, nằm giữa cù lao Bảo, gần như là trung tâm của tỉnh Bến Tre, có tổng diện tích tự nhiên là 311km2. Giồng Trôm cách thị xã Bến Tre 19 km theo đường tỉnh 885, cách thị trấn Ba Tri 18 km, Châu Thành 37 km, Mỏ Cày 33 km, Chợ Lách 53 km (theo các tuyến quốc lộ và đường tỉnh), cách 2 huyện ven biển Bình Đại 28 km, Hình 1.1: Bản đồ vị trí huyện Giồng Trôm
Thạnh Phú 29 km (theo các tuyến đường tỉnh và đường huyện vượt sông Ba Lai, Hàm Luông). So với các huyện khác trong tỉnh, huyện Giồng Trôm được thành lập trễ nhất và có ranh giới chung là sông Ba Lai và các mặt tiếp giáp với các huyện sau:
Phía Đông giáp huyện Ba Tri.
Phía Tây giáp thị xã Bến Tre và huyện Châu Thành.
Phía Nam giáp huyện Mỏ Cày.
Phía Bắc giáp huyện Bình Đại.
Giồng Trôm là một trong 8 đơn vị hành chánh cấp huyện thị của tỉnh, là huyện có địa bàn tiếp giáp với thị xã trung tâm kinh tế - văn hóa của tỉnh, toàn huyện có 1 thị trấn và 21 xã: Mỹ Thạnh, Phong Nẫm, Phong Mỹ, Châu Hòa, Châu Bình, Lương Quới, Lương Phú, Bình Thành, Bình Hòa, Tân Thanh, Tân Hào, Tân Lợi Thạnh, Long Mỹ, Thuận Điền, Thạnh Phú Đông, Phước Long, Sơn Phú, Hưng Long, Hưng Lễ, Hưng Nhượng, Lương Hòa.
1.1.2 Đặc điểm địa hình
Nền đất của huyện Giồng Trôm được cấu tạo bởi phù sa của hai con sông lớn sông Ba Lai và sông Hàm Luông, ngoài ra trên địa bàn huyện còn có một mạng lưới sông ngòi chằn chịt, cung cấp nguồn nước dồi dào phục vụ cho cho sinh hoạt, tưới tiêu và cả công nghiệp.
Chạy dọc theo huyện là những giồng cát, những cù lao do sự lắng đọng của phù sa hình thành nên chính vì vậy Giồng Trôm là huyện có lợi thế về địa hình có nền nông nghiệp đa dạng và đất vườn chiếm 45% diện tích đất toàn tỉnh. Nhìn chung đại hình là bằng phẳng, trong đó các giồng cát có cao trình trên 1,5 m; vùng ven sông Ba Lai có cao trình 0,7-1,5 m (vùng sát bờ sông có cao trình 1,3-1,5 m và giảm nhanh còn 0,7-0,8 m trong nội đồng); vùng ven sông Hàm Luông có cao trình 1,5 m tại Sơn Phú và giảm dần còn 0,8 m tại Hưng Lễ .
Vùng giữa 2 đê sông có cao trình tương đối phức tạp, từ sông Bến Tre đến TT Giồng Trôm, cao trình trong khoảng 1,0-1,3 mét, trong đó ven sông Bến Tre cao 1,2-1,3 m và thấp dần hướng về phía Đông; qua khỏi TT Giồng Trôm, địa hình giảm nhanh còn 0,7-0,8m với những vùng trũng cục bộ có cao trình 0,6m.
1.1.3 Đặc điểm thổ nhưỡng
Trên địa bàn huyện Giồng Trôm có 5 nhóm đất chính là nhóm đất phù sa, đất phèn, đất mặn, đất cát và đất xáo trộn với 14 loại đất.
Nhóm đất phù sa chiếm 18,3% diện tích tự nhiên, bao gồm 6 loại đất, phân bố tại khu vực Tây Bắc của huyện; độ phì từ khá đến cao, thành phần cơ giới nặng, giàu mùn đạm, kali khá, nghèo lân dễ tiêu, dung tích hấp thu và độ no baz cao, thích nghi canh tác lúa nước và kinh tế vườn trong điều kiện lên liếp.
Nhóm đất phèn chiếm 6,5% diện tích tự nhiên, bao gồm 4 loại đất, phân bố chủ yếu tại khu vực phía Đông Nam, hầu hết có tầng sinh phèn sâu trên 50 cm; đất giàu mùn đạm và kali nhưng pH và độ bazơ thấp, nghèo lân, thích nghi canh tác lúa nước, trong điều kiện lên liếp phải qua cải tạo và có biện pháp canh tác hợp lý.
Nhóm đất mặn chiếm 1,3% diện tích tự nhiên, bao gồm 2 loại đất, phân bố tại các xã Hưng Nhượng, Hưng Lễ, thành phần cơ giới nặng, kém thuần thục, giàu mùn đạm và ka li, nghèo lân dễ tiêu, bị nhiễm mặn trung bình và ít theo mùa, dung tích hấp thu và độ no baz cao, thích nghi canh tác lúa hoặc có thể ngăn mặn lên liếp.
Nhóm đất cát chiếm 0,9% diện tích tự nhiên, bao gồm 1 loại đất phân bố tại Tân Lợi Thạnh, thành phần cơ giới nhẹ, nghèo mùn và dinh dưỡng, dung tích hấp thu thấp, thoát nước tốt, phổ thích nghi rộng đối với cây trồng cạn hàng năm và cây lâu năm.
Nhóm xáo trộn chiếm 59,4% diện tích tự nhiên, bao gồm 1 loại đất, phân bố trên khắp địa bàn huyện; độ phì từ trung bình đến cao tùy vào loại đất trước khi lên liếp, thích nghi kinh tế vườn.
1.1.4 Đặc điểm khí hậu
Bến Tre nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng lại nằm ngoài ảnh hưởng của gió mùa cực đới, nên có nhiệt độ cao và ít có sự biến đổi trong năm, nhiệt độ trung bình hằng năm từ 260C – 270C. Khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Tháng nóng nhất là vào tháng 5 nhiệt độ 29,10C, tháng mát nhất là vào tháng 12 nhiệt độ khoảng 25,20C.
Khí hậu Bến Tre cũng cho thấy thích hợp với nhiều loại cây trồng. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm thuận lợi cho sự quang hợp và phát triển của cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, ngoài thuận lợi trên, Bến Tre cũng gặp những khó khăn do thời tiết nóng ẩm nên thường có nạn sâu bệnh, dịch bệnh, và nấm mốc phát sinh, phát triển quanh năm.
Là một huyện nằm trong tỉnh nên huyện Giồng Trôm mang đầy đủ tính chất khí hậu trên. Trở ngại lớn nhất của huyện là nông nghiệp vào mùa khô, lượng nước từ thượng nguồn đổ về giảm nhiều và gió chướng mạnh đưa nước biển sâu vào nội địa, làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
1.1.4.1 Ảnh hưởng nhiệt độ
Nhiệt độ của Huyện cũng tương đối cao và ổn định, nhiệt độ bình quân năm là 26o7-27o1, đủ cho sự phát triển cây trồng và vật nuôi. Tháng nóng nhất là tháng 4-5 nhiệt độ trung bình vào khoảng 29oC. Tháng ít nóng nhất là 12, trung bình khoảng 25oC. Chênh lệch nhiệt độ tối đa giữa các tháng vào khoảng 3o3-3o5.
1.1.4.2 Ảnh hưởng độ ẩm
Giồng Trôm có một hệ thống kênh rạch, sông ngòi chằng chịt, do đó có độ ẩm trong không khí tương đối cao và sự chênh lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm nhất vào khoảng 15%. Trong tháng mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4, độ ẩm trung bình từ 83 - 90%. Độ ẩm nhỏ nhất thường xảy ra vào tháng 12 và tháng 1 (từ 40 – 50%).
1.1.4.3 Ảnh hưởng mưa
Nhánh sông Ba Lai chảy dài dọc theo tỉnh Bến Tre, nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, hằng năm có một mùa mưa từ tháng 5 đến 11 và một mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Mùa mưa trùng với mùa gió mùa tây nam. Lượng mưa hằng năm trung bình các nơi trong toàn tỉnh từ 1.250 mm đến 1.500 mm. Sự phân bố mưa trong tỉnh theo không gian không lớn
1.1.4.4 Ảnh hưởng gió
Hướng gió chủ đạo trong mùa mưa là Tây và Tây Nam, vận tốc 2,2 m/s, trong mùa khô là Đông, đông Bắc và Đông Nam, vận tốc 2,4 m/s, tốc độ trung bình cấp 3 – 4.
Gió chướng là loại gió có hướng Đông Bắc đến Đông Nam, có ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, gây trở ngại cho trồng trọt nhất là các huyện ven biển. Gió này chủ yếu là gió mùa Đông Bắc, có lúc cường độ gia tăng mạnh.
1.1.5. Đặc điểm thủy văn nguồn nước
1.1.5.1. Dòng chảy
Sông Ba Lai là một con sông lớn tại tỉnh Bến Tre, là ranh giới tự nhiên giữa cù lao An Hóa và cù lao Bảo. Vốn là một phân lưu trực tiếp của sông Tiền tại xã Phú Túc, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre; nhưng vào khoảng đầu thế kỷ 20 dòng chảy từ sông Tiền đến địa phận xã An Hóa (huyện Châu Thành, Bến Tre) bị phù sa bồi đắp nên ngày càng nông và hẹp. Ngày nay, nguồn nước của sông Ba Lai chủ yếu từ sông Mỹ Tho sang qua kênh An Hóa. Bắt đầu từ vị trí ngã tư kênh An Hóa tại xã An Hóa, sông chảy về hướng Đông Nam đổ ra biển Đông tại cửa Ba Lai, nằm giữa hai huyện Bình Đại và Ba Tri. Tuy nhiên, do dòng chảy của sông Ba Lai yếu nên không đẩy được phù sa dạt từ cửa Đại vào cửa Ba Lai. Từ đó cửa Ba Lai cũng bị phù sa bồi đắp và dòng chảy sông Ba Lai bị nghẽn ở đầu ra cửa biển. Do đó sông Ba Lai đang dần dần trở thành dòng sông “chết”.
Sông có chiều dài khoảng 55km, xuyên qua huyện Châu Thành, và làm ranh giới tự nhiên giữa huyện Bình Đại, Giồng Trôm và Ba Tri.
Hiện nay cửa sông Ba Lai bị lấp dòng bởi đập Ba Lai, và thay vào đó là cống Ba Lai. Cống đập Ba Lai có mục tiêu ngăn mặn, tạo nguồn nước ngọt, thau chua rửa phèn, cải tạo đất tự nhiên phía thượng nguồn, trong đó đất canh tác nông nghiệp, cung cấp nước sinh hoạt cho các huyện Bình Đại, Ba Tri, Giồng Trôm, Châu Thành và thị xã Bến Tre.
1.1.5.2. Chế độ thủy văn
Hiện nay, ở đồng bằng Sông Cửu Long mực nước ngầm đang suy giảm về chất lượng do việc khai thác và sử dụng nước dưới đất chưa hợp lý. Bên cạnh đó, tình trạng sạt lở bờ sông, thay đổi dòng chảy, ô nhiễm môi trường,… do hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông diễn ra trong những năm gần đây.
Địa bàn huyện Giồng Trôm nằm giữa sông Hàm Luông (đoạn chảy qua huyện dài 24 km, lưu lượng 3.360 m3/s vào mùa lũ và 829 m3/s vào mùa kiệt), sông Ba Lai (18 km) và sông Bến Tre (5,8 km); ngoài ra, dòng chảy quan trọng trong khu vực nội địa của huyện là sông Giồng Trôm (16 km). Tổng chiều dài sông rạch trên địa bàn là 640 km với mật độ khá dày (2,1 km/km2), trong đó có 64 km sông rạch chính.
Điều kiện thủy văn các sông rạch trên địa bàn hoàn toàn chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều không đều biển Đông; chân triều trên sông Hàm Luông dao động từ 80 - 120 cm và tháng 4 và từ 120 -160 cm vào tháng 10; đỉnh triều 120 -160 cm; biên độ triều thường xuyên trong khoảng 200 -250 cm, thuận lợi cho tưới tiêu; thời gian truyền triều từ Hưng Lễ đến Sơn Phú trong khoảng 1 giờ.
1.1.6. Đặc điểm tài nguyên sinh vật
Về tài nguyên sinh vật, đáng chú ý nhất là tài nguyên thủy sinh vùng nước ngọt và ngọt pha lợ trên các thủy vực sông Hàm Luông, sông Ba Lai, sông Giồng Trôm tương đối đa dạng; đồng thời, diện tích bần lá ven các sông rạch cũng còn khá nhiều.
Tóm lại, về điều kiện tài nguyên tự nhiên, địa bàn huyện Giồng Trôm có những lợi thế sau:
Giồng Trôm là huyện nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Bến Tre và nằm sát TX Bến Tre, thuận lợi cho phát triển thương mại - dịch vụ sau khi các kết cấu hạ tầng quan trọng trên địa bàn tỉnh Bến Tre hoàn thành.
Giồng Trôm nằm trong vùng trung gian nước ngọt - mặn, tài nguyên nông nghiệp đa dạng, thích nghi với nhiều hệ thống canh tác, trong đó ưu thế là kinh tế vườn trên nền vườn dừa kết hợp với chăn nuôi và còn nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai (nâng cao chất lượng và hiệu quả khai thác tổng hợp kinh tế vườn, phát triển chăn nuôi theo hướng nuôi tập trung quy mô lớn, phát triển thủy sản mương vườn…).
Phần lớn địa bàn có địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho việc bố trí các công trình thủy lợi ngọt hóa cải tạo đất, xây dựng các hệ thống canh tác nông nghiệp tập trung theo hướng thâm canh và đa dạng hóa cây trồng vật nuôi.
1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI
1.2.1 Dân số - dân cư
Dân số huyện Giồng Trôm tăng chậm, từ 180.546 người năm 1995 tăng lên.
Năm 2000 - 183.000 người, tăng bình quân 0,27%/năm.
Năm 2005 - 189.941 người, tăng bình quân 0,75%/năm trong 5 năm gần đây.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm dần từ 1,73% năm 1995 còn 1,21% năm 2000 và 0,90% năm 2005. Dân số giảm cơ học rất lớn trong những năm 1996 -2001, nhưng trong những năm gần đây giảm ít đi, chủ yếu là đi làm công nơi khác nhưng không cắt hộ khẩu tại địa phương. Đến năm 2007, dân số trên địa bàn huyện là 186.692 người, giảm 0,86%/năm do số dân cư chuyển đến cư trú tại địa bàn khác.
Dân số đô thị: nhìn chung tăng chậm, vào khoảng 0,39%/năm trong giai đoạn 1996-2000, riêng trong 5 năm gần đây tốc độ tăng khá hơn (0,57%/năm). Dân số đô thị năm 2005 chỉ bằng 1,05 lần năm 1995.
Dân số nông thôn: tăng chậm bình quân 0,26%/năm trong giai đoạn 1996-2000 và 0,76%/năm trong 5 năm gần đây. Dân số nông thôn năm 2005 bằng 1,05 lần năm 1995.
Cơ cấu dân số đô thị - nông thôn năm 1995 là 5,7% - 94,3%, đến năm 2000 là 5,8% - 94,2%, năm 2007 là 5,9% - 94,1% cho thấy tỷ lệ đô thị hóa rất thấp và hầu như không thay đổi.
Bảng 1.1: Cơ cấu dân số năm 1995 - 2007
Dân số
1995
2000
2005
2007
Dân số nông nghiệp
80,37%
76,01%
71,10%
67,26%
Dân số phi nông nghiệp
19,63%
23,99%
28,90%
32,74%
Dân số nông thôn
94,27%
94,24%
94,29%
94,12%
Dân số đô thị
5,73%
5,76%
5,71%
5,88%
(Nguồn : Tình hình kinh tế xã hội Bến Tre 2011)
Mật độ dân số trung bình tăng từ 579 người/km2 năm 2000 lên 598 người/km2 năm 2007. Từ 1995 - 2007, dân số Huyện chỉ tăng có 6.146 người, bình quân tăng 512 người/năm, cho thấy huyện không có sức hút dân số.
Do không có sức hút về dân số ở khu vực thành thị, dân số trên địa bàn huyện được phân bố đều ở 21 xã. Với cơ cấu trên dân số của 4 xã dọc sông Ba Lai chiếm tỷ lệ lớn là dân số nông thôn, Phong Nẫm có tổng số dân là 5..968 người, Phong Mỹ có tổng số dân là 5.738người, Châu Hòa có tổng số dân là 9.325người và Châu Bình là 9.241người.
1.2.2 Giáo dục, văn hóa và y tế
Giáo dục
Mạng lưới trường lớp được sắp xếp, điều chỉnh và phát triển rộng khắp, đã xóa lớp học 3 ca, xóa hầu hết phòng tạm mượn, xây được một số trường đạt chuẩn quốc gia, cải thiện một bước đáng kể hệ thống cơ sở giáo dục. Tuy nhiên các công trình xây dựng trường đạt chuẩn đang bị đình trệ do thiếu kinh phí. Huyện đã có 10 trường đạt chuẩn quốc gia.
Đội ngũ cán bộ quản lý được tập trung đào tạo và nâng chuẩn. Giáo viên ở các cấp học cơ bản đã được chuẩn hóa, khiến chất lượng giáo dục và kết quả học tập được nâng lên rõ rệt, học sinh giỏi ngày càng tăng, học sinh bỏ học tuy còn cao ở bậc Trung học cơ sở nhưng nhìn chung thì giảm dần. Tuy nhiên đến nay huyện vẫn còn ở trong tình trạng chung của Tỉnh là thừa giáo viên Tiểu học, thiếu giáo viên các môn giáo dục công dân, tin học, nhạc, hội họa, thể dục bậc Trung học, nhất là ở cấp THPT, tỉ lệ giáo viên đã được chuẩn hóa trên 99%.
Về đào tạo huyện có 01 Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, hằng năm khoảng 700 học sinh, 01 Trung tâm Dạy nghề, một số cơ sở dạy nghề tư nhân và các cơ sở truyền thống đã truyền nghề cho lao động đến tham gia làm việc, hàng năm khoảng trên 3.000 lao động.
Về văn hóa:
Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở xã - thị trấn và gia đình văn hóa được phát triển sâu rộng, có tác dụng giáo dục, hình thành nếp sống văn hóa cá nhân, cộng đồng, đẩy lùi dần các tập tục lạc hậu. Phát huy qui chế dân chủ ở cơ sở, tạo sự đoàn kết thống nhất cao để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Trong những năm qua, ngành văn hóa thông tin của huyện Giồng Trôm đã đạt được một số thành quả, chất lượng công tác được nâng lên nhưng chưa đạt yêu cầu do thiếu trang thiết bị và thiếu nhân sự. Huyện hiện có 01 Trung tâm VHTT - TDTT quy mô nhỏ và đang xuống cấp, 01 Nhà văn hóa thiếu nhi mới được xây dựng, 20/22 Hội trường văn hóa xã xây dựng kiên cố và trang bị đủ, và 15/22 Bưu điện văn hóa xã. Đến nay Huyện có 34.943 gia đình văn hóa (đạt 75,47%), 64 ấp - khu phố văn hóa và 1 xã văn hóa.
Toàn huyện hiện có 1 thư viện, cơ sở nhỏ hẹp, chưa đủ tiêu chuẩn, số bản sách khá lớn (4.000 đầu sách) nhưng chưa phong phú về thể loại. Hầu hết các trường đều có thư viện riêng, chủ yếu là sách giáo khoa phục vụ cho giáo viên học sinh.
Về y tế:
Hệ thống cơ sở y tế công của huyện Giồng Trôm được hình thành rộng khắp ở 2 tuyến, gồm có: 1 bệnh viện đa khoa và 1 Trung tâm y tế dự phòng tại Thị trấn, 2 phòng khám khu vực tại Tân Hào và Phước Long, 23 trạm y tế xã. Ngoài ra trên địa bàn Huyện còn có 30 phòng mạch Tây y, 13 phòng răng, 53 nhà thuốc tây và 22 cơ sở y học dân tộc. Nhìn chung, mạng lưới y tế tuy đã phủ kín toàn Huyện nhưng các cơ sở y tế đều chật hẹp, xuống cấp, không đạt chuẩn, thiếu phòng. Số giường bệnh/1 vạn dân là 10,3; số bác sĩ/1 vạn dân là 2,21, trong đó còn 2 xã chưa có bác sĩ.
Triển khai thực hiện các chương trình y tế quốc gia tại địa phương đều đạt chỉ tiêu. Công tác khám chữa bệnh không ngừng được nâng cao, chú trọng hơn trong việc khám chữa bệnh miễn phí đối với người nghèo và đối tượng chính sách. Huyện đã chỉ đạo kịp thời, chặt chẽ trong việc phòng chống dịch cúm H5N1, H1N1, dịch sốt xuất huyết và tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tra gây ra; khống chế được các dịch bệnh nguy hiểm. Do điều kiện môi trường (thoát nước và thải rác) và nguồn nước, Huyện vẫn còn nhiều dịch bệnh như sốt rét, thương hàn, lỵ amib, trực trùng ... nhưng nhờ thực hiện tốt các chương trình y tế cộng đồng, các chương trình quốc gia về phòng chống, nên tình hình dịch bệnh trên địa bàn trong 5 năm qua giảm đáng kể, đạt và vượt chỉ tiêu của ngành đề ra. Riêng sốt xuất huyết vẫn còn tình trạng ổ dịch kéo dài nhiều tháng.
Công tác truyền thông giáo dục về dân số ở Phong Nẫm, Phong Mỹ, Châu Bình, Châu Hòa được thực hiện thường xuyên, đi vào chiều sâu với nhiều hình thức sinh động mang tính chiến lược, nhiều mô hình truyền thông tư vấn lồng ghép dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đạt kết quả cao. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng có chiều hướng giảm, năm 2005 còn 19,5%. Bảo hiểm y tế đã được triển khai tại 21/22 trạm y tế xã, ngoại trừ tại Thị trấn. Việc khám chữa bệnh bảo hiểm y tế luôn bị vượt trấn, gặp khó khăn do quyết toán không đủ chi phí.
1.2.3 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Giồng Trôm là một huyện thuộc tỉnh Bến Tre gần trung tâm thị xã của tỉnh, có nhiều thuận lợi về kinh tế, giao thông thủy, lẫn đường bộ. Vì vậy trong 05 năm qua, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện không ngừng phát triển, đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của Huyện, tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người lao động. Gía trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp năm 2010 đạt 498,51 tỷ đồng, tăng 1,7 lần so năm 2006; mức tăng bình quân là 6,8%/năm. Cơ sở sản xuất và lao động trong các ngành nghề không ngừng tăng lên. Toàn Huyện hiện có 4.289 cơ sở, với 10.560 lao động, tăng 350 cơ sở và 3.025 lao động so năm 2006. Một số ngành nghề sản phẩm tăng như: xay xát gao, thủy sản các loại, cưa xẻ gỗ, cung cấp điện, giầy da, cơ khí, xây dựng, nước đá, … đều có bước phát triển đáng kể.
1.2.3.1 Công nghiệp
Phát triển mạnh tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề, mạng lưới công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản và các dịch vụ. Các làng nghề, tiểu thủ công nghiệp cũng ngày càng phát triển hơn, tạo nhiều việc làm công nhân, tăng thu nhập và đẩy nhanh cơ cấu kinh tế của cả Huyện.
Huyện Giồng Trôm có sản lượng lúa, mía, dừa, … khá lớn trong tỉnh Bến Tre, nhưng chủ yếu là cung cấp nguyên liệu cho các địa phương lân cận, phần phục vụ cho công nghiệp chế biến nông sản tại địa phương còn rất ít; do trong thời gian qua, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư cải tạo đáng kể nên chưa thu hút được đầu tư từ nơi khác đến, chưa có định hướng phát triển ngành nghề, đầu tư mới về công nghiệp rất ít. Đến nay, chính thức Huyện hiện chưa có cụm công nghiệp, hiện có một số cơ sở công nghiệp dọc trục lộ, kênh rạch và theo các khu dân cư tập trung về xay xát gạo, sản xuất bánh kẹo, nước đá, cưa xẻ gỗ, đồ mỹ nghệ… phục vụ tiêu thụ tại địa phương là chính, có quy mô nhỏ lẻ và tầm hoạt động hạn chế. Sản phẩm danh tiếng của Giồng Trôm là "bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc" nhưng cũng chưa phát triển được công suất do công tác thị trường yếu. Vài năm gần đây, trên địa bàn huyện Giồng Trôm đã phát triển thêm một số ngành nghề mới như sản xuất chỉ xơ dừa, thảm xơ dừa, than gáo dừa, se chỉ xơ dừa, than thiêu kết (ở Phong Nẫm)…, nhưng còn dưới dạng gia công và chưa ổn định.
Năm 2005, toàn Huyện có 1.480 cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (trong đó có 1 quốc doanh), sử dụng 9.193 lao động, tăng bình quân 4,9%/năm về cơ sở, 2,2% về lao động trong giai đoạn 2001-2005.
Các ngành công nghiệp chủ lực hiện nay là
Thực phẩm và đồ uống chiếm 72,3%,
Chế biến các mặt hàng từ dừa chiếm 20,8%,
Dệt may da chiếm 4,9%,
Chế biến gỗ chiếm 1,5%,
Kim loại và sản phẩm từ kim loại chiếm 0,5%,
Các ngành khác không đáng kể.
Đa số các cơ sở phát triển một cách tự lập, chưa có sự hỗ trợ của chính quyền về mặt công nghệ, và tự cạnh tranh trên thương trường. Hầu hết cơ sở ở dạng quy mô nhỏ, với máy móc thiết bị thô sơ, lạc hậu và công nghệ lỗi thời. Hầu hết sản phẩm đều có chất lượng chưa cao, sản lượng ít, bao bì và mẫu mã chưa đẹp cho nên chủ yếu chỉ phục vụ cho tiêu dùng tại địa phương, chỉ có một ít sản phẩm có thị trường bên ngoài nhưng thị phần không lớn. Các doanh nghiệp chưa nắm bắt kịp thời các thông tin về khoa học kỹ thuật và thị trường.
Chương trình khuyến công còn yếu; thông tin kém; chưa xác định được sản phẩm chủ lực; chưa có vốn ưu đãi cho đổi mới thiết bị và công nghệ; tín dụng cho công nghiệp rất ít. Kết cấu hạ tầng cơ sở còn yếu kém, nhất là hệ thống giao thông đường bộ chưa được hoàn chỉnh, quan trọng nhất là thiếu nguồn nước sạch và nguồn điện phục vụ cho công nghiệp chế biến và sản xuất. Do đó, mặc dù có chủ trương vận động, khuyến khích các nhà đầu tư vào việc phát triển công nghiệp, nhưng đến nay, trên địa bàn huyện vẫn chưa xây dựng được cụm công nghiệp.
1.2.3.2 Nông nghiệp
Phát triển nông nghiệp sinh thái đa dạng trên nền cây lúa, cây rau, quả, chăn nuôi, thuỷ sản và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm.
Phát triển ngành nghề nông thôn đã giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho lao động, người dân nông thôn; góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thực hiện chủ trương trên, ngành nghề nông thôn Bến Tre đã có bước phát triển và đóng góp tích cực cho kinh tế, xã hội nông thôn.
Ngành trồng trọt đạt tốc độ tăng trưởng trung bình thấp, khoảng 4,6%/năm giai đoạn 1996-2000 và 2,3%/năm giai đoạn 2001-2005. Tổng diện tích canh tác năm 2005 là 24.748 ha, tổng diện tích gieo trồng ước vào khoảng 31.520 ha, hệ số sử dụng chỉ vào khoảng 1,28 do tỷ trọng cây lâu năm khá cao trong cơ cấu sử dụng đất. Riêng trong 2 năm 2006-2007, dưới tác động của bão quét qua địa bàn có ảnh hưởng đến kinh tế vườn, tốc độ tăng trưởng có khuynh hướng tăng chậm (2,0%/năm). Cây lúa chủ yếu phát triển trên địa bàn phía Bắc (Phong Mỹ).
Phát triển khá, giá trị sản xuất tăng từ 453 tỷ đồng năm 2006 lên 551 tỷ đồng năm 2010, đạt tốc độ trung bình 5,0%. Phần lớn các loại cây trồng đều có xu hướng giảm diện tích. Nhưng do cơ cấu trồng các giống mới năng suất cao nên sản lượng được giữ vững và chất lượng sản phẩm tạo ra đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Hình 1.2: Biểu đồ diện tích đất trồng các loại cây năm 2011
(Nguồn: Hiện trạng môi trường 5 năm tỉnh Bến Tre 2005 - 2011)
Ngành chăn nuôi phát triển với tốc độ chậm trong suốt thời kỳ 1996-2005 (2,6%/năm), tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng trong 5 năm gần đây có khuynh hướng tăng nhanh (8,1%/năm), đặc biệt đối với chăn nuôi bò và heo. Về cơ cấu, ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng quan trọng trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp (23,8%) với các sản phẩm chính theo thứ tự là heo, đại gia súc và gia cầm. Riêng trong 2 năm 2006-2007, tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi khoảng 5,8%/năm.
1.2.3.3 Các làng nghề, tiểu thủ công nghiệp
Nhiều sản phẩm truyền thống của các làng nghề Bến Tre đang được khôi phục và nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm như: kẹo dừa, đan giỏ cọng dừa Hưng Phong, bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc, hàng thủ công mỹ nghệ, chỉ xơ dừa…
Các làng nghề còn tạo môi trường cho các thành phần kinh tế phát triển, đã xuất hiện nhiều loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn. Sự phát triển các làng nghề trong thời gian qua đã đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở sản xuất ở làng nghề- tiểu thủ công nghiệp sử dụng dưới 3 lao động, trang thiết bị lạc hậu, sản xuất tiểu thủ công là chính, số cơ sở năm 2007 là 1.100. Đa số lao động chưa qua trường lớp chính quy thiếu trình độ chuyên môn kỹ thuật và quản lý, chủ yếu là truyền nghề cho nhau. Làng nghề sản xuất bánh kẹo với sản phẩm truyền thống là bánh tráng bánh phồng tập trung tại Mỹ Thạnh và Sơn Đốc. Mặc dù đã thành lập Hợp tác xã nhưng hoạt động chưa đạt hiệu quả mong muốn; đa số các cơ sở vẫn dựa vào kinh nghiệm để sản xuất, không cải tiến, chưa quan tâm nhiều đến vấn đề vệ sinh thực phẩm, nhất là ở các khâu sấy và đóng gói bảo quản còn kém, chưa xây dựng thương hiệu. Sản lượng tăng nhanh qua các năm, từ 18 tấn năm 1995, 2000, tăng lên 25 tấn năm 2005 và khoảng 535 tấn năm 2007.
1.2.3.4 Xây dựng, giao thông và giao thông thủy
Về xây dựng:
Trên địa bàn Giồng Trôm hiện có Công ty TNHH Vĩnh Hưng và các DNTN Thái Nguyên, Thành Phát, Dũng Nhạn, Năm Nu, Thái Uyên thường phối hợp hoạt động với Công ty của Tỉnh như Công ty xây dựng 225, Công ty khai thác công trình thủy nông thực hiện các công trình xây dựng trên địa bàn, với tổng số lao động sử dụng là 1.332 người, chiếm tỷ lệ 1,2% lao động tham gia các ngành kinh tế. Do trình độ lao động có chuyên môn khá, chất lượng thi công công trình xây dựng ngày càng được nâng cao.
Đối tượng của ngành chủ yếu là xây dựng mới cũng như chỉnh trang nhà ở, các cơ quan công quyền, các công trình công nghiệp thương mại dịch vụ và các công trình phúc lợi công cộng. Các công trình xây dựng của huyện Giồng Trôm hầu hết tập trung tại trung tâm thị trấn và các trung tâm xã. Về nhà ở, khuynh hướng xây dựng hiện nay là phát triển theo hướng nhà kiên cố có chất lượng sử dụng lâu dài với nhiều kiểu dáng, màu sắc khác nhau. Nhà ở đô thị phần lớn là nhà kiên cố độc lập, bán kiên cố. Ngoại trừ khu phố thị, đa số xây dựng tự phát, không theo một kiểu kiến trúc nhất định, thường dùng để ở và giao dịch buôn bán. Nhà ở nông thôn thường có kiến trúc 3 hoặc 2 gian. Nhà tạm hiện giảm dần.
Về giao thông bộ:
Nếu tính cả đường nông thôn xã ấp, toàn huyện có khoảng 949 km đường, mật độ 3,0 km/km2, thuộc vào loại cao. Tuy nhiên, phần lớn mặt đường đều hẹp (bình quân rộng 3,3 m, trong đó hầu hết đường nông thôn có chiều rộng dưới 2,5m), chỉ có giá trị giao thông và không hữu dụng lắm về phương diện vận tải.
Về chất lượng giao thông, chỉ có 25% chiều dài các tuyến đường chính đường được trải nhựa hoặc bê tông, còn lại được trải sỏi đỏ. Hệ thống đường nội thị tại thị trấn Giồng Trôm về cơ bản vẫn chưa định tuyến hoàn toàn, chủ yếu là sử dụng các tuyến đường tỉnh, đường huyện đi qua thị trấn.
Về giao thông thủy:
Địa bàn huyện Giồng Trôm giáp với 3 sông lớn (sông Ba Lai, sông Hàm Luông, sông Bến Tre) và có 1 sông nội địa lớn (sông Giồng Trôm). Tuy nhiên do phần lớn địa bàn đang khép kín vùng ngăn mặn, mạng lưới giao thông thủy nội huyện chủ yếu chỉ phát triển tại địa bàn giữa ĐT.885 và ĐT.887.
Nhìn chung, giao thông thủy huyện Giồng Trôm tương đối phát triển, đặc biệt là khu vực phía Nam tập trung ở các xã Phong Nẫm, Phong Mỹ, Châu Hòa, Châu Bình. Tuy nhiên, mạng lưới đường thủy còn các hạn chế như: các tuyến giao thông thủy chỉ được sử dụng khai thác dưới dạng tự nhiên và chưa được quy hoạch, khai thông luồng lạch; việc quản lý luồng lạch, bến bãi phần lớn còn mang tính tự phát.
1.2.3.5 Tình hình cấp thoát nước
Cấp nước
Nguồn nước sinh hoạt cung ứng trên địa bàn Huyện chủ yếu từ nhà máy nước Sơn Đông dẫn về đến các xã phía Bắc và các sông rạch được ngọt hóa, nhất là kênh Cây Da. Huyện hiện có 14 trạm cấp nước cho 12.240 hộ (17.749 người thị trấn và thị tứ, 8.885 người trung tâm xã) và khoảng 37 giếng UNICEF còn sử dụng được. Ngoài ra nhân dân còn sử dụng nước mưa và giếng tầng nông.
Nhìn chung, hiện trạng cấp nước vẫn còn một số khó khăn hạn chế sau:
Tình trạng nhiễm mặn ở các xã phía Nam hằng năm kéo dài từ 3 đến 6 tháng khiến nạn thiếu nước ngọt trở nên trầm trọng.
Tình trạng nước mặt thường xuyên bị ô nhiễm khá cao.
Hộ sử dụng nước sạch toàn Huyện khoảng 74,2%, trong đó nước máy chiếm khoảng 13%, nước giếng sạch 1%, nước mưa 10%.
Thoát nước
Tại thị trấn Giồng Trôm, tuy đã hình thành hình thái đô thị nhưng hiện vẫn chưa có hệ thống thoát nước hoàn chỉnh; dân cư tại chỗ chủ yếu xây dựng các cống hở hoặc mương nước nhỏ để thoát nước mưa lẩn nước thải và thải trực tiếp ra sông rạch, ao hồ chung quanh, quy cách hệ thống thoát nước không đồng nhất do quá trình xây dựng tự phát.
Tại các cụm điểm dân cư quan trọng đã bắt đầu phát triển hình thái đô thị (Mỹ Thạnh, Phước Long, Thạnh Phú Đông, Lương Quới, Tân Hào), hệ thống thoát nước chủ yếu là các mương nước nhỏ thải ra các mương vườn, kênh thủy lợi, rạch tự nhiên, chủ yếu xây dựng để thoát nước khu vực chợ và khu dân cư quanh chợ. Phần lớn nước mưa trên khu vực dân cư đều chảy tràn.
Nhìn chung, hệ thống thoát nước tại thị trấn và các cụm điểm dân cư lớn hiện trạng rất kém. Trong điều kiện phát triển nhà ở tự phát, một số kênh rạch bị chặn đường tiêu nước gây ngập úng cục bộ trong giai đoạn mưa lớn kết hợp với triều cường và bắt đầu phát sinh các vấn đề về môi trường nước mặt, chủ yếu tại thị trấn Giồng Trôm và các điểm dân cư tập trung. Tại khu vực trung tâm xã thường chỉ xây dựng hệ thống mương nhỏ để thoát nước thải chợ; một số chợ trung tâm xã vẫn chưa hoàn thiện hệ thống thoát nước thải.
Về môi trường nước
Các kết quả phân tích trên sông Ba Lai cho thấy một số nơi trong khu vực bị ô nhiễm vi sinh cao do chất thải chăn nuôi, cầu tiêu ao cá trên sông rạch, chất thải sinh hoạt; tuy nhiên đối với mục đích nuôi trồng thủy sản thì hầu hết các chỉ tiêu nằm trong tiêu chuẩn. Ngoài ra, nguồn nước ngầm đang bị ô nhiễm vi sinh cao gấp 800 lần mức cho phép.
1.2.4 Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và định hướng đến năm 2020
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, giảm dần tỉ trọng nông lâm ngư trong cơ cấu kinh tế còn khoảng 30% vào năm 2020. Lấy kinh tế công nghiệp làm mũi nhọn là bước đột phá về phát triển kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển đàn gia súc; đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi vừa đáp ứng nhu cầu tại chỗ, vừa tạo nguồn hàng cho xuất khẩu.
Định hướng đầu tư cho khu vực nông thôn là hoàn chỉnh điện khí hóa; hoàn chỉnh mạng lưới đường bộ và mạng giao thông thủy, kết hợp với đê kênh thủy lợi, phát triển các đường huyện và giao thông nông thôn, xây dựng cầu kiên cố, đạt giá trị vận tải hàng hóa; phát triển hệ thống cấp nước sạch, công nghệ thông tin, phát triển bưu chính viễn thông; nâng cao thu nhập trên mỗi đơn vị diện tích; tăng cường đào tạo tay nghề cho lao động để chuyển sang khu vực công nghiệp và dịch vụ; phát triển mạnh tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề, mạng lưới bảo quản - sơ chế cho công nghiệp.
1.2.4.1 Quy hoạch sản xuất nông nghiệp và kinh tế vùng nông thôn
Đặt trọng tâm phát triển tổng hợp kinh tế vườn, chủ lực là vườn dừa, kết hợp vườn cây ăn trái chuyên canh và vườn cây ăn trái trên nền dừa. Theo cả chiều sâu hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, chú trọng hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm, tăng cường hàm lượng khoa học - công nghệ trong sản xuất, chủ động đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ.., lẫn chiều rộng đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, tích cực phát triển trồng xen trên nền dừa, kết hợp khai thác nuôi trồng thủy sản mương vườn, chăn nuôi, kết hợp du lịch sinh thái trên các cồn.
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp bình quân 7,8%/năm. Triển khai quy hoạch, tổ chức sản xuất trên cơ sở xây dựng và tập trung phát triển 3 vùng kinh tế của tỉnh; bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng sinh thái, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Vùng nước ngọt, tập trung trồng cây ăn trái, sản xuất cây giống, hoa kiểng. Vùng nước lợ, tập trung trồng dừa, mía, cây có múi, ca cao và cây lúa.
Đẩy mạnh phát triển kinh tế vườn, tập trung đầu tư thâm canh cây ăn trái, cây dừa và ổn định diện tích lúa. Tiếp tục thâm canh vùng lúa cao sản, chất lượng cao để xuất khẩu, duy trì vùng chuyên canh mía. Chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Tăng cường hệ thống khuyến nông, nâng cao trình độ sản xuất của nông dân. Sử dụng giống mới có năng suất, chất lượng cao, xây dựng các vùng sản xuất nông sản tập trung kết hợp với trồng xen, nuôi xen hợp lý; phát triển mạnh mô hình kinh tế trang trại, hình thành những vườn cây chất lượng cao gắn với công nghệ sau thu hoạch và chế biến xuất khẩu.
Với 2 xã Phong Nẫm và Châu Bình đang phát triển kế hoạch xây dựng xã nông thôn mới, tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp, nâng cao năng lực và trình độ sản xuấ của nông dân. Nhằm nâng cao chất lượng nông nghiệp nông thôn và trong tương lai Phong Mỹ và Châu Hòa cũng phát triển thành xã nông thôn mới.
Bảng 1.2: Dự kiến các chỉ tiêu ngành trồng trọt năm 2010 - 2020
Diện tích/sản lượng
2005
2010
2015
2020
I. Diện tích (ha)
1. Lương thực
12,994
10,037
8,806
8,886
Lúa
12,903
9,920
8,610
8,580
Hoa Màu
91
117
196
306
2. Rau đậu các loại
327
400
550
680
3. Cây CN hàng năm (mía)
2,957
2,300
1,900
1,500
4. Cây CN lâu năm (dừa)
10 071
11 950
12 460
13 070
5. Cây ăn trái
5 171
6 000
5 500
5 200
III. Sản lượng (tấn)
1. Lương thực
63.768
51.150
46.870
49.770
Lúa
63.548
50.800
46.080
48.050
Hoa Màu
420
350
790
1.720
2. Rau đậu các loại
2.567
3.160
4.950
8.160
3. Cây CN hàng năm (mía)
218.226
184.000
180.500
165.000
4. Cây dừa (1000 trái)
71.442
89.630
102.170
117.630
5. Cây ăn trái
48.639
62.734
67.585
75.604
(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Giồng Trôm đến năm 2020)
Giá trị sản xuất của ngành theo giá hiện hành đạt 1.134 tỷ đồng năm 2010 và 3.419 tỷ đồng năm 2020, tương đương với giá so sánh 1994 là 511 tỷ đồng năm 2010 và 945 tỷ đồng năm 2020, tăng bình quân 5,4%/năm. Cơ cấu ngành trồng trọt trong giá trị sản xuất nông nghiệp cũng có chuyển đổi, tỷ trọng giá trị ngành từ 76% năm 2005 giảm còn 66% năm 2020, ổn định dần thế cân đối giữa trồng trọt và chăn nuôi.
Phát triển đàn gia súc, nhất là đàn bò, dê và heo theo hướng tăng nhanh số lượng, năng suất và chất lượng. Khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hình thức trang trại với quy mô công nghiệp. Đẩy mạnh công tác lai tạo giống vật nuôi nhằm cung ứng giống tốt cho nhân dân; tập huấn kỹ thuật, phòng trừ dịch bệnh; phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Bố trí diện tích canh tác phù hợp để trồng cỏ, phát triển chăn nuôi bò, dê. Phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản đảm bảo hiệu quả, ổn định và bền vững. Ưu tiên phát triển nuôi thủy sản để tạo nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu, chú trọng công nghệ bảo quản sản phẩm, hệ thống hậu cần dịch vụ, lưu thông hàng hoá tiện lợi, hiệu quả.
Ngoài mục tiêu tăng trưởng nhanh, ngành chăn nuôi còn đặt trọng tâm vào việc cải thiện quy mô và hiệu quả nuôi, nâng cao chất lượng và độ đồng nhất của sản phẩm xuất chuồng, cung ứng giống, đặc biệt là đại gia súc, chú trọng vệ sinh phòng dịch và cải thiện môi trường nuôi... Trong cơ cấu đàn heo năm 2020, quy mô nuôi nông hộ và trại gia đình giảm dần, thay thế bằng quy mô nuôi dạng trại nuôi công nghiệp-bán công nghiệp và trang trại liên hợp chăn nuôi - thức ăn gia súc - trồng trọt với các trang trại nuôi công nghiệp, đảm bảo vệ sinh phòng dịch.
Bảng 1.3: Dự kiến chỉ tiêu phát triển ngành chăn nuôi năm 2010 - 2020
Gia súc/ gia cầm
2005
2010
2015
2020
1. Đàn heo
50 925
66 380
75 080
77 050
2. Đàn trâu bò (con)
13 289
21 550
24 080
26 840
- Trâu (con)
88
20
- Bò (con)
13 201
21 530
24 080
26 840
3. Đàn gia cầm (1000 con)
420
905
938
1 173
Gà
225
588
657
880
Vịt
195
317
281
293
3. GSGC khác
Dê (con)
10 337
11 140
12 300
12 930
(Nguồn: Quy hoạch tổng thề phát triển KT-XH huyện Giồng Trôm đến năm 2020)
1.2.4.2. Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy hải sản
Trên địa bàn huyện Giồng Trôm có cả 2 loại thủy vực nuôi trồng thủy sản: nhiễm lợ theo mùa (ven sông Hàm Luông, một phần sông Giồng Trôm) và ngọt hóa (khu vực nội đồng, sông Ba Lai), trong đó có thể phát triển đến trên 650 ha mặt nước nuôi ao hầm và trên 800 ha nuôi mương vườn.
Đối với đánh bắt nội địa (trên sông Hàm Luông và kênh rạch khác), với mục tiêu duy trì và cải thiện nguồn lợi thủy sản tự nhiên hướng tới phát triển bền vững, khả năng khai thác nội địa khó vượt quá 250 kg/ha mặt nước/năm.
Phương hướng chung phát triển ngành thủy sản đến 2020 như sau:
Đối với nuôi trồng thủy sản chuyên, mở rộng diện tích nuôi ao hầm trong khu vực thổ cư và bãi bồi, chú trọng phát triển các loại hình nuôi tập trung quy mô trung bình (0,5-2,0 ha/ao) trong đó một phần sẽ chuyển sang phương thức nuôi bán thâm canh - thâm canh; đồng thời tích cực dịch chuyển các ao nuôi cá da trơn thâm canh trong khu vực sông Ba Lai sang khu vực bải bồi và cồn phía Tây Bắc sông Hàm Luông nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường.
Đối với nuôi trồng thủy sản xen canh, phát triển nhằm khai thác tổng hợp tiềm năng kinh tế vườn trên nền dừa.
Bảng 1.4: Dự kiến các chỉ tiêu phát triển ngành thủy sản năm 2010 - 2020
Diện tích/sản lượng
2005
2010
2015
2020
1. Diện tích mặt nước NTTS (ha)
488
1 176
1 350
1 484
- Đất thủy sản chuyên
49
553
653
663
- Nuôi xen
439
623
697
821
- Nuôi cá
269
949
1 032
1 017
- Nuôi tôm
170
227
318
467
Diện tích nuôi công nghiệp
226
267
271
2. Sản lượng nuôi trồng (Tấn)
1 308
31 978
39 228
41 741
- Cá
1 227
31 630
38 800
41 170
- Tôm
81
348
428
571
(Nguồn: Quy hoạch tổng thề phát triển KT-XH huyện Giồng Trôm đến năm 2020)
Về cơ cấu theo loài, cá chiếm ưu thế (khoảng 630 ha). Về cơ cấu theo mức độ thâm canh, đến năm 2010 có gần 230 ha nuôi bán thâm canh - thâm canh và tăng lên đến khoảng 270 ha năm 2020. Đối tượng nuôi chính là cá da trơn và một ít rô phi dòng gift, các loại cá đồng (rô đồng, sặt rằn...), cá đen chiếm tỷ trọng 20-25%, cá da trơn chiếm 75-80%. Cần chú trọng loại hình nuôi bán thâm canh-thâm canh với tiến độ thích hợp theo khả năng chủ động giống xác nhận, xây dựng kết cấu hạ tầng, cải thiện kỹ thuật nuôi, kiểm soát dịch bệnh và môi trường nước nhằm tạo thế bền vững, ổn định của phương thức nuôi trồng này cũng như từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm và các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm theo yêu cầu thị trường.
Do toàn bộ hoạt động nuôi trồng thủy sản dời qua bên sông Hàm Luông nhằm bảo vệ môi trường nước mặt sông Ba Lai, cho tới thời điểm năm 2020 hoạt động nuôi trồng thủy sản ở 4 xã Phong Nẫm, Phong Mỹ, Châu Hòa và Châu Bình không còn có giá trị gia tăng.
1.2.4.3 Quy hoạch và phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Về định hướng chung: công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp huyện Giồng Trôm sẽ đảm nhiệm vai trò phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện để công nghiệp hóa nông nghiệp và đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông sản sau thu hoạch. Sử dụng công nghệ tiên tiến vào từng địa bàn, từng bước đầu tư chiều sâu thích hợp với trình độ lao động.
Mặt khác, các làng nghề sẽ làm vệ tinh cho các cụm công nghiệp trong và ngoài huyện nhằm sản xuất một số mặt hàng tư liệu phục vụ sản xuất nông ngư nghiệp và hàng tiêu dùng; đồng thời phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp thâm dụng lao động nhằm tạo công ăn việc làm vững chắc cho lao động trong Huyện. Trên cơ sở định hướng nêu trên, huyện lấy công nghiệp chế biến làm trọng tâm cho phát triển công nghiệp, quy mô vừa và nhỏ, gắn với tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.
Theo báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Giồng Trôm đến năm 2020” với mục tiêu tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, phấn đấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng bình quân 24%/năm, tạo sự chuyển biến khá hơn về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm. Ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến hàng nông, thủy sản; phấn đấu trang bị công nghệ tiên tiến cho hai ngành chế biến thủy sản và dừa trên cơ sở chuyển giao, ứng dụng các thành tựu khoa học-công nghệ trong và ngoài nước phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương. Có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển các ngành hàng có lợi thế về nguồn nguyên liệu. Xây dựng chiến lược phát triển ngành công nghiệp, xác định sản phẩm chủ lực để tập trung đầu tư khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm tại thị trường nội địa và xuất khẩu.
Bảng 1.5: Dự kiến các chỉ tiêu phát triển ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2010 - 2020
Giá trị các ngành công nghiệp
2005
2010
2015
2020
Công nghiệp chế biến
CN khai thác
0,00%
0,16%
0,16%
0,19%
CN Lương thực Thực phẩm
59,09%
62,19%
59,33%
56,37%
CN Khoáng sản/VLXD
0,00%
0,19%
0,23%
0,23%
CN Lâm sản
1,56%
0,40%
0,26%
0,19%
CN Cơ khí phục vụ
0,83%
6,90%
15,01%
16,16%
CN khác
26,14%
9,15%
7,65%
7,44%
(Nguồn: Quy hoạch tổng thề phát triển KT-XH huyện Giồng Trôm)
Phát triển thêm các mặt hàng từ phụ phẩm trái dừa như chỉ xơ dừa, dây thừng, than thiêu kết ... và các sản phẩm thuộc ngành thủ công mỹ nghệ, như dệt thảm, túi xách, giỏ đựng trái cây ..… đáp ứng yêu cầu trong huyện và xuất sang các huyện lân cận, tăng thu nhập cho lao động nhàn nông, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng và mẫu mã tiến đến làm hàng xuất khẩu.
Hoàn chỉnh các hợp tác xã bánh tráng, bánh phồng. Và trên cơ sở các làng nghề sản xuất chiếu, thảm, kềm kéo,... hiện có, khuyến khích hình thành các hợp tác xã, hỗ trợ hướng dẫn đa dạng hóa mặt hàng, cải tiến trang thiết bị, thiết kế mẫu mã, bao bì thích hợp với thị hiếu người tiêu dùng, tiến đến xuất khẩu.
Tất cả các làng nghề dọc theo bờ sông Ba Lai ở 4 trên được quy hoạch vào cụm công nghiệp Phong Nẫm với diện tích 40ha, được quy hoạch cho đến năm 2020, toàn bộ sẽ đi vảo hoạt động nhằm tạo điều kiện thuận lợi về kinh tế cho người dân và mục đích chung là bảo vệ môi trường nuớc mặt sông Ba Lai.
1.2.4.4 Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng
Trong 15 năm sắp tới, ngành xây dựng của huyện sẽ tập trung vào các công tác chỉnh trang, sửa chữa và xây dựng mới các công trình công cộng và dân dụng mà chủ yếu là các cơ sở công quyền, khu tái định cư, các khu dân cư mới và nhà ở trong dân, các khu cụm công nghiệp, các cơ sở công nghiệp thương mại dịch vụ của địa phương, và các công trình phúc lợi công cộng.
Các công trình quan trọng là:
Xây dựng mới khu hành chính huyện
Xây dựng mới và nâng cấp các chợ thị trấn Giồng Trôm, chợ chanh Lương Quới, Mỹ Lồng, Bến Tranh, Hương Điểm, Cái Mít, Hưng Phong, Hưng Nhượng, Sơn Phú, Châu Phú, Bình Long, Châu Bình, Châu Thới, Phú Điền, Long Phụng, các cơ sở thương mại dịch vụ; các khu cụm và nhà máy công nghiệp.
Kiên cố hóa và xây dựng đúng chuẩn các trường mầm non, trường phổ thông các cấp, Trung tâm tổng hợp kỹ thuật hướng nghiệp.
Nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các bệnh viện, trạm y tế và các cơ sở văn hóa, thể dục thể thao.
Tăng cường cơ sở vật chất ngành điện trên cơ sở tiếp tục thực hiện Chương trình điện khí hoá nông thôn, đồng thời chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ và kéo giảm giá bán điện đúng qui định. Mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính viễn thông, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và nhu cầu thông tin rộng rãi cho cộng đồng.
1.2.4.5 Hoạt động bảo vệ môi trường
Kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ và cải thiện môi trường bảo đảm cho mọi người dân đều được sống trong môi trường trong sạch và lành mạnh. Nghiên cứu, điều tra cơ bản về các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên... phục vụ yêu cầu khai thác và sử dụng tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên đất, nước, cát sông, hệ sinh thái rừng.
Tổ chức quản lý tài nguyên nước, bảo vệ, khai thác, sử dụng bền vững nguồn nước mặt và nước ngầm. Phấn đấu đến năm 2010, đưa 100% nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện, đơn vị sản xuất -kinh doanh vào diện quản lý môi trường; khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ sản xuất, hạn chế gây ô nhiễm môi trường, từng bước thực hiện di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi Thị xã, thị trấn, 100% hộ dân thành thị và 80% hộ dân nông thôn sử dụng hố xí hợp vệ sinh; 80% hộ dân có đủ nước sạch để sử dụng. Cơ bản hoàn thành việc cải tạo và nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước mưa, nước thải ở khu vực nội ô Thị xã, Thị trấn.
Giải quyết dứt điểm tình trạng suy thoái môi trường do các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ra như:
Ngăn chặn tận gốc việc gây ô nhiễm môi trường nhất là môi trường nước do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa.
Chặn đứng suy thoái môi trường đất, bảo tồn đa dạng sinh học đất liền.
Đưa diện tích phủ xanh đất, nước lên đạt mức an toàn sinh thái, bảo đảm diện tích cây xanh trên đầu người.
Đảm bảo môi trường lao động, sinh hoạt, nghỉ ngơi của mọi người đạt tiêu chuẩn chất lượng môi trường đối với các chỉ tiêu cơ bản.
Duy trì việc nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường sâu rộng trên tất cả các đối tượng kể cả người dân trên toàn địa bàn huyện.
Để thực hiện các mục tiêu trên, cần chấm dứt nạn đổ rác và xả nước thải chưa qua xử lý vào sông, rạch, kênh, mương, ao, hồ; hỗ trợ quy hoạch xây dựng bãi rác tập trung; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chăn nuôi phải đầu tư xây dựng các công trình xử lý chất thải; kiểm soát môi trường nuôi trồng thủy sản công nghiệp khu vực ven sông và bãi bồi; kiểm tra thu gom và xử lý 100% chất thải công nghiệp và chất thải y tế; hạn chế việc sử dụng hóa chất trong canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản; nghiêm cấm việc khai thác thủy sản bằng các phương tiện hủy diệt như; kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp khai thác cát trái phép; triển khai và thực hiện nghiêm Luật bảo vệ môi trường và các văn bản pháp quy. Các giải pháp đề xuất bao gồm các lãnh vưc giáo dục nâng cao nhận thức, xây dựng cơ chế, chính sách về bảo vệ môi trường, kế hoạch hóa và cân đối các nguồn lực bảo vệ môi trường, tăng cường quản lý nhà nước; điều tra, nghiên cứu về tài nguyên và môi trường và xây dựng các công cụ kinh tế.
CHƯƠNG II
TÌNH HÌNH KHAI THÁC NGUỒN NƯỚC VÀ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIỒNG TRÔM
2.1 Tình hình sử dụng nguồn nước mặt sông Ba Lai trên đại bàn huyện Giồng Trôm
Sông Ba Lai ngày nay đã được ngọt hóa, lượng nước ngọt dồi dào do cống đập Ba Lai đi vào hoạt động đã ngăn mặn. Với lượng nước ngọt dồi dào thuận lợi cho sinh hoạt, trồng trọt và tưới tiêu được người dân nơi đây tận dụng triệt để, tuy nhiên hoạt động nuôi trồng thủy hải sản không thuận lợi đối với người dân sống ở khu vực ven sông như trước đây.
Giồng Trôm có 4 xã tiếp giáp với sông Ba Lai là: Phong Nẫm, Phong Mỹ, Châu Hòa, Châu Bình với chiều dài đoạn sông tiếp giáp khoảng 28km sử dụng nguồn nước chủ yếu từ sông Ba Lai để phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất, chăn nuôi và trồng trọt. Là một huyện đang dần phát triển, nhưng dân cư và các cụm công nghiệp, làng nghề tiểu thủ công nghiệp vẫn chủ yếu tập trung dọc theo các tuyến kênh, rạch nội đồng để thuận tiện cho việc sinh hoạt cũng như sản xuất, chăn nuôi và tưới tiêu phục vụ nông nghiệp.
2.1.1 Cấp nước cho sinh hoạt
Nguồn nước chính đang sử dụng trên địa bàn huyện là nguồn nước mặt từ sông, kênh, rạch nội đồng bao quanh huyện, nguồn nước được người dân sử dụng trực tiếp phục vụ cho sinh hoạt không qua xử lý
Trên thực tế 4 xã dọc sông Ba Lai có 5 nhà máy cấp nước có công suất từ 3-10m3/ngày cung cấp cho mỗi xã 40 hộ (theo: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Giồng Trôm). Mỗi trạm cấp nước trong xã chỉ cung cấp khoảng 40 hộ trong khu vực chung quanh chợ. Tình trạng nhiễm mặn ở các xã phía Nam hằng năm kéo dài từ 3 đến 6 tháng khiến nạn thiếu nước ngọt trở nên trầm trọng. Các giếng tầng nông và UNICEF cũng bị nhiễm phèn và mặn trong mùa khô.
Bảng 2.1: Lưu lượng nước máy cung cấp cho xã
Xã
Nhà máy nước
Lượng nước cấp (m3/ngày)
Phong Nẫm
Nhà máy nước Phong Nẫm
5
Phong Mỹ
Nhà máy nước Phong Mỹ
7
Châu Hòa
Nhà máy nước Châu Hòa
10
Châu Bình
Nhà máy nước Châu Bình 1
3,5
Nhà máy nước Châu Bình 2
5
(Nguồn: hiện trạng cấp nước huyện giồng trôm, 2005)
Với lượng nước cấp từ nhà máy thấp hơn nhiều so với số dân toàn xã chỉ chiếm 28% ( nguồn: Hiện trạng quy hoạch huyện Giồng Trôm) nên lượng nước dùng cho sinh hoạt chủ yếu ở 4 xã là nguồn nước mặt sông Ba Lai.
2.1.2 Cấp nước cho hoạt động sản xuất công nghiệp và làng nghề
Trên địa bàn 4 xã có một cụm công nghiệp Phong Nẫm với quy mô 40ha được hoạt động hết vào năm 2020. Hiện tại có 2 cơ sở đang hoạt động với diện tích sử dụng 10ha, nguồn nước chủ yếu lấy từ sông Bến Tre. Do mới thành lập hai cơ sở trên hoạt động chủ yếu về mặt hàng than thiêu kết và hàng thủ công mỹ nghệ nhưng sản xuất theo đơn đặt hàng vì vậy lượng nước sử dụng cho sản xuất không nhiều.
Ngoài ra, 3 xã còn lại không có cụm công nghiệp, chỉ có một vài làng nghề nhưng không tập trung quy mô, sản xuất nhỏ lẻ như ở Phong Nẫm ngoài cụm công nghiệp còn có cơ sở sản xuất hủ tíu, cơ sở nạo dừa nhưng dưới hình thức là kinh doanh hộ gia đình. Nguồn nước cấp chủ yếu cho các hoạt đông sản xuất là từ các kênh, rạch gần cơ sở sản xuất. Hiện tại xã chưa có nhà máy nước lớn để cung cấp nước cho cụm công nghiệp.
2.1.3 Cấp nước cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi
Hoạt động nông nghiệp, chăn nuôi ở khu vực xã Phong Nẫm, Phong Mỹ, Châu Hòa, Châu Bình chỉ tập trung vào cây lúa, mía, dừa và một vài ấp trồng cây cacao theo chính sách nhân rộng giống cây cacao trên địa bàn huyện. Nguồn nước dùng cho việc tưới tiêu thường được người dân nơi đây đào những mương nước bao quanh vườn, và một số là đào mương theo kiều xen canh với cây trồng một mô đất trồng cây xen kẻ với 1 mương nước nhỏ để thuận tiện cho việc tưới tiêu.
Đối với chăn nuôi, chỉ tập trung nhỏ lẻ ở hộ gia đình và một vài cơ sở nhỏ quy mô không lớn,chủ yếu nuôi tập trung ở các kênh, rạch thuận tiện cho xả thải. Và nguồn nước dùng cho chăn nuôi chủ yếu là nguồn nước sông Ba Lai chảy vào các kênh, rạch nội đồng.
2.1.4 Cấp nước phục vụ nuôi trồng thủy sản
Do cống đập Ba Lai hoàn thành nguồn nước ngày càng được ngọt hóa nên việc nuôi trồng thủy hải sản ở 04 xã hầu như không còn được thuận lợi và phát triển, chỉ có một vài hộ nuôi cá da trơn với quy mô nhỏ lẻ, chỉ đủ cung cấp cho gia đình và buôn bán ở chợ, vì vậy nguồn nước cung cấp cho việc nuôi trồng thủy hải sản không nhiều. Toàn bộ các cơ sở nuôi cá da trơn, thủy sản đều được dời qua bên nhánh sông Hàm Luông.
2.2 Diễn biến chất lượng nước trên sông, kênh, rạch trên địa bàn Huyện
2.2.1 Tình hình chất lượng nguồn nước mặt trên nhánh sông Ba Lai
Chất lượng nguồn nước có vai trò rất lớn đối với chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn Huyện. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch trên toàn Huyện là 28% còn rất thấp, khả năng tiếp nhận nguồn nước sạch còn rất nhiều hạn chế, đặc biệt đối với người dân khu vực giáp sông, kênh. Đa phần những hộ dân này đều dùng nguồn nước mưa hoặc nước mặt tại khu vực để sử dụng cho nhu cầu hằng ngày.
Giữa môi trường và sự phát triển kinh tế có mối quan hệ hết sức chặt chẽ với nhau, môi trường là nơi và là đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường.
Đối với huyện Giồng Trôm, nguồn tài nguyên thiên nhiên về nước đóng vai trò quan trọng đáng kể vào tỷ lệ tăng trưởng kinh tế. Song, nếu nguồn tài nguyên thiên nhiên này bị khai thác quá mức, dẫn đến hệ sinh thái bị mất cân đối nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường gia tăng. Đó chính là hậu quả lớn nhất do tăng trưởng kinh tế mang lại. Vì vậy việc quan trắc giám sát diễn biến chất lượng nước là vấn đế cần thiết và cấp bách, trên thực tế công tác quan trắc chất lượng nước trên địa bàn huyện còn khá ít chỉ thực hiện mỗi năm 2 lần vào mùa mưa và mùa khô. Dựa trên báo cáo quan trắc về chất lượng nước của huyện, có được diễn biến chất lượng nước mặt trên sông Ba Lai và diễn biến chất lượng nước kênh, rạch trên địa bàn Huyện.
2.2.1.1 Diễn biến chất lượng nước mặt trên sông Ba Lai
Trong các lần quan trắc vào đầu mùa mưa 2009, đầu mùa khô 2009, đầu mùa mưa 2010, đầu mùa khô 2010 và đầu mùa mưa 2011, tiến hành phân tích chất lượng nước mặt trên sông Ba Lai tại xã Châu Bình với ký hiệu mẫu là: NM-11.
Bảng 2.2: Vị trí thu mẫu nước mặt.
TT
KHM
Địa điểm lấy mẫu
Tọa độ
Huyện
Kinh độ
Vĩ độ
1
NM-11
Xã Châu Bình
106034’35,6
10011’05,8
Giồng Trôm
Ngày lấy mẫu: Đầu mùa mưa 2009: 08/04/2009
Đầu mùa khô 2009:02/11/2009
Đầu mùa mưa 2010: 10/04/2010
Đầu mùa khô 2010: 23/11/2010
Đầu mùa mưa 2011: 18 – 25/4/2011
(Nguồn: Báo cáo kết quả quan trắc và phân tích môi trường tỉnh Bến Tre.)
Thông số pH: theo kết quả phân tích, giá trị pH đầu mùa khô 2009, đầu mùa mưa 2009, đầu mùa khô 2010, đầu mùa mưa 2010 đểu nằm trong giới hạn cho phép QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (6,0 – 8,5), giá trị pH tại các điểm quan trắc dao động từ 6,7 – 7,5
Hình 2.1: Biểu diễn thông số pH chất lượng nước mặt
Thông số chất rắn lơ lửng: Theo kết quả phân tích, giá trị thông số SS vào đầu mùa khô 2009, đầu mùa mưa 2009, đầu mùa khô 2010, đầu mùa mưa 2010 và đầu mùa mưa 2011 giá trị SS tăng hay giảm đều vượt giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 là 30 mg/l.
Hình 2.2: Biểu diễn thông số SS chất lượng nước mặt.
Thông số sắt: Gía trị thông số sắt vào đầu mùa khô 2009, đầu mùa khô 2010, đầu mùa mưa 2010 và đầu mùa mưa 2011 đều vượt giới hạn cho phép dao động từ 0,37 – 4,14mg/l . Riêng lần quan trắc đầu mùa mưa 2009 là không vượt giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (1mg/l).
Hình 2.3: Biểu diễn thông số Fe chất lượng nước mặt.
Thông số Mangan: Theo kết quả phân tích, giá trị thông số Mn vào đầu mùa khô 2009 đạt giá trị cao nhất, vào đầu mùa mưa 2010 và đầu mùa khô 2010 đều giảm, nhưng lần quan trắc vào mùa mưa 2011 không phát hiện Mangan trong mẫu nước phân tích.
Hình 2.4: Biểu diễn thông số Mn trong chất lượng nước mặt.
Thông số Amoni: Theo kết quả phân tích, giá trị thông số NH4+ kết quả đầu mùa khô 2009 đạt chuẩn cho phép, và kết quả các lần quan trắc vào đầu mùa mưa 2009, đầu mùa mưa 2010, đầu mùa khô 2010 và đầu mùa mưa 2011 đều vượt giá trị cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (0,2mg/l).
Hình 2.5: Biểu diễn thông số N-NH4 trong chất lượng nước mặt.
Thông số Nitrat: Giá trị thông số NO3- theo kết quả trắc vào mỗi lần quan trắc đều thấp hơn giá trị cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (5mg/l) rất nhiều.
Hình 2.6: Biểu diễn thông số NO3- trong chất lượng nước mặt.
Thông số BOD5: Theo kết quả phân tích, vào đầu mùa mưa 2009 giá trị BOD5 không vượ giới hạn cho phép, nhưng vào đầu mùa khô 2009, đầu mùa mưa 2010, đầu mùa kho 2010 đều vượt giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (6mgO2/l).
Hình 2.7: Biểu diễn thông số BOD5 trong chất lượng nước mặt.
Thông số COD: Theo kết quả phân tích, giá trị COD tăng giảm vào không đồng đều nhưng vào đầu mùa khô 2010 vượt giá trị giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (15mgO2/l), vào đầu mùa mưa 2009, đầu mùa khô 2009, đầu mùa mưa 2010, vàđầu mùa mưa 2011 đều trong giới hạn cho phép.
Hình 2.8: Biểu đổ biểu diễn thông số COD trong chất lượng nước mặt.
Thông số Coliform: Theo kết quả phân tích, giá trị thông số Coliform có biên độ dao động lớn, vào đầu mùa khô 2010 giá trị Coliform tăng cao hơn giá trị cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (5.000MNP/100ml). Còn vào các lần quan trắc vào đầu mùa khô 2009, đầu mùa mưa 2009, đầu mùa mưa 2010 và đầu mùa mưa 2011 đều thấp hơn giá trị cho phép. Hàm lượng Coliform trong nước cao làm ảnh hưởng đến sứa khỏe của người dân khi sử dụng nguồn nước.
Hình 2.9: Biểu diễn thông số Coliform trong chất lượng nước mặt.
2.2.1.2 Diễn biến chất lượng nước kênh, rạch trên địa bàn Huyện
Trong các lần quan trắc vào đầu mùa mưa 2009, đầu mùa khô 2009, đầu mùa mưa 2010, đầu mùa khô 2010 và đầu mùa mưa 2011, tiến hành phân tích chất lượng nước kênh, rạch nội đồng thuộc lưu vực sông Ba Lai gồm có: mẫu nước sông tại sông Giồng Trôm với ký hiệu mẫu là: NM-33, mẫu nước tại xã Lương Quới với ký hiệu mẫu là NM-48.
Bảng 2.3: Vị trí thu mẫu nước kêng, rạch chính trên địa bàn Huyện
TT
KHM
Địa điểm lấy mẫu
Tọa độ
Huyện
Kinh độ
Vĩ độ
1
NM-33
Sông thị trấn Giồng Trôm
106030’22,5
10008’53,6
Giồng Trôm
2
NM-48
Xã Lương Quới
106028’38,2
10012’04,5
Ngày lấy mẫu: Đầu mùa mưa 2009: 08/04/2009
Đầu mùa khô 2009:02/11/2009
Đầu mùa mưa 2010: 10/04/2010
Đầu mùa khô 2010: 23/11/2010
Đầu mùa mưa 2011: 18 – 25/04/2011
(Nguồn: Báo cáo kết quả quan trắc và phân tích môi trường tỉnh Bến Tre.)
Thông số pH: Theo kết quả phân tích, giá trị pH ở cả 2 điểm quan trắc vào các lần đều nằm trong giới hạn cho phép QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (6,0 – 8,5), giá trị pH tại các điểm quan trắc dao động từ 6,56 – 7,8.
Hình 2.10:Biểu diễn thông số pH trong chất lượng sông.
Thông số chất rắn lơ lửng: Theo kết quả phân tích, giá trị thông số SS vào đầu mùa mưa 2009 mẫu nước tại sông Lương Quới là nằm trong giới hạn cho phép. Còn các kết quả vào các lần quan trắc theo mùa tại 2 điểm quan trắc giá trị SS tăng hay giảm đều vượt giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 là 30 mg/l.
Hình 2.11: Biểu diễn thông số SS trong chất lượng nước sông.
Thông số sắt: theo kết quả phân tích, gía trị thông số Fe, tại điểm quan trắc sông Giồng Trôm chỉ có kết quả đầu muà mưa 2009 vượt giới hạn cho phép, kết quả các lần quan trắc đều nằm trong giới hạn. Tại điểm quan trắc sông Lương Quới kết quả quan trắc vào đầu mùa mưa 2009 và 2010 đạt tiêu chuẩn và các kết quả đều vượt tiêu chuẩn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (1mg/l).
Hình 2.12: Biểu diễn thông số Fe trong chất lượng nước sông.
Thông số Mangan: Theo kết quả phân tích, giá trị thông số Mn ở 2 điểm quan trắc không có sự thay đổi lớn chỉ có tại thời điềm quan trắc đầu mùa khô 2010 ở sông Giồng Trôm nồng độ Mn tăng cao.
Hình 2.13: Biểu diễn thông số Mn trong chất lượng nước sông.
Thông số Amoni: Theo kết quả phân tích, giá trị thông số NH4+ đầu mùa khô 2009 tại 2 điểm quan trắc, và vào đầu mùa khô 2010 tại kênh Lương Quới và song Giồng Trôm đều thấp hơn giới hạn cho phép, còn lại các kết quả quan trắc tại các điểm còn lại đều vượt giới hạn phép theo QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (0,2mg/l).
Hình 2.14: Biểu diễn thông số N-NH4 trong chất lượng nước sông
Thông số Nitrat: Theo kết quả phân tích, giá trị thông số NO3- ở cả 2 điểm quan trắc đều cho kết quả thấp hơn giá trị cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (5mg/l) rất nhiều..
Hình 2.15: Biểu diễn thông số NO3 trong chất lượng nước sông.
Thông số BOD5: Theo kết quả phân tích, vào đầu mùa khô 2009 giá trị BOD5 tại 2 điểm quan trắc không vượt giới hạn cho phép, còn các kết quả còn lại tại các điểm quan trắc đều vượt giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (6mgO2/l).
Hình 2.16: Biểu diễn thông số BOD5 trong chất lượng nước sông.
Thông số COD: Theo kết quả phân tích, giá trị COD tăng giảm không đồng đều, đầu mùa mưa và mùa khô 2009 cả 2 điểm quan trắc kết quả đều thấp hơn chuẩn, các kết quả còn lại đều vượt giá trị giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (15mgO2/l).
Hình 2.17: Biểu diễn thông số COD trong chất lượng nước sông.
Thông số Coliform: Theo kết quả phân tích, giá trị thông số Coliform có biên độ dao động lớn, vào đầu mùa mưa 2009 giá trị Coliform thấp hơn giá trị cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (5.000MNP/100ml). Các kết quả còn lại tại 2 điểm quan trắc đều vượt giới hạn cho phép. Hàm lượng Coliform trong nước cao làm ảnh hưởng đến sứa khỏe của người dân khi sử dụng nguồn nước.
Hình 2.18: Biểu diễn thông số Coliform trong chất lượng nước sông.
2.2.2 Nhận xét chung
Nhìn chung chất lượng nước mặt trên đại bàn huyện biến thiên theo mùa rõ rệt. Mùa khô, hàm lượng các chất hòa tan trong nước khá cao, mùa lũ có hàm lượng thấp hơn. Có dấu hiệu ô nhiễm ở các chỉ tiêu khảo sát và qua diễn biến chất lượng nước sông và nước kênh, rạch nội đồng (2009 – 2011) trong đó có những chỉ tiêu đáng lưu ý là :pH, Fe, SS, Coliform và dầu mỡ. Chất lượng nước sông cần quan tâm các chỉ tiêu Fe,N-NH4,BOD5, COD và Coliform các chỉ tiêu này vào các lần quan trắc gần đây đều vượt tiêu chuẩn cho phép của QCVN08 :2008
Qua 5 lần lấy mẫu, kết quả ô nhiễm đều tập trung vào mùa mưa do hệ thống, kênh, rạch nhỏ nhưng tập trung chù yếu là hoạt động nôngn ghiệp như : trồng trọt, chă nuôi, …tất cả nguồn thải đểu tập trung ra các kênh, rạch nội đồng gây ô nhiễm nguồn nước sông Ba Lai trên đại bàn huyện. Mặt khác do người dân lên luống trồng dừa, cây ăn quả đã vô tình đào lớp đất có chứa thuốc BVTV xuống nguồn nước sông Ba Lai và kênh, rạch nội đồng và mưa trôi xuống đã làm cho nguồn nước bị ô nhiễm. Do đó khi lấy nước sinh hoạt, tưới tiêu cẩn phải lọc để giảm hàm lượng sắt, các chất ô nhiễm trong môi trường nước.
Biến đổi độ pH : quá trình thau chua rửa phèn trong khi làm đất canh tác cũng như quá trình thấm rỉ trên đồng ruộng sẽ làm giảm ph củ nước trên các kênh, rạch đã góp phần gây chua nguồn nước trong vùng thông thường vào giai đoạn cuối mùa khô và đầu mùa mưa khi lượng nước ngọ trên đồng và trong kênh rạch ít. Tại những nơi giáp nước phèn tăng lên như vùng giáp xã Phong Nẫm, Phong Mỹ nước có màu xanh, rong rêu phát triển mạnh.
Biến đổi Fe : trên kết quả khảo sát hàm lượng Fe có sự giao động lớn theo mùa. Diễn biến chất lượng Fe cho ta thất thời gian mưa và lũ đã xảy ra hiện tượng rửa trôi phèn nhôm, phèn sắt trong đất, tiêu giải độc tố sắt ra môi trường nước gây ảnh đến nuôi trồng và sinh hoạt của nhân dân trong vùng.
CHƯƠNG III
CÁC NGUYÊN NHÂN CHÍNH TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT VÀ DỰ BÁO TÌNH HÌNH XẢ THẢI ĐẾN NĂM 2020 VÀO SÔNG BA LAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIỒNG TRÔM
3.1 Các nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước mặt
Chất lượng nước mặt của một dòng sông hay đoạn sông bị ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố khác nhau. Mỗi yếu tố sẽ tác động theo những cách khác nhau và gây ra những hậu quả khác nhau. Với hệ thống sông ngòi, kênh rạch phân bố dày đặc trên địa bàn tỉnh, có thể nói nguồn nước mặt trên địa bàn huyện rất dồi dào, nếu biết khai thác sẽ đảm bảo phần nào về số lượng và chất lượng phục vụ nhu cầu cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt cho người dân. Tuy nhiên nguồn nước mặt có thể bị ô nhiễm bởi các yếu tố sau:
3.1.1 Các nguyên nhân tự nhiên
Môi trường nước mặt ở sông Ba Lai trên địa bàn huyện Giồng Trôm chịu tác động nhiều yếu tố tự nhiên như : địa hình, thời tiết, chế độ thủy văn, quy hoạch và canh tác đất sử dụng,...
Bảng 3.1: Các nguyên nhân tự nhiên ảnh hưởng đến môi trường nước.
TT
Nguyên nhân tự nhiên
Khả năng ảnh hưởng
01
Chế độ mưa và lượng bốc hơi nước bề mặt
Ảnh hưởng trực tiếp đến dòng chảy bề mặt, lũ lụt, hạn hán từ đó ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch của nguồn nước.
02
Chế độ nhiệt
Ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tự làm sạch của dòng nước.
03
Đặc điểm địa hình
Ảnh hưởng đến dự phân bố dòng chảy theo không gian và xói mòn, ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch.
04
Đặc điểm đại chất – thủy văn
Ảnh hưởn đến sự hình thành và chất lượng nước dưới đất, ảnh hưởng trực tiếp tới mối quan hệ giữa nước nội đồng và nước dưới đất.
05
Đặc điểm thổ nhưỡng
Ảnh hưởng đến chất lượng nướcc – phèn và ph
06
Đặc điểm thảm phủ thực vật tự nhiên
Ảnh hưởng đến độ bốc hơi, xói mòn tích nước trong mùa khô và hiệu suất dòng chảy trong mùa mưa lũ.
07
Đặc điểm thủy văn
Ảnh hưởng đến ngập lụt, sói lở, bồi lắng và tích tụ các chất ô nhiễm trong môi trường nước
Với các nguyên nhân tự nhiên trên nhưng do đặc điểm địa hình dòng chảy, cùng với cống đập Ba Lai đi vào hoạt động nhưng chưa hoàn chỉnh đã ảnh hưởng đến nguồn nước mặt sông Ba Lai trên địa bàn huyện giồng Trôm chủ yếu bởi sự xâm nhập mặn và biến đổi khí hậu.
Xâm nhập mặn ở khu vực huyện Giồng Trôm ở xã Phong Nẫm rất nghiêm trọng, nhất là vào các tháng mùa khô người dân gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt và sản xuất do khu vực này nhiễm mặn khá cao (5-8‰) (nguồn: báo cáo khoa học hệ thống thủy lợi Ba Lai). Vào mùa khô từ tháng 3 đến tháng 5 trong các năm từ 2004 – 2011, một số giếng khoan ngay cả nước máy cũng bị nhiễm mặn không thể uống được, người dân phải mua nướcc đóng chai để uống hay mua nước để sinh hoạt do các ghe, thuyền mang từ nơi khác đến.
Biến đổi khí hậu là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người.(Theo công ước chung của LHQ về biến đổi khí hậu). Nhưng trên địa bàn huyện Giồng Trôm, biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng lớn đến vùng nước sông Ba Lai, ảnh hưởng trực tiếp đến 4 xã dọc bờ sông do: Sự nóng lên của khí quyển và trái đất đã làm mực nước biển dâng lên và gây ra tình trạng xâm nhập mặn, lượng mưa giảm đi làm khí hậu khô hơn. Biến đổi khí hậu tác động mạnh đến đời sống con người chủ yếu qua sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng, tác động lên tất cả các lĩnh vực kinh tế - tài chính, văn hóa – xã hội, y tế - giáo dục, đang là một trong những thách thức lớn nhất đối với người dân nơi đây.
3.1.2 Các nguyên nhân nhân tạo
Sự can thiệp của con người đối với các quá trình và quy luật tự nhiên thông qua hàng loạt các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trên lưu vực là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm ở lưu vực sông. Trong địa bàn huyện giồng Trôm có 4 xã tiếp giáp sông Ba Lai, môi trường nước mặt đã, đang và sẽ tiếp tục bị tác động bởi các hoạt động từ dân cư, cụm công nghiệp, làng nghề, từ các hoạt động nông nghiệp, hoạt động giao thông thủy và nuôi trồng thủy sản...
3.1.2.1 Ô nhiễm nguồn nước do sinh hoạt
Nước thải là hệ quả tất yếu của việc sử dụng nước trong sinh hoạt. Với tốc độ gia tăng dân số nhanh, nước thải từ các hoạt động của người dân cũng gia tăng. Lượng nước thải này rất lớn, nhưng không được thu gom và xử lý triệt để. Ở trên địa bàn huyện hiện tại chưa có hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt, toàn bộ lượng thải đều chảy trực tiếp ra sông, kênh, rạch hoặc tự thấm vào đất. Thành phần nước thải sinh hoạt bao gồm chủ yếu là các chất cặn bã, các chất hữu cơ hòa tan (thông qua các chỉ tiêu BOD,COD) và các chất dinh dưỡng (thông qua các chỉ tiêu N,P). Ngoài ra, còn có sự hiện diện của dầu mỡ, các chất hoạt động bề mặt, các vi khuẩn và vi trùng gây bệnh.
Hình 3.1: Tình hình xả thải nước thải sinh hoạt của người dân ở xã Châu Hòa và Phong Mỹ
Do tập quán sinh hoạt vùng nông thôn, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, thu nhập của khu vực nông thôn còn thấp, điều kiện vật chất còn nghèo nàn nên người dân có thói quen sinh hoạt không hợp vệ sinh, số hộ xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh còn thấp. Tình trạng sử dụng cầu tiêu ao cá vẫn còn khá phổ biến ở các hộ gia đình như: làm nhà vệ sinh trên sông, rạch gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường, nhất là vào mùa mưa, khi nước lũ dâng cao, đây cũng là một vấn đề đáng quan tâm trong nước thải sinh hoạt ở nông thôn. Vì sau khi xả thải vào kênh, rạch nội đồng thì nguồn nước này lại tiếp tục được lấy lên cung cấp cho sinh hoạt. Do đó bệnh tật có điều kiện để lây lan và gây ô nhiễm môi trường. Nước thải không được xử lý chảy vào sông rạch và ao hồ gây thiếu hụt oxy làm cho nhiều loại động vật và cây cỏ không thể tồn tại.
Hình 3.2: Hiện trạng mô hình cầu cá ở xã Phong Nẫm
3.1.2.2 Ô nhiễm do hoạt động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các lảng nghề thường được xây dựng cặp theo hai bên bờ sông. Việc hình thành ở những vị trí này thuận lợi cho giao thông thủy nhưng tạo ra rất nhiều bất lợi cho môi trường sinh thái, chiếm nhiều diện tích đất canh tác nông nghiệp màu mỡ, chất thải từ các hoạt động sản xuất dễ dàng xả thải vào các lưu vực.
Nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Khác với nước thải sinh hoạt hay nước thải đô thị, nước thải công nghiệp không có thành phần cơ bản giống nhau, mà phụ thuộc vào ngành sản xuất công nghiệp cụ thể. Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất tham gia phát triển công nghiệp nhưng chưa nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hầu hết các cơ sở sản xuất không có hệ thống xử lý chất thải, đặc biệt là nguồn nước thải. Quy hoạch cơ cấu không đồng bộ, thiếu hài hòa cân đối giữa các nghành, trình độ trang thiết bị lạc hậu, năng lực cạnh tranh hạn chế, ít quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm môi trường nước trên địa bàn Huyện.
Trên thực tế, các làng nghề, cơ sở sản xuất nhỏ lẻ hầu như không có hệ thống xử lý nước thải cũng như chất thải mà xả thẳng ra kênh, rạch gần đó. Đây chính là nguyên nhân gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng môi trường nước tại các nhánh kênh, rạch chảy vào sông Ba Lai, làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nước sông.
Hình 3.3: Hiện trạng hoạt động các cơ sở sản xuất dọc hai bên bờ kênh Chẹt Sậy.
3.1.2.3 Ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp và chăn nuôi
Môi trường nông nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện đang chịu sức ép ô nhiễm ngày càng lớn từ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi, không đúng kỹ thuật, gây ô nhiễm môi trường nước, đất. Bên cạnh đó, việc lạm dụng phân bón hóa học nhằm nâng cao năng suất cây trồng cũng đã để lại một lượng tồn dư trong đất khá lớn. Hoạt động trồng trọt trong những năm gần đây có sản lượng cây trồng gia tăng và các loại hóa chất bảo vệ thực và các loại phân bón hóa học được sử dụng ngày càng giảm. Tuy nhiên, tình trạng sử dụng tùy tiện vẫn còn khá phổ biến. Nếu tình trạng này không khắc phục được, không tuân thủ theo yêu cầu kỹ thuật canh tác như hiện nay sẽ gây ảnh hưởng lớn tới môi trường.
Nguồn nước ở vùng nông nghiệp không những ô nhiễm hữu cơ do phân bón, nước thải sinh hoạt mà còn do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Hiện nay trên địa bàn tỉnh, việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật còn chưa được tốt, không kiểm soát được các loại thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục nên xảy ra tình trạng sử dụng bừa bãi, gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và nhất là môi trường nước. Ngoài ra, phần lớn các loại chai, lọ chứa đựng thuốc trừ sâu, TBVT sau khi sử dụng người dân thải bỏ trực tiếp ra môi trường mà không có biện pháp xử lý loại chất thải độc hại này, nhất là thải ra các kênh rạch gần nhà, việc này làm pha loãng lượng thuốc trừ sâu, TBVTV còn sót lại vào nguồn nước gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến chất lượng sống của các loài sống rong nước, giảm tính đa dạng sinh học, và đại bộ phận người dân trện địa bàn huyện ở các vùng gần kêng rạch sử dụng nguồn nước này để sinh hoạt, như vậy nguồn nước mang các chất độc hại sẽ tác động đến sức khỏe của người dân, gây các bệnh về da, đường ruột…
Hoạt động chăn nuôi rất phổ biến trong các hộ gia đình ở khu vực nông thôn, nó mang lại lợi ích và cải thiện kinh tế cho người dân. Tuy nhiên hiện nay, việc chăn nuôi ở đại bàn Huyện gây ra nhiều vấn đề vệ sinh môi trường, do nước thải từ quá trình chăn nuôi chứa nhiều chất ô nhiễm và vi trùng gây bệnh chưa được quan tâm đúng mức. Khả năng lan truyền các chất ô nhiễm trong môi trường nước nhanh và rộng hơn so với môi trường đất, môi trường khí. Lượng chất thải này tuy đã được khuyến khích xử lý bằng biogas nhưng do ý thức người dân thấp, khả năng đầu tư cho chăn nuôi của Huyện còn hạn chế nên hiệu quả không cao.
Hình 3.4: Thực trạng xả thải từ hoạt động chăn nuôi và trồng lúa
3.1.2.4 Ô nhiễm do hoạt động nuôi trồng thủy sản
Hoạt động nuôi trồng thủy sản và khai thác thủy hải sản đã có những bước phát triển mạnh. Tuy nhiên, chính hoạt động này đã làm gia tăng lượng chất thải vào nguồn nước. Hoạt động khai thác thủy sản quá mức và không hợp lý trong thời gian khá dài đã làm cho sản lượng khai thác hàng năm giảm, nhiều giống loải thủy sản đang dần cạn kiệt. Thêm vào đó, hoạt động nuôi trồng thủy sản ồ ạt và thiếu kiểm soát chặt chẽ đối với chất thải đã làm gia tăng lượng chất thải vào môi trường nước tại địa phương gây ảnh hưởng đến các loài thủy sinh.
Hình 3.5: Hiện trạng nuôi trồng thủy sản tại các xã dọc sông Ba Lai.
Nguyên nhân là do thức ăn, nước trong hồ, ao nuôi lâu ngày bị phân hủy không được xử lý tốt mà xả ra sông, kênh rạch gây ô nhiễm nguồn nước. Các chất thải nuôi trồng thủy sản là nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, các chất tồn dư sử dụng như hóa chất và thuốc kháng sinh, vôi và các loại khoáng chất. Chất thải ao nuôi công nghiệp có thể chứa đến trên 45% Nitrogen và 22% là các chất hữu cơ khác, là nguồn có thể gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh thủy sản phát sinh trong môi trường nước.
3.1.2.5 Ô nhiễm do hoạt động xây dựng và giao thông thủy
Trong những năn gần dây, để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế, tốc độ phát triển ngành xây dựng Huyện cũng khá cao. Sự phát triển này tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa nhưng kéo theo những áp lực rất lớn đối với môi trường. Huyện chưa có quy hoạch xây dựng đồng bộ , cơ chế quản lý xây dựng của địa phương chưa chặt chẽ tạo cơ hội cho việc xây dựng tràn lan, gây ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và chất lượng môi trường
Hình 3.6: Hiện trạng hoạt động giao thông thủy trên địa bàn huyện ở sông Chẹt Sậy.
3.2 Hiện trạng xả thải nước thải vào sông Ba Lai trên địa bàn Huyện
Giồng Trôm là một huyện rộng lớn được cấu thành bởi phù sa sông Ba Lai và sông Hàm Luông. Hiện nay, toàn bộ lượng nước thải của các hoạt động đều xả ra 2 con sông chính bao quanh địa bàn Huyện. Nhưng do ngày nay hệ thống cống đập Ba Lai đã đi vào hoạt động, toàn bộ sông Ba Lai đang dần được ngọt hóa nên vấn đề nước thải ra sông Ba Lai là một vấn đề đáng quan tâm, vì ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước.
Trên địa bàn huyện giồng Trôm có 4 xã nằm dọc theo sông Ba Lai gồm: Phong Nẫm, Phong Mỹ, Châu Hòa, Châu Bình , toàn bộ lượng nước thải của 4 xã đều xả thải trực tiếp ra sông Ba Lai, gây ô nhiễm môi trường nước cho vùng “lòng hồ - sông” Ba Lai (theo tên gọi của vùng dự án Bắc Bến Tre).
3.2.1 Hiện trạng xả thải nước thải sinh hoạt ở các cụm dân cư
Trên thực tế hệ thống xả thải của dân cư trên địa bàn 4 xã còn thô sơ, chưa có hệ thống xử lý và quy hoạch, toàn bộ lượng nước sinh hoạt đều xả thải ra kênh, rạch gần nhà. Bên cạnh đó hiện tượng hố xí cầu cá là một vấn đề đáng quan tâm ở các hộ dân gần các kênh, rạch nội đồng. Theo Báo cáo “Tính toán và dự báo lưu lượng, tải lượng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt và công nghiệp trên các hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai theo các mốc thời gian 2001, 2010 và 2020,Tp.HCM”, 2001 của Viện Tài Nguyên và Môi Trường – TP.HCM và các báo cáo của Lê Trình, ENTEC.
Nhu cầu sử dụng nước = số dân (người) x tiêu chuẩn dùng nước (l/ngày đêm).
Lưu lượng nước thải sinh hoạt = 80% lượng nước cấp.
Trên cơ sở dân số hiện nay theo “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre đến năm 2020”, kết hợp với tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt cho khu vực nông thôn theo TCXDVN33:2006, luận văn đã tổng hợp được lượng nước thải sinh hoạt.
Bảng 3.2: Hiện trạng xả thải nước thải sinh hoạt ở 4 xã dọc sông Ba Lai
Tên xã
Dân số
Tiêu chuẩn cấp nước(l/ngày đêm)
Nhu cầu dùng nước(m3/ngày)
Lượng nước thải(m3/ngày)
Huyện Giồng Trôm
1.255.809
60
75.348
60278
Xã Phong Nẫm
5.968
60
358
286
Xã Phong Mỹ
5.738
60
344
275
Xã Châu Hòa
9.325
60
559
475
Xã Châu Bình
9.241
60
554
443
(Nguồn: Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện giồng trôm đến năm2020)
Theo quan sát thực tế toàn bộ nước thải sinh hoạt của các hộ dân ven kênh, rạch xả trực tiếp vào kênh, rạch chung quanh nhà, còn đối với những hộ dân trên địa bàn xã không gần kênh, rạch nước thải sinh hoạt sau khi sử dụng được xả trực tiếp vào đất để tự ngấm và tình trạng này chiếm 20% tổng dân số mỗi xã. Với 80% lượng nước thải sinh hoạt được xả trực tiếp vào kênh, rạch và 20% được thải vào đất tự thấm, như vậy ta có được bảng tính toán lượng nước thải sinh hoạt xả thải vào kênh, rạch và đất như sau:
Bảng 3.3 : Tính toán lượng nước thải sinh hoạt xả thải vào kênh, rạch và đất
Xã
Nhu cầu dùng nước(m3/ngày)
Lượng nước thải(m3/ngày)
Lượng nước thải vào kênh, rạch
(m3/ngày)
Lượng nước thải vào đất
(m3/ngày)
Xã Phong Nẫm
358
286
229
57
Xã Phong Mỹ
344
275
220
55
Xã Châu Hòa
559
475
380
95
Xã Châu Bình
554
443
354
88
Tải lượng xả thải ở các cụm dân cư ảnh hưởng đến sông Ba Lai.
Hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thiết lập đối với các Quốc gia đang phát triển được đưa ra, kết hợp với cách tính toán tương đối đơn giản của Lê Trình – ENEC :
Mi= (CT 2.1)
Mi : Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày đêm)
Gi : Hệ số phát thải chất ô nhiễm thứ i (g/người/ngày đêm)
N : Số dân (người)
Bảng 3.4: Hệ số ô nhiễm do nước thải sinh hoạt đưa vào môi trường
(khi chưa xử lý).
Chất ô nhiễm
Hệ số (g/người.ngày)
Chất rắn lơ lửng
70 – 145
BOD5
45 – 54
COD
85 – 102
Tổng N
6 – 12
Tổng P
0,6 – 4,5
(Nguồn: WHO ,1993)
Trên cơ sở hệ số ô nhiễm, dân số từng xã và lưu lượng nước xả thải ra kênh, rạch phần trên, tải lượng ô nhiễm nước thải sinh hoạt khu vực 4 xã xả thải ra sông Ba Lai trên địa bàn huyện được tính toán theo (CT :2.1) ta có bảng 3.5:
Bảng 3.5 : Tải lượng ô nhiễm nước thải sinh hoạt.
Xã
Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày)
Chất rắn lơ lửng
BOD5
COD
Tổng N
Tổng P
Phong Nẫm
641,56
295,42
558,01
641,56
53,71
Phong Mỹ
616,84
284,03
536,50
51,64
14,63
Châu Hòa
1.002,44
461,59
871,89
83,93
23,78
Châu Bình
993,41
457,43
864,03
83,17
23,56
Tổng
3.254,24
1.498,46
2.830,43
860,30
115,69
Như vậy, mỗi ngày tải lượng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt thải ra kênh, rạch gần nhà sau đó đưa vào sông Ba Lai trên địa bàn huyện Giồng Trôm khoảng 3.254kg chất thải rắn lơ lửng (SS), 1.498kg BOD5, 2.830kg COD, 860kg tổng N và 115,6kg tổng P.
Trên địa bàn 4 xã hiện tại chưa có khu đô thị, toàn bộ dân cư đều tập trung rải rác trên các kênh, rạch dọc theo đường chính của xã. Và thực tế trên các xã mỗi hộ gia đình đều có mương chứa nước để dẫn nước vào dùng và cũng chính là nguồn tiếp nhận nước thải sau khi sử dụng.
Hình 3.7: Tình hình sử dụng và xả thải nước sinh hoạt của 4 xã.
3.2.2 Hiện trạng xả thải ở các cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, làng nghề
Ở trên địa bàn 4 xã không có cụm công nghiệp với quy mô lớn, đa số là những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ với sản lượng cũng khá cao, nhưng hiện tại các cơ sở này chưa có hệ thống xử lý nước thải chỉ có một vài cơ sở sản xuất than thiêu kết, sản xuất hủ tíu có hệ thống xử lý đơn giản, còn lại những cơ sở khác như sản xuất cơm dừa, sản xuất thạch dừa không được xử lý trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận là kênh, rạch, sông gần nhà đưa thẳng vào nguồn tiếp nhận chính là sông Ba Lai.
Theo báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Giồng Trôm đến năm 2020”, mỗi cơ sở sản xuất ghi rõ thông tin xả thải của cơ sở, dựa vào đó có bảng 2.5.
Bảng 3.6: Hiện trạng xả thải ở các cơ sở sản xuất trên địa bàn 4 xã giáp sông Ba Lai
Ngành nghề
hoạt động
Quy mô tổng 4 xã
(tấn hàng hóa/tháng)
Lượng nước sử dụng (m3/tháng)
Lượng nước thải (m3/tháng)
Sản xuất than thiêu kết
337
2.284
1.827
Sản xuất thạch dừa
30
60
48
Sản xuất sợi hủ tíu
20
80
64
Sx kẹo dừa
10
0,67
0,536
(Nguồn: Tình hình sản xuất của tỉnh Bến Tre,2011.)
Nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải của cụm công nghiệp được tham khảo từ kết quả điều tra thực tế một số cụm công nghiệp, làng nghề đang hoạt động tại Việt Nam được đưa ra trong bảng sau :
Bảng 3.7 : Nồng độ trung bình các chất ô nhiễm trong nước thải từ các cụm công nghiệp, làng nghề (chưa xử lý).
Thông số
Nồng độ trung bình (mg/l)
Chất rắn lơ lửng
222
BOD5
137
COD
319
(Nguồn: VITTEP,1995)
Bảng 3.8 : Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sản xuất thực phẩm.
Thông số
Nồng độ ô nhiễm (mg/l)
Cơ sở sản xuất kẹo dừa
Cơ sở sản xuất thạch dừa
Sản xuất sợi hủ tíu
BOD5
5.350 – 8.500
2.000 – 3.000
309
COD
8.625 – 13.875
2.500 – 3.500
460
Tổng N
40 - 60
60 – 80
6,9
Tổng P
3,4 – 4,2
70 - 90
2,2
(Nguồn: Viện Môi trường-Tài nguyên,TP,HCM)
Từ các thông số trên, ước tính được tải lượng ô nhiễm trong nước thải ở cụm công nghiệp, các làng nghề và cơ sở sản xuất dựa theo công thức (CT :2.2).
Tải lượng = nồng độ trung bình x lưu lượng / 1000 ( CT: 2.2)
Bảng 3.9: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải ở cụm công nghiệp làng nghề
Ngành nghềhoạt động
Lượng nước thải (m3/ngày)
Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày)
SS
BOD5
COD
Tổng N
Tổng P
Sản xuất than thiêu kết
60,90
13,52
8,34
19,43
Sản xuất thạch dừa
1,60
0,22
4,00
4,80
0,08
3,36
Hủ tíu
2,20
0,70
0,68
1,01
0,01518
0,005
Sx cơm dừa
0,54
0,12
1,34
1,61
0,0268
0,0021
Tổng
65,24
14,56
14,36
26,85
0,12198
3,366
Như vậy, mỗi ngày tải lượng ô nhiễm do nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các cơ sở sản xuất, làng nghề thải vào sông Ba Lai trên địa bàn huyện Giồng Trôm khoảng 14,56kg chất thải rắn lơ lửng (SS), 14,36BOD5 và 26,75kg COD, 0,12kg tổng N và 3,366kg tổng P. Như vậy hàm lượng chất ô nhiễm trong hoạt động sản xuất không cao bằng tải lượng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt thải ra.
Hình 3.8: Tình hình xả thải ở 1 cơ sở sản xuất cơm dừa ở xã Phong Mỹ.
3.2.3 Hiện trạng xả thải nước thải ở các cơ sở chăn nuôi, trồng trọt
Trong chăn nuôi.
Ở các xã diện tích chăn nuôi chiếm tỉ lệ không lớn, đa phần là chăn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình. Chất thải phát sinh trong quá trình chăn nuôi phần lớn là phân, nước thải vệ sinh chuồn trại và một phần thức ăn dư thừa.
Bảng 3.10: Hiện trạng xả thải nước thải ở các cơ sơ chăn nuôi.
Huyện/Xã
Dê/trâu
(con)
Bò
(con)
Heo
(con)
Gia cầm
(con)
Lượng nước thải (m3/năm)
Định mức (theo WHO , 1993)
(m3/con.năm)
8
8
14,6
0,9
Toàn Huyện
11.360
23.408
90.000
1.503.000
2.944.844
Xã Phong Nẫm
210
100
286
1.130
7.673
Xã Phong Mỹ
150
120
1.409
560
23.235
Xã Châu Hòa
194
80
2.622
3.000
43.173
Xã Châu Bình
183
75
3.452
2687
54.882
(Nguồn: tình hình phát triển kinh tế xã hội ở mỗi xã, 2011)
Bảng 3.11: Nồng độ trung bình các chất ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi (chưa xử lý).
Thông số
Nồng độ trung bình (mg/l)
Chất rắn lơ lửng
2.459
BOD5
2.466
COD
3.545
(Nguồn: Nguyễn Văn Phước và Nguyễn Thị Thanh Phượng, 2006. Gíao trình kỹ thuật xử lý chất thải công nghiệp)
Từ các thông số bảng 3.11,ta có được ước tính được tải lượng ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi xả thải ra các kênh, rạch trên địa bàn huyện.
Bảng 3.12: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi.
Huyện_Giồng Trôm
Lượng nước thải (m3/ngày)
Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày)
Xã
TSS
BOD5
COD
Xã Phong Nẫm
21,02
51,69
51,84
74,52
Xã Phong Mỹ
63,66
156,54
156,99
225,67
Xã Châu Hòa
118,28
290,85
291,68
419,30
Xã Châu Bình
150,36
369,74
370,79
533,03
Tổng
353,32
868,81
871,29
1.252,52
Như vậy, hoạt động chăn nuôi ở 4 xã mỗi ngày thải ra 353,32m3 nước vào kênh, rạch nội đồng. Với lưu lượng trên ta có được tải lượng ô nhiễm do nước thải chăn nuôi thải vào sông Ba Lai trên địa bàn huyện Giồng Trôm khoảng 868,81kg chất thải rắn lơ lửng (SS), 871,29kg BOD5 và 1.252,52kg COD. Như vậy tải lượng ô nhiễm do nước thải chăn nuôi thải cũng chiếm một phần nhỏ nhưng không đáng kể bằng nước thải sinh hoạt.
Trong trồng trọt
Theo ước tính của phân viện công nghệ mới và Bảo vệ Môi trường, 7/ 2007 và khảo sát của đề tài ở các xã trong lưu vực, lượng phân bón hóa học trung bình bón cho đất khoảng 250 kg/ha/vụ, lượng hóa chất bảo vệ trung bình từ 0,75 kg/ha/vụ. Như vậy, vào năm 2011 lượng hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón hóa học được sử dụng trong ngành nông nghiệp ở các xã nằm dọc bên lưu vực sông Ba Lai được ước tính trong bảng 2.11. Các loại phân bón chính là phân đạm (urea), phân lân, phân Nitơ, Photpho, Kali. Các hóa chất bảo vệ thực vật chính là các loại kém bền vững: Photpho hữu cơ, carbamat, pyrethroid tổng hợp và một số ít các clo hữu cơ có độ bền cao.
Bảng 3.13: Hiện trạng sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật
Huyện Giồng Trôm
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp (ha)
Lượng phân bónthuốc BVTV (kg/ha/vụ)
Tổng lượng phânthuốc BVTV (kg/vụ)
Phân bón
Hóa chất BVTV
Phân bón
Hóa chất BVTV
Phong Nẫm
3.600
250
0,75
900.000
2.700
Phong Mỹ
2.500
250
0,75
625.000
1.875,00
Châu Hòa
1.450
250
0,75
362.500
1.087,50
Châu Bình
5.100
250
0,75
1.275.000
3.825,00
Tổng
12.650
250
0,75
3.162.500
9.488
Như vậy, vào năm 2011, lượng phân bón hóa học sử dụng trên toàn khu vực 4 xã là 9,488 tấn/vụ và lượng hóa chất BVTV khoảng 3,162 tấn/vụ.
Ước tính tải lượng ô nhiễm do trồng trọt đưa vào sông Ba Lai
Với hoạt động thâm canh, tăng vụ từ 1 vụ/năm lên 3 vụ trên năm thì lượng phân bón sẽ là trên 9,486 tấn/năm và hóa chất BVTV sẽ là trên 28,464 tấn/năm. Theo một số tài liệu quốc tế trong Dự án Quy hoạch Tổng thể ĐBSCL(1992) lượng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật trên chỉ được cây trồng sử dụng khoảng 60 – 70%, còn lại 30 – 40% sẽ bị bốc hơi, tồn lưu trong đất hoặc bị rửa trôi theo nước mưa hay nước tưới tiêu,... rồi đưa ra sông,kênh, rạch. Như vậy, lượng phân bón cây trồng không sử dụng là trên 3.795 tấn/năm và hóa chất BVTV là trên 11,385 tấn/năm (tính cho 40% lượng phân và lượng hóa chất không được cây trồng hấp thụ) theo bảng sau:
Bảng 3.14: Tổng lượng phân và thuốc BVTV thải vào môi trường.
Huyện Giồng Trôm
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp (ha)
Tổng lượng phânthuốc BVTV (kg/vụ)
Tổng lượng phânthuốc BVTV thải vào môi trường(kg/vụ)
Phân bón
Hóa chất BVTV
Phân bón
Hóa chất BVTV
Phong Nẫm
3.600
900.000
2.700
360.000
1.080
Phong Mỹ
2.500
625.000
1.875
250.000
750
Châu Hòa
1.450
362.500
1.088
145.000
435
Châu Bình
5.100
1.275.000
3.825
510.000
1.530
Tổng
12.650
3.162.500
9.488
1.265.000
3.795
Tải lượng ô nhiễm (phân bón và hóa chất BVTV) đưa vào hệ thống sông Ba Lai = T*K (K là hệ số rửa trôi, K = 0,1 – 0,25; T: tổng lượng chất ô nhiễm).
Bảng 3.15: Tính toán tải lượng ô nhiễm do phân bón và thuốc BVTV
Huyện Giồng Trôm
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp (ha)
Tổng lượng phânthuốc BVTV thải vào môi trường(kg/vụ)
Tải luợng ô nhiễm thải vào môi trường
(kg/vụ)
Phân bón
Hóa chất BVTV
Phân bón
Hóa chất BVTV
Tổng
12.650
1.265.000
3.795
316.250
948,75
Như vậy, tải lượng ô nhiễm do phân bón đưa vào hệ thống sông rạch khoảng trên 948,75 tấn/năm và tải lượng hóa chất bảo vệ thực vật đưa vào môi trường nước là 2,844 tấn/năm.
3.3 Dự báo lượng xả thải nước thải vào sông Ba Lai trên địa bàn huyện đến năm 2020
Nhằm phục vụ cho công tác dự báo tình hình xả thải nước thải trên địa bàn Huyện Giồng Trôm đến năm 2020, tác giả tiến hành thu thập các tài liệu và văn bản pháp luật có liên quan đến luận văn bao gồm như sau:
Dự b
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BAI LAM LUAN VAN.DOC