Tài liệu Đề tài Đánh giá hiện trạng sử dụng nước cấp sinh hoạt và đề xuất cải thiện các giải pháp cấp nước cho người dân huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An: MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng1.1: QCVN 08:2008/ BTNMT_Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt 8
Bảng 1.2: QCVN 09:2008/ BTNMT_Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm 9
Bảng 1.3: QCVN 01:2009/BYT_Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống 11
Bảng 1.4: QCVN 02: 2009/BYT_Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt 12
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu nhiệt độ trong năm của huyện Diễn Châu 32
Bảng 2.2: Diện tích, cơ cấu các loại đất huyện Diễn Châu 37
Bảng 2.3: Các chỉ tiêu phát triển dân số huyện Diễn Châu 40
Bảng 2.4: Dự báo các chỉ tiêu phát triển dân số huyện Diễn Châu giai đoạn 2011 - 2020 42
Bảng 3.1: Các phương pháp phân tích 58
Bảng 3.2: Thống kê số phiếu phát ra tại các xã 60
Bảng 3.3: Thống kê số mẫu nước lấy tại các xã 60
Bảng 3.4: Các công trình cấp nước của huyện Diễn Châu 62
Bảng 3.5: Thống kê danh sách hộ dùng nước sạch (nước máy) trên địa bàn huyện Diễn Châu năm 2011 62
Bảng 3.6: Chất lượng nước đầu ra của 4 công...
138 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1458 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Đánh giá hiện trạng sử dụng nước cấp sinh hoạt và đề xuất cải thiện các giải pháp cấp nước cho người dân huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng1.1: QCVN 08:2008/ BTNMT_Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt 8
Bảng 1.2: QCVN 09:2008/ BTNMT_Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm 9
Bảng 1.3: QCVN 01:2009/BYT_Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống 11
Bảng 1.4: QCVN 02: 2009/BYT_Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt 12
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu nhiệt độ trong năm của huyện Diễn Châu 32
Bảng 2.2: Diện tích, cơ cấu các loại đất huyện Diễn Châu 37
Bảng 2.3: Các chỉ tiêu phát triển dân số huyện Diễn Châu 40
Bảng 2.4: Dự báo các chỉ tiêu phát triển dân số huyện Diễn Châu giai đoạn 2011 - 2020 42
Bảng 3.1: Các phương pháp phân tích 58
Bảng 3.2: Thống kê số phiếu phát ra tại các xã 60
Bảng 3.3: Thống kê số mẫu nước lấy tại các xã 60
Bảng 3.4: Các công trình cấp nước của huyện Diễn Châu 62
Bảng 3.5: Thống kê danh sách hộ dùng nước sạch (nước máy) trên địa bàn huyện Diễn Châu năm 2011 62
Bảng 3.6: Chất lượng nước đầu ra của 4 công trình cấp nước tập trung huyện Diễn Châu 66
Bảng 3.7: Thống kê nguồn cấp nước từ phiếu điều tra của huyện Diễn Châu 67
Bảng 3.8: Thống kê chất lượng nguồn nước sử dụng từ phiếu điều tra của huyện Diễn Châu 71
Bảng 3.9: Kết quả phân tích mẫu nước công trình cấp nước tập trung của huyện Diễn Châu 75
Bảng 3.10: Thống kê tổng số mẫu nước công trình cấp nước tập trung đạt và không đạt 77
Bảng 3.11: Thống kê lưu lượng nước máy sử dụng từ phiếu điều tra của huyện Diễn Châu 78
Bảng 3.12: Thống kê thời gian cúp nước của các nhà máy cấp nước từ phiếu điều tra của huyện Diễn Châu 80
Bảng 3.13: Kết quả phân tích mẫu nước giếng đào và giếng khoan của huyện Diễn Châu 82
Bảng 3.14: Thống kê tổng số mẫu nước giếng đào và giếng khoan đạt và không đạt 87
Bảng 3.15: Kết quả phân tích mẫu nước mưa của huyện Diễn Châu 90
Bảng 3.16: Thống kê tổng số mẫu nước mưa đạt và không đạt 92
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Công trình thu nước ven bờ loại phân li 14
Hình 1.2: Giếng khơi 20
Hình 1.3: Cấu tạo giếng khoan 21
Hình 1.4: Ống lọc loại quấn dây và ống lọc loại bọc lưới 22
Hình 1.5: Giếng khoan 23
Hình 1.6: Thu hứng nước mưa qua máng xối và bể trữ 27
Hình 2.1: Bản đồ huyện Diễn Châu 30
Hình 3.1: Biểu đồ thể hiện nguồn cấp nước của các xã 69
Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện nguồn cấp nước của các xã 69
Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện nguồn cấp nước của huyện Diễn Châu 70
Hình 3.4: Biểu đồ thể hiện chất lượng nguồn nước sử dụng của các xã 72
Hình 3.5: Biểu đồ thể hiện chất lượng nguồn nước sử dụng của các xã 72
Hình 3.6: Biểu đồ thể hiện chất lượng nguồn nước sử dụng của huyện Diễn Châu 73
Hình 3.7: Biểu đồ thể hiện lưu lượng nước máy sử dụng của các xã 79
Hình 3.8: Biểu đồ thể hiện lưu lượng nước máy sử dụng của huyện Diễn Châu 79
Hình 3.9: Biểu đồ thể hiện thời gian cúp nước của các nhà máy cấp nước tại các xã 80
Hình 3.10: Biểu đồ thể hiện thời gian cúp nước của các nhà máy cấp nước của huyện Diễn Châu 81
Hình 4.1: Lu chưa nước mưa 102
Hình 4.2: Hệ thống xử lý sắt trong nước giếng ngầm 105
MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong các diễn đàn về nước sạch và môi trường gần đây trên Thế Giới cũng như ở Việt Nam thì chất lượng nước sạch đang trong giai đoạn báo động đỏ, thiếu nước sạch để sử dụng đang là áp lực chung của nhiều quốc gia trên Thế giới, trong đó Việt Nam không phải là trường hợp ngoại lệ. Tại Việt Nam, hiện chỉ có khoảng 60% đô thị có hệ thống cấp nước tập trung. Tại các vùng nông thôn thì việc cung cấp nước sạch chỉ đạt ở mức hơn 30%, đây là con số quá nhỏ so với một đất nước mà người dân nông thôn chiếm gần 2/3 dân số cả nước.
Tuy Việt Nam đã đạt tiến bộ nhanh chóng trong việc cải thiện tình hình cấp nước vào những thập kỷ qua, song nhiều nơi ở Việt Nam, đặc biệt là những vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và những cộng đồng dân cư nông thôn vùng xa vùng sâu và thường là nghèo nhất đã bị tụt hậu.
Tình trạng thiếu nước sạch phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày là nguyên nhân chủ yếu gây ra những hậu quả nặng nề về sức khỏe đối với đời sống con người. Nhằm góp phần cải thiện đời sống, nâng cao sức khỏe và bảo vệ môi trường cho người dân địa phương, đề tài “Đánh giá hiện trạng sử dụng nước cấp sinh hoạt và đề xuất cải thiện các giải pháp cấp nước cho người dân huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An” được thực hiện sẽ góp phần làm rõ hơn về hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt của người dân huyện Diễn Châu, từ đó tìm ra giải pháp và nâng cao hiệu quả chất lượng nước sinh hoạt, đạt tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường và phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân.
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Mục tiêu chính của đề tài là khảo sát được tình hình sử dụng nước cấp sinh hoạt của người dân huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Đánh giá chất lượng nguồn nước, từ đó có những đề xuất cải thiện các giải pháp cấp nước sạch đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường cho người dân huyện Diễn Châu, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
3. PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI
Do hạn chế về thời gian nên đề tài chỉ giới hạn điều tra, khảo sát và đánh giá hiện trạng cung cấp nước tại 20 Xã trên tổng số 39 Xã của huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
4. NỘI DUNG THỰC HIỆN CỦA ĐỀ TÀI
Tổng quan về nước cấp và hiện trạng cấp nước sạch trên thế giới và tại Việt Nam.
Thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế - xã hội, hiện trạng môi trường của huyện Diễn Châu.
Thu thập tài liệu về hiện trạng các công trình cấp nước sạch tại huyện Diễn Châu.
Thu thập, tổng hợp số liệu và đánh giá tình hình cấp nước tại Huyện Diễn Châu. Khảo sát, điều tra về chất lượng và lưu lượng các nguồn nước của người dân đang sử dụng thông qua các phiếu điều tra.
Lấy mẫu, phân tích một số mẫu nước để đánh giá chất lượng các nguồn nước mà người dân đang sử dụng.
Đề xuất cải thiện các giải pháp cấp nước cho người dân huyện Diễn Châu.
5. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN CỦA ĐỀ TÀI
Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu
Thu thập, tổng hợp các tài liệu theo phương pháp tập hợp và chọn lọc:
Tài liệu tổng quan về nước cấp, về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại địa phương.
Tài liệu từ các nhà máy, xí nghiệp cấp nước tại khu vực điều tra
Phương pháp điều tra, khảo sát:
Xây dựng phiếu điều tra: phiếu điều tra được xây dựng dưới hình thức đặt câu hỏi trực tiếp với người dân bao gồm các phần: nguồn cấp nước, chất lượng và lưu lượng nguồn cấp nước.
Tiến hành điều tra: phỏng vấn trực tiếp người dân theo các nội dung trong phiếu điều tra đã được chuẩn bị trước
Khảo sát thực tế, thu thập các số liệu liên quan đến nguồn nước sinh hoạt ở địa phương. Xác định các khía cạnh môi trường quan trọng ảnh hưởng đến nguồn nước của người dân huyện Diễn Châu.
Căn cứ theo thông tin, số liệu và bản đồ huyện Diễn Châu để xác định cụ thể các xã nghiên cứu.
Phương pháp lấy mẫu, phân tích trong phòng thí nghiệm:
Lấy mẫu và phân tích mẫu nước tại khu vực khảo sát.
Thống kê, phân tích, tổng hợp, đánh giá và đề xuất các giải pháp
Thống kê, tổng hợp và phân tích các số liệu thu thập được. Xử lý số liệu và đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành về chất lượng nguồn nước. Từ đó đề xuất các giải pháp cải thiện.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC CẤP
1.1 CÁC THÔNG SỐ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGUỒN CUNG CẤP CHO MỤC ĐÍCH SINH HOẠT
1.1.1 Các chỉ tiêu về lý học
Độ pH của nước:
Định nghĩa về mặt toán học: pH = -log[H+]. pH là thông số đánh giá chất lượng nguồn nước, nó quyết định đến tính axit, bazơ cũng như khả năng hòa tan của các chất tan trong nước, sự thay đổi của pH dẫn tới sự thay đổi thành phần hóa học của nước (sự kết tủa, sự hòa tan, cân bằng cacbonat,…), các quá trình sinh học trong nước. pH dưới 7 là có tính axit và độ pH trên 7 có tính bazo. pH được xác định bằng máy đo pH hoặc bằng phương pháp chuẩn độ.
Nhiệt độ (0C):
Nhiệt độ của nước có ảnh hưởng đến độ pH, đến các quá trình hóa học và sinh học xảy ra trong nước. Nhiệt độ phụ thuộc rất nhiều vào môi trường xung quanh, vào thời gian trong ngày, vào mùa trong năm… Nhiệt độ cần được xác định tại chỗ (tại nơi lấy mẫu).
Độ màu của nước:
Nước nguyên chất không có màu. Màu sắc gây nên bởi các tạp chất trong nước (thường là do chất hữu cơ: chất mùn hữu cơ, acid humic; một số ion như sắt…; một số loài thủy sinh vật). Độ màu thường được xác định bằng phương pháp so màu với các dung dịch chuẩn là Clorophantinat Coban. Đơn vị Pt – Co.
Độ đục:
Độ đục gây nên bởi các hạt rắn lơ lửng trong nước. Các chất lơ lửng trong nước có thể có nguồn gốc vô cơ, hữu cơ hoặc các vi sinh vật, thủy sinh vật có kích thông thường từ 0,1 – 10m. Độ đục làm giảm khả năng truyền sáng của nước, ảnh hưởng tới quá trình quang hợp. Độ đục được đo bằng máy đo độ đục (đục kế – turbidimeter). Đơn vị đo độ đục theo các máy do Mỹ sản xuất là NTU (Nephelometric Turbidity Unit).
Tổng hàm lượng chất rắn (TS):
Các chất rắn trong nước có thể là những chất tan hoặc không tan, bao gồm cả những chất vô cơ lẫn các chất hữu cơ. Tổng hàm lượng các chất rắn (TS) là lượng khô tính bằng mg của phần còn lại sau khi làm bay hơi 1 lít mẫu nước trên nồi cách thủy rồi sấy khô ở 1050C cho tới khi khối lượng không đổi (đơn vị tính bằng mg/l).
Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS):
Các chất rắn lơ lửng (các chất huyền phù) là những chất rắn không tan trong nước. Hàm lượng các chất lơ lửng (SS) là lượng khô của phần chất rắn còn lại trên giấy lọc sợi thủy tinh khi lọc 1 lít nước mẫu qua phễu lọc rồi sấy khô ở 1050C cho tới khi khối lượng không đổi. Đơn vị tính là mg/l.
Tổng hàm lượng chất rắn hòa tan (DS):
Các chất rắn hòa tan là những chất tan được trong nước, bao gồm cả chất vô cơ lẫn chất hữu cơ. Hàm lượng các chất hòa tan (DS) là lượng khô của phần dung dịch qua lọc khi lọc 1 lít nước mẫu qua phễu lọc có giấy lọc sợi thủy tinh rồi sấy khô ở 1500C cho tới khi khối lượng không đổi. Đơn vị tính là mg/l.
DS = TS – SS.
Tổng hàm lượng các chất dễ bay hơi (VS):
Hàm lượng các chất rắn lơ lửng dễ bay hơi (VSS) là lượng mất đi khi nung lượng chất rắn huyền phù (SS) ở 5500C cho đến khi khối lượng không đổi (thường được qui định trong một khoảng thời gian nhất định). Hàm lượng các chất rắn hòa tan dễ bay hơi (VDS) là lượng mất đi khi nung lượng chất rắn hòa tan (DS) ở 5500C cho đến khi khối lượng không đổi (thường được qui định trong một khoảng thời gian nhất định).
1.1.2 Các chỉ tiêu về hóa học
Độ kiềm toàn phần:
Là tổng hàm lượng các ion HCO3, CO32-, OH- có trong nước. Độ kiềm trong nước tự nhiên thường gây nên bởi các muối của acid yếu, đặc biệt các muối carbonat và bicarbonat
Độ cứng của nước:
Là tổng hàm lượng của các ion Ca2+ và Mg2+. Độ cứng của nước gây nên bởi các ion đa hóa trị có mặt trong nước. Chúng phản ứng với một số anion tạo thành kết tủa. Các ion hóa trị 1 không gây nên độ cứng của nước.
Hàm lượng oxigen hòa tan (DO):
Là lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nước. DO trong nước phụ thuộc nhiều yếu tố như áp suất, nhiệt độ, thành phần hóa học của nguồn nước, số lượng vi sinh, thủy sinh vật… Khi DO xuống đến khoảng 4 – 5 mg/l, số sinh vật có thể sống trong nước giảm mạnh. Nếu hàm lượng DO quá thấp nước sẽ có mùi và trở nên đen do trong nước lúc này diễn ra chủ yếu là các quá trình phân hủy yếm khí, các sinh vật không thể sống được trong nước này nữa. Đơn vị mg/l.
Nhu cầu oxigen hóa học (COD - nhu cầu oxy hóa học):
Là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ. COD giúp phần nào đánh giá được lượng chất hữu cơ trong nước có thể bị oxid hóa bằng các chất hóa học (tức là đánh giá mức độ ô nhiễm của nước). COD được khi xác định bằng phương pháp KMnO4 hoặc K2Cr2O7. Đơn vị mg/l
Nhu cầu oxigen sinh hóa (BOD - nhu cầu oxy sinh hoá):
Là lượng oxigen cần thiết để vi khuẩn có trong nước phân hủy các chất hữu. BOD dùng để xác định mức độ nhiễm bẩn của nước. Đơn vị mg/l
Một số chỉ tiêu hóa học khác trong nước:
Sắt: chỉ tồn tại dạng hòa tan trong nước ngầm dưới dạng muối Fe2+ của HCO3-, SO42-, Cl-…, còn trong nước bề mặt, Fe2+ nhanh chóng bị oxid hóa thành Fe3+ và bị kết tủa dưới dạng Fe(OH)3. Nước thiên nhiên thường hcứa hàm lượng sắt lên đến 30 mg/l. Với hàm lượng sắt lớn hơn 0,5 mg/l nước có mùi tanh khó chịu, làm vàng quần áo khi giặt… Các cặn kết tủa của sắt có thể gây tắc nghẽn đường ống dẫn nước. Trong quá trình xử lý nước, sắt được loại bằng phương pháp thông khí và keo tụ.
Các hợp chất Clorua: Clor tồn tại trong nước dưới dạng Cl-. Nói chung ở mức nồng độ cho phép thì các hợp chất clor không gây độc hại, nhưng với hàm lượng lớn hơn 250 mg/l làm cho nước có vị mặn. Nước có nhiều Cl- có tính xâm thực ximăng. Đơn vị mg/l.
Các hợp chất Sulfat: Ion SO42- có trong nước do khoáng chất hoặc có nguồn gốc hữu cơ. Với hàm lượng lớn hơn 250 mg/l gây tổn hại cho sức khỏa con người. Ở điều kiện yếm khí, SO42- phản ứng với chất hữu cơ tạo thành khí H2S có độc tính cao. Đơn vị mg/l.
1.1.3 Các chỉ tiêu về sinh học
Coliform:
Là chỉ số cho biết số lượng các vi khuẩn gây bệnh đường ruột trong mẫu nước. Không phải tất cả các vi khuẩn coliform đều gây hại. Tuy nhiên, sự hiện diện của vi khuẩn coliform trong nước cho thấy các sinh vật gây bệnh khác có thể tồn tại trong đó.
E.coli:
Là chỉ số cho biết số lượng các vi khuẩn gây bệnh đường ruột trong mẫu nước. Sự có mặt của E.Coli trong nước chứng tỏ nguồn nước đã bị ô nhiễm bởi phân rác, chất thải của người và động vật và như vậy cũng có khả năng tồn tại các loại vi trùng gây bệnh khác. Số lượng E.Coli nhiều hay ít tùy thuộc mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước. Đặc tính của khuẩn E.Coli là khả năng tồn tại cao hơn các loại vi khuẩn, vi trùng gây bệnh khác nên nếu sau khi xử lý nước, nếu trong nước không còn phát hiện thấy E.Coli thì điều đó chứng tỏ các loại vi trùng gây bệnh khác đã bị tiêu diệt hết. Việc xác định số lượng E.Coli thường đơn giản và nhanh chóng nên loại vi khuẩn này thường được chọn làm vi khuẩn đặc trưng trong việc xác định mức độ nhiễm bẩn do vi trùng gây bệnh trong nước. Đơn vị VK/100ml
1.2 TIÊU CHUẨN NƯỚC NGUỒN
Để đánh giá chất lượng nước sông, nước ngầm…. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã đưa ra các quy chuẩn quy định giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt, nước ngầm. Các quy chuẩn này áp dụng để đánh giá và kiểm soát chất lượng của nguồn nước, làm căn cứ cho việc bảo vệ và sử dụng nước một cách phù hợp. Sau đây là một số quy chuẩn Việt Nam hiện hành có liên quan về chất lượng nước nguồn (bảng 1.1 và bảng 1.2).
Bảng1.1: QCVN 08:2008/ BTNMT_Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
TT
Thông số
Đơn vị
Giá trị giới hạn
A
B
A1
A2
B1
B2
1
pH
mg/l
6-8.5
6-8.5
5.5-9
5.5-9
2
Ôxy hòa tan (DO)
mg/l
6
5
4
2
3
Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)
mg/l
20
30
50
100
4
COD
mg/l
10
15
30
50
5
BOD5 (200C)
mg/l
4
6
15
25
6
Amoni (NH+4) (tính theo N)
mg/l
0.1
0.2
0.5
1
7
Clorua (Cl-)
mg/l
250
400
600
-
8
Florua (F-)
mg/l
1
1.5
1.5
2
9
Nitrit (NO-2) (tính theo N)
mg/l
0.01
0.02
0.04
0.05
10
Nitrat (NO-3) (tính theo N)
mg/l
2
5
10
15
11
Asen (As)
mg/l
0.01
0.02
0.05
0.1
12
Chì (Pb)
mg/l
0.02
0.02
0.05
0.05
13
Đồng (Cu)
mg/l
0.1
0.2
0.5
1
14
Kẽm (Zn)
mg/l
0.5
1
1.5
2
15
Sắt (Fe)
mg/l
0.5
1
1.5
2
16
Thủy ngân (Hg)
mg/l
0.001
0.001
0.001
0.002
17
E. Coli
MPN/100ml
20
50
100
200
18
Coliform
MPN/100ml
2500
5000
7500
10000
(Nguồn: Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, ban hành ngày 31/12/2008)
Ghi chú: Việc phân hạng nguồn nước mặt nhằm đánh giá và kiểm soát chất lượng nước, phục vụ cho các mục đích sử dụng nước khác nhau:
A1 – Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác như loại A2, B1 và B2.
A2 – Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp; bảo tồn dạng thực vật thủy sinh, hoặc các mục đích sử dụng như loại B1,B2.
B1 – Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2.
B2 – Giao thông thủy và các mục đích khác vì yêu cầu nước chất lượng thấp.
Bảng 1.2: QCVN 09:2008/ BTNMT_Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm
TT
Thông số
Đơn vị
Giá trị giới hạn
1
pH
-
5.5 – 8.5
2
Độ cứng (tính theo CaCO3)
mg/l
500
3
Chất rắn tổng số
mg/l
1500
4
COD (KMnO4)
mg/l
4
5
Amoni (tính theo N)
mg/l
0.1
6
Clorua (Cl-)
mg/l
250
7
Florua (F-)
mg/l
1
8
Nitrit (NO-2) (tính theo N)
mg/l
1
9
Nitrat (NO-3) (tính theo N)
mg/l
15
10
Sunfat (SO42-) (tính theo N)
mg/l
400
11
Asen (As)
mg/l
0.05
12
Chì (Pb)
mg/l
0.01
13
Crom VI (Cr6+)
mg/l
0.05
14
Đồng (Cu)
mg/l
1
15
Kẽm (Zn)
mg/l
3
16
Mangan (Mn)
mg/l
0.5
17
Thủy ngân (Hg)
mg/l
0.001
18
Sắt (Fe)
mg/l
5
19
E. Coli
MPN/100ml
Không phát hiện thấy
20
Coliform
MPN/100ml
3
(Nguồn: Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, ban hành ngày 31/12/2008)
1.3 TIÊU CHUẨN NƯỚC CẤP SINH HOẠT, ĂN UỐNG
Nước sạch có thể được hiểu là nước trong, không màu, không mùi, không vị, không chứa các độc chất và vi khuẩn gây bệnh. Tỉ lệ các chất độc hại và vi khuẩn không quá mức độ cho phép của mỗi quốc gia.
Ô nhiễm nước là sự biến đổi các thành phần của nước khác biệt với trạng thái ban đầu. Đó là sự biến đổi các chất lý, hóa, sinh vật và sự có mặt của chúng trong nước làm cho nước trở nên độc hại…
Sự nguy hại đến sức khỏe con người do uống nước trực tiếp, sử dụng nước trong sinh hoạt vệ sinh cá nhân.
Việc xây dựng tiêu chuẩn giúp cho các nhà chức trách và các nhà điều hành đạt được các tiêu chuẩn về chất lượng nước đáp ứng sự mong đợi của người sử dụng và các nguyên tắc phát triển bền vững.
Phạm vi mà các tiêu chuẩn nêu ra sẽ bao gồm việc đánh giá chất lượng và các chỉ số hoạt động đo lường kết quả dịch vụ, do đó góp phần quản lý và điều hành việc đánh giá dịch vụ một cách tốt hơn. Các tiêu chuẩn sẽ góp phần bảo tồn nước bằng cách tăng hiệu quả của dịch vụ phân phối nước và giảm sự rò rỉ trong hệ thống dịch vụ nước, do đó ngăn cản được sự thất thoát nước không cần thiết.
Bảng 1.3: QCVN 01:2009/BYT_Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống
STT
Tên chỉ tiêu
Đơn vị
Giới hạn tối đa
Chỉ tiêu cảm quan và thành phần vô cơ
1
Màu sắc
TCU
15
2
Mùi vị
-
Không có mùi, vị lạ
3
Độ đục
NTU
2
4
pH
-
6,5-8,5
5
Độ cứng, tính theo CaCO3
mg/l
300
6
Tổng chất rắn hoà tan (TDS)
mg/l
1000
7
Hàm lượng Amoni
mg/l
3
8
Hàm lượng Asen tổng số
mg/l
0,01
9
Hàm lượng Clorua
mg/l
250
10
Hàm lượng Florua
mg/l
1,5
11
Hàm lượng Sắt tổng số (Fe2+ + Fe3+)
mg/l
0,3
12
Hàm lượng Mangan tổng số
mg/l
0,3
13
Hàm lượng Nitrat
mg/l
50
14
Hàm lượng Nitrit
mg/l
3
15
Chỉ số Pecmanganat
mg/l
2
Vi sinh vật
16
Coliform tổng số
Con/100ml
0
17
E.coli hoặc Coliform chịu nhiệt
Con/100ml
0
(Nguồn: Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo thông tư số: 04/2009/TT - BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009)
Bảng 1.4: QCVN 02: 2009/BYT_Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt
TT
Tên chỉ tiêu
Đơn vị tính
Giới hạn
tối đa cho phép
I
II
1
Màu sắc(*)
TCU
15
15
2
Mùi vị(*)
-
Không có mùi vị lạ
Không có mùi vị lạ
3
Độ đục(*)
NTU
5
5
4
Clo dư
mg/l
0,3-0,5
-
5
pH(*)
-
6,0 - 8,5
6,0 - 8,5
6
Hàm lượng Amoni(*)
mg/l
3
3
7
Hàm lượng Sắt tổng số (Fe2+ + Fe3+)(*)
mg/l
0,5
0,5
8
Chỉ số Pecmanganat
mg/l
4
4
9
Độ cứng tính theo CaCO3(*)
mg/l
350
-
10
Hàm lượng Clorua(*)
mg/l
300
-
11
Hàm lượng Florua
mg/l
1.5
-
12
Hàm lượng Asen tổng số
mg/l
0,01
0,05
13
Coliform tổng số
Vi khuẩn/ 100ml
50
150
14
E. coli hoặc Coliform chịu nhiệt
Vi khuẩn/ 100ml
0
20
Ghi chú:
(*) Là chỉ tiêu cảm quan.
Giới hạn tối đa cho phép I: Áp dụng đối với các cơ sở cung cấp nước.
Giới hạn tối đa cho phép II: Áp dụng đối với các hình thức khai thác nước của cá nhân, hộ gia đình (các hình thức cấp nước bằng đường ống chỉ qua xử lý đơn giản như giếng khoan, giếng đào, bể mưa, máng lần, đường ống tự chảy).
(Nguồn: Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo thông tư số: 05/2009/TT - BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009)
1.4 MỘT SỐ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
1.4.1 Công nghệ xử lý nước mặt
Nước mặt bao gồm các nguồn nước trong các ao, đầm, hồ chứa, sông suối. Do kết hợp từ các dòng chảy trên bề mặt và thường xuyên tiếp xúc với không khí nên các đặt trưng của nước mặt là:
Chứa khí hòa tan, đặc biệt là oxy.
Chứa nhiều chất rắn lơ lửng, riêng trường hợp nước chứa trong các ao, đầm, hồ, do xảy ra quá trình lắng cặn nên chất rắn lơ lửng còn lại tương đối thấp và chủ yếu ở dạng keo.
Có hàm lượng chất hữu cơ cao.
Có sự hiện diện của nhiều loại tảo.
Chứa nhiều vi sinh vật.
Do tính chất nước nguồn nhiễm nhiều tạp chất hữu cơ từ nhiều thành phần, tạo nên độ đục không ổn định, vì vậy công nghệ xử lý nước cần chú trọng giai đoạn tiền xử lý: phản ứng + lắng ngay từ đầu qui trình, nhằm phá hủy các liên kết hóa học, tạo cặn hữu ích. Sau đó, giai đoạn khử trùng là bắt buộc trước khi cung cấp nước cho sinh hoạt.
1.4.1.1 Các công trình thu nước mặt
Thường đó là công trình thu nước sông, phải được đặt ở đầu nguồn nước, phía trên khu dân cư và khu công nghiệp theo chiều chảy của sông. Vị trí hợp lý nhất là nơi bờ sông và lòng sông ổn định có điều kiện địa chất công trình tốt, có đủ độ sâu cần thiết để lấy nước trực tiếp từ sông không phải dẫn đi xa. Thường công trình thu được bố trí ở phía lõm của bờ sông, tuy nhiên phía lõm thường bị xói lở nên cần phải gia cố bờ.
Công trình thu nước sông thường chia ra các loại sau đây:
Công trình thu nước bờ sông
Công trình thu nước lòng sông
Công trình thu nước hình đấu
Công trình thu nước bờ sông:
Áp dụng khi bờ dốc, nước ở bờ sâu và thường xây dựng chung với trạm cấp I nên còn gọi là công trình thu nước loại kết hợp. Khi điều kiện địa chất ở bờ xấu thì trạm bơm cấp I đặt tách rời ở xa bờ và gọi là công trình thu nước phân ly.
Công trình thu nước bờ sông chia ra nhiều gian để đảm bảo cấp nước liên tục khi thau rửa, sửa chữa. Mỗi gian chia ra ngăn thu, ngăn hút. Nước từ sông vào ngăn thu qua các cửa thu nước: cửa phía trên thu nước mưa lũ, cửa phía dưới thu nước mùa khô. Ngăn thu còn gọi là ngăn lắng vì ở đây một phần các hạt cặn, cát, phù sa trong nước được giữ lại. Ở cửa thu nước có đặt các song chắn làm bằng các thanh thép d = 10 – 16mm cách nhau 40 – 50mm để ngăn các vật nổi trên sông (rác rưởi, củi, cây…) khỏi đi vào công trình thu. Từ ngăn thu nước qua các lưới chắn để vào ngăn hút là nơi bố trí các ống hút của máy bơm. Lưới chắn thường làm bằng các sợi dây thép d = 1 – 1,5mm với kích thước mắt lưới từ 2×2 đến 5×5mm để giữ các rác rưởi, rong rêu có kích thước nhỏ ở trong nước. Tốc độ nước chảy qua song chắn thường từ 0,4 đến 0,8 m/s, qua lưới chắn từ 0,2 đến 0,4 m/s.
Hình 1.1: Công trình thu nước ven bờ loại phân li
Chú thích:
1 – Ngăn thu 5 – Ngăn hút
2 – Cửa thu – Song chắn rác 6 – Ngăn quản lí
3 – Ống hút 7 – Rãnh đặt ống
4 – Cửa thông – Lưới chắn rác 8 – Trạm bơm cấp I
Công trình thu nước lòng sông:
Công trình thu nước lòng sông áp dụng khi bờ thoải, nước nông, mức nước dao động lớn.
Khác với loại công trình thu nước loại bờ sông, công trình thu nước lòng sông không có cửa thu nước ở bờ (hoặc chỉ thu nước ở bờ vào mùa lũ), mà đưa ra giữa sông, rồi dùng ống dẫn nước về ngăn thu đặt ở bờ. Cửa thu nước lòng sông còn gọi là họng thu nước thường là phễu hoặc ống loe, đầu bịt song chắn và được cố định dưới đáy sông bằng hệ thống cọc gỗ hoặc bê tông.
Ở chỗ bố trí họng thu phải có phao cờ báo hiệu để tránh cho tàu bè đi lại không va chạm vào.
1.4.1.2 Một số sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước mặt
Một số sơ đồ dây chuyền xử lý nước mặt với hàm lượng cặn ≤ 2500 mg/l
Sơ đồ 1:
Bể trộn
Bể phản ứng
Bể lọc nhanh
Bể chứa nước sạch
Bể lắng
Chất keo tụ Chất khử trùng
Từ trạm bơm
Cấp I tới
Chất kiềm hóa
Với hàm lượng cặn nhỏ hơn 2500 mg/l thì nước từ trạm bơm cấp I được dẫn trực tiếp qua bể trộn, tại đây cho thêm chất keo tụ và chất kiềm hóa hòa trộn đều vào nước. Nước được tiếp tục dẫn qua bể phản ứng kết hợp bể lắng, các bông cặn hình thành tại ngăn phản ứng sẽ được lắng tại ngăn lắng. Sau khi qua bể lắng nước được lắng một phần rồi tiếp tục dẫn qua bể lọc nhanh. Tại đây nước được lọc sạch các cặn bẩn và vi khuẩn có trong nước. Sau đó châm thêm chất khử trùng rồi dẫn qua bể chứa nước sạch để phân phối đến các nơi sử dụng.
Sơ đồ 2:
Bể trộn
Bể lọc tiếp xúc
Bể chứa nước sạch
Chất keo tụ Chất khử trùng
Từ trạm bơm
Cấp I tới
Chất kiềm hòa
Nước từ trạm bơm cấp I được dẫn trực tiếp qua bể trộn, tại đây cho thêm chất keo tụ và chất kiềm hóa hòa trộn đều vào nước. Nước được tiếp tục dẫn qua bể lọc tiếp xúc, tại bể này nó vừa làm nhiệm vụ của bể tạo bông cặn, bể lắng, bể lọc. Sau đó nước được dẫn qua bể chứa nước sạch và cho thêm chất khử trùng trước khi phân phối.
Một số sơ đồ áp dụng xử lý nước mặt với hàm lượng cặn > 2500mg/l
Sơ đồ 3:
Bể trộn
Bể phản ứng
Bể lọc nhanh
Bể chứa nước sạch
Bể lắng
Bể lắng sơ bộ
Chất keo tụ Chất khử trùng
Từ trạm bơm
Cấp I tới
Chất kiềm hóa
Với hàm lượng cặn lớn hơn 2500 mg/l, nước từ trạm bơm cấp I phải qua bể lắng sơ bộ để lắng bớt một phần cặn rồi nước được dẫn qua bể trộn. Tại bể trộn, chất keo tụ và chất kiềm hóa được cho vào và hòa trộn đều trước khi dẫn sang bể phản ứng kết hợp bể lắng. Tại bể này sau khi hình thành các bông cặn ở ngăn phản ứng sẽ lắng ở ngăn lắng. Nước tiếp tục được dẫn sang bể lọc nhanh để lọc hết cặn và vi khuẩn, sau đó cho thêm chất khử trùng vào bể chưa nước sạch trước khi phân phối.
Sơ đồ 4:
Bể trộn
Bể phản ứng
Bể lọc nhanh
Bể chứa nước sạch
Bể lắng
Hồ lắng sơ
Trạm bơm
Từ nguồn đến
Chất keo tụ Chất khử trùng
Chất kiềm hóa
1.4.1.3 Các công trình cấp nước
Đài nước
Đài nước là công trình dùng để điều hòa lưu lượng và áp lực cho mạng lưới cấp nước. Đài nước còn là một công trình kiến trúc vì có chiều cao và thể tích lớn. Do đặc điểm kiến trúc, kết cấu và điều kiện thi công trên cao nên giá thành xây dựng đài lớn. Vì vậy khi tính toán hệ thống cấp nước cần nghiên cứu cẩn thận cả dung tích, chiều cao và vị trí đặt đài. Đối với các hệ thống cấp nước không liên tục ngày đêm hoặc khi nguồn điện không đảm bảo thì cần xây dựng đài. Thông thường đài được đặt ở những vị trí cao để giảm bớt chiều cao thân đài và giảm giá thành xây dựng.
Trạm bơm
Trạm bơm là nơi bố trí các máy bơm, động cơ điện, đường ống, van khóa, thiết bị điều khiển, kiểm tra, đo lường, các bảng điện, phòng sửa chữa, lắp ráp cũng như các phòng làm việc, phòng vệ sinh, thay quần áo của công nhân…
Khi thiết kế các trạm bơm cần lưu ý các yêu cầu như: đảm bảo cung cấp nước liên tục; thuận tiện và an toàn trong quản lý, vận hành; khoảng cách giữa các ống đẩy và ống hút cũng như chiều dài của chúng phải ngắn nhất, các đoạn nối phải đơn giản; có khả năng tăng công suất của trạm này bằng cách thay thế các bơm có công suất lớn hơn hoặc trang bị thêm các máy bơm bổ sung; có hệ số hữu ích và hệ số sử dụng thiết bị lớn nhất với chỉ tiêu chi phí năng lượng điện là bé nhất.
Các trạm bơm có thể phân ra: trạm bơm cấp I, cấp II, tăng áp, tuần hoàn, đặt nổi, nửa nổi, nửa ngầm hoặc ngầm; trục ngang, trục đứng, kiểu thủ công, tự động hoặc từ xa,…
Trạm bơm cấp I đưa nước lên công trình làm sạch được tính theo lưu lượng giờ trung bình trong những ngày dùng nước lớn nhất. Chế độ công tác của trạm bơm cấp II phụ thuộc vào biểu đồ tiêu thụ nước. Việc bơm nước có thể tiến hành điều hòa trong ngày hoặc theo từng cấp; nếu bơm theo cấp thì dung tích đài nước và áp lực toàn phần của bơm sẽ giảm.
Việc lựa chọn lại số lượng máy bơm làm việc cũng như dự trữ phải tính toán có xét đến sự hoạt động đồng thời giữa các máy bơm, ống dẫn và mạng ống phân phối để đảm bảo chế độ làm việc của trạm bơm được lựa chọn trên cơ sở phân tích đồ thị dùng nước và sự hoạt động đồng thời cả máy bơm, ống dẫn và mạng phân phối. Nên chọn các máy bơm cùng loại để dễ quản lý và giảm số bơm dự trữ.
Các trạm bơm cấp I lấy nước mặt thường đặt sâu dưới đất để giảm chiều cao hút của bơm. Số lượng bơm công tác trong trạm cấp I không nhỏ hơn hai, mỗi bơm nên có một ống hút riêng. Các trạm bơm câp II thường đặt trên mặt đất, có dạng hình chữ nhật vì có nhiều máy bơm, các đường ống hút có thể nối thông với nhau qua các khóa.
1.4.2 Công nghệ xử lý nước ngầm
Nước ngầm tồn tại trong các lỗ hổng và các khe nứt của đất đá, được tạo thành trong giai đoạn trầm tích đất đá hoặc do sự thẩm thấu, thấm của nguồn nước mặt, nước mưa.
Đối với hệ thống cấp nước cộng đồng thì nguồn nước ngầm luôn là nguồn nước được ưa thích. Bởi vì, các nguồn nước mặt thường bị ô nhiễm và lưu lượng khai thác phải phụ thuộc vào sự biến động theo mùa. Nguồn nước ngầm ít chịu ảnh hưởng bởi các tác động của con người.
Có rất nhiều phương pháp để xử lý nước ngầm, tùy thuộc vào nhiều yếu tố: nhu cầu cấp nước, tiêu chuẩn dùng nước, đặc điểm của nguồn nước ngầm, các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội… mà chúng ta lựa chọn công nghệ xử lý nước ngầm sao cho phù hợp.
1.4.2.1 Các công trình thu nước ngầm
Giếng khơi:
Giếng khơi là công trình thu nước ngầm mạch nông, có đường kính 0,8 – 2m và chiều sâu 3 – 20m, phục vụ cấp nước cho một gia đình hay một số đối tượng dùng nước nhỏ. Khi cần lượng nước lớn hơn thì có thể xây dựng một nhóm giếng khơi nối vào giếng tập trung bằng các ống xi phông, hoặc giếng có đường kính lớn với các ống nan quạt có lỗ, đặt trong lớp đất chứa nước để tập trung nước về giếng.
Nước chảy vào giếng có thể từ đáy hoặc từ thành bên qua các khe hở ở thành hoặc qua các ống bê tông xốp dùng làm thành giếng. Thành giếng có thể xây bằng gạch, bê tông xỉ, bê tông đá hộc, đá ong… tùy theo vật liệu địa phương. Khi gặp đất dễ sụt lở người ta dùng các khẩu giếng bằng bê tông, gạch, ống sành… với chiều cao 0,5 – 1m rồi đánh tụt từng khẩu giếng xuống cho nhanh chóng và an toàn. Các khẩu giếng nối với nhau bằng vữa xi măng.
Để tránh nước mưa chảy trên mặt kéo theo chất bẩn chui vào giếng, phải lát nền và xây bờ xung quanh giếng cao hơn mặt đất chừng 0,8m đồng thời phải bọc đất sét dày 0,5m xung quanh thành giếng từ mặt dất xuống tới độ sâu 1,2m. Vị trí giếng nên chọn ở gần nhà nhưng phải cách xa chuồng nuôi súc vật, hố xí tối thiểu là 7 – 10m.
Hình 1.2: Giếng khơi
Đường hầm ngang thu nước:
Đó là loại công trình thu nước ngầm mạch nông với công suất lớn hơn vài chục đến vài trăm mét khối ngày.
Nó gồm một hệ thống ống thu nước nằm ngang đặt trong lớp chứa nước, có độ dốc để tự chảy về giếng tập trung.
Trên đường ống cứ khoảng 25 – 50m lại xây dựng một giếng thăm để kiểm tra nước chảy, lấy cặn và thông hơi. Ống thu nước thường chế tạo bằng sành hoặc bê tông có lỗ d = 8mm hoặc khe với kích thước 10 – 100mm. Ngoài ra có thể xếp đá dăm, đá tảng thành hành lang thu nước, xung quanh có lớp bọc bằng đá dăm, cuội, sỏi để ngăn cát chui vào.
Giếng khoan:
Giếng khoan là công trình thu nước ngầm mạch sâu với công suất lớn từ 5 – 500 l/s, sâu vài chục đến vài trăm mét, có đường kính 100 – 600mm.
Giếng khoan có thể là giếng hoàn chỉnh (khoan đến lớp đất cách nước); giếng không hoàn chỉnh (khoan đến lưng chừng lớp đất chứa nước); giếng có áp và giếng không có áp…
Khi cần thu lượng nước lớn người ta dùng một nhóm giếng khoan. Trong trường hợp này các giếng sẽ bị ảnh hưởng lẫn nhau khi làm việc đồng thời.
Giếng khoan thường có các bộ phận chính sau đây:
Hình 1.3: Cấu tạo giếng khoan
Chú thích:
1 - Cửa giếng 3, 6 - Liên kết 5 - Ống lắng
2 - Ống vách 4 - Ống lọc
Cửa giếng hay miệng giếng: Dùng để theo dõi, kiểm tra sự làm việc của giếng. Trên của giếng là động cơ và ống đẩy đưa nước tới công trình xử lý, ngoài ra còn có nhà bao che, bảo vệ.
Thân giếng (còn gọi là ống vách): là các ống thép không gỉ nối với nhau bằng mặt bích, ren hoặc hàn. Ngoài ra còn dùng ống bê tông cốt thép nối với nhau bằng ống lồng. Ống vách có nhiệm vụ chống nhiễm bẩn và chống sụt lở giếng. Bên trong ống vách ở phía trên là các guồng bơm nối với động cơ điện bằng trục đứng. Có thể dùng tổ máy bơm và động cơ nhúng chìm.
Ống lọc: hay còn gọi là bộ phận lọc của giếng khoan: đặt trực tiếp trong đất chứa nước để thu nước vào giếng và ngắn không cho bùn cát chui vào giếng. Ống lọc được chế tạo nhiều kiểu với các kết cấu khác nhau.
Hình 1.4: Ống lọc loại quấn dây và ống lọc loại bọc lưới
Ống lắng: ở cuối ống lọc dài 2 – 10m để giữ lại cặn cát chui vào giếng. Khi thau rửa giếng lớp cặn, cát này sẽ được đưa lên khỏi mặt đất.
Để tránh nhiễm bẩn cho giếng bởi nước mặt thấm vào, người ta thường bọc đất sét xung quanh ống vách dày khoảng 0,5m với chiều sâu tối thiểu là 3m kể từ mặt đất xuống.
Người ta còn dùng giếng khoan đường kính nhỏ (d = 42 – 49mm) lắp bơm tay, bơm điện với lưu lượng 2m3/h.
Hình 1.5: Giếng khoan
1.4.2.2 Một số sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước ngầm
Một số dây chuyền xử lý nước giếng ngầm thông dụng:
Sơ đồ 1:
Nguồn (giếng cạn)
Làm sạch – Kết bông
Làm sạch – Kết bông
Lọc đôi cát và sỏi
Châm vôi: tạo phản ứng làm mềm nước
Châm phèn để tạo sự đông tụ, nếu cần
Hòa trộn, kết bông và lắng đọng: sử dụng lượng vôi cao hơn để khử độ cứng của nước, loại Fe và Mg
Dùng potassium permanganate (thuốc tím) để khử trùng nhẹ và có tác dụng oxy hóa Fe và Mg, nếu cần
Hòa trộn, kết bông và lắng đọng: trung hòa lượng vôi cao để làm mềm nước, oxy hóa loại Fe và Mg
Châm Acid fluosilicic để flo hóa nước
Khử độ cứng kết tủa rối và oxy hóa loại Fe và Mg
Châm Chlor: để hình thành chlor dư tự do trong hệ thống phân phối (khử trùng)
Sơ đồ 2: Nguồn (giếng sâu)
Làm thoáng bằng khay
Bể tiếp xúc hoặc bể tốn lưu
Lọc cát
Châm chlorrine để khử sự phát triển của vi khuẩn sắt của đường ống và khử ban đầu Fe và Mg
Làm thoáng: gia tăng oxy hòa tan, oxy hóa Fe và Mg và giảm CO2
Châm chlorrine: oxy hóa khử Mg còn sót
Tồn lưu: cho phép phản ứng oxy hóa xảy ra hoàn toàn
Khử bông cặn Fe và Mg
Châm ammonia (ămôniắc): để biến đổi Chlorine dư kết hợp.
Châm acid fluosilicic để flo hóa nước uống.
1.4.3 Giải pháp thu gom nước mưa
Nước mưa là một nguồn nước tự nhiên quý báu, được nhiều nơi trên thế giới sử dụng như một nguồn cấp nước sinh hoạt quan trọng, đặc biệt là tại các vùng nông thôn các nước đang phát triển. Nước mưa được thu từ mái nhà, trên các triền dốc tự nhiên và trên một số đường phố. Nước mưa có đặc điểm là rẻ tiền, dồi dào, nhất là trong mùa mưa, chất lượng nước tương đối sạch. Nhược điểm của việc khai thác nước mưa là lượng mưa thường phân bố không đều, mưa tập trung chủ yếu vào mùa mưa. Việc thu hứng nước mưa tập trung ở một diện tích rộng cũng rất khó. Nước mưa được xem như một nguồn cung cấp nước sinh hoạt ăn uống chính ở các vùng nông thôn, hoang mạc, rừng núi, hải đảo. Tuy nhiên, khi có hệ thống nước đường ống thì nguồn nước mưa chỉ được xem như một nguồn cung cấp phụ.
Thu hứng nước mưa từ mái nhà:
Nước mưa thường được thu hứng từ mái nhà, đặc biệt là các mai lợp bằng tole tráng kẽm, tole nhựa dạng lượn sóng, mái bằng bê-tông, mái ngói bằng đất nung hoặc bằng fibro xi-măng hoặc mái lá, mái lợp giấy dầu. Tốt nhất là các mái nhà bằng kim loại, mái ngói. Mái lợp bằng lá tranh, lá dừa nước, rơm rạ có thể bị nhiễm khuẩn, rêu mốc, chuột bọ.
Không nên:
- Dùng sơn chống thấm, chống rỉ trên mái tole kim loại vì nó có thể gây độc cho nước (nhiễm độc chì trong sơn, nước có mùi lạ).
- Sử dụng mái xi-măng amiăng để hứng nước mưa vì sợi amiăng bị bào mòn (nước mưa có tích acid) có thể gây độc cho phổi.
- Hứng nước mưa vào đầu mùa vì trên mái nhà có nhiều bụi, phân chim, lá khô, rác,… tích tụ. Các trận mưa đầu mùa chỉ dùng để rửa mái nhà.
Hình 1.6: Thu hứng nước mưa qua máng xối và bể trữ
Thu hứng nước mưa từ mặt đất:
Ta có thể lợi dụng sự chảy tràn trên triền dốc mặt đất để thu hứng nước mưa. Đây là phương pháp áp dụng cho các vùng khô hạn ở hoang mạc, hải đảo, đồi núi. Nước mưa khi rơi xuống đất sẽ nhanh chóng làm ẩm đất, tích tụ vào các hố trũng rồi chảy tràn theo hướng dốc của mặt đất. Để giảm thiểu sự mất nước xuống đất (các vùng khô hạn thường có lượng mưa rất ít và thời gian mưa ngắn), người ta dùng các tấm phẳng bằng chất dẻo, bê-tông hoặc nhựa đường phủ trên mặt để lấy nước. Nếu bao phủ tốt, có thể thu được gần 90% lượng nước mưa rơi trên mặt phủ. Nếu không có kinh phí nhiều có thể dùng biện pháp dầm chặt đất để giảm thiểu lượng thấm. Đất có độ dốc cao sẽ tạo tốc độ chảy tràn lớn và giảm được lượng bốc hơi và thấm.
Bể trữ nước có thể thiết kế lộ thiên hoặc ngầm kín dưới mặt đất, trên mặt bể phải có các tấm đậy kín để giữ vệ sinh nước trong bể, hạn chế việc rong rêu đóng ngăn cản trẻ con hoặc gia súc lọt xuống bể.
1.5 HIỆN TRẠNG CẤP NƯỚC SẠCH
1.5.1 Hiện trạng cấp nước sạch trên toàn thế giới
Chất lượng các nguồn nước của chúng ta ngày càng bị đe dọa bởi ô nhiễm. Chính hoạt động của con người là nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm chất lượng nguồn nước trên toàn thế giới. Hoạt động của con người trong hơn 50 năm qua là nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước chưa từng có trong lịch sử.
Tổng sản lượng nước trên thế giới gồm: 97,5% nước biển (mặn) và chỉ 2,5% nước ngọt. Trong 2,5% nước ngọt chỉ có 0,4% nước mặt gồm sông ngòi, ao hồ và hơi nước trong không khí, 30,1% nước ngầm, và phần còn lại là những tảng băng trải rộng ở Bắc và Nam cực. Trong 0,4% nước mặt đó, có 67,4% nước ao hồ, 1,6% sông ngòi, 12,2% nước đã thấm vào đất, 9,5% hơi nước trong không khí, và phần còn lại gồm các vùng đất ngập nước.
Theo ước tính, có 70% lượng nước trên thế giới được sử dụng cho nông nghiệp, 20% cho kỹ nghệ, và 10% cho sinh hoạt gia đình.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 1,2 tỉ người trên thế giới không được sử dụng nước sạch, 2,6 tỉ người thiếu nước do các cơ sở dịch vụ cung cấp và số này đang gia tăng. LHQ ước tính có 2,6 tỉ người tại 48 quốc gia sẽ sống trong điều kiện căng thẳng và khan hiếm nước vào năm 2025.
Mỗi năm 1,6 triệu dân trên thế giới chết do thiếu nước sạch. Trung bình mỗi ngày, một người dân ở Bắc Mỹ, chủ yếu là Canada và Hoa Kỳ dùng từ 600 đến 800 lít nước, người dân Paris tiêu thụ 100L/ngày. Tại các quốc gia đang phát triển dao động từ 60 đến 150 lít/ ngày. Trong lúc đó, nhiều vùng ở Châu Phi, phần đông cư dân không có hơn một lít nước dùng cho sinh hoạt cá nhân. Tại châu Á và châu Phi có 141 triệu dân cư ở các thành phố lớn không được bảo đảm về nước ngọt và nước sạch.
Do sự gia tăng dân số của thế giới kéo theo nhu cầu cần phải phát triển nông nghiệp, nên việc tận dụng nguồn nước, nhất là nước ngầm sẽ là một nguy cơ làm cạn kiệt nguồn nước trong tương lai.
1.5.2 Hiện trạng cấp nước sạch tại Việt Nam
Việt Nam có nguồn nước tương đối dồi dào. Tổng sản lượng nước mặt trung bình vào mùa mưa hàng năm là 800 tỷ m3, phần lớn do sông Hồng và sông Cửu Long cung cấp. Tuy nhiên, vào các tháng khô hạn, lượng nước chỉ còn lại khoảng 15 – 30%. Về lượng nước ngầm, theo ước tình Việt Nam chứa khoảng 48 tỷ m3/năm và trung bình hàng năm, người dân sử dụng khoảng 1 tỷ m3. Nhu cầu tưới tiêu trong ở Việt Nam hàng năm là 76,6 tỷ m3 chỉ đủ cung ứng cho 80% đất trồng trọt trên toàn quốc (9,7 triệu hecta). Do đó, nhiều nơi tình trạng thiếu nước cho nhu cầu nông nghiệp vẫn còn trầm trọng.
Tại Việt Nam, việc tiếp cận với nước sạch là hết sức khó khăn, đặc biệt tại các vùng sâu, vùng xa và nông thôn. Những bệnh có liên quan đến nước là nguyên nhân gây ra bệnh tật ở trẻ và người lớn, khiến trẻ không được đến trường do ốm đau, bị đi ngoài do uống nước không sạch. Phần lớn nước ở các vùng nông thôn Việt Nam bị ô nhiễm. Người dân lấy nước từ nguồn nước mặt, nước giếng đào nông. Phần lớn các nguồn nước này đều nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng, vi rút.
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế hiện chỉ có khoảng 60% dân số Việt Nam được tiếp cận với nước sạch và nước hợp vệ sinh cho sinh hoạt hàng ngày. Trong số 52% dân thành thị được tiếp cận với nguồn nước được cho là sạch và hợp vệ sinh thì chỉ có 15% thực sự có nước sạch.
Tại các vùng nông thôn và vùng núi xa xôi của Việt Nam, người dân chủ yếu vẫn dùng loại nước thứ hai là nước hợp vệ sinh được lấy từ sông, suối và nước giếng. Theo số liệu của trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thì tính đến hết năm 2010, có 440.000 người dân nông thôn có nguồn nước hợp vệ sinh để sử dụng, đạt tỷ lệ 75%, với số nước tối thiểu là 60 lít/ người/ ngày, trong đó, có khoảng 37% dân số được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
Hiện trung bình mỗi người dân nông thôn Việt Nam chỉ được dùng khoảng từ 30 đến 50 lít nước một ngày, ít hơn 10 lần so với người dân tại các nước phát triển.
Thống kê tổng hợp của Trung tâm Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn cho biết, cả nước có trên 7.000 công trình cấp nước tập trung mọi quy mô, trong đó chỉ có 1.826 công trình hoạt động tốt (chiếm 41%); 1.537 công trình hoạt động bình thường (35%); 856 công trình kém (hơn 19%) và 214 công trình... không hoạt động. Như vậy, tỷ lệ công trình cấp nước hoạt động kém hoặc không còn hoạt động chiếm tới gần 25%.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HUYỆN DIỄN CHÂU - TỈNH NGHỆ AN
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1 Vị trí địa lý
Diễn Châu là huyện Đồng bằng ven biển, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Nghệ An, có tổng diện tích tự nhiên là 30.492,36 ha; với 39 đơn vị hành chính gồm 38 xã và 1 thị trấn, có toạ độ địa lý từ 18051'31'' đến 19011'05'' Vĩ độ Bắc; 105030'13'' đến 105039'26'' Kinh độ Đông. Có phạm vi ranh giới như sau:
Phía Bắc: Giáp huyện Quỳnh Lưu
Phía Nam: Giáp huyện Nghi Lộc
Phía Đông: Giáp biển Đông
Phía Tây: Giáp huyện Yên Thành
Hình 2.1: Bản đồ huyện Diễn Châu
Huyện nằm trên trục giao thông Bắc - Nam là nơi tập trung của nhiều tuyến giao thông quan trọng như: Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt chạy dọc Bắc - Nam, là điểm khởi đầu của Quốc lộ 7 nối với các huyện miền tây và nước CH DCND Lào, Quốc lộ 48 lên các huyện vùng Tây Bắc của tỉnh, có tỉnh lộ 538 nối liền với huyện Yên Thành, các tuyến giao thông nội huyện và liên huyện rất thuận tiện. Về đường thủy, có tuyến kênh nhà Lê theo hướng Bắc Nam nối liền với sông Cấm, sông Bùng chảy qua 10 xã trong huyện đổ ra biển Đông, có Cửa Vạn, Cửa Hiền và 25 km bờ biển nối liền với các huyện trong tỉnh.
2.1.2 Địa hình
Diễn Châu có thể chia thành 3 dạng địa hình chính: Vùng đồi núi, đồng bằng và cát ven biển.
Vùng đồi núi: được chia thành 2 tiểu vùng:
+ Tiểu vùng núi thấp Tây Nam: Chủ yếu là núi thấp (bình quân độ cao 200 - 300 m), đỉnh Thần Vũ cao nhất 441 m. Đây là địa bàn có độ dốc bình quân trên 150, chỉ khoảng 20 % diện tích có độ dốc bình quân dưới 150.
+ Tiểu vùng đồi cao Tây Bắc: Gồm các dải đồi ở Diễn Lâm, Diễn Đoài có độ cao từ 80 m đến dưới 150 m. Đa phần diện tích có độ dốc từ 15 - 200.
Do đặc điểm địa hình của vùng đồi núi tương đối dốc, độ che phủ rừng thấp nên bị rửa trôi xói mòn mạnh, gây hiện tượng đất bị bạc màu xói mòn trơ sỏi đá.
Vùng đồng bằng:
Đây là vùng có địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao 0,5 - 3,5 m. Địa hình thấp dần theo hình lòng chảo, Khu vực thấp nhất thuộc các xã Diễn Bình, Diễn Minh, Diễn Nguyên, Diễn Thái, Diễn Cát, Diễn Hoa. Độ cao địa hình vùng thấp trũng từ 0,5 - 1,7 m và thường bị ngập úng vào mùa mưa lũ.
Vùng cát ven biển:
Phân bố ở khu vực ở phía Đông Quốc lộ 1A kéo dài từ Diễn Hùng đến đền Cuông (Diễn Trung). Độ cao địa hình của vùng từ 1,8 - 3 m. Đây là địa bàn dễ chịu tác động của triều cường khi có bão gây ngập mặn.
2.1.3 Khí hậu
Chế độ nhiệt:
Khí hậu Diễn Châu hình thành hai mùa rõ rệt: mùa nóng và mùa lạnh phù hợp với hai thời kỳ xâm nhập của gió mùa đông bắc và gió mùa tây nam.
Mùa nóng: Mùa này tiết trời nóng nực, nhiệt độ trung bình là 30oC có khi lên tới 40oC. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 9 dương lịch. Gió Lào xuất hiện trong mùa này. Mùa mưa bão thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 dương lịch. Mỗi năm bão đổ bộ lên đất liền vào khu vực Diễn Châu ít nhất cũng từ 1 đến 2 lần, năm nhiều nhất là 4 đến 6 lần trong số hơn 10 cơn bão xuất hiện tại biển đông. Sức gió của các cơn bão thường có cường độ lớn từ cấp 8, 9, đến cấp 12, 13 gây nhiều thiệt hại cho nhân dân nghề biển, nghề nông và nghề làm muối.
Mùa lạnh: Từ tháng 10 đến tháng 3 dương lịch. Mùa lạnh thường có gió mùa đông bắc. Gió mùa này thường gây ra mưa phùn, lượng mưa không đáng kể. Tuy lượng mưa ít nhưng bầu trời lại nhiều mây, về sáng nhiều ngày có sương mù u ám đến 9, 10 giờ mới tan.
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu nhiệt độ trong năm của huyện Diễn Châu
Chỉ tiêu
Cả năm
Mùa nóng
(tháng 4 - 9)
Mùa lạnh
(tháng 10 - 3)
Nhiệt độ bình quân (0C)
23,4
25 - 27
18
Trung bình tối cao (0C)
-
29 - 32
20
Trung bình tối thấp (0C)
-
24 - 26
12 - 13
Tối cao tuyệt đối (0C)
40,1
40,1
-
Tối thấp tuyệt đối (0C)
5,7
-
5,7
(Nguồn: Phòng Tài Nguyên – Môi Trường huyện Diễn Châu)
Chế độ mưa,lượng bốc hơi, độ ẩm không khí:
+ Diễn Châu có lượng mưa bình quân 1.690 mm/năm nhưng phân bố không đều: Thời kỳ mưa ít từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau lượng mưa chỉ chiếm khoảng 11% lượng mưa cả năm. Đây là thời kỳ gây khô hạn trên những chân đất cao. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa chiếm tới 89% cả năm, tập trung vào các tháng 8, 9, 10 dễ gây úng ngập ở những khu vực trũng thấp.
+ Lượng bốc hơi bình quân của vùng 986 mm/năm. Các tháng 12, 1, 2 và lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa từ 1,9 đến 2 lần gây khô hạn trong vụ đông xuân. Các tháng 4, 5, 6 lượng bốc hơi tuy không lớn nhưng là thời kỳ có nhiệt độ cao và gió tây nam khô nóng, gây hạn trong vụ xuân hè.
+ Độ ẩm không khí bình quân cả năm 85%, thời kỳ độ ẩm không khí thấp tập trung vào mùa khô và những ngày có gió Tây Nam khô nóng (độ ẩm không khí có thể xuống tới 56%) hạn chế khả năng sinh trưởng của cây trồng.
Chế độ gió, bão:
+ Hứng chịu tác động của 2 hướng gió chủ đạo: Gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau kèm theo nền nhiệt độ thấp gây rét lạnh. Gió Tây Nam xuất hiện từ trung tuần tháng 4 tới đầu tháng 9 với tần suất 85% số năm, kèm theo khô nóng, độ ẩm không khí thấp, mỗi đợt kéo dài 10 - 15 ngày.
+ Diễn Châu là địa bàn thường chịu tác động đáng kể của bão (bình quân mỗi năm có 1 đến 8 cơn bão đổ bộ vào đất liền ở Nghệ An). Bão thường kèm theo triều cường và mưa lớn gây ngập úng, làm nhiễm mặn vùng diện tích ven các cửa sông.
2.1.4 Thủy văn
Mạng lưới sông ngòi trên địa bàn huyện khá dày gồm sông Bùng, sông Vếch Bắc, kênh Nhà Lê,… trong đó quan trọng nhất là sông Bùng. Chế độ nước của các sông phụ thuộc vào lượng mưa hàng năm, mùa mưa nước các sông lên cao gây ngập úng cục bộ các khu vực ven sông và mùa khô nước các sông xuống thấp gây hiện tượng xâm nhập mặn khu vực cửa sông. Do phần lớn các sông chảy qua địa hình cao dốc, tốc độ dòng chảy mạnh nên khả năng tích nước kém.
Chế độ thủy triều ở huyện là nhật triều và bán nhật triều không đều. Thời kỳ triều dâng thường trùng vào thời điểm có bão gây tác hại đối với khu vực ven biển.
2.1.5 Tài nguyên
2.1.5.1 Tài nguyên nước
Gồm nước mặt ở các sông và nước ngầm
Nguồn nước mặt
Nguồn nước mặt quan trọng nhất trên địa bàn huyện được cung cấp bởi hệ thống sông ngòi, hồ đập, hệ thống thuỷ nông bắc Nghệ an và lượng mưa hàng năm. Đảm bảo nguồn nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt đời sống của nhân dân của các xã phía trên cống ngăn mặn. Các xã vùng cửa sông và bãi ngang do bị nhiễm mặn khá sâu nên hạn chế khả năng sử dụng nước cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt đời sống của nhân dân.
Nước ngầm
Tuy chưa được thăm dò khảo sát toàn diện nhưng qua số liệu thu thập được cho thấy nguồn nước ngầm của huyện cũng khá dồi dào. Mức độ nông, sâu thay đổi tùy theo địa hình và lượng mưa trong mùa, thường vùng đồng bằng và ven biển có mực nước ngầm nông, vùng đồi núi nước ngầm sâu hơn và dễ bị cạn kiệt vào mùa khô. Tuy nhiên ở khu vực ven biển thường bị nhiễm mặn về mùa khô, do thuỷ triều lên.
2.1.5.2 Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất huyện Diễn Châu tỷ lệ 1/25.000, không tính diện tích đất chuyên dùng, đất ở, sông suối, mặt nước chuyên dùng và núi đá, toàn huyện có 9 nhóm đất chính, được chia ra 14 đơn vị đất như sau:
* Cồn cát trắng: (Cc)
Diện tích 1.345 ha (chiếm 4,41% diện tích tự nhiên của huyện). Được phân bố tập trung ở các xã Diễn Hùng, Diễn Trung. Nhìn chung loại đất này kém phì nhiêu nhất, chủ yếu sử dụng cho lâm nghiệp (trồng rừng phòng hộ để chống cát bay).
* Đất cát biển: (C)
Diện tích 8.618 ha (chiếm 28,26% diện tích tự nhiên của huyện) Được phân bố tập trung ở các xã ven biển từ Diễn Hùng đến Diễn Trung. Đất được hình thành do quá trình lắng đọng trầm tích biển, thường phân bố ở địa hình thấp hơn và sâu vào đất liền, khá bằng phẳng, thành phần cơ giới rất nhẹ, tỷ lệ cấp hạt cát thường đạt 85 90%, hạt mịn, hàm lượng sét vật lý thấp. Nhìn chung đất cát biển có độ phì nhiêu thấp.
* Đất mặn nhiều: (Mn)
Diện tích 442 ha (chiếm 1,45% diện tích tự nhiên của huyện), được phân bố ở địa hình thấp ven biển, ven sông chưa thoát khỏi ảnh hưởng của thủy triều, nên thường bị ngập. Hàm lượng muối tan NaCl trên 1%, hàm lượng Clo trên 0,25%.
* Đất mặn trung bình: (M)
Diện tích 48 ha (chiếm 0,16% diện tích tự nhiên của huyện). Phân bố ở địa hình vàn, vàn cao, đất có phản ứng chua (pHKCL > 5,5 ở tất cả các tầng). Đất mặn ít: (Mi)
Diện tích 691 ha (chiếm 2,27% diện tích tự nhiên của huyện), phân bố ở địa hình cao hơn đất mặn trung bình nên mực nước ngầm thường thấp. Đất bị nhiễm mặn chủ yếu do ảnh hưởng của nước mạch mặn, vì vậy tỷ lệ muối tan thay đổi theo mùa, về mùa mưa tỷ lệ muối tan rất thấp, nên ít gây tác hại cho cây trồng nhất là cây lúa nước.
* Đất phù sa không được bồi, không có tầng glây và loang lổ: (P)
Diện tích 6.735 ha (chiếm 22,09% diện tích tự nhiên của huyện), phân bố ở các xã Diễn Yên, Diễn Trường, Diễn Xuân, Diễn Đoài …, đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, tỷ lệ sét cao, đất thường chặt bí.
* Đất phù sa Glây: (Pg)
Diện tích 1.870 ha (chiếm 6,13% diện tích tự nhiên của huyện), phân bố chủ yếu ở các xã Diễn Yên, Diễn Trường, Diễn Đoài, Diễn Hạnh, Diễn Liên, … Đất được hình thành từ những sản phẩm phù sa trong điều kiện yếm khí, đã hình thành nên tầng glây từ mức độ trung bình đến mạnh.
* Đất phù sa ngập úng: (Pj)
Diện tích 1.600 ha (chiếm 5,25% diện tích tự nhiên của huyện), phân bố dọc theo sông Bùng. Đất hình thành trong điều kiện địa hình thấp trũng nước đọng thường xuyên và lâu ngày, đất bị glây hóa mạnh và có tính chất lầy thụt.
* Đất đỏ vàng trên đá sét: (Fs)
Diện tích 4.354 ha (chiếm 14,28% diện tích tự nhiên của huyện). Đất được hình thành trên sản phẩm phong hóa của đá mẹ phiến sét, đất có màu đỏ vàng, vàng đỏ là chủ đạo, lớp trên mặt có màu xám đen, nâu xám hoặc nâu vàng tùy thuộc vào mức độ tích lũy chất hữu cơ, thành phần cơ giới từ thịt nặng đến sét.
* Đất vàng nhạt trên đá cát: (Fq)
Diện tích 303 ha (chiếm 0,99% diện tích tự nhiên của huyện). Đất được hình thành trên sản phẩm phong hóa của đá cát, cấu trúc của đất thường là hạt rời rạc. Nhìn chung loại đất này có độ dốc dưới 80 tầng đất dày hoặc trung bình trồng cây hoa màu hoặc cây ăn quả. Đối với vùng đất dốc 8 - 150 trồng cây ăn quả với các loại cây lâm nghiệp. Nơi có độ dốc trên 150 sử dụng vào mục đích trồng rừng.
* Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước: (Fl)
Diện tích 122 ha (chiếm 0,40% diện tích tự nhiên của huyện).
* Đất xám bạc màu :
Đất được hình thành trên nền đất ferralit, trên các loại đá mẹ khác nhau: như đá phiến sét, đá biến chất, đá sa thạch,… được con người khai phá thành ruộng bậc thang để trồng lúa nước.
* Đất xám bạc màu trên phù sa cổ: (B)
Diện tích 1.395 ha (chiếm 4,57% diện tích tự nhiên của huyện), phân bố ở xã Diễn Lâm,… Đất được hình thành trên sản phẩm phù sa cổ thường phân bố ở khu vực địa hình chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du đồi núi. Đất bị ảnh hưởng của quá trình rửa trôi và tác động thoái hóa bạc màu tầng đất canh tác. Đây là loại đất có độ phì kém
* Đất dốc tụ: (D)
Diện tích 41 ha, chiếm 0,13% diện tích tự nhiên của huyện. Đất được hình thành do các sản phẩm phong hóa từ trên đồi núi bị nước mưa cuốn trôi xuống lắng đọng ở những thung lũng nhỏ dưới chân đồi núi. Các thung lũng bao bọc bởi những dãy đồi núi có đá mẹ là sa thạch, granit, …
* Đất xói mòn trơ sỏi đá: (E)
Diện tích 1.557 ha (chiếm 5,11% diện tích tự nhiên của huyện). Đất phát triển trên các loại đá mẹ khác nhau như sa thạch, phiến thạch sét, granit. Loại đất này do khai thác bừa bãi, canh tác không hợp lý, lớp thực vật bị thưa dần, lại ở trong vùng có mưa lớn, cường độ mưa cao, đất bị xói mòn nghiêm trọng.
Bảng 2.2: Diện tích, cơ cấu các loại đất huyện Diễn Châu
STT
Loại đất
Ký hiệu
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
1
Cồn cát trắng
Cc
1.345
4,41
2
Đất cát biển
C
8.618
28,26
3
Đất mặn ít
Mi
691
2,27
4
Đất mặn trung bình
M
48
0,16
5
Đất mặn nhiều
Mn
442
1,45
6
Đất phù sa không được bồi không có tầng glây
P
6.735
22,09
7
Đất phù sa Glây
Pg
1.870
6,13
8
Đất phù sa ngập úng
Pj
1.600
5,25
9
Đất đỏ vàng trên đá sét
Fs
4.354
14,28
10
Đất vàng nhạt trên đá cát
Fq
303
0,99
11
Đất xám bạc màu trên phù sa cổ
B
1.395
4,57
12
Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước
Fl
122
1,57
13
Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ
D
41
0,13
14
Đất xói mòn trơ sỏi đá
E
1.557
5,11
(Nguồn: Theo kết quả điều tra đất năm 2010 - Viện Quy hoạch và TKNN)
2.1.5.3 Tài nguyên rừng
Toàn huyện hiện có 412 ha rừng tự nhiên nghèo kiệt đang được khoanh nuôi bảo vệ. Những năm gần đây diện tích rừng trồng đã được đầu tư phát triển với quy mô 2.718 ha. Cây trồng chủ yếu là thông, tràm hoa vàng, keo tai tượng và bạch đàn, phi lao. Diện tích rừng của huyện chủ yếu là rừng tự nhiên và rừng trồng phòng hộ.
2.1.5.4 Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của huyện nghèo về chủng loại, ít về trữ lượng. Theo kết quả khảo sát sơ bộ, khoáng sản chính của huyện là Titan; phân bố chủ yếu dọc theo bờ biển. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có một số loại đá phục vụ cho xây dựng, tương đối phong phú như vỏ sò, đất sét, đá sa, phiến thạch, ... Trữ lượng nguồn vật liệu xây dựng đảm bảo cho nhu cầu sử dụng của địa phương.
2.1.5.5 Tài nguyên biển và ven biển
Với 25 Km bờ biển và ngư trường khá rộng, nguồn lợi thủy hải sản khá phong phú và đa dạng, tốc độ sinh trưởng nhanh, sinh sản quanh năm rất thuận lợi cho việc khai thác và nuôi trồng. Theo điều tra của các nhà Hải Dương học, trong vùng biển Diễn Châu có khoảng 267 loài cá, thuộc 90 họ, trong đó có 60 loài có giá trị kinh tế cao, 20 loài tôm và nhiều loài nhuyễn thể khác như sò; mực, . . .Trữ lượng cá đáy ở khu vực này khoảng 9.000 tấn, cá nổi khoảng 8.000 tấn, trữ lượng tôm khoảng 100 tấn, trữ lượng mực khoảng 600 - 700 tấn. Đây là nền tảng lớn để phát triển các trung tâm nghề cá ở khu vực ven biển của huyện.
2.1.5.6 Tài nguyên du lịch
Diễn Châu có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái gắn với cảnh quan thiên nhiên và văn hoá dân gian, du lịch gắn với văn hoá, lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng. Khu du lịch biển Diễn Thành và Khu du lịch sinh thái Cao Tộc đã và đang được đầu tư phát triển, thu hút hàng chục ngàn lượt du khách mỗi năm. Trên địa bàn huyện Diễn Châu có 91 Di tích lịch sử văn hoá, trong đó đã có 13 di tích được công nhận là di tích cấp quốc gia và 5 di tích lịch sử văn hoá, kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh như:
a) Di tích cấp quốc gia:
Di tích Đền Cuông; Đền thờ Tướng Cao Lỗ; Mộ và nhà thờ tiến sỹ Nguyễn Xuân Ôn; Nhà thờ và mộ của cụ Ngô Trí Hoà và của cụ Ngô Sỹ Vinh; Đài tưởng niệm các liệt sỹ cách mạng 1930 – 1931; Đình Long Ân; Nhà thờ họ Nguyễn ở Diễn Đồng; Nhà thờ họ Nguyễn ở Diễn Liên; Nhà thờ Pháp độ công Trần Quốc Duy tại Diễn Thắng; Mộ và nhà thờ tiến sỹ Đoàn Văn Lễ (Diễn Nguyên); Mộ và nhà thờ Đoàn Nhữ Hài (Diễn An); Di tích lịch sử Lèn Hai Vai (Diễn Bình).
b) Di tích cấp tỉnh:
Mộ và nhà thờ Nguyễn Trung Minh (Diễn Xuân); Đình Xuân ái (Diễn An); Nhà thờ cụ Ngô Trí Tri ở Diễn Hoa; Nhà thờ họ Võ Văn Vật Diễn Liên; Mộ và đền thờ Tạ Công Luyện ở Diễn Cát.
2.2 HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI – DÂN SỐ
2.2.1 Qui mô, tốc độ phát triển và mật độ dân số
Năm 2010 dân số của huyện là 301.036 người (tăng 1,18% so với năm 2008). Mật độ dân số trung bình năm 2010 của huyện là 985 người/km2, tương đối cao so với các huyện khác trong tỉnh và chỉ đứng sau TP Vinh và TX Cửa Lò (cao nhất là TP Vinh là 3.937người/km2 và thị xã Cửa Lò là 1.859 người/km2), dân cư tập trung đông chủ yếu ở các xã ven Quốc lộ 1A, cao nhất là thị trấn Diến Châu (5.800 người/km2), đây là những địa bàn đang ngày càng gia tăng sức ép về dân số đối với yêu cầu sử dụng đất đai và nơi thấp nhất là xã Diễn Lâm (420 người/ km2).
Mặc dù tỷ lệ sinh của huyện Diễn Châu giảm (do thực hiện tốt chương trình kế hoạch hóa gia đình) nhưng tốc độ tăng dân số trung bình của huyện vẫn tăng dần qua các năm do tốc tăng độ tăng dân số cơ học của huyện tăng lên, riêng giai đoạn 2001 – 2005 là 0,61 %/năm, giai đoạn 2005 – 2008 là 0,73 %/năm và giai đoạn 2008 - 2011 là 0,98 %/năm.
Bảng 2.3: Các chỉ tiêu phát triển dân số huyện Diễn Châu
Chỉ tiêu
Đơn vị
2000
2005
2006
2008
2010
%Tăng bình quân
2001-2005
2005-2008
2008-2011
- Diện tích tự nhiên
Km2
304.923
304.923
304.923
304.923
304.924
- Dân số trung bình
Người
279.337
287.910
290.520
293.461
301.036
0,73
0,61
0,98
Mật độ dân số
Người /km2
916
944
953
962
985
- LĐ làm việc trong nền KT
Người
133.805
138.890
146.839
153.151
154.860
1,84
0,75
3,69
LĐ so với tổng dân số
%
47.9
48.2
50.5
52.2
52,3
(Nguồn: Phòng tài chính - kế hoạch huyện Diễn Châu)
2.2.2 Cơ cấu dân số
Cơ cấu nam luôn thấp hơn nữ, trong năm 2010 nam chiếm 45,4% và chênh lệch dân số giữa nam và nữ không cao, nhưng độ chênh lệch này sẽ giảm dần do tốc độ tăng dân số của nam tăng dần và của nữ giảm dần qua các năm.
Dân số nông thôn chiếm 67,3% dân số và dân số phi nông nghiệp 32,7%, tỷ lệ dân phi nông nghiệp tương đối cao so với số trung bình của tỉnh (24,6% dân số phi nông nghiệp).
Cơ cấu dân đô thị chiếm 1,8% dân số toàn huyện, như vậy tỷ lệ dân phi nông nghiệp cao hơn hẳn so với dân đô thị, điều này chứng tỏ trong những năm tới tốc độ đô thị hóa của huyện sẽ rất cao (ước trung bình 15,8 %/năm) so với tỉnh Nghệ An (trên 10,5 %/năm).
Dân số huyện Diễn Châu tương đối trẻ, nhóm 0 -14 tuổi chiếm 45,1%; 15-39 tuổi chiếm 32,4%; 40 - 59 tuổi chiếm 19,8%, độ tuổi trên 60 chỉ chiếm 4,1%. Như vậy dân số dưới 60 tuổi chiếm tới 95,9% và dân số trong độ tuổi lao động chiếm tới 60,7% dân số, cao hơn so với tỉnh (58,8%).
2.2.3 Dự báo phát triển dân số - Lao động
Tỷ lệ tăng dân số:
Tỷ lệ tăng tự nhiên: Dự báo tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số giai đoạn đến năm 2015 và 2020 lần lượt là 0,55 %/năm và 0,54 %/năm.
Tỷ lệ tăng cơ học: Dự báo năm 2020, một mặt lượng di cư khỏi huyện vẫn tăng (lao động xuất khẩu) nhưng mặt khác do du lịch biển phát triển và lượng vốn đầu tư vào các khu công nghiệp sẽ tăng, bởi nhu cầu về lao động vào làm việc tại khu kinh tế Đông Nam Nghệ An và các khu công nghiệp, một loạt các dịch vụ kèm theo sẽ thu hút lao động ở nơi khác đến làm ăn và sinh sống nên tốc độ tăng dân số cơ học của huyện trong các năm tiếp theo vẫn tăng nhanh. Dự báo tỷ lệ tăng cơ học của dân số của huyện đến năm 2015 là 0,32 %/năm và 0,36 %/năm đến năm 2020;
Tỷ lệ tăng dân số bình quân: dự báo tỷ lệ tăng dân số BQ hàng năm của huyện trong giai đoạn 2011 - 2015 là 0,87%, giai đoạn 2015 - 2020 là 0,9%.
Cơ cấu lao động trong nền kinh tế:
Do xu thế lượng vốn đầu tư vào việc mở rộng sản xuất kinh doanh vào các ngành dịch vụ và công nghiệp ngày càng tăng, nên số việc làm tạo ra cho người lao động trong các ngành phi nông nghiệp sẽ tăng lên. Đây là những lý do cơ bản dẫn đến tỷ lệ dân số trong khu vực nông nghiệp ngày càng giảm.
Dự báo giai đoạn 2010 - 2020 tốc độ tăng lao động trong khu vực phi nông nghiệp sẽ tăng nhanh hơn lao động trong khu vực nông nghiệp, khi đó cơ cấu lao động trong khu vực phi nông nghiệp đến năm 2015 và 2020 lần lượt sẽ là 41,0% và 47,0%.
Bảng 2.4: Dự báo các chỉ tiêu phát triển dân số huyện Diễn Châu giai đoạn 2011 - 2020
Năm
2010
2015
2020
Tốc độ tăng BQ/năm (%)
11-15
16-20
1. Dân số
301.036
314.361
328,764
0,87
0,90
2. Dân số trong tuổi lao động
160.753
172.270
186.409
1,39
1,59
% so với dân số
53.4
54.8
57.0
3. LĐ làm việc trong nền KT
149.661
164.517
181.773
1,91
2,01
%/DS trong độ tuổi LĐ
93.1
95.5
97.0
- LĐ nông nghiệp
96.531
97.065
96.340
%/LĐ làm việc trong nền KT
64.5
59.0
53.0
- LĐ phi NN
53.130
67.452
85.434
%/LĐ làm việc trong nền KT
35.5
41.0
47.0
- LĐ đào tạo
37.415
50.178
72.709
%/LĐ làm việc trong nền KT
25.0
30.5
40.0
(Nguồn: Nhóm nghiên cứu Viện Chiến lược phát triển – Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
2.2.4 Về kinh tế
Cùng với xu hướng chung của tỉnh Nghệ An và vùng Bắc Trung Bộ trong những năm qua, kinh tế của huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được những thành tựu quan trọng về nhiều mặt. Hệ thống kết cấu hạ tầng như giao thông, thủy lợi, trường học, bệnh viện và các công trình công cộng tiếp tục phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2010 đạt 18,4%. Cơ cấu kinh tế năm 2011 là: Nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 35%, công nghiệp xây dựng chiếm 36%, dịch vụ chiếm 29%. GDP bình quân đầu người đạt 500 USD/người/năm. Bước đầu nền kinh tế của huyện có sự chuyển dịch từ sản xuất tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa. Tạo tiền đề phát triển cho những năm tiếp theo.
2.2.4.1 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Qui mô và tăng trưởng kinh tế
Năm 2010 tổng giá trị sản xuất (GO) trên địa bàn đạt 2.385.949 triệu đồng - giá CĐ’94 tăng hơn 15,3% giai đoạn 2006 - 2009.
Tổng giá trị tăng thêm (VA) của là 1.802.429 triệu đồng - giá CĐ’94, đạt bình quân đầu người 8,5 triệu đồng (giá HH). Trong 19 huyện, thành của tỉnh thì huyện Diễn Châu xếp thứ 3 về quy mô VA (sau Tp. Vinh và huyện Quỳnh Lưu) và thứ 11 về VA/người.
Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2010 đạt trên 98 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng bình quân 37,8% giai đoạn 2005-2010. Phần lớn ngân sách của huyện là do trợ cấp ngân sách từ Trung Ương và của Tỉnh.
Tốc độ tăng trưởng VA trung bình năm của huyện Diễn Châu trong thời kỳ 2005 - 2010 là 11,5%. Trong đó tăng trưởng của 3 khu vực kinh tế như sau:
+ Tổng giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp - xây dựng năm 2010 đạt 714.261 triệu đồng (giá HH). Nhịp độ tăng bình quân giai đoạn 2005 – 2010 là 18,4 %/năm, cao nhất trong 3 khu vực kinh tế.
+ Tổng giá trị tăng thêm của ngành nông nghiệp năm 2010 đạt 1.112.421 triệu đồng. Nhịp độ tăng bình quân giai đoạn 2005 – 2010 là 8,1 %/năm.
+ Tổng giá trị tăng thêm các ngành dịch vụ năm 2010 đạt 976.268 triệu đồng (giá HH). Nhịp độ tăng BQ giai đoạn 2005 – 2010 là 12,1 %/năm.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
+ Về chuyển dịch cơ cấu theo khu vực và ngành kinh tế
Chuyển dịch đúng hướng nhưng tốc độ chuyển dịch cơ cấu vẫn còn chậm, nhất là lĩnh vực Công nghiệp – Xây dựng. Lĩnh vực Dịch vụ có sự chuyển dịch khá: từ 35,4% năm 2005 lên 37,5% VA năm 2010; các ngành Công nghiệp – Xây dựng từ 16,1 % năm 2005 tăng lên 25,0% năm 2010; nông-lâm-ngư nghiệp giảm từ 52,5 % năm 2005 còn 41,5 % năm 2010.
Tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp tăng lên qua các năm và tạo ra sự thay đổi đáng kể cơ cấu kinh tế. Bước đầu đã hình thành được một số ngành, lĩnh vực, sản phẩm quan trọng tạo động lực cho phát triển như: công nghiệp sản xuất VLXD, các lĩnh vực du lịch, dịch vụ vận tải...
Nội bộ ngành công nghiệp: chuyển dịch tích cực, từng bước hiện đại hoá, phát huy lợi thế của từng ngành, từng sản phẩm, gắn sản xuất với thị trường, tạo ra cơ cấu sản xuất hợp lý, phù hợp với lợi thế của huyện và đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Cơ cấu nội bộ ngành Nông nghiệp: tỷ trọng ngành trồng trọt trong giá trị sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm, nhưng còn chiếm tỷ trọng lớn. Chăn nuôi vẫn chưa có tốc độ tăng trưởng cao để thay đổi tỷ trọng trong cơ cấu ngành nông nghiệp.
Các ngành dịch vụ truyền thống như thương mại, vận tải, bưu chính viễn thông, phát triển khá. Đặc biệt một số ngành dịch vụ có tỷ lệ chi phí trung gian thấp như ngân hàng, bảo hiểm... đã phát triển nhanh, góp phần làm cho giá trị tăng thêm của ngành dịch vụ tăng cao.
Có thể nói cơ cấu kinh tế của huyện Diễn Châu chuyển biến theo hướng tích cực, đã thúc đẩy từng bước nền kinh tế huyện phát triển, tuy nhiên xét về lâu dài, cơ cấu kinh tế như trên là chưa tiên tiến đòi hỏi phải tăng hơn nữa tỷ trọng của khu vực dịch vụ và công nghiệp.
+ Về chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế và lãnh thổ
- Theo thành phần kinh tế:
Số liệu các năm 2005 - 2010 cho thấy rằng có đến 90% VA là do khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và liên doanh tạo ra. Khu vực quốc doanh chiếm tỷ trọng thấp nhất trong ngành Nông nghiệp, sau đó là ngành Dịch vụ và cao nhất là ngành Công nghiệp.
Việc khu vực ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng cao trong VA chứng tỏ vai trò của khu vực này là một khu vực rất giàu tiềm năng và chiếm vị trí quan trọng, tuy nhiên nó cũng phản ánh mặt trái của vấn đề đó là chưa huy động hết khả năng của khu vực kinh tế nhà nước, một khu vực được đánh giá là giàu tiềm năng và có khả năng giữ ổn định thị trường một số mặt hàng thiết yếu nếu có một chính sách phát triển đúng đắn.
Tuy nhiên, hoạt động của các loại hình kinh tế tư nhân vẫn mang tính tự phát, quy mô còn nhỏ (vốn và lao động nhỏ), doanh thu thấp so với mức bình quân chung của tỉnh và cả nước, hiệu quả kinh doanh chưa cao. Điều này đưa ra vấn đề là cần phải hoàn thiện hơn nữa môi trường đầu tư của huyện, nhằm thu hút hơn nữa đầu tư bên ngoài vào địa bàn huyện, góp phần cùng với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh cùng phát triển kinh tế huyện, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
- Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ:
Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng đang có sự chuyển dịch theo hướng giảm bớt chênh lệch giữa các vùng do mở rộng đô thị, hiện đại hoá - công nghiệp hóa trong ngành nông nghiệp và khu vực nông thôn cùng với việc đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn ngày càng tăng đáng kể trong những năm qua.
(1) Khu vực đô thị – thị trấn:
+ Đây là nơi tập trung các hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ, tốc độ phát triển đô thị nhanh, chất lượng đô thị ngày càng được nâng cao nhưng quy mô mở rộng đô thị thấp.
+ Trong những năm tới thị trấn sẽ di chuyển các cơ sở sản xuất công nghiệp ra ngoài thị trấn và cụm công nghiệp được hình thành ở ngoại vi thị trấn.
(2) Khu vực nông thôn:
+ Khu vực này đã có sự thay đổi cơ bản theo hướng sản xuất hàng hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng của lĩnh vực phi nông nghiệp do một số xã có nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) được hình thành và phát triển.
+ Các mô hình sản xuất theo hướng liên kết ở nông thôn được thành lập và phát triển nên đã đóng vai trò chính trong việc cung cấp các dịch vụ cày bừa, tưới tiêu, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, cung ứng vật tư kỹ thuật, chuyển giao công nghệ... phục vụ sản xuất nông nghiệp.
+ Một số mô hình sản xuất có hiệu quả đã xuất hiện ở nông thôn Diễn Châu như mô hình kinh tế trang trại đang được nhân rộng và được sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo địa phương.
2.2.4.2 Nông nghiệp – Nông thôn
Khu vực kinh tế nông nghiệp của Diễn Châu (nông - lâm - ngư nghiệp) phát triển khá toàn diện, tốc độ tăng trưởng 14,3 %/năm.
a. Ngành sản xuất nông nghiệp
Năm 2010, tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 163.383 tấn (trong đó thóc 132.174 tấn); bình quân lương thực đầu người 658 kg/năm. Tốc độ tăng trưởng 9,0%/năm, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (GCĐ 94) đạt 585,6 tỷ đồng.
Chăn nuôi: Chăn nuôi gia súc, gia cầm được coi trọng, đáp ứng nhu cầu về sức kéo, thực phẩm và dần trở thành hàng hoá. Năm 2010, tổng đàn trâu có 8.500 con, đàn bò có 39.152 con (trong đó bò lai sin 289.200 con), đàn lợn có 190.000 con và đàn gia cầm có 894.000 con.
b. Ngành lâm nghiệp
Hoạt động lâm nghiệp của huyện chủ yếu tập trung trồng, bảo vệ rừng và khai thác các sản phẩm từ rừng như: nhựa thông, mây tre đan,...
Trong những năm qua huyện đã trồng mới được khoảng 500 ha đất rừng đưa tổng diện tích rừng trong huyện lên 8.115,74 ha vào năm 2010.
Giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 16,5 tỷ đồng.
c. Ngành thuỷ sản
Năm 2010, giá trị sản xuất đạt 189,12 tỷ đồng, tăng 15,2% so với năm 2009. Sản lượng thủy sản cả năm 39.0480 tấn, giảm 1,9% so với năm 2009. Trong đó sản lượng đánh bắt 35.290 tấn, giảm 3,7% so với năm 2008; nuôi trồng đạt 620 tấn, tăng 33,1% so với năm 2008. Một số khu vực đã cải tạo diện tích hồ đầm ven biển để nuôi trồng thủy sản (tôm, cua, ghẹ,...).
d. Diêm nghiệp
Diện tích sản xuất muối 282 ha, sản lượng cả năm đạt 24.700 tấn, giảm 19,3% so với năm 2009.
2.2.4.3 Công nghiệp
Khu vực kinh tế công nghiệp của huyện có bước phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005 - 2010 đạt 30,25 %/năm. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 401 tỷ đồng, tăng 33,5% so với năm 2009. Các làng nghề truyền thống và tiểu thủ công nghiệp tiếp tục được cũng cố và mở rộng. Một số ngành đạt mức tăng trưởng khá như: Chế biến hải sản, nông sản, phôi thép, tôn lợp,...
2.2.4.4 Thương mại – Dịch vụ
Năm 2010 giá trị sản xuất dịch vụ đạt 678 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh dịch vụ ở huyện Diễn Châu thời gian qua phát triển khá phong phú và đa dạng, thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, từng bước phát huy được tiềm năng lợi thế và vị trí của huyện. Các loại hình dịch vụ được mở rộng cả về địa bàn và lĩnh vực hoạt động, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách. Đặc biệt một số ngành như dịch vụ - thương mại, du lịch, bảo hiểm,… có tốc độ phát triển nhanh.
2.2.5 Văn hóa – Giáo dục
2.2.5.1 Giáo dục – Đào tạo
Chủ trương xã hội hoá giáo dục được triển khai mạnh, góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục của tỉnh Nghệ An nói chung và huyện Diễn Châu nói riêng, trình độ dân trí đã được nâng lên. Mạng lưới các cấp học, bậc học, các loại hình nhà trường và phương thức giáo dục được quan tâm đầu tư và bố trí hợp lý theo phân bố dân cư. Nhu cầu học tập của nhân dân được đáp ứng tốt hơn, hiện tại 39/39 xã phổ cập trung học cơ sở.
Cơ sở vật chất kỹ thuật các trường được nâng cấp cải thiện. Quy mô giáo dục tiếp tục phát triển, dần dần đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân trong huyện.
Huyện có 40 trường mầm non, 42 trường tiểu học, 40 trường THCS, 9 trường THPT (trong đó có 4 trường dân lập). Có 64 trường đạt chuẩn quốc gia. Mạng lưới các trường từ mẫu giáo đến trung học phổ thông (cả công lập và dân lập) được xây dựng đều khắp trên các địa bàn toàn huyện.
Ngoài ra còn có một Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề. Đến nay toàn huyện có 100% số xã, thị trấn trong huyện có trường cao tầng, có phòng học kiên cố đạt 100% và đã xây dựng trung tâm giáo dục cộng đồng.
Đội ngũ giáo viên các cấp:
+ Bậc mầm non: 621 Giáo viên
+ Bậc tiểu học: 1.230 Giáo viên
+ Bậc trung học cơ sở: 1.437 Giáo viên
Số học sinh các cấp:
+ Bậc mầm non: 13.914 học sinh
+ Bậc tiểu học: 26.174 học sinh
+ Bậc trung học cơ sở: 3.997 học sinh
+ Bậc trung học phổ thông: 17.216 học sinh.
2.2.5.2 Y tế
Mạng lưới Y tế: Mạng lưới cơ sở y tế của huyện phát triển cả hai tuyến, tuyến huyện và tuyến xã. Hiện tại huyện Diễn Châu có một bệnh viện công lập và 1 bệnh viện tư nhân, ngoài ra còn có một số phòng khám tư nhân nằm trên địa bàn thị trấn phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân, một Trung tâm y tế làm tốt công tác vệ sinh phòng dịch. Năm 2010, ngành y tế đã tổ chức khám chữa bệnh cho 87.712 lượt người, trong đó điều trị nội trú 8.331 trường hợp.
Năm 2010, có 39/39 xã có trạm y tế (31 trạm y tế xã đạt 10 chuẩn quốc gia) với 33/39 trạm y tế xã có bác sỹ. Tỷ lệ giường đạt 15 giường bệnh /10.000 dân, tỷ lệ bác sĩ/10.000 dân: 3 bác sĩ.
Y tế dự phòng và nâng cao sức khỏe: Ngành y tế cũng đã triển khai tốt các chương trình về y tế dự phòng, chương trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh (tiêm vac xin, uống vitamin, tiêm chủng,...), chương trình chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo, người cô đơn không nơi nương tựa, gia đình chính sách, người có công với cách mạng, chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình. Đồng thời thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hoá y tế, vận động toàn dân tham gia vệ sinh phòng bệnh với mục tiêu chủ động phòng bệnh là chính, sẵn sàng đối phó khi có dịch dịch xảy ra.
2.2.5.3 Văn hóa thông tin, Thể dục - thể thao
Văn hóa thông tin:
Phát triển phong phú các hoạt động văn hóa thông tin, xây dựng nền văn hóa Việt Nam, đậm đà bản sắc dân tộc; nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Triển khai tốt Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa động viên toàn dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu xây dựng gia đình văn hóa, làng, khu phố văn hóa.
Thể dục, thể thao:
Hiện nay tại thị trấn huyện có 1 sân thể thao tập trung, 1 sân bóng đá và một số sân bóng chuyền, sân cầu lông, phòng tập thể thao. Cơ sở vật chất từng bước được nâng cấp phần nào đáp ứng nhu cầu tập luyện và thi đấu, tuy nhiên thực trạng các cơ sở còn rất thiếu thốn do nguồn kinh phí hạn hẹp... đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển chung của ngành.
Mặc dù vậy, trong những năm gần đây, phong trào TD-TT có nhiều tiến bộ, nhiều bộ môn được mở rộng và phát triển, và đã đạt được nhiều thành tích trong huyện và tỉnh.
2.2.5.4 Thực hiện chính sách xã hội
Triển khai các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế gia đình, hộ gia đình, kinh tế tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa,… Hỗ trợ đào tạo nghề, lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế với chương trình giải quyết việc làm như chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, lao động xuất khẩu, tư vấn, giới thiệu cung ứng lao động.
Đã và đang triển khai nhiều chương trình, dự án có ý nghĩa thiết thực để giúp các hộ nghèo, giảm bớt khó khăn, vươn lên ổn định cuộc sống: Chương trình định hướng việc làm, hỗ trợ vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm làm ăn để giảm dần khoảng cách giữa khu vực đô thị và các vùng sâu, vùng xa.
Công tác chăm sóc các gia đình chính sách phát triển ngày càng sâu rộng và xã hội hoá với sự tham gia của nhiều cấp, ngành, đoàn thể và doanh nghiệp. Đã giải quyết tốt các chế độ, chính sách đối với người có công.
2.2.5.5 An ninh – Quốc phòng
Huyện uỷ và UBND huyện đã có các chương trình hành động, các chủ trương và giải pháp để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được củng cố, công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định, đảm bảo trật tự trị an.
Công tác thanh tra được chủ động, công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo nhanh gọn và chỉ đạo ngay từ cơ sở đã hạn chế tình trạng đơn thư khiếu nại vượt cấp.
Công tác quân sự tại thị trấn và các xã được đảm bảo. Lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên được tập trung huấn luyện định kỳ, đạt yêu cầu cả về tư tưởng và kỹ thuật tác chiến. Công tác gọi nhập ngũ luôn đạt 100% chỉ tiêu. Công tác giáo dục quốc phòng cho học sinh phổ thông được triển khai thường xuyên. Hoạt động diễn tập phòng chống lụt bão và diễn tập trị an được tổ chức tốt. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc được đẩy mạnh, công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an ninh KT, VH, trật tự được đảm bảo.
2.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI HUYỆN DIỄN CHÂU
2.3.1 Chất thải rắn
Lượng rác thải ở huyện Diễn Châu được thu gom hàng ngày chủ yếu là rác thải sinh hoạt và rác thải y tế. Hiện nay rác thải y tế ở các phòng khám tư nhân, các trạm y tế dược thu gom chung với rác thải sinh hoạt nhưng chưa có lò đốt rác theo quy định hợp vệ sinh.
Rác trên địa bàn huyện được thu gom hàng ngày theo từng xã riêng lẻ, theo tuyến từ nguồn thải: hộ gia đình, chợ, trạm y tế, trường học… sau đó chuyển đến bãi rác của mỗi xã. Huyện không có bãi rác tập trung
2.3.1.1 Chất thải sinh hoạt
Thành phần chất thải gồm: chất hữu cơ dễ phân hủy chiếm 70%, bao bì chai lọ 20% và các loại khác như đất cát, gạch vụn, đá… chiếm 10%. Tất cả các loại chất thải trên được thải chung, không phân loại và đổ thẳng ra bãi rác.
Lượng rác thu gom được đốt theo cách thông thường mà không qua các biện pháp xử lý khoa học nào. Tại đa số các bãi rác không được phun xịt hóa chất diệt côn trùng.
2.3.1.2 Chất thải công nghiệp – sản xuất
Tải lượng ô nhiễm do sản xuất công nghiệp và chất thải sinh hoạt của các xí nghiệp này không đáng kể, hầu hết được thu gom bán cho các vựa ve chai hoặc đốt.
Rác thải sinh hoạt ở các xí nghiệp không nhiều, hàng ngày cũng được đội thu gom rác của xã thu gom và vận chuyển ra bãi rác công cộng để đốt.
2.3.2 Hiện trạng môi trường nước
Môi trường nước của huyện Diễn Châu chịu tác động của nhiều hoạt động: Các nhà máy, xí nghiệp, nước thải sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản, nước rửa trôi từ đồng ruộng. Qua khảo sát cho thấy môi trường nước dấu hiệu ô nhiễm cục bộ, thường bị rò rỉ nước mặn.
2.3.2.1 Nước sông
Mạng lưới sông ngòi trên địa bàn huyện khá dày gồm sông Bùng, kênh Vách Bắc, kênh Vách Nam, kênh Nhà Lê,.. trong đó quan trọng nhất là sông Bùng. Chế độ nước của các sông phụ thuộc vào lượng mưa hàng năm, mùa mưa nước các sông lên cao gây ngập úng cục bộ các khu vực ven sông và mùa khô nước các sông xuống thấp gây hiện tượng xâm nhập mặn khu vực cửa sông.
Chế độ thủy triều là nhật triều và bán nhật triều không đều. Thời kỳ triều dâng thường trùng vào thời điểm có bão gây tác hại đối với khu vực ven biển.
Nguồn nước mặt quan trọng nhất trên địa bàn huyện được cung cấp bởi hệ thống sông ngòi, hồ đập, hệ thống thuỷ nông bắc Nghệ An và lượng mưa hàng năm. Đảm bảo nguồn nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt đời sống của nhân dân của các xã phía trên cống ngăn mặn. Các xã vùng cửa sông và bãi ngang do bị nhiễm mặn khá sâu nên hạn chế khả năng sử dụng nước cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt đời sống của nhân dân.
2.3.2.2 Nước ngầm
Tuy chưa được thăm dò khảo sát toàn diện nhưng qua số liệu thu thập được cho thấy nguồn nước ngầm của huyện cũng khá dồi dào. Mức độ nông, sâu thay đổi tùy theo địa hình và lượng mưa trong mùa, thường vùng đồng bằng và ven biển có mực nước ngầm nông, vùng đồi núi nước ngầm sâu hơn và dễ bị cạn kiệt vào mùa khô. Tuy nhiên ở khu vực ven biển thường bị nhiễm mặn về mùa khô, do thuỷ triều lên.
2.3.2.3 Các công trình cấp nước của huyện
Quy mô và sự phân bố của các nhà máy hiện có hiện nay chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của huyện. Hệ thống cấp nước sạch nông thôn chậm phát triển. Nhìn chung hệ thống cấp nước hiện tại chưa đáp ứng cho sự phát triển KT-XH của huyện, tương lai phải xây dựng thêm các nhà máy nước cho các khu dân cư, khu công nghiệp, các vùng đô thị mới. Về nguồn nước, Diễn Châu có tổng nguồn nước đủ cung cấp cho sự phát triển của huyện trong tương lai.
2.3.2.4 Nước sinh hoạt
Các chỉ tiêu liên quan đến nguồn nước sinh hoạt của người dân đa số là không đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. Nguồn nước chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của người dân là nước giếng đào.
2.3.2.5 Nước sản xuất
Công nghiệp:
Hiện nay các cơ sở sản xuất của huyện đang trên đà phát triển về số lượng nên nước thải ảnh hưởng đến môi trường rất nhiều.
Đa số các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp nhỏ đều xả nước thải trực tiếp ra môi trường mà không qua hệ thống xử lý.
Nông nhiệp:
Tình trạng sử dụng phân bón các loại, trong đó có không ít phân bón hóa học chứa nhiều thành phần độc hại như: urê, sunphat amôn, supe lân,…để bón cho cây trồng thì phần dư thừa của các loại hóa chất này bị rửa trôi theo nguồn nước hoặc ngấm vào đất gây ra ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
2.3.2.6 Hiện trạng thoát nước và xử lý nước thải
Huyện Diễn Châu được đầu tư khá nhiều cho hệ thống thoát nước. Tuy nhiên, nước thải của thị trấn Diễn Châu và các xã hiện đang tồn tại các vấn đề sau:
Nước thải trước khi ra cống không được xử lý
Hệ thống thoát nước chưa đủ bao phủ đều trên các đường, nước thải sinh hoạt chủ yếu tiêu bằng tự thấm
Hệ thống thoát nước thải và nước mưa còn gộp chung, chưa được tách riêng
Nhiều điểm xả nước chưa được xử lý ra vào các ao hồ gây ô nhiễm
Vấn đề tiêu úng một số xã gặp rất nhiều khó khăn cần phải giải quyết.
2.3.3 Hiện trạng môi trường không khí
Thành phần các chất độc hại trong không khí tại huyện Diễn Châu vẫn nằm trong tiêu chuẩn chất lượng môi trường Việt Nam cho phép. Nhưng có một số nơi công trường thi công (tập trung tại thị trấn) có lượng bụi là cao hơn tiêu chuẩn, nhất là về mùa khô hoặc quanh khu vực khai thác vật liệu xây dựng.
Trong các đô thị lượng các chất thải độc hại và bụi có chiều hướng tăng lên thải ra do tác động của hoạt động giao thông, khí thải của các cơ sở sản xuất. Tại đây chất lượng môi trường không khí bị suy giảm.
CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NƯỚC SINH HOẠT CỦA NGƯỜI DÂN HUYỆN DIỄN CHÂU
3.1 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
3.1.1 Các nội dung khảo sát:
Quá trình khảo sát của đề tài nhằm thu thập các nội dung như sau:
Về các nguồn cấp nước hộ dân đang sử dụng bao gồm nước máy, nước giếng, nước mưa và nguồn nước khác.
Về tình trạng lượng nước cấp cho người dân là đủ, tương đối đủ hay thiếu.
Về chất lượng dịch vụ cấp nước của nhà máy đến người dân, về tần suất cúp nước và về chất lượng nước.
Về các biện pháp khai thác nước ngầm và thu nước mưa tại các hộ dân.
3.1.2 Các phương pháp khảo sát:
Thu thập số liệu:
Thu thập tài liệu từ các cơ quan có chức năng:
UBND huyện Diễn Châu: Thu thập tài liệu tổng quan về huyện Diễn Châu gồm điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế - xã hội, hiện trạng môi trường của huyện Diễn Châu.
Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn huyện Diễn Châu: Bảng thống kê danh sách hộ dùng nước sạch (nước máy) trên địa bàn huyện Diễn Châu năm 2011 và chất lượng nước đầu ra của 4 công trình cấp nước tập trung huyện Diễn Châu
Các nhà máy cấp nước xã Diễn Thái, Diễn Đồng, Diễn Nguyên và Thị Trấn huyện Diễn Châu: Thu thập tài liệu về sơ đồ công nghệ xử lý của các nhà máy nước, hiện trạng cung cấp nước của các nhà máy.
Lập phiếu khảo sát và phỏng vấn người dân:
Phương pháp khảo sát cộng đồng thông qua các phiếu điều tra ý kiến người dân tại địa phương.
(Nội dung phiếu điều tra được đính kèm ở phần phụ lục)
Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu:
Đề tài tiến hành lấy mẫu nước giếng đào, giếng khoan, nước thủy cục và mẫu nước mưa tại các hộ dân nhằm đánh giá chất lượng nước sử dụng.
Quy trình lấy mẫu được áp dụng từ “Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 6000-1995, ISO 5667:1992) – Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm”.
Lấy mẫu từ giếng khoan
Tùy theo độ sâu, trữ lượng và độ hồi của nước trong mỗi giếng (thường hỏi kinh nghiệm tại các hộ gia đình), quy trình lấy mẫu được tiến hành như sau:
Để chủ nhà bơm một lượng nước vào bể chứa, gấp 10 lần lượng nước trong giếng khoan (có những hộ chỉ gấp 3 lần), sau đó quan sát chất lượng nước. Đánh giá màu sắc, mùi vị của nước. Khi chất lượng nước ổn định, dùng chai nhựa 500ml để lấy mẫy, trước khi lấy mẫu tiến hành tráng rửa chai 3-5 lần bằng chính nguồn nước lấy mẫu.
Lấy mẫu từ giếng đào
Mẫu nước được lấy trực tiếp từ các giếng đào, không qua hệ thống bơm. Giếng lấy mẫu là những giếng được sử dụng hàng ngày.
Sau khi ghi lại các thông tin về chất lượng nước (cảm quan) hàng ngày của các hộ dân, quan sát cảnh quan xung quanh, quan sát màu sắc, mùi vị tại hiện trường, rồi dùng chai nhựa 500ml để lấy mẫy, trước khi lấy mẫu tiến hành tráng rửa chai 3-5 lần bằng chính nguồn nước lấy mẫu.
Lấy mẫu công trình cấp nước tập trung
Mẫu được lấy trực tiếp từ các vòi nước hộ gia đình. Để nước xả ra trong khoảng 10 phút, sau đó mới tiến hành lấy mẫu vào các chai 500ml.
Mẫu được gửi đi phân tích tại phòng thí nghiệm của trung tâm CENMA, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Các phương pháp phân tích mẫu: Các phương pháp phân tích được trình bày trong bảng 3.1.
Bảng 3.1: Các phương pháp phân tích
TT
Tên chỉ tiêu/Thành phần
Phương pháp phân tích
Thiết bị phân tích
1
Màu sắc
TCVN 6185-1996
DR2010
2
Nitrat (N)
TCVN 6180- 1996
Điện cực màng
3
Nitrit
TCVN 6178- 1996
DR4000
4
Tổng chất rắn hoà tan
St. Method 2540.C
Cân
5
Mùi vị
Sau khi làm nóng đến nhiệt độ 50-60oC
Cảm quan
6
Độ đục (tỷ lệ Sneller)
TCVN 6184- 1996
2100 NTU
7
PH
SMEWW
TOA
8
Độ cứng (CaCO3)
TCVN 6224 – 1996
Buret
9
Amoni: Nước bề mặt
Nước ngầm
TCVN 5988 – 1995
DR4000
10
Asen
TCVN 6182 – 1996
AAS
11
Clorua
TCVN6194 - 1996
ISO 9297- 1989
Buret
12
Đồng
TCVN 6193- 1996
AAS
13
Xianua
TCVN6181 – 1996
DR 4000
14
Florua
TCVN 6195- 1996
Điện cực màng
15
Sắt
TCVN 6177-1996
AAS
16
Chì
TCVN 6193- 1996
AAS
17
Mangan
TCVN 6002- 1995
AAS
18
Thủy ngân.
TCVN 5991-1995
AAS
19
Kẽm
TCVN 6193 -1996
AAS
20
Độ oxy hóa theo KMnO4
St.Method 4500.OD
Buret
21
Tổng Coliform
TCVN 6187:1-1996
Màng lọc
22
Coliform chịu nhiệt
TCVN 6187:1-1996
Màng lọc
Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá
Đề tài tiến hành so sánh chất lượng nước cấp người dân đang sử dụng với tiêu chuẩn vệ sinh và nước sinh hoạt được ban hành theo quyết định số: 09/2005/QD-BYT ngày 11 tháng 03 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Y Tế và quy chuẩn QCVN 02:2009/BYT ban hành theo thông tư số 05/2009/TT-BYT đã đưa ra và nhận xét về chất lượng nước. Các chỉ tiêu phân tích và so sánh bao gồm: Màu sắc, độ đục, pH, độ cứng, Amoni (NH4+), nitrat (NO3-), nitrit (NO2-), clorua (Cl-), sắt (Fe), độ ô xi hóa theo KMnO4, tổng chất rắn hòa tan (TDS), mangan (Mn), coliform tổng số, e.coli hoặc coliform chịu nhiệt.
Thống kê, phân tích và tổng hợp các kết quả thu được từ các phiếu điều tra và các kết quả phân tích mẫu nước để viết báo cáo đánh giá hiện trạng cấp nước tại huyện Diễn Châu.
3.1.3 Địa bàn khảo sát:
Quá trình khảo sát thực tế về tình hình sử dụng nước của các hộ dân cư thông qua phiếu điều tra và lấy mẫu nước phân tích.
Số phiếu phát ra là 600 phiếu, phiếu được phát đều cho 20 xã trên tổng số 39 xã của huyện. Mỗi xã phát ra 30 phiếu. Các xã được phát phiếu là các xã có dân số tập trung đông, nhu cầu sử dụng nước nhiều.
Bảng 3.2: Thống kê số phiếu phát ra tại các xã
STT
Tên xã
Số phiếu phát ra
Số phiếu thu lại
1
Diễn Lâm
30
30
2
Diễn Thọ
30
30
3
Diễn Phú
30
30
4
Diễn Đoài
30
30
5
Diễn Thái
30
30
6
Diễn Hồng
30
30
7
Diễn Yên
30
30
8
Diễn Vạn
30
30
9
Diễn Phong
30
30
10
Diễn Kỷ
30
30
11
Diễn Đồng
30
30
12
Diễn Thành
30
30
13
Diễn Kim
30
30
14
Diễn Ngọc
30
30
15
Diễn Trường
30
30
16
Diễn Trung
30
30
17
Diễn Hải
30
30
18
Diễn Xuân
30
30
19
Diễn Bích
30
30
20
Diễn Hạnh
30
30
Thực hiện lấy tổng cộng 84 mẫu gồm giếng đào, giếng khoan, nước mưa và nước thủy cục tại vòi nước của các hộ dân. Các mẫu nước được lấy đại diện tại một số xã trên toàn huyện.
Bảng 3.3: Thống kê số mẫu nước lấy tại các xã
STT
Nơi lấy mẫu
Tên mẫu
Giếng đào (GĐ)
Giếng khoan (GK)
Nước mưa (NM)
Công trình cấp nước tập trung (CNTT)
1
Diễn Đoài
10
2
4
0
2
Diễn Lâm
8
4
4
0
3
Diễn Phú
9
3
4
0
4
Diễn Thọ
5
7
4
0
5
Diễn Trung
4
4
4
0
6
Diễn Nguyên
0
0
0
2
7
Diễn Đồng
0
0
0
2
8
Diễn Thái
0
0
0
2
9
Thị trấn
0
0
0
2
Tổng
36
20
20
8
3.2 CÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC HIỆN NAY CỦA HUYỆN
Trên địa bàn huyện hiện nay có 4 trạm cấp nước tập trung thuộc 4 xã: Diễn Nguyên, Diễn Đồng, Diễn Thái và Thị Trấn của huyện Diễn Châu.
Bảng 3.4: Các công trình cấp nước của huyện Diễn Châu
TT
Tên nhà máy
Năm xây dựng
Công suất thiết kế (m3/ngày đêm)
Công suất hiện khai thác (m3/ngày đêm)
1
Nhà máy nước Diễn Châu
2004
2000
2000
2
Nhà máy nước Diễn Nguyên
2005
600
200
3
Nhà máy nước Diễn Đồng
2005
500
200
4
Nhà máy nước Diễn Thái
2007
500
300
Bảng 3.5: Thống kê danh sách hộ dùng nước sạch (nước máy) trên địa bàn huyện Diễn Châu năm 2011
TT
Tên Xã
Tổng số hộ
Tên nhà máy
Số hộ đăng ký
Số hộ đã dùng
Tỷ lệ % dùng nước sạch
1
Diễn Thái
1710
Nhà máy nước Diễn Thái
1367
1367
80%
2
Diễn Đồng
1154
Nhà máy nước Diễn Đồng
1150
1150
99%
3
Diễn Nguyên
1425
Nhà máy nước Diễn Nguyên
1196
1196
84%
4
Diễn Ngọc
2800
Nhà máy nước Diễn Châu
1000
845
30%
5
Diễn Bích
2200
Nhà máy nước Diễn Châu
1600
1200
55%
6
Diễn Thành
2300
Nhà máy nước Diễn Châu
1495
839
36,5%
7
Diễn kỷ
2560
Nhà máy nước Diễn Châu
120
5%
8
Thị Trấn
1672
Nhà máy nước Diễn Châu
76
5%
9
Diễn Phúc
1500
Nhà máy nước Diễn Châu
14
1%
Tổng
17321
6807
39,3%
(Nguồn: Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn huyện Diễn Châu)
Nhà máy nước Diễn Thái
- Cung cấp nước cho các hộ dân trong xã Diễn thái
- Sử dụng nước sông từ kênh nhà Lê nối liền với sông Bùng
- Lượng nước thất thoát (tính theo đồng hồ nước): nhỏ hơn 25%
- Giá tiền 1m3 nước là: 3000đ
- Sơ đồ công nghệ xử lý nước của nhà máy
Bể trộn
Bể phản ứng
Bể lọc nhanh
Bể chứa nước sạch
Bể lắng
Chất keo tụ Chất khử trùng
Từ trạm bơm
Cấp I tới
Nhà máy nước Diễn Đồng
- Cung cấp nước cho các hộ dân trong xã Diễn Đồng
- Sử dụng nước sông từ kênh nhà Lê nối liền với sông Bùng
- Lượng nước thất thoát (tính theo đồng hồ nước): nhỏ hơn 25%
- Giá tiền 1m3 nước là: 3000đ
- Sơ đồ công nghệ xử lý nước của nhà máy
Bể trộn
Bể phản ứng
Bể lọc nhanh
Bể chứa nước sạch
Bể lắng
Chất keo tụ Chất khử trùng
Từ trạm bơm
Cấp I tới
Nhà máy nước Diễn Nguyên
Cung cấp nước cho các hộ dân trong xã Diễn Nguyên
Sử dụng nước sông từ kênh nhà Lê nối liền với sông Bùng
Lượng nước thất thoát (tính theo đồng hồ nước): nhỏ hơn 25%
Giá tiền 1m3 nước là: 3000đ
Sơ đồ công nghệ xử lý nước của nhà máy
Bể trộn
Bể phản ứng
Bể lọc nhanh
Bể chứa nước sạch
Bể lắng
Chất keo tụ Chất khử trùng
Từ trạm bơm
Cấp I tới
Nhà máy nước Diễn Châu
Cung cấp nước cho thị trấn Diễn Châu và 5 xã lân cận: Diễn Ngọc, Diễn Bích, Diễn Thành, Diễn kỷ, Diễn Phúc
Sử dụng nước sông từ kênh nhà Lê nối liền với sông Bùng
Lượng nước thất thoát (tính theo đồng hồ nước): nhỏ hơn 25%
Giá tiền 1m3 nước là: 3000đ
Sơ đồ công nghệ xử lý nước của nhà máy
Bể điều hòa
Bể phản ứng
Bể khử trùng
Bể lắng
Bể lọc
Nguồn nước
Mạng lưới sử dụng
Bể chứa nước sạch
Thổi khí Phèn nhôm
Clorin
Bảng 3.6: Chất lượng nước đầu ra của 4 công trình cấp nước tập trung huyện Diễn Châu
TT
Nơi lấy mẫu
Tên chỉ tiêu
Tên mẫu
Độ màu(TCU)
Độ đục(NTU)
pH
Độ cứng(mg/l)
Amoni (NH4+)(mg/l)
Nitrat (NO3-)(mg/l)
Nitrit (NO2-)(mg/l)
Clorua (Cl-) (mg/l)
Sắt (Fe)(mg/l)
Độ oxy hóa (KMnO4)(mg/l)
Tổng chất rắn hòa tan (TDS)(mg/l)
Mangan (Mn)(mg/l)
Coliform(VK/100ml)
Coliform chịu nhiệt(VK/100ml)
Tiêu chuẩn Bộ Y tế số 09/2005/QĐ-BYT
15
5
6-8.5
350
3
50
3
300
0.5
4
1200
0.5
50
0
1
UBND xã Diễn Nguyên
CNTT 1
0
0.80
7.5
85.5
<0.03
0.79
0.008
15.59
<0.01
0.31
108.6
<0.005
KPH
KPH
2
UBND xã Diễn Đồng
CNTT 2
0
0.87
7.5
84.1
<0.03
0.74
0.004
16.71
<0.01
0.42
113.7
<0.005
KPH
KPH
3
UBND xã Diễn Thái
CNTT 3
0
0.47
7.1
78.4
<0.03
0.36
0.002
14.28
<0.01
0.37
105.2
<0.005
KPH
KPH
4
UBND Thị Trấn
CNTT 4
0
0.24
7.5
78.4
<0.03
0.79
0.008
15.21
<0.01
0.29
102.7
<0.005
KPH
KPH
(Nguồn: Trung tâm nước sinh hoạt và VSMT nông thôn huyện Diễn Châu – Ghi chú: KPH - không phát hiện)
Nhận xét:
Chất lượng nước đầu ra của các công trình cấp nước tập trung này đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường của Bộ Y tế số 09/2005/QĐ-BYT.
Các nhà máy đã có hệ thống xử lý nước đạt tiêu chuẩn, nhưng hầu hết quy mô nhà máy còn nhỏ, chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nước cho người dân.
3.3 THỐNG KÊ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC Ở HUYỆN DIỄN CHÂU
Quá trình khảo sát thực tế về tình hình sử dụng nước của các hộ dân cư thông qua phiếu điều tra:
Số phiếu phát ra là 600 phiếu, thu lại 600 phiếu, đạt 100%.
Nguồn cấp
Bảng 3.7: Thống kê nguồn cấp nước từ phiếu điều tra của huyện Diễn Châu
Khu vực điều tra (Xã)
Nguồn cấp nước
Nước máy
Nước giếng đào
Nước giếng khoan
Nước mưa
Nguồn nước khác
Số phiếu
%
Số phiếu
%
Số phiếu
%
Số phiếu
%
Số phiếu
%
1. Diễn Lâm
0
0
21
70
3
10
6
20
0
0
2. Diễn Thọ
0
0
14
46,67
2
6,66
14
46,67
0
0
3. Diễn Phú
0
0
24
80
1
3,33
4
13,34
1
3,33
4. Diễn Đoài
0
0
20
66,67
1
3,33
9
30
0
0
5. Diễn Thái
10
33,33
7
23,34
1
3,33
12
40
0
0
6. Diễn Hồng
0
0
11
36,67
10
33,33
9
30
0
0
7. Diễn Yên
0
0
16
53,33
4
13,34
10
33,33
0
0
8. Diễn Vạn
0
0
11
36,67
6
20
13
43,33
0
0
9. Diễn Phong
0
0
7
23,33
12
40
11
36,67
0
0
10. Diễn Kỷ
0
0
9
30
9
30
12
40
0
0
11. Diễn Đồng
5
16,67
11
36,67
2
6,66
12
40
0
0
12. Diễn Thành
1
3,33
14
46,67
6
20
9
30
0
0
13. Diễn Kim
0
0
13
43,33
9
30
8
26,67
0
0
14. Diễn Ngọc
3
10
15
50
4
13,33
8
26,67
0
0
15. Diễn Trường
0
0
17
56,67
1
3,33
12
40
0
0
16. Diễn Trung
0
0
16
53,33
6
20
8
26,67
0
0
17. Diễn Hải
0
0
15
50
8
26,67
7
23,33
0
0
18. Diễn Xuân
0
0
18
60
1
3,33
11
36,67
0
0
19. Diễn Bích
0
0
17
56,67
1
3,33
12
40
0
0
20. Diễn Hạnh
0
0
17
56,67
1
3,33
12
40
0
0
Tổng %
3,17
48,83
14,67
33,17
0,17
Từ kết quả khảo sát thực tế thu được kết quả nguồn cấp nước được thể hiện qua biểu đồ sau:
Hình 3.1: Biểu đồ thể hiện nguồn cấp nước của các xã
Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện nguồn cấp nước của các xã
Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện nguồn cấp nước của huyện Diễn Châu
Qua biểu đồ cho thấy, người dân huyện Diễn Châu chủ yếu là sử dụng nước giếng đào chiếm 48,83%. Tiếp theo là nước mưa chiếm 33,17%, giếng khoan chiếm 14,67%. Số hộ gia đình sử dụng nước máy hay trạm cấp nước tập trung là rất ít, chỉ chiếm 3,17%. Điều này cho thấy người dân huyện Diễn Châu đang sử dụng nguồn nước cho mục đích sinh hoạt không an toàn về chất lượng vệ sinh, thiếu nước sạch cho sinh hoạt. Nguyên nhân là do:
Mỗi nhà máy cấp nước tập trung nhỏ chỉ cung cấp nước cho các hộ dân thuộc địa bàn của 1 xã.
Do điều kiện kinh tế, người dân thường sử dụng nguồn nước giếng làm nước ăn uống bằng cách đun sôi. Nguồn nước ngầm của huyện khá dồi dào và về mặt cảm quan thì nước ngầm trong hơn nhiều so với nước mặt nên người dân có thói quen sử dụng làm nước cấp sinh hoạt.
Về nước mưa, người dân chỉ việc thu hứng khi trời mưa và về mặt cảm quan là tương đối sạch, có thể dùng trực tiếp mà không qua hệ thống xử lý nào nên cũng được người dân sử dụng làm nước cấp cho sinh hoạt.
Chất lượng nguồn nước
Bảng 3.8: Thống kê chất lượng nguồn nước sử dụng từ phiếu điều tra của huyện Diễn Châu
Khu vực điều tra (Xã)
Chất luợng nguồn nước
Tốt
Trung bình
Chưa tốt
Ý kiến khác
Số phiếu
%
Số phiếu
%
Số phiếu
%
Số phiếu
%
Diễn Lâm
13
43,33
15
50
2
6,67
0
0
Diễn Thọ
11
36,67
14
46,67
5
16,66
0
0
Diễn Phú
7
23,33
15
50
6
20
2
6,67
Diễn Đoài
9
30
13
43,33
7
23,34
1
3,33
Diễn Thái
13
43,33
17
56,67
0
0
0
0
Diễn Hồng
10
33,33
17
56,67
3
10
0
0
Diễn Yên
6
20
17
56,67
6
20
1
3,33
Diễn Vạn
8
26,67
13
43,33
9
30
0
0
Diễn Phong
6
20
15
50
6
20
3
10
Diễn Kỷ
6
20
16
53,33
6
20
2
6,67
Diễn Đồng
6
20
14
46,67
9
30
1
3,33
Diễn Thành
14
46,67
14
46,66
2
6,67
0
0
Diễn Kim
8
26,67
16
53,33
6
20
0
0
Diễn Ngọc
11
36,67
14
46,66
5
16,67
0
0
Diễn Trường
7
23,33
17
56,67
6
20
0
0
Diễn Trung
5
16,67
18
60
7
23,33
0
0
Diễn Hải
2
6,67
19
63,33
9
30
0
0
Diễn Xuân
5
16,67
17
56,66
8
26,67
0
0
Diễn Bích
2
6,67
18
60
8
26,67
2
6,66
Diễn Hạnh
10
33,33
16
53,34
4
13,33
0
0
Tổng %
26,5
52,5
19
2
Chú thích: Theo cảm quan của người dân
+ Tốt: Nước trong, không màu, không mùi, không vị, sử dụng được
+ Trung bình: Nước thỉnh thoảng đục, có mùi
+ Chưa tốt: Nước đục, có mùi, không sử dụng được
Từ kết quả khảo sát thực tế thu được kết quả chất lượng nguồn nước sử dụng được thể hiện qua biểu đồ sau:
Hình 3.4: Biểu đồ thể hiện chất lượng nguồn nước sử dụng của các xã
Hình 3.5: Biểu đồ thể hiện chất lượng nguồn nước sử dụng của các xã
Hình 3.6: Biểu đồ thể hiện chất lượng nguồn nước sử dụng của huyện Diễn Châu
Qua biểu đồ cho thấy, chất lượng nước người dân huyện Diễn Châu sử dụng mới chỉ đạt trung bình, chiếm 52,5%. Chất lượng nước tốt chỉ chiếm 26,5%. Còn lại là chưa tốt và ý kiến khác (thỉnh thoảng thì nước mới có mùi hoặc bị đục) chiếm 21%. Điều này cho thấy người dân huyện Diễn Châu đang sử dụng nguồn nước cho mục đích sinh hoạt không an toàn về chất lượng vệ sinh. Nguyên nhân là do:
Môi trường nước của huyện chịu tác động của nhiều hoạt động từ các nhà máy, xí nghiệp, nước thải sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản, nước rửa trôi từ đồng ruộng.
Trong canh tác nông nghiệp việc sử dụng thuốc trừ sâu không đúng tiêu chuẩn quy định là rất phổ biến. Các thuốc bảo vệ thực vật dùng chủ yếu là nhóm phốt pho hữu cơ và carbamate, phần phân hủy chưa hết của chúng được thải ra các dòng sông gây ô nhiễm.
Ở khu vực ven biển thường bị nhiễm mặn về mùa khô, do thuỷ triều lên.
Đa số các hộ dân xây dựng giếng nước sinh hoạt quá gần nguồn nhà vệ sinh, chuồng gia súc.
KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ NƯỚC MÁY CỦA NGƯỜI DÂN ĐANG SỬ DỤNG
Chất lượng nước máy tới hộ dân
Kết quả phân tích mẫu:
Bảng 3.9: Kết quả phân tích mẫu nước công trình cấp nước tập trung của huyện Diễn Châu
TT
Nơi lấy mẫu (Xã)
Tên chỉ tiêu
Tên mẫu
Độ màu(TCU)
Độ đục(NTU)
pH
Độ cứng(mg/l)
Amoni (NH4+)(mg/l)
Nitrat (NO3-)(mg/l)
Nitrit (NO2-)(mg/l)
Clorua (Cl-) (mg/l)
Sắt (Fe)(mg/l)
Độ oxy hóa (KMnO4)(mg/l)
Tổng chất rắn hòa tan (TDS)(mg/l)
Mangan (Mn)(mg/l)
Coliform(VK/100ml)
Coliform chịu nhiệt(VK/100ml)
Tiêu chuẩn Bộ Y tế số 09/2005/QĐ-BYT
15
5
6.0-8.5
350
3
50
3
300
0.5
4
1200
0.5
50
0
1
Diễn Nguyên
CNTT 1
0
0.45
7.9
84.1
<0.03
0.98
0.002
10.34
<0.01
0.59
108.6
<0.005
KPH
KPH
2
Diễn Nguyên
CNTT 2
0
0.7
7.3
89.6
<0.03
0.85
0.004
18.61
<0.01
0.27
116.3
<0.005
KPH
KPH
3
Diễn Đồng
CNTT 3
28
30.7
7.4
145.6
<0.03
6.72
0.046
13.60
0.475
4.40
198.5
<0.005
KPH
KPH
4
Diễn Đồng
CNTT 4
0
0.8
7.5
95.2
<0.03
0.79
0.008
15.96
<0.01
0.31
113.7
<0.005
KPH
KPH
5
Diễn Thái
CNTT 5
0
0.47
7.2
120.0
<0.03
0.69
0.034
34.61
<0.01
0.67
115.3
<0.005
KPH
KPH
6
Diễn Thái
CNTT 6
0
1.36
7.2
95.2
<0.03
0.36
0.002
16.71
<0.01
0.35
116.5
<0.005
KPH
KPH
7
Thị trấn
CNTT 7
0
0.6
7.9
92
<0.03
0.86
0.014
21.70
<0.01
0.56
138.9
<0.005
KPH
KPH
8
Thị Trấn
CNTT 8
0
1.02
7.0
93.5
<0.03
0.81
0.004
17.85
<0.01
0.29
125.8
<0.005
KPH
KPH
Từ kết quả phân tích mẫu, căn cứ theo tiêu chuẩn vệ sinh và nước sinh hoạt được ban hành theo quyết định số: 09/2005/QD-BYT ngày 11 tháng 03 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Y Tế, số mẫu nước được thống kê như sau:
Bảng 3.10: Thống kê tổng số mẫu nước công trình cấp nước tập trung đạt và không đạt
STT
Tên chỉ tiêu
Số mẫu đạt
Số mẫu không đạt
1
Độ màu (TCU)
7
1
2
Độ đục (NTU)
7
1
3
pH
8
0
4
Độ cứng (mg/l)
7
1
5
Amoni - NH4+ (mg/l)
8
0
6
Nitrat – NO3- (mg/l)
8
0
7
Nitrit – NO2- (mg/l)
8
0
8
Clorua – Cl- (mg/l)
8
0
9
Sắt - Fe (mg/l)
8
0
10
Độ oxy hóa - KMnO4 (mg/l)
7
1
11
Tổng chất rắn hòa tan - TDS (mg/l)
8
0
12
Mangan - Mn (mg/l)
8
0
13
Coliform (VK/100ml)
8
0
14
Coliform chịu nhiệt (VK/100ml)
8
0
Nhận xét:
Công nghệ xử lý nước mặt của các nhà máy cấp nước huyện Diễn Châu nhìn chung là đạt hiệu quả.
Chất lượng nguồn nước máy sử dụng tương đối tốt. Chất lượng nước tới hộ dân đảm bảo an toàn vệ sinh, nhưng còn một số chỉ tiêu vẫn chưa đạt an toàn như: Độ màu (TCU), Độ đục (NTU), Độ cứng (mg/l), Độ oxy hóa - KMnO4 (mg/l).
Lưu lượng nước máy sử dụng
Qua kết quả từ các phiếu điều tra thì số hộ gia đình sử dụng nước máy từ trạm cấp nước tập trung là rất ít. Từ biểu đồ thể hiện nguồn cấp nước của huyện Diễn Châu (hình 3.3), cho thấy số hộ gia đình sử dụng nước máy hay trạm cấp nước tập trung chỉ chiếm 3,17%, chiếm 19 phiếu điều tra.
Theo ý kiến của đa số người dân là vào mùa hè lưu lượng nước cấp không đủ, những hộ dân ở cuối đường ống thường không có nước chảy tới.
Bảng 3.11: Thống kê lưu lượng nước máy sử dụng từ phiếu điều tra của huyện Diễn Châu
Khu vực điều tra (Xã)
Lượng nước máy sử dụng
Đủ
Tương đối đủ
Thiếu
Ý kiến khác
Số phiếu
%
Số phiếu
%
Số phiếu
%
Số phiếu
%
1. Diễn Thái
2
20
4
40
4
40
0
0
2. Diễn Kỷ
0
0
0
0
0
0
0
0
3. Diễn Đồng
0
0
3
60
2
40
0
0
4. Diễn Thành
0
0
1
100
0
0
0
0
5. Diễn Ngọc
0
0
2
66,7
1
33,3
0
0
6. Diễn Bích
0
0
0
0
0
0
0
0
Tổng %
10,53
52,63
36,84
0
Từ kết quả khảo sát thực tế thu được kết quả lưu lượng nước máy sử dụng được
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BÀI LÀM HOÀN CHỈNH_xong_4_OK.doc