Tài liệu Đề tài Đánh giá hiện trạng hoạt động của các trang trại và đề xuất mô hình trang trại sinh thái tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai: CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
Đặt vấn đề
Từ xa xưa, con người đã biết làm nông nghiệp để phục vụ cho đời sống sinh hoạt của gia đình. Xã hội ngày càng phát triển, làm nông nghiệp không chỉ phục vụ cho lợi ích cá nhân, mà sản phẩm nông nghiệp còn trở thành một hàng hoá trao đổi trong đời sống. Quy mô sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển, nó không ngừng ở quy mô hộ gia đình mà còn phát triển thành một quy mô lớn hơn đó là hình thức sản xuất kinh tế trang trại, cung cấp một lượng lớn hàng hoá cho xã hội.
Trang trại ngày càng phát triển, những vấn đề phát sinh càng lớn như: Chất thải trong chăn nuôi (chất thải rắn, mùi hôi hôi phát sinh…) đây là một trong những nguyên nhân lớn gây ô nhiễm môi trường, việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc trừ sâu nhằm tăng năng suất cây trồng, nhưng ngược lại gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ con người về việc nông sản bị nhiễm độc từ việc sử dụng quá mức các thành phần trên, và làm ô nhiễm môi sinh.
Nông nghiệp ngày càng phát triển cùng...
87 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1360 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Đánh giá hiện trạng hoạt động của các trang trại và đề xuất mô hình trang trại sinh thái tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
Đặt vấn đề
Từ xa xưa, con người đã biết làm nông nghiệp để phục vụ cho đời sống sinh hoạt của gia đình. Xã hội ngày càng phát triển, làm nông nghiệp không chỉ phục vụ cho lợi ích cá nhân, mà sản phẩm nông nghiệp còn trở thành một hàng hoá trao đổi trong đời sống. Quy mô sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển, nó không ngừng ở quy mô hộ gia đình mà còn phát triển thành một quy mô lớn hơn đó là hình thức sản xuất kinh tế trang trại, cung cấp một lượng lớn hàng hoá cho xã hội.
Trang trại ngày càng phát triển, những vấn đề phát sinh càng lớn như: Chất thải trong chăn nuôi (chất thải rắn, mùi hôi hôi phát sinh…) đây là một trong những nguyên nhân lớn gây ô nhiễm môi trường, việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc trừ sâu nhằm tăng năng suất cây trồng, nhưng ngược lại gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ con người về việc nông sản bị nhiễm độc từ việc sử dụng quá mức các thành phần trên, và làm ô nhiễm môi sinh.
Nông nghiệp ngày càng phát triển cùng với sự tiến bộ khoa học kỹ thuật như là tạo ra những ưu thế lai, những nguồn gen tốt. Do đó, đứng trước những vấn đề nan giải trên đòi hỏi phải có một nền nông nghiệp phát triển bền vững tạo ra các sản phẩm nông sản sạch đem lại hiệu quả kinh tế, mà còn đảm bảo về mặt môi trường và sức khoẻ con người.
Dựa vào những yếu tố trên, tôi đã chọn tên đề tài đồ án tốt nghiệp là: “Đánh giá hiện trạng hoạt động của các trang trại và đề xuất mô hình trang trại sinh thái tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai” nhằm vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế và góp phần cải thiện chất lượng môi trường cho các trang trại ở Việt Nam trong quá trình cạnh tranh với các sản phẩm ngoại nhập và tăng cường tính cạnh tranh trong xuất khẩu.
Tính cấp thiết của đề tài
- Theo Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP của Chính phủ ngày 2 tháng 2 năm 2000: “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản”
- Quyết định số 53/2003/QĐ – BNN về việc ban hành các danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam. Tuy có những lọai thuốc bảo vệ thực vật bị cấm sử dụng, nhưng vì những lợi ích cá nhân, người ta vẫn sử dụng và làm nguy hại đến sức khỏe con người. Do đó, cần phải có những biện pháp ngăn chặn tích cực để tạo ra những sản phẩm tốt.
- Những vấn đề về an toàn thực phẩm đang được chú trọng, mức sống người dân ngày càng cao, họ càng quan tâm đến sức khoẻ của mình. Những vấn đề về nông sản bị nhiễm độc đang là mối lo lắng cho người tiêu dùng, đòi hỏi phải có một nguồn nông sản sạch cung cấp cho người dân.
- Vấn đề về môi trường càng được chú trọng, người dân hiện nay có xu hướng mua hàng hoá có nhãn sinh thái thân thiện với môi trường.
- Mô hình trang trại hiện nay không chỉ hướng đến lợi ích kinh tế, mà còn phải đảm bảo về mặt cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường. Nhiệm vụ của đồ án tốt nghiệp này là xây dựng một mô hình trang trại sinh thái, đã thoả mãn được nhu cầu thành lập trang trại hiện nay không chỉ hường đến lợi ích kinh tế mà còn thân thiện với môi trường.
Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu
- Nhằm đánh giá hiện trạng môi trường phát sinh ra trong quá trình sản xuất ở các trang trại của Huyện.
- Hướng tới một nền nông ngiệp bền vững thân thiện với môi sinh là xây dựng nên mô hình trang trại sinh thái.
Đối tượng
Các trang trại đang hoạt động ở điạ bàn Huyện. Từ đây nếu có khả quan, sẽ nhân rộng mô hình ở các tỉnh thành khác trong cả nước.
Tình hình nghiên cứu trong nước và thế giới
Trong nước
Việt Nam từ lâu đã biết đến mô hình “nuôi trồng sinh thái” mà ta quen gọi là “mô hình VAC” (Vườn – Ao –Chuồng). Mô hình này là mô hình tiền thân của trang trại sinh thái.
- Về cơ bản, mô hình VAC và mô hình trang trại sinh thái đều có các tiêu chí như không dùng phân tổng hợp, hoá chất/thuốc, và dựa trên các nền vật chất hữu cơ như phân gia súc, phụ phẩm nông nghiệp luân canh, kết hợp nuôi bằng thức ăn tự nhiên…
- Vào cuối năm 1995, một nhà khoa học người Anh – tiến sĩ Thomas R. Preston đã dưa ra sáng kiến thành lập trang trại sinh thái nhiệt đới ở Việt Nam. Nội dụng của sáng kiến này là thành lập một trang trại mà nơi đó mọi chất thải đều đựơc tái sử dụng, các chu trình sản xuất khép kín, giảm thiểu đầu ra ô nhiễm một cách tối đa, giải quyết được các vấn đề về môi trường như phân gia súc, nước thải trong chăn nuôi., tiết kiệm chi phí: thực ăn, phân bón cho đầu vào ở trang trại. Sáng kiến này giúp cho nguời chủ trang trại không những về lợi ích kinh tế mà còn cả về mặt môi trường.
- Vào cuối năm 1996, ý tưởng bắt đầu đi vào xây dựng và được gọi là “Trang Trại Sinh Thái – ECOFARM”. Nhưng sau đó, kế hoạch dời địa đểm sang Campuchia vào tháng 7 năm 1999.
- Và hiện nay, ở Việt Nam có rất ít mộ hình trang trại sinh thái đúng chuẩn mực.
Thế giới
- Từ những năm 1980, mô hình trang trại sinh thái đã được áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới như Hà Lan, Mỹ, Costa Rica, Pháp, Đức..
- Từ sau những khủng hoảng về bệnh bò điên, chất độc đioxin, bệnh lỡ mồm long móng và bệnh của lợn do virus gây ra cũng như mối quan tâm về cây trồng biến đổi gen (GMO), Châu Âu đã chú trọng hơn trong việc nuôi trồng sinh thái từ hơn một thập kỉ nay.
- Trên thế giới hiện nay đang có một xu huớng chung là dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường, có dán nhãn sinh thái. Do vậy, việc xây dựng một trang trại theo hướng sinh thái là một nhu cầu tất yếu hiện nay trên thế giới không chỉ riêng Việt Nam.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Đây là cơ sở giúp cho địa phương thực thi các giải pháp về môi trường cho các trang trại.
- Góp phần thúc đầy một nền nông nghiệp phát triển bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Giải quyết các vấn đề nóng bỏng trong sản xuất nông ngiệp như tác hại của phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật đến sức khoẻ của người tiêu dùng
Phương pháp luận
Đất nước chúng ta hiện nay phát triển vẫn dựa vào nông nghiệp là chính, đây là nền kinh tế truyền thống của nước ta ngoài trồng lúa nước, hoa màu, ngũ cốc, còn chăn nuôi gia súc, gia cầm…Quá trình nuôi trồng và sau khi thu họach phát sinh ra một lượng chất thải khá lớn (phân gia súc, gia cầm, thân cây, lá cây), trong đó chứa một hàm lượng chất hữu cơ cao, có thể dùng làm chất đốt, phân bón cho cây trồng để tiết kiệm một phần chi phí cho sản xuất.
Mô hình kinh tế trang trại là một hoạt động kinh tế chủ lực của huyện Trảng Bom hiện nay. Mô hình này càng được nhân rộng và phát triển, thì những vấn đề phát sinh như lương chất thải quá lớn không có biện pháp xử lý , việc sử dụng quá mức phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu sẽ là những rào cản lớn cho sản phẩm của trang trại gia nhập vào thị trường, và tiến xa hơn nữa là xuất khẩu ra nước ngoài. Cho nên việc xây dựng và quy họach trang trại hiện tại theo hướng trang trại sinh thái là rất cần thiết.
Mô hình trang trại sinh thái: cung cấp một lượng hàng hoá nông sản cho thị trường, đảm bảo một lợi nhuận vững chắc, luôn thiếp thu những giải pháp khoa học kỹ thuật mới, để giải quyết các vần đề môi trường trong chăn nuôi. Chu trình khép kín trong trang trại sinh thái tiết kiệm chi phí đầu vào (thức ăn, phân bón ) cho sản xuất.
Tuy nhiên, bên cạnh hướng quy hoạch và xây dựng trang trại hiện tại theo hướng sinh thái thì vẫn có nhiểu hướng khác, nhưng ở đây chúng tôi muốn nhấn mạnh tới quan điểm của đề tài này là thân thiện với thiên nhiên, chú trọng đến sức khỏe người tiêu dùng nhưng cũng không quên tới lợi ích kinh tế của nhà sản xuất.
Để thực hiện đồ án này, trước tiên phải xem xét đến hiện trạng môi trường , kinh nghiệm của các hộ dân đã thành công, kinh nghiệm của các trang trại trên thế giới. Để làm được điều này, tôi đã tiến hành điều tra thực địa và tìm kiếm các thông tin về mô hình trang trại sinh thái của châu Âu,vấn đề của trang trại đang gặp phải, để từ đó đề xuất một mô hình trang trại sinh thái thích hợp cho địa phương.
Nội dung nghiên cứu
Biên hội và tổng hợp tài liệu
Thu thập tài liệu về vị trí địa lý, tình hình kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên, các số liệu hiện trạng môi trường (quan trắc môi trường).
Hiện trạng hoạt động kinh tế và xã hội của huyện
Tham khảo các tài liệu, tạp chí và các đề tài nghiên cứu đã thực hiện.
Tổng hợp đánh giá tài liệu đã có, xây dựng kế hoạch nghiên cứu tiếp theo
Khảo sát, điều tra hiện trạng môi trường và công tác QLMT ở các trang trại
Xây dựng phiếu điều tra và lập kế hoạch điều tra về hiện trạng môi trường và tình hình QLMT.
Xây dựng nội dung và biểu mẫu cho phiếu điều tra và thống kê
Trong quá trình điều tra kết hợp phương pháp quan sát để đánh giá nhanh và có kết quả khách quan hơn
Thống kê số liệu và xử lý kết quả
Xử lý số liệu điều tra và đánh giá hiện trạng dựa vào điều tra
Dùng phương pháp ma trận đánh giá hiện trạng môi trường và tình hình QLMT
Lập bảng ma trận đánh giá hiện trạng môi trường nhằm phân tích tình trạng môi trường ở các trang trại.
Đề xuất xây dựng mô hình trang trại sinh thái thích hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Huyện Trảng Bom.
Đề xuất công tác đánh giá vòng đời sản phẩm LCA cho nông sản sản xuất từ trang trại sinh thái
Giới hạn của đề tài
Do thời gian hạn hẹp, nên đồ án tốt ngiệp này chỉ đưa ra mô hình xây dựng trang trại sinh thái mà chưa có thể áp dụng vào một trang trại điển hình.
Phương hướng phát triển của đề tài
- Mô hình trang trại sinh thái đuợc hình thành, ta có thể tiến xa hơn đến một loại hình khác đó là du lịch sinh thái.
- Việc thành lập trang trại sinh thái cùng với công tác đánh giá vòng đời sản phẩm LCA, đây có thể là bước đầu tiên trong quá trình đưa sản phẩm trang trại có một chỗ đứng trong thị trường đảm bảo về chất lượng sản phẩm mà không tác động đến môi trường (sản phẩm xanh – sản phẩm thân thiện với môi trường).
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN TRẢNG BOM,
TỈNH ĐỒNG NAI
2.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1 Vị trí địa lý: diện tích tự nhiên
Huyện Trảng Bom là một huyện trung du, phía Nam giáp huyện Long Thành, phía Đông giáp huyện Thống Nhất, phía Tây giáp thành phố Biên Hoà, phía Bắc giáp huyện Vĩnh Cữu.
- Tổng diện tích tự nhiên là 326.14 km2, chiếm 5.54% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh
Hình 1: Bản đồ địa lý của huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
2.1.2 Điều kiện tự nhiên
2.1.2.1 Địa hình – thổ nhưỡng
- Huyện Trảng Bom mang đặc trưng của địa hình trung du, độ dốc phổ biến 3-150, chủ yếu bao gồm những dãy đồi thoải lượn có độ cao trung bình 86-105 cm và những đồng bằng cục bộ.
- Đất nông nghiệp có bốn loại chính, trong đó phần lớn là đất đỏ Bazan và đất phù sa cổ thích hợp cho vùng chuyên canh: cà phê, tiêu, điều, bắp , mì và các loại cây ăn trái đặc sản. Còn lại là đất cát và đất xám bạc màu thích hợp cho xây dựng trang trại chăn nuôi có qui mô lớn.
2.1.2.2 Khí hậu – Thời tiết
Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có hai mùa tương phản nhau (mùa khô và mùa mưa). Nhiệt độ cao quanh năm là điều kiện cho phát triển cây trồng nhiệt đới, đặc biệt là cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao. Nhiệt độ bình quân năm là 25-260C chênh lệch nhiệt độ cao nhất giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất là 4.20C ; số giờ nắng trung bình từ 5-9, 6-8 giờ/ngày. Lượng mưa tương đối lớn và phân bố theo vùng và theo vụ. Lượng mưa tương đối lớn khoảng 2155.9 mm.
2.1.3 T ài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên khoáng sản có Puzlan làm nguyên liệu phụ gia xi măng, trữ lượng 20 triệu tấn, một số mỏ đá quý, mỏ đá Bazan, than bùn, cuội sỏi làm nguyên liệu chế biến phân bón và vật liệu xây dựng
Ưu thế về đặc thù tự nhiên là nhân tố quan trọng trong đinh hướng phát triển các loại cây lâu năm, cây ngắn ngày và cây lương thực như: cao su, cà phê, tiêu, cây ăn quả, điều, chôm chôm, sầu riêng, ngô, mía, bông và các loại đỗ, lúa nước.
2.2 Tình hình hoạt động kinh tế xã hội
2.2.1 Kinh tế
2.2.1.1 Nông – Lâm nghiệp – Thủy sản
- Diện tích đất nông nghiệp là 27.142 ha theo thống kê năm 2005.
- Giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 18.5% cơ cấu sản phẩm quốc nội, đạt 610.425 triệu đồng
Bảng 1: Bảng thống kê sử dụng đất trong nông nghiệp năm 2005
ĐẤT
DIỆN TÍCH (đơn vị: ha)
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất trồng cây hàng năm
Đất trồng lúa
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
Đất trồng cây hàng năm khác
Đất trồng cây lâu năm
24.666
8.850
3.303
0
5.546
15.816
Đất lâm nghiệp
Đất rừng sản xuất
Đất rừng phòng hộ
Đất rừng đặc dụng
1.588
1.549
3
36
Đất nuôi trồng thủy sản
674
Đất làm muối
0
Đất nông nghiệp khác
215
Tổng cộng : 27.142 ha
(Nguồn Niên giám thống kê năm 2005)
Nhận xét : Diện tích đất nông nghiệp chiếm gần 84% diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Đây chứng tỏ tiềm năng nông nghiệp của Huyện là rất lớn.
Bảng 2: Bảng thống kê giá trị sản xuất nông- lâm -thuỷ sản
CHỈ TIÊU
ĐƠN VỊ TÍNH
NĂM 2005
A.Giá trị sản xuất nông nghiệp
Triệu đồng
576.599
Phân theo ngành: 1. Trồng trọt
2. Chăn nuôi
3. Dịch vụ nông nghiệp
Triệu đồng
325.299
Triệu đồng
228.022
Triệu đồng
23.278
Phân theo thành phần kinh tế
1. Quốc doanh
2. Ngoài quốc danh
Triệu đồng
25.967
550.631
Diện tích giao trồng cây hàng năm
Trong đó: diện tích lúa
Ha
20.879
6.129
Tổng SL lương thực cây có hạt quy lúa
Tấn
57.935
Tổng diện tích cây lâu năm
Ha
13.917,3
Chăn nuôi
1. Tổng đàn heo
2. Tổng đàn trâu
3. Tổng đàn bò
4. Tổng đàn gia cầm
Con
204.634
304
4.270
1000 con
583,395
B. Giá trị sản xuất lâm nghiệp
Quốc Doanh
Ngoài Quốc doanh
Triệu đồng
8.231
C. Giá trị sản xuất thủy sản
Quốc Doanh
Ngoài Quốc Doanh
Triệu đồng
25.595
1. Đánh bắt
Triệu đồng
840
2. Nuôi trồng
Triệu đồng
24.755
(Nguồn Niên giám thống kê năm 2005)
Nhận xét: giá trị sản xuất nông nghiệp đóng góp đáng kể cho kinh tế của Huyện.
2.2.1.2 Công nghiệp
- Huyện hiện nay có ba khu công nghiệp : Sông Mây, Bàu Xéo, Hố Nai
- Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1855430 triệu đồng , chiếm 59.5% tổng sản phẩm quốc nội
Bảng 3: Bảng thống kê cơ sở sản xuất công nghiệp, lao động
và giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005
CHỈ TIÊU
SỐ CƠ SỞ
SỐ LAO ĐỘNG (NGƯỜI)
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT
(TRIỆU ĐỒNG)
I.Chia theo thành phần kinh tế
- Quốc doanh
- Ngoài quốc doanh
816
37.656
1.886.430
II.Chia ra cấp quản lý
- Tỉnh
- Huyện
- Liên doanh với nước ngoài
738
4.468
142.372
81
33.188
1.724.058
III.Chiatheo ngành cấp 2:
-Công nghiệp khai thác mỏ
-Chế biến lương thực-thực phẩm
-Dệt
-May
-Giày da
-Gỗ
-Giấy
-Hoá chất và sản phẩm từ hoá chất
-Cao su
-Chất khoáng phi kim loại
-Sản phẩm từ kim loại
-Sản xuất máy móc thiết bị điện
-Sản xuất Radio,Tivi, Thiết bị điện
-Sản xuất thiết bị vận tải
-Sản xuất sửa chữa phương tiện vận tải khác
-Sản xuất giường, tủ, bàn ghế
9
84
6.490
235
1.694
298.900
9
894
36.445
126
1.703
28.697
15
15.913
546.380
58
1.169
40.295
11
6.3
25.289
6
292
52.726
9
1.708
116.589
31
489
33.198
112
1.009
44.168
4
582
93.588
1
74
30.949
46
3.891
227.215
26
1.635
163.004
118
4.916
122.497
(Nguồn Niên giám thống kê năm 2005)
2.2.2 Xã hội
2.2.2.1 Dân số – tỉ lệ nam nữ
Trảng Bom là một huyện mới tách từ huyện Thống Nhất cũ, nên có rất nhiều sự đổi mới, có những xã diện tích tự nhiên lớn nhưng mất độ dân số không đông.
Bảng 4: Bảng thống kê dân số và mật độ dân số, tỉ lệ nam nữ
STT
ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
SỐ ẤP
DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN (KM2)
DÂN SỐ TRUNG BÌNH (NGƯỜI)
MẬT ĐỘ DÂN SỐ (NGƯỜI/KM2)
DÂN SỐ
NAM
NỮ
1
TT Trảng Bom
5
9,78
14.875
1.521
7492
7363
2
Xã Cây Gáo
4
17,05
9.993
583
5025
5066
3
Xã Thanh Bình
4
27,35
22.927
436
6034
6081
4
Xã Sông Trầu
8
43,13
12.498
290
6322
6378
5
Xã Đồi 61
4
25,71
7.232
281
3658
3688
6
Xã An Viễn
6
22,12
4.345
196
2918
2215
7
Xã Bàu Hàm
4
22,48
10.171
452
5144
5185
8
Xã Sông Thao
3
26,29
9.030
343
4567
4604
9
Xã Hưng Thịnh
3
17,06
7.864
461
3979
4010
10
Xã Đông Hòa
2
11,43
10.038
878
5087
5111
11
Xã Trung Hòa
2
15,11
10.306
628
5223
5246
12
Xã Tây Hòa
3
14,8
10.299
696
5219
5245
13
Xã Quảng Tiến
4
7,17
10.481
1.462
5289
5359
14
Xã Bình Minh
3
14,47
16.665
1.152
8411
8518
15
Xã Giang Điền
5
8,93
4.528
507
2285
2314
16
Xã Bắc Sơn
5
24,35
19.302
793
9745
9867
17
Xã Hố Nai 3
4
18,91
19.887
1.052
10042
10167
( Nguồn Niên giám thống kê năm 2005)
Nhận xét: là một huyện mới tách ra từ Huyện Thống Nhất,với một Huyện mới nên mật độ dân số chưa cao.Nhưng với những tiềm năng về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, Trảng Bom có tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp rất lớn.
2.2.2.2 Lao động và phân bố lao động trong các ngành
Trảng Bom là Huyện lao động tập trung vào nông nghiệp là chính , số lao động tham gia vào công việc quản lý nhà nước và công ngiệp chiếm số ít.
Qua bảng cân đối lao động cho thấy lực lượng lao động của huyện chiếm hơn 50% dân số toàn huyện, đậy là một lực lượng lao động dồi dào, rất thích hợp cho một nền kinh tế đa năng cả nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
Bảng 5: Bảng cân đối lao động xã hội năm 2005
CHỈ TIÊU
NĂM 2005 (NGƯỜI)
I. Lao động trong độ tuổi toàn huyện
1. Số người trong độ tuổi lao động mà không có khả năng lao động
2. Số người trong độ tuổi lao động mà có khả năng lao động
103.112
1.758
101.354
II. Số người ngoài độ tuổi lao động mà tham gia lao động
2.144
III. Nguồn lao động
103.498
IV. Cân đối lao động
1. Lao động làm việc trong các ngàng KTQD
1.1 Trong tuổi lao động
1.2 Ngoài tuổi lao động
2. Số người trong tuổi lao động đang đi học
3. Số người trong tuổi lao động làm nội trợ
4. Số người trong độ tuổi lao động có việc tạm thời
5. Số người trong độ tuổi lao động chưa có việc làm
6. Số người trong độ tuổi lao động không có nhu cầu làm việc
82.145
80.096
2.049
6.125
9.231
1.258
4.105
634
( Nguồn Niên giám thống kê năm 2005)
Bảng 6: Lao động xã hội làm việc trong các ngành KTQD năm 2005
CHỈ TIÊU
NĂM 2005
A. Nông – lâm nghiệp
33.841
B. Thủy sản
398
C. Công nghiệp khai thác mỏ
168
D. Công nghiệp chế biến
23.610
E. Sản xuất phân phối điện
128
F. Xây dựng
4.112
G. Thương nghiệp sưả chữa
10.425
H. Khách sạn – nhà hàng
2.580
I. Vận tải kho bãi – TT liên lạc
2.144
J. Tài chính tín dụng
98
K. Hoạt động KH – CN
17
L. Các hoạt động liên quan
130
M . Quản lý nhà nước
675
N. Giáo dục – Đào tạo
1.868
O. Y tế và hoạt động cứu trợ
444
P. Hoạt động văn hoá thể thao
108
Q. Các hoạt động Đảng, đoàn thê’
285
T. Hoạt động cá nhân và cộng đồng
766
U. Hoạt động làm thuê
340
V. Hoạt động của các tổ chức
8
( Nguồn Niên giám thống kê năm 2005)
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Định nghĩa trang trại – Trang trại sinh thái – Kinh tế trang trại
¶ Trang trại : là loại hình sản xuất nông ngiệp của hộ gia đình nông dân, hình thành và phát triển trong điều kiện kinh tế thị trường từ phương thức sản xuất này thay thế phương thức sản xuất phong kiến. Trang trại được hình thành từ cơ sở các hộ tiểu nông sau khi phá bỏ cái vỏ bọc sản xuất tự cấp tự túc khép kín, vươn lên sản xuất nhiều nông sản hàng hoá tiếp cận với thị trường, từng bước thích nghi với nền kinh tế cạnh tranh.(PGS.PTS Lâm Quang Huyên)
Trang trại : là một dải đất dài hoặc mặt nước bất kỳ tạo nên bởi một hoặc nhiều khoảnh đất dùng đề trồng trọt và chăn nuôi dưới sự quản lý của chủ đất hoặc người thuê đất. Trang trại là một bộ phận của hệ thống lớn – đó là hệ thống nông nghiệp bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản… (PGS.TS Phạm Văn Côn – TS.Phạm Thị Hương)
¶ Trang trại sinh thái : là mô hình kinh tế trang trại theo định hướng sinh thái, sản xuất sản phẩm sạch bằng các quy trình sản xuất thân thiện với thiên nhiên. (GĐ dự án Nguyễn Vĩnh Thái)
Trang trại sinh thái đưa ra một cái nhìn mới về hệ thống lương thực của chúng ta nơi mà có thế củng cố đất trồng, bảo vệ không khí và nguồn nước, khuyến khích những hệ sinh thái và kinh tế khác nhau, và gìn giữ cuộc sống nông thôn trên tất cả các mặt của việc sản xuất ra lương thực tốt cho sức khoẻ. (Lượt dịch Internet)
¶ Kinh tế trang trại : hình thức sản xuất hàng hoá phổ biến trong nông nghiệp ở các nước phát triển và đang phát triển trên thế giới từ châu Âu, châu Mỹ đến châu Á và các châu lục khác. Bản thân kinh tế trang trại có nguồn gốc từ kinh tế hộ gia đình nông dân, được phát triển dần dần trong quá trình chuyển dịch của nền kinh tế tiểu nông tự cấp tự túc sang nền kinh tế sản xuất hàng hoá quy mô lớn. Trong hoạt động kinh tế, trang trại chịu sự chi phối của nền kinh tế thị trường, tuân theo quy luật cung cầu và chấp nhận cạnh tranh.
Một số đặc điểm của kinh tế trang trại là:
Đây là dạng kinh tế hộ gia đình dựa trên đất, vốn, lao động để tạo ra khối lượng lớn hàng hóa.
Người nông dân có vốn và gia đình họ làm việc trong trang trại của mình.
Trang trại có quy mô lớn gắn chặt với kinh tế thị trường, có nhu cầu cao về công nghệ, đặc biệt là công nghệ chế biến, tiếp thị, năng suất và giảm giá thành. Trang trại cần phải trang bị phương tiện và công nghệ hiện đại.
Hiện nay nhiều dạng kinh tế trang trại cùng tồn tại, trong đó phổ biến nhất là kinh tế hộ nông dân.
3.2 Trang trại sinh thái theo hướng nông nghiệp bền vững
- Phát triển bền vững là cải thiện chất lượng cuộc sống con người đang sinh sống trong khả năng chịu đựng của hệ sinh thái duy trì cuộc sống đó.
- Nông ngiệp bền vững là một khái niệm được xây dựng và phát triển bởi hai tác giả người Uc là Bill Mollison và David Holmgren nhằm mục tiêu chống ô nhiễm đất, nước và không khí của trái đất do các hệ thống công nghiệp và nông nghiệp; chống mất mát các loài thực vật và động vật; chống suy giảm các tài nguyên thiên nhiên không thể tái sinh và chống các hệ thống kinh tế có tác động phá hoại…Nông nghiệp bền vững là một nền nông nghiệp duy trì cơ sở tài nguyên thiên nhiên, tiếp tục phát triển bằng cách nâng cao nhận thức, cải thiện tổ chức, hiệu năng kỹ thuật và công bằng xã hội.
- Nông nghiệp bền vững thường được gọi là sinh thái nông nghiệp. Nông nghiệp sinh thái bền vững là sản xuất dựa vào tài nguyên thiên nhiên; muốn sản xuất cho năng suất bền vững thì phái duy trì/ khôi phục các giá trị của tài nguyên ở mức ổn định. Nông nghiệp sinh thái bền vững là yêu cầu tất yếu của nền nông ngiệp mới nhân bản và thịnh vượng.
- Trang trại sinh thái theo hướng nông nghiệp bền vững thì cần phải tuân theo các tiêu chí sau:
Bảo vệ được môi trường, bảo vệ được cân bằng sinh thái.
Về mặt kinh tế đem lại hiệu quả lâu dài, không làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.
Về mặt xã hội, không được tạo ra bất bình đẳng và sự phân hoá xã hội nông thôn.
3.3 Những đặc trưng cơ bản của trang trại, tiêu chí nhận dạng trang trại và thực trạng quy mô trang trại ở Việt Nam
3.3.1 Đặc trưng
Mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất nông, lâm, thuỷ sản hàng hoá với qui mô lớn.
Mức độ tập trung hoá và chuyên môn hoá các điều kiện và yếu tố sản xuất cao hơn hẳn (vượt trội) so với sản xuất của nông hộ, thể hiện ở qui mô sản xuất như: đất đai, đầu con gia súc, lao động, giá trị nông lâm thuỷ sản hàng hoá.
Chủ trang trại có kiến thức và kinh nghiệm trực tiếp điều hành sản xuất, biết áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất; sử dụng lao động gia đình và thuê lao động bên ngoài sản xuất hiệu quả cao, có thu nhập vượt trội so với kinh tế hộ.
3.3.2 T iêu chí
Thực hiện Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn – Tổng cục thống kê đã ra thông tư liên bộ số 69/2000/TTLB-BNN-TCTK quy định hướng dẫn tiêu chí về kinh tế trang trại, trong đó nêu rõ: một số hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản được xác định là trang trại phải đạt cả hai tiêu chí định lượng như sau :
Một là, giá trị sản lượng hàng hóa và giá trị bình quân một năm đạt từ 40 ttriệu đồng trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và ven biển miền Trung, từ 50 triệu đồng trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên.
Hai là, quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế hộ nông dân tương ứng với từng ngành sản xuất và từng vùng kinh tế.
Đối với trang trại trồng trọt: trang trại trồng cây hàng năm từ 2 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và ven biển miền Trung, từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên. Trang trại trồng cây lâu năm từ 3 ha trở lên với các tỉnh phía Bắc và ven biển miền Trung, từ 5 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên. Trang trại trồng hồ tiêu từ 0,5 ha trở lên.
Trang trại chăn nuôi: chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò), chăn nuôi sinh sản, để lấy sữa: thường xuyên có từ 10 con trở lên; để lấy thịt: thường xuyên có từ 50 con trở lên. Chăn nuôi gia súc (lợn, dê): chăn nuôi lợn sinh sản: thường xuyên có từ 20 con trở lên; với dê và cừu: thường xuyên có từ 100 con trở lên. Chăn nuôi lợn thịt: có thường xuyên 50 con trở lên. Chăn nuôi gia cầm (gà, vịt, ngang, ngỗng): có thường xuyên 2.000 con trở lên (không có tính số đầu con dưới 7 ngày tuổi).
Trang trại nuôi trồng thủy sản: diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản có từ 2 ha trở lên (riêng đối với nuôi tôm thịt theo kiểu công nghiệp từ 1 ha trở lên).
Đối với các loại sản phẩm nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản có tính chất đặc thù như trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, nuôi ong và giống thủy, đặc sản thì tính theo tiêu chí một (lấy giá trị hàng hóa để đánh giá).
Theo TS. Trương Thị Minh Sâm, những tiêu thức chủ yếu để phân biệt kinh tế trang trại với các loại hình kinh tế khác trong nông, lâm, ngư nghiệp như sau:
- Tổng giá trị tài sản đưa vào sản xuất, kinh doanh nông lâm, ngư nghiệp phải đạt từ 100 – 149 triệu đồng/năm. Tỷ suất nông, lâm, thủy sản hàng hóa thực hiện phải đạt trên 85%. Lãi ròng lớn hơn hai lần lãi suất tiền vay ngân hàng nông nghiệp địa phương tại thời điểm sản xuất - kinh doanh.
- Lao động chủ yếu là gia đình, nhưng phải có thuê mướn lao động trực tiếp thường xuyên và thời vụ khoảng 5 lao động quy đổi (số ngày mà chủ trang trại phải thuê lao động trực tiếp/số ngày lao động bình quân trong năm của một lao động tại một địa phương lớn hơn hoặc bằng 5).
- Chủ trang trại phải áp dụng có hiệu quả một số tiến bộ khoa học – kỹ thuật nhất định trong quá trình quản lý, điều hành sản xuất – kinh doanh.
- Diện tích đất đai tùy theo vật nuôi và cây trồng cụ thể, nhưng nhất thiết phải có diện tích đất đai hoặc mặt nước từ 0.5 ha trở lên.
- Xem xét tình hình trang trại dựa trên cơ sở những tiêu chí trên đây ta thấy biểu hiện tương đối rõ rệt trên các mặt:
- Mục đích của sản xuất kinh doanh: kinh tế trang trại khu vực phía Nam có mục đích là sản xuất hàng hóa để bán với chiều hướng ngày càng lớn hơn, và tỷ suất hàng hóa ngày càng cao hơn. Kinh tế hộ gia đình nông dân không có mục đích chính là sản xuất hàng hóa, tuy nhiên một số hộ gia đình cũng có thể có sản phẩm hàng hóa để bán nhưng quy mô không ổn định và tỷ suất hàng hóa thấp chủ yếu là do tiêu dùng không hết nên mới được đưa ra thị trường.
- Chủ thể của sản xuất kinh doanh: Nếu trong nền kinh tế tiểu nông truyền thống trước đây, người chủ hộ chỉ cần có kinh nghiệm sản xuất và cần cù lao động theo kinh nghiệm cha truyền con nối là được, thì trong nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa ngày nay, người chủ trang trại khu vựa phía Nam phải biết xây dựng phương án sản xuất – kinh doanh phù hợp với yêu cầu thị trường, mục tiêu bán được càng nhiều nông sản hàng hóa càng tốt, lợi nhuận nhiều càng hay. Muốn vậy, chủ trang trại khu vực phía Nam phải là người có khả năng lớn hơn các chủ trang trại khác về vốn, có năng lực tổ chức. Sản xuất kinh doanh hơn, và có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn chủ kinh tế hộ trong việc làm giàu chính đáng từ sản xuất kinh doanh.
- Trình độ và hiệu quả sản xuất kinh doanh của kinh tế trang trại cao hơn kinh tế hộ. Nhiều trang trại khu vực phía Nam đã đầu tư hoặc tự giác hợp tác giữa các trang trại với nhau để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị dùng cho việc chế biến sơ bộ nông sản, cung cấp cho thị trường tiêu thụ nông sản sản phẩm hàng hóa, hoặc cung cấp nguyên liệu bán thành phẩm cho công nghiệp chế biến xuất khẩu.
Một số trang trại ở khu vực phía Nam có xu hướng chuyển hẳn sang ngành chế biến nông sản thực phẩm suất khẩu vì thế họ đã chuyển nhượng hẳn, hoặc cho thuê lại đất đai trong trại của mình. Điều đó tạo sự phân công và hợp tác mới trong lao động xã hội ở nông thôn, đẩy mạnh việc chuyên môn hóa và làm tăng giá trị nông sản hàng hóa do trang trại tạo ra, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghịêp nông thôn khu vực phía Nam theo lối tiến bộ.
Nhìn chung, kinh tế trang trại phía Nam tuy mới xuất hiện nhưng đã và đang đóng góp đáng kể vào việc phát huy nội lực , khơi dậy tiềm năng lao động, đất đai tiền vốn trong dân, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
3.3.2 Thực trạng quy mô
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì cả nước ta hiện nay có đến 113.000 trang trại lớn nhỏ. Bình quân mỗi trang trại có từ 3-5 ha. Trang trại của nước ta được phát triển theo quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu, đây là loại hình thích hợp nhất của kinh tế trang trại. Xu thế chung của thế giới hiện nay cũng đang khuyến khích các loại hình đầu tư kinh tế theo quy mô vừa và nhỏ vì các loại hình này thích hợp cho việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, cân bằng được giữa việc phát triển với bảo vệ môi trường sinh thái.
Qua điều tra cho thấy, thu nhập bình quân của các hộ kinh tế trang trại gấp hai, ba chục lần so với những vùng nông nghiệp bấp bênh. Tuy nhiên, sự sống trù phú vẫn chưa đến với nhiều vùng sinh thái trước đây vốn mỏng manh mà các nhà khoa học sinh thái gọi là các vùng sinh thái nhạy cảm, vùng sinh thái kém bền vững, đó là những vùng sâu, vùng xa, vùng đồi cát ven biển... do địa lý tự nhiên khắc nghiệt nên dân cư sống thưa thớt. Tại những nơi này, khai thác, sử dụng hợp lý đất và nước - hai tài nguyên quan trọng của kinh tế trang trại, là thành phần cơ bản của môi trường sinh thái.
Khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên nước không những để có đủ nước phục vụ trồng trọt mà còn đủ nước dùng cho sinh hoạt của cộng đồng. Trong kinh tế trang trại, việc quản lý các nguồn phân bón gia súc phải chặt chẽ để tránh làm ô nhiễm các nguồn nước ngầm và nước mặt. Ở các vùng khan hiếm nước không nên trồng các loại cây cần tưới nhiều nước, cân đối việc sử dụng nước trong trồng trọt, chăn nuôi và sinh hoạt của nhân dân. Bảo vệ các hệ thống rừng đầu nguồn là biện pháp cơ bản để giữ nguồn nước cho loại hình kinh tế trang trại ở vùng cao cũng như đồng bằng. Xây dựng các hồ chứa nước cũng như các đập thủy lợi trên vùng cao là những biện pháp tích cực để dự trữ nguồn nước cho phát triển kinh tế trang trại. Bên cạnh đó cần phải nâng cao hiệu suất cây trồng để chống xói mòn và bảo vệ độ phì nhiêu của đất. Chú trọng quản lý phân chuồng và sử dụng các nguồn lá cây làm phân bón, bảo đảm sự sống an toàn cho đa dạng sinh học, nâng cao năng suất cây trồng.
Việc lạm dụng thuốc trừ sâu gây nguy hại cho an toàn của các sinh vật như DDT, Dieldrin, Parathion... là một thảm họa của môi trường sống. Hiện nay, việc phun thuốc trừ sâu để bảo vệ hoa quả đang bị người tiêu dùng lên án; đã có nhiều vụ ngộ độc do ăn phải thức ăn nhiễm thuốc trừ sâu; sử dụng kích thích tăng trọng đã làm giảm uy tín các sản phẩm nông nghiệp trên thị trường.
Bảng 7: Tình hình trang trại trong cả nước 1999
STT
Vùng
Tổng số trang trại
Vốn bình quân/trang trại (triệu đồng)
Thu nhập bình quân/trang trại (triệu đồng)
Thuê lao động thường (người)
1
Cả nước
55.852
93,96
37,98
0,80
2
Đồng Bằng Sông Hồng
1.488
122,40
42,46
1,70
3
Đông Bắc
2.951
49,24
27,33
0,98
4
Tây Bắc
282
59,13
23,82
0,96
5
Bắc Trung Bộ
4.084
49,40
23,04
0,80
6
Duyên Hải Nam Trung Bộ
3.122
102,77
26,17
0,85
7
Tây Nguyên
2.873
190,59
53,59
1,60
8
Đông Nam Bộ
9.085
211,18
54,04
1,50
9
Đồng bằng sông Cửu Long
31.967
59,92
35,95
0,50
(Nguồn Tổng cục thống kê năm 2004)
Hình 2: Biểu đồ biểu diễn số lượng trang trại mỗi vùng Việt Nam năm 2004
Nhận xét: Số lượng trang trại của cả nước tăng đáng kể từ năm 1999 đến năm 2004, do các chính sách mới trong việc thành lập trang trại, các nhà nông dân mạnh dạn hơn trong việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
3.4 Trang trại sinh thái là mô bình kết hợp giữa mô hình khung VAC và các nhân tố khác
3.4.1 Mô hình VAC
Mô hình VAC là mô hình làm kinh tế nông nghiệp khép kín mang lại nhiều giá trị thiết thực cho nông nghiệp Việt Nam. Nhờ có mô hình này mà người làm nông nghiệp có thể: xử lý các nguồn chất thải trong chăn nuôi, biến một phần phế phẩm thành nguồn lực tham gia sản xuất, tận dụng triệt để tài nguyên trong mô hình… Các yếu tố này giúp nông dân giảm các chi phí sản xuất tính trên đơn vị sản phẩm, tạo ra môi trường sinh thái sạch và có tính tương hỗ liên hoàn. Thực ra khái niệm VAC không phái là phát minh mới mà là một khái niệm mang tính khái quát cao, thể hiện bản chất của nghề nông nghiệp: tiết kiệm và khái thác triệt để. Nếu để ý kỹ đâu đâu cũng xuất hiện mô hình VAC, có điều mỗi nơi tổ chức khác nhau. Trong nông nghiệp khi hội đủ các yếu tố tài nguyên thì việc áp dụng mô hình VAC là hợp lý và được bảo hộ nhiều nhất.
- Tuy nhiên, chúng ta phải nhìn nhận rằng mô hình VAC chỉ là “cái khung” chứ chưa phải là hoàn chỉnh, áp dụng ngay và thành công ngay. Đa số những người nông dân nghĩ rằng là trang trại và xây dựng mô hình VAC là một. Chính như vậy nên việc làm trang trại không thành công, và nó chỉ dừng ở mức độ tự cung tự cấp, đủ trang trải, không thể tiến lên sản xuất lớn được chứ chưa nói đến khả năng chuyển đổi mô hình.
- Chúng ta xây dựng trang trại dựa trên điều kiện tài nguyên khác nhau và xây dựng phải dựa trên cái khung là mô hình VAC, và để phát huy hiệu quả cao chúng ta phải nâng cao mức độ hổ trợ liên hoàn của các thành phần, khả năng sản xuất của từng thành phần, áp dụng khoa học kỹ thuật, các chương trình sử dụng phân bón và phòng trừ dịch hại…
3.4.2 Các nhân tố khác
3.4.2.1 Các công trình xử lý chất thải trong chăn nuôi
¯ Phân gia súc
Công trình xử lý sinh học
Sản xuất phân bón
Phương pháp sản xuất phân bón hữu cơ từ phân heo nói riêng và từ phân gia súc nói chung dựa trên sự phân hủy các thành phần hữu cơ có trong phân dưới tác dụng của vi sinh vật có sẵn trong phân. Tùy theo chế độ hoạt động của vi sinh vật, ta có thể chia ra 3 phương pháp ủ như sau:
Phương pháp ủ nóng: nhiệt độ trong đống phân ủ đạt đến 80 – 90oC. Phương pháp này nhanh chóng, đơn giản nhưng lại mất đi nhiều đạm.
Phương pháp ủ nguội: nhiệt độ trong đống phân ủ đạt khoảng 35 - 50 oC. Phương pháp này có ưu điểm là đạm ít mất đi nhưng thời gian ủ dài.
Phương pháp ủ hỗn hợp: khắc phục được nhược điểm của hai phương pháp trên. Tiến hành ủ nóng trước nguội sau, phân tươi được đổ đống, không nén, để phân hủy cho đến khi nhiệt độ trong đống phân đạt khoảng 50 - 60 oC, sau đó nén chặt đống phân lại ủ nguội.
Việc sử dụng phân ủ làm phân bón rõ ràng hiệu quả hơn việc sử dụng phân tươi do các chất hữu cơ đã bị phân hủy một phần trong quá trình ủ nên cây hấp thu nhanh hơn, giảm thất thoát N ra môi trường dưới dạng NH3. Ngoài ra, các loại vi khuẩn gây bệnh, trứng giun sán trong phân giảm rõ rệt sau quá trình ủ nên sử dụng phân an toàn hơn so với phân tươi.
Tùy vào quy mô, diện tích đất sẵn có mà công việc ủ phân thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Ở quy mô gia đình, ta có thể thực hiện ủ phân ngay trong vườn nhà. Để tăng hiệu quả của quá trình ủ, ta có thể bổ sung dinh dưỡng cho quá trình ủ bằng các nguyên liệu như rơm rạ, tro bếp, đất, cây xanh … nếu diện tích đất không cho phép người ta thường dùng các giải pháp như : hốt phân lại bỏ vô thùng đậy kín rồi bán lại cho gia đình khác, đặt ống dẫn phân và nước thải sang ao cá nhà bên cạnh, hoặc thải trực tiếp ra ngoài. Ở quy mô công nghiệp, khi xử lý lượng lớn phân ta còn thu được một lượng lớn sản phẩm khí sinh học đáng kể sinh ra từ quá trình phân hủy kỵ khí của phân. Lượng biogas này được sử dụng làm nguồn nhiệt cho nhiều mục đích khác nhau. Nước rỉ từ đống phân ủ phải được thu lại và làm thc uống cho heo, đây là một nguồn dinh dưỡng rất tốt cho heo.
Khí sinh học – biogas
Quy trình công nghệ xử lý phân heo theo phương pháp ủ có thể được biểu diễn như hình vẽ ở trang sau:
HỐ Ủ PHÂN
SÂN PHƠI
THÙNG SẤY
HỆ THỐNG XỬ LÍ NƯỚC THẢI
NƯỚC RỈ
PHÂN HEO TƯƠI
BIOGAS
PHÂN HỮU CƠ THÀNH PHẦN
Hình 3: Công nghệ xử lý phân heo theo phương pháp ủ
Là quá trình sử dụng các vi sinh vật phân hủy kỵ khí các hợp chất hữu cơ phức tạp thành các chất hữu cơ đơn giản. Với hệ thống xử lý phân và nước thải chăn nuôi sản xuất biogas, ta có thể thu được các sản phẩm hữu ích như : khí đốt, phân bón, thức ăn cho cá (sản phẩm rắn và lỏng).
Khí đốt: biogas có thành phần gồm 60 – 75% CH4 và 25 – 40% CO2 là một loại nhiên liệu rất tốt so với các loại nhiên liệu truyền thống trước đây như than, củi, dầu … Khi cháy, nhiên liệu biogas không để lại muội than và tro nên có hiệu suất sử dụng rất cao. Do đó, việc tận dụng biogas trong đời sống người dân ở nông thôn cũng như trong sản xuất với vai trò làm một nguồn năng lượng phụ trợ thì có ý nghĩa thực tiễn rất lớn.
Phân bón: sau khi qua hệ thống biogas, thành phần của cặn có các chất dinh dưỡng thích hợp để làm phân bón. Có thể lấy số liệu tham khảo ở bảng sau:
Bảng 8 : Hiệu quả xử lý phân của hệ thống biogas
Chỉ tiêu
Trước khi xử lý
Sau khi xử lý
pH
7,4
7,9 – 8,0
COD (mg/L)
32000
5800 – 6600
BOD (mg/L)
10600
3400 – 3900
E.coli (MPN/ml)
15,76.107
12.104 – 15,56.103
Coliform (MPN/ml)
18,97.1010
12,3.103 – 25,74.105
Streptococcus (MPN/ml)
54,5.106
0,31.102 – 2,7.102
Trứng ký sinh trùng (trứng/g)
2750
105 – 175
(Nguồn :Nguyễn Thị Hoa Lý, 1994)
Qua số liệu trên, ta có thể kết luận được số lượng ấu trùng và trứng giun sán giảm rõ rệt so với phân tươi (trước khi xử lý), do đó an toàn hơn khi bón cho rau quả.
Thức ăn cho cá: phân và nước thải chăn nuôi sau khi qua xử lý ở bể biogas vẫn có thể sử dụng cho cá ăn. Số lượng vi trùng, ký sinh trùng đều giảm rõ rệt đến mức an toàn cho cá và cho người sử dụng. Hệ thống biogas còn góp phần giải quyết vấn đề mùi hôi cho cơ sở chăn nuôi và đặc biệt rất phù hợp với điều kiện khí hậu nước ta.
Các giá trị của khí sinh học
Tính bền vững về kinh tế:
- Khí sinh học giúp giảm chi phí nhiên liệu của gia đinh dành cho việc đun nấu và thắp sáng. Một hầm khí sinh học tiết kiệm được khoảng 2.3 tấn củi đun, tương đương với 0,03 hecta rừng mỗi năm;
- Việc sử dụng bã thải sinh học góp phần làm tăng sản lượng cây trồng và rau xanh, giúp tạo thêm thu nhập gia đình. Một hầm khí sinh học mỗi năm sản sinh ra 30 tấn bã thải sinh chất lượng cao. Ước tính có tới 90% số hộ nông dân sử dụng khí sinh học cũng dùng bã thải khí sinh học để cải tạo cơ cấu đất trồng và duy trì chất hữu có trong đất;
- Tỷ lệ hoàn vốn nội tại của hầm khí sinh học là khoảng 39%.Giảm khối lượng công việc:
- Hầm khí sinh học giúp giảm khối lượng công việc của người sử dụng, đặc biệt là phụ nữ nông thôn;
- Hầm khí sinh học tiết kiệm được cho một gia đình tới ba giờ mỗi ngày, chủ yếu là nhờ giảm thời gian dùng để kiếm củi, đun nấu và dọn dẹp lau chùi;- Thời gian tiết kiệm được có thể sử dụng để tạo thu nhập hoặc chăm sóc gia đình.
Nâng cao sức khoẻ:
- Việc tiếp xúc với khói khi đun nấu trong nhà là một vấn đề đối với người dân vùng nông thôn. Không khí ô nhiễm trong nhà là một trong những nguyên nhân chính gây viêm nhiễm đường hô hấp cho phụ nữ và trẻ em
- Khí sinh học cải thiện đáng kể điều kiện vệ sinh của nông trại và môi trường xung quanh, vì phân bón (và phân người) được chuyển thẳng tới hầm khí mà không bị phơi thải ra ngoài trời.
¯ Các phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi
Nước thải chăn nuôi là hỗn hợp của phân, nước tiểu, nước rửa chuồng và tắm heo, thức ăn rơi vãi… có hàm lượng ô nhiễm cao, nhất thiết phải được xử lý trước khi thải ra môi trường. Việc xử lý nước thải chăn nuôi nhằm loại bớt hàm lượng chất rắn và khoáng hóa chất hữu cơ có trong nước thải.
Bảng 9: Các phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi
Phương pháp
Quá trình
Cơ học
Tách bớt các hạt rắn ra khỏi nước thải
Hóa lý
Sử dụng các hóa chất keo tụ để tăng tính lắng của các hạt rắn trong nước thải
Hóa học
Diệt trùng bằng chất hóa học hoặc oxi hóa các chất độc hại có trong nước thải bằng chất hóa học
Sinh học
Khoáng hóa các chất hữu cơ có trong nước thải với sự tham gia của vi sinh vật
Quá trình xử lý cơ học : nhằm loại bớt một phần cặn ra khỏi nước thải, tạo điều kiện cho quá trình xử lý cơ học, hóa lý, sinh học được thực hiện tốt hơn.
Quá trình xử lý hóa lý : sử dụng các chất keo tụ như clorua sắt, polyme hữu cơ….nhằm tăng tính lắng của các hạt rắn có trong thành phần nước thải, giảm lượng chất hữu cơ có trong nước thải, tạo điều kiện cho quá trình xử lý hóa học và sinh học sau đó.
Quá trình xử lý hóa học : rất ít được sử dụng trong nước thải chăn nuôi. Trường hợp thường gặp nhất là diệt trùng nước thải sau khi xử lý sinh học trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. Phương pháp diệt trùng nước thải (và nước cấp) thường gặp nhất là clo hóa. Ngoài ra có thể diệt trùng bằng O3 hoặc sử dụng tia cực tím. Trong phương pháp clo hóa tác nhân thường dùng là Cl2 và các hợp chất chứa Clo như: HClO, ClO2.
Xử lý sinh học : là quá trình được sử dụng rộng rãi và hiệu quả nhất để xử lý nước thải chăn nuôi. Quá trình xử lý sinh học có thể xảy ra trong điều kiện hiếu khí hoặc kỵ khí.
Trong điều kiện hiếu khí : tùy vào điều kiện làm thoáng, ta phân chia 2 dạng:
Xử lý sinh học hiếu khí trong điều kiện tự nhiên: sử dụng cánh đồng lọc, cánh đồng tưới và hồ sinh vật.
Thực chất của quá trình xử lý nước thải trên cánh đồng tưới hay cánh đồng lọc là: khi nước thải lọc qua đất, các chất lơ lửng và chất keo bị giữ lại tạo thành các màng vi sinh vật bao bọc hạt đất, màng vi sinh vật hấp thụ các chất hữu cơ, sử dụng O2 của không khí trên mặt đất và qua lớp đất trên mặt (0,2-0,3m) oxy hóa các chất hữu cơ và nitrat hóa. Sự phân bố nước thải đều khắp trên cánh đồng tưới, tải lượng hợp lý nước thải được xử lý trên cánh đồng quyết định hiệu quả xử lý của phương pháp này.
Hồ sinh vật: Có tác dụng ổn định nước thải với yêu cầu phải có lượng oxy bổ sung. Các vi sinh vật hiếu khí sử dụng oxy biến đổi các chất hữu cơ thành CO2, H2O và tạo tế bào vi khuẩn mới. Lượng oxy mới bổ sung trong hồ sinh vật tự nhiên là do khuyếch tán qua mặt thoáng của hồ và do các loại tảo quang hợp đem lại.
Xử lý sinh học hiếu khí trong điều kiện nhân tạo : Sử dụng bể lọc sinh học, bể bùn hoạt tính, mương oxy hóa.
Bể lọc sinh học: Hoạt động như một bể lọc, có thể làm sạch nước thải hữu cơ nhờ sự hoạt động của các sinh vật hiếm khí. Các vi sinh vật này hình thành trên bề mặt của vật liệu đệm, tạo thành lớp màng sinh vật bám dính trên bề mặt vật liệu đệm. Để một bể lọc sinh học hoạt động tốt, hiệu quả cao, nhất thiết phải phân bố đều nước thải trên bề lọc, thông gió cung cấp oxy đầy đủ cho các vi sinh vật hoạt động, tải lượng và tốc độ thích hợp.
Bể bùn hoạt tính (aerotank): Bùn họat tính là tập hợp các vi sinh vật hiếu khí tự hình thành khi thổi không khí vào nước thải. Việc sục khí nén hoặc khuấy trộn có tác dụng xáo trộn tốt, đồng thời cung cấp oxy cho vi sinh vật hoạt động, tăng hiệu quả xử lý của bể.
Mương oxy hóa: Việc làm thoáng (bổ sung oxy) và khuấy trộn được thực hiện bằng cách cho nước thải chảy dọc theo mương. Đến cuối chiều dài mương, hầu hết lượng chất tiêu thụ hữu cơ có trong nước thải đã được các vi sinh vật hiếu khí thoáng hóa
Điều kiện tối ưu cho quá trình xử lý sinh học hiếu khí:
Nhiệt độ tối ưu
Cung cấp oxy đầy đủ và xáo trộn đều
Tải lượng chất hữu cơ và tỷ lệ C/N thích hợp
Trong điều kiện kỵ khí: các vi sinh vât kỵ khí hoạt động làm lên men các chất hữu cơ có trong nước thải, biến đổi thành các sản phẩm khí như CH4, CO2, H 2, H2S, NH3 . Quá trình lên men kỵ khí xảy ra dưới tác dụng của rất nhiều loài vi khuẩn, trải qua hai giai đọan
1) Giai đoạn lên men axít: Trong giai đoạn này, các chất hữu cơ bị phân hủy thành các sản phẩm đơn giản
Protid àpeptid và các acid amin
Chất béoàglycerine và acid béo
Hydratcarbonàđường đơn giản
Sau đó, các chất trên được chuyển hóa thành các sản phẩm đơn giản hơn, chủ yếu là các acid hữu cơ (chiến đến 99%), gồm acid butyric, acid propionic, acid acetic, …các chất hữu cơ khác như aldehyd, alcol và các chất vô cơ như NH3, H2S, CO2, H2, pH của nước thải trong giai đọan 1 thấp hơn 7, do đó giai đoạn này gọi là giai đoạn lên men acid.
2) Giai đoạn lên men kiềm: các sản phẩm của giai đoạn 1 tiếp tục được chuyển hóa thành CH4, CO2, H2 với sự tham gia của các vi khuẩn mêtan như Methanobacterium, Methanococcus, Methanosarcina.
Do các acid hữu cơ được biến đổi thành các sản phẩm khí như CH4, CO2, H2 , pH của nước thải cuối cùng đạt khoảng 6,7-7,4.
Điều kiện tối ưu cho quá trình lên men
Nhiệt độ tối ưu
Xáo trộn đều
Liều lượng chất hữu cơ cho vào và tỷ lệ C/N thích hợp
Hiệu quả của quá trình lên men được đặc trưng bởi hai yếu tố chính là chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý và lượng khí đốt tạo ra từ 1g chất hữu cơ được xử lý
Tùy theo kiểu phát triển của vi sinh vật kỵ khí trong công trình xử lý có thể chia ra 3 dạng:
Kiểu vi sinh vật phát triển ở trạng thái lơ lửng
Bể phân hủy kỵ khí đơn giản (bể tự hoại): là loại thiết bị xử lý nước thải đơn giản nhất. Các vi sinh vật sinh trưởng và phát triển bên trong bể, phân hủy chất hữu cơ có trong nước thải, đồng thời sử dụng chất hữu cơ để sản xuất tế bào mới. Trong thiết bị có khuấy trộn, sự xáo trộn sẽ làm phân bố đều các vi sinh vật có trong bể, tăng hiệu quả xử lý của bể. Dòng nước thải chỉ vào bể một lần, không tái sử dụng sinh khối vi sinh vật trong dòng ra, vừa lãng phí vừa làm giảm chất lượng (độ sạch) dòng ra.
Bể phân hủy kỵ khí tiếp xúc: Để khắc phục nhược điểm của bể phân hủy kỵ khí đơn giản, người ta sử dụng thêm một bể lắng để tách sinh khối vi sinh vật và cặn hữu cơ chưa phân hủy, đưa trở lại vào bể phân hủy, chỉ cho nước thải đã xử lý ra. Sự hồi lưu này vừa tận dụng triệt để sinh khối vi sinh vật vừa làm nâng cao chất lượng dòng ra.
Kiểu hỗn hợp
UASB: dòng nước thải vào chảy ngược dòng từ dưới lên trên, tạo sự khuấy trộn trong bể xử lý, tăng mức độ xử lý. Nước thải đã xử lý thoát ra máng tràn dọc theo thành bể và theo ống dẫn ra ngoài.
Hồ sinh vật kỵ khí: trong điều kiện kỵ khí, các chất hữu cơ có trong nước thải sẽ bị phân hủy dưới tác dụng của vi sinh vật kỵ khí. Điểm khác biệt của hồ sinh vật kỵ khí và bể phân hủy đơn giản là kích thước hồ lớn hơn, do đó tốc độ dòng chảy chậm.
Bể 2 vỏ: do dòng chảy ngược có thể làm xáo trộn quá nhiều nước thải có trong bể, làm ảnh hưởng đến độ sạch của dòng ra, bể 2 vỏ được thiết kế thêm một ngăn lắng bên trên, làm cho các hạt chất hữu cơ chưa phân hủy và sinh khối vi sinh vật lắng lại, nâng cao chất lượng dòng nước thải ra.
Kiểu vi sinh vật phát triển trên giá thể
Tầng sôi: có cấu tạo tương tự bể lọc sinh học kỵ khí nhưng các giá thể là loại vật liệu nhẹ, nên có thể chuyển động lơ lửng khi có dòng nước thải chảy ngược dòng từ dưới lên trên, tạo thành tầng sôi.
Tầng tĩnh (bể lọc sinh kỵ khí): có cấu tạo tương tự như bể lọc sinh học hiếu khí. Tuy nhiên, trong bể lọc sinh học kỵ khí, nước thải có thể được cho chảy ngược dòng hoặc xuôi dòng, đồng thời thiết bị được làm kín và không có sự bổ sung oxy, tạo điều kiện kỵ khí cho vi sinh vật kỵ khí phát triển.
Bảng10 : Sản phẩm cuối của các quá trình xử lý hiếu khí và kỵ khí
Quá trình xử lý hiếu khí
Nguyên tố
Quá trình xử lý kỵ khí
CO32- ß CO2 ß
C
à CH4 và CO2
NO3- ß NO2- ß NH3 ß
N
à NH3
SO42- ß
S
à H2S
H2O ß
H
à Hợp chất hữu cơ hay NH3
PO43- ß
P
Sau quá trình xử lý sinh học, trong một số trường hợp, nước thải chăn nuôi còn phải được xử lý hóa học để khử trùng, tiêu diệt các mầm bệnh rồi mới cho thải ra môi trường.
3.4.2.2 Chương trình sản xuất và sử dụng phân bón trong sản xuất
Tính cần thiết: chúng ta hiểu đúng về giá trị thực của phân bón. Phân bón là chất xúc tác làm tăng năng suất cây trồng. Chất xúc tác này càng tốt thì năng suất cây trồng càng tăng. Nhưng phải lưu ý rằng: năng suất chỉ tăng có giới hạn, có thêm chất xúc tác (phân bón) thì năng suất cũng không tăng, thậm chí phản tác dụng, làm chai đất, cây trồng bị “ngộ độc”, năng suất giảm, thậm chí có thể bị chết. Vấn đề kế tiếp: chất xúc tác đó là gì? Hữu cơ, vô cơ, vi lượng hay vi sinh? Nhiều chương trình nông nghiệp bền vững tại nhiều nước đã chứng minh rằng: phải hỗn hợp. Trong nền nông nghiệp sinh thái bền vững, phân bón không chỉ làm chức năng thúc đẩy quá trình sinh trưởng cây trồng mà còn phải thực hiện chức năng khôi phục tài nguyên đất. Phân vô cơ không thực hiện được chức năng này, mà từng loại phân lại không đủ chất, không đủ dinh dưỡng, kể cả các yếu tố vi lượng, để tái tạo tạo đất. Vấn đề còn lại là phối hợp như thế nào và sử dụng ra sao. Trong nông nghiệp sinh thái bền vững, người ta không chỉ dùng phân hữu cơ vi sinh để sản xuất sản phẩm sạch mà có sự kết hợp với các loại phân hóa học khác. Chỉ có sự phối hợp mới giải quyết được bài toán đề năng suất. Tuy nhiên việc phối hợp cần phải tuân theo một số quy trình chuẩn mực để đảm bảo yếu tố cân bằng sinh thái và bảo vệ môi sinh.
Sản xuất phân bón: trong các chương trình nông nghiệp sinh thái bền vững, phân hữu cơ và phân vi sinh đóng vai trò hết sức quan trọng. Chính vì vậy chúng tôi đặc biệt quan tâm tới khả năng tự sản xuất phân bón trong mô hình (ở đây là phân vi sinh và hữu cơ). Mỗi mô hình cần có quy trình sản xuất phân có năng suất riêng sao cho đáp ứng được các yêu cầu của chính mô hình đó. Khả năng tự sản xuất phân bón giúp nhà đầu tư tiết kiệm một khoản đầu tư rất lớn, giúp nâng cao tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư. Nhưng cần lưu ý rằng: phải có nguyên liệu thì mới sản xuất được phân hữu cơ và phân vi sinh. Mà nguyên liệu chủ yếu có được từ các chương trình chăn nuôi. Do đó nhà đầu tư phải tính toán các chương trình chăn nuôi với quy mô sao cho phù hợp với nhu cầu thực tế của mô hình.
Hiệu quả: hiệu quả của việc sử dụng phân bón hữu cơ và phân vi sinh thể hiện rõ rệt ở các khía cạnh: tác dụng bền vững và toàn diện, cải tạo nguồn tài nguyên đất, sản xuất sản phẩm sạch, chất lượng cao. Người ta nhận thấy rằng, khi sử dụng phân hữu cơ với một tỷ lệ hợp lý và thường xuyên thì cây trồng sẽ có khả năng đề kháng tốt hơn đối với dịch hại và điều kiện không thuận lợi của khí hậu, thời tiết. Ngoài ra, sản phẩm sản xuất có nguồn gốc từ quá trình sử dụng phân bón hữu cơ và vi sinh sẽ bảo toàn được các giá trị nguyên thủy của nó. Có thể nói, hiệu quả của việc sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ và phân vi sinh là rất lớn, không chỉ thể hiện ở khả năng cho năng suất cao, bền vững, cải tạo nguồn tài nguyên đất…, mà quan trọng hơn nữa là nó cổ vũ cho các chương trình sản xuất sản phẩm sạch, thân thiện với thiên nhiên, góp phần xây dựng nền nông nghiệp sinh thái có tính cạnh tranh cao, thịnh vượng và bền vững.
3.4.2.3 Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM
a. Giới thiệu: Việc phối hợp đồng bộ các biện pháp kiểm soát sẽ tạo thành hệ thống canh tác năng động, phối hợp tất cả các phương pháp đã biết để kiểm soát sâu bệnh và cỏ dại đến mức độ có thể chấp nhận được. Phương pháp canh tác này gọi là phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp và đòi hỏi phải thực hiện các công việc sau:
Lập kế hoạch ngăn chặn hoặc giảm sâu bệnh và cỏ dại.
Nhận biết các loại sâu bệnh và cỏ dại.
Quan sát cây trồng, mùa vụ, sâu bệnh, cỏ dại và môi trường xung quanh.
Xác định ngưỡng thiệt hại và mức suy giảm có thể chấp nhận được đối với chất lượng, năng suất cây trồng.
Phối hợp các phương pháp di truyền học, canh tác, cơ học, thủ công, sinh học và các biện pháp hóa học để tối ưu hóa và tổng hợp hiệu quả của chúng.
Đánh giá và điều chỉnh những biện pháp đã thực hiện để cải tiến biện pháp thực hiện.
Việc phối hợp đồng bộ cũng đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về hệ thống sản xuất thực phẩm, về sinh học lẫn về kinh tế xã hội, và quyết tâm không ỷ lại vào chỉ một hoặc hai phương án kiểm soát. Mục tiêu cuối cùng là đạt được sự tiếp cận cân bằng và bổ sung lẫn nhau giữa các biện pháp để có thể kiểm soát sâu bệnh và cỏ dại đến mức tối đa.
b. Các thành phần của phương pháp IPM
Thuốc diệt nấm bệnh
Trong phương án IPM, điều chú trọng khi sử dụng thuốc diệt nấm bệnh là việc sử dụng một cách thích hợp, vừa đủ, chính xác, phối hợp các hóa chất tạo ra hiệu ứng tổng hợp… để giảm lượng thuốc mà vẫn hạn chế thiệt hại mùa màng ở mức có thể chấp nhận được.
Việc điều chỉnh thời điểm phun thuốc cũng có thể làm giảm liều lượng các thuốc diệt nấm cần sử dụng, làm tăng hiệu quả của chúng.
Thời tiết và các đặc tính môi trường ở địa phương có ảnh hưởng lớn đến mức độ lây lan nhiều mầm bệnh mấm. Trong những năm thời tiết thuận lợi mà bệnh nấm không lây lan rộng thì những cánh đồng không phun thuốc diệt nấm sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với những cánh đồng có phun thuốc. Ngược lại, trong những năm bệnh nấm lây lan rộng (30 -40% số cây trồng mắc bệnh) thì việc phun thuốc mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Kỹ thuật và dụng cụ phun thuốc cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với hiệu quả phân thuốc. Nếu sử dụng các vòi phun dạng mới có thể chính xác cao và có khả năng phun thuốc qua các vòm lá phủ, đồng thời điều chỉnh chiều cao và góc phun cũng như tốc độ di chuyển của người phun thuốc, tránh phun sót, phun lặp. Thực hiện phun thuốc trong điều kiện thời tiết thích hợp thì sẽ đạt hiệu quả phun thuốc cao, tiết kiệm thuốc và hạn chế ô nhiễm môi trường.
Các cây trồng có khả năng kháng thuốc
Tạo ra và sử dụng các loại cây trồng có khả năng kháng bệnh là một phương pháp hạn chế mất mát mùa màng một cách bền vững, cả về kinh tế lẫn sinh thái. Sử dụng các biện pháp như phun thuốc, bón phân hóa học có thể làm tăng sản lượng cây trồng nhưng cũng có thể phá hủy môi trường sinh thái và làm giảm lợi nhuận vì chi phí đầu vào cao.
Ở cây thuốc lá được cấy gen kháng bệnh, tỷ lệ cây chết ban đầu giảm 50% so với cây thuốc lá bình thường. Một số lúa mì lại cũng có khả năng hạn chế 50% sự phát triển của các bệnh nấm và cho năng suất cao hơn so với ruộng đối chứng có phun thuốc diệt nấm.
Các biện pháp kỹ thuật canh tác
Làm đất
Việc làm đất dẫn đến các thay đổi vật lý của đất (khả năng trữ nước, độ tơi xốp và thoáng khí, nhiệt độ đất…). Chính các thay đổi này tác động đến hoạt động và sự sống còn của các mầm bệnh, khả năng nhiễm bệnh của cây trồng và thành phần các vi sinh vật trong đất. Phản ứng của mầm bệnh thực vật đối với việc làm đất phụ thuộc vào tương quan mầm bệnh – cây trồng và ảnh hưởng của môi trường do làm đất và mức độ mắc bệnh cây trồng có thể tăng, giảm hoặc không thay đổi. Ở cây đậu việc làm đất sâu có thể làm hạn chế các bệnh ở rể cây, nhưng ở ngũ cốc nếu không làm đất thì bệnh lại giảm. Việc làm đất quá nhiều sẽ phá hủy các chất hữu cơ, đảo lộn cân bằng các quần thể vi khuẩn đất, tăng nguy cơ phân hóa và thoái hóa đất đồng thời tốn nhiều năng lượng, tăng chi phí đầu vào. Tuy nhiên việc giảm cường độ làm đất lại có thể làm tăng lượng thuốc diệt nấm cần sử dụng, vì phế thải nông nghiệp nằm ở trên mặt đất tạo nơi trú ẩn cho nhiều loại nấm và mầm bệnh. Sự lây nhiễm bệnh ở cây trồng lúc này phụ thuộc vào điều kiện thời tiết.
Luân canh
Có thể nói luân canh cây trồng là phương pháp kiểm soát sâu bệnh lâu đời nhất. Trong thời đại đôc canh và chuyên canh cao như ngày nay thì việc áp dụng các phương pháp luân canh là điều cần thiết, tạo khả năng sử dụng kẻ thù tự nhiên (thiên địch) của mầm bệnh và sự phân hủy phế thải nông nghiệp để kiểm soát mầm bệnh.
Việc luân canh các loại cây trồng khác nhau sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh cho cây trồng (trong khi ở các hệ độc canh thì nguy cơ bùng nổ các dịch bệnh nặng sẽ cao hơn). Luân canh cây trồng là biện pháp có ý nghĩa quan trọng hơn so với các phương pháp làm đất trong việc hạn chế dịch bệnh cây trồng. Nếu trồng nối vụ các cây trồng không cho họ hàng với nhau thì nguy cơ lây truyền bệnh sẽ giảm đáng kể. Khi trồng liên tục một giống cây, một số mầm bệnh có thể sống sót và phát triển rất nhanh, bất chấp các biện pháp làm đất. Chế độ độc canh cũng dẫn đến sự chọn lọc tự nhiên những loại mầm bệnh nguy hiểm hơn đối với cây trồng.
Luân canh cây trồng làm giảm mức độ lây nhiễm bệnh ban đầu trong ruộng. Các kết quả khảo sát ở Mỹ cho thấy trong những năm thời tiết bất lợi cho sự phát triển dịch bệnh thì chỉ 01 năm luân canh giữa các vụ lúa mì cũng đủ để giảm đáng kể mức độ dịch bệnh.
Ở những vùng mưa nhiều hoặc ở những đồng ruộng được tưới tiêu (nơi nguy cơ xảy ra dịch bệnh cây trồng lớn hơn) thì ảnh hưởng của luân canh đối với năng suất thu hoạch rất rõ rệt. Các kết qua khảo sát ở Mỹ cho thấy ở những ruộng lúa mì luân canh với đậu lăng và lúa mạch thì thiệt hại do dịch bệnh gây ra thấp hơn nhiều so với những ruộng chỉ độc canh lúa mì. Trong khoảng thời gian ngắn, việc luân canh có thể không đem lại lợi nhuận tối đa cho nông dân, nhất là khi trồng những cây luân canh giá trị thấp, nhưng về lâu dài thì đây là chiến lược bền vững vì nó duy trì sự tăng năng suất trong nhiều năm.
3. Các biện pháp khác
Những biện pháp khác nhau như: chọn thời điểm gieo trồng, chọn chiều sâu gieo trồng, khoảng cách giữa hàng cây, sử dụng thuốc diệt cỏ, phân hóa học và tưới tiêu… cũng ảnh hưởng đến sự bùng phát và mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh. Nếu áp dụng riêng rẽ từng biện pháp trên thì thường không đủ để kiểm soát dịch bệnh cây trồng một cách hiệu quả. Mức độ kiểm soát sẽ tăng lên nếu áp dụng phối hợp các biện pháp khác nhau.
Trong nhiều năm người ta đã sử dụng việc bón các chất dinh dưỡng, chất vi lượng như là một phương pháp kiểm soát dịch bệnh. Có thể cung cấp trực tiếp các chất dinh dưỡng và các chất vi lượng cho cây trồng bằng cách bón phân hoặc cung cấp gián tiếp bằng cách thay đổi cấu trúc nhờ hoạt động của các vi sinh vật. Cây lúa mì thiếu đồng thường dễ mắc bệnh hơn và cho năng suất thấp hơn so với những cây có hàm lượng đồng cao hơn. Có thể bổ sung đồng cho cây bằng cách bón phân nhiều sunfat vào đất. Trên thị trường cũng có bán những sản phẩm mấm vi sinh có khả năng hòa tan quặng photphat, cải thiện khả năng hấp thụ photphat của cây. Cả hai phương pháp (cung cấp trực tiếp bằng phân bón, sử dụng vi sinh vật để làm tăng khả năng hấp thụ của cây) đều giúp nâng cao khả năng kháng bệnh của cây trồng và làm tăng năng suất thu hoạch.
Thuốc diệt cỏ tác động đến mầm bệnh thực vật thông qua hoạt chất trong thuốc. Một số thuốc diệt cỏ như Glysophat, Triallat, Trifluralin tác động trực tiếp đến sự hình thành bào tử của các mầm bệnh. Glysophat ngăn cản hoàn toàn sự sản sinh bào tử mầm bệnh…; Triallat làm giảm 50%; nhưng ngược lại Trifluralin lại làm tăng 128% sự sinh sản bảo tử. Vì vậy khi sử dụng thuốc diệt cỏ cần phải lưu ý đến đặc điểm này.
4. Các tác nhân sinh học
Trong những hệ sản xuất nông nghiệp cân bằng về sinh thái, việc sử dụng các tác nhân vi sinh hoặc các chế phẩm từ chúng sẽ là một phương án thay thế hấp dẫn để kiểm soát cả các tác nhân gây bệnh lây qua lá lẫn các mầm bệnh trong đất.
Hiệu quả của các tác nhân sinh học là chúng có tác dụng đặc trưng đối với những mầm bệnh cần tiêu diệt. Các vi sinh này sống trên phế thải nông nghiệp và tác động đến mầm bệnh thực vật bằnh sự cạnh tranh, tiêu diệt mầm bệnh hoặc đối kháng với mầm bệnh, qua đó hạn chế sự bùng phát và giảm mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh. Tuy nhiên, để đạt được mức độ kiểm soát diện rộng người ta cần các tác nhân vi sinh phổ biến và ít đặc trưng hơn. Ở Braxin người ta áp dụng loại vi sinh Trichoderma harzianum có sống ở cả phế thải lúa mì lẫn phế thải đậu tương trên đồng ruộng, và nhờ đó đã làm giảm các mầm bệnh sống qua mùa đông ở cả hai loại cây này.
Trong khi phát triển các tác nhân vi sinh người ta cũng áp dụng nguyên tắc như ở cây lai. Ví dụ, so với cây có gen chỉ kháng với một thứ bệnh thì những cây có gen kháng được nhiều loại bệnh sẽ được bảo vệ tốt hơn và lâu dài hơn trong một phạm vi môi trường rộng hơn. Tương tự như vậy, hỗn hợp một số chủng vi sinh có thể giúp tăng 20% năng suất lúa mì, nhưng từng chủng vi sinh riêng lại không có tác dụng đáng kể đối với năng suất thu hoạch.
Các công ty nông hóa hiện đang đi tìm những phương án thay thế cho vi sinh vật sống bằng cách phát triển những hóa chất là những sản phẩm trao đổi chất của các tác nhân vi sinh. Tuy nhiên, việc thương mại hóa các sản phẩm này còn gặp nhiều khó khăn do chi phí cao và độ bền kém (nhưng ưu điểm của chúng là khả năng tác động chọn lọc cao và cơ chế tác dụng kiểu mới có thể đưa sản phẩm vượt lên chiếm ưu thế). Các sản phẩn này cũng thích hợp với chiến lược kiểm soát phối hợp và nói chung chúng có thể phân hủy được trong tự nhiên.
c. Hiệu quả của phương pháp IPM
Việc áp dụng cân đối các thành phần của phương pháp IPM sẽ giúp tăng năng suất cây trồng và tăng lợi nhuận so với khi áp dụng các phương pháp hóa chất đơn thuần. Ví dụ, nếu cải tiến các kỹ thuật canh tác và cải thiện việc canh tác theo dõi dịch bệnh cũng như kỹ thuật phun thuốc, chúng ta có thể giảm ít nhất 1/3 lượng thuốc BVTV được sử dụng. Nếu không sử dụng thuốc BVTV thì việc áp dụng các phương pháp luân canh cây trồng và các phương pháp canh tác khác cũng sẽ giúp tăng năng suất thu hoạch lên 5 - 15%.
Nhiều nước trên thế giới đã và đang thực hiện các chương trình quản lý dịch hại tổng hợp nhằm mục đích giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng. Trong chương trình 5 năm 1985 – 1990 Thụy Điển đã thành công trong việc giảm 64% lượng thuốc trừ sâu, giảm 54% lương thuốc diệt cỏ, giảm 2% lượng thuốc diệt nấm. Đan Mạch, Hà Lan, Canađa đang thực hiện kế họach giảm 50% thuốc BVTV trong vòng 10 – 15 năm tới. Năm 1986 Inđonêxia đã thành công trong việc giảm 65% thuốc BVTV cho lúa, đồng thời năng suất lúa cùng thời kỳ đó dã tăng 12%. Kết quả đánh giá chương trình giảm 50% thuốc BVTV ở Mỹ cũng cho thấy năng suất thu hoạch đã không giảm, mà còn tăng hơn trước ở một số loại cây trồng.
Bằng việc áp dụng phương pháp IPM, lợi nhuận của sản suất nông nghiệp cũng sẽ tăng do giảm chi phí đầu vào (chi phí mua và phun thuốc) và tăng sản lượng thực tế (năng suất thu hoạch). Hơn nữa việc giảm đáng kể lương thuốc BVTV sẽ là một đóng góp quan trọng cho việc duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường.
Với hiệu quả nhiều mặt của nó, phương pháp IPM sẽ là phương pháp mang tính chiến lược lâu dài cho một nền sản xuất nông nghiệp sinh thái bền vững trong một thời đại ngày nay.
3.4.2.4 Ứng dụng công nghệ thông tin
Công tác cập nhật thông tin
Nắm bắt thông tin để làm nông nghiệp trong nền kinh tế tri thức là yêu cầu bắt buộc. Cụ thể: chúng ta sản xuất hàng hóa là để phục vụ các nhu cầu của thị trường (và mang tính cạnh tranh nữa). Mà nhu cầu của thị trường lại luôn vận động (thay đổi), đồng thời luôn xuất hiện các sản phẩm đồng loại. Do vậy, nếu muốn tiêu thụ được sản phẩm và nâng cao tỷ suất lợi nhuận nhà sản xuất phải “đọc được và đọc nhanh” các sự vận động này để có (hay điều chỉnh) các chương trình sản xuất cho phù hợp (và kịp thời). Điều này đồng nghĩa với yêu cầu bắt buộc của công tác cập nhật thông tin. Ai nắm được thông tin nhanh, đầy đủ và xử lý tốt các thông tin đó thì sẽ chiếm ưu thế. Về vấn đề này chưa có thế lực nào trợ giúp đắc lực như internet. Internet là nguồn thông tin toàn diện, cập nhật, sẵn sàng, dễ đọc và rất rẻ tiền. Ngoài các thông tin về thị trường, khuyến nông, chính sách của Nhà nước… internet còn truyền tải rất nhiều thông tin về khoa học kỹ thuật ứng dụng trong nông nghiệp, các cảnh báo rủi ro…
Quản lý trang trại
Hiện nay những nhà hoạch định chiến lược trong nông nghiệp khác rất cổ vũ cho hướng tin học hóa công tác quản lý trang trại. Quản lý trang trại được chia làm 03 phần: hạch toán đầu tư và tài chính, khoa học kỹ thuật và nhân sự. Dùng tin học để quản lý trang trại sẽ giúp nhà đầu tư đạt được một số tiêu chí sau: nhanh, chính xác, chặt chẽ và toàn diện.
Giao dịch
Dùng tin học làm công cụ để giao dịch không còn là vấn đề xa lạ mà đã trở thành yêu cầu thực sự. Phương tiện giao dịch hữu ích nhất ta thụ hưởng được tư công nghệ thông tin là e-mail (thư điện tử). E-mail là dạng thư tín văn bản truyền qua đường truyền điện thoại hay các loại cáp chuyên dụng khác. Các đặc tính vượt trội của nó (so với các hình thức giao dich khác) là: dạng văn bản sinh động, rất nhanh chóng (chỉ vài giây là thông tin có thể chuyển đến địa chỉ của người nhận), có giá trị pháp lý, bảo mật và rẻ tiền. Người ta ví von rằng “e-mail là công cụ giao dịch có thế lực vượt trội” trong môi trường kinh doanh năng động hiện nay. Ngoài ra, các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực chuyên cung cấp và xử lý thông tin rất chuộng hình thức chuyển thông tin bằng e-mail. Phương tiện giao dịch thứ 02 là internet. Cũng như e-mail, giao dịch bằng internet cũng rất thuận tiện, trực tiếp, nhanh chóng, bảo mật và rẻ tiền. Ngày nay khối lượng hàng hóa giao dịch qua internet tăng nhanh, đồng thời xuất hiện 02 hướng giao dịch qua internet: khai thác qua mạng trung gian/ đối tác, hoặc lập trang web riêng để buôn bán hàng hóa.
Quảng bá trang trại và sản phẩm
Quảng bá hàng hóa và trang trại (gọi chung là quảng bá) là nhiệm vụ không thể thiếu được. Có rất nhiều cách và nhiều phương tiện để quảng bá (báo chí, truyền hình, phát thanh, quan hệ…), trong đó phương tiện e-mail và internet có ưu thế nhất định. Khi sử dụng e-mail và internet làm phương tiện để quảng bá nhà đầu tư sẽ thủ đắc các lợi ích sau: phạm vi ảnh hưởng rộng (trong nước và quốc tế), liên tục 24/24, thông tin chuyển tải chủ động và đầy đủ, rẻ tiền.
3.5 Định nghĩa về LCA và các bước thực hiện
3.5.1 Khái niệm về LCA ( Life cycle assesment)
Đánh giá vòng đời sản phẩm là một kỹ thuật đánh giá các khía cạnh môi trường gắn liền với sản phẩm, một quá trình sản xuất hay một dịch vụ trong vòng đời của sản phẩm đó. Những ứng dụng quan trọng của kỹ thuật này bao gồm:
Phân tích thành phần của từng giai đoạn trong vòng đời sản phẩm trong tải lượng môi trường chung, thường nhằm mục đích xác định ưu tiên cải thiện đối với sản phẩm hoặc quá trình.
So sánh giữa các sản phẩm phụ vụ truyền thông nội bộ và với bên ngoài.
LCA : xem xét đánh giá đấu vào, đầu ra và các ảnh hưởng môi trường có tính tiềm tàng của hệ thống sản phẩm thông tua vòng đời sản phẩm của nó.
Life Cycle Assessment : các giai đọan của hệ thống sản phẩm từ nguyên liệu thô tới khi thải bỏ ( Sinh ra tới khi chết đi – cradle to grave ).
3.5.2 Sự hình thành LCA
LCA là một kỹ thuật tương đối mới, với sự xuất hiện hoàn thiện đầu tiên trong thập niên 80 được áp dụng cho ngành bao bì, mà trong những năm đầu của thập kỷ 90 đã trở nên phổ biến.
Ban đầu nhiều người nghĩ rằng LCA sẽ là một công cụ rất tốt để nhấn mạnh thêm cho các thông điệp về môi trường mà thường có thể sử dụng trong tiếp thị. Trong những năm qua, một thực tế được chứng minh rõ ràng là đó không phải là ứng dụng tốt nhất của LCA, mặc dù điều quan trọng là phải thông tin về các kết quả ứng dụng LCA một cách cẩn trọng và đúng mức.
Một cuộc khảo sát mới đây về cách thức ứng dụng LCA [Rubik và Frankl, 2000] cho thấy các ứng dụng LCA phổ biến nhất là phục vụ cho các mục đích nội tại của công ty:
Cải thiện sản phẩm
Hỗ trợ cho các lựa chọn chiến lược
Xây dựng định mức
Thông tin với bên ngoài
Một nghiên cứu tương tự cũng chỉ ra rằng có 2 loại hình ứng dụng LCA trong các công ty:
Từ dưới lên trên: Một người nào đó trong công ty quyết định điều tra tính hữu ích của LCA đối với công ty của họ.
Từ trên xuống: Lãnh đạo cao nhất quyết định áp dụng LCA một cách hệ thống.
Cả 2 chiến lược trên đều tỏ ra thành công, mặc dù trong đó vẫn có một số rủi ro khó lường có thể dẫn tới thất bại trong quá trình áp dụng. Một trong những rủi ro đáng chú ý nhất là thiếu sự xác định rõ ràng về mục đích ứng dụng LCA.
3.5.3 Họat động LCA ở Việt Nam
LCA được giới thiệu ở Việt Nam năm 1997 cùng với bộ tiêu chuẩn ISO 14000.
Bắt đầu hoạt động năm 1999 trong chương trình hành động của chính phủ. Chương trình bắt đầu ở ngành công nghiệp thực phẩm.
Nghiên cứu trong nhiều lãnh vực đang phát triển nhanh ở nhiều nơi, các trường đại học, viện Môi trường và Tài nguyên.
Một số đề tài nghiên cứu đã đóng góp hiệu quả nhất định vào kinh tế - xã hội và môi trường đối với việc xây dựng các khả năng và kinh nghiệm của LCA trong điều kiện Việt Nam.
Tuy nhiên, việc thực hiện và áp dụng LCA ở Việt Nam còn rất hạn chế vì vấn đề chính của chúng ta là thiếu những dữ liệu cho giai đoạn phân tích vòng đời hay các số liệu đó không được cung cấp cho các nàh nghiên cứu. Ngoài ra, vấn đề thiếu các cá nhân được đào tạo cơ bản về lĩnh vực này. Các nhóm hoạt động còn rời rạc, chứa có sự hợp tác với nhau một cách chặt chẽ.
Năm 2001, một lớp học về LCA đã được tổ chức ở trừơng Đại học Kỹ thuật. Lớp học đã đề cập và nghiên cứu các khả năng phát triển LCA ở Việt Nam.
3.5.4 Ứng dụng – lợi ích – hạn chế của LCA
3.5.4.1 Ứng dụng
LCA có thể giúp một công ty nhận ra các cơ hội giảm lượng chất thải năng lượng và nguyên vật liệu sử dụng. Sử dụng phép phân tích kiểm kê chu trình chuyển hoá một công ty có thể xác lập thông tin về việc sử dụng nguồn lực và năng lượng của mình và nhận ra được các cơ hội cải thiện, nó có thể đưa ra quyết định về việc lựa chọn nhà cung ứng tốt nhất hoặc về việc có nên thay thế nguyên vật liệu thô để tiết kiệm nguồn lực hay không.
LCA cũng là một công cụ quản lý rủi ro, giúp các công ty nhận rõ rủi ro môi trường trong toàn bộ chu trình chuyển hoá sản phẩm/ quy trình sản xuất. Nếu công ty xây dựng một chương trình đánh giá việc thực hiện môi trường, quy trình LCA có thể giúp nâng cao độ chính xác của các chỉ số thực hiện môi trường.
Như vậy LCA giúp cho các công ty thực hiện việc kinh doanh tốt hơn và đưa ra các quyết định môi trường tốt hơn khi việc đánh giá chu trình chuyển hóa là một phương pháp gồm thiết kế môi trường và sinh thái công nghiệp. Thông qua đó, họat động công nghiệp đạt được mục đích đề ra là sự tăng năng suất, cải thiện yếu tố quyết định và bảo vệ môi trường.
Một số yếu tố để thực hiện thành công LCA.
Một mô tả rõ ràng về lý do ứng dụng LCA.
Một định nghĩa rõ ràng về cách thức thông tin liên lạc nội vi và ngoại vi về LCA.
Một ngân sách để thực hiện thật hợp lý.
Trong những giai đoạn đầu phát triển LCA, các nghiên cứu tốn kém, rất dài và chi tiết được chú trọng nhiều hơn. Từ những mối liên hệ của các công ty, cho thấy cần có một xu hướng rõ ràng về thực hiện các nghiên cứu sơ bộ và đơn giản.
Những nghiên cứu nhanh này có thể tiến hành được sau khi đã thu thập số liệu về các nguyên liệu và quá trình được sử dụng phổ biến nhất có liên quan tới công ty. Tuy nhiên, nếu sản phẩm của công ty yêu cầu các vật liệu rất đặc biệt thì cần phải đầu tư để thu thập các số liệu cho các vật liệu đó.
Lợi ích
Mặc dù là một công cụ còn tương đối mới nhưng LCA đã chứng minh được tính hữu ích của mình:
Thực hiện nghiên cứu LCA trong một doanh nghiệp, không phụ thuộc vào kết quả đầu ra cụ thể của nghiên cứu, sẽ giúp doanh nghiệp đó khơi dậy các suy nghĩ về vòng đời sản phẩm. Cán bộ công ty sẽ nhận thức nhiều hơn về các tác động môi trường nói chung và tầm quan trong của việc hạch toán các tác động này trong tất cả các giai đoạn của vòng đời sản phẩm. Nói cách khác là việc chỉ ra kết quả tiềm ẩn cho việc cải thiện hiệu quả sinh thái.
LCA cho phép so sánh hiệu quả của các sản phẩm khác nhau có cùng một công dụng. Điều này sẽ thúc đẩy người sử dụng thu thập và tổ chức một cách có hệ thống số liệu về các khía cạnh khác nhau của tất cả các giai đoạn trong vòng đời của sản phẩm.
Với sự gia tăng thương mại toàn cầu và, vì thế, tăng cường cạnh tranh cùng với các luật lệ môi trường ngày càng trở nên khắc khe hơn, thì các nhà sản xuất trên khắp thế giới sẽ càng quan tâm hơn và buộc phải thiết lập các số liệu về tác động từ các sản phẩm của họ.
Mối quan tâm đang tăng lên về quản lý chuỗi cung ứng - là việc quản lý toàn bộ các hoạt động của chuỗi cung ứng liên quan tới 1 sản phẩm, từ thu hoạch/khai thác nguyên liệu thô qua công đoạn sử dụng tới việc quản lý điểm kết thúc của vòng đời sản phẩm - khi một số yếu tố nhất định của chuỗi có thể đến từ các nước (đang phát triển) khác nhau, đã làm tăng tầm quan trọng của việc sử dụng và tính hữu ích của phương pháp luận LCA. Là một công cụ hữu dụng trong quản lý môi trường.
Tránh lan truyền ô nhiễm từ khu vực này sang khu vực khác.
Làm cơ sở cho việc cấp nhãn môi trường.
Hạn chế
Bên cạnh những mặc tích cực, LCA cũng mang nhiều mặc hạn chế như:
Đòi hỏi nhiều thời gian và nguồn lực.
Phương pháp luận chưa chuẩn hóa.
Các quá trình LCA phân tích r6át phức tạp, đòi hỏi nhiều nguồn dữ liệu khác nhau. Nó không thuần túy là một quy trình khoa học, nhiều khi phải cần đến việc đưa ra các giả định và phán đóan tương xứng.
Khó xác định mối quan hệ nhân quả vì không phải lúc nào các mối quan hệ giữa chúng cũng là rõ ràng.
Kết quả chỉ giới hạn trong khu vực khảo sát.
3.5.5 Thực hiện LCA
Mục tiêu và phạm vi trong LCA
Một nghiên cứu LCA bao gồm 4 bước:
Xác định mục tiêu và phạm vi của nghiên cứu
Xây dựng mô hình về vòng đời sản phẩm với tất cả các dòng vào và ra về mặt môi trường.
Bước này thường được xem như bước lập danh mục kiểm kê vòng đời sản phẩm (LCI). Hiểu được sự liên quan về mặt môi trường của tất cả các dòng vào và ra. Bước này được xem là bước đánh giá tác động của vòng đời sản phẩm.
Diễn giải kết quả nghiên cứu.
Nhu cầu xác định mục tiêu và phạm vi
Như đã nói ở phần trên, LCA là cách thức làm việc theo các thức lập mô hình và mô hình này phải được đơn giản hoá hiện thực và quy trình làm việc, do vậy thường có một vài điểm sai với thực tế. Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là trước tiên người hay tổ chức thực hiện LCA phải xác định thật cẩn thận mục tiêu và phạm vi của nghiên cứu LCA. Trong mục tiêu và phạm vi, những lựa chọn quan trọng nhất (và thường mang tính chủ quan) sẽ được mô tả, ví dụ như:
- Lý do thực hiện LCA
- Một định nghĩa tỉ mỉ về sản phẩm, vòng đời của sản phẩm
- Cơ sở của phép so sánh (đơn vị công dụng của sản phẩm) khi cần phải so sanh các sản phẩm với nhau.
- Một mô tả về những ranh giới của hệ thống.
- Mô tả về cách thức giải quyết vấn đề đã đặt ra.
- Các yêu cầu về số liệu và chất lượng số liệu.
- Các điều kiện giả thiết và giới hạn.
- Những yêu cầu liên quan tới thủ tục đánh giá tác động của vòng đời (LCIA), và các diễn giải tiếp theo.
- Nếu có thể, sẽ áp dụng phương thức xem xét đánh giá bởi 1 cơ quan tương đương.
- Yêu cầu về hình thức báo cáo của nghiên cứu.…
Mục tiêu và phạm vi không thể được sử dụng như một văn bản bất di bất dịch. Trong quá trình LCA, một người có thể có những điều chỉnh, nếu những lựa chọn ban đầu là không tối ưu hoặc không khả thi. Tuy nhiên, những điều chỉnh như thế cần phải được thực hiện một cách có ý thức và cẩn thận.
Danh mục kiểm kê (thu thập số liệu)
Nhiệm vụ quan trọng nhất trong thực hiện LCA là thu thập số liệu. Tuy rằng trong quá trình tiến hành làm LCA chúng ta đã có nhiều số liệu của công ty, có nhiều số liệu liên quan tới lĩnh vực mà ta đang chuẩn bị đánh giá LCA nhưng người thực hiện công tác đánh giá vẫn thường thấy thiếu, ít nhất có một vài quá trình hoặc một vài vật liệu, hoặc các số liệu sẵn có không mang tính đại diện. Tuỳ thuộc vào thời gian và ngân sách có được, sau đây là một loạt các chiến lược để thu thập các số liệu này:
Trước tiên, cố gắng tìm hiểu xem liệu số liệu đang thiếu có tác động đáng kể đến kết quả chung không. Ví dụ, nếu số liệu này sẽ không chiếm nhiều hơn 0,1 - 1% trong bất kỳ loại tác động nào, bạn có thể bỏ qua nguồn gốc số liệu đó và thay vào đó sẽ làm phép ước tính. Các phép ước tính có thể được thực hiện thông qua sử dụng số liệu từ các quá trình tương tự, ước tính năng lượng sử dụng trong quá trình đó, hoặc sử dụng các số liệu thống kê từ cơ sở dữ liệu đầu vào đầu ra sẽ được mô tả ở phần sau.
Tìm kiếm số liệu trong các tài liệu. Có rất nhiều cuốn sách mô tả các quá trình công nghiệp và thường thì các cuốn sách đó sẽ cung cấp các mô tả đủ rõ ràng để ước tính năng lượng sử dụng, chất thải và trong một vài trường hợp, cả một số phát thải khí. Điều này sẽ là một khởi đầu tốt để xây dựng bản câu hỏi điều tra.
Tìm kiếm các số liệu được cung cấp trong các cơ sở dữ liệu LCA có bán trên thị trường; thường thì các cơ sở dữ liệu này chứa đựng số liệu do các ngành công nghiệp cung cấp, ví dụ: các nhà sản xuất Plastic châu Âu, các nhà sản xuất Thép và Nhôm, cũng như các trường đại học và cơ quan nghiên cứu khác, như cơ sở dữ liệu Eco-invent. Một số các website chuyên ngành như www.ecoinvent.ch, www.spold.org và www.globalspine.com là “thương trường” của dữ liệu LCA. Ngoài ra, một trang web khác cũng rất thú vị nữa là www.lca.org
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nhóm thực hiện sẽ phải tìm kiếm số liệu đặc trưng từ công ty của mình hoặc từ một số công ty khác. Hầu như người ta sẽ sử dụng một vài bản câu hỏi điều tra để thu thập các thông tin như thế. Có một điều rất quan trọng nữa là phải xây dựng được mối quan hệ tốt với những người mà dự kiến sẽ điền vào bản câu hỏi. Hiểu được những vấn đề họ biết, thông tin từ đâu mà có và thuật ngữ được sử dụng cũng có tầm quan trọng khi thu thập số liệu.
Vịêc thu thập các thông tin bên ngòai cũng cần có sự cân nhắc về :
Mức độ sẵn sàng cung cấp thông tin từ các cơ quan dựa trên mối quan hệ giữa người lấy thông tin và cơ quan.
Vấn đề bảo mật thông tin. Cách giải quyết cho vấn đề này là cần một nhà tư vấn trung lập để tính các số liệu một cách trung bình.
Vấn đề sử dụng thuật ngữ chuyên ngành, đơn vị trong các bảng câu hỏi.
ISO 14040
Định nghĩa mục đích và mục tiêu
Phân tích, kiểm kê
( ISO 14041 )
Đánh giá tác động
ISO 14042
Đánh giá việc cải thiện ( ISO 14043 )
Sơ đồ làm việc của khung LCA
Phương pháp nghiên cứu
Lập bảng câu hỏi, đưa đến các chủ trang trại ở địa bàn Huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
Thu tập tài liệu về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội Huyện đặc biệt chú ý trong lĩnh vực hoạt động trang trại.
Tổng hợp các khái niệm như trang trại sinh thái, nông nghiệp bền vững, công tác đánh giá vòng đời sản phẩm LCA và các khái niệm có liên quan …
CHƯƠNG 4: HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÁC TRANG TRẠI TẠI ĐỊA PHƯƠNG
4.1 Quy mô, lợi ích kinh tế từ trang trại
Theo thống kê năm 2004, toàn huyện có hơn 410 trang trại với qui mô lớn nhỏ. Loại hình kinh tế trang trại ở huyện được hình thành từ rất sớm (1995), thu nhập trung bình từ các trang trại từ 30-60 triệu đồng / 1 trang trại với quy mô vừa và nhỏ.
Giá trị kinh tế từ các hoạt động trang trại mang lại cho huyện rất đáng kể. Nó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Huyện.
Trang trại được phân loại như sau:
Trang trại tổng hợp
Trang trại chăn nuôi
Trang trại thủy sản
Trang trại trồng trọt
Trang trại lâm nghiệp
Ngày nay, sự phát triển các mô hình kinh tế trang trại đa dạng và ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các hoạt động sản xuất đã tạo nên những trang trại phát triển mạnh cả về qui mô và chất lượng, song bên cạnh đó những vần đề môi trường phát sinh trong hoạt động sản xuất trang trại cũng đáng lo ngại.
Bảng 11: Bảng thống kê các trại hoạt động trên địa bàn Huyện năm 2004
Stt
Xã
Trồng trọt
Chăn nuôi
Tổng
hợp
Thủy
sản
Lâm nghiệp
1
Thanh Bình
25
4
2
Cây Gáo
22
8
4
3
3
Bàu Hàm
139
4
TT Trảng Bom
1
1
5
Bắc Sơn
16
1
6
Hố Nai 3
14
7
Sông Thao
6
4
8
Sông Trầu
7
4
3
9
Trung Hòa
6
7
2
1
10
Đông Hòa
1
5
11
Đồi 61
6
7
2
1
12
Tây Hòa
8
10
13
Bình Minh
15
2
14
Hưng Thịnh
9
2
1
15
Quảng Tiến
1
9
1
16
Giang Điền
2
40
3
17
An Viễn
2
12
1
4.2 Hiện trạng môi trường ở các trang trại
4.2.1 Hiện trạng môi trường chung của huyện Trảng Bom
Nhận thức về môi trường và năng lực quản lý môi trường của cán bộ địa phương còn yếu.
Ý thức của người dân về môi trường chưa được nâng cao.
Nhiều thành phần về môi trường bị suy thoái nghiêm trọng :
Môi trường đất bị suy thoái nghiêm trọng do độ phì bị xói mòn, rửa trôi, bón phân không hợp lý lạm dụng phân hóa học, do tích lũy dầu mỡ, chất hoá học độc hại.
Diện tích rừng ngày càng giảm, nhất là rừng tự nhiên do khai thác bừa bãi và nạn phá rừng.
Đa dạng sinh học dưới đất và trên mặt nước ngày càng suy giảm, nơi cư trú của động vật ngày càng thu hẹp, nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt do khai thác quá mức.
Nhiều thành phần môi trường bị ô nhiễm:
Môi trường đô thị ở thị trấn Trảng Bom bị ô nhiễm do chất thải rắn, nước thải từ sinh hoạt không được thu gom và xử lý đúng quy định.
Môi trường nông thôn bị ô nhiễm do điều kiện vệ sinh và cơ sở hạ tầng còn kém, do không sử dụng đúng phân bón, thuốc trừ sâu cho sản xuất nông nghiệp, thêm vào đó là chất thải của các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm…
Môi trường không khí ở Khu Công Nghiệp, thị trấn, lượng bụi vượt quá mức cho phép.
Ô nhiễm nước mặt do các hộ chăn nuôi gia súc thải trực tiếp chất thải ra nguồn nước gây ô nhiễm mùi hữu cơ nặng.
4.2.2 Hiện trạng môi trường ở các trang trại
4.2.2.1 Phân rác
Ở những trang trại trồng trọt, chất thải rắn đa số là những bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật, phân bón không được thu gom. Hoặc là chôn lấp không đúng quy cách môi trường gây ảnh hương đến môi trường xung quanh. Việc lạm dụng quá mức phân bón hoá học, thuốc trừ sâu cũng gây hại rất nhiều.
Trang trại chăn nuôi: Trong phân gia súc có một phần rất nhỏ rác, chất độn và thức ăn thừa. Lượng phân thải ra tùy thuộc vào giống, loài, tuổi, khẩu phần ăn và trọng lượng gia súc. Theo Hill và Toller, lượng chất thải mà gia súc thải ra trong một ngày đêm được trình bày trong bảng 12.
Bảng 12 : Lượng chất thải gia súc thải ra trong một ngày đêm
Loại gia súc
Lượng phân (kg/ngày)
Lượng nước tiểu (kg/ngày)
Trâu bò lớn
Heo dưới 10 kg
Heo từ 15à 45 kg
Heo từ 45à100kg
20 – 25
0,5 – 1
1 – 3
3 - 5
10 – 15
0,3 – 0,7
0,7 – 2
2 – 4
Trong phân gia súc có tỷ lệ N, P, K rất cao. Tùy theo khẩu phần ăn mà nước tiểu từ 56 – 83%; chất hữu cơ từ 4 – 26,2%; Nitơ 0,32 – 1,6%; Photphat 0,25 – 1,4%; Kali 0,15 – 0,95%; Canxi 0,09 – 0,34%. Ngoài ra, trong phân có chứa nhiều loại vi trùng, virus và ấu trùng giun sán gây bệnh. Mỗi loại mầm bệnh có đặc tính sinh thái riêng, điều kiện thuận lợi cho mỗi loài tồn tại và gây bệnh phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
Như vậy, tính sơ bộ cho một trang trại có khoảng 100 con lợn thịt thì hàng ngày phát sinh khoảng 300 – 500 kg phân. Đây là nguồn gây ô nhiễm môi trường và gây bệnh nếu không có các biện pháp quản lý phù hợp.
Trang trại thủy sản, thì rác là những bao bì thức ăn cho cá, nếu không được quản lý tốt nó cũng ảnh hưởng đến môi trường.
4.2.2.2 Nước thải
Nước thải từ hoạt động chăn nuôi bao gồm nước thải vệ sinh chuồng trại và nước thải do vật nuôi bài tiết. Lượng nước thải này còn chứa một phần phân của vật nuôi và có hàm lượng chất rắn lơ lửng khá cao cũng như bị ô nhiễm hữu cơ rất lớn. Các thành phần hữu cơ trong nước thải chăn nuôi đều dễ phân hủy, chiếm 70 – 80% gồm xenlulo, protit, axit amin, chất béo, hydrat cacbon và các dẫn xuất của chúng có trong phân, trong thức ăn thừa. Các thành phần vô cơ chiếm 20 – 30% gồm cát, đất, muối, ure, amoni, muối Clorua… Sự phân hủy sinh học các thành phần hữu cơ trong nước thải chính là nguyên nhân gây ô nhiễm mùi hôi tại các trang trại chăn nuôi. Ngoài ra, nước thải tại các trang trại chăn nuôi chính là nguyên nhân gây ô nhiễm các nguồn nước mặt, nước ngầm trong khu vực. Lượng nước sử dụng cho một đầu gia súc dao động khoảng 30 – 80 lit/con/ngày tùy thuộc vào đặc điểm hệ thống chuồng trại, quy trình nuôi dưỡng chăm sóc, mùa mưa hay mùa khô.
Trang trại trồng trọt, nước thể là nước chảy tràn trên bề mặt và cuốn theo một lượng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc trừ sâu tạo nên một nguồn thải có thể gây nguy hiểm về mặt môi trường nếu nồng độ lớn hơn mức giới hạn.
Ở những trang trại tổng hợp, nước thải chăn nuôi có thể dẫn trực tiếp qua ao nuôi cá, nên như một lượng nước thải vừa đủ thì có thể là một nguồn thức ăn tốt cho cá nhưng nếu quá dư thừa sẽ tạo nên hiện tượng phú dưỡng hoá cho hồ. Hay là được đem tưới cây, là nguồn phân bón cho cây, nhưng đây cũng là một trong những nguyên nhân phát sinh mùi hôi ở các trang trại chăn nuôi và tổng hợp.
4.2.2.3 Mùi hôi phát sinh
Tại các trang trại chăn nuôi, nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu là mùi hôi phát sinh từ quá trình phân hủy các thành phần hữu cơ trong phân, nước thải và thức ăn rơi vãi. Các sản phẩm phân hủy tạo nên một hỗn hợp khí mùi phức tạp gồm các khí vô cơ như H2S, NH3 và các khí hữu cơ như indon, phenon, các mercaptan, amin, andehyt, acid béo dễ bay hơi…
Ô nhiễm mùi tại các trang trại chăn nuôi không chỉ hạn chế trong phạm vi các chuồng trại mà còn ảnh hưởng trong một phạm vi khá rộng. Các tác động tiêu cực của mùi hôi là làm giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng
4.2.3 Ảnh hưởng các hoạt động trang trại đến thành phần môi trường
4.2.3.1 Môi trường đất
Nếu như một lượng lớn bao bì, chai lọ của thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc trừ sâu không được thu gom và quản lý đúng quy cách mà chỉ đem chôn hay vứt bỏ bừa bãi, đó chính là một trong những nguyên nhân gây suy thoái đất, ảnh hưởng đến chất lượng đất trồng cho vụ sau hay khả năng tự làm sạch của đất…
Chất thải chăn nuôi chứa một lượng lớn chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng N, P, K, có thể dùng làm phân bón để tăng độ màu mỡ cho đất, góp phần tăng năng suất cây trồng. Tuy nhiên, nếu lượng chất dinh dưỡng có trong phân, nước tiểu gia súc và nước thải chăn nuôi khi đưa vào đất quá nhiều – không được cây trồng hấp thụ hết, sẽ tích tụ lại, làm bão hòa và quá bão hòa chất dinh dưỡng trong đất, gây mất cân bằng sinh thái trong đất, thoái hóa trong đất, ô nhiễm nước mặt và nước ngầm (do rửa trôi và thấm). Việc cho quá nhiều phân gia súc vào đất có thể làm tăng độ mặn của đất, ảnh hưởng đến cây trồng.
Ngoài ra, chất thải chăn nuôi còn chứa nhiều loại vi trùng, ấu trùng, trứng giun sán này có thể tồn tại rất lâu trong đất, đặc biệt là loại vi khuẩn có nha bào và trứng giun sán – có thể tồn tại đến vài năm. Khi dùng phân tươi để bón cây, nhất là các loại rau, nguy cơ nhiễm bệnh cho người và gia súc cũng tăng cao.
4.2.3.2 Môi trường nước
Những trang trại thủy sản, việc sử dụng các loại thuốc kích thích tăng trưởng cho cá cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nguy cơ dẫn theo là nguồn nước ngầm.
Chất thải chăn nuôi, với hàm lượng chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng N, P, K cao, khi thải ra có thể gây ô nhiễm và phú dưỡng hóa nguồn nước mặt (ao, hồ, đầm, sông). Ngoài ra, do quá trình thấm, các chất ô nhiễm và vi sinh vật có thể thâm nhập vào nguồn nước ngầm, gây ô nhiễm nước ngầm về vi sinh và hóa học, đặc biệt là nhiễm Nitrate và Nitrite (hiện tượng phú dưỡng hoá). Phân gia súc và nước thải chăn nuôi còn chứa nhiều loại vi khuẩn, vi trùng, ấu trùng, trứng giun sán, có thể trở thành nguồn lây bệnh cho người và gia súc khi sử dụng nguồn nước bị nhiễm phân.
4.2.3.3 Môi trường không khí
Hầu như chỉ có những trang trại chăn nuôi và tổng hợp mới tạo ra những mùi hôi khó chịu và gây ô nhiễm không khi xung quanh do sự phân hủy các chất thải từ gia súc tạo nên những chất khí H2S, NH3 .. Có nhiều loại khí sinh ra trong chuồng nuôi gia súc và bãi chứa chất thải chăn nuôi do quá trình phân hủy kỵ khí chất thải chăn nuôi (chủ yếu là phân và nước tiểu) và quá trình hô hấp của vật nuôi. Trong 3-5 ngày đầu, mùi hôi sinh ra ít, do vi sinh vật chưa kịp phân hủy phân và nước tiểu gia súc. NH3 được tạo thành nhiều nhất vào ngày thứ 3 và 21. khi để phân bị phân hủy lâu, hỗn hợp các khí sinh ra trong quá trình phân hủy kỵ khí phân và nước tiểu gia súc (có thành phần chủ yếu là NH3, H2S, CH4) tạo thành một mùi rất khó chịu, đặc biệt đối với người chưa quen tiếp xúc. Quá trình hô hấp của gia súc thải ra một lượng lớn CO2. ngoài gây khó chịu do mùi hôi thối, các khí này còn có tác dụng gây ngạt, kích thích niêm mạc mắt và mũi, gây choáng váng nhức đầu, gây nổ….Mức độ nguy hại của các khí này tăng cao khi tồn tại đồng thời trong không khí hoặc tích tụ lại với nồng độ cao, gây khó chịu và có thể nguy hiểm cho người và gia súc. Do đó cần dọn dẹp chuồng trại thường xuyên
4.2.3.4 Hệ sinh vật
Những tác động vào môi trường đất và nước cũng gây ảnh hưởng đến những sinh vật có trong đó, gây nên sự mất chỗ ở, mất nguồn thức ăn dần dần làm giảm sự đa dạng sinh học ở chính những nơi ô nhiễm
Những vấn đề ô nhiễm ấy có thể là nguyên nhân của một số bệnh về đường hô hấp, ngoài da của những người dân sống xung quanh khu vực ấy.
Những vấn đề về môi trường ấy không chỉ ảnh hưởng đến con người, sinh vật mà còn đến cảnh quan nơi trang trại hoạt động.
4.3 Kết quả khảo sát qua phiếu trưng cầu ý kiến
Số trang trại được khảo sát là 50, trong đó:
20 trang trại chăn nuôi
20 trang trại trồng trọt (cây lâu năm, cây hàng năm và cây công nghiệp)
10 trang trại tổng hợp (trồng cây, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản)
Phiếu trưng cầu ý kiến được đưa đến của người dân ba xã: Giang Điền, Sông Trầu, Đồi 61.
Kết quả khảo sát như sau:
Thu nhập bình quân
Trang trại chăn nuôi là từ 25 đến 150 triệu đồng/1năm, tuỳ vào quy mô trang trại.
Trang trại tổng hợp từ 15 đến 80 triệu đồng/1 năm. (Do mô hình này mới được thành lập nên hiệu quả kinh tế chưa khai thác đầy đủ)
Trang trại trồng trọt từ 20 đến 90 triệu đồng/1 năm.
Kết quả khảo sát từ trang trại chăn nuôi:
Ở những trang trại chăn nuôi heo, mùi hôi phát sinh từ chất thải là rất phản cảm. Theo ý kiến của những người dân sống ở những khu vực xung quanh, những buổi chiều ngược gió hay những lúc trời gần mưa thì mùi hôi trở nên khó chịu hơn lúc bình thường. Ở khu vục xã Giang Điền, theo ý kiến của người dân thường đi ngang khu vực này thì mùi hôi phát sinh từ các trang trại chăn nuôi heo là rất phản cảm. Giang Điền là xã tập trung chăn nuôi heo nhiều nhất của Huyện.
Phân thải từ chăn nuôi được người dân dùng làm phân bón, làm thức ăn cho cá, hay bán lại cho các hộ trồng trọt
Các vấn đề như lở mồm long móng ở gia súc rất được các chủ trang trại quan tâm đến. Khi dịch bệnh xảy ra, 20/20 trang trại được hướng dẫn của cán bộ nông nghiệp và tiêm phòng đầy đủ.
- Theo khảo sát của chúng tôi, thì 13/20 trang trại có ý định cải tạo trang trại hiện tại thành trang trại tổng hợp để tận dụng nguồn chất thải từ gia súc để nuôi cá và trồng trọt. 20/20 trang trại xây dựng hầm ủ biogas
Kết quả khảo sát từ trang trại trồng trọt
13/20 trang trại là trồng cây lâu năm (cây ăn quả và cây CN)
7/20 trang trại trồng cây hàng năm (mía, bông, ngô)
Phân bón được sử dụng chủ yếu trong trại hiện nay từ hai nguồn chính là từ chất thải gia súc và phân hoá học.
Những trang trại trồng cây ăn quả vẫn sử dụng một lượng lớn thuốc trừ sâu, thuốc BVTV tuy rằng họ biết như thế là độc hại cho sức khoẻ con người và cho môi trường.
Hầu như ở những trang trại trồng trọt không có nơi tập trung chất thải rắn riêng biệt, những bao bì phân bón, chai lọ thuốc BVTV, thuốc trừ sâu vẫn được để cxhung với rác sinh hoạt của gia đình và đem đốt hoặc chôn. Trong đây có những thành phần hoá học khó phân hủy, hay một lượng chất dư thừa sẽ làm ảnh hưởng đáng kể đến môi trường đất và nguồn nước ngầm.
Kết quả khảo sát từ trang trại tổng hợp
- Những trang trại này được phát triển mạnh ở xã Sông Trầu của huyện. 10/10 trang trại được khảo sát là có hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi và biết tận dụng nguồn thải này vào việc nuôi cá và trồng cây.
- Mô hình trang trại tổng hợp này đang được quan tâm và có khả năng phát triển mạnh, ít gây ảnh hưởng đến môi trường.
Qua khảo sát điều tra, chúng tôi thấy rằng chỉ một số ít hộ 7/50 trang trại là biết về các hình thức như IPM (quản lý dịch hại tổng hợp), và GP( năng suất xanh)…
CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH TRANG TRẠI
SINH THÁI CHO ĐỊA PHƯƠNG
5.1 Yêu cầu chung khi thiết kế
Tính động: mô hình trang trại sinh thái phải mang tính động cao. Trang trại sinh thái, theo tôi, phải mang tính quy chuẩn nhất định như: tính đa tầng sinh thái, đa thành phần vật nuôi - cây trồng (phối hợp giữa các thành phần độc đáo và truyền thống), tính cân bằng sinh thái ở tầm cao, quản lý nhân sự… Bên cạnh đó sự linh hoạt trong quy hoạch là cần thiết, bởi trang trại sinh thái có thể triển khai ở nhiều nơi (đều mang lại hiệu quả kinh tế cao) nhưng không phải nơi nào cũng có nguồn tài nguyên và các nguồn lực giống nhau.
Hiệu quả kinh tế: khi triển khai bất kể dự án nào người ta cũng xem hiệu quả đầu tư là tiêu chí hàng đầu. Việc lập trang trại sinh thái đối với các chủ đầu tư cũng tương tự như triển khai một dự án làm kinh tế trong nông nghiệp, hoàn toàn không phải là việc để thử nghiệm. Hiệu quả kinh tế là tiêu chí cuối cùng đồng thời là thước đo quan trọng nhất đánh giá giá trị đích thực của khâu quy hoạch và quản lý của chủ đầu tư.
Tính bền vững và nhân bản: đây là 02 tiêu chí rất quan trọng và có mối quan hệ mật thiết nhau. Trong lĩnh vực nông nghiệp, muốn lợi ích kinh tế được bền vững thì mô hình sản xuất phải thân thiện và bảo vệ môi trường thiên nhiên. Sự đa dạng sinh học và các ứng dụng của thành tựu khoa học công nghệ trong mô hình kinh tế trang trại sinh thái cho phép nhà đầu tư duy trì thế cân bằng sinh thái ở tầm cao, định hướng đi vào sản xuất sạch, góp phần giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
5.2 Lựa chọn địa điểm xây dựng trang trại
Ta cần tiến hành điều tra nghiên cứu các điều kiện sản xuất và thị trường tiêu thụ như nhiệt độ, độ ẩm, độ chiếu sáng, đất đai, điều kiện thủy lợi, địa hình, cơ sở hạ tầng của địa phương như điều kiện giao thông, điều kiện về thị trường cho vật tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, các cây trồng vật nuôi thích hợp với địa phương, dịch vụ khuyến nông, các điều kiện bất thuận về tự nhiên và xã hội.
Các yếu tố cần điều tra:
5.2.1 Các yếu tố khí hậu và đất đai
ª Nhiệt độ
Là yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng đến sự phân bố cây trồng và vật nuôi. Đây là yếu tố tự nhiên mà con người không thể điều khiển được. Do vậy, khi chọn cây trồng và vật nuôi cần phải quan tâm đến yếu tố này dựa vào Trạm khí tượng hay Trạm khuyến nông để nắm rõ các chỉ tiêu quan trọng như nhiệt độ trung bình, nhiệt độ tối đa và tối thiểu trong năm và trong các tháng.
ª Lượng mưa và độ ẩm
Yếu tố này ảnh hưởng đến việc thiết kế hệ thống tưới và tiêu nước. Trang trại luôn cần một lượng nước lớn cho cây trồng và cho ao cá. Những vùng có lượng mưa phân bố không đều cần phải có kế hoạchdự trữ nước mùa khô và tiêu thuỷ mùa mưa.
Cần chú ý đến vấn đề trôi đất ở những địa hình dốc có lượng mưa tương đội lớn. Khi thiết kế trang trại phải nắm rõ lượng mưa trung bình hàng năm, trung bình hàng tháng và lượng mưa thấp nhất và cao nhất ở các tháng trong năm.
ª Gió
Dù ở địa hình nào thì cũng bị ảnh hưởng bởi gió. Trong việc xây dựng trang trại thì cần chú ý đến gió thịnh hành. Địa hình ảnh hưởng rõ rệt đến gió thịnh hành của vùng và địa phương.
Dựa vào đạc điểm của gió thịnh hành như cường độ gió để xây dựng các vành đai xanh chắn gió thích hợp cho trang trại, và vị trí đặt chuồng trại chăn nuôi hạn chế được mùi hôi phát thải.
ª Địa hình có liên quan chặt chẽ với tiểu khí hậu của địa phương và trang trại.
Ở độ dốc như địa hình của huyện Trảng Bom, từ 50 đến 150 thì phải bố trí cây trồng sao cho ít xói mòn bằng cách là trồng cây lâu năm theo đường đồng mức, trồng cây phủ đất, trồng xen kẽ các hàng cây bụi để ngăn đất rưả trôi. Nên trồng các cây họ đậu để kết hợp cải tạo đất và làm thức ăn cho gia súc.
ª Nguồn nước
Trong mô hình trang trại sinh thái thì nguồn nước dùng làm các bể lọc sinh học để xử lý chất thải chăn nuôi và nuôi cá, nên nguồn nước là rất cần thiết. Do đó ta cần điều tra rõ về nguồn nước trên vùng ta định xây dựng trang trại, ta cần có các số liệu về các nguồn nước bề mặt như hồ, ao, sông, suối và về nguồn nước ngầm và khả năng khai thác loại nước này cho sản xuất.
ª Đất đai
Đất được sử dụng một cách linh hoạt. Ở đất có cấu tượng tốt, tầng canh tác đầy, mực nước ngầm > 1m, nên ưu tiên cho việc trồng cây ăn quả. Đất có tầng đất canh tác mỏng, có cấu tượng tốt dùng để trồng rau. Ở các đất xấu có thể trồng các loại cây thức ăn gia súc. Đối với đất có thành phần cơ giới nặng có thể tăng cường bón phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh ủ và trồng cây họ đậu vừa để cải tạo đất và làm thức ăn cho gia súc và cá trong ao.
Điều quan trọng là có những số liệu cụ thể về đất như quy mô, tính chất lý, hoá của đất, mực nước ngầm, độ dày tầng đất canh tác, loại đất… để làm cơ sở, cho việc lựa chọn hướng sản xuất chính trong hệ thống.
Đặc biệt chú ý: đất cát và đất than bùn không thích hợp cho ao vì có độ thấm cao, không giữ được nước trong ao.
5.2.2 Các yếu tố sản xuất
ª Vật nuôi, cây trồng : một mô hình trang trại (sinh thái) lý tưởng phải có 03 tầng sinh thái chủ lực: dưới nước, trên cạn và trên cao. Tuy nhiên, có những khu vực thổ nhưỡng mà nguồn nước bị thiếu hụt nên phải có sự điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp. Một số tiêu chí chọn thành phần trong mô hình gồm: sự phù hợp bản địa, tỷ suất lợi nhuận của thành phần, tính hoàn chỉnh của công nghệ nuôi trồng được chuyển giao, khả năng hỗ trợ mô hình của thành phần…
5.2.3 Điều kiện kinh tế xã hội của địa phương
ª Cơ sở hạ tầng: gồm nhà kho, lưới điện, giao thông nội bộ, hệ thống tưới tiêu, hệ thống hàng rào an ninh, máy móc… Cơ sở hạ tầng làm nhiệm vụ cung cấp các điều kiện cơ bản cho mọi hoạt động sản xuất trong mô hình. Một trang trại được đầu tư tốt về cơ sở hạ tầng sẽ vận hành tốt và cho năng suất cao. Công tác làm xây dựng cơ sở hạ tầng cho mô hình thường rất tốn kém và phải được tính toán rất kỹ vì tính chất dài hạn của nó. Và cũng chính vì vậy nên trong cách làm trang trại sinh thái thường thấy thì việc quy hoạch cơ sở hạ tầng được làm sau và làm theo tiến độ, nghĩa là theo yêu cầu của sự phát sinh. Thực tế cách làm này rất tốn kém vì phải làm đi làm lại nhiều lần, lại thiếu hiệu quả lẫn thiếu tính định hướng. Cơ sở hạ tầng phải được đầu tư theo mục tiêu dài hạn quy hoạch ban đầu.
ª Nguồn nhân lực: phải được đào tạo kỹ thuật hoặc tay nghề, được tổ chức phân công, phân việc rõ ràng, được quản lý và giám sát, có tinh thần kỷ luật và đạo đức nghề nghiệp… Việc đào tạo là cực kỳ cần thiết mà không tốn kém (thời gian, tiền bạc…) nhiều. Kinh nghiệm cho thấy người làm nông nghiệp chỉ có thể thành công khi họ thực sự yêu thích công việc đó. Và cũng không thể đòi hỏi một người làm tốt công việc nếu thực tế họ chỉ hiểu biết vấn đề trên phương diện lý thuyết hàn lâm mà thôi.
ª Dịch vụ khoa học kỹ thuật: là dịch vụ khuyến nông, đôi khi cả tiếp thị và cung cấp vật tư cần thiết cho sản xuất, dịch vụ thú ý, thuỷ lợi v.v..
Công nghệ ứng dụng: đđây là nhân tố đóng vai trò tạo sự khác biệt tích cực so với lối làm kinh tế nông nghiệp truyền thống. Nếu không tích hợp công nghệ ứng dụng (tin học, công nghệ sinh học, công nghệ quản lý…) thì không thể tạo ra giá trị cộng thêm cho sản phẩm và cho mô hình. Do vậy, công nghệ ứng dụng chính là một thành phần/ lực lượng không thể thiếu được trong xây dựng trang trại sinh thái.
5.3 Thiết kế xây dựng trang trại và lập kế hoạch quản lý trang trại
5.3.1 Xác định kiểu trang trại thích hợp với điều kiện địa phương
Từ đó xác định thành phần chính, phụ trong hệ thống, sản phẩm chính, sản phẩm phụ.
- Xác định vị trí của các thành phần trong hệ thống và phân bố đất đai cho quy hoạch tổng thể trang trại.
- Chọn giống cây, con vật nuôi thích hợp; khối lượng và chủng loại.
- Cần có bản đồ thiết kế chi tiết về vườn cây, chuồng trại, ao nuôi.
- Thời vụ gieo trồng, nuôi cá thích hợp.
- Lập kế hoạch mua cây con giống, vật tư, dụng cụ cần thiết cho thiết kế xây dựng hệ thống.
5.3.2 Hệ thống đường xá và hàng rào bảo vệ trang trại
- Tuỳ thuộc vào quy mô trang trại, mà xây dựng hệ thống đường xá thích hợp. Hệ thống đường nối thông các khu sản xuất như vườn cây, ao cá, chuồng trại và nhà ở vừa tiện cho việc đi lại, vừa phải tiết kiệm đất.
- Hàng rào bảo vệ trang trại có thể là cây cối, lưới sắt tuỳ thuộc vào điều kiện của từng nơi.
5.3.3 Xây dựng ao nuôi trồng thủy sản
- Kiểu và dạng ao phụ thuộc vào địa hình và quy mô sản xuất. Có thể là ao đơn hoặc một hệ thống ao nối liền nhau như ao chuỗi, ao song song…
- Độ sâu của ao: số lượng cá trong trong ao phụ thuốc vào diện tích mặt nước và chiều sâu của ao. Chiều sâu của ao giúp cá tránh ánh nắng và các loại chim bắt cá. Độ sâu của ao còn phụ thuộc vào loại ao như ao ươm cá, áo nuôi cá bố mẹ hay áo nuôi cá thịt.
- Về kích thước ao: tuỳ thuộc vào mục đích sản xuất, loại cá nuôi và quỹ đất có sẵn. Ở Châu Âu, kích thước ao được quy định như sau:
Ao nhỏ <0.1 ha
Ao vừa 0.1 ha
Ao rộng vừa phải 1.0 ha
Ao rất rộng >5.0 ha
5.3.4 Xây dựng chuồng trại chăn nuôi
ª Vị trí: Chuồng trại chăn nuôi lợn, trâu, bò, dê nên đặt cách xa vị trí nhà ở để bảo đảm vệ sinh. Nên chọn vị
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luanvanHien_sua_1.doc