Tài liệu Đề tài Đánh giá hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Phú Nhuận và đề xuất biện pháp quản lý: MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi quốc gia cũng như toàn nhân loại. Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hoá và công nghiệp hoá trên phạm vi cả nước đang gia tăng mạnh mẽ và sẽ tiếp tục duy trì trong nhiều năm tiếp theo, kéo theo nhu cầu khai thác và tiêu dùng tài nguyên thiên nhiên của con người cũng không ngừng tăng lên, làm nảy sinh hàng loạt các vấn đề môi trường mà chúng ta sẽ phải đối mặt như khí thải, nước thải, chất thải rắn (CTR).
Ý thức của con người về bảo vệ môi trường đến nay vẫn còn hạn chế. Hầu như tất cả các loại chất thải đều được đổ trực tiếp vào môi trường mà không qua công đoạn xử lý. Nước thải ô nhiễm được đổ thẳng ra sông, hồ với lưu lượng khoảng 510.000m3/ngày và CTR thì vào khoảng 6.500 - 7000 tấn/ngày…, cùng với việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, khai thác sử dụng nguồn tài nguyên, thiên nhiên, khoáng sản nên đã và đang làm cho môi trường b...
106 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1659 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Đánh giá hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Phú Nhuận và đề xuất biện pháp quản lý, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi quốc gia cũng như toàn nhân loại. Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hoá và công nghiệp hoá trên phạm vi cả nước đang gia tăng mạnh mẽ và sẽ tiếp tục duy trì trong nhiều năm tiếp theo, kéo theo nhu cầu khai thác và tiêu dùng tài nguyên thiên nhiên của con người cũng không ngừng tăng lên, làm nảy sinh hàng loạt các vấn đề môi trường mà chúng ta sẽ phải đối mặt như khí thải, nước thải, chất thải rắn (CTR).
Ý thức của con người về bảo vệ môi trường đến nay vẫn còn hạn chế. Hầu như tất cả các loại chất thải đều được đổ trực tiếp vào môi trường mà không qua công đoạn xử lý. Nước thải ô nhiễm được đổ thẳng ra sông, hồ với lưu lượng khoảng 510.000m3/ngày và CTR thì vào khoảng 6.500 - 7000 tấn/ngày…, cùng với việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, khai thác sử dụng nguồn tài nguyên, thiên nhiên, khoáng sản nên đã và đang làm cho môi trường bị ô nhiễm một cách nặng nề. Ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người, hệ sinh thái như: tan băng ở hai cực của trái đất, gia tăng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, sự nóng lên của trái đất, bão, lũ lụt…Vì vậy việc bảo vệ môi trường đang là vấn đề cấp bách không còn là vấn đề riêng của một khu vực, một quốc gia nào mà là vấn đề chung của toàn thế giới.
Một trong những tác nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng là CTR phát sinh từ sinh hoạt của con người. Hầu như toàn bộ lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) của người dân đều được vận chuyển về bãi chôn lấp (BCL). Tuy nhiên phần đất dành cho việc chôn lấp thành phố không còn nhiều cho nên việc chôn lấp CTR như hiện nay đã trở nên quá tải tại các BCL, vì lượng chất thải thực phẩm chiếm tỉ lệ rất cao so với các loại CTR khác. Đây chính là nguyên nhân góp phần vào việc tăng chi phí xử lý CTR (xây dựng BCL hợp vệ sinh, trạm xử lý nước rò rỉ,...), trong khi thành phần này cũng chính là nguồn nguyên liệu dồi dào cho các nhà máy sản xuất phân compost. Ngoài ra, còn có các thành phần có khả năng tái chế như: giấy, nilon,... nếu được phân loại và tái chế, không chỉ giúp giảm chi phí quản lý CTR, mà còn giúp tiết kiệm nhiều tài nguyên, và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Chính vì thế mà đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn Quận Phú Nhuận và đề xuất biện pháp quản lý” được thực hiện với mong muốn nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác quản lý CTRSH hiện nay của Quận Phú Nhuận nói riêng và TP. HCM nói chung.
Mục tiêu của đề tài
“Nghiên cứu hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn Quận Phú Nhuận và đề xuất biện pháp quản lý”
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- CTR có nhiều loại: CTR y tế, CTRSH, CTR công nghiệp CTR xây dựng,… nhưng do thời gian, điều kiện có hạn và còn nhiều hạn chế nên đối tượng tập trung nghiên cứu chủ yếu là CTRSH bao gồm:
+ CTR từ hộ gia đình;
+ CTR phát sinh từ chợ;
+ CTRSH phát sinh từ cơ quan, trường học, trung tâm thương mại.
- Trên cơ sở khảo sát thu thập tài liệu và số liệu sẵn có về hệ thống thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn Quận Phú Nhuận.
+ Đánh giá được hiện trạng hệ thống quản lý CTRSH trên địa bàn Quận (Nguồn, thu gom, vận chuyển, xử lý…);
+ Dự báo tốc độ phát sinh CTRSH, nhu cầu vận chuyển, nhu cầu xử lý CTRSH đến năm 2030;
+ Đưa ra các giải pháp quản lý để nghiên cứu lựa chọn phương án tối ưu đề quản lý hệ thống thu gom, vận chuyển CTRSH của Quận Phú Nhuận.
Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp luận
- Mục tiêu chính của đề tài là nhằm thu thập thông tin đầy đủ về khối lượng và các quy trình thu gom, vận chuyển CTR trên địa bàn quận. Tiến đến dự báo tốc độ phát sinh chất thải đến năm 2030.
- Việc thu gom, vận chuyển CTR hiện nay đã được thực hiện trên địa bàn quận nhưng chưa thật sự có hiệu quả cao. Trong đó vấn đề đô thị hóa sẽ kéo theo nhiều nhu cầu sống, gia tăng dân số kéo theo nhu cầu đất ở, gia tăng khối lượng sản phẩm cũng như nảy sinh nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường, vấn đề chính là rác thải sinh hoạt ngày càng nhiều. Vì vậy cần “nghiên cứu hệ thống quản lý CTRSH cho Quận”, để đảm bảo lượng CTR được thu gom một cách triệt để và giữ vệ sinh công cộng, đem lại nguồn nguyên liệu tái chế, tái sử dụng rác hiệu quả góp phần đem lại mỹ quan đô thị cho quận nói riêng và lợi ích môi trường nói chung.
4.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Trong khuôn khổ điều kiện và thời gian cho phép, tôi đã chọn phương pháp thích hợp với các nguồn lực hỗ trợ sau:
- Thu thập và chọn lọc các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội tại Quận Phú Nhuận.
- Thu thập tư liệu về hiện trạng môi trường đô thị (thu gom, vận chuyển, xử lý sơ bộ CTRSH).
Ý nghĩa của đề tài
5.1 Ý nghĩa khoa học
- Thu thập được cơ sở dữ liệu tương đối đầy đủ về hệ thống quản lý CTRSH của Quận.
- Đề xuất các giải pháp phù hợp với các tiêu chí cần thiết của Quận.
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Giải quyết được vấn đề về thu gom, vận chuyển CTR.
- Nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý CTR, tái sinh, tái chế, xử lý CTR.
- Tăng mỹ quan đô thị.
Cấu trúc đề tài
Đồ án này bao gồm 4 Chương:
- Phần mở đầu.
- Chương 1: Tổng quan về CTR.
- Chương 2: Tổng quan về Quận Phú Nhuận.
- Chương 3: Hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn Quận Phú Nhuận.
- Chương 4: Đánh giá hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển CTRSH tại Quận Phú Nhuận và đề xuất biện pháp quản lý.
- Phần Kết luận – Kiến nghị.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN
1.1. Tổng quan về CTR
1.1.1. Khái niệm cơ bản về CTR
Theo quan niệm chung: CTR là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng…). trong đó, quan trọng nhất là các loại chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống.
Rác thải là thuật ngữ được dùng để chỉ CTR có hình dạng tương đối cố định, bị vứt bỏ từ hoạt động của con người. Rác sinh hoạt hay CTRSH là một bộ phận của CTR, được hiểu là CTR phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt thường ngày của con người.
1.1.2. Nguồn gốc phát sinh
CTR nằm trong dòng chất thải chung của đô thị và phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau trong hoạt động cá nhân cũng như trong hoạt động xã hội. Các nguồn phát sinh có thể:
+ Từ các khu dân cư;
+ Từ các trung tâm thương mại;
+ Từ các công sở, trường học, công trình công cộng;
+ Từ các dịch vụ đô thị, sân bay;
+ Từ các hoạt động công nghiệp;
+ Từ các hoạt động nông nghiệp;
+ Từ các hoạt động xây dựng, phá hủy các công trình xây dựng;
+ Từ các nhà máy xử lý chất thải (nước cấp, nước thải, khí thải).
Nguồn phát sinh và loại CTR được biểu thị qua bảng 1.1.
Bảng 1.1: Nguồn gốc phát sinh CTR
STT
Nguồn phát sinh
Hoạt động và vị trí phát sinh
Loại CTR
1
Khu dân cư
Các hộ gia đình, chung cư, …
Thực phẩm, giấy, carton, plastic, gỗ, thủy tinh, nhôm, thiết, sắt, các kim loại khác, tro, các “ chất thải đặc biệt” (bao gồm vật liệu to lớn, đồ điện tử gia dụng, vỏ xe, rác vườn,…chất thải độc hại).
2
Khu thương mại
Cửa hàng bách hóa, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, văn phòng, ….
Giấy, carton, plastic, gỗ, thủy tinh, nhôm, thiết, sắt, các kim loại khác, tro, các chất thải đặc biệt, chất thải độc hại
3
Cơ quan, công sở
Trường học, bệnh viện, văn phòng cơ quan đơn vị nhà nước
Các loại chất thải giống như khu thương mại. chú ý, hầu hết rác thải bệnh viện được thu gom và xử lý tách riêng bởi vì tính chất độc hại của nó
4
Công trình xây dựng và phá hủy
Công trình xây dựng, sửa chữa, làm mới đường giao thông, cao ốc, san lấp mặt bằng….
Gỗ, thép, bê tông, thạch cao, gạch, bụi…
5
Dịch vụ công cộng
Hoạt động vệ sinh đường phố, làm đẹp cảnh quan, bãi biển, khu vui chơi giải trí …
Chất thải đặc biệt, rác quét đường, cành cây và lá cây, xác động vật chết
6
Nhà máy xử lý
Nhà máy xử lý nước cấp, nước thải và các quá trình xử lý chất thải công nghiệp khác
Bùn, tro.
7
CTR đô thị
Tất cả các nguồn kể trên
Bao gồm tất cả các loại kể trên
8
Công nghiệp
Các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, nhà máy hóa chất, nhà máy lọc dầu, các nhà máy chế biến thực phẩm, các ngành công nghiệp nặng và nhẹ…
Chất thải sản xuất công nghiệp, vật liệu phế thải, chất thải đặc biệt, chất thải độc hại.
9
Nông nghiệp
Các hoạt động thu hoạch trên đồng ruộng, trang trại, nông trường, và các vườn cây ăn quả, sản xuất sữa và lò giết mổ súc vật
Các loại sản phẩm phụ gia của quá trình nuôi trồng và thu hoạch chế biến rơm rạ, rau quả, sản phẩm thải của các lò giết mổ heo bò …
(Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự, 2001)
1.1.3. Phân loại CTR
- Phân loại CTR sẽ giúp xác định các loại chất khác nhau của chất thải được sinh ra, thực hiện phân loại CTR sẽ giúp gia tăng khả năng tái chế và tái sử dụng lại các vật liệu trong chất thải, đem lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường.
- Phân loại CTR có thể dựa vào nguồn gốc phát sinh, đặc tính chất thải, mục đích quản lý,… Hiện nay, ở nước ta và nhiều nước trên thế giới CTR được phân loại theo công nghệ xử lý và bản chất nguồn tạo thành.
1.1.3.1 Phân loại theo công nghệ quản lý – xử lý
Nguồn gốc CTR có thể khác nhau ở nơi này và nơi khác, khác nhau về số lượng, kích thước, phân bố về không gian. Trong nhiều trường hợp thống kê, người ta thường phân CTR thành 2 loại chính: chất thải công nghiệp và thải sinh hoạt. Ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển, tỷ lệ chất thải sinh hoạt thường cao hơn chất thải nông nghiệp.
Bảng 1.2. Phân loại theo công nghệ xử lý
STT
Thành phần
Định nghĩa
Ví dụ
1
Các chất cháy được: giấy, hàng dệt, Rác thải, Cỏ, rơm, gỗ, củi, Da và cao su
- Các vật liệu làm từ giấy
- Các túi giấy, mảnh bìa
- Có nguồn gốc từ sợi
- Vải, len…
- Các chất thải ra từ đồ ăn, thực phẩm
- Các rau, quả, thực phẩm.
- Các vật liệu và các sản phẩm được chế tạo từ gỗ, tre…
- Đồ dùng hư, bàn ghế, vỏ dừa.
- Các vật liệu và các sản phẩm từ chất dẻo.
- Phim cuộn, túi chất dẻo, lọ dẻo, chất dẻo, bịch nylon…
- Các vật liệu và các sản phẩm từ thuộc da và cao su
- Túi xách da, vỏ ruột xe,..
2
Các chất không cháy được: kim loại sắt, kim loại không phải sắt, thủy tinh đá và sành sứ
- Các loại vật liệu và sản
phẩm được chế tạo từ sắt
- Hàng rào, dao, nắp lọ…
- Các vật liệu không bị nam châm hút
- Vỏ hộp nhôm, đồ đựng bằng kim loại
- Các vật liệu và sản phẩm chế tạo từ thủy tinh
- Chai lọ, đồ dùng bằng thủy tinh, bóng đèn…
- Các vật liệu không cháy khác
- Vỏ trai, ốc, gạch đá, gốm, sứ…
3
Các chất hỗn hợp
- Tất cả các loại vật liệu không phân loại ở phần 1 đều thuộc loại này.
- Đá, đất, cát…
(Nguồn: Lê Văn Nãi, 1999)
Nguồn gốc CTR có thể khác nhau ở nơi này và nơi khác, khác nhau về số lượng, về kích thước, phân bố về thời gian. Trong nhiều trường hợp thống kê, người ta thường phân CTR thành 2 loại chính: chất thải công nghiệp và thải sinh hoạt. Ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển, tỷ lệ chất thải sinh hoạt thường cao hơn chất thải nông nghiệp.
1.1.3.2 Phân loại theo bản chất nguồn tạo thành
Theo bản chất nguồn tạo thành, CTR có các loại như sau:
- Rác thực phẩm: là những chất thải từ nguồn thực phẩm, nông phẩm hoa quả trong qúa trình sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản bị hư hại thải loại ra. Tính chất đặc trưng của rác thực phẩm là quá trình lên men cao, nhất là trong điều kiện độ ẩm không khí 85% - 90%, nhiệt độ 300 - 350C, quá trình này gây mùi thối nồng nặc và phát tán vào không khí nhiều bào tử nấm bệnh.
- Rác tạp: bao gồm các chất cháy được và không cháy được sinh ra từ các hộ gia đình , công sở, hoạt động thương mại,…, rác tạp có loại phân giải nhanh, có loại phân giải chậm hoặc khó phân giải (bao nylon); có loại cháy được, có loại không cháy.
- Loại rác đốt được bao gồm các chất giấy, bìa, plastic, vải, cao su, da, gỗ, lá cây; loại không cháy gồm thủy tinh, đồ nhôm, kim loại.
- Xà bần bùn cống: chất thải của quá trình xây dựng và chỉnh trang đô thị bao gồm bụi đá, mảnh vỡ, bê tông, gỗ, gạch, ngói, đường ống những vật liệu thừa của trang bị nội thất.
- Tro, xỉ: vật chất còn lại trong quá trình đốt củi, than, rơm rạ, lá… ở các hộ gia đình, công sở, nhà hàng, nhà máy, xí nghiệp..
- Chất thải từ nhà máy nước: chất thải từ nhà máy nước bao gồm bùn cát lắng trong quá trình ngưng tụ chiếm 25-29%. Thành phần cấp hạt có thay đổi đôi chút do nguồn nước lấy vào quá trình công nghệ.
- Chất thải từ các nhà máy xử lý ô nhiễm: là loại chất thải xuất hiện ở vùng nông thôn thành phần chủ yếu là rơm rạ, dây khoai, cành lá cây trồng, rau bỏ, khối lượng phụ thuộc vào mùa vụ và đặc tính cũng như phong tục nông nghiệp ở mỗi vùng, có vùng nó là chất thải nhưng có vùng nó lại là nguyên liệu cho sản xuất.
- Chất thải xây dựng: đây là CTR từ quá trình xây dựng, sửa chữa nhà cửa, đập phá các công trình xây dựng tạo ra các xà bần, bê tông…
- Chất thải đặc biệt: chất thải đặc biệt bao gồm rác thu gom từ việc quét đường, rác từ các thùng rác công cộng, xác động vật, xe ô tô phế thải…
- Chất thải độc hại: là loại chất thải chứa các chất độc hại nguy hiểm như các chất phóng xạ uran thori, các loại thuốc nổ, chất thải sinh học, chất thải trong sản xuất nhựa hoặc chất thải trong sản xuất vi trùng, nghĩa là toàn bộ những CTR gây hại trực tiếp và rất độc dù ở mức rất thấp đối với người, động thực vật.
1.1.4. Thành phần của CTR
- Thành phần của CTR biểu hiện sự đóng góp và phân phối của các phần riêng biệt mà từ đó tạo nên dòng chất thải, thông thường được tính bằng phần trăm theo khối lượng. Thành phần CTR có thể là thành phần riêng biệt hoặc thành phần hóa học. Thông tin về thành phần CTR đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn những thiết bị thích hợp cần thiết để xử lý, các quá trình xử lý cũng như việc hoạch định các hệ thống, chương trình và kế hoạch quản lý CTR.
- Thông thường trong rác thải đô thị, rác thải từ các khu dân cư và thương mại chiếm tỉ lệ cao nhất từ 50% - 75%. Giá trị phân bố sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào sự mở rộng các hoạt động xây dựng, sữa chữa, sự mở rộng của các dịch vụ đô thị. Thành phần riêng biệt của CTR thay đổi theo vị trí địa lý, thời gian, mùa trong năm, điều kiện kinh tế và tùy thuộc vào thu nhập của từng quốc gia. Sau đây là các bảng miêu tả về thành phần CTR theo nguồn phát sinh, tính chất vật lý và theo mùa.
- Ở Việt Nam, tốc độ phát sinh rác thải tùy thuộc vào từng loại đô thị và dao động từ 0,35 kg/người.ngày đến 0,80 kg/người.ngày.
- Các số liệu nghiên cứu và thống kê cho thấy lượng CTR được thải ra tại TP. HCM khoảng 6000 - 6.500 tấn/ngày, bình quân khoảng 0,8 – 1,2 kg/người.ngày. Tốc độ xả thải tăng theo từng năm khoảng 15 – 20%.
Bảng 1.3: Thành phần CTR từ nhiều nguồn khác nhau
S
T
T
Thành phần
Phần trăm khối lượng (%)
Hộ gia đình
Nhà trường
Nhà hàng Khách sạn
Chợ
1
CTR thực phẩm
61,0 - 96,6
23,5 - 75,
79,5 - 100,0
20,2 - 100
2
Giấy
1,0 - 19,7
1,5 - 27,5
0 - 2,8
0 - 11,4
3
Carton
0 - 4,6
0
0-0,5
0 - 4,9
4
Vỏ sò, ốc, cua
0
0
0
0 - 10,1
5
Nhựa
0 - 10,8
3,5 - 18,9
0 - 6,0
0 - 7,6
6
Tre, rơm rạ
0
0
0
0 - 7,6
7
Thủy tinh
0 - 25,0
1,3 - 2,5
0 - 1,0
0 - 4,9
8
Nilon
0 - 36,6
8,5 - 34,4
0 - 5,3
0 - 6,5
9
Gỗ
0 - 7,2
0 - 20,2
0
0 - 5,3
10
Lon đồ hộp
0 - 10,2
0 - 4,0
0 - 1,5
0 - 2,1
11
Tro
0
0
0
0 - 2,3
12
Vải
0 - 14,2
1,0 - 3,8
0
0,5 - 8,1
13
Da
0
0 - 4,2
0
0-1,6
14
Sành sứ
0 - 10,5
0
0 - 1,3
0 - 1,5
15
Cao su mềm
0
0
0
0 - 5,6
16
Cao su cứng
0 - 2,8
0
0
0 - 4,2
17
Kim loại màu
0 - 3,3
0
0
0 - 5,9
18
Xà bần
0 - 9,3
0
0
0 - 4,0
19
Styrofoam
0 - 1,3
1,0 - 2,0
0 - 2,1
0 - 6,3
(Nguồn: CITENCO – CENTEMA, 2002)
Bảng 1.3: cho ta thấy trong thành phần riêng biệt của CTRSH, rác thực phẩm chiểm tỷ lệ cao nhất, kế đến là giấy, nylon, nhựa,…, tro và da có giá trị thấp nhất.
Bảng 1.4: Hàm lượng C, H, O, N trong CTR
S
T
T
Thành phần
Tính theo phần trăm trọng lượng khô
Carbon
Hydro
Oxy
Nitơ
Tro
Lưu huỳnh
1
Thực phẩm
48.00
6.40
37.50
2.60
5.00
0.40
2
Giấy
3.50
6.0
44.00
0.30
6.00
0.20
3
Carton
4.40
5.90
44.60
0.30
5.00
0.20
4
Plastic
60.00
7.20
22.80
-
10.00
-
5
Vải
55.00
6.60
31.20
4.60
2.45
0.15
6
Cao su
78.00
10.00
-
2.00
10.00
-
7
Da
60.00
8.00
11.6
10.0
10.00
0.40
8
Rác làm vườn
47.80
6.00
38.0
3.40
4.50
0.30
9
Gỗ
49.50
6.00
42.7
0.20
1.50
0.10
10
Bụi, tro, gạch
26.30
3.00
2.00
0.50
68.00
0.20
(Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự, 2001)
Bảng 1.4 cho thấy, thành phần C là cao nhất, tùy theo mỗi loại rác mà thành phần của nó cũng thay đổi. Thành phần này được sử dụng để xác định nhiệt lượng của CTR.
1.2 Tính chất của CTR
Tính chất của CTR bao gồm tính chất vật lý, tính chất hóa học và tính chất sinh học. Với mỗi loại chất thải khác nhau thì tính chất của nó cũng khác nhau.
1.2.1 Tính chất vật lý:
Những tính chất vật lý quan trọng của CTR bao gồm tỷ trọng, độ ẩm, kích thước hạt, cấp phối hạt và khả năng giữ nước tại thực địa.
1.2.1.1 Tỷ trọng
- Tỷ trọng của CTR được xác định bằng phương pháp cân trọng lượng kg/m3, tỷ trọng được dùng để đánh giá khối lượng tổng cộng và thể tích CTR. Đối với rác thải sinh hoạt, tỷ trọng thay đổi từ 120 - 590 kg/m3. Đối với xe vận chuyển CTR có thiết bị ép rác, tỷ trọng CTR có thể lên đến 830 kg/m3
- Tỷ trọng CTR phụ thuộc vào các mùa trong năm, thành phần riêng biệt, độ ẩm không khí và được xác định bằng công thức:
T = m/V
Trong đó: T : tỷ trọng (kg/m3);
m : khối lượng rác (kg);
V : thể tích chứa khối lượng rác cân bằng (m3).
1.2.1.2 Độ ẩm:
Độ ẩm của CTR được định nghĩa là lượng nước chứa trong một đơn vị trọng lượng chất thải ở trạng thái nguyên thủy. Độ ẩm của CTR thường được biểu diễn bằng 2 phương pháp:
- Phương pháp trọng lượng ướt: được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực quản lý CTR bởi vì phương pháp có thể lấy mẫu trực tiếp ngoài thực địa. Độ ẩm trong một mẫu được biểu diễn bằng % của trọng lượng ướt vật liệu. Công thức toán học của độ ẩm theo trọng lượng ướt:
M = ( W – d )/w x 100
Trong đó: M: độ ẩm (%);
W: khối lượng ban đầu của mẫu (kg);
d : khối lượng của mẫu khi sấy ở 1050C (kg).
- Phương pháp trọng lượng khô: độ ẩm trong một mẫu được biểu diễn bằng % của trọng lượng khô vật liệu.
Bảng 1.5: Tỷ trọng và độ ẩm của các thành phần trong CTRSH
STT
Loại chất thải
Tỷ trọng (kg/m )
Độ ẩm (%)
Dao động
Trung bình
Dao động
Trung bình
1
Chất thải thực phẩm
128.0 - 80.0
228.0
50.0 - 80.0
70.0
2
Giấy
32.0 - 128.0
81.6
4.0-10.0
6.0
3
Carton
38.0 - 80.0
49.6
4.0 - 8.0
5.0
4
Chất dẻo
32.0 - 128.0
64.0
1.0 - 4.0
2.0
5
Vải vụn
32.0 - 96.0
64.0
6.0 - 15.0
10.0
6
Cao su
96.0 - 192.0
128.0
1.0 - 4.0
2.0
7
Da vụn
96.0 - 256.0
160.0
8.0 - 12.0
10.0
8
Sản phẩm
vườn
84.0 - 224.0
174.0
30.0 - 80.0
60.0
9
Gỗ
128.0 - 20.0
240.0
15.0 - 40.0
20.0
10
Thủy tinh
160.0 - 480.0
193.6
1.0 - 4.0
2.0
11
Can hộp
48.0 - 160.0
88.0
2.0 - 4.0
3.0
12
Kim loại không thép
64.0 - 240.0
160.0
2.0 - 4.0
2.0
13
Kim loại thép
128.0 - 1120.0
320.0
2.0 - 6.0
3.0
14
Bụi, tro, gạch
320.0 - 960.0
480.0
6.0 - 12.0
8.0
(Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự, 2001)
1.2.1.3 Kích thước hạt và cấp phối hạt:
Kích thước hạt và cấp phối hạt của các vật liệu thành phần trong CTR là một dữ liệu quan trọng trong tính toán thiết kế các phương tiện cơ khí như: sàng phân lọai máy, máy phân lọai từ tính.
1.2.1.4 Khả năng giữ nước tại thực địa:
Khả năng giữ nước tại hiện trường của CTR là toàn bộ lượng nước mà nó có thể giữ lại trong mẫu chất thải dưới tác dụng kéo xuống của trọng lức. Khả năng giữ nước của CTR là một tiêu chuẩn quan trọng trong tính toán xác định lượng nước rò rỉ từ bải rác. Nước đi vào mẫu CTR vượt quá khả năng giữ nước sẽ thoát ra tạo thành nước rò rỉ. Khả năng giữ nước tại hiện trường thay đổi phụ thuộc vào áp lực nén và trạng thái phân hủy của chất thải. Khả năng giữ nước 30 phần trăm theo thể tích tương đương với 30 inches. Khả năng giữ nước của hỗn hộp CTR (không nén) từ các khu dân cư và thương mại thường dao động trong khoảng 50 phần trăm đến 60 phần trăm.
Chuyển hóa lý học
- Phân loại: Quá trình này để tách riêng các thành phần CTR nhằm chuyển chất thải từ dạng hỗn hợp thành dạng tương đối đồng nhất để thu hồi các thành phần có thể tái sinh, tái sử dụng của CTR đô thị. Ngoài ra có thể tách những thành phần chất thải nguy hại và những thành phần có khả năng thu hồi năng lượng.
- Giảm thể tích cơ học: Phương pháp nén, ép thường được sử dụng giảm thể tích chất thải, thường được sử dụng những xe thu gom có lắp bộ phận ép nhằm làm tăng khối lượng rác thu gom trong một chuyến.
Giấy, carton, nhựa, lon nhôm, lon thiếc thu gom từ CTR thường được đóng kiện để giảm thể tích chứa, chi phí xử lý và vận chuyển. Đồng thời áp dụng phương pháp này sẽ tăng thời hạn sử dụng của BCL.
- Giảm kích thước cơ học: Nhằm giảm chất thải có kích thước đồng nhất và nhỏ hơn kích thước ban đầu. Trong một số trường hợp thể tích chất thải sau khi giảm kích thước sẽ lớn hơn thể tích ban đầu.
1.2.2 Tính chất hóa học:
Tính chất hóa học của CTR đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp xử lý và thu hồi nguyên liệu, các chỉ tiêu hóa học quan trọng của CTR đô thị gồm chất hữu cơ, chất tro, hàm lượng cacbon cố định, nhiệt trị.
1.2.2.1 Chất hữu cơ:
Chất hữu cơ được xác định bằng cách lấy mẫu rác đã làm phân tích xác định độ ẩm, đem đốt ở 950oC trong thời gian 1 giờ, phần bay hơi đi là phần chất hữu cơ hay còn gọi là tổn thất khi nung, thông thường chất hữu cơ dao động trong khoảng 40 – 60% giá trị trung bình là 53%.
1.2.2.2 Chất tro:
Là phần còn lại sau khi đốt ở nhiệt độ 950oC, tức là các chất trơ dư hay chất vô cơ. Chất vô cơ (%) = 100(%) – chất hữu cơ (%)
1.2.2.3 Hàm lượng cácbon cố định:
Là lượng cacbon còn lại sau khi đã loại bỏ các chất có thể bay hơi khi nung ở 950oC, hàm lượng này thường chiếm khoảng 5-12%, giá trị trung bình là 7%.
1.2.2.4 Nhiệt trị:
Là giá trị tạo thành khi đốt CTR. Giá trị nhiệt được xác định theo công thức Dulong: Btu/Ib = 145C + 610 (H2 - 1/8O2) + 40S + 10N
Trong đó : C : cacbon, % trọng lượng;
H2 : hydro, % trọng lượng,
O2 : oxy, % trọng lượng;
S : lưu huỳnh, % trọng lượng;
N : nitơ, % trọng lượng.
Chuyển hóa hóa học
- Đốt: là phản ứng hóa học giữa oxy với các thành phần hữu cơ trong chất thải, sinh ra các hợp chất thải bị oxy hóa cùng với sự phát sáng và tỏa nhiệt.
Chất hữu cơ + không khí(dư) CO2 + NO2 + không khí (dư) + NH3 + SO2 + NOx + tro + nhiệt.
Lượng không khí cấp dư nhằm đảm bảo quá trình đốt xảy ra hoàn toàn. Sản phẩm cuối của quá trình đốt cháy CTRĐT bao gồm khí nóng chứa CO2, H2O, không khí dư và không cháy còn lại. Trong thực tế ngoài những thành phần này còn có một lượng nhỏ các khí NH3, SO2, NOx và các khí vi lượng tùy thuộc vào bản chất của chất thải.
- Nhiệt phân: hầu hết các chất hữu cơ đều không bền với quá trình nung nóng. Chúng có thể bị phân hủy qua các phản ứng bởi nhiệt độ và ngưng tụ trong điều kiện không có oxy tạo thành những thành phần dạng rắn, lỏng và khí.
- Khí hóa: quá trình bao gồm quá trình đốt cháy một phần nhiên liệu C để thu nguyên liệu cháy và khí CO, H2 và một số nguyên tố hydrocarbon trong đó có CH4.
1.2.3 Tính chất sinh học:
- Trừ các hợp phần nhựa dẻo, cao su, đa phần chất hữu cơ của hầu hết các CTR đô thị có thể được phân loại như sau:
+ Sự tạo thành nước hòa tan như hồ tinh bột, Amino acid và các acid hữu cơ khác;
+ Hemixenluloza, một sự hóa đặc sản phẩm của đường 5 - cacbon và 6-cacbon;
+ Xenluloza, một sự hóa đặc của đường 6-cacbon;
+ Chất béo, dầu và chất sáp là các este của rượu và acid béo mạch dài;
+ Chất gỗ (lignin), một sản phẩm polime chứa các vòng thơm với nhóm (-OCH3), bản chất hóa học đúng của nó vẫm chưa được biết đến;
+ Lignocellulose sự kết hợp của lignin và xenluloza;
+ Protein được tạo thành từ các chuỗi amino acid.
- Tính chất sinh học quan trọng nhất của phần hữu cơ trong CTR đô thị là các hợp phần hữu cơ của CTR đều có thể bị biến đổi sinh học tạo thành các khí đốt, các chất trơ và các chất rắn vô cơ có liên quan. Sự phát sinh mùi và côn trùng có liên quan đến quá trình phân hủy của các vật liệu hữu cơ tìm thấy trong CTR đô thị.
1.2.3.1 Khả năng phân hủy sinh học của các thành phần hữu cơ trong CTR
- Hàm lượng chất rắn bay hơi (VS), xác định bằng cách đốt cháy CTR ở nhiệt độ 550oC, thường được sử dụng để đánh giá khả năng phân hủy sinh học của phần hữu cơ trong CTR. Tuy nhiên sử dụng giá trị VS để mô tả khả năng phân hủy sinh học của phần hữu cơ trong CTR thì không đúng bởi vì một vài thành phần hữu cơ của CTR rất dễ bay hơi nhưng lại kém khả năng phân huỷ sinh học như là giấy in. Thay vào đó hàm lượng lignin của CTR có thể đựơc sử dụng để ước lượng tỉ lệ phần dễ phân hủy sinh học của CTR, và được tính toán bằng công thức sau:
BF = 0,83 – 0,028LC (2 – 2)
Trong đó: BF: tỉ lệ phân hủy sinh học biểu diễn trên cơ sở VS;
0,83 và 0,028 là hằng số thực nghiệm;
LC: hàm lượng lignin của VS biểu diễn bằng % khối lượng khô.
- Các CTR với hàm lượng lignin cao như: giấy in có khả năng phân hủy sinh học kém hơn đáng kể so với các chất thải hữu cơ khác trong CTR đô thị. Trong thực tế các thành phần hữu cơ trong CTR thường được phân loại theo thành phần phân hủy chậm và phân huỷ nhanh.
1.2.3.2 Sự hình thành mùi hôi
- Mùi hôi có thể phát sinh khi CTR được lưu giữ trong khoảng thời gian dài ở một nơi giữa thu gom, trạm trung chuyển (TTC), và nơi chôn lấp. Sự phát sinh mùi tại nơi lưu trữ có ý nghĩa rất lớn, khi tại nơi đó có khí hậu nóng ẩm. Nói một cách cơ bản là sự hình thành của mùi hôi là kết quả của quá trình phân huỷ yếm khí với sự phân huỷ các thành phần hợp chất hữu cơ tìm thấy trong rác đô thị. Ví dụ, trong điều kiện yếm khí (khử), sunphat SO42- có thể phân huỷ thành sunfur S, và kết quả là S2- sẽ kết hợp với H2 tạo thành hợp chất có mùi trứng thối là H2S. Sự hình thành H2S là do kết quả của 2 chuỗi phản ứng hoá học.
2CH3CHOHCOOH + SO42- ® 2CH3COOH + S2- + 2 H2O + 2CO2
Lactate Sulfate Acid Acetic Sulfide ion
4H2 + SO42- ® S2- + 4H2O
S2- + 2H+ ® H2S
- Ion sulfide (S2-) có thể cũng kết hợp với muối kim loại như sắt, tạo thành các sulfide kim loại. S2- + Fe2+ ® FeS
+2H
- Nước rác tại bãi rác có màu đen là do kết quả hình thành các muối sulfide trong điều kiện yếm khí. Do đó nếu không có sự hình thành các muối sulfide thì việc hình thành mùi hôi tại BCL là một vấn đề ô nhiễm môi trường có tính chất nghiêm trọng.
CH3SCH2CH2CH(NH2)COOH CH3SH + CH3CH2CH2(NH2)COOH
CH3SH + H2O ® CH4OH + H2O
1.2.3.3 Sự hình thành ruồi nhặng
- Trong thời điểm mùa hè hay là trong khu vực khí hậu nóng ẩm, sự nhân giống và sinh sản của ruồi là vấn đề quan trọng cần quan tâm tại nơi lưu trữ CTR. Ruồi có thể phát triển trong thời gian 2 tuần sau khi trứng được sinh ra. Đời sống của ruồi nhặng từ khi còn trong trứng cho đến khi trưởng thành có thể được mô tả như sau:
+ Trứng phát triển 8-12 giờ
+ Giai đoạn I của ấu trùng (giòi) 20 giờ
+ Giai đoạn II của ấu trùng 24 giờ
+ Giai đoạn III của ấu trùng 3 ngày
+ Giai đoạn nhộng 4-5 ngày
Tổng cộng 9-11 ngày
- Giai đoạn phát triển của ấu trùng trong các thùng chứa rác đóng vai trò rất quan trọng và chiếm khoảng 5 ngày trong sự phát triển của ruồi. Để hạn chế sự phát triển của ruồi thì các thùng lưu trữ rác nên đổ bỏ để thùnng rỗng trong thời gian này để hạn chế sự di chuyển của các loại ấu trùng.
Chuyển hóa sinh học
- Quá trình phân hủy kị khí: là quá trình chuyển hóa các chất hữu cơ trong CTRĐT trong diều kiện kị khí xảy ra theo 3 bước
+ Quá trình thủy phân các hợp chất có phân tử lượng lớn thành những những hợp chất thích hợp là nguồn năng lượng;
+ Quá trình chuyển hoá các hợp chất sinh ra từ bước 1 thành các hợp chất có năng lượng thấp hơn;
+ Chuyển đổi các hợp chất trung gian thành phần sản phẩm riêng lẻ, chủ yếu là CH4 và CO2.
Ưu điểm
+ Chi phí đầu tư thấp, sản phẩm phân hủy, phân hầm cầu, phân gia súc có hàm lựợng dinh dưỡng cao;
+ Thu hồi khí phục vụ cho sản xuất;
+ Trong qúa trình ủ sẽ tồn tại một số loại vi sinh, vi khuẩn gây bệnh vì nhiệt độ thấp. Khi ủ chất thải với khối lượng 1000 tấn/ngày mới có hiệu quả kinh tế.
Nhược điểm
+ Thời gian phân hủy lâu 4-12 tháng;
+ Khí sinh ra có mùi hôi và khó chịu gây ảnh hưởng sức khỏe.
- Quá trình phân hủy hiếu khí: dựa trên sự hoạt động của vi khuẩn hiếu khí có mặt của oxy. Thông thường sau 2 ngày nhiệt độ tăng vào khoảng 450C, sau 6-7 ngày nhiệt độ đạt từ 70-750C. Đây là khoảng nhiệt độ thích hợp cho vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ.
Ưu điểm
+ Chi phí đầu tư thấp, sản phẩm phân hủy thấp, phân hầm cầu, phân gia súc có hàm lượng dinh dưỡng cao;
+ Thu hồi khí đốt phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất;
+ Chất thải phân hủy nhanh sau 2-4 tuần;
+ Vi sinh vật gây bệnh bị chết nhanh do nhiệt độ ủ tăng;
+ Mùi hôi bị khử do quá trình ủ.
Nhược điểm
+ Chi phí xử lý cao;
+ Kỹ thuật khó, phức tạp;
+ Trong quá vận hành cần duy trì một số đặc trưng trong quá trình
1.3 Tốc độ phát sinh CTR
Việc tính toán tốc độ phát thải rác là một trong những yếu tố quan trọng trong việc quản lý rác thải bởi vì từ đó người ta có thể xác định được lượng rác phát sinh trong tương lai ở một khu vực cụ thể có kế hoạch quản lý từ khâu thu gom, vận chuyển tới quản lý.
Bảng 1.6: Khối lượng CTRSH (không kể xà bần) của TP. HCM tính đến năm 2010
Năm
Dân số (*)
(người)
Khối lượng CTRSH
Tấn/năm (**)
Tấn/ngày
Kg/người/ngày
1996
4.748.596
1.058.468
2.900
0,61
1997
4.852.590
983.811
2.695
0,56
1998
4.957.856
939.943
2.575
0,52
1999
5.011.487
1.066.272
2.921
0,58
2000
5.117.129
1.483.963
4.066
0,79
2001
5.223.975
1.369.358
3.752
0,72
2002
5.332.006
1.508.543
4.133
0,78
2003
5.441.206
1.608.518
4.407
0,81
2004
5.551.554
1.708.493
4.681
0,84
2005
5.663.029
1.808.468
4.955
0,87
2006
5.775.610
1.908.443
5.229
0,91
2007
5.889.274
2.008.418
5.503
0,93
2008
6.003.997
2.108.393
5.776
0,96
2009
6.119.754
2.208.368
6.050
0,99
2010
6.236.519
2.308.343
6.324
1,01
Ghi chú:
- Năm 2010: ước tính
- (*) dân số từ năm 1996 đến năm 2001 lấy từ niên giám thống kê của thành phố Hồ Chí Minh
- (**) khối lượng CTRSH từ năm 1996 đến năm 2010 do Công ty Môi Trường Đô Thị cung cấp
1.3.1 Phương pháp dùng xác định khối lượng CTR
Xác định khối lượng CTR phát sinh và được thu gom là một trong những điểm quan trọng của việc quản lý CTR. Các số liệu đánh giá thu thập về tổng khối lượng chất thải phát sinh cũng như khối lượng CTR được sử dụng nhằm:
- Hoạch định và đánh giá kết quả của quá trình thu hồi, tái sinh tái chế.
- Thiết kế các phương tiện vận chuyển, thiết bị vận chuyển, xử lý CTR.
1.3.1.1 Đo thể tích và khối lượng:
- Trong phương pháp này cả khối lượng hoặc thể tích của CTR đều được dùng để đo đạc lượng CTR. Tuy nhiên phương pháp đo thể tích thường có sự sai số cao
- Để tránh nhầm lẫn lượng CTR nên được biễu diễn dưới dạng khối lượng, khối lượng là thông số biễu diễn chính xác nhất lượng CTR vì có thể cân trực tiếp mà không cần kể đến mức độ nén ép. Biễu diễn bằng khối lượng cũng cẩn thiết trong tính toán vận chuyển vì lượng chất thải được phép chuyên chở trên đường thường quy định bởi giới hạn khối lượng hơn là thể tích.
1.3.1.2 Phương pháp đếm tải:
Phương pháp này dựa vào xe thu gom, đặc điểm và tính chất của nguồn chất thải tương ứng (loại chất thải, thể tích ưóc lượng) được ghi nhận trong một thời gian dài. Khối lượng chất thải phát sinh trong thời gian khảo sát (gọi là khối lượng đơn vị) sẽ được tính toán bằng cách sử dng các số liệu thu thập được tại khu vực nghiên cứu trên và các số liệu đã biết.
1.3.1.3 Phương pháp cân bằng vật chất:
Đây là phương pháp cho kết quả chính xác nhất, thực hiện cho các nguồn phát sinh riêng lẻ như các hộ gia đình, khu thương mại, các khu công nghiệp. Phương pháp này sẽ cho những dữ liệu đáng tin cậy cho chương trình quản lý CTR.
1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phát sinh CTR
1.3.2.1 Ảnh hưởng của việc giảm thiểu và tái sinh chất thải tại nguồn
- Có thể nói việc giảm chất thải tại nguồn là phương pháp hiệu quả nhất nhằm làm giảm số lượng CTR, giảm chi phí phân loại và các tác động bất lợi do chúng gây ra đối với môi trường.
- Giảm thiểu chất thải tại nguồn phát sinh có thể thực hiện qua các bước như thiết kế, sản xuất và đóng gói sản phẩm sao cho lượng chất thải ra chiếm một lượng nhỏ nhất, thể tích vật liệu sử dụng ít nhất và thời gian sử dụng của sản phẩm dài nhất. Việc giảm thiểu chất thải có thể xảy ra ở mọi nơi như các hộ gia đình, các khu thương mại, các khu công nghiệp thông qua khuynh hướng tìm kiếm và mua những sản phẩm hữu dụng và việc có thể tái sử dụng sản phẩm đó. Nhưng trên thực tế hiện nay thì thiểu chất thải tại nguồn chưa đượcc thực hiện một cách nghiêm ngặt và đồng bộ nên không ưóc tính được ảnh hưởng của công tác giảm thiểu chất thải tại nguồn tới việc phát sinh chất thải. Tuy nhiên nó đã trỏ thành yếu tố quan trọng cần được nhà nước và người dân quan tâm để giảm lượng chất thải trong tương lai.
1.3.2.2 Ảnh hưởng của luật pháp.
Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới sự phát sinh khối lượng CTR là sự ban hành các luật lệ, quy định liên quan tới việc sử dụng các vật liệu và đổ bỏ phế thải.. Ví dụ như quy định các loại vật liệu làm thùng chứa và bao bì, quy định về việc sử dụng túi vải, túi giấy thay cho túi nilon…chính các quy định này khuyến khích việc mua bán và sử dụng lại các loại chai, lọ chứa.
1.3.2.3 Ý thức người dân
Khối lượng CTR phát sinh sẽ giảm đáng kể nếu người dân bằng lòng và sẵn sàng thay đổi ý muốn cá nhân, tập quán và cách sống cách duy trì bảo vệ tài nguyên nguyên thiên nhiên đồng thời giảm gánh nặng về kinh tế, điều này có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý CTR. Chương trình giáo dục thường xuyên là cơ sở dẫn đến sự thay đổi thái độ của công chúng.
1.3.2.4. Sự thay đổi theo mùa
- Vào các mùa lễ tết và giáng sinh, đây là mùa mà nhu cầu tiêu dùng của con người gia tăng kéo theo lượng rác thải ra môi trường cũng tăng theo.
- Ngoài ra lượng rác thải sinh hoạt còn phụ thuộc vào thời tiết như mùa hè ở các nước ôn đới CTR thực phẩm chứa nhiều rau và trái cây.
1.4. Ảnh hưởng của CTR đến môi trường
1.4.1. Ảnh hưởng đến môi trường nước
- Các CTR, nếu là chất thải hữu cơ sẽ bị phân hủy nhanh chóng trong môi trường nước. Phần nổi lên mặt nước sẽ có quá trình khoáng hóa hữu cơ để tạo ra các sản phẩm trung gian sau đó những sản phẩm cuối cùng là khoáng chất và nước. Phần chìm trong nước sẽ có quá trình phân giải yếm khí để tạo ra các hợp chất trung gian và sau đó là sản phẩm cuối cùng CH4, H2S, H2O, CO2. Tất cả các chất trung gian đều gây mùi hôi thối và là độc chất. Bên cạnh đó, còn rất nhiều vi trùng và siêu vi trùng làm ô nhiễm nguồn nước.
- Nếu rác thải là những chất kim loại thì nó gây nên hiện tượng ăn mòn trong môi trường nước. Sau đó oxy hóa có oxy hóa xuất hiện, gây nhiễm bẩn trong môi trường nước, nguồn nước. Những chất thải độc như Hg, Pb hoặc các chất phóng xạ sẽ làm nguy hiểm hơn
1.4.2. Ảnh hưởng đến môi trường không khí
Các CTR thường có một phần có thể bay hơi và mang theo mùi làm ô nhiễm không khí. Có những chất thải có khả năng thăng hoa phát tán trong không khí gây ô nhiễm trực tiếp, có những loại rác dễ phân hủy (thực phẩm, trái cây bị hôi thối) trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (nhiệt độ tốt nhất là 35oC và độ ẩm là 70-80%) sẽ được các vi sinh vật phân hủy tạo mùi hôi, các chất khí ônhiễm có tác động xấu đến môi trường, sức khỏe và khả năng hoạt động của con người.
Bảng 1.7: Thành phần khí từ BCL CTR
Thời gian
(Tháng)
Thành phần % thể tích khí
Nitơ – N2
Cabonic – CO2
Metan – CH4
0 – 3
5.2
88
5
3 – 6
3.8
76
21
6 – 12
0.4
65
29
12 – 18
1.1
52
40
18 – 24
0.4
53
47
24 - 30
0.2
52
48
30 – 36
1.3
46
51
36 – 42
0.9
50
47
42 - 48
0.4
51
48
(Nguồn: Lê Huy Bá, 2000)
Theo bảng 1.7 CTR sinh ra các chất khí gồm có: NH3, CO2, CO, H2, H2S, CH4, NH2…Hầu hết khí trong bãi rác là CO2, và CH4 (chiếm 90%)
1.4.3. Ảnh hưởng đến môi trường đất
- Các chất thải hữu cơ sẽ được vi sinh vật phân hủy trong môi trường đất : khi chất thải đi vào môi trường đất sẽ xảy ra quá trình phân giải yếm khí và hiếu khí, sẽ tạo ra các sản phẩm trung gian và cuối cùng nếu là hiếu khi thì hình thành nên các khoáng chất đơn giản, H2O, CO2; yếm khí thì sản phẩm cuối cùng chủ yếu là : CH4, H2O, CO2, sự tạo thành khí CH4 trong điều kiện yếm khí làm xuất hiện thêm chất độc trong môi trường đất, khí thoát ra sẽ bốc lên và góp phần làm gia tăng hiệu ứng nhà kính. Ở các BCL, sự phân giải các chất hữu cơ gây mùi hôi thối khiến cho không khí trong đất bị ô nhiễm ảnh hưởng đến vi sinh vật sống môi trường đất. Các chất độc sinh ra trong quá trình lên men khuếch tán và thấm vào đất nằm lại ở trong đó, nhất là H2S.
- Nước rỉ ra từ bãi rác và hầm cầu làm ô nhiễm trầm trọng về mặt sinh học.
- Môi trường đất có khả năng tự làm sạch cao hơn môi trường nước và không khí do môi trường đất có hạt keo đất có đặc tính mang điện, tỉ diện hấp thụ lớn khả năng hấp thụ và trao đổi ion lớn. Song, một khi lượng rác thải lớn vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường đất thì tình trạng ô nhiễm lại trở nên nặng nề gấp bội, lúc này đất sẽ bị suy thoái. Các chất gây ô nhiễm (vi trùng, kim loại nặng, các chất phóng xạ độc hại…) theo các mao quản trong đất thấm xuống mạch nước ngầm, làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.
1.4.4. Ảnh hưởng đến cảnh quan và sức khỏe con người
- CTR phát sinh từ các khu đô thị nếu không được thu gom và xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng dân cư và làm mất vẻ mỹ quan đô thị
- Thành phần CTR rất phức tạp, trong đó có chứa các mầm bệnh từ người và gia súc, các chất thải hữu cơ, xác súc vật chết … Tạo điều kiện cho muỗi, chuột, ruồi …sinh sản và lây lan mầm bệnh cho người, nếu nặng trở thành dịch bệnh cho người và vật nuôi.
- Một số vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng… tồn tại trong rác thải có thể gây bệnh cho người như: sốt rét, bệnh ngoài da, dịch hạch, thương hàn, phó thương hàn, tiêu chảy, giun sán, lao…
- Phân loại, thu gom và xử lý rác không đúng quy định là nguy cơ gây bệnh nguy hiểm cho công nhân vệ sinh, người bới rác, nhất là khi gặp phải các CTR nguy hại từ y tế, công nghiệp như: kim tiêm, ống chích, mầm bệnh, vật liệu sắc, nhọn….
- Tại các bãi đổ lộ thiên, nếu không được quản lý tốt sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho bãi rác và cho cộng đồng dân cư trong khu vực: gây ô nhiễm không khí, nguồn nước, ô nhiễm đất và là nơi nuôi dưỡng các vật chủ trung gian truyền bệnh cho người. Rác thải nếu không thu gom tốt cũng là một trong những yếu tố gây cản trở dòng chảy, làm giảm khả năng thoát nứớc của các sông rạch và hệ thống thoát nước đô thị.
1.5 Xử lý CTR
1.5.1 Phương pháp ổn định CTR bằng công nghệ Hydromex
- Đây là một công nghệ mới lần đầu tiên được áp dụng tại Hoa Kỳ (2/1996), công nghệ này nhằm xử lý rác thải đô thị kể cả rác độc hại thành các sản phẩm phục vụ xây dựng, làm vật liệu, ….
- Bản chất của công nghệ là nghiền nhỏ rác sau đó polyme hoà và sử dụng áp lực lớn nén, ép, định hình các sản phẩm. Rác sau khi được thu gom (rác hỗn hợp, kể cả rác cồng kềnh) chuyển về nhà máy, rác thải không cần phân loại được đưa vào cắt, nghiền nhỏ sau nó chuyển tới thiết bị trộn băng tải. Chất thải lỏng được pha trộn trong bồn phản ứng, các chất trung hoà và khử độc xảy ra trong bồn. Sau đó, chất thải lỏng từ bồn phản ứng được bơm vào các thiết bị trộn; chất thải kết dính với nhau sau khi thành phần polymer được cho them vào. Sản phẩm ở dạng bột được chuyển đến nhà máy ép khuôn và cho ra sản phẩm mới, công nghệ này an toàn về mặt môi trường và không độc hại.
- Ưu điểm:
+ Công nghệ đơn giản, chi phí không lớn;
+ Xử lý được CTR và lỏng;
+ Rác sau xử lý bán thành phẩm;
+ Tăng cường khả năng tái chế, tận dụng chất thải, tiết kiệm diện tích xây dựng BCL.
1.5.2 Phương pháp đốt
- Đốt rác là giai đọan xử lý cuối cùng được áp dụng cho một số loại chất thải nhất định không thể xử lý bằng các biện pháp khác. Đây là quá trình xử dụng nhiệt để chuyển đổi chất thải từ dạng rắn sang dạng khí, lỏng và tro… đồng thời giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt. Hay nói cách khác đốt rác là giai đoạn oxy hoá nhiệt độ cao với sự có mặt của oxy trong không khí trong đó có rác độc hại được chuyển hoá thành khí và CTR không cháy. Các chất khí được làm sạch hoặc không được làm sạch thoát ra ngoài không khí, CTR còn lại thì được mang đi chôn lấp.
- Ưu điểm
+ Xử lý triệt để các chất độc hại của chất thải đô thị;
+ Thu hồi năng lượng nhiệt để tái sử dụng vào mục đích quan trọng;
+ Hiệu quả xử lý cao đối với loại chất hữu cơ có vi trùng lây nhiễm như chất thải y tế cũng như chất thải nguy hại khác.
- Nhược điểm
+ Vốn đầu tư ban đầu cao hơn rất nhiều so với các phương pháp xử lý khác và việc thiết kế lò đốt phức tạp đòi hỏi năng lực kỹ thuật cao;
+ Đối với chất thải có hàm lượng ẩm cao, hay các thành phần không cháy cao thì việc đốt rác không thuận lợi.
1.5.3 Phương pháp sinh học
- Phương pháp sinh học với sự tham gia của các vi sinh vật, xử lý bằng phương pháp này thực chất là một công nghệ khép kín. Rác sinh hoạt sau khi thu gom sẽ được băng tải để phân loại. Rác hữu cơ được tách riêng sau đó được nghiền nhỏ rồi đem ủ. Trong khoảng 10 – 12 ngày sẽ diễn ra quá trình lên men sinh học kỵ khí và hiếu khí.
- Quá trình phân hủy sinh học sẽ sinh ra các loại khí sinh học trong đó có khí metan. Ơ những quy trình lâu năm khí metan có thể lên tới 60 - 65%. Còn tại quá trình lên men hiếu khí CTR hữu cơ sẽ được chuyển hóa thành phân vi sinh. Kết quả cho thấy khi tiến hành xử lý rác tại một số nhà máy ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy mỗi tấn rác thải hữu cơ sau khi xử lý sẽ thu được khoảng 300 kg phân và vi sinh và 5m3 khí sinh học. Những sản phẩm này sẽ đượcc thu hồi và sử dụng trong sản xuất.
- Có thể nói xử lý bằng công nghệ sinh học đã đem lại hiệu quả kinh tế hết sức thuyết phục nó có rất nhiều ưu điểm vượt trội như:
+ Tuy so vốn đầu tư ban đầu cao hơn 2 – 3 lần BCL nhưng tính tổng thể lượng thời gian sử dụng thì rẻ hơn các BCL rất nhiều. Nhà máy chỉ cần 20% diện tích BCL nên tiết kiệm đượcc 80% đất đai;
+ Sản xuất được lượng phân bón và nhiệt đáng kể để phục vụ đời sống.
- Qua phân tích thành phần CTRSH cho thấy thành phần CTR hữu cơ của thành phố chúng ta chiếm khoảng 55 ¸ 60% là tỷ lệ rất cao và thích hợp với phương pháp này. Theo các nhà chuyên môn thì tiềm năng CTR để chế biến phân vi sinh và khí sinh học của chúng ta là rất lớn. Với tốc độ dân số tăng nhanh như hiện nay thì dự kiến năm 2020 lượng CTR mà thành phố thải ra là 1.952.354 tấn/năm. Lượng CTR này sẽ cho khoảng 3.619.600 m3 khí sinh học mà mỗi m3 khí sẽ cho khoảng 1.27kWh điện và 5.600 kcal nhiệt trị.
1.5.4 Phương pháp chôn lấp
- Chôn lấp là phương pháp cổ điển nhất, kinh tế nhất và có thể chấp nhận được về mặt môi trường. Ngay cả khi áp dụng các biện pháp giảm thiểu lượng chất thải, tái sinh, tái sử dụng và cả kỹ thuật chuyển hoá chất thải, việc thải bỏ phần chất thải còn lại ra BCL vẫn là một khâu trong chiến lược quản lý tổng hợp CTR.
- Ưu điểm
+ Phù hợp với vùng có diện tích đất rộng;
+ Xử lý được tất cả các loại CTR kể cả CTR mà các phương pháp khác không thể xử lý triệt để hoặc không xử lý được;
+ Sau khi đóng cửa BCL có có thể sử dụng với mục đích khác nhau như: bãi giữ xe, sân chơi, công viên. Vốn đầ tư ban đầu, chi phí hoạt động BCL thấp hơn so với các phương pháp khác;
+ Thu hồi năng lượng từ khí gas.
- Nhược điểm
+ Tốn rất nhiều diện tích đất, nhất là nơi tài nguyên đất còn khan hiếm;
+ Khó khăn trong việc kiểm soát lượng khí thải và nước rỉ rác;
+ Có nguy cơ gây cháy nổ, gây nguy hiểm do phát sinh khí CH4, H2S;
+ Phải tiến hành quan trắc chất lượng môi trường sau khi đóng cửa.
1.5.5 Phương pháp nhiệt phân
So với phương pháp chôn lấp và phương pháp đốt, phương pháp nhiệt phân với nhiệt độ thấp tỏ ra có nhiều ưu điểm hơn như: cho ra sản phẩm chính là than tổng hợp có hàm lượng lưu huỳnh thấp có thể dung làm nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện, quy trình xử lý đơn giản, vì xử lý trong nhiệt độ thấp (khoảng 50oC) nên tránh được các nguy cơ phản ứng sinh ra chất độc hại và hiệu quả xử lý cao.
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ QUẬN PHÚ NHUẬN
Hình 2.1: Bản đồ dịa giới hành chính của Quận Phú Nhuận
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1 Vị trí địa lý, diện tích, ranh giới
- Quận Phú Nhuận là một Quận nội thành cận trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, nằm trong khoảng tọa độ địa lý 10047’44N Vĩ độ Bắc và 106040’26E Kinh Đông, giới hạn bởi các đường: Phan Đăng Lưu, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Kiệm, Lê Văn Sỷ, Trần Quang Diệu, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Trọng Tuyển, Cầu Kiệu.
- Địa giới hành chính Quận Phú Nhuận:
+ Phía Đông giáp với Quận Bình Thạnh.
+ Phía Tây giáp với Quận Tân Bình.
+ Phía Nam giáp với Quận 1, 3.
+ Phía Bắc giáp với Quận Gò Vấp.
- Về quy mô lãnh thổ: Quận có diện tích rộng 4,9km², chiếm 0,24% diện tích toàn Thành phố (2093,7 km2).
- Về tổ chức hành chính: Quận được chia thành 15 Phường, diện tích giữa các Phường không đồng đều.
2.1.2 Địa hình, địa chất, thủy văn
- Địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao so với mặt nước biển là 4,0m. Thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Địa chất của loại đất này thuộc khối phù sa cổ
- Quận có hệ thống kênh rạch dài 2.266m (Kênh Nhiêu Lộc) đi qua các Phường 2, 7, 12, 13, 14, 17
2.1.3 Khí hậu
- Quận Phú Nhuận nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa mang tính cận xích đạo. Nhiệt độ tương đối cao và ổn định, nhiệt độ cao nhất là 390C và thấp nhất là vào khoảng 27,50C.
- Do ảnh hưởng của khí hậu nên khu vực chỉ tồn tại hai mùa mưa, nắng rõ rệt. Thường là 6 tháng mùa nắng (từ tháng 5 đến tháng 11) và 6 tháng mùa mưa (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau). Đôi khi, do ảnh hưởng thời tiết nên gây ra hiện tượng bất thường là tháng nắng nhiều hơn tháng mưa hoặc ngược lại.
- Độ ẩm không khí trung bình là 79,6%. Lượng mưa bình quân vào khoảng 1.979 mm/năm.
2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
2.2.1 Kinh tế
Các ngành kinh tế của Quận chủ yếu nghiêng về dịch vụ thương mại là chính, sản xuất là thứ yếu. Hiện nay trên toàn địa bàn Quận có 5.306 cơ sở kinh tế.
Bảng 2.1: Danh sách số lượng các cơ sở kinh tế tại Quận Phú Nhuận
STT
Loại hình cơ sở kinh tế
Số lượng
01
Dịch vụ nhà hàng, khách sạn
243
02
Dịch vụ gia công
1936
04
Cơ sở sành sứ
40
05
Điểm bán vật liệu xây dựng
76
06
Cơ sở sản xuất buôn bán vải sợi
90
07
Cơ sở sản xuất chế biến lương thực thực phẩm
846
08
Cửa hàng ăn uống giải khát
939
09
Cửa hàng bách hóa tổng hợp
480
10
Chợ lớn và nhỏ: Phú Nhuận, Trần Hữu Trang, Nguyễn Đình Chiều, Lò Đúc, chợ nhóm
08
(Nguồn: Phòng kinh tế Quận Phú Nhuận, 2009)
2.2.2 Xã hội
2.2.2.1 Dân số:
Hiện nay, Quận Phú Nhuận có tổng số dân là 285.000 người với mật độ dân số trung bình là 58.000 người/km2. Tổng số nhà ở là 30.535 căn hộ, 11 chung cư – cư xá
2.2.2.2 Y tế
- Hệ thống các cơ sở y tế trên địa bàn Quận nhìn chung đáp ứng được nhu cầu của người dân. Quận có 5 bệnh viện: bệnh viện An Sinh, bệnh viện Đại học y dược, bệnh viện y học dân tộc.
- Các cơ sở y tế do Quận quản lý bao gồm Trung tâm chẩn đoán y khoa, phòng khám da liễu, phòng khám đa khoa, phòng khám khu vực I, phòng khám lao, phòng khám đông y, phòng khám tâm thần, phòng khám răng hàm mặt I, II, , nhà hộ sinh, đội vệ sinh phòng dịch, đội kế hoạch hóa gia đình và 15 trạm y tế phường.
Bệnh viện Phú Nhuận
Bệnh viện An sinh
Hình 2.2: Cơ sở y tế tại Quận Phú Nhuận
2.2.2.3 Giáo dục:
Phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo là công tác được Quận đặc biệt quan tâm. Hiện nay, hệ thống giáo dục nhìn chung đáp ứng được nhu cầu của Quận, trên toàn Quận có 24 trường cấp I, II, III và 45 điểm mẫu giáo, nhà trẻ.
Trường THPT Hàn Thuyên
Trường THPT Phú Nhuận
Hình 2.3: Trường học tại Quận Phú Nhuận
2.2.2.4 Văn hóa thông tin - thể dục thể thao:
Cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động văn hóa - thể thao được đầu tư mới và nâng cấp trở thành khu vui chơi, giải trí sinh hoạt văn hóa lành mạnh trong nhân dân. Song song với việc phát triển loại hình văn hóa nghệ thuật, các phong trào rèn luyện thân thể theo chủ trương xã hội hóa, nhiều phong trào thi đua xây dựng các thiết chế văn hóa như: người tốt việc tốt, gia đình văn hóa, cuộc vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở,… đã bắt rễ sâu rộng, được đông đảo các ngành, các giới và quần chúng nhân dân đồng tình hưởng ứng.
Nhà thi đấu Rạch Miễu – Phú Nhuận
Trung tâm văn hoá Phú Nhuận
Hình 2.4: Trung tâm văn hoá – giải trí tại Quận Phú Nhuận
2.3 Cơ sở hạ tầng
2.3.1 Giao thông vận tải
- Hệ thống giao thông đường bộ tại địa bàn Quận tỏa đi khắp nơi, được xây dựng và phát triển khá nhanh, hiện có 66 con đường lớn nhỏ có tên với tổng chiều dài 500.000m trong đó có 14 tuyến đường chính với tổng chiều dài là 120.000m, toàn bộ các hẻm lớn nhỏ đầu được xi măng hóa để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Tuy nhiên vào các giờ cao điểm thường xảy ra ùn tắc giao thông tại một số tuyến đường chính nhưng vẫn chưa đến mức báo động.
- Hệ thống giao thông đường sắt băng ngang qua các Phường 4, 5, 8, 9, 10, 11, 13, 14.
2.3.2 Hệ thống cấp điện – nước
- Nguồn điện sử dụng được cấp từ mạng lưới điện quốc gia từ các nhà máy Thủ Đức, Chợ Quán.
- Nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt chủ yếu được cung cấp từ hai nguồn: nguồn nước mặt từ nhà máy nước Thủ Đức và nguồn nước ngầm từ nhà máy nước Hóc Môn. Nhìn chung hệ thống cấp nước có khả năng cung cấp đủ cho tất cả các hộ dân trên địa bàn Quận.
Thông tin lin lạc
Hệ thống điện thoại kỹ thuật số, các phương tiện thông tin hiện đại và nối mạng khắp nơi trong nước và quốc tế. Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những nơi có hệ thống thông tin liên lạc tốt nhất nước ta.
2.3 Hiện trạng môi trường tại Quận Phú Nhuận
2.4.1 Lĩnh vực xây dựng
Hiện nay tốc độ xây dựng của Quận đang trong giai đoạn phát triển khá nhanh, trong khi việc quản lý môi trường trong lĩnh vực này còn lỏng lẻo. Tình trạng các xe chở vật liệu xây dựng làm rơi vãi trên đường và tập kết bừa bãi trên các lề đường làm mất vệ sinh gây ô nhiễm môi trường về bụi và làm mất mỹ quan đô thị vẫn thường xảy ra. Hiện tượng đổ xà bần bừa bãi trên một số tuyến đường và tại các điểm tập kết rác trên địa bàn Quận khá phổ biến. Việc phát hiện và xử lý các vi phạm này rất khó khăn vì thông thường hoạt động này được thực hiện vào ban đêm hoặc ở những nơi ít ai để ý.
2.4.2 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh:
Nhìn chung ô nhiễm môi trường tại Quận do hoạt động sản xuất kinh doanh chưa đến mức báo động, do trên địa bàn Quận không có các nhà máy sản xuất lớn. Các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở Quận thường tập trung vào các nghề như sản xuất vải sợi, gia công, chế biến lương thực thực phẩm với quy mô hoạt động vừa và nhỏ. Vì vây ô nhiễm chủ yếu phát sinh từ tiếng ồn, bụi và CTR.
2.4.3 Cộng đồng dân cư
- Do tình hình phát triển dân số và dân nhập cư sống trên địa bàn Quận ngày càng tăng nên lượng CTRSH thải ra mỗi ngày càng lớn. Đây cũng là yếu tố gây ô nhiễm môi trường nếu không có biện pháp thu gom hợp lý và hiệu quả. Nhận thức của một số người dân về việc bảo vệ môi trường chưa cao nên còn xảy ra tình trạng đổ rác bừa bãi tại các điểm đặt thùng rác công cộng hoặc đổ tại các vỉa hè nơi ít người qua lại. Ô nhiễm phát sinh chủ yếu là CTRSH.
- Sự không đồng bộ về thiết bị thu gom của đội thu gom CTR dân lập đã gây nhiều vấn đề cho môi trường xung quanh. Đa số lực lượng dân lập còn sử dụng xe ba gác hoặc các xe tự cải tiến không đúng quy định để vận chuyển rác làm rơi vãi trên đường phố gây ô nhiễm môi trường và không đảm bảo vệ sinh an toàn trong quá trình vận chuyển CTR TTC.
- Tình hình ngập úng trên địa bàn Quận Phú Nhuận đã được cải thiện khá nhiều so với những năm trước đây, chỉ còn một số điểm xảy ra nập úng khi trời mưa lớn hoặc những lúc triều cường dân cao như Phường 2, 7, 12, 17. Các điểm ngập úng này thường tập trung tại các hẻm nhỏ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do:
+ Hệ thống cống thoát nước của Quận chưa đủ khả năng thoát nước;
+ Do quá trình thi công lắp đặt cống thoát nước và nâng cấp hẻm với cao trình không phù hợp như cống thoát nước hẻm thấp hơn cống thoát nước chính, mặt hẻm thấp hơn mặt đường.
2.4.4 Giao thông
Nguồn ô nhiễm chủ yếu phát sinh từ giao thông là bụi, khí thải, tiếng ồn từ các động cơ xe cộ lưu thông trên đường vào giờ cao điểm. Nguồn ô nhiễm này gây ảnh hường đến sức khỏe không chỉ của người lưu thông tr6n đường phố mà nó còn ảnh hưởng đến các hộ dân sống trên địa bàn Quận.
CHƯƠNG 3
HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN PHÚ NHUẬN
3.1 Thành phần và khối lượng CTRSH tại Quận Phú Nhuận
3.1.1 Nguồn gốc phát sinh
Cũng như nhiều đô thị khác, thành phần CTRSH tại Quận Phú Nhuận nói riêng và Thành phố Hồ Chí Minh nói chung rất phức tạp, bao gồm khoảng 14-16 thành phần tuỳ thuộc vào mục đích phân loại. CTRSH tại Quận Phú Nhuận thường có nhiều loại và phát sinh từ các nguồn sau :
Bảng 3.1: Nguồn phát sinh và thành phần CTRSH tại Quận Phú Nhuận
STT
Nguồn gốc phát sinh CTRSH
Thành phần chủ yếu
1
Nhà ở, hộ gia đình
Rau, quả, thực phẩm dư thừa, giấy, da, vải, nhựa, thuỷ tinh, sành sứ, kim loại,...
2
Trường học
Giấy, dụng cụ học tập, bao bì, vỏ hộp, hoá chất phòng thí nghiệm,...
3
Cơ quan, công sở
Giấy, đồ dùng văn phòng, nhựa, thuỷ tinh, bao bì,...
4
Nhà hàng, khách sạn, quán ăn
Các loại thực phẩm, giấy, nhựa, bao bì, vỏ hộp,...
5
Khu vui chơi, giải trí
6
Bệnh viện, cơ sở y tế
CTRSH thông thưởng, chất thải y tế (bệnh phẩm, bông băng, kim tiêm, dụng cụ y tế,...), các chất độc hại khác
7
Đường phố
Cành lá cây khô, xác chết động vật, phân động vật và các loại CTRSH thông thưởng khác,...
8
Chợ, trung tâm thương mại
Rau quả, thức ăn dư thừa, đầu ruột tôm cá và các loại CTRSH thông thưởng khác,...
9
Các cơ sở dịch vụ
Các loại CTRSH thông thưởng và những loại chất thải đặc thù tuỳ theo loại hình dịch vụ sản xuất kinh doanh
10
Công trình xây dựng
Xà bần
3.1.2 Khối lượng và thành phần CTRSH
Theo thống kê của Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ công ích Phú Nhuận và các Nghiệp đoàn rác dân lập thì khối lượng CTRSH thu gom trên địa bàn Quận Phú Nhuận tăng không đáng kể qua từng năm, trong đó CTRSH phát sinh từ khu dân cư chiếm tỷ lệ cao nhất. Đồng thời, khối lượng CTRSH phát sinh, thu gom được hàng ngày thay đổi theo các tháng khác nhau trong năm và đặc biệt tăng cao vào các ngày nghỉ, lễ, ngày có chiến dịch tổng vệ sinh đường phố,...
Bảng 3.2: Thống kê khối lượng CTRSH thu gom trên địa bàn Quận Phú Nhuận (số liệu này không bao gồm CTR y tế):
STT
Khối lượng CTRSH
(tấn/ngày)
Tỷ lệ tăng
(%/năm)
1998
219
-
1999
229
4,40
2000
234
2,14
2001
239
2,09
2002
244
2,05
2003
249
2,00
2004
254
1,96
2005
270
5,92
2006
292
7,53
2007
308
5,19
2008
319
3,45
2009
327
2,45
2010
334
1,22
(Nguồn: Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ công ích Phú Nhuận, 2010)
Năm
Hình 3.1: Biến thiên khối lượng CTRSH thu gom tại Quận Phú Nhuận
Bảng 3.3: Nguồn phát sinh và khối lượng CTR trên địa bàn Quận Phú Nhuận
STT
Nguồn phát sinh
Khối lượng
(tấn/ngày)
Tỷ lệ thành phần
(%)
1
Đường phố, khu công cộng
60
18,5
2
Khu dân cư
218
66,7
3
Trường học
12
3,70
4
Chợ
37
11,1
5
Công trình xây dựng (xà bần)
-
-
Tổng cộng
327
100
(Nguồn: Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ công ích Phú Nhuận, 2005)
- Thành phần CTRSH thay đổi tùy theo nguồn phát sinh. Cũng như nhiều đô thị và thành phố khác ở Việt Nam và thế giới, thành phần CTRSH của Quận Phú Nhuận nói riêng và TP.HCM nói chung rất phức tạp, bao gồm khoảng 14 -16 thành phần tùy thuộc mục đích phân loại.
- Đồng thời, thành phần CTRSH cũng là một thông số quan trọng nhất dung để thiết kế, lựa chọn thiết bị tính toán nhân lực vận hành hệ thống kỹ thuật quản lý CTR
- Khảo sát, phân tích ngẫu nhiên 121 mẫu CTR tại các hộ gia đình và 3 chợ (chợ Phú Nhuận, chợ Trần hữu Trang, chợ Ga Phường 9), 5 trường học, 4 cơ quan – công sở trên địa bàn Quận Phú Nhuận. Kết quả được thể hiện trong bảng 3.4
Bảng 3.4: Khối lượng và thành phần CTRSH của Quận Phú Nhuận
STT
Thành phần
Thành phần phần trăm khối lượng (%)
Hộ gia đình
Trường học
Chợ
Cơ quan - công sở
Chất thải thực phẩm
75,00
58,42
82,31
52,69
Chất thải còn lại
25,00
41,58
17,69
47,31
1
Giấy
4,20
23,41
5,97
20,0
2
Carton
0,10
1,54
3,52
5,86
3
Nylon
4,31
4,38
0,12
4,32
4
Nhựa
1,45
2,24
0,34
2,69
5
Gỗ
0,70
0,13
0
0
6
Thuỷ tinh
1,63
1,43
0,1
1,57
7
Sắt
0,92
1,10
0,04
0
8
Thiếc
0
0
0,58
0
9
Đồng, nhôm
0
0
0
0
10
Vải
1,62
0
0,23
2,94
11
Cao su
0,15
0
0
0
12
Sành sứ
1,00
2,1
1,58
0
13
Thành phần khác
8,92
5,25
5,21
9,93
(Nguồn: Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ công ích Phú Nhuận, 2009)
3.2 Hệ thống quản lý hành chính
3.2.1 Đơn vị quản lý
Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ công ích Phú Nhuận (gọi tắt là Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ công ích Phú Nhuận) là đơn vị hoạt động trực tiếp trong lĩnh vực công ích của nhà nước có chức năng kinh doanh trong các lĩnh vực sau:
- Lĩnh vực công ích:
+ Quét dọn, thu gom và vận chuyển CTR đô thị trên địa bàn Quận Phú Nhuận.
+ Quản lý, duy tu, bảo dưỡng và xây dựng các công trình hạ tầng đô thị theo phân cấp quản lý của Quận và theo chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao
+ Quản lý và ký hợp đồng cho thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước, duy tu, nâng cấp nhà theo chỉ tiêu kế hoạch.
+ Quản lý, duy tu, chăm sóc các công viên, hoa viên, tiểu đảo, cây xanh trên đường phố Quận Phú Nhuận.
- Lĩnh vực kinh doanh khác:
+ Thi công xây dựng và tư vấn thiết kế trang trí nội ngoại thất các công trình dân dụng, công nghiệp theo quy mô vừa và nhỏ.
+ Sản xuất kinh doanh vật tư xây dựng và trang trí nội thất.
+ Thi công lắp đặt hệ thống thoát nước.
+ Thiết kế tổng thể mặt bằng xây dựng, kiến trúc công trình dân dụng vá công nghiệp.
+ Thiết kế kết cấu công trình dân dụng và công nghiệp.
+ Đầu tư xây dựng phát triển kinh doanh nhà.
+ Các dịch vụ về cơ khí, sửa chữa ô tô.
3.2.2 Nhân lực
Công tác thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn Quận Phú Nhuận do Xí nghiệp Dịch vụ công ích trực thuộc Công ty đảm trách.
- Cơ cấu tổ chức:
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
ĐỘI
VỆ SINH
ĐỘI
VẬN CHUYỂN
TỔ 1
TỔ 2
TỔ 3
TỔ
VẬN CHUYỂN
TỔ
BÔ XUỒNG
ĐỘI THOÁT NƯỚC & CÔNG VIÊN CÂY XANH
Hình 3.2: Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp Dịch vụ công ích Phú Nhuận.
- Lực lượng lao động phục vụ cho công tác dịch vụ công ích là 176 nhân viên:
+ Bộ phận quản lý : 05 người.
+ Bộ phận quét thu gom : 128 người.
+ Bộ phận vận chuyển : 25 người.
+ Bộ phận Bô xuồng : 06 người.
+ Bộ phận thoát nước : 12 người
- Mức thu nhập bình quân 4.000.000 đồng/người/tháng (số liệu năm 2009).
3.3 Hệ thống quản lý kỹ thuật
3.3.1 Hệ thống thu gom
3.3.1.1 Lưu trữ tại nguồn
- Tại hộ gia đình: thường sử dụng các phương tiện lưu giữ CTRSH như các túi nylon, bao bì, thùng chứa bằng nhựa có nắp đậy, xô, thùng sơn không có nắp đậy, sọt, cần xé bằng tre nứa và các loại thùng chứa này thường không đồng nhất tại từng khu dân cư. Dung tích thay đổi từ 15 – 25 lít đối với các hộ gia đình không kinh doanh buôn bán. Đối với các hộ có kinh doanh buôn bán (thực phẩm, sản xuất tiểu thủ công nghiệp) thì dung tích thùng lớn hơn. Các thiết bị lưu chứa này thường được đặt phổ biến ở trong nhà hoặc đưa ra trước cửa. Ngoài ra, phương thức chứa rác trong bao nylon cũng được sử dụng khá phổ biến. Tất cả các loại bịch nylon đựng trong thùng hay chứa CTRSH tại hộ gia đình phần lớn đều làm từ loại vật liệu PVC (polyvinylcloride) khó phân hủy với đủ loại màu sắc và kích cỡ.
Hình 3.3: Hiện trạng lưu trữ CTRSH tại các hộ gia đình
- Tại cơ quan, công sở, trường học: CTR thường được lưu chứa trong các thùng chứa có nắp đậy và đảm bảo vệ sinh. Tại các phòng ban, phòng học đều có các thùng rác riêng, thường là các thùng nhựa có nắp đậy với dung tích từ 10 – 15L. Hầu hết trong mỗi thùng rác đều có bịch nylon bằng nhựa PVC. CTR sau khi được chứa trong các thùng nhỏ tại mỗi phòng ban, phòng học, cuối ngày sẽ được nhân viên tạp vụ của cơ quan đưa ra các thùng rác lớn (240 – 660L) để cho đơn vị thu gom đến nhận. Số lượng và kích cỡ thùng chứa tùy thuộc vào lượng CTR phát sinh mỗi ngày của từng đơn vị.
Thùng 12L nắp trượt
Thùng 240L
Hình 3.4: Phương tiện lưu trữ CTRSH tại cơ quan, trường học
- Tại chợ: Phần lớn các sạp bán hàng đều không có thiết bị lưu trữ nên đa phần CTR thường được lưu trữ trong bao nylon hoặc đổ thành đống trước sạp. CTR và nước rửa thực phẩm hòa lẫn vào nhau gây ô nhiễm môi trường, gây khó khăn cho người thu gom và gây cảm giác dơ bẩn, không thoải mái cho người đi chợ. CTR sau khi được lưu chứa vào các bao nylon tại các quầy hàng sẽ được tập trung vào các thùng rác 240 – 600L tại điểm tập trung CTR của chợ. Đối với những chợ có quy hoạch, điểm tập trung CTR được bố trí trong chợ (thường là sau chợ). Đối với những chợ tự phát (thường là ở các hẻm, các khu phố,…), do không có đủ diện tích để làm nơi tập trung nên điểm tập trung CTR thường là đường phố, sau đó mới được công nhân thu gom và chuyển lên xe vận chuyển. Điều này vừa làm mất mỹ quan, vừa gây ô nhiễm khu vực lân cận do điểm tập trung CTR lộ thiên.
Hình 3.5: Hiện trạng lưu trữ CTR tại các chợ
- Tại các siêu thị và khu thương mại: Thiết bị lưu trữ thường là các thùng 20L có nắp đậy và có bịch nylon bên trong đặt trong siêu thị, khu thương mại để người mua hàng sử dụng. CTR từ thùng nhỏ này sẽ được đưa đến điểm tập trung phía sau siêu thị hay khu thương mại đổ vào các thùng 240L. Chất lượng vệ sinh tại các điểm tập trung này khá tốt, ít khi để xảy ra tình trạng nước rỉ rác tràn ra. Các loại CTR có thể tái sinh tái chế khác (giấy, bao bì nylon, nhựa, thủy tinh) thường được lưu trong kho chứa và thường xuyên có một đội ngũ mua phế liệu đến thu mua thường xuyên.
Hình 3.6: Phương tiện lưu trữ CTR tại các siêu thị và trung tâm thương mai
- Tại khu công cộng: Hiện nay trên địa bàn Quận, các thùng rác công cộng chỉ được bố trí tập trung tại một số tuyến đường. Kích thước của thùng rác công cộng khác nhau tùy theo tuyến đường, có các loại kích thước 240L, 60L, 30L. Số lượng thùng phân bố trên tuyến đường có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân. Tuy nhiên, ngoài các thùng rác có kích thước lớn (240L, 60L) thì các thùng rác công cộng được thiết kế với kích thước nhỏ (khoảng 30L), chủ yếu phục vụ cho người đi đường, nhưng kích thước miệng thùng tỏ ra không phù hợp vì quá nhỏ. Dễ dàng nhận thấy khi các loại rác có kích thước lớn không bỏ vào vừa miệng thùng nên người dân đã bỏ lên trên, bên cạnh, hoặc phía dưới thùng rác. Điều này cho thấy các thùng rác công cộng trở nên thừa thải, không phát huy hết hiệu quả.
Loại thùng 50L
Thùng 60L
Thùng 240L
Hình 3.7: Hiện trạng lưu trữ CTR tại khu công cộng.
- Tại bệnh viện và các cơ sở y tế khác: Công tác tồn trữ tại các bệnh viện được thực hiện khá tốt. Rác y tế và rác sinh hoạt được lưu chứa vào những nơi khác nhau ở những thùng chứa khác nhau. Rác tại các phòng khám bệnh được đưa vào 2 loại thùng khác nhau có màu sắc và ghi chữ lên từng thùng để phân biệt. Dung tích thùng thường là 10 – 15L trong đó có các bịch nylon. Rác từ phòng bệnh sẽ được đưa xuống điểm tập trung rác bệnh viện. Điểm tập trung này thường cách xa các phòng bệnh. Rác y tế được đưa vào các thùng 240L màu vàng và chứa trong các phòng lạnh đúng tiêu chuẩn hoặc lưu chứa cách xa các thùng 240L màu xanh chứa rác sinh hoạt. Đối với các trung tâm y tế, phòng khám nhỏ không có nơi lưu chứa lớn thì đựng trong các thùng nhỏ 15 – 20L rồi đưa thẳng cho các đơn vị lấy rác y tế của ngày 2 – 3 lần.
Nhà lưu chứa CTR y tế
CTR y tế (thùng vàng, bao vàng);
CTRSH (thùng xanh, bao xanh).
Hình 3.8: Hiện trạng lưu trữ CTR tại bệnh viện và các cơ sở y tế
3.3.1.2 Tổ chức thu gom
Quận Phú Nhuận hiện tồn tại song song hai lực lượng thu gom CTRSH:
Lực lượng thu gom CTR công lập:
- Trên địa bàn Quận Phú Nhuận có khoảng 47.457 hộ. Xí nghiệp Dịch vụ công ích trực thuộc Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ công ích Phú Nhuận chịu trách nhiệm quét - thu gom CTRSH cho khoảng 19.682hộ (chiếm 40% thị phần)
Bảng 3.5: Thống kê số hộ do lực lượng công lập thực hiện thu gom CTR
STT
Nguồn phát sinh
Số lượng (hộ)
1
Hộ dân (mặt tiền)
16.817
2
Hộ kinh doanh
2.752
3
Cơ quan, xí nghiệp, trường học
108
4
Chợ lớn
05
Tổng cộng
19.682
(Nguồn: Công ty TNHH Dịch vụ công ích Phú Nhuận, 2009)
- Nhân lực thực hiện công tác quét - thu gom hiện tại của Xí nghiệp là 128 người và được chia thành 3 tổ vệ sinh, đứng đầu mỗi tổ là 1 tổ trưởng và 1 tổ phó.
+ Số nhân viên trung bình của một tổ là 42 người.
+ Mỗi tổ chịu trách nhiệm quét dọn từ 2 - 3 tuyến đường lớn và 6 - 8 tuyến đường nhỏ.
+ Lực lượng quét dọn trên một tuyến đường là 03 người trong đó:
Phụ trách quét lòng đường và vỉa hè : 01 người.
Phụ trách thu gom : 01 người.
Lái xe đưa CTR về TTC : 01 người.
Lực lượng thu gom CTR dân lập:
- Bao gồm các cá nhân, các nghiệp đoàn thu gom. Đây là lực lượng không nhỏ đóng vai trò trọng trong việc thu gom CTRSH hộ dân trong các hẻm nhỏ trên địa bàn Quận về TTC Nguyễn Kiệm. Hiện nay, lực lượng này chịu trách nhiệm thu gom CTRSH cho khoảng 27.775 hộ dân (chiếm 60% thị phần).
- Về tổ chức thì lực lượng thu gom CTR dân lập sẽ do UBND các Phường quản lý thông qua hình thức thỏa thuận Hợp đồng.
- Về nhân lực thì hiện lực lượng này có tổng số khoảng 300 người.
Bảng 3.6: Thống kê số hộ do lực lượng dân lập thực hiện thu gom CTR
STT
Nguồn phát sinh
Số lượng (hộ)
1
Hộ dân (trong hẻm nhỏ)
25.226
2
Hộ kinh doanh
2.546
3
Cơ quan, xí nghiệp, trường học
00
4
Chợ nhóm.
03
Tổng cộng
27.775
(Nguồn: Công ty TNHH Dịch vụ công ích Phú Nhuận, 2009)
Bảng 3.7: Tình hình đăng ký thu gom CTRSH trên địa bàn Quận Phú Nhuận.
STT
Phường
Tổng số hộ
Số hộ đã đăng ký thu gom CTR
Số hộ không đăng ký thu gom CTR
Tỉ lệ đăng ký thu gom CTR (%)
1
Phường 1
2.999
1.557
1.442
51,92
2
Phường 2
3.304
2.161
1.143
65,41
3
Phường 3
2.440
1.536
904
62,95
4
Phường 4
2.940
1.648
1.292
56,05
5
Phường 5
4.295
2.802
1.493
65,24
6
Phường 7
5.295
3.256
2.039
61,49
7
Phường 8
2.653
1.749
904
65,93
8
Phường 9
4.569
3.989
580
87,31
9
Phường 10
2.576
1.848
728
71,74
10
Phường 11
3.272
2.678
594
81,85
11
Phường 12
1.939
1.321
618
68,13
12
Phường 13
2.736
2.034
702
74,34
13
Phường 14
2.459
1.896
563
77,10
14
Phường 15
3.351
2.734
617
81,59
15
Phường 17
2.629
1.972
657
75,01
Tổng cộng
47.457
33.181
14.276
69,92
(Nguồn: Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ công ích Phú Nhuận, 2010)
3.3.1.3 Phương thức thu gom
Lực lượng thu gom CTR công lập:
Công ty thực hiện quét - thu gom CTR trên các tuyến đường chính, các chợ trên địa bàn Quận và kết hợp với việc thu gom CTRSH cho các hộ gia đình dọc theo mặt tiền đường, các hẻm lớn nếu có yêu cầu. Khối lượng CTR thu gom từ 100 ÷ 130 tấn/ngày (chiếm 40% khối lượng CTR của toàn Quận)
- Công tác thu gom CTR trên đường phố: hàng ngày công nhân được trang bị chổi, ky, xe đẩy tay và thùng chứa để thực hiện quét sạch rác, lá cây khô, tạp chất,... trên hè phố và lòng đường. Sau khi xe đẩy tay đầy sẽ được chuyển thẳng lên xe Suzuki 550kg và vận chuyển về TTC Nguyễn Kiệm.
- Công tác thu gom CTRSH tại các hộ gia đình: CTRSH sẽ được lưu trữ trong các thùng rác bằng nhựa hoặc trong các bao nylon đây cũng là phương tiện lưu trữ được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Công nhân sẽ thu gom CTR vào các xe đẩy tay sau đó chuyển thẳng lên xe Suzuki 550kg và vận chuyển về TTC Nguyễn Kiệm.
- Công tác thu gom CTR tại các chợ, trung tâm thương mại, cơ quan, xí nghiệp, trường học, khu vui chơi giải trí,....: CTR được lưu trữ trong các thùng chứa composit có dung tích 120L hoặc 240L sau đó sẽ được chuyển thẳng lên xe ép có thiết bị nâng đỡ và vận chuyển về TTC.
- Thời gian thu gom: được chia làm 3 ca
+ Ca ngày: bắt đầu từ 05 giờ ÷ 13 giờ 30;
từ 14giờ ÷ 16 giờ 30;
Gồm 18 chuyến. Thực hiện quét dọn trên các tuyến đường chính, thu gom CTR tại các đơn vị kinh doanh, nhà hàng, khách sạn, cơ quan, trường học, trung tâm thương mại.
+ Ca đêm: bắt đầu từ 17 giờ, gồm 17 chuyến. Thực hiện quét thu gom CTR đường phố, các chợ và hộ dân tại mặt tiền.
- Tuyến đường thu gom: công tác quét thu gom CTR được thực hiện trên 72 tuyến đường, hẻm và 05 chợ trên toàn địa bàn Quận, chia làm 12 nhóm cụ thể:
+ Nhóm đường Phan Đình Phùng.
+ Nhóm đường Hồ Văn Huê.
+ Nhóm đường Nguyễn Kiệm - Thích Quảng Đức.
+ Nhóm đường Phan Đăng Lưu.
+ Nhóm đường Phan Xích Long
+ Nhóm đường Trường Sa - Hoa Phượng - Hoa Sứ - Hoa Lan
+ Nhóm chợ Phú Nhuận
+ Nhóm chợ Nguyễn Đình Chiếu.
+ Nhóm đường Hoàng Văn Thụ - chợ Ga.
+ Nhóm đường Lê Văn Sỹ - chợ Trần Hữu Trang.
+ Nhóm đường Nguyễn Văn Trỗi - Nguyễn Trọng Tuyển.
+ Nhóm đường Trần Huy Liệu - Huỳnh Văn Bánh.
- Phương tiện thu gom: Công nhân khi thao tác bắt buộc phải trang bị bảo hộ lao động theo đúng quy định:
+ Dụng cụ bảo hộ lao động: nón, giày, áo, găng tay, khẩu trang, đèn báo hiệu chớp tắc, chuông lắc tay tay báo hiệu giờ thu gom.
+ Dụng cụ quét - thu gom:
Chổi, ky, 20 xe đẩy tay + thùng chứa;
Xe Suzuki 550kg : 20 xe
Hình 3.9: Phương tiện thu gom CTR của lực lượng công lập
So với các Quận khác thì Quận Phú Nhuận không sử dụng xe đẩy tay (thủng 660 lít) để thu gom - vận chuyển CTR về các điểm hẹn. Sau khi công nhân vệ sinh thực hiện thu gom CTR hộ dân và đường phố vào các thùng chứa sẽ chuyển thẳng lên xe Suzuki 550kg và vận chuyển về TTC Nguyễn Kiệm. Đây được xem như là phương tiện thu gom CTR đạt hiệu quả, đảm bảo vệ sinh mỹ quan đường phố đặc biệt là không phát sinh các điểm hẹn trên đường phố.
Lực lượng thu gom CTR dân lập
- Lực lượng này sử dụng phương tiện cá nhân đến thu gom CTR tại các nguồn thải chủ yếu là hộ dân trong các hẻm nhỏ theo giờ giấc quy định. Sau khi thu gom tại nguồn, khối lượng CTR này sẽ được lực lượng thu gom dân lập chuyên chở thẳng đến TTC Nguyễn Kiệm.
Hình 3.10: Lực lượng dân lập đang tập kết CTR tại TTC
- Khối lượng CTR thu gom hàng ngày vào khoảng 150 ÷ 190 tấn/ngày. (chiếm 40% khối lượng CTR của toàn Quận).
- Phương tiện thu gom: hiện nay đa số lực lượng thu gom CTR dân lập đều sử dụng các loại phương tiện như xe ba gác máy, xe lam thô sơ cũ kỹ, dùng thùng carton và tole cũ dựng lên để thực hiện công tác thu gom CTR. Hầu hết các phương tiện này là tự chế, không theo quy chuẩn hay thiết kế đảm bảo tiêu chuẩn và vệ sinh môi trường khi thực hiện công tác thu gom.
+ Xe ba gác đạp : 109 chiếc.
+ Xe ba gác máy : 30 chiếc.
+ Xe lam : 10 chiếc.
Hình 3.11: Phương tiện thu gom CTR của lực lượng dân lập.
Nguồn thải
Thu gom
Lực lượng công lập:
Xe tải nhỏ (Suzuki 550kg)
Lực lượng dân lập:
Xe ba gác
Trạm trung chuyển Nguyễn Kiệm
Xe tải lớn 15 tấn
Bãi chôn lấp
Hình 3.12: Sơ đồ hệ thống thu gom CTRSH trên địa bàn Quận Phú Nhuận
3.3.2 Trạm trung chuyển Nguyễn Kiệm
Hoạt động trung chuyển trở nên cần thiết khi đoạn đường vận chuyển đến BCL gia tăng làm cho việc vận chuyển trực tiếp không kinh tế, cũng như khi BCL nằm ở vị trí rất xa và không thể vận chuyển trực tiếp CTR đến đó.
Nhận thức được vấn đề trên, năm 1998 Công ty TNHH Dịch vụ công ích Phú Nhuận đã xây dựng một TTC (TTC) đặt tại 553/73 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận đặt trong khuôn viên của Công ty nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác vận chuyển CTR.
Các thông số liên quan đến TTC:
- Diện tích : 500m2
- Sức chứa : 250 ÷ 300 tấn/ngày.
- Tổng số nhân viên : 06 người.
- Lượng điện tiêu thụ : 4 ÷ 5000KW/tháng. Sử dụng đèn điện để chiếu sáng gồm 02 đèn pha 1000W và 05 đèn dài 500W.
- Thời gian tiếp nhận xe thu gom : từ 06 giờ đến 19 giờ hàng ngày.
- Tổng số xe thu gom đến giao CTR : 171 xe/ngày. Trong đó:
+ Xe của Công ty : 22 xe (20 xe Suzuki 550kg và 02 xe ép)
+ Xe dân lập : 149 xe (109 xe ba gác đạp; 30 xe ba gác máy; 10 xe lam).
Hiện trạng môi trường tại TTC:
TTC Nguyễn Kiệm được đặt trong khuôn viên công ty và được sử dụng các biện pháp nhằm khống chế tình trạng ô nhiễm tương đối tốt. Tuy nhiên, trên thực tế thì hoạt động của trạm cũng gây ít nhiều ảnh hưởng đến môi trường xung quanh:
- Môi trường không khí: CTR được thu gom và vận chuyển về TTC, sau một ngày làm việc đến 18 giờ xe xúc chuyển CTR lên xe tải và đến 19g mới bắt đầu vận chuyển đến BCL. CTR khi đề ngoài không khí sẽ gây mùi hôi khó chịu và dưới tác dụng của nắng gió sẽ làm phát tán đi xa gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái xung quanh khu vực khuôn viên của Công ty và các khu vực lân cận. Ngoài ra, trong CTR còn có thể phát sinh một số loại côn trùng gặm nhấm.
- Môi trường nước: công ty sử dụng nước giếng và được bơm dự trữ 1lần/ngày trong bồn chứa nước 10m3, nước thải phát sinh từ:
+ Nước sinh hoạt của toàn thể nhân viên trong Công ty.
+ Nước rửa sàn TTC sau khi đã vận chuyển toàn bộ CTR đến công trường xử lý.
+ Nước rửa xe chuyên chở CTR sau khi kết thúc ca làm việc.
- Tiếng ồn: trong môi trười không khí ngoài ô nhiễm mùi thì các hoạt động tại TTC còn gây ra tiếng ồn. Nó phát sinh chủ yếu từ động cơ của các loại xe cơ giới, xưởng sửa chữa cơ khí ô tô của Công ty và từ các loại xe ba gác máy của lực lượng thu gom CTR dân lập.
Biện pháp xử lý ô nhiễm đang được áp dụng tại TTC Nguyễn Kiệm:
Nhằm khống chế các vấn đề ô nhiễm tại TTC Nguyễn Kiệm, Công ty đã thực hiện một số biện pháp xử lý sau:
Đối với môi trường không khí:
- Thiết kế hệ thống hút phòng hơi ụ rác , với hệ thống này khí ô nhiễm của TTC sẽ đi qua các mặt nạ hút (cửa sổ) rồi tiếp tục qua hệ thống ống hút hướng trục để đi vào ống chứa, tại đây khí thải sẽ được lọc qua một lớp than hoạt tính và sau đó sẽ được thải ra ngoài với độ cao 15m so với mặt đất. Chỉ tiêu thiết kế:
+ Mặt nạ các miệng hút: 05 cái
+ Quạt hút hướng trục D900N = 7.5Hp 3 pha truyền trực tiếp.
+ Than hoạt tính dùng để lọc không khí, lượng dùng 5kg/ngày.
+ Cao trình khí thải so với mặt đất là 15me.
+ Ống thải khí làm bằng tôn tráng kẽm 1,2mm (không sơn) có đường kính d = 920mm.
- Thiết kế hệ thống nén: hệ thống này được sử dụng để phun dung dịch khử mùi trong buồng thao tác với bơm cao áp 1Hp. Trong trạm thiết kế 4 vòi phun trực tiếp vào CTR và xe chuẩn bị vận chuyển CTR đến bãi xử lý để khử mùi hôi. Dung dụch dùng để khử múi là chế phẩm EM với lượng dùng 30 lít/ngày, kích thước thùng chứa là 600 x 1000 x 600mm.
- Phun thuốc diệt côn trùng: thuốc sử dụng là Permecide 50 EC với liều lượng dùng là 60 lít/lần và được pha loãng với nước; sử dụng 1lần/tuần.
Đối với môi trường nước:
- Nước sau khi sử dụng sẽ được xả thải tập trung vào hầm lắng con thỏ trước khi tràn vào cống thoát nước chung của đường phố.
- Công nhân tiến hành nạo vét hầm lắng 3 ngày/lần. Khối lượng rác nạo vét trong 1 lần là khoảng 1 xe ba gác.
Đối với hệ sinh thái: Công ty thực hiện trồng các mảng cây xanh trong khuôn viên với tỉ lệ cây xanh và thảm cỏ chiếm 255 diện tích toàn Công ty, đạt cơ sở văn minh – sạch đẹp.
Hình 3.13: Trạm trung chuyển Nguyễn Kiệm
3.3.3 Hệ thống vận chuyển
- Hệ thống vận chuyển chủ yếu là các xe có tải trọng từ 4 tấn trở lên. CTR được tập trung tại TTC Nguyễn Kiệm và được chuyển lên xe tải 15 tấn để vận chuyển đến hai BCL.
+ BCL Phước Hiệp – Củ Chi cách trạm 45,2km
+ Nhà máy xử lý CTR VietSart – Tây Bắc Củ Chi.
- Thời gian vận chuyển CTRSH đến BCL chủ yếu là vào ban đêm bắt đầu từ 19 giờ ÷ 03 giờ sáng hôm sau. 19 giờ, xe tải 15 tấn sẽ khởi hành từ TTC đến BCL; các xe ép sẽ tiếp nhận CTR trực tiếp tại các chợ và và một phần CTR từ TTC sau đó vận chuyển đến BCL lúc 21 giở. Công tác vận chuyển sẽ được thực hiện liên tục cho đến khi hết CTR (đến khoảng 03 giờ sáng hôm sau).
- Khối lượng CTR vận chuyển đến hai BCL hàng ngày vào khoảng 300 ÷ 327 tấn/ngày.
- Số chuyến đi trong ngày: từ 27 ÷ 29 chuyến.
- Lực lượng phục vụ cho công tác vận chuyển CTR là 25 người.
- Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác vận chuyển được trình bày tại bảng 3.8
Bảng 3.8: Trang thiết bị phục vụ cho việc vận chuyển CTRSH tại Phú Nhuận
STT
Loại xe
Nhãn hiệu
Trọng tải (tấn)
Năm đầu tư
Số lượng
(chiếc)
1
Xe tải ben
ASIA
15
1990 - 2000
08
2
Xe ép rác chuyên dụng
ISUZU
7,0
2001, 2002
02
3
Xe xúc
DEAWOO
4,0
1996
02
4
Xe bồn chứa nước
SAMCO
8,0m3
2001
01
Tổng cộng
13
(Nguồn: Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ công ích Phú Nhuận, 2009)
Xe tải Ben 15 tấn
Xe ép rác chuyên dụng
Hình 3.14: Các loại xe chuyên dụng tại Quận Phú Nhuận
3.4 Công nghệ xử lý CTR
3.4.1 BCL Phước Hiệp
3.4.1.1 Giới thiệu chung về BCL Phước Hiệp
- Để đảm bảo kịp thời cho việc đóng cửa bãi rác Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, thành phố đã tiến hành xây dựng BCL CTR tại xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi, thuộc khu liên hợp xử lý CTR Tây Bắc, vào cuối tháng 6/2002. BCL Phước Hiệp I (thuộc khu liên hợp xử lý CTR Tây Bắc) được đặt tại xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi, Tp. HCM. BCL nằm về phía tây Quốc Lộ 22 và về phía bắc tỉnh lộ 8, cách trung tâm Tp. HCM 37 km.
+ Diện tích trên 22,8 ha;
+ Công suất xử lý CTR trung bình khoảng 3.000 tấn/ngày;
+ Tổng kinh phí xây dựng trên 197 tỷ đồng;
+ Công nghệ xử lý của BCL này là công nghệ chôn lấp CTR hợp vệ sinh, nước rỉ rác tại bãi sẽ được thu gom bằng hệ thống ống HDPE và dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung, sau đó xả vào kênh Thầy Cai.
- Đây là nơi tiếp nhận CTR đô thị từ xấp xỉ 8 triệu người dân thành phố. Bãi Phước Hiệp I sử dụng công nghệ hợp vệ sinh và có trang bị lớp lót phía dưới các hố chôn lấp, qua đó diện tích thực tế của BCL có khả năng thu hồi khí là 195.297 m2. Từ năm 2003 đến tháng 3 năm 2007, bãi đã tiếp nhận 1.940.894 tấn CTR đô thị và đã hết diện tích có thể khai thác.
- Ngày 16/2/2008, Công ty Môi trường Đô thị Tp. HCM đã chính thức đưa vào hoạt động BCL rác số 2 tại Khu liên hiệp xử lý CTR Phước Hiệp - Củ Chi. Đây là BCL rác thay thế cho BCL 1A (đã hết khả năng tiếp nhận vào đầu năm 2008).
+ Tổng diện tích là 187,74 ha, trong đó có 93,34 ha diện tích cho các ô chôn lấp rác hợp vệ sinh: (gồm 20 ô chôn lấp rác, mỗi ô có diện tích khoảng 4,5 ha);
+ Sức chứa khoảng 4,464 triệu tấn CTR;
+ Tổng mức vốn đầu tư trên 350 tỷ đồng;
+ Công suất xử lý rác: 3.000 - 3.500 tấn CTR/ngày;
+ Công nghệ xử lý: chôn lấp CTR hợp vệ sinh (Sanitary landfill);
3.4.1.2 Công nghệ chôn lấp CTR
- Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh (Sanitary landfill) là phương pháp được nhiều đô thị trên thế giới (ở Mỹ, Anh, Nhật...) áp dụng trong quá trình xử lý CTR. Đây là phương pháp xử lý CTR thích hợp nhất trong điều kiện khó khăn về vốn đầu tư nhưng lại có một mặt bằng đủ lớn và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ít.
- BCL Phước Hiệp 2 được xây dựng theo mô hình chôn lấp kết hợp nổi - chìm; sử dụng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh như: bên dưới thành đáy được phủ lắp chống thấm có lắp đặt hệ thống thu nước nền, thu gom nước rỉ rác, hệ thống thu khí mê-tan (CH4)... CTR được chôn lấp theo từng lớp có chiều cao khoảng 2 m và có 14 lớp rác chôn lấp trong mỗi ô.
- BCL vệ sinh hoạt động bằng cách: mỗi ngày trải một lớp mỏng CTR, sau đó nén ép chúng lại bằng các loại xe cơ giới, tiếp tục trải lên trên một lớp đất mỏng độ 15 cm. Công việc nầy có thể tiếp tục đến khi nào BCL đầy.
- Ưu điểm của bãi chôn rác vệ sinh
+ Các loài côn trùng, chuột bọ, ruồi... khó sinh sôi nảy nở do rác bị nén, ép chặt và được phủ lớp đất;
+ Giảm mùi hôi thối, ít gây ô nhiễm không khí, các hiện tượng cháy bùng và cháy ngầm khó có thể xảy ra;
+ Góp phần hạn chế ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm
+ Chi phí vận hành không quá cao;
+ Tận dụng được khí CH4 làm chất đốt.
- Một số nhược điểm
+ Diện tích đất phải đủ lớn. Người ta đã ước tính với khu đô thị qui mô 10.000 dân, trong 1 năm sẽ thải ra lượng rác có thể lấp đầy diện tích 1 ha với chiều sâu khoảng 3m;
+ Các lớp đất phủ thường hay bị xói mòn;
+ Do rác được ủ trong điều kiện kỵ khí, khí CH4 hoặc H2S được hình thành có khả năng gây cháy nổ hoặc gây ngạt.
BCL Phước Hiệp, nơi duy nhất vẫn thực hiện việc
xử lý chôn lấp CTR cho TP.HCM
Xử lý mùi tại BCL
CTR chôn ở trên, nước rác rỉ ra ở dưới
Hình 3.15: Một số hình ảnh về BCL Phước Hiệp
3.4.2 Nhà máy xử lý CTR Vietstar
3.4.2.1 Giới thiệu sơ nét về nhà máy xử lý CTR Vietstar
- Ngày 18/12/2009, tại Khu Liên hợp xử lý CTR Tây Bắc Củ Chi – Tp.HCM, Công ty cổ phần Vietstar đã làm lễ khánh thành Nhà máy Xử lý CTR Vietstar. Dự án có tổng vốn đầu tư 53 triệu USD, công suất xử lý 1.200 tấn CTR/ngày, sau khi ứng dụng những công nghệ thân thiện với môi trường, lượng CTR này sẽ được chuyển hóa thành những sản phẩm hữu dụng.
Công ty Vietstar sẽ điều hành Nhà máy trong vòng 30 năm, dưới hình thức hợp đồng dài hạn với Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM. Dự án sẽ mang lại những lợi ích cả về môi trường và kinh tế, đặc biệt mang lại một công nghệ toàn diện cho việc xử lý CTR, một vấn đề cấp bách của thành phố và đồng thời tạo việc làm cho khoảng 600 người dân Việt Nam.
3.4.2.1 Công nghệ xử lý CTR
- Nhà máy dùng công nghệ xử lý chất thải hữu cơ thành phân compost. Đây là phương pháp tái sinh chất thải thực phẩm được ứng dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Bản chất của quá trình sản xuất phân compost chính là sự khoáng hóa và phân hủy sinh học các thành phần thực phẩm có trong chất thải thành dạng humus bền vững trong điều kiện thích hợp quá trình làm compost sẽ được áp dụng cho loại rác thực phẩm đã được phân loại tại nguồn (từ rác thực phẩm phát sinh từ các hộ gia đình, từ chợ, và cả rác đường phố - sau khi đã được phân loại tách thành phần rác thực phẩm và phần còn lại ra từ trạm phân loại tập trung).
- Công nghệ ủ hiếu khí (làm phân compost) dựa vào sự hoạt động của các vi khuẩn hiếu khí trong điều kiện được cung cấp đầy đủ oxy. Các vi sinh vật tham gia vào quá trình này thường có sẵn trong thành phần rác thô, chúng thực hiện quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong rác thành CO2, nước, nhiệt và compost, sản phẩm cuối cùng có thể sử dụng làm phân bón cho nông nghiệp và cải tạo đất, sạch đối với môi trường
- Theo đó, CTR khi đưa vào nhà máy sẽ được phân loại, những thành phần hữu cơ được chuyển hóa thành phân trộn và những phân bón hữu cơ khác dùng cho nông nghiệp. Những loại phân bón này sẽ được thay thế các loại phân bón ngoại nhập với giá thành cao, nhất là cung cấp sự màu mỡ cho cây trồng mà không bị ảnh hưởng bởi những thành phần hóa học. Màng nhựa sẽ được tẩy rửa cẩn thận và chuyển hóa thành những hạt nhựa để cung cấp cho các nhà máy sản xuất các sản phẩm về nhựa. Vật liệu này có thể thay thế được những chất dẻo tổng hợp ngoại nhập làm từ dầu thô có giá thành cao. Đặc biệt, sản phẩm CTR trơ sau xử lý chỉ còn lại 20% nên đã tiết kiệm được diện tích đất để chôn lấp, góp phần rất lớn giảm bớt hiệu ứng nhà kính.
- Các hạng mục công trình của nhà máy làm phân compost:
+ Khu tiếp nhận CTR;
+ Phân loại băng chuyền bằng tay;
+ Khu vực lưu trữ vật liệu phối trộn;
+ Khu vực phối trộn vật liệu;
+ Hệ thống hầm ủ;
+ Khu vực ủ chín và ổn định mùn Compost.
- Toàn bộ hệ thống sản xuất Compost chia làm 4 giai đoạn:
+ Giai đoạn chuẩn bị nguyên liệu:
CTR hữu cơ sau khi phân loại tập trung sẽ được chuyển đến máy cắt kích cỡ 30 - 50mm. Giai đoạn này được thực hiện trong khu vực trạm phân loại tập trung trước khi xe xúc chuyển CTR qua khu vực ủ phân compost.
Do CTR hữu cơ (thường là các loại chất thải có thành phần từ nguồn gốc thực phẩm) có độ ẩm cũng như tỷ lệ chất dinh dưỡng (C/N) chưa đạt đến mức độ như mong muốn nên thường phải tiến hành trộn thêm với các loại vật liệu khác nhằm đạt tỷ lệ C/N như mong muốn trước khi chuyển qua giai đoạn ủ hiếu khí.
Toàn bộ khu vực tập kết, phân loại và chuẩn bị chất thải đều đươc bố trí trong nhà có mái che nhằm tránh sự xâm nhập của nước mưa làm ảnh hưởng đến độ ẩm của chất thải.
Nguyên liệu sau khi đã hoàn tất chuẩn bị được các xe xúc vận chuyển qua khu vực ủ compost. Tại đây, một giai đoạn mới sẽ bắt đầu và đây được xem là một trong những giai đoạn quan trọng nhất quyết định thành công của sản phẩm compost sau này. Đó là giai đoạn ủ lên men hiếu khí.
+ Giai đoạn lên men CTR hữu cơ
Đây là một giai đoạn quan trọng nhất của toàn bộ dây chuyền sản xuất compost.
+ Giai đoạn ủ chín và ổn định mùn compost:
Mùn compost được tạo thành từ hệ thống bể ủ được đưa đi ủ chín trong ngày có mái che (không cần tường bao quanh). Trong giai đoạn này biện pháp được thực hiện là đánh luống và xới đảo trộn liên tục nhờ máy đảo trộn được áp dụng làm tăng chất lượng cho sản phẩm cuối cùng. Trong quá trình ủ chín không cho thêm chế phẩm, không thổi khí chỉ cần đảo trộn theo chu kỳ đã quy định.
Với trục quay nằm ngang dài 5,3 m và làm việc ở độ cao 2m, máy đảo trộn có thể di chuyển trên các khối nguyên liệu một cách dễ dàng. Trục quay tiếp xúc CTR, xới tung lên và làm cho khối CTR thoáng khí nhờ các lá guồng được thiết kế đặc biệt. Kết quả của quá trình này là CTR tự thành luống mới phía sau máy đảo trộn. Máy được thiết kế hoạt động độc lập nhờ động cơ diesel. Máy đảo trộn được thiết kế và chế tạo bởi công ty Menart (Bỉ) nhập về Việt Nam và được sử dụng tại nhá máy. Sau thời gian ủ chín khoảng 20 - 22 ngày, mùn compost được chín và ổn định hoàn toàn, sẵn sàng cho việc tinh chế và đóng bao thành phân compost.
+ Giai đoạn tinh chế và đóng bao thành phẩm phân compost
Giai đoạn cuối cùng của quá trình ủ phân compost là tinh chế bằng các thiết bị chuyên dụng khác nhau. Giai đoạn này chủ yếu là sàng phân loại các thành phần có kích thước không phù hợp tách ra khỏi hỗn hợp mùn trước khi thành compost. Ngoài ra, việc sàng phân loại sau ủ chín và ổn định để loại bỏ các tạp chất và sơ sợi chưa phân hủy trong quá trình ủ. Các thành phần này hầu như được đêm đi chôn lấp tại các ô chôn lấp rác hợp vệ sinh. Phần mùn còn lại được đưa đến thiết bị phân loại bằng trọng lực để tách riêng các phần nặng (đá, sỏi, cát, thủy tinh…) ra khỏi phần nhẹ (mùn compost). Phần nặng tập trung lại một nơi, phần còn lại có thể tái sử dụng.
CHƯƠNG 4
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CTRSH TẠI ĐỊA BÀN QUẬN PHÚ NHUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
4.1 Những vấn đề còn tồn đọng trong công tác quản lý CTRSH tại quận Phú Nhuận
Công tác quản lý CTRSH tại Quận Phú Nhuận trong những năm qua đã có nhiều cố gắng để đạt hiệu quả cao trong việc thu gom, vận chuyển CTRSH của toàn Quận. Tuy nhiên bên cạnh những mặt đạt được vẫn còn một số vấn đề tồn đọng trong các khâu:
- Lưu trữ tại nguồn: ý thức của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường vẫn còn hạn chế:
+ Tại các điểm có đặt thùng 240l phục vụ cho các hoạt động công cộng thì người dân thường hay đổ chung CTR tại nhà vào các thùng này làm gây nên tình trạng quá tải làm rơi vãi rác thải xung quanh khu vực đặt thùng ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và vệ sinh môi trường.
+ Hiện nay trên địa bàn Quận có khoảng 90% các hộ thực hiện giao rác đúng giờ quy định (bắt đầu từ 17giờ). Phần còn lại đa số là các hộ thường xuyên đi vắng nên đã mang rác để trước cổng nhà từ rất sớm phát sinh tình trạng một số người nhặt ve chai bươi rác để tìm kiếm các vật dụng như lon nhôm, carton,... gây rơi vãi rác thải, bốc mùi hôi ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và sinh hoạt của các hộ dân liền kề.
- Hệ thống thu gom:
+ Quận Phú Nhuận sử dụng xe Suzuki 550kg trực tiếp thu gom CTR và vận chuyển về TTC đây được xem như là phương tiện thu gom có hiệu quả không phát sinh điểm hẹn trên đường phố. Tuy nhiên, xe sẽ dừng tại một địa điểm nhất định và công nhân sẽ sử dụng xe kéo có cần xé nhỏ để chứa rác bịch của hộ dân và rác quét đường sau đó chuyển lên xe 550kg. Việc sử dụng xe kéo và cần xé để chứa đựng tạm thời CTR cũng gây ảnh hưởng phần nào đến mỹ quan đô thị.
+ Công việc thu gom thuận lợi hơn vào mùa nắng nhưng lại phát sinh nhiều mùi hôi, bụi, các chất thải từ xe lưu thông. Vào những tháng mưa lượng CTR trở nên ẩm ướt, khối lượng CTR tăng gây khó khăn cho công tác thu gom quét dọn.
+ Công tác quản lý chưa chặt chẽ do một phần CTR hộ dân thu gom chưa thống kê đầy đủ, số khác vứt rác bừa bãi.
+ Lao động thu gom CTR dân lập có tính chất tự phát, bảo hộ lao động không được trang bị, quần áo xốc xếch, có mặt trên đường phố trong thời gian dài làm mất vẻ văn minh, sạch đẹp của thành phố.
+ Do việc sắp xếp địa bàn hoạt động không hợp lý nên đôi khi có sự cạnh tranh giữa hai lực lượng thu gom công lập và dân lập. Rõ nét nhất là tại các hộ dân nằm trên các tuyến đường, sau khi công nhân quét dọn đường phố xong, các hộ do tư nhân lấy rác đem các bịch nylon đựng rác để trước nhà, gốc cây, lề đường. Trong trường hợp lao động thu gom tư nhân không đến lấy rác, công nhân quét đường không dám lấy rác do đó làm mất mỹ quan đường phố.
- Hệ thống vận chuyển:
+ Phương tiện vận chuyển của lực lượng thu gom CTR dân lập cũ kĩ, vẫn còn sử dụng xe ba gác máy, ba gác đạp tự cơi nới... để thu gom CTR ãnh hưởng đến mỹ quan đô thị, phát sinh mùi hôi và nước rỉ rác gây ô nhiễm môi trường.
+ Mật độ dân số ngày càng gia tăng làm phát sinh thêm một khối lượng lớn xe tham gia lưu. Cùng với việc hệ thống đường bộ không kịp thời nâng cấp, mở rộng cùng với việc phát sinh khá nhiều lô cốt trên đường nên thường gây cản trở lưu thông cho các phương tiện vận chuyển CTR làm việc vào các giờ cao điểm.
+ Trạm trung chuyển được đặt trong khu vực khuôn viên trụ sở làm việc của Công ty, mặc dù đã sử dụng các biện pháp xử lý ô nhiễm thích hợp nhưng trong thời gian khi toàn bộ CTR của Quận được tập kết về trạm để chờ vận chuyển về BCL thì hiện trạng môi trường tại TTC không tránh khỏi việc phát sinh mùi hôi, tiếng ồn từ phương tiện vận chuyển của các lực lượng thu gom CTR gây ảnh hưởng phần nào đến khu vực làm việc của Công ty và khu vực lân cận.
+ Trong những năm gần đây, mặc dù công ty đã tăng cường đầu tư trang thiết bị vận chuyển CTR nhưng trên thực tế thì hện nay số lượng xe lẫn nhân lực vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu vận chuyển CTR trên toàn địa bàn Quận.
- Xử lý và chôn lấp: hầu hết CTR của Quận đều được thu gom và vận chuyển về BCL Phước Hiệp. Tại các nguồn phát sinh các thành phần CTR có khả năng tái chế và không tái chế được đổ lẫn lộn với nhau. CTR sau khi được thu gom sẽ vận chuyển tạm thời về TTC Nguyễn Kiệm và tại đây CTR sẽ được phân loại sơ lược bằng thao tác thủ công. Vì vậy đã làm thất thoát một phần các nguyên vật liệu có thể tái sinh (vì bị mang đi chôn lấp) do thực hiện công tác này không được chính xác. Khối lượng CTR ngày càng gia tăng mà tuổi thọ của TTC Nguyễn Kiệm cũng như các BCL trên địa bàn Thành phố thì có giới hạn không đủ năng suất để hoạt động lâu dài. Vì vậy trong tương lai cần phải có biện pháp khống chế khối lượng CTR ngay từ nguồn phát sinh hoặc cần phải đề ra biện pháp xử lý CTR một cách hiệu quả như triển khai rộng rãi chương trình Phân loại CTR tại nguồn, tăng cường áp dụng công nghệ tái sinh, tái chế CTR hoặc chế biến phân compost phục vụ cho nông nghiệp... nhằm hạn chế lượng CTR mang đi chôn lấp đồng thời cần phải có biện pháp di dời các BCL trong tương lai.
4.2 Đề xuất các biện pháp quản lý
4.2.1 Biện pháp giáo dục ý thức cộng đồng
Công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động công đồng giữ gìn vệ sinh môi trường, thực hiện tốt việc phân loại CTR tại nguồn là công tác cần được quan tâm hàng đầu nhằm tạo ý thức và thói quen cho người dân. Các biện pháp cần áp dụng trong công tác giáo dục cộng đồng như sau:
- Thay đổi thói quen tiêu thụ sản phẩm trong xã hội;
- Giảm lượng CTR tại nguồn;
- Trang bị bảo hộ lao động khi thu gom, vận chuyển, xử lý CTR;
- Phát động phong trào toàn dân bảo vệ môi trường, xây dựng phường, xã đạt tiêu chuẩn môi trường. Giải pháp này bao gồm huy động toàn dân tham gia bảo vệ môi trường; duy trì phát triển phong trào, như phong trào Ngày chủ nhật Xanh - Sạch - Đẹp, phân loại CTR thải tại nguồn,... hàng năm tổ chức kiểm tra, đánh giá và rút kinh nghiệm cho các năm sau.
- Xây dựng hộ gia đình xanh sạch đẹp, gia đình sinh thái, lồng ghép trong hoạt động của phong trào toàn dân bảo vệ môi trường. Hàng năm xét công nhận danh hiệu và khen thưởng xã, phường hộ gia đình làm tốt công tác bảo vệ môi trường và coi đây là một trong những tiêu chí công nhận xã, phường, hộ gia đình văn hoá.
- Phát huy tối đa hiệu quả của các phương tiện thông tin đại chúng: truyền thanh, truyền hình, báo chí,…trong việc nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường của nhân dân. Tổ chức biên soạn nội dung chương trình phát thanh, truyền hình về trách nhiệm bảo vệ môi trường của người công dân; phổ cập nâng cao hiểu biết về môi trường, cung cấp thông tin về bảo vệ môi trường, cổ động các phong trào toàn dân bảo vệ môi trường, nêu gương điển hình trong hoạt động bảo vệ môi trường.
- Tăng cường giáo dục môi trường trong các trường học. Lồng ghép các kiến thức môi trường một cách khoa học với khối lượng hợp lý trong các chương trình giáo dục của từng cấp học; tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức tự giác bảo vệ môi trường, thấm sâu tình yêu thiên nhiên, đất nước của học sinh tại các trường học.
- Huấn luyện, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công tác quản lý CTRSH: tổ chức đào tạo lại, đào tạo mới, hình thành đội ngũ cán bộ chuyên ngành tại Quận bằng các khóa học trong nước;
- Trao đổi về cách quản lý của các Quận khác, các nước khác để học tập kinh nghiệm và áp dụng những công nghệ mới vào địa phương nhằm giảm thiểu ô nhiễm tại địa phương.
4.2.2 Biện pháp phân loại CTR tại nguồn
4.2.2.1 Dự báo dân số phát sinh của Quận Phú Nhuận đến năm 2030
Để dự đoán dân số Quận Phú Nhuận đến năm 2030 có thể dùng phương trình Euler cải tiến Ni +1 = N0 (1 +k)Δt
Trong đó:
- Ni+1 : dân số của năm tính toán thứ i+1 (người)
- No : Dân số của Quận Phú Nhuận là 284.348 người
(kết quả năm 2009).
- Δt : độ chênh lệch giữa các năm, thường Δt = 1
- k : tỷ lệ gia tăng dân số, k = 2% = 0,02.
Tỷ lệ gia tăng dân nhập cư sẽ làm gia tăng dân số qua mỗi năm. Mức độ nhập cư ảnh hưởng đến chiến lược phát triển kinh tế cụ thể ảnh hưởng đến đầu tư và việc làm. Tỷ lệ gia tăng dân số phụ thuộc rất nhiều vào chính sách phát triển của quận.
Kết quả thể hiện trong bảng 4.1
Bảng 4,1: Kết quả dự đoán dân số của Quận Phú Nhuận đến năm 2030
STT
Năm
Dân số
1
2009
284.348
2
2010
290.035
3
2011
295.836
4
2012
301.752
5
2013
307.787
6
2014
313.943
7
2015
320.222
8
2016
326.626
9
2017
333.159
10
2018
339.822
11
2019
346.619
12
2020
353.551
13
2021
360.622
14
2022
367.834
15
2023
375.191
16
2024
382.695
17
2025
390.349
18
2026
398.156
19
2027
406.119
20
2028
414.241
21
2029
422.526
22
2030
430.977
4.2.2.2 Dự báo số chợ, trường học của Quận Phú Nhuận đến năm 2030
Để dự đoán dân số Quận Phú Nhuận đến năm 2030 có thể dùng phương trình Euler cải tiến Ni +1 = N0 (1 +k)Δt
Trong đó:
- Ni+1 : số chợ và trường học của năm tính toán thứ i+1
- No : số chợ và trường học của Quận Phú Nhuận hiện tại
(kết quả năm 2009)
+ Chợ : 08 cơ sở
+ Trường học : 69 cơ sở
- Δt : độ chênh lệch giữa các năm, thường Δt = 1
- k : tỷ lệ gia tăng, k = 1,2% = 0,012.
Kết quả thể hiện trong bảng 4.2
Bảng 4.2: Kết quả dự đoán số chợ và trường học của Quận Phú Nhuận đến năm 2030
STT
Năm
Chợ
(cơ sở)
Trường học
(cơ sở)
1
2009
8
69
2
2010
8
70
3
2011
8
71
4
2012
8
72
5
2013
8
72
6
2014
8
73
7
2015
9
74
8
2016
9
75
9
2017
9
76
10
2018
9
77
11
2019
9
78
12
2020
9
79
13
2021
9
80
14
2022
9
81
15
2023
9
82
16
2024
10
83
17
2025
10
84
18
2026
10
85
19
2027
10
86
20
2028
10
87
21
2029
10
88
22
2030
10
89
4.2.2.3 Dự báo khối lượng CTRSH của Quận Phú Nhuận đến năm 2030
- Để dự đoán khối lượng CTRSH tại Quận Phú Nhuận đến năm 2030, có thể dùng công thức:
N=(r×N0)1000
Trong đó:
- N : Khối lượng CTR (tấn/ngày)
- No : Dân số của năm tính toán (người)
- r : tốc độ phát sinh CTR (kg/người/ngày).
r= khối lượng CTR năm 2009 dân số năm 2009=327.000 284.348 =1,15 (kg/người.ngày)
Kết quả thể hiện trong bảng 4.3
Bảng 4.3 : Khối lượng CTRSH dự đoán của Quận Phú Nhuận đến năm 2030
Năm
Dân số
Khối lượng CTR phát sinh trong 1 ngày (tấn/ngày)
Khu dân cư
Chợ
Trường học
Đường phố, khu công cộng
∑ khối lượng CTR
(66,7%)
(11,1%)
(3,7%)
(18,5%)
(100%)
2009
284.348
218
36
12
60
327
2010
290.035
222
37
12
62
334
2011
295.836
227
38
13
63
340
2012
301.752
231
39
13
64
347
2013
307.787
236
39
13
65
354
2014
313.943
241
40
13
67
361
2015
320.222
246
41
14
68
368
2016
326.626
251
42
14
69
376
2017
333.159
256
43
14
71
383
2018
339.822
261
43
14
72
391
2019
346.619
266
44
15
74
399
2020
353.551
271
45
15
75
407
2021
360.622
277
46
15
77
415
2022
367.834
282
47
16
78
423
2023
375.191
288
48
16
80
431
2024
382.695
294
49
16
81
440
2025
390.349
299
50
17
83
449
2026
398.156
305
51
17
85
458
2027
406.119
312
52
17
86
467
2028
414.241
318
53
18
88
476
2029
422.526
324
54
18
90
486
2030
430.977
331
55
18
92
496
Kết quả dự báo có thể có sự sai lệch, do trên thực tế các số liệu về dân số không mang tính tuyệt đối. Nhưng công việc dự báo mang tính ước lượng như trên có một ý nghĩa quan trọng cho các kế hoạch và chương trình quản lý, xử lý CTRSH.
4.2.2.4 Tính toán số thùng 660L và số xe vận chuyển
Các thông số tính toán:
- Dân số năm 2009 : N2009 = 284.348 (người).
- Khối lượng CTR năm 2009 : m2009 = 327 tấn/ngày = 327.000 kg/ngày
- Tốc độ phát sinh CTR của Quận Phú Nhuận là 1,15 (kg/người/ngày).
- Giả sử số người của 1 hộ là : n = 5 người/hộ.
- Sử dụng thùng 660L để thu gom CTR.
- Thời gian sử dụng : 03 năm.
- Sức chứa của 1 thùng là : 0,66m3
- Thời gian làm việc 1 ngày là 8 giờ, chưa tính thời gian nghỉ ngơi:
8 x 0,15 = 1,2 (giờ/ngày).
- Khối lượng riêng của CTRSH tại Quận Phú Nhuận
STT
Thành phần
Tỷ lệ (%)
m - Khối lượng ban đầu (kg)
Khối lượng riêng (kg/m3)
V- Thể tích (m3)
Thực phẩm
75,00
245.250
290
845,69
Phần còn lại
25,00
81.750
-
843,27
1
Giấy
4,20
13.734
89
154,31
2
Carton
0,10
327
50
6,54
3
Nylon
4,31
14.094
65
216,83
4
Nhựa
1,45
4.742
65
72,95
5
Gỗ
0,70
2.289
237
9,66
6
Thuỷ tinh
1,63
5.330
196
27,19
7
Kim loại màu
0,92
3.008
320
9,40
8
Vải
1,62
5.297
65
81,50
9
Cao su
0,15
491
130
3,77
10
Lon đồ hộp
1,00
3.270
89
36,74
11
Thành phần khác
8,92
29.168
130
224,37
Tổng cộng
100
327.000
1.688,96
Tính hệ thống thu gom và vận chuyển CTR thực phẩm:
Tính số thùng 660l cần thiết để thu gom hết khối lượng CTR thực phẩm
- Khối lượng CTR thực phẩm năm 2009 của Quận Phú Nhuận :
mthực phẩm = 245.250 kg/ngày
- Dân số năm 2009 : N2009 = 284.348 (người).
- Khối lượng riêng của CTR thực phẩm : rhữu cơ = 290 kg/m3
- Tần suất thu gom CTR :1 lần/ ngày
- Số hộ thu được của một chuyến thu gom
H=sức chứa của thùng 660l×KL riêng của CTR thực phẩmr×n×thành phần % CTR thực phẩm
=0,66×2901,15×5×0,75≈44 (hộ/chuyến)
Trong đó: + r : tốc độ phát sinh CTR, r = 1,15(kg/người/ngày).
+ n : số người của 1 hộ, n = 5 người/hộ
- Thời gian của 1chuyến thu gom: (TSCS)
TSCS = thời gian thu gom + thời gian vận chuyển + thời gian ở nơi đổ
- Thời gian lấy CTR: + Lấy đầy xe : 0,5 phút/hộ.
+ Di chuyển : 0,5 phút giữa 2 hộ.
PSCS = 44×0,5+(44-1)×0,5=43,5(phút/chuyến)
=0,725 (giờ/chuyến)
- Thời gian vận chuyển:
+ Đoạn đường từ điểm hẹn đến nơi lấy CTR : 1,0km
+ Xe đẩy ð điểm hẹn (vận tốc đẩy xe lúc đi) : 3,0 km/h
+ Điểm hẹn ðtuyến (vận tốc đẩy xe lúc về) : 2,0km/h
HSCS=SVđi+SVvề= 1,03+1,02=0,83(giờ/chuyến)
- Thời gian tại nơi đổ CTR:
SSCS = 6 phút = 0,1 (giờ/chuyến)
ð TSCS = thời gian thu gom + thời gian vận chuyển + thời gian ở nơi đổ
= PSCS + HSCS + SSCS = 0,725 + 0,83 + 0,1= 1,655 (giờ/chuyến)
- Số chuyến thu gom của mỗi thùng 660l trong 1ngày
Nd=H ×1-WTSCS=8×1-0,151,655=4,1 (chuyến/thùng.ngày)
Trong đó: H: thời gian làm việc của công nhân, H = 8h.
W: Hệ số thời gian không vận chuyển, W = 0,15.
ð Ta chọn Nd = 4 (chuyến/ thùng.ngày)
- Tổng số chuyến cần thu gom:
Nd=tổng lượng CTRHC/ngàylượng CTR/chuyến=245.2500,66×290=1.281 (chuyến/ngày)
- Tổng số thùng 660L cần đầu tư:
m=số chuyến/ngàysố chuyến/thùng.ngày=1.2814=320 thùng 660L
- Với số lượng là 320 thùng 660l làm việc trong 1 ca, mỗi công nhân quản lý 1 thùng 660l sau giờ nghỉ thì ca đầu sẽ chuyển giao thùng lại cho ca sau.
- Giả định công nhân làm việc 6 ngày/tuần.Vậy số công nhân làm việc trong 1 ca khi tính đến số ngày nghỉ định kì trong tuần
=320 công nhân/ca×7 ngày6 ngày=373 (công nhân/ca)
Tổng số thùng 660l cần đầu tư để thu gom CTR thực phẩm được thể hiện trong Bảng 4.4:
Bảng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7 Van - Bai sua hoan chinh final.docx