Đề tài Đánh giá độ mở góc tiền phòng sau cắt mống mắt chu biên bằng Laser Nd: Yag điều trị glôcôm góc đóng nguyên phát – Trần Thị Nguyệt Thanh

Tài liệu Đề tài Đánh giá độ mở góc tiền phòng sau cắt mống mắt chu biên bằng Laser Nd: Yag điều trị glôcôm góc đóng nguyên phát – Trần Thị Nguyệt Thanh: 69 ĐÁNH GIÁ ĐỘ MỞ GÓC TIỀN PHÒNG SAU CẮT MỐNG MẮT CHU BIÊN BẰNG LASER ND: YAG ĐIỀU TRỊ GLÔCÔM GÓC ĐÓNG NGUYÊN PHÁT TRẦN THỊ NGUYỆT THANH, NGUYỄN THỊ HOÀNG THẢO Bệnh viện Mắt Trung ương TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá độ mở góc tiền phòng (GTP) sau cắt mống mắt chu biên bằng laser Nd: YAG; Tìm hiểu mối liên quan giữa độ mở GTP và độ sâu tiền phòng (ĐSTP). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu gồm 79 mắt của 64 bệnh nhân (BN) glôcôm góc đóng giai đoạn sớm khi soi GTP đóng dưới 180º nhưng chưa có dính GTP. Chúng tôi tiến hành soi góc cho tất cả các BN trước laser và sau laser 2 tuần, 3 tháng và 6 tháng. Độ mở góc được đánh giá theo phân độ Schaffer, mức độ dính góc được tính theo cung giờ. Kết quả nghiên cứu: Phần lớn BN trong nghiên cứu là nữ chiếm 68,75% từ 50 đến 59 tuổi. 100% mắt glôcôm góc đóng đã có cơn tăng nhãn áp độ mở góc tăng tại thời điểm 2 tuàn sau laser nhưng sau đó không có sự biến đổi nào đáng kể. ở những mắt chưa tăng nhãn áp ...

pdf11 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đánh giá độ mở góc tiền phòng sau cắt mống mắt chu biên bằng Laser Nd: Yag điều trị glôcôm góc đóng nguyên phát – Trần Thị Nguyệt Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
69 ĐÁNH GIÁ ĐỘ MỞ GÓC TIỀN PHÒNG SAU CẮT MỐNG MẮT CHU BIÊN BẰNG LASER ND: YAG ĐIỀU TRỊ GLÔCÔM GÓC ĐÓNG NGUYÊN PHÁT TRẦN THỊ NGUYỆT THANH, NGUYỄN THỊ HOÀNG THẢO Bệnh viện Mắt Trung ương TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá độ mở góc tiền phòng (GTP) sau cắt mống mắt chu biên bằng laser Nd: YAG; Tìm hiểu mối liên quan giữa độ mở GTP và độ sâu tiền phòng (ĐSTP). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu gồm 79 mắt của 64 bệnh nhân (BN) glôcôm góc đóng giai đoạn sớm khi soi GTP đóng dưới 180º nhưng chưa có dính GTP. Chúng tôi tiến hành soi góc cho tất cả các BN trước laser và sau laser 2 tuần, 3 tháng và 6 tháng. Độ mở góc được đánh giá theo phân độ Schaffer, mức độ dính góc được tính theo cung giờ. Kết quả nghiên cứu: Phần lớn BN trong nghiên cứu là nữ chiếm 68,75% từ 50 đến 59 tuổi. 100% mắt glôcôm góc đóng đã có cơn tăng nhãn áp độ mở góc tăng tại thời điểm 2 tuàn sau laser nhưng sau đó không có sự biến đổi nào đáng kể. ở những mắt chưa tăng nhãn áp độ mở góc tăng sau laser 2 tuần và tiếp tục tăng đến thời điểm 6 tháng. Độ mở góc tại vị trí laser tăng cao nhất trung bình là 1,65 độ, trong khi đó góc đối diện chỉ là 0,92 độ. Có mối tương quan đồng biến chặt chẽ giữa độ mở GTP và độ sâu tiền phòng qua các thời điểm theo dõi. Kết luận: Laser Nd: YAG có hiệu quả mở rộng GTP ở BN glôcôm góc đóng nguyên phát giai đoạn sớm. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cắt mống mắt chu biên (CMMCB) là phương pháp an toàn và hiệu quả điều trị glôcôm góc đóng giai đoạn sớm, tuy nhiên đây vẫn là một phẫu thuật (PT) đi vào nội nhãn nên có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm dù rằng hiếm gặp. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, laser Nd: YAG ra đời với nhiều tính năng vượt trội ngày càng được ưa chuộng để điều trị CMMCB. Mục đích của CMMCB là tạo một đường lưu thông thuỷ dịch từ hậu phòng ra tiền phòng giải quyết cơ chế nghẽn đồng tử, đồng thời nếu các GTP mở rộng kịp thời thì bệnh có thể được phòng ngừa hoặc ít ra có thể làm bệnh ngừng tiến triển ngay cả khi đã xuất hiện tổn thương ban đầu. Điều này chứng tỏ sự tác động làm mở rộng GTP thật sự đóng vai trò quan trọng trong điều trị glôcôm góc đóng nguyên phát. Để tìm hiểu sự biến đổi hình thái GTP sau laser CMMCB chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá độ mở góc tiền phòng sau CMMCB bằng laser Nd: YAG điều trị Glôcôm góc đóng nguyên phát” với 2 mục tiêu: 1. Đánh giá độ mở góc tiền phòng sau CMMCB bằng laser Nd: YAG. 2. Tìm hiểu mối liên quan giữa độ mở góc tiền phòng và độ sâu tiền phòng. 70 II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Đối tượng nghiên cứu - BN glôcôm góc đóng nguyên phát giai đoạn tiềm tàng và sơ phát, khi soi GTP góc đóng cơ năng < 180° - Tiêu chuẩn loại trừ là những mắt tiền phòng nông dưới 1mm, những mắt có bệnh lý giác mạc mống mắt, mắt đang viêm nhiễm hoặc mắt có tiền sử chấn thương, phẫu thuật nội nhãn. 2. Phương pháp nghiên cứu - Đề tài được thực hiện tại khoa Glôcôm Bệnh viện Mắt Trung ương từ tháng 11/ 2006 đến tháng 11/ 2007 theo phương pháp nghiên cứu mô tả lâm sàng tiến cứu tự đối chứng với cỡ mẫu n= 73 mắt. - Tiến hành hỏi bệnh, khám bệnh có đánh giá độ mở GTP để đưa ra chỉ định CMMCB bằng laser. Sau đó chúng tôi CMMCB cho các BN này trên máy laser Nd : YAG – 3000 của hãng Carl Zeiss. - Độ mở GTP được đánh giá ở các thời điểm trước điều trị, 2 tuần, 3 tháng và 6 tháng sau điều trị. - Độ mở góc được đánh giá theo phân loại của Shacheff (có phối hợp nghiệm pháp ấn kính để phân biệt góc đóng cơ năng hay thực thể). Độ mở góc trung bình bằng cách tính trung bình cộng độ mở của 4 góc trên, dưới, mũi, ngoài theo Gazzard, Hayashi, Skaushik. - Số liệu được xử lý theo chương trình thống kê y học Epi-info 6.04 III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Các chỉ số của nhóm BN trước điều trị 3.1.1. Đặc điểm BN theo tuổi và giới Trong số 64 BN nghiên cứu có 20 nam (31,25 %) và 44 nữ (68,75 %), nhóm tuổi từ 50- 69 chiếm tỷ lệ nhiều nhất (81,25 %). 3.1.2. Đặc điểm giai đoạn bệnh Nhóm glôcôm tiềm tàng có 46 mắt chiếm 58,2%, nhóm sơ phát có 33 mắt chiếm 41,8 %. 3.1.3. Tình hình thị lực trước điều trị Phần lớn mắt có thị lực chỉnh kính trên 3/ 10 chiếm 90,2 %, số mắt có thị lực < ĐNT 3m chiếm tỉ lệ thấp nhất 2,5%. 3.1.4. Nhãn áp trước điều trị. Nhãn áp trung bình nhóm glôcôm tiềm tàng là 15,81± 1,89mmHg, nhóm glôcôm sơ phát là 25,53 ± 2,11. Nhãn áp trung bình của cả 2 nhóm là 19,87 ± 3,99mmHg. 3.1.5. Độ mở góc tiền phòng trước điều trị Bảng 1. Độ mở góc tiền phòng trung bình theo các giai đoạn Giai đoạn Số mắt ( n) Độ mở GTP TB Độ lệch chuẩn Thấp nhất Cao nhất P Tiềm tàng 45 1,52 0,58 1,25 2,25 <0,001 Sơ phát 33 1,15 0,32 1,00 2,00 Tổng 79 1,37 0,61 1,00 2,25 Trần Thế Hưng thấy độ mở góc TP trung bình trên mắt người già bình thường còn TTT là 3,18 ± 0,32. Trong nghiên cứu của chúng tôi độ mở góc TP trung bình 71 trước điều trị là 1,37 ± 0,85, thấp hơn hẳn mắt bình thường (rất đặc trưng cho bệnh glôcôm góc đóng). Kết quả này cũng tương tự như Farnaz và Gus Gazzard (Farnaz là 0,56 ± 0,8, Gus Gazzard là 0,85 ± 0,70), tuy nhiên độ mở góc thấp hơn chúng tôi đôi chút là do đối tượng nghiên cứu gồm các BN glôcôm góc đóng ở các giai đoạn khác nhau. Khi xét riêng độ mở góc TP ở nhóm tiềm tàng và sơ phát chúng tôi thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p <0,05. Laurence S cũng thấy có sự khác biệt tương tự về độ mở góc giữa nhóm glôcôm góc đóng đã tăng nhãn áp và nhóm mắt thứ hai của các BN này. 3.1.6. Độ sâu tiền phòng trước điều trị Bảng 2. Độ sâu tiền phòng trung bình theo các giai đoạn Giai đoạn Số mắt ( n) ĐSTP ( mm) Độ lệch chuẩn Thấp nhất Cao nhất P Tiềm tàng 45 2,11 0,14 1,86 2,21 < 0,001 Sơ phát 33 2,03 0,11 1,60 2,15 Tổng 79 2,05 0,15 1,60 2,21 Nguyễn Hữu Châu đo ĐSTP trên siêu âm A cho người Việt Nam trưởng thành thu được kết quả là 3,53 ± 0,34mm đối với nữ và 3,74 ± 0,34mm đối với nam. Trần Thị Hoàng Nga khi đánh giá ĐSTP cho những người ruột thịt của BN glôcôm thấy ĐSTP nhỏ hơn hẳn so với mắt người bình thường là 2,30 ± 0,37mm, điều này chứng tỏ ĐSTP là một yếu tố nguy cơ dẫn đến đóng góc TP. Gus Gazzard MA đo ĐSTP cho nhóm BN glôcôm góc đóng trước laser cắt MMCB thu được kết quả là 2,03 ± 0,28mm, kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu của chúng tôi là 2,05 ± 0,15mm. Trong nghiên cứu này nhóm glôcôm góc đóng tiềm tàng có ĐSTP 2,11 ± 0,14mm cao hơn so với nhóm glôcôm góc đóng sơ phát 2,03 ± 0,11mm với độ tin cậy lớn hơn 95%. Kết quả này cũng tương tự như tác giả Data T (2,19 ± 0,36mm với nhóm mắt thứ hai, nhóm glôcôm đã có tăng nhãn áp là 1,79 ± 0,32mm). 3.2. Các chỉ số của nhóm nghiên cứu sau điều trị. 3.2.1. Độ mở góc TP trung bình qua các thời điểm theo dõi. Bảng 3. Sự biến đổi độ mở góc tiền phòng tại các thời điểm theo dõi Chỉ số Thời điểm Số mắt (n) ĐMG trung bình Độ lệch chuẩn Thấp nhất Cao nhất P1 (Giai đoạn) P2 (Trướ c- sau) P3 (Trướ c- sau) Trướ c ĐT Tiềm tàng 46 1,52 0,58 1,25 2,25 < 0,01 < 0,01 72 Sơ phát 33 1,15 0,32 1,00 2,00 Tổng 79 1,37 0,61 1,00 2,25 Sau 2 tuần Tiềm tàng 46 2,29 0,27 1,75 2,75 < 0,01 < 0,01 Sơ phát 33 2,21 0,33 1,50 2,50 Tổng 79 2,26 0,37 1,50 2,75 Sau 3 tháng Tiềm tàng 46 2,65 0,28 1,75 3,25 <0,01 < 0,01 Sơ phát 33 2,27 0,27 1,75 2,50 Tổng 79 2,49 0,34 1,75 3,25 Sau 6 tháng Tiềm tàng 46 2,82 0,27 2,00 3,25 < 0,01 Sơ phát 33 2,27 0,31 1,75 2,75 Tổng 79 2,59 0,64 1,75 3,25 Kết quả nghiên cứu cho thấy sau laser 2 tuần độ mở góc trung bình tăng lên 2,26 ± 0,37 và có sự tăng khá đồng đều ở cả 2 nhóm tiềm tàng và sơ phát. Laurence S cũng nhận thấy không có sự khác biệt về độ mở góc giữa 2 nhóm nghiên cứu ở thời điểm 2 tuần sau điều trị. Thời điểm 3 tháng sau điều trị độ mở góc tiếp tục tăng lên 2,49 ± 0,34, khác biệt có ý nghĩa thống kê ở thời điểm 2 tuần với p<0,001. Tuy nhiên ở nhóm tiềm tàng, hiệu quả mở góc tốt hơn so với nhóm sơ phát và độ mở góc 2 nhóm đã có sự khác biệt rõ ràng. Sau 6 tháng theo dõi, ở nhóm tiềm tàng các góc TP vẫn tiếp tục mở rộng thêm biểu hiện bằng sự tăng độ mở góc trung bình lên 0,17mm so với thời điểm 3 tháng, trong khi đó ở nhóm sơ phát hầu như không có sự thay đổi so với thời điểm 3 tháng, lúc này độ mở góc giữa 2 nhóm càng khác biệt nhau với p<0,001. Laurence S cũng đưa ra nhận xét tương tự và tác giả này giải thích rằng những cơn tăng nhãn áp (yếu tố cản trở mở góc trên mắt bệnh) có thể là tác nhân ảnh hưởng đến cấu trúc góc TP, đồng thời sự gia tăng mức độ dính góc trước và sau laser ở nhóm mắt bệnh có thể là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả mở góc kém ở nhóm đối tượng này. Yuval Yassur cũng có cùng quan điểm với chúng tôi khi đánh giá góc TP trên 53 mắt sau CMMCB bằng laser. Sau laser độ mở góc trung bình của chúng tôi là 2,59 ± 0,64 khác biệt rõ rệt với trước laser. Kết quả này tương tự như nghiên cứu của Farnaz là 2,60 ± 0,80. 3.2.2. Độ mở của các góc liên quan đến vị trí laser. Bảng 4. Liên quan độ mở góc tiền phòng trung bình và vị trí laser Chỉ số Góc TP Độ mở GTP TB Độ lệch chuẩn Thấp nhất Cao nhất P (Trước- sau) 73 Góc laser Trước ĐT 0,82 0,97 0 2 < 0,001 Sau ĐT 2,47 0,64 1 3 Độ tăng 1,65 0,88 1 3 < 0,001 Góc đối diện Trước ĐT 1,63 1,08 1 3 < 0,001 Sau ĐT 2,55 O,95 1 4 Độ tăng 0,92 0,96 1 4 < 0,001 Góc cạnh 1 Trước ĐT 1,46 0,91 0 3 < 0,001 Sau ĐT 2,66 0,63 1 4 Độ tăng 1,20 O,91 1 4 < 0,001 Góc cạnh 2 Trước ĐT 1,57 1,08 0 4 < 0,001 Sau ĐT 2,68 0,75 1 4 Độ tăng 1,11 0,85 1 4 <0,001 Tất cả các góc đều có sự tăng độ mở sau laser so với trước điều trị với mức độ tin cậy >95%. Độ tăng trung bình từ 0,96 đến 1,48 độ. Tác giả Winifred P. Nolan và cộng sự (2000) khi nghiên cứu trên 164 mắt BN châu Á trước và sau laser cắt MMCB cho rằng có sự mở rộng cả 4 góc phần tư và độ mở các góc đều giống nhau. Nhận xét này cũng tương tự như Farnaz và cộng sự (2007) và Mingguang ( 2007). Khi theo dõi độ mở góc TP trong 6 tháng sau laser, chúng tôi thấy rằng góc phần tư được laser độ mở góc tăng cao nhất là 1,65 độ, còn vị trí đối diện độ tăng chỉ là 0,92 độ, sự khác biệt này có độ tin cậy >95%. Skaushik đã chứng minh rằng có sự mở rộng góc ở tất cả các góc TP, trong đó góc phần tư laser có hiệu quả mở rộng cao nhất trung bình là 1 độ Shaffer, trong khi đó góc đối diện chỉ có độ mở trung bình là 0,11. Độ mở góc trung bình cao hơn của Skaushik do các BN của chúng tôi là glôcôm góc đóng sơ phát và glôcôm góc đóng tiềm tàng chưa có tổn thương thị thần kinh. Tác giả cho rằng dòng thủy dịch chảy liên tục qua vùng có lỗ cắt mống mắt làm cho cung phần tư này mở rộng hơn cung phần tư đối diện, là nơi xa vị trí laser nhất. Điều này đã được tác giả chứng thực bằng soi GTP và trên siêu âm sinh hiển vi. 3.2.3. Mức độ dính góc sau laser Bảng 5. Mức độ dính góc tiền phòng tại các thời điểm theo dõi Dính góc Giai đoạn Thời điểm 0 1- < 4 ≥ 4 Tổng P n % n % n % n % Tiềm tàng Trước ĐT 46 100 0 0 0 0 46 100 < 0,01 Sau 2 tuần 40 87,0 6 13,0 0 0 46 100 74 Sau 3 tháng 39 84,8 7 15,2 0 0 46 100 Sau 6 tháng 39 84,8 7 15,2 0 0 46 100 Sơ phát Trước ĐT 33 100 0 0 0 0 33 100 Sau 2 tuần 23 69,7 10 30,3 0 0 33 100 Sau 3 tháng 16 48,5 17 51,5 0 0 33 100 Sau 6 tháng 16 48,5 17 51,5 0 0 33 100 Cả hai nhóm đều không có BN nào có dính góc trước laser, mức độ dính góc trung bình tăng lên trong quá trình theo dõi ở cả 2 nhóm nhưng tăng cao hơn ở nhóm sơ phát. Đối chiếu với kết quả của Laurence S cũng khá tương đồng, tác giả này cho rằng mức độ gia tăng dính góc ở mắt đã có tăng nhãn áp cao hơn mắt tiềm tàng. Khi đánh giá về sự gia tăng dính góc sau laser, Jun Sung Choi cho rằng chỉ số nhãn áp trước điều trị và hội chứng mống mắt phẳng là căn nguyên gây dính góc sau laser. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng những mắt có nhãn áp trung bình trước điều trị là 17,7 ± 5,6mmHg có độ dính góc sau laser cao hơn hẳn so với nhóm có nhãn áp là 14,2 ± 4,6mmHg. Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu này chúng tôi chưa có đủ phương tiện để chẩn đoán được hội chứng mống mắt phẳng, do đó chưa thể có kết luận về mối liên quan giữa hội chứng này với mức độ gia tăng dính góc sau laser. 3.3. Độ sâu tiền phòng sau điều trị và mối liên quan với độ mở góc tiền phòng 3.3.1. Độ sâu tiền phòng qua các thời điểm theo dõi Bảng 6. Độ sâu tiền phòng trung bình tai các thời điểm theo dõi Chỉ số Thời điểm Số mắt (n) ĐSTP trung bình (mm) Độ lệch chuẩn Thấp nhất Cao nhất P1 (Giai đoạn) P2 (Trướ c- sau) P3 (Trư ớc- sau) Trước ĐT Tiềm tàng 46 2,11 0,14 1,86 2,21 < 0,001 < 0,001 Sơ phát 33 2,03 0,11 1,60 2,15 Tổng 79 2,05 0,15 1,60 2,21 Sau 2 tuần Tiềm tàng 46 2,22 0,16 2,10 2,50 < 0,001 < 0,01 Sơ phát 33 2,17 0,10 1,72 2,34 Tổng 79 2,17 0,14 1,72 2,50 75 Sau 3 tháng Tiềm tàng 46 2,27 0,13 2,13 2,61 <0,001 < 0,01 Sơ phát 33 2,18 0,14 1,80 2,35 Tổng 79 2,20 0,14 1,80 2,61 Sau 6 tháng Tiềm tàng 46 2,32 0,2 2,15 2,78 < 0,001 Sơ phát 33 2,18 0,16 1,82 2,35 Tổng 79 2,23 0,2 1,82 2,78 Độ sâu TP sau laser 6 tháng thay đổi trong khoảng từ 1,82mm đến 2,78mm, trung bình là 2,23 ± 0,2mm. Mức tăng trung bình sau điều trị so với trước đó là 0,18mm, giá trị này có ý nghĩa thống kê ở mức p<0,05. Gus Gazzard MD qua 6 tháng theo dõi trên 55 mắt bằng siêu âm A thấy ĐSTP tăng 0,13 mm so với trước laser. Mức tăng ĐSTP giữa hai nhóm nghiên cứu cũng có sự khác biệt. Data T và cộng sự (2006) khi theo dõi sự biến đổi ĐSTP sau laser ở 2 nhóm glôcôm góc đóng đã có cơn tăng nhãn áp và nhóm glôcôm tiềm tàng thấy có sự khác biệt rõ nét về mức tăng sau điều trị giữa 2 nhóm. Nhóm glôcôm tiềm tàng mức tăng trung bình là 0,11mm trong khi đó ở nhóm đã có tăng nhãn áp chỉ tăng 0,03mm. Tiếp tục theo dõi sự thay đổi độ sâu TP tại thời điểm 3 tháng và 6 tháng sau laser cho thấy nhóm tiềm tàng vẫn có sự biến đổi độ sâu nhưng ở nhóm sơ phát độ sâu ổn định giữa hai thời điểm này. 3.3.2. Sự liên quan giữa độ mở góc tiền phòng và độ sâu tiền phòng Bảng 7. Mối tương quan giữa độ mở GTP TB và ĐSTP tại các thời điểm theo dõi Thời điểm Độ mở góc TP trung bình ĐSTP (mm) Hệ số tương quan Đường hồi quy Trước ĐT 1,0 - 2,25 1,60- 2,31 0,899 y = 0,4178x – 1,2792 Sau 2 tuần 1,50-2,75 1,72-2,50 0,978 y = 0,7096x - 0,563 Sau 3 tháng 1,75 -3,25 1,80 -2,61 0,943 y = 0,4184x – 1,2615 Sau 6 tháng 1,75-3,25 1,82-2,78 0,946 y = 0,5164x – 1,0742 Trên mắt người bình thường độ mở góc trung bình là 3,18 ± 0,32, và ĐSTP trung bình là 3,53 ± 0,34 mm. Trên mắt glôcôm góc đóng cả độ sâu TP và độ mở GTP đều thấp hơn mắt người bình thường, đây là đặc điểm giải phẫu đặc trưng của bệnh glôcôm góc đóng nguyên phát. Tornquist đã dự đoán nguy cơ đóng góc TP dựa vào ĐSTP. Nếu ĐSTP từ 2 - 2,5mm nguy cơ đóng góc là 0,56%, nếu ĐSTP từ 1,5-2mm nguy cơ này là 10%, còn khi ĐSTP dưới 1,5mm nguy cơ tăng lên đến 56%. Aung T và cộng sự (2005) cho rằng sự giảm độ sâu TP là một yếu tố 76 nguy cơ đóng góc trên người châu Á. Khảo sát trên 2032 người châu Á, Tin Aung (2005) cũng có cùng quan điểm với Aung T khi cho rằng khả năng đóng góc càng cao trên mắt có ĐSTP càng giảm. Trong nghiên cứu của chúng tôi, ĐSTP trước điều trị là 2,05 ± 0,15mm tương ứng với độ mở góc trung bình là 1,37 ± 0,61. Qua các thời điểm theo dõi, với mỗi thay đổi về độ mở góc đều có sự tăng tương đồng của ĐSTP. Khi phân tích mối tương quan giữa độ mở góc và ĐSTP trước điều trị chúng tôi thấy chúng có mối tương quan đồng biến chặt chẽ biểu diễn bởi phương trình hồi quy tuyến tính y = 0,4178x –1,2792 với R = 0,899, trong đó y là ĐSTP trước điều trị, x là độ mở góc TP trung bình trước laser. Trần Thị Hoàng Nga khi khảo sát góc TP trên người ruột thịt của BN glôcôm đã xét đến mối tương quan giữa độ mở góc và ĐSTP, tác giả thấy rằng hai đại lượng này có mối tương quan tuyến tính chặt chẽ qua phương trình y = 2,538x-3,807, với R = 0,919 trong đó y là độ mở góc TP, x là ĐSTP. Hai tuần sau laser hai đại lượng này vẫn có mối tương quan chặt chẽ thuận chiều thể hiện qua phương trình tuyến tính sau y = 0,7096x + 0,563 với hệ số tương quan R= 0,978. Gus Gazzard MD cũng tìm thấy mối liên quan giữa độ mở góc và ĐSTP khi thấy chúng có quan hệ đồng biến cùng tăng sau các thời điểm theo dõi. Sự tương quan đồng biến giữa hai đại lượng này thể hiện bằng hai phương trình tuyến tính y = 0,418x + 1,2615 với hệ số tương quan R = 0,943 ở thời điểm 3 tháng và y = 0,5164x + 1,0742, hệ số tương quan R tương ứng là 0,946 ở thời điểm 6 tháng. Data T và cộng sự ( 2006) cũng nghiên cứu sự liên quan giữa độ sâu TP trung tâm và độ mở góc TP cũng nhận thấy mối tương quan đồng biến của hai biến này. Nolan W. P khi đánh giá nguy cơ nghẽn góc ở cộng đồng người Hoa tại Singapore trên 50 tuổi cho rằng những mắt có TP càng nông thì góc TP càng hẹp và khả năng đóng góc càng cao. 3.3.3. Mối liên quan giữa độ mở góc tiền phòng và nhãn áp Bảng 8. Sự liên quan giữa độ mở GTP và nhãn áp trung bình qua các thời điểm Thời điểm Độ mở góc TP trung bình Nhãn áp trung bình (mmHg) Hệ số tương quan Đường hồi quy Trước ĐT 1,37 ± 0,61 19,87 ± 5,99 -0,973 y=- 0.2482x+6,299 Sau 2 tuần 2,26 ± 0,37 15,64 ± 1,70 Sau 3 tháng 2,49 ± 0,34 15,35 ± 1,55 Sau 6 tháng 2,59 ± 0,64 15,36 ± 1,58 Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy khi góc TP mở càng tốt thì cũng có sự điều chỉnh nhãn áp tương đương. Chính vì vậy chúng tôi đã tìm mối tương quan giữa trị số nhãn áp trung bình ở từng thời điểm theo dõi với độ mở góc TP trung bình ở các thời điểm tương ứng và thấy rằng giữa chúng có mối tương quan nghịch biến chặt chẽ với hệ số tương quan R= - 0,973. Phân tích 77 tương quan hồi quy cho phương trình hồi quy tuyến tính bậc 1 y = - 0,2482x + 6,299, trong đó y là nhãn áp trung bình tại các thời điểm, x là độ mở góc TP trung bình ở cùng thời điểm. Laurence S và cộng sự cho rằng có mối liên hệ ngược chiều giữa độ mở góc TP và mức hạ nhãn áp sau laser cắt MMCB điều trị glôcôm góc đóng cơn cấp. Tác giả cho rằng cắt MMCB làm nhãn áp hạ trung bình là 3 mmHg, tương ứng có sự mở rộng góc trên từ 0° lên 10°, góc dưới từ 10° lên 30°. Mingguang He, MD cũng thấy có sự liên hệ tương tự giữa 2 đại lượng trên, nhãn áp hạ trung bình 3mmHg tương đồng với sự tăng chỉ số mở góc trên siêu âm sinh hiển vi. IV. KẾT LUẬN 4.1. Độ mở góc TP sau cắt MMCB bằng laser ND: YAG. Góc TP mở rộng rõ rệt sau laser cắt MMCB ở 100% số mắt. Có sự khác biệt về độ mở góc TP sau laser cắt MMCB giữa glôcôm góc đóng tiềm tàng và glôcôm góc đóng sơ phát. Nhóm tiềm tàng có góc TP mở rộng và tăng dần qua tất cả các thời điểm theo dõi 2 tuần, 3 tháng và 6 tháng, nhóm sơ phát góc TP chỉ mở rộng ở thời điểm 2 tuần sau laser, thời điểm 3 tháng và 6 tháng không có sự thay đổi đáng kể. Độ mở góc TP tăng ở cả 4 góc phần tư, tại góc phần tư laser góc TP mở rộng nhất và góc đối diện độ mở rộng góc là ít nhất (góc phần tư laser tăng trung bình 1,65 độ; góc phần tư đối diện tăng trung bình 0,92 độ). Mức độ dính góc TP tăng sau laser cắt MMCB, nhóm sơ phát độ dính góc tăng cao hơn nhóm tiềm tàng (tỉ lệ dính góc sau laser ở nhóm sơ phát là 51,5%, trong khi đó nhóm tiềm tàng chỉ có 15,2%). 4.2. Mối liên quan giữa độ mở góc TP và ĐSTP sau laser cắt MMCB. ĐSTP ở nhóm tiềm tàng tăng dần sau laser cắt MMCB tại các thời điểm theo dõi. Nhóm sơ phát chỉ tăng ĐSTP sau laser 2 tuần sau đó ổn định. Có mối tương quan tuyến tính chặt chẽ đồng biến giữa độ mở góc TP trung bình và ĐSTP trước và sau laser. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. NGUYỄN HỮU CHÂU, NGUYÊN CHÍ HƯNG (2001), “Đo trục trước sau, độ sâu tiền phòng, chiều dày thể thuỷ tinh, chiều dày giác mạc thanh niên Việt Nam”, Bản tin nhãn khoa, Hội Nhãn khoa Thành phố Hồ Chí Minh, tr 2 – 8. 2. TRẦN THẾ HƯNG (2005), “Nghiên cứu sự thay đổi nhãn áp sau mổ tán nhuyễn TTT đục, đặt TTTNT hậu phòng”, Luận văn thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 78 3. DATA T, MOHAN S. SIHOTA R et al (2006), “Comporison of ultrasound biomicroscopic parameters after laser iridotomy in eyes with primary angle closure and primary angle closure glaucoma”. Eye, May, pp 5. 4. FARNAZ M, YAN LI et al (2007), ‘’Anterior segment optical coherence tomography for imaging the anterior chamber after laser peripheral iridotomy”, A. J. Ophthalmol, 143(5), pp 877-879. [26] 5. GAZZARD MA (2003), “A prospective ultrasound biomicroscopy evaluation of changes in anterior segment morphology after laser iridotomy in asian eyes”, Ophthamology, 110 (3), pp 630-638. 6. LAURENCE S, LIM MBBS., STEVE KL., SEAH et al (2004), “Configuration of the drainage angle in the first year after laser peripheral iridotomy in acute primary angle closure”, Ophthalmology, 111 (8), pp 1470 – 1474. 7. MINGGUANG MD, DAVID S et al (2007), “Laser peripheral iridotomy in primary angle- closure suspect: Biometric and gonioscopie outcomes the Liwan Eye study”, Ophthalmology, 114 (3), pp 494-500. 8. NOLAN WP, FOSTER PJ et al (2000), ‘’Yag laser iridotomy tretement for primari angle closure in east Asia eyes’’, Br. J. Ophthamol, 84 pp 1255- 1259. 9. SKAUSHIK, KUMAR S., JAIN R., et al (2006), “Ultrasound biomicroscopic quantification of the change in anterior chamber angle following laser peripheral iridotomy in early chronic primary angle closure glaucoma”, Eye, 3, pp 1-7. SUMMARY CHANGES IN ANTERIOR CHAMBER ANGLE WIDTH AFTER Nd: YAG LASER PERIPHERAL IRIDOTOMY IN THE TREATMENT OF PRIMARY ANGLE CLOSURE GLAUCOMA Objectives: To evaluate morphologic in anterior segment by gonioscopy pre and post peripheral iridotomy laser.To find out the correlation between anterior chamber angle width and anterior chamber depth. Methods: seventy nine eyes of sixty four patients with primary angle closure glaucoma had the peripheral anterior closure less than 180º without peripheral anterior synechias. Static and dynamic gonioscopies were performed in acute primary angle closure and fellow eyes before and at 2 weeks, 3 months, 6 months after treatment. The angle was graded in each quadrant by the Schaffer scheme and the number of clock hours of peripheral anterior synechias was recorded. Results:The majority of subjects were female (68,75%) between 50 and 59 years old. 100% eyes of acute primary angle closure was increased significantly in angle width after 2 weeks and no change later. The angle width of fellow eyes had been increasing post treatment at the 2nd week, then from 2nd week to 6th month. For the quadrant treated by laser, the mean width of the angle increased 1.65 but in the opposite 79 site was 0.92. There was a precise proportional relation between anterior chamber angle width and anterior chamber depth. Conclusion: ND: YAG laser iridotomy is effective in widening the anterior chamber angle in primary angle closure glaucoma.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_danh_gia_do_mo_goc_tien_phong_sau_cat_mong_mat_chu_bi.pdf
Tài liệu liên quan