Tài liệu Đề tài Đánh giá đặc điểm cấu trúc và giá trị của trạng thái thảm cây bụi tại trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, Vĩnh phúc: 1
Phần 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới là hệ sinh thái với nhiều cấu trúc tầng
thứ phức tạp, có tính Đa dạng sinh học cao. Vai trò, chức năng của hệ sinh
thái này được thể hiện rất rõ rệt, thể hiện qua việc bảo vệ các nguồn tài
nguyên khác như: Đất, nước, khí hậu... Cung cấp gỗ, củi.. Đặc biệt là việc bảo
vệ tính Đa dạng sinh học là rất tốt. Với rất nhiều kiểu thảm thực vật khác
nhau như: Thảm thực vật cây gỗ, thảm thực vật cây bụi,..., lại có các kiểu
trạng thái, cấu trúc, thành phần sinh vật khác nhau thì vai trò, chức năng, giá
trị cũng khác.
Tuy nhiên hiện nay việc mất rừng trên thế giới và Việt Nam đang là
vẫn đề cần được quan tâm nhiều hơn. Nguy cơ suy giảm hoặc mất tính Đa
dạng sinh học tại một số vùng miền trên thế giới cũng như Việt Nam là rất
cao. Vấn đề làm thế nào đề có thể bảo vệ được tính Đa dạng sinh học là rất
cần thiết.
Theo TS. Đỗ Hữu Thư đã khẳng định: Thảm thực vật nói chung và
thảm cây bụi nói riêng là đối...
51 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1354 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Đánh giá đặc điểm cấu trúc và giá trị của trạng thái thảm cây bụi tại trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, Vĩnh phúc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Phần 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới là hệ sinh thái với nhiều cấu trúc tầng
thứ phức tạp, có tính Đa dạng sinh học cao. Vai trò, chức năng của hệ sinh
thái này được thể hiện rất rõ rệt, thể hiện qua việc bảo vệ các nguồn tài
nguyên khác như: Đất, nước, khí hậu... Cung cấp gỗ, củi.. Đặc biệt là việc bảo
vệ tính Đa dạng sinh học là rất tốt. Với rất nhiều kiểu thảm thực vật khác
nhau như: Thảm thực vật cây gỗ, thảm thực vật cây bụi,..., lại có các kiểu
trạng thái, cấu trúc, thành phần sinh vật khác nhau thì vai trò, chức năng, giá
trị cũng khác.
Tuy nhiên hiện nay việc mất rừng trên thế giới và Việt Nam đang là
vẫn đề cần được quan tâm nhiều hơn. Nguy cơ suy giảm hoặc mất tính Đa
dạng sinh học tại một số vùng miền trên thế giới cũng như Việt Nam là rất
cao. Vấn đề làm thế nào đề có thể bảo vệ được tính Đa dạng sinh học là rất
cần thiết.
Theo TS. Đỗ Hữu Thư đã khẳng định: Thảm thực vật nói chung và
thảm cây bụi nói riêng là đối tượng rất quan trọng để khoanh nuôi phục hồi
rừng. Do thảm cây bụi thường là quần xã sinh vật tiên phong sau nương rẫy,
nơi chưa có rừng, nơi đất đai bị thoái hóa, và cũng là nơi diễn ra quá trình
diễn thế tái sinh, diễn thế tự nhiên để hình thành rừng. Trong quá trình đó
thực vật góp phần chống xói mòn đất, bảo vệ môi trường và bảo tồn tính đa
dạng sinh học.
Việc nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học cho công tác quản lý, bảo vệ,
sử dụng như thế nào đối với thảm thực vật cây bụi là rất cần thiết. Do vậy,
quá trình đánh giá cấu trúc và giá trị của thảm cây bụi là một khâu không thể
thiếu trong công tác bảo tồn, phục hồi và phát triển Đa dạng sinh học.
Trước thực tiễn đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá đặc
điểm cấu trúc và giá trị của trạng thái thảm cây bụi tại trạm Đa dạng sinh
học Mê Linh, Vĩnh phúc” làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu về diễn
thế và đa dạng sinh học. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phục hồi rừng
phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh
học ở địa bàn nghiên cứu.
2
1.2. Mục đích nghiên cứu
Góp phần bổ sung kiến thức về cấu trúc tổ thành và giá trị của các thảm
thực vật, làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển sự đa dạng sinh học tại địa
bàn nghiên cứu. Đồng thời làm rõ về mối tương quan giữa cấu trúc tổ thành
với giá trị của thảm thực vật nói chung và thảm cây bụi nói riêng.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1. Về lý luận
Góp phần bổ sung kiến thức về cấu trúc tổ thành và giá trị của thảm
thực vật, làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển sự đa dạng sinh học tại địa
bàn nghiên cứu.
1.3.2. Về thực tiễn
- Xác định được cấu trúc tổ thành của thảm thực vật cây bụi.
- Đánh giá được cấu trúc và giá trị của thảm thực vật cây bụi.
- Từ đó làm cơ sở đề xuất một số giải pháp phục hồi rừng và bảo tồn
tính đa dạng sinh học tại địa bàn nghiên cứu.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập
Bổ sung những hiểu biết về đặc điểm cấu trúc và giá trị của trạng thái
thảm thực vật tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, Vĩnh Phúc góp phần vào
việc nghiên cứu về diễn thế và đa dạng sinh học. Đồng thời nâng cao hiệu quả
sử dụng đối với thảm thực vật, tận dụng được tiêm năng sẵn có.Từ đó đề xuất
các biện pháp tác động thích hợp nhằm từng bước đưa rừng về trạng thái có
cấu trúc hợp lý, ổn định hơn.
1.4.2. Về thực tiễn
Tuy đề tài mới chỉ đề cập về cấu trúc tổ thành và giá trị của thảm thực vật
cây bụi, lại tiến hành trong thời gian ngắn nhưng với sự giúp đỡ tận tình của thầy
giáo, cùng tất cả các chú, bác, anh hiện đang công tác tại trạm, tôi hy vọng đề tài
có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu cấu trúc và tổ
thành thực vật, nhằm bảo tồn và phát triển được tính đa dạng sinh học tại Trạm
Đa dạng sinh học Mê Linh nói riêng và cả nước nói chung.
3
Phần 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học nghiên cứu
+ Thảm thực vật
Là toàn bộ lớp thảm thực vật ở một vùng cụ thể hay toàn bộ lớp phủ
thực vật trên bề mặt trái đất. Theo khái niệm này thảm thực vật mới chỉ là
một khái niệm chung chưa chỉ rõ đặc trưng hay phạm vi không gian của một
đối tượng cụ thể. Nó chỉ có nội hàm cụ thể khi có tính ngữ kèm theo như
“Thảm thực vật Mê Linh” hay “Thực vật Tam Đảo”.
+ Hệ sinh thái
Là một hệ thống hoàn chỉnh tương đối ổn định, bao gồm quần xã sinh
vật và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh). Sự tác động qua lại giữa quần
xã và sinh cảnh tạo nên những mối quan hệ dinh dưỡng xác định, cấu trúc của
tập hợp loài trong quần xã, chu trình tuần hoàn vật chất giữa các sinh vật
trong quần xã và các nhân tố vô sinh.
+ Phục hồi rừng
Phục hồi rừng được hiểu là quá trình tái tạo lại rừng trên những diện
tích đã bị mất rừng. Theo quan điểm sinh thái học thì phục hồi rừng là một
quá trình tái tạo lại một hệ sinh thái mà trong đó cây gỗ là yếu tố cấu thành
chủ yếu. Đó là một quá trình sinh địa phức tạp gồm nhiều giai đoạn và kết
thúc bằng sự xuất hiện một thảm thực vật cây gỗ bắt đầu khép.
Để tái tạo lại rừng người ta có thể sử dụng các giải pháp khác nhau tuỳ
theo mức độ tác động của con người là: phục hồi nhân tạo (trồng rừng), phục hồi
tự nhiên và phục hồi tự nhiên có tác động của con người (xúc tiến tái sinh).
+ Cấu trúc rừng
Cấu trúc rừng là sự sắp xếp tổ chức nội bộ của các thành phần sinh vật
trong hệ sinh thái rừng mà qua đó các loài có đặc điểm sinh thái khác nhau có
thể cùng sinh sống hoà thuận trong một khoảng không gian nhất định trong
một giai đoạn phát triển của rừng. Cấu trúc rừng vừa là kết quả vừa là sự thể
hiện các mối quan hệ đấu tranh sinh tồn và thích ứng lẫn nhau giữa các thành
phần trong hệ sinh thái với nhau và với môi trường sinh thái. Cấu trúc rừng
bao gồm cấu trúc sinh thái, cấu trúc hình thái và cấu trúc tuổi.
4
+ Cây bụi và thảm cây bụi
Cây bụi là những loài cây có thân hóa gỗ, thường có chiều cao dưới
3m, có thể có một hoặc nhiều thân. Cùng với thảm tươi và cây tái sinh thì cây
bụi là thành phần chủ đạo trong các khu rừng thứ sinh ở nước ta hiện nay
Theo Vdal J., Schmid M., thảm cây bụi là kiểu quần thể thân gỗ, kín
tán gồm những cây bụi, thân có thể chia nhánh từ dưới thấp hoặc chỉ có một
thân thấp lùn, không bao giờ vượt quá 8m
2.2. Những nghiên cứu trên Thế giới
Tài nguyên rừng hiện nay trên Thế giới đang có chiều hướng suy giảm
về diện tích và chất lượng rừng. Đặc biệt là tài nguyên rừng ở vùng nhiệt đới,
xích đạo và cận xích đạo. Theo thống kê của các tổ chức IUCN, UNDP,
WWP, mỗi năm Thế giới trung bình mất đi khoảng 20 triệu ha rừng. Việc mất
rừng đã làm nhiều loài động vật, thực vật bị tuyệt chủng làm giảm sự Đa dạng
sinh học. Ngoài ra nhu cầu về gỗ nhiên liệu ngày một tăng nhanh. Do vậy , để
có thể đáp ứng được nhu cầu về gỗ nguyên liệu như hiện nay thì việc sản xuất
kinh doanh nghề rừng ngày càng được chú trọng phát triển. Để cho việc sản
xuất rừng có hiệu quả thì con người cần phải hiểu rõ về quy luật phát triển tự
nhiên của tài nguyên rừng như thế nào, từ đó đưa ra cơ sở khoa học để nâng
cao hiệu quả Sản xuất kinh doanh rừng. Trước thực tiễn đó nhiều nhà khoa
học đã không ngừng tham gia các nghiên cứu khoa học. Điển hình như:
* Về mặt cấu trúc có:
Baur G.N.(1976) [15], đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái học
nói chung và về cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng mưa nói riêng,
trong đó đã đi sâu nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt
lâm sinh áp dụng cho rừng mưa tự nhiên.
Odum E.P (1978) [17], đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái trên cơ
sở thuật ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley A.P, năm 1935. Khái niệm
hệ sinh thái được làm sáng tỏ là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc trên
quan điểm sinh thái học.
R. Catinot (1965) [16] đã biểu diễn cấu trúc hình thái rừng bằng các
phẫu đồ rừng, nghiên cứu các cấu trúc sinh thái thông qua việc mô tả phân
loại theo các khái niệm dạng sống, tầng phiến.
5
Ngoài ra còn các công trình của các tác giả Richards, Odum, Van
Stennis.. được coi là nền tảng cho những nghiên cứu về cấu trúc rừng.
* Về mặt tái sinh có:
Các công trình của các tác giả: Mibbre-ad, 1930; Richards, 1933; 1939;
Aubreville, 1938; Beard, 1946; Lebrun và Gilbert, 1954; Joné, 1955-1956;
Schultz, 1960; Baur, 1964; Rollet, 1969,.... là nền tảng cho những nghiên cứu về
tái sinh rừng.
Về phương pháp điều tra tái sinh, nhiều tác giả sử dụng cách lấy
mẫu ô vuông theo hệ thống của Lowder Milk (1927) với diện tích ô dao
động từ 1- 4m
2
. Nếu diện tích bé thì số ô phải tăng, ngược lại diện tích lớn
thì số ô ít đi, sao cho đảm bảo tính đại diện, tính trung thực của tình hình tái
sinh rừng.
Tóm lại, các nghiên cứu trên của các nhà khoa học trên tuy mỗi người
nghiên cứu một khía cạnh khác nhau nhưng tất cả đều có mục tiêu chung là:
Làm thế nào để có thể nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh rừng và bảo
tồn, duy trì và phát triển tính Đa dạng sinh học và tính năng vốn có của rừng.
Đặc biệt, sự vận dụng các hiểu biết về quy luật cấu trúc rừng và tái sinh
rừng để xây dựng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý nhằm quản lý tài
nguyên rừng một cách bền vững.
2.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Diễn biến tài nguyên rừng nước ta trong giai đoạn 1945 - 2000 bị suy
giảm mạnh cả về chất lượng và số lượng. Theo số liệu của viện điều tra quy
hoạch rừng, năm 1943, nước ta có 14,3 triệu ha, với độ che phủ 43%, đạt 0,7
ha/người. Đến năm 2000, còn 10,915 triệu ha, độ che phủ 33,2% đạt 0,14
ha/người. Mặt khác nhu cầu về gỗ nguyên liệu trong nước cũng bắt đầu có xu
hướng tăng mạnh. Trước thực tiễn đó nhiều nhà khoa học Việt Nam cũng đã
tham gia nghiên cứu về quy luật phát triển về tài nguyên rừng để có thể nâng
cao hiệu quả kinh doanh rừng, đáp ứng nhu cầu gỗ nguyên liệu trong nước,
cùng với đó là duy trì, bảo tồn sự Đa dạng sinh học như:
* Về mặt cấu trúc có:
Đồng Sĩ Hiền (1974) [3], dùng hàm Meyer và hệ đường cong Poisson
để nắn phân bố thực nghiệm số cây theo cỡ đường kính cho rừng tự nhiên làm
cơ sở cho việc lập biểu độ thon cây đứng ở Việt Nam.
6
Nguyễn Hải Tuất (1982, 1986) [13], đã sử dụng hàm phân bố giảm,
phân bố khoảng cách để biểu diễn cấu trúc rừng thứ sinh và áp dụng quá trình
Poisson vào nghiên cứu cấu trúc quần thể rừng.
Trần Văn Con (1991) [1], đã áp dụng hàm Weibull để mô phỏng cấu
trúc đường kính cho rừng khộp ở Đăklăk.
Lê Sáu (1995) [6], đã sử dụng hàm Weibull để mô phỏng các quy luật
phân bố đường kính, chiều cao tại khu vực Kon Hà Nừng, Tây Nguyên.
Bùi Văn Chúc (1996) [1], đã nghiên cứu cấu trúc rừng phòng hộ đầu
nguồn Lâm trường sông Đà ở các trạng thái rừng IIA, IIIA1 và rừng trồng
làm cơ sở cho việc lựa chọn loài cây.
Lê Sáu (1996) [6], dựa vào hệ thống phân loại của Thái Văn Trừng
kết hợp với hệ thống phân loại của Loeschau, chia rừng ở khu vực Kon Hà
Nừng thành 6 trạng thái.
Theo PGS.TS Đặng Kim Vui (2002) [14], nghiên cứu đặc điểm cấu
trúc rừng phục hồi sau nương rẫy để làm cơ sở đề xuất giải pháp khoanh nuôi,
làm giàu rừng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã kết luận đối với giai
đoạn phục hồi từ 1 - 2 tuổi (hiện trạng là thảm cây bụi) thành phần thực vật 72
loài thuộc 36 họ và họ Hoà thảo (Poaceae) có số lượng lớn nhất 10 loài, sau
đó đến họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) 6 loài, họ Trinh nữ (Misaceae) và họ Cà
phê (Rubiaceae) mỗi họ có 4 loài. Bốn họ có 3 loài là họ Long não
(Lauraceae), họ Cam (Rutaceae), họ Khúc khắc (Smilacaceae) và họ Cỏ roi
ngựa (Verbenaceae).
Các công trình trên được coi là nền tảng cho những nghiên cứu về cấu
trúc ở nước ta.
* Về mặt tái sinh có:
Trần Xuân Thiệp (1995) [8], đã định lượng cây tái sinh tự nhiên trong
các trạng thái rừng khác nhau, theo tác giả số lượng cây tái sinh biến động
từ 8.000 - 12.000, lớn hơn rừng nguyên sinh.
Theo TS.Vũ Tiến Hinh (1991) [4], khi nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự
nhiên tại Hữu Lũng (Lạng Sơn) và vùng Ba Chẽ (Quảng Ninh) đã nhận thấy
rằng, hệ số tổ thành tính theo % số cây của tầng tái sinh và tầng cây cao có
liên quan chặt chẽ với nhau.
7
Phạm Ngọc Thường (2001, 2003) [9, 10], nghiên cứu quá trình tái sinh
tự nhiên phục hồi sau nương rẫy tại hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn đã
cho thấy khả năng tái sinh của thảm thực vật trên đất rừng còn nguyên trạng
có số lượng loài cây gỗ tái sinh nhiều nhất, chỉ số đa dạng loài của thảm cây
gỗ là khá cao.
Các công trình trên được coi là những cơ sở cho các nghiên cứu về tái
sinh ở trong nước.
Tóm lại, tất cả những nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khoa học tuy
có mục tiêu khác nhau nhưng đều có chung một mục tiêu là: Nâng cao hiệu
quả kinh doanh rừng, bảo tồn và phát triển tính Đa dạng sinh học của tài
nguyên rừng.
2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.4.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh thuộc viện sinh thái và Tài nguyên
sinh vật (Viện khoa học và công nghệ Việt Nam), nằm trong địa phận xã
Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, Vĩnh phúc. Khu vực trạm có tọa độ 210 23’
57”-210 25’ 35” độ vĩ bắc và 1050 42’ 40”-1050 46’ 65” độ kinh đông. Phía
Bắc giáp huyện Phổ Yên - Thái nguyên, phía Đông và Nam giáp hợp tác xã
Đồng Trầm xã Ngọc Thanh, phía Tây giáp xã Trung Mỹ huyện Bình Xuyên
xã vùng đệm vườn Quốc gia Tam Đảo.
* Địa hình
Khu vực nghiên cứu nằm ở phía đông nam dãy núi Tam Đảo thuộc tỉnh
Vĩnh Phúc. Là nơi có địa hình dốc, độ chia cắt mạnh, có nhiều dông phụ gần
như vuông góc với dông chính. Độ dốc trung bình từ 150 - 250, nhiều nơi dốc
từ 300 - 350. Độ cao từ 100 - 520 m so với mực nước biển.
* Địa chất - thổ nhưỡng
- Về địa chất: Khu vực nghiên cứu là một bộ phận của dãy núi Tam
Đảo, nên có cấu tạo địa chất chủ yếu bằng hệ tầng phun trào axit gồm các lớp
Rionit, Daxit kết tinh xen kẽ nhau, có tuổi khoảng 260 triệu năm.
- Về thổ nhưỡng: Nhìn chung các loại đá mẹ khá cứng, thành phần
khoáng có nhiều thạch anh, Muscovit, khoáng phong hóa, hình thành nên các
8
loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, các hạt thô dễ bị rửa trôi và xói mòn, nhất
là những nơi dốc cao bị xói mòn mạnh để trơ lại phần đá cứng (điển hình là
khu vực có độ dốc cao 300 - 500m).
Theo nguồn gốc phát sinh trong vùng có hai loài đất chính sau:
+) Ở độ cao trên 300m là đất Feralit mùn đỏ vàng. Đất thường có màu
vàng ưu thế do độ ẩm cao, hàm lượng sắt di động và nhôm tích lũy tương đối
lớn. Do đất phát triển trên đá macma axit kết tinh chua: Rhyonit, Daxit, Granit
nên tầng đất mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, tầng mùn mỏng, không có tầng
thảm mục, đá lộ đầu nhiều (> 75 %).
+) Ở độ cao dưới 300m là đất Feralit đỏ vàng, phát triển trên nhiều loại đá
khác nhau. Đất có khả năng hấp thụ không cao do nhiều khoáng sét, phổ biến là
Kaolimit. Hàm lượng các khoáng nguyên sinh thấp, ngoài khoáng Kaolimit còn
có nhiều khoáng hydroxit sắt , nhôm lẫn trong đất và silic bị rửa trôi.
Ngoài ra còn có đất dốc tụ phù sa ở ven các suối lớn trên độ cao dưới
100m. Thành phần cơ giới của loại đất này là trung bình, tầng đất dày, độ ẩm
cao, màu mỡ, đã được khai phá trồng lúa và hoa màu.
Đất thuộc loại chua với PH là 3,5 - 5,5, độ dày tầng đất trung bình 30 - 40cm.
* Khí hậu - thủy văn
- Khí hậu: Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh nằm trong vùng khí hậu
nhiệt đới gió mùa. Số liệu quan sát từ 1990 - 2003 tại trạm khí tượng thủy văn
Vĩnh Yên (độ cao 50m).
Bảng 2.1. Số liệu khí tượng trạm khí tượng Vĩnh Yên
Yếu tố Trạm Vĩnh Yên
Nhiệt độ bình quân năm ( 0C ) 23,9
Nhiệt độ tối cao tương đối ( 0C ) 41,5
Nhiệt độ tối thấp tượng đối ( 0C ) 3,2
Lượng mưa bình quân năm ( mm ) 1358,7
Số ngày mưa/ năm 142,5
Lượng mưa cựu đại trong ngày ( mm ) 284,0
Độ ẩm trung bình ( % ) 83,0
Độ ẩm cực tiểu ( % ) 14,0
Lượng bốc hơi ( mm) 1040,1
9
Số liệu quan sát ở bảng cho thấy nhiệt độ trung bình năm là 23,90C
(trung bình mùa hè là 27 - 290C, mùa đông là 16 - 170C).
Lượng mưa trung bình là 1358,7 mm/năm, mùa mưa từ tháng 4 - 10
chiếm 90% lượng mưa cả năm. Mưa tập trung vào các tháng 6, 7, 8, 9. Cao
nhất là vào tháng 8. Số ngày mưa khá nhiều 142 ngày/năm. Độ ẩm trung bình
là 83%, thấp nhất vào tháng 2 dưới 80%.
- Thủy văn: Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh là một trong những khu
vực đầu nguồn của nhiều suối nhỏ đổ vào hồ Đại Lải.
Sông suối: có một suối nhỏ, nước chảy quanh năm bắt nguồn từ điểm
cực Bắc chảy dọc biên giới phía Tây giáp với vườn Quốc gia Tam Đảo và gặp
suối Thanh Lộc đổ vào hồ Đại Lải. Ngoài ra còn có một số suối cạn ngắn nhỏ
có nước sau những trận mưa.
2.4.2. Tài nguyên động vật - thực vật rừng
- Khu hệ động vật: Theo kết quả điều tra năm 2003 của phòng động vật
có xương sống - Viện sinh Thái và Tài nguyên sinh vật, đã xác định thành
phần loại học của 5 lớp thú, chim, bò sát, ếch nhái, côn trùng gồm 25 bộ, 99
họ, 461 loài.
Trong đó:
+ Thú có 13 loài thuộc 6 họ của 4 bộ
+ Chim có 109 loài thuộc 38 họ của 12 bộ
+ Bò sát có 14 loài thuộc 7 họ của 1 bộ
+ Ếch nhái có 13 loài thuộc 5 họ của 1 bộ
+ Côn trùng có 32 loài thuộc 43 họ của 7 bộ
- Hệ thực vật:
Theo Nguyễn Tiến Bân (2001), khu vực nghiên cứu nằm trong miền
địa lý thực vật Đông Bắc và Bắc Trung Bộ, trong đó chủ yếu tồn tại những
nhân tố bản địa đặc hữu của khu hệ thực vật Bắc Việt Nam, Nam Trung Hoa
với các ưu hợp thực vật họ Re (Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Dâu tằm
(Moraceae), họ Mộc lan (Magloniaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Xoài
(Anacardiaceae), họ Trám (Bureseraceae), họ Bồ hòn (Sapinraceae), họ Sau
sau (Hamameliaceae), họ Gạo (Bombaceae). Đây cũng là nơi có yếu tố thực
vật di cư từ phía nam lên như các loài cây thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae)...
10
Với diện tích khoảng 178ha, Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh hiện có
166 họ thực vật với 651 chi và 1129 loài. Trong đó đã gặp các ngành:
+ Ngành Thông đất (Lycopodiphyta) 2 họ, 3 chi, 6 loài.
+ Ngành Mộc tặc (Equisetophyta) 1 họ 1 chi, 1 loài.
+ Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) 15 họ, 32 chi, 62 loài.
+ Ngành Mộc lan (Magnoliophyta) 147 họ, 612 chi, 1055 loài.
Trong đó:
Lớp Mộc lan (Magnolisida) 120 họ, 487 chi, 823 loài.
Lớp Hành (Liliopsida) 27 họ, 125 chi, 232 loài.
Những họ có số lượng nhiều gồm: Họ Ba mảnh vỏ (Euphorbiaceae) 67
loài; họ cà phê (Rubiaceae) 53 loài; họ Lan (Orchidaceae) 38 loài; họ Cói
(Cyperaceae) 35 loài; họ Đậu (Fagaceae) 35 loài. Một số họ có từ 20 đến 30
loài gồm: họ Gừng (Zingiberaceae) 20 loài; họ Ráy (Araceae) 22 loài; họ Cỏ
roi ngựa (Verbnaceae) 21 loài; họ Đơn nem (Myrsinaceae) 20 loài; họ Cúc
(Asteraceae) 29 loài; họ Dâu tằm (Moraceae) 21 loài.
- Hiện trạng thảm thực vật theo Lê Đông Tấn (4/2003) [7], thảm thực
vật trên khu vực hoàn toàn là các trạng thái thảm thực vật thứ sinh nhân tác từ
trảng cỏ, trảng cây bụi đến rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên hay rừng trồng.
+ Thảm thực vật tự nhiên: Do khai thác gỗ củi tự nhiên, chặt đốt nương
lấy đất trồng trọt, chặt phá thảm thực vật tự nhiên để trồng rừng, chăn thả quá
mức nên đã phát sinh những trạng thái thảm thực vật khác nhau từ trảng cỏ
đến rừng thứ sinh. Trên toàn khu vực có 4 lớp quần hệ với các kiểu thảm thực
vật sau:
Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp gồm có:
Rừng cây lá rộng và rừng nứa xen cây gỗ.
Rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp gồm có:
Rừng cây lá rộng, rừng nứa xen cây gỗ và rừng giang.
Trảng cây bụi thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp gồm có:
các quần xã có hay không có cây gỗ.
- Trảng cỏ gồm trảng cỏ dạng lúa trung bình có ưu hợp lau lách
(Saccharum spontaneum) và Cỏ Tranh (Imperata cylindryca), trảng cỏ không
dạng lúa có quần hợp Guột (Dicranopteris linearis).
11
+ Rừng trồng:
Rừng thuần loài gồm có: Bạch đàn (Eucalyptus globolus), Keo tai
tượng (Acacia mangium), Keo lá tràm (Acacia auriculiformis), Thông (Pinus
massonia).
Rừng hỗn giao gồm có: Bạch đàn (Eucalyptus globolus) - Keo tai
tượng (Acacia mangium); Bạch đàn (Eucalyptus globolus) - Keo lá tràm
(Acacia auriculiformis); Thông (Pinus massonia) - Keo lá tràm (Acacia
auriculiformis); Thông (Pinus massonia) - Keo tai tượng (Acacia mangium)
2.4.3. Tình hình dân sinh, kinh tế
Khu vực nghiên cứu nằm trên địa bàn xã Ngọc Thanh, nơi có diện tích
đất lâm nghiệp chiếm 51,8% tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã. Với mật độ
dân số 139 người/km2, dân tộc kinh chiếm 53%, dân tộc thiểu số chiếm 47%.
Thu nhập bình quân đầu người là 3 triệu đồng/người/năm. Trong khu vực
nghiên cứu không có dân cư sinh sống, tuy nhiên do tập quán của dân quanh
vùng nên vẫn có một số tác động tiêu cực tới diện tích rừng trong khu vực
nghiên cứu như: Thả rông gia súc sau mùa vụ, lấy củi, măng và khai thác lâm
sản ngoài gỗ..., đây là những nguyên nhân làm cho nguồn tài nguyên của khu
vực bị giảm sút.
12
Phần 3 . ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là trạng thái thảm cây bụi xen cây gỗ tái sinh tại
Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh. Các trạng thái rừng thứ sinh, cây trồng nông
nghiệp, công nghiệp, trang trại, vườn cây ăn quả và rừng trồng đều không
thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, Vĩnh Phúc.
- Thời gian: Từ 15 tháng 2 đến 15 tháng 6 năm 2011
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Đặc điểm cấu trúc tổ thành và mật độ loài cây
- Cấu trúc tổ thành sinh thái, mật độ loài cây
- Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học
3.3.2. Đặc điểm cấu trúc ngang
- Phân bố số cây bụi theo cấp đường kính
- Phân bố loài cây bụi theo cấp đường kính
3.3.3. Đặc điểm cấu trúc đứng
- Phân bố số cây bụi theo cấp chiều cao
- Phân bố loài cây bụi theo cấp chiều cao
3.3.4. Đặc điểm tái sinh tự nhiên
- Phân bố cây gỗ tái sinh theo cấp chiều cao
- Phân bố số loài theo tầng phiến
- Giá trị sử dụng và giá trị sinh thái - môi trường
3.3.6. Đặc điểm cấu trúc đất rừng và lớp thảm mục
- Đặc điểm phẫu diện đất.
- Đặc điểm lớp thảm mục.
3.3.6. Đề xuất một số giải pháp
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp luận
Vận dụng quan điểm sinh thái phát sinh quần thể trong thảm thực vật
rừng nhiệt đới của Thái Văn Trừng (1978) [11]. Đề tài đã sử dụng phương
13
pháp điều tra ô tiêu chuẩn đại diện ở khu vực nghiên cứu, số liệu đảm bảo tính
đại diện, khách quan và chính xác. Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích
số liệu truyền thống, phương pháp kế thừa các tư liệu, số liệu có liên quan.
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu
3.4.2.1. Phương pháp kế thừa
Đề tài có kế thừa một số tư liệu:
- Những tư liệu về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thuỷ văn, đất đai, địa
hình, tài nguyên rừng.
- Tư liệu về điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hội.
- Những kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài như: Kết quả điều
tra hệ thực vật và thảm thực vật rừng tại trạm Đa dạng sinh học Mê Linh của
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.
3.4.2.2. Phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn (OTC)
- Lập Ô tiêu chuẩn (OTC): OTC là vị trí đại diện cho các trạng thái,
lập OTC điển hình để đo đếm. Diện tích OTC điển hình cấp 1 là 500m2 (50 x
10) và được lập tại các vị trí chân - sườn - đỉnh ở các điểm nghiên cứu. Trong
mỗi OTC cấp 1 lập 5 OTC cấp 2 với diện tích là 16m2 (4 x 4 m).
- Về đo đếm số cây, số loài và đo đường kính: Trong diện tích OTC
16m2 đó tiến hành đo đếm toàn bộ đường kính (D1.3) và chiều cao số cây có
mặt trong OTC đó. Đường kính đo lấy trong 1cm và chiều cao là 0.1m.
Trường hợp cây bụi thuộc loài chủ yếu có chiều cao H < 1.3m thì đo đường
kính ở vị trí cổ rễ nhưng phải ghi vào cột ghi chú là đo cổ rễ.
- Về đo đếm sinh khối tươi:
+ Đo đếm sinh khối trên mặt đất: Sử dụng phương pháp chặt hạ toàn
diện (Trong 4m2) để đo đếm sinh khối, chặt toàn bộ cây bụi ở vị trí sát mặt đất
và tiến hành cân để xác định tổng trọng lượng. Sau đó xác định sinh khối của
từng bộ phận (cành lá, thân). Lấy đại diện 10% của từng bộ phận để phân tích
trọng lượng khô kiệt trong phòng thí nghiệm để xác định sinh khối khô.
- Xác định sinh khối khô
Sử dụng phương pháp sấy mẫu bằng tủ sấy ở nhiệt độ 800C trong khoảng
thời gian 15 - 16h. Trong quá trình sấy, kiểm tra trọng lượng của mẫu sau 10, 12,
14 và 16h sấy. Nếu sau 3 lần kiểm tra thấy trọng lượng không đổi thì đó chính là
14
trọng lượng khô của mẫu. Dựa trên trọng lượng khô kiệt, độ ẩm của từng mẫu, bộ
phận cành lá, thân, thảm mục sẽ được xác định theo công thức dưới đây:
MC% = ((FW - DW)/FW)*100
Trong đó:
MC là độ ẩm tính bằng %
FW là trọng lượng tươi của mẫu
DW là trọng lượng khô kiệt của mẫu
Sinh khố khô của từng bộ phân cánh lá, thân, thảm mục sẽ được tính
theo công thức sau:
TDM (Cl) = TFW (Cl)*(1-MC(Cl))*2,5
TDM (T) = TFW (T)*(1-MC(T))*2,5
TDM (Tm) = TFW (Tm)*(1-MC(Tm))*2,5
Trong đó:
TDM (Cl), TDM (T), TDM (Tm): là tổng sinh khối khô trên 1ha tính
bằng tấn của cành lá, thân và thảm mục.
TFW (Cl), TFW (T), TFW (Tm): là tổng sinh khối tươi của cành lá,
thân, thảm mục đo đếm trong OTC tính bằng tấn.
MC (Cl), MC (T), MC (Tm): là độ ẩm tính bằng % của cành lá, thân,
thảm mục.
Tổng sinh khối khô của cây bụi (TDB) được tính như sau:
TDB (tấn/ha) = TDM (Cl) + TDM (T) + TDM (Tm)
- Xác định hàm lượng cacbon: Hàm lượng cacbon (CS) trong sinh khối
cây bụi được xác định thông qua việc áp dụng hệ số mặc định 0.5 thừa nhận
bởi Ủy ban Quốc tế về biến đổi khí hậu (IPCC,2003). Nghĩa là hàm lượng
cacbon của cây bụi sẽ là tổng hàm lượng cacbon ở các bộ phận cành lá, thân,
thảm mục và tính theo công thức dưới đây:
CS (tấn/ha) = (TDM (Cl) + TDM (T) + TDM (Tm))*0,5
- Điều tra đất:
- Đào một phẫu diện đất trong phạm vi ô tiêu chuẩn.
- Các cơ sở mô tả cấu trúc phẫu diện đất
+ Thành phần cơ giới
+ Kết cấu đất
+ Các đặc trưng về độ ẩm (sức hút tối đa, độ ẩm cây héo…)
15
+ Độ xốp, độ chặt, dung trọng, tỷ trọng.
3.5. Công tác nội nghiệp
Sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp và tính toán về cấu trúc, sinh
khối cây bụi. Phân tích, đánh giá cấu trúc, tính toán sinh khối và hàm lượng
cacbon trong các mẫu thực vật và viết báo cáo.
- Phân bố số loài, số cây theo các cấp đường kính: Số loài và số cây
được tính cho các cấp đường kính: có khoảng cách bằng nhau.... kết quả được
thể hiện bằng bảng biểu và Đồ thị.
- Phân bố số loài, số cây theo các cấp chiều cao: Số loài và số cây
được tính cho các cấp chiều cao: có khoảng cách tổ bằng nhau,... kết quả được
thể hiện bằng bảng biểu và Đồ thị.
- Cấu trúc tổ thành, mật độ và tính đa dạng loài
+) Tổ thành loài: Là nhân tố biểu thị tỉ trọng của mỗi loài cây hay nhóm
cây nào đó trong lâm phần hay OTC trong điều tra rừng. Tổ thành loài được
đánh giá bằng số thập phân. Tùy theo số lượng loài cây có mặt mà phân chia
thành lâm phân hỗn giao hay thuần loài.
+) Tính đa dạng loài được tính theo chỉ số đa dạng Shannon index:
Chỉ số đa dạng Shannon được tính theo công thức:
H = - ∑Pi.LnPi (với Pi = ni/N)
Trong đó:
+ s là số loài trong quần hợp.
+ ni là số cá thể loài thứ i trong quần hợp.
+ N là tổng số cá thể trong quần hợp.
+ Mật độ loài: Được thể hiện bằng số cây trên đơn vị diện tích ở OTC
là một trong những chỉ tiêu phản ánh mức độ đậm đặc của lâm phân. Phương
pháp xác định mật độ: Xác định trực tiếp trên ô mẫu và ước lượng gián tiếp
thông qua khoảng cách giữa các cây hoặc giữa các điểm của các cây, hoặc sử
dụng công thức tính sau:
Công thức xác định mật độ như sau:
Trong đó:
- n: Tổng số cá thể của loài trong các OTC.
- S: Tổng diện tích các OTC (ha).
16
Phần 4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Thành phần, công thức tổ thành loài, chỉ số Đa dạng sinh học và mật
độ loài
*) Về thành phần loài:
Kết quả điều tra cho thấy, thành phần loài cây có ở trạng thái cây bụi
nghiên cứu bao gồm 35 loài, trong đó có 18 loài cây bụi và 17 loài cây gỗ tái
sinh cụ thể được liệt kê tại bảng 4.1 và 4.2
Bảng 4.1. Danh mục các loài cây bụi ở trảng cây bụi tại khu vực nghiên cứu
STT Tên việt nam Tên khoa học Họ OTC
1 Ba chạc Euodia lepta Rutaceae 1,2,3,4
2 Bùm bụp Mallotus barbotus Euphorbiaceae 1,2,3,4
3 Chè xúm Eurya acuminata Theaceae 1,2,3,4
4 Cò ke Microcos tomentosa Tiliaceae 3,4
5 Cỏ lào Upatorium odoratum Asteraceae 1
6 Găng gai Oxyceros bispinosus Rubiaceae 3,4
7 Lấu Psychotria silvertiris Rubiaceae 1,2,3,4
8 Mò lông Litsea umbellata Lauraceae 1
9 Mò Clerodendrum calamitosum Verbenaceae 1,4
10 Mua Melastoma normale Melastomataceae 1,2,3
11 Muối Rhus chinensis Anacardiaceae 2,3,4
12 Sầm xì Memecylon scutellatum Melastomataceae 1,2,4
13 Sim Rhodomyrtus tomentosa Myrtaceae 1,2,3,4
14 Súm lông Eurya ciliata Theaceae 1
15 Tháu kén Helicteres angurtifolia Sterculiaceae 1,2,3,4
16 Thẩu tấu Aporosa dioica Euphorbiaceae 1,2,3,4
17 Thừng mực Wrightia sp. Apocynaceae 2
18 Trọng đũa Ardisia crenata Myrsinaceae 1,2,3,4
17
Bảng 4.2. Danh mục các loài cây gỗ tái sinh ở trảng cây bụi
tại khu vực nghiên cứu
STT Tên Việt Nam Tên khoa học Họ OTC
1 Côm Elaeocarpus dubius Elacocarpaceae 1
2 Dền Xylopia vielana Annonaceae 2,3
3 Đỏ ngọn Cratoxylon prunifolium Hypericaceae 2
4 Hoắc quang Wendlandia paniculata Rubiaceae 1,4
5 Kháo vàng Machilus bonii Lauraceae 1
6 Kháo lá nhỏ Machilus parviflora Lauraceae 3,4
7 Kháo xanh Cinnadenia paniculata Lauraceae 1,2,3
8 Lòng mang Pterospermum heterophyllum Sterculiaceae 2,3
9 Mán đỉa Archidendron clypearia Euphorbiaceae 4
10 Màng tang Litsea cubeba Lauraceae 2,3
11 Máu chó lá nhỏ Knema conferta Myristicaceae 4
12 Me rừng Phyllanthus emblica Lauraceae 1,3,4
13 Sau sau Liquidambar formosana Altingiaceae 1,2,3,4
14 Sơn ta Toxicodendron succedanea Anacardiaceae 1,2,3,4
15 Thành ngạnh Cratoxylon polyanthum Hypericaceae 1,2,3,4
16 Thừng mực Wrightia pubescensr Apocynaceae 1,2,4
17 Trám chim Canarium parvum Burseraceae 1,2,3,4
Qua bảng 4.1 và 4.2, chúng ta thấy các loài cây trong trạng thái cây bụi
tại khu vực nghiên cứu thuộc 35 chi và 20 họ thực vật trong đó có 1 họ có 5
loài đó là họ Lauraceae, có 2 họ có 3 loài đó là các họ Rubiaceae,
Euphorbiaceae và có 6 họ có 2 loài đó là các họ Sterculiaceae, Theaceae,
Anacardiaceae, Apocynaceae, Hypericaceae, Melastomataceae.
Trên cơ sở điều tra, các số liệu về tổ thành và mật độ được trình bày tại
bảng 4.3 và 4.4.
18
Bảng 4.3. Mật độ và tổ thành loài cây bụi
TT Loài Mật độ Tổ thành (%)
1 Ba chạc 9,000 12,70
2 Bùm bụp 750 1,06
3 Chè súm 2,000 2,82
4 Cò ke 375 0,53
5 Cỏ lào 625 0,88
6 Găng gai 500 0,71
7 Lấu 6,250 8,82
8 Mò lông 125 0,18
9 Mò 500 0,71
10 Mua 4,000 5,64
11 Muối 625 0,88
12 Sầm 1,000 1,41
13 Sim 34,875 49,21
14 Thừng mực 375 0,53
15 Súm lông 375 0,53
16 Thán kén 1,750 2,47
17 Thẩu tấu 3,875 5,47
18 Trọng đũa 3,875 5,47
Tổng 70,875 100
19
Bảng 4.4. Mật độ và tổ thành loài cây gỗ tái sinh
STT Loài Mật độ (cây/ha) Tổ thành (%)
1 Côm 125 0,60
2 Dền 250 1,19
3 Đỏ ngọn 125 0,60
4 Hoắc quang 1,375 6,55
5 Kháo (quả dẹt) 125 0,60
6 Kháo lá nhỏ 1,250 5,95
7 Kháo xanh 375 1,79
8 Lòng mang 375 1,79
9 Mán đỉa 125 0,60
10 Màng tang 250 1,19
11 Máu chó lá nhỏ 125 0,60
12 Me rừng 500 2,38
13 Sau sau 2,000 9,52
14 Sơn ta 5,750 27,38
15 Thành ngạnh 3,250 15,48
16 Thừng mực 2,500 11,90
17 Trám chim 2,500 11,90
Tổng 21,000 100
Nhận xét:
*) Về cây bụi
Từ kết quả ở bảng 4.3 cho thấy, trạng thái thảm thực vật thực vật cây bụi
có 18 loài cây bụi xuất hiện, với mật độ 70,875cây/ha trong đó có 5 loài tham
gia vào công thức tổ thành, đó là các loài: Sim ta là loài có tổ thành lớn nhất
chiếm 49,21%, với mật độ là 34,875cây/ha. Tiếp đến lần lượt là: Bac chạc là
12,70% với 9,000cây/ha, Lấu là 8,82% với 6,250cây/ha, Thẩu tấu là 5,47% với
3,875cây/ha, Mua là 5,64% với 4,000cây/ha.
Công thức tổ thành:
49,21Si + 12,70Bc + 8,82L + 5,47Tt + 5,47M
20
*) Về cây gỗ tái sinh
Từ kết quả ở bảng 4.4 cho thấy, trạng thái thảm thực vật thực vật cây
bụi có 17 loài cây gỗ tái sinh xuất hiện, với mật độ 21,000cây/ha trong đó có
7 loài tham gia vào công thức tổ thành, đó là các loài: Sơn ta là loài có tổ
thành lớn nhất chiếm 27,38%, với mật độ là 5,750cây/ha. Tiếp đến lần lượt là:
Thành ngạnh là 15,48% với 3,250cây/ha, Thừng mực, Trám chim là 11,90%
với 2,500cây/ha, Sau sau là 9,52% với 2,000cây/ha, Hoắc quang là 6,55% với
1,375cây/ha, Kháo lá nhỏ là 5,95% với 1,250 cây/ha
Công thức tổ thành:
27,38Sn + 15,48Tn + 11,90Tm + 11,90TC + 9,25Ss + 6,55Hq +
5,95Kln
* Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học
Chỉ số Đa dạng sinh học các loài cây được thể hiện qua bảng 4.5 và 4.6
Bảng 4.5. Chỉ số đa dạng sinh học lớp cây bụi
TT OTC Số cây (N)
Mật độ
(cây/ha)
Số loài cây
bụi (S)
Chỉ số đa
dạng (H)
OTC 1 134 16,750 14 1,77
OTC 2 114 14,250 14 1,70
OTC 3 179 22,375 12 1,79
OTC 4 140 17,500 13 1,74
Bảng 4.6. Chỉ số đa dạng sinh học lớp cây gỗ tái sinh
TT OTC Số cây (N)
Mật độ
(cây/ha)
Số loài cây gỗ
tái sinh (S)
Chỉ số đa
dạng (H)
OTC 1 35 4,375 10 1,88
OTC 2 40 5,000 10 1,94
OTC 3 40 5,000 10 1,90
OTC 4 53 6,625 10 2,04
Nhận xét:
*) Về cây bụi
Qua bảng 4.5 ta dễ dàng nhận thấy: (H3 = 1,79) > (H1=1,77) > (H4=1,74)
> (H2=1,70). Như vậy xét về tính đa dạng từ lớn đến nhỏ thì OTC 3 là lớn nhất
21
(với H3 = 1,79), sau đó đến OTC 1 (với H1= 1,77), tiếp đến là OTC 4 (với H4 =
1,74) và nhỏ nhất là OTC 2 (với H2 = 1,70). Chỉ số đa dạng còn thấp.
Tuy nhiên, xét về mật độ cá thể theo chiều tăng dần, thì mật độ cá thể ít
nhất là OTC 2 (với 14,250 cây/ha), sau đó là OTC 1 (với 16,750 cây/ha), tiếp
đến là OTC 4 (với 17,500 cây/ha) và sau cùng là OTC 3 (với 22,375 cây/ha)
có mật độ cá thể là lớn nhất.
Mật độ giữa các loài trong cùng một trạng thái là rất khác nhau, có loài
có số lượng lớn, có những loài chỉ có 1 cây. Qua bảng số liệu trên cho thấy,
có những loài tuy có số lượng nhiều nhưng lại có đường kính trung bình thấp
nên thể tích thấp dẫn đến sinh khối thấp, có loài tuy có số lượng ít nhưng lại
có chiều cao trung bình và đường kính trung bình lớn nên có thể tích lớn dẫn
đến sinh khối lớn.
*) Về cây gỗ tái sinh
Qua bảng 4.6 ta dễ dàng nhận thấy: (H4=2,04) > (H2=1,94) > (H3=1,90)
> (H1=1,88). Như vậy xét về tính đa dạng từ lớn đến nhỏ thì OTC 4 (với
H4=2,04) là lớn nhất, sau đó đến OTC 2 (với H2 =1,94), tiếp đến là OTC 3
(với H3 =1,90) và nhỏ nhất là OTC 1 (với H1=1,88). Với chỉ số như vậy cho
thấy là còn thấp, đặc biệt là ở OTC 1 với H1=1,88.
Nếu xét về mật độ cá thể theo chiều tăng dần, thì mật độ cá thể ít nhất là
OTC 1 (với 4,375 cây/ha), tiếp đến là OTC 2 và OTC 3 (với 5,000 cây/ha) và
sau cùng là OTC 4 (với 6,625 cây/ha) với số lượng mật độ cá thể là lớn nhất.
4.2. Đặc điểm cấu trúc ngang
4.2.1. Phân bố số cây bụi theo ô tiêu chuẩn
Các dẫn liệu về phân bố số cây và số loài tại các ô điều tra được trình
bày tại bảng 4.7.
Bảng 4.7. Phân bố số cây, số loài trong 4 OTC
STT Số cây Số loài
OTC 1 134 14
OTC 2 114 14
OTC 3 179 12
OTC 4 140 13
22
134
14
114
14
179
12
140
13
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
Số
c
ây
, S
ố
lo
ài
OTC 1 OTC 2 OTC 3 OTC 4
Số TT OTC
Số cây Số loài
Hình 4.1. Đồ thị phân bố số cây, số loài theo OTC
Qua bảng 4.7 và đồ thị cho thấy: Số lượng cây ở OTC 3 là lớn nhất
nhưng số loài lại ít nhất. Ngược lại ở OTC 2 có số cây ít nhất nhưng số loài
lại nhiều hơn OTC 3.
4.2.2. Phân bố số cây bụi theo cấp đường kính
Phân bố số cây theo cấp đường kính là một trong những chỉ tiêu quan
trọng nhất quy định kết cấu quần xã. Do đó để có thể đánh giá được trạng thái
trong quá khứ và trong tương lai thì việc nghiên cứu cấu trúc về phân bố cây
theo cấp đường kính là cần thiết. Sự phân bố số cây theo cấp đường kính gốc
được trình bày theo bảng 4.8 và hình 4.2.
Bảng 4.8. Phân bố số cây bụi theo cấp đường kính gốc của 4 OTC
Số cây cây bụi trong 4 OTC theo cấp đường kính Cấp đường kính (cm) OTC 1 OTC 2 OTC 3 OTC 4
I (1-1,7) 41 28 61 31
II (>1,7-2,4) 42 55 78 62
III (>2,4-3,1) 21 12 32 38
IV (>3,1-3,8) 8 13 3 6
V (>3,8-4,6) 11 4 0 0
VI (>4,6-5,3) 5 0 3 1
VII (>5,3-6,0) 1 1 1 2
VIII (>6,0-6,7) 1 1 0 0
IX (>6,7-7,4) 4 0 0 0
X (>7,4-8,1) 0 0 1 0
23
Qua bảng 4.8 và đồ thị về sự phân bố số cây theo cấp đường kính trong
4 OTC của cây bụi như sau:
Về số cây tập trung chủ yếu tại ba cấp I, II và III, nhưng các cấp còn lại
thì chiếm tỉ lệ ít, một số cấp trong các OTC không thấy xuất hiện cây nào như
cấp X của OTC 1, cấp VI, IX, X của OTC 2, cấp V, VIII, IX của OTC 3, cấp
V, VIII, IX, X của OTC 4.
Qua đồ thị cho thấy, số cây trong cấp đường kính nhỏ tập trung nhiều, trong khi
đó với cấp đường kính lớn thì số cây lại có rất ít. Điều này nói lên thảm cây bụi
này đang trong giai đoạn thích ứng với điều kiện tự nhiên không cao.
41 42
21
8
11
5
1 1
4
28
55
1213
4 1 1
61
78
32
3 3
1 1
31
62
38
6
1 2
0
10
20
30
40
50
60
70
80
Số
c
ây
OTC 1 OTC 2 OTC 3 OTC 4
Sô TT OTCI II III IV V VI VII VIII IX X
Hình 4.2: Đồ thị phân bố số cây bụi theo cấp đường kính
4.2.3. Phân bố số loài cây bụi theo cấp đường kính
Trong tự nhiên, sự cạnh tranh trong quần thể thực vật diễn ra với đủ các
loại hình như: cộng sinh, cạnh tranh không gian sống hay dinh dưỡng. Trong
quần thể, các loài cây đều có một đặc điểm sinh thái học khác nhau nên có
sức sinh trưởng khác nhau. Do vậy trong quần thể luôn có sự phân hóa về
đường kính là rất khác nhau. Sự phân hóa đó có rất nhiều yếu tố, trong đó có
cả yếu tố tuổi tác. Phân bố số cây theo cấp đường kính gốc đã nói lên quy luật
sinh trưởng, phát triển của quần thể, và khả năng thích nghi với điều kiện
ngoại cảnh. Dựa vào đó để con người đưa ra các biện pháp lâm sinh tác động
24
hợp lý và kịp thời. Sự phân bố loài cây theo cấp đường kính gốc được thể hiện
qua bảng 4.9 và hình 4.3.
Bảng 4.9. Phân bố số loài cây bụi theo cấp đường kính gốc của 4 OTC
Số loài cây bụi trong 4 OTC theo cấp đường kính Cấp đường kính (cm)
OTC 1 OTC 2 OTC 3 OTC 4
I (1-1,7) 9 6 8 7
II (>1,7-2,4) 7 8 8 10
III (>2,4-3,1) 5 4 7 9
IV (>3,1-3,8) 3 6 3 5
V (>3,8-4,6) 4 3 0 0
VI (>4,6-5,3) 4 0 3 1
VII (>5,3-6,0) 1 1 1 2
VIII (>6,0-6,7) 1 1 0 0
IX (>6,7-7,4) 1 0 0 0
X (>7,4-8,1) 0 0 1 0
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Số
lo
ài
OTC 1 OTC 2 OTC 3 OTC 4
Sô TT OTCI II III IV V VI VII VIII IX X
Hình 4.3: Đồ thị phân bố số loài cây bụi theo cấp đường kính
25
Qua bảng 4.9 và đồ thị về sự phân bố số loài theo cấp đường kính trong
4 OTC của cây bụi như sau:
Về số loài tập trung chủ yếu ở ba cấp I, II và III, trong khi đó ở các cấp
V, VI, VIII, IX và X lại chiếm tỉ lệ rất ít, có khi không có loài nào xuất hiện.
Qua đồ thị cho thấy, thảm cây bụi có số loài tương đối, khả năng thích
nghi với điều kiện ngoại cảnh chưa cao.
4.3. Đặc điểm cấu trúc đứng
4.3.1. Phân bố số cây bụi theo cấp chiều cao
Phân bố số cây theo cấp chiều cao là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh
hình thái của quần thể thực vật và quy luật kết cấu quần xã. Ngoài ra, còn nói
lên sự cạnh tranh về không gian sống và dinh dưỡng giữa các tầng cây cao -
thấp, trong cùng loài hay khác loài. Cùng với đó là sự ảnh hưởng trực tiếp đến
khả năng phòng hộ, bảo vệ các nguồn tài nguyên khác như: đất, nước,...
Phân bố số cây theo cấp chiều cao được trình bày theo bảng 4.10 và hình 4.4.
Bảng 4.10. Phân bố số cây theo cấp chiều cao của 4 OTC
Số cây bụi trong 4 OTC theo cấp chiều cao
Cấp chiều cao (m)
OTC 1 OTC 2 OTC 3 OTC 4
I (0,1-0,8) 16 13 31 34
II (>0,8-1,6) 24 25 30 53
III (>1,6-2,3) 46 40 95 34
IV (>2,3-3,1) 20 22 16 13
V (>3,1-3,8) 16 9 2 4
VI (>3,8-4,5) 10 3 0 2
VII (>4,5-5,3) 1 2 4 0
VIII (>5,3-6,0) 1 0 0 0
IX (>6,0-6,8) 0 0 0 0
X (>6,8-7,5) 0 0 1 0
26
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Số
c
ây
OTC 1 OTC 2 OTC 3 OTC 4
Sô TT OTCI II III IV V VI VII VIII IX X
Hình 4.4: Đồ thị phân bố số cây theo cấp chiều cao
Qua bảng 4.10 và đồ thị về phân bố số cây theo cấp chiều cao trong 4
OTC của cây bụi như sau:
Về số cây tập trung chủ yếu tại ba cấp I, II và III, ở các cấp VI,VII,
VIII, IX và X chiếm tỉ lệ rất ít có khi không có cây nào.
Qua đồ thị nói lên số cây tập trung chủ yếu tại các cấp có chiều cao
thấp. Điều này cũng tỉ lệ với phân bố số cây theo cấp đường kính, là thảm cây
bụi đang trong giai đoạn phát triển với khả năng thích ứng chưa cao.
4.3.2. Phân bố số loài cây bụi theo cấp chiều cao
Phân bố loài cây theo cấp chiều cao nó quy định đặc tính sinh lý, sinh
thái của loài như: cây ưa bóng, cây ưa sáng, cây sinh trưởng nhanh,… Tại
thảm cây bụi thành phần chủ yếu là cây ưa sáng mọc nhanh, nên có xu hướng
phát triển mạnh về chiều cao. Do đó sẽ làm cho sự phân hóa về chiều cao theo số
loài là rất lớn.
Phân bố loài cây theo cấp chiều cao được trình bày theo bảng 4.11 và
Đồ thị sau:
27
Bảng 4.11. Phân bố số loài cây bụi theo cấp chiều cao của 4 OTC
Số loài cây bụi trong 4 OTC theo cấp chiều cao
Cấp chiều cao (m)
OTC 1 OTC 2 OTC 3 OTC 4
I (0,1-0,8) 7 5 5 7
II (>0,8-1,6) 6 6 6 9
III (>1,6-2,3) 6 6 7 8
IV (>2,3-3,1) 3 5 6 4
V (>3,1-3,80 5 6 2 4
VI (>3,8-4,5) 5 2 0 2
VII (>4,5-5,3) 1 1 4 0
VIII (>5,3-6,0) 1 0 0 0
IX (>6,0-6,8) 0 0 0 0
X (>6,8-7,5) 0 0 1 0
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Số
lo
ài
OTC 1 OTC 2 OTC 3 OTC 4
Sô TT OTCI II III IV V VI VII VIII IX X
Hình 4.5: Đồ thị phân bố số loài cây bụi theo cấp chiều cao
Qua bảng 4.11 và đồ thị về sự phân bố số loài theo cấp chiều cao trong
4 OTC của cây bụi như sau:
28
Về số loài tập trung chủ yếu tại ba cấp I, II và III, nhưng ở các cấp VI,
VII, VIII, IX và X lại chiếm tỉ lệ rất ít, nhiều khi là không có.
Điều này nói lên thảm thực vật đang trong giai đoạn thích ứng chưa cao
với điều kiện ngoại cảnh. Sự phân hóa số cây giữa cấp có chiều cao thấp với
cấp có chiều cao cao là rất rõ rệt.
4.4. Đặc điểm cấu trúc đứng của cây gỗ tái sinh
4.4.1. Phân bố cây gỗ tái sinh theo cấp chiều cao
Từ số liệu điều tra trên các ÔDB thống kê được số cây gỗ tái sinh theo
8 cấp chiều cao. Được trình bày theo bảng 4.12 và đồ thị sau:
Bảng 4.12. Phân bố số cây gỗ tái sinh theo cấp chiều cao
Cấp chiều cao (m) Số cây (N) Mật độ Tổ thành (%)
I (0,3-1,1) 37 4625 22,02
II (>1,1-2,0) 30 3750 17,86
III (>2,0-2,8) 36 4500 21,43
IV (>2,8-3,7) 23 2875 13,69
V (>3,7-4,5) 23 2875 13,69
VI (>4,5-5,3) 10 1250 5,95
VII (>5,3-6,2) 6 750 3,57
VIII (>6,2-7,0) 3 375 1,79
Tổng 168 21000 100
37
30
36
23 23
10
6
3
0
5
10
15
20
25
30
35
40
Số
c
ây
I II III IV V VI VII VIII
Sô TT OTCTổ thành
Hình 4.6: Đồ thị phân bố số cây gỗ tái sinh theo cấp chiều cao
29
Kết quả bảng trên và Đồ thị cho thấy mật độ cây gỗ tái sinh ở thảm
thực vật cây bụi đạt 21000. Trong đó tập trung chủ yếu ở cấp chiều cao từ 0,3
- 1,1m với 22,02%. Tiếp đến là cấp chiều cao từ 2,0 - 2,8m với 21,43%. Các
cấp sau có xu hướng giảm dần.
Thời gian phục hồi rừng càng dài thì mật độ cây gỗ tái sinh có chiều
cao h > 1,3 m sẽ tăng lên. Qua đó nói lên quy luật cạnh tranh về không gian
sống và dinh dưỡng trong quần thể diễn ra rất mạnh mẽ. Do vậy sẽ có rất
nhiều cá thể của nhiều loài bị tự nhiên đào thải.
4.4.2. Phân bố số cây theo tầng phiến
Cấu trúc tầng phiến biểu diễn mức độ đa dạng, phong phú về các nhóm
loài cây gỗ tái sinh, cây bụi. Từ đó nói lên mối quan hệ trong quần thể thảm
thực vật. các loài trong cùng một tầng phiến sẽ có vai trò sinh thái tương
đương nhau.
Phân bố loài cây theo tầng phiến được trình bày theo bảng 4.13 và hình 4.7.
Bảng 4.13. Phân bố loài cây theo tầng phiến
Tầng thứ Số loài
Cây gỗ tái sinh 17
Cây bụi 18
Cây gỗ tái
sinh, 17
Cây bụi, 18
16.4
16.6
16.8
17
17.2
17.4
17.6
17.8
18
18.2
Cây gỗ tái sinh Cây bụi
Số
lo
ài
Hình 4.7: Đồ thị phân bố loài cây theo tầng phiến
30
Qua bảng số liệu 4.13 và Đồ thị ta thấy rằng nhóm dạng sống cây bụi
chiếm ưu thế cao hơn. Đây cũng là điểm chung của những quần xã thảm thực
vật cây bụi nhiệt đới.
4.5. Giá trị của thảm thực vật cây bụi
4.5.1. Giá trị sử dụng của các loài cây bụi
Giá trị sử dụng của các loài cây bụi được thể hiện thông qua việc
cung cấp nguyên liệu là củi đốt là chính. Ngoài ra chúng còn có giá trị về
thảo dược.
Theo cuốn Cây thuốc và vị thuốc Việt nam của GS. Đỗ Tất Lợi (2004)
và Danh lục thực vật Việt Nam thì giá trị sử dụng của các loài cây bụi ở trảng
cây bụi tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh được liệt kê tại bảng 4.14
Bảng 4.14. Giá trị sử dụng của một số loài cây bụi ở trạng thái trảng cây
bụi tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh
STT Loài cây Giá trị
1 Ba chạc (Euodia lepta) - Lá và cành tươi được nấu nước để tắm
ghẻ, rửa các vết loét, vết thương, chốc đầu.
- Thân và rễ được làm thuốc bổ đắng (làm
cho ăn ngon, dễ tiêu), điều kinh
2
Cỏ lào (Upatorium odoratum)
- Lá cây có thể được làm thuốc cầm máu.
- Cả cây được sử dụng làm phân xanh hữu cơ
3 Lấu (Psychotria silvertiris) - Một số cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt
Nam sử dụng rễ để làm thuốc chữa đau
răng.
4 Mò (Clerodendrum calamitosum) - Hạ huyết áp
- Giảm đau
5 Sim (Rhodomyrtus tomentosa) - Tại một vài vùng ở Việt Nam người ta
dùng búp và lá sim non sắc uống chữa bệnh
đi ỉa lỏng, đi lỵ, hoặc dùng để rửa vết
thương, vết loét
4.5.2. Giá trị của loài cây bụi về mặt sinh thái môi trường
Giá trị của loài cây bụi về mặt môi trường được thể hiện qua việc
chống xói mòn đất, bảo vệ nguồn nước. Đặc biệt và rõ nét nhất là thông qua
việc tích trữ hàm lượng cacbon. Để có thể tính được trữ lượng cacbon trong
31
cây bụi thì chúng ta cần phải có trọng lượng tươi và trọng lượng khô
kiệt của mẫu cây bụi. Từ đó chúng ta sẽ tính được trữ lượng cacbon trong cây
bụi thông qua trọng lượng khô kiệt của mẫu.
4.5.2.1. Sinh khối tươi của cây bụi
Sinh khối tươi của là trọng lượng tươi của cây bụi trên một đơn vị diện
tích xác định (thường tính bằng tấn/ha). Việc đo đếm sinh khối tươi được thực
hiện trên hiện trường thông qua OTC điển hình. Kết quả nghiên cứu trên OTC
được thể hiện ở bảng 4.15.
Bảng 4.15. Sinh khối tươi của cây bụi
Trọng lượng tươi trên mặt đất (Tấn/ha)
STT
Thảm thực
vật Thảm mục Cành lá Thân Tổng
1 OTC 1 3,5 7,25 18,35 29,10
2 OTC 2 4,34 6,65 17,95 28,94
3 OTC 3 4,2 7,05 20,1 31,35
4 OTC 4 4,76 5,45 15,95 26,16
5 TBT 4,2 6,6 18,09 28,89
Qua bảng 4.15 thể hiện về sinh khối tươi theo các bộ phận như sau:
Sinh khối tươi trong từng bộ phận cũng rất khác nhau, tập trung chủ
yếu vào thân là chính với trọng lượng trung bình là 18,09 (Tấn/ha).
Nguyên nhân gây ra sự chênh lệch về sinh khối tươi giữa các OTC trên thì
có rất nhiều nguyên nhân khác nhau như: Thành phần thực vật (gồm mật độ và
thành phần loài có mặt trong từng OTC). Ở OTC 3 có mật độ khoảng 22,375 cây
với 12 loài do vậy OTC này có sinh khối lớn nhất với khoảng 31,35 (tấn/ha), tiếp
đến là OTC 1 với mật độ khoảng 16,750 cây với 14 loài và có sinh khối khoảng
29,10 (tấn/ha), sau đó đến OTC 2 với mật độ khoảng 14,250 cây, 14 loài với
khoảng 28,94 (tấn/ha). Sau cùng là OTC 4 với mật độ khoảng 17,500 cây và 13
loài, khoảng 26,16 (tấn/ha). Ngoài ra còn các nguyên nhân khác như: Địa hình,
độ dốc, hướng phơi,…
Tỉ lệ sinh khối tươi tính theo các bộ phận được thể hiện qua bảng 4.16
và đồ thị hình 4.8 như sau:
32
Sinh khối tươi trong các bộ phận theo từng OTC khác nhau do vậy
trong mỗi OTC chiếm một tỉ lệ sinh khối rất khác nhau và nó tỉ lệ thuận với
sinh khối tươi.
Qua bảng cho thấy tỉ lệ trọng lượng tươi trong cùng một bộ phân là có
sự khác nhau.
Bảng 4.16. Tỉ lệ sinh khối cây bụi (%)
Tỷ lệ trọng lượng tươi trên mặt đất tính theo các bộ
phận (%) STT
Thảm
thực vật
Thảm mục Cành lá Thân
1 OTC 1 12,03 24,91 63,06
2 OTC 2 15,00 22,98 62,02
3 OTC 3 13,40 22,49 64,11
4 OTC 4 18,20 20,83 60,97
5 Gía trị TB 14.66 22.80 62.54
14.66
22.8 62.54
Thân Cành lá Thảm mục
Hình 4.8: Đồ thị thể hiện tỉ lệ sinh khối tươi trung bình của cây bụi (%)
4.5.2.2. Sinh khối khô của cây bụi
Sinh khối khô của cây bụi là trọng lượng khô kiệt của cây bụi trên một
đơn vị diện tích (thường tính bằng tấn/ha). Bằng phương pháp xác định trọng
lượng khô kiệt theo phương pháp đã đề cập ở phần trên, kết quả xác định sinh
khối khô của cây bụi được tổng hợp tại bảng 4.16 như sau:
33
Bảng 4.17. Sinh khối khô của cây bụi (Tấn khô/ha)
Trọng lượng khô trên mặt đất (Tấn khô/ha)
STT
Thảm thực
vật Thảm mục Cành lá Thân Tổng khô
1 OTC 1 0,13 2,13 5,17 7.43
2 OTC 2 0,16 1,95 5,05 7.16
3 OTC 3 0,15 2,07 5,66 7.88
4 OTC 4 0,17 1,60 4,49 6.26
5 TBT 0.15 1.94 5.09 7.18
Qua bảng 4.17 cho thấy: Cũng giống như sinh khối tươi thì sinh khối
khô đạt cao nhất tại OTC 3 với khoảng 7,88 (tấn khô/ha), sau đó là OTC 1 với
khoảng 7,42 (tấn khô/ha), tiếp đến là OTC 2 với khoảng 7,17 (tấn khô/ha), và
thấp nhất là OTC 4 với khoảng 6,26 (tấn khô/ha). Sinh khối khô trong từng bộ
phận rất khác nhau, nhưng tập trung chủ yếu là ở phần thân.
Tỉ lệ sinh khối khô theo từng bộ phận trong từng OTC được thể hiện
qua bảng 4.18 và đồ thị hình 4.9 như sau:
Tỉ lệ sinh khối khô của các bộ phận trong các OTC nghiên cứu rất khác nhau.
Xét trên tổng thể, hàm lượng nước trong sinh khối của cây chiếm tỉ
trọng khá lớn và giao động trong khoảng 40 - 70 %. Điều này thể hiện rất rõ
qua việc xem xét tỉ lệ giữa sinh khối tươi và khô theo từng bộ phận và theo
tổng sinh khối tươi và khô của chúng.
Bảng 4.18. Trọng lượng khô của cây bụi (%)
Tỉ lệ trọng lượng khô trên mặt đất theo từng bộ phận(%)
STT
Thảm
thực vật Thảm mục Cành lá Thân
1 OTC 1 1,72 28,69 69,59
2 OTC 2 2,21 27,26 70,53
3 OTC 3 1,94 26,27 71,79
4 OTC 4 2,77 25,55 71,68
5 TB 2.16 26.94 70.88
34
2.16
26.94 70.88
Thân Cành lá Thảm mục
Hình 4.9: Đồ thị thể hiên tỉ lệ trọng lượng khô trung bình của thảm cây bụi (%)
4.6. Trữ lượng cacbon trong sinh khối và tỉ lệ hàm lượng cacbon trong
các bộ phận khô trên mặt đất (Tấn C/ha)
Trữ lượng cacbon trong sinh khối cây bụi và thảm mục được xác định
dựa trên sinh khối khô của cây bụi và thảm mục. Kết quả xác định trữ lượng
cacbon được nêu ở bảng 4.19, 4.20 và đồ thị hình 4.10.
Bảng 4.19. Trữ lượng cacbon trong các bộ phận khô trên mặt đất (Tấn C/ha)
Trữ lượng cacbon trong các bộ phận khô
trên mặt đất (Tấn C/ha)
STT Thảm
thực vật
Thảm mục Cành lá Thân Tổng
1 OTC 1 0,06 1,06 2,58 3.70
2 OTC 2 0,08 0,98 2,53 3.59
3 OTC 3 0,08 1,04 2,83 3.95
4 OTC 4 0,09 0,80 2,25 3.14
5 TBT 0.08 0.97 2.55 3.60
Qua bảng 4.19 cho thấy: Trữ lượng cacbon trong các bộ phận khô trên
mặt đất có tỉ lệ thuận với sinh khối khô trong các bộ phận. Cụ thể là:
Sinh khối khô đạt giá trị cao nhất tại OTC 3 thì trữ lượng cacbon ở đây
cũng có gia trị cao nhất với khoảng 3,94 (tấn C/ha), trong đó thân đã chiếm
tới 71,79 (%), và thảm mục với 1,94 (%). Tiếp đến là OTC 1 với khoảng 3,71
35
(tấn C/ha), trong đó thân chiếm 69,59 (%), thảm mục với 1,72 (%), sau đến là
OTC 2 với khoảng 3,58 (tấn C/ha), trong đó thân chiếm 70,53 (%), và thảm
mục chiếm 2,21 (%). Thấp nhất là OTC 4 với 3,13 (tấn C/ha), trong khi thân
chiếm 71,68 (%), thảm mục với 2,77 (%).
Ngoài ra thông qua bảng 4.19 còn giúp chúng ta thấy được tỉ lệ % trung
bình trong cùng bộ phận.
Bảng 4.20. Tỉ lệ cacbon trong các bộ phận khô trên mặt đất (%)
Tỉ lệ cacbon trong các bộ phận khô trên
mặt đất (%) STT Thảm thực vật
Thảm mục Cành lá Thân
1 OTC 1 1,72 28,69 69,59
2 OTC 2 2,21 27,26 70,53
3 OTC 3 1,94 26,27 71,79
4 OTC 4 2,77 25,55 71,68
5 TB 2.16 26.94 70.88
2.16
26.94 70.88
Thân Cành lá Thảm mục
Hình 4.10: Đồ thị thể hiện tỉ ệ cacbon trung bình trong các bộ phận khô trên
mặt đất (%)
l
4.7. Đặc điểm lớp cấu trúc đất và thảm mục
Cấu trúc đất trong khu vực nghiên cứu là đất khô, chặt, độ ẩm không
cao tỉ lệ đá lẫn ở các tầng đất là tương đối lớn. Tầng A tương đối mỏng 20cm,
có thành phần cơ giới là đất thịt nhẹ, tỉ lệ lẫn đá là nhiều, tầng A có nhiều rễ
36
cây nhất. Tầng B và C là đất khô, chặt là loại đất pha sét và sét nhiều. kết quả
được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 4.21. Mô tả phẫu diện đất
Mô tả đặc trưng các tầng đất
Tầng
đất
Độ
sâu
(cm)
Màu sắc
T.phần cơ
giới
Cấu
tượng
Độ
chặt
Độ
ẩm
Tỉ lệ đá lẫn
Tỉ lệ
rễ cây
Ghi
chú
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
A 20 xám nhạt thịt nhẹ hạt vừa hơi ẩm hơi nhiều nhiều
A1 xám nhạt thịt nhẹ hạt vừa hơi ẩm hơi nhiều nhiều
A2 xám nhạt thịt nhẹ hạt vừa hơi ẩm hơi nhiều nhiều
A3 xám nhạt thịt nhẹ hạt vừa hơi ẩm hơi nhiều nhiều
B 30 vàng nhạt thịt tảng chặt khô nhiều ít
B1 vàng nhạt thịt tảng chặt khô nhiều ít
B2 vàng đỏ thịt pha sét tảng chặt khô nhiều Rất ít
C 20 Đỏ vàng sét tảng chặt khô nhiều rất ít
Đặc điểm của lớp thảm mục nhìn chung rất mỏng được chia làm 3 tầng là
tầng thảm mục, tầng đang phân hủy và tầng chưa phân hủy. Do thời gian phục hồi
chưa lâu nên lớp thảm mục có ít chưa dày và do số lượng cành lá rơi rụng chưa và
đang phân hủy còn chiếm tỉ lệ khá lớn nên làm cho tầng thảm mục dày lên.
Bảng 4.22. Bảng điều tra về lớp thảm mục
Tầng thảm mục Tầng đang phân hủy Tầng chưa phân hủy
TT OTC
Độ dày (cm) Độ dầy (cm) Độ dầy (cm)
OTC 1 0,26 0,70 2,12
OTC 2 0,34 0,74 3,00
OTC 3 0,34 0,80 2,70
OTC 4 0,46 0,96 3,30
4.8. Đề xuất các giải pháp
- Về mặt quản lý:
Thường xuyên theo dõi định kỳ về tình hình biến động của tài nguyên rừng.
37
Cần có sự phân cấp quản lý rõ ràng nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm
của mỗi người cán bộ cũng như người dân trong vấn đề quản lý bảo vệ rừng và sự
Đa dạng về mặt sinh học hiện có của Trạm.
Tăng cường tuyên truyền, tập huấn và đào tạo công tác chuyên môn cho
các cán bộ tuyên truyền và lập các quy ước, hương ước về quản lý bảo vệ rừng.
- Về mặt kỹ thuật: Cần áp dụng các trang thiết bị tiên tiến vào trong công
tác bảo tồn như: Sử dụng máy định vị GPS, ảnh viễn thám trong việc theo dõi diễn
biến tài nguyên rừng. Sử dụng các phần mềm chuyên dụng như: Mapinfo,
ArcGis,... trong quản lý quy hoạch việc sử dụng tài nguyên rừng như thế nào cho
hợp lý.
38
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
5.1.1. Đặc điểm cấu trúc tổ thành, mật độ
Với số lượng loài và số lượng cây khác nhau nên trong mỗi OTC có
công thức tổ thành là khác nhau, với các cây chiếm tỉ lệ trong công thức cũng
khác nhau.
+) Đối với cây bụi: Với các loài như: Sim, Ba chạc, Lấu là các loài có
tần số xuất hiện nhiều nhất và có mặt trong tất cả các OTC với tỉ lệ rất cao
trong các công thức tổ thành
+) Đối với cây gỗ tái sinh: Với các loài như Sơn, Thành ngạnh, Thừng
mực là các loài cây chiếm số lượng nhiều nhất trong các OTC và có tỉ lệ cao
trong các công thức tổ thành.
- Về mật độ: Do số lượng mỗi loài ở các OTC khác nhau nên mật độ tại
mỗi OTC rất khác nhau, và mật độ của từng loài cây cũng rất khác nhau. Qua
đó làm cho chỉ số đa dạng cũng khác nhau
5.1.2. Đặc điểm cấu trúc
Về mặt cấu trúc đứng: Là sự phân bố số cây, số loài theo cấp chiều cao.
Về mặt cấu trúc ngang: Là sự phân bố số cây, số loài theo cấp chiều
cao đường kính.
+) Đối với cây bụi: Có số lượng cây và loài tập trung chủ yếu tại các
cấp có chiều cao và đường kính thấp. Có cấp có số lượng cây nhiều nhưng tỉ
lệ loài thì lại ít, nhưng có cấp có số lượng cây ít nhưng tỉ lệ loài lại cao.
Qua đây cho thấy số lượng cây bụi đang trong giai đoạn phát triển
mạnh ở giai đoạn còn non. Đây cũng là tiền đề cho quá trình tái sinh rừng sau
này. Qua đây cho thấy cây bụi đang phát triển với sự thích nghi chưa cao
trong giai đoạn hiện nay.
+) Đối với cây gỗ tái sinh: Số lượng cây và loài đều tập trung chủ yếu
tại các cấp có chiều cao thấp cho nên chúng cũng có đường kính nhỏ. Có
những cấp có số lượng cây nhiều nhưng lại có số lượng loài có tỉ lệ ít và
ngược lại có cấp có số lượng cây ít nhưng số lượng loài lại chiếm tỉ lệ cao.
39
Điều này cho thấy: Những cây gỗ tái sinh này phát triển rất nhiều và
mạnh ở các giai đoạn đầu. Đây có thể được xem như là tiềm năng để phát
triển thành rừng sau này. Tuy nhiên qua đây cũng cho thấy rằng số lượng cây
gỗ tái sinh ở giai đoạn sau (càng lên cao) thì số lượng lại càng ít đi. Điều này
lại cho thấy chất lượng cây gỗ tái sinh chưa đủ đảm bảo để có thể tái sinh
thành rừng trong giai đoạn hiện này.
5.1.3. Về mặt giá trị của thảm thực vật
+) Giá trị sử dụng: Được thể hiện trực tiếp qua việc cung cấp một
nguồn nguyên liệu chính là củi đốt. Ngoài ra thảm thực vật này còn là nguồn
cung cấp nguyên dược liệu tốt cho con người. Song chúng cũng có khả năng
bảo tồn và phát triển tính Đa dạng sinh học rất tốt.
+) Giá trị về mặt sinh thái môi trường: Là việc bảo vệ đất, nước.
Nhưng đáng chú ý hơn cả là việc tích trữ hàm lượng cacbon.
Sinh khối (tươi và khô trung bình) của cây bụi là rất khác nhau trong
các OTC nghiên cứu. Tập trung phần lớn ở phần thân cây là chính.
Nguyên nhân có rất nhiều như: Thành phần thực vật, địa hình, độ dốc,
hàm lượng nước,...
Sinh khối khô và sinh khối tươi của cây bụi có sự chênh lệch đáng kể do
hàm lượng nước trong sinh khối chiếm tỉ trọng khá cao từ 40 - 70%. Điều này thể
hiện rõ qua tỉ lệ giữa sinh khối khô và tươi, tỉ lệ này biến động từ 30 - 60%.
Trữ lượng cacbon trong cây bụi tỉ lệ thuận với sinh khối của chúng. Trữ
lượng trong OTC 3 là cao nhất, sau đến OTC 1, tiếp đến OTC 2, sau cùng là OTC 4.
Hàm lượng cacbon tập trung chủ yếu ở bộ phận thân.
- Như vậy OTC 4 có tính đa dạng loài cao nhất, tiếp đến OTC 3, sau
đến OTC 1 và cuối cùng là OTC 2.
5.2. Kiến nghị
Trong thời gian tới cần tiếp tục nghiên cứu về cấu trúc và giá trị của các
thảm thực vật khác nhau ở các vùng địa lý khác nhau. Phải bổ sung kiến thức
và kinh nghiệm cụ thể về cấu trúc, giá trị của thảm thực vật đối với tính Đa
dạng sinh học. Ngoài ra, việc xác định được đường cacbon cơ sở của những
loài cây trồng và các trạng thái thảm thực vật chính ở nước ta sẽ dễ dàng hơn
trong khi xây dựng các dự án liên quan đến cơ chế phát triển sạch (CDM).
40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng việt
1. Bùi Văn Chúc (1996), Bước đầu tìm hiểu đặc điểm cấu trúc rừng
phòng hộ đầu nguồn làm cơ sở đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý
tại Lâm trường Sông đà - Hoà Bình, Luận văn thạc sĩ KHLN, Trường Đại học
Lâm Nghiệp.
2. Trần Văn Con (1991), Khả năng ứng dụng mô phỏng toán để nghiên
cứu cấu trúc và động thái của hệ sinh thái rừng khộp ở cao nguyên DakNong,
Daklak, Luận văn PTS KHNN, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
3. Đồng Sỹ Hiền (1974), Lập biểu thể tích và biểu độ thon cây đứng
cho rừng Việt Nam, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
4. Vũ Tiến Hinh (1991), “Về đặc điểm tái sinh của rừng tự nhiên”, Tạp
chí Lâm nghiệp, 2/91, tr. 3-4.
5. Phùng Ngọc Lan (1986), Lâm sinh học, tập 1, Nxb Nông nghiệp, Hà
Nội.
6. Lê Sáu (1995, 1996). Tái sinh rừng tự nhiên sau khái thác ở Kon Nà
Nừng. Tạp chí Lâm Nghiệp, 2/1995, 2-3.
7. Lê Đông Tấn (4/2003), Một số kết quả nghiên cứu về diễn thế tại khu
vực Đông Nam Vườn Quốc Gia Tam Đảo và Xã Ngọc Thanh, Huyện Mê Linh,
Tỉnh Vĩnh Phúc. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trang 465 -
467.
8. Trần Xuân Thiệp (1995), “Vai trò tái sinh và phục hồi rừng tự nhiên
ở các vùng miền Bắc”, Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp
1991-1995, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 57-61.
9. Phạm Ngọc Thường (2001), “Một số đặc điểm của đất rừng phục hồi
sau canh tác nương rẫy ở hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn”, Tạp chí Nông
nghiệp và phát triển nông thôn, 01(11), tr. 830-831.
10. Phạm Ngọc Thường (2003), “Một số đặc điểm tái sinh tự nhiên của
thảm thực vật cây gỗ sau canh tác nương rẫy ở Bắc Kạn”, Tạp chí Nông
nghiệp và phát triển nông thôn, 03(1), tr. 104,98.
41
11. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam, Nxb Khoa
học và kỹ thuật, Hà Nội.
12. Thái Văn Trừng, Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam,
NXB Khoa học Kỹ thuật, 2000.
13. Nguyễn Hải Tuất (1986), “Phân bố khoảng cách và ứng dụng của
nó”, Thông tin Khoa học kỹ thuật, Trường Đại Học Lâm Nghiệp, (4).
14. Đặng Kim Vui (2002), “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phục
hồi sau nương rẫy làm cơ sở đề xuất giải pháp khoanh nuôi, làm giàu rừng ở
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, 02(12), tr. 1109-1113.
II. Tiếng nước ngoài
15. Baur G.N. (1976), Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa,
Vương Tấn Nhị dịch, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
16. Catinot R. (1965), Lâm sinh học trong rừng rậm Châu Phi, Vương
Tấn Nhị dịch, Tài liệu KHLN, Viện KHLN Việt Nam.
17. P. Odum (1971), Fundamentals of ecology, 3rded. Press of WB.
SAUNDERS Company.
18. P. Odum (1978), Cơ sở sinh thái học, Tập 1, Nxb Đại học và trung
học chuyên nghiệp, Hà Nội.
19. Richards P.W (1959, 1968, 1970), Rừng mưa nhiệt đới, Vương Tấn
Nhị dịch, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
20. Van Steenis. J (1956), Basic principles of rain forest Sociology,
Study of tropical vegetation prceedings of the Kandy Symposium UNESCO.
42
Mục lục
Trang
Phần 1. MỞ ĐẦU....................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề............................................................................................. 1
1.2. Mục đích nghiên cứu............................................................................ 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................. 2
1.3.1. Về lý luận .......................................................................................... 2
1.3.2. Về thực tiễn ....................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa của chuyên đề ......................................................................... 2
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập........................................................................ 2
1.4.2. Về thực tiễn ....................................................................................... 2
Phần 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................. 3
2.1. Cơ sở khoa học nghiên cứu.................................................................. 3
2.2. Những nghiên cứu trên Thế giới .......................................................... 4
2.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam............................................................ 5
2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu............................................................ 7
2.4.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................. 7
2.4.2. Tài nguyên động vật - thực vật rừng................................................. 9
2.4.3. Tình hình dân sinh, kinh tế................................................................ 11
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH.... 12
3.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 12
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ........................................................... 12
3.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................ 12
3.3.1. Đặc điểm cấu trúc tổ thành và mật độ loài cây ................................ 12
3.3.2. Đặc điểm cấu trúc ngang................................................................... 12
3.3.3. Đặc điểm cấu trúc đứng ................................................................... 12
3.3.4. Đặc điểm tái sinh tự nhiên ................................................................ 12
3.3.6. Đặc điểm cấu trúc đất rừng và lớp thảm mục ................................... 12
3.3.6. Đề xuất một số giải pháp................................................................... 12
3.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 12
3.4.1. Phương pháp luận.............................................................................. 12
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu............................................................ 12
3.4.2.1. Phương pháp kế thừa...................................................................... 13
43
3.4.2.2. Phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn (OTC) ..................................... 13
3.5. Công tác nội nghiệp ............................................................................. 15
Phần 4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............ 16
4.1. Thành phần, công thức tổ thành loài, chỉ số Đa dạng sinh học
và mật độ loài ............................................................................................... 16
4.2. Đặc điểm cấu trúc ngang...................................................................... 21
4.2.1. Phân bố số cây bụi theo ô tiêu chuẩn................................................ 21
4.2.2. Phân bố số cây bụi theo cấp đường kính........................................... 22
4.2.3. Phân bố số loài cây bụi theo cấp đường kính .................................. 23
4.3. Đặc điểm cấu trúc đứng ....................................................................... 25
4.3.1. Phân bố số cây bụi theo cấp chiều cao.............................................. 25
4.3.2. Phân bố số loài cây bụi theo cấp chiều cao....................................... 26
4.4. Đặc điểm cấu trúc đứng của cây gỗ tái sinh ........................................ 28
4.4.1. Phân bố cây gỗ tái sinh theo cấp chiều cao....................................... 28
4.4.2. Phân bố số cây theo tầng phiến......................................................... 29
4.5. Giá trị của thảm thực vật cây bụi ......................................................... 30
4.5.1. Giá trị sử dụng của các loài cây bụi .................................................. 30
4.5.2. Giá trị của loài cây bụi về mặt sinh thái môi trường......................... 30
4.5.2.1. Sinh khối tươi của cây bụi.............................................................. 31
4.5.2.2. Sinh khối khô của cây bụi .............................................................. 32
4.6. Trữ lượng cacbon trong sinh khối và tỉ lệ hàm lượng cacbon trong các bộ
phận khô trên mặt đất (Tấn C/ha) ............................................................... 34
4.7. Đặc điểm lớp cấu trúc đất và thảm mục............................................... 35
4.8. Đề xuất các giải pháp ........................................................................... 36
Phần 5.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 37
5.1. Kết luận ................................................................................................ 37
5.1.1. Đặc điểm cấu trúc tổ thành, mật độ .................................................. 37
5.1.2. Đặc điểm cấu trúc.............................................................................. 37
5.1.3. Về mặt giá trị của thảm thực vật ....................................................... 38
5.2. Kiến nghị .............................................................................................. 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 39
44
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN
Bảng 2.1. Số liệu khí tượng trạm khí tượng Vĩnh Yên............................... 8
Bảng 4.1. Danh mục các loài cây bụi ở trảng cây bụi
tại khu vực nghiên cứu..........................................................................................16
Bảng 4.2. Danh mục các loài cây gỗ tái sinh ở trảng cây bụi .................... 17
Bảng 4.3. Mật độ và tổ thành loài cây bụi tại khu vực nghiên cứu ............ 18
Bảng 4.4. Mật độ và tổ thành loài cây gỗ tái sinh....................................... 19
Bảng 4.5. Chỉ số đa dạng sinh học lớp cây bụi ........................................... 20
Bảng 4.6. Chỉ số đa dạng sinh học lớp cây gỗ tái sinh ............................... 20
Bảng 4.7. Phân bố số cây, số loài trong 4 OTC .......................................... 21
Bảng 4.8. Phân bố số cây bụi theo cấp đường kính gốc của 4 OTC........... 22
Bảng 4.9. Phân bố số loài cây bụi theo cấp đường kính gốc
của 4 OTC .................................................................................................. 24
Bảng 4.10. Phân bố số cây theo cấp chiều cao của 4 OTC......................... 25
Bảng 4.11. Phân bố số loài cây bụi theo cấp chiều cao của 4 OTC............ 27
Bảng 4.12. Phân bố số cây gỗ tái sinh theo cấp chiều cao.......................... 28
Bảng 4.13. Phân bố loài cây theo tầng phiến.............................................. 29
Bảng 4.14. Giá trị sử dụng của một số loài cây bụi ở trạng thái
trảng cây bụi tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh ..................................... 30
Bảng 4.15. Sinh khối tươi của cây bụi ........................................................ 31
Bảng 4.16. Tỉ lệ sinh khối cây bụi (%) ....................................................... 32
Bảng 4.17. Sinh khối khô của cây bụi (Tấn/ha).......................................... 33
Bảng 4.18. Trọng lượng khô của cây bụi (%)............................................. 33
Bảng 4.19. Trữ lượng cacbon trong các bộ phận khô
trên mặt đất (Tấn C/ha).................................................................................. 34
Bảng 4.20. Tỉ lệ cacbon trong các bộ phận khô trên mặt đất (%)............... 35
Bảng 4.21. Mô tả phẫu diện đất .................................................................. 36
45
DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG KHÓA LUẬN
Hình 4.1. Đồ thị phân bố số cây, số loài theo OTC .................................... 22
Hình 4.2: Đồ thị phân bố số cây bụi theo cấp đường kính ......................... 23
Hình 4.3: Đồ thị phân bố số loài cây bụi theo cấp đường kính .................. 24
Hình 4.4: Đồ thị phân bố số cây theo cấp chiều cao................................... 26
Hình 4.5: Đồ thị phân bố số loài cây bụi theo cấp chiều cao...................... 27
Hình 4.6: Đồ thị phân bố số cây gỗ tái sinh theo cấp chiều cao ................. 28
Hình 4.7: Đồ thị phân bố loài cây theo tầng phiến .................................... 29
Hình 4.8: Đồ thị thể hiện tỉ lệ sinh khối tươi
trung bình của cây bụi (%) .......................................................................... 32
Hình 4.9: Đồ thị thể hiên tỉ lệ trọng lượng khô
trung bình của cây bụi (%) ......................................................................... 34
Hình 4.10: Đồ thị thể hiện tỉ lệ cacbon trung bình trong các
bộ phận khô trên mặt đất (%) .................................................................................. 35
46
Phụ lục
* Đối tượng nghiên cứu là trảng cây bụi vật cây bụi với vị trí địa lý
là: N 21023’42.1”; E 105043’03.6”, với độ cao là 234m (So với mặt
nước biển)
47
Biểu 01: BIỂU ĐIỀU TRA CÂY BỤI THẢM TƯƠI VÀ THẢM MỤC
Kiểu rừng:.................................... Hướng phơi:.......................... OTC:...............
Trạng thái rừng:.......................... Ngày ĐT:............................... Độ cao:...............
Cây bụi Sinh khối tươi Phân
ÔĐĐ Loài Chu
vi(cm)
H(m) Thân
(kg)
Cành lá
(kg)
Thảm
mục
(kg)
Ghi
chú
BIỂU 02: BIỂU ĐIỀU TRA ĐẤT
Số hiệu ÔĐVNCST……………………………………………………………
Kiểu rừng: …………………………………………………………………….
Vị trí phẫu diện: (chân, sườn, đỉnh): …………………………………………
Độ cao tuyệt đối: ……………………………………………………………..
Loại đá mẹ: ……………………………………………………………………
Loại đất: ………………………………………………………………………
Độ dốc trung bình: ……………………………………………………………
Trạng thái rừng: ………………………………………………………………
Độ tàn che: ……………………………………………………………………
Nhận xét khác (tình hình thảm che, xói mòn, mùn …)
………………………………………………………………………………………
Mô tả phẫu diện
Mô tả đặc trưng các tầng đất
Tầng
đất
Độ sâu
(cm)
Màu
sắc
T.phần
cơ giới
Cấu
tượng
Độ
chặt
Độ
ẩm
Tỷ lệ
đá lẫn
Tỷ lệ
rễ cây
Ghi
chú
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
48
Ngày điều tra: ……………………….
Đơn vị điều tra: ………………………. Người điều tra: …………………………………
BIỂU 03: BIỂU ĐIỀU TRA ĐỘ TÀN CHE
Số hiệu Ô:..................................................................................................
Kiểu rừng:..................................................................................................
Độ cao tuyệt đối:.........................................................................................
STT Phân ô đo đếm Đông Tây Nam Bắc
Ngày điều tra: ……………………….
Đơn vị điều tra: ………………………. Người điều tra: ……………………………
49
Lời nói đầu
Để hoàn thành khóa luận này trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám
hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp, cảm ơn các thầy cô giáo đã
truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt
tình từ phía các thầy cô giáo khoa Lâm nghiệp, các bạn đồng nghiệp, các cán
bộ công tác tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc. Đặc biệt là sự
chỉ bảo của thầy giáo Th.S Trần Đức Thiện, và sự chỉ bảo, chỉ dẫn trực tiếp và
tận tình của thầy giáo Th.S Đỗ Hoàng Chung.
Nhân dịp này tôi chân thành cảm ơn thầy giáo Trần Đức Thiện và thầy
giáo Đỗ Hoàng Chung cùng toàn thể giáo viên khoa Lâm nghiệp, các bạn
đồng nghiệp, các cán bộ công tác tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh
Phúc đã nhiệt tình giúp đỡ để tôi hoàn thành khóa luận này.
Do thời gian, trình độ bản thân có hạn nên khóa luận của tôi không
tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhật được đóng góp ý kiến của các
thầy cô giáo và các bạn để khóa luận của tôi dược hoàn chỉnh hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2011
Sinh viên
Ma Doãn Tân
50
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------X W---------
MA DOÃN TÂN
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ GIÁ TRỊ CỦA TRẠNG THÁI
THẢM CÂY BỤI TẠI TRẠM ĐA DẠNG SINH HỌC MÊ LINH, VĨNH PHÚC”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Hệ đào tạo: Chính qui
Chuyên ngành: Lâm nghiệp
Khoa: Lâm nghiệp
Lớp: 39 Lâm nghiệp
Khoá học: 2007-2011
Thái Nguyên, năm 2011
51
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------X W---------
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂ
THẢM CÂY BỤI TẠI TR
K
Khoa Lâm nghiệ
MA DOÃN TÂN
M CẤU TRÚC VÀ GIÁ TRỊ CỦA TRẠNG THÁI
ẠM ĐA DẠNG SINH HỌC MÊ LINH, VĨNH PHÚC”
HÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Hệ đào tạo: Chính qui
Chuyên ngành: Lâm nghiệp
Khoa: Lâm nghiệp
Lớp: 39 Lâm nghiệp
Khoá học: 2007-2011
Giáo viên hướng dẫn:
1. Th.s Đỗ Hoàng Chung
2. Th.s Trần Đức Thiện
p - Trường Đại học Nông Lâm - Thái Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- MA DOAN TAN.pdf