Đề tài Đánh giá đặc điểm cấu trúc của rừng phục hồi tự nhiên sau khai thác kiệt tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, Vĩnh Phúc

Tài liệu Đề tài Đánh giá đặc điểm cấu trúc của rừng phục hồi tự nhiên sau khai thác kiệt tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, Vĩnh Phúc: 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Rừng là tài nguyên quý giá và có thể tái tạo được của nước ta. Rừng có vai trò to lớn đối với con người không chỉ ở Việt Nam mà toàn thế giới như cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hoà khí hậu, tạo ra oxy, điều hoà nước, chống xói mòn, rửa trôi... bảo vệ môi trường, là nơi cư trú của động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm. Mất rừng gây ra hậu quả nghiêm trọng, những diện tích đất trống đồi núi trọc tăng, là nguyên nhân gây ra hiện tượng xói mòn, rửa trôi, lũ lụt, hạn hán, mất diện tích canh tác, mất đi sự đa dạng sinh học. Mặc dù diện tích rừng trồng cũng tăng trong những năm gần đây, song rừng trồng thường có cấu trúc không ổn định, vai trò bảo vệ môi trường, phòng hộ kém. Hầu hết rừng tự nhiên của Việt Nam đều bị tác động, sự tác động theo hai hướng chính đó là: cách thứ nhất là chặt chọn (chặt cây đáp ứng yêu cầu sử dụng). Đây là lối khai thác hoàn toàn tự do, phổ biến ở các vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sốn...

pdf54 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1588 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Đánh giá đặc điểm cấu trúc của rừng phục hồi tự nhiên sau khai thác kiệt tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, Vĩnh Phúc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Rừng là tài nguyên quý giá và có thể tái tạo được của nước ta. Rừng có vai trò to lớn đối với con người không chỉ ở Việt Nam mà toàn thế giới như cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hoà khí hậu, tạo ra oxy, điều hoà nước, chống xói mòn, rửa trôi... bảo vệ môi trường, là nơi cư trú của động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm. Mất rừng gây ra hậu quả nghiêm trọng, những diện tích đất trống đồi núi trọc tăng, là nguyên nhân gây ra hiện tượng xói mòn, rửa trôi, lũ lụt, hạn hán, mất diện tích canh tác, mất đi sự đa dạng sinh học. Mặc dù diện tích rừng trồng cũng tăng trong những năm gần đây, song rừng trồng thường có cấu trúc không ổn định, vai trò bảo vệ môi trường, phòng hộ kém. Hầu hết rừng tự nhiên của Việt Nam đều bị tác động, sự tác động theo hai hướng chính đó là: cách thứ nhất là chặt chọn (chặt cây đáp ứng yêu cầu sử dụng). Đây là lối khai thác hoàn toàn tự do, phổ biến ở các vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống (lấy gỗ về làm nhà, làm củi…). Cách thứ hai là khai thác trắng như: phá rừng làm nương rẫy, khai thác trồng cây công nghiệp, phá rừng tự nhiên trồng rừng công nghiệp…). Trong hai cách này, cách thứ nhất rừng vẫn còn tính chất đất rừng, kết cấu rừng bị phá vỡ, rừng nghèo kiệt về trữ lượng và chất lượng, nhưng vẫn còn khả năng phục hồi. Với cách khai thác thứ hai, rừng hoàn toàn bị mất trắng, khó có khả năng phục hồi. Vai trò của rừng là rất to lớn, thế nhưng trong những năm vừa qua diện tích rừng tự nhiên của chúng ta ngày càng giảm sút cả về số lượng và chất lượng. Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, hàng năm trên thế giới có 11 triệu ha rừng bị phá huỷ, riêng khu vực Châu Á Thái Bình Dương hàng năm có 1,8 triệu ha rừng bị phá huỷ, tương đương mỗi ngày mất đi 5000 ha rừng nhiệt đới. Ở Việt Nam, trong vòng 50 năm qua, diện tích rừng bị suy giảm nghiêm trọng. Năm 1943 độ che phủ của rừng là 43%, đến năm 1993 chỉ còn 26%. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mất rừng là do chiến tranh, khai thác bừa bãi, đốt nương làm rẫy [4]. 2 Trạm Đa Dạng Sinh Học Mê Linh - Vĩnh Phúc là một trong những vùng đệm của vườn quốc gia Tam Đảo. Đây là một vùng núi thấp ở vùng đông bắc Việt Nam. Nơi mà rừng đang bị thoái hóa nghiêm trọng do tác động của con người và thiên nhiên làm cho đất trống đồi núi trọc nhiều. Diện tích còn lại phần lớn là cây bụi thảm cỏ, một số ít là cây nông nghiệp và rừng trồng thuần loài như keo, bạch đàn. Tuy nhiên rừng vẫn đang trong tình trạng suy thoái chưa ổn định và chưa đạt hiệu quả cao về mặt bảo vệ môi trường. Chính vì vậy cần có những giải pháp thích hợp nhằm phục hồi lại rừng để rừng có thể phát huy tối đa những vai trò của nó đảm bảo được lợi ích về mặt sinh thái môi trường và kinh tế cho người dân sống quanh khu vực. Để làm được điều này thì chúng ta phải hiểu biết đầy đủ những quy luật sinh sống của hệ sinh thái rừng. Do đó cấu trúc rừng đặc biệt là cấu trúc rừng phục hồi rừng sau khai thác kiệt được xem là cơ sở quan trọng nhất giúp các nhà Lâm Nghiệp có thể chủ động trong việc xác lập các kế hoạch và biện pháp kỹ thuật tác động chính xác vào rừng để quản lý rừng được bền vững hơn. Trước thực tiễn đó, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá đặc điểm cấu trúc của rừng phục hồi tự nhiên sau khai thác kiệt tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, Vĩnh Phúc” làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu về diễn thế và đa dạng sinh học. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phục hồi rừng phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học ở địa bàn nghiên cứu. 1.2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của thảm thực vật rừng. Góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học cho việc khoanh nuôi phục hồi và phát triển rừng tự nhiên sau khai thác kiệt. Phân tích, lựa chọn được nhóm loài cây chủ yếu, làm cơ sở để cải tạo rừng phục hồi sau khai thác kiệt. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu 1.3.1. Về lý luận Bổ sung những hiểu biết về đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của thảm thực vật thứ sinh phục hồi tự nhiên tại Trạm Đa dạng sinh học 3 Mê Linh - Vĩnh Phúc góp phần vào việc nghiên cứu về diễn thế và đa dạng sinh học. Từ đó đề xuất các biện pháp tác động thích hợp nhằm từng bước đưa rừng về trạng thái có cấu trúc hợp lý, ổn định hơn. 1.3.2. Về thực tiễn Trên cơ sở các quy luật cấu trúc và tái sinh tự nhiên đã phát hiện ta xác định tổ thành cây gỗ ở trạng thái rừng, xác định mật độ tổ thành cây tái sinh và tái sinh có triển vọng , xác định một số các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tái sinh của rừng. Đề xuất một số giải pháp nhằm phục hồi rừng phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc. 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học - Giúp cho sinh viên củng cố, hệ thống lại kiến thức đã học và vận dụng vào thực tế sản xuất. - Làm quen với một số phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu đề tài cụ thể. - Học tập, hiểu biết thêm về kinh nghiệm, kỹ thuật được áp dụng trong thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu. 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn sản xuất Việc nghiên cứu này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về khả năng phục hồi tự nhiên của rừng và có cơ sở đề ra những biện pháp lâm sinh như khoanh nuôi phục hồi rừng, làm giàu rừng để có thể tận dụng được những khu rừng sinh trưởng phát triển tự nhiên mang lại hiệu quả hơn cho cuộc sống của người dân cũng như việc cải tạo môi trường, tăng mức độ đa dạng sinh học. 4 Phần 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu + Phục hồi rừng: Phục hồi rừng được hiểu là quá trình tái tạo lại rừng trên những diện tích đã bị mất rừng. Theo quan điểm sinh thái học thì phục hồi rừng là một quá trình tái tạo lại một hệ sinh thái mà trong đó cây gỗ là yếu tố cấu thành chủ yếu. Đó là một quá trình sinh địa phức tạp gồm nhiều giai đoạn và kết thúc bằng sự xuất hiện một thảm thực vật cây gỗ bắt đầu khép tán (Trần Đình Lý; 1995), [7]. Để tái tạo lại rừng người ta có thể sử dụng các giải pháp khác nhau tuỳ theo mức độ tác động của con người là: phục hồi nhân tạo (trồng rừng), phục hồi tự nhiên và phục hồi tự nhiên có tác động của con người (xúc tiến tái sinh). + Cấu trúc rừng: là sự sắp xếp tổ chức nội bộ của các thành phần sinh vật trong hệ sinh thái rừng mà qua đó các loài có đặc điểm sinh thái khác nhau có thể cùng sinh sống hoà thuận trong một khoảng không gian nhất định trong một giai đoạn phát triển của rừng. Cấu trúc rừng vừa là kết quả vừa là sự thể hiện các mối quan hệ đấu tranh sinh tồn và thích ứng lẫn nhau giữa các thành phần trong hệ sinh thái với nhau và với môi trường sinh thái. Cấu trúc rừng bao gồm cấu trúc sinh thái, cấu trúc hình thái và cấu trúc tuổi. + Loài ưu thế: là một loài hoặc các nhóm có ảnh hưởng xác định lên quần xã, quyết định số lượng, kích thước, năng suất và các thông số của chúng. Loài ưu thế tích cực tham gia vào sự điều chỉnh, vào quá trình trao đổi vật chất và năng lượng giữa quần xã với môi trường xung quanh. Chính vì vậy, nó có ảnh hưởng đến môi trường, từ đó ảnh hưởng đến các loài khác trong quần xã. + Tái sinh rừng: Tái sinh (Regeneration) là một thuật ngữ dùng để chỉ khả năng tự tái tạo, hay tự hồi sinh từ mức độ tế bào đến mức độ mô, cơ quan, cá thể và thậm chí cả một quần lạc sinh vật trong tự nhiên. Cùng với thuật ngữ này, còn có nhiều thuật ngữ khác đang được sử dụng rộng rãi hiện nay. Jordan, Peter và Allan (1998) sử dụng thuật ngữ “Restoration” để diễn tả sự 5 hoàn trả, sự lặp lại của toàn bộ quần xã sinh vật giống như nó đã xuất hiện trong tự nhiên. Tái sinh rừng (forestry regeneration) là một thuật ngữ được nhiều nhà khoa học sử dụng để mô tả sự tái tạo (phục hồi) của lớp cây con dưới tán rừng. Căn cứ vào nguồn giống, người ta phân chia 3 mức độ tái sinh như sau: - Tái sinh nhân tạo: nguồn giống do con người tạo ra bằng cách gieo giống trực tiếp. - Tái sinh bán nhân tạo: Nguồn giống được con người tạo ra bằng cách trồng bổ sung các cây giống, sau đó chính cây giống sẽ tạo ra nguồn hạt cho quá trình tái sinh. - Tái sinh tự nhiên: Nguồn hạt (nguồn giống) hoàn toàn tự nhiên. Theo Phùng Ngọc Lan (1986) [5], tái sinh được coi là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái rừng. Biểu hiện đặc trưng của tái sinh rừng là sự xuất hiện một thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở nơi còn hoàn cảnh rừng. Theo ông vai trò lịch sử của thế hệ cây con là thay thế thế hệ cây gỗ già cỗi. Vì vậy, tái sinh rừng hiểu theo nghĩa hẹp là quá trình phục hồi lại thành phần cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ. Ông cũng khằng định tái sinh rừng có thể hiểu theo nghĩa rộng là sự tái sinh của một hệ sinh thái rừng. Về vai trò của lớp cây tái sinh, Trần Xuân Thiệp (1995) [11] cho rằng nếu thành phần loài cây tái sinh giống với thành phần cây đứng thì đó là quá trình thay thế một thế hệ cây này bằng thế hệ cây khác. Ngược lại, nếu thành phần loài cây tái sinh khác với thành phần cây đứng thì quá trình diễn thế xảy ra. Như vậy, tái sinh rừng là một khái niệm chỉ khả năng và quá trình thiết lập lớp cây con dưới tán rừng. Đặc điểm cơ bản của quá trình này là lớp cây con đều có nguồn gốc từ hạt và chồi có sẵn, kể cả trong trường hợp tái sinh nhân tạo thì cây con cũng phải mọc từ nguồn hạt do con người gieo trước đó. Nó được phân biệt với các khái niệm khác (như trồng rừng) là sự thiết lập lớp cây con bằng việc trồng cây giống đã được chuẩn bị trong vườn ươm. Vì đặc trưng đó nên tái sinh là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của các hệ sinh thái rừng. 6 2.1.2. Những nghiên cứu trên Thế giới 2.1.2.1. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng Trên thế giới, việc nghiên cứu cấu trúc rừng đã được tiến hành từ lâu nhằm xác định cơ sở khoa học cho việc đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động vào rừng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và môi trường của rừng. Baur G.N.(1976) [8] đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái học nói chung và về cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng mưa nói riêng, trong đó đã đi sâu nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm sinh áp dụng cho rừng mưa tự nhiên. Odum E.P (1971) [18] đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái trên cơ sở thuật ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley A.P, năm 1935. Khái niệm hệ sinh thái được làm sáng tỏ là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc trên quan điểm sinh thái học. Phương pháp phân tích lâm sinh đã được H. Lamprecht (1969) [16] mô tả chi tiết. Các tác giả nghiên cứu rừng tự nhiên vùng nhiệt đới sau đó đã vận dụng phương pháp này và mở rộng thêm những chỉ tiêu định lượng mới cho phân tích cấu trúc rừng tự nhiên như Kammesheidt (1994) [17]. Bên cạnh đó các công trình của các tác giả Richards, Baur, Catinot, Odum, Van Stennis... được coi là nền tảng cho những nghiên cứu về cấu trúc rừng. 2.1.2.2. Những nghiên cứu về tái sinh rừng Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu lâm học, hiệu quả của tái sinh rừng được xác định bởi mật độ, tổ thành loài cây, cấu trúc tuổi, chất lượng cây con, đặc điểm phân bố. Vai trò của cây con là thay thế cây già cỗi, vì vậy hiểu theo nghĩa hẹp, tái sinh rừng là quá trình phục hồi thành phần cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ. Trên thế giới, tái sinh rừng đã được nghiên cứu từ hàng trăm năm trước đây, nhưng từ năm 1930 mới bắt đầu nghiên cứu tái sinh rừng nhiệt đới. Sự tương đồng hay khác biệt giữa tổ thành lớp cây tái sinh và tầng cây gỗ lớn đã được nhiều nhà khoa học quan tâm (Mibbre-ad, 1930; Richards, 1933; 1939; Aubreville, 1938; Beard, 1946; Lebrun và Gilbert, 1954; Joné, 1955-1956; Schultz, 1960; Baur, 1964; Rollet, 1969). Do tính 7 chất phức tạp về tổ thành loài cây, trong đó chỉ có một số loài có giá trị nên trong thực tiễn, người ta chỉ khảo sát những loài cây có ý nghĩa nhất định. Về phương pháp điều tra tái sinh, nhiều tác giả sử dụng cách lấy mẫu ô vuông theo hệ thống của Lowder Milk (1927) với diện tích ô dao động từ 1- 4m2. Nếu diện tích bé thì số ô phải tăng, ngược lại diện tích lớn thì số ô ít đi, sao cho đảm bảo tính đại diện, tính trung thực của tình hình tái sinh rừng. 2.1.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam 2.1.3.1. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng Trong những năm gần đây, cấu trúc rừng ở nước ta đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Sở dĩ như vậy vì cấu trúc là cơ sở cho việc định hướng phát triển rừng, đề ra biện pháp lâm sinh hợp lý. Đào Công Khanh (1996) [3], Bảo Huy (1993) [2] đã căn cứ vào tổ thành loài cây mục đích để phân loại rừng phục vụ cho việc xây dựng các biện pháp lâm sinh. Lê Sáu (1996) [9] dựa vào hệ thống phân loại của Thái Văn Trừng kết hợp với hệ thống phân loại của Loeschau, chia rừng ở khu vực Kon Hà Nừng thành 6 trạng thái. 2.1.3.2. Những nghiên cứu về tái sinh rừng Tái sinh là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái rừng, mà biểu hiện là sự xuất hiện một thế hệ cây con của những loài cây gỗ. Hiểu theo nghĩa hẹp, tái sinh rừng là quá trình phục hồi lại thành phần cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ. Trần Xuân Thiệp (1995) [12] đã định lượng cây tái sinh tự nhiên trong các trạng thái rừng khác nhau, theo tác giả số lượng cây tái sinh biến động từ 8.000 - 12.000, lớn hơn rừng nguyên sinh. 2.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu 2.2.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 2.2.1.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh nằm trong địa phận xã Ngọc Thạch thị xã Phúc Yên cách thị xã khoảng 35 km, cách thị trấn Xuân Hòa 22 km, cách 8 hồ Đại Lải 12 km về phía Bắc. Phía Bắc giáp huyện Phổ Yên - Thái Nguyên, phía Đông và Nam giáp Hợp tác xã Đồng Trầm - xã Ngọc Thanh, phía Tây giáp xã Trung Mỹ (huyện Bình Xuyên) - xã vùng đệm thuộc Vườn quốc gia Tam Đảo. Trạm có diện tích gần 178 ha (chiều dài khoảng 3000 m, chiều rộng trung bình là 550 m, chỗ rộng nhất khoảng 800 m, chỗ hẹp nhất khoảng 300 m), có độ cao là 100 m - 520 m so với mực nước biển. Khu vực Trạm có tọa độ: Điểm cực bắc (A): N 21025‘35; E 105046‘85. Điểm cực nam (D): N 21023‘57; E 105043‘21. Điểm cực tây (Đ): N 21023‘35; E 105042‘40. Điểm cực đông (B): N 21025‘15; E 105046‘65. b. Địa hình Khu vực nghiên cứu nằm ở phía Đông Nam dãy núi Tam Đảo là nơi có địa hình dốc, độ chia cắt mạnh với nhiều dông phụ gần vuông góc với dông chính. Độ dốc trung bình 15 - 250, nhiều nơi dốc từ 30 - 350. c. Điều kiện địa chất - thổ nhưỡng • Về địa chất Về đất Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh là một bộ phận của dãy núi Tam Đảo nên có cấu tạo địa chất chủ yếu là tầng phun trào acid gồm các lớp Rionit, Daxit kết tinh xen kẽ nhau, có tuổi khoảng 260 triệu năm. • Về thổ nhưỡng Nhìn chung các loại đá mẹ khá cứng, thành phần khoáng có nhiều thạch anh, Muscovit, khó phong hóa, hình thành nên các loại đất thành phần cơ giới nhẹ, cấp hạt thô, dễ bị rửa trôi và xói mòn, ở những nơi đất cao (Khu vực có có độ cao 300 - 400m) đất bị xói mòn mạnh nhiều nơi trơ phần đá cứng. Theo nguồn gốc phát sinh trong vùng có hai loại đất chính như sau: - Trên độ cao 300m là đất Feralit mùn đỏ vàng, đất thường có màu vàng do độ ẩm cao, hàm lượng sắt di động và nhôm tích lũy tương đối nhiều. Đất phát triển trên đá Mácma acid kết tinh chua: Rhyonit, Daxit, Granit nên tầng đất mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, tầng mùn mỏng, không có tầng thảm mục, đá lộ đầu nhiều > 35%. 9 - Độ cao dưới 300m là đất Feralit vàng phát triển trên đá sa thạch cuội kết hoặc dăm kết, thành phần đất có nhiều khoáng sét (phổ biến là Kaolinit, ngoài ra có khoáng Hydroxit sắt, nhôm lẫn trong đất và Silic bị rửa trôi). Khả năng hấp phụ của đất không cao. Độ cao dưới 100m ven các con suối lớn có đất tụ phù sa, thành phần cơ giới của loại đất này là trung bình, tầng đất dày, độ ẩm cao, màu mỡ, đã được khai phá trồng lúa và hoa màu. Đất chua, có độ pH từ 3,5 - 5,5, thành phần cơ giới trung bình, độ dày tầng đất mặt trung bình từ 30cm - 50 cm. d. Điều kiện khí hậu - thủy văn • Điều kiện khí hậu Trạm đa dạng sinh học Mê Linh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có nhiệt độ trung năm là 24,70c, trung bình mùa hè từ 26 - 300C, mùa đông từ 15 -180C. Có hai mùa gió thổi: gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, gió Đông Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9 trong năm. Trạm đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc bị những dãy núi nhỏ ngăn cách gió Đông Nam từ Thái Nguyên thổi sang. Lượng mưa trong năm vào loại thấp, khoảng 1.340 - 1.670 mm/năm. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9 chiếm 85% lượng mưa cả năm. Lượng mưa phân phối không đều, thường tập trung vào mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Lượng mưa cao nhất vào tháng 6 đến tháng 8. Số ngày mưa trong năm khoảng 140 ngày. Độ ẩm không khí trung bình khoảng 83 % , thấp nhất vào tháng 2 dưới 80 %. Lượng bốc hơi nước trung bình hàng năm là 1040,2 mm gần bằng lượng mưa trong năm. • Điều kiện thủy văn Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh chỉ có một con suối nhỏ có nước thường xuyên bắt nguồn từ điểm cực Bắc chảy dọc biên giới phía Tây giáp với vườn Quốc Gia Tam Đảo ( Phân cách với huyện Bình Xuyên) và gặp suối Thanh Lộc rồi chảy ra hồ Đại Lải. Ngoài ra, còn có một số suối cạn ngắn ngày và chỉ có nước trong ít ngày sau khi mưa. 2.2.1.2.Tình hình kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu Trong khu vực nghiên cứu không có người dân sinh sống tuy nhiên do tập quán canh tác của những người dân sinh sống gần khu vực nên các hoạt 10 động như: Chăn thả gia súc, lấy củi, măng … vẫn diễn ra trong khu vực nghiên cứu. Trong những năm gần đây do có sự đổi mới các chính sách về kinh tế, xã hội của nhà nước nên đã có những tác động tích cực đến đời sống nhân dân trong xã nên đã phần nào cải thiện được cuộc sống của người dân. Tuy nhiên do ảnh hưởng của tập quán sinh sống của nhân dân quanh khu vực là nhờ vào khai thác các lâm sản trong rừng đã có từ lâu đời nên ý thức bảo vệ của người dân vẫn chưa cao rừng bị chặt để lấy gỗ, củi, săn bắt các loài thú, đốt lương làm rẫy…. đây là những nguyên nhân làm cho nguồn tài nguyên của khu vực bị giảm sút nghiêm trọng. 11 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là trạng thái rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên sau khai thác kiệt tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc. Các cây trồng nông nghiệp, công nghiệp, trang trại, vườn cây ăn quả và rừng trồng đều không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 3.2.1. Địa diểm tiến hành nghiên cứu - Tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, Vĩnh Phúc. 3.2.2. Thời gian tiến hành nghiên cứu - Từ 15 tháng 2 đến 15 tháng 6 năm 2011. 3.3. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Đặc điểm cấu trúc tổ thành và mật độ cây gỗ - Cấu trúc tổ thành sinh thái, mật độ tầng cây gỗ. - Đánh giá sự biến động thành phần loài giữa các nhóm cây. - Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học. 3.3.2. Đặc điểm cấu trúc ngang - Phân bố số cây theo cấp đường kính. - Phân bố loài cây theo cấp đường kính. - Phân bố loài cây theo các nhóm tần số xuất hiện trong quần hợp cây gỗ. 3.3.3. Đặc điểm cấu trúc đứng - Phân bố số cây theo cấp chiều cao. - Phân bố loài cây theo cấp chiều cao. 3.3.4. Đặc điểm tái sinh tự nhiên - Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học lớp cây tái sinh. - Cấu trúc tổ thành, mật độ cây tái sinh. - Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao. - Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh. 12 3.3.5. Đặc điểm tầng cây bụi thảm tươi - Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học lớp cây bụi . - Phân bố cây bụi theo cấp chiều cao. - Đánh giá các đặc điểm về thành phần loài, chiều cao trung bình, độ nhiều của các loài thảm tươi. 3.3.6. Đặc điểm cấu trúc đất rừng và lớp thảm mục - Đặc điểm phẫu diện đất. - Đặc điểm lớp thảm mục. 3.3.7. Đề xuất một số giải pháp 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp luận Vận dụng quan điểm sinh thái phát sinh quần thể trong thảm thực vật rừng nhiệt đới của Thái Văn Trừng (1978). Đề tài đã sử dụng phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn đại diện ở khu vực nghiên cứu, số liệu đảm bảo tính đại diện, khách quan và chính xác. Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích số liệu truyền thống, phương pháp kế thừa các tư liệu, số liệu có liên quan. 3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu 3.4.2.1. Phương pháp kế thừa Đề tài có kế thừa một số tư liệu: - Những tư liệu về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thuỷ văn, đất đai, địa hình, tài nguyên rừng. - Tư liệu về điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hội. - Những kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài như: Kết quả điều tra hệ thực vật và thảm thực vật rừng tại trạm Đa dạng sinh học Mê Linh của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. 3.4.2.2. Phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn Để mô tả một quần xã thực vật, số liệu cần phải được thu thập trên một số ô tiêu chuẩn (OTC) có diện tích đủ lớn. Việc áp dụng phương pháp điều tra theo OTC ngẫu nhiên. OTC được thiết lập theo phương pháp ô tiêu chuẩn vệ tinh (Satelite plot) của Zoehrer (1980) có cải tiến (Hình 3.1). 13 Hình 3.1. Bố trí ô tiêu chuẩn vệ tinh Theo đó: • Tổng diện tích đo đếm : 0,2ha = 4 x 500 m². • Đường kính Ô tiêu chuẩn 134m. • Mỗi cạnh là ô cấp 1: 10 x 50m. • Mỗi ô cấp 1 chia ra 5 ô cấp 2 với kích thước 10 x 10m: trong đó đo đếm toàn bộ cây gỗ. • Trong ô mỗi cấp 1 thiết lập 5 ô cấp 3 có kích thước 2 x 2m (đặt tại 4 góc và 1 ô tại chính giữa ô cấp 1) đo đếm cây tái sinh, cây có chiều cao 0 - >5m có ghi chú tái sinh chồi hay hạt. • Trong ô cấp 1 thiết lập 5 ô cấp 4 có kích thước 1 x 1m, đo đếm thảm mục. Tiến hành đo ô cấp 4 trước rồi đến ô cấp 3 để tránh bị xáo trộn. Sơ đồ bố trí ô cấp 3 và ô cấp 4 được thể hiện tại hình 3.2. 14 Hình 3.2. Bố trí các ô đo đếm * Điều tra nhóm cây gỗ Trong ô tiêu chuẩn cấp 2 đo chu vi thân cây tại độ cao 1,3 m cho những cây gỗ sau đó dùng chương trình Excel và công thức chuyển đổi để tính đường kính theo công thức: PD π= (2.1) Trong đó: D là đường kính thân (cm); P là chu vi thân (cm); 3,14π = Xác định tên loài và đo chiều cao vút ngọn (Hvn) bằng thước sào có chia vạch cho mỗi cây đã đo đường kính. * Điều tra cây tái sinh có chiều cao 0 - >5m Việc điều tra cây tái sinh được thực hiện trong ô tiêu chuẩn cấp 3.Tất cả cây tái sinh của các loài cây gỗ có chiều cao 0 - >5m được xác định tên cây, nguồn gốc, phẩm chất (tốt, trung bình, xấu) và đo chiều cao. * Điều tra cây bụi, dây leo và thảm tươi Điều tra lớp cây bụi, thảm tươi và dây leo được xác định cho các ô tiêu chuẩn cấp 4 diện tích 4 m2, với các chỉ tiêu sau: * Đếm số cây bụi: Ghi phân biệt theo loài cây. Đường kính gốc, đo lấy tròn 1cm và chiều cao là 0,1m. 15 * Xác định thảm tươi: Xác định tên cây, chiều cao trung bình (chiều cao lấy tròn 0,1m) và độ nhiều của các loài thảm tươi, độ nhiều được phân ra theo tiêu chuẩn Đrude. * Xác định thảm mục: Tại góc phía Tây Bắc của ô dạng bản (đồng thời cũng là của phân ÔĐĐ tương ứng), tiến hành đo chiều dày của tầng thảm mục theo các mức độ: thảm khô chưa phân giải, bán phân giải và phân giải (mùn). Đơn vị đo tính lấy tròn đến 0,5cm (ô điều tra 1m2). * Điều tra đất: - Đào một phẫu diện đất trong phạm vi ô tiêu chuẩn. - Các cơ sở mô tả cấu trúc phẫu diện đất + Thành phần cơ giới + Kết cấu đất + Các đặc trưng về độ ẩm (sức hút tối đa, độ ẩm cây héo…) + Độ xốp, độ chặt, dung trọng, tỷ trọng. 3.4.2.3. Phương pháp phân tích và xử lí số liệu Các chỉ số thông dụng được tính theo các công thức đã được sử dụng rộng rãi trong thực tiễn thống kê, quy hoạch rừng với việc sử dụng chương trình Excel. - Phân bố số loài, số cây theo các cấp đường kính: Số loài và số cây được tính cho các cấp đường kính: 6 - 10 cm; 11 - 15 cm; 16 - 20 cm.... kết quả được thể hiện bằng đồ thị. - Phân bố số loài, số cây theo các cấp chiều cao: Số loài và số cây được tính cho các cấp chiều cao: 1 - 5 m; 6 - 10 m; 11 - 15 m.... kết quả được thể hiện bằng đồ thị. - Phân bố số loài theo các nhóm tần số xuất hiện: Tần số xuất hiện ở đây là tần số xuất hiện tuyệt đối của loài, là tỷ lệ phần trăm số ô tiêu chuẩn có đại diện của loài đó trên tổng số ô tiêu chuẩn đã điều tra. Số loài được tính cho 5 nhóm tần số: 1 - 20%; 21 - 40%; 41 - 60%; 61 - 80%; 81 - 100%. 16 3.4.2.4. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng a. Cấu trúc tổ thành sinh thái tầng cây gỗ: Tổ thành là chỉ tiêu biểu thị tỉ lệ mỗi loài hay nhóm loài tham gia tạo thành rừng, tuỳ thuộc vào số lượng loài có mặt trong lâm phần mà phân chia lâm phần thành rừng thuần loài hay hỗn loài, các lâm phần rừng có tổ thành loài khác nhau thì chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái và tính đa dạng sinh học cũng khác nhau. Trong nghiên cứu, đề tài sử dụng chỉ số mức độ quan trọng (Importance Value Index = IVI). Chỉ số mức độ quan trọng đã được Curtis và McIntosh (1951) đề xuất và áp dụng để biểu thị cấu trúc, mối tương quan và trật tự ưu thế giữa các loài trong một quần thể thực vật, cho phép đánh giá mức độ quan trọng của loài trong quần hợp cây gỗ rừng tự nhiên. Chỉ số được tính bằng cách cộng các chỉ tiêu độ phong phú tương đối, độ ưu thế tương đối và tần số gặp tương đối, công thức 2.2. iIVI 3 i i iA D F+ += (2.2) Trong đó: - IVIi là chỉ số mức độ quan trọng (tỷ lệ tổ thành) của loài thứ i. - Ai là độ phong phú tương đối của loài thứ i: được tính bằng cách lấy số cá thể của loài thứ i chia cho tổng số cá thể của tất cả các loài rồi nhân với 100%. - Di là độ ưu thế tương đối của loài thứ i: được tính bằng cách lấy tổng diện tích mặt cắt thân ở độ cao 1,3m của các cây thuộc loài thứ i chia cho tổng diện tích mặt cắt thân ở độ cao 1,3m của tất cả các cây đã điều tra rồi nhân với 100%. - Fi là tần số xuất hiện tương đối của loài thứ i: được tính bằng cách lấy tần số xuất hiện của loài thứ i chia cho tổng tần số xuất hiện của tất cả các cây đã điều tra rồi nhân với 100 %. Theo Daniel Marmillod (1958), những loài cây có chỉ số IVI ≥ 5% mới thực sự có ý nghĩa về mặt sinh thái trong lâm phần. Theo Thái Văn Trừng (1978), trong một lâm phần nhóm loài cây nào chiếm trên 50% tổng số cá thể của tầng cây cao thì nhóm loài đó được coi là nhóm loài ưu thế. Chính vì vậy 17 chúng tôi tính tổng IVI của những loài có trị số này lớn hơn 5%, xếp từ cao xuống thấp và dừng lại khi tổng IVI đạt 50%. b. Mật độ: Công thức xác định mật độ như sau: 10.000nN x S = (cây/ha) (2.3) Trong đó: - n: Tổng số cá thể của loài trong các OTC - S: Tổng diện tích các OTC (ha) c. Đánh giá sự biến động thành phần loài giữa các nhóm cây Đề tài sử dụng công thức Soerensen`s Index- SI (1948) để tính chỉ số tương đồng về thành phần loài giữa các nhóm cây trong cùng một trạng thái cũng như giữa các trạng thái TTV khác nhau để đánh giá sự biến động thành phần loài cây gỗ của các tầng khác nhau trong hiện tại và tương lai, tính theo công thức 2.4. 2xCSI A B = + (2.4) Trong đó: -C là số lượng loài xuất hiện cả ở 2 quần thể A và B. -A là số lượng loài của tầng cây cao. -B là số lượng loài của tầng cây nhỡ. d. Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học của quần hợp cây gỗ rừng Từ trước đến nay khi nghiên cứu các quần xã sinh vật, các tác giả đã đề xuất ra rất nhiều chỉ số đa dạng: chỉ số Shannon (Magurran, 1988), chỉ số Berger-Parker (Magurran, 1988), chỉ số Brillouin (Brillouin, 1962), chỉ số Simpson (Simpson, 1949), chỉ số Alpha (Magurran, 1988), chỉ số McIntosh (McIntosh, 1967), chỉ số Margalef (Margalef, 1958), chỉ số Menhinick (Magurran, 1988). Trong đề tài, tôi chọn chỉ số Shannon để đánh giá tính đa dạng của các quần hợp cây gỗ đã nghiên cứu vì chỉ số này đánh giá tổng hợp cả độ đa dạng loài (số loài) và độ đa dạng trong loài, tính theo công thức 2.5. 18 1 ` ln s i i i n n H N N= = ∑ ( 2.5) Trong đó: - s là số loài trong quần hợp - ni là số cá thể loài thứ i trong quần hợp - N là tổng số cá thể trong quần hợp e. Đặc điểm lớp cây bụi, dây leo, thảm tươi: Đánh giá độ phong phú loài của lớp cây bụi, dây leo và thảm tươi. Độ nhiều (hay độ dầy rậm) của thảm tươi được đánh giá theo Drude (bảng 3.1) Bảng 3.1. Ký hiệu độ nhiều (độ dầy rậm) thảm tươi Ký hiệu Tình hình thực bì Soc Thực vật mọc rộng khắp che phủ 75 - 100% diện tích Cop3 Thực vật mọc rất nhiều che phủ trên 50 - 75% diện tích Cop2 Thực vật mọc nhiều che phủ từ 25 - 50% diện tích Cop1 Thực vật mọc tương đối nhiều che phủ từ 5 - 25% diện tích Sp Thực vật mọc ít che phủ dưới 5% diện tích Sol Thực vật mọc rải rác phân tán Un Một vài cây cá biệt Gr Thực vật phân bố không đều, mọc từng khóm 3.4.2.5. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm tái sinh rừng a. Chỉ số đa dạng cây tái sinh: Tôi chọn chỉ số Shannon để đánh giá tính đa dạng cây tái sinh trong trạng thái rừng nghiên cứu, tính theo công thức 2.5. 19 b. Hệ số tổ thành cây tái sinh: Xác định tỷ lệ tổ thành và hệ số tổ thành của từng loài được tính theo công thức sau: % 1 .100jj m i i n n n = = ∑ (2.6) Trong đó: - j =1; m là số thứ tự loài. Nếu: - n%j > 5% thì loài j được tham gia vào công thức tổ thành - n%j < 5% thì loài j không được tham gia vào công thức tổ thành Hệ số tổ thành: 10ii n K x N = (2.7) Trong đó: - Ki: Hệ số tổ thành loài thứ i - ni: Số lượng cá thể loài i - N: Tổng số cá thể điều tra c. Mật độ cây tái sinh: Là chỉ tiêu biểu thị số lượng cây tái sinh trên một đơn vị diện tích, được xác định theo công thức 2.2. d. Chất lượng cây tái sinh: Tính tỷ lệ % cây tái sinh tốt, trung bình, hoặc xấu theo công thức: % 1nN x N = 00 (2.9) Trong đó: - N%: Tỷ lệ phần trăm cây tốt, trung bình, hoặc xấu - n: Tổng số cây tốt, trung bình, hoặc xấu - N: Tổng số cây tái sinh e. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao: Thống kê số lượng cây tái sinh theo 5 cấp chiều cao: 0 - 1 m; 1 - 2 m; 2 - 3 m; 3 - 4 m và 4 - > 5 m. Vẽ biểu đồ biểu diễn số lượng cây tái sinh theo cấp chiều cao. 20 Phần 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Đặc điểm cấu trúc tổ thành sinh thái và mật độ cây gỗ Theo Danniel marmillod (1958) cho rằng, những loài cây có chỉ số IVI > 5% là những loài có ý nghĩa về mặt sinh thái. Theo Thái Văn Trừng (1978) [13] trong một lâm phần, loài cây nào đó chiếm trên 50% tổng số cá thể tầng cây cao thì nhóm loài đó được coi là nhóm loài ưu thế, đây là những cơ sở quan trọng để xác định loài hoặc nhóm loài ưu thế. Trên cơ sở đó, chúng tôi thống kê tất cả những loài và cá thể loài cây gỗ ở tầng cây cao và tầng cây nhỡ của trạng thái thảm thực vật thứ sinh phục hồi tự nhiên sau khai thác có chỉ số IVI > 5%. Kết quả cấu trúc tổ thành sinh thái, mật độ tầng cây gỗ được trình bày ở bảng 4.1: Bảng 4.1. Tổ thành và mật độ cây gỗ TT Loài cây N(cây/ha) Ai Fi% Di IVI% 1 Bồ đề 260 25.62 5.97 54.81 28.76 2 Kháo 115 11.33 5.97 4.29 7.19 3 Kháo xanh 135 13.30 4.48 8.26 8.67 4 Sau sau 35 3.45 5.97 10.30 6.57 4 loài có IVI >5% 550 53.7 22.39 77.66 51.19 31 loài có IVI<5% 470 46.3 77.61 22.34 48.81 Tổng số 1020 100 100 100 100 Ta thấy trong tầng cây có loài Bồ đề (Styrax tonkinensis) là loài có mật độ cá thể cao nhất 260 cây/ha, chỉ số IVI lớn nhất 28.76%, rồi đến Kháo xanh (Cinnadenia paniculata) với mật độ đạt 135 cây/ha chỉ số IVI đạt 8.67%. Tiếp theo là Kháo (Machilus spp) với mật độ 115 cây/ha, chỉ số IVI đạt 7.19%; Sau sau (Liquidamba formosana) có mật độ 35 cây/ha, chỉ số IVI đạt 6.57%. Còn lại 31 loài khác có chỉ số IVI < 5%, tổng số cây là 470 cây/ha bao gồm các loài như: Máu chó lá nhỏ (Knema globularia), Gội (Aglaia oligophylla), 21 Thanh thất (Ailanthus triphysa), Trám chim (Canarium tonkinense), Thầu tấu (Aporosa dioica), Sơn (Toxicodendron succedanea), Bộp lông (Actinodaphne pilosa (Lour.) Merr), Trám (Bursera tonkinensis), Côm tầng (Elaeocarpus griffithii), Găng (Randia spinosa), Lim xanh (Erythrophleum fordii), Cây ngái (Ficus hispida), Máu chó lá lớn (Knema pierrei), Mán đỉa (Archidendron clypearia), Thành ngạnh (Cratoxylum cochinchinense), Xoan nhừ (Choerospondias axillaris), Vả (Ficus auriculata), Bùm bụp (Mallotus apelta), Mò lông (Litsea umbellata), Kháo lá nhỏ (Machilus oreophila), Trâm trắng (Syzygium sp.), Sẻn gai (Zanthoxylum rhetsa), Dền (Xylopia vielana), Trâm rừng (Syzygium formosum), Sảng (Sterculia lanceolata), Hoắc quang (Wendlandia paniculata). Những kết quả trên cho thấy loài ưu thế và công thức tổ thành sinh thái ở tầng cây cao của trạng thái thảm thực vật thứ sinh phục hồi tự nhiên sau khai thác như sau: Công thức tổ thành sinh thái: 28.76Bđ + 8.67Khx + 7.19Kh + 6.57Ss 4.1.1. Đánh giá sự biến động thành phần loài giữa các nhóm cây theo cấp đường kính Sự thay đổi thành phần loài giữa các nhóm cây trong một lâm phần rừng được xem như là kết quả của quá trình đấu tranh thích ứng giữa khác loài hay cùng loài nhưng sinh trưởng ở các tầng rừng khác nhau. Mỗi một khoảng thời gian phục hồi sẽ có một tổ thành đặc trưng riêng cho một loài hay một nhóm loài trong lâm phần. Để đánh giá mức độ đa dạng, sự biến động về thành phần loài trong mỗi kiểu TTV ở ba đối tượng: Tầng cao, tầng cây nhỡ và tầng cây tái sinh. Đề tài có sử dụng chỉ số tương đồng Soerensen`s Index - SI để phản ánh sự giống nhau về thành phần loài giữa các tầng khác nhau trong một quần xã cũng như so sánh thành phần loài ở các tầng giữa các trạng thái TTV khác nhau. Kết quả tính toán chỉ số tương đồng được thể hiện ở bảng 4.2: 22 Bảng 4.2. Chỉ số tương đồng về thành phần loài Tầng cây Tái sinh Tầng cây cao Tầng cây nhỡ Tái sinh - 1,66 2,75 Tầng cây cao 1,66 - 1,49 Tầng cây nhỡ 2,75 1,49 - Từ kết quả thể hiện ở bảng ta thấy: Tính tương đồng cao nhất được xác định giữa nhóm cây tái sinh và cây cao SI = 2,75 rồi đến tính tương đồng giữa nhóm cây tái sinh và cây nhỡ SI = 1,66 sau đó thấp nhất là tính tương đồng giữa nhóm cây cao và nhóm cây nhỡ SI = 1,49. Như vậy, chúng ta nhận thấy đã có sự kế thừa liên tục giữa các nhóm cây trong cùng một trạng thái điều đó nói lên vai trò của cây gieo giống tại chỗ là rất quan trọng nhưng cũng không thể phủ nhận được rằng sự phát tán xâm nhập của các loài mới đã làm tăng lên về số lượng cá thể của các loài. Qua đó thể hiện sự thích ứng của chúng với điều kiện lập địa và hoàn cảnh rừng trong quá trình phát triển theo từng giai đoạn của quần xã. 4.1.2. Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học Khái niệm sơ khai nhất của đa dạng sinh học là độ phong phú loài, đây chỉ đơn giản là số lượng loài được phát hiện trong quần thể thực vật của hiện trường nghiên cứu. Theo quan điểm định lượng của chỉ số đa dạng sinh học thì tính đa dạng là một phép thống kê có sự tổ hợp của cả hai yếu tố đó là thành phần số lượng loài và tính đồng đều phân bố hay khả năng xuất hiện của các cá thể trong mỗi loài. Có nghĩa là chỉ số đa dạng sinh học loài không những chỉ phụ thuộc vào thành phần số lượng loài mà còn phụ thuộc vào số lượng cá thể và xác suất xuất hiện của các cá thể trong mỗi loài. Chúng tôi đã sử dụng chỉ số đa dạng sinh học Shannon để định lượng tổng hợp tính đa dạng loài và cá thể loài cho khu vực nghiên cứu. Chỉ số đa dạng sinh học của các loài trong khu vực nghiên cứu đạt bằng 2,86. Theo Pandy và cộng sự giá trị 23 H` trong các rừng tự nhiên nhiệt đới ẩm là khoảng từ 5,06 - 5,40 so với 1,16 - 3,40 cho rừng ôn đới (Braun, 1950; Monk 1967; Riser và Rice, 1971; Singhal và cs, 1986) và cũng cho cả rừng trồng nhiệt đới (Pandy và cs, 1988). Theo đó, kết quả phân tích ở đây cho thấy, chỉ số đa dang sinh học H` của thảm thực vật trong khu vực nghiên cứu đang tiến triển, phát triển và nằm trong khoảng giữa giá trị H` của rừng trồng nhiệt đới và rừng tự nhiên nhiệt đới ẩm. Như vậy có thể nói rằng, các trạng thái thảm thực vật nghiên cứu đang trong quá trình phát triển, chuyển hoá và diễn thế từ rừng phục hồi lên rừng tự nhiên nhiệt đới ẩm bền vững. 4.2. Đặc điểm cấu trúc ngang 4.2.1. Phân bố số cây theo cấp đường kính Theo tác giả Nguyễn Ngọc Lung (1991) [6] cho rằng, phân bố số cây theo cấp đường kính là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất quy định kết cấu lâm phần. Vì vậy, nghiên cứu cấu trúc phân bố số cây theo cấp đường kính phần nào đánh giá được trạng thái rừng, góp phần đưa ra những nhận định về sự phát triển của rừng trong tương lai. Sự phân bố số cây theo cấp đường kính được trình bày theo bảng 4.3 và đồ thị như sau: Bảng 4.3. Phân bố số cây theo cấp đường kính Cấp đường kính (cm) Số cây I (5 - 10) 74 II (10 - 15) 53 II (15 - 20) 11 IV (20 - 25) 14 V (25 - 30) 32 VI (30 - 35) 11 VII (35 - 40) 0 VIII (40 - 45) 1 24 Hình 4.1. Đồ thị phân bố số cây theo cấp đường kính Qua bảng số liệu 4.3 và đồ thị cho ta thấy, số cây tập trung nhiều nhất theo cấp đường kính là trong khoảng từ 5 - 10 cm có 74 cây. Tiếp sau đó là cấp đường kính từ 10 - 15cm có 53 cây và thấp nhất là cấp đường kính từ 35 - 40 cm không có cây nào. Số lượng các cây có đường kính lớn không nhiều có thể do các nguyên nhân như thời gian phục hồi tự nhiên chưa lâu nên chúng chưa đạt đến giới hạn cao nhất của loài hoặc có thể bị sâu bệnh hại nên khả năng phát triển kém. 4.2.2. Phân bố loài cây theo cấp đường kính Chúng ta thấy rằng đối với rừng tự nhiên, sức sinh trưởng của các loài cây là hoàn toàn khác nhau ngay như trong cùng một loài, những cá thể sống ở những điều kiện khác nhau thì tốc độ sinh trưởng cũng không giống nhau nên sự phân hoá về đường kính là rất lớn không chỉ những cá thể trong cùng một loài mà cả các cá thể của các loài khác nhau cũng như vậy. Ngoài ra sự phân hoá về đường kính còn do sự khác biệt về tuổi của các cá thể trong quần xã gây nên. Phân bố số lượng loài cây theo cấp đường kính phản ánh rõ cấu trúc tổ thành và khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh, tính ổn định 25 của hệ sinh thái rừng trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp lâm sinh tác động kịp thời nhằm điều chỉnh cấu trúc tổ thành hiện tại phù hợp với mục tiêu đã xác định. Sự phân bố loài cây theo cấp đường kính được thể hiện qua bảng số liệu và đồ thị sau: Bảng 4.4. Phân bố loài cây theo cấp đường kính Cấp đường kính (cm) Loài cây I (5 - 10) 22 II (10 - 15) 20 II (15 - 20) 5 IV (20 - 25) 4 V (25 - 30) 3 VI (30 - 35) 2 VII (35 - 40) 0 VIII (40 - 45) 1 Hình 4.2. Đồ thị phân bố số loài cây theo cấp đường kính 26 Từ đồ thị và bảng số liệu tôi nhận thấy sự phân bố số lượng loài cây theo nhóm đường kính ở khu vực nghiên cứu rất phức tạp nhưng đồ thị có dạng phân bố số loài/đường kính theo hướmg giảm dần khi đường kính tăng lên. Kết quả đường phân bố có dạng một đỉnh lệch phải thể hiện rõ quy luật phổ biến đó là quy luật phân bố giảm. Số loài cây tập trung đông nhất vẫn là ở cấp đường kính từ 5 - 10 cm và thấp nhất vẫn là cấp đường kính từ 35 - 40 cm. 4.2.3. Phân bố loài theo các nhóm tần số xuất hiện Tần số xuất hiện ở đây là tần số xuất hiện tuyệt đối của loài, là tỷ lệ phần trăm số ô tiêu chuẩn có đại diện của loài đó trên tổng số ô tiêu chuẩn đã điều tra. Số loài được tính cho 5 nhóm tần số: 0 - 20 %, 20 - 40 %, 40 - 60 %, 60 -80 %, 80 - 100 %, kết quả được thể hiện ở hình 4.3 Hình 4.3. Phân bố số loài theo nhóm tần số trong quần hợp cây gỗ Từ kết quả hình 4.3 ta nhận thấy, sự phân bố loài theo nhóm tần số xuất hiện ở tầng cây cao và tầng cây nhỡ có sự khác biệt rõ ràng. Tầng cây nhỡ có số loài cây phân bố theo các nhóm tần số từ : 21 - 40; 41 - 60; 61 - 80 cao hơn số loài cùng nhóm tần số ở tầng cây cao. Riêng ở nhóm tần số từ 0 - 20 thì ở cả hai tầng cây đều không xuất hiện loài nào cả. Qua đây cho chúng ta thấy sự thích nghi về điều kiện sinh thái, lập địa, sự đấu tranh sinh tồn của những loài cây này với những điều kiện bất lợi của ngoại cảnh để chúng tham gia vào tầng tán chính của rừng quyết định hướng tiến hoá của quần xã thực vật. 27 4.3. Đặc điểm cấu trúc đứng 4.3.1. Phân bố số cây theo cấp chiều cao Phân bố số cây theo cấp chiều cao là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh hình thái của quần thể thực vật và quy luật kết cấu lâm phần. Về phương diện sinh thái học nó biểu thị cho quá trình cạnh tranh để giành không gian sống của các cá thể cùng loài hay khác loài, trong quá trình đó những cá thể nào có sức sống tốt sẽ vươn lên tầng trên, những cá thể có sức sống yếu sẽ bị đào thải. Đối với rừng tự nhiên nhiều tầng, cấu trúc này rất phức tạp, việc nghiên cứu cấu trúc số cây theo cấp chiều cao có thể đánh giá được cấu trúc tầng thứ cũng như tỷ lệ các loài trong các tầng rừng qua đó hiểu được quy luật phân bố tán cây trong lâm phần. Nhiều kết quả nghiên cứu đã khẳng định, sự phân tầng của rừng theo chiều thẳng đứng có ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ, chống xói mòn đất. Cấu trúc tầng thứ còn phản ánh bản chất sinh thái nội bộ hệ sinh thái, nó mô phỏng hàng loạt các mối quan hệ giữa các tầng rừng với nhau, giữa cây cao và cây thấp, cây cùng loài hay khác loài, cùng tuổi hay khác tuổi. Nhiều nhà khoa học đã khảo sát phân bố số cây theo chiều cao ở nhiều mức độ khác nhau. Nguyễn Văn Trương (1983) [14] đã khảo sát phân bố tán cây theo 5 cấp chiều cao; Lê Sáu (1995) [10] đã khảo sát phân bố số cây theo cấp chiều cao 2m, 4m; Trần Cẩm Tú (1998) [15] khảo sát phân bố số cây theo cấp chiều cao 2m. Bảng 4.5. Phân bố số cây (cá thể) theo cấp chiều cao Cấp chiều cao (m) Số cây I (0 - 5) 4 II (5 - 10) 137 III (10 - 15) 59 IV (15 - 20) 3 V (20 - 25) 0 28 Hình 4.4. Đồ thị phân bố số cây theo cấp chiều cao Từ kết quả các số liệu phân bố cây theo cấp chiều cao của trạng thái TTV thứ sinh phục hồi tự nhiên được trình bày trong bảng 4.5 và biểu đồ cho thấy đường biểu diễn phân bố thực nghiệm số cây theo cấp chiều cao ở trạng thái quần xã thứ sinh đều có dạng một đỉnh lệch trái, có hiện tượng phân tầng và có xu hướng phần trăm số cây giảm dần khi cấp chiều cao tăng. Ở chiều cao từ 0 - 5 m có 4 cây chiếm 1,97% tổng số cây. Số cây tăng đạt cực đại tại cấp chiều cao từ 5 - 10m với số cây đạt tới 137 cây chiếm 67,49% tổng số cây. Ở cấp chiều cao từ 10 - 15m còn 59 cây chiếm 29,06% tổng số cây và ở cấp chiều cao từ 15 - 20m chỉ có 3 cây chiếm 1,48% tổng số cây. 4.3.2. Phân bố loài cây theo cấp chiều cao Phân bố loài cây theo cấp chiều cao là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá quá trình phát triển của TTV. Phân bố loài cây theo cấp chiều cao còn được quy định bởi đặc tính sinh lý, sinh thái của các loài, các loài cây ưa sáng thường chiếm tầng trên, các loài cây ưa bóng và chịu bóng sinh trưởng ở tầng dưới. Đối với rừng thứ sinh, thành phần chủ yếu là các loài cây tiên phong ưa sáng nên các cá thể đều có xu hướng phát triển mạnh về chiều cao cho đến khi rừng đạt trạng thái thành thục. Vì vậy nghiên cứu sự phân hóa loài cây theo 29 cấp chiều cao có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó giúp chúng ta tìm ra được giải pháp tác động đúng lúc để loại trừ những cá thể yếu, tạo điều kiện cho các cây khoẻ sinh trưởng phát triển nhanh hơn, điều đó sẽ thúc đẩy nhanh quá trình diễn thế và nâng cao chất lượng, tính da dạng sinh học của rừng phục hồi. Bảng 4.6. Phân bố số loài theo cấp chiều cao Cấp chiều cao (m) Số loài I (0 - 5) 4 II (5 - 10) 32 III (10 - 15) 7 IV (15 - 20) 2 V (20 - 25) 0 Hình 4.5. Đồ thị phân bố số loài cây theo cấp chiều cao Kết quả ở bảng 4.6 và đồ thị cho thấy phân bố thực nghiệm số loài theo cấp chiều cao của trạng thái rừng đều có dạng phân bố giảm, một đỉnh chính lệch trái. Tại cấp chiều cao 0 - 5m (cấp đầu tiên) số loài tham gia là 4 loài, số loài tập trung nhiều nhất ở cấp chiều cao từ 5 - 10m là 32 loài, từ cấp chiều 30 cao 10 - 15m còn 7 loài, từ 15 - 20m có 2 loài. Ta thấy số cây số loài giảm dần khi chiều cao tăng lên là hiện tượng phổ biến trong rừng tự nhiên mà nguyên nhân là do qúa trình cạnh tranh và đào thải chi phối, chỉ có những loài có sức sinh trưởng mạnh về chiều cao mới có mặt ở những cấp chiều cao tiếp theo. Quá trình phục hồi rừng diễn ra khá nhanh, luôn luôn có sự thay thế các loài cây theo diễn thế của thảm thực vật. Chúng cùng chịu ảnh hưởng và những tác động của điều kiện sinh thái, những cá thể thích nghi sẽ được tồn tại, phát triển. Ngược lại, những loài nào không thích hợp với điều kiện sống sẽ bị đào thải khi độ khép tán của rừng tăng lên. 4.3.3. Phân bố loài cây theo tầng phiến Cấu trúc tầng phiến thể hiện mức độ đa dạng phong phú về các nhóm loài cây gỗ, cây bụi, dây leo và thực vật phụ sinh, ký sinh cùng sinh sống và có mối quan hệ chặt chẽ đóng vai trò hết sức quan trọng trong đại đa số các hệ sinh thái tự nhiên. Thực vật trong hệ sinh thái tự nhiên trên cạn có tính ổn định cao về nơi sống, chính vì đặc điểm này nên thực vật trong hệ sinh thái tự nhiên trên cạn có nhiều dạng sống, mỗi dạng sống phù hợp với một tầng tán của hệ, các loài thực vật có cùng dạng sống tạo thành tầng phiến. Các loài cây trong cùng một tầng phiến tuy thường rất xa nhau về phương diện phân loại nhưng đều tương đương về vai trò sinh thái. Bảng 4.7. Phân bố loài cây theo tầng phiến Tầng thứ Số loài Tầng cây gỗ 35 Cây bụi 11 Cây cỏ 6 Dây leo 4 31 Hình 4.6. Đồ thị phân bố số loài cây theo tầng phiến Qua bảng số liệu 4.7 và đồ thị ta thấy rằng nhóm dạng sống cây gỗ chiếm ưu thế tuyệt đối, đây cũng là điểm chung của những quần xã rừng tự nhiên khu vực nhiệt đới. 4.4. Đặc điểm tái sinh tự nhiên 4.4.1. Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học lớp cây tái sinh Thống kê cho thấy, số loài cây gỗ tái sinh tự nhiên trong trạng thái thảm thực vật rừng trong khu vực nghiên cứu có khoảng 19 loài , những loài có tần suất hay gặp trong trạng thái rừng là: Chùm hôi (Clausena excavata), Trọng đũa (Ardisia crenata), Mán đỉa (Archidendron clypearia).……. Bảng 4.8. Chỉ số đa dạng sinh học tầng cây tái sinh Mật độ Số loài cây TS Chỉ số đa dạng Shannon 390 19 2,45 Từ kết quả ở bảng 4.8 cho thấy, tầng cây tái sinh của thảm thực vật có chỉ số đa dạng loài là 2,45. Nếu điều kiện môi trường thuận lợi và đa dạng thì số lượng loài lớn, số cá thể trong mỗi loài nhỏ, thảm thực vật có hệ số đa dạng cao. Khi điều kiện không thuận lợi hay ở môi trường có tính chất cực đoan thì số loài trong quần xã ít, nhưng số cá thể của từng loài có thể cao và thảm thực 32 vật có hệ số đang dạng thấp. Mỗi một giai đoạn phục hồi sẽ có mức độ tái sinh khác nhau về mật độ; phân bố khác nhau ở cấp chiều cao theo mặt nằm ngang; tỷ lệ tái sinh tốt, xấu, trung bình; nguồn gốc tái sinh... 4.4.2. Cấu trúc tổ thành, mật độ cây tái sinh Từ số liệu thu thập được trạng thái thảm thực vật thứ sinh phục hồi tự nhiên tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi xác định mật độ, tổ thành cây tái sinh như sau: Bảng 4.9. Cấu trúc tổ thành, mật độ cây tái sinh TT Tên loài Tên khoa học Mật độ (cây/ha) Tổ thành (%) 1 Chùm hôi Clausena excavata 65 17,33 2 Trọng đũa Ardisia crenata 90 24 3 Mán đỉa Archidendron clypearia 50 13,33 4 Quế Cinnamomum cassia 25 6,67 5 Kháo Machilus macrophylla 25 6,67 6 Kháo xanh Cinnadenia paniculata 20 5,33 Từ kết quả ở bảng 4.9 cho thấy, trạng thái TTV thứ sinh phục hồi TN có 19 loài cây tái sinh xuất hiện, mật độ 390 cây/ha trong đó có 6 loài tham gia vào công thức tổ thành, đó là các loài: Chùm hôi (Clausena excavata), Trọng đũa (Ardisia crenata), Mán đỉa (Archidendron clypearia), Quế (Cinnamomum cassia), Kháo (Machilus macrophylla), Kháo xanh (Cinnadenia paniculata). Trong đó Trọng đũa (Ardisia crenata) là loài có tổ thành lớn nhất chiếm 24% mật độ đạt 90 cây/ha. Chùm hôi là loài có tỷ lệ tổ thành lớn thứ hai chiếm 17,33% mật độ đạt 65 cây/ha, Quế (Cinnamomum cassia) và Kháo (Machilus macrophylla) cùng một tỷ lệ tổ thành là 6,67% với mật độ 25 cây/ha. Cuối cùng là loài Kháo xanh (Cinnadenia paniculata) có tỷ lệ tổ thành đạt 5,33% và mật độ là 20 cây/ha. Nghiên cứu tổ thành mật độ cây tái sinh ở trạng thái thảm thực vật cho thấy mật độ cây tái sinh có xu hướng tăng dần theo thời gian phục hồi rừng. 33 Tuy nhiên, đến một thời điểm nào đó khi rừng đạt đến sự ổn định tương đối thì mật độ có xu hướng giảm và dừng lại khi đạt được trạng thái rừng cao đỉnh khí hậu. Qua quá trình phục hồi tự nhiên, khi thảm thực vật đạt tới một giai đoạn thành thục thành phần loài và số lượng cây gỗ trên một diện tích nhất định có xu hướng giảm dần, đơn giản hoá. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của quá trình phục hồi của thảm thực vật quy luật này chưa rõ ràng và có thể có những xáo trộn, nhiều loài ưa sáng bị mất đi. Điều đó hoàn toàn phù hợp với quy luật chọn lọc tự nhiên những cá thể của loài không thích hợp ở giai đoạn rừng non (dẫn theo Lê Trọng Cúc, Phạm Hồng Ban, 1996) [1]. 4.4.3. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao Qua điều tra ta có kết quả được thể hiện qua bảng số liệu như sau: Bảng 4.10. Mật độ cây tái sinh theo cấp chiều cao Cấp chiều cao (m) N (cây/ha) Tỷ lệ (%) I ( 0 - 1 ) 295 75,64 II ( 1 - 2 ) 65 16,66 III ( 2 - 3 ) 5 1,28 IV ( 3 - 4 ) 5 1,28 V ( 4 - >5 ) 20 5,12 Tổng 390 100 Hình4.7. Đồ thị mật độ cây tái sinh theo cấp chiều cao 34 Kết quả bảng trên và đồ thị cho thấy mật độ cây tái sinh ở thảm thực vật đạt 390 cây/ha trong đó tập trung chủ yếu ở cấp chiều cao từ 0 - 1 m chiếm tới 75,64%. Tiếp theo là mật độ cây tái sinh ở cấp chiều cao từ 1 - 2 m chiếm 16,66%. Còn mật độ ở cấp chiều cao từ 2 - 4 m chiếm tỷ lệ ít nhất 2,56%. Đến cấp chiều cao từ trên 4 m thì số cây tái sinh chiếm khoảng 5,12%. Điều này chứng tỏ có sự cạnh tranh không gian dinh dưỡng và ánh sáng của cây mạ, cây con tái sinh với cây bụi, thảm tươi diễn ra khá mạnh mẽ nên nhiều cá thể bị đào thải. 4.4.4. Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh Chất lượng cây tái sinh là kết quả tổng hợp những tác động qua lại giữa cây rừng với nhau và giữa cây rừng với điều kiện hoàn cảnh. Năng lực tái sinh được đánh giá theo các chỉ tiêu về mật độ, phẩm chất, nguồn gốc và số cây con có triển vọng. Năng lực tái sinh phản ánh mức độ thuận lợi của điều kiện hoàn cảnh đối với quá trình phát tán, nẩy mầm hạt giống và quá trình sinh trưởng của cây mạ, cây con. Điều kiện hoàn cảnh rừng có tác động rất lớn ở giai đoạn này. Vì vậy, căn cứ vào các kết quả nghiên cứu thực trạng về khả năng tái sinh của hai trạng thái thảm thực vật phục hồi tự nhiên tại trạm từ đó đề xuất được các giải pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý nhằm tác động vào rừng để thúc đẩy quá trình tái sinh phục hồi rừng. Bảng 4.11. Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh Nguồn gốc Tỷ lệ chất lượng (%) N/ha Hạt % Chồi % Tốt TB Xấu 390 327 84 63 16 21,3 46,7 32 Trạng thái thảm thực vật tái sinh tự nhiên có nguồn gốc từ hạt chiếm 84%, từ chồi 16%. Trong đó tỷ lệ chất lượng cây tốt đạt 21,3%, trung bình 46,7%, xấu 32%. Như vậy nguồn gốc cây tái sinh chủ yếu ở trạng thái thảm thực vật là tái sinh hạt, chỉ một phần có nguồn gốc từ chồi. Đặc điểm này thuận lợi cho việc hình thành tầng rừng chính trong tương lai. Vì trong cùng một loài, cây mọc từ hạt có đời sống dài hơn cây chồi, khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của ngoại cảnh tốt hơn cây tái sinh chồi. 35 Chất lượng cây tái sinh là kết quả tổng hợp những tác động qua lại giữa cây rừng với nhau và giữa cây rừng với điều kiện hoàn cảnh. Năng lực tái sinh được đánh giá theo các chỉ tiêu về mật độ, phẩm chất, nguồn gốc và số cây con có triển vọng. Năng lực tái sinh phản ánh mức độ thuận lợi của điều kiện hoàn cảnh đối với quá trình phát tán, nẩy mầm hạt giống và quá trình sinh trưởng của cây mạ, cây con. Điều kiện hoàn cảnh rừng có tác động rất lớn ở giai đoạn này. Vì vậy, căn cứ vào các kết quả nghiên cứu thực trạng về khả năng tái sinh của trạng thái thảm thực vật phục hồi tự nhiên tại khu vực nghiên cứu, từ đó đề xuất được các giải pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý nhằm tác động vào thảm thực vật để thúc đẩy quá trình tái sinh phục hồi rừng. 4.5. Đặc điểm tầng cây bụi thảm tươi Qua điều tra thực địa ở khu vực nghiên cứu tôi đưa ra đánh giá về chỉ số đa dạng sinh học lớp cây bụi được trình bày theo bảng sau: Bảng 4.12. Chỉ số đa dạng sinh học lớp cây bụi Mật độ Số loài cây bụi Chỉ số đa dạng 820 11 1,84 Từ bảng số liệu ta thấy rằng số loài cây bụi xuất hiện trong thảm thực vật ở khu vực nghiên cứu là tương đối thấp có 11 loài với mật độ khoảng 820 cây/ha, chỉ số đa dạng chỉ đạt 1,84. - Phân bố cây bụi theo cấp chiều cao được trình bày theo bảng sau: Bảng 4.13. Phân bố cây bụi theo cấp chiều cao Cấp chiều cao (cm) Số cây I (0 - 50) 50 II (50 - 100) 54 III (100 - 150) 24 IV (150 - 200) 26 V (200 - 250) 10 36 Từ bảng 4.13 ta thấy số cây bụi tập trung chủ yếu ở cấp chiều cao từ 0 - 100 cm. càng ở cấp chiều cao cao hơn thì số lượng loài cây càng giảm đi rõ rệt. Trong khu vực nghiên cứu số lượng các cây bụi khá ít, cây cối chủ yếu là những cây gỗ. 4.6. Đặc điểm cấu trúc đất và lớp thảm mục 4.6.1. Đặc điểm cấu trúc đất rừng Cấu trúc của đất trong khu vực nghiên cứu là đất khô, hơi chặt độ ẩm không cao tỷ lệ đá lẫn ở các tầng đất là tương đối lớn. Tầng A mỏng dày khoảng 20cm có màu xám nâu độ ẩm không cao, tỷ lệ rễ cây ít. Tầng B dày 30cm có màu vàng, đất hơi ẩm tỷ lệ đá lẫn trung bình. Tầng C dày 30cm màu vàng đỏ, đất ẩm không có rễ cây lẫn trong đất. Kết quả được thể hiện ở bảng sau: Bảng 4.14. Mô tả phẫu diện đất Mô tả đặc trưng các tầng đất Tầng đất Độ sâu (cm) Màu sắc T.phần cơ giới Cấu tượng Độ chặt Độ ẩm Tỷ lệ đá lẫn Tỷ lệ rễ cây Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 A 20 xám nâu thịt nhẹ hạt Hơi chặt khô nhiều ít A1 xám nâu thịt nhẹ hạt Hơi chặt khô nhiều ít A2 xám nâu thịt nhẹ hạt Hơi chặt khô nhiều ít B 30 vàng thịt tảng chặt hơi ẩm Trung bình ít B1 vàng thịt tảng chặt hơi ẩm Trung bình ít B2 vàng thịt tảng chặt hơi ẩm Trung bình ít C 30 Vàng đỏ sét tảng Rất chặt ẩm nhiều Không có 37 4.6.2. Đặc điểm lớp thảm mục Đặc điểm của lớp thảm mục nhìm chung rất mỏng được chia làm 3 tầng là tầng thảm mục, tầng đang phân hủy và tầng chưa phân hủy. Do thời gian phục hồi chưa lâu nên lớp thảm mục có ít chưa dày và do số lượng cành lá rơi rụng ít nên không góp phần làm tăng độ dày của tầng thảm mục. Tỷ lệ sinh khối khô tập trung lớn nhất trong thành phần lá chưa phân hủy, sinh khối khoảng 3,546 tấn/ha, chiếm 23,92%, tiếp đến là thành phần cành đang phân hủy, sinh khối khoảng 3,280 tấn/ha, chiếm 22,17%, tiếp đến là thành phần cành chưa phân hủy, sinh khối khoảng 2,798 tấn/ha, chiếm 18,87%, sau đó là thành phần cành đang phân hủy, sinh khối khoảng 2,775 tấn/ha, chiếm 18,72% và nhỏ nhất là thành phần mùn (tầng thảm mục), sinh khối khoảng 2,426 tấn/ha, chiếm 16,37%. 4.7. Đề xuất một số giải pháp Phải bảo vệ tránh những tác động tiêu cực của con người, gia súc; phòng chống lửa rừng. Thực hiện các đợt tập huấn, đào tạo để nâng cao kiến thức cho người dân sống trong và xung quanh rừng để nâng cao ý thức bảo vệ rừng. Cần tăng cường thêm lực lượng làm công tác quản lý bảo vệ rừng. Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh như: - Khoanh nuôi, khoanh nuôi có trồng bổ sung các loài cây có giá trị. - Bảo vệ cải tạo rừng đảm bảo tính đa dạng sinh học. - Áp dụng kỹ thuật khoanh nuôi bảo vệ, kết hợp luỗng phát dây leo, giảm bớt cây bụi cạnh tranh và chèn ép cây gỗ để xúc tiến nhanh quá trình phục hồi rừng. - Trong quá trình cải tạo rừng cần giữ lại các loài cây tái sinh có giá trị, trồng bổ sung các loài cây bản địa vừa có giá trị kinh tế đồng thời tăng tính đa dạng sinh học. 38 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận - Đặc điểm cấu trúc tổ thành và mật độ cây gỗ Ta thấy mật độ tầng cây gỗ khá cao khoảng 1015 cây/ha trong đó cao nhất là bồ đề với mật độ là 260 cây/ha rồi đến kháo xanh với mật độ là 135 cây/ha, thấp hơn nữa là kháo với mật độ là 115 cây/ha. Trong trạng thái rừng phục hồi tự nhiên này thì chúng ta thấy có 4 loài tham gia vào công thức tổ thành sinh thái. Công thức tổ thành sinh thái: 28.76Bđ + 8.67Khx + 7.19Kh + 6.57Ss + Đánh giá sự biến động thành phần loài giữa các nhóm cây Tính tương đồng cao nhất được xác định giữa nhóm cây tái sinh và cây cao SI = 2,75 rồi đến tính tương đồng giữa nhóm cây tái sinh và cây nhỡ SI = 1,66 sau đó thấp nhất là tính tương đồng giữa nhóm cây cao và nhóm cây nhỡ SI = 1,49. + Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học Bồ đề có chỉ số đa dạng sinh học cao nhất trong quần hợp cây gỗ có chỉ số đa dạng sinh học đạt 0,35. Tiếp theo là Kháo xanh chỉ số đa dạng sinh học đạt 0,27 và đứng thứ ba là Máu chó với chỉ số đa dạng sinh học đạt là 0,19. Chỉ số đa dạng của các loài nhìn chung là thấp dao động từ 0,19 đến 0,35. - Đặc điểm cấu trúc ngang Phân bố thực nghiệm số loài, số cây theo cấp đường kính là một đường cong phức tạp nhưng về cơ bản tuân theo quy luật phân bố giảm. Số loài và số cây tập chung nhiều nhất ở cấp kính 5 - 15 cm thấp nhất ở cấp đường kính 35 - 45 cm. Điều đó thể hiện các trạng thái rừng phục hồi đang ở giai đoạn rừng non tái sinh, số loài và số cây có đường kính lớn rất ít. - Đặc điểm cấu trúc đứng Phân bố thực nghiệm số loài, số cây theo cấp chiều cao ở trạng thái quần xã thứ sinh có dạng một đỉnh lệch trái, có hiện tượng phân tầng và có xu hướng phần trăm số cây giảm dần khi cấp chiều cao tăng. 39 - Đặc điểm tái sinh tự nhiên + Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học lớp cây tái sinh Tầng cây tái sinh của thảm thực vật có chỉ số đa dạng loài là 2,45 đây là sự biểu hiện của hoàn cảnh sinh thái đã có sự thay đổi thuận lợi cho sự phát tán du nhập của những loài cây mới. + Cấu trúc tổ thành, mật độ cây tái sinh Trạng thái thảm thực vật thứ sinh phục hồi tự nhiên có 19 loài cây tái sinh xuất hiện, mật độ 390 cây/ha trong đó có 6 loài tham gia vào công thức tổ thành. + Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao Mật độ cây tái sinh ở thảm thực vật đạt 390 cây/ha trong đó tập trung chủ yếu ở cấp chiều cao từ 0 - 1 m chiếm tới 75,64%. Điều này chứng tỏ, có sự cạnh tranh không gian dinh dưỡng và ánh sáng của cây mạ, cây con tái sinh với cây bụi, thảm tươi diễn ra khá mạnh mẽ, nên nhiều cá thể bị đào thải. - Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh Ta thấy các cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt chiếm 84%, từ chồi 16%. Trong đó tỷ lệ chất lượng cây tốt đạt 21,3%, trung bình 46,7%, xấu 32%. Như vậy, nguồn gốc cây tái sinh chủ yếu ở trạng thái thảm thực vật là tái sinh hạt, chỉ một phần có nguồn gốc từ chồi. Đặc điểm này thuận lợi cho việc hình thành tầng rừng chính trong tương lai. - Đặc điểm tầng cây bụi thảm tươi Số cây bụi tương đối thấp có 11 loài với mật độ khoảng 820 cây/ha, chỉ số đa dạng chỉ đạt 1,84. Chiều cao của số cây bụi tập trung chủ yếu ở cấp chiều cao từ 0 - 100 cm càng ở cấp chiều cao cao hơn thì số lượng loài cây càng giảm đi rõ dệt. - Đặc điểm cấu trúc đất rừng và lớp thảm mục + Đặc điểm phẫu diện đất Đất có độ chặt cao chia làm 3 tầng là tầng A, tầng A và tầng C. Trong đó tầng A có tỷ lệ đá lẫn nhiều nhất và tầng C là tầng có độ chặt chặt nhất. Lượng nước được giữ trong đất không cao và đất khá nghèo chất dinh dưỡng. 40 + Đặc điểm lớp thảm mục Nhìn chung lớp thảm mục của rừng phục hồi tự nhiên sau khai thác kiệt là rất thấp trong đó lớp thảm mục được chia làm 3 tầng là tầng thảm mục, tầng đang phân hủy và tầng chưa phân hủy. Tầng chưa phân hủy có độ dầy nhất rồi đến tầng đang phân hủy và mỏng nhất là tầng thảm mục. 5.2 Tồn tại Mặc dù đã đạt được một số kết quả như trên, đề tài vẫn còn có những tồn tại sau: - Đề tài chưa có điều kiện đi sâu nghiên cứu các đặc điểm lý, hoá tính của đất trong khu vực nghiên cứu. - Chưa nghiên cứu được ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố tiểu hoàn cảnh trong quá trình phục hồi rừng. 5.3. Kiến nghị Để có cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp cho từng đối tượng thảm thực vật thứ sinh phục hồi tự nhiên khác nhau, việc nghiên cứu đặc điểm sinh thái và lập quần của các loài cây gỗ là hết sức cần thiết. Mặt khác, để có được cấu trúc rừng hợp lý và có giá trị kinh tế cao cần nghiên cứu trồng bổ sung cho rừng tái sinh tự nhiên. Bên cạnh đó có những nghiên cứu tiếp theo như: Tiếp tục nghiên cứu đặc điểm cấu trúc các loại hình rừng thứ sinh, nghiên cứu đặc điểm sinh thái và lập quần của các loài cây gỗ. Đặc biệt phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ để thực hiện đề tài một cách chi tiết và có số liệu chính xác nhất. 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Trọng Cúc, Phạm Hồng Ban (1996), “Động thái thảm thực vật sau nương rẫy ở Con Cuông, Nghệ An”, Tạp chí Lâm nghiệp, 96(7), tr. 9-10. 2. Bảo Huy (1993), Góp phần nghiên cứu rừng nửa rụng lá, rụng lá Bằng Lăng (Lagerstroemia calyculata Kurz) làm cơ sở đề xuất giải pháp kỹ thuật khai thác, nuôi dưỡng ở Đắc Lắc, Tây Nguyên, Luận án PTS khoa học Nông nghiệp, Viện KHLN Việt Nam. 3. Đào Công Khanh (1996), Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng lá rộng thường xanh ở Hương Sơn, Hà Tĩnh, làm cơ sở đề xuất các biện lâm sinh phục vụ khai thác và nuôi dưỡng rừng, Luận án PTS KHNN, Viện KHLN Việt Nam. 4. Nguyễn Đức Khiển (2005), Tài nguyên và môi trường tiềm năng và thách thức, NXB Nông nghiệp. 5. Phùng Ngọc Lan (1986), Lâm sinh học, tập 1, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 6. Nguyễn Ngọc Lung, Phục hồi rừng ở Việt Nam, Thông tin Khoa học Kỹ thuật Lâm Nghiệp, 1/1991, 3-11. 7. Trần Đình Lý, Đỗ Hữu Thư, Lê Đồng Tấn. Khả năng tái sinh tự nhiên thảm thực vật vùng núi cao Sa Pa. Tạp chí Lâm Nghiệp, 2/1995, 12-13. 8. G.N. Baur, (1976), Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa, Vương Tấn Nhị dịch, Nxb KHKT, Hà Nội. 9. Lê Sáu (1996), Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng và đề xuất các chỉ tiêu kỹ thuật cho phương pháp khai thác chọn nhằm sử dụng rừng lâu bền ở Kon Hà Nừng - Tây Nguyên, Luận án PTS KHNN, Trường Đại học Lâm Nghiệp. 10. Lê Sáu. Tái sinh rừng tự nhiên sau khái thác ở Kon Nà Nừng. Tạp chí Lâm Nghiệp, 2/1995, 2-3. 11. Trần Xuân Thiệp (1995), “Nghiên cứu qui luật phân bố chiều cao cây tái sinh trong rừng chặt chọn tại lâm trường Hương Sơn, Hà Tĩnh”, Công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật, Viện Điều tra qui hoạch rừng 1991-1995, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 42 12. Trần Xuân Thiệp (1995), Vai trò tái sinh và phục hồi rừng tự nhiên trong diễn biến tài nguyên rừng các vùng miền Bắc, Công trình KHKT tra quy hoạch rừng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 13. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 14. Nguyễn Văn Trương (1983), Quy luật cấu trúc rừng gỗ hỗn loài, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 15. Trần Cẩm Tú (1998), “Tái sinh tự nhiên sau khai thác chọn ở Hương Sơn, Hà Tĩnh”, Tạp chí Lâm nghiệp, (11), tr. 40-50. Tiếng Anh 16. H. Lamprecht (1969), Silviculture in Troppics. Eschborn. 17. Kammesheidt, L.(1994): Bestandesstruktur und Artendiversität in selektiv genutzten Feuchtwäldern der westlichen Llanos Venezuelas, unter besonderer Berücksichtigung einiger autökologischerMerkmale wichtiger Baumarten.Verlag Erich Goltze GmbH & Co. KG, Göttingen, 230 S. (ISBN 3-88452-426-7). 18. Odum, E.P (1971), Fundamentals of ecology, 3rd ed. Press of WB. SAUNDERS Company. MỤC LỤC Trang PHẦN 1: MỞ ĐẦU……………………………………………………………1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2 1.3.1. Về lý luận ................................................................................................ 2 1.3.2. Về thực tiễn ............................................................................................. 3 1.4. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................... 3 1.4.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học ................................................ 3 1.4.2.Ý nghĩa thực tiễn sản xuất........................................................................ 3 PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................. 4 2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................................... 4 2.1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu................................................... 4 2.1.2. Những nghiên cứu trên Thế giới ............................................................. 6 2.1.2.1. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng..................................................... 6 2.1.2.2. Những nghiên cứu về tái sinh rừng...................................................... 6 2.1.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam............................................................... 7 2.1.3.1. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng..................................................... 7 2.1.3.2. Những nghiên cứu về tái sinh rừng...................................................... 7 2.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu.................................................................. 7 2.2.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu .................................................. 7 2.2.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................ 7 2.2.1.2.Tình hình kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu..................................... 9 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………………..11 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 11 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 11 3.2.1. Địa diểm tiến hành nghiên cứu ............................................................. 11 3.2.2. Thời gian tiến hành nghiên cứu ............................................................ 11 3.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................ 11 3.3.1. Đặc điểm cấu trúc tổ thành và mật độ cây gỗ ....................................... 11 3.3.2. Đặc điểm cấu trúc ngang....................................................................... 11 3.3.3. Đặc điểm cấu trúc đứng ........................................................................ 11 3.3.4. Đặc điểm tái sinh tự nhiên .................................................................... 11 3.3.5. Đặc điểm tầng cây bụi thảm tươi .......................................................... 12 3.3.6. Đặc điểm cấu trúc đất rừng và lớp thảm mục ....................................... 12 3.3.7. Đề xuất một số giải pháp....................................................................... 12 3.4 Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 12 3.4.1. Phương pháp luận.................................................................................. 12 3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu................................................................ 12 3.4.2.1. Phương pháp kế thừa.......................................................................... 12 3.4.2.2. Phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn..................................................... 12 3.4.2.3. Phương pháp phân tích và xử lí số liệu.............................................. 15 3.4.2.4. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng.............................. 16 3.4.2.5. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm tái sinh rừng............................... 18 PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……20 4.1. Đặc điểm cấu trúc tổ thành sinh thái và mật độ cây gỗ ........................... 20 4.1.1. Đánh giá sự biến động thành phần loài giữa các nhóm cây theo cấp đường kính............................................................................................. 21 4.1.2. Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học.......................................................... 22 4.2. Đặc điểm cấu trúc ngang.......................................................................... 23 4.2.1. Phân bố số cây theo cấp đường kính..................................................... 23 4.2.2. Phân bố loài cây theo cấp đường kính .................................................. 24 4.2.3. Phân bố loài theo các nhóm tần số xuất hiện ........................................ 26 4.3. Đặc điểm cấu trúc đứng ........................................................................... 27 4.3.1. Phân bố số cây theo cấp chiều cao........................................................ 27 4.3.2. Phân bố loài cây theo cấp chiều cao ..................................................... 28 4.3.3. Phân bố loài cây theo tầng phiến .......................................................... 30 4.4. Đặc điểm tái sinh tự nhiên ....................................................................... 31 4.4.1. Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học lớp cây tái sinh ................................ 31 4.4.2. Cấu trúc tổ thành, mật độ cây tái sinh................................................... 32 4.4.3. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao................................................ 33 4.4.4. Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh................................................... 34 4.5. Đặc điểm tầng cây bụi thảm tươi ............................................................. 35 4.6. Đặc điểm cấu trúc đất và lớp thảm mục................................................... 36 4.6.1. Đặc điểm cấu trúc đất rừng…………………………………………...36 4.6.2. Đặc điểm lớp thảm mục………………………………………………37 4.7. Đề xuất một số giải pháp.......................................................................... 37 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………..38 5.1 Kết luận ..................................................................................................... 38 5.2 Tồn tại ....................................................................................................... 40 5.3. Kiến nghị .................................................................................................. 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO.…………………………………………………41 DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 3.1. Ký hiệu độ nhiều (độ dầy rậm) thảm tươi ................................................18 Bảng 4.1. Tổ thành mật độ cây gỗ…………………………………………………..20 Bảng 4.2. Chỉ số tương đồng về thành phần loài ......................................................22 Bảng 4.3. Phân bố số cây theo cấp đường kính ........................................................23 Bảng 4.4. Phân bố loài cây theo cấp đường kính......................................................25 Bảng 4.5. Phân bố số cây (cá thể) theo cấp chiều cao ..............................................27 Bảng 4.6. Phân bố số loài theo cấp chiều cao ...........................................................29 Bảng 4.7. Phân bố loài cây theo tầng phiến ..............................................................30 Bảng 4.8. Chỉ số đa dạng sinh học tầng cây tái sinh.................................................31 Bảng 4.9. Cấu trúc tổ thành, mật độ cây tái sinh ......................................................32 Bảng 4.10. Mật độ cây tái sinh theo cấp chiều cao...................................................33 Bảng 4.11. Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh ....................................................34 Bảng 4.12. Chỉ số đa dạng sinh học lớp cây bụi .......................................................35 Bảng 4.13. Phân bố cây bụi theo cấp chiều cao........................................................35 Bảng 4.14. Mô tả phẫu diện đất ................................................................................36 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 3.1. Bố trí ô tiêu chuẩn vệ tinh.........................................................................13 Hình 3.2. Bố trí các ô đo đếm ...................................................................................14 Hình 4.1. Đồ thị phân bố số cây theo cấp đường kính..............................................24 Hình 4.2. Đồ thị phân bố số loài cây theo cấp đường kính.......................................25 Hình 4.3. Phân bố số loài theo nhóm tần số trong quần hợp cây gỗ.........................26 Hình 4.4. Đồ thị phân bố số cây theo cấp chiều cao .................................................28 Hình 4.5. Đồ thị phân bố số loài cây theo cấp chiều cao ..........................................29 Hình 4.6. Đồ thị phân bố số loài cây theo tầng phiến...............................................31 Hình 4.7. Đồ thị mật độ cây tái sinh theo cấp chiều cao...........................................33 LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng trong quá trình học tập của mỗi sinh viên nhằm hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, bước đầu làm quen với các kiến thức khoa học. Qua đó sinh viên ra trường sẽ hoàn thiện về kiến thức lý luận, phuơng pháp làm việc, năng lực công tác nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của công việc sau này. Được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm và Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá đặc điểm cấu trúc của rừng phục hồi tự nhiên sau khai thác kiệt tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, Vĩnh Phúc”. Trong suốt quá trình thực tập em đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, các cô các chú nơi em thực tập tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt là hai thầy giáo Th.s Đỗ Hoàng Chung và Th.s Trần Đức Thiện cùng toàn thể các thầy cô đã trực tiếp hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập cũng như trong quá trình báo cáo đề tài tốt nghiệp. Do trình độ và thời gian có hạn mặc dù đã cố gắng song khóa luận tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến chỉ bảo của các thầy cô giáo, ý kiến đóng góp của bạn bè để khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 10 tháng 06 năm 2011 Sinh viên Nguyễn Đức Thanh DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT D1.3 : Đường kính thân cây tại vị trí 1,3m HVN : Chiều cao vút ngọn Ki : Hệ số tổ thành N/ha : Số cây trên ha Ni : Số lượng cá thể loài thứ i ODB : Ô dạng bản IVi% : Chỉ số tổ thành sinh thái tầng cây gỗ OTC : Ô tiêu chuẩn H` : Chỉ số đa dạng sinh học Th.s : Thạc sĩ OĐĐ : Ô đo đếm n%j : Hệ số tổ thành cây tái sinh N% : Tỷ lệ phần trăm cây SI : Chỉ số tương đồng về thành phần loài cây TTV : Thảm thực vật TN : Tự nhiên PHỤ LỤC 1: CÁC MẪU BIỂU ĐIỀU TRA BIỂU 01: ĐIỀU TRA THỐNG KÊ TẦNG CÂY GỖ Số hiệu ÔĐVNCST:.................................................................................................... Kiểu rừng: .................................................................................................................. Số hiệu ÔĐĐ: ............................................................................................................. Trạng thái rừng: .......................................................................................................... D (cm) H (m) D tán (m) Cấp phẩm chất Ghi chú Ph. ô Số hiệu cây Tên Cây C/vi D1.3 Hvn Hdc Đ T N B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Ngày điều tra: ………………………. Đơn vị điều tra: ………………………..Người điều tra: …………………… BIỂU 02: ĐIỀU TRA Ô TÁI SINH Số hiệu ÔĐVNCST: ................................................................................................. Kiểu rừng: ................................................................................................................ Số hiệu ô đo đếm: ..................................................................................................... Trạng thái rừng: ........................................................................................................ A. Đo đếm tái sinh Cấp chiều cao (m) ≤ 0.5 0.6-1.0 1.1-1.5 1.6-2.0 2.1-3.0 3.1-5.0 >5.0 Nguồn gốc Nguồn gốc Nguồn gốc Nguồn gốc Nguồn gốc Nguồn gốc Nguồn gốc T T Loài Cây TS Chất Lượng Tổng H Ch H Ch H ch H ch H ch H ch H ch 1 lim khoẻ Yếu 2 B. Cây bụi, thảm tươi và thảm mục Cây bụi Thảm tươi Thảm mục Phân ÔĐĐ Loài D1.3 H(m) Loài H(m) Độ nhiều Tầng Độ dày Ghi chú Ngày …tháng….năm….. Đơn vị điều tra…………………………Người điều tra: ………….………….. BIỂU 03: ĐIỀU TRA ĐẤT Số hiệu ÔĐVNCST: ..................................................................................................... Kiểu rừng: .................................................................................................................... Vị trí phẫu diện: (chân, sườn, đỉnh): ............................................................................ Độ cao tuyệt đối: .......................................................................................................... Loại đá mẹ: ................................................................................................................... Loại đất: ........................................................................................................................ Độ dốc trung bình: ....................................................................................................... Trạng thái rừng: ............................................................................................................ Độ tàn che: ................................................................................................................... Nhận xét khác (tình hình thảm che, xói mòn, mùn …) ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Mô tả phẫu diện Mô tả đặc trưng các tầng đất Tầng đất Độ sâu (cm) Màu sắc T.phần cơ giới Cấu tượng Độ chặt Độ ẩm Tỷ lệ đá lẫn Tỷ lệ rễ cây Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Ngày điều tra: ………………………. Đơn vị điều tra: ……………………. Người điều tra: ………………………. Phụ lục 2: Tên khoa học những loài trong khu vực nghiên cứu TT TÊN VIỆT NAM TÊN KHOA HỌC 1 BỒ ĐỀ Styrax tonkinensis 2 BÙM BỤP Mallotus apelta (Lour 3 BỘP LÔNG Actinodaphne pilosa (Lour.) Merr 4 TRÂM Syzygium chrolantha 5 CÔM TẦNG E. griffithii (Wight) A. Gray 6 DỀN Xylopia vielana Pierre 7 GĂNG Randia spinosa (Thunb) Poir 8 GỘI Aglaia oligophylla 9 KHÁO Machilus spp 10 KHÁO LÁ NHỎ Machilus oreophila Hance 11 KHÁO XANH Cinnadenia paniculata 12 LIM XANH Erythrophleum fordii Oliv 13 MÁU CHÓ LÁ LỚN K. pierrei Warb 14 MÁN ĐỈA Archidendron clypearia (Jack) I. Nielsen 15 MÁU CHÓ LÁ NHỎ Knema globularia 16 BƯỞI BUNG Acronychia pedunculata (L.) Miq. 17 MÒ LÔNG Litsea umbellata (Lour.) Merr 18 NGÁI Ficus hispida L.f 19 LẤU Psychotria reevesii Wall. ex Roxb 20 NANG TRỨNG Hydnocarpus kurzii (King) Warb. 21 SAU SAU Liquidamba formosana 22 SƠN Toxicodendron succedanea 23 HOẮC QUANG Wendlandia paniculata (Roxb.) DC. 24 TRÂM RỪNG Syzygium formosum (Wall.) Masam 25 SẢNG Sterculia lanceolata Cav. 26 SẺN GAI Zanthoxylum rhetsa (Roxb.) DC 27 THÀNH NGẠNH Cratoxylum cochinchinense (Lour.) Blume 28 THANH THẤT Ailanthus triphysa 29 THẨU TẤU Aporosa dioica 30 TRÁM Bursera tonkinensis 31 TRÁM CHIM Canarium tonkinense 32 XOAN NHỪ Choerospondias axillaris (Roxb.) Burtt. &Hill 33 VẢ Ficus auriculata 34 TRÂM TRẮNG Syzygium sp 35 VÚ BÒ LÁ BA THÙY Ficus heterophylla L. f.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNguyen DUc Thanh.pdf
Tài liệu liên quan