Đề tài Đại cương về chất khoáng

Tài liệu Đề tài Đại cương về chất khoáng: A. Đại cương về chất khoáng Chất khoáng còn gọi là các chất vô cơ như: sắt, kẽm, đồng, vàng, calci, magne, natri, kali, chlor, phosphat, sulphate… Chất khoáng là những chất có tỉ lệ thấp trong cơ thể nhưng là những chất rất quan trọng trong hoạt động sống còn của cơ thể vì chúng tham gia vào một trong các chức năng sống của cơ thể là phát triển hoặc sinh sản. Khi thiếu những chất này sê gây ra nhiều bệnh cảnh khác nhau, đôi khi cũng nguy hiểm đến tính mạng. Vai trò chính của chất khoáng: _Tăng cường sức khỏe hoặc phát triển, khi bị thiếu hụt sẽ gây ra những rối loạn về chức năng phát triển hoặc sinh sản. _Chức năng của chất khoáng này không thể được thay thế bằng một chất khoáng khác. _Có mối liên quan giữa hạ thấp nồng độ chất khoáng trong máu, tổ chức với rối loạn chức năng của cơ thể. Bảng 1 – Các thành phần vô cơ trong cơ thể của con ngườ...

doc39 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1552 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Đại cương về chất khoáng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Đại cương về chất khoáng Chất khoáng còn gọi là các chất vô cơ như: sắt, kẽm, đồng, vàng, calci, magne, natri, kali, chlor, phosphat, sulphate… Chất khoáng là những chất có tỉ lệ thấp trong cơ thể nhưng là những chất rất quan trọng trong hoạt động sống còn của cơ thể vì chúng tham gia vào một trong các chức năng sống của cơ thể là phát triển hoặc sinh sản. Khi thiếu những chất này sê gây ra nhiều bệnh cảnh khác nhau, đôi khi cũng nguy hiểm đến tính mạng. Vai trò chính của chất khoáng: _Tăng cường sức khỏe hoặc phát triển, khi bị thiếu hụt sẽ gây ra những rối loạn về chức năng phát triển hoặc sinh sản. _Chức năng của chất khoáng này không thể được thay thế bằng một chất khoáng khác. _Có mối liên quan giữa hạ thấp nồng độ chất khoáng trong máu, tổ chức với rối loạn chức năng của cơ thể. Bảng 1 – Các thành phần vô cơ trong cơ thể của con người [1] NGUYÊN TỐ ION PHỔ BIẾN CÁC CHỨC NĂNG TRONG CƠ THỂ NGƯỜI Calci Ca2+ Xương chứa một lượng lớn phosphat calci. Các ion calci rất cần cho sự ổn định của màng tế bào, là cofactor của một vài enzym, tham gia vào quá trình co cơ và đông máu. phosphor H2PO-4 Tạo xương, là thành phần của rất nhiều phân tử hữu cơ, AND,ARN,ATP có nhóm phosphat có hoạt tính rất mạnh. Kali Natri Clo K+ Na+ Cl- Các ion này giữ vai trò rất quan trọng trong cân bằng điện tích của các dịch lỏng trong cơ thể. Sự cân bằng này ảnh hưởng tới nhiều quá trình trong đó có quá trình sản sinh ra các xung thần kinh. Lưu huỳnh Thường nằm trong các phân tử hữu cơ Cầu nối disulphit giữ vai trò rất quan trọng trong cấu trúc protein. Magne Mg2+ Cofactor của enzym, tham gia vào quá trình dẫn truyền các xung thần kinh. Sắt Fe2+,Fe3+ Thành phần của các phân tử hemoglobin và citocrom. Iod I- Thành phần của hormon tirozin. Đồng Mangan Kẽm Cu2+ Mn2+ Zn2+ Những nguyên tố vết, thường là cofactor của enzym, vd như đồng là cofactor của citocrom oxydase. Có thể chia chất khoáng ra làm 2 nhóm:[5] _Đa khoáng: là những chất có mặt trong cơ thể với một lượng tương đối lớn(>0,005% trọng lượng cơ thể) và đòi hỏi một nhu cầu lớn từ thức ăn. Hầu như các đa khoáng tồn tại <1% trọng lượng cơ thể (trừ Ca chiếm 1,5 – 2%). _Vi khoáng: là những chất có mặt trong cơ thể với một lượng <0,005% trọng lượng cơ thể và cơ thể cần 1 lượng nhỏ hơn. Bảng 2: Hàm lượng chất khoáng trong cơ thể người [6] Nguyên tố đa lượng Hàm lượng (g/kg) Nguyên tố vi lượng Hàm lượng (mg/kg) Calci 10-20 Iron 70-100 Phosphorus 6-12 Zinc 20-30 Potassium 2-2,5 Copper 1,5-2,5 Sodium 1-1,5 Manganese 0,15-0,3 Chlorine 1-1,2 Iodine 0,1-0,2 Magnesium 0,4-0,5 Molybdenum 0,1 Bảng 3: Hàm lượng khoáng trong cơ thể người và nhu cầu mỗi ngày [6] Nguyên tố Hàm lượng (mg/kg thể trọng) Nhu cầu (mg/ngày) Cần thiết Fe 60 15 F 37 2,5 Zn 33 6-22 Si 14 33 Cu 1,5 3,2 B 0,7 1,3-4,3 V 0,3 0,02 As 0,3 0,02-0,03 Se 0,2 0,07 Mn 0,2 2-48 I 0,2 0,2 Ni 0,1 0,4 Mo 0,1 0,3 Cr 0,1 0,005-0,2 Co 0,02 0,002-0,1 Không cần thiết Rb 4,6 1-2 Br 2,9 7,5 Al 0,9 5-35 Ba 0,3 1,3 Sn 0,2 4,0 Ti 0,1 0,9 Bảng 4: NHU CẦU VỀ KHOÁNG CHẤT (mg/ngày) Chất khoáng Nam (19-50 tuổi) Nữ (19-50 tuổi) Ca 700 700 P 550 550 Mg 300 270 Na 1600 1600 K 3500 3500 Cl 2500 2500 Fe 8,7 14,8 Zn 9,5 7,0 I 140 140 Cu 1,2 1,2 Các nguồn cung cấp khoáng Các nguyên tố đa lượng: Calci (Ca): Có nhiều trong sữa, đặc biệt là sữa mẹ. Trong những tháng đầu, lượng Ca do sữa mẹ cung cấp đủ nhu cầu, khoảng 50mg/kg/ngày và 2/3 được giữ lại trong cơ thể. Sữa nhân tạo có hàm lượng Calci cao hơn nhưng hấp thu và giữ lại cơ thể ít hơn sữa mẹ. Sữa là thức ăn có lượng Calci cao, hấp thu tốt, giá rẻ. Từ sữa có thể chế ra các sản phẩm như bơ, pho mát tăng cường Ca và vitamin D. Ngoài ra, một số ngũ cốc, hạt đậu, củ cải đường, cây họ cải,.. cũng có hàm lượng Calci cao nhưng hấp thu kém hơn sữa. Bảng 5: THỰC PHẨM THÔNG DỤNG GIÀU CALCI [5] (Hàm lượng calci trong 100g thực phẩm ăn được) TT Tên thực phẩm mg TT Tên thực phẩm mg Nguồn thực vật 7. Rau đay 182 1. Vừng (đen, trắng) 1200 8. Rau mồng tơi 176 2. Mộc nhĩ 357 9. Rau ngót 169 3 Rau giền cơm 341 10. Đậu tương 165 4. Cần ta 310 11. Đậu trắng hạt 160 5. Rau giền đỏ 288 12. Rau bí 100 6. Rau giền trắng 288 13. Rau muống 100 Nguồn động vật 1. Cua đồng 5040 15 Nước mắm cá loại II 314 2. Tép khô 200 16 Sữa đặc có đường 307 3. Sữa bột tách bơ 1400 17 Tôm khô 236 4. Ốc nhồi 1357 18 Cá mè 157 5. Ốc vạn 1356 19 Sữa dê tươi 147 6. Ốc bươu 1310 20 Lòng đỏ trứng vịt 146 7. Tôm đồng 1120 21 Hến 144 8. Sữa bột toàn phần 939 22 Sữa chua gầy 143 9. Tép gạo 910 23 Cua bể 141 10. Phomát 760 24 Lòng đỏ trứng gà 134 11. Trai 668 25 Cá khô ( chim, thu, nụ, dé) 120 12. Cá dầu 527 26 Sữa bò tươi 120 13. Nước mắm cá loại đặc biệt 386 27 Sữa chua 120 14. Nước mắm cá loại 1 386 28 Cá trạch 100 Phosphorus(P): Phosphor có trong mọi tế bào sống, và có nhiều trong thức ăn từ nguồn động vật. Thực phẩm có nhiều Phosphor: trứng, đậu, sữa, cá biển, thịt, cải bẹ xanh… Phosphor nguồn động vật có giá trị sinh học cao hơn nguồn thực vật. Bảng 6: THỰC PHẨM THÔNG DỤNG GIÀU PHOSPHOR [3] (Hàm lượng P trong 100g thực phẩm ăn được) TT Tên thực phẩm mg TT Tên thực phẩm mg NGUỒN ĐỘNG VẬT NGUỒN THỰC VẬT 1 2 3 4 5 6 7 Fromage gruyère Lòng đỏ trứng Gà Thịt bò, cừu Cá Trứng Thịt heo 600 560 220 200 200 200 175 1 2 3 4 5 6 Đậu nành Hạnh đào Hạt dẻ Chocolate Gạo Nấm 580 470 400 400 300 100 Magne (Mg): Mg có mặt hầu hết ở các loại thực phẩm: cacao, đậu nành, đậu tương, ngô,ngũ cốc trọn vẹn, rau xanh, cá, ốc …. Rau quả là nguồn nhiều Mg nhất. Rau lá xanh là nguồn cung cấp Mg chủ yếu cho cơ thể vì Mg là thành phần tạo chlorophyl – diệp lục tố trong lá. Thực phẩm dưới dạng chế biến như: gạo trắng, bột mì, mì sợi, bánh phở, bún , nui có rất ít Mg. Rau cải luộc quá lâu cũng không còn bao nhiêu Mg. Bảng 7: THỰC PHẨM THÔNG DỤNG GIÀU MAGNE [5] (Hàm lượng Magne trong 100 g thực phẩm ăn được) TT Tên thực phẩm mg TT Tên thực phẩm mg 1. Kê 430 16. Hạt ngô vàng khô 85 2. Đậu xanh 270 17. Rau đay 79 3. Đậu tương 236 18. Rau húng quế 73 4. Khoai lang 201 19. Rau khoai lang 60 5. Lạc hạt 185 20. Đu đủ xanh 56 6. Bột mỳ 173 21. Gạo tẻ giã 52 7. Rau giền đỏ 164 22. Xương sông 50 8. Cùi dừa già 160 23. Cua bể 48 9. Đậu Hà Lan 145 24. Sò 42 10. Rau ngót 123 25. Tôm đồng 42 11. Tía tô 112 26. Chuối tiêu 41 12. Lá lốt 98 27. Đậu đũa 36 13. Rau mồng tơi 94 28. Cá thu 35 14. Rau kinh giới 80 29. Rau mùi tàu 35 15. Măng chua 88 30. Khoai sọ 33 4) Lưu huỳnh (S): Có nhiều trong hải sản, cá, trứng,vịt, măng tây, tỏi, hành… Thành phần lưu huỳnh trong rau cải tương đối thấp. Kali (K): Quả khô, ngũ cốc trọn vẹn, các loại rau quả, đặc biệt là chuối. K bị thất thoát nhiều trong gạo trắng, bột mì, hoá chất diệt trừ sâu bọ và trong thực phẩm công nghệ. Bảng 8: THỰC PHẨM THÔNG DỤNG GIÀU KALI [5] (Hàm lượng Kali trong 100g thực phẩm ăn được) TT Tên thực phẩm mg TT Tên thực phẩm mg 1. Đậu tương 1504 16. Lạc hạt 421 2. Đậu xanh 1132 17. Rau đay 417 3. Sầu riêng 601 18. Củ cải 397 4. Lá lốt 598 19. Cá chép 397 5. Cùi dừa già 555 20. Khoai tây 396 6. Cá ngừ 518 21. Củ sắn 394 7. Vừng (đen, trắng) 508 22. Rau mồng tơi 391 8. Rau khoai lang 498 23. Rau bí 390 9. Măng chua 486 24. Bầu dục heo 390 10. Cá thu 486 25. Thịt bò loại 1 378 11. Rau giền đỏ 476 26. Tỏi ta 373 12. Rau ngót 457 27. Mít dai 368 13. Khoai sọ 448 28. Thìa là 361 14. Gan lợn 447 29. Súp lơ 349 15. Xương sông 424 30. Bí ngô 349 Natri (Na): Có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, sò, nước khoáng và các thực phẩm tươi sống. Bảng 9: THỰC PHẨM THÔNG DỤNG GIÀU NATRI [5] (Hàm lượng Natri trong 100 g thực phẩm ăn được) TT Tên thực phẩm Natri (mg) 1. Tôm sốâng 418 2. Sò 380 3. Sữa bò tươi 380 4. Cua bể 316 5. Lòng trắng trứng gà 215 6. Bầu dục bò 200 7. Trứng vịt 191 8. Cá trích 160 9. Trứng gà 158 10. Gan bò 110 11. Gan lợn 110 12. Cá thu 110 13. Lòng đỏ trứng gà 108 14. Cần tây 96 15. Đậu cô ve 96 16. Rau húng quế 91 17. Thịt cừu 91 18. Cải soong 85 19. Thịt bò loại 1 83 20. Cá ngừ 78 Chlor(Cl): Chủ yếu trong NaCl và KCl, 2/3 dưới dạng muối ăn. Các nguyên tố vi lượng: Sắt (Fe): Từ nguồn động vật như thịt nạc, gan, tim, lưỡi, nghêu, sò, cá, trứng, bồ câu. Từ nguồn thực vật như: mộc nhĩ, đậu tương, đậu phụ, khoai lang, bông cải, bắp cải,đậu xanh, cà rốt , rau dền, rau muống,cà chua,…. Một số thực phẩm chế biến sẵn như bột dinh dưỡng, bột mì, nước mắm, mì tôm.. Bảng 10: THỰC PHẨM THÔNG DỤNG GIÀU SẮT [5] (Hàm lượng sắt trong 100 g thực phẩm ăn được) TT Tên thực phẩm mg TT Tên thực phẩm mg Nguồn thực vật 10. Cần tây 8,0 1. Mộc nhĩ 56,1 11. Rau đay 7,7 2. Nấm hương khô 35,0 12. Đậu trắng hạt 6,8 3 Cùi dừa già 30,0 13. Đậu đũa hạt 6,5 4. Đậu tương 11,0 14. Hạt sen khô 6,4 5. Đậu phụ 10,8 15. Đậu đen hạt 6,1 6. Bột cacao 10,7 16. Rau giền trắng 6,1 7. Vừng (đen, trắng) 10,0 17. Rau giền đỏ 5,4 8. Rau câu khô 8,8 18. Măng khô 5,0 9. Rau mùi 4,5 19. Rau muống 1,4 Nguồn động vật 1. Tiết bò 52,6 13. Thịt ếch khô 8,0 2. Tiết lợn sống 20,4 14. Thịt bì khô 13,5 3. Thịt cóc khô 9,75 15. Mực khô 5,6 4. Nhộng làm khô 8,34 16. Lòng đỏ trứng vịt 5,6 5. Gan lợn 12,0 17. Tép khô 5,5 6. Gan bò 9,0 18. Thịt chim bồ câu 5,4 7. Gan gà 8,2 19. Tim bò 5,4 8. Bầu dục lợn 8,0 20. Tim gà 5,3 9. Bầu dục bò 7,1 21. Gan vịt 4,8 10. Lòng đỏ trứng gà 7,0 22. Cua đồng 4,7 11. Mề gà 6,6 23. Tôm khô 4,6 12. Tim lợn 5,9 24. Cua bể 3,8 Kẽm (Zn): Từ động vật: sữa mẹ, sữa bò, trứng, , sò, ốc, tôm, cua, cá, thịt, con hàu, patê gan. Từ thực vật: gừng, có nhiều trong mầm của các loại hạt. Bảng 11: THỰC PHẨM THÔNG DỤNG GIÀU KẼM [5] (Hàm lượng kẽm trong 100g thực phẩm ăn được) TT Tên thực phẩm mg TT Tên thực phẩm mg 1. Thịt cóc sấy khô 65,0 19. Thịt ếch xấy khô 15,3 2. Nhộng tằm khô 35,1 20. Thịt bò xấy khô 12,2 3. Sò, hến 13,70 21. Hạt kê 1,5 4. Củ cải 11 22. Thịt gà ta 1,5 5. Cùi dừa già 5,0 23. Cá 3 6. Đậu hạt Hà Lan 4,0 24. Rau ngổ 1,48 7. Đậu tương 3,8 25. Hành tây 1,43 8. Lòng đỏ trứng gà 3,7 26. Ngô vàng hạt khô 1,4 9. Thịt cừu 2,9 27. Cua bể 1,4 10. Bột mỳ 2,5 28. Cà rốt 1,11 11. Thịt heo nạc 2,5 29. Đậu xanh 1,1 12. Quả ổi 2,4 30. Măng chua 1,1 13. Thịt bò nạc 1 2,2 31. Rau râm 1,05 14. Gạo nếp cái 2,2 32. Rau ngót 0,94 15. Khoai lang 2,0 33. Rau húng quế 0,91 16. Gạo tẻ giã 1,9 34. Cải xanh 0,9 17. Lạc hạt 1,9 35. Tỏi ta 0,9 18. Gạo tẻ máy 1,5 36. Trứng gà 0,9 3) Silic(Si): có trong bia, ngũ cốc trọn vẹn, nước khoáng, sụn, có nhiều trong lúa mì, hạt kê, yến mạch, lúa mạch, gạo, hành, củ cải đường, cỏ đinh lăng, cỏ đuôi ngựa... 4) Đồng (Cu) : Từ động vật:có nhiều trong cua ,tôm,sò,hàu, hến,tim,gan ,cật …. Nhưng nhiều nhất là trong gan bò (11mg/100g). Từ thực vật: men bia, mạch nha, gạo, đậu, cải bẹ, cà chua. Bơ là loại trái cây có nhiều Cu nhất. 5) Niken (Ni): có nhiều trong đậu ,mễ cốc, hải sản và đặc biệt là trong socola. 6) Cobalt (Co) : một vài nguồn thực phẩm có chứa Co như rau xanh đặc biệt là cây nha đam, men bia .. 7) Iod (I): có nhiều trong thực phẩm có nguồn gốc từ biển: cá, hải sản, các loài rau tảo biển. Nguồn chính cung cấp cho cơ thể là qua nước và thức ăn. Lượng iod rất thay đổi tùy theo vùng, theo nguồn iod có trong đất và nước. Thực vật và động vật nuôi trồng ở vùng thiếu iod có hàm lượng iod thấp. Selen (Se): vì Se có thể kết hợp được với protein nên có thể tìm thấy nhiều trong thịt, cá, trứng, gan gà vịt, hải sản, ngũ cốc, ớt ngọt đỏ, tỏi.. Bảng 12: Thực phẩm thông dụng giàu Selen [4] Cá ngừ tươi 57mcg/100g Tôm 49mcg/100g Hạt hoa hướng dương 49mcg/100g Cá bơn sao nướng 45mcg/100g Hạt điều 29mcg/100g Quả óc chó 19mcg/100g Hạnh nhân và nho khô 170mcg/100g 9) Fluor (F): có nhiều trong trà ,nước, nước khoáng ,kem đánh răng.. 10) Crom (Cr): có trong gan, lòng đỏ trứng, một vài chất màu,men bia, mễ cốc,tiêu đen, atisô, măng,mận Đà Lạt.100g thịt chứa khoảng 120ng Cr,rau xanh chứa ít hơn khoảng 50ng. Molypden (Mo) : chủ yếu có trong ngũ cốc (đậu lăng, gạo nếp than, đậu tây đỏ) và rau(rau bina, cải bắp xanh),gan, thận từ động vật ,mì sợi và bánh mì chưa rây. 12) Vanadi (V) : hàm lượng vanadi của thực phẩm dường như lệ thuộc vào môi trường . Sự ô nhiễm công nghiệp khiến lượng Vanadi đi vào trong cơ thể gấp đôi thực phẩm. V có nhiều trong sò, nấm, tiêu, ngò, nghêu, và là thành phần chủ yếu của nấm linh chi. 13) Mangan (Mn): Từ thực vật: đậu xanh, đậu phộng, hột điều, bobo, rau dền, khoai lang..Loại trái có nhiều Mn dưới dạng sinh học nhất là trái chanh. Từ động vật: lòng đỏ trứng gà , trứng vịt… F Nguồn cung cấp chất khoáng Từ thực vật Bảng 13: Thành phần khoáng trong một số loại rau và các loại củ quả dùng làm rau ( mg/100g) sắt Calci Photpho Sắt Calci photpho Rau cải sen 1,9 89,0 13,5 Ngó sen 0,5 19,0 51,0 Rau muống 1,4 100,0 37,0 Măng 0,1 22,0 56,0 Rau ngót ----- 169,0 64,5 Hành 0,6 12,0 46,0 Rau diếp 1,1 38,0 37,0 Hành tây 1,8 40,0 50,0 Rau cần ----- 310,0 64,0 Ơùt 0,8 12,0 40,0 Rau hẹ 1.7 48,0 46,0 Cà rốt 0,7 19,0 29,0 Bắp cải 0,3 32,0 24,0 Củ cải 0,5 49,0 34,0 Súp lơ 0,3 32,0 24,0 Dưa chuột 0,3 19,0 29,0 Cải thìa to 0,5 61,0 37,0 Khổ qua 0,6 18,0 29,0 Mướp 0,8 28,0 45,0 Cà chua 0,8 8,0 24,0 Bí đỏ 0,2 39,0 22,0 Bầu 0,2 21,0 25,0 Bảng 14: Thành phần khoáng trong các loại quả (mg/100g) Sắt Calci photpho Sắt Calci photpho Bưởi 0,5 23,0 18,0 Mít 0,4 21,0 28,0 Cam 0,4 34,0 23,0 Nhãn ----- 35,0 45,0 Chanh 0,6 40,0 22,0 Vải ----- 21,0 12,0 Chuối tiêu 0,6 8,0 28,0 Na 0,5 6,0 34,0 Dứa 0,3 32,0 11,0 Táo tây 1,0 2,0 6,0 Đu đủ chín 2,6 40,0 32,0 Lê 0,7 1,0 9,0 Hồng ngâm 0,2 10,0 19,0 Mơ 3,4 94,0 82,0 Hồng đỏ 0,2 10,0 19,0 Táo ta 0,5 14,0 23,0 Nho 0,5 15,0 2,0 Đào 0,8 3,0 19,0 Bảng 15: Thành phần khoáng trong các loại củ và nấm (mg/100g) sắt calci photpho Sắt Calci photpho Khoai sọ 1,5 64,0 75,0 Khoai lang 1,0 34,0 49,0 Khoai tây 1,2 10,0 50,0 Nấm hương ---- 27,0 89,0 Sắn 1,2 25,0 30,0 Nấm mỡ 1,3 28,0 80,0 Mộc nhĩ 185 201 185 Nấm rơm 1,2 28,0 80,0 Bảng 16:Thành phần khoáng trong các loại đậu (mg/100g) Sắt Calci Photpho Sắt Calci Photpho Đậu đen 6,1 56,0 354,0 Đậu nành 13,0 325,0 610,0 Đậu trắng 6,8 160,0 514,1 Đậu đỏ 4,5 76,0 386,0 Đậu hòa lan khô 2,1 99,0 318,0 Đậu răng ngựa 7,0 71,0 340,0 Đậu xanh 4,8 64,0 377,0 Đậu côve hạt ----- 96,0 360,0 Đậu tương 11,0 165,0 690,0 Bảng 17: Thành phần khoáng trong các loại lương thực (mg/100g) Sắt Calci Photpho Sắt Calci Photpho Gạo nếp ---- 32,0 98,0 Ngô tươi 0,5 20,0 187,8 Gạo tẻ 1,3 30,0 104,0 Ngô khô 2,3 30,0 190,0 Gạo tám ----- 28,0 60,0 Kê 2,7 22,0 290,0 Gạo cẩm 3,0 25,0 250,0 Lúa mì 4,2 38,0 268,0 Từ động vật Bảng 18: Hàm lượng chất khoáng của một số thực phẩm (mg/100g) [6] Thực phẩm Na K Ca Fe P 1.Sữa và các sản phẩm từ sữa sữa bò 48 157 120 0,046 92 sữa mẹ 16 53 31 0,08 15 bơ – phomat 5 16 13 - 21 2.Trứng gà Lòng đỏ 51 138 140 7,2 590 Lòng trắng 170 154 11 0,2 21 3. Thịt và các sản phẩm từ thịt Thịt bò 58 342 11 2,6 170 Thịt lợn 58 260 9 2,3 176 Gan bê 87 316 8,7 7,9 306 Gan lợn 77 350 20 22,1 362 Gan gà 68 218 18 7,4 240 Cật lợn 173 242 7 10 260 Dồi lợn 680 38 6,5 6,4 22 4.Cá và các sản phẩm từ cá Cá trích 117 360 34 1,1 250 Cá chình 65 217 17 0,6 223 @ Chất khoáng tồn tại trong thực phẩm từ nguồn động vật nhiều hơn trong thực phẩm từ nguồn thực vật. Hơn nữa, các chất khoáng từ nguồn thức ăn động vật thường dễ hấp thu hơn và được gọi là chất khoáng có giá trị sinh học có giá trị cao hơn chất khoáng từ nguồn thực vật. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp thu khoáng Sự hấp thu các khoáng đa lượng 1) Sự hấp thu Calci Ü Một số bệnh liên quan đến Ca: _Nếu cung cấp Mg vào không đủ, đặc biệt là lúc stress sẽ dẫn đến nguy cơ phân bố Ca không đúng, khiến Ca đi vào các mô khác nhiều hơn đi vào trong xương. Hậu quả là: tăng tính kích thích với stress được gọi là ưa co thắt, hoặc tăng nhanh quá trình lão hóa cùng vời lắng đọng Ca trong mô mềm gây sỏi thận, viêm khớp vai, Ca hóa động mạch và não. Hiện tượng này xảy ra từ từ với người già. _Thiếu Ca sẽ dẫn đến loãng xương, cơ thể cảm thấy mệt mỏi, và gây co giật chân tay. Ü Nhu cầu về Ca Bảng 19: Lượng Ca được khuyên cung cấp mỗi ngày [3] Loại Mg/ngày Trẻ còn bú Trẻ từ 1 đến 3 tuổi Trẻ từ 4 đến 9 tuổi Trẻ từ 10 đến 12 tuổi Thanh niên từ 13 đến 19 tuổi Người lớn Phụ nữ mãn kinh Người già 400 600 700 1000 1200 900 1200 đến 1500 1200 đến 1500 Ü Các yếu tố ảnh hưởng đến hấp thu Ca _Hiệu quả hấp thu Ca trong cơ thể dao động từ 10-60%. + Trẻ em: có thể hấp thu Ca đạt 75% +Người trưởng thành: hấp thu <10% khi lượng ăn vào vượt quá 1000mg/ngày. _Quá trình hấp thu Ca phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: +Lượng Ca trong khẩu phần. Tỉ lệ hấp thu Ca tỉ lệ nghịch với Ca trong khẩu phần. +Nhu cầu của cơ thể. +Tuổi: khả năng hấp thu Ca giảm dần theo tuổi. +Giới tính: phụ nữ thường hấp thu kém hơn nam giới. +Một số thuốc cũng như một số chất dinh dưỡng khác trong khẩu phần như lactose, protein, vitamin D. Những yếu tố làm tăng hấp thu: Vitamin D: vitamin D điều hòa sinh tổng hợp protein vận chuyển Ca, một loạt chất mang Ca trong tế bào ruột non, chuyển qua tế bào ruột non vào máu. Sự có mặt của dạng vitamin D hoạt tính làm tăng hấp thu từ 10-30% lượng Ca ở đường ruột. Acid trong hệ tiêu hóa: Ca hòa tan trong môi trường acid, vì vậy dễ hấp thu trong môi trường acid hơn trong môi trường kiềm. Đa số Ca được hấp thu ở ruột non, tất cả các yếu tố làm tăng độ acid của đường tiêu hóa đều làm tăng hấp thu Ca. Giảm hấp thu Ca theo tuổi liên quan đến giảm độ acid trong dạ dày và ruột của người cao tuổi. Lactose: lactose làm tăng hấp thu Ca, trong khi đó những đường khác không có tác dụng. Một tỉ lệ cao giữa lactose và Ca là cần thiết để tăng cường hấp thu Ca. Ở trẻ em, lactose có thể tăng hấp thu Ca từ 33-48%. Protein và phosphor: _Ảnh hưởng của protein đến hấp thu Ca phụ thuộc vào lượng Ca trong khẩu phần ăn. +Với lượng Ca là 500mg/ngày, tăng protein khẩu phần từ 50 đến 150g/ngày, không gây những ảnh hưởng rõ rệt đến hấp thu Ca. +Tăng lượng protein khẩu phần lên gấp đôi, có thể làm tăng 50% lượng Ca nước tiểu _Tăng lượng phosphat trong khẩu phần có thể gây hiệu quả ngược lại, giảm bài tiết Ca. _Những thực phẩm có lượng protein cao thì cũng có nhiều phosphat. Bổ sung nhiều protein không chứa phosphat có thể gây những hiệu quả ngược lại đến cân bằng Ca. Những yếu tố làm giảm hấp thu hoặc mất Ca Acid oxalic: Acid oxalic có trong một số loại rau quả, đặc biệt trong rau spinach, kết hợp với Ca tạo phức hợp không hòa tan và không được hấp thu tại ruột. Do vậy mà độ hấp thu Ca khẩu phần phụ thuộc vào tỉ số Ca/oxalic trong thực phẩm. Có một số loại rau xanh như: rau chân vịt, măng.. có chứa acid oxalic tương đối nhiều, không những bản thân Ca không được hấp thụ mà còn ảnh hưởng đến việc tận dụng Ca trong các thức ăn khác. Acid phytic: cũng có thể gắn với Ca tạo phức hợp khó hòa tan. Acid phytic có nhiều trong các loại ngũ cốc. Khi nồng độ phytic cao có thể gây giảm đáng kể hấp thu Ca. Phân mỡ Khi thức ăn nhiều mỡ có thể làm thức ăn đi qua ruột chậm hơn, và tạo nên phức hợp “xà phòng hoá” của acid béo và calci, khó hấp thu. Trường hợp này chúng ta có thể nhìn thấy hiện tượng phân mỡ. Tăng nhu động ruột Bất cứ nguyên nhân nào làm tăng nhu động ruột, giảm thời gian lưu của thức ăn trong ruột đều gây giảm hấp thu Ca. Thuốc nhuận tràng và những chế độ ăn nhiều chất xơ cũng gây hiệu quả trên. Vận động thể lực Những người ít hoạt động thể lực, nằm nhiều, đặc biệt là ở người cao tuổi có thể bị mất 0,5% calci trong xương hàng tháng, đây cũng là yếu tố liên quan rất ý nghĩa với chứng loãng xương ở người cao tuổi. Cafein Nhiều cafein có ảnh hưởng đến giá trị sinh học của Ca do làm tăng đào thải qua phân và nước tiểu. Thuốc kích thích Một số thuốc chống co giật, an thần, cortison, thyroin.. có những hiệu quả thứ phát làm giảm hấp thu Ca. Sự hấp thu Magne Ü Một số bệnh liên quan đến Mg: _Bệnh thiếu hụt Mg có thể xuất hiện do đói ăn, nôn kéo dài, chấn thương ngoại khoa, calci khẩu phần quá cao, bệnh tiêu chảy. _Thiếu Mg còn gây dãn mạch, làm xuất hiện vết rạng đỏ trên mặt. Bổ sung Mg có thể làm giảm huyết áp. _Hơn nữa, thiếu Mg sẽ dẫn đến cáu gắt, dễ tăng cảm xúc, bị chứng suy nhược và rối loạn giấc ngủ. Đôi khi có hiện tượng kiến bò ở ngón tay, bị chuột rút, hồi hộp, có cảm giác mệt mỏi; móng tay và tóc bị dòn, có khi bị chứng đau nửa đầu. _Nếu thiếu Mg lâu dài sẽ có nguy cơ lên cơn co cứng cơ, cảm thấy khó ở, kể cả mất ý thức kèm các rối loạn tim mạch. Gần đây, việc nghiên cứu và phân tích Mg chính xác hơn cho thấy giảm Mg huyết có thể liên quan đến một số trường hợp đột tử. Ü Nhu cầu Mg Bảng 20: Lượng Mg được khuyên cung cấp mỗi ngày [3] Đối tượng mg/ngày Trẻ còn bú Trẻ từ 1 đến 3 tuổi Trẻ từ 4 đến 9 tuổi Trẻ từ 10 đến 12 tuổi Thanh niên & người lớn Phụ nữ có thai hoặc cho con bú 70 120 180 240 330 ÷ 420 480 Bảng 21: Vai trò của Mg đến các cá thể ở các độ tuổi khác nhau Độ tuổi Vai trò Trẻ nhỏ Mg đóng 1 vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa xương, cũng như Ca, P và vitamin D. Tuổi thiếu niên Bổ sung Mg ở tuổi dậy thì con gái thì giảm được các cơn đau bụng và đau ngực, thường xảy ra trước hoặc trong lúc hành kinh. Phụ nữ mang thai Mg đi qua nhau và đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành bào thai. Khi mang thai lượng Mg trong máu có thể giảm 20%. Việc bổ sung Mg sẽ làm giảm hiện tượng cứng cơ ở chi dưới, thường xảy ra ở tháng cuối. Theo một kết quả nghiên cứu, uống 360mg Magne mỗi ngày trong vòng 3 tuần sẽ làm giảm việc cứng cơ. Thời tiền mãn kinh Bổ sung Mg, kết hợp với việc điều trị hormone thay thế, có thể chống lại chứng loãng xương. Giai đoạn bị căng thẳng Bổ sung Mg sẽ tránh được mất ngủ và dễ cáu. Ü Hấp thu Mg _Mg được hấp thu tại ruột non, với sự phối hợp của một chất vận chuyển đặc hiệu. _Khoảng 35-40%lượng Mg trong chế độ ăn uống được hấp thu. _Hiệu quả hấp thu bị giảm khi có mặt của Ca, alcohol, phosphat, phytat và chất béo. _Hiệu quả hấp thu được tăng cường khi có mặt vitamin D. Chất xơ có ít hiệu quả đến hấp thu Mg. _Khi nồng độ Mg trong máu hạ thấp sẽ kích thích bài tiết hormon cận giáp, làm tăng hiệu quả hấp thu Mg. Chuyển hóa của Mg còn được kiểm soát bởi hormon giáp. _Thận có vai trò quan trọng trong việc điều hòa Mg trong cơ thể: tăng tái hấp thu khi Mg trong khẩu phần thấp, tăng bài tiết khi khẩu phần nhiều Mg. _Mg bị mất nhiều qua thận khi tiêu thụ alcohol và thuốc lợi tiểu. _Mg có thể bị mất qua mồ hôi, lượng này có thể lên tới 15%tổng số khi trời nóng. Sự hấp thu Phosphor Ü Một số bệnh liên quan đến P _Triệu chứng thường gặp trong cơ thể thiếu P là dấu hiệu biếng ăn, sụt cân, chậm lớn, hư răng, viêm khớp, mệt mỏi. Ü Nhu cầu về P Bảng 22: Lượng P được khuyên cung cấp mỗi ngày [3] Đối tượng mg/ngày Trẻ còn bú Trẻ từ 1 đến 3 tuổi Trẻ từ 4 đến 9 tuổi Trẻ từ 10 đến 12 tuổi Người lớn & thanh niên từ 13 – 19 tuổi Phụ nữ có thai hoặc cho con bú Người già 400 500 600 800 1000 1000 1000 Ü Hấp thu Phosphor _Nhu cầu cần thiết cho mỗi ngày từ 0,8-1,2g/ngày. _Dưới tác dụng của enzym tiêu hóa phosphatase, P được hấp thu vào cơ thể dưới tác động của vitamin D. _Mức P trong máu điều hòa điều hòa bài tiết hormon thyroid, và điều hòa hấp thu P trong ruột. _Chỉ có 10%P được bài tiết qua đường tiêu hóa, còn lại 90% được bài tiết qua thận. Trong trường hợp khẩu phần thiếu P, thận tăng cường tái hấp thu nhằm bù lại nhu cầu. Khi P trong máu quá cao, thận sẽ tái hấp thu rất ít hoặc không. _Người dùng quá nhiều dược phẩm có chất: Fe, Mg, Ca và Al rất dễ bị thiếu hụt P vì các thành phần khoáng này luôn luôn cạnh tranh với P. _Tình trạng rối loạn môi trường vi sinh trên nền ruột như trong trường hợp dùng thuốc trụ sinh lâu dài cũng là yếu tố gây trở ngại không ít cho sự hấp thu P. _Khả năng hấp thu P tự động giảm thiểu trong trường hợp người lớn tuổi. Điều này dẫn đến sự bất lợi cho xương và răng. _Các chất dinh dưỡng có chứa quá nhiều chất đường và chất béo sẽ làm giảm thiểu mức hấp thụ P _Trên nguyên tắc, P được hấp thu dễ dàng qua đường ruột, nghĩa là cơ thể khó rơi vào tình trạng thiếu hụt P. Chỉ cần 2 lần trong tuần có 50g thịt trong bữa ăn thì cơ thể đã đủ P. Nhưng qui trình hấp thụ P dễ bị gián đoạn bởi nhiều nguyên tố. @ Trước đây P được cân bằng ở người. Ngày nay, mức độ P mang vào hơi bị thừa. Từ 20 năm nay, mức độ mang vào trung bình từ 1,5 ÷ 4g/ ngày. P làm giảm khả năng hấp thu Ca và tạo thuận lợi cho quá trình sản xuất parathormon, điều này đã huy động Ca của xương và dẫn đến nguy cơ loãng xương ngày càng tăng, đặc biệt ở phụ nữ. Sự hấp thu lưu huỳnh Ü Vai trò _S rất cần cho sự sản xuất keratin – protein có trong cấu trúc tóc và da khoẻ mạnh. _S cũng rất cần cho sự sản xuất insulin để duy trì mức đường huyết cân bằng và heparin liên quan tới tiến trình đông máu. _S đóng vai trò quan trọng trong việc giải độc rượu, cyanur có trong thực phẩm, chất ô nhiễm bị hít phải trong không khí và khói thuốc lá. Ü Một số bệnh liên quan đến S _Những người không có đủ S vì không thể tận dụng kích tố chống căng thẳng thần kinh sản xuất từ tuyến thượng thận nên khó giữ được bình tĩnh, dễ cáu kỉnh hay lo sợ vô cớ. _Cơ thể của người không có đủ nguồn dự trữ S vì thế dễ bước qua ngưỡng cửa tuổi già. _Thiếu S khớp dễ bị thoái biến vì S giữ vai trò của lớp dầu tráng đều mặt trong của khớp, nhờ đó khớp xương vận động trơn tru. _Thiếu S sẽ bị bệnh mắt cườm, huyết áp cao, nhồi máu cơ tim, và liên quan đến một số bệnh ngoài da. Ü Nhu cầu về S S là thành phần thiết yếu cho quy trình tổng hợp chất đạm vì S có mặt trong cấu trúc của hơn 20 loại chất đạm cơ bản của tế bào, và nó cũng là thành phần không thể thiếu trong cấu tạo của vitamin. Trên thực tế, khó có thể xác định một cách tuyệt đối nhu cầu về S vì con số này thay đổi theo hàm lượng chất đạm trong quy trình dinh dưỡng. Ü Hấp thu S _S có mặt ở một số aminoacid, là nguồn hấp thu đặc biệt tốt của khoáng chất này. _Vitamin E giúp S tách khỏi aminoacid còn nguyên vẹn trong cơ thể tạo cho chúng sẵn sàng để các tế bào của cơ thể sử dụng. _Mức Cu quá nhiều trong chế độ ăn uống có thể khống chế khoáng chất này, làm cho cơ thể khó hấp thu S. _Phần lớn S được cho vào kem và thuốc mỡ bôi da thay vì ở dạng chất bổ sung. Ở dạng để bôi có thể rất hiệu quả cho việc điều trị các vấn đề khác nhau về da. Sự hấp thu Kali Ü Vai trò _Cần thiết cho chức năng hoạt động của tất cả các cơ và dây thần kinh. _Giúp bảo đảm mức dịch chất của cơ thể được cân bằng và duy trì sự cân bằng chính xác giữa acid với kiềm. _Hơn nữa, nó còn giúp ngăn chặn Ca bị mất do bài tiết qua nước tiểu. Ü Một số bệnh liên quan đến K _Thiếu K phản ứng thần kinh trở nên chậm chạp. Tình trạng thiếu hụt K kéo dài và thường xuyên thì tế bào thần kinh lâu dần sẽ mất tính nhạy bén. _Thiếu K có thể trùng với thiếu Mg, những dấu hiệu thiếu của 2 loại này giống nhau; gây ra yếu cơ, mệt, co quắp, tăng kích thích, mất ngủ,vọp bẻ, táo bón, da khô, nổi mụn, vết thương lâu lành. _Khi thiếu trầm trọng sẽ có nguy cơ bị liệt, bao gồm liệt ruột và loạn nhịp. _Thiếu hụt K xảy ra khi ăn quá mặn, gây rối loạn cân bằng tỉ lệ giữa Na và K. Khi đó thận tìm cách đào thải thành phần Na trong muối ăn đồng thời sẽ phóng thích K Ü Nhu cầu về K K được tìm thấy ở nhiều loại trái cây và rau mà cơ thể thường có thể hấp thu tốt. Các chuyên gia dinh dưỡng đề nghị hấp thu 200mg/ngày cho người lớn. Ü Hấp thu K _Quá nhiều Na của muối, các thực phẩm đã xử lý và uống nhiều rượu có thể ảnh hưởng tới mức K. Thuốc corticosteroid kháng viêm cũng có thể gây ra xáo trộn sự cân bằng K trong cơ thể. _Các chất bổ sung sẵn có là men bia, có chứa KCl và gluconat kali là các chất bổ sung hiệu quả nhất. Sự hấp thu Natri Ü Một số bệnh liên quan đến Na _Ơ Ûngười khỏe mạnh, thích nghi với khí hậu, hoạt động thể lực trung bình, thiếu muối không gây bất lợi vì thận bình thường giữ lại Na cho cơ thể và kết hợp với một lượng nhỏ được đưa vào bởi thức ăn là đủ để bù lại sự mất sinh lý. _Tuy nhiên, khi mất nhiều hay hạn chế muối quá mức sẽ có dấu hiệu mất nước ngoại bào, biểu hiện: khô miệng, chán ăn, mệt, tăng nhịp tim, co rút cùng với mức độ nặng hơn, nhãn lồi lõm, hạ huyết áp, da khô, nhăn. _Quá liều muối sẽ gây ra: +Những bệnh mà muối làm tăng dịch ngoại bào, phù toàn bộ như: suy tim, một vài bệnh thận, xơ gan. +Khởi phát bệnh cao huyết áp và có khả năng làm nặng thêm. Ü Nhu cầu về Na Được ước tính khoảng 800 – 1600mg/ngày. Nhìn chung một nửa Na được tiêu thụ từ các thức ăn tự nhiên, một nửa khác từ muối được thêm vào khi nấu nướng. _Nhu cầu tăng lên khi: +Nhiệt độ cao, hoạt động thể lực nhiều, ra mồ hôi. Nông dân, người chơi thể thao và những người làm việc kéo dài dưới ánh nắng mặt trời, có thể bị ngất nếu mất muối do mồ hôi và không được bù lại. +Lúc bị nôn mửa, đi chảy kéo dài. +Dùng thuốc lợi tiểu hay thuốc xổ không có lý do. Ü Hấp thu Na Na được cơ thể hấp thu khá nhanh và dễ dàng. Na là thành phần chủ yếu trong muối ăn. Dưới hình thức dinh dưỡng bình thường, cơ thể khó có thể thiếu Na. Ngược lại cơ thể cũng không dễ bị dư thừa Na nếu thận hoạt động bình thường, vì lượng Na có thừa sẽ bị đào thải ngay qua nước tiểu. Sự hấp thu Chlor Ü Một số bệnh liên quan đến Cl Theo công trình nghiên cứu của người Nhật, thừa Cl sẽ tạo điều kiện tăng nguy cơ ung thư dạ dày. _Thiếu Cl kéo theo thiếu dịch vị. Tình trạng ổn định dịch vị là điều kiện tiên quyết cho quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng. Do đó tình trạng thiếu Cl bao giờ cũng gắn liền với tình trạng biến dưỡng nhiều thành phần vitamin và chất khoáng. _Thiếu Cl sẽ dẫn đến dị ứng, đau nhức thần kinh, nhiễm trùng đường ruột, khó tiêu, tiêu chảy. Ü hấp thu Cl _ Hàm lượng Cl trong mô cơ thể người là 1,1g/kg thể trọng. _ Nhu cầu Cl là 3-12g/ngày, thường được hấp thu vào cơ thể hầu hết ở dạng muối (NaCl). _Cl được hấp thụ nhanh chóng cũng như sự bài tiết của nó. Sự hấp thu các khoáng vi lượng. Sự hấp thu Fe - Cơ thể chứa từ 3,5 đến 4 g Fe. - Được xảy ra chủ yếu ở hỗng hồi tràng của ruột non. Có 2 dạng sắt có thể được hấp thu theo những cơ chế khác nhau: +Nguồn lớn nhất là sắt không hem,chúng không được gắn với phần hem,có mặt chủ yếu(chiếm 85%) trong các loại thực phẩm nguồn thực vật,dạng Fe2+ hoặc Fe3+ . +Dạng thứ hai là hem ,chúng có gắn với nhóm hem,có trong thực phẩm nguồn động vật hemoglobin và mioglobin. Để được hấp thu,nguồn sắt không hem phải được rời khỏi thức ăn ở phần trên ruột non thành dạng hoà tan,sau đó chúng được gắn với một protein vận chuyển giống như transferrin, đi qua màng tế bào thành ruột.Quá trình giải phóng sắt thành dạng tự do trong ruột trước khi hấp thu, phụ thuộc rất nhiều vào một số yếu tố ức chế hoặc tăng cường có mặt trong thức ăn. -Thực phẩm thông thường mang lại nhiều hơn mức cần thiết (từ 10 đến 30mg/ngày) nhưng chỉ một phần được hấp thu, thay đổi tuỳ theo thức ăn. Trong những điều kiệân bình thường, có từ 0,5mg đến 1mg được hấp thụ mỗi ngày, số còn lại sẽ đào thải bởi phân. Sắt được hấp thu sẽ ít khi bị đào thải. -Mức độ hấp thu của Fe được nghiên cứu thay đổi dưới nhiều ảnh hưởng: tuổi, cá nhân, giới tính. Mức độ này được điều hoà bởi nhu cầu cơ thể và lệ thuộc nhiều vào khả năng dự trữ của từng cá nhân. -Sắt trong thực phẩm động vật hấp thu tốt hơn loại thực vật. Vd: Fe từ thịt hấp thu được khoảng 20% trong khi đó sắt của bột ngũ cốc hay rau chỉ được hấp thu 2%. v Yếu tố hỗ trợ quá trình hấp thu khoáng Fe : -Các acid ascorbic, citric, lactic, malic, HCl đều làm tăng hấp thu Fe. -Vitamin C và các sản phẩm giàu vitamin C như trái cây chua sẽ làm tăng từ 3 đến 7 lần số lượng được hấp thu. Chính vì vậy nên sau khi ăn thịt cá nên tráng miệng bằng trái cây tươi để tận dụng nguồn Fe. Trà, cà phê lại có tác dụng ngược lại. -Thức ăn từ nguồn động vật: thịt, cá, thịt gia cầm làm tăng hấp thu Fe, trong khi protein từ trứng, sữa, phomat lại không có tác dụng như vậy. v Yếu tố ức chế quá trình hấp thu khoáng Fe : -Giảm acid dạ dày do bất kể lý do nào đều làm giảm hấp thu sắt. -Chế độ ăn nhiều chất xơ cũng làm giảm hấp thu Fe, tuy nhiên chỉ xảy ra với một số loại chất xơ, vd: cellulose không có ảnh hưởng, trong khi hemicellulose làm giảm hấp thu. -Nhiều Ca, P trong khẩu phần ăn, có thể làm giảm hấp thu Fe 50%. Tác dụng này còn phụ thuộc vào liều của Ca và P. Do vậy, khi uống sữa nên cách trước hoặc sau bữa ăn vài giờ hoặc không nên bổ sung đồng thời Ca và Fe. -Phytat và oxalat kết hợp với ion sắt thành những phức hợp khó hòa tan. Các chất này có nhiều trong các thực phẩm nguồn thực vật như hạt ngũ cốc, các loại đậu hạt, trong một số loại rau. -Khẩu phần Mn cao làm ức chế hấp thu sắt do cạnh tranh hấp thu tại ruột, và 2 vi chất này có cùng cơ chế, con đường hấp thu vào cơ thể. -Polyphenol là những thành phần hữu cơ có trong cà phê, trà, coca, và một số thực phẩm khác có thể làm giảm hấp thu sắt tới 70% do tạo nên phức hợp không hòa tan tại ruột. -Zn, Ni ức chế mạnh khả năng hấp thu của Fe. -Khả năng hấp thu của Fe cũng giảm khi bữa ăn có nhiều tàu hủ. Ü Các bệnh có liên quan đến Fe: -Các dấu hiệu báo động về thiếu sắt là cảm thấy mệt mỏi thường xuyên, hiệu năng trí tuệ bị giảm sút, mặt tái xanh, nhức đầu,rụng tóc, thở dốc,ăn mất ngon dễ nhiễm trùng. -Sắt tham gia vào việc sản xuất huyết cầu và huyết cầu tố để vận chuyển oxi đến các mô. Nó cũng bảo vệ cơ thể chống nhiễm khuẩn. Do đó, thiếu sắt sẽ bị thiếu máu. -Thừa sắt sẽ tăng tốc độ lão hoá và có thể tăng rủi ro bệnh tim. Sử dụng trên 10g sắt sẽ gây chết người. -Những người mang vòng tránh thai thì thiếu nhiều sắt vì máu ra nhiều trong các kỳ hành kinh. 2) Sự hấp thu Kẽm -Cơ thể người lớùn chứa khoảng từ 2-3g kẽm. Hơn một nửa kẽm nằm trong cơ,1/3 lượng kẽm nằm trong xương. Vài mô có hàm lượng kẽm cao: tuyến tiền liệt, tóc, mắt. -Mức bổ sung kẽm hằng ngày cần 15mg. Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, những người mổ xong và người đái tháo đường thì cần nhiều hơn. -Lượng kẽm được hấp thụ 5mg/ngày, chủ yếu tại phần tá tràng, hỗng hồi tràng. Cũng giống như các thành phần khác của chất ăn, Zn được giáng hoá và tiếp cận với các tế bào ruột dưới hình thức các chất gắn (ligand) như là : các peptide, acid amin, nucleotid và một lượng nhỏ kẽm dưới dạng tự do. Mức độ hoà tan của kẽm có một vai trò rất quan trọng trong việc hấp thu kẽm. Tại ruột, kẽm được hấp thu thông qua các chất trung gian mang kẽm. Những chất trung gian này hoạt động mạnh nhất khi hàm lượng kẽm trong ruột ở mức thấp nhất. Khi hàm lượng kẽm trong lòng ruột cao và quá trình hấp thu thụ động xảy ra mà không cần đòi hỏi năng lượng. -Tỷ lệ hấp thu Zn phụ thuộc vào các điều kiện như hàm lượng Zn trong thức ăn, nguồn gốc thức ăn và sự có mặt của các chất ức chế hay các chất kích thích sự hấp thu Zn v Yếu tố hỗ trợ quá trình hấp thu khoáng Zn: -Hàm lượng Zn trong thức ăn càng thấp thì tỷ lệ hấp thu càng cao -Liều lượng protein thích hợp trong chế độ ăn uống có thể giúp cải thiện nước mức kẽm trong cơ thể . v Yếu tố ức chế quá trình hấp thu: -Hàm lượng kẽm trong sữa mẹ tương đối thấp và giảm dần theo thời gian. Mặc dù tỷ lệ hấp thu Zn từ sữa mẹ khá cao (khoảng 60%) nhưng lượng Zn có trong sữa mẹ cũng chỉ đảm bảo được 10-30% nhu cầu. -Hàm lượng kẽm trong sữa bò tương đối cao nhưng tỷ lệ hấp thu kẽm từ sữa bò lại thấp hơn so với sữa mẹ. Sữa bò có tỷ lệ hấp thu Zn thấp là do có hàm lượng casein cao. Lượng Ca cao trong sữa bò còn làm tăng sự mất Zn của cơ thể. -Sữa đậu nành với hàm lượng phytat cao cũng có tỷ lệ hấp thu Zn thấp. -Giảm bài tiết dịch vị làm giảm hấp thu Zn -Các phức hợp EDTA-Zn và methionin-Zn ức chế hấp thu Zn. -Acid picolinic, Calci làm tăng bài tiết kẽm qua nước tiểu nên cũng ảnh hưởng tới cân bằng kẽm, làm giảm sự hấp thu của kẽm. -Sắt vô cơ có thể làm giảm hấp thu Zn; Cu hình như ít có ảnh hưởng đến hấp thu Zn -Xơ trong ngũ cốc và phylate ở aspirin , đậu hòa lan và rau bina có thể làm giảm sự hấp thu của của kẽm. -Uống thuốc ngừa thai cũng sẽ làm hạ mức kẽm. -Tránh dùng kết hợp sắt với một thức ăn giàu kẽm vì sắt cản trở cơ thể hấp thu kẽm. -Một số thay đổi về sinh lý và tình trạng bệnh lý như nhịn đói, có thai, nhiễm khuẩn.. cũng làm thay đổi hấp thu kẽm. Ü Các bệnh liên quan đến kẽm : -Các tín hiệu báo động thiếu kẽm là: móng tay dễ gãy, tách lớp hoặc có những vết trắng. Da thì khô, con người thiếu năng động. -Kẽm có vai trò chủ yếu với các acid nucleic tạo thành chương trình di truyền. Nói cách khác, nó rất cần cho việc nhân lên của các tế bào. Mặt khác, nó còn tham gia vào việc tổng hợp các protein. Thiếu Zn sẽ suy giảm miễn dịch. -Thiếu hụt kẽm, trẻ sẽ chậm lớn, dậy thì chậm, da khô sần, thường hay bị nhiễm trùng, ăn mất ngon, mất vị giác, tiêu chảy, khướu giác, vị giác kém tập trung . -Thiếu kẽm cũng dẫn đến thiếu máu. 3) Sự hấp thu Silic -Silic chống các tính chất lão hoá, cải thiện móng và tóc dễ bị gãy, giảm rủi ro bệnh tim. -Tuổi thành niên cần nhiều Si hơn là người trưởng thành. -Nhu cầu: 5-20g/ngày. v Chất trợ giúp hấp thu: -Hầu hết Silic trong chế độ ăn uống ở dạng Silica vẫn không hấp thu được, trái lại silic acid được tìm thấy trong thực phẩm và nước uống được cơ thể hấp thu tốt. -Brom, calci, magne, mangan, kali được coi là có thể cải thiện khả năng cơ thể sử dụng silic acid hiệu quả. v Chất ức chế hấp thu: -Quá nhiều Mo sẽ làm giảm mức silicon cần thiết trong cơ thể. 4) Sự hấp thu Đồng -Đồng làm giảm tỉ lệ loãng xương, giảm đau nhức, viêm khớp. -Đồng tồn tại trong cơ thể người từ 75mg đến 100mg dưới nhiều dạng khác nhau.Đồng được đi kèm với acid amin hay protein. Đồng tập trung trong một vài mô mô như gan, vùng trên não chịu trách nhiệm thức tỉnh. -Đồng được cung cấp khoảng từ 400 đến 1000 mg /ngày. v Chất trợ giúp hấp thu: -Cu được cơ thể hấp thu tốt, sự hấp thu Cu giảm khi lớn tuổi. -Chế độ dinh dưỡng ăn chay cung cấp ít Cu . v Chất ức chế hấp thu: -Zn hạn chế sự hấp thu Cu. -Chế độ dinh dưỡng ăn chay cung cấp ít Cu Ü Các bệnh liên quan đến Đồng: ở đồng xảy ra hiện tượng thừa nhiều hơn là thiếu -Bệnh wilson,xơ gan. -Thiếu Cu sẽ dẫn đến thiếu máu. -Đồng là xúc tác cho quá trình tạo cacù gốc tự do đặc biệt nguy hiểm, nhất là ở gen gây ra nứt AND có thể là tác nhân gây đột biến và góp phần phát triển ung thư. 5) Sự hấp thu Niken -Niken gây ra dị ứng da nhiều hơn là giá trị dinh dưỡng . -Có trong cơ thể người ở khoảng 0,1mg nhiều nhất là trong xương và động mạch chủ. -Nhu cầu hấp thu khoảng 50-70mg/ngày. 6) Sự hấp thu Cobalt -Nhu cầu:cơ thể cần 0,001mg/ngày. -Thiếu cobalt đồng nghĩa với thiếu vitamin B12 thường xảy ra ở người ăn chay. Nếu cơ thể hấp thu không đủ lượng Co cần thiết sẽ dẫn đến mệt mỏi, giảm khả năng trí tuệ, thiếu máu trầm trọng dẫn đến rối loạn thần kinh. -Cobalt không được sử dụng bởi cơ thể. Nó phải được ngấm vào Vitamin B12 . Cobalt có trong gan ,nơi dự trữ Vitamin B12. 7) Sự hấp thu Iod -Iod được hấp thu nhanh ở ruột non. Một số iod có mặt trong không khí và có thể được hấp thu qua da và phổi. -Iod làm giảm sưng tuyến giáp và giảm rủi ro ung thư vú. v Chất trợ giúp hấp thu: -Se giúp chuyển iod thành hormon của tuyến giáp. v Chất ức chế sự hấp thu: -Glucosinolate progoitrin trong các rau họ cải (nhất là bắp cải và củ cải) -Đậu phộng, sắn và đậu nành ức chế sự hoạt động của iod ở tuyến giáp. Ü Các bệnh có liên quan đến iod: Thiếu iod trong thời kì niên thiếu gây ra bướu cổ, chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn, nói ngọng, nghễnh ngãng. Trong một số trường hợp nặng ,trẻ có thể bị đần độn, liệt cứng 2 chân. Trẻ thiếu iod sẽ không đạt kết quả tốt trong học tập. Sự hấp thu Selen -Nói chung, ít có tín hiệu báo động về thiếu Selen, ngoại trừ mệt nhẹ và suy giảm năng lượng. Thiếu Selen nặng thì sinh bệnh cơ tim. -Selen là một nguyên tố vi lượng có tính giải độc kỳ lạ: nó “bẫy” các kim loại nặng như chì hoặc thủy ngân rồi thải vào nước tiểu. Nó còn là một chất chống oxi hóa để chống lại các viêm nhiễm liên quan đến tuổi tác. -Mức bổ sung Se tốt nhất là 0,25mg/ngày. Phụ nữ mang thai và người già thì cần nhiều hơn. v Chất hỗ trợ hấp thu: -Sự hiện hữu của các sinh tố A,C E giúp cho cơ thể hấp thu Selenium dễ dàng hơn. v Chất ức chế hấp thu: -Có quá nhiều sunphur trong chế độ ăn uống có thể làm giảm sự hấp thu của Se. Thực phẩm được xử lý kĩ có thể bỏ đi nhiều hàm lượng Se gốc của chúng -Se vô cơ không được dùng chung với vitamin C vì sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sự hấp thu của Se. Sự hấp thu của Fluor: v Chất hỗ trợ hấp thu: -Khoáng chất phosphat,sunphate sẽ tăng hấp thu F và hấp thu hiệu quả. v Chất ức chế hấp thu: -Khoáng chất Mg, Ca, và Al đều giảm khả năng hấp thu fluor. -Sử dụng viên kháng acid trong thời gian dài chứa Al để giảm chứng khó tiêu acid cũng có thể làm giảm mức F. Ü Các bệnh liên quan đến fluor: -Thiếu F sẽ bị sâu răng và loãng xương. -Ngoài ra còn có chứng nhiễm F, là tên gọi độc tố fluoride trong cơ thể. Các mảng trắng đục trên bề mặt răng được gọi là các vết rằn là dấu hiệu hấp thu dư F trong chế độ ăn uống dẫn đến chúng trầm cảm và nhiễm F độc. 10) Sự hấp thu Crom -Cr dường như tăng hoạt tính ở hormon Insulin trong cơ thể .Insulin kiểm soát mức đường trong máu và đóng vai trò tích luỹ chất béo. Cr có thể giúp người mắc bệnh tiểu đường kiểm soát được và thường giúp làm giảm cân. -Nhu cầu:0,006mg/ngày. v Chất trợ giúp hấp thu: -3 aminoacid: glucine, glutamic acid, cystine và vitamin B sẽ giúp hấp thu. v Chất ức chế hấp thu: -Các chất phụ gia và thuốc trừ sâu làm giảm mức Cr trong cơ thể. -Chế độ ăn uống nhiều đường cũng làm mất thêm Cr qua nước tiểu. 11) Sự hấp thu Molypden -Nhu cầu Mo:cơ thể cần 0,2mg/ngày. -Giúp giảm các triệu chứng do dị ứng. v Chất trợ giúp hấp thu: -Co thể hấp thu Mo rất hiệu quả ngay cả khi thức ăn có rất ít Mo. v Chất ức chế hấp thu: -Hấp thu quá nhiều silic ở dạng chất bổ sung cũng có thể làm giảm mức Mo trong cơ thể. 12) Sự hấp thu Vanadi -Ức chế hoạt động của nhiều enzym. -Vanadi chiếm khoảng 10mg trong cơ thể , định vị ở gan, phổi, tóc. -Nhu cầu của V khoảng 0.003mg vì nếu lượng này cao sẽ dẫn đến việc tích luỹ V trong hệ thần kinh não bộ ,cản trở việc hấp thu Fe, Cr, Zn gây rối loạn biến dưỡng theo các phản ứng dây chuyền. -Được hấp thu qua đường hô hấp, da do sự ô nhiễm công nghiệp hơn là dinh dưỡng -Người bệnh trầm cảm, lượng Vanadi cao được cải thiện bởi Vitamin C do nó tăng vận tốc đào thải V. -Cơ thể không đủ sắt sẽ bội tăng hấp thu V. 13) Sự hấp thu Mn -Một trong những chất dẫn truyền có tính quyết định cho cảm giác yên vui,hưng phấn là dopamin chỉ được sản xuất khi cơ thể có đủ khoáng tố Mn. -Mn còn là chất kích thích hấp thu vitamin C. -Mỗi ngày cơ thể chỉ cần không hơn 5mg Mn. -Khả năng hấp thu Mn qua đường ruột bị chèn ép dữ dội bởi các khoáng tố Ca,P và Fe.Để phòng tránh hiện tượng này sau bữa ăn chỉ cần uống thêm 1 lượng nước chanh vừa đủ. Phụ lục Theo thông tin từ một số bài báo Nguyên tố vi lượng với bệnh tim mạch Vài năm gần đây, các nhà y học phát hiện thấy một vài kim loại và nguyên tố vi lượng có quan hệ mật thiết với các bệnh tim mạch, đặc biệt là bệnh nhồi máu cơ tim Các nguyên tố vi lượng thường bao gồm Cobalt (Co), kẽm(Zn), cadimi(Cd), chì(Pb), đồng(Cu) và mangan(Mn). Chúng tuy chỉ chiếm một lượng nhỏ trong cơ thể con người nhưng không thể thiếu. Sở dĩ như vậy vì nguyên tố vi lượng có khả năng kích thích hoặc ức chế hệ thống men trong cơ thể, mà men đối với quá trình sinh vật học lại có một tác dụng rất quan trọng. VD: rất nhiều nguyên tố vi lượng kết hợp trực tiếp với tế bào cơ tim, đóng vai trò quan trọng trong tổ chức then chốt của hệ thống tim mạch. Có thể thấy trong tổ chức cơ tim của người mắc bệnh nhồi máu cơ tim, tỷ lệ kẽm và đồng rất cao, đã gây ảnh hưởng bất lợi. Thí nghiệm với động vật cũng cho kết quả tương tự, cho động vật ăn thức ăn có Niobi, Ziniconi, chì cadimi và antimon thì có thể dẫn đến xơ hóa cơ tim cục bộ. Ngoài ra, nguyên tố kẽm còn có thể khiến cho chất béo chuyển hóa hỗn loạn, tạo ra xơ cứng động mạch. Các học giả Nhật Bản cho biết, dân cư ở khu vực sử dụng nước mềm lâu dài có tỷ lệ xuất huyết não rất cao. Các chuyên gia khi nghiên cứu hiện tượng này cũng chú ý đến độ cứng và các thành phần khác của nước, đặc biệt là mối quan hệ giữa nguyên tố vi lượng với bệnh nhồi máu cơ tim và những bệnh tim mạch khác, từ đó rút ra kết luận. Một số nguyên tố vi lượng nào đó được hấp thu quá nhiều hoặc không đủ đều ảnh hưởng đến sự thay đổi của men, cuối cùng dẫn đến nhồi máu cơ tim. Từ trước đến nay chúng ta đều biết rằng mối quan hệ giữa một số nguyên tố vi lượng dươi đây với sự hình thành bệnh tim mạch vô cùng mật thiết: 1+ Nguyên tố Antimon, ở các công nhân làm việc nhiều năm trong môi trường Antimon Surphuric (SbS3) điện tâm đồ thường biến đổi thất thường, đa số biểu hiện đổi vị trí sóng T. Còn người tiếp xúc nhiều với nguyên tố Antimon và Cobalt, cơ tim có triệu chứng bất thường. 2+ Nguyên tố Co, khi hàm lượng Co trong cơ thể quá nhiều, có thể gây trở ngại trong trao đổi sinh hoá cơ tim biểu hiện giống như bệnh thiếu vitamin B1, cơ tim xuất hiện hoại tử, dẫn đến suy giảm chức năng tim. 3+ Nguyên tố chì. Tiếp xúc quá nhiều, tỷ lệ mắc bệnh tim mạch rất cao, đồng thời nồng độ chì trong tổ chức thận của người bệnh cao huyết áp cao hơn mức bình thường. Còn đối với người mắc bệnh nhồi máu cơ tim thì hàm lượng chì trong động mạch chủ gia tăng gấp bội. 4+ Nguyên tố cadimi. Nồng độ Cd trong huyết thanh có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp. 5+ Nguyên tố kẽm. Những người mắc bệnh nhồi máu cơ tim có hàm lượng kẽm, đồng khá cao, có thể thông qua rèn luyện thể thao thải ra theo đường mồ hôi. Có thể nói hoạt động chân tay rất có lợi cho phòng bệnh nhồi máu. Có nhà khoa học cho biết, tỷ lệ mắc bệnh nhồi máu cơ tim ở vùng thường sử dụng nước cứng có thể liên quan đến hàm lượng kẽm rất ít trong cơ thể, bởi vì hàm lượng calci chlorur rất cao trong nước cứng làm kẽm chuyển từ gan vào xương khiến cho tỷ lệ kẽm và đồng giảm. Hiện nay, rất nhiều học giả cho rằng, hàm lượng các nguyên tố vi lượng nói trên quá cao hoặc quá thấp đều không có lợi đối với cơ thể người. Nói chung, trừ phi mắc các bệnh như bệnh tả, hấp thụ dinh dưỡng khó khăn hoặc các bệnh tiêu hao mãn tính.. trong cơ thể mới xảy ra hiện tượng thiếu nguyên tố vi lượng. Do nhu cầu cơ thể đối với nguyên tố vi lượng rất ít, hoàn toàn có thể đáp ứng được trong thức ăn hàng ngày, không cần thiết phải bổ sung, cứ để hấp thụ tự nhiên là tốt nhất. Trương Thế Anh (Theo báo khoa học kỹ thuật_kinh tế – số 28, ngày 15/7/1999) Sử dụng Fluor thế nào cho hợp lý? Kể từ khi thiết lập chế độ bổ sung fluor cho trẻ em vào đầu những năm 80, rồi việc thay đổi những thói quen ăn uống (nhai thức ăn rắn ít hơn) và sử dụng kem đánh răng có chứa fluor, tình trạng vệ sinh răng miệng ở thanh niên đã được cải thiện một cách đáng kể. Vì vậy chúng ta nên áp dụng chế độ này sớm hơn và liên tục cho đến khi trẻ 12 tuổi. Tới lúc đó, fluor sẽ ngấm sâu vào men răng đang khoáng hóa và tăng cường sức đề kháng chống vi khuẩn. Trẻ em được bổ sung fluor sẽ không hoặc ít bị mắc các bệnh về răng miệng. Ngược lại, những trẻ không theo chế độ này có nguy cơ bị sâu răng hàm thường xuyên khi lớn lên. Ở Canada và Mỹ, việc cho fluor vào nước cùng với việc điều trị bằng thuốc đã gây ra những hiện tượng những đốm trắng trên men răng. Vấn đề này đã đặt ra cho các bác sĩ nha khoa nhiều câu hỏi và tất cả các câu trả lời đều đề cập đến nguồn cung cấp fluor cho cơ thể (tùy theo từng vùng). Pháp là nước có nguồn nước máy ít bị fluor hóa nhất. Quả thật rất hiếm khi người ta bắt gặp những trường hợp bị đốm trắng ở men răng tại các nước này (chỉ có 1% và 0.4% nhẹ). Do đó chúng ta có thể sử dụng một lượng fluor cần thiết và an toàn bằng cách quản lý những nguồn cung cấp chất này. Đối với trẻ nhỏ, bạn nên cho uống thuốc Zymafluor, liều lượng phù hợp với lứa tuổi và trọng lượng. Đối với trẻ sau 3 tuổi, bạn cần cho ăn các thức ăn nhạt và sử dụng kem đánh răng có chứa fluor. Khi đến tuổi đi học, bạn nên lập một danh sách những nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể với sự trợ giúp của bác sĩ. Những nguồn cung cấp fluor được khuyến khích. Trong một ngày, ngoài những nguồn cung cấp fluor cho cơ thể, thì trẻ từ _ Từ 0 đến 2 tuổi cần dùng 0,25mg (1 viên nén hoặc 4 giọt dung dịch thuốc). _ Từ 2 đến 4 tuổi dùng 0,50 mg (2 viên hoặc 8 giọt). _ Từ 4 đến 6 tuổi, uống 0,75mg fluor (tương đương với 3 viên và 12 giọt) _ Hơn 6 tuổi, ngày uống 1mg (4 viên 0,25mg và 1 viên nén 1 mg). @ Hãy bảo con bạn ngậm viên nén trong miệng (không nuốt ngay) vì fluor có tác dụng tại chỗ đối với men răng. Đức Nhuận (Theo báo khoa học kỹ thuật_kinh tế, số 38, ngày 16/9/1999) Đề phòng và chữa trị chứng thiếu sắt trong máu ü Thiếu máu là gì? Đó là bệnh về máu dẫn đến sự phá hủy hồng cầu. Có nhiều dạng bệnh thiếu máu. Phổ biến nhất (hơn 90% số người được chẩn đoán) là bệnh thiếu sắt trong máu. Đó là khi vì nhiều nguyên nhân khác nhau trong cơ thể không đủ sắt để nuôi dưỡng hồng cầu. Nguyên tố vi lượng này vào cơ thể với số lượng không đủ hoặc được tổng hợp kém. Hiện tượng này thường xuất hiện khi: L Ở lứa tuổi nhỏ – trong 2 năm đầu. L Ở các bé gái mới lớn – trong giai đoạn bắt đầu hành kinh (trong những ngày này, các bé gái mất 40 – 90 mg sắt). L Ở phụ nữ trong giai đoạn về mặt sinh lý sẵn sàng cho việc sinh con. Biểu hiện của chứng thiếu sắt L Da nhợt, không mịn màng. L Người uể oải và các cơ yếu (sắt tham gia thành phần trong mioglobin – chất tạo nên protein cho cơ). L Móng tay, chân màu đục, phân lớp, dễ gãy, thường có những vết trắng nằm ngang. L Niêm mạc dễ tổn thương. L Hay bị bệnh (sắt giúp tổng hợp các men đảm bảo hoạt động của hệ thống miễn nhiễm). Bạn muốn sinh con thông minh? Hãy chữa bệnh thiếu sắt! Không hiếm khi người ta thấy có những gia đình trong đó các con khác nhau nhiều về trí tuệ. Chúng sống như nhau, và được giáo dục như nhau… nhưng không hiểu sao, một đứa dễ dàng tiếp thu mọi thứ, đứa khác tiếp thu chậm, khi đó ngay cả những thuốc hỗ trợ đắt tiền nhất cũng không giúp gì được! Ở châu Âu người ta đã tìm ra nguyên nhân: thiếu sắt. Giai đoạn nhạy cảm nhất đối với sự thiếu nguyên tố vi lượng này là từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 trong quá trình phát triển của bào thai. Chính trong thời gian này não phát triển nhanh. Nếu vào thời điểm đó người mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt thì đứa bé sau này sẽ gặp vấn đề nghiêm trọng trong việc phát triển trí tuệ và tâm lý. Giáo sư Rumiantsev khuyên các bà mẹ nếu muốn sinh con thông minh thì từ 3 tháng trước khi có thai nên uống vitamin tổng hợp đặc biệt giàu sắt, dành cho phụ nữ mang thai. Hãy coi chừng! Trà, cà phê, sữa, rau xà lách, theo những nguyên nhân chưa được nghiên cứu hết, cản trở việc tiêu hóa đầy đủ đối với sắt. Còn các thức uống có chứa acid ascorbin (vitamin C) như: nước ép chanh hay nước cam vắt.. lại giúp hấp thu nguyên tố vi lượng này. Lấy sắt ở đâu? (tính bằng mg trên 100g thực phẩm) Trong trứng chim cút - 3,2mg; trứng gà – 2,5mg. Trong thịt ( bất cứ loại nào) – từ 1,4 đến 3,5mg. Loại nhiều sắt hơn cả: thịt bê, thịt bò và thịt thỏ. Nhiều sắt hơn cả là trong gan heo. VD: để nhận được lượng sắt như trong 100g gan heo (20,2mg), đứa trẻ cần ăn cả kg táo hay gần 3 kg chuối. Sắt có nhiều trong các thực phẩm khác: cật, tim, lưỡi và não heo và bò. Đối với các loại quả thì táo xanh, nho khô, táo tàu, lựu có nhiều sắt hơn cả. Theo ông Rumiantsev, chỉ bằng cách ăn tăng cường thực phẩm nào đó không đủ để bổ sung lượng sắt cần thiết. Giải pháp là dùng thuốc vitamin tổng hợp dành cho trẻ em. Còn nếu trẻ bị nghi là thiếu sắt nhưng được khám nghiệm kịp thời và được chỉ định chữa trị đúng cách, có thể chữa khỏi bệnh tối đa trong nửa năm. Kim Tuyến Theo “Mir Zenshin” (Theo báo Thanh niên , số 274 - ngày1/10/2005) TRẮC NGHIỆM VUI Bạn có thường ăn trái cây tươi không? Mỗi ngày Ít hơn ba lần trong tuần Ít hơn một lần trong tuần Bạn có thường dùng thực phẩm dạng đậu, hột không? Mỗi ngày Ít hơn ba lần trong tuần Ít hơn một lần trong tuần Bạn có thường ăn rau cải tươi không? Mỗi ngày Ít hơn ba lần trong tuần Ít hơn một lần trong tuần Bạn có thói quen uống sữa không? Mỗi ngày Ít hơn ba lần trong tuần Ít hơn một lần trong tuần Bạn có thường ăn đồ biển không? Mỗi tuần một lầô” Ít hơn ba lần trong tháng Một lần trong tháng Bạn có thường uống nước ép trái cây không? Tối thiểu hai lần mỗi tuần Tối thiểu một lần mỗi tuần Ít hơn ba lần trong tháng Bạn có hay buồn chán bi quan không? Không Không rõ Có Bạn có bị đau khớp xương không? Không Không rõ Có Bạn có thường dùng bột ngọt để nêm thức ăn không? Ít hơn một lần trong tuần Ít hơn ba lần trong tuần Mỗi ngày. Bạn có thường ăn thực phẩm đóng hộp không? Ít hơn một lần trong tuần Ít hơn ba lần trong tuần Mỗi ngày Bạn có thèm ăn ngọt không? Không Không rõ Có Bạn có mệt mỏi buổi sáng sớm không? Không Không rõ Có Bạn có thường bị mất ngủ không? Không Không rõ Có Bạn có hay bị hồi hộp không? Không Không rõ Có Bạn có dễ quên hơn trước không? Không Không rõ Có Bạn có bị rụng tóc không? Không Không rõ Có Bạn có hay bị nứt nẻ móng tay không? Không Không rõ Có Thị lực của bạn có bị giảm thiểu không? Không Không rõ Có Phản ứng của bạn có trở nên chậm chạp không? Không Không rõ Có Bạn có thường bị đau răng không? Không Không rõ Có Bạn có hay bị vọp bẻ không? Không Không rõ Có Da bạn có khô hơn trước không? Không Không rõ Có Bạn có đổ mồ hôi trộm không? Không Không rõ Có Khả năng sinh dục của bạn có bị suy yếu không? Không Không rõ Có Bạn có uống trà hay cà phê không? Không Tối đa hai lần trong ngày Hơn hai lần trong ngày Bạn có dùng rượu hay bia không? Không Không thường Có Bạn có hút thuốc không? Không Dưới 10 điếu mỗi ngày Trên 10 điếu mỗi ngày Bạn có thường kiêng khem để sụt cân không? Không Không thường Có Bạn có thường dùng thuốc khoáng tố không? Có Không thường Không Bạn có còn vị thành viên không? Không Trong khoảng 18-25 tuổi Có Bạn có thuộc lứa tuổi trên 60 không? Không Trong khoảng 50-60 tuổi Có Bạn có thường dùng thuốc tẩy xổ không? Không Không thường Thường lệ (các câu hỏi kế tiếp chỉ dành riêng cho phái nữ) Bạn có rối loạn kinh nguyệt không? Không Không thường Có Bạn có thuộc lứa tuổi tắt kinh không? Không Trong khoảng 50-60 tuổi Có Bạn có đang dùng thuốc ngừa thai không? Không Không thường Có Bạn đang có thai hay đang cho con bú không? Không Đang cho con bú dặm Có Sau khi hoàn tất bản trắc nghiệm, bạn hãy tổng cộng số câu trả lời (a) đã chọn. Nếu bạn có hơn 25 câu trả lời với (a): bạn có thể yên tâm là cơ thể bạn hiện vẫn còn đủ nguồn dự trữ khoáng tố. Vì qui trình biến dưỡng khoáng tố thay đổi tương đối mau chóng, bạn nên lập lại bản trắc nghiệm sau thời gian 3 tháng để tiếp tục theo dõi kết quả. Nếu bạn có 20-24 câu trả lời với (a): bạn cần ghi nhận là cơ thể bạn hiện đang ở ranh giới của tình trạng rối loạn khoáng tố. Bạn nên bổ túc chế độ dinh dưỡng với thành phần rau trái mễ cốc và lập lại bản trắc nghiệm sau thời gian 1 tháng để so sánh mức độ tiến triển của kết quả. Nếu bạn ít hơn 19 câu trả lời với (a): Cơ thể bạn đã bắt đầu có dấu hiệu khiếm khuyết khoáng tố. Trong mọi trường hợp, bạn cần kiểm soát chế độ dinh dưỡng. Trong mọi trường hợp bạn cần kiểm soát chế độ dinh dưỡng. Bạn nên căn cứ trên tiền đề các câu hỏi mà bạn đã chọn câu trả lời (b) hay (c) để truy ra hình thức thực thẩm, hoặc đang cần thiết, hoặc cần giảm thiểu cho cơ thể của bạn. Nếu bạn có ít hơn 15 câu trả lời với (a): bạn đang cần gấp một qui trình điều trị hợp lý với khoáng tố. Bạn cần hội ý với thầy thuốc chuyên khoa. Bạn nên xét nghiệm hàm lượng các thành phần khoáng tố. Bạn cần thay đổi, hay nói đúng hơn, kiện toàn chế độ dinh dưỡng để ngăn chận hậu quả lâu dài của tình trạng rối loạn khoáng tố.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28.nguon cung cap cac loai khoang va cac yeu to anh huong den qua trinh hap thu khoang.doc