Đề tài Đặc trưng của tiểu thuyết Julie hay nàng Héloise mới của J.J. Rousseau

Tài liệu Đề tài Đặc trưng của tiểu thuyết Julie hay nàng Héloise mới của J.J. Rousseau: —&œ– Đặc trưng của tiểu thuyết Julie hay nàng Héloise mới của J.J. Rousseau PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Thế kỷ XVIII đánh dấu một bước chuyển mình quan trọng trong quá trình phát triển của các nước phương Tây. Nó tồn tại trong lịch sử với cái tên đẹp: Thế kỷ Ánh sáng. Engels nhận định: “Thế kỷ XVIII chủ yếu là thế kỷ Pháp”. Văn học Pháp thế kỷ XVIII tuy nhiều hình nhiều vẻ, nhưng đều diễn ra trên những dấu hiệu chung của thời đại. Đó là một nền văn học xa lạ với quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật. Các nhà văn tuy mức độ khác nhau, nhưng đều có ý thức sử dụng ngòi bút như một thứ vũ khí để phơi bày ra ánh sáng triều đình phong kiến mục nát, xã hội đầy rẫy những tệ nạn xấu xa, phi lý cũng như cuộc sống khổ cực của nhân dân. Nhiều tác phẩm vang lên ý chí đấu tranh cho quyền tự do chính trị và quyền bình đẳng công dân, có giá trị như những lời kêu gọi, động viên quần chúng tiến lên làm cách mạng. Kế thừa và phát triển những thành tựu về tư tưởng các thế kỷ trước, thế kỷ XVIII,...

docx114 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1441 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Đặc trưng của tiểu thuyết Julie hay nàng Héloise mới của J.J. Rousseau, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
—&œ– Đặc trưng của tiểu thuyết Julie hay nàng Héloise mới của J.J. Rousseau PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Thế kỷ XVIII đánh dấu một bước chuyển mình quan trọng trong quá trình phát triển của các nước phương Tây. Nó tồn tại trong lịch sử với cái tên đẹp: Thế kỷ Ánh sáng. Engels nhận định: “Thế kỷ XVIII chủ yếu là thế kỷ Pháp”. Văn học Pháp thế kỷ XVIII tuy nhiều hình nhiều vẻ, nhưng đều diễn ra trên những dấu hiệu chung của thời đại. Đó là một nền văn học xa lạ với quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật. Các nhà văn tuy mức độ khác nhau, nhưng đều có ý thức sử dụng ngòi bút như một thứ vũ khí để phơi bày ra ánh sáng triều đình phong kiến mục nát, xã hội đầy rẫy những tệ nạn xấu xa, phi lý cũng như cuộc sống khổ cực của nhân dân. Nhiều tác phẩm vang lên ý chí đấu tranh cho quyền tự do chính trị và quyền bình đẳng công dân, có giá trị như những lời kêu gọi, động viên quần chúng tiến lên làm cách mạng. Kế thừa và phát triển những thành tựu về tư tưởng các thế kỷ trước, thế kỷ XVIII, tiểu thuyết phát triển rực rỡ, đầy khí thế, đầy triển vọng. Các nhà văn đồng thời là các nhà triết học nổi tiếng thời đó như: Montesquieu, Voltaire, Diderot, J.J. Rousseau,... không phải chỉ đại diện cho tiếng nói của giai cấp tư sản đương lên đấu tranh để tiêu diệt chế độ phong kiến, mà còn nói lên những tâm tư và nguyện vọng của toàn thể nhân dân bị áp bức. Vì thế, Engels rất ca ngợi “các nhà triết học vĩ đại” ở Pháp thế kỷ XVIII, coi họ là “những vĩ nhân... đã soi sáng đầu óc mọi người để chuẩn bị cho cuộc cách mạng sắp bùng nổ” là “những nhà cách mạng phi thường” [36, 14]. Cũng trong bối cảnh đó, xuất hiện một trào lưu tư tưởng mới gắn liền với tên tuổi rực rỡ J.J. Rousseau - nhà văn mở đường cho trào lưu tư tưởng có khuynh hướng dân chủ và là nhà văn tiêu biểu cho chủ nghĩa tình cảm ở Pháp và ở châu Âu. Rousseau chống lại sự tôn sùng lý trí và đề xướng ra triết học tình cảm, nhưng không phải vì thế mà ông không công kích kịch liệt chế độ phong kiến và trở thành một nhà văn cách mạng nhất, có tư tưởng dân chủ tiến bộ nhất trong các nhà văn Pháp thế kỷ XVIII. Năm 1761, Rousseau cho ra đời một cuốn tiểu thuyết tình Julie hay nàng Héloise mới (Julie ou la Nouvelle Héloise), cuốn sách đó đã trở thành tác phẩm mẫu mực của chủ nghĩa tình cảm. Rousseau đã trở thành người đặt nền móng cho chủ nghĩa tình cảm trong văn học Pháp, đóng góp một sắc thái riêng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng và nền văn học giàu tính chiến đấu của thế kỷ này. Quyển sách vừa xuất hiện, dư luận đã xôn xao. Từ năm 1761 đến 1800, sách được xuất bản xấp xỉ bảy mươi lần, trong số đó có bốn mươi lần in riêng. Có thể nói, trừ Voltaire thì “Nàng Héloise mới” của Rousseau chiếm kỷ lục xuất bản của thế kỷ. Độc giả, nhất là giới nữ say sưa đọc quên ăn quên ngủ, nước mắt ròng ròng. Cuốn tiểu thuyết đã gây chấn động sâu sắc trong đời sống văn học nước Pháp. Đối với chúng tôi, Julie hay nàng Héloise mới mang đến cho chúng tôi niềm cảm thông vô hạn trước số phận của những chàng trai, cô gái yêu nhau nhưng không đến được với nhau bởi những ràng buộc khắt khe của xã hội phong kiến đương thời. Sức lôi cuốn của chủ đề tình yêu và giá trị xã hội mà tác phẩm mang lại cùng với sức hấp dẫn về giá trị thể loại đã tạo niềm hứng khởi cho chúng tôi tiếp cận tác phẩm. Qua nghiên cứu đặc trưng thi pháp của tiểu thuyết Julie hay nàng Héloise mới, chúng tôi muốn góp phần lý giải thêm những đóng góp về mặt nghệ thuật của tác phẩm, đồng thời trang bị cho chúng tôi cách tiếp cận một tiểu thuyết được viết dưới dạng những bức thư, từ đó giúp chúng tôi có cái nhìn toàn diện hơn đối với một tác phẩm gây chấn động trên văn đàn thế kỷ XVIII. II. Lịch sử nghiên cứu J.J. Rousseau là nhà văn, nhà triết học tiến bộ Pháp thế kỷ XVIII, người tiên khu của cách mạng 1789, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của tư tưởng và văn học Pháp thế kỷ XVIII. Julie hay nàng Héloise mới vừa ra đời được độc giả dành cho nó một tình cảm hết sức trìu mến và được đón nhận nồng nhiệt. Ở Việt Nam , các nhà nghiên cứu, phê bình cũng đi sâu nghiên cứu chủ đề tình yêu và giá trị phê phán xã hội của tác phẩm. Hầu hết trong tất cả các giáo trình văn học Pháp, văn học phương Tây đều dành cho tác giả Rousseau và tác phẩm Julie hay nàng Héloise mới những trang viết thật cảm động giúp người đọc hiểu thêm về cuộc đời bất hạnh của một tác gia và giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm được ông sáng tạo ra. - Phùng Văn Tửu trong Lịch sử văn học Pháp (Tập 3), bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của mình về tác phẩm Julie hay nàng Héloise mới bằng nhận định: “Tiểu thuyết ra đời năm 1761, mang nhiều chất thơ, chất nhạc về tình yêu và cuộc sống. Nó là thế giới của tình cảm, tiếng nói của yêu thương, là thiên nhiên trữ tình tràn ngập âm thanh hiền hòa, du dương, là cái tôi trữ tình. Nó là tình bạn, tình yêu, tình vợ chồng trong cảnh điền viên giữa thiên nhiên bao la” [36, 184]. - Cũng Phùng Văn Tửu trong Văn học phương Tây thế kỷ XVIII lại dành cho Rousseau tình cảm trân trọng bằng nhận định: “Julie hay nàng Héloise mới đem lại cho văn học Pháp yếu tố tình cảm chứa chan xưa nay chưa tùng biết đến” [38, 376]. - Trong Từ điển Văn học, mục Julie hay nàng Héloise mới do Phùng Văn Tửu viết đề cập đến giá trị nội dung của tác phẩm. Ông nói rằng: “Cuốn tiểu thuyết mở đầu cho trào lưu chủ nghĩa tình cảm trong văn học Pháp và ghi một cái mốc quan trọng trong lịch sử văn học châu Âu” [16, 701]. - Đỗ Đức Hiểu trong Lịch sử văn học phương Tây (Tập 1), cho rằng: “Julie hay nàng Héloise mới có tiếng vang rộng rãi ở Pháp và ở Tây Âu thời bấy giờ. Nó có ảnh hưởng không những đối với trào lưu văn học tình cảm chủ nghĩa mà còn ảnh hưởng đến cả dòng văn học lãng mạn xuất hiện đầu thế kỷ XIX. Cuốn tiểu thuyết đẫm nước mắt, nhân vật khóc nhiều, nhưng tiếng khóc trong tác phẩm của Rousseau nói lên được tâm trạng khao khát giải phóng tình cảm của những con người bình thường sống dưới chế độ phong kiến, nhất là phụ nữ” [17, 440]. - Tạp chí Văn học số 4 - 1994 có bài “Quan điểm thẩm mỹ của J.J. Rousseau về tình yêu - hạnh phúc gia đình trong Julie hay nàng Héloise mới” của Phong Tuyết nói rằng: “Tình yêu, theo Rousseau là cái gì đó rất tự nhiên, rất bản năng, là nhu cầu tự nhiên của mỗi con người. Cấm yêu tức là chà đạp lên tự nhiên... Hạnh phúc gia đình phụ thuộc cả vợ lẫn chồng. Họ phải tự tìm thấy cho mình hạnh phúc ở cái mình đang có. Vợ chồng phải cảm thông, hiểu biết lẫn nhau, nhất là ông chồng phải là người cao thượng, đức hạnh. Tất cả những điều đó, theo Rousseau, làm cho gia đình bền vững” [42, 44 - 45]. - Tạp chí Văn học số 6 - 1994 có bài “Vấn đề văn bản nghệ thuật và tiểu thuyết tình Julie của Rousseau” do Phong Tuyết viết đề cập đến tất cả những vấn đề liên quan đến văn bản nghệ thuật của tác phẩm Julie hay nàng Héloise mới bao gồm: Tên sách, đề từ, nội dung tác phẩm, lời nói đầu và lời tựa, kể cả phần chú thích. Văn bản cũng là ngôn từ, những kỹ xảo văn chương, phép tu từ, là bố cục... Các bài viết, các công trình nghiên cứu nói trên ít nhiều có liên quan đến đề tài nghiên cứu của chúng tôi. Đó là những gợi ý, phát hiện có tính chất gợi mở giúp cho chúng tôi kế thừa và phát triển để hoàn thành đề tài của mình. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu III.1. Đối tượng nghiên cứu Khóa luận nghiên cứu một số đặc trưng thi pháp tiểu thuyết Julie hay nàng Héloise mới của J.J. Rousseau (bản dịch Hướng Minh). III. 2. Phạm vi nghiên cứu Khóa luận này tập trung khảo sát những điểm đặc sắc trên các phương diện: Kết cấu, cốt truyện, không - thời gian nghệ thuật, nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu để từ đó rút ra những đặc sắc về mặt thi pháp tiểu thuyết bằng thư Julie hay nàng Héloise mới của Rousseau. IV. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành khóa luận này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp tiếp cận hệ thống: Giải mã cấu trúc văn bản nghệ thuật ngôn từ dưới góc độ thi pháp học. Khai thác các thủ pháp nghệ thuật của từng yếu tố trong hệ thống văn bản: Kết cấu, cốt truyện, nhân vật, không - thời gian nghệ thuật, nghệ thuật trần thuật, giọng điệu, ngôn ngữ... - Phương pháp phân tích - tổng hợp: Nhằm phân tích và khái quát được đặc điểm nổi bật về mặt thi pháp của tác phẩm. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: So sánh tác phẩm được khảo sát với các tác phẩm khác cùng thời, cùng thể loại, cùng đề tài để từ đó khẳng định những đóng góp riêng của Rousseau từ bình diện thi pháp tiểu thuyết. - Phương pháp thống kê: Phương pháp này giúp chúng tôi chỉ ra được các loại hình nhân vật khác nhau trong tác phẩm. Chúng tôi còn thống kê số lượng thư từ các nhân vật gửi cho nhau từ đầu đến cuối tác phẩm. - Phương pháp liên ngành: Đó là phương pháp thi pháp học, phong cách học, lý thuyết tiếp cận hiện đại... để tìm ra những nét riêng trong phong cách nghệ thuật của Rousseau. V. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tham khảo, khóa luận của chúng tôi được kết cấu trong ba chương: Chương I: J.J. Rousseau với tiểu thuyết Julie hay nàng Héloise mới Chương II: Kết cấu, cốt truyện, không - thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Julie hay nàng Héloise mới Chương III: Thế giới nhân vật, nghệ thuật trần thuật và ngôn ngữ - giọng điệu trong tiểu thuyết Julie hay nàng Héloise mới. PHẦN NỘI DUNG Chương I J. J. ROUSSEAU VỚI TIỂU THUYẾT JULIE HAY NÀNG HÉLOISE MỚI I. Giới thuyết về thư và tiểu thuyết bằng thư I.1. Thư từ Thư từ là phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ viết, xuất hiện khá sớm, vào khoảng thế kỷ XIX Tr. CN [41]. Người ta dùng thư từ để trao đổi thông tin.  Thư từ là thể loại gần với giao tiếp hằng ngày nhất. Nó có tính xác thực rất cao và đồng thời thể hiện đời sống tình cảm riêng tư rõ rệt. Thư là để thông báo sự kiện hoặc để bày tỏ cảm xúc. Thư từ không đơn giản chỉ là một phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ viết mà bản thân nó còn chứa đựng nhiều giá trị nghệ thuật. Vì thế, người ta vận dụng nhiều thư từ vào trong tác phẩm văn học. Trong tác phẩm văn học, đặc biệt là trong truyện ngắn và tiểu thuyết, thư từ được sử dụng như một mô típ nghệ thuật. Nó thường sử dụng với mục đích nhấn mạnh tính xác thực, thuyết phục độc giả về vấn đề được đặt ra trong truyện. Ở Việt Nam , đầu thế kỷ XX, Hoàng Ngọc Phách đã cho ra đời cuốn tiểu thuyết Tố Tâm. Gần một nửa tác phẩm được kết cấu bằng những lá thư của hai nhân vật Tố Tâm và Đạm Thuỷ gửi cho nhau cùng những trang nhật kí đầy xúc động là một minh chứng cho mối tình đầy bi kịch của hai người. Có thư từ là đầu mối của sự kiện, trung tâm của cốt truyện, có những bức thư chỉ xuất hiện vào một thời điểm nào đó trong tiến trình của câu chuyện, như Bà Bôvary của G. Flaubert, Đỏ và Đen của Stendhal, Hội chợ phù hoa của W.M. Thackeray, Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách. Nhưng nhìn chung, trừ một số bức thư tham gia đắc lực vào tiến trình hành động, dẫn dắt sự kiện hoặc thực sự gây “biến cố”, sự có mặt của các bức thư trong truyện thường làm chậm nhịp kể. Lượng thông tin trong thư thường không đủ để lặp lại tính liên tục của câu chuyện. Nhưng ở góc độ khác, thư từ không những là phương tiện hữu hiệu để rút ngắn khoảng cách, duy trì liên hệ mà còn duy trì thông tin cho người đọc những lúc nhân vật thực hiện những chuyến du hành của họ hay những lúc họ phải cách ngăn. Điểm nhìn bên trong của tiểu thuyết và truyện ngắn được nhân lên qua các bức thư, trong đó có các nhân vật bộc lộ cảm nghĩ, đánh giá của mình về các sự kiện và về các nhân vật khác. Thư từ cũng phân biệt lượng thông tin giữa độc giả và nhân vật. Độc giả biết nội dung của bức thư trước khi nhân vật được đọc và ngay cả khi nhân vật không hề được đọc, hoặc ngược lại cũng có khi độc giả có ít thông tin hơn nhân vật bởi thư từ chỉ được nhắc đến mà không được trích dẫn văn bản như trong Hội chợ phù hoa, người kể chuyện nói rõ nguyên do: “Song nếu những bức thư của Ôxborn đều cộc lốc một cách rất nhà binh thì ta phải thú thực rằng giả sử phải đem in cả những lá thư cô Xetlê gửi cho Ôxborn ắt phải kéo dài cuốn truyện này thành nhiều tập, ngay cả những bạn đọc đa cảm nhất cũng không thể chịu nổi” [41]. I.2. Tiểu thuyết bằng thư Tiểu thuyết bằng thư là hình thức tiểu thuyết sử dụng thư như một phương tiện chuyển tải hữu hiệu của quá trình tự sự, sử dụng lối kể và hư cấu của tiểu thuyết, vay mượn hình thức của thư từ, trong đó các bức thư đóng vai trò quan trọng trong tổ chức cốt truyện. Tiểu thuyết bằng thư ra đời từ các nước phương Tây, đặc biệt là ở Pháp. Nó có tiền đề từ những sáng tác trữ tình bằng thơ Héroides của Ovide (43 Tr. CN), Những bức thư của Abélard và Héloise, tác phẩm của Dante, Boccase... Tiểu thuyết bằng thư bắt đầu nảy sinh từ thế kỉ XVII. Đó có thể là thư trao đổi, tranh luận triết học, có thể là thư bày tỏ tình yêu. Năm 1656, Pascal cho ra đời Những bức thư gửi bạn tỉnh nhỏ gồm 18 bức thư gây chấn động nước Pháp. Người ta tranh nhau mua, đọc, chuyền tay nhau những bức thư nhỏ của Pascal. Cùng với Những bức thư gửi bạn tỉnh nhỏ của Pascal, Những bức thư tình yêu của B. de Fontelle là một sự kết hợp tuyệt vời đầy đủ nhất về các dạng của tiểu thuyết bằng thư. “Thành công này được chuẩn bị trong một thời gian dài cùng với biểu hiện trữ tình, nhất là tình yêu và sự phát triển của hình thức nghệ thuật thư tín. Bi kịch của Racin, nghệ thuật hùng biện của Bosuet, tiểu thuyết tâm lý của bà De La Fayette mách bảo cho tiểu thuyết bằng thư nói về tình yêu một cách thành thực nhưng vẫn theo khuôn mẫu đạo đức thời đại” [41]. Những bức thư của một nữ tu sĩ người Bồ Đào Nha của G. De Lavergne De Guilleragues ra đời vào năm 1669 là cuốn tiểu thuyết đơn thanh đầu tiên đánh dấu sự ra đời của tiểu thuyết bằng thư. Thế kỉ XVIII, tiểu thuyết bằng thư đặc biệt phát triển nở rộ, bởi với thể loại này các nhà văn có thể đưa vào tiểu thuyết của mình nhiều nghị luận ngoại đề về chính trị, triết học, luân lý...mà một cuốn tiểu thuyết thông thường không dung nạp được. Những bức thư Ba Tư (1721) của Montesquieu, Những bức thư triết học (1734) của Voltaire ra đời thể hiện sự thông dụng của tiểu thuyết bằng thư trong thế kỷ Ánh sáng. Năm 1761, J.J. Rousseau viết Julie hay nàng Héloise mới với một dàn hợp xướng nhiều giọng xoay quanh hai giọng chủ đạo của nhân vật chính, diễn tả sự giằng xé giữa tình yêu và đạo đức. Cùng với Nỗi đau khổ của chàng Werthers (1774) của Goethe, Julie hay nàng Héloise mới của Rousseau là tác phẩm đỉnh cao của văn học thư từ nói chung và tiểu thuyết bằng thư nói riêng. Sang thế kỷ sau, khoảng cách không gian và thời gian của việc trao đổi liên lạc được rút ngắn. Thư từ không còn là những bí mật cá nhân mà được công bố rộng rãi, đặc biệt là thư từ của các nhà tiểu thuyết lớn như Victor Hugo, Balzac, G. Flaubert. Hồi ký của hai người vợ trẻ (1841) của Balzac khá độc đáo với dạng hồi ký sử dụng năm mươi bảy bức thư trong suốt mười hai năm của hai giọng nữ, hai người bạn Renée Maucombe và Louise De Chaulieu bàn luận, tranh cãi về cuộc sống hôn nhân, hạnh phúc gia đình. Vào những thập niên cuối thế kỷ XIX, ở Pháp, trường phái tự nhiên không hứng thú với loại tiểu thuyết bằng thư và nhìn chung tiểu thuyết bằng thư đã có những bước phát triển chậm. Sang thế kỉ XX, tiểu thuyết bằng thư dần dần lấy lại vị trí của nó trên văn đàn. Nhiều tác phẩm được viết dưới dạng thư nhưng có nhiều cách tân hơn. Ví dụ ở Việt Nam có Vi hành (1923) của Nguyễn Ái Quốc, Tố Tâm (1925) của Hoàng Ngọc Phách, gần đây có Bức thư gửi mẹ Âu Cơ của Yban...Có một tác phẩm được xếp vào một trong những tác phẩm hay nhất của thế giới thế kỉ XXI đó là Bức thư của một người đàn bà không quen của nhà văn Áo Stefan Zweig. Con người hiện đại mong muốn gìn giữ chút gì còn sót lại của tính nhân văn và tính cá nhân (tiêu biểu cho tiểu thuyết bằng thư thời kỳ đỉnh cao) - nét hiếm thấy trong một thời đại mà con người đánh mất cả chính mình. II. J. J. Rousseau và những bước đường tư tưởng II.1. Hành trình cuộc đời và con đường sự nghiệp J. J. Rousseau - người gieo tư tưởng tự do dân chủ của thế kỷ Ánh sáng Pháp, người thầy rất mực tôn sùng của những nhà lãnh đạo trẻ tuổi Mara  và Robespierre trong cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789, đã qua một cuộc đời thiếu niên gian khổ, thân tự lập thân, tự trang bị cho mình cả cái vốn học thức sâu rộng đã giúp ông làm nên sự nghiệp. J. J. Rousseau sinh ngày 28-5-1712 tại Genève (Thuỵ Sĩ). Ông thuộc dòng dõi người Pháp nhưng vì gia đình theo đạo Tin lành, bị nhà thờ thiên Chúa giáo truy nã nên phải lánh sang Thuỵ Sĩ từ thế kỷ XVI. Ông xuất thân trong một gia đình lao động, ông nội và cha đều là thợ đồng hồ. Từ bé, Rousseau  đã gặp nhiều gian khổ: khi Rousseau mới ra đời thì mẹ mất; khi Rousseau  lên 10, bố ông phải từ giã gia đình rời khỏi Genève để tránh khỏi sự truy nã của các nhà cầm quyền vì đã lăng mạ bọn quý tộc. Cậu bé Rousseau được đưa về nhà quê gửi cô, cậu nuôi và cho theo học mục sư Lăngbecxiê để học tiếng La-tinh trong 2 năm. Hai năm đó hầu như là khoảng thời gian duy nhất ông được theo học dưới sự hướng dẫn của một người khác. Từ năm 13 tuổi, Rousseau phải sống tự lập, gian khổ. Ông trải qua rất nhiều nghề để kiếm ăn, khi học nghề thợ khắc, lúc làm gia sư, lúc dạy âm nhạc, thậm chí có lúc phải đi ở... Cuộc sống khổ cực của bản thân và những người xung quanh ông trong xã hội Pháp thối nát, tù túng lúc bấy giờ khiến Rousseau sớm có tư tưởng chán ghét, căm thù chế độ quân chủ chuyên chế và tiếp thu những tư tưởng tiên tiến của thời đại. Rousseau đến với văn học và thành công trong văn học khá đột ngột. Trong 37 năm đầu của đời mình, Rousseau không sáng tác gì. Nhưng một hôm vào mùa hè năm 1749, Rousseau đến thăm người bạn là Diderot lúc bấy giờ đang bị giam ở Vanhxennơ vì đã viết một cuốn sách chống lại thần học và tôn giáo. Trên đường đi, ông giở xem một số tạp chí văn học, chợt nhìn thấy đề tài thi viết do Viện Hàn Lâm Dijon tổ chức: Sự tiến bộ của khoa học và nghệ thuật góp phần làm cho phong tục thuần khiết hay đồi bại?. Bao nhiêu ý nghĩ lóe lên trong đầu óc ông; ông ngây ngất ngồi ngã vào một góc cây bên đường, suy nghĩ miên man, vạt áo đẫm nước mắt. Sau này, trong tác phẩm tự thuật Sám hối, ông viết: “Ngay khi đọc những dòng chữ ấy, tôi trông thấy một thế giới khác và tôi trở thành một người khác” [17, 418]. Rousseau viết tác phẩm dự thi, chiếm được giải thưởng và danh tiếng của ông bắt đầu lừng lẫy. Từ đó ông say sưa với sự nghiệp sáng tác và chỉ trong vòng mười ba năm (1749 - 1762), hầu hết các kiệt tác của ông đã ra mắt độc giả: các tác phẩm luận văn chính trị Luận về nguồn gốc và nền tảng của sự bất bình đẳng giữa người với người (1753), Luận về khế ước xã hội (1762), cuốn tiểu thuyết bằng thư Julie hay nàng Héloise mới (1761), tập luận văn về giáo dục dưới hình thức tiểu thuyết Emille hay về vấn đề giáo dục (1762) và một số tác phẩm khác. Bọn phong kiến và tăng lữ phản động rất căm ghét Rousseau và các tác phẩm của ông. Cuốn Emille ra đời chưa đầy hai mươi hôm thì tác giả bắt đầu phải sống một chuỗi ngày vô cùng gian khổ. Tác phẩm Emille và Khế ước xã hội bị chính quyền chuyên chế kết án và đốt đi. Đốt tác phẩm chưa đủ, bọn phản động còn tuyên bố cần phải thiêu sống tác giả nữa. Rousseau bị truy nã, phải trốn tránh, khi ở Thuỵ Sĩ, khi ở Phổ trong một làng nhỏ trên núi Giuy-ra. Tuy vậy, cái nơi cằn cỗi, xa xôi ấy cũng không cưu mang Rouseau. Tháng 8-1762, tên tổng giám mục Paris gửi cho khắp các nhà thờ một bức thông điệp tuyên bố rằng Rousseau là kẻ thù của Chúa và của người. Rousseau phải trốn ra một hòn đảo nhỏ ở giữa hồ Biên-nơ nhưng cũng không được yên thân: Chính phủ xứ Béc-nơ ra lệnh ông phải rời khỏi đảo. Năm 1766, Rousseau sang Anh theo lời mời của nhà triết học Anh Đavithium, nhưng chẳng bao lâu hai người lại mâu thuẫn với nhau. Tháng 5 năm 1767, Rousseau trở về Pháp sống lén lút nay đây, mai đó. Cuối cùng, ông được phép trở về Paris, sống trong một căn nhà tồi tàn ở phố Platơrierơ, nay là phố Jean Jacques Rousseau, sinh sống bằng nghề chép thuê nhạc, ăn bánh mì đen và uống nước lã. Rousseau vẫn tiếp tục sáng tác nhưng tính cách các tác phẩm của ông có thay đổi. Ông răn dạy người đời bằng cách trình bày thí dụ bản thân mình, tự thanh minh với hậu thế và chống lại những lời vu oan, những lời buộc tội bất công. Các sáng tác chính của ông trong giai đoạn này là tác phẩm tự thuật Sám hối (1766 - 1770) và tác phẩm Những mơ mộng của một người dạo chơi cô độc (1772). Rousseau mất ngày 2 tháng 7 năm 1778 ở Écmơnôngvin, cách Paris hai dặm. Hai mươi năm sau, khi cách mạng tư sản Pháp thắng lợi, thi hài ông được quần chúng cách mạng đưa về mai táng ở điện Panthéon. II.2. Những bước đường tư tưởng II.2.1. Quan điểm tôn giáo Rousseau đứng trong hàng ngũ các nhà văn tiến bộ thế kỷ XVIII đấu tranh chống phong kiến và tăng lữ, nhưng tư tưởng của ông có nhiều điểm đặc biệt so với các nhà văn khác. Rousseau chưa tiến tới chủ nghĩa duy vật; ông không phải là một nhà văn có tư tưởng vô thần; trái lại ông còn tin vào thượng đế. Tuy nhiên, tín ngưỡng của nhà văn là tự nhiên thần giáo. Hồi còn nhỏ, Rousseau bị ép buộc phải bỏ đạo Tin lành theo đạo Cơ đốc. Sau cuốn luận văn Luận về sự bất bình đẳng giữa người với người (1753), Rousseau quay trở về với đạo Tin lành của quê hương, của gia đình và của mình khi xưa. Rousseau ca ngợi thiên nhiên, ca ngợi sự hài hòa và trật tự kỳ diệu trong thiên nhiên. Rousseau đã trình bày quan điểm tín ngưỡng của mình trong tác phẩm Emille chương “Quan điểm tín ngưỡng của một tu sĩ xứ Xa-voa”, tu sĩ nói: “Tôi đã gấp tất cả mọi quyển sách lại, chỉ có một cuốn sách được mở ra trước mắt mọi người, đó là quyển sách của thiên nhiên. Chính qua cuốn sách vĩ đại và tác tuyệt ấy, tôi biết sùng mộ và tôn thờ vị tác giả thần minh của nó” [17, 420]. Vì thế nhà thờ thiên Chúa thời bấy giờ rất căm ghét nhà văn và đã tuyên bố ông là kẻ thù của Chúa. Voltaire có tư tưởng vô thần, ông theo tôn giáo tự nhiên thần và chủ trương tin Chúa, chẳng qua chỉ là biện pháp để ngăn cản những sự phản kháng của quần chúng. Trái lại Rousseau tin Chúa là tin với tất cả tấm lòng của mình; Rousseau tin có một vị Chúa nhân từ biết yêu thương những người nghèo khổ. Quan điểm triết học của Rousseau không tiến bộ bằng quan điểm triết học của Voltaire và Diderot. Tuy vậy, lý thuyết tự nhiên thần giáo của ông trong thời kỳ đấu tranh với chế độ phong kiến và nhà thờ thiên Chúa giáo, có một nhân tố cách mạng đặc biệt đáng kể, đồng thời với việc ca ngợi thiên nhiên và sự hài hoà kỳ diệu trong thiên nhiên, nhà văn đã thẳng tay vạch ra cái vô trật tự và mọi sự bất công trong xã hội loài người, vạch ra những điều xảo trá, ngu muội của giáo hội, thành trì của chế độ phong kiến. Vì vậy, bọn quý tộc, tăng lữ có vẻ chịu đựng được Voltaire “vô thần” và “nhạo báng thần thánh” hơn là Rousseau theo tôn giáo. II.2.2. Quan điểm chính trị và triết học Xét về quan điểm chính trị, Rousseau vượt các nhà văn và các nhà hoạt động xã hội khác một bước khá xa. Montesquieu phê phán chế độ quân chủ chuyên chế và chủ trương chế độ quân chủ lập hiến ở nước Anh. Voltaire và Diderot không vượt được ra ngoài lý tưởng một nền quân chủ sáng suốt do một vị minh quân, một nhà vua hiền triết trị vì. Rousseau thì khác, lý tưởng của ông là chế độ cộng hoà. Ngay từ khi còn nhỏ tuổi, Rousseau rất tự hào được sinh ra ở Genève. Ông yêu Genève không những vì đấy là nơi chôn rau cắt rốn của ông mà còn vì Genève thời bấy giờ về hình thức theo chỉnh thể cộng hoà. Khi Châu Âu đương chìm ngập trong chế độ phong kiến thì Genève lại tồn tại như một quốc gia riêng biệt và thiết lập chế độ dân chủ tư sản. Tình cảm yêu mến tự do sớm nảy nở trong tâm hồn cậu bé Jean Jacques. Lúc còn nhỏ, Rousseau đã say sưa đọc cuốn Danh nhân liệt truyện của Phy-tác-cơ, là cuốn sách mà những người có tư tưởng cộng hoà rất ham thích. Trong tác phẩm Luận về nguồn gốc và nền tảng của sự bất bình đẳng, sau khi tìm nguyên nhân sinh ra sự bất bình đẳng trong xã hội, nhà văn đã đi đến kết luận chế độ chuyên chế chà đạp lên mọi quyền lợi của nhân dân cũng là một hình thức của sự bất bình đẳng. Ông cho rằng nhân dân “bạo động giết chết hoặc truất ngôi bạo Chúa là một việc làm chính đáng” [17, 422]. Nhà văn phát triển tư tưởng ấy trong Luận về khế ước xã hội. Luận về khế ước xã hội là một tác phẩm luận văn chính trị trình bày một cách rất chi tiết những nguyên tắc xây dựng một quốc gia lý tưởng bảo đảm quyền tự do và bình đẳng trước pháp luật cho tất cả mọi công dân. Như thế là trong lịch sử tư tưởng của nhân dân Pháp thế kỷ XVIII, Rousseau đánh dấu một bước ngoặt; ông tiêu biểu cho trào lưu tư tưởng có khuynh hướng dân chủ. Romain Rolland tặng ông danh hiệu “Người báo tin của nhà nước cộng hoà” [17, 423]. Mark nhận định về nhà văn như sau: “Rousseau luôn luôn phủ nhận bất kỳ một sự thoả hiệp nào, dù là bề ngoài, với những chính quyền đã thiết lập” [17, 423]. Rousseau kịch liệt phê phán chế độ phong kiến nhưng đồng thời nhà văn cũng không muốn thay thế xã hội phong kiến quý tộc bằng xã hội tư sản. Nhà văn sợ thời đại thống trị của những nhà tài chính, những chủ ngân hàng, những kỹ nghệ gia, thời đại đồng tiền làm mưa làm gió. Rousseau chống lại chính cái xã hội tư sản đang từng ngày từng giờ nảy sinh trên sự đổ nát của chế độ phong kiến. Ông căm ghét những kẻ giàu có, thấy họ “giống như những con sói đói ăn, khi đã nếm mùi thịt người rồi thì chúng chán bỏ tất cả các thức ăn khác, chỉ còn muốn cắn xé người mà thôi” [17, 424]. Rousseau đại diện cho tư tưởng của giai cấp tiểu tư sản trong đẳng cấp thứ ba, là giai cấp tiến bộ hơn giai cấp tư sản vì bị áp bức nặng nề hơn. Do đó, tư tưởng của Rousseau có nhiều điểm tiến bộ và độc đáo so với các nhà văn khác đại biểu cho tư tưởng của giai cấp tư sản. Nhưng chính quan điểm tiểu tư sản cũng hạn chế Rousseau. Trong một xã hội mà những công cụ sản xuất do một thiểu số chiếm đoạt làm của riêng, thì những tiến bộ của khoa học và kỹ thuật được dùng vào mục đích nô lệ hoá con người hơn là phục vụ con người. Trình độ kỹ thuật trong sản xuất càng phát triển, giai cấp tư sản càng lớn mạnh thì giai cấp tiểu tư sản càng bị chèn ép, càng chóng đi đến chỗ phá sản và bần cùng hoá. Vì thế Rousseau sợ sự tiến hóa ấy. Nhà văn đấu tranh chống chế độ phong kiến, muốn cho lịch sử tiến triển nhưng đồng thời lại muốn duy trì hình thức sản xuất tiểu thủ công có tính chất phường hội của chế độ phong kiến. Đó là mâu thuẫn của Rousseau. Nhà văn thấy bản chất xấu xa của chế độ tư hữu tài sản, nhưng ông chưa thấy được cần phải tiến hành đấu tranh giai cấp để tiêu diệt chế độ tư hữu tài sản ấy. Ông chủ trương hạn chế tài sản tư hữu làm sao trong xã hội chỉ có toàn những người tiểu tư hữu. Rousseau và những nhà tư tưởng khác của thế kỷ XVIII “đều không thể vượt qua được những giới hạn mà thời đại riêng của họ đã quy định” [17, 425]. Xuất phát từ lòng căm ghét xã hội thối nát lúc bấy giờ, J.J. Rousseau đi đến chỗ đối lập tự nhiên với xã hội, một luận điểm căn bản, quán xuyến hầu hết các tác phẩm của ông. Theo Rousseau, con người bẩm sinh ra tốt, xã hội làm cho con người thành độc ác; con người bẩm sinh ra tự do, xã hội làm cho con người thành nô lệ; con người bẩm sinh ra sung sướng, xã hội làm cho con người thành ra cực khổ. Nói khác đi, nếu con người sống theo tự nhiên thì mọi sự đều tốt lành, xã hội làm cho cuộc sống của người ta trở thành đồi bại. Rousseau phát triển luận điểm triết học về con người tự nhiên ấy trong các tác phẩm viết về các đề tài khác nhau của ông như Luận về sự bất bình đẳng, Khế ước xã hội, Emille, Julie hay nàng Héloise mới. Do đó, tuy Rousseau viết theo nhiều loại hình khác nhau và viết về các đề tài khác nhau nhưng các tác phẩm của ông có một sự thống nhất hữu cơ. Đem đối lập con người tự nhiên với con người xã hội tức là phủ nhận xã hội xấu xa tồn tại lúc bấy giờ và đấu tranh cho con người được sống tự do, hạnh phúc. Luận điểm triết học của Rousseau trong hoàn cảnh ấy có ý nghĩa cách mạng. Rousseau đối lập con người tự nhiên với con người xã hội hoàn toàn không có nghĩa là nhà văn muốn kéo lùi lịch sử trở về với thời quá khứ. Nhà văn chỉ băn khoăn làm thế nào cho cuộc sống xã hội trở thành một cuộc sống nhân đạo. Qua các tác phẩm của ông, chúng ta thấy nổi bật lên một nét độc đáo so với các nhà văn đương thời: song song với mặt phá hoại cái cũ, Rousseau còn tiêu biểu cho mặt xây dựng cái mới. Mặc dù có nhiều điểm cực đoan và mâu thuẫn nhưng tư tưởng của Rouseau là tư tưởng tiến bộ của thời đại. Tư tưởng tiến bộ của Rousseau có ảnh hưởng rất to lớn. Rousseau là bậc thầy về tư tưởng của các nhà cách mạng phái Giacôbanh như Rôbexpierơ, XanhGiuýt. Nhiều đoạn văn hùng hồn của Rousseau đã được mang đọc trước công chúng trong những ngày cách mạng. Nhiều điểm trong chương trình chính trị của ông đã được những người Giacôbanh đem ra thực hiện. Tư tưởng yêu tự do và công lý, tinh thần đấu tranh quyết liệt vì chính nghĩa, vì những người nghèo khổ bị áp bức, cũng như tư tưởng chính trị dân chủ của ông đã ảnh hưởng đến nhiều cuộc cách mạng trên thế giới. Cho mãi tới nay, nhân dân thế giới vẫn coi Rousseau là người bạn chiến đấu của mình trong cuộc đấu tranh hoà bình và dân chủ. Hội đồng hoà bình thế giới đã quyết định tổ chức kỷ niệm 250 năm ngày sinh của ông năm 1962. Quan điểm tự nhiên thần giáo, triết lý về con người tự nhiên và lý tưởng về  một xã hội cộng hoà luôn luôn xuất hiện trong các sáng tác của ông. II.2.3. Quan niệm nghệ thuật của Rousseau “Con người ta không phải ai cũng tự hiểu biết mình một cách sâu sắc ngay từ đầu. Cũng giống như biển cả ào ào vỗ sóng đêm ngày mà đâu có biết trong lòng mình có chất muối mặn, phải chờ đến một lúc nào đó sóng tràn qua con đập vào ruộng, lắng lại một thời gian, nước dần dần bay hơi hết, chất muối mới kết tinh” [37,182]. Rousseau cũng như vậy, suốt mấy chục năm trời, trong thế giới tinh thần của ông ngổn ngang bao điều băn khoăn, suy nghĩ và những tình cảm đủ màu sắc, có vui, có buồn, có lòng biết ơn, có niềm uất hận, có yêu, có ghét. Nhưng tất cả đều tản mạn, chưa định hình rõ rệt, có tính chất bột phát. Tác phẩm dự thi đầu tiên gửi đến Viện Hàn Lâm Dijon đoạt giải thưởng rồi sau đó được xuất bản. Những cái gì trước kia tản mạn, bây giờ được sắp xếp lại, kết tụ lại thành hệ thống. Những nét tâm hồn trước kia ông mới chỉ cảm thấy một cách mơ hồ, bây giờ hiện rõ dần ra, những phản ứng tự phát được chuyển dần sang tự giác. Rousseau bắt đầu có ý thức rõ rệt về bản thân mình, yêu, ghét rõ rệt hơn; bạn, thù phân minh hơn. Ông hiểu rằng hạnh phúc của ông gần với hạnh phúc của tầng lớp nghèo khổ bị áp bức, lòng căm thù của ông hướng vào chế độ phong kiến đã mục ruỗng, không loại trừ bọn vua Chúa sống xa hoa, ăn chơi trụy lạc trong triều đình Véc-xây. Ông cũng không đứng cùng trận tuyến với giai cấp tư sản, mặc dầu họ cũng có những khía cạnh tiến bộ trong thời đại bấy giờ và giương cao ngọn cờ phản phong. Khi đã xem văn chương là một nghề, là cái nghiệp của đời mình thì ai cũng đều có quan niệm rõ ràng về văn chương, về mục đích sáng tạo, về cái đích hướng tới của tác phẩm nghệ thuật. Rousseau là nhà văn có trách nhiệm cao với nghề cầm bút của mình. Viết văn đối với ông không phải là để tư lợi mà là để chiến đấu vì lợi ích chung của cộng đồng. Rousseau trực tiếp phát biểu quan niệm của mình trong Những điều bộc lộ như sau: “Ngòi bút vụ lợi không thể viết ra được cái gì khoẻ khoắn lớn lao. Một xu lợi tức đồng niên ta cũng không có. Nhưng ta đã quen sống giản dị và nghề chép nhạc tuy chẳng kiếm chác được gì nhiều nhưng cũng đủ sống. Ta sẽ tiếp tục chép thuê nhạc và tin rằng công việc không thiếu” [37, 235]. Ông còn nói: “Viết văn là để nói những sự thật lớn lao của cuộc đời. Sách in ra là để trình bày một vấn đề gì đó liên quan đến lợi ích chung, ngoài ra ta chẳng hề băn khoăn đến mục đích nào khác. Đầu óc khó có thể suy nghĩ một cách cao thượng thì người ta còn trông vào cái suy nghĩ ấy để kiếm ra tiền. Còn ta, nếu sách không bán được thì nghề chép nhạc thuê cũng đủ nuôi sống gia đình rồi. Mà cũng chính vì thế mà sách lại sẽ bán chạy kia đấy” [37, 235 - 236]. Cái “sự thật lớn lao” mà tác giả nói đó là sự bất bình đẳng xã hội, sự đối lập giàu nghèo giữa giai cấp phong kiến quý tộc với nhân dân lao động, đó là sự áp bức bóc lột một cách quá đáng, chà đạp lên quyền sống của quần chúng lao khổ. Vì thế ông đứng về phía nhân dân, phía những người nghèo khổ để đấu tranh cho sự bất bình đẳng xã hội. Ông cho rằng bất bình đẳng là do chế độ tư hữu tài sản gây ra, đó là nội dung cuốn Luận về nguồn gốc sự bất bình đẳng. Ông ca ngợi tình yêu tự do theo thiên tính và phê phán các thành kiến về đẳng cấp, về giàu nghèo, sang hèn đã vùi dập tình yêu, hạnh phúc của con người, đó là điều ông muốn gửi gắm trong Julie hay nàng Héloise mới. Tuy nhiên quan niệm đó mâu thuẫn ngay trong chính bản thân ông. Là một nhà văn có trách nhiệm với nghề, nhưng trong một tác phẩm luận văn Luận về khoa học nghệ thuật ông lại phủ nhận nghệ thuật, phủ nhận toàn bộ nền văn minh của con người nói chung và của xã hội thời đại Rousseau nói riêng. Ông cho rằng mọi tội lỗi, mọi cái xấu xa đều do khoa học và nghệ thuật gây ra, chúng khiến con người yêu mến kiếp nô lệ, mất đi tình cảm cội rễ tự do mà dường như vì nó con người mới sinh ra. Theo ông, “tâm hồn chúng ta bị suy đồi theo cùng với sự hoàn thiện của khoa học nghệ thuật” [36, 177]. Rousseau cho rằng khoa học và nghệ thuật ra đời do lòng kiêu ngạo của con người. Các khoa học khuyến khích sự lười biếng, còn các ngành nghệ thuật bao giờ cũng đi kèm với sự xa hoa, động lực của sự hư hỏng và đồi bại. Sau cùng, khoa học và nghệ thuật chỉ làm yếu đi tinh thần thượng võ và đẻ ra nền giáo dục sai lầm là chỉ đào tạo những tài năng mà không đào tạo công dân. Ông cho rằng đạo đức là “khoa học cao nhã của những tâm hồn thuần phác”[36, 177]. Muốn tìm hiểu nó chỉ cần ta quay về với chính mình và “lắng nghe tiếng nói của lương tâm giữa sự im ắng của các đam mê” [36, 177]. Mặc dù có nhiều mâu thuẫn nhưng những giá trị mà tác phẩm của ông mang lại không thể phủ nhận tác dụng của văn học nghệ thuật. Tác phẩm của Rousseau toát lên sức mạnh tố cáo rất lớn xã hội phong kiến chà đạp con người. Rousseau trở thành nhà văn cách mạng nhất, có tư tưởng tiến bộ nhất trong các nhà văn Pháp thế kỷ XVIII. II.3. Julie hay nàng Héloise mới - Quá trình hình thành tác phẩm - Từ câu chuyện thật đến tiểu thuyết và ý nghĩa của nhan đề II.3.1. Tóm tắt tác phẩm Julie hay nàng Héloise mới mô tả mối tình đằm thắm giữa Saint-Preux, một gia sư nghèo thuộc đẳng cấp thứ ba và cô học trò xinh đẹp của chàng thuộc dòng dõi quý tộc là nàng Julie. Tiểu thuyết gồm một trăm sáu mươi ba bức thư của đôi tình nhân trao đổi với nhau hoặc với một vài người bạn thân trong khung cảnh thiên nhiên hùng tráng và nên thơ của miền hồ Genève và vùng núi Valais trên đất nước Thuỵ Sĩ. Nam tước phu nhân D’Étanges đón Saint-Preux về nhà làm gia sư dạy cho con gái của bà là Julie, hi vọng sẽ làm cho chồng phải ngạc nhiên về sự tiến bộ của con sau chuyến ông đi vắng xa trở về. Chẳng bao lâu đôi thanh niên nam nữ ấy yêu nhau chân thành và sôi nổi. Saint-Preux nghe lời khuyên của Julie tạm lánh xa một thời gian. Chàng đi Valais giải quyết ít công việc riêng rồi quay về sống ở làng Meillerie, phía bên kia hồ không xa làng Vơrê, quê hương của Julie là mấy, và hai người vẫn bí mật đi lại với nhau. Claire cô em họ của Julie, và chàng Édouard người Anh, bạn thân của Saint-Preux tìm cách nói giúp với nam tước D’Étanges cho hai người được nên vợ nên chồng. Bản thân Julie cũng cố gắng thuyết phục cha. Nhưng nam tước khăng khăng không tán thành con gái kết duyên với một gia sư nghèo gốc gác bình dân. Vả lại ông đã hứa gả con cho ông Wolmar, một nhà quý phái tuổi trạc năm mươi để đền ơn Wolmar đã có lần cứu ông thoát chết. Saint-Preux lại ra đi. Édouard khuyên đôi tình nhân bỏ trốn sang Anh là nơi luật pháp cho phép họ chung sống với nhau, nhưng Julie từ chối vì không muốn làm cha mẹ buồn phiền. Sau một trận ốm nặng, Julie đành chịu phục tùng, nhận lời lấy ông Wolmar. Saint-Preux giải cho nàng những lời thề ước cũ, lòng đau như cắt và có ý định tự tử, nhưng sau nghe lời khuyên giải của Édouard, xuống chiếc tàu Anh đi du lịch vòng quanh thế giới cho khuây khoả nỗi lòng. Julie về sống trong trang trại của chồng ở làng Clarens, mé hồ phía đông làm nhiệm vụ của một người vợ hiền chăm sóc công việc gia đình và nuôi dạy con cái. Sáu năm sau, Saint-Preux trở về, Wolmar biết rõ mối quan hệ của chàng với Julie trước kia, nhưng ông vốn là người rộng lượng, lại không ghen tuông, nên đã mời Saint-Preux đến ở trong nhà mình. Một hôm Wolmar đi vắng, đôi tình nhân năm xưa cùng với gia nhân đi chơi thuyền trên hồ. Trước khung cảnh thiên nhiên gợi lại bao kỷ niệm cũ, mối tình của họ đã cố nén đi lại nhen nhúm dậy và cả hai đều rất đau khổ. Cuối cùng, hai vợ chồng Wolmar mời Saint-Preux thu xếp về ở hẳn Clarens để làm gia sư dạy cho hai đứa con nhỏ. Chàng chưa kịp về thì tai họa xảy đến với Julie. Con nàng ngã xuống hồ, nàng nhảy xuống nước cứu con, do đó bị cảm lạnh, ốm nặng rồi qua đời. Trước khi chết, nàng viết cho Saint-Preux lá thư cuối cùng nói rõ nỗi lòng mình vẫn cùng chàng gắn bó. [16, 701]. II.3.2. Julie hay nàng Héloise mới - Quá trình hình thành tác phẩm - Từ câu chuyện thật đến tiểu thuyết Rousseau là nhà văn luôn tâm huyết với nghề. Trong quá trình sáng tác của mình, ông luôn tâm niệm sẽ viết một cuốn tiểu thuyết ca ngợi tình yêu, tình bạn, ca ngợi đạo đức và vạch trần tội ác của chế độ phong kiến vùi dập hạnh phúc chân chính. Ước nguyện đó vẫn chưa thực hiện được. Vào một buổi chiều tháng 4 năm 1756, nhà văn cùng gia đình về Ecmitagiơ - một vùng nông thôn thanh bình và yên tĩnh rất thuận lợi cho công việc viết văn của ông. Ông cảm thấy thật vui sướng khi được về một vùng quê tràn đầy sức sống. Ông nghĩ: “Những năm tháng sống ở nơi phồn hoa đô hội đối với ta chỉ là những quãng thời gian ăn đợi nằm chờ của khách lữ hành nơi quán trọ. Trời sinh ra ta là để lui về sống ở thôn quê. Sống ở bất cứ nơi nào khác ta đều không có hạnh phúc” [37, 235]. Ông lại miên man với những trăn trở của mình “Về đây ta sẽ viết văn. Nàng Julie ám ảnh đầu óc ta ít lâu nay. Ta sẽ viết một cuốn tiểu thuyết về nàng Julie” [37, 235]. Sang đến ngày thứ tư, thứ năm, cuộc sống ở Ecmitagiơ dần dần ổn định. Rousseau bắt tay vào làm việc. Các  buổi sáng, ông dành để chép nhạc. Sau buổi trưa, ông cầm sổ tay và chiếc bút chì cho vào túi áo rồi lững thững đi đến “phòng làm việc” ngoài trời trong rừng Môngmôrăngxi. Trong khu rừng êm ả, Rousseau nghĩ nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết nhất định sẽ là Julie. Nhưng nhà văn vẫn chưa hình dung rõ rệt Julie sẽ là một cô gái như thế nào. Ông lục lọi trong trí nhớ những người thiếu nữ đã có dịp đi qua trong cuộc đời ông hồi còn thanh niên: cô Đơ Brien, cháu bá tước Đơ Guvông ở Tuyvanh, cô Galây... tất cả chẳng ai có thể làm cho ông miêu tả Julie. Ông đành tạm gác lại chuyện ấy. Rousseau phác thảo sơ qua các nhân vật của mình, đặt tên và tước vị cho các nhân vật. Julie và Claire sẽ là đôi bạn thân, tính cách tương tự nhưng không hoàn toàn giống nhau. Saint Preux làm người yêu của Julie - một chàng thanh niên khoẻ mạnh, đẹp trai, đáng yêu, lại là thầy học của Julie và Claire nhưng nghèo và không phải con nhà dòng dõi. Nam tước D’Étanges - cha Julie nhất định sẽ là một con người đầu óc đặc sệt những thành kiến giai cấp lố bịch. Về khung cảnh địa dư, sau này ông kể lại: “Muốn chọn một nơi thích hợp cho các nhân vật, tôi liền lần lượt duyệt lại những phong cảnh đẹp nhất tôi đã từng gặp trong các dịp đi đây đi đó. Nhưng tôi chẳng thấy một lùm cây nào xanh tươi, một phong cảnh nào cảm động theo đúng ý tôi muốn, một địa điểm thực nào đó dùng làm chỗ tựa, đồng thời gây cho tôi ảo giác về cuộc đời thực của các nhân vật của tôi” [37, 239 - 240]. Sau cùng, ông chọn cảnh hồ Biênnơ, nơi đã để lại cho ông nhiều kỷ niệm êm dịu. Rồi nhớ tới quê hương bà Đơ Varen -Vevey, ông quyết định đặt quê hương của nhân vật mình vào đấy. Miệt mài suốt mùa đông, ông viết xong hai phần đầu của cuốn tiểu thuyết. Rồi một buổi chiều tháng mười, bà Đuđơtô đến thăm ông ở cư xá, giữa lúc ông đọc bản thảo cho Têredơ và mẹ vợ nghe. Bà tước phu nhân Đuđơtô, tức Xôphi, em gái ông Đêpinay, bị ép gả cho một bá tước từ hồi còn nhỏ tuổi, ông này quen tính ăn chơi bỏ rơi nàng và nàng cũng không có chút thiện cảm nào với ông ta. Gặp XanhLambe, nàng mới biết tình yêu thực sự. Nàng đã gần ba mươi tuổi, tuy không đẹp lộng lẫy nhưng có duyên, tính tình trẻ trung cởi mở. Rousseau quen biết Xôphi từ trước, thỉnh thoảng vẫn có dịp gặp gỡ chuyện trò ở Paris hay ở lâu đài của bà Đêpinay. Lâu dần thành thân và qua Xôphi, thân cả với XanhLambe. Chính XanhLambe lại thúc đẩy người yêu năng đi lại với Rousseau cho thêm gần gũi. Quan hệ trở nên mật thiết hơn, hai người đi lại và thư từ trao đổi. Xôphi hiểu tình cảm của Rousseau nhưng không thể phụ XanhLambe nên tỏ ý can ngăn ông đừng vượt quá ranh giới tình bạn, khiến Rousseau phải nghe theo. Nàng không giấu chuyện đó với XanhLambe và chàng cũng không giận Rousseau lâu. Từ đấy, viết tiếp về Julie, Rousseau đã cụ thể hóa cho Julie một số nét của Xôphi và tạo thêm nhân vật Đơ vonma để cùng với Saint Preux trở thành bộ ba tương xứng với bộ ba Xôphi, Rousseau và XanhLambe. Sự thực, bà Đơpinay đã đoán biết mối tình giữa Rousseau và em chồng và sự can thiệp của bà đã gây nên những hiểu lầm giữa bà và tác giả dẫn tới chỗ về sau bà phải mời ông ra khỏi Ecmitagiơ. Tình yêu của Julie và Saint Preux mà những trở ngại làm cho thêm sâu sắc là sự cao thượng hoá dục vọng của Rousseau với Xôphi. Trong thực tế, nó đã bị cắt đứt phũ phàng, nhưng được ý muốn nhiệt tình và sáng tác văn chương của ông cho tiếp diễn và hoàn tất đẹp đẽ. Bị mắc vào cạm bẫy đạo đức của chính mình, ông đành tính chuyện sống một tình bạn tay ba dựa trên một sự yêu mến chung, một tình bạn vô tội nhưng không bao lâu đã thấy là không thể nào thực hiện. Song, để thể hiện ước mơ, Rousseau viết tiếp không những không để nó trở thành truyện của một thất bại mà lại đưa nó tới thành công. II.3.3. Ý nghĩa của nhan đề Trong các cuốn sách: Văn học phương Tây thế kỷ XVIII, Lịch sử văn học phương Tây (Tập 1), Từ điển văn học (Mục Julie hay nàng Héloise mới), Phùng Văn Tửu đều nói rằng: “Nhan đề gợi lại câu chuyện tình yêu giữa hai thầy trò Abélard và Héloise , là những nhân vật có thật trong thế kỷ XII” [16, 701]. Cuốn Văn học Pháp thế kỷ XVIII, phần về Julie hay nàng Héloise mới do Đỗ Đức Hiểu viết không thấy nhắc đến cái tên Abélard và Héloise. Trong Lời giới thiệu Julie hay nàng Héloise mới bản dịch của Hướng Minh chỉ nói vẻn vẹn trong một dòng: “Vì Julie cũng yêu thầy dạy mình như Héloise xưa yêu Abélard”. Trên website www.songhuong.fru.fr/me-chou/baivietvadang/thutu.pdf có nhắc đến cái tên Những bức thư của Abélard và Héloise. Chỉ vài dòng giới thiệu như thế không đủ để người viết hiểu rõ nội dung của Những bức thư của Abélard và Héloise. Như vậy, Những bức thư của Abélard và Héloise là những bức thư trao đổi, bày tỏ tình cảm của những con người thật trong xã hội, những tình cảm thật được nói thành lời. Còn Julie hay nàng Héloise mới là một cuồn tiểu thuyết được viết bằng hư cấu. Tuy tác giả giả định mình là người thu thập những bức thư của hai người tình gửi cho nhau ở chân núi Anpơ. Nhưng đó chỉ là giả định thôi. Trong lời tựa Julie hay nàng Héloise mới, Rousseau viết: “Mặc dù ở đây tôi chỉ mang tên là người xuất bản, bản thân tôi đã có làm việc vào cuốn sách này và tôi không giấu điều đó. Tôi đã có làm tất cả không, và toàn bộ thư từ trao đổi có là một hư cấu không ? Hỡi người xã giao, người cần chi điều đó, đối vời người chắc chắn đó là một hư cấu” [25, 23]. Từ hiện thực đời sống đi vào tiểu thuyết là một khoảng cách khá xa nhưng chuyện tình của Abélard với Héloise, Julie với Saint-Preux có nhiều nét giống nhau. Đó là tình yêu giữa thầy và trò, tình yêu tự nguyện không bị ràng buộc bởi một giáo lý xã hội nào. Tuy nhiên những cuộc tình đó đều lâm vào bi kịch. Nhưng Héloise và Abélard đều chết, còn trong Julie hay nàng Héloise mới chỉ có Julie chết và cốt truyện có thể mở ra theo hướng khác tốt đẹp hơn. Có thể Saint-Preux sẽ lấy cô em họ của Julie như ước muốn của Julie để cùng nhau chăm sóc các đứa con của cô. Thực ra, cái tên kép Julie hay nàng Héloise mới không phải là một hiện tượng đặc biệt ở Pháp thế kỷ XVIII. Thế kỷ XVIII, các tác giả thường dùng tên kép để đặt cho tác phẩm nhằm thể hiện tư tưởng của mình và chủ đề của tác phẩm. Ngay Rousseau cũng đặt hai tên kép cho tác phẩm của mình là Julie hay nàng Héloise mới (1761), Emille hay về giáo giáo dục (1762). Nhà triết học Voltaire cũng có hai tác phẩm mang đậm chất triết học với cái tên kép Zadich hay số mệnh (1747), Căngđich hay chủ nghĩa lạc quan(1759). Cái tên kép Julie hay nàng Héloise mới biểu thị cả nhân vật tác phẩm, cả cảm hứng Trung cổ lẫn tư tưởng của nhà văn. Ở đây không có sự mập mờ, có chăng chỉ là sự đổi mới của tác giả về nhân vật Héloise mà thôi. Chính Rousseau đã nói trong Lời nói đầu thứ nhất “...tôi đã đặt cho sách một cái tên khá cả quyết để khi mở sách ra người ta đã thấy sách nói đến vấn đề gì”[25, 23]. Qua tính từ “mới” bạn đọc cũng có thể thấy điều gì đó vượt lên nàng Héloise cũ. II.4. Đề tài và chủ đề Tình yêu là đề tài quen thuộc, hấp dẫn đối với nghệ thuật, và văn chương luôn dành cho tình yêu một niềm ưu đãi, một trái tim ngọt ngào thơ mộng. Còn đối với văn học thì đề tài này là một trong những đề tài đã lôi cuốn văn nghệ sĩ đi vào đó để thể hiện tài năng độc đáo của mình. Vào khoảng những năm 50 của thế kỷ XVIII, sự xuất hiện một quyển tiểu thuyết tình không phải là điều lạ. Trước đó, vô số tiểu thuyết nói đến tình yêu ra đời. Nhưng những mối tình đó mang màu sắc phiêu lưu, bởi vì tiểu thuyết chính là một câu chuyện phiêu lưu. Những mối tình đó thường gắn với những cuộc đi đây đi đó, với những bước chân  lạc vào nơi hoang dã, những cuộc vượt đại dương chơi vơi... của các cặp tình nhân. Người đọc bắt đầu nhàm chán. Họ thích những chuyện thật, gắn với đời thường hơn. Những mối tình giờ đây được đào xới sâu sắc. Những rung động của con tim được bày tỏ. Từ Racine, La Bruyére tới Marivaux, là De Tencin, rồi Duclos, các tác giả đều dẫn chúng ta đi theo ánh lửa của trái tim. Tuy nhiên, các tác giả này chỉ mới miêu tả những rung động tình cảm đơn thuần. Họ chỉ dừng lại ở việc bày tỏ những khát vọng yêu đương của con người chứ chưa nêu vấn đề chia sẻ tình cảm. Trong Nàng Héloise mới, các nhân vật cảm nhận được tình cảm của đối tượng. Họ không chỉ có tình yêu mà họ có một cung cách đánh giá, nhìn nhận các sự việc, hiện tượng “trước khi có sự đồng cảm về những thành kiến xã hội, chúng ta có sự đồng cảm trong cảm nhận, trong cách nhìn, vậy tại sao anh không dám tưởng tượng ra sự hòa hợp trong trái tim chúng ta như anh đã thấy trong cách nhìn nhận? Đôi khi mắt chúng ta nhìn nhau, vài tiếng thở dài chúng ta thốt ra cùng một lúc, vài giọt lệ vội vã...” [25, 27]. Thật vậy, sự giống nhau về suy nghĩ thường đưa con người xích lại gần nhau và yêu nhau, kết hợp với sự đồng điệu về tâm hồn làm cho tình yêu bền vững. Tình yêu không phải lúc nào cũng là màu hồng rực sáng, là vòng kim tuyến tỏa sắc của những đôi lứa yêu nhau. Tình yêu vừa có vị ngọt lại vừa có vị đắng, và những hương vị này luôn hòa lẫn với nhau. Thực tế cho thấy, những tấn bi kịch cay đắng trong tình yêu do tác động của nhiều yếu tố luôn để lại những giá trị vĩnh cửu cho muôn đời và mang tầm thời đại sâu sắc. Mối tình của Julie với Saint Preux là một trong những mối tình bất tử như thế. Tình yêu của Julie và Saint Preux là một tình yêu tự nhiên, không vụ lợi. Trai tài gái sắc, cảm vì nết, mến vì tài, Julie và Saint Preux yêu nhau nồng nàn say đắm. Có lần Julie đã viết thư cho Saint Preux: “Vào khoảng sáu năm trước đây, em gặp anh lần đầu tiên, anh trẻ trung, khỏe mạnh, đáng yêu. Có nhiều chàng thanh niên khác, em thấy đẹp trai và khỏe mạnh hơn anh nhưng chẳng có ai làm cho em xúc động cả và trái tim em đã thuộc về anh từ phút đầu tiên. Em tưởng chỉ nhìn thấy khuôn mặt anh những nét tâm hồn hợp với tâm hồn em... Chúng ta sinh ra là để cùng chung sống với nhau, em sẽ thuộc về anh nếu trật tự xã hội không phá rối những quan hệ của tự nhiên, và nếu như ở đời này được quyền sung sướng thì chúng ta phải được sung sướng với nhau” [25, 337]. Tình yêu của đôi thanh niên vấp phải nam tước D’Étanges, một nhà quý phái chức quyền chẳng có gì, tước vị cũng thấp nhưng ý thức về dòng dõi và sự phân biệt đẳng cấp ăn sâu trong đầu óc lâu ngày đã trở thành thâm căn cố đế. Ông giáo dục con trong những tôn chỉ rất nghiêm khắc đến nỗi một mối tình tinh khiết nhất đối với nàng hình như cũng là một điều gì rất mất phẩm giá. Ông tàn nhẫn vùi dập tình yêu của con, trắng trợn miệt thị Saint-Preux mà ông gọi là một tên “dân đen”, một gã “cha căng chú kiết” không xứng đáng với gia đình ông. Julie phải lấy ông De Wolmar, người đáng tuổi bố mình. Tình yêu của Julie và Saint-Preux có ý nghĩa chống phong kiến gay gắt. Tác giả thông qua chuyện tình của Julie và Saint Preux để tố cáo xã hội phong kiến với những hủ tục, luật lệ, đạo đức đã kìm kẹp con người vào những vòng quay luẩn quẩn, một xã hội đầy rẫy những ung nhọt và quá ngột ngạt, quyền tự do của con người, trong đó có quyền tự do yêu đương, hôn nhân gia đình bị kìm hãm, không thể nào thoát ra được. Tình yêu vượt lễ giáo giữa Julie và Saint-Preux báo hiệu những thành kiến phân biệt đẳng cấp, coi khinh những người nghèo khổ của tầng lớp quý tộc đã bị rạn nứt và sẽ đi đến sụp đổ không thể tránh khỏi. Julie hay nàng Héloise mới đặt vấn đề giải phóng con người về phương diện tình cảm. Cuốn tiểu thuyết đẫm nước mắt. “Nhân vật khóc nhiều, nhưng tiếng khóc trong tác phẩm của Rousseau nói lên được tâm trạng khao khát giải phóng tình cảm của những người bình thường sống dưới chế độ phong kiến, nhất là phụ nữ” [17, 440]. Rousseau có ảnh hưởng lớn khắp Châu Âu cuối thế kỷ XVIII. Nỗi đau khổ của chàng Werthers(1774) của Goethe, Âm mưu và tình yêu(1783) của Schiller đặt vấn đề giải phóng tình yêu bị ràng buộc bởi giáo lý xã hội và những bế tắc của tầng lớp tiểu tư sản trước thế lực còn rất mạnh của giai cấp phong kiến. Ở Việt Nam đầu thế kỷ XX, những quan niệm “môn đăng hộ đối”, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”... vẫn còn tồn tại phổ biến. Năm 1925, với tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, lần đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam cái tôi cá nhân lãng mạn xuất hiện, đứng sừng sững. Sau năm 1930, vấn đề đấu tranh chống phong kiến đã trở nên phổ biến hơn với sự xuất hiện nhóm “Tự Lực Văn Đoàn”. Các tiểu thuyết như Đoạn tuyệt, Lạnh lùng của Nhất Linh, Thoát ly của Khái Hưng...đều tập trung thể hiện đề tài tình yêu và chống lễ giáo phong kiến một cách mạnh mẽ. Có thể nói, dù ở những thời đại khác nhau và ở những đất nước khác nhau nhưng đều nổi cộm lên nỗi đau chung. Đó là nỗi đau của cả một thế hệ thanh niên đang sống trong xã hội ấy. Trở lại với Julie hay nàng Héloise mới, tác phẩm đem lại cho văn học Pháp một yếu tố mới đó là tình cảm. Chủ nghĩa tình cảm xuất hiện đầu tiên ở Anh vào những năm 50, 60 của thế kỷ XVIII với các tác giả tiêu biểu như E.Young (1685-1765), T.Gray (1716-1771), O.Goldsmith (1728-1771), L.Sterne (1713-1768). Ở Pháp, đến Rousseau trào lưu chủ nghĩa tình cảm mới bắt đầu xuất hiện qua tiểu thuyết tình Julie hay nàng Héloise mới. Tác phẩm có tiếng vang rộng rãi ở Châu Âu và có ảnh hưởng đến trào lưu văn học lãng mạn xuất hiện đầu thế kỷ. Trong tác phẩm, Rousseau đem đối lập đạo đức tự nhiên với đạo đức phong kiến. Tuy nhiên, cách giải quyết của ông không triệt để. Nhà văn bênh vực tình yêu tự do của Julie và Saint-Preux nhưng đồng thời lại muốn bảo vệ hạnh phúc gia đình Wolmar. Đó là mâu thuẫn không giải quyết được trong tư tưởng của ông.  Cuộc sống với ông De Wolmar vẫn hạnh phúc và Julie vẫn giữ được tình bạn với Saint- Preux. Nhưng sống và dung hòa cho được người tình và người chồng thật éo le, Julie luôn phải kìm nén tình cảm của mình để bảo toàn, để duy trì hai thứ tình cảm ấy và để chung thuỷ với chồng. Cái yên ổn của cuộc sống tay ba chỉ là bề ngoài. Đó chỉ là ước muốn của Rousseau. Nhưng có lẽ Rousseau cũng không thấy ổn nên ông đã để cho Julie từ giã cõi đời. Đó là sự bế tắc của Rousseau. Ông chống lại những luân lý đạo đức cổ hủ ràng buộc con người nhưng không để cho nhân vật của mình phá vỡ nó mà ông giải quyết mâu thuẫn bằng cách đi vào con đường “thoả hiệp”. Julie yêu Saint-Preux nhưng không dám bất chấp tất cả để đi theo tình yêu mà bổn phận làm con đã ngăn giữ cô lại, giúp cô làm tròn chữ hiếu. Tuân theo tự nhiên để tìm hạnh phúc, con người cần phải quan tâm đến cái trật tự xã hội để tránh những xung đột có hại. Vì vậy mà Julie phải chiến thắng những ham muốn của mình và tỏ ra có đạo đức. Đạo đức đòi hỏi những hi sinh lớn lao nhưng chỉ có đạo đức mới có thể giải hoà trái tim với bổn phận làm người. Đó là đặc sắc của dòng văn học tình cảm thời đại Ánh sáng của nước Pháp. Điều này khác biệt hẳn so với tiểu thuyết “Tự lực văn đoàn”. Loan trong Đoạn tuyệt, Nhung trong Lạnh lùng đã dám khẳng định cái quyền của mình- quyền được sống như một con người thực thụ, không bị gò bó bởi một quan niệm nào cả. * Tiểu kết Là con người có một tuổi thơ bất hạnh, nhưng bằng nghị lực phi thường, Rousseau đã sớm tìm cho mình một con đường đi, đó là con đường văn chương. Trên con đường đi tới văn học, Rousseau vấp phải nhiều cản trở nhưng với sự nỗ lực hết mình cùng với quan điểm nghiêm túc về văn chương nghệ thuật, Rousseau đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật và giá trị xã hội, có thể kể đến Luận về nguồn gốc và sự bất bình đẳng giữa người với người (1753), Luận về khế ước xã hội (1762), Julie hay nàng Héloise mới (1761), Emile hay về giáo dục (1762),... Cùng với quan điểm tự nhiên thần giáo là một quan điểm chính trị tiến bộ, đó là lý tưởng về một chế độ cộng hoà. Về quan điểm triết học ông đem đối lập con người tự nhiên với con người xã hội. Nhưng trong mọi lĩnh vực, ông không tránh khỏi vấp phải những mâu thuẫn không thể điều hoà được chính ngay trong cuộc sống của bản thân và cả trong tác phẩm. Kế thừa và phát triển đặc điểm thể loại tiểu thuyết bằng thư, Rousseau đã sáng tạo ra một tiểu thuyết tình Julie hay nàng Héloise mới. Tác phẩm là mẫu mực của chủ nghĩa tình cảm. Nó có giá trị tố cáo xã hội và ca ngợi tình yêu tự do của thế hệ trẻ. Chương II KẾT CẤU, CỐT TRUYỆN, KHÔNG - THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG JULIE HAY NÀNG HÉLOISE MỚI I. Kết cấu I.1. Khái niệm kết cấu Kết cấu là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc hình thành một tác phẩm văn học. Trong xây dựng, kết cấu đóng vai trò tổ chức sắp xếp các yếu tố cơ bản để tạo nên những kiến trúc mỹ lệ, đồ sộ nhưng đảm bảo độ bền vững và tính thẩm mỹ của công trình. Trong văn học cũng vậy, kết cấu chính là “kết thúc của tác phẩm, là toàn bộ tổ chức phức tạp của tác phẩm. Khảo sát kết cấu tác phẩm là khảo sát phương diện cấu trúc của nó” [11, 149]. G.N. Pôxpelôp cho rằng: “Sự trình bày liên tục các sự kiện và chi tiết của chúng trong văn bản tác phẩm (cái gọi là truyện) chúng ta sẽ gọi là kết cấu của truyện, của các thành phần và các chi tiết của nó” [30, 232]. Như vậy, kết cấu “là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm... tổ chức tác phẩm không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn mà còn bao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm. Bố cục là một phương diện của kết cấu. Ngoài bố cục, kết cấu còn bao gồm: Tổ chức hệ thống tính cách, tổ chức thời gian và không gian nghệ thuật của tác phẩm. Nghệ thuật tổ chức những liên kết cụ thể của các tác phẩm của cốt truyện, nghệ thuật trình bày, bố trí các yếu tố ngoài cốt truyện... sao cho toàn bộ tác phẩm thực sự trở thành một chỉnh thể nghệ thuật. Bất cứ tác phẩm văn học nào cũng có một kết cấu nhất định. Kết cấu là phương tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật. Kết cấu đảm nhiệm các chức năng rất đa dạng: bộc lộ chủ đề và tư tưởng của tác phẩm, cấu trúc hợp lý hệ thống, tính cách, tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả, tạo ra tính toàn vẹn của tác phẩm như là một hiện tượng thẩm mỹ” [33, 106 - 107]. Với một cách hiểu như vậy, kết cấu có một phạm vi rất rộng, dung chứa nhiều phương diện của hệ thống thi pháp, nhưng cốt lõi của nó là tổ chức bên trong của thế giới nghệ thuật, sự liên kết, hô ứng giữa các thành tố trong tác phẩm. Trong văn học, có nhiều kết cấu khác nhau: kết cấu chương hồi, kết cấu truyền thống, kết cấu tương phản, kết cấu đầu cuối tương ứng... Bên trong các kết cấu là vai trò của việc tổ chức sắp xếp các yếu tố nghệ thuật. I.2. Kết cấu trong tiểu thuyết Julie hay nàng Héloise mới I.2.1. Bố cục Khi nghiên cứu kết cấu của một tiểu thuyết chúng ta không thể không đề cập đến kết cấu bên ngoài, vì nó là có thực, dễ thấy và là “luân quách” (chữ của cô Bích Hải) của tác phẩm, khiến tác phẩm hiện ra với một dáng vẻ nhất định, cũng như ngoại hình của một nhân vật. Tiểu thuyết Julie hay nàng Héloise mới gồm một trăm sáu mươi ba bức thư chia làm sáu phần: Ba phần đầu nói về mối tình đau khổ, xa cách của Julie và Saint-Preux , ba phần sau là cuộc sống êm đềm của Julie và ông De Wolmar ở Clarens. Như vậy, cấu trúc tác phẩm là cân đối giữa tình yêu đau khổ với hạnh phúc viên mãn trong hôn nhân. Nhưng ngay cả trong nội dung, tác giả cũng mong muốn có sự hài hoà giữa một bên là tình yêu không tội lỗi và một bên là hạnh phúc gia đình. Cấu trúc đó bị phá vỡ do sự ra đi đột ngột của Julie mang theo tình yêu của nàng với Saint-Preux và cả hạnh phúc của những năm tháng sống bên người chồng tốt bụng. Tiểu thuyết không có hậu mà thành ra có hậu, ai cũng được tham dự phần hạnh phúc theo cách của mình. Nhiều người cho rằng bố cục kiểu này là không chặt. Nhưng sự liên kết hai phần ở đây không theo thông thường mà theo mạch tình cảm. Người đọc vẫn thấy mạch truyện với sự cởi nút là cái chết của Julie. Kết thúc đó là để giải quyết mâu thuẫn giữa tình yêu và hôn nhân của Julie, có ý nghĩa tố cáo xã hội sâu sắc. Qua quá trình thống kê và phân loại, chúng tôi đưa ra kết quả cụ thể như sau: Toàn bộ tác phẩm có một trăm sáu mươi ba bức thư và 9 bưu thiếp, chia làm sáu phần: Phần một gồm 65 bức thư và 6 bưu thiếp, phần hai gồm 16 bức thư trích nguyên văn và 12 thư tóm tắt cùng với một bưu thiếp, phần ba gồm 26 bức thư và 3 bưu thiếp, phần bốn gồm 17 bức thư, phần năm gồm 14 bức thư, phần sáu gồm 13 bức thư. Các thư và bưu thiếp trên có thể liệt kê theo bảng sau: Phần thứ nhất Những người trao đổi Số lượng thư Julie gửi Saint-Preux 23 Saint-Preux gửi Julie 27 Julie  gửi Claire 4 Claire gửi Julie 5 Claire gửi Saint-Preux 1 Julie gửi Frăngsông 1 Frăngsông gửi Julie 1 Julie gửi ông Édouard 1 Ông Đoocbơ gửi Julie 1 Claire gửi ông Đoocbơ 1 Phần thứ hai Những người trao đổi Số lượng thư Saint-Preux gửi Julie 4 Julie gửi Saint-Preux 4 Ông Édouard gửi Julie 2 Ông Édouard gửi Claire 1 Julie  gửi Claire 1 Claire gửi Julie 1 Julie gửi ông Édouard 1 Claire gửi Saint-Preux 1 Saint-Preux gửi Claire 1 Phần thứ ba Những người trao đổi Số lượng thư Saint-Preux gửi Julie 2 Julie gửi Saint-Preux 5 Claire gửi Saint-Preux 4 Saint-Preux gửi Claire 3 Ông Édouard gửi Saint-Preux 4 Saint-Preux gửi Ông Édouard 3 Saint-Preux gửi bà D’Étanges 1 Ông D’Étanges gửi Saint-Preux 1 Saint-Preux gửi Ông D’Étanges 1 Julie gửi bà Đoocbơ 1 Claire gửi Julie 1 Phần thứ  tư Những người trao đổi Số lượng thư Julie  gửi Claire 3 Claire gửi Julie 4 Saint-Preux gửi Ông Édouard 5 Saint-Preux gửi Claire 1 Claire gửi Saint-Preux 1 Ông De Wolmar gửi Saint-Preux 1 Ông De Wolmar gửi Claire 1 Julie gửi ông De Wolmar 1 Phần thứ năm Những người trao đổi Số lượng thư Saint-Preux gửi ông Édouard 5 Ông Édouard gửi Saint-Preux 2 Saint-Preux gửi ông De Wolmar 2 Ông De Wolmar gửi Saint-Preux 1 Saint-Preux gửi Claire 1 Claire gửi Saint-Preux 1 Julie  gửi Claire 1 Hăngriet gửi mẹ 1 Phần thứ sáu Những người trao đổi Số lượng thư Claire gửi Julie 3 Julie gửi Saint-Preux 3 Ông Édouard gửi ông De Wolmar 1 Ông De Wolmar gửi ông Édouard 1 Saint-Preux gửi Julie 1 Frăngsông gửi Saint-Preux 1 Claire và De Wolmar gửi Saint-Preux 1 Claire gửi Saint-Preux 1 De Wolmar gửi Saint-Preux 1 I.2.2. Các dạng kết cấu trong  Julie hay nàng Héloise mới Như đã nói ở trên, kết cấu bên ngoài (bố cục) đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành một tác phẩm văn học. Nhưng cái cốt lõi làm nên sự phong phú và sâu sắc của thế giới nghệ thuật ở mỗi tác phẩm là kết cấu bên trong, tổ chức bên trong của nó. Julie hay nàng Héloise mới cũng vậy. Sự thành công của tác phẩm một phần nhờ vào tài năng tổ chức kết cấu của Rousseau. Với tiểu thuyết này, Rousseau đã sử dụng các dạng kết cấu sau: Chuyện Claire với ông Đoocbơ Chuyện Frăngsông với Clôt Anet Chuyện tình yêu của Julie và Saint-Preux Chuyện gia đình của Julie với ông Wolmar Chuyện ông D’Étanges vơi ông Wolmar Chuyện của Saint-Preux với ông Édouard  I.2.2.1. Kết cấu đa tuyến Sơ đồ đa tuyến: Tác phẩm nổi lên hai câu chuyện chính: chuyện tình yêu của Julie với Saint-Preux và chuyện gia đình của ông Wolmar. Xoay quanh hai câu chuyện chính là nhiều câu chuyện khác: chuyện của ông D’Étanges với ông Wolmar, chuyện của Saint-Preux với tôn ông Édouard, chuyện của Frăngsông với Clốt- Anet, chuyện của Claire với ông Đoocbơ... Nhiều câu chuyện với nhiều hướng giải quyết khác nhau liên quan đến nhân vật chính góp phần thể hiện tính cách của các nhân vật, tô đậm thêm mối quan hệ giữa các nhân vật với nhau và làm nổi rõ tính cách của nhân vật chính. Julie hay nàng Héloise mới được kết cấu từ những bức thư, gồm một trăm sáu mươi ba bức thư của các nhân vật trao đổi với nhau, không chỉ gồm những bức thư của đôi tình nhân mà còn có những bức thư của Claire gửi Julie, của tôn ông Édouard và ông De Wolmar gửi Saint-Preux , hoặc của mấy người ấy gửi cho nhau. Với mối quan hệ nhiều chiều, các luồng thư đan chằng nhau giữa chín nhân vật, xoay quanh những khát khao tình cảm trong cô đơn, thiếu vắng của đôi thanh niên Julie và Saint-Preux. Tuy nhiên, Julie hay nàng Héloise mới không chỉ nói chuyện tình yêu mà còn ngổn ngang những nghị luận. Ngoài câu chuyện tình duyên bất hạnh, người đọc còn được thưởng thức những luận văn đa giọng điệu về chính trị, tôn giáo, sư phạm, âm nhạc, tình bác ái... với một giọng tình cảm cao kỳ rất phù hợp với sở thích thời đó. So với các tiểu thuyết lớn thì số lượng nhân vật trong Julie hay nàng Héloise mới  không nhiều nhưng câu chuyện mà họ trao đổi thật sinh động. Tác phẩm là sự tổng hợp các mối quan hệ giữa người với người trong xã hội, đó là tình yêu, tình bạn, tình vợ chồng, tình mẫu tử, phụ tử, tình chủ tớ, và trên hết đó là tình người. Julie yêu chàng gia sư bình dân Saint-Preux trong một mối tình da diết, đau khổ không thành do những thành kiến về đẳng cấp của cha nàng. Nàng phải lấy ông De Wolmar, là bạn của cha, nhưng mối tình đầu vẫn đọng lại trong tim cho đến khi nàng qua đời, mặc dầu nàng vẫn sống hạnh phúc, thuỷ chung với chồng và những đứa con ngoan ngoãn. Còn Saint-Preux khẳng định với Julie rằng: “... cho đến mãi mãi cô sẽ chỉ thấy người bạn của bản thân cô và người tình của đức hạnh cô; nhưng mối tình của ta, mối tình đầu duy nhất của ta sẽ không bao giờ rời bỏ lòng tôi” [26, 385]. Là chị em họ nhưng trước hết Julie và Claire là những người bạn thân sẵn sàng chia ngọt sẻ bùi, sẵn sàng lắng nghe và sẵn sàng chết vì nhau. “Nếu em nghĩ chị gần nỗi nguy vong đến thế, thì chẳng thà em bị xả thân trăm mảnh còn hơn để cho người giằng em rời khỏi chị” [25, 113]. Dù  không có tình yêu nhưng sống bên cạnh một người chồng bao dung, rộng lượng như ông De Wolmar, Julie cảm thấy mãn nguyện vô cùng. Trong một bức thư, cô kể với bạn trai Saint-Preux như sau: “... Cái tình cảm ràng buộc chúng tôi không phải cái mù quáng của những trái tim say đắm, nhưng là tình quyến luyến bất biến và thuỷ chung của hai người chính trực và biết lẽ phải, mà số mệnh định cho cùng sống cuộc đời còn lại của mình, hai người bằng lòng số phận của mình và cố làm cho nó thành đầm ấm cho nhau” [25, 380]. Mặc dù sống trong một gia đình với một ông bố chuyên quyền, độc đoán, và đặc biệt chính ông đã vùi dập hạnh phúc của Julie với Saint-Preux nhưng Julie luôn luôn hiếu thảo. Nàng đã bàng hoàng khi thấy người cha nghiêm khắc nhất ấy mềm dịu hẳn đi, sụp xuống ôm lấy đầu gối nàng, vừa thuyết phục vừa chan hoà nước mắt: “Ôi cha ơi, con đã có vũ khí chống lại những đe dọa của cha, con chẳng có vũ khí chống lại nước mắt của cha, cha sẽ làm cho con gái cha chết mất thôi” [25, 347 - 348]. Cũng trong một bức thư viết cho Saint-Preux, Julie còn nói với bạn trai của mình về người cha của mình bằng giọng trìu mến “Người cha tốt nhất đời”. Đối với mẹ, Julie luôn yêu mẹ nhưng vì tình yêu đối với Saint-Preux nên Julie đã dối mẹ trong suốt thời gian hai người yêu nhau và thư từ qua lại với nhau. Cái chết của bà sau cú sốc đã làm cho Julie vô cùng hối hận: “Tôi sẽ giữ tận đến lúc xuống mồ cái ý nghĩ ghê gớm đả đoản cuộc sống của người đã ban cho tôi đời sống” [25, 305]. Đối với những người giúp việc trong gia đình, Julie luôn quan tâm đến đời sống vật chất và đời sống tình cảm của họ, ví dụ như việc giúp đỡ cô Frăngsông và Clôt Anet. Qua việc thể hiện các mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân vật, Rousseau bộc lộ khát vọng hướng tới một xã hội mà ở đó người với người sống với nhau bằng tình yêu thương và lòng nhân ái. I.2.2.2. Kết cấu liên hệ tạt ngang Julie hay nàng Héloise mới là một tiểu thuyết bằng thư cho nên hầu như tất cả các bức thư ít hay nhiều người viết đều có thể nói chuyện này, chuyện khác bằng liên hệ tạt ngang. Vì thế người nghiên cứu không thể thống kê chính xác có bao nhiêu thư được kết cấu bằng liên hệ tạt ngang. Chúng tôi chỉ dẫn ra một số ví dụ tiêu biểu để chứng minh. Ví dụ như trong thư XII, Phần 1, Saint-Preux gửi Julie. Anh đang bày tỏ sự cảm động của mình khi đọc những dòng chữ cuả Julie “Vẻ giản dị của thư cô thật cảm động biết bao! Ở đó tôi thấy rõ chừng nào cái thanh thản của một tâm hồn ngay thật và cái ân cần đầm ấm của tình yêu” [25, 59], thì bỗng nhiên bàn ngay đến kế hoạch học tập giữa Julie, Claire với thầy dạy Saint-Preux : “Vậy để lấy lại thời gian đã mất, tôi đã nghĩ ra một kế hoạch để có thể dùng phương pháp sửa chữa cái thiệt hại mà những đãng trí gây ra cho sự hiểu biết” [25, 60]. Hay thư XLIII, Phần 1 của Saint-Preux gửi Julie lúc nói về lòng hào hiệp của viên đại uý của Clôt Anet lại chuyển sang cuộc hẹn hò, xin nàng cho gặp ở nhà ván trước khi mẹ nàng trở về. Hay thư XIII, Phần 2 của Saint-Preux gửi Julie khi anh đang ở Paris. Trong khi bày tỏ sự nhung nhớ và thề giữ lòng chung thuỷ với người yêu, anh lại quay sang nói về sự hào phóng của tôn ông Édouard. “Em hãy nên biết ông dám lạm dụng cái quyền do những ân huệ của ông đối với anh để mở rộng những thu xếp ấy quá mức chính đáng...” [25, 276]. Như vậy, lối kết cấu liên hệ tạt ngang giúp nhân vật có thể nói nhiều chuyện không liên quan đến nhau trong một bức thư làm cho nội dung càng thêm phong phú. I.2.2.3. Kết cấu qua lại hô ứng Cũng như thư từ nói chung, hai nhân vật không thể thiếu của tiểu thuyết bằng thư là người gửi - người nhận, đó là hai cực hút lẫn nhau tạo nên tiến triển của câu chuyện được dệt nên qua những trang thư. Ở đây, vai trò người gửi - người nhận chu chuyển liên tục, thư từ trao đổi qua lại, vang lên nhiều giọng khác nhau trong tiểu thuyết, trừ trường hợp tiểu thuyết bằng thư đơn thanh, tức chỉ xuất hiện thư của người gửi chứ không xuất hiện thư của người trả lời như tiểu thuyết Nỗi đau của chàng Werthers của Goethe. Julie hay nàng Héloise mới  của Rousseau lại khác. Hầu hết các bức thư gửi đi đều có thư trả lời, trừ khi xảy ra biến cố hoặc khi nhân vật chết thì kết thúc sự chuyển biến qua lại giữa họ. Ví dụ Julie đã viết cho Saint-Preux 35 bức thư thì được nhận lại 34 bức thư từ người yêu, vì lá thư cuối cùng Julie viết như một lời di chúc lại cho Saint-Preux , giao phó cho chàng việc giáo dục con cái mình. Ta có thể thống kê bằng sơ đồ sau:                                      Sơ đồ các cặp hô ứng 34 Julie Saint-Preux 35 Saint-Preux Wolmar 4 2 14 Claire Julie 10 Édouard Wolmar 1 1 6 Saint-Preux Claire 10 Édouard Saint-Preux 6 Saint-Preux Wolmar 1 1 13 Julie Frăngsông 1 1 Julie Đoocbơ 1     0 Đoocbơ Claire 1 0 Claire Édouard 1 0 Claire Wolmar 1 0 Julie Wolmar 1 0 Hăngriet Claire 1 0 Số lượng thư gửi đi và thư nhận lại có một độ chênh đáng kể. Nguyên nhân là do khoảng cách không gian giữa người gửi và người nhận, do phương tiện lưu chuyển và quan hệ giữa các chủ thể liên lạc, độ mật thiết trong quan hệ đó ở từng thời điểm khác nhau. Vai trò chu chuyển liên tục giữa người gửi và người nhận giúp giải quyết những khúc mắc trong tình cảm, đáp ứng sự trông chờ của người viết thư. I.2.2.4. Kết cấu đối lập Julie hay nàng Héloise mới  là cả một khối mâu thuẫn. Trước tiên đó là sự mâu thuẫn ngay trong nội bộ giai cấp phong kiến quý tộc giữa một bên là tư tưởng cổ hủ, lỗi thời với một bên là tư tưởng mới, tiến bộ. Nam tước D’Étanges là một kẻ kiêu hãnh một cách mù quáng về cái nguồn gốc quý tộc của mình, đã tàn nhẫn vùi dập tình yêu của con gái và miệt thị trắng trợn Saint-Preux , coi chàng là một tên “dân đen”, một thằng “cha căng chú kiết” không xứng đáng với gia đình quý tộc. Nhưng quan niệm ấy lại bị chính con gái lão phản đối, một người con gái được dạy từ bé trong khuôn khổ đạo đức gia đình quý tộc, “trong những châm ngôn khắc nghiệt đến nỗi mối tình trong sạch nhất đối với tôi có vẻ là sự nhơ nhuốc tột bậc” [25, 51]. Julie là một người con gái tiến bộ đã từ bỏ thành kiến đẳng cấp của gia đình và công khai bênh vực tình yêu chân chính của mình. Điều đó nói lên sự rạn nứt của chế độ phong kiến ngay trong lòng nội bộ của nó. Những người bạn trẻ của đôi thanh niên ấy như cô Claire, chàng thanh niên Édouard đều là những người bênh vực Saint-Preux và Julie, đứng về phía cái mới và bảo vệ cái mới. Édouard đã công kích D’Étanges: “Cụ nên biết mặc dù những thiên kiến của cụ trong tất cả mọi người, ông ta là người xứng đáng với cô nhất, và có lẽ là người thích hợp nhất làm cho cô sung sướng... ” [25, 195]. Dựng lên câu chuyện tình yêu này, tác giả muốn đã phá vỡ mọi ràng buộc của ý thức hệ phong kiến ngăn cản tự do yêu đương. Tác phẩm có ý nghĩa rất lớn vì đã đề cập đến một vấn đề quan trọng của thời đại là vấn đề tự do và giải phóng con người khỏi ách phong kiến. Tác phẩm của các nhà văn khác như Voltaire, Điderot, Montesquie, cũng như các tác phẩm khác của Rousseau đã đặt vấn đề giải phóng con người về các phương diện tư tưởng, chính trị, kinh tế, giáo dục... Julie hay nàng Héloise mới tiếp tục sự nghiệp ấy và đặt vấn đề giải phóng con người về phương diện tình cảm khỏi ách phong kiến. Đối tượng đả phá của tác phẩm này không phải là chế độ quân chủ chuyên chế, không phải bọn vua quan tham nhũng, bọn thầy tu dâm đãng, hay chế độ giáo dục phản động mà là những thành kiến đẳng cấp lâu đời trong xã hội trói buộc trái tim người ta nhất là trái tim người phụ nữ. Phương pháp đấu tranh của Rousseau là đối lập đạo đức tự nhiên với đạo đức của chế độ phong kiến. Đạo đức phong kiến bóp nghẹt trái tim của người con gái, lấy quyền lợi của đẳng cấp quý tộc và ý muốn của bố mẹ làm khuôn thước cho tình cảm của con cái. Trái lại, tình yêu của Julie và Saint-Preux không dựa trên đẳng cấp, địa vị, tiền tài. Họ yêu nhau trên cơ sở hai trái tim chân thành, thông cảm với nhau, tức là họ yêu nhau trên cơ sở đạo đức tự nhiên. Saint-Preux khẳng định quyền tự do yêu đương của Julie: “Em muốn lấy anh, như thế không có tội gì cả” [17, 435], chàng tiếp: “Tình yêu bản thân nó mà là một tội lỗi ư? Đó không phải là cái thiên hướng tinh khiết nhất và êm dịu nhất của tự nhiên đó ư?” [17, 435]. Sự đối lập giữa đạo đức tự nhiên và đạo đức xã hội còn được tác giả thể hiện qua việc đối chiếu giữa đạo đức của “Thành Paris văn minh” với cuộc sống giản dị của những người dân thường sống gần gũi với thiên nhiên trên vùng núi non xứ Meillerie. Saint-Preux ca ngợi đức tính tốt của những người dân miền núi và phê phán cái bề ngoài giả dối che đậy của xã hội Paris. (Phần tóm tắt từ thư XIV đến thư XXV). Saint-Preux viết: “Cho tới nay tôi trông thấy biết bao nhiêu là những mặt nạ, biết đến bao gờ tôi mới nhìn thấy những mặt người” [17, 435]. Trong hoàn cảnh xã hội thời bấy giờ, một số quan niệm phong kiến ăn sâu trong đầu óc của nhân dân từ nghìn năm, như quyền hành của cha mẹ đối với con cái, cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, không dễ một lúc mà dứt bỏ ngay được. Julie yêu Saint-Preux say đắm nhưng phải phục tùng ý muốn của cha, Rousseau đấu tranh cho quyền tự do yêu đương nhưng cuối cùng vẫn chua mạnh dạn giải phóng hoàn toàn cho đôi nam nữ thanh niên ấy. Đó là mâu thuẫn trong đầu óc Julie, mâu thuẫn trong bản thân Rousseau và là mâu thuẫn của thời đại. II. Cốt truyện II.1. Khái niệm cốt truyện Cốt truyện ở đây được xem xét dưới góc độ là một yếu tố thuộc về kết cấu tác phẩm. Cốt truyện được định nghĩa là “Hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm thuộc các loại tự sự và kịch... Cốt truyện là một phương tiện bộc lộ tính cách, nhờ cốt truyện, nhà văn thể hiện sự tác động qua lại giữa các tính cách; mặt khác cốt truyện còn là phương tiện để nhà văn tái hiện các xung đột xã hội. Cốt truyện vừa góp phần bộc lộ có hiệu quả đặc điểm mỗi tính cách, tổ chức hệ thống tính cách, lại vừa trình bày một hệ thống sự kiện phản ánh chân thực xung đột xã hội có sức mạnh lôi cuốn và hấp dẫn người đọc” [33, 70 - 71]. Cốt truyện là một yếu tố quan trọng của hệ thống thi pháp. Chẳng riêng gì tiểu thuyết Pháp mà tiểu thuyết của các nền văn học trên thế giới thế kỷ XX trở về trước, cốt truyện cũng rất được quan trọng, chẳng hạn như: Trixtăng và Idơ, Manông Lexcô, Ba người lính ngự lâm, Bá tước Monte Cristo, Nhà thờ đức bà Paris,... của Pháp; Aivanhô, Tôm Giôn, Hội chợ phù hoa, Đồi gió hú,... của Anh; Cuốn theo chiều gió của Mỹ; Hoàng Lê nhất thống chí, Tắt đèn, Giông tố,... của Việt Nam... Cốt truyện có vai trò rất quan trọng. Đến mức ở Việt Nam, trong một thời gian dài người ta thường làm cái việc “tóm tắt nội dung” mà thực chất là tóm tắt cốt truyện. Ở trường hợp này, cốt truyện được coi như nội dung. Sự “coi như” đó, cách hiểu đó là không chính xác, nhưng sở dĩ có sự nhầm lẫn ấy là vì cốt truyện có vai trò quan trọng, nó gắn với nhân vật và sự kiện trong tác phẩm. II.2. Cốt truyện trong tiểu thuyết Julie hay nàng Héloise mới II.2.1. Cốt truyện chặt Một cốt truyện chặt là một cốt truyện bao hàm đầy đủ các phần: giới thiệu, thắt nút, phát triển, cao trào và mở nút. Julie hay nàng Héloise mới bao gồm tất cả các phần trên vì thế nó là một cốt truyện chặt. Tác phẩm không có lời giới thiệu của tác giả về nhân vật nhưng qua những câu chuyện mà họ trao đổi, người đọc vẫn biết được nguồn gốc xuất thân, ngoại hình và tính cách nhân vật. Julie xuất thân từ dòng dõi quý tộc xinh đẹp, dịu dàng. Còn Saint-Preux thuộc đẳng cấp thứ ba nhưng là người học rộng, biết nhiều, sống với lòng say mê tri thức. Đôi nam nữ thanh niên ấy gặp nhau trên cương vị thầy trò nhưng họ cảm mến nhau và yêu nhau. Đó là phần thắt nút để tác giả mở ra nhiều hướng khác liên quan đến nhiều vấn đề xã hội, đó là sự phân biệt đẳng cấp, phân biệt giàu nghèo, sang hèn...Giai đoạn phát triển là giai đoạn hai người yêu nhau vụng trộm và phát triển theo những cung bậc tình yêu. Tình yêu đó đạt đến cao trào là lúc Saint-Preux quay trở về, hai người gặp lại nhau. Tình yêu trong họ lại trỗi dậy như ngọn lửa dưới đống tro tàn, bùng cháy khi cơn gió thổi qua. Nhưng Julie phải kiềm chế tình cảm của mình để giữ mãi cái đạo đức trong sạch của một người vợ chung thủy với chồng. Nhưng sống mà phải kiềm chế tình cảm để dung hòa hai mối quan hệ giữa một bên là chồng, một bên là người yêu là một việc khó khăn. Vì vậy Rousseau đã để cho Julie chết. Cái chết của Julie là phần mở nút để giải quyết bi kịch giữa tình yêu và hôn nhân của Julie. II.2.2. Cốt truyện chính - phụ Ngoài câu chuyện tình yêu là câu chuyện chính, xuyên suốt tác phẩm còn có nhiều chuyện khác của những người có liên quan đến hai nhân vật chính. Đó là chuyện tình cảm của Claire với ông Đoocbơ, chuyện của Frăngsông - người hầu của Julie, chuyện thời chiến đấu của ông Vônma và D’Étanges, chuyện vợ chồng con cái, người ăn người làm trong gia đình Julie de Vônma. Các câu chuyện phụ và câu chuyện chính có quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau, có khi một sự kiện phụ nào đó lại có ý nghĩa quyết định cuộc đời nhân vật chính. Ví dụ sự xuất hiện của ông Wolmar đã làm thay đổi số phận của nhân vật chính Julie. Chính vì lời hứa với ông Wolmar mà ông D’Étanges nhẫn tâm cắt đứt mối tình trong sáng của con gái với chàng gia sư trẻ.  Những câu chuyện đan chéo nhau xung quanh câu chuyện tình yêu giữa Saint-Preux với Julie là minh chứng cho lối kết cấu đa tuyến của tác phẩm. II.2.3. Cốt truyện trực tuyến Trong lý luận văn học, cốt truyện và kết cấu là hai khái niệm liên quan mật thiết với nhau, có khi đồng nhất với nhau. Trong trường hợp Julie hay nàng Héloise mới, cốt truyện trùng với kết cấu. Cốt truyện trực tuyến thể hiện ở hầu khắp tác phẩm. Số lượng thư dường như tương đương giữa người gửi và người nhận. Trong một trăm sáu mươi ba bức thư, đa số thư đi có thư trả lời, cũng có khi hai hoặc ba thư mới có dược một thư trả lời hoặc thư gửi đi không có thư trả lời  như thư XXVII, Phần 1, thư của Claire gửi Saint-Preux, hay thư XXXV, Phần 1, của Julie gửi Saint-Preux, thư XII, Phần 6 của Julie gửi Saint-Preux,... Đó là những thư để báo tin một sự việc nào đó hay để phân trần, bày tỏ cảm xúc hoặc một lời tuyệt mệnh. II.2.4. Cốt truyện xâu chuỗi Hầu hết trong tiểu thuyết Châu Âu cận, hiện đại, cốt truyện thường gắn với người kể chuyện, mà đa số là người kể chuyện ở ngôi thứ nhất, như Nỗi đau chàng Werthers của Goethe, Robinson Cruso của Daniel Defoe,... Trong Julie hay nàng Héloise mới, người kể chuyện đồng thời là nhân vật của tác phẩm. Cốt truyện phát triển cùng với sự phát triển các tuyến nhân vật. Nhân vật không còn tồn tại thì cốt truyện cũng kết thúc. Tuy nhiên, khác với các tác phẩm khác, Julie hay nàng Héloise mới không phải được xây dựng từ một người kể chuyện - nhân vật tôi, mà có sự tham gia của tất cả các nhân vật từ nhân vật chính đến nhân vật phụ nên ở đây không bị hạn chế bởi trường nhìn của một nhân vật mà các nhân vật có thể tự do kể chuyện hay bày tỏ cảm xúc riêng tư của mình. Người kể chuyện tham gia trực tiếp vào cốt truyện nhưng cốt truyện lại không bị hạn chế bởi ở đây, các nhân vật kể chuyện dưới dạng những bức thư cho nên đang kể chuyện này có thể “nhảy” sang chuyện khác một cách thoải mái. Tất nhiên, ở đây người kể chuyện thực hiện sự chuyển giao một cách khéo léo nên không gây ra cảm giác hẫng hụt, khó chịu ở người đọc. Chẳng hạn, đang bày tỏ cảm xúc về tình yêu, các nhân vật có thể chuyển sang nói chuyện chính trị, bàn về giáo dục... hay đang tả cảnh thiên nhiên bỗng quay sang bộc lộ tâm trạng của bản thân mà người đọc có thể chấp nhận được. Julie hay nàng Héloise mới  không phải do một nhân vật tạo thành một tuyến cốt truyện mà là một mạng lưới nhiều đầu mối phức tạp. Sự phát triển của tình tiết cốt truyện vừa tiến theo chiều thời gian vừa tiến theo chiều không gian và vừa theo diễn biến tâm trạng của nhân vật. Truyện mở đầu bằng bức thư tỏ tình của Saint-Preux và kết thúc bằng lá thư tuyệt mệnh của Julie. Tình tiết truyện đưa người đọc đi theo sự tăng tiến của mối tình của Julie D’Étanges và Saint-Preux, cậu giáo trẻ của nàng. Nhưng điều kiện xã hội ngăn cách họ khiến họ phải yêu nhau vụng trộm. Tình yêu của họ ngày càng nồng thắm, và để tránh những rắc rối có thể xảy ra, Saint-Preux phải tạm lánh xa một thời gian. Nhưng vì sự độc đoán và dã man của ông D’Étanges khiến Saint-Preux phải một lần nữa rời bỏ Thuỵ Sĩ đi Paris. Lần đi này, Saint-Preux đã để mất nàng mãi mãi, Julie đã thuộc về ông De Wolmar. Tuy nhiên, độc giả thừa biết rằng trái tim của hai người không thể sống mà không đập cùng một nhịp. Trong lá thư cuối cùng gửi Saint-Preux, nàng viết: “Vĩnh biệt, vĩnh biệt bạn hiền của em... Hỡi ôi! Em đã hết sống như em bắt đầu sống... Khi anh đọc lá thư này, sâu bọ sẽ gặm nhấm tình nương của anh, và trái tim nàng, mà anh sẽ không còn ở đấy nữa. Song linh hồn em sẽ tồn tại không có anh chăng? Không có anh, em sẽ nếm cái chân hạnh phúc gì? Không, em không lìa anh, em đi đợi anh. Cái đạo đức đã chia lìa chúng ta trên cõi thế sẽ kết hợp chúng ta tại chốn vĩnh hằng. Em chết trong sự chờ đợi êm ái ấy: quá sung sướng vì mua bằng giá cuộc sống của em cái quyền được yêu anh mãi mãi không tội lỗi, và được nói với anh như thế thêm một lần nữa” [26, 474]. Việc để cho Saint-Preux đi vòng quanh thế giới là dụng ý nghệ thuật của tác giả. Đó là điều kiện để tác giả nói những chuyện khác ngoài chuyện tình yêu và ràng buộc xã hội. Saint-Preux là nhân vật có chức năng xâu chuỗi các sự kiện lại với nhau. III. Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Julie hay nàng Héloise mới Một sự vật được xác định trong thế giới vật chất bao giờ cũng căn cứ trên ba chiều của không gian. Trong nghệ thuật, không gian là điều kiện không thể thiếu được khi xây dựng tác phẩm bởi đó là nơi tồn tại và vận động của nhân vật. Không gian đóng vai trò là môi trường nuôi dưỡng và xác định tính cách của từng nhân vật. Không gian nghệ thuật là “hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó... chẳng những cho ta thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả, hay một giai đoạn văn học” [33, 134]. Ý thức rõ điều này, Rousseau đã tập trung khai thác không gian nghệ thuật, cái liên quan đến quan niệm của ông về thế giới, qua đó cũng thể hiện rõ triết lí “con người tự nhiên” trong tác phẩm của ông. III.1. Không gian thiên nhiên Thế kỷ XVIII, các phòng khách thực sự trở thành trung tâm sinh hoạt văn hoá của giới văn nghệ sĩ. Cảnh sinh hoạt nhộn nhịp ở các phòng khách dần dần làm cho họ trở nên chán nản. Đối với Rousseau, ông cảm thấy mình cô độc, xa lạ giữa thế giới thượng lưu. Vì thế ông tìm về với thiên nhiên như tìm một người bạn tri kỉ để gửi gắm những tình cảm của mình vào thiên nhiên. Julie hay nàng Héloise mới ra đời. Đó là bài ca về một tình yêu bất tử và khung cảnh thiên nhiên hùng tráng, nên thơ của miền hồ Genève và vùng núi Valais trên đất nước Thuỵ Sĩ. Thường thì tiểu thuyết bằng thư chú trọng miêu tả tâm lí, ít miêu tả không gian, môi trường. Nhưng ở đây, Rousseau đã kết hợp được cả hai phương thức miêu tả đó, vừa diễn tả được tâm lí của nhân vật, vừa là bản luận văn về thiên nhiên - xã hội qua cái nhìn của các nhân vật. Không gian thiên nhiên trong Julie hay nàng Héloise mới hiện ra chủ yếu qua cái nhìn của Saint-Preux, nhân vật nam chính của tác phẩm. Phong cảnh thiên nhiên để lại nhiều ấn tượng trong mắt Saint-Preux là không gian Valais và không gian ở Clarens. Tác giả đã đặt tình yêu trong sáng của Julie và Saint-Preux trong sự va chạm với những đạo đức xã hội phong kiến cổ hủ, mà đại diện là nam tước D’Étanges. Ông đã ngăn cản tình yêu của con gái, dã man cắt đứt mối tơ duyên của đôi trai tài gái sắc. Saint-Preux phải tạm thời xa lánh một thời gian hòng tìm cách giải quyết. Valais là nơi dừng chân đầu tiên trên hành trình của Saint-Preux. Chỉ trong vòng một tuần lễ, Saint-Preux có điều kiện chiêm nghiệm tất cả những phong cảnh thiên nhiên, những phong tục, tập quán và cuộc sống đời thường nơi vùng thôn quê hẻo lánh này. Trong tâm trạng buồn vì nhớ người yêu và vì những lo ngại chưa có cách giải quyết, Saint-Preux đã được an ủi bởi niềm vui mà Julie đem đến cho chàng trong bức thư kể về sự khen ngợi của cha đối với việc học của nàng. Saint-Preux giống như một kẻ lạc lối trên đường tình, chàng muốn nghĩ vẫn vơ nhưng luôn luôn bị lạc ý vì một cảnh tượng bất ngờ. “Khi thì những tảng đá đồ sộ rũ xuống thành cảnh hoang tàn trên đầu tôi. Khi thì những thác cao ầm ĩ dìm tôi ngập trong sương mù dày đặc của chúng. Khi thì một dòng thác ngàn đời mở ra bên cạnh một vực thẳm mà mắt không dám dò tìm chiều sâu. Đôi khi tôi lạc trong một cảnh âm u của một rừng rậm. Đôi khi ra khỏi một cái vực, mắt bỗng vui sướng thấy một nội cỏ ngoạn mục. Một sự hỗn hợp kỳ lạ của thiên nhiên hoang dã và thiên nhiên được trồng trọt, chứng tỏ bàn tay con người khắp chỗ, ở nơi mà người ta tưởng chừng họ không bao giờ len lỏi tới; bên cạnh một cái hang thấy có những nhà cửa; người ta nhìn thấy những cành nho khô ở các khoảng đất lở; những quả ưu tú trên núi đá, và những cánh ruộng ở trong lòng vực” [25, 86]. Tất cả đã làm cho Saint-Preux sực tỉnh. Saint-Preux đã quay về thực tại, nhưng thực tại mà Saint-Preux đang nhìn thấy chẳng khác nào cảnh tiên giữa đời thường. Những ngày tháng sống cùng với vợ chồng Wolmar , Saint-Preux ngỡ như sống giữa chốn bồng lai tiên cảnh. Sự kết hợp không cầu kì, hào nhoáng, vẻ đẹp hoang sơ của núi non đã cuốn hút Saint-Preux . Thiên nhiên Clarens phần lớn được tạo dựng bởi bàn tay cần mẫn và khéo léo của con người. Như ông Wolmar nói: “Nhẫn nại và thời gian đã làm nên sự kì lạ này” [26, 131]. Từ vườn rau đến cánh đồng nho, từ những nội cỏ cho đến vườn xạ hương thảo đều tràn đầy sức sống, xanh ngát một màu đã gợi lên trong lòng Saint-Preux một tình cảm gắn bó đặc biệt với những con người nơi đây. Cảnh thiên nhiên xuất hiện hầu như từ đầu đến cuối tác phẩm là cảnh hồ. Hồ ở đây xuất hiện như một dụng ý nghệ thuật của tác giả. Hồ không chỉ đẹp mà còn mang nhiều ý nghĩa biểu tượng. Saint-Preux phải tạm lánh xa Julie một thời gian rồi cũng trở về sống ở làng Mâyơri, phía bên kia hồ. Bên này là Julie đang sống. Chỉ cách một cái hồ nhưng hai người chỉ biết thư từ vụng trộm với nhau, không được gặp mặt nhau. Cuối tác phẩm, cảnh hồ xuất hiện nhiều lần khi Saint-Preux cùng với Julie đi chơi thuyền trên hồ, tình cảm trong họ trỗi dậy nhưng hai người phải kìm nén tình cảm của mình. Cùng ngồi trên một chiếc thuyền rất gần nhưng lại quá cách xa không thể đến với nhau được. Hồ cũng chính là nơi đưa Julie đến tay thần chết. Như vậy, hồ tuy là một sự vật hữu hình nhưng nó lại biểu tượng cho một khoảng cách vô hình ngăn cách đôi bạn trẻ mà họ không thể nào vượt qua được. Ngòi bút mô tả thiên nhiên của Rousseau càng làm cho tính chất trữ tình của tác phẩm thêm đậm đà. Tình cảm đối với thiên nhiên vốn đã nảy sinh trong lòng ông từ những ngày thơ ấu. Cuộc sống êm ả ở nông thôn với những chi tiết rất nhỏ nhặt như một con én vụt qua ngoài cửa sổ, một chú ruồi lạc trên tay, những cây xoan tây sum suê, tiếng chim hót, những ngày nắng đẹp, màu sắc, hương thơm đã làm cho Rousseau xúc động mãnh liệt và để lại những ấn tượng không bao giờ phai mờ. Rồi sau đó, nhà văn có dịp sống những ngày tháng hạnh phúc trước cảnh thiên nhiên nên thơ bên hồ Genève nổi tiếng của đất nước Thuỵ Sĩ. Trước Rousseau, thiên nhiên đã xuất hiện trong văn học rồi nhưng người ta chỉ sử dụng thiên nhiên làm phong cảnh, chỉ coi thiên nhiên như một chất liệu văn học, một đối tượng miêu tả. Chủ nghĩa cổ điển không chú ý mô tả thiên nhiên mà chỉ thiên về phân tích tâm lí con người. Rousseau đã đem lại “chất xanh” cho văn học, đã làm sống lại thiên nhiên trong văn học. Thiên nhiên dưới ngòi bút của ông là thiên nhiên tình cảm, có hồn, thiên nhiên buồn, vui, rung động với những nỗi niềm tâm sự của nhân vật. III.2. Không gian sinh hoạt Không gian sinh hoạt trong Julie hay nàng Héloise mới chủ yếu là không gian sinh hoạt của những người dân xứ Valais, không gian thượng lưu ở Paris và không gian sinh hoạt của những người sống trong gia đình Wolmar ở Clarens. III.2.1. Không gian sinh hoạt xứ Valais Xúc động trước cảnh thiên nhiên kì thú của xứ Valais, chàng lại bước vào khám phá cuộc sống đời thường. Điều làm cho Saint-Preux ngạc nhiên nhất đó là tình người, những con người thôn quê mộc mạc, chất phác, giản dị nhưng giàu lòng hiếu khách: “Khi tôi đến xóm vào một buổi chiều, ai cũng rất ân cần đến mời tôi về nhà mình khiến tôi phải lúng túng lựa chọn; và người được ưng thuận có vẻ hết sức hài hả, thậm chí lần đầu tôi tưởng nhiệt tình ấy là lòng tham lợi. Song tôi đã rất ngạc nhiên, sau khi xử sự ở nhà người chủ gần như ở quán trọ, khi ông ta từ chối nhận tiền của tôi hôm sau và còn giận về đề nghị của tôi nữa; và ở khắp nơi đều như thế cả” [25, 89]. Tác giả đã tạo ra nhân vật Saint-Preux để gửi gắm vào đó tư tưởng và ước mơ của mình. Hãy nghe Saint-Preux kể về cách đối xử của những thành viên trong một gia đình nhỏ: “Con cái đến tuổi khôn lớn thì bình đẳng với cha; người ở ngồi ăn cùng bàn với chủ nhà; cùng một sự tự do ấy phổ cập trong mọi nhà và trong nước cộng hoà, và gia đình là hình ảnh của nhà nước” [25, 91]. Phải chăng đó là mơ ước của tác giả về một xã hội công bằng, tự do. III.2.2. Không gian thượng lưu Paris Giữa tình yêu của Julie và Saint-Preux có một bức tường luân lý ngăn cách khó lòng vượt qua được. Vì vậy anh lại phải tiếp tục cuộc hành trình của mình, mặc dù anh không bao giờ muốn rời xa Julie - người mà anh đã yêu bằng tất cả trái tim mình. Saint-Preux đến Paris - nơi cách Julie “hơn hai trăm dặm”. Suốt thời gian ở Paris, Saint-Preux cũng có giao du với một số người thuộc tầng lớp thượng lưu. Cuối cùng anh chỉ rút ra được một điều: Tất cả chỉ là giả dối. Những bạn thân giả dối, những cuộc nói chuyện hợp thời thượng, sự tương phản giữa lời nói và hành động, những bữa ăn tối được mời, những cuộc thăm viếng, những kịch trường, nhà hát và cả phụ nữ Paris, tất cả hội tụ lại như một vở hài kịch đang công diễn trên sân khấu. Xã hội thượng lưu Paris dưới con mắt của Rousseau là bức tranh thu nhỏ nước Pháp thế kỷ XVIII với tất cả những xấu xa, đồi bại, kệch cỡm, giả dối. Việc miêu tả sự đối lập giữa hai không gian Valais và Paris toát lên sự đối lập con người tự nhiên với con người xã hội của Rousseau. Con người vốn “nhân chi sơ tính bản thiện”, chính xã hội làm cho nó hư hỏng. III.2.3. Không gian sinh hoạt ở Clarens Saint-Preux đi du lịch hết nước này qua nước nọ, cố quên mối tình tuyệt vọng. Nhưng phong cảnh nước non xa lạ không làm sao đủ sức xoá mờ được hình ảnh Julie trong trái tim chàng. Saint-Preux có dịp gặp lại Julie ở Clarens. Những bức thư mà chàng gửi tôn ông Édouard từ Clarens vẽ ra trước mắt người đọc cuộc sống yên lành trong gia đình Wolmar với cảnh vợ chồng hoà thuận, con cái ngoan ngoãn, người ăn người làm vui vẻ, tối tối quây quần quanh ngọn đèn dưới mái nhà yên ấm, cảnh những ngày được mùa, ai nấy ra đồng hái nho trong bầu không khí thơm ngát hương đồng nội và vang lừng tiếng chim ca hót. Đó là hình ảnh cuộc sống lý tưởng của Rousseau. Một lần nữa triết lý “con người tự nhiên” của Rousseau lại được bộc lộ, lần này không chỉ thể hiện ở tình yêu thiên nhiên, yêu đạo đức tự nhiên mà còn ở niềm vui sống và làm việc giữa thiên nhiên. Những trang viết về cuộc sống của đôi vợ chồng Julie ở Clarens là những trang tuyệt đẹp: “Sự giản dị của đời sống đồng nội và thôn dã bao giờ cũng có một vẻ gì cảm động. Cứ nhìn những nội cỏ đầy người đảo cỏ và ca hát, các bầy mục súc tản mạn ở xa xa, người ta dần dần cảm thấy xúc động không hiểu tại sao” [26, 291]. Tiếng hát của những cô gái hái nho vang lên khắp các ngọn đồi. “Tiếng khàn khàn của những nhạc cụ kích thích họ làm việc” trong lúc trời vẫn còn mờ mịt sương giá. Đêm về, họ quây quần bên đống lửa, tước vỏ gai, cười nói vui vẻ. Về khuya, những bản tình ca “có một cái gì cổ xưa và êm ái”, “lời chất phác ngây thơ và gợi buồn” nhưng vẫn khiến ta thích thú, đâu đó dìu dặt vang lên khiến không gian thêm xa rộng và thanh bình. Và sau cùng, họ “đi ngủ hài hả vì một ngày qua đi trong lao động vui vẻ, vô tội, và người ta không ngại bắt đầu lại vào ngày hôm sau, hôm sau nữa và suốt đời mình” [26, 302]. Không gian sinh hoạt ở Clarens, mối quan hệ chủ - tớ là bức tranh thu nhỏ về một xã hội lý tưởng trong tưởng tượng của Rousseau, một xã hội mà ở đó người đứng đầu luôn quan tâm đến đời sống của nhân dân lao động, đặc biệt là dân nghèo. Điều đó thể hiện tấm lòng nhân đạo cao cả của ông. III.3. Không gian tâm tưởng Do đặc trưng của loại tư duy trừu tượng trong văn chương nên ngoài không gian thường còn xuất hiện không gian tâm tưởng. Phạm trù không gian vì thế nó xuất hiện ở các ngõ ngách trong tác phẩm để bộc lộ một chủ đề nhất định. Không gian tâm tưởng trong Julie hay nàng Héloise mới hầu hết gắn với cuộc đời của Julie. Ngôi nhà nam tước D’Étanges, nơi Julie cất tiếng khóc chào đời và cũng là nơi mở ra bước ngoặt lớn trong cuộc đời Julie. Mọi hạnh phúc, đau khổ của cô đều diễn ra ở ngôi nhà này. Ngôi nhà đó gắn với những kỉ niệm về Saint-Preux, người thầy dạy học cũng là mối tình đầu không bao giờ phai nhạt trong trái tim cô. Trái tim Julie đã thuộc về Saint-Preux ngay từ phút đầu tiên. Còn Saint-Preux cũng lần đầu tiên choáng ngợp trước vẻ kiều diễm của cô học trò tuổi mới xấp xỉ mười tám. Tuy nhiên, “cái duyên dáng của tình cảm, nhiều hơn là của con người mà tôi tôn thờ ở cô” [25, 27], Saint-Preux đã đến với Julie bằng một tình yêu trong sáng biết bao. “Mỗi lần toan lấy trộm của cô một vuốt ve nho nhỏ, nếu nguy cơ xúc phạm cô ngăn giữ tôi, thì lòng tôi còn ngăn giữ tôi hơn nữa vì nỗi sợ làm suy suyển một hạnh lạc trong sạch đến thế” [26, 55]. Dẫu biết rằng tình yêu của mình đứng trước một bức tường luân lý khó lòng vượt qua nhưng họ vẫn sẵn sàng để đương đầu, và họ tìm mọi cách để đến với nhau. Cuộc hẹn hò của họ không phải diễn ra ở những nơi trang trọng - nơi dành cho con cái các nhà quý tộc mà diễn ra tại một khu rừng nhỏ. Chính tại nơi này, họ đã trao nhau nụ hôn ban đầu. “Không, lửa chớp cũng không nóng hơn và nhanh hơn ngọn lửa đã đến thiêu đốt anh ngay tức khắc” [25, 70]. Đó là sự kích động của Saint-Preux , còn Julie thì mặt tái xanh và ngất đi dưới sự nâng đỡ của cô em họ. Saint-Preux và Julie yêu nhau nhưng hiếm khi có cơ hội để hẹn hò. Họ chỉ lén lút và chờ lúc bố mẹ đi vắng mới có dịp đến với nhau. Và cơ hội đã đến. Bố mẹ Julie có dịp đi xa và hai người hẹn hò nhau tại căn nhà ván. Chính nơi đây Julie đã trao thân cho Saint-Preux trong sự bối rối và khoái lạc. “Tôi đã cảm thấy mình bối rối vì những hứng khởi của anh, những tiếng thở dài của anh đè nén lòng tôi”. Dẫu biết “như thế là làm rầu người cha tốt nhất, như thế là cắm mũi dao vào lòng mẹ” nhưng lý trí lúc này không thể thắng nỗi niềm hứng khởi mà tình yêu mang lại, và “tôi đã quên hết, chỉ còn nhớ có tình yêu thôi. Thế là một giây lầm lạc đã làm hỏng đời tôi mãi mãi. Tôi đã sa xuống cái vực thẳm ô nhục mà người con gái không bao giờ trở về được nữa” [25, 111]. Sau phút say đắm đó, một nỗi ân hận tràn ngập trong lòng Julie. Cô chỉ còn một chỗ dựa duy nhất là cô em họ. Khi mẹ ngã bệnh, Julie cảm thấy mình có tội hơn bao giờ hết. “Ngày đêm chị quỳ bên giường mẹ, vẻ ủ rũ, mắt cắm xuống đất, im lặng tuyệt đối, hầu hạ bà với một sự tận tình chăm chỉ hơn bao giờ hết” [25, 294]. Đến lượt Julie bị ốm, Saint-Preux đã đến và đau khổ nhất là nhìn thấy người yêu đang bệnh tật mà không thể đến gần để chăm sóc, vỗ về. Trong căn phòng của Julie, “Anh đã trở nên thế nào khi hé mở cửa anh thấy người đáng lẽ phải ở ngôi báu của vũ trụ ngồi bệt dưới đất, đầu gục vào một chiếc ghế bành chan hoà nước mắt? Chà! Ví thử ghế đó chan hoà máu anh, anh sẽ đỡ đau hơn... Và anh sẵn sàng đem đời anh ra đền chuộc những giọt nước mắt em và tất cả những vui thú của anh. Anh đã muốn đâm bổ đến chân em, muốn lấy môi lau những giọt lệ quý báu ấy, hứng vào đáy lòng mình” [25, 116]. Lúc này, chỉ có Saint-Preux mới biện hộ được cho tấm lòng Julie. Saint-Preux khẳng định: “Không! Cái gì tình yêu của em đã làm không thể là một cái tội, tội chính là cái gì em muốn cất bỏ nó đi” [25, 117]. Nhân vật Julie dịu dàng, đáng yêu được nhà văn thể hiện hầu như ở từng trang tác phẩm, được rọi chiếu từ nhiều góc độ đậm nhạt khác nhau, thông qua những giọng điệu khác nhau. Tất cả các nhân vật trong tác phẩm đều bị hấp dẫn bởi “cái tâm hồn âu yếm và lòng quyến luyến dịu dàng” của nàng. Trong ngôi nhà của nàng ở Clarens, mọi người đều chứng kiến cái chết của nàng nhưng chẳng ai tin nàng chết cả, họ cầu mong cho nàng sống, họ tưởng nhìn thấy một sự chuyển động trên đôi mắt đã khép của nàng và đều thốt lên: “Bà ấy không chết!” [26, 464]. Đối với mọi người, Julie ra đi lúc nào cũng là quá đột ngột. Trong thao tác nghệ thuật, Rousseau đã chuẩn bị khá lâu, có thể nói là ngay từ đầu, “linh cảm buồn rầu” của Julie về “thời kỳ sung sướng duy nhất” (Thư IX, Phần 1), đến giấc mơ thê thảm của Saint-Preux về chiếc khăn trùm mặt Julie (Thư IX, Phần 5), và cuối cùng là linh cảm của Julie trước cuộc dạo chơi mà trên đường nàng nhảy xuống hồ cứu con, rồi chết (Thư VIII, Phần 6). Linh cảm buồn rầu đó chính là sự nhận thức thực tại với những thành kiến đẳng cấp đáng nguyền rủa. Trong thư cuối cùng gửi Saint-Preux, Julie đã viết: “Vĩnh biệt, vĩnh biệt bạn hiền của em... Không, em không lìa anh, em đi đợi anh. Cái đạo đức đã chia lìa chúng ta trên cõi thế sẽ kết hợp chúng ta tại chốn vĩnh hằng. Em chết trong sự chờ đợi êm ái ấy...” [26, 474]. IV. Thời gian nghệ thuật trong Julie hay nàng Héloise mới Thời gian vốn là cái trừu tượng, con người chỉ cảm thấy mà không nhìn thấy. Trong văn chương nghệ thuật, mọi cái không nhìn thấy vẫn phải được hiện hình một cách cụ thể, kể cả thời gian. Thời gian trong văn chương nghệ thuật được hiện hình một cách cụ thể, cảm tính: hoặc là sự vận hành của vũ trụ, hoặc là sự biến đổi của cảnh sắc thiên nhiên, hoặc là sự thay đổi tính tình, tuổi tác của con người. Bởi vì “người ta chỉ có thể phát hiện ra các vật thể đang vận động chứ không thể nhìn thấy các vật thể đứng im. Phát hiện ra sự vận động cũng có nghĩa phát hiện ra đối tượng đang vận động” [21, 60], mà phát hiện ra đối tượng đang vận động tức là phát hiện ra thời gian. Người ta chỉ có thể nhận biết thời gian qua sự vận động của các sự vật và hiện tượng. Như vậy, những hình thức tồn tại cụ thể của thời gian chính là ý thức của con người về thời gian: ý thức của tác giả, ý thức của nhân vật, ý thức độc giả. Thời gian là một tồn tại khách quan, không thể nói con người có làm chủ được hay không làm chủ được thời gian. Chỉ có thể nói con người đã nhận thức thế nào về thời gian, đã ý thức được gì về thời gian. Con người không thể tồn tại ngoài thời gian. Nhưng thời gian là gì thì không phải ai cũng có thể biết được. Balzac đã từng viết: “Tôi miêu tả một hiện tại đang bước đi”. Tuy nhiên, “miêu tả” thời gian mới chỉ trả lời được câu hỏi: “Thời gian là như thế nào?”, còn: “Thời gian là gì?” thì mấy ai giải thích được. Thư từ thường đề cao tính chính xác về thời gian. Mỗi bức thư được viết ở một thời điểm cụ thể, và dấu ấn thời gian đó được ghi trên dòng đầu của bức thư. Nhưng giữa các bức thư trao đổi bao giờ cũng tồn tại khoảng cách. Có thể nói, khoảng cách cả về địa lý lẫn khoảng cách tình cảm là điều kiện tồn tại của thư từ. Nhiệm vụ của thư từ là rút ngắn khoảng cách đó. Mặt khác, giữa thời điểm bức thư được viết và thời điểm nó được đọc luôn có độ chênh. Độ chênh này thường không ổn định, bởi nó tuỳ thuộc vào phương tiện lưu chuyển, tuỳ thuộc vào quan hệ giữa các chủ thể liên lạc và độ mật thiết trong quan hệ đó ở từng thời điểm khác nhau. Thời gian dường như bị hoãn lại. Thời hiện tại của người viết bao giờ cũng trở thành quá khứ đối với người nhận. Giao tiếp người gửi - người nhận không cùng lúc tạo nên sự hư cấu về thời gian. Được kết cấu từ những bức thư trao đổi giữa các nhân vật nhưng Julie hay nàng Héloise mới khác với hình thức thư thường và cũng khác với một số tiểu thuyết bằng thư khác là ở đầu mỗi bức thư, nhân vật - người viết không ghi rõ ngày tháng và tên người nhận. Theo như lời tựa, tác giả viết: “Những bức thư của hai người tình, cư dân một thành phố nhỏ ở chân núi Alpes”. Tác giả là người thu thập và ghi rõ đây là thư ai gửi cho ai (ví dụ “thư của Julie gửi Saint-Preux) hoặc là gửi ai (ví dụ “gửi Julie”...). Mặc dù có những điểm khác biệt như thế nhưng thời gian trong Julie hay nàng Héloise mới vẫn được chia thành hai tuyến: Thời gian sự kiện và thời gian tâm lý. IV.1. Thời gian sự kiện Khoảng thời gian Sự kiện diễn ra 2 năm Từ khi Julie gặp đến khi xa Saint-Preux 6 năm Saint-Preux đi du lịch vòng quanh thế giới và trong khoảng thời gian này Julie đi lấy chồng 4 năm Saint-Preux trở về đến khi Julie qua đời Thời gian sự kiện của truyện tuyến tính theo cuộc đời của nhân vật chính, bắt đầu từ khi nam tước phu nhân D’Étanges mời Saint-Preux về làm gia sư cho con gái mình đến khi Julie chết. Thời gian đó kéo dài 12 năm. Thời gian từ khi Julie gặp Saint-Preux, yêu nhau đến khi xa nhau là 2 năm. Julie lấy chồng, Saint-Preux đi du lịch vòng qu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxĐặc trưng của tiểu thuyết Julie hay nàng Héloise mới của J.J. Rousseau.docx