Tài liệu Đề tài Đặc điểm xương chũm trên phim cắt lớp vi tính của những bệnh nhân được phẫu thuật nội soi tiệt căn xương chũm đường xuyên ống tai – Nguyễn Thị Tố Uyên: TCNCYH 117 (1) - 2019 69
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
ĐẶC ĐIỂM XƯƠNG CHŨM TRÊN PHIM CẮT LỚP VI TÍNH
CỦA NHỮNG BỆNH NHÂN ĐƯỢC PHẪU THUẬT NỘI SOI
TIỆT CĂN XƯƠNG CHŨM ĐƯỜNG XUYÊN ỐNG TAI
Nguyễn Thị Tố Uyên, Nguyễn Tấn Phong
Trường Đại học Y Hà Nội
Cấu trúc xương chũm trên phim cắt lớp vi tính là yếu tố quyết định trong chỉ định nội soi tiệt căn xương
chũm đường xuyên ống tai. Thực hiện nghiên cứu quan sát mô tả từng ca ở 57 trường hợp viêm tai giữa
mạn tính nguy hiểm chúng tôi thu được kết quả: 79% xương chũm đặc ngà, 21% nghèo thông bào; 8,8%
không có sào bào, 51,9% sào bào nhỏ hơn ống tai ngoài, 76,9% đáy sào bào cao hơn hoặc ngang tầm 1/3
trên ống tai, 56,2% màng não xuống thấp hơn trần tai giữa và 14% sa thấp sát trần ống tai ngoài, 17,6% tĩnh
mạch bên ngang mức thành sau sào bào và 14% lấn ra phía trước thành sau sào bào. Phim cắt lớp vi tính
rất quan trọng trong chỉ định phẫu thuật, khi xương chũm đặc ngà, màng não sa thấp, tĩnh mạch bên lấn ra
trước hoặc khô...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 368 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đặc điểm xương chũm trên phim cắt lớp vi tính của những bệnh nhân được phẫu thuật nội soi tiệt căn xương chũm đường xuyên ống tai – Nguyễn Thị Tố Uyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TCNCYH 117 (1) - 2019 69
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
ĐẶC ĐIỂM XƯƠNG CHŨM TRÊN PHIM CẮT LỚP VI TÍNH
CỦA NHỮNG BỆNH NHÂN ĐƯỢC PHẪU THUẬT NỘI SOI
TIỆT CĂN XƯƠNG CHŨM ĐƯỜNG XUYÊN ỐNG TAI
Nguyễn Thị Tố Uyên, Nguyễn Tấn Phong
Trường Đại học Y Hà Nội
Cấu trúc xương chũm trên phim cắt lớp vi tính là yếu tố quyết định trong chỉ định nội soi tiệt căn xương
chũm đường xuyên ống tai. Thực hiện nghiên cứu quan sát mô tả từng ca ở 57 trường hợp viêm tai giữa
mạn tính nguy hiểm chúng tôi thu được kết quả: 79% xương chũm đặc ngà, 21% nghèo thông bào; 8,8%
không có sào bào, 51,9% sào bào nhỏ hơn ống tai ngoài, 76,9% đáy sào bào cao hơn hoặc ngang tầm 1/3
trên ống tai, 56,2% màng não xuống thấp hơn trần tai giữa và 14% sa thấp sát trần ống tai ngoài, 17,6% tĩnh
mạch bên ngang mức thành sau sào bào và 14% lấn ra phía trước thành sau sào bào. Phim cắt lớp vi tính
rất quan trọng trong chỉ định phẫu thuật, khi xương chũm đặc ngà, màng não sa thấp, tĩnh mạch bên lấn ra
trước hoặc không có sào bào rất khó áp dụng phẫu thuật tiệt căn xương chũm đường vào sau tai thì lại dễ
thực hiện, an toàn và triệt để bệnh tích với phẫu thuật nội soi tiệt căn xương chũm đường xuyên ống tai.
Từ khóa: viêm tai cholesteatoma, túi co kéo độ IV, nội soi tiệt căn xương chũm đường xuyên ống tai
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Thị Tố Uyên, Bộ môn Tai Mũi
Họng, Trường Đại học Y Hà Nội
Email: touyenent@gmail.com
Ngày nhận: 6/09/2018
Ngày được chấp thuận: 3/12/2018
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Khi xương chũm đặc ngà, sào bào nhỏ
việc thực hiện phẫu thuật tiệt căn xương chũm
đường vào sau tai gặp nhiều khó khăn, dễ gây
biến chứng, thay vào đó đường vào xuyên
ống tai (khoan từ tường thượng nhĩ và thành
sau trên ống tai ngoài để mở toàn bộ thượng
nhĩ - sào đạo - sào bào, hạ thấp tường dây
VII) lại dễ dàng hơn và an toàn vì tránh được
các biến đổi giải phẫu như màng não xuống
thấp, tĩnh mạch bên ra trước [1 - 3]. Nội soi
với góc nhìn rộng, trường nhìn lớn và đầu soi
nhỏ, dễ đưa vào sát vùng phẫu thuật đã thể
hiện ưu điểm vượt trội so với kính hiển vi khi
thực hiện đường vào xuyên ống tai [4]. Tuy
nhiên, phẫu thuật nội soi tiệt căn xương chũm
chỉ có thể áp dụng cho trường hợp xương
chũm đặc ngà, sào bào nhỏ nên phim cắt lớp
vi tính giữ vai trò quan trọng trong chỉ định
phẫu thuật [5]. Trên thực tế, phẫu thuật này ra
đời sau khi chụp cắt lớp vi tính xương thái
dương được ứng dụng phổ biến trong viêm tai
giữa mạn tính nguy hiểm (từ những năm
1980). Với các lát cắt Coronal và Axial, phim
chỉ ra những tổn thương viêm có tính chất ăn
mòn xương và các nguy cơ biến chứng, đặc
điểm cấu trúc xương chũm và sào bào giúp
phẫu thuật viên quyết định đường vào phù
hợp [6 - 8]. Chúng tôi thực hiện đề tài nhằm
đánh giá đặc điểm cấu trúc xương chũm trên
phim cắt lớp vi tính ở những bệnh nhân được
phẫu thuật nội soi tiệt căn xương chũm đường
xuyên ống tai với mục đích nâng cao tính ứng
dụng của phim trong chỉ định phẫu thuật.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng: gồm 57 tai ở 54 bệnh nhân.
Tiêu chuẩn lựa chọn
Bệnh nhân được chẩn đoán viêm tai giữa
mạn tính nguy hiểm.
70 TCNCYH 117 (1) - 2019
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
- Khám nội soi tai: Viêm tai cholesteatoma
hoặc túi co kéo độ IV.
- Phim cắt lớp vi tính xương thái dương:
Xương chũm đặc ngà hoặc nghèo thông bào
nhưng mật độ xương đặc ở vách giữa thành
sau trên ống tai ngoài và sào bào (vùng khoan
của đường vào xuyên ống tai), sào bào nhỏ
hơn hoặc xấp xỉ ống tai ngoài.
- Được phẫu thuật nội soi tiệt căn xương
chũm đường xuyên ống tai.
Tiêu chuẩn loại trừ: Dị dạng tai ngoài, tai
giữa; Đợt hồi viêm, có biến chứng nội sọ.
2. Phương pháp
Tiến cứu, quan sát mô tả từng ca, đối
chiếu hình ảnh cấu trúc xương chũm trên
phim cắt lớp vi tính xương thái dương với
đánh giá trong phẫu thuật. Nghiên cứu được
thực hiện tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung
ương từ tháng 9/2010 đến tháng 9/2013.
Các tiêu chí đánh giá
- Cấu trúc xương chũm
+ Đặc ngà: Không có thông bào, có hoặc
không có sào bào.
+ Nghèo thông bào: có một vài thông bào
nhỏ quanh sào bào.
- Kích thước sào bào
+ Trên phim: so sánh với ống tai ngoài (lớn
hơn, bằng hay nhỏ hơn).
+ Trong phẫu thuật: sử dụng cách ước
lượng tương đối là sào bào lớn, vừa và nhỏ.
- Vị trí đáy sào bào
+ Trên phim: Cũng như việc đánh giá kích
thước sào bào theo ống tai ngoài, chúng tôi
sử dụng thành sau ống tai để ước lượng vị trí
đáy sào bào. Dựa vào các lát cắt liên tục ở
bình diện coronal và axial chia thành các
nhóm: đáy sào bào cao hơn và ngang tầm 1/3
trên hoặc 1/3 giữa hoặc 1/3 dưới ống tai
ngoài.
+ Trong phẫu thuật: so với sàn ống tai (cao
hơn, bằng hay thấp hơn).
- Vị trí màng não(thuộc phần xương chũm
phía ngoài sào bào):
+ Trên phim: ở bình diện Coronal, đối
chiếu vị trí màng não với trần tai giữa (trần
thượng nhĩ - sào đạo - sào bào) và thành trên
ống tai ngoài: cao hơn trần tai giữa, nằm giữa
trần tai giữa và thành trên ống tai, sát thành
trên ống tai ngoài.
+ Trong phẫu thuật: đánh giá xem có gây
bộc lộ màng não hay không.
- Tĩnh mạch bên ra trước:
+ Trên phim: ở bình diện axial, kẻ một
đường tưởng tượng đi qua thành sau sào
bào, song song với thành sau ống tai ngoài,
dùng đường này để đối chiếu tìm vị trí tương
đối của thành trước tĩnh mạch bên so với sào
bào: nằm sau sào bào, ngang tầm thành sau
sào bào hay vượt ra trước thành sau sào bào.
+ Trong phẫu thuật: đánh giá xem có gây
bộc lộ tĩnh mạch bên hay không.
3. Đạo đức nghiên cứu
Đề tài tuân thủ các nguyên tắc đảm bảo
đạo đức trong nghiên cứu y sinh học. Tất cả
bệnh nhân được giải thích đầy đủ, rõ ràng về
lợi ích cũng như những biến chứng có thể xảy
ra khi thực hiện phẫu thuật nội soi tiệt căn
xương chũm đường xuyên ống tai.
Bệnh nhân đồng ý và ký giấy cam kết
phẫu thuật. Sau mỗi lần khám có thông báo
kết quả cho bệnh nhân. Tất cả những thông
tin liên quan đến bệnh nhân được quản lý và
giữ bí mật.
TCNCYH 117 (1) - 2019 71
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
III. KẾT QUẢ
Nghiên cứu thực hiện ở 54 bệnh nhân (18
nam, 36 nữ), 3 bệnh nhân mổ 2 tai và 51 bệnh
nhân mổ 1 tai (35 tai phải, 16 tai trái), tổng số
57 tai. Sự khác biệt về giới tính, bên tai phẫu
thuật là ngẫu nhiên, không có ý nghĩa thống
kê, p > 0,05.
1. Đặc điểm cấu trúc xương chũm:
Trên phim cắt lớp vi tính, 45/57 tai (79%)
xương chũm đặc ngà và 12/57 tai (21%)
xương chũm nghèo thông bào nhưng trong
phẫu thuật tất cả các trường hợp đềucó
xương chũm đặc ngà.
2. Đặc điểm sào bào
Việc xác định sào bào trên phimtương đối
dễ, nghiên cứu có 5/57 tai (8,8%) không có
sào bào và 52/57 tai (91,2%) có sào bào, như
vậy kích thước cũng như vị trí đáy sào bào
được phân tích ở 52 trường hợp.
Kích thước sào bào
Trong phẫu thuật thấy 34/52 tai (65,3%)
sào bào nhỏ, 18/52 tai (34,7%) sào bào vừa,
không trường hợp nào sào bào lớn hay rất
lớn. Ở 27/52 tai (51,9%) sào bào nhỏ hơn ống
tai trên phim thì trong phẫu thuật phần lớn
(46,1%) là sào bào nhỏ và chỉ 5,8% có kích
thước vừa. Ở 21/52 tai (40,4%) sào bào bằng
ống tai ngoài trên phim thì trong phẫu thuật
khoảng một nửa số này được nhận định là
sào bào vừa và nửa còn lại là nhỏ, sở dĩ có
sự chênh lệch này là do kích thước ống tai to
nhỏ khác nhau ở mỗi người. Cả 4 tai (7,7%)
sào bào lớn hơn ống tai trên phim thì trong
phẫu thuật tương ứng với sào bào kích thước
vừa (p < 0,01).
Vị trí đáy sào bào
Trường hợp đáy sào bào thấp hơn sàn ống
tai trên phim không được chọn vào nghiên
cứu.Trong phẫu thuật, đáy sào bào của 48/52
tai (92,3%) cao hơn và 4/52 tai (7,7%) ngang
sàn ống tai, không trường hợp nào thấp
hơn.Đối chiếu giữa phim và phẫu thuật thấy
toàn bộ 40/52 tai (76,9%) đáy sào bào cao
hơn hoặc ngang tầm 1/3 trên ống tai ngoài
trên phim có đáy sào bào cao hơn sàn ống tai
trong phẫu thuật; trong số9/52 tai (17,3%) có
đáy sào bào ngang 1/3 giữa ống tai trên phim
thì trong phẫu thuật có tới 13,5% đáy sào bào
cao hơn và chỉ có 3,8% (2 tai) bằng sàn ống
tai; còn 3 tai (5,8%) có đáy sào bào ngang 1/3
dưới ống tai ngoài trên phim thì trong phẫu
thuật 1 trường hợp đáy sào bào cao hơn và 2
trường hợp bằng sàn ống tai (sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê, p < 0,01).
3. Đường vào xương chũm hẹp
Màng não xuống thấp: có 17/57 tai
(29,8%) màng não cao hơn hoặc ngang trần
tai giữa (hình 1), 32/57 tai (56,2%) màng não
xuống thấp hơn trần tai giữa (hình 2) và 8/57
tai (14%) màng não sa thấp sát trần ống tai
ngoài (hình 3).
Hình 1. Phim cắt lớp vi tính
Màng não cao ngang mức trần tai giữa (Bệnh
nhân số 16)
72 TCNCYH 117 (1) - 2019
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Hình 2. Phim cắt lớp vi tính
Màng não nằm giữa trần tai giữa và thành
trên ống tai ngoài (Bệnh nhân số 3)
Hình 3. Phim cắt lớp vi tính
Màng não sát thành trên ống tai ngoài (Bệnh
nhân số 41)
Tĩnh mạch bên ra trước: Trên phim có 39/57 trường hợp (68,4%) tĩnh mạch bên nằm phía
sau (hình 4), 10/57 trường hợp (17,6%) tĩnh mạch bên nằm ngang mức (hình 5) và 8/57 trường
hợp (14%) tĩnh mạch bên lấn ra phía trước thành sau sào bào (hình 6).
Hình 4. Phim cắt lớp vi tính
Tĩnh mạch bên nằm sau sào bào (Bệnh nhân số 13)
Hình 5. Phim cắt lớp vi tính
Tĩnh mạch bên ngang mức thành sau sào bào (Bệnh nhân số 3).
TCNCYH 117 (1) - 2019 73
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Hình 6. Phim cắt lớp vi tính
Tĩnh mạch bên ra trước thành sau sào bào (Bệnh nhân số 28)
IV. BÀN LUẬN
Trong viêm tai giữa mạn tính, xương chũm
nghèo thông bào chiếm đa số với 69,3%,
xương chũm thông bào bình thường chỉ chiếm
30,7% [9]. Ở những nghiên cứu trước, phẫu
thuật nội soi tiệt căn xương chũm chỉ được áp
dụng cho xương chũm đặc ngà trên phim cắt
lớp vi tính, trong nghiên cứu này, chúng tôi
chủ ý chọn một số trường hợp(21%) nghèo
thông bào nhưng cấu trúc xương đặc ở tường
thượng nhĩ và thành sau trên ống tai ngoài
(đây là vùng khoan mở thượng nhĩ - sào đạo -
sào bào xuyên ống tai). Thực tế đã chứng
minh lựa chọn này là hợp lý vì trong phẫu
thuật, tất cả 57 tai đều có xương chũm đặc,
sào bào nhỏ và phẫu thuật đã đảm bảo bộc lộ,
dẫn lưu toàn bộ vùng bệnh tích. Như vậy, khả
năng đánh giá chính xác cấu trúc xương chũm
của phim cho phép chỉ định phẫu thuật nội soi
tiệt căn xương chũm đường xuyên ống tai ở
xương chũm đặc ngà và một số nghèo thông
bào mà các nhóm thông bào không nằm trên
đường khoan mở xương.
Phẫu thuật nội soi tiệt căn xương chũm
đường xuyên ống tai được thực hiện một cách
dễ dàng ở 5 trường hợp không có sào bào
trên phim. Phân tích 52 trường hợp (91,2%)
có sào bào trên phim và đối chiếu với đánh
giá trong phẫu thuật chúng tôi rút ra một số
kinh nghiệm.
- Kích thước sào bào so với ống tai ngoài:
Do chưa tìm được tài liệu nói về cách đánh
giá kích thước sào bào trên phim cắt lớp vi
tính nên để chọn ra những trường hợp sào
bào nhỏ đáp ứng với chỉ định phẫu thuật
nhóm nghiên cứu đã sử dụng kích thước ống
tai ngoài để so sánh. Chúng tôi nhận thấy, sào
bào nhỏ hơn ống tai trên phim thường tương
ứng với sào bào nhỏ trong phẫu thuật, sào
bào lớn hơn một chút so với ống tai ngoài trên
phim tương ứng kích thước vừa trong phẫu
thuật. Trường hợp sào bào bằng ống tai ngoài
trên phim thì khoảng một nửa là kích thước
nhỏ và một nửa là kích thước vừa trong phẫu
thuật. Theo dõi kết quả phẫu thuật của nhóm
sào bào có kích thước tương đương ống tai
ngoài trên phim thì sau khi da phủ kín, hốc mổ
gần như chỉ rộng gấp đôi ống tai mà thôi.
- Vị trí đáy sào bào so với thành sau ống
tai ngoài: Nghiên cứu của Trần Tố Dung về
giải phẫu xương thái dương người Việt Nam
cho thấy ở nhóm xương chũm đặc ngà có trên
80% đáy sào bào cao hơn sàn ống tai, trong
đó 62,5% ngang mức điểm giữa thành sau
ống tai ngoài.Trong phẫu thuật tiệt căn xương
chũm, tường dây VII cần hạ tối đa để đảm bảo
74 TCNCYH 117 (1) - 2019
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
dẫn lưu sào bào vào ống tai, đáy sào bào
càng cao thì yêu cầu này càng dễ đạt được
mà không cần khoan mài tường dây VII quá
nhiều. Nghiên cứu cho thấy tất cả trường hợp
đáy sào bào ngang mức 1/3 trên ống tai trở
lên và phần lớn trường hợp ngang mức 1/3
giữa ống tai trên phim đều cao hơn sàn ống
tai ngoài trong phẫu thuật và trường hợp đáy
sào bào tương ứng 1/3 dưới ống tai trên phim
thường ngang mức sàn ống tai trong phẫu
thuật.
Dựa vào bình diện Coronal và Axial trên
phim cắt lớp vi tính, chỉ áp dụng phẫu thuật
nội soi tiệt căn xương chũm đường xuyên ống
tai cho những trường hợp sào bào có kích
thước nhỏ hơn hoặc bằng ống tai ngoài(tối đa
cũng chỉ nên lớn hơn một chút) và đáy càng
cao hơn sàn ống tai ngoài càng tốt, ít nhất
cũng phải ngang mức sàn ống tai.
Đường vào xương chũm hẹp: Trong phẫu
thuật, khi xương chũm thông bào, màng não
thường nằm cao hơn 5mm so với đường
xương thái dương, ngang mức trần tai giữa
[10]. Khi xương chũm đặc ngà, bên cạnh kích
thước sào bào có xu hướng nhỏ còn hay gặp
màng não xuống thấp, tĩnh mạch bên ra
trước gây khó khăn cho khoan mở sào bào
- thượng nhĩ ở phẫu thuật xương chũm
đường sau tai (dễbị bộc lộ màng não, tĩnh
mạch bên, khoan vào dây VII, ống bán khuyên
ngoài). Phim cắt lớp vi tính giúp xác định
trước các bất thường về giải phẫu trên và nên
áp dụng kỹ thuật khoan xương chũm từ trước
ra sau hoặcphẫu thuật nội soi tiệt căn xương
chũmđường xuyên ống tai.
- Màng não sa thấp: Trên bình diện cor-
onal, nếu màng não ở phần xương chũm phía
ngoài sào bào cao hơn trần tai giữa thì đường
mở xương chũm từ sau ra trước hoặc từ
trước ra sau đều không gặp khó khăn. Nhưng
nếu phần màng não này xuống thấp hơn trần
tai giữa, thậm chí xuống sát thành trên ống tai
ngoài thì đường vào từ sau ra trước sẽ khó vì
hẹp, dễ gây bộc lộ màng não trong khi đó
đường vào từ trước ra sau thuận lợi hơn, quá
trình khoan mở thượng nhĩ - sào đạo - sào
bào gần như không xảy ra tai biến hở màng
não. Như vậy, khoảng 70% số tai của nghiên
cứu có đường vào xương chũm sau tai hẹp
do màng não sa thấp và việc sử dụng đường
xuyên ống tai thuận lợi hơn trong đó có 14%
màng não sa xuống sát thành trên ống tai
ngoài không thể áp dụng được đường vào
xương chũm sau tai.
- Tĩnh mạch bên lấn ra trước: Trên bình
diện axial, thành trước tĩnh mạch bên càng ở
phía sau thành sau sào bào thì việc mở
xương chũm từ sau ra trước càng dễ vì
đường vào rộng, hiếm khi gây bộc lộ tĩnh
mạch. Nhưng nếu thành trước tĩnh mạch bên
lấn ra trước ngang tầm hoặc vượt qua thành
sau sào bào thì việc mở xương chũm từ sau
ra trước sẽ khó do đường vào hẹp, trong khi
đó việc khoan từ trước ra sau không gặp khó
khăn gì và tránh được tai biến bộc lộ tĩnh
mạch bên. Thậm chí, trường hợp thành trước
tĩnh mạch bên áp sát thành sau ống tai thì
đường mở xuyên ống tai là cách duy nhất an
toàn để thực hiện tiệt căn xương chũm. Như
vậy nghiên cứu có 31,6% chiếm gần 1/3 số tai
(trong đó 17,6% tĩnh mạch bên nằm ngang
mứcvà 14% tĩnh mạch bên lấn ra phía trước
thành sau sào bào) có đường vào xương
chũm sau tai hẹp và đường mở xương chũm
xuyên ống tai đã phát huy ưu thế.
V. KẾT LUẬN
Dựa vào phim cắt lớp vi tính, bên cạnh
những trường hợp sào bào nhỏ trên nền
TCNCYH 117 (1) - 2019 75
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
xương chũm đặc ngà còn có 21% xương
chũm nghèo thông bào được thực hiện phẫu
thuật nội soi tiệt căn xương chũm đường
xuyên ống tai. Phim cũng giúp nhóm nghiên
cứu lựa chọn phẫu thuật phù hợp cho 14%
màng não sa thấp sát thành trên ống tai ngoài,
14% tĩnh mạch bên lấn ra trước thành sau sào
bào và 5 trường hợp không có sào bào, đây là
nhóm rất khó thực hiện phẫu thuật tiệt căn
xương chũm đường vào sau tai do trường mổ
hẹp, nguy cơ gây tai biến cao.
Lời cảm ơn
Tập thể nghiên cứu chân thành cảm ơn bộ
môn Tai Mũi Họng, Trường Đại học Y Hà Nội
và khoa Tai Thần kinh, Bệnh viện Tai Mũi
Họng Trung ương, các bệnh nhân và gia đình
người bệnh đã góp phần hoàn thiện đề tài.
Chúng tôi cam kết không có xung đột lợi ích
trong kết quả nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Holt J.J (2008). Transcanal antrotomy.
Laryngoscope, 118(11), 2036 - 2039.
2. Nguyễn Tấn Phong (2009). Phẫu thuật
nội soi chức năng tai. Nhà xuất bản Y học, Hà
Nội.
3. Tarabichi M (2010). Transcanal Endo-
scopic Management of cholesteatoma. Otol-
ogy & Neurotology, 9.
4. R. M. Rehl., S. Oliaei., K. Ziai et a
(2012). Tympanomastoidectomy with otoendo-
scopy. Ear, Nose & Throat Journal, 91, 527 -
532.
5. Nguyễn Tấn Phong (2010). Khoét chũm
tiệt căn tối thiểu kết hợp tạo hình tai giữa. Tạp
chí Y học thực hành, 730(8), 80 - 82.
6. Deguine O., Escude B. (2008). Apport
de l’imagerie dans les otites chroniques stabi-
lisées et évolutives. Exploration radiologique
en otologie, 15 - 26.
7. Kuo C.-L., Shiao A.-S., Yung M et al
(2015). Updates and Knowledge Gaps in Cho-
lesteatoma Research. Hindawi Publishing Cor-
poration BioMed Research International, 2015,
Article ID 854024, 17 pages.
8. Marchioni D., Villari D., Alicandri-
Ciufelli M et al (2011). Endoscopic open tech-
nique in patients with middle ear cholestea-
toma. Eur Arch Otorhinolaryngol, 268(11),
1557 - 1563.
9. L. O. R. de Zinis., D. Tonni, MD., M. G.
Barezzani (2010). Single-Stage Canal Wall-
Down Tympanoplasty: Long-Term Results and
Prognostic Factors. The Annals of Otology,
Rhinology & Laryngology, 119.5, 304 - 312.
10. A. Aslan, Æ. C. Mutlu, Æ. O. Celik et
al (2004). Surgical implications of anatomical
landmarks on the lateral surface of the mas-
toid bone Surg Radiol Anat, 26, 263 - 267.
Summary
CHARACTERISTICS OF MASTOID BONE ON COMPUTED TOMOGRA-
PHY SCAN OF PATIENTS WHO ARE CHOSEN FOR CANAL WALL
DOWN MASTOIDECTOMY UNDER TRANSCANAL ENDOSCOPY
The mastoid structure on a computedtomography scan (CT scan) is a determining factor for
indication of canal wall down mastoidectomy undertranscanal endoscopy. We conducted observa-
tional studies describing 57 cases of dangerous chronic otitis media. Results: 79% high density
mastoid, 21% poor cell mastoid; 8.8% no antrum, 51.9% cases with antrum smaller than external
ear canal, 76.9% cases with the bottom of antrum higher than or equal to the level of 1/3 of the
76 TCNCYH 117 (1) - 2019
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
ear canal, 56.2% cases with dura lower than the ceilling of the middle ear and 14% cases with
dura close to the superior wall of the external ear canal. Additionally, 17.6% cases with sigmoid
sinus at the same level of the posterior wall of antrum and 14% cases with sigmoid sinus protrude
the posterior wall of antrum. CT scan of the temporal bone plays an important role in surgical indi-
cations, especially to identify cases with condensed mastoid bone, low-lying dura, lateral veins
bulging or cases with no antrum, which are difficult for postauricular canal wall down mastoidec-
tomy but are easy and safe for endoscopic transcanal canal wall down mastoidectomy.
Keywords: cholesteatoma, retraction porket grade IV, endoscopy transcanal canal wall-
down mastoidectomy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_dac_diem_xuong_chum_tren_phim_cat_lop_vi_tinh_cua_nhu.pdf