Đề tài Đặc điểm tình hình hoạt động của Sở lao động Thương binh xã hội tỉnh Thái Bình

Tài liệu Đề tài Đặc điểm tình hình hoạt động của Sở lao động Thương binh xã hội tỉnh Thái Bình: Lời nói đầu Thái bình là một tỉnh nằm trên vùng châu thổ Sông Hồng thuộc miền Bắc nước ta. Đặc điểm nổi bật nhất của tỉnh là sản xuất nông nghiệp nắm vai trò chủ đạo của nền kinh tế tỉnh tập trung phần lớn lao động. Là một tỉnh có dân số đông và trẻ nên các vấn đề về kinh tế chính trị xã hội hết sức phức tạp. Với các chức năng như quản lý Nhà nước về lao động, thực hiện các chính sách về lao động thương binh và xã hội Sở lao động thương binh và xã hội được thành lập và đã đi vào hoạt động. Với mục đích của báo cáo là để tìm hiểu một số nét chính về quá trình hình thành và phát triển, hệ thống tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ, kết quả thực hiện chức năng nhiệm vụ này và hướng phát triển trong thời gian sắp tới của Sở LĐTB xã hội. Bố cục của Báo cáo tổng hợp này gồm 2 phần Phần I: Đặc điểm tình hình hoạt động của Sở lao động Thương binh xã hội tỉnh Thái Bình Phần II: Những vấn đề đổi mới và hướng phát triển trong thời gian tới Em xin chân thành cảm ơn TS. Trần Thị Thu và ThS. N...

doc18 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1153 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đặc điểm tình hình hoạt động của Sở lao động Thương binh xã hội tỉnh Thái Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Thái bình là một tỉnh nằm trên vùng châu thổ Sông Hồng thuộc miền Bắc nước ta. Đặc điểm nổi bật nhất của tỉnh là sản xuất nông nghiệp nắm vai trò chủ đạo của nền kinh tế tỉnh tập trung phần lớn lao động. Là một tỉnh có dân số đông và trẻ nên các vấn đề về kinh tế chính trị xã hội hết sức phức tạp. Với các chức năng như quản lý Nhà nước về lao động, thực hiện các chính sách về lao động thương binh và xã hội Sở lao động thương binh và xã hội được thành lập và đã đi vào hoạt động. Với mục đích của báo cáo là để tìm hiểu một số nét chính về quá trình hình thành và phát triển, hệ thống tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ, kết quả thực hiện chức năng nhiệm vụ này và hướng phát triển trong thời gian sắp tới của Sở LĐTB xã hội. Bố cục của Báo cáo tổng hợp này gồm 2 phần Phần I: Đặc điểm tình hình hoạt động của Sở lao động Thương binh xã hội tỉnh Thái Bình Phần II: Những vấn đề đổi mới và hướng phát triển trong thời gian tới Em xin chân thành cảm ơn TS. Trần Thị Thu và ThS. Ngô Quỳnh An đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bản Báo cáo này. Phần I Đặc điểm, tình hình hoạt động của sở lao động thương binh và xã hội Thái Bình I. Quá trình hình thành và phát triển Lịch sử của ngành Lao động - Thương binh xã hội Thái Bình xuất phát từ 3 ngành lao động, ngành TBXH và kinh tế mới. Ngay từ năm 1950, tỉnh ta đã thành lập tổ dân công, sau đó là phòng lao động trực thuộc UBHC tỉnh với nhiệm vụ chính là tổ chức, huy động dân công phục vụ kháng chiến. Đến tháng 11/1956 thành lập ty lao động, sau đó đến năm 1982 đổi tên thành Sở lao động. Ty thương binh, cựu binh của tỉnh được thành lập từ năm 1952, sau đó đổi tên thành ty Thương binh. Tháng 3/1971 thành lập Ty Thương binh xã hội và đến 1983 đổi tên thành Sở thương binh xã hội. Năm 1958 thành lập phòng khai hoang thuộc UBNC tỉnh. Năm 1961 thành lập ty khai hoang sau đó đổi tên thành ban kinh tế mới. Năm 1983 sát nhập bộ phận di dân ngoại tỉnh vào Sở lao động thành lập Chi cục điều động lao động và dân cư đến năm 1984 sát nhập toàn bộ ban kinh tế mới vào sở lao động thành lập chi cục điều động lao động dân cư phát triển vùng kinh tế mới trực thuộc Sở lao động. Ngày 13/5/1988 UBND tỉnh có QĐ số 230/QĐ - UB thành lập sở lao động trên cơ sở sát nhập Sở lao động với sở Thương binh xã hội. Hệ thống tổ chức bộ máy: Phòng Thanh tra Phòng quản lý hồ sơ Phòng tổ chức - THHC Sở LĐTB XH Thái Bình Phòng LĐ tiền công Phòng dạy nghề Phòng chính sách TBLS Phòng chính sách XH Phòng TC - KT Hiện nay tổ chức bộ máy của Sở LĐTB - XH Thái bình gồm: * Ban giám đốc Sở: Gồm 3 người: 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc * Các phòng ban chuyên môn 1. Phòng tổ chức - tổng hợp - hành chính 2. Phòng lao động tiền công 3. Phòng dạy nghề 4. Phòng chính sách thương binh liệt sỹ 5. Phòng chính sách xã hội 6. Phòng tài chính kế toán 7. Phòng thanh tra 8. Phòng quản lý hồ sơ Với 48 cán bộ trong đó có 9 nữ, 39 nam thuộc Sở quản lý của Sở Ngoài ra còn đơn vị trực thuộc sở. 1. Trung tâm điều dưỡng người có công (Đồng Châu) 2. Khu điều dưỡng thương binh nặng Quang Trung (Kiến Xương) 3. Xí nghiệp may thương binh Kiến xương 4. Khu nuôi dưỡng tâm thần kinh 5. Trường dạy chữ dạy nghề cho trẻ em tàn tật 6. Xí nghiệp Thương binh 7. Trung tâm Bảo trợ xã hội. 8. Trung tâm phục hồi chức năng người tàn tật 9. Trung tâm điều trị giáo dục đối tượng TNXH (gọi tắt là trung tâm 05 - 06) 10. Trung tâm dạy nghề 11. Trung tâm giới thiệu và đào tạo việc làm. * Chức năng và nhiệm vụ 1. Căn cứ pháp luật, chính sách Nhà nước, sự hướng dẫn của bộ LĐ - TBXH và đặc điểm kinh tế của tỉnh xây dựng kế hoạch dài hạn, hàng năm của tỉnh về lĩnh vực lao động Thương binh và xã hội trình UBND tỉnh quyết định và tổ chức, chỉ đạo thực hiện theo kế hoạch được duyệt. 2. Tổ chức thực hiện. - Thống kê tổng hợp nguồn lao động và các đối tượng chính sách xã hội - Hướng dẫn và kiểm tra thực hiện chế độ tiền lương tiền công khu vực sản xuất kinh doanh. - Hướng dẫn và giám sát thực hiện hợp đồng lao động - Quản lý Nhà nước các đơn vị dạy nghề và dịch vụ việc làm xã hội - Quản lý, hướng dẫn và tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác di dân phát triển vùng kinh tế mới - Thanh tra ATLĐ và bảo hộ lao động - Kiểm tra thực hiện chế độ BHXH - Tổ chức thực hiện và kiểm tra các ngành các cấp: thực hiện chính sách đối với cán bộ lãnh đạo cách mạng, người và gia đình có công với cách mạng, thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ, quân nhân phục viêNVL chuyển ngành.... - Hướng dẫn và thực hiện tưởng niệm liệt sỹ nhana ngày lễ lớn, truy điệu liệt sỹ khi báo tử. 3. Chủ trì và có sự phối hợp của các cơ quan liên quan về các mặt: - Điều tra tai nạn lao động - Quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình liên ngành phòng chống TNXH - Thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo - Xây dựng và phát triển các hình thức bảo trợ xã hội, nhân đạo, từ thiện đối với các đối tượng bảo trợ xã hội. 4. Tham gia với các ngành - Là thành viên của hội đồng giám định y khoa về thương tật, khả năng lao động cho người lao động và các đối tượng chính sách xã hội. - Điều tra hiệu quả chiến tranh, bảo vệ các chứng tích, di tích chiến tranh để phục vụ công tác giáo dục, tuyên truyền đối nội, đối ngoại của tỉnh. 5. Thực hiện kiểm tra thanh tra Nhà nước về việc thi hành pháp luật chính sách thuộc lĩnh vực lao động Thương binh và xã hội. 6. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch tài chính vật tư của ngành. 7. Quản lý tổ chức cán bộ, các đơn vị trực thuộc tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác LĐ TB & XH trên địa bàn. II. Kết quả thực hiện chức năng nhiệm vụ 1. Công tác quản lý lao động giải quyết việc làm, thực hiện bộ luật lao động, dạy nghề. 1.1. Mục tiêu Quản lý lao động và giải quyết việc làm. - Thái bình là một tỉnh đông dân (năm 2000 là 1.785.600 người và năm 2003 là 1.837.000 người) dân số trong độ tuổi lao động là 1.089.000 người (năm 2003) chiếm 61% dân số trong đó khu vực nông thôn chiêms 94,2% khu vực thị xã là 5,78% lao động trong khu vực quốc doanh có 4%, khu vực ngoài quốc doanh chiếm 96%, chất lượng lao động hạn chế: lao động phổ thông chiếm tới 81,5%, lao động chuyên môn kỹ thuật có 18,5% trong đó CNKT chỉ có 9,5%. Số người không có việc làm hàng năm trên 2 vạn, số người thiếu việc làm ở nông thôn là 22 vạn. Vì vậy giải quyết việc làm luôn là vấn đề bức xúc của tỉnh ta trong thời gian qua. Thực hiện nghị quyết 126 của thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng chương trình việc làm, Sở LĐTBXH Thái bình đã phối hợp với các ngành chức năng tiến hành xây dựng chương trình giải quyết việc làm giai đoạn 2000 - 2005, chương trình đã được HĐND tỉnh khoá 13 thông qua nghị quyết tại kỳ họp thứ 3 ngày 26/7/2000. Và tính đến nay đã thu được một số thành tựu đáng ghi nhận. Đơn vị: người Chỉ tiêu 2001 2002 2003 KH TH KH TH KH TH 1. Tạo việ làm mới 18.000 17.000 20.000 23.397 22.000 23.581 a. XKLĐ - 562 2.000 2.897 25.000 2.640 b. TVL tại chỗ 13.000 - 12.000 18.200 - 19.971 Qua bảng ta thấy trong 3 năm 2001, 2002, 2003 tỉnh Thái bình đã tạo việc làm mới cho 63.978 người, tăng so với kế hoạch 6,6%. Đặc biệt năm 2002 tăng so với năm 2001 là 375. Công tác xuất khẩu lao động được thực hiện ở Thái Bình đã thành công rực rỡ. Nếu năm 2001 chỉ đi 562 người và trước đó từ 5 năm 91 đến năm 2000 chỉ đi được 1200 người thì năm 2002 đã đi được 2897 người và năm 2003 đã đi được 2640 người. Nói riêng về xuất khẩu lao động, thực hiện theo nghị quyết hội nghị Trung ương 4 khoá 8: " Mở rộng xuất khẩu lao động trên thị trường đã có và trên thị trường mới, cho phép các thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu lao động và làm dịch vụ xuất khẩu lao động trong khuôn khổ pháp luật dưới sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Kiên quyết chấn chỉnh những hoạt động xuất khẩu trái phép với quy định của Nhà nước". UBND tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động gồm 18 người có nhiệm vụ phân bổ giới thiệu các Công ty xuất khẩu lao động về việc làm các huyện thị xã. Đến nay đã có hơn 16 đơn vị trong đó có 3 đơn vị có chi nhánh nằm trên địa bàn tỉnh tham gia vào công tác xuất khẩu lao động với quy trình: - Tuyển tại chỗ - Khám sức khoẻ tại chỗ - Học ngoại ngữ và giáo dục định hướng tại chỗ. - Làm hộ chiếu tại chỗ - Tổ chức tiễn đưa tại chỗ Với phương châm giảm chi phí cho người đi tới mức thấp nhất có thể riêng trong 2003 đã được kết quả đáng khích lệ (xem phụ lục). Bằng những hoạt động nhằm giảm bớt các mặt hạn chế trong các năm. Công tác giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động trong các năm qua Sở kết hợp với ngành, các cấp, các đơn vị đã tạo việc làm tại chỗ cho 38171 lao động. Với kết quả trên, cơ cấu lao động đã chuyển dịch theo hướng tích cực, cơ cấu lao động nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ năm 2003 là 72,8% - 7,3% - 9,9% trong khi cơ cấu này năm 2002 là: 73,34% - 16,69% - 9,7% và của năm 2001 là 75,04% - 16,44% - 8,55%. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn là 77,69% tăng so với năm 2002 là 1,4% (năm 2002 là 76,27%). So với năm 2001 là 4,8% (năm 2001 là 74,64%) và sơ với năm 2000 là 5,64% (năm 2000 là 73,54%). Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị đã giảm dần từ 7,54% (năm 2000), 6,79% (2001), 6,15% (năm 2002) và còn 5,25% năm 2003. Đặc biệt trên lĩnh vực quản lý lao động, giải quyết việc làm năm nay tỉnh ta lần đầu tiên tổ chức Hội chợ lao động - việc làm đã thành công tốt đẹp. Hội chơ tổ chức trong 2 ngày thu hút 48 đơn vị tham gia trong đó 35 doanh nghiệp (có 4 doanh nghiệp tỉnh ngoài) 8 trường và trung tâm dạy nghề, 5 trung tâm giải quyết việc làm. Hội chợ đã thu hút 1,5 vạn người tham gia kết quả có 25.676 lượt người đến đăng ký tìm việc làm trong đó đã có 19.637 lượt người đã đăng ký, có 9.875 lượt người được tư vấn tại hội chợ, 2.668 người được tuyển trực tiếp, 9.883 lượt người được đăng ký học nghề, trong đó 7.238 lượt người đã trực tiếp nhận đăng ký học nghề (học nghề ngắn hạn: 4.238 lượt người, dài hạn 2.672 lượt người). Thành công lớn nhất của hội chợ đã làm chuyển biến nhận thức và tư duy của lớp trẻ trong cơ chế thị trường sức lao động hiện nay để chủ động tìm việc làm, tìm người học. Hội chợ lao động - việc làm Thái Bình lần thứ nhất năm 2003 tạo sự quan tâm chú ý của toàn xã hội và đã được Bộ lao động - Thương binh và xã hội, UBND tỉnh đánh giá thành công tốt đẹp. 1.2. Công tác thực hiện quản lý vốn vay giải quyết tạo việc làm Năm 2003 tổng nguồn vốn vay từ quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm theo quyết định 120/HĐBT là 33.982 triệu đồng trong đó vốn mới bổ xung là 2,5 tỷ đồng. Đã cho vay 354 dự án với số tiền là 11,613 triệu đồng. Hỗ trợ việc làm cho 7.279 người, tạo việc làm cho 3.356 người, tập trung chủ yếu vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn với 326 dự án bằng 10 tỷ đồng chiếm 92% số vốn vay. 1.3. Công tác thực hiện Bộ luật lao động Trong những năm gần đây ngành LĐTBXH đã cùng với các ngành chức năng trong tỉnh (Liên đoàn lao động, Bảo hiểm xã hội, ngành Tư pháp) thực hiện rất nghiêm túc Bộ luật lao động: kiểm tra các doanh nghiệp trên toàn tỉnh về việc thực hiện các quy định của bộ luật lao động. Từ đó tham gia cùng với các doanh nghiệp về thực hiện các chế độ với người lao động đồng thời triển khai hướng dẫn những quy định mới trong bộ luật lao động. Tính riêng năm 2003 Sở đã tiến hành rà soát định mức lao động và xét duyệt đơn giá tiền lương cho 18 dn Nhà nước, xếp hạng 4 đơn vị cấp 712 sổ lao động cho 712 người, thuộc 20 doanh nghiệp. Đồng thời đề nghị với UBND tỉnh xem xét nâng lương cho 42 cán bộ quản lý, thoả thuận với giám đốc các doanh nghiệp nâng lương cho 1059 cán bộ, có 30 đơn vị bằng 976 người đăng ký sử dụng lao động, đưa tổng số người được đăng ký lên 12133 người đạt 86% (khu vực Nhà nước ); có 1941 người/ 34000 lao động chiếm 5% (Khu vực tư nhân). 1.4. Công tác quản lý nghĩa vụ lao động công ích Căn cứ quyết định phân bổ tỷ lệ quản lý sử dụng lao động công ích, của UBND tỉnh Sở LĐTBXH đã hướng dẫn các huyện thị xã phường sử dụng số lao động có nghĩa vụ, lao động công ích theo quy định của pháp lệnh và nghị định 91 /CP của Chính phủ. Trong 3 năm 2001 - 2003 toàn tỉnh Thái bình đã huy động được 6.762.100 công (năm 2003 là 2.196.000 công, năm 2002 là 28500.000 công, năm 2001 là 1716100 công). 1.5. Công tác quản lý đào tạo nghề (Phòng ĐTN) Trong những năm qua công tác dạy nghề đã được các cấp ngành của tỉnh quan tâm tạo điều kiện, hệ thống mạng lưới dạy nghề từng bước được củng cố tăng cường cả về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. Về công tác tuyển sinh: Trong những năm 2000 đến 2003: các trường và cơ sở dạy nghề đã tuyển mới được 63.119 lượt người (trong đó đào tạo dài hạn là 5803 người ngắn hạn là 57.316 người) và đang có xu hướng tăng lên: từ 15253 người (năm 2000) lên 14.716 người (năm 2001) và lên 16050 người (năm 2002) và năm 2003 là 17.100 người. Đặc biệt là việc dạy nghề đào tạo công nhân cho các khu công nghiệp trong tỉnh đã được quan tâm đúng mức. Năm 2002 đã dạy nghề cho 72 người học nghề cán thép để tuyển cho nhà máy cơ khí Đông Phương Hồng, các cơ sở dạy nghề may cho 2059 người theo học chương trình 3 tháng và kết quả là Công ty may Đức Giang đã tuyển 300 người, Công ty may AP đã tuyển 1400 người, Công ty mang XK Thái Bình đã tuyển 100 người. Việc sử dụng vốn để nâng cao chương trình dạy và học được sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả thiết thực tính đến hết năm 2003 tỷ lệ lao động qua đào tạo là 26,6% trong đó cơ cấu lao động qua đào tạo nghề là 16,8%. 2. Thực hiện chính sách người có công Trong những năm 2000 đến 2003 là những năm mà nhiều chính sách của Nhà nước được ban hành như: Việc điều chỉnh trợ cấp, phụ cấp với người và gia đình có công với cách mạng, giải quyết chế độ với những người vừa là thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh, vừa là bệnh binh hoặc mất sức CNVC Nhà nước, tiếp tục giải quyết đối với những người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hoá học và đạt được một số kết quả. 2.1. Kết quả thực hiện chính sách Sở LĐTB XH tỉnh Thái Bình đã tập trung giải quyết tồn đọng sau chiến tranh theo thông tư 09 của Bộ LĐTB & XH về việc hoàn thành việc xác nhận người có công với cách mạng trong 3 thời kỳ. Năm 2000 việc thẩm định lập hồ sơ ở xã, huyện đã hoàn tất, tỉnh đã tập hợp danh sách 3.146 trường hợp trong đó có 302 người hưởng chính sách như thương binh, 657 liệt sỹ, 115 hưởng chế độ tiền khởi nghĩa, 2072 hưởng chính sách tham gia kháng chiến bị địch bắt tù đầy. Sau hơn 3 năm, đến nay đã có 508 trường hợp được suy tôn liệt sỹ, 361 người hưởng chính sách như thương binh. Chế độ liệt sỹ: Trong 3 năm gần đây Sở đã làm thủ tục giải quyết chế độ vợ liệt sỹ tái giá là 160 trường hợp, tuất nuôi dưỡng là 95 trường hợp, 70 trường hợp hưởng tuất, 3311 chế độ thờ cúng liệt sỹ. - Chế độ thương binh. Giới thiệu 495 trường hợp giám định thương tật , bệnh tật, thậm định danh sách trình Bộ LĐTB 7 XH duyệt trợ cấp 1 lần cho 59.946 thanh niên xung phong, người tham gia cách mạng (năm 2001 là 57529 người, năm 2002 là 1193 người, năm 2003 là 1224 người); điều chỉnh tỷ lệ thương tật cho 83 người, khám phúc khuyết cho 170 người. Tiếp nhận 118 thương binh do quân đội chuyển về. - Thẩm định trình UBND tỉnh duyệt cấp chế độ cho người hưởng huân huy chương là 3.769 người với số tiền là 2.525 triệu đồng. - Tiếp nhận và thẩm định 128 hồ sơ đề nghị phong tặng, truy tặng danh hiệu cao quý Bà mẹ Việt Nam Anh hùng do các huyện chuyển đến. 2.2. Thực hiện các chương trình tình nghĩa. Trong các năm qua Thái Bình luôn đẩy mạnh các phong trào tình nghĩa. Với 5 phong trào chính: - Chương trình xoá nhà ở dột nát cho các đối tượng chính sách. Trong 4 năm (2000 - 2003) toàn tỉnh đã xây dựng mới được 91 nhà, sửa chữa 602 nhà với tổng kinh phí là 5.618 tỷ đồng. Tính đến năm 2003 toàn tỉnh hầu như không còn đối tượng chính sách người có công còn nhà dột nát. - Quỹ "đền ơn đáp nghĩa" Với truyền thống "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" trong các năm qua toàn tỉnh đã thu được 4961,527 triệu đồng trong đó cấp tỉnh thu được 859 triệu đồng cấp huyện là 1293,69 triệu đồng. Cấp xã phường là 3517,568 triệu đồng. - Phong trào chăm sóc thương bệnh binh, thân nhân gia đình liệt sỹ. Toàn tỉnh đẩy mạnh phong trào chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ đến từng người dân. Trong các dịp lễ tết, các cấp chính quyền đã bày tỏ lòng biết ơn đến những người và gia đình có công với cách mạng bằng những lời thăm hỏi và những phần quà. Đặc biệt nhân kỷ niệm 55 năm ngày Thương binh liệt sỹ các cấp các ngành trong tỉnh đã chuyển 4591 xuất quà của chủ tịch nước tới tay các đối tượng chính sách. Tỉnh đã trích ngân sách 1738 triệu đồng mua tặng quà 83.369 đối tượng chính sách. Các địa phương đã trích ngân sách 1.511 triệu đồng để mua quà cho các đối tượng chính sách trong đó cấp huyện thị xã là 334 triệu đồng, cấp xã phường là 1.177 triệu đồng. * Công tác mộ, nghĩa trang, nhà bia ghi tên liệt sỹ. Trong các năm qua đã quy tập 137 mộ liệt sỹ, xây mới 572 mộ, tu sửa 219 mộ xây dựng mới 11 nhà bia, xây dựng và tu sửa 83 nghĩa trang. Đặc biệt đầu năm 2003 tỉnh đã đón nhận 18 hài cốt liệt sỹ hy sinh từ chiến trường Campuchia về nước. Chi phí cho các công tác này là 3.752,8 triệu đồng. - Công tác chăm sóc phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng vẫn được các cơ quan ban ngành, các địa phương duy trì đều đặn. Phong trào tặng sổ tiết kiệm vẫn được duy trì đến nay đã có 9101 sổ tiết kiệm tình nghĩa với số dư trên 3 tỷ đồng. 3. Kết quả công tác xã hội Công tác xoá đói giảm nghèo Theo kết quả điều tra hộ nghèo năm 2001 thì toàn tỉnh Thái Bình có 44.827 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 8,78%. Trong những năm qua tỉnh đã chỉ đạo đẩy mạnh hơn nữa công tác xoá đói giảm nghèo và thu được một số kết quả: Tổng nguồn vốn tín dụng cho hộ nghèo vay với lãi suất ưu đãi là 191029 triệu (tổng số 297829 triêụ) số nghèo được hỗ trợ vay vốn là 13953 lượt hộ nâng tổng số lượt hộ được vay vốn lên 35 nghìn lượt hộ. Thực hiện dự án Việt Đức ( 2 đợt) với tổng số vốn là 17,3 tỷ đồng (đợt 1 là 6,8 tỷ, đợt 2 là 10,5 tỷ) cho trên 5500 hộ nghèo và cận nghèo vay. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác xoá đói giảm nghèo cho cán bộ 284 xã, phường, thị trấn và cán bộ phòng tổ chức lao động huyện, thị xã. Thành lập Quỹ vì người nghèo và qua 1 năm hoạt động (năm 2003) đã huy động được 556 triệu đồng để hỗ trợ hộ nghèo xây nhà và sửa chữa nhà. Công tác cứu trợ xã hội Trong những năm qua thực hiện theo nghị định 07 - CP của Chính phủ, toàn tỉnh đã có 3490 người được hưởng trợ cấp thường xuyên hàng tháng trong đó có 2378 người được hưởng mức 45 nghìn đồng/người/tháng; 586 người hưởng mức 24 nghìn đồng/người/tháng; 493 người hưởng mức 20 nghìn đồng/người/tháng. Đã kiểm tra hồ sơ xác nhận đề nghị trợ cấp xã hội cho gần 800 sinh viên học sinh. Trong 3 năm (2001 - 2003)được sự quan tâm của Bộ lao động Thương binh và xã hội tỉnh đã tiếp nhận và cấp 170 xe lăn cho các đối tượng tàn tật. Trong 3 năm, căn cứ vào kết quả điều tra hộ nghèo toàn tỉnh, Sở đã lập danh sách các hộ nghèo vào mua cấp thẻ BHYT cho 59385 người trong đó có cả số người già cô đơn và toàn bộ người mù. Cứu trợ đột suất cho 5700 lượt người với số tiền là 285 triệu đồng. * Công tác phòng chống tệ nạn xã hội. Trong năm qua Sở lao động Thương binh xã hội tỉnh Thái Bình đã cai nghiện cho 523 người trong đó 224 người đi cai ở trung tâm phòng chống tệ nạn xã hội ở Hoà Bình. Tư vấn các đối tượng cai tại nhà và cộng đồng được 539 đối tượng. Số gái mại dâm được giáo dục chữa trị là 124 người, được dạy nghề là 127 người. Đẩy mạnh công tác phòng chống HIV/AIDS trên toàn tỉnh bằng phương pháp tuyên truyền và phòng chống. 4. Các mặt công tác khác. a. Công tác tổ chức bộ máy Do phòng tổ chức tổng hợp hành chính đảm nhận. Thực hiện nghị quyết 16 CP ngày 18 tháng 10 năm 2000 của Chính phủ về việc sắp xếp bộ máy các cơ quan hành chính sự nghiệp nên giữa các năm đều có sự điều chỉnh để thích hợp với nhiệm vụ của từng năm. Như năm 2003 Sở đã lập tờ trình được uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập phòng quản lý hồ sơ thuộc Sở. Cũng trong năm 2003 đã bổ nhiệm 4 người (1 phó Giám đốc đơn vị, 3 phó trưởng phòng). Điều động bổ nhiệm 6 đồng chí trưởng phòng ở các phòng ban văn phòng Sở và các đơn vị trực thuộc, luân chuyển nội bộ cho 5 đồng chí, việc điều động luân chuyển này đã đạt được kết quả rõ nét. Việc đánh giá cán bộ được thực hiện bằng cách bỏ phiếu đánh giá cán bộ ở tất cả các phòng ban đơn vị trực thuộc đồng thời bỏ phiếu quy hoạch cán bộ ở các đơn vị sự nghiệp trong ngành theo đúng hướng dẫn của ban tổ chức tỉnh uỷ. Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ. Xác định được chất lượng cán bộ công nhân viên là yếu tố hàng đầu quyết định sự hoàn thành nhiệm vụ được giao nên Sở lao động Thương binh xã hội Thái Bình luôn chú trọng công tác đào tạo cho cán bộ từ cấp xã, phường đến cấp huyện, tỉnh. Bằng cách như tập huấn, cử người đi học.... nên chất lượng của đội ngũ cán bộ công nhân viên đã dần được nâng cao. Trong năm 2003 Sở đã tổ chức tập huấn công tác chuyên môn cho 284 cán bộ lao động thương binh xã hội cấp xã, phường, 40 cán bộ phòng huyện, cử 2 người đi học trung cấp chính trị, 9 người đi học lớp quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên, 18 lượt cán bộ đi học lớp chuyên môn nghiệp vụ về thanh tra - lao động, việc làm. Công tác thi đua khen thưởng: Sở rất quan tâm phát động ngay từ đầu các năm thường xuyên duy trì đẩy mạnh phong trào tạo không khí phấn khởi trong lao động sản xuất của công nhân viên chức toàn ngành. b. Công tác Tài chính kế toán Do phòng kế toán đảm nhận. Mặc dù yêu cầu giải quyết chế độ chính sách nhiều song do sớm chủ động có kế hoạch tài chính với Sở tài chính vật giá, báo cáo với Bộ LĐTB xã hội nên đã chuẩn bị đầy đủ nguồn kinh phí cho 8 huyện thị xã với trung bình khoảng 56850 đối tượng thuộc diện chi trả thường xuyên được trả trong từng tháng. c. Công tác thanh tra giải quyết khiếu nại tố cáo. Do phòng thanh tra, và tất cả các phòng ban đảm nhận. - Công tác tiếp dân: Thực hiện quy định của UBND tỉnh văn phòng Sở và các đơn vị trực thuộc đã duy trì đều đặn lịch đón tiếp công dân. Hàng năm đã đón tiếp và trả lời hàng chăm lượt công dân đến hỏi, tìm hiểu về chế độ chính sách. - Giải quyết đơn thư: Hầu hết các đơn thư trong các năm đều được các phòng chức năng giải quyết cụ thể hoặc các văn bản trả lời trực tiếp. Những đơn thư từ Bộ LĐTB và xã hội và UBND tỉnh chuyển về sau khi giải quyết đã có văn bản báo cáo phúc đáp theo quy định của pháp luật. Đánh giá chung Trong những năm qua ngành lao động Thương binh và xã hội Thái Bình đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Điều đặc biệt là ở chỗ Sở đã chủ động tham mưu đề xuất với cấp uỷ chính quyền những nhiệm vụ mục tiêu trọng tâm của ngành phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Nếu năm 2001 là năm việc thực hiện các chính sách xã hội được ưu tiên thì năm 2002 - 2003 là các năm mà quản lý lao động, sắp xếp việc làm và dạy nghề vượt chỉ tiêu đề ra. Đạt được kết quả này là do - Sở luôn được sự quan tâm, giúp đỡ của Bộ LĐTB xã hội, tỉnh uỷ, UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo cụ thể tạo điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần. - Được sự phối hợp chặt chẽ, giúp đỡ tận tình của các ngành, các tổ chức đoàn thể chính trị, các tổ chức xã hội ..... - Sở chủ động nắm bắt được các yêu cầu nhiệm vụ có kế hoạch cụ thể sát tình hình thực tế để chỉ đaọ các cơ sở, đơn vị thực hiện, xây dựng được các mô hình, tập trung chỉ đạo những nhiệm vụ trọng tâm mũi nhọn, triển khai một cách có hệ thống có kế hoạch. - Phòng tổ chức lao động các huyện thị xã đã năng động sáng tạo vừa tham mưu đề xuất với cấp uỷ chính quyền địa phương, vừa tổ chức triển khai nhiệm vụ tới tận xã phường. * Một số mặt tồn tại - Công tác kiểm tra đôn đốc việc thực hiện ở các cơ sở chưa thực hiện thường xuyên liên tục. - Công tác cải cách hành chính còn chậm, năng lực chuyên môn của một số bộ phận cán bộ còn bất cập so với yêu cầu nhiệm vụ. - Công tác thông tin chưa truyền tải nhiều chính sách cơ chế, mô hình các phong trào đến cơ sở. Công tác báo cáo định kỳ của các đơn vị tuy đã có tiến bộ song chưa đáp ứng được yêu cầu. III. Các vấn đề hiện nay Sở đang nghiên cứu giải quyết - Giải quyết việc làm cho người lao động - Đào tạo bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động - Thúc đẩy công tác xuất khẩu lao động ra tỉnh ngoài và sang nước ngoài - Thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo - Giải quyết các tệ nạn xã hội - Chăm sóc người và gia đình có công Phần II Những vấn đề đổi mới và hướng phát triển của Sở trong thời gian tới 1. Những vấn đề đổi mới - Đổi mới về tổ chức bộ máy và cán bộ - Đổi mới về chỉ đạo và tổ chức thực hiện những nhiệm vụ chuyên môn - Đổi mới về phương pháp và lề lối làm việc 2. Hướng phát triển - Chủ yếu đi vào chiều sâu trên cơ sở nâng cao hoạt động các phòng ban chuyên môn của văn phòng Sở và đơn vị - Tăng cường phối hợp giữa Sở lao động thương binh xã hội tỉnh với các ngành các tổ chức đoàn thể của tỉnh, với UBND tỉnh, các huyện, thị xã để thực hiện tốt các chức năng quản lý Nhà nước và quản lý sự nghiệp về lĩnh vực lao động thương binh xã hội trên phạm vi toàn tỉnh và của từng huyện thị xã, phường xã thị trấn và các đơn vị. Kết luận Với việc nghiên cứu những nét chính về hoạt động của Sở LĐTB xã hội tỉnh Thái Bình ta sẽ hiểu một cách tổng quan về tình hình lao động, các chính sách thương bĩnh xã hội của Tỉnh và hiệu quả hoạt động của Sở LĐ TBXH Thái Bình. Qua đó ta sẽ thấy được những vấn đề bức xúc của sở cũng như của tỉnh đang cần giải quyết. Với thời gian có hạn cùng với sự hạn chế về năng lực kiến thức tuy đã có sự cố gắng song bài viết vẫn có nhiều thiếu sót rất mong được sự đóng góp ý kiến từ các thầy cô và bạn đọc để bài viết có thể hoàn chỉnh hơn. Một lần nữa em xin cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cô giáo: TS. Trần Thị Thu và ThS. Ngô Quỳnh An đã giúp em hoàn thành báo cáo này. Thái Bình, ngày 16 tháng 03 năm 2004 Sinh viên Đỗ Thanh Bình Lý do chọn đề tài Với 1.089.000 người trong độ tuổi lao động chiếm 58% dân số. Số người không có việc làm hàng năm trên 2 vạn, số người không có việc làm ở nông thôn là 22 vạn nên giải quyết việc làm luôn và vấn đề bức xúc của tỉnh Thái Bình trong thời gian tới. Và một trong số giải pháp tạo việc làm cho người lao động là xuất khẩu lao động. Công tác xuất khẩu lao động ở tỉnh Thái Bình đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ song nổi lên vấn đề là cơ cấu người đi có nhiều bất cập. Tỷ lệ lao động có trình độ thấp hoặc không có trình độ chiếm tỷ trọng cao. Điều này gây trở ngại cho việc xuất khẩu lao động cho cả người tổ chức lẫn người đi. Đối với tổ chức: Người đi đôi khi không đáp ứng được về trình độ đối với yêu cầu của nơi đến hoặc không đáp ứng được kỷ luật tác phong. Đối với người đi: Người đi không đủ trình độ thì chỉ làm được những việc có thù lao thấp như nội trợ làm việc chân tay... Vì vậy hơn lúc nào hết công tác đào tạo cho người lao động luôn là vấn đề hết sức quan trọng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35163.DOC
Tài liệu liên quan