Đề tài Đặc điểm tình hình của doanh nghiệp

Tài liệu Đề tài Đặc điểm tình hình của doanh nghiệp: lời mở đầu Đất nước ta đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang từng bước hoàn thiện và tự khẳng định mình trên bản đồ thế giới. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII đã đưa nước ta từ nền kinh tế theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng ta đã đề ra nhiều biện pháp phát triển kinh tế - xã hội đẩy nhanh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước trong đó mục tiêu chính của đất nước ta là năm 2010 trở thành một nước công nghiệp. Đảng và Nhà nước ta đang dần hướng đất nước phát triển ra thế giới. Đặc biệt là năm 2007 đất nước ta đã ra nhập tổ chức thương mại (WTO) điều này đã làm giảm thuế nhập khẩu cho một số mặt hàng đặc biệt. Đây là bàn đạp để đưa đất nước ta ngày một tiến xa hơn. Mặt khác Đảng và nhà nước ta vẫn luôn mở rộng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát huy hết khả năng của mình, tính chủ động sáng tạo về vốn, tự có kế hoạch nâng cao năng lực quản lý, phát triển khoa ...

doc88 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1243 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Đặc điểm tình hình của doanh nghiệp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời mở đầu Đất nước ta đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang từng bước hoàn thiện và tự khẳng định mình trên bản đồ thế giới. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII đã đưa nước ta từ nền kinh tế theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng ta đã đề ra nhiều biện pháp phát triển kinh tế - xã hội đẩy nhanh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước trong đó mục tiêu chính của đất nước ta là năm 2010 trở thành một nước công nghiệp. Đảng và Nhà nước ta đang dần hướng đất nước phát triển ra thế giới. Đặc biệt là năm 2007 đất nước ta đã ra nhập tổ chức thương mại (WTO) điều này đã làm giảm thuế nhập khẩu cho một số mặt hàng đặc biệt. Đây là bàn đạp để đưa đất nước ta ngày một tiến xa hơn. Mặt khác Đảng và nhà nước ta vẫn luôn mở rộng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát huy hết khả năng của mình, tính chủ động sáng tạo về vốn, tự có kế hoạch nâng cao năng lực quản lý, phát triển khoa học công nghệ, khuyến khích mở rộng thị trường. Do vậy mà hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp không ngừng lớn mạnh, phát triển cả về quy mô và có vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Cùng với sự đổi mới trong nền kinh tế những năm gần đây thì thành phần kinh tế ngoài quốc doanh là một thành phần kinh tế đăc biệt phát triển. Một trong những loại hình doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ và năng động nhất là các công ty cổ phần. Công ty CPTMVT Thủy An là một công ty mới thành lập vào năm 1996 với mục đích kinh doanh, sửa chữa, đóng mới các loại tàu thuyền và kinh doanh tổng hợp dịch vụ vận tải sông biển, thu lợi nhuận là chủ yếu nên việc tổ chức cơ cấu bộ máy kinh tế trong công ty là một khâu quan trọng. Một trong những yếu tố quyết định sự thành công đó là vai trò công tác "quản trị kinh doanh". Ngày nay quản trị kinh doanh không chỉ đơn thuần là một nghề mà nó còn là một môn khoa học, một nghệ thuật, một ngôn ngữ kinh doanh nhằm cung cấp thông tin để ra quyết định đúng đắn. Thấy được tầm quan trọng đó nên doanh nghiệp luôn chú trọng đến công tác quản trị kinh doanh nói chung và công tác kinh doanh ở cơ sở sản xuất nói riêng. Với phương châm "học đi đôi với hành" lý luận phải gắn liền với thực tiễn nên thực tập tại doanh nghiệp là một khâu quan trọng trong quá trình đào tạo của trường Cao Đẳng Kinh Tế Công Nghiệp Hà Nội. Để học sinh, sinh viên hiểu được tình hình thực tế của khâu tổ chức bộ máy của doanh nghiệp, dây chuyền sản xuất của máy móc thiết bị nhằm vận dụng và củng cố chuyên môn đã học để chuẩn bị làm tốt công tác, nghiệp vụ chuyên môn trong tương lai, đào tạo những cán bộ có năng lực tốt, có chuyên môn thực tế vững vàng bước đầu vận dụng kiến thức vào công việc. Trong quá trình thực tập ở công ty CPTMVT Thủy An giúp cho em hiểu rõ tầm quan trọng của bộ máy tổ chức quản lý và tổ chức quá trình sản xuất kinh doanh. Bản báo cáo này là kết quả của cả thời gian học tập và tìm hiểu thực tế tại công ty. Nó được viết trên những cố gắng, nỗ lực của bản thân em từ việc học lý thuyết và tìm hiểu thực tế tại công ty. Tuy nhiên, vì điều kiện thời gian và kiến thức của em còn hạn chế đặc biệt là thời gian tiếp xúc và làm việc trên thực tế rất ít nên không tránh khỏi những sai sót. Bởi vì vậy em rất mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô giáo hướng dẫn và các cô chú, anh chị trong công ty để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Để hoàn thành tốt bản báo cáo này, em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo đã chỉ bảo và giúp đỡ em, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Phạm Thị Thu Hằng để em có được trình độ và nhận thức đúng đắn về lần thực tập cuối khóa này. Em cũng chân thành cảm ơn các cô, các anh chị trong công ty đã hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt nhiệm vụ thực tập và làm bài báo cáo thực tập cuối khóa này. Bản báo cáo này gồm 5 phần: Phần I : Đặc điểm tình hình của doanh nghiệp Phần II : Nghiệp vụ chuyên môn Phần III : Tự nhận xét và khuyến nghị Phần IV : Nhận xét và xác nhận của doanh nghiệp Phần V : Nhận xét và đánh giá kết quả của giáo viên Phần I: Đặc điểm tình hình của doanh nghiệp I. Tìm hiểu chung về doanh nghiệp 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty CPTMVT Thủy An là một đơn vị vận tải chuyên nghiệp, được thành lập 11-12-1996. Công ty đã có nhiều thành tích bề dày trong hoạt động sản xuất kinh doanh. - Tên công ty: Công ty CPTMVT Thủy An. - Trụ sở chính: Thị trấn Cát Thành - Trực Ninh - Nam Định. - Ngành nghề kinh doanh: sửa chữa, đóng mới tàu thuyền và dịch vụ vận tải hàng hóa. - Điện thoại(Fax): 0350883777 Tiền thân của công ty là một đơn vị vận tải và sửa chữa tàu thuyền được hình thành trải qua những thời kỳ bao cấp và chuyển đổi qua nhiều cơ chế, cũng có rất nhiều cơ sở sữa chữa và đóng mới bị phá sản. Mặc dù đã trải qua rất nhiều khó khăn như vậy, nhưng công ty đã từng bước khắc phục những khó khăn đó cùng nhau đoàn kết đi lên và ngày càng phát triển hơn. Đơn vị có định hướng phát triển ngành sửa chữa và đóng mới tàu thuyền phục vụ cho nhu cầu trong tỉnh và ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam trong những năm tới đây. Ngày 30-11-2000 đơn vị được cấp chính thức 35.330m2 tại thị trấn Cát Thành-Trực Ninh-Nam Định để xây dựng khu sản xuất sửa chữa đóng tàu cỡ trung bình từ (1000DWT - 6500DWT) kể từ năm 1998 đến nay đơn vị đã mạnh dạn đổi mới, đầu tư mở rộng về trang thiết bị, các trang thiết bị phục vụ cho đội tàu và sửa chữa tàu. Đặc điểm của công ty trong những năm gần đây: Trong những năm gần đây hàng hóa được luân chuyên bằng đường biển Bắc-Nam và các nước trong khu vực được tăng nhanh. Các doanh nghiệp ở trong nước đã chú ý đầu tư và phát triển tàu biển giữa hai miền và trong khu vực Đông Nam á. Thực tế trong những năm gần đây, đơn vị đã khắc phục khó khăn từng bước hội nhập vào nền kinh tế thị trường đưa sản xuất ngày càng ổn định, đảm bảo đủ việc làm và từng bước nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty, thực hiện nghĩa vụ ngày càng cao đối với Nhà nước. Bảo toàn và phát triển nguồn vốn mọi hoạt động từ công tác xây dựng và nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng đến mọi hoạt động khác đều liên tục đạt được thành tích suất sắc. Hiện tại đơn vị vẫn luôn ổn định sản xuất, gia tăng sản lượng vận tải sửa chữa tàu, đơn vị đã mạnh dạn mở rộng thị trường bằng việc xây dựng khu đóng tàu mới và nhận đóng mới tàu với trọng tải 3000DWT cấp II Đông Nam á và đóng mới được tàu 6500DWT. Đơn vị đã thu hút được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh về đặt hàng. Song song với việc phát triển đơn vị đồng nghĩa với doanh thu, lợi nhuận kinh doanh, các khoản trích nộp vào ngân sách nhà nước đơn vị vẫn luôn đảm bảo và gia tăng ngày càng phát triển. 2. Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu trong công ty 2.1. Chức năng Chuyên nhận sửa chữa và đóng mới các loại tàu lớn và nhỏ. Dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường sông - đường biển Việt Nam và quốc tế, kinh doanh vật tư cơ khí, phụ tùng máy móc, vật liệu xây dựng, phân bón, than mỏ và xăng dầu. Dịch vụ vận tải bằng đường sông và du lịch. Dịch vụ xếp dỡ và giao nhận, kiểm kê nhận ủy thác hàng xuất nhập khẩu. Nhận xét: Do sản phẩm của ngành có đặc thù riêng không phải như sản phẩm của một số ngành khác đó là TKM (T/km) 2.2. Nhiệm vụ Tổ chức nhân công lao động hợp lý sử dụng có hiệu quả máy móc thiết bị. Xây dựng đội ngũ kỹ thuật và công nhân lành nghề lao động có kỹ thuật và kinh nghiệm. Tổ chức kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy định vệ sinh trong lao động sản xuất bảo quản các trang thiết bị sản xuất. Tổ chức công khai việc chấm công, chia lương cho cán bộ công nhân viên tạo mọi điều kiên để người lao động tham gia đóng góp ý kiến xây dựng sản xuất. Tổ chức đào tạo cán bộ tại chỗ cho cán bộ công nhân viên trong công ty theo quy định. Nhận xét: Như vậy công ty CPTMVT Thủy An nói riêng và ngành vận tải nói chung đã chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. 3. Quy trình công nghệ sản xuất chính của công ty 3.1. Sơ đồ quy trình sửa chữa tàu Khảo sát ban đầu Đưa tàu lên triền Phun nước làm sạch vỏ tàu Tiến hành cạo rỉ, hà bám Sửa chữa Bàn giao Kiểm tra hệ thống trên tàu 3.2. Sơ đồ đóng mới Kiểm tra hệ thống trên tàu Tiến hành cạo rỉ, hà bám Phun nước làm sạch vỏ tàu Đưa tàu lên triền Khảo sát ban đầu Tiếp nhận thiết kế cơ bản Đóng vỏ bao khung Hoàn thiện trên triền hạ thủy Hạ thủy đưa tàu ra cầu tàu trang trí Đi vào khai thác 4. Những máy móc cho quá trình công nghệ sản xuất Trong những năm gần đây công ty đã thường xuyên đầu tư, đổi mới thay thế lắp đắt các trang thiết bị cho phù hợp. Những thiết bị sử dụng lâu năm sẽ được thay thế bởi các loại máy mới, những loại máy có tình trạng sử dụng quá hạn sẽ được thanh lý. Danh mục máy móc thiết bị của công ty Đơn vị tính: Cái STT Tên thiết bị SL Nơi sản xuất Năm đưa vào sử dụng Thời gian sử dụng 1 Máy cắt 5 Việt Nam 1996 2 2 Máy cán tàu 3 Nhật 1996 4 3 Máy lốc tàu 2 Nhật 1996 8 4 Máy tiện 10 Việt Nam 1996 2 5 Máy hơi phun cát 5 Trung Quốc 1996 8 6 Máy phun sơn 5 Trung Quốc 1997 8 7 Máy hàn 10 Trung Quốc 1996 10 8 Máy cắt hơi ôxi 2 Trung Quốc 1996 2 9 Máy mài tiện 2 Trung Quốc 2000 8 10 Kim hàn 9 Trung Quốc 2001 3 11 Cần cẩu 2 Bungari 1997 10 12 Xe cẩu 5 Bungari 1998 10 13 Quạt hút khi nóng 1 Liên Xô 2001 1 14 Quạt hút khi ẩm 1 Liên Xô 1997 10 15 Máy xúc E3322 1 Trung Quốc 1996 17 Nguồn: Báo cáo phòng kế hoạch năm 2006 Nhận xét Nhìn vào danh mục máy móc thiết bị của công ty ta có thể nhận thấy rằng đa phần máy móc thiết bị của công ty đã đưa vào sử dụng từ những ngày đầu công ty mới thành lập, chỉ có một số máy móc thiết bị mới được đưa vào sử dụng từ năm 2000. Về chủng loại có thể nhận thấy rằng có nhiều loại và đa phần là của nước ngoài. 5. Số lượng chất lượng lao động hiện có trong công ty Hiện nay tổng số lao động trong công ty là 589 người và được bố trí như sau: - Số người ở các phòng ban trong công ty : 89 người - Số người lao đọng trực tiếp trong công ty: 500 người Bảng trình độ văn hóa của cán bộ công nhân viên trong công ty STT Chỉ tiêu SL (người) Tỷ trọng (%) Tổng số lao động 589 100 1 Trình độ đại học trở lên 5 0,85 2 Trình độ đại học 10 1,70 3 Trình độ cao đẳng 10 1,70 4 Trình độ trung cấp 64 10,87 5 Trình độ sơ cấp và bậc thợ 500 84,88 Nguồn: Báo cáo phòng kế hoạch năm 2006 Nhận xét Do yêu cầu của công việc này hơi vất vả nên số lượng lao động nam nhiều hơn lao động nữ, hiện nay trong công ty chỉ có một đồng chí là Đảng viên. 6. Cơ cấu bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh Công ty CPTMVT Thủy An tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng đảm bảo tính thống nhất trong quản lý, đảm bảo chế độ một thủ trưởng. Đứng đầu là ban giám đốc tiếp đó là ban tổ chức hành chính, phòng kế hoạch, phòng kinh doanh, phòng kế toán và các xí nghiệp. Sơ đồ bộ máy quản lý trong công ty Hội đồng quản trị Chủ tịch hội đồng quản trị Giám đốc công ty Phó giám đốc 1 Phó giám đốc 2 Phòng kinh doanh Phòng tổ chức hành chính Phòng Kỹ thuật kế hoạch Phòng kế toán Các xí nghiệp Hội đồng quản trị của công ty: là cơ quan bao gồm những cổ đông có nhiều cổ phần nhất và có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của công ty. Hội đồng quản trị họp một năm một lần và có thể họp bất thường khi chủ tịch hội đồng quản trị đề nghị. Chủ tịch hội đồng: là người sở hữu 50% giá trị cổ phiếu có nhiệm vụ xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của công ty, chuẩn bị nội dung, tài liệu họp hội đồng quản trị, triệu tập các cuộc họp, kí các quyết định của hội đồng quản trị và giám sát việc thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị. Giám đốc công ty: được bổ nhiệm là người đại diện cho công ty trong việc quản lý điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác tài chính của công ty, đảm bảo các chế độ chính sách hiện hành, đồng thời đại diện cho công ty trước pháp luật và các cơ quan quản lý Nhà nước. Phó giám đốc: phải chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về các hoạt đông sản xuất kinh doanh, điều hành công việc trong phạm vi bộ phận quản lý và trực tiếp phụ trách một số khâu công việc do giám đốc phân công. Phòng kinh doanh: chịu trách nhiệm khai thác thị trường cung cấp nguồn hàng và tiêu thụ hàng, đối tác, đồng thời phải tổ chức mọi hoạt động kinh doanh theo hợp đồng. Phòng kinh doanh đề xuất phương án kinh doanh cho phù hợp. Phòng tổ chức - hành chính: chịu trách nhiệm mọi hoạt động hành chính phục vụ cho mục đích kinh doanh của công ty như: tiếp khách, văn thư, tham mưu việc tổ chức nhân sự. Phòng kỹ thuật - kế hoạch: bộ phận này chuyên mua vật tư máy móc thiết bị đầu vào, nghiên cứu thị trường lập kế hoạch sửa chữa đóng mới tàu, phụ trách quản lý giám sát kỹ thuật chung cho sản xuất kinh doanh. Phòng kế toán: hàng năm xây dựng kế hoạch tài chính và các khoản trích nộp Nhà nước. Cùng giám đốc lập dự toán thu chi cho cả năm, đảm bảo việc thu chi kịp thời và chính xác, thực hiện tốt công tác tính toán ghi chép chứng từ sổ sách, báo cáo kết quả hoạt động, quản lý hoạt động thu chi của công ty. Các xí nghiệp: thực hiện tốt kế hoạch hoạt động kinh doanh theo sự điều hành của giám đốc. Chịu trách nhiệm về công việc đã nhận, đảm bảo đúng hợp đồng, đúng kế hoạch. Quản lý sử dụng tốt lao động của bộ phận theo luật lao động và hợp đồng thỏa thuận đã ký. II. Những thuận lợi, khó khăn chủ yếu ảnh hưởng tới tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 1. Những thuận lợi trong công ty Đơn vị có vị trí thuận tiện, gần các đơn vị kinh doanh vận tải thủy, gần nguồn cung cấp vật tư trang thiết bị…Hơn nữa, đơn vị có đội ngũ công nhân lành nghề, được đào tạo qua công việc thực tiễn.Đơn vị có một vị trí để thi công, sửa chữa ngay tại bờ sông Ninh Cơ rất thuận tiện. Tổng diện tích toàn bộ khu đất để xây dựng cơ sở đóng mới tàu thuyền là 35330m2. Có đường triền đê kéo tàu lên sửa chữa các tàu 3000DWT và đóng mới hạ thủy tàu đến 6500DWT hạn chế I biển quốc tế. Cầu cảng dài 80m, rộng9m, sức chịu lực 1000 tấn/m2 để neo đậu, bốc xếp, vận tải cho các tàu đến 6500DWT. Các công trình phụ trợ cho sửa chữa và đóng tàu, nhà xưởng, đường ô tô, bãi kho vật tư,văn phòng làm việc… Công ty có đội ngũ cán bộ, cử nhân, kỹ sư 15 người có trình độ chuyên môn cao đã làm việc ở các nhà máy như: nhà máy đóng tàu Hoàng Anh, nhà máy đóng tàu Bến kiềm, nhà máy đóng tàu Sông Cấm, nhà máy đóng tàu Hạ Long. Và có đội ngũ công nhân 500 người được đào tạo chính quy lành nghề được cấp chứng chỉ (thợ nguội, thợ sắt, thợ hàn) và được công nhận là thợ có tay nghề bậc thợ cao đã có kinh nghiệm từ 3 năm làm việc tại các nhà máy. Với đội ngũ cán bộ cử nhân, kỹ sư, công nhân hiện có của nhà máy thì nhà máy luôn đáp ứng đóng mới được 15 tàu từ 3000DWT trở lên. Mọi cán bộ công nhân viên làm việc tại công ty đều có ý thức trách nhiệm giữ gìn vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường, nâng cao tinh thần phòng cháy chữa cháy và được đào tạo một cách chính quy hiện đại không để bất cứ trường hợp bất trắc nào xẩy ra. Nhu cầu dịch vụ vận tải hàng hóa, hành khách bằng đường thủy trong vùng phía Bắc trong tương lai là rất lớn. 2. Những khó khăn trong công ty Ngoài những thuận lợi mà công ty có được thì cũng công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn đó là: Cái khó khăn đầu tiên và lớn nhất của công ty là về vốn, vốn bỏ ra có nhiều thì khả năng quay vòng vốn mới lớn, lợi nhuận mang lại cho công ty mới cao được Cán bộ trong công ty cũng đã hết lòng với công việc nhưng xét về một mặt nào đó thì vẫn còn hạn chế Do sử dụng nhiều tàu cũ đã quá thời hạn sử dụng. Thiết bị máy móc còn hạn chế. Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, mặt bằng công nghệ chưa rộng lắm. Do mặt bằng công ty còn đang hoàn thiện nên cũng gây ra nhiều khó khăn cho việc sản xuất III. Dự kiến trong tương lai Công ty CPTMVT Thủy An đã có những kế hoạch trong tương lai như là: Mở rộng mặt bằng sản xuất lên từ 6.500m2 đến 70.000m2 Đưa công nghệ hiện đại và tiên tiến vào để sản xuất. Tăng thêm các loại máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất như (cẩu 60 tấn, cẩu tự hành, máy cắt, máy lốc, máy tiện, máy bắn cát, máy phun sơn…). Công nghệ hàn tự động và bán tự động. Phần II: nghiệp vụ chuyên môn I. tìm hiểu về quản trị sản xuất 1. Tầm quan trọng chức năng, nhiệm vụ của quản trị sản xuất trong doanh nghiệp 1.1. Tầm quan trọng của công tác kế hoạch hóa trong doanh nghiệp Trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay mà doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có công tác kế hoạch hóa tốt. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh kế hoạch hóa vẫn là một yếu tố tất yếu khách quan, là một khâu, một bộ phận, một mắt xích không thể thiếu trong chu trình quản lý doanh nghiệp, kế hoạch hóa là một công cụ đắc lực, là kim chỉ nam để doanh nghiệp có phương hướng và lựa chọn đúng đắn các phương án kinh doanh tối ưu nhất, cách thức tiến hành các mục tiêu kinh doanh hay đó chính là quá trình định hướng và điều chỉnh theo định hướng hoạt động sản xuât kinh doanh của doanh nghiệp để có thể tái sản xuất mở rộng. 1.2. Cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của phòng kế hoạch 1.2.1.Cơ cấu tổ chức phòng kế hoạch Trưởng phòng kế hoạch Phó phòng kế hoạch Nhân viên 1 Nhân viên 2 Nhân viên 3 Nhân viên 4 1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của phòng kế hoạch Tham mưu cho giám đốc xét duyệt phương án kinh doanh. Hướng dẫn giúp đỡ các phòng ban theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực hiện công việc liên quan đến nghiệp vụ kế toán thanh lý tài sản, đối chiếu công nợ. Tập hợp các báo cáo quản trị phục vụ yêu cầu của cơ quan chức năng như tổng cục thống kê, bộ thương mại. 2. Phương pháp lập và chỉ đạo thực hiện các loại kế hoạch 2.1. Kế hoạch sản xuất sản phẩm 2.1.1.Căn cứ để lập kế hoạch Căn cứ vào các hợp đồng kinh tế mà công ty đã ký kết. Căn cứ vào chỉ tiêu của Nhà nước giao cho công ty. Căn cứ vào nhu cầu của thị trường như tình hình tiêu thụ sản phẩm của các hợp đồng đã ký kết. Căn cứ vào năng lực thực tế của công ty như công cụ, dụng cụ lao động, máy móc thiết bị. 2.1.2. Phương pháp tinh toán các chỉ tiêu kế hoạch Để có thể lập kế hoạch sản xuất sản phẩm có hiệu quả kinh tế cao thì cần phải tính toán được từng chỉ tiêu cụ thể, để có thể cho kết quả chính xác VD: Tính chỉ tiêu tổng sản lượng thì chỉ tiêu tổng sản lượng là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ kết quả sản xuất sản phẩm công nghiệp và những công việc có tính chất công nghiệp mà doanh nghiệp đã thực hiện trong kỳ không hạn chế những việc đã hoàn thành hay chưa hoàn thành. Chỉ tiêu tổng giá trị sản lượng được xác định một cách tổng hợp nhiệm vụ sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp. Trong thời điểm này chỉ tiêu đó được tính theo giá cố định nhằm so sánh được với các thời kỳ trước và phản ánh tốc độ phát triển của doanh nghiệp qua từng thời kỳ. Giá trị tổng sản lượng mà công ty đã tính gồm giá trị xây lắp, giá trị thực tế cơ bản, - Giá trị xây lắp: là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu, máy móc thiết bị để sửa chữa đóng tàu, giá trị về nhân công…để sản xuất và hoàn thiện một loại tàu. - Giá trị thiết kế cơ bản: là giá trị xây dựng cơ bản thiết kế để phục vụ cho việc sản xuất đóng tàu trong nội bộ hay ngoài công ty. 2.1.3. Cách xây dựng biểu Biểu tổng hợp các chỉ tiêu kế hoạch năm 2007 Đơn vị tính: VNĐ Các chỉ tiêu pháp lệnh Thực hiện của năm trước Kế hoạch năm 2007 % hoàn thành kế hoạch (%) A. Chỉ tiêu pháp lệnh 6.623.217.324 7.853.164.542 119 Tổng các khoản ngân sách phải nộp 2.362.984.480 2.818.324.542 119 - Nộp thuế VAT 2.086.000.000 2.472.000.000 119 - Nộp thuế TNDN 2.174.232.844 2.563.440.000 118 - Thuế DT B. Các chỉ tiêu hướng dẫn I. Giá trị tổng sản lượng 47.934.055.440 52.557.342.000 110 II. Tài chính - KHTSCĐ - Mức KH cơ bản 11.270.053.440 14.134.342.000 125 + KH sửa chữa lớn 3.120.000.000 3.120.000.000 100 + KH cơ bản 8.150.053.440 11.014.342.000 135 Nguồn: Phòng kế hoạch Biểu kế hoạch sản xuất sản phẩm năm 2007 Đơn vị: Nghìn đồng STT Tên công việc Nội dung SL (chiếc/năm) Đơn giá Thành tiền A. Công tác đóng tàu 1 Loại tàu 3000 DWT Đóng mới 6 20.000.000 120.000.000 2 Loại tàu 2000 DWT Đóng mới 6 18.000.000 108.000.000 3 Loại tàu 1000 DWT Đóng mới 2 15.000.000 30.000.000 Tổng A 258.000.000 B Công tác sửa chữa và nâng cấp 1 Loại tàu 2000 DWT Sửa chữa 1 5.293.000 5.293.000 2 Loại tàu 1000 DWT Sửa chữa 3 4.200.000 12.600.000 3 Loại tàu 500DWT Sửa chữa 6 2.200.000 13.200.000 Tổng B 31.093.000 Tổng ( A+B) 289.093.000 Nguồn : Báo cáo phòng kế hoạch năm 2007 2.1.4. Công tác chỉ đạo thực hiện các kế hoạch Căn cứ vào bảng kế hoạch đã lập ở trên ta sẽ trình lên giám đốc duyệt và giám đốc sẽ là người trực tiếp chỉ đạo cho các phòng ban, các phân xưởng thực hiện những nhiệm vụ được giao. Phòng tổ chức sẽ bố trí sắp xếp lao động, phòng kế hoạch vật tư cung cấp đáp ứng đầy đủ nguyên vật liệu, phòng kỹ thuật áp dụng các hệ thống định mức kỹ thuật và giám sát hoạt động của dây chuyền công nghệ. Các phòng ban phân xưởng phối hợp với nhau để kế hoạch được thực hiện một cách hợp lý và nhanh chóng. 2.2.Nhu cầu vật tư kỹ thuật 2.2.1.Tầm quan trọng của công tác quản lý vật tư Kế hoạch vật tư kỹ thuật là một bộ phận của công tác kế hoạch, là một bộ phận hữu cơ trong hệ thống kế hoạch sản xuất kỹ thuật, tài chính. Kế hoạch nghiệp vụ vật tư là toàn bộ những hoạt động diễn ra hàng ngày của bộ phận quản lý vật tư nhằm đáp ứng kịp thời, đầy đủ và đồng bộ vật tư cho sản xuất và xây dựng. Công tác tổ chức quản lý vật tư kỹ thuật rất được coi trọng, đây là khâu trung gian sản xuất sản phẩm. Nó còn là đối tượng trực tiếp tạo ra sản phẩm và có vai trò quan trọng trong việc giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tích lũy vốn lưu động trên công tác tổ chức vật tư một cách nhanh chóng, đảm bảo chất lượng sản phẩm của công ty làm cho quá trình sản xuất diễn ra một cách thường xuyên, nhịp nhàng. Chính vì thế mà nó có vai trò quan trọng trong bất cứ một doanh nghiệp sản xuất nói chung và công ty CPTMVT Thuỷ An nói riêng. Tổ chức quản lý vật tư tốt sẽ đem lại lợi ích kinh tế cho xã hội và cho cả các nhà quản lý về kinh tế. 2.2.2. Phương pháp quản lý vật tư áp dụng tại doanh nghiệp Kiểm tra đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo mới được nhập kho, xác định đúng yêu cầu vật tư đề cập, để thay thế chính sách thu cũ đổi mới, phân định trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng giữa các bộ phận, phát huy tinh thần tự giác, tự chịu trách nhiệm của người lao động trong công tác về nhu cầu vật tư. Quản lý chặt chẽ về số lượng, chất lượng, áp dụng phương pháp này giúp công ty tránh thất thoát, hư hỏng, tiết kiệm được vật tư. 2.2.3. Lập đơn hàng vật tư của công ty Đơn hàng là bảng kê khai chi tiết hàng, quy cách chủng loại vật tư cần thiết đặt mua. Nó có vai trò là cơ sở để ký kết hợp đồng mua bán vật tư đồng thời bảng phụ lục hợp đồng kèm theo mức bán vật tư. Lập đơn hàng là khâu công tác, tác động trực tiếp tới công tác dự trữ vật tư, quản lý vật tư và kiểm tra việc lập kế hoạch tiến độ thu mua vật tư. Căn cứ để lập đơn hàng. Căn cứ vào hệ thống định mức tiêu hao nguyên vật liêu. Căn cứ vào các hợp đồng đã ký kết, nhiệm vụ sản xuất. Mức độ thuận tiện, khó khăn của thị trường mua, bán vật tư. Đơn giá sản phẩm sản xuất. Hệ thống kho tàng hiện có của đơn vị. VD: Lập đơn hàng mua vật tư cho công ty vào tháng 3năm 2007. Biểu mẫu Đơn hàng vật tư Đơn vị mua : Công ty CPTMVT Thủy An Địa chỉ : Thị Trấn Cát Thành-Trực Ninh- Nam Định Số TK : Đơn vị bán : Địa chỉ : Số TK : Lập biểu: STT Tên vật tư ĐVT SL Đơn giá (đồng/SP) Thành tiền (đồng) 1 Kính hàn Cái 2.500 2.000 5.000.000 2 Dây mực Con 1.500 1.700 2.500.000 3 Bép trắng Cái 2.000 3.500 7.000.000 4 Thước cặp 150 Cặp 100 50.000 5.000.000 5 Thước 5 mét Mét 500 15.000 7.500.000 6 Thước 7 mét Mét 500 18.000 9.000.000 7 Tổng 36.000.000 2.2.4. Lập kế hoạch nhu cầu của một số loại vật tư Căn cứ vào kế hoạch sản xuất sản phẩm của công ty để có nhu cầu vật tư sử dụng cho phù hợp. Do đặc điểm của công ty CPTMVT Thuỷ An là chuyên sửa chữa và đóng mới các loại tàu với số lượng lớn nên nhu cầu cần mua sẽ bằng nhu cầu cần dùng ( Ncd = Ncm ) Ncd = S(Qsp x Đm) Trong đó: Ncd: nhu cầu vật tư cần dùng cho sản xuất Qsp: sản lượng sản phẩm dự kiến Đm: định mức tiêu hao nguyên vật liệu VD: Kế hoạch cung ứng vật tư năm 2007 cho việc sửa chữa tàu 3000DWT 1: Bu lông Có Đm = 1,03 Qsp = 3000DWT Vậy Ncd = 3000 x 1,03=3090(cái) Tương tự như vậy ta tính cho những vật tư khác Lên biểu STT Tên vật tư ĐVT Định mức SL (tấn) KL cần dùng 1 Bu lông Cái 1,03 3000 3090 2 ốc vít Cái 2,15 3000 6450 3 Mũi khoan Cái 0,28 3000 840 4 Cầu khoan Cái 0,25 3000 750 5 que hàn Kg 2,18 3000 6540 6 Kẽm chống hà Kg 2,16 3000 6480 Nhận xét Công ty đã có kế hoạch sử dụng vật tư đảm bảo đầy đủ, chính xác không gây lãng phí vật tư. Nó có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của phương án kinh doanh. Công ty cần phải đầu tư chiều sâu, đưa khoa học kỹ thuật áp dụng phù hợp với thực tế của công ty, phát huy tối đa năng suất của máy móc thiết bị, phát huy sáng kiến kỹ thuật. Ngoài ra công ty còn tăng cường công tác tổ chức cấp phát vật tư theo hạng mục, tổ chức mạng lưới vật tư nhằm tiết kiệm vật tư 2.2.6. Công tác tổ chức cấp phát vật tư * Công tác tiếp nhận vật tư Vật tư chuyển về doanh nghiệp trước khi nhập kho phải qua khâu tiếp nhận. Mục đích là để kiểm tra về số lượng, chất lượng vật tư nhập kho cũng như xác định rõ trách nhiệm của đơn vị, cá nhân có liên quan đến lô hàng, vật tư giao nhận phải đảm bảo theo những quy định, tiêu chuẩn vật tư theo yêu cầu đã ký kết. Nếu không đảm bảo về số lượng và chất lượng thì sẽ bị trả lại và bên giao hàng phải có trách nhiệm bồi thường về số thiệt hại đó. * Công tác cấp phát vật tư. Đây là bước chuyển giao nguyên vật liệu từ kho xuống bộ phận sản xuất. Cấp phát vật tư phải có hạng mức, khi cấp phát vật tư thì phải có hóa đơn, hóa đơn chứng từ cấp phát, chuẩn bị vật tư để giao cho phân xưởng. Cấp phát vật tư phải đủ về số lượng, chủng loại,cũng như chất lượng. Công tác cấp phát vật tư của công ty luôn đảm bảo cho nhu cầu sản xuất tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất được liên tục. 2.5.7. Tìm hiểu về tình hình xuất, nhập và tình hình sử dụng vật tư trong công ty Biểu Tình hình nhập vật tư cụ thể ở công ty Đơn vị tính: Kg STT Tên vật tư Tình hình nhập 1 Tôn S12 120.000 2 Tôn S10 100.000 3 Tôn S8 110.000 4 Thép góc 10 85.000 5 Thép góc 75 80.000 6 Thép góc 90 90.000 7 Thép góc 100 70.000 8 Thép góc 120 60.000 9 Que hàn 68.120 10 Kẽm chống hà 370 Nguồn: Phòng vật tư quý I năm 2007 Nhận xét: Công ty đã hoàn thành việc nhập vật tư, đảm bảo cung ứng đầy đủ vật tư phục vụ cho sửa chữa, đóng mới các loại tàu được liên tục. Đây là cố gắng của một số cán bộ công nhân viên trong việc tìm nguồn, kiểm tra đầu vào của vật tư đảm bảo về chất lượng và số lượng vật tư. * Tình hình xuất vật tư Căn cứ vào quá trình sản xuất thì công ty đã có công tác cung ứng vật tư theo phiếu xuất kho. Hàng tháng, quý thủ kho căn cứ vào phiếu xuất kho, thẻ kho để xuất vật tư cho việc sửa chữa đóng mới các loại tàu Biểu xuất vật tư quý I năm 2007 Đơn vị tính: Kg STT Tên vật tư SL Đơn giá (đồng/sp) Thành tiền (NĐ) 1 Tôn S12 110.000 13.500 1.485.000 2 Tôn S10 90.000 12.700 1.143.000 3 Tôn S8 100.000 12.000 1.200.000 4 Thép góc 10 80.000 8.500 680.000 5 Thép góc 75 75.000 8.600 645.000 6 Thép góc 90 85.000 8.700 739.500 7 Thép góc 100 65.000 8.900 578.500 8 Thép góc 120 55.000 9.000 495.000 9 Que hàn 68.120 8.400 572.208 10 Kẽm chống hà 360 25.000 9.000 11 Tổng 7.547.208 Nguồn: Phòng vật tư kỹ thuật 2.3. Kế hoạch nâng cao chất lượng sản phẩm Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm là một vấn đề hết sức quan trọng và đáng quan tâm đối với một doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp cần tồn tại và phát triển thì vấn đề chất lượng sản phẩm nói chung và chất lượng những loại tàu nói riêng là một vấn đề quan trọng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nó là một nhân tố quyết định đến khả năng cạnh tranh đối với các doanh nghiệp khác và để tạo được uy tín trên thị trường. Nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty cũng đồng nghĩa với việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tăng thêm giá trị sử dụng và lợi ích kinh tế trên một đơn vị đầu vào. Đối với công ty CPTMVT Thủy An thì viêc nâng cao chất lượng sản phẩm là vấn đề được ban giám đốc và tất cả các công nhân viên trong công ty đều quan tâm đến. Khi đã ký kết hợp đồng với đối tác thì đó là sự thỏa thuận về chất lượng sản phẩm, với kế hoạch ký kết từ đó công ty cần xem xét kỹ lại bản thiết kế của đơn vị bạn xem có gì thiếu hoặc sai sót không từ đó cấp phát vật tư theo đúng chủng loại mà họ yêu cầu.Trong quá trình sửa chữa và đóng mới công ty phải thường xuyên giám sát và kiểm tra việc sửa chữa và đóng mới tàu của công nhân nếu có gì sai sót thì phải kịp thời tìm cách để xử lý ngay, tránh tình trạng không thể cứu chữa được. Qua tình hình như vậy công ty đã lập biên bản nghiệm thu để đánh giá chất lượng của sản phẩm. Biểu Thống kê sự hoạt động của các loại tàu sau khi sửa chữa và đóng mới trong tháng 3năm2007 STT Tên tàu Nơi vận chuyển Số chuyến Giá cước (NĐ/tấn) Các khoản chi phí phải trừ DTT (NĐ) 1 Tàu 3000DWT B - N 2 18 135.600 944.400 2 Tàu 2000DWT B - N 2 15 114.400 485.600 3 Tàu1000DWT VN-TQ 2 13 85.800 174.200 4 Tàu 500DWT VN-TQ 2 11 37.200 72.800 Tổng 1.677.000 2.4. Tiến độ sản xuất, tổ chức điều độ sản xuất trong công ty Lập kế hoạch tiến độ sửa chữa, đóng mới tàu là lập tiến độ sản xuất cho từng khâu, từng công đoạn và từng công việc trong khoảng thời gian xác định. Lập kế hoạch tiến độ thi công của công ty nhằm đảm bảo về năng suất lao động. Như vậy nó là một khâu hết sức quan trọng trên cơ sở tiến độ đã được ghi trong hợp đồng, khi lập kế hoạch tiến độ sản xuất công ty phải thực hiện theo tiến độ đã được ghi trong hợp đồng, từ đó công ty triển khai công việc, xây dựng tiến độ đảm bảo cho công việc sửa chữa và đóng mới bàn giao tàu đúng thời hạn. 2.4.1. Căn cứ để lập kế hoạch Căn cứ vào năng lực sản xuất của từng đơn vị Căn cứ vào khối lượng công việc và thời hạn hoàn thành,thực hiện công việc đó Căn cứ vào định mức lao động Căn cứ vào máy móc thiết bị hiện có, và khả năng đáp ứng đủ vật tư sản xuất Căn cứ vào các đơn đặt hàng, quy trình cấu tạo công nghệ và định mức thời gian lao động đối với từng công việc cụ thể 2.4.2. Phương pháp lập và lên biểu Do đặc tính của công ty, mỗi công việc sửa chữa và đóng mới đều khác nhau nên tiến độ sản xuất cũng khác nhau. Vì vậy mà khi lập kế hoạch tiến độ sửa chữa và đóng mới công ty phải từng bước xác định các bước công việc, xác định số lượng công việc, xác định khối lượng làm của từng bước, xác định các đơn đặt hàng, xác định mức thời gian lao động đối với từng công việc cụ thể, xác định thời gian hoàn thành và bàn giao công việc. 2.4.3. Cách lập biểu kế hoạch Biểu 8: Biểu đồ tiến độ sản xuất của công ty STT Nội dung Ngày tính từ khi khởi công 5 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120 150 170 200 250 300 1 Làm khung, xương tàu +++ 2 Đóng vỏ vào thân tàu +++ +++ +++ +++ +++ +++ +++ +++ +++ 3 Lắp ráp thân tàu trên triền +++ +++ +++ +++ +++ +++ +++ 4 Trang trí nội thất +++ +++ +++ +++ +++ 5 Hoàn chỉnh +++ +++ +++ +++ +++ 6 Hoàn thành nghiệm thu +++ +++ +++ Từ ngày khởi công làm cả hai công việc 1 và công việc 2. Công việc thứ nhất làm đến ngày thứ 5 thì xong. Công việc thứ 2 làm từ ngày thứ 10 và đến ngày thứ 80 là xong, công việc thứ 3 làm từ ngày 60 đến ngày thứ 120 thì xong, công việc thứ 4 làm từ ngày 100 và kết thúc vào ngày 170, công việc thứ 5 làm từ ngày 120 kết thúc là ngày 250, công việc thứ 6 làm từ ngày 200 và hoàn thành vào ngày 300. 2.4.4. Công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch Sau khi xây dựng kế hoạch tiến độ thi công cùng với công trình nhiệm vụ được giao cho các phân xưởng, các xí nghiệp, các tổ đội sẽ tổ chức thực hiện kế hoạch được giao. Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao các phân xưởng, xí nghiệp, các đội sẽ phải thường xuyên báo cáo lên phòng kế hoạch của công ty đồng thời phòng kế hoạch phải theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện tiến độ sản xuất để có biện pháp kịp thời, đảm bảo cho việc sửa chữa và đóng mới tàu hoàn thành theo thời gian quy định ghi trong hợp đồng đã ký kết. 2.5. Kế hoạch giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ kinh doanh nhất định. Nó được tính toán và xác định qua từng thời kỳ. Trong quá trình sản xuất kinh doanh chi phí chỉ nói lên những hao phí đã bỏ ra trong kỳ. Để đánh giá được kết quả và chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh người ta phải xem xét chi phí bỏ ra trong mối quan hệ sản xuất thu được bằng chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền của tất cả những chi phí về sử dụng tư liệu sản xuất, trả lương, phụ cấp ngoài lương và những chi phí phụ khác để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Qua những hiểu biết về tầm quan trọng của kế hoạch giá thành sản phẩm nên công ty cổ phần thương mại vận tải Thủy An rất coi trọng trong việc lập kế hoạch giá thành sản phẩm và nó có ý nghĩa rất quan trọng. 2.5.1. Căn cứ để lập kế hoạch Căn cứ vào: - Khối lượng công việc của việc sửa chữa và đóng tàu trong công ty - Giá và khả năng cung ứng - Các khả năng tăng năng suất lao động, đơn giá nhận gia công dự kiến (theo giá dự toán) - Các chi phí liên quan khác 2.5.2. Phương pháp tính toán từng chỉ tiêu Dựa vào các căn cứ trên, công ty CPTMVT Thủy An đã xây dựng kế hoạch giá thành theo phương pháp khoản mục chi phí gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. - Tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là tổng hợp chi phí nguyên vật liệu phục vụ cho công việc sửa chữa và đóng mới tàu Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp =ồ(khối lượng x đơn giá) - Tính chi phí nhân công trực tiếp: là chi phí về tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm Chi phí nhân công = ồ(ngày công x đơn giá ngày công) - Tính chi phí về điện năng = ồ(khối lượng x hệ số x đơn giá) - Chi phí sản xuất chung bao gồm 19% các khoản trích nộp theo chi phí nhân công trực tiếp trong đó 15% là BHXH, 2% là BHYT, còn lại 2% là KPCĐ Chi phí chung = 75% chi phí nhân công trực tiếp sản xuất - Chi phí khác: là chi phí cho giai đoạn chuẩn bị sửa chữa và đóng mới tàu như chi phí lập báo cáo, nghiên cứu tính khả thi, chi phí cho giai đoạn thực hiện sản xuất, chi phí thiết kế, chi phí đăng kiểm… - Chi phí dự phòng: chi phí này dùng để đảm bảo cho công trình được hoàn thành đúng tiến độ khi có các yếu tố ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất, đó là các yếu tố khách quan như điều kiện về tự nhiên… yếu tố chủ quan như trình độ của người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của công việc làm cho chậm tiến độ sản xuất… 2.5.3. Cách xây dựng biểu Biểu tổng hợp dự toán giá thành nâng cấp sửa chữa tàu 1000DWT- 2000DWT STT Hạng Mục T.Tiền(đồng) 1 Vật tư 4.265.125.000 2 Lương CNSX: 7538 công x75000đ/công 565.350.000 3 Điện năng:14000 x7,5KW x 985đ/KW 103.425.000 4 BHXH,BHYT,KPCĐ:7538công/24 x2,85 x450000 x19% 76.534.256 5 Chi phí chung: 75%x Tiền lươngCNSXTT 424.012.500 A Cộng 5.434.446.756 6 Lệ phí thiết kế: 2,7% x A 146.730.062 B Cộng 5.581.176.818 7 Thuế VAT: 5%(B -(1)) 65.802.591 8 Phí đăng kiểm 75.000.000 Tổng 5.721.979.409 2.5.4. Công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch Sau khi xây dựng xong kế hoạch giá thành sản phẩm, phòng kế hoạch phải trình lên giám đốc công ty để duyệt, sau khi duyệt xong rồi phòng kế hoạch sẽ tổ chức cho thực hiện. Cụ thể là, giao kế hoạch cho từng đơn vị thực hiện và thường xuyên giám sát việc thực hiện kế hoạch của công nhân viên. Sau khi hoàn thành công việc sửa chữa, đóng mới tàu và đưa ra những loại tàu mới, phòng kế hoạch sẽ tham gia vào một công việc cũng rất là quan trọng đó là quyết toán cho từng loại tàu, từ đó rút ra những ưu điểm và nhược điểm trong lần sản xuất này để đề ra những biện pháp khắc phục cho những sai sót của lần sửa chữa và đóng mới này, để cho các công việc sửa chữa và đóng mới lần sau được tốt hơn. 2.6. Công tác định mức vật tư kỹ thuật Công tác định mức vật tư kỹ thuật nói chung và định mức nguyên vật liệu nói riêng là một nội dung hết sức quan trọng của công ty trong công tác quản lý. Muốn nâng cao được chất lượng quản lý, doanh nghiệp phải đặc biệt chú ý tới công tác định mức. Hệ thống định mức được xác định theo các phương pháp kế hoạch đảm bảo độ chính xác cao, góp phần không ngừng nâng cao sáng kiến cải tiến kỹ thuật để sử dụng hợp lý tiết kiệm vật tư kỹ thuật. Mức là cơ sở quản lý chặt chẽ đánh giá chính xác kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mình. Mức phải được áp dụng ở những điều kiện thời gian, không gian cụ thể và phải được thường xuyên đổi mới và hoàn thiện mức. Công tác xây dựng định mức tiêu dùng vật tư kỹ thuật tiên tiến và đưa định mức vào áp dụng trong sản xuất là biện pháp quan trọng nhất để thực hiện tiết kiệm vật tư, là cơ sở quản lý chặt chẽ việc sử dụng vật tư nó thể hiện: Cơ sở để xây dựng kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu, điều hòa cân đối lượng nguyên vật liệu cần dùng trong doanh nghiệp từ đó xác định đúng đắn các mối quan hệ mua bán đúng đắn và kí kết hợp đồng. Căn cứ trực tiếp để cấp phát nguyên vật liệu hợp lí, kịp thời cho các phân xưởng bộ phận sản xuất và nơi làm việc, đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành cân đối nhịp nhàng, đều đặn và liên tục. Cơ sở để tiến hành hạch toán kinh tế nội bộ, để tính giá thành chính xác và tính toán nhu cầu vốn lưu động Mục tiêu cụ thể để thúc đẩy cán bộ công nhân viên sử dụng hợp lí và tiết kiệm nguyên vật liệu, ngăn ngừa mọi lãng phí. Nó còn là thước đo đánh giá trình độ tiến bộ khoa học kĩ thuật áp dụng vào sản xuất. Nhận xét: Hiểu được tầm quan trọng của công tác xây dựng định mức vật tư kỹ thuật như vậy nên công ty đã chú trọng đến vấn đề này.Nếu công ty không để ý đến vấn đề này thì sẽ dẫn tới tình trạng sử dụng lãng phí nguyên vật liệu, gây lên việc tăng cao chi phí đầu vào từ đó sẽ làm giảm doanh thu và sẽ làm sự tăng trưởng của công ty trong nền kinh tế thị trường. 2.6.1. Căn cứ để lập kế hoạch Căn cứ vào mức độ chi tiết cho một loại vật tư cụ thể hay từng nhóm nguyên vật liệu để sửa chữa và đóng mới các loại tàu Căn cứ vào vai trò của mức vật tư trong hoạt động sản xuất kinh doanh như là mức tiêu dùng vật tư kỹ thuật đó là các định mức có liên quan trực tiếp đến việc chế tạo ra một loại sản phẩm bao gồm: các mức tiêu dùng nguyên vật liệu chính, phụ; mức tiêu dùng nguyên liệu, điện năng; mức sử dụng về máy móc thiết bị để sửa chữa và đóng mới các loại tàu có trọng tải khác nhau. Căn cứ vào phạm vi có hiệu lực như: mức áp dụng cho phạm vi toàn bộ nền kinh tế, cho ngành, cho đơn vị cơ sở. 2.6.2. Phương pháp lập kế hoạch xây dựng vật tư kỹ thuật trong công ty Các phương pháp xây dựng định mức nguyên vật liệu: Phương pháp thống kê kinh nghiệm Phương pháp thực nghiệm Do đặc điểm và tình hình của công ty là sản xuất và sửa chữa đóng mới hàng loạt các loại tàu lớn nhỏ nên định mức vật tư chủ yếu là theo lô. Tùy theo công việc sửa chữa hay đóng mới mà có định mức thực hiện vật tư cho phù hợp. Vì vậy công ty xây dựng định mức vật tư kỹ thuật dựa vào phương pháp thống kê kinh nghiệm để xác định mức tiêu hao vật tư và trên cơ sở đó giúp công ty biết được định mức tiêu hao vật tư cho một đoạn công việc là bao nhiêu để còn có kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu hợp lý phục vụ kịp thời cho sản xuất. Bước1: Thu thập số liệu kỳ báo cáo Bươc2: Tính mức thực chi bình quân kỳ báo cáo. Tùy theo số lượng thu thập để có cách tính toán hợp lý Cách1: Phương pháp bình quân giản đơn Mo: Mức thực chi bình quân kì báo cáo Pi: Thực chi để sản xuất ra một sản phẩm kì báo cáo lần thứ i n: Số lần quan sát Cách 2: Phương pháp bình quân gia quyền Qi: Số lượng sản phẩm sản xuất tương ứng lần quan sát thứ i Bước 3: Xác định mức tiêu dùng nguyên vật liệu trong kỳ Công thức: Min (Pi) < Mi < Mo * Cách xác định M1 TH 1: > ị TH 2; = ị TH 3: < ị *Ưu điểm: Phương pháp này đơn giản, dễ tính, tiết kiệm được thời gian, song đòi hỏi số liệu phải chính xác, công ty cần thực hiện tốt công tác ghi chép ban đâu. *Nhược điểm: Tính chính xác không cao do thành phần của Mi có thể bao gồm nhiều khoản chi phí không hợp lý của kỳ báo cáo. VD: Xác định định mức tiêu hao vật tư Tôn và Thép của quá trình đóng phần lái cho tàu 3000DWT(tấn) Đơn vị tính: Tấn/lô Tháng Vật tư tôn(tấn) Vật tư thép(tấn) Thực chi Số lô nhập Thực chi Số lô nhập (1) (2) (1)x(2) (3) (4) (3)x(4) 1 5 60 300 4 40 160 2 6 55 330 5 45 225 3 5 60 300 4 50 200 4 4 55 220 3 55 165 5 3 50 150 5 55 275 6 5 45 225 4 40 160 7 6 45 270 3 40 120 8 5 40 200 3 35 105 9 6 40 240 5 35 175 10 4 55 220 5 40 200 11 4 55 220 4 40 160 12 3 60 180 5 55 275 Tổng 620 2.855 530 2.220 Nguồn: Tài liệu kỳ báo cáo phòng kế hoạch cung cấp * Xác định định mức tiêu hao vật tư tôn cho quá trình đóng phần lái cho tàu 3000DWT Công ty áp dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính Mo ị Vậy ị< Nên ịMức tiêu hao của vật tư tôn cho quá trình đóng phần lái cho tàu 3000DWT là 4,18 * Xác định định mức tiêu hao vật tư thép Mo = Vậy n' = 7 ị > ị M1= Vậy, mức tiêu hao vật tư thép cho quá trình đóng phần lái tàu cho tàu 3000 DWT là 3,57 2.6.3. Phương pháp chỉ đạo Sau khi xây dựng xong kế hoạch định mức vật tư kỹ thuật bằng phương pháp nào đi nữa thì trước khi đưa mức vào áp dụng phải đưa cho giám đốc kiểm tra và phải được hội đồng định mức của doanh nghiệp đông ý. Việc giao mức là làm sao cho công nhân vui vẻ và tự giác nhận mức. Trong quá trình thực hiện mức đơn vị sản xuất và cán bộ định mức phải tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân thực hiện đúng mức như việc cung cấp kịp thời nguyên vật liệu cho công nhân, đảm bảo nguyên vật liệu đúng quy cách, phẩm chất và chủng loại. Cùng trong quá trình thực hiện mức, cán bộ định mức phải có trách nhiệm theo dõi tình hình thực hiện mức của từng công nhân. Định kỳ tiến hành phân tích tình hình định mức đối với từng nguyên vật liệu. Việc phân tích này của công ty là tìm ra được những nguyên nhân chủ quan và khách quan tại sao lại vượt mức, đạt mức và không hoàn thành mức, đồng thời đề xuất các biện pháp khắc phục để gửi lên hội đồng định mức của công ty xem xét để cho công tác chỉ đạo mức được thực hiện tốt hơn nữa. II. Tìm hiểu về quản trị lao động tiền lương 1.Về công tác tổ chức lao động 1.1. Cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ, định biên và mối quan hệ của phòng tổ chức lao động tiền lương 1.1.1. Cơ cấu của phòng tổ chức được bố trí như sau Trưởng phòng tổ chức Phó phòng tổ chức Nhân viên 1 Nhân viên 2 Nhân viên 3 Nhân viên 4 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của phòng tổ chức - Chức năng: Tham gia giúp đỡ giám đốc quản lý về bộ máy sản xuất kinh doanh của công ty, phụ trách công tác bố trí nhân sự cho phù hợp với các phòng ban, phân xướng sản xuất phục vụ cho sản xuất. Phụ trách đào tào nhân sự quản lý quỹ lương và vận dụng các chế độ chính sách cho phù hợp. - Nhiệm vụ + Xác định mô hình tổ chức bộ máy quản lý, phù hợp với nhiệm vụ được giao trong kỳ + Nâng cao và thực hiện đúng đường lối, chính sách, chế độ của Nhà nước đối với người trong công ty + Bố trí sắp xếp cán bộ trong bộ máy quản lý của công ty sao cho hợp lý + Quản lý các trang thiết bị bảo hộ lao đông 1.1.3. Mối quan hệ của phòng tổ chức - Với trưởng phòng Chức năng: Tham mưu chịu trách nhiệm trước giám đốc về hoạt động của phòng. Đôn đốc cán bộ công nhân viên trong phòng thực hiện tốt tất cả các văn bản liên quan tới đơn vị mình. Nhiệm vụ: Chỉ đạo phân công nhiệm vụ, kiểm tra đôn đốc các đơn vị liên quan đến phòng tổ chức như công tác cán bộ, công tác tiền lương, lao động, chế độ chính sách xã hội… - Với phó phòng Chức năng: Được trưởng phòng ủy quyền và chịu trách nhiệm trước trưởng phòng về những lĩnh vực được phân công như lao động, tiền lương, bảo hộ lao động, theo dõi chế độ độc hại, phân loại lao động…được ủy quyền khi trưởng phòng đi vắng Nhiệm vụ: Thực hiện các công việc mà trưởng phòng chỉ đạo xuống 1.2. Tầm quan trọng của lao động tiền lương trong doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường và thực tế trong các doanh nghiệp lao động là một nhân tố quan trọng không thể thiếu vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến công tác nâng cao hiệu quả sử vốn kinh doanh. Để nâng cao hiệu quả sản xuât kinh doanh thì các nhà quản lý cần phải tổ chức lao động một cách hợp lý, khoa học, từ đó khai thác hết năng lực làm việc của người lao động, kích thích họ hăng say làm việc, cải tiến kỹ thuật. Để cho người lao động hăng say làm việc thì doanh nghiệp cần phải có một chế độ chính sách phù hợp với họ, đặc biệt là tổ chức tốt công tác tiền lương, tiền thưởng. Về bản chất tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động. Tiền lương là bộ phận thu nhập chính của người lao động nhằm thỏa mãn phần lớn các nhu cầu về vật chất cũng như tinh thần cho người lao động. Do vậy tiền lương là đòn bẩy kinh tế quan trọng để định hướng sự quan tâm và động cơ của người lao động. Khi độ lớn của tiền lương phụ thuộc vào kết quả sản xuất của doanh nghiệp nói chung và cá nhân người lao động nói riêng thì họ sẽ quan tâm hơn đến việc không ngừng nâng cao về năng suât lao động. Tiền lương là động lực rất quan trọng để người lao động không ngừng nâng cao kiến thức và tay nghề của mình. Do đó công tác lao đông tiền lương là một công tác chủ đạo. Tiền lương có thể thay đổi rất nhiều thứ kể cả suy nghĩ và hành động của con người. Trong đó ta thấy được mối quan hệ giữa tiền lương và năng suất lao động với trình độ quản lý của doanh nghiệp. Qua đó cũng thấy được tỷ trọng của tiền lương trong giá thành sản phẩm, trên cơ sở đó mà xác định định mức lao động, định mức tiền lương một cách hợp lý. Xuất phát từ vai trò của công tác tổ chức lao động tiền lương như vậy nên công ty CPTMVT Thủy An đã có những công tác tổ chức lao động, tiền lương rất hợp lý và khoa học. 1.3. Các hình thức phân công lao động trong sản xuất chính của công ty Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra thường xuyên, liên tục thì việc bố trí phân công lao động cho từng bộ phận, từng tổ đội sao cho phù hợp với tay nghề của từng công nhân mới là khâu quan trọng. Bởi vì trong mỗi con người luôn luôn tồn tại những mặt mạnh và những mặt yếu, một người không thể làm tốt mọi công việc được giao, do đó cần có sự phân công lao động sao cho hợp lý. Căn cứ vào kết quả của sự phân chia công việc, căn cứ vào yêu cầu đòi hỏi của từng công việc để sắp xếp số lượng và chất lượng lao động cho phù hợp, sắp xếp công việc phù hợp với khả năng nghề nghiệp của từng công nhân về trình độ chuyên môn, giới tính, sức khỏe để phát huy tốt nhất năng lực của người lao động , bố trí lao động phải căn cứ vào số lượng công việc, định mức lao động cho từng loại để đảm bảo cho người lao động có đủ việc làm tránh việc lãng phí về thời gian, phải quy định trách nhiệm rõ ràng cho từng người, từng đơn vị để quản lý tránh tình trạng có việc mà không có người quản lý và quy định rõ ràng số lượng, thời hạn hoàn thành đối với từng công việc. Để từ đó đem lại hiệu quả kinh tế cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hoàn thành một cách tốt nhất và tiết kiệm về chi phí nhân công cho công ty cụ thể đối với công ty CPTMVT Thủy An thì việc bố trí phân công lao động được sắp xếp cụ thể như sau: - Công nhân thuộc phân xưởng lắp ráp là những công nhân có trình độ tay nghề cao bậc từ 3/7 trở lên - Công nhân thuộc phân xưởng hàn xì chuyên được phân công hàn gò các mối hàn trên một chi tiết - Công nhân thuộc bộ phận trang trí - Công nhân kỹ thuật điện gồm những công nhân bậc 3/7 trở lên có nhiệm vụ đảm bảo cho công ty, và quá trình sản xuất ổn định về điện, sửa chữa máy móc thiết bị hư hỏng - Công nhân giản đơn là những công nhân chưa qua trường lớp đào tạo gì cả và họ chỉ làm công việc vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuât Nhận xét: Hàng năm công ty đã tổ chức các lớp học nhằm nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty 1.4. Tổ chức ca làm việc Việc tổ chức ca làm việc cũng là một công việc rất cần đối với mỗi công ty. Có những công ty do đặc thù công việc liên quan đến nhiêu người, đòi hỏi phải được cung cấp thường xuyên, liên tục trong ngày như nghành bưu chính viễn thông. Nếu không sắp xếp, tổ chức tốt ca làm việc sẽ gây mệt mỏi cho người lao động dẫn tới hiệu quả kinh tế sẽ không cao. Vì vậy trong công ty CPTMVT Thủy An đã có sự phân công lao động một cách hợp lý. Hiện nay trong công ty đang thực hiện chế độ tuần làm việc 44 giờ đối với bộ phận hành chính. Riêng đối với bộ phận công nhân áp dụng chế độ làm việc theo ca, công ty đã tổ chức cho công nhân ngày làm việc 2 ca Trong việc duy trì thời gian làm việc và nghỉ ngơi công ty đã thực hiện đúng theo pháp luật lao động. Trong công ty không có hiện tượng làm thêm quá 200 giờ/năm và ngày không làm quá 12 giờ. Biểu bố trí thời gian làm việc như sau Ca Thời gian bắt đầu (giờ) Thời gian kết thúc (giờ) Mùa hè Mùa đông Mùa hè Mùa đông Ca 1 6 7 10 11 Ca 2 2 1 6 5 Nhận xét: Tổ chức tốt ca làm việc để đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu của thị trường để sử dụng triệt để công suất mày móc thiết bị và thời gian lao động, đồng thời để đảm bảo sức khoẻ cho người lao động có như vậy mới đảm bảo được cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra thường xuyên và liên tục từ đó mới cho hiệu quả kinh tế cao. Như vậy tổ chức ca làm việc là một việc làm hết sức quan trọng đối với tất cả các công ty nói chung và công ty CPTMVT Thuỷ An nói riêng. 1.5. Tổ chức phục vụ nơi làm việc Phục vụ nơi làm việc là cung cấp cho nơi làm việc tất cả những phương tiện cần thiết để có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên liên tục đạt kết quả kinh tế cao Nơi làm việc là phần diện tích, không gian sản xuất được trang bị những máy móc thiết bị, phương tiện kỹ thuật để hoàn thành công việc được giao. Nó có một vai trò quan trọng trong công ty vì: + Nơi làm việc hội tụ đầy đủ những yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh + Là nơi diễn ra quá trình tác động của người lao động lên đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm phù hợp với công dụng và thiết kế của nó. + Là bộ phận cấu thành lên công ty mọi giá trị vật chất đều được tạo ra từ nơi làm việc. Nơi làm việc có vai trò quan trọng như vậy cho nên để quá trình sửa chữa và đóng mới tàu được đảm bảo liên tục, công ty đã tổ chức phục vụ nơi làm việc rất hợp lý và chu đáo. Hằng năm công ty đã cung cấp phương tiện phục vụ cho sinh hoạt, văn hoá: đi lại, nước uống, ăn giữa ca cung cấp phương tiện bảo vệ cá nhân, mũ bảo vệ, mặt nạ các loại hình, quần áo, giầy dép. Công ty CPTMVT Thuỷ An hàng năm đã trích ra một khoản tiền tương đối lớn cho công việc cụ thể này: Trong quý I năm 2007 STT Tên trang bị ĐVT Số lượng Đơn giá (đồng/sp) Thành tiền (đồng) 1 Quần áo lao động Bộ 560 45.000 25.200.000 2 Găng tay Đôi 550 2.184 1.201.200 3 Giầy bata Đôi 580 13.818 8.014.440 4 Khẩu trang Chiếc 1000 1500 1.500.000 5 Mũ bảo vệ Chiếc 550 20.000 11.000.000 6 Công tác kiểm tra ATLĐ đồng 100.000 47.015.640 Nhận xét: ta thấy rằng công ty CPTMVT Thuỷ An đã tổ chức phục vụ nơi làm việc rất tốt. 1.6. Những đổi mới về tổ chức sắp xếp lại lao động trong doanh nghiệp Trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, cùng với sự phát triển ngày càng hoàn thiện của thị trường, nhiệm vụ sản xuất, công tác của các doanh nghiệp có thể thay đổi trong từng tháng, từng quý, từng năm để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Bên cạnh đó, cùng với thời gian thì sức lao động của người lao động của dần bị suy giảm, một số lao động không thể tiếp tục tham gia lao động hoặc đến tuổi nghỉ hưu. Chính vì vậy từ những ngày mới thành lập công ty chỉ có hơn 100 người nhưng đến nay công ty đã có tới 589 người toàn những cán bộ, công nhân viên có trình độ và tay nghề cao. Qua số liệu trên cho ta thấy sự phát triển từng ngày của công ty. Và công ty đã khẳng định được mình trên thị trường trong nước cũng như các nước khác. Hằng tuần, tháng, năm, công ty luôn tổ chức các cuộc họp toàn bộ công ty để bình xét lại lao động theo các mức khác nhau để lập khen thưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc, động viên khuyến khích tinh thần cho người lao động. Bên cạnh đó thì phê bình những cá nhân chưa hoàn thành tốt công việc và có những biện pháp kỷ luật thoả đáng với những cá nhân vi phạm đó. Từ những công tác tổ chức, giải quyết đó đã đem lại cho công tác quản lý lao động trong công ty đạt được nhiều hiệu quả cao góp phần nâng cao năng suất lao động từ đó làm cho công ty ngày càng phát triển và vững mạnh hơn. 2. Về công tác tổ chức tiền lương, tiền thưởng của công ty Trong các hoạt động kinh tế, lợi ích kinh tế là động lực cơ bản nhất, nó biểu hiện nhiều dạng: lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích xã hội. Vì vậy việc tổ chức thực hiện công tác tổ chức tiền lương, tiền thưởng trong công ty CPTMVT Thuỷ An đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất, là nhân tố chủ yếu kích thích người lao động hăng say làm việc bởi vì: - Tiền lương là bộ phận thu nhập chính của người lao động nhằm thoả mãn phần lớn các nhu cầu về vật chất và tinh thần của người lao động. Vì vậy các mức tiền lương là đòn bẩy kinh tế quan trọng để định hướng sự quan tâm và động cơ trong lao động của người lao động trên cơ sở lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp và tiền lương có khả năng tạo động lực vật chất trong lao động. - Tiền lương phải đảm bảo khuyến khích người lao động hăng say làm việc tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả lao động, tiền lương phải khuyến khích lao động có tài năng, những lao động sáng tạo cần phát huy vai trò của tiền thưởng. Tiền lương không chỉ ảnh hưởng tới tâm trí của người lao động đối với doanh nghiệp mà còn đối với xã hội. Nếu tiền lương không phù hợp họ sẽ không tha thiết với công việc, mất lòng tin vào tiền lương dẫn đến tình trạng suy giảm năng suất lao động, kìm hãm sự phát triển của công ty. Việc xây dựng chế độ tiền lương, tiền thưởng hợp lý trong công ty CPTMVT Thuỷ An nói riêng và trong cả nước nói chung sẽ tạo động lực cho sự phát triển. Với cơ chế tự chủ trong hoạt động sản xuất doanh nghiệp như ngày nay những công tác tổ chức thực hiện lao động tiền lương thực tế vẫn phải phù hợp với cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước ta. 2.1. Hệ thống thang bảng lương đang áp dụng trong công ty Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay để đảm bảo cho sự quản lý vĩ mô của nhà nước về tiền lương đòi hỏi các doanh nghiệp phải vận dụng các thang bảng lương hiện hành của nhà nước. Đối với các doanh nghiệp hệ thống thang bảng lương là căn cứ để lập tổng quỹ lương hạch toán chi phí tiền lương cho các kế hoạch kinh doanh, mặt khác trên cơ sở thang lương, bảng lương doanh nghiệp trả cho người lao động được công bằng và chính xác. Đối với người lao động thông qua thang bảng lương họ có thể tính toán được tiền lương của mình sau một thời gian làm việc. Hệ thống thang lương đối với cán bộ quản lý Chức vụ GĐ PGĐ TP PP ĐT KT Hệ số mức lương 4,98 4,6 4,5 4,32 3,94 3,66 Hệ thống thang lương đối với công nhân sản xuất Nhóm mức lương Bậc lương I II III IV V VI VII Nhóm I Hệ số lương 1,35 1,47 1,62 1,78 2,18 2,67 3,28 Nhóm II Hệ số lương 1,57 1,75 1,95 2,17 2,65 3,23 3,94 -Nhóm I: Sửa chữa, lắp ráp, hàn điện, Vạch dấu, sơn, trang trí - Nhóm II: Vận chuyển, Lái xe - Hệ thống thang lương đối với khối giám sát Chức danh Hệ số-Mức lương 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 NV văn thư 1,35 1,53 1,71 1,89 2,07 2,25 2,43 2,61 2,79 2,97 3,15 3,33 NV phục vụ 1,00 1,18 1,36 1,54 1,72 1,90 2,08 2,26 2,44 2,62 2,8 2,98 2.2. Các hình thức trả lương 2.1.1. Hình thức trả lương theo thời gian: là hình thức trả lương theo thời gian làm việc thực tế, cấp bậc kỹ thuật do mức lương cấp bậc chức vụ cao hay thấp + Trả lương theo thời gian giản đơn + Trả lương theo thời gian có thưởng Thời gian giản đơn = Ttt x Mn Trong đó: Mn: Mức lương một ngày làm việc (cả phụ cấp nếu có) Ttt: Thời gian làm việc thực tế (ngày) - Tiền lương thời gian gồm: + Tiền lương tháng là: tiền lương trả cho người lao động theo thang, bảng lương quy định TL tháng số ngày làm việc thực tế Trong đó NCCD là ngày công chế độ + Tiền lương tuần: là tiền lương trả cho một tuần làm việc Tiền lương tuần = + Tiền lương ngày: trả cho 1 ngày làm việc, là căn cứ để trích trợ cấp bảo hiểm xã hội, phải trả cán bộ công nhân viên Tiền lương ngày = Trong đó: X là số ngày làm việc theo chế độ quy định trong tháng + Tiền lương giờ: trả cho 1 giờ làm việc là căn cứ để tính phụ cấp làm thêm giờ Tiền lương giờ = Trong đó: Y là số giờ làm việc theo chế độ (8 giờ) + Tiền lương thời gian có thưởng = Lương thời gian giản đơn + tiền thưởng - Ưu điểm: + Tính toán đơn giản, dễ hiểu phù hợp với các công việc không có định mức + Khuyến khích người lao động quan tâm đến kết quả lao động - Nhược điểm: + Duy trì chủ nghĩa bình quân trong tiền lương, tiền lương chưa gắn kết với kết quả công việc do đó làm suy yếu vai trò đòn bẩy của tiền lương + Xây dựng chỉ tiêu thưởng là khó khăn 2.1.2. Hình thức trả lương sản phẩm: là hình thức trả cho người lao động tính theo sản phẩm, công việc, chất lượng sản phẩm hoàn thành nghiệm thu đảm bảo chất lượng quy định và đơn giá sản phẩm * Tiền lương sản phẩm gồm: - Tiền lương khoán - Tiền lương sản phẩm trực tiếp = Qht x ĐG - Tiền lương sản phẩm gián tiếp = ĐG gián tiếp x Qht - Tiền lương sản phẩm có thưởng = TL sản phẩm + Thưởng trong sản xuất - Tiền lương sản phẩm luỹ tiến = TL sản phẩm thực tế + Thưởng vượt mức * Ưu điểm: + Trả lương theo sản phẩm đã thực hiện nguyên tắc trả lương theo công việc, nó quán triệt đầy đủ hơn nguyên tắc trả lương theo số lượng và chất lượng lao động. + Khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm + Khuyến khích người lao động nâng cao trình độ về mọi mặt, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, sử dụng tốt máy móc thiết bị. + Góp phần cải tiến công tác quản lý nhất là quản lý lao động * Nhược điểm: + Rất khó xây dựng định mức tiên tiến và hiện thực, khó xác định được đơn giá chính xác, khối lượng tính toán lớn, phức tạp đòi hỏi cán bộ nhân viên phải có năng lực. + Nếu không quản lý tốt dễ dẫn tới người lao động chạy theo thành tích không quan tâm tới chất lượng sản phẩm. 2.3. Vận dụng các hình thức trả lương trong công ty 2.3.1. Trả lương theo sản phẩm: hình thức này chỉ áp dụng đối với đối tượng lao động là công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm và được căn cứ vào bảng chấm công. + Lương họp, phép, học tập = x số ngày nghỉ x 100% + Lương nghỉ ốm = x số ngày nghỉ x 75% + Lương làm thêm giờ = x số ngày làm thêm x 200% vào ngày chủ nhật + Lương làm thêm giờ = x số ngày làm thêm x 150% vào ngày thường * Như bình thường em được học ở trường nếu với công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm thì lương của họ sẽ được tính theo số sản phẩm mà họ làm ra. Nhưng do đặc điểm và tình hình sản xuất tại công ty CPTMVT Thủy An chuyên sửa chữa và đóng mới các loại tàu, vận chuyển hàng hoá dịch vụ với số lượng lớn. Nên trong thực tế công ty đã trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm theo phương pháp tính lương là hưởng lương khoán theo quyết định số 02/QĐ-Công ty CPTMVT Thuỷ An ngày 1/1/2003. Các công nhân sẽ được hưởng lương sản phẩm hàng tháng tương ứng với mức độ hoàn thành công việc và hưởng cả lương theo sản phẩm vượt. * Giải trình: VD: Tính lương cho ông Vũ Văn Tĩnh chức vụ tổ trưởng tổ 2 và được tính như sau: Lsp = x 24 = 1.362.462 (đồng) - PCTN = 0,2 x 450.000 = 90.000 (đồng) - PCĐH = 0,3 x 450.000 = 135.000 (đồng) Lsp vượt = công quy đổi x số tiền 1 công quy đổi Trong đó: + Số tiền 1 công quy đổi do công ty quyết định là 24.700,427 (đồng/công) + Công quy đổi = hệ số phân loại x số công khoán Công quy đổi = 1,2 x 24 = 28,8 Lương sản phẩm vượt = 28,8 x 24.700,427 = 711.372 (đồng) - Lương nghỉ, hội họp = x 2 x 100% = 113.538 (đồng) - Lương làm thêm = x 2 x 200% = 227.077 (đồng) vào ngày chủ nhật - Tiền ăn trưa = 5000đ/người x 24 = 120.000 (đồng) Tổng thu nhập = 1.362.462 + 90.000 + 135.000 + 711.372 + 113.538 + 227.077 + 120.000 = 2.759.449 (đồng) - CK trích nộp + BHXH = 5% [Mtt x HSL + CKPC (nếu có)] = 5% [(3,28 + 0,2 +0,3) x 450.000] = 5% x 1.701.000= 85.050 (đồng) + BHYT = 1% [Mtt x HSL + CKPC (nếu có)] = 1% [(3,28 + 0,2 +0,3) x 450.000] = 1% x 1.701.000 = 17.010 (đồng) ị TLVũ Văn Tĩnh = 2.759.449 - 85.050 - 17.010 = 2.657.389 (đồng) Vậy thực lĩnh của ông = 2.657.389 (đồng) Những công nhân còn lại trong tổ ta sẽ làm tương tự như trên. STT Họ và tên Chức vụ Ngày trong tháng Quy ra công 1 2 3 4 5 ----- 24 25 26 27 28 29 30 Công t/g Công làm thêm Công họp Công ốm Công phép 1 Vũ Văn Tĩnh TT K K T K K XX H H K K K K 24 2 2 2 Tô Duy Chinh TP K K T K K XX K K K K K K 25 2 1 3 Phạm Văn Bằng CN K K T K K XX K K K K K K 25 2 1 4 Phạm Văn Khôi CN K K T K K XX K K K K K K 26 2 5 Trần Văn Tuấn CN K K T 0 K XX K K K K K K 25 2 1 6 Đào Xuân Thuỳ CN K K T K K XX P K K K K K 25 2 1 7 Ngô Anh Tuấn CN K K T K K XX K K 0 0 K K 24 2 2 8 Phạm Xuân Trường CN P K T K K XX K K K K K K 24 2 1 1 9 Đỗ Văn Độ CN K K T K K XX K P K K K K 24 2 2 10 Đoàn Văn Hùng CN K K T K K XX K K K K K K 24 2 1 1 11 Nguyễn Công Minh CN K K T K K XX K K K K K K 26 2 12 Tạ Văn Hinh CN K 0 T K K XX K K K K K K 25 2 1 Tổng 299 24 3 6 6 Người duyệt Kế toán trưởng Người chấm công Ký hiệu của bảng chấm công (ký…họ tên) (ký…họ tên) (ký… họ tên) Lương sản phẩm: k Làm thêm giờ : T; Nghỉ phép: P; Nghỉ họp: H, Nghỉ ốm : O; Chủ nhật: XX Đơn vị: Cty CPTMVT Thủy An Bảng thanh toán lương Bộ phận: PXSX (tổ 2) Tháng 6 năm 2007 Đơn vị tính: đồng Họ và tên CV HSL HS PL Lsp Lsp vượt CK PC Lương theo chế độ TL làm thêm (đ) Tiền ăn trưa Tổng thu nhập CK TN Tiền Lĩnh PCTN TT PCĐH TT ốm Phép, họp, học BHXH BHYT Vũ Văn Tĩnh TT 3,28 1,2 1.362.462 711.372 0,2 90.000 0,3 135.000 2 113.538 227.077 120.000 2.759.449 85.050 17.010 2.657.389 Tô Duy Chinh TP 3,23 1,2 1.397.596 741.013 0,2 90.000 0,3 135.000 1 55.904 223.615 125.000 2.768.128 83.925 16.785 2.667.418 Phạm Văn Bằng CN 2,67 1,2 1.155.288 741.013 0,3 135.000 1 46.212 184.846 125.000 2.387.359 66.825 13.365 2.307.169 Phạm Văn Khôi CN 2,67 1,2 1.201.500 770.653 0,3 135.000 184.846 130.000 2.421.999 66.825 13.365 2.341.809 Trần Văn Tuấn CN 2,65 1,2 1.146.635 741.013 0,3 135.000 1 34.399 183.462 125.000 2.365.509 66.375 13.275 2.285.59 Đào Xuân Thuỳ CN 2,65 1,2 1.146.635 741.013 0,3 135.000 1 45.865 183.462 125.000 2.376.975 66.375 13.275 2.297.325 Ngô Anh Tuấn CN 2,67 1,2 1.109.077 711.372 0,3 135.000 2 69.317 184.846 120.000 2.329.612 66.825 13.365 2.249.422 Phạm Xuân Trường CN 2,67 1,2 1.109.077 711.372 0,3 135.000 1 34.659 1 46.212 184.846 120.000 2.341.166 66.825 13.365 2.260.976 Đỗ Văn Độ CN 2,65 1,2 1.100.769 711.372 0,3 135.000 2 91.731 183.462 120.000 2.342.334 66.375 13.275 2.262.684 Đoàn Văn Hùng CN 2,65 1,2 1.100.769 722.372 0,3 135.000 1 34.399 1 45.865 183.462 120.000 2.330.867 66.375 13.275 2.251.217 Nguyễn Công Minh CN 2,65 1,2 1.192.500 770.653 0,3 135.000 183.462 130.000 2.411.615 66.375 13.275 2.331.965 Tạ Văn Hinh CN 2,67 1,2 1.155.288 741.013 0,3 135.000 1 34.659 184.846 125.000 2.375.806 66.825 13.365 2.295.616 Tổng 14.177.596 8.803.231 18.000 1.620.000 207.433 445.327 2.292.232 148.500 1.485.000 834.975 166.995 28.208.849 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Kế toán thanh toán (ký… họ tên) (ký… họ tên) (ký… họ tên) b) Trả lương theo thời gian: Hình thức trả lương này áp dụng đối với cán bộ viên chức làm việc ở văn phòng, phòng ban hoặc gián tiếp sản xuất, được căn cứ vào thời gian làm việc, hệ số lương để lập bảng thanh lương và căn cứ vào bảng chấm công. - Giải trình: Em sẽ đi tính lương cho ông Trần Văn Viên chức vụ là trưởng phòng và sẽ tính như sau: Lương cơ bản = 4,5 x 450.000 =2.025.000(đồng) PCCV = 0,4 x 450.000 = 180.000 (đồng) Lương thời gian = x 23 = 1.791.346 (đồng) Lương làm thêm giờ = x 2 x 200% = 311.538 (đồng) vào ngày chủ nhật Vì làm thêm giờ vào ngày chủ nhật đượchưởng 200% lương Và làm thêm giờ vào ngày bình thường được hưởng 150% lương - Lương họp, học tập, nghỉ phép = x số ngày nghỉ x 100% - Lương họp = x 3 x 100% = 233.654 (đồng) - Tiền ăn trưa = 23 x 5000 (đ/người) = 115.000 (đồng) Tổng thu nhập = 1.791.346 + 311.538 +233.654 + 115.000 + 180.000 = 2.641.538 - CKPC + BHXH = 5% [Mtt x HSL + CKPC (nếu có)] = 5% [2.025.000 + 180.000 =110.250 (đồng) + BHYT = 1% [Mtt x HSL + CKPC (nếu có)] = 1% [2.025.000 + 180.000] = 22.050(đồng) VậyThực lĩnh của = 2.631.538 -110.250 -22.050 =2.499.238(đồng) ông Trần Văn Viên Đơn vị: CTCPTMVTThủy An Bảng chấm công Bộ phận: Quản lý Tháng 6 năm 2007 STT Họ và tên Chức vụ Ngày trong tháng Quy ra số công 1 2 3 4 5 ----- 24 25 26 27 28 29 30 Công thời gian Công làm thêm giờ Công họp Công ốm Công phép 1 Trần Văn Viên TP + + T + + XXXX H H + + + + 23 2 3 2 Nguyễn Xuân Nam PP + + T H + XXXX + + + + + + 24 2 2 3 Nguyễn Ngọc Tú ĐT + + T + 0 XXXX + + + P + + 24 2 1 1 4 Nguyễn Thị Thoan KT + + T + + XXXX + 0 + + + + 25 2 1 5 Vũ Thị Phương NV + 0 T + + XXXX + + + + + + 25 2 1 6 Phạm Thị Hoa NV + + T + + XXXX + + + + + + 25 2 1 7 Trần Văn Trinh NV + + T + + XXXX + + + + P + 25 2 1 ------------- - Tổng 14 5 3 3 Người duyệt Kế toán trưởng Người chấm công Ký hiệu bảng chấm công: Nghỉ ốm: O, Chủ nhật: XX (ký….họ tên) (ký… họ tên) (ký... họ tên) Lương thời gian: + Nghỉ phép : P Nghỉ họp : H Làm thêm giờ: T Đơn vị: Công tyCPTMVTThủy An Bảng thanh toán lương : Bộ phận: Quản lý (tháng 6/2007) Đơn vị: Đồng STT Họ và tên CV HSL Lương thời gian (đ) Lương họp, học tập, nghỉ phép Lương ốm CKPC Lương làm thêm giờ (đ) Tiền ăn trưa Tổng thu nhập (đ) CKTN Thực lĩnh Công Thành tiền Công Thành tiền (đ) Công T. Tiền PCCV T. tiền BHXH BHYT 1 Trần Văn Viên TP 4,5 23 1.791.346 3 233.654 0,4 180.000 311.538 115.000 2.631.538 110.250 22.050 2.499.238 2 Nguyễn Xuân Nam PP 4,32 24 1.794.46 2 2 149.538 0,3 135.000 299.077 120.000 2.498.077 103.950 20.790 2.373.337 3 Nguyễn Ngọc Tú ĐT 3,94 24 1.636.615 1 68.129 1 51.144 0,3 135.000 272.76 9 120.000 2.283.720 95.400 19.080 2.169.240 4 Nguyễn Thị Thoan KT 3,66 25 1.583.654 1 47.510 0,4 180.000 253.385 125.000 2.189.549 91.350 18.270 2.079.929 5 Vũ Thị Phương NV 3,33 25 1.440.865 1 43.226 230.538 125.000 1.839.629 74.925 14.985 1.749.719 6 Phạm Thị Hoa NV 2,98 25 1.289.423 1 51.577 206.308 125.000 1.672.308 67.050 13.410 1.591.848 7 Trần Văn Trinh NV 2,8 25 1.211.538 1 48.462 193.846 125.000 1.578.846 63.000 12.600 1.503.246 …………. 10.747.903 551.423 141.880 630.000 1.767.461 855.000 14.693.667 605.925 121.185 13.966.557 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Kế toán thanh toán (ký… họ tên) (ký… họ tên) (ký... họ tên) 2.4. Các hình thức tiền thưởng, chia thưởng áp dụng tại doanh nghiệp Trong thời điểm hiện nay công ty mới được thành lập. Theo quyết định của Nhà nước tiền thưởng được tính 5% từ nguồn lợi nhuận sản xuất kinh doanh số tiền lợi nhuận của công ty sau khi phân phối, trích lập vào các quỹ. Do công ty trả nợ, trả lãi vay đầu tư và các khoản phải trả khác nên công ty CPTMVT Thuỷ An vẫn chưa thành lập được quỹ tiền thưởng. Tiền thưởng là phần tiền khuyến khích cán bộ công nhân viên được trích trong 10% quỹ lương dự phòng bổ sung mà doanh nghiệp trả 90% cho cán bộ công nhân viên còn 10% thì giữ lại. 3. Về công tác định mức lao động 3.1 Các phương pháp xác định định mức lao động của doanh nghiệp Trong thực tế sản xuất, công tác định mức lao động rất cần thiết để giao cho người lao động thực hiện do đó cần phải xây dựng định mức lao động. Người ta thường áp dụng nhiều phương pháp để xây dựng định mức lao động. Tuỳ theo quy mô và loại hình sản xuất của từng doanh nghiệp để lựa chọn phương pháp hợp lý, có hiệu quả cao. Trong các doanh nghiệp họ cũng đã sử dụng rất nhiều phương pháp xây dựng định mức lao động như: phương pháp phân tích tính toán, phương pháp phân tích khảo sát, phương pháp so sánh điển hình… Nhưng trong thực tế, họ hay sử dụng hai phương pháp đơn giản đó là: phương pháp định mức lao động theo thống kê kinh nghiệm và phương pháp thống kê có phân tích tính toán. Việc xây dựng định mức lao động đối với các công ty là việc làm hết sức quan trọng và có ý nghĩa rất to lớn về hiệu quả sản xuất kinh doanh. Sau đây chúng ta sẽ đi xem xét các phương pháp đó. Thứ nhất là phương pháp thống kê kinh nghiệm: Đây là phương pháp định mức cho một bước công việc nào đó dựa trên cơ sở số liệu thống kê năng suất lao động của người lao động làm bước công việc đó, kết hợp với kinh nghiệm bản thân của cán bộ định mức, đốc công hoặc nhân viên kỹ thuật. Phương pháp này tương đối đơn giản, tốn ít công sức, có thể xây dựng hàng loạt mức lao động trong thời gian ngắn. Bởi vậy trong các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp hiện nay hay sử dụng phương pháp này. Bên cạnh đó phương pháp này cũng bộc lộ khá nhiều nhược điểm: không phân tích được năng lực sản xuất, không nghiên cứu và sử dụng được tốt những phương pháp sản xuất tiên tiến của người lao động… kìm hãm việc nâng cao năng suất lao động. Thứ hai là: phương pháp thống kê có phân tích, tính toán là phương pháp xây dựng định mức dựa vào những số liệu về lương lao động thực tế đã hao phí để hoàn thành một đơn vị sản phẩm và các yếu tố ảnh hưởng tới định mức của thời kỳ báo cáo, rồi phân tích tính toán thành các định mức của kế hoạch.Phương pháp này cũng có rất nhiều ưu điểm: là đơn giản, tính toán nhanh, phục vụ kịp thời công tác kế hoạch hóa và quản lý kinh tế. Song mức chính xác của mức còn thấp bởi vì các định mức còn chứa đựng những tiêu cực, các lãng phí và các bất hợp lý trong kỳ báo cáo mà trong quá trình tính toán chưa loại bỏ hết được. 3.2. Các định mức lao động cho một số công việc chính trong công ty Công tác định mức lao động trong công ty cũng là một vấn đề luôn được công ty chú trọng quan tâm. Thông qua công tác này giúp cho các thành viên biết được định mức công việc của mình như thế nào, biết được năng suất lao động của mình để từ đó họ còn biết họ cần phải làm những gì. Công ty CPTMVT Thuỷ An sử dụng phương pháp thống kê kinh nghiệm là chủ yếu để xây dựng định mức lao động. VD: Ta theo dõi công việc của việc sửa chữa và lắp ráp tàu tại một tổ trong khi làm việc ta thu được số liệu như sau: 70 phút, 74 phút, 71 phút, 68 phút, 75 phút, 72 phút, 73 phút, 76 phút, 77 phút, 80 phút, 82 phút Thời gian hao phí trung bình của việc hàn các mối hàn, sửa chữa và lắp ráp trên thân tàu là TTB = = = 73,6 (phút) Vậy TTBtt = = = 71 (phút) Vậy thời gian trung bình hao phí của một người công nhân cho công việc sửa chữa và lắp ráp khi làm việc là 71 phút. 3.3. Đánh giá tình hình thực hiện định mức lao động trong doanh nghiệp Nói chung trong các doanh nghiệp và nói riêng về công ty CPTMVT Thuỷ An đều áp dụng phương pháp xây dựng định mức theo phương pháp thống kê kinh nghiệm bởi vì phương pháp này tương đối đơn giản, dễ làm và rất sát với thực tế trong công ty. Vì vậy mà công nhân đã đạt đúng tiêu chuẩn với định mức lao động. Điều này góp phần vào việc tăng năng suất lao động, đem lại doanh thu, lợi nhuận cho công ty làm cho số doanh thu và lợi nhuận mà doanh nghiệp cần đạt được ngày càng lớn mạnh hơn, tiết kiệm chi phí và thời gian lãng phí của công nhân, làm cho công ty ngày càng bắt kịp với nền kinh tế thị trường trong nước cũng như trên thị trường quốc tế. 4. Về công tác lập kế hoạch lao động-tiền lương 4.1. Vị trí của công tác lập kế hoạch lao động-tiền lương - Kế hoạch lao động tiền lương có một vị trí quan trọng trong hệ thống quản lý kinh tế giúp quản lý kinh tế, giúp quản lý doanh nghiệp, là một cơ cấu quan trọng để điều hành nền kinh tế quốc dân, điều hành và quản lý các hoạt động trong doanh nghiệp, nó ảnh hưởng tới nhiều bộ phận khác… kế hoạch giá thành, kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch tài chính… - Đảm bảo cân đối vốn lao động của doanh nghiệp - Là bộ phận kế hoạch quan trọng có tác động lớn đến khả năng hoàn thành nhiệm vụ của doanh nghiệp bởi vì tiền lương là thu nhập chính của người lao động đóng một vai trò quyết định trong việc ổn định, phát triển kinh tế gia đình, người lao động dùng tiền lương để trang trải các chi phí sinh hoạt trong gia đình như: ăn, ở, mặc, đi lại, học hành, vui chơi… phần còn lại để tích luỹ. - Tiền lương thể hiện thước đo giá trị: là giá cả sức lao động, biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động. - Tiền lương đảm bảo cho việc tái sản xuất sức lao động và cuộc sống lâu dài cho người lao động, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy sự phân công lao động. Nhận xét: Chính vì vậy mà kế hoạch lao động tiền lương đảm bảo và hợp lý sẽ khuyến khích người lao động tích cực làm việc, từ đó tạo điều kiện phát triển năng suất lao động, thúc đẩy sản xuất phát triển cùng với sự phát triển đó là việc tăng doanh thu, lợi nhuận cho công ty. 4.2. Phương pháp tính toán và lập kế hoạch lao động trong doanh nghiệp Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào thì việc lập kế hoạch lao động cũng là một vấn đề rất quan trọng, nó quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Chính vì thế mà vấn đề con người luôn được công ty quan tâm hàng đầu trong quá trình xây dựng và phát triển của mình. Ban lãnh đạo công ty phải luôn tìm hiểu đời sống của người lao động trong công ty, làm cách nào để nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên cả về vật chất lẫn tinh thần. Có như vậy, họ mới có thể yên tâm làm việc và cống hiến hết mình cho công việc được. Còn nếu khi đời sống của họ gặp nhiều khó khăn đương nhiên là năng suất làm việc của họ sẽ giảm gây ra tình trạng chậm phát triển trong công ty. Bởi thế mà việc lập kế hoạch lao động cần phải được đề cập tới thường xuyên liên tục. Kế hoạch lao động căn cứ vào: định mức sản lượng, định mức thời gian, định mức phục vụ, định mức năng suất lao động… * Theo định mức số lượng thì LCNSPki = Trong đó: LCNSPKi: số công nhân sản xuất sản phẩm i kỳ kế hoạch . QKi : số lượng KH của sản phẩm i MSli : MSL trong 1 ca của sản phẩm i NTTK : ngày công làm việc thực tế bình quân 1 lao động kỳ KH Im : hệ số hoàn thành mức trong kỳ kế hoạch * Theo định mức thời gian: thì LCNSPK = MTgi: mức thời gian để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm i (giờ/sản phẩm) TNK: Quỹ thời gian làm việc thực tế bình quân 1 lao động kỳ KH (giờ-người) Im: hệ số hoàn thành mức * Theo định mức phục vụ: MPvụ = Trong đó: TTTK là giờ công làm việc thực tế trong ca bình quân 1 lao động TPvụ là thời gian phục vụ máy móc, thiết bị hoặc một nơi làm việc theo giờ. Theo hệ số điều chỉnh hoặc số ca làm việc trong 1 ngày đêm của 1 nơi làm việc hay thiết bị Hđc = Trong đó: NLVTT là số ngày làm việc thực tế trong năm kế hoạch của doanh nghiệp NTTK là số ngày làm việc thực tế bình quân 1 lao động ị LCNPV = Mpv x Hđc x số ca. VD: Kế hoạch số lượng công nhân viên của công ty CPTMVT Thuỷ An như sau:( theo TL KH năm 2007) + Số CNTTSX: 450 (người) + Số CNPV: 450 x 10% = 45 (người) + NVQLPX: (450 + 45) x 10% = 50 (người) + CNVQDN: (450 + 45 + 50) x 8% = 44 (người) Tổng số cán bộ công nhân viên trong công ty cổ phần Thương Mại Vận Tải Thuỷ An năm 2007 = 450 + 45 + 50 + 44 = 589 (người) Biểu kế hoạch số lượng công nhân viên trong công ty năm 2007 STT Các chỉ tiêu Số lượng công nhân (người) Tỷ trọng (%) 1 Số CNVSXCN + CN TT sản xuất sản phẩm + Công nhân phục vụ 495 450 45 84,04% 76,4% 7,64% 2 Nhân viên quản lý phân xưởng 50 8,49% 3 Công nhân viên quản lý doanh nghiệp 44 7,47% Tổng Công nhân toàn doanh nghiệp 589 100% 4.3. Phương pháp tính toán và lập kế hoạch tổng quỹ lương trong doanh nghiệp * Khái niệm:Tổng quỹ lương là toàn bộ số tiền lương và các khoản phụ cấp trả cho số công nhân viên trong doanh nghiệp do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và chi trả lương. 4.3.1. Phương pháp xác định tổng quỹ lương - Quỹ lương sản phẩm: là quỹ tiền lương trả cho công nhân trực tiếp chế tạo ra sản phẩm. Công thức: QLSP = Qi: số lượng sản phẩm sản xuất kỳ KH gi: đơn giá tiền lương kỳ KH - Quỹ lương thời gian: là quỹ lương trả cho người lao động hưởng lương thời gian như cán bộ quản lý… QLTG = N x H x Mmin DN x 12 N: Số lao động bình quân hưởng lương cấp bậc H: Hệ số lương bình quân MminDN: mức lương tối thiểu áp dụng trong doanh nghiệp - Các khoản phụ cấp: chế độ phụ cấp ở công ty như sau. + phụ cấp công việc: TP, GĐ: 0,4 PP, PGĐ: 0,3 + PCKV: 0,3 + Phụ cấp độc hại: 0,4 + PCTN: tổ trưởng: 0,2 Trưởng ca: 0,4 * Xác định tổng quỹ lương Tổng QLg = VKH + Vpc + BS + Vtg (làm thêm giờ) * Phương pháp xác định tổng QL chung năm KH VKH = VKHđg + VKHCĐ VKH: Tổng quỹ tiền lương năm KH VKHđg: Quỹ lương KH theo đơn giá tiền lương VKHCĐ: Quỹ lương KH theo chế độ Quỹ lương KH theo đơn giá tiền lương: VKHđg = Vđg x CsxKH Đơn giá tiền lương trên tổng doanh thu Vđg = Lđb: số lao động định biên Hcb: HSL cấp bậc công việc bình quân Hpc: HS PC bình quân tính trong đơn giá lương Vđt: thời gian của cán bộ chuyên trách đoàn thể do tổ chức đoàn thể trả lương Vttlđ: thời gian làm thêm giờ vào ban đêm TKH: tổng doanh thu năm KH 4.3.2. áp dụng phương pháp xây dựng tổng QL năm KH này vào trong công ty CPTMVT Thuỷ An Cụ thể là lập kế hoạch tổng quỹ lương năm 2007 như sau (tài liệu phòng kế hoạch) +) VKHđg = Vđg x CsxKH Tính Vđg = = 0,034876327 (đồng) VKHđg = 0,034876327 x 289.093.000.000 = 10.028.052.000 (đồng) +) VKHCĐ = Vpc + VBS Mà theo tài liệu phòng kế hoạch đã cho: Vpc = 113.240.000 (đồng) -V B.sung + Lương họp, nghỉ phép CNSX: 115.200.000 (đồng) CNPV và NVQL: 25.343.000 (đồng) + Lương ốm: CNSX: 110.311.00 (đồng) CNPV và NVQL: 26.600.000 (đồng) + Lương nghỉ lễ, tết, CN: CNSX: 108.025.000 (đồng) CNPV và NVQL: 27.100.000 (đồng) + Lượng nghỉ việc riêng, lý do khác: CNSX: 96.020.000 (đồng) CNPV và NVQL: 91.703.000 (đồng) S VBSung = 600.302.000 (đồng) Vậy VKHcđ = S Vpc + S VBS = 113.240.000 + 600.302.000 = 713.542.000 (đồng) VKH = 10.082.502.000 + 713.542.000 = 10.796.044.000 (đồng) Biểu kế hoạch tổng quỹ lương năm 2007 STT Chỉ tiêu Đơn vị tiền Số tiền 1 Quỹ lương theo đơn giá tiền lương đồng 10.082.502.000 2 Tổng quỹ lương theo chế độ Quỹ lương theo phụ cấp - Quỹ lương bổ sung đồng đồng đồng 713.542.000 113.240.000 600.302.000 3 Tổng QL chung năm KH đồng 10.796.044.000 4.4. Phương pháp tính quỹ lương thời gian lao động trong doanh nghiệp của công nhân Trong thực tế tuỳ thuộc vào quyết định hiện hành của pháp luật lao động và quy định cụ thể của doanh nghiệp mà số ngày làm việc theo chế độ của người lao động có thể khác nhau. Nó là một bộ phận cấu thành quan trọng của kế hoạch lao động. Thông qua kế hoạch sử dụng thời gian lao động có thể xác định được kế hoạch số lượng lao động, kế hoạch tăng năng suất lao động, giúp doanh nghiệp xác định chính xác số lao động cần bổ sung đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả, giúp doanh nghiệp tìm biện pháp nhằm sử dụng có hiệu quả thời gian lao động làm giảm thời gian lãng phí. Để xác định số ngày công làm việc thực tế bình quân 1 công nhân sản xuất kỳ kế hoạch ta cần phải làm các bước sau: - Xác định số ngày dương lịch trong năm - Xác định số ngày nghỉ lễ và nghỉ hằng tuần theo quy định dựa trên cơ sở: số ngày nghỉ lễ tết theo quy định tại bộ luật lao động, và chế độ làm việc của doanh nghiệp - Xác định số ngày làm việc theo chế độ + NC ĐNKH =Số ngày dương lịch trong năm - Số ngày nghỉ lễ tết theo chế độ - Xác định số ngày vắng mặt kỳ KH: nghỉ phép, nghỉ thai sản, nghỉ hội họp, học tập, nghỉ ốm, nghỉ việc riêng. Số ngày nghỉ bình quân của công nhân = Trong đó: X là số ngày nghỉ Y là số người nghỉ N là tổng số công nhân viên trong doanh nghiệp - Xác định số ngày làm việc thực tế bình quân 1 công nhân theo chế độ +Số ngày LVTT b/q =Số ngày là việc theo CĐ - Số ngày vắng mặt b/q kỳ KH - Xác định số giờ làm việc thực tế bình quân(b/q) theo chế độ: 8 giờ/ca - Xác định số giờ làm việc thực tế : + Số giờ LVTT =Số giờ làm việc theo chế độ - Số giờ nghỉ giữa ca(nếu có) - Xác định tổng số giờ làm việc theo chế độ + Tổng số giờ chế độ = Số ngày làm việc theo chế độ x Số giờ chế độ - Xác định tổng số giờ làm việc thực tế bình quân 1 công nhân + Tổng số giờ LVTT b/q =Số ngày LVTT b/q1CN x Số giờ LVTT b/q 1CN Nhận xét * Công ty CPTMVT Thuỷ An đã vận dụng một cách có hiệu quả phương pháp lập kế hoạch quỹ thời gian lao động của CNSX vào trong công ty của mình trong năm 2007. Dựa vào tài liệu của phòng kế hoạch trong công ty ta có bảng biểu kế hoạch sử dụng thời gian lao động như sau: Vì năm 2007 tháng 2 có 28 ngày nên số ngày dương lịch là 365 (ngày) Biểu kế hoạch sử dụng thời gian lao động của công nhân viên trong công ty năm 2007 STT Nội dung chỉ tiêu Đơn vị tính Số liệu 1 Số ngày dương lịch trong năm Ngày 365 2 Số ngày nghỉ lễ, tết CN theo chế độ Nghỉ chủ nhật Nghỉ lễ, tết Ngày Ngày Ngày 61 52 9 3 Số ngày làm việc theo chế độ ((1)-(2)) Ngày 304 4 Số ngày vắng mặt bình quân theo quy định Nghỉ phép Nghỉ họp Nghỉ học tập Nghỉ thai sản Nghỉ ốm Nghỉ việc riêng Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày 15 3 2 2,5 2,5 2,5 2,5 5 Số ngày làm việc TT bình quân 1CN ((3)-(4)) Ngày 289 6 Số giờ làm việc theo chế độ Giờ 8 7 Số giờ làm việc TT bình quân 1 CN Giờ 7,2 8 Tổng số giờ làm việc theo chế độ Giờ/năm 2432 9 Tổng số giờ làm việc TT bình quân1CN Giờ/năm 2080,8 4.5. Các chỉ tiêu về năng suất lao động của công nhân và tốc độ tăng năng xuất * Đối với các doanh nghiệp nói chung và công ty CPTMVT Thuỷ An nói riêng thì chỉ tiêu về năng suất lao động là một chỉ tiêu khá cần quan tâm tới vì nó phản ánh kết quả tài chính của công tác tổ chức lao động, nó gắn liền với hiệu quả kinh tế. Nó có mối quan hệ chặt chẽ với khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Năng suất lao động tạo cơ sở cho doanh nghiệp cạnh tranh được trên thị trường. Công ty CPTMVT Thuỷ An đã và đang từng bước tìm đủ mọi cách, tạo điều kiện để năng suất lao động trong công ty ngày càng được nâng cao hơn. * Các chỉ tiêu tính toán - Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng hiện vật: số lượng sản phẩm tạo ra do một công nhân (hay một công nhân viên) trong 1 thời gian nhất định. Căn cứ vào lượng sản phẩm hoàn thành và số công nhân (hay công nhân viên). Công thức: Whv = Q: Số lượng sản phẩm sản xuất kỳ kế hoạch N: Số công nhân (hoặc số công nhân viên) Ưu điểm: tính toán đơn giản… Nhược điểm: không thể phản ảnh tổng hợp tất cả các loại sản phẩm - Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng giá trị: là lượng giá trị sản xuất của một người công nhân (hay 1 công nhân viên) làm ra sản phẩm trong một thời gian nhất định. Căn cứ vào sản phẩm hoàn thành, dở dang, đơn giá cố định từng loại sản phẩm và số công nhân (hay 1 công nhân viên). Wgtr = (giá trị/CN/thời gian) G: giá trị sản xuất kỳ KH Ưu điểm: có thể tính cho các loại sản phẩm khác nhau Nhược điểm: không khuyến khích tiết kiệm vật tư và dùng vật tư rẻ… - Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng thời gian: là mức hao phí thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hoặc hoàn thành một công việc nào đó. Căn cứ vào thời gian hao phí và số lượng sản phẩm hoàn thành. Wtg = (thời gian/sp) T: Tổng thời gian hao phí Ưu điểm: phản ánh cụ thể về thời gian hao phí cho một loại sản phẩm nào đó Nhược điểm: phải tính riêng cho từng sản phẩm, khối lượng tính toán lớn nếu doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm, độ chính xác không cao. * Tốc độ tăng năng suất lao động là chỉ tiêu dùng để so sánh năng suất lao động kỳ kế hoạch so với kỳ báo cáo. Iw = x 100 - 100% Trong đó W1: năng suất lao động kỳ kế hoạch W0: năng suất lao động kỳ báo cáo VD: Cụ thể ta tính năng suất lao động và tốc độ tăng năng suất lao động trong năm 2006 và năm 2007 của công ty CPTMVT Thuỷ An(Tài liệu phòng kế hoạch) + Năng suất lao động kỳ kế hoạch năm 2007: 1.265.404.000 (đồng) + Năng suất lao động kỳ báo cáo năm 2006: 1.150.493.000 (đồng) Vậy tốc độ tăng năng suất lao động là: IW = = 9,99% Nhận xét: năng suất năm kế hoạch tăng so với năm báo cáo với mức tăng tuyệt đối là: 1.265.404.000 - 1.150.493.000 = 114.911.000 (đồng) Tốc độ tăng năng suất năm kế hoạch tăng so với năm báo cáo là 9,99(%) chứng tỏ doanh nghiệp đã chú trọng quan tâm nâng cao năng suất của máy móc thiết bị, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, những người quản lý có trình độ cao. 5. Về công tác chế độ đối với người lao động 5.1. Tìm hiểu các phương pháp giải quyết chế độ đối với người thuộc diện dôi ra trong quá trình tổ chức, sắp xếp lại lao động trong doanh nghiệp Đối với người laop động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo nghị định số 41/2002 ND-CP ngày 11/4/2002 của chính phủ nếu không đủ điều kiện hưởng hưu trí hàng tháng hoặc không thuộc diện được tự đóng tiếp 15% tiền bảo hiểm xã hội ở nơi cư trứ và không bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm trên sổ bảo hiểm xã hội mà tự nguyện hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần. 5.2. Giải quyết chế độ hưu trí, mất sức cho thôi việc trong thời gian vừa qua tại doanh nghiệp - Người lao động được hưởng chế độ hưu trí hằng tháng khi nghỉ việc phải đủ các điều kiện sau: + Năm đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên. + Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong 20 năm đó có thời gian làm việc thuộc các trường hợp: + Đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại. + Đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực có hệ số từ 0,7 trở lên + Đủ 10 năm công tác ở miền Nam, ở Lào trước ngày 30/4/1975 - Người lao động có đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội 15 năm tính bằng 45% mức lương bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội tính thêm 3% đối với lao động nữ, 2% đối với lao động nam. Mức lương hưu hằng tháng tối đa bằng 75% mức lương bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Nam tròn 50 tuổi, nữ tròn 45 tuổi và sức khoẻ giảm 61% thiếu 1 năm tuổi trừ 1%, thiếu 1 năm nghề trừ 2%. Thôi việc tự nguyện phải có đơn xin nghỉ. - Việc áp dụng các công tác về chế độ đối với người lao động ở công ty CPTMVT Thuỷ An là do công ty mới thành lập đến nay hầu hết các cán bộ công nhân viên đều còn trẻ chưa đến tuổi nghỉ hưu nên việc giải quyết chế độ hưu trí chưa có. III. Tìm hiểu về quản trị tiêu thụ và bán hàng 1. Tìm hiểu nội dung vai trò của quản trị tiêu thụ và bán hàng Trong điều kiện mở cửa và xu thế khu vự hóa và quốc tế hóa, đời sống kinh tế ngày càng trở thành xu thế tất yếu, mỗi doanh nghiệp còn được xác đinh là 1 phân hệ kinh tế mở trong nền kinh tế quốc dân mở cửa và ngày càng hội nhập vào nền kinh tế trong khu vực và quốc tế. Điều này, đòi hỏi trong khi quyết định và thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp không những phải chú trọng đến thực trạng và xu thế biến động của môi trường kinh doanh trong nước mà buộc phải tính đến cả tác động của nền kinh tế thế giới. Trong hoàn cảnh đó buộc các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình các định hướng phát triển, bảo đảm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một trong những vấn đề quan trọng giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển lâu dài đó là công tác tiêu thụ và bán hàng. Vì sản phẩm có tiêu thụ được thì mới đem lai doanh thu, lợi nhuân cho doanh nghiệp được và để từ đó đầu tư tiêu thụ vào các sản phẩm khác nữa đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn. Công tác này nghiên cứu các hình thức tổ chức các luồng hàng hóa, giá cả, dịch vụ khách hàng và quản lý dự trữ trong khâu tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp. Nó chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay cũng có rất nhiếu đối thủ canh tranh, người tiêu dùng thì vẫn thế nhưng lại có rất nhiều doanh nghiệp mọc lên. Vì vậy khi làm một việc gì đó doanh nghiệp phải tự mình quyết định ba vấn đề cơ bản sau: sản xuất cho ai?, sản xuất cái gì?, sản xuất bằng cách nào? đó là ba vấn đề cơ bản cần đề cập tới khi lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Tiêu thụ sản phẩm cần hiểu theo hai nghĩa: nghĩa hẹp và nghĩa rộng. + Theo nghĩa rộng tiêu thụ sản phẩm là 1 quá trình kinh tế bao gồm nhiêu khâu tiêu thụ từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, đặt hàng và tổ chức sản xuất đến thực hiện các nhiệm vụ, xúc tiến bán hàng nhằm mục đich đạt hiệu quả nhất. + Theo nghĩa hẹp tiêu thụ (bán hàng) hàng hóa, lao vụ, dịch vụ là chuyển dịch quyền sở hữu sản phẩm hàng hóa, lao vụ, dịch vụ. Nhận xét: Tại các doanh nghiệp, tiêu thụ sản phẩm (bán hàng) đóng vai trò quan trọng, quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp đó. Khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ tức là nó được người tiêu dùng chấp nhận (thị trường chấp nhận). Sức tiêu sản phẩm của doanh nghiệp thể hiện ở mức bán ra, uy tín của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, sự thích ứng với nhu cầu người tiêu dùng và sự hoàn thiện của các dịch vụ. Nói cách khác tiêu thụ (bán hàng) phản ánh đầy đủ các điểm mạnh và điểm yếu trong doanh nghiệp. 2. Tìm hiểu về chiến lược tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Trong thời điểm hiện nay mỗi doanh nghiệp là một chủ thể kinh tế độc lập và tự mình giải quyết cả ba vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế. Lợi nhuận là mục tiêu sống còn của doanh nghiệp. Muốn có lợi nhuận, doanh nghiệp phải tiêu thụ được sản phẩm thì sản phẩm đó phải phù hợp với nhu cấu của thị trường. Để tồn tại và phát triển lâu dài thì mỗi doanh nghiệp cần xác định cho mình một chiến lược tiêu thụ sản phẩm phù hợp. Chiến lược tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu khách hàng, từ đó chủ động đối phó với mọi diễn biến của thị trường, giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường mới, kế hoạch hóa vế khối lượng, tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận, chọn kênh tiêu thụ và các đối tượng khách hàng. Chiến lược tiêu thụ giữ vai trò quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty CPTMVT Thủy An là một công ty chuyên sửa chữa, đóng mới các loại tàu ngoài ra còn vận chuyển hàng hóa bằng đường sông cho các nước khác.Vì vậy mà công ty cũng đã có những chiến lược tiêu thụ sản phẩm rất hợp lý. - Đối với thị trường xuất khẩu: công ty đã đặt mình vào mối quan hệ cạnh tranh thị trường nhằm phát triển các lợi thế sẵn có trong tự nhiên, kinh tế, xã hội...Công ty có một vị thế do tự nhiên ban tặng là nằm bên bờ sông Ninh Cơ rất phù hợp với việc sửa chữa và đóng mới các loại tàu, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Công ty chủ trương bên cạnh việc duy trì củng cố và phát triển thi trường quen thuộc như Trung Quốc...đồng thời công ty cũng có chiến lược phát triển mặt hàng của công ty ra các thị trường mới như Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước trong khu vực Đông Nam á - Đối với thị trường nội địa: công ty xác định đây là một thị trường tiềm năng vừa tiêu thụ được số lượng sản phẩm lớn, vừa tạo được việc làm cho người lao động ở trong nước. Nhận thức được tầm quan trọng của thị trường này công ty đã có chủ trương là mở rộng và phát triển thêm việc sửa chữa, đóng mới tàu trên khắp các địa phương trong nước có đủ điều kiện để phát triển nghành nghề kinh doanh này như thị trường quen thuộc là Quảng Ninh và Hải Phòng. Ngoài ra trong những năm tới đây công ty sẽ nghiên cứu và thâm nhập vào những thị trường mới như Huế ,Đà Nẵng để công ty mở rộng được quy mô sản xuất. 3. Tìm hiểu về nội dung kết cấu vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp * Khái niệm về vốn sản xuất kinh doanh: là toàn bộ giá trị ứng ra nhằm để mua sắm các yếu tố sản xuất đầu vào để thực hiện một quá trình kinh doanh nào đó. 3.1. Vốn cố định(VCĐ) * Khái niệm VCĐ: là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ TSCĐ có trong doanh nghiệp. TSCĐ là những tư liêu lao động có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. * Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ + Hiệu suất sử dụng VCĐ (H) H = = = 49,5 Trong đó: VCĐb/q là số dư bình quân vốn cố định trong kỳ chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng VCĐ mà doanh nghiệp bỏ ra sẽ tạo ra được 49,5 đồng doanh thu. Chỉ tiêu này đối với doanh nghiệp càng lớn càng tốt. + Hàm lượng vốn cố định HLV = = = 0,02 Chỉ tiêu này phản ánh để có 1 đồng doanh thu thì doanh nghiệp sẽ bỏ ra 0,02 đồng VCĐ. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt - Tỷ suất LN/VCĐ TV = x 100% = = 1,51 Trong đó: VCĐb/q là số dư bình quân vốn cố định trong kỳ ị Chỉ tiêu này rất quan trọng đánh giá chất lượng hiệu quả đầu tư thông qua việc sử dụng VCĐ. * Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ trong công ty. Để việc sử dụng VCĐ có hiệu quả, công ty phải thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các quy chế quản lý tài chính, tránh mọi biểu hiện tiêu cực, bố trí hợp lý TSCĐ, sử dụng tối đa công suất của máy móc thiết bị trong quá trình sản xuất (trong điều kiện cho phép), thực hiện chế độ khuyến khích và nâng cao trách nhiệm của công nhân viên trong công tác quản lý và sử dụng TSCĐ, xây dựng đội ngũ công nhân có tay nghề làm chủ của máy móc thiết bị. 3.2. Kế hoạch khấu hao tài sản cố định(TSCĐ ) * Khái niệm: Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phi kinh doanh qua thời gian sử dụng TSCĐ đó. * Các phương pháp tính khấu hao TSCĐ như theo 2 phương pháp sau: - phương pháp khấu hao đường thẳng, khấu hao bình quân. MKH = MKH: mứckhấu hao hằng năm NG: Nguyên giá TSCĐ NSd: thời gian sử dụng TSCĐ - Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần MKHi = TKHi x giá trị TSCĐ đầu năm MKHi: Mức khấu hao năm i TKHi: Tỷ lệ khấu hao năm i Gci: giá trị còn lại của TSCĐ đầu năm i Tính TKHi = x Hs x 100 Các nhà kinh tế thường áp dụng Nếu 1 Ê Nsd Ê 2 thì Hs = 1 Nếu 5 Ê Nsd Ê 6 thì Hs = 2 Nếu Nsd > 6 thì Hs = 2,5 Hoặc TKHi = Gci: giá trị còn lại của TSCĐ cuối năm i i: thứ tự năm tính khấu hao - Phương pháp tính khấu hao tổng số MKH = TKH x NG(nguyên giá) Trong đó: MKH: mức khấu hao năm kế hoạch TKH: Tỷ lệ khấu hao C1: TKH = Trong đó M là số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định. N là tổng số năm sử dụng tài sản cố định C2: TKH = * Cách tính nguyên giá TSCĐ trong công ty - TSCĐ thuộc loại mua sắm NG = Giá mua + CPhí,v/c,bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử + lãi vay đầu tư TSCĐ + Lệ phí trước bạ(nếu có) + Các chi phí khác - TSCĐ thuộc loại đầu tư xây dựng NG = Giá quyết toán công trình + Lệ phí trước bạ (nếu có) + Các chi phí khác trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng - TSCĐ được cấp, biếu, tặng, điều chuyển nhận góp vốn liên doanh. Nguyên giá TSCĐ theo kiểu này sẽ được tính bằng giá trị còn lại trên sổ sách hoặc giá trị theo giá thực tế của hợp đồng giao nhận và cộng với các chi phí khác như chi phí tân trang, sửa chữa, v/c mà bên nhận phải chi ra trước khi đưa TSCĐ vào hoạt động * Phương pháp tính toán các chỉ tiêu và cách lập biểu Khấu hao TSCĐ + Tổng NG TSCĐ đầu năm ồNG TSCĐ đầu năm = ồNG TSCĐ cuối quý3 năm b/cáo + ồNG.TSCĐ tăng trong quý 4 năm b/cáo _ ồNG.TSCĐ giảm,trong quý 4năm b/cáo + Tổng nguyên giá TSCĐ tăng trong năm: bao gồm toàn bộ nguyên giá tăng trong kỳ S NG TSCĐ tăng b/q cần tính khấu hao Nt = +Tổng nguyên giá TSCĐ giảm trong năm: bao gồm toàn bộ nguyên giá giảm trong kỳ như thanh lý, nhượng bán, điều chuyển trong năm ồNG TSCĐ giảm b/q cần tính khấu hao Ng = ồNG TSCĐ cuối năm = ồNG TSCĐ đầu năm + ồNG tăng trong năm _ ồNG giảm trong năm ồNG TSCĐ b/q cần tính khấu hao = ồNG TSCĐ đầu năm(lấy cái cần tính KH) + ồNG TSCĐ tăng b/q trong năm _ ồNG TSCĐgiảm b/q trong năm + Số KH phải tính trong năm = S NG TSCĐ cần tính KH x Tỷ lệ KH b/q Ta có: Tỷ lệ KH b/q = Biểu KH KH TSCĐ năm 2007 Đơn vị tính: (1000 NĐ) TT Chỉ tiêu Nhà cửa, vật kiến trúc Thiết bị vận tải Thiết bị văn phòng TSCĐ khác 1 NG TSCĐ đầu năm 5.315.600 4.436.100 3.119.800 2.000.000 Trong đó cần tính KH 5.315.000 4.436.100 3.119.800 2.000.000 2 NGTSCĐ tăng trong năm 420.000 17.000 3 NGTSCĐ giảm trong năm 285.000 4 NGTSCĐ cuối năm 5.450.600 4.436.100 3.136.800 2.000.000 5 Tỷ lệ KH bình quân (%) 6% 10% 13% 10% 6 Mức KH phải trích 327.000 443.610 407.784 200.000 7 Giá trị tính KH năm trước 971.364 1.830.000 598.130 250.000 8 Hao mòn lũy kế (6+7) 1.298.634 2.273.610 1.005.914 450.000 9 GTCL chưa tính KH (4-8) 4.151.966 2.162.490 2.130.886 1.550.000 Nguồn: Tài liệu lấy từ phòng kế hoạch của công ty 3.3. Vốn lưu động * Khái niệm: Là sự biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và tài sản lưu thông + Tài sản lưu động: nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu, công cụ dụng cụ, đầu tư chứng khoán ngắn hạn. + Tài sản lưu thông gồm hàng gửi bán, hàng đang đi đường và các sản phẩm đang chờ tiêu thụ. * Phương pháp bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ Cùng với VCĐ thì việc bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ cũng được công ty chú trọng và định kì tiến hành điều tra, kiểm kê, kiểm soát đánh giá lại toàn bộ hàng hóa vật tư, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán để xác định chính xác giá trị hiện có của VLĐ theo giá hiện tại, thay đổi cải tiến công nghệ, trong trường hợp có lạm phát thì ta cần dành cho mình một phần vốn để bù đắp sự mất mát do trượt giá từ lợi nhuận có được trong việc làm ăn có hiệu quả. Để VLĐ được bảo toàn, trong khi xác định được VLĐ cần dùng trong kì, công ty sẽ tiến hành so sánh với VLĐ thực tế có ở đầu kì để từ đó có những biện pháp sử dụng hợp lý và hiệu quả. * Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ - Số vòng quay của VLĐ ( L) L = = = 20,5 Trong đó Dtt là doanh thu thuần ị Chỉ tiêu này phản ánh trong kì cứ một đồng VLĐ mà công ty bỏ ra sẽ thực hiện được 20,5 vòng quay vốn. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt - Kì luân chuyển của VLĐ ( K) K = = = 17,56 (ngày) ị Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện được một vòng quay VLĐ thì công ty sẽ phải mất 17,56 ngày. - Mức đảm nhiệm VLĐ ( M) M = = = 0,05 ị Chỉ tiêu này phản ánh để đạt được một đồng doanh thu công ty cần phải bỏ ra 0,05 đồng VLĐ. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt. - Tỷ suất LN/VLĐ (T) T = = = 0,45 LN: lợi nhuận sau thuế ị Chỉ tiêu này cho biết bình quân bỏ ra một đồng VLĐ vào sản xuất kinh doanh sẽ thu được 0,45 đồng lợi nhuận sau thuế * Công ty CPTMVT Thủy An là công ty có hạch toán độc lập, chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả kinh doanh của mình. Tổng số vốn trong năm 2004 của công ty là: 19.942.360.000(đồng) Trong đó Vốn cố định: 5.840.262.000(đồng) Vốn lưu động: 14.102.098.000(đồng) Trong những năm đầu mới đi vào kinh doanh công ty chỉ có một số vốn ít ỏi như vậy mà cho đến nay công ty đã trở thành một đơn vị vững mạnh trong nền kinh tế của cả nước và điều đó thể hiện như sau: - Tổng ngân sách nhà nước năm 2003: 24.062.200.000(đồng) đến năm 2004 là 39.042.200.000(đồng) thực tế đã tăng 1,62% - Tổng doanh thu năm 2003: 123.470.000.000(đồng) đến năm 2004 lợi nhuận của công ty đạt 244.102.000.000(đồng) đã tăng 1.97% - Lợi nhuận trước thuế năm 2003: 22.064.000.000(đồng) đến năm 2004 là 33.230.000.000(đồng) - Tuy nhiên số vốn hiện có trong công ty vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của công ty. Trong vài năm gần đây công ty đã tổ chức lại bộ phận nguồn tương đối hợp lý, công ty đã mạnh dạn đầu tư vào cơ sở vật chất, máy móc thiết bị phục vụ cho công tác sửa chữa và đóng mới các loại tàu. - Trong một công ty tỷ trọng VLĐ và VCĐ ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24916.DOC
Tài liệu liên quan