Đề tài Đặc điểm tâm lý khách du lịch Nhật và xây dựng sản phẩm du lịch cho khách du lịch Nhật

Tài liệu Đề tài Đặc điểm tâm lý khách du lịch Nhật và xây dựng sản phẩm du lịch cho khách du lịch Nhật: Mục Lục đặc điểm tâm lý khách du lịch nhật và xây dựng sản phẩm du lịch cho khách du lịch nhật Xu hướng của du lịch văn hoá trên thế giới. Khái quát hoạt động du lịch tại Nhật Bản và đặc điểm tâm lý khách du lịch Nhật Bản Khái quát hoạt động du lịch tại Nhật Bản. Đặc điểm tâm lý khách du lịch Nhật Bản. Xây dựng sản phẩm du lịch cho khách du lịch Nhật. Kết Luận 1. Xu hướng của du lịch văn hoá trên thế giới. Du lịch văn hóa luôn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch trên phạm vi thế giới. Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu trên thế giới đã nêu rõ tầm quan trọng của loại hình du lịch văn hóa. Một số nhà nghiên cứu tính toán số lượng khách du lịch văn hóa chiếm 70% số khách đi du lịch. Tuy nhiên, theo Tổ chức Du lịch thế giới thì con số này vào khoảng 37% du lịch toàn cầu tức là khoảng 265 triệu chuyến du lịch thế giới trong năm 2003. Như vậy, nghiên cứu theo mục đích chính cũng như phụ thì hoạt động du lịch văn hóa vẫn giữ vai trò quan trọng đối với du l...

doc21 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1519 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Đặc điểm tâm lý khách du lịch Nhật và xây dựng sản phẩm du lịch cho khách du lịch Nhật, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục đặc điểm tâm lý khách du lịch nhật và xây dựng sản phẩm du lịch cho khách du lịch nhật Xu hướng của du lịch văn hoá trên thế giới. Khái quát hoạt động du lịch tại Nhật Bản và đặc điểm tâm lý khách du lịch Nhật Bản Khái quát hoạt động du lịch tại Nhật Bản. Đặc điểm tâm lý khách du lịch Nhật Bản. Xây dựng sản phẩm du lịch cho khách du lịch Nhật. Kết Luận 1. Xu hướng của du lịch văn hoá trên thế giới. Du lịch văn hóa luôn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch trên phạm vi thế giới. Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu trên thế giới đã nêu rõ tầm quan trọng của loại hình du lịch văn hóa. Một số nhà nghiên cứu tính toán số lượng khách du lịch văn hóa chiếm 70% số khách đi du lịch. Tuy nhiên, theo Tổ chức Du lịch thế giới thì con số này vào khoảng 37% du lịch toàn cầu tức là khoảng 265 triệu chuyến du lịch thế giới trong năm 2003. Như vậy, nghiên cứu theo mục đích chính cũng như phụ thì hoạt động du lịch văn hóa vẫn giữ vai trò quan trọng đối với du lịch toàn cầu và nằm trong nhu cầu của khách du lịch. Đặc điểm quan trọng được ghi nhận sau các kết quả nghiên cứu của Hiệp hội đào tạo du lịch và giải trí (ATLAS) và Cơ quan Pháp về quản lý du lịch (AFIT) thì khác với cách nghĩ thông thường, thị trường khách của loại hình du lịch văn hóa là khách thanh niên nhiều nhất, chiếm gần 40% và ở nhóm tuổi dưới 35 tuổi. Khách có học vấn cao hơn thì thích đi tìm hiểu du lịch văn hóa nhiều hơn. Trong tổng số khách được hỏi về những thu nhận sau chuyến du lịch nước ngoài thì phần lớn cho rằng được biết về nền văn hóa khác, và được tìm hiểu và khám phá các nền văn hóa khác là điểm quan trọng nhất. Theo số liệu của Tổ chức Du lịch thế giới năm 2002 thì nguồn thông tin của khách du lịch văn hóa là thông qua bạn bè, người thân (46%), đọc các sách hướng dẫn du lịch (27%), tìm thông tin trên Internet (17%), số lượng này ngày càng gia tăng nhanh, và số tìm đến các hãng lữ hành và sử dụng brochures chiếm 14%. WTO cũng đưa ra mức chi tiêu của du khách như sau: khách du lịch văn hóa chi 70 Euros/ngày, khách đi nghỉ biển chi khoảng 48 Euros/ngày, khách đi du lịch đô thị hoặc làng quê chi khoảng 40-42 Euros/ngày và khách đi du lịch thể thao, sức khỏe chi dưới 30 Euros/ngày. Như vậy cho thấy loại hình du lịch văn hóa có đối tượng khách có học vấn cao hơn và khả năng chi trả cũng cao hơn. 2. Khái quát hoạt động du lịch tại Nhật Bản và đặc điểm tâm lý khách du lịch Nhật Bản Khái quát hoạt động du lịch tại Nhật Bản. Nhật Bản là một trong những thị trường gửi khách lớn nhất thế giới. Hàng năm, có hàng chục triệu lượt khách Nhật đi du lịch nước ngoài. Năm 1985, có 4,49 triệu lượt khách Nhật đi du lịch nước ngoài. Đến năm 2004 có tới trên 16,8 triệu lượt khách Nhật đi du lịch nước ngoài. Khách Nhật có khả năng thanh toán cao, hiệu quả mang lại lớn. Vì vậy, Nhật luôn là thị trường được nhiều nước chú trọng khai thác. Trong mấy năm gần đây, Nhật Bản bắt đầu coi trọng phát triển du lịch nhằm thu hút khách quốc tế, biến Nhật Bản không chỉ là một thị trường gửi khách lớn mà còn là một điểm đến du lịch thông dụng của du khách quốc tế. Để thu hút khách du lịch quốc tế, năm 1999, Nhật Bản đã đề ra chính sách xúc tiến du lịch quốc tế. Chính sách này bao gồm những nội dung sau: 1. Kế hoạch chào đón thế kỷ 21 ( Welcome Plan 21). Kế hoạch này nhằm mục tiêu tăng gấp đôi lượng khách đến, tăng tổng lượng khách quốc tế đến Nhật Bản đến năm 2005 đạt 7 triệu lượt và đến 2007 đạt 8 triệu lượt; Tạo ra hình ảnh của Nhật Bản như một điểm đến du lịch được chọn; giảm chi phí đi lại và tạo điều kiện thuận lợi cho khách đi du lịch ở Nhật bản; Đa dạng hoá các điểm đến du lịch của nước ngoài từ các thành phố lớn như Tokyo và Osaka tới một loạt các địa phương khác của Nhật Bản. Luật xúc tiến du lịch quốc tế inbound thông qua việc đa dạng hoá các điểm đến ở Nhật Bản. Luật thực thi 3 khía cạnh cơ bản như sau: Thiết kế và xúc tiến “ các khu chuyên đề du lịch quốc tế” được mong đợi cung cấp những yếu tố hấp dẫn nhất ở Nhật Bản; giảm chi phí du lịch cho du khách nước ngoài bằng việc phát hành các thẻ giao thông không hạn chế và thẻ chào đón “Welcome Cards” trong đó có giảm giá tại các cơ sở du lịch; nâng cao lòng hiếu khách đối với du khách nước ngoài bằng việc cấp giấy phép thông dịch viên và hướng dẫn viên cho các khu vực địa phương cụ thể và xây dựng các trung tâm thông tin hiệu quả hơn; áp dụng chính sách thuế ưu đãi cho việc xây dựng hoặc nâng cấp các phương tiện lưu trú. Nhiều khu vực ở Nhật Bản có nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên, lịch sử và văn hoá phong phú, rất thích hợp cho việc thu hút khách du lịch quốc tế. “ Các khu chuyên đề du lịch quốc tế “ đã được thiết lập để nhấn mạnh tiềm năng này của một số khu vực bằng việc xây dựng các tuyến tham quan dưới chủ đề chung. Hiện nay, ở Nhật Bản có 10 “Khu chuyên đề du lịch quốc tế”. Để giảm chi phí du lịch ở Nhật Bản, thẻ giảm giá “Welcome Cards” đã được giới thiệu ở 8 thành phố lớn. Bằng việc xuất trình thẻ này, du khách nước ngoài có thể nhận được giảm giá phí vào cửa tại các cơ sở du lịch như bảo tàng, nhà hàng, cơ sở lưu trú và cửa hàng lưu niệm. Các hãng hàng không và hãng tàu hoả giành vé giảm giá cho du khách nước ngoài. 2. Xúc tiến đăng cai các Hội nghị quốc tế: Các thành phố lớn ở Nhật Bản nhận thấy hiệu quả đáng kể, cả về kinh tế và văn hoá, của việc đăng cai các hội nghị quốc tế và đã phát triển các trung tâm hội nghị hiện đại. Với nhận thức rằng hội nghị là một trong những nhân tố chủ yếu làm tăng dòng chảy du khách, ngành du lịch Nhật bản chú trọng thu hút đăng cai tổ chức nhiều hội nghị quốc tế. Một “ Thành phố du lịch và hội nghị quốc tế” được Chính phủ chỉ định có thể được hưởng những đặc ân với điều kiện Chính phủ ủng hộ các hoạt động marketing và quảng cáo ở nước ngoài cũng như tài trợ cho các hội nghị quốc tế được tổ chức ở địa phương. Cơ quan Du lịch quốc gia Nhật Bản (JNTO) là cơ quan đảm nhiệm công tác marketing và xúc tiến du lịch của Nhật Bản. Thực thi chính sách xúc tiến với chủ đề “Chào đón thế kỷ 21”, các hoạt động marketing của JNTO được tập trung vào việc tạo ra một hình ảnh mới cho điểm đến Nhật Bản; marketing ở nước ngoài về “các khu chuyên đề du lịch quốc tế”; cải thiện mạng lưới thông tin du lịch. Các hoạt động marketing của JNTO bao gồm: các chiến dịch marketing du lịch Nhật Bản ở châu á và các thị trường quan trọng khác; Trợ giúp báo chí được thực hiện để cho các nhà báo du lịch, phóng viên ảnh, phóng viên truyền hình nổi tiếng làm quen với một loạt các điểm hấp dẫn du lịch ở Nhật Bản bằng cách cung cấp tài chính hoặc trợ giúp xuất bản cho họ; Liên hệ xuất bản thường xuyên và đóng góp các bài viết và ảnh cho báo chí; tổ chức các cuộc họp báo. Tổ chức các hội thảo, triển lãm, hội chợ thương mại du lịch, các tour làm quen cho các hãng lữ hành. JNTO giúp các hãng điều hành tour xây dựng các tour tới Nhật Bản bằng cách tổ chức các tour làm quen FAMTRIP cho họ làm quen với các điểm hấp dẫn du lịch của Nhật bản; JNTO chú trọng tới xúc tiến du lịch vùng. Nhật Bản có một số vùng rộng lớn, mỗi vùng có điều kiện địa hình và văn hoá điển hình, tạo thành một điểm đến du lịch thống nhất. Chỉ dẫn xúc tiến chung với sự tham dự của chính quyền địa phương và các doanh nghiệp tư nhân để quảng bá Nhật Bản là phương tiện xúc tiến du lịch hiệu quả. Loại hoạt động này liên quan đến hội chợ triển lãm, hội thảo lữ hành và tour làm quen cho các hãng lữ hành và các nhà báo. Tham dự Hội chợ và Triển lãm du lịch ở nước ngoài. Để thúc đẩy công tác xúc tiến du lịch, JNTO cung cấp các thông tin du lịch qua 13 văn phòng đại diện của JNTO ở nước ngoài, qua trang web “Japan Travel Updates”; sản xuất các tài liệu xúc tiến như ấn phẩm in, các phương tiện nghe nhìn, ảnh; tổ chức các dịch vụ tiếp đón như thiết lập các trung tâm thông tin du lịch, dịch vụ Teletourist, mạng lưới văn phòng thông tin du lịch “i”, giải quyết vấn đề ngôn ngữ như điện thoại du lịch Nhật Bản, các cuốn sổ tay ngôn ngữ của khách du lịch, bảng hiệu chỉ đường và các bảng thông tin du lịch, chương trình hướng dẫn thiện chí, kỳ thi quốc gia cho hướng dẫn viên và thông dịch viên; tổ chức hệ thống thăm nhà dân, giảm chi phí du lịch (Directory of Welcome Inns, Japan Railpass). Để xúc tiến du lịch hội nghị và khích lệ, JNTO đã thành lập một Cục hội nghị chịu trách nhiệm về công tác này. Cục này có 2 Vụ là Vụ marketing quốc tế chịu trách nhiệm về markeing ở nước ngoài và Vụ trợ giúp và xúc tiến tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tại Nhật Bản. Các thị trường chính là Bắc Mỹ, Châu Âu và Hàn Quốc là những nơi JNTO có một Vụ trưởng hội nghị chịu trách nhiệm bao quát mỗi khu vực. Nhiệm vụ của cơ quan trên là nghiên cứu marketing, các hoạt động xúc tiến và bán, quan hệ với các hiệp hội quốc tế liên quan đến hội nghị, xúc tiến nước ngoài bằng cách tham dự các hội chợ kinh doanh ngành hội nghị, các hội thảo về Hội nghị, các tour nghiên cứu về hội nghị ở Nhật Bản, quảng cáo, sản xuất các tài liệu xúc tiến và quan hệ công chúng, quảng cáo trên internet; Tổ chức các chương trình đào tạo; Trợ giúp tổ chức các Hội nghị, hội thảo, tư vấn; Trợ giúp tài chính. Nhằm biến Nhật Bản thành một trong những trung tâm du lịch trong khu vực, năm 2003, Nhật Bản quyết định tổ chức Năm Du lịch Nhật Bản và thực hiện thông qua Chiến dịch Visit Japan. Khẩu hiệu quảng bá cho Chiến dịch Visit Japan là “Yokoso! JAPAN” nghĩa là “Hãy đến với Nhật Bản”. Để tạo dựng hình ảnh của Nhật bản đối với khách du lịch quốc tế, Nhật Bản sử dụng điều tra thị trường để thiết lập hình ảnh mới và chủ đề mới cho du lịch ở Nhật Bản, tạo ra một chủ đề du lịch để phù hợp với nhu cầu của mỗi thị trường. Tiếp đến, Nhật Bản tập trung phát triển quan hệ công chúng và thông tin về sự hấp dẫn các hoạt động du lịch thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như qua các hãng truyền thông quốc tế, Internet, thực hiện trao đổi văn hoá qua các sự kiện ở nước ngoài để giới thiệu nền văn hoá Nhật Bản; Cung cấp thông tin du lịch cho các nhà báo nước ngoài, các hãng lữ hành, các nhà văn, các nhà giải trí trên TV, các nhà xuất bản tạp chí du lịch và mời họ tới thăm Nhật Bản; Tạo ra quan hệ chặt chẽ qua mạng lưới thông tin với các cơ quan, tổ chức ở nước ngoài, các chính quyền địa phương và các hiệp hội liên quan; Xúc tiến các trang đa ngôn ngữ trên website và cải thiện chất lượng nội dung và tiếp cận. Xây dựng và phân phối các brochure đa ngôn ngữ; Thành lập các tổ chức như Câu lạc bộ cười Nhật Bản với những người nước ngoài đã sống ở Nhật bản và chia xẻ thông tin với họ; Hướng dẫn và đào tạo các chuyên gia du lịch. Chiến dịch Visit Japan nhằm vào các thị trường trọng điểm như Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ, Trung Quốc, Hồng Kông, Anh, Đức và Pháp. Hàng loạt các dự án kết hợp được thực hiện nhằm vào các thị trường này, chẳng hạn Thủ tướng Koizzumi và Bộ trưởng Đất đai, Hạ tầng và Giao thông vận tải (người chịu trách nhiệm về xúc tiến du lịch) đã xuất hiện trong các cuốn film video và mời khách du lịch từ các thị trường trên tới Nhật Bản. Năm 2002, khi World Cup được tổ chức ở Nhật Bản, Thủ tướng Nhật đã phát biểu rằng Nhật Bản sẽ cam kết tăng du lịch inbound. Từ đó, xúc tiến du lịch trở thành cột trụ của chính sách của Nhật. Trong diễn văn phát biểu năm 2003, Thủ tướng Koizumi đã đặt mục tiêu thu hút 10 triệu khách du lịch nước ngoài tới tham quan du lịch Nhật Bản vào năm 2010. Thủ tướng Nhật đã thành lập Hội đồng xúc tiến du lịch là cơ quan đã xuất bản 1 báo cáo về chiến lược cơ bản cho xúc tiến du lịch. Dựa trên báo cáo này, Chính phủ Nhật đã triệu tập tất cả các bộ trưởng trong nội các tới dự Hội nghị của các Bộ trưởng về xúc tiến du lịch mà đã xây thông qua Kế hoạch hành động xúc tiến du lịch. Kế hoạch bao gồm 243 biện pháp chính sách của các bộ ngành liên quan, hiện chịu sự lãnh đạo của Bộ trưởng phụ trách xúc tiến du lịch. Tháng 5/2004, Cơ quan chiến lược xúc tiến du lịch đã được thành lập trực thuộc Hội nghị Bộ trưởng nội các nhằm hợp tác cùng với linh vực tư nhân. Tháng 11 năm 2004, Cơ quan này đã đưa ra đề xuất với những bước cụ thể hơn được thực hiện bởi lĩnh vực tư nhân và các vùng địa phương, bao gồm đề xuất tổ chức Expo 2005 Aichi ở Nhật Bản. Nhờ những nỗ lực trên, năm 2004, Nhật Bản thu hút được 6,14 triệu lượt khách quốc tế, tăng 17,8% so với năm 2003 và 6 tháng đầu năm 2005, thu hút được 3,26 triệu lượt khách quốc tế, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2004. Với sự quyết tâm của Chính phủ Nhật Bản và sự nỗ lực thực hiện chiến lược xúc tiến quảng bá du lịch của Bộ đất đai hạ tầng và giao thông vận tải Nhật Bản, JNTO và các bộ ngành hữu quan, Nhật Bản hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu 10 triệu khách quốc tế vào năm 2010. 2.2 Đặc điểm tâm lý khách du lịch Nhật Bản. Nhật Bản được biết đến như thị trường gửi khách lớn trên thế giới. Hàng năm khách du lịch Nhật Bản đi du lịch ra nước ngoài 17-18 triệu lượt và là thị trường mục tiêu của nhiều nước trên thế giới. Trong thời gian gần đây với những xu hướng biến đổi thị trường của các thị trường mới nổi, nhất là trong khu vực Bắc á, theo WTO thì khách du lịch Trung Quốc ra nước ngoài bắt đầu vượt thị trường khách Nhật vào năm 2002, tuy nhiên về chi tiêu thì thị trường Nhật Bản vẫn là thị trường có khả năng chi trả cao hơn, sử dụng những dịch vụ đắt tiền hơn và tổng số chi tiêu du lịch ra nước ngoài của khách Nhật vẫn rất đáng quan tâm. Là thị trường gửi khách lớn, sự dao động về lượng khách của thị trường Nhật có ảnh hưởng lớn tới các thị trường nhận khách, thể hiện rõ trong những giai đoạn thị trường này chững lại hoặc giảm do các yếu tố kinh tế chính trị như thời điểm sau sự kiện 11/9 hoặc khủng bố tại Ba li, Sars… Tháp dân số Nhật cho thấy có hai thế hệ lớn trong dân số là nhóm dân số trong khoảng 50-59 tuổi do sự bùng nổ dân số lần thứ nhất và trong khoảng 25-39 do sự bùng nổ dân số lần thứ hai tạo ra những đặc điểm đi du lịch của khách Nhật ở trong các nhóm tuổi này lớn. Cũng do sự phát triển kinh tế xã hội Nhật Bản mà lượng khách nữ Nhật đi nước ngoài lớn hơn so với các thị trường khác. Theo các nghiên cứu của Trung tâm Nhật Bản – ASEAN thì các phân đoạn thị trường khách lớn nhất đi outbound là: - Khách trung niên là nam giới tuổi trung bình từ 45-59 chiếm 16,7% - Khách trung niên nữ giới tuổi 45-59 chiếm 14,4% - Khách nam giới đứng tuổi (trên 60) chiếm 11,9% - Khách nữ độc thân tuổi từ 15-29 chiếm 7,6% - Khách nữ có gia đình và công việc tuổi từ 15-44 chiếm 6,2% Trong số này phân đoạn 4 có mục đích đi du lịch cao nhất, tới 81% là đi du lịch thuần túy, sau đó đến phân đoạn 2, phân đoạn 3, và 5. Phân đoạn 1 có lượng khách đi du lịch do mục đích công vụ lớn, và một phần thuộc phân đoạn 3. Khách thuộc phân đoạn 5 có một lượng khoảng 10% đi du lịch thăm thân, 15% đi du lịch tuần trăng mật. Khách du lịch Nhật Bản đi du lịch Đông Nam á có thời gian lưu trú trong khoảng 5-7 ngày là nhiều nhất. Các hoạt động du lịch khách Nhật ưa thích tại Đông Nam á: thăm quan cảnh quan thiên nhiên, du lịch mua sắm, thăm quan di tích lịch sử, thưởng thức ẩm thực địa phương, nghỉ dưỡng. Theo từng phân đoạn quan trọng của thị trường thì các hoạt động được ưa thích lại có những đặc điểm khách hơn. Khách nữ độc thân thích hoạt động mua sắm và ẩm thực cao hơn nhiều so với các thị trường khác, ngoài ra còn có thích thăm quan bảo tàng rất nhiều, khác hẳn so với các thị trường khác. Hoạt động mua sắm được các thị trường hưởng ứng đông đảo, kể cả nam và nữ, chỉ có phân đoạn khách đứng tuổi ít sử dụng hơn. Khách trung niên nữ và khách nam đứng tuổi lại có sở thích gần hơn là thích thăm thú di tích lịch sử và nghỉ dưỡng nhiều hơn các thị phần khác. Nghiên cứu các phương thức khách đặt chuyến du lịch cho thấy các phân đoạn thị trường khách nhau có các phương thức khác nhau. Giới trẻ, khách nữ độc thân và nữ trẻ có gia đình sử dụng Internet như phương thức hiện đại trong mua tour du lịch nhiều, xu hướng này có hướng phát triển cao. Khách nữ có gia đình và chạc trung niên cũng dựa vào hãng lữ hành nhiều hơn các thị phần khách khi tổ chức chuyến du lịch. Trong khi đó, thị phần khách nam đứng tuổi thì tin tưởng chính vào hãng lữ hành và hãng hàng không, thể hiện sự ít năng động tự tìm hiểu thông tin và tự đặt chuyến hơn các thị phần khác. Một số đặc điểm và sở thích khác của khách Nhật: - Khách Nhật thích nghỉ ngơi ở một, hai nước hơn là tận dụng đi thật nhiều trong một kỳ nghỉ (71,5%) - Đi lâu hơn mặc dù đi ít hơn là đi liên tục những chuyến ngắn (64,5%) - Mỗi lần đi một nước hơn là đi lại những điểm đã đi (70,9%) - ở tại khách sạn nào có đủ các dịch vụ cần thiết (59,3%) hơn là ở tại khách sạn sang trọng, uy tín và đắt (32,1%) - Ăn uống tại các địa điểm mà người dân địa phương thường ăn (74,9%) - Đi trong nhóm càng ít người càng tốt (71,1%) - Thăm những điểm du lịch nổi tiếng (63,6%) hơn là tới những nơi ít người từng tới thăm quan (24%) - Tìm một chương trình tour chọn gói phù hợp (73,4%) hơn là tự tìm đặt khách sạn, phương tiện vận chuyển - Mua sắm nhiều, kể cả quà lưu niệm cho gia đình bạn bè (50,6%) nhiều hơn là mua chủ yếu cho bản thân (41,6%) Các vấn đề trở ngại chính khách gặp phải khi đi du lịch nước ngoài là: sự an toàn, các vấn đề liên quan đến ngôn ngữ, sức khỏe, không quen đồ ăn thức uống địa phương, tốn kém. Với trên 300.000 du khách đến Việt Nam nêu trên thì Nhật Bản thực sự là một thị trường đầy tiềm năng. Điều đáng khích lệ là người Nhật đã xếp Việt Nam ở vị trí cao trong các điểm đến du lịch được ưa chuộng nhất bởi: - Có vị trí địa lý gần nước Nhật. Đất nước Mặt trời mọc là một quốc đảo nên không có đường biên giới trên bộ, giao thông với bên ngoài chỉ qua đường biển và đường hàng không. Vì vậy du khách Nhật đặc biệt coi trọng vấn đề an toàn giao thông. Hiện nay, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam và hãng hàng không Nhật Japan Airlines đã mở các đường bay thẳng từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đến các thành phố lớn của Nhật Bản như: Tokyo, Osaka, Fukuoka, Kanagawa, Aichi, Chiba, Saitama, Hyogo, Shizouka, Kyoto, Hokaido, Ibaraki, Hiroshima, Gifu, Nara, Nagano... Du lịch Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác với các hãng hàng không này để tăng tần suốt các chuyến bay và phối hợp tuyên truyền quảng bá. - Chi phí khi đi du lịch và mua sắm rẻ, đặc biệt đồ gốm sứ, sơn mài và mây tre đan được người Nhật rất ưa chuộng. Ngành du lịch nên tập trung xây dựng hình ảnh quảng bá và nâng cao chất lượng tour tuyến, dịch vụ du lịch, đồ thủ công mỹ nghệ, đồ lưu niệm. - Có phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp như vịnh Hạ Long, Đồng bằng sông Cửu Long… và nền văn hóa phong phú đa dạng như: rối nước, nhã nhạc, tuồng cổ… Người Nhật phần lớn đều được giáo dục, có tri thức và tôn trọng văn hóa truyền thống. Vấn đề này nên được tập trung nghiên cứu khai thác trong các thiết kế quảng cáo danh lam thắng cảnh và sắc thái văn hóa đặc trưng truyền thống của Việt Nam tại thị trường Nhật Bản. - Món ăn hấp dẫn. Người dân xứ Phù Tang cũng rất thích thưởng thức nghệ thuật ẩm thực của Việt Nam, một số món như chả cá, nem, lẩu hải sản... Người Nhật vốn nổi tiếng bởi sự vệ sinh, sạch sẽ nên Việt Nam cần lưu ý đến vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm khi bố trí, phục vụ ăn uống cho du khách Nhật. - Lễ hội văn hóa đầy màu sắc dân gian như: chọi trâu, đánh vật, thả diều, đua thuyền, hát quan họ, các loại nhạc cụ dân gian như: đàn bầu, sáo trúc, nhã nhạc cung đình, đàn đá, đàn dây, bộ gõ...Các chiến dịch và chương trình quảng bá tại Nhật như; tuần lễ văn hóa Việt Nam, Ngày Việt Nam hay Tuần lễ ẩm thực Việt Nam tại Nhật nên giới thiệu các hoạt động văn hóa mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam. - Thư giãn, giải trí; tắm hơi, tắm bùn, câu cá, lặn biển, hát Karaoke... Du khách Nhật rất thích những khu du lịch biển Việt Nam như: Hạ Long, Phan Thiết, Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc...Du lịch Việt Nam nên đẩy mạnh việc giới thiệu hình ảnh các khu du lịch biển nổi tiếng của mình một cách ấn tượng để thu hút du khách Nhật. Nước Nhật có một chủng tộc thuần nhất (99% là người Nhật), một nền văn hóa và một ngôn ngữ chung (tiếng Nhật), có xu hướng hành động theo đa số nên dễ tổ chức các loại hình du lịch tập thể hoặc theo nhóm gia đình, bạn bè, công ty, xí nghiệp. Vì vậy người Nhật rất tôn trọng tổ chức, người lớn tuổi, người có địa vị, bạn bè và trẻ em. Người Nhật thường thể hiện hai tính cách khách nhau; tính cộng đồng bên trong đối với nhóm bạn, gia đình hay công ty và ứng xử bên ngoài. Người Nhật thường không biết ngoại ngữ và nếu biết cũng không muốn sử dụng ngoại ngữ khi đi du lịch nước ngoài. Họ cũng kiêng kị một số thứ như hoa sen và hoa cúc trắng (hoa tang), con số 4 (phát âm giống từ chết trong tiếng Nhật). Các nhà làm quảng cáo du lịch Việt Nam cần lưu ý khai thác khía cạnh tâm lý đặc thù này của người Nhật khi sản xuất các chương trình quảng bá tại Nhật Bản. Những nhân vật nổi tiếng được người Nhật quan tâm như: Hoàng gia Nhật, Thủ tướng, nữ Ngoại trưởng, Thị trưởng Tokyo, diễn viên điện ảnh, ca sĩ, diễn viên hài kịch, vận động viên bóng chày, Sumo...Sự xuất hiện của những nhân vật này tại các điểm du lịch của Việt Nam cũng là một cách quảng bá mang lại hiệu quả to lớn có tác động mạnh mẽ đến quyết định đi du lịch của du khách Nhật Bản. Người lao động Nhật có tới 128 ngày nghỉ hàng năm, trong đó có 104 ngày nghỉ cuối tuần, 15 ngày nghỉ phép và 9 ngày lễ; mùa lễ hội, nghỉ hè dài từ tháng 3 đến tháng 5, tuần lễ vàng vào tháng 5, mùa trăng mật và mùa cưới vào tiết Xuân và Thu. Chính vì vậy các chương trình xúc tiến, quảng bá của du lịch Việt Nam nên được tiến hành vào các thời điểm thích hợp để đón bắt luồng khách Nhật đi du lịch nước ngoài và bố trí các loại hình du lịch phù hợp. Nhà của người Nhật thường rất chật nên họ không muốn người khác đến thăm gia đình và ngay cả khi họ mời thì đó cũng chỉ là mời mang tính chất xã giao mà thôi. Do đó đi du lịch chính là lúc họ muốn được thưởng thức; phòng rộng, giường to và nhất thiết phải có bồn tắm. Như vậy quảng cáo khách sạn tại Việt Nam phải lưu ý phản ánh nổi bật những khía cạnh này. Công ty du lịch đưa khách ra nước ngoài lớn nhất Nhật Bản hiện nay là JTB (Janpan Travel Bureau) chuyên phục vụ khách cao cấp với 8 triệu khách năm và công ty HIS với 5,5 triệu khách năm. Du lịch Việt Nam cần phối hợp với những công ty này để tiến hành các chiến dịch tuyên truyền quảng bá du lịch một cách hiệu quả tại thị trường Nhật. Xây dựng sản phẩm du lịch cho khách du lịch Nhật. Trên cơ sở đặc điểm tâm lý của khách du lịch Nhật, khi xây dựng sản phẩm cho thị trường khách Nhật cần bám sát các lợi thế của tiềm năng du lịch đã được xác định trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 “Tạo ra những sản phẩm độc đáo mang sắc thái riêng của Việt Nam có đủ sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế (trong đó ưu tiên các sản phẩm du lịch sinh thái và văn hoá - lịch sử); đồng thời đa dạng hoá các sản phẩm du lịch và tạo các sản phẩm đặc trưng của từng vùng để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch, nâng cao hiệu quả kinh doanh.” Trên cơ sở đó xây dựng các sản phẩm du lịch cụ thể phù hợp với sở thích riêng của từng đoạn thị trường nhỏ theo lứa tuổi, nghề nghiệp, thu nhập… mà tạo ra các sản phẩm: thăm quan di tích lịch sử, tìm hiểu văn hóa và cuộc sống cộng đồng, du lịch thăm quan di sản, tìm hiểu văn hóa ẩm thực, tham quan danh thắng, du lịch thiên nhiên, du lịch nông thôn, du lịch sinh thái, mạo hiểm, du lịch thể thao … + Khi xây dựng sản phẩm cho thị trường Nhật cần lưu ý : Người Nhật kỹ tính, ưa sạch sẽ, trọng nghi thức, chữ tín; tôn sùng chất lượng, tiện nghi và cái đẹp; thường khép kín không biểu lộ quan điểm. Vốn là thị trường quen thuộc của châu á, Đông Nam á, nhưng còn mới đối với Việt Nam. Nhưng Nhật cũng có nhiều nét gần gũi với Việt Nam về văn hoá, Nhật cũng có dính líu với Việt Nam trong lịch sử, nên người Nhật, đặc biệt là thế hệ sinh trước năm 1945, cũng có mong muốn trở lại Việt Nam. * Về thông tin: Cần cung cấp nhiều hơn, chi tiết hơn về các dịch vụ, đặc biệt là về chất lượng dịch vụ, sự thuận tiện và an toàn. Cần chú ý đến độ tin cậy của thông tin. Chú ý khai thác những thông tin về lịch sử, văn hoá, mặc dù nhấn mạnh tính truyền thống, nhưng những thông tin về sự tương đồng văn hoá Nhật - Việt cũng làm người Nhật thích thú. * Về công cụ lựa chọn: Tuy khép kín (nội tâm) nhưng người Nhật cũng thích lễ hội, các hoạt động tập thể, những hoạt động trình diễn văn hoá ngoài trời có thể có hiệu quả tuyên truyền cao; Người Nhật ham đọc, nên các ấn phẩm thường nên dùng loại có nhiều thông tin, tốt nhất là sách nhỏ. tạp chí in trên loại giấy nhẹ, chất lượng tốt, hình thức in ấn đẹp, trang nhã, ít màu sắc sặc sỡ, dễ mang theo. Yêu cầu xây dựng các ấn phẩm khi quảng bá các sản phẩm du lịch tới khách du lịch nhât : - Xây dựng ấn phẩm giới thiệu chung cho du lịch Việt Nam và theo chuyên đề để có nội dung và hình thức, chất liệu tương xứng, đồng bộ. Công tác in ấn, phát hành ấn phẩm phải thống nhất và phải có nội dung, hình thức phù hợp, có tính thẩm mỹ và công năng cao, đặc biệt có tính cạnh tranh với các nước khác. - Xây dựng ấn phẩm báo riêng (tài liệu báo) nhằm đưa thông tin cho giới báo chí, các ấn phẩm này phải cung cấp được cho giới báo chí hơn những gì họ thấy ở trên các ấn phẩm chung, các thông tin vắn, các thông tin và thông số chi tiết, lịch diễn ra của các sự kiện trong năm, lịch lễ hội và một số thông tin về việc chuẩn bị lễ hội. - Liên quan đến từng lễ hội hoặc sự kiện lớn cũng cần có hệ thống ấn phẩm riêng, tài liệu báo cũng phải có riêng và thông tin chi tiết cho lễ hội này. - Tiến hành họp báo cho mỗi chiến dịch cũng cần phát hành ấn phẩm riêng để giới báo chí có nhiều thông tin và phát tán nhanh các thông tin cho du lịch Việt Nam. Những tài liệu này được chuẩn bị mới tạo được đủ nguồn thông tin cho giới báo chí viết nhiều về du lịch Việt Nam, và về phía Việt Nam cung cấp và quản lý được phần nào nội dung sẽ phát tán từ phía báo chí. - Đối với mỗi đoàn fam trip, để thực hiện tốt việc cung cấp thông tin nhằm qua họ giới thiệu thông tin quảng bá thì cũng cần có ấn phẩm riêng và chi tiết trước mỗi chuyến đi riêng lẻ. - Có kế hoạch phối hợp xây dựng các vật phẩm lưu niệm mang nội dung tuyên truyền quảng bá cho du lịch Việt Nam. - Đa dạng hóa và sử dụng các phương tiện có tính công nghệ cao trong các đợt xúc tiến, tuyên truyền quảng bá ở nước ngoài như tham gia hội chợ, hội nghị, hội thảo... Nguyên tắc chung: - Tuỳ đoạn thị trường để có riêng từng loại sản phẩm và các ấn phẩm với đầy đủ thông tin về sản phẩm đó. - Kênh phân phối thông tin phải xác định trước. Các đối tượng xác định để quảng bá sản phẩm - Công chúng, là những người mua hoặc không mua, tiêu dùng hoặc không tiêu dùng sản phẩm du lịch - Thị trường khách du lịch mục tiêu - Báo giới, các đơn vị báo chí, các nhà báo - Những người có khả năng ảnh hưởng lớn, các nhà chính trị, những ngôi sao điện ảnh, âm nhạc - Các doanh nghiệp du lịch nước ngoài - Các tổ chức, hiệp hội, câu lạc bộ Thị trường Phân đoạn thị trường Đặc điểm thị trường Hoạt động du lịch ưa thích/ sản phẩm du lịch phù hợp Nhật - Nhân viên - Nữ độc thân - Sinh viên (tuổi 20-30) - Đi du lịch nhiều - Thích nhiều hoạt động vui chơi giải trí, mua sắm, ẩm thực - Mua sắm - ẩm thực - Nhân viên, công chức (nữ nhiều hơn nam) (tuổi 30-40) - Nhiều kinh nghiệm du lịch - Đi theo tour - Không tham gia nhiều hoạt động du lịch trong một chuyến đi - Khả năng chi trả cao - Thăm quan thắng cảnh, di tích - Mua sắm - ẩm thực - Cán bộ - Cán bộ cao cấp - Thương gia (nam nhiều hơn nữ) (tuổi 50-60) - Đi du lịch nhiều - Đòi hỏi phục vụ cao - Đi theo tour - Thăm quan thắng cảnh, di tích - Mua sắm - ẩm thực Phương thức quảng bá sản phẩm du lịch đối với khách du lịch Nhật. Thị trường Phân đoạn thị trường đối tượng của quảng bá/TTQB (theo thứ tự ưu tiên) Trục xúc tiến/ TTQB Hoạt động cụ thể/Biện pháp xúc tiến (theo thứ tự ưu tiên) Nhật - Nhân viên, nữ độc thân, - Sinh viên (tuổi 20-30) - Thị trường qua mạng - Hãng lữ hành nước ngoài - Điểm du lịch mới nổi - Trung tâm mua sắm, ẩm thực với nhiều nét truyền thống đặc trưng - Tạo liên kết mạng - Kết nối hệ thống đặt chỗ - Mở văn phòng, trung tâm đại diện - Tham gia hội chợ chuyên nghiệp - Nhân viên, công chức, (nữ nhiều hơn nam) (tuổi 30-40) - Hãng lữ hành nước ngoài - Thị trường - Đất nước có nhiều thẳng cảnh thiên nhiên và di tích văn hoá lịch sử - Trung tâm mua sắm và ẩm thực đặc sắc - Tham gia hội chợ chuyên ngành - Tạo kênh phân phát ấn phẩm - Xúc tiến thị trường tại chỗ - Cán bộ - Cán bộ cao cấp - Thương gia (nam nhiều hơn nữ) (tuổi 50-60) - Hãng lữ hành trong nước và nước ngoài - Thị trường - Thị trường qua lăng xê mạng - Đất nước có nhiều thẳng cảnh và truyền thống lịch sử lâu đời. - Điểm đến mới nổi với chất lượng dịch vụ khá tốt. - Tiếp xúc doanh nghiệp - Xúc tiến thị trường - Tăng cường kết nối mạng và lăng xê thông tin qua mạng Kết luận Các nhà quản trị và kinh doanh du lịch Việt nam phải hiểu rõ vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả của việc khai các giá trị văn hoá trong kinh doanh du lịch, từ đó xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp với từng thị trường khách. Để làm được điều đó yêu cầu nhà quản lý phải kiên trì, bền bỉ, trong việc nghiên cứu đặc điểm tâm lý của từng địa phương, cộng đồng, quốc gia, dân tộc ở cả nơi tạo ra sản phẩm du lịch, và thị trường quảng bá sản phẩm. Cần thiết phảI chuyên môn hoá các bộ phận trong việc khai thác thị trường để các hoạt động nghiên cứu được sâu sắc, đồng thời đội ngũ để làm du lịch phảI được trang bị kiến thức về du lịch văn hoá, kiến thức ngoại giao quốc tế. Trong tất cả các giai đoạn xây dựng sản phẩm, quảng bá sản phẩm, bán và thực hiện sản phẩm, yếu tố văn hoá luôn được coi trọng và thể hiện. Điều đó đồng nghĩa với việc yêu cầu đội ngũ nhân viên thực hiện phảI được trạng bị cơ bản về kiến thức, nghiệp vụ du lịch, nghệ thuật ứng xử cũng như phảI nắm bắt được những đặc điểm tâm lý của từng đối tượng khách. Việc nghiên cứu đặc điểm tâm lý hay phong tục tập quán của du khách trước khi tạo ra các sản phẩm du lịch là yếu tố quyết định của việc thành công hay thất bại trong hoạt động quản lý và kinh doanh du lịch. Đồng thời đó cũng là biểu hiện yếu tố văn hoá trong quản lý và kinh doanh du lịch. đại học quốc gia Hà Nội Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Khoa du lịch học --------------- tiểu luận Đặc điểm tâm lý khách du lịch nhật và xây dựng sản phẩm du lịch cho khách du lịch Nhật

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDL 72.doc
Tài liệu liên quan