Tài liệu Đề tài Đặc điểm lâm sàng rối loạn bộ ba nhận thức theo Beck trên bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện giai đoạn trầm cảm – Nguyễn Văn Tuấn: 112 TCNCYH 117 (1) - 2019
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Địa chỉ liên hệ: Vũ Sơn Tùng, Viện Sức khỏe Tâm thần,
Bệnh viện Bạch Mai
Email: vusontung269@gmail.com
Ngày nhận: 22/10/2018
Ngày được chấp thuận: 14/12/2018
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG RỐI LOẠN BỘ BA NHẬN THỨC
THEO BECK TRÊN BỆNH NHÂN RỐI LOẠN CẢM XÚC LƯỠNG CỰC
HIỆN GIAI ĐOẠN TRẦM CẢM
Nguyễn Văn Tuấn1, Nguyễn Viết Chung1, Vũ Sơn Tùng2
1Trường Đại học Y Hà Nội; 2Bệnh viện Bạch Mai
Tại Việt Nam chưa có đề tài nào nghiên cứu về rối loạn bộ ba nhận thức theo Beck trên bệnh nhân rối
loạn cảm xúc lưỡng cực giai đoạn trầm cảm. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu 34 bệnh nhân điều trị nội trú tại
Viện Sức khỏe Tâm thần từ tháng 9/2017 đến tháng 6/2018 với mục tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn
bộ ba nhận thức theo Beck trên bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện giai đoạn trầm cảm. Kết quả thu
được cái nhìn tiêu cực về bản thân (88,2%); cái nhìn tiêu cực về tương lai (85,3%); cái nhìn tiêu cực về thế
giới xung quanh ...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 249 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đặc điểm lâm sàng rối loạn bộ ba nhận thức theo Beck trên bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện giai đoạn trầm cảm – Nguyễn Văn Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
112 TCNCYH 117 (1) - 2019
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Địa chỉ liên hệ: Vũ Sơn Tùng, Viện Sức khỏe Tâm thần,
Bệnh viện Bạch Mai
Email: vusontung269@gmail.com
Ngày nhận: 22/10/2018
Ngày được chấp thuận: 14/12/2018
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG RỐI LOẠN BỘ BA NHẬN THỨC
THEO BECK TRÊN BỆNH NHÂN RỐI LOẠN CẢM XÚC LƯỠNG CỰC
HIỆN GIAI ĐOẠN TRẦM CẢM
Nguyễn Văn Tuấn1, Nguyễn Viết Chung1, Vũ Sơn Tùng2
1Trường Đại học Y Hà Nội; 2Bệnh viện Bạch Mai
Tại Việt Nam chưa có đề tài nào nghiên cứu về rối loạn bộ ba nhận thức theo Beck trên bệnh nhân rối
loạn cảm xúc lưỡng cực giai đoạn trầm cảm. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu 34 bệnh nhân điều trị nội trú tại
Viện Sức khỏe Tâm thần từ tháng 9/2017 đến tháng 6/2018 với mục tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn
bộ ba nhận thức theo Beck trên bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện giai đoạn trầm cảm. Kết quả thu
được cái nhìn tiêu cực về bản thân (88,2%); cái nhìn tiêu cực về tương lai (85,3%); cái nhìn tiêu cực về thế
giới xung quanh (8,8%). Cái nhìn tiêu cực bản thân: trầm cảm mức độ nặng (95,5%), 1 - 2 giai đoạn trầm cảm
trong quá khứ (92,3%); Cái nhìn tiêu cực về xung quanh: trầm cảm mức độ nặng (9,1%), có trên 2 giai đoạn
trầm cảm trong quá khứ (12,5%). Cái nhìn tiêu cực về tương lai: mức độ nặng (86,4%), trên 2 giai đoạn trầm
cảm trong quá khứ (87,5%), dưới 4 đợt tái phát bệnh (86,4%). Đa số bệnh nhân có cái nhìn tiêu cực về bản
thân và tương lai; Bệnh nhân trầm cảm nặng mức độ rối loạn bộ ba nhận thức cao hơn mức độ vừa.
Từ khóa: Rối loạn trầm cảm lưỡng cực, Rối loạn bộ ba nhận thức theo Beck
khởi phát ở tuổi trẻ (20 - 30 tuổi) với các giai
đoạn trầm cảm (60%) [4].
Lí thuyết về bệnh nguyên bệnh sinh của
trầm cảm lưỡng cực có rất nhiều. Trong đó,
giả thuyết nhận thức dành được nhiều sự chú
ý về mặt thực nghiệm nhất đó là thuyết nhận
thức về trầm cảm của Beck. Điểm cốt lõi của
thuyết này là cấu trúc gồm có: (1) một cái nhìn
tiêu cực về bản thân; (2) một cái nhìn tiêu cực
về thế giới bên ngoài; (3) một cái nhìn tiêu cực
về tương lai [5].
Những bệnh nhân trầm cảm họ có 3 xu
hướng chính trong suy nghĩ của mình. Bệnh
nhân có xu hướng tự đánh giá bản thân, tự ý
thức về mình nhiều hơn những người khác.
Thêm vào đó, họ luôn luôn suy nghĩ, cảm xúc
tiêu cực về các vấn đề của chính mình.Điều
này sẽ ảnh hưởng đến sự chú ý, trí nhớ. Do
đó, rối loạn chức năng nhận thức biểu hiện
trong trạng thái trầm cảm có thể do sự ức chế
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện giai đoạn
trầm cảm đặc trưng là quá trình ức chế toàn
bộ tâm thần, biểu hiện bằng hội chứng trầm
cảm, giai đoạn này kéo dài ít nhất 2 tuần và
trước đó phải có ít nhất một giai đoạn mà khí
sắc biểu hiện bằng hội chứng hưng cảm hoặc
hưng cảm nhẹ [1].
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực gặp tỷ lệ 1,5 -
2,5% dân số, nghiên cứu của Merikangas và
cộng sự (2011) thực hiện trên 11 nước ước
tính tỷ lệ Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là 2,4%
dân số [2]. Theo Lancet (2016), tỷ lệ Rối loạn
cảm xúc lưỡng cực là 1% dân số thế giới với
tỷ lệ thường gặp của giai đoạn trầm cảm là
trong khoảng 31% đến 52% [3]. Bệnh thường
TCNCYH 117 (1) - 2019 113
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
tạm thời bộ não trên cơ sở những nhận thức
tiêu cực trên.
Hiện nay, tại Việt Nam đã có nhiều đề tài
nghiên cứu về những khía cạnh khác nhau
của rối loạn cảm xúc lưỡng cực, nhưng chưa
có đề tài nào nghiên cứu về rối loạn bộ ba
nhận thức trên bệnh nhân rối loạn trầm cảm
lưỡng cực. Với tầm quan trọng và tính chất
như tình trạng hiện nay, chúng tôi thực hiện
nghiên cứu với mục tiêu mô tả đặc điểm lâm
sàng rối loạn bộ ba nhận thức theo Beck trên
bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện
giai đoạn trầm cảm điều trị nội trú.
II. Đối tượng nghiên cứu
1. Đối tượng, địa điểm nghiên cứu
Cỡ mẫu gồm 34 bệnh nhân được chẩn
đoán xác định Rối loạn cảm xúc lưỡng cực
hiện tại giai đoạn trầm cảm theo tiêu chuẩn
chẩn đoán của ICD-10 (F31.3, F31.4, F31.5)
điều trị nội trú tại Viện sức khỏe tâm thần
Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 9/2017 đến
tháng 6/2018.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Những bệnh nhân có bệnh thực tổn,
nghiện chất, bệnh cơ thể nặng.
- Bệnh nhân chậm phát triển tâm thần.
- Bệnh nhân không thực hiện được trắc
nghiệm tâm lí.
- Bệnh nhân không đồng ý vào nhóm
nghiên cứu.
2. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả chùm
ca bệnh.
Xử lý số liệu: Số liệu được phân tích xử lí
bằng phần mềm SPSS 20.0.
3. Đạo đức nghiên cứu
Số liệu được mã hoá nhằm giữ bí mật
thông tin cho bệnh nhân. Đây là nghiên cứu
mô tả không can thiệp chẩn đoán và điều trị,
không ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Bệnh nhân, người nhà được thông báo đầy đủ
phương pháp, cách lấy số liệu nghiên cứu và
đồng ý tham gia nghiên cứu. Đề cương đã
được thông qua hội đồng Bộ môn Tâm thần,
Trường Đại học Y Hà Nội.
III. KẾT QUẢ
1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên
cứu
Nhóm tuổi nhiều nhất là 25 - 34 tuổi với 12
bệnh nhân, ít nhất là nhóm dưới 25 tuổi và 35
- 44 tuổi cùng 3 bệnh nhân.
Nữ mắc nhiều hơn nam. Viên chức là
nhóm bệnh nhân nhiều nhất 11 bệnh nhân, ít
nhất là nông dân với 4 bệnh nhân.
Nhóm bệnh nhân thành thị và nông thôn là
gần tương đương nhau. Nhóm bệnh nhân có
trình độ trung cấp trở lên chiếm chủ yếu với
18 bệnh nhân, không có bệnh nhân nào
không biết chữ.
Trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu chủ
yếu là có gia đình với 24 bệnh nhân và không
có bệnh nhân góa (bảng 1).
2. Đặc điểm mức độ trầm cảm theo chẩn
đoán lâm sàng
Nhóm bệnh nhân trầm cảm mức độ vừa và
trầm cảm nặng có loạn thần chiếm tỉ lệ cao
nhất với 35,3%. Nhóm bệnh nhân trầm cảm
mức độ nặng không có loạn thần chiếm 29,4%
(biểu đồ 1).
114 TCNCYH 117 (1) - 2019
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Đặc điểm Nam Nữ
Tuổi
< 25 1 2
25 - 34 4 8
35 - 44 2 1
44 - 59 1 5
> 59 0 10
Nghề nghiệp
Công nhân 0 6
Nông dân 1 3
Viên chức 5 6
Kinh doanh 1 4
Nghề khác, tự do 1 7
Trình độ văn hóa
Không biết chữ 0 0
Tiểu học 1 4
Trung học cơ sở 1 3
Phổ thông trung học 0 7
TC, CĐ, ĐH 6 12
Môi trường sống
Nông thôn 3 11
Thành thị 5 15
Tình trạng hôn nhân
Chưa kết hôn 5 2
Có gia đình 3 21
Li hôn, li thân 0 3
Góa 0 0
Bảng 1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
Biểu đồ 1. Đặc điểm mức độ trầm cảm theo chẩn đoán lâm sàng
TCNCYH 117 (1) - 2019 115
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
3. Tỷ lệ rối loạn bộ ba nhận thức của BECK
Biểu đồ 2. Tỷ lệ rối loạn bộ ba nhận thức theo BECK
Bệnh nhân có cái nhìn tiêu cực về bản thân và cái nhìn tiêu cực về tương lai (88,2%; 85,3%).
Bệnh nhân có cái nhìn tiêu cực về thế giới xung quanh (8,8%).
4. Tỷ lệ rối loạn bộ ba nhận thức của Beck trên các nhóm bệnh nhân
Bảng 2. Tỷ lệ rối loạn bộ ba nhận thức của Beck trên các nhóm bệnh nhân
Bộ ba nhận thức của Beck
Cái nhìn tiêu cực
về bản thân (%)
Cái nhìn tiêu cực
về thế giới (%)
Cái nhìn
tiêu cực về
tương lai (%)
Mức độ
trầm cảm
Mức độ vừa 75 8,3 83,3
Mức độ nặng 95,5 9,1 86,4
Số giai đoạn
trầm cảm
trong quá khứ
1 - 2 giai đoạn 92,3 7,7 84,6
> 2 giai đoạn 75 12,5 87,5
Số đợt
tái phát bệnh
< 4 đợt 95,5 9,1 86,4
≥ 4 đợt 75 8,3 83,3
Thời gian
bị bệnh
≤ 36 tháng 95 10 90
> 36 tháng 78,6 7,1 78,6
Bệnh nhân có cái nhìn tiêu cực về bản thân gặp nhiều hơn ở bệnh nhân trầm cảm mức độ
nặng (95,5%) bệnh nhân, có 1-2 giai đoạn trầm cảm trong quá khứ (92,3%), có dưới 4 đợt tái
phát bệnh và thời gian bị bệnh từ dưới 36 tháng.
Cái nhìn tiêu cực về thế giới xung quanh gặp nhiều hơn ở bệnh nhân trầm cảm mức độ nặng
(9,1%), có trên 2 giai đoạn trầm cảm trong quá khứ (12,5%), có dưới 4 đợt tái phát bệnh (9,1%)
và thời gian bị bệnh từ dưới 36 tháng (10%).
116 TCNCYH 117 (1) - 2019
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Cái nhìn tiêu cực về tương lai gặp nhiều hơn ở bệnh nhân mức độ nặng (86,4%), có trên 2
giai đoạn trầm cảm trong quá khứ (87,5%), có dưới 4 đợt tái phát bệnh (86,4%) và thời gian bị
bệnh từ dưới 36 tháng (90%).
IV. BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu của chúng tôi với 34
bệnh nhân, chủ yếu là nữ giới với 26 bệnh
nhân. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên
cứu của Arianna Diflorio năm 2010, nữ giới có
tỷ lệ cao hơn bị mắc rối loạn cảm xúc lưỡng
cực II [6]. Nhóm tuổi tập trung cao nhất là 25 -
34 tuổi, kết quả này phù hợp với nghiên cứu
của Lê Thị Thu Hà với độ tuổi trung bình là
42,34 ± 13,9 [7]. Nhóm bệnh nhân viên chức,
có trình độ trên phổ thông trung học chiếm
chủ yếu phù hợp với nghiên cứu của Katie M
Douglas và cộng sự là 14,5 năm [8]. Qua đây
có thể thấy rối loạn cảm xúc lưỡng cực tập
trung nhiều nhóm bệnh nhân trẻ tuổi, có công
việc ổn định, trình độ trí thức cao.
Về môi trường sống không có sự chênh
lệch lớn về nhóm bệnh nhân nhưng tập trung
chủ yếu ở nhóm bệnh nhân đã lập gia đình,
kết quả này cũng tương tự như những kết quả
nghiên cứu trước đó của Lê Thị Thu Hà: tỷ lệ
đang kết hôn 74,6%, chưa kết hôn 22,5% và
ly dị/goá chiếm 2,8% [7].
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi gồm
những bệnh nhân mức độ vừa và nặng có
loạn thần chiếm tỷ lệ cao hơn với 35,3% số
bệnh nhân, chiếm tỷ lệ thấp hơn là số bệnh
nhân trầm cảm mức độ nặng chiếm 29,4%.
Không có bệnh nhân nào là mức độ nhẹ, điều
này có thể lí giải là do bệnh nhân điều trị nội
trú nên thường giai đoạn vừa và nặng, còn
giai đoạn nhẹ thường điều trị ngoại trú.
Theo Lê Thị Thu Hà (2018), tỷ lệ phân bố
bệnh nhân mức độ vừa là 46,5%, mức độ
nặng là 29,6%, mức độ nặng có loạn thần là
23,9% số bệnh nhân[7]. Kết quả này so với
nghiên cứu của chúng tôi sự khác biệt không
đáng kể vì cỡ mẫu đều thực hiện nghiên cứu
trên bệnh nhân nội trú.
Về mặt bộ ba nhận thức trong trầm cảm
của Beck, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
rằng có hầu hết bệnh nhân có cái nhìn tiêu
cực về bản thân và cái nhìn tiêu cực về tương
lai của mình, số ít bệnh nhân có cái nhìn tiêu
cực về thế giới xung quanh.
Những bệnh nhân trầm cảm đều có thể
thấy sự suy giảm trong quá trình xử lý cảm
xúc tích cực, họ ưu tiên xử lý thông tin phù
hợp với cảm xúc thường được đề cập đến là
“khuynh hướng tiêu cực”, trong khi kích thích
cảm xúc tiêu cực hoạt động như một nhân tố
gây gián đoạn tiềm tàng và làm cảm trở quá
trình nhận thức cấp cao.
Những nghiên cứu cấu trúc hình ảnh trên
bệnh nhân trầm cảm điển hình có sự khác biệt
ở hạnh nhân và thể tích não hồi hải mã, cho
thấy những thay đổi về hình thái học có thể
liên quan đến xu hướng tiêu cực [9]. Tương tự
như vậy, hồi hải mã có thể tiếp tục củng cố xu
hướng quá trình xử lý cảm xúc tiêu cực bằng
cách giữ lại những thông tin (ví dụ kích thích
tiêu cực, nhận thức tiêu cực và kỳ vọng tiêu
cực), sau đó điều hành hạnh nhân để đáp ứng
khác nhau đối với những kích thích tiêu cực
trong trường hợp bệnh nhân trầm cảm [10].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy
nhóm bệnh nhân trầm cảm nặng tỷ lệ có cái
nhìn tiêu cực về bản thân, về tương lai và về
thế giới bên ngoài gặp cao hơn so với nhóm
bệnh nhân trầm cảm mức độ vừa. Theo Beck,
TCNCYH 117 (1) - 2019 117
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
thì chính những nhận thức lệch lạc và sai lầm
này về bản thân, thế giới bên ngoài và tương
lai dẫn tới các biểu hiện triệu chứng và trầm
cảm trên bệnh nhân. Khi các nhận thức tiêu
cực này càng nặng và càng phổ biến về mọi
mặt thì sẽ dẫn tới hậu quả là biểu hiện một
giai đoạn trầm cảm càng với mức độ nặng
hơn [5].
Trong nghiên cứu, bệnh nhân rối loạn cảm
xúc lưỡng cực trong giai đoạn trầm cảm có tỷ
lệ rối loạn bộ ba nhận thức cao hơn trong
nhóm bệnh nhân có dưới 4 đợt tái phát bệnh
và thời gian bị bệnh từ dưới 36 tháng so với
nhóm bệnh nhân có từ trên 4 đợt tái phát và
thời gian bị bệnh trên 36 tháng. Điều này có
thể lý giải do những bệnh nhân rối loạn cảm
xúc lưỡng cực càng có thời gian bị bệnh kéo
dài và có nhiều đợt tái phát bệnh thì sự suy
giảm chức năng tổng thể, đặc biệt là khả năng
nhận thức của bệnh nhân sẽ bị suy giảm dần
[11; 12]. Do vậy, trị liệu tâm lí sẽ có hiệu quả
hơn đối với các bệnh nhân rối loạn cảm xúc
lưỡng cực giai đoạn trầm cảm mà mới bị
bệnh, ít các đợt tái phát bệnh [13].
V. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 34 bệnh nhân rối loạn bộ
ba nhận thức theo Beck trên bệnh nhân rối
loạn cảm xúc lưỡng cực hiện giai đoạn trầm
cảm điều trị nội trú chúng tôi nhận thấy: Chủ
yếu bệnh nhân có cái nhìn tiêu cực về bản
thân và tương lai; bệnh nhân ít có cái nhìn tiêu
cực về thế giới xung quanh. Bệnh nhân trầm
cảm nặng thì mức độ rối loạn bộ ba nhận thức
cao hơn mức độ vừa; Bệnh nhân thời gian bị
ngắn, số đợt ít thì tỉ lệ rối loạn bộ ba nhận
thức đều tăng cao.
VI. KHUYẾN NGHỊ
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện giai đoạn
trầm cảm là một bệnh kéo dài có xu hướng
tiến triển nếu không được phát hiện sớm, điều
trị kịp thời, đúng phương pháp. Qua nghiên
cứu này, chúng tôi mong muốn các thầy thuốc
chuyên khoa khác có cái nhìn rõ ràng và đầy
đủ hơn để phát hiện sớm điều trị kịp thời cho
bệnh nhân.
Lời cám ơn
Chúng tôi xin cám ơn Bộ môn Tâm thần
Trường Đại học Y Hà Nội, Viện Sức khoẻ
Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai đã cho phép
và tạo điều kiện chúng tôi được thực hiện đề
tài này. Chúng tôi xin cam đoan các số liệu và
thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính
xác, trung thực và khách quan. Các dữ liệu
này là do chính chúng tôi nghiên cứu và
không sao chép, lặp lại các nghiên cứu khác
tại Việt Nam
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tổ chức Y tế Thế giới (1992). Tiêu
chuẩn chẩn đoán rối loạn cảm xúc lưỡng cực.
Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 về các rối
tâm thần và hành vi. Nhà xuất bản giáo dục,
Hà Nội, 99 - 101.
2. Merikangas KR., Jin R., He J et al
(2011). Prevalence and correlates of bipolar
spectrum disorder in the world mental health
survey initiative. Arch Gen Psychiatry, 68(3),
241 - 251.
3. Grande I., Berk M., Birmaher B et al
(2016). Bipolar disorder. The Lancet, 387
(10027), 1561 - 1572.
4. Bộ môn Tâm thần (2016). Rối loạn cảm
xúc lưỡng cực. Giáo trình bệnh học tâm thần.
Trường Đại học Y Hà Nội, 66 - 69.
5. Jonathan Brown (1998). Depression,
The Self. Psychology Press, New York, 1 - 33.
6. Diflorio A and Jones I (2010). Is sex
important? Gender differences in bipolar disor
118 TCNCYH 117 (1) - 2019
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
der. Int Rev Psychiatry, 22(5), 437 - 452.
7. Lê Thị Thu Hà, Nguyễn Kim Việt, Trần
Hữu Bình và cộng sự (2018). Nhận xét một
số đặc điểm thực trạng điều trị trầm cảm ở
người bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Tạp
chí Y học Việt Nam, 463(1), 165 - 169.
8. Douglas K.M, Gallagher P, Robinson
L.J et al (2018). Prevalence of cognitive im-
pairment in major depression and bipolar dis-
order. Bipolar Disord, 20(3), 260 - 274.
9. Gerritsen L., Rijpkema M., Oostrom I
et al (2012). Amygdala to hippocampal vol-
ume ratio is associated with negative memory
bias in healthy subjects. Psychol Med, 42(2),
335 - 343.
10. Lee H., Heller A.S., Van Reekum C.M
et al (2012). Amygdala–prefrontal coupling
underlies individual differences in emotion
regulation. Neuro Image, 62(3), 1575 - 1581.
11. Sylvia L.G., Montana R.E., Deckers-
bach T et al (2017). Poor quality of life and
functioning in bipolar disorder. Int J Bipolar
Disord, 5, 10.
12. Sanchez-Moreno J., Martinez-Aran
A., Tabarés - Seisdedos R et al (2009).
Functioning and Disability in Bipolar Disorder:
An Extensive Review. Psychother Psychosom,
78(5), 285 - 297.
13. Shah N, Grover S, and Rao G.P.
(2017). Clinical Practice Guidelines for Man-
agement of Bipolar Disorder. Indian J Psychia-
try, 59(1), S51 - S66.
Summary
CLINICAL FEATURES OF BECK’S COGNITIVE TRIAD
DYSFUNCTIONS IN BIPOLAR AFFECTIVE DISODERS,
CURRENT DEPRESSIVE EPISODE
In Vietnam, there is no study on Beck’s cognitive triad of dysfunction in patients with bipolar
depression. We conducted a study of 34 inpatients treated at the Mental Health Institute from
September 2017 to June 2018 with the objective of describing the clinical characteristics of Beck’s
cognitive triad of dysfunction in patients with bipolar affective disorder, currently in an episode
depression. Results: The following were the prevalence of the three aspects of the triad: negative
self-image (88.2%); Negative view of the future (85.3%); Negative view of the surrounding world
(8.8%). Negative self-view: severe depression (95.5%), 1 - 2 depressive episodes in the past
(92.3%); Negative view of the surroundings: severe depression (9.1%), over 2 episodes of de-
pression in the past (12.5%); Negative view about the future: severe depression (86.4%), over 2
depressive episodes in the past (87.5%), under 4 times of relapse (86.4%). Most patients have
negative views about themselves and about the future; Patients with severe depression have
more cognitive dysfunction than those with moderate depression.
Key words: Bipolar depression, Beck’s cognitive triad dysfunction
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_dac_diem_lam_sang_roi_loan_bo_ba_nhan_thuc_theo_beck.pdf