Tài liệu Đề tài Đặc điểm lâm sàmg và cận lâm sàng của bệnh gnathostoma – Lê Thị Xuân: ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀMG VÀ CẬN LÂM SÀNG
CỦA BỆNH GNATHOSTOMA
Lê Thị Xuân*, Phạm Thị Lệ Hoa**, Trần Thị Huệ Vân*, Trần Vinh Hiển*
TÓM TẮT
Dù đã được ghi nhận tại VN rất lâu, bệnh nhiễm Gnathosthoma ở người chỉ mới được lưu tâm gần
đây nhờ những phát triển mới trong kỹ thuật chẩn đoán. Các biểu hiện tổn thương do Gnathostoma gây
ra trên người phong phú và đa dạng. Trong 5 năm, từ 1999 đến 2003, hàng trăm ca đã được phát hiện,
chúng tôi tổng kết các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của 155 trường hợp nhiễm Gnathostoma được
phát hiện dựa vào kết quả ELISA và Immunoblot dương tính tại TP Hồ Chí Minh từ năm 1999-2003. Tuổi
thấp nhất là 3 tuổi, cao nhất là 75 tuổi, nam chiếm 56,1%, nữ 43,9%. Thể ngoài da gồm có 84 trường hợp,
chiếm 54,19% các ca nhiễm. Triệu chứng là những nốt phù nề di chuyển, mụn hoặc đường dài ngoằn
ngoèo nổi lên trên da hoặc m...
4 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đặc điểm lâm sàmg và cận lâm sàng của bệnh gnathostoma – Lê Thị Xuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀMG VÀ CẬN LÂM SÀNG
CỦA BỆNH GNATHOSTOMA
Lê Thị Xuân*, Phạm Thị Lệ Hoa**, Trần Thị Huệ Vân*, Trần Vinh Hiển*
TÓM TẮT
Dù đã được ghi nhận tại VN rất lâu, bệnh nhiễm Gnathosthoma ở người chỉ mới được lưu tâm gần
đây nhờ những phát triển mới trong kỹ thuật chẩn đoán. Các biểu hiện tổn thương do Gnathostoma gây
ra trên người phong phú và đa dạng. Trong 5 năm, từ 1999 đến 2003, hàng trăm ca đã được phát hiện,
chúng tôi tổng kết các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của 155 trường hợp nhiễm Gnathostoma được
phát hiện dựa vào kết quả ELISA và Immunoblot dương tính tại TP Hồ Chí Minh từ năm 1999-2003. Tuổi
thấp nhất là 3 tuổi, cao nhất là 75 tuổi, nam chiếm 56,1%, nữ 43,9%. Thể ngoài da gồm có 84 trường hợp,
chiếm 54,19% các ca nhiễm. Triệu chứng là những nốt phù nề di chuyển, mụn hoặc đường dài ngoằn
ngoèo nổi lên trên da hoặc mảng hồng ban. Sang thương ở da xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể bệnh
nhân nhưng đa số ở chi 49/84 trường hợp (58,33%). Thể nội tạng gồm có viêm tủy, viêm màng não, động
kinh, viêm dạ dày, viêm đại tràng, tràn dịch màng phổi, ngoài ra có 2 trường hợp giun chui vào mắt. Có
12 trường hợp bắt được giun, tất cả đều là ấu trùng giai đoạn 3 của Gnathostoma spinigerum.
SUMMARY
CLINICAL FEATURES AND LABORATORY FINDINDS OF GNATHOSTOMIASIS
IN HOCHIMINH CITY
Le Thi Xuan, Pham Thi Le Hoa, Tran Hue Van, Tran Vinh Hien
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 110 – 113
Human gnathostomiasis is an important food-borne parasitic zoonosis caused mainly by ingesting
uncooked or undercooked flesh of fresh water fishes, frogs, eels.... With the highest prevalence in
Southeast Asia, gnathostomiasis is now an emergeing public health problem in the last years, cases were
detected more and more in Vietnam. Between 1999 and 2003, 155 gnahostomiasis were clinically
identified in HoChiMinh city. Cutaneous manifestations (54.19%). Commonest symptoms were
intermittent miratory swellings with edema of variable size. Initial edema mainly appeared in the upper
and lower extremities (58.33%). Nineteen patients (22.6%) repported visceral manifestations: meningo-
encephalitis (10 cases), gastro-enteritis (5%), ocular (2). Final diagnosis was made on the basis of positive
enzyme-linked immunoabsorbent assay and Western blot results. Larvae were identified in 14 cases, all
of them were advanced third stage Gnathostoma spinigerum larvae.
Bệnh do Gnathostoma sp.là một bệnh động vật
ký sinh lây nhiễm vào người qua đường thực phẩm.
Người bị nhiễm do ăn thịt các loài thủy hải sản sống
hoặc tái. Trong cơ thể người, ấu trùng không phát
triển đến giai đoạn trưởng hành mà chỉ ở dạng ấu
trùng, nhưng nó di chuyển từ nơi này sang nơi khác,
từ da đến các cơ quan nội tạng. Đa số các trường hợp,
biểu hiện của bệnh thường nhẹ, nhưng nếu ấu trùng
di chuyển vào các cơ quan trọng yếu như não thì
bệnh trở nên nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử
vong.
Bệnh này phổ biến ở vùng Đông Nam Á, nơi
người dân có tập quán ăn thủy hải sống. Ca bệnh đầu
tiên được phát hiện ở Việt Nam vào năm 1963. Dù
vậy, bệnh nhiễm Gnathosthoma ở người chỉ mới
được lưu tâm gần đây nhờ những phát triển mới
* Bộ môn Ký sinh trùng, KhoaY, ĐHYD TPHCM
** Bộ môn Nhiễm, Khoa Y, ĐHYD TP HCM
110
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
trong kỹ thuật chẩn đoán và cũng nhờ vậy mà bệnh
này được phát hiện ngày càng nhiều ở nước ta. Các
biểu hiện tổn thương do Gnathosoma gây ra trên
người khá đa dạng và thay đổi. Do đó việc chẩn đoán
thường gặp nhiều khó khăn, bị bỏ sót hay chậm trễ.
Việc tổng kết các trường hợp được xác nhận
nhiễm Gnathostoma là cần thiết để góp phần làm
sáng tỏ bệnh cảnh lâm sàng và tìm ra các yếu tố góp
phần phát hiện bệnh và làm cơ sở cho các nghiên
cứu về phân bố dịch tễ, cũng như điều trị bệnh.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Các bệnh nhân có triệu chứng hay tiền sử nghi
ngờ bệnh (viêm da, mô mềm di chuyển, hay các triệu
chứng không điển hình có hay không kèm tăng bạch
cầu ái toan) và được phát hiện bằng kỹ thuật miễn
dịch men (ELISA) và được xác định bằng kết quả
IMMUNO BLOT (IB) dương hoặc tìm thấy ấu trùng
trong sang thương.
Báo cáo hàng loạt ca và các tỷ lệ được tính nhằm
so sánh hiệu giá ELISA, số lượng bạch cầu ái toan
trong các nhóm có và không có biểu hiện lâm sàng.
Mức ý nghĩa đươc tính với mức ý nghĩa p ≤ 0.05.
KẾT QUẢ
Có 155 trường hợp được chẩn đoán xác định: 146
ca có IB dương và 16 ca bắt được ấu trùng. (có 2
trường hợp bắt được ấu trùng được làm IB, 14 trường
hợp không thực hiện được IB).
Phái nam có 87 người (56%), nữ có 68 người
(43,9%). Tuổi nhỏ nhất là 3 tuổi, lớn nhất là 75 tuổi,
đa số ở nhóm >15 tuổi (139 người, 89.7%. (bảng 1).
Bảng 1: Đặc điểm mẫu khảo sát:
Giới Số ca Tỷ lệ (%)
nam 87 56.1
nữ 68 43.9
Nhóm tuổi (năm)
<=15 12 7.7
>15 139 89.7
Hiệu giá ELISA (n=154)
400 35 22.6
800 63 40.6
1600 40 25.8
3200 16 10.3
Giới Số ca Tỷ lệ (%)
Immuno Blot
dưong 146
Không thực hiện 9
Tỷ lệ bạch cầu ái toan (n=73)
≤5% 17 24.3
>5% 53 75.7
Số lượng BC ái toan/ml (n=56)
≤ 300 12 24.5
> 300 37 75.5
Phản ứng ELISA được thực hiện trong 154 ca
(bảng 1). Có 35 trường hợp hiệu giá 1/400 (22.6%),
63 trường hợp 1/800 (40.6%), và 40 trường hợp hiệu
giá 1/1600 (25.8%) và 16 trường hợp trên 1/1600
(10.3%).
Tỷ lệ bạch cầu ái toan được ghi nhân trong 67
trường hợp, cho thấy có 53/70 trường hợp có tỷ lệ
>5% (75.7%). Số lượng tuyệt đối của bạch cầu ái toan
tăng >300/ml ghi nhận được trong 37/49 trường hợp
(75.5%).
Về các biểu hiện lâm sàng theo bảng 2 cho thấy
các trường hợp có triệu chứng viêm da hay sưng mô
mềm di chuyển chiếm tỷ lệ cao nhất 84/155 ca
(54.19%). Các biểu hiện thần kinh 10/155 ca (12.3%)
gồm biểu hiện ở nhu mô não (6 ca) như viêm não tủy
(liệt, đau đầu, động kinh, rối loạn trương lực cơ) gặp
nhiều hơn tổn thương màng não (2 ca). Các triệu
chứng nội tạng khác cũng gặp với tần số ít hơn như
mắt (3 ca), phỗi màng phổi (2 ca), dạ dày ruột (5 ca).
Các trường hợp còn lạị (52/155 ca) được chẩn đoán
nhờ vào triệu chứng da hay mô mềm di chuyển tái đi
tái lại trong tiền sử, có thể kèm theo tăng bạch cầu ái
toan, và tiền sử ăn thuỷ sản sống.
Bảng 2: Triệu chứng lâm sàng các trường hợp bệnh
do Gnathosthoma (n= 155)
Triệu chứng phát hiện bệnh Số ca Tỷ lệ (%)
Da, mô mềm 84 54.19
Đầu mặt 11 7.1
Chi trên 23 14.8
Thân 24 15.5
Chi dưới 26 16.8
Nội tang 19 12.3
Mắt 2 1.3
Tiêu Hóa 5 3.2
Viêm dạ dày 2 1.3
Viêm đại tràng 1 0.6
111
Triệu chứng phát hiện bệnh Số ca Tỷ lệ (%)
Rối loạn tiêu hóa 2 1.3
Phổi, màng phổi 2 1.3
Hệ thần kinh 10 6.5
Viêm màng não 2 1.3
Viêm não, tuỷ, động kinh 8 5.2
Không có triệu chứng chỉ điểmrõ ràng 52 33.5
Tăng bạch cầu ái toan đơn thuần 13 8.3
Tiền sử viêm da, mô mềm di chuyển 39 25.2
tien su da mo mem
tang BCAT
phoi, mang phoi
tieu hoa
noi nhan
than kinh
mat
than
chi duoi
chi tren
Bảng 3: Vị trí các tổn thương ở da
Báo cáo này
(n=155)
Camacho năm 1998
(n= 300)
Triệu chứng lâm sàng Số ca Tỷ lệ(%) Số ca Tỷ lệ(%)
Đầu mặt 11 13.1 48 16
Chi trên 23 27.4 81 27
Thân người 24 12.6 81 27
Chi dưới 26 30.9 90 30
BÀN LUẬN
Biểu hiện lâm sàng da và mô mềm là thường
thấy nhất 84/155 trường hợp (54.2%). Điều này phù
hợp với nhận xét của nhiều tác gỉa trên thế giới và
bệnh thường được phát hiện các nước trong vùng lưu
hành của bệnh tại các phòng khám thuộc chuyên
khoa da liễu(1,2,3,4). Về vị trí của sang thương da theo
tác gỉa Camacho năm 1998 trên 300 ca bệnh cũng có
tỷ lệ gần tương tự (đầu mặt: 16%, chi trên 27%, chi
dưới 30%, và thân mình 27%).
Có 5 trường hợp chúng tôi theo dõi có bệnh sử
sang thương da di chuyển từng ngày, 1 trường hợp
sau đó gắp ra được 2 ấu trùng, 3 trường hợp sau đó
sinh thiết da tìm được ấu trùng,
Theo y văn, biểu hiện bệnh lý xảy ra bắt đầu từ 24
giờù sau khi bị nhiễm với các triệu chứng tại chổ do ấu
trùng xâm nhập và di chuyển trong mô và biểu hiện
tăng bạch cầu ái toan xảy ra sớm do quá trình di
chuyển xuyên qua nội tạng để chu du trong cơ thể.
Các triệu chứng nội tạng là biểu hiện của sự di
chuyển qua các tạng như gan, cơ hoành, và các mô
khác như phổi, mắt, não, hay mô mềm. Ấu trùng có
thể tồn tại trong cơ thể đến 17 năm sau và gây các
đợt bộc phát triệu chứng ở các cơ quan. Điều này phù
hợp với ghi nhận của chúng tôi về sự hiện diện các
triệu chứng lâm sàng ở nhiều cơ quan khác nhau, và
giải thích được các trường hợp lâm sàng không có
triệu chứng hiện hữu mà chỉ ghi nhận được trong
tiền sử. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rất khó xác
định thời điểm nhiễm ấu trùng và thời kỳ ủ bệnh.
Các trường hợp bắt được ấu trùng trong cơ quan
nội tạng thường do tình cờ như các trường hợp gắp
được ấu trùng qua nội soi (1 ở dạ dày và 1 ở đại
tràng). Các trường hợp tìm thấy ấu trùng ở da cần
phải theo dõi sát sự di chuyển của giun, cần phải có
sự phối hợp chặt chẻ giữa bác sĩ và người.
Bạch cầu ái toan thường tăng trong các bệnh
nhiễm ký sinh trùng. Trong hầu hết các trường hợp
nhiễm Gnathostoma, bạch cầu ái toan đều tăng. Các
thể nội tạng đều có tăng B CTT, do các thầy thuốc
đều dựa vào yếu tố này để cho làm xét nghiệm. Đa số
các thể ngoài da có sự gia tăng BCAT, nhưng cũng có
trường hợp không tăng.
Khó khăn về chẩn đoán
Vị trí biểu hiện lâm sàng thay đổi theo thời gian.
Bệnh cảnh lâm sàng lại đa dạng, khó chẩn đoán nhất
là thể nội tạng. Trong giai đoạn tiềm tàng hiệu giá
ELISA thường tăng có giới hạn. Vì thế việc chẩn đoán
dễ bị bỏ sót. Ngay cả trong trường hợp có triệu chứng
nghi ngờ, khả năng tìm ra manh mối như bắt được
ấu trùng qua nội soi hay qua sinh thiết da cũng là rất
tình cờ. Vì vậy, để hạn chế bỏ sót chẩn đoán, bệnh lý
này cần được các nhà lâm sàng thuộc mọi chuyên
khoa lưu tâm. Xét nghiệm bạch cầu ái toan có khi
không được thực hiện ở mọi nơi. Nhiều cơ sở thường
phân loại bạch cầu trong máu hay dịch não tủy bằng
cách gộp chung trong nhóm bạch cầu hạt. Trong
112
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
trường hợp cần thiết thầy thuốc lâm sàng cần yêu cầu
thực hiện thêm đếm bạch cầu ái toan.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ogata K, Nawa Y, Akahane H, et al. Short report:
Gnathosthmiasis in Mexico. Am. J. Trop. Med. Hyg.
1998;58(3):316-318. Trong giai đoạn này, chúng tôi tiến hành làm IB
cho 166 mẫu ELISA dương tính, kết quả 155/166
(93.4%) có IB dương. Như vậy kỹ thuật ELISA trong
nhiều trường hợp có giá trị góp ph ần chẩn đoán.
2. Diaz SP, Zazueta M, Ponce E et al. Clinical
manifestation and immunodiagnosis of
Gnathosthomiasis in Culiacán, Mexico. Am. J. Trop.
Med. Hyg. 1998;59(6):465-467.
3. Ruiz-Maldonado R., Mosqueda-Cabrera MA. Human
Gnathosthomiasis (nodular migratory eosinophilic
panniculittis). Int. J. Dermatol. 1999 Jan; 38(1): 56-7
PMID: 1006-5613.
KẾT LUẬN
Bệnh nhiễm Gnathostoma có biểu hiện phong
phú, đa dạng, kéo dài nhiều năm, thường là nhẹ
nhưng cũng có những trường hợp nặng, có thể đưa
đến tử vong nếu giun chui vào cơ quan trọng yếu
như não. Bệnh tuy khó chẩn đoán và điều trị đắt
tiền, nhưng lại phòng ngừa được. các Bệnh ký sinh
trùng lây nhiễm qua đường thực phẩm nói chung
và bệnh Gnathostoma nói riêng cần đuợc chú ý
nhiều hơn trong tình hình môi trường của chúng
ta bị ô nhiễm nặng như hiện nay, an toàn thực
phẩm chưa được chú trọng, cộng thêm thói quen
ăn tái sống của người dân.
4. Tanigichi Y. et al: K. Human gnathosthomiasis
successful removal of Gnathosthoma hispidum. Int. J.
Dermatol. 1992; 31(3):175-7
5. Punyagupta S, Bunnag T, Juttijudata P. Eosinophilic
meningitis in Thailand. Clinical and epidemiological
characteristic of 162 patients with myeloencephalitis
probably caused by Gnathosthoma spinigerum. J.
Neurol. Sci.1990 May;96_2-3):241-56.
6. Feinstein RJ, Rodriguez-Valdes J. Gnathosthomiasis,
or larva migrans profundus. J Am. Acad. Dermatol.
1984 Oct; 11(4Pt2):738-40.
113
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_dac_diem_lam_samg_va_can_lam_sang_cua_benh_gnathostom.pdf