Tài liệu Đề tài Đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng polyp đại trực tràng trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 – Phạm Đức Lễ: ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC VÀ LÂM SÀNG POLYP ĐẠI TRỰC TRÀNG
TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
Phạm Đức Lễ *, Võ Công Đồng**, Nguyễn Đỗ Nguyên***
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tính giá trị những đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng trẻ mắc polyp đại trực tràng.
Phương pháp và Kết quả: Nghiên cứu cắt ngang qua nội soi đại tràng 212 trẻ. Có 104 trẻ mắc polyp.
Tuổi trung bình trẻ mắc polyp là 5,7 tuổi, Trẻ nam mắc polyp nhiều hơn nữ (tỉ số nam/nữ 1,5/1). Số trẻ
mắc polyp nhiều nhất tại trực tràng (64,4%) và đại tràng sigma (35,6%), ít hơn tại đại tràng xuống
(15,4%), đại tràng ngang (7,7%), đại tràng lên (7,7%) và manh tràng (5,8%). Khảo sát mô học 89 trẻ, loại
polyp thiếu niên chiếm 93,2%, polyp tuyến 3,4% và polyp Peutz-Jeghers 3,4%. Đặc điểm lâm sàng trẻ
mắc polyp đại trực tràng có ý nghĩa thống kê: thời gian những đợt tiêu máu kéo dài hơn một tuần (OR =
7,47...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 394 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng polyp đại trực tràng trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 – Phạm Đức Lễ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC VÀ LÂM SÀNG POLYP ĐẠI TRỰC TRÀNG
TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
Phạm Đức Lễ *, Võ Công Đồng**, Nguyễn Đỗ Nguyên***
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tính giá trị những đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng trẻ mắc polyp đại trực tràng.
Phương pháp và Kết quả: Nghiên cứu cắt ngang qua nội soi đại tràng 212 trẻ. Có 104 trẻ mắc polyp.
Tuổi trung bình trẻ mắc polyp là 5,7 tuổi, Trẻ nam mắc polyp nhiều hơn nữ (tỉ số nam/nữ 1,5/1). Số trẻ
mắc polyp nhiều nhất tại trực tràng (64,4%) và đại tràng sigma (35,6%), ít hơn tại đại tràng xuống
(15,4%), đại tràng ngang (7,7%), đại tràng lên (7,7%) và manh tràng (5,8%). Khảo sát mô học 89 trẻ, loại
polyp thiếu niên chiếm 93,2%, polyp tuyến 3,4% và polyp Peutz-Jeghers 3,4%. Đặc điểm lâm sàng trẻ
mắc polyp đại trực tràng có ý nghĩa thống kê: thời gian những đợt tiêu máu kéo dài hơn một tuần (OR =
7,47; 95% CI = 3,91 – 14,62; p = 0,00), thời gian giữa các đợt tiêu máu ngưng dưới một tuần (OR = 8,33;
95% CI = 4,35 – 16,66; p = 0,00), vết máu dính tại chóp đuôi khuôn phân (OR = 59,05; 95% CI = 22,89
– 168,82; p = 0,00). Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những trẻ mắc polyp đại trực tràng có
biểu hiện lâm sàng là tiêu phân có vết máu dính tại chóp đuôi khuôn phân, thời gian những đợt tiêu máu
kéo dài hơn một tuần, thời gian giữa các đợt tiêu máu ngưng dưới một tuần.
SUMMARY
EPIDEMIOLOGICAL & CLINICAL CHARACTERICTICS OF COLORECTAL POLYPS
IN CHILDREN AT THE CHILREN HOSPITAL N° 1
Pham Đưc Le, Vo Cong Đong, Nguyen Đo Nguyen
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 190 – 195
Objective: To determine the validity of epidemiological and clinical characterictics of colorectal
polyps in children. Methods: A crossectional study of all children under colonoscopy at the Chilren
Hospital N° 1 during period 4/2003 – 4/2004. Results: There were totally 212 children performed by
colonoscopy. Colorectal polyps were detected in 104 children, among them 89 children had their polyps
investigated by histologic examination. Children with polyps were predominantly boy (male/female ratio
was 1,5/1), with the mean age of 5,7 years old. Children had polyps mainly in rectum (with 64%), then
subsequently in sigmoid colon (36,5%), descending colon (15,4%), transverse colon (7,7%), ascending
colon (7,7%), and cecum (5,8%). In histology, the polyps were classified as juvenile in 93,2%,
adenomatous in 3,4%, Peutz-Jeghers in 3,4%. Among various epidemiological and clinical characteristics,
the statistically significant determinants of polyps were identified as (1) bloody streak at the end of faeces
(OR = 59,05; 95% CI = 22,89 – 168,82; p = 0,00). (2) more-than-one-week duration of each bloody stool
period (OR = 7,47; 95% CI = 3,91 – 14,62; p = 0,00), (3) less-than-one-week interval between bloody
stool periods (OR = 8,33; 95% CI = 4,35 – 16,66; p = 0,00), Conclusions: Our study in children with
many bloody stool periods showed that the significant determinants of colorectal polyps were bloody
streak at the end of faeces, long bloody stool period (>1 week) and short interval between bloody stool
periods (<1 week).
* Khoa Tiêu hóa – Bệnh viện Nhi đồng 1 – TP. HCM
** Bộ Môn Nhi, Đại Học Y Dược TP.HCM.
*** Bộ môn Dịch tễ học – Đại học Y dược TP HCM.
190
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trẻ em mắc polyp đại trực tràng thường có một
số biểu hiện lâm sàng như tiêu phân máu, đau bụng,
lồng ruột(5,16,18). Nếu trẻ được chẩn đoán và điều trị
sớm sẽ giảm nguy cơ thiếu máu(24,26), giảm mất máu
đe dọa sinh mạng(21), giảm chi phí điều trị không cần
thiết. Ngoài ra, một số trẻ mắc polyp có tiềm năng
ung thư, cần được theo dõi lâu dài(4,6,9,12,13).
Nghiên cứu này được tiến hành khảo sát một số
đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng qua thăm khám lần
đầu, nhằm chẩn đoán những trẻ em có khả năng
mắc polyp đại trực tràng.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Xác định tính giá trị của những đặc điểm dịch tễ
học và lâm sàng trong chẩn đoán trẻ mắc polyp đại
trực tràng.
Mục tiêu cụ thể
Xác định tỉ lệ đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, nội
soi và mô học polyp đại tràng trẻ em.
Xác định mối liên quan của một số đặc điểm dịch
tễ học và lâm sàng với trẻ em mắc polyp đại trực
tràng.
Đối tượng nghiên cứu
Dân số chọn mẫu
Tất cả những bệnh nhi được chỉ định nội soi đại
tràng, tại bệnh viện Nhi Đồng 1, từ tháng 4 / 2003
đến tháng 4 / 2004.
Tiêu chí chọn mẫu
Tiêu chí nhận vào nội soi nghiên cứu: những trẻ
chưa xác định được nguyên nhân gồm tiêu máu mạn
hoặc cấp tính, tiêu chảy kéo dài, đau bụng mạn, tiêu
phân đen, thiếu máu mạn tính.
Tiêu chí loại khỏi nghiên cứu: những trẻ có
chống chỉ định nội soi đại tràng hoặc thân nhân
không đồng ý cho nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang, mô tả và phân tích.
Cỡ mẫu
Chọn α = 0,05; Z0,975 =1,96; d = 0,1; P = 50%
cho các đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng trẻ mắc
polyp. Số trẻ mắc polyp cần nghiên cứu:
n = Z2 1- α/2 × P1 (1 – P1 ) / d2 = 97 trẻ
Tỉ lệ trẻ mắc polyp 45%(2) qua nội soi dưới tại
bệnh viện Nhi Đồng1. Số trẻ nội soi tiêu hóa dưới cần
cho nghiên cứu:
n = 97 / 45% = 238 trẻ
Thu thập số liệu
Bước 1: các đặc điểm về dịch tễ học và lâm sàng
được thu thập qua thăm khám và hỏi trực tiếp với
thân nhân và bệnh nhi.
Bước 2: các đặc điểm về polyp được thu thập qua
nội soi đại tràng và mô bệnh học.
Xử lý và phân tích số liệu
Sử dụng EPI - INFO 2002. Xác định tần suất theo
tỉ lệ %. Xác định mối liên quan theo sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p < 0,05.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Từ tháng 4/2003 đến 4/2004, tại bệnh viện Nhi
Đồng 1, TP. HCM, nghiên cứu này đã thực hiện nội
soi đại tràng được 212 trẻ, trong đó có 104 trẻ mắc
polyp và khảo sát mô bệnh học của polyp được 89 trẻ.
Đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng trẻ
mắc polyp đại trực tràng
Bảng 1. Đặc điểm tuổi và thời gian tiêu máu của 212
trẻ trong mẫu nghiên cứu.
Có polyp n
= 104
Không polyp
n = 108
Số nội soi N
= 212
Tần
số %
Tần
số %
Tần
số %
< 1 tuổi 2 1,9 4 3,7 6 2,8
1 – < 2 tuổi 2 1,9 10 9,3 12 5,7
2 – < 5 tuổi 53 51,0 27 0,25 80 37,7
5 – < 10 tuổi 35 44,9 43 39,9 78 36,8
Nhóm
tuổi
10 – < 15 tuổi 12 11,5 24 22,2 36 17,0
Dưới 1 tháng 3 3,0 9 8,9 12 5,9
1 – 6 tháng 71 80,3 75 84,3 146 72,2
6 – 12 tháng 20 18,8 16 15,8 36 17,8
Thời
gian
tiêu
máu Trên 12 tháng 7 6,9 1 9,9 8 4,0
191
Bảng 2. Đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng của trẻ
mắc polyp.
Polyp
Có Không
n (%) n (%)
OR KTC 95% p
Nữ 41 39,4 37 52,6
Phái tính
Nam 63 60,6 71 47,4
1,25 0,71 –2,19 0,43
Nông
thôn
59 56,7 44 40,7
Địa phương
Thành
thị
45 43,3 64 59,3
1,89 1,10 –3,33 0,02
Có 61 58,7 48 44,4
Thiếu máu
Không 43 41,3 60 55,6 0,52
0,22 –
1,21
0.09
Có 20 21,7 6 7,5 Suy dinh
dưỡng Không 72 78,3 74 92,5
3,43 1,33 –9,75 0,00
Có 3 3,0 12 11,2 Tiêu phân
đen Không 97 97,0 95 88,8
0,25 0,05 –0,85 0,02
Có 101 97,1 101 93,5 Tiêu phân
có máu Không 3 2,3 7 6,5
2,32 0,59 –11,3 0,21
Có 11 11,0 38 37,6 Tiêu máu
nhỏ giọt Không 89 89,0 63 62,4
0,21 0,09 –0,43 0,00
Có 11 11,0 34 33,7 Phân nhày
máu Không 90 89,0 67 66,3
0,24 0,11 –0,51 0,00
Có 7 6,9 13 12,9 Tiêu bãi
máu Không 94 93,1 88 87,1
0,51 0,18 –1,32 0,15
Có 9 8,7 26 24,3
Tiêu chảy
Không 95 91,3 81 75,7
0,30 0,13 –0,66 0,00
Có 19 18,3 35 32,7
Táo bón
Không 85 81,7 72 67,3
0,46 0,24 –0,87 0,01
Có 38 52,8 47 61,0
Đau bụng
Không 34 47,2 30 39,0
0,72 0,37 –1,37 0,31
Có 10 10,6 47 50,5 Đau hậu
môn Không 84 89,4 46 45,5
0,12 0,05 –0,25 0,00
Tỉ lệ phát hiện trẻ mắc polyp đại tràng qua nội soi
dưới chiếm 49,1%. Qua một số nghiên cứu khác, tỉ lệ
phát hiện polyp qua nội soi thay đổi từ này 4% đến
77,4%(2,3,10,16,23,25,26), những tỉ lệ này có sự chênh lệch
khá lớn, có lẽ tùy thuộc vào những chỉ định nội soi
của mỗi nghiên cứu.
Nhóm tuổi mắc polyp từ 2–10 tuổi chiếm cao
nhất 95,9%, dưới 2 tuổi mắc thấp nhất 3,8%, nhỏ
nhất 9 tháng tuổi (Bảng 1). Tuổi trung bình mắc
polyp là 5,7 tuổi. Trẻ em Việt Nam cũng như nhiều
nơi trên thế giới, tuổi trung bình mắc polyp khoảng
từ 5 tuổi đến 7 tuổi(11,15,17, 22, 23, 27).
Thời gian trung bình từ lúc tiêu máu đến lúc phát
hiện polyp là 5,8 tháng, ngắn nhất 2 ngày, lâu nhất 4
năm. Các tác giả khác, thời gian tiêu máu trung bình
từ 5,6 đến 14 tháng(2,14,17,27).
Tỉ lệ trẻ mắc polyp sống tại nông thôn 56,7%, cao
hơn thành thị. Có sự cách biệt về nơi thường trú với
mắc polyp (Bảng 2).
Phân loại tình trạng dinh dưỡng(20) dựa vào cân
nặng, chiều cao và BMI (chỉ số khối cơ thể). Kết quả
trẻ mắc polyp có suy dinh dưỡng 19,2%, thừa cân
11,5%. Có sự cách biệt về tình trạng dinh dưỡng với
mắc polyp, nhóm suy dinh dưỡng mắc polyp nhiều
hơn (Bảng 2).
Phân loại mức độ thiếu máu(20), theo huyết sắc tố
hồng cầu của 195 trẻ và theo dung tích hồng cầu của
17 trẻ. Trẻ mắc polyp bị thiếu máu chiếm 58,7%
(Bảng 2), tương đương Villalta DB. 63,6%(26), cao hơn
Shilyansky J. 30%(24). Không có sự cách biệt về tình
trạng thiếu máu với mắc polyp, có lẽ do đặc điểm của
mẫu nghiên cứu, vì nhóm trẻ không mắc polyp có tỉ
lệ thiếu máu 44,4% (Bảng 2). Nhóm trẻ mắc polyp
tiêu máu từ 5 tháng trở lên có thiếu máu 65,6%.
Tỉ lệ trẻ mắc polyp có tiêu máu chiếm 97,1%,
tương đương Pillai RB. 92,2%(22), Poddar U.
98,7%(23), Đinh Đức Anh và Nguyễn Ngọc Khánh
100%(1,3), cao hơn Nagasaki A. 69%(19), có lẽ tùy
thuộc chỉ định nội soi.
Tỉ lệ trẻ mắc polyp có tiêu chảy 8,7%, đau bụng
52,8%, tiêu phân đen 3%, đau hậu môn khi đi tiêu
10,6%, táo bón 18,3%, tiêu phân nhày máu 11,0%,
tiêu máu nhỏ giọt 11,0%, tiêu máu phải truyền máu
cấp cứu 6,9% (Bảng 2). Lồng ruột xảy ra ở một trẻ
mắc polyp Peutz-Jeghers, lồng ruột vùng đại tràng
sigma tự tháo nhiều lần.Những đặc điểm lâm sàng
gợi ý trẻ ít có khả năng mắc polyp là trẻ đi tiêu phân
đen, tiêu máu nhỏ giọt, đau hậu môn khi đi tiêu, tiêu
nhày máu, tiêu chảy, táo bón (Bảng 2). Không có sự
cách biệt các biểu hiện lâm sàng với mắc polyp như
trẻ tiêu phân máu, tiêu máu thành bãi và đau bụng
(Bảng 2).
192
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
Bảng 3. Đặc điểm lâm sàng vết máu dính khuôn
phân của trẻ mắc polyp
Polyp
Có Không
n (%) n (%)
OR KTC
95%
p
Có 87 91,6 10 14,9 Vết máu
dính chóp
đuôi Không 8 8,4
57 85,1
59,06 22,89 –168,8 0,00
Có 26 27,4 36 53,7 Vết máu
dính sọc
dài Không 69 72,6
31 46,3
0,33 0,17 – 0,63 0,00
Có 24 25,3 52 77,6 Vết máu
dính đoạn
giữa Không
71 74,7 15 22,4
0,10 0,05 – 0,20 0,00
Vết máu dính trên bề mặt khuôn phân được xác
định có 162 trường hợp trong mẫu nghiên cứu.
Nhóm trẻ mắc polyp có vết máu dính trên khuôn
phân, tại chóp đuôi 91,6%, dính sọc dài 27,4%, dính
đoạn giữa 25,3%. Kết quả cho thấy, trẻ có nhiều khả
năng mắc polyp khi vết máu dính tại chóp đuôi (OR
= 59,05; 95% CI = 22,89 – 168,82; p = 0,00). Trẻ ít
có khả năng mắc polyp khi vết máu dính tại đoạn
giữa(OR = 0,10; 95% CI = 0,05 – 0,20; p = 0,00),
hoặc vết máu sọc dài (OR = 0,33; 95% CI = 0,17 –
0,63; p = 0,00) (Bảng 3).
Bảng 4. Đặc điểm lâm sàng các đợt tiêu máu của trẻ
mắc polyp
Polyp
Có Không
n (%) n (%)
OR KTC 95% p
Có 78 79,6 31 34,0 Tiêu máu
hơn một
tuần Không 20 20,4
60 66,0
7,45 3,91 – 14,62 0,00
Có 60 61,2 14 15,4 Ngưng máu
dưới một
tuần Không 38 38,8
77 84,6
8,33 4,35 – 16,66 0,00
Thời gian của những đợt tiêu máu được xác định
có 189 trường hợp trong mẫu nghiên cứu. Nhóm trẻ
mắc polyp có thời gian các đợt tiêu máu kéo dài hơn 1
tuần 79,6%, thời gian giữa các đợt tiêu máu ngưng
dưới 1 tuần 61,2%. Kết quả cho thấy, trẻ có nhiều khả
năng mắc polyp nếu thời gian các đợt tiêu máu kéo
dài hơn một tuần (OR = 7,45; 95% CI = 3,91 –
14,62; p = 0,00), hoặc thời gian giữa các đợt tiêu
máu ngưng dưới một tuần (OR = 8,33; 95% CI =
4,35 – 6,66; p = 0,00) (Bảng 4).
Đặc điểm qua khảo sát nội soi và mô
bệnh học polyp đại trực tràng trẻ em
Bảng 5. Số polyp theo số trẻ mắc polyp
Số trẻ mắc polyp Số polyp
n %
1 polyp 66 63,5
2 – 5 polyp 29 27,9
6 – 9 polyp 4 3,8
≥ 10 polyp 5 4,8
Trẻ mắc từ 2 polyp trở lên chiếm 36,5%, từ 6 polyp
trở lên chiếm 8,6% và từ 10 polyp trở lên chiếm 4,8%
(Bảng 5). Một số nghiên cứu khác cho thấy qua ống
nội soi mềm phát hiện trẻ mắc đa polyp từ 25,7% đến
35,1%(3,7,22), qua ống nội soi cứng tỉ lệ phát hiện đa
polyp thấp hơn chỉ từ 6,1% đến 16%(2,8,17).
Tỉ lệ trẻ sa polyp 10,6%, tương đương so với một số
nghiên cứu khác(2,22,23), nhưng thấp hơn so với
Waitayakul S. 23,8%(27), những polyp bị sa đều có
cuống, có đầu lớn, khoảng cách từ bờ hậu môn gần
nhất 6 cm, xa nhất 20 cm. Kích thước trung bình của
đầu polyp bị sa có đường kính ngang 17 cm, chiều dài
23 cm. Tỉ lệ trẻ mắc polyp đứt cuống 9,6%, so với các
nghiên cứu khác tỉ lệ này khoảng từ 11,9% đến
27,3%(19,25,26). Polyp đứt cuống cách từ bờ hậu môn gần
nhất 7 cm và xa nhất 30 cm.
Tỉ lệ trẻ mắc polyp đứt cuống có thể không phản
ánh đúng thực tế, vì có thể một số trường hợp polyp
đứt cuống không còn bị tiêu máu, nên trẻ không đến
nội soi(12).
Bảng 6. Vị trí polyp trong đại đại tràng của 104 trẻ và
của 224 polyp.
Trực
tràng
ĐT
sigma
ĐT
xuống
ĐT
ngang
ĐT lên Manh
tràng
n % n % n % n % n % n %
Số trẻ 67 64,4 37 35,6 16 15,4 8 7,7 8 7,7 6 5,8
Số polyp 99 44,2 72 32,1 30 13,4 12 5,4 6 2,7 5 2,2
Trong 104 trẻ mắc polyp, tỉ lệ mắc polyp tại trực
tràng 64,4%, đại tràng sigma 35,6% (Bảng 6), so với
Nagasaki A. trực tràng 52,4% và đại tràng sigma
21,4%(19), Pillai RB. trực tràng và đại tràng sigma
83,1%(22), Poddar U. trực tràng và đại tràng sigma
85,0%(23). Vì vậy dùng ống soi cứng có thể giải quyết
trên 50% trường hợp trẻ mắc polyp. Trẻ có polyp từ
193
bờ hậu môn đến xa 8 cm chiếm 28,8%, có thể được
phát hiện polyp qua thăm trực tràng.
Trong tổng số 224 polyp ở 102 trẻ, không kể 2 trẻ
có hơn 100 polyp nằm khắp đại tràng, tỉ lệ số polyp
nằm tại trực tràng 44,2%, đại tràng sigma 32,1%
(Bảng 6). Nhiều tác giả cho thấy polyp nằm nhiều
nhất tại vùng trực tràng và đại tràng sigma(2,15,23). Vì
vậy, khi dùng ống soi cứng có thể cắt được từ 70%
đến 90% tổng số polyp trong đại tràng.
Bảng 7. Số lượng và kích thước polyp theo phân loại
mô bệnh học của 89 trẻ
Polyp
thiếu niên
Polyp
tuyến
Polyp P -
Jeghers n = 89 trẻ
n (%) n (%) n (%) n (%)
1 polyp 50 60,2 1 33,3 2 66,7 53 59,6
2 – 5
polyp 26 31,3 1 33,3 - - 27 30,3
6 – 9
polyp 3 3,6 - - 1 33,3 4 4,5
10 – 100
polyp
3 3,6 - - - - 3 3,4
Số polyp
Trên 100
polyp
1 1,2 1 33,3 - - 2 2,2
<10 mm 11 13,3 - - - - 11 12,4
10 - <
20 mm
56 67,5 - - - - 56 62,9
20 - <
30 mm
14 16,9 1 33,3 - - 15 16,9
30 - <
40 mm
2 2,4 2 66,7 1 33,3 5 5,6
Đường
kính
ngang
của đầu
polyp lớn
nhất
≥ 40 mm - - - - 2 66,7 2 2,2
Polyp thiếu niên chiếm 93,2%, so với các tác giả
khác từ 60% đến 96%(2,8,10,14,16,19,25). với đơn polyp
60,2%, trên 5 polyp 8,4% (Bảng 7), các tỉ lệ trên tương
tự một số y văn(12,13), có trên 100 polyp gặp một trai 12
tuổi tiêu máu nhiều phải cắt đại tràng một phần. Theo
nước ngoài, tỉ lệ mắc polyp thiếu niên từ 1% đến 5%
dân số tuổi học đường(12). Hiện nay chưa biết tỉ lệ mắc
polyp trẻ em nước ta là bao nhiêu.
Polyp Peutz-Jeghers chiếm 3,4%, là loại polyp có
kích thước lớn nhất (Bảng 7). Trong đó có một trường
hợp phải phẩu thuật bụng để cắt polyp, một trường
hợp tại dạ dày có 15 polyp, một trường hợp khác gây
lồng ruột vùng đại tràng sigma tự tháo nhiều lần.
Polyp tuyến chiếm 3,4% (Bảng 7). Trong đó trên
100 polyp gặp một trai 11 tuổi, qua mô học chưa có
hình ảnh nghịch sản, nhưng tiêu máu số lượng nhiều
phải cắt gần toàn bộ đại tràng.
KẾT LUẬN
Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng trẻ mắc
polyp
Tỉ số mắc polyp nam/nữ là 1,5/1. Trẻ từ 2 đến 10
tuổi mắc polyp cao nhất 95,9%, dưới 2 tuổi mắc thấp
nhất 3,8%, trung bình là 5,7 tuổi.
Trẻ mắc polyp thường trú tại nông thôn chiếm
56,7% so với thường trú tại thành thị.
Thời gian trung bình từ lúc thấy tiêu máu đến lúc
nội soi phát hiện polyp là 5,8 tháng. Trẻ mắc polyp
thiếu máu 58,7%, tiêu máu từ 5 tháng trở lên thiếu
máu 65,6%, suy dinh dưỡng 19,2%, thừa cân 11,5%.
Trẻ mắc polyp tiêu phân máu 97,1%, tiêu chảy
8,7%, tiêu phân đen 3%, đau hậu môn khi đi tiêu
10,6%, đau bụng 52,8%, táo bón 18,3%, tiêu máu nhỏ
giọt 11,0%, tiêu phân nhày máu 11,0%, tiêu máu
nhiều phải truyền máu cấp cứu 6,9%, sa polyp khi đi
tiêu 10,6%,.
Thời gian những đợt tiêu máu kéo dài hơn một
tuần 79,6%, thời gian giữa các đợt tiêu máu ngưng
dưới một tuần 61,2%.
Vị trí vết máu dính tại chóp đuôi khuôn phân
91,6%, vết máu dính sọc dài 27,4% và vết máu dính
tại đoạn giữa 25,3%.
Đặc điểm nội soi và mô bệnh học của
polyp.
Trong 104 trẻ mắc polyp, tỉ lệ trẻ mắc đơn polyp
63,5%, từ 2 - 5 polyp 28,8%, từ 6 - 9 polyp 2,9% và từ
10 polyp trở lên 4,8%. Tỉ lệ trẻ mắc polyp tại trực
tràng là 64,4%, đại tràng sigma 35,6%, đại tràng
xuống 15,4%, đại tràng ngang 7,7%, đại tràng lên
7,7% và manh tràng 5,8%.
Trong số 224 polyp, tỉ lệ polyp nằm tại trực
tràng 44,2%, đại tràng sigma 32,1%, đại tràng
xuống 13,4%, đại tràng ngang 5,4%, đại tràng lên
2,7%, manh tràng 2,2%.
Tỉ lệ trẻ có polyp bị đứt cuống phát hiện qua
nội soi 9,6%.
194
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
Tỉ lệ trẻ mắc loại polyp thiếu niên chiếm 93,2%,
polyp tuyến chiếm 3,4%, và polyp Peutz-Jeghers
chiếm 3,4%.
Giá trị lâm sàng chẩn đoán trẻ mắc
polyp
Trẻ có nhiều khả năng mắc polyp khi
Thời gian các đợt tiêu máu kéo dài liên tục hơn
một tuần.
Thời gian giữa các đợt tiêu máu ngưng dưới một
tuần
Vị trí vết máu dính tại chóp đuôi khuôn phân.
Trẻ có ít khả năng mắc polyp khi tiêu phân máu
có vết máu dính sọc dài theo khuôn phân, vết máu
dính đoạn giữa khuôn phân, tiêu phân đen, tiêu máu
nhỏ giọt, tiêu phân nhày máu, tiêu chảy, táo bón, đau
hậu môn khi đi tiêu, tiêu phân nhày máu, tiêu chảy,
táo bón, đau hậu môn khi đi tiêu.
Trẻ không có sự cách biệt về khả năng mắc polyp
với tình trạng đau bụng, tiêu phân có máu, tiêu máu
thành bãi phải truyền máu cấp cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Đức Anh, Nguyễn Khánh Trạch, Lê Đình Roanh và
cộng sự. (2000) “Đặc điểm lâm sàng, nội soi, mô bệnh học
của polyp polyp trực tràng - đại tràng sigma”. Y Học Thực
Hành, số 5(381) tr.30-34.
2. Phạm Trung Dũng, Đào Trung Hiếu (1997) “Nhận xét về
chẩn đoán và điều trị polyp đại tràng trẻ em tại bệnh viện
Nhi Đồng I”, Thời Sự Y Dược Học, (2) tr.26-28.
3. Nguyễn Ngọc Khánh (2000) Nghiên cứu điều trị cắt polyp
lành tính đại trực tràng trẻ em bằng nội soi ống mềm,
Luận văn BS Nội trú, Đại học Y Hà Nội.
4. Agnifini A, Schietroma M. (2000) “Clinical assessment of
juvenile polyposis with particular reference to the risk of
neoplastic malignancy. Analysis of 412 patients reported in
the international literature”, Chir Ital, 2(4):pp.393-404.
5. Arthur AL, Garrer R. (1990) “Colocolic intussusception in a
three-year-old child caused by a colonic polyp”, Conn Med,
54:pp.492-494.
6. Boardman LA, Thibodeau SN, Schaid DJ, et al. (1998)
“Increased risk for cancer in patients with the Peutz-
jeghers syndrome”, Annals of Internal
Medicine,128:pp.896-899.
7. Coffin CM, Dehner LP. (1996) “What is a juvenile polyp?
An analysis based on 21 patients with solitary and
multiple polyps”, Arch Pathol Lab Med, 120(11):pp.1032-
1038.
8. Garcia Davida MT. (1990) “Intestinal polyps in childhood”,
Acta Gastroenterol Latinoam, 20(4):pp.205-210.
9. Giardiello FM, Hamilton SR, Kern SE, et al. (1991)
“Colorectal neoplasia in juvenile polyposis or juvenile
polyps”, Arch Dis Child, 66(8):pp.971-975.
10. Guitron A, et al. (1999) “Colonic polyps in children.
Experience with polypectomy”, Rev Gastroenterol Mex,
64(1):pp.19-22.
11. Gupta SK, Fitzgerald JF, Croffie JM, et al. (2001)
“Experience with juvenile polyps in North American
children: The need for pancolonoscopy”, Am J
Gastroenterol, 96:pp.1695–1697.
12. Harland SW. (2000) Intestinal Polyps. In: Pediatric
gastrointestinal disease: pathophysiology, diagnosis,
management, Edited by Walker WA, Durie PR, Hamiton
JR. 3rd edition. USA. Mosby-Year Book. (47):pp.796-809.
13. Hoffenberg EJ. (2001) “Colonic polyps in children: from
benign to serious”, Comtempory Pediatric, 9:pp.118.
14. Jalihal A, Misra SP, Arvil AS, et al. (1992) “Colonoscopic
polypectomy in children”, J Pediatr Surg, 27(9):pp.1220-
1222.
15. Kader HA, Wenner WJ, Baldassano RN, et al. (2000)
“Colonic inflammation found at diagnosis of juvenile
retention polyps in prdiatric patients”, Am J Gastroenterol,
95(8):pp.1990-1993.
16. Latt TT, Nicholl R, Domizio P, et al. (1993) “Rectal
bleeding and polyps”, Arch Dis Child, 69(1):pp.144-147.
17. Mandhan P. (2004) “Juvenile colorectal polyps in children:
experience in Pakistan”, Pediatr Surg Int, 20(5):pp.339-
342.
18. Mirone I, Consoli A, Bonaccorso R, et al. (2000) “Ileal
invaginations caused by Peutz-Jeghers polyposis”, Minerva
Chir, 55(1-2):pp.59-63.
19. Nagasaki A, Yamanaka K, Toyohara T, et al. (1993)
“Management of colorectal polyps in children”, Acta
Paediatr Jpn, 35(1):pp.32-35.
20. Nicholson JF, Pesca MA. (2004) Reference Ranges for
Laboratory Test and Procedures, In: Nelson Texbook of
Pediatrics. Edited by Berhman RE. 17th edition.
Philadelphia. Saunders WB. Company, pp.2396-2421.
21. Pashankar D et al. (2000) “Life-Threatening
gastrointestinal hemorrhage due to juvenile polyposis”. Am
J Gastroenterol; 95:pp.543-545
22. Pillai RB, Tolia V. (1998) “Colonic polyps in children:
frequently multiple and recurrent”, Clin Pediatr (Phila)
37(4):pp.253-257.
23. Poddar U, Thapa PR, Vaiphei K, et al. 1998) “Juvenile
polyposis in a tropical country”, Arch Dis Child, 78:pp.264-
266.
24. Shilyansky J. (2004) Tumors of the Digestive Tract, In:
Nelson Texbook of Pediatrics. Edited by Berhman RE, 17th
edition, Philadelphia. Saunders WB. Company, pp.1290-
1293.
25. Uchiyama M, Iwafuchi M, Yagi M, et al. (2001) “Fiberoptic
colonoscopic polypectomy in childhood: report and review
of cases”, Pediatr Int, 43(3):pp.259-262.
26. Villalta de Diaz B, Delgado M, et al. (1991) “Solitary rectal
polyp and endoscopic polypectomy in a pediatric
population: 3 years’ experience”, GEN, 45(2):pp.119-122.
27. Waitayakul S, Singhavejsakul J, Ukarapol N. (2004)
“Clinical characteristics of colorectal polyp in Thai
children: a retrospective study”, J Med Assoc Thai,
87(1):pp.41-46.
195
196
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_dac_diem_dich_te_hoc_va_lam_sang_polyp_dai_truc_trang.pdf