Đề tài Đặc điểm dịch tễ học trẻ mắc tăng động giảm chú ý tại Bệnh viện Nhi trung ương, năm 2016 - Thành Ngọc Minh

Tài liệu Đề tài Đặc điểm dịch tễ học trẻ mắc tăng động giảm chú ý tại Bệnh viện Nhi trung ương, năm 2016 - Thành Ngọc Minh: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC TRẺ MẮC TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG, NĂM 2016 Thành Ngọc Minh1, Lê Thanh Hải1, Đỗ Mạnh Hùng1 TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học trẻ mắc tăng động giảm chú ý (ADHD) tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2016. Phương pháp: Mô tả cắt ngang có phân tích, nghiên cứu định lượng trên 105 trẻ đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương, sử dụng thang đo VADPRS. Kết quả: 91,43% trẻ mắc ADHD, trong đó ADHD dạng kết hợp cả tăng động và giảm chú ý 58,1%, ADHD dạng trội tăng động 13,3%, ADHD dạng trội giảm chú ý 20%. Mắc ADHD là trẻ nam chiếm đa số với 87,5%; Độ tuổi: 6-9 tuổi chiếm đa số với 88,29%; khu vực sống phần lớn là nông thôn với 55,21%; đa số các bà mẹ, ông bố có học vấn ≥PTTH với cùng tỷ lệ 78,13%. Không có mối liên quan giữa loại ADHD với các đặc điểm giới tính, độ tuổi, khu vực sống, nghề nghiệp và học vấn của bố và mẹ (p>0,05). Kết luận: Trẻ mắc ADHD có đặc điểm là phần lớn ở dạng kết hợ...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 30/06/2023 | Lượt xem: 332 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đặc điểm dịch tễ học trẻ mắc tăng động giảm chú ý tại Bệnh viện Nhi trung ương, năm 2016 - Thành Ngọc Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC TRẺ MẮC TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG, NĂM 2016 Thành Ngọc Minh1, Lê Thanh Hải1, Đỗ Mạnh Hùng1 TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học trẻ mắc tăng động giảm chú ý (ADHD) tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2016. Phương pháp: Mô tả cắt ngang có phân tích, nghiên cứu định lượng trên 105 trẻ đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương, sử dụng thang đo VADPRS. Kết quả: 91,43% trẻ mắc ADHD, trong đó ADHD dạng kết hợp cả tăng động và giảm chú ý 58,1%, ADHD dạng trội tăng động 13,3%, ADHD dạng trội giảm chú ý 20%. Mắc ADHD là trẻ nam chiếm đa số với 87,5%; Độ tuổi: 6-9 tuổi chiếm đa số với 88,29%; khu vực sống phần lớn là nông thôn với 55,21%; đa số các bà mẹ, ông bố có học vấn ≥PTTH với cùng tỷ lệ 78,13%. Không có mối liên quan giữa loại ADHD với các đặc điểm giới tính, độ tuổi, khu vực sống, nghề nghiệp và học vấn của bố và mẹ (p>0,05). Kết luận: Trẻ mắc ADHD có đặc điểm là phần lớn ở dạng kết hợp, là trẻ nam và độ tuổi 6-9, ở khu vực nông thôn, có bố, mẹ học vấn từ trên PTTH. Từ khóa: đặc điểm dịch tễ học, tăng động giảm chú ý, thang đo VADPRS Abstract EPIDEMIOLOGICAL FEATURES OF CHILDREN WITH ATTENTION DEFICIT HYPERACTIVITY DISORDER (ADHD) AT VIETNAM NATIONAL CHILDREN’S HOSPITAL IN 2016 Aim: To describe some epidemiological features of children with ADHD at Vietnam National Children’s Hospital in 2016 Methods: A cross-sectional combined with qualitative method was conducted on 105 patients having examination at the hospital, using VADPRS. Result: There are 91,43% of children with ADHD, in which ADHD combined hyperactivity 1 Bệnh viện Nhi Trung ương Chịu trách nhiệm chính: Thành Ngọc Minh. Email: tnminh.nhp@gmail.com Ngày nhận bài: 02/08/2018; Ngày phản biện khoa học: 10/08/2018; Ngày duyệt bài: 07/09/2018 56 I TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH NHI KHOA I Số 5 (10-2018) ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC TRẺ MẮC TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG, NĂM 2016 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy ADHD là một rối loạn phổ biến ở trẻ em, theo DSM thì hiện có 5% số trẻ mắc ADHD, tại Mỹ tỷ lệ mắc ADHD ở trẻ là 11% năm 2011 [1], tại Ấn Độ 10-20%, tại các vương quốc Ả rập 29,7% [2]. Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy trẻ mắc ADHD có tỷ lệ mắc các dạng chấn thương là cao hơn trẻ thường, người trẻ tuổi mắc ADHD mức độ nặng hơn thì có nguy cơ cao hơn trong các tai nạn giao thông, uống rượu khi tham gia giao thông và vi phạm giao thông [3], [4]. ADHD là bệnh có chi phí điều trị cao, nghiên cứu tại Mỹ năm 2005 cho thấy ADHD có chi phí điều trị từ 36-52 tỷ Đô la Mỹ, ước tính 12.005 – 17.458 Đô la Mỹ cho một người/năm [5]. Nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2013 cho thấy tỷ lệ tăng động giảm chú ý chiếm tới 74,2% trong số trẻ đến khám nghi ngờ [6]. Xác định được đặc điểm dịch tễ học tăng động, giảm chú ý là cần thiết, đặc biệt giúp tìm ra giải pháp cho hoạt động phòng ngừa và can thiệp cộng đồng có hiệu quả. Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu với đề tài: “Đặc điểm dịch tễ học trẻ mắc tăng động giảm chú ý tại Bệnh viện Nhi Trung ương, năm 2016” II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu: - Trẻ đến khám và điều trị ADHD đảm bảo các tiêu chí: + Đến khám bệnh có các dấu hiệu của ADHD tại Bệnh viện Nhi Trung ương. + Trẻ có độ tuổi trẻ từ 6-14. + Loại trừ các trẻ bị bại não, trẻ chậm phát triển tâm thần, trẻ tự kỷ, trẻ bị động kinh và trẻ bị tổn thương hệ thần kinh trung ương. - Cha mẹ trẻ tham gia nghiên cứu - Trẻ tham gia nghiên cứu là những trẻ được giải thích và được cung cấp thông tin về nghiên cứu, có sự tự nguyện của bố/ mẹ trẻ trong việc tham gia nghiên cứu. 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 6 năm 2016. - Địa điểm nghiên cứu: Phòng khám ngoại trú - Khoa Tâm thần - Bệnh viện Nhi Trung ương. and attention deficit accounts for 58,1%, hyperactive ADHD accounts for 13,3%, inattentive ADHD accounts for 20%. Most of the cases are male with 87,5%; Age: 6-9 years rank the highest with 88,29%; living area: most patients live in the countryside 55,21%; most of the parents have high school diploma with 78,13%. There is no relation between kinds of ADHD and gender, age, living area, parents’ occupation and qualification (p>0,05). Conclusion: Patients with ADHD have common features of combined ADHD, male, age from 6 – 9, living in the countryside and parents having high school diploma. Keywords: epidemiological features, attention-deficit hyperactivity disorder (ADHD), VADPRS (Vanderbilt ADHD Diagnostic Parent Rating Scales). TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH NHI KHOA I Số 5 (10-2018) I 57 NGHIÊN CỨU 2.3. Thiết kế nghiên cứu: - Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp mô tả cắt ngang, có phân tích, nghiên cứu định lượng. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: Lấy mẫu thuận tiện, liên tục. - Chọn mẫu thuận tiện, liên tục tại phòng khám chuyên khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương trong thời gian 12 tháng. - Chọn tất cả bệnh nhân đáp ứng đủ tiêu chuẩn chọn lựa và loại trừ trong giới hạn thời gian nghiên cứu. - Kết quả nghiên cứu có 105 trẻ tham gia nghiên cứu. 2.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán: Nghiên cứu sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán ADHD theo thang đo Vanderbilt mẫu đánh giá dành cho các bậc cha, mẹ. Thang đo gồm có: 47 câu đánh giá về các rối loạn tăng động, giảm chú ý, rối loạn chống đối, thách thức và lo âu, trầm cảm và 8 câu đánh giá về các hoạt động (bao gồm mối quan hệ xã hội và kết quả học tập). Mỗi mục được đánh giá mức điểm từ 0→3 tương ứng với mức độ hành vi xảy ra từ không bao giờ đến rất thường xuyên. Trong 47 câu có 18 câu: 9 câu đánh giá về tăng động bồng bột và 9 câu đánh giá về giảm chú ý. Trong đó, việc đánh giá như sau: + Loại giảm chú ý nổi trội: Từ mục 1 → 9 có trên 6 biểu hiện được ghi điểm số 2 hoặc 3 và ở phần các hoạt động có trên 1 mục được chấm ở 4 hoặc 5 + Loại tăng động nổi trội: Từ mục 10 → 18 có trên 6 biểu hiện được ghi điểm số 2 hoặc 3 và ở phần các hoạt động có trên 1 mục được chấm ở 4 hoặc 5 + Loại kết hợp: Cần nhiều hơn các biểu hiện cả tăng động và giảm chú ý III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Biểu 1. Kết quả chẩn đoán mắc ADHD Như vậy, trong số 105 trẻ có biểu hiện của ADHD, kết quả chẩn đoán cho thấy có 96 trẻ mắc ADHD chiếm 91,43%, trong đó ADHD trội giảm chú ý có 21 trẻ chiếm tỷ lệ 20%, 14 trẻ mắc ADHD dạng trội tăng động chiếm tỷ lệ 13,33% và 61 trẻ mắc ADHD dạng kết hợp chiếm tỷ lệ 58,1%. 58 I TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH NHI KHOA I Số 5 (10-2018) ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC TRẺ MẮC TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG, NĂM 2016 Bảng 1. Một số đặc điểm trẻ mắc ADHD Loại ADHD Đặc điểm Giảm chú ý Tăng động Kết hợp Mắc ADHD SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % Giới tính Nam 17 80,95 11 78,57 56 91,80 84 87,50 Nữ 4 19,05 3 21,43 5 8,20 12 12,50 Độ tuổi 6-9 tuổi 15 71,43 13 92,86 51 83,61 79 82,29 10-14 tuổi 6 28,57 1 7,14 10 16,39 17 17,71 Khu vực sống Nông thôn 14 66,67 6 42,86 33 54,10 53 55,21 Thành thị 7 33,33 8 57,14 28 45,90 43 44,79 TỔNG 21 100 14 100 61 100 96 100 Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số trẻ mắc là trẻ nam với 87,5%, độ tuổi chủ yếu từ 6-9 tuổi chiếm 82,29%, độ tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 8,10±1,78. Trẻ nông thôn chiếm nhiều hơn thành thị với 55,21%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa phân loại mắc ADHD theo giới tính, độ tuổi và khu vực sống (p>0,05). Bảng 2. Đặc điểm bố, mẹ trẻ mắc ADHD ADHD Đặc điểm Giảm chú ý Tăng động Kết hợp Mắc ADHD SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % Nghề nghiệp của mẹ Nghề khác 15 71,43 12 85,71 44 72,13 71 73,96 Nông dân 6 28,57 2 14,29 17 27,87 25 26,04 Học vấn của mẹ ≥PTTH 15 71,43 11 78,57 49 80,33 75 78,13 <PTTH 6 28,57 3 21,43 12 19,67 21 21,88 Nghề nghiệp của bố Nghề khác 14 66,67 12 85,71 41 67,21 67 69,79 Nông dân 7 33,33 2 14,29 20 32,79 29 30,21 Học vấn của bố ≥ PTTH 15 71,43 11 78,57 49 80,33 75 78,13 <PTTH 6 28,57 3 21,43 12 19,67 21 21,88 TÔNG 21 100 14 100 61 100 96 100 Trong số các bệnh nhân mắc ADHD, nghề nghiệp của các bà mẹ là nông dân chiếm hơn 1/4 số bà mẹ, học vấn của người mẹ dưới PTTH chiếm hơn 1/5 số bà mẹ, nghề của bố là nông dân chiếm hơn 30%, học vấn người bố dưới PTTH chiếm gần 22%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nghề nghiệp, học vấn của bố và của mẹ với tỷ lệ các loại rối loạn ADHD ở trẻ (p>0,05). TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH NHI KHOA I Số 5 (10-2018) I 59 NGHIÊN CỨU IV. BÀN LUẬN * Tỷ lệ mắc ADHD Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy trong số 105 trẻ đến khám tại bệnh viện Nhi Trung ương có 91,43% trẻ mắc ADHD, trong đó ADHD trội giảm chú ý chiếm tỷ lệ 20%, trẻ mắc ADHD dạng trội tăng động chiếm tỷ lệ 13,33% và trẻ mắc ADHD dạng kết hợp chiếm tỷ lệ 58,1%. Kết quả nghiên cứu cao hơn so với kết quả cũng tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2013, trong đó tỷ lệ tăng động giảm chú ý ở nhóm trẻ đến khám là 74,2%. Dạng kết hợp chiếm tỷ lệ cao nhất với 41,29%, dạng giảm chú ý chiếm 20% và dạng tăng động, bồng bột chiếm 12,9% [6] So sánh với nghiên cứu của Xiao HZ và cộng sự (2013), trên các đối tượng là trẻ có nghi ngờ ADHD sử dụng thang đo VADRS và DSM, kết quả nghiên cứu cho thấy trong 319 trẻ khám có 196 mắc ADHD, trong đó 84 trẻ ADHD trội giảm chú ý, 35 trẻ mắc ADHD trội về tăng động bồng bột và 77 trẻ mắc ADHD dạng kết hợp [7]. Như vậy ở nghiên cứu này ADHD trội giảm chú ý là cao nhất, và ADHD trội về tăng động bồng bột chiếm tỷ lệ thấp nhất. So sánh với nghiên cứu tại Saudi Arabia của tác giả Jamal H và cộng sự (2008) cho thấy ADHD trội giảm chú ý 16,3%, ADHD trội tăng động, bồng bột 12,4%, ADHD kết hợp là 16,4% [8]. * Đặc điểm nhân khẩu học đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là các trẻ nghi ngờ mắc ADHD đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương, do vậy nhiều đặc điểm sẽ khác với quần thể ngoài cộng đồng. Do các bệnh nhi có những biểu hiện bất thường hoặc nghi ngờ về tâm bệnh, cha mẹ đưa đến bệnh viện khám, và điều trị. Giới tính: Trẻ nam mắc ADHD chiếm 87,5%, trẻ nữ mắc ADHD chiếm 12,5%, trong đó nhóm ADHD trội về giảm chú ý có tỷ lệ nam là 80,95%, nhóm ADHD trội tăng động có tỷ lệ nam là 78,57%, nhóm ADHD dạng kết hợp có tỷ lệ nam là 91,80%. Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi tương tự với kết quả nghiên cứu năm 2013 cũng tại Bệnh viện Nhi Trung ương trong đó tỷ lệ nam chiếm 81,7%, trong đó dạng phối hợp nam chiếm 78,1%, dạng giảm chú ý nam chiếm 80,7%, dạng tăng động nam chiếm 95% [6]. Kết quả này tương tự với một số nghiên cứu tại nước ngoài. Theo Becker SP và cộng sự (2012), thì tỷ lệ nam ở quần thể mắc ADHD là 68%, trong so với ở nhóm trẻ không mắc ADHD tỷ lệ là 65% [9]. Theo nghiên cứu của CDC (2008), nghiên cứu ADHD ngoài cộng đồng từ 2004-2006 cho thấy trẻ nam mắc ADHD là 11,8%, trong khi trẻ nữ là 4,8% [10]. Độ tuổi: Độ tuổi mắc ADHD đa số ở lứa tuổi 6-9 tuổi với 82,29%, trong khi đó độ tuổi 10-14 tuổi chiếm 17,71%. Độ tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 8,10±1,78. Nhóm ADHD trội về giảm chú ý độ tuổi từ 6-9 chiếm 71,43%, nhóm ADHD trội về tăng động có độ tuổi 6-9 chiếm 92,86%, nhóm ADHD dạng kết hợp có độ tuổi 6-9 chiếm 83,61%. Tương tự với kết quả nghiên cứu năm 2013 cũng tại Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy độ tuổi 4-11 tuổi chiếm 93%,nhóm 12- 60 I TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH NHI KHOA I Số 5 (10-2018) ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC TRẺ MẮC TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG, NĂM 2016 18 tuổi chiếm 7%, trong đó nhóm trội về giảm chú ý độ tuổi 4-11 tuổi chiếm 93,5%, nhóm trội tăng động độ tuổi 4-11 tuổi chiếm 100%, nhóm phối hợp độ tuổi từ 4-11 chiếm 90,6% [6]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự với Becker SP và cộng sự (2012), ở nhóm 7-11 tuổi, độ tuổi trung bình ở nhóm trẻ mắc ADHD là 8,26 ± 1,30 [9]. Nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt khi so sánh với kết quả khảo sát của CDC (2008) ngoài cộng đồng từ 2004-2006 cho thấy tỷ lệ nhóm tuổi 6-11 tuổi (7,1%) cao hơn nhóm tuổi 12-17 tuổi [10]. Khu vực sống: Khu vực sống nông thôn với 55,21% so với thành thị là 44,79%, trong đó khu vực thành thị ở nhóm ADHD dạng trội về giảm chú ý chiếm 33,33%, nhóm ADHD trội tăng động ở khu vực thành thị chiếm 57,14%, nhóm ADHD kết hợp ở khu vực thành thị chiếm 45,90%. Kết quả này khác biệt với kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2013 cho thấy đa phần trẻ mắc ADHD thuộc khu vực Tp. Hà Nội với 81,7%, trong đó dạng phối hợp chiếm tỷ lệ cao nhất với 82,8%, dạng trội giảm chú ý 80,6% và dạng trội tăng động 80% [6]. * Đặc điểm bố, mẹ trẻ mắc ADHD Nghề nghiệp của bố, mẹ: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy mẹ làm nông dân chiếm 26,04%, bố làm nông dân chiếm 30,21%. Trong đó nhóm ADHD dạng giảm chú ý có tỷ lệ mẹ nông dân là 28,57%, bố là nông dân 33,33%, nhóm ADHD dạng trội về tăng động có tỷ lệ mẹ là nông dân chiếm 14,29%, bố là nông dân chiếm 14,29%. Nhóm ADHD kết hợp có mẹ là nông dân chiếm 27,87%, bố là nông dân chiếm 32,79%. Học vấn của bố mẹ: Trong nghiên cứu của chúng tôi ở nhóm trẻ mắc ADHD, mẹ có học vấn từ PTTH trở lên chiếm 78,13%, bố có học vấn từ PTTH trở lên chiếm 78,13%. Trong đó nhóm trẻ mắc ADHD giảm chú ý có mẹ học vấn từ PTTH trở lên chiếm 71,43%, bố có học vấn từ PTTH trở lên chiếm 71,43%. Nhóm trẻ mắc ADHD trội tăng động có mẹ học vấn từ PTTH trở lên chiếm 78,57%, bố có học vấn từ PTTH trở lên chiếm 78,57%. Nhóm trẻ ADHD dạng kết hợp có mẹ học vấn từ PTTH trở lên chiếm 80,33%, có bộ học vấn từ PTTH trở lên chiếm 80,33%. Nghiên cứu của CDC (2008) cho thấy học vấn của bà mẹ có sự khác biệt về tỷ ADHD ở trẻ, tuy vậy bà mẹ dưới PTTH thì tỷ lệ có con mắc mắc ADHD lại thấp nhất với 6,4%, bà mẹ tốt nghiệp PTTH có con mắc ADHD chiếm 9,2%, bà mẹ tốt nghiệp cao đẳng có con mắc ADHD chiếm 9,5%, bà mẹ tốt nghiệp cử nhân và trên cử nhân có con mắc ADHD chiếm 6,5% [10]. Nghiên cứu của Becker SP và cộng sự (2012) cho thấy ở nhóm trẻ mắc ADHD, đa phần là thành phần trung lưu với tỷ lệ 42% (30.000-80.000USD/năm), thành phần thu nhập thấp chiếm 31% (<30.000 USD/năm), thành phần thu nhập cao chiếm 28% (>80.000 USD/năm) [9]. Thực tế nghề nghiệp có ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt giữa trẻ với cha, mẹ. Nghề nghiệp, công việc bận có thể ảnh hưởng đến thời gian gia đình sinh hoạt cùng nhau. Theo nghiên cứu của Jamal H. Al Hamed và cộng sự (2008) ở Saudi Arabia vai trò cha mẹ rất quan trọng đối với tỷ lệ mắc ADHD, trong TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH NHI KHOA I Số 5 (10-2018) I 61 NGHIÊN CỨU đó trẻ sống cùng cha mẹ mắc ADHD thấp hơn trẻ sống chỉ với cha hoặc mẹ [8]. V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết quả nghiên cứu định lượng trên 105 trẻ khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy tỷ lệ mắc ADHD ở trẻ là 91,43%, trong đó dạng kết hợp chiếm phần lớn. Trẻ mắc ADHD có đặc điểm là phần lớn ở dạng kết hợp, là trẻ nam và độ tuổi 6-9, ở khu vực nông thôn, có bố, mẹ học phần từ trên PTTH. Nghiên cứu cũng cho thấy các dạng ADHD không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với các đặc điểm tuổi, giới, khu vực sống, nghề nghiệp và học vấn của bố mẹ. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy đa phần trẻ mắc ADHD dạng kết hợp có biểu hiện nặng. Do đó việc can thiệp là cần thiết đặc biệt qua tâm ở nhóm trẻ nam, trẻ có độ tuổi 6-9 tuổi và có bố, mẹ học vấn từ trên PTTH. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. American Psychiatric Association (2013), Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders. Fifth edition: DSM-5, . 2. Eapen V., Al-Sabosy M., Saeed M., et al. (2004). Child psychiatric disorders in a primary care Arab population. Int J Psychiatry Med, 34(1), 51–60. 3. Fayyad J., De Graaf R., Kessler R., et al. (2007). Cross-national prevalence and correlates of adult attention-deficit hyperactivity disorder. Br J Psychiatry J Ment Sci, 190, 402–409. 4. Flick G.L. (2010), Managing ADHD in the K-8 classroom: a teacher’s guide, Thousand Oaks, Calif. : Corwin. 5. Gudjonsson G.H., Sigurdsson J.F., Sigfusdottir I.D., et al. (2014). A national epidemiological study of offending and its relationship with ADHD symptoms and associated risk factors. J Atten Disord, 18(1), 3–13. 6. Lê Thanh Hải, Đỗ Mạnh Hùng (2014). Một số đặc điểm dịch tễ học trẻ tăng động giảm chú ý tại bệnh viện Nhi Trung ương năm 2013. Y học thực hành, (961), 68–71. 7. Xiao Z.-H., Wang Q.-H., Luo T.-T., et al. (2013). [Diagnostic value of Vanderbilt ADHD Parent Rating Scale in attention deficit hyperactivity disorder]. Zhongguo Dang Dai Er Ke Za Zhi Chin J Contemp Pediatr, 15(5), 348–352. 8. Al Hamed J.H., Taha A.Z., Sabra A.A., et al. (2008). Attention Deficit Hyperactivity Disorder (ADHD) among Male Primary School Children in Dammam, Saudi Arabia: Prevalence and Associated Factors. J Egypt Public Health Assoc, 83(3–4), 165–182. 62 I TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH NHI KHOA I Số 5 (10-2018) ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC TRẺ MẮC TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG, NĂM 2016 9. Becker S.P., Langberg J.M., Vaughn A.J., et al. (2012). Clinical Utility of the Vanderbilt ADHD Diagnostic Parent Rating Scale Comorbidity Screening Scales. J Dev Behav Pediatr, 33(3), 221–228. 10. Pastor P.N. and Reuben C.A. (2008), Diagnosed attention deficit hyperactivity disorder and learning disability, United States, 2004-2006: data from the National Health Interview Survey, U.S. Dept. of Health and Human Services, Centers for Disease Control and Prevention, National Center for Health Statistics, Hyattsville, Md. TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH NHI KHOA I Số 5 (10-2018) I 63

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_dac_diem_dich_te_hoc_tre_mac_tang_dong_giam_chu_y_tai.pdf
Tài liệu liên quan