Tài liệu Đề tài Đặc điểm bệnh võng mạc trẻ đẻ non và Kết quả bước đầu ứng dụng laser trong điều trị - Nguyễn Xuân Tịnh: 16
Đặc điểm bệnh võng mạc trẻ đẻ non
và Kết quả bước đầu ứng dụng laser trong điều trị
Nguyễn Xuân Tịnh, Tôn Thị Kim Thanh, Hoàng Xuân Hương, nguyễn văn huy
Bệnh viện Mắt Trung ương
Tóm tắt
Bệnh võng mạc trẻ đẻ non (BVMTĐN) hiện nay đã trở thành một trong những
nguyên nhân gây mù loà chính ở trẻ em. Từ cuối năm 2001 phương pháp điều trị
BVMTĐN bằng laser lần đầu tiên đã được áp dụng ở Việt Nam. Nghiên cứu được tiến
hành nhằm đánh giá một số đặc điểm của BVMTĐN và kết quả bước đầu ứng dụng
laser trong điều trị.
164 trẻ (292 mắt) có nguy cơ bị mù do BVMTĐN đã được điều trị bằng laser
diode trong thời gian từ 11/2001 - 8/2004. Cân nặng trung bình của trẻ khi sinh là
1312g (800g - 1900g), tuổi thai trung bình của trẻ khi sinh là 29,9 tuần (26 - 35 tuần).
115 trẻ (206 mắt) đã được theo dõi sau điều trị từ 1- 34 tháng. BVMTĐN thoái triển
hoàn toàn sau điều trị ở 164 mắt (79,61%). Tuy nhiên, với những mắt có tổn thương xẩy
ra ở vùng 1, tỷ lệ bệnh thoái triển s...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 227 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đặc điểm bệnh võng mạc trẻ đẻ non và Kết quả bước đầu ứng dụng laser trong điều trị - Nguyễn Xuân Tịnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
16
Đặc điểm bệnh võng mạc trẻ đẻ non
và Kết quả bước đầu ứng dụng laser trong điều trị
Nguyễn Xuân Tịnh, Tôn Thị Kim Thanh, Hoàng Xuân Hương, nguyễn văn huy
Bệnh viện Mắt Trung ương
Tóm tắt
Bệnh võng mạc trẻ đẻ non (BVMTĐN) hiện nay đã trở thành một trong những
nguyên nhân gây mù loà chính ở trẻ em. Từ cuối năm 2001 phương pháp điều trị
BVMTĐN bằng laser lần đầu tiên đã được áp dụng ở Việt Nam. Nghiên cứu được tiến
hành nhằm đánh giá một số đặc điểm của BVMTĐN và kết quả bước đầu ứng dụng
laser trong điều trị.
164 trẻ (292 mắt) có nguy cơ bị mù do BVMTĐN đã được điều trị bằng laser
diode trong thời gian từ 11/2001 - 8/2004. Cân nặng trung bình của trẻ khi sinh là
1312g (800g - 1900g), tuổi thai trung bình của trẻ khi sinh là 29,9 tuần (26 - 35 tuần).
115 trẻ (206 mắt) đã được theo dõi sau điều trị từ 1- 34 tháng. BVMTĐN thoái triển
hoàn toàn sau điều trị ở 164 mắt (79,61%). Tuy nhiên, với những mắt có tổn thương xẩy
ra ở vùng 1, tỷ lệ bệnh thoái triển sau điều trị chỉ đạt 49,10% (27 trong số 55 mắt);
nhưng khi tổn thương xẩy ra ở vùng 2 hay vùng 3 thì đã có tới 90,73% (137 trong số
151 mắt) bệnh đã thoái triển sau điều trị.
Như vậy, ở Việt Nam BVMTĐN gặp ở những trẻ có cân nặng và tuổi thai khi
sinh cao hơn ở các nước đã phát triển. Laser là phương pháp điều trị có hiệu quả để
làm giảm mù loà do BVMTĐN gây ra. Tiên lượng dè dặt khi bệnh xẩy ra ở vùng 1,
nhưng rất tốt khi bệnh xẩy ra ở vùng 2 hoặc 3.
Hiện nay bệnh võng mạc trẻ đẻ non
(BVMTĐN) là nguyên nhân gây mù
hàng đầu ở trẻ em của các nước đã phát
triển 1-2 . ở Việt Nam, trong những
năm gần đây với sự tiến bộ của hồi sức
sơ sinh số trẻ đẻ non được cứu sống ngày
một tăng, chúng ta gặp ngày một nhiều
BVMTĐN. Tuy vậy, trước khi chương
trình khám sàng lọc bệnh võng mạc trẻ
đẻ non được thực hiện, hầu hết bệnh
nhân khi đến khám đã bị mù hoặc giảm
thị lực trầm trọng, khi mà BVMTĐN đã
ở vào giai đoạn cuối, các biện pháp can
thiệp đều không mang lại kết quả.
Vào cuối năm 2001, khi chương
trình khám sàng lọc cho trẻ đẻ non được
triển khai, nhiều trẻ mắc bệnh ở giai
đoạn sớm đã được phát hiện, theo dõi và
điều trị kịp thời. Phương pháp điều trị
BVMTĐN bằng laser lần đầu tiên cũng
đã được ứng dụng ở Việt Nam.
Hiện nay, ở các nước đã phát triển
BVMTĐN chủ yếu chỉ gặp ở nhóm bệnh
nhân có cân năng khi sinh dưới 1251g và
17
tuổi thai dưới 28 tuần 1-3. ở Việt Nam,
chúng tôi vẫn gặp những trường hợp mù
có cân nặng khi sinh trên 1600g và tuổi
thai trên 34 tuần.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu
này nhằm hai mục tiêu:
- Đánh giá một số đặc điểm của bệnh
nhân bị bệnh võng mạc trẻ đẻ non
- Đánh giá kết quả của phương pháp
điều trị BVMTĐN bằng laser.
Đối tượng và phương pháp
1. Đối tượng nghiên cứu:
Bao gồm tất cả những trẻ đẻ non được
phát hiện bị bệnh và có chỉ định điều trị bằng
laser trong thời gian từ 1/2001 đến 8/2004,
cụ thể:
- BVMTĐN xẩy ra ở vùng trung tâm
(vùng 1), ở bất cứ giai đoạn nào kèm
theo giãn mạch máu võng mạc ở hậu cực
(bệnh võng mạc +), hoặc bệnh ở giai
đoạn 3 nhưng không kèm theo bệnh võng
mạc +.
- BVMTĐN ở vùng 2 giai đoạn 2
kèm theo bệnh võng mạc +.
- BVMTĐN giai đoạn 3, tổn thương
ở vùng 2- 3, kèm theo bệnh võng mạc +,
hoặc phạm vi tổn thương trên 5 múi giờ
liên tục hoặc tổng tổn thương không liên
tục trên 8 múi giờ nhưng lại không kèm
theo bệnh võng mạc +.
- Với những trẻ bị bệnh quá nặng,
môi trường trong suốt bị tổn thương (phù
giác mạc, đục dịch kính, xuất huyết dịch
kính võng mạc ...) không soi đuợc đáy
mắt và không có khả năng điều trị bằng
laser thì được loại khỏi nghiên cứu.
2. Phương pháp nghiên cứu:
2.1. Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị:
- Một phiếu điều trị được thiết kế để
ghi lại tất cả số liệu cần thu thập: tên,
tuổi, cân nặng, tuổi thai khi sinh, giai
đoạn bị bệnh, vùng tổn thương...
- Máy soi đáy mắt gián tiếp, kính lúp
20D, 28D, vành mi tự động và ấn củng
mạc.
- Thuốc tra giãn đồng tử Mydrin - P
0,5%.
2.2. Chuẩn bị bệnh nhân:
- Bệnh nhân được nằm viện nội trú
tại Bệnh viện Nhi Trung ương, được
khám nội khoa và làm các xét nghiệm
cần thiết: xét nghiệm máu, X quang... để
chuẩn bị gây mê.
- Tất cả các bệnh nhân được khám
đáy mắt để đánh giá tổn thương trước
điều trị. Sử dụng phân loại quốc tế bệnh
võng mạc trẻ đẻ non để xác định giai
đoạn bị bệnh và vị trí tổn thương 4.
2.3. Điều trị:
- Sử dụng máy laser diode có bước
sóng hồng ngoại 810nm, nhãn hiệu
IRIDEX, nối với máy soi đáy mắt gián
tiếp để quang đông võng mạc qua đồng
tử.
- Laser toàn bộ vùng võng mạc vô
mạch.
- Bệnh nhân được gây mê nội khí
quản.
2.4. Theo dõi:
- Bệnh nhân được theo dõi sau điều
trị 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6
tháng, sau đó 1 năm 1 lần.
- Tiêu chuẩn đánh giá điều trị thành
công là bệnh thoái triển hoàn toàn, tức là
18
tổ chức xơ ngừng tăng sinh và tân mạch
tiêu đi, mạch máu ở võng mạc trở lại
kích thước và hình dạng bình thường,
vùng võng mạc được laser làm sẹo.
- Điều trị coi như thất bại nếu sau
điều trị bệnh tiếp tục phát triển, tổ chức
xơ tiếp tục tăng sinh gây co kéo, tạo ra di
lệch hoặc nếp gấp võng mạc hoàng điểm,
hoặc gây bong võng mạc.
3. Kết quả nghiên cứu:
3.1. Cân nặng khi sinh của trẻ:
Bảng 1: Cân nặng khi sinh của trẻ
Cân nặng (g) 1000 1001-1250 1251-1500 > 1500 Tổng
Số trẻ 16 54 69 25 164
Tổng % 9,76 32,93 42,07 15,24 100
Cân nặng trung bình của trẻ khi sinh là 1312g, cao nhất là 1900g, thấp nhất là
800g.
3.2. Tuổi thai khi sinh của bệnh nhân:
Bảng 2: Tuổi thai khi sinhcủa bệnh nhân.
Tuổi (tuần) 28 29-30 31-32 >32 Tổng
Số trẻ 15 92 41 16 164
Tổng % 9,15 56,10 25,00 9,76 100
Trong số 164 trẻ được điều trị thì
trẻ có tuổi thai sinh thấp nhất là 26 tuần
và cao nhất là 35 tuần, trung bình là 29,9
tuần.
3.3 Kết quả điều trị BVMTĐN bằng
laser:
Trong số 164 trẻ được điều trị chỉ
có 115 trẻ được theo dõi sau điều trị.
Thời gian theo dõi từ 1-34 tháng. Trong
số này có 32 trẻ có BVMTĐN vùng 1
(nhóm 1), 83 trẻ khác có BVMTĐN ở
vùng 2-3 (nhóm 2).
Bảng 3: Kết quả điều trị BVMTĐN bằng laser.
Tổn thương Mắt laser Kết quả tốt Kết quả xấu
BVMTĐN vùng 1 55 27 (49,10%) 28 (51,90%)
BVMTĐN vùng 2-3 151 137 (90,73%) 14 (9,27%)
Tổng 206 164 (79,61%) 42 (20,39%)
ở nhóm 1: 63 mắt của 32 bệnh
nhân bị bệnh ở vùng 1; 8 mắt (12,70%)
bị bệnh quá nặng không thể điều trị được
bằng laser nên được loại khỏi nghiên
cứu. 28 trong số 55 mắt được điều trị
(50,90%) bệnh vẫn tiếp tục tiến triển, chỉ
có 27 mắt (49,10%) được điều trị bệnh
đã thoái triển.
19
ở nhóm 2: 151 mắt của 83 bệnh
nhân bị bệnh đã được điều trị. Trong đó
137 mắt (90,73%) đạt kết quả tốt, 14 mắt
còn lại (9,27%) điều trị không mang lại
kết quả.
Bàn luận
1. Cân nặng và tuổi thai khi sinh:
Mối liên quan chặt chẽ giữa
BVMTĐN với cân nặng và tuổi thai khi
sinh đã được khẳng định trong nhiều
nghiên cứu 1-3. Cân nặng và tuổi thai
khi sinh càng thấp, khả năng bị bệnh và
nguy cơ bị mù càng cao. Ngày nay, ở các
nước phát triển người ta chỉ gặp
BVMTĐN ở những trẻ có cân nặng khi
sinh rất thấp. Năm 2001, Hội Nhi khoa,
phối hợp với Hội Nhãn khoa, Hội Mắt trẻ
em và Lác ở Mỹ đã đưa ra tiêu chuẩn
khám sàng lọc cho trẻ đẻ non có cân
nặng khi sinh dưới hoặc bằng 1250g và
tuổi thai khi sinh dưới hoặc bằng 28 tuần.
Có nghĩa là với những trẻ đẻ non có cân
nặng khi sinh trên 1250g và tuổi thai khi
sinh trên 28 tuần gần như đã được loại
khỏi nhóm có nguy cơ bị mù. Điều này
đã được chứng minh bởi công trình
nghiên cứu mới nhất của Ho và Mathew
5, trong nghiên cứu này các tác giả thấy
rằng tất cả bệnh nhân có BVMTĐN cần
điều trị đều có cân nặng khi sinh dưới
hoặc bằng 1000g và tuổi thai khi sinh
dưới hoặc bằng 28 tuần. Kết quả nghiên
cứu của Hussain tại bệnh viện John
Demsey, Farmington, Mỹ cũng cho nhận
xét tương tự 6. Tuy nhiên, hiện nay tiêu
chuẩn khám sàng lọc cho bệnh võng mạc
trẻ đẻ non không giống nhau ở tất cả các
nước. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào
trình độ phát triển kinh tế xã hội cũng
như y tế của mỗi nước. ở các nước đã
phát triển việc điều trị và hồi sức sơ sinh
rất tốt nên BVMTĐN gặp ở nhóm trẻ có
cân nặng và tuổi thai khi sinh thấp hơn ở
các nước đang phát triển 3. Chính vì
vậy, Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra tiêu
chuẩn khám sàng lọc chung, có thể áp
dụng đựơc ở nhiều nước, đó là tất cả
những trẻ có cân nặng khi sinh dưới
1500g và tuổi thai khi sinh dưới 31 tuần
đều nên được khám sàng lọc để phát hiện
BVMTĐN1.
Trong số 164 bệnh nhân có
BVMTĐN được điều trị của chúng tôi,
bệnh nhân có cân nặng khi sinh thấp nhất
là 800g, cao nhất là 1900g, cân nặng
trung bình là 1312g. Trong đó những trẻ
có cân nặng khi sinh dưới hoặc bằng
1000g chỉ chiếm 9,76%; dưới hoặc bằng
1250g là 42,69% và dưới hoặc bằng
1500g là 84,76% (bảng 1). Còn theo cân
nặng khi sinh, bảng 2 cho ta thấy trong
số 164 trẻ được điều trị, trẻ có tuổi thai
khi sinh thấp nhất là 26 tuần và cao nhất
là 35 tuần, trung bình là 29,9 tuần.
Những trẻ có tuổi thai khi sinh bằng hoặc
dưới 28 tuần chỉ chiếm 9,15% và dưới 31
tuần chỉ chiếm 65,25%.
Như vậy, chúng ta thấy rằng ở Việt
nam, những trẻ đẻ rất non (dưới 28 tuần),
có cân nặng khi sinh rất thấp (dưới
1000g) được cứu sống chưa nhiều (dưới
10%). Bệnh võng mạc trẻ đẻ non gặp ở
những nhóm trẻ có cân nặng và tuổi thai
khi sinh lớn hơn rất nhiều so với ở các
nước đã phát triển. Đặc biệt là rất nhiều
trẻ cần điều trị vượt ra cả ngoài tiêu
20
chuẩn khám sàng lọc của Tổ chức Y tế
thế giới. Điều này có lẽ do ảnh hưởng
trực tiếp từ việc sử dụng ôxy cao áp kéo
dài, không kiểm soát được độ bão hoà
ôxy trong máu của trẻ tại các khoa sơ
sinh do trang thiết bị còn quá thiếu thốn.
Như vậy, để tránh bỏ sót bệnh võng mạc
trẻ đẻ non, chúng ta cần phải khám sàng
lọc cho cả những trẻ có cân nặng và tuổi
thai khi sinh cao hơn tiêu chuẩn do Tổ
chức Y tế thế giới khuyến cáo. Theo
chúng tôi, tất cả những trẻ có cân nặng
khi sinh dưới 2000g và tuổi thai khi sinh
dưới 35 tuần đều nên được khám sàng
lọc BVMTĐN để tránh những trường
hợp bỏ sót đáng tiếc.
2. Kết quả điều trị BVMTĐN bằng
laser
Điều trị BVMTĐN bằng laser đã
được áp dụng rộng rãi từ đầu những năm
90 và hiệu quả của nó cũng đã được
chứng minh qua các công trình nghiên
cứu của nhiều tác giả: Lander và cộng sự
(1990) sử dụng laser argon để điều trị
BVMTĐN, 73% mắt được điều trị bệnh
đã thoái triển 7; McNamara (1992)
nhận thấy 25 trong số 28 mắt (89,3%)
được điều trị bằng laser diode bệnh cũng
đã thoái triển sau 3 tháng 8. Qua các
công trình nghiên cứu trên, các tác giả
đều có chung nhận xét là quang đông
võng mạc bằng laser để điều trị
BVMTĐN là phương pháp điều trị rất có
hiệu quả.
Bảng 4: Kết quả điều trị BVMTĐN bằng laser
Tác giả / Năm Tỷ lệ thành công
Lander và cs (1990) 73%
Mc Namara (1992) 89,3%
Nhóm nghiên cứu (2005) 79,61%
Trong số 164 bệnh nhân được điều
trị bằng laser diode của chúng tôi chỉ có
115 trẻ được theo dõi sau điều trị trong
một thời gian từ 1-34 tháng. Trong số
này có 206 mắt được laser thì 164 mắt
(79,61%) đạt kết quả rất tốt về mặt giải
phẫu sau điều trị. Chúng tôi chưa đánh
giá được chức năng thị giác ở những mắt
này do trẻ còn quá bé. Có 42 mắt
(20,39%) sau điều trị BVMTĐN vẫn tiếp
tục tiến triển, tổ chức xơ vẫn tăng sinh và
che lấp trục thị giác, một số khác tổ chức
xơ co kéo gây bong võng mạc và cuối
cùng dẫn tới mắt bị mù. Kết quả nghiên
cứu của chúng tôi cũng khá phù hợp với
kết quả nghiên cứu của các tác giả trên
thế giới (bảng 4). Điều này một lần nữa
khẳng định hiệu quả của laser trong điều
trị BVMTĐN.
Trong số những trẻ được điều trị
chúng tôi thấy có hai nhóm bệnh nhân có
tổn thương bệnh học khác nhau và tiên
lượng cũng hoàn toàn khác nhau:
Nhóm thứ nhất gồm 32 trẻ có
BVMTĐN vùng 1, ở nhóm này gồm có
63 mắt bị bệnh thì 55 mắt đã được laser;
21
8 mắt bị bệnh quá nặng không thể điều
trị được bằng laser nên được loại khỏi
nghiên cứu. Trong số 55 mắt được điều
trị có 28 mắt (50,91%) điều trị không
mang lại kết quả, có 27 mắt (49,10%)
được điều trị đạt kết quả tốt về mặt giải
phẫu. Như vậy, đã có trên một nửa số
mắt bị mù cho dù được điều trị, đó là
chưa kể đến số mắt bị bệnh quá nặng
không thể điều trị được bằng laser và hậu
quả tất yếu là tất cả những mắt này đã bị
mù. Tuy nhiên, điều trị BVMTĐN bằng
laser khi bệnh ở vùng 1 vẫn tỏ ra chiếm
ưu thế hơn hẳn lạnh đông, vì trong
nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đa
trung tâm ở Mỹ (1990) điều trị
BVMTĐN bằng lạnh đông, tỷ lệ thất bại
của BVMTĐN ở vùng 1 lên tới 75% 9.
ở nhóm 2 gồm 83 trẻ khác có
BVMTĐN ở vùng 2-3. Trong số 83 bệnh
nhân có 151 mắt đã được điều trị, trong
đó 137 mắt (90,73%) đạt kết quả tốt, 14
mắt còn lại (9,27%) điều trị không mang
lại kết quả. Như vậy so với nhóm 1 thì ở
nhóm 2 kết quả điều trị tốt hơn rất nhiều.
Kết luận
Bệnh nhân bị BVMTĐN trong
nghiên cứu của chúng tôi có cân nặng
trung bình khi sinh là 1312g, tuổi thai
trung bình là 29,9 tuần.
Laser điều trị là phương pháp tốt
để làm giảm mù loà do BVMTĐN gây
ra.
Nếu BVMTĐN xảy ra ở vùng 2-3
kết quả điều trị tốt là 90,73%, còn khi
bệnh xẩy ra ở vùng 1, kết quả tốt chỉ đạt
49,10%.
Tài liệu tham khảo
1. Alice R. Mcpherson, Helen M. Hittner, Frank L. Kretzer: Retinopathy of
prematurity: Current concept and controversites. B.C. Decker, Toronto
1986.
2. Micheal J. Shapiro, Albert W. Biglan, Marilyn M. Miller: Retinopathy of
prematurity: Proceeding of the International Conference on Retinopathy of
prematurity, Chicago. IL. USA. November 18-19, 1993. Amsterdam
Kugler 1995.
3. Gilbert C., Fielder A., Gordillo L., Quinn G., et al.: Characteristics of
Infants with severe retinopathy of prematurity in countries with low,
moderate, and high levels of development: Implication for screening
program. Pediatrics 2005, 115 (5): 518-525
4. International Committee: An international classification of retinopathy of
prematurity. Br J Ophthalmol 1984, 68: 690–697
5. SF, Mathew MR Ho., Wykes W., Lavy T., Marshall T.: Retinopathy of
prematurity: an optimum screening strategy. JAAPOS 2005, 9 (6): 584-
586.
22
6. Hussain N; Clive J; Bhandari V.: Current incidence of retinopathy of
prematurity, 1989-1997. Pediatrics 1999, 104 (3): e26.
7. Landers MB III, Semple HC, et al.: Argon laser photocoagulation for
advanced retinopathy of prematurity. Am J Ophthalmol 1990, 110: 429-
431
8. Mc Namara JA, Tasman W, Vander JF, et al.: Diode laser
photocoagulation for retinopathy of prematurity. Preliminary results. Arch
Ophthalmol 1992, 110: 1714-1716
9. Cryotherapy for Retinopathy of Prematurity Cooperative Group:
Multicenter trial of cryotherapy for retinopathy of prematurity: three-
month outcome. Arch Ophthalmol 1990, 108: 195-204
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_dac_diem_benh_vong_mac_tre_de_non_va_ket_qua_buoc_dau.pdf