Tài liệu Đề tài Đa dạng sinh học và ô nhiễm công nghiệp: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHÊ TP. HCMKHOA: SINH HỌC VÀ KT MÔI TRUỜNG GVHD: TS. NGUYỄN THỊ HAI SVTH: BÙI THỊ KIM OANH PHẠM THỊ THƯƠNG LỚP: 10 HMT3 Chương 15: Đa dạng sinh học và ô nhiễm công nghiệp A. Đa dạng sinh học I. Khái niệm đa dạng sinh học theo công ước đa dạng sinh học. II. Một số khái niệm khác về đa dạng sinh học. III. Hệ thống đa dạng sinh học. B. Ô nhiễm công nghiệp. I. Định nghĩa ô nhiễm môi truờng II. Nguyên nhân gây ô nhiễm III. Các dạng ô nhiễm chính IV. Đặc điểm của từng dạng ô nhiễm V. Ảnh hưởng của ô nhiễm công nghiệp C. Những mối đe dọa đối với đa dạng sinh học của Việt Nam A. Đa dạng sinh học I. Khái niệm đa dạng sinh học theo công ước đa dạng sinh học. II. Một số khái niệm khác về đa dạng sinh học. III. Hệ thống đa dạng sinh học. Đa dạng sinh học. I. Theo Công ước Đa dạng sinh học: Khái niệm "Đa dạng sinh học" (biodiversity, biological diversity) có nghĩa là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thái tr...
86 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1302 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Đa dạng sinh học và ô nhiễm công nghiệp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHÊ TP. HCMKHOA: SINH HỌC VÀ KT MÔI TRUỜNG GVHD: TS. NGUYỄN THỊ HAI SVTH: BÙI THỊ KIM OANH PHẠM THỊ THƯƠNG LỚP: 10 HMT3 Chương 15: Đa dạng sinh học và ô nhiễm công nghiệp A. Đa dạng sinh học I. Khái niệm đa dạng sinh học theo công ước đa dạng sinh học. II. Một số khái niệm khác về đa dạng sinh học. III. Hệ thống đa dạng sinh học. B. Ô nhiễm công nghiệp. I. Định nghĩa ô nhiễm môi truờng II. Nguyên nhân gây ô nhiễm III. Các dạng ô nhiễm chính IV. Đặc điểm của từng dạng ô nhiễm V. Ảnh hưởng của ô nhiễm công nghiệp C. Những mối đe dọa đối với đa dạng sinh học của Việt Nam A. Đa dạng sinh học I. Khái niệm đa dạng sinh học theo công ước đa dạng sinh học. II. Một số khái niệm khác về đa dạng sinh học. III. Hệ thống đa dạng sinh học. Đa dạng sinh học. I. Theo Công ước Đa dạng sinh học: Khái niệm "Đa dạng sinh học" (biodiversity, biological diversity) có nghĩa là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thái trên cạn, trong đại dương và các hệ sinh thái thuỷ vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành phần,...; thuật ngữ này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài và giữa các hệ sinh thái. Thuật ngữ "đa dạng sinh học" lần đầu tiên được Norse and McManus (1980) định nghĩa, bao hàm hai khái niệm có liên quan với nhau là: đa dạng di truyền (tính đa dạng về mặt di truyền trong một loài) và đa dạng sinh thái (số lượng các loài trong một quần xã sinh vật). Nay có ít nhất 25 định nghĩa nữa cho thuật ngữ "đa dạng sinh học. Định nghĩa được đưa ở trên là định nghĩa được dùng trong Công ước Đa dạng sinh học. II. Các định nghĩa khác về Đa dạng sinh học. 1) Đa dạng sinh học là tính đa dạng của sự sống dưới mọi hình thức, mức độ và mọi tổ hợp, bao gồm đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái . [FAO]. 2) Đa dạng sinh học là tính đa dạng của gen di truyền, kiểu gen và các bộ gen cũng như mối quan hệ của chúng với môi trường ở mức phân tử, loài, quần thể và hệ sinh thái (FAO, 1990). 3) Đa dạng sinh học là tính đa dạng, trạng thái khác nhau về đặc tính hoặc chất lượng (R.Patrick,1983). 4) Đa dạng sinh học là sự đa dạng của các sinh vật trên trái đất, bao gồm cả sự đa dạng về di truyền của chúng và các dạng tổ hợp. Đây là một thuật ngữ khái quát về sự phong phú của sinh vật tự nhiên, hỗ trợ cho cuộc sống và sức khoẻ của con người . Khái niệm này bao hàm mối tương tác qua lại giữa các gen, các loài và các hệ sinh thái (Reid & Miller, 1989). 5) Đa dạng sinh học là sự phong phú về sự sống trên trái đất, bao gồm hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, cũng như các thông tin di truyền mà chúng lưu giữ và các hệ sinh thái mà chúng tạo nên (AID, 1989). 6) Đa dạng sinh học là tính đa dạng của sự sống và các quá trình hoạt động của nó (U .S. Forest Service, 1990). 7) Đa dạng sinh học bao gồm tất cả các loài thực vật, động vật, vi sinh vật, các hệ sinh thái và quá trình sinh thái học mà chúng tham gia . Đây là khái niệm bao trùm cho mức độ phong phú của tự nhiên, bao gồm cả số lượng và tần số xuất hiện của các hệ sinh thái, các loài và các gen di truyền trong một tổ hợp xác định. (McNeely et al., 1990). 8) Đa dạng sinh học là tính đa dạng của sự sống ở mọi cấp độ tổ chức, biểu hiện bởi số lượng và tần số xuất hiện tương đối của các đối tượng (gen, sinh vật, hệ sinh thái) (EPA, 1990). 9) Đa dạng sinh học là tính đa dạng về di truyền, phân loại và hệ sinh thái của các sinh vật sống ở một vùng, một môi trường, một hệ sinh thái xác định hoặc toàn bộ trái đất (McAllister, 1991). 10) Đa dạng sinh học là toàn bộ sự đa dạng và khác nhau giữa các sinh vật sống và trong chính sinh vật đó, cũng như đối với các hệ sinh thái mà các sinh vật tồn tại trong đó; bao hàm cả đa dạng hệ sinh thái hoặc đa dạng quần xã, đa dạng loài và đa dạng di truyền (Pending legislation, U .S. Congres 1991). 11) Đa dạng sinh học là tính đa dạng của sự sống và các quá trình hoạt động của nó. Bao gồm tính đa dạng về các sinh vật sống, sự khác biệt về mặt di truyền giữa chúng và các quần xã, các hệ sinh thái mà chúng tồn tại trong đó. (Keystone Dialogue, 1991). 12) Đa dạng sinh học là tính đa dạng và sự khác nhau của tất cả động vật, thực vật và vi sinh vật trên trái đất, có thể được phân thành 3 cấp: đa dạng di truyền (biến thiên trong loài), đa dạng loài, và đa dạng sinh cảnh (Overseas Development Administration, 1991). 13) Đa dạng sinh học là toàn bộ các gen di truyền, các loài và các hệ sinh thái trong một vùng (WRI, IUCN and UNEP, 1992). 14) Đa dạng sinh học là toàn bộ sự đa dạng của sự sống trên trái đất. Bao gồm tất cả các gen di truyền, các loài, các hệ sinh thái và các quá trình sinh thái (ICBP, 1992). 15) Dadangj sinh học là toàn bộ sự đa dạng và sự khác nhau giữa các sinh vật sống và trong chính sinh vật đó, các tổ hợp sinh vật và các hệ sinh thái hướng sinh cảnh. Thuật ngữ bao gồm các mức đa dạng hệ sinh thái, loài và sinh cảnh, cũng như trong một loài (đa dạng di truyền) (Fiedler & Jain, 1992). 16) Đa dạng sinh học là tính đa dạng của sinh vật ở mọi cấp độ, từ những biến dị di truyền trong cùng một loài đến sự đa dạng của các loài, giống/chi, họ và thậm chí cả các mức phân loại cao hơn; bao gồm cả đa dạng hệ sinh thái, gồm cả các quần xã sinh vật trong các sinh cảnh cụ thể và các điều kiện vật lý mà chúng sinh sống trong đó (Wilson, 1992). 17) Đa dạng sinh học là phức hệ vượt quá sự hiểu biết và có giá trị không thể đo đếm được, đa dạng sinh học là toàn bộ tính đa dạng của sự sống trên trái đất (Ryan, 1992). 18) Đa dạng sinh học là tính đa dạng về cấu trúc và chức năng của các dạng sống ở các mức di truyền, quần thể, loài, quần xã và hệ sinh thái (Sandlund et al., 1993). 19) Đa dạng sinh học là toàn bộ đa dạng di truyền, đa dạng loài và đa dạng sinh thái, cũng như những tác động tương hỗ giữa chúng, trong một vùng xác định, tại một thời điểm xác định (di Castri, 1995). 20) Đa dạng sinh học là toàn bộ các mức tổ chức về mặt di truyền học, các cấp phân loại và sinh thái học, cũng như mối tương tác theo thứ bậc, tại các mức độ tổ hợp khác nhau (di Castri & Younốs, 1996). Theo Lê Trọng Cúc (2002): Đa dạng sinh học (Biodiversity) là sự giàu có, phong phú và đa dạng nguyên liệu di truyền, loài và các hệ sinh thái. Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2005): Đa dạng sinh học là khoa học nghiên cứu về tính đa dạng của vật sống trong thiên nhiên, từ các sinh vật phân cắt đến các động vật và thực vật (trên cạn cũng như dưới nước) và cả loài người chúng ta, thể hiện từ mức độ phân tử đến các cơ thể, các loài và các quần xã mà chúng sống. III. Hệ thống sự đa dạng loài Số lượng Sự phân bố của loài a. Số lượng Tổng số loài sinh vật ước tính hơn 10 triệu loài (dao động từ 2 triệu đến 100 triệu loài),trong đó khoảng 1,7 triệu loài đã được mô tả Trong đó: Côn trùng >1 triệu loài được mô tả Động vật có xương : 45000 loài Thực vật : 250 000 loài Các sinh vật khác : 450 000 loài Số lượng thực vật có hoa lên đến 420 000 loài (theo tiến sĩ David Bramwell _nhà thực vật học người Tây Ban Nha ) Thành phần đa dạng sinh học của Trái Đất b.Sự phân bố của loài Loài phân bố khắp các khu vực trên Trái Đất Khu rừng nhiệt đới ẩm,rặng san hô,… là nơi có số lượng loài đa dạng và phong phú. Rừng nhiệt đới Amazon có số loài đa dạng nhất trong các khu vực trênTrái Đất. c. Đa dạng loài trên thế giới Đa dạng loài thực vật trên thế giới Đa dạng các loài động vật trên thế giới Rêu: 16.000 loài Dương xỉ: 10.000 loài Thông đất: 1.300 loài Hạt trần: 530 loài Một lá mầm: 170.000 loài Hai lá mầm: 50.000 loài c. Đa dạng các loài động vật trên thế giới Theo thống kê có khoảng 1.200.000 loài. Trong đó: Động vật nguyên sinh: 40.000 loài Ruột khoang: 9.000 loài Giun dẹp:12.000 loài Giun tròn:12.000 loài Giun đốt:`15.000 loài Thân mềm: 70.000 loài Côn trùng, chân khớp: hơn 1 triệu loài Động vật có xương: 44.000 loài d. Đa dạng loài ở Việt Nam Đa dạng loài thực vật ở Việt Nam Đa dạng loài động vật ở Việt Nam Đa dạng loài thực vật ở Việt Nam Theo GS.TS Nguyễn Nghĩa Thìn (2005) : Nấm:600 loài Tảo:1000 loài Rêu:793 loài Thực vật có mạch:hơn 10 000 loài Trong đó hơn 4000 loài thực vật dùng làm nguồn lương thực thực phẩm,làm nguyên vật liệu cho công,nông nghệp… . Đa dạng loài thực vật ở Việt Nam Theo số liệu thống kê của Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật: 11.373 loài thực vật bậc cao có mạch 1.030 loài rêu 2.500 loài tảo 826 loài nấm Ví dụ về sự đa dạng của các loài lan trong họ Lan gặp ở độ cao từ 200-400m của khu vực Rào Àn ( thuộc xã Kim Sơn, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.) ( 35 loài) Bảng :Các loài LAN gặp trong rừng ở độ cao 200-400 m của lưu vực Rào Àn Tháng 4 năm 2002 . Đa dạng loài thực vật ở Việt Nam Mặc dù Việt Nam thì không có những họ thực vật đặc hữu, mà chỉ có những chi đặc hữu ( khoảng 3%) nhưng mà lại có tới khoảng 33% số loài thực vật ở miền Bắc Việt Nam là đặc hữu, và với hơn 40% số loài thực vật toàn quốc. Phần lớn các loài đặc hữu của nước ta thì thường tập trung ở bốn khu vực chính đó là: Núi cao Hoàng Liên Sơn ( miền bắc), núi Ngọc Linh, cao nguyên Lâm Viên( miền Trung), và khu vực rừng ẩm ở phần bắc Trung Bộ. Hiện nay thì tình trạng một số loài cây cho gỗ quý đang có nguy cơ đứng trước nguy cơ tuyệt chủng vì sự khai thác bừa bãi như là cây: Gõ đỏ, Trầm Hương, Pơ mu, cây hoàng liên chân gà( để làm thuốc), Gụ Mật, Hoàng Đàn, Bách xanh .v.v Cần được bảo vệ và có các biện pháp khai thác hợp lí. Gõ đỏ ( afzelia xylocarpa) Trầm hương ( aquilaria crassna) Hoàng đàn ( cupressus torulosa) Pơ mu 3 tuổi Pơ mu 7 tuổi Một số cây thuốc quý : Hoàng liên chân gà (coptis quinquesecta) Nhân sâm . Đa dạng loài động vật ở Việt Nam Cá :2472 loài 471 loài cá nước ngọt khoảng trên 2000 loài cá biển Lưỡng cư : 80 loài Khoảng 7.000 loài côn trùng thêm vào đó có hàng chục ngàn loài động vật không xương sống ở cạn, ở nước ngọt và ở biển Bò sát : 190 loài Chim :826 loài Thú : 275 loài Việt Nam có nhiều loài động vật đặc hữu. Hơn một trăm loài và phân loài chim, 78 loài và phân loài thú là loài đặc hữu. Nhiều loài động vật có giá trị cao cần được bảo vệ như voi, tê giác, bò rừng, bò tót, trâu rừng, bò xám, hổ, báo, voọc đầu xám, voọc mũi tếch, sếu cổ trụi, cá sấu, nhiều loài trăn, rắn và rùa biển,… Trong vùng phụ Đông Dương (phân vùng theo địa lý động vật) có 21 loài khỉ thì ở Việt Nam có 15 loài , trong đó có 7 loài là loài đặc hữu. Có 49 loài chim đặc hữu trong vùng phụ thì ở Việt Nam có 33 loài, trong đó có 11 loài là những loài đặc hữu. Trong khi Mianma, Thái Lan, Malaixia, mỗi nơi chỉ có một loài đặc hữu, Lào có một loài và Campuchia không có loài chim đặc hữu nào Việt Nam vẫn có thể phát hiện nhiều loài sinh vật mới như: +, Loài bò xám ở vùng rừng biên giới giáp với Lào và Campuchia +, Sao la, hoẵng tại rừng Vũ Quang …. Như vậy có thể nói rừng Việt Nam là “cái nôi đa dạng sinh học” của đất nước và là một trong những trung tâm ĐDSH của thế giới B. Ô nhiễm công nghiệp Định nghĩa ô nhiễm môi truờng Nguyên nhân gây ô nhiễm Các dạng ô nhiễm chính Ảnh hưởng của ô nhiễm công nghiệp I. Ô nhiễm môi trường là gì? Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam: "Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu chuẩn môi trường". Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ. I. Ô nhiễm môi trường là gì? Theo cách khác: - Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa học, sinh học... gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các cơ thể sống khác. Ô nhiễm môi trường là do con người và cách quản lý của con người. Một góc Bắc Kinh sau khi mưa (bên trái) và ngày nắng đầy khói bụi (bên phải) II. Nguyên nhân gây ô nhiễm công nghiệp: - Công cuộc công nghiệp hoá được gắn với tình trạng ô nhiễm gia tăng. Ô nhiễm do kim loại nặng thải ra từ các ngành công nghiệp là một mối đe doạ nghiêm trọng đối với sức khoẻ nhân dân và sự an toàn của hệ sinh thái. - Việt Nam là nước có nền kinh tế nông nghiệp nhưng hoạt động công nghiệp đem lại 20% GDP. Nhịp độ phát triển công nghiệp nhanh, đạt trên 10%. Sự phát triển trong hoạt động công nghiệp đang vượt sự phát triển của cơ sở hạ tầng. Hiện nay, các ngành công nghiệp đều đổ trực tiếp chất thải chưa được xử lý vào môi trường. Kim loại nặng và độc tố là các thành phần đặc trưng của các chất thải công nghiệp. Theo kết quả quan trắc và phân tích môi trường, hàm lượng Đồng, Chì, Cátmi và Côban ở các vùng nước ven biển gần các thị trấn và trung tâm công nghiệp lớn nhiều hơn so với mức tự nhiên của chúng trong nước biển. Đặc biệt, Đồng và Kẽm được coi là hàm lượng cao không thể chấp nhận được, và Thuỷ Ngân, mặc dù chưa đạt tới "mức ô nhiễm", nhưng đã đạt tới mức cho phép. Việt Nam đặt mục tiêu tăng gấp đôi GNP vào năm 2000 và quá trình công nghiệp hoá có tầm quan trọng lớn đối với sự phát triển kinh tế. Quá trình công nghiệp hoá dự kiến sẽ được tập trung ở các vùng thành thị, trong đó có các trung tâm đô thị ven biển lớn của Việt Nam Các ngành công nghiệp của Việt Nam đều đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển và hiện không có đủ các phương tiện cần thiết để giảm và loại trừ các tác động môi trường do các hoạt động của mình gây ra. Đây là một nguy cơ gây ô nhiễm tiềm tàng, đe doạ hệ sinh thái. Nguồn gây ô nhiễm rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt động công nghiệp,đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương tiện giao thông. Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây ra: Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: nhiệt điện; vật liệu xây dựng; hoá chất và phân bón; dệt và giấy; luyện kim; thực phẩm; Các xí nghiệp cơ khí; Các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ; Giao thông vận tải; bên cạnh đó phải kể đến sinh hoạt của con người. III. Các dạng ô nhiễm chính Dưới đây là các hình thức ô nhiễm và các chất ô nhiễm liên quan: Ô nhiễm không khí, việc xả khói chứa bụi và các chất hóa học vào bầu không khí. Ví dụ về các khí độc là cacbon mônôxít, điôxít lưu huỳnh, các chất cloroflorocacbon (CFCs), và ôxít nitơ là chất thải của công nghiệp và xe cộ. Ôzôn quang hóa và khói lẫn sương (smog)được tạo ra khi các ôxít nitơ phản ứng với nước trong không khí ( chính là sương ) xúc tác là ánh sáng mặt trời. Môi trường công nghiệp ô nhiễm Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: nhiệt điện; vật liệu xây dựng; hoá chất và phân bón; dệt và giấy; luyện kim; thực phẩm; Các xí nghiệp cơ khí; Các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ; Giao thông vận tải; bên cạnh đó phải kể đến sinh hoạt của con người. Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù", gây nhiều bệnh cho con người. Nó còn tạo ra các cơn mưa axít làm huỷ diệt các khu rừng và các cánh đồng. Các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm. Nước thải từ các trạm xăng, gas đổ thẳng ra vịnh San Francisco Nguồn nước bị ô nhiễm Nước thải có mùi hôi nồng nặc tuồn ra rạch Bà Chèo. Ô nhiễm môi trường nước Nước có thể bị phú dưỡng do ô nhiễm. - Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại chất thải và nước thải công nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông gây ô nhiễm trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân trong khu vực. Ô nhiễm đất xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa học độc hại (hàm lượng vượt quá giới hạn thông thường)do các hoạt động chủ động của con người như khai thác khoáng sản,sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu quá nhiều,… hoặc do bị rò rỉ từ các thùng chứa ngầm. Phổ biến nhất trong các loại chất ô nhiễm đất là hydrocacbon, kim loại nặng, MTBE, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, và các hydrocacbon clo hóa Ô nhiễm phóng xạ Ô nhiễm tiếng ồn, bao gồm tiếng ồn do xe cộ, máy bay, tiếng ồn công nghiệp Ô nhiễm sóng, do các loại sóng như sóng điện thoại, truyền hình... tồn tại với mật độ lớn. Ô nhiễm ánh sáng,hiện nay con người đã sử dụng các thiết bị chiếu sáng một cách lãng phí ảnh hưởng lớn tới môi trườngnhư ảnh hưởng tới quá trình phát triển của động thực vật IV. Ảnh hưởng của ô nhiễm công nghiệp 1. Đối với sức khỏe con người - Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người.Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư không thể chữa trị 2. Đối với hệ sinh thái Lưu huỳnh điôxít và các nitơ ôxít có thể gây mưa axít làm giảm độ pH của đất. Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn. Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận được để thực hiện quá trình quang hợp. Các loài động vật có thể xâm lấn,cạnh tranh chiếm môi trường sống và làm nguy hại cho các loài địa phương, từ đó làm giảm đa dạng sinh học. - Khí CO2 sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại còn làm tăng hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất ngày một nóng dần lên, các khu sinh thái sẵn có dần bị phá hủy Kim loại nặng có Hg, Cd, Pb, As, Sb, Cr, Cu, Zn, Mn… thường không tham gia hoặc ít tham gia và quá trình sinh hóa của các thể sinh vật và thường tích lũy trong cơ thể chúng. Vì vậy, chúng là các nguyên tố độc hại với sinh vật. Hiện tượng nước bị nhiễm kim loại nặng thường gặp trong các lưu vực gần các khu công nghiệp, các thành phố lớn và các khu vực khai thác khoáng sản. Ô nhiễm kim loaii nặng biểu hiện ở nồng độ cao của các kim loại trong nước. Một số trường hợp xuất hiện hiện tượng chết hàng loạt các loại cá và thủy sinh vật. Ô nhiễm môi trường đã làm cho các hệ sinh thái bị suy thoái nghiêm trọng. Chẳng hạn đối với rạn san hô - đóng vai trò như "rừng mưa nhiệt đới dưới đáy biển" - nhưng lại đang bị khai thác quá mức bằng các phương tiện mang tính hủy diệt để đánh bắt hải sản sống trong rạn (đánh giá cho thấy 80% rạn san hô biển Việt Nam nằm trong tình trạng rủi ro, trong đó có 50% ở tình trạng rủi ro cao) Theo tính toán, trên Thế giới có 492 chủng quần thực vật có tính chất di truyền độc đáo đang bị đe doạ tuyệt chủng. Sự đe doạ không chỉ riêng đối với động và thực vật hoang dại mà trong nhiều thập kỷ gần đây với cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp, công nghiệp hoá đã làm biến mất nhiều giống loài địa phương quý hiếm, 1.500 giống lúa địa phương đã bị tuyệt chủng trong 20 năm qua ở Inđônêxia. Ở Việt Nam, việc áp dụng rộng rãi các giống lúa mới trong nông nghiệp,... đã dẫn tới sự thu hẹp hoặc mất đi các HST dẫn tới nguy cơ tuyệt diệt 28% các loài thú, 10% các loài chim, 21% loài bò sát và lưỡng cư (Lê Quý An, 2000). Hiện tượng này cũng xảy ra tương tự đối với vật nuôi trên Toàn cầu, đã có 474 giống vật nuôi được coi là quý hiếm và tổng cộng đã có 617 giống vật nuôi đã tuyệt chủng. Cá chết trắng trên hồ Thiền Quang Hồ Thiền Quang hiện có 7 cống thoát nước. Theo nhiều người dân, những cống thoát nước này chỉ dùng để xả nước thải sinh hoạt vào hồ, chứ không hề làm nhiệm vụ thoát nước, vì vậy hồ thường xuyên ứ đọng, đen ngòm Nhiều đoạn bên lòng sông Hồng có những vùng đất bị biến mấu bất thường. Cả một khúc sông Thị Vải thuộc lưu vực sông Đồng Nai bị ô nhiễm, nổi bọt trắng xóa Chiếc đò hiếm hoi còn sót lại của ông Nguyễn Văn Hải đã gác mái cả năm nay. Những cột khói thải khí nghi ngút của một nhà máy đường ở miền Tây. Khói nghi ngút ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Đa dạng sinh học của các hệ sinh thái bị suy thoái ???? 3. Những mối đe dọa đối với đa dạng sinh học của Việt Nam Khai thác quá mức tài nguyên sinh vật Tốc độ phát triển nhanh về kinh tế, xã hội và tăng trưởng dân số ở Việt Nam đã dẫn đến việc khai thác quá mức, làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học tại nhiều vùng trên cả nước như phá rừng, khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ, săn bắt động vật hoang dã, khai thác hủy diệt thủy sinh vật, chiếm dụng và hủy hoại các “ổ” đa dạng sinh học nhân danh các dự án phát triển kinh tế (như thủy điện, khai thác khoáng sản…) Khai thác nguồn lợi thủy sản không bền vững Các hình thức đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt như dùng chất nổ, chất độc, sốc điện, chài hoặc lưới mắt nhỏ dưới mức cho phép đang làm suy giảm sinh học nghiêm trọng trong toàn bộ các hệ sinh thái đất ngập nước và biển, đe dọa sự tồn tại của hơn 80% các rạn san hô ở Việt Nam, hủy diệt các bãi đẻ, nguồn cá giống, tôm giống trong các vùng đất ngập nước ven bờ, nội địa. Săn bắt và buôn bán trái phép động vật hoang dã. Hoạt động săn bắt và tiêu thụ trái phép động vật hoang dã đang là mối đe dọa lớn nhất làm suy giảm và cạn kiệt nhanh chóng các quần thể động vật ngoài tự nhiên, đặc biệt là các loài thú lớn như voi, hổ, gấu. Nhiều bằng chứng gần đây cho thấy Việt Nam còn là nơi tiêu thụ hoặc điểm trung chuyển của các vụ buôn bán động vật hoang dã trái phép xuyên quốc gia. Ô nhiễm môi trường Hiện nay, môi trường đang bị suy thoái, tình trạng ô nhiễm do các chất thải khác nhau không được xử lý và đổ trực tiếp ra môi trường bên ngoài là nguyên nhân đe dọa tới đa dạng sinh học: gây chết, làm giảm số lượng cá thể, gián tiếp hủy hoại nơi cư trú và môi trường sống của nhiều loài sinh vật hoang dã. Thuốc trừ sâu được sử dụng càng ngày càng phổ biến ở Việt Nam đã góp phần làm suy thoái các quần thể chim ở các vùng nông thôn và ngoại ô thành phố, do chúng đã Tiêu diệt các hệ động vật không xương sống là các mắt xích ở bậc thấp trong chuỗi thức ăn của các loài chim. Các hệ sinh thái nước ngọt, duyên hải và biển cũng đang bị đe dọa bởi nạn ô nhiễm từ chất thải sinh hoạt và sản xuất công nghiệp. Sức ép từ gia tăng dân số Hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia có dân số và mật độ dân số cao trên thế giới. Nền kinh tế nước ta chủ yếu dựa vào khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, cho nên dân số tăng cao, nguồn tài nguyên thiên nhiên, gồm cả tài nguyên đa dạng sinh học, ngày càng sử dụng nhiều hơn. Dân số tăng đã gây sức ép lớn đến tài nguyên do nhu cầu sử dụng đất để canh tác nông nghiệp, chăn nuôi ngày càng tăng, dẫn đến việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất ồ ạt, gây tác động lớn đến các hệ sinh thái tự nhiên. Từ đó, tài nguyên sinh vật ngày càng cạn kiệt, số lượng các loài ngày càng ít đi, khối lượng các quần thể sinh vật ngày càng suy giảm, nguồn gen ngày càng nghèo nàn. Tóm lại: Mất ĐDSH chúng ta cũng mất đi các dịch vụ tự nhiên của các HST tự nhiên, đó là: Bảo vệ các lưu vực sông ngòi, điều hoà khí hậu, duy trì chất lượng không khí, hấp thụ ô nhiễm, sản sinh và duy trì đất đai. Tuy nhiên, nhân loại đang phải đối mặt với một thời kỳ tuyệt chủng lớn nhất của các loài động và thực vật. Thảm hoạ này tiến triển nhanh nhất và có hậu quả rất nghiêm trọng. Theo tính toán, trên Thế giới có 492 chủng quần thực vật có tính chất di truyền độc đáo đang bị đe doạ tuyệt chủng. Sự đe doạ không chỉ riêng đối với động và thực vật hoang dại mà trong nhiều thập kỷ gần đây với cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp, công nghiệp hoá đã làm biến mất nhiều giống loài địa phương quý hiếm, 1.500 giống lúa địa phương đã bị tuyệt chủng trong 20 năm qua ở Inđônêxia. Ở Việt Nam, việc áp dụng rộng rãi các giống lúa mới trong nông nghiệp,... đã dẫn tới sự thu hẹp hoặc mất đi các HST dẫn tới nguy cơ tuyệt diệt 28% các loài thú, 10% các loài chim, 21% loài bò sát và lưỡng cư (Lê Quý An, 2000). Hiện tượng này cũng xảy ra tương tự đối với vật nuôi trên Toàn cầu, đã có 474 giống vật nuôi được coi là quý hiếm và tổng cộng đã có 617 giống vật nuôi đã tuyệt chủng. Đa dạng sinh học của các hệ sinh thái bị suy thoái ???? Bi ện ph áp kh ắc ph ục , Nhà nước cần bổ sung một số quy định cụ thể như: Ban hành, sửa đổi, bố sung các luật liên quan về môi trường. Tập trung chỉ đạo giải quyết các vấn đề bức xúc nhằm ngăn chặn việc gia tăng ô nhiễm môi trường, suy giảm tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, đảm bảo an ninh môi trường, coi đây là nhiệm vụ bảo vệ môi trường trọng tâm. Khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên Biện pháp khắc phục Tổ chức thực hiện việc giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật về bảo vệ môi trường Xây dựng các khu bảo tồn; Thực hiện các biện pháp bảo tồn bên ngoài các khu bảo tồn; Phục hồi các quần xã sinh vật tại các nơi cư trú bị suy thoái. Biện pháp khắc phục Tập trung chỉ đạo giải quyết các vấn đề bức xúc nhằm ngăn chặn việc gia tăng ô nhiễm môi trường, suy giảm tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, đảm bảo an ninh môi trường, coi đây là nhiệm vụ bảo vệ môi trường trọng tâm trong 5 năm tới; tiếp tục hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ Trung ương tới địa phương, đặc biệt là ở các cấp xã, phường, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn giữa các bộ, ngành, giữa Trung ương và địa phương ện
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đa dạng sinh học và ô nhiễm công nghiệp.ppt