Đề tài Công ty TNHH Dệt may Thái Tuấn

Tài liệu Đề tài Công ty TNHH Dệt may Thái Tuấn: Công ty TNHH Dệt may Thái Tuấn Công ty TNHH Dệt may Thái Tuấn - Địa chỉ: 1/148 Nguyễn Văn Quá, Q.12 Tp.HCM - Email: thaituantextile@hcm.vnn.vn - Tel: (84-8) 7194612 - 7194613 - Fax: (84-8) 7194609 - Web: www.thaituanweb.com Thông tin thêm và ý nghĩa thương hiệu:   DN thành viên Eximpro Tại Việt Nam, THÁI TUẤN là một thương hiệu khá nổi tiếng bởi nhiều năm liền được Người tiêu dùng Việt Nam bình chọn là đơn vị có sản phẩm chất lượng cao. Sản phẩm chủ lực của chúng tôi là các lọai vải và quần áo thời trang cao cấp dành cho phụ nữ. Chúng tôi tự hào về những sản phẩm do mình làm ra – vừa kết hợp được nét hiện đại, sự tinh tế và phóng khoáng mang tính đột phá theo phong cách của các nhà thiết kế thời trang nổi tiếng thế giới, vừa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc phương Đông. Trong xu thế hội nhập quốc tế và khu vực, sản phẩm của chúng tôi đã có mặt tại nhiều nước thuộc khu vực ASIAN, Trung Đông, Bắc Mỹ …. Với đội ngũ lao động có nhiều kiến thức, kinh nghiệm và có tay nghề cao, cùng với ...

doc8 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 2906 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Công ty TNHH Dệt may Thái Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công ty TNHH Dệt may Thái Tuấn Công ty TNHH Dệt may Thái Tuấn - Địa chỉ: 1/148 Nguyễn Văn Quá, Q.12 Tp.HCM - Email: thaituantextile@hcm.vnn.vn - Tel: (84-8) 7194612 - 7194613 - Fax: (84-8) 7194609 - Web: www.thaituanweb.com Thông tin thêm và ý nghĩa thương hiệu:   DN thành viên Eximpro Tại Việt Nam, THÁI TUẤN là một thương hiệu khá nổi tiếng bởi nhiều năm liền được Người tiêu dùng Việt Nam bình chọn là đơn vị có sản phẩm chất lượng cao. Sản phẩm chủ lực của chúng tôi là các lọai vải và quần áo thời trang cao cấp dành cho phụ nữ. Chúng tôi tự hào về những sản phẩm do mình làm ra – vừa kết hợp được nét hiện đại, sự tinh tế và phóng khoáng mang tính đột phá theo phong cách của các nhà thiết kế thời trang nổi tiếng thế giới, vừa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc phương Đông. Trong xu thế hội nhập quốc tế và khu vực, sản phẩm của chúng tôi đã có mặt tại nhiều nước thuộc khu vực ASIAN, Trung Đông, Bắc Mỹ …. Với đội ngũ lao động có nhiều kiến thức, kinh nghiệm và có tay nghề cao, cùng với hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại và công nghệ nhập khẩu từ châu Âu, Nhật Bản – hàng năm chúng tôi cho ra đời nhiều sản phẩm đa dạng, mới lạ và độc đáo. Sự phong phú về kiểu dáng và chất liệu mình hàng gần với thiên nhiên, sản phẩm của Thái Tuấn sẽ mang đến cho quí khách hàng một cảm giác sang trọng và quý phái. Hiện nay, chúng tôi có khả năng đáp ứng cho thị trường trên 10 triệu mét vải cao cấp mỗi năm. Triết lý kinh doanh của chúng tôi:   Trong sản xuất, lấy chất lượng làm tiêu chí. Trong kinh doanh, hợp tác đôi bên cùng có lợi. Về đối ngoại, tín nhiệm lên hàng đầu. Lĩnh vực: Dệt, nhuộm, may công nghiệp, sản xuất và mua bán nguyên phụ liệu ngành dệt may, các sản phẩm từ nguyên liệu giấy nhựa PE, PP Sản phẩm: Vải và quần áo may sẵn Ông Thái Tuấn Chí, Tổng giám đốc Công ty TNHH Thái Tuấn: "Muốn thành công trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải biết phát huy hai yếu tố: nội lực của mình đó chính là nguồn nhân lực và ngoại lực là vận dụng cơ chế chính sách để thâm nhập các thị trường. Nhiều vướng mắc mà doanh nghiệp gặp phải hiện nay lại đến từ cơ chế chính sách, vì vậy, để khắc phục điều này tôi cho rằng nhà quản lý và doanh nghiệp phải thường xuyên "gặp nhau". Tôi hoàn toàn ủng hộ việc Bộ Tài nguyên và Môi trường lập đường dây nóng để giải đáp những thắc mắc về đất đai hay như Bí thư tỉnh Nghệ An thường xuyên gặp gỡ doanh nghiệp để lắng nghe và giải quyết những vướng mắc của doanh nghiệp." Cty dệt may Thái Tuấn: “Chiến lược + Quản lý + Công nghệ” 09:37' AM - Thứ bảy, 20/12/2003 Vào những ngày cuối tháng 12/2003, Cty TNHH dệt may Thái Tuấn có nhiều niềm vui: Đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba do Nhà nước trao tặng; Đón nhận chứng chỉ ISO 9000-2000; Kỷ niệm tròn 10 tuổi. Với một DN, tuổi lên mười có thể chưa có dấu ấn gì đáng kể. Nhưng với Thái Tuấn thì khác. Nói đến Thái Tuấn người ta biết ngay tới một thương hiệu về hàng dệt may được ưa chuộng ở VN, đã chiếm được lòng tin và thiện cảm của người tiêu dùng VN. Bắt đầu từ thị trường nội địa          Thành lập ngày 22/12/1993, từ một mảnh ruộng sình lầy, mà ngay cả sản xuất nông nghiệp cũng không có hiệu quả, Cty Thái Tuấn đã mạnh dạn đầu tư xây dựng một nhà máy hiện đại với công nghệ của Nhật Bản. Đến đầu tháng 4/1996, Cty chính thức cho ra đời những mét vải mộc đầu tiên. Từ đó đến nay, hàng triệu mét vải thời trang cao cấp của Cty đã được phụ nữ VN tìm chọn, trong khi trên thị trường không thiếu các loại vải cùng loại của các Cty khác và thậm chí của cả nước ngoài. Điều gì đã khiến sản phẩm của Thái Tuấn sớm được thị trường chấp nhận và đến nay Cty đã chiếm phần lớnthị phần về mặt hàng này? Tổng giám đốc Thái Tuấn Chí cho biết: “Ngay từ khi mới thành lập, Cty đã đặt cho mình 3 tiêu chí phấn đấu cốt lõi. Đó là: chiến lược, quản lý và công nghệ. Trong đó, Cty đặc biệt quan tâm đến chiến lược thị trường, chiến lược đào tạo nguồn nhân lực”. Ngay từ những năm 90, trong khi nhiều DN trong nước chú trọng việc XK ra thị trường nước ngoài thì Thái Tuấn lại quyết định lựa chọn chiến lược phát triển thị trường trong nước là trọng tâm và xây dựng kế hoạch từng bước thâm nhập thị trường quốc tế. Theo ông Thái Tuấn Chí, bởi một khi đã phủ kín và tạo dựng được thương hiệu mạnh ở thị trường trong nước, lúc đó Cty đủ kinh nghiệm và thực lực vươn ra thị trường nước ngoài một cách thuận lợi. Với chiến lược như vậy, Thái Tuấn đã thâm nhập sâu ở thị trường trong nước bằng hệ thống đại lý, chi nhánh trải rộng từ Nam ra Bắc, từ đồng bằng sông Cửu Long tới miền núi Thái Nguyên,... ước mơ của Tổng Giám đốc Cty về thương hiệu Thái Tuấn sẽ mau chóng được lan rộng, khi lần đầu tiên sản phẩm của Thái Tuấn chính thức giới thiệu với thị trường phía Bắc qua Hội chợ hàng VN chất lượng cao năm 1999 tại Hà Nội, nay đã thành hiện thực.           Qua các hội chợ, thương hiệu Thái Tuấn ngày càng in sâu vào tiềm thức của người tiêu dùng bởi sự đa dạng, chất lượng cao và bằng chứng là những bình chọn “Hàng VN chất lượng cao” liên tục từ 1998 đến nay. Khi đã đứng vững trên thị trường trong nước, việc từng bước thâm nhập thị trường nước ngoài được Thái Tuấn nghiên cứu và tiên liệu. Bước đầu Cty chọn thị trường chưa đòi hỏi chất lượng cao rồi đến thị trường cao cấp, khi đã xác định xong thị trường nào thiết lập ngay khung pháp lý cho sản phẩm và thương hiệu tại thị trường đó. Với chiến lược như vậy, năm 2002 Cty đạt giá trị XK gần 40 tỷ đồng, được Hội đồng xét thưởng XK tặng thưởng 150 triệu đồng về thành tích XK. Yếu tố con người        Một trong những yếu tố tạo nên sự lớn mạnh của Cty - đó là chú trọng đào tạo nguồn nhân lực. Theo ông Chí, DN mạnh nhất thiết phải do những con người có năng lực và tâm huyết vận hành. Chính vì vậy, Cty ưu tiên tuyển những người có kinh nghiệm, chuyên gia giỏi nước ngoài. Về lâu dài, Cty tập trung tuyển những người trẻ và giỏi để đào tạo kế thừa. Thái Tuấn đã không do dự khi đưa ra những chính sách dành cho cán bộ trẻ có tâm huyết và năng lực ra nước ngoài học. Ngoài ra, Cty còn mời giảng viên nước ngoài về Cty đào tạo tại chỗ. Không chỉ chú trọng đào tạo ở các lớp, khoá học, Cty còn đào tạo nguồn nhân lực của mình bằng việc đưa nhân viên tham gia các hội thảo về kinh doanh, thương hiệu mang tầm vóc quốc tế. Chỉ tính riêng từ năm 2002 đến nay, Cty đã cử nhiều lượt cán bộ trẻ đi đào tạo tại Mỹ, Nhật, Singapore,... với tổng kinh phí hơn 1 tỷ đồng. Tổng giám đốc Thái Tuấn Chí tâm sự: “Tôi rất tâm đắc triết lý: Cty lớn hôm nay chưa chắc là Cty khổng lồ sau này và ngược lại, Cty nhỏ hôm nay có thể là Cty lớn mai sau”. Mười năm với Thái Tuấn chưa phải là dài và những gì Thái Tuấn đã đạt được chưa phải là lớn nhất. Mong rằng, ước mơ vươn tới một Thái Tuấn “khổng lồ” sẽ trở thành hiện thực trong thời gian không xa. Công ty Thái Tuấn tặng quà học sinh nhân dịp tổng kết niên học Từ ngày 21-5 đến 2-6-2005, nhân dịp tổng kết niên học 2004 - 2005 tại các trường phổ thông trung học, Công ty dệt may Thái Tuấn thực hiện chương trình truyền thống mang tên “Thắp sáng ước mơ xanh” lần thứ 3 trên toàn quốc. Chương trình sẽ trao tặng 1.620 phần vải áo dài nữ sinh, trị giá khoảng 150 triệu đồng đến 1.620 nữ sinh vượt khó học giỏi tại 73 trường THPT trong cả nước. Đến nay, qua 3 năm thực hiện chương trình (2003-2005), trên 5.000 phần quà vải áo dài thắm đượm tình nhân ái đã được trao tặng đến các em học sinh vượt khó học giỏi, chắp cánh cho những ước mơ và là nguồn động viên không nhỏ giúp các em vững tin trên bước đường học tập của mình. Công ty Thái Tuấn tặng quà tại trường THPT chuyên Lê Hồng Phong : Đến tư vấn, thiết kế trọn bộ       Có thể coi là một "sự kiện" với những ai quan tâm đến thời trang ở TP.HCM, khi giữa tháng 10 vừa qua, Công ty Dệt may Thái Tuấn - thương hiệu vải đang nổi tại VN đã ra mắt một trung tâm thời trang để có thể “trang bị từ đầu đến chân” cho khách hàng bằng… vải Thái Tuấn. Đây là xu hướng kinh doanh mới phục vụ nhu cầu mua sắm “trọn bộ” của nhiều người. Công ty này kinh doanh nhiều mặt hàng thời trang như quần áo may sẵn, giày dép và các mặt hàng phụ trang như khăn choàng cổ, cà vạt, túi xách, nón… mang nhãn hiệu Rosshi. Tất cả hàng Rosshi đều được làm từ vải Thái Tuấn.      Đại diện Công ty Thái Tuấn cho hay, Trung tâm thời trang ra đời dựa trên nguồn nguyên liệu vải đã và đang được thị trường ưa chuộng cùng với lợi thế là có đội ngũ thiết kế thời trang chuyên nghiên cứu sản phẩm thời trang chuyên biệt, phù hợp với khách hàng. Đây cũng là cơ hội hình thành dấu ấn riêng trong ngành công nghiệp thời trang và  tiếp cận gần hơn với khách hàng.      Cũng theo đại diện Công ty Thái Tuấn, dù mới ra đời, trung tâm còn hạn chế về số lượng hàng, mẫu mã, nhưng đã thu hút được rất nhiều chị em quan tâm. Tuần đầu tiên bán, Trung tâm đã bán gần hết số hàng dự kiến. Hiện công ty đang chuẩn bị đợt hàng mới nhiều gấp 3 lần đợt đầu và tung ra giữa tháng 11 này. Tương lai công ty sẽ mở thêm 1 trung tâm thời trang nữa tại TP.HCM. Mua bán nhộn nhịp tại shop Hương.     Chị Thùy Vũ (Q. Tân Bình), một khách hàng đang lựa chọn đồ ở Trung tâm TT Thái Tuấn nói: "Đến một nơi tương đối đầy đủ đồ phụ tùng đi theo trang phục (túi, giày, nón…) như ở đây, vừa tiết kiệm được rất nhiều thì giờ mà lại an tâm vì không sợ lệch 'gu' thẩm mỹ khi đã có nhà thiết kế và tư vấn cho riêng mình".      Trong hoạt động giao tiếp, cách trang phục của bạn sẽ là điểm đầu tiên gây ấn tượng cho "đối tác" (mà ấn tượng ban đầu là rất quan trọng). Phục trang phù hợp không chỉ làm tôn vẻ đẹp mà còn nói lên khiếu thẩm mỹ, trình độ văn hóa, cá tính... của người mặc. Nếu chưa tự tin, hoặc còn băn khoăn trước nhiều lựa chọn, bạn không phải lo, đã có các cửa hàng kinh doanh thời trang "như ý" giúp bạn. Hàng dệt may VN tại Nhật: Chỉ đứng sau Trung Quốc 07:38' 05/01/2004 (GMT+7)  (VietNamNet) - "Năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam trên thị trường Nhật đã tăng lên hai bậc sau nhiều năm cố gắng, dù rằng thị phần chiếm giữ tại thị trường này chưa được khả quan. " Sản phẩm thời trang hơn là sản phẩm gia công. Đó là lời khẳng định của ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam trong buổi Lễ giỗ tổ của ngành dệt may được tổ chức tại TP.HCM hồi hôm 31/12 vừa qua. Kết quả đáng khích lệ đó là lễ vật mà ngành dệt may Việt Nam dâng tặng cho các Tổ sư nhân ngày giỗ 12/12 âm lịch hàng năm. Từ thứ 4 vươn lên hàng thứ 2     Có nhiều quốc gia mà sản phẩm dệt may đáp ứng năng lực cạnh tranh cao tại thị trường Nhật, nhưng tựu trung, bốn quốc gia dẫn đầu tại thị trường rất khó tính này bao gồm Trung Quốc, Italia, Hàn Quốc và Việt Nam. Năm 2003 sản phẩm dệt may của Việt Nam đã vượt qua Italia và Hàn Quốc để trở thành quốc gia thứ hai sau Trung Quốc có năng lực cạnh tranh cao tại thị trường này.      Năng lực cạnh tranh cao thể hiện khả năng đáp ứng yêu cầu về chất lượng, mẫu mã, thiết kế và giá cả. DN Việt Nam đã khẳng định được điều này trong năm qua, đã quan tâm và đầu tư cho sản phẩm để nâng cao giá trị hàng xuất khẩu Việt Nam. Năm 2003 Việt Nam xuất khẩu sang Nhật khoảng 480 triệu đô la trong tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dệt may 3,7 tỷ đô la. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chiếm khoảng 26% thị phần dệt may của Nhật Bản. Tuy nhiên, so với năm trước đó thì những con số này đã bị giảm sút: năm 2000 kim ngạch xuất khẩu của dệt may Việt Nam là 620 triệu đô la và thị phần đạt khoảng 29%. Thách thức 2005 Các DN Việt Nam đang đứng trước mối đe dọa không còn thị trường xuất khẩu vào đầu năm 2005 khi mà Hiệp định MFA - hiệp định về chế độ hạn ngạch đối với dệt may - chấm dứt giữa các nước thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Mốc thời điểm này là cơ hội để Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan... - những thành viên chính thức của WTO xuất khẩu vào những nước thành viên khác với số lượng không hạn chế; trong khi đó Việt Nam, một nước chưa phải là thành viên chính thức của tổ chức thương mại lớn nhất thế giới này, lại bị giới hạn bởi chế độ quota. Điều này cũng có nghĩa, một nhà nhập khẩu Hoa Kỳ sẽ không cần phải đặt hàng ở Trung Quốc và Việt Nam cùng một lúc như đang làm hiện nay, vì vào đầu năm 2005, Trung Quốc, một trong những đối thủ xuất khẩu lớn của Việt Nam, không còn bị khống chế bởi số lượng đơn hàng. Để sản phẩm may tốt cũng cần sản phẩm dệt hoàn chỉnh. Sự bất lợi này của Việt Nam không chỉ dừng lại ở thị trường Hoa Kỳ mà còn có thể xảy ra ở Châu Âu, Nhật Bản, Nam Mỹ... những thị trường vốn được đánh giá là tiềm năng của hàng dệt may Việt Nam. Đồng thời, nó cũng được thể hiện rõ hơn khi Trung Quốc ngày càng có nhiều lợi thế cạnh tranh so với DN Việt Nam. Trung Quốc được xem là nơi sản xuất bông, tơ sợi tổng hợp lớn nhất thế giới, là nơi cung cấp thiết bị và máy móc của ngành dệt lớn nhất khu vực. Với những lợi thế này sản phẩm dệt may của Trung Quốc có giá bán cạnh tranh hơn hàng Việt Nam 20-30% và dự đoán sau 2005 sẽ là 40-50%. Không chỉ có Trung Quốc mà còn khoảng 40 quốc gia trong đó có Ấn Độ và Pakistan cũng rất đáng gờm, vì chí ít các nước này cũng hơn Việt Nam ở qui chế ưu tiên là thành viên WTO. "Đây là điều mà không chỉ DN trong ngành mà cả những nhà điều hành đất nước đều rất bận tâm , đặc biệt khi Việt Nam chưa là thành viên và dấu hiệu trở thành thành viên chính thức của WTO chưa rõ ràng", ông Diệp Thành Kiệt, Tổng Thư ký Hội Dệt may Thêu Đan TP.HCM phát biểu. Đối sách nào? Gia tăng giá trị sản phẩm xuất khẩu chính là mục tiêu của ngành dệt may cũng như thông điệp mà Hiệp hội Dệt may Việt Nam kêu gọi các thành viên tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh và cũng là để đối mặt với những khó khăn đang đe dọa DN dệt may trong nước. Ông Ân cho biết sản phẩm dệt may sẽ tăng được giá trị khi kèm theo sự sáng tạo và dịch vụ hoàn hảo. Ông kêu gọi DN Việt Nam phải tự biến mình thành nhà sản xuất, thiết kế chứ không nên là người gia công, và giá cả đối với sản phẩm không phải là yếu tố quyết định. Ngoài việc kêu gọi gia tăng giá trị sản phẩm, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam còn cho rằng, DN Việt Nam nên chú ý đến thị trường phi quota. "Ngay trong số những cat (category) mà phía Hoa Kỳ cấp cho Việt Nam cũng là những gợi ý để DN nghiên cứu và hướng vào mặt hàng phi quota", ông nói. Hoa Kỳ cấp cho Việt Nam khoảng 38 loại cat đơn và đôi năm 2003, mỗi cat tương ứng với một loại hoặc một nhóm sản phẩm may mặc. Mỗi DN phải tự chọn cho mình một hướng đi an toàn và hiệu quả để vượt qua thách thức 2005, được xem là "nạn hồng thủy" của ngành dệt may Việt Nam. Công ty Dệt Thái Tuấn đã có suy nghĩ như thế khi chọn cho mình một thị trường xuất khẩu khá mới mẻ, đó là Trung Đông. Ông Thái Tuấn Chí, Chủ tịch Hội đồng quản trị - Tổng Giám đốc Dệt Thái Tuấn, cho biết loại thị trường này xa lạ nhưng lại ít đối thủ cạnh tranh như những thị trường lớn. "Đối sách của chúng tôi chính là thị trường mới để tránh đối đầu với những đối thủ lớn. Bên cạnh đó, chúng tôi nhấn mạnh đến yếu tố công nghệ để tạo ra sản phẩm cao về chất lượng, nhưng đồng thời cũng cân đối đến giá thành cạnh tranh", ông Chí bộc bạch. Đối sách này đã được Công ty Thái Tuấn áp dụng từ một hai năm nay và ông Tổng Giám đốc Thái Tuấn nói rằng, công ty không lo lắng nhiều về những khó khăn mà DN dệt may Việt Nam sẽ phải đương đầu. Thời trang Việt trên đường xây dựng thương hiệu       Chắc chắn không ít người tiêu dùng đặt câu hỏi: Tại sao chiếc áo của Công ty An Phước lại có giá hàng trăm ngàn đồng trong khi một chiếc áo bình thường chỉ khoảng vài chục ngàn đồng? Câu trả lời thỏa đáng khó có thể nằm trong yếu tố chất lượng, mẫu mã hay giá thành vì chi phí để sản xuất một sản phẩm không thể chênh lệch quá mức như vậy. Nguyên nhân từ yếu tố cung-cầu của thị trường càng không hợp lý. Chỉ có một lý giải duy nhất: An Phước là một thương hiệu có tiếng và được ưa chuộng.   Thương hiệu là giá trị      Thương hiệu là một yếu tố vô hình nhưng lại có ảnh hưởng quyết định trong hành vi chọn mua của người tiêu dùng. Trong một thị trường đầy ắp hàng hóa cùng chủng loại và phù hợp nhu cầu, người tiêu dùng sẽ lựa chọn sản phẩm nào có uy tín nhất, chất lượng tốt nhất, mẫu mã đẹp nhất. Một thương hiệu nổi tiếng là thương hiệu giúp sản phẩm chuyển tải đầy đủ những giá trị đó và nó ăn sâu vào trí nhớ của người tiêu dùng. Đối với những lĩnh vực đặc biệt như thời trang, sản phẩm có thương hiệu không chỉ đồng nghĩa với chất lượng, mẫu mã mà còn thể hiện giá trị và đôi khi cả địa vị của người sử dụng nó. Với sức mạnh của thương hiệu, sản phẩm vượt ra khỏi ý nghĩa sử dụng thuần túy và thương hiệu cũng tạo cho sản phẩm một giá trị gia tăng thể hiện không chỉ ở giá mà còn ở niềm tin của người tiêu dùng. Xây dựng thương hiệu là một quá trình lâu dài và luôn kết hợp hài hòa hai hoạt động: nâng cao chất lượng, dịch vụ đối với sản phẩm và đặt dấu ấn thương hiệu trong trí nhớ của người tiêu dùng. Thương hiệu không phải là một cái tên hay dấu hiệu mà là một cam kết về sản phẩm. Khi một thương hiệu "bén rễ" trong lòng người tiêu dùng, chỉ cần nghe tên hoặc nhìn thấy một dấu hiệu, hình vẽ, biểu tượng của sản phẩm họ có thể liên tưởng ra ngay mức độ sản phẩm thoả mãn nhu cầu của mình như thế nào. Thương hiệu còn tạo ra sự phân biệt rõ ràng về chất lượng, uy tín, giá trị giữa sản phẩm của doanh nghiệp này với sản phẩm doanh nghiệp khác. Giá trị của thương hiệu vô cùng lớn nhưng rất nhiều doanh nghiệp vẫn chưa ý thức được điều đó. Trong một khảo sát 500 doanh nghiệp về hiện trạng xây dựng thương hiệu do Câu lạc bộ doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao tiến hành, gần một nửa số doanh nghiệp không có bộ phận chuyên trách về thương hiệu, 80% các doanh nghiệp đều không bố trí nhân sự quản lý thương hiệu, 20% doanh nghiệp không đầu tư chi phí cho việc xây dựng thương hiệu hoặc nếu có thì đầu tư rất ít. Trong lĩnh vực may mặc-thời trang, Việt Nam cũng có khá nhiều sản phẩm có thương hiệu như quần áo May 10, May Việt Tiến, gấm Thái Tuấn, dệt kim Đông Xuân... nhưng so với hàng ngoại, những thương hiệu này chưa thể hiện được mức độ ưu tiên trong quá trình chọn lựa mua của người tiêu dùng. Trước ngưỡng cửa hội nhập kinh tế, đặc biệt là việc hội nhập hoàn toàn vào khối kinh tế AFTA năm 2005, thuế đánh vào hàng may mặc tiêu dùng được hạ xuống 5%, thị trường Việt Nam chắc chắn sẽ tràn ngập hàng nhập khẩu. Việc xây dựng và phát triển thương hiệu càng cần hơn bao giờ.   Nỗ lực xây dựng thương hiệu       Một trong những hướng đi được nhiều nhà sản xuất hàng may mặc, thời trang trong nước lựa chọn là mua lại và phát triển các thương hiệu mạnh sẵn có. Việc làm này không chỉ kế thừa được công nghệ tiên tiến mà thương hiệu cũng dễ được thị trường chấp nhận. Đó là hướng đi thành công của công ty An Phước. Công ty đã mua bản quyền thương hiệu của Tập đoàn Pierre Cardin, một trong những hãng may mặc thời trang nổi tiếng trên thế giới. Sản phẩm mang thương hiệu An Phước và Pierre Cardin có chất lượng hoàn toàn giống nhau vì được sản xuất trên cùng một dây chuyền, thiết bị. Nhắm tới phân khúc thị trường may mặc thời trang cao cấp, chiến lược xây dựng thương hiệu của An Phước cũng nhằm tôn vinh giá trị sản phẩm. Ngay khi thiết lập các cửa hàng đầu tiên, An Phước tạo dấu ấn về dòng sản phẩm cao cấp ở chất lượng, giá bán, cung cách phục vụ. Các sản phẩm của An Phước rất ít bán khuyến mãi hay giảm giá ào ạt, mà chỉ nhân dịp khai trương điểm bán mới hoặc dịp lễ tết với thời gian ngắn. Đi lên từ chất lượng là hướng đi thành công của thương hiệu Thái Tuấn. Thành lập từ năm 1993, Công ty TNHH dệt Thái Tuấn đã "dám" đầu tư xây dựng một nhà máy hiện đại với công nghệ của Nhật Bản để "ra lò" những mét vải đầu tiên vào tháng 4/1996. Thái Tuấn là doanh nghiệp đầu tiên của ngành dệt may Việt Nam in thương hiệu của mình bằng tiếng Việt trên biên vải để khẳng định chất lượng sản phẩm. Thương hiệu Thái Tuấn hiện đã gắn liền với các cuộc thi hoa hậu và các sàn diễn thời trang chuyên nghiệp. Tham gia các hoạt động cộng đồng lớn là cách nhanh nhất đưa thương hiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng. Đó là chiến lược khiến Công ty Thái Tuấn sẵn sàng bỏ ra 140 triệu đồng để thiết kế một xe hoa trong dịp Lễ hội tôn vinh thương hiệu Việt tại thành phố Hồ Chí Minh. “Áo xanh tới lớp”   TT (TP.HCM) - Ngày 19-5-2004, 42 thanh niên công nhân Công ty dệt may Thái Tuấn đã đến dự lễ khai giảng lớp phổ cập dành riêng cho chính mình. 42 học sinh công nhân này đều chưa tốt nghiệp cấp III, đã nghỉ học từ 5-10 năm và đều tự nguyện đăng ký tham gia học tập vào các tối từ thứ hai đến thứ sáu trong tuần. Đây là hai lớp 10 đầu tiên mở tại Công ty Thái Tuấn (phường Đông Hưng Thuận, Q.12, TP.HCM) do các thầy cô Trường Bổ túc văn hóa Thành đoàn chịu trách nhiệm giảng dạy.  Toàn bộ chi phí giảng dạy, tập, viết... đều do công ty tài trợ. Ngoài phần thưởng dành cho năm HS đứng đầu lớp, những HS có học lực khá giỏi trở lên sẽ được công ty xét chấm điểm vượt trội khi đánh giá khen thưởng cuối năm.  Thái Tuấn ra mắt trung tâm thời trang khép kín 13:39' 09/10/2004 (GMT+7) Xu hướng tiêu dùng theo mô hình khép kín ngày càng tăng ở nhiều lĩnh vực hàng hóa. Ảnh: Nguyễn Sa. (VietNamNet) - Công ty Dệt may Thái Tuấn cho biết, sẽ ra mắt Trung tâm thời trang đầu tiên tại TP.HCM vào 14/10 để kinh doanh hàng thời trang nhãn hiệu Rosshi - nhãn hiệu mới, độc quyền của công ty, và kinh doanh theo mô hình khép kín. Theo ông Cao Xuân Bắc - Phó Tổng giám đốc thường trực công ty, sau một thời gian dài tâm huyết và nghiên cứu nhu cầu làm đẹp của phái nữ, Thái Tuấn đã mạnh dạn đầu tư 2 tỷ đồng để xây dựng Trung tâm thời trang và nhãn hiệu thời trang Rosshi. Tại đây, Thái Tuấn kinh doanh các loại vải, đồ may mặc hiệu Rosshi (do các nhà thiết kế sản xuất trên nền vải Thái Tuấn) và các loại phụ trang như túi xách, calavat hiệu Rosshi. Ngoài ra, trung tâm còn có sàn diễn thời trang, phòng may các mẫu trang phục (có nhận thiết kế thời trang theo đơn đặt hàng của khách) và phòng tư vấn thời trang cho người tiêu dùng.  Công ty Thái Tuấn còn cho hay, công ty sẽ phát triển thêm nhiều Trung tâm thời trang trên cả nước và sản phẩm Rosshi sẽ được phân phối đến tay người tiêu dùng thông qua kênh này. Đây là mô hình kinh doanh thời trang “khép kín”, nhằm đón đầu xu hướng sử dụng thời trang cao cấp của khách hàng. Thị trường quần áo thời trang cho SEA Games 22: Đang “nóng” dần lên    Hải Yến Chuẩn bị cho SEA Games sắp được tổ chức chính thức tại Việt Nam, hoà cùng không khí chung của nhiều doanh nghiệp (DN) đang tích cực đưa ra những sản phẩm có chất lượng nhằm khẳng định uy tín và thương hiệu của mình, các DN trong ngành dệt may cũng đang nỗ lực để cho ra đời những bộ sưu tập mới nhất nhằm đáp ứng được yêu cầu thời trang cho SEA Games 22. Chính vì thế, thị trường thời trang cho SEA Games trong những ngày gần đây đã thực sự nóng dần lên.       Hiện nay, Ban tổ chức SEA Games 22 đã đặt Nhà thiết kế Minh Hạnh chuẩn bị trang phục cho khối phóng viên, biên tập viên của Đài Truyền hình Việt Nam. Theo đó, các mẫu trang phục này sẽ được thiết kế đáp ứng được các yêu cầu: tiện lợi, trẻ trung và mang đậm tinh thần thể thao.     Nhà thiết kế Minh Hạnh cho biết, vì SEA Games 22 sẽ diễn ra vào thời điểm bắt đầu mùa đông nên trang phục cho các phóng viên, nhà báo sẽ được thiết kế để vừa có thể sử dụng được trong thời tiết lạnh, đồng thời lại có thể tháo bỏ bớt chi tiết để dùng khi trời nắng lên. Vì thế, sử dụng chất liệu gì để thiết kế trang phục cho đối tượng này cũng được lựa chọn và cân nhắc khá kỹ lưỡng. Ngoài trang phục cho phóng viên, biên tập viên Đài Truyền hình VN, Công ty Dệt Thái Tuấn có trọng trách đảm đương phần trang phục áo dài dành cho các nữ vận động viên trong lễ khai mạc SEA Games. Áo dài của Thái Tuấn sẽ được thiết kế trên nền vải gấm với hoa văn là các họa tiết mang biểu trưng của SEA Games. Theo đó, Công ty Thái Tuấn sẽ thiết kế khoảng 2.000 bộ áo dài các loại, trong đó 250 bộ dành cho VĐV và 1.750 bộ dành cho cổ động viên và tình nguyện viên phục vụ SEA Games. Công việc chuẩn bị trang phục áo dài cũng đã được Công ty Dệt Thái Tuấn hoàn tất.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTHAITUAN.DOC
Tài liệu liên quan