Tài liệu Đề tài Công ty kỹ thuật xi măng: MỤC LỤC
PHẦN I - LỜI MỞ ĐẦU. 2
PHẦN II - NỘI DUNG
A - Đặc điểm, tình hình hoạt động của công ty vật tư kỹ thuật xi măng. 3
I. Quá trình hình thành, phát triển của công ty vật tư kỹ thuật xi măng. 3
II. Cơ cấu tổ chức của công ty vật tư kỹ thuật xi măng . 6
1. Mô hình cơ cấu tổ chức. 6
2. Chức năng, nhiệm vụ trọng tâm của công ty. 8
3. Sự phân chia quyền hạn chức năng của từng phòng ban 9
4.Chức năng nhiệm vụ của phòng tổ chức lao động 16
III. Kết quả thực hiện chức năng nhiệm vụ của công ty. 20
1. Kết quả sản xuất kinh doanh dịch vụ. 20
a. Kết quả kinh doanh. 20
b. Kết quả tiền lương doanh nghiệp. 26
2. Kết quả phát triển nguồn nhân lực. 29
3. Những tồn tại của Công ty. 33
B - Hướng phát triển trong thời gian tới của Công ty. 35
I. Hướng phát triển của công ty. 35
II. Phương hướng của phòng tổ chức lao động trong thời gian tới . 37
PHẦN III - KẾT LUẬN. 39
PHẦN I - LỜI MỞ ĐẦU
Xi măng là một trong những vật liệu quan trọng trong lĩnh vực xây dựng. Khi đời sống ngày ...
40 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1197 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Công ty kỹ thuật xi măng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN I - LỜI MỞ ĐẦU. 2
PHẦN II - NỘI DUNG
A - Đặc điểm, tình hình hoạt động của công ty vật tư kỹ thuật xi măng. 3
I. Quá trình hình thành, phát triển của công ty vật tư kỹ thuật xi măng. 3
II. Cơ cấu tổ chức của công ty vật tư kỹ thuật xi măng . 6
1. Mô hình cơ cấu tổ chức. 6
2. Chức năng, nhiệm vụ trọng tâm của công ty. 8
3. Sự phân chia quyền hạn chức năng của từng phòng ban 9
4.Chức năng nhiệm vụ của phòng tổ chức lao động 16
III. Kết quả thực hiện chức năng nhiệm vụ của công ty. 20
1. Kết quả sản xuất kinh doanh dịch vụ. 20
a. Kết quả kinh doanh. 20
b. Kết quả tiền lương doanh nghiệp. 26
2. Kết quả phát triển nguồn nhân lực. 29
3. Những tồn tại của Công ty. 33
B - Hướng phát triển trong thời gian tới của Công ty. 35
I. Hướng phát triển của công ty. 35
II. Phương hướng của phòng tổ chức lao động trong thời gian tới . 37
PHẦN III - KẾT LUẬN. 39
PHẦN I - LỜI MỞ ĐẦU
Xi măng là một trong những vật liệu quan trọng trong lĩnh vực xây dựng. Khi đời sống ngày càng được nâng cao làm cho nhu cầu về những công trình tiện ích với kiến trúc đẹp mắt tăng lên từng ngày, tốc độ xây dựng mạnh mẽ thì nhu cầu về xi măng cũng tăng lên như một tất yếu. Chúng ta cần xi măng để xây dựng cơ sở hạ tầng, từ nhà cửa, trường học, bệnh viện, khu vui chơi, cho đến những công trình scông cộng như cầu bắc qua sông, công viên… Xi măng tạo sự kết dính chắc chắn, đem lại tuổi thọ và độ bền cho các công trình .Do đó xi măng là một trong những ngành có tiềm năng phát triển lớn, nhất là trong thời kì đất nước chuyển mình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, Việt Nam đang là điểm dừng chân của nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Xuất phát từ nhu cầu thị trường, việc một đơn vị đứng ra làm nhiệm vụ cung ứng, lưu thông xi măng tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc là cần thiết. Công ty vật tư kỹ thuật xi măng mà trước đây là Xí nghiệp vật tư kỹ thuật xi măng thuộc liên hiệp các xí nghiệp thuộc bộ xây dựng đã hình thành và phát triển cho đến ngày nay. Từ khi ra đời Công ty đã làm tốt nhiệm vụ tiếp nhận, vận chuyển, phân phôi, tiêu thụ xi măng do các công ty xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Hải Phòng chuyển đến.
Dưới đây là bản báo cáo tổng hợp của em về Công ty kỹ thuật xi măng, do hiểu biết còn hạn chế nên bài viết của em còn mắc phải sai sót, mong thầy cô và các cô chú, anh chị trong công ty góp ý cho bài viết của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thanh Vân đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập.
Em xin cảm ơn các cô chú, anh chị trong Phòng Tổ chức lao động đã tạo mọi điều kiện để em hoàn thành bài viết.
PHẦN II - NỘI DUNG
A - Đặc điểm, tình hình hoạt động của công ty vật tư kỹ thuật xi măng.
I. Quá trình hình thành, phát triển của công ty vật tư kỹ thuật xi măng.
- Tên giao dịch: Công ty vật tư kỹ thuật xi măng.
- Trụ sở giao dịch: số 348 đường Giải Phóng, Phường Phương Liệt, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
- Điện thoại: 04.8643346.
- Fax: 84-4.8642546.
Công ty vật tư kỹ thuật xi măng là một doanh nghiệp thành viên trực thuộc tổng công ty Xi măng Việt Nam (tổng công ty 91), được thực hiện hạch toán độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân.
Quá trình hình thành và phát triển của công ty là quá trình hoàn thiện để phù hợp với tình hình phát triển của đất nước và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của tổng công ty xi măng Việt Nam trong từng thời kỳ cụ thể. Tiền thân của công ty vật tư kỹ thuật xi măng là xí nghiệp vật tư kỹ thuật xi măng, trực thuộc liên hiệp các xí nghiệp xi măng Bộ xây dựng. Xí nghiệp được thành lập theo quyết định số 023A-BXD ngày 12/2/1993 của bộ xây dựng về việc thành lập doanh nghiệp nhà nứơc và thành lập xí nghiệp vật tư kỹ thuật xi măng. Chức năng và nhiệm vụ của xí nghiệp lúc đó là kinh doanh mặt hàng xi măng.
Ngày 30/9/1993 Bộ xây dựng ra quyết định số 445/BXD-TCLD đổi tên xí nghiệp thành công ty vật tư kỹ thuật xi măng trực thuộc các liên hiệp xí nghiệp xi măng. Nhiệm vụ chủ yếu là: kinh doanh các loại vật tư phục vụ đầu vào cho các nhà máy sản xuất xi măng, tổ chức lực lượng bán lẻ xi măng và dự trữ xi măng để bình ổn thị trường xi măng tại thành phố Hà Nội.
Đầu năm 1995, thị trường xi măng biến động, giá cả xi măng tăng vọt, nhu cầu xi măng cho xây dựng tăng đột biến đã tạo nên cơn sốt xi măng. Cơn sốt xi măng này đã ảnh hườngtrực tiếp đến các đơn vị thành viên của tổng công ty xi măng Việt Nam nói chung và công ty vật tư kỹ thuật xi măng nói riêng. Tịa thời điểm đó việc tiêu thụ xi măng Hoàng Thạch và Bỉm Sơn không chỉ do công ty mà còn do chi nhánh của cả hai công ty đó đảm nhận trên địa bàn Hà Nội cùng quản lý. Điều này đã làm cho tình hình cung ứng xi măng trên địa bàn Hà Nội rất phức tạp gây nhiều khó khăn cho công ty. trước tình hình đó, ngày 10/7/1995, chủ tịch hội đồng quản lý tổng công ty xi măng Việt Nam ra quyết định số 833/TCT-HĐQL về việc: chuyển giao tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, tái sản và lực lượng cán bộ công nhân viên chi nhánh Hoàng Thạch và Bỉm Sơn tại Hà Nội cho công ty vật tư kỹ thuật xi măng quản lý kể từ ngày 22/7/1995. Đồng thời quyết định còn giao bổ sung nhiệm vụ cho công ty vật tư kỹ thuật xi măng trên địa bàn Hà Nội theo phương thức làm “tổng đại lý” tiêu thụ xi măng cho công ty Hoàng Thạch, Bỉm Sơn và công ty xi măng Hải Phòng. Công ty chịu trách nhiệm tiếp nhận xi măng tại các đầu mối ở Hà Nội do các công ty xi măng chuyển đến và bán lại theo giá của tổng công ty xi măng Việt Nam quy định.
Ngày 23/8/1998, theo quyết định số 605/XMVN-HĐQT, hai trung tâm tiêu thụ xi măng tại địa bàn ba huyện phía bắc sông Hồng (Hà Nội) là Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn của công ty vật tư kỹ thuật xi măng giao cho công ty vận tải xi măng quản lý. Đồng thời chuyển giao nhiệm vụ, tổ chức, chức năng, tài sản và lực lượng cán bộ côn nhân viên các chi nhánh công ty xi măng Bỉm Sơn tại Hà Tây và Hoà Bình cho công ty vật tư kỹ thuật xi măng quản lý, và công ty đã đổi tên các chi nhánh đó thành: Chi nhánh công ty vật tư kỹ thuật xi măng tại Hà Tây, và Chi nhánh công ty vật tư kỹ thuật xi măng tại Hoà Bình. Do đó thời điểm này địa bàn hoạt động của công ty vật tư kỹ thuật xi măng kéo dài từ Hà Nội đến Hà Tây và Hoà Bình.
Năm 1999, khi công ty Bút Sơn đi vào hoạt động thì công ty tiếp nhận sản phẩm xi măng Bút Sơn để tiêu thụ trên địa bàn quản lý và chuyển phương thức làm “tổng đại lý” sang phương thức “mua đứt bán đoạn”.
Ngày 21/3/2000, theo quyết định số 97/XMVN-HĐQT của tổng công ty xi măng Việt Nam, công ty vật tư vận tải xi măng chuyển giao nhiệm vụ, chức năng, tái sản và lực lượng cán bộ công nhân viên làm nhiệm vụ kinh doanh, tiêu thụ xi măng của các chi nhánh tại Thái Nguyên, Phú Thọ, Lào Cai cho công ty vật tư kỹ thuật xi măng quản lý kể từ ngày 1/4/2000, và công ty đổi tên các chi nhánh đó thành: Chi nhánh công ty vật tư kỹ thuật xi măng tại Lào Cai, Chi nhánh công ty vật tư kỹ thuật xi măng tại Thái Nguyên, Chi nhánh công ty vật tư kỹ thuật xi măng tại Phú Thọ, Chi nhánh công ty vật tư kỹ thuật xi măng tại Vĩnh Phúc.
Ngày 27/3/2002 theo quyết đinh số 85/XMVN-HĐQT của tổng công ty xi măng Việt Nam về việc chuyển giao nhiệm vụ từ công ty vật tư kỹ thuật xi măng sang công ty xi măng Bỉm Sơn, công ty vật tư kỹ thuật xi măng chuyển giao tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, tài sản và lực lượng cán bộ công nhân viên của hai chi nhánh công ty vật tư kỹ thuật xi măng tại Hà Tây và Hoà Bình cho công ty xi măng Bỉm Sơn quản lý, nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ xi măng Bỉm Sơn.
Cuối năm 2006, công ty vật tư kỹ thuật xi măng bắt đầu cổ phần hoá nhằm tinh giảm biên chế, gọn nhẹ và kiện toàn bộ máy chức năng, theo dự tính việc cổ phần hoá công ty sẽ hoàn tất vào giữa năm 2007.
II. Cơ cấu tổ chức của công ty vật tư kỹ thuật xi măng .
1. Mô hình cơ cấu tổ chức.
Công ty vật tư kỹ thuật xi măng đi theo mô hình trực tuyến chức năng.
Văn phòng công ty
Các cửa hàng
Các cửa hàng
Các cửa hàng
Các cửa hàng
Các của hàng
Các của hàng
Các cửa hàng
Các của hàng
Các cửa hàng
Các cửa hàng
Trung tâm KDXM
Yên Bái
Trung tâm KDTM
tại Hà Tây
Các trung tâm KDXM tại Hà nội
Phó Giám đốc
phụ trách kinh doanh
Phòng tổ chức lao động
Phòng Tài chính kế toán
Phòng quản lí dự án và KT đầu tư
Trung tâm TTGT Vĩnh Tuy
XN bao bì Vĩnh Tuy
Phòng
kế hoạch thị trường
Phòng điều độ
và quản lý kho
Phòng tiêu thụ xi măng
Chi nhánh Thái Nguyên
Chi nhánh Vĩnh Phúc
Chi nhánh Phú Thọ
Chi nhánh Lào Cai
Xí nghiệp
vận tải
GIÁM ĐỐC
2. Chức năng, nhiệm vụ trọng tâm của công ty.
Với chức năng là tổ chức lưu thông, kinh doanh, tiêu thụ mặt hàng xi măng do tổng công ty xi măng Việt Nam quy định, công ty vật tư kỹ thuật xi măng có nhiệm vụ dưới đây:
Tổ chức mạng lưới tiêu thụ hợp lý nhất, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ xi măng trên điạ bàn được phân công, đồng thời chỉ đạo điều hành nhằm bảo đảm bình ổn giá cả thị trường xi măng tại các địa bàn: Vĩnh Phúc, Phú thọ, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lào Cai; và dự trữ xi măng khi cần thiết. Công ty thường xuyên phải dự trữ một lượng xi măng từ 25.000 đến 30.000 tấn, có lúc cao điểm (chống sốt) theo chỉ đạo của tổng công ty phải dự trữ đến 40.000 tấn trong kho, vì vậy đã làm tăng chi phí kho (bảo quản, bốc xếp, đảo kho…), ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Qua đó cho thấy chức năng chủ đạo của công ty không thuần tuý là kinh doanh theo mục đích lợi nhuận, đó là luôn bình ổn giá cả thị trường xi măng trên các địa bàn được phân công.
Để phát triển, mở rộng sản xuất, đa dạng hoá kih doanh, ngày 23/7/2002 tổng công ty xi măng Việt Nam ra quyết định số 1189/XMVN-HĐQT giao bổ sung nhiệm vụ cho công ty vật tư kỹ thuật xi măng kinh doanh về các ngành nghề sau:
- Thực hiện kinh doanh 6 loại xi măng do tổng công ty xi măng Việt Nam giao: xi măng Hoàng Thạch, Hoàng Mai, Bỉm Sơn, Bút Sơn, Hải Phòng và Tam Điệp.
- Sản xuất và kinh doanh các loại phụ gia, vật liệu xây dựng và vật tư phục vụ sản xuất kinh doanh.
- Sản xuất và kinh doanh bao bì (phục vụ sản xuất xi măng dân dụng và công nghiệp).
- Kinh doanh vận tải và dịch vụ vận tải đường sông, biển, sắt, bộ.
- Gia công cơ khí, sửa chữa xe ô tô, xe máy.
- Kinh doanh dịch vụ về thể thao, vui chơi giải trí-xây dựng dân dụng.
- Kinh doanh phát triển nhà và cho thuê bất động sản (đăng kí kinh doanh số 109391 - tại sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội).
3. Sự phân chia quyền hạn chức năng của từng phòng ban
- Giám đốc công ty: là người đứng đầu công ty, có quyền hành cao nhất và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty. Là người đại diện pháp nhân của công ty, được Tổng giám đốc công ty xi măng Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật theo điều lệ của Tổng công ty. Giám đốc trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực tổ chức, tài chính kế toán, công tác hành chính, kế hoạch, thị trường, … trong công ty.
- Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: phụ trách nghiệp vụ kinh doanh, kế hoạch kinh doanh, hợp đồng kinh tế, thanh lý hợp đồng kinh tế, kiểm tra và kiểm toán hàng hoá vật tư. Phụ trách về vật tư, vận tải xi măng, công tác định mức trong khâu vận tải và trong từng cửa hàng, chất lượng hàng hoá, kỹ thuật giao nhận, bốc xếp, lưu kho, xây dựng quy trình, quy phạm các chế độ an toàn của công ty. Phụ trách công tác đào tạo, cải tiến kỹ thuật và công tác sửa chữa lớn.
- Văn phòng công ty: thực hiện chức năng tham mưu giúp việc Giám đốc Công ty trên các lĩnh vực công tác: Hành chính quản trị phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh, công tác bảo vệ tự vệ quân sự, công tác vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh lao động và chăm sóc sức khỏe cho CB.CNV trong Công ty, với nhiệm vụ chủ yếu:
+ Tổ chức quản lý và thực hiện tốt công tác hành chính, lưu trữ và bảo mật của Công ty theo đúng qui định của Nhà nước.
+ Tổ chức quản lý và thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ chính sách về nhà đất.
+ Tổ chức tốt công tác phục vụ.
+ Tổ chức quản lý và thực hiện tốt việc chăm lo sức khoẻ, vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh lao động trong Công ty.
+ Tham mưu giúp việc Giám đốc: giải quyết việc đối ngoại, xây dựng chương trình công tác tuần tháng… và kiểm tra thực hiện, chịu trách nhiệm ghi biên bản các cuộc họp của Công ty.
+ Quản lý và tổ chức tốt công tác bảo vệ tài sản hàng hoá, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại các nơi làm việc của Công ty.
+ Chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt công tác tự vệ quân sự trong Công ty.
- Phòng Kế toán tài chính: thực hiện chức năng tham mưu giúp việc Giám đốc Công ty về tổ chức hệ thống thống kê, hạch toán kế toán và công tác tài chính phục vụ có hiệu quả quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Phòng kế toán tài chính được giao nhiệm vụ:
+ Lập kế hoach tài chính cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
+ Nhận kế hoạch hàng năm về chỉ tiêu tài chính do Tổng Công ty giao cho Công ty. Phân chia chỉ tiêu cho các quí, tháng trong năm và cho Xí nghiệp trực thuộc, thực hiện kế hoach tài chính về mọi mặt quản lý sát sao thu , chi quĩ tiền mặt, phản ánh đúng, đủ, kịp thời, chính xác các khoản chi trong quá trình sản xuất kinh doanh, thường xuyên kiểm tra và lập biểu báo cáo tài chính hoạt động của Công ty theo tháng, quí, năm.
+ Tổ chức thực hiện và kiểm tra thườg xuyên công tác thống kê, hạch toán kế toán theo đúng với qui định của Nhà nước.
+ Thông qua công tác thống kê hạch toán, kế toán hàng ngày để phát hiện những sai lệch, thừa thiếu xi măng trong quá trình tiếp nhận, vận chuyển, dự trữ, cấp phát và lưu thông để báo cáo Giám đốc xử lý kịp thời.
+ Trực tiếp kiểm tra và thanh toán các công nợ, phải thu, phải trả, phải đòi đối với khách hàng và các đối tác, quản lý, cân đối quĩ tiền mặt, thanh toán các khoản tiền cho CB. CNV một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác.
+ Quản lý và sử dụng tốt hệ thống các máy trang bị cho phòng .
+ Chủ động kết hợp với các đơn vị có liên quan trong việc lậpbiểu báo cáo và bảo vệ xét duyệt hoàn thành kế hoạch hàng năm với cơ quan Tổng Công ty.
- Phòng kế hoạch thị trường: thực hiện chức năng tham mưu giúp Gám đốc Công ty trong lĩnh vực Marketing quản lý thị trường. Tổ chức xây dựng mạng lưới bán lẻ xi măng, mạng lưới các cửa hàng đại lý, kiểm tra việc thực hiện nội qui qui chế về công tác quản lý tiêu thụ xi măng của Công ty. Phòng Quản lý dự án và kỹ thuật đầu tư được giao nhiệm vụ:
+ Điều tra tổng hợp dự báo nhu cầu hàng tháng, quí, năm về từng chủng loại xi măng trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Tổng hợp báo cáo lượng xi măng thực tế tiêu thụ trong từng thời kỳ. từng loại của Trung Ương cũng như địa phương, giá cả thực tế từng loại, phương thức kinh doanh của mỗi đơn vị một cách kịp thời chính xác, đầy đủ và đề xuất với Giám đốc Công ty biẹn pháp chỉ đạo kịp thời góp phần ổn định giá cả thị trường xi măng.
+ Thường xuyên theo dõi để nắm chắc sự biến động của thị trường xi măng về nhu cầu, giá cả, thị hiếu cảu người tiêu dùng. Tham mưu đề xuất các hình thức quảng cáo, chào hàng và các phương thức cạnh tranh.
+ Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty, xây dựng các biện pháp thực hiện kế hoạch, phương thức bán hàng, phân giao kế hoạch cho các đơn vị trực thuộc Công ty. Nghiên cứu mở rộng sản xuất kinh doanh, liên doanh, liên kết, đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh của Công ty và có phương án đầu tư hợp lý.
+ Kiểm tra việc thực hiên qui chế bán lẻ xi mang đối với các cửa hàng bán lẻ xi măng và các cửa hàng đại lý. Phát hiện để xử lý nghiêm trọng các cá nhân, cửa hàng cố tình làm sai, thất thoát, hư hỏng hàng hoá.
+ Nghiên cứu, khảo sát và xây dựng phương án tổ chức mạng lưới kinh doanh tiêu thụ xi măng trên địa bàn Công ty vật tư kỹ thuật xi măng quản lý.
+ Phối hợp với các cơ quan quản lý thị trường xi măng, các cơ quan chức năng để làm tốt công tác quản lý thị trường xi măng.
+ Chủ động kết hợp với các đơn vị có liên quan trong việc lập biểu báo cáo và bảo vệ xét duyệt hoàn thành kế hoạch hàng năm với cơ quan Tổng Công ty.
- Phòng Quản lý dự án và kỹ thuật đầu tư: thực hiện chức năng tham mưu giúp Giám đốc Công ty trên các lĩnh vực lập và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, công tác kỹ thuật đầu tư xây dựng cơ bản sửa chữa lớn, quản lý tổ chức vận tải, quản lý chất lượng xi măng. Phòng Kế hoạch thị trường thực hiện nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu mở rộng thị trường, đa dạng hoá sản xuất kinh doanh và có dự án đầu tư hợp lý.
+ Xây dựng kế hoạch đầu tư, xây dựng cơ bản, các dự án đầu tư trang thiết bị, sửa chữa lớn… lập luận chứng kinh tế, kỹ thuật, tổ chức đấu thầu xây dựng, khảo sát thiết kế thi công xây dựng, giải phóng mặt bằng.
+ Tổ chức giám sát thi công, kiểm tra chất lượng thi công từng hạng mục công trình, xử lý vướng mắc, nghiệm thu công trình, quyết toán hạng mục công trình.
+ Tham mưu giúp Giám đốc trong việc xây dựng xác định giá cả phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh. Quản lý tập hợp sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, đánh giá hiệu quả và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh.
+ Xây dựng, soạn thảo thiết kế các makét, biển bảng về hình thức, nội dung quảng cáo trên biển bảng cửa háng, bảng giá…
- Phòng Điều độ - Quản lý kho: có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Công ty trong các lĩnh vực: Lập kế hoạch điều độ sản xuất kinh doanh, ttỏ chức tiếp nhận, áp tải, bảo quản, xếp dỡ, giao nhận hàng hoá, điều độ vận tải, tổ chức quản lý việc nhập, xuất xi măng và vật tư hàng hoá tại các kho hàng, bến bãi phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty, với nhiệm vụ chủ yếu:
+ Hàng tháng căn cứ vào hợp đồng mua, bán xi măng và tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty để lập kế hoạch và tổ chức tốt việc tiếp nhận xi măng tại các đầu nguồn. Phối hợp chặt chẽ với các Công ty đầu nguồn, các chủ phương tiện tham gia vận chuyển hàng hoá để tổ chức tốt việc giao nhận, vận chuyển, áp tải( nếu có) xi măng từ đầu nguồn về các điểm nhận hàng.
+ Lập kế hoạch tác nhiệp hàng ngày về việc điều phối xi măng theo phương tiện vận tải, quia hệ chặt chẽ với các ga, cảng…, tổ chức đủ lực lượng bốc xếp để giải toả và giao nhận hàng hoá tại các đầu mối giao nhận của Công ty. Chịu trách nhiệm lập thủ tục và tổ chức thực hiện giao hàng cho các đối tượng nhận hàng. Tổ chức phục vụ tận tình chu đáo với khách dến nhận và trả hàng.
+ Tổ chức điều hành sản xuất đúng kế hoạch tác nghiệp. Chịu trách nhiệm quản lý hàng hoá trong suốt quá trình tiếp nhận, áp tải, và giao cho các đơn vị có liên quan.
+ Tổ chức điều phối và sử dụng các lực lượng vận tải nội bộ của Công ty và lực lượng vận tải thuê ngoài một cách khoa học, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả.
+ Thực hiện nhiệm vụ trung tâm thông tin điều hành sản xuất trong toàn Công ty, thu nhận toàn bộ thông tin, xử lý các nguồn thông tin trong quá trình tác nghiệp, điều độ sản xuất kinh doanh của Công ty.
+ Đảm bảo đủ lượng kho chứa theo yêu cấu dự trữ xi măng của Công ty từng thời kỳ, củng cố, kiện toàn hệ thống mạng lưới kho đảm bảo khao học, hợp lý hiệu quả.
+ Xây dựng qui trình nhập, xuất, điều độ hàng hoá, quản lý và nắm chắc về số lượng, trọng lượng, chất lượng, chủng loại, số lô hàng hoá trong kho, tổ chứ thực hiện nghiêm qui định cuat Công ty về quản lý xuất, nhập xi măng.
+ Tổ chức thực hiện tốt chế độ thống kê, boá cáo, luân chuyển chứng từ, mở sổ sách theo dõi thống kê nghiệp vụ nhập, xuất hàng hoá.
+ Thực hiện chế đọ báo cáo nhanh, định kỳ, báo cáo theo yêu cầu đột xuất. . Xây dựng báo cáo sơ kết, tống kết thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh tháng, qúi, năm và phương hướng kỳ tới.
+ Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, các trang thiết bị, phương tiện làm việc. HIệp tác chặt chẽ với các đơn vị liên quan, động viên CB. CNV hăng hái thi đua lao động sản xuất thực hành chống tiết kiệm, lãng phí. Tổ chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Phòng tiêu thụ xi măng: có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Công ty quản lý là tổ chức thực hiện tốt công tác tiêu thụ xi măng trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Phòng tiêu thụ xi măng được giao nhiệm vụ
+ Tiếp thị, nắm bắt nhu càu tiêu dùng xi măng của nhân dân và các đơn vị kinh tế xã hội trên địa bàn Thành phố để xây dựng phương án tiêu thụ xi măng phù hợp với từng thời kỳ, đảm bảo giữ vững phát triển và mở rộng các hình thức tiêu thụ xi măng.
+ Đề xuất kịp thời các biện pháp quản lý điều hành các phương thức tiêu thụ xi măng trình Giám đốc Công ty duyệt và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả.
+ Quản lý và tổ chức điều hành hoạt động của các trung tâm, các cửa hàng, đại lý bán xi măng của Công ty trên địa bàn Thành phố nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao.
+ Đề xuất việc phát triển, thành lập, giải thể, sát nhập các trung tâm, các cửa hàng bán xi măng, điều động bố trí lao động, bổ nhiệm Cán bộ, lập thủ tục đề nghị xin cấp đủ các giấy tờ cần thiết, liên quan đến hoạt động của trung tâm, cửa hàng.
+ Tổ chức kiểm tra, giám sát việc lập và thực hiện kế hoạch tác nghiệp hàng ngày của các trung tâm, các cửa hàng.
+ Tổ chức quản lý chặt chẽ hoá đơn chứng từ sổ sách và các tài liệu liên qua đến hoạt động tiêu thụ xi măng, thực hiện nghiêm túc chế độ luân chuyển chứng từ, thống kê báo cáo theo qui định nghiệp vụ của Công ty và pháp lệnh thống kê kế toán của Nhà nước.
+ Lập các thủ tục để thanh toán các chi phí bán hàng và đề nghị trang cấp các trang bị, phương tiện làm việc cho các cửa hàng, trung tâm đảm bảo kịp thời phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Chủ trì và báo cáo Công ty hỗ trợ để giải quyết các tranh chấp về chất lượng xi măng do Phòng Tiêu thụ xi măng bán ra.
+ Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, các trang thiết bị, phương tiện làm việc. HIệp tác chặt chẽ với các đơn vị liên quan, động viên CB. CNV hăng hái thi đua lao động sản xuất thực hành chống tiết kiệm, lãng phí. Tổ chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Phòng tổ chức lao động.
4.Chức năng nhiệm vụ của phòng tổ chức lao động.
a. Cơ cấu phòng tổ chức.
Trước năm 2006 phòng tổ chức lao động có 7 người, cuối 2006 do thực hiện cổ phần hoá, tinh giảm biên chế ma nhân sự trong phòng chỉ còn lại 6 người, gồm:
- Trưởng phòng: phụ trách chung, ra chỉ thị và quyết định thưcj hiện các công việc của phòng. Đã qua đào tạo tại nhiều trường đại học và các lớp học nâng cao và củng cố chuyên môn do ban tổ chức chính phủ tổ chức, trong đó có tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế lao động – ĐH. Kinh Tế Quốc Dân, và trường lý luận cao cấp.
- Phó phòng: Phụ trách tiền lương, làm công tác định mức lao động từ đó xây dựng phương án và đơn giá tiền lương, phân bổ tiền lương cho từng khối (văn phòng – lao động gián tiếp, tiêu thụ - lao động trực tiếp). Ngoài ra còn phụ trách việc thi đua khen thưởng, xây dựng các quy chế thi đua khen thưởng theo Luật thi đua khen thưởng, đồng thời kết hợp những chính sách mềm dẻo phù hợp với công ty. Phó phòng tổ chức đã qua đào tạo khoa kinh tế trường ĐH. Bách Khoa Hà Nội, ngoài ra cũng tốt nghiệp trường lý luận cao cấp.
- Một cán bộ làm về bảo hiểm, hưu trí, an toàn lao động, định biên lao động. Đã tốt nghiệp ĐH. Bách Khoa Hà Nội.
- Một cán bộ tiền lương, chuyên về tính toán, chia lương cho cán bộ, nhân viên trong công ty theo đơn giá tiền lương đã xác định. Đã tốt nghiệp khoa Kế toán, ĐH. Kinh Tế Quốc Dân.
- Một thanh tra pháp chế: thanh tra nội bộ, giám đốc dùng để kiểm tra nội bộ công ty. Thanh tra kiểm tra việc chấp hành nội quy, thực hiện và hoàn thành công việc, xử lý các vi phạm nội bộ… Cán bộ thanh tra đã tốt nghiệp ĐH. Luật Hà Nội.
b.Chức năng.
Tham mưu, giúp giám đốc công ty trong lĩnh vực thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động, công tác tổ chức, cán bộ; lao động tiền lương, an toàn vệ sinh lao động; công tác thanh tra pháp chế, công tác bảo vệ chính trị nội bộ.
c.Nhiệm vụ chủ yếu.
- Căn cứ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty để nghiên cứu đề xuất với Giám đốc về việc hoàn thiện mạng lưới tổ chức như thành lập mới, giải thể, tách, sát nhập tổ chức… phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ, đảm bảo gọn, nhẹ và họt động có hiệu quả. Xây dựng chức nang, nhiệm vụ và mối quan hệ hiệp tác lao động giữa các đơn vị trong Công ty: tham mưu giúp Giám đốc trong công tác qui hoạch, đào tạo, nhận xét đánh giá cán bộ; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm cán bộ, đề xuất nâng bậc, nâng lương, điều chỉnh tiền lương cho CB.CNV, tham mưu giải quyết các tranh chấp về lao động và tiền lương trong Công ty.
- Lập kế hoạch về nguồn lao động hàng năm, tham mưu các biện pháp giảm biên chế, tuyển dụng mới nguồn lao động, ra các quyết định về tổ chức theo phân cấp như: Quyết định điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ, các quyết định thành lập, giải thể, sát nhập các tổ chức, các hội đồng, các tổ tư vấn … các quyết định nâng bậc, nâng lương và các quyết định khác thuộc lĩnh vực tổ chức và lao động.
- Tham mưu giúp giám đốc Công ty trong việc phân cốngử dụng lao động hợp lý trên cơ sở định biên lao động sát thực đối với từng đơn vị trong toàn Công ty. Tổ chức đào tạo, kèm cặp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật và nghiệp vụ đối với người lao động, đề xuất chọn cử CBCNV đi học tập, tham quan khảo sát trong và ngoài nước; quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của Công ty.
- Lập kế hoạch quĩ tiền lương hàng năm trình cấp trên phê duyệt, xây dựng và hoàn thiện qui chế quản lý, phân phối quĩ tiền lương. Xây dựng đ[n giá tiền lương đối với các công việc trong Công ty trình cấp trên phê duyệt, phân bổ và giao đơn giá tiền lương cho các đơn vị trong Công ty; xây dựng các định mức lao động đối với các loại công việc trong công ty trình cấp trên phê duyệt, tổ chức áp dụngcác định mức lao động tiên tiến vào quá trình sản xuất kinh doanh của công ty vật tư kỹ thuật xi măng. Tham mưu, đề xuất các hình thức trả lương trong công ty vật tư kỹ thuật xi măng đảm bảo công bằng hợp lý đúng chế độ chính sách và có tác dụng kích thích người lao động.
- Thực hiện việc thanh toán kịp thời, đầy đủ, chính xác các khoản tiền lương, tiền thưởng và các chế độ có tính chất lượng đối với người lao động; quản lý theo dõi và thực hiện các chế độ chính sách như nghỉ phép, nghỉ hưởng chế độ BHXH (hưu trí, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp). Theo dõi thu nhập đối với từng CBCNV, lập thủ tục xin cấp sổ BHXH, sổ lao động; quản lý, bảo quản và bổ sung kịp thời hồ sơ, sổ BHXH, sổ lao động của CBCNV thuộc phạm vị quản lý của Công ty, theo dõi và quyết định toán thu, nộp BHXH đối với cơ quan BHXH địa phương theo qui định của điều lệ bảo hiểm xã hội Việt Nam. Tổ chức thực hiện việc bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người lao động theo qui định của Nhà nước; quản lý, theo dõi đội ngũ CBCNV của Công ty đã về nghỉ hưu trí, tham mưu đề xuất các buổi họp mặt, tặng quà và giải quyết các kiến nghị đối với Công ty của CNCNV đã về nghỉ hưu trí.
- Tham mưu giúp Giám đốc triển khai công tác an toàn và vệ sinh lao động theo qui định của Nhà nước như: Tổ chức hệ thống chỉ đạo công tác bảo hộ lao động; xây dựng hoàn thiện và ban hành các nội quy, quy định về ATVSLĐ; tổ chức huấn luyện về kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động cho CBCNV, tổ chức kiểm định các thiết bị yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ, các hệ thống thu lôi, chống sét theo quy định của Nhà nước; trang bị đầy đủ, kịp thời các phương tiện phòng hộ lao động, kiểm tra hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị và phương tiện phòng hộ lao động đối với người lao động để đảm bảo an toàn trong lao động sản xuất. Giải quyết các vụ tai nạn lao động và thực hiện việc theo dõi điều tra khai báo theo quy định.
- Xây dựng và ban hành quy chế thi đua khen thưởng trong Công ty; tham mưu đề xuất các nội dung và hình thức tổ chức các phong trào thi đua trong lao động sản xuất, triển khai thực hiện phong trào, theo dõi phong trào và sơ kết, tổng kết đề xuất khen thưởng các cá nhân tập thể có thành tích trong phong trào thi đua, đề xuất khen thưởng các danh hiệu thi đua theo quy định của nhà nước đảm bảo chính xác, kịp thời để công tác thi đua thực sự là đòn bẩy kinh tế.
- Giúp Giám đốc trong việc xây dựng và ban hành nội quy lao động của Công ty theo quy định của pháp luật, đề xuất xử lý các vụ việc vi phạm kỷ luật lao động đảm bảo kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật và có tác dụng giáo dục thiết thực.
- Tham mưu giúp Giám đốc, tổ chỉ đạo các đơn vị trong Công ty thực hiện tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ. Ngăn chặn kịp thời những âm mưu diễn biến hoà bình phá hoại chống lại đường lối chính sách của Đảng có thể xảy ra trong Công ty. Nắm bắt tình hình để tham mưu giúp Giám đốc duy trì và bảo đảm sự thống nhất, đoàn kết nội bộ Công ty.
- Tham mưu giúp Giám đốc về lĩnh vực pháp luật trong sản xuất kinh doanh; tổ chức tuyên truyền và phổ biến pháp luật trong Công ty, tham mưu đề xuất biện pháp giải quyết các vụ việc vi phạm pháp luật xảy ra trong Công ty, xây dựng chương trình, kế hoạc và tổ chức thực hiện công tác thanh tra kiểm tra định kỳ, đột xuất các hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện pháp luật trong toàn Công ty. Tổ chức tiếp nhận đơn thư khiếu nại tố cáo của nhân dân, tham mưu các biện pháp giúp Giám đốc Công ty giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo đảm bảo đúng trình tự và các quy định của pháp luật; giúp Giám đốc Công ty tiếp và làm việc với các đoàn thanh tra, kiểm tra các cơ quan điều tra… đến làm việc tại Công ty. Lưu trữ các văn bản, tài liệu, các kết luân thanh tra, kiểm tra của các đoàn tại Công ty.
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động các trang thiết bị, phương tiện làm việc được Công ty giao. hiệp tác chặt chẽ với các đơn vị liên quan, động viên CBCNV hăng hía thi đua lao động sản xuất thực hành tiết kiệm, chống tham ô lãng phí. Tổ chức thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được Công ty giao.
III. Kết quả thực hiện chức năng nhiệm vụ của công ty.
1. Kết qủa sản xuất kinh doanh dịch vụ.
a. Kết quả kinh doanh.
Bảng 1: Bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh
Đơn vị: nghìn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
1. Tổng doanh thu
1.516.533.879
1.578.340.178
1.385.059.979
2. Giá vốn hàng bán
1.407.399.507
1.467.718.789
1.285.927.853
3. Lợi nhuận gộp
109.134.371
110.621.389
99.132.125
4. Doanh thu tài chính
4.155.368
2.932.756
2.370.481
5. Chi phí hoạt động tài chính (lãi vay)
1.739
1.542
993.316
6. Chi phí bán hàng
84.557.739
86.789.693
66.167.710
7. Chi phí quản lý DN
26.669.377
20.829.619
21.426.572
8. LN thuần từ hoạt động kinh doanh
8.660.885
5.934.499
12.915.007
9. Thu nhập khác
18.350.345
21.459.774
7.512.088
10. Chi phí khác
14.556.159
18.408.214
5.177.949
11. Lợi nhuận khác
3.794.159
3.051.560
2.344.138
12. Tổng lợi nhuận trước thuế
12.455.044
8.986.060
15.249.145
13. Thuế thu nhập
4.520.397
2.509.096
4.269.760
14. Lợi nhuận sau thuế
7.934.647
6.476.963
10.979.384
Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh trên cho thấy doanh thu của Công ty vật tư kỹ thuật xi măng rất lớn vì Công ty kinh doanh xi măng - một sản phẩm có giá trị cao và là vật liệu không thể thiếu trong ngành xây dựng. Quá trình công nghiệp hoá của đất nước càng nhanh thì nhu cầu xi măng cho xây dựng cũng tăng nhanh tương ứng, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay nhu cầu xây dựng là rất lớn để hoàn thiện cơ sở vật chất hạ tầng. Do đó, nhu cầu xi măng tăng nhanh đột biến trong những năm qua, đó cũng là cơ hội cho doanh nghiệp phát triển tăng doanh thu.
Doanh thu của Công ty năm 2003 là 1.516.533.879 nghìn đồng, năm 2004: 1.578.340.178 nghìn đồng, năm 2005: 1.385.059.979 nghìn đồng. Doanh thu của Công ty năm 2004 tăng 104,1% so với năm 2003. Năm 2005 doanh thu giảm so với năm 2004 và 2003, doanh thu của Công ty năm 2005 bằng 87,8% năm 2004. Đó là do một số nguyên nhân khách quan mang lại như: Công ty quản lý một số địa bàn trong năm 2005 ảnh hưởng hai cơn bão đã làm công tác xây dựng trên địa bàn giảm sút, dẫn đến sản lượng tiêu thụ xi măng cũng giảm sút theo. Giá xăng dầu tăng cao làm ảnh hưởng tới công tác tiếp nhận, vận chuyển của Công ty bằng đường sắt và đường bộ gặp khó khăn, đồng thời làm cho giá bán biến động. Ngoài ra, mức độ cạnh tranh gay gắt , quyết liệt giữa Công ty và các công ty xi măng liên doanh như Nghi Sơn, Phúc Sơn, Chifon Hải Phòng… và những biến động phức tạp như việc cạnh tranh giữa các công ty con trong cùng Tổng công ty xi măng Việt Nam tại thị trường Hà Nội, Hà Tây và các tỉnh lân cận. Thêm vào đó là thị trường nhà đất năm 2005 đóng băng làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng các công trình dẫn tới việc tiêu thụ xi măng của Công ty cũng giảm sút theo.
Lợi nhuận gộp của Công ty năm 2003 là 109 tỷ đồng, năm 2004 là 110 tỷ đồng và năm 2005 là 99 tỷ đồng:
- Năm 2004 lợi nhuận gộp bằng 101% so với năm 2003.
- Năm 2005 lợi nhuận gộp bằng 99% so với năm 2004.
Lợi nhuận gộp của Công ty là tương đối cao vì doanh thu của Công ty là tương đối lớn. Và chứng tỏ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty là tương đối lớn, và do đó tổ chức tốt mạng lưới bán hàng sẽ làm chi phí này giảm xuống và sẽ làm cho lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng lên và Công ty sẽ đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.
Chi phí bán hàng của Công ty năm 2003 là 84.557.739 nghìn đồng, năm 2004 là 86.789.693 nghìn đồng và năm 2005 là 66.167.710 nghìn đồng.
- Năm 2004 chi phí bán hàng tăng 2.231.954 nghìn đồng tức 102,6% so với năm 2003.
- Năm 2005 chi phí bán hàng giảm 20.0621.983 nghìn đồng, tức bằng 76,3% so với năm 2004.
Chi phí bán hàng của Công ty rất lớn vì Công ty là một doanh nghiệp thương mại do đó việc giảm chi phí bán hàng rất có ý nghĩa với Công ty. Năm 2005 chi phí bán hàng giảm một cách đáng kể, giảm 20..621.983 nghìn đồng chứng tỏ đây là một thành tích rất đáng kể của Công ty. Chi phí bán hàng năm 2005 giảm còn là do một phần doanh thu giảm do đó làm cho chi phí bán hàng giảm theo, nhưng không thể bỏ qua những cố gắng của Công ty trong việc làm giảm chi phí bán hàng.
Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2003 là 26.669.377 nghìn đồng, năm 2004 là 20.829.619 nghìn đồng và năm 2005 là 21.426.572 nghìn đồng. Do đó, năm 2004 chi phí quản lý doanh nghiệp bằng 77,9% so với năm 2003, đây là thành tích của doanh nghiệp trong việc giảm chi phí quản lý doanh nghiệp, mặc dù năm 2004 doanh thu của Công ty tăng so với năm 2003 nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp lại giảm. Năm 2005 chi phí quản lý doanh nghiệp bằng 102,8% so với năm 2004, tuy chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhưng chi phí bán hàng lại giảm, do đó năm 2005 Công ty đã tăng cường công tác giám sát, kiểm tra nên chi phí quản lý doanh nghiệp tăng.
Qua biểu đồ biểu diễn lợi nhuận gộp, chi phí bán hàng và chi phí quản lý kinh doanh ta thấy, năm 2005 lợi nhuận gộp của Công ty là cao nhất, chi phí bán hàng cũng cao nhất nhưng chi phí quản lý lại thấp nhất.
Tỷ lệ lợi nhuận gộp/doanh thu năm 2003 đạt 7,2%, năm 2004 đạt 7% và năm 2005 đạt 7,2%. Do năm 2004 lợi nhuận gộp so với năm 2003, vì giá vốn hàng bán tăng đáng kể và chi phí bán hàng cũng tăng. Năm 2005 tỷ lệ này tăng hơn năm 2004 vì Công ty đã giảm chi phí bán hàng một cách đáng kể, do đó tuy doanh số có giảm sút nhưng tỷ lệ lợi nhuận gộp trên doanh thu của Công ty vẫn tăng.
Lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2003 là 7.934.647 nghìn đồng, năm 2004 là 6.476.963 nghìn đồng và năm 2005 là 10.979.384 nghìn đồng. Do đó, năm 2004 lợi nhuận sau thuế giảm 1.457.684 nghìn đồng, tức năm 2004 lợi nhuận sau thuế chỉ bằng 81.6% so với năm 2003. Năm 2005 lợi nhuận sau thuế tăng so với năm 2004 là 4.502.421 nghìn đồng, tức là năm 2005 lợi nhuận sau thuế bằng 170% so với năm 2004 và bàng 138.7% so với năm 2003. Đây là một thành tích rất đáng kể của Công ty trong năm 2005, tuy doanh thu của Công ty giảm sút mạnh so với năm 2004 và năm 2003 lợi nhuận của Công ty vẫn tăng so với 2 năm qua. Lý do làm cho Công ty tăng lợi nhuận sau thuế là do chi phí bán hàng của Công ty đã giảm đáng kể, vì vậy việc tổ chức tốt mạng lưới tiêu thụ đã làm cho chi phí quản lý của doanh nghiệp giảm và vì thế lợi nhuận của Công ty tăng lên.
Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/doanh thu của Công ty năm 2003 là 0,523% và năm 2004 là 0,41%, năm 2005 là 0,79%. Từ các con số trên ta thấy doanh thu của Công ty rất lớn nhưng lợi nhuận sau thuế của Công ty lại rất thấp so với doanh thu do đặc thù của sản phẩm xi măng là có giá trị lớn, lợi nhuận trên mọt đơn vị sản phẩm là rất thấp.
- Năm 2004 tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu giảm so với năm 2003 là vì chi phí bán hàng tăng và doanh thu từ hoạt động tài chính của Công ty giảm so với năm 2003.
- Năm 2005 lợi nhuận sau thuế trên doanh thu tăng hơn năm 2004, đây là thành tích của Công ty, đặc biệt là do Công ty đã làm giảm mạnh chi phí bán hàng nên lợi nhuận sau thuế tăng.
Năm 2003 Công ty đã nộp ngân sách nhà nước là 14.225.374 nghìn đồng.
Năm 2004 Công ty đã nộp ngân sách nhà nước là 19.757.065 nghìn đồng.
Năm 2005 Công ty đã nộp ngân sách nhà nước là 17.600.300 nghìn đồng.
Năm 2006 Công ty đã nộp ngân sách nhà nước là 14.000.000 nghìn đồng.
Nộp ngân sách nhà nước của Công ty năm 2004 là cao nhất là do doanh thu của Công ty năm 2004 cao hơn các năm qua. Năm 2005 nộp ngân sách của Công ty thấp hơn các năm 2003 và 2004 nên việc nộp ngân sách cũng thấp hơn năm 2004. Phân tích trên cho thấy năm 2004 Công ty tuy có doanh thu cao hơn năm 2003 nhưng các chỉ tiêu về lợi nhuận lại giảm so với năm 2003. Do đó, năm 2004 doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả bằng năm 2003 do Công ty phải phát sinh thêm một số loại chi phí tăng như chi phí bán hàng, giá vốn hàng bán tăng, một số chi phí khác tăng, nhưng thu nhập lại giảm. Năm 2005 Công ty kinh doanh tương đối hiệu quả, tuy doanh thu của Công ty giảm so với các năm qua nhưng chi phí bán hàng của Công ty lại giảm nên Công ty đạt lợi nhuận cao hơn các năm qua. Do đó, việc tổ chức tốt mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của Công ty có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm và đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.
Nhìn vào biểu đồ biểu diễn các chỉ tiêu lợi nhuận gộp, lợi nhuận sau thuế, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp ta thấy: lợi nhuận gộp của năm 2003 khá cao tuy nhiên lội nhuận sau thuế lại thấp, đó là do chi phí cho bán hàng và quản lý doanh nghiệp cao, lãng phí, sự phân bổ chưa hợp lý. Năm 2004 lợi nhuận gộp của Công ty cao nhất nhưng lợi nhuận sau thuế của Công ty lại thấp nhất trong các năm, đó là do chi phí của công ty cho các hoạt động trong năm 2004 cao, đặc biệt chi phí cho bán hàng năm 2004 cao nhất trong ba năm (86789693 nghìn đồng). Tuy nhiên đến năm 2005 lợi nhuận gộp của Công ty tuy thấp nhất trong các năm nhưng lợi nhuận sau thuế lại cao nhất,chi phí cho bán hàng giảm mạnh, cho thấy sự phân bổ hợp lý của Công ty trong năm 2004, do đã đầu tư tốt cho bộ phận bán hàng ( đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên bán hàng, sửa sang lại hệ thống cửa hàng…) nên năm 2005 bộ phận bán hàng chuyên nghiệp hơn, dẫn đến phí cho việc bán hàng giảm đi nhiều.
Ngoài chức năng cung ứng và lưu thông xi măng do các nhà máy thuộc Tổng công ty xi măng sản xuất ( đây là nguồn thu chủ yếu của Công ty), Công ty còn có một số hoạt động kinh doanh khác tạo ra doanh thu và lợi nhuận. Xí nghiệp bao bì Vĩnh Tuy mới đi vào hoạt động nhưng cũng đã phát huy hiệu quả, mang lại doanh tu và lợi nhuận bước đầu cho Công ty. Trung tâm thể thao giải trí là nơi cho thuê sân tení, bể bơi, cho thuê hội trường, các hoạt động giải trí như massage, bước đầu cũng đã mang lại lợi nhuận cho Công ty. Trong thời kì kinh doanh ngày càng gay gắt thì việc Công ty đa dạng hóa kinh doanh là một hướng đi đúng đắn, phân tán rủi ro, tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty.
b. Kết quả tiền lương doanh nghiệp.
Bảng 2 : Tổng hợp tiền lương các năm
Năm
Lao động bình
Quân
(người)
Sản lượng hàng bán
(tấn)
Quỹ lương thực hiện
(nghin đồng)
Lương bình quân
(nghìn đồng)
2003
738
2.220.244,505
28.641.504,124
3.234,136
2004
714
2.308.590,495
29.234.148,099
3.412,015
2005
720
2.029.472,925
27.669.436,780
3.202,481
Quỹ tiền lương được xây dựng từ các nguồn:
Bán xi măng.
Áp tải.
Quỹ lương của bên vận tải sửa chữa.
Chuyên trách công đoàn.
Một phần cho thuê kho bãi.
Quỹ tiền lương được hình thành từ hai nguồn chủ yếu là nguồn bán xi măng và quỹ lương của bên vận tải sửa chữa. Vì Công ty vật tư kỹ thuật xi măng là công ty chuyên kinh doanh xi măng, nên tiền lương trả cho công nhân phụ thuộc vào lợi nhuận thu được từ việc tiêu thụ xi măng. Thu nhập của công nhân viên trong công ty luôn lớn hơn tiền lương họ nhận được đó là do Công ty còn hỗ trợ cho họ một khoản tiền ăn trưa, cuối năm họ còn nhận được một khoản được chia từ quỹ lương dự phòng nếu còn dư, ngoài ra hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ còn được nhận một khoản khuyến khích cho lao động tiên tiến.
Số lao động qua các năm có xu hướng giảm dần, năm 2003 là 738 người, đến năm 2005 còn 720 người, đến đầu năm 2007 chỉ còn 335 người. Đó là do sự điều chỉnh cơ cấu cơ cấu Công ty qua từng giai đoạn, từng thời kì phát triển của Công ty. Điều này lý giải cho việc tiền lương của công nhân viên trong Công ty tăng dần lên.
Năm 2003 bán được 2.220.244,505 tấn xi măng, năm 2004 bán được 2.308.590,495 tấn xi măng, tăng 4%, đó là do nhu cầu xây dựng hạ tầng cơ sở của nước ta ngày càng tăng phục vụ quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ra. Tuy nhiên năm 2005 lại giảm so với năm 2004 là 12%, đó là do sự ra đời và cạnh tranh của nhiều công ty xi măng khác, do các nguyên nhân như thiên tai, sự đóng băng thị trường bất động sản… làm giảm các công trình xây dựng, gây khó khăn cho việc xây dựng vì thế mà sản lượng xi măng tiêu thụ cũng theo đó giảm sút.
Quỹ tiền lương thực hiện tăng dần theo thời gian hoạt động của Công ty, năm 1995 chỉ có 3,5 tỷ đồng, năm 1996 là 7,3 tỷ đồng , năm 2000: 14,9 tỷ đồng, năm 2002: 21,9 tỷ đồng, năm 2003: 28,6 tỷ đồng, năm 2005: 27,66 tỷ đồng, cao nhất là 2004 với 29,2 tỷ đồng. Năm 2004 cùng với sản lượng tiêu thụ cao nhất trong các năm là quỹ tiền lương thực hiện cao nhất, số lao động tương đối ít so với các năm khác (714 người), từ đó mà tiền lương trả cho công nhân viên trong Công ty cung cao hơn (3.412 nghìn đồng). Lương bình quân năm 2005 thấp nhất trong ba năm, chỉ có 3.202 nghìn đồng, thấp hơn năm 2003 (3.234 nghìn đồng) và 2004 (3.234,136 nghìn đồng). Điều này thể hiện rất rõ ở sản lượng hàng tiêu thụ của Công ty qua các năm, bởi hoạt động của Công ty chủ yếu là bán xi măng, bán hàng hiệu quả thì tiền lương cho công nhân viên cũng theo đó mà cao lên và ngược lại.
2. Kết quả phát triển nguồn nhân lực.
Bảng 3 : Số lao động trong Công ty qua các năm
Đơn vị: Người
Số lao động năm 2003
Số lao động năm 2004
Số lao động năm 2005
1.Ban giám đốc 3
1.Ban giám đốc 3
1.Ban giám đốc 2
2.VP.Cđoàn+Đ.uỷ 3
2.VP.Cđoàn+Đ.uỷ 4
2.VP.Cđoàn+Đ.uỷ 4
3.P.Tổ chức lao động 8
3.P.Tổ chức lao động 8
3.P.Tổ chức lao động 7
4.P. Ktế k.hoạch 6
4.P. Ktế k.hoạch 4
4.P. Kế hoạch thị trường 9
5.P. tài chính kế toán 14
5.P. tài chính kế toán 13
5.P. tài chính kế toán 13
6.P. QL thị trường 6
6.P. QL thị trường 4
6.P. QLDAKTĐT 9
7.P. QLDAKTĐT 11
7.P. QLDAKTĐT 10
7.P. Điều độ và Qlkho 85
8.P. Điều độ và Qlkho 86
8.P. Điều độ và Qlkho 83
8.Văn phòng Công ty 44
9.Văn phòng Công ty 44
9.Văn phòng Công ty 44
9.P.Tiêu thụ xi măng 259
10. P.Tiêu thụ xi măng 260
10. P.Tiêu thụ xi măng 243
10.Nghỉ ốm đau,thai sản 11
11. Nghỉ ốm đau,thai sản 20
11. Nghỉ ốm đau,thai sản 19
11.Nghỉ chờ hưu
12.Nghỉ chờ hưu 8
12.Nghỉ chờ hưu 2
12.XN Vận tải 60
13. XN Vận tải 96
13.XN Vận tải 83
13.XN Bao bì Vĩnh Tuy 92
14. Lớp học vỏ bao 17
14.Trung tâm thể thao Gtri 7
15.Trung tâm thể thao Gtrí 7
Tổng khu vực Hà Nội 565
Tổng khu vực Hà Nội 544
Tổng khu vực Hà Nội 602
15. CN Thái Nguyên 22
16. CN Thái Nguyên 23
16. CN Thái Nguyên 22
16. CN Lào Cai 23
17. CN Lào Cai 22
17. CN Lào Cai 25
17. CN Vĩnh Phúc 27
18. CN Vĩnh Phúc 27
18. CN Vĩnh Phúc 28
18. CN Phú Thọ 89
19. CN Phú Thọ 86
19. CN Phú Thọ 85
Toàn Công ty 726
Toàn Công ty 702
Toàn Công ty 762
Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực quan trọng, quyết định cơ cấu lao động trong tổ chức hợp lý hay không hợp lý, gọn nhẹ hay kềnh càng, hiệu quả hay kém hiệu quả, nó còn quyết định sự thành công trong hoạt động kinh doanh của tổ chức. Trong quá trình hình thành và phát triển, số lao động trong Công ty luôn được điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn và yêu cầu hoạt động của Công ty. Năm 1995 Công ty có 998 lao động, tuy nhiên tới năm 2003 số cán bộ công nhân viên trong công ty giảm xuống còn 726 người, năm 2004 chỉ còn 702 người, đó là do Tổng công ty xi măng Việt Nam chuyển giao hai chi nhánh Công ty vật tư kỹ thuật xi măng tại Hà Tây, hoà Bình về lại công ty xi măng Bỉm Sơn nhằm đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ xi măng Bỉm Sơn, ngoài ra còn do sự tổ chức sắp xếp lại lao động hợp lý hơn, bớt cồng kềnh. Năm 2005 số lao động trong Công ty lại tăng lên 762 người, đó là do việc tiến hành hoạt động của xí nghiệp bao bì Vĩnh Tuy (92 người, trong đó 7 người đã được đào tạo những kỹ thuật, chuyên môn về bao bì từ năm 2004).
Cơ cấu Công ty có sự thay đổi và điều chỉnh cho phù hợp hơn, phòng quản lý thị trường và phòng kinh tế kế hoạch hợp nhất thành phòng kế hoạch thị trường. Nhằm phục vụ tiêu chí kinh doanh có hiệu quả hơn trong nền kinh tế thị trường. Ban giám đốc giảm từ ba người trong năm 2003, 2004 xuống còn hai người trong năm 2005, hiện nay ban giám đốc gồm giám đốc và một phó giám đốc kinh doanh.
Trong Công ty có phòng tiêu thụ xi măng là phòng có số lao động nhiều nhất, năm 2003 phòng này có 260 người, 243 người trong năm 2004, và 259 người vào năm 2005. Phòng tiêu thụ xi măng có cơ cấu như một chi nhánh nhỏ của Công ty, quản lý trực tiếp các cửa hàng và việc bán hàng tại Hà Nội, với hệ thống cửa hàng lên tới con số 115 cửa hàng số lao động tại phòng tiêu thụ xi măng là lớn nhất Công ty với đầy đủ các chức danh: Quản lý, nhân viên thống kê, kế toán, thủ quỹ và nhân viên trực tiếp bán hàng, mỗi trung tâm có khoảng 4-5 người làm công tác nghiệp vụ. Tuy nhiên, số lao động của phòng đông như vậy không có gì bất thường, thậm chí còn nên tăng thêm, bởi điều đó thể hiện việc kinh doanh của Công ty đang thuận lợi, các cửa hàng đang được mở rộng kéo theo số công nhân viên tăng lên.
Ngược lại phòng điều độ lại nên giảm số nhân viên, đây là phòng có số nhân viên tương đối đông: năm 2003 có 86 người, năm 2004 có 83 người, năm 2005 có 85 người. Phòng điều độ và quản lý kho gồm những lao động phụ trợ, lao động trung gian, không có yếu tố quyết định, đó là những lao động làm công việc giao nhận hàng, bốc dỡ hàng… những công việc này người bán hàng (các công ty xi măng) hay người mua hàng (các cửa hàng của Công ty vật tư kỹ thuật xi măng) có thể làm trọn gói.
Các phòng ban khác, số người thay đổi không đáng kể.
Số lao động tại các chi nhánh tăng giảm không đáng kể, có sự ổn định về số lượng:
- Chi nhánh Thái Nguyên có số lao động qua các năm là: năm 2003: 22, năm 2004: 23 và 2005: 22 cán bộ công nhân viên; biến động nhân sự không đáng kể thể hiện sự ổn định của chi nhánh này, điều này được chứng minh qua sàn lượng xi măng tiêu thụ được các năm rất ổn định, năm 2003: 118 nghìn tấn, năm 2004: 119 nghìn tấn, năm 2005: 131 nghìn tấn.
- Chi nhánh Lào Cai có số lao động qua các năm là: năm 2003: 23, năm 2004: 22, năm 2005: 25 cán bộ công nhân viên; năm 2005 tăng 3 người so với năm 2004, tương ứng 13,7% và tăng 2 người so với năm 2003, tương ứng với 8,7%. SỞ dĩ có sự tắng lên như vậy là do những năm gần đây nước ta đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Lào Cai là một trong những tỉnh biên giới phía Bắc đầy tiềm năng với các khu công nghiệp. Không những thế, sự thông thương với Trung Quốc là yếu tố quan trọng giúp cải thiện đời sống của người dân Lào Cai, từ đó nhu cầu xây dựng cũng tăng cao, đồng nghĩa với việc tăng sản lượng xi măng bán ra trên địa bàn. Ngoài ra, nước ta đang có chủ trương phát triển du lịch, và Sapa (Lào Cai) là một điểm du lịch thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước, xây dựng thêm nhiều khách sạn, nhà hàng để phục vụ lượng du khách khổng lồ đang đổ về Sapa là điều tất yếu, vì vậy lượng tiêu thụ xi măng của chi nhánh Lào Cai tăng nhanh từ 63 nghìn tấn năm 2003 lên 80 nghìn tấn năm 2005, số cửa hàng tại đây cũng tăng, điểu này giải thích tại sao số nhân viên lại tăng.
- Chi nhánh Vĩnh Phúc qua 3 năm chỉ tăng 1 lao động, hoạt động kinh doanh của chi nhánh luôn duy trì ở mức ổn định, tuy doanh thu không tăng vượt bậc như Thái Nguyên và Lào Cai nhưng cũng không giảm mạnh như Phú Thọ.
- Chi nhánh Phú Thọ số cán bộ công nhân viên giảm dần, năm 2003: 89 người, năm 2004: 86 người, năm 2005: 85 người. Sản lượng xi măng bán ra trên thị trường Phú Thọ giảm mạnh, dẫn đến số của hàng trên địa bàn không tăng mà còn giảm. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc giảm nhân viên.
Hiện nay để hoạt động hiệu quả hơn, Công ty đang tiến hành cổ phần hoá, tinh giảm biên chế, gọn nhẹ cơ cấu tổ chức, số lao động năm 2006 là 635 người, đầu năm 2007 chỉ còn 335 người.
3. Những tồn tại của Công ty
Bộ máy tổ chức của Công ty cồng kềnh gây lãng phí, chi phí cho quản lý luôn lớn hơn chi phí cho bán hàng, điều đó thể hiện việc Công ty chưa chú trọn nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý và đào tạo đội ngũ bán hàng. Ngoài ra công tác đào tạo nguồn nhân lực chưa mang lại hiệu quả cao.
Những yếu tố đặc thù của Công ty ảnh hưởng không nhỏ tới công tác tổ chức cán bộ:
- Công ty có địa bàn hoạt động rộng và phân tán đã làm có những tác động không tốt đến công tác tổ chức cán bộ: Phát sinh nhiều đầu mối tổ chức, từ đó đã làm tăng lao động gián tiếp, phục vụ, phụ trợ. Gây khó khăn trong côg tác vận động, tuyên truyền, giáo dục, nắm bắt tư tưởng và việc đào tạo, học tập đối với cán bộ công nhân viên. Khó khăn trong công tác quản lý lao động, đặc biệt là đối với lao động bán hàng, lái xe… do phải thường xuyên cơ động tiếp thị, bán hàng, vận chuyển trên đường.
- Lực lượng lao động của Công ty rất đông do sáp nhập nhiều đơn vị (năm 1995 có 998 người, đến nay còn 335 người), từ đó đã ảnh hưởng tới công tác quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực. Hiện nay tuy số lao động đã giảm đi gần 3 lần so với trước kia, tuy nhiên Công ty vẫn đang tiếp tục làm gọn nhẹ bộ máy, và số lao động trong Công ty sẽ vẫn tiếp tục giảm xuống trong năm tới.
- Tư tưởng, tác phong, ý thức và kỷ luật lao động của cán bộ công nhân viên còn chậm chạp, trì trệ, chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng của nhân viên Nhà Nước thời kỳ bao cấp.
- Trình độ năng lực của cán bộ công nhân viên còn hạn chế nhiều, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của thời lì đổi mới.
Ngoài ra còn có những khó khăn khác tồn tại song song, đó là:
- Công tác nghiên cứu thị trường còn yếu do khả năng thu thập và xử lý thông tốt và Công ty chưa quan tâm thoả đáng đến công tác nghiên cứu thị trường.
- Sức cạnh tranh yếu do:
+ Mức giá của Công ty không linh hoạt, phải tuân theo một khung giá bắt buộc.
+ Công tác quảng cáo, chào hàng , hỗ trợ tiêu thụ còn kém. Không quảng cáo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình hay đài phát thanh.
- Hạn chế về thị trường tiêu thụ : thị trường tiêu thụ xi măng là do Tổng công ty xi măng Việt Nam quy định, Công ty chỉ được phép bán hàng trong khu vực đó.
- Hạn chế về cơ sở vật chất: nhìn chung hệ thống kho của Công ty không được tốt. Hệ thống cửa hàng tuy nhiều nhưng ít phân bổ ở các trung tâm, và các cửa hàng này đang ngày càng xuống cấp nghiêm trọng. Số xe tải của công ty vận tải cũng đa phần là xe cũ, trong thực tế hoạt động của doanh nghiệp vận tải luôn trong tình trạng lỗ.
B - Hướng phát triển trong thời gian tới của Công ty.
I. Hướng phát triển của công ty.
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay, nước ta đang nỗ lực hoà vào dòng chảy thế giới, hội nhập mang lại cho chúng ta nhiều cơ hội lớn, được tiếp cận những nền kinh tế lớn, tiếp cận những văn minh tiên tiến của nhân loại. Cùng với lợi thế là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại Thế giới WTO, Việt Nam đang tiến từng bước vững chắc và khẳng định mình trên trường Quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam như được tiếp thêm sức mạnh vươn ra mở rộng thị trường, tiếp nhận những công nghệ hiên đại, tối tân để ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh, đem lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp của mình và cho Đất nước. Tuy nhiên chúng ta cũng vấp phải sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp nước ngoài, Công ty vật tư kỹ thuật xi măng không phải là ngoại lệ, Công ty đang chịu sự cạnh tranh không chỉ của các công ty trong nước mà còn cả các công ty liên doanh, công ty nước ngoài. Vấn đề đặt ra là làm sao phải kinh doanh hiệu quả mặt hàng truyền thống xi măng, đồng thời đa dạng hoá kinh doanh, bởi vậy Công ty đã đề ra hướng đi trong thời gian tới như sau:
- Luôn luôn chủ động nguồn hàng, đảm bảo lượng xi măng dự trữ, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thị trường trong mọi tình huống, giữ vững và ổn định giá, chăm sóc và có mối quan hệ tốt với các khách hàng truyền thống.
- Tiếp nhận và tiêu thụ theo tỷ lệ kết cấu phương tiện vận chuyển đúng tiến độ, đảm bảo đủ chân hàng tại các địa bàn, phù hợp với các phương thức tiêu thụ, tăng cường tối đa khả năng cung ứng thẳng cho khách hàng nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ, giảm tỷ lệ hàng qua kho.
- Đầu tư cho việc thăm dò thị trường hơn nữa, nhằm nắm bắt kịp thời diễn biến của thị trường về nhu cầu giá cả, phương thức tổ chức và khả năng cạnh tranh của các đối thủ để chủ động có các giải pháp tiêu thụ hợp lý nhằm nâng cao sức cạnh tranh.
- Tăng chi phí cho quảng cáo và tiếp thị sản phẩm, khai thác khách hàng mới đặc biệt là các khách hàng có nhu cầu ổn định. Chú trọng bán xi măng theo hợp đồng kinh tế lớn.
- Tập trung chỉ đạo công tác củng cố và phát triển hệ thống bán hàng cả về mạng lưới cửa hàng và lực lượng bán hàng, tạo ra sự chuyển biến tích cực về số lượng và chất lượng của hệ thống bán hàng. Tăng cường hệ thống cửa hàng đặc biệt ở Hà Nội, củng cố vững chắc mô hình trung tâm tiêu thụ của Phòng tiêu thụ xi măng. Các đơn vị phải coi đây là một trong những nhiệm vụ hàng đầu có tính quyết định để thúc đẩy tiêu thụ, tăng thêm sức cạnh tranh cuả Công ty, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ổn định và phát triển.
- Một trong những hướng đi quan trọng mà Công ty đang tiến hành đó là cổ phần hoá, thu gọn bộ máy cồng kềnh gây lãng phí, nhất là bộ máy quản lý của Công ty.
- Đa dạng hoá kinh doanh, ngoài mặt hàng chính là xi măng Công ty đang tìm vị trí cho mình ở những sản phẩm khác như: đồ trang trí nội thất, sắt thép – cũng là những sản phẩm cung cấp cho ngành xây dựng cơ bản. Việc thử sức ở trung tâm thể thao giải trí cũng là một trong những thể nghiệm táo bạo.
II. Phương hướng của phòng tổ chức lao động trong thời gian tới.
Trong xu thế hội nhập, Công ty không đơn thuần là kinh doanh xi măng mà đang bắt đầu có những kế hoạch đa dạng hóa kinh doanh, để thành công thì yếu tố mang tính quýêt định là xây dựng chiến lược con người, nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng đội ngũ công nhân viên giỏi, có năng lực tốt, đó là nhiệm vụ quan trọn của Công ty nói chung và của phòng tổ chức lao dộng nói riêng trong thời gian tới. Trước đây, việc tuyển dụng vào Công ty không thông qua bất kỳ hình thức thi tuyển nào, lao động được tuyển vào đều ưu tiên cho con em cán bộ trong Công ty. Vì thế, dẫn tới bất cập là năng lực cán bộ nhiều người còn rất non kém, sau khi vào làm, Công ty phải đào tạo lại. Nhưng hiện nay, để đứng vững trên thị trường, và hoạt động có hiệu quả nhất, Công ty phải tuyển chọn kỹ lưỡng để đáp ứng được yêu cầu công việc. Điều này giúp tiêt kiệm một khoản chi lãng phí, và cũng có nghĩa là phòng tổ chức lao động hiện nay phải xây dựng kế hoạch tuyển dụng mới hoàn toàn so với trước kia.
Phòng tổ chức lao động của Công ty trong thời gian tới không có kế hoạch tuyển thêm người vào phòng, đồng thời việc tuyển dụng lao động cho những bộ phận khác trong Công ty cũng ít, và yêu cầu tuyển dụng rất cao, vì hiện nay Công ty đang cổ phần hóa, giảm bớt lao động dôi dư đồng thời tuyển thêm lao động tay nghề cao, kỹ năng làm việc tốt. Việc chấn chỉnh lại công tác cán bộ, biệt là việc luân chuyển, sắp xếp lại cán bộ từ các phòng ban, Xí nghiệp, Chi nhánh, Trung tâm là vô cùng quan trọng và phức tạp mà phòng tỏ chức lao động phải làm, nó là điều kiện tiên quyết đối với việc cổ phần của Công ty. Có bố trí đúng vị trí chức năng thì người lao động mới phát huy được hết khả năng của mình trong công việc.
Với số lao động đã cắt giảm và sẽ còn tiếp tục bị cắt giảm phải có chế độ hợp lý cho họ. Những người còn lại sau khi đã chắt lọc phải là những cán bộ giỏi, có chuyên môn và có nhiệt huyết, việc giữ ai lại làm công việc gì là vấn đề đặt ra yêu cầu phòng tổ chức phải thực hiện đúng đắn và chính xác nhất, bởi nó quyết định thành bại của công ty trong tương lai, lao động giỏi ắt hẳn sản xuất kinh doanh phát triển, lao động yếu kém thì sản xuất kinh doanh ngược lại sẽ trì chệ, kém hiệu quả.
Cùng với cổ phần hoá, giảm lao động, việc định mức lao động, xây dựng đơn giá tiền lương mới cho thoả đáng là nhiệm vụ đặc biệt của cán bộ phòng tổ chức. Làm sao cho tiền lương mới phải hợp lý với doanh thu và phù hợp với khả năng làm việc của những cán bộ giỏi được giữ lại. Chế độ trả lương đúng đắn không chỉ làm hài lòng người lao động mà còn khuyến khích họ hăng say, thực hiện tốt công việc của mình hơn.
Ngoài ra vấn đề nâng cao đời sống của người lao động, giữ vững kỷ luật lao động, tăng tiền lương cho công nhân viên cũng là mục tiêu mà phòng tổ chức luôn hướng tới.
PHẦN III - KẾT LUẬN
Trong thời kỳ đổi mới, để phát triển nhanh và vững mạnh hơn nữa nước ta cần hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng hiện đại và chắc chắn nhằm phục vụ cho công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá và hội nhập kinh tế Quốc tế. Trong những năm tiếp theo, chủ trương cuả ta vẫn là giảm tỷ trọng Nông – Lâm – Ngư nghiệp, tăng tỷ trọng ngành Dịch vụ và ngành Công nghiêp – Xây dựng cơ bản, tốc độ xây dựng trong nước ngày càng tăng mạnh, nhu cầu về nguyên vật liệu cho ngành xây dựng theo đó mà tăng lên với tốc độ chóng mặt. Thị trường nguyên vật liệu xây dựng trong đó có xi măng cũng ngày càng mở rộng với mức cầu sản phẩm lớn. Tận dụng lợi thế này Công ty vật tư kỹ thuật xi măng đã thực hiện nhiệm vụ là nhà phân phối xi măng tại các tỉnh phía Bắc một cách hiệu quả. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế mở - kinh tế thị trường, Công ty đã và đang từng bước đổi mới để bắt nhịp với yêu cầu và sự cạnh tranh gay gắt trên thương trường.
Tuy nhiên, tư tưởng và thói quen của một công ty Nhà nước vẫn còn dư âm của thời kỳ bao cấp kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự chủ động, nhanh nhẹn, tính thức thời của Công ty, đến phong cách làm việc của cán bộ công nhân viên trong Công ty. Điều này dẫn đến những bất cập lớn, gây khó khăn và sự trì trệ cho hoạt động của doanh nghiệp. Trong thời gian tới cùng với kế hoạch cổ phần hoá, Công ty cần có những biện pháp triệt để hơn nữa nhằm tăng hiệu quả làm việc của cán bộ Công ty và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Phạm Đức Thành & PTS Mai Quốc Chánh
“ Giáo trình Kinh tế lao động ” – ĐH. Kinh Tế Quốc Dân, 1998
2. THS. Nguyễn Vân Điềm & PGS. TS Nguyễn Ngọc Quân
“ Giáo trình Quản trị nhân lực ” – ĐH. Kinh Tế Quốc Dân, 2005
3. Bảng tổng hợp lao động Công ty vật tư kỹ thuật xi măng.
4. Bảng tổng hợp tiền lương Công ty vật tư kỹ thuật xi măng.
5. Bảng sản lượng mua bán xi măng Công ty vật tư kỹ thuật xi măng.
6. Quy định tạm thời: “ Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của các phòng ban thuộc Công ty vật tư kỹ thuật xi măng ”.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35602.DOC