Tài liệu Đề tài Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Định: MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU NAM ĐỊNH 3
1. Thông tin chung về Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Định 3
2. Quá trình hình thành và phát triển 3
2.1. Quá trình hình thành 3
2.2. Sự phát triển của Công ty qua các thời kỳ 4
II. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ 5
III. THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
XUẤT NHẬP KHẨU NAM ĐỊNH 9
1. Qui trình kinh doanh các mặt hàng chính của Công ty 9
2. Một số đặc điểm về sản phẩm kinh doanh chính của Công ty 11
3. Kết quả tiêu thụ sản phẩm chính của Công ty 11
3.1. Kết quả tiêu thụ theo thị trường 11
3.1.1. Thị trường nước ngoài 11
3.1.2. Thị trường trong nước 14
3.2. Kết quả chung về tiêu thụ sản phẩm 16
3.3. Hiệu quả từ hoạt động kinh doanh của Công ty 18
3.4. Hoạt động tìm kiếm khách hàng và mở rộng thị trường 19
IV. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 19
1. Những ưu điểm của Công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh 19
2. Những tồn ...
25 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1146 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Định, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU NAM ĐỊNH 3
1. Thông tin chung về Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Định 3
2. Quá trình hình thành và phát triển 3
2.1. Quá trình hình thành 3
2.2. Sự phát triển của Công ty qua các thời kỳ 4
II. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ 5
III. THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
XUẤT NHẬP KHẨU NAM ĐỊNH 9
1. Qui trình kinh doanh các mặt hàng chính của Công ty 9
2. Một số đặc điểm về sản phẩm kinh doanh chính của Công ty 11
3. Kết quả tiêu thụ sản phẩm chính của Công ty 11
3.1. Kết quả tiêu thụ theo thị trường 11
3.1.1. Thị trường nước ngoài 11
3.1.2. Thị trường trong nước 14
3.2. Kết quả chung về tiêu thụ sản phẩm 16
3.3. Hiệu quả từ hoạt động kinh doanh của Công ty 18
3.4. Hoạt động tìm kiếm khách hàng và mở rộng thị trường 19
IV. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 19
1. Những ưu điểm của Công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh 19
2. Những tồn tại của Công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh 21
V. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
TRONG GIAI ĐOẠN TỚI 22
1. Phương hướng 22
2. Giải pháp 23
KẾT LUẬN 24
LỜI MỞ ĐẦU
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Định là Công ty thương mại kinh doanh trong lĩnh vực hàng thủ công mỹ nghệ, hàng thêu ren chủ yếu là xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Được thành lập từ thời bao cấp cùng với sự thay đổi của đất nước trong những năm qua Công ty đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ: hiệu quả kinh doanh được nâng lên, đời sống công nhân viên từng bước được cải thiện . Là một trong những Công ty xuất khẩu chủ lực của tỉnh Nam Định góp phần đưa được hàng hóa của các làng nghề đến được với thị trường thế giới mở rồng thị trường tiêu thụ, phát triển sản xuất, cải thiện đời sống cho nhân dân ở các làng nghề. Đạt được những thành tựu đó là do sừ cố gắng của cán bộ công nhân viên của Công ty và sự lãnh đạo định hướng của sở Ngoại thương Nam Định.
Tuy nhiên trong quá trình hoạt động Công ty cũng bộc lộ rất nhiều hạn chế, hoạt động kinh doanh còn nhỏ lẻ, cơ sơ vật chất nghèo nàn, trình độ nhân viên còn hạn chế. Là sinh viên chuyên ngành Thương mại quốc tế em vào thừc tập tại Công ty để tìm hiểu về hoạt động kinh doanh đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu để củng cố thêm những kiến thức học ở trường
Trong nội dung của bản báo cáo này em xin trình bày những nét khái quát về quá trình hình thành, phát triển, qúa trình hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian qua.
Để thực hiên bản báo cáo này em đã được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Ths. Dương Thị Ngân và các cô chú trong Công ty.
Em xin chân thành cảm ơn.
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU NAM ĐỊNH
1. Thông tin chung về Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Định
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Định là một doanh nghiệp chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng thêu ren truyền thống, hàng thủ công mỹ nghệ thuộc Sở Thương mại và Du lịch tỉnh Nam Định.
Trụ sở chính của công ty: 37 Phù Long A – TP Nam Định – Tỉnh Nam Định
Tên giao dịch quốc tế: NamDinh Import - Export Stock Company (Prodexim)
Điện thoại: 84-0350635706-648266
Fax: 84-0350648005
Email: Hungthinh9@hn.vnn.vn
Số tài khoản: 710400136 Ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định
Giám đốc kiêm chủ tịch hội đồng quản trị: Ông Trần Hữu Việt
2. Quá trình hình thành và phát triển
2.1. Quá trình hình thành
- Đầu những năm 1980, khi đất nước đi vào xây dựng kinh tế, nhà nước có chính sách khuyến khích các ngành, các địa phương đẩy mạnh phát triển kinh tế trên cơ sở khuyến khích phát triển thương mại, xuất khẩu hàng hóa ra thị trường quốc tế. Nền kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực trong đó việc mở rộng quyền xuất nhập khẩu cho các ngành, các địa phương, quyền sử dụng số ngoại tệ thu được do xuất khẩu làm dấy lên phong trào đẩy mạnh xuất khẩu của các tỉnh. Tình Hà Nam Ninh thành lập Xí nghiệp thêu ren xuất khẩu là tiền thân của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Định.
- Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Định được thành lập từ năm 1979 lấy tên là Xí nghiệp thêu rên xuất khẩu Hà Nam Ninh được xây dựng bởi ba xí nghiệp là: Xí nghiệp thêu Ninh Bình, Xí nghiệp thêu Hà Nam và Trạm thủ công mỹ nghệ Nam Định.
- Ngày 1/4/1992, do tỉnh Hà Nam Ninh tách thành hai tỉnh Nam Hà và Ninh Bình, do đó Xí nghiệp thêu ren Hà Nam Ninh chia thành hai xí nghiệp là Xí nghiệp thêu xuất khẩu Nam Hà và Xí nghiệp thêu xuất khẩu Ninh Bình.
- Ngày 20/3/1997, Xí nghiệp thêu xuất khẩu Nam Hà đổi thành Công ty phát triển sản xuất – xuất nhập khẩu Nam Định theo quyết định số 254/QĐUB ngày 20/3/1997 của UBND tỉnh Nam Định. Với tổng giá trị tài sản là 6146132000 VND.
- Theo nghị định 103CP về việc chuyển đổi doanh nghiệp, căn cứ vào quyết định chuyển của UBND tỉnh Nam Định số 2724/2004/QD-UB, ngày27/10/2004 công ty chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần lấy tên là Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Định.
Đội ngũ công nhân viên là 69 người.
Tổng nguồn vốn là 10.248.847.000 (VND), trong đó vốn nhà nước chiếm 26.5%,còn lại là vốn góp của các cổ đông
Trong quá trình hoạt động, Công ty phải huy động vốn từ các nguồn khác như vay vốn của ngân hàng và các tổ chức tín dụng, huy động của công nhân viên người ngoài doanh nghiệp.
2.2. Sự phát triển của công ty qua các thời kỳ
- Từ năm 1980-1989, Công ty hoạt động dưới hình thức xí nghiệp trực thuộc Ty Ngoại Thương Hà Nam Ninh. Lúc này mặt hàng chủ yếu là hàng thêu ren (hàng trả nợ Liên Xô) theo chỉ tiêu kế hoạch của Ty Ngoại Thương Hà Nam Ninh. Trong tình trạng chung của nền kinh tế, hoạt động của xí nghiệp lúc này nhỏ lẻ và mang nặng tính bao cấp, hoạt động hạch toán kinh doanh chỉ mang tính hình thức, hiệu quả kinh doanh rất thấp.
- Từ năm1989-1992, xí nghiệp vẫn sản xuất hàng thêu ren và xuất khẩu sang Liên Xô, Tiệp Khắc theo phương thức hàng đổi hàng.
Doanh thu trong giai đoạn này không lớn nhưng nhờ phương thức hàng đổi hàng mà xí nghiệp có cơ hội đưa hàng hóa của mình ra nước ngoài và khách hàng ở các nước biết nhiều hơn đến sản phẩm của mình.
Doanh thu từ xuất khẩu trong giai đoạn này:
- Từ năm 1993-1997, do vấn đề chia tách tỉnh, Xí nghiệp đã sắp xếp lại sản xuất, bố trí lại lao động, mở rộng sản xuất cả về chiều rộng và chiều sâu, cải tiến mẫu mã để đáp ứng nhu cầu thị trường bước đầu đạt được thành công.
Doanh thu từ xuất khẩu trong giai đoạn này được cải thiện tuy ở mức độ nhỏ.
- Từ năm 1998 - 2004, trong công cuộc đổi mới chung của đất nước nhằm đạt được hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh và có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường, khai thác thế mạnh của mặt hàng truyền thống của Việt Nam, Công ty đã mở rộng lĩnh vực hoạt động sang kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ: mây, tre, đay, cói để tăng doanh thu.
Trong giai đoạn này nhờ mở rộng lĩnh vực kinh doanh tập trung nguồn lực chuyên vào khâu xuất khẩu hàng hóa do đó doanh thu từ xuất khẩu tăng nhanh.
- Từ năm 2004, Công ty sau khi đã tiến hành cổ phần hóa không còn phụ thuộc vào nhà nước, có những thay đổi lớn về phương thức kinh doanh. Lúc nay công ty không còn phụ thuộc vào nhà nước mà phải tự mình quyết đình sự tồn tại,trong hai năm qua đã có những đổi mới về tổ chức kinh doanh đạt được những thành tựu thể hiện qua doanh thu năm 2005 và năm 2006 đạt trên 10 tỷ đồng..
II. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
Bộ máy quản lý tổ chức của Công ty được thực hiện theo mô hình trực tuyến chức năng:
Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức quản lý của công ty
Giám đốc
Nguồn: Kỷ yếu của Công ty
Phòng kế toán – tài chính
Nhân viên
Kế toán trưởng
Nhân viên
Trưởng phòng
Phân xưởng
Phòng maketing
Phòng kinh doanh III
Phòng kinh doanh II
Phòng kinh doanh I
Phòng tổ chức - hành chính
Phòng kinh doanh
Phó giám đốc phụ trách tài chính
Phó giám đốc phụ trách kinh doanh
ss
Chức năng của các bộ phận, phòng ban:
- Giám đốc: là người có chức vụ cao nhất của công ty, trực tiếp điều hành quản lý tất cả các họat động của công ty, chịu trách nhiệm cao nhất và có quyền quyết định cao nhất trong toàn bộ tổ chức .
Trực tiếp giúp việc cho giám đốc có phó giám đốc phụ trách từng bộ phận, mảng công việc cụ thể.
- Phòng kinh doanh: gồm một phó giám đốc phụ trách kinh doanh, bốn phòng chuyên trách và một phân xưởng:
Phòng kinh doanh chịu trách nhiệm về điều hành hoạt động kinh doanh của toàn Công ty, từ quá trình tìm hiểu nguồn hàng, thu mua hàng hóa phục vụ các hoạt động xuất nhập khẩu, tìm hiểu và cung cấp thông tin về nhóm hàng hóa có thể kinh doanh trên thị trường trong nước và ngoài nước, từ đó đưa ra các chiến lược, hoạt động kinh doanh mà phòng kinh doanh thực hiện đều phải được giám đốc thông qua.
Đặc điểm tổ chức bộ máy của phòng kinh doanh.
+ Bộ máy của phòng kinh doanh được tổ chức theo hình thức nửa phân tán nửa kinh doanh. Công việc của phòng kinh doanh có nhiệm vụ tiếp nhận đơn hàng, tài liệu kỹ thuật xuất khẩu, lập kế hoạch cho từng tháng, từng quý, từng năm. Theo dõi tình hình nhập xuất hàng hóa kế hoạch dự trữ, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thưc hiện, lập báo cáo kết quả kinh doanh theo tháng, quý, năm.
+ Bộ máy hoạt động của phòng kinh doanh được tổ chức theo kiểu trực tuyến tham mưu, nghĩa là mọi nhân viên trong phòng được điều hành trức tiếp từ một người lãnh đạo là trưởng phòng.
+ Phòng kinh doanh được tổ chức theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2
Phòng kinh doanh
Trưởng phòng
Nhân viên theo dõi tiến độ
Nhân viên thu mua hàng hóa
Nhân viên thực hiện các nghiệp vụ bán hàng
Để thực hiện chức năng của phòng kinh doanh gồm các phòng chuyên trách nhỏ thực hiện những chức năng cụ thể dưới sự điều hành của phó giám đốc phụ trách kinh doanh.
+ Phòng kinh doanh I: Gồm một trưởng phòng kinh doanh và hai nhân viên phụ trách mặt hàng thêu ren. Khi công ty ký kết các hợp đồng xuất khẩu mặt hàng thêu thì giám đốc, phó giám đốc phụ trách kinh doanh trực tiếp giao hoạt động kinh doanh cho phòng kinh doanh I. Sau đó phòng kinh doanh 1 thực hiện các công việc: chuẩn bị thu mua hàng hóa, kiểm tra số lượng, chất lượng để đảm bảo cho đơn hàng thực hiện các nghiệp vụ xuất khẩu, làm thủ tục hải quan, đăng ký với các hãng phương tiện vận tải để gửi hàng đi (nếu có) và tất cả các nghiệp vụ liên quan khác nếu trong họat động quy định nghĩa vụ thuộc về công ty như mua bảo hiểm, thanh toán cước phí vận chuyển, các chặng,sử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.
+ Phòng kinh doanh II: gồm một trưởng phòng và hai nhân viên, chức năng và nghĩa vụ tương tự như phòng kinh doanh I nhưng phòng kinh doanh II phụ trách về mặt hàng thủ công mỹ nghệ.
+ Phòng kinh doanh III: gồm một trưởng phòng và một nhân viên phụ trách các mặt hàng khác như nông sản, thủy sản, chức năng và nhiệm vụ tương tự như hai phòng kinh doanh trên.
+ Phòng Marketing: gồm một trưởng phòng và hai nhân viên, có nhiệm vụ thực hiện các công việc từ nghiên cứu thị trường, nghiên cứu sản phẩm để lựa chọn sản phẩm phù hợp với từng thị trường cụ thể, xúc tiến xuất khẩu hàng hóa ra thị trường đã lựa chọn. Hoạt động của phòng Marketing có hiệu quả thì hoạt động kinh doanh của công ty được thưc hiện có chiến lược hơn không mang tính thương vụ và ít phụ thuộc vào trung gian nước ngoài do đó hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn.
Trong thời đại ngày nay trước sức ép về cạnh tranh trên thị trường vai trò của bộ phận Marketing trong các công ty càng trở nên quan trọng hơn, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Định cũng chú trọng đầu tư cho phòng Marketing cả về nhân lức và vật lực: đầu tư mua sắm trang thiết bị, bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho cán bộ Marketing.
+ Phân xưởng: gồm 40 nhân viên trực tiếp làm nhiêm vụ gia công hoàn thiện sản phẩm mà công ty đặt sản xuất từ các làng nghề, cơ sở sản xuất để phù hợp với hợp đồng kinh doanh. Công việc gia công chủ yếu là giặt, tẩy, là, hồ vắt mặt hàng thêu ren. Phân xưởng của công ty không đảm bảo gia công hết mặt hàng thêu ren mà công ty kinh doanh nên thường một phần lớn hàng hóa được gia công ở các làng nghề.
- Phòng tổ chức – hành chính: gồm một trưởng phòng và ba nhân viên, giải quyết các vấn đề về tổ chức nhân sự, các chế độ chính sách cho cán bộ công nhân viên, như chế độ lương, thưởng, bảo hiểm, chế độ tử tuất, sinh đẻ, ...
- Phòng kế toán – tài chính: gồm một trưởng phòng và ba nhân viên, theo dõi tình hình tài chính, tình hình sản xuât kinh doanh của công ty. Có trách nhiệm tham mưu cho ban giám đốc trong lĩnh vực tài chính, vận hành vốn, bảo toàn vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn huy động, quản lý nguồn vốn của công ty. Phòng kế toán – tài chính tổ chức hạch toán kinh tế đưa ra các chỉ tiêu cụ thể để xác định lỗ lãi, phân phối lợi nhuận. Dựa vào các chỉ tiêu đó, ban giám đốc phân tích tính hiệu quả của sản xuất kinh doanh và đưa ra các biện pháp thích hợp để phát huy những điểm tốt trong quá trình hoạt động, đồng thời khắc phục những điểm yếu kém dựa trên sự phân tích có hệ thống cả về chất và lượng.
Phòng kế toán – tài chính: thực hiện các nghiệp vụ kế toán về tài chính của tổ chức nhằm quản lý có hiệu quả nhất về tình hình thu chi tránh thất thoát nguồn vốn gây lãng phí. Cũng dựa trên các chỉ tiêu cụ thể mà phòng kế toán tài chính đưa ra giúp công ty làm cơ sở thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước, với các tổ chức xã hội khác như: nộp thuế, nộp bảo hiểm xã hội cho công nhân viên...
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Định là một công ty nhỏ, do đó bộ máy tổ chức quản lý tương đối đơn giản, hiện nay tỷ lệ cán bộ gián tiếp của công ty là khá cao nhưng phù hợp với qui mô, nhiệm vụ và tính chất của công ty (kinh doanh thương mại). Các phòng chức năng đã được tinh giảm đa số nhân viên được đánh giá là có trình độ khá, đáp ứng được các yêu cầu của công việc. Mặt khác, mỗi nhân viên thuộc bộ máy quản lý đều được giao những công việc cụ thể trên cơ sở để định biên do đó hiệu suất của công việc khá cao, đáp ứng được yêu cầu của sản xuất kinh doanh.
- Về phương pháp quản lý: thực hiện phương pháp quản lý tổng hợp, đó là phương pháp quản lý hành chính, phương pháp kế toán và phương pháp giáo dục quản trị cụ thể là: giao nhiệm vụ cho từng phòng ban, phân xưởng bằng văn bản quản lý, các phân xưởng phòng ban giao nhiệm vụ cho từng ca, từng tổ, từng người.
- Tóm lại, trong điều kiện kinh doanh mới, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Định đã có những biện pháp hữu hiệu nhằm cải tổ hệ thống tổ chức quản lý đem lại những hiệu quả đáng khích lệ trong những năm qua.
III. THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU NAM ĐỊNH
1. Quy trình kinh doanh của các mặt hàng chính của Công ty
Công ty tập trung kinh doanh xuất khẩu hai nhóm mặt hàng chính là hàng thêu ren truyền thống và hàng thủ công mỹ nghệ gồm các sẩn phẩm:mây, tre, đay, cói.
Công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm mà chỉ đóng vai trò là người trung gian đưa hàng hóa trong nước ra tiêu thụ ở thị trường nước ngoài bao gồm cả khâu gia công hoàn thiện lại sản phẩm, đây là đặc điểm chi phối quy trình kinh doanh của Công ty.
+ Khoảng 1/3 sản phẩm thêu ren có quy trình kinh doanh như sau:
Sơ đồ 3: Quy trình kinh doanh sản phẩm thêu ren
Công ty tính toán chi phí để xác định giá của hàng hóa
Chào hàng đến các đối tác kinh doanh
Kí kết hợp đồng
Đặt hàng ở các làng nghề, đơn vị sản xuất
Gia công, hoàn thiện sản phẩm tại phân xưởng của công ty
Kiểm tra, đóng gói sản phẩm
Xuất theo điều kiện trong hợp đồng
+ Khoảng 2/3 sản phẩm thêu ren có quy trình kinh doanh như sau:
Sơ đồ 4: Quy trình kinh doanh sản phẩm thêu ren
Công ty tính toán chi phí để xác định giá của hàng hóa
Chào hàng đến các đối tác kinh doanh
Kí kết hợp đồng
Đặt hàng ở các làng nghề, đơn vị sản xuất
Gia công, hoàn thiện sản phẩm tại các làng nghề
Kiểm tra, đóng gói sản phẩm
Xuất theo điều kiện trong hợp đồng
+ Quy trình kinh doanh của mặt hàng thủ công mỹ nghệ:
Sơ đồ 5: Quy trình kinh doanh sản phẩm thủ công mỹ nghệ
Nghiên cứu thị trường, nhu cầu khách hàng , lập các kế hoạch kinh doanh
Tiến hành các hoạt động marketing
Đàm phán và kí kết hợp đồng
Đặt hàng ở các làng nghề, đơn vị sản xuất theo kế hoạch
Gia công, hoàn thiện sản phẩm tại các làng nghề
Kiểm tra, đóng gói sản phẩm
Xuất theo điều kiện trong hợp đồng
2. Một số đặc điểm về sản phẩm kinh doanh chính của Công ty
- Sản phẩm thủ công mỹ nghệ:
+ Sản phẩm kinh doanh của Công ty khá đa dạng về mẫu mã, kích thước được nghiên cứu để phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng ở nước nhập khẩu. Các sản phẩm mang đậm tính văn hóa truyền thống của người Việt Nam.
+ Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ bao gồm:
Sản phẩm mây: gối đan đặc, gối rỗng, bát giác rỗng, bàn ghế song mây với nhiều mẫu mã, hàng dan mặt mây với mẫu mã đan chám, đan hình hoa lục giác
Sản phẩm tre: mành, rá, nong, lọ hoa, lục bình, khay đĩa bầu dục đựng hoa quả, khay bầu dục đựng cốc chén, bình đựng rựu, ván sàn tre.
Sản phẩm đay: mành, vải đay, túi sách được may từ vải đay, nhiều nhất vẫn là thảm đay dùng để trải tàu sông, tàu biển, hành lang nhà ở.
- Sản phẩm thêu ren: đây là sản phẩm mang tính truyền thống của Công ty gần như mang tính độc quyền trên thị trường Nam Định do đó ít phải chịu áp lực cạnh tranh từ các công ty trong ngành. Mặt hàng thêu mà Công ty kinh doanh chủ yếu là ga gối trải giường, khăn ăn, khăn trải bàn. Mặt hàng ren là áo khoác phụ nữ, túi sách phụ nữ, mũ đội đầu, túi đựng giấy ăn trong các nhà hàng. Để đa dạng hóa sản phẩm, Công ty đã nghiên cứu thiết kế ra nhiều sản phẩm đan xen giữa thêu va ren được khách hàng chấp nhận và đánh giá cao về tính thẩm mỹ.
3. Kết quả tiêu thụ sản phẩm chính của công ty
3.1 Kết quả tiêu thụ theo thị trường
3.1.1 Thị trường nước ngoài
Là thị trường tiêu thụ sản phẩm chính của Công ty chiếm tới 90% sản phẩm kinh doanh của Công ty. Thị trường chủ yếu là các nước EU (Pháp, Đức, Italia, Sec), Nhật Bản, Hàn Quốc.
Bảng 1:Doanh thu xuất khẩu
ĐV:triệu đồng
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
EU
3568,1
3781
4126,8
4561
4891,3
5156,8
5897
Nhật Bản
1250
1568,7
1861
1948
2150,7
2561,4
2648
Hàn Quốc
458,8
657
689
785,4
845
865,3
984
Thị trường khác
156
128,1
248
156,4
548
459
468,2
Tổng số
5425,9
6144,8
7410,8
7450,8
8435
9042,5
9997,2
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh
Thị trường xuất khẩu chính của Công ty là EU và Nhật Bản vì trong cả giai đoạn vừa qua xuất khẩu sang EU chiếm khoảng 59%, sang Nhật Bản chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu. Xuất khầu sang Hàn Quốc và một số thị trường khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong đó Hàn Quốc chiếm 10% còn lại là một số thị trường mới là các nươc ở Đông Nam Á.
Qua số liệu trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu của công ty qua các thị trường trong giai đoạn vừa qua luôn tăng, cụ thể:
Bảng 2: Biến động doanh thu xuất khẩu
ĐV:%
Chỉ tiêu
Tốc độ tăng doanh thu xuất khẩu
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Bình quân
EU
105,9
109,1
110,5
107,2
105,4
114,3
108,7
Nhật Bản
125,5
118,6
104,6
110,4
119,1
103,3
113,3
Hàn Quốc
143,2
104,8
113,4
107,5
102,4
113,7
113,4
Thị trường khác
82,1
193,6
63
350,3
83,7
102
120,1
Tổng số
113,2
120,6
100,5
113,2
107,2
110,5
110,7
Từ bảng số liệu trên có thể đánh giá doanh thu từ xuất khẩu của Công ty có những chuyển biến tích cức tuy nhiên tốc độ tăng không đồng đều. Trong những năm gần đây, chỉ tiêu doanh thu từ hoạt động xuất khấu hàng hóa tăng lên một phần là do biến động của thị trường thế giới, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tăng lên, Công ty ký kết được nhiều hợp đồng tiêu thụ sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Mặt khác Công ty cũng cố gắng mở rộng thị trường tiêu thụ.
Năm 2001, và năm 2002 có tốc độ tăng khá nhanh (113,2% và 120,6%) kết quả này là do xuất khẩu vào các thị trường chính EU, Nhật Bản tăng.
Năm 2003 doanh thu từ xuất khẩu hầu như không tăng thực trạng này là do xuất khẩu qua các thị trường mới giảm mạnh giảm 47%.Tình hình này được cải thiện năm 2004, năm 2005, năm 2006 kim ngạch xuất khẩu tăng hầu hết ở các thị trường.
Nhìn vào cột tốc độ tăng bình quân có thể thấy trong những năm qua mức tỉêu thụ sản phẩm ở hầu hết các thị trường nước ngoài của Công ty đều tăng, đây là kết quả của việc tăng cường tiếp thị bán hàng, duy trì và mở rộng các đối tượng khách hàng.
Bảng 3: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo các thị trường
ĐV: triệu đồng
Tên mặt hàng
Thị trường
EU
Nhật Bản
Hàn Quốc
Sản phẩm mây,tre
20078
7541
1520
Sản phẩm đay
9087
5560
690
Sản phẩm cói
1680
650
2680
Sản phẩm thêu ren
5862
4537
3250
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh
Từ bảng số liệu trên có tỷ trọng các mặt hàng trong tổng số các mặt hàng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài chính như sau:
Mặt hàng mây, tre chiếm 46,15%
Mặt hàng đay chiếm 24,29%
Mặt hàng cói chiếm 7,93%
Mằt hàng thêu ren chiếm 21,62%
Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty là mây, tre tiếp theo là hai mặt hàng đay và thêu ren, mặt hàng có doanh thu thấp nhất là cói. Mặt hàng mây tre chủ yếu xuất vào thị trường EU chiếm khoảng70%, mặt hàng này có doanh thu cao nhất là do phù hợp với người tiêu dùng và đơn giá sản phẩm cao hơn các sản phẩm khác.
Mặt hàng thêu ren tuy là thế mạnh của công ty nhưng có doanh thu không nhiều là do nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm này không cao và Công ty cũng chưa nắm bắt được hết những nhu cầu này, trong những năm tới Công ty cần đẩy mạnh hoạt động nhằm phát triển thị trường cho mặt hàng này.
Mặt hàng đay có tỷ trọng tương đối lớn chủ yếu xuất vào EU khoảng 60% và thị trường Nhật Bản cũng là một thị trường tiềm năng những nâm tới đước dự báo sẽ tăng nhanh do nhu cầu mua thảm đay để trải sàn tàu tăng nhanh.
Măt hàng cói doanh thu còn hạn chế được xuất khẩu chủ yếu vào Hàn Quốc chiếm 54% trong những năm tới cần duy trì thị trường truyền thống và mở rộng thị trường tiêu thụ để nâng cao hiệu quả kinh doanh mặt hàng này.
Cơ cấu mặt hàng tiêu tụ của Công ty phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường do Công ty chưa có những chiến lược xúc tiến thương mại, quáng bá sản phẩm đạt hiệu quả, trong những năm tới cần có những kế hoạch kinh doanh nhằm xây dựng một cơ cấu sản phẩm hợp lý.
3.1.2Thị trường trong nước
Do Công ty chủ yếu là kinh doanh xuất khẩu, sản phẩm mà Công ty lựa chọn kinh doanh không phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng trong nước. Trước năm 2000, Công ty hầu như không kinh doanh ở thị trường trong nước. Từ năm 2000 trở lại, Công ty đã thay đổi chiến lược chú trọng hơn vào kinh doanh ở thị trường nội địa. Sự thay đổi này Công ty có thể thực hiện nhanh chóng do không trực tiếp sản xuất ra hàng hóa mà chỉ là nhà kinh doanh thương mại. Trong những năm qua, Công ty đã tổ chức quảng cáo tiếp thị các mặt hàng Công ty kinh doanh vào các tỉnh miền Nam, đây là thị trường tiêu dùng lớn và có nhiều tiềm năng với hàng thủ công mỹ nghệ và hàng thêu ren truyền thống. Bước đầu tiếp cận thị trường trong nước mang lại nguồn doanh thu đáng kể cho Công ty (chiếm khoảng10% -15% doanh thu).
Theo đánh giá của ban lãnh đạo thì Công ty hoàn toàn có khả năng mở rộng thị trường kinh doanh trong nước.
Bảng 4: Sản phẩm tiêu thụ ở thị trường Việt Nam
ĐV:chiếc
Tên mặt hàng
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Mặt hàng mây,tre
4700
10242
7736
7705
13001
13560
14003
Mặt hàng đay
400
600
800
1070
1360
1450
1368
Mặt hàng cói
2800
3800
4100
6350
8196
7842
7900
Mặt hàng thêu ren
1400
1700
1300
1950
2270
3541
3500
Tổng số
9300
16342
13936
17066
24827
26393
26771
Nguồn:số liệu tổng hợp của phòng kế toán
Qua biểu trên ta thấy tốc độ bán hàng trong nước của Công ty cơ bản có xu hướng tăng về số lượng, điều này có được là do công ty đã dần tiếp cận được với nhu cầu trong nước, sản phẩm dần được khách hàng miền Nam chấp nhận. Số lượng sản phẩm tiêu thụ năm 2000 đến năm2006 tốc độ tăng rất nhanh nhưng không đều qua các năm: năm 2001 là176%, đăc biệt năm 2002 là85,3% giảm 14,7%, năm2003 là122%, năm 2004 là145%, năm 2005 và năm 2006 giảm xuống chỉ là 106% và101%.Tuy nhiên đây chỉ là chỉ tiêu số lượng để đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh trong nước cần xem xét chỉ tiêu về giá trị ở bảng sau.
Bảng 5: Chỉ tiêu tính theo giá trị
ĐV:triệu đồng
Tên mặt hàng
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Mặt hàng mây,tre
152
164
170
191
398
304
456
Mặt hàng đay
46
50
56
70
76
86
98
Mặt hàng cói
105
112
120
153
264
281
280
Mặt hàng thêu ren
134
140
145
176
280
194
240
Tổng số
437
466
491
590
1018
856
1074
Nguồn:số liệu tổng hợp của phòng kế toán
Trong giai đoạn vừa qua doanh thu trong nước đã được cải thiện đây là một tin hiệu tốt vì thị trường Việt Nam khá đông dân Công ty cân chú trọng đầu tư phát triển cả thị trường nội địa. Tuy nhiên tốc độ tăng không đều thể hiện:
Bảng 6: Biến động doanh thu nội địa
ĐV:%
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Tốc độ tăng doanh thu từ nội địa
106,6
105,4
120
172,5
84,1
125,5
Số liệu tính toán ở bảng 6 thấy được tình hình kinh doanh của công ty ở trong nước thiếu tính ổn định năm 2003 và năm 2004 doanh thu tăng nhanh đặc biệt năm 2004 là172,5% tuy nhiên đến năm 2005 giảm mạnh chỉ bằng 84,1% của năm 2004 sở dĩ có tình trang trên là do năm 2004 các cửa hàng nhập nhiều hàng nhưng không bán được do đó tồn đến năm sau. Đến năm 2006 vưa qua Công ty đã thiết lập được mối quan hệ với nhiều cửa hàng mới do đó doah thu được cải thiên.
3.2. Kết quả chung về tiêu thụ sản phẩm
Trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Định có những chuyển biến tốt đẹp. Hoạt động trong cơ chế thị trường, Công ty thay đổi chiến lược kinh doanh từ sản xuất kinh doanh sang chuyên môn hóa vào hoạt động kinh doanh hàng hóa, chủ yếu là xuất khẩu. Tuy nhiên, tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong nước, những bất lợi từ thị trường nước nhập khẩu, những rào cản thương mại mới, do đó để tồn tại và phát triển buộc Công ty phải có những chiến lược phát triển phù hợp, đó là kinh doanh hướng vào thị trường, nắm bắt và đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, xây dựng kế hoạch đầu vào đầu ra hợp lý phù hợp với thế và lực của Công ty.
Từ thực trạng kinh doanh của Công ty trong thời gian qua cho thấy Công ty đã không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của mình cả về số lượng và chất lượng các sản phẩm tiêu thụ, thể hiện qua các chỉ tiêu dưới đây.
Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ hàng hóa của Công ty
Bảng 7:Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Định
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
KH
TH
% TH-KH
KH
TH
% TH-KH
KH
TH
% TH-KH
KH
TH
% TH-KH
1. Mặt hàng tiêu thụ (chiếc-bộ)
123000
125000
101,6
190000
195000
102,6
210000
214230
102
220000
221300
100,6
Xuất khẩu
110000
107934
98,1
169158
170173
100,6
189570
187837
99,08
195000
194529
99,76
Nội địa
13000
17066
131,3
20842
24827
119,1
20430
26393
129,2
25000
26771
107,1
2. Doanh thu (triệu đồng)
7800
8040,8
103,1
8684,1
9453
108,8
9200
9898,5
107,6
10500
11071,2
105,4
Xuất khẩu
7350
7450,8
101,4
7850
8435
107,4
8200
9042,5
110,3
9500
9997,2
105,2
Nội địa
450
590
131,1
834,1
1018
122,04
1000
856
85,6
1000
1074
107,4
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh, số liệu tổng hợp của phòng kế toán
Từ bảng số liệu trên ta thấy trong những năm qua, phần lớn các chỉ tiêuCông ty hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra, đây là những thành công đáng khích lệ của công ty. Trong những năm tới,với những đánh giá, phân tich tình hình thưc tế chính xác công ty làm tốt hơn nữa công tác lập kế hoạch để có thể ra được những kế hoạch về luân chuyển vốn sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả nhất.
3.2. Hiệu quả từ hoạt động kinh doanh
Như trên ta đã thấy tình hình tiêu thụ hàng hóa, quy mô doanh thu nhưng các chỉ tiêu này mới chỉ phản ánh một phần hiệu quả của hoạt động kinh doanh, để đánh giá chính xác hơn cần xem xét các chỉ tiêu khác: chỉ tiêu chi phí, chỉ tiêu lợi nhuận.
Bảng8: Kết quả kinh doanh của công ty
ĐV: triệu đồng
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Doanh thu
6610,8
7901,8
8040,8
9453
9898,5
11071,2
Giá vốn hàng bán
3900
5080
5100
6500
6640
7200
Tổng chi phí
860
850
950
820
1020
1100
Lợi nhuận
1850,8
1971,8
1990,8
2133
2238,5
2771.2
Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh
Đối với hoạt động kinh doanh của bất kỳ một tổ chức kinh tế nào thì chỉ tiêu lợi nhuận là chỉ tiêu qua trọng nhất nó phản ánh hiệu quả kinh doah cả ngắn hạn và dài hạn.
Bảng 9:Biến động lợi nhuận của Công ty
ĐV:%
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
Bình quân
Tốc độ tăng lợi nhuận
106,5
100,9
107,1
104,9
123,8
108,4
Tôc độ tăng lợi nhuận bình quân của Công ty các năm qua 108,4% đây là tốc độ khá cao tuy nhiên mức tăng là không đồng đều, năm 2006 vừa qua sau khi cổ phần hóa đi vào hoạt động có hiệu quả lợi nhuận của công ty tăng nhanh 123,8%. Đạt được kết quả như vậy là do doanh thu năm qua tăng nhanh (111,8%) đây là kết quả đáng khích lệ, trong những năm tới ban lãnh đạo đã đề ra kế hoạch cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
3.4 Hoạt động tìm kiếm khách hàng và mở rộng thị trường
- Khách hàng truyền thống của công ty: là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ trong thời gian dài quyết định đến sự tồn tại của công ty, tuy nhiên đây cũng là yếu tố trở ngại lớn vì công ty phụ thuộc nhiều vào nhóm khách hàng này nên nếu có biến động xảy ra rất khó khắc phục. Trong những năm qua, công ty đã cố gắng ký kết được những hợp đồng lâu dài với nhiều khách hàng ở các nước Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản, Hàn Quốc.
- Để phát triển thị trường, trong những năm qua công ty đã đẩy mạnh công tác maketing:
Tăng cường nghiên cứu thị trường: nghiên cứu thị trường là sự nhận thức một cách khoa học và có hệ thống mọi nhân tố tác động của thị trường mà doanh nghiệp phải tính đến khi ra quyết định của mình, phải điều chỉnh các mối quan hệ của doanh nghiệp với thị trường và tìm ra các ảnh hưởng của chúng để tạo ra các thông tin cần thiết về việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa làm cơ sở cho việc ra quyết định về lựa chọn thị trường tiêu thụ hàng hóa phù hợp nhất. Vì các đặc điểm của thị trường không phải là bất biến mà luôn luôn biến động, thay đổi không ngừng, do đó công tác nghiên cứu thị trường là việc làm cần thiết và thường xuyên của công ty. Công ty có thể nghiên cứu thị trường từ khái quát đến chi tiết nhưng tất cả đều bao gồm các hoạt động thu thập thông tin, xử lý thông tin và ra quyết định bao gồm hai bộ phận là quan sát thị trường và phân tích thị trường.
IV. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
1. Những ưu điểm của công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh
- Trong những năm qua, từ một xí nghiệp hoạt động trong chế độ bao cấp bước vào nền kinh tế thị trường trở thành một công ty cổ phần, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Định đã đạt được những thành tựu: từ chỗ doanh thu rất nhỏ phụ thuộc vào chỉ tiêu kế hoạch của Ty ngoại thương Nam Định, công ty đã chủ động tìm kiếm khách hàng, tự chủ trong hoạt động kinh doanh. Kết quả là doanh thu trong những năm qua liên tục tăng (các số liệu ở phần trên). Công ty cũng đã chủ động hướng vào kinh doanh ở thị trường trong nước, bước đầu đã được khách hàng chấp nhận, nhất là thị trường miền Nam.
- Doanh thu của Công ty tăng nhanh là chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động của Công ty. Bên cạnh đó, lợi nhuận theo tính toán khoảng 20 – 25%, đây là tỷ lệ khá cao đối với một công ty kinh doanh thương mại.
- Thu nhập của cán bộ công nhân viên liên tục tăng thể hiện qua bảng sau:
Bảng10: Thu nhập bình quân tháng của lao động
ĐV: (1000đ)
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Thu nhập bình quân tháng 1 lao động
550
680
700
890
920
950
1100
Nguồn: Số liệu tổng hợp của phòng kế toán
Công ty đảm bảo trả lương đúng hạn cho công nhân viên và thực hiện đầy đủ các chính sách về bảo hiểm xã hội, tạo ra tâm lý yên tâm cho người lao động.
- Hàng năm, Công ty thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách cho tỉnh, tạo được hình ảnh tốt đối với chính quyền.
- Trong nền kinh tế thị trường, là một doanh nghiệp nhỏ, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Định có những ưu thế: năng động, linh hoạt, có khả năng thích nghi nhanh với những thay đổi từ bên ngoài. Công ty có thể thay đổi các mặt hàng kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn và không quá phụ thuộc vào một thị trường tiêu thụ nào. Là một công ty kinh doanh thương mại, việc thay đổi các mặt hàng là khá dễ dàng vì sản phẩm kinh doanh rất đa dạng, không gắn liền với yếu tố thương hiệu. Tuy nhiên, mặt hàng thêu ren là mặt hàng truyền thống của Công ty luôn được chú trọng để không làm mất đi những khách hàng truyền thống.
- Hiện nay, các làng nghề thủ công mỹ nghệ được mở rộng về quy mô, trình độ tay nghề của công nhân không ngừng được nâng cao, do đó sản phẩm của các làng nghề không ngừng được nâng lên cả về số lượng và chất lượng. Đây là một yếu tố rất có lợi đối với hoạt động kinh doanh của Công ty vì sự tồn tại của Công ty phụ thuộc nhiều vào các làng nghề truyền thống. Quy mô các làng nghề tăng tạo điều kiện để Công ty thực hiện các đơn hàng lớn trong một thời gian ngắn, chất lượng tăng, tạo dựng được uy tín với khách hàng ở nước ngoài
- Sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm thêu ren là những mặt hàng truyền thống có lợi thế so sánh của Việt Nam nói chung và các tỉnh như Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nam, Hà Tây nói riêng. Mặt khác, những sản phẩm này là các sản phẩm thủ công nên việc định giá về chất lượng không đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật cao mà chủ yếu là sử dụng kinh nghiệm. Các làng nghề tận dụng lao động ở nông thôn với giá rẻ, nguyên liệu sẵn có và dế tìm kiếm, do đó giá đầu vào của hàng hóa khá cạnh tranh.
- Công ty đã thiết lập được bộ máy quản lý hoạt động khá hiệu quả, cách thức tổ chức gọn nhẹ và có sự thống nhất từ trên xuống. Tính chủ động của các phòng ban được phát huy.
Nhiệm vụ của các phòng kinh doanh I, II, III được chuyên môn hóa theo từng mặt hàng, do đó hoạt động rất hiệu quả trong mảng kinh doanh của mình.
- Đa số nhân viên trong các phòng ban tuổi đời còn khá trẻ, do đó rất năng động và nhiệt tình trong công việc.
- Khách hàng của Công ty ở các nước nhập khẩu cũng là các nhà trung gian có quan hệ truyền thống khá lâu từ thời bao cấp, do đó uy tín của hai bên đã được khẳng định, tránh được các rủi ro do bị đối tác lừa đào, gian lận thương mại.
- Việc vận chuyển hàng hóa theo hợp đồng khá thuận lợi do từ Nam Định đến cảng Hải Phòng giao thông thuận tiện (đa số hàng hóa của Công ty được vận chuyển bằng đường biến).
- Công ty lựa chọn các phương thức thanh toán: điện chuyển tiền, nhờ thu kèm chứng từ nên chi phí không cao.
2. Những tồn tại của Công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh
- Tuy doanh thu từ họat động kinh doanh trong những năm qua liên tục tăng về quy mô nhưng vẫn còn rất nhỏ do tình hình kinh doanh manh mún, kinh doanh theo tư duy cũ, thụ động, công tác nghiên cứu và tìm kiếm thị trường chưa đạt được hiệu quả cao. Hoạt động kinh doanh không theo kế hoạch, chiến lược mà phụ thuộc vào các thương vụ, các hợp đồng ký được theo từng thời điểm.
- Công ty chưa thiết lập được hệ thống các kênh phân phối ở thị trường nước ngoài, chưa tiếp xúc được với người tiêu dùng cuối cùng, việc xuất khẩu hàng hóa là xuất cho các nhà trung gian do đó bị phụ thuộc, lợi nhuận thấp.
- Hàng thủ công mỹ nghệ, hàng thêu ren được mua vào từ các làng nghề, ở đó công nghệ rất lạc hậu, sử dụng nhiều lao động không chuyên mà chủ yếu là do thời gian nông nhàn do đó chưa đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của những thị trường khó tính như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, hàng hóa của Công ty xuất sang chủ yếu là bán cho những người có thu nhập thấp.
- Tuy các làng nghề đã được mở rộng về quy mô nhưng vẫn rất phân tán, do đó việc chuẩn bị hàng cho các hợp đồng phải tập hợp từ nhiều làng nghề khác nhau, hàng hóa không đồng bộ, mất nhiều thời gian, rất khó để thực hiện các hợp đồng lớn trong thời gian ngắn.
- Cơ chế quản lý, văn hóa làm việc vẫn còn mang nặng tính bao cấp do Công ty nằm ở một thành phố nhỏ, nền kinh tế không năng động. Đặc biệt, hệ thống tổ chức quản lý của phòng kinh doanh mang tính chất nửa phân tán, nửa kinh doanh nên các phòng độc lập, không thống nhất trong hoạt động.
- Cơ sở hạ tầng của Công ty rất nghèo nàn, thiếu những thiết bị cơ bản như máy tính, Internet. Thêm vào đó thì trình độ tin học của nhân viên còn chưa cao, do đó rất khó để khai thác các ứng dụng của công nghệ thông tin, thương mại điện tử trong các năm tới. Công ty còn chưa có website để giới thiệu về Công ty, quảng cáo các mặt hàng đến các đối tác. Đây là một hạn chế rất lớn cần được khắc phục trong thời gian tới.
- Phân xưởng của Công ty trang thiết bị còn rất lạc hậu, ảnh hưởng tới chất lượng gia công sản phẩm.
- Hệ thống nhà kho để dự trữ hàng hóa không đảm bảo các yêu cầu về diện tích, kỹ thuật, vật chất, không đáp ứng được yêu cầu về dự trữ dài hạn.
- Thu nhập của công nhân viên trong những năm qua được cải thiện nhưng còn ở mức thấp, không tạo được động lực lao động, không thu hút được lao động có trình độ cao.
- Hoạt động marketing chưa được thực hiện một cách khoa học, có chiều sâu, phòng marketing chưa đề ra được các chiến lược kinh doanh tỉ mỉ cụ thể và phù hợp.
- Công ty chưa có đội ngũ tiếp thị chuyên nghiệp, việc tiếp thị mấy năm qua chủ yểu do giám đốc và một vài cán bộ làm, do đó số lần tiếp thị rất ít, phạm vi hẹp, thông tin thu thập được thiếu tính kịp thời. Nếu tình trạng này không được cải thiện, việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm là rất khó khăn.
V. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁP PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI.
1.Phương hướng
Căn cứ vào tình hình thực tế và những kết quả đạt được kết hợp với những yêu cầu khách quan để tồn tại và phát triển, Công ty đề ra phương hướng phát triển trong thời gian tới:
- Giữ vững thị trường truyền thống, phấn đấu tăng doanh thu.
- Phát triển và mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường Đông Nam Á.
- Đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh: kinh doanh thêm đồ gỗ, đồ gốm.
- Nâng cao hiệu quả kinh doanh, tiến tới bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng.
- Mở rộng quy mô kinh doanh trong nước.
- Hoàn thiện bộ máy quản lý.
2.Giải pháp chung
- Tăng cường hoạt động marketing trong đó quan trọng nhất là công tác nghiên cứu thị trường và tìm kiếm khách
- Liên kết với những cư dân Việt Nam ở nước ngoài để thiết lập hệ thống bán hàng.
- Kinh doanh những mặt hàng có chất lượng tốt và đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh như kinh doanh thêm các sản phẩm đồ gỗ, gốm sứ.
- Làm tốt công tác hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: đó là hoạt động chăm sóc khách hàng nhằm giữ vững khách hàng truyền thống.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua Công ty xuất nhập khẩu Nam Định đã đạt được những thành tựu quan trọng từ đó tạo tiền đề mở rộng kinh doanh, đưa hàng hóa ra các thị trường có tiềm năng trên thế giới. Hoạt động trong cơ chế thị trường đối mặt với sự canh tranh gay gắt, sự thay đổi liên tục của thị trường Công ty đã không ngừng nghiên cứu để lựa chọn kinh doanh những mặt hàng phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng trong và ngoài nước. Những năm gần đây doanh thu và lợi nhuận của công ty liên tuc tăng phản ánh hiệu quả hoạt động của Công ty.
Tuy nhiên trong xu thế phát triển chung của kinh tế thế giới các Công ty nhỏ muốn tồn tại đều phải có những thay đổi căn bản về chiến lược kế hoạch, tư duy kinh doanh. Công ty cổ phần xuất nhập khầu Nam Định nằm ở một thành phố nhỏ nền kinh tế thiếu năng động, tư duy kinh doanh của Công ty còn mang nặng tính bao cấp. Đây là những khó khăn rất lớn trong giai đoạn tới khi Công ty muốn đẩy mạnh hoạt động kinh doanh.
Đặc biệt trong thời gian tới khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới các Công ty nhỏ sẽ gặp rất nhiều khó khăn, muốn phát triển và tồn tại phải có sữ liên kết với các Công ty khác. Đối với Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Định để tồn tại và phát triển cũng cần có những bước thay đổi mang tính chiến lược.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35907.DOC