Đề tài Công ty cổ phần tinh dầu và chất thơm quản trị chất lượng

Tài liệu Đề tài Công ty cổ phần tinh dầu và chất thơm quản trị chất lượng: Mục lục Lời mở đầu……………………………………………………………………………2 Nội dung………………………………………………………………………………3 I. Những thông tin chung về công ty…………………………….………………….3 1. Giới thiệu chung về Công ty……………………………………………………3 2. Chức năng nhiêm vụ của Công ty………………………………………………4 3. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty………………………………...5 II. Các đặc điểm kinh tế có ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Cty…………………………………………………………………………………….6 Cơ cấu tổ chức quản lý………………………………………………………...6 Đặc điểm sản phẩm……………………………………………………………9 Đặc điểm lao động và quản lý con người…………………………………….12 Nguyên vật liệu……………………………………………………………….14 Công nghệ máy móc thiết bị………………………………………………….16 Tài chính……………………………………………………………………...17 III. Tình hình, phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty…...21 1.Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh……………………………………...21 2.Tình hình công tác quản lý…………………………………………………......22 3. Phương hướng phát triển trong những năm tới………………………………..25 Kết luận...

docx30 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1249 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Công ty cổ phần tinh dầu và chất thơm quản trị chất lượng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Lời mở đầu……………………………………………………………………………2 Nội dung………………………………………………………………………………3 I. Những thông tin chung về công ty…………………………….………………….3 1. Giới thiệu chung về Công ty……………………………………………………3 2. Chức năng nhiêm vụ của Công ty………………………………………………4 3. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty………………………………...5 II. Các đặc điểm kinh tế có ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Cty…………………………………………………………………………………….6 Cơ cấu tổ chức quản lý………………………………………………………...6 Đặc điểm sản phẩm……………………………………………………………9 Đặc điểm lao động và quản lý con người…………………………………….12 Nguyên vật liệu……………………………………………………………….14 Công nghệ máy móc thiết bị………………………………………………….16 Tài chính……………………………………………………………………...17 III. Tình hình, phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty…...21 1.Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh……………………………………...21 2.Tình hình công tác quản lý…………………………………………………......22 3. Phương hướng phát triển trong những năm tới………………………………..25 Kết luận………………………………...……………………………………………30 LỜI MỞ ĐẦU Tinh dầu là một sản phẩm tự nhiên được chiết suất từ thực vật và được sử dụng rộng rãi trong công nghệ chế biến thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm…, là sản phẩm không thể thiếu được trong đời sống xã hội cũng như đời sống con người. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể tiếp xúc với rất nhiều sản phẩm mà đối với từng người, từng gia đình, từng ngành nghề,… cảm thấy thật sự cần thiết. Từ lọ nước rửa chén đến túi xà phòng, từ dầu gội đầu cho đến các loại nước hoa, từ gói hoa thơm cho đến bình xịt phòng,… Tất cả đều hết sức quen thuộc và đóng vai trò làm cho cuộc so Sống của chúng ta có thêm nhiều màu sắc. Tuy nhiên hầu hết các nước trên thế giới lại không đủ lượng tinh dầu cần thiết để sản xuất.Việt Nam của chúng ta là một nước nhiệt đới có rất nhiều loại cây có tinh dầu, đó là nguồn lợi từ sản xuất và xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Công ty cổ phần tinh dầu và chất thơm có tiền thân là trung tâm liên kết khoa học sản xuất tinh dầu và hương liệu thuộc trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia. Qua nhiều năm hoạt động, công ty đã chứng tỏ được hiêu quả kinh doanh của mình và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Em quyết định tìm hiểu về công ty vì cảm thấy đây thực sự là một doanh nghiệp có tiềm năng phát triển, đặc biệt là trong giai đoạn mà Việt Nam gia nhập WTO, gia nhập vào nền kinh tế thế giới, nhiều thuận lợi , cũng như những khó khăn và thách thức. Báo cáo tổng hợp này cũng chỉ là một phần hiểu biết của em về công ty nhưng thực sự điều em mong muốn hơn cả là được đi sâu nghiên cứu hơn nữa trên nhiều phương diện phù hợp với ngành học của em : Quản Trị Chất Lượng-Quản Trị Kinh Doanh.. Báo cáo tổng hợp này gồm 3 phần: -Phần 1:Thông tin chung về công ty. -Phần 2:Các đăc điểm kinh tế có ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của cty -Phần 3: Tình hình phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. NỘI DUNG I. Những thông tin chung về công ty: 1.Giới thiệu chung về công ty: Tên công ty: Công ty Cổ Phần Tinh Dầu và Chất Thơm. Tên gíao dịch quốc tế: ESSENTIAL OILS AND AROMA JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: ENTEROIL Địa chỉ: Trụ sở chính: A20 - số 18 – Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy. Chi nhánh Công ty Cổ phần Tinh Dầu và Chất thơm tại Thành phố Hồ Chí Minh: - số 672 – Phan Văn Trị - Gò Vấp – Tp. Hồ Chí Minh. Chi nhánh Công ty Cổ phần Tinh dầu và Chất thơm tại Tp. Hải Phòng: số 3 – Lê Thánh Tông - Quận Ngô Quyền – Tp. Hải Phòng. Trung tâm hỗ trợ phát triển các sản phẩm tự nhiên: A20 - số 18 – Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy – Hà Nội. Điện thoại: 84 4 7564 918 Fax : 84 4 7564 804 Email: enteroil@hn.vnn.vn Website: http:// www. Enteroil.com.vn Hình thức pháp lý: là doanh nghiệp nhà nước chuyển thanh công ty cổ phần. Ngành nghề kinh doanh: Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ sản xuất tinh dầu, hương liệu và dược liệu; Nghiên cứu thiết kế chế tạo các thiết bị sản xuất tinh dầu, hương liệu và dược liệu: Sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu tinh dầu, hương liệu, các sản phẩm từ tinh dầu hương liệu và nhựa cây. Kinh doanh xuất nhập khẩu thêm các ngành hàng : máy móc thiết bị vận tải, thiết bị khoa học, vật liệu xây dựng và phụ liệu, hàng công nghiệp tiêu dùng, sản phẩm hoá học. Sản xuất kinh doanh sản phẩm chất tẩy rửa và mỹ phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Sản xuất chế biến kinh doanh dược liệu, nông sản, lâm sản, thuỷ sản, lương thực thực phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ, khoáng sản. Kinh doanh các loại bao bì và nguyên vật liệu sản xuất bao bì. Kinh doanh các loại dầu mỡ công nghiệp. Đại lý bán hàng cho các cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước. Hợp tác liên doanh đầu tư với các công ty, các tổ chức kinh tế khoa học công nghệ trong và ngoài nước. Ngành hàng kim khí. Kinh doanh ngành hàng kim loại thường và các sản phẩm bằng kim loại thường. Nuôi trồng thuỷ sản. Sản xuất kinh doanh giống cây trồng. Kinh doanh thức ăn, nguyên liệu sản xuất thức ăn cho nuôi trồng thuỷ sản và súc sản Kinh doanh các loại thuốc, hoá chất, chế phẩm sinh học, nguyên vật liệu để sản xuất thuốc và hoá chất phục vụ nuôi trồng thuỷ sản và súc sản. Các ngành nghề kinh doanh khác mà công ty thấy có nhu cầu cần mở rộng sản xuất kinh doanh mà đại hội cổ đông chấp thuận. 2.Chức năng, nhiêm vụ của công ty: Công ty Cổ phần Tinh dầu và Chất thơm có chức năng và nhiêm vụ liên kết các đơn vị nghiên cứu khoa học và công nghệ sinh học, hoá học để chế biến các mặt hàng tinh dầu, hương liệu, dược liệu có giá trị kinh tế cao nhằm phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu tạo nguồn thu ngoại tệ. Nguồn thu này để phát triển nghiên cứu đổi mới máy móc thiết bị công nghệ để tự cân đối, tự trang trải tài chính, tăng cường tích luỹ, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó nhằm mục đích đẩy mạnh hơn nữa khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ sản xuất. Công ty còn có chức năng nghiên cứu triển khai áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật đó vào sản xuất kinh doanh với phương châm: lấy kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng và phương hướng vào sản xuất kinh doanh nhằm đem lại nhiều lợi nhuận cho Công ty. 3.Quá trình hình thành và phát triển của công ty: Tiền thân của Công ty là Trung tâm liên kết khoa học sản xuất và tinh dầu và hưong liệu trực thuộc Viện Khoa học Việt Nam được thành lập theo quyết định số 371/VKH – QĐ ngày 13 tháng 6 năm 1985. Ngày 05 tháng 02 năm 1993, Viên trưởng Viện Khoa học Việt Nam có quyết định số 36/VKH-QĐ thành lập lại doanh nghiệp Nhà Nước với tên gọi là xí nghiệp tinh dầu trực thuộc Viện Khoa học Việt nam. Ngày 18 tháng 12 năm 1998, Xí nghiệp tinh dầu được đổi tên thành công ty tinh dầu và các Sản phẩm tự nhiên theo quyết định số 2789/KHCN-QĐ của Giám đốc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia. Ngày 17 tháng 02 năm 2004, Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam có quyết định số 51/QĐ-KHCNVN về việc chuyển công ty Tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên trực thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia thành Công ty Tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên trực thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Tại thời điểm cổ phần hoá, Công ty tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên là một doanh nghiệp Nhà nước hạng 2, thực hiện hoạch toán độc lập, và trực thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Công ty đã từ một danh nghiệp Nhà nước chuyển thành một công ty cổ phần căn cứ vào các văn bản sau: Căn cứ Nghị định số 187/2004/NĐ-CP của chính phủ ngày 16/11/2004 V/v chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần. Căn cứ thông tư số 126/2004/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 24/12/2004 V/v Hướng dẫn thi hành Nghị định số 187/2004/NĐ-CP của chính phủ ngày 16/11/2004 V/v chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần. Căn cứ Quyết định số 155/2004/QĐ-TTg, ngày 24/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ V/v Ban hành tiêu chí phân loại công ty nhà nước và công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc tổng công ty Nhà nước. Căn cứ vào tình hình thực tế, công ty tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên lựa chọn hình thức cổ phần hoá “Bán toàn bộ phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp” II.Các đặc điểm kinh tế ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: 1. Cơ cấu tổ chức quản lý: Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Tổng Giám đốc Các giám đốc Khối sản xuất gián tiếp Khối sản xuất trực tiếp Phòng kỹ thuật và nghiên cứu phát triển Phòng kinh doanh Phòng kế toán Xưởng chế biến hương liêu Phòng quản lý hành chính Xưởng tái chế Xưởng SX các sản phẩm khác Xưởng sản xuất tinh dầu Chi nhánh thu mua xăng dầu Phú Yên Chi nhánh số 01-Khánh Hoà Chi nhánh Vinh-Nghệ An * Chức năng các bộ phận trong Công ty: - Đại hội đồng cổ đông : Bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông thường thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuọc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua tại cuộc họp khi được số cổ đông đại diện ít nhất 51% phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận. - Hội đồng quản trị : Là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển của Công ty, quyết định giải pháp phát triển thị trường, quyết định nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp đại hội đồng cổ đông, cơ cấu tổ chức, lập quy chế quản lý nội bộ Công ty. Hội đồng quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác. Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết - Ban kiểm soát : Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính trung thực hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Thường xuyên thông báo với Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động, tham khảo ý kiến Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo kết luận và kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông. Tổng Giám đốc công ty: Do Viện trưởng Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia bổ nhiệm.Tổng Giám đốc Công ty vừa là người đại diện cho trung tâm vừa là người đại diện cho công nhân viên chức quản lý công ty theo chế độ một thủ trưởng.Tổng Giám đốc công ty có quyền ra quyết định điêu hành hoạt động của công ty theo chính sách pháp luật của Nhà nước và theo sự chỉ đạo của Trung tâm. Tổng Giám đốc công ty phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước trung tâm…và toàn thể lao động cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của công ty. Thực hiện hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra thực hiện tốt các chức năng và nhiệm vụ được giao.Tổng Giám đốc công ty có nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức bộ máy tuyển chọn lao động, trả lương theo hiệu quả sản xuất kinh doanh và quy định của pháp luật hiện hành. Các giám đốc: Do Tổng Giám đốc đề nghị và Viện trưởng Trung tâm khoa học và Công nghệ Quốc gia bổ nhiệm. Các giám đốc là người hỗ trợ khi Tổng giám đốc đi vắng, chịu sự phân công của Tổng giám đốc theo từng lĩnh vực công tác, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các lĩnh vực được giao. Phòng kĩ thuật và nghiên cứu phát triển: Có chức năng nghiên cứu các ứng dụng và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế đất nước với các đề tài thuộc trung tâm quản lý. Hợp tác với các đơn vị có liên quan quan trọng trong trung tâm để nghiên cứu và đưa các tiến bộ khoa học kĩ thuật đã đạt được trong lĩnh vực hoá học, sinh học, tinh dầu, hương liệu…vào phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, phòng còn có trách nhiệm kiểm tra và chịu trách nhiệm về các loại tinh dầu, hương liệu các hoá chất nhập và xuất kho của Công ty. Kiểm tra và cấp chứng chỉ cho các đơn vị khác khi có yêu cầu. Phòng kinh doanh: Có chức năng tìm hiểu thị trường trong nước, tìm nguồn cung cấp, xây dựng các kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu. Thu mua và sử dụng thông tin kinh tế kỹ thuật cũng như sự biến động của thị trường nói chung và các vấn đề có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói riêng. Mặt khác có nhiệm vụ xây dựng các hợp đồng kinh tế liên doanh, liên kết, dịch vụ, thực hiện các hợp đồng quảng cáo, chào hàng kịp thời, trực tiếp thực hiện các hợp đồng quảng cáo, chào hàng kịp thời, trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ xuất khẩu. Phòng kế toán : Thực hiện các công tác thống kê, kế toán kịp thời giúp Giám đốc về công tác quản lý tài chính, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Báo cáo giám đốc về tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty. +Đảm bảo cung cấp số liệu một cách nhanh chóng, chính xác, kịp thời khi có yêu cầu của ban giám đốc. +Tổ chức tốt việc huy động các nguồn vốn kinh doanh. +Thực hiện đúng mọi yêu cầu của Nhà nước cũng như các quy định khác về tài chính. - Phòng quản lý hành chính: +Tổ chức thực hiện các chỉ đạo của Giám đốc về quản lý nhân sự. +Tổ chức việc theo dõi thực hiện các chính sách cho cán bộ công nhân viên chức. +Giúp Giám đốc khâu tuyển dụng, đào tạo, bố trí, sắp xếp lao động - Xưỏng tái chế: gồm 3 bộ phận: +Xưởng sản xuất các sản phẩm khác. +Xưởng sản xuất tinh dầu. +Một bộ phận chuyên chế biến các loại tinh dầu tự nhiên thành mặt hàng tinh dầu chất lượng cao, tách đơn hương liệu từ tinh dầu, chế biên các loại hương liệu. 2. Đặc điểm sản phẩm: Công ty cổ phần tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh doanh nghiệp nhà nước số 105798 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 04/03/2004. Công ty sản xuất ra các loại sản phẩm : - Sản xuất ra các loại tinh dầu, hương liệu và dược liệu. Sản xuất sản phẩm chất tẩy rửa và mỹ phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Sản xuất chế biến dược liệu, nông sản, lâm sản, thuỷ sản, lương thực, thực phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ *Sản phẩm chính của Công ty là: - Tinh dầu quế. - Tinh dầu xả. - Tinh dầu hương nhu. - Tinh dầu húng quế. - Tinh dầu bạc hà. - Tinh dầu hồi. - Tinh dầu tràm - Tinh dầu màng tang. - Tinh dầu pơ mu. - Tinh dầu sả Hoa hồng. - Tinh dầu chổi. - Các đơn hương. - Dầu thực vật (dầu dừa, dầu trẩu, dầu thầu dầu, dầu đào lộn hột…) - Hoa hồi. - Cánh kiến trắng các loại. - Cánh kiến đỏ. - Agar-agar. - Quế thanh và một số gia vị tuyệt đối. *Những yêu cầu của sản phẩm về chất lượng sản phẩm: - Sản phẩm tinh dầu hoa hồi xuất khẩu sang Vương quốc Anh: Cảm quang chất lỏng , trong Màu sắc Vàng Mùi vị Đặc trưng Tỉ trọng 0,9843 Chiết suất 1,5532 Góc quay cực -0độ50 Độ tan trong cồn 20 độ 1-2 dung tích ethanol Hàm lượng Trans anethol 91% - Sản phẩm tinh dầu húng quế xuất sang Pháp: Cảm quang chất lỏng , trong Màu sắc Vàng Mùi vị Đặc trưng Tỉ trọng 0,9542 Chiết suất 1,5140 Góc quay cực -0 độ 50 Độ tan trong cồn 20 độ 1-2 dung tích ethanol Hàm lượng methyl chavilcol 84.20% - Sản phẩm tinh dầu tràm xuất sang Tây Ban Nha Cảm quang chất lỏng , trong Màu sắc Vàng Mùi vị Đặc trưng Tỉ trọng 0,9045 Chiết suất 1,4634 Góc quay cực -2 độ 75 Độ tan trong cồn 20 độ 1-2 dung tích ethanol Hàm lượng cineole 73,3% *Nhu cầu về sản phẩm này: Thị trường đầu ra chủ yếu của Công ty là xuất khẩu tinh dầu, đây là thị trường không ổn định và phụ thuộc nhiều các yếu tố bên ngoài: yêu cầu chất lượng sản phẩm từng khu vực khác nhau, nhu cầu không ổn định, chính sách nhập khẩu các quốc gia, biến động giá cả trên thế giới… Uy tín của Công ty trong lĩnh vực kinh doanh tinh dầu đang đứng ở vị trí hàng đầu nhờ nhiều năm sản xuất, chế biến và kinh doanh xuất khẩu tinh dầu. Thị trường xuất khẩu tinh dầu của công ty đã phát triển rộng khắp tới tất cả các quốc gia có nhu cầu sử dụng tinh dầu. Từ năm 2002, Công ty trở thành thành viên của Hiệp hội tinh dầu chất thơm thế giới (International Federation of Essential Oils and Aroma Trade – IFEAT). Từ đó Công ty có nhiều lợi thế trong việc mở rộng thị trường, cơ hội trao đổi, kinh doanh với nhiều Công ty kinh doanh tinh dầu uy tín trên thế giới, nâng cao năng lực, tạo dựng niềm tin với khách hàng trong và ngoài nước. Sản xuất chế biến và kinh doanh tinh dầu là một ngành hẹp, tuy sức ép cạnh tranh không lớn như các ngành khác nhưng đồng thời các thông tin về ngành nghề, thị trường thiếu cả về số lượng cũng như chất lượng. Vì vậy khả năng mở rộng khả năng thị trường nguyên vật liệu đầu vào, thị trường sản phẩm đầu ra, thị trường vốn của Công ty bị hạn chế. Mặt khác nguồn vốn Công ty rất nhỏ chủ yếu là vốn vay ngắn hạn, việc huy động vốn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt khi chuyển sang công ty cổ phần: vay vốn các ngân hàng và các đơn vị kinh tế khác đều đòi hỏi phải có thế chấp bằng tài sản, việc huy động vốn cổ phần cũng khó khăn và không đủ để đầu tư dài hạn. Khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh các sản phẩm chất thơm, hương liệu, tinh dầu mới bị hạn chế do chưa đầu tư chiều sâu: nghiên cứu, thử nghiệm, đào tạo, tuyển dụng đội ngũ chuyên gia giỏi, kĩ thuật… Sự cạnh tranh trong các sản phẩm truyền thống ngày càng lớn ở cả thị trường nội địa cũng như xuất khẩu. Với xu hướng hội nhập và sự phát triển của nền kinh tế thị trưòng, các mặt hàng, thị trường mới của công ty rất dễ bị cạnh tranh. Mặt hàng truyền thống của Công ty chưa đạt được chất lượng cao để cạnh tranh với các sản phẩm của các công ty nước ngoài do lạc hậu về công nghệ và kỹ thuật. Thị trường đầu ra chính của công ty là xuất khẩu, đây cũng là điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung cũng như của Công ty nói riêng do chưa đủ kinh nghiệm, năng lực về vốn, kỹ thuật đặc biệt là con người để kinh doanh và cạnh tranh trên trường quốc tế. 3. Đặc điểm lao động và quản lý con người: Công ty có tổng số lao động là 73 người. Phân loại như sau: Phân loại theo hợp đồng lao động Lao động trong biên chế nhà nước 4 người 5.48% Lao động hợp đồng từ 1 đên 3 năm 3 người 4.11% Lao động hợp đồng không xác định 66 người 90.41% Lao động hợp đồng thời vụ 0 người 0% Phân loại theo trình độ Cán bộ đại học và trên đại học 45 người 61.64% Cán bộ trình độ trung cấp 4 người 5.48% Công nhân kỹ thuật 7 người 9.59% Lao động phổ thông 17 người 23.29% Phân loại theo giới tính Nam 48 65.75% Nữ 25 34.25% Phân loại theo tuổi Dưới 40 tuổi 42 57.53% Trên 40 tuổi 31 42.47% Qua những số liệu trên, có thể thấy rằng trình độ của lao đông trong công ty là khá cao. Với 61.64% số lao động là có trình độ đại học và trên đại học, đây quả là một con số không nhỏ. Nó khiến cho chất lượng hoạt động sản xuất và kinh doanh được nâng cao, chất lượng sản phẩm ngày một tăng và uy tín công ty ngày càng được khẳng định. Số lượng lao động dưới độ tuổi 40 chiếm 57.53% , độ tuổi lao động trên 40 chiếm 42.47%. lực lượng lao động như vậy là hoàn toàn thích hợp và nó tạo cho Công ty lực lưọng lao động trẻ tuổi và có khả năng cống hiến cho Công ty được rất nhiều năm. Với lực lưọng lao động ổn định như vậy, Công ty hoàn toàn có khả năng yên tâm về việc đào tạo, bố trí và sử dụng lao động. Trong những năm qua công tác tổ chức cán bộ của công ty luôn được rà soát điều chỉnh với mục tiêu nhằm hợp lý hoá với nhu cầu của sản xuất kinh doanh của từng thời kỳ, cũng như việc đảm bảo tiền lương và thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Công ty cũng không ngừng đào tạo cán bộ công nhân viên về chuyên môn nghiệp vụ. Công ty đã xây dựng được một định mức lương thưởng hợp lý nhằm thu hút các lao động có trình độ cao về làm việc. Từ những định hướng cụ thể đó, tình hình thu nhập của cán bộ công nhân viên luôn được giữ vững và ổn định qua từng năm. Điều đó được biểu hiện cụ thể qua số liệu sau: Quỹ lương và thu nhập CBCNV năm 2003,2004 Chỉ tiêu Thực hiện So sánh (%) Năm 2003 Năm 2004 1.Tổng quỹ lương 1.233.600.000 1.077.144.000 87.32 2.Tiền thưởng 0 0 3.Tổng thu nhập 1233.600.000 1.077.144.000 87.32 4.Tiền lương bình quân/tháng 1.285.000 1.213.000 94.4 5.Thu nhập bình quân /tháng 1.285.000 1.213.000 94.4 4.Nguyên vật liệu: *Danh mục các loại nguyên vật liệu: - Tinh dầu quế. - Tinh dầu xả. - Tinh dầu hương nhu. - Tinh dầu húng quế. - Tinh dầu bạc hà. - Tinh dầu hồi. - Tinh dầu tràm - Tinh dầu màng tang. - Tinh dầu pơ mu. - Tinh dầu sả Hoa hồng. - Tinh dầu chổi. - Hoa hồi. - Cánh kiến trắng các loại. - Cánh kiến đỏ. - Agar-agar. - Quế thanh và một số gia vị tuyệt đối. *Các đối tác kinh doanh: Công ty xuất khẩu sản phẩm ra các nước: Anh, Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha, Nhật, Trung Quốc. * Các cơ sở cung cấp: Công ty đã thu mua nguyên vật liệu của các địa phương như Quảng Ninh, Hải Dương, Thái Nguyên, Hà Tây, Vĩnh Phúc. Nguyên vật liệu thu mua về là tinh dầu đã được chưng cất tại điạ phương. Sau đó đưa về cơ sở sản xuất để xử lý. Tinh dầu sẽ được làm sạch các tạp chất hữu cơ, vô cơ, được nâng cao hàm lượng, kiểm định chất lượng rồi mới đưa vào xuất khẩu. Chính vì thu mua tại các địa phương nên vấn đề kiểm tra chất lượng phải được đặt lên hàng đầu. Đó không những là biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn để tăng uy tín với bạn bè giao dịch kinh doanh. *Đặc điểm nguyên vật liệu: Các loại tinh dầu là những sản phẩm đặc biệt, có lúc phải khép kín trong quá trình sản xuất. Mỗi loại tinh dầu đều có những quy trình công nghệ khác nhau, do đó nguyên vật liệu sử dụng trong Công ty là rất đa dạng, phong phú và có nhiều chủng loại khác nhau như: tinh dầu xả, tinh dầu tràm, tinh dầu thông, tinh dầu bạc hà, tinh dầu húng, tinh dầu hoa hồng…Khi tham gia vào sản xuất để tạo ra sản phẩm thì giá trị nguyên vật liệu được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị của sản phẩm. VD: Tinh dầu bạc hà thô khi đưa vào một quy trình công nghệ chế biến pha trộn thì nó sẽ trở thành một loại tinh dầu bạc hà có giá trị kinh tế và tốt hơn gấp nhiều lần. Nguyên vật liệu sử dụng để sản xuất ở công ty có giá trị rất quý hiếm và được cung ứng từ nhiều nguồn khác nhau và chủ yếu là mua ngoài. Các loại tinh dầu đều là sản phẩm đặc biệt cho nên yêu cầu về mặt chất lượng nguyên vật liệu là hết sức quan trọng, chúng ảnh hưởng trực tiếp tới giá trị và chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành. *Phân loại nguyên vật liệu: Để thuận tiện cho việc hạch toán và công tác xuất nhập kho nguyên vật liệu để đưa vào sản xuất sản phẩm hay dự trữ. Công ty tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên đã tiến hành phân loại nguyên vật liệu như sau: - Nguyên vật liệu chính: Là những loại vật liệu chủ yếu mà Công ty sử dụng vào sản xuất để tạo ra sản phẩm như: Các loại tinh dầu thô, nguyên vật liệu thô chưa chế biến, pha trộn cụ thể như: Tinh dầu tràm, tinh dầu xả, tinh dầu bạc hà, tinh dầu hương nhu, tinh dầu hồi quế, tinh dầu hoa hồng, tinh dầu sosyla… -Nguyên vật liệu phụ: Là những nguyên vật liệu không cấu thành nên thực thể của sản phẩm nhưng nó làm cho sản phẩm bền hơn, đẹp hơn về chất lượng cũng như hình thức mẫu mã của sản phẩm phục vụ nhu cầu kỹ thuật và công nghệ. Cụ thể như công ty tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên đã sử dụng các loại nguyên vật liệu phụ như: hương liệu, giấy bọc, mối lọc, phẩm màu, giấy đề can, dây buộc túi, thùng cattong… -Phụ tùng thay thế sửa chữa tại Công ty tinh dầu và chất thơ có các loại sau: vòng bi, dây côloa, thùng phuy… -Phế liệu thu hồi: là những vật liệu được loại ra trong quá trình sản xuất nhưng vẫn còn một phần giá trị có thể sử dụng được hoặc đem bán được như: bã tinh dầu, bao bi đựng, vật liệu thu hồi được… - Vật liệu khác: bao gồm các loại vật liệu, thiết bị mà công ty mua vào đầu tư cho xây cơ bản. 5.Công nghệ máy móc thiết bị: Quy trình chế biến tinh dầu ở xưởng chế biến: Pha trộn (3) Chế biến (2) - NVL thô - Dầu thô (1) Tiêu thụ (6) Đóng phuy (5) Kiểm tra (4) Nhìn vào sơ đồ chế biến của Công ty tinh dầu ta thấy: Kiểm tra sơ bộ đúng chủng loại, chất lượng. (2) Một phần dựa vào máy ly tâm, nâng cao hàm lượng tinh dầu. Một phần chuyển sang chế biến, lọc hết cặn bã, chất bẩn. (3) Trộn hai loại tinh dầu đã nâng cao chất lượng theo tỷ lệ và lọc sạch ở công đoạn trên tỉ lệ pha trộn là theo khách hàng. (4) Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm tiến hành kiểm tra các loại tinh dầu đã được pha trộn theo đơn đặt hàng của từng khách mà xưởng chế biến đã làm, nếu đảm bảo đúng quy cách theo đơn đặt hàng thì xưởng chế biến tiến hành đóng gói vào phuy cho sản phẩm. Nếu không đảm bảo đúng quy cách chất lượng thì phòng kiểm tra phối hợp cùng xưởng chế biến pha trộn lại cho đúng, đủ mặt hàng. (5) Hàng đóng gói vào phuy cho đủ theo đơn đặt hàng và chuẩn bị vận chuyển, xuất bản, hoàn thành công việc ở xưởng chế biến. (6) Đem bán các mặt hàng đã hoàn chỉnh qua các khâu chế biến, đóng gói… đi tiêu thụ. Có bảng về tình hình tài sản cố định của Công ty như sau: Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu 30/06/2005 I. Tài sản cố định đang dung 2.683.855.141 1. Nhà cửa 1.769.815.017 2. Máy móc thiết bị 151.821.058 3. Phương tiện vận tải 745.015.580 4. Tài sản cố định khác 17.203.486 II. Tài sản vô hình 0 III. Tài sản cố định không cần dung 640.808.402 6. Tài chính: *Tình hình tổng quan về tài sản: Bảng: Tình hình tài sản công ty năm 2003,2004, 6 tháng 2005 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 6 tháng / năm 2005 Tổng tài sản 59.540.131.572 40.816.363.454 24.734.271.563 19.433.389.948 1.Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 57.645.409.659 38.315.459.764 20.635.887.148 15.327.341.832 2. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 1.894.721.913 2.500.903.690 4.098.384.415 4.106.048.116 Bảng: Tình hình tài sản lưu động Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 6 tháng/năm 2005 Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 57.645.409.659 38.315.459.764 20.635.887.148 15.327.341.832 1.Tiền 1.486.564.753 1.662.517.698 217.594.656 1.133.244.108 2.Các khoản phải thu 37.840.858.464 22.154.754.922 12.677.760.842 4.764.026.364 3.Hàng tồn kho 16.520.799.092 13.380.152.923 6.654.116.496 8.306.650.635 4.Tài sản lưu động khác 1.762.563.150 570.131.333 501.328.266 522.729.837 * Tình hình các khoản phải trả: Bảng: Các khoản phải trả Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 30/06/2005 Nợ phải trả 52.310.425.851 33.366.704.357 19.110.353.519 13.735.585.845 1Nợ ngắn hạn 52.310.425.851 33.366.704.357 17.144.932.890 11.929.765.370 2.Nợ dài hạn 1.882.388.542 1.701.788.542 3. Nợ khác 83.052.087 104.031.933 * Tình hình tăng giảm vốn chủ sở hữu: Nguồn vốn nhà nước cấp được bảo toàn liên tục và có tích luỹ. Bảng :Tình hình vốn chủ sở hữu. Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 30/6/2005 I.Nguồn vốn quỹ 6.284.124.833 6.258.084.199 4.513.378.646 4.745.056.212 1.Nguồn vốn kinh doanh 5.380.392.616 5.380.392.616 5.380.392.616 5.380.392.616 2.Chênh lệch đánh giá TS 3.331.100 3.331.100 3.331.100 3.331.100 3.Chênh lệch tỷ giá 32.673.729 5.791.532 4.Quỹ đầu tư phát triển 745.949.421 674.789.469 642.533.613 519.885.761 5.Quỹ dự phòng tài chính 154.451.696 166.897.285 160.095.893 128.584.680 6.Lợi nhuận chưa phân phối (1.678.766.108) (1.287.137.945) II.Nguồn kinh phí, quỹ khác 945.580.888 1.191.574.898 1.110.539.398 952.747.891 1.Quỹ dự phòng trợ cấp thất nghiệp 90.112.589 92.674.949 92.674.949 2.Quỹ khen thưởng phúc lợi 255.468.299 198.899.949 112.364.449 47.247.891 3.Nguồn kinh phí sự nghiệp 600.000.000 900.000.000 905.500.000 905.500.000 *Các chỉ số về khả năng thanh toán: Bảng:các chỉ số về khả năng thanh toán: Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 30/06/2005 1. Hệ số thanh toán hiên thời 1,14 1,22 1,29 1,41 2. Hệ số thanh toán nhanh 0,79 0,75 0,82 0,59 3.Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn 1,10 1,15 1,2 1,28 *Cơ cấu tài sản: Bảng: Cơ cấu tài sản Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 30/06/2005 1. Hệ số vay/vốn chủ sở hữu 6,35 3,97 2,21 2,16 2. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu 7,24 4,48 3,40 2,41 3. Tỷ số nợ phải trả/tài sản 0,88 0,82 0,77 0,71 4. Tỷ suất tự tài trợ 0,12 0,18 0,23 0,29 5.Tỷ xuất đầu tư TSCĐ 1,83 1,88 1,54 1,11 * Tình hình sử dụng đất đai nhà xưởng: Tổng diện tích đất đai đang sử dụng hiện nay của công ty Tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên được thực hiện theo hình thức thuê đất trong thời gian 30 năm của Nhà nước tại khu công nghiệp Quang Minh - Huyện Mê Linh - Tỉnh Vĩnh Phúc. Tổng diện tích nhà xưởng, đất đai là: 9.828 m2. Trong đó: -Diện tích nhà xưởng đang sử dụng: 900 m2. -Diện tích nhà xưởng không cần dung: 0 m2. -Diện tích đất đai đang sử dụng trong kinh doanh : 9.828 m2. * Giá trị thực tế doanh nghiệp và giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Căn cứ vào Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp tại thời điểm ngày 30/6/2005 do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán – AASC - Bộ Tài Chính và Công ty Tinh dầu và các Sản phẩm Tự nhiên thực hiện. Căn cứ theo quyết định số 2544/ QĐ-KHCNVN ngày16/11/2005 của Viện Khoa học Việt Nam về việc phê duyệt giá trị doanh nghiệp của Công ty Tinh dầu và các Sản phẩm Tự nhiên, giá trị doanh nghiệp và giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp như sau: 1. Giá trị thực tế của Công ty Tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên – ENTEROIL là: 15.840.369.433 đồng. (Mười lăm tỷ tám trăm bốn mươi triệu ba trăm sáu mươi chính nghìn bốn tăm ba mươi ba đồng). 2. Giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là: 1.152.035.697 đồng. (một tỷ một trăm năm mươi hai triệu không trăm ba mươi năm nghìn sáu trăm chín mươi bảy đồng). 3. Tài sản không tính vào giá trị doanh nghiệp: +Tài sản không cần dùng: 3.870.619.451 đồng Trong đó: -Tài sản cố định: 640.808.402 đồng o Nguyên giá tài sản cố định: 1.632.468.498 đồng o Khấu hao : 991.660.096 đồng -Tài sản lưu động: 3.229.811.049 đồng +Tài sản chờ thanh lý: 0 đồng +Tài sản hình thành từ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi sẽ bàn giao cho Công ty cổ phần quản lý sử dụng: 0 đồng. III.Tình hình phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh: 1.Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh: Bảng Các chỉ số về khả năng sinh lời Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 6 tháng/ 2005 1.Tỷ số doanh lợi gộp trên doanh thu 3,94 7,54 6,19 13,18 2.Tỷ số doanh lợi hoạt động trên doanh thu 0,42 0,16 -2,54 2,81 3Tỷ số doanh lợi ròng trên doanh thu 0,31 0,16 -2,58 2,53 4.ROA(tỷ suất lợi nhuận ròng/tổng tài sản) 0,75 0,33 -6,77 3,65 5.ROE(tỷ suất lợi nhuận ròng/vốn chủ sở hữu) 6,19 1,82 -29,78 12,44 *Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh: Bảng: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 6 tháng/2005 1.Vốn kinh doanh 58.594.550.684 39.624.788.556 23.623.732.165 18.480.642.057 2. Vốn Nhà nước 6.374.237.422 6.350.759.148 4.606.053.595 1.152.035.697 3.Doanh thu 145.455.696.378 84.371.088.707 64.033.300.888 27.990.348.372 4.Lợi nhuận trước thuế 657.744.822 198.959.021 (1.675.028.787) 708.955.816 5.Lợi nhuận sau thuế 447.266.479 135.292.135 (1.675.028.787) 708.955.816 6.Nợ phải trả 52.310.425.851 33.366.704.357 19.110.353.519 13.735.585.845 7.Nợ phải thu 37.840.858.464 22.154.754.922 12.677.760.842 4.764.026.364 8.Lao động 73 80 74 73 9.Thu nhập bình quân tháng(đ/ng) 1.534000 1.285.000 1.213.000 1.240.000 Nhận xét: Tình hình tài chính của Công ty do nhiều nguyên nhân, mà cụ thể nhất là do nguồn nguyên liệu tinh dầu xá xị bị cấm xuất khẩu, nên đã có nhiều biến động. Doanh thu của Công ty từ năm 2002 đến năm 2003 giảm gần 42%. Từ năm 2003 đến năm 2004 giảm gần 25%. Nhưng đến nửa đầu năm 2005, doanh thu của Công ty đã hơn 27 tỷ tức là chỉ giảm so với năm 2004 khoảng hơn 10%. Lợi nhuận của Công ty do vậy cũng có xu hướng giảm. Từ năm 2002 đến năm 2003 giảm gần 70%. Tới năm 2004 lợi nhuận của công ty giảm hơn 1 tỷ. Song đến năm 2005, lợi nhuận của Công ty đã tăng lên hơn 1 tỷ, đây quả là điều đáng mừng. 2.Tình hình công tác quản lý: *Thị trường và các rủi ro ảnh hưởng: Thị trường đầu ra chủ yếu của công ty là xuất khẩu tinh dầu, đây là thị trường khôngt ổn định và phụ thuộc của Công ty là xuất khẩu tinh dầu, đây là thị trường không ổn định, chính sách nhập khẩu các quốc gia, biến động giá cả trên thế giới… Thị trường nguyên liệu đầu vào của Công ty cũng gặp nhiều khó khăn như: nguyên liệu do nông dân sản xuất, việc trồng và chế biến tinh dầu thô không theo kế hoạch, quy hoạch mà mang tinh tự phát dẫn đến Công ty khó khăn trong việc chủ động nguyên liệu sản xuất. Các loại nguyên liệu sản xuất tinh dầu khai thác từ tự nhiên nên phụ thuộc các chính sách khai thác, bảo vệ tài nguyên rừng của Nhà nước, chính sách này cũng thường xuyên bị thay đổi. Khả năng đầu tư vùng nguyên liệu tập trung cũng gặp khó khăn do không có quỹ đất tự nhiên và đất nông lâm nghiệp. Nguồn vốn lưu động của Công ty bị hạn chế nên gặp khó khăn và rủi ro cao khi mua tích trữ nguyên liệu hoặc hàng hoá sản xuất, kinh doanh xuất khẩu tinh dầu. *Phân tích SWOT: +Điểm mạnh: Công ty đã có nhiều năm sản xuất, chế biến kinh doanh, xuất khẩu tinh dầu, đã khẳng định được vị thế, uy tín hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh dầu. Công ty có đội ngũ cán bộ kĩ thuật dày dạn kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc chuyên môn trong từng công đoạn sản xuất kinh doanh: công nghệ trồng trọt nguyên liệu, công nghệ chưng cất, chế biến tinh dầu, công nghệ phân tích chất lượng tinh dầu. Công ty có đội ngũ cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu tinh dầu và hương liệu có năng lực, năng động và nhiều kinh nghiệm. Thị trường xuất khẩu tinh dầu của Công ty đã phát triển rộng khắp tới tất cả các quốc gia có nhu cầu sử dụng. Từ năm 2002,Công ty trở thành thành viên của Hiệp hội tinh dầu chất thơm Thế giới. Từ đó Công ty có nhiều lợi thế trong việc mở rộng thị trường, cơ hội trao đổi kinh doanh với nhiều công ty kinh doanh tinh dầu uy tín trên thế giới, nâng cao năng lực, tạo dựng niềm tin với khách hàng trong và ngoài nước. +Điểm yếu: Sản xuất chế biến và kinh doanh tinh dầu là một ngành hẹp, tuy sức ép cạnh tranh không lớn như các ngành hàng khác nhưng đồng thời các thông tin về ngành nghề, thị trường thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng. Vì vậy khả năng mở rộng thị trường nguyên liệu đầu vào, thị trường sản phẩm đầu ra, thị trường vốn của Công ty bị hạn chế. Mặt khác, nguồn vốn kinh doanh của Công ty rất nhỏ, chủ yếu là vốn vay ngắn hạn, việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt khi chuyển sang Công ty Cổ phần: Vay vốn các ngân hàng và các đơn vị kinh tế khác đều đòi hỏi phải có thế chấp bằng tài sản, việc huy động vốn cổ phần cũng khó khăn và không đủ để đầu tư dài hạn. Các máy móc thiết bị của Công ty chủ yếu là máy cũ, hỏng, lạc hậu về công nghệ. Chi phí vận hành, sửa chữa hàng năm là rất lớn, đòi hỏi cần phải được đầu tư mới. Tuy nhiên việc đầu tư lớn đòi hỏi vốn lớn và việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn. Một số cán bộ đã đến tuổi nghỉ hưu , đội ngũ cán bộ kỹ thuật trẻ chưa đủ năng lực và kinh nghiệm để kiểm soát tốt nhất chất liệu nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra. Khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh các sản phẩm chất thơm, hương liệu tinh dầu mới bị hạn chế do chưa đầu tư chiều sâu: nghiên cứu, thử nghiệm, đào tạo, tuyển dụng đội ngũ chuyên gia giỏi, kỹ thuật cao… Công ty chưa có vùng nguyên liệu cũng như nhà cung cấp ổn định, lâu dài. Trụ sở và khu sản xuất mới của Công ty sau khi cổ phần tại khu Công nghiệp Quang Minh - tỉnh Vĩnh Phúc chưa hoàn chỉnh, cần tiếp tục đầu tư, hoàn thiện dẫn đến gặp khó khăn trong việc giao dịch, ổn định tổ chức kinh doanh… *Cơ hội: Sau khi cổ phần hoá, Công ty có cơ hội tổ chức lại bộ máy sản xuất kinh doanh một cách gọn nhẹ, hiệu quả và hợp lý hơn. Công ty có thể chủ động hơn trong việc huy động vốn, đầu tư nghiên cứu, mở rộng sản xuất, chế biến, sử dụng công cụ cổ phần để thu hút chất xám và lao động lành nghề kỹ thuật cao. Được hưởng các ưu đãi về thuế khi cổ phần hoá. Công ty có điều kiện chủ động tạo dựng nguồn, vùng nguyên liệu, tổ chức hỗ trợ các công ty vệ tinh trồng, chiết xuất tinh dầu thô cung cấp nguyên liệu sản xuất ổn định, lâu dài và hiệu quả. Phát hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu truyền thông nguồn tinh dầu xá xị từ Campuchia và Lào mà công ty đã tạo dựng trong những năm gần đây. *Thách thức: Sự cạnh tranh trong các sản phẩm truyền thông ngày càng lớn cả ở thị trường nội địa cũng như xuất khẩu. Với xu hướng hội nhập và sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các mặt hàng, thị trường mới của Công ty rất dễ bị cạnh tranh. Mặt hàng truyền thống của công ty chưa đạt được chất lượng cao để cạnh tranh với các sản phẩm của các Công ty nước ngoài do lạc hậu về công nghệ và kỹ thuật. Thị trường đầu ra chính của Công ty là xuất khẩu, đây cũng là điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung cũng như của Công ty nói riêng do chưa đủ kinh nghiệm, năng lực về vốn, kỹ thuật đặc biệt là con người để kinh doanh và cạnh tranh trên trường quốc tế. 3. Phương hướng phát triển trong nhứng năm tới: *Kế hoạch sản lượng, doanh thu và phân phối lợi nhuận: Đơn vị tính:triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Cơ cấu vốn điều lệ Vốn điều lệ 4000 4000 CBCNV 2000 2000 Tỷ lệ 50% 50% Ngoài công ty 2000 2000 Tỷ lệ 50% 50% Kết quả hoạt động Doanh thu 55.000 62.000 Giá vốn 49.500 55.800 Chi phí bán hàng và quản lý 3.850 4.340 Thu nhập HDTC 100 130 Chi phí lãi vay 800 820 Lợi nhuận trước thuế 950 1.170 Thuế phải nộp - - Lợi nhuận sau thuế 950 1.170 Phân phối thu nhập Trích lập quỹ bổ sung vốn kinh doanh (30%) 285 351 Trong đó, từ thuế thu nhập được miễn (28%) 266 327,6 Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế 30% 30% Trích lập quỹ dự trữ (5%) 47,5 58,5 Tỷ lệ vốn điều lệ 1,19% 1,46% Khen thưởng phúc lợi (10%) 95 117 Tỷ lệ vốn điều lệ 2,38% 2,93% Trả cổ tức (55%) 522,5 643,5 Tỷ lệ trả cổ tức/cổ phần 13,06% 16,09% Các chỉ số tài chính Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) 1,73% 1,89% Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 23,75% 29,25% Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS-đồng/cổ phiếu) 831 1.024 Nguồn vốn tích luỹ 333 410 Giá trị mỗi cổ phiếu (Book Value-đồng/cổ phiếu) 10.831 11.024 Thu nhập người lao động Số lao đông 60 60 Thu nhập bình quân (triệu đồng/người/tháng) 1,7 2 Thu nhập từ cổ tức bình quân (triệu đồng/người/tháng) 0,36 0,45 Quỹ KT-pl bình quân (triệu đồng/người/tháng) 0,13 0,16 Tổng thu nhập bình quân (triệu đồng/người/tháng) 2.19 2,61 *Nhận xét: Trên đây là một số tiêu chí mà Công ty tinh dầu và các Sản phẩm Tự nhiên dự định sẽ đạt dược trong hai năm 2007 và 2008. Để thực hiện được những kế hoạch trên thì toàn thể cán bộ công nhân viên phải đóng góp hết sức mình vào các hoạt động sản xuất kinh doanh.Bắt đầu từ việc đầu tư nghiên cứu các phương pháp, thử nghiệm, cải tiến công nghệ kỹ thuật, máy móc,…Tiếp đó là tìm kiếm các nguồn nguyên vật liệu có chất lượng tốt, hợp tác với các nhà cung ứng có uy tín, có khả năng đáp ứng được các yêu cầu của Công ty cả về số lượng lẫn chất lượng. Bên cạnh đó, Công ty phải chú ý tới khâu tuyển dụng cũng như đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên có chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề, kỹ năng cao; có lòng nhiệt tình cũng như tâm huyết với nghề nghiệp, có đạo đức và văn hoá kinh doanh. Công ty cũng phải luôn chú ý tới chế độ lương, thưởng, trợ cấp cùng các dịch vụ cho người lao động nhằm khuyến khích người lao động hăng say làm việc nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất sản xuất. Và sau đây là ý kiến giúp năng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh : *Nâng cao chất lượng sản phẩm: Trong bất cứ một ngành sản xuất nào thì chất lượng sản phẩm cũng là một yếu tố rất quan trọng để cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường điều đầu tiên đó là chất lượn sản phẩm sau đó là các giải pháp kinh doanh quảng cáo của công ty sao cho có hiệu quả nhất. Đặc biệt trong doanh nghiệp sản xuất với nền kinh tế cạnh tranh gay gắt của thị trường hiện nay thì chất lượng của sản phẩm là yếu tố hàng đầu khẳng định sự thành bại của công ty. Vì vậy công ty cần chú ý đến khâu tổ chức quản lý sản xuất, ứng dụng các phương tiện kỹ thuật máy móc trang thiết bị hiện đại để sản phẩm của mình có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp sản xuất khác trên thị trường, và làm hài long được những khách hàng khó tính nhất đồng thời để quảng bá hình ảnh cũng như uy tín của công ty ra nước ngoài nhằm mở rộng thị trường và làm tăng kim ngạch xuất - nhập khẩu mỗi năm cũng như nâng cao mức sống của cán bộ công nhân viên trong công ty. *Định hướng phát triển sau khi cổ phần hoá: Giữ vững và phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty. Củng cố, phát huy thế mạnh mạng lưới thu mua, chế biến nguyên vật liệu. Xây dựng các mối quan hệ đối tác tin cậy, lâu dài trong việc tạo dựng vùng nguyên liệu để tạo nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định chất lượng cao, phục vụ chiến lược phát triển sản phẩm của Công ty. Hợp tác với các đối tác nước ngoài để nghiên cứu, ứng dụng sản xuất chất lượng, hương liệu mới chất lượng cao, giá cả cạnh tranh cugn cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Đảm bảo mức thu nhập của người lao động bằng và cao hơn trước khi cổ phần hoá. *Kế hoạch đầu tư xây dựng nhà xưởng, máy móc thiết bị: Đầu tư máy sắc ký khí phục vụ việc kiểm tra việc kiểm tra, kiểm nghiệm chất lượng tinh dầu và các sản phẩm sau tinh dầu (đơn hương, chất thơm…) Đầu tư thiết bị sản xuất đơn hương, nghiên cứu ứng dụng sử dụng hiệu quả tháp phân đoạn để nâng cao chất lượng sản phẩm tinh dầu xuất khẩu. Tiếp tục đầu tư chiều sâu cho bộ phận nghiên cứu thư nghiệm và phát triển một số loai sản phẩm tinh dầu mới. Hoàn thiện nhà máy sản xuất chế biến tinh dầu tại khu Công nghiệp Quang Minh - tỉnh Vĩnh Phúc. Hợp tác, liên doanh với các đối tác trong và ngoài nước để mở rộng loại hình kinh doanh sử dụng hiệu quả lô đất Công ty đang thuê tại Khu Công Nghiệp này. Lập phương án thuê trụ sở ngoài khuôn viên Viện Khoa Học và Công nghệ Việt Nam, diện tích thuê khoảng 150m2 – 200m2 để tiện giao dịch đối ngoại, phat triển kinh doanh. KẾT LUẬN Khép lại một bài báo cáo, qua những số liệu thu thập được, em đã hiểu được một phần nào đó về quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như một số khía cạnh về doanh thu, lợi nhuận và tình hình tài chính của Công ty. Công ty cổ phần Tinh dầu và Chất thôm là công ty với lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu là xuất khẩu đã đem những sản phẩm tự nhiên của Việt Nam đến với mọi người ở khắp nơi trên thế giới. Ở đâu đó trên thế giới này, người Việt Nam có quyền tự hào khi cầm trên tay một sản phẩm mà biết răng xuất xứ của nó là quê hương yêu dấu của mình. Dù trải qua nhiều biến cố trong quá khứ dẫn đên tình hình tài chính của Công ty không được khả quan. Song trong tương lai Công ty sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, sẽ là một nguồn đóng góp vào sự phát triển của đất nước ta trong quá trình hội nhập vào WTO. Qua một thời gian ngắn thực tập ở công ty. Em cảm thấy rất may mắn khi được tiếp xúc với những cán bộ công nhân viên trong Công ty . Những người đã cho em những kinh nghiệm về quy trình sản xuất cũng như những số liệu thống kê về Công ty. Em xin được cảm ơn Thầy giáo Th.S Đặng Ngọc Sự, người đã hướng dẫn giúp em hoàn thành bản báo cáo này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxCty CP tinh dau va chat thom QTCL.docx
Tài liệu liên quan