Tài liệu Đề tài Công trình xây dựng kè và cống thoát nước rạch Đình kênh Đông, rạch Đình kênh Tây thuộc khóm 4-Phường 1-thị xã Sa Đéc: B- NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
Mô tả tình huống.
Thị xã Sa Đéc là một trong hai đô thị trung tâm kinh tế, văn hoá của Tỉnh Đồng Tháp; có tiềm năng, lợi thế phát triển mạnh về công nghiệp-xây dựng, thương mại-dịch vụ; vị trí địa lý và hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ khá thuận lợi trong liên kết và hợp tác cùng phát triển với các huyện phía Nam thuộc Vùng Sa Đéc của Tỉnh (gồm: thị xã Sa Đéc, huyện Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành) và các trung tâm phát triển kinh tế Vùng Đồng bằng sông Cửu long (thành phố Cần Thơ, Long Xuyên, thị xã Vĩnh Long). Đầu tư phát triển thị xã Sa Đéc giữ vững và phát huy vai trò trung tâm kinh tế năng động, xứng đáng là đô thị loại III “xanh, sạch, đẹp”, có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt và là động lực thúc đẩy nhanh sự phát triển chung của toàn Vùng và cả Tỉnh.
Trong những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ đầu tư của Trung ương, của Tỉnh, cùng với sự nỗ lực và quyết tâm cao của các cấp, các ngàn...
18 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1288 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Công trình xây dựng kè và cống thoát nước rạch Đình kênh Đông, rạch Đình kênh Tây thuộc khóm 4-Phường 1-thị xã Sa Đéc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
B- NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
Mô tả tình huống.
Thị xã Sa Đéc là một trong hai đô thị trung tâm kinh tế, văn hoá của Tỉnh Đồng Tháp; có tiềm năng, lợi thế phát triển mạnh về công nghiệp-xây dựng, thương mại-dịch vụ; vị trí địa lý và hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ khá thuận lợi trong liên kết và hợp tác cùng phát triển với các huyện phía Nam thuộc Vùng Sa Đéc của Tỉnh (gồm: thị xã Sa Đéc, huyện Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành) và các trung tâm phát triển kinh tế Vùng Đồng bằng sông Cửu long (thành phố Cần Thơ, Long Xuyên, thị xã Vĩnh Long). Đầu tư phát triển thị xã Sa Đéc giữ vững và phát huy vai trò trung tâm kinh tế năng động, xứng đáng là đô thị loại III “xanh, sạch, đẹp”, có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt và là động lực thúc đẩy nhanh sự phát triển chung của toàn Vùng và cả Tỉnh.
Trong những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ đầu tư của Trung ương, của Tỉnh, cùng với sự nỗ lực và quyết tâm cao của các cấp, các ngành và nhân dân Sa Đéc đã tập trung thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của thị xã theo Kế hoạch đề ra. Kinh tế của thị xã luôn giữ vững ổn định và phát triển theo chiều hướng thuận lợi, năm sau cao hơn năm trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2001-2005 đạt 15,5%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, bảo đảm tính hợp lý, hiệu quả; việc huy động, sử dụng các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển được tập trung thực hiện, đem lại những kết quả đáng phấn khởi; kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội được quan tâm đầu tư, thúc đẩy nhanh tiến trình đô thị hoá, vị thế của Sa Đéc được nâng lên; trong đó, lĩnh vực công nghiệp-xây dựng, chỉnh trang, tạo vẻ mỹ quan, phát triển đô thị, bảo vệ môi trường được thị xã chọn làm mũi đột phá, tạo tiền đề thuận lợi cho các lĩnh vực khác phát triển.
Xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, tình hình thực tế của địa phương và nhu cầu bức xúc của nhân dân, nhất là trong lĩnh vực cấp thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị; ngoài nguồn vốn đầu tư của Trung ương, của Tỉnh, thị xã Sa Đéc đã tập trung huy động tốt các nguồn vốn khác để đầu tư cho lĩnh vực này; trong đó, thị xã đã tranh thủ được nguồn vốn đầu tư từ Dự án nước sạch và vệ sinh môi trường do Chính phủ Úc (Australia) tài trợ tại 03 thị xã của Đồng bằng sông Cửu long gồm: thị xã Bạc Liêu, Hà Tiên và Sa Đéc. Dự án bắt đầu chính thức đi vào hoạt động vào tháng 10 năm 2000.
Tại thị xã Sa Đéc, Dự án có 06 mục tiêu phát triển chính, bao gồm: cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, chất thải rắn, xây dựng bờ kè, tăng cường năng lực và phát triển cộng đồng. Đến nay, thị xã đã có 06/06 dự án, công trình, hạng mục công trình do Chính phủ Úc tài trợ đang được triển khai thực hiện; trong đó, có Công trình xây dựng kè và cống thoát nước rạch Đình kênh Đông, rạch Đình kênh Tây thuộc khóm 4-phường 1-thị xã Sa Đéc.
Để tổ chức thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng xây dựng Công trình, hạn chế thấp nhất việc khiếu nại, đảm bảo tiến độ theo đúng theo Kế hoạch đề ra; các ngành chức năng, các đơn vị có liên quan đã tập trung thực hiện tốt các bước theo qui định. Thực hiện tinh thần chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, Uỷ ban nhân dân thị xã đã ra Quyết định số 72/QĐ-UBND-TL ngày 12 tháng 9 năm 2002 về việc thành lập Hội đồng Đền bù Tái định cư cấp thị xã, gồm các thành viên thuộc Uỷ ban nhân dân thị xã và các ngành có liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng; lực lượng này cùng với nhóm chuyên trách Tái định cư của Ban quản lý Dự án cấp nước và Vệ sinh môi trường thị xã (thuộc Công ty Cấp nước và Vệ sinh môi trường tỉnh Đồng Tháp-đơn vị được Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp giao làm Chủ đầu tư công trình) chịu trách nhiệm soạn thảo các văn bản, kế hoạch tái định cư chi tiết dưới sự hỗ trợ của Công ty Tư vấn Úc (GHD) và Công ty Thiết kế kỹ thuật của Việt Nam (WASE) đồng quản lý, gọi tắt là Nhà thầu Quản lý Úc (AMC).
Căn cứ Nghị định 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ, Kế hoạch tái định cư -Tập 1 (Khung chính sách tái định cư của Dự án ) đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp-đại diện cho Chính phủ Việt Nam ký kết với tổ chức đại diện phía Chính phủ Úc (nhà thầu Quản lý Úc-AMC) vào ngày 02 tháng 7 năm 2002 tại Văn phòng AusAID-thành phố Hồ Chí Minh, Quyết định số 1601/QĐ-UB-HC ngày 10 tháng năm 2003 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp và các qui định có liên quan khác về việc qui định khung chính sách và đơn giá bồi thường giải toả mặt bằng triển khai Dự án Cấp thoát nước và Vệ sinh môi trường tại thị xã Sa Đéc; đơn vị chủ đầu tư Dự án, Ban Quản lý Cấp nước và Vệ sinh môi trường thị xã đã phối hợp với Tổ Khảo sát, đo đạc, kiểm kê, áp giá bồi thường và tái định cư của Dự án tiến hành thực hiện các bước theo qui trình và xây dựng bảng tổng hợp chi tiết tạm tính Phương án Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khu vực công trình.
Ngày tháng năm 2005, đơn vị chủ đầu tư phối hợp cùng Uỷ ban nhân dân phường 1-thị xã Sa Đéc tiến hành niêm yết Bảng tổng hợp tạm tính Phương án áp giá bồi thường, giải phóng mặt bằng tại Uỷ ban nhân dân phường 1, đồng thời tổ chức cuộc họp để thông báo chủ trương xây dựng công trình và lấy ý kiến đóng góp của các hộ dân khu vực công trình đối với Bảng tạm tính áp giá bồi thường.
Qua việc niêm yết và tổ chức lấy ý kiến, các hộ dân đã đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, sát thực liên quan đến việc xây dựng Phương án Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, nhằm đảm bảo tính chu đáo, chính xác, khả thi, hiệu quả của Phương án. Nhìn chung, đa số hộ dân khu vực công trình đều đồng tình, thống nhất với Dự thảo Phương án đã niêm yết, đồng thời đề nghị Chủ đầu tư và Uỷ ban nhân dân phường 1 sớm tổ chức triển khai thực hiện, đưa công trình vào sử dụng. Tuy nhiên, có một số hộ dân yêu cầu cần điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một số vấn đề về diện tích đất, loại đất, đơn giá đền bù, về đền bù hoa màu, vật kiến trúc.v.v… do Dự thảo có một số vấn đề chưa chính xác, phù hợp với thực tế. Đơn vị lập Phương án Bồi thường đã ghi nhận và tiến hành rà soát, kiểm tra, tiếp tục điều chỉnh, bổ sung đối với từng trường hợp cụ thể có yêu cầu điều chỉnh (các hộ đều có ký tên vào biên bản khảo sát, đo đạc sau khi điều chỉnh) và hoàn chỉnh Phương án theo các ý kiến đóng góp hợp lý, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Căn cứ Phương án Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư công trình xây dựng kè và cống thoát nước rạch Đình kênh Đông, rạch Đình kênh Tây đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp phê duyệt theo Quyết định số 638/QĐ-UBND-HC ngày 08 tháng 5 năm 2006; Uỷ ban nhân dân thị xã đã ra Quyết định về việc thu hồi quyền sử dụng đất và bồi thường thiệt hại về đất, nhà ở, công trình phụ, hoa màu, hỗ trợ chính sách đối với 263 hộ dân nằm trong khu vực công trình bị ảnh hưởng.
Sau khi nhận quyết định thu hồi đất, bồi thường thiệt hại, đa số các hộ dân khu vực công trình (204/263 hộ) đều nhất trí cao với các nội dung của Quyết định, đồng ý nhận tiền bồi thường và bàn giao đất cho đơn vị thi công. Việc bồi thường, giải phóng mặt bằng diễn ra theo đúng kế hoạch đề ra; tuy nhiên, quá trình thực hiện đã phát sinh đơn khiếu nại của 59/263 hộ dân khu vực công trình, chủ yếu xoay quanh một số vấn đề như: về đơn giá đền bù, sai lệch diện tích đất, loại đất, yêu cầu thêm về đền bù hoa màu, vật kiến trúc, bố trí tái định cư.
Qua bước đầu tổng hợp, đối chiếu, phân tích của các ngành chức năng; trong tổng số 59 đơn khiếu nại, có 41 đơn khiếu nại với nội dung đòi nâng giá đền bù; các khiếu nại này không có cơ sở, do không nằm trong qui định trong Phương án Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Riêng 18 đơn còn lại là khiếu nại đúng, có cơ sở, do trong quá trình tổ chức thực hiện công tác khảo sát, đo đạc, kiểm kê, áp giá bồi thường, Tổ công tác đã chủ quan, dẫn đến một số sai sót, nhầm lẫn về cách thức đo đạc, tính toán diện tích, loại đất, khung giá đền bù… cần tập trung nghiên cứu, giải quyết. Xin đơn cử điển hình 01 trường hợp cụ thể của hộ Bà Trần Thị Bảy.
Sau khi nhận Quyết định của Uỷ ban nhân dân thị xã về việc thu hồi đất, bồi thường thiệt hại; vào ngày 07 tháng 7 năm 2006, Bà Trần Thị Bảy, ngụ số nhà 470/9 khóm 4-phường 1-thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp đã làm đơn khiếu nại, với những nội dung như sau:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------------------
ĐƠN KHIẾU NẠI
-------
Kính gửi: BAN QUẢN LÝ CẤP THOÁT NƯỚC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG THỊ XÃ SA ĐÉC
--------
Tôi tên: Trần Thị Bảy, ngụ số nhà 470/9 khóm 4-phường 1-thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Nay đệ đơn này kính xin quý Ông vui lòng giải đáp những thắc mắc khiếu nại của gia đình chúng tôi:
1- Nhà tôi nằm sát mé lộ đường Nguyễn Cư Trinh, như vậy nhà tôi thuộc cự ly a, nhưng bị xếp loại là cự ly b, kéo theo phần đất lâu năm nằm sát mé lộ và phần hỗ trợ đạt lâu năm liền kề đất thổ cũng giảm theo.
2- Phần đất bị Nhà nước thu hồi chiếm hơn 50% đất nhà, xin được mua lại trong khu tái định cư để chia lại cho con đã trưởng thành.
3- Phần gạch lót nền mua 72.000 đồng/m2, trong khi Nhà nước chỉ đền 20.000 đồng/m2.
4- Cửa sắt mua hơn 5.000.000 đồng trong khi Nhà nước chỉ đền 1.670.000 đồng.
5- Xin được hỗ trợ để di dời bàn Bida và phần thu nhập bị thất thu trong lúc di dời nhà.
Trong khi chờ đợi, xin nhận nơi đây lòng biết ơn của gia đình chúng tôi.
Sa Đéc, ngày 07 tháng 7 năm 2006.
(đã ký tên)
Trần Thị Bảy
Sau khi nhận được các đơn khiếu nại, Uỷ ban nhân dân thị xã đã ra Quyết định thành lập Tổ công tác của thị xã gồm các thành viên ở các ngành: Thanh tra, Tài chính-Kế hoạch, Tài nguyên-Môi trường, Quản lý đô thị thị xã và Uỷ ban nhân dân phường 1 để giải quyết việc khiếu nại. Thực hiện Quyết định của Uỷ ban nhân dân thị xã, Tổ công tác đã tiến hành khảo sát, đo đạc, kiểm tra, thu thập các tài liệu, hồ sơ liên quan Dự án; tổ chức làm việc với các phòng, ban chức năng có liên quan và Uỷ ban nhân dân phường 1, đồng thời tiếp xúc, tổ chức đối thoại trực tiếp với các hộ dân khiếu nại.
Trong tổng số 59 đơn khiếu nại; qua xem xét, đối chiếu với các văn bản, báo cáo và các qui định có liên quan làm căn cứ để giải quyết; Uỷ ban nhân dân thị xã đã ra Quyết định bác đơn đối với 41/59 đơn khiếu nại, với lý do: nội dung trong các đơn khiếu nại này không phù hợp với qui định tại Phương án Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Dự án đã được Uỷ ban nhân dân Tỉnh phê duyệt (chủ yếu khiếu nại về nâng đơn giá đền bù).
Đối với 18 đơn khiếu nại còn lại, có một số nội dung hợp lý, cần được tiếp tục xem xét, giải quyết; Uỷ ban nhân dân thị xã đã chỉ đạo Thanh tra thị xã phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan và Uỷ ban nhân dân phường 1 tiến hành thẩm tra, xác minh, làm rõ các vấn đề liên quan để có biện pháp giải quyết đồng bộ, thoả đáng các vụ việc.
Qua công tác thẩm tra, xác minh; trên cơ sở xem xét, cân nhắc, đối chiếu với các qui định; đồng thời tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với các hộ dân khiếu nại để làm rõ các vấn đề liên quan; Uỷ ban nhân dân thị xã đã ra quyết định giải quyết đối với 18 vụ việc khiếu nại, đảm bảo các bước qui trình giải quyết theo đúng Luật định, nhằm tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóng hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để bàn giao cho đơn vị thi công, sớm đưa công trình vào sử dụng.
Sau khi nhận Quyết định giải quyết, hầu hết các hộ khiếu nại cơ bản đều đồng tình, thống nhất với các nội dung giải quyết được nêu trong quyết định và chấp hành nhận tiền bồi thường, bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công.
Riêng đối với trường hợp của hộ Bà Trần Thị Bảy, ngụ số nhà 470/9 khóm 4-phường 1-thị xã Sa Đéc; mặc dù hộ này đã thực hiện việc di dời nhà ở, công trình phụ, vật kiến trúc nằm trên phần đất qui hoạch nhưng vẫn chưa chịu bàn giao mặt bằng, với lý do Bà nêu là Nhà nước chưa cho Bà nhận số tiền bồi thường đã ghi như trong Quyết định (do có phát sinh tranh chấp về đất đai trong nội bộ gia đình, Toà án nhân dân thị xã đang thụ lý giải quyết, nên cơ quan chức năng không cho Bà Bảy nhận tiền) và yêu cầu cơ quan chức năng sớm cho Bà nhận tiền bồi thường và một số yêu cầu khác với nội dung như sau:
Nguyên nhân xảy ra tình huống:
Nguyên nhân xảy ra tình huống khiếu nại nêu trên là do:
- Công tác quản lý đất đai có mặt chưa chặt chẽ, dẫn đến việc đo đạc số diện tích đất thực tế so với diện tích ghi trong Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất ở một số hộ chưa khớp; việc xác định loại đất để áp giá đền bù chưa sát hợp.
- Công tác khảo sát, đo đạc, kiểm kê, áp giá bồi thường của ngành chức năng tuy được tập trung thực hiện các bước theo qui trình, nhưng quá trình thực hiện đã thể hiện tính chủ quan, thiếu chặt chẽ, dẫn đến việc đo đạc, ghi chép có trường hợp nhầm lẫn, bỏ sót, thiếu chính xác.
- Một số hộ nhân dân chưa thông hiểu và nắm vững những qui định của Nhà nước về vấn đề bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; hoặc hiểu chưa đúng, hiểu sai lệch vấn đề, dẫn đến việc khiếu nại.
- Thời gian từ lúc tiến hành kiểm kê, đo đạc, áp giá bồi thường đến khi trao Quyết định thu hồi đất và bồi tường thiệt hại cho các hộ dân khá dài (khoảng từ vài tháng đến 01 năm); do vậy, mức giá áp dụng ở thời điểm kiểm kê so với thời điểm trao Quyết định có sự chênh lệnh, từ đó dẫn đến khiếu nại.
- Đối với khu đất chưa có thông tin về triển khai qui hoạch, và khi tiến hành qui hoạch thì giá đất khu vực đó sẽ tăng đột biến, gặp rất nhiều khó khăn trong công tác áp giá, bồi thường, đồng thời sẽ phát sinh nhiều khiếu nại, yêu cầu nâng giá đất bồi thường.
- Mặt khác, khi nghe thông tin, dư luận sắp tới Nhà nước sẽ qui hoạch đối với một khu đất xây dựng công trình thì giá đất tại thời điểm trước khi có qui hoạch và sau qui hoạch sẽ có mức chênh lệch rất lớn, thậm chí giá tăng đột biến, gây ra rất nhiều khó khăn khi tiến hành áp giá, bồi thường, đồng thời sẽ phát sinh nhiều khiếu nại, yêu cầu nâng giá đất bồi thường.
- Trong các nguyên nhân trên, nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của một bộ phận nhân dân nhận thức và hiểu chưa đúng các qui định liên quan đến vấn đề về bồi thường, giải toả, hỗ trợ, tái định cư nên có những yêu cầu, đòi hỏi thiếu căn cứ; chưa thật sự quan tâm để cùng với Tổ khảo sát, đo đạc, kiểm kê, áp giá bồi thường và tái định cư của Dự án thực hiện tốt việc kiểm kê, tính toán áp giá cho chính xác ngay từ đầu, thậm chí đến khi đã có Bảng tạm tính Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được niêm yết tại Uỷ ban nhân dân phường và trong cuộc họp lấy ý kiến đóng góp của các hộ dân thuộc bị ảnh hưởng trong khu vực công trình mà cũng thiếu quan tâm đóng góp để kịp thời điều chỉnh, bổ sung, đến khi Phương án bồi thường được phê duyệt và nhận được Quyết định thu hồi đất, bồi thường thiệt hại mới đơn khiếu nại.
Hậu quả của tình huống:
Qua sự việc nêu trên, phần nào đã có tác động ảnh hưởng đến tình hình phát triển chung của thị xã, cụ thể:
- Đây là Dự án đầu tư do Chính phủ Úc tài trợ, mục tiêu của Dự án là cải thiện phúc lợi cho nhân dân ở 03 thị xã, trong đó có thị xã Sa Đéc, nhằm cải tạo và mở rộng hệ thống cấp thoát nước và vệ sinh môi trường, tạo vẻ mỹ quan đô thị, nhất là đối với những địa bàn khó khăn, nhóm đối tượng nghèo; ngoài ra còn tăng cường năng lực quản lý cho các cơ quan Nhà nước các cấp trong công tác lập kế hoạch. Do vậy, quá trình tổ chức thực hiện Dự án xảy ra những vấn đề không hay như: phát sinh khiếu nại, một số hộ dân chưa chịu bàn giao mặt bằng thi công và yêu cầu, đòi hỏi về quyền lợi không hợp lý khác sẽ có dư luận, ảnh hưởng không tốt về mặt chính trị (mang yếu tố nước ngoài), đồng thời địa phương sẽ gặp khó khăn, hạn chế trong việc quan hệ, kêu gọi, thu hút đầu tư từ các đối tác tổ chức nước ngoài.
- Việc thực hiện công tác khảo sát, đo đạc, kiểm kê, áp giá bồi thường của cơ quan chức năng có trường hợp sai sót, thiếu chính xác, chưa hợp lý; công tác quản lý đất đai có mặt chưa chặt chẽ có thể sẽ ảnh hưởng đến lòng tin, sự đồng thuận trong nhân dân.
- Việc phát sinh khiếu nại của các hộ dân làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình, gây thiệt hại về tiền của, công sức.
Mục đích xử lý tình huống:
Sau khi thu thập những sự việc đã xảy ra, thêm một số thông tin được điều tra từ những người lân cận, đảm bảo tính hợp lý, sát thực; mục tiêu của tình huống cần giải quyết tốt một số vấn đề sau:
- Chấp hành thực hiện một cách nghiêm các qui định của Hiến pháp và pháp luật.
- Thực hiện việc giải quyết các khiếu nại của nhân dân phải đảm bảo dân chủ, công khai, hợp tình, hợp lý, đúng các bước qui trình theo Luật định.
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân theo qui định của pháp luật Nhà nước Xã hội chủ nghĩa.
- Củng cố, nâng cao niềm tin, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân đối với chủ trương của Đảng và Nhà nước, nhất là đối với chính quyền địa phương.
- Tạo môi trường chính trị, kinh tế-xã hội ổn định, nâng cao uy tín của địa phương trong quan hệ, kêu gọi, vận động, thu hút đầu tư trên địa bàn, nhất là đối với các đối tác, dự án đầu tư nước ngoài.
Các phương án xử lý tình huống:
- Phương án 1: Tiến hành họp dân để vận động, thuyết phục, giáo dục; đồng thời ra quyết định bác đơn, không giải quyết theo các nội dung khiếu nại, với lý do: công tác áp giá bồi thường, giải phóng mặt bằng, các chính sách hỗ trợ… đã được các cấp, các ngành, cơ quan chức năng lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các bước theo qui trình, đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch, chấp hành nghiêm các qui định của Nhà nước. Cụ thể: giải thích cho hộ khiếu nại của Bà Trần Thị Bảy thông hiểu đây là chủ trương của Nhà nước, các nội dung khiếu nại của Bà là không có trên cơ sở, sai với qui định, vì các cơ quan Nhà nước đã thực hiện theo đúng các qui định về áp giá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
+ Ưu điểm:
- Giải quyết theo Phương án này, kết quả trước mắt đạt được là các đơn khiếu nại sẽ nhanh chóng được giải quyết qua việc tuyên truyền, giải thích, giáo dục, thuyết phục, vận động các hộ dân khiếu nại chấp hành, hy sinh quyền lợi trước mắt nhưng bù lại sẽ được hưởng lợi về sau.
- Việc giải phóng mặt bằng công trình, triển khai thi công sẽ nhanh chóng được thực hiện.
+ Hạn chế, nhược điểm:
- Người dân bị mất quyền lợi, sự đồng thuận trong nhân dân sẽ không cao, do vậy sẽ gây ra dư luận không tốt, phát sinh khiếu nại vượt cấp.
- Uy tín của Nhà nước đối với bị ảnh hưởng.
- Phương án 2: Ngoài việc tiến hành họp dân để tuyên truyền, giải thích, giáo dục, thuyết phục, vận động chấp hành; cần xem xét cụ thể từng nội dung để có biện pháp giải quyết, tạo điều kiện cho nhân dân được hưởng lợi nhiều nhất. Cụ thể: đối với 05 nội dung khiếu nại của Bà Trần thị Bảy, sau khi xem xét, nhận thấy các nội dung khiếu nại đều có cơ sở do hoàn cảnh gia đình của Bà đang khó khăn do phải di dời nhà, bỏ công ăn việc làm, thất thu kinh tế gia đình… Tuy nhiên, chỉ có thể giải quyết cho Bà ở 02 nội dung khiếu nại đầu tiên trong đơn khiếu nại, đó là: khảo sát, đo đạc, đối chiếu các căn cứ qui định để điều chỉnh về diện tích, loại đất, áp giá đền bù cao hơn và linh động giải quyết tái định cư cho Hộ của Bà Bảy (vì Nhà nước thu hồi đất ở của Bà khá nhiều, trên 50%); các nội dung khiếu nại còn lại vẫn bác đơn, với lý do không phù hợp với qui định tại Phương án Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được Uỷ ban nhân dân Tỉnh phê duyệt. Uỷ ban nhân dân thị xã ra Quyết định giải quyết.
+ Ưu điểm:
- Giải quyết theo Phương án này, các hộ dân sẽ được hưởng quyền lợi nhiều nhất, mặc dù Nhà nước giải quyết không hết các yêu cầu, có hy sinh một ít quyền lợi nhỏ, các đơn khiếu nại cũng sẽ nhanh chóng được giải quyết qua việc tuyên truyền, giải thích, giáo dục, thuyết phục, vận động các hộ dân khiếu nại chấp hành và giải quyết nhu cầu bức xúc về chỗ ở cho nhân dân.
- Việc giải phóng mặt bằng công trình, triển khai thi công sẽ nhanh chóng được thực hiện.
+ Hạn chế, nhược điểm:
- Phương án giải quyết này do địa phương linh động, tìm cách giải quyết có lợi cho hộ của Ba Bảy, nhưng không nằm trong qui định của Phương án Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được Uỷ ban nhân dân Tỉnh phê duyệt.
- Tính kỷ cương, kỷ luật, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước không cao.
- Có thể sẽ có những hộ khác tương tự như trường hợp của Bà Bảy sẽ so sánh và tiếp tục phát sinh khiếu nại.
- Phương án 3: Ngoài việc tiến hành họp dân để tuyên truyền, giải thích, giáo dục, thuyết phục, vận động chấp hành; các nội dung khiếu nại cụ thể phải được thực hiện giải quyết theo đúng qui định. Cụ thể: đối với 05 nội dung khiếu nại của Bà Trần thị Bảy, sau khi xem xét, cân nhắc, mặc dù các nội dung khiếu nại đều có cơ sở, do hoàn cảnh gia đình của Bà đang khó khăn như: phải di dời nhà, bỏ công ăn việc làm, thất thu kinh tế gia đình… Tuy nhiên, chỉ có thể giải quyết cho Bà ở 01 nội dung khiếu nại đầu tiên trong đơn khiếu nại, đó là: qua công tác khảo sát, đo đạc, rà soát, đối chiếu các qui định xét thấy cần điều chỉnh theo yêu cầu của Bà Bảy, vì Tổ Khảo sát, đo đạc, kiểm kê, áp giá bồi thường và tái định cư của Dự án khi lần đầu tiến hành đo đạc đã có sai sót, không chính xác với thực tế đo lại; cho nên Uỷ ban nhân dân thị xã đã ra Quyết định giải quyết trường hợp này cho Bà. Nội dung Quyết định của Uỷ ban nhân dân thị xã thị xã đối với đơn khiếu nại của Bà Trần Thị Bảy như sau:
+ Ưu điểm:
- Giải quyết theo Phương án này đảm bảo hợp tình, hợp lý. Các hộ dân được các cơ quan chức năng Nhà nước quan tâm nghiên cứu từng nội dung cụ thể để tìm biện pháp, giải quyết theo hướng tạo điều kiện để nhân dân được hưởng quyền lợi nhiều nhất, nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ nghiêm các qui định của pháp luật, nhất là các qui định trong Phương án Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Dự án đã được Uỷ ban nhân dân Tỉnh phê duyệt.
- Tính kỷ cương, kỷ luật, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước được đảm bảo thực hiện.
- Uy tín của các cơ quan Nhà nước được nâng lên.
+ Hạn chế, nhược điểm:
- Phải thực hiện nhiều bước thủ tục khi giải quyết, chậm thời gian.
- Tiến độ thi công công trình sẽ ảnh hưởng kéo dài.
Phương thức thực hiện phương án tối ưu
Thành lập Tổ công tác giải quyết khiếu nại:
Sau khi nhận được đơn khiếu nại, Uỷ ban nhân dân thị xã ra Quyết định thành lập Tổ công tác của thị xã gồm các thành viên ở các ngành: Thanh tra, Tài chính-Kế hoạch, Tài nguyên-Môi trường, Quản lý đô thị thị xã và Uỷ ban nhân dân phường 1 để tổ chức thực hiện việc giải quyết các nội dung khiếu nại.
Tiến hành tiếp xúc với hộ để tiếp tục khảo sát, đo đạc, đối chiếu:
Thực hiện Quyết định của Uỷ ban nhân dân thị xã, Tổ công tác đã tiến hành khảo sát, đo đạc, kiểm tra, thu thập các tài liệu, hồ sơ liên quan Dự án; tổ chức làm việc với các phòng, ban chức năng có liên quan và Uỷ ban nhân dân phường 1, đồng thời tiếp xúc, tổ chức đối thoại trực tiếp với các hộ dân khiếu nại.
Đối với hộ của Bà Trần Thị Bảy, Tổ công tác đã làm việc theo qui trình, tiến hành đo đạc, rà soát, đối chiếu các hồ sơ, tài liệu có liên quan như: Bản đồ giải thửa đất, giấy Chứng nhận Quyền sử dụng đất của hộ, Biên bản đo đạc lần đầu trước khi khiếu nại…; sau khi xem xét, cân nhắc, Tổ công tác phát hiện có nội dung xác định về diện tích, loại đất của hộ Bà Bảy nằm trong vùng qui hoạch được ghi trong Biên bản đo đạc lần trước có sai sót so với các giấy tờ có liên quan và thực tế kiểm tra tại hộ, kéo theo việc xác định số lượng diện tích từng loại đất và áp dụng mức giá bồi thường thấp, làm thiệt hại cho hộ. Các nội dung khiếu nại của của Bà Bảy qua xem xét không nằm trong qui định của Phương án Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Dự án đã được Uỷ ban nhân dân Tỉnh phê duyệt, nên Tổ công tác đã giải thích cho hộ thông hiểu.
Đề xuất các phương án giải quyết và chọn phương án khả thi, trình cơ quan chức năng ra Quyết định giải quyết:
Qua công tác rà soát, kiểm tra, tiếp xúc đối với từng hộ khiếu nại; có ý kiến đóng góp của các ngành chức năng, các đơn vị có liên quan; Tổ công tác đã xây dựng Báo cáo tổng hợp, đề xuất các phương án giải quyết khả thi, trình Uỷ ban nhân dân thị xã xem xét, quyết định.
Trên cơ sở tham mưu đề xuất các phương án giải quyết của các ngành chức năng, các đơn vị có liên quan; Uỷ ban nhân dân thị xã đã ban hành các Quyết định giải quyết đối với từng hộ khiếu nại.
Đối với các nội dung khiếu nại của Bà Trần Thị Bảy (gồm 05 nội dung nêu trên); Uỷ ban nhân dân thị xã đã ra Quyết định số 08/QĐ-UBND-HC ngày 24 tháng 01 năm 2006 về việc giải quyết đơn của Bà Trần Thị Bảy khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Nội dung của Quyết định gồm:
+ Chấp thuận bồi thường 33,6 m2 đất thổ cư theo cự ly a và 238m2 theo loại đất lâu năm cho Bà Trần Thị Bảy.
+ Bác các yêu cầu còn lại của Bà Trần Thị Bảy. Lý do: Bà Trần Thị Bảy đã được bồi thường, hỗ trợ theo Phương án Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được Uỷ ban nhân dân Tỉnh phê duyệt.
(có kèm theo Quyết định)
Trao Quyết định.
Sau khi có Quyết định giải quyết của cơ quan thẩm quyền, Uỷ ban nhân dân phường 1 đã phối hợp với Thanh tra thị xã mời Bà Trần Thị Bảy để phổ biến và trao Quyết định thực hiện.
Bài học kinh nghiệm:
Để công tác áp giá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với từng dự án, công trình xây dựng được thuận lợi, hạn chế thấp nhất phát sinh khiếu nại từ trong nhân dân; qua nghiên cứu, tìm hiểu tình hình thực tế, xin nêu lên một số kinh nghiệm như sau:
Một là: Chính quyền địa phương cần phối hợp tốt với các ngành chức năng, các đơn vị có liên quan tích cực tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước khi tiến hành qui hoạch xây dựng công trình. Đây là khâu mấu chốt, có tầm quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến tính khả thi, hiệu quả của công trình. Thực tế cho thấy, địa phương nào làm tốt khâu này sẽ đảm bảo cho công tác áp giá bồi thường được thuận lợi, hạn chế thấp nhất những khiếu nại không đáng có.
Hai là: Tiếp tục rà soát, có biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai, đảm bảo ổn định, có nề nếp khoa học.
Ba là: Các cơ quan chức năng, các đơn vị có liên quan khi tiến hành khảo sát, đo đạc, kiểm kê, áp giá bồi thường cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, tổ chức thực hiện đúng qui trình, đảm bảo chặt chẽ, đầy đủ, chính xác; không được chủ quan.
Bốn là: Sau khi tổng hợp, xây dựng Dự thảo phương án tạm tính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải thực hiện việc niêm yết công khai, đồng thời tổ chức cuộc lấy ý kiến đóng góp của các hộ dân bị ảnh hưởng nằm trong khu vực công trình, phát huy dân chủ sâu rộng trong nhân dân tham gia đóng góp ý kiến, qua đó kịp thời rà soát, kiểm tra, đối chiếu để có sự điều chỉnh, bổ sung, hoàn chỉnh Phương án cho phù hợp theo các ý kiến đóng góp hợp lý. Địa phương nào nếu làm tốt khâu này cũng sẽ làm giảm đi việc người phải khiếu nại.
C- KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
1/- Kết luận:
Trong những năm qua, nhân dân đã tích cực đóng góp công sức, tiền của để tham gia cùng với Nhà nước đầu tư nhiều công trình cơ sở hạ tầng; nhiều công tác sau khi xây dựng hoàn thành, đưa vào sử dụng đã mang lại hiệu quả thiết thực, to lớn về mặt kinh tế, cả về mặt xã hội. Tuy nhiên, vẫn có một số dự án đầu tư thực hiện chưa đảm bảo theo kế hoạch đề ra, chất lượng, hiệu quả đạt được chưa cao, có nhiều nguyên nhân, trong đó, quan trọng nhất là công tác giải phóng mặt bằng không đáp ứng yêu cầu về thời gian theo qui định, làm thiệt hại về tài sản và công sức.
Để thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, cần thực hiện đồng bộ, chặt chẽ các giải pháp trong quá trình tổ chức thực hiện; xây dựng và vận dụng tốt các chính sách đền bù hợp lý và thực hiện tốt các chính sách xã hội, giúp cho nhân dân bị ảnh hưởng có điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất, kinh doanh, nhanh chóng ổn định cuộc sống.
Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với từng dự án, công trình cụ thể phải căn cứ vào điều kiện, tình hình thực tế tại địa phương và các qui định của pháp luật; kết hợp tốt giữa “tình và lý”, tập trung nghiên cứu, đề ra nhiều biện pháp giải quyết đồng bộ, khả thi, bảo đảm cho nhân dân nằm trong khu vực qui hoạch giải toả có cuộc sống ổn định.
Việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đạt kết quả cao, kịp thời, đúng đắn đối với từng vụ, việc sẽ có tác dụng tích cực đối với nền hành chính Nhà nước, đối với sự ổn định chính trị, kinh tế-xã hội, nâng cao uy tín của các cơ quan Nhà nước đối với nhân dân, yếu tố đặc biệt quan trọng đó là tạo môi trường thuận lợi trong việc quan hệ, kêu gọi, vận động, thu hút các nguồn lực trong và ngoài thị xã để đầu tư phát triển ở địa phương. Ngược lại, nếu quá trình tổ chức thực hiện, các biện pháp giải quyết không đúng đắn, kịp thời, phù hợp, thiếu công bằng, dân chủ đối với từng vụ, việc sẽ gây ra nhiều vấn đề tiêu cực, phức tạp, những yếu tố tiềm ẩn, khó lường, dẫn đến khiếu nại đông người, khiếu kiện vượt cấp, phát sinh “điểm nóng”; từ đó, lòng tin của nhân dân đối với Đảng, chính quyền bị suy giảm vì cho rằng, là công dân họ không được thực hiện những quyền cơ bản của mình, do vậy, kỷ cương, phép nước sẽ không được tôn trọng; công xã hội chưa đảm bảo… Đó là những nhân tố đưa đến sự mất ổn định trong xã hội.
Thật vậy, việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để qui hoạch xây dựng các công trình, phục vụ sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương phải được các cơ quan thẩm quyền, các ngành chức năng giải quyết đúng đắn, kịp thời, đảm bảo sát thực, đúng pháp luật; thể hiện Việt Nam là một Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa – Nhà nước của dân, do dân và vì dân; thể hiện bản chất của chế độ Xã hội chủ nghĩa; đảm bảo được thông suốt về đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa là lấy dân làm gốc.
Muốn vậy, quá trình tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư xây dựng công trình, các cơ quan thẩm quyền, các ngành chức năng phải có kế hoạch, giải pháp giải quyết đồng bộ, có lộ trình cụ thể, với từng bước đi thích hợp, đảm bảo các bước thực hiện theo trình tự, thủ tục qui định từ khâu khảo sát, đo đạc, kiểm kê, tính toán, áp giá bồi thường đến khi trao quyết định thu hồi đất, bồi thường thiệt hại cho các hộ dân bị ảnh hưởng trong qui hoạch. Đồng thời, khi có phát sinh khiếu nại, phải tập trung nghiên cứu, giải quyết chu đáo, đúng qui định từ khâu xem xét, gặp gỡ tiếp xúc người khiếu nại, thẩm tra xác minh, đối chiếu các vấn đề có liên quan, tập hợp báo cáo, công bố quyết định, tổ chức thi hành và đôn đốc thi hành quyết định, đảm bảo đúng thời gian và theo luật định. Đó mới thể hiện được bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân; Nhà nước là nơi đảm bảo các quyền và nghĩa vụ của công dân được thực hiện, đảm bảo cho công bằng xã hội, cho an toàn xã hội của nhân dân. Tất cả cùng quyết tâm thực hiện vì mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
2/- Kiến nghị:
Để công tác giải phóng mặt bằng được thuận lợi, tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, ngoài những kinh nghiệm nêu trên; xin đề xuất một số kiến nghị như sau:
1- Bản chất Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân; do đó, khi tiến hành qui hoạch xây dựng các dự án đầu tư phải xuất phát từ điều kiện, tình hình thực tế của địa phương, vào tâm tư, nguyện vọng và sự đóng góp của nhân dân, theo phươgn châm là làm thế nào để người dân nằm trong khu vực qui hoạch xây dựng được hưởng lợi nhiều nhất; như vậy, các dự án sẽ đảm bảo được tính khả thi và hiệu quả cao.
2- Một trong những yếu tố có tính quyết định, mang lại thành công trong quá trình giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng là tính khách quan của các bên tham gia quan hệ đó, nhất là bên đại diện cho quyền lực Nhà nước.
3- Khi giải quyết nắm sát thực tế, đảm bảo có tình, có lý, đặc biệt là công tác vận động để dân nắm, thông hiểu, đồng thuận cao trong tổ chức thực hiện dự án; đảm bảo phát huy quyền làm dân chủ của nhân dân theo phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
4- Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, đảm bảo pháp chế Xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, giải thích pháp luật, từng bước nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật cho mọi thành viên trong xã hội, xử lý nghiêm minh những người lợi dụng chức quyền, những người cố tình kéo dài, không chịu chấp hành theo qui định.
5- Đất đai là sở hữu của toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý, khi Nhà nước có chủ trương thống nhất trưng dụng để sử dụng phục vụ vì lợi ích chung; ngoài việc đền bù theo các qui định, đề nghị Nhà nước cần có chính sách xã hội hỗ trợ các gia đình chính hoàn cảnh khó khăn bị thiệt hại, để ổn định sản xuất doanh và cuộc sống.
6- Tiếp tục nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh, bổ sung, đổi mới các cơ chế, chính sách có liên quan đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; sửa đổi, hoàn thiện và xây dựng mới các văn bản qui phạm pháp luật.
7- Đối với chủ trương đền bù, giải toả nói chung, đề nghị Tỉnh giải quyết nhất quán với chủ trương từ đầu và có sự thống nhất với địa phương, tránh trường hợp các hộ khiếu nại lên Tỉnh và Tỉnh giải quyết lại, làm chậm tiến độ đền bù, giải toả của địa phương.
8- Đề nghị có cơ chế đặc thù dành cho các vùng kinh tế trọng điểm của Tỉnh Đồng Tháp, trong đó thị xã Sa Đéc là một trong 03 trung tâm động lực phát triển, nhằm thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của vùng.
---------
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- I_Mo ta tinh huong_Old.doc