Đề tài Công tác phục hồi chức năng khiếm thị tại một số tỉnh thuộc miền bắc và trung bộ năm 2007 – Nguyễn Thị Thu Hiền

Tài liệu Đề tài Công tác phục hồi chức năng khiếm thị tại một số tỉnh thuộc miền bắc và trung bộ năm 2007 – Nguyễn Thị Thu Hiền: 68 CÔNG TÁC PHỤC HỒI CHỨC NĂNG KHIẾM THỊ TẠI MỘT SỐ TỈNH THUỘC MIỀN BẮC VÀ TRUNG BỘ NĂM 2007 NGUYỄN THỊ THU HIỀN, TRẦN THỊ THU THUỶ Bệnh viện Mắt Trung ương TÓM TẮT Theo ước tính Việt Nam hiện có khoảng 2 triệu người khiếm thị. Công tác chăm sóc phục hồi chức năng cho người khiếm thị đã được triển khai từ năm 1999 đến nay. Trong năm 2007, nhóm nghiên cứu khoa Mắt trẻ em bệnh viện Mắt trung ương đã khám mới cho 170 bệnh nhân (BN) khiếm thị tại 22 tỉnh thuộc miền Bắc và Trung bộ. Nguyên nhân gây khiếm thị của những BN này chủ yếu là bệnh lý của thể thuỷ tinh (33,6%), tật khúc xạ (15,3%) và các bệnh của võng mạc, hoàng điểm. Thị lực xa của những BN này rất kém (52,9% ở mức 0,3) tuy nhiên khoảng cách nhìn lại quá gần (46,5% khoảng cách nhìn <5cm). Có 97 BN được chỉ định kính trợ thị gần (60 BN dùng kính gọng phóng đại, 12 BN dùng kính lúp cầm tay, 2 BN dùng kính lúp có chân và 23 BN dùng phối hợp kính gọng phóng đại và kính lúp cầm tay), sau trợ thị g...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 159 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Công tác phục hồi chức năng khiếm thị tại một số tỉnh thuộc miền bắc và trung bộ năm 2007 – Nguyễn Thị Thu Hiền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
68 CÔNG TÁC PHỤC HỒI CHỨC NĂNG KHIẾM THỊ TẠI MỘT SỐ TỈNH THUỘC MIỀN BẮC VÀ TRUNG BỘ NĂM 2007 NGUYỄN THỊ THU HIỀN, TRẦN THỊ THU THUỶ Bệnh viện Mắt Trung ương TÓM TẮT Theo ước tính Việt Nam hiện có khoảng 2 triệu người khiếm thị. Công tác chăm sóc phục hồi chức năng cho người khiếm thị đã được triển khai từ năm 1999 đến nay. Trong năm 2007, nhóm nghiên cứu khoa Mắt trẻ em bệnh viện Mắt trung ương đã khám mới cho 170 bệnh nhân (BN) khiếm thị tại 22 tỉnh thuộc miền Bắc và Trung bộ. Nguyên nhân gây khiếm thị của những BN này chủ yếu là bệnh lý của thể thuỷ tinh (33,6%), tật khúc xạ (15,3%) và các bệnh của võng mạc, hoàng điểm. Thị lực xa của những BN này rất kém (52,9% ở mức 0,3) tuy nhiên khoảng cách nhìn lại quá gần (46,5% khoảng cách nhìn <5cm). Có 97 BN được chỉ định kính trợ thị gần (60 BN dùng kính gọng phóng đại, 12 BN dùng kính lúp cầm tay, 2 BN dùng kính lúp có chân và 23 BN dùng phối hợp kính gọng phóng đại và kính lúp cầm tay), sau trợ thị gần thị lực và khoảng cách nhìn của BN được cải thiện đáng kể (trước trợ thị có 51 BN có thị lực <0,3 và có tới 76 BN khoảng cách nhìn <5cm nhưng sau trợ thị chỉ còn 5 BN thị lực <0,3 và 28 BN khoảng cách nhìn <5cm). Công tác chăm sóc phục hồi chức năng đem lại cuộc sống chất lượng hơn cho người khiếm thị. Cần phải triển khai, nhân rộng chương trình tại các tỉnh thành phố trong cả nước. Ở Việt Nam, theo thống kê năm 2002, tỷ lệ mù là 0,63% dân số, như vậy theo cách tính của WHO tỷ lệ người khiếm thị ở Việt Nam là 1,89%, tức là có khoảng 2 triệu người khiếm thị trong tổng số hơn 84 triệu người dân Việt Nam. Từ năm 1999, nhờ sự giúp đỡ của tổ chức CBM, chúng ta bắt đầu triển khai công tác phục hồi chức năng cho người khiếm thị tại một số tỉnh, thành phố như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế, Hải Phòng, Nghệ An, Thái Nguyên, Thái Bình, cũng từ năm 1999 đến nay bệnh viện Mắt Trung ương đã phối hợp 2. Nhãn khoa cộng đồng 69 với trường Nguyễn Đình Chiểu để khám, cấp kính trợ thị cho các học sinh khiếm thị tại các trường mù, trường khuyết tật và Hội người mù của một số tỉnh. Trong năm 2007, chúng tôi đã khám cho 170 BN khiếm thị, ngoài những BN được khám tại bệnh viện Mắt TW, chúng tôi đã khám cho học sinh khiếm thị ở 9 tỉnh thuộc Bắc và Trung bộ như: Hải Dương, Bắc Giang, Thái Bình, Thái Nguyên, Hải Phòng, Nghệ An, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng. Cũng trong năm 2007, chúng tôi đã mở một khoá đào tạo cho một số bác sỹ và điều dưỡng chuyên khoa mắt của bệnh viện Mắt Huế, khoa mắt BV Trung ương Huế và bộ môn Mắt trường Đại học Y Huế. Qua khoá học này chúng ta đã nhân rộng thêm chương trình chăm sóc khiếm thị tại thành phố Huế, nơi hội tụ đầy đủ các điều kiện để có thể làm tốt công tác phục hồi chức năng cho người khiếm thị bởi tại đây ngoài các cán bộ nhãn khoa được trang bị kiến thức về khiếm thị, còn có các giáo viên chuyên trách được đào tạo để dạy cho trẻ khiếm thị và đội ngũ CBR (Community Base Rehabilitation). Cũng chính nhờ có công tác chăm sóc phục hồi chức năng khiếm thị mà nhiều học sinh khiếm thị tại một số tỉnh không còn phải “nhìn chữ nổi” như trước đây, các cháu được học sách chữ in như những trẻ bình thường và nhiều cháu được học hoà nhập tại các trường bình thường cùng với những trẻ khác. Mặc dù công tác phục hồi chức năng cho người khiếm thị đã được khởi xướng trong ngành Nhãn khoa từ năm 1999 nhưng trên thực tế cho đến nay nó mới chỉ được phát triển ở một phạm vi rất nhỏ với số lượng người khiếm thị được chăm sóc còn quá ít, tuy nhiên đây là một việc làm rất thiết thực và mang ý nghĩa nhân đạo, nó giúp cho những số phận không may mắn có một cuộc sống chất lượng hơn, ý nghĩa hơn. I. ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN Năm 2007, chúng tôi đã khám mới cho 170 BN khiếm thị tuổi từ 5 đến 74, trong đó có 91 nam (53,5%) và 54 nữ. Bảng 1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi Nhóm tuổi Số lượng % <6 4 2,4 6 17 124 72,9 >17 42 24,7 Tổng 170 100 170 BN thuộc 22 tỉnh thành miền Bắc và miền Trung. Bảng 2. Phân bố bệnh nhân theo địa lý Tỉnh – Thành phố Số lượng Tỉnh – Thành phố Số lượng Hà Nội 46 Vĩnh Phúc 2 Hà Tây 8 Phú Thọ 2 Hải Phòng 3 Điện Biên 1 Hải Dương 18 Hà Nam 2 Hưng Yên 6 Thanh Hoá 1 Bắc Ninh 4 Nghệ An 2 Bắc Giang 15 Hà Tĩnh 2 70 Ninh Bình 2 Quảng Bình 2 Nam Định 2 Quảng Trị 7 Thái Bình 8 Huế 22 Phúc Yên 1 Đà Nẵng 14 Tổng 170 Những con số trên cho thấy việc chăm sóc cho người khiếm thị của chúng ta còn quá khiêm tốn, cần nhân rộng thêm nữa màng lưới cán bộ tại địa phương để ngày càng nhiều BN khiếm thị được chăm sóc tại chính cơ sở y tế của địa phương họ. II. NGUYÊN NHÂN GÂY KHIẾM THỊ Nguyên nhân gây khiếm thị rất phong phú, trong 170 BN có 57 trường hợp do bệnh lý của thể thuỷ tinh (8 BN đục thể thuỷ tinh, 29 BN đã lấy thể thuỷ tinh, 20 BN đã đặt IOL), 26 trường hợp tật khúc xạ trong đó chủ yếu là cận thị cao, 12 trường hợp bị glôcôm, 15 trường hợp bệnh võng mạc sắc tố, 16 trường hợp teo gai Bảng 3. Nguyên nhân gây khiếm thị Nguyên nhân Số lượng % Bệnh lý thể thuỷ tinh 57 33,6 Tật khúc xạ 26 15,3 Glôcôm 12 7,0 Bệnh võng mạc sắc tố 15 8,8 Teo gai 16 9,4 Thoái hoá hoàng điểm 7 4,1 Sẹo giác mạc 9 5,3 Bạch tạng 6 3,5 Khác 22 13,0 III. TÌNH TRẠNG THỊ LỰC TRƯỚC VÀ SAU PHỤC HỒI CHỨC NĂNG THỊ GIÁC Đánh giá tình trạng thị lực xa ở mắt tốt của những BN này có tới 52,9% ở mức dưới 0,05, chỉ có 14,1% khiếm thị ở mức từ 0,1 đến 0,3. Nhìn chung tình trạng thị lực xa của những BN này ở mức rất kém. Bảng 4. Thị lực xa ở mắt tốt Thị lực xa Số lượng % ≤0,05 90 52,9 >0,05 ­> 0,1 56 32,9 >0,1 ­> 0,3 24 14,2 Tæng 170 100 71 Trong số 170 BN, có 78 trường hợp được chỉ định đeo kính nhìn xa (với người khiếm thị nếu kính đeo làm tăng trên 1 hàng thị lực hoặc nhìn hình ảnh nét hơn là rất có ý nghĩa). Bảng 5. Thị lực xa trước và sau đeo kính chỉnh tật khúc xạ. Thị lực Thị lực xa không kính (N = 78) Thị lực xa với kính (N = 78) ≤0,05 38 14 >0,05 ­> 0,1 30 20 >0,1 ­> 0,3 10 44 MÆc dï thÞ lùc xa cña BN rÊt kÐm nh­ng chóng t«i kh«ng chØ ®Þnh kÝnh trî thÞ xa v× nh÷ng lý do: gi¸ thµnh mét chiÕc kÝnh viÔn väng rÊt ®¾t, kÝnh ph¶i nhËp tõ n­íc ngoµi, BN kh«ng cã nhu cÇu nh­ l¸i « t« hay xe m¸y, hä cã thÓ ®Õn gÇn vËt ®Ó nh×n hoÆc cam chÞu viÖc m×nh kh«ng thÓ nh×n xa ®­îc §¸nh gi¸ thÞ lùc gÇn cña nh÷ng BN nµy chóng t«i nhËn thÊy mÆc dï thÞ lùc xa ë møc thÊp nh­ng thÞ lùc gÇn cña BN cßn t­¬ng ®èi tèt, trong sè 170 BN cã tíi 114 tr­êng hîp thÞ lùc gÇn trªn 0,3, chØ cã 1 tr­êng hîp thÞ lùc gÇn ë møc 0,05 ®Õn 0,1. Bảng 6. Thị lực gần tốt nhất Thị lực Số lượng % ≤0,05 0 0 >0,05 ­> 0,1 1 0,6 >0,1 ­> 0,3 55 32,6 >0,3 114 66,8 Tæng 170 100 Mặc dù thị lực gần ở mức tốt nhưng khoảng cách nhìn quá gần làm cho BN gặp rất nhiều khó khăn khi đọc. Có tới 79 BN khoảng cách nhìn dưới 5cm, chỉ có 39 BN khoảng cách trên 10cm. Bảng 7. Khoảng cách nhìn trước trợ thị Khoảng cách nhìn (cm) Số lượng % <5 79 46,5 5 ->10 52 30,6 >10 39 22,9 72 Tổng 170 100 Trong số 170 BN, có 97 BN được chỉ định kính trợ thị gần. Các loại kính trợ thị gần đã được chỉ định bao gồm: 60 kính gọng phóng đại công suất từ +4D đến +20D, 12 kính lúp cầm tay công suất từ +8D đến +28D, 2 kính lúp có chân công suất +28D và 23 kính gọng phối hợp kính lúp cầm tay. Bảng 8. Các loại trợ thị gần đã được chỉ định Loại trợ thị gần Số lượng Kính gọng 60 Kính lúp cầm tay 12 Kính lúp có chân 2 Kính gọng phối hợp lúp cầm tay 23 Tổng 97 So sánh thị lực gần của 97 BN được chỉ định kính trợ thị gần chúng tôi nhận thấy sau khi trợ thị chỉ còn 5 trường hợp thị lực gần ở mức trên 0,1 đến 0,3, còn lại 92 trường hợp thị lực ở mức trên 0,3. Bảng 9. So sánh thị lực trước và sau trợ thị gần Thị lực Trước trợ thị Kính gọng phóng đại Kính lúp cầm tay Kính lúp có chân Gọng PĐ và lúp tay ≤0,05 0 0 0 0 0 >0,05 ­> 0,1 1 0 0 0 0 >0,1 ­> 0,3 50 5 0 0 0 >0,3 46 55 12 2 23 Khoảng cách nhìn sau trợ thị được cải thiện đáng kể, trước trợ thị có tới 76 trường hợp khoảng cách nhìn < 5cm, sau trợ thị chỉ còn 28 trường hợp. Bảng 10. So sánh khoảng cách nhìn trước và sau trợ thị gần Khoảng cách nhìn (cm) Trước trợ thị Kính gọng phóng đại Kính lúp cầm tay Kính lúp có chân Gọng PĐ và lúp tay <5 76 19 0 1 8 5 -> 10 20 37 7 1 13 >10 1 4 5 0 2 IV. KẾT LUẬN Công tác chăm sóc phục hồi chức năng đem lại sự cải thiện đáng kể về 73 chức năng thị giác (nhất là thị lực gần) cho người khiếm thị, bởi vậy cần phải nhân rộng thêm chương trình tại các tỉnh thành phố trong cả nước, sao cho số lượng người khiếm thị nhận được dịch vụ chăm sóc ngày càng đông, chất lượng cuộc sống của họ ngày càng được cải thiện. Ở nước ta, do điều kiện kinh tế còn nghèo, chúng ta chưa có một trung tâm dành riêng cho việc phục hồi chức năng khiếm thị, bởi vậy đây là trách nhiệm của ngành nhãn khoa nói riêng và của toàn xã hội nói chung. V. KHÓ KHĂN VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ Công tác chăm sóc, phục hồi chức năng cho người khiếm thị ở nước ta gặp rất nhiều khó khăn: - Dụng cụ trợ thị nghèo nàn, chưa đáp ứng được đủ nhu cầu, trong nước không có những cơ sở sản xuất dụng cụ trợ thị mà hầu hết đều phải nhập từ nước ngoài. - Đội ngũ cán bộ làm công tác chăm sóc khiếm thị ở các tỉnh còn quá mỏng. - Việc khám, chỉ định các loại trợ thị, theo dõi cho những người khiếm thị đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức. Những người làm công tác chăm sóc khiếm thị phải có những đức tính kiên trì, chịu khó và phải có tâm với người bệnh vì đây là một công việc mang tính nhân đạo. - Phần lớn những người khiếm thị có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện để mua các dụng cụ trợ thị. - Xã hội chưa nhận thức đầy đủ về người khiếm thị, bởi vậy chất lượng cuộc sống của họ chưa được quan tâm. Từ những khó khăn trên, chúng tôi, những người làm công tác phục hồi chức năng cho người khiếm thị xin kiến nghị: - Việc cần làm trước tiên là phải tổ chức những khoá đào tạo về khiếm thị cho các cán bộ trong ngành nhãn khoa để họ có những khái niệm cơ bản về phương pháp phục hồi chức năng cho người khiếm thị và thay đổi nhận thức của họ về những người khiếm thị. - Nên tổ chức một phòng khám dành cho người khiếm thị tại các bệnh viện mắt hoặc trung tâm mắt của các tỉnh, thành phố. - Cần quan tâm đến việc truyền thông, quảng bá để những người khiếm thị biết đến chương trình này, làm thay đổi nhận thức cho họ, giúp họ tự tin hơn trong cuộc sống. - Cần cải thiện mối quan hệ giữa y tế nói chung, ngành nhãn khoa nói riêng và giáo dục trong việc chăm sóc cho trẻ khiếm thị tại các tỉnh, thành phố.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_cong_tac_phuc_hoi_chuc_nang_khiem_thi_tai_mot_so_tinh.pdf