Đề tài Công tác phát hiện sớm và phục hồi chức năng cho trẻ khiếm thị ở bệnh viện mắt trung ương – Vũ Thị Bích Thủy

Tài liệu Đề tài Công tác phát hiện sớm và phục hồi chức năng cho trẻ khiếm thị ở bệnh viện mắt trung ương – Vũ Thị Bích Thủy: 103 CÔNG TÁC PHÁT HIỆN SỚM VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO TRẺ KHIẾM THỊ Ở BỆNH VIỆN MẮT TRUNG ƯƠNG VŨ THỊ BÍCH THUỶ, NGUYỄN VĂN HUY Bệnh viện Mắt Trung ương I. KHÁI NIỆM VỀ KHIẾM THỊ Có nhiều khái niệm khác nhau về khiếm thị, tuy nhiên trong thăm khám sàng lọc trẻ em khiếm thị chúng tôi áp dụng khái niệm của Tổ chức Y tế Thế giới năm 1994 "Khiếm thị hay khiếm khuyết về chức năng thị giác là một giới hạn trầm trọng của chức năng thị giác gây ra do các bệnh mắc phải, di truyền, bẩm sinh hay do chấn thương mà không thể điều trị khỏi bằng các phương pháp điều chỉnh khúc xạ, nội khoa hoặc ngoại khoa. Khiếm thị được xác định khi thị lực ở mắt tốt giảm dưới 6/18 (20/60 hoặc 3/10) cho đến 3/60 (20/400 hoặc 2,5/50) hoặc thị lực trên 6/18 nhưng thị trường thu hẹp dưới 100. II. KHÁM SÀNG LỌC TRẺ KHIẾM THỊ Trên lâm sàng để khám phát hiện được trẻ thuộc diện khiếm thị chúng tôi dựa vào quy định của Tổ chức Y tế Thế giới năm 1992. Thị lực Phân loại...

pdf3 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 288 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Công tác phát hiện sớm và phục hồi chức năng cho trẻ khiếm thị ở bệnh viện mắt trung ương – Vũ Thị Bích Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
103 CÔNG TÁC PHÁT HIỆN SỚM VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO TRẺ KHIẾM THỊ Ở BỆNH VIỆN MẮT TRUNG ƯƠNG VŨ THỊ BÍCH THUỶ, NGUYỄN VĂN HUY Bệnh viện Mắt Trung ương I. KHÁI NIỆM VỀ KHIẾM THỊ Có nhiều khái niệm khác nhau về khiếm thị, tuy nhiên trong thăm khám sàng lọc trẻ em khiếm thị chúng tôi áp dụng khái niệm của Tổ chức Y tế Thế giới năm 1994 "Khiếm thị hay khiếm khuyết về chức năng thị giác là một giới hạn trầm trọng của chức năng thị giác gây ra do các bệnh mắc phải, di truyền, bẩm sinh hay do chấn thương mà không thể điều trị khỏi bằng các phương pháp điều chỉnh khúc xạ, nội khoa hoặc ngoại khoa. Khiếm thị được xác định khi thị lực ở mắt tốt giảm dưới 6/18 (20/60 hoặc 3/10) cho đến 3/60 (20/400 hoặc 2,5/50) hoặc thị lực trên 6/18 nhưng thị trường thu hẹp dưới 100. II. KHÁM SÀNG LỌC TRẺ KHIẾM THỊ Trên lâm sàng để khám phát hiện được trẻ thuộc diện khiếm thị chúng tôi dựa vào quy định của Tổ chức Y tế Thế giới năm 1992. Thị lực Phân loại 6/6 6/18 Bình thường 3/60 < 6/18 Khiếm thị < 3/60 Mù Do vậy, chọn nhóm các trẻ có thị lực của mắt tốt dưới 6/18 hoặc thị lực trên 6/18 nhưng thị trường thu hẹp dưới 100 để tiến hành chu trình khám mắt. Sau khi đã khám xét toàn diện nhãn cầu và xem các phương pháp điều chỉnh kính, phẫu thuật hay nội khoa có thể cải thiện thị lực cho bệnh nhân hay không. Nếu thị lực không cải thiện với các phương pháp trên chúng tôi chuyển sang diện khiếm thị và thực hiện khám theo chu kỳ khám trẻ khiếm thị. III. QUI TRÌNH KHÁM KHIẾM THỊ 1. Tiếp xúc và giải thích cho trẻ và gia đình trẻ: - Mục đích khám, - Chu trình khám, - Nhu cầu của trẻ và gia đình. 104 2. Quan sát ban đầu khi trẻ vào khám: tư thế đầu, khả năng đi lại, dáng đi. 3. Khai thác tiền sử bệnh: - Tiền sử bản thân: Các bệnh mắt và toàn thân trước đây, các phương pháp đã được điều trị, hiệu quả của các phương pháp. - Đã được khám và chỉ định sử dụng trợ thị chưa, kết quả ra sao? - Khó khăn đang gặp là gì: khó khi viết, khi đọc hay khi đi lại... - Tiền sử gia đình có gì đặc biệt. 4. Khám mắt: Việc chẩn đoán chính xác bệnh về mắt cũng rất quan trọng để có thể tìm được nguyên nhân khiếm thị. Do vậy, yêu cầu phải khám mắt toàn diện và đánh giá hàng loạt các xét nghiệm chức năng. - Đo thị lực nhìn xa, nhìn gần. - Đo khúc xạ. - Khám vận nhãn, đo độ lác, đo biên độ điều tiết, điểm cận qui tụ. - Khám thị giác hai mắt. - Đánh giá mức độ tương phản. - Đo thị trường. IV. CHU TRÌNH HỒI PHỤC CHỨC NĂNG CHO TRẺ KHIẾM THỊ Để đạt kết quả tối ưu trong việc phục hồi chức năng cho trẻ khiếm thị yêu cầu phải có sự phối hợp giữa bệnh viện, gia đình và nhà trường. Nhiều biện pháp cần được áp dụng để phục hồi chức năng cho nhóm trẻ khiếm thị. 1. Các phương pháp trợ thị: 1.1. Loại trợ thị quang học: - Các loại trợ thị cho nhìn gần: kính gọng đeo mắt, kính lúp cầm tay, kính lúp có chân, loại phóng đại chiếu sáng có màn hình. - Các loại trợ thị cho nhìn xa: kính viễn vọng. 1.2. Loại trợ thị phi quang học: như giảm khoảng cách nhìn, phóng đại vật tiêu, tăng tính tương phản, sử dụng khe đọc, giá đọc sách... 2. Các phương pháp hỗ trợ ngoài thị giác - Hỗ trợ xúc giác. - Hỗ trợ thính giác. - Hướng dẫn trẻ một số kỹ năng sử dụng có hiệu quả phần thị lực còn lại: + Nhìn lệch tâm: hướng dẫn trẻ sử dụng vùng võng mạc ngoài trung tâm để có hình ảnh rõ nhất. Biện pháp này rất hữu ích đối với những trẻ có ám điểm trung tâm hoặc đa ám điểm. + Nhìn bao quát (Scanning): hướng dẫn trẻ chuyển động đầu và mắt từ điểm này đến điểm khác trong môi trường để đạt được thông tin về thị giác. + Nhìn lần theo (Tracing): hướng dẫn nhìn bao quát và xác định một đường thẳng mong muốn của môi trường sau đó định vị và lần theo đường này. + Phát hiện (Spotting): hướng dẫn trẻ nhìn bao quát để tìm mục tiêu mong muốn sau đó duy trì sự định thị vào mục tiêu trong một khoảng thời gian đủ dài để phát hiện ra mục tiêu. + Theo dõi (Tracking): hướng dẫn trẻ nhìn theo một mục tiêu chuyển động 105 dựa theo chuyển động của đầu, mắt hoặc cả hai. + Thị giác đóng (Visual Closure): hướng dẫn khả năng dự đoán hoặc nhận biết được toàn bộ đối tượng, bức tranh hoặc những điều tương tự khi chỉ có một phần của đối tượng được tìm thấy. - Cải thiện môi trường sống tạo môi trường quen thuộc và gần gũi với bệnh nhân. - Chia sẻ động viên an ủi và sử dụng liệu pháp tâm lý giúp trẻ hoà nhập tốt với cộng đồng. Cuối cùng người làm công tác khiếm thị cần có lời khuyên thích hợp đối với bệnh nhân, gia đình bệnh nhân và hẹn tái khám định kỳ. Bên cạnh đó cần có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình và nhà trường để công tác phát hiện và phục hồi chức năng cho trẻ khiếm thị thực sự có hiệu quả. ..

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_cong_tac_phat_hien_som_va_phuc_hoi_chuc_nang_cho_tre.pdf
Tài liệu liên quan