Đề tài Công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng công trình 1

Tài liệu Đề tài Công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng công trình 1: MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta có những biến chuyển rất nhanh chóng và sâu sắc, đã thực hiện những đổi mới quan trọng có ý nghĩa quyết định tới bộ mặt đất nước. Một trong những thay đổi dễ nhận thấy nhất đó là sự thay đổi trong cơ chế của nền kinh tế : chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường dưới sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Công tác lập kế hoạch trong các doanh nghiệp vì thế cũng có sự chuyển biến căn bản. Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của kế hoạch trong doanh nghiệp vẫn tiếp tục được khẳng đinh. Tuy nhiên, nhận thức, tư duy cho tới cách thức, phương pháp và cả nội dung của kế hoạch trong doanh nghiệp đã khác trước rất nhiều. Doanh nghiệp lập kế hoạch trong nền kinh tế không có kế hoạch đòi hỏi càng khó hơn, phức tạp hơn. Đặc biệt trong các công ty nhà nước hậu cổ phần hóa, sự thay đổi của công tác kế hoạch càng rõ nét. Trong khả năng tìm hiểu, nhóm nghiên cứu ...

doc25 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1069 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng công trình 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta có những biến chuyển rất nhanh chóng và sâu sắc, đã thực hiện những đổi mới quan trọng có ý nghĩa quyết định tới bộ mặt đất nước. Một trong những thay đổi dễ nhận thấy nhất đó là sự thay đổi trong cơ chế của nền kinh tế : chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường dưới sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Công tác lập kế hoạch trong các doanh nghiệp vì thế cũng có sự chuyển biến căn bản. Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của kế hoạch trong doanh nghiệp vẫn tiếp tục được khẳng đinh. Tuy nhiên, nhận thức, tư duy cho tới cách thức, phương pháp và cả nội dung của kế hoạch trong doanh nghiệp đã khác trước rất nhiều. Doanh nghiệp lập kế hoạch trong nền kinh tế không có kế hoạch đòi hỏi càng khó hơn, phức tạp hơn. Đặc biệt trong các công ty nhà nước hậu cổ phần hóa, sự thay đổi của công tác kế hoạch càng rõ nét. Trong khả năng tìm hiểu, nhóm nghiên cứu số 8 xin trình bày những kiến thức thu thập được sau quá trình tìm hiểu công tác lập kế hoạch sản xuất tại một doanh nghiệp như vậy. CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 1 NỘI DUNG I / GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY NHÓM THỰC TẬP 1 / Thông tin chung Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 1 Tên giao dịch: CONSULTANCY – INVESTMENT AND CONSTRUCTION PROJECT JOINT STOCK COMPANY NO 1 Tên viết tắt: CICP1 JSC Địa chỉ trụ sở chính: Số 152 đường Lê Duẩn, Phường Khâm Thiên, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội. Điện thoại: Giám đốc : 048.510273 Hành chính : 048.514924 Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật: 045.180872 Fax: 048.510273 Lịch sử hình thành của công ty được chia thành các giai đoạn sau: Năm Tên doanh nghiệp Loại hình doanh nghiệp Đơn vị chủ quản 1955 Công ty kiến trúc I Doanh nghiệp nhà nước Liên hiệp đường sắt Việt Nam 1985 Công ty xây dựng công trình I Doanh nghiệp nhà nước Liên hiệp đường sắt Việt Nam 2003 Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng công trình I Công ty cổ phần Tổng công ty đường sắt Việt Nam (37% cổ phần) và 148 cổ đông khác Công ty được thành lập từ năm 1955 với tên gọi là Công ty kiến trúc I, trực thuộc liên hiệp đường sắt Việt Nam. Đến năm 1985 đổi tên thành Công ty xây dựng công trình I do mở rộng thêm một số hoạt động kinh doanh khác, nhưng tính chất vẫn là một doanh nghiệp nhà nước. Đến năm 2003, công ty bắt đầu tiến hành cổ phần hoá, và đến năm 2005 chính thức chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần, theo quyết định số 3746/QĐ – BGTVT 07/12/2004 của Bộ Giao Thông Vận Tải. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số: 0103008411, ngày 15/07/2005 do phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế Hoạch và Đầu Tư -Hà Nội cấp. Vốn điều lệ của công ty là: 5.000.000.000 đồng( 5 tỷ đồng Việt Nam). Theo quy định của pháp luật công ty thuộc vào loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ. Danh sách cổ đông sáng lập gồm có: Tổng công ty đường sắt Việt Nam nắm giữ 18.876 cổ phần chiếm 37.7% cổ phần và 148 cổ đông khác nắm giữ 31.124 cổ phần chiếm 62.3% cổ phần. Người trực tiếp quản lý phần góp vốn của Tổng công ty đường sắt Việt Nam là: Hoàng Minh Trung, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc công ty. Ngành nghề kinh doanh của công ty ( theo đăng ký kinh doanh) gồm: Sản xuất tấm bê tông đúc sẵn , ống , cột bê tông , cọc bê tông cốt thép ; Dọn dẹp , tạo mặt bằng xây dựng ( san lấp mặt bằng ) ; Xây dựng công trình giao thông , công nghiệp, dân dụng , thủy lợi ; Xây dựng công trình đường ống cấp thoát nước ; Mua bán vật liệu xây dựng ; Kinh doanh dịch vụ nhà khách , nhà nghỉ ( không bao gồm kinh doanh phòng hát karaoke , vũ trường , quán bar ); Hoạt động hỗ trợ vận tải : bốc xếp hàng hóa , hoạt động kho bãi ; Kinh doanh bất động sản với Kiểm tra và phân tích kỹ thuật : thí quyền sở hữu hoặc đi thuê ; Các dịch vụ về kiến trúc xây dựng (không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình); Kiểm tra và phân tích kỹ thuật: thí nghiệm, kiểm nghiệm vật liệu xây dựng công trình ; thí nghiệm , kiểm tra độ bền cơ học bê tông , điện lạnh ; Lắp đặt thiết bị phòng cháy chữa cháy , kết cấu ; Tình hình nhân lực hiện nay của công ty ( số liệu thu thập được tại thời điểm tháng 10/2007) như sau: Tổng số lao động chính thức là: 507 người - Cán bộ chuyên môn có 105 người. Trong đó, trình độ đại học và trên đại học là 60 người, trung cấp 45 người. - Công nhân kỹ thuật có 402 người. Trong đó công nhân bậc 2 + 3 là 72 công nhân, bậc 4: 156 công nhân, bậc 5: 128 công nhân, bậc 6: 46 công nhân. Trong đó, có 169 lao động có kinh nghiệm >15 năm, chiếm 33.3% . 191 lao động có kinh nghiệm >10 năm, chiếm 37.7%. 91 lao động có kinh nghiệm >5 năm, chiếm 17.9% 56 lao động có kinh nghiệm <5 năm, chiếm 11.1% Nhìn chung lao động của công ty là đội ngũ có thâm niêm, kinh nghiệm và trình độ. Ngoài ra khi công ty nhận được các hợp đồng thi công xây dựng, công ty sẽ thuê thêm nguồn nhân lực ở bên ngoài để đáp ứng nhu cầu mang tính chất thời vụ. Về tình hình tài sản của công ty: Hiện nay công ty đang sở hữu một danh mục thiết bị thi công công trình khá hiện đại, được nhập khẩu từ các nước tiên tiến như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Nga, Trung Quốc…Ví dụ: cần cẩu tháp TOPKIT (italia), máy vận thăng TP-14-16,H35 ( Nga ), cần cẩu, …Thiết bị kiểm tra: máy kinh vĩ, áy thủy bình, súng kiểm tra cường độ bê tông,…Các thiết bị của công ty đều khá mới, tính đến hiện nay còn >80% giá trị, một số đang còn 100% hay 98% giá trị. 2 / Cơ cấu tổ chức Sơ đồ tổ chức công ty Phòng tổ chức cán bộ - lao động Phòng hành chính tổng hợp Phòng kế hoạch - kỹ thuật Phòng kế toán - tài vụ XN xây lắp điện nước XN vật tư và xây dựng XN XD Công trình 203 XN XD Công trình 303 Đội XD số 4 Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc kỹ thuật Giám đốc Đội XD số 6 XN XD Công trình 703 Đội XD số 1 Hội đồng quản trị Trong đó: Hội đồng quản trị : gồm có Tổng công ty đường sắt Việt Nam (Người trực tiếp quản lý phần vốn góp: Hoàng Minh Trung) nắm giữ 37.7% cổ phần, đóng vai trò là cổ đông lớn nhất và 148 cổ đông khác nắm giữ hơn 62.3% cổ phần còn lại. Giám đốc công ty đồng thời là chủ tịch hội đồng quản trị (đại diện cho cổ đông lớn nhất) : KS. Hoàng Minh Trung. Các đơn vị thành viên trực thuộc : XN xây lắp điện nước, XN vật tư và xây dựng, XN xây dựng công trình 203, 303 và 703, Các đội xây dựng số 1, 4 và 6. Các xí nghiệp và đội xây dựng trực thuộc được đặt tại các tỉnh Miền Bắc( từ Phủ Lý trở ra). Ngoài ra công ty còn thành lập một chi nhánh đặt ở TP. Hồ Chí Minh và một chi nhánh đặt tại Đà Nẵng. Bộ phận kế hoạch trong công ty là: Phòng kế hoạch – kỹ thuật. Tổ chức phòng gồm có: Trưởng phòng (Ông Trần Đức Tân), 1 phó phòng phụ trách kế hoạch, 1 phó phòng phụ trách kỹ thuật, 3 cán bộ phụ trách chuyên môn. 3 / Sản phẩm, thị trường a. Sản phẩm Công ty có các hoạt động kinh doanh chính sau: 1- Xây dựng dân dụng và công nghiệp 2- Sản xuất vật liệu xây dựng 3- Thi công các công trình hạ tầng 4- Xây dựng giao thông , thủy lợi 5- Sản xuất kết cấu thép gỗ 6- Sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn Nên sản phẩm của công ty là các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp như: nhà cửa, trường học, nhà nghỉ, xí nghiệp…; Các công trình hạ tầng; Các công trình giao thông, thuỷ lợi như: nhà ga, bãi hàng, nhà điều hành cảng, tuyến mương thoát nước…; Các vật liệu xây dựng; Kết cấu thép gỗ như: tấm bê tông, ống, cột bê tông, cọc bê tông cốt thép, …Ngoài ra công ty còn kinh doanh một số loại hình dịch vụ khác như: mua bán vật liệu xây dựng, dọn dẹp tạo mặt bằng xây dựng, hoạt động hỗ trợ vận tải: bốc xếp hàng hoá, hoạt động kho bãi, kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu hoặc đi thuê, kinh doanh dịch vụ nhà hàng, nhà nghỉ, lắp đặt thiết bị phòng cháy chữa cháy, kiểm tra và phân tích kỹ thuật, các dịch vụ về kiến trúc xây dựng (không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình)…Để tránh rủi ro đồng thời tăng cường cơ hội tìm kiếm lợi nhuận công ty đã chú trọng mở rộng các loại hình kinh doanh đặc biệt là trong những năm gần đây, công ty đã tham gia vào lĩnh vực kinh doanh dịch vụ. Trong các sản phẩm của công ty, sản phẩm chính vẫn là các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, hạ tầng, giao thông. Phương thức để có được các hợp đồng xây dựng của công ty là: đấu thầu ( với các hợp đồng có giá trị lớn và có mở thầu theo quy định của pháp luật), nhận đặt hàng, tìm kiếm ký kết các hợp đồng, chỉ định thi công… Công ty đã có 52năm kinh nghiệm trong xây dựng dân dụng Loại hình công trình xây dựng Số năm kinh nghiệm (năm) 1- Xây dựng dân dụng và công nghiệp 52 2- Sản xuất vật liệu xây dựng 22 3- Thi công các công trình hạ tầng 26 4- Xây dựng giao thông , thủy lợi 16 5- Sản xuất kết cấu thép gỗ 36 6- Sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn 22 b. Về thị trường: Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng và một số lĩnh vực dịch vụ khác như: tư vấn, đầu tư, vận tải…Về phạm vi thị trường là trên cả nước. Công ty hiện nay nhận thi công các công trình từ Bắc vào Nam, bao gồm các công trình xây dựng trong ngành Đường sắt và ngoài ngành, các công trình dân dụng và chuyên dụng. . Khi nhận được hợp đồng xây, công ty sẽ giao cho các xí nghiệp thành viên cụ thể, các xí nghiệp thành viên sẽ thành lập các đội sản xuất di chuyển tới địa điểm xây dựng, thành lập văn phòng. Do vậy, dù các xí nghiệp của công ty đặt tại các tỉnh Miền Bắc nhưng công ty có thể nhận các hợp đồng xây dựng ở khắp các tỉnh. Công trình mới nhất đang thực hiện là công trình xây dựng cải tạo nhà chính (nhà đón tiếp) ga Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh Một số công trình ( hợp đồng ) chính Công ty đã thi công – trình bày tại phụ lục số 1. II / THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY. Trong quá trình nghiên cứu, nhóm thực tập đã đi sâu tìm hiểu mảng kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp vì lý do đây là kế hoạch thành phần có biểu hiện và vai trò rõ nét nhất tại doanh nghiệp. Lập kế hoạch sản xuất, theo dõi giám sát thực hiện cũng là nhiệm vụ chính của bộ phận kế hoạch của công ty. Đây là bộ phận được chú trọng nhiều nhất tại công ty. Do sản phẩm chính của công ty là công trình xây dựng, hoạt động chủ yếu của công ty là xây dựng dân dụng và chuyên dụng nên kế hoạch sản xuất của công ty chỉ được lập cho mảng xây dựng, các mảng kinh doanh khác như sản xuất vật liệu xây dựng hay kinh doanh dịch vụ hầu như không được lập kế hoạch trước. 1 / Quy trình xây dựng kế hoạch sản xuất Quy trình lập kế hoạch tại doanh nghiệp được thực hiện theo các bước sau: Bước 1. Xác định các căn cứ để xây dựng kế hoạch. Đây là bước được các nhà kế hoạch của công ty coi trọng nhất. Các căn cứ để xây dựng kế hoạch sản xuất bao gồm : Thứ nhất, Báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty kỳ trước. Cuối mỗi kỳ kế hoạch công ty dựa vào báo cáo thực hiện được của kỳ trước để tiếp tục lên kế hoạch cho kỳ tiếp theo. Thứ hai, Các dự án hiện đang có của công ty. Do đặc tính sản xuất của công ty là sản xuất theo hợp đồng, theo dự án. Một công trình xây dựng của công ty thường kéo dài và có thể từ kỳ kế hoạch này sang kỳ kế hoạch khác. Vì thế khi lập kế hoạch sản xuất những dự án đang tiến hành sẽ tiếp tục được lồng vào kế hoạch thực hiện của năm kế hoạch. Đồng thời những dự án này cũng sẽ hạn chế khả năng nguồn lực của công ty để có thể nhận thêm các hợp đồng mới. Thứ ba, Dự tính các công trình, các hợp đồng có thể nhận được trong kỳ kế hoạch. Thông qua các nguồn thông tin, các mối quan hệ, công ty sẽ dự tính những công trình có khả năng nhận được. Thứ tư, Cân đối dự báo với nguồn lực hiện có của công ty : máy móc thiết bị, nhân công, khả năng kỹ thuật, khả năng tài chính. Thứ năm, Dự báo những điều kiện khách quan có thể tác động đến công ty trong thời kỳ kế hoạch. Dự tính thay đổi của thị trường, tận dụng tốt các mối quan hệ với các khách hàng cũ cũng như dự định đầu tư của các khách hàng mới( tiềm năng).Quan trọng nhất là uy tín với khách hàng của công ty đã tạo được sự tin cậy với khách hàng. Thứ sáu, Cân đối với định hướng của hội đồng quản trị trên cơ sở ý kiến của hội đồng quản trị là cao nhất. Bước 2. Xây dựng kế hoạch sản xuất dự kiến cho năm kế hoạch Dựa trên các căn cứ trên, phòng kế hoạch- kỹ thuật của công ty xây dựng bản kế hoạch sản xuất dự kiến trong năm kế hoạch gồm có tên các công trình dự kiến có được, số lượng, giá trị, thời hạn thi công, thời hạn hoàn thành. Từ đó xây dựng dự toán kinh phí của các hoạt động trong năm, dự tính thời gian, nhân lực, lên kế hoạch sản xuất dự trù. Trên cơ sở kế hoạch sản xuất dự kiến, đề ra các biện pháp để có được các công trình như kế hoạch đã đạt ra. Có cả những biện pháp dài hạn như: tăng cường năng lực của công ty, tiếp tục cũng cố uy tín, danh tiếng của công ty….và những giải pháp trước mắt như: tăng cường mối quan hệ với các chủ đầu tư, tận dụng các mối quan hệ của khách hàng cũ đồng thời tăng cường tìm kiếm những khách hàng mới…Trong lĩnh vực xây dựng, để nhận được các hợp đồng xây dựng thì ngoài năng lực của công ty, vấn đề uy tín và quan hệ là vô cùng quan trọng và nhiều khi trở thành điều kiện quyết định trong việc có được các hợp đồng hay không. Bước 3. Trình lên hội đồng quản trị và giám đốc công ty để phê duyệt và chỉnh sửa nếu chưa đạt yêu cầu. Bước 4. Sau khi nhận được các hợp đồng mới, kết hợp với những công trình, dự án đang thi công, công ty tiến hành lập kế hoạch chỉ đạo sản xuất cho cả năm kế hoạch và cho từng tháng với những công trình đã có àTrình lên hội đồng quản trị phê duyệt và chỉnh sửa kế hoạch chỉ đạo sản xuất. Bước 5. Với kế hoạch chỉ đạo sản xuất, tổ chức phổ biến kế hoạch tới các bộ phận trong công ty, tới các phòng ban và đơn vị trực thuộc (bao gồm các XN xây dựng và đội xây dựng trực thuộc – đã trình bầy ở trên) àThu nhận ý kiến phản hồi từ các đơn vị thành viên (sau khi nghiên cứu và cân đối khả năng cũng như nguồn lực, các đơn vị thành viên có ý kiến phản hồi và đề xuất nếu có). Bước 6. Bộ phận kế hoạch (phòng kế hoạch – kỹ thuật) tiếp nhận phản hồi của các đơn vị và thực hiện các điều chỉnh kế hoạch chỉ đạo sản xuất nếu cần thiết. Thống nhất kế hoạch chỉ đạo sản xuất cho kỳ kế hoạch và trình lãnh đạo công ty (hội đồng quản trị và giám đốc) duyệt lần cuối. Bước 7. Tổ chức phổ biến kế hoạch tới các đơn vị liên quan. Tổ chức thực hiện kế hoạch và giám sát thực hiện kế hoạch ( tại công ty, việc giám sát kế hoạch được phòng kế hoạch – kỹ thuật thực hiện song song với giám sát kỹ thuật do đó việc giám sát đạt được hiệu quả cao). Cuối kỳ báo cáo tổng kết kế hoạch tổ chức xây dựng kế hoạch kỳ tới.(công tác xây dựng kế hoạch kỳ tiếp theo được bắt đầu từ khi kỳ kế hoạch cũ sắp kết thúc để đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp không bị ngắt quãng). Quy trình lập kế hoạch sản xuất tại doanh nghiệp KQ kỳ trước Kế hoạch dự kiến sản xuất Kế hoạch nhu cầu sản xuất Thực hiện, giám sát, đánh giá và điều chỉnh Kế hoạch chỉ đạo sản xuất Dự án Dự báo Nguồn lực ĐK khách quan Mục tiêu 2 / Nội dung kế hoạch sản xuất của công ty Các kế hoạch sản xuất của công ty gồm có: kế hoạch sản xuất dự kiến, Kế hoạch chỉ đạo sản xuất, Kế hoạch nhu cầu sản xuất. ØKế hoạch sản xuất dự kiến: Là kế hoạch doanh nghiệp đặt ra trên cơ sở dự tính những công trình công ty có thể nhận được trong năm kế hoạch có tính tới khả năng của công ty cùng những giải pháp đề ra để có được công trình đó và xét tới cả những điều kiện khách quan khác. Kế hoạch dự kiến sản xuất thường không được phổ biến rộng, chỉ bộ phận kế hoạch và một số cán bộ lãnh đạo chủ chốt thông qua kế hoạch dự kiến sản xuất. Kế hoạch dự kiến sản xuất xác định: danh mục các công trình có thể có, số lượng, trị giá hợp đồng, thời hạn thi công, thời hạn hoàn thành theo hợp đồng, dự toán kinh phí cho từng hợp đồng. Do hạn chế thông tin, nhóm không thu thập được mẫu kế hoạch sản xuất dự kiến của công ty nên nhóm lập mẫu theo thông tin điều tra được. Kế hoạch dự kiến sản xuất TÊN HỢP ĐỒNG TỔNG GIÁ TRỊ DỰ TRÙ KINH PHÍ THỜI HẠN THI CÔNG THỜI HẠN HOÀN THÀNH ØKế hoạch chỉ đạo sản xuất của công ty Là kế hoạch doanh nghiệp đặt ra dựa trên những hợp đồng đã có của công ty (cả những hợp đồng mới có và các dự án đang tiến hành). Bao gồm có kế hoạch chỉ đạo sản xuất cho cả năm và kế hoạch chỉ đạo sản xuất cho từng tháng. Kế hoạch chỉ đạo sản xuất năm có phân công các đơn vị và thời gian hoàn thành cũng như công tác giám sát. Kế hoạch chỉ đạo sản xuất từng tháng có báo cáo giá trị sản xuất kinh doanh của tháng trước và dự kiến cho tháng tiếp theo Dưới đây là 2 biểu mẫu mà nhóm thu thập được : Bảng: KẾ HOẠCH CHỈ ĐẠO SẢN XUẤT NĂM 2007 Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng công trình I TT Tên công trình Thời gian khởi công Thời gian hoàn thành Đơn vị thi công Giám sát KH -KT Theo H.đồng Thực tế Theo H.đồng Thực tế 1 Bền vững CSHT đường sắt gói 01 KV2 02/01/2007 02/01/2007 03/02/2008 XLĐN+703 2 Nhà xưởng và cầu trục nhà sửa chữa đầu máy Ấn 12/03/2007 12/03/2007 09/2008 XN 203 3 Nhà xưởng XN bao bì nhựa. Cty cơ điện và VL nổ 31 06/2007 06/2007 09/2007 XNXLĐN 4 Nhà làm việc Hiệu bộ. Trường CĐ nghề ĐS 17/07/2007 17/07/2007 08/2008 XN 203 5 Hệ thống cấp nước SH. Trường CĐ nghề ĐS 08/2007 08/2007 03/2008 XN 203 6 Trường THCS Quảng Chu - Bắc Kạn 20/09/2007 20/09/2007 03/2008 XN 203 7 Cấp nước ga Xuân Giao 08/10/2007 08/10/2007 12/2007 XN 203 8 Nhà kho, để xe XN VD toa xe khách 24/10/2007 24/10/2007 10/03/2008 XN 203 9 Nhà ga Thịnh Châu 26/11/2007 26/11/2007 24/03/2008 XN 203 10 Nhà kho Đông Anh XN 203 11 Nhà LT Bắc Giang + Nhà cung nguồn Uông Bí 10/2007 10/2007 12/2007 XN 203 12 Nhà ắc qui Lưu Xá + Nhà trực TT Trung Giã 10/2007 10/2007 12/2007 Đội KT6 13 Nâng tầng. Phân đoạn đầu máy Yên Viên 06/2007 06/2007 09/2007 XN VTXD 14 Sửa chữa 75 Đinh Tiên Hoàng 07/2007 07/2007 10/2007 XN 107 Bảng: KẾ HOẠCH CHỈ ĐẠO SẢN XUẤT THÁNG 12/2006 Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng công trình I STT Tên công trình Giá trị dự toán Thực hiện năm 2005 Thực hiện tháng 11/2006 Giá trị cộng dồn T01/06-hết T111/06 Dự kiến T12/2006 Ghi chú (Đơn vị thi công) 1 2 3 4 5 6 7 8 I Tổng GT sxkd (A+B) a GT SX xây lắp Trong ngành Ngoài ngành b GT SXKD khác 1 Khách sạn 2 Thuê nhà,kho II GT SXKD theo công trình a Trong ngành 1 Sửa chữa lớn ga Sài Gòn 2 Ga Lang thíp 3 Đầu máy Ấn … … b Ngoài ngành 1 Nhà ăn ca, cổng và trạm gác XN 951 2 Nhà cơ khí quốc phòng131 3 Tuyến mương thoát nước Phúc Xá Hà Nội,ngày…tháng…năm… Người lập biểu Phòng TCCB-LĐ Phòng KH-KT Giám đốc công ty Trong đó, người phụ trách lập kế hoạch là cán bộ thuộc phòng kế hoạch, có sự phối hợp với các phòng ban khác như phòng TCCB-LĐ có nhiệm vụ phối hợp trong thống kê, giám đốc công chịu trách nhiệm xác minh khối lượng công việc và giám sát, đại diện phòng kế hoạch (trưởng phòng) duyệt cuối cùng và báo cáo cấp lãnh đạo. ØKế hoạch nhu cầu sản xuất Dựa vào kế hoạch chỉ đạo sản xuất, công ty xác định kế hoạch nhu cầu phục vụ cho sản xuất. Các nhu cầu chủ yếu được lên kế hoạch là: thiết bị thi công, vật liệu phục vụ cho xây dựng… Từ kế hoạch đó công ty sẽ lên các kế hoạch cung cấp kịp thời nhằm đảm bảo tiến độ kế hoạch đã đề ra. Ngoài ra, ở công ty còn có các kế hoạch sản xuất chi tiết đến từng đơn vị thành viên trực thuộc của công ty. 3 / Phương pháp lập kế hoạch sản xuất của công ty a. Phương pháp lập kế hoạch sản xuất dự kiến Công ty tiến hành dự báo những hợp đồng có thể nhận được trong năm kế hoạch trên cơ sở những thông tin thu thập được từ các dự án, các kế hoạch đầu tư, các mối quan hệ của công ty với khách hàng…Sau đó cân đối với năng lực, khả năng hiện tại của công ty về tài chính, nhân lực, kỹ thuật, uy tín,…Xem xét các yếu tố khách quan và chủ quan có thể ảnh hưởng tới công ty trong năm kế hoạch, xét tới những mục tiêu đã đề ra của công ty. Trên cơ sở đó, dựa vào kinh nghiệm và những phân tích của mình các nhà kế hoạch sẽ đưa ra dự kiến các hợp đồng có thể nhận được trong năm kế hoạch, sau đó lập kế hoạch trình hội đồng quản trị chỉnh sửa và phê duyệt. Chẳng hạn như, trên cở sở dự kiến được nhu cầu xây dựng sửa chữa kiến trúc của ngành đường sắt, thấy rằng phù hợp với khả năng thực hiện của doanh nghiệp, bộ phận kế hoạch có thể đưa được vào kế hoạch dự kiên của mình; hoặc như nhờ vào mối quan hệ với các nhà đầu tư, doanh nghiệp biết được trong kỳ kế hoạch họ có nhu cầu xây dựng và có ý định ký kết hợp đồng với công ty thì công ty có thể đưa vào kế hoạch sản xuất dự kiến cho năm kế hoạch...Tuy nhiên, với các hợp đồng phát sinh bất ngờ công ty thường khó dự báo và chỉ có thể dựa vào kinh nghiệm của các nhà kế hoạch. Vậy việc lập kế hoạch sản xuất dự kiến của công ty không theo một phương pháp toán học hay thống kê mà chủ yếu dựa vào phân tích, kinh nghiệm và khả năng của các nhà kế hoạch và lãnh đạo nhằm dự kiến công trình có được trong tương lai. b. Phương pháp lập kế hoạch chỉ đạo sản xuất Đối với các công ty xây dựng thì tiến độ thi công là vấn đề khá quan trọng. Trên cơ sở những hợp đồng, công trình đã có và tình hình hiện tại của các xí nghiệp trực thuộc công ty tiến hành lập kế hoạch chỉ đạo sản xuất năm kế hoạch có xác định đơn vị thi công và đơn vị theo dõi, kiểm tra. Dựa vào kế hoạch chỉ đạo năm, tiến độ công việc đã tiến hành tới đâu,thời hạn hợp đồng và tình hình của xí nghiệp thi công được giao cán bộ kế hoạch lập kế hoạch chỉ đạo sản xuất tháng, xác định giá trị phải thực hiện trong tháng. Khi có kế hoạch chỉ đạo sản xuất theo tháng các xí nghiệp, đội xây dựng thành viên được giao nhiệm vụ sẽ lập kế hoạch chi tiết cho đơn vị mình. Để xây dựng kế hoạch tiến độ chung cho toàn công ty trong tháng, doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch cho từng dự án mình tham gia. Phương pháp như sau : Sau khi xác định dự án tham gia và các thông báo thầu nhận được, đối chiếu yêu cầu chủ đầu tư với khả năng doanh nghiệp, nếu thấy phù hợp, phòng KH-KT lập hồ sơ dự thầu, hồ sơ năng lực, dự toán, phương án thực hiện, bảng tiến độ để tham gia đấu thầu. Nếu trúng thầu, căn cứ vào tiến độ yêu cầu , bộ phận kế hoạch xây dựng kế hoạch tiến độ riêng cho dự án ( có phân công cụ thể như nội dung ở trên ). Lập báo cáo gửi cấp lãnh đạo, tổ chức lưu trữ. Đối với các hợp đồng không qua thầu cũng đều có yêu cầu về tiến độ công trình. Dựa trên các kế hoạch dự án đã có, bộ phận kế hoạch tiếp tục tổng hợp và xây dựng kế hoạch chỉ đạo chung như cho từng tháng như mẫu bảng trên. c.Phương tổ chức thực hiện kế hoạch : Việc thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp được đảm bảo bằng sự thống nhất trong ý kiến chỉ đạo của hội đồng quản trị và bộ phận kế hoạch có vai trò giám sát thực hiện kế hoạch (đi đôi với chức năng thứ 2 của phòng là kỹ thuật). trong tổ chức quản lý kế hoạch, phòng căn cứ vào các kế hoạch đã đề ra, trưởng phòng tổ chức phân công nhiệm vụ cho các cán bộ thành viên theo cơ chế chịu trách nhiệm trực tiếp. III / ĐÁNH GIÁ, KIẾN NGHỊ 1 / Những đổi mới trong công tác lập kế hoạch tại công ty Trong suốt quá trình tìm hiểu tại doanh nghiệp, câu nói mà cán bộ hướng dẫn nhắc tới nhiều nhất và gây ấn tượng nhất với nhóm thực hiện là: kế hoạch hiện nay đã khác trước rất nhiều, nó có nhiều vấn đề phức tạp và mang tính động rất nhiều. Làm kế hoạch hiện nay là làm kế hoạch trong nền kinh tế không có kế hoạch. Giải thích cho câu nói này, lý do là hoàn cảnh làm kế hoạch đã khác trước rất nhiều dẫn tới những thay đổi đáng kể của công tác kế hoạch. Sự thay đổi trong công tác kế hoạch không bắt đầu trùng với thời điểm chủ trương xóa bỏ cơ chế KHH tập trung sang cơ chế thị trường, nó chỉ thực sự bắt đầu từ khi doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa năm 2003. Trước kia, doanh nghiệp trực thuộc ngành đường sắt quản lý, vì vậy, các quyết định đưa ra là của liên hiệp đường sắt, nói nôm na là ông chủ của doanh nghiệp trước kia là liên hiệp đường sắt khu vực I. Vì vậy, hoạt động của doanh nghiệp phải thống nhất và chịu sự chi phối của cấp trên. Biểu hiện của nó là các mẫu biểu kế hoạch từ trên cấp xuống theo cơ chế cũ – mang tính điều chỉnh trực tiếp và doanh nghiệp phải thực hiện theo kế hoạch đã giao. Cụ thể hàng năm, ban kế hoạch lập kế hoạch cho toàn bộ khối liên hiệp và phân chia cho các đơn vị dưới dạng các chỉ tiêu định mức, các đơn vị cấp dưới có trách nhiệm thực thi kế hoạch được giao, doanh nghiệp không phải chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh vì được nhà nước bao cấp toàn bộ. Kể từ khi thực hiện cổ phần hóa, theo chủ trương tăng cường sự tự chủ của doanh nghiệp, nhà nước – tổng công ty đường sắt Việt Nam - không nắm giữ mức cổ phần khống chế > 50% nữa mà thay vào đó là 37% cổ phần, tức là từ vai trò chủ trực tiếp sang vai trò cổ đông lớn nhất giữ vị trí chủ tịch hội đồng quản trị, doanh nghiệp đã có những bước chuyển biến đáng kể. Từ bị động chuyển sang chủ động linh hoạt, tự làm tự chịu trách nhiệm với hội đồng quản trị, cùng với những thay đổi lớn để thích ứng như cắt giảm bộ máy nhân lực ( từ trên 2000 người xuống còn hơn 500 người kể cả cán bộ quản lý điều hành và công nhân trực tiếp) hay tổ chức lại bộ máy hành chính và nâng cao hiệu quả hoạt động, công tác kế hoạch đã được tổ chức lại theo hướng hiệu quả, linh hoạt, hướng tới thị trường nhiều hơn. Kế hoạch hiện nay của công ty đã dựa trên cơ sở dự báo nhu cầu thị trường, xuất phát từ thị trường, cân đối với các nguồn lực hiện tại của doanh nghiệp và những dự báo những điều kiện khách quan, chủ quan có thể tác động tới công ty trong năm kế hoạch. Từ đó cán bộ kế hoạch đưa ra dự báo cho năm kế hoạch. Thực tế đó đòi hỏi người làm kế hoạch có những thay đổi đáng kể trong tư duy hành động: Để làm tốt nghiệp vụ của mình, nhất thiết phải có kinh nghiệm, chuyên môn, có óc quan sát thực tế và được tiếp xúc nhiều. làm kế hoạch theo thị trường tức là : kế hoạch không theo một mẫu biểu cố định nào, các kế hoạch khác nhau cũng có cách làm khác nhau không theo một bài bản nào cả. Điều quan trọng hàng đầu là kế hoạch đề ra có đạt được các yêu cầu mà doanh nghiệp cần hay không, có đạt hiẹu quả và khả thi hay không, có giúp cho doanh nghiệp tiếp cận gần hơn tới thị trường hay không. Để làm được thì trong căn cứ xây dựng kế hoạch buộc phải đảm bảo có các kế hoạch do đơn vị đưa ra từ dưới lên, các điều kiện của doanh nghiệp cả khách quan và chủ quan. Bên cạnh đó, trong các doanh nghiệp như công ty hiện nay, bộ phận kế hoạch thường đóng luôn vai trò tìm kiếm đầu mối hợp đồng và tham gia trực tiếp vào các cuộc đấu thầu. Vì vậy, các mối quan hệ được đặt vị trí rất quan trọng. Nhờ có nó mà người làm kế hoạch sẽ có được những kết quả mong muốn. 2/ Nhận xét đánh giá công tác kế hoạch tại doanh nghiệp: Sau khi nghiên cứu công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty, dưới giác độ của người thực tập, nhóm thực hiện nhận thấy vốn kiến thức của mình còn nhiều thiếu sót. Mặc dù vậy, trong giới hạn nghiên cứu của bản thân,nhóm xin đóng góp một số ý kiến sau. 2.1.Những ưu điểm: Công tác kế hoạch trong doanh nghiệp hiện nay là tương đối phù hợp nhằm đảm bảo cho sự hoạt động của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. ØVề tổ chức bộ phận kế hoạch trong công ty: Phòng kế hoạch được bố trí với bộ phận kỹ thuật. Việc bố trí tổ chức kế hoạch gắn với kỹ thuật trong doanh nghiệp là rất phù hợp, đặc biệt là với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng như công ty. Điều này làm tăng hiểu quả của công tác giám sát cả về thi công và kỹ thuật. Hơn nữa, quy mô của công ty là vừa việc bố trí kết hợp như vậy có thể tăng năng lực của cả bộ phận kế hoạch lẫn kỹ thuật, giảm bớt biên chế. Ø Kế hoạch sản xuất của công ty được xây dựng dựa trên những cơ sở tương đối đầy đủ, khoa học. Công ty đã xét tới cả những yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng tới doanh nghiệp, tiến hành dự báo và xem xét tới các cân đối giữa nhu cầu và khả năng. Kế hoạch sản xuất đã được xây dựng từ dưới lên, từ phòng kế hoạch sau khi phân tích, tính toán trên các cơ sở đã nêu xây dựng kế hoạch trình lên hội đồng quản trị phê duyệt. Do vậy bản kế hoạch đã tăng được tính thực tế, ngày càng sát với thị trường và đảm bảo tính khả thi cao hơn. Kế hoạch chỉ đạo sản xuất còn được phổ biến rộng rãi xuống các đơn vị thành viên để thu nhận ý kiến phản hồi và chỉnh sửa nếu cần thiết, do vậy đã tăng tính chủ động và tiếng nói cho các đơn vị thành viên. Các dự án dài hạn đã được lồng ghép vào kế hoạch sản xuất hàng năm, hàng tháng của công ty để đảm bảo hoạt động tác nghiệp. Thông qua quy trình lập kế hoạch sản xuất của công ty có thể nhận thấy kế hoạch sản xuất của công ty được lập khá cẩn thận và cụ thể. Sở dĩ có được những ưu điểm lớn trong quy trình lập kế hoạch là do công ty đã ý thức được sự thay đổi trong công tác lập kế hoạch trong nền kinh tế hiện nay. Nhận thấy sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn buộc kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp phải chủ động linh hoạt và phù hợp với thị trường để có thể giành được các hợp đồng. ØCông ty lập kế hoạch theo phương pháp sử dụng kinh nghiệm, phân tích của cán bộ kế hoạch và lãnh đạo công ty là chủ yếu, không dựa trên một mô hình toán học hay thống kê nào. Phương pháp này thường là không phức tạp quá, tận dụng được kinh nghiệm và trình độ của cán bộ và các nguồn thông tin, các mối quan hệ mà công ty có. ØNội dung của bản kế hoạch khá đầy đủ chi tiết đến đơn vị thi công và đơn vị giám sát, thời gian khởi công cũng như hoàn thành( do đặc tính của lĩnh vực xây dựng). Kế hoạch sản xuất của công ty được chia ra thành kế hoạch sản xuất dự kiến, kế hoạch chỉ đạo sản xuất, kế hoạch nhu cầu sản xuất, do vậy đảm bảo cho hoạt động của công ty khá chủ động, cụ thể tới từng tháng, từng đơn vị nên công việc theo dõi, giám sát là tương đối thuận tiện. Trong bản kế hoạch sản xuất của công ty đã đưa ra các biện pháp để thực hiện được kế hoạch đã đề ra. Đó là các biện pháp để nhận được các hợp đồng xây dựng mà công ty đã dự kiến. Đây là phần mà thường các kế hoạch sản xuất không hay có. Do vậy, bản kế hoạch sản xuất của công ty không chỉ đơn thuần là những chỉ tiêu, con số mà đã mang tính biện pháp. Cũng vì lý do đó mà bản kế hoạch dự kiến sản xuất không được phổ biến rộng rãi, chỉ bộ phận kế hoạch và các lãnh đạo doanh nghiệp có thông tin. 2.2.Những yếu điểm của công ty trong công tác lập kế hoạch sản xuất ØMặc dù công tác kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp hiện nay tương đối phù hợp với công ty. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rằng trong công ty, bộ phận kế hoạch còn phải tham gia quá nhiều công việc. Đơn cử như công tác tiếp nhận thông tin đấu thầu và làm thủ tục đấu thầu, tham gia đấu thầu cho đến xây dựng kế hoạch cho doanh nghiệp và tham gia công tác chuyên môn kỹ thuật. Với khối lượng công việc ấy, số lượng cán bộ phụ trách trong phòng hiện nay là hơi ít. Có lẽ vì lý do này mà kế hoạch tài chính của doanh nghiệp đã được chuyển cho bộ phận tài vụ thực hiện ( có phối hợp với các kế hoạch khác. Mặt khác, thực tế hiện nay trong biên chế của phòng, các cán bộ chuyên môn ngoài trưởng phòng là có trình độ chuyên môn và đã qua đào tạo chuyên nghiệp thì toàn bộ đều là các kỹ sư với bằng tốt nghiệp của các trường ĐH GTVT và xây dựng. Vì vậy, trong quá trình thực tập, nhóm nhận thấy việc tham gia vào lập kế hoạch của các cán bộ này là khá khó và cần nhiều sự hướng dẫn của cấn bộ lãnh đạo. Có thể thấy chuyên môn nghiệp vụ của họ thiên về kỹ thuật nhiều hơn nên công tác kế hoạch cũng có một số khó khăn nhất định, và phải phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của cán bộ chỉ đạo trực tiếp (trưởng phòng). Trong tương lai, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc tìm kiếm người thay thế khi cần. ØTrong quy trình lập kế hoạch chỉ đạo sản xuất của doanh nghiệp còn khá rườm rà, phức tạp, phải thông qua nhiều giai đoạn từ xây dựng kế hoạch ở phòng kế hoạchàtrình hội đồng quản trịàchỉnh sửaàPhổ biến xuống đơn vịàtiếp nhận ý kiếnàchỉnh sửa. ØPhương pháp lập kế hoạch của doanh nghiệp mặc dù đã tính tới hệ thống các căn cứ tương đối đầy đủ song việc phân tích, dự báo và tính toán chủ yếu còn dựa vào kinh nghiệm của cán bộ kế hoạch và nhà quản lý. Khi lập kế hoạch, cán bộ kế hoạch trên cơ sở những thông tin đã có, những mối quan hệ…và xem xét khả năng của công ty lập kế hoạch dự kiến sản xuất sau đó trình lên lãnh đạo phê duyệt và chỉnh sửa. Do vậy bản kế hoạch phần nào còn hơi chủ quan và phụ thuộc lớn vào trình độ của cán bộ. Nếu trình độ và kinh nghiệm của cán bộ kế hoạch tốt, cộng thêm mối quan hệ của công ty với các phía là khá tốt thì tính khả thi của kế hoạch dự kiến sản xuất là khá cao. ØVề nội dung, kế hoạch nhu cầu sản xuất chưa được chú trọng nhiều. Công ty chú ý nhiều tới tiến độ chung và đơn vị phụ trách nhưng chưa chú trọng tới lên kế hoạch tính toán các nhu cầu phục vụ sản xuất. Kế hoạch tiến độ mới chỉ dừng ở việc bố trí các máy móc thiết bị thi công của công ty cho từng công trình. Phần cụ thể, chi tiết thường dành cho từng đơn vị thành viên tính toán cho từng công trình mà mình đang phụ trách. 3 / Kiến nghị, đề xuất của nhóm: Xuất phát từ một số nhận xét trên, nhóm xin đưa ra một số đề xuất sau nhằm tăng cường hơn hiệu quả công tác lập kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp: ØTrong thời gian tới, theo định hướng phát triển của công ty đã được thông qua là nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động cũng như năng lực cạnh tranh, phấn đấu nâng cao vốn điều lệ ( hiện nay theo thông tin được cung cấp số vốn điều lệ của công ty đã tăng lên 13,6 tỷ đồng) và kỹ thuật công nghệ để tham gia vào các hợp đồng lớn hơn… Doanh nghiệp cần phân tách chức năng kế hoạch của mình thành một phòng ban riêng, cụ thể và thực hiện chức năng của mình cho hiệu quả hơn, hướng tới các chức năng trong doanh nghiệp cần phân tách rõ ràng nâng cao hiệu quả và sức hoạt động. ØVề độ ngũ cán bộ, chúng tôi xin đề xuất ý kiến doanh nghiệp hiên tại có thể cử các cán bộ đi đào tạo về công tác kế hoạch. Trong tương lai, theo đòi hỏi đặt ra của nghiệp cụ, công ty cần tuyển dụng các cán bộ chuyên môn chuyên nghiệp cho mình. ØVề quy trình lập kế hoạch chỉ đạo sản xuất nên tổ chức lại theo hướng đơn giản hơn như: phòng kế hoạch có thể căn cứ vào các công trình hiện có, tính toán nguồn lực và tình hình của các đơn vị thành viên hiện tại, tham khảo ý kiến của các đơn vị thành viên trướcàtổng hợp, lập kế hoạch chỉ đạo sản xuấtà trình hội đồng quản trị phê duyệt, chỉnh sửa nếu cóàphổ biến và thực hiện. ØVề phương pháp lập kế hoạch: do tính chất là sản xuất đơn chiếc, theo dự án và quy mô công ty là vừa nên không thể yêu cầu công ty áp dụng các phương pháp mô hình, toán học hay thống kê trong việc lập kế hoạch sản xuất. Tuy nhiên để tăng tính khả thi và khách quan hơn cho bản kế hoạch cần chú trọng hơn tới việc thu thập thông tin của doanh nghiệp, tăng cường các mối quan hệ hiện có và mở rộng các mối quan hệ mới. Tăng cường sự tham gia của các bộ phân có liên quan trong việc lập kế hoạch, tham khảo ý kiến của các trưởng phòng, ban, các cán bộ. Tăng cường trình độ cho cán bộ kế hoạch. ØVề nội dung kế hoạch sản xuất: nên chú trọng ước tính, dự trù kinh phí hoạt động cho từng công trình. Chú trọng hơn tới kế hoạch nhu cầu sản xuất nhằm chủ động cung ứng, đảm bảo tiến độ thi công. Việc lập kế hoạch nhu cầu sản xuất ở công ty nên ở mức dự báo nhu cầu sản xuất cho từng công trình, những nhu cầu chính để có định hướng cho đơn vị thành viên lập kế hoạch nhu cầu sản xuất chi tiết. ØNgoài lĩnh vực kinh doanh chính là xây dựng công trình dân dụng và chuyên dụng, công ty còn có nhiều lĩnh vực kinh doanh khác khá đa dạng. Mà thực tế hiện nay công ty chưa lập kế hoạch cho những lĩnh vực này, chỉ là khi nào có nhu cầu phát sinhàlập kế hoạch chỉ đạo sản xuất, thực hiện. Do vậy, công ty nên có thêm những kế hoạch cho những lĩnh vực này nhằm tăng tính chủ động và cạnh tranh trong những lĩnh vực này. Những kế hoạch trong lĩnh vực dịch vụ có thể ở tầm chiến lược, không quá chi tiết, cụ thể. TỔNG KẾT ĐỀ TÀI Tổng kết lại toàn bộ quá trình nghiên cứu nhóm nghiên cứu đã thu được những kinh nghiệm thực tế hết sức sâu sắc liên quan đến chuyên ngành học kế hoạch. Đó là thực tiễn quá trình áp dụng kế hoạch vào doanh nghiệp, là những bài học kinh nghiệm của các cán bộ lâu năm truyền đạt và quan trọng hơn, nhóm rút ra được hiểu biết về kế hoạch trong doanh nghiệp hiện nay: Bất cứ tại đâu, mọi hoạt động chuyên môn trong doanh nghiệp đều phải nhắm đến cái đích cao nhất là hiệu quả thu được cho doanh nghiệp phải cao nhất. Nếu không, nó sẽ trở thành vô nghĩa cản trở sự phát triển của doanh nghiệp và cần khắc phục ngay thậm chí là loại bỏ. Kế hoạch cũng vậy, để phù hợp với hoàn cảnh doanh nghiệp trong cạnh tranh của thị trường, thậm chí kế hoạch còn phải cắt bớt một số khâu của nó, phải chấp nhận ghép với một nghiệp vụ khác của doanh nghiệp. Nhưng quan trọng hơn cả, chúng ta nhận thấy, kế hoạch đã, đang và sẽ khẳng định được vai trò quan trọng không thể thiếu trong mọi hoạt động của doanh nghiệp trong thời kỳ mới, cái khó nhất với nhà kế hoạch đó là phải làm kế hoạch như thế nào mà thôi. Thay cho lời kết, nhóm nghiên cứu xin gửi đến ban lãnh đạo cùng các cán bộ làm kế hoạch tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng I lời cám ơn sâu sắc nhất. Trong suốt thời gian tìm hiểu tại công ty , nhóm đã nhận được sự giúp đỡ hết sức nhiệt tình giúp các thành viên trong nhóm hoàn thành đề tài một cách thành công nhất. Chúc tập thể công ty tiếp tục hoạt động hiệu quả và đạt được nhiều thành công trong thời kỳ mới. Xin chân thành cảm ơn. PHỤ LỤC Phụ lục số 1 – Danh sách các hợp đồng chính công ty đã thi công Tên hợp đồng Tổng giá trị hợp đồng (nghìn đồng) Giá trị do nhà thầu thực hiện Thời hạn HĐ Tên cơ quan ký hợp đồng Địa điểm xây dựng Khởi công Hoàn thành Xây dựng cải tạo trường THCS Xuân La 2.439.555 2.439.555 8.2003 12.2003 Ban quản lý DA Q.Tây Hồ trường THCS Xuân La XD cải tạo trường tiểu học Quảng An 3.000.000 3.000.000 20.12.00 20.4.01 Ban quản lý DA Q.Tây Hồ trường tiểu học Quảng An XD nhà học trường THCS Hoàng Văn Thụ 4.596.094 4.596.094 12.2003 15.11.04 Phòng GDDT TP NĐ trường THCS Hoàng Văn Thụ XD ô chôn lấp số 8 12.373.600 4.000.000 15.06.04 31.12.04 Ban qlý DA GTĐT Sóc Sơn – Hà Nội Nhà làm việc 5 tầng Nguyễn Tuân – HN 3.240.000 3.240.000 11.2004 15.8.05 Công ty THHH Quang Minh Đường Nguyễn Tuân – HN Kiến trúc ga Trình Xuyên 3.340.860 3.340.860 12.2002 5.2003 XN LHVTĐS KV I ga Trình Xuyên Kiến trúc bãi hàng Ga Đồng Đăng 2.552.477 2.552.477 15.11.01 15.04.02 Ban QLCSHT ĐS Thị Trấn Đồng Đăng Ký túc xá 4 tầng CĐSP tỉnh Hà Tây 2.400.000 2.400.000 05.2002 01.2003 Trường CĐSP tỉnh Hà Tây Thường Tínd – Hà Tây Ga Cầu Nhò 2.500.000 2.500.000 2005 2006 Ban qlý DA GTĐT Tuyến Đường sắt HN – Lào Cai Trung tâm dạy nghề quận Tây Hồ 7.996.443 7.996.443 02.2005 12.2005 Ban quản lý DA Q.Tây Hồ P. Phú Thượng – Tây Hồ - HN Hội trường kết hợp nhà truyền thống – công ty cơ điện VLN31 4.067.960 4.067.960 11.11.05 30.4.05 công ty cơ điện VLN31 Phổ Yên – Thái Nguyên Nhà cơ khí quốc phòng – công ty cơ điện vật liệu nổ 31 3.370.126 3.370.126 26.02.06 26.5.06 công ty cơ điện VLN31 Phổ Yên – Thái Nguyên Nhà hành chính, hiệu bộ, các hạng mục phụ trợ trường THCS Hoàng Văn Thụ, NĐ 2.697.939 2.697.939 10.8.05 2006 Phòng GDDT TP NĐ TP Nam Định Gói thầu số 2: DA XD tuyến mương thoát nước P. Phúc Xá 6.476.4198 4.415.000 7.4.06 7.2006 Ban QLDA GTĐT Hà Nội Xây dựng nhà điều hành cảng vụ Thái Bình 1.444.691 1.444.691 7.2.06 6.2006 Cảng vụ Thái Bình TP Thái Bình Cải tạo nâng cấp cơ sở chỉnh bị toa xe khách HN 2.130.755 2.130.755 05.12.02 08.04.03 XN LHVT ĐS KV I XN vận dụng toa xe khách KTX, nhà ăn cho học viên 1.907.700 1.907.700 01.2003 08.2003 CTy hợp tác LĐ nước ngoài P. Thanh Lương – Hai Bà Trưng -HN Nâng cấp kiến trúc các ga: Đặng Xá, Cầu Yên, Cát Đằng 1.551.359 1.551.359 02.02.04 04.2004 Ban QLDAĐS KV I ga: Đặng Xá, Cầu Yên, Cát Đằng Trụ sở làm việc NH NNPTNT huyện Tân kỳ 2.315.411 2.315.411 05.11.04 18.04.05 NH NNPTNT tỉnh Nghệ An huyện Tân kỳ Nghệ An Kiến trúc khu ga Phủ lý 4.328.094 4.328.094 22.11.04 27.04.05 Ban QLDAĐS KV I ga Phủ lý Cải tạo nâng cấp khu vực ga B Hà Nội 1.782330 1.782330 23.09.01 12.2001 XN LHVT ĐS KV I ga B Hà Nội Kiến trúc bãi hàng ga Lào Cai 2.865.882 2.865.882 8.2002 12.2002 Ban QLDAĐS KV I Lào Cai Khách sạn Đại TÂy Dương 5.250.000 5.250.000 15.09.04 19.04.05 Công ty TNHH TM DV Diễn Châu Diễn Thành – Diễn Châu – Nghệ An XD XN gia công phân loại hang may mặc tại Hưng Yên 1.898.346 1.898.346 2005 2005 Công ty TNHH TM DV hàng không Bạch Sam – hưng Yên Sửa chữa lớn ga Sài Gòn 4.104.000 4.104.000 2006 2006 Phân ban QLDA CSHT ĐS KV III TP Hồ Chí Minh Gia cố nền đường KM 1585+700 – KM 1587+850, ĐSTN 2.042.000 2.042.000 4.01.05 5.9.2005 Công ty công trình đường sắt 6 – đại diện liên doanh Tuyến Đường sắt thống nhất Gói thầu số 01/KV2: Bền vững cơ sở hạ tầng ĐƯờNG SắT 18.634.529 11.180.717 02.2007 2008 Ban QLDAĐS KV II Quảng Bình - Khánh Hòa Nhà làm việc hiệu bộ trường THCS Mê Linh – Vĩnh Phúc 2.286.613 2.286.613 7.2007 7.2008 Trường THĐS Vĩnh Phúc XD XN bao bì nhựa – Z131 2.136.306 2.136.306 6.2007 11.2007 Công ty cơ điện và VLN31 Thái Nguyên Nhà xưởng và cầu trục nhá sửa chữa Ấn – XN đầu máy Vinh 3.614.436 3.614.436 3.2007 11.2007 Công ty VTHH Đường sắt Ga Vinh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc74137.DOC
Tài liệu liên quan