Đề tài Công tác Lập dự án tại công ty tư vấn thiết kế xây dựng công trình hàng không ADCC. Nghiên cứu trường hợp dự án Xây dựng nhà ga hàng hóa cảng hàng không quốc tế Nội Bài

Tài liệu Đề tài Công tác Lập dự án tại công ty tư vấn thiết kế xây dựng công trình hàng không ADCC. Nghiên cứu trường hợp dự án Xây dựng nhà ga hàng hóa cảng hàng không quốc tế Nội Bài: LỜI MỞ ĐẦU Giao thông vận tải hình thành từ khi loài ngQười xuất hiện, từ thời kỳ công xã nguyên thuỷ, nó phục vụ con người đi lại, giao lưu, lưu thông hàng hoá. Các công trình giao thông vận tải phục vụ loài người bao gồm : Giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường hàng không. Ngày nay, giao thông hàng không đang ngày càng trở nên phổ biến hơn, với tính năng ưu việt của mình giao thông hàng không đang trên đà phát triển. Thực tế cho thấy, nhu cầu xử dụng vận tải hàng không trong những năm gần đây tăng lên rõ rệt. Hơn nữa, vận tải hàng không hiện nay không chỉ dành riêng cho người, mà nó còn phục vụ cả việc chở hàng do có những ưu điểm đặc biệt. Về mặt lý luận trong những năm gần đây vấn đề lập dự án đầu tư đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Tuy nhiên thực tế các dự án đầu tư đã đặt ra yêu cầu liên tục đổi mới công tác lập dự án đầu tư. Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác lập dự án đầu tư, em chọn đề tài : “Công tác Lập dự án tại công ty tư vấn thiết kế xây dựng cô...

docx86 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1337 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Công tác Lập dự án tại công ty tư vấn thiết kế xây dựng công trình hàng không ADCC. Nghiên cứu trường hợp dự án Xây dựng nhà ga hàng hóa cảng hàng không quốc tế Nội Bài, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Giao thông vận tải hình thành từ khi loài ngQười xuất hiện, từ thời kỳ công xã nguyên thuỷ, nó phục vụ con người đi lại, giao lưu, lưu thông hàng hoá. Các công trình giao thông vận tải phục vụ loài người bao gồm : Giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường hàng không. Ngày nay, giao thông hàng không đang ngày càng trở nên phổ biến hơn, với tính năng ưu việt của mình giao thông hàng không đang trên đà phát triển. Thực tế cho thấy, nhu cầu xử dụng vận tải hàng không trong những năm gần đây tăng lên rõ rệt. Hơn nữa, vận tải hàng không hiện nay không chỉ dành riêng cho người, mà nó còn phục vụ cả việc chở hàng do có những ưu điểm đặc biệt. Về mặt lý luận trong những năm gần đây vấn đề lập dự án đầu tư đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Tuy nhiên thực tế các dự án đầu tư đã đặt ra yêu cầu liên tục đổi mới công tác lập dự án đầu tư. Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác lập dự án đầu tư, em chọn đề tài : “Công tác Lập dự án tại công ty tư vấn thiết kế xây dựng công trình hàng không ADCC. Nghiên cứu trường hợp dự án Xây dựng nhà ga hàng hóa cảng hàng không quốc tế Nội Bài ” với mong muốn góp phần làm sáng tỏ thêm những lý luận về lập dự án đầu tư đã được học trên ghế nhà trường, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự án tại Công ty ADCC Trong quá trình nghiên cứu, do có những hạn chế, nên chuyên đề không tránh khỏi có những thiếu sót; em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Hồng Minh và các cô chú tại Công ty ADCC đã giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu. Chương I: Thực trạng công tác lập dự án tại công ty ADCC Quá trình hình thành và phát triển công ty Tên công ty : Công ty Thiết kế và tư vấn xây dựng công trình hàng không – ADCC Trụ sở chính : 180 Đường Trường Chinh, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội; Điện thoại : 04. 8522684; 04. 8537988; 069. 562538; 069. 563533 Fax 04. 8534468 1.1.1. Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của Công ty: Công ty Thiết kế và Tư vấn xây dựng công trình hàng không (Airport Design and Construction Consultancy Company) thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân. Tiền thân là Xí nghiệp Khảo sát, Thiết kế và Xây dựng công trình hàng không, được thành lập ngày 06.11.1990. Từ ngày 27.7.1993 được tách ra thành Công ty Thiết kế và Tư vấn xây dựng công trình hàng không - ADCC. Công ty ADCC là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh tế độc lập theo luật Doanh nghiệp Nhà nước. Năm 1996, Công ty được công nhận là doanh nghiệp Hạng I. Năm 1997, Công ty được cấp bằng chứng nhận thiết kế đạt chất lượng cao của Bộ Giao thông vận tải và được tặng Huy chương vàng chất lượng của Phòng Chỉ đạo tuyển chọn công trình đạt chất lượng cao cấp Nhà nước cho công trình "Thiết kế cải tạo, mở rộng và nâng cấp sân đỗ nặng Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất". Đây là công trình thiết kế duy nhất của ngành hàng không Việt Nam đạt được phần thưởng này. Năm 2001, Công ty đã tham gia với tư cách là Nhà thầu phụ cho Công ty PWC của Mỹ trong việc lập Dự án khả thi Nhà ga Quốc tế Đà Nẵng. Công ty Thiết kế và Tư vấn xây dựng công trình hàng không luôn giữ tốc độ tăng trưởng hàng năm năm sau cao hơn năm trước, đạt được từ 3-20%. 1.1.2 Lĩnh vực hoạt động của Công ty: Tư vấn xây dựng công trình hàng không, giao thông, bưu điện; Khảo sát, thiết kế công trình xây dựng hàng không, dân dụng, công nghiệp, giao thông, bưu điện; Khảo sát và khai thác nước ngầm; Khảo sát vật liệu xây dựng; Kiểm định chất lượng công trình xây dựng; Xây dựng thực nghiệm các đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật xây dựng. Kinh doanh khai thác bến bãi, kho tàng, cảng chứa container giao nhận và vận tải hàng hóa; Kinh doanh các vật tư, vật liệu xây dựng; Cung cấp các dịch vụ ngành hàng không và đảm bảo bay; Bảo trì, sửa chữa các công trình xây dựng và sân bay; Xây dựng các công trình thủy lợi, giao thông, công nghiệp, bưu điện và dân dụng; Kinh doanh cho thuê văn phòng; Xuất nhập khẩu trang thiết bị, vật tư hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng. 1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 1.1.3.1 Giám đốc Công ty: a. Chức trách, quyền hạn: Giám đốc Công ty là người chỉ huy, quản lý, điều hành, đại diện tư cách pháp nhân cao nhất của Công ty; Giám đốc chịu sự lãnh đạo và chỉ huy trực tiếp của Đảng ủy và Quân chủng Phòng không - Không quân, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của các cơ quan Bộ Quốc phòng, Quân chủng. Giám đốc Công ty có quyền quyết định cao nhất về quản lý người lao động, điều hành sản xuất kinh doanh trong toàn Công ty. b. Nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch sản xuất - kinh doanh - tài chính của Công ty, báo cáo Quân chủng phê chuẩn; Nhận nhiệm vụ, chỉ tiêu pháp lệnh của Quân chủng giao, tổ chức sản xuất kinh doanh theo kế hoạch và yêu cầu của thị trường; 1.2.2. Phó giám đốc Công ty: a. Chức trách, quyền hạn: Phó Giám đốc thay mặt Giám đốc phụ trách, giải quyết các lĩnh vực công tác theo sự phân công của Giám đốc, đảm bảo thực hiện đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, Bộ Quốc phòng, các qui định của Công ty và chịu trách nhiệm về các quyết định cụ thể của mình; b. Nhiệm vụ: Giám đốc phân công chi tiết nhiệm vụ của từng thành viên trong Ban Giám đốc. 1.2.3. Phòng Tổ chức - Lao động - Tiền lương: a. Chức trách quyền hạn: Trưởng Phòng Tổ chức - Lao động - Tiền lương là người giúp việc cho Giám đốc Công ty về công tác tổ chức biên chế, xây dựng lực lượng, quản lý lao động và thực hiện các chế độ chính sách xã hội, lao động - tiền lương theo các nhiệm vụ của Công ty; b. Nhiệm vụ: Công tác tổ chức, lao động: Chủ trì xây dựng tổ chức biên chế theo chỉ đạo của Giám đốc Công ty; Quản lý quân số trong Công ty; Quản lý lao động các đối tượng: Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng, lao động hợp đồng; Công tác tuyển dụng, điều động, thuyên chuyển; Công tác tiền lương: Xây dựng đơn giá tiền lương; Xây dựng quy chế trả lương, thưởng và các khoản trích theo lương; 1.1.3.4 Nhiệm vụ của các bộ phận sản xuất: * . Xí nghiệp Tư vấn I (Sân bay, Giao thông): Lập quy hoạch, dự án, thiết kế các công trình sân bay, giao thông khu vực miền Bắc và quân sự toàn quốc; Tư vấn giám sát thi công xây dựng các công trình sân bay, giao thông. * Xí nghiệp Tư vấn II (Sân bay, Giao thông): Lập quy hoạch, dự án, thiết kế các công trình sân bay, giao thông khu vực miền Trung và miền Nam; Tư vấn giám sát thi công xây dựng các công trình sân bay, giao thông. * . Xí nghiệp Tư vấn dân dụng và công nghiệp: Tư vấn xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp trên địa bàn toàn quốc; Tư vấn xây dựng các công trình kiến trúc hàng không, doanh trại quân sự. 1.2.5 Trung tâm Khảo sát - Kiểm định: Khảo sát địa chất; Khảo sát đo đạc địa hình; Thí nghiệm, khảo sát vật liệu xây dựng; Khoan nước ngầm; Tư vấn giám sát thi công xây dựng và kiểm định chất lượng công trình xây dựng. 1.2.6 Trung tâm Kinh tế - Đầu tư: Lập dự toán chi tiết và tổng dự toán công trình; Lập dự toán đề cương khảo sát, lập dự án, thiết kế; Nghiên cứu các đơn giá định mức dự toán riêng cho các công trình sân bay và các công trình đặc biệt khác; Nghiên cứu các vấn đề về giá, chi phí thực hiện dự án. 1.2.7. Phụ trách các Xưởng, Đội trực thuộc các Xí nghiệp, Trung tâm: a. Chức trách, quyền hạn: Xưởng trưởng, Đội trưởng phụ trách các Xưởng, Đội tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Trưởng bộ phận phân công và chịu trách nhiệm trước Trưởng bộ phận về kết quả, chất lượng công việc và sản phẩm của đơn vị mình. b. Nhiệm vụ: Chủ trì điều hành tổ chức sản xuất trong bộ phận, đôn đốc các Chủ nhiệm công trình, các nhân viên trong bộ phận thực hiện hoàn thành nhiệm vụ được giao đảm bảo đúng yêu cầu về khối lượng, chất lượng, tiến độ; Chủ trì giải quyết và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật, quản lý kỹ thuật sản xuất trong phạm vi được giao; Giao nhiệm vụ và tạo điều kiện cho mọi nhân viên trong trong Xí nghiệp, đội hoàn thành nhiệm vụ. XÍ NGHIỆP TƯ VẤN GIAO THÔNG 1 10=2-2-6 BAN GIÁM ĐỐC 6 = 6-0-0 PHÒNG CHÍNH TRỊ 3=3-0-0 PHÒNG TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG 2=1-0-1 PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN 5 =2-0-3 PHÒNG KỸ THUẬT 6=1-3-2 PHÒNG KINH DOANH 3=1-1-1 XÍ NGHIỆP TƯ VẤN GIAO THÔNG 2 10=2-2-6 XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 4-=1-1-2 TRUNG TÂM KHẢO SÁT – KIỂM ĐỊNH 10=1-4-5 ĐỘI DỰ ÁN QUỐC TẾ 1 1=1-0-0 ĐỘI DỰ ÁN QUỐC TẾ 2 1=1-0-0 VĂN PHÒNG 7=1-3-3 XÍ NGHIỆP TƯ VẤN DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP 14=1-4-9 CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 3=1-1-1 CHI NHÁNH NHA TRANG 3=1-1-1 CHI NHÁNH TP HỒ CHÍ MINH 3=1-1-1 TRUNG TÂM KINH TẾ ĐẦU TƯ 4=1-0-3 PHÒNG KẾ HOẠCH 2=2-0-0 Sơ đồ tổ chức công ty ADCC 1.2. Thực trạng Lập dự án tại công ty ADCC 1.2.1 Công tác tổ chức Công ty Thiết kế và tư vấn XD CTHK ADCC là một đơn vị trực thuộc Quân chủng Phòng Không – Không quân, là một doanh nghiệp hạch toán độc lập thuộc Quân đội, công ty ADCC có các chức năng, nhiệm vụ chính là: Khảo sát, thiết kế các công trình hàng không, dân dụng, công nghiệp, giao thông, bưu điện; Tư vấn xây dựng công trình hàng không, giao thông, bưu điện; Khảo sát vật liệu xây dựng; Xây dựng thực nghiệm các đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật xây dựng; Ngoài ra, công ty còn có một số chức năng khác như: Cung cấp các dịch vụ ngành hàng không và đảm bảo bay; bảo trì, sửa chữa các công trình xây dựng và sân bay;… Với chức năng và nhiệm vụ hàng đầu là: Khảo sát, thiết kế và tư vấn XD các công trình hàng không, công ty ADCC có phạm vi lĩnh vực rất rộng, trải dài trên toàn đất nước, là Công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn xây dựng công trình hàng không. Ngoài ra, Công ty có quan hệ với nhiều tổ chức quốc tế và các Công ty Tư vấn nước ngoài như: Công ty tư vấn hàng không Nhật Bản (JAC); Công ty tư vấn Nippon Koei, Tập đoàn Price WaterHouse Cooper; tập đoàn ITOCHU,… Dựa trên đặc thù chính của mình, Công ty thường hoạt động trong các lĩnh vực hàng không dân dụng và lĩnh vực quân sự. Về hàng không dân dụng, căn cứ theo yêu cầu của thị trường và yêu cầu giao nhiệm vụ của các cơ quan chủ quản đầu tư, chủ đầu tư (Bộ Giao thông vận tải, Cục hàng không Việt Nam, các Cụm Cảng hàng không miền Bắc, miền Trung, miền Nam, Trung tâm Quản lý bay Việt Nam,…). Công ty triển khai các công tác khảo sát, lập quy hoạch, dự án đầu tư, thiết kế và tư vấn xây dựng các công trình trong lĩnh vực chuyên ngành hàng không. Về lĩnh vực quân sự: Hàng năm, Quân chủng Phòng không – Không quân căn cứ vào nhu cầu khai thác sử dụng cơ sở vật chất tại các sân bay quân sự, lập kế hoạch thực hiện đầu tư xây dựng cho các sân bay. Từ đó, quân chủng giao nhiệm vụ cho Công ty ADCC tiến hành công tác Khảo sát, Quy hoạch, lập dự án, thiết kế và tư vấn cho quân chủng trong việc đầu tư xây dựng các công trình sân bay, công trình hậu cần kỹ thuật đảm bảo cho hoạt động của các sân bay thuộc quyền quản lý khai thác của Quân chủng cũng như Bộ Quốc phòng. 1.2.1.1 Sơ đồ tổ chức thực hiện lập dự án tại ADCCPHÒNG KỸ THUẬT CHỦ NHIỆM CÔNG TRÌNH CHỦ TRÌ LẬP KHÁI TOÁN ĐẦU TƯ ĐỘI KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT ĐỘI KHẢO SÁT VẬT LIỆU NHÓM LẬP DỰ TOÁN H.MỤC CHỦ TRÌ THIẾT KẾ THOÁT NƯỚC CHỦ TRÌ THIẾT KẾ SÂN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG CHỦ TRÌ THIẾT KẾ KẾT CẤU CHỦ TRÌ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC CHỦ TRÌ THIẾT KẾ MẶT BẰNG TỔNG THỂ CHỦ TRÌ THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ CHỦ TRÌ KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CHỦ TRÌ KHẢO SÁT VẬT LIỆU CHỦ TRÌ KHẢO SÁT TRANG THIẾT BỊ ĐỘI KHẢO SÁT TR. THIẾT BỊ NHÓM THIẾT KẾ H. MỤC NHÓM THIẾT KẾ H. MỤC NHÓM THIẾT KẾ H. MỤC NHÓM THIẾT KẾ H. MỤC NHÓM THIẾT KẾ H.MỤC NHÓM THIẾT KẾ H.MỤC ĐỘI KHẢO SÁT TRẮC ĐỊA CHỦ TRÌ KHẢO SÁT TRẮC ĐỊA CHỦ TRÌ KS, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÓM KS, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MT GIÁM ĐỐC CÔNG TY ADCC CHỈ ĐẠO CHUNG KẾ HOẠCH - KỸ THUẬT 1. Giám đốc Công ty là người điều hành tổng thể toàn bộ dự án; 2. Các Bộ phận sản xuất (Các Xí nghiêp Tư vấn thiết kế) trực tiếp thực hiện công tác lập Dự án. 2.1. Chủ nhiệm Công trình: Là người chịu trách nhiệm chính đối với Công ty và Chủ đầu tư về chất lượng và tiến độ Dự án; 2.2. Các chủ trì: Căn cứ vào chuyên ngành được giao, các chủ trì phối hợp với các nhân viên thiết kế trực tiếp thực hiện công tác lập Dự án. 3. Trung tâm Khảo sát kiểm định: Thực hiện công tác Khảo sát, thu thập các số liệu phục vụ cho công tác lập Dự án; 4. Trung tâm kinh tế - đầu tư: Thực hiện công tác bóc tách khối lượng, tính toán khái toán, dự toán, tổng dự toán đầu tư xây dựng công trình. 5. Phòng kế hoạch, kinh doanh: Tham mưu cho Giám đốc về giao chủ nhiệm công trình, thực hiện ký kết hợp đồng kinh tế, nghiệm thu sản phẩm,… 6. Phòng kỹ thuật: Thực hiện công tác kiểm tra kỹ thuật đối với Dự án trước khi hồ sơ được Giám đốc ký, đóng dấu và giao nộp cho Chủ đầu tư. Sơ đồ tổ chức của tất cả các Dự án được lập bởi Công ty đều phải tuân thủ theo đúng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 đã được tổ chức QUACERT chứng nhận 1.2.1.2 Quy trình lập dự án tại công ty ADCC Sơ đồ : NHẬN NHIỆM VỤ, KẾ HOẠCH DỰ ÁN NGHIÊN CỨU KẾ HOẠCH VÀ CÁC TÀI LIỆU LIÊN QUAN, THU THẬP TÀI LIỆU CẦN THIẾT. LẬP ĐỀ CƯƠNG PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG LẬP DỰ ÁN và KIỂM TRA IN, ĐÓNG QUYỂN, KÝ ĐÓNG DẤU VÀ GIAO CHO CHỦ ĐẦU TƯ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐƯỢC LẬP BÀN GIAO TÀI LIỆU ĐÃ ĐƯỢC CHỈNH SỬA THEO YÊU CẦU CỦA CHỦ ĐẦU TƯ LƯU HỒ SƠ PHÒNG KẾ HOẠCH TRUNG TÂM KINH TẾ ĐẦU TƯ TRUNG TÂM KINH TẾ ĐẦU TƯ CHỦ ĐẦU TƯ PHÒNG QUẢN LÝ KỸ THUẬT CHẤT LƯỢNG BỘ PHẬN SẢN XUẤT TRỰC TIẾP TƯ VẤN THẨM ĐỊNH, CHỦ ĐẦU TƯ PHÒNG KẾ HOẠCH QUẢN LÝ KỸ THUẬT CHẤT LƯỢNG QUY TRÌNH LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY ADCC 1. Ban Giám đốc Công ty, các trưởng Bộ phận, các phòng chức năng thực hiện công tác liên kết, đối ngoại, năm bắt các chủ trương, chính sách, cơ sở pháp lý để triển khai nghiên cứu thị trường và định hướng hoạt động SXKD.. 2. Quyết định giao chủ nhiệm công trình: Căn cứ vào thị trường, khách hàng, các cơ sở pháp lý, đảm bảo việc làm cho CB-CNV và doanh thu chung của Công ty, ban GĐ quyết định Chủ nhiệm Công trình. Chủ nhiệm công trình tiến hành các bước tổ chức và triển khai thực hiện dự án. 3 Tiếp nhận, xác định, xem xét các yêu cầu của khách hàng Tìm hiểu các yêu cầu của khách hàng dưa ra, kể cả các yêu cầu câng thiết chưa được khách hàng công bố, các yêu cầu chế định và pháp luật liên quan đến sản phẩm và các yêu cầu bổ sung khác. 4 Lập, thông qua Công ty và bảo vệ Đề cương – Dự toán Chủ nhiệm công trình tiến hành các bước lập, thông qua Công ty Đề cương – dự toán theo quy chế SX của Cty. Tiến hành bảo vệ Đề cương – dự toán với bên A và chủ quản đầu tư. 5. Đàm phán, ký kết hợp đồng kinh tế: Ban GD, các phòng ban chức năng phối hợp thực hiện đàm phán, ký kết hợp đồng kinh tế với bên A. 6 Duyệt Kế hoạch tổng thể: Chủ nhiệm công trình được giao nhiệm vụ lập KH tổng thể để triển khai. Giám đốc Công ty điều hành và quyết định duyệt KH tổng thể. 7. Giải quyết thủ tục ứng tiền A-B theo hợp đồng kinh tế. 8. Giao khoán cho Chủ nhiệm công trình (nếu có) 9 Triển khai sản xuất (lập Dự án): Chủ nhiệm công trình được giao nhiệm vụ triển khai sản xuất. Với các giai đoạn gồm: Lập kế hoạch về sản phảm, tiến độ, tổ chức thực hiện và quản lý chất lượng; Thực hiện các nội dung công việc tư vấn thiết kế, lập dự án theo các quá trình quản lý chất lượng và các hướng dẫn chi tiết kèm theo; Các bộ phận triển khai các nôi dung công tác quy hoạch, lập dự án, thiết kế các công trình hàng không, dân dụng, giao thông,… theo nội dung Đề cương, nhiệm vụ, kế hoạch sản xuất đã được thông qua. Hoàn thiện và thông qua hồ sơ, sản phẩm; Bảo đảm tài chính, phương tiện và nhân lực. 10. Hoàn thiện, kiểm tra, bàn giao, bảo vệ và nghiệm thu sản phẩm với bên A 11. Tổ chức công tác giám sát tác giả công trình; 1.2.1.3 Các phương pháp lập dự án tại công ty ADCC Hiện nay, các công trình xây dựng nói chung cũng như các công trình hàng không nói riêng đều phải tiến hành các công tác, thủ tục đầu tư theo đúng các quy định hiện hành của nhà nước. Theo đó, Công tác lập Dự án đối với các công trình hàng không mà công ty đã và đang thực hiện cũng phải tuân thủ theo đúng các văn bản pháp lý của nhà nước đã ban hành. Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của nước CHXH CN Việt Nam; Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về việc Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 112/2006/Cp về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 16/2005/NĐ-CP; Nghị định số 209/2004/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về quản lý chất lượng Công trình XD. Một số phương pháp lập dự án mà công ty thường hay sử dụng : Phân tích đánh giá dựa trên các chỉ tiêu; Phân tích độ nhạy; Phân tích rủi ro. Mỗi phương pháp sẽ được áp dụng với từng dự án cụ thể sao cho phù hợp nhất. 1.2.1.4 Đặc điểm của các công trình hàng không : Các công trình của ngành hàng không bên cạnh những đặc điểm giống các ngành vận tải khác( vận chuyển hành khách, hàng hoá …) thì nó còn có những đặc điểm mang tính đặc thù như sau: Ngành vận tải hàng không sử dụng vùng trời, vì vậy phạm vi của nó rất rộng và là một hệ thống trên toàn thế giới – đây là một đặc điểm khác biệt so với ngành vận tải đường bộ và đường sắt. Tốc độ hiện đại hoá, và tốc độ tăng trưởng : lưu lượng hành khách, và hàng hoá là rất lớn. Kinh phí đầu tư cho công trình hàng luôn là lớn nhất. Thông thường kinh phí đầu tư cho một công trình hàng không bao gồm : Cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động quản lý bay, đièu hành bay, và quản lý vùng bay giữa các quốc gia. Các công trình hàng không dù là quân sự hay dân dụng đều có liên quan mật thiết đến an ninh quốc phòng vì ngành hàng không có liên quan trực tiếp đến lực lượng không quân – là nòng cốt chiến lược quân sự quốc phòng của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, hầu hết các cảng hàng không hiện nay như : CHK Quốc tế Nội Bài, CHK Quốc tế Tân Sơn Nhất, CHK Quốc tế Đà Nẵng, CHK Cát bi - Hải Phòng, CHK pleiku … đều là các CHK sử dụng chung giữa quân sự và dân dụng. Trong đó, hoạt động quân sự được đảm bảo bởi Quân chủng PKKQ với các hoạt động chính là : Huấn luyện, chiến đấu, tác chiến, chuẩn bị chiến đấu, và đảm bảo các nhiệm vụ chiến lược khác của Quốc gia. Với những đặc điểm đặc điểm đặc thù này, nên công tác lập dự án của công ty cũng sẽ mang những đặc điểm riêng, cụ thể theo từng công trình. Song có một đặc điểm chung và nổi bật đó chính là : Trong quá trình lập dự án, chú trọng rất nhiều tới thiết kế kỹ thuật, vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh quốc phòng của quốc gia. Trên thực tế, có một số các công trình dân dụng : mặc dù xét trên phương diện các chỉ tiêu kinh tế thì hoàn toàn không khả thi, nhưng vẫn phải đầu tư xây dựng. 1.2.1.2.2 Trong việc giao nhận yêu cầu lập Dự án nói chung, cũng như với đặc thù của ngành hàng không nói riêng, thường theo một quy trình sau đây: Hàng năm, Cục Hàng không Việt Nam (là Cơ quan quản lý ngành hàng không - trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải) phối hợp với các Cụm Cảng hàng không (miền Bắc, miền Trung, miền Nam) căn cứ vào nhu cầu đầu tư khai thác sử dụng các Cảng hàng không trên cả nước, căn cứ vào nguồn vốn do nhà nước cấp đối với từng Cụm Cảng hàng không. Lập yêu cầu giao nhiệm vụ, chỉ định công tác tư vấn khảo sát, thiết kế cho Công ty hoặc tổ chức đấu thầu công tác tư vấn khảo sát, thiết kế theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng. Theo đó, Công ty ADCC nhận nhiệm vụ và lập kế hoạch tổ chức thực hiện các yêu cầu nhiệm vụ được giao theo đúng các quy trình quy phạm của nhà nước, đảm bảo đáp ứng đúng chất lượng và tiến độ công trình. 1.2.2 Các nội dung nghiên cứu trong quá trình lập dự án 1.2.2.1 Sự cần thiết phải đầu tư và mục tiêu đầu tư Là những dự án giao thông các công trình hàng không, sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, thì việc chứng minh được sự cần thiết phải đầu tư là hết sức quan trọng. Trong phần này, Công ty thường xem xét , phân tích những khía cạnh sau : Tình hình kinh tế -xã hội khu vực nghiên cứu. Đáp ứng yêu cầu phát triển của Ngành. Các căn cứ nghiên cứu… Thông thường trong phần này công ty thường tập trung đánh giá chung về đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ sản phẩm đối với dự án sản xuất, kinh doanh; Hình thức đầu tư xây dựng công trình; Địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất; Điều kiện cung cấp nguyên liệu và các yếu tố đầu vào khác; Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào từng dự án cụ thể khác nhau xây mới hay cải tạo nâng cấp… mà trong phần này sẽ được đề cập thêm những nội dung cụ thể khác nữa, nhưng nhìn chung thường bao gồm các nội dung trên. 1.2.2.2 Dự báo thị trường Trong phân tích thị trường, do chủng loại sản phẩm của các dự án mà Công ty lập là những công trình hàng không, đường bộ, cầu , cống…đó là những sản phẩm thuộc lĩnh vực giao thông vì vậy mà trong phân tích khía cạnh thị trường, Công ty thường chỉ xem xét tập trung chủ yếu vào công tác dự báo về lượng hành khách, hàng hoá,… sẽ sử dụng sản phẩm (các công trình giao thông) trong tương lai. Các phương pháp dự báo thường được áp dụng tại Công ty là : phương pháp ngoại suy xu thế, phương pháp hấp dẫn kinh tế vùng, phương pháp xét đoán chuyên gia kết hợp với phương pháp ngoại suy xu thế. Còn các khía cạnh khác như: vấn đề tiếp thị, khuyến thị, khả năng cạnh tranh … thì hầu như là không được xem xét. Cụ thể : Phương pháp ngoại suy xu thế : Dựa vào số liệu thống kê để dự báo tăng trưởng vận chuyển hành khách trong tương lai. Thông thường cần bốn năm thống kê cho một năm dự báo. Dự báo này chính xác khi số liệu thống kê có quy luật tăng trưởng ổn định trong thời gian dài. Phương pháp hấp dẫn kinh tế vùng : Dựa vào số liệu tăng trưởng GDP để dự báo tăng trưởng vận chuyển hành khách trong tương lai. Thông thường tỷ lệ tăng trưởng vận chuyển hành khách/ GDP được lấy từ 1 đến 2. Đối với các nước phát triển thì hệ số này được lấy gần với 1. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam hệ số này được lấy gần với 2. Phương pháp dự báo : Là phương pháp ngoại suy xu thế kết hợp với xét đoán chuyên gia có đói chứng với tăng trưởng GDP. Trước tình hình quan hệ giữa GDP % và tăng trưởng vận chuyển hành khách còn lỏng lẻo, trước những kinh nghiệm thất bại về dự báo của UNDP năm 1990 và JICA năm 1994 cho cảng hàng không quốc tế Nội Bài và dựa theo sự chỉ dẫn của ICAO ( Master planning 1997) , công ty ADCC đã sử dụng phương pháp xét đoán chuyên gia ( Informed Judgment). Trong dự báo, cơ quan tư vấn đã xem xét không những các số liệ thống kê vận chuyển của cảng hàng không mà còn xét đến các yếu tố chính trị, kinh tế xã hội của Việt Nam trong môi trường hàng không dân dụng thế giới đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Mô tả về quy mô và diện tích xây dựng công trình. Các hạng mục công trình bao gồm công trình chính, công trình phụ trợ và các công trình khác 1.2.2.3 Phân tích kỹ thuật dự án đầu tư. Các công trình giao thông đòi hỏi về mặt kỹ thuật công trình là rất cao, đặc biệt với các công trình hàng không có liên quan chặt chẽ với an ninh quốc phòng. Đây cũng là phần được Công ty tập trung phân tích, nghiên cứu kỹ lưỡng nhất, phần này thường chiếm một tỷ lệ khá lớn trong các dự án mà công ty lập. Một số nội dung chủ yếu trong phân tích kỹ thuật mà Công ty xem xét : Giới thiệu công trình. Tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình. Phân tích lựa chọn phương án tổ chức thi công. Đánh giá tác động môi trường. Phương án giải phóng mặt bằng và tái định cư. Lịch trình , tiến độ thực hiện công trình. Tổ chức quản lý khai thác và sử dụng lao động. Các kết quả trong phân tích kỹ thuật của Công ty có độ chính xác và thực tế cao, bởi Công ty có những phòng ban chức năng chuyên sâu về từng khía cạnh của công trình. 1.2.2.4 Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội Trong phần này, Công ty tiến hành tính toán những chỉ tiêu sau: Tổng mức đầu tư và nguồn vốn: Khi xác định tổng mức đầu tư Công ty căn cứ trên rất nhiều các quy định, nghị định, thông tư…về lệ phí, đơn giá…Khi tính tổng mức vốn đầu tư, Công ty thường chia thành Chi phí cho xây lắp, Chi phí cho thiết bị, Chi phí khác tính cho từng hạng mục Công trình, Dự phòng và trượt giá (10% giá trị xây lắp và chi phí khác) hoặc là Tính theo giai đoạn đầu tư: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư, giai đoạn kết thúc đầu tư, tức là tính toán số vốn đầu tư cần thiết cho tưng giai đoạn là bao nhiêu, sau đó lấy tổng sẽ cho tổng mức vốn đầu tư cần thiết Các chỉ tiêu thường tính : Giá trị hiện tại thuần NPV ( Tùy dự án), Tỷ lệ nội hoàn IRR, Thời gian thu hồi vốn T (tuỳ dự án). Các chỉ tiêu này được tính toán trên cơ sở so sánh 2 trường hợp là có dự án và không có dự án, thông qua việc tính toán những lợi ích thu được khi co dự án và toàn bộ chi phí đầu tư cho dự án để tính toán các chỉ tiêu, sau đó thì tiến hành phân tích độ nhạy cho các chỉ tiêu. Có thể thấy là trong phân tích hiệu quả kinh tế, Công ty còn chưa đi sâu thể hiện ở những chỉ tiêu tính toán còn hạn chế, cần phải bổ sung thêm chỉ tiêu tính toán trong phần này, để khẳng định chắc chắn tính khả thi của dự án về mặt kinh tế. Tuy nhiên, như đã nói ở trên các công trình xây dựng hàng không gắn chặt với an ninh quốc phòng nên trong một vài trường hợp dù cho hiệu quả kinh tế không đạt được nhưng công trình vẫn được triển khai thực hiện. Vì vậy, việc tính toán về hiệu qủa kinh tế đôi khi bị hạn chế. Trên cơ sở xem xét các nội dung được Công ty nghiên cứu trong quá trình soạn thảo dự án đầu tư có thể nhận xét một cách tổng quát là các nội dung về thị trường, nguyên vật liệu, tính khả thi về tài chính cho dự án cũng như hiệu quả kinh tế xã hội chưa được đề cập một cách đầy đủ. Trong thời gian tới Công ty cần bổ sung và hoàn thiện các nội dung như phân tích đánh giá, dự đoán thị trường của dự án; bổ sung phân tích năng lực tài chính của dự án cũng như đánh giá hiệu quả tài chính của dự án theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn. Hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội của dự án cũng cần được xác định theo hướng ngày phù hợp hơn với điều kiện nền kinh tế thị trường. Để thấy rõ thực trạng công tác lập dự án ở Công ty chúng ta đi vào nghiên cứu công tác lập một dự án cụ thể sau: 1.3 Lập dự án đầu tư " Xây dựng nhà ga hàng hóa cảng hàng không quốc tế Nội Bài" Công tác lập dự án “ Xây dựng nhà ga hàng hoá Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài” 1.3.1.1 Sự cần thiết phải xây dựng nhà ga hàng hoá CHKQT Nội Bài 1.3.1.1.1 Cơ sở Nhà ga hành khách T1 được đưa vào khai thác tháng 10 năm 2001 đã đặt một mốc quan trọng cho quá trình thực hiện quy hoạch hóa tổng thể phát triển cảng hàng không quốc tế Nội Bài.Theo quy hoạch điều chỉnh này, khu vực nhà ga hành khách cũ G2, G3, G4 cũng như khu vực kho hàng hiện tại, khu vực xí nghiệp chế biến xuất thức ăn khu vực bãi đỗ xe cũ với tổng diện tích khoảng 40.000 m2 được quy hoạch để xây dựng nhà ga hàng hoá mới. Dự án này được đánh giá là dự án quan trọng trong kế hoạch phát triển tổng thể của CHKQT Nội Bài, nhất là trong điều kiện lưu lượng hàng hoá hàng không gia tăng, là bằng chứng của những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong quá trình đa phương hoá quan hệ kinh tế và thương mại quốc tế cũng như hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Đánh giá chung về CHK QT Nội Bài Từ sau khi chính phủ Việt Nam áp dụng những “ liệu pháp mạnh” có kiểm soát nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành hàng không dân dụng Việt Nam nói riêng đã có bước tăng trưởng vững chắc. Riêng CHKQT Nội Bài đã có nhịp độ gia tăng vận chuyển hàng không cao và ổn định. Vận chuyển hành khách: tăng từ 433.367 hành khách / năm ( 1991) đã tăng lên 1.855.612 hành khách/ năm ( 2000). Nhịp độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 1991 – 1996 là 30%/ năm , thời kỳ 1997 – 2000 giảm xuống 3.5 % năm do khủng hoảng kinh tế khu vực, 2001 – 2002, vận chuyển hành khách tại CHKQT Nội Bài đã đạt 2 triệu hành khách trong đó hành khách quốc tế chiếm 50%. vận chuyển hàng hoá : từ 4.840 tấn/ năm 1991 đã tăng lên 53.700 tấn/ năm ( 2002) với nhịp độ tăng trưởng bình quân năm đạt 50% trong một số năm trong thời kỳ1991 – 1996 hàng hoá nội địa đã có bước tăng trưởng mang tính hiện tượng vào năm 1994 và 1996 và với hàng hoá quốc tế các năm 1996, 2000 và 2002. Hàng hoá quốc tế chiếm 40% tổng lưu lượng hàng hoá vận chuyển hiện nay. Nhu cầu vận tải hàng không Sự tăng trưởng mạnh mẽ về vận tải hành khách và hàng hoá của CHKQT Nội Bài . Tuy nhiên do những hạn chế về năng lực hạn chế về năng lực vận tải của cảng hàng không cộng thêm những biến chuyển đột suất về tình hình quốc tế và khu vực như khủng hoảng kinh tế khu vực, sự kiện 11/9, dịch bệnh Sars, nên nhu cầu tiềm năng chưa được đáp ứng thoả đáng. Trong quyết định số 152 / TTg ngày 04/4/1994 của Thủ tướng chính phủ, nhu cầu vận tải hàng không tại CHKQT Nội Bài được dự báo như sau : Đến năm 2010 : 8 ~ 9 triệu hành khách và 9 ~ 10 vạn tấn hàng hoá Để đáp ứng nhu cầu trên CHKQT Nội Bài đã và đang tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật để nâng cao năng lực có thể tiếp nhận các máy bay cỡ lớn như A321. và B777. Sau khi hoàn thành và đưa vào khai thác nhà ga hành khách T1 , việc xây dựng một nhà ga hàng hoá theo tiêu chuẩn quốc tế là một trong những yêu tiên hàng đầu nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hoá quốc tế ngày càng lớn và chiếm tỷ lệ càng cao trong tổng lưu lượng hàng hoá vận tải của CHKQT Nội Bài. Kế hoạch phát triển Lưu lượng hàng hoá vận tải của CHKQT Nội Bài đã đạt mức 53.700 tấn vào năm 2002, lớn hơn nhiều so với mức dự báo năm 1994. Khu vực hàng hoá hiện tại đã quá lạc hậu và cần được thay thế ngay lập tức bởi một nhà ga hàng hoá xây dựng mới nhằm đáp ứng hoạt động khai thác CHK. Theo quy hoạch phát triển tổng thể CHK, Nhà ga hàng hoá sẽ là một tổng thể bao gồm toà nhà ga hàng hoá với hệ thống các nhà kho và khu văn phòng, đỗ xe tải….Nhà ga hàng hoá sẽ được thiết kế để phục vụ khách hàng giao nhận hàng hoá ở phí tiếp giáp đường cao tốc và máy bay chở khách và máy bay chuyên chở hàng ở phía tiếp giáp với sân đỗ máy bay. Đánh giá điều kiện tự nhiên khu vực Điều kiện địa lý, khí tượng, khí hậu có liên quan. Cảng HKQT Nội Bài nằm trong huyện sóc sơn – TP Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 30 km về phía bắc. Khu vực CHK là một đồng bằng bồi tích được tạo thành bởi sông Hồng và các phụ lưu sông Hồng, tương đối bằng phẳng với mặt đất cao 12m so với mực nước biển. Nhìn chung các điều kiện tự nhiên của khu vực đều thuận lợi cho hoạt động hàng không của sân bay cũng như cho xây dựng các công trình sân bay. Kết luận Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng nhà ga hàng hoá CHKQT Nội Bài Nhà ga hàng hoá CHKQT Nội Bài không chỉ đem lại nguồn thu đáng kể cho CHKQT Nội Bài mà quan trọng hơn nó sẽ đóng vai trò chủ yếu trong tiến trình phát triển của CHKQT Nội Bài như là một hệ thống tổng thể CHK tầm cỡ quốc tế. Thiếu nhà ga hàng hoá, CHK này sẽ khó có thể trở thành một cửa ngõ ra thế giới của Việt Nam trong hoàn cảnh tiến trình hội nhập và toàn cầu hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Trong nước, nhà ga hàng hoá sẽ là động lực thúc đẩy phát triển các ngành sản xuất công nghiệp, hoạt động đầu tư và xuất nhập khẩu ở khu vực phía bắc. Nhà ga sẽ đóng góp một phần đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá của đất nước. Dự báo lưu lượng hàng hoá lưu thông qua CHKQT Nội Bài Như trên đã đề cập đến các phương pháp dự báo của ngành hàng không, và trong dự án này phương pháp thông dụng của hãng hàng không ( gọi tắt là ACM). Phương pháp này dựa trên các nhân tố thực tế và các nhân tố khả năng. Bảng 1-1 : Kết quả đánh giá các mô hình dự báo Loại mô hình Tổng cộng Hàng quốc tế Hàng nội địa Dãy số thời gian hệ số tương quan 0,7878 0,8923 0,6158 Hệ số xác đinh ( R2) 0,6206 0,7962 0,3792 Sai số chuẩn 6331,1034 2346,2003 4428,5441 Mức ý nghĩa F 0,0202 0,0029 0,1041 Hệ số của X 30611,0238 1752,7500 1038,2738 Giá trị T 3,1330 4,4810 1,9150 Mức ý nghĩa T 3,1330 4,4810 1,1950 Hằng số 14482,0952 598,0000 13884,0952 Giá trị T 2,1510 0,2400 2,9480 Mô hình tuyến tính Hệ số tương quan 0,7957 0,8983 0,647 Hệ số xác định 0,6332 0,8069 0,3902 Sai số chuẩn 6225,5318 2283,2629 4388,9069 Mức ý nghĩa F 0,0182 0,0024 0.0977 hệ số của X 0,0714 0,0407 0,0306 Giá trị T 3,2190 5,0090 1,9600 Mức ý nghĩa T 0,0182 0,0024 0,0977 Hằng số 7259,7055 - 3486,7731 10746,4787 Giá trị T 0,8340 - 1,0920 1,7500 Mô hình tuyến tính Hệ số tương quan R 0,9257 0,8105 0,9436 Hệ số xác định 0,8570 0,6569 0,8905 Sai số chuẩn 3886,5532 3043,8672 1859,6152 Mức ‎y nghĩa F 0,0010 0,0147 0,0004 Hệ số của x 3,6106 1,5981 2,0124 Giá trị T 5,9980 3,3900 6,9870 Mức ‎ y nghĩa T 0,0010 0,0147 0,0004 Hệ số của Y ( hằng số) - 27585,8454 - 15436,9158 - 12148,9296 Giá trị T - 2,6470 - 1,8910 - 2,4360 Ghi chú: A/M là sự chuyển dịch của máy bay ( tức là số chuyến bay đi và bay đến) ( Nguồn : Trung tâm kinh tế đầu tư công ty ADCC) Có thể thấy, đối với ngành hàng không thì không có phương pháp dự báo nào đựoc xem là có tính thực tiễn hơn phương pháp ACM trong việc lý giải xu hướng tăng trưởng trong quá khứ và ảnh hưởng của việc khai thác dịch vụ chuyên chở hàng hoá trong tương lai. Với dự án này, ACM được xây dựng trên cơ sở lượng tăng trưởng bình quân năm của lưu lượng hàng hoá. Bảng 1-2 : lượng tăng trưởng hàng hoá hàng năm thời kỳ 1999 – 2002 Đơn vị : Tấn Năm Tổng lưu lượng 1999 5.942 2002 53.707 Lượng tăng trong 3 năm 27.765 Lượng tăng bình quân năm 9.255 ( Nguồn : Trung tâm kinh tế đầu tư công ty ADCC) Dựa trên kết quả này, mô hình sử dụng để phản ánh chính xác nhất số liệu thống kê trong quá khứ và dự báo số liệu tương lai của lưu lượng hàng hoá tính từ năm 2003 trở đi: Tổng lưu lượng hàng hoá : Y tổng = 9.225 x Số năm + 53.707 Dự báo tỷ lệ tương quan giữa hàng quốc tế ( IC) và hàng nội địa ( DC) sẽ thay đổi theo thời gian. Mối tương quan này được phát hiện và khẳng định bởi một hệ số tương quan cao ( R = 0.8285). Do đó, dự báo về tỷ lệ giữa hàng quốc tế và hàng nội địa có thể được dự báo theo mô hình : Hệ số tỷ lệ IC/DC Y IC/DC = 0.0495 x Số năm + 0.3221 ( R2 = 0.6864) Bảng 1-3 : Dự báo tỷ lệ hàng quốc tế và hàng nội địa qua CHKQT Nội Bài năm IC DC hệ số IC/DC 1995 5963 17866 0.33 1996 8712 23779 0.37 1997 11166 21727 0.51 1998 9757 196644 0.50 1999 9821 16121 0.61 2000 14872 20699 0.72 2001 14051 27125 0.52 2002 1585 32122 0.67 2003 ( Dự báo) 0.69 2004 0.74 2005 0.78 2006 0.83 2007 0.87 2008 0.92 2009 0.96 2010 1.01 2011 1.06 2012 1.10 2013 1.15 2014 1.19 2015 1.24 2016 1.29 2017 1.33 2018 1.38 2019 1.42 2020 1.47 ( Nguồn : Trung tâm kinh tế đầu tư công ty ADCC) Tổng hợp mô hình dự báo về lưu lượng hàng hoá qua CHKQT Nội Bài giai đoạn 2003 – 2020 Tổng lưu lượng : Y tổng = 9.255 x Số năm + 53.707 Lưu lượng hàng quốc tế : Yic = Y tổng x Y IC/ DC / ( 1 + Y IC/DC) Lưu lượng hàng nội địa Y DC = Y tổng / ( 1 + Y IC/DC) Dự báo lưu lượng hàng hoá hàng không Dự báo được chia làm hai trường hợp : Có và không có dịch vụ chuyên chở hàng hoá. không có dịch vụ chuyên chở hàng hoá Dựa trên mô hình lựa chọn cho tổng lưu lượng hàng hoá qua CHKQT Nội Bài khi không có dịch vụ chuyên chở hàng hoá như sau : Bảng 1-4 : Dự báo về lưu lượng hàng hoá qua CHKQT Nội Bài trong trường hợp không có dịch vụ chuyên chở hàng hoá Đơn vị : Tấn năm hàng hoá quốc tế hàng hoá nội địa Tổng lưu lượng lưu lượng % tổng số lưu lượng % tổng số 2003 25,691 40.48 37,271 59.2 62,962 2004 30,598 41,619 72,217 2005 35,729 43.9 45,743 56.1 81,472 2006 41,168 49,659 90,727 2007 46,598 53,384 99,982 2008 52,307 56,930 109,237 2009 58,182 60,310 118,492 2010 64,210 50.3 63,537 49.7 127,747 2011 70,383 66,619 137,002 2012 76,690 69,567 146,257 2013 83,124 72,388 155,512 2014 89,675 75,092 164,767 2015 96,337 55.4 77,685 44.6 174,022 2016 103,103 80,174 183,277 2017 109,968 82,564 192,532 2018 116,924 84,863 201,787 2019 123.968 87,074 211,042 2020 131,093 59.5 89,204 220,297 ( Nguồn Thư viện công ty ADCC\) Dự báo rằng mặc dù cùng tăng trưởng nhưng hàng hoá quốc tế và nội địa sẽ tăng trưởng với nhịp độ khác nha. Hàng hoá quốc tế sẽ tăng nhanh hơn vì sẽ có những đường bay quốc tế hai chiều mới được mở là kết quả đường lối đa phương hoá quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam. Nếu có dịch vụ chuyên chở hàng hoá Bảng 1-5 Tổng lưu lượng hàng hóa trong trường hợp " có dịch vụ bay chở hàng" Năm Tổng lưu lượng n = 0 Tổng lưu lượng n = 2 Tổng lưu lượng n = 4 Tổng lưu lượng n= 6 2003 62.962 2004 72.217 2005 81.472 2006 90.727 103.207 2007 99.982 112.462 2008 109.237 121.717 134.197 2009 118.492 130.927 143.425 155.932 2010 127.747 140.227 152.707 165.187 2011 137.002 149.482 161.962 174.442 2012 146.257 158.737 171.217 183.697 2013 155.512 167.992 180.427 192.952 2014 164.767 177.247 189.727 202.207 2015 174.022 186.502 198.928 211.462 2016 183.277 195.757 208.237 220.717 2017 192.532 205.012 217.492 119.927 2018 201.787 214.267 226.747 239.227 2019 211.042 223.522 236.002 248.482 2020 220.297 232.777 245.257 257.737 ( Nguồn Thư viện công ty ADCC) n: Số lượng máy bay chuyên chở hàng theo kế hoạch của CAAV theo từng năm.Dự báo trên chủ yếu phục thuộc vào số lượng máy bay chuyên chở hàng mà không có đề cập tới mức độ ảnh hưởng của các phương tiện vận chuyển khác. 1.3.1.3 Quy mô dự án Nhà ga hàng hoá mới được xây dựng để phục vụ khai thác dịch vụ hàng hoá quốc tế và nội địa và có đủ năng lực về diện tích và công suất đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hoá qua CHKQT Nội Bài trong tương lai. Theo kế hoạch, nhà ga có thể xử lý ít nhất 200.000 tấn hàng hoá mỗi năm theo tiêu chuẩn quốc tế. Nhà ga đựợc phân kỳ phát triển theo hai giai đoạn liên tục : Giai đoạn 1 : có công suất 116,000 – 155, 000 tấn hàng hoá mỗi năm. Giai đoạn 2: có công suất 211,000 – 264,000 tấn. Quy mô của nhà ga trong mỗi giai đoạn có thể đảm bảo đủ không gian để xử lý hàng hoá theo tiêu chuẩn quốc tế. 1.3.1.4 Giải pháp kỹ thuật 1.3.1.4.1 Tổng quan Trên thực tế, các hãng hàng không đã chứng kiến một giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng về nhu cầu hàng hoá hàng không, là kết quả của việc đưa vào sử dụng các máy bay chuyên chở hàng. Giải pháp công nghệ xử lý hàng hoá Các giải pháp kỹ thuật xử lý hàng hoá được áp dụng để thiết kế một nhà ga mới là lựa chọn mức độ tự động hoá phù hợp nhất đối với nhà ga và lựa chọn thiết bị phù hợp với mức độ tự động hoá, sau đó phối hợp các thiết bị để hình thành một hệ thống khai thác tổng thể và thông suốt. Triển khai dự án Tiến độ xây dựng Nghiên cứu khuyến cáo tiến độ xây dựng bao hàm các hạng mục công tác chính được khuyến cáo trong biểu đồ (có kèm theo từ dự án thực tế ) " Tiến độ xây dựng giai đoạn 1" và biểu đồ " Tiến độ xây dựng giai đoạn 2". Tổng thời gian xây dựng dự kiến trong vòn 26 tháng ( 13 tháng cho mỗi giai đoạn) với thời gian bảo hành là một năm. Tiến độ thi công thực tế sẽ do Nhà thầu lập theo phương pháp đường găng (CPM) có cân nhắc tới các công tác tạm thời, phương pháp xây dựng và các điều kiện hiện trường, vật liệu, nhân lực. Tiến độ xây dựng sẽ được trình bày lên NAA để phê duyệt trước khi khởi công. Phương thức triển khai thực hiện các gói thầu, và chọn nhà thầu - Theo luật pháp Việt Nam, dự án Xây dựng nhà ga hàng hóa được xếp vào nhóm B , vì vậy không đòi hỏi bắt buộc phải sơ tuyển nhà thầu. Khuyến cáo cho dự án này là: Lập danh sách ngắn các nhà thầu để lựa chọn nhằm rút ngắn thời gian đấu thầu. - Triên khai Kế hoạch thực hiện dự án các trình tự chung để triển khai dự án được trình bày ở phần dưới. Kế hoạch triển khai được cụ thể hóa ở biểu đồ Triển khai dự án Hoàn tất báo cáo nghiên cứu kha thi ( bước 1) Thiết kế và giám sát Xem xét và xác nhận hồ sơ mời thầu : Hồ sơ mời thầu được chuẩn bị trong giai đoạn thiết kế sẽ được xem xét và sửa đổi khi NAA thay đổi nội dung , quy mô gói thầu … Thời gian đấu thầu : Danh mục các biểu đồ ( có photo kèm theo từ dự án cụ thể) - : Tiến độ xây dựng giai đoạn 1 - : Tiến độ xây dựng giai đoạn 2 - Lịch trình thực hiện dự án - : Nghiên cứu các hình thức đấu thầu : Các phương án lập gói thầu : Quy trình xét thầu : Tổ chức luồng thông tin trong giai đoạn thiết kế : Tổ chức và luồng thông tin giai đoạn xây lắp : Luồng thông tin và các cơ quan chủ chốt trong giai đoạn xây lắp Mô hình quản lý và khai thác nhà ga hàng hoá Khuyến cáo mô hình quản lý và khai thác Trong quá trình nghiên cứu một mô hình tổ chức khuyến cáo cho nhà ga hàng hoá mới, nghiên cứu này đưa ra những ý kiến riêng dựa trên kết quả khảo sát thực tế và kinh nghiệm khai thác tạo nhiều nhà ga hàng hoá trên thế giới. Bước 1 : Nghiên cứu khuyến cáo tách khai thác hàng nội địa bao gồm : đi và đến, khỏi khai thác hàng quốc tế. Trong nhà ga hàng hoá mới, bố trí mặt bằng nhà ga sẽ chia tách luồng hàng nội địa và quốc tế. . Nghiên cứu khuyến cáo nên sử dụng đường ranh giới nhà ga hàng hoá là đường phân chia trách nhiệm với bộ phận sân đỗ máy bay. Mô hình KHAI THÁC NHÀ GA BỘ PHẬN HÀNG NỘI ĐỊA THỦ TỤC NHẬP KHO KHO BỘ PHẬN HÀNG QUỐC TẾ THỦ TỤC HÀNG XUẤT THỦ TỤC HÀNG NHẬP KHO KHO NỘI ĐỊA TỔ LÁI XE Bước 2 : Khi lưu lượng hàng hoá tăng lên do có dịch vụ bay chở hàng và việc phát triển cá kho hàng nội đô, nên tách bộ phận quản lý kho hàng nội đô khỏi nhà ga hàng hoá tại Nội Bài. Các kho hàng nội đô này sẽ hoạt động khai thác theo các nhu cầu dịch vụ riêng, khác với khai thác hàng quốc tế 24/24 giờ tại sân bay. Tổ lái xe tải phục vụ giữa Nội Bài và kho hàng nội đô sẽ thụôc sự quản lý của bộ phận hàng quốc tế tại Nội Bài với lý do sân bay là căn cứ khai thác dịch vụ chở hàng bằng xe tải mô hình KHAI THÁC NHÀ GA BỘ PHẬN HÀNG NỘI ĐỊA THỦ TỤC NHẬP KHO KHO BỘ PHẬN HÀNG QUỐC TẾ THỦ TỤC HÀNG XUẤT THỦ TỤC HÀNG NHẬP KHO KHO NỘI ĐÔ TỔ LÁI XE KHO HÀNG THỦ TỤC HÀNG HOÁ KHO HÀNG Bước 3 : Tuỳ chọn, Khi cần thiết phải quản lý công nhân kho hàng như là một bộ phận riêng rẽ với nhân viên hàng hoá ( như là một biện pháp quản lý khai thác ), cóthể cân nhắc thành lập riêng phòng kho hàng. Phòng này sẽ điều phối công nhân kho hàng theo nhu cầu của các phòng hoàng hóa quốc tế và nội địa. Có thể cân nhắc lập phòng dịch vụ khách hàng như một bộ phận độc lập đối với phòng hàng hoá quốc tế. Trong mô hình này, tổ xe tải sẽ thuộc sự quản lý của phòng kho hàng Mô hình KHAI THÁC NHÀ GA BỘ PHẬN HÀNG NỘI ĐỊA THỦ TỤC NHẬP KHO KHO KHO NỘI ĐÔ THỦ TỤC HÀNG XUẤT BỘ PHẬN HÀNG QUỐC TẾ THỦ TỤC HÀNG XUẤT THỦ TỤC HÀNG NHẬP KHO KHO NỘI ĐỊA TỔ LÁI XE PHÒNG KHO HÀNG KHO HÀNG NỘI ĐỊA HÀNG XUẤT HÀNG NHẬP NỘI TỔ LÁI XE PHÒNG HÀNH CHÍNH VÀ BẢO TRÌ Nhân sự và đào tạo : Đối với các công nhân sẽ được tuyển dụng cho nhà ga hàng hoá mới, cần đòi hỏi trình độ cao hơn để đáp ứng đựoc với các yêu cầu mới. Khả năng thích nghi với các hệ thống và thiết bị khả năng tư duy linh hoạt và sáng tạo và khả năng sử dụng tiếng anh là một số đòi hỏi về trình độ. Đội ngũ ngành lãnh đạo cũng cần được trang bị kiến thức để đáp ứng nhu cầu mới. Phân tích đầu tư Tổng số vốn đầu tư cho dự án : US$ 28.258.938, được phân bổ cho Xây dựng nhà ga, Thiết bị và Hệ thống quản lý nhà ga tin học hoá – “ CTMS”. Ngoài ra, việc phân kỳ đầu tư nhà ga ( Giai đoạn 1 với công suất 116.000 – 155.000 tấn/ năm và giai đoạn 2 với công suất 211.000 – 264.000 tấn/ năm) Bảng 1-6 Kế hoạch đầu tư xây dựng thiết bị CTMS Tổng cộng Giai đoạn 1 5.002.748 2.776.914 0 7.779.662 Giai đoạn 2 1.758.806 13.700.419 5.371.051 20.830.276 Tổng cộng 6.761.554 16.47.333 5.371.051 28.609.938 (Nguồn : Trung tâm kinh tế đầu tư công ty ADCC) a. Có hai nguồn tài chính được cân nhắc để tài trợ cho dự án Nguồn tài chính trong nước. Nguồn tài chính nước ngoài a1. Nếu sử dụng nguồn tài chính trong nước Nguồn tài chính trong nước là các khoản tài chính do CCHKMB với tư cách là chủ Dự án huy động từ các nguồn tài chính trong nước. Cụ thể : Phương án 1: Vay thương mại Nguồn : Các ngân hàng thương mại trong nước. Lãi suất : SIBOR ( 6 tháng) + 2,5% ( Lãi suất tối thiểu là 4,5%/ năm). Thời hạn vay : 10 ~ 15 năm Ân hạn : 2 năm Bảo lãnh : - thế chấp bằng tài sản của chủ dự án hoặc Tín chấp của bộ tài chính. Tuy nhiên, để giảm gánh nặng về lãi suất thì , nghiên cứu đưa ra một giải pháp là Chủ dự án làm thủ tục xin hỗ trợ lãi suất của Quỹ hỗ trợ phát triển ( tức là hỗ trợ phần lãi suất chủ dự án - người vay vốn phải trả cho ngân hàng thương mại): nguồn : Quỹ hỗ trợ phát triển ( DAF) Lãi suất : Không có lãi suất. Phạm vi hỗ trợ : 30 ~ 50 % tiền lãi hàng năm. Điều kiện : - BCNCKT của dự án được DAF thẩm định và phuê duyện Có ngân sách phân bổ cho ngành giao thông ( bao gồm cả hàng không) do Thủ tướng chính phủ quyết định và phê duyệt hàng năm. Quyết định phê chẩn hỗ trợ lãi suất của Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bộ tài chính và Bộ giao thông Phương án 2 : Vay trực tiếp từ quỹ hỗ trợ phát triển Nguồn : Quỹ hỗ trợ phát triển. Lãi suất : LIBOR hoặc SIBOR ( 6 tháng) Thời hạn cho vay : 10 ~ 15 năm Ân hạn 2 ~ 3 năm. Điều kiện : - Khoản vay được thủ tướng chính phủ phê chuẩn, và Là dự án có tầm quan trọng quốc gia a2. Nguồn tài chính nước ngoài : Hiện ở Việt Nam có nhiều tổ chức tài chính quốc tế đang hoạt động. Song nguồn tài chính hỗ trợ cho phát triển ngành giao thông ở Việt Nam chủ yếu đến từ Nhật Bản. Đồng thời, Nhật cũng là một đối tác tin cậy, chắc chắn và lâu dài của Việt Nam nói chung và ngành hàng không dân dụng nói riêng. Có hai phương án tài chính được Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản ( JBIC) đề xuất cho dự án này . a2.1. Tín dụng đầu tư Hải ngoại Đây là một phương án tài trợ độc đáo của JBIC ở chỗ: JBIC vấp vốn ưu đãi cho những dự án có sự tham gia của các công ty Nhật Bản cùng với các cổ đông khác. Tối đa 70% tổng số vốn dự án là vốn vay do JBIC và ngân hàng thương mại tài trợ. 30 % còn lại sẽ do các cổ đông của Liên doanh đóng góp. Nhà khai thác Nhà ga hàng hoá sẽ được lựa chọn thông qua đấu thầu quốc tế. Các điều kiện chung : Đồng cho vay : Đô la Mỹ Lãi suất : + LIBOR + 0,25 % ~ 0,875 % cho phần của JBIC ( 60 % vốn) Có thể phối hợp với ngân hàng của Việt Nam tài trợ phần vay thương mại còn lại ( 40 %) - Phạm vi tài trợ : Tối đa khoảng 60% vốn vay do JBIC tài trợ, 40% còn lại do ngân hàng thương mại tài trợ. Thời gian thanh toán : Tối đa 10 năm Ghi chú : - Có bảo lãnh của các cổ đông. Các điều khoản do JBIC xác nhận cuối cùng. a2.2. Tín dụng xuất khẩu Nhà máy, trang thiết bị xuất khẩu từ Nhật Bản sẽ được tài trợ bằng Tín dụng xuất khẩu của JBIC và của các ngân hàng thương mại Các điều kiện chung: Đồng tiền cho vay : Đô la Mỹ Lãi suất : LIBOR + 1,79 % Phạm vi tài trợ : 85 % hàng hoá/ dịch vụ xuất khẩu từ Nhật Bản và 15 % hàng hoá/ dịch vụ mua trong nước. Thời gian thanh toán : Tối đa 10 năm Ghi chú : + Các bảo lãnh của cơ quan cấp trên các điều kiện do JBIC phê chuẩn cuối cùng Các điều kiện phù hợp với hướng dẫn của OECD b. Đánh giá chung về các nguồn vốn vay Đối với hai phương án ìa chính trong nước, phương án 1 - vay thương mại được đánh giá là khả thi hơn cả bởi hiện nay có nhiều ngân hàng sẵn sáng cấp vốn vay. Với dự án này, chủ đầu tư sẽ có quyền chủ động và độc lập trong mối quan hệ với nguồn cho vay vốn, tuy nhiên có hạn chế ở chỗ lãi suất cho vay cao. Song nhược điểm này có thể được khắc phục bằng cách vay hỗ trợ lãi suất của Quỹ hỗ trợ phát triển. Tuy nhiên, điều này lại phụ thuộc vào khả năng khoản vốn dành riêng cho ngành giao thông ( bao gồm cả hàng hkhông) trong ngân sách của Quỹ hỗ trợ phát triển. Thông thường, ngâng sách hàng năm này được Thủ tướng chính phủ phê duyệt và phê duyệt từ đầu năm tài khoá. VÌ vậy, NAA phải lập hồ sơ xin vay vốn hỗ trợ lãi suất dựa trên kế hoạch triển khai dự án. Đối với phương án nguồn vốn nước ngoài : Có thể thấy các phương án vay vốn của JBIC có nhiều điều kiện ưu đãi hơn cá điều kiện của nguồn tài chính trong nước, do đó, nó có thể làm tăng tính khả thi và lợi nhuận của dự án. Song, nếu dùng phương án vay vốn từ JBIC thì phải chấp nhận có sự tham gia của đối tác Nhật Bản. Còn trong phương án tín dụng đầu tư hải ngoại, sẽ cần có sự tham gia đầu tư từ phía Nhật Bản. Mặt khác, tín dụng xuất khẩu đảm đương 85 % tổng giá trị hàng hoá/ dịch vụ xuất khẩu từ Nhật Bản và 15 % tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ mua trong nước đòi hỏi có sự tham gia của các nhà cung cấp Nhật Bản. Ta có bảng so sánh các nguồn vốn : Bảng1-7 So sánh giữa nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài Nguồn tài trợ ngân hàng thương mại trong nước Vay trực tiếp từ DAF Tín dụng đầu tư hải ngoại Tín dụng xuất khẩu Lãi suất 4,5% LIBOR LIBOR + 0,25 % ~ 0,875% LIBOR + 1,79 % Thời gian thanh toán 10 ~ 15 năm (ân hạn 2 năm) 10 ~ 15 năm (ân hạn 2 ~ 3 năm) Tối đa 10 năm Tối đa 10 năm Phạm vi cho vay 60 % tổng số vốn vay 85 % hàng hoá/ dịch vụ xuất khẩu từ Nhật Bản và 15 % hàng hoá/ dịch vụ trong nước. (Nguồn : Trung tâm kinh tế đầu tư công ty ADCC) Phân tích tài chính. Chi phí của nhà ga Do vốn đầu tư được phân bổ cho xây dựng, thiết bị và hệ thống quản lý tin học hóa, mỗi chi phí này sẽ được bóc tách riêng. Thi công xây dựng và tiến hành mua sắm về sẽ được thực hiện theo lịch trình tiến độ dự án ( tại phần 1.3.3.7). 1.3.3.8.2 Chi phí xây dựng Dựa trên quy mô và giải pháp kỹ thuật của nhà ga và tiến độ triển khai dự án, chi phí xây dựng được dự toán như sau : Bảng 1-8 Chi phí xây dựng Đơn vị : Triệu US$ Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Tổng số US$ Tổng số US$ 1 Nhà ga 1,205,134 450,168 2 Móng 705,560 276,480 3 Văn phòng, tường rào và các hạng mục khác 510,967 81,290 4 Hệ thống phòng cháy, chữa cháy 42,581 30,967 5 Hệ thống phát thanh công cộng 23,226 7,742 6 Hệ thống điều hòa không khí 247,742 34,838 7 Hệ thống điện trong nhà ga 38,710 19,355 8 Hệ thống cấp thoát nước 11,612 3,871 9 Căng tin 62,304 NA 10 Phá dỡ giải phóng mặt bằng 116,129 81,290 11 Hệ thống điện bên ngoài 174,193 3,484 12 Hệ thống cấp thoát nước bên ngoài 19,355 7,742 13 Bãi xe tải 238,860 311,880 14 Các hạng mục khác 180,000 144,000 15 Tổng chi phí xây dựng 3,577,373 1,453,559 16 Dịch vụ xây lắp 357,737 145,356 17 Dự phòng 393,511 159,891 Tổng cộng 4,328,621 1,758,806 (Nguồn : Trung tâm kinh tế đầu tư công ty ADCC) Bảng 1-9 : Chi phí trước xây dựng Đơn vị USS Khảo sát 9,355 Lập BCNCKT 120,922 Thiết kế chi tiết 109,777 Giám sát 434,073 Tổng chi phí trước xây dựng 674,127 (Nguồn : Trung tâm kinh tế đầu tư công ty ADCC) Bảng 1-10 : Chi phí xây dựng tính theo năm Đơn vị US$ 2004 2,462,814 2005 2,539,935 2006 879,403 2007 879,403 (Nguồn : Trung tâm kinh tế đầu tư công ty ADCC) Chi phí thiết bị tính theo năm Bảng 1-11 Bảng chi phí thiết bị tính theo năm Đơn vị US$ 2004 0 2005 2,776,914 2006 0 2007 13,700,419 (Nguồn : Trung tâm kinh tế đầu tư công ty ADCC) Chi phí hệ thống quản lý‎ tin học hóa tính theo năm Chi phí này được tính dựa tren giải pháp kỹ thuật cho nhà ga và tiến độ triển khai dự án, chi phí cho hệ thống quản lý nhà ga Tin học hóa được dự toán như sau Bảng 1- 12 Bảng chi phí hệ thống quản lý tin học hóa tính theo năm Đơn vị US$ 2004 0 2005 0 2006 5,371,051 2007 0 (Nguồn : Trung tâm kinh tế đầu tư công ty ADCC) 1.3.3.8.6. Chi phí nhân sự Chi phí nhân sự tùy theo chức danh được dự toàn làm đơn giá nhân sự. Số lượng công nhân và nhân viên sẽ tăng lên cùng với sự tăng trưởng của lưu lượng hàng hóa, và chi phí nhân sự sẽ được tính dựa trên dự báo lưu lượng hàng hóa. Mức lương Lãnh đạo, quản l‎ý US$ 585/ tháng Hành chính, hàng hóa US$ 325/ tháng Công nhân, lái xe US$ 130/ tháng Bảo hiểm Bảo hiểm xã hội : 4.5 % lương Bảo hiểm y tế: 1.5% lương 1.3.3.8.7. Chi phí khai thác và bảo trì Chi phí này được dự đoán dựa trên khảo sát nhà khai thác kho hàng hóa hiện tại và kế hoạch khai thác nhà ga hàng hóa mới trong tương lai, bao gồm các mục Chi phí phụ trợ Chi phí phụ trợ được dự toán trên các cơ sở sau : Điện Tiêu thụ : 9600 kwh/ ngày ( khai thác 24h/ ngày) Đơn giá : VND 1410 / kwh Nước sinh hoạt tiêu thụ : 50 lít / người/ ngày đối với công nhân 120 lít/ người/ ngày đối với nhân viên văn phòng Đơn giá US$ 0.42/ m3 Nhiên liệu ( Xăng cho các thiết bị di chuyển) Tiêu thụ 40.000.000 Vnd/ tháng Chi phí thông tin liên lạc: Dự toán US$ 5.000/ tháng. Chi phí vật tư đóng gói hàng Các vật tư đóng gói hàng như tấm nhựa, ván gỗ, giấy thấm nước, … được sử dụng trong khi đóng gói hàng. Vì cá chi phí này sau đó được tính để khách hàng thanh toán nên chi phí này không được đưa vào chi phí khai thác. Chi phí bảo trì Chi phí bảo trì nhà ga và thiết bị được dự toán hàng năm là 1% của chi phí đầu tư ban đầu, tính từ năm thứ hai sau khi xây dựng và mua sắm. Chi phí bảo trì – hệ thống quản lý tin học hóa hàng năm được dự toán là 5% chi phí đầu tư ban đầu bắt đầu từ năm thứ hai sau khi lắp đặt và sử dụng hệ thống. Chi phí marketing Dự toán US$ 10,000/ tháng Bảo hiểm hư hỏng : 1% của tổng doanh thu hàng năm. Tiền thưởng cho lãnh đạo US$ 5.000/ tháng Chi phí chuyên môn ( luật sư, chuyên gia,…) : US$ 40.000/ tháng Chi phí đào tạo US$ 5,000/ tháng chi phí khác (văn phòng phẩm, vật tư tiêu hao ,…) US$ 5.000/ tháng Quỹ dự phòng 2 % tổng doanh thu. 1.3.3.8.8. Các chi phí khác 1 Khấu hao Theo quy định hiện hành, cách tích khấu hao và thời gian tính khấu hao cho nhà ga và thiết bị được tính toán như sau Nhà ga : 20 năm liên tục Thiết bị : 10 năm liên tục Hệ thống quản ly tin học hóa : 8 năm liên tục 2 Lãi suất tiền vay Thời gian vay : 15 năm Ân hạn : 3 năm Lãi suất SIBOR ( 6 tháng) + 2.5% ( Lãi suất tối thiểu là 4.5%) Trả nợ vay : 6 tháng / lần 3 Thuế Thuế nhập khẩu đối với thiết bị ( cộng thêm 5% thuế GTGT ) Cân điện tử : 30 % Buồng làm lạnh : 4.5% Máy soi chiếu tia X : 0 % Xe nâng hàng : 0 % Các thiết bị khác 7.5 % CCTV 30 % ( 10 % VAT) Hệ thống quản lý tin học hóa : 15 % ( 10 % VAT) đối với phần cứng 0 % ( 10% VAT) đối với phần mềm CHS 0% ( 10 % VAT) Thuế thu nhập doanh nghiệp : 32% thu nhập trước thuế Thuế giá trị gia tăng : 10% tổng doanh thu 1.3.3.8.9. Doanh thu của nhà ga Cước phục vụ mặt đất đối với hãng hàng không Cước phí phục vụ xử ly / lưu kho hàng hóa đối với người gửi/ nhận hàng Cước phí đỗ máy bay chuyên chở hàng Doanh thu cho thuê văn phòng Các doanh thu khác 1. Cước phí phục vụ đối với hãng hàng không Cước này được áp dụng đối với các hãng hàng không quốc tế và nội địa Cước phí : Hãng hàng không quốc tế : US$ 80/ thấn ( hiện hành) Hãn hàng không nội địa : US$ 40/ tấn ( giả định) 2. Cước phí phục vụ xử lý / kho hàng đối với người gửi, nhận hàng cước phí xử lý hàng hóa hàng hóa quốc tế : VND 640.000/ tấn hàng hóa trong nước : VND 96/ kg Cước phí lưu kho hàng hóa hàng hóa quốc tế : VND 700. 000/ tấn hàng hóa trong nước : US$ 0,0182 / kg 3. Cước phí đỗ máy bay chở hàng Cước phí đỗ máy bay chở hàng được tính dựa trên quyết định số 1417/ QĐ- CCMB ngày 05/10/2001 do Tổng giám đốc CCHKMB ban hành, Kế hoạch sử dụng máy bay chuyên chở hàng đi/ đến CHKQT Nội Bài được dự báo ở trên . Số lượng máy bay chở hàng qua CHKQT Nội Bài được dự tính như sau Bảng 1-12 Số lượng máy bay chở hàng tại CHKQT Nội Bài Đơn vị : chiếc Năm Số lượng 2003 – 2005 0 2006 – 2007 104 2008 208 2009 – 2010 312 (Nguồn : Trung tâm kinh tế đầu tư công ty ADCC) 4. Doanh thu cho thuê văn phòng Theo quyết định số 1417/ QĐ – CCMB ngày 05/10/2001 của Tổng giám đốc CCHKMB. Theo thiết kế sơ bộ của báo cáo này, sẽ có 36 đơn nguyên văn phòng đẻ cho các hãng hàng không, công ty giao nhân, vạn tải và các đại l‎,…, thuê tại tầng 2 và 3 của khối nhà văn phòng. Doanh thu được tính như sau Bảng 1-14 Doanh thu cho thuê văn phòng Đơn giá thuê tháng 35 US$/ m2 Diện tích mỗi đơn nguyên 45 M2 Tổng số các đơn nguyên 45 M2 Mật độ 70% 2006 - 2010 80% 2011- 2015 90% 2016- 2020 (Nguồn : Trung tâm kinh tế đầu tư công ty ADCC) 5. Các doanh thu khác Phí đỗ xe tải: Phí đỗ xe trung bình : US$ 0.65/ lần Trung tâm dịch vụ thương mại doanh thu dự tính : US$ 1000/ tháng. Căng tin Doanh thu dự tính US$ 500/ tháng d. Đánh giá phân tích tài chính Đánh giá phân tích tài chính được tiến hành dựa trên phân tích lỗ, lãi của dự án. Phân tích này được tính dựa trên giả định ở trên và doanh thu, chi phí. d1. 70 % tổng số vốn đầu tư sẽ được vay từ ngân hàng thương mại trong nước. Dựa vào dự báo lưu lượng hàng hóa ở trên Trường hợp “ Có dịch vụ bay chở hàng ( WA)” Trường hợp không có dịch vụ bay chở hàng ( WOA) Phí đỗ máy bay chở hàng không được tính vào doanh thu Không có đầu tư và chi phí bảo trì hệ thống CHS Từ hai bảng dự báo trên kết hợp với tính toán chi phí, doanh thu ta có kết quả như sau : Trường hợp 1 Bảng 1- 15 Có dịch vụ máy bay chở hàng Đơn vị: US$ 2006 2007 2008 2009 2010 2015 2020 Tổng doanh thu 10.422.040 11.335305 14.259.743 17.179.102 18.149.131 23.126.127 28.291.680 Cước dv mặt đất hãng hk quốc tế 4.283.840 4.276.240 6.181.360 7.649.760 8.132.000 10.702.160 13.482.640 Hãng hk nội địa 1.986.360 2.135.360 2.277.200 2.412.400 2.541.480 3.107.400 3.568.160 Cước hàng hóa hàng QT 2.957.950 3.256.744 4.236.646 5.223.856 5.544.576 7.229.829 9.014.758 hàng nội địa 307.565 330.636 352.599 373.533 393.519 481.146 552.489 phí đỗ máy bay chở hàng 325.614 325.614 651.229 967.843 976.843 976.843 976.843 DT cho thuê VP 476.280 476.280 476.280 476.280 476.280 544.320 612..360 DT khác 84.430 84.430 84.430 84.430 84.430 84.430 84.430 Tổng chi phí Nhân sự 743.252 763.622 822.363 851.733 881.103 939.843 1.057.323 Khai thác và bảo trì 1.548.315 1.583.096 1.904.585 1.992.822 2.021.498 2.171.040 2.326.469 Khấu hao công trình XD 215.208 251.547 251.547 251.547 251.547 251.547 251.547 Thiết bị 261.209 1.618.144 1.618.144 1.618.144 1.618.144 1.356.935 0 hệ thống 0 538.810 538.810 538.810 538.810 0 0 chi phí trước xây dựng 674..127 0 0 0 0 0 0 Thuế nhập khẩu 164.828 831.639 0 0 0 0 0 Thu nhập chi phí tài chính 901.213 901.213 901.213 2.176.263 2.116.182 1.815.777 1.515.373 Lãi trước thuế 5.922.888 4.802.234 8.178.082 9.722.785 10.676.848 16.590.968 23.140.968 Lãi sau thuế 4.027.564 3.265.519 5.561.096 6.611.494 7.260.256 11.281.870 15.735.858 ( Nguồn : Trung tâm kinh tế đầu tư) Trường hợp 2 Bảng 1-16 Không có dịch vụ bay chở hàng Đơn vị: US$ 2006 2007 2008 2009 2010 2015 2020 Tổng doanh thu 8.424.967 9.38\38.243 10.256.597 11.205.883 12.157.912 17.134.909 22.300.461 Cước dv mặt đâtts hãng hk quốc tế 3.285.440 3.727.840 4.184.560 4.654.560 5.136.800 7.706.960 10.487.440 Hãng hk nội địa 1.986.360 2.135.360 2.277.200 2.412.400 2.541.480 3.107.400 3.568.160 Cước hàng hóa hàng QT 2.284.891 2.583.686 2.890.529 3.204.681 3.525.403 5.210.653 6.995.582 hàng nội địa 307.565 330.647 325.599 373.533 393.519 481.146 552.489 phí đỗ máy bay chở hàng 0 0 0 0 0 0 0 DT cho thuê VP 476.280 476.280 476.280 476.280 476.280 544.320 612.360 DT khác Tổng chi phí Nhân sự 743.252 763.622 822.363 851.733 881.103 939.843 1.057.323 Khai thác và bảo trì 1.488.403 1.523.185 1.748.761 1.813.085 1.841.726 1.991.303 2.146.733 Khấu hao công trình XD 215.208 251.547 251.547 251.547 251.547 251.547 251.547 Thiết bị 1.548.315 1.583.096 1.904.585 1.992.822 2.021.498 2.171.040 2.326.469 hệ thống 0 583.810 583.810 583.810 583.810 0 0 chi phí trước xây dựng 674.127 0 0 0 0 0 0 Thuế nhập khẩu 164.828 831.639 0 0 0 0 0 Thu nhập chi phí tài chính 1.717.832 1.700.529 1.638.226 2.175.942 2.134.607 1.927.928 606.149 Lãi trước thuế 5.106.269 4.002.918 7.396.069 9.723.105 10.658.423 16.478.835 24.050.192 Lãi sau thuế 3.829.702 3.002.188 5.547.052 7.292.329 7993.817 12.359.126 18.037.644 ( Nguồn : trung tâm kinh tế đầu tư) d2. Nguồn vốn nước ngoài Phần trên đã cân nhắc và đưa ra các phương án tài chính lựa chọn cho dự án trong đó có phương án vay đầu tư hải ngoại của Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản – JBIC ( gọi là OIL) Với điều kiện có sự tham gia của đối tác Nhật Bản, phương án này đưa ra một lãi suất đặc biệt ( Libor + 0.25 % ~ 0.875%) và khoản tín dụng tới 60 % vốn vay của dự án Vì có sự tham gia của đối tác nước ngoài ( tức là thành lập liên doanh) nên mức thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi là 25%.Khi đó ta có kết quả sau Bảng 1-17 : Trường hợp có dịch vụ bay chở hàng – OIL 2006 2007 2008 2009 2010 2015 2020 Tổng doanh thu 10.422.040 11.335.305 14.259.743 17.197.102 18.149.131 23.126.127 28.291.680 Cước dv mặt đâtts hãng hk quốc tế 4.238.840 4.726.240 6.181.360 7.649.760 8.123.000 10.702.160 13.482.640 Hãng hk nội địa 1.986.360 2.135.360 2.244.200 2.412.400 2.514.480. 3.107.400 3.568.160 Cước hàng hóa hàng QT 3.258.440 3.727.840 4.184.560 4.654.560 5.136.800 7.706.960 6.995.582 hàng nội địa 307.565 330.647 325.599 373.533 393.519 481.146 552.489 phí đỗ máy bay chở hàng 0 0 0 0 0 0 0 DT cho thuê VP 476.280 476.280 476.280 476.280 476.280 544.320 612.360 DT khác Tổng chi phí Nhân sự 743.252 763.622 822.363 851.733 881.103 939.843 1.057.323 Khai thác và bảo trì 1.488.403 1.523.185 1.748.761 1.813.085 1.841.726 1.991.303 2.146.733 Khấu hao công trình XD 215.208 251.547 251.547 251.547 251.547 251.547 251.547 Thiết bị 261.209 458.577 458.577 458.577 458.577 197.368 0 hệ thống 0 583.810 583.810 583.810 583.810 0 0 chi phí trước xây dựng 674.127 0 0 0 0 0 0 Thuế nhập khẩu 164.828 831.639 0 0 0 0 0 Thu nhập chi phí tài chính 535.949 535.949 535.949 1.294.912 1.258.489 1.079.839 901.189 Lãi trước thuế 4.350.991 4.389.915 5.828.592 5.952.914 6.882.626 15.675.010 17.943.670 Lãi sau thuế 2.958.674 2.985142 3.963.442 4.047.982 4.680.186 8.619.007 12.201.696 ( Nguồn : Trung tâm kinh tế đầu tư) d3. Kiểm tra độ nhạy d3.1 Trường hợp có dịch vụ bay trở hàng và sử dụng vốn vay trong nước Bảng 1- 18 Tỷ suất nội hoàn tài chính Đơn vị US$ Vốn đầu tư - 28,609,938 Lãi sau thuế 2006 4,027,564 2007 3,256,519 2008 5,561,096 2009 6,611,494 2010 7,260,256 2011 7,981,231, 2012 8,643,897 2013 9,332,838 2014 10,007,374 2015 11,281,870 2016 12,011,485 2017 13,643,606 2018 14,337,153 2019 15,034,691 2020 15,735,858 Nguồn: Trung tâm Kinh tế Đầu tư Công ty ADCC Tỷ suất nội hoàn IRR 22 %. d3.2 Bảng 1- 19 Không có dịch vụ trở hàng - vốn trong nước / không có CHS Đơn vị : US$ Vốn đầu tư - 17,014,266 Lãi sau thuế 2006 2,958,674 2007 2,985,142 2008 3,963,442 2009 4,047,982 2010 4,680,186 2011 5,384,602 2012 6,030,710 2013 6,703,092 2014 7,361,069 2015 8,619,007 2016 9,332,062 2017 10,159,120 2018 10,836,107 2019 11,517,087 2020 12,201,696 Nguồn: Trung tâm Kinh tế Đầu tư Công ty ADCC Tỷ suất nội hoàn IRR 26% d3.3 Bảng 1- 20 Trường hợp “ Có dịch vụ trở hàng - vốn vay nước ngoài” Vốn đầu tư - 28,609,938 Lãi sau thuế 2006 3,892,702 2007 3,002,188 2008 5,547,052 2009 7,292,329 2010 7,993,817 2011 8,774,951 2012 9,491,774 2013 10,237,576 2014 10,967,490 2015 12,359,126 2016 14,038,024 2017 15,811,122 2018 16,549,027 2019 17,291,334 2020 18,037,644 Nguồn: Trung tâm Kinh tế Đầu tư Công ty ADCC Tỷ suất nội hoàn IRR 24%. Lợi ích kinh tế xã hội Sau khi nhà ga hàng hóa được đưa vào sử dụng, nhà ga hàng hóa sẽ mang lại rất nhiều lợi ích kinh tế - xã hội. Cụ thể như sau: Thứ nhất : Tiết kiệm tổn thất do hàng hóa bị hư hỏng và tiết kiệm thời gian. Theo kế quả khảo sát hiện trạng khai thác của NIAGS nhận thấy tỷ lệ hàng hóa bị hư hỏng như vỡ, bị ướt , … không lớn mặc dù trong điều kiện nhà kho và trang thiết bị yếu kém như hiện nay Một trong những vấn đề khai thác hiện nay là thời gian tìm hàng trong kho quá lâu đối với hàng nhập. Lý‎ do nhà bởi nhà kho nằm phân tán, thiếu không gian trong nhà kho khiến phải để cả hàng bên ngoài nhà kho, rất khó và mất thời gian cho việc tìm vị trí để hàng. Đối với hàng xuất, thời gian sắp xếp hàng chờ trước " nút cổ chai" soi chiếu an ninh và hải quan và làm thủ tục chấp nhận hàng quá dài khiến khách hàng mất nhiều thời gian mỗi khi đi gửi hàng. Việc bố trí mặt bằng và luồng hàng trong nhà ga một cách hợp ly, việc ứng dụng hệ thống quản lý‎ nhà ga tin học hóa chắc chắn sẽ giúp nhà ga tương lai sẽ giải quyết được vấn đề này và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng về mặt thời gian nhận và gửi hàng. Thứ hai : Tạo việc làm Việc xây dựng nhà ga hàng hóa sẽ nâng cao năng lực xử lý‎ hàng của CHKQT Nội Bài lên hơn 200.000 tấn/ năm, tức là gấp bốn lần lượng hàng hóa xử lý hiện tại. Số lượng người làm việc tại nàh ga sẽ tăng lên để đáp ứng với lưu lượng hàng hóa tăng lên. Hiện nay, theo các thông tin khảo sát thu thập được, có khoảng 280 vị trí làm việc tại khu vực hàng hóa bao gồm cả công ty khai thác và cá cơ quan liên quan. Con số này sẽ tăng lên thêm 200 vào thời điểm lượng hàng hóa đạt 100.000 tấn/ năm, và thêm 200 nữa khi lưu lượng hàng hóa đạt 200.000 tấn/ năm. Con số này cho thấy khả năng tăng chỗ làm tại khu khai thác hàng hóa cũng như các chỗ làm mới được tạo ra khi khai thác hàng hóa nhà ga, thiết bị và hệ thống mới Sự tăng trưởng của lưu lượng hàng hóa sẽ đi đôi với việc mở rộng thị trường hàng hóa hàng không nói chung ở khu vực Hà Nội và Miền bắc. Nó sẽ tạo ra nhiều chỗ làm mới trong các ngành liên quan tới hàng hóa hàng không bên ngoài sân bay, các công ty giao nhận và công ty vận tải nói riêng. Thứ ba : Chuyển giao công nghệ Giải pháp công nghệ khuyến cáo cho nhà ga bao gồm : các thiết bị xử lý hàng hóa mới đối với hoạt động khai thác hàng hóa tại CHKQT Nội Bài cũng như các cảng hàng không khác ở Việt Nam. Việc ứng dụng các thiết bị này sẽ không chỉ hiện đại hóa hoạt động xử lý hàng hóa ở Việt Nam mà còn trở thành một mốc quan trọng cho công tác lập kế hoạch trong tương lai. Công nghệ nhận biết bằng tần số vô tuyến được khuyến cáo như là một phần của hệt thống quản lý tin học hóa là công nghệ tiên tiến được ứng dụng trong ngành, lĩnh vực. Thứ tư : Động lực phát triển kinh tế vùng CHKQT Nội Bài nâng cao năng lực xử lý hàng hóa sẽ là một tin vui đối với các ngành kinh tế định hướng xuất/ nhập khẩu ở Miền Bắc. Nhà ga hàng hóa mới có đủ khả năng xử lý hàng hóa nhanh và liên tục sẽ đáp ứng được lòng mong mỏi của khách hàng. Người gửi và nhận hàng sẽ được khích lệ nhiều hơn trong việc sử dụng dịch vụ hàng hóa hàng không như là một phương thức mở rộng kinh doanh. Khi dịch vụ Bay chở hàng được khai thác đều dặn tại CHKQT Nội Bài , các công ty đa quốc gia sẽ nhận thức được rằng Hà Nội có thể trở thành một cửa ngõ đáng tin cậy trong mạng lưới cung cấp của họ. Các công ty này sẽ xem xét khả năng lập vác căn cứ sản xuất ở tại và xung quanh Hà Nội. Hoạt động khai thác đạt tiêu chuẩn quốc tế của CHKQT Nội Bài sẽ góp phần thúc đẩy các công ty này quyết định lựa chọn Hà Nội. Nhiều nhà ga trên thế giới đã từng trải qua những giai đoạn mà các công ty hậu cần đua nhau lập căn cứ xung quanh cảng hàng không. Các trung tâm hậu cần chuyên cung cấp các sản phẩm đòi hỏi về thời gian sẽ lựa chọn đặt các cơ sở của mình quanh sân bay để tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Khi CHKQT Nội Bài mở thêm nhiều tuyến đường bay quốc tế và các tuyến bay chở hàng hóa, và với vị trí nằm gần sân bay của khu công nghiệp Thăng Long và khu công nghiệp Nội Bài , các công ty dạng này sẽ coi việc đặt cơ sở gần sân bay là vấn đề sống còn. Nhà ga hàng hóa mới, khi có dịch vụ Bay chở hàng, có thêm các tuyến đường bay quốc tế và được hoạt động marketing của nhà ga hỗ trợ, sẽ là động lực thúc đẩy kinh tế khu vực trong tương lai. Đánh giá chung tình hình lập dự án tại công ty ADCC thông qua dự án “ Xây dựng nhà ga hàng hoá cảng hàng không quốc tế Nội Bài” Có thể thấy, dự án " Xây dựng nhà ga hàng hóa cảng hàng không quốc tế Nội Bài " là một dự án được lập khá chặt chẽ. Với dự án này , công ty áp dụng phương pháp Phân tích đánh giá dựa trên kết quả dự báo kết hợp với phân tích độ nhạy. Như ta biết thì theo phương pháp phân tích độ nhạy của dự án, tất cả các yếu tố bất định đều được phân tích, nghiên cứu, xem xét trong một giới hạn an toàn xác định. Khi tiến hành phân tích các yếu tố xem xét cần phải nằm trong giới hạn cho phép dự án mới đảm bảo tính khả thi. Phương pháp này giúp cho chủ đầu tư biết được dự án nhạy cảm với những yếu tố nào, hay nói một cách khác, yếu tố nào gây nên sự thay đổi nhiều nhất của chỉ tiêu hiệu quả, xem xét để từ đó có biện pháp quản lý chúng trong quá trình thực hiện dự án. Mặt khác phân tích độ nhạy của dự án còn cho phép lựa chọn được những phương án có độ an toàn hơn cho 1.4.1 Sự cần thiết phải đầu tư : Có thể thấy trong dự án này phần lý luận sự cần thiết phải xây dựng nhà ga hàng hoá cảng hàng không quốc tế Nội Bài là khá chặt chẽ. Công ty đi từ việc đánh giá chung về cơ sở : dựa trên quy hoạch tổng thể có sẵn đến việc đánh giá chi tiết về tiềm năng khai thác khi có cảng hàng không mới dựa trên đánh giá lưu lượng hàng hoá, hành khách lưu thông qua cảng hàng không Nội Bài qua các thời kỳ, và kết quả dự báo trong tương lai. Như đã nói ở trên, các công trình hàng không chủ yếu sử dụng vốn ngân sách nhà nước nên việc chứng minh sự cần thiết một cách lôgic và đầy đủ như trên là vô cùng quan trọng. 1.4.2 Dự báo Các phương pháp dự báo của ngành hàng không có tính chất đặc thù riêng. Và công ty ADCC đã và đang áp dụng phương pháp dự báo có độ chính xác khá cao đó là :phương pháp ngoại suy xu thế kết hợp với xét đoán chuyên gia có đói chứng với tăng trưởng GDP. Phương pháp dự báo này đang được rất nhiều các nước phát triển áp dụng : Nhật, Mỹ … Với kết quả dự báo chi tiết, nó không chỉ giúp cho chủ đầu tư định hướng được mục tiêu phát triển mà còn cho chủ đầu tư thấy được việc đầu tư xây dựng là cần thiết. Triển khai dự án Có thể thấy rằng trong dự án này, công ty ADCC đã làm khá kỹ về báo cáo việc triển khai dự án sẽ như thế nào, từ khâu lập tiến độ xây dựng từng hạng mục công trình của từng giai đoạn, cho đến chi tiết cách chọn nhà thầu, quá trình đấu thầu, hình thức đấu thầu; Với việc đưa ra chi tiết của quá trình triển khai dự án, cụ thể hóa việc đấu thầu bằng việc đưa ra tất cả các phương án có thể, rồi đánh giá lợi ích, cũng như hạn chế của từng phương pháp, công ty đã giúp cho chủ đầu tư thấy được chi tiết dự án. Hơn nữa đây là một dự án lớn, có tính kinh tế cao, nên việc chi tiết lựa chọn phương thức đấu thầu từng giai đoạn cho từng gói thầu là rất quan trọng. Mô hình quản lý và khai thác nhà ga Trong phần đưa ra các mô hinh quản lý, khai thác nhà ga, có thể thấy những mô hình mà công ty ADCC đưa ra là khá hợp lý. Phân tích đầu tư Trong phần phân tích đầu tư này, công ty đưa ra các phương án lựa chọn nguồn vốn tài trợ cho dự án. Với việc chia ra hai nguồn tài chính chính là : Nguồn tài chính trong nước, và nguồn tài chính nước ngoài. Và trong mỗi nguồn tài chính đó lại có từng phương án khác nhau, với những ưu nhược điểm được phân tích cụ thể . Và cuối cùng là bảng so sánh các nguồn vốn với từng chỉ tiêu : lãi suất,thời gian thanh toán, phạm vi cho vay. Có thể thấy phân tích này của công ty ADCC là khá chi tiết. Phân tích tài chính Với việc tính toán cụ thể chi phí : chi phí xây dựng cho từng hạng mục, chi phí mua sắm thiết bị, chi phí hệ thống quản l‎ tin học hóa, …, từng năm. Và doanh thu, trong dự án này doanh thu thu được từ nhà ga hàng hóa chủ yếu là từ cước phí dịch vụ, cước phí sử dụng kho, cước phí đỗ máy bay. doanh thu từ hoạt động cho thuê văn phòng và các doanh thu khác. Trong quá trình phân tích tài chính dự án : dựa trên cơ sở phân tích lỗ lãi trong từng trường hợp sử dụng vốn, vì chi phí sử dụng vốn cho từng trường hợp là khác nhau., và trong từng trường hợp : có khai thác dịch vụ bay chở hàng và không chở hàng. Với việc xét đến tỷ suất nội hoàn IRR trong quá trình tính toán một cách khá cụ thể với từng trường hợp sử dụng vốn, công ty đã giúp cho chủ đầu tư nhìn một cách cụ thể về khả năng sinh lãi riêng của dự án này. Tuy nhiên, trong dự án này, sau khi kiểm tra độ nhạy bằng cách tính chỉ số IRR , công ty ADCC lại chưa đưa ra những kết luận làm tăng tính thuyết phục về hiệu quả tài chính của dự án. Như ta đã biết IRR là một chỉ tiêu rất quan trọng trong quá trình tính toán hiệu quả kinh tế của dự án. Nó cho ta biết tỷ lệ lãi vay tối đa mà dự án có thể chấp nhận. Nhìn vào kết quả tính IRR trong ba trường hợp : thì thấy Với IRR = 22; 26; 24 % thì có thể thấy dự án này là hoàn toàn khả thi. Mặt khác, như trên đã nói, khi phân tích độ nhạy thì tất cả các yếu tố bất định đều được đem ra phân tích, để từ đó giúp chủ đầu tư thấy được đâu là nhân tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến hiệu quả của dự án. Nhưng trong dự án này, chúng ta chưa thấy được sự phân tích cụ thể về tác động của từng nhân tố lên doanh thu. Trong dự án này, các chỉ tiêu kinh tế mà dự án mới xét đến chỉ là IRR. Mà trong mỗi một dự án, để có cách đánh giá tổng thể về hiệu quả tài chính thì phải đi vào phân tích hệ thống các chỉ tiêu, bởi mỗi chỉ tiêu chỉ có một vai trò nhất định trong việc đánh giá. Đối với dự án này, công ty nên phân tích thêm chỉ tiêu NPV. Bởi : NPV cho biết quy mô lãi, và hiệu quả tuyệt đối của cả đời dự án. Mà công trình này là công trình có ‎ ý nghĩa về mặt kinh tế rất lớn. Vì vậy, chỉ tiêu NPV lại càng quan trọng. Việc tính toán lỗ lãi ở trên của công ty mới chỉ dừng lại ở việc tính được lợi nhuận của từng năm, chứ chưa có cái nhìn tổng thể về lợi nhuận ròng của cả đời dự án, vì đồng tiền có giá trị theo thời gian nên không thể tính lãi cho cả đời dự án bằng cách cộng lãi của từng giai đoạn, hay từng năm. Cụ thể : Ta có thể tính quy mô lãi cho cả đời dự án bằng công thức: NPV = - Iv0 + Bi: Khoản thu năm i Ci: Chi phí năm i n: Số năm hoạt động của dự án r: Tỷ suất chiết khấu được chọn Vốn vay trong nước : +70 % vốn vay từ ngân hàng thương mại trong nước. + Lãi suất 4.5%/ năm Dựa vào bảng 1- 15 và bảng 1-16 ta có a1. Nếu không có dịch vụ chở hàng NPV 1 = 88,336,579.24 US$ a2. Không có dịch vụ bay chở hàng NPV 2 = $57,547,959.24 US$ Vì nguồn vốn trong dự án này dược khuyến cáo là sử dụng nguồn vốn trong nước nên việc tính NPV tôi cũng chỉ tính trong trường hợp được khuyến cáo. Như vậy, nhìn vào kết quả tính NPV, có thể thấy rằng : nếu sử dụng dịch vụ trở hàng thì lợi nhuận của cả đời dự án lớn hơn hẳn so với việc không khai thác dịch vụ bay chở hàng. Như vậy, qua phần phân tích tài chính trong dự án này, công ty ADCC cần đi sâu hơn nữa quá trình tính toán, phân tích hệ thống các chỉ tiêu kinh tế. Đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ADCC trong giai đoạn 2004 – 2006 Bảng 1- 21 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Đơn vị : triệu đồng STT Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Kế hoạch Thực hiện % hoàn thành Kế hoạch Thực hiện % hoàn thành Kế hoạch Thực hiện % hoàn thành I Tổng giá trị sản xuất 9120 10600 116 1160 1340 115 16000 16850 105 Chia theo ngành 1. Xây lắp 9120 10500 115 11500 11500 100 15912 16800 106 2. Khác - 100 100 100 100 88 50 57 Chia theo đối tượng 1. Quốc phòng 2200 1098 87 2320 2410 104 3680 3914 106 2. Phục vụ kinh tế 6920 8692 126 9280 10939 118 12320 12936 105 II Lợi nhuận 910 1150 126 1250 1375 110 1760 1769 101 1.Hoạt động sản xuất kinh doanh 910 1050 115 1150 1275 111 - - - 2. Khác ( cho thuê,..) - 110 100 100 100 - - - ( Nguồn : Phòng tài chính) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy doanh thu hàng năm trong ba năn gần đây ở công ty ADCC tăng đều hàng năm, và đều vượt kế hoạch hàng năm. Trong đó năm 2006 là năm đạt doanh thu cao nhất ( đạt 16850 triệu đồng, và đạt 105 % kế hoạch đặt ra. Doanh thu năm 2006 đạt cao nhất trong ba năm gần đây, dẫn đến lợi nhuận công ty thu được cũng tăng và đạt 1769 triệu đồng, và đạt 101% so với kế hoạch. Nếu như chia giá trị sản xuất theo ngành thì có thể thấy doanh thu trong ngành xây lắp gần như chiếm tuyệt đối. Điều này cũng dễ lysys giải vì công ty ADCC hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thiết kế các công trình. Tuy nhiên, nếu chia theo đối tượng phục vụ thì doanh thu do phục vụ các ngành kinh tế chiếm đa số so với doanh thu phục vụ quốc phòng mặc dù ADCC là công ty chuyên tư ván thiết kế các công trình quân sự cho Bộ Quốc Phòng. Bởi các công trình phục vụ các ngành kinh tế có quy mô lớn hơn. Lợi nhuận thu được của công ty chủ yếu thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, bên cạnh một phần rất nhỏ thu được từ các hoạt động khác như cho thuê, xây dựng,… Bảng 1- 22 : Các dự án công ty ADCC tham gia từ năm 2003 đến năm 2006 Năm STT Tên dự án Giá trị 1 TKKT mương, đường dân sinh CHKQT Nội Bài 137 308 307 2 Lập BCKS và BCNCTKT đầu tư xây dựng CHK Đồng Hới 912 046 226 3 Đo đạc cắm mốc ranh giới CHK Nà Sản 9 912 000 4 Lập BCNCKT kéo dài ĐCHC CHK Pleiku 176 722 000 5 LDA nhà ga HK CHK Cam Ranh 372 989 000 6 LDA đường vào nhà ga HK CHK Chu Lai 982 729 000 7 Lập BCNCKT đường DT 620 Quảng Nam 618 476 015 1 LDA cải tạo đường lăn song song Phú Bài 502 429 982 2 Đánh giá CHK Cam Ranh 313 748 000 3 Quy hoạch tổng thể CHK Chu Lai 513 978 000 4 TKKT đài chỉ huy cất hạ cánh CHK Phú Bài 133 030 000 5 Điều chỉnh QH Pleiku, phù cát 273 130 340 6 Chỉnh sửa QH Vinh, Cát Bi, Điện Biên 439 046 359 7 LBCNCKT Đầu tư xây dựng CHK Nà Sản 727 186 543 8 LDA mở rộng đường trục sân đỗ ô tô CHK Vinh 101 033 545 9 LDA 1A CHKQT Nội Bài 676 998 294 10 LDA, XD đường rào tổng thể khu bay CHK QT Đà Nẵng 108 476 617 11 TKKT nhà ga quốc tế Nội Bài 318 000 000 2005 12 Tk khu bay và khu HKĐ CHK Đồng Hới 2 316 200 625 13 KS TK QH CHK sân bay Nà Sản 275 504 954 14 KS định vị CHK Quảng Ninh, Lào Cai 1 714 294 000 15 LDA trạm xe cứu hỏa CHKQT Nội Bài 25 130 847 16 KS sân đỗ A1, A2 Nội Bài 90 363 046 17 LDA bãi CHC trực thăng Hạ Long 119 398 000 18 Khảo sát xây dựng tài liệu khai thác CHK 76 416 881 19 KS thiết kế, trụ sở làm việc sở GTVT tỉnh Bắc Ninh 175 000 000 2006 1 Lập BC thiết kế sân đỗ số 4 CHK Đà Nẵng 13 486 418 2 Lập BCNCKT tuyến cống TN đi Chu Lai 43 301 000 3 Lập hồ sơ thiết kế cắm mốc ranh giới sân bay đường đôi Khe Gat 14 438 270 4 LDA nhà máy dây và cáp điện Việt Á 351 945 000 5 Lập BC TKKT cải tạo hệ thóng thoát nước CHK Pleiku 40 336 000 6 Tư vấn lập BVKTTC, DT hệ thống biển báo Chu Lai 13 500 000 7 Lập BC TKKT sửa chữa C5, C7 sân đỗ số 1 Chu Lai 20 417 884 8 LBC sửa chữa thoát nước khu bay E4, E5, E6 Chu Lai 79 590 000 9 Lập BCKT sửa chữa mương thoát nước sân bay Pleiku 67 354 006 10 Lập BCTKKT s/c mương thoát nước GDD Pleiku 57 139 492 11 TKKT tường rào, đường bao bảo vệ khu xung quanh Nội Bài 318 705 259 12 Điều chỉnh quy hoạch TT CHK Nội Bài 352 230 000 13 LDA công trình mở rộng sân đỗ máy bay CHKQT Nội Bài 521 645 000 14 Lập BCKT nhà làm việc BQLDA Đồng Hới 9 769 089 15 LDA đường lăn S4 vafnuts giao thông S4, S6 Nội Bài 264 876 428 16 Lập BC TKKT cải tạo hệ thống ngoài nhà ga T1 112 563 336 17 Lập BCTKKT s/c đường vào cổng số 1 CHKQT Nội Bài 24 012 000 18 Điều chỉnh quy hoạch CHK Gia Lâm 178 364 500 19 LDA cải tạo NCHTDL CHK Nội Bài 582 775 000 20 Lập BCTKKT s/c đường lăn S1, S4 Nội Bài 18 248 542 21 KS TK đài dẫn đường DVOR/DME CHK Đồng Hới 59 361 500 22 KS Tk không lưu CHK Đồng Hới 293 143 300 23 KSĐC trụ sở làm việc NHĐT PT Lai Châu 74 670 000 ( Nguồn Phòng Tài Chính Công ty ADCC) Nhìn vào bảng ta thấy có thể thấy rõ ràng vì sao năm 2006 công ty lại đạt được mức doanh thu, lợi nhuận vượt trội so với hai năm trước. Điều này cũng không khó hiểu vì năm 2006 Công ty có những công trình lớn như : Trung tâm huấn luyên TKCN đường không, quy hoạch sân bay Long Thành, cải tạo nâng cấp sân bay Đồng Hới, Điện Biên… xây dựng nhà ga Cam Ranh, Nha Trang, Chu lai … Chương II MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY ADCC TRONG THỜI GIAN TỚI Chiến lược phát triển của công ty đến năm 2010 Với đặc điểm tình hình về môi trường kinh doanh, tình hình thị trường, đối thủ cạnh tranh đã được trình bày ở trên, công ty đã tự đánh giá những mặt mạnh cũng như những điểm yếu của mình ở một số điểm như sau : Thực trạng của công ty ADCC về : Tổ chức lực lượng và lao động : Tổ chức và biên chế của công ty ADCC ngày càng được tăng cường và củng cố, với 14 sỹ quan, 6 quân nhân chuyên nghiệp, 12 CCQP, 3 công nhân viên quốc phòng, 29 hợp đồng dài hạn và 32 hợp đồng lao động ngắn hạn. Trong đó : trình độ trên đại học là : 8, đại học: 74, trung cấp :6, sơ cấp: 8. Kết quả trên cho thấy lực lượng lao động ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Nếu so với năm 1997 thì lực lượng lao động đã tăng gấp 2 lần, và tỷ lệ lao đọng có trình độ đạih học và đặc biệt là trên đại học ngày càng tăng. Điều này, đảm bảo cho công ty ngày càng phát triển theo bề rộng và bề sâu. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số đặc điểm : Công tác quản lý có những mặt chưa đáp ứng đựoc yêu cầu ngày càng tăng cao trong sản xuất kinh doanh, nhất là tính sâu sát, tính khoa học và thống nhất, phối hợp giữa các bộ phận. Khả năng bao quát công việc của nhiều cán bộ còn hạn chế, vì vậy hiệu quả tiến độ tham mưu cho lãnh đạo chỉ huy chưa cao. Lực lượng sản xuất còn mỏng và thiếu chủ nhiệm, tiến độ nhiều việc chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Trang bị, cơ sở đảm bảo kỹ thuật, đất đai Cơ sở vật chất của cơ quan ngày càng được tăng cường, đáng chú ý là công ty có 01 phòng thí nghiệm đựoc cấp chứng chỉ LAS61 ( bao gồm cá thiết bị khảo sát, kiểm định chất lượng). Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2000 mà công ty áp dngj đã được cấp chứng chỉ vào 4/ 2003 và đang từng bước phát huy thế mạnh. Đến 31/ 01/ 2004 công ty ADCC đã đạt đủ các tiêu chí của công ty tư vấn hạng I. Tài sản, vốn kinh doanh Nội dung đơn vị tính Thời gian 2001 2002 2003 2004 2005 2006 vốn kinh doanh tr.đồng 1 988 2 189 2 461 2 545 3 562 4 632 - vốn cố định tr.đồng 1 692 1 893 2 165 2 249 2 935 3 801 - vốn lưu động tr.đồng 296 296 296 296 627 832 2. Tốc độ tăng vốn/năm % 1.1 10.1 12.4 3.4 40.0 30.0 Nhìn vào bảng trên có thể thấy công ty đã bảo toàn và phát triển vốn tương đối tốt, vốn năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, có thể thấy vốn lưu động của công ty vẫn còn ở mức thấp, vì vậy cần bổ sung thêm. Chiến lược của công ty ADCC đến năm 2010 Mục tiêu tổng quát : Trở thành doanh nghiệp tư vấn hạng I ở hàng tiên tiến trong nước, phát triển ổn định, vững chắc với nhịp độ tăng trưởng khá, hội nhập với tư vấn khu vực và thế giới; Tăng cường hoạt động tư vấn trên lĩnh vực xây dựng, đầu tư; giữ vững vị trí chủ đạo trong nước với sự khác biệt ở lĩnh vực tư vấn xây dựng công trình hàng không, là một trong những doanh nghiệp mạnh hàng đầu về tư vấn xây dựng công trình giao thông, dân dụng – công nghiệp; Hoạt động trong phạm vi toàn quốc, phấn đấu phát triển thành công ty đa quốc gia hoạt động trên khu vực Đông Nam Á. Mục tiêu cụ thể 2.1.2.2.1 : Đưa doanh thu của doanh nghiệp đạt ở mức tối thiểu là 21,2 tỷ vào năm 2010, bằng 185,96 % so với năm 2003. Đồng thời đạt được một số chỉ tiêu tăng trưởng trong sản xuất kinh doanh cụ thể qua các năm như sau : Nội dung đơn vị thời gian 2006 2007 2008 2009 2010 1.doanh thu tr.đồng 15 364 16 814 18 264 19 714 21 116 2.Lợi nhuận tr.đồng 1 767 1 850 1 918 2 011 2 116 3.Nộp ngân sách và cấp trên tr.đồng 1 750 1 800 19 850 1 900 2 000 4.Tổng giá trị tài sản tr.đồng 1 600 1 700 1 900 20 000 22 000 5. Vốn kinh doanh tr.đồng 11 961 12 801 13 561 14 211 15 161 - vốn cố định tr.đồng 10 961 11 801 12 561 13 211 14 161 - vốn lưu động tr.đồng 1000 1000 1000 1000 1000 6.Tổng số lao động người 123 130 137 144 150 7.Thu nhập bình quân tr.đồng 3.123 3.233 3.333 3.423 3.527 8. đầu tư tr.đồng 1 080 1 470 1 420 1 350 1 700 - mua máy móc – trang thiết bị tr.đồng 580 1270 920 1150 1200 - XDCB tr.đồng 500 200 500 200 500 9. Hiệu quả kinh tế - tỷ suất lợi nhuậ/ vốn % 14.8 14.4 14.1 14.2 14.0 - tỷ suất lợi nhuân/ doanh thu % 11.5 11.0 10.5 10.2 10.0 - Tỷ suất doanh thu/ lao động tr.đồng 124.9 129.3 133.3 136.9 141.1 - tốc độ tăng doanh thu/ năm % 10.4 9.4 8.6 7.9 7.4 Nguồn: Phòng tài chính công ty ADCC 2.1.2.2.2 Vai trò và vị trí chủ đạo của ADCC trong tư vấn xây dựng công trình hàng không ( cả dân dụng và quốc phòng) được tăng cường rõ rệt. Công ty giữ vai trò chính và là lực lượng tin cậy, dẫn đầu trong thực hiện những dự án chủ đạo về phát triển cơ sở hạ tầng hàng không của Việt Nam: Các dự án quy hoạch phát triển mạng cảng hàng không; Các dự án quy hoạch phát triển các cảng hàng không quốc tế; Dự án quy hoạch và phát triển các sân bay mới; Dự án quy hoạch phát triển các cảng hàng không then chốt , có ý nghĩa lớn với sự phát triển kinh tế - xã hội - quốc phòng của đất nước; 2.1.2.2.3 Có tiềm lực khá và có trình độ sản xuất tiên tiến trong thực hiện các loại hình sản phẩm dịch vụ : Các loại hình sản phẩm, dịch vụ ưu tiên phát triển; Quy hoạch, lập dự án, đầu tư, thiết kế; Điều tra, khảo sát phục vụ lập quy hoạch, dự án, thiết kế : điều tra KT – XH đo đạc địa hình, địa chất công trình, vật liệu xây dựng, môi trường xây dựng; Đánh giá kết cấu mặt đường sân bay; Các loại hình sản phẩm, dịch vụ nghiên cứu phát triển có tính toán lựa chọn: Giám sát xây dựng; Kiểm định chất lượng; Tư vấn đấu thầu; Quản lý dự án 2.1.2.2.4 Nâng cao năng lực về nghiên cứu ứng dụng KH – CN chuyên ngành, năng lực giải quyết các vấn đề ( nhiệm vụ) đặc thù chuyên ngành do thực tiễn đặt ra. Đạt được những thành tựu có ý nghĩa về ngành nghề : Có năng lực, nghiên cứu thử nghiệm, ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới đặc thù chuyên ngành sân bay; Nghiên cứu xây dựng tiểu chuẩn quy trình thiết kế, thi công mặt đường sân bay ( mặt đường nhựa, mặt đường cứng …) Tiếp cận trình độ thế giới và tự phát triển trên một số lĩnh vực nhất là ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tư vấn. 2.1.2.2.5 Xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh và đơn vị vững mạnh toàn diện Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự án tại công ty ADCC Các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình lập dự án tại công ty Cần kiện toàn tổ chức, nâng cao trình độ chuyên môn của các bộ phận lập dự án đầu tư của công ty bằng cách bổ sung vào đội ngũ của mình những chuyên gia có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị Phân rõ chức năng, nhiệm vụ của từng phòng, từng xưởng, từng thành viên với mô hình xưởng thiết kế tổng hợp có đầy đủ các bộ môn và làm việc theo nhóm chuyên gia cho mỗi một dự án để công việc được triển khai nhịp nhàng, không chồng chéo, hồ sơ thiết kế đảm bảo chất lượng và tiến độ đề ra. Chủ động tìm kiếm việc lập dự án, thiết kế các công trình bên ngoài trên cơ sở các mối quan hệ đã được thiết lập trong thời gian qua với các đơn vị khác tạo điều kiện nâng cao năng lực về chuyên môn cho đội ngũ cán bộ nhân viên trong Công ty. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nội dung công tác lập dự án Giải pháp về thị trường Do đặc tính sản phẩm của các dự án mà Công ty lập đều là những sản phẩm thuộc các công trình hàng không : đường lăn sân bay,...v.v.; đây là những sản phẩm của ngành hàng không - một ngành mang tính chất độc quyền nhà nước, hơn nữa thị trường hàng không ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển … nên các phân tich về marketing, đối thủ cạnh tranh, khả năng cạnh tranh... vẫn còn rất hạn chế . Vì vậy, mà trong phân tích thị trường thì Công ty chủ yếu đi vào dự báo nhu cầu đi lại, khối lượng hành khách, khối lượng hàng hoá trong tương lai. Vì vậy, công ty cần phải tăng cường đầu tư cho công tác dự báo: đầu tư về phương tiện máy móc phục vụ cho công tác dự báo, đào tạo các chuyên viên trong lĩnh vực dự báo...để nâng cao hiệu quả cho chất lượng của dự án. Đồng thời, cần khẳng định và phát huy vai trò chủ đạo trong thị trường hàng không dân dụng và quân sự, tăng cường vai trò chi phối ảnh hưởng trong quy hoạch hạ tầng cơ sở hàng không. Mở rộng thị trường giao thông, chú trọng mảng thị trường xây dựng nhà cửa dân dụng. Dần quan tâm phát triển sang các quan hệ với cá sở, tỉn, thành phố khác và các ban quản lý đầu tư; Hơn nữa, cần tăng cường hợp tác với tư vấn nước ngoài và các đơn vị giao thông trong nướcđể tạo thêm thế mạnh cạnh tranh và sản phẩm tư vấn chính; Thường xuyên nghiên cứu, đánh giá về thị trường, khách hàng để từ đó có nhữg chiến lược phát triển phù hợp; Chủ động nắm bắt về nhu cầu về dịch vụ tư vấn giám sát và nâng cao năng lực hoạt động giám sát công trình trong những năm tới đặc biệt là thầu phụ cho cá nhà thầu nước ngoài- đây là thị trường đầy tiềm năng. Tăng cường đa dạng hoá dạng sản phẩm : thi công, thử nghiệm công nghệ mới, vật liệu mới, trong xây dựng sân bay, đường. 2.2.2 Tăng cường khả năng phân tích tài chính dự án đầu tư Trên thực tế, hầu hết các dự án ở công ty ADCC chưa có được những phân tích tài chính sắc xảo. Một phần do đặc tính riêng của các công trình hàng không ( như đã nói ở trên), song cũng vì một phần năng lực còn hạn chế. Khi có ngày càng nhiều các công trình hàng không thiên về tính kinh tế như hiện nay thì công tác phân tích tài chính ngày càng được nhìn nhận là một chỉ tiêu vô cùng quan trọng. Có thể thấy, ngành hàng không Việt Nam khá non trẻ, vì vậy các công trình hiện nay vẫn gắn chặt với an ninh quốc phòng , song cũng đã có một số các công trình chỉ đơn thuần mang tính khai thác về mặt kinh tế. Nhưng khi đó, việc lập dự án lại được chuyển cho các công ty nước ngoài, và có một vài trường hợp công ty nước ngoài đó quay ngược lại các công ty trong nước thiết kế công trình – và đây chính là nguyên nhân gây lãng phí khá lớn. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu, cũng như để dự án được lập bởi công ty ngày càng hoàn chỉnh về mọi mặt bên cạnh tăng cường nguồn nhân lực cho kỹ thuật thì công ty nên chú ý đến việc nâng cao khả năng phân tích tài chính. Trong quá trình lập dự án, đơn vị lập cần chú ý đến một số chỉ tiêu tài chính để chủ đầu tư có thể thấy rõ nhất hiệu quả đồng vốn mà mình bỏ ra . Cụ thể : 2.2.2.1 Trước hết là vấn đề xác định tỷ suất triết khấu r vì hầu hết các dự án mà Công ty lập là những dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, và thường là những dự án lớn phải tiến hành trong thời gian dài nên không tránh khỏi những rủi ro trong quá trình thực hiện vì vậy khi tính tỷ suất triết khấu để tính chuyển các dòng tiền, cần phải tính toán đến yếu tố lạm phát và trượt giá để đảm bảo tính chính xác cho các kết quả tính toán. Công thức tính toán như sau: rlf =(1+r)(1+f) - 1 Trong đó: r : tỷ suất triết khấu khi chưa có lạm phát. f : tỷ lệ lạm phát. rlf: tỷ suất triết khấu có tính đến yếu tố lạm phát. 2.2.2.2. Bổ sung thêm các chỉ tiêu tính toán như : Thời gian hoàn vốn (T), tỷ lệ lợi ích trên chi phí (B/C), do xuất phát từ đặc điểm các dự án mà Công ty lập nghiên cứu khả thi thường phục vụ ngành hàng không nên việc bổ sung thêm chỉ tiêu B/C trong phân tích tài chính là cần thiết. Công thức tính toán: Tỷ số lợi ích - chi phí: Trong đó: Bi : doanh thu (hay lợi ích) năm i Ci : chi phí năm i PV(B) : giá trị hiện tại của các khoản thu PV© : giá trị hiện tại của các khoản chi. Dự án được chấp nhận khi B \ C >= 1, đây là chỉ tiêu rất phù hợp với các dự án phục vụ lợi ích công cộng như đường sá, cầu cống...Đây cũng là những mảng dự án mà công ty thường lập. Thời gian thu hồi vốn: Theo phương pháp cộng dồn: lợi nhuận thuần và khấu hao được cộng dồn từ năm bắt đầu sản xuất kinh doanh cho đến năm T khi tổng này bằng hoặc lớn hơn tổng vốn đầu tư ban đầu thì T là năm thu hồi vốn. Trong đó: T là năm thu hồi vốn đầu tư (W+D)i là khoản thu hồi lợi nhuận thuần và khấu hao năm i Ivo là tổng vốn đầu tư ban đầu Theo phương pháp trừ dần: là số vốn đầu tư còn lại chưa thu hồi được của năm i, phải chuyển sang năm i+1 để thu hồi tiếp. Khi => 0 thì i => T, T là thời gian thu hồi vốn. Cải tiến phương pháp xác định dòng tiền sau thuế. Các dự án trong ngành hiện nay được xây dựng theo nhiều loại biểu mẫu khác nhau. Số lượng các biểu mẫu thường lớn nhưng không bao quát được tính hình chung của dự án, các kết quả tính toán thường đơn giản, thiếu chính xác, không phản ánh trung thực tính khả thi của dự án. Trường hợp thường xẩy ra là cùng một dự án, cùng một nguồn số liệu, nhưng nếu tiến hành lập ở các đơn vị khác nhau thì cho kết quả khác nhau. Nguyên nhân là do không có sự thống nhất trong các xác định dòng tiền sau thuế, đôi khi các xác định quá phức tạp, vì vậy cần phải cải tiến phương pháp xác định dòng tiền sau thuế. Có thể tính toán theo cấu trúc bảng sau: TT Tiêu thức Năm 1 2 3 … … n 1 Đầu tư 2 Doanh thu 3 Chi phí hoạt động 4 Chi phí khấu hao 5 Chi phí khác 6 Nhu cầu vốn hoạt động 7 Thu nhập chịu thuế 8 Thuế phải nộp 9 Lợi nhuận sau thuế 10 Tăng vốn hoạt động 11 Dòng tiền sau thuế 2.2.2.3. âng cao chất lượng công tác thiết kế Công tác thiết kế xây dựng là một trong những nội dung chủ yếu trong các dự án đầu tư xây dựng, và nó đặc biệt quan trọng đối với các công trình hàng không. Khả năng tiết kiệm vốn đầu tư xây dựng trong giai đoạn này có nhiều và có thể thực hiện được dễ dàng. Nếu nghiên cứu chọn được phương án thiết kế kiến trúc và kết cấu tốt thì có thể tiết kiệm được 5-10%. Trong khi đó, khâu khi công xây lắp dù có kiểm tra, theo dõi chặt chẽ, quản lý tốt các định mức kinh tế kỹ thuật thì giỏi lắm cũng chỉ tiết kiệm được một vài phần trăm là cùng. Vì vậy, khi thực hiện thiết kế xây dựng cần chú ý một số nguyên tắc sau: Giải pháp thiết kế phải cụ thể hoá tốt nhất chủ trương đầu tư thể hiện ở bản dự án khả thi của chủ đầu tư. Giải pháp thiết kế phải phù hợp với các điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội và đường lối phát triển chung của đất nước, có vận dụng tốt kinh nghiệm của nước ngoài. Khi lập phương án thiết kế phải xem xét toàn diện các mặt kỹ thuật, kinh tế, tài chính, thẩm mỹ, bảo vệ môi trường, an toàn và quốc phòng, phải chú ý đến khả năng mở rộng và cải tạo sau này. Khi lập phương án thiết kế phải giải quyết tốt mâu thuẫn giữa các mặt: tiện nghi, bền chắc, kinh tế và đặc biệt chú ‎ý tới công tác an ninh quốc phòng. Phải tôn trọng trình tự chung của quá trình thiết kế phương án là trước hết phải đi từ vấn đề chung và sau đó mới đi vaò giải quyết các vấn đề cụ thể. Phải lập một số phương án để so sánh và lựa chọn phương án tốt nhất. Phải đảm bảo tính đồng bộ và hoàn chỉnh các giải pháp thiết kế, đảm bảo mối liên hệ ăn khớp giữa các bộ phận của thiết kế, giữa thiết kế và thực hiện xây dựng trên thực tế. Phải tận dụng các thiết kế mẫu để giảm chi phí thiết kế. Phải dựa trên các tiêu chuẩn, định mức thiết kế có cơ sở khoa học và tiến bộ, xác định đúng mức độ hiện đại của công trình được xây dựng. Phải cố gắng rút ngắn thời gian thiết kế để công trìng được thiết kế xong khỏi lạc hậu. Công trình hàng không có gắn bó chặt chẽ với công tác an ninh quốc phòng vì vậy công tác thiết kế càng trở nên quan trọng. Vì vậy, cần phải nâng cao hơn nữa công tác thiết kế ở công ty. 2.2.2.4 Nâng cao chất lượng phân tích hiệu quả kinh tế-xã hội Sản phẩm chủ yếu của Công ty là các dự án giao thông hàng không, các dự án này khi được thực hiện sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới mặt kinh tế-xã hội; vì vậy trong công tác lập dự án, Công ty cần nghiên cứu phân tích kỹ hơn về hiệu quả kinh tế-xã hội của dự án. Để làm tốt công tác này cần lập một hệ thống chỉ tiêu kinh tế xã hội để đánh giá. Trên giác độ vi mô gồm một số chỉ tiêu sau: Mức đóng góp cho ngân sách Số chỗ làm việc tăng thêm Mức tăng năng suất lao động sau khi có dự án Mức nâng cao trình độ nghề nghiệp của người lao động. Mức nâng cao trình độ quản lý. Các tác động đến môi trường sinh thái… Trên giác độ vĩ mô có thể tính một số chỉ tiêu sau: Giá trị gia tăng thuần tuý (NVA) Số lao động có việc làm do thực hiện dự án. Chỉ tiêu tác động của dự án đến phân phối thu nhập và công bằng xã hội. Từ những chỉ tiêu đó, cần phải xác định xem khi đưa công trình vào khai thác nó sẽ có những tác động về mặt kinh tế cụ thể ở mức độ nào? Để từ đó, chính phủ có được cái nhìn cụ thể mà đưa ra những chính sách phát triển trong tương lai được hiệu quả hơn. Như đã nói ở trên, các công trình giao thông hàng không có những đặc thù riêng, và nó có những tác động quan trọng đến các ngành khác vì vậy, nếu càng đánh giá được cụ thể tác động của nó đến nền kinh tế thì càng tốt. Đặc biệt, những đánh giá này sẽ ngày càng có ích khi những công trình đầu tư để kích cầu. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực Bổ sung vào đội ngũ của mình những chuyên gia có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm và ý thức gắn bó với sự nghiệp phát triển của công ty Nâng cao năng lực về công tác chuyên môn và ý thức trách nhiệm của cán bộ nhân viên, khuyến khích và cử các cán bộ trẻ hiện đang đảm nhận các công việc chuyên môn của Công ty tham gia các lớp học nâng cao trình độ cũng như mời các chuyên gia đầu ngành đến giảng dạy các chuyên đề về kiến trúc, kết cấu, hệ thống kỹ thuật điện, nước... Thu hút nhân tài: thông qua các biện pháp quảng cáo tuyên truyền về truyền thống sản xuất kinh doanh, về quy mô hoạt động, triển vọng phát triển của Công ty. Chế độ lương bổng đãi ngộ, tôn vinh những người hiền tài...sẽ thu hút được những nhân tài về cho Công ty. Có cơ chế chính sách tuyển chọn khách quan, chính xác nhằm tuyển dụng được những người có năng lực thực sự. Phát hiện nhân tài trong Công ty: cần phát hiện, trọng dụng những người có năng lực, bố trí họ vào đúng vị trí xứng đáng, phù hợp với năng lực sở trường của họ, phát huy thế mạnh của từng người vào công việc chung. Bồi dưỡng nhân tài: tạo môi trường thuận lợi để bồi dưỡng giáo dục rèn luyện, giúp đội ngũ cán bộ có kiến thức vững chắc trong quản lý cũng như sản xuất kinh doanh và thấm nhuần, nâng cao “đạo đức Tư vấn” Sử dụng đúng đắn nhân tài: những người có năng khiếu, có năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, phải được bố trí công việc hợp lý, sử dụng phù hợp với năng lực của từng người. Các biện pháp khuyến khích vật chất và tinh thần phải đồng bộ , tạo điều kiện để phát huy sáng tạo. Giải pháp này được coi là cần thiết cho các đơn vị tư vấn và các bộ phận lập dự án, khi năng lực chuyên môn của Tư vấn được nâng lên thì chất lượng dự án được lập cũng tăng lên và chi phí, thời gian lập cũng sẽ giảm đi. KẾT LUẬN Công ty ADCC là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, khảo sát thiết kế các công trình hàng không. Qua nhiều năm hoạt động, nhiều thế hệ cán bộ công nhân viên của Công ty đã góp công sức của mình trong sự nghiệp phát triển ngành thiết kế, xây dựng các công trình hàng không. Nhiều công trình do công ty ADCC Lập dự án đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Công ty đã khảo sát hàng trăm các công trình hàng không: quy hoạch sân bay, xây dựng các cảng hàng không. Có nhiều công trình không chỉ mang tính hiệu quả kinh tế, mà nó còn có cả nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc phòng. Ngày nay, trong điều kiện nền kinh tế thị trường phức tạp đầy biến động đặt ra cho Công ty nhiều thử thách và nhiệm vụ. Để giữ vững tính hiệu quả và phát triển ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty không ngừng tìm cách hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Đặc biệt là công tác lập dự án, bởi chất lượng của nó ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả và hiệu quả các dự án mà công ty lập. Vì vậy, trong thời gian tới Công ty cần từng bước đổi mới và hoàn thiện công tác này. Trên cơ sở kiến thức về lý luận và qua thời gian thực tập, trong chuyên đề đã đề cập một số vấn đề: + Vận dụng kiến thức đã học để phân tích đánh giá quá trình lập dự án tại Công ty tư vấn đầu tư và xây dựng, trên cơ sở xem xét dự án khả thi “ Xây dựng nhà ga hàng hóa cảng hàng không quốc tế Nội Bài ” ; + Trên cơ sở, phân tích, đánh giá, tôi đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác lập dự án ở công ty. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình kinh tế đầu tư - Trường Đại học kinh tế quốc dân Giáo trình lập và quản lý dự án - Trường ĐH KTQD Những điều cần biết khi sư dụng tư vấn - Lê Quang Huy ,NXB – XD Kỹ sư tư vấn - Nhà xuất bản Xây dựng Dự án nghiên cứu khả thi " Xây dựng nhà ga hàng hóa cảng hàng không quốc tế Nội Bài Báo cáo sản xuất kinh doanh của Công Ty các năm 2004 - 2006. Một số luận văn khoá trước. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxDT14.docx