Tài liệu Đề tài Công tác kế toán tài sản cố định với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại nhà máy thuốc lá Thăng Long: Lời Nói đầu
1
Để đứng vững trong guồng quay của nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải biết kinh doanh và kinh doanh có hiệu quả vì vậy vấn đề hiệu quả là vấn đề sống còn của bất kỳ doanh nghiệp nào.Muốn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh của doanh nghiệp mình. TSCĐ là bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân, là yếu tố quan trọng nhất của vốn kinh doanh, Hiệu quả sử dụng TSCĐ quyết định hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Vì vậy cần thiết phải xây dựng được chu trình quản lý TSCĐ một cách khoa học, góp phân cao hiệu quả sử dụng TSCĐ .
Sau một thời gian thực tập tại nhà máy thuốc lá Thăng Long em thấy được tầm quan trọng của vấn đề quản lý và sử dụng TSCĐ , cùng với việc tìm hiểu thực tế em chọn đề tài “ Công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại nhà máy thuốc lá Thăng Long”. Bài viết được chia thành 3 phần chính.
Phần I: Cơ sở lý luận của côn...
75 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1126 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Công tác kế toán tài sản cố định với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại nhà máy thuốc lá Thăng Long, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Nói đầu
1
Để đứng vững trong guồng quay của nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải biết kinh doanh và kinh doanh có hiệu quả vì vậy vấn đề hiệu quả là vấn đề sống còn của bất kỳ doanh nghiệp nào.Muốn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh của doanh nghiệp mình. TSCĐ là bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân, là yếu tố quan trọng nhất của vốn kinh doanh, Hiệu quả sử dụng TSCĐ quyết định hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Vì vậy cần thiết phải xây dựng được chu trình quản lý TSCĐ một cách khoa học, góp phân cao hiệu quả sử dụng TSCĐ .
Sau một thời gian thực tập tại nhà máy thuốc lá Thăng Long em thấy được tầm quan trọng của vấn đề quản lý và sử dụng TSCĐ , cùng với việc tìm hiểu thực tế em chọn đề tài “ Công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại nhà máy thuốc lá Thăng Long”. Bài viết được chia thành 3 phần chính.
Phần I: Cơ sở lý luận của công tác kế toán TSCĐ với việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp.
Phần II: Thực trạng công tác kế toán TSCĐ tại nhà máy thuốc lá Thăng Long.
Phần III: Đánh giá thực trạng kế toán TSCĐ tại nhà máy thuốc lá Thăng Long và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác TSCĐ tại Nhà máy thuốc lá Thăng Long.
Phần I
Cơ sở lý luận của công tác kế toán TSCĐ
với việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp
I- ý nghĩa và sự cần thiết phảI tổ chức hạch toán trong doanh nghiệp.
1.1- TSCĐ và đặc điiểm của tài sản cố định.
Tài sản cố định là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những tài sản của doanh nghiệp, TSCĐ là những tư liệu có giá trị lớn và có thời gian sử dụng dài. Theo quy định hiện nay của bộ tài chính thì TSCĐ phải thoã mãn 2 điều kiện sau:
- Có thời gian sử dụng từ một năm trở lên.
- Có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên.
Những tư liệu lao động thiếu một trong 2 tiêu chuẩn trên thì được coi là công cụ lao động nhỏ. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần có 3 yếu tố cơ bản: tư liệu lao động, đối tượng lao động , sức lao động.TSCĐ là cơ sở vật chất không thể thiếu đối với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, nó tham gia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Vì vậy việc tổ chức quản lý và hạch toán tài sản cố định đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, muốn tổ chức quản lý và hạch toán TSCĐ một cách hiệu quả cần nắm vững những đặc điểm sau của tài sản cố định.
- TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất vẫn giữ được hình thái ban đầu cho đến khi hư hỏng phải loại bỏ.
- Giá trị của TSCĐ bị hao mòn dần và chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.2- Yêu cầu quản lý TSCĐ trong doanh nghiệp.
Mục đích của hoạt động sản xuất kinh doanh của là lợi nhuận để đạt được lợi nhuận cao thì phải tối thiểu hoá chi phí. Để đạt được điều đó, quá trình sản xuất kinh doanh cần phải được định hướng và thực hiện theo những hướng đã định đó chính là chức năng quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh .
TSCĐ cũng cần được quản lý một cánh hợp lý nhằm tạo ra hiệu quả cao nhất. Quản lý TSCĐ cần đạt được những yêu cầu sau:
- Phải quản lý TSCĐ như là một yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, góp phần tạo ra năng lực sản xuất của đơn vị. Vì vậy kế toán phải cung cấp thông tin về tài sản cố định hiện có,việc tăng giảm TSCĐ và việc bố trí sắp xếp cho bộ phận sử dụng.
- Phải quản lý TSCĐ như là bộ phận vốn cơ bản, đầu tư dài hạn cho sản xuất kinh doanh, có tốc độ chu chuyển chậm tính bằng nhiều năm tài chính có độ rủi ro lớn. Do đó kế toán phải cung cấp những thông tin về các các loại vốn đã đầu tư cho tài sản cố định và chi tiết vốn đầu tư cho chủ sở hữu, phải biết được nhu cầu vốn cho đầu tư mới, cho cải tạo và sữa chữa TSCĐ.
- Phải quản lý phần giá trị TSCĐ đã sử dụng như một bộ phận chi phí của sản xuất kinh doanh với 2 mục đích: thu hồi vốn đầu tư hợp lý và phải đảm bảo khả năng bù đắp chi phí.
1.3- Sự cần thiết tổ chức hạch toán.
Yêu cầu quản lý TSCĐ rất cao trong khi đó các nghiệp vụ về TSCĐ xảy ra thường xuyên và có quy mô lớn thời gian phát sinh dài như: mua sắm, xây dựng, khấu hao sữa chữa... Vì vậy để đảm bảo việc ghi chép kịp thời chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và cung cấp những thông tin hữu hiệu nhất cho quản lý thì cần tổ chức hạch toán TSCĐ một cách khoa học.
Tổ chức hạch toán TSCĐ là quá trình tạo lập khối lượng công tác kế toán trên sổ chi tiết, sổ tổng hợp và báo cáo kế toán cho việc tăng giảm khấu hao theo yêu cầu quản lý của đơn vị nhà nước.
Hạch toán TSCĐ trong doanh nghiệp cần đảm bảo những yêu cầu sau:
1) Ghi chép phản ánh chính xác kịp thời mọi biến động về số lượng, giá trị tài sản.
2) Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh với mức độ hao mòn của TSCĐ và chế độ quy định.
3) Tham gia vào việc lập kế hoạch đầu tư, kế hoạch sũa chữa cải tạo liên quan đến TSCĐ hiện có.
4) Thiết kế hệ thống sổ chi tiết và phương pháp hạch toán chi tiết TSCĐ.
5) Thiết kế khối lượng công tác kế toán tổng hợp theo từng hình thức sổ kế toán.
6)Thiết kế hệ thống báo cáo thông tin về TSCĐ cho quản lý tài sản trên các mặt đầu tư hay tái đầu tư, tái đầu tư hay cải tạo nâng cấp, cải tạo nâng cấp hay sửa chữa lớn định kỳ, mức khấu hao và phưong pháp khấu hao như thế nào.
II. Phân loại đánh gía TSCĐ.
2.1- Phân loại TSCĐ.
TSCĐ trong doanh nghiệp có nhiều loại khác nhau được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau và được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Do vậy để thuận tiện cho việc quản lý, sử dụng và hạch toán TSCĐ cần sắp xếp TSCĐ theo từng nhóm và theo những tiêu thức đặc trưng nhất định. Thông thường có 4 cách phân loại sau.
2.1.1- Phân loại theo hình thái biểu hiện TCSĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.
2.1.1.1-TSCĐ hữu hình.
TSCĐ hữu hình là những tài sản được biểu hiện bằng hình thái vật chất cụ thể, bao gồm.
Loại1: Nhà cửa vật kiến trúc.
Là TSCĐ của doanh nghiệp được hình thành sau quá trình thi công, xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào , tháp nước, sân bãi các công trình trang trí cho nhà cửa, đường xá, cầu cống, đường xá, cầu tàu cầu cảng...
Loại 2: Máy móc thiết bị
Là toàn bộ các loại máy móc thiết bịdùng trong hoạt động kinh doannh của doanh nghiệp như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác ,dây chuyền công nghệ, những máy móc thiết bị đơn lẻ.
Loại 3: Phương tiện vận tải , thiết bị truyền dẫn.
Là các loại phương tiện vận tải gồm phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường không, đường ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống điện , đường ống nước, băng tải.
Loại 4: Thiết bị, dụng cụ quản lý.
Là những thiết bị , dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính phục vụ quản lý, thiết bị điện tử, thiết bị dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng, máy hút ẩm, hút bụi , chống mối mọt.
Loại5: Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/ hoặc cho sản phẩm.
Là vườn cây lâu năm như vườn cà phê, vườn chè, vườn cao su, vườn cây ăn quả, thảm cỏ ,thảm cây xanh và súc vật làm việc và/ hoặc cho sản phẩm như đàn voi đàn ngựa, đàn trâu bò.
2.1.1.2- TSCĐ vô hình.
Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất, phản ánh một lượng giá trị mà doanh nghiệp đã thực sự đầu tư xuất phát từ lợi ích hay đặc quyền đặc lợi của doanh nghiệp: chi phí thành lập doanh nghiệp,chi phí sưu tầm phát triển, quyền đặc nhượng, quyền khai thác bằng phát minh sáng chế, nhãn hiệu thương mại.
Phân loại theo hình thức này giúp cho người quản lý có một nhãn quan tổng thể về cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp. Đây là căn cứ quan trọng để xây dựng các quyết định đầu tư hoặc điều chỉnh phương hướng đầu tư cho phù hợp với tình hình thực tế.
Mặt khác nhà quản lý có thể dùng phương pháp phân loại naỳ để đề ra biện pháp quản lý tài sản, quản lý vốn tính toán khâú hao chính xác và hợp lý.
2.1.2-Phân loại theo quyền sở hữu.
Theo cách phân loại này tài sản được chia thành TSCĐ tự có và đi thuê .
2.1.2.1.-TSCĐ tự có.
TSCĐ tự có là những tài sản xây dựng, mua sắm hoặc chế tạo bằng nguồn vốn của doanh nghiệp do ngân sách cấp, do vay ngân hàng, nguồn vốn tự bổ sung, nguồn vốn liên doanh.
2.1.2.2- TSCĐ đi thuê ngoài.
Trong thời gian đi thuê đơn vị có quyền sử dụng theo chức năng của tài sản và có nghĩa vụ bảo quản, tu sửa và hoàn trả khi hết thời gian đi thuê TSCĐ đi thuê gồm:
+ Tài sản cố định thuê hoạt động:
Là những tài sản đơn vị đi thuê của đơn vị khác để sử dụng trong một thời gian nhất định theo hợp đồng ký kết.
+ TSCĐ đi thuê dài hạn: Thực chất đây là sự thuê vốn, là những tài sản cố định doanh nghiệp có quyền sử dụng, còn quyền sở hữu thuộc về doanh nghiệp nếu đã trả hết nợ .
Cách phân loại này giúp cho người quản lý xác định quyền sở hữu đối với tài sản của mình được hiểu là quyền định đoạt, quyền quản lý và quyền khai thác.
2.2.3-Phân loại theo nguồn hình thành.
Phân loại theo nguồn hình thành được chia thành.
+ TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn được cấp.
+ TSCĐ mua sắm , xây dựng bằng nguồn vốn vay.
+ TSCĐ được mua sắm , xây dựng bằng nguồn vốn tự bổ sung của đơn vị.
2.2.4. Phân loại theo tình hình sử dụng.
Theo cách phân loại này TSCĐ được phân thành.
+ TSCĐ hành chính sự nghiệp.
Là những TSCĐ được hình thành từ nguồn kinh phí sự nghiệp và sử dụng cho hoạt động sự nghiệp của đơn vị.
+TSCĐ phúc lợi:
Là những TSCĐ hình thành từ quỹ phúc lợi và sử dụng cho nhu cầu phúc lợi của doanh nghiệp.
+ TSCĐ không cần dùng.
Là những TSCĐ không phù hợp với chức năng hoạt động của doanh nghiệp đang làm thủ tục thanh lý, nhượng bán hoặc chuyển sang cho doanh nghiệp khác phương pháp phân loại theo tình hình sử dụng giúp người quản lý biết được một cách tổng quát tình hình sử dụng về số lượng và chất lượng TSCĐ hiện có vốn cố định còn tiềm tàng hay ứ đọng từ đó tạo điều kiện cho việc phân tích, kiểm tra đánh giá tiềm lực sản xuất cần khai thác.
2.2- Đánh giá TSCĐ.
Đánh giá TSCĐ là xác định giá trị ghi sổ của TSCĐ thông qua việc đánh giá TSCĐ chúng ta có thông tin tổng hợp về tổng giá trị TSCĐ.
Đây là điều kiện cần thiết để tổ chức hạch toán TSCĐ. Chỉ khi tính giá TSCĐ được chính xác thì mới phản ánh được việc tăng giảm và hạch toán TSCĐ theo đúng thực trạng hiện có.Trong hạch toán TSCĐ được phản ánh theo nguyên giá,giá trị hao mòn và giá trị còn lại.
2.2.1-Nguyên giá TSCĐ.
Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra để có TSCĐ cho đến khi đưa vào hoạt động bình thường như giá mua thực tế của TSCĐ, các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí lắp đặt, chạy thử, lãi tiền vay đầu tư cho TSCĐ khi chưa bàn giao và đưa vào sử dụng thuế và lệ phí trước bạ nếu có.
2.2.1.1- Xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình
+ TSCĐ loại mua sắm.
Nguyên giá TSCĐ loại mua sắm (kể cả mua cũ và mua mới ) baogồm: giá thực tế phải trả, lãi tiền vay đầu tư cho TSCĐ khi chưa đưa TSCĐ vào sử dụng, chi phí vận chuyển bốc dỡ tân trang trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng chi phí lắp đặt chạy thử lệ phí trước bạ nếu có.
+ TSCĐ loại đầu tư xây dựng.
Nguyên giá TSCĐ đầu tư xây dựng(cả tự làm và thuê ngoài) là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành, các chi phí khác có liên quan, và lệ phí trước bạ nếu có.
+TSCĐ được cấp được điều chuyển đến.
Nguyên giá TSCĐ được cấp được điều chuyển đến bao gồm: Giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ ở các đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển đến, hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của hội đồng giao nhận, và các chi phí tân trang, chi phí sửa chữa chi phí vận chuyển, bốc dỡ , lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ (nếu có) mà bên nhận TSCĐ phải chi ra trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng.
Riêng nguyên giá TSCĐ điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp là nguyên giá phản ánh ở đơn vị bị điều chuyển với bộ hồ sơ của TSCĐ đó. Đơn vị nhận TSCĐ căn cứ vào nguyên giá , số khấu hao luỹ kế, giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ và phản ánh vào sổ kế toán. Các chi phí có liên quan tới việc điều chuyển TSCĐ giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc không hạch toán vào tăng nguyên giá TSCĐ mà hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
+TSCĐ được cho, được biếu, được tặng, nhận vốn góp liên doanh, nhận lại vốn góp do phát hiện thừa.
Nguyên giá TSCĐ được biếu, được tặng nhận vốn góp liên doanh, nhận lại vốn góp do phát hiện thừa bao gồm: Giá trị theo đánh giá thực tế của hội đồng giao nhận, các chi phí tân trang, sửa chữa TSCĐ và các chi phí vận chuyển bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử , lệ phí trước bạ (nếu có) mà bên nhận phải chi ra trước khi đưa vào sử dụng.
2.2.1.2- Xác định nguyên giá TSCĐ vô hình:
+ Chi phí về đất sử dụng:
Là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra có liên quan trực tiếp đến đất sử dụng bao gồm: Tiền chi ra để có quyền sử dụng đất, chi phí cho đền bù giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ(nếu có)...(không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng công trình trên đất)
Trường hợp doanh nghiệp trả tiền thuê đất hàng năm hoặc định kỳ thì các chi phí này được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong các kỳ, không hạch toán vào nguyên giá TSCĐ.
+ Chi phí thành lập doanh nghiệp.
Là các chi phí thực tế có liên quan trực tiếp tới việc chuẩn bị cho sự khai sinh ra doanh nghiệp và được những người tham gia thành lập doanh nghiệp đồng ý coi như một phần vốn góp của mỗi người và được ghi trong điều lệ của doanh nghiệp bao gồm: Các chi phí cho công tác nghiên cứu thăm dò, lập dự án đầu tư thành lập doanh nghiêp, chi phí thẩm định dự án, họp thành lập.
+ Chi phí nghiên cứu phát triển là toàn bộ chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để thực hiện các công việc nghiên cứu , thăm dò, xây dựng các kế hoạch đầu tư dài hạn ....nhằm đem lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp.
+ Chi phí về bằng phát minh sáng chế bản quyền tác giả, mua bản quyền tác giả, nhận chuyển giao công nghệ... là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra cho các công trình nghiên cứu (bao gồm cả chi cho sản xuất thử nghiệm, chi cho công tác kiểm nghiệm, nghiệm thu của nhà nước), được nhà nước cấp bằng phát minh sáng chế , bản quyền tác giả, hoặc cả chi phí để doanh nghiệp mua lại bản quyền tác giả bản quyền nhãn hiệu, chi cho việc nhận chuyển giao công nghệ từ các tổ chức và cá nhân... mà các chi phí này có tác dụng phục vụ trực tiếp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Chi phí về lợi thế kinh doanh là khoản chi cho phần chênh lệch doanh nghiệp phải trả thêm.
Chênh lệch phải trả thêm= Giá mua- giá trị của tài sản theo đánh giá thực tế.
Khi doanh nghiệp đi mua nhận sáp nhập , hợp nhất một doanh nghiệp khác. Lợi thế này được hình thành bởi ưu thế về vị trí kinh doanh về danh tiếng và uy tín với bạn hàng về trình độ tay nghề của đội ngũ người lao động về tài điều hành và tổ chức ban quản lý của doanh nghiệp đó.
2.2.1.3- Xác định nguyên giá TSCĐ thuê tài chính.
Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê như đơn vị chủ sở hữu tài sản bao gồm: Giá mua thực tế, các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, các chi phí sữa chữa tân trang trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng, chi phí lắp đặt chạy thử lệ phí trước bạ nếu có.
Phần chênh lệch giữa tiền thuê TSCĐ phải trả cho đơn vị cho thuê và nguyên giá TSCĐ đó được hạch toán vào chi phí kinh doanh phù hợp với thời hạn hợp đồng thuê tài chính.
III- Hạch toán chi tiết TSCĐ.
Để quản lý và sử dụng TSCĐ một cách hiệu quả thì công tác hạch toán chi tiết TSCĐ không thể thiếu được. Thông qua hạch toán chi tiết kế toán cung cấp những chỉ tiêu quan trọng về cơ cấu TSCĐ, tình hình phân bổ TSCĐ, số lượng và tình trạng chất lượng của TSCĐ...
Nội dung chính của công tác hạch toán chi tiết TSCĐ.
+ Đánh số TSCĐ.
Là việc quy định mỗi TSCĐ một số hiệu tương ứng theo những nguyên tắc nhất định. Việc đánh số TSCĐ được được tiến hành theo từng đối tượng TSCĐ. Mỗi đối tượng ghi TSCĐ không phân biệt đang sử dụng hay dự trữ đòi hỏi phải có số hiệu riêng. Số hiệu của mỗi đối tượng ghi TSCĐ không phân biệt đang sử dụng hay dự trữ đòi hỏi phải có số hiệu riêng. Số hiệu của mỗi đối tượng ghi TSCĐ không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng hay bảo hành tại đơn vị.
+ Tổ chức chi tiết TSCĐ ở bộ phận kế toán của doanh nghiệp và tại các đơn vị bộ phận sử dụng TSCĐ.
3.1-Hạch toán chi tiết tăng TSCĐ.
Mọi trường hợp tăng TSCĐ doanh nghiệp đều phải lập ban kiểm nghiệm TSCĐ, đồng thời cùng bên giao nhận lập “Biên bản giao nhận TSCĐ”.
Biên bản giao nhận TSCĐ phải được lập thành 2 bản, có đủ chữ ký của bên giao, bên nhận và giám đốc doanh nghiệp, bên giao giữ một bản, doanh nghiệp giữ một bản chuyển về phòng kế toán cùng với lý lịch và các tài liệu kỹ thuật, các chứng từ có liên quan. Tại phòng kế toán, căn cứ vào hồ sơ TSCĐ, kế toán mở thẻ hoặc sổ để hạch toán chi tiết TSCĐ.
Thẻ hoặc sổ để hạch toán chi tiết được mở để theo dõi từng đối tượng tài sản riêng biệt hoặc nhóm tài sản cùng loại theo mẫu quy định. Thẻ hoặc sổ TSCĐ được ghi chép những chỉ tiêu đặc trưng cho đối tượng TSCĐ như : Tên TSCĐ, ký mã hiệu, mã hiệu, quy cách, số hiệu , tên nước sản xuất... và tình hình sử dụng TSCĐ, tình hình về giá trị hao mòn của TSCĐ.
Thẻ lập xong phải được đăng ký vào sổ đăng ký thẻ TSCĐ, thẻ đăng ký TSCĐ được sắp xếp bảo quản trong hòm thẻ TSCĐ và giao cho cán bộ kế toán TSCĐ giữ ghi chép và theo dõi.
Ngoài ra để hạch toán TSCĐ theo từng địa điểm sử dụng, công dụng và nguồn vốn hình thành của TSCĐ, kế toán còn phải mở sổ chi tiết TSCĐ.
3.2 -Hạch toán chi tiết giảm TSCĐ.
Căn cứ vào chứng từ giảm TSCĐ kế toán phản ánh, ghi chép vào thẻ TSCĐ và sổ chi tiết TSCĐ.
Đơn vị Mẫu số 01-TSCĐ
Địa chỉ Ban hành theo QĐ số 186-CĐKT
Ngày 14/3/1995 của bộ tài chính
Biên bản giao nhận TSCĐ
Số …
Nợ :
Có:
Căn cứ vào quyết định số ngày tháng năm về việc bàn giao TSCĐ .
Bên giao nhận TSCĐ .
- Ông, bà: Nguyễn văn A Chức vụ : Đại diện bên nhận
- Ông bà: Hà Trọng B Chức vụ: Đại diện bên giao
Đại điểm giao nhận TSCĐ :
Xác nhận việc giao nhận TSCĐ như sau.
Số TT
Tên, ký mã hiệu qui cách
Số hiệu TSCĐ
Nước sản xuất (xây dựng)
Năm sản xuât
Năm đưa vào sử dụng
Công suất thiết kế
Tính nguyên giá TSCĐ
Hao mòn TSCĐ
Tài liệu
kỹ thuật
Gía mua
Cước phí vận chuyển
Chi phí chạy thử
Nguyên giá TSCĐ
Tỷ lệ hao mòn %
Số hao mòn đã trích
kèm theo
A
B
C
D
1
2
3
4
5
6
7
8
9
E
Cộng
x
x
x
x
x
x
x
Số thị trường
Tên qui cách dụng cụ, phụ tùng
Đơn vị tính
Số lượng
Giá trị
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người nhận Người giao
(Ký, họ tên) (Ký họ, tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Đơn vị Thẻ Tàì sản cố định
Địa chỉ Số
Ngày tháng năm lập thẻ
Kế toán trưởng
( ký, họ tên)
Căn cứ vào biên bản giao nhận số ngày tháng năm
Tên, ký mã hiệu TSCĐ Số hiệu TSCĐ
Nước sản xuất: Năm sản xuất:
Công suất (diện tích thiết kế)
Đình chỉ sử dụng ngày... tháng... năm... Lý do đình chỉ...
SHCT
Nguyên giá TSCĐ
Giá trị hao mòn TSCĐ
Ngày, tháng, năm
Diễn giải
Nguyên giá
Năm
Giá trị hao mòn
Cộng dồn
Số TT
Tên, qui cách, dụng cụ, phụ tùng
Đơn vị tính
Số lượng
Giá trị
A
B
C
1
2
Ghi giảm TSCĐ chứng từ số ... ngày ... tháng... năm
Lý do giảm
IV- Công tác kế toán tổng hợp tình hình biến động TSCĐ.
Hạch toán tổng hợp TSCĐ là việc ghi chép phản ánh giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và hiện trạng của TSCĐ, kiểm tra việc giữ gìn sử dụng, bảo dưỡng TSCĐ và kế hoạch đổi mới trong doanh nghiệp, tính toán phân bổ chính xác số khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh, tham gia lập kế hoạch sữa chữa TSCĐ và lập chi phí sửa chữa. Qua đó cung cấp thông tin về vốn kinh doanh của doanh nghiệp tình hình sử dụng vốn và bảo quản TSCĐ thể hiện qua cân đối cũng như là căn cứ để tính hiệu quả kinh tế quốc dân.
4.1-Các tài khoản chủ yếu sử dụng.
- TK211: Tài sản cố định hữu hình.
TK này dùng để phản ánh giá trị hiện có và biến động tăng giảm của toàn bộ TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp.
Bên nợ: -Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng tài sản cố định hữu hình theo nguyên giá (mua sắm, xây dựng, cấp phát)
Bên có: Phản ánh nghiệp vụ làm giảm TSCĐ hữu hình theo nguyên giá (thanh lý, nhượng bán, điều chuyển)
Dư nợ: Nguyên giá TSCĐ hiện có.
TK211 chi tiết thành 6 tiểu khoản.
TK 2112-Nhà cửa, vật kiến trúc.
TK2113- Máy móc, thiết bị.
TK2114- Phương tiện vận tải, truyền dẫn.
TK 2115- Thiết bị dụng cụ quản lý.
TK2116-Cây lâu năm ,súc vật làm việc cho sản phẩm.
TK2118- TSCĐ khác.
- TK212: TSCĐ thuê tài chính.
TK này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của toàn bộ TSCĐ thuê taì chính của đơn vị.
Bên nợ: Nguyên giá TSCĐ đi thuê tài chính tăng.
Bên có: Nguyên giá của TSCĐ đi thuê giảm do chuyển trả lại cho bên thuê khi hết hạn hợp đồng hoặc mua lại TSCĐ của doanh nghiệp.
Dư nợ: Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính hiện có.
- TK213:TSCĐ vô hình.
Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình biến động của TSCĐ vô hình theo nguyên giá.
Bên nợ: Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng thêm.
Bên có: Nguyên giá TSCĐ giảm trong kỳ.
Dư nợ: TSCĐ vô hình hiện có.
- TK213 chi tiết thành 6 khoản
TK2131- Quyền sử dụng đất.
TK2132- Chi phí thành lập doanh nghiệp.
TK2133-Bằng phát minh sáng chế.
TK2134- Chi phí nghiên cứu phát triển.
TK2135- Chi phí về lợi thế thương mại.
TK2138- TSCĐ vô hình khác.
- TK214: Hao mòn TSCĐ .
Bên nợ: Phản ánh chi phí phát sinh trong kỳ.
Bên có: Quyết toán chi phí xây dựng cơ bản dở dang.
Dư nợ: Chi phí xây dựng cơ bản dở dang.
- TK001: Tài sản thuê ngoài- Tài khoản này ghi đơn
Bên nợ: Giá trị tài sản thuê nhận vào.
Bên có : Giá trị thuê trả lại cho bên nhận.
Dư nợ: Giá trị tài sản thuê ngoài hiện còn của doanh nghiệp.
- TK 009: Nguồn vốn khấu hao- TK ghi đơn.
Bên nợ: Mức vốn khấu hao TSCĐ trong kỳ.
Bên có: Nộp khấu hao hoặc đầu tư tài chính.
Dư nợ: Phản ánh khấu hao hiện có của doanh nghiệp.
Hạch toán biến động TSCĐ hữu hình.
4.2- Hạch toán biến động TSCĐ hữu hình.
4.2.1- Thủ tục và hồ sơ.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, TSCĐ của doanh nghiệp thường xuyên biến động. Để quản lý tốt TSCĐ, kế toán cần theo dõi chặt chẽ, phản ánh mọi trường hợp biến động tăng giảm của TSCĐ.
Mỗi khi có tăng giảm thêm, doanh nghiệp phải thành lập ban nghiệm thu, kiểm nhận TSCĐ. Ban này có nhiệm vụ nghiệm thu và cùng với đơn vị đại diện đơn vị giao TSC lập ”Biên bản giao nhận TSCĐ”. Biên bản này lập cho từng đối tượng TSCĐ.Với những TSCĐ cùng loại, giao cùng một lúc do cùng một đơn vị chuyển giao thì có thể lập chung một biên bản. Sau đó phòng kế toán phải sao cho mỗi đối tượng một bản để lưu vào hồ sơ riêng.
Hồ sơ đó bao gồm biên bản giao nhận TSCĐ, các bản sao tài liệu kỹ thuật, các hoá đơn, giấyvận chuyển bốc dỡ. Phòng kế toán giữ lại một bản để làm căn cứ hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết TSCĐ.
Căn cứ vào hồ sơ, phòng kế toán mở thẻ để hạch toán chi tiết TSCĐ theo mẫu thống nhất. Thẻ TSCĐ được lập một bản và được để lại ở phòng kế toán để theo dõi, phản ánh diễn biến phát sinh trong quá trình sử dụng. Toàn bộ thẻ TSCĐ được bảo quản tập trung tại hòm thẻ, trong đó chia làm nhiều ngăn để xếp thẻ theo yêu cầu phân loại TSCĐ. Mỗi nhóm này được lập chung một phiếu để hạch toán tăng giảm hàng tháng trong năm.
Thẻ TSCĐ sau khi được lập xong phải đưỡc đăng ký vào sổ TSCĐ. Sổ này lập chung cho toàn doanh nghiệp một quyển và cho từng đơn vị sử dụngTSCĐ mỗi nơi một quyển và cho từng đơn vị sử dụng TSCĐ mỗi nơi một quyển để theo dõi (từng phân xưởng từng phòng ban)
4.2.2- Hạch toán biến động tăng TSCĐ hữu hình.
TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp tăng do rất nhiều nguyên nhân như tăng do mua sắm, xây dựng,cấp phát...Kế toán căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để ghi sổ cho phù hợp.
4.2.2.1.- Tăng do mua sắm.
Căn cứ vào các chứng từ mua TSCĐ như hoá đơn, phiếu chi kế toán xác định nguyên giá, lập hồ sơ TSCĐ, và ghi sổ. Đồng thời kết chuyển nguồn vốn nếu sử dụng các quỹ chuyên dùng để mua sắm TSCĐ.
1) Ghi tăng nguyên giá.
Nợ TK211 :Nguyên giá
Nợ TK1331: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK331: Tổng số tiền thanh toán chưa trả người bán
Có TK: 111,112:Thanh toán ngay.
2) Kết chuyển nguồn vốn tương ứng.
Nợ TK441: Đầu tư bằng vốn XDCB
Nợ TK4312: Đầu tư bằng quỹ phúc lợi.
Có TK 411: Nếu dùng TSCĐcho kinh doanh.
CóTK4313: TSCĐ dùng cho quỹ phúc lợi.
- Nghiệp vụ mua sắm thông qua lắp đặt.
1) Tập hợp chi phí thực tế
Nợ TK241: Tập hợp chi phí thực tế
Nợ TK133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK331,341,111,112 Các tài khoản liên quan.
2) Khi hoàn thành nghiệm thu đưa vào sử dụng.
Nợ TK211
Có TK241
3) Kết chuyển nguồn vốn (như trường hợp trên)
4.2.2.2- Tăng do xây dựng cơ bản bàn giao.
- Khi tiến hành XDCB hoặc tập hợp các dự án nghiên cứu kinh tế, kế toán ghi:
Nợ TK 2412 Tập hợp chi phí xây dựng cơ bản
Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,112,331,341 Có các TK liên quan
- Khi công trình xây dựng cơ bản xây dựng cơ bản đã hoàn thành căn cứ vào quyết toán công trình ghi trên biên bản giao nhận và biên bản nghiệm thu công trình, kế toán ghi.
Nợ TK 211 Nguyên giá
Có TK 2412 Chi phí XDCB.
4.2.2.3- Tăng TSCĐ do đơn vị liên doanh đóng góp.
Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ, căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ, căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ, căn cứ vào giá trị giao nhận TSCĐ, căn cứ vào giá trị TSCĐ được các bên tham gia liên doanh đánh giá và các chi phí khác nếu có kế toán ghi
Nợ TK 211 Nguyên giá
Có TK 411 Trị giá vốn góp
4.2.2.4- Tăng TSCĐ do nhận vốn góp liên doanh.
Căn cứ vào giá trị TSCĐ do hai bên liên doanh đánh giá khi bàn giao để ghi tăng TSCĐ và ghi giảm vốn liên doanh.
1) Phản ánh nguyên giá nhận về.
Nợ TK 211 Nguyên giá
Có TK 222 Liên doanh dài hạn
Có TK 128 Liên doanh ngắn hạn.
2) Chênh lệch giữa vốn góp và giá trị còn lại
Nợ TK 111,112,138,152
Có Tk 222,128
4.2.2.5- Tăng do đánh giá lại tài sản
1) Tăng do đánh giá lại tài sản.
Nợ TK 211
Có TK 412
2) Phần chênh lệch hao mòn.
Nợ TK 412
Có TK 214
4.2.2.6- TSCĐ phát hiện thừa.
Căn cứ vào nguyên nhân thừa cụ thể để ghi sổ cho phù hợp.
- Nếu TSCĐ đó đang sử dụng cần trích bổ sung khấu hao.
Nợ TK 211 Nguyên giá
Có TK 214 Hao mòn
Có TK 3381.
4.2.3- Hạch toán tình hình biến động giảm TSCĐ hữu hình.
TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó chủ yếu do nhượng bán, thanh lý...
4.2.3.1- Giảm do thanh lý.
TSCĐ thanh lý là những TS hư hỏng, không sử dụng được mà doanh nghiệp xét thấy không thể ( hoặc có thể ) sửa chữa để khôi phục hoạt động. Nhưng không có lợi về mặt kinh tế hoặc những TSCĐ lạc hậu về mặt kỹ thuật không phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh mà không thể nhượng bán được.
1) Xoá sổ TSCĐ.
Nợ TK 811 Giá trị còn lại
Nợ TK 214 Giá trị hao mòn
Có TK 211 Nguyên giá
2) Số thu hồi về thanh lý
Nợ TK 111,112 Thu hồi bằng tiền mặt
Nợ TK 152,153 Thu hồi bằng tiền mặt
Nợ TK 131,138 Phải thu ở người mua
Có TK 711 Thu nhập từ hoạt động thanh lý
Có TK 3331 Thuế GTGT phải nộp
3) Tập hợp chi phí thanh lý
Nợ TK 811 Chi phí thanh lý
Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,112,331,334
4.2.3.2- Nhượng bán TSCĐ
1) Xoá sổ TSCĐ ( như trường hợp thanh lý )
2) Doanh thu nhượng bán.
Nợ TK 111,112,131 Tổng hợp thanh toán
Có TK 711 Doanh thu nhượng bán
Có TK 3331 Thuế GTGT phải nộp
3) Chi phí nhượng bán (như trường hợp bán)
4.2.3.3- Giảm do chuyển thành công cụ dụng cụ nhỏ
Kế toán căn cứ vào giá trị còn lại của TSCĐ để ghi bút toán cho phù hợp.
- Nếu giá trị còn lại nhỏ, kế toán phân bổ vào chi phí kinh doanh.
Nợ TK 214 Giá trị mòn luỹ kế
Nợ TK 627 Tính vào chi phí sản xuất chung.
Nợ TK 641 Tính vào chi phí bán hàng
Nợ TK 642 Tính vào chi phí quản lý
Có TK 211 Nguyên giá
4.2.3.4- Giảm do góp vốn liên doanh bằng TSCĐ
Nợ TK 222 Giá trị góp vốn liên doanh dài hạn
Nợ TK 128 Giá trị góp vốn liên doanh ngắn hạn
Nợ TK 214 Giá trị hao mòn
Nợ TK 412 Phần chênh lệch
Có TK 211 Nguyên giá
4.2.3.5- Trả lại TSCĐ cho các bên tham gia liên doanh.
1) Xoá sổ TSCĐ
Nợ TK 411 Giá trị còn lại
Nợ TK 214 Giá trị hao mòn
Nợ TK 412 Phần chênh lệch
Có TK 211 Nguyên giá.
2) Thanh toán nốt số vốn liên doanh còn lại.
Nợ TK 411: Chi tiết vốn liên doanh
Có TK 111,112,338 Phần chênh lệch giữa GTCL vốn góp liên doanh.
4.2.3.6- Thiếu mất phát hiện trong kiểm kê
Mọi trường hợp mất mát đều phải truy cứu trách nhiệm, nguyên nhân. Căn cứ vào “Biên bản kiểm kê TSCĐ” và kết luận của hội đồng kiểm kê để để hạch toán chính xác
Nợ TK 214 Giá trị hao mòn
Nợ TK 138,334 Giá trị cá nhân phải bồi thường
Nợ TK 411 Nguồn vốn kinh doanh
Nợ TK 821 Chi phí bất thường ( nếu doanh nghiệp bị tổn thất)
Có TK 211 TSCĐ hữu hình( Nguyên giá)
412
(10)
TK 111,112,332,341
TK 211
TSCĐ hữu
hình tăng
theo
nguyên
giá
TSCĐ hữu
hình tăng
theo
nguyên
giá
(10)
(1)
TK 113
(2)
TK 411
(3)
TK 241
(4)
TK 222,228
(5)
TK 111,112
TK 811
TK 411
TK 214
TK 111,131,152
TK 711
TK 3331
TK 214
TK 222,228
TK 214
(9')
(8')
(7')
(6')
(5')
(4')
(3')
(2')
(1')
Kế toán tăng, giảm TSCĐ hữu hình tại doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ
Chú giải sơ đồ :
(1)- Mua TSCĐ hữu hình
(2)- Thuế GTGT của tài sản mua phải nộp
(3)- TSCĐhữu hình được cấp được tặng hay nhận vốn góp liên doanh .
( 4)- XDCB hoàn thành bàn giao
(5)- Nhận lại TSCĐ góp liên doanh hoặc cho thuê tài chính.
( 1’)- TSCĐ hữu hình giảm do khấu hao hết.
(2’)- Góp vốn liên doanh hoặc cho thuê tài chính
(3’)- Giá trị hao mòn của tài sản thanh lý nhượng
(6’)- Trả lại vốn góp liên doanh
(7’)- Giá trị hao mòn của tài sản liên doanh
(8’)- Thu nhập của hoạt động thanh lý nhượng bán
(9’)- Thuế GTGT phải nộp
(10)- Thuế GTGT trực tiếp của TSCĐ
4.3- Kế toán đi thuê và cho thuê TSCĐ.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh để khắc phục tình trạng thiếu vốn đầu tư mua sắm TSCĐ hoặc để phục vụ nhu cầu kinh doanh nhất thời các doanh nghiệp có thể đi thuê TSCĐ . Tuỳ thuộc vào thời gian và điều kiện cụ thể, việc đi thuê (hoặc cho thuê) được phân thànhcho thuê tài chính và cho thuê hoạt động.
4.3.1- TSCĐ thuê tài chính.
- Các TSCĐ coi là TSCĐ thuê tài chính phải thoả mãn một trong các điều kiện sau:
+ Quyền sở hữu TSCĐ thuê tài chính phải chuyển cho bên đi thuê khi hết hạn hợp đồng
+ Hợp đồng cho phép bên đi thuê được lựa chọn TSCĐ thuê với giá thấp hơn giá trị thực tế của TSCĐ tại thời điểm mua lại.
+ Thời hạn cho thuê một loại tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản thuê
+ Giá trị hiện tại của khoản chi theo hợp đồng ít nhất phải bằng 90% giá trị của TSCĐ thuê.
Căn cứ vào hợp đồng cho thuê TSCĐ và biên bản bàn giao TSCĐ kế toán ghi sổ cho phù hợp.
4.3.1.1- Tại đơn vị đi thuê .
Bên đi thuê phải ghi sổ TSCĐ theo nguyên giá tại thời điểm thuê tương đương giá mua trên thị trường coi như là TSCĐ đi mua. Đồng thời phản ánh toàn bộ số tiền phải trả theo hợp đồng thuê như một khoản nợ dài hạn. Định kỳ thanh toán tiền cho thuê theo hợp đồng. Trong quá trình sử dụng bên đi thuê phải tiến hành trích khấu hao cũng như phân bổ lãi đi thuê và chi phí kinh doanh. Theo qui định hiện hành, doanh nghiệp đi thuê hạch toán vào chi phí kinh doanh số tiền phải trả do hợp đồng thuê từng kỳ.
- Nhận TSCĐ thuê tài chính.
Nợ TK 212 –TSCĐ thuê tài chính
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 342 Nợ dài hạn
- Căn cứ vào hoá đơn dịch vụ thuê tài chính từng kỳ, kế toán xác định số tiền phải trả kỳ nàycho bên cho thuê tài chính trên cơ sơ đó tính và xác định số lãi thuê phải trả kỳ này công nợ dài hạn đã đến hạn trả
Nợ TK 342- Nợ dài hạn (Tổng số tiền thuê phải trả kỳ này(-) trừ lãi tiền thuê phải trả.
Nợ Tk 642 Lãi tiền thuê phải trả kỳ này
Có TK 315 Tổng số tiền thuê phải trả kỳ này.
- Khi trả tiền thuê tài sản cố định cho bên cho thuê kế toán ghi
Nợ TK 315 Tổng số tiền thuê phải trả
Có TK 111,112.
- Phí cam kết sử dụng vốn phải trả cho bên cho thuê tài chính,ghi.
Nợ TK 642 Phí cam kết sử dụng vốn
Có TK 342 Nợ dài hạn
Có TK 111.112
- Cuối kỳ kế toán trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính vào chi phí sản xuất kinh doanh theo quy định
Nợ TK 627,641,642 Các chi phí có liên quan
Có TK 2412 Hao mòn TSCĐ đi thuê
- Khi trả lại TSCĐ thuê taì chính cho bên cho thuê kế toán ghi
Nợ TK 214 Hao mòn TSCĐ
Có TK 212 TSCĐ thuê tài chính
- Trường hợp chuyển quyền sở hữu ghi chuyển TSCĐ thuê tài chính thành tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp kế toán ghi
Nợ TK 211 TSCĐ hữu hình
Có TK 212 TSCĐ thuê tài chính
- Đồng thời ghi kết chuyển giá trị hao mòn
Nợ TK 2142 Hao mòn TSCĐ đi thuê
Có TK 2141 Hao mòn TSCĐ hữu hình
- Trong trường hợp phải chi thêm tiền để mua lại TSCĐ thì đồng thời với việc ghi chuyển TSCĐ hữu hình thuê tài chính thành TSCĐ hữu hình thuộc sở hữu của doanh nghiệp, kế toán còn phải phản ánh thêm giá trị thêm tăng thêm của TSCĐ mua lại. Căn cứ vào hoá đơn dịch vụ cho thuê tài chính và các chứng từ có liên quan , kế toán ghi
Nợ TK 211 TSCĐ hữu hình
Có TK 111,112
4.3.1.2- Tại đơn vị cho thuê
Về thực chất TSCĐ cho thuê vẫn thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê, bởi vậy kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi cả về hiện vật và giá trị của TSCĐ cho thuê. Đồng thời, phản ánh số tiền thu từng kỳ về cho thuê. Số khấu hao TSCĐ cho thuê được tính tương ứng với số năm thu được tiền thuê. Trường hợp số năm trả tiền thuê bằng hoặc vượt quá thời hạn sử dụng TSCĐ thì chi phí khấu hao tính theo thời gian sử dụng. Giá trị tài sản cho thuê hạch toán vào khoản đầu tư tài chính dài hạn.
- Phản ánh giá trị tài sản đầu tư cho thuê tài chính, ghi
Nợ TK 228 Đầu tư dài hạn khác
Nợ TK 214 Hao mòn TSCĐ
Có TK 211 TSCĐ hữu hình
- Khi thu tiền cho thuê TSCĐ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế
Nợ TK 111,112,138 Tổng giá thanh toán
Có TK 711 Thu nhập hoạt động tài chính
Có TK 3331 Thuế GTGT phải nộp
- Khi thu tiền cho thuê tài sản cố định không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp kế tan ghi
Nợ TK 111,112,138
Có TK 711
- Định kỳ phản ánh giá trị TSCĐ đầu tư cho thuê cần phải thu hồi trong quá trình đầu tư, coi đây là một khoản chi phí đầu tư.
Nợ TK 811 Chi phí hoạt động tài chính
Có TK 228 Đầu tư hoạt động tài chính khác
- Nếu chuyển quyền sở hữu hoặc bán TSCĐ cho bên đi thuê khi kết thúc hợp đồng kế toán ghi
Nợ TK 811 Chi phí hoạt động tài chính
Có TK 228 Đầu tư dài hạn khác
- Phản ánh tổng số tiền thu được khi thực hiện việc chuyển quyền sở hữu
Nợ TK 111,112,131.
Có TK 3331 Thuế GTGT phải nộp
Có TK 711 Thu nhập hoạt động tài chính
- Nhận lại TSCĐ khi kết thúc thời hạn cho thuê hợp đồng
Nợ TK 211 Tài sản cố định hữu hình
Có TK 228 Đầu tư dài hạn khác
- Đối với hoạt cho thuê tài sản có nhận trước tiền thuê của nhiều năm thì doanh thu của từng năm là tổng số tiền cho thuê chia cho số năm cho thuê tài sản, ghi.
- Nhận tiền của khách hàng trả trước về hoạt động cho thuê tài sản.
Nợ TK 111,112 Tổng số tiền nhận trước
Có TK 3387 Doanh thu nhận trước
Có TK 3331 Thuế GTGT phải nộp
- Đồng thời tính và kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán
Nợ TK 3387 Doanh thu nhận trước
Có TK 511 Doanh thu bán hàng
- Sang kỳ kế toán sau, tính và kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán .
Nợ TK 3387 Doanh thu nhận trước
Có TK 511 Doanh thu bán hàng
- Nếu xảy ra trường trường hợp trả lại cho khách hàng về số tiền cung cấp dịch vụ về cho thuê tài sản không thực hiện ghi.
Nợ TK 3387 Doanh thu nhận trước
Có TK 531 Doanh thu hàng bán bị trả lại.
Có TK 3331 Thuế GTGT phải nộp
TK 111,112
TK 315
TK 342
TK 433
TK 212
(2)
(1)
TK 642
(4)
TK 211
TK 214
TK 641,642,627
(7)
(6)
(8)
(5)
(3)
(9)
Sơ đồ : Hạch toán TSCĐ thuê tài chính tại đơn vị đi thuê
(1) - Giá trị TSCĐ thuê tài chính.
(2) - Thuế GTGT được khấu trừ.
(3) - Số tiền thuê phải trả kỳ này.
(4) - Lãi thuê phải trả kỳ này.
(5) - Trả tiền thuê TSCĐ.
(6) - Hao mòn TSCĐ thuê TC.
(7) - Trả lại TSCĐ thuê TC khi hết hạn hợp đồng.
(8) - Mua TSCĐ thuê TC khi kết thúc hợp đồng.
(9)-Phí cam kết sử dụng vốn
TK 511
TK 211,213
TK 228
TK 218
(6)
(1)
TK 3387
TK 214
(2)
TK 811
(5)
TK 111,112
(7)
(9)
TK 3331
(8)
TK 711
TK 3331
TK 111,112,138
(3)
(4)
Sơ đồ: Hạch toán TSCĐ tại đơn vị cho thuê.
(1) – Giá trị TS cho thuê.
(2) – Giá trị hao mòn của TS cho thuê.
(3) – Thu nhập của hoạt động cho thuê hoặc thu nhập khi thực hiện chuyển quyền sở hữu.
(4) – Thuế GTGT phải nộp của TSCĐ cho thuê.
(5) – Chi phí hoạt động tài chính.
(6) – Nhận lại TSCĐ cho thuê.
(7) – Doanh thu nhận trước.
(8) – Thuế GTGT phải nộp của TSCĐ cho thuê TC có DT nhận trước nhiều năm.
(9) – Kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán
4.3.2- Thuê hoạt động.
TSCĐ thuê hoạt hoạt là TSCĐ thuê không thaoả mãn một trong 4 điều kiện về thuê tài chính, khi thuê xong TSCĐ được giao cho bên cho thuê.
4.3.2.1- Tại đơn vị đi thuê.
Căn cứ vào hợp đồng thuê TSCĐ và các chi khác có liên quan đến việc ( vận chuyển , bốc dỡ , lắp đặt) kế toán ghi .
Nợ TK 627,641,642
Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331 Số tiền thuê phải trả
Có TK 111,112 Chi phí khác
Khi trả tiền thuê.
Nợ TK 331,338
Có TK 111,112
4.3.2.2- Tại đơn vị cho thuê.
TSCĐ cho thuê vẫn thuộc sở hữu của doanh nghiệp nên hàng tháng vẫn phải trích khấu hao. Các chi phí liên quan đến việc cho thuê, chi phí môi giới, giao dịch , vận chuyển....
Nợ TK 811 Tập hợp chi phí cho thuê.
Có 214 Khấu hao TSCĐ cho thuê
Có TK 111,112 Các chi phí khác .
Tại đơn vị đi thuê TSCĐ hoạt động, ngoài các bút toán trên còn phải chi tiết theo từng người thuê và từng loại TSCĐ.
TK 111,112,113
(2)
(3)
TK 213
TK 241
TK 411
TK 214
TK 222,228
TK 214
TK 811
TK 411
TK 214
TK 111,112,131
(3’)
TK 711
TK 3331
TK 133
(1)
(1’)
(2’)
(5’)
(4)
(4’)
(6’)
(7’)
(8’)
(9’)
Chú giải sơ đồ :
(1) Mua sắm TSCĐ vô hình.
(2) Thuế GTGT đầu vào của TSCĐ.
(3) Xây dựng cơ bản dở dang.
(4) Nhận vốn góp, được cấp tặng, biếu TSCĐ vô hình.
(1’) Giảm TSCĐ vô hình do khấu hao hết .
(2’) Góp vốn liên doanh cho thuê tài chính.
(3’) Hao mòn TSCĐ vô hình góp vốn liên doanh hoặc cho thuê tài chính.
(4’) Giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đem nhượng bán.
(5’) Giá trị hao mòn của TSCĐ vô hình đem nhượng bán.
(6’) Trả lại TSCĐ vô hình cho các bên liên doanh.
(7’) Giá trị hao mòn của TSCĐ vô hình đem trả lại.
(8’) Thu nhập từ hoạt động nhượng bán TSCĐ vô hình.
(9’) Thuế GTGT phải nộp của TSCĐ vô hình đem nhượng bán.
V. Kế toán khấu hao tài sản cố định
5.1-Hao mòn và khấu hao TSCĐ.
Trong quá trình tham gia vào sản xuất, dưới tác động của môi trường tự nhiên và điều kiện làm việc cũng như tiến bộ khoa học kỹ thuật, TSCĐ bị hao mòn. Hao mòn này được biểu hiện dưới 2 dạng : Hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.
Hao mòn hữu hình của TSCĐ là sự giảm dần về mặt giá trị sử dụng và giá trị do chúng được sử dụng trong sản xuất hoặc do các yếu tố tự nhiên gây ra.
Còn hao mòn vô hình là sự giảm giá của TSCĐ do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã sản xuất ra những TSCĐ cùng loại có nhiều tính năng với năng suất cao và chi phí thấp hơn.
Để thu hồi lại giá trị hao mòn của TSCĐ người ta tiến hành trích khấu hao bằng cách chuyển phần giá trị hao mòn này vào giá trị sản phẩm làm ra. Nếu như hao mòn là một phần hiện tượng khách quan làm giảm giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ, còn khấu hao là biện pháp chủ quan trong quản lý, là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí kinh doanh qua thời gian sử dụng của TSCĐ.
Về phương diện kinh tế, khấu hao cho phép doanh nghiệp phản ánh được giá trị thực của tài sản , đồng thời làm giảm lãi ròng của doanh nghiệp. Về phương diện tài chính khấu hao là một phương tiện tài trợ giúp cho doanh nghiệp thu hồi lại giá trị đã mất của TSCĐ. Về phương diện thuế khoá, khấu hao là một khoản chi phí được trừ vào lợi tức chịu thuế, tức là được tính vào chi phí hợp lý hợp lệ . Về phương diện kế toán khấu hao là việc ghi giảm giá giá trị tài sản cố định.
Xuất phát từ nội dung kinh tế của tiền khấu hao cũng như quỹ khấu hao, việc tính khấu hao phải đảm bảo chính xác kịp thời có nghĩa là tiền khấu hao được trích phải phù hợp với chế độ hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình của TSCĐ .
Xác định phương pháp khấu hao trở thành một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý vốn cố định của doanh nghiệp.
5.2- Các phương pháp khấu hao TSCĐ.
Có nhiều phương pháp khấu hao được áp dụng rộng rãi phổ biến trên thế giới, đặc biệt ở các nước kinh tế phát triển. Có 4 phương pháp khấu hao phổ biến sau.
1-Phương pháp khấu hao đường thẳng.
Nguyên giá TSCĐ
=
Thời gian sử dụng
Mức trích khấu hao
trung bình năm của
TSCĐ
Mức khấu hao bình quân năm
=
12
Mức khấu hao phải trích
bình quân tháng
Do TSCĐ được tính vào ngày mùng 1 hàng tháng ( nguyên tắc tròn tháng ) nên để đơn giản cho việc tính toán, quy định những tài sản tăng
Số khấu hao Số khấu hao Số khấu hao của
= đã trích trong + của TSCĐ tăng - TSCĐ giảm đi
tháng thêm tháng trước trong tháng trước
giảm trong tháng thì tháng sau mới tính (hoặc thôi không tính khấu hao). Vì thế số khấu hao giữa các tháng chỉ khác nhau khi có biến động(tăng giảm) về TSCĐ. Bởi vậy, hàng tháng kế toán trích khấu hao theo công thức sau.
Sô khấu hao phải trích
tháng này
Phương pháp bình quân có ưu điểm là số tiền khấu hao được phân bổ đều đặn vào giá thành sản phẩm hàng năm trong suốt quá trình sử dụng của TSCĐ. Điều đó đảm bảo cho doanh nghiệp có mức giá thành và lợi nhuận ổn định. Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là thu hồi vốn chậm, do việc tái đầu tư tài sản cố định, đổi mới kỹ thuật không kịp thời, rất dễ bị tổn thất do hao mòn vô hình.
2- Phương pháp khấu hao số dư giảm dần.
Theo phương pháp này, tiền khấu hao hàng năm được tính theo một tỷ lệ cố định nhân với giá trị còn lại của TSCĐ. Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp này thường lớn hơn so với tỷ lệ khấu hao đường thẳng.
Tgd= Tbq* Hệ số điều chỉnh.
Trong đó : Tbq: Tỷ lệ khấu hao bình quân
Tgd: Tỷ lệ khấu hao nhanh
Hệ số điều chỉnh =1 ( đối với tài sản sử dụng dưới 4 năm )
2( đối với tài sản sử dụng 5-6 năm)
2.5( đối với tài sản sử dụng trên 6 năm)
Mức khấu hao giảm dần( Mgd) được tính:
Mgd= Tgd* Giá trị còn lại.
Phương pháp này thích hợp với việc đánh giá thu nhập trong trường hợp mà tài sản đóng góp vào việc tạo ra tài sản trong các năm đầu nhiều hơn các năm sau. Tuy nhiên hạn chế của phương pháp này là số khấu hao luỹ kế đến năm cuối cùng sẽ không đủ bù đắp giá trị ban đầu của máy móc.
3-Phương pháp khấu hao giảm theo năm.
Theo phương pháp này, ta phải xác định tỷ lệ khấu hao theo từng năm mức khấu hao năm đó.
Tỷ lệ khấu hao theo năm(Ti).
2(n-i+1)
n(n+1)
Ti =
Trong đó : n –Tổng số năm sử dụng
i-Số năm tính khấu hao tài sản cố định
Mức khấu hao năm = Nguyên giá * Ti
Phương pháp này có ưu điểm hơn phương pháp số dư giảm dần ở chỗ số khấu hao được trích đến năm cuối cùng sẽ đảm báo bù đắp được giá trị ban đầu của TSCĐ.
4-Phương pháp khấu hao theo sản lượng
Sản lượng Mức khấu hao
= hoàn thành * bình quân trên
Trong tháng một đơn vị sản lượng
Mức khấu hao
phải trích trong tháng
Trong đó
Tổng số khấu hao phải trích trong thời gian
sủ dụng
=
Sản lượng tính theo công suất thiết kế
Mức khấu hao
bình quân trên
1 đơn vị sản lượng
Cách này cố định mức khấu trên một đơn vị sản lượng nên muốn thu hồi vốn nhanh, khắc phục được hao mòn vô hình doanh nghiệp phải tăng ca tăng kíp tăng năng suất lao động để tạo ra nhiều sản phẩm.
5.2.1- Quy định về khấu hao theo chế độ hiện hành.
Theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 16 khấu hao là sự phân bổ một cách có hệ thống giá của TS trong thời gian sử dụng hữu ích của nó. Theo kế toán Việt Nam: Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ.
Hiện nay ở nước ta chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao TSCĐ được thực hiện theo quyết định 166/1999-BTC ngày 30-12- 1999 thay thế quyết định1062/TC/QĐ-CSTC ngày 14/1/1996.
Về phương pháp khấu hao TSCĐ.
Các doanh nghiệp nhà nước bắt buộc phải sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng còn các doanh nghiệp khác không bắt buộc chỉ khuyến khích áp dụng.
1- Tài sản cố định trong các doanh nghiệp được trích khấu hao theo phươngpháp đường thẳng nội dung như sau.
- Căn cứ vào quy định trong chế độ này doanh nghiệp xác định của TSCĐ.
- Xác định mức khấu hao trung bình hàng năm cho TSCĐ theo công thức dưới dưới đây.
Nguyên giá TSCĐ
=
Thời gian sử dụng
Mức khấu hao trung bình
hàng năm của TSCĐ
2-Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá TSCĐ thay đổi , doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của TSCĐ bằng cách lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia(:) cho thời gian sử dụng xác định lại hoặc thời gian sử dụng còn lại ( được xác định là chênh lệch giữa thời gian sử dụng đã đăng ký, trừ thời gian sử dụng) của TSCĐ.
5.2.2- Kế toán khấu hao TSCĐ.
- Định kỳ, trích khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Nợ TK 6274 Chi phí sản xuất chung.
Nợ TK 6414 Chi phí bán hàng.
Nợ TK 6424 Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Có TK 214 Hao mòn TSCĐ.
Đồng thời phản ánh tăng nguồn vốn khấu hao cơ bản ghi đơn vào bên nợ TK 009- Nguồn vốn khấu hao
Trường hợp phải nộp khấu hao TSCĐ cho nhà nước hoặc cho tổng công ty, phản ánh số khấu hao phải nộp kế toán ghi.
Nợ TK 411 Nguồn vốn kinh doanh
Có TK 333 Thuế và cộng các khoản phải nộp khác
Có TK 336 Phải trả nội bộ.
Khi thực nộp.
Nợ TK 333,336 CácTK có liên quan
Có TK 111,112 .
Đồng thời tiền khấu hao phải nộp cho nhà nước hay tổng cộng ty kế toán ghi.
Có TK 009 Nguồn vốn khấu hao.
- Trường hợp doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn khấu hao để đầu tư tài chính cho doanh nghiệp khác vay.
Nợ TK 128 Đầu tư ngắn hạn
Nợ TK 228 Đầu tư dài hạn khác.
Có TK 111, 112 Cộng các TK có liên quan.
Đồng thời ghi đơn vào bên có TK 009.
- Trường hợp đánh giá lại theo quyết định của nhà nước .
+ Trường hợp điều chỉnh tăng nguyên giá của TSCĐ.
Nợ TK 211 TSCĐ hữu hình
Có TK 412 Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Có TK 214 Hao mòn TSCĐ.
+ Trường hợp điều chỉnh tăng giá trị hao mòn.
Nợ TK 412 Chênh lệch đánh giá lại tài sản.
Có TK 214 Hao mòn TSCĐ.
+ Trường hợp đánh giá giảm nguyên giá TSCĐ.
Nợ TK 412 Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Nợ TK 214 Hao mòn TSCĐ.
Có TK 211 TSCĐ hữu hình.
Trường hợp chưa khấu hao hết nhưng phải nhưọng bán thanh lý.
Nợ TK 214 Giá trị hao mòn
Nợ TK 821 Giá trị còn lại
Có TK 211, 213
TK627
TK214
TK211
(2)
(1)
TK218
TK 641
(3)
(5)
TK642
(4)
(6)
TK4313
Chú giải sơ đồ:
(1) Giá trị hao mòn TSCĐ giảm do nhượng
bán, thanh lý, góp vốn liên doanh bằng TSCĐ.
(2) Trích khấu hao vào chi phí sản xuất chung
(3) Trích khấu hao vào chi phí bán hàng
(4) Trích chi phí khấu hao vào chi phí quản lý
(5) Giá trị hao mòn của TSCĐ thanh lý, nhượng bán
(6) Cuối năm tính hao mòn TSCĐ phục vụ văn hoá phúc lợi
5.3 - Kế toán sữa chữa TSCĐ.
Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, TSCĐ bị hao mòn dần và hư hỏng từng chi tiết từng bộ phận.
Để duy trì và tiếp tục cho tài sản hoạt động bình thường, khôi phục, duy trì năng lực hoạt động cộng TSCĐ phải tiến hành sữa chữa, thay thế những bộ phận chi tiết của TSCĐ và khả năng, điều kiện của doanh nghiệp mà tiến hành cộng việc sữa chữa TSCĐ có thể thực hiện theo phương thức tự làm hay giao thầu.
5.3.1- Hạch toán sữa chữa thường xuyên TSCĐ.
Do khối lượng cộng việc không nhiều, quy mô sữa chữa nhỏ, chi phí ít nên khi phát sinh được tập hợp trực tiếp vào chi phí kinh doanh cộng ảu bộ phận sử dụng TSCĐ được sữa chữa.
Nợ TK 627,641,642.
Có TK 111,112,152,334,338.
5.3.2- Hạch toán sữa chữa lớn TSCĐ.
5.5.2.1-Trích trước sửa chữa lớn
-Khi trích trước chi phí sữa chữa lớn TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh.
+ Nếu tự sữa chữa.
Nợ TK 241 XDCB dở dang.
Có TK 111,112,331 .
+ Nếu thuê ngoài sửa chữa.
Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ
Nợ TK 241 Chi phí sữa chữa.
Có TK 111,112,331
+ Khi công tác sữa chữa TSCĐ hoàn thành, kết chuyển sửa chữa TSCĐ, ghi.
Nợ TK 335 Chi phí phải trả.
Có TK 241 Xây dựng cơ bản dở dang.
- Nếu giá thành thực tế lớn hơn giá thành kế hoạch thì phần vượt dự toán thì phần vượt dự toán được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của kỳ sữa chữa ( nếu vượt ít) hoặc chờ phân bổ vào kỳ sau nếu vượt nhiều
Nợ TK 335 Giá thành dự toán
Nợ TK 627,641,642 Phần vượt dự toán.
Nợ TK 142 Chờ phân bổ kỳ sau.
Có TK 2413 Giá thành thực tế.
-Nếu giá thành dự toán lớn hơn giá thành thực tế, thì phần dự toán thừa được trích vào thu nhập bất thường.
Nợ TK 335 Chi phí phải trả.
Có TK 721 Các khoản thu nhập bất thường
5.3.2.1- Sữa chữa ngoài kế hoạch.
-Khi phát sinh chi phí.
Nợ TK 241( 2413) XDCB dở dang
Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 152, 153, 331.
-Khi công việc sữa chữa xong, kế toán kết chuyển vào chi phí sữa chữa TSCĐ.
Nợ TK 142 Chi phí trả trước
Có TK 241 Xây dựng cơ bản dở dang.
-Khi phân bổ chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh dịch vụ.
Nợ TK 627,641,642
Có TK 142
TK 111,112,331,334,338
TK 2413
(2)
(6)
TK 133
TK 331
(4)
(3)
TK 111,131,311
TK 331
TK711
(5)
(7)
(10)
(8)
TK 142
(9)
TK335
TK627,641,642
Sơ đồ : Hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ theo kế hoạch.
(1) Trích trước chi phí sửa chữa lớn vào chi phí sản xuất kinh doanh
(2) Tự sửa chữa .
(3) Thuê ngoài sửa chữa
(4) Thuế GTGT được khấu trừ.
(5) Các khoản ứng trước tiền công hoặc thanh toán cho người nhận thầu
(6) Sửa chữa lớn hoàn thành
(7) Giá thành dự toán bằng giá thành thực tế
(8) Phần vượt dự toán tính vào chi phí
(9) Chờ phân bổ kỳ sau
(10) Dự toán thừa
TK 2413
TK 152,153,331
(1)
TK 133
TK 142
TK 627,641,642
(2)
(4)
(3)
Sơ đồ 6: hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ ngoài kế hoạch
(1) Chi phí sửa chữa lớn phát sinh ngoài kế hoạch
(2) Thuế GTGT được khấu trừ
(3) Kết chuyển chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
(4) Phân bổ chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
VI- Sổ sách kế toán TSCĐ.
Sổ sách kế toán tổng hợp dùng để ghi cácộng nghiệp vụ kinh tế phát sinh dựa vào đó để cung cấp thông tin tổng hợp và thường chỉ thước đo giá trị. Theo hệ thống kế toán hiện hành có 4 hình thứcsổ mỗi hình thức sổ có đặc điểm riêng. Tuỳ theo quy mô, đặc điểm mà các daonh nghiệp chọn hình thức sổ cho phù hợp, thuận tiện cho việc hạch toán và cung cấp thông tin được rõ ràng chính xác
Hình thức chứng từ ghi sổ.
Hình thúc nhật ký - sổ cái
Hình thức nhật ký chung.
Hình thức nhật ký chứng từ.
Hình thức nhật ký chứng từ thường đựơc áp dụng ở doanh nghiệp có nghiệp vụ kinh tế nhiều, yêu cầu quản lý cao trình độ nhân viên kế toán đồng đều. Trình tự ghi sổ được phản ánh khái quát ở sơ đồ sau
Chứng từ gốc và bảng phân bổ
số 3
Bảng kê số
4,5
Nhật ký chứng từ
số9
Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiêt
Thẻ và sổ kế toán chi tiết
Sổ cái TK 211,214,241
Báo cáo tài chính
Ghi hàng tháng
Quan hệ đối chiếu
Ghi cuối năm
Phần II
Thực trạng công tác kế toán TSCĐ
tại nhà máy thuốc lá Thăng Long
I) Lịch sử hình thành và phát triển
1) Lịch sử hình thành và phát triển của nhà máy.
Nhà máy thuốc lá Thăng Long là một doanh nghiệp nhà nước là thành viên của tổng công ty thuốc lá Việt Nam, nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất và kinh doanh các loại thuốc lá điếu có đầu lọc và không có đầu lọc.
Lịch sử hình thành và phát triển của nhà máy gắn với những bước đi thăng trầm của đất nước. Sau cuộc kháng chiến chống pháp miền Bắc được hoàn toàn giải phóng bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vào thời kỳ đó cuộc sống của nhân dân có biết bao nhu cầu trong đó nhu cầu về thuốc lá là nhu cầu thiết yếu. Nhà máy thuốc lá Thăng Long đứa con đầu lòng của nghành thuốc lá Việt Nam ra đời đã đáp ứng được nhu cầu đó của nhân dân. Mặc dù được Đảng và Nhà nước quan tâm giúp đỡ, song do mới thành lập nên cơ sở vật chất còn nghèo nàn, máy móc thiết bị còn lạc hậu phần lớn là của Trung Quốc và Tiệp Khắc kỹ thuật còn thô sơ, tay nghề sản xuất của công nhân chưa cao nên năm đầu nhà máy chỉ sản xuất được 8950 triệu bao thuốc lá các loại. Tháng 1-1960 nhà máy chuyển ra khu công nghiệp Thượng đình quận Thanh Xuân- Hà nội(cơ sở hiện nay) với 820 lao động.
Thời kỳ 1960-1965 là thời kỳ nhà máy vươn lên tự khẳng định mình với sự nỗ lực phấn đấu của toàn bộ công nhân viên đã đưa nhà máy từ một xí nghiệp nửa cơ khí lên nhà máy bán tự động , cơ sở vật chất được nâng cao trình độ tay nghề công nhân được chú trọngvì vậy năng xuất lao động được nâng lên đáng kể. Năm 1964 giá trị sản lượng của nhà máy đạt 30.908.458 đồng gấp 2 lần giá trị tổng sản lượng năm 1959.
Chuyển sang giai đoạn mới (1965-1975) là giai đoạn đầy khó khăn thử thách đối với nhà máy là thời kỳ sống chiến đấu và lao động vì miền Nam thân yêu.
Trong điều kiện hết sức khó khăn nhưng bình quân trong 4 năm chiến tranh nhà máy đạt 103.32 % giá trị tổng sản lượng và 110,11% sản lượng sản phẩm so với kế hoạch hoàn thành vượt mức chỉ tiêu được giao.
Thời kỳ 1981-1985 Thăng Long bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đây là thời kỳ kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất và khoa học kỹ thuật , nhiều sáng kiến được đề xuất và áp dụng. Giá trị sản lượng bình quân đạt 200 triệu bao ( riêng năm 1985 đạt 235.890.000 bao) sản phẩm của Thăng Long đa dạng về chủng loại , chất lượng cao mặt hàng có đầu lọc xuất hiện ngày càng nhiều .
Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước , mặc dù gặp nhiều khó khăn thử thách nhưng nhà máy vẫn duy trì tốc độ phát triển tương đối cao. Bên cạnh những sản phẩm truyền thống như Thăng Long, Hoàn Kiếm, Điện Biên, Thủ đô, Hồng Hà, Tam đảo, Đống Đa đầu lọc nhà máy còn cho ra đời một số sản phẩm mới như M- xanh, Tam đảo xanh và 2 sản phẩm thuốc lá liên doanh chất lượng cao gây được tiếng vang lớn trên thị trường là Vinataba, Dunhill đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Trải qua 47 năm xây dựng và phát triển nhà máy luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước, đảm bảo đời sống vật chất tinh thần cho người lao động.
Một số kết quả của nhà máy qua 3 năm gần đây.
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Doanh thu tiêu thụ
Lợi nhuận tiêu thụ
Nộp ngân sách
Thu nhập bình quân hàng tháng
604 tỷ
25.4 tỷ
240 tỷ
1.250.000
540 tỷ
20.8 tỷ
216.4 tỷ
1.350.000
590 tỷ
17.3 tỷ
219.3 tỷ
1.420.000
2- Chức năng nhiệm và và tổ chức bộ máy quản lý của nhà máy .
2.1- Chức năng nhiệm vụ của nhà máy.
Nhà máy thuốc lá Thăng Long với chức năng sản xuất ra các loại thuốc lá cung cấp cho thị trường trong nước, cho các đại lý, các cửa hàng bán buôn và bán lẻ trên các mọi miền đất nước. Để tiêu thụ tốt sản phẩm của mình thì nhà máy phải thực hiện tốt các chức năng sau đây.
- Tổ chức sản xuất thuốc lá đảm bảo về số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Tổ chức nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước nắm bắt nhu cầu thị hiếu tiêu dùng trên thị trường trong mọi thời kỳ để hoạch định chiến lược Marketing đúng đắn, đảm bảo kinh doanh của đơn vị được chủ động ít rủi ro lại mang lại hiệu quả tối ưu nhất.
- Chịu trách nhiệm thực hiện đường lối chính sách của nhà máy đã được bộ nghành ban hành.
- Tổ chức tốt công tác cán bộ phù hợp với thực tế, thực hiện chế độ tiền lương cho cán bộ công nhân viên, cùng các biện pháp để bồi dưỡng trình độ cán bộ công nhân viên, nâng cao năng suất lao động.
- Nghiên cứu tổng hợp các hợp đồng buôn bán kinh doanh, nhận đại lý để có phương hướng tổ chức, có quan hệ tốt với khách hàng để sản phẩm sản xuất ra có hiệ quả và tiêu thụ nhanh.
-Không ngừng củng cố trang thiết bị, sửa chữa cơ sở vật chất kinh doanh để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hiện nay.
Để thực hiện tốt các chức năng trên nhà máy cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây.
-Nhiệm vụ chính là sản xuất thuốc lá bao các loại để đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Tổ chức gieo trồng thuốc lá bao các loại để đáp ứng nhu cầu thị trường .
-Tổ chức gieo trồng cây thuốc lá, thu mua nguyên liệu nhập ngoại, thăm dò thị trường trong nước để ký hợp đồng và thực hiện hợp đồng có hiệu quả.
- Quản lý tiền hàng, tránh thất thoát tài sản bảo quản tốt hàng hoá không bị bay mùi ẩm mốc.
-Không ngừng tăng năng suất quy mô và phạm vi sản xuất, cải tiến dần từng bước đời sống cán bộ công nhân viên.
2.2- Tổ chức bộ máy quản lý của nhà máy.
Trải qua 47 năm kể từ khi thành lập đến nay cơ cấu tổ chức của nhà máy có sự thay đổi. Sự thay đổi này là nhu cầu cấp thiết của nhà máy để phù hợp với chức năng nhiệm vụ của ngày càng cao mặt khác quy mô trình độ của cán bộ công nhân viên nhà máy ngày càng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng thêm vào đó là sự thay đổi của môi trường hoạt động đòi hỏi phải có một cơ cấu tổ chức phù hợp.
Bộ máy tổ chức của nhà máy được phân chia như sau.
Ban giám đốc gồm có:
+ 01 giám đốc quản lý toàn bộ nhà máy
+ 02 phó giám đốc trong đó: 01 phó giám đốc kinh doanh.
01 phó giám đốc kỹ thuật.
* Phòng tổ chức được chia thành.
+Tổ chức: Có nhiệm vụ quản lý về nhân sự và tiền lương, giải quyết các vấn đề chính sách, chế độ xã hội đối với người lao động.
+ Bảo vệ: Có nhiệm vụ bảo vệ nhà máy về mặt an ninh trật tự .
* Phòngvật tư:
Có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch ngắn hạn, điều hành sản xuất và ký các hợp đồng mua bán vật tư, quản lý kho cơ khí, kho vật tư, thống kê tổng hợp.
*Phòng kỹ thuật cơ điện;
Có nhiệm vụ quản lý toàn bộ máy móc, thiết bị của nhà máy, ký hợp đồng cung cấp máy móc thiết bị, khoa học kỹ thuật về đầu tư chiều sâu và máy móc thiết bị.
*Phòng kỹ thuật công nghệ.
Có nhiệm vụ quản lý chất lượng sản phẩm nghiên cứu để phối chế các sản phẩm mới, cải tiến mẫu mã nhãn hiệu, tái sản phẩm để có chính sách thay thế sản phẩm trên thị trường.
*Phòng nguyên liệu.
Có nhiệm vụ :
- Nghiên cứu thổ nhưỡng , giống thuốc lá, thu nghiệm tổ chức hợp đồng, chỉ đạo về kỹ thuật gieo trồng hái sấy.
- Lập kế hoạch ký kết hợp đồng thu mua theo chỉ thị của giám đốc quản lý về số lượng tồn , tổ chức bảo quản vật tư, quản lý kho phế liệu phế phẩm.
*Phòng KCS
Có nhiệm vụ : Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu trước khi nhập kho, kiểm tra quá trình sản xuất trên dây truyền, kiểm tra quy cách sản phẩm, thành phẩm ( thuốc bao) sản xuất ở tất cả các công đoạn (sợi, cuốn điếu, đóng bao, đóng tút)
*Phòng hành chính
Có nhiệm vụ quản lý về văn thư, lưu trữ tài liệu bảo mật, đối nội, đối ngoại, đời sống, ytế, quản trị.
*Phòng thị trường
Có nhiệm vụ: Nghiên cứu về thị trường, xây dựng chiến lược về sản phẩm, đề ra chiến lược thị trường, xây dựng các phương án khuyến mại, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
*Phòng tiêu thụ
Có nhiệm vụ ký kết và thực hiên các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, các hợp đồng về thế chấp tài sản, đóng hàng đi đến các đại lý và phối hợp với phòng tài vụ để thu tiền công nợ của khách hàng .
*Phòng tài vụ.
Có chức năng: Thực hiện chức năng tham mưu giúp việc cho giám đốc về mặt tài chính kế toán của nhà máy.
Có nhiệmvụ : Tổ chức quản lý mọi mặt hoạt động liên quan tới công tác tài chính kế toán của nhà máy như tổng hợp thu chi, công nợ, giá thành, hạch toán sử dụng nguồn vốn, quản lý tiền mặt ngân phiếu thanh toán , tin học, quản lý nghiệp vụ thống kê ở đơn vị.
Phân xưởng là bộ phận sản xuất trực tiếp của nhà máy.
Nhà máy có 4 phân xưởng chính là:
+ Phân xưởng sợi.
+ Phân xưởng bao cứng.
+ Phân xưởng bao mềm.
+ Phân xưởng Dunhill.
Nhà máy có 2 phân xưởng phụ hỗ trợ cho hoạt động sản xuất của nhà máy.
+ Phân xưởng bao cứng.
+ Phân xưởng sản xuất phụ.
Ngoài ra nhà máy còn có:
+ Đội xe: Vận chuyển thuốc lá bao cho các đại lý tiêu thụ
+ Đội bốc xếp: Bốc xếp vật tư hàng hóa khi mua về nhà máy.
Nhà máy quản lý theo chế độ một thủ trưởng, giám đốc là người chỉ huy cao nhất, giúp việc cho giám đốc còn có phó giám đốc kinh doanh và phó gíam đốc kỹ thuật.
Các phòng nghiệp vụ là người tham mưu giúp việc cho giám đốc trong các nghiệp vụ chuyên môn.
Các quản đốc phân xưởng là người tham mưu trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ giám đốc giao về vệc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của nhà máy
trạm y tế
phòng tiêu thụ
phòng thị trường
nhà trẻ mẫu giáo
xd - cb
phó giám đốc phụ trách kd
phòng khvt
phòng ktcđ
phòng tài vụ
phòng tc -lđ -tl
phòng nl
phòng hc
phòng ktcn
phòng kcs
kho vật liệu
kho VL bao cứng
tổ hoá nghiệm
kho Nl
văn phòng
nhà ăn
nhà nghỉ
tổ hương
kho cơ khí
px sợi
px bao mềm
px dunhill
px 4
đội bốc xếp
đội bảo vệ
đội xe
px cơ điện
px bao cứng
phó giám đốc phụ trách sx
giám đốc
thuốc lá Thăng long
3- Đặc điểm bộ máy kế toán.
Bộ máy kế toán của nhà máy được tổ chức theo hình thức tập trung, đảm bảo công tác kế toán hoạt động có hiệu, sử dụng tổng hợp thông tin kế toán và đảm bảo sự nhất quán trong công việc.
1- Trưởng phòng.
- Phụ trách chung nhiệm vụ trước giám đốc về mọi mặt hoạt động của phòng cũng như hoạt động khác của nhà máy có liên quan tới công tác tổ chức và theo dõi các hoạt động tổ chức của nhà máy.
- Tổ chức công tác kế toán thống kê trong nhà máy phù hợp với chế độ quản lý tài chính của nhà nước.
- Kiểm tra tính pháp lý của các hợp đồng.
- Kế toán tổng hợp, vốn kinh doanh các quỹ xí nghiệp.
- Tổ chức công tác kiểm kê định kỳ theo quy định.
- Trực tiếp chỉ đạo kiểm tra giám sát phần nghiệp vụ đối với cán bộ thống kê, kế toán trong các đơn vị trong nhà máy.
2-Phó phòng.
Giúp việc cho trưởng phòng, thay mặt trưởng phòng giải quyết các công việc khi trưởng phòng đi vắng cùng chịu trách nhiệm với trưởng phòng các phần việc được phân công.
Trực tiếp làm các phần việc:
- Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
-Kế toán chi phí trích nộp cho tổng công ty
3- Kế toán vật liệu.
Theo dõi tình hình tăng giảm toàn bộ vật liệu trong nhà máy.
4- Kế toán tiền mặt.
- Chịu trách nhiệm theo dõi tình hình thu chi tiền mặt thanh toán của khách hàng.
5- Kế toán công nợ với người mua.
Chịu trách nhiệm theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng.
6- Kế toán nguyên liệu.
Theo dõi nhập, xuất, tồn, của nguyên vật liệu chính là lá thuốc lá
7-Kế toán TSCĐ và các khoản tạm ứng, kế toán phải thu phải trả và kế toán vật liệu xây dựng.
- Theo dõi TSCĐ hiện có cũng như việc tăng giảm TSCĐ trong nhà máy về đối tượng sử dụng, nguyên giá TSCĐ cũng như giá trị hao mòn, giá trị còn lại.
- Hàng tháng trích khấu hao cơ bản, khấu hao sữa chữa lớn nếu có vào các đối tượng sử dụng.
- Theo dõi các khoản tạm ứng, theo dõi nhập, xuất, tồn kho vật liệu xây dựng,
8- Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội.
Lập chứng từ thu chi và các khoản lương bảo hiểm xã hội.
Hai kỹ sư vi tính có nhiệm vụ lập các chương trình phần hành quản lý công tác kế toán. Đồng thời theo dõi tình hình sử dụng máy vi tính trong toàn nhà máy.
9-Cán bộ theo dõi, đôn đốc các khoản công nợ và trả chậm khó đòi.
10-Thủ quỹ : Giữ tiền và trực tiếp thu chi tiền mặt.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của nhà máy
Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp
Phó phòng kiêm
kế toán giá thành
Thủ quỹ
Kế toán thanh toán với người bán và XDCB
Ké toán tiêu thụ công nợ với người mua
Kế toán tiền lương và BHXH
Kế toán nguyên vật liệu
Kế toán tiền mặt
KT TSCĐ kiêm XĐ kết quả kinh doanh
Kế toán vật liệu
Tin học
Kế toán TGNH công nợ khó đòi
II- Công tác kế toán TSCĐ tại nhà máy thuốc lá Thăng Long.
Nhà máy thuốc lá Thăng Long là nhà máy có quy mô lớn TSCĐ bao gồm nhiều loại khác nhau chiếm tỷ lệ vốn lớn trong tổng số vốn của nhà máy. Vì vậy việc quản lý và hạch toán tài sản cố định đóng vai trò vô cùng quan trọng quyết định tới chi phí và lợi nhuận của nhà máy, quyết định tới sự sống còn của nhà máy.
Xuất phát từ yêu cầu quản lý ngày càng cao, công tác tổ chức hạch toán kế toán tại nhà máy phải liên tục phát triển nhằm thoả mãn mức cao nhất cho mục tiêu kinh doanh. Để đạt được điều đó nhà máy phải thực hiện tốt công tác kế toán sau:
+ Thực hiện ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, liên tục có hệ thống tình hình biến động của TSCĐ.
+ Thông qua việc theo dõi, phản ánh xử lý các thông tin kế toán sẽ đưa ra ý kiến giúp cho ban lãnh đạo nhà máy đưa ra quyết định chính xác trong việc đầu tư, sữa chữa TSCĐ.
a) Tài khoản sử dụng trong hạch toán TSCĐ
Để phản ánh ,theo dõi tình hình giá trị hiện có và sự biến động của TSCĐ, nhà máy sử dụng các tài khoản chủ yếu sau.
TK 211 - TSCĐ hữu hình.
TK 214 - Hao mòn TSCĐ .
TK 241 - XDCB dở dang.
TK 111,112, 441
b) Chứng từ kế toán.
Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty đều được lập chứng từ hợp lý hợp lệ. Cac chứng từ là căn cứ gốc là cơ sở để kế toán tiến hành ghi vào sổ chi tiết, bảng kê nhật ký chứng từ .
- Hết năm sau khi quyết toán được duyệt các chứng từ và sổ sách được duyệt đựoc chuyển vaò kho lưu trữ theo chế độ
- Kế toán tổng hợp sau khi nhận số liệu kế toán phần hành mở TK chữ T lập bảng cân đối tài khoản và bảng cân đối kế toán.
Bảng kê số
4,5
Chứng từ gốc
- Biên bản bàn giao TSCĐ
- Biên bản đánh giá lại TS
-Biên bản thanh lý TSCĐ
-Biên bản giao nhận SCL
Nhật ký chứng từ
số9
Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiêt
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái TK 211,214,241
Báo cáo tổng hợp TSCĐ
Ghi hàng tháng
Quan hệ đối chiếu
Ghi cuối năm
Hạch toán tăng TSCĐ.
1.1-Hạch toán tăng TSCĐ do mua sắm.
Nghiệp vụ mua sắm mới xảy ra ngày 27/10/2003 nhà máy mua máy điều hoà nhiệt độ sử dụng cho bộ phận phối chế phòng kỹ thuật công nghệ. Máy điều hoà nhiệt độ này được mua từ nguồn vốn tự bổ sung.
Sau khi nhận hàng, ban kiểm nhận chất lượng của nhà máy kiểm tra chất lượng sản phẩm. TSCĐ đạt yêu cầu sẽ được tiến hành nghiệm thu và lập biên bản giao nhận theo mẫu sau:
Tổng công ty thuốc lá Việt nam Mẫu số 01-theo quyết định
Nhà máy thuốc láThăng Long số 1141-TC?QĐCĐKT
Biên bản giao nhận TSCĐ.
Căn cứ vào quyết định số 1141 ngày 10/1/1995 của Bộ TC về việc bàn giao TSCĐ .
Bên giao nhận tài sản gồm.
- Ông: Lâm văn Hà Chức vụ: Cán bộ phòng kinh doanh.
Đại diện bên giao
- Ông Phạm Liêm Chức vụ : Phó phòng hành chính.
Đại diện bên nhận.
Địa điểm giao nhận : Tại phòng kỹ thuật cơ điện.
Xác định việc giao nhận TSCĐ như sau.
- Tên, ký, mã hiệu: Máy điều hoà nhiệt độ National, Model CW-
120FH.
-Số hiệu TSCĐ:
- Nước sản xuất: Malaysia.
-Năm sản xuất: 2003.
-Năm đưa vào sử dụng:2003.
-Công suất thiết kế: 12000BTU/h.
Trong đó:
+ Giá mua( giá trị sản xuất): 8.120.000 đ.
+ Cước phí vận chuyển.
+ Tỷ lệ hao mòn(%).
+ Tài liẹu kỹ thuật kèm theo: Tài liệu hướng dẫn sử dụng và lắp đặt.
Bên giao Bên nhận Kế toán trưởng Giám đốc
(ký, họ tên) (ký, họ tên) ( Ký,họ tên) (Ký, họ tên)
Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ, kế toán phản ánh tình hình tăng vào sổ chi tiết TS
Sổ chi tiết tăng TSCĐ
Tháng 10 năm 2003
Tài khoản đối ứng
Loại TSCĐ
Nguồn vốn
Đối tượng sử dụng
Tên tài sản
Thành tiền
331
331
2113
2113
TBS
TBS
6424
6424
Máy điều hoà nhiệt độ Nationalcục 1200BTU
Máy điều hoà nhiệt độ
Nationnal 1800BTU
8.120.000
9.000.000
Ngày 27/9/2003
Để theo dõi từng tài sản cố định, tình hình thay đổi nguyên giá và giá trị hao mòn đã trích hàng năm cho TSCĐ, kế toán mở thẻ TSCĐ cho từng đối tượng.
Nhà máy thuốc lá Thăng Long. Mẫu số 02- TSCĐ
Ban hành kèm theo quyết định số 1141-
TCĐQ/QĐ/CĐKT ngày 1 tháng 1 năm 95
của bộ tài chính
Thẻ tài sản cố định.
Số : M 52205.
Ngày 8 tháng 11 năm 2003
Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số ngày 27/10/2003.
Tên TSCĐ: Máy điều hoà nhiệt độ National.
Số hiệu TSCĐ: 1.460.100.556.
Nước sản xuất: Maláyia.
Năm sản xuất: 2003.
Bộ phận quản lý và sử dụng: Phòng kỹ thuật công nghệ.
Đình chỉ sử dụng ngày
Lý do đình chỉ
Số hiệu
CT
Nguyên giá TSCĐ
Giá trị hao mòn TSCĐ
Ngày, tháng, năm
Diễn giải
Nguyên
giá
GTHM
Cộng dồn
A
B
C
D
1
2
1063
27/10/03
Mua sắm
9.000.000
Số tt
Tên quy cách,
dụng cụ, phụ tùng
Đơn vị tính
Số lượng
Giá trị
A
C
1
2
.
.
.
1
.
.
.
Máy điều hoà nhiệt độ Nationnal
Chiếc
1
9.000.000
Ghi giảm TSCĐ chứng từ số ngày tháng năm
Lý do ghi giảm...
1.2-Hạch toán tăng do xây dựng mới.
ở nhà máy thuốc lá Thăng Long xây dựng mới hầu như năm nào cũng cóviệc xây dựng chủ yếu là thuê ngoài, nhà máy ký hợp đồng với bên thầu xây dựng. Sau khi hạch toán chi tiết cho việc xây dựng mới kế toán lập bảng tính toán đơn giá khối lượng để tập hợp chi phí, khi công trình hoàn thành bộ phận chức năng nghiệm thu về mặt kỹ thuật thông qua Biên bản nghiệm thu.
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Độc lập tự do hạnh phúc.
Hà nội ngày 9 tháng 10 năm 2003
Biên bản nghiệm thu.
Công trình : Nhà máy thuốc lá Thăng Long.
Hạng mục: Cải tạo nhà để xe, sữa chữa cải tạo nhà thay quần áo,
tháo dỡ nhà thay quần áo cũ sữa chữa trạm biến áp
Thành phần nghiệm thu.
I-Đaị diện bên A.
-Ông: Đặng Xuân Phương Giám đốc nhà máy
-Ông: Phạm Ngọc Thạch Phó phòng hành chính- Phụ trách XDCB.
1-Đại diện bên B
-Ông: Nguyễn Khánh Toàn Giám đốc công ty xây dựng số 1
-Bà:Ngô Thị Dung Đội trưởng phụ trách đơn vị thi công.
II-Nội dung nghiệm thu.
1-Tiến hành kiểm tra công việc đã hoàn thành ở hạng mục.
Mở rộng nhà để xe, cải tạo nhà thay quần áo, tháo dỡ nhà thay quần áo cũ, sữa chữa trạm biến áp.
Thuộc công trình nhà máy Thuốc lá Thăng Long.
Nhận xét: Công trình thi công đảm bảo kỹ, mỹ thuật chất lượng và an toàn lao động
2-Kết luận: Đủ điều kiện đưa vào sử dụng.
Biên bản này đựoc 2 bên thống nhất và lập thành 6 bản .
Đại diện bên A Đại diện bên B
Giám đốc Phòng hành chính Đơn vị thi công Giám đốc
Sau khi nghiệm thu về mặt kỹ thuật, kiểm tra chất lượng công trình kế toán lập biên bản bàn giao công trình có đại diện của bên giao và bên nhận.
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập tự do hạnh phúc.
Biên bản bàn giao
Công trình : Nhà máy thuốc lá Thăng Long.
Hạng mục: Mở rộng nhà để xe, sửa chữa cải tạo nhà thay quần áo, tháo dỡ nhà thay quần áo cũ sữa chữa trạm biến áp.
Đại diện bên giao.
-Ông: Nguyễn Khánh Toàn Giám đốc công ty xây dựng số 1
-Bà : Ngô Thị Dung Đội trưởng phụ trách đơn vị thi công
Đại diện bên nhận
-Ông: Đặng Xuân Phương Giám đốc nhà máy
-Ông: Bùi Anh Đào Đại diện Đơn vị sử dụng
-Căn cứ vào hợp đồng kinh tế số 666/ HĐKT ngày 26/4/2003 giữa công ty xây dựng số 1 và nhà máy thuốc lá Thăng Long
Căn cứ vào biên bản nghiệm thu kinh tế ngày 29/10/2003
Căn cứ vào công việc đã hoàn thành hai bên cùng nhau đi đến kết luận
-Công trình thi công đảm bảo yêu cầu kinh tế, kỹ , mỹ thuật an toàn lao động và đủ điều kiện đưa vào sử dụng
-Công ty xây dựng Số 1 chịu trách nhiệm bảo hành công trình theo quy định hiện hành của nhà nước
Biên bản này được 2 bên thống nhất và lập thành 6 bản
Nhà máy thuốc lá ThăngLong
Giám đốc ( ký, họ tên) Công ty xây dựng số 1
Giám đốc ( Ký, họ tên)
Phòng hành .chính Đơn vị thi công
Căn cứ vào biên bản bàn giao công trình, phòng kế toán lập biên bản quyết toán công trình để làm căn cứ ghi tăng TSCĐ
Bản quyết toán công trình.
Ngày 5/11/2003.
Công trình : Nhà máy thuốc lá Thăng Long
Hạng mục: Mở rộng nhà để xe, sữa chữa cải tạo nhà thay quần áo, tháo dỡ nhà thay quần áo cũ, sữa chữa trạm biến áp.
Thuyết minh: Tính toán dựa trên bản thiết kế và thực tế của nhà máy.
áp dụnh đơn giá 1736/QD -UB và TB? VLXD và ca máy số 57/BXD
Giá trị quyết toán : 167.534.800.
Đại diện bên A Kế toán A Phòng hành chính Đại diện bên B.
2 - Hạch toán giảm TSCĐ.
Trong quá trình sử dụngTSCĐ sẽ có những TSCĐ bị hao mòn, lạc hậu hoặc có những TSCĐ không dùng đến nhà máy xét thấy nếu tiếp tục sử dụng sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình sản xuất kinh doanh hoặc gây lãng phí vốn. Vì vậy nhà máy có thể nhượng bán thanh lý những TSCĐ này để đầu tư vào việc cải tiến mua sắm máy mới. Đối với những TSCĐ không đủ tiêu chuẩn về mặt giá trị theo quy định( <5.000.000 đ) thì chuyển sang công cụ dụng cụ.
Tổng giá trị TSCĐ của nhà máy giảm trong năm là: 29.253.000
Trong đó :
Giảm do thanh lý: 5.591.500đ.
Chuyển sang công cụ dụng cụ là 24.662.000
2.1-TSCĐ giảm do thanh lý
Khi muốn thanh lý TSCĐ nhà máy phải lập tờ trình gửi lên cơ quan chủ quản là tổng công ty thuốc lá Việt Nam kèm theo biên bản xác định hiện trạng TSCĐ xin thanh lý
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập tự do hạnh phúc
Biên bản xác định hiện trạng máy tính- máy in
Hôm nay ngày 28/9/2003.
Chúng tôi gồm:
Ông : Đặng Xuân Phương Phó giám đốc nhà máy.
Ông Nguyễn Văn Hán Phó phòng tổ chức bảo vệ
Ông Trần Ngọc Tường Quản đốc phan xưởng cơ điện
Hoàng Minh Hải Trưởng phòng tài vụ
Cùng nhau xem xét thực trạng của các máy tính hệ AT-386-486 và máy in EPSON FX 1170
Thực tế như sau: Các thiết bị quá cũ, giá trị thu hồi hầu như không có hiện nay máy tính máy in đã ngừng sử dụng.
STT
Tên máy
Nơi sử dụng
Năm
sử dụng
Hiện trạng
Tỷ lệ
sử dụng còn lại
1
2
3
4
ĐNA AT 386-DX16
ĐNA AT 486- DX 66
Epson FX 1170
Epson FX 1170
P.X cơ điện
Kết luận: Đối với thiết bị này nếu sửa chữa có thể tạm sử dụng được thì chi phí sữa chữa cao phương hướng thanh lý toàn bộ các thiết bị nói trên, giá trị thu hồi sau thanh lý bằng 200.000đ
Phòng tổ chức bảo vệ P.X Dunhill PX cơ điện
( ký, họ tên) (ký,họ tên) ( ký, họ tên)
Căn cứ vào tờ trình được duyệt, nhà máy thành lậo hội đồng đánh giá theo gí thị trường. Sau đó thông báo cho tư nhân, tổ chức có nhu cầu gửi lên hội đồng thanh lý( có sự ưu tiên đối với công nhân nhà máy) Tài sản sẽ được thanh lý với giá cao nhất.
Cùng với việc bán thanh lý TSCĐ. Nhà máy lập biên bản thanh lý.
Tổng công ty thuốc lá Việt Nam Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
nhà máy thuốc lá Thăng Long Độc lập tự do hạnh phúc
Biên bản thanh lý
Ngày 29/10/2003
Số 0152
Nợ
Có
Căn cứ vào quyết định thanh lý số 183/TLVN ngày 25/10/2003.
Ban thanh lý TSCĐ gồm
Ông: Đặng Xuân Phương Phó giám đốc nhà máy.
Ông: Trần Ngọc Tường Quản đốc phân xưởng cơ điện
Bà : Trịnh Thanh Huyền Kế toán trưởng
Bà : Nguyễn Thanh Mai Kế toán TSCĐ
Tiến hành thanh lý TSCĐ
-Tên TSCĐ : Máy in FX 1170
-Số hiệu 153021
-Nước sản xuất: Ma lay sia
Ngày tháng năm sử dụng ; 1993
Nguyên giá : 5.591.500
Hao mòn : 5.591.500.
Hiện trạng tài sản : Hỏng hoàn toàn.
Biện pháp thanh lý: Thanh lý máy in trên, giá trị thu hồi khi thanh lý bằng 200.000đ
III . Kết luận của ban thanh lý TSCĐ :
Ban thanh lý quyết định cho thanh lý máy in với giá ước tính 200.000 đ .
Ngày 29/10 /2003 .
Trưởng ban thanh lý
(Ký , họ tên )
IV- Kết quả thanh lý TSCĐ.
- Chi phí thanh lý TSCĐ: Không đồng.
- Giá trị ước tính thu hồi: 200.000 đồng.
- Đã ghi giảm (sổ) thẻ TSCĐ ngày 29/10/2003.
Chủ tịch hội kỹ thuật. Thủ trưởng đơn vị
( ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Phòng tài vụ Phòng kỹ thuật cơ điện
Sau khi việc thanh lý hoàn thành. Kế toán TSCĐ trên cơ sở Biên bản thanh lý tài sản ghi giảm TSCĐ vào sổ chi tiết TSCĐ và NKCT số 9.
2.2- TSCĐ giảm do chuyển sang công cụ dụng cụ.
TSCĐ trong quá trình sử dụng sẽ bị hao mòn, giảm dần giá trị căn cứ theo quy định của bộ tài chính về tiêu chuẩn TSCĐ những TSCĐ nào có giá trị dưới 5 triệu đồng thì được chuyển sang CCDC lao động. Trong năm 2003 sau khi rà soát lại nhà máy thấy có một số TSCĐ cần phải chuyển sang công cụ dụng cụ lao động, kế toán liệt kê danh sách ghi sổ chi tiết giảm TSCĐ và theo dõi giảm trên NKCT số 9.
Danh sách TSCĐ chuyển sang CCDC lao động năm 2003.
Loại
TSCĐ
Tên TSCĐ
Nhóm
TSCĐ
Vốn
Nguyên
giá
Hao mòn
Giá trị
còn lại
2115
2115
4 cân phân tích
4 tủ sấy
E-1
B-1
TBS
TBS
7.586.000
16.076.000
7.586.000
16.076.000
0
0
Cộng
23.662.000
23.662.000
Hà nội ngày tháng năm.
Người lập biểu.
( ký, họ tên) Kế toán trưởng
(Ký họ tên)
Sổ chi tiết giảm TSCĐ.
TK
đối ứng
Loại TS
Vốn
Đối tượng
sử dụng
Diễn giải
Thành tiền
214
2115
TBS
6424
TSCĐ chuyển sang CCDC
7.586.000
214
2115
TBS
6424
TSCĐ thanh lý
16.076.000
Người ghi sổ Kế toán trưởng
( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên)
Nhật ký chứng từ số 9.
Ghi có TK 211.
Tháng 12 năm 2003
Đơn vị : Đồng
TT
Chứng từ
Diễn giải
Ghi có TK 211,ghi nợ TK khác
SH
NT
214
821
153
Cộng có
TK 211
1
2
3
4
5
6
7
8
1
2
DC403
PC405
18/12/03
18/12/03
Chuyển sang CCDC
- Cân phân tích(4cái)
-Tủ sấy(4 cái)
7.586.000
16.076.000
....
7.586.000
16.076.000
Cộng
23.662.000
23.662.000
Đã ghi sổ cái ngày 18 tháng 12 năm 2003.
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký,họ tên)
Nhà máy thuốc lá Thăng Long Sổ cái TK 211
Năm 2003
Số dư đầu năm
Nợ
Có
118.075.000.303
Đơn vị: Đồng
Ghi có các TK đối ứng nợ với TK này
QUý I
Quý II
QUý III
QUý IV
111
112
331
87.538.980
346.357.660
200.203.400
Cộng phát sinh
Nợ
Có
634.099.740
29.253.500
Số dư cuối tháng
Nợ
Có
118.679.846.543
Kế toán lập bảng hợp TSCĐ trong năm để phản ánh tình hình tăng giảm TSCĐ
Bảng tổng hợp tscđ năm 2003
31-12-2003
Ngân sách
Tự bổ xung
Tổng
I.Số dư đầu năm
II. Tăng tài sản trong năm
1. Xe ô tô MAZDA SERIES
2. Máy vi tính (02 cái: phóng kế hoạch vật tư và tài vụ sử dụng)
3. Máy in (03 cái: 01 laer và 02 LQ 2180)
4. Máy điều hoà nhiệt độ Carsies(04 máy)
5. Máy điều hoà nhiệt độ National (04 máy)
6. Cải tạo nhà để xe CBCNV
III. Giảm trong năm
1. Thanh lý máy in FX 1170
2. Chuyển sang CCLD
- 04 cân phân tích
- 04 tủ sấy
IV. Số dư cuối năm
80.053.271.773
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
80.053.271.773
38.021.728.530
634.099.700
178.822.860
30.542.300
23.691.200
200.203.400
33.305.480
167.534.800
-
5.591.500
-
7.586.000
16.076.000
38.626.574.770
118.075.000.303
634.099.700
178.822.860
30.542.300
23.691.200
200.203.400
33.305.480
167.534.800
-
5.591.500
-
7.586.000
16.076.000
118.679.846.543
3- Kế toán khấu hao TSCĐ.
Nhà máy thuốc lá Thăng Long là nhà máy sản xuất quy mô lớn vì vậy TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TSCĐ của nhà máy(gần 120 tỷ đồng nguyên giá) bao gồm nhiều loại khác nhau. Để cạnh tranh và đứng vững trên thị trường thì sản phẩm sản xuất ra phải có giá cả hợp lý được người tiêu dùng chấp nhận. Đối với nhà máy thuốc lá Thăng Long khoản mục chi phí khấu hao chiếm tỷ trọng đáng kể trong gía thành sản phẩm. Vì vậy việc trích vầ phân bổ khấu hao vào chi phí sản xuất là hết sức cần thiết.
Việc trích khấu hao TSCĐ ở nhà máy cần tuân theo một số quy định sau.
+ Nhà máy trích khấu hao trên cơ sở tỷ lệ trích khấu hao định kỳ với cục quản lý vốn và tài sản nhà nước .
+ Mỗi nhóm tài sản khác nhau sử dụng các tỷ lệ khác nhau nhau do nhà nước quy định.
+ Nhà máy áp dụng mức khấu hao tuyến tính. Mức khấu hao hàng tháng được trích như sau:
Nguyên giá TSCĐ * Tỷ lệ khấu hao
=
12
Mức khấu hao
bình quân tháng
+ Những TSCĐ tăng giảm trong tháng thì tháng sau mới trích ( hoặc thôi) trích khấu hao
+ Tất cả TSCĐ hiện có của nhà máy tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh đều phải trích khấu hao để phân bổ vào giá thành.
Nhà máy sử dụng bảmg " Trích và phân bổ khấu hao cơ bản vầ sữa chữa lớn" để trích và phân bổ khấu hao đó cho các đối tượng sử dụng TSCĐ hàng tháng. Bảng này do nhà máy thiết kế vừa phù hợp với đặc công tác kế toán máy mà vẫn sử dụng có hiệu quả.
Bảng tính khấu hao cơ bản và sửa chữa lớn tính
đến cuối tháng 12 năm 2003
Loại
TK
Nguyên giá các
năm trước
Nguyên giá
Tăng trong năm
Khấu hao cơ bản
Khấu hao SCL trong tháng
Luỹ kế giá
Trị hao mòn
Giá trị
còn lại
2112A
2113A
2113B
2113C
2115
-Cộng TK
.
.
-Cộng TK
.
.
Cộng TK
Cộng TK
Cộng TK
Cộng TK
62741
62741
62741
62741
62741
62741
62742
62748
62749
6414
6424
163.567.053
2.219.472.727
229.804.000
48.511.016.862
19.882.800
51.143.743.442
22.550.154.510
1.368.896.381
6.352.000
5.137.250.340
20.149.036.518
178.822.860
455.276..880
545.224
15.536.309
1.608.628
39.730.751
357.420.912
103.591.296
7.000036.752
66.188
23423.919
91.380.526
29.224.006
1.041.006..696
164.524.785
254.0310.27
19.882.800
26.657.709.314
11.851.916.140
899.804.650
5.713.573
3.825.950.319
12.306.587.211
134.343.047
1.178.466.03
65.279.215
23.107.945.834
24.486.034.128
10.698.193.370
469.091.731
640.474
1.490.122.881
8.292.726.187
Tổng cộng
118.045.746.803
634.099.74000
680.279.050
65.008.533.211
53.674.293.332
Trong đó
NS
TBS
80.053.271.773
447.120.044
233.159.006
4.843.505
45.179.806.525
19.828.746.686
34.873.465.248
18.797.828.084s
Căn cứ vào bảng tính khấu hao cơ bản và sửa chữa lớn kế toán ghi các bút toán sau:
1.ghi Nợ TK6274, 6414,6424- Có TK214:685.122.555
Ghi Nợ TK6274A- Có TK214: 565.465.605
Ghi Nợ TK6274B- Có TK214: 103.591.296
Ghi Nợ TK6274C- Có TK214: 85.232.668
Ghi Nợ TK6274E- Có TK214: 17.131.566
Ghi Nợ TK6274F- Có TK214: 66.188
Ghi Nợ TK6414- Có TK214: 24.923.110
Ghi Nợ TK 6424- Có TK214:94.733.840
2.Hạch toán trích khấu hao sửa chữa lớn
Ghi Nợ TK62772,64274,64174- Có TK3352: -216.338.418
Ghi Nợ TK62772A- Có TK3352: -76.332.237
Ghi Nợ TK62772B-Có TK3352: -51.676.618
Ghi Nợ TK62772C- Có TK3352: -38.085.898
Ghi Nợ TK62772E- Có TK3352: 0
Ghi Nợ TK62772F- Có TK3352: 0
Ghi Nợ TK64174- Có TK3352: 0
Ghi Nợ TK64274- Có TK3352: 50.243.665
3. Nguồn khấu hao cơ bản trong năm:
KHCB trong tháng: 685.122.555
Trong đó: Ngân sách: 447.120.044
Tự bổ sung: 238.002.511
KHCB luỹ kế: 8.331.796.057
trong đó: Ngân sách : 5.491.730.941
Tự bổ sung: 2.840.065.116
4. Nguồn KHCB - TK009
Tổng phát sinh Có: 0
Trong đó: Ngân sách: 0
Tự bổ sung: 0
Tổng luỹ kế phát sinh Có: 0
Trong đó : Ngân sách: 0
Tự bổ sung: 0
Tổng số dư: 26.329.719.432
Trong đó: Ngân sách:14.527.973.542
Tự bổ sung: 11.801.745.890
Căn cứ vào bảng tính KHCB và sửa chữa lớn, kế toán ghi bảng kê số 4( Tập hợp chi phí cho từng phân xưởng)
Trích bảng kê số 4 - TK627
Tháng 12 năm 2003
Đơn vị: đồng
STT
Các TK ghi Có
Các TK ghi Nợ
TK214
TK627- Chi phí sản xuất chung
A
359.443.887
B
103.591.296
C
85.232.668
E
17.131.566
F
66.188
Tổng cộng
685.122.555
Nhà máy thuốc lá Thăng Long
Số dư đầu năm
Nợ
Có
56.706.101.654
Sổ cái TK 214
Năm 2003
Ghi có các
TKđối ứng
ghi nợ
TK khác
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
211
5.591.500
23.662.000
Nợ
Cộng phát sinh
Có
686693.300
686.976.683
685.122.585
Nợ
Số dư cuối tháng
Có
63.660.133.973
64.347.092.656
65.008.583.211
Ngày 30 tháng 12 năm 2003
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
(ký, họ tên) (ký, họ tên)
4-Hach toán sữa chữa TSCĐ .
4.1- Sữa chữa thường xuyên TSCĐ .
Trong quá trình hoạt động có những trường hợp hỏng xảy ra đột xuất nhà máy khấu haoông thể dự kiến được, trong những trường hợp sửa chữa này nhà máy chủ yếu thuê ngoài sửa chữa. Sửa chữa phát sinh ở bộ phận nào thì tập hợp chi phí cho bộ phận đó.
Khi phát sinh chi phí sửa chữa thường xuyên kế toán theo trên bảng kê số 4.
Tháng 10 năm 1999 nhà máy sửa chữa máy nén khí của phân xưởng sợi.
Bảng kê số 4 ( trích)
Tháng 10 năm 2003.
PX
Có
Nợ
331
A
B
C
D
6627
Cộng
3.500.000
4.2- Sửa chữa lớn TSCĐ
Ngoài những khoản chi phí sửa chữa nhỏ phát sinh trong kỳ được tập hơp
vào chi phí sản xuất còn có những khoản chi phí sửa chữa phát sinh rất lớn, thời gian sửa chữa dài chi phí lớn vì vậy cần có kế hoạch phân bổ chi phí sửa chữa phát sinh vào chi phí sản xuất căn cứ vào kế hoạch trích trước để ghi vào bên có TK3352 ( bảng kê số 6).
Cuối tháng, kế toán khoá sổ bảng kê số 6, xác định tổng số phát sinh bên có TK3352 đói ứng Nợ của các tài khoản liên quan lấy số tổng cộng của bảng kê số 6 để ghi vào nhật ký chứng từ số 7.
Bảng kê số 6
Trích trước về chi phí sửa chữa lớn TSCĐ (TK 3352)
Tháng 9 năm 2003
Đơn vị: Đồng
Diễn dải
Số dư đầu tháng
Ghi nợ TK 3352
Ghi nợ TK 3352
Số dư cuối tháng
Nợ
Có
241
331
Tổng nợ
62772
64174
64274
Tổng có
Nợ
Có
TK 335(3352)
Đại tu zin 130-29H-8769(dùng trở hàng)
Trích KH SCL
750.731.289
8.320.000
8.320.000
8.320.000
8.320.000
90.118.203
90.118.203
4.145.873
4.145.873
17.872.036
17.872.036
112.136.112
112.136.112
854.547.401
Cuối tháng kế toán khoá bảng kê số 6, xác định tổng số phát sinh bên có TK 335 đối ứng nợ của các TK liên quan lấy số tổng cộng caủa bảng kê số 6 để ghi nhật ký chứng từ số 7.
Nhật ký chứng từ số 7
Phần I: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp
Ghi có TK3352
Tháng 12 năm 2003
Ghi có các TK
Ghi nợ các TK
...
335
62772
64174
90.118.203
17.872.036
Cộng
10.892.039
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
(ký, họ tên) (ký, họ tên)
Khi công việc sửa chữa lớn hoàn thành, kế toán lập biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành để làm căn cứ hạch toán.
Nhà máy thuốc lá Thăng Long Mẫu số 04
Ban hành theo quyết định số 114-
TC/QĐ/CĐkế toán ngày 01/11/1995
của Bộ tài chính
Biên bản giao nhận sửa chữa lớn hoàn thành
Ngày 25 tháng 9 năm 2003
Căn cứ vào quyết định số .. .. ngày.. . tháng .. . của Bộ tài chính.
Chúng tôi gồm:
Ông: Thái Tuấn Anh Chức vụ: Giám đốc đơn vị sửa chữa
Ông : Lê Tuấn Kiệt Chức vụ: Trưởng phòng xây dựng cơ bản
Bà : Trịnh Thanh Huyền Chức vụ: Kế toán trưởng
Đã kiểm nhận việc sửa chữa lớn TSCĐ như sau:
Bộ phận quản lý và sử dụng: Bộ phận bán hàng
Thời gian sửa chữa từ ngày 01/01/2001 đến 25/9/2003.
Tên bộ phận sửa chữa
Nội dung công việc sửa chữa
Giá dự toán
Giá thực tế
Kết quả kiểm tra
Xe Zin130-29H-8769
Thay cửa xe, cần gạt, thay lốp
8.320.000
8.320.000
Đạt yêu cầu
Kết luận: Công việc sửa chữa đã hoàn thành theo đúng kế hoạch.
V- Tài sản cố định điều chuyển giữa các đơn vị thành viên.
Tháng 11-2001 nhà máy chuyển một máy vi tính từ phòng tài vụ xuống phòng kỹ thuật của phân xưởng cơ điện. Trường hợp này TSCĐ không thay đổi về mặtgiá trị mà chỉ chuyển quyền quản lý sử dụng giữa các bộ phận kế toán chỉ theo dõi việc thay đổi đối tượng quản lý và sử dụng ( từ TK 6424-6274)
III. Phân tích đánh giá chỉ tiêu hiệu quả sử dụng TSCĐ tại nhà máy thuốc lá Thăng Long
3.1. Cơ cấu nguồn hình thành tài sản:
TSCĐ có thể được hình thành từ nhiều nguồn vốn khác nhau như: Từ ngân sách cấp, tự bổ sung, vốn vay...TSCĐ của nhà máy được hình thành từ hai nguồn chủ yếu: Nguồn ngân sách và nguồn tự bổ sung. Sau đây là bảng phân tích cơ cấu nguồn hình thành TSCĐ của nhà máy:
Chỉ tiêu
2002
2003
Thành tiền
Tỷ lệ(%)
Thành tiền
Tỷ lệ(%)
Tổng
118.075.000.303
100%
118.679.846.543
100%
Vốn ngân sách
80.053.271.773
67,8%
80.053.271.773
67,45%
Tự bổ sung
38.021.728.530
32,2%
38.626.574.770
32,55%
Qua bảng trên ta thấy nguồn hình thành TSCĐ của nhà máy chủ yếu là từ ngân sách nhà nước, tỷ lệ vốn do ngân sách cấp có chiều hướng giảm, nguồn vốn tự bổ sung có xu hướng tăng lên so với tổng vốn đầu, tuy nhiên mức độ tăng chưa rõ rệt lắm. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã có chú trọng đến công tác đầu tư, mua sắm, xây dựng mới TSCĐ nhưng tỷ lệ đầu tư chưa cao.
3.2.Cơ cấu TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh
Chỉ tiêu
Nguyên giá TSCĐ trong năm
Tỷ lệ %
Nguyên giá TSCĐ tăng trong năm
Tỷ lệ %
1.TSCĐ phục vụ cho SX
92.759.459.953
78,6%
-
-
2.TSCĐ phục vụ bán hàng
5.137.250.340
4,35%
178.822.860
28,2%
3.TSCĐ phục vụ quản lý
20.149.036.518
17,05%
455.276.880
71,8%
Tổng cộng
118.045.746.803
634.099.740
Qua bảng phân tích trên ta thấy, TSCĐ dùng cho sản xuất chiếm tỷ lệ lớn nhất cho thấy cơ cấu tài trong nhà máy phân bổ hợp lý, nhà máy đã trang bị nhiều máy móc thiết bị dùng cho sản xuất
3.3- Nhóm chỉ tiêu tình hình sử dụng TSCĐ
Trên cơ sở số liệu kế toán thống kê của nhà máy năm 2003 ta có bảng phân tích sau:
Chỉ tiêu sử dụng TSCĐ tại nhà máy thuốc lá thăng long
STT
Chỉ tiêu
2002
2003
Chênh lệch
1
Nguyên giá TSCĐ
118.076.000.303
118.679.646.543
604.846.240
2
Số lao động bình quân
1180
1183
3
3
Mức trạng bị TSCĐ(1/2)
100.063.559
100.321.087
257.528
4
Giá trị hao mòn
634.099.740
865.112.555
51.022.815
5
Tỷ lệ hao mòn
0,537
0,577
6
Hệ số sử dụng còn lại
0,463
0,423
7
TSCĐ mới đưa vào hoạt động
729.635.200
685.112.555
*Nguyên giá TSCĐ tăng: 604.846.200
Trong đó tăng do mua sắm mới vào hoạt động là: 634.099.740
Tổng TSCĐ giảm do thanh lý là: 5.591.500
Tài sản giảm do chuyển sang CCDC là: 23.662.000
Chứng tỏ cơ sở vật chất của nhà máy đã được nâng lên một bước, tạo điều kiện cho nhà máy nâng cao năng lực sản xuất của mình.
*Mức trang bị TSCĐ cho một lao động năm 2003 tăng hơn so với năm 2002 là 257.528 đồng, mức tăng này do nguyên giá TSCĐ tăng lên và số lao động giảm đi.
Hệ số hao mòn năm 2002 là 0,537
2003 là 0,577
hệ số hao mòn tăng chứng tỏ trong kỳ TSCĐ của doanh nghiệp tăng không đáng kể. Doanh nghiệp cần chú trọng hơn nữa trong việc đầu tư mới trang thiết bị máy móc để nâng cao năng suất lao động
3.4- Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng TSCĐ
STT
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Tăng (giảm)
1
Tổng doanh thu thuần
540 tỷ
590 tỷ
50 tỷ
2
Nguyên giá TSCĐ
118.075.000.303
118.679.846.543
3
Lợi nhuận thuần
20,8 tỷ
17,3 Tỷ
3,5 tỷ
4
Sức sản xuất (1/2)
4,5
4,97
0,47
5
Sức sinh lời của TSCĐ
(3/1)
0,176
0,146
-0,03
6
Suất hao phí TSCĐ(2/1)
0,219
0,201
-0,018
*Sức sản xuất của TSCĐ năm 2003 cao hơn so với năm 2002 là 0,47.
Sức sản xuất của TSCĐ cho biết 1 đồng nguyên giá bình quân của TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 4,5 đồng sản lượng (Năm 2002) và 4,97 đồng giá trị sản lượng (Năm 2003).
điều này cho thấy nhà máy đã quản lý và sử dụng tốt TSCĐ
*Sức sinh lời của TSCĐ:
Sức sinh lời của TSCĐ cho biết 1 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ đem lại 0,176 đồng lợi nhuận( Năm 2002) và 0,146 đồng (năm2003)
Sức sinh lời của TSCĐ năm 2003 giảm đi so với năm 2002 có thể do nhiều nguyên nhân khách quan như chi phí thu mua nguyên vật liệu ngày càng cao, do khan hiếm Nguyên vật liệu hoặc do mất mùa hoặc do tỷ giá ngoại tệ cao nên ảnh hưởng đến giá mua của Nguyên vật liệu vì ở nhà máy thuốc lá Thăng Long Nguyên vật liệu nhập ngoại tương đối nhiều, hoặc do nhà máy tăng chi phí quảng cáo đẩy nhanh tốc độ tiệu thụ
*Suất hao phí TSCĐ
Suất hao phí của TSCĐ năm 2002 là 0,219
Suất hao phí của TSCĐ năm 2003 là 0,201
suất hao phí giảm chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng có hiệu quả TSCĐ.
Qua phân tích nhóm công thức hiệu quả sử dụng TSCĐ và nhóm chỉ tiêu tình hình sử dụng TSCĐ cho thấy trong một năm qua nhà máy đã tích cực đổi mới trang thiết bị máy móc để nâng cao năng suất lao động, nhà máy có một cơ cấu tài sản tương đối hợp lý, điều này là một trong những nhân tố góp phần làm nên thành công của nhà máy thông qua sản phẩm sản xuất ra đạt chất lượng cao, giá cả hợp lý được người tiêu dùng chấp nhận.
Phần III
Đánh giá thực trạng kế toán TSCĐ tại nhà máy thuốc lá Thăng Long và các biện pháp kiến nghị để nâng cao
hiệu quả sử dụng TSCĐ.
I- Đánh giá thực trạng.
Trong thời gian thực tập tại phòng kế toán nhà máy thuốc lá Thăng Long bằng sự tìm hiều của bản thân và sự giúp đỡ của các cô chú phòng kế toán em rút ra một số nhận xét về công tác kế toán của nhà máy như sau.
1- Những ưu điểm.
Nhà máy thuốc lá Thăng Long là một nhà máy có quy mô lớn vì vậy công tác kế toán khá phức tạp nhà máy đãn áp dụng thành công kế toán máy vào công tác kế toán giảm được đáng kể khối lượng công việc giúp cho việc hạch toán có hiệu quả, công tác kế toán được chuyên môn hoá mỗi người phụ trách một hoặc hai mảng công việc. Nhà máy lựa chọn hình thức ghi sổ nhật ký chứng từ rất phù hợp với đặc điểm kế toán của nhà máy, sổ sách kế toán được lập theo đúng mẫu của Bộ taì chính, sổ sách ghi chép rõ ràng thuận tiện cho việc kiểm tra đối chiếu theo dõi. Ngoài ra nhà máy đã đơn giả hoá một số mẫu như: Sổ tăng giảm TSCĐ, sổ chi tiết giảm TSCĐ để theo dõi , quản lý tài sản được thuận tiện hiệu quả.
Về khấu hao TSCĐ đã theo dõi được tình hình tăng, giảm, khấu hao và kiểm kê TSCĐ theo đúng quy định đảm bảo việc phản ánh đúng nguyên giá TSCĐ hiện có cũng như mức trích khấu hao. Nhà máy sử dụng bảng trích và phân bổ khấu hao CB và sửa chữa lớn để theo dõi việc trích phân bổ khấu hao TSCĐ và sửa chữa lớn the mẫu thiết kế của nhà máy vừa thuận tiện cho công tác kế toán bằng máy mà vẫn sử dụng có hiệu quả . Hàng tháng nhà máy mở Bảng
kê chi tiết TSCĐ . Qua bảng kê này nhà máy có thể quản lý một cách toàn diện cả về nguyên giá, giá trị hao mòn, hao mòn luỹ kế , giá trị còn lại tạo điều kiện thuận lợi cho vấn đề quản lý TSCĐ .
2- Những tồn tại .
Bên cạnh những ưu điểm nhà máy không tránh khỏi một số tồn tại cần khắc phục . Nguyên giá của TSCĐ tăng trong năm tương đối ít , nhà máy cần có kế hoạch mua sắm, sữa chữa mới đồng đều giữa các năm để đảm bảo vấn đề đổi mới TSCĐ và tránh được việc tăng giá thành một cách đột ngột do việc trích thêm một lượng lớn chi phí khấu vào chi phí sản xuất kinh doanh . TSCĐ của nhà máy chưa có tài sản cố định thuê tài chính.
II-Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại nhà máy thuốc lá Thăng LoNG
1- Kiến nghị với nhà máy
. Kiến nghị1: Đối với tài sản đã cũ lạc hậu.
Nhà máy nên nhanh chóng tiến hành các hoạt động thanh lý nhượng bán đối với những taì sản đã cũ lạc hậu, những tài sản không cần dùng để giải toả nguồn vốn ứ đọng.
Kiến nghị 2: Về phương pháp khấu hao TSCĐ.
TSCĐ của nhà máy được tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Theo em nhà máy cần áp dụng linh hoạt cách tính khấu hao như sau.
+ Đối với nhà cửa vật kiến trúc, các TSCĐ vô hình nên áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng.
+ Đối với máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải thường gắn liền với quá trình sản xuất kinh doanh, tính năng công suất bị giảm dần trong quá trình sử dụng nên áp dụng phương pháp khấu hao theo sản lượng.
+ Đối với máy móc, thiết bị dụng cụ quản lý vì chịu tác động của hao mòn vô hình nhiều nên áp dụng phương pháp khấu hao nhanh để hạn chế vấn đề lạc hậu khoa học kỹ thuật và sự giảm giá nhanh của tài sản
Kiến nghị 3: Về vấn đề kiểm kê, đánh giá lại tài sản
Hàng năm doanh nghiệp nên kiểm kê TSCĐ cả về số lượng lẫn chất lượng để có được những thông tin chính xác về TSCĐ, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và sử dụng TSCĐ một cách có hiệu quả và có kế hoạch sửa chữa, thay thế đối với TSCĐ hỏng và xử lý kịp thời các trường hợp thiếu hoặc mất mát để bổ sung.
Kiến nghị4: Về huy động vốn đầu tư vào TSCĐ
TSCĐ của nhà máy gồm có tài sản có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và tự bổ sung chưa có TSCĐ thuê tài chính, nhà máy nên tiếp cận áp dụng hình thức này nhất là trong điều kiện vốn ngân sách ngày càng giảm, máy móc thiết bị luôn yêu cầu cần được đổi mới. Đây là phương thức đầu tư nhanh, nhà máy không phải huy động cả một lượng vốn lớn ngay từ ban đầu mà vẫn đổi mới được máy móc thiết bị.
2. Kiến nghị với nhà nước:
Để đảm bảo số liệu do kế toán cung cấp phản ánh đúng thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhà nước nên thay đổi quy định về phương pháp trính khấu hao.
- Nhà nước chỉ quy định khung thời gian sử dụng TSCĐ trong các doanh nghiệp yêu cầu các doanh nghiệp sử dụng TSCĐ theo đúng khung thời gian quy định và đăng ký với cơ quan quản lý chức năng
- Cho phép doanh nghiệp được lựa chọn phương pháp khấu hao phù hợp với công dụng, cách sử dụng tài sản nhằm mục đích thu được lợi ích kinh tế trong quá trình sử dụng.
Doanh nghiệp căn cứ vào những quy định trên và tình hình thực tế của TSCĐ tại doanh nghiệp để đưa ra mức trích khấu hao hợp lý từ đó giúp nhà máy đạt được mức giá thành có thể cạnh tranh, đồng thời đẩy nhanh quá trình đổi mới công nghệ sản xuất tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát huy tính chủ động sáng tạo của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh.
Nhìn lại chặng đường 47 năm xây dựng và phát triển chúng ta thấy nhà máy thuốc lá Thăng Long đã gặp không ít khó khăn thử thách nhưng bằng sự nỗ lực phấn đấu và sự nhiệt tình sáng tạo của hàng nghìn cán bộ công nhân viên, những con người đang ngày đêm hết mình vì nhà máy đã đưa nhà máy vượt qua bao gian nan thử thách, đứng vững trên thị trường và khẳng định được vị trí của mình- con chim đầu đàn của ngành thuốc lá Việt Nam
Kết luận
TSCĐ là tư liệu không thể thiếu được ở bất kỳ nghành sản xuất kinh doanh nào, nó phản ánh năng lực và trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Việc tổ chức tốt công tác hạch toán TSCĐ có ý nghĩa quan trọng quyết định tới kết quả sản xuất kinh doanh. Qua thời gian thực tập tại nhà máy thuốc lá Thăng Long đã giúp em vận dụng những kiến thức ở trường, củng cố kién thức đã học bước đầu làm quen với công tác kế toán trong thực tế.
Do thời gian thực tập có hạn nên chắc chắn không tránh khỏi những sai sót nhất định. Em mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn.
Qua đây em xin chân thành cám ơn cô giáo hướng dẫn cô giáo : Phùng Thị Lan Hương, các anh chị phòng tài vụ nhà máy thuốc lá Thăng Long đã tận tình hướng dẫn giúp em hoàn thành bài viết của mình.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20390.DOC