Đề tài Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn đường sắt Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Tài liệu Đề tài Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn đường sắt Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước: Lời nói đầu Ngày nay trong bối cảnh lịch sử của thế giới đang có nhiều diễn biến phức tạp và đặc biệt là yêu cầu đổi mới toàn diện của Nhà nước ta, nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phầnvận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo đinh hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) đã tác động mạnh mẽ, trực tiếp đến toàn bộ đời sống xã hội, tạo nên những chuyển dịch lớn trong cơ cấu lao động xã hội, cơ cấu giai cấp công nhân nói chung và hoạt động Công đoàn nói riêng. Vì thế mà đòi hỏi công tác vận động công nhân của Đảng và tổ chức Công đoàn phải có những chuyển biến mới, phải xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm, có đủ bản lĩnh Chính trị, phẩm chất Cách mạng, năng lực trí tuệ và tổ chức thực hiện phù hợp điều kiện thực tại, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Những vấn đề trên đã đặt ra cho tổ chức Công đoàn nhiệm vụ Chính trị nặng nề trong giai đoạn Cách mạng mới, đòi hỏi phải xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất và ...

doc98 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1103 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn đường sắt Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Ngày nay trong bối cảnh lịch sử của thế giới đang có nhiều diễn biến phức tạp và đặc biệt là yêu cầu đổi mới toàn diện của Nhà nước ta, nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phầnvận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo đinh hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) đã tác động mạnh mẽ, trực tiếp đến toàn bộ đời sống xã hội, tạo nên những chuyển dịch lớn trong cơ cấu lao động xã hội, cơ cấu giai cấp công nhân nói chung và hoạt động Công đoàn nói riêng. Vì thế mà đòi hỏi công tác vận động công nhân của Đảng và tổ chức Công đoàn phải có những chuyển biến mới, phải xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm, có đủ bản lĩnh Chính trị, phẩm chất Cách mạng, năng lực trí tuệ và tổ chức thực hiện phù hợp điều kiện thực tại, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Những vấn đề trên đã đặt ra cho tổ chức Công đoàn nhiệm vụ Chính trị nặng nề trong giai đoạn Cách mạng mới, đòi hỏi phải xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất và bản lĩnh để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và sẵn sàng đón nhận những thử thách ngày càng cao của giai đoạn tiếp theo. Thực tế cho thấy, ở đâu cán bộ Công đoàn có năng lực, có bản lĩnh thì ở đó công tác Công đoàn được thực hiện tốt, thu hút đông đảo công nhân viên chức lao động tham gia hoạt động do Công đoàn tổ chức, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống cho người lao động. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống Công đoàn còn nhiều lúng túng, trong công tác cán bộ còn nhiều bất cập, chưa có biện pháp tạo nguồn bổ sung cán bộ, việc sử dụng tiếp nhận cán bộ còn nhiều chắp vá, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, không kịp bồi dưỡng cán bộ chủ chốt, nhất là cán bộ mới chuyển sang làm công tác Công đoàn. Công đoàn đường sắt Việt Nam là một ngành đã có đóng góp đáng kể cho sự ổn định và phát triển của đất nước ta. Để tiếp tục đẩy mạnh công nhiệp hoá, hiện đại hoá Công đoàn đường sắt Việt Nam đã phải có sự cộng tác của cả hệ thống Công đoàn, phải có phương hướng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Công đoàn ngành như thế nào đó nhằm đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nhiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và đây cũng chính là lý do mà em chọn đề tài khoá luận “ Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn đường sắt Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Mục tiêu đề tài. - Đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ Công đoàn và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn ngành đường sắt Việt Nam. - Đề ra giải pháp khắc phục những tồn tại của công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ Công đoàn đường sắt Việt Nam trong những năm vừa qua. - Đề xuất ý kiến nhằm hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn đường sắt Việt Nam trong những năm tới, đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cơ sở lý luận của đề tài. Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Các văn kiện của Đảng ta thông qua các quan điểm đại hội, các chỉ thị nghị quyết của bộ chính trị, ban chấp hành trung ương. Dựa vào các văn kiện đại hội Công đoàn Việt Nam, các chương trình hành động thực hiện nghị quyết đại hội Đảng của ban cán sự đảng bộ Công đoàn đường sắt Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Khoá luận lấy việc luận giải cơ sở khoa học của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn ngành đường sắt Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Khoá luận nghiên cứu tác động của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn ngành đường sắt trên phạm vi toàn quốc, cơ cấu tổ chức các Công đoàn cơ sở trong hệ thống Công đoàn ngành đường sắt Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu. Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học, chủ yếu là phương pháp điều tra, khảo sát thống kê, tổng kết thực tiễn, đồng thời kết hợp phương pháp lôgic lịch sử, phân tích tổng hợp và những tích luỹ, suy nghĩ của bản thân qua thời gian thực tập. 5. Kết cấu của đề tài. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài gồm 3 phần chính: Phần thứ nhất: Những vấn đề lý luận cơ bản về nguồn hình thành cán bộ, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phần thứ hai: Thực trạng đội ngũ cán bộ Công đoàn ở Công đoàn đường sắt Việt nam trong những năm qua. Phần thứ ba: Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn đường sắt Việt nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đề tài được hoàn thành với sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo trong cơ quan Công đoàn ngành đường sắt, sự hướng đẫn tận tình của đồng chí trưởng ban tổ chức Công đoàn đường sắt Việt nam cùng toàn thể các Thầy cô trong khoa, đặc biệt là dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Thầy giáo Nguyễn Anh Tuấn phó trưởng khoa Công đoàn Trường Đại học Công đoàn. Mặc dù sự hướng dẫn tận tình của quý cơ quan đơn vị, tập thể và các cá nhân, bản thân em cũng cố gắng học hỏi và nghiên cứu. Song do nội dung của đề tài quá rộng, khả năng bản thân còn hạn chế, thời gian nghiên cứu tìm hiểu lại không nhiều, do vậy khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót. Vì thế, em xin chân thành cảm ơn và em rất mong nhận được sự chỉ đạo của các đồng chí trong cơ quan Công đoàn đường sắt Việt nam cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo để khoá luận của em được hoàn thiện hơn và có thể đưa vào thực tế để áp dụng. Sinh viên thực hiện: Phạm Hoài Phương Phần thứ nhất Những vấn đề lý luận cơ bản về cán bộ, công tác cán bộ, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. I. Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về giai cấp công nhân cán bộ và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. 1. Giai cấp công nhân theo quan điểm của Mác- Lênin. “ Giai cấp công nhân là giai cấp của những người lao động hoạt động sản xuất trong trong các ngành công nghiệp thuộc trình độ kỹ thuật khác nhau, mà địa vị kinh tế xã hội tuỳ thuộc vào chế độ xã hội đương thời: ở các nước tư bản, họ là những người không có, hoặc về cơ bản có tư liệu sản xuất chủ yếulà cùng nhau hợp tác lao động cho mình”(1). Trải qua cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Quần chúng nhân dân (kể cả công nhân và nông dân) đã tuyển những cán bộ chính trị cho tổ chức mình về lãnh đạo phong trào. Vì vậy, Lênin đã khẳng định : “ Trong lịch sử chưa hề có một giai cấp nào giành được thống trị nếu không đào tạo ra những hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào”(2). 1. Trích: Những vấn đề về chủ nghĩa Mác- Lênin, nhà xuất bản sự thật. 2. Trích: V.I Lênin toàn tập tiếng việt, Tập 4 NXB tiến bộ Matxcơva 1974, trang473. Qua thực tiễn đấu tranh cách mạng, chủ nghĩa Mác- Lênin đã đúc rút được giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất, cách mạng nhất, triệt để nhất. Bởi vậy, việc tuyển dụng cán bộ từ công nhân ưu tú, công nhân lâu đời và giai cấp nông dân là người bạn cùng chịu áp bức, bóc lột đã cùng giai cấp công nhân đứng lên làm cách mạng. Stalin chỉ ra rằng “ Giai cấp công nhân phải tự đào tạo lấy những người kỹ thuật, trí trức riêng của mình trong sản xuất, những người có thể tự bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân tức là của giai cấp thống trị trong sản xuất. Không một giai cấp thống trị nào không cần đến những người trí thức của mình”.(3) 2. Vị trí, tầm quan trọng của cán bộ trong sự nghiệp cách mạng. Cán bộ là người đem chủ trương đường lối của Đảng và chính phủ tuyên truyền cho dân chúng hiểu rõ và thi hành, đồng thời tập hợp những vướng mắc của dân chúng phản ánh lại cho Đảng và Nhà nước để Đảng và nhà nước định ra chính sách cho đúng.Thực chất cán bộ là người giữ một chức vụ nào đó trong tổ chức. Do đó, nói đến cán bộ là nói đến chủ thể hành động, nói đến nhân tố quyết định con người. Cán bộ là khâu then chốt, khâu trọng yếu trong toàn bộ, trước hết là đội ngũ lãnh đạo, quản lý là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, quyết định vận mệnh của đất nước. Ngay từ ngày đầu thành lập Đảng, LêNin rất coi trọng công tác cán bộ, người trực tiếp chỉ đạo tổ chức, đào tạo, rèn luyện đội ngũ “ cán bộ chuyên nghiệp”, của Đảng một cách thường xuyên, phù hợp với yêu cầu từng giai đoạn phát triển của cách mạng. Lấy đội ngũ cán bộ để làm nòng cốt tiến hành cuộc cách mạng tháng Mười thành công, lật đổ chế độ Nga Hoàng, thiết lập chính quyền xô viết và lãnh đạo xây dựng đất nước. Từ thực tiễn cách mạng Lê Nin đã khẳng định “ nghiên cứu con người, tìm những cán bộ có bản lĩnh. Hiện nay đã là then chốt, nếu không thế thì tất cả mọi mệnh lệnh và quyết định xã hội chỉ là mớ giấy lộn”.(4) Stalin cũng cho rằng “ con người cán bộ là những vốn quý nhất, có ý nghĩa quyết định nhất, trong tất cả những vốn quý ở trên đã nêu biết rằng cán bộ quyết định hết thảy”(5). 3,5. Trích: Stalin: Những vấn đề về chủ nghĩa Mác- Lênin NXB sự thật, trang 526. 4. Trích: Stalin những vấn đề về chủ nghĩa Mác – Lê Nin, NXB sự thật, trang 473. Như vậy, vị trí quan trọng của cán bộ là ở chỗ đảm bảo cho tổ chức thực hiện đường lối của Đảng, không có cán bộ thì đường lối của Đảng có hay đến mấy cũng không thành hiện thực. Muốn áp dụng vào thực tiễn một đường lối chính trị đúng thì phải có cán bộ, những người am hiểu về đường lối chính trị của Đảng, nhìn nhận đường lối đó, biết áp dụng đường lối đó. Tầm quan trọng của công tác tổ chức cán bộ được thể hiện trên hai khía cạnh cụ thể: - Tổ chức cán bộ đóng vai trò then chốt trong việc thực hiện đường lối và nhiệm vụ chính trị. - Tổ chức cán bộ là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. 3. Chủ nghĩa Mác Lê Nin về tiêu chuẩn lựa chọn cán bộ. Tiêu chuẩn lựa chọn cán bộ phù hợp với sự phân công của tổ chức, thước đo đánh giá cán bộ yếu hay tốt, hoàn thành hay không hoàn thành nhiệm vụ mà tổ chức giao cho. Bởi vì cán bộ là khâu then chốt là quyết định sự thành công hay thất bại của tổ chức. Do đó việc lựa chọn cán bộ phải tuân thủ theo những tiêu chuẩn nhất định mang tính nguyên tắc, tính Đảng, tính quần chúng. Theo Stalin “Lựa chọn cán bộ, thứ nhất phải xét phẩm chất chính trị, tức là về mặt chính trị họ có đủ trách nhiệm không, thứ hai là phải theo năng lực công tác chuyên môn tức là phải xét họ có thích hợp với một công tác cụ thể nào không” (6). Hiểu theo cách nói của Stalin về phẩm chất chính trị của cán bộ là phải có lập trường quan điểm rõ ràng tuyệt đối trung thành với quần chúng nhân dân, hết sức tận tâm, tận tụy phục vụ nhân dân, được quần chúng tín nhiệm. Bên cạnh phẩm chất chính trị còn có năng lực, chuyên môn, nắm chắc chuyên môn của mình phụ trách, đồng thời có khả năng am hiểu chuyên môn kỹ thuật có liên quan giúp cho công tác nghiệp vụ của mình mà tổ chức giao phó. 6. Trích: Lê Nin toàn tập NXB tiến bộ, Matxcơva, năm 1974, trang 347. Việc lựa chọn cán bộ có những căn cứ là cơ sở tiêu chuẩn để lựa chọn trên những công việc cụ thể, bố trí sử dụng cán bộ. Vì vậy phải xuất phát từ thực tế từ quá trình hoạt động của quần chúng, được trưởng thành từ phong trào giáo dục và đào tạo, qua thử thách tuyển chọn, đề bạt, sàng lọc cán bộ thì việc tuyển chọn cán bộ sẽ đúng người đứng việc, thực sự là vấn đề quyết định thành công của tổ chức. Lê Nin chỉ ra rằng: “Hết sức bền bỉ, hết sức thận trọng, chúng ta chú ý tìm cho ra và lấy công tác để thử thách những nhà tổ chức thực sự, những người có óc sáng suốt và có bản lĩnh thực tiễn, những con người vừa trung thành với chủ nghĩa xã hội vừa có khả năng lặng lẽ khơi đà cho công tác (Mặc dù sự ổn định và hỗn loạn của người khác), công tác mà số đông những người trong phạm vi tổ chức Xô Viết đều kiên quyết và đồng lòng cùng làm. Đó là những người mà sau khi chúng ta đã thách thức họ đến hàng chục lần bằng cách cho ho trải qua những nhiệm vụ đơn giản nhất đến những nhiệm vụ khó khăn nhất, chúng ta sẽ đề bạt họ lên những trọng trách lãnh đạo của nhân dân, trọng trách lãnh đạo của công tác quản lý”(7). Vấn đề “Lựa chọn nhân tài và kiểm tra việc chấp hành” (Lê Nin) là một nguyên tắc và nhiệm vụ của Đảng và chính quyền. Coi đây là nhiệm vụ thường xuyên quan tâm hàng đầu của tổ chức cán bộ. Trên cơ sở đó có kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ đầy đủ năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, đáp ứng với nhu cầu của sự nghiệp cách mạng đồng thời có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng quy hoạch cán bộ cho tổ chức. 4. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, trình độ văn hoá khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý cho cán bộ là nhiệm vụ thường xuyên. 7. Trích: Tuyển tập tiếng việt NXB sự thật – Hà Nội, năm 1962, trang 618. Đây là một nhiệm vụ thường xuyên mang tính bắt buộc của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị, nhằm trau dồi, nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ, có như thế mới trang bị cho cán những tri thức mới, phương pháp luận khoa học, tiếp thu những kiên thức của nhân loại đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra của tổ chức, phù hợp với từng giai đoạn lịch sử cụ thể, vận dụng một cách sáng tạo, lịnh hoạt để giải quyết những vấn đề yếu kém của cán bộ nhằm nâng cao chất lượng của cán bộ. Lê Nin đã dạy “Học – Học nữa – Học mãi”, học trong sách học trong cuộc sống, trong công tác, trong kinh nghiệm của tập thể, kinh nghiệm của quần chúng, kinh nghiệm của nước bạn, lý luận gắn với thực tiễn, thực tiễn luôn soi sáng những lý luận đó là phương pháp để trau dồi tư duy lý luận và năng lực thực tiễn làm cho thực tiễn thêm sinh động và phong phú. Như vậy, người cán bộ một mặt được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ văn hoá, lý luận chính trị, khoa học kỹ thuật mặt khác luôn tự trau dồi, học hỏi để tự mình nâng cao trình độ hiểu biết của bản thân giúp cho bản thân thành thạo trong lĩnh vực mình phụ trách, đồng thời phải am hiểu những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại, phương pháp tổ chức quản lý liên quan đến tổ chức mình. Để chứng minh cho điều nói trên, Lê Nin đã chỉ rõ “ Muốn quản lý thì người phải thông thạo chuyên môn, phải biết một cách đầy đủ, chính xác, tất cả những điều của sản xuất, phải hiểu được điều kiện kỹ thuật của nền sản xuất đó, phải có trình độ khoa học kỹ thuật nhất định”. Như vậy, chất lượng cán bộ là vấn đề then chốt, quyết định sự thành công hay thất bại của tổ chức. Vì vậy, để đảm bảo cho sự thành công của chủ nghĩa xã hội, cần phải nắm vững những quan điểm cơ bản, khoa học của chủ nghĩa Mác – Lê Nin về công tác cán bộ. Đảng cộng sản Việt Nam từ khi ra đời cho đến nay luôn lấy tiêu chuẩn người cán bộ mà chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra trong mọi thời kỳ cách mạng: “ Có lòng trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân, có tinh thần trách nhiệm và giải quyết những hoàn cảnh khó khăn, tôn trọng phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, luôn chăm lo đến lợi ích quần chúng, có tinh thần tập thể cao, thương yêu đoàn kết với đồng bào, đồng chí, có tính tổ chức kỹ luật tốt… cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, khiêm tốn giản dị, không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất và năng lực công tác của bản thân”(8). Lấy chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hành động. Đảng ta vận dụng những quan điểm đó một cách sáng tạo khoa học vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam trong từng giai đoạn lịch sử. 8. Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ – NXB Sự thật 1974, Trang26. Vận dụng và bổ sung vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê Nin đó là tư tưởng Hồ Chí Minh – người đã sáng lập và rèn luyện Đảng ta, nhờ đó trong suốt quá trình lịch sử đấu tranh chống thù trong giặc ngoài và xây dựng chủ nghĩa xã hội Đảng ta luôn chú trọng rèn luyện đội ngũ cán bộ, đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. II. Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam về cán bộ và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. 1. Tầm quan trọng của cán bộ và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Công tác cán bộ chính là việc xác định các tiêu chuẩn cho mỗi chức danh, tuyển chọn cán bộ theo tiêu chuẩn, lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm cán bộ. Vì lẽ đó, từ khi ra đời đến nay Đảng luôn xem công tác cán bộ là một vấn đề quan trọng, giữ vị trí quan trọng đối với toàn sự nghiệp cách mạng của mình. Đảng đã từng bước xây dựng một đội ngũ cán bộ có đủ sức thực hiện nhiệm vụ trong từng giai đoạn Cách mạng. Thông qua đội ngũ cán bộ, đảng viên đó, Đảng lãnh lãnh đạo nhân dân ta đánh thắng những kẻ thù xâm lược hung bạo nhất trong lịch sử giành lại độc lập tự do, thống nhất đất nước, tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ vững chắc tổ quốc đưa đất nước bước sang một kỷ nguyên mới công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thực tiễn cho thấy, khi Đảng đã có đường lối chính trị đúng đắn thì đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý có tư chất và năng lực cao sẽ đóng vai trò quyết định việc tổ chức thực hiện, biến đường lối chủ trương của Đảng đi vào thực tiễn cuộc sống. Vì thế, nghị quyết hội nghị lần thứ III ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII về chiến lược cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá khẳng định “ Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng”. 2. Những quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chủ Tịch đặc biệt quan tâm đến công tác cán bộ, đến lựa chọn, đào tạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ. Người luôn cho rằng vấn đề cán bộ là một trong những vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp cách mạng và đối với công cuộc xây dựng Đảng. Người dạy: “ Cán bộ là cài gốc của mọi công việc”(9), “Bất cứ chính sách công tác gì nếu có cán bộ tốt thì thành công”. Người chăm lo giáo dục cán bộ về những nhiệm vụ cách mạng và động viên mọi người hăng hái thực hiện những nhiệm vụ ấy. ở mỗi bước phát triển của cách mạng căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ chính trị, Người đã ân cần chỉ ra phương hướng phấn đấu và rèn luyện của cán bộ. * Tiêu chuẩn cán bộ. Một yêu cầu không thể thiếu được của người cán bộ là sự gắn bó mật thiết với quần chúng, gần gũi với công nhân, tri thức, gần gũi với cấp dưới cơ sở, sâu sát với công việc cụ thể. Thực tế Lê nin cho rằng: Bất kỳ cán bộ nào nếu sa vào “vũng lầy quan liêu đáng nguyền rủa” là đã “ tự treo cổ mình”. Như vậy tiêu chuẩn lựa chọn, đề bạt cán bộ là một trong những quan tâm của công tác cán bộ, nắm vững và xác định đúng quan điểm này sẽ tạo cho hệ thống chính trị một đội ngũ cán bộ có đầy đủ năng lực, phẩm chất công tác có hiệu quả và là tiền đề định hướng cho công tác đào tạo, bồi dưỡng quy hoạch cán bộ. 9.10. Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ – NXB Sự thật 1974, Trang26. Tiêu chuẩn người cán bộ mà chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra đối với cán bộ, có thể áp dụng trong mọi giai đoạn của cách mạng Việt Nam là: “ có lòng trung thành với sự nghiệp Cách mạng của Đảng của nhân dân, có tinh thần cao, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cần kiệm liêm chính chí công vô tư, khiêm tốn giản dị, không ngừng học tập nâng cao trình độ năng lực, phẩm chất của bản thân”(10). Để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, để người cán bộ thực sự là người lãnh đạo và là người đầy tớ trung thành của dân thì người cán bộ phải: “ có đạo đức có tài, có phẩm chất chính trị và năng lực lãnh đạo trong đó đức là gốc”. Người nhấn mạnh: “ cái làm nền tảng trước hết là đạo đức cách mạng, người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành nhiệm vụ cách mạng một cách vẻ vang”. Người nghiêm khắc phê phán những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, Người đặc biệt coi trọng việc giữ gìn và nâng cao đạo đức Cách mạng. Công tác cán bộ nói chung, tiêu biểu cán bộ nói riêng, có vai trò quyết định thực hiện thắng lợi mục tiêu, đòi hỏi người cán bộ trong tình hình hiện nay: + Có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH. + Cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, không tham nhũng và cương quyết đấu tranh chống tham nhũng. + Có trình độ hiểu biết lý luận chính trị quan điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. + Năng động sáng tạo dám nghĩ, dám làm, giám chịu trách nhiệm. Các tiêu chuẩn có mối quan hệ mật thiết với nhau coi trọng cả đức và tài được chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh. Trên cơ sở tiêu chuẩn chung, các cấp các ngành cần chủ động xây dựng tiêu chuẩn của ngành mình, đơn vị mình đó là căn cứ để làm tốt công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. * Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ. Hồ Chủ Tịch chỉ rõ: “ việc huấn luyện học tập không phải là một việc đơn giản muốn làm thì phải hiểu cho rõ”(11) và Người chỉ ra những vấn đề cần phải trả lời trong công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ là “ huấn luyện ai? ai huấn luyện? huấn luyện như thế nào ? huấn luyện gì ? huấn luyện như thế nào ? và tài liệu huấn luyện. 11. Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ, NXB Sự thật 1974, Trang 27. Người dùng trong công tác huấn luyện thì cần huấn luyện về lý luận, phải dùng lý luận Mác- Lênin cho người. Người biết lý luận mà không thực hành thì vô ích. Học lý luận mà để áp dụng vào việc làm, làm mà không có lý luận thì không khác gì đi vào trong đêm tối, vừa chậm vừa hay vấp váp. Ngoài lý luận phải dùng về công tác, về văn hoá và về chuyên môn. Huấn luyện cần thiết thực chu đáo hơn tham nhiều.Việc cốt yếu là phải lấy người cấp dưới lên huấn luyện rồi trả lại cho cấp dưới, để họ huấn luyện cho cấp dưới nữa. Huấn luyện phải gắn liền lý luận với công tác thực tế, phải nhằm đúng nhu cầu và cần chú trọng việc cải tiến tư tưởng. Đi đôi với việc huấn luyện là phải nâng cao và hướng dẫn tự học nâng cao kiến thức thông qua việc đọc nghiên cứu tài liệu. Công việc thành công hay thất bại là do cán bộ tốt hay kém. Vì vậy Đảng phải nuôi dưỡng cán bộ, như người làm vườn vun trồng cây cối quý báu phải trọng nhân tài, phải trọng cán bộ, trong mỗi người có ích cho công việc của chúng ta. Đảng phải biết rõ cán bộ một cách cho đúng và phải khéo léo dùng cán bộ bởi vì : Không có ai cái gì cũng tốt, vì vậy chúng ta phải khéo léo dùng người, sữa chữa những khuyết điểm cho họ. Thường chúng ta không biết tuỳ tài mà dùng người . Đào tạo, bồi dưỡng người cán bộ đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ cách mạng từ đó cung cấp những cán bộ ưu tú cho Đảng để không bao giờ thiếu cán bộ. Hồ Chí Minh căn dặn: Phải dùng lòng nhân ái để giúp đỡ lãnh đạo cán bộ luôn luôn kiểm tra và để thúc đẩy giáo dục cán bộ các cơ quan, lãnh đạo hiểu cán bộ để có thể đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng cán bộ có kết quả cao nhất. 3. Những quan điểm cơ bản của Đảng cộng sản Việt Nam về cán bộ và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Nghị quyết hội nghị lần thứ ba ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII về chiến lược cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã xác định : Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của Cách mạng gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và của chế độ. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người lãnh đạo cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam, tư tưởng của Người về cán bộ đặt trên nền “ cán bộ là gốc của mọi công việc... huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”(12). 12. Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ – NXB Sự thật 1974, Trang26. Có nghĩa là muốn thực hiện tốt nhiệm vụ cách mạng cần có đội ngũ cán bộ cách mạng và xem xét mọi vấn đề liên quan đến cán bộ và công tác cán bộ gắn với nhiệm vụ của Cách mạng do đó Đảng thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ. 3.1. Công tác cán bộ gắn với đường lối và nhiệm vụ chính trị. Vấn đề cán bộ có mối quan hệ hết sức chặt chẽ với đường lối chính trị, với tổ chức, với phong trào cách mạng của quần chúng, trong những mối quan hệ ấy cán bộ vừa là "quả" vừa là "nhân" của phong trào . Bởi vì người cán bộ có vai trò trong sự nghiệp Cách mạng của nhân dân, phục vụ lợi ích của nhân dân. Đường lối và nhiệm vụ chính trị là căn cứ để làm tốt công tác cán bộ đó là đào tạo, bồi dưõng, sử dụng, quy hoạch, xác định chức danh, tiêu chuẩn, quản lý cán bộ và thực hiện chính sách cán bộ. Đường lối nhiệm vụ chính trị đúng đắn sẽ xây dựng được đội ngũ cán bộ có đầy đủ phẩm chất và năng lực. Nếu đường lối nhiệm vụ chính trị sai sẻ đẩy hàng loạt cán bộ đến sai lầm và khuyết điểm. Chính vì lẽ đó đòi hỏi đường lối và nhiệm vụ chính trị cần được xây dựng trên cơ sở khoa học và hợp lòng dân. Những tác động trở lại của cán bộ cũng có ý nghĩa quyết định đối với bản thân đường lối. Khi đã có đường lối đúng thì tất cả vấn đề là tổ chức thực hiện. Vận dụng quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ đòi hỏi các cấp, các ngành, từng cơ quan đơn vị cần xác định đúng nhiệm vụ chính trị cho cơ quan đơn vị mình và cho từng cán bộ. Có xác định nhiệm vụ chính trị mới có thể thành cán bộ tốt. Khi cán bội thực hiện đường lối và nhiệm vụ chính trị thì tổ chức và người làm công tác tổ chức cán bộ cần theo dõi kiểm tra, nhắc nhở, uốn nắn họ tránh tình trạng làm công tác cán bộ theo kiểu quản lý chung chung không hiểu người, không hiểu việc của cán bộ. Khi nhiệm vụ Cách mạng thay đổi, đường lối chính trị thay đổi, công tác cán bộ cũng cần được đổi mới cho phù hợp. 3.2. Công tác cán bộ phải gắn liền với tổ chức. Cán bộ là nhân tố chủ yếu, nhân tố hàng đầu, nhân tố "động " nhất của tổ chức, tổ chức là do con người lập ra, con người là nhân tố chủ yếu cấu thành tổ chức. Vì vậy nói đến cán bộ là không thể không nói đến tổ chức. Công tác cán bộ và công tác tổ chức có mối quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau, có nhiệm vụ chính trị mới lập ra tổ chức, có tổ chức mới bố trí công tác cán bộ không vì cán bộ mà lập ra tổ chức. Vì vậy muốn làm tốt công tác cán bộ thì phải căn cứ vào nhiệm vụ, yêu cầu tổ chức để đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm cán bộ. Không vì cá nhân mà lập ra để giải quyết tại chỗ; không vì có cán bộ mà sinh ra tổ chức làm cho bộ máy tổ chức cồng kềnh, khó quản lý cán bộ. Xây dựng một tổ chức phải dựa trên cơ sở đầy đủ các yếu tố cơ bản để nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đặt ra. 3.3. Công tác cán bộ phải gắn liền với phong trào cách mạng của quần chúng. Phong trào Cách mạng là toàn bộ hoạt động xã hội của các tổ chức đoàn thể trong hệ thống tổ chức chính trị- xã hội phong trào Cách mạng của quần chúng và công tác cán bộ có mối quan hệ "cán bộ xây dựng phong trào, phong trào đẻ ra cán bộ đó là quy luật khi nói về cán bộ". Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, phong trào Cách mạng là do quần chúng nhân dân sáng tạo, nhằm xoá bỏ cái cũ, cái lạc hậu để xây dựng cái mới, cái tiến bộ phù hợp với nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân lao động. Phong hoạt động cách mạng của quần chúng và công tác cán bộ có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Phong trào Cách mạng quần chúng là cái nôi sản sinh, nuôi dưỡng, rèn luyện tốt cán bộ cho Đảng. Không có đội ngũ cán bộ tốt thì không xây dựng và duy trì được phong trào Cách mạng của quần chúng và cũng không thể có phong trào Cách mạng sôi nổi liên tục nếu không có đội ngũ cán bộ tốt. Cán bộ có đầy đủ bản lĩnh và năng lực sẽ thúc đẩy phong trào đi lên. Vì vậy muốn có đội ngũ cán bộ tốt thì khi tiến hành công tác cán bộ thì phải lấy cán bộ trưởng thành từ phong trào Cách mạng quần chúng để đào tạo, bồi dưỡng, nhiệm vụ vào cương vị của tổ chức. 3.4. Xây dựng đội ngũ cán bộ dựa trên cơ sở giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin – tư tưởng Hồ Chí Minh. Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta luôn coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng lập trường quan điểm của giai cấp công nhân. Coi sự nghiệp Cách mạng là của giai cấp công nhân. Giai cấp công nhân là lực lượng sản xuất chính trong giai đoạn hiện nay. Giáo dục chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là giáo dục cho giai cấp công nhân viên chức, lao động nắm được triết học Mác- Lênin, chỉ cho giai cấp công nhân về hoạt động đấu tranh giai cấp và quy luật vận động phát triển đồng thời dạy cho giai cấp công nhân biết quản lý Nhà nước, kinh tế chủ nghĩa cộng sản khoa học, dạy cho giai cấp công nhân các phương pháp đấu tranh giành chính quyền và giữ chính quyền. 3.5. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ. Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, Đảng nắm công tác cán bộ là nguyên tắc.Vì Đảng là đội tiên phong của giai cấp thống trị xã hội, mà cán bộ Đảng là vai trò then chốt có tính quyết định trong việc thực hiện đường lối của giai cấp cho nên Đảng nắm công tác cán bộ và quản lý cán bộ là một nguyên tắc không thể thay đổi. Những chủ trương chính sách, đánh giá bố trí, sử dụng, điều động, khen thưởng, kỷ luật cán bộ do cấp uỷ Đảng có thẩm quyền quyết định, nghiêm túc chấp hànhcác quyết định của cấp uỷ về cán bộ và công tác cán bộ, cá nhân chấp hành quyết định của tập thể, tổ chức Đảng cấp dưới phải chấp hành quyết định của tổ chức Đảng cấp trên. III. Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam với công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ Công đoàn. 1. Khái niệm về đào tạo, bồi dưỡng. Để góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì hoạt động công đoàn cần có sự đổi mới mạnh mẽ cả về chất lượng và số lượng. Để đáp ứng với tình hình đất nước thì việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn cần được đặt ra như một nhiệm vụ cấp bách, vừa mang ý nghiã chiến lược, tạo nguồn, xây dựng đội ngũ cán bộ, vừa nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn, thực hiện nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. * Đào tạo: Là việc tổ chức giảng dạy và học tập trong nhà trường gắn việc giáo dục đạo đức nhân cách với việc cung cấp các kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, nhằm chuẩn bị cho người học thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công lao động nhất định. Có nhiều loại hình đào tạo như: Đào tạo tập trung, đào tạo tại chức, đào tạo ngắn hạn, đào tạo dài hạn… - Đào tạo lại: Những người đã được đào tạo, song do quá trình phát triển của xã hội, của công nghệ mới và yêu cầu của tiến trình sản xuất công tác sẽ phải đào tạo thêm một số học phần để hoàn chỉnh kiến thức nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu đặt ra. - Tự đào tạo: Là quá trình tự thân vận động để lĩnh hội kiến thức hoặc tham gia hoạt động xã hội, lao động sản xuất rồi tự rút ra những kinh nghiệm. Một người đang tham gia hình thức đào tạo kiến thức nào cũng phải biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo thì mới đạt kết quả đào tạo. Những người có nhu cầu và khẳ năng học tập mà không có khẳ năng đến trường lớp, có thể tự đào tạo các chương trình “ đào tạo từ xa”, “ tự học có hướng dẫn”, qua các phương tiện thông tin đại chúng… hoặc tự mình tìm kiếm học tập để nâng cao trình độ. * Bồi dưỡng: Là tăng cường thêm về kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm để nâng cao chất lượng, nâng cao năng lực sản xuất, công tác cho người học. Thời gian tổ chức bồi dưỡng thường ngắn hơn so với đào tạo. Đối tượng tham gia học tập đã có ít nhiều về ngành nghề chuyên môn nhất định. Các dạng bồi dưỡng là: Bồi dưỡng kiến thức, bồi dưỡng kỹ năng, bồi dưỡng chuyên đề… 2. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho cán bộ và cán bộ Công đoàn. Mỗi người cán bộ là một tấm gương cho quần chúng noi theo về lòng trung thực với lý tưởng XHCN, về tính tổ chức và tính kỷ luật nghiêm ngặt nhất, về nhiệt tình cách mạng sôi nổi, say sưa trong công tác. Điều đó đòi hỏi bản thân mỗi cán bộ những nỗ lực thường xuyên và lớn nhất, một tinh thần trách nhiệm nghiêm túc trong việc tự trau dồi, rèn luyện để không ngừng nâng cao kiến thức ngang tầm đòi hỏi ngày càng cao của nhiệm vụ. Việc nâng cao trình độ kiến thức cho cán bộ, Đảng viên là điều hết sức cần thiết. Thông qua công tác đào tạo, bồi dưỡng, cán bộ được nâng cao trí tuệ, hiểu biết quy luật vận động, nắm bắt được thực tiễn. Thực tế đã khẳng định trình độ học vấn, trình độ chính trị và trình độ giác ngộ cách mạng của cán bộ càng cao thì chất lượng của cán bộ đó càng cao. Do đó mọi cán bộ không kể cương vị công tác như thế nào, không kể là cán bộ lâu năm hay cán bộ mới đều phải nỗ lực học tập. Vấn đề cán bộ giữ một vị trí quan trọng trong công tác xây dựng Đảng nói riêng, trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung. Đảng cộng sản Việt Nam trong quá trình hình thành và phát triển luôn lấy chủ nghĩa Mác- Lênin và tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hành động. Vì vậy Đảng ta luôn coi trọng công tác cán bộ, coi việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là nhiệm vụ quan trọng của sự nghiệp cách mạng ở mỗi giai đoạn. Đại hội IX Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra chiến lược cán bộ: Nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trước hết là đối với cán bộ lãnh đạo và quản lý các cấp về chủ nghĩa Mác- Lênin và tưởng Hồ Chí Minh, về quan điểm, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước, về xây dựng Đảng, về quản lý Nhà nước theo cơ chế mới. Từ nay đến năm 2005, phần lớn cán bộ chủ chốt từ cấp huyện trở lên học xong chương trình cao cấp về lý luận và có kiến thức Đại học về một chuyên ngành nhất định. Nghị quyết số 05/NQ-TLĐ ngày 30 tháng 11 năm 2000 của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đã đặt ra phương hướng và nhiệm vụ chủ yếu xây dựng đội ngũ cán bộ. Trong đó có nội dung về công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ Công đoàn như sau: - Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn nhằm tập trung nâng cao trình độ cho lực lượng cán bộ đang hoạt động, nhất là cán bộ Công đoàn ở cơ sở, cán bộ Công đoàn không chuyên trách, cán bộ Công đoàn ngoài quốc doanh. Đồng thời chuẩn bị đội ngũ cán bộ Công đoàn cho lâu dài. - Đào tạo cán bộ Công đoàn những năm tới phải căn cứ vào sự phát triển của tổ chức, nhu cầu cán bộ, quy hoạch cán bộ, yêu cầu chuẩn bị cán bộ chủ chốt, giữ nguồn trong các kỳ Đại hội. Phải phân loại cán bộ và căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ để có hình thức đào tạo thích hợp. Hàng năm phải có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ Công đoàn các cấp, nhất là cán bộ chuyên trách. Mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng cán bộ ngắn ngày, tạo điều kiện cho tất cả cán bộ Công đoàn không chuyên trách, từ uỷ viên ban chấp hàng Công đoàn trở lên, nhất là cán bộ mới tham gia hoạt động ban chấp hành Công đoàn lần đầu, được tập huấn về nội dung và phương pháp hoạt động Công đoàn. - Mỗi cán bộ Công đoàn phải có kế hoạch tự học tập, bồi dưỡng, rèn luyện để nâng cao nhận thức chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực công tác và trình độ văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học. 3. Tình hình đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ Công đoàn. * Về công tác cán bộ: Dự thảo các văn kiện Đại hội IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã nêu rõ về thực trạng và chiến lược cán bộ như sau: Trình độ kiến thức và năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chưa theo kịp yêu cầu của thời kỳ mới; việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng còn chậm, một số tổ chức Đảng và các cơ quan Nhà nước để xãy ra những mâu thuẫn với nhân dân, chậm được giải quyết, gây bất bình trong nhân dân; tổ chức chỉ đạo thực hiện các nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước chưa tốt. Để đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp đổi mới; công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đảng đã đặt ra chiến lược cán bộ: Xây dựng cho được đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu mới, trước hết là đội ngũ cốt cán của Đảng và Nhà nước các cấp, đặc biệt là ở cấp chiến lược, thực sự vững vàng về chính trị, có bản lĩnh, phẩm chất đạo đức và năng lực lãnh đạo. Các cấp uỷ và tổ chức Đảng phải làm tốt công tác quy hoạch và tạo nguồn cán bộ, vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa chuẩn bị đội ngũ cán bộ lâu dài; hàng năm có đánh giá, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch. Đổi mới việc đánh giá, bồi dưỡng, lựa chọn, sử dụng cán bộ trên cơ sở dựa vào tiêu chuẩn, chú trọng cả phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực trí tuệ và hoạt động thực tiễn của cán bộ, lấy hiệu quả công tác làm thước đo chủ yếu; có phương pháp khoa học, khách quan, công tâm, theo một quy trình chặt chẽ dựa vào nhân dân để nhân dân giới thiệu, góp ý và giám sát cán bộ… * Về công tác Công đoàn: Hội nghị ban chấp hành Công đoàn Tổng liên đoàn lao động Việt Nam lần thứ 5- khoá VIII đã thảo luận báo cáo đoàn chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam về tình hình cán bộ Công đoàn; công tác cán bộ và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn trong thời gian qua và quyết định phương hướng, nhiệm vụ, các giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn trong thời gian qua. Trong đó ghi rõ: “ Đội ngũ cán bộ Công đoàn đều trưởng thành từ phong trào công nhân và Công đoàn, có nhiệt tình tâm huyết, được quần chúng tín nhiệm. Là những người có phẩm chất đạo đức, tin tưởng, biết vận dụng đường lối quan điểm của Đảng và phong trào công nhân, hoạt động Công đoàn. Có tránh nhiệm luôn cố gắng trong nhiệm vụ được giao, gắn bó với tổ chức Công đoàn, gắn bó với người lao động, được đào tạo về chuyên môn, chính trị, công tác Công đoàn, tích cực học tập nâng cao trình độ mọi mặt, bước đầu thích ứng với điều kiện hoạt động Công đoàn trong nền kinh tế thị trường. Đội ngũ cán bộ Công đoàn đã giữ vững vai trò quyết định đẩy mạnh phong trào công nhân và hoạt động phong trào Công đoàn trong thời gian qua, góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước”. Dự thảo văn kiện Đại hội IX của Đảng đặt ra mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; trước tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao độ nội lực của cả dân tộc gắn với tận dụng mọi nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với từng bước cải thiện đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; kết hợp phát triển kinh tế- xã hội với tăng cường quốc phòng an ninh. Những điều đó đặt ra cho tổ chức Công đoàn nhiệm vụ nặng nề, đòi hỏi phải xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất và kiên định để đáp ứng yêu cầu mới. Đội ngũ cán bộ Công đoàn bao gồm cán bộ lãnh đạo và cán bộ thực hiện, cán bộ chuyên trách và không chuyên trách công tác Công đoàn. Cán bộ lãnh đạo ở các cấp Công đoàn được bầu cử dân chủ từ dưới lên hoặc do bổ nhiệm. Trong đó, một bộ phận chuyên trách Công đoàn, còn phần lớn hoạt động không chuyên trách, thực hiện vai trò đại diện cho người lao động theo nhiệm kỳ và sự tín nhiệm của quần chúng. - Cán bộ thực hiện chủ yếu là cán bộ chuyên trách ở các cơ quan Công đoàn, làm công tác phong trào, chuyên môn, nghiệp vụ… - Ngoài ra còn có lực lượng công nhân viên chức chuyên nghiệp phục vụ trong các cơ quan Công đoàn. 4. Quan điểm về xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn. Nghị quyết số 05/NQ-TLĐ khoá VIII ngày 30 tháng 11 năm 2000 đã đưa ra phương hướng xây dựng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ Công đoàn như sau: - Xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ của tổ chức trong thời kỳ mới. Từ đó, phải xây dựng một đội ngũ cán bộ Công đoàn chuyên trách đủ về số lượng có trình độ, năng lực, phẩm chất, có bản lĩnh để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. - Quán triệt quan điểm về giai cấp công nhân, quan điểm về công tác cán bộ nữ của Đảng trong xây dựng độ ngũ cán bộ và công tác cán bộ Công đoàn. Nâng cao giác ngộ giai cấp công nhân cho đội ngũ cán bộ Công đoàn các cấp, thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào Công đoàn để lựa chọn cán bộ, đào tạo cán bộ Công đoàn. - Công tác cán bộ phải thực hiện đồng bộ các mặt từ tuyển chọn, bố trí, phân công công tác, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đánh giá, quản lý, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu và thực hiện chính sách cán bộ. - Xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn là trách nhiệm của cấp Đảng và Nhà nước, của các cấp Công đoàn và của mỗi người cán bộ. Hết sức tôn trọng việc tự học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ của mỗi cán bộ Công đoàn, kết hợp chặt chẽ giữa tự học tập, hoăc ở trường và tự học tập rèn luyện trong thực tiễn công tác. - Đảm bảo sự thống nhất lãnh đạo của Đảng trong công tác cán bộ và quản lý cán bộ, sự phân cấp quản lý cán bộ của Đảng trong hệ thống. Đồng thời phát huy trách nhiệm và quyền của tổ chức Công đoàn theo luật pháp. Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ. 5. Mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn trong thời gian tới, mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn đuợc đặt ra như sau. - Xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trường giai cấp công nhân tuyệt đối trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ Công đoàn trong thời kỳ mới. Đảm bảo đủ nguồn cán bộ cho mỗi kỳ đại hội Công đoàn các cấp. - Từng bước nâng cao chất lượng cán bộ Công đoàn về mọi mặt, đặc biệt là tiêu chuẩn cán bộ về trình độ chuyên môn công tác Công đoàn và kỹ năng hoạt động Công đoàn, đảm bảo cán bộ Công đoàn có đủ tầm đáp ứng yêu cầu của Đảng, của Công đoàn trong giai đoạn cách mạng mới. IV. công tác cán bộ và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 1.Quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò, Nhiệm vụ của công đoàn và Cán bộ công đoàn. Trong nhiều bài viết, bài nói của Hồ Chí Minh, đặc biệt là những bài nói chuyện của Người ở Trường cán bộ Công đoàn năm 1957, huấn thị của Người tại hội nghị cán bộ Công đoàn năm 1959 và bài nói chuyện với các đồng chí lãnh đạo Tổng công đoàn Việt Nam (7.1969) đã thể hiện rất rõ những quan điểm của Người về tổ chức Công đoàn và cán bộ Công đoàn trong công cuộc xây dựng đất nước. Đó là: - Công đoàn phải tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và giáo dục cho công nhân về đạo đức vô sản, đạo đức cách mạng. Theo Hồ Chí Minh, Đảng ta là của giai cấp công nhân Việt Nam. Không có Đảng lãnh đạo thì không làm cách mạng được, “Đảng mà không có giai cấp công nhân thì cũng không làm được gì”. Bởi thế Công đoàn phải hiểu và tuyên truyền sâu rộng chính sách chung của Đảng trong hàng ngũ giai cấp công nhân. Công đoàn phải giáo dục cho giai cấp công nhân thái độ của người làm chủ nước nhà, làm cho công nhân phải hiểu được rằng “tương lai của công nhân và tương lai của xí nghiệp phải dính liền”(13) . Công nhân phải bảo vệ chế độ của ta, phải hiểu lao động là vẻ vang, phải tự nguyện, tự giác giữ kỷ luật lao động, giữ gìn của công, chống tham ô lãng phí. Cải thiện sinh hoạt phải dựa trên cơ sở tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm. Công tác giáo dục phải gắn với nhiệm vụ cụ thể, tránh chung chung chính trị suông. - Công đoàn phải vận động quần chúng lao động tham gia xây dựng nề kinh tế quốc dân. 13. Hồ Chí Minh – tuyển tập NXB sự thật 1960, trang 611. Hồ Chí Minh khẳng định rằng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội từ điểm xuất phát thấp, từ sản xuất nhỏ, từ hai bàn tay trắng đi lên nên còn khó khăn rất nhiều và lâu dài, cho nên Công đoàn cần thấy hết tình hình khách quan đó mà ra sức vận động công nhân, lao động sản xuất, đi đôi với thực hành tiết kiệm, vượt mọi khó khăn để xây dựng CNXH. Trên cơ sở đó cải thiện dần đời sống công nhân, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá của giai cấp công nhân nói riêng và nhân dân nói chung. - Muốn cho phong trào Công đoàn mạnh cần có cán bộ Công đoàn tốt. Theo Hồ Chí Minh, cán bộ Công đoàn phải là người hiểu biết sản xuất, đời sống, nguyện vọng của công nhân viên chức; phải hiểu chính sách của Đảng, phải hiểu về quản lý kinh tế khoa học kỹ thuật. Cán bộ Công đoàn “ Phải giỏi cả về chính trị, thạo về kinh tế”(14) thì mới lãnh đạo được đội ngũ công nhân ngày càng phát triển lại có trình độ cả về tư tưởng, văn hoá, kỹ thuật. “cán bộ Công đoàn phải tham gia lao động gần gũi với công nhân, viên chức”(15)phải biết dựa vào quần chúng, phát huy sức sáng tạo của quần chúng, học tập kinh nghiệm của quần chúng…thì mới làm tròn được nhiệm vụ của mình. - Cán bộ Công đoàn phải là trung tâm của đoàn kết, phải có trách nhiệm cao, vì lợi ích giai cấp, vì lợi ích cách mạng. “Muốn giáo dục tốt công nhân, trước hết đội ngũ Công đoàn phải đoàn kết nhất trí”(15)phải là nòng cốt của khối đoàn kết trong hệ thống Công đoàn, phải làm gương cho công nhân noi theo. Những tư tưởng của Hồ Chí Minh về Công đoàn và cán bộ Công đoàn đến nay vẫn là định hướng quý báu cho sự phát triển tổ chức Công đoàn và cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn nước ta. 2. Những yêu cầu khách quan đặt ra cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Sự tác động của kinh tế thị trường làm biến đổi mạnh mẽ cơ cấu, thành phần, quan hệ, tâm lý trong công nhân lao động. - Mối quan hệ chủ thợ trong quan hệ lao động ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, liên doanh đặt ra những vấn đề mới về vai trò của tổ chức Công đoàn trong mối quan hệ ba bên. 13, 14, 15. Hồ Chí Minh tuyển tập NXB sự thật Hà Nội 1960, trang 814. - Sự nghiệp phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi nâng cao về số lượng, chất lượng đội ngũ giai cấp công nhân và mở rộng phạm vi đối tượng vận động của tổ chức Công đoàn. - Sự phát triển với tốc độ cao của khoa học công nghệ ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao trình độ mọi mặt của công nhân, lao động nhất là đổi mới tư duy, nhận thức về lợi ích và nghĩa vụ. - Sự đổi mới về kinh tế, đổi mới hệ thống chính trị đặt ra những vấn đề mới về sự đổi mới và nâng cao vai trò lãnh đạo cuả Đảng, năng lực quản lý của Nhà nước, tổ chức và hoạt động của các đoàn thể chính trị – xã hội nhằm tạo nên sự đồng bộ của hệ thống chính trị của đất nước. - Điều kiện hoạt động của Công đoàn (Về kinh phí, thời gian, vật chất, cơ cấu cán bộ…) là thách thức lớn đối với tổ chức Công đoàn. 3. Công tác cán bộ và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn hiện nay. + Về số lượng: Lực lượng cán bộ Công đoàn của chúng ta bao gồm: Cán bộ Công đoàn chuyên trách và cán bộ Công đoàn không chuyên trách. Hiện nay toàn hệ thống Công đoàn có gần 7000 cán bộ Công đoàn chuyên trách và khoảng 280000 cán bộ Công đoàn không chuyên trách. Như vậy, số lượng cán bộ Công đoàn không chuyên trách chiếm rất ít ( 2,4%) so với tổng số cán bộ Công đoàn trong hệ thống, nhưng đây là lực lượng đóng vai trò hết sức quan trọng cần được đào tạo toàn diện những kiến thức về kinh tế và các cơ quan đơn vị. Đội ngũ cán bộ Công đoàn không chuyên trách có đặc thù là luôn có sự thay đổi, thậm chí thay đổi rất nhanh vì vậy phải nghiên cứu hình thức đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp với đặc thù này. + Về chất lượng: Hội nghị lần thứ ba ban chấp hành Tổng liên đoàn lao động Việt Nam khoá VII đã xác định tiêu chuẩn chung của cán bộ Công đoàn là: Có quan điểm chính trị vững vàng, nhiệt tình công tác Công đoàn; có kiến thức về quản lý kinh tế – xã hội, luật pháp, hiểu biết về chuyên môn ngành nghề, nắm vững lý luận, kỹ năng và nghiệp vụ công tác Công đoàn, có năng lực hoạt động thực tiễn; trung thực, được quần chúng tín nhiệm. Ngoài những tiêu chuẩn chung ra, mỗi loại cán bộ có những tiêu chuẩn riêng theo yêu cầu đòi hỏi của vị trí công tác như chức năng nghiệp vụ mà người đó đảm nhận, như: - Cán bộ lãnh đạo: Phải là những người được rèn luyện trưởng thành từ phong trào quần chúng, được quần chúng tín nhiệm lựa chọn. Có năng lực quản lý và chỉ đạo, có khả năng quy tụ đoàn kết đội ngũ cán bộ. Cán bộ thực hiện: Phải đảm bảo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ. Có trình độ chuyên sâu theo chuyên sâu theo chuyên đề công tác. Có năng lực tổ chức nghiên cứu, tổ hợp và hướng dẫn trong phạm vi chuyên đề công tác. Trong mỗi loại cán bộ, yêu cầu tiêu chuẩn cán bộ giữa các cấp Công đoàn cũng có những đòi hỏi khác nhau. Cán bộ lãnh đạo Công đoàn cấp trên đòi hỏi tiêu chuẩn cao hơn cán bộ lãnh đạo Công đoàn cấp dưới. Theo hướng dẫn 1064/ TLĐ ngày 6/9/1996 của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam quy định: - Cán bộ lãnh đạo Tổng liên đoàn, liên đoàn lao động tỉnh, Thành phố, Công đoàn ngành Trung ương cần có trình độ Đại học chuyên môn, nghiệp vụ và cao cấp lý luận chính trị, trung cấp lý luận và nghiệp vụ công tác Công đoàn trở lên; có khả năng tham gia xây dựng chủ trương và hướng dẫn công tác Công đoàn trong phạm vi hoạt động của mình. - Cán bộ lãnh đạo Công đoàn cấp trên cơ sở cần có trình độ Đại học chuyên môn, nghiệp vụ, trụng cấp lý luận chính trị, trung cấp lý luận và nghiệp vụ công tác Công đoàn trở lên. - Chủ tịch Công đoàn cơ sở cần có trình độ Đại học hoặc ít nhất phải có trình độ trung cấp chuyên môn nghiệp vụ hoặc tay nghề bậc cao, được bồi dưỡng cơ bản về lý luận chính trị, lý luận nghiệp vụ công tác Công đoàn trở lên. Đội ngũ cán bộ Công đoàn hiện nay hầu hết đều trưởng thành từ phong trào công nhân và Công đoàn, có nhiệt tình, tâm huyết được quần chúng tín nhiệm. Là những người có phẩm chất đạo đức, tin tưởng biết vận dụng đường lối của Đảng và phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn, tích cực học tập nâng cao trìng độ mọi mặt, từng bước thích nghi với điều kiện hoạt động Công đoàn trong nền kinh tế thị trường. ở một số cấp Công đoàn đội ngũ cán bộ Công đoàn đã được trẻ hoá. Trình độ văn hoá chuyên môn nghiệp vụ được năng cao rõ rệt. Theo thống kê tính đến tháng 1 năm 2002 cho kết quả như sau: Lực lượng cán bộ xuất thân từ công nhân: 45% Độ tuổi bình quân của cán bộ Công đoàn : 45tuổi. Qua biểu thống kê nhận thấy chất lượng đội ngũ cán bộ Công đoàn các cấp tuy đã được nâng lên nhưng nhìn chung chưa được đồng đều, trình độ mọi mặt chưa cao. Đặc biệt đội ngũ cán bộ Công đoàn có trình độ Đại học còn quá thấp (0,4%) do đó sẽ có nhiều khó khăn trong hoạt động Công đoàn. Vì vậy cần chủ động công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn, coi đó là một mặt hoạt động của tổ chức Công đoàn và là nhiệm vụ thường xuyên của Công đoàn các cấp. Bên cạnh những mặt đạt được công tác cán bộ Công đoàn hiện nay còn bộc lộ một số mặt yếu cần khắc phục, đó là: Chất lượng đội ngũ cán bộ Công đoàn tuy đã được nâng lên, nhưng nhìn chung chưa ngang tầm nhiệm vụ công tác Công đoàn trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và nền kinh tế thị trường. Cán bộ Công đoàn còn lúng túng trong công tác quản lý mới, số cán bộ Công đoàn có trình độ Đại học còn ít, hạn chế về hiểu biết kinh tế xã hội, pháp luật, ngoại ngữ, tin học, số ít còn ngại học, thậm chí đã có biểu hiện mất dân chủ, quan liêu và vi phạm kỷ luật, cán bộ Công đoàn vừa thừa vừa thiếu, tâm lý không muốn làm cán bộ Công đoàn, nhất là Công đoàn cơ sở còn phổ biến. Công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa kịp đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ, không kịp thời bồi dưỡng cán bộ Công đoàn, chủ chốt nhất là cán bộ Công đoàn cơ sở, chưa có cơ chế bảo vệ cán bộ Công đoàn, đấu tranh chống tiêu cực khiến cho nhiều cán bộ chưa an tâm với công tác Công đoàn. Để đào tạo bồi dưỡng cán bộ Công đoàn, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đã thông qua hệ thống trường, trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn trong cả nước. Trong quá trình trưởng thành và phát triển 55 năm, Trường Đại học Công đoàn đã tạo được hàng vạn cán bộ Công đoàn ở các trình độ từ sơ cấp, trung cấp, cao cấp, Đại học thể hiện qua bảng sau.(Sơ đồ: 1). Sơ đồ 1: Sơ đồ hệ thống đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Công đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam (Đoàn chủ tịch) Ban tổ chức Tổng LĐLĐ. Trường ĐHCĐ. Phân hiệu ĐHCĐ phía Nam. Trung tâm bồi dưỡng CBCĐ miền Trung. LĐLĐ Tỉnh, Thành phố. CĐ ngành TW. Ban tổ chức (Bộ phận đào tạo) Trường cán bộ Công đoàn. Khoa đoàn thể trường hành chính tỉnh. Trung tâm bồi dưỡng CBCĐ. - Trung tâm đào tạo hướng nghiệp, giới thiệu việc làm. Công đoàn cơ sở Các lớp bồi dưỡng cán bộ Công đoàn cơ sở. Việt Nam. Biểu 1: Kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn tại trường Đại học Công đoàn. Năm Số lượng cán bộ Công đoàn đào tạo ở các khoá lớp ĐH tập trung ĐH tại chức ĐH phần ĐH dự bị Hoàn chỉnh kiến thức ĐH Cao cấp chính trị Chuyên đề sau ĐH Bồi dưỡng ngắn hạn 1996 - 1997 260 1242 77 32 196 - - 1997 - 1998 291 1493 148 - 352 - - 1998 - 1999 394 1927 139 - - - - 10603 1999 - 2000 423 1752 293 - 133 135 - 6298 2000 - 2001 496 1670 520 - 133 135 - 7300 2001 - 2002 411 468 377 - 133 96 - 9400 Nguồn: Phòng đào tạo Trường Đại học Công đoàn. Trong những năm gần đây, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Trường Đại học Công đoàn đã phát triển nhanh chóng về quy mô và loại hình đào tạo. Chính vì vậy, Trường Đại học Công đoàn Việt Nam đã lập nhiều thành tích xuất sắc, tiếp tục khắng định vị trí, vai trò của mình trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, sự nghiệp đào tạo đội ngũ cán bộ Công đoàn, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội. Đến nay, lưu lượng sinh viên hệ Đại học là cán bộ Công đoàn hàng năm là 2500 cán bộ, tăng gấp 7 lần so với 10 năm trước, hệ bồi dưỡng tập huấn gần 1 vạn cán bộ/ năm. Ngoài ra, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam còn đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn tại các trường, các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Liên đoàn lao động Tỉnh, Thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và các lớp đào tạo, bồi dưỡng khác. Nhìn chung, những năm qua công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn đã đạt nhiều kết quả như: Nâng cao trình độ, năng lực và phương pháp hoạt động cho cán bộ Công đoàn khi mới bước vào kinh tế thị trường góp phần to lớn vào việc đổi mới hoạt động Công đoàn trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Tuy nhiên, sự nghiệp phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay, những yêu cầu mới đặt ra cho tổ chức Công đoàn Việt Nam, cho cán bộ Công đoàn là rất nặng nề và là một thách thức lớn. Do đó, việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn cần được nghiên cứu, thực hiện tích cực và có hiệu quả đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Phần thứ hai Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn của Công đoàn ngành đường sắt việt nam nhằm đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước i. quá trình hình thành và phát triển ngành đường sắt việt nam. Giao thông vận tải đường sắt là một trong những ngành kinh tế giao thông ra đời sớm nhất nước ta. Mặc dù sự hình thành ngành đường sắt gắn liền với quá trình khai thác, bóc lột của chủ nghĩa thực dân Pháp và luôn được các thế lực thống trị sử dụng như một công cụ, phương tiện phục vụ đắc lực cho ý đồ xâm lược, cai trị của chúng. Song, ngay từ lúc hình thành tà vẹt và thang ray đầu tiên đặt xuống đất này thì đường sắt cũng gắn với mồ hôi công sức và xương máu của các thế lực lao động Việt Nam và trở thành một sản phẩm lịch sử của đất nước Việt Nam. Vượt ra ngoài ý muốn chủ quan của thực dân, đế quốc, giao thông vận tải đường sắt đã trở thành một bộ phận quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội – văn hoá của Việt Nam. Lịch sử hình thành phát triển ngành đường sắt Việt Nam gắn liền với lịch sử giải phóng, xây dựng bảo vệ đất nước suốt thời kỳ cận – hiện đại hơn một trăm năm. ở bất kỳ thời điểm nào của lịch sử dân tộc, đường sắt càng hiện diện và khẳng định vị trí xứng đáng cho đời sống kinh tế – văn hoá đất nước. Sức sống của đường sắt phản ánh sức sống của dân tộc, và ngược lại, sức sống của dân tộc không thể thiếu đóng góp quan trọng của ngành đường sắt. Đường sắt Việt Nam sau những năm đổi mới: trong bước đi ban đầu của quá trình đổi mới, giao thông vận tải dường sắt là một trong những ngành kinh tế mang tính đặc thù có phạm vi hoạt động rộng, phần lớn tài sản, phương tiện gần như nằm ngoài trời, trải suốt từ Bắc tới Nam, cơ sở vật chất cũ nát, qua hai cuộc kháng chiến không được đầu tư nâng cấp, đội ngũ công nhân viên chức lao động ( trên 6 vạn người), vận tải đường sắt mang tính xã hội cao, một số tuyến đường sắt được xây dựng trước đây chủ yếu phục vụ dân sinh chưa tính tới yếu tố kinh doanh, nay ít khách, ít hàng nhưng vẫn phải duy trì yêu cầu dân sinh, kinh tế. Cho đến nay hơn một thế kỷ qua, cùng với năm tháng các tuyến đường sắt ngày càng vươn dài, trải rộng khắp các miền đất nước. Dọc theo các tuyến đường sắt đã mọc lên các tụ điểm dân cư ( các thị trấn, thị xã, tỉnh lị…) đã hình thành những “điểm dừng”, “ điểm đỗ”, những ga chính, ga xép, trạm cơ khí, sửa chữa dầu máy, toa xe. Những địa danh như: Hàng cỏ, Gia Lâm, Tràng thi, Tháp chùa, Dĩ An… đã trở thành những địa danh lịch sử khắc sâu trong tâm trí của những người dân Việt Nam. Đường sắt Việt Nam dã có những nhà ga, những con tàu khang trang, sạch đẹp, chất lượng phục vụ tốt; mỗi nhà ga đang trở thành những trung tâm văn hoá, thương mại, trật tự trên tàu… Hơn một thế kỷ qua, hàng chục vạn chuyến tàu theo các cung đường đã đan dệt dọc ngang các miền đất nước, tạo nên sự giao lưu kinh tế văn hoá ngược xuôi Nam Bắc. giao thông vận tải đường sắt như một mạch máu khổng lồ đã góp phần tạo nên sức sống của nền kinh tế đất nước, góp phần xoá bỏ tình trạng ngăn cách, khép kín giữa các địa phương còn bị trói buộc bởi kinh tế trợ cấp, tự túc. Do đó mà hình thành ngày càng đậm nét thị trường dân tộc, gắn bó tình cảm cộng đồng, thống nhất quốc gia dân tộc. Trải qua một thời gian dài, quá trình hình thành và phát triển đến nay ngành đường sắt Việt Nam có tên gọi là Liên hiệp Đường sắt Việt Nam. Trụ sở chính hiện nay đóng tại: 118 – Lê Duẩn – Hà Nội. Liên hiệp Đường sắt có các tổ chức Đảng, đoàn thể như sau: - Đảng uỷ đường sắt. - Công đoàn ngành đường sắt. - Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Đường sắt Việt Nam có 4 khối ngành sản xuất kinh doanh chính là: - Khối vận tải. - Khối công nhiệp. - Khối xây dựng cơ bản, cơ sở hạ tầng. - Khối kinh doanh, dịch vụ, trường học. ii. tình hình công nhân, viên chức, lao động và hoạt động của Công đoàn ngành đường sắt Việt Nam. 1. Đặc điểm tình hình công nhân, viên chức, lao động và hoạt động của Liên hiệp đường sắt Việt Nam. Đường sắt Việt Nam là một ngành kinh tế kỹ thuật, một ngành sản xuất vật chất đặc biệt có tính đặc thù, mang tính độc lập cao, nằm trong hệ thống vận tải giao thông cả nước. Đòi hỏi chỉ huy thống nhất, tập trung cao, sự phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị và hàng vạn công nhân trong ngành. Là một doanh nghiệp nhà nước có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh vừa phục vụ các ngành khác, chịu trách nhiệm quản lý và khai thác toàn bộ mạng lưới đường sắt trong cả nước, cung cấp các dịch vụ vận tải hàng hoá và hành khách cũng như các dịch vụ khác. Đường sắt Việt Nam là một ngành có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, ổn định chính trị, phát triển văn hoá, xã hội, củng cố quốc phòng an ninh…của đất nước. Đội ngũ công nhân, viên chức, lao động của ngành rất đa dạng và phong phú cả về trình độ văn hoá, trình độ tay nghề, bậc thợ công nhân…những công nhân viên chức, lao động của ngành chủ yếu là những chức danh chuyên ngành như: Công nhân lái tàu, trực ban, trưởng tàu, nhân viên trên tàu, trưởng phó ga, duy tu cầu đường… công nhân cơ khí, sửa chữa, thợ hàn, thợ tiện, thợ bào, thợ phay … Về trình độ tay nghề của công nhân nhìn chung là thấp, một số công nhân bậc thợ cao được phân công theo lĩnh vực ngành nghề; trong đó ngành vận tải chiếm ưu thế hơn về công nhân kỹ thuật. Đầu những năm 90 do có sự chuyển đổi về cơ cấu kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường đã có tác động trực tiếp đến lực lượng lao động của ngành. Mặc dù vậy, ngành đã chủ động sắp xếp lại các lao động, đồng thời mở rộng sản xuất kinh doanh khối công nghiệp dịch vụ để tạo việc làm cho những lao động dư dôi, trong quá trình sắp xếp lao động, số lao động phải giảm không đáng kể. Cụ thể hiện tại: - Khối vận tải: 232 người - Khối cơ sở hạ tầng: 108 người - Khối xây dựng cơ bản: 11 người - Khối dịch vụ: 6 người - Riêng khối công nghiệp tăng 9 người Hiện nay lược lượng lao động được tinh giảm, gọn nhẹ, nâng cao năng suất lao động, đồng thời mở rộng các hoạt dộng sản xuất kinh doanh đặc biệt là dịch vụ tạo thêm việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập công nhân viên chức, lao động của ngành. Liên hiệp đường sắt Việt Nam trực thuộc Bộ giao thông vận tải, trực tiếp quản lý 03 xí nghiệp liên hiệp vận tải khu vực 1,2,3 và 27 đơn vị doanh nghiệp độc lập được thành lập theo quyết định 338 của Chính phủ với tổng số 42.162 cán bộ công nhân viên chức sống và làm việc rải rác, phân tàu, lưu động trải dài từ Bắc và Nam theo 3160 km đường sắt, trên 6 tuyến đường sắt trên cả nước với nhiều ngành nghề khác nhau được chia thành các hệ sau: Hệ vận tải, hệ xây lắp, hệ công nghiệp, hệ dịch vụ và phục vụ, hệ cơ sở hạ tầng. Hiện ngành đang quản lý và khai thác 3160 Km đường sắt, 5443 toa xe, 439 đầu máy, 352 ga, 1767 cầu với tổng chiều dài 71439 m, 39 hầm với tổng chiều dài 11468 m. Ngành đường sắt Việt Nam được Đảng và Nhà nước giao cho quản lý khai thác một tài sản lớn về con người và của cải, trong những năm trước đây sống trong cơ chế hành chính quan liêu bao cấp, cơ sở vật chất của ngành càng xuống cấp, người lao động thiếu việc làm, năng suất thấp, kỷ cương trật tự, tác phong công nghiệp ngày một giảm sút. Tác động tiêu cực xã hội vào đời sống ngày càng nghiêm trọng, lương tâm nghề nghiệp của người công nhân ngày càng day dứt, nội bộ bị xói mòn. Sự yếu kém trong sản xuất kinh doanh làm cho niềm hy vọng và tin cậy của cán bộ công nhân viên đường sắt ngày càng nhạt phai, đã làm mất lòng tin của nhân dân và nỗi lo của Nhà nước. Đầu mối quản lý quá nhiều, bộ máy quản lý cồng kềnh, thiếu năng động đã tạo nên tệ quan liêu, tham nhũng, trì trệ kéo dài. Cơ sở vật chất đã lạc hậu và cũ kỹ lại không được đầu tư thoả đáng ngày càng xuống cấp, nhiều tai nạn lao động và nạn cháy tàu nghiêm trọng xẩy ra, thái độ phục vụ hách dịch cửa quyền… Trước thực trạng đó, sự cần thiết phải tổ chức lại sản xuất theo cơ chế thị trường, phải giải phóng năng lực làm việc, năng động sáng tạo của mỗi cán bộ, công nhân, viên chức đường sắt đã trở thành động lực cho công cuộc đổi mới toàn ngành. Ngành đã tiến hành sắp xếp lại tổ chức, sắp xếp lại lao động, giảm đầu mối trung gian tạo nên bộ máy quản lý gọn nhẹ và đạt hiệu quả cao. Từng bước xem tiền lương là thức đo giá trị số lượng và chất lượng lao động của từng người, nề nếp và kỷ cương lao động ngày càng được củng cố vững chắc, năng suất lao động tăng. Cùng với sự đổi mới của đất nước, ngành đường sắt Việt Nam trong những năm vừa qua đã có những tiến bộ rõ rệt. Do xác định mục tiêu đúng đắn, biện pháp cụ thể: Lấy mục tiêu nâng cao chất lượng vận tải làm đột phá, đổi mới toàn bộ nhà ga, đoàn tàu, xây dựng lại đội ngũ lao động, lập lại kỷ cương… ngành đường sắt đã liên tiếp giành được thắng lợi ngày càng cao và toàn diện hơn, đạt được nhiều kết quả quan trọng: Ngành đã tự thết kế và đóng mới được các loại toa xe với chất lượng cao: Như toa xe thế hệ II, toa xe 2 tầng, xe có điều hoà hai chiều, xe VIP… Sản lượng doanh thu hàng năm đạt mức tăng trưởng bình quân từ 5% – 10%, thời gian chạy tàu liên tiếp được rút ngắn, tàu khách thống nhất từ 52 giờ xuống 48 giờ, 42 giờ, 38 giờ, 34 giờ xuống 32 giờ, an toàn chạy tàu được đảm bảo, tỷ lệ tàu đi đúng giờ ngày càng cao, phong cách phục vụ tốt, đời sống tinh thần của công nhân, viên chức lao động được cải thiện… tương ứng phong trào thi đua với mục tiêu “An toàn – chất lượng – tiết kiệm” góp phần hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng như đời sống kinh tế xã hội. Cụ thể so sánh số liệu năm 2001 với năm 2002 ta thấy: 1. Về vận tải. Vận tải hàng hoá cũng như vận tải hành khách trong năm qua đã có mức tăng trưởng rõ rệt điều này được thể hiện qua bảng sau: Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2001 Năm 2002 CL2002/2001 1 Vận tải hàng hoá triệu tấn 6,36 7 10% 2 Vận chuyển hành khách lượt người 10,62 10,74 1,1% 3 Doanh thu tỷ đồng 1400 1882 13% * Về xây dựng cơ bản: Năm 2001 đạt 484,25 tỷ đồng. Năm 2002 đạt 738,488 tỷ đồng (tăng 52,5% so với năm 2001) * Về công nghiệp: Doanh thu năm 2001 đạt 332,08 tỷ đồng Doanh thu năm 2002 445 tỷ đồng (tăng 3,4% so với năm 2001). * Về dịch vụ: Năm 2001 đạt 534,66 tỷ đồng. Năm 2002 đạt 641,6 tỷ đồng (tăng 20% so với năm 2001). Tóm lại: Mặc dù còn nhiều khó khăn song toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn ngành đã có nhiều cố gắng. Do vây, tất cả các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh ở tất cả các khối đều vượt so với kế hoạch đề ra và có mức tăng trưởng cao so với năm 2001, việc làm cho cán bộ, công nhân ở các khối đều đảm bảo, đời sống ổn dịnh, nội bộ đoàn kết nhất trí. 2. Hệ thống tổ chức và hoạt động của Công đoàn ngành đường sắt Việt Nam. Công đoàn ngành đường sắt Việt Nam là một Công đoàn ngành trung ương trực thuộc Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, tương đương liên đoàn lao động cấp Tỉnh, Thành phố. Trực tiếp quản lý 5 Công đoàn cấp trên cơ sở ( tương đương liên đoàn lao động cấp quận, huyện), 29 Công đoàn trực thuộc và tổng số 126 Công đoàn cơ sở toàn ngành với tổng số 3345 tổ Công đoàn và 1038 Công đoàn bộ phận. Do hoạt động có hiệu quả của Công đoàn các cấp trong ngành nên đến nay đã thu hút được 41.292 đoàn viên Công đoàn trên tổng số 42162 cán bộ công nhân viên lao động chiếm tỷ lệ 98,03%. Cơ quan chỉ đạo của Công đoàn ngành có 5 ban nghiệp vụ gồm: - Ban tổ chức cán bộ. - Ban tài chính. - Ban kinh tế chính sách xã hội. - Ban nữ công. - Ban tuyên giáo. Các Công đoàn xí nghiệp trực thuộc ngành: Công đoàn xí nghiệp Liên hiệp vận tải Đường sắt phục vụ I (có 38 Công đoàn cơ sở thành viên) Công đoàn xí nghiệp Liên hiệp vận tải Đường sắt khu vực II (có 20 Công đoàn cơ sở thành viên). Công đoàn xí nghiệp Liên hiệp vận tải Đường sắt khu vực III ( có 19 Công đoàn cơ sở thành viên). Công đoàn xí nghiệp Liên hiệp công trình đường sắt (có 9 Công đoàn cơ sở thành viên). Công đoàn xuất nhập khẩu, vận tải thiết bi Đường sắt ( có 12 Công đoàn cơ sở thành viên). Các Công đoàn cơ sở trực thuộc ngành có 29 Công đoàn cơ sở. Công đoàn ngành đường sắt Việt Nam Cđ xnlh vận tải đường sắt kvi Cđ xnlh vận tải đường sắt kvii Cđ xnlh Vận tải đường sắt kviii Cđ xnlh Công trình đường sắt Cđ xnk Vận tải thiết bị đường sắt 38 cđ cơ sở 20 cđ cơ sở 19 cđ cơ sở 29 cđ cơ sở 9 cđ cơ sở 12 cđ cơ sở 611 cđbp 93 cđbp 69 cđbp 221 cđbp 44 cđbp Sơ đồ 2: Hệ thống tổ chức Công đoàn ngành đường sắt Việt Nam 3. Các mặt họat động Công đoàn trong thời gian qua. R Căn cứ vào mục tiêu nhiệm vụ của ngành, các cấp Công đoàn trong ngành đã chủ động đề xuất và phối hợp với chuyên môn tổ chức phong trào thi đua sâu rộng trong công nhân viên chức với các nội dung và hình thức luôn đổi mới phù hợp với từng đơn vị và thích ứng với cơ chế thị trường, đã phát huy được nội lực trong công nhân viên chức, thi đua thúc đẩy sản xuất kinh doanh phong trào năm sau cao hơn năm trước. Các phong trào tiêu biểu đã trở thành cốt lõi và thường xuyên trong sản xuất kinh doanh từ cơ sở đến toàn ngành: Các cấp Công đoàn đã bám sát trọng tâm của sản xuất kinh doanh, phối hợp cùng chuyên môn tổ chức các phong trào thi đua với mục tiêu tăng năng suất chất lượng hiệu quả. Qua phong trào thi đua từ năm 1996 đến nay đã có 1617 công trình sản phẩm với giá trị tạo sản phẩm cao như phong trào Lao động giỏi, phong trào lao động sáng tạo, phong trào đơn vị chính quy – văn hoá an toàn… Bình quân hàng năm có 30% cán bộ, công nhân viên được suy tôn là lao động giỏi các cấp trong đó có 2801 lượt lao động giỏi cấp ngành, 49 lượt chiến sỹ thi đua cấp Bộ giao thông vận tải, 18 lượt chiến sỹ thi đua cùng hàng ngàn lượt cán bộ công nhân viên được phong tặng kiện tướng an toàn các cấp Phong trào thi đua đơn vị chính quy – Văn hoá - An toàn được duy trì thường xuyên. Đến nay đã có 3 lần tổng kết bổ sung điều chỉnh các nội dung hợp pháp nhằm nâng cao chất lượng phong trào. Chuyển từ xây dựng đơn vị chính quy –Văn hoá - An toàn. Vì ở đây có nhiều tổ, Công đoàn bộ phận, nhiều đơn vị đầu máy, toa xe, cầu đường… Kết quả đến nay dã có 79,8% nhà ga, 73,5% cung đường, 87,4% trạm thông tin tín hiệu, 81,02% trạm đầu máy, toa xe đạt đơn vị chính quy – Văn hoá - An toàn. Phong trào lao động sáng tạo thu hút nhiều tiềm năng trí tuệ của nhiều cán bộ công nhân viên nhất là đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, phát huy sáng kiến phục vụ sản xuất kinh doanh. Đã có 5023 giải pháp sáng kiến cải tiến được công nhận, đạt bình quân 8,5 người/ sáng kiến, làm lợi 28,21 tỷ đồng và trả thù lao tác giả 1,45 tỷ đồng. Có 88/148 giải pháp dự thi sáng tạo khoa học công nghệ đường sắt được tặng thưởng. Trên 150 đề tài nghiên cứu được nghiệm thu của 84 lượt cán bộ, công nhân viên được tặng bằng khen huy hiệu lao động sáng tạo của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam. Hàng năm ngành tiết kiệm trên 1200 tấn dầu diezen và nhiều chi phí khác góp phần tăng tiền vốn phục vụ cho sản xuất và đời sống. Phong trào ôn lý thuyết tay nghề thi thợ giỏi thu hút nhiều công nhân, viên chức tham gia nhất là lái tàu, khám xe, trưởng tàu, phục vụ trên tàu. Từ năm1990 đến nay có 322 thí sinh đạt loại giỏi cấp cơ sở trong đó có 288 thí sinh (70,8%) đạt các giải khá, giỏi cấp tỉnh. R Với chức năng đại diện và tổ chức người lao động tham gia quản lý các cấp Công đoàn thường xuyên củng cố năng lực và nâng cao trách nhiệm của mình, phối hợp cùng chuyên môn thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật và quy chế dân chủ của doanh nghiệp góp phần khai thác trí tuệ và trách nhiệm của cán bộ, công nhân viên trong tham gia xây dựng đơn vị đảm bảo thực hiện đúng mối quan hệ giữa nghĩa vụ và quyền lợi trong quan hệ lao động như: - Phối hợp cùng chuyên môn chỉ đạo và tổ chức tốt đại hội công nhân, viên chức các cấp theo đúng quy định. Năm 2002 có khoảng 98% cơ sở tổ chức đại hội công nhân, viên chức với nội dung phương pháp luôn được cải tiến. - Việc tham gia xây dựng và giám sát kiểm tra thực hiện quy chế dân chủ, chế độ tiền lương, tiền thưởng và các chính sách đối với người lao động luôn là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt hoạt động Công đoàn ở mỗi cấp. Đến nay (năm2002) 100% các cơ sở trong toàn ngành có quy chế cụ thể đảm bảo cho người lao động làm chủ được nghiã vụ và quyền lợi của mình. R Công đoàn các cấp đã có nhiều hoạt động tích cực tham gia vào việc sắp xếp tạo thêm việc làm, giám sát kiểm tra chế độ chính sách và tổ chức các hoạt động đạt nhiều kết quả góp phần vào việc ổn định nâng cao đời sống cán bộ, công nhân viên chức. Đã phối hợp cùng chuyên môn tổ chức nhiều hội thảo, toạ đàm xây dựng quy chế hoạt động dịch vụ, khuyến khích tìm việc làm. Năm 2002 đã tạo việc làm cho 2250 người. Thu nhập bình quân toàn ngành năm 2002 so với năm 1999 tăng 54,7%, so với năm 2001 tăng 201%. Công đoàn ngành các cấp đã đi sâu kiểm tra, phát hiện kịp thời, kiến nghị kịp thời với cơ quan chuyên môn những bất hợp lý trong sản xuất kinh doanh, đời sống của người lao động và đề xuất nhiều biện pháp giải quyết có kết quả đảm bảo quyền lợi và cải thiện điều kiện làm việc sinh hoạt của công nhân, viên chức nơi rừng núi, vùng xa xôi hẻo lánh, công việc độc hại liên quan đến việc chạy tàu. Các mặt hoạt động xã hội được chăm lo thường xuyên và phát triển mạnh. Đã có nhiều đợt quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt Miền Trung, đồng bằng Sông Cửu Long, các quỹ đền ơn đáp nghĩa trẻ em khuyết tật người nghèo… với tổng số trên 2,905 tỷ đồng. Quỹ xã hội được hình thành từ ngành đến cơ sở, xây dựng được 48 nhà tình nghĩa, phụng dưỡng được 61 mẹ Việt Nam anh hùng… Ngoài ra đối tượng cán bộ công nhân viên đã nghỉ hưu cũng được ngành và các cơ sở thường xuyên chăm lo như gặp mặt tặng quà vào dịp Tết, tạo kinh phí sinh hoạt nghỉ ngơi. Quỹ xoá đói giảm nghèo của ngành đã cho 311 lượt người vay 650 triều đồng để làm kinh tế gia đình cải thiện đời sống. Qua kiểm tra các đối tượng được vay vốn đều phát huy tác dụng tốt. Đến nay không còn các hộ đói nghèo và giảm tối đa hộ nghèo trong ngành đường sắt. Hoạt động thăm quan du lịch được chăm lo thường xuyên với phương thức tập thể và cá nhân cùng lo, do vậy số cán bộ, công nhân viên được đi thăm quan du lịch ở trong và ngoài nước hàng năm đạt bình quân 30%, nhiều cơ sở đạt trên 50%. R Công tác tuyên truyền giáo dục đã góp phần nâng cao nhận thức trình độ và định hướng suy nghĩ hành động cho cán bộ công nhân viên góp phần xây dựng đội ngũ công nhân đường sắt từng bước đáp ứng có hiệu quả sự nghiệp đổi mới cuả ngành. Các cấp Công đoàn đã làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục tư tưởng, làm cho cán bộ công nhân viên hiểu rõ, hiểu đúng đường lối chính sách và pháp luật của Nhà Nước thông qua các hình thức nói chuyện thời sự, báo cáo chuyên đề sinh hoạt câu lạc bộ… cung cấp cho cán bộ công nhân viên những thông tin có định hướng về tình hình trong nước và quốc tế. Tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng như: Giai cấp công nhân đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng theo nghị quyết Trung ương VII lần 2, đợt sinh hoạt tham gia đóng góp dự thảo văn kiện trình đại hội IX của Đảng thu hút 80% – 90% cán bộ, công nhân viên tham gia, góp phần ổn định tư tưởng củng cố niềm tin và vững bước đi lên trong sự nghiệp đổi mới. Công tác tuyên truyền giáo dục đã thường xuyên bám sát nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và trước hết là làm cho cán bộ, công nhân viên nắm được chủ trương và giải pháp trong sản xuất kinh doanh của lãnh đạo ngành. Thúc đẩy những thắng lợi, yếu kém cần được khắc phục trong quá trình đổi mới, thách thức trong cạnh tranh của cơ chế thị trường. Hoạt động giáo dục truyền thống, giáo dục theo 3 tiêu chuẩn người công nhân đường sắt thời kỳ đổi mới đó là “ tính kỷ luật làm việc có hiệu quả, tính sáng tạo có nhiều đề xuất đổi mới, đoàn kết, rèn luyện nâng cao trình độ”. Giáo dục pháp luật, phòng chống tệ nạn xã hội cũng được các cấp Công đoàn quan tâm tổ chức thường xuyên. Phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao được duy trì phát triển. Công đoàn phối hợp cùng chuyên môn giành phần kinh tế đáng kể trang bị các dụng cụ vui chơi giải trí cho người lao động, nhất là vùng sâu vùng xa. Tổ chức các giải thi đấu thể thao, hội diễn văn nghệ ở khu vực và toàn ngành. Cấp ngành đã tổ chức 4 giải bóng bàn, 4 giải bóng chuyền, 3 giải cầu lông, 3 lần hội diễn văn nghệ quần chúng. Hàng năm phong trào nữ công nhân viên chức và hoạt động nữ công được duy trì như phong trào “ giỏi việc nước, đảm việc nhà” do Tổng liên đoàn lao động Việt Nam phát động. Bằng các hoạt động như dân số – kế hoạch hoá gia đình, tìm hiểu kiến thức pháp luật, kiến thức gia đình, vì phụ nữ nghèo… Có nhiều hình thức hoạt động sôi nổi vào dịp mừng mùng 8 tháng 3, 20 tháng 10, sinh hoạt câu lạc bộ nữ công đều đặn. Tóm lại, trong mấy năm qua phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động Công đoàn vẫn được duy trì và phát triển tốt. Công đoàn các cấp đã bám sát vào nhiệm vụ trọng tâm, chủ động phối hợp cùng chuyên môn triển khai có hiệu quả các chương trình công tác đã đề ra, góp phần vào việc hoàn thành nhiều nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và ổn định đời sống công nhân viên chức lao động. * Phương hướng nhiệm vụ năm 2002 đến năm 2005. Năm 2002 là năm đầu tiên thực hiện nghị quyết đại hội Công đoàn đường sắt Việt Nam lần thứ VII, là năm ngành đường sắt tiếp tục đầu tư cho khoa học công nghệ để đổi mới trang thiết bị và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng đảm bảo an toàn nhằm giành lại thị phần vận tải để tăng trưởng và phát triển. Quán triệt nghị quyết đại hội khoá VII Công đoàn ngành đường sắt Việt Nam và khẩu hiệu hành động “ dân chủ – kỷ cương – việc làm - đời sống”. Nghị quyết của ban chấp hành Đảng uỷ đường sắt Việt Nam, chỉ thị đặc biệt số 01 ngày 02/01/2002 của Tổng giám đốc liên hiệp đường sắt Việt Nam, cam kết hoạt động giữa Tổng giám đốc và ban thường vụ Công đoàn ngành đường sắt Việt Nam, hoạt động Công đoàn năm 2002 đến năm 2005 cần tập trung vào phương hướng mục tiêu chủ yếu sau: An toàn, tăng sản lượng, tăng doanh thu, tăng sức cạnh tranh, nâng cao năng suất và chất lượng, giảm giá thành, tạo thêm nhiều việc làm mới và nâng cao thu nhập. Phấn đấu đạt các chỉ tiêu: - Đảm bảo tỷ lệ tăng trưởng chung của toàn ngành 10% trở lên, riêng về vận tải 7%. - Đảm bảo an toàn chạy tàu, an toàn lao động, không để xảy ra tai nạn nghiêm trọng do chủ quan, giảm 50% tai nạn nhẹ và vi phạm. - Đảm bảo đủ việc làm cho cán bộ công nhân viên, thu nhập bình quân tăng 5% trở lên. - Nâng cao tỷ lệ tàu đi đến đúng giờ, rút ngắn thời gian chạy tàu Hà Nội – thành phố Hồ Chí Minh xuống còn 30 giờ. Để thực hiện phương hướng mục tiêu trên, các cấp Công đoàn cần triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ và giải pháp sau: + Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các phong trào như: Thi đua lao động sáng tạo, thi đua lao động giỏi, thi đua lao động chính quy- văn hoá - an toàn… + Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hện các chế độ chính sách và chăm lo đời sống người lao động, tham gia cùng với chuyên môn xây dựng và thực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ cơ sở, các quy chế quản lý nội bộ. + Phối hợp cùng chuyên môn chỉ đạo công nhân, viên chức ở 100% cơ sở trong diện bảo đảm yêu cầu nội dung chỉ thị liên tịch số 2260 ngày 25/12/2001 giữa Tổng Giám đốc và Ban thường vụ Công đoàn ngành Đường sắt Việt Nam. + Tiếp tục chỉ đạo vận động và củng cố nề nếp quỹ hỗ trợ xã hội từ cơ sở đến ngành đảm bảo chế độ chính sách và phù hợp với đặc điểm của ngành và của đơn vị. Quan tâm giải quyết việc làm cho con cán bộ, công nhân viên đã qua đào tạo chuyên ngành đường sắt. Phát triển các hoạt động tham quan du lịch, nghỉ ngơi giữ sức… + Kiện toàn và chỉ đạo công tác tổ chức cán bộ sau đại hoc Công đoàn các cấp, tổ chức lớp đào tạo đại học phần Công đoàn cho các cán bộ Công đoàn chuyên trách chưa qua lớp lý luận và nghiệp vụ Công đoàn, huấn luyện nghiệp vụ cho đối tượng cán bộ mới được tiếp nhận hoặc mới được bầu qua đại hội nhiệm kỳ. Hoàn thiện mô hình tổ chức Công đoàn phù hợp với tổ chức của ngành. Tổ chức hội thảo công tác cán bộ, tiếp tục chỉ đạo và tổng kết đánh giá kết quả hội thi chủ tịch Công đoàn bộ phận giỏi, biên soạn và phát hành cuốn sách nghiệp vụ cho cán bộ Công đoàn. + Duy trì hoạt động văn hoá thể thao ở cơ sở và cụm văn hoá thể thao ở khu vực. III. thực trạng đội ngũ cán bộ Công đoàn hiện nay và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn ngành đường sắt Việt Nam. 1. Về cơ cấu số lượng. Muốn tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn ngành đường sắt trong sự nghiệp phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Một vấn đề đặt ra là phải đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ Công đoàn ngành hiện nay. Số lượng cán bộ Công đoàn chủ chốt của Công đoàn ngành đường sắt như sau: - Ban chấp hành Công đoàn ngành đường sắt khoá XII có 35 đồng chí. Trong đó: + 10 đồng chí xuất thân từ công nhân trực tiếp sản xuất. + 2 đồng chí từ cán bộ Đảng chuyển sang. +16 đồng chí từ cán bộ đoàn thanh niên chuyển sang. + 5 đồng chí từ cán bộ quản lý chuyển sang. + 2 đồng chí từ bộ đội chuyển sang. Về tuổi đời của cán bộ trong ban chấp hành Công đoàn: + Trên 50 tuổi có 17 đồng chí. + Từ 40 đến 50 tuổi có 17 đồng chí. + Dưới 40 tuổi có 1 đồng chí. Ban thường vụ Công đoàn ngành có 11 đồng chí: + Nam: 10 đồng chí. + Nữ : 01 đồng chí. - Cán bộ chuyên trách ngành đường sắt có 126 đồng chí, trong đó: + Nam : 92 đồng chí. + Nữ : 34 đồng chí. - Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công đoàn ngành có 128 đồng chí, trong đó: + Chuyên trách: 76 đồng chí. + Bán chuyên trách : 52 đồng chí. Từ các số liệu thống kê rút ra một số nhận xét: Địa bàn quản lý Công đoàn ngành rộng, số lượng đơn vị trực thuộc lớn. Lực lượng cán bộ ở phân tán do địa bàn quản lý rộng, nên công tác chỉ đạo tập trung chủ yếu là cán bộ trong ban thường vụ Công đoàn ( 11 đồng chí ). Thực sự điều hành giải quyết, chỉ đạo các mặt hoạt động là các đồng chí thường vụ, thường trực văn phòng Công đoàn ngành ( 7 dồng chí) và một nữ uỷ viên nên ban chấp hành theo dõi nữ công, do đó chỉ đạo của thường trực có lúc chưa khẩn trương, nội dung chỉ đại đối với công tác Công đoàn gặp nhiều khó khăn bất cập. Tuy nhiên, cũng số liệu trên cho thấy trong cơ cấu ban chấp hành Công đoàn ngành đường sắt phần lớn là các cán bộ Công đoàn từ đoàn viên chuyển sang là một điều rất thuận lợi và hoàn toàn hợp lý. Muốn các hoạt động của cán bộ Công đoàn được phát động sâu rộng, đạt hiệu quả cao thì người cán bộ phải năng động và nhiệt tình, có sức khoẻ, bản lĩnh chính trị vững vàng, hoà đồng với quần chúng, được quần chúng tin tưởng. Nguồn thứ hai xuất thân từ công nhân trực tiếp sản xuất và quản lý sang làm công tác Công đoàn, đội ngũ này có nhiều kinh nghiệm chuyên môn kỹ thuật, có phương pháp làm việc khoa học. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đây là nguồn vốn quý nhất của tổ chức Công đoàn, đồng thời phù hợp với quan điểm của chủ nghĩa Mác- LêNin, Đảng cộng sản Việt Nam và chủ trương của tổ chức Công đoàn trong việc tuyển chọn cán bộ từ giai cấp công nhân và trưởng thành trong công tác quần chúng. Thật vậy, trong thực tế hiện nay không phải cứ cán bộ Công đoàn xuất thân từ công nhân trực tiếp sản xuất thì sẽ làm người cán bộ Công đoàn tốt, điều này còn tuỳ thuộc vào khả năng vận dụng những tri thức và kinh nghiệm đã thu nhận được trong quá trình sản xuất. Nhưng cũng phải thừa nhận rằng: Nếu xuất thân từ công nhân trực tiếp sản xuất, người cán bộ Công đoàn sẽ có rất nhiều thuận lợi trong giao tiếp ứng xử với công nhân, để hiểu tâm tư nguyện vọng của người lao động hơn. Hiện nay đội ngũ cán bộ trong Ban chấp hành, Ban thường vụ Công đoàn ngành đường sắt đều đã hoặc đang là chủ tịch Công đoàn cơ sở, họ trưởng thành từ hoạt động Công đoàn cơ sở, phần lớn các chủ tịch Công đoàn cơ sở đảm nhiệm công tác trong nhiều năm, nên đa số có uy tín, có năng lực, phẩm chất tốt, có tâm huyết với công tác Công đoàn, được quần chúng tin yêu. Điều này đáp ứng yêu cầu hoạt động của Công đoàn ngành đường sắt trong cơ chế thị trường. Đối với cán bộ Công đoàn chủ chốt ( chủ tịch Công đoàn cơ sở) phần lớn là kiêm nhiệm, vừa gánh vác đảm nhiệm công việc chuyên môn với nhiều mảng khác nhau: phó Giám đốc, kế toán trưởng, quản đốc… Do vậy có những thuận lợi trong việc tham gia phối hợp hoạt động với lãnh đạo chuyên môn, tham gia quản lý thực hiện chức năng nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. nhưng cũng có ảnh hưởng, khó khăn nhất định cho việc đầu tư chuyên sâu trong lĩnh vực hoạt động công tác Công đoàn dẫn đến thụ động hiệu quả công tác giảm sút. 2. Về trình độ cán bộ Công đoàn. Theo thống kê của ban tổ chức Công đoàn ngành đường sắt Việt Nam thông qua báo cáo tổng hợp chất lượng cán bộ Công đoàn Việt Nam. Biểu 2 : Đội ngũ cán bộ Công đoàn trong ban chấp hành Công đoàn. Tổng số BCH Nam Nữ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ Trình độ chính trị ĐHCĐ ĐH khác Cao cấp Trung cấp 35 33 2 14 21 23 12 Tỷ lệ (%) 94,3 5,7 40 60 65,7 34,3 (Nguồn: Ban tổ chức cán bộ Công đoàn đường sắt Việt Nam ) Biểu 3 : Ban thượng vụ Công đoàn ngành Tổng số BTV Nam Nữ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ Trình độ chính trị ĐHCĐ ĐH khác Cao cấp Trung cấp 11 10 1 5 6 5 6 Tỷ lệ(%) 91 9 45,5 54,5 45,5 54,5 (Nguồn: Ban tổ chức Công đoàn ngành đường sắt Việt Nam ) Biểu 4 : Cán bộ chuyên trách Công đoàn ngành Tổng số CBCĐCT Nam Nữ Trình độ chuên môn nghiệp vụ Trình độ chính trị Trình độ lý luận Công đoàn ĐH Trung cấp Sơ cấp Cao cấp Trung cấp Sơ cấp ĐH Trung cấp 126 92 34 112 9 5 53 53 20 54 72 Tỷ lệ(%) 73 27 90 7 4 42 42 16 43 57 (Nguồn: Ban tổ chức Công đoàn ngành đường sắt Việt Nam ) Biểu5 : Chủ tịch Công đoàn cơ sở Tổng số chủ tịch Công đoàn cơ sở Trình độ chuyên môn nghiệp vụ Trình độ chính trị ĐHCĐ ĐH khác Cao cấp Trung cấp 128 38 90 88 46 Tỷ lệ ( %) 29,7 70,3 68,75 31,25 (Nguồn: ban tổ chức cán bộ Công đoàn ngành đường sắt Việt Nam ) Từ bảng thống kê chất lượng đội ngũ cán bộ Công đoàn ngành đường sắt trên ta thấy trình độ kiến thức nói chung đáp ứng được tiêu chuẩn cán bộ Công đoàn trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. + Xét về trình độ văn hoá của cán bộ Công đoàn trong toàn ngành cho thấy hầu hết các cán bộ đều có trình độ đại học, đặc biệt là đội ngũ trong Ban chấp hành, Ban thường vụ, Chủ tịch Công đoàn cơ sở có trình độ và kiến thức khá đầy đủ, phù hợp với cán bộ Công đoàn hiện nay. Riêng 126 cán bộ Công đoàn chuyên trách có 112 cán bộ có trình độ đại học (trong đó có 54 cán bộ là đại học Công đoàn). Đây là kết quả đáng khích lệ, đáng phấn khởi vì trong cơ chế thị trường với sự tiến bộ không ngừng và ngày càng phát triển cuả khoa học kỹ thuật đặc biệt trong sự phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nguồn cán bộ Công đoàn có trình độ văn hoá cao thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ phù hợp với sự phát triển của tổ chức. Song cũng có những tồn tại không thể tránh khỏi. Điều đó chứng tỏ Công đoàn ngành cần phải chú trọng hơn nữa trong chỉ đạo, định hướng tuyên truyền vận động công nhân lao động lựa chọn những thủ lĩnh, người đại diện cho mình có năng lực, trình độ, tiêu chuẩn cần thiết. Có như vậy, chức năng của Công đoàn mới có điều kiện thể hiện một cách có hiệu quả. Khắc phục tình trạng cán bộ Công đoàn có trình độ khác cao hơn đại học Công đoàn nhất là chủ tịch Công đoàn cơ sở chiếm tỷ lệ 70,3% Công đoàn ngành đường sắt Việt Nam cần phải tiến hành công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo hướng, thiết thực. Hết sức coi trọng kiến thức về lĩnh vực xã hội, nhân văn, lý luận chính trị, pháp luật… kết hợp với bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ công tác Công đoàn. Xét về trình độ chính trị cho thấy cán bộ Công đoàn ngành đường sắt có trình độ về lý luận chính trị tương đối cao. Một trong những mấu chốt đối với cán bộ Công đoàn là cần có trình độ không chỉ chuyên môn, nghiệp vụ mà sự cần thiết phải có kiến thức về lý luận chính trị. Đây là một trong những yêu cầu hết sức quan trọng để xoá bỏ định kiến quan niệm một thời cho rằng Công đoàn chỉ giải quyết “cơm áo gạo tiền” để thực hiện chức năng quan trọng của tổ chức Công đoàn là chăm lo bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động thì một mặt đòi hỏi người cán bộ Công đoàn phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, mặt khác phải có lý luận chính trị, từ đó mới thực hiện đúng đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và tổ chức Công đoàn, mới am hiểu tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, am hiểu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiệm vụ của đơn vị. Có như vậy mới có đủ uy tín tham gia quản lý với chuyên môn một cách có hiệu quả, có khả năng chăm lo bảo vệ nâng cao đời sống người lao động và qua đó khẳng định vị trí, vai trò của tổ chức Công đoàn. + Xét về nghiệp vụ công tác Công đoàn: Ngành đường sắt Việt Nam là một ngành lớn, ngành mũi nhọn của đất nước. Việc phát triển đoàn viên, đẩy mạnh phong trào công nhân lao động, đổi mới tổ chức hoạt động Công đoàn góp phần đắc lực với chuyên môn phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nâng cao cải thiện đời sống công nhân lao động, mở rộng quy mô sản xuất đòi hỏi đội ngũ cán bộ Công đoàn phải có trình độ kiến thức về nghiệp vụ công tác Công đoàn, cần phải đào tạo một cách cơ bản, giúp họ gắn bó hơn với tổ chức Công đoàn. Có như vậy, hoạt động Công đoàn ngành mới theo kịp, thích ứng với cơ chế thị trường hiện nay. Tuy nhiên, theo thống kê cho thấy trong đội ngũ cán bộ Công đoàn ngành đường sắt tỷ lệ nữ chiếm quá ít trong khi đó nam chiếm tỷ lệ quá lớn. Riêng 35 cán bộ trong ban chấp hành tỷ lệ nam chiếm 94,3% đây là một hạn chế trong quy hoạch cán bộ nữ. Chúng ta đang từng bước tiến hành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trước tình hình đó, điều kiện và môi trường hoạt động của Công đoàn đã có những thay đổi rõ rệt. Chính vì vậy, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn cần được đặt ra như một nhiệm vụ vừa cấp bách vừa mang ý nghĩa chiến lược. Đội ngũ cán bộ Công đoàn có vai trò quyết định, có ý nghĩa sống còn đối với hoạt động Công đoàn. Chính vì thế, về nội dung, hình thức, phương thức đào tạo, bồi dưỡng của ngành đã từng bước cải tiến một cách linh hoạt để thích ứng với từng loại đối tượng, hoàn cảnh, môi trường làm việc, công tác và các trình độ khác nhau. 3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn ngành đường sắt. 3.1. Tình hình tư tưởng, hoạt động thực tiễn của cán bộ Công đoàn hiện nay. Trong những năm qua cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước, đổi mới nền kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý, việc đổi mới tư duy, nhận thức của người cán bộ, công nhân, viên chức lao động là một việc làm hết sức quan trọng và phức tạp. Đó là một quá trình ảnh hưởng trực tiếp và tác động nhiều mặt đến hoạt động trong đó có hoạt động Công đoàn ngành đường sắt; đặc biệt là vai trò của Công đoàn ngành trong hệ thống chính trị xã hội, đoàn thể của ngành đường sắt. Với nhận thức trên để thực hiện tốt chức năng của tổ chức Công đoàn, đáp ứng yêu cầu mới phù hợp với thực tế của ngành. Công đoàn ngành đường sắt đã thực sự quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn từ ngành đến cơ sở, với mục đích trang bị những kiến thức nghiệp vụ về công tác Công đoàn năng lực quản lý để đội ngũ cán bộ Công đoàn có khả năng thích ứng nhiệm vụ mới đặt ra, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của phong trào quần chúng, đồng thời tương xứng với đội ngũ cán bộ chuyên môn. Nhìn chung đội ngũ cán bộ Công đoàn ngành đường sắt Việt Nam đã có những trưởng thành về chất lượng. Nhận thức đúng về vị trí vai trò của người cán bộ trong giai đoạn mới về lập trường tư tưởng trước những sự biến động của cơ chế thị trường, với một số tiêu cực của cán bộ quản lý đã làm mất lòng tin của quần chúng đối với chính quyền. Cán bộ Công đoàn đã phối hợp với lãnh đạo giải thích, vận động quần chúng công nhân, viên chức lao động tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, đấu tranh với những cán bộ chính quyền làm sai nguyên tắc, mất lòng tin bởi những tiêu cực nảy sinh trong cơ chế thị trường theo đúng luật định, tránh những hiện tượng thái hoá gây mất trật tự. Đội ngũ cán bộ chuyên trách tuy có khó khăn về cuộc sống nhưng vẫn vươn lên học hỏi, rèn luyện tu dưỡng đạo đức. Chính vì thế, cán bộ này đã được nâng lên từng bước kể cả cán bộ Công đoàn không chuyên trách, bên cạnh công việc chuyên môn, làm công tác Công đoàn chỉ là kiêm nhiệm, nghiệp vụ Công đoàn hạn chế song họ đã cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, say mê công tác Công đoàn. Đây là nhân tố cần có kế hoạch, cần có chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ này sao cho phù hợp đạt hiệu quả nhất. Như vậy, đội ngũ Công đoàn ngành đường sắt Việt Nam đã từng bước đáp ứng được phong trào công nhân và Công đoàn của ngành được chuyên môn đồng tình ủng hộ và tạo điều kiện tốt nhất. Sở dĩ có như vậy phải nói đến sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Công đoàn cấp trên cơ sở kết hợp với chuyên môn cùng với sự nhiệt tình, yêu nghề, say nghề, tâm huyết với nghề của mỗi cán bộ Công đoàn. Bên cạnh những cán bộ hăng say với công tác còn có một số cán bộ Công đoàn thờ ơ với công tác Công đoàn bởi chính hiểu biết về nội dung, phương pháp hoạt động Công đoàn và khả năng tham gia quản lý còn hạn chế. Đây là một thực tế rất đáng lo ngại, vì như thế làm cho hiệu quả hoạt động Công đoàn không khẳng định được vị thế của mình. Hơn thế đây là nguyên nhân làm mất lòng tin của cán bộ công nhân viên lao động đối với tổ chức Công đoàn, phải chăng do số cán bộ này không được đào tạo, bồi dưỡng khoa học, bài bản về nghiệp vụ Công đoàn hay họ cho rằng hoạt động Công đoàn là công tác phụ có sao nhãng thờ ơ cũng không ai trách. Chính vì vần đề này, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn cần phải coi đây là vấn đề bức xúc phải làm ngay và làm một cách liên tục, phối hợp chặt chẽ với chuyên môn để chuẩn bị một đội ngũ cán bộ Công đoàn mới tương xứng với yêu cầu đặt ra của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Một vấn đề nữa là do tuyển chọn sắp xếp cán bộ chủ yếu thông qua các kỳ đại hội do quần chúng tín nhiệm, chưa xây dựng được quy hoạch công tác thuyên chuyển cán bộ trong ngành. 3.2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong ngành. Trong thời gian qua, nhiệm vụ quan trọng cũng như bức xúc nhất của Công đoàn ngành là tham gia giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho công nhân, viên chức lao động. Chính vì vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn cũng phải chú trọng và quan tâm hơn. Công đoàn ngành đường sắt đã có những biện pháp tích cực trong việc làm tròn trách nhiệm đối với đội ngũ cán bộ Công đoàn, đặc biệt là phần nào khắc phục tình trạng tham nhũng, cửa quyền hách dịch, xa rời quần chúng trong một số ít cán bộ khi thấy có biểu hiện tiêu cực. Công đoàn đường sắt đã kịp thời uốn nắn và có biện pháp ngăn chặn kịp thời, trường hợp vi phạm nặng thì áp dụng hình thức kỷ luật phù hợp. Có làm như vậy mới sàng lọc lựa chọn cán bộ Công đoàn tốt, thanh lọc những cán bộ xấu, không đủ phẩm chất và năng lực ra khỏi cương vị chủ chốt. Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn ngành đường sắt, Công đoàn đặc biệt chú ý đến việc trang bị những kiến thức cơ bản về chính trị, quản lý xã hội và quản lý kinh tế để đội ngũ cán bộ Công đoàn ngành có đủ phẩm chất chính trị, năng lực trí tuệ ngang tầm với yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Công đoàn ngành nhận thấy vấn đề đào tạo, bồi dưỡng là khá cấp bách. Vì vậy, cán bộ Công đoàn ngành phải thường xuyên học tập để nâng cao hiểu biết, không tự nhận mình là giỏi. Sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Công đoàn được tiến hành bằng nhiều biện pháp như: mở các lớp bồi dưỡng ngắn ngày, tổ chức hội thảo khoa học, các chuyên đề về lãnh đạo, quản lý xã hội và kinh tế, tổ chức thăm quan thực tế, học hỏi những kinh nghiệm của nhau. Một việc quan trọng mà Công đoàn ngành đường sắt Việt Nam đã làm được và có tác dụng bồi dưỡng và nâng cao trình độ nhận thức, năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ Công đoàn một cách có hiệu quả thiết thực là tổng kết các hoạt động thực tiễn trong tình hình phong trào công nhân, viên chức lao động hiện nay. Việc làm này Công đoàn ngành đường sắt cần thường xuyên coi trọng hơn nữa. Công đoàn ngành luôn lấy việc thường xuyên và nghiêm túc thực hiện tự phê và phê bình, tích cực sửa chữa những sai lầm và khuyết điểm, phát huy những ưu điểm là một yêu cầu để rèn luyện người cán bộ lãnh đạo, cán bộ chủ chốt của Đảng ở các cấp. Trong việc lựa chọn cán bộ lấy hiệu quả công việc làm tiêu chuẩn. Hiệu quả của Công đoàn ngành đường sắt nói chung và các cấp Công đoàn trong toàn ngành nói riêng là chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người công nhân, viên chức lao động về trình độ, phẩm chất, năng lực cán bộ Công đoàn ngành bằng những nội dung hoạt động cụ thể: + Định kỳ lâý tín nhiệm từ quần chúng và kiểm tra kết quả công tác được giao để lựa chọn sàng lọc những cán bộ đáp ứng yêu cầu hoạt động công đoàn trong tình hình mới. + Tiếp tục bồi dưỡng và nâng cao thêm năng lực hoạt động Công đoàn. Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn, Công đoàn ngành đã động viên tinh thần và vật chất cho các cán bộ Công đoàn một cách kịp thời. Có như vậy mới khuyến khích người có tài phát triển, người trung bình thì phải phấn đấu vươn lên. Chính vì thực hiện tốt chính sách đó nên đã tạo ra những điều kiện thường xuyên phát triển và hoàn thiện phẩm chất chính trị và tài năng của đội ngũ cán bộ Công đoàn, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra ở giai đoạn phát triển đi lên của nước ta. Năm 2002 Công đoàn ngành tiến hành phân loại đối tượng, dựa vào đặc điểm trình độ của đối tượng, đồng thời dựa vào cắn cứ tiêu chuẩn, nếu yếu mặt nào thì bồi dưỡng mặt đó. Đối với đoàn viên công nhân, viên chức lao động từ bộ phận đến tổ Công đoàn: Công đoàn phối hợp với chuyên môn tổ chức ôn luyện và thi thợ giỏi, người phục vụ giỏi – thanh lịch, mở hội thi tổ chức các câu lạc bộ toạ đàm của ban tuyên giáo nhằm tuyên truyền giáo dục công nhân, viên chức lao động nâng cao trình độ tay nghề… Về bồi dưỡng kiến thức hỗ trợ, đã cử cán bộ đi học tin học, ngoại ngữ để có điều kiện giao tiếp với khách nước ngoài sử dụng các phương tiện quản lý. Đối với đoàn viên cơ sở, chủ tịch Công đoàn cơ sở, Công đoàn bộ phận tổ trưởng, tổ phó Công đoàn; ban chấp hành Công đoàn ngành đã tổ chức bồi dưỡng tại chỗ về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ công tác Công đoàn như phương pháp hoạt động từ tổ Công đoàn trở lên. Nội dung bồi dưỡng dựa vào tài liệu của Trường Đại học Công đoàn Việt Nam biên soạn. Nhưng, để phù hợp với tình hình hoạt động của ngành, Công đoàn đã tiến hành đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động cho sát với tình hình hoạt động thực tế hiện nay, nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đối với cán bộ Công đoàn chuyên trách có tuổi đời dưới 50, mới chỉ có trình độ trung cấp hoặc tốt nghiệp phổ thông trung học thì tạo mọi điều kiện cho các đồng chí đó đi học Đại học tại chức ngành nghề hoặc quản lý ở các trường Đại học. Đối với cán bộ có trình độ chuyên môn, họ đã có một số kinh nghiệm trong hoạt động Công đoàn thì đã tập trung bồi dưỡng theo chuyên đề, đi sâu vào kỹ năng, kỹ xảo như cử đi học Đại học phần, mở lớp tập huấn, bồi dưỡng theo chuyên đề… Những cán bộ chuyên trách có tuổi đời trên 50 không có điều kiện học tập tại các trường chính quy thì ngành tổ chức cho các đồng chí đó học theo phương pháp học phần, bồi dưỡng ngắn hạn những kiến thức cơ bản về công tác Công đoàn. Đối với những cán bộ Công đoàn chuyên trách do họ phải kiêm nhiệm các công việc khác nhau, chưa chuyên sâu công tác Công đoàn, chủ yếu là cán bộ quản lý đã có trình độ Đại học Công đoàn, tổ chức bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ công tác Công đoàn, các chế độ chính sách pháp luật có liên quan đến tổ chức Công đoàn. Ngoài ra, Công đoàn ngành đường sắt Việt Nam còn chú trọng tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ kế cận, những công nhân, viên chức lao động có năng lực, nhiệt tình với tổ chức Công đoàn được cử đi học các lớp Đại học tập trung chuyên sâu về công tác Công đoàn để tạo nguồn cho đội ngũ cán bộ Công đoàn cơ sở. Để thực hiện nội dung đa dạng hoá công tác đào tạo, bồi dưỡng đạt kết quả. Công đoàn ngành đường sắt Việt Nam đã ban hành quy chế tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ Công đoàn các cấp về tuổi đời, trình độ quản lý khoa học kỹ thuật, trình độ chính trị trong quá trình tiếp nhận cũng như trong quá trình đào tạo. Đến nay về cơ bản đã thực hiện được mục tiêu đào tạo do ngành đề ra. Đối với cơ sở đã thực hiện bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ cho 1050 lượt đối tượng từ tổ trưởng, tổ phó Công đoàn tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ Công đoàn có trình độ ngang tầm với cơ quan chuyên môn, phát huy năng lực và bảo vệ lợi ích cho người lao động được Đảng và chính quyền thừa nhận; một số đông chỉ được bố trí sang công tác chính quyền đã phát huy tốt năng lực của mình. Đối với Công đoàn ngành luôn quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, song công tác này gặp không ít khó khăn về kinh phí; về thời gian nhưng chính sự quan tâm của Đảng bộ, lãnh đạo ngành, sự tích cực của Công đoàn ngành, đặc biệt là bộ phận làm công tác đào tạo, sự tự giác học tập của cán bộ công nhân viên toàn ngành đến nay công tác đào tạo, bồi dưỡng đã đạt đượcnhững thành quả nhất định. Đội ngũ cán bộ Công đoàn cơ bản đáp ứng được yêu cầu hoạt động của ngành, các tổ chức hoạt động Công đoàn đã đi vào nề nếp và có hiệu quả. 4. Kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn ngành đường sắt Việt Nam. Xác định được vai trò có tính quyết định của cán bộ trong mọi hoạt động, rút kinh nghiệm từ thực tiễn, nơi nào có cán bộ nhiệt tình, có trình độ và quản lý, vững vàng về chính trị, am hiểu về chế độ chính sách, pháp luật, sâu sát quần chúng thì phong trào ở đó mạnh, được quần chúng tín nhiệm, được chuyên môn đánh giá cao, khi đó chức năng của tổ chức Công đoàn được phát huy. Công tác cán bộ đã được quan tâm chặt chẽ từ quy hoạch, tuyển chọn đến quản lý sử dụng cán bộ, đặc biệt là công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Chính vì vậy đội ngũ cán bộ đã từng bước phát huy, đáp ứng được yêu cầu của công việc trong toàn ngành. Công đoàn ngành đã hướng dẫn những cơ sở giới thiệu xây dựng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Công đoàn cơ sở kế cận. Nhiều cán bộ trong diện kế cận đã từng bước phát huy được vai trò và giữ các cượng vị chủ chốt ở các cơ sở. Hầu hết các cán bộ Công đoàn chủ chốt ở các cấp đều tham gia cấp uỷ Đảng. Trong thời gian qua Công đoàn ngành đã giới thiệu được nhiều cán bộ Công đoàn chuyên trách sang làm cán bộ lãnh đạo ở các cơ quan Đảng, cơ quan chuyên môn và đã phát huy được năng lực, vai trò của người cán bộ ở những cương vị khác nhau. Qua quản lý theo dõi chặt chẽ đội ngũ cán bộ, phân loại theo trình độ tuổi đời, chức danh để có kế hoạch đào tạo. Công đoàn đã đề ra kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn, nội dung theo hướng dẫn số 932/TLĐ ngày 16/7/1999 của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam. Đồng thời để đổi mới nội dung phương pháp đào tạo, bên cạnh phương pháp tập huấn tập trung. Công đoàn ngành đã xây dựng kế hoạch số 26/ CĐN ngày 6/2/2001 về việc ôn luyện và thi chủ tịch Công đoàn bộ phận. Trong năm năm, từ năm 1998 đến năm 2002 Công đoàn ngành đường sắ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25817.DOC
Tài liệu liên quan