Tài liệu Đề tài Công tác an toàn vệ sinh môi trường tại Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội: thực trạng và giải pháp: Lời mở đầu
Hiện nay với xu thế toàn cầu hoá, hợp tác quốc tế diễn ra vô cùng mạnh mẽ, kéo theo sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trước những thách thức như vậy buộc đất nước ta phải đẩy nhanh quá trình “ Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá”, phát huy nội lực tận dụng mọi cơ hội để hoà cùng với sự phát triển mạnh mẽ đó. Sự phát triển của công nghiệp rõ ràng làm cho chất thải công nghiệp ngày càng tăng về số lượng, đa dạng và độc hại hơn. Các doanh nghiệp: Dây chuyền công nghệ lạc hậu, công tác quản lý, quy hoạch còn yếu kém, thiếu đồng bộ, lại không có hệ thống xử lý chất thải tốt nên thải ra môi trường một lượng chất thải khổng lồ, chứa nhiều chất độc hại làm cho môi trường nước, không khí và cả môi trường biển bị ô nhiễm nặng vượt quá tiêu chuẩn cho phép, đang ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế và sự phát triển bền vững của đất nước. Vì vậy, Đảng, Nhà nước và các Doanh nghiệp trong thời gian qua đã đặt vấn đề môi trường lên một tầm cao mới, có ý nghĩa quan trọng đặc biệt. Bộ chín...
107 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1412 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Công tác an toàn vệ sinh môi trường tại Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội: thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Hiện nay với xu thế toàn cầu hoá, hợp tác quốc tế diễn ra vô cùng mạnh mẽ, kéo theo sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trước những thách thức như vậy buộc đất nước ta phải đẩy nhanh quá trình “ Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá”, phát huy nội lực tận dụng mọi cơ hội để hoà cùng với sự phát triển mạnh mẽ đó. Sự phát triển của công nghiệp rõ ràng làm cho chất thải công nghiệp ngày càng tăng về số lượng, đa dạng và độc hại hơn. Các doanh nghiệp: Dây chuyền công nghệ lạc hậu, công tác quản lý, quy hoạch còn yếu kém, thiếu đồng bộ, lại không có hệ thống xử lý chất thải tốt nên thải ra môi trường một lượng chất thải khổng lồ, chứa nhiều chất độc hại làm cho môi trường nước, không khí và cả môi trường biển bị ô nhiễm nặng vượt quá tiêu chuẩn cho phép, đang ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế và sự phát triển bền vững của đất nước. Vì vậy, Đảng, Nhà nước và các Doanh nghiệp trong thời gian qua đã đặt vấn đề môi trường lên một tầm cao mới, có ý nghĩa quan trọng đặc biệt. Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương đã khẳng định: “Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của đất nước”.
Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội là một công ty lớn thuộc Tổng công ty hoá chất Việt Nam chuyên sản xuất các loại sơn với khẩu hiệu: “Sơn trên mọi chất liệu trong tất cả các lĩnh vực” với dịch vụ sau bán hàng tốt nhất công ty đã thoả mãn yêu cầu của khách hàng về chất lượng và giá cả. Công ty đã đạt được danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao trong nhiều năm liền. Tuy nhiên không thể nhìn vào những thành tích mà công ty đã đạt được mà bỏ qua một thực tế rằng quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Lượng chất thải lớn của công ty đã ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động, làm ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí ảnh hưởng tới cộng đồng dân cư xung quanh công ty.
Trong thời gian thực tập tại Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội với việc nghiên cứu, tìm hiểu các hoạt động của toàn công ty em thấy rằng công ty cũng đã có nhiều biện pháp để bảo vệ môi trường nhưng đó chỉ là những biện pháp tình thế tạm thời. Để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, chúng ta cần chủ động và cải thiện chất lượng môi trường từ trong nhận thức, Giảm thiểu chất thải, chất ô nhiễm ở tất cả các giai đoạn trong quá trình sản xuất như: Thực hiện sản xuất sạch hơn, thực hiện 5S trong tất cả các phòng ban, phân xưởng… Do vậy em chọn đề tài: “ Công tác an toàn vệ sinh môi trường tại Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội thực trạng và giải pháp”.
Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này em đã nhận được nhiều ý kiến chỉ bảo quý báu và sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo- THS .Vò Anh Trọng, đồng thời Ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên của Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội đã tạo mọi điều kiện cho em học tập nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ vô cùng quý báu này.
Do kiến thức và sự hiểu biết có hạn nên trong quá trình nghiên cứu đề tài, em không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định. Em rất mong được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của các thấy cô, các cô chú trong Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội để quá trình nghiên cứu tiếp theo của em tiến bộ hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Chương I: tổng quan về công ty Sơn tổng hợp Hà nội.
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội
1. Thông tin chung về công ty
Công ty được thanh lập và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh từ ngày 01/09/1970. Với tên gọi ban đầu là nhà máy sơn mực in theo quyết định số: 1083/HC- QLKT ngày 11/8/1970 của tổng cục trưởng tổng cục hoá chất.
Năm 1993 công ty được thành lập lại theo quyết định số 295 QD/ TCNS-DT ngày 24/5/1993 của Bộ công nghiệp nặng ( nay là Bộ công nghiệp) theo luật doanh nghiệp nhà nước.
-Tên công ty: Công ty Sơn tổng hợp Hà nội
-Tên giao dịch quốc tế : HASYNPAINTCO (Hanoi synthetic paint company)
-Đặt trụ sở chính tại : Xã Thanh liệt, Huyện Thanh trì, Thành phố Hà Nội
-Cơ sở sản xuất số 2: sè nhà 86, phố Hào Nam, phường Ô chợ Dừa, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Công ty có văn phòng đại diện, cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại một số tỉnh thành phố.
- Giấy phép kinh doanh: Sè 108851 cấp ngày 25/6/1993.
- Mã số thuế : 0100103619-1
- Sè tài khoản: 710A-00014 Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa.
- Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhà nước là đơn vị thành viên của Tổng công ty Hoá chất Việt Nam.
-Ngành nghề kinh doanh của công ty:
+Công nghiệp sản xuất sơn, mực in.
+Nhập khẩu trực tiếp các nguyên liệu, hoá chất, phụ gia và vật tư để sản xuất Sơn, Vecni.
- Tổng số vốn: 23,17 Tỷ đồng
- Điện thoại: (04).6880086
- Fax: (04).8611284
- Email: Sontonghop@netnam.vn
- Webside: www.sondaibang.com
2. Quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp.
Quá trình hình thành xây dựng và trưởng thành hoật động sản xuất kinh doanh của công ty đã trải qua hai thời kỳ.
+ Thời kỳ kế hoạch hoá (1970-1985)
+ Thời kỳ đổi mới (1986 dến nay)
2.1. Thời kỳ 1970-1885
Theo quyết định của nhà nước, năm 1970 nhà máy Sơn- mực in tổng hợp được thành lập trên cơ sở một bộ phân sản xuất mực in của vụ xuất bản Bộ Văn Hoá và một kho nguyên liệu của nhà máy cao su sao vàng. Với đội ngò cán bộ lãnh đạo nhiệt tình và lực lượng cán bộ công nhân kỹ thuật đông đảo, được đào tạo tại các nước XHCN trở về, sau 4 năm vừa xây dựng vừa sản xuất nghiên cứu áp dụng các đề tài tiến bộ kỹ thuật, năm 1974 công ty đã có được một hệ thống tổng hợp nhựa Alkyd đầu tiên ở Miền Bắc nước ta. Phải nói ngành sơn có một bước phát triển mới vì tuy hình thành từ những năm 1930, nhưng sản phẩm chỉ hoàn toàn dùa trên dầu nhựa thiên nhiên. Cái đámg quý và trân trọng là ở chỗ từ thiết kế, chế tạo, lắp đặt đến công nghệ sản xuất đều do công ty phối hợp với các Viện và Nhà máy trong nước thực hiện, với phương châm tự lực cánh sinh, sử dụng nguồn nguyên liệu săn có trong nước cũng như áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất các loại sơn.
2.2. Thời kỳ 1986 đến nay.
Nếu như các năm về trước sản xuất kinh doanh được tiến hành theo chế độ tập trung bao cấp vật tư cho sản xuất được cấp theo kế hoạch, đầu ra có địa chỉ phân phối, thời kỳ này sản xuất kinh doanh ở Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội phải gắn với thị trường, có thể nói đây là thời kỳ khó khăn thử thách lớn, đặc biệt là các năm 1986 - 1990. Nhờ có sự giúp đỡ của nhà nước, Bộ công nghiệp và nghành Hoá chất Việt Nam, công ty đã khắc phục được khó khăn và dần dần từng bước đi lên.
Khi đất nước bứoc vào thời kỳ đổi mới, ngành sản xuất sơn chưa phải là mặt hàng được nhà nước xếp vào danh mục chiến lược cần phải ưu tiên đầu tư phát triển.Song với sự thiết lập nền kinh tế nhiều thành phần cộng với chính sách mở cửa của nước ta, một số công ty nước ngoài cũng đầu tư gia công sản xuất sơn và các loại sơn ngoại đã ồ ạt tràn vào nước ta tạo ra 1 thị trường đa dạng với sự cạnh tranh quyết liệt. Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội rơi vào tình trạng một mất một còn. Đảng uỷ và Ban giám đốc công ty xác định cái vốn quí nhất của công ty lúc này là đội ngò cán bộ đảng viên, công nhân viên có nhiệt tình được rèn luyện thử thách và trưởng thành trong khó khăn gian khổ, đặc biệt đội ngò cốt cán từ Đảng uỷ, Ban Giám Đốc, Quản đốc, Phó Giám Đốc, Trưởng phòng, Phó phòng và tổ trưởng sản xuất, phần lớn là đảng viên và đều đã qua đào tạo có trình độ chuyên môn tương đối khá. Công ty tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan có trách nhiệm, toàn thể cán bộ công nhân viên đã thực hiện có kết quả tất cả những chủ trương của ban giám đốc đề ra, đầu tư chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ, sắp xếp lại sản xuất cải tiến phương pháp quản lý, tích cực cảitiến và bám sát thị trường thường xuyên biến động, coi chất lượng là yếu tố quan trọng nhất để chiếm lĩnh lòng tin của khách hàng. Đi liền với trang bị máy móc thiết bị, công nghệ mới. Công ty đã đặc biệt coi trọng và đặt lên hàng đầu việc giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngò cán bộ, đảng viên đào tạo nâng cao trình độ về mọi mặt để họ có đủ điều kiện thích ứng với công nghệ mới, tiết kiệm được tiền không phải thuê chuyên gia lắp đặt và hướng dẫn mà còn tự nghiên cứu, thiết kế chế tạo được hàng chục máy, thiết bị chuyên dùng theo mẫu của nước ngoài tiết kiệm hàng chục tỷ đồng.
Từ năm 1997 công ty đã hợp tác với hãng Sơn KAWAKAMI Nhật Bản sản xuất và cung cấp dịch vụ sơn xe máy cho HONDA Việt Nam, YAMAHA Việt Nam và một số công ty xe máy khác. Công ty đã hợp tác với hãng PPG Mỹ cung cấp và dịch vụ sơn ô tô cho công ty FORD Việt Nam.
Công ty đã sớm đưa Hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế áp dụng trong sản xuất kinh doanh. Tháng 07/1999 công ty đã được cấp chứng chỉ ISO 9002 đến 10/2002 đã nhận chứng chỉ chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 do 2 tổ chức là TUYNORD và QUACER-VN cấp. Từ tháng 1/2002 công ty bắt đầu triển khai xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO14001.
Các năm qua công ty đã đạt được tốc độ tăng trưởng hàng năm trung bình 30%. Giá trị tổng sản lượng tăng 9 lần, công suất thiết kế đã nâng lên 4,5 lần so với năm 1991 tạo ra nhiều chỗ làm việc và đưa số lao động tăng lên 1,5 lần.
Với khẩu hiệu “Sơn trên mọi chất liệu trong tất cả các lĩnh vực” và với dịch vụ sau bán hàng tốt nhất công ty đã thoả mãn nhu cầu của khách hàng về chất lượng và giá cả.
Kế hoạch 5 năm 2001-2005 công ty dự kiến có tốc độ tăng trưởng từ 15-20%, sản lượng sẽ đạt xấp xỉ 10000 tấn, doanh thu đạt trên 210 tỷ đồng/ năm vào năm 2005. Phía trước tuy còn nhiều khó khăn thách thức, nhưng với truyền thống những năm qua, với “Trí tuệ và Công nghệ”. Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội sẽ vượt qua để thực hiện mục tiêu của mình.
II. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty.
1. Hệ thống cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của công ty.
Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước thành viên của Tổng công ty Hoá chất Việt Nam thực hiện chế độ quản lý trực tiếp một thủ trưởng, đứng đầu công ty là Giám đốc. Cơ cấu tổ chức công ty bao gồm: Giám đốc, Phó giám đốc, các trợ lý Giám đốc, các phòng chuyên môn, các phân xưởng sản xuất.
Sơ đồ 1: sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội ( trang bên)
1.1. Chức năng nhiệm vụ của các chức danh công tác
1.1.1. Giám đốc:
Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước lãnh đạo tổng công ty và trước pháp luật về hoạt động của công ty. Giám đốc có quyền điều hành cao nhất trong công ty và có nghĩa vụ, quyền hạn của công ty đã ghi trong điều lệ “Tổ chức hoạt động” của Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội.
1.1.2. Phó Giám đốc:
Phó giám đốc là người giúp việc giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của công ty theo phân công và uỷ quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giám đốc phân công và uỷ quyền.
1.1.3. Trợ lý giám đốc:
Trợ lý giám đốc là người giúp việc giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực chuyên môn đựoc giám đốc phân công.
1.1.4. Trưởng phòng, Quản đốc phân xưởng (Gọi chung là trưởng đơn vị)
Trưởng phòng, Quản đốc phân xưởng là người chịu trách nhiệm trước giám đốc về hoạt động của đơn vị, là người có quyền điều hành cao nhất trong đơn vị và có nghĩa vụ tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị được giám đốc phân công.
1.1.5. Phó phòng, phó Quản đốc phân xưởng:
Phó phòng, phó quản đốc phân xưởng là người giúp việc là người chịu trách nhiệm trước trưởng đơn vị về nhiệm vụ được trưởng đơn vị phân công. Điều hành hoạt động của đơn vị khi được trưởng đơn vị uỷ quyền.
1.1.6. Tổ trưởng sản xuất:
Tổ trưởng sản xuất là người chịu trách nhiệm trước quản đốc phân xưởng về hoạt động của tổ, là người điều hành trực tiếp và có nghĩa vụ tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức quản đốc phân công.
1.1.7. Kỹ thuật viên phân xưởng:
Kỹ thuật viên phân xưởng là người giúp việc quản đốc và chịu trách nhiệm trước quản đốc phân xưởng về lĩnh vực chuyên môn được quản đốc phân công.
1.1.8. Chuyên viên, kỹ sư, nhân viên, công nhân
Chuyên viên, kỹ sư, nhân viên, công nhân là người thực hiện và chịu trách nhiệm trước trưởng đơn vị về nhiệm vụ công tác đươc phân công.
1.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, phân xưởng
1.2.1. Phòng tổng hợp - hành chính:
- Chức năng:
Là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp việc giám đốc quản lý lĩnh vực: Tổng hợp văn phòng hành chính.
- Nhiệm vụ:
Thực hiện chức năng tổng hợp:
+ Tổ chức công tác văn thư, lưu trữ hồ sơ văn bản, tài liệu gốc
+ Phối hợp với đơn vị liên quan tổ chức hội nghị, hội thảo
+ Đảm nhiệm nhiệm vụ lễ tân, tiếp khách
+ Quản lý và bảo đảm các phương tiện làm việc của lãnh đạo công ty
+ Tiến hành mua và cấp phát văn phòng phẩm, báo chí cho các đơn vị
+ Quản lý điện thoại.
1.2.2. Phòng đảm bảo chất lượng:
-Chức năng:
Là phòng chuyên môn có chức năng thăm mưu giúp việc cho giám đốc quản lý lĩnh vực: kiểm tra nguyên liệu, bán sản phẩm, chất lượng sản phẩm và hoạt động của hợp tác quản lý chất lượng, hợp tác quản lý môi trường.
-Nhiệm vô:
+ Thực hiện kiểm tra nguyên vật liệu, bán sản phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm, đảm bảo các sản phẩm sản xuất đạt các chỉ tiêu về chất lượng.
+ Quản lý các thiết bị kiểm tra đo lường và thử nghiệm.
+ Tiến hành công tác đăng ký chất lượng sản phẩm và thanh tra chất lượng theo đinh kỳ.
+ Là đơn vị chủ trì giải quyết các khiếu nại của khách hàng về vấn đề chất lượng.
+ Quản lý đề can, tem nhãn, đảm bảo mọi sản phẩm sản xuất đưa ra thị trường đều được kiểm soát về mặt chất lượng.
+ Là đơn vị đầu mối giúp giám đốc trong việc đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2000 và hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 duy trì và hoạt động có hiệu quả.
1.2.3 Phòng kỹ thuật công nghệ:
-Chức năng:
-Là phòng chuyên môn có chức năng tham mưu giúp việc giám đốc quản lý lĩnh vực kỹ thuật công nghệ.
-Nhiệm vụ chủ yếu:
+ Chủ trì nghiên cứu, khảo sát, xây dựng, đề xuất trình duyệt sửa đổi và ban hành quy trình kỹ thuật công nghệ, nghiên cứu áp dụng công nghệ mới, sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm.
+ Đơn vị đầu mối xây dựng và quản lý định mức vật tư nguyên liệu sản xuất.
+ Hướng dẫn, kiểm tra các phân xưởng sản xuất thực hiện quy trình công nghệ đã ban hành.
+ Kết hợp với phòng thị trường, phòng tiêu thô, ... Nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Tham gia công tác nghiên cứu mở rộng thị trường như: Dự hội thảo, Khoa học kỹ thuật, Hội trợ triển lãm ... và thực hiện công tác tư vấn kỹ thuật cho khách hàng.
+ Tham gia công tác đào tạo nâng bậc lương, hướng dẫn đào tạo cho nhân viên mới tuyển dụng, hướng dẫn sinh viên thực tập.
+ Thực hiện các yêu cầu của hợp tác quản ký chất lượng ISO 2001 : 2000 và hợp tác quản lý môi trường ISO 14001.
+ Là thành viên hội đồng sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hội đồng thi đua, hội đồng nâng bậc lương.
1.2.4. Phòng hợp tác quốc tế.
- Chức năng:
Là phòng nhiệm vô – chuyên môn có chức năng tham mưu giúp việc giám đốc quản lý lĩnh vực: Hợp tác quốc tế về nghiên cứu quản lý sản xuất và dịch vụ sơn ôtô, xe máy.
- Nhiệm vụ:
+Thực hiện công tác đối ngoại: Nhận, dịch, trả lời thông tin đến khách hàng về lĩnh vực liên quan.
+ Nghiên cứu, thử nghiệm đề xuất, trình duyệt và ban hành quy trình công nghệ, theo dõi kiểm tra quy trình công nghệ sản phẩm sơn ôtô, xe máy tại phân xưởng sơn cao cấp – xe máy.
+ Lấp kế hoạch nhập nguyên liệu và kiểm tra chất lượng sản phẩm sơn ôtô,xe máy.
+ Thực hiện công tác dịch vụ và giải quyết các vấn đề phát sinh kỹ thuật tại Ford Việt Nam, Honda Việt Nam, Yamaha Việt Nam.
+ Phiên dịch và dịch tài liệu.
+ Thực hiện các yêu cầu của Hệ thống Quản lý Chất lượng ISO 9001:2000, và Hệ thống Quản lý môi trường ISO 14001.
1.2.5. Phòng cơ điện
- Chức năng:
Là phòng chuyên môn có chức năng tham mưu giúp việc Giám Đốc quản lý lĩnh vực: Cơ điện và Bảo Hiểm lao động.
- Nhiệm vụ:
+ Lập kế hoạch, Theo dõi, giám sát, và điều độ công tác sửa chữa bảo dưỡng máy móc, thiết bị sản xuất.
+ Chou trách nhiệm về công tác bảo dưỡng, sửa chữa máy điều hoà, vi tính, điện thoại, máy in phun, máy photo copy.
+ Căn cứ các quy định quản lý của nhà nước, tiến hành xây dựng và kiểm tra nội quy, quy phạm, biện pháp An toàn lao động, Vệ sinh lao động, Phòng cháy chữa cháy.....
+ Chủ trì lập kế hoạch, theo dõi và kiểm tra thực hiện công tác Bảo Hiểm lao động và tổ chức huấn luyện cho toàn thể cán bộ công nhân viên về công tác An toàn vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy theo quy định và phân cấp quản lý.
+ Tham gia công tác đào tạo nâng bậc lương, hướng dẫn đào tạo kỹ thuật cho nhân viên mới tuyển dụng, hướng dẫn sinh viên thực tập.
+ Thực hiện lạp báo cáo và quản lý hồ sơ về công tác bảo hiểm lao động, tham gia điều tra, thông kê, báo cáo trách nhiệm lao động.
+ Chủ trì triển khai thực hiện việc kiểm định, xin cấp giấy phép sử dụng, đào tạo cho cán bộ công nhân viên vận hành các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
+ Thực hiện các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 và hệ thống quản lý môi trường ISO 14001.
+ Là thành viên của Hội đồng bảo hộ lao động, Hội đồng nâng bậc lương, Hội đồng Khoa học- Kỹ thuật, Hội đồng thi đua.
1.2.6. Phòng kế hoạch:
- Chức năng:
Là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp Giám Đốc quản lý lĩnh vực: Kế hoạch, thống kê điều độ sản xuất.
- Nhiệm vô:
+ Thống kê tổng hợp tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh và cung cấp kịp thời, chính xác số liệu thống kê.
+ Căn cứ năng lực của công ty chủ trì tiến hành xây dựng theo dõi việc thực hiện kế hoách sản xuất kinh doanh quý, năm, 5 năm phù hợp với chiến lược phát triển và quy hoạch tổng thể của công ty, của nghành sơn.
+ Kết hợp và tham gia với các đơn vị liên quan xác định các yêu cầu có liên quan đến khoa học.
+ Thực hiện cân đối kế hoạch đầu tư theo nhu cầu sản xuất.
+ Căn cứ khoa hoc, nhu cầu của thị trường và năng lực của công ty để tiến hành xây dựng, theo dõi, điều độ kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của các đơn vị.
+ Xây dựng và điều chỉnh giá sản phẩm hợp lý để thị trường chấp nhận và công ty có lợi nhuận.
+ Thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ hoặc đột xuất về lĩnh vực được phân công.
+ Hàng tháng tiến hành thanh toán định mức vật tư sử dụng cho các đơn vị.
+ Thực hiện các yêu cầu hệ thống quản trị chất lượng ISO 9001 : 2000 và hệ thống quản lý môi trường ISO14001.
+ Là thành viên hội đồng khoa hoc kỹ thuật, hội đồng thi đua.
1.2.7. Phòng tài chính kế toán.
- Chức năng:
Là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp việc giám đốc quản lý lĩnh vực kế toán tài chính.
- Nhiệm vụ:
+ Đầu mối tổ chức hệ thống nghiệp vụ ghi chép ban đầu.
+ Tham gia xây dựng chiến lược quy hoạch phát triển công ty về lĩnh vực tài chính.
+ Tính toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vốn của công ty.
+ Tổ chức thực hiện công tác hoạch toán kế toán, lập báo cáo định kỳ và đột suất, thông tin kinh tế về lĩnh vực kế toán - tài chính .... theo quy định.
+ Phân tích hoạt động kế toán và kêt quả sản xuất kinh doanh.
+ Quản lý việc hình thành và sử dụng các quỹ của công ty.
+ Thực hiện công tác thanh toán tài chính theo đúng quy định.
+ Cung cấp số liệu, tài liệu về tài chính, kế toán cho các phòng chức năng để phục vụ cho công tác báo cáo, quản lý điều hành hoạt động quản lý kinh doanh trong công ty.
+ Là thành viên hội đồng thi đua.
1.2.8. Phòng thị trường.
- Chức năng:
Là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp việc cho giám đốc quản lý lĩnh vực: Tìm hiểu thị trường văn phòng đại diện, của hàng giới thiệu sản phẩm.
- Nhiệm vụ chủ yếu:
+ Thực hiện công tác quảng cáo, giới thiệu sản phẩm của công ty trên các phương tiện thông tin đại chúng.
+ Tìm hiểu, nghiên cứu, tập hợp và phân tích thông tin thị trường, để ra được những phương án thâm nhập và mở rộng thị trường có hiệu quả.
+ Mở các văn phòng đại diện, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty tại các thành phố lớn nh Hải phòng, Đà Nẵng, Thanh Phố Hồ Chí Minh.....
Để quảng bá sản phẩm của công ty.
+ Quản lý hệ thống văn phòng đại diện, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm Sơn của công ty.
+ Chuẩn bị tài liệu cho công tác Marketing, hội chợ triển lãm, hội nghị khách hàng...
+Thực hiện các yêu cầu của Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 và Hệ thống quản lý Môi trường ISO 14001.
1.2.9. Phòng Tiêu thụ:
- Chức năng:
Là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp việc Giám Đốc quản lý lĩnh vực: Quản lý tiêu thụ sản phẩm.
- Nhiệm vụ:
+ Là đơn vị chủ trì tổng hợp: Doanh thu bán hàng, số liệu nhập, xuất, tồn kho sản phẩm hàng ngày, tháng, quý, năm, làm căn cứ để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với yêu cầu thị trường.
+ Đầu mối chủ yếu tiếp nhận và giải quyết thông tin về sản phẩm từ khách hàng.
+ Trực tiếp soạn và thanh lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm, đại lý, nhận đơn đặt hàng.
+ Thực hiện quản lý kho sản phẩm gồm: Nhập, xuất, bảo quản sản phẩm.
+ Viết hoá đơn bán hàng, báo giá, hướng dẫn khách hàng mua sản phẩm theo đúng nhu cầu.
+ Lập báo cáo thống kê định kỳ, đột xuất thuộc lĩnh vực phân công.
+ Thực hiện các yêu cầu Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 và Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001.
1.2.10. Phòng Quản lý Vật tư:
- Chức năng:
Là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp việc Giám đốc quản lý lĩnh vực: Quản lý xuất nhập vật tư, hàng hoá.
- Nhiệm vô:
+ Xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về cung ứng vật tư phục vụ sản xuất kinh doanh.
+ Thực hiện các hợp đồng mua bán vật tư, nhập khẩu trực tiếp.
+ Quản lý các kho nguyên liệu, bán thành phẩm: tiếp nhận, quản lý, cấp phát và hạch toán sản phẩm Sơn Ford Việt Nam, Honda Việt Nam, Yamaha Việt Nam.
+ Quản lý điều hành các phương tiện vận chuyển, xếp dỡ theo phân cấp. Là đầu mối thực hiện công tác bảo dưỡng xe theo định kỳ.
+ Thực hiện công tác vận chuyển, xếp dỡ nguyên vật liệu, bán thành phẩm, sản phẩm.
+ Thực hiện công tác lọc, đóng nhựa Alkyd.
+ Thực hiện các yêu cầu của Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 và Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001.
1.2.11. Phòng Tổ chức Nhân sự:
- Chức năng:
Là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp việc Giám đốc quản lý lĩnh vực: Tổ chức cán bộ, đào tạo nguồn nhân lực, chính sách lao động, thi đua, trật tự an ninh, công tác quốc phòng và xuất nhập cảnh.
- Nhiệm vụ:
+ Tham mưu và thực hiện công tác tổ chức cán bộ theo chức năng được giao.
+ Thực hiện công tác giải quyết chế độ liên quan tới Lao động tiền lương. Tuyển dụng, Hợp đồng lao động, đào tạo, quản lý quỹ lương, thanh toán lương, trích nép và giải quyết chế độ BHXH, nâng lương, thời gian lao động, nghỉ ngơi...
+ Hàng năm xây dựng và đăng ký với Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam định mức lao động, thu nhập và kế hoạch quỹ tiền lương.
+ Kết hợp với Tổ chức công đoàn và các đơn vị liên quan tiến hành nghiên cứu, xây dựng và thực hiện các qui định liên quan tới công tác Lao động tiền lương, bảo vệ trật tự an ninh, tài sản, tiến hành đăng ký thoả ước Lao động tập thể, nội quy lao động với Sở Lao động thương binh xã hội Thành phố Hà nội.
+ Căn cứ chế độ nhà nước, thực tế công ty tiến hành xây dựng và thực hiện công tác kế hoạch hoá quản lý và phân phối thu nhập tháng, quý, năm.
+ Kết hợp với đơn vị liên quan tiến hành khảo sát, xây dựng, định mức lao động làm căn cứ xây dựng định mức lao động tổng hợp sắp xếp lao động và phân phối thu nhập.
+ Đầu mối tham mưu tổ chức thực hiện công tác quản lý lao động.
+ Lập báo cáo liên quan tới Lao động- thu nhập, thi đua, trật tự an ninh... định kỳ hoặc đột xuất theo quy định.
+ Đảm nhận chức năng thi đua khen thưởng, kỷ luật của công ty.
+ Phô trách và thực hiện công tác quân sư, dân quân tự vệ: Tuyển quân, Huấn luyện, tập huấn.
+ Thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ, kiểm tra hàng hoá, bảo vệ trật tự an ninh, tuần tra canh gác.
+ Thực hiện và triển khai công tác xuất nhập cảnh cho cán bộ công nhân viên công ty và chuyên gia nước ngoài đến công ty công tác.
+ Quản lý và lưu trữ hồ sơ của toàn thể cán bộ công nhân viên.
+ Thực hiện các yêu cầu Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 và Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001.
+ Là thành viên của Hội đồng nâng bậc lương, Hội đồng thi đua, Hội đồng Khoa học kỹ thuật, Hội đồng hoà giải cơ sở...
1.2.12. Phòng quản trị đời sống:
- Chức năng:
Là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp việc Giám đốc quản lý lĩnh vực: Quản trị đời sống, vệ sinh công nghiệp và y tế.
- Nhiệm vô:
+ Tổ chức phục vụ cơm công nghiệp cho cán bộ công nhân viên, phục vu cơm khách đến công tác.
+ Tổ chức mua, cấp phát bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật.
+ Tổ chức chăm sóc và khám chữa bệnh ban đầu, thực hiện chế độ Bảo hiểm y tế. Hàng năm tổ chức khám sức khoẻ định kỳ.
+ Thực hiện công tác vệ sinh công nghiệp, vận chuyển rác thải và các công việc khác liên quan đến vệ sinh và môi trường.
+ Chăm sóc cây cảnh đảm bảo môi trường công ty luôn Xanh- Sạch- Đẹp.
+ Trông xe cho cán bộ công nhân viên và khách đến công tác tại công ty.
+ Quản lý theo dõi vật rẻ tiền mau háng tại công ty.
+ Theo dõi thuế đất và nhà ở của khu tập thể.
1.2.13. Các phân xưởng:
- Chức năng:
Là đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ công tác sản xuất sản phẩm theo khách hàng công ty giao.
- Nhiệm vụ:
+ Thực hiện các quy định về: Lao động tiền lương, quản lý và phân công lao động, thời gian lao động, phân phối tiền lương- tiền thưởng, nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể...
+ Duy trì và thực hiện các quy định về Bảo hiểm lao động, phồng cháy chữa cháy.
+ Thực hiện quản lý vật tư, nguyên liệu theo định mức vật tư, quyết toán vật tư và giao nép sản phẩm theo quy định.
+ Tổ chức quản lý vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, máy móc theo qui định và kế hoạch của công ty.
+ Tham gia công tác đào tạo nâng bậc lương, hướng dẫn đào tạo kỹ thuật cho công nhân viên tuyển dụng, hướng dẫn sinh viên thực tập.
+ Thực hiện các yêu cầu của Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 và Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001.
+ Là thành viên của Hội đồng Khoa học kỹ thuật.
2. Đặc điểm máy móc thiết bị và quy trình công nghệ của công ty
2.1. Đặc điểm máy móc thiết bị
Công ty trang bị đầy đủ những máy móc thiết bị cần thiết phục vụ cho sản xuất.
- Sử dụng máy móc thiết bị đặc chủng- chuyên ngành.
- Để sản xuất Sơn, hệ thống tổng hợp nhựa Alkyd dây truyền máy móc thiết bị kín, tự động, gia nhiệt bằng dầu tải nhiệt để an toàn trong cháy nổ và không gây ô nhiễm môi trường lao động nhiều.
- Máy móc thiết bị của công ty chủ yếu là máy móc của nước ngoài, nhưng chưa phải là các loại máy moc hiện đại.
- Cơ cấu máy móc thiết bị sản xuất Sơn, nhựa Alkyd:
Bảng1: Số máy móc, thiết bị mà Công ty đang sử dụng
STT
Loại thiết bị
Số lượng
Nơi sản xuất
1
Máy nghiền hạt ngọc
21
Đài Loan- Ba Lan
2
Máy nghiền bi thing
3
Đài Loan
3
Máy khuấy sơn
16
Đài Loan
4
Nồi phản ứng
2
Đài Loan
5
Bể pha sơn
18
Cơ khí Hà Bắc
(Nguồn: Phòng cơ điện)
2.2. Quy trình công nghệ
Công nghệ của Công ty chủ yếu là công nghệ nhập khẩu từ Đài Loan và Ba Lan với quy trình công nghệ như sau:
- Quy trình sản xuất nhựa Alkyd:
Sơ đồ2: Quy trình sản xuất nhựa Alkyd
Nguyªn liÖu
Nåi ph¶n øng
BÓ chøa
- Quy trình sản xuất sơn công nghiệp, sơn ôtô- xe máy:
Sơ đồ 3: Quy trình sản xuất Sơn Công nghiệp, Sơn ôtô-xe máy
- Bét mµu
- Nhùa
- Dung m«i
Muèi ñ
Pha mµu
NghiÒn c¸n
KCS
§ãng gãi
Kho
Quy trình sản xuất các sản phẩm sơn có màu sắc khác nhau chỉ tuỳ thuộc vào bột màu như sơn xanh cần có bột màu xanh và bột màu trắng,sơn đỏ càn bột màu đỏ...
- Quy trình sản xuất sơn tường:
Sơ đồ 4: Quy trình sản xuất Sơn tường
- Bét mµu
- Nhùa
- Dung m«i
Muèi ñ
Pha mµu
KCS
§ãng gãi
Kho
Các quy trình sản xuất Sơn thường gián đoạn không liên tục, nhưng có thể sản xuất được với số lượng nguyên liệu nhỏ và khi một máy bị háng thì sản xuất không bị dừng lại cả quy trình mà máy móc vãn hoạt động chỉ sửa chữa máy bị háng.
3. Đặc điểm nguyên vật liệu và sản phẩm của Công ty.
3.1. Đặc điểm nguyên vật liệu.
Khác với các công ty sản xuất, kinh doanh khác, Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội là một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoá chất nên nguyên vật liệu có đặc thù riêng, là những chất hữu cơ và vô cơ. Nguyên liệu chính phục vụ cho quá trình sản xuất là : các loại bột màu, các dung môi hữu cơ, chất tạo màng, phụ gia… thường gây độc hại cho con người. Nếu không biết cách sử dụng hợp lý đúng công thức thì có thể ảnh hưởng rất lớn tới môi trường tự nhiên và môi trường lao động của các cán bộ công nhân viên trong quá trình sản xuất. Nguyên liệu là các hợp chất vô cơ và hữu cơ, do đó trong quá trình tạo ra sản phẩm sơn là quá trình phản ứng hoá học của nhiều hợp chất nên các chất thải ra trong quá trình sản xuất còng là các chất hoá.
Nguyên vật liệu của Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội chủ yếu là nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài.
Bảng 2: Các loại nguyên vật liệu chính để sản xuất Sơn và nhựa Alkyd
Tên nguyên liệu
Số lượng (tấn)
Bét Lithopol
TiO2 TR 92
TiO2 CR 828
BaSO4
CaCO3 nhẹ
CaCO3 nặng
Bét tal vàng
Bột sắt H101 TQ
Nhựa AK 02 DC 3
Nhựa AK CSC- 1
Xăng pha Sơn ZA1
Xylen
H3PO4
NH4OH
Solvesso 150
32,600.00
8,025.00
7,775.00
8,700.00
300.00
450.00
14,100.00
26,575.00
166,710.00
15,200.00
69,496.00
51,552.00
210.00
80.00
13,432.00
(Nguồn: Phòng quản lý vật tư)
3.2. Đặc điểm các sản phẩm.
Sản phẩm của Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội rất đa dạng với hơn 100 sản phẩm các loại, mỗi loại sơn có nhiều màu sắc khác nhau phục vụ cho mọi sở thích của người tiêu dùng. Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội sản xuất các loại Sơn để sơn trên mọi chất liệu, trong tất cả các lĩnh vực. Mục đích chính của các loại sản phẩm Sơn của Công ty là Bảo vệ và trang trí. Mỗi loại Sản phẩm của Công ty có một đặc điẻm và mỗi loại dùng cho một mục đích, đồng thời có một tính năng khác nhau như:
+Sơn Alkyd: Màng sơn mau khô, có tính bám dính và chống rỉ tốt dùng làm sơn chống rỉ cho bề mặt sắt, thép, phủ đồ gỗ, đồng thời Sơn có tính năng cứng bền và đẹp.
Sơn Alkyd có nhiều loại như: Sơn Alkyd mau khô, Sơn Alkyd Melamin... mỗi loại sơn dùng để sơn lên các chất liệu khác nhau.
+ Sơn Vecny Polyurethan: Có độ bóng, độ cứng cao, bền nước, bền thời tiết. Dùng sơn phủ trang trí đồ dùng cao cấp như ôtô, xe máy, trang thiết bị dụng cụ trong gia đình.
Sơn Vecny Polyurethan có nhiều loại như: Vecny VN- PU dùng cho kim loại và gỗ, Vecny VN- PU.G chỉ dùng cho gỗ.
+ Sơn EPOXY: Màng Sơn bền nước, bền hoá chất, môi trường Èm ướt, chấm thấm tốt, độ bóng cao bám dính tốt, chịu mài mòn phù hợp để dùng sơn bể nước, chống rỉ kim loại, sơn trên gạch đá, xi măng, bê tông như sơn ở phòng thí nghiệm, sân thể thao ...
Sơn EPOXY cũng có nhiều loại, có loại phù hợp với sơn trên kim loại, có loại phù hợp với sơn trên bê tông, có loại dùng để chống thấm cho tường các công trình xây dựng.
+ Sơn ACRYLIC: Sơn khô nhanh, bám dính tốt, chịu ma sát cao bền nước, bền thời tiết, bền kiềm, có độ bền mài mòn, có độ cứng cao.
+ Sơn Cao su Clo hoá: Sơn khô nhanh, chịu môi trường kiềm và axít nhẹ, bền nước, bền thời tiết, môi trường Èm ướt, thích hợp cho các công trình ngoài trời: Cầu, Khí tài quân sự... sơn này cũng có nhiều loại và có nhiều màu sắc khác nhau.
+ Sơn Tường: Dùng để bảo các công trình xây dựng như: Nhà cửa, vật kiến trúc... có tính năng chống thấm tốt, nếu tường nhà bị bẩn rửa nước sạch ngay và không bị ảnh hưởng đến chất lượng của sơn. Sơn tường cũng có nhiều loại, và có nhiều màu sắc khác nhau.
+ Sơn Ôtô - xe máy: Màng sơn có độ cứng, bóng, bám dính tốt, là loại sơn chống rỉ cao cấp chịu hoá chất, dung môi mạnh, bền thời tiết, bền tia tử ngoại.
Các sản phẩm của công ty có tính độc hại cao đối với con người nếu không biết cách sử dụng hợp lý. Sản phẩm là các hợp chất hoá học có chứa nhiều độc tố nên trong khi sử dụng chúng ta phải đọc kỹ hưỡng dẫn trên thùng và trách không cho hoá chất tiếp xúc với da, mắt…
4. Đặc điểm lao động
Lao động là một tài sản quý của doanh nghiệp, chất lượng lao động cùng với sự bố trí hợp lý lực lượng lao động trong sản xuất kinh doanh sẽ làm cho năng suất lao động tăng lên, kết quả sản xuất kinh doanh dạt hiệu quả cao. Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước nên lao động Ýt biến động năm 2002 tăng so với năm 2001 là 14%, năm 2003 giảm so với năm 2002 là 2% do năm 2003 một số cán bộ công nhân viên đã đến tuổi về nghỉ hưu nên không thể tiếp tục ở lại làm việc tại công ty, năm 2004 tăng so với năm 2003 là 4% do Công ty tuyển chon nhận vào một số cán bộ công nhân viên vào công ty lam việc thay thế cho những người về hưu. Số lao động của Công ty cụ thể như sau:
Bảng3: Bảng thể hiện sự biến động về số lao động của Công ty
Năm
2001
2002
2003
2004
Sè lao động
456
520
510
530
(Nguồn: Phòng tổ chức nhân sự)
456
520
510
530
400
420
440
460
480
500
520
540
Ngêi
2001
2002
2003
2004
N¨m
BiÓu ®å 1: Sù thay ®æi sè lao ®éng tõ n¨m 2001- 2004
Sè lao ®éng
Công ty sơn tổng hợp Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước nên tổng số lao động của công ty biến động không nhiều, lao động có độ tuổi trung bình còn cao. Trong 4 năm 2001 là năm số lao động Ýt nhất do năm 2002 Công ty mở thêm một số xưởng và mở rộng một số xưởng sản xuất nên phải tuyển thêm lao động để đáp ứng tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
Đặc thù quá trình sản xuất Sơn và nhựa Alkyd của Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội là chủ yếu sử dụng nguyên vật liệu là hoá chất nên rất độc hại đòi hỏi lao động phải có sức khoẻ tốt, khoa học kỹ thuật và tay nghề cao mới có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của sản xuất. Chính vì vậy Cơ cấu lao động của Công ty là Nam chiếm nhiều hơn Nữ .Năm 2004 trong tổng số 530 lao động có: 102 người trình độ Đại học có 46 người Nữ, 9 người trình độ Cao đẳng có 4 người Nữ , 61 người trình độ Trung cấp có 3 người Nữ, số công nhân có tay nghề cao chiếm tỷ lệ lớn chiếm 41% cụ thể như sau:
+Nam: 62,3%
+Nữ: 37,7%
Công ty có cơ cấu trình độ lao động như sau:
+Trình độ Đại học: 20%
+Cao đẳng, Trung cấp: 14%
+Công nhân kỹ thuật từ bậc 5 trở lên: 41%
+Công nhân kỹ thuật từ bậc 1 đến 4: 25%
5. Đặc điểm về tài chính và vốn của công ty.
Bảng 4: Bảng cân đối kế toán năm 2004 (Đơn vị: VNĐ)
Tài sản
Số đầu năm
Số cuối năm
A-TSLĐ và Đầu tư ngắn hạn
55.457.608.329
71.043.480.997
I. Tiền
13.648.452.699
3.161.448.785
1. Tiền mặt tại quỹ
4.590.658.391
1.141.569.587
2.Tiền gửi Ngân hàng
9.057.794.308
2.022.879.198
II. Các khoản phải thu
18.051.460.470
18.603.610.378
1. Phải thu của khách hàng
17.512.282.736
18.095.664.915
2. Trả trước cho người bán
539.176.734
507.945.463
III. Hàng tồn kho
23.644.395.160
48.961.889.834
1. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho
18.848.654.959
35.135.713.650
2. Công cụ, dụng cụ trong kho
418.016.849
195.248.844
3.Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
0
1.084.392.000
4. Thành phẩm tồn kho
4.377.723.352
12.546.535.340
IV. TSLĐ khác
113.300.000
313.352.000
1. Tạm ứng
113.300.000
313.352.000
B. TSCĐ và đầu tư dài hạn
12.624.907.713
18.589.642.704
I. TSCĐ
12.067.965.028
18.489.642.704
1. TSCĐ hữu hình
11.325.564.915
17.910.252.991
-Nguyên giá
31.759.158.686
38.263.856.281
-Giá trị hao mòn luỹ kế(*)
-20.433.593.771
-20.353.603.290
2. TSCĐ Vô hình
742.400.113
579.389.713
- Nguyên giá
1.166.521.714
1.166.521.714
-Giá trị hao mòn luỹ kế(*)
-424.124.601
-587.132.001
II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
400.000.000
100.000.000
1. Đầu tư chứng khoán dài hạn
400.000.000
100.000.000
III. Chi phí XDCB dở dang
156.942.685
0
Tổng tài sản
68.082.516.042
89.633.123.701
Nguồn vốn
Số đầu năm
Số cuối năm
A. Nợ phải trả
43.602.124.070
64.198.885.882
I. Nợ ngắn hạn
37.148.639.485
57.046.734.288
1. Vay ngắn hạn
28.911.202.114
49.445.090.793
2. Phải trả cho người bán
3.164.100.112
4.986.056.448
3. Người mua trả tiền trước
0
209.715.531
4. Thuế và các khoản phải nép nhà nước
649.000.529
-222.260.677
5. Phải trả công nhân viên
5.299.291.447
2.556.049.402
6. Các khoản phải trả phải nép khác
125.045.283
72.082.791
II. Nợ dài hạn
2.687.647.384
3.036.659.704
1. Vay dài hạn
2.687.647.384
3.036.659.704
III. Nợ khác
3.765.837.201
4.115.491.890
1.Chi phí phải trả
3.765.837.201
4.115.491.890
B.Nguồn vốn chủ sở hữu
24.480.391.972
25.434.237.819
I. Nguồn vốn, quỹ
21.799.989.471
24.049.503.363
1 Nguồn vốn kinh doanh
18.256.811.500
21.186.970.992
2.Quỹ đầu tư phát triển
1.140.619.420
69.166.171
3.Quỹ dự phòng tài chính
2.402.558.551
2.793.366.200
II. Nguồn kinh phí, quỹ khác
2.680.402.501
1.384.734.456
1. Quỹ khen thưởng và phóc lợi
2.680.402.501
1.384.734.456
Tổng nguồn vốn
68.082.516.042
89.633.123.701
(Nguồn:Phòng Tài chính- Kế toán)
Từ bảng trên ta tính được một số chỉ tiêu tài chính sau:
-Khả năng thanh toán ngắn hạn = Tổng TSLĐ/Nợ ngắn hạn
+Số đầu năm =1,493
+Số cuối năm = 1,245
-Khả năng thanh toán nhanh = Vốn bằng tiền/Nợ ngắn hạn
+Số đầu năm = 0,37
+Số cuối năm = 0,055
-Tỷ suất đầu tư =Tổng TSCĐ/ Tổng tài sản
+ Sè đầu năm = 0,185
+ Sè cuối năm = 0,207
- Tỷ suất tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn
+ Sè đầu năm = 0,359
+ Sè cuối năm = 0,283
Nhận xét: Qua kết quả tính toán trên cho thấy khả năng tài chính cuả công ty tương đối mạnh. Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty là tốt. Tuy nhiên, khả năng thanh toán nhanh của công ty thì rất thấp, và cuối năm thấp hơn đầu năm, nguyên nhân do cuối năm vốn bằng tiền giảm, mà các khoản phải thu và hàng tồn kho tăng lên đồng thời vốn bằng tiền giảm nhiều trong khi đó nợ ngắn hạn lại tăng lên. Công ty cũng đã có sự chú trọng vào đầu tư tài sản cố định nhưng mức đầu tư còn hơi thấp cần phải đầu tư thêm. Khả năng tự tài trợ của công ty cũng tốt.
í Đặc điểm nguồn vốn và sự biến động nguồn vốn của công ty.
Vốn là một trong những nguồn lực không thể thiếu của mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh là điều kiện để xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào, chi trả lương, trang trải các chi phí trong quá trình sản xuất. Theo thống kê tính đến cuối năm 2004, tổng nguồn vốn của công ty là 89.633.123.701 đồng, trong đó vốn vay ngắn hạn là 49.445.090.793 đồng chiếm 51,16%, vốn vay dài hạn là 3.036.659.704 chiếm 3,38%, vốn chủ sở hữu là 25.434.237.819 đồng chiếm 28,37%, nguồn vốn kinh doanh là 21.186.970.992 đồng. Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước nhưng nguồn vốn của nhà nước cấp không nhiều mà công ty chủ yếu là nguồn vốn đi vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh.
Bảng 5: Cơ cấu nguồn vốn sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 2002-2004
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
I.Vốn chủ sở hữu
1. Vốn kinh doanh
2. Quỹ Đầu tư phát triển
3. Vốn Đầu tư XDCB
4. Quỹ Dự phòng tài chính
II. Vốn vay Đầu tư
Tổng cộng
22,34
16,60
0,98
0
2,02
2,00
24,34
25,55
18,17
1,18
0
2,39
2,71
28,26
25,43
21,18
0,69
0
2,79
3.03
28,46
(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán)
16.6
18.17
21.18
0
5
10
15
20
25
Tû ®ång
2002
2003
2003
N¨m
BiÓu ®å 2: Sù biÕn ®éng nguån vèn kinh
doanh
Vèn kinh doanh
Chương II: Thực trạng An toàn vệ sinh môi trường tại Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội
I. Một số khái niệm về môi trường và an toàn vệ sinh môi trường
1. Khái niệm về môi trường.
1.1. Khái niệm môi trường.
Theo điều 1, Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam:
“ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại ,phát triển của con người và tự nhiên.”
1.2. Phân loại môi trường theo thành phần tự nhiên.
+ Môi trường không khí .
+ Môi trường đất .
+ Môi trường nước.
+ Môi trường biển.
1.3. Những chức năng cơ bản của môi trường.
Môi trường có những chức năng cơ bản sau:
+ Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
+ Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người.
+ Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình.
+ Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất.
+ Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
2. Khái niệm ô nhiễm môi trường.
Theo luật bảo vệ môi trường của Việt nam:
“Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu chuẩn môi trường”
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.
Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu.
Tiêu chuẩn môi trường:
“ Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực, giới hạn cho phép, được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường”
Hệ thống tiêu chuẩn môi trường là một công trình khoa học liên ngành, nó phản ánh trình độ khoa học, công nghệ, tổ chức quản lý và tiềm lực kinh tế –xã hội có tính đến dự báo phát triển. Cơ cấu của hệ thống tiêu chuẩn môi trường bao gồm các nhóm chính sau:
1- Những quy định chung.
2- Tiêu chuẩn nước, bao gồm nước mặt nội địa, nước ngầm, nước biển và ven biển, nước thải ...
3- Tiêu chuẩn không khí, bao gồm khói bụi, khí thải (các chất thải)...
4- Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ đất canh tác, sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp.
5- Tiêu chuẩn về bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ.
6- Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ các nguồn gen, động thực vật, đa dạng sinh học.
7- Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử, văn hoá.
8-Tiêu chuẩn liên quan đến môi trường do các hoạt động khai thác khoáng sản trong lòng đất, ngoài biển...
2.1. Ô nhiễm không khí
“Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bôi)”
* Các tác nhân gây ô nhiễm không khí.
Các tác nhân gây ô nhiễm không khí gồm:
+ Các loại oxit như: Nitơ oxit (NO, NO2), Nitơ đioxit (NO2), SO2, CO, H2S và các loại khí Halogen (Clo, Brom, Iôt).
+ Các hợp chất Flo.
+ Các chất tổng hợp (ête, benzen).
+ Các chất lơ lửng (bụi rắn, bụi lỏng, bụi vi sinh vật), nitrat, sunfat, các phân tử cacbon, sol khí, muội, khói, sương mù, phấn hoa.
+ Các loại bụi nặng, bụi đất, đá, bụi kim loại như đồng, chì, sắt, kẽm, niken, thiếc, cađimi,...
+ Khí quang hoá như ozôn, FAN, FB2N, NOx, anđehyt, etylen...
+ Chất thải phóng xạ.
+ Nhiệt độ.
+ Tiếng ồn.
Sáu tác nhân ô nhiễm đầu sinh ra chủ yếu do quá trình đốt cháy nhiên liệu và sản xuất công nghiệp. Các tác nhân ô nhiễm không khí có thể phân thành hai dạng: dạng hơi khí và dạng phân tử nhỏ. Tuy nhiên, phần lớn các tác nhân ô nhiễm đều gây tác hại đối với sức khoẻ con người.
* Mức ô nhiễm không khí được biểu thị:
Cơ quan Bảo vệ môi trường của Mỹ biểu thị ô nhiễm không khí bằng chỉ số chuẩn ô nhiễm(PSI), theo ngưỡng an toàn và nguy hiểm đối với sức khoẻ con người. PSI là một chỉ số thu được khi tính tới chỉ số ô nhiễm, ví dụ tổng các hạt lơ lửng, SO2 ,CO, O3 ,NO2 được tính theo m3/giê hoặc trong một ngày.
+ Nếu PSI từ 0-49 là không khí có chất lượng tốt.
+ Nếu PSI từ 50-100 là trung bình, không ảnh tới sức khoẻ của con người.
+ Nếu PSI từ 100-199 là không tốt.
+ Nếu PSI từ 200-299 là rất không tốt.
+ Nếu PSI từ 300-399 là nguy hiểm, làm phát sinh một số bệnh.
+ Nếu PSI trên 400 là rất nguy hiểm có thể gây chết người.
Dùa vào chỉ số PSI, mà những người có độ tuổi và sức khoẻ khác nhau sẽ được thông báo tước và giảm các hoạt động ngoài trời.
2.2. Ô nhiễm môi trường đất.
“Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất ô nhiễm”
Người ta có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo các nguồn gốc phát sinh hoặc theo các tác nhân gây ô nhiễm.
Nếu theo nguồn gốc phát sinh có:
+Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt.
+Ô nhiễm đất do các chât thải công nghiệp.
+Ô nhiễm đất do các hoạt động nông nghiệp.
Tuy nhiên, môi trường đất có những đặc thù và một số tác nhân gây ô nhiễm có thể cùng một nguồn gốc nhưng lại gây tác động bất lợi rất khác biệt.
Chất ô nhiễm đến với đất qua nhiều đầu vào, nhưng đầu ra thì rất Ýt. Đầu vào có nhiều vì chất ô nhiễm có thể từ trên trời rơi xuống, từ nước chảy vào, do con người trực tiếp “tặng” cho đất, mà cũng có thể không mời mà đến.
Đầu ra rất Ýt vì nhiều chất ô nhiễm sau khi thấm vào đất sẽ lưu lại trong đó. Hiện tượng này khác xa với hiện tượng ô nhiễm nước sông, ở đây chỉ cần chất ô nhiễm ngừng xâm nhập thì khả năng tự vận động của không khí và nước sẽ nhanh chóng tống khứ chất ô nhiễm ra khỏi chúng. Đất không có khả năng này, nếu thành phần chất ô nhiễm quá nhiều, con người muốn khử ô nhiễm cho đất sẽ gặp rất nhiều khó khăn và tốn nhiều công sức.
Người ta phân chia các chất thải gây ô nhiễm đất làm 4 nhóm: Chất thải xây dựng, chất thải kim loại, chất thải khí, chất thải hoá học và hữu cơ.
+ Chất thải xây dùng nh gạch, ngãi, thuỷ tinh, ống nhựa, dây cáp, bê tông,...trong đất rất khó bị phân huỷ.
+ Chất thải kim loại, đặc biệt là các kim loại nặng nh Chì, Kẽm, Đồng, Niken, Cadimi,...thường có nhiều ở các khu khai thác mỏ, các khu công nghiệp. Các kim loại này tích luỹ trong đất và thâm nhập vào cơ thể theo chuỗi thức ăn và nước uống, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ.
+ Các chất thải khí và phóng xạ phát ra chủ yếu từ các nhà máy nhiệt điện, các khu khai thác than, các khu vực nhà máy điện nguyên tử, có khả năng tích luỹ cao trong các loại đất giàu khoáng sét và chất mùn.
+ Các chất thải gây ô nhiễm đất ở mức độ lớn là các chất tẩy rửa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc nhuộm, màu vẽ, công nghiệp sản xuât pin, thuộc da, công nghiệp sản xuất hoá chất. Nhiều loại chất hữu cơ có trong nước thải công nghiệp được sử dụng làm nguồn nước tưới trong sản xuất cũng là tác nhân gây ô nhiễm đất.
2.3. Ô nhiễm nước.
Hiến chương Châu Âu về nước đã định nghĩa:
“Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã”.
+ Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và các vi sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng.
+ Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước.
Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm nguồn nước là quá trình đổ vào môi trường nước nước thải công nghiệp và nước thải độc hại không xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu. Ô nhiễm nước có tác động tiêu cực tới môi trường sống của sinh vật và con người. Kim loại nặng tích luỹ theo chuỗi thức ăn thâm nhập vào cơ thể người. Nước mặt ô nhiễm sẽ lan truyền các chất ô nhiễm vào nước ngầm, vào đất và các thành phần môi trường liên quan khác. Để hạn chế ô nhiễm nước cần phải tăng cường biện pháp xử lý nước thải công nghiệp.
3. Khái niệm an toàn vệ sinh môi trường.
An toàn vệ sinh môi trường là hệ thống các biện pháp và phương tiện, tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng ngõa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm gây giảm chất lượng môi trường ảnh hưởng tới cuộc sống của con người, sinh vật sống trong môi trường.
4. Các yếu tố ảnh hưởng tới môi trường và an toàn vệ sinh môi trường.
Các công ty sản xuất công nghiệp cũng như Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội cho dù ở quy mô nào cũng đều liên quan mật thiết đến việc sử dụng các nguồn tài nguyên và phát sinh nhiều chất thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường. Đối với Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội thì các vấn đề môi trường càng trở nên bất cập do nhiều nguyên nhân khác nhau: Từ việc nhận thức về bảo vệ môi trường còn quá Ýt ỏi, từ trình độ công nghệ chưa cao cho đến việc quản lý nội vi chưa chặt chẽ, từ việc thiếu thông tin về các giải pháp kỹ thuật bảo vệ môi trường cho đến việc không có nguồn vốn để đầu tư và duy trì thường xuyên cho các hoạt động bảo vệ môi trường ... Chính vì vậy mà vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng biểu hiện rõ nét với 4 dòng thải chính: Nước thải, Khí thải, Chất thải rắn và Tiếng ồn.
Sơ đồ 5: Các dòng chất thải làm ô nhiễm môi trường
Níc th¶i
ChÊt r¾n th¶i
« nhiÔm
M«i trêng
Sinh ho¹t
S¶n xuÊt
V« c¬
H÷u c¬
C«ng nghÖ
S¶n xuÊt
C«ng nghÖ
§èt nhiªn liÖu
khÝ th¶i
TiÕng ån
4.1 Nước thải.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các cơ sở sản xuất thường thải ra một khối lượng nước thải khá lớn, bao gồm 3 loại chủ yếu sau:
+ Nước thải sản xuất: Được thải ra trong quá trình sản xuất của các công ty, đặc biệt là các công ty hoạt động trong lĩnh vực như: Dệt nhuộm, Giấy, Chế biến thực phẩm, Hoá chất ... Đây là dạng nước thải có lưu lượng lớn nhất, thành phần phức tạp, nhiều hoá chất độc hại, là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
+ Nước thải sinh hoạt: là dạng nước thải sinh ra từ hoạt động của con người trong quá trình làm việc. Nước thải chủ yếu chứa các chất gây ô nhiễm là các chất hoá học phức tạp nh : bét màu, các dung môi hữu cơ, chất tạo màng, phụ gia... Mức độ độc hại của nước thải sinh hoạt thấp hơn so với nước thải sản xuất.
+ Nước mưa chảy tràn: Là dạng nước thải do nước mưa chảy tràn đã cuốn theo các chất thải trong quá trình sản xuất khác như dầu, đất cát, rác thải...
+ Nước thải của các cơ sở sản xuất kinh doanh, nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng các nguồn nước. Trong nhiều trường hợp, nước thải ứ đọng lâu ngày còn gây ô nhiễm không khí, mất mỹ quan, lan truyền dịch bệnh và nhiều tác động tiêu cực khác. Nồng độ các chất gây ô nhiễm khá cao, như là chất rắn lơ lửng, nhu cầu ô xi hoá, nhu cầu ô xi hoá học, nitrơrit, nitrơrat... gấp từ 2 đến 5 lần, thậm chí 10-20 lần tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt loại B, chỉ số E.côli vượt tiêu chuẩn cho phép hàng trăm lần. Ngoài các ô nhiễm hữu cơ trên, một số nơi còn bị ô nhiễm kim loại nặng và hoá chất độc hại (chì, thuỷ ngân, asen, Clo, Phenol...)
4.2. Khí thải.
+ Khí thải của các cơ sở sản xuất kinh doanh phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, phụ thuộc vào loại hình sản xuất của công ty. Thông thường, khí thải của các cơ sở sản xuất kinh doanh phát sinh từ các nguồn sau:
+ Khói thải từ nguồn đốt nhiên liệu: Hầu hết các cơ sở sản xuất đều sử dông các loại nguyên liệu có nguồn gốc khác nhau để làm chất đốt nhằm cung cấp năng lượng cho quá trình vận hành.
+ Các loại khí thải từ các dây chuyền công nghệ: Tuỳ theo loại hình công nghệ của công ty sẽ có các loại khí thải chứa bụi hoặc hơn khí độc tương ứng. Sơ bộ có thể phân loại các chất gây ô nhiễm không khí tương ứng sau:
Các chất thải gây ô nhiễm không khí dạng hạt: Là các chất ô nhiễm lơ lửng trong không khí nh bôi hạt, bụi sương, khói hạt (các phần rắn do hơi ngưng tụ lại);
Các chất ô nhiễm dạng khí: Là các hợp chất hoá học độc hại, tồn tại ở thể khí như các loại hoá chất lưu huỳnh, các hợp chất nitơ,các hợp chất flo, các hợp chất cacbon, các chất khí có nguồn gốc hữu cơ và một số khí thải đặc trưng khác của các ngành sản xuất có sử dụng hoá chất như: dược phẩm, mỹ phẩm, Sơn...
Khí thải gây ô nhiễm môi trường không khí, ảnh hương trực tiếp tới sức khoẻ con người. Đặc biệt, các hợp chất hoá học độc hại dạng khí có thể làm suy giảm tầng ôzôn, gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính, làm nóng dần trái đất, đe doạ nghiêm trọng tới môi trường sống của con người ...
Nồng độ bụi ở các khu dân cư bên cạnh các công ty sản xuất kinh doanh hoá chất đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 đến 3 lần, có trường hợp cá biệt lên tới 5 lần. Nồng độ ô nhiễm SO2, CO2, NO2 trong không khí ở các đô thị nhìn chung chưa gây ra ô nhiễm nặng.
4.3. Chất thải rắn.
Chất thải rắn là loại chất thải khó xử lý, thường gây ra những hậu quả lâu dài tới môi trường. Chất thải rắn từ các cơ sở sản xuất kinh doanh hoa chất được phát sinh từ các loại nguồn khác nhau, phụ thuộc vào loại dây chuyền công nghệ và sản phẩm. Có thể phân loại một cách tương đối chất thải rắn như sau:
Chất thải rắn vô cơ và chất trơ bao gồm các phôi kim loại, các loại vải sợi, da, cao su, các loại bột màu, phụ gia …
Chất thải rắn có chứa dầu sinh ra từ việc sử dụng, dự trữ các sản phẩm dầu mỏ.
Chất thải rắn chứa hoá chất hữu cơ sinh ra từ các ngành sản xuất sơn, mực in, nhựa, cao su, thuốc trừ sâu…
Chất thải rắn chứa các chất hữu cơ gốc động thực vật sản sinh từ các nhà máy sản xuất dầu thực vật, nhà máy chế biến thực phẩm, nhà máy thuộc da...
Quản lý chất thải rắn luôn là một vấn đề phức tạp và khó giải quyết. Chất thải rắn nếu không được xử lý kịp thời, đúng phương thức thì sẽ trở thành nguồn gây ô nhiễm cho không khí, nguồn nước, làm lây lan bệnh tật nói riêng và ô nhiễm môi trường nói chung.
4.4. Tiếng ồn.
Ô nhiễm tiếng ồn trong sản xuất cũng là một vấn bức xúc đối với nhiều doanh nghiệp hiện nay, chủ yếu ở các doanh nghiệp sản xuất. Ô nhiễm tiếng ồn phát sinh trong quá trình sản xuất của các công ty ngành dệt may, cơ khí, hoá chất… Ô nhiễm tiếng ồn gây ra một số bệnh nghề nghiệp đối với công nhân, đồng thời ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của cộng đồng dân cư sống xung quanh.
Tất cả các chất phát thải ra môi trường từ nhiều nguồn khác nhau nhưng đều được đưa vào một thành phần môi trường cụ thể nào đó: Nước, không khí hay đất, các thành phần này có sự liên quan rất chặt chẽ với nhau, sự liên quan đó được thể hiện rõ trong sơ đồ sau:
Sơ đồ 6: Các yếu tố ảnh hưởng tới môi trường và an toàn vệ sinh môi trường
§Çu vµo s¶n phÈm c«ng nghÖ
S¶n xuÊt
Xö lý chÊt th¶i
ChÊt ph¸t th¶i ra(thêi gian,lo¹i)
Níc Kh«ng khÝ §Êt
Nguån 1
§Çu vµo s¶n phÈm c«ng nghª
S¶n xuÊt
Xö lý chÊt th¶i
ChÊt ph¸t th¶i ra(thêi gian,lo¹i)
Nguån 2
C¸c quy tr×nh:
VËt lý
Ho¸ häc
Thuû häc
KhÝ tîng
BiÕn ®æi chÊt lîng m«i trêng
vïng xung quanh
Ph¶n øng cña con ngêi vµ sinh vËt
ThiÖt h¹i cho con ngêi vµ hÖ sinh th¸i
Từ sơ đồ ta thấy, mặc dù các dòng vật chất thải ra từ hai nguồn khác nhau, nhưng khi đã phát thải vào thành phần môi trường chúng hợp lại với nhau thành một nguồn phát thải hỗn hợp. Hỗn hợp các chất thải ra môi trường là một vấn đề rất quan trọng. Nếu chỉ có một nguồn phát thải thì trách nhiệm được phân định một cách rõ ràng để cải thiện chất lượng xung quanh, chóng ta có thể biết được một cách chính xác phải kiểm soát những chất thải nào. Nhưng với nhiều nguồn khác nhau, thì vấn đề trở nên phức tạp và kém rõ ràng hơn. Khi các chất thải với số lượng và chất lượng nhất định được thải vào môi trường, thì các quá trình lý, hoá, sinh, khí động học,... của hệ thống tự nhiên sẽ có những điều chỉnh làm cho chúng có ảnh hưởng khác nhau đến chất lượng ở vùng xung quanh.
5. Mối quan hệ giữa môi trường với sức khoẻ người lao động và hiệu quả sản xuất.
Môi trường, sức khoẻ người lao động và hiệu quả sản xuất có mối quan hệ khăng khít và có tác động qua lại lẫn nhau thể hiện rõ qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 7: Mối quan hệ môi trường, sức khoẻ người lao động và hiệu quả sản xuất.
M«i trêng
HiÖu qu¶ s¶n xuÊt
Søc khoÎ ngêi lao ®éng
Sức khoẻ là một tài sản quý của mỗi con người. khi có sức khoẻ chúng ta có thể làm được tất cả con khi không có sức khoẻ chúng ta không thể làm được gì cả. Vì vậy:
Khi môi trường sạch sẽ, an toàn thì người lao động sẽ luôn khoẻ mạnh không bị mệt mỏi, không mắc bệnh nghề nghiệp khi đó người lao động sẽ không phải nghỉ việc và họ làm việc hết khả năng của mình sẽ đưa lại năng suất cao lúc này công ty sẽ có hiệu quả sản xuất đạt mức cao
Khi môi trường làm việc bị ô nhiễm, độc hại như: nồng độ bụi lớn, tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép gây cho công nhân căng thẳng thần kinh và mắc bệnh điếc nghề nghiệp, hơi dung môi lớn làm cho công nhân bị ngộ độc,… sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người lao động lúc này thì người lao động không có khả năng làm việc hoặc làm việc đạt hiệu quả thấp ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất .
Khi hiệu quả sản xuất cao sẽ đưa lại cho công ty doanh thu lớn khi áy công ty thu được nhiều lợi nhuận sẽ đầu tư vào công tác bảo vệ môi trường: xây dựng các hệ thống xử lý thải, đầu tư công nghệ sạch… bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khoẻ cho người lao động và ngược lại.
II.Thực trạng về an toàn vệ sinh môi trường tại Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội.
1.Thực trạng chung của Công ty.
Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phẩm Sơn sử dụng nguyên liệu chủ yếu là hoá chất nên có thể ảnh hưởng đến môi trường và con người rất lớn.Mà Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội là một công ty đóng ở địa bàn gần khu dân cư. Nên vấn đề bảo vệ môi trường được ban lãnh đạo công ty luôn coi trọng và việc giảm thiểu tác động môi trường được thực hiện một cách liên tục. Công ty đã và đang sử dụng nhiều biện pháp bảo vệ môi trường nh đầu tư vào việc lắp đặt các hệ thống xử lý chất thải để bảo vệ môi trường nh:
- Ban lãnh đạo công ty đã quyết tâm phải xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001.
- Công ty lắp đặt hệ thống xử lý nước thải
- Công ty thuê Công ty Môi trường Hà Nội đảm nhiệm vận chuyển, xử lý chất rắn thải.
- Lắp đặt hệ thống chưng cất thu hồi lượng dung môi thải để giảm lượng chất thải có chứa hoá chất thải vào môi trường.
- Nghiên cứu sản xuất các loại sản phẩm sơn Ýt dung môi hữu cơ.
- Công ty đã thực hiện được 11 chương trình bảo vệ môi trường của công ty.
…..
Nhưng các cán bộ công nhân viên trong công ty chưa nhận thức đầy đủ và đúng đắn về vấn đề bảo vệ môi trường là bảo vệ cho chính cuộc sống của họ cho nên họ chưa tham gia một cách nhiệt tình vào các chương trình bảo vệ môi trường của công ty. Hiện trạng môi trường trong công ty còn nhiều vấn đề cần quan tâm như:
- Chưa đầu tư cho cơ sở hạ tầng: một số kho chứa nguyên liệu vẫn có nền là nền đất dễ gây ô nhiễm môi trường đất.
- Các phân xưởng còn có diện tích hơi chật như: phân xưởng cơ khí, phân xưởng sản xuất thùng, hộp đựng… sẽ sinh ra tiếng ồn lớn ảnh hưởng tới công nhân làm việc tại phân xưởng.
- Chưa có hệ thống xử lý khí thải mà hơi dung môi phát thải nhiều, nếu phân xưởng sản xuất mà chật nữa thì có thể gây ngộ độc hơi khí cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
- Quy trình xử lý nước thải còn rất đơn giản, không có công nghệ xử lý hiện đại.
Do vậy, Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội cũng như các công ty gần kề Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội đã làm cho nguồn nước ở sông Tô Lịch ở cạnh các công ty bị nhiễm bẩn và ô nhiễm một cách trầm trọng, cần phải có biện pháp xử lý kịp thời. Đồng thời các chất rắn thải của công ty cũng chưa có công nghệ xử lý tại chỗ mà chỉ được thu gom vào các thùng chứa rồi thuê công ty môi trường vận chuyển ra các bãi rác gây ra ô nhiễm nguồn đất ở khu vực xung quanh công ty và gây ra ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt. Công ty cũng chưa có hệ thống xử lý tiếng ồn trong các phân xưởng làm cho cán bộ công nhân viên làm việc trong công ty phải chịu lượng tiếng ồn lớn trong khi sản xuất. Công ty chưa xây dùng hệ thống xử lý khí thải là các hơi dung môi phát thải trong quá trình sản xuất làm cho lao động luôn hít phải những khí có nhiều độc tố ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của người lao động làm việc tại công ty.
2. Điều kiện lao động của cán bộ công nhân viên trong công ty.
Công ty sơn tổng hợp Hà Nội là một doanh nghiệp sản xuất sơn nên sử dụng rất nhiều hoá chất độc hại nên ban lãnh đạo công ty luôn quan tâm đến điều kiện làm việc của cán bộ công nhân viên trong của mình.
Công ty đã xây dựng các phân xưởng có tiếng ồn lớn như: phân xưởng cơ khí, phân xưởng thùng hộp… cách xa nơi làm việc của đại bộ phận công nhân sản xuất tại các phân xưởng khác để giảm lượng tiếng ồn ảnh hưởng tới sức khoẻ người lao động.
Tại các phân xưởng có dung môi phát thải lớn thì công ty đã xây dựng hệ thống quát thông gió để giảm nồng độ dung môi tại khu vực sản xuất để công nhân sản xuất không bị ngộ độc. Tuy nhiên hệ thống quạt thông gió còn yếu nên lượng dung môi phát thải trong phân xưởng vẫn lớn và lượng khí thải Êy lại toả vào không khí ở môi trường bên ngoài phân xưởng và cũng sẽ ảnh hưởng tới môi trường làm việc của cán bộ công nhân viên.
Công ty còn trạng bị cho công nhân quần áo bảo hộ để tránh tiếp xúc với những hoá chất để tránh cho hoá chất tiếp xúc với da.
Công ty xây dựng một nhà ăn lớn cách xa nơi sản xuất để cho công nhân khi ăn sẽ không bị ảnh hưởng bởi các hơi khí, và bụi của sản xuất tiếng ồn…
Ngoài ra công ty còn bồi dưỡng độc hại cho cán bộ công nhân viên hàng tuần như mỗi người một tuần được 1kg đường và 2 hộp sữa…
Công ty cũng đã thực hiện được các chương trình bảo vệ môi trường nhằm tạo ra môi trường làm việc xanh- sạch- đẹp cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Ban lãnh đạo công ty đã cam kết xây dựng và thực hiện thành công hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 để trước hết là bảo vệ sức khoẻ cho người lao động, tạo điều kiện cho người người lao động làm việc trong môi trường Ýt ô nhiễm.
3. Chất thải của công ty và mức độ ảnh hưởng.
3.1. Chất thải của công ty.
Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các sản phẩm sơn nên nguyên liệu và sản phẩm là các loại hoá chất bao gồm:
- Bét màu các loại (Các hợp chất vô cơ và hữu cơ).
- Dung môi hữu cơ (Các hợp chất hữu cơ)
- Chất tạo màng (Các hợp chất cao phân tử)
- Phô gia (Các hợp chất vô cơ- hữu cơ)
Công nghệ sản xuất của công ty bao gồm:
- Hệ thống muối – nghiền – pha sơn.
- Hệ thống tổng hợp nhựa Alkyd.
- Dây chuyền sản xuất thùng hộp.
Nguồn năng lượng là:
- Điện chạy máy.
- Nước (làm lạnh thiết bị)
- Dầu gia nhiệt cung cấp cho lò gia nhiệt hơi.
Nguồn gây ô nhiễm môi trường của công ty.
- Phát thải dung môi hữu cơ: Thành phần của sơn có khoảng 45% là dung môi hữu cơ, lượng dung môi này sẽ phát tán trong quá trình sản xuất sơn và sử dụng sơn, bao gồm: White spirit, xylem, tolucne, buty lacetat, metyletyl, xeton, butyl cellosove, xăng pha sơn…khoảng 2500 tấn/năm.
- Nước thải: từ phân xưởng tổng hợp nhựa Alkyd và nước làm lạnh thiết bị từ các phân xưởng sản xuất có khoảng 3000 lít/năm.
- Tiếng ồn do vận hành máy: chủ yếu phát ra tại các phân xưởng sản xuất sơn , phân xưởng cơ khí, các nguồn gây tiếng ồn chính là máy nghiền bi thùng, máy đột dập.
- Chất rắn thải: Ni lon, bao xác rắn, bao giấy, căn dụng môi, cặn sơn, cặn Alkyd, giẻ lau dung môi, giẻ lau sơn, giẻ lau nhựa, …có khoảng 175 Tấn/năm.
Các loại chất thải của công ty Ýt biến động qua các năm và các tháng trong năm. Trong năm lượng chất thải Ýt nhất vào tháng 2 hàng năm do tháng 2 sản xuất Ýt. Tháng 2 thường là tháng sau tết lượng sản phẩm bán được không nhiều nh các tháng khác nên sản xuất Ýt. Các tháng cuối năm thường sản xuất nhiều để phục vụ cho người dân trang trí phục vụ cho dịp tết cổ truyền hàng năm.
3.2. Ảnh hưởng của các loại chất thải tới an toàn vệ sinh môi trường của công ty.
3.2.1 Ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên.
Qua phân tích, đánh giá khí thải, chất thải rắn, nước thải của Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội đã ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên rất lớn cụ thể là:
Trong quá trình sản xuất sơn các dung môi phát thải ra như: Xylen, buty lacetat, metyletyl,... là các hợp chất hữu cơ làm ô nhiễm đất ở vùng xung quanh công ty, không những dung môi phát thải ra làm ô nhiễm nguồn đất mà các chất thải rắn của công ty như các cặn sơn, căn nhựa Alkyd,… khi mà bị rò rỉ từ các thùng chứa ra bên ngoài sẽ làm cho lòng đất bị ô nhiễm bởi các chất hoá học là thành phần của các chất thải rắn, các chất hoá học này thường là hợp chất khó phân huỷ nó tồn tại rất lâu trong lòng đất sẽ làm ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt của tự nhiên.
Quá trình sản xuất sơn là quá trình phản ứng của nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ. Nên trong quá trình sản xuất có rất nhiều hơi khí độc hại được thải ra môi trường mà công ty lại không có hệ thống xử lý làm cho chất lượng môi trường không khí ở công ty bị suy giảm và không an toàn.
Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội có một lượng nước thải rất lớn mà mới chỉ có một hệ thống xử lý chất thải tại phân xưởng tổng hợp nhựa Alkyd còn các phân xưởng khác không có hệ thống xử lý. Nước thải của công ty chủ yếu là nước thải do quá trình rửa máy móc thiết bị và nước sử dụng làm lạnh thiết bị. Khi chất thải thải ra không qua một quá trình xử lý thì thành phần của nước thải có rất nhiều hoá chất là các chất hữu cơ hoặc vô cơ độc hại sẽ gây ô nhiễm nguồn nước rất lớn đặc biệt là con sông Tô Lịch gần kề công ty nguồn nước đã bị ô nhiễm trầm trọng, làm cho hệ thống nước mặt và nước ngầm của người dân cũng bị ô nhiễm. Nươc thải từ phân xưởng tổng hợp nhựa Alkyd thì có chứa rất nhiều NaOH chưa được xà phòng hoá hết cũng là nguyên nhân làm cho nguồn nước xung quanh công ty bị ô nhiễm.
Các nguyên vật liệu của công ty nếu không được bảo quản, lưu giữ hợp lý như: các loại bột màu, các chất tạo màng, các phụ gia … là các hợp chất vô cơ và hữu cơ nếu mà bị rò rỉ ra ngoài sẽ làm ô nhiễm nguồn đất và nước dẫn đến không an toàn vệ sinh môi trường tại công ty.
3.2.2. Ảnh hưởng tới môi trường lao động.
Cùng với sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại thì nguy cơ ô nhiễm môi trường lao động, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, tính mạng của người lao động ngày càng tăng và nguy hiểm hơn trước. Các loại chất thải dù là chất thải rắn, khí thải, nước thải, hoặc tiếng ồn đều có thể ảnh hưởng tới môi trường của người lao động cụ thể như:
Các dung môi phát thải ra trong qua trình sản xuất của các phân xưởng sản xuất sơn và nhựa Alkyd nếu người lao động hít phải, nuốt phải, hoặc tiếp xúc với mặt với da với nồng độ lớn sẽ làm cho người lao động bị ngộ độc nặng có thể dẫn đến chết người. Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội các phân xưởng sản xuất còn chất hẹp là một nguyên nhân có thể gây ngộ độc dung môi hữu cơ cho người lao động bởi phân xưởng có diện tích nhỏ khi mà dung môi phát thải ra người lao động hít phải nhiều dẫn đến bị ngộ độc. Công ty đã có sử dụng hệ thống quạt thông gió để làm giảm bớt nồng độ dung môi phát thải nhưng vẫn không có hiệu quả cao. Nếu công ty mà không có biện pháp xử lý kịp thời có thể sẽ gây ra nhiều căn bệnh nghề nghiệp cho người lao động trong công ty.
Tiếng ồn của các phân xưởng cơ khí và ở các máy nghiền bi thùng và các máy đột dập làm cho lượng tiếng ồn trong công ty lớn mà công ty không có hệ thống xử lý tiếng ồn tại các phân xưởng làm cho người lao động phải chịu áp lực về tiếng ồn lớn, môi trường xung quanh công ty bị ô nhiễm, đặc biệt là nguồn nước là nguyên nhân làm cho không khí bị ô nhiễm.
Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội chưa có hệ thống xử lý khí thải nên trong quá trình làm việc cán bộ công nhân viên trong công ty luôn phải hít những mùi nồng, đặc của các nguyên liệu và sản phẩm sơn trong quá trình sản xuất . Cán bộ công nhân viên làm việc nhiều trong môi trường như vậy rất có thể sẽ có nguy cơ mác bệnh vè phổi rất nhiều.
Các sản phẩm của công ty trong quá trình sử dụng người lao động và chúng ta sử dụng theo hướng dẫn trên vỏ thùng, sử dụng quần áo, giầy, mũ bảo hộ theo đúng quy định tránh cho các hoá chất tiếp xúc trực tiếp với da, mắt …nếu không sẽ làm cho người sử dụng bị nhiễm độc có thể gây ngộ độc dẫn đến chết người.
4. Các giải pháp đã sử dụng để bảo vệ môi trường và an toàn vệ sinh môi trường của công ty.
Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội là doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Hoá Chất Việt Nam nguyên liệu mà công ty đưa vào sản xuất chủ yếu là hoá chất. Do vậy trong qua trình sản xuất và sau quá trình sản xuất của công ty thường có những loại chất thải chính là: Chất rắn thải, nước thải, khí thải, tiếng ồn. Trong 4 loại chất thải thì công ty đã thực hiện quản lý chất thải rắn theo mét quy trình quản lý nhất định có kế hoạch và đã có 1 hệ thống xử lý nước thải tại phân xưởng tổng hợp nhựa Alkyd còn các nước thải ở các phân xưởng sản xuất sơn chủ yêú thải trực tiếp ra sông Tô Lịch nằm gần kề công ty, đối với khí thải thì công ty có biện pháp giảm nồng độ phát tán bằng cách đậy nắp trong quá trình sản xuất và hệ thống thông gió được lắp đặt tại các phân xưởng, còn đối với tiếng ồn phát ra trong khi sản xuất tại các phân xưởng chưa có hệ thống xử lý. Sau đây là một số giải pháp công ty áp dụng nhằm bảo vệ môi trường và an toàn vệ sinh môi trường đối với cán bộ công nhân viên.
4.1. Xây dựng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 tại công ty.
Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội là một công ty sản xuất hoá chất và đóng trên địa bàn bên cạnh khu dân cư đông đúc. Để bảo vệ cho chính những người lao động của công ty trong môi trường sản xuất hoá chất, bảo vệ cho cộng đồng dân cư quanh công ty và thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường cho thế hệ sau. Từ năm 2002 lãnh đạo công ty đã quyết tâm phải xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001.
4.1.1. Cơ cấu Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 của công ty.
Cơ cấu Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 của Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội bao gồm: Giám đốc công ty, Đại diện lãnh đạo về môi trường, các phó giám đốc, ban môi trường, các phòng ban phân xưởng trong công ty được thể hiện cụ thể bằng sơ đồ sau:
Phßng HTQT
Phßng§BCL
Gi¸m ®èc c«ng ty
Ban m«i trêng
§¹i diÖn l·nh ®¹o vÒ M«i trêng
C¸c phã gi¸m ®èc
Phßng QLVT
Phßng KTCN
Phßng Tµi vô
Phßng KH
Phßng QT-§S
Phßng TH-HC
Phßng TC-NS
Phßng TTr-TT
Phßng C¬ ®iÖn
PX DÇu nhùa
PX S¬n têng
PX S¬n c«ng nghiÖp
PX S¬n xe m¸y
PX C¬ ®iÖn
Sơ đồ 8: Cơ cấu Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 của công ty
Quan hệ tham vấnQuan hệ báo cáo Quan hÖ b¸o c¸o
* Trách nhiệm và thẩm quyền của những người chủ chốt về vấn đề môi trường của công ty.
• Giám đốc công ty.
- Thẩm quyền:
+ Bổ nhiệm trưởng phòng và đại diện quản lý môi trường.
+ Thông qua các kế hoạch về môi trường.
+ Thông qua sổ tay môi trường.
- Trách nhiệm:
+ Chịu trách nhiệm cuối cùng về vấn đề môi trường của công ty.
+ Khởi xướng chính sách môi trường của công ty.
+ Đánh giá Hệ thống quản lý môi trường.
+ Cung cấp các yêu cầu về nguồn lực cho hệ thống Quản lý môi trường hoạt động.
• Đại diện lãnh đạo về môi trường (EMR).
+ Triển khai và đánh giá Hệ thống quản lý môi trường: Đảm bảo rằng các yêu cầu của Hệ thống quản lý môi trường được thiết lập, triển khai và duy trì phù hợp với các tiêu chuẩn ISO 14001.
+ Báo cáo tình hình Hệ thống quản lý môi trường cho Giám đốc công ty, lấy đó làm cơ sở cải tiến không ngừng.
• Trưởng phòng kỹ thuật công nghệ.
+ Nghiên cứu cải tiến các sản phẩm có xu hướng thân thiện với môi trường ( như sơn hàm lượng rắn cao thay thế dung môi hữu cơ bằng dung môi là nước, sơn bột…)
+ Tiến hành xử lý hoá học khi xẩy ra các tác động môi trường đáng kể.
• Trưởng phòng Quản lý vật tư.
+ Thóc đẩy trách nhiệm về môi trường của người cung ứng.
+ Đảm bảo rằng các nguyên liệu sản xuất của công ty đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường.
• Trưởng phòng Thị trường- tiêu thụ.
+ Cung cấp các thông tin phản hồi của thị trường về vấn đề môi trường đối với các sản phẩm của công ty.
• Trưởng phòng tổ chức nhân sự.
+ Đảm bảo việc lùa chọn và đào tạo nhân lực thích hợp, thực hiện cung cấp các yêu cầu về nguồn lực.
• Trưởng phòng Tài vụ.
+ Cung cấp đủ , kịp thời kinh phí để triển khai các chương trình môi trường.
• Trưởng phòng Quản trị đời sống.
+ Đảm bảo công tác kiểm soát chất thải của công ty thực hiện đúng yêu cầu của Hệ thống quản lý môi trường.
• Trưởng phòng Tổng hợp – hành chính.
+ Kiểm soát quá trình thông tin liên lạc của công ty.
• Trưởng phòng cơ điện.
+ Hướng dẫn ứng phó với tình trạng khẩn cấp tại công ty.
+ Kết hợp với trưởng phòng tổ chức – nhân sự nâng cao nhận thức môi trường của các thành viên trong công ty để thực hiện chính sách môi trường của công ty
+ Giám sát đôn đốc các đơn vị tuân thủ đúng quy trình, hướng dẫn công việc liên quan đến khía cạnh môi trường.
+ Phối hợp với ban môi trường triển khai các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu môi trường của công ty.
+ Thực hiện việc kiểm soát các vấn đề môi trường để đảm bảo công ty quản lý môi trường theo pháp luật ( gồm các điều luật quốc gia và các quy định của Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội về môi trường )
+ Giải quyết các khiếu nại về môi trường.
• Quản đốc các phân xưởng sản xuất.
+ Đảm bảo việc triển khai sản xuất đồng thời với công tác bảo vệ môi trường đúng theo các yêu cầu của Hệ thống quản lý môi trường của công ty.
+ Triển khai diễn tập ( định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu) ứng phó với tình trạng khẩn cấp.
+ Đào tạo chuyên sâu bảng dữ liệu an toàn nguyên vật liệu, các loại hoá chất sử dụng trong quá trình sản xuất hàng ngày cho công nhân trong phân xưởng.
+ Đào tạo về an toàn vệ sinh lao động khi sử dụng máy móc thiết bị của phân xưởng và giám sát việc thực hiện.
+ Xây dựng mục tiêu môi trường và biện pháp thực hiện mục tiêu môi trường, đào tạo cho công nhân phân xưởng nắm rõ, kiểm soát việc thực hiện hàng ngày.
• Trưởng phòng kế hoạch.
+ Đưa vàokế hoạch tháng / năm của công ty các chương trình môi trường và theo dõi đôn đốc việc triển khai các chương trình môi trường này.
4.1.2. Chính sách môi trường của công ty.
Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội cam kết thực hiện công tác bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khoẻ cho người lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, bao gồm:
+ Cam kết cải tiến liên tục, ngăn ngõa ô nhiễm thông qua việc thực hiện nghiêm túc các thủ tục của Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 và các chương trình môi trường của công ty.
+ Huấn luyện ý thức về trách nhiệm bảo vệ môi trường cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty.
+ Thủ trưởng các đơn vị trong công ty nghiêm chỉnh chấp hành và thường xuyên chỉ đạo nhân viên, công nhân trong đơn vị mình thực hiện chính sách môi trường nêu trên.
4.1.3. Nội dung thực hiện quản lý môi trường theo Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 của công ty.
Các đơn vị đã áp dụng các thủ tục của hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001. Áp dụng các thủ tục sao cho tương đồng với Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000 sẵn có của công ty đang được vận hành . Hồ sơ môi trường cũng đã được cập nhật và đã có hiệu quả qua việc áp dụng Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 nh:
* Đào tạo nhận thức và năng lực.
Công tác đào tạo về môi trường được lập kế hoạch từ đầu năm và lập phiếu nhu cầu đào tạo khi có nhu cầu đột xuất. Việc triển khai đào tạo được thực hiện đúng theo yêu cầu của công ty và của các đơn vị, sau đào tạo có đánh giá hiệu lực đào tạo xem xét cải tiến. Trong năm 2002 công ty đã tổ chức được nhiều khoá đào tạo về môi trường cho 480 cán bộ công nhân viên như:
+ Đào tạo nhận thức chung về môi trường tiêu chuẩn môi trường ISO 14001.
+ Đào tạo Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 của công ty cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong các phòng ban, phân xưởng trong công ty.
+ Đào tạo về dữ liệu an toàn nguyên vật liệu.
+ Đào tạo về thiết bị, an toàn lao động.
+ Đào tạo chuyên gia đánh giá nội bộ ISO 14001.
* Thông tin liên lạc.
Tất cả các quá trình thông tin trong công ty về môi trường đều được kiểm soát, công ty đã lập danh sách các đối tượng cần thông tin, phương thức thông tin, tần suất thời gian, trách nhiệm người kiểm soát và truyền đạt cũng như tiếp nhận thông tin … Nhờ có thủ tục thông tin nội bộ, quá trình thông tin đã triển khai đủ, nhanh và có hiệu quả.
* Kiểm soát khách vào công ty.
Công ty đã lập thủ tục cụ thể quy định rõ trách nhiệm của các trưởng đơn vị có quan hệ trực tiếp phải kiểm soát cá nhà thầu và khách bên ngoài trong thời gian hoạt động tại công ty, đồng thời gửi tới các nhà thầu quy định bảo vệ môi trường đối với các hoạt động trong công ty để các nhà thầu nghiên cứu trước khi vào hoạt động trong công ty. Công ty đã lập nội quy ra vào công ty, sổ theo dõi khách đến liên lạc công tác để theo dõi hàng ngày.
* Kiểm soát nguyên vật liệu và hoá chất.
Sau khi áp dụng Hệ thống quản lý môi trường, công ty đã lập được bảng danh mục các nguyên vật liệu và sản phẩm đang sử dụng trong công ty, xây dựng các bảng dữ liệu an toàn nguyên vật liệu đối với từng loại nguyên vật liệu mà công ty đang sử dụng. Tất cả các cán bộ công nhân viên có liên quan trực tiếp đến các loại nguyên vật liệu, sản phẩm này được đào tạo về dữ liệu an toàn nguyên vật liệu để người lao động khi sử dụng được bảo vệ an toàn và phòng chống cháy nổ, đồng thời đảm bảo an toàn và phòng chống cháy nổ, đồng thời đảm bảo an toàn cho môi trường công ty.
Công ty cũng có quy định đối với việc lưu giữ, bảo quản hoá chất, vận chuyển hoá chất, sử dụng hoá chất trong quá trình sản xuất để đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường và đảm bảo an toàn lao động. Công ty đưa ra các quy định đó để đảm bảo cho người lao động làm việc trong môi trường an toàn.
* Kiểm soát thiết bị điện, nước và an toàn lao động.
Toàn bộ các thiết bị sản xuất của công ty đều được xây dựng các quy định vận hành thiết bị đảm bảo an toàn lao động như: Nội quy tổ sản xuất bao bì, nội quy an toàn kho, quy định sử dụng thiết bị pha sơn, quy định vận hành máy nén khí, quy định sử dụng máy đột dập, quy định sử dụng máy nghiền hạt ngọc, quy định sử dụng máy nghiền bi thùng… người vận hành máy – thiết bị thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về trách nhiệm của công nhân vận hành và quy trình công nghệ để đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường. Nước và điện sử dụng hàng ngày được đo lường và trên cơ sở kết quả đo lường công ty sẽ đề ra các phương thức cải tiến tiết kiệm định mức điện và nước sử dụng cho sản xuất hàng ngày.
* Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với tình trạng khẩn cấp.
Công ty đã xây dựng được bảng danh mục các tình trạng khẩn cấp có thể xẩy ra trong công ty gồm: sự cố tràn dầu, dung môi, sự cố bão lụt, sự cố cháy , sù cố nổ… Bảng danh mục này chỉ rõ nơi có khả năng xảy ra, phạm vi tác động, người chịu trách nhiệm chính để xử lý trong giê làm việc và ngoài giê làm việc … Đồng thời xây dựng các quy trình ứng phó với tình trạng khẩn cấp, đã thực hiện diễn tập và lập phiếu theo dõi diễn tập để sẵn sàng ứng phó nếu các tình huống này xẩy ra.
* Giám sát và đo.
Công ty xác định được các đặc tính quan trọng có tác động đáng kể đến môi trường cần phải đo và giám sát là khí hậu, tiếng ồn, bụi, nồng độ hơi khí độc, chỉ số điện tiêu thụ tại công ty, chỉ số nước tiêu thụ tại công ty, lượng rác thải của công ty … Các số liệu đo được này được các cá nhân và đơn vị liên quan có trách nhiệm phân tích để đề ra các kế hoạch cải thiện môi trường.
* Cải tiến liên tục Hệ thống quản lý môi trường.
Sau khi thực hiện đo khả năng vận hành của hệ thống quản lý, đồng thời qua các lần đánh giá nội bộ môi trường công ty phải có kế hoạch điều chỉnh Hệ thống quản lý môi trường của công ty sao cho bộ máy đó hoạt động có hiệu quả nhất và đem lại môi trường có chất lượng tốt nhất, giảm ô nhiễm môi trường tới mức có thể, giảm tác động tới môi trường đem lại an toàn cho người lao động và cộng đồng dân cư sống quanh công ty.
4.2. Quản lý chất thải rắn.
Chất thải rắn của Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội được thủ trưởng các đơn vị thống kê trong danh mục chất thải rắn của công ty các danh mục này được niêm yết tại các khu vực thu gom và thuê công ty môi trường vận chuyển và xử lý chất thải rắn này. Quy trình quản lý chất thải rắn của công ty được thực hiện như sau:
Ho¹t ®éng SXKD s¶n phÈm, D.vô vµ ho¹t ®éng kh¸c
Thu gom, ph©n lo¹i chÊt th¶i
VËn chuyÓn néi bé
TËp kÕt chÊt th¶i
VËn chuyÓn chÊt th¶i
Xö lý, tiªu huû
KÕt thóc
C¸c trëng ®¬n vÞ
TÊt c¶ c¸c ®¬n vÞ
Tæ vÖ sinh m«i trêng
Tæ vÖ sinh m«i trêng
C«ng ty m«i trêng
C«ng ty m«i trêng
C«ng viÖc cÇn thùc hiÖn
Tr¸ch nhiÖm qu¶n lý
S¬ ®å 9: Quy tr×nh qu¶n lý chÊt th¶i r¾n cña C«ng ty S¬n tæng hîp Hµ Néi
*Thu gom, phân loại chải thải rắn.
Được thực hiện bởi tất cả các thành viên trong các đơn vị, trưởng các đơn vị, các phân xưởng trong công ty chỉ đạo các nhân viên của mình thực hiện thật nghiêm túc và theo đúng quy định.
Chất thải rắn được chia thành 2 loại:
+ Chất thải rắn nguy hại.
+ Chất thải rắn thông thường.
Chất thải rắn của công ty bao gồm: Ni lon, bao xác rắn, bao giấy, cặn dung môi, căn sơn, cặn Alkyd, giẻ lau sơn, giẻ lau nhựa phải bỏ vào tói nilon buộc chặt miệng phía trên, được sắp xếp gọn gàng, bó buộc lại theo từng loại. Mỗi bao nilon, bao giấy, tói nilon đựng giẻ lau bẩn trọng lượng không quá 25 kg.
Các chất thải này được chứa vào các thùng và được che đậy. Tất cả mọi người đều có trách nhiệm bỏ chất thải theo danh mục chất thải rắn nguy hại và chất thải rắn thông thường vào các thùng nh sau:
+ Chất thải nguy hại được in chữ chất thải nguy hại trên thùng màu vàng.
+ Chất thải thông thường được in chữ chất thải thông thường trên thùng màu xanh.
Tổ vệ sinh môi trường tổ chức nhận chất thải từ các đơn vị và vận chuyển về vị trí tập kết từ 8h30 đến 15h30 hàng ngày (trừ giê nghỉ trưa).
Các phương tiện thu gom được phân loại nh sau:
+ Chất thải nguy hại được vận chuyển trên xe màu vàng.
+ Chất thải thông thường được vận chuyển trên xe màu xanh.
* Lưu giữ chất thải rắn.
Sau khi thu gom chất thải rắn được lưu giữ tạm thời tại bãi rác của công ty theo 2 loại thùng chứa như sau:
+ Chất thải nguy hại được lưu giữ trong thùng màu vàng.
+ Chất thải thông thường được lưu giữ trong thùng màu xanh.
Các thùng chứa này đều có mái che.
* Vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ chất rắn thải.
Chất thải do công ty môi trường đảm nhiệm vận chuyển đến các bãi rác của thành phố Hà Nội và việc xử lý các chất thải rắn do bộ phận xử lý chất thải của công ty môi trường thực hiện. Các chất thải rắn của công ty được vận chuyển theo quy định như sau:
+ Chất thải nguy hại được vận chuyển bằng xe màu vàng.
+ Chất thải thông thường được vận chuyển bằng xe màu xanh.
Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội kiểm soát năng lực của công ty môi trường dùa trên các giấy phép hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
* Lưu hồ sơ.
Trưởng phòng Quản trị đời sống có trách nhiệm lưu các loại hồ sơ sau:
+ Giấy phép hoạt động của công ty môi trường.
+ Hợp đồng thuê công ty môi trường thu gom, xử lý chất thải
+ Sổ giao nhận chất thải trong đó có phần xác nhận đã xử lý chất thải trước của công ty môi trường.
4.3. Xử lý nước thải của công ty.
Nước thải của công ty chủ yếu được thải ra từ dây chuyền tổng hợp nhựa Alkyd và quá trình rửa máy móc của các phân xưởng sản xuất sơn và nước ở các thùng đựng chất thải, nước làm lạnh máy móc tại phân xưởng nghiền bi thùng, nước thải sinh hoạt của công nhân … nhưng công ty chỉ có hệ thống xử lý nước thải tại phân xưởng tổng hợp nhựa Alkyd còn các lợi chất thải khác được thải trực tiếp ra sông Tô Lịch. Hệ thống xử lý nước thải tại phân xưởng tổng hợp nhựa Alkyd được thực hiện như sau:
Sơ đồ 10: Quy trình xử lý nước thải trong quá trình tổng hợp nhựa Alkyd của công ty
Níc th¶i
BÓ xö lý
ThiÕt bÞ ph©n ly
Th¶i ra ngoµi
Cho NaOH 40% vµo
Sôc khÝ
Quá trình xử lý nước thải tại phân xưởng tổng hợp nhựa Alkyd được thực hiện qua 6 bước như sau:
* Bước 1:
Nước thải sinh ra trong quá trình tổng hợp nhựa Alkyd được chứa vào thiết bị phân ly trong phân xưởng, tại đây nước thải được tách hết các loại dung môi hữu cơ.
* Bước 2:
Nước thải được chuyển đến bể xử lý bằng cách mở van để nước thải tự chảy vào bể xử lý một cách liên tục khi có nước thải ra trong quá trình sản xuất.
* Bước 3:
Điều chỉnh pH của nước thải chuyển đến bể xử lý bằng cách: Cho từ từ dung dịch NaOH 40% vào sục khí cho đồng đều đến khi pH = 8 – 8,5 ( Kiểm tra bằng giấy quỳ).
* Bước 4:
Sục khí trong thời gian 24 giê để quá trình xà phòng hoá diễn ra. Kết thúc quá trình xà phòng hoá, pH giảm xuống pH = 7- 7.5 .
* Bước 5:
Đưa giống vi sinh theo tỉ lệ (50g/m3) sục khí liên tục trong thời gian 96 giê. Trong thời gian này vi sinh vật sẽ phân huỷ các chất hữu cơ có trong nước thải.
* Bước 6:
Kiểm tra nước thải theo chỉ tiêu:
+ Theo cảm quan: nâu nhạt
+ Độ pH = 7- 7,5
Nếu đạt thì thải ra ngoài.
Nếu không đạt thì tiếp tục lên men thêm 24 giê nữa.
5. Kết quả đạt được về An toàn vệ sinh môi trường của công ty.
Như yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001, khi áp dụng Hệ thống quản lý môi trường công ty phải rà soát lại toàn bộ các hoạt động sản xuất và phục vụ sản xuất của công ty và lập được bản đánh giá thực trạng môi trường của công ty, tổng kết các khía cạnh môi trường (KCMT) có ý nghĩa và tác động môi trường (TĐMT ) đáng kể căn cứ vào đó công ty đã lập ra hệ thống tài liệu, hệ thống tài liệu này có thể coi như “ Bộ luật về môi trường” cho hoạt động của từng đơn vị, cá nhân trong công ty để thực hiện các mục tiêu sau:
+ Bảo vệ sức khoẻ của chính người lao động, giảm bớt sự tiếp xúc hoặc hít thở dung môi hữu cơ và hoá chất trong quá trình sản xuất sơn.
+ Hạn chế và giảm tối đa việc rò rỉ hoá chất ngấm vào đất, nước làm ô nhiễm đất và nước trong phạm vi công ty.
+ Đảm bảo an toàn lao động, phòng chống cháy nổ.
+ Người ngoài khi vào làm việc hoạt động trong công ty được kiểm soát để không xẩy ra tác động xấu đến môi trường và an toàn phòng chống cháy nổ của công ty.
Quá trình xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý môi trường của công ty đã làm cho mọi người ( từ những người công nhân lao động đến cán bộ quản lý công ty ) có nhận thức rõ ràng về trách nhiệm bảo vệ môi trường.
Công ty đã mở rộng mặt bằng của công ty thêm 1 ha, diện tích mở rộng này phục vụ cho các yêu cầu bảo vệ và cải thiện môi trường của công ty.
Công tác xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý môi trường của công ty đã đạt được các kết quả rất tốt. Nhận thức của toàn thể cán bộ công nhân viên về môi trường, an toàn lao động, trách nhiệm đối với cộng đồng và tương lai xã hội trong việc bảo vệ môi trường đã được thấy rõ, cán bộ công nhân viên hiểu rằng áp dụng Hệ thống quản lý môi trường là mang lại hữu Ých thực sự cho bản thân họ và là điều bắt buộc phải tuân theo. Ý thức giảm thiểu lượng chất thải, phân loại chất thải nguy hại không nguy hại từ nguồn, ý thức tiết kiệm tài nguyên (điện, nước…) được giải thích rõ ràng đơn giản và dễ hiểu qua các đợt đào tạo và kiểm tra. Nhờ áp dụng Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001, công ty đã xây dựng được 10 chương trình môi trường và thực hiện như sau:
* Chương trình môi trường số: 01
- Mục tiêu: Cải thiện chất lượng nước thải Alkyd đạt yêu cầu TCVN.
- Chỉ tiêu: TCVN 5945/1995 cột B.
Nội dung công việc
Kinh phí
Thời gian
1.- Đánh giá thực trạng
+ Kiểm tra hồ sơ theo dõi xử lý các mẻ nước thải và kết quả đo.
+ Đánh giá việc thực hiện quy trình xử lý qua sổ trên.
- Tiến hành thuê phân tích, lấy kết quả sánh với TCVN 5945/ 1995 cột B.
5 Trđ
5/03
7/03 – 12/03
2. Hợp đồng với đối tác tiến hành nghiên cứu tìm quy trình xử lý triệt để.
- Đối tác tiến hành:
+ Khảo sát thực trạng công ty.
+ Phân tích
+ Xây dựng phương án.
- Tiến hành ký kết hợp đồng
- Triển khai hợp đồng:
+ Nghiên cứu, xây dựng quy trình xử lý.
+ Thử nghiệm đạt kết quả yêu cầu (TCVN 5945/ 1995 cột B)
80 Trđ
7/03 – 12/03
3. Thiết kế hệ thống xử lý đáp ứng yêu cầu công nghệ trên:
- Tìm đối tác thực hiện thiết kế hệ thống xử lý nước thải.
- Khảo sát thiết kế hệ thống xử lý.
- Lập phương án thiết kế.
- Hai bên thống nhất phương án ( quy mô hệ thống, kinh phí)
- Tiến hành thống kê chính thức.
- Thông qua thiết kế.
70 Trđ
7/03 – 12/03
4. – Tiến hành chế tạo thiết bị lắp đặt thiết bị .
- Chạy thử đạt yêu cầu tiến hành nghiệm thu.
- Đưa vào hoạt động chính thức.
95 Trđ
2/04 – 8/04
9/04
* Chương trình môi trường số: 02
- Mục tiêu: Giảm thiểu tiếng ồn phát sinh từ máy nghiền bi thùng.
- Chỉ tiêu: TCVS 505 BYT/ QĐ 1992.
Nội dung công việc
Kinh phí
Thời gian
1. Giải phóng mặt bằng, đắp nền.
20 Trđ
1/03 – 3/03
2. Khảo sát mắt bằng, quyết định vị trí đặt máy nghiền bi thùng.
1 – 7/4/03
3. Thiết kế nhà xưởng đặt máy nghiền bi thùng.
Thiết kế móng máy.
20 Trđ
4/03 – 6/03
4. Xây dựng nhà xưởng, làm móng máy theo thiết kế.
- Xây dựng thô.
- Hoàn thiện.
130 Trđ
7/03 – 10/03
5. Tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt máy (phần cơ và phần máy)
25 Trđ
11/03 – 12/03
* Chương trình môi trường số: 03
- Mục tiêu: Giảm thiểu tác động môi trường (TĐMT) của chất thải nguy hại trong quá trình sản xuất và sinh hoạt.
- Chỉ tiêu: Phân loại và chứa riêng chất thải nguy hại công gnhiệp và chất thải sinh hoạt.
Nội dung công việc
Kinh phí
Thời gian
1. Xây dựng nội quy và trách nhiệm quản lý vận chuyển rác thải và công ty để nhân viên vệ sinh môi trường thực hiện đúng.
10 Trđ
12/02 – 6/03
2. Xây dựng và hoàn thiện khu vực chứa rác thải của công ty có các ngăn riêng biệt cho chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt
1/03
* Chương trình môi trường số 04.1
- Mục tiêu: Giảm thiểu TĐMT lao động do dung môi phát thải trong quá trình sản xuất sơn tại phân xưởng Sơn Xe máy.
- Chỉ tiêu: Lắp đặt thiết bị thông gió tại phân xưởng Sơn Xe máy để giảm nồng độ dung môi trong xưởng đạt TCVS 505 BYT/ QĐ 1992.
Nội dung công việc
Kinh phí
Thời gian
1. Đo lường nồng độ dung môi hiện tại
5 Trđ
1/03 – 2/03
2. Khảo sát lập phương án sữa chữa, lắp đặt hệ thống hót dung môi tại phân xưởng.
2/03 – 5/03
3. Thực hiện phương án trên, đưa hệ thống vào vận hành.
40 Trđ
6/03 – 12/03
4. Đo lường nồng độ dung môi sau khi lắp đặt, sửa chữa hệ thống thông gió hót độc.Đề ra phương hướng khắc phục các chỉ tiêu trên chưa đạt tiêu chuẩn TCVS 505 BYT/ QĐ 1992
5 Trđ
1/04
* Chương trình môi trường số: 04.2
- Muc tiêu: Giảm thiểu TĐMT do dung môi phát thải trong quá trình sản xuất sơn tại các phân xưởng.
- Chỉ tiêu: Nghiên cứu để sản xuất các loại sơn Ýt dung môi hữu cơ.
Nội dung công việc
Kinh phí
Thời gian
1 - Khảo sát và tập hợp thông tin về công nghệ sản xuất sơn Ýt dung môi hữu cơ tại các nước trong khu vực ASEAN.
- Tìm hiểu và quyết định lùa chọn nguồn nguyên liệu còng nh nhà cung ứng nguyên liệu.
50 Trđ
1/03 – 8/03
2. Khảo sát Công nghệ:
- Mua nguyên liệu thử nghiệm.
- Khảo sát công nghệ đơn phối liệu.
- Đánh giá chất lượng và hàm lượng của sản phẩm thử nghiệm.
50 Trđ
8/03 – 12/04
3. Sơn thử nghiệm tại hiện trường
10 Trđ
12/04 – 7/05
4. Sản xuất thử từ 1-3 tấn sản phẩm. Khảo sát sản phẩm sản xuất thử và đánh giá mức độ giảm thiểu phát thải dung môi hữu cơ của sản phẩm sản xuất thử.
50 Trđ
7/05 – 8/05
5. Tổng kết đánh giá chương trình và đưa vào sản xuất đại trà.
10 Trđ
8/05 – 12/05
* Chương trình môi trường số: 04.3
- Mục tiêu: Giảm thiểu TĐMT do dung môi mới phát thải trong quá trình sản xuất.
- Chỉ tiêu: Lắp đặt hệ thống chưng cất thu hồi lượng dung môi thải.
Nội dung công việc
Kinh phí
Thời gian
1. Khảo sát lượng dung môi phát sinh trong quá trình sản xuất của toàn bộ các phân xưởng, phòng ban
3 Trđ
1/03 – 8/03
2. Thiết kế khu vực lắp đặt hệ thống chưng cất thu hồi lượng dung môi thải.
7 Trđ
9/03 – 12/03
3. Lùa chọn đối tác và mua thiết bị chưng cất dung môi thải.
250 Trđ
1/04 – 12/04
4. Lắp đặt thiết bị.
50 Trđ
1/05 – 6/05
5. Chạy thử và hoàn thiện hệ thống thiết bị đưa vào chạy thử.
50 Trđ
7/05 – 10/05
6. Đưa vào sử dông
10/05
* Chương trình môi trường số: 05
- Mục tiêu: Giảm thiểu TĐMT khi hoá bị rò rỉ trong quá trình bảo quản.
- Chỉ tiêu: Bê tông hoá, xây dựng tường bao, bãi chứa nguyên liệu và gia cố nền kho.
Nội dung công việc
Kinh phí
Thời gian
1. Gia cố lại nền nhà trong các kho chứa hoá chất
15 Trđ
6/03 – 12/03
2. Xây tường bao và đổ bê tông mặt bằng các khu chứa nguyên liệu ngoài trời.
130 Trđ
6/06 – 12/03
* Chương trình môi trường số: 06
- Mục tiêu: Giảm thiểu TĐMT do tiếng ồn phát sinh trong quá trình đột dập bao bì.
- Chỉ tiêu: Trong dây chuyền thùng hộp tiên tiến.
Nội dung công việc
Kinh phí
Thời gian
1. Xây dựng mới và trang bị thêm dây chuyền sản xuất thùng hộp tiến tiến
500 Trđ
12/04 – 12/05
* Chương trình môi trường số: 07
- Mục tiêu: Giảm thiểu lượng điện tiêu thụ trên đơn vị sản phẩm của công ty.
- Chỉ tiêu: Lắp đặt đồng hồ đo điện cho các đơn vị trong công ty xác định mức tiêu thụ điện thực tế và tiến hành xây dựng định mức tiêu thụ điện thực tế và tiến hành xây dựng định mức tiêu hao điện năng, nghiên cứu đề ra biện pháp làm giảm định mức tiêu thụ điện năng ( phấn đấu giảm 0,5% so với mức sử dụng thực tế).
Nội dung công việc
Kinh phí
Thời gian
1. Viết và ban hành qui định việc cấp và sử dụng điện
12/02
2. Khảo sát mua và lắp đặt đồng hồ đo điện cho các đơn vị trong công ty.
10 Trđ
1/03 – 6/03
3. Theo dõi đánh giá định mức tiêu hao điện năng thực tế của các đơn vị. Lập định mức tiêu hao điện năng cho các đơn vị.
6/03 – 12/03
4. Theo dõi đánh giá việc áp dụng định mức xác định nguyên nhân tăng, giảm so với định mức tìm giải pháp sử dụng điện tiết kiệm tối đa.
1/04 – 12/04
* Chương trình môi trường số: 08.1
- Mục tiêu: Giảm thiểu lượng nước tiêu thụ trong công ty.
- Chỉ tiêu: Lắp đặt đồng hồ nước, xác định lượng nước sử dụng thực tế, xây dựng định mức tìm giải pháp giảm thiểu nước sử dụng trong công ty.
Nội dung công việc
Kinh phí
Thời gian
1. Việc ban hành quy định về việc cấp và sử dụng nước.
1/03 – 2/03
2. Khảo sát lập phương án lắp đặt đồng hồ đo nước mua và lắp đặt đồng hồ đo nước cho các đơn vị trong công ty.
50 Trđ
1/03 – 6/03
3. Theo dõi xác định lượng nước sử dụng thực tế. Xây dựng định mức sử dụng nước.
7/03 – 12/03
4. Theo dõi việc áp dụng định mức thực hiện áp dụng định mức.
1/04 – 06/04
5. Nghiên cứu đề ra biện pháp giảm thiểu lượng nước sử dụng.
7/04
* Chương trình môi trường số: 08.2
Mục tiêu: Giảm thiểu lượng nước tiêu thụ trong công ty.
Chỉ tiêu: Thu hồi nước làm lạnh của hệ thống máy nghiền và máy khuấy sơn.
Nội dung công việc
Kinh phí
Thời gian
1. Khảo sát và thiết kế hệ thống thu hồi nước làm lạnh tại các phân xưởng sản xuất sơn
20 Trđ
10/03 – 4/04
2. Chế tạo lắp đặt hệ thống ống và thiết bị thu hồi nước làm lạnh.
250 Trđ
5/04 – 12/04
3. Chạy thử
50 Trđ
1/05 – 5/05
4. Chính thức triển khai hệ thống
6/05
* Chương trình môi trường số: 09
- Mục tiêu:
+ Nâng cao nhận thức, kiến thức và hành vi thân thiện với môi trường cho toàn bộ cán bộ, công nhân viên công ty thông qua đào tạo.
+ Đảm bảo thực hiện có hiệu lực và hiệu quả Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001.
- Chỉ tiêu: Đảm bảo 100% cán bộ công nhân viên được đào tạo khi có nhu cầu.
Nội dung công việc
Kinh phí
Thời gian
1.Đào tạo theo kế hoạch
- Nhận thức chung về ISO 14001.
- Giới thiệu về Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 của công ty.
- Đào tạo thực hiện các thủ tục của hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 của công ty.
- Đào tạo chuyên gia đánh giá nội bộ hệ thống quản lý môi trường.
15 Trđ
11/02
12/02
12/02 và quý I/03
Quý I/03
2. Đào tạo đột xuất
Khi có nhu cầu
* Chương trình môi trường số: 10
- Mục tiêu: Làm tốt công tác phòng chống cháy nổ.
- Chỉ tiêu: Không có sự phù hợp nào liên quan đến phòng chống cháy nổ.
Nội dung công việc
Kinh phí
Thời gian
1.- Huấn luyện AT- PCCC cho toàn thể cán bộ công nhân viên công ty.
- Huấn luyện cấp thẻ AT- PCCC cho đội PCCC của công ty và một số công nhân viên làm việc ở khu vực xăng dầu.
10 Trđ
5 Trđ
Quý I hàng năm
2 năm/lần
2. Lập phương án tập PCCC tại công ty cho đội PCCC và một số công nhân làm việc tại khu vực xăng dầu.
1 năm/lần
3. Phương tiện chữa cháy được trang bị đầy đủ, đặt đúng vị trí cần thiết và hướng dẫn mọi người sử dụng thành thạo . Thường xuyên kiểm tra định kỳ.
10 Trđ
Thường xuyên
4. Kiểm tra AT- PCCC định kỳ, khắc phục ngay những tồn tại, thiếu sót và đôn đốc nhắc nhở mọi người thực hiện tốt nội quy AT- PCCC của công ty.
6 tháng/lần
6. Những tồn tại của an toàn vệ sinh môi trường tại công ty và nguyên nhân.
6.1. Những tồn tại.
6.1.1. Hiện trạng các đơn vị trong công ty:
- Kho nguyên liệu bột màu:
+ Mét số hoá chất đựng trong hộp bìa cacton.
+ Nguyên liệu quá nhiều, sắp xếp chưa có hàng lối.
+ Có nhiều loại bao bì bụi bẩn, thùng hộp bẩn.
+ Nguyên liệu sắp xếp theo palet chồng cao, bao bì xéc xệch dễ rơi.
+ Nền kho bê tông hoá nhưng không phẳng, nền dễ vỡ.
- Kho dung môi ( Bãi chứa ngoài trời).
+ Nền kho bằng gạch nên vỡ nhiều chỗ.
+ Khu vực để cactec ZA1 là nền đất, cây mọc nhiều.
+ Thùng phi rỗng chưa qui hoạch lại 1 chỗ, không phân loại thùng đã đựng gì.
+ Bình cứu hoả ở khu vực này có nhiều bụi bám, không đóng van báo hiệu.
+ Rãnh thoát nước mưa chung với rãnh thoát nước thải.
- Phân xưởng cơ khí:
+ Có 18 máy đột dập, tiếng ồn rất lớn
+ Phân xưởng chật, sắp xếp lộn xộn, dây điện loằng ngoằng.
- Bãi rác của công ty :
+ Tất cả rác thải của công ty đổ ra bãi chứa, công ty môi trường đến lấy đi.
+ Thùng đựng rác không có mái che, khi có trời mưa nước mưa sẽ đổ vào thùng rác thì khi Êy nước chảy ra ngoài sẽ chảy trực tiếp ra sông Tô Lịch làm cho nguồn nước bị ô nhiễm hoá chất.
+ Chưa phân loại rác thải.
- Phân xưởng Sơn công nghiệp:
+ Hơi dung môi phát thải nhiều.
+ Các máy để sản xuất chưa bố trí theo một dòng chảy tối ưu, theo hàng lối.
+ Thùng phi đựng nguyên liệu, bao bì cấp 2, bao bì cấp 1 để lộn xộn.
+ Không kiểm soát xem công nhân có thực hiện theo các quy trình ATLĐ không.
+ Nền nhà phân xưởng láng bê tông nhưng không phẳng.
- Phân xưởng Sơn xe máy:
+ Dung môi phát thải quá nhiều.
+ Hệ thống hót dung môi còn quá yếu.
+ Trần nhà thấp, Ýt quạt gió.
+ Không có quy trình xử lý khí thải.
- Nhà Heater ( gia nhiệt bằng dầu cấp nhiệt cho phân xưởng tổng hợp nhựa Alkyd )
+ Dầu Diezen có loang ra nền (rất Ýt)
- Khu vực sân cơ khí:
+ Palet tốt để lẫn palet háng, để trước kho vật liệu, sân cơ khí…
+ Past mực chờ xử lý để lẫn với vật liệu đang dùng.
- Hệ thống cống thải:
+ Thải trực tiếp ra sông Tô Lịch cả nước làm lạnh, nước sinh hoạt, nước vệ sinh của công nhân sản xuất.
6.1.2. Quy trình xử lý chất thải
- Nước thải :
+ Chủ yếu là nước thải từ hệ thống tổng hợp nhựa Alkyd và nước làm lạnh thiết bị từ các phân xưởng sản xuất, nước thải sinh hoạt của công nhân trong công ty . Nhưng chỉ mới có hệ thống xử lý nước thải của phân xưởng tổng hợp nhựa Alkyd còn các phân xưởng khác nước thải chảy trực tiếp ra sông Tô Lịch làm ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt.
+ Hệ thống xử lý nước thải của phân xưởng nhựa Alkyd chưa xử lý được hết tất cả các chất thải có tính kiềm, chưa có bể để lắng chất muối được trung hoà trong quá trình xử lý và hệ thống xử lý để có thể thu lại được một số hoá chất có thể sử dụng lại được mà thải toàn bộ các chất này ra sông Tô Lịch.
+ Công ty cũng chưa có kế hoạch nhằm giảm thiểu lượng nước thải ra từ các phân xưởng sản xuất.
+ Công ty chưa xây dựng các biện pháp để tách đường đi của nước thải ra khỏi các vị trí có thể làm ô nhiễm nước ngầm hoặc nước mặt.
- Chất thải rắn:
+ Công ty phải thuê công ty môi trường vận chuyển đi xử lý mà công ty chưa có biện pháp xử lý tại công ty.
+ Trưởng các đơn vị phải thực hiện công việc điều hành công nhân thu gom, phân loại các loại chất thải rắn ở đơn vị mình như thế sẽ ảnh hưởng đến thời gian làm việc của công nhân và khi công nhân làm việc sẽ mất tập trung vào công việc của mình.
- Khí thải: chủ yếu là các dung môi hoá học phát thải ra trong quá trình sản xuất sơn, nhựa Alkyd. Công ty chưa có quy trình xử lý khí thải mà chỉ mới lắp đặt ở các phân xưởng các quạt thông gió để giảm nồng độ của hơi khí phát thải ra trong quá trình sản xuất.
- Tiếng ồn và rung: chủ yếu phát ra tại phân xưởng sơn công nghịêp và phân xưởng cơ khí. Công ty chưa có công nghệ xử lý tiềng ồn mà công nhân phải bịt lỗ tai để khỏi phải chịu lượng tiếng ồn lớn.
6.1.3. Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001.
Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội xây dựng và áp dụng Hệ thốn quản lý môi trường ISO 14001 nhưng công ty chưa:
+ Thực hiện phân tích hiệu quả của việc áp dụng hệ thống môi trường thông qua các chỉ tiêu về chi phí, hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường, lợi nhuận trong dài hạn và trong dài hạn để xem hệ thống quản lý môi trường hoạt động thực sự có hiệu quả chưa để có kế hoạch cải tiến.
+ Thực hiện đo các tác động môi trường của khí thải, nước thải,…nh: nồng độ dung môi trong khí thải và nồng độ kiềm trong nước thải mà nước thải chỉ được kiểm tra bằng độ đậm nhạt của giấy quỳ tím.
+ Chưa có quy trình để cải tiến hệ thống quản lý môi trường trong sổ tay môi trường và kế hoạch cải tiến hệ thống quản lý môi trường hàng năm.
6.2. Nguyên nhân của những tồn tại.
+ Thứ nhất, đó là thiếu thiết bị và phương tiện đo và kiểm soát ô nhiễm:. Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội chưa có thiết bị hiện đại để đo các nồng độ chất thải trong quá trình xử lý chất thải hoặc ngăn ngõa ô nhiễm, do đó công ty không thể tự mình phát triển và thực thi các giải pháp kỹ thuật nhằm xử lý các dòng thải hoặc ngăn ngõa ô nhiễm ngay tại nguồn phát sinh mà phải thuê các công ty môi trường đến đo và xử lý chất thải nên gặp nhiều khó khăn và bất lợi.
+ Thứ hai, đó là những hạn chế về công nghệ. Công nghệ sản xuất của công ty chưa phải là công nghệ hiện đại. Công nghệ công ty sử dụng không phải là công nghệ tự động mà bị gián đoạn giữa các khâu, do có nhiều máy móc, công đoạn khác nhau làm cho nguyên liệu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28 moi truong.doc