Tài liệu Đề tài Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Thái Nguyên (giai đoạn 1997 - 2007): Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
BÙI THANH TÙNG
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở THÁI NGUYÊN
(GIAI ĐOẠN 1997 - 2007)
Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số: 60.22.54
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
THÁI NGUYÊN - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Công trình được hoàn thành tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Duy Tiến
Phản biện 1: GS.TS Nguyễn Ngọc Cơ
Phản biện 2: TS Nguyễn Xuân Minh
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn họp tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Ngày 23 tháng 09 năm 2010
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
THƯ VIỆN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
-----------------------
BÙI THANH TÙNG
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở THÁI NGUYÊN
(...
97 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1078 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Thái Nguyên (giai đoạn 1997 - 2007), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
BÙI THANH TÙNG
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở THÁI NGUYÊN
(GIAI ĐOẠN 1997 - 2007)
Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số: 60.22.54
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
THÁI NGUYÊN - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Công trình được hoàn thành tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Duy Tiến
Phản biện 1: GS.TS Nguyễn Ngọc Cơ
Phản biện 2: TS Nguyễn Xuân Minh
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn họp tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Ngày 23 tháng 09 năm 2010
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
THƯ VIỆN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
-----------------------
BÙI THANH TÙNG
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở THÁI NGUYÊN
(GIAI ĐOẠN 1997 - 2007)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Th¸i ngUyªn - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
-----------------------
BÙI THANH TÙNG
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở THÁI NGUYÊN
(GIAI ĐOẠN 1997 - 2007)
Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM
M· sè: 60.22.54
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS NGUYỄN DUY TIẾN
THÁI NGUYÊN - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu
trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng
được ai công bố.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Bùi Thanh Tùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
MỤC LỤC Trang
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, MÔ HÌNH
MỞ ĐẦU 01
Chƣơng 1. THỰC TRẠNG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN THÁI NGUYÊN
TRƢỚC KHI TIẾN HÀNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
06
1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Thái Nguyên 06
1.2 Thực trạng nông nghiệp, nông thôn Thái Nguyên (1986 - 1996) 12
Chƣơng 2. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI
HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN THÁI NGUYÊN (1997 - 2007)
24
2.1 Một số vấn đề lý luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn 24
2.2 Chủ trương chính sách của trung ương và của tỉnh Thái Nguyên về công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
34
2.3 Quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
ở Thái Nguyên (giai đoạn 1997 - 2007)
38
Chƣơng 3. KẾT QUẢ, Ý NGHĨA CỦA QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG
NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN THÁI
NGUYÊN
66
3.1 Kết quả của quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn ở Thái Nguyên
66
3.2 Ý nghĩa của quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn ở Thái Nguyên
75
KẾT LUẬN 78
DANH MỤC TÀI LIỆU KHAM KHẢO 85
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN Association of Southeast Asian Nations. Hiệp hội các nước Đông Nam Á
EU European Union. Liên minh Châu Âu
FDI Foreign Direct Investment. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP Gross Domestic Product. Tổng sản phẩm quốc nội
GNP Gross National Product. Tổng thu nhập quốc dân
ICOR Incremental Capital Output Ratio. Hệ số gia tăng vốn đầu ra
KCN Khu Công nghiệp
NGO Non - Governmental Organizations. Tổ chức phi chính phủ
NICs New Industrial Counties. Các nước mới công nghiệp hoá
ODA Official Development Assistance. Hỗ trợ phát triển chính thức
SMEs Small and Medium Enterprises. Doanh nghiệp vừa và nhỏ
UNIDO United Nations Industrial Development Organization. Tổ chức phát
triển công nghiệp của Liên hợp quốc
USD United States dollar. Đô la Mỹ
VAC Vườn ao chuồng
WB World Bank. Ngân hàng thế giới
WTO World Trade Organization. Tổ chức thương mại thế giới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU, BIỂU ĐỒ
Số TT Trang
Bản đồ Bản đồ hành chính Thái Nguyên
Bảng 1.1 Hiện trạng đất đai Thái Nguyên 07
Bảng 1.2 Giá trị gia tăng nông nghiệp (theo giá cố định năm 1989) 13
Bảng 1.3 Cơ cấu sản xuất nông nghiệp 13
Bảng 1.4 So sánh tốc độ tăng trưởng kinh tế Thái Nguyên với cả nước
(1991 - 1995)
23
Bảng 2.1 Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế (1997 - 2007) 39
Bảng 2.2 Giá trị sản xuất, cơ cấu và tốc độ phát triển nông nghiệp Thái
Nguyên giai đoạn 1997 - 2007
41
Bảng 2.3 Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kế hoạch nông nghiệp 42
Bảng 2.4 Một số chỉ tiêu cây trồng chủ yếu giai đoạn 1997 - 2007 43
Bảng 2.5 Cơ cấu hộ nông thôn Thái Nguyên so sánh với các tỉnh trung
du miền núi Bắc Bộ và cả nước năm 2007
52
Bảng 2.6 Các loại máy móc chủ yếu bình quân 100 hộ ở tỉnh Thái
Nguyên và trung du miền núi Bắc Bộ năm 2005
53
Bảng 2.7 Mức độ cơ giới hóa các khâu sản xuất ở Thái Nguyên 54
Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu của Thái Nguyên so sánh với cả nước năm
2007
69
Biểu 2.1 Cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên năm 2006 38
Biểu 2.2 Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp Thái Nguyên 42
Biểu 2.3 Cơ cấu lao động qua các giai đoạn 49
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công nghiệp hóa nói chung và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn nói riêng là một quá trình tất yếu để chuyển từ một nền nông nghiệp lạc
hậu thành một nền công nghiệp hiện đại. Ở nhiều quốc gia trên thế giới quá trình
này đã diễn ra và một số nước gặt hái được thành công. Mấy thập kỷ gần đây, công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở những nước công nghiệp mới
(NICs) cũng được bàn luận, khái quát thành kinh nghiệm và mô hình công nghiệp
hóa khác nhau.
Ở Việt Nam, vấn đề công nghiệp hóa, trong đó có việc đưa nông nghiệp lên
sản xuất lớn đã được Đảng và Nhà nước ta đề ra từ những năm 60 của thế kỷ trước,
tuy đã đạt một số thành tựu đáng kể nhất là những năm đổi mới vừa qua, nhưng đến
nay nông nghiệp, nông thôn vẫn là khu vực còn nhiều khó khăn, trở ngại.
Bước vào thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, giữ vị trí quan trọng trong toàn bộ tiến
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2020
nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Vì vậy, nhiệm vụ
đặt ra là cần phải phân tích sâu sắc thực trạng kinh tế nông nghiệp, nông thôn và từ
đó đề ra các giải pháp để đẩy nhanh quá trình này trong giai đoạn tới.
Thái Nguyên là một tỉnh thuộc trung du miền núi Bắc Bộ, liền kề với thủ đô
Hà Nội. Trong những năm đổi mới vừa qua, cùng với những chính sách của Đảng và
Nhà nước về nông nghiệp và nông thôn, tỉnh Thái Nguyên đã có những chủ trương,
chính sách và biện pháp tác động thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn và mang lại những thành tựu quan trọng về kinh tế, chính trị, xã
hội. Tuy nhiên công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn tỉnh Thái
Nguyên vẫn bộc lộ không ít những hạn chế và bất cập về cơ chế chính sách và những
giải pháp hữu hiệu cần phải được quan tâm giải quyết.
Để góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc đề ra chủ trương,
chính sách và những giải pháp cho quá trình đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
hóa nông nghiệp, nông thôn, tôi đã lựa chọn đề tài: “Công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn ở Thái Nguyên (giai đoạn 1997 - 2007)” làm luận
văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Những năm qua vấn đề nông nghiệp, nông thôn không chỉ được Đảng, nhà nước,
tỉnh Thái Nguyên mà còn được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Đã có khá
nhiều công trình thuộc nhiều chuyên ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau đề xuất phương
hướng và đưa ra những giải pháp tích cực nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn như:
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khoá IX tháng
03 năm 2002 về: “Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn, thời kỳ 2001 - 2010”.
- Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn: “Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt
Nam”. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2002.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam: “Một số vấn đề về công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn thời kỳ 2001 -
2020”. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội năm 2001.
- GS.TS Đỗ Hoài Nam: “Một số vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
Việt Nam”. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội năm 2004.
- GS.TS Nguyễn Kế Tuấn: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn ở Việt Nam, con đường và bước đi”. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,
Hà Nội năm 2006.
- TS Mai Thị Thanh Xuân: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn ở Bắc Trung Bộ”. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Hội năm 2004.
- TS Đặng Kim Sơn: “Công nghiệp hóa từ nông nghiệp, lý luận thực tiễn và triển
vọng áp dụng ở Việt Nam”. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội năm 2001.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đều tập trung vào phân tích các khía
cạnh từ những vấn đề về lý luận cơ bản, vai trò, yếu tố tác động, sự cần thiết và nội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
dung của công nghiệp hóa nói chung và công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn
nói riêng. Một số công trình đề cập định hướng chiến lược phát triển công nghiệp
nông thôn; có công trình khoa học đi sâu nghiên cứu cơ sở khoa học để xây dựng
tiêu chí bước đi, cơ chế chính sách của công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn. Có
công trình nghiêu cứu và đặt vấn đề khá cụ thể về phương hướng, nội dung và giải
pháp chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn hoặc vấn đề phát triển
công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Các công trình đã nghiên cứu và
được công bố chủ yếu là phân tích, đánh giá tình hình hiện nay trên phạm vi cả
nước hoặc một vùng kinh tế của đất nước và đề xuất các giải pháp cho những năm
tới. Song có lẽ cho tới nay chưa có một luận văn, công trình nào nghiên cứu, về
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thái Nguyên một cách
đầy đủ và có hệ thống. Trong quá trình nghiên cứu và qua thực tiễn học tập công tác
của mình, tác giả luận văn mong muốn được góp phần cùng tìm ra phương hướng
và giải pháp để đẩy nhanh hơn nữa quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn là trên cơ sở hệ thống hóa và
làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn. Luận văn phân tích thực trạng và góp phần đề ra phương hướng, mục
tiêu và những giải pháp chủ yếu để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn Thái Nguyên trong giai đoạn tiếp theo.
Luận văn lấy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn của tỉnh Thái Nguyên trong những năm 1997 đến 2007 làm đối tượng
nghiên cứu.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là vấn đề rất rộng lớn
và phức tạp, phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ tập trung vào những nội dung cơ
bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn; phát triển các vùng
sản xuất hàng hóa tập trung, phát triển các khu, cụm công nghiệp làng nghề; xây
dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; phát triển nguồn nhân lực…trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
khoảng thời gian chủ yếu từ năm 1997 đến 2007.
4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu. Để thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng những nguồn tài liệu sau đây:
Các tài liệu lưu trữ tại cục thống kê Thái Nguyên, sở kế hoạch đầu tư, sở
nông nghiệp và phát triển nông thôn, các văn bản lưu trữ của Tỉnh ủy, UBND,
HĐND Thái Nguyên, các báo cáo của BCH Tỉnh ủy, các sở ban ngành có liên quan.
Các tác phẩm, công trình nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn, văn kiện
Đảng,…
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử; phương pháp lịch sử và lôgic; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp
thống kê, mô hình hóa và tiếp cận hệ thống; phương pháp khảo sát, điều tra thực tế.
5. Những đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn và kinh nghiệm một số nước, một số tỉnh.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn và tác động của nó đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Thái
Nguyên từ năm 1986, mà chủ yếu từ khi tái lập tỉnh 1997 đến 2007, trên cơ sở đó
rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn địa phương.
- Xây dựng được quan điểm phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Thái
Nguyên, đồng thời đưa ra phương hướng, mục tiêu, đề xuất các giải pháp mang tính
khoa học phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phương và sự phát triển chung
của cả nước nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn của tỉnh từ sau năm 2007.
- Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống về quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở Thái Nguyên. Những kết quả
nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình
hoạch định và thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh nhà.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Luận văn kết cấu
gồm 3 chương:
Chƣơng 1. Thực trạng nông nghiệp, nông thôn Thái Nguyên trước khi tiến
hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Chƣơng 2. Quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn ở Thái Nguyên (1997 đến 2007)
Chƣơng 3. Kết quả, ý nghĩa của quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Chƣơng 1
THỰC TRẠNG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN THÁI NGUYÊN
TRƢỚC KHI TIẾN HÀNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
1.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng,
của vùng trung du miền núi Bắc Bộ nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội
giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía bắc tiếp giáp với
tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía đông giáp
với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội; diện
tích tự nhiên 3.562,82 km².
Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: thành phố Thái Nguyên; thị xã
Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ,
Phú Lương. Toàn tỉnh có 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại
là các xã đồng bằng và Trung du.
Thái Nguyên có một vị trí rất thuận lợi về giao thông; cách sân bay quốc tế
Nội Bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km
và cảng Hải Phòng 200 km. Thái Nguyên còn là điểm nút giao thông quan trọng
thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối với các
tỉnh thành như đường Quốc lộ 3 từ Hà Nội đi Bắc Kạn, Cao Bằng và cửa khẩu Việt
Nam - Trung Quốc; Quốc lộ 1B đi Lạng Sơn; quốc lộ 37, 279. Hệ thống đường
sông Đa Phúc - Hải Phòng, đường sắt từ Thái Nguyên đi Hà Nội.
Địa hình không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là
một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế
xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác. Khí hậu chia làm 2 mùa rõ
rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng
mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và
thấp nhất vào tháng 1. Mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng lạnh nhiều
nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai; vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú
Lương và phía nam huyện Võ Nhai; vùng ấm gồm các huyện: Đại Từ, Thành phố
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và Thị xã Sông Công. Nhiệt độ chênh
lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6:28,9°C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2°C) là
13,7°C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối
tương đối đều cho các tháng trong năm. Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất
đai, Thái Nguyên có nhiều khả năng để phát triển nông lâm, công nghiệp, du lịch và
các loại hình dịch vụ khác.
Tài nguyên đất: diện tích rừng tự nhiên của tỉnh là 354.655,25 ha, diện tích
rừng trồng khoảng 44.450 ha. Đây là một lợi thế to lớn cho việc phát triển rừng
nguyên liệu phục vụ chế biến gỗ nhân tạo, chế biến làm nguyên liệu giấy. Diện tích
đất nông nghiệp toàn tỉnh chiếm 23% diện tích tự nhiên, cây hàng năm chủ yếu là
cây chè. Ngoài sản xuất lương thực, tỉnh còn có diện tích tương đối lớn để quy
hoạch các đồng cỏ, phát triển mạnh chăn nuôi đại gia súc, chăn nuôi bò sữa.
Thái Nguyên là vùng đất thích hợp để phát triển cây chè. Chè Thái Nguyên, đặc
biệt là chè Tân Cương là đặc sản từ lâu nổi tiếng trong và ngoài nước. Toàn tỉnh hiện
có 15.000 ha chè (đứng thứ 2 cả nước sau Lâm Đồng), trong đó có trên 12.000 ha chè
kinh doanh, hàng năm cho sản lượng khoảng trên 70.000 tấn chè búp tươi. Tỉnh đã có
quy hoạch phát triển cây chè lên 15.000 đến 20.000 ha với sản lượng khoảng 105.000
tấn chè búp tươi/năm. Cây ăn quả của tỉnh hiện có trên 10.000 ha, đến năm 2010 đưa
lên 15.000 ha, có thể phát triển các loại cây như vải, mơ, nhãn, cam, quýt…
Bảng 1.1. Hiện trạng đất đai Thái Nguyên
Năm
Loại đất
1999 2003 2007
Diện tích
(ha)
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
Tổng diện tích tự nhiên 354.655,25 354.655,25 100,0 354.655,25 100,0
1. Đất nông nghiệp 92.247,27 51.120,3 63,6 265.386,65 74,83
- Đất trồng cây hàng năm 52.455,17 46.759,7 91,5 58.745,60 22,13
- DT nuôi trồng thuỷ sản 3.329,43 2.952,2 5,8 3.060,77 1,02
2. Đất lâm nghiệp 2.156,38 623,1 0,8 165.106,51 46,56
3. Đất chuyên dụng 18.901,90 14.034,8 18,2 34.936,02 9,85
4. Đất ở 4.808,7 5.240,7 6,5 39.781,01 11,21
5. Đất chưa sử dụng 9.255,3 8.774,3 10,9 49.487,59 15,0
Nguồn: niên giám thống kê Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
Khoáng sản: tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, là một lợi thế so
sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng…Thái
Nguyên được đánh giá là tỉnh có trữ lượng than lớn thứ 2 trong các cả tỉnh thành cả
nước bao gồm than mỡ, than đá được phân bố tập trung ở 2 huyện Đại Từ và Phú
Lương. Tiềm năng than mỡ có khoảng trên 15 triệu tấn, trong đó trữ lượng tìm kiếm
thăm dò khoảng 8,5 triệu tấn, chất lượng tương đối tốt, tập trung ở các mỏ: Phấn
Mễ, Làng Cẩm, Âm Hồn.
Thái Nguyên là một trong những tỉnh có trữ lượng than đá lớn với tổng trữ
lượng tìm kiếm và thăm dò khoảng 90 triệu tấn tập trung ở các mỏ: Bá Sơn, Khánh
Hòa, Núi Hồng.
Nguồn khoáng sản kim loại cũng có nhiều ở Thái Nguyên như:
Quặng Sắt: có 47 mỏ và điểm quặng trong đó có 2 cụm mỏ lớn: cụm mỏ sắt
Trại Cau có trữ lượng khoảng 20 triệu tấn có hàm lượng Fe 58,8% - 61,8%. Cụm
mỏ sắt Tiến Bộ nằm trên trục đường 259 có tổng trữ lượng quặng khoảng 30 triệu
tấn; quặng Titan: đã phát hiện 18 mỏ và điểm quặng sa khoáng và quặng gốc phân
bố chủ yếu ở huyện Phú Lương và Đại Từ, trong đó có 01 mỏ đã thăm dò và khai
thác (mỏ Cây Châm - Phú Lương), thành phần chính của quặng là Ilmenít, Tổng trữ
lượng dự kiến khoảng 18 triệu tấn.
Thiếc: có ở 3 mỏ thuộc huyện Đại Từ là các mỏ Phục Linh, Núi Pháo, Đá
Liền. Tổng trữ lượng của 3 mỏ này khoảng 13.600 tấn. Vonfram ở Núi Pháo, Đại
Từ: trữ lượng: 110.260.000 tấn. Chì kẽm tập trung ở Lang Hích (huyện Đồng Hỷ),
Thần Sa, Cúc Đường (huyện Võ Nhai) qui mô không lớn. Vàng: bao gồm vàng sa
khoáng ở khu vực Thần Sa, dãy núi Bồ Cu (huyện Võ Nhai), khu vực Ngàn Me,
Cây Thị (huyện Đồng Hỷ), khu vực phía tây của huyện Phổ Yên.
Ngoài ra còn có đồng, thủy ngân...trữ lượng quặng nhỏ, mức độ điều tra sơ bộ.
Khoáng sản phi kim loại: có pyrít, barít, phốtphorít...trong đó đáng chú ý là
phốtphorít ở một số điểm quặng: núi Văn, làng Mới, La Hiên. Tổng trữ lượng
khoảng 60.000 tấn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
Thái Nguyên có nhiều khoáng sản vật liệu xây dựng trong đó đáng chú ý là đất
sét xi măng ở 2 mỏ Cúc Đường và Khe Mo, trữ lượng khoảng 84,6 triệu tấn. Đá
Cacbônát bao gồm đá vôi xây dựng, đá vôi xi măng, Đôlômit tìm thấy ở nhiều nơi.
Riêng đá vôi xây dựng có trữ lượng xấp xỉ 100 tỷ m³, trong đó 3 mỏ núi Voi, La
Hiên, La Giang có trữ lượng 222 triệu tấn, ngoài ra gần đây mới phát hiện mỏ sét
cao lanh tại xã Phú Lạc, Đại Từ có chất lượng tốt, hàm lượng AL2CO3 cao, trữ
lượng dự kiến 20 triệu m³. Đó là vùng nguyên liệu dồi dào cho sự phát triển ngành
vật liệu xây dựng, trong đó có xi măng và đá ốp lát.
Nhìn chung tài nguyên khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên rất phong phú về
chủng loại, trong đó nhiều loại có ý nghĩa lớn không chỉ với Thái Nguyên mà còn
có ý nghĩa đối với cả nước. Tiềm năng sắt tạo cho Thái Nguyên một lợi thế so sánh
lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng... để trở
thành một trong các trung tâm luyện kim lớn của cả nước.
1.1.2. Giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng
Hạ tầng cơ sở như hệ thống điện, nước, bưu chính viễn thông, giao thông (kể
cả đường bộ, đường sắt và đường thuỷ) phát triển khá hoàn thiện và thuận lợi: hệ
thống đường bộ: tổng chiều dài đường bộ của tỉnh là 2.753 km trong đó: Quốc lộ;
183 km, tỉnh lộ; 105,5km. huyện lộ; 659 km. Đường liên xã; 1.764 km. Các
đường tỉnh lộ, quốc lộ đều được dải nhựa. Hệ thống đường quốc lộ và tỉnh lộ phân
bố khá hợp lý trên địa bàn tỉnh, phần lớn các đường đều xuất phát từ trục dọc quốc
lộ 3 đi trung tâm các huyện lỵ, thị xã, các khu kinh tế, vùng mỏ, khu du lịch và
thông với các tỉnh lân cận. Quốc lộ 3 từ Hà Nội lên Bắc Kạn, Cao Bằng cắt dọc
toàn bộ tỉnh Thái Nguyên, chạy qua Thành phố Thái Nguyên, nối Thái Nguyên
với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Sông Hồng. Các quốc lộ 1B, 37, 18, 279 cùng
với hệ thống đường tỉnh lộ, huyện lộ là mạch máu quan trọng nối Thái Nguyên với
các tỉnh xung quanh.
Đường sắt: hệ thống đường sắt từ Thái Nguyên đi các tỉnh khá thuận tiện.
Tuyến đường sắt Hà Nội - Quan Triều chạy qua tỉnh, nối Thái Nguyên với Hà Nội.
Tuyến đường sắt Quan Triều - Núi Hồng rất thuận tiện cho việc vận chuyển khoáng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
sản tuyến đường sắt Lưu Xá - Khúc Rồng nối với tuyến đường sắt Hà Nội - Quan
Triều, tuyến đường sắt này cũng nối tỉnh Thái Nguyên với tỉnh Bắc Ninh và ra tỉnh
Quảng Ninh. Hệ thống đường sắt của tỉnh Thái Nguyên đảm bảo phục vụ vận
chuyển hành khách và hàng hóa với các tỉnh trong cả nước.
Đường thuỷ: Thái Nguyên có 2 tuyến đường sông chính là: Đa Phúc - Hải
Phòng dài 161 km. Đa Phúc - Hòn Gai dài 211 km. Trong tương lai sẽ tiến hành
nâng cấp và mở rộng mặt bằng cảng Đa Phúc, cơ giới hóa việc bốc dỡ, đảm bảo
công suất bốc xếp được 1.000 tấn hàng hóa/ngày đêm. Ngoài ra, Thái Nguyên có 2
con sông chính là sông Cầu và sông Công, cần nâng cấp để vận chuyển hàng hóa.
Thực sự đây là những điều kiện tiên quyết vô cùng thuận lợi thúc đẩy nền kinh tế,
xã hội phát triển.
1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
Nguồn nhân lực: dân số toàn tỉnh có 1.137.671 người bằng 1,35% dân số cả
nước (năm 2007), trong đó có 8 dân tộc với số dân từ 1000 người trở lên sinh sống
đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Mông, Sán Chay, Hoa và Dao. Ngoài ra, Thái
Nguyên được cả nước biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3
sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với 6 trường Đại học, 11 trường Cao đẳng
và trung học chuyên nghiệp, 9 trung tâm dạy nghề, mỗi năm đào tạo được khoảng
gần 100.000 lao động.
Là một trung tâm y tế của vùng trung du Bắc Bộ với 01 bệnh viên đa khoa
TW, 9 bệnh viện cấp tỉnh và 14 trung tâm y tế cấp huyện; là nơi có những địa danh
du lịch lịnh sử, sinh thái - danh thắng, có nhiều danh thắng tầm cỡ chưa được đầu tư
khai thác xứng tầm như: hồ Núi Cốc, hang Thần Sa - thác Mưa bay và hồ thuỷ lợi
Văn Lăng...
Về chất lượng lao động: văn hóa tiểu học 8,35%, tốt nghiệp THCS 68,71%,
tốt nghiệp THPT 21,94%. Lực lượng lao động thường xuyên có trình độ chuyên
môn kỹ thuật từ sơ cấp/học nghề trở lên chiếm 22,9%, lao động qua đào tạo từ
công nhân kỹ thuật có bằng trở lên chiếm 14,16%. Năm 2005, tỷ lệ lao động qua
đào tạo là 28%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
Mức sống dân cư: đời sống cư dân nông thôn không ngừng được cải thiện cả
vật chất, văn hóa tinh thần. GDP bình quân đầu người tăng dần qua các năm, từ 142
USD (năm 1995) lên 238,4 USD (năm 2000) và 525,7 USD (năm 2007).
Cơ sở hạ tầng phát triển nhanh trong những năm đổi mới. Tỉnh đã hoàn thành
điện khí hóa nông thôn sớm hơn so với một số tỉnh lân cận. Hệ thống giao thông
nông thôn, chợ, thông tin liên lạc, các công trình phúc lợi như: trường học, trạm y
tế, nhà văn hóa…được xây dựng, nâng cấp đáp ứng yêu cầu cơ bản cho phát triển
kinh tế - xã hội. Số máy điện thoại tăng nhanh, năm 2001 đạt bình quân 3,5
máy/100 dân, năm 2007 đạt 17,2 máy/100 dân.
Toàn tỉnh đã xóa số hộ đói trước năm 2000, số hộ nghèo giảm còn 20,65%
năm 2007 (theo tiêu chí mới). Bệnh viện đa khoa tỉnh và ở các huyện được nâng
cấp, mở rộng mạng lưới chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Sự nghiệp giáo dục phát triển, toàn tỉnh đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung
học cơ sở năm 2004, đang thực hiện phổ cập giáo dục bậc trung học, phấn đấu hoàn
thành cơ bản vào năm 2010.
Bên cạnh những yếu tố thuận lợi trên, đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của
tỉnh Thái Nguyên cũng có nhiều khó khăn, hạn chế: là một tỉnh kinh tế chủ yếu vẫn
là sản xuất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp còn mang nặng yếu tố truyền thống,
tự cung, tự cấp, manh mún, phân tán, lạc hậu. Điểm xuất phát kinh tế của tỉnh thấp,
cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch chậm, các cơ sở công nghiệp
trong nông thôn chưa nhiều, nhất là công nghiệp chế biến. Diện tích đất nông
nghiệp bình quân đầu người thấp và có xu hướng ngày một giảm; Cơ sở hạ tầng
chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất và đời sống; môi trường ở các làng nghề ô
nhiễm nặng; dịch vụ kém phát triển, trình độ và khả năng cạnh tranh hàng hóa còn
hạn chế. Tư tưởng, tập quán canh tác tự cung, tự cấp, tính bảo thủ trì trệ còn nặng
nề trong một bộ phận lao động ở nông thôn. Trình độ năng lực quản lý, điều hành
của đội ngũ cán bộ trong cơ chế thị trường còn nhiều hạn chế, bất cập. Những khó
khăn và yếu kém trên tác động không nhỏ, làm hạn chế đến quá trình thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
1.2. THỰC TRẠNG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN THÁI NGUYÊN (1986 - 1996)
1.2.1. Thƣ̣c trạng kinh tế nông nghiệp
Thời kỳ 1986 - 1996, thực hiện đường lối đổi mới và những chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn, trên địa bàn khu vực Thái
Nguyên, tình hình kinh tế - xã hội nói chung, nông nghiệp, nông thôn nói riêng đã
đạt được những kết quả tích cực và có ý nghĩa quan trọng. Đã giải quyết tốt vấn đề
lương thực, thực phẩm, khắc phục cơ bản tình trạng thiếu lương thực, đói trong lúc
giáp hạt. Cơ cấu nông nghiệp, kinh tế nông thôn chuyển đổi theo hướng tích cực.
Bộ mặt nông thôn đổi mới, đời sống nông dân từng bước được cải thiện.
Trong thời kỳ này nông nghiệp, nông thôn Thái Nguyên đã có những biến đổi
đáng kể cả về cơ chế chính sách và các loại hình tổ chức sản xuất, sau một thời kỳ
hết sức khó khăn đã chuyển sang phát triển khá ổn định. Nền nông nghiệp đang
chuyển từ nền sản xuất nhỏ, tự cung, tự cấp theo phương thức truyền thống từng
bước sang sản xuất kinh doanh hàng hóa theo cơ chế thị trường. Sản lượng lương
thực tăng, chăn nuôi phát triển khá, quan hệ sản xuất bước đầu được điều chỉnh theo
hướng đổi mới quan hệ sở hữu, quản lý và phân phối phù hợp với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất, từ cơ chế quản lý tập trung bao cấp sang cơ chế hạch toán tự
chủ. Riêng đối với quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất trong nông nghiệp được điều
chỉnh một bước rất quan trọng, từ chỗ tập thể hoá triệt để máy móc, trâu bò, nông cụ
theo cơ chế cũ tiến đến thừa nhận quyền sở hữu của các hộ xã viên (trừ ruộng đất).
Vấn đề sở hữu ruộng đất được điều chỉnh từng bước theo hướng giao quyền sử
dụng ruộng đất lâu dài cho hộ xã viên. Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp từng bước
chuyển sang làm dịch vụ cho kinh tế hộ.
Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, nông nghiệp nông thôn Thái Nguyên phát
triển trong điều kiện thuận lợi hơn. Dưới ánh sáng đường lối đổi mới của Đảng, cơ
chế mới đã phát huy mạnh mẽ, tiềm năng đất đai, lao động và các nguồn lực trong
nông nghiệp, nông thôn được khai thác và phát huy. Sản xuất nông nghiệp theo
hướng hàng hóa, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi và ngành nghề ở nông thôn. Cơ
cấu mùa vụ và cây trồng đã có chuyển biến tiến bộ, sản xuất nông nghiệp gắn công
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
nghiệp chế biến và dịch vụ ở nông thôn đã có sự phát triển; khoa học kỹ thuật được
áp dụng trong sản xuất nông nghiệp; kinh tế nhiều thành phần phát triển, quan hệ
sản xuất được củng cố, an toàn lương thực đảm bảo, đẩy lùi thiếu đói khi giáp hạt.
Tốc độ tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp
Bảng 1.2. Giá trị gia tăng nông nghiệp (theo giá cố định năm 1989)
ĐVT: triệu đồng
1990 1991 1992 1993
Giá trị gia tăng 198.644 168.339 198.729 210.928
Trong đó
- Trồng trọt
- Chăn nuôi
115.134
76.120
107.232
55.552
123.212
69.952
132.916
71.732
Khác 7.390 5.555 5.565 6.330
Nguồn: niên giám thống kê Bắc Thái
Bảng 1.3. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp
1986 1990 1991 1992 1993
Tổng sản lƣợng 100 100 100 100 100
1. Trồng trọt
- Cây lương thực
- Cây công nghiệp
66,3
37,7
8,7
57,9
37,4
8,8
63,7
37,9
11,5
62,0
38,8
8,6
63,0
39,1
10,0
2. Chăn nuôi
- Gia súc
- Gia cầm
30,0
20,3
8,3
38,3
16,7
9,3
33,0
14,0
11,4
35,1
21,4
4,6
34,0
20,9
3,7
3. Khác 3,6 3,7 3,2 2,8 3,0
Tốc độ tăng trưởng bình quân GDP của ngành nông nghiệp thời kỳ 1990 -
1993 là 3,9% (GDP cả tỉnh tăng bình quân 8,7%). Giá trị tăng thêm GDP ngành
nông nghiệp chiếm 32,9 - 41,4% là ngành có tỉ trọng lớn nhất trong tỉnh (công
nghiệp chỉ chiếm 20 - 26,7%). Trong ngành nông nghiệp, trồng trọt chỉ chiếm 57 - 66%
giá trị tổng sản lượng toàn ngành, chăn nuôi chiếm 30 - 38%, như vậy cần phải đẩy mạnh
phát triển chăn nuôi. Trong ngành trồng trọt, cây lương thực chiếm tỉ trọng cao nhất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
56 - 62%, trong đó cây công nghiệp chỉ chiếm từ 13 - 18%. Trong ngành chăn nuôi,
chăn nuôi gia súc chiếm tỉ trọng 42 - 61%, gia cầm chiếm 13 - 34%.
Kết quả sản xuất cây con chính:
Cây lương thực
Như vậy: tổng diện tích gieo trồng cây lương thực từ 97.053 đến 107.427,
tốc độ tăng bình quân 1,8%, trong đó diện tích lúa giảm 0,25%, diện tích màu
tăng 8,75%.
Tổng sản lượng quy thóc từ 218.003 tấn năm 1986 tăng lên 263.764 tấn
năm 1993, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 1990 - 1993 là 9,2% (tốc độc tăng
bình quân giai đoạn 1986 - 1990 là 3,28%), trong đó thóc tăng 10,3%, màu quy
thóc tăng 4,55%.
Các đơn vị có tổng sản lượng lương thực tăng mạnh là thành phố Thái
Nguyên tăng bình quân 8,05%, Na rì 6,9%, Đại Từ 4,3%...
Nguyên nhân tăng sản lượng lương thực là do tăng năng suất là chính, diện
tích tăng không đáng kể. Năng suất lúa năm 1993 đạt cao nhất từ trước đến nay
29,02 tạ/ha. Năng suất Ngô cũng tăng đáng kể, tuy nhiên các cây màu khác chưa
được chú ý thỏa đáng cả chỉ đạo sản xuất cũng như thống kê diện tích, năng suất
nên không có tiến bộ gì đáng kể trong những năm qua.
Cây thực phẩm: diện tích và sản lượng cây thực phẩm tương đối ổn định
trong những năm qua, tuy nhiên chất lượng rau đã được tăng hơn trước do đưa
nhiều loại rau cao cấp vào trồng.
Cây công nghiệp:diện tích cây công nghiệp tăng khá và chiếm một vị trí
quan trọng trong cơ cấu cây trồng của ngành trồng trọt. Sản lượng Lạc năm 1993
tăng 22,8% so với năm 1986, sản lượng đỗ tương tăng 1,93 lần so với năm 1986.
Cây Chè được chú ý phát triển năm 1993 so với năm 1986 diện tích tăng 4, 4% sản
lượng tăng 22,9%.
Cây ăn quả: diện tích tăng bình quân thời kỳ 1990 - 1993 là 0,35%, khả năng
của cây ăn quả còn rất lớn nhưng chưa được chú ý đầu tư đúng mức cả giống cây
cũng như chế biến.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
Trong ngành chăn nuôi
Về chăn nuôi gia súc: đàn trâu tăng bình quân thời kỳ 1990 - 1993 là 3,95%
chủ yếu do tăng tự nhiên và công tác thú y tiêm phòng dịch bệnh tốt. Đàn bò tăng
bình quân thời kỳ 1990 - 1993 là 4,6%, đặc biệt năm 1993 có tổng đàn cao hơn năm
1992 là 36,3%, chất lượng đàn bò được nâng cao nhờ chương trình sind hóa đàn bò
từ năm 1991. Đàn lợn tăng bình quân thời kỳ 1990 - 1993 là 4,1%, trong đó đàn lợn
nái tăng 3,05%. Đàn lợn năm 1993 có 346.175 con, tăng hơn năm 1992 là 6,1%,
chất lượng đàn lợn được tăng lên nhờ thực hiện chương trình lợn hướng nạc, từ năm
1991 đến tháng 6 - 1994 thực hiện chương trình lợn xuất khẩu.
Về chăn nuôi gia cầm duy trì trong khoảng 2,8 đến 3 triệu con. Riêng đàn gà
đã đẩy mạnh nuôi gà công nghiệp và bước đầu có gà Tam Hoàng chất lượng thịt
ngon thời gian lớn nhanh để thay cho đàn gà ri.
Nuôi trồng thủy sản: hàng năm đưa vào sản xuất 4448 ha mặt nước chiếm
82% diện tích mặt nước, sản lượng cá thịt đạt 1900 tấn/năm, lượng cá giống sản
xuất hàng năm đáp ứng được 60% nhu cầu cá giống, thủy sản đặc sản mới được bắt
đầu chú ý sản xuất.
Việc đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất
Những tiến bộ về giống:
Giống Lúa: chọn lọc và bình tuyển đưa vào sử dụng các giống lúa có năng
suất cao, phẩm cấp tốt thông qua chương trình sử dụng giống lúa lai, lúa thuần
Trung Quốc. Đến nay 80% diện tích lúa toàn tỉnh đã được cấy bằng giống năng suất
cao phẩm cấp tốt.
Giống Ngô: đưa vào sử dụng giống ngô lai năng suất cao đặc biệt là giống ngô lai
9670, P11, lai số 6,7, 8 năng suất cao hơn từ 1,5 đến 2,5 lần so với ngô địa phương.
Giống cây công nghiệp: đưa giống chè mới vào sản xuất PH1, TRI - 777, 1A
có năng suất cao, phẩm chất tốt.
Giống chăn nuôi: thực hiện chương trình sind hóa đàn bò tạo ra được bò lai
sind có sức kéo gấp 1,5 lần, tỉ lệ thịt tăng 30%, giá bán tăng 20% so với bò nội. Lợn
hướng nạc có tỉ lệ nạc trên 45% đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, bước đầu thực hiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
chương trình bò sữa và dê sữa.
Những tiến bộ về kỹ thuật canh tác và nuôi dưỡng
Cấy mạ non để có năng suất cao. Mạ được gieo bằng phương pháp: đất bột
có tưới, trên nền đất cứng và dày súc. Bố trí lại cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng vật
nuôi. Bón phân dưới đất và trên lá: phun trên lá phân vi sinh và chế phẩm sinh học
làm tăng năng suất cây trồng lên 10% có nơi 20%. Sử dụng thức ăn bổ sung trong
chăn nuôi
Tiến bộ kỹ thuật về bảo vệ cây trồng và vật nuôi
Áp dụng biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp IPM trên lúa và trên chè đạt
kết quả tốt giảm hẳn chi phí thuốc và đỡ độc hại cho môi trường
Tiêm phòng có trọng điểm đảm bảo không để cho dịch bệnh xảy ra. Chẩn đoán
nhanh bệnh tiêm mao trùng trâu bò: đây là bệnh không tiêm phòng được, tỉ lệ mắc
bệnh ở Bắc Thái vào loại cao nhất miền Bắc. Tiêm phòng chó dại và bảo hiểm cho
những người nuôi chó đã được triển khai trên địa bàn toàn tỉnh và đạt kết quả tốt.
Về tổ chức sản xuất và bảo hiểm sản xuất
Tổ chức sản xuất: sản xuất trong cơ chế thị trường các thành phần kinh tế
đều bình đẳng cùng phát triển. Nông nghiệp Bắc Thái được tổ chức như sau:
Hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ được giao quyền sử dụng đất lâu dài, số
bộ thuế cấp đến hộ gia đình tự chủ sản xuất kinh doanh.
Tập thể; HTX, đa dạng trong nông thôn, nhóm hộ nông dân các hiệp hội tổ
chức sản xuất những khâu mà gia đình làm không có hiệu quả như giống, thủy lợi,
bảo vệ cây trồng, vật nuôi, vốn, cơ khí, điện…
Quốc doanh: sản xuất giống đầu dòng, giống gốc, giống chất lượng cao
(giống nguyên chủng, giống lai, giống ngoại) cung ứng cho nông dân và làm dịch
vụ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật (khuyến nông, truyền tinh, giống) và dịch vụ vật tư
phân bón đến hộ xã viên
Về mô hình sản xuất: trong sản xuất thời gian qua đã hình thành các vùng sản
xuất tập trung chuyên canh có sản lượng hàng hóa
Vùng thâm canh lúa: gồm Phú Bình, Đại Từ, Phổ Yên, Phú Lương, Sông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
Công, Định Hóa, Thành phố Thái Nguyên. Diện tích gieo trồng toàn vùng chiếm
76% và sản lượng chiếm 81% so với toàn tỉnh. Trong đó riêng huyện Đại Từ và Phú
Bình có diện tích 38% và sản lượng 43% so với toàn vùng.
Vùng chè: Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương, Thành phố có diện tích chiếm 81%
(riêng chè kinh doanh chiếm 85%) và sản lượng chiếm 96% so với toàn tỉnh
Vùng mơ: Bạch thông, diện tích chiếm 57% và sản lượng chiếm 67% so với
vùng mơ của cả tỉnh. Ngoài ra còn có các vùng nuôi lợn, bò có chất lượng cao, mô
hình nông lâm kết hợp, nuôi cá lồng trên sông suối, hồ và nuôi gà công nghiệp có
chất lượng cao.
Vốn đầu tư cho nông nghiệp
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho ngành nông nghiệp và thủy lợi năm 1993 chiếm
8,86% tổng vốn đầu tư trên lãnh thổ (ngành công nghiệp là 27%) nếu tinh ngân sách địa
phương quản lý thì chiếm 21,89% (ngành công nghiệp bình quân 8,99%). Tốc độ tăng
vốn đầu tư cho nông nghiệp bình quân 36.7% (công nghiệp 40,05%)
Nhìn chung vốn đầu tư cho nông nghiệp còn hạn chế vì vậy ngành chưa có
cơ sở vật chất kỹ thuật đủ sức đáp ứng được nhiệm vụ đề ra.
Sau một thời gian gặp nhiều khó khăn do rào cản của cơ chế chế kinh tế cũ
lạc hậu, lỗi thời làm cho sản xuất nông nghiệp một thời gian dài phát triển không ổn
định, từ năm 1986 đến năm 1996 nông nghiệp, nông thôn Thái Nguyên đã có những
bước phát triển đáng ghi nhận:
Tổng sản lượng lương thực quy thóc những năm gần đây ngày càng tăng tốc
độ, tăng bình quân 9,2% trong đó thóc tăng 10%, màu quy thóc tăng 4,55%. Đặc
biệt năm 1993 tổng sản lượng lương thực quy thóc tăng hơn 1992 là 16,4% là năm
cao nhất từ trước đến nay. [16]
Cây công nghiệp dài ngày (chè) và ngắn ngày (lạc, đậu tương) tăng rõ cả về
diện tích và sản lượng
Đàn gia súc tăng bình quân 4 - 4,6%, gia cầm 3,2%. Đặc biệt là đàn bò, lợn
tăng nhanh cả số lượng và chất lượng. [16]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
Chế biến nông sản: chế biến chè sau một thời gian chao đảo với thị trường
đến nay đã có tiến bộ bước đầu, sản lượng chè chế biến xuất khẩu từ dưới 10%
trước đây đã lên 30% năm 1993 so với sản lượng chè búp toàn tỉnh.
Tất cả những tiến bộ trên đã góp phần cho GDP của nông nghiệp Bắc Thái
tăng bình quân 3,9%. [16]
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong giai đoạn1986 - 1997 nông
nghiệp, nông thôn Thái Nguyên gặp không ít khó khăn, vẫn còn những hạn chế, yếu
kém chủ yếu sau:
Sản xuất nông nghiệp phát triển nhưng chưa có cơ sở vững chắc, sản xuất
vẫn là kinh tế nông nghiệp giản đơn, chưa thực sự chuyển sang kinh tế hàng hóa.
Sản xuất nông nghiệp vẫn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như: thời tiết, thị
trường, nguồn vốn còn quá nhiều bất ổn nên chưa có cơ sở vững chắc để phát
triển bền vững.
Chưa thực sự chuyển sang sản xuất hàng hóa nên vẫn tập trung nhiều cho cây
lúa, còn tư tưởng sản xuất lúa bằng mọi giá nên năng suất thấp hiệu quả kinh tế kém
ở một số địa phương.
Trong một thời gian dài tỷ trọng giá trị gia tăng của trồng trọt chiếm 62 - 63%,
trong khi ngành chăn nuôi chỉ chiếm 33 - 34%. Cây chè là cây thế mạnh của tỉnh thì
chỉ chiếm 10% giá trị gia tăng của ngành. [16]
Cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất còn nghèo, nông dân miền núi còn
thiếu vốn cho sản xuất. Mặc dù đã được đầu tư nhưng nói chung cơ sở vật chất
kỹ thuật của ngành còn nghèo nàn chưa đáp ứng được yêu cầu cho sản xuất nhất
là sản xuất giống.
Nông dân, nhất là nông dân miền núi còn gặp nhiều khó khăn về vốn cho sản
xuất: mua bò giống, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả. Kinh nghiệm và kỹ thuật
sản xuất còn lạc hậu, giao thông còn gặp nhiều khó khăn
Kinh tế nông thôn nằm trong bối cảnh chung của tỉnh đang ở điểm xuất phát
thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, hộ thuần nông trong khu vực nông thôn
khoảng 90%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
Trong nông nghiệp, giá trị tổng sản lượng nông nghiệp tăng chậm, bình quân
giai đoạn 1990 - 1994 tăng 2,4%, trong đó trồng trọt tăng 1,2%, chăn nuôi tăng
4,6%, cơ cấu giá trị nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong tổng sản phẩm trong
tỉnh (GDP): năm 1990 chiếm 57,8%, năm 1994 chiếm 51,2%. Sản xuất nông nghiệp
chủ yếu là sản xuất trồng trọt, chăn nuôi phát triển chậm, trong cơ cấu giá trị tổng
sản lượng ngành nông nghiệp, giá trị trồng trọt chiếm 66,2% năm 1990 và chiếm
63,1% năm 1994. Giá trị chăn nuôi chiếm 25,1% năm 1990 và chiếm 26,2% năm
1994. Thủy sản chưa được chú trọng phát triển, chủ yếu tận dụng mặt nước ao hồ để
nuôi thả cá, tỷ trọng trong giá trị sản phẩm nông nghiệp thấp: năm 1990 chiếm 2,8%
và năm 1994 chiến 3,3%.
Năng suất cây trồng chính đạt thấp: năng suất lúa cả năm đạt 27,1 tạ/ha năm
1990 và đạt 28,8 tạ/ha năm 1994, trong đó năng suất lúa đông xuân đạt 28,3 tạ/ha
(1990) và 30,8 tạ/ha (1994); năng suất lúa mùa đạt 27,8 tạ/ha (1990) và 30,1 tạ/ha
(1994). Năng suất lúa đạt thấp dẫn đến lương thực bình quân đầu người đạt thấp,
không đảm bảo được an ninh lương thực. Lương thực bình quân đầu người năm
1990 đạt 227 kg và năm 1994 đạt 282 kg. [16]
Nhìn chung, hệ thống cây trồng chủ yếu là sản xuất lương thực như lúa, ngô,
khoai lang, với chủng loại giống năng suất, chất lượng thấp dẫn đến năng suất lao
động thấp, giá thành sản phẩm cao, tiêu thụ nông sản gặp nhiều khó khăn và trở
thành nỗi lo thường xuyên của người nông dân. Đất đai canh tác ít, bình quân đất
nông nghiệp 580m2/người, lô thửa nhiều từ 13 - 18 mảnh/hộ. Với diện tích từng
mảnh nhỏ, hẹp làm hạn chế đến quá trình cơ giới hóa nông nghiệp và hạn chế việc
hình thành các vùng nông sản hàng hóa tập trung. Kinh tế hộ gia đình có bước phát
triển, song còn mang nặng tính tiểu nông, chưa chuyển mạnh sang kinh tế hàng hóa,
các vùng chuyên canh chưa hình thành rõ rệt, dẫn tới chủng loại nông sản thì nhiều,
nhưng khối lượng từng loại còn ít, chất lượng thấp, giá thành cao, rất khó khăn cho
việc tổ chức tiêu thụ và phát triển công nghiệp chế biến.
Mức độ cơ giới hóa một số khâu trong nông nghiệp còn thấp, tỷ lệ diện tích
đất đai được làm bằng máy chỉ đạt 20%, tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu thu hoạch đạt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
15%, cơ giới hóa trong ngành chăn nuôi còn rất ít đạt khoảng 5%, còn nhiều khâu
công việc chưa được cơ giới hóa. Việc sử dụng điện phục vụ sản xuất nông nghiệp
còn thấp mới chỉ đạt 18%, chất lượng điện không đảm bảo phục vụ sản xuất, tổn
thất điện năng lớn, giá điện cao. [16]
Việc chuyển giao khoa học - kỹ thuật đến nông dân chưa coi trọng, dẫn đến
nông dân thiếu kiến thức khoa học - kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp làm hạn
chế đến hiệu quả sản xuất cũng như thu nhập trong những năm qua.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn phát triển chưa đồng
đều và vững chắc, chiếm tỷ trọng còn thấp. Năm 1996 công nghiệp chiếm 10,6%,
dịch vụ chiếm 10,7%. Các cơ sở công nghiệp trong nông thôn đa số còn nằm trong
tình trạng lạc hậu về công nghệ, thiết bị máy móc nên chất lượng sản phẩm thấp,
chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tại chỗ, dịch vụ manh mún. Các điều kiện cho nông
nghiệp nông thôn phát triển còn kém chưa ổn định. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
còn hạn hẹp và chậm, thị trường đầu vào cũng gặp nhiều khó khăn: giá nguyên liệu
có xu hướng tăng. Vốn cho sản xuất kinh doanh còn thiếu trầm trọng đặc biệt là vốn
cho đầu tư trang bị công nghệ mới phục vụ sản xuất. Năm 1996 nguồn vốn đầu tư
cho công nghiệp nông thôn chỉ chiếm 6,7%, năm 1996 chiếm 7,2% trong tổng vốn
đầu tư phát triển của tỉnh Thái Nguyên. Nguồn vốn này chủ yếu là vốn tự có, vốn
vay ngân hàng rất hạn hẹp, còn sự hỗ trợ hay cho vay ưu đãi của nhà nước hầu như
không có. Kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn hết sức nhỏ bé, nên vai trò chủ
đạo, hướng dẫn và hỗ trợ các thành phần kinh tế khác hạn chế chưa được phát huy.
Kinh tế tập thể và tổ chức hợp tác xã ở nông thôn còn yếu, nhiều nơi vẫn là
hình thức. Năm 1996, tuy trên 60% số thôn, xã có hợp tác xã, nhưng hoạt động chưa
có hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu giúp đỡ kinh tế hộ phát triển, chưa thực sự
là thành phần kinh tế chủ yếu ở nông thôn.
Những khó khăn, tồn tại trên đây là do nhiều yếu tố khách quan, chủ quan tác
động, những tập trung vào các nguyên nhân chủ yếu sau:
Điểm xuất phát của Thái Nguyên thấp, thu chi ngân sách hàng năm mất cân
đối lớn trong khi nguồn vốn tập trung của Nhà nước đầu tư phát triển lại rất hạn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
hẹp. Dân cư nông thôn phần lớn là nông dân mang nặng tư tưởng tiểu nông, sản
xuất nhỏ với công cụ thủ công là chủ yếu, tiếp cận với kinh tế thị trường và sản xuất
hàng hóa chậm.
Chưa có kế hoạch, quy hoạch mang tính tổng thể, toàn diện về phát triển kinh tế -
xã hội nông thôn; hệ thống chính sách, pháp luật chưa đồng bộ. Do đó chưa đủ điều kiện
để người dân yên tâm phấn đấu làm giàu từ chính các nguồn lực của mình, đóng góp vào
sự nghiệp xây dựng phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
Đội ngũ cán bộ các cấp nhất là cán bộ ở cơ sở còn có hạn chế nhất định về
trình độ năng lực công tác, tư duy về kinh tế. Một bộ phận chưa thực sự tâm huyết
và có trách nhiệm đối với công việc được giao. Nhiều chủ trương chính sách của
đảng, nhà nước chưa đến được với người dân. Tình trạng mất dân chủ ở cơ sở, vi
phạm pháp luật nhất là bán đất trái phép, tham ô, lãng phí… vẫn xảy ra ở nhiều nơi,
khiếu kiện của dân không được giải quyết kịp thời, có nơi đã trở thành điểm
nóng…do đó không động viên được sức mạnh của toàn dân phục vụ cho sự phát
triển nông nghiệp, nông thôn.
Xét về tổng thể, kinh tế Thái Nguyên thời kỳ này tuy đạt một số kết quả và có
chuyển biến nhất định, nhưng nếu so sánh riêng về tốc độ tăng trưởng so với cả
nước thì chưa có sự bứt phá xứng tầm với nguồn lực của Thái Nguyên thậm chí có
ngành còn đứng trước nguy cơ tụt hậu.
Bảng 1.4. So sánh tốc độ tăng trƣởng kinh tế Thái Nguyên với cả nƣớc (1991 - 1995)
Đơn vị: %
Nhịp độ tăng trƣởng
Cả nƣớc Thái Nguyên
GDP 8,2 8,7
- Nông, lâm nghiệp 4,3 4,3
- Công nghiệp – XD 12,8 10,6
- Dịch vụ 9,1 10,7
Nguồn: niên giám thống kê Bắc Thái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
1.2.2. Thƣ̣c trạng nông thôn
Cơ sở vật chất và hạ tầng nông nghiệp, nông thôn tuy đã được hình thành từ
những năm 1980, nhưng chưa đồng bộ, phát triển thiếu quy hoạch. Một bộ phận đã
xuống cấp hoặc lạc hậu không đảm bảo cho yêu cầu phát triển lâu dài.
Hệ thống giao thông nông thôn phần lớn các tuyến đường đều nhỏ hẹp rất khó
khăn cho lưu thông hàng hoá và đi lại của nhân dân.
Mạng lưới các công trình thuỷ lợi tuy được quan tâm đầu tư phát triển, song
chưa đồng bộ nhất là công trình đầu mối (như trạm bơm nam Núi Cốc , trạm bơm
Tân Kim xây dựng từ những năm đầu 1960 nay xuống cấp nghiêm trọng). Hệ thống
kênh mương nội đồng chưa được đầu tư tương xứng với các công trình đầu mối,
máy móc thiết bị trong các trạm bơm xuống cấp chưa được tu sửa, bổ sung kịp thời,
toàn tỉnh vẫn còn trên 10% diện tích canh tác chưa chủ động tưới và tiêu nước. Hệ
thống dịch vụ phục vụ cho nông nghiệp nông thôn còn yếu chưa đáp ứng được yêu
cầu cho phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn như: vật tư phân bón, khuyến
nông, khuyến công, tín dụng, vận tải, chợ nông thôn, thông tin liên lạc, điện…
Khu dân cư nông thôn, các thị tứ, thị trấn ở nhiều nơi phát triển mang tính tự
phát, thiếu sự quy hoạch, hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền, không đảm bảo
yêu cầu kiến trúc không gian, cảnh quan và kiến trúc xây dựng; lãng phí quỹ đất,
tiền của và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai. Nhiều địa
phương chưa hình thành các khu vui chơi, giải trí, thể thao.
Môi trường ô nhiễm nặng. Theo báo cáo kết quả điều tra của Sở Khoa học-
Công nghệ và Môi trường tỉnh Thái Nguyên năm 1997 cho thấy: khối lượng nước
thải, rác thải và khí thải của các làng nghề gây ô nhiễm nặng cho môi trường sinh
thái. Các làng nghề: sản xuất nhôm, chì, kẽm, gạch nung… đã thải ra không khí
lượng CO2 và bụi chì lớn. Nguy cơ gây ô nhiễm không khí và nguồn nước ngầm
gây hại cho sức khoẻ người dân và sản xuất nông nghiệp ngày càng gia tăng. Đời
sống và việc làm của một bộ phận dân cư khó khăn, bức xúc.
Những hạn chế, yếu kém nói trên đỏi hỏi các cấp lãnh đạo, các ban ngành có
liên quan và nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên phải nhanh chóng tìm ra
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
phương hướng giải pháp khắc phục. Đặc biệt là tìm cách đẩy nhanh quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
Chƣơng 2
QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN THÁI NGUYÊN (1997 - 2007)
2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
2.1.1. Thực chất và sự cần thiết công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
2.1.1.1. Quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình trang bị kỹ thuật và công nghệ
hiện đại cho nền kinh tế quốc dân, trước hết là các ngành giữ vị trí quan trọng, biến
một nước có nền kinh tế kém phát triển thành một nước có nền kinh tế phát triển, có
công nghiệp hiện đại. Hiện nay, ở Việt Nam công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo
quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam là:
Quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử
dụng phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên
tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công
nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao [22].
2.1.1.2. Thực chất công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp là quá trình chuyển nền nông
nghiệp truyền thống phát triển thành nông nghiệp hiện đại, về thực chất là hiện đại
hóa các biện pháp sản xuất nông nghiệp, hiện đại hóa công nghệ sản xuất, hiện đại
hóa quản lý sản xuất kinh doanh và hiện đại hóa lực lượng lao động ngành nông
nghiệp; làm thay đổi căn bản tính chất, phương thức sản xuất, cơ cấu sản xuất, hình
thức tổ chức quản lý sản xuất của một nền nông nghiệp sản xuất tự cung, tự cấp,
dựa chủ yếu vào điều kiện tự nhiên với kỹ thuật thủ công sang một nền nông nghiệp
sản xuất hàng hóa với kỹ thuật công nghệ tiên tiến, trong điều kiện thương mại hóa
toàn cầu và phải đảm bảo cho sự phát triển bền vững về tự nhiên, kinh tế - xã hội.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp là một bộ phận của công nghiệp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
hóa nông thôn. Nội dung chủ yếu của nó là đưa máy móc thiết bị và phương pháp
sản xuất công nghiệp cùng với các hình thức tổ chức sản xuất kiểu công nghiệp vào
lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nhằm khai thác triệt để lợi thế của mỗi ngành, trên
cơ sở đó nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm tiêu dùng và xuất khẩu. Nội dung
này được cụ thể hóa trên các mặt cơ giới hóa, điện khí hóa, thuỷ lợi hóa, sinh học
hóa trong các ngành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thúc đẩy nhanh quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Đồng thời làm tan rã dần nền nông nghiệp
chậm phát triển và nông nghiệp truyền thống.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn là quá trình thay đổi căn bản
phương thức hoạt động, cơ cấu kinh tế của nông thôn và thay đổi căn bản tầng lớp
gắn liền với sản xuất nông nghiệp là nông dân.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn làm thay đổi căn bản khái niệm về
nông thôn truyền thống: Nông thôn là một xã hội được tổ chức trên nền tảng sản
xuất nông nghiệp và dân cư của nó là những người làm ruộng. Quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa diễn ra cùng với quá trình đô thị hóa, sẽ làm thay đổi hệ thống xã
hội ở các phương diện: tập trung hóa sản xuất, do đó tập trung hóa dân cư, tăng một
cách căn bản các quá trình trao đổi, giao dịch dịch vụ, sự phát triển của xã hội tiêu
dùng, phát triển mạnh hạ tầng kinh tế - xã hội. Sự thay đổi này sẽ dẫn tới sự thay đổi
căn bản trong phương thức sản xuất và phương thức sinh hoạt xã hội, văn hóa.
Cùng với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ cải tổ toàn bộ xã hội theo
diện mạo công nghiệp - thương mại hòa nhập vào xu thế toàn cầu hóa và sự biến
chuyển của xã hội nông thôn cũng không thể nằm ngoài xu hướng chung này. Cơ
cấu nghề nghiệp thay đổi, xu hướng cơ bản là chuyển từ hoạt động nông nghiệp
sang cơ cấu dân cư nghiêng về phi nông nghiệp, tỷ lệ hộ ở nông thôn làm nông
nghiệp giảm, tỷ lệ hộ phi nông nghiệp tăng lên.
Qua quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiến trình phát triển xã hội sẽ có
sự thay đổi căn bản, đó là quá trình phát triển đô thị hóa kèm theo thu hẹp xã hội
nông thôn, về mặt cơ sở hạ tầng cho sản xuất, cơ sở hạ tầng văn hóa , đời sống (hạ
tầng về kinh tế và xã hội) là sự thay đổi về chất của xã hội nông thôn. Sự chênh lệch
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26
thu nhập, đời sống vật chất, văn hóa xã hội của dân cư ở nông thôn và dân cư thành
thị được thu hẹp.
Như vậy, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn là xây dựng nông thôn
mới có nông nghiệp hiện đại, công nghệ kỹ thuật cao, dịch vụ phát triển theo hướng
văn minh, hiệu quả. Quan hệ sản xuất tiên tiến phù hợp với tính chất và trình độ của
lực lượng sản xuất, cơ sở hạ tầng nông thôn hoàn thiện, đời sống vật chất tinh thần
của nông dân không ngừng được cải thiện, xã hội ổn định và công bằng.
2.1.1.3. Sự cần thiết của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
Trong khi coi công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm trong
suốt thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta, Đảng ta vẫn xác định nội dung của công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong những năm trước mắt là: “coi trọng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn”. Điều đó bắt nguồn từ vai trò
của nông nghiệp, nông thôn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và những lợi
thế phát triển của Việt Nam hiện nay.
Như vậy, việc xác định lựa chọn chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ
nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với điều kiện thực tiễn
và cũng phù hợp với quy luật phát triển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn hiện đại.
Phải công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thì mới vực dậy được cả
khu vực nông thôn, và nhờ đó đẩy mạnh phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Việc Đảng ta đặt ra nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
lên hàng đầu trong những năm trước mắt là vừa hợp với quy luật, vừa hợp với yêu
cầu của thực tiễn nền kinh tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói: “Nếu muốn
công nghiệp hóa gấp thì là chủ quan. Cho nên, trong kế hoạch phải tăng tiến nông
nghiệp. Ta cho nông nghiệp là quan trọng, ưu tiên, rồi đến thủ công nghiệp, sau mới
đến công nghiệp nặng”. Theo Người, đó là cách để “đi bước nào vững vàng, chắc
chắn bước ấy”. [28]
2.1.2. Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
Sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn ở nước ta phụ thuộc rất lớn vào việc xác định đúng đắn nội dung cụ thể
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27
cho từng thời kỳ cụ thể. Theo tinh thần của Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành
Trung ương Đảng (khoá IX) thì công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn ở nước ta hiện nay đến năm 2010 cần giải quyết tốt những nội dung sau:
2.1.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại
Biến đổi cơ cấu kinh tế là một quá trình căn bản của sự phát triển kinh tế. Một
sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế có liên quan đến sự thay đổi vai trò của các khu vực
nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và
thuỷ sản, của trồng trọt và chăn nuôi, của các loại cây và các loại con...trong một
thời gian dài. Những thay đổi đó được đánh giá bằng sự thay đổi tương quan về tỷ
trọng của các khu vực, các ngành, hay các bộ phận trong nội bộ ngành...Một xu
hướng biến đổi cơ cấu kinh tế được coi là hợp lý, hiện đại khi tỷ trọng giá trị của
các ngành phi nông nghiệp, nhất là dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc dân ngày
càng tăng, tỷ trọng giá trị của nông, lâm nghiệp, thuỷ sản ngày càng giảm và trong
nội bộ ngành nông nghiệp thì tỷ trọng giá trị lâm nghiệp và thuỷ sản ngày càng
tăng, còn giá trị nông nghiệp thuần túy ngày càng giảm. Để tạo sự thay đổi tích cực
trong cơ cấu kinh tế theo hướng đó, tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay phải thực hiện nội dung sau:
Thứ nhất, chuyển nền nông nghiệp độc canh sang nền nông nghiệp đa canh
với việc hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn
Thứ hai, chuyển nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn từ trạng thái khép kín
sang nền nông nghiệp đa hàng hóa, hướng mạnh vào xuất khẩu, mở rộng phân công
và hợp tác lao động
Thứ ba, chuyển kinh tế nông thôn thuần nông sang phát triển kinh tế nông
thôn tổng hợp nông - công nghiệp - dịch vụ và chuyển dịch lao động nông nghiệp
sang lĩnh vực phi nông nghiệp
Thứ tư, chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế theo hướng phát huy cao độ các
nguồn lực từng vùng nông thôn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28
2.1.2.2. Thực hiện cơ giới hóa, điện khí hóa, thuỷ lợi hóa và sinh học hóa trong
nông nghiệp
Một trong những mục tiêu lớn của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn là cải tạo nền nông nghiệp thủ công, lạc hậu, năng suất thấp, tự cấp, tự
túc thành nền nông nghiệp cơ khí hiện đại, năng suất cao, tạo khối lượng nông sản
hàng hóa lớn, xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại. Để đạt được điều đó,
nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn phải được thực hiện cơ giới hóa, điện khí
hóa, thuỷ lợi hóa và sinh học hóa.
Cơ giới hóa: khi nói về vai trò của công cụ lao động, C.Mác đã viết: “Những
thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà là ở chỗ
chúng sản xuất bằng cách nào, với những công cụ nào” [12]. Trong hoạt động nông
nghiệp, việc sử dụng các nông cụ cơ giới ngày càng hiện đại cũng là điều kiện trực
tiếp để tăng năng suất lao động và do đó tăng thặng dư nông nghiệp. Chỉ có trang bị
các công cụ cơ giới cho nông nghiệp trong tất cả các khâu, từ sản xuất đến thu
hoạch, vận chuyển và chế biến thì mới xoá được tình trạng nghèo nàn và lạc hậu ở
khu vực nông thôn nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.
Đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp không chỉ làm tăng năng suất
lao động nông nghiệp, mà còn có tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
thôn thông qua việc giải phóng một số bộ phận lao động nông thôn ra khỏi lĩnh
vực nông nghiệp. Hơn nữa, năng suất lao động tăng lên, đất trồng sớm được giải
phóng, do đó lại có thể tăng thêm mùa vụ, tăng sản lượng và giá trị thu nhập.
Điện khí hóa: điện khí hóa là điều kiện để các công cụ cơ giới phát huy tác dụng.
Sự phát triển của lĩnh vực điện năng tạo cơ hội sử dụng điện rộng rãi trong sản xuất, do
đó sẽ làm tăng sức sản xuất của các công cụ lao động. Ở Việt Nam, vai trò của điện khí
hóa nông thôn mặc dù đã được đặt ra khá lâu, nhưng thực tế mới chỉ được ứng dụng
một cách rộng rãi vào khoảng giữa thập kỷ 90 của thế kỷ XX khi mạng lưới điện quốc
gia về đến nông thôn. Tuy nhiên mức độ điện khí hóa ở nông thôn còn rất hạn chế cả
về phạm vi lẫn chất lượng và đối tượng sử dụng.
Thực hiện nội dung điện khí hoá nông thôn trong những năm trước mắt là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29
đẩy mạnh xây dựng các trạm điện với công suất khác nhau không chỉ đến tận các
huyện, mà còn phải đến tận các xã, thôn. Để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn tới, trên phạm vi toàn quốc
điện khí hóa nông thôn phải phát triển theo hướng phủ kín mạng lưới điện đến
100% số thôn với chất lượng điện đảm bảo về công suất, cường độ an toàn.
Chuyển đổi nhanh hình thức quản lý kinh doanh điện với hướng ưu tiên cho phát
triển điện nông thôn và phục vụ nông nghiệp, cải tạo hệ thống cấp điện, dẫn điện
hiện tại, đảm bảo cho giá điện nông thôn ít nhất là bằng và thấp hơn giá điện thành
phố và khu vực công nghiệp, để đến năm 2010 giải quyết cơ bản nhu cầu dùng
điện ổn định và có chất lượng cao ở khu vực nông thôn.
Thuỷ lợi hóa: nước là một trong bốn điều kiện và là điều kiện cơ bản nhất của
sản xuất nông nghiệp, đặc biệt với nền nông nghiệp lúa nước như Việt Nam. Năng
suất cây trồng, vật nuôi cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào việc có cung cấp đầy đủ
nước cho nó một cách thật sự khoa học hay không, bởi dù công cụ lao động có hiện
đại đến mấy, dù phân bón và giống tốt đến mấy mà tưới tiêu không chủ động được
thì năng suất cây trồng vẫn bị hạn chế. Vì vậy, về mặt này yêu cầu đặt ra là phải
thường xuyên tu bổ, nâng cấp hệ thống trạm bơm, kênh mương, hồ đập để giải
quyết yêu cầu tiêu úng, nước tưới đảm bảo đủ yêu cầu, kịp thời cho sản xuất nông
nghiệp. Riêng đối với vùng nông nghiệp sạch thì cần phải trang bị hệ thống tưới,
tiêu nước một cách khoa học.
Sinh học hóa: sự phát triển của công nghệ sinh học có vai trò ngày càng lớn
đối với nền kinh tế nông nghiệp. Nó không chỉ tác động đến việc cải tạo giống cây,
giống con hay tạo ra những loại giống mới có năng suất, chất lượng cao, mà còn tác
động rất lớn đến khâu chế biến, bảo quản giá trị sử dụng của sản phẩm. Vì vậy công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam hiện nay có nội dung
là: áp dụng nhanh các thành tựu của cách mạng sinh học để tạo và nhân nhanh
giống cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là áp dụng thành tựu về giống có ưu thế lai như
kỹ thuật cấy truyền hợp tử, kỹ thuật gen hoocmon sinh trưởng; áp dụng công nghệ
sản xuất các loại phân vi sinh cố định nitơ để thay thế dần phân đạm hoá học; sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
xuất các chế phẩm vi sinh để bảo vệ cây trồng thay thế dần các loại hóa chất độc hại
đối với người và gia súc; sản xuất các loại thuốc thú y và các loại vacxin thế hệ
mới.... Đó là con đường vừa làm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, vừa tạo được
nông phẩm “sạch” đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người tiêu dùng.
2.1.2.3. Phát triển công nghiệp nông thôn, trong đó chú trọng phát triển các làng
nghề truyền thống và làng nghề mới
Công nghiệp nông thôn là bộ phận của công nghiệp với các trình độ phát triển
khác nhau, phân bổ ở nông thôn, gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông
thôn bao gồm nhiều ngành nghề, đan kết chặt chẽ với kinh tế nông thôn, nhất là sản
xuất nông nghiệp. Công nghiệp nông thôn không phải là toàn bộ các hoạt động phi
nông nghiệp hoặc bó hẹp trong các hoạt động tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, mà
bao gồm bộ phận sản xuất công nghiệp và các dịch vụ có tính chất công nghiệp ở
nông thôn của thợ thủ công chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp; các doanh
nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, các hợp tác xã và các tổ hợp, các tổ
sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp, các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh
chế biến lương thực, thực phẩm hoặc xí nghiệp công nghiệp khác, quy mô vừa và
nhỏ mà hoạt động của nó trực tiếp gắn với kinh tế ở nông thôn.
Phát triển công nghiệp nông thôn có tác động tích cực và có hiệu quả tới toàn
bộ sự phân công lao động, tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đẩy mạnh sản xuất
hàng hóa ở nông thôn. Phát triển công nghiệp nông thôn là quá trình có tính quy
luật bắt nguồn từ sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội
theo vùng lãnh thổ. Sự phát triển công nghiệp nông thôn, đặc biệt là công nghiệp
chế biến nông, lâm, thuỷ sản có tác động mạnh đến sự phát triển của sản xuất
nông, lâm, thuỷ sản và đời sống của cư dân nông thôn. Nhưng mặt khác, nhờ phát
triển các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản mà các ngành nông,
lâm, ngư nghiệp sẽ được phát triển theo hướng đa ngành, chuyên canh, thâm canh,
có năng suất cao, tỷ suất hàng hóa lớn, giá trị gia tăng nhiều và tỷ lệ tổn thất sau
khi thu hoạch thấp.
Phát triển các làng nghề truyền thống và các ngành nghề tiểu, thủ công
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
nghiệp đa dạng ở nông thôn cũng là nội dung phát triển công nghiệp nông thôn.
Các ngành nghề tồn tại phổ biến ở nông thôn là: chế biến nông, lâm, thuỷ sản, sản
xuất vật liệu xây dựng, gốm, sứ, thuỷ tinh, rèn, đúc, sửa chữa cơ khí, gia công,
may mặc...Sự phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp có ưu thế là sử dụng
nguồn nguyên liệu và lao động tại chỗ nên nó khai thác được lợi thế của mỗi vùng,
mỗi địa phương. Do đó, các địa phương phải tiến hành phân công lại lao động trên
địa bàn theo hướng gắn sự phát triển công nghiệp với nông nghiệp và nông thôn,
từng bước hình thành cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp. Đồng thời tăng cường và
phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc thể hiện thông qua các
mặt hàng được chế biến từ bàn tay khéo léo, khối óc tinh tế của người thợ thủ
công, giới thiệu những nét đẹp độc đáo của văn hoá dân tộc.
Từ sự phân tích trên, có thể nói công nghiệp nông thôn có vai trò ngày càng to
lớn. Công nghiệp nông thôn thúc đẩy sự hình thành, hoàn thiện và mở rộng thị
trường, góp phần nâng cao trình độ kỹ thuật, mở rộng quy mô của quá trình sản xuất
và tái sản xuất kinh tế nông thôn. Công nghiệp nông thôn gắn chặt với sự phát triển
kinh tế - xã hội nông thôn nó tác động đến tất cả các quá trình của sản xuất nông
nghiệp. Tuy nhiên, việc chuyển nông thôn sang giai đoạn mới chúng ta phải đương
đầu với những khó khăn và thách thức mới đòi hỏi phải có những định hướng đúng
đắn và giải pháp tích cực, phù hợp.
2.1.2.4. Phát triển nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là sự nghiệp của toàn
dân, nhưng trước hết và trực tiếp là sự nghiệp của nông dân. Vì vậy, trình độ của
nông dân, đặc biệt là của cán bộ quản lý các cấp ở nông thôn có ảnh hưởng rất lớn
đến thành công của quá trình này. Người nông dân Việt Nam đã có hàng nghìn năm
gắn bó với sản xuất nông nghiệp, nên kiến thức của họ về kỹ thuật nông nghiệp
cũng gắn rất chặt với kỹ thuật canh tác cổ truyền, còn những kiến thức hiện đại về
phát triển nông nghiệp, nông thôn thì vẫn còn rất thấp, thậm chí nhiều nơi ở vùng
sâu, vùng xa còn chưa được tiếp cận. Họ chỉ quen với cung cách làm ăn của tư duy
sản xuất nhỏ, do đó năng suất lao động thấp, làm không đủ ăn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
Người nông dân trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thời đại phát
triển nền kinh tế trong điều kiện mở rộng phân công và hợp tác quốc tế thì không
thể là người nông dân kém hiểu biết, với những kinh nghiệm sản xuất cổ truyền
đó. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đòi hỏi
phải nâng cao trình độ dân trí cho dân cư nông thôn, đặc biệt là đối với lực lượng
lao động, mà điều này chỉ có được khi có sự tác động tích cực của hệ thống giáo
dục - đào tạo. Việc phổ cập giáo dục cho cư dân nông thôn là điều kiện đầu tiên
tạo cho nông dân khả năng tiếp cận được với những thành tựu của cuộc cách
mạng khoa học - kỹ thuật trong nông nghiệp, từ đó sẽ cho phép họ nâng cao trình
độ kỹ thuật canh tác, tăng năng suất lao động. Đây là cơ sở để người nông dân đủ
sức làm chủ hoạt động kinh doanh của mình, chủ động lựa chọn các phương án
sản xuất tối ưu nhằm đạt hiệu quả cao. Vì vậy, việc đầu tư phát triển nguồn nhân
lực cho nông nghiệp, nông thôn là rất có ý nghĩa, bởi không có đầu tư nào mang
lại nguồn lực lớn như đầu tư vào nguồn nhân lực, đặc biệt là đầu tư cho giáo dục.
Sử dụng nguồn nhân lực trình độ cao sẽ làm tăng hàm lượng chất xám trong giá
trị hàng hóa, do đó nâng cao sức cạnh tranh của nông sản phẩm (khâu yếu nhất
của hàng hóa Việt Nam hiện nay).
Cùng với phát triển hệ thống giáo dục là phát triển hệ thống truyền thanh,
truyền hình, thư viện, nhà văn hóa để nâng cao trình độ cho người lao động ở nông
thôn. Hệ thống này sẽ cung cấp và cập nhật những thông tin về khuyến nông,
khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công cho lực lượng lao động nông thôn, nhờ đó
mà họ tiếp cận được với những phương thức canh tác tiên tiến.
Trong lực lượng lao động ở nông thôn, một bộ phận có vai trò rất lớn đối với
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là đội ngũ cán bộ
quản lý, trước hết là đội ngũ cán bộ hợp tác xã. Những năm gần đây, các tổ chức kinh
tế tập thể ở nông thôn đã có chiều hướng phát triển mạnh, nhưng lực lượng cán bộ
quản lý chưa đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng, do đó đã hạn chế rất lớn
đến hiệu quả hoạt động của hợp tác xã, hạn chế đến quá trình phát triển kinh tế nông
thôn. Thực tiễn đó đang đặt ra yêu cầu hết sức cấp bách cho các địa phương là phải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
có kế hoạch bồi dưỡng kiến thức về trồng trọt và chăn nuôi cũng như kiến thức quản
lý sản xuất kinh doanh cho đội ngũ này.
2.1.2.5. Xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế - xã hội nông thôn, đưa nông
thôn phát triển ngày càng văn minh, hiện đại
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn còn phải chú ý xây dựng và
phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống ở nông thôn. Nói đến
kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn là nói tới những điều kiện phục vụ cho sản xuất
và sinh hoạt ở nông thôn, bao gồm: hệ thống 7 hạ tầng kinh tế, kỹ thuật như: điện, nước,
giao thông, thông tin liên lạc, phương tiện đi lại...,và hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội như
phòng khám đa khoa, bệnh viện, các loại hình trường học (mầm non, tiểu học, trung học
cơ sở, trung học phổ thông, dạy nghề... ở nông thôn), các loại hình dịch vụ văn hoá như
thư viện, bưu điện.
Do nông thôn là những vùng rộng lớn trải khắp đất nước, với trình độ phát
triển kinh tế, xã hội khác nhau nên cần phải xác định phương án và các bước tiến
hành xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng cho phù hợp với từng vùng nông thôn,
trong từng thời kỳ cụ thể. sản xuất nông nghiệp hàng hóa và phát triển công nghiệp
nông thôn không thể thiếu các công trình thuỷ lợi, đường sá, hệ thống điện, nước,
hệ thống thông tin liên lạc, kho chứa và bảo quản hàng hóa, chợ và trung tâm buôn
bán...Một khi kết cấu hạ tầng đã được tạo lập tương đối đầy đủ và đồng bộ ở nông
thôn, các nhà đầu tư sẽ bỏ vốn đầu tư vào khu vực này, do đó sẽ thúc đẩy nông
nghiệp, nông thôn phát triển mạnh hơn.
Trong tiến trình phát triển nền kinh tế nói chung và nông nghiệp, nông thôn
nói riêng, vai trò của kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội ngày càng được khẳng định.
Thiếu hệ thống thông tin viễn thông hiện đại, thiếu hệ thống giao thông thông
suốt, hay thiếu những tổ chức thiết chế như ngân hàng và thị trường tài chính phát
triển, những cơ sở dịch vụ kinh tế, xã hội khác...thì kinh tế, xã hội khó có thể phát
triển mạnh. Bởi vậy việc xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội trở
thành một nội dung quyết định của sự nghiệp công nghiệp hóa nông nghiệp, nông
thôn nói riêng và công nghiệp hóa đất nước nói chung.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội ở nông thôn phát triển sẽ tạo sự thay
đổi về chất của bộ mặt nông thôn và đặt nền tảng cho một tiến trình phát triển lâu
dài, hiện đại. Đó là những điều kiện và động lực cho việc nâng cao năng suất lao
động xã hội, cho cách mạng khoa học - công nghệ nói chung. Đối với các vùng
nông thôn chậm phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng còn là cách thức để xoá bỏ sự
cách biệt về địa lý, xã hội, hình thành những cơ sở cho việc tăng cường giao lưu
kinh tế, văn hóa, phá bỏ sự khép kín của nông thôn truyền thống, tạo điều kiện, cơ
hội cho nông dân tiếp cận được với những dịch vụ mới như tín dụng, thông tin,
công nghệ và đưa nông dân vào một sự chuyển động chung của tiến trình phát triển
hiện đại.
Cùng với việc phát triển kết cấu hạ tầng, cần xây dựng mạng lưới đô thị nhỏ
(các thị trấn, thị tứ) phù hợp với điều kiện của từng vùng nông thôn. Đó sẽ là những
trung tâm giao lưu kinh tế, chính trị, văn hoá có tác động lớn trong việc nâng cao
mức sống vật chất và tinh thần ở nông thôn, do đó xóa dần “bức tường” về không
gian giữa nông thôn và thành thị. [28]
Việc nghiên cứu một số vấn đề về lý luận, vị trí, vai trò, nội dung, yếu tố tác
động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là rất cần thiết và
có tầm quan trọng đặc biệt, nhằm hướng tới một nền nông nghiệp phát triển bền
vững, một xã hội nông thôn giàu mạnh, văn minh.
2.2. CHỦ TRƢƠNG CHÍNH SÁCH CỦA TRUNG ƢƠNG VÀ CỦA TỈNH
THÁI NGUYÊN VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG
NGHIỆP, NÔNG THÔN
2.2.1. Chủ trƣơng của Trung ƣơng
Quá trình hoàn thiện và phát triển đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn là quá trình đổi mới tư duy, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn
Việt Nam, nhất là từ sau Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986) là Đại hội mở đầu
công cuộc đổi mới ở nước ta. Đại hội xác định bảo đảm cho nông nghiệp, kể cả lâm
nghiệp, ngư nghiệp thực sự là mặt trận hàng đầu. Đại hội đã đề ra 3 chương trình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
kinh tế lớn: lương thực - thực phẩm; hàng tiêu dùng; hàng xuất khẩu.
Nghị quyết các Đại hội, hội nghị toàn quốc của đảng sau đó đã xác định phát
triển toàn diện kinh tế nông thôn gắn với công nghiệp chế biến, xây dựng nông thôn
mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế xã hội. Hình
thành cơ cấu hợp lý về nông, lâm, ngư, công nghiệp phù hợp với sinh thái từng
vùng gắn phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp với phát triển ngành nghề tiểu
thủ công nghiệp và công nghiệp chế biến, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và kết
cấu hạ tầng xã hội nông thôn. Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII
(1/1994) đã khẳng định phải hết sức quan tâm đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn, phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công
nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng
xuất khẩu, đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn,
phát triển toàn diện nông lâm ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông lâm thủy
sản, hình thành các vùng tập trung chuyên canh, có cơ cấu hợp lý về cây trồng, vật
nuôi, sản phẩm hàng hoá nhiều về số lượng, tốt về chất lượng, bảo đảm an toàn về
lương thực; thực hiện thuỷ lợi hóa, điện khí hóa, cơ giới hóa, hóa học hóa, sinh học
hóa; phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống và các ngành nghề mới, từng
bước hình thành nông thôn mới văn minh, hiện đại. [22]
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (2001) đã xác định: “tăng cường
sự chỉ đạo và huy động nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp và nông thôn. Tiếp tục phát triển và đưa nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư
nghiệp lên một trình độ mới”. [22]
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (04/2006) đã đề ra phương
hướng về nông nghiệp, nông thôn: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông
dân; chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo
ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực
hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật
và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36
tranh, phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng địa phương.[22]
Như vậy, quá trình hoàn thiện và phát triển đường lối, chủ trương của Đảng về
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nhất là từ khi thực hiện công
cuộc đổi mới đã đi vào cuộc sống, tạo chuyển biến cơ bản tình hình đất nước và đã
đạt những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
2.2.2. Chủ trƣơng, chính sách của Thái Nguyên
Ở Thái Nguyên, tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn được thực hiện từ những năm đầu thập kỷ 90. Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ
tỉnh (nhiệm kỳ 1995 - 2000) xác định:
Khai thác mọi nguồn lực, tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để
từng bước tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chú trọng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đẩy mạnh sản xuất tiểu thủ công nghiệp và xuất
khẩu, phát triển kinh tế nhiều thành phần, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế. [41]
Đến Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh (2000 - 2005), nhiệm vụ của tiến trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn được thể hiện rõ hơn:
Đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tập trung phát triển các
ngành công nghiệp có công nghệ cao trong các khu công nghiệp cùng với phát
triển tiểu thủ công nghiệp. Chuyển hẳn nền nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa
mở rộng và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ. Tăng trưởng kinh tế cao, chuyển
mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu đến năm
2020 Thái Nguyên cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp. [41]
Để hiện thực hóa chủ trương trên, tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết trên các
lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn như: Nghị quyết 05 - NQ/TU ngày 31
tháng 07 năm 1997 của Tỉnh ủy về đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác theo Luật
hợp tác xã. Nghị quyết số 03 - NQ/TU ngày 10/04/1998 về chuyển đổi ruộng đất từ
ô thửa nhỏ sang ô thửa lớn. Nghị quyết số 06 - NQ/TU ngày 28 tháng 06 năm 2001
của Tỉnh uỷ về đẩy mạnh sản xuất và sử dụng giống lúa có năng suất, chất lượng
cao vào sản xuất. Nghị quyết số 14 - NQ/TU ngày 27 tháng 06 năm 2003 của Tỉnh
ủy về đẩy mạnh và phát triển chăn nuôi lợn nạc. Nhiều chính sách hỗ trợ phát triển
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37
sản xuất như hỗ trợ chăn nuôi bò sữa, hỗ trợ tiền tiêm vắc - xin, hỗ trợ tiền giống
cho chăn nuôi lợn nái ngoại và lợn thịt có tỷ lệ nạc cao, hỗ trợ việc khảo nghiệm
đưa các giống thuỷ sản mới vào sản xuất (như cá rô phi đơn tính, cá mè lai, cá chép
lai, cá chim trắng...).
Trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, tỉnh coi trọng tập trung lãnh
đạo, chỉ đạo và coi đây là khâu đột phá để phát triển nhanh kinh tế của tỉnh. Vì vậy,
Tỉnh ủy khóa 15 có Nghị quyết 04 - NQ/TU ngày 25/08/98 về chủ trương và các giải
pháp phát triển làng nghề tỉnh Thái Nguyên, Nghị quyết 12 - NQ/TU ngày 3 tháng 2
năm 2000 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp.
Tỉnh ủy khóa XVI có Nghị quyết 02 - NQ/TU ngày 4 tháng 5 năm 2001 về xây dựng,
phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Tỉnh uỷ khoá XVII có Nghị quyết số
02 - NQ/TU, ngày 29/5/2006 về tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và phát triển các khu công
nghiệp, cụm công nghiệp gắn với phát triển đô thị theo hướng hiện đại hoá. Theo đó
Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã có những quy định, quyết định đầu tư, hỗ
trợ, khuyến khích kinh tế nông nghiệp, nông thôn như việc đầu tư kinh phí hỗ trợ các
lĩnh vực: sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, kiên cố hóa kênh mương, giao thông nông
thôn, phát triển công nghiệp và dịch vụ, nước sạch và vệ sinh môi trường, sự nghiệp
giáo dục đào tạo, y tế, khoa học công nghệ, xóa đói giảm nghèo
Các chủ trương, chính sách của địa phương đã tác động rất lớn đến sự phát
triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp nông thôn, thúc đẩy
nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Thái
Nguyên, và trên thực tế những năm qua đã mang lại những kết quả quan trọng.
Song không phải mọi chủ trương, chính sách về nông nghiệp, nông thôn của tỉnh
đều được thực hiện có hiệu quả trong thực tiễn. Bên cạnh những kết quả đạt được,
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Thái Nguyên
cũng đang gặp nhiều khó khăn, bất cập, nhiều vấn đề đặt ra cần quan tâm, tiếp tục
nghiên cứu và giải quyết.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
2.3. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG
NGHIỆP, NÔNG THÔN THÁI NGUYÊN (1997 - 2007)
2.3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng hiện đại
Năm 1997, tỉnh đã tập trung cao chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm
để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo đơn vị hành chính
mới. Đặc điểm kinh tế thời kỳ này là kinh tế của tỉnh ở điểm xuất phát thấp,
GDP bình quân đầu người năm 1996 mới bằng 56,2% so với mức bình quân của
cả nước. Vì vậy, mục tiêu đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh đặt ra như
là yêu cầu bắt buộc, là khâu đột phá nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển. Đến giai
đoạn 1997- 2007, kinh tế của tỉnh liên tục phát triển với nhịp độ tương đối khá,
đạt 4,38% giai đoạn 1997 - 2000, 9,05% giai đoạn 2001 - 2005. Năm 2007 nhịp
độ tăng trưởng lên tới 12,46 % , cao nhất trong 10 năm trở lại đây.
Giai đoạn 1997-2000 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 12,6%/năm, giai đoạn
2001-2005 tốc độ tăng trưởng bình quân 14,0%/năm, gấp 1,8 lần mức bình quân
của cả nước và đứng thứ hai trong vùng kinh tế trung du bắc bộ. Cơ cấu kinh tế
chuyển dịch tích cực: tỷ trọng công nghiệp - xây dựng năm 1997 đạt 23,8%, năm
2000 đạt 30,37% năm 2005 đạt 38,71%, năm 2006 đạt 38,76%; tỷ trọng tương ứng
khu vực nông nghiệp là: 45% - 33,68% - 26,21% - 24,72%; tỷ trọng tương ứng khu
vực dịch vụ là: 31,2% - 35,95% - 35,08% - 36,52%.
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu kinh tế Thái Nguyên năm 2006
Như vậy, sau khoảng 10 năm tái lập tỉnh, tình hình kinh tế xã hội đã có chuyển biến
30,37%
Năm 2006
38,76%
35,95% 33,68%
Năm 2000
24,72%
N«ng, l©m, thuû s¶n
C«ng nghiÖp, x©y dùng
DÞch vô
Nông, lâm, thuỷ sản
Công nghiệp, xây dựng
Dịch vụ
36,52%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
rõ rệt, khá toàn diện và đạt được những thành tựu quan trọng: kinh tế tăng trưởng với tốc
độ cao, cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn nói riêng
chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, năng lực kết cấu hạ tầng và đô
thị được tăng cường, các lĩnh vực văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân
không ngừng được cải thiện.
Bảng 2.1. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế (1997 - 2007)
Đơn vị: tỷ đồng, %
Chỉ tiêu 1997 2004 2005 2007
Tốc độ b/q (%)
1997 -
2000
2001 -
2007
1. Tổng GDP, giá cố định
1994 (tỷ đồng)
2248,8 5480,7 6587,3 9.868,6 4,38 12,6
- Công nghiệp, xây dựng 417,3 880,2 1853,4 2215,4 21,9 20,3
- Nông, lâm, ngư nghiệp 762,6 937,4 1151,1 1199,9 6,0 5,1
- Khu vực dịch vụ 526,8 670,7 1174,9 1369,8 12,8 15,4
2. Cơ cấu GDP (%) 100 100 100 100
- Công nghiệp, xây dựng 23,8 38,50 38,71 38,76
- Nông lâm ngư nghiệp 45,0 26,87 26,21 24,72
- Khối dịch vụ 31,2 34,63 35,08 36,52
3. GDP/ngƣời
- VNĐ (nghìn) 2165,8 3540 6960 8360 16,9 18,8
- USD 183,8 238,4 444 525,7 12,3 17,2
4. GDP/ng so TDBB, (%) 54 67 68
5. GDP/ng so cả nƣớc, (%) 62 82 86
Nguồn: niên giám thống kê Thái Nguyên
2.3.1.1. Sản xuất nông nghiệp có sự tăng trưởng nhanh
Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh tăng lên liên tục từ 762,6 tỷ đồng
năm 1997 lên 1730,039 tỷ đồng năm 2002 và 3.063,196 tỷ đồng năm 2006. Tốc độ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
tăng bình quân khu vực nông, lâm, ngư nghiệp thời kỳ 1997 - 2007 là 6% (riêng
thời kỳ 2001- 2007 là 5,1%). Sự tăng trưởng của sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy
sản đã góp phần tăng quy mô nền kinh tế của tỉnh đến năm 2007 đã gấp 1,9 lần năm
2000 và khoảng 3 lần năm 1997.
Như vậy, cùng với xu hướng tăng trưởng kinh tế của tỉnh với tốc độ khá cao,
sản xuất nông nghiệp cũng đạt mức tăng trưởng khá, chuyển mạnh theo hướng sản
xuất hàng hóa, cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch theo hướng
hiệu quả cao, các loại giống cây, con mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng
rộng rãi. Mặc dù trong những năm gần đây thời tiết, thiên tai bất thuận cho sản xuất
nông nghiệp, diện tích gieo trồng giảm từ 92.183ha năm 2000 xuống còn 84.741ha
năm 2007, nhưng sản lượng lương thực vẫn tăng từ 438 nghìn tấn lên 444 nghìn tấn,
trong đó sản lượng lúa tăng từ 431 nghìn tấn lên 438 nghìn tấn, bình quân lương
thực 445 kg/đầu người, an ninh lương thực được đảm bảo.
2.3.1.2. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch tích cực
Tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong GDP giảm từ 45,0% năm 1997
xuống 33,68% năm 2000 và 24,72% năm 2007, trong khi đó tỷ trọng công nghiệp,
xây dựng tăng mạnh qua các năm như đã phân tích ở phần trên. Mức độ chuyển
dịch cơ cấu kinh tế như vậy là tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
nhất là đối với một tỉnh như Thái Nguyên có xuất phát điểm thấp, kinh tế nông
nghiệp giữ vị trí chủ đạo.
Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế trong
nội bộ ngành nông nghiệp đã có sự chuyển biến rõ rệt theo hướng sản xuất hàng
hóa, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm, tỷ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản tăng, từng
bước nâng cao giá trị, thu nhập và hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. Giá trị sản
xuất nông nghiệp giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2007 nhìn chung tăng khá, từ
1587,9 tỷ đồng năm 1997 lên 1.730,039 tỷ đồng năm 2002 và 3.063,196 tỷ đồng
năm 2007.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
Bảng 2.2. Giá trị sản xuất, cơ cấu và tốc độ phát triển nông nghiệp Thái
Nguyên giai đoạn 1997 - 2007
Đơn vị: tỷ đồng, %
Chỉ tiêu
Thực hiện Tăng trƣởng bình quân (%)
1997 2002 2007 1997 - 2000 2001 - 2006
Giá trị SX (tỷ đồng) 1587,9 1.730,0 3.063,1 9,21 4,92
- Trồng trọt 841,0 1085,6 1205,3 8,36 1,62
- Chăn nuôi 338,5 452,1 761,3 11,38 11,02
- Dịch vụ nông nghiệp 38,6 50,2 79,8 9,25 9,74
Cơ cấu (%)
- Trồng trọt 69,85 65,45 64,90
- Chăn nuôi 27,62 31,00 31,00
- Dịch vụ 2,53 3,55 4,10
Nguồn: niên giám thống kê Thái Nguyên 2007
Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1997-2000 là 9,21%, giai đoạn
2001-2007 là 4,92%/năm, trong đó: trồng trọt tăng 8,36%/năm (1997-2000) và
1,62% (2001-2007); chăn nuôi tương ứng là 11,38% và 11,02%, dịch vụ nông
nghiệp tương ứng là 9,25% và 9,74%. Sản lượng lương thực có hạt tăng từ 438
nghìn tấn (2001) lên 454 nghìn tấn (năm 2007). Tỷ trọng ngành trồng trọt trong
cơ cấu nông nghiệp giảm từ 69% (năm 1997), 65,45% (năm 2000), xuống còn
64,90% (năm 2007), tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng lên tương ứng là 27,62%,
31,00% và 31,00%, dịch vụ nông nghiệp là 2,53%, 3,55% và 4,10%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp Thái Nguyên
Nguồn:cục thống kê Thái Nguyên
2.3.1.3. Chuyển dịch cơ cấu trong ngành trồng trọt
Trồng trọt vẫn là ngành sản xuất chính, những năm qua đã chuyển dịch theo
hướng sản xuất hàng hóa tập trung và từng bước nâng cao năng suất và chất lượng
sản phẩm. Năm 2007 giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 ha canh tác đạt 56,5 triệu
đồng, trong đó giá trị trồng trọt/ha canh tác đạt 36,6 triệu đồng, tăng 9,2 triệu đồng
so với năm 2001. Diện tích gieo trồng cây hàng năm ổn định ở mức 100 nghìn
ha/năm, trong đó cây lương thực chiếm 86,5%, cây thực phẩm chiếm 9,9%, cây
công nghiệp chiếm 3,6%.
Bảng 2.3. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kế hoạch nông nghiệp
Chỉ tiêu
Đơn vị
Mục tiêu
KH
Thực hiện
Thực hiện % so KH
- Tổng GTSX nông nghiệp Tỷ đồng 2050 2195,7 107,1
- Sản lượng cây có hạt. 1 nghìn tấn 399.275 354,4 90,9
- SL cây có hạt Bq/người Kg 500 455,2 91,0
- GTSX nông nghiệp/ha canh tác tr. đồng 50 47,7 95,4
- GT trồng trọt/ha canh tác tr. đồng 33 36,6 110,9
Nguồn: niên giám thống kê Thái Nguyên 2007
69,85
27,62
2,53
65,45
31,00
3,55
64,90
31,00
4,10
0,0
20,0
40,0
60,0
80,0
1997 2000 2007
Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
Cơ cấu cây trồng và cơ cấu mùa vụ chuyển dịch theo hướng tăng diện tích lúa
xuân muộn và mùa trung, giảm diện tích xuân sớm, xuân trung. Năng suất các loại
cây trồng đã được nâng lên do áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới về giống và kỹ thuật
thâm canh. Trước hết là cây lúa, đây là cây trồng chủ yếu trong cơ cấu cây trồng,
diện tích lúa chiếm 80,1% tổng diện tích gieo trồng năm 2007, năng suất lúa từ 5,3
tấn/ha năm 2000 lên 5,5 tấn/ha năm 2007, sản lượng lúa đạt 431 nghìn tấn năm
2000 lên 438 nghìn tấn năm 2007. Tiếp theo là cây ngô, diện tích gieo trồng
4.369ha (năm 2000) và 2.393ha (năm 2007), năng suất từ 2,6 tấn/ha (năm 2000) lên
3,1 tấn/ha (năm 2007).
Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu cây trồng chủ yếu giai đoạn 1997 - 2007
Đơn vị: tấn, ha
Chỉ tiêu Đơn vị
Thực hiện
1996 2000 2007
1. Cây lúa
- Diện tích Ha 79.363 83.964 79.836
- Năng suất Tấn/ha 3,7 5,3 5,5
- Sản lượng Tấn 291.544 265.579 324.458
2. Cây ngô
- Diện tích Ha 6.649 4.369 2.393
- Năng suất Tấn/ha 2,7 2,6 3,1
- Sản lượng Tấn 18.093 30.786 74.807
3. Cây công nghiệp chủ yếu
Cây chè - Diện tích Ha 11.341 12.342 15.118
- Năng suất Tấn/ha 2,3 2,5 3,32
- Sản lượng Tấn 118.356 120.786 140.182
Cây lạc - Diện tích Ha 1.801 1.803 4.327
- Năng suất Tấn/ha 1,23 1,61 1,8
- Sản lượng Tấn 2.820 3.900 5.610
Đỗ tương - Diện tích Ha 1.787 1.371 2.316
- Năng suất Tấn/ha 1,01 1,44 1,6
- Sản lượng Tấn 1.797 1.972 2.750
Nguồn: niên giám thống kê Thái Nguyên 2007
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
Cây công nghiệp hàng năm. Cây công nghiệp chủ yếu là chè tăng nhanh cả về
diện tích và năng suất, trở thành sản phẩm hàng hóa trao đổi thế mạnh của Thái
Nguyên, cây đậu tương, cây lạc, mía, thuốc lá có giá trị sản xuất tăng hàng năm nhưng
ở mức độ chậm, quy mô diện tích biến động từ 3,2 - 3,6 ngàn ha. Cây đỗ tương diện
tích năm 2007 đạt 2.316ha tăng 945ha so với năm 2000, năng suất tăng từ 1,44 tạ/ha
lên 1,6 tạ/ha, sản lượng năm 2007 đạt 2.750 tấn tăng 778 tấn so với năm 2000. Diện
tích trồng lạc năm 2000 là 1.803ha, năm 2007 đạt 4.327ha, năng suất từ 2,5 tạ/ha lên
3,32 tạ/ha, đưa sản lượng tăng từ 120.786 nghìn tấn lên 140.182nghìn tấn.Chuyển
dịch cơ cấu cây trồng, mùa vụ cùng với các biện pháp thâm canh khoa học, đã đưa giá
trị trồng trọt trên 1 ha canh tác ngày càng tăng lên, năm 2007 đạt 36,6 triệu đồng.
Trong những năm gần đây diện tích cây ăn quả tăng từ 8.421ha năm 2000 lên
9.740ha năm 2007. Cây ăn quả chủ yếu là chuối, cam, quýt, nhãn, vải, bưởi, dứa... được
trồng nhiều trong các hộ gia đình ở quy mô nhỏ, theo mô hình VAC được chuyển đổi từ
ruộng trũng sang.
Hoa, cây cảnh là nghề mới ở một số xã trong tỉnh, quy mô sản xuất tuy còn
nhỏ, nhưng cho thu nhập cao, trung bình từ 60-70 triệu đồng/1ha/năm. Năm 2007
diện tích trồng hoa, cây cảnh đạt khoảng gần 200 ha, tăng hơn 100 ha so với năm
2000. Đã có nhiều gia đình mạnh dạn chuyển đổi từ đất canh tác lúa, màu kém hiệu
quả sang trồng hoa, cây cảnh cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/1 ha/năm, như
phường Túc Duyên - TP Thái Nguyên, xã Cổ Rùa (huyện Đồng Hỷ)...
2.3.1.4. Chuyển dịch cơ cấu trong ngành chăn nuôi: những năm qua ngành chăn
nuôi phát triển khá, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân 11,2%/năm. Đến nay,
hầu hết đàn lợn được cải tạo giống, tỷ lệ bò lai sind đạt 78% tổng đàn; nhiều mô
hình chăn nuôi trang trại theo phương thức công nghiệp xuất hiện khắp các
huyện, thị xã. Đàn trâu giảm do quá trình đưa máy móc thay sức kéo và hiệu quả
kinh tế thấp. Đàn bò tăng khá, bình quân 5,9%/năm, đáng chú ý là đàn bò sữa
tăng mạnh (đạt gần 1000 con/năm). Đàn lợn tăng từ 415.760 con năm 2000
lên 462.687 con năm 2007, sản lượng thịt lợn xuất chuồng tăng từ 33,1 nghìn
tấn năm 2000 lên 72,5 nghìn tấn năm 2007, tăng bình quân 17%/năm. Đàn gia
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
cầm tăng từ 3,04 triệu con năm 2000 lên 3,68 triệu con năm 2007. Chăn nuôi
phát triển, giá trị sản xuất tăng thêm là do áp dụng rộng rãi các tiến bộ khoa
học-kỹ thuật và công nghệ trong chăn nuôi như: nhân giống, lai tạo, thức ăn
tổng hợp, kỹ thuật chăn nuôi mới và chăn nuôi theo hình thức trang trại tập
trung, phương pháp công nghiệp và bán công nghiệp phát triển (giống lợn lai,
lợn hướng nạc, bò lai sind, bò sữa, gia cầm siêu thịt, siêu trứng, công nghệ
sinh sản nhân tạo một số giống cá…). Mô hình chăn nuôi trang trại theo
phương pháp công nghiệp, có khối lượng sản phẩm lớn xuất hiện ở nhiều địa
phương trong tỉnh.
2.3.1.5. Chuyển đổi cơ cấu trong sản xuất lâm nghiệp
Là tỉnh có diện tích rừng núi lớn. Sự phát triển của ngành lâm nghiệp Thái
Nguyên chủ yếu là chăm sóc, bảo vệ rừng, trong đó có 1/3 diện tích trồng mới.
Thực hiện chương trình 327/QĐ-TTg và chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng,
những năm 2001- 2007 đã trồng được 498,1 ha rừng tập trung, bằng 99,6% kế
hoạch đề ra, trồng 7 triệu cây phân tán bằng 87,6% kế hoạch. Năm 2007 đã trồng
xong rừng bước I (phủ xanh diện tích đất lâm nghiệp). Phong trào trồng cây phân
tán, cải tạo vườn tạp trồng cây ăn quả và cây có hiệu quả kinh tế cao được duy trì và
phát triển. Đến nay, tỷ lệ độ che phủ đất rừng chiếm 44,36% diện tích đất lâm
nghiệp, môi sinh, môi trường được cải thiện.
2.3.1.6. Chuyển đổi cơ cấu trong ngành thủy sản có sự chuyển dịch tích cực, tỷ
trọng giá trị sản xuất tăng nhanh và được đánh giá là ngành đạt hiệu quả, giá trị sản
xuất ngành thuỷ sản tăng bình quân 19,6%/năm. Diện tích nuôi trồng chủ yếu là mặt
nước ao, hồ, đầm nhỏ.
Tiếp tục thực hiện chủ trương chuyển đổi ruộng trũng sang nuôi trồng thủy sản,
trong 5 năm qua toàn tỉnh đã chuyển đổi hơn 1.250 ha ruộng trũng cấy lúa năng suất
thấp sang nuôi trồng thủy sản, đưa diện tích nuôi trồng thủy sản tăng từ 3.030 ha năm
2001 lên 4.039 ha năm 2007 (đạt 89,3 % diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh). Năng
suất bình quân tăng từ 2,5 tấn/ha lên 3,9 tấn /ha, sản lượng thủy sản tăng từ 68 nghìn
tấn lên 130 nghìn tấn, năm 2007 giá trị đạt 242,3 tỷ đồng tăng 15,3% so với năm 2004.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
Sản lượng và giá trị thủy sản tăng qua các năm thể hiện tính tích cực của chủ trương
chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho
các hộ nông dân.
2.3.1.7. Dịch vụ nông nghiệp: trong những năm gần đây dịch vụ sản xuất nông
nghiệp đã phát triển cả về số lượng và hiệu quả hoạt động. Giá trị sản xuất dịch vụ
nông nghiệp năm 2000 đạt 50,2 tỷ đồng, năm 2007 tăng lên 79,8 tỷ đồng và có tốc độ
tăng trưởng bình quân thời kỳ 2001-2007 là 9,7%. Dịch vụ nông nghiệp chủ yếu như
dịch vụ thủy nông, cung cấp giống cây trồng, phân bón thuốc trừ sâu, thuốc thú y...
Nhiều mô hình hợp tác xã có dịch vụ đầu vào và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp xuất
hiện như hợp tác xã Liên Sơn, Vô Tranh, Tức Tranh (Phú Lương), HTX Hợp Thành
(Phổ Yên), HTX nông nghiệp Cù Vân (Đại Từ).... Tuy nhiên mô hình hợp tác xã dịch
vụ chưa nhiều, qui mô hoạt động còn nhỏ, vốn đầu tư còn thiếu.
Như vậy, qua kết quả của tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ
ngành nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên có thể nhận thấy: nét nổi bật trong phát triển
sản xuất nông nghiệp của tỉnh những năm gần đây về cơ bản đã chuyển sang nền
sản xuất hàng hóa, phát triển theo hướng toàn diện và đạt mức tăng trưởng khá cao.
Điều đó được thể hiện:
Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp bắt đầu chuyển dịch theo hướng phát huy
lợi thế, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa, coi trọng giá trị và gắn
với thị trường; các hộ nông dân với diện tích canh tác được giao sử dụng ổn định
lâu dài đã tự lựa chọn, quyết định trồng cây gì, con gì, giống gì mà mang lại hiệu
quả kinh tế cao.
Nông nghiệp vẫn là bộ phận quan trọng nhất trong cơ cấu kinh tế ngành nông,
lâm, ngư nghiệp. Đó là khu vực thu hút đại bộ phận lao động nông thôn và lao động
xã hội, cung cấp những sản phẩm thiết yếu cho dân cư và cho xuất khẩu, là nguồn
thu nhập chủ yếu của nông dân.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với ứng dụng các thành
tựu mới của khoa học - công nghệ và bảo đảm cơ bản kết cấu hạ tầng nông nghiệp,
nông thôn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
2.3.1.8. Hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh theo hướng sản xuất hàng
hóa
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đặt ra yêu cầu dồn điền, đổi thửa, khắc
phục tình trạng ruộng đất manh mún, nên đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung
theo hướng “liền vùng, cùng trà, khác chủ” thuận lợi trong thâm canh, ứng dụng kỹ thuật
mới, thu hoạch sản phẩm, tạo được khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, thuận tiện trong
thu mua và bán sản phẩm và công tác bảo vệ. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã hình thành các vùng sản xuất tập trung
một số sản phẩm hàng hóa, gắn với thị trường. Toàn tỉnh đã hình thành 13 vùng lúa hàng
hóa tập trung, 8 vùng sản xuất chè xuất khẩu và một số vùng sản xuất hoa cây cảnh.
Phong trào xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha đã có tác dụng tích cực đến quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp. Điển hình là vùng sản xuất lúa hàng hóa có
quy mô 50-100ha ở các huyện Đại Từ, Phú Bình, Phổ Yên được cấy bằng các giống lúa
chất lượng cao, lúa nếp và lúa đặc sản, hiệu quả kinh tế gấp 1,5-2 lần lúa thường. Vùng
chè thương phẩm ở các xã Tân Cương, Khuôn Gà, (Đại Từ), Phú Lương, Đồng Hỷ,
Định Hóa, Phổ Yên, thành phố Thái Nguyên gần 10.000 ha, đạt doanh thu từ 45-55
triệu đồng/ha/vụ, vùng hoa, cây cảnh cho doanh thu đạt trên 200 triệu đồng/ha/năm; mô
hình trồng hoa đồng tiền, hoa ly ứng dụng công nghệ cao 2.000m2 ở Võ Nhai, Phổ Yên
cho doanh thu khoảng 200-400 triệu đồng/ha/năm. Vùng cá có quy mô trên 100ha ở
các xã Cù Vân, Hòa Sơn, Hồ núi Cốc, Gia sàng. Vùng bò sữa ở Phú Bình (18.971 con),
Phổ Yên (12.511 con). Vùng nuôi lợn thịt hướng nạc ở Phú Bình (118.120 con), Phổ
Yên (92.410 con), Đại Từ (59.457 con), Đồng Hỷ (53.902 con), Phú Lương (50.551
con). Những vùng sản xuất trên bước đầu đã đem lại giá trị sản xuất và hiệu quả kinh tế
cao cho địa phương.
2.3.1.9. Thương mại và dịch vụ nông thôn có bước phát triển mạnh
Tốc độ tăng trưởng dịch vụ bình quân thời kỳ 2000-2007 là 9,74%/năm.
Hoạt động thương mại dịch vụ trong cơ chế mới có nhiều biến đổi kể cả về tổ
chức, phương thức hoạt động và lực lượng tham gia thị trường, nhất là lực lượng
doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ kinh doanh cá thể, mạng lưới chợ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV2010_SP_BuiThanhTung.pdf