Tài liệu Đề tài Công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã Cao Bằng: Phần 1 - LÝ DO LỰA CHỌN VẤN ĐỀ
Việt Nam đang trong giai đoạn đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước (tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây luôn đạt từ 7-8%) để đạt muc tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.Sự phát triển với quy mô và nhịp độ lớn như vậy đồng nghĩa với lượng chất thải ngày càng nhiều gây ô nhiễm môi trường ,giảm mỹ quan nới ở, làm việc, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người.Để đảm bảo việc phát triển kinh tế mà vẫ không làm mất đi các giá trị phi kinh tế,đảm bảo môi trường sinh thái thì việc quản lý chất thải nói chung và chất thải rắn sinh hoạt nói riêng là việc hết sức cấp thiết.Tại các khu đô thị nơi mà dân số chiếm 24% dân số cả nước mà thải ra lượng rác thải bằng 50% thì vấn đề này lại càng cấp thiết hơn.
Cao Bằng là một tỉnh nằm ở phía bắc nước ta với trung tâm là thị xã Cao Bằng. Thị xã Cao Bằng là một đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Cao Bằng. Có diện tích 56,06 km2 với dân số 54,342 người, mật độ trung bình 969 ngườ...
21 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1448 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã Cao Bằng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1 - LÝ DO LỰA CHỌN VẤN ĐỀ
Việt Nam đang trong giai đoạn đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước (tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây luôn đạt từ 7-8%) để đạt muc tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.Sự phát triển với quy mô và nhịp độ lớn như vậy đồng nghĩa với lượng chất thải ngày càng nhiều gây ô nhiễm môi trường ,giảm mỹ quan nới ở, làm việc, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người.Để đảm bảo việc phát triển kinh tế mà vẫ không làm mất đi các giá trị phi kinh tế,đảm bảo môi trường sinh thái thì việc quản lý chất thải nói chung và chất thải rắn sinh hoạt nói riêng là việc hết sức cấp thiết.Tại các khu đô thị nơi mà dân số chiếm 24% dân số cả nước mà thải ra lượng rác thải bằng 50% thì vấn đề này lại càng cấp thiết hơn.
Cao Bằng là một tỉnh nằm ở phía bắc nước ta với trung tâm là thị xã Cao Bằng. Thị xã Cao Bằng là một đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Cao Bằng. Có diện tích 56,06 km2 với dân số 54,342 người, mật độ trung bình 969 người/km2. Bao quanh thị xã Cao Bằng là huyện Hòa An,thị xã là trung tâm văn hóa, giáo dục, chính trị và kinh tế của tỉnh Cao Bằng.
Hiện nay cùng với sự phát triển nhanh chóng về măt kinh tế , làm thay đổi đáng kể bộ mặt của tỉnh, đời sống nhân dân trong tỉnh cũng ngày càng được nâng cao. Nhưng bên cạnh đó, sự phát triển công nghiệp và đô thị hóa cũng đã gây ra nhiều vấn đề bức xúc với môi trường tỉnh, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm chất thải rắn trong địa bàn thị xã Cao Bằng. Tuy thị xã đã có nhiều nỗ lực trong việc bảo vệ môi trường song vẫn chưa thu được thành tựu đáng kể. Sự phát triển không đồng bộ giữa tốc độ đô thị hóa và việc xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, du lịch, thương mại… đã làm phát sinh một lượng lớn chất thải rắn. Công tác thu gom, vận chuyển, xử lí lại chưa thật sự được thực hiện tốt.
Xuất phát từ thực tế nói trên và nguyện vọng của bản thân cùng với sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, của Ban chủ nhiệm khoa Môi trường và Trái đất – trường Đại học Khoa Học -ĐHTN, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo Ngô Văn Giới em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã Cao Bằng”
Phần 2 – GIỚI THIỆU VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP
2.1 .Tổng quan
Công ty TNHH một thành viên môi trường đô thị Cao Bằng (tên gọi tắt là Công ty môi trường đô thị) là công ty TNHH 100% vốn của nhà nước (vốn điều lệ là 5 355 000 000 đồng).
-Trụ sở chính: số 103 phố Xuân Trường, phường Hợp Giang. thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng .
- Điện thoại: 0263 858 617.
- Fax :0263 858 617 .
- Tên chủ sở hữu : UBND tỉnh Cao Bằng.
-Địa chỉ : Đường Hoàng Đình Giong .phường Hợp Giang ,thị xã Cao Bằng ,tỉnh Cao Bằng.
- Người đại diện theo pháp luật của công ty: CHU VĂN BẮC (Chủ tich công ty kiêm giám đốc điều hành)
2.2. Chức năng nhiệm vụ và hoạt động chuyên ngành
Ngành nghề kinh doanh:
-Dịch vụ vệ sinh môi trường: Thu gom ,vận chuyển ,xử lý rác ,chất thải rắn ,lỏng và phun nước tưới rủa đường phố.
- Quản lý ,khai thác ,duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị: Lòng đường ,vỉa hè ,hè phố ,công viên ,vườn hoa ,hệ thống cống thoát nước thải và hệ thống điện chiếu sáng đô thị.
-Dịch vụ tang lễ và quản lý nghĩa trang.
+Cung ứng các trang thiết bị phục vụ công tác vệ sinh môi trường.
-lắp đặt hệ thống chiếu sáng ,trang trí đô thị ,điện dân dụng .
- Xây dựng các công trình : Dân dụng ,công nghiệp ,giao thông thủy lợi ,đường ống cấp nước thoát nước ,đường dây tải điện đến 35kv và trạm biến áp.
2.3.Tổ chức hành chính ,nhân sự:
Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên môi trường đô thị Cao Bằng.
-Lãnh đạo công ty gồm một giám đốc điều hành và một phó giám đốc trục tiếp quản lý 4 phòng:
+ Phòng tổ chức hành chính và quản lý tiền lương.
+ Phòng kế toán ,tài vụ.
+ Phòng kế hoạch kỹ thuật.
+ Ban thanh tra môi trường và quản lý chợ.
-Trực tiếp lao động gồm 6 đội .
+ Xây lắp .
+ Điện và cây xanh .
+ Xe và dịch vụ tang lễ
+Vệ sinh .
+ Xử lý rác thải .
+ Thu phí.
- Chia nhánh trực thuộc ( mỗi chi nhánh nằm tại 1 huyện)
+Chi nhánh phục Hòa.
+Chi nhánh Thạch An.
+Chi nhánh Bảo Lạc.
+Chi nhánh Thông Nông.
+Chi nhánh Trà Lĩnh.
+Chi nhánh Hòa An.
CN MT ĐT HUYỆN
PHỤC HÒA
ĐỘI XÂY LẮP
CHỦ TỊCH CÔNG TY KIÊN G Đ ĐIỀU HÀNH
PHÓ GIÁM ĐỐC
ĐỘI XE VÀ TANG LỄ
PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
PHÒNG KẾ TOÁN -TÀI VỤ
PHÒNG KẾ HOẠCH -KT
ĐỘI ĐIÊN VÀ CÂY XANH
ĐỘI VỆ SINH
ĐỘI XỬ LÝ RÁC
ĐỘ THU PHÍ
BAN THANH TRA MÔI TRƯỜNG
CN MT ĐT HUYỆN THẠCH AN
CN MT ĐT HUYỆN
THÔNG NÔNG
CN MT ĐT HUYỆN
BẢO LẠC
CN MT ĐT HUYỆN
HÒA AN
Phẩn 3 NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐƯỢC TÌM HIỂU :
Điều tra, đánh giá hiện trạng vệ sinh môi trường đô thị về vấn đề xử lý chất thải rắn tại thị xã Cao Bằng.
Đọc các tài liệu lien quan tới công ty TNHH một thành viên môi trường đô thị Cao Băng và các tài liệu lien quan tới thị xã Cao Bằng.
Tìm hiểu các giải pháp công nghệ về xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới cũng như tại Việt Nam sau đó so sánh và đưa ra giải pháp khả thi nhất.
Phần 4 – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
4.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Thu thập thông tin từ công ty THHH một thành viên môi trường đô thị Cao Bằng để đảm bảo thông tin chính xác và đầy đủ .
Các thông tin thu thập được : Giới thiêu về công ty THHH một thành viên môi trường đô thị Cao Bằng. Phương thức hoạt động trong lĩnh vực thu gom rác thải tại thị xã Cao Bằng do công ty đảm nhận. Tổng quan về thị xã Cao Bằng.
4.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Khảo sát thực địa công tác thu gom , vân chuyển về các điểm tập kết rác thải của thị xã (2/5 điểm là chợ Xanh và chợ Tầng ).công tác xử lý tại bãi rác trực tiếp đi thực địa tại bãi rác Khuổi Kép.
4.3 .Phương pháp phân tích
Dựa vào số liệu từ công ty THHH một thành viên môi trường đô thị Cao Bằng ,dựa vào quá trình trực tiếp đi khảo sát thưc địa và kiến thức thu được trong quá trình học tập tại trường em phân tích công tác thu gom vận chuyển xử lý và đưa ra kế luận về sụ hợp lý ,kiến nghị những giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác xử lý rác thải sinh hoạt tại thị Xã Cao Bằng.
Phần 5 - KẾT QUẢ THU ĐƯỢC
5. Các kết quả đạt được
Củng cố kiến thức, kỹ năng làm việc và kinh nghiệm thực tế
- Những nội dung kiến thức lý thuyết đã được củng cố
+ Cơ sở khoa học môi trường
+ Công nghệ môi trường
+ Xử lý chất thải rắn, nguy hại
+ Vi sinh môi trường
- Những kỹ năng thực hành.
+ Kỹ năng thực hành trong khảo sát.
+ Kỹ năng sắp xếp thời gian làm việc một cách khoa học.
+ Kỹ năng giao tiếp ứng xử trong môi trường công sở.
- Những kinh nghiệm thực tiễn
+Kỹ năng phỏng vấn (đã phỏng vấn một số công nhân vệ sinh đường phố,nhân viên làm việc tại bãi rác), làm việc trong phòng kế hoạch kỹ thuật của công ty TNHH một thành viên môi trường đô thị Cao Bằng.
5.2 Kết quả tự tìm hiểu. Công nghệ xử lý chất thait rắn sinh hoạt tại thị xã Cao Bằng.
5.2.1 Cơ sở lý thuyết.
5.2.1.1 Những vấn đề chung về chất thải rắn đô thị
+ Chất thải là sản phẩm được sinh ra trong quá trình sinh hoạt của con người, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, giao thông, sinh hoạt gia đình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn. Ngoài ra, còn phát sinh trong giao thông vận tải như khí thải của các phương tiện giao thông. Chất thải là kim loại, hóa chất và từ các loại vật liệu khác (Nguyễn Xuân Nguyên, 2004).
+ Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.
5.2.1.2 Khái niệm về rác thải sinh hoạt
Theo Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn định nghĩa một số từ ngữ như sau:
+ Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng.
+ Rác: là thuật ngữ dùng để chỉ chất thải rắn hình dạng tương đối cố định, bị vứt bỏ từ hoạt động của con người. Rác sinh hoạt hay chất thải rắn sinh hoạt là một bộ phận của chất thải rắn, được hiểu là các chất thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người (Trần Hiếu Nhuệ và cs, 2001).
5.2.1.3 Các khái niệm liên quan
+ Thu gom rác thải: là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời rác thải tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
+ Lưu giữ chất thải rắn: là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời gian nhất định ở nơi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận chuyển đến cơ sở xử lý.
+ Vận chuyển chất thải rắn: là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi phát sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc chôn lấp cuối cùng.
+ Hoạt động quản lý chất thải rắn: bao gồm các hoạt động quy hoạch, quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ con người.
+ Xử lý chất thải rắn: là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu huỷ các thành phần có hại hoặc không có ích trong chất thải rắn.
- Phân loại rác thải
Có nhiều cách phân loại rác thải khác nhau tuỳ thuộc vào các tiêu chí đánh giá. Hiện nay, việc phân loại chất thải chưa có quy định chung thống nhất, tuy nhiên bằng những nhìn nhận thực tiễn, và từ các nghiên cứu về quản lý đối với rác thải, chất thải có thể được phân loại thành các dạng sau đây:
+ Theo nguồn gốc phát sinh: rác thải được phân ra làm rác thải sinh hoạt (được phát sinh từ các hộ gia đình) và các loại rác thải khác (bao gồm rác thải từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, hoặc phát sinh từ các ngành kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ).
+ Theo tính chất vật lí: phân ra làm 3 loại chất thải rắn, chất thải lỏng và chất thải khí.
+ Theo mức độ nguy hại đối với con người và sinh vật: chất thải được phân thành chất thải độc hại và chất thải đặc biệt (Nguyễn Thế Chinh, 2003).
5.2.2 Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt đến môi trường và sức khoẻ con người
5.2.2.1 Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt tới môi trường
Rác thải sinh hoạt làm ảnh hưởng tới môi trường một cách đáng kể. Nó tác động xấu đến tất cả môi trường đất, nước và môi trường không khí.
- Với môi trường không khí: những đống rác công cộng để lâu ngày rác bị phân huỷ gây mùi hôi thối rất khó chịu làm ảnh hưởng đến môi trường không khí, làm cho môi trường không khí xung quanh ngày càng trở nên ô nhiễm. Nhất là rác thải có nguồn gốc hữu cơ bị vi khuẩn phân huỷ thành các chất gây mùi hôi như H2S, NH3, CH4,… Khi ngửi phải các khí này con người bị kích thích đường hô hấp, đau đầu, viêm kết mạc, mất ngủ, đau mắt, suy hô hấp. Với nồng độ cao chúng làm cản trở sự vận chuyển Oxy, làm hại các mô thần kinh, thậm chí gây tử vong.
- Với môi trường đất: rác thải sinh hoạt mang nhiều thành phần khác nhau, mỗi chất lại tác động tới môi trường đất không giống nhau. Rác thải vứt trên đất làm mất cân bằng hoặc làm mất hệ vi sinh vật trong đất, thay đổi thành phần trong đất, làm mất tính chất của đất từ đây làm ảnh hưởng tới năng suất cây trồng cũng như sự sống của sinh vật sống trên và trong đất.
Hiện nay, túi nilon có trong rác thải sinh hoạt là rất phổ biến, mà theo tính toán của các nhà khoa học chất liệu này có thể tồn tại hàng trăm năm trong đất. Hơn nữa, các chất nguy hại từ các đồ vật thải bỏ trong gia đình cũng làm cho đất trở thành độc hại.
- Với môi trường nước: rác thải làm ô nhiễm môi trường nước không kém gì môi trường không khí và đất. Hiện tượng rác thải sinh hoạt của người dân vứt bừa bãi không đúng nơi quy định, rác đổ và các khu đất trống, thậm chí đổ tràn lan tại các khu dân cư, cống rãnh làm ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng.
Không chỉ ở thành thị mà tình trạng ô nhiễm môi trường nước đã diễn ra cả ở khu vực nông thôn, do không có nơi đổ rác nên mọi người thường đổ ra đồng ruộng, ra đường, ra các con sông, con suối… làm chất lượng nước ở đây suy giảm một cách nghiêm trọng
- Với mỹ quan đô thị: đường phố, hè phố là bộ mặt bên ngoài của đô thị. Nếu như, ở đó rác vứt bừa bãi, các đống rác tồn đọng bẩn thỉu, hôi thối thì đã làm giảm và mất hết vẻ ''Xanh - Sạch - Đẹp'' của phố phường. Ngày nay, quá trình đô thị hoá là quy luật phát triển tất yếu. Thông thường một đô thị phát triển, tỉ lệ thuận với nó là lượng rác thải phát sinh và tỷ lệ nghịch với nó là chất lượng môi trường. Để cân bằng 3 yếu tố phát triển, rác thải, môi trường; con người cần phải kiểm soát và xử lý được những rác thải do hoạt động sinh sống tạo ra, không thể đẩy rác thải cho môi trường tự nhiên tự điều chỉnh. Môi trường tự nhiên có khả năng tự điều chỉnh nhưng chỉ trong giới hạn nhất định, vì thế đối với lượng rác thải ngày cành nhiều của đô thị con người phải có biện pháp quản lý, xử lý để không gây hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường
5.2.2.2 Rác thải ảnh hưởng tới sức khoẻ con người
Bất kì một sinh vật sống nào đều trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường bên ngoài, con người cũng vậy. Nhưng khi các môi trường sống (đất, nước, không khí) đều đang biến đổi theo chiều hướng xấu đi thì chắc chắn sức khoẻ của con người sẽ bị tác động theo chiều hướng không tốt. Ví dụ: các hợp chất hữu cơ bền một trong những dạng chất thải nguy hại được xem là ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của con người và môi trường - những hợp chất hữu cơ này vô cùng bền vững, tồn tại lâu trong môi trường, có khả năng tích luỹ sinh học trong nông sản, thực phẩm và trong các nguồn nước, mô mỡ của động vật gây ra hàng loạt các bệnh nguy hiểm đối với con người, phổ biến nhất là bệnh ung thư. Thế nhưng, các hợp chất hữu cơ trên lại được sử dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày của con người ở các dạng dầu thải trong các thiết bị điện gia dụng trong gia đình, các thiết bị trong ngành điện như máy biến thế, tụ điện, đèn huỳnh quang, dầu chịu nhiệt, dầu biến thế, chất làm mát trong truyền nhiệt, trong các dung môi chế tạo mực in... Do vậy, rác thải ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ cộng đồng, nghiêm trọng nhất là đối với khu dân cư gần làng nghề, gần khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và vùng nông thôn ô nhiễm rác thải.
Hiện kết quả phân tích các mẫu đất, nước, không khí đều tìm thấy sự tồn tại của các loại hợp chất trên. Tác hại nghiêm trọng của chúng cũng đã thể hiện khá rõ nét thông qua hình ảnh thực tế những em bé dị dạng, số lượng bệnh nhân mắc các bệnh về tim mạch, rối loạn thần kinh, bệnh đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, tiêu chảy, dịch tả, thương hàn do rác thải gây ra và đặc biệt là những căn bệnh ung thư ngày càng gia tăng mà việc chuẩn đoán cũng như xác định phương pháp điều trị gặp rất nhiều khó khăn. (Việt Nam - Môi trường và cuộc sống).
5.3 Tổng quan về thị xã Cao Bằng
Thị xã Cao Bằng là tỉnh lị của tỉnh Cao Bằng, Có diện tích 56,06 km2 với dân số 54,342 người, mật độ trung bình 969 người/km2
nằm ở phía Đông của tỉnh. Bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc được huyện Hòa An bao quanh. .
Thị xã Cao Bằng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của tỉnh Thị xã có 4 phường là Hợp Giang, Tân Giang, Sông Bằng, Sông Hiến và 4 xã là Hoà Chung, Ngọc Xuân, Duyệt Chung, Đề Thám.
Thị xã có địa hình lòng chảo, cao 150m, ở ngã ba sông Bằng, sông Hiến và sông Trà Lĩnh. Thị xã phân thành hai khu thông với nhau qua cầu Nà Tràn.
Thị xã Cao Bằng là đầu mối giao thông với quốc lộ 3, 4A, đường tỉnh 204 với 16 tuyến đường phố.
5.4 Thực trạng quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt ở thị xã Cao Bằng
Các nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt
Các nguồn phát sinh rác thải chủ yếu từ:
+ Hộ gia đình: thực phẩm thừa, carton, nhựa, vải, da, gỗ vụn, thuỷ tinh, nilon, lon, các chất thải đặc biệt (đồ điện hỏng, pin, bình điện, dầu, lốp xe…)
+ Thương mại (quán ăn, chợ, trạm xăng dầu, gara,…): giấy, carton, , các loại rác đặc biệt (dầu mỡ, lốp xe,…), các chất độc hại,…
+ Cơ quan (trường học, bệnh viện, các cơ quan hành chính,…): giấy, carton, nhựa, thức ăn thừa, thuỷ tinh
+ Xây dựng di dời (các địa điểm xây dựng mới, sủa chữa đường xá, di dời nhà cửa,…): gỗ, thép, gạch, bê tông, vữa, bụi, ximăng,…
+ Công nghiệp (xây dựng, chế tạo, công nghiệp nhẹ,…): chất thải không phải từ các quá trình công nghiệp như thức ăn thừa, tro, bã,…
+ Nông nghiệp (thu hoạch đồng ruộng, vườn, nông trại,…): các chất thải nông nghiệp như rơm rạ,… các chất thải độc hại như chai, lọ, bao bì đựng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật,…
Trong đó, nguồn phát sinh chủ yếu và lớn nhất là tại các hộ gia đình. Theo báo cáo hiện trạng môi tỉnh Cao Bằng với dân số 54.342 người, lượng chất thải rắn phát sinh một ngày là 33,76 tấn/ngày. Tổng lượng chất thải rắn phát sinh là 12322,4 tấn/năm.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung chủ yếu vào rác thải sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình trên địa bàn thị xã Cao Bằng, vì đây là nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt lớn nhất, bên cạnh đó thành phần rác thải đa dạng và khó phân loại.
Theo điều tra thực tế trung bình một hộ gia đinh trong một phường của thị xã có 4 người với lượng rác thải trung bình là 3,1kg/hộ/ngày
Tương đương với lượng rác thải :
3,1 kg/hộ/ngày/4 người= 0,775 kg/người/ngày
Như vậy, lượng rác trung bình của 4 phường là :
0,775 kg/người/ngày x 34671 người = 26870,03 kg/ngày
5.4.1 Hiện trạng công tác thu gom rác thải sinh hoạt tại thị xã Cao Bằng.
Chất thải rắn hiện nay không được phân loại tại nguồn mà được thu gom lẫn lộn về bãi rác tập trung. Việc phân loại chất thải rắn rất khó khăn, chưa có điều kiện đầu tư cơ sở vật chất và nhận thức của các hộ gia đình về tầm quan trọng của việc phân loại rác tại nguồn chưa đầy đủ.
Việc thu gom chất thải rắn đô thị hiện nay trên đia bàn thị xã do 2 tổ chức đảm nhiệm, đó là Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị Cao Bằng chịu sự quản lý của UBND tỉnh và một số hợp tác xã Đề Thám chịu sự quản lý của UBND xã Đề Thám. Hợp tác xã Đề Thám phụ trách công tác thu gom rác thải khu vực xã Đề Thám, còn lại 7 phường xã thuộc khu vực thị xã Cao Bằng do công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị phụ trách. Tổng khối lượng rác thu gom được khoảng trên 75% lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị, khối lượng chất thải rắn còn lại chưa thu gom, người dân tự ý bỏ bừa bãi xuống các sông, suối và ven đường hoặc tự xử lý bằng cách phơi khô rồi đốt. Thời gian thu gom rác khoảng 1-2 ngày/lần.Mặc dù đã được đầu tư nâng cấp về cơ sở vật chất để thu gom rác nhưng việc thu gom rác trên địa bàn thị xã vẫn chưa được triệt để, đặc biệt là rác thải tại các bờ sông. Rác tại các địa điểm này chủ yếu được thu gom bằng những hoạt động như : hưởng ứng ngày môi trường thế giới, tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường...Quy mô thu gom chất thải rắn chủ yếu là hộ gia đình tại các khu đô thị, bệnh viện, trường học, các cơ quan nhà nước.
- Theo số liệu của Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị Cao Bằng, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn các phường nội thị trong khu vực thị xã Cao Bằng thu gom là 33,76 tấn/ngày
- Kinh phí thu gom rác thải cho mỗi hộ gia đình do Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị Cao Bằng trực tiếp của người dân là 3.000đồng/hộ/tháng
- Hình thức thu gom, vận chuyển chính tại các phường như sau:
Thu gom bằng xe đẩy tay (xe goòng)à Đến các điểm hẹn, hoặc các thùng chứa, xe ép rác nhỏ, lớn à Bãi chôn lấp.
- Công đoạn, công trình và thiết bị của khâu thu gom:
+ Thu gom sơ cấp: Xe đẩy tay đến các điểm hẹn. Hiện có tất cả 130 xe đẩy tay ( xe goòng) được đưa đến các điểm hẹn tren địa bàn thị xã dể tập trung rác tậi 3 điểm tập kết rác.
+ Các phương tiện chuyên chở, vận chuyển rác thải đô thị: bao gồm các phương tiện chuyên dùng cho việc vận chuyển rác từ các điểm tập kết đến bãi chôn lấp. Các loại phương tiện này chủ yếu là các xe ép rác từ 2 - 8 tấn của Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị Cao Bằng. Hiện nay có tất cả 5 xe ép rác trên địa bàn thị xã Cao Bằng.
Trên đây là tổng hợp dịch vụ công ích do công ty TNHH nột thành viên Môi trường đô thị hoàn thành quý IV/2009
5.4.2 Phương tiện vận chuyển rác thải sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt sau khi được thu gom và tập kết tại 5 điểm tập kết của thị xã sẽ tiếp tục được 16 xe rác chuyên dụng tiếp tục đưa tới bãi rác để xử lý.
Thời gian xe bắt đầu chạy là từ 16h chiều cho tới khi xong tất cả công việc thông thường la khoang 21-22h tối.
Trong quá trình vận chuyển các xe chuyên dụng này đều đượ che đậy cẩn thận đảm để đảm bảo không gây ảnh hương tới môi sinh xung quanh (trong quá trình em thực tập và theo dõi thì chưa thấy sự cố nào sảy ra)
Sau khi hoàn thanh công việc xe sẽ được cọ rửa cẩn thận và tập kết về bãi.
5.4.3 Quá trình sử lý
Thị xã có 1 bãi rác với 7 nhân công làm viêc thương xuyên (2 công nhân thời vụ).
phương tiên gồm quốc xẻng 1 xe ủi 2 xe ben rác.công nghệ xử lý duy nhất mà bãi rác thực hiện la chôn lấp.Rác thải hằng ngày sau khi được vận chuyển tới bãi rác sẽ đổ trực tiếp chồng lến rác của ngày hôm trước đó sau đó xe ủi sẽ san đêu tới1 giới hạn, khoảng 2-3 ngày tuy theo độ dày của lớp rác sẽ cho xe phủ 1 lớp đất lên trên .Theo định kỳ các công nhân tại bã rác sẽ phun chế phẩm sinh học.
Tuy nhiên bãi rác đã quá đầy ,một số nơi rác quá nhiều so với thiết kế sử dụng rác đã tràn đầy ra ngoài gây ô nhiễm cho khu vưc xung quanh.Xung quanh bãi rác hằng ngay vẫn có khoảng 10-20 người nhặt rác ho thường xuyên vào bãi rác đào bới, đốt gây mất trật tự va nhân viên bãi rác không thể quản lý được những người này.Do bãi rác được xây dụng đã lâu hoạt động đã quá tả một số đoạn tường bao đã bị lở gia súc ùa vào ăn rác.
Việc xử lý rác thải sinh hoạt chủ yếu được xử lý bằng phương pháp chôn lấp. Tuy nhiên do chưa được đầu tư đúng mức nên bãi chôn lấp chỉ là nơi đổ rác thải mà chưa thực hiện các biện pháp kiểm soát ô nhiễm. Một phần rác sinh hoạt được phun hoá chất đem phơi khô rồi đốt gây hiện tượng ô nhiễm môi trường không khí, số còn lại được phun hoá chất rồi đem chôn lấp.
CÁC GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ
Nguyên tắc chung xử lý chất thải rắn
Để quá trình xử lý chất thải rắn diễn ra hoàn chỉnh, đạt yêu cầu cần đảm bảo một số bước sau:
Chất thải rắn
Phân loại - Thu gom
Vận chuyển
Xử lý
Ủ sinh học
Chôn lấp
Đốt
Biện pháp khác
. Tái chế và tái sử dụng
Các thành phần chất thải rắn có thể tái chế được: kim loại, nhựa cứng, nilon, giấy, cáctông... phân loại và thu gom để bán cho các cơ sở tái chế.
Chất thải sinh hoạt thông thường: thu gom và xử lý tại bãi xử lý.
Chất thải nguy hại: gom và xử lý theo quy trình riêng một cách triệt để.
Ngoài ra các loại chất thải có thể tận dụng lại được thì nên tận dụng để hạn chế thải ra môi trường: Gỗ vụn đồ dùng từ gỗ sử dụng làm chất đốt; chất thải xây dựng như gạch vụn, bêtông vụn... dùng để san nền, san lấp mặt bằng.
*Một số phương pháp công nghệ đã được áp dụng trên thế giới
5.4.3.1. Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp vi sinh vật
Ưu điểm: rẻ tiền, tận dụng được phần mùn rác làm phân bón.
Nhược điểm: thời gian xử lý lâu hơn, thường chứa nhiều tạp chất vô cơ nên không xử lý triệt để được
Rác từ sân tập kết được chuyển lên băng chuyền qua nhà phân loại 1.
Sau khi được phân loại lần 1 rác được chuyển sang sân phối trộn. Rác được bổ sung các chất cần thiết như N, P, K, rỉ đường hoặc phân bể phốt; cấy vi sinh vật, độ ẩm ở đây rồi được chuyển sang bể ủ.
Rác sau khi được ủ lên men ở nhiệt độ cao được chuyển vào nhà ủ chín. Quá trình này diễn ra trong thời gian 1 tuần lễ đến 1 tháng.
Rác sau đó được chuyển sang nhà phân loại số 2. Qua hệ thống thổi khí hoặc nam châm điện để tách kim loại, gạch ngói, nilon... mùn rác được chuyển sang nhà thu hồi tận dụng. Mùn được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết và được sử dụng như nguồn phân bón hữu cơ có chất lượng cao.
5.4.3.2. Xử lý rác thải bằng phương pháp đốt
Đây là giai đoạn xử lý cuối cùng được áp dụng cho một số loại rác nhất định không thể xử lý bằng các biện pháp khác. Đây là một gia đoạn oxi hoá nhiệt độ cao với sự có mặt của oxi trong không khí, trong đó các chất độc hại được chuyển hoá thành khí và các chất thải rắn không cháy. Các chất khí được làm sạch thoát ra ngoài không khí. Chất thải rắn được chôn lấp.
Đây là phương pháp rất tốn kém nên cần được cân nhắc kĩ khi áp dụng. Hiện tại trên địa bàn thành phố có hai bệnh viện đang sử dụng biện pháp đốt chất thải y tế nguy hại là bệnh viện Quân y 109 và Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
- Ưu điểm:
+ Xử lý triệt để các chỉ tiêu ô nhiễm.
+ Cho phép xử lý triệt để toàn bộ chất thải mà không cần nhiều diện tích đất sử dụng làm bãi chôn rác.
- Nhược điểm:
+ Vận hành dây truyền phức tạp, đòi hỏi năng lực kinh tế và tay nghề cao.
+ Giá đầu tư lớn, chi phí tiêu hao năng lượng và chi phí xử lý cao.
54.3.3. Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh
*Đề xuất giả pháp công nghệ cho việc xử lý chất thải rắn tại thị xã Cao Băng
Tuy các giải pháp nêu trên có rất nhiều ưu điểm và được áp dụng tại nhiều nơi trên thế giới nhưng dựa vào điều kiện thưc tế Cao Bằng là một tỉnh miền núi nền kinh tế đang phát triển, chưa có nhiều điều kiện đầu tư cho môi trường đồng thời vẫn đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật.Em cho rằng trong tình hình hiện nay tại thị xã Cao Bằng nên lựa chọn giả pháp chôn lấp vệ sinh.Sau đây em xin trình bày một số kiến thức về giải pháp này.
Chôn lấp hợp vệ sinh là phương pháp phổ biến và cho chi phí xử lý là thấp nhất, phương pháp này phù hợp với điều kiện kinh tế của nước ta hiện nay.
- Khái niệm về khu chôn lấp hợp vệ sinh (Theo quy định của TCVN 6696 - 2000): Bãi chôn lấp hợp vệ sinh là khu vực được quy hoạch thiết kế, xây dựng để chôn lấp chất thải phát sinh từ các khu dân cư, đô thị và các khu công nghiệp. Bãi chôn CTR bao gồm các ô chôn lấp chất thải, vùng đệm, các công trình phụ trợ khác như: trạm xử lý nước, trạm xử lý khí thải, trạm cung cấp điện, nước, văn phòng làm việc...
Khi lựa chọn bãi chôn lấp chúng ta cần chú ý một số yếu tố:
- Quy mô bãi: Quy mô của bãi chôn lấp CTR đô thị phụ thuộc vào quy mô của đô thị như dân số, lượng rác thải phát sinh, đặc điểm rác thải... Dưới đây là bảng phân loại quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị( theo thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT/BKHCNMT – BCD):
Bảng 4.11: Phân loại quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị
Loại bãi
Dân số đô thị hiện tại
Lượng rác
Diện tích bãi
Nhỏ
<100.000
20.000 tấn/năm
<10 ha
Vừa
100.000 đến 300.000
65.000 tấn/năm
10-30 ha
Lớn
300.000 đến 1.000.000
200.000 tấn/năm
30-50 ha
Rất lớn
>1.000.000
>200.000 tấn/năm
>50 ha
(Lưu ý: thời gian hoạt động đối với BCL ít nhất là 5 năm, hiệu quả nhất là 25 năm trở lên)
- Vị trí bãi chôn lấp: Các vấn đề cần lưu ý khi đặt bãi chôn lấp:
+ Bãi chôn lấp phải gần nơi phát sinh chất thải, nhưng lại có khoảng cách thích hợp với khu dân cư gần nhất.
+ Địa điểm bãi rác cần phải xa các sân bay, là nơi có các khu đất trống vắng, tính kinh tế không cao.
+ Bãi chôn lấp phải được quy hoạch cách nguồn cung cấp nước sinh hoạt, nguồn nước sử dụng cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ít nhất là 1000m.
+ Các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh không được đặt tại các khu vực ngập lụt.
+ Không đặt bãi chôn lấp tại nơi có tiềm năng nước ngầm lớn.
+ Bãi chôn lấp phải có vùng đệm rộng ít nhất 100m cách biệt với bên ngoài. Bao bọc bên ngoài là hàng rào bãi.
+ Khu vực đặt bãi chôn lấp nên có lớp đá nền chắc, đồng nhất, tránh khu vực đá vôi và những vết nứt kiến tạo, vùng đất dễ rạn nứt.
Ngoài ra cũng phải xem xét đến những khía cạnh về môi trường: khả năng gây ô nhiễm nguồn nước, tạo một số vật chủ trung gian gây bệnh... cũng như chúng ta phải chú ý đến kinh tế, cố gắng giảm mọi chi phí để có thể đạt được yêu cầu về vốn đầu tư hợp lý nhưng không được giảm nhẹ lợi ích cộng đồng và hiệu quả xã hội.
Mô tả chi tiết công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh
Cân điện tử
Từ các điểm hẹn, rác thải được vận chuyển thẳng đến bãi chôn lấp bằng các xe chuyên dụng. Các phương tiện này phải qua trạm kiểm soát để kiểm tra, xác định trọng lượng bằng cân điện tử và lưu trữ các số liệu vào hệ thống máy vi tính của trạm kiểm soát.
Phân loại
Rác sau khi được phân loại, những thành phần vô cơ không tái chế được sẽ đem đi chôn lấp hợp vệ sinh.
Đổ rác vào ô chôn lấp
Rác phân loại xong đổ vào ô chôn lấp, được chia thành 2 ngăn chôn lấp và có các đê nhỏ cách li các ngăn với nhau, thứ tự chôn lấp từng ngăn một.
Rác do ô tô chở rác đổ xuống hố chôn lấp theo từng lớp. Ban đầu do chiều sâu hố chôn lấp rác lớn, phải tạo đường xuống đáy hố. Dưới đáy hố chôn lấp rác được rắc một lớp Bokashi với mật độ 0,15kg/m2 trước khi đổ rác.
Nước rác trong khu chôn lấp sẽ tự chảy về khu xử lý nước rác. Bao quanh các ô đổ rác là một hành lang cây xanh có chiều dày 5 - 10m. Hành lang cây xanh này có tác dụng ngăn rác nhẹ, nilon bay từ trong khu chôn lấp, đồng thời làm giảm mùi hôi thối của bãi rác ra môi trường xung quanh.
Cây xanh được sử dụng là loại cây có tinh dầu, phù hợp với điều kiện trung du hoặc cây ngắn ngày như keo lá chàm, bạch đàn, điền thanh, muồng muồng...
San ủi, rắc Bokashi và đầm chặt
Sau khi đổ rác, dùng xe ủi để san gạt phẳng bề mặt bãi rác. Sau đó đầm nén rác bằng xe ủi thành những lớp có chiều dày tối thiểu 60cm và đạt dung trọng rác 520 - 800kg/m3. Việc đi lại của các xe chở rác cũng làm tăng độ đầm chặt của rác.
Sau mỗi lớp rác đã đầm chặt dày 1m, xử lý tiếp tục bằng Bokashi với mật độ 0,15kg/m2 tính theo bề mặt rác.
San phủ đất hoặc chất trơ
Sau khi đổ rác và đầm chặt mỗi ngày đạt chiều dày 2 - 2,2m thì tiến hành phủ một lớp đất trung gian trên bề mặt rác. Lớp phủ được trải đều khắp và kín rác, sau khi đầm chặt lớp phủ phải đạt độ chặt K = 0,8 - 0,85, dày 15 - 20cm.
Đóng ô chôn lấp
Khi lượng chất thải trong ô chứa đạt được dung tích thiết kế thì tiến hành đóng ô chôn lấp:
- San gạt mặt bằng tạo độ phẳng và dốc bề mặt để thoát nước tự nhiên trong ô chôn lấp. Độ dốc bề mặt phải đảm bảo >3%.
- Đầm nén lại mặt bằng bằng xe ủi trước khi phủ đất, phun EM khử mùi toàn bộ diện tích ô chôn lấp.
Phủ một lớp chống thấm nước mưa trên bề mặt phần bãi đã được đầm nén bằng nilon để giảm thiểu lượng nước mặt thấm xuống rác và giảm lượng nước rãi phải xử lý sau khi đóng bãi.
- Trên bề mặt các bãi đã san phủ khoan các lỗ thoát khí gas và đặt ống thép 100x2 dài 6m. Các ống thép khoan lỗ tổ ong để thu khí. Vị trí các ống thoát khí gas bố trí theo hình tam giác đều và mỗi cạnh dài 30m.
- Trồng cỏ và các loại cây có tinh dầu bên trên và xung quanh các khu chôn lấp.
- Phân loại bãi chôn lấp: Dựa vào kết cấu và hình dạng tự nhiên bãi chôn lấp được chia thành bãi chôn lấp nổi và bãi chôn lấp chìm.
- Tổng thể bãi chôn lấp:
Một bãi chôn lấp thường được chia thành từng khu, trong mỗi khu đó lại tiếp tục phân thành các ô chứa rác. Rác được cho vào ô chứa và sau mỗi ngày hoặc khi đạt độ cao nhất định (thường là 2-2,2m) sẽ được phủ lên trên một lớp đất dày 10 - 60cm. Sau khi các ô của một khu đã được đổ đầy rác sẽ tiếp tục được đổ lên trên, cho đến khi nó đạt độ cao giới hạn, thì sẽ tiếp tục cho các khu tiếp theo.
Bãi chôn lấp cần được chống thấm cẩn thận, việc chống thấm phụ thuộc vào tính chất của bề mặt lớp đất tự nhiên khu vực đặt bãi chôn lấp.
Bên cạnh đó cũng cần phải có các trang thiết bị phục vụ cho bãi chôn lấp: máy ủi, máy đầm, ống thoát khí, ống dẫn nước thải...
Khi bãi chôn lấp đã đạt dung tích thiết kế thì bãi chôn lấp sẽ đóng cửa. Khi đóng bãi, bãi chôn lấp phải được che phủ lên trên bằng những vật liệu nhất định, với thứ tự như sau:
+ Tầng thu gom khí bằng đất có chiều dày tối thiểu 30cm.
+ Tầng chống thấm có chiều dày tối thiểu 45cm, hoặc bằng lớp màng chống thấm 1mm.
+ Tầng đất có chiều dày tối thiểu 45cm để bảo vệ lớp chống thấm nói trên.
+ Tầng đất trồng trọt có chiều dày tối thiểu 15cm.
Sau khoảng 15 năm sau khi đóng bãi có thể cải tạo để sử dụng làm bãi đỗ xe, sân bóng, công viên...
KẾT LUẬN
Trên đây là toàn bộ các kiến thức và là kết quả thu được trong quá trình đi thực tế cuối khóa của bản than em.Rất mong được thầy cô và các bạn sửa chữa góp ý bổ sung.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC thuc tap tx cao bang.doc