Đề tài Công nghệ sản xuất kẹo Nougat

Tài liệu Đề tài Công nghệ sản xuất kẹo Nougat: MỤC LỤC VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………...28 NGUỒN GỐC NOUGAT Nougat là một loại kẹo có nguồn gốc lâu đời, từ thế kỷ XVI. Kẹo nougat có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo mỗi nước, tên thường gọi này có xuất xứ từ Pháp; ở Italia gọi là Torrone, tại Tây Ban Nha thì gọi là Turron. Có khá nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của loại kẹo này, nhưng hầu hết các nhà sử học cho rằng kẹo này có bắt nguồn từ La Mã cổ đại. Kẹo được làm từ mật ong, hạnh nhân, trứng; sản phẩm sau đó sẽ được dùng cho những mục đích đặc biệt hoặc dâng cho chúa trời. Lần đầu tiên kẹo này được ghi chép là vào năm 1441 ở Cremona, Italia với tên gọi Torrone. Theo các sử gia người Pháp thì kẹo này có dấu vết từ một loại kẹo làm từ hạt óc chó (walnut) của Hy Lạp với tên gọi nux gatum hay mougo. Vào thế kỷ XVII, người Pháp đã thay thế hạt óc chó bằng hạt hạnh nhân (almond), một loại được trồng gần thành phố Montelimar, miền nam nước Pháp. Đến thế kỷ XVIII, thành phố này có 14 nhà máy chuyên sản xuất nougat ...

doc28 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1376 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Công nghệ sản xuất kẹo Nougat, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………...28 NGUỒN GỐC NOUGAT Nougat là một loại kẹo có nguồn gốc lâu đời, từ thế kỷ XVI. Kẹo nougat có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo mỗi nước, tên thường gọi này có xuất xứ từ Pháp; ở Italia gọi là Torrone, tại Tây Ban Nha thì gọi là Turron. Có khá nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của loại kẹo này, nhưng hầu hết các nhà sử học cho rằng kẹo này có bắt nguồn từ La Mã cổ đại. Kẹo được làm từ mật ong, hạnh nhân, trứng; sản phẩm sau đó sẽ được dùng cho những mục đích đặc biệt hoặc dâng cho chúa trời. Lần đầu tiên kẹo này được ghi chép là vào năm 1441 ở Cremona, Italia với tên gọi Torrone. Theo các sử gia người Pháp thì kẹo này có dấu vết từ một loại kẹo làm từ hạt óc chó (walnut) của Hy Lạp với tên gọi nux gatum hay mougo. Vào thế kỷ XVII, người Pháp đã thay thế hạt óc chó bằng hạt hạnh nhân (almond), một loại được trồng gần thành phố Montelimar, miền nam nước Pháp. Đến thế kỷ XVIII, thành phố này có 14 nhà máy chuyên sản xuất nougat như là một đặc sản nổi tiếng của vùng. Và một câu chuyện khác đó là tại một trang trại của một nông dân nọ có rất nhiều hạnh nhân và mật ong cùng với trứng và người đầu tiên làm ra kẹo nougat là vợ của bác nông dân. Bên cạnh những giả thuyết trên, nguồn gốc của nougat cũng là những câu chuyện về tình yêu thương nhau giữa người và người. Mùi vị của kẹo như là những cung bậc khác trong cảm xúc. Vị ngọt của kẹo như là sự thương yêu vô bờ, cấu trúc vừa dẻo lại vừa mềm tựa như sự ân cần chăm chút không muốn chia xa, màu sắc tươi mới tượng trưng cho tình cảm thiêng liêng. Phải có một tình yêu thật sự mới có thể tạo ra được một sản phẩm tuyệt vời đến vậy. Từ một tình thương trìu mến đối với các cháu của mình, một người bà đã tự tay làm ra một loại kẹo vừa có đường, vừa có hạt dẻ, hạt hạnh nhân, lại thêm mật ong cùng với trứng cho cháu yêu được vui. Khi bà sắp qua đời, người đã gọi cháu gái của mình đến và thì thầm bên tai rằng: "Tu appelleras cette confiserie: nougat!" (Cháu hãy gọi kẹo này: Nougat). Một truyền thuyết khác, có lẽ là thực tế hơn, trong tiếng Ý, Torrone có nghĩa là “tòa tháp lớn”. Kẹo này được làm lần đầu tiên vào dịp một lễ cưới của tầng lớp quý tộc thời trung cổ tại thành phố Cremona của Ý, đó là lễ cưới của Bianca Maria Visconti và Francesco Sforza, cha của cô dâu muốn giới thiệu về thành phố Cremona nên đã yêu cấu các đầu bếp làm ra một loại kẹo mới có hình của tòa tháp thành phố. Chính vì thế, tên của kẹo có ý nghĩa chỉ vào hình dáng tháp của nó, đây là một kiểu “bánh cưới” của tầng lớp quý tộc. Kẹo nougat trước kia không được sử dụng thường xuyên, nó chỉ được dùng trong những dịp đặc biệt như giáng sinh, cưới hỏi. Tên của kẹo là dựa vào hình dạng tháp của nó, đây là một kiểu “bánh cưới” của tầng lớp quý tộc. Nougat trước đây không được sử dụng thường xuyên, mà chỉ dùng vào các ngày lễ đặc biệt như giáng sinh, đám cưới. PHÂN LOẠI Có rất nhiều loại nougat, khác nhau ở mùi vị, độ chắc, hình dạng và màu sắc, tùy thuộc vào thành phần. Nougat chủ yếu được phân loại theo độ cứng: từ mềm, dai, đến cứng và giòn, với màu sắc thì có màu trắng sữa đến nâu và đen. Phân loại theo độ cứng: Có 2 loại chính: nougat mềm và nougat cứng Nougat cứng (nougat nâu): làm từ đường caramen, có màu sậm hơn, cấu trúc cứng. Hỗn hợp đường, mật ong, lòng trắng trứng, nước được nấu ở nhiệt độ cao hơn. Loại này thường có độ ẩm từ 5-7 % Nougat mềm (Nougat trắng): (nougatines) độ ẩm cao hơn thường vào khoảng 9-10%, tỷ trọng thấp hơn, sản phẩm sáng hơn, mềm hơn và cấu trúc dai hơn. Chứa các nguyên liệu bột như bột cacao, bột sữa, lactose, malt, đường dùng làm kem từ lòng trắng trứng. Chất béo và chất nhũ hóa được thêm vào nhằm giảm độ dính, hỗ trợ cho quá trình cắt và tạo hình. Loại cứng hay mềm được điều khiển bằng tỷ lệ % đường không kết tinh trong từng mẻ, nguồn đường này có thể là syrup từ bắp, đường nghịch đảo hoặc mật; và phụ thuộc vào phương pháp trộn sử dụng trong quá trình sản xuất . Khi sử dụng quá nhiều đường sẽ làm cho nougat dễ bị vỡ vụn. Nếu như không muốn tạo ra một loại nougat quá giòn thì cần khoảng 45-55% đường, như vậy sẽ tạo được loại nougat có độ dai và giòn tốt. Có rất nhiều loại khác nhau dựa trên 2 loại cơ bản trên. Turron của Tây Ban Nha đi theo công thức truyền thống với quả hạnh nướng (66%), đường, mật (12%) và lòng trắng trứng. Torrone (Ý) cũng gồm những nguyên liệu cơ bản trên và có thêm hương vani hoặc hương từ trái citrus, được kẹp giữa 2 lớp bánh xốp mỏng. Nougat Úc được sản xuất tương tự loại nougat truyền thống của Pháp nhưng sử dụng 50% hạnh nhân, ngoài ra còn có hạt Macadamia, quả mơ, quả việt trăn, nam việt quất hoặc là các loại phụ gia tạo cấu trúc. Nougat của Wien (Áo) “Wiener Nougar”, của Đức “Schmelz-Schokolade” chỉ gồm có đường, bơ ca cao, hạnh nhân. Nougat của các nước Ba Tư (Esfahan, Iran) “gaz”: làm từ dịch đường chiết từ rễ của cây Taramix. Nougat của Châu Phi có 2 loại: kurtzati trắng hay baxtiti đen, với tỉ lệ trái cây/hạt khác nhau. Loại nougat được sử dụng trong các loại kẹo thanh mới ngày nay thì không được làm hoàn toàn theo công thức truyền thống mà là hỗn hợp của đường saccharose và syrup bắp sau đó được đánh lên để tạo bọt, tăng thể tích với các thành phần như lòng trắng trứng hoặc dịch thủy phân từ protein đậu nành. Nó có thể có thêm dầu thực vật và sữa bột và được trộn với hạt, caramel và/hoặc chocolate. Phân loại theo đặc tính sản phẩm: Loại có lớp bọc ngoài: Lớp bọc thường là chocolate. Loại không có lớp bọc ngoài: Loại này thường sau khi phối trộn với hạt xong được đem đi tạo hình, làm lạnh và cắt, chúng chỉ được lót bởi một lớp giấy gạo hoặc bánh xốp mỏng để tránh bị dính khi tạo hình hay đổ vào khuôn. . Loại làm nhân: Thường dưới dạng paste hoặc đem nghiền nhỏ, với nhiều kích thước khác nhau Nougat Cream Fine (< 0,5mm) Medium (< 3 mm) Coarse (< 5 mm) Extra coarse (< 10 mm) NGUYÊN LIỆU Lòng trắng trứng (albumin): Gồm 3 lớp: lớp ngoài lỏng (23%), lớp giữa đặc (57%), lớp trong lỏng (20%). Albumin là dịch thể gồm các protein hình cầu như: ovalbumin, conalbumin, ovogolbulin, flavoprotein , ovoglucoprotein, ovomacroglobulin, avidin và một protein hình sợi là ovomuxin. Trong albumin trứng còn có 0,5% glucose tự do, đây là tác nhân gây nên phản ứng làm sẫm màu phi enzyme, trong công nghiệp sản xuất albumin, có thể loại trừ phản ứng này bằng enzyme glucooxydase). Sản phẩm albumin trứng thường ở dạng dung dịch sánh (dạng cô đặc) hoặc dạng bột khô có màu vàng (độ ẩm 8-14%). Thành phần lòng trắng trứng Thành phần Dạng sản phẩm Lòng trắng trứng tươi Dạng bột Dạng cô đặc Nước,% 80-88 5-8 <16 Protein,% 10.5-13 80-95 >75 Carbohydrate,% 0.45-1.4 7.5 - Muối khoáng,% 0.3-1.1 2-5.7 - Béo,% vết 0.5-1.8 5-6 Thành phần protein của albumin trứng Loại protein % Ovalbumin 58.4 Conalbumin 13.2 Ovomucoid 14.1 Ovomucin 1.6 Globulin 8.7 Lisozyme 3.8 Thành phần ovalbumin chiếm nhiều nhất lòng trắng (58,4%), có 4 nhóm –SH và 2 cầu disulfua -S-S-, có khả năng tạo gel tốt, tạo bọt tốt khi đánh khuấy, bọt ổn định khi làm lạnh, làm bền bọt khi gia nhiệt. Lysozyme là một nhóm enzyme thuộc peptidoglycan N-acetylmuramylhydrolase với phân tử lượng nhỏ:14000, điểm đẳng điện (pI =11). Có thể tách chiết dễ dàng lysozyme ở dạng tinh thể ở điều kiện pH 9,5 với sự có mặt của NaCl. Lysozyme có 4 cầu nối disulfua, nhưng không chứa nhóm –SH. Lysozyme bị biến tính ở nhiệt độ khoảng 70-750C. Tuy nhiên, khoảng nhiệt độ này có thể dao động tùy thuộc pH và điều kiện môi trường. Lysozyme có khả năng tạo bọt nhưng thấp hơn serum albumin, casein. Ngoài ra, lysozyme có tính kháng khuẩn do có khả năng thủy phân tại liên kết β-1,4 giữa N-acetylglucosamine và N-acetylmuramic axit trong phân tử proteoglycan của thành tế bào vi khuẩn. Chính vì thế, lysozyme được ứng dụng như chất bảo quản thực phẩm. Albumin tươi nói chung khó tiêu hóa, đó là do thành phần ovomucin là một anti tripsin (enzyme kháng tiêu hóa). Ngoài ra, còn có một số globulin không chịu tác dụng của enzyme tiêu hóa, chỉ sau khi biến tính nhiệt trên 650C mới có thể tiêu hóa dễ dàng. Chỉ tiêu vi sinh của sản phẩm albumin: không được có mặt E.coli, Samonella, Staphylococcus aureus, không có hoạt tính của lipase. Các sản phẩm thay thế lòng trắng trứng tươi: casein, whey, soy protein, geltatin. Casein có khả năng tạo bọt tốt hơn albumin trứng nhưng để bọt bền cần sự có mặt của đường, glucose. Whey cũng có khả năng tạo bọt tốt (do thành phần lactalbumin và lactoglobulin). Whey thường được dùng kết hợp với albumin trứng để tạo bọt. Soy protein là loại nguyên liệu hoàn hảo để thay thế albumin trứng do tính năng công nghệ: tan tốt trong nước, khả năng tạo bọt cao, độ bền bọt cao, bọt ít bị phá vỡ ở nhiệt độ cao (do đó có thể trộn syrup nóng vào để đảm bảo chỉ tiêu vi sinh của sản phẩm). Mật: Là nguyên liệu cần thiết để tạo hương vị cho sản phẩm kẹo nougat. Mật có tác dụng giữ ẩm, tăng hàm lượng chất khô, ngoài ra sử dụng mật sẽ tránh làm kết tinh đường trong kẹo do mật chứa hàm lượng đường khử cao. Ngày nay, trong công nghiệp có thể dùng syrup đường nghịch đảo để thay thế mật. Thành phần chính của mật là đường nghịch đảo, chiếm 74% (trong đó fructose chiếm 39%, dextrose chiếm 35%); saccharose 1,8%; khoáng 0,2%; dextrin 1,2%; protein và sáp 0,4% và khoảng 18% ẩm, ngoài ra mật còn có thể chứa đường maltose và một số loại đường khác. pH của mật khoảng 3,9. Hàm lượng đường fructose trong mật tự nhiên luôn cao hơn hàm lượng dextrose, tỉ lệ fructose/dextrose thường dao động trong khoảng 1,15-1,35. Đối với syrup đường nghịch đảo sản xuất trong công nghiệp thì tỉ lệ này thường là 0,9.. Trong mật tự nhiên thường chứa các loại enzyme amylase, invertase và các loại men. Độ ẩm của mật nếu vượt quá 20% sẽ tạo điều kiện cho sự lên men hay các phản ứng hóa sinh làm biên đổi chất lượng mật. Xử lý nhiệt ở 710C có thể vô hoạt các men này. Tuy nhiên, ở nhiệt độ lớn hơn 500C, một số thành phần dinh dưỡng và cấu tử hương. Khi thay thế mật bằng syrup đường nghịch đảo trong sản xuất kẹo nougat, người ta thường phải bổ sung phụ gia tạo hương mật. Các loại hạt để làm kẹo Almond (hạnh nhân) Đây là loại hạt quan trọng nhất trong làm bánh và được sử dụng rất phổ biến, nó có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải. Tự nhiên, loại hạt này có vỏ nâu. Ngoài ra còn có loại hạt đã tẩy vỏ thành trắng. Trong các cửa hàng thường có hạnh nhân nguyên hạt, tách đôi, cắt lát, hoặc dạng bột. Có hai loại hạnh nhân, hạnh nhân đắng và hạnh nhân ngọt. Loại hạnh nhân ngọt dùng để làm kẹo và một số món tráng miệng. Trong khi loại hạnh nhân đắng thường được dùng với mục đích tạo vị. Trên thế giới, sản lượng hạnh nhân đắng không cao. Nếu cơ thể tiêu thụ một lượng cao hơn mức cho phép thì hạnh nhân đắng có thể gây độc và trong hạt này có chứa amygdalin, mà chất này khi thủy phân sẽ tạo hydro cyanide. Quá trình thủy phân amygdalin sẽ xảy ra dưới tác dụng của enzyme Emulsin, có trong thành phần lớp vỏ lụa của hạt, nếu hạt được tán thành bột, làm ẩm và ủ ở 30oc. Sản phẩm sau thủy phân gồm có hydro cyanide, benzaldehyde và D-glucose. Hạt hạnh nhân có thể ăn “sống”, nhưng hạt rang được dùng trong các dòng sản phẩm chocolate nhiều hơn. Để tách lớp vỏ nâu, hạt sẽ được chần trong nước gần sôi, sau đó được cán giữa hai trục bằng cao su thì lớp vỏ này dễ dàng trốc ra. Hạt hạnh nhân đã chần có thể được sấy khô hoặc rang sau đó dùng trang trí cho một số loại bánh hoặc bổ sung vào kẹo. Ngoài ra, hạt đã chần cũng có thể được nghiền thành almond paste. Hạt hạnh nhân chứa hàm lượng khoáng chất khá cao như magie, kali, calci và các chất chống oxy hóa như Vitamin E, selenium. Một tách hạt hạnh nhân chứa lượng magie tương đương 25% nhu cầu magie của cơ thể người trong một ngày. Và ¼ tách hạt hạnh nhân chứa lượng calci xấp xĩ lượng calci có trong ¼ tách sữa. Một nghiên cứu trên động vật thấy rằng, nhóm động vật ăn hạnh nhân nguyên hạt có ít tế bào ung thư ruột kết hơn là nhóm chi được ăn dầu hạnh nhân hoặc không ăn hạnh nhân. Lý do được đưa ra có lẽ là do hạt chứa nhiều chất xơ. Hạnh nhân cũng được xem là hạt khá tốt cho sức khỏe tim mạch vì có hàm lượng cholesterol khá thấp, hơn 70% chất béo của hạt là acid béo không no có một nối đôi. Hạt hạnh nhân có thể được bảo quản dễ dàng hơn các loại hạt khác được dùng để làm bánh. Nhiêt độ lý tưởng để bảo quản hạt là 4-7oC, độ ẩm 55-65%. Cashew (hạt điều) Hạt điều có nguồn gốc từ Brazil, nhưng ngày nay nó được trồng khá nhiều ở Ấn Độ. Cây điều cùng họ với cây xoài và pistachio. Hạt điều có chất lượng tốt thì phải trắng, hạt mẩy, có vị béo và ngọt. Trên thị trường có hai dạng sản phẩm hạt điều là loại nguyên hạt và loại hạt được tách đôi. Hazelnut Loại hạt này nguyên vỏ trông hơi giống như hạt dẻ nhỏ thường có ở Việt Nam. Tuy nhiên loại hazelnut của phương Tây không phải là giống hạt dẻ đó. Hazelnut dùng làm bánh rất thơm ngon. Hazelnut có nhiều tên gọi khác nhau như Barcelona, Levant Nut, Filbert. Hạt này được trồng nhiều ở tây ban nha, ý, pháp và thổ nhĩ kỳ. Hazelnut có nhiều hình dạng, kích thước và màu sắc khác nhau, chúng có thể được dùng thay thế cho nhau vì mùi vị khá tương tự, nhưng người ta thường ưa thích dùng các hạt có kích thước nhỏ trong các sản phẩm chocolate, kẹo hạnh nhân (còn được gọi là kẹo trứng chim). Người ta hay sử dụng hazelnut “sống” như là món tráng miệng, còn hạt rang thì thường được dùng trong các sản phẩm chocolate. Macadamia nut Loại hạt này không có tên gọi tương đương trong tiếng Việt, ăn rất ngon và giá cũng rất đắt. Đây là hạt có nguồn gốc từ Queenland và New South Wales, ngày nay thì được trồng nhiều ở Hawaii. Hạt có kích thước nhỏ, tròn và vỏ khá cứng nên việc tách vỏ khá phức tạp làm cho giá cả của hạt macadamia đã tách vỏ trên thị trường rất cao. Macadamia có chứa hàm lượng cao protein, chất xơ, và các acid béo không bão hòa có một nối đôi. Pecan (hạt hồ đào) Hạt này được trồng rất nhiều ở một số bang miền nam hoa kỳ, đây cũng là quốc gia tiêu thụ lượng lớn loại hạt này. Hạt pecan chứa hàm lượng chất béo cao hơn hết so với các loại hạt bổ sung vào trong bánh, kẹo. Quá trình trồng, thu hoạch, tách vỏ, và cuối cùng là phân loại các loại hạt này kéo dài và phức tạp, chính vì thế mà giá của hạt này rất cao, chỉ có những bánh kẹo cao cấp mới dùng hạt này. Pistachios (hạt dẻ cười) Đây là loại hạt có nguồn gốc từ vùng Trung Đông. Tại châu Âu, cây của loại hạt này được trồng nhiều ở Ý, Sicily, Hy Lạp, Pháp Và Tây Ban Nha. Sản phẩm hạt này được bán bao gồm cả vỏ. Hạt được dùng để trang trí bề mặt cho một số loại bánh, món ăn vì màu xanh bắt mắt của nó. Khi sử dụng loại hạt này thì nên chú ý đến mức độ hở của vỏ ( tức là hạt có “cười” hay không), vì hạt khép vỏ tức là chưa đủ độ thành thục. Corn syrup (siro bắp) Đây là chất tạo ngọt tự nhiên, được sản xuất bằng cách thủy phân một phần tinh bột bắp dưới tác dụng của acid và nhiệt độ trên 100oC, sau đó có thể tiếp tục thủy phân bằng enzyme nếu cần thiết. Corn syrup là hỗn hợp của glucose, maltose, và maltodextrins. mức độ thủy phân phụ thuộc vào yêu cầu sử dụng của sản phẩm cuối cùng, thông thường thủy phân khoảng 40-60% liên kết glucosid của tinh bột, tức chỉ số DE từ 40-60, nhưng thực tế người ta thường hay sản xuất loại syrup có DE từ 24-80. Độ ngọt của corn syrup bằng một nửa so với dung dịch sucrose có cùng nồng độ. Corn syrup hay được sử dụng để sản xuất một số loại kẹo vì với cùng độ ngọt thì dung dịch này có độ nhớt cao hơn các dung dịch tương tự. Hương vani Có ba dạng sản phẩm hương vani: vanilla tự nhiên, hai dạng tổng hợp gồm vanillin và ethyl vanillin. Vanilla tự nhiên: được thu nhận từ quà của một loại lan nhiệt đới có tên là Vanilla planifolia, đây là loại cây bản địa của vùng Trung Mỹ, nhưng nó lại được trồng nhiều ở Madagascar, Seychelles, Reunion và Tahiti. để có hoa có thể đậu trái thì cần thiết phải tiến hành thụ phấn nhân tạo vì trong một số vùng mà loại cây này có thể phát triển tự nhiên thì không có một loại ong đặc biệt nào thụ phấn cho hoa lan này. Vanilla cần phải trải qua một quá trình xử lý tương tự như cacao để có hương thơm đặc trưng. Vanillin là một trong những hợp chất hương tổng hợp đầu tiên. trước đây, vanillin được tổng hợp dầu eugenol của cây đinh hương, và ngày nay người ta có thể tổng hợp vanillin từ lignin, sản phẩm này có mùi hoàn toàn tương tự như dạng được tổng hợp trước đây. Ethyl vanillin là dạng sản phẩm vanillin mà trong đó nhóm methyl được thay thế bởi nhóm ethyl. Sản phẩm này còn có tên gọi là bourbonal, vanillose. Mặc dù đã xuất hiện từ lâu nhưng nó không được dùng pơhor biến vì khó tách một số tạp chất còn lẫn bên trong. Ngày nay, nhược điểm này đã được cải thiện. để có cường độ mùi tương đương nhau thì lượng vanillin phải sử dụng nhiều gấp năm lần so với ethyl vanillin, nhưng giá cả của ethyl vanillin lại cao gấp bốn lần so với vanillin. QUY TRÌNH SẢN XUẤT Qui trình sản xuất nougat cứng Đường, glucose, nước Nấu Mật ong Lòng trắng trứng Hạt quả hạnh Đánh bông Phối trộn Tách vỏ Nướng nhẹ Đổ khuôn-cán Cắt Đánh Làm nguội Bao gói Kẹo nougat cứng Vanilla Thuyết minh qui trình Thành phần nguyên liệu sử dụng: Quả hạnh 40% Đường tinh thể: 23% Lòng trắng trứng: 2% Mật ong: 14% Glucose: 20% Hương vanilla:1% Giấy gạo, nước Nấu đường: Mục đích: chế biến Chuyển đường từ dạng tinh thể sang dạng dung dịch, giúp sự hòa trộn được đồng nhất, chuẩn bị cho các bước sau. Biến đổi: -Vật lí: Nhiệt độ tăng, độ nhớt giảm. -Hóa lý: chuyển từ dạng tinh thể rắn sang dạng lỏng. -Hóa học: ở nhiệt độ cao, xảy ra phản ứng caramel, tạo màu cho sản phẩm. Thiết bị: sử dụng nồi nấu Hòa tan đường vào nước, khuấy cho đến khi đường tan hết Cho glucose syrup vào, và tiến hành nấu có khuấy trộn Nấu cho đến nhiệt độ 130oC, giữ nhiệt trong vòng 2-5 phút. Tại giai đoạn này, syrup có dạng đặc quánh. Nếu cho syrup nhỏ giọt xuống nước đá thì nó trở thành một hạt cứng. Thông số công nghệ: - Nhiệt độ nấu 130oC - Thời gian nấu: tối ưu. - Nồng độ syrup đạt: 92% - Làm nguội về: 60-70 oC. - Lượng nước sử dụng: tùy theo năng suất hoặc khối lượng syrup cần nấu mà thêm nước. Lượng nước được tính như sau: Giả sử cần chuẩn bị 5 m3 syrup đường saccharose có nồng độ 92% khối lượng - Khối lượng riêng của syrup 92% khối lượng là : 1.975 kg/l Suy ra khối lượng của 5 m3 của syrup là: 5000 x1.975 =9875 kg - Hàm lượng saccharose cần để nấu syrup là: 0.92 x 9875=9085 kg -Saccharose công nghiệp chứa một lượng ẩm và các tạp chất, giả sử hàm lượng saccharose trong nguyên liệu ban đầu là 99.8% => Lượng đường cần dùng là: 9085/0.998=9103.2 kg => Lượng nước cần dùng là: 9875-9103=772 kg . Trong quá trình nấu ước tính tổn thất khoảng 2-5% lượng nước, nên nếu giá trị tổn thất là 5% thì hàm lượng nước thực tế cần dùng là: 772 x 1.05=810.6 kg Các yếu tố ảnh hưởng: - Tỷ lệ thành phần glucose syrup: thành phần thấp thì ảnh hưởng đến cấu trúc do glucose giúp giảm tình trạng đường bị kết tinh khi phối trộn lúc sau. Nhưng nếu syrup nhiều thì làm cho hỗn hợp bị caramel hóa nhiều, gây sậm màu và đắng do syrup có nhiệt độ caramel thấp hơn đường saccharose. -Nhiệt độ nấu: nhiệt độ nấu càng cao thì nougat càng cứng, tuy nhiên nhiệt dộ quá cao thì đường bị caramel hóa mạnh, làm sản phẩm quá sẫm màu và có vị đắng. -Tỷ lệ nước : đường : nước nhiều thì độ nhớt giảm, nhưng thời gian nấu dài, tốn diện tích thiết bị, nên chọn tỷ lệ nước vừa phải. Đánh trứng: Mục đích: chuẩn bị, giúp tạo bọt khí để tạo cấu trúc cho sản phẩm Biến đổi: - Chủ yếu là biến đổi vật lý: tăng nhiệt độ - Tăng thể tích do tạo khung protein có khả năng giữ khí. Thiết bị TrhTh Đánh hỗn hợp lòng trắng trứng và mật: Mục đích: chuẩn bị, đánh đến khi hỗn hợp đồng đều. Biến đổi: không có biến đổi gì đáng kể Thiết bị: sử dụng cùng thiết bị trên. Mật được đun nóng, sau đó làm nguội và trộn với trứng đánh Thông số công nghệ: Nhiệt độ nấu: 118oC Nhiệt độ làm lạnh 60-70oC Yếu tố ảnh hưởng: - Mật ong phải được gia nhiệt riêng rồi sau đó mới bổ dung vào dịch syrup để giảm thiểu sự thay đổi về hương vị. - Nhiệt độ: nếu nhiệt độ mật quá cao thì làm biến tính protein làm giảm khả năng giữ khí, giảm độ phồng của trứng. - Đối với mẻ nấu có mật thì không nên sử dụng tỷ lệ đường lớn, vì các acid trong mật có thể tạo nên phản ứng nghịch đảo đường, hạt đường trong trường hợp này sẽ được hình thành tốt nếu như toàn bộ lượng syrup và mật sử dụng đươc nấu ở nhiệt độ thấp. cần phải sử dụng đủ lượng syrup trong phần dịch nấu syrup để chống lại sự kết tinh sớm của đường khi tiến hành trộn hai phần lại với nhau. - Đối với mẻ nấu có tỷ lệ phần frappe cao và phần dịch syrup nấu thấp hơn thì nên sử dụng thêm lượng mật để đạt cấu trúc mong muốn trong sản phẩm cuối cùng. Rang hạt: Mục đích: Chế biến, làm chín hạt Chuẩn bị: thành phần hạt bổ sung vào hỗn hợp kẹo Hoàn thiện, tạo mùi thơm đặc trưng Biến đổi: -Vật lí: Nhiệt độ tăng, thay đổi màu: màu chuyến nâu -Vi sinh: một số vi sinh vật bị tiêu diệt, vô hoạt enzyme. Thiết bị: Thông số công nghệ: Nhiệt độ 175o Thời gian 5-7 phút. Phối trộn: Mục đích:Chế biến Biến đổi: không có biến đổi gì đáng kể. Thiết bị: Trộn hỗn hợp trứng đánh và mật vào syrup đã nấu và tiếp tục khuấy trộn và giữ nhiệt. Khi hỗn hợp có màu trắng ngà thì bắt đầu thêm hạt vào và tiêp tục khuấy trộn Thông số công nghệ: -Giữ nhiệt ở 60oC -Thời gian giữ nhiệt sau cùng : 1-2 phút -Tổng thời gian cho giai đoạn: 20 phút Các yếu tố ảnh hưởng: Nấu hỗn hợp đến khi đặc và có màu trắng ngà. -Thứ tự phối trộn: -Phương pháp phối trộn: Khi phần syrup nấu có nhiệt độ nấu quá cao thì cần phảo làm lạnh đủ để không phá hủy cấu trúc của phần frappé. -Thời gian phối trộn: thời gian quá ngắn thì các thành phần chưa được đông nhất, sự phân phối của hạt cũng chưa đồng đều. thời gian dài thì hạt bị gia nhiệt lâu, mất đi độ giòn mong muốn và màu sắc sản phẩm sậm. Đổ khuôn-cán Mục đích: chuẩn bị cho quá trình cắt tạo hình. Cắt Làm nguội Bao gói Thiết bị bao gói trên được điều khiển tự động bằng PLC. Kết nối với dây chuyền sản xuất kẹo Nougat. Năng suất 300~500pcs/min Hình dạng bao gói dạng thanh dài ghép mí 2 đầu Vạt liệu bao gói Wax paper, cellpane, aluminium film Công suất máy 3.55kw Tần số 380v/50hz Trọng lượng 1350kg Dimensions(L×W×H) 1450×1200×1800mm SẢN PHẨM Nougat nói chung cung cấp khoảng 460 kcal/100g, loại kẹo này cho ít năng lượng hơn so với socola đồng thời tỷ lệ béo ít. Hạt quả hạnh và hạt dẻ chứa chủ yếu là các acid béo không no tốt cho tim mạch. Nougat có chứa thành phần khoáng với hàm lượng cân đối như: Kali, Photpho, Canxi, Magie, và Natri cũng như là hàm lượng vitamin nhóm B, vitamin C, PP và E. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong 100g: Nước: 6.9g Protein:10.8g Lipid: 26.8g Available glicides 52.0g Tinh bột Xơ: 1.9 g Năng lượng: 479 kcal Khoáng: sắt: 3.5mg Ca: 80 mg TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Chocolate, cocoa, and confectionery: science and technology, Edition: 3-Bernard W. Minifie-, revised, Xuất bản bởi Springer, 1999- ISBN 083421301X, 9780834213012-904 trang [2] Chocolate and confectionery-By Cecil Trevor Williams-Published by L. Hill, 1950 -Original from Cornell University-Digitized Mar 21, 2009-215 pages [3]Sugar Confectionery and Chocolate Manufacture-By R. Lees, E. Brian Jackson-Edition: illustrated-Published by L. Hill, 1973-Original from Cornell University-Digitized Oct 24, 2008-ISBN 0249441209, 9780249441208-379 pages [4] [5] [6] [7] [8] [9] journal of food engineering –volume 53, issue 2, june 2002,page 199-202 [10] [11] Và một số trang web khác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbáo cáo nougat.doc