Tài liệu Đề tài Công đoàn với việc tham gia giải quyết việc làm cho công nhân, viên chức, lao động: Phần mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Sau 15 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, văn hoá - xã hội. Đời sống của người lao động từng bước được cải thiện, song bên cạnh những thành quả đạt được trong kinh tế thị trường cũng gây ra các mặt tiêu cực, chịu ảnh hưởng của các quy luật kinh tế quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh đã gây ra sức ép lớn đối với nền sản xuất xã hội. Một mặt do ảnh hưởng của cơ chế cũ, kém nhạy bén trong sản xuất, kinh doanh. Mặt khác do khu vực kinh tế quốc doanh vẫn được ưu tiên phát triển mạnh, cả về quy mô và số lượng nhưng hoạt động lại kém hiệu quả. Khu vực này thường thu hút phần lớn lực lượng lao động nên đã gây ra những lãng phí về vốn, lao động và tài nguyên. Một tất yếu khách quan đặt ra phải đổi mới cơ chế quản lý, đổi mới công nghệ, dây chuyền sản xuất, tiết kiệm chi phí. Dẫn đến thực trạng các doanh nghiệp đã dôi ra một lực lượng lao động khá lớn không có việc làm trong kh...
87 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1023 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Công đoàn với việc tham gia giải quyết việc làm cho công nhân, viên chức, lao động, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Sau 15 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, văn hoá - xã hội. Đời sống của người lao động từng bước được cải thiện, song bên cạnh những thành quả đạt được trong kinh tế thị trường cũng gây ra các mặt tiêu cực, chịu ảnh hưởng của các quy luật kinh tế quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh đã gây ra sức ép lớn đối với nền sản xuất xã hội. Một mặt do ảnh hưởng của cơ chế cũ, kém nhạy bén trong sản xuất, kinh doanh. Mặt khác do khu vực kinh tế quốc doanh vẫn được ưu tiên phát triển mạnh, cả về quy mô và số lượng nhưng hoạt động lại kém hiệu quả. Khu vực này thường thu hút phần lớn lực lượng lao động nên đã gây ra những lãng phí về vốn, lao động và tài nguyên. Một tất yếu khách quan đặt ra phải đổi mới cơ chế quản lý, đổi mới công nghệ, dây chuyền sản xuất, tiết kiệm chi phí. Dẫn đến thực trạng các doanh nghiệp đã dôi ra một lực lượng lao động khá lớn không có việc làm trong khi các thành phần kinh tế khác chưa đủ khả năng thu hút, tiếp nhận số lao động này gây ra thất nghiệp.
Giải quyết có hiệu quả vấn đề việc làm, tạo việc làm, nâng cao trách nhiệm đảm bảo đời sống cho người lao động vừa là vấn đề cấp bách, vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài vừa là mục tiêu xã hội hàng đầu đối với Đảng và Nhà nước ta. Đại hội Đảng lần thứ IX khẳng định: "Giải quyết việc làm là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của chính sách xã hội, là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh hóa xã hội, đáp ứng nguyện vọng và yêu cầu bức xúc của nhân dân"{1}.
Giải quyết tốt việc làm cho người lao động, sẽ giải quyết được mọi quan hệ xã hội. Thực tế cho thấy, mọi tệ nạn xã hội đều bắt nguồn từ nguyên nhân sâu sa đó là đội ngũ những người thất nghiệp.
Tổ chức Công đoàn với chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho công nhân, viên chức, lao động mà trọng tâm là giải quyết việc làm cho người lao động. Có việc làm người lao động sẽ có thu nhập, làm cơ sở cho việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động. Luật Công đoàn Việt Nam khẳng định: "Công đoàn cơ sở có trách nhiệm đôn đốc, giám sát việc thực hiện các chính sách, chế độ về lao động"[2].
Xuất thân từ giai cấp công nhân, được học tập và rèn luyện tại trường Đại học Công đoàn, với chuyên môn đào tạo Quản trị kinh doanh và Công đoàn đặc biệt quan tâm đến vấn đề giải quyết việc làm. Do vậy, em chọn đề tài: "Công đoàn với việc tham gia giải quyết việc làm cho công nhân, viên chức, lao động". Đề tài được thực hiện tại Tổng công ty xây dựng công trình Giao thông 8.
2. Mục tiêu của đề tài
- Tìm hiểu hoạt động thực tiễn của tổ chức Công đoàn.
- Đánh giá việc chỉ đạo tổ chức hoạt động của Công đoàn Tổng công ty xây dựng công trình Giao thông 8 với vấn đề giải quyết việc làm.
- Trên cơ sở lý luận và thực tế hoạt động Công đoàn Tổng công ty tìm ra những mặt mạnh, tồn tại và rút ra bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức và chỉ đạo của Công đoàn Tổng công ty.
- Đề xuất những biện pháp để thực hiện, chức năng, nhiệm vụ của Công đoàn Tổng công ty nhằm góp phần thực hiện đổi mới tổ chức hoạt động. Đồng thời đưa ra những khuyến nghị thực hiện từng nhiệm vụ cụ thể.
3. Vấn đề nghiên cứu.
3.1. Khung lý thuyết.
Công đoàn tham gia giải quyết việc làm
Công đoàn phân phối với chuyên môn giải quyết việc làm
Công đoàn trực tiếp giúp đỡ CN-LĐ giải quyết việc làm
Đổi mới công nghệ tạo thêm việc làm
Sắp xếp lại lao động
Tổ chức lại lao động
Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ CN-LĐ
Tổ chức các phong trào thi đua, luyện tay nghề, thi thợ giỏi
Mở rộng các loại hình dịch vụ
Lập quỹ tương trợ
Vay vốn giúp đỡ CN-LĐ phát triển kinh tế gia đình
3.2. Giả thuyết nghiên cứu
Công đoàn tham gia xây dựng phương án đổi mới công nghệ sản xuất sản phẩm tạo thêm việc làm mới cho công nhân lao động.
Công đoàn tham gia với chuyên môn tổ chức lại sản xuất.
Công đoàn tham gia với chuyên môn sắp xếp lại lao động trong doanh nghiệp.
Công đoàn tham gia với chuyên môn đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho công nhân lao động.
Công đoàn tham gia tổ chức thi đua trong lao động sản xuất, luyện tay nghề, thi thợ giỏi.
Công đoàn trực tiếp giúp đỡ công nhân lao động, tín chấp vay vốn từ quỹ quốc gia để phát triển kinh tế gia đình.
Công đoàn đại diện kí kết hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể.
4. Đối tượng nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu :
- Công đoàn Tổng công ty Xây dựng công trình Giao thông 8.
4.2.Khách thể nghiên cứu :
- Hoạt động công đoàn Tổng công ty Xây dựng công trình Giao thông 8
- Cán bộ, công nhân viên chức, lao động Tổng công ty.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: tại Tổng công ty Xây dựng công trình Giao thông 8.
- Thời gian nghiên cứu: từ năm 1998 đến 2003.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp các kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm của Tổng công ty Xây dựng công trình Giao thông 8.
-Nghiên cứu Hoạt động của công đoàn thông qua các báo cáo tổng kết hoạt động công đoàn một số năm gần đây và khảo cứu các tài liệu thứ cấp.
- Khảo sát tình hình thực tế về sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
- Sử dụng phương pháp chuyên gia.
7. Kết cấu đề tài bao gồm 3 phần:
- Chương 1: Những vấn đề chung về việc làm và giải quyết việc làm.
- Chương 2: Công đoàn Tổng công ty Xây dựng công trình Giao thông 8 tham gia giải quyết việc làm cho công nhân, viên chức, lao động.
- Chương 3: Kết luận và khuyến nghị.
Trong thời gian tìm hiểu và nghiên cứu khoa luận không tránh khỏi những thiếu sót nên em rất mong sự góp ý, giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và của các đồng chí tại Tổng công ty Xây dựng công trính Giao thông 8.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Tăng Quyết Thắng và đồng chí Vũ Chí Thọ Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này.
Chương 1
Những vấn đề chung về việc làm và giải quyết việc làm
1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Việc làm
Việc làm là một khái niệm thuộc phạm trù hoạt động của con người, mọi hoạt động của con người được biểu hiện đa dạng và sinh động qua các dạng việc làm trong hình thái kinh tế xã hội. Nói đến việc làm là nói đến nơi làm việc, một đối tượng lao động, một công cụ lao động, một quá trình đào tạo cụ thể. Khi đề cập đến vấn đề việc làm thì sức lao động có vai trò quan trọng, nó là tất yếu của mọi quá trình sản xuất (cả vật chất lẫn tinh thần). Vai trò của lao động không mất đi hoặc suy giảm trong bất kỳ điều kiện công nghệ - kỹ thuật sản xuất nào mà vấn đề là diễn ra sự thay đổi vai trò của lao động thể lực và lao động trí lực. Trong đó lao động về trí lực giữ vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, mỗi thời kỳ phát triển cũa xã hội thì khái niệm việc làm được hiểu theo nghĩa khác nhau.
Việc làm có thể định nghĩa như một tình trạng trong đó có sự trả công bằng tiền hoặc hiện vật, do có sự tham gia tích cực, có tính chất cá nhân và trực tiếp nỗ lực vào sản xuất.
Mặt khác, việc làm theo nghĩa rộng là toàn bộ các hoạt động kinh tế của một xã hội nghĩa là tất cả những gì quan hệ đến cách thức kiếm sống của con người kể cả các quan hệ xã hội và các tiêu chuẩn hành vi tạo thành khuôn khổ của quá trình kinh tế.
Hai khái niệm này chưa cụ thể các hoạt động của con người, trong quá trình lao động mà chỉ ra những vấn đề chung nhất. Do vậy, tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình của mỗi quốc gia, phụ thuộc vào phong tục, tập quán, luật pháp mà đưa ra khái niệm về việc làm một cách phù hợp, ở Việt Nam theo điều 13 Luật lao động cũng đưa ra khái niệm về việc làm:
Mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập không bị luật pháp cấm đều được gọi là việc làm.
Từ những khái niệm nêu trên cho phép ta hiểu việc làm là những công việc có ích cho con người, mang lại thu nhập và không bị pháp luật ngăn cấm. Vì vậy, nguyên tắc khi một người đang tham gia thực hiện, một hay một số công việc đều được coi là có việc làm. Tuy nhiên ở Việt Nam cho thấy rất nhiều người làm việc hoặc làm việc cả ngày, nhưng có năng suất lao động thấp dẫn đến thu nhập cũng rất thấp nhưng họ vẫn phải chấp nhận và không có sự lựa chọn nào khác để đảm bảo cho sự tồn tại của bản thân và gia đình, ở đây rõ ràng bộc lộ sự không hợp lý trong khái niệm người có việc làm.
Do đó, để đánh giá khái quát hơn khái niệm "có việc làm", cần phải được bổ sung với ý nghĩa đầy đủ của nó, trên hai khía cạnh chủ yếu đó là mức độ sử dụng thời gian lao động, mức năng suất và thu nhập. Một việc làm đầy đủ đòi hỏi người làm công việc đó có thể sử dụng đầy đủ thời gian lao động theo chế độ (ở Việt Nam quy định là 8 giờ/ngày). Mặt khác, làm công việc đó phải mang lại một khoản thu nhập không thấp hơn mức tiền lương tối thiểu là 290.000đ/tháng. Việc lượng hoá người có việc làm theo khái niệm này sẽ cho chúng ta một cách nhìn nhận trung thực hơn về mức độ sử dụng lao động xã hội và xác định được quy mô việc làm cần phải tạo thêm cho lao động xã hội.
1.1.2. Tạo việc làm
Tạo việc làm theo nghĩa rộng là những vấn đề liên quan đến việc phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, quá trình đó diễn ra từ việc giáo dục, đào tạo và phổ cập nghề nghiệp, chuẩn bị cho người lao động bước vào cuộc đời lao động đến việc tự do lao động và hưởng thụ xứng đáng với giá trị lao động mà mình đã tạo ra.
Tạo việc làm theo nghĩa hẹp chủ yếu hướng vào đối tượng thất nghiệp, chưa có việc làm hoặc thiếu việc làm, nhằm tạo thêm chỗ làm việc cho người lao động, duy trì tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao nhất.
Tạo việc làm đầy đủ cho người lao động không những tạo điều kiện để người lao động tăng thu nhập, nâng cao đời sống mà còn làm giảm các tệ nạn xã hội làm cho xã hội càng văn minh hơn. Tạo việc làm đầy đủ cho người lao động còn có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người lao động ở chỗ tạo cơ hội cho họ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong đó có quyền cơ bản nhất là quyền được làm việc, nhằm nuôi sống bản thân và gia đình góp phần xây dựng đất nước.
1.1.3. Thất nghiệp
Thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế - xã hội tồn tại trong nhiều chế độ xã hội. Thất nghiệp theo đúng nghĩa của từ là mất việc làm hay là sự tách rời sức lao động khỏi tư liệu sản xuất.
Thất nghiệp là những hiện tượng gồm những người mất thu nhập do không có khả năng tìm được việc làm, trong khi họ còn trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, muốn làm việc và đã đăng ký ở cơ quan môi giới về lao động nhưng chưa được giải quyết.
1.1.4. Giải quyết việc làm
Thực chất của tạo việc làm là trạng thái phù hợp giữa hai yếu tố sức lao động và tư liệu sản xuất, cả về số lượng và chất lượng, đó là hai điều kiện cần. Để trở thành hiện thực, nên có môi trường thuận lợi cho việc kết hợp hai yếu tố đó. Do vậy tạo việc làm là: Tạo ra số lượng và chất lượng tư liệu sản xuất (Vốn đầu tư tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, khả năng quản lý, sử dụng), tạo ra số lượng và chất lượng sức lao động (Quy mô dân số, lao động, giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn lực con người). Hình thành môi trường thuận lợi có sự kết hợp các yếu tố sức lao động và tư liệu sản xuất, là sự kết hợp giữa hệ thống chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chính sách khuyến khích thu hút người lao động, chính sách bảo hộ sản xuất, chính sách thất nghiệp, chính sách khuyến khích đầu tư…
Hiện nay ở nước ta công nghiệp hoá, hiện đại hoá vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện để tăng trưởng và phát triển kinh tế vững chắc, đồng thời giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội, trong đó có vấn đề giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân lao động. Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX đã xác định “Sắp tới phải bằng nhiều biện pháp: các thành phần kinh tế mở mang các ngành nghề; đẩy mạnh phong trào lập nghiệp của thanh niên; đẩy mạnh xuất khẩu lao động... nhằm tạo ra nhiều việc làm mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tăng quỹ thời gian lao động được sử dụng ở nông nghiệp”[3].
1.2. Tình hình việc làm ở Việt Nam hiện nay
Vấn đề việc làm cho lao động xã hội là một trong những vấn đề có tính toàn cầu, là mối quan tâm của nhiều quốc gia. Mở rộng việc tạo thêm chỗ làm việc cho lao động xã hội làm là một trong những nội dung cơ bản nhất của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội được toàn thế giới quan tâm và cam kết thực hiện. Trong cơ chế thị trường người lao động có quyền tự do lao động, tự tìm và tạo việc làm cho người khác trong khuôn khổ pháp luật, không bị phân biệt đối xử, cơ chế bao cấp, việc ỷ lại Nhà nước để có việc làm, có biên chế Nhà nước, đang dần dần thay đổi cho thị trường lao động phát triển.
Tình hình thiếu việc ở nước ta cũng rất gay gắt, gõ cửa từng gia đình và trở thành vấn đề xã hội nóng bỏng, đòi hỏi Đảng và Nhà nước có những chủ trương giải quyết việc làm cho người lao động trong tình hình mới và xây dựng chiến lược an toàn việc làm. Khắc phục triệt để những nguyên nhân tiêu cực do nền kinh tế thị trường tạo ra cho xã hội Việt Nam.
Trong những năm gần đây nhờ thực hiện đường lối đổi mới nền kinh tế nước ta đã đạt tốc độ tăng trưởng cao và tương đối ổn định. Nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt khoảng 9 - 10%; sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp khoảng 4,5 - 5,2%, công nghiệp bình quân hàng năm 14 - 15%, dịch vụ bình quân hàng năm 12 - 13%, xuất khẩu khoảng 28%. Tích luỹ nội bộ nền kinh tế ở mức cao 20% GDP. Nhờ đó mà đầu tư cho nền kinh tế tăng đáng kể, tổng số vốn đầu tư cho xã hội năm 2003 khoảng 40 tỷ USD (chiếm khoảng 30% GDP).
Đến nay số lao động làm việc trong khu vực Doanh nghệp có vốn đầu tư nước ngoài là 40 vạn lao động, lao động trong công nghiệp và xây dựng khoảng 3,75 triệu người chiếm 10,5% lao động hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ là 7 triệu người chiếm 19% lực lượng lao động, còn lại là lao động trong nông - lâm - ngư nghiệp chiếm trên 70%.
Cơ cấu lao dộng đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng mạnh vào các ngành công nghiệp và dịch vụ, có xu hướng giảm nhẹ trong khu vực nông nghiệp, đáp ứng với nhu cầu về tăng trưởng kinh tế và sử dụng tốt hơn lao động xã hội. Nhờ đó 3 năm trở lại đây đã tăng thêm được 2,95% bình quân mỗi năm chỗ làm việc mới. Tương đương với số lao động tăng thêm là 1,2 triệu người trong tổng số 38 triệu lao động toàn quốc, trên 9 triệu người được giải quyết việc làm. Riêng các năm 2002 - 2003 đã giải quyết được việc làm mới hàng năm cho khoảng 1,2 - 1,3 triệu lao động đáp ứng được nhu cầu tăng thêm của lực lượng lao động.
Đồng thời mở mang các làng nghề truyền thống, có tác dụng tích cực giải quyết việc làm cho lao động tự do, tạo ra động lực mới để phát triển sản xuất, mở mang việc làm thúc đẩy lao động sáng tạo, có năng suất cao, có trình độ và được hưởng thụ giá trị lao động xứng đáng với công sức họ bỏ ra. Do vậy, đã mở ra khả năng to lớn trong việc giải quyết việc làm cho lao động xã hội. Bên cạnh những thành công của chính sách giải quyết việc làm, hiện nay nước ta vấn là nước có tỷ lệ thất nghiệp cao. Theo số liệu (thực trạng lao động - việc làm năm 2003). Số người thất nghiệp ở khu vực: đồng bằng sông hồng là 9,34%; khu vực Đông bắc là 8,72%; vùng Tây Bắc là 6,58%; vùng Nam Bộ là 6,52%; đồng bằng sông Cửu Long là 6,53 % đây là con số đáng lo ngại đối với nền kinh tế nước ta.
* Nguyên nhân dẫn đến thiếu việc làm ở Việt Nam
- Dân số trong độ tuổi lao động vẫn có xu hướng ngày càng tăng theo dự báo của Tổng cục thống kê thì trong năm 2000 chiếm khoảng 55% và đến 2005 chiếm 59,1% đến năm 2010 là 60,7% dân số cả nước, tốc độ tăng nguồn lao động còn ở mức cao. Đến năm 2003 bình quân mỗi năm nguồn lao động tăng khoảng 2,95% làm cho sức ép về việc làm càng trở nên gay gắt. Đặc biệt là thừa rất nhiều lao động giản đơn chưa qua đào tạo và thiếu nghiêm trọng lao động có trình độ cao. Nếu cứ đà tăng dân số, tăng nguồn lao động và GDP hiện nay thì dến hết năm 2005 Việt Nam vẫn dôi dư một lực lượng lao động tương đối cao.
- Do sự mất cân đối giữa cơ cấu kinh tế và cơ cấu về lao động: đây là thử thách và mâu thuẫn lớn nhất về việc làm ở nước ta. Đó là chất lượng nguồn lao động thấp, tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2003 chỉ chiếm 17.8% phần lớn làm việc trong các cơ quan Nhà nước. Riêng nông thôn chỉ có 10% lao động qua đào tạo trong khi đó đào tạo nghề chỉ có 0,44% cơ cấu đào tạo giữa đại học, cao đẳng, trung học và công nhân kỹ thuật bất hợp lý. Hiện nay tỷ lệ này là (1- 1; 6 - 3,6) và theo tiêu chuẩn chung là (1 - 4 - 10). Đây là sự bất hợp lý trong quá trình thực hiện dào tạo mà các cơ quan Nhà nước cần có sự điều chỉnh hợp lý, cần phải đào tạo đúng mục đích và đúng yêu cầu xã hội. Nếu đào tạo không gắn với yêu cầu sản xuất và thị trường sức lao động dẫn đến hàm lượng chất xám trong sản phẩm thấp làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế. Chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra rất chậm chạp. Tỷ trọng GDP các ngành nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng - dịch vụ, đặc biệt một số ngành dịch vụ thương mại chưa được coi trọng làm hạn chế rất lớn đến vấn để giải quyết việc làm trong nền kinh tế thị trường và hoà nhập với quốc tế trong xu hướng toàn cầu hoá.
- Sự phát triển không đồng đều giữa các vùng: đặc biệt là giữa nông thôn và thành thị, các khu công nghiệp dẫn đến tình trạng di dân tự phát từ khu vực nông thôn lên thành thị ngày càng lớn với tốc độ cao. Số lao động này vào thành phố chủ yếu là người có thu nhập thấp, đại đa số là lao động làm những công việc phổ thông gây lên tình trạng quá tải cho đô thị. Đặc biệt gây hiện tượng rối loạn xã hội và các tệ nạn gia tăng.
1.3. ý nghĩa của việc giải quyết việc làm cho người lao động
1.3.1. Về kinh tế
Giải quyết việc làm cho người lao động tức là sử dụng được tối đa tiềm năng lao động như nâng cao về trình độ khoa học - kỹ thuật, tăng thu nhập cho người lao động. Từ đó tạo ra tiềm năng cho phát triển sản xuất, tăng quy mô và tích luỹ sản xuất, từng bước đổi mới công nghệ và tăng trưởng kinh tế làm tiền đề cho việc thực hiện công bằng xã hội. Người lao động mất việc làm không những ảnh hưởng đến nền kinh tế mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của họ. Người lao động mất việc làm không có thu nhập, sống nhờ vào thu nhập của người khác trong gia đình, ảnh hưởng đến đời sống của cả gia đình, gây khó khăn về kinh tế. Đây là nguyên nhân và nguồn gốc của những phức tạp, tệ nạn xã hội mà hàng năm Nhà nước phải mất khá nhiều kinh phí để chi cho.
1.3.2. Về xã hội
Giải quyết việc làm là trực tiếp tạo ra thu nhập để đảm bảo và nâng cao đời sống cho người lao động, là cơ sở để thực hiện các chính sách xã hội như: chính sách tiền lương, phúc lợi và các chính sách xã hội khác, góp phần làm giảm tiêu cực, lành mạnh hoá xã hội, tiến tới xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ. Thực tế thiếu việc làm còn gây lên những hậu quả nặng nề khi xét các nguyên nhân về tệ nạn xã hội, người ta thấy rằng những người lao động khi mất việc làm tham gia đáng kể vào các tệ nạn xã hội như ma tuý, trộm cắp, mại dâm. Do vậy đó cũng là nguyên nhân gây nhiều khó khăn phức tạp cho quản lý xã hội, làm đảo lộn nếp sống lành mạnh và ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục của dân tộc, kìm hãm sự phát triển của xã hội.
1.3.3. Về chính trị
Kinh tế và chính trị là hai vấn đề luôn gắn bó, có quan hệ mật thiết với nhau. Bởi vì khi người lao động có việc làm sẽ tạo ra thu nhập phục vụ họ và tạo thêm thu nhập cho xã hội. Từ đó người lao động thực hiện nghiêm chỉnh đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, giữ vững ổn định chính trị.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên thì việc làm, giải quyết việc làm không chỉ là vấn đề bức xúc của một quốc gia, một khu vực mà nó là bức xúc có tính toàn cầu. ở Việt Nam việc giải quyết việc làm có ý nghĩa sống còn trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước. Giải quyết việc làm đồng nghĩa với việc đẩy lùi các tệ nạn xã hội, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu nhập cho người lao động, đảm bảo đời sống xã hội tạo được nguồn thu cho ngân sách và tích luỹ xã hội ngày càng cao. Từ đó phát huy được nguồn nhân lực con người mở rộng đầu tư cho sản xuất. Mặt khác tạo được tâm lý yên tâm lao động sản xuất cho mọi người phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất.
1.4. Quan điểm, mục tiêu, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và trách nhiệm của Công đoàn trong việc tham gia giải quyết việc làm cho công nhân, lao động.
1.4.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về giải quyết việc làm cho công nhân. viên chức, lao động.
Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng nhân tố con người vì con người là động lực của mọi sự phát triển, con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Giải quyết tốt các yếu tố con người là giải quyết được mọi vấn đề khác.
Đảm bảo quyền và lợi ích trước mắt hiện nay là tạo cho người lao động có việc làm, thu nhập. Giải quyết việc làm là một vấn đề bức xúc của Nhà nước ta hiện nay. Giải quyết vấn đề này không phải một sớm một chiều là có thể giải quyết ngay được, mà đòi hỏi sự nổ lực phấn đấu, sáng tạo của mỗi cấp, mỗi ngành mỗi đoàn thể và mọi tổ chức xã hội. Do đó Đại hội IX Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: "Về lao động và việc làm: Dành vốn ngân sách đầu tư nâng cấp các cơ sở dạy nghề của Nhà nước, đồng thời có cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hoá, phát triển các hình thức dạy nghề đa dạng, bảo đảm hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động, đưa tỷ lệ được đào tạo nghề lên khoảng 30% vào năm 2010. Có chính sách thu hút những người được đào tạo về làm việc ở nông thôn, nhất là miền núi và vùng sâu, vùng xa.
Nhà nước có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư khai hoang mở thêm đất mới, trồng rừng, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi, nuôi trồng và đánh thuỷ sản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, phát triển ngành nghề và dịch vụ nhằm tạo thêm nhiều việc làm cho nông dân"[4].
1.4.2. Chủ trương giải quyết việc làm của Đảng và Nhà nước ta
Giải quyết việc làm cho người lao động vừa là chính sách kinh tế, đồng thời còn là chính sách xã hội, và đây là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, của toàn xã hội và của mỗi người lao động. Người lao động cũng phải chủ động tìm và tạo việc làm cho mình. Nhà nước sẽ tạo điều kiện về cơ chế chính sách, pháp luật, môi trường sản xuất kinh doanh. Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề. Cụ thể: Theo điều 55 Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định rõ: “ Nhà nước và xã hội có kế hoạch tạo ra việc làm cho người lao động, khuyến khích và bảo vệ các chủ doanh nghiệp các tiểu thủ, các hộ tư nhân và những gia đình làm ăn giỏi khuyến khích họ làm giàu một cách chính đáng để tạo ra nhiều chỗ làm việc, thu hút nhiều lao động”[5].
Theo dự báo sức ép về việc làm các năm tới vẫn tiếp tục gia tăng, số người thất nghiệp năm 1999 vẫn là 7,4% và đến hết năm 2003 có khoảng gần 3 triệu người thiếu việc làm. Tình trạng thiếu việc làm ở nước ta hiện nay do nhiều nguyên nhân, do sắp xếp lại lao động, thu hẹp sản xuất cùng với thiên tai xảy ra dẫn đến việc làm trở thành vấn đề cấp bách hiện nay. Đại hội IX của Đảng ta đã khẳng định "việc làm là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của chính sách xã hội...", có giải quyết được vấn đề này mới "đáp ứng được nguyện vọng và nhu cầu bức xúc của nhân dân"[6].
Vấn đề quan trọng nhất đối với xã hội nói chung, đối với công nhân lao động nói riêng là việc làm, thu nhập, đời sống. Để giải quyết một cách có hiệu quả đòi hỏi Đảng và Nhà nước :
- Thực hiện nhất quán đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, định hướng xã hội chủ nghĩa, gắn chính sách, chủ trương giải quyết việc làm với các dự án phát triển kinh tế xã hội cụ thể, gắn với việc dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông thôn, vùng dân tộc và miền núi, với việc mở mang ngành nghề, phát triển các xí nghiệp vừa và nhỏ, gắn việc giải quyết việc làm với việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, tay nghề cho người lao động.
- Hoàn thiện các chính sách giải quyết việc làm và các chính sách xã hội đối với giai cấp công nhân, phát huy mọi nguồn lực, khuyến khích tạo mọi điều kiện cho các cá nhân, các tổ chức, các thành phần kinh tế, tăng cường đầu tư vào sản xuất, dịch vụ, tạo thêm việc làm cho người lao động thực hiện phương châm "Xã hội hoá vấn đề việc làm" tổ chức tốt vấn đề xuất khẩu lao động.
- Có chính sách tạo điều kiện cho công nhân viên chức lao động phát triển kinh tế gia đình, làm hàng gia công, phát triển nghề thủ công truyền thống. Nghiên cứu ban hành trợ cấp thất nghiệp, bổ sung các chính sách trợ cấp xã hội đối với các công nhân lao động mất việc làm, thiếu việc làm.
Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề giải quyết việc làm: phát huy nội lực, bằng mọi biện pháp giải phóng triệt để tiềm năng lao động. Điều 14 Bộ luật lao động: "Nhà nước định chỉ tiêu, tạo điều kiện việc làm mới trong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm và hàng năm, tạo điều kiện cần thiết hỗ trợ tài chính, miễn thuế và áp dụng các biện pháp khuyến khích người khác để người khác có khả năng lao động, tự giải quyết việc làm để các tổ chức, các đơn vị, các cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển nghề mới nhằm tạo việc làm cho người lao động ”[7].
1.4.3. Mục tiêu
Để thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm Quyết định số 126/1998/QĐ - TTg ngày 11/7/1998 về chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm được triển khai trên 3 hướng cơ bản sau:
- Ban hành và tổ chức thực hiện hệ thống pháp luật, các chủ trương chính sách đồng bộ nhằm thúc đẩy nền kinh tế hướng về xuất khẩu phát triển bền vững. Phát triển các khu công nghiệp tập trung, các vùng kinh tế trọng điểm. Chú ý phát triển doanh nghiệp nhỏ và công nghệ sử dụng nhiều lao động. Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn, nông nghiệp để thu hút nhiều lao động vào làm việc. Thực hiện nghiêm ngặt chế độ xây dựng, kiểm soát chỉ tiêu sử dụng lao động và chỉ tiêu tạo chỗ làm việc mới đối với các ngành, các cấp, các đơn vị sử dụng lao động; các kế hoạch kinh tế xã hội, các chương trình dự án. kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết việc làm. Đó là hướng để giải quyết việc làm cơ bản và quan trọng nhất.
- Duy trì, bảo đảm việc làm cho người lao động, chống sa thải công nhân hàng loạt. Từng bước xây dựng và thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp.
- Tăng cường các hoạt động hỗ trợ để giải quyết việc làm cho người thất nghiệp, người thiếu việc làm và những đối tượng yếu thế trong thị trường lao động.
1.4.4. Chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với việc giải quyết việc làm cho công nhân, viên chức, lao động
Để thực hiện thành công các chủ trương của Đảng và Nhà nước về giải quyết việc làm, hoàn thành mục tiêu mà Đại hội Đảng IX đã đặt ra "Phấn đấu đến năm 2005, tạo việc làmvà ổn địh việc làm cho khoảng 7,5 triệu lao động (bình quân trên 1,5 triệu lao động/năm) và đến năm 2010 đưa tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống dưới 5%, quỹ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn lên khoảng 80-85%, nâng tỷ lệ người lao động được đào tạo nghề lên khoảng 40%" Vì vậy, Nhà nước có những biện pháp sau:
- Tiếp tục cải cách thể chế hướng vào hoàn thiện bổ sung các chính sách nhằm tiếp tục giải phóng tiềm năng lao động, khai thác đất đai, tài nguyên thiên nhiên và vốn trong dân đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh, tạo mở việc làm. Phải có tư tưởng đột phá chính sách khuyến khích đầu tư trong nước như: Luật thuế đất đai, luật dầu tư, nhập công nghệ thích hợp giải quyết lao động tại chỗ và xuất khẩu lao động trong đó đặc biệt khuyến khích các chủ hộ gia đình, khu vực ngoài quốc doanh, nhất là tư nhân đầu tư vào sản xuất thu hút thêm lao động, tạo việc là mới. Mặt khác tiếp tục mở các trường dạy nghề đào tạo đội ngũ lao động sát với nhu cầu của thị trường.
- Giải quyết tốt cho số lao động dôi dư trong khu vực kinh tế quốc doanh, bộ đội xuất ngũ và lao động từ nước ngoài trở về, khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước nhằm vào các dự án sử dụng nhiều lao động, các dự án phát triển ngành nghề mới mở rộng quy mô sản xuất theo chiều rộng và chiều sâu, phát triển mạnh các mô hình sản xuất vừa và nhỏ, tăng cường phát triển các hợp tác xã làng nghề tạo điều kiện thu hút thêm lao động.
- Tổ chức và phát triển hệ thống đào tạo theo hướng xã hội hoá: đa dạng linh hoạt, năng động và thiết thực về hình thức đào tạo trong đó đặc biệt coi trọng các hình thức đào tạo nghề chính quy, phi chính quy trong các doanh nghiệp, khu công nghiệp, đào tạo nghề tư nhân và nước ngoài coi trọng quy hoạch và kế hoạch đào tạo công nghệ và kỹ thuật cao đáp ứng với ngành kinh tế mũi nhọn. Từ đó thu hút nhiều lao động, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập, đảm bảo đời sống cho cán bộ, công nhân, viên chức.
- Bổ sung sửa đổi các chính sách về chế độ lao động việc làm: tạo vốn, cho vay vốn phát triển sản xuất, điều chỉnh cơ cấu lao động giữa các ngành, các vùng, có chính sách ưu tiên cho các lực lượng đã đào tạo đến vùng sâu vùng xa. Đồng thời, đào tạo và đào tạo lại cho người lao động, tổ chức tốt các trung tâm xúc tiến việc làm cho người lao động. Tiến hành đa dạng hoá các ngành sản xuất, kinh doanh làm ăn có hiệu quả.
Đặc biệt cần mở rộng hợp tác lao động với nước ngoài theo nhiều hình thức thông qua quan hệ quốc tế, xây dựng và hoàn thiện luật đầu tư, tạo điều kiện phát triển đất nước gắn với giả quyết việc làm, đảm bảo đời sống cho người lao động.
1.5. Trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong việc tham gia giải quyết việc làm
1.5.1. Trách nhiệm chung của các cấp Công đoàn
Công đoàn là tổ chức chính trị xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và quần chúng lao động, có nhiệm vụ chăm lo và bảo vệ lợi ích hợp pháp cho người lao động, thực hiện chức năng bảo vệ lợi ích người lao động Công đoàn cần tích cực tham gia giải quyết việc làm cho công nhân, lao động. Bởi việc làm là lợi ích cơ bản và thiết thực nhất, là cơ sở để đảm bảo và nâng cao đời sống của công, nhân lao động.
Điều 7 Luật Công đoàn quy định: "Công đoàn tham gia với cơ quan đơn vị, tổ chức hữu quan, giải quyết việc làm, tổ chức dạy nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp, văn hoá, khoa học kỹ thuật cho người lao động ”[8].
Đại hội lần thứ IX Công đoàn Việt Nam cũng khẳng định " Giải quyết việc làm vẫn là một yêu cầu hết sức gay gắt, trong khi đó có nhiều lĩnh vực, ngành nghề lại thiếu hụt trầm trọng công nhân kỹ thuật bậc cao...[9]"
Trong quá trình sắp xếp lại dây chuyền công nghệ, sắp xếp lại doanh nghiệp làm dôi ra số lao động không có việc làm. Tổ chức Công đoàn các cấp tích cực tham gia với cấp mình giải quyết việc làm cho người lao động
+ Tham gia xây dựng và thực hiện chương trình quốc gia về giải quyết việc làm
+ Thành lập các trung tâm đào tạo và giới thiệu việc làm
+ Lập các quỹ hỗ trợ do Công đoàn quản lý
Tổ chức hướng dẫn công nhân, lao động phát triển kinh tế gia đình. Trên thực tế, vẫn đề giải quyết việc làm cho người lao động vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Hàng năm vẫn có tới hàng chục vạn người phải nghỉ việc, hàng vạn người không có việc làm thường xuyên. Tính trong khu vực Nhà nước số lao động có việc làm thường xuyên khoảng 80 - 85%, thiếu việc làm từ 15 - 20% chưa kể hàng vạn con em công nhân, viên chức, lao động hàng năm đến tuổi lao động nhưng không có việc làm.
Sự phân hoá giàu nghèo trong công nhân, lao động và trong xã hội vẫn đang diễn ra, việc làm của số đông công nhân, lao động chưa được đảm bảo, nhiều công nhân phải làm việc trong môi trường ô nhiễm độc hại. Đặc biệt là một số cơ sở sản xuất thuộc tư nhân quản lý vẫn còn tình trạng doanh nghiệp làm ăn có lãi thì chủ doanh nghiệp được hưởng còn thua lỗ thì người lao động phải gánh hậu quả như mất việc, thu nhập thấp, đời sống người lao động không được đảm bảo.
Trình độ văn hoá, tay nghề chưa đáp ứng được yêu cầu nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa còn có những công nhân chưa biết chữ. Do vậy, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong vấn đề giải quyết việc làm, chăm lo bảo vệ lợi ích cho người lao động là chú trọng nâng cao trình độ cho người lao động.
Đẩy nhanh các hoạt động tham gia giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là những đơn vị thực hiện cổ phần hoá, tiến hành sắp xếp lại sản xuất, bố trí chỗ làm việc mới cho người lao động, cải thiện điều kiện sản xuất ở các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, đảm bảo việc làm ổn định cho người lao động.
Khuyến khích hỗ trợ công nhân, viên chức, lao động tìm kiếm, mở mang các hoạt động dịch vụ, phát triển kinh tế gia đình để tăng thu nhập, thực hiện xoá đói giảm nghèo trong công nhân, viên chức, lao động. Tích cực vận động thành lập quỹ bảo trợ xã hội, động viên khuyến khích công nhân, viên chức, lao động tự đầu tư, mở mang ngành nghề thu hút lao động, giải quyết việc làm tại chỗ cho công nhân lao động.
Tăng cường các hoạt động nhân đạo, từ thiện tình nghĩa và các hoạt động xã hội khác, quan tâm đến các đối tượng chính sách và người nghèo, giúp họ mở mang ngành nghê, tạo việc làm, tăng thu nhập và đảm bảo ổn định đời sống. Mở rộng các hoạt động tư vấn về pháp luật, chế độ chính sách và tư vấn về nghiệp vụ để giải quyết việc làm cho công nhân lao động, củng cố nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm xúc tiến việc làm và văn phòng pháp luật ở những nơi có điều kiện. Đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng, nhằm giải quyết việc làm và bảo vệ lợi ích cho người lao động Việt Nam trong và ngoài nước.
Với nhận thức sâu sắc về vai trò trách nhiệm của mình trước những yêu cầu, lợi ích của giai cấp công nhân, lao động trong xu hướng phát triển của đất nước, đáp ứng yêu cầu của Đại hội IX của Đảng và nghị quyết của Trung ương về đường lối phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 tại đại hội IX Công đoàn Việt Nam đã quyết tâm "Xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng củacông nhân, viên chức, lao động, góp phần tăng cường đại đoàn kết dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”[10]. Để thực hiện được mục tiêu này, tổ chức Công đoàn cần có sự nỗ lực và quan tâm mạnh mẽ hơn nữa đến việc tạo ra thật nhiều việc làm, không kẻ là thành phần kinh tế nào. Bởi vì mong muốn của người lao động là có việc làm, có thu nhập hợp pháp, được làm việc trong điều kiện phù hợp với quy định của pháp luật. Đối với việc làm ở nông thôn, các cấp Công đoàn cần thu hút đầu tư, mở rộng đào tạo nghề, kể các ngành nghề thủ công, tạo thêm việc làm bố trí việc làm cho người lao động.
1.5.2. Trách nhiệm của Công đoàn cơ sở.
Như đã nêu trên, tham gia giải quyết việc làm cho công nhân lao động là nhiệm vụ đầy khó khăn phức tạp, liên quan đến nguyện vọng và quyền lợi của người lao động. Công đoàn cơ sở cần tìm các biện pháp cụ thể, thiết thực phù hợp với đặc điểm của cơ sở để tham gia có hiệu quả nhất, như :
- Tuyên truyền cho đoàn viên hiểu rõ tình hình thực tế của địa phương, ngành, đơn vị sản xuất, những khó khăn và thuận lợi trong sản xuất kinh doanh, trong tổ chức sắp xếp lao động. Từ đó, tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn cho công nhân viên chức lao động nắm vững pháp luật, chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến giải quyết việc làm. Nâng cao trách nhiệm của cá nhân chủ động tìm việc làm, góp phần cùng tập thể tạo ra nhiều việc làm.
- Tổ chức tham gia xây dựng phương án sản xuất có hiệu quả như tổ chức Đại hội công nhân viên chức, hội nghị chuyên đề về giải quyết việc làm cho công nhân, lao động. Khơi dậy và phát huy tính năng động sáng tạo của công nhân, lao động trong vấn đề chủ động tạo việc làm và tìm việc làm, tổ chức các đoàn tham quan học hỏi kinh nghiệm về tổ chức sản xuất, giải quyết việc làm trong các đơn vị trong và ngoài ngành kinh tế, kịp thời khen thưởng các sáng kiến phát huy tính năng động sáng tạo trong công nhân, lao động, chủ động kết hợp với chuyên môn thường xuyên tổ chức, bồi dưỡng kiến thức về quản lý kinh tế và thị trường cho đội ngũ cán bộ quản lý, bội dưỡng trình độ tay nghề cho công nhân, lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
- Tham gia sắp xếp, sử dụng lao động hợp lý: đề ra các tiêu chuẩn phân loại lao động, tạo động lực phát huy tối đa tiềm năng lao động, kịp thời khen thưởng đối với những người có sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Tham gia giải quyết việc làm cho lao động dôi dư trong quá trình tổ chức lại sản xuất, sắp xếp lại lao động và đầu tư công nghệ mới phù hợp với quy mô đơn vị, tổ chức sản xuất phụ và các dịch vụ giải quyết việc làm cho lao động dôi dư, thành lập các phân xưởng tổ sản xuất nhằm tập hợp và thu hút lao động tại chỗ, tăng thu nhập và đảm bảo đời sống cho người lao động.
- Tham gia xây dựng chế độ chính sách, tạo tâm lý tin tưởng hơn nữa của công nhân lao động với tổ chức Công đoàn, xứng đáng là tổ chức của quần chúng.
Chương 2
Công đoàn Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8 tham gia giải quyết việc làm cho công nhân, viên chức, lao động
2.1. Đặc điểm, tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Xây dựng công trình Giao thông 8.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty.
Năm 1994 theo sự thoả thuận giữa Nhà nước Việt Nam và mặt trận Lào yêu nước, Bộ giao thông vận tải Việt Nam thành lập hai công trường B1 và B2 làm nhiệm vụ quốc tế giúp nước bạn Lào trên mặt trận giao thông vận tải, sau đó được sát nhập hai hai công trường B1 và B2 thành Ban xây dựng 64 là tiền thân của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8.
Ngày 30/11/1982 Bộ giao thông vận tải ra quyết định số 196 QĐ/TCCB chuyển ban xây dung 64 thành Liên hiệp các xí nghiệp giao thông 8 với chức năng tổng thầu, thiết kế thi công xây dung các công trình giao thông vận tải.
Ngày 05/07/1991 Bộ giao thông vận tải ra quyết định số 1291 QĐ/TCCB - LĐ đổi tên thành Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8, đồng thời chuyển các đơn vị thành viên thành các Công ty hạch toán độc lập.
Năm 1992, Tổng công ty có 12 đơn vị thành viên hạch toán độc lập và 1 đơn vị hạch toán phụ thuộc, 1 trung tâm đào tạo Nghiệp vụ, 1 viện điều dưỡng 8 (nay là Trung tâm y tế Giao thông 8). Thời gian này Tổng công ty đã chuyển hết các đơn vị về Việt Nam, dần ổn định về cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Đầu tư gần 250 tỷ đồng mua sắm máy móc thiết bị hiện đại của Nhật Bản, Đức... Để nhanh chiếm lĩnh thị trường xây dựng các công trình giao thông trong nước, đấu thầu Quốc tế thực hiện các dự án lớn. Nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng các công trình GTVT cầu, đường, bến bãi.
Trong những năm gần đây, ngành xây dựng cơ bản được phát triển theo hướng thị trường hoá, các công trình được thực hiện theo nguyên tắc đấu thầu. Doanh nghiệp muốn có việc làm cho người lao động, muốn tồn tại và phát triển được phải thắng thầu. Để thắng được thầu thì Doanh nghiệp cần phải đầu tư cả về cơ sở vật chất kĩ thuật, công nghệ và trình độ quản lý, kĩ thuật cao. Vì thắng thầu là điều kiện sống còn của Doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Hay muốn thắng thầu Doanh nghiệp phải có công nghệ thi công hợp lý. bố trí tổ chức thi công khoa học nâng cao uy tín với chủ đầu tư. Nhờ ý thức được điều đó mà năm 1998 Tổng công ty đã thắng nhiều gói thầu Quốc tế: Bắc Thăng Long – Nội Bài, đường Hồ Chí Minh, đường 5A – Hải Phòng, đường 1A, đường Láng Hoà Lạc, Nội Bài – Lạng Sơn, xây dựng nhà máy xi măng Nghi Sơn, xây dựng đường vành đai – Viên Chăn và nhiều công trình khác khắp từ Lạng Sơn và đến thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2000, Tổng công ty trúng thầu các dự án: đường Pháp Vân – thường Tín, dự án ADB8, đường Sikớt – Dong Dook (Lào), đường quốc lộ 6 (Lào), dự án xuyên á: V1,V2,V3.
Năm 2003, Tổng công ty trúng thầu các dự án: Đường Xuyên á, dự án Vành đai III đoạn Mai dịch - Trung Hòa, các dự án R1, R2, R4. Ngoài ra còn các dự án nhỏ lẻ ở khắp trong nước, tạo đủ việc làm cho gần 5000 cán bộ công nhân viên chức – lao động.
Thắng thầu quốc tế xây dựng đường 13 (Lào) trị giá 6,5 triệu USD, dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 6 trị giá 8,5 triệu USD (Lào) năm 1998 liên doanh với Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 đã thắng thầu dự án ADB8 trị giá 12,6 triệu USD (Lào).
Với giá trị sản lượng năm 2003 theo số liệu báo cáo nhanhlà 2.100,6 tỷ/1.850 tỷ đồng đạt 112,55%. Trong đó: Xây dựng cơ bản là 1.897 tỷ đồng, sản xuất kinh doanh khác là 203,6tỷ đồng so cùng kỳ năm trước đạt 115,4%.
Biểu số 1: Các công trình xây dựng chủ yếu
Đơn vị (triệu USD)
STT
Hạng mục đường
Số lượng (dự án)
Tổng giá trị
1
Bắc Thăng Long - Nội Bài
1
3,10
2
Đường Thành phố HCM - Xuân Lộc
1
30,0
3
Đường QL5 –-HảI Phòng
1
19,0
4
Đường quốc lộ 1A
11
28,64
5
Xây dựng cầu quốc lộ 1A
1
10,70
6
Xây dựng nhà máy Nghi Sơn - Thanh Hoá
1
5,00
7
Xây dựng đường Láng - Hoà Lạc
1
2,25
8
Liên doanh Nhật Bản XDQL 5A
1
32,00
9
Xây dựng Qlộ Hà Nội - Lạng Sơn
1
24,30
10
Đường vành đai Viêng chăn (Lào)
1
3,00
Tổng
21
157,99
Nguồn [11]
Ngoài các dự án mang tầm Quốc tế nêu trên, Tổng công ty còn thi công các công trình và cầu trong cả nước như: quốc lộ 8A - Sơn La, cao Bằng, Đường 18, Nghệ An, Quảng Nam, Hải Hưng... mang lại giá trị hàng trăm tỷ đồng.
2.1.2. Tình hình tổ chức quản lý của Tổng công ty Xây dựng công trình Giao thông 8.
- Căn cứ theo quyết định số: 4897 QĐ/TCCB - LĐ ngày 27/11/1995 cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 như sau:
Sơ đồ 1:
Sơ đồ tổ chức quản lý Tổng công ty
Văn phòng
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Phòng Tài chính-kế toán
Phóng kế hoạch tiếp thị
Phóng tổ chức lao động
Phòng vật tư-thiết bị
Phòng dự án công nghệ
Các đơn vị hạch toán độc lập
- CT874
- CTY875
- CTY cầu 75
- CTY838
- CTY810
- CTY820
- CTY829
- CTY tư vấn
- CTY872
- CTY873
- CTY842
- CTY889
- CTY892
- CTY Miền tây
- CTY13
- CTY Cung ứng vật tư
Công ty hạch toán phụ thuộc
- Trung tâm y tế GT 8.
- Biệt phái.
- Văn phòng đại diện tại Miền Trung.
Trung tâm hạch toán phụ thuộc
- Đại diện TP HCM
- R-10.
- Cơ quan (Văn phòng Tổng công ty)
Phó TGĐ phụ trách Tài chính
Phó TGĐ phụ trách miền Trung
Phó TGĐ phụ trách ở Lào
Phó TGĐ phụ trách dự án
Phó TGĐ phụ trách Kinh tế kỹ thuật
Phó TGĐ phụ trách Lao động
Để phù hợp với tình hình nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh trong giai đoạn mới và nâng cao vai trò chủ đạo của nền kinh tế Nhà nước, Tổng công ty Xây dựng Giao thông 8 được tổ chức theo kiểu Tổng công ty Nhà nước, có Hội đồng quản trị quản lý theo mô hình trực tuyến. Nhiệm vụ của các ban phòng được quy định như sau:
Hội đồng quản trị (bao gồm chủ tịch hội đồng quản trị và các thành viên hội đồng quản trị Tổng công ty) có trách nhiệm trực tiếp trước bộ giao thông vận tải về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, lập và quyết định phê duyệt các kế hoạch sản xuất, kinh doanh và kế hoạch phát triển của Tổng công ty lập phương án đầu tư, quản lý tổ chức cán bộ hoạt động tài chính, thi đua, khen thưởng... do Tổng giám đốc đề nghị.
Ban kiểm soát do Hội đồng quản trị bầu ra để giúp cho Hội đồng quản trị trong công tác giám sát, kiểm tra hoạt động của Ban giám đốc trong các vấn đề thu chi tài chính, kiểm tra việc chấp hành điều lệ Tổng công ty.
Tổng giám đốc: Chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về hoạt động của Doanh nghiệp, chịu sự giám sát của Ban kiểm soát. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm điều hành cao nhất về mọi hoạt động của Tổng công ty, phụ trách công tác đầu tư, quản lý tài chính, công tác cán bộ, kết quả sản xuất, kinh doanh, xác định chiến lược phát triển doanh nghiệp.
Phó tổng giám đốc: Chịu sự phân công uỷ nhiệm và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các mặt hoạt động của công ty tham mưu với Tổng giám đốc giải quyết các công việc vượt thẩm quyền cấp dưới thuộc lĩnh vực được giao. Đồng thời đề xuất với Tổng giám đốc giải quyết các công việc vượt thẩm quyền cấp dưới, thuộc lĩnh vực được giao. Đồng thời đề xuất với Tổng giám đốc thực hiện các kế hoạch được giao.
Các phòng ban chức năng: làm nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho Ban giám đốc, chịu sự phân công của ban giám đốc.
Các đơn vị trực thuộc đứng đầu là Giám đốc công ty chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Tự thiết lập bộ máy quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, máy móc thiết bị, công nghệ... Được phép tự tìm kiếm chủ đầu tư và tham gia đấu thầu, ký kết các hợp đồng xây dựng nhưng vẫn phải đảm bảo hoàn thành các kế hoạch và nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh mà Tổng công ty giao cho. Giám đốc các Công ty phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quyết định của Tổng giám đốc trong các vấn đề sử dụng, quản lý vốn, tổ chức nhân lực, đầu tư máy móc thiết bị nhằm đảm bảo hợp tác hoá giữa các đơn vị trong Tổng công ty. Đặc biệt trong trường hợp cần thiết Tổng công ty sẽ có quyết định triệu tập những cán bộ có trình độ để lập hồ sơ dự thầu và chịu sự quản lý trực tiếp của trưởng phòng đấu thầu và quản lý dự án.
Sơ đồ 2:
Mô hình tổ chức hoạt động cấp công ty
Ban giám đốc
Phòng Tài vụ
Phòng Tổ chức cán bộ
Phòng Kế hoạch kỹ thuật
Phòng Hành chính quản trị
Phòng Thiết bị vật tư
Đội Công trình
2.1.3. Tình hình lao động và việc làm của Tổng công ty Xây dựng công trình Giao tông 8
Tổng công ty Xây dựng công trình Giao thông 8 đến nay đã có lực lượng lao động hùng hậu cả về số lượng và chất lượng đáp ứng với nhu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá ngành.
* Về số lượng
Ngoài việc ổn định việc làm cho công nhân, viên chức, lao động trong Tổng công ty, hàng năm Tổng công ty luôn có những kế hoạch cụ thể nhằm giải quyết được một phần lực lược lao động thất nghiệp trong xã hội, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
Biểu số 2: Số lượng lao động của Tổng công ty trong 3 năm như sau:
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
So sánh 02/01
Tỷ lệ %
So sánh
03/02
Tỷ lệ %
I.Tổng số cán bộ CN,VC
3796
4086
4626
290
107,61
540
113,2
Trong đó nữ
490
560
577
70
17
II. Lao động thuê mướn
650
1234
2071
584
873
III. Độ tuổi bình quân
44
42
40
Tổng
4446
5320
6697
Nguồn [12]
Nhìn vào bảng ta thấy số lao động của Tổng công ty hàng năm tăng bình quan gần 300 người. Chỉ tính riêng năm 2002 so với năm 2001 tăng 290 người và năm 2003 so với năm 2002 tăng 540 người. Trong đó số lao động nữ tăng không đáng kể, giữ ở mức ổn định. Cụ thể, năm 2001 là 490 người chiếm 12,9% ; năm 2002 là 560 người chiếm 13,7%; năm 2003 là 577 người chiếm 12,5% phần lớn số lao động nữ được bố trí công việc gián tiếp vào các phòng ban tại Tổng công ty và các công ty thành viên.
Ngoài số lao động nêu trên, Tổng công ty còn tạo việc làm cho lao động xã hội, năm 2001 là 650 người, năm 2002 là 1234 người, năm 2003 là 2072 người số lao động này được thuê theo mùa vụ tại nơi các đơn vị thi công.
Về độ tuổi bình quân của lực lượng lao động Tổng công ty giảm dần điều này chứng tỏ Tổng công ty đã trẻ hoá được đội ngũ cán bộ có trình độ, thông qua việc đào tạo, tuyển dụng đáp ứng nhu cầu SXKD và sự đổi mới công nghệ, kỹ thuật.
* Về chất lượng
Bên cạnh việc tăng về số lượng, Tổng công ty luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng lao động thông qua tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ công nhân, viên chức và đề ra các nội dung để phát triển nguồn nhân lực, điều đó được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Biểu số 3: Tình hình lao động của Tổng công ty phân theo trình độ
Đơn vị: người
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Tỷ lệ % so với tổng số
2001
2002
2003
ĐHọc+CĐẳng
392
459
874
10,3
11,3
18,9
Trung cấp
385
326
508
10,1
8,0
11,0
CN kỹ thuật
1468
1391
2314
38,7
34,0
50,0
CN Phổ thông
1551
1910
930
40,9
46,7
20,0
Cộng
3796
4086
4626
100%
100%
100%
Nguồn [13]
Từ bảng trên ta thấy số cán bộ có trình độ đại học và cao đằng tăng nhanh từ năm 2001 là 10% năm 2002 là 11,3% và năm 2003 tăng cao nhất 18,9% tăng gấp đôi so với các năm trước.
Số lao động có trình độ trung cấp giảm năm 2002 so với năm 2001 từ 10,1% xuống còn 8% nhưng lại tăng vào năm 2003 là 11% (182 người) số lao động năm 2002 giảm là do Tổng công ty gửi đi đào tạo và một số chuyên ngành. Năm 2003 tăng lên 182 người do Tổng công ty tiếp nhận số công nhân cử đi học và tuyển dụng công nhân kỹ thuật mới để đáp ứng với yêu cầu của sản xuất trong lĩnh vực đổi mới công nghệ thi công công trình.
Nhìn chung qua các năm đội ngũ công nhân, viên chức, lao động Tổng công ty tăng cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt Tổng công ty đã có xu hướng đào tạo cán bộ từ lực lượng lao động hiện có tạo điều kiện cho lực lượng lao động nâng cao trình độ. Mặt khác việc tăng số lượng và chất lượng lao động nhưng thu nhập của người lao động vẫn được đảm bảo, tăng đều hàng năm.
Việc phân tích các chỉ tiêu: Số lượng lao động, chất lượng lao động và thu nhập bình quân thấy rằng, các chỉ tiêu của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8 đều tăng qua các năm chứng tỏ Tổng công ty đã mở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng cường sức cạnh tranh, tạo được việc làm đầy đủ cho người lao động, đời sống người lao động được đảm bảo tạo nền móng cho sự phát triển bền vững của Tổng công ty và các công ty thành viên.
Hiện nay Tổng công ty có 19 đơn vị thành viên trải đều trên khắp mọi miền đất nước, do quy mô sản xuất khác nhau nên tình hình lao động của Tổng Công ty là khác nhau. Sau đây là bảng biểu thống kê lao động của các Công ty thành viên :
Biểu số 4: Tình hình lao động của Tổng công ty tính đến ngày 31/12/2003
(Phân theo trình độ)
Đơn vị: người
TT
Tên công ty thành viên
Tổng số lao động
Trình độ
PTS
Đại học
Trung học
CNKT
LĐPT
Tổng công ty
4.626
1
873
508
2.314
930
1
Công ty 874
340
0
50
23
200
67
2
Công ty 875
294
0
34
50
141
69
3
Công ty cầu 75
292
0
45
35
205
7
4
Công ty 872
299
0
43
18
163
75
5
Công ty 838
177
0
36
10
110
21
6
Công ty 810
565
0
60
36
252
217
7
Công ty 820
255
0
47
17
101
90
8
Công ty 829
175
0
30
24
91
30
9
Công ty 842
298
0
49
26
210
13
10
Công ty 873
249
0
45
30
124
50
11
Công ty 889
183
0
35
15
93
40
12
Công ty 892
248
0
47
28
135
38
13
Công ty miền tây
353
0
55
17
140
141
14
Công ty 13
221
0
40
18
160
3
15
Công ty C.U.V.T
220
0
50
25
85
60
16
Công ty tư vấn
108
0
40
38
30
0
17
Trung tâm Ytế Giao thông 8
75
0
14
26
31
4
18
Cơ quan
94
0
67
20
6
1
19
Biệt phái
59
0
30
21
8
0
20
VP đại diện tại Miền trung
25
0
12
7
6
0
21
Đại diện thành phố Hồ Chí Minh
30
0
18
12
0
0
22
R - 100
66
0
26
12
23
4
Nguồn [14]
*Kết quả hoạt động sảm xuất, kinh doanh.
Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh phản ánh kết quả giải quyết việc làm cho người lao động của các doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty. Thực hiện tốt kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng chính là thực hiện tốt mục tiêu giải quyết việc làm cho người lao động của doanh nghiệp. Trong năm 2001 - 2002 - 2003, theo số liệu tổng hợp từ các công ty thuộc Tổng công ty thì kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh như sau:
Biểu số 5: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Đơn vị tính: triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm
So sámh 02/01
Tỷ lệ %
So sánh 03/02
Tỷ lệ %
2001
2002
2003
I.
Tổng GT Sản lượng
382.765
618437
86777
235.692
161,5
249320
140,3
1
Giá trị SLượng XLắp
345.653
573079
804106
227426
231027
2
Giá trị SL khảo sát TK
11289
15840
2004
4551
3
Giá trị SL khác
27798
34089
47831
6291
13724
II.
Giá trị SL thực hiện
360.703
510691
834997
149988
141,6
324306
163,8
Thu bằng tiền
307500
459073
693816
151573
149,3
234743
151,1
III.
Nộp ngân sách
8.449
13220
22944
4777
156,4
9724
173,6
IV
Lợi nhuận thực hiện
2410
8856
5099
6446
367,5
-3757
57,8
V
Quỹ đầu tư phát triển
1446
5313,6
3059,4
VI
Quỹ KT-Plợi
241
885,6
509,9
VII
Quỹ dự phòng
120,5
2214
1274,7
VIII
Quỹ trợ cấp mất việc
442,8
245,95
Nguồn [15]
Nhìn vào bảng ta thấy, các chỉ tiêu về kế hoạch giá trị sản lượng đều vượt kế hoạch, năm sau cao hơn năm trước.
Tổng giá trị sản lượng của Tổng công ty năm 2002 so với 2001 tăng 2.35.692 triệu đồng và năm 2003 so với năm 2002 là 2.49.320 triệu đồng. Trong đó, giá trị sản lượng thực hiện của năm 2002 so với năm 2001 tăng 2.27.426 triệu đồng và năm 2003 so với năm 2002 là 2.31.027 triệu đồng. Chỉ tiêu nộp ngân sách của Tổng công ty tăng bình quân từ 5000 – 7000 triệu đồng, lợi nhuận trong 3 năm bình quân tăng 5.455 triệu đồng, từ kết quả trên mà các quỹ của Tổng Công Ty cũng được bổ xung đầy đủ, đảm bảo được vốn hoạt động sản xuất kinh doanh.
Có được kết quả trên là do Tổng Công Ty sáng tạo, năng động trong quá trình tìm tòi các gói thầu giá trị, kết hợp với việc giảm thiểu các chi phí để đem lại hiệu quả kinh tế cho Tổng Công Ty.
Chỉ tiêu lợi nhuận 2003 của Tổng Công Ty cũng đạt 5.099 triệu đồng nhưng thấp hơn so với năm 2002 là 3.757 triệu đồng nguyên nhân chính là do:
Thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh, các công ty trực thuộc Tổng phải đi vay Ngân hàng và chịu lãi suất. Riêng năm 2003 số vay cuối kỳ là 4.27.739 triệu đồng số tiền lãi lên đến 45.133 triệu đồng. Đây là nguyên nhân chính làm cho tỷ suất lợi nhuận giảm.
- Thực hiện nộp ngân sách Nhà nước và sử dụng vốn của tổng công ty .
Năm 2003, Tổng công ty đã nộp ngân sách 22.944 triệu đồng vượt so với năm 2002 là 9.724 triệu đồng.
Các khoản như Bảo hiểm xã hội là 2.17.854 triệu đồng, Bảo hiểm y tế là 344,98 triệu đồng.
- Tình hình sử dụng vốn và tài sản của Tổng công ty :
Theo số liệu thống kê ngày 31/12/2003. Nguyên giá của tài sản là 3.65.414 triệu đồng. Trong đó tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh là 292.486 triệu đồng, như vậy 1 đồng tài sản cố định làm được 2,2 đồng sản lượng xây lắp, 1 đồng tài sản cố định tham giá sản xuất, kinh doanh thì tạo ra được 2,75 đồng giá trị sản lượng.
Năm 2003 so với năm 2002 thì 1 đồng tài sản cố định tạo ra 2,37 đồng sản lượng xây lắp bằng 2,75/2,37 = 1,16 lần năm 2002.
Điều này nói lên hệ số sử dụng thiết bị và dây truyền sản xuất đã thể hiện tính hợp lý và có hiệu quả hơn. Đây cũng chính là tiềm năng nội lực chưa được khai thác triệt để, thực sự là một trong những biện pháp nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, đẩy nhanh tiến độ thi công khi Tổng công ty sử dụng hợp lý và có hiệu quả các thiết bị thi công.
Hiệu suất sử dụng vốn của Tổng công ty chưa cao do phải vay Ngân hàng theo số liệu đến cuối năm 2002 thì nguồn vốn ngân sách cấp cho Tổng công ty còn 13.432 triệu đồng, tự bổ xung là 65.614 triệu đồng. Vốn lưu động toàn Tổng công ty là 23.577 triệu đồng chỉ đạt 2,8 % so với doanh thu thực hiện 8.34.977 triệu đồng.
Điều này phản ánh việc thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh là rất nghiêm trọng. Việc sản xuất kinh doanh cần vốn là yếu tố quan trọng quyết định đến tiến độ thi công các công trình. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, đời sống, việc làm cho người lao động.
2.1.4. Một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm của Tổng công ty
Tư khi chuyển sang nền kinh tế thị trường hàng loạt các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả nên giải thể hoặc không đủ việc làm cho người lao động, cùng với tỷ lệ tăng dân số hàng năm làm cho số lao động mỗi năm tăng lên không ngừng, tập trung nhiều nhất ở các đô thị. Dẫn đến tình trạng thừa lao động, khi người lao động không có việc làm, không có thu nhập thì sẽ có nhiều vấn đề nảy sinh về tiêu cực, tệ nạn xã hội ảnh hưởng không nhỏ đến sự ổn định của xã hội. Trong bối cảnh chung đó Tổng công ty Xây dựng công trình Giao thông 8 cũng không tránh khỏi tình trạng thiếu, không ổn định việc làm cho công nhân lao động trong công ty mình.
Đứng trước vấn đề này cùng với Bộ giao thông vận tải Việt Nam,Tổng công ty đã chủ động tự tìm cho mình những giải pháp riêng nhằm thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động. Tổng công ty Xây dựng công trình Giao thông 8 đã có một số các biện pháp cụ thể như sau:
Theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tổng công ty lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2001-2005) đặt ra về vấn đề việc làm cho công nhân lao động. Tổng công ty chỉ đạo với các công ty thành viên phải chủ động tự tìm kiếm Chủ đầu tư và tham gia đấu thầu, ký kết các hợp đồng xây dựng nhỏ và lẻ đáp ứng đủ từ 30% - 70% lượng việc làm cho công nhân lao động của công ty mình (trong đó đối với thị trường trong nước là 70%, thị trường Lào là 30%). Về phía Tổng công ty lo từ 30% - 50% lượng việc làm cho công nhân lao động.
- Phát huy thế mạnh đa dạng hóa loại hình sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty, mở rộng các dịch vụ tạo thêm việc làm cho công nhân lao động.
- Tiến hành đào tạo các ngành nghề mới cho bộ phận công nhân lao động dôi dư của Tổng công ty.
- Đầu tư máy móc thiết bị mới nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phục vụ cho đấu thầu hiệu quả.
- Cùng với Công đoàn Tổng công ty thành lập Xí nghiệp xây dựng công trình Công đoàn giải quyết việc làm cho công nhân lao động.
- Phân loại lao động, bố trí sử dụng lao động hợp lý.
- Đào tạo, tuyển dụng xuất khẩu lao động ra các nước.
2.2 Tình hình tổ chức của Công đoàn Tổng công ty Xây dựng công trình Giao thông 8.
2.2.1. Hệ thống tổ chức
Công đoàn Tổng công ty Xây dựng Công trình Giao thông 8 là Công đoàn cấp trên cơ sở trực thuộc Công đoàn Giao thông vận tải Việt Nam. Trong đó có 22 Công đoàn Cơ sở trực thuộc, 110 Công đoàn Bộ phận trực thuộc cơ sở, 441 tổ Công đoàn và có hệ thống tổ chức như sau:
Sơ đồ 3:
Sơ đồ hệ thống tổ chức của công đoàn tổng công ty
Công đoàn Tổng công ty
11 Công đoàn cơ sở trực thuộc
11 Công đoàn cơ sở trực thuộc
50 Công đoàn Bộ phận trực thuộc Cơ sở
60 Công đoàn Bộ phận trực thuộc Cơ sở
147 tổ Công đoàn
147 tổ Công đoàn
147 tổ Công đoàn
Thực hiện chương trình đổi mới tổ chức, cán bộ xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh, phát triển đoàn viên góp phần xây dựng đội ngũ công nhân, viên chức, lao động vững mạnh, năm 2003 Công đoàn Tổng công ty đã tích cực tuyên truyền, giới thiệu điều lệ và đã tổ chức kết nạp được 710 đoàn viên mới .
Công tác xây dựng tổ chức Công đoàn cũng được chủ động từ cơ sở, xây dựng quy chế làm việc ban chấp hành Công đoàn với chuyên môn, tổ chức 6 tháng một năm .Từ đó xây dựng thành chương trình hoạt động đảm bảo các lần sinh hoạt có chất lượng .
Đối với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, do hoạt động phân tán các công trình tuỳ theo điều kiện có thể hàng quý sinh hoạt một lần.
Qua kết quả hoạt động cho thấy: Toàn Tổng công ty hiện nay có 4.615 đoàn viên, trong đó nữ là 556 người, Năm 2003 đã cấp thẻ cho 231 đoàn viên, đã có 18/20 Công đoàn cơ sở đạt vững mạnh xuất sắc, 1 cơ sở đạt vững mạnh, không có cơ sở đạt yếu, kém. Trong đó có 109 Công đoàn bộ phận và 122 tổ Công đoàn.
Công tác đào tạo được coi trọng: Hàng năm Công đoàn Tổng công ty tổ chức tập huấn cho các Chủ tịch Công đoàn cơ sở và giới thiệu đoàn viên và công nhân lao động có năng lực đi học tại các trường Đại học. Riêng năm 2003 Công đoàn Tổng công ty đã kết hợp với Công đoàn ngành tổ chức cho 30 đồng chí đi học tại trường Đại học Công đoàn, Đại học Giao thông vận tải và 08 đồng chí đi học lý luận chính trị cao cấp.
Đến nay đội ngũ Ban chấp hành Công đoàn Tổng công ty và Chủ tịch Công đoàn cơ sở có trình độ chuyên môn Đại học là 60% (Trong đó đại học cao đẳng chiếm 70%), trình độ trung cấp 20% và sơ cấp 20%. Phần lớn cán bộ nhiệt tình, có tâm huyết với Công đoàn luôn bám sát Nghị quyết, bám sát phong trào, giải quyết công việc có hiệu quả và chất lượng.
Mặt khác mối quan hệ giữa Công đoàn với cơ quan chuyên môn, cơ quan cấp trên, cấp cơ sở được thực hiện theo quy chế thống nhất dân chủ, công khai cùng kết hợp giải quyết đã hạn chế được khó khăn trong hoạt động (theo nghị định 07/CP).
2.2..2. Nhiệm vụ của Ban chấp hành Công đoàn Tổng công ty:
Là cơ quan cao nhất của tổ chức Công đoàn Tổng công ty. Đại diện bảo vệ lợi ích hợp pháp cho đoàn viên, công nhân, lao động thuộc Tổng công ty. Tham gia với đảng uỷ, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (hoặc kiến nghị với Bộ, Công đoàn cấp trên) về xây dựng, quy hoạch, cơ chế quản lý định hướng phát triển Tổng công ty. Tham gia với Tổng giám đốc về việc phân công các Công ty tham gia đấu thầu, tham gia phân phối lợi nhuận, xây dựng các quỹ, các chế độ chính sách tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể đối với đoàn viên Công nhân lao động trong tổng công ty.
Giám sát và kiểm tra thực hiện pháp luật về lao động, thảo ước lao động tập thể, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Vệ sinh an toàn - lao động. Thực hiện và vận dụng chính sách của Đảng và Nhà nước các chủ trương của Tổng liên đoàn, Công đoàn Ngành giao thông vận tải, chỉ đạo cơ sở thực hiện nghị quyết của Đại hội Công đoàn Tổng công ty.
Tuyên truyền giáo dục Công nhân lao động nêu cao tinh thần trách nhiệm xây dựng đơn vị, chấp hành đường lối chính sách pháp luật của Nhà nước. Tham gia đóng góp ý kiến với Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc về xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật phù hợp với tiến bộ khoa học công nghệ mới. Tổ chức các phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Tổng công ty.
Quyết định về cơ cấu tổ chức Công đoàn Tổng công ty, thành lập sát nhập, giải thể các cơ sở trực thuộc, xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ xem xét và đề nghị Ban chấp hành công đoàn Ngành giao thông vận tải xử lý kỷ luật uỷ viên Ban chấp hành công đoàn Tổng công ty, khi có sai phạm. Chỉ đạo xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh.
Quyết định các chủ trương biện pháp hoạt động tài chính kinh tế, tăng cường xây dựng nguồn tài chính vững mạnh phục vụ phong trào công nhân, lao động và hoạt động công đoàn. Quyết định nội dung, số lượng đại biểu thời gian Đại hội Công đoàn Tổng công ty thông qua báo cáo định kỳ hoạt động của Uỷ ban kiểm tra Công đoàn, Ban Nữ công Công đoàn Tổng công ty.
Khi có nội dung công việc thuộc nhiệm vụ của Ban chấp hành công đoàn nhưng do nhu cầu đột xuất không thể tổ chức họp Ban chấp hành thì Ban chấp hành uỷ quyền cho Ban thường vụ quyết định sau đó báo cáo với Ban chấp hành trong kỳ họp gần nhất. Đến nay Công đoàn Tổng công ty đã qua 10 kỳ đại hội và việc tổ chức các phong trào đạt hiệu quả cao.
2.3. Tình hình hoạt động của Công đoàn Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8.
2.3.1. Một số mặt hoạt động của Công đoàn Tổng công ty.
Công đoàn Tổng công ty đã tổ chức triển khai 20/22 cơ sở và quán triệt đến tổ, bộ phận các chỉ thị, Nghị quyết của cấp uỷ Đảng về tình hình nhiệm vụ năm 2004 và Nghị quyết đại hội công nhân viên chức của Tổng công ty. Thông qua đó quán triệt Nghị quyết Đại hội IX Công đoàn Việt Nam và Nghị quyết đại hội VII Công đoàn giao thông vận tải, Nghị quyết Đại hội Công đoàn Tổng công ty lần thứ 10. Từ đó lập kế hoạch xây dựng chương trình hành động và triển khai từ cơ sở đến tổ, Công đoàn bộ phận để đoàn viên Công đoàn và công nhân lao động nắm được.
Những mục tiêu của đại hội được lồng ghép vào các chương trình hành động như: Thông báo trên bảng tin, trong sinh hoạt tổ và Công đoàn bộ phận, các khẩu hiệu tuyên truyền, công tác giáo dục. Đồng thời kết hợp tuyên truyền với việc phổ biến chế độ chính sách có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động. Từ đó nâng cao nghiệp vụ công tác, phương pháp, nội dung hoạt động cho cán bộ Công đoàn tại cơ sở.
Ngoài việc tuyên truyền, Công đoàn Tổng công ty kết hợp với cơ quan chức năng tổ chức điều tra xã hội học, thực trạng việc làm đời sống công nhân lao động. Qua tổ chức điều tra, Công đoàn có thêm thông tin tin cậy để làm việc với chuyên môn, Đảng uỷ những vấn đề bức xúc như: Việc làm, đời sống, tệ nạn xã hội tìm ra phương án giải quyết. Kết quả điều tra toàn Tổng công ty có 6/5000 công nhân lao động mắc nghiện và đã được Công đoàn tổ chức cho đi cai nghiện.
Công tác xã hội của Công đoàn cũng được phát động rộng rãi như phong trào ủnh hộ những địa phương gặp thiên tai lũ lụt, Công đoàn cùng với lãnh đạo Tổng công ty đã vận động công nhân viên chức – lao động ủng hộ 2 ngày lương với tổng số tiền thu được là 204 triệu đồng. Đồng thời vận động công nhân viên chức đóng góp xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa với số tiền hàng trăm triệu đồng, tặng quà nhân ngày 27/7 cho 150 gia đình chinh sách trị giá 150.000 á 200.000 đồng. Nhận phụng dưỡng 15 Bà mẹ Việt Nam anh hùng với số tiền 4.000 đ/người/tháng. Ngoài ra còn trợ cấp đột suất cho 255 gia đình với số tiền là 57.535.000 đồng. Nhân dịp tết năm 2003 Công đoàn trích quỹ 80 triệu đồng tặng quà cho 166 gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Thực hiện thư kêu gọi của Thủ tướng chính phủ về kiên cố hóa trường học, Tổng công ty đã dành 296.766.000 đồng để xây dựng 4 phòng học với tổng diện tích 291.6m2 tặng trường tiểu học xã Ango - xã Anh hùng thuộc huyện A lưới tỉnh Thừa Thiên Huế. Tài trợ hội thi An toàn giao thông, tin học toàn quốc, bóng đá U16 với trị giá 650 triệu đồng....
Từ những hoạt động thực tiễn của Công đoàn Tổng công ty đã tạo nền móng cho việc phát động các phong trào thi đua: Chỉ tính riêng năm 2003 Công đoàn đã phát động 4 đợt thi đua. Đặc biệt là phong trào "Vì chất lượng, hiệu quả, tiết kiệm chi phí trong sản xuất kinh doanh". Đã thu hút được đông đảo công nhân lao động tham gia, tiêu biểu là các công ty 889, 810 đã được Tổng liên đoàn tặng bằng khen và 6 cá nhân được Công đoàn ngành Giao thông vận tải tặng bằng khen trong đợt thi đua .
Kết quả phong trào thi đua năm 1999. Trong quý 4 đã phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch, lập thành tích chào mừng 33 năm Công đoàn giao thông vận tải Việt Nam đã tổng kết được tại Hội nghị gặp mặt lao động giỏi, chiến sĩ thi đua cơ sở với 120 đại biểu xuất sắc đại diện cho trên 5000 cán bộ công nhân viên chức - lao động toàn Tổng công ty về dự vào tháng 1/2000. Đã tạo ra sự vững mạnh cả về quy mô và chất lượng đoàn viên Công đoàn đáp ứng với yêu cầu của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ đổi mới
Công tác tham gia quản lý, giám sát kiểm tra thực hiện chương trình việc làm đời sống, các chế độ chính sách có liên quan đến người lao động. Đay là mặt không thể thiếu trong công tác hoạt động của tổ chức Công đoàn, bảo đảm việc làm, đời sống, thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động, chính là chức năng bảo vệ lợi ích cho công nhân viên chức - lao động. Bởi vậy Công đoàn Tổng công ty đã chủ động cùng chuyên môn xây dựng phương án tuần làm việc 44h (Do đặc thù sản xuất kinh doanh theo mùa vụ), thực hiện chế độ ăn ca, nghỉ giữa ca đối với người lao động, tăng cường công tác kiểm tra về bảo hộ lao động theo Thông tư 14 ngày 31/10/1998 .
Công đoàn tổ chức mua bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể cho người lao động, đồng thời tham gia việc phân phối thu nhập đối với người lao động qua kiểm tra, đánh giá cho thấy các đơn vị đã mua 100% bảo hiểm xã hội cho người lao động có hợp đồng không thời hạn là 3988 người, tham mưu với Ban lãnh đạo Tổng công ty thành lập phương án giải quyết việc làm đến năm 2005.
Về hoạt động văn hoá thể thao cũng được coi trọng: Công đoàn phối hợp với các cơ sở đã tổ chức hội nghị thi giọng hát hay tại cơ sở, đồng thời tổ chức giải bóng đá, bóng truyền, cầu lông và được đông đảo quần chúng lao động hưởng ứng tham gia. Kết quả Công đoàn Tổng công ty được Công đoàn ngành giao thông vận tải tặng cờ văn hoá văn nghệ xuất sắc năm (2000 á2003) và 60 cá nhân được Bộ giao thông vận tải tặng Huy chương "Vì sự nghiệp văn hoá quần chúng ".
Hàng năm Công đoàn Tổng công ty đã trích từ phần trăm trích lại của mình vào quỹ khuyến học. Đến nay đã có 20/22 cơ sở xây dựng được quỹ khuyến học, hàng năm đã có phần thưởng xứng đáng cho các cháu là con em cán bộ công nhân viên chức - lao động có thành tích trong học tập. Đồng thời kết hợp tổ chức tham quan, nghỉ mát, du lịch cho những đơn vị cá nhân có thành tích trong lao động, tạo động lực trong lao động sáng tạo, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh .
Phong trào nữ công nhân viên chức: Phát động và tiếp tục đẩy mạnh phong trào phụ nữ "3 tốt" hăng hái thi đua hoàn thành nhiệm vụ được giao, học tập nâng cao trình độ mọi mặt, gương mẫu thực hiện kế hoạch hoá gia đình, góp phần xây dựng gia đình văn hoá mới, tổ chức tốt hội nghị từ cơ sở đến Tổng công ty và dự hội nghị cấp ngành tìm hiểu về luật lao động, an toàn giao thông, luật hôn nhân gia đình: Kết quả Công đoàn đạt giải nhì đồng đội, giải nhì cá nhân, tổ chức cho chị em đi học gồm 60 người học các hệ Đại học tại chức ngắn và dài hạn .
2.3.2. Quan điểm của Công đoàn Tổng công ty trong việc tham gia giải quyết việc làm cho công nhân lao động.
Công đoàn là một tổ chức chính trị xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và người lao động. Tổ chức Công đoàn ra đời nhằm tập hợp công nhân, lao động đấu tranh chống sự áp bức bóc lột của giai cấp Tư sản, bảo vệ quền và lợi ích hợp pháp chính đáng của giai cấp công nhân, đó chính là một chức năng của tổ chức Công đoàn. Có thể nói Công đoàn ra đời và tồn tại là để thực hiện chức năng đó.
Dưới chế độ Xã hội chủ nghĩa, khi vị chí của giai cấp công nhân đã thay đổi từ làm thuê lên làm chủ thì chức năng của tổ chức công đoàn đã có nhiều thay đổi và được mở rộng hơn. Bên cạnh chức năng bảo vệ lợi ích cho công nhân, lao động còn phải thực hiện thêm các chức năng khác như: tuyên truyền giao dục cho công nhân lao động và tham gia quản lý. Tuy nhiên bảo vệ lợi ích cho người lao động vẫn là chức năng trọng yếu và chủ chốt của tổ chức Công đoàn.
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường với nhiều thành phần kinh tế khác nhau, người lao động luôn phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích và đời sống của họ, thì chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho công nhân, lao động cảu Công đoàn lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn.
Trong nền kinh tế thị trường, khi các doanh nghiệp không còn được sự bao cấp của Nhà nước, phải tự chủ động trong việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Họ luôn gặp rất nhiều khó khăn khi vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp, công ty khác có thế mạnh hơn. Điều này dẫn đến hàng loạt những công ty phải phá sản, ngừng sản xuất hoặc chuyển sang hướng kinh doanh khác. Nguy cơ mất và thiếu việc làm của người lao động trở thành vấn đề rất phổ biến tại nhiều doang nghiệp công ty làm ăn kém có hiệu quả, nó đang trở thành một vấn nạn của toàn xã hội. Điều đó đặt ra cho tổ chức Công đoàn phải thực hiện chức năng bảo vệ quyền và lợi ích cho ngưòi công nhân, lao động như thế nào trước vấn đề này - vấn đề việc làm cho công nhân lao động tại công ty mình.
Về vấn đề này Công đoàn Tổng công ty Xây dựng công trình Giao thông 8 có một số quan điểm cụ thể như :
- Cùng với chuyên môn trước hết lo đủ việc làm cho cán bộ công nhân viên trong tổng công ty với mức lương tối thiểu 1500.000đồng/người. Ưu tiên giải quyết việc làm cho những lao động có hợp đồng dài hạn.
- Tham gia với lãnh đạo Tổng công ty thực hiện mở rộng loại hình sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm, thêm các dịch vụ tạo đủ việc làm cho công nhân lao động. Thực hiện tốt chức năng của Công đoàn đối với công nhân lao động nhất là trong công tác: giải quyết việc làm và chăm lo đến đời sống cho công nhân lao động góp phần cùng Nhà nước giải quyết phần nào lượng lao động dôi dư trong xã hội hiện nay.
2.4. Thực trạng Công đoàn Tổng công ty xây dựng công trình Giao thông 8 tham gia giải quyết việc làm cho công nhân, viên chức, lao động.
2.4.1. Công đoàn tham gia bố trí, sắp xệp lại lao động.
2.4.1.1. Tham gia bố trí lại lao động.
Hệ thống bộ máy hoạt động Công đoàn Tổn Công ty gồm 22 Công đoàn cơ sở trong đó có 16 Công đoàn cơ sở là đơn vị hạch toán độc lập và 6 đơn vị phụ thuộc Tổng công ty. Việc tổ chức lại lao động có vai trò quan trọng đối với công tác quản lý và thi công công trình.
* Tham gia đối với bộ máy quản lý ở các Công ty
Rút kinh nghiệm từ cơ chế quản lý cũ, các phòng ban được xác nhận gọn nhẹ. Các yêu cầu về chức năng, quyền hạn của các chức danh được quy định lại bằng văn bản, nội quy xí nghiệp hạn chế được sự chồng chéo tạo ra sự thông thoáng cho hoạt động của bộ máy quản lý các công ty thành viên. Cụ thể trước năm 1998 bộ máy gián tiếp ở các đơn vị trực thuộc gồm 6 phòng ban chức năng, với bộ máy quản lý 34 người hoạt động kém hiệu quả. Được thể hiện qua bảng
Biểu số 6: Bộ máy gián tiếp khi chưa sát nhập
TT
Tên phòng
Số lượng (người)
Nhiệm vụ công tác
1.
Phòng Kế hoạch
05
Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của cấp trên, lập kế hoạch theo tháng, quý, năm
2.
Phòng Kỹ thuật
06
Chịu trách nhiệm thiết kế, thi công và lập hồ sơ dự thầu
3.
Phòng tài vụ
06
Hạch toán thu – chi của Công ty, chuẩn bị tài chính cho đấu thầu
4.
Phòng Thiết bị vật tư
05
Cung cấp thiết bị vật tư xe máy, quản lý máy móc thiết bị
5.
Phòng Hành chính
08
Quản lý hồ sơ, phụ trách trật tự và quản lý công nhân gián tiếp tại Công ty
6.
Phòng Tổ chức
04
Tham gia với Ban lãnh đạo tổ chức nhân sự, chịu trách nhiệm quản lý khối trực tiếp sản xuất
Tổng
34
Nguồn [16]
Do yêu cầu đổi mới trong công tác quản lý, Công đoàn Tổng Công ty đề xuất với ban lãnh đạo Tổng công ty sát nhập phòng kế hoạch và phòng kỹ thuật. Thực chất của hai phòng này có liên quan với nhau trong việc lập kế hoạch và xây dựng phưong án thi công, lập hồ sơ dự thầu. ý kiến tham gia Công đoàn được chuyên môn đánh giá cao và được áp dụng vào các Công ty thành viên
Biểu số 7: Bộ máy gián tiếp sau khi sát nhập
STT
Tên phòng
Số lượng (người)
Nhiệm vụ công tác
1.
Phòng Khoa học – kỹ thuật
08
Căn cứ vào nhiệm vụ của cấp trên, của công ty lập kế hoạch sản xuất theo hàng tháng, quý, năm chịu trách nhiệm về kỹ thuật thi công và lập hồ sơ dự phòng
2.
Phòng Tài vụ
06
Hạch toán thu – chi của công ty, chuẩn bị tài chính dự thầu
3.
Phòng Thiết bị vật tư
04
Cung cấp thiết bị vật tư xe máy, quản lý máy móc thiết bị phục vụ cho công tác thi công
4.
Phòng Hành chính
08
Quản lý hồ sơ, phụ trách trật tự và quản lý đội ngũ công nhân gián tiếp tại công ty
5.
Phòng Tổ chức cán bộ
03
Tham mưu với Ban lãnh đạo tổ chức nhân sự, chịu trách nhiệm quản lý khối trực tiếp
Tổng
29
Nguồn [17]
So sánh giữa hai bảng trên và trên thực tế hiện nay bộ máy này hoạt động rất hiệu quả giảm bớt được sự chồng chéo, cồng kềnh trong tổ chức. Mặc dù vẫn có một số đơn vị do đặc thù của sản xuất phân tán nên vẫn định biên từ
*Tham gia đối với đội ngũ gián tiếp Đội công trình
Đây là khối trực tiếp sản xuất, việc bố trí lại đội ngũ cán bộ, quản lý cấp đội có tác dụng giảm được sự cồng kềnh trong công tác quản lý thi công. Công ty dễ dàng trong công tác quản lý các đội công trình, kích thích dược đội ngũ cán bộ Đội sản xuất hoạt động có hiệu quả. Theo cách bố trí cũ mỗi Đội công trình gồm 5 cán bộ gián tiếp: 01 đội trưởng, 01 đội phó, 01 kế toán, 01 nhân viên kỹ thuật, 01 cung ứng vật tư. Trên thực tế cho thấy đội ngũ gián tiếp đội quá nhiều hoạt động không hiệu quả. Công đoàn tham gia với Ban lãnh đạo Tổng công ty định biên đội ngũ gián tiếp đội xuống 03 người. Một đội trưởng chịu trách nhiệm điều hành sản xuất chung, thực hiện kế hoạch thi công được giao. Một đội phó chịu trách nhiệm về kỹ thuật – vật tư phục vụ cho công tác thi công. Một kế toán chịu trách nhiệm về tài chính phục vụ cho công trình.
Với tổng số cán bộ quản lý cấp Tổng công ty từ 29 – 31 người. Cấp Đội là 03 người như hiện nay hoạt động rất có hiệu quả. Đồng thời Công đoàn cơ sở luôn tổ chức công nhân lao động học tập, tìm hiểu, nhận thức về tổ chức lại lao động cho hợp lý là cần thiết khách quan nhằm nâng cao hiệu quả trong kinh doanh.
* Tham gia phân loại lao động
Do tính đặc thù của sản xuất kinh doanh, lực lượng lao động có trình độ vẫn chưa đáp ứng được với nhu cầu của sản xuất. Trong tổng số lao động, lực lượng công nhân kỹ thuật hàng năm vẫn phải đào tạo thêm và đào tạo lại để đáp ứng nhu cầu của công nghệ, nhằm kích thích tinh thần tham gia học hỏi trong công nhân viên chức – lao động, Công đoàn Tổng Công ty đã phối hợp với chuyên môn đề ra các nội dung phân loại lao động và có hình thức khen thưởng rõ ràng gồm có 3 loại:
Loại 1: Là những công nhân kỹ thuật có trình độ tay nghề cao, có sức khoẻ, có năng lực luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đồng thời có khả năng quản lý tốt các máy móc, thiết bị, có tinh thần đào tạo và hướng dẫn đồng nghiệp, có khả năng xử lý sự cố xảy ra trong thi công, gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động của Công ty. Cụ thể, Công đoàn tổ chức các cuộc thi tình huống trong thi công trực tiếp đến từng cơ sở.
Loại 2: Là những người có tay nghề tốt, tuy nhiên đôi lúc còn bị hạn chế trong thi công, chưa có khả năng vận hành trong những điều kiện công trình đòi hỏi kỹ thuật cao chỉ đảm nhận đợc các công việc bình thường trong thi công như các tuyến đường cấp II, cấp III, cấp IV.
Loại 3: Là những người có trình độ chuyên môn còn thấp mới ra trường, chưa có khả năng vận hành máy an toàn hoặc do sức khoẻ không đảm bảo để thực hiện một ca làm việc.
Thông qua các chỉ tiêu phân loại đã giúp người lao động tự học hỏi phấn đấu vươn lên trong lao động sản xuất. Qua đó Công đoàn đã lập được danh sách những công nhân như sau:
Trong tổng số công nhân kỹ thuật 2314 người gồm có: công nhân kỹ thuật loại A gồm 895 người, đối tượng này chủ yếu có trên 10 năm công tác. Công nhân kỹ thuật loại B gồm 1214 người, có năm công tác từ 5 – 10 năm. Công nhân kỹ thuật loại C gồm 195 người, đây là các đối tượng mới ra trường hoặc không có sức khoẻ để đảm nhận các công việc được giao. Phần lớn đã được Công đoàn kết hợp với chuyên môn tổ chức sắp xếp làm công việc khác hoặc gửi đi đào tạo ở các ngành nghề hợp lý với trình độ và sức khoẻ của người lao động.
2.4.1.2. Tham gia gải quyết lao động dôi dư.
Như trên đã nêu tổ chức và sắp xếp lại lao động đã hạn chế được bất cập trong công tác quản lý của Tổng công ty và các đơn vị thành viên. Nhưng thực tế, vấn đề này đã làm dôi ra số lao động cần được giải quyết việc làm.
Việc phân loại lao động làm phát sinh đội ngũ lao động không đủ sức khoẻ và trình độ để làm việc gồm 165 người. Công đoàn Tổng công ty chỉ đạo Công đoàn cơ sở tham gia với Ban lãnh đạo cùng cấp bố trí việc làm cho phù hợp từng đối tượng. Kết quả qua việc khảo sát thực tế hầu hết người lao động được giải quyết việc làm.
Biểu số 8: Bảng kết quả bố trí lao động dôi ra
Đơn vị: người
Cty thành viên
Tổng số
Đào tạo mới
Đào tạo lại
Bố trí lao động dôi ra
Nghỉ chờ hưu
Bảo vệ
Tạp vụ
P.xưởng
Cty 874
17
4
2
1
-
8
2
Cty 875
9
2
5
-
1
-
1
Cty C.75
11
6
4
-
-
-
1
Cty 872
15
-
-
2
1
12
-
Cty 838
11
2
6
1
-
-
1
Cty 810
16
8
3
-
-
10
-
Cty 829
14
1
2
-
1
10
-
Cty 889
20
5
3
2
-
7
3
Cty892
16
-
5
-
-
8
3
Cty 820
12
6
4
-
-
-
2
Cty 873
6
-
2
-
3
-
1
Cộng
145
22
34
6
6
35
14
Nguồn [18]
Qua bản trên ta thấy, trong tổng số lao động dôi ra là 165 người, với tinh thần trách nhiệm của mình Công đoàn công ty thành viên đã tham gia với Ban lãnh đạo cùng cấp bố trí việc làm cho 145 người. Số còn lại là 20 người đã xin chuyển công tác và nghỉ hưu (chủ yếu là các đối tượng từ 47 tuổi đến trên 50 tuổi). Đối với thu nhập của người lao động bình quân trong các phân xưởng sửa chữa đạt từ 550.000 đến 630.000 đ/người/tháng.
Khi sắp xếp lại lao động đã có 280 người thiếu việc làm trong năm 1998 trong đó có cả công nhân kỹ thuật, công nhân có trình độ đại học. Công đoàn Tổng Công ty tham gia với Ban lãnh đạo Tổng công ty xây dựng phương án giải quyết việc làm cho số lao động này. Công đoàn Tổng công ty chủ động đề xuất thành lập xí nghiệp cung ứng vật tư phục vụ cho khối sản xuất.
Toàn tổng Công ty có 4626 cán bộ công nhân, viên chức, hàng năm được trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân hai lần. Do đó, việc thành lập xí nghiệp cung ứng vật tư cần thiết và cấp bách, vừa giải quyết được lao động dôi ra, vừa tạo được việc làm đảm bảo đời sống cho cán bộ, công nhân, viên chức. Kết quả đầu năm1999, tổng công ty đã thành lập xí nghiệp và giải quyết việc làm cho 197 lao động dôi ra, đến nay số lao động của xí nghiệp là 220 người, hoạt động của xí nghiệp tương đối ổn định. Cụ thể qua bản sau:
Biểu số 9: Lao động và thu nhập của xí nghiệp dịch vụ cung ứng vật tư
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
1999
2000
I
Tổng số cán bộ CNVC, LĐ
Người
197
220
1.
2.
3.
Đại học + Cao đẳng
Người
15
15
CNKT và lao động phổ thông
Người
125
165
Trung cấp
Người
47
40
II
Tổng thu nhập
Ngàn đồng
124.110
138.600
1.
2.
3.
Quỹ lương
Ngàn đồng
118.200
132.000
BHXH thay lương
Ngàn đồng
5.910
6.600
Thu nhập bình quân
Đồng/người
589.766
610.234
Nguồn [19]
Sản phẩm chủ yếu xí nghiệp là trang bị phòng hộ phục vụ cho khối sản xuất gồm 3 phân xưởng sản xuất chính:
Phân xưởng sản xuất mũ, ủng, bảo hộ gồm 25 người
Phân xưởng may trang bị phòng hộ: quần áo, găng tay, dầy vải
gồm 165 người
Phân xưởng sản xuất kính và mặt nạ phòng hộ gồm 10 người. Số
lao động còn lại xin chuyển công tác đến các đơn vị có thu nhập cao hơn là 60 người.
Phân xưởng sản xuất mũ, ủng, bảo hộ gồm 25 người
Phân xưởng may trang bị phòng hộ: quần áo, găng tay, dầy vải
gồm 165 người.
Phân xưởng sản xuất kính và mặt nạ phòng hộ gồm 10 người. Số
lao động còn lại xin chuyển công tác đến các đơn vị có thu nhập cao hơn là 60 người.
Mặc dù lương của công nhân, lao động ở xí nghiệp cung ứng vật tư chưa cao chỉ đạt (580.000 – 620.000đ/người/tháng) song đã tích cự góp phần giải quyết việc làm cho lao động dôi ra của các Công ty đảm bảo đời sống cho cán bộ, công nhân, viên chức, lao động .
2.4.2. Công đoàn Tổng công ty với việc tham gia xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường tạo việc làm cho công nhân, lao động.
Nhằm thực hiện chương trình công tác của Bộ giao thông vận tải, căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty. Năm 2003, Tổng công ty phấn đấu đạt 8/22 dơn vị có giá trị sản lượng xây lắp đạt trên 100 tỷ đồng và toàn Tổng công ty có giá trị sản lượng xây lắp đạt 1150 tỷ đồng phấn đấu để Tổng công ty lớn mạnh toàn diện.
Để đạt được kết quả trên, việc xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh được Tổng công ty đặt lên hàng đầu. Các đơn vị thành viên được giao nhiệm vụ có trách nhiệm triển khai thực hiện, định kỳ hàng tháng, quý phải báo cáo cụ thể việc thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh của đơn vị mình. Đồng thời đảm bảo các chính sách, thu nhập, việc làm cho công, nhân lao động.
Với tinh thần trách nhiệm của mình, Công đoàn Tổng công ty tham gia với chuyên môn rà soát kỹ từng hạng mục công trình của các Công ty nhằm mục đích thực hiện kế hoạch có tính khả thi và đem lại hiệu quả cao nhất.
+ Tham gia kiểm tra, đánh giá các hạng mục công trình dở dang.
+ Tham gia kiểm tra máy móc thiết bị thi công.
+ Tham gia việc tổ chức thực hiện thi công.
2.4.2.1. Công đoàn tham gia kiểm tra các hạng mục công trình dở dang.
Tham gia đánh giá các hạng mục công trình xây dựng dở dang có vai trò rất quan trọng trong việc đề xuất với chuyên môn, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho từng đơn vị. Công đoàn Tổng công ty chỉ đạo Công đoàn cơ sở tham gia với đơn vị cùng cấp, thống kê các hạng mục công trình chưa hoàn thành và đã hoàn thành. Trên cơ sở đó Công đoàn Tổng công ty đề xuất với Ban lãnh đạo tổng công ty giao nhiệm vụ kế họach cho từng đơn vị.
Qua việc kiểm tra cho thấy các đơn vị phần lớn đã hoàn thành kế hoạch và vượt mức kế hoạch gồm: công ty xây dựng công trình 875, công ty xây dựng công trình Việt - Lào, công ty xây dựng công trình K75, công ty xây dựng công trình 873, công ty xây dựng công trình 872, công ty xây dựng công trình 820, công ty xây dựng công trình 829… đều đạt giá trị sản lượng xây lắp từ 75 đến 90 tỷ đồng vượt kế hoạch được giao năm 2002 từ 7% - 13%.
Có 3 Công ty chưa hoàn thành kế hoạch năm 2003 gồm: công ty xây dựng công trình 842, công ty xây dựng công trình 829, công ty xây dựng công trình 889. Có giá trị sản lượng từ 45 - 60 tỷ đồng giảm so với kế hoạc từ 40 - 50%. Nguyên nhân các đơn vị này không đạt kế hoạch do thi công đúng vào dịp mùa mưa nên đã chậm lại so với ngày khởi công 2 tháng. Các công trình này đang gấp rút thi công đến quý 2/2004 bàn giao các hạng mục công trình còn lại.
2.4.2.2. Tham gia kiểm tra các phương tiện thi công.
Phương tiện thi công là những máy móc thiết bị phục vụ cho thi công công trình, chiếm trên 20% chi phí sản xuất. Máy móc thiết bị cũ, lạc hậu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và chất lượng công trình làm tăng chi phí sản xuất. Do vậy, việc đầu tư máy móc thiết bị là cần thiết vừa được đảm bảo được tiến độ công trình, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh vừa hoàn thành được kế hoạch sản xuất kinh doanh được giao.
Từ thực tiễn khách quan trên, Công đoàn Tổng công ty đã thường xuyên chủ động tham gia tích cực với Ban lãnh đạo Tổng công ty trong việc đổi mới máy móc thiết bị thi công, thay thế máy móc thiết bị cũ lạc hậu và hết khấu hao. Trong quá trình tham gia được Ban lãnh đạo Tổng công ty đánh giá rất cao. Kết quả đầu năm 2004 Công ty đã thay thế một số máy móc thiết bị của Liên Xô cũ và của Trung Quốc bằng máy thi công của Nhật và Đức trị giá gần 30 tỷ đồng.
Biểu số 10: Thiết bị đầu tư mới nâng cao chất lượng công trình năm 2004
STT
Loại máy
Số lượng (cái)
Năm sản xuất
Nước sản xuất
Giá trị (tr.đồng)
1.
Lu chân cừu
4
1998
Nhật
6000
2.
Lu bánh lốp
4
1999
Đức
4200
3.
Lu rung
3
1997
Đức
4500
4.
Máy dải BTN
2
1998
Nhật
4800
5.
Máy san tự hành
2
1998
Đức
2400
6.
Ô tô vận tải
5
1998
Nhật
1750
7.
Trạm chộn BTN
2
1998
Nhật
1400
Tổng
22
27050
Nguồn [20]
Từ việc đầu tư thiết bị mới năm 2004 Tổng công ty đã liên tiếp thắng các gói thầu có giá trị: Dự án Đường Hồ Chí Minh đoạn Hà Tây - Hòa Bình, dự án Đường Hồ Chí Minh qua rừng Cúc Phương, dự án Nội Bài - Hạ Long, dự án cầu Nhơn Trạch, cầu Nhật Tân, nhà máy thủy điện SÊKAMAN... trị giá hàng triệu USD đã tạo được đủ việc làm cho công nhân lao động của Tổng công ty.
2.4.2.3. Công đoàn tham gia với chuyên môn trong việc tổ chức thi công đảm bảo tiến độ công trình.
Trong thi công xây dựng công trình việc đảm bảo tiến độ phụ thuộc rất lớn đến công tác tổ chức thi công. Công đoàn Tổng công ty tham gia xây dựng phương án đa dạng hoá các loại hình thi công. Như việc vận chuyển máy móc thiết bị phục vụ kịp thời cho thi công công trình đường Thường Tín – Phú Xuyên. Theo yêu cầu của chủ đầu tư đến quý 3/2000 phải hoàn thành nhiệm vụ được giao, sau 6 tháng thi công kể từ tháng 9/1999 đến 3/2000 công việc mới hoàn thành được 40%.
Do đó việc đảm bảo tiến độ công trình là vấn đề cấp bách, Công đoàn Tổng công ty cùng với chuyên môn huy động lực lượng máy thi công ở các vùng lân cận đường Láng Hoà Lạc, đường Phủ lý - Nam Định gồm 2 máy ủi, 2 máy lu, 5 "tô vận tải về phục vụ cho công trình này. Đến nay phần việc chính đã hoàn tất chuẩn bị công tác bàn giao với chủ đầu tư vào tháng 9/2000. Ngoài ra, Công đoàn Tổng công ty còn chỉ đạo Công đoàn cơ sở tham gia với Ban lãnh dạo cùng cấp trong việc tạo việc làm trong thời gian chờ đợi thi công điển hình là Công đoàn công ty xây dựng công trình giao thông 875 đã làm tốt công tác này.
2.4.2.4. Công đoàn công ty xây dựng công trình 875 tham gia tổ chức sản xuất.
Trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh được giáo, các đơn vị thành viên lập kế hoạch tổ chức thi công đảm bảo đúng tiến độ, đúng quy trình chất lượng sau đó phân công cho các đội công trình. Khi ký được hợp đồng thi công chưa hẳn các Công ty đã tổ chức sản xuất ngay mà còn có thời gian chờ đợi do chưa giải phóng được mặt bằng. Có những công trình phải mất hàng tháng chờ đợi như công trình đường Lạng Sơn, Cao Bằng người lao động phải chờ 2 tháng.
Công đoàn công ty xây dựng công trình 875 chủ động đề xuất với ban lãnh đạo công ty trong khoảng thời gian này tổ chức cho công nhân lao động xây dựng lán trại, làm công trình để phục vụ công tác ăn ở của công nhân lao động. Đến nay công tác này đã được thực hiện ở hầu hết các đơn vị trong Tổng công ty, tạo được việc làm trong thời gian chờ đợi giải phóng mặt bằng.
2.4.3. Công đoàn Tổng công ty tổ chức hoạt động kinh doanh, mở rộng dịch vụ tạo việc làm cho công nhân lao động.
2.4.3.1. Công đoàn Tổng công ty thành lập xí nghiệp xây dựng công trình Công đoàn.
Việc thành lập, mở mang các dịch vụ tạo việc làm cho người lao động hiện nay là vấn đề cấp bách. Ngay từ đầu những năm 1999 Công đoàn Tổng công ty đề xuất với Ban lãnh đạo Tổng công ty thành lập xí nghiệp xây dựng công trình Công đoàn. thi công xây dựng các dự án có quy mô vừa và nhỏ, tạo nguồn kinh phí cho Công đoàn nhằm thu hút lao động. ý tưởng này của Công đoàn đã được ban lãnh đạo Tổng công ty nhiệt tình ủng hộ, tạo điều kiện về thiết bị máy móc thiếy bị, tư vấn về kỹ thuật để Công đoàn hoạt động kinh tế.
Máy móc thiết bị được Tổng công ty giao: 02 máy lu, 01 máy san, 01 máy súc, 01 máy trộn bê tông. Đồng thời cử một cán bộ kỹ thuật từ phòng kỹ thuật Tổng công ty sang xí nghiệp xây dựng công trình Công đoàn nhằm mục đích tư vấn về kỹ thuật phụ trách thi công, đến nay Xí nghiệp hoạt động đã đi vào ổn định và bước đầu mang lại được những kết quả rất cao.
Tổ chức hoạt động của xí nghiệp xây dựng Công đoàn: ban chấp hành Công đoàn cử các cán bộ là uỷ viên ban chấp hành có kinh nghiệm về quản lý, tổ chức thi công để phục vụ cho xí nghiệp xây dựng công trình. Bộ máy quản lý của xí nghiệp gồm: 01 giám đốc là chủ tịch Công đoàn Tổng công ty, 01 phó giám đốc là uỷ viên ban chấp hành, 01 kế toán là uỷ viên Ban chấp hành, 01 kỹ thuật phòng kỹ thuật tổng công ty. Ban giám đốc chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động xây dựng kinh doanh của xí nghiệp trước Tổng công ty.
Biểu số 11: Kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp xây dựng công trình năm 1999
STT
Chỉ tiêu
Sản lượng
1.
Số lượng hợp đồng được giao
02
2.
Giá trị sản lượng xây lắp (tr. đồng)
Trong đó
XD đường Quảng Ninh QL 18 (tr.đ)
XD cống đường 1 A 2 (tr.đ)
2000
1500
500
3
Trích nộp TCT (triệu đồng)
100
4
Lợi nhuận thực hiện (tr. đồng)
40
5
Số lao động được giải quyết việc làm (người)
45
Nguồn [21]
Xí nghiệp xây dựng công trình đã tạo được việc làm cho 45 người trong đó lao động thuộc Tổng công ty 5 người, lao động xã hội là 23 người, lao động các đơn vị là 17 người. Thu nhập bình quân từ 880.000 đến 1.073.000 đồng/người/tháng. Xí nghiệp xây dựng công trình qua một năm hoạt động đã tạo được uy tín với Tổng công ty. Đầu năm 2003 được Tổng công ty giao cho hợp đồng xây dựng công trình cống của Quốc lộ 51 trị giá 750.000.000 đồng.
2.4.3.2. Dịch vụ Taxi CIENCO 08.
Tổng công ty xây dựng công trình 8 hưởng ứng cuộc vận động chống lãng phí đối với việc sử dụng các phương tiện đưa đón cán bộ, công chức thuộc Tổng công ty làm dôi ra một số xe du lịch gồm 4 xe 12 chỗ, 2 xe 9 chỗ, 2 xe 6 chỗ. Mục đích hoạt động của dich vụ taxi phục vụ cho nhu cầu tham quan, du lịch cho các đối tượng trong và ngoài Tổng công ty. Kết quả của hoạt động năm 1999 đã phục vụ 500 lượt người gồm 38 hợp đồng có giá trị 53,2 triệu đồng. Tạo được việc làm thường xuyên cho đội ngũ lái xe của Tổng công ty, thu nhập bình quân 700.000 – 800.000 đồng/người/tháng. Hoạt động của dịch vụ này được giao cho Công đoàn quản lý.
Biểu số 12: Kết quả thực hiện hợp đồng năm 2003
STT
Lịch trình
SL hợp đồng
Giá trị hợp đồng (đồng)
1
Hà nội – quảng Ninh
7
10.500.000
2
Hà Nội – Sầm Sơn
10
20.000.000
3
Hà Nội - Đồ Sơn
7
7.500.000
4
Hà Nội – Hoà Bình
3
7.500.000
5
Hà Nội – Chùa Hương
11
7.700.000
Tổng
38
53.200
Nguồn [22]
2.4.4. Công đoàn Tổng công ty với việc tổ chức các quỹ hỗ trợ công nhân lao động nhằm giải quyết việc làm.
Từ các hoạt động kinh tế của Công đoàn Tổng công ty và việc trích nộp kinh phí Công đoàn của các Công ty thành viên. Một mặt Công đoàn Tổng công ty thực hiện đóng góp đầy đủ kinh phí lên Công đoàn cấp trên. Mặt khác, Công đoàn Tổng công ty củng cố phần kinh phí để lại nhằm mục đích thăm hỏi và trợ giúp cho cán bộ công nhân viên gặp khó khăn hoạn nạn đột xuất.
Công đoàn kết hợp với chuyên môn thành lập quỹ: "giải quyết việc làm” mục đích của quỹ giải quyết cho các đối tượng là cán bộ công nhân viên chức Tổng công ty làm kinh tế gia đình, tăng thêm thu nhập (kể cả các đối tượng đã nghỉ hưu, mất sức lao động). Đến nay Công đoàn Tổng công ty đã xây dựng được các quỹ xã hôi, quỹ trợ cấp thất nghiệp, quỹ hỗ trợ làm kinh tế gia đình, quỹ khuyến học… với tổng số tiền là 500 triệu đồng. Đã trợ cấp cho hàng ngàn lượt công nhân lao động gặp khó khăn và hàng trăm các gia đình đối tượng chính sách ngoài xã hội.
Biểu số13: Kết quả hoạt động từ quỹ giải quyết việc làm
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Ghi chú
1.
Số hộ vay
160
165
260
2.
Số tiền vay
Tr.đ
100
100
160
3.
Số dự án
22
22
36
4.
Số LĐ được giải quyết việc làm
Người
18
175
250
5.
Sản phẩm tạo ra
Kg
47362
47262
91524
Chăn nuôi
6.
Lãi/ 1 triệu đồng vốn vay (1000đ/tháng)
80
78
54
Nguồn [23]
Các dự án đầu tư chủ yếu vào chăn nuôi, số lao động được giải quyết việc làm là con em trong gia đình không có việc làm, nhưng chưa chú trọng dầu tư vào các dự án sản xuất nên hiệu quả đem lại chưa cao.
2.4.5. Công đoàn Tổng công ty tham gia trong việc nâng cao hiệu quả đấu thầu tạo nhiều việc làm cho người lao động.
Tăng cường sức cạnh tranh, mở rộng thị trường trong xây dựng công trình, thực chất là các biện pháp nâng cao hiệu quả của công tác đấu thầu, thắng thầu là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, là cơ sở để giải quyết việc làm cho người lao động. Bởi thắng thầu có ý nghĩa quan trọng đối với công nhân lao động các công ty và Tổng công ty.
Trước tình hình đó, công đoàn Tổng công ty chủ động tham gia với chuyên môn trong công tác lập giá dự thầu. Đây là khâu quan trọng để trúng thầu, để thực hiện tham gia có hiệu quả, Công đoàn kết hợp với các phòng ban đưa ra các chỉ tiêu xây dựng phương án dự thầu cho nguyên vật liệu, máy thi công và nhân công, các chi phí này quyết định đến giá bỏ thầu.
2.4.5.1. Công đoàn chủ động tham gia tìm hiểu các vùng nguyên liệu, chất lượng vật liệu cho phù hợp với tính chất công trình và yêu cầu của chủ đầu tư.
Thực tế khi tiến hành thi công đoạn Phủ Lý - Nam Định của công ty xây dựng công trình giao thông 873thực hiện. Theo yêu cầu của chủ đầu tư phải lấy cát từ Hưng Yên (Sông Hồng), qua nghiên cứu vùng nguyên vật liệu Công đoàn Công ty đã tham gia với chuyên môn khai thác cát tại khu vực sông Đáy (thị xã Phủ Lý) và được nhà đầu tư chấp nhận. Nhưng do cát ở khu vực này về chất lượng chưa đảm bảo Công ty phải đầu tư thêm công đoạn rửa và sàng lọc trước khi đưa vào sử dụng.
Cụ thể, nếu lấy cát tại khu vực Sông Hồng Hưng Yên, tính tất cả chi phí về đến chân công trình là 300.000 đ/xe 5m3. Lấy cát tại khu vực thị xã Phủ Lý thì 280.000đ/1 chuyến 5m3. vậy tổng chi phí đến chân công trình là 295.000đ/1chuyến 5m3, hạ được chi phí 5.000đ/chuyến và đã tạo được việc làm cho lao động xã hội tại khu vực này. Đặc biệt đã hạ giá thành công trình nâng cao được thu nhập cho công nhân lao động.
2.4.5.2. Tham gia trong việc đầu tư máy móc thiết bị cho thi công phục vụ cho đấu thầu.
Máy móc thiết bị là điều kiện để kiểm tra tư cách nhà thầu đối với các công trình đòi hỏi kỹ thuật thi công cao, không có máy móc thiết bị hiện đại thì việc đảm bảo chất lượng cũng như kỹ thuật công trình là không thể thực hiện được. Đồng thời máy móc thiết bị hiện đại sẽ tạo nên hình thức thi công tốt, giảm được lãng phí, giảm được sức lao động mà sản xuất kinh doanh vẫn đạt được hiệu quả cao đặc biệt là nâng cao chất lượng công trình.
Để tân dụng tiềm năng của máy móc thiết bị, Công đoàn kết hợp với chuyên môn thống kê các loại máy móc thiết bị và đầu tư phục hồi để đảm bảo tốt cho công tác đấu thấu. Đồng thời, công đoàn tổ chức các cuộc thi thợ giỏi vừa nâng cao được tay nghề, vừa tìm những công nhân có tay nghề cao để phục vụ lực lượng công nhân kỹ thuật cho gói thầu. Xuất phát từ đề xuất của công đoàn và những đòi hỏi nhu cầu của thị trường từ năm 1999 đến nay, Tổng công ty đã đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, kết quả như sau:
Biểu số 14: Đầu tư máy móc thiết bị phục vụ cho đấu thầu
STT
Loại máy
Số lượng
Năm sản xuất
Nước sản xuất
1.
Máy rải V0Lgele
3
1996
Đức
2.
Lu rung HAMM
5
1997
Đức
3.
Lu rung chân cừu
3
1998
Đức
4.
Lu sắt Wantanabe
6
1996
Nhật
5.
Máy xúc KOBENCO
5
1998
Nhật
6.
Máy xúc đào LIEBHERR 902
3
1998
Đức
7.
Máy xúc lật LIEBHERR 531
4
1999
Đức
8.
Ô tô KRA 2 (12T)
9
1997
Liên Xô
Nguồn [24]
Do chú trọng đầu tư máy móc thiết bị hiện đại Công đòan đã liên tiếp trúng các gói thầu lớn tầm quốc tế, điển hình là gói thầu đường Xuyên á V1, V2, V3 trị giá gần 600 tỷ đồng, tạo được việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.
2.4.5.3. Tham gia trong việc nâng cao chất lượng lao động phục vụ cho đấu thầu
Với chức năng và nhiệm vụ của mình, Công đoàn Tổng công ty đã vận dụng, lựa chọn các cách thức tổ chức thi công tổ chức các phong trào thi thợ giỏi, tay nghề, từ đó lựa chọn ra lực lượng lao động hùng hậu phục vụ cho thi công công trình.
Thực tế năm 2003 cho thấy, nhu cầu của dự án gói thầu V1, V2, V3 cần một số cán bộ quản lý chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực tài chính kinh tế, tin học, ngoại ngữ, Công đoàn Tổng công ty đã kết hợp với chuyên môn tổ chức đào tạo cụ thể.
Biểu số 15: Công tác đào tạo cán bộ phục vụ cho đấu thầu
Đối tượng nhiệm vụ hiện tại
Số lượng
Chuyên môn đã đào tạo
Chuyên môn cần đào tạo phục vụ đấu thầu
Phương thức đào tạo
- Cán bộ đi khảo sát thực địa
5
Kỹ sư cầu đường
Marketing thương mại
Học lớp buổi tối
- Cán bộ lập giá (dự toán)
4
Kỹ sư kinh tế giao thông
Tài chính
Học lới buổi tối
- Cán bộ tài chính
4
Tài chính kế toán
Lập pháp tin học
Học lớp buổi tối
- Cán bộ đấu thầu
2
Kỹ sư đường bộ
Đấu thầu quốc tế ngoại ngữ
Lớp bồi dưỡng của Tổng cty
Nguồn [25]
Lớp đào tạo này đến nay đã hoàn thành và đang phục vụ rất tốt cho gói thầu V1, V2, V3.
2.4.5.4. Công đoàn tham gia với chuyên môn nhằm đảm bảo nguồn lực tài chính dự thầu.
Năng lực tài chính của công ty phản ánh khả năng sản xuất và sức cạnh tranh trên thị trường, vấn đề này hoàn toàn phụ thuộc vào việc thu hồi vốn, vào tiến độ công trình và khả năng thanh toán của chủ đầu tư. Do vậy thực hiện tốt về công tác tài chính là khả năng đảm bảo cho việc đấu thầu công trình vì trước khi xây dựng dự án thầu, nhà thầu phải chứng minh về năng lực tài chính của mình.
Công đoàn Tổng công ty chủ động tham gia về việc thu hồi vốn công trình, tham gia với chuyên môn phân công trình thành nhiều hạng mục trước khi ký hợp đồng, đảm bảo thi công dứt điểm từng hạng mục, thanh quyết toán trước khi thi công song từng hạng mục công trình, tránh nợ tồn đọng vốn trong lhi cần vốn cho những công trình khác.
Trong khi thi công phải đảm bảo chất lượng, tranh thủ thời tiết thực hiện tốt công tác bàn giao và nghiệm thu công trình. Do thực hiện tốt các khâu, năm 2003 Tổng công ty đã đạt kết quả khả quan về thanh toán, tận thu ở các công trình. Theo số liệu thì Tổng doanh thu năm 2003 là 834.977 tr. đồng so với sản lượng thực hiện 834.977/867.777 = 96,22%. Đây là tỷ lệ đạt cao nhất trong mấy năm gần đây của doanh thu so với sản lượng thực hiện, năm 2002 doanh thu và sản lượng chỉ đạt 82,58% so với doanh thu của năm 2003, tỷ lệ này là 834.977/510.691 = 1,63 lần. Đây là kết quả kết khả quan, tạo năng lực dồi dào về tài chính, đảm bảo cho công tác đấu thầu và trúng thầu, tạo nhiều việc làm cho người lao động.
2.4.5.5. Công đoàn Tổng công ty tham gia công tác Marketing.
Sử dụng các công cụ chính sách Marketing nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu. Trong thị trường cạnh tranh thì Marketing có vai trò rất quan trọng là công cụ đặc biệt giúp cho doanh nghiệp đạt hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Mặc dù việc Marketing đối với Công đoàn Tổng công ty và đối với Công đoàn còn mới mẻ với tinh thần và trách nhiệm, Công đoàn Tổng công ty kết hợp với phòng kế hoạch – Marketing, gửi đào tạo đội ngũ cán bộ Marketing phục vụ cho công tác đấu thầu. Năm 2002 = 2003 do nhu cầu của công trình đã bồi dưỡng được 5 cán bộ Marketing, trong đó 3 cán bộ phục vụ cho dự án gói thầu V1, V2, V3, 2 cán bộ phục vụ nghiên cứu tại phòng Kế hoạch – Marketing của Tổng công ty.
Ngoài việc tham gia đào tạo cán bộ Marketing Công đoàn Tổng công ty còn tham gia các nội dung của công tác này, đảm bảo tốt cho đấu thầu và các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
- Công đoàn tham gia trong lĩnh vực tìm kiếm, nắm bắt, phân loại và đánh giá các thông tin về nhu cầu xây dựng của các cấp, ngành các thành phần kinh tế, các khu vực nông thôn để tìm kiếm thị trường tạo công ăn việc làm cho người lao động. Các công trình do Công đoàn tham gia tìm kiếm như: đường nông thôn, công trình nông thôn Hải Phòng. Các công trình này mặc dù giá trị sản lượng thấp những cũng tạo được việc làm trong thời gian chờ đợi các công trình được ký kết của các đội công trình thi công trên các khu vực trên.
- Công đoàn tham gia khảo sát thực địa công trình, tìm kiếm nguồn nguyên liệu phù hợp, nắm bắt sự biến động của giá cả thị trường để phục vụ tốt cho công tác lập giá dự thầu hợp lý, có sức cạnh tranh trong xây dựng cơ bản.
Qua khảo sát thực địa, ng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25594.DOC