Tài liệu Đề tài Cơ sở lý luận về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Chi phí sản xuất
Khái niệm
Chi phí sản xuất là những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh gắn liền với quá trình sản xuất.
Chi phí sản xuất phát sinh liên tục, khách quan, đa dạng theo từng loại hình sản xuất.
Phân loại
Đối với doanh nghiệp sản xuất chi phí sản xuất được chia thành 3 loại sau:
CPNVLTT: Là toàn bộ giá trị của tất cả các loại nguyên liệu, vật liệu, bán thành phẩm dùng trực tiếp trong quá trình trong quá trình sản xuất.
CPNCTT: Bao gồm tiền lương chính, phụ, phụ cấp và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm.
CPSXC: Bao gồm toàn bộ chi phí sản xuất không thuộc hai khoản mục chi phí trên liên quan trực tiếp đến việc phục vụ, tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất. Bao gồm:
Chi phí nhân công gián tiếp, phục vụ, tổ chức quản lý sản...
108 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1111 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Cơ sở lý luận về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Chi phí sản xuất
Khái niệm
Chi phí sản xuất là những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh gắn liền với quá trình sản xuất.
Chi phí sản xuất phát sinh liên tục, khách quan, đa dạng theo từng loại hình sản xuất.
Phân loại
Đối với doanh nghiệp sản xuất chi phí sản xuất được chia thành 3 loại sau:
CPNVLTT: Là toàn bộ giá trị của tất cả các loại nguyên liệu, vật liệu, bán thành phẩm dùng trực tiếp trong quá trình trong quá trình sản xuất.
CPNCTT: Bao gồm tiền lương chính, phụ, phụ cấp và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm.
CPSXC: Bao gồm toàn bộ chi phí sản xuất không thuộc hai khoản mục chi phí trên liên quan trực tiếp đến việc phục vụ, tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất. Bao gồm:
Chi phí nhân công gián tiếp, phục vụ, tổ chức quản lý sản xuất tại phân xưởng.
Chi phí vật liệu gián tiếp dùng trong máy móc thiết bị.
Công cụ dụng cụ dùng trong sản xuất.
Chi phí khấu hao máy móc thiết bị, TSCĐ dùng trong hoạt động sản xuất.
Chi phí dịch vụ mua ngoài phục cho sản xuất như điện, nước, sửa chữa, bảo hiểm tài sản tại phân xưởng sản xuất.
Giá thành sản phẩm
Khái niệm
Giá thành sản phẩm (ZSP) là toàn bộ hao phí lao động vật hoá trong quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp được biểu hiện bằng tiền liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm hay lao vụ, dịch vụ hoàn thành trong một kỳ nhất định
Phân loại
Có 2 cách phân loại giá thành chủ yếu:
Phân loại giá thành theo thời điểm xác định: Gồm 3 loại
Giá thành kế hoạch (ZKH) được tính trước khi bắt đầu sản xuất cho tổng sản phẩm kế hoạch theo chi phí sản xuất định mức.
Giá thành định mức (ZĐM) được tính trước khi bắt đầu sản xuất cho một đơn vị sản phẩm theo chi phí sản xuất định mức.
Giá thành thực tế (ZTT) được tính sau khi sản xuất hoàn thành theo chi phí sản xuất thực tế.
ZKH = ZĐM * Tổng sản phẩm theo kế hoạch
Phân loại theo nội dung cấu thành giá thành.
Bao gồm 2 loại:
Giá thành sản xuất: Bao gồm CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC.
Giá thành toàn bộ: Bao gồm giá thành sản xuất và chi phí ngoài sản xuất của khối lượng thành phẩm tiêu thụ.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
Khái niệm.
Tập hợp chi phí sản xuất là nhận dạng mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với đối tượng tập hơp chi phí sản xuất để phân tích, tập hợp, phân bổ chi phí sản xuất theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn nhất định để tập hợp chi phí. Đối tượng tập hợp chi phí có thể là đối tượng chịu chi phí, nơi phát sinh chi phí.
Đối tượng tập hợp chi phí thường được chọn:
Sản phẩm, nhóm sản phẩm.
Giai đoạn của quy trình công nghệ sản xuất.
Toàn bộ quy trình của công nghệ sản xuất.
Phân xưởng hay bộ phận sản xuất.
Đơn đặt hàng.
Để xác định đối tượng tập hợp chi phí phù hợp với yêu cầu của quản lý chi phí và yêu cầu cung cấp số liệu để tính giá thành sản phẩm cần phải căn cứ vào:
Đặc điểm tổ chức sản xuất.
Loại hình sản xuất.
Tính chất quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
Đặc điểm của sản phẩm.
Yêu cầu quản lý.
Trình độ và phương tiện của kế toán.
Trong công tác kế toán, xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là cơ sở xây dựng hệ thống chứng từ ban đầu tương ứng, hệ thống sổ chi tiết về chi phí sản xuất, xây dựng quy trình kế toán chi phí sản xuất.
Phương pháp tập hợp chi phí.
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là phương pháp sử dụng để tập hợp và phân loại chi phí theo từng khoản mục chi phí trong giới hạn của mỗi đối tượng kế toán chi phí.
Tùy thuộc vào đặc điểm ban đầu của chi phí sản xuất phát sinh, mối quan hệ giữa chi phí phát sinh với từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất mà lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp hoặc phương pháp phân bổ gián tiếp.
Phương pháp tập hợp trực tiếp
Kế toán tiến hành tập hợp trực tiếp từ chứng từ vào từng đối tượng tập hợp chi phí. Phương pháp này áp dụng đối với những chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến đối tượng kế toán tập hợp chi phí và xác định công tác hạch toán, ghi chép ban đầu cho phép ghi nhận trực tiếp cho các chi phí vào đối tượng kế toán có liên quan.
Phương pháp phân bổ gián tiếp
Theo phương pháp này, toàn bộ chi phí được tập hợp Chung từ các chứng từ sau đó sẽ chọn tiêu thức thích hợp để phân bổ cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
Phương pháp này được áp dụng khi một loại chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí và không thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng.
CP phân bổ cho từng đối tượng chịu CP
=
Hệ số phân bổ CP
x
Tiêu thức phân bổ của từng đối tượng
Hệ số phân bổ
=
∑ CPSX phát sinh trong kỳ
∑ Tiêu thức phân bổ
Độ tin cậy của thông tin về chi phí phụ thuộc vào tính hợp lý của tiêu thức phân bổ được sử dụng.
Đối tượng tính giá thành
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ hoàn thành nhất định mà doanh nghiệp sản xuất, chế tạo và thực hiện cần phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.
- Cơ sở để xác định đối tượng tính giá thành là:
Loại hình sản xuất
Tính chất của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Đặc điểm của sản phẩm
Yêu cầu của quản lý
Trình độ và phương tiện của kế toán
- Đối tượng tính giá thành thường được chọn là:
Sản phẩm
Bán thành phẩm, chi tiết hay bộ phận cấu thành nên sản phẩm
Kỳ tính giá thành
Kỳ tính giá thành sản phẩm là khoản thời gian cần thiết phải tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh tế, kỹ thuật sản xuất và nhu cầu thông tin giá thành kỳ tính giá thành có thể được xác định khác nhau (theo tháng, quý, năm hoặc theo khoản thời gian thực hiện).
Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
+ Về bản chất: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều là hao phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình sản xuất.
+ Về đại lượng: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ với
nhau theo công thức:
Chi phí sản xuất tăng thì giá thành sản phẩm tăng và ngược lại vì vậy có thể nói giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Yêu cầu đối với doanh nghiệp sản xuất là làm sao giảm được chi phí sản xuất từ đó hạ giá thành sản phẩm nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong khi chất lương sản phẩm được đảm bảo.
Nhiệm vụ kế toán
Tính toán và phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Tính toán chính xác, kịp thời giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.
Lập báo cáo chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, phân tích giá thành sản phẩm.
KẾ TOÁN CÁC KHOẢN CHI PHÍ SẢN XUẤT
Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Khái niệm
Chi phí NVL trực tiếp là những chi phí nguyên vật liệu chính và vật liệu phụ dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm. Kế toán sẽ tập hợp trực tiếp chi phí này theo từng đối tượng tính Z có liên quan.
Nguyên vật liệu chính là những NVL sau khi qua SX sẽ cấu tạo nên thực thể của Sản Phẩm.
Vật liệu phụ là những vật liệu kết hợp với nguyên liệu chính tạo nên chất lượng của sản phẩm.
Chứng từ
Giấy báo vật tư còn lại cuối kỳ,lệnh sản xuất
Phiếu sản xuất, phiếu xuất kho
Hoá đơn (GTGT)
Hoá đơn bán hàng, phiếu chi
Giấy báo nợ
Các bảng phân bổ nguyên vật liệu.
Tài khoản sử dụng TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
Bên nợ:
- Chi phí nguyên vật liệu sử dụng trong kì để sản xuất sản phẩm (xuất kho hoặc mua về xuất thẳng sử dụng)
- Vật liệu thừa từ sản xuất để lại xưởng
Bên có:
- Kết chuyển sang 154
- Hoàn kho vật liệu thừa từ sản xuất
- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632
TK 621 không có số dư cuối kì
Phương pháp hạch toán và trình tự phân bổ
Nguyên tắc hạch toán
- Nếu liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thì căn cứ vào chứng từ liên quan để tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng trên sổ chi tiết hay tài khoản chi tiết.
- Nếu liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thì căn cứ vào chứng từ ban đầu để tập hợp chi phí theo từng nhóm và lựa chọn tiêu thức để phân bổ cho từng đối tượng.
Trình tự phân bổ
Bước 1: Lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý.
Đối với nguyên vật liệu chính: Tiêu thức thường được chọn là định mức tiêu hao cho từng loại sản phẩm, hệ số phân bổ được quy định, trọng lượng sản phẩm được sản xuất…
Đối với vật liệu phụ: Tiêu thức thường được chọn là định mức tiêu hao, hệ số đã được quy định sẵn, trọng lượng hoặc giá trị vật liệu chính sử dụng…
Đối với nhiên liệu: Tiêu thức thường được chọn là định mức tiêu hao, giờ máy hoạt động…
Bước 2: Phân bổ CPNVLTT cho từng đối tượng có liên quan.
Việc phân bổ được thực hiện theo công thức sau:
Ci
=
∑ C
x
Ti
∑ Ti
Trong đó:
Ci : CPNVL ( chính, phụ ) phân bổ cho sản phẩm i
∑Ti : Tổng tiêu thức phân bổ
∑ C : Tổng CP NVL ( chính, phụ) đã tập hợp sau khi trừ phần chi phí vượt mức bình thường
Ti : Tiêu thức phân bổ chi phí cho sản phẩm i.
S1.1Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
621
154
15
111,112
133
154P
(1)
(2)
(3)
(4)
Ghi chú:
(1) Xuất kho nguyên vật liệu sản xuất trực tiếp sản phẩm
(2) Vật liệu mua về xuất thẳng vào sản xuất không qua kho
(3) Vật liệu do doanh nghiệp tự sản xuất được đưa ngay vào quá trình sản xuất
(4) Cuối kì kết chuyển chi phí sang 154
Cuối kỳ vật liệu thừa được nhập trả kho kế toán ghi:
Nợ TK 152
Có TK 621
Cuối kỳ vật liệu thừa để lại xưởng kế toán ghi:
Ghi đỏ
Nợ TK 621
Có TK 152
Kỳ sau đem vật liệu ở xưởng ra sử dụng :
Ghi đen
Nợ TK 621
Có TK 152
Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Khái niệm
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tất cả chi phí nhân công trực tiếp Sản xuất như: Tiền lương chính, các khoản phụ cấp lương, lương nghỉ phép, lương ngừng việc, các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp, tiền ăn giữa ca, bảo hiểm tai nạn của Công nhân sản xuất.
Chứng từ
Bảng chấm công, bảng chấm công làm thêm giờ
Bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán tiền thưởng.
Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành.
Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ, bảng thanh toán tiền thuê ngoài
Bảng kê trích nộp các khoản theo lương, bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
…
Tài khoản sử dụng: TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”
Để tập hợp và phân bổ CPNCTT kế toán sử dụng tài khoản 622, được mở chi tiết cho từng đối tượng tâp hợp chi phí.
Bên NỢ: Phản ánh CPNCTT tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh
Bên CÓ:
Kết chuyển CPNCTT vào bên Nợ tài khoản 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Kết chuyển CPNCTT vượt trên mức bình thường vào TK 632.
TK 622 không có số dư cuối kỳ
Phương pháp hạch toán và trình tự phân bổ
* Nguyên tắc hạch toán
CPNCTT được tính vào giá trị từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm lao vụ, dịch vụ chủ yếu bằng phương pháp trực tiếp.
Trong trường hợp chi phí nhân công liên quan đến nhiều sản phẩm lao vụ, dịch vụ mà không thể tính trực tiếp và giá thành cho từng loại thì có thể lựa chọn tiêu thức để phân bổ.
* Trình tự phân bổ
Bước 1: Lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý
- Đối với lương chính: Thường được phân bổ theo định mức tiến hành hay giờ công lao động thực tế.
- Đối với lương phụ và các khoản trích theo lương: Được phân bổ theo tiền lương chính.
Bước 2: Phân bổ CPNCTT cho từng đối tượng có liên quan.
Việc phân bổ được thực hiện theo công thức sau:
Ci
=
∑ C
x
Ti
∑ Ti
Trong đó:
Ci : CPNNC phân bổ cho sản phẩm i
∑Ti : Tổng tiêu thức phân bổ
∑ C : Tổng CP NCTT đã tập hợp sau khi trừ phần chi phí vượt mức bình thường
Ti : Tiêu thức phân bổ chi phí cho sản phẩm i.
S1.2 Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công
622
154 (631)
(1)
338
335
334
(2)
(3)
(4)
Nguồn: Bài giảng kế toán giá thành- Ths Trịnh Ngọc Anh
Ghi chú:
(1) Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất
(2) Khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất
(3) Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân Sản xuất
(4) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sản xuất
Kế toán chi phí sản xuất chung
Khái niệm
Chi phí sản xuất chung là những chi phí được dùng để quản lý và phục vụ cho quá trình sản xuất ra sản phẩm, bao gồm:
Chi phí lương và các khoản theo lương của nhân viên phân xưởng
Chi phí vật liệu.
Chi phí CCDC.
Chi phí khấu hao TSCĐ ở phân xưởng Sản xuất
Chi phí dịch vụ mua ngoài như: điện, nước, điện thoại, sửa chữa tài sản cố định,…
Chi phí khác bằng tiền
Chứng từ
Phiếu xuất kho .
Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ .
Bảng phân bổ tiền lương.
Bảng phân bổ khấu hao.
Hoá đơn dịch vụ.
Tài khoản sử dụng: TK 627 “Chi phí sản xuất chung”
Để tập hợp và phân bổ CPSXC, kế toán sử dụng tài khoản 627- “Chi phí sản xuất chung”.
Bên NỢ: Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ
Bên CÓ:
+ Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung.
+ Kết chuyển CPSXC vào tài khoản 154- “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”.
+ Kết chuyển biến phí SXC vượt trên mức bình thường vào TK 632.
+ Kết chuyển định phí SXC không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ.
Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ.
TK 627 được mở chi tiết như sau:
TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng
TK 6272: Chi phí vật liệu
TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất
TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6278: Chi phí khác bằng tiền
Phương pháp hạch toán và phân bổ
Khác với CPNVLTT và CPNCTT, CPSXC được tập hợp dựa trên các chứng từ và tính vào giá trị từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm lao vụ, dịch vụ chủ yếu bằng phương pháp phân bổ gián tiếp.
Tùy vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng công ty mà lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý. Các tiêu thức thường được lựa chọn là CPNCTT, số giờ máy, số sản phẩm hoàn thành trong kỳ…
S1.3 Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung
627
334,338
111,112,138
142,152,153
214
111,112,331..
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
154,631
(6)
Nguồn: Bài giảng kế toán giá thành- Ths Trịnh Ngọc Anh
Ghi chú:
Lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng
Xuất vật liệu, công cụ dụng cụ
Khấu hao tài sản cố định
Chi phí điện nước, sửa chữa, Thuê ngoài,…
Các khoản giảm chi phí sản xuất chung
Kết chuyển chi phí sản xuất chung.
Kế toán chi phí trả trước và chi phí phải trả
Kế toán chi phí trả trước
Định nghĩa:
Chi Phí trả trước là những chi phí thực tế đã phát sinh nhưng chưa được kết chuyển hết vào giá thành sản phẩm trong kỳ vì những chi phí này phát sinh không thường xuyên, hoặc phát sinh liên quán đến nhiều kỳ kế toán như: chi phí thuê nhà xưởng, văn phòng, bảo hiễm trả 1 lần trong năm, chi phí công cụ dụng cụ xuất nhiều lần, chi phí sửa chữa lớn,…
Tài khoản sử dụng: Tài khoản 142 “ chi phí trả trước ngắn hạn”, 242 “ Chi phí trả trước dài hạn”
Tài khoản 142 “chi phí trả trước ngắn hạn”
Bên CÓ
Các khoản chi phí trả trước ngắn hạn đã tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
Bên NỢ
Các khoản chi phí trả trước ngắn hạn thực tế phát sinh.
Số dư bên NỢ
Các khoản chi phí trả trước ngắn hạn chưa tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh.
Tài khoản 242 “ Chi phí trả trước dài hạn”
Bên NỢ
- Các khoản chi phí trả trước dài hạn phát sinh trong kỳ;
- Phản ánh số kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Trường hợp lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (Giai đoạn trước hoạt động) khi hoàn thành đầu tư để phân bổ dần vào chi phí tài chính.
Bên CÓ
- Các khoản chi phí trả trước dài hạn đã tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ;
- Phản ánh số phân bổ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (Giai đoạn trước hoạt động, khi hoàn thành đầu tư) vào chi phí tài chính trong kỳ.
Số dư bên NỢ
- Các khoản chi phí trả trước dài hạn chưa tính vào chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (Giai đoạn trước hoạt động) khi hoàn thành đầu tư chưa xử lý tại thời điểm cuối năm tài chính.
Phương pháp phân bổ chi phí trả trước
Chi phí trả trước được phân bổ theo kỳ tính giá thành sản phẩm cho từng đối tượng sử dụng có liên quan và được tính theo công thức:
241,627,641,642
142,242
S1.4 Sơ đồ hạch toán chi phí trả trước:
111,112,152,153,..
331,334,338,…
(1)
(2)
911
(3)
Ghi chú:
(1) Chi phí trả trước thực tế phát sinh
Phân bổ chi phí trả trước vào chi phí sản xuất kinh doanh
Kết chuyển Chi phí bán hàng và chi phí quản lý Doanh nghiệp để xác định kết quả kinh doanh.
Kế toán chi phí phải trả
Định nghĩa
Chi phí phải trả là những chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng cần thiết phải tính vào giá thành sản phẩm. Thường những khoản chi phí phải trả bao gồm:
Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân Sản xuất
Trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
Chi phí bảo hành sản phẩm
Các khoản lãi tiền vay đến kỳ phải trả
Tài khoản sử dung: 335 “ Chi phí phải trả”
Bên NỢ:
- Các khoản chi phí thực tế phát sinh được tính vào chi phí phải trả;
- Số chênh lệch về chi phí phải trả lớn hơn số chi phí thực tế được ghi giảm chi phí.
Bên CÓ:
Chi phí phải trả dự tính trước và ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh.
Số dư bên CÓ:
Chi phí phải trả đã tính vào chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh.
Phương pháp phân bổ và hạch toán
Cách hạch toán:
1. Trích trước vào chi phí về tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, ghi:
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 335 – Chi phí phải trả.
2. Khi tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân sản xuất, ghi:
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp (Nếu số phải trả lớn hơn số trích trước)
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (Số đã trích trước)
Có TK 334 - Phải trả người lao động (Tổng tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả)
Có TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp (Nếu số phải trả nhỏ hơn số trích trước).
3. Trích trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh số chi sửa chữa lớn TSCĐ dự tính sẽ phát sinh, ghi:
Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 335 - Chi phí phải trả.
4. Khi công việc sửa chữa lớn hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, kế toán kết chuyển chi phí thực tế phát sinh thuộc khối lượng công việc sửa chữa lớn TSCĐ đã được dự trích trước vào chi phí, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642 (Nếu số đã chi lớn hơn số trích trước)
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (Số đã trích trước)
Có TK 241 - XDCB dỡ dang (2413) (Tổng chi phí thực tế phát sinh)
Có các TK 623, 627, 641, 642 (Nếu số đã chi nhỏ hơn số trích trước).
5. Trích trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh những chi phí dự tính phải chi trong thời gian ngừng việc theo thời vụ, hoặc ngừng việc theo kế hoạch, ghi:
Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Có TK 335 - Chi phí phải trả.
6. Chi phí thực tế phát sinh trong thời gian ngừng sản xuất theo thời vụ, ghi:
Nợ các TK 623, 627 (Nếu số đã chi lớn hơn số trích trước)
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (Số đã trích trước)
Có TK 111 - Tiền mặt
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ
Có TK 331 - Phải trả cho người bán
Có TK 334 - Phải trả người lao động
Có các TK 623, 627 (Nếu số đã chi nhỏ hơn số trích trước).
7. Trường hợp lãi vay trả sau, cuối kỳ tính lãi tiền vay phải trả trong kỳ, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh)
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (Lãi tiền vay tính vào giá trị tài sản đầu tư xây dựng dỡ dang)
Nợ TK 241 - XDCB dỡ dang (Lãi tiền vay tính vào giá trị tài sản đầu tư xây dựng dỡ dang)
Có TK 335 - Chi phí phải trả.
8. Trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo mệnh giá, nếu trả lãi sau (sau khi trái phiếu đáo hạn), từng kỳ doanh nghiệp phải tính trước chi phí lãi vay phải trả trong kỳ vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc vốn hoá, ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (Nếu tính lãi vay vào giá trị tài sản sản xuất dỡ dang)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Nếu tính lãi vay vào chi phí tài chính trong kỳ)
Nợ TK 241 - XDCB dỡ dang (Nếu tính lãi vay tính vào giá trị tài sản đầu tư xây dựng dỡ dang)
Có TK 335 - Chi phí phải trả (Phần lãi trái phiếu phải trả trong kỳ).
Cuối thời hạn của trái phiếu, doanh nghiệp thanh toán gốc và lãi trái phiếu cho người mua trái phiếu, ghi:
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (Tổng số tiền lãi trái phiếu)
Nợ TK 343 - Trái phiếu phát hành (TK 3431 - Mệnh giá trái phiếu)
Có các TK 111, 112,. . .
9. Trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu có chiết khấu, nếu trả lãi sau (sau khi trái phiếu đáo hạn), từng kỳ doanh nghiệp phải tính trước chi phí lãi vay phải trả trong kỳ vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc vốn hoá, ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (Nếu tính lãi vay vào giá trị tài sản sản xuất dỡ dang)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Nếu tính lãi vay vào chi phí tài chính trong kỳ)
Nợ TK 241 - XDCB dỡ dang (Nếu tính lãi vay tính vào giá trị tài sản đầu tư xây dựng dỡ dang)
Có TK 335 - Chi phí phải trả (Phần lãi trái phiếu phải trả trong kỳ)
Có TK 3432 - Chiết khấu trái phiếu (Số phân bổ chiết khấu trái phiếu trong kỳ).
Cuối thời hạn của trái phiếu, doanh nghiệp thanh toán gốc và lãi trái phiếu cho người mua trái phiếu, ghi:
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (Tổng số tiền lãi trái phiếu)
Nợ TK 343 - Trái phiếu phát hành (TK 3431 - Mệnh giá trái phiếu)
Có các TK 111, 112,. . .
10. Trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu có phụ trội, nếu trả lãi sau (sau khi trái phiếu đáo hạn), từng kỳ doanh nghiệp phải tính trước chi phí lãi vay phải trả trongkỳ vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc vốn hoá, ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (Nếu tính lãi vay vào giá trị tài sản sản xuất dỡ dang)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Nếu tính lãi vay vào chi phí tài chính trong kỳ)
Nợ TK 241 - XDCB dỡ dang (Nếu tính lãi vay tính vào giá trị tài sản đầu tư xây dựng dỡ dang)
Có TK 335 - Chi phí phải trả (Phần lãi trái phiếu phải trả trong kỳ).
Cuối thời hạn của trái phiếu, doanh nghiệp thanh toán gốc và lãi trái phiếu cho người mua trái phiếu, ghi:
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (Tổng số tiền lãi trái phiếu)
Nợ TK 3431 - Mệnh giá trái phiếu
Có các TK 111, 112,. . .
Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất
Kế toán sản phẩm hỏng
Khái niệm
Sản phẩm hỏng là những sản phẩm không thỏa mãn các tiêu chuẩn về lượng và các đặc điễm kỹ thuật của Sản xuất như màu sắc, kích cỡ, trọng lượng, kích thước,… Sản phẩm hỏng chia ra làm 2 loại:Sản phẩm hỏng sửa chữa được và sản phẩm hỏng không sửa chữa được.
Nguyên nhân
Do trình độ lành nghề, chất lượng vật liệu, tình trạng trang bị kỹ thuật, việc chấp hành kỉ luật lao động, sự tác động của điều kiện tự nhiên…
Các dạng sản phẩm hỏng
Sản phẩm hỏng trong định mức: là những sản phẩm hỏng nằm trong giới hạn cho phép, các chi phí liên quan sẽ được tính vào giá thành sản phẩm hoàn thành sau khi trừ đi phần phế liệu tận thu…
Sản phẩm hỏng ngoài định mức: là những sản phẩm hỏng vượt qua giới hạn cho phép, các chi phí liên quan không được tính vào giá thành sản phẩm hoàn thành mà xử lý tương ứng với nguyên nhân gây ra.
Đối với sản phẩm hỏng sửa chữa được:là những sản phẩm hỏng về mặt kỹ thuật để có thể sửa chữa được và việc sửa chữa sẽ mang lại lợi ích về mặt kinh tế.
Thiệt hại sản phẩm hỏng sữa chữa được bao gồm các khoản chi phí dùng để sữa chữa như: tiền lương công nhân sửa chữa, chi phí vật liệu,… trừ đi khoản thu từ bồi thường do người phạm lỗi gây ra.
Công thức
Thiệt hại về sản phẩm hỏng
=
CP sửa chữa SP hỏng
-
Giá trị phế liệu thu hồi
-
Khoản thu bồi thường
Nguyên tắc hạch toán
Thiệt hại sản phẩm hỏng trong định mức được xem n hư là chi phí sản xuất thành phẩm trong kỳ. Do đó được tính vào chi phí sản xuất chính phẩm trong kỳ.
Thiệt hại sản phẩm hỏng ngoài định mức không được tính vào chi phí sản xuất. thừơng được xem là một khoản phí tổn thời kỳ phải trừ vào doanh thu trong kỳ và được hạch toán vào giá vốn hàng bán.
S1.5 Sơ đồ hạch toán sản phẩm hỏng sửa chữa được
154 (sp hỏng)
152,153
334,338
622
(1a)
(2b)
138,111,112
(5)
632
6211
(2)
(3)
Nguồn: Bài giảng kế toán giá thành- Ths Trịnh Ngọc Anh
Ghi chú:
(1a), (1b): Ghi nhận chi phí sửa chữa thực tế phát sinh
(2) :Kết chuyển chi phí sửa chữa vào tài khoản 154
(3): Xử lý người có lỗi bồi thường ( ghi giảm chi phí hoặc ghi tăng thu nhập khác)
Đối với sản phẩm hỏng không sửa chữa được:là những Sản phẩm hỏng mà xết về mặt kỹ thuật không thể sửa chữa được hoặc xét về mặt kinh tế việc sửa chữa không có lợi về mặt kinh tế.
Thiệt hại về sản phẩm hỏng này là toàn bộ giá trị sản phẩm hỏng trong quá trình chế biến trừ đi giá trị phế liệu thu hồi được và các khoản bồi thường do người phạm lỗi gây ra.
Công thức
Thiệt hại về sản phẩm hỏng
=
Giá trị SP hỏng không sửa chữa được
-
Giá trị phế liệu thu hồi
-
Khoản thu bồi thường
Nguyên tắc hạch toán:
S1.6 Sơ đồ hạch toán sản phẩm hỏng không sữa chữa được
111,112,152,153,138
632
154
(1)
(2)
Nguồn: Bài giảng kế toán giá thành- Ths Trịnh Ngọc Anh
Ghi chú:
Ghi nhận thu được từ phế liệu sản phẩm hỏng, hoặc bồi thường thiệt hại.
Ghi giảm chi phí từ phế liệu tận thu được
Kế toán thiệt hại ngừng sản xuất
Khái niệm
Thiệt hại về ngừng sản xuất là tất cả những thiệt hại xảy ra do ngừng sản xuất ngoài kế hoạch trong một thời gian nhất định do những nguyên nhân như: mất điện, thiếu nguyên vật liệu, sửa chữa máy móc thiết bị,…Trong thời gian ngừng sản xuất, doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra những chi phí nhất định để duy trì hoạt động SXKD như tiền lương, khấu hao TSCĐ, thuê mặt bằng, bảo dưỡng máy móc thiết bị,…
Nội dung và trình tự hạch toán
Trích trước chi phí ngừng sản xuất, ghi:
Nợ TK .622 627
Có TK.335
Khi phát sinh chi phí ngừng sản xuất thực tế, ghi:
Nợ TK.335
Có TK.111,112,334,338,…
Trường hợp phát dinh chi phí ngừng SX không được trích trước( ngoài kế hoạch), ghi:
Nợ TK.142,242
Có TK.111,112,334.338,…
Phân bổ chi phí ngừng sản xuất không được trích trước, ghi:
Nợ TK.627,811,…
Có TK.142,242
Các khoản thu hồi phế liệu và khoản bồi thường từ người phạm lỗi, ghi:
Nợ TK.111,112,152,138
Có TK.632
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Tập hợp chi phí sản xuất
Xác định đối tượng và kỳ tính giá thành sản phẩm
Đối tượng tính giá thành sản phẩm là những thành phẩm, bán thành phẩm hoặc công việc lao vụ.Tùy theo đặc điễm sản xuất kinh doanh của Doanh Nghiệp mà chọn đối tượng tính giá thành cho phù hợp và đơn vị đo lường trong nền kinh tế.
Kỳ tính giá thành là thời điểm tính giá thành có thể là tháng, quí, 6 tháng.Tùy theo doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc hay hàng loạt, chu kỳ sản xuất dài hay ngắn.
Một số công việc cần làm để tính giá thành sản phẩm
Quy trình công nghệ tương đối ổn định
Phải tổ chức cân, đo, đong, đếm chính xác
Phải tổ chức hạch toán chi tiết tỉ mỉ, cụ thể cho từng đối tượng chịu chi phí
Phải sử dụng các phương pháp phân bổ hợp lý
Phải chọn các phương pháp tập hợp chi phí, tính giá thành Sản phẩm phù hợp với trình độ của Doanh nghiệp, với quy trình công nghệ.
Phải sử dung các thông tin nhanh để xử lý kịp thời các trường hợp sai sót trong quá trình sản xuất.
Trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải trải qua 4 bước như sau:
Bước 1: tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp vào các đối tượng chịu chi phí có liên quan
Bước 2: Tính toán phân bổ và kết chuyển các chi phí đã tập hợp vào tài khoản tính giá thành và theo các đối tượng chịu chi phí đã được xác định
Bước 3: Kiễm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo những phương pháp thích hợp
Bước 4: tính giá thành sản phẩm của thành phẩm hoàn thành trong kỳ.
Phương pháp tổng hợp chi phí sản xuất
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Phương pháp tập hợp chi phí là một phương pháp được sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất theo các khoản mục giá thành trong phạm vi giới hạn của từng đối tượng chịu chi phí.
Đối tượng chi phí có quan hệ trực tiếp đến từng đối tượng và kế toán có thể tập hợp chi phí riêng biệt thì chi phí sản xuất được tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó. Tập hợp chi phí theo cách này gọi là phương pháp trực tiếp.Chi phí sản xuất được tập hợp vào bên nợ của tài khoản 154 (pp kê khai thường xuyên) hoặc tài khoản 631 (PP kiểm kê định kỳ ) theo từng đối tượng sản phẩm để tính giá thành cho từng loại sản phẩm.
155(632)
154(631)
621
152,153
334,338
622
(1)
(5)
111,112,331
(2)
(5)
627
(5)
157
(5)
632
214
142,335
(1)
(1)
(2)
(2)
(3)
(3)
(3)
S1.7 Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sàn xuất và tính giá thành sản phẩm ( theo pp kê khai thường xuyên và định kỳ)
Nguồn: Bài giảng kế toán giá thành- Ths Trịnh Ngọc Anh
Ghi chú:
Tập hợp chi phí sản xuất
Kết chuyển chi phí sản xuất vào tài khoản 154 hay tài khoản 631
Nhập kho thành phẫm, hoặc xuất bán thẳng hoặc xuất bán gởi bán
Đối với chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí khác nhau mà kế toán không thể theo dõi chi tiết theo từng đối tượng thì phải áp dụng các phương pháp phân bổ gián tiếp. Thường thì các loại chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng cần phải phân bổ là chi phí sản xuất chung,chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Tùy theo đặc điểm sản xuất kinh doanh, tùy theo loại chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Tùy theo đặc điểm sản xuất kinh doanh, tùy theo loại chi phí gì mà kế toán lựa chọn tiêu thức phân bổ, phương pháp phân bổ cho phù hợp và khoa học.Có một số cách phân bổ phổ biến hiện nay
Phương pháp phân bổ chi phí sản xuất
Kế toán căn cứ vào chứng từ gốc để phân bổ chi phí sản xuất trực tiếp từng đối tượng liên quan. Tuy nhiên, trong trường hợp chi phí sản xuất liên quan đến nhiều đối tượng theo chứng từ, kế toán không tách ra được cho các đối tượng thì phải dùng một trong các phương pháp phân bổ theo một số tiêu thức như sau:
Định mức tiêu hao
Hệ số tiêu hao
Trọng lượng thành phẩm
Số giờ máy hoạt động.
Chi phí nguyên vật liệu
Tiền lương của công nhân sản xuất.
Phân bổ theo định mức tiêu hao
Cách phân bổ này được áp dụng cho việc tách chi phí nguyên vật liệu cho từng sản phẩm. Doanh nghiệp phải xây được định mức chi phí sản xuất cho từng sản phẩm làm cơ sở cho việc phân bổ chi phí.
Kế toán phải tính tỷ lệ giữa hao phí thực tế của NVL chính dùng sản xuất các loại sản phẩm so với định mức NVL chính dùng để sản xuất các loại Sản phẩm đó. Rồi lấy tỷ lệ này nhân với định mức NVL chính của từng loại sản phẩm để có được chi phí NVL chính thực tế tính cho từng loại sản phẩm.
Phân bổ theo hệ số tiêu hao
Cách phân bổ này được áp dụng việc tách chi phí nguyên vật liệu cho từng sản phẩm. Doanh nghiệp phải xây dựng được hệ số tiêu hao cho từng sản phẩm để làm cơ sở cho kế toán phân bổ chi phí.
Theo cách này, kế toán phải xây dựng hệ số tiêu hao của từng loại sản phẩm, trong đó chọn một sản phẩm nào đó là hệ số chuẩn là từ 1,từ đó qui đổi các sản phẩm còn lại theo hệ số chuẩn rồi xác định mức tiêu hao cho từng loại sản phẩm. Theo cách phân bổ này, kế toán phải tính tỷ lệ giữa hao phí thực tế của NVL chính dùng sản xuất các loại sản phẩm so với hệ số chi phí NVL chính dùng để sản xuất các loại sản phẩm đó. Rồi lấy tỷ lê này nhân với hệ số NVL chính của từng loại sản phẩm để có được chi phí NVL chính thực tế tính cho từng loại sản phẩm.
Phân bổ theo trọng lượng thành phẩm
Cách phân bổ này được áp dụng việc tách chi phí nguyên vật liệu cho từng sản phẩm và đơn vị tính của nguyên vật liệu và thành phẩm phải tương ứng.
Theo cách này, kế toán tính tỷ lệ giữa trọng lượng NVL chính tiêu hao thực tế so với trọng lượng của thành phẩm sản xuất trong kỳ của các loại sản phẩm. Trên cơ sở đó, lấy tỷ lệ này nhân với trọng lượng của từng loại sản phẩm để xác định được trọng lượng NVL chính tính cho từng loại sản phẩm.
Phân bổ theo số giờ máy hoạt động
Cách phân bổ này được áp dụng việc tách chi phí nguyên vật liệu cho từng sản phẩm.
Kế toán chi phí tính chi phí vật liệu phụ cho 1 giờ máy hoạt động và tính chi phí vật liệu phụ cho từng loại sản phẩm .
theo công thức sau:
Phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu
Các phân bổ này thường áp dụng cho việc tách chi phí tiền lương của công nhân sản xuất và được tính theo công thức sau:
Phân bổ theo tiền lương của công nhân sản xuất
Phương pháp này thuờng được dùng phân bổ chi phí sản xuất chung. Cách phân bổ này được tính toán trên cơ sở tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất theo công thức như sau:
Đánh giá các khoản giảm giá thành
Các khoản giảm giá thành là những khoản chi phí sản xuất phát sinh nhưng không được tính vào giá thành như chi phí thiệt hại sản xuất,chi phí sản phẩm hỏng, phế liệu… Tuỳ thuộc vào tính trọng yếu của các khoản này, kế toán có thể đánh giá và điều chỉnh giảm giá thành theo nguyên tắc doanh thu hoặc nguyên tắc giá vốn.
Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì theo chi phí nguyên vật liệu chính (trực tiếp):
Áp dụng đối với trường hợp chi phí NVL chiếm tỷ trọng lớn (từ 80% trở lên) được bỏ ngay từ đầu qui trình SX và SP đang chế tạo giữa các kỳ ổn định. Theo phương pháp này thì trị giá Sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính theo trị giá Nguyên vật liệu trực tiếp, còn chi phí nhân công trực tiếp và chi phí Sản xuất chung được tính hết vào trị giá Sản phẫm hoàn thành trong kỳ.
Ta có công thức tính:
Ưu điểm: Tính toán đơn giản, khối lượng tính toán ít
Nhược điểm: Độ chính xác không cao
Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì theo sản lượng hoàn thành tương đương
Phương pháp này, áp dụng cho các đơn vị có tỷ trọng các khoản mục chi phí sản xuất không chênh lệch nhiều trong tổng giá thành và nguyên vật liệu được bỏ 1 lần ngay từ đầu qui trình sản xuất. Do vậy, chi phí nguyên vật liệu chính hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được phân bổ đều cho các sản phẩm đã và đang sản xuất không phân biệt là đã hoàn thành hay còn dở dang. Còn đối với chi phí chế biến (chi phí nhân công và chi phí Sx chung) thì bỏ dần vào sản xuất theo mức độ hoàn thành tương đuơng hoặc theo chi phí tiêu hao thực tế. Hay trị giá SP dở dang cuối kỳ được tính theo chi phí NVL và chi phí chế biến với mức độ hoàn thành của SP dở dang. Trình tự tiến hành như sau:
Bước 1: Quy đổi số lượng Sp dở dang theo tỷ lệ hoàn thành tương đương, công thức:
Bước 2: Xác định chi phí NVL trực tiếp và chế biến của SP dở dang cuối kỳ theo công thức
Chi phí NVL trực tiếp của dở dang cuối kỳ được xác định theo phương pháp chi phí NVL đã được trình bày ở phần trên.
Chi phí chế biến được tính theo công thức sau:
Bước 3: Xác định trị giá SP dở dang cuối kỳ theo công thức:
Ưu điểm: Kết quả tính toán có mức độ hợp lý cao
Nhược điểm: Khối lượng tính toán lớn, mất nhiều thời gian
Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì theo 50% chi phí chế biến
Điều kiện áp dụng và phương pháp thực hiện tương tự phương pháp sản lượng hoàn thành tương đương nhưng sản phẩm dở dang được tính theo tỉ lệ hoàn thành là 50%.
Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì theo chi phí định mức (kế hoạch)
Đối với doanh nghiệp xản xuất SP tính giá thành định mức cho từng công đoạn sản xuất, kế toán có thể căn cứ vào chi phí định mức của từng công đoạn do đơn vị xây dựng để tính trị giá sản phẩm dở dang và cuối kỳ. Theo phương pháp này, căn cứ vào số lượng sản phẩm dở dang, mức độ hoàn thành và chi phí định mức cho từng sản phẩm để tính ra sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Ta có công thức:
CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH
Phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp)
Phương pháp này thường áp dụng cho các DN có quy trình công nghệ đơn giản khép kín, chu kỳ SX ngắn, mặt hàng ít .
công thức xác định:
Và xác định giá thành đơn vị thành phẩm.
Phương pháp tính giá thành phân bước
Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm
Có yêu cầu đánh giá thành quả hoạt động cũng như trách nhiệm của người quản lý ở từng giai đoạn sản xuất.
Có một phần bán thành phẩm được bán ra bên ngoài.
Có quy trình công nghệ chế biến quá phức tạp, nếu không tính giá thành BTP thì việc giá thành thành phẩm tính được không phản ánh đầy đủ chi phí thực tế cấu thành.
Cách tính giá thành theo phương án này được minh hoạ qua sơ đồ sau:
S1.8 Sơ đồ các công đoạn tính giá thành phân bước theo PP bán thành phẫm
công đoạn 1 công đoạn 2 công đoạn n
Chi phí NVL trực tiếp CĐ1
Giá thành bán thành phẩm CĐ1
Giá thành bán thành phẩm CĐn-1
Chi phí chế biến CĐ1
Chi phí chế biến CĐ2
Chi phí chế biến CĐn
Giá thành bán thành phẩm CĐ1
Giá thành bán thành phẩm CĐ2
Giá thành của thành phẩm hoàn thành
+
+
+
…
∑ Zttế BTP gđ (i)
=
CPSXDD ĐK gđ (i)
+
CPSX phát sinh trong kỳ gđ (i)
+
CP BTP gđ trước chuyển sang gđ (i)
-
CPSXDD CK gđ (i)
-
Các khoản điều chỉnh giảm Z
Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành bán thành phẩm
Phương pháp này còn được gọi là phương pháp kết chuyển song song. Trong trường hợp đối tượng tính giá thành được xác định là bán thành phẩm ở bước công nghệ cuối cùng, kế toán sẽ vận dụng phương pháp phân bước không tính giá thành bán thành phẩm. Trình tự tiến hành như sau:
Chi phí nguyên vật liệu (NVL) trực tiếp nằm trong thành phẩm:
Chi phí nhân công (NC) trực tiếp nằm trong thành phẩm:
Chi phí sản xuất chung (SXC) nằm trong thành phẩm:
Cách tính giá thành theo phương án này được minh hoạ qua sơ đồ sau:
S1.9 Sơ đồ các công đoạn tính giá thành phân bước theo PP kết chuyển song song
Công đoạn 1
công đoạn 2
…
Công đoạn n
CPSX phát sinh
gđ 1
CPSX phát sinh
gđ 2
CPSX phát sinh gđ n
CPSX của gđ 1 trong thành phẩm
CPSX của gđ 2 trong thành phẩm
CPSX của gđ n trong thành phẩm
Kết chuyển song song từng khoản mục chi phí
Z thực tế thành phẩm
Phương pháp hệ số
Phương pháp này thường áp dụng đối với những doanh nghiệp có đặc điểm sản xuất không thể tách riêng chi phí cho từng đối tượng tính giá thành như: Công nghiệp lọc dầu,dệt kim, chăn nuôi bò sữa…
Theo phương pháp này, chi phí sản xuất sẽ được tập hợp chung cho các loại sản phẩm. Sau đó,căn cứ vào hệ số của từng loại sản phẩm được quy định sẳn để tính giá thành sản phẩm cho từng loại. Trình tự thanh toán theo các bước như sau:
Bứơc 1:Quy đổi số lượng tất cả các loại sản phẩm ra thành 1 loại SP tiêu chuẩn theo một hệ số cho sẳn và qui đổi số lượng sản phẩm dở dang theo hệ số.
Ta có công thức:
Bước 2:xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ theo các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang
Bước 3:Xác định giá thành của sản phẩm quy đổi
Bước 4: Xác định giá thành đơn vị của SP qui đổi
Bước 5:Xác định tổng giá thành thực tế của từng sản phẩm
Bước 6:Xác định giá thành đơn vị thực tế của từng sản phẩm
Phương pháp theo định mức
Phương pháp này được áp dụng đối với các Doanh Nghiệp có quy trình công nghệ ổn định và đã xây dựng được hệ thống định mức về kinh tế - kỹ thuật tiên tiến và hợp lý phù hợp với máy móc thiết bị và đặc điểm SXKD của DN.
Trình tự tiến hành tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức như sau:
Bước 1: Tính giá thành định mức của sản phẩm trên cơ sở các định mức về kinh tế- kỹ thuật và số lượng bán thành phẩm, số lượng SP hoàn thành.
Bước 2: Xác định tỷ lệ giá thành
Bước 3:Tính gía thành thực tế cho từng sản phẩm
Phương pháp đơn đặt hàng
Phương pháp này áp dụng cho các Doanh nghiệp có tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt nhỏ và vừa theo đơn đặt hàng. Đối tượng tính giá thành là các sản phẩm theo từng đơn đặt hàng. Kỳ tính giá thành là thời điểm từ lúc bắt đầu cho đến khi hoàn thành đơn đặt hàng.
Tổng Z thực tế của ĐĐH
=
Tổng CPSX thực tế tập hợp theo từng ĐĐH đến thời điểm công việc hoàn thành
-
Giá trị các khoản điều chỉnh giảm Z
Z đơn vị SP
=
Tổng Z thực tế của ĐĐH
Số lượng Sp hoàn thành
Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ (phương pháp trực tiếp có loại trừ sản phẩm phụ)
Phương pháp này áp dụng cho các Doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất ra ngoài sản phẩm chính còn thu đuợc sản phẩm phụ.
Đối tượng tính giá thành trong trường hợp này là sản phẩm chính. Tổng giá thành sảm phẩm chính hoàn thành trong trường hợp này là sản phẩm chính. Tổng giá thành sản phẩm chính hoàn thành là toàn bộ chi phí sản xuất nhưng loại trừ chi phí sản xuất của sản phẩm phụ. Thường thì chi phí sản xuất phụ thì được tính theo giá kế hoạch, hoặc phần chênh lệch giữa giá bán trừ đi phần lợi nhuận định mức và thuế.
Ta có công thức:
CHƯƠNG II:
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ FORIMEX II
KHÁI QUÁT VỀ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ FORIMEX II
Lịch sử hình thành và phát triển
Nhà máy chế biến gỗ ForimexII được thành lập vào ngày 28/2/2003 theo quyết định số 25/QĐ_LN của Công Ty TNHH 1 TV Lâm Nghiệp Sài Gòn.
Trụ sở đặt tại 425A2, Xa Lộ Hà Nội, P. Phước Long A, Q9, Tp.HCM
Thời gian đầu thành lập, nhà máy gặp rất nhiều khó khăn do bộ máy tổ chức chưa được hoàn chỉnh, khó khăn về tài chính do chưa nhận được nhiều đơn hàng trong khi vẫn phải trả lương và các chi phí phát sinh trong việc duy trì hoạt động của nhà máy. Tuy nhiên, với những chính sách phù hợp của Ban giám đốc cùng sự nổ lực phấn đấu của toàn thể công nhân viên trong việc mạnh dạn đầu tư máy móc thiết bị, tuyển dụng lao động có tay nghề cao nhằm đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành từ đó tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường…, hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy đã có những kết quả khả quan với doanh thu và lợi nhuận tăng rõ rệt qua từng năm. Đồng thời, thị trường xuất khẩu được mở rộng sang các nước Hà Lan, Italia, Hongkong, Đức, Thụy Điển….
S2.10 thị trường xuất khẩu
THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
Chức năng, nhiệm vụ
Cưa xẻ, xấy gỗ.
Chế biến đồ gỗ cung ứng cho thị trường xuất khẩu và nội địa.
Mở rộng quy mô sản xuất nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Góp phần giải quyết việc làm cho người lao động.
Cơ cấu bộ máy quản lý
S 2.11 Sơ đồ tổ chức của Nhà máy chế biến Gỗ Forimex II
Nguồn : Tài liệu ISO-Forimex II
Nhiệm vụ
Giám đốc: Chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của nhà máy trước Công ty và cơ quan quản lý Nhà nước
Phó Giám đốc: Phụ trách các vấn đề về sản xuất, đồng thời được Giám đốc uỷ quyền điều hành hoạt động của nhà máy khi Giám đốc vắng mặt.
Quản Đốc:Giúp ban giám đốc các vấn đề sản xuất hàng hóa
Phòng nhiệp vụ:
Chịu trách nhiệm theo dõi việc ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế.
Theo dõi tình hình tuyển dụng và bố trí lao động của nhà máy
Theo dõi công nợ người mua, báo cáo tình hình thanh toán tiền hàng Xuất khẩu.
Theo dõi và quản lý tình hình sử dung nguồn vốn sản xuất kinh doanh
Kế toán tổng hợp
Tổ Kế hoạch:
Lên tất cả các hợp đồng liên quan đến việc mua bán hàng.
Theo dõi kiễm tra giám sát tình hình sản xuất tại nhà máy và các đơn vị gia công, tiến độ giao hàng, chất lượng sản phẩm.
Phối hợp với phòng nghiệp vụ của nhà máy, công ty trong việc kiểm tra, giám sát, báo cáo tình hình sản xuất, tình hình thực hiện hợp đồng sản xuất….
Tổ kỹ thuật:
Triển khai và kiễm tra mẫu của nhà máy.
Thẫm định mẫu chuẩn cho các Nhà Cung ứng
Phối hợp với tổ kế hoạch lập hồ sơ sản phẫm như định mức tiêu hao nguyên vật liệu, định mức hardware….v v.
Tổ thống kê-Tiến độ
Nhận xét và đánh giá tình hình thực hiện và sản xuất giữa các khâu, bộ phận của nhà máy để trình lên ban Giám Đốc nhà máy.
Thống kê hàng hóa hằng ngày của từng tổ sản xuất
Cập nhật số liệu hằng ngày của từng tổ vào file báo cáo tiến độ sản xuất
Điều phối hàng hóa cho đồng bộ ở các khâu.
Các tổ sản xuất : tiến hành sản xuất theo đúng quy trình sản xuất
S2.12 Quy trình sản xuất sản phẩm:
Gỗ tròn
Cưa xẻ (theo quy cách)
Sấy luộc
Sơ chế
Tinh chế
Chà nhám
Lắp ráp
Hoàn tất
Sơn
Kiểm tra kỹ thuật
Đóng bao bì
Xuất bán
Diễn giải:
Gỗ Tròn :Khi có Kế hoạch nhập nguyên liệu, Tổ Nguyên liệu sẽ tìm mua các nguồn gỗ tròn đạt yêu cầu về nhập kho.
Cưa xẻ:Sau đó xuất cho bộ phận cưa xẻ theo từng quy cách yêu cầu.
Sấy luộc:Gỗ sẽ chuyển tiếp qua khâu xử lý quan trọng nhất là giai đoạn luộc, sấy. Giai đoạn này quyết định chất lượng của sản phẩm về sau: độ ẩm đúng yêu cầu, không bị mối mọt, nứt tét do thời tiết.
Sơ chế: Dựa vào bản vẽ kỹ thuật của từng loại sản phẫm, tổ sơ chế sẽ ra các quy cách thô theo từng quy cách trên bản vẽ.
Tinh chế: Các chi tiết sản phẫm bên khâu sơ chế sẽ chuyển sang bộ phận này để cưa, bào cho đẹp hơn, chuẩn hơn.
Chà nhám: Các chi tiết sản phẫm ở khâu tinh chế sẽ được khâu chà nhám làm nhẵn, mịn, sáng bề mặt của gỗ..
Lắp ráp:Bộ phận này sẽ lắp ráp lại thành 1 sản phẫm hoàn chỉnh,trong quá trình lắp ráp sẽ phát hiện thêm 1 số lỗi mắc phải mà các khâu khác khi làm chi tiết rời không thể phát hiện như: không cân đối, các chi tiết không khớp.
Hoàn tất: ở khâu này sẽ kiễm tra sản phẫm đạt chuẫn về mặt kỹ thuật.
Sơn: Các sản phẫm đạt tiêu chuẩn sẽ được chuyển tiếp lên dây chuyền sơn (đối với các sản phẫm phức tạp), hoặc sơn tay (đối sản phẫm sơn đơn giản).
Kiễm tra kỹ thuật: Ở khâu này, Sản phẫm được kiễm tra chủ yếu về màu sơn
Đóng gói bao bì: Khi sản phẩm hoàn chỉnh đạt toàn diện sẽ được đóng gói theo đúng yêu cầu của khách hàng .
Xuất bán: Sản phẩm được kiễm tra lại số lượng và xuất bán .
Có những trường hơp Nguồn nguyên liệu đầu vào không nhất thiết phải là gỗ tròn, mà là gỗ tươi xẻ hoặc gỗ đã qua xẻ sấy , quy trình Nhập Nguyên liệu bên dưới thể hiện rõ các trường hợp cụ thể.
S2.13 Quy trình Nhập Nguyên liệu:
Kế hoạch nhập nguyên liệu
Gỗ Tròn (nhập kho)
Gỗ xẻ
Bộ phận xẻ (CD)
Kho gỗ xẻ tươi (Nhập kho)
Lò sấy
Kho nguyên liệu gỗ khô
Nhập kho, lưu hồ sơ
Trường Hợp 1:Khi nhà máy có các đơn hàng có thời gian sản xuất dài hạn hoặc gặp được nguồn gỗ tròn tốt nhà máy muốn dự trữ cho các đơn hàng sau. Lô gỗ tròn sẽ được nhập kho,gỗ sẽ được xẻ, sấy đúng quy trình.
Trường hợp 2: Mua gỗ xẻ tươi, gỗ chỉ nhập kho gỗ xẻ tươi và tiếp theo đem đi sấy.Trường hợp này tránh bớt được các rủi ro về nguồn gỗ hư, mục mà ở gỗ tròn khó phát hiện.
Trường hợp 3: Khi nhà máy có các đơn hàng có thời gian gấp, hoặc trong kho không có quy cách phù hợp với đơn hàng đang sản xuất nên nhà máy tìm mua các nguồn gỗ đã qua xẻ sấy để đưa ngay vào sản xuất .Gỗ đã xẻ sấy nhập thẳng kho Nguyên liệu gỗ khô.
Tổ chức công tác kế toán
Cơ cấu bộ máy kế toán
S 2.14 Sơ đồ tổ chức kế toán
Kế toán trưởng
Kế toán thanh toán và thuế
Kế toán lao động tiền lương và tổ chức hành chính
Kế toán vật tư
Thủ quỹ kiêm theo dõi tạm ứng
Nguồn: Phòng nghiệp vụ tổng hợp
Nhiệm vụ
• Kế toán trưởng
- Giữ nhiệm vụ trưởng phòng nghiệp vụ, chịu trách nhiệm giữa Ban Giám đốc nhà máy về hoạt động chung của phòng nghiệp vụ.
- Trực tiếp điều hành bộ phận kế toán tài vụ , ký duyệt các chứng từ, sổ sách kế toán.
- Chịu trách nhiệm theo dõi việc kí kết các hợp đồng kinh tế.
- Theo dõi tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, các chứng từ xuất nhập khẩu.
- Theo dõi tình hình tài chính và sử dụng nguồn vốn sản xuất.
- Theo dõi công nợ người mua.
- Kế toán tổng hợp.
• Kế toán lao động tiền lương kiêm phụ trách tổ chức hành chính
- Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về số lượng lao động, thời gian lao động và kết quả lao động, tính lương, các khoản trích theo lương, phụ cấp, trợ cấp…
- Theo dõi việc ký kết các hợp đồng lao động cho công nhân.
• Kế toán thanh toán kiêm kế toán thuế
- Căn cứ vào chứng từ kế toán (hóa đơn, biên bản giao nhận, phiếu nhập kho…) lập chứng từ thanh toán, tiến hành ghi chép theo dõi tổng hợp về tình hình thanh toán của nhà máy.
- Phụ trách việc khai báo thuế cho nhà máy.
- Theo dõi công nợ người bán.
• Kế toán vật tư:
Tiến hành theo dõi, ghi chép, tổng hợp số liệu và tình hình thu mua, nhập xuất, lập phiếu nhập khẩu, xuất khẩu, tính giá nguyên vật liệu thực tế về sản lượng và chất lượng.
• Thủ quỹ kiêm theo dõi tạm ứng của cán bộ công nhân viên
- Thủ quỹ phụ trách về việc bảo quản tiền mặt, tình hình thu, chi tiền mặt khi có chứng từ đúng quy định.
- Hằng ngày tiến hành ghi chép đầy đủ và chính xác các khoản thu, chi tiền mặt vào sổ quỹ tiền mặt và hàng tháng lập báo cáo để đối chiếu sổ sách với các bộ phận liên quan.
- Theo dõi việc thu chi tạm ứng.
Phương pháp kế toán
• Hình thức kế toán: Chứng từ ghi sổ
• Kỳ kế toán năm: theo năm dương lịch bắt đầu từ 01/01 đến 31/12
• Thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ
• Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
• Đơn vị tiền tệ sử dụng ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính là VND
• Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: nhập trước xuất trước (FIFO).
• Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá trị thuần có thể thực hiện được.
• Nguyên tắc ghi nhận tài sản cố định: TSCĐ được ghi nhận theo nguyên giá.
• Khấu hao tài sản cố định: khấu hao đường thẳng theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính
S2.15 Sơ đồ Trình tự ghi sổ kế toán
Chứng từ kế toán
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
ChỨng tỪ ghi sỔ
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
bÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Trình tự ghi sổ và luân chuyển chứng từ
Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc hoặc Bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ cái. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Cuối tháng phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong tháng trong Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên Sổ cái. Căn cứ vào sổ cái lập Bảng cân đối phát sinh.
Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính.
Quan hệ kiểm tra đối chiếu
Tổng số dư Nợ đầu kỳ của các TK
Tổng số dư Có đầu kỳ của các TK
Tổng số phát sinh bên Nợ trong kỳ của các tài khoản
Tổng số phát sinh bên Có trong kỳ của các tài khoản
Tổng số tiền ở cột số tiền trong sổ đăng ký CTGS
Tổng số dư Nợ cuối kỳ của các TK
Tổng số dư có cuối kỳ của các TK
=
=
=
=
ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN LÝ, CHẤT LƯỢNG
Thuận lợi
Với cơ cấu của bộ máy quản lý chặt chẽ, các khâu sản xuất được liên hệ mật thiết với nhau, việc sản suất có hệ thống xuyên suốt từ giai đọan cấp nguyên liệu đến khâu hoàn tất.
Ngoài ra các bộ phận hỗ trợ sản xuất như Tổ thống kê,tổ kế hoạch giúp giảm sai sót trong các khâu sản xuất về mặt số lượng.
Các bộ phận gián tiếp luôn theo dõi tiến độ đơn hàng, có cách điều phối hàng hóa và nhân công giữa hai phân xưởng 1 và 2 một cách hợp lý và hiệu quả hơn.
Khó khăn
Nhà máy có chủ yếu là hàng xuất khẩu sang châu Âu, Tính chất của thị trường này là những tháng hè ( tháng 6, tháng 7, 8) thường ít đơn hàng.Tuy nhiên vào những tháng có đơn hàng ít thì nhà máy vẫn phải tốn chi phí nhiều để duy trì bộ máy cồng kềnh. Cách giải quyết dài hạn là tìm thêm đơn hàng trái mùa,hay cố gắng xâm nhập vào thị trường Châu Á, Cách giải quyết ngắn hạn là giải quyết nghỉ phép cho các cán bộ.
Trong sản xuất đôi khi có những thay đổi bất ngờ như khách hàng yêu cầu thay đổi hẳn nguyên liệu, hay màu sơn của sản phẫm…thì việc cung cấp thông tin giữa các khâu tốn thời gian.Cách giải quyết lâu dài cho vấn đề này là phải đàm phán kỹ với khách hàng về các vấn đề có liên quan trong đơn hàng, hàng tuần, hàng ngày trước khi vào sản xuất phải có cuộc họp nhanh để triển khai tất cả các thông tin liên quan.
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY TRONG 3 NĂM 2008, 2009,2010
B2.1 Bảng kế quả hoạt động kinh doanh
CÔNG TY LÂM NGHIỆP SÀI GÒN
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ FORIMEX II
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CHỈ TIÊU
MÃ SỐ
T.M
NĂM 2008
NĂM 2009
NĂM 2010
1
2
3
4
5
6
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
01
VI.25
63.607.309.559
50.925.341.913
59.531.813.018
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
02
4.200.000
3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10= 01-02)
10
63.607.309.559
50.925.341.913
59.527.613.018
4.Giá vốn hàng bán
11
VI.27
61.185.615.908
48.882.188.427
56.507.652.850
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11)
20
2.421.693.651
2.043.153.486
3.019.960.168
6.Doanh thu từ hoạt động tài chính
21
VI.26
224.694.043
354.230.739
228.603.373
7.Chi phí tài chính
22
26
146.365.846
190.286.694
124.720.981
Trong đó : Lãi vay phải trả
23
8.Chi phí bán hàng
24
1.189.306.583
827.974.087
1.520.282.790
9.Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh[30=20+ (21-22)-(24+25)]
30
1.310.715.265
1.379.123.444
1.603.559.770
11. Thu nhập khác
31
363
1.410
296.537
12. Chi phí khác
32
34.891.912
75
16.964.140
13.Lợi nhuận khác (40=31-32)
40
(34.891.549)
1.335
(16.667.603)
14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40)
50
1.275.823.716
1.379.124.779
1.586.892.167
15.Chi phí thuế TNDN hiện hành
51
VI30
16.Chi phí thuế TNDN hoãn lại
52
VI30
17.Lợi nhuận sau thuế TNDN (60=50-51-52)
60
1-Lãi cơ bản trên cổ phiếu
70
Nhìn chung:
Trong tổng lợi nhuận, lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn. Tỷ trọng có xu hướng tăng dần theo thời gian.
B2.2 bảng chỉ tiêu lợi nhuận qua các năm
CHỈ TIÊU
NĂM 2008
NĂM 2009
NĂM 2010
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
100%
80%
94%
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
100%
105%
122%
Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần
2%
2.7%
2.7%
Xét tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu thuần
Qua bảng, ta thấy Doanh thu bán hàng năm 2009 giảm hơn so với năm 2008 và tăng dần vào năm 2010. Trong giai đọan này Nhà Máy cũng bị ảnh hưởng bởi sự khủng hoảng kinh tế thế giới tác động nên có giảm các đơn hàng,từ đó Nhà máy quan tâm hơn đến việc quản lý chi phí, giảm rủi ro nên Lợi Nhuận trước thuế của Nhà máy tăng dần qua các năm.Tỷ lệ lợi Nhuận trên doanh thu thuần cũng tăng và tăng ổn định ở 2 năm 2009 và 2010.Điều đó cũng chứng tỏ rằng Nhà máy nên xác địnhMức công suất sản xuất của Nhà máy, Nhà máy nên nhận các đơn hàng vừa đủ công súât không nên nhận nhiều đơn hàng vượt mức sẽ làm tăng các chi phí như : tiền lương tăng ca, chi phí phạt do trễ đơn hàng,chi phí hàng hỏng do làm hàng gấp dễ dẫn đến sai sót…
Xét các chi phí ảnh hưởng đến Lợi Nhuận
B2.3 Bảng chỉ tiêu lợi nhuận qua các năm
CHỈ TIÊU
NĂM 2008
NĂM 2009
NĂM 2010
Tỷ lệ lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần
3.81%
4.01%
5.07%
Tỷ lệ giá vốn trên doanh thu thuần
96.2%
95.9%
94.9%
Tỷ lệ Chi phí bán hàng trên doanh thu thừân
1.87%
1.63%
2.55%
Qua bảng,tỷ lệ lợi nhuận thuần gộp trên doanh thu theo xu hương tăng, tỷ lệ giá vốn trên doanh thu thuần có giảm nhẹ qua các năm, chứng tỏ việc quản lý chi phí của Nhà máy có đạt hiệu quả nhưng chưa cao.
Ngoài ra Các chi phí ngoài sản xuất ảnh hưởng đến Lợi nhuận trước thuế như chi phí bán hàng ( chi phí hoa hồng, chi phí bốc xếp, ghép xuất hàng…) Các chi phí này không ổn định, và tùy thuộc vào mối quan hệ với khách hàng.
PHÂN TÍCH CÁC CHỉ TIÊU TRÊN BẢNG CÂN ĐỐI KẾTOÁN TRONG 3 NĂM 20008, 2009, 2010
B2.4 Bảng cân đối kế toán
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
TÀI SẢN
Mã số
Thuyết minh
Số dư cuối kỳ
Số dư cuối kỳ
Số dư cuối kỳ
31/12/2008
31/12/2009
31/12/2010
1
2
3
4
5
6
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN ( 100 = 110+120+130+140+150 )
100
9.686.584.510
14.520.265.284
29.924.051.838
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
110
V.01
17.201.200
132.979.000
947.000
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
130
3.728.745.391
5.377.807.289
8.995.630.897
IV. Hàng tồn kho
140
5.940.637.919
8.940.478.995
20.926.973.941
V. Tài sản ngắn hạn khác
150
-
69.000.000
500.000
B. TÀI SẢN DÀI HẠN ( 200 = 210+220+240+250+260)
200
99.341.583
165.897.837
165.897.837
V. Tài sản dài hạn khác
260
99.341.583
165.897.837
165.897.837
TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 =100 +200 )
270
9.785.926.093
14.686.163.121
30.089.949.675
NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ ( 300 = 310 +330 )
300
9.785.926.093
14.731.302.833
30.265.358.647
I. Nợ ngắn hạn
310
9.785.926.093
14.731.302.833
30.265.358.647
III. VỐN CHỦ SỞ HỮU ( 400 =410 + 430 )
400
-
(45.139.712)
(74.968.892)
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300 +400)
440
9.785.926.093
14.686.163.121
30.190.389.755
B2.5 Bảng các chỉ tiêu phân tích bảng cân đối kế toán
TÀI SẢN
2009/2008
2010/2009
2009-2008
(đ)
Tỷ lệ tăng
(%)
2010-2009
(đ)
Tỷ lệ tăng
(%)
Tỷ trọng %
2008
2009
2010
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN ( 100 = 110+120+130+140+150 )
4.833.680.774
50
15.403.786.554
106
99
99
99
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
115.777.800
673
-132.032.000
0
1
0
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
1.649.061.898
44
3.617.823.608
67
38
37
30
IV. Hàng tồn kho
2.999.841.076
50
11.986.494.946
134
61
61
69
V. Tài sản ngắn hạn khác
B. TÀI SẢN DÀI HẠN ( 200 = 210+220+240+250+260)
66.556.254
67
0
0
1
1
0.5
V. Tài sản dài hạn khác
66.556.254
67
0
0
1
1
0.5
TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 =100 +200 )
4900.237.028
50
15.403.786.554
105
NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ
( 300 = 310 +330 )
4.945.376.740
51
15.534.055.814
105
100
100
100
I. Nợ ngắn hạn
4.945.376.740
51
15.534.055.814
105
100
100
100
III. VỐN CHỦ SỞ HỮU ( 400 =410 + 430 )
I. Vốn chủ sở hữu
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300 +400)
4.900.237.028
50
15.504.226.634
106
Phân tích:
Tổng Tài sản, nguồn vốn các năm sau tăng so với các năm trước.Cụ thể năm 2009 tăng 4.900.237.028 (50%) so với năm 2008 ,năm 2010 tăng 15.403.786.554 đ (106%) sới năm 2009.
Xét về tài sản :
Trong đó nguồn tài sản có tài sản ngắn hạn chiếm 99% điều này chứng tỏ Nhà máy chưa chú trọng đầu tư dài hạn , chỉ chú trọng lợi tức ngắn hạn.
Tài sản ngắn hạn chủ yếu hàng tồn kho chiếm chủ yếu , chiếm 60% , năm 2009 tăng 2.999.841.076 đ (50%) so với năm 2008, năm 2010 tăng 11.986.494.946 đ tăng 134%. Hàng tồn kho chủ yếu dưới dạng nguyên vật liệu (TK 152) giúp giảm được kế tìm nguồn nguyên liệu cho năm tới.
Các khoản phải thu ngắn hạn tăng 44% đến 67% điều này chứng tỏ Nhà máy chưa tích cực thu nợ ngắn hạn.
Tài sản dài hạn chỉ đầu tư nhỏ chưa đáng kể.
Xét Nguồn vốn
Vì nhà máy thuộc công ty nhà nước nên nguồn vốn chủ yếu là Nợ phải trả (chiếm 100%). Nhà máy không có khả năng độc lập nguồn tài chính.
Tóm tắt :
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà Máy Chế Biến Gỗ Forimex II trong 3 năm vừa qua mặc dù vẫn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng vẫn giữ mức doanh thu ổn định, đáp ứng được nhu cầu của thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt.Nhà máy nên cải tiến hơn nữa về quản lý sản xuất sản phầm.Nhà máy mạnh dạn kiến nghị với nhà nước đầu tư mạnh về máy móc thiết bị để mở rộng về quy mô sản xuất, hiện đại hóa về sản xuất mới mong đáp ứng nhu cầu ngày càng khắc nghiệt của thị trường trong tương lai.
CHƯƠNG III:
THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ FORIMEX II
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ FORIMEX
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất,đối tượng tính giá thành
Căn cứ vào đặc điểm sản xuất của nhà máy là sản xuất theo đơn đặt hàng, kế toán lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp là đơn hàng, đây cũng chính là đối tượng tính giá thành sản phẩm. Tính giá thành theo phương pháp đơn đặt hàng giúp nhà máy tập hợp chính xác và đầy đủ chi phí sử dụng cho từng đơn hàng cụ thể giúp cho việc xác định giá thành của từng đơn hàng được thuận lợi, dễ dàng.
Kỳ tính giá thành
Do đặc điểm sản xuất theo đơn hàng, nhà máy không lựa chọn kỳ tính giá thành là một khoản thời gian nhất định mà linh hoạt theo thời gian thực hiện một đơn hàng. Nghĩa là kế toán tiến hành tập hợp chi phí cho một đơn hàng kể từ khi nó được đưa vào sản xuất và sẽ tổng hợp, tính giá thành cho đơn hàng đó khi nó được hoàn thành.
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Các khoản chi phí sản xuất phát sinh được phân loại theo khoản mục giá thành và theo mối quan hệ với đối tượng chịu phí để phân tích, phân bổ, ghi nhận chi phí sản xuất theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Cụ thể:
- Những chi phí sản xuất liên quan trực tiếp đến từng đơn hàng được tập hợp trực tiếp vào từng đơn hàng như chi phí nguyên vật liệu, chi phí tiền lương công nhân…
- Những chi phí sản xuất liên quan đến nhiều đơn hàng được tập hợp vào chi phí của phân xưởng và sau đó phân bổ theo tiêu thức tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất cho từng đơn hàng.
Cuối tháng, kế toán tiến hành kết chuyển, phân bổ chi phí của từng đơn hàng. Nếu đơn hàng nào đã hoàn thành thì tổng hợp và tính giá thành cho đơn hàng đó theo phương pháp đơn đặt hàng.
Chứng từ và luân chuyển chứng từ tại đơn vị
Mục đích:
- Kiểm soát tốt quá trình luân chuyển chứng từ.
- Bảo đảm được việc xử lý chứng từ kịp thời, chính xác.
Hằng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ gốc về chi phí phát sinh liên quan đến chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung tiến hành kiểm tra sau đó lập chứng từ ghi sổ cho tất cả các nghiệp vụ này. Các chứng từ ghi sổ này sẽ được kế toán trưởng ký duyệt sau đó tổng hợp để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái. Đối với những TK có mở sổ chi tiết, kế toán dựa vào các chứng từ gốc tiến hành ghi vào sổ chi tiết tài khoản liên quan.
S3.16 Sơ đồ vận chuyển các chứng từ kế toán chi tiết
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, TK 621
- Phiếu nhập kho
- Phiếu xuất kho
- Các hóa đơn…
Chi phí nhân công trực tiếp, TK 622
- Bảng thanh toán tiền lương
- Hợp đổng giao khoán
- Bảng chấm công
Chi phí sản xuất chung,TK 627
- Bảng phân bổ khấu hao
- Các hóa đơn
- Chứng từ liên quan…
Chứng từ ghi sổ
Sổ chi tiết TK 621, 622, 627
Sổ cái
Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ
Sổ sách kế toán sử dụng
• Chứng từ ghi sổ: mở địng kỳ theo tháng, theo từng nội dung kinh tế
• Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: quản lý các chứng từ ghi sổ
• Sổ cái: tất cả các tài khoản tại nhà máy
• Các sổ, thẻ kế toán chi tiết: Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ….
XÁC ĐỊNH GIÁ THÀNH THỰC TẾ TẠI NHÀ MÁY
Hình thức sản xuất chính của nhà máy là sản xuất theo đơn đặt hàng. Do đó mà nhà máy không thể chủ động được sản phẩm chủ lực để sản xuất mà phải phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng.Kế toán nhà máy muốn xác định được giá thành thực tế của nhà máy bằng cách theo dõi chi tiết các đơn hàng. Hiện trong tháng 4 nhà máy sản xuất 8 đơn hàng, tháng 5 nhà máy sản xuất 7 đơn hàng.
Dưới đây ,là cách kế toán nhà máy phản ánh chi phí của 1 đơn hàng và của tổng đơn hàng.
Giá thành theo số liệu kế hoạch
Tính gía thành của đơn hàng Hillerstorp 6000 cái ghế xếp có tay , đơn giá bán 18.0 USD, thời gian sản xuất từ 1/ 4 đến hết ngày 31/5 giao hàng.Làm bằng gỗ tràm, hàng sơn trắng bóng 100%. Nguyên vật liệu chính xuất 100% ở giai đoạn đầu, vật liệu phụ bỏ theo từng công đoạn sản xuất.
Khi có đơn hàng mới, Dựa vào hợp đồng 2 bên đã ký kết ,tổ kế hoạch nhà máy tiến hành lập Bảng Dự Toán Giá Thành trình cho Ban Giám Đốc xét duyệt trước khi triển khai đơn hàng.
*Hợp Đồng: Sau khi được Giám đốc nhà máy Chế Biến Gỗ Forimex IIvà khách hàng thỏa thuận sau sẽ được ký kết giữa khách hàng và đại diện của Công Ty TNHH 1 TV Lâm Nghiệp Sài Gòn (nội dung hợp đồng Xem Phụ Lục).
B3.6 Bảng dự toán giá thành
CÔNG TY TNHH 1 TV LÂM NGHIỆP SÀI GÒN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ FORIMEX II
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 4 năm 2011
DỰ TOÁN GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
(đính kèm hợp đồng 27-FORI )
Khách hàng
HILLERSTORPS TRA AB
Sắc mộc
Gỗ tràm
Mẫu hàng:
Khách hàng cung cấp
A - DOANH THU (Đơngiá chưa VAT)
TỶ GIÁ :20.950 đ/USD
STT
Mã Hàng
Tên gọi và quy cách sản phẩm
ĐVT
Số lượng
Đơn giá (FOB)
T.tiền USD
T.tiền (VND)
1
150677
Ghế xếp có tay
pcs
6.000
18,00
108.000,00
2.262.600.000
Cộng
6.000
108.000,00
2.262.600.000
B - DỰ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
Số TT
Khoản mục chi phí
ĐVt
Số lượng
Đơn giá
Thành Tiền
Ghi chú
01
NGUYÊN VẬT LIỆU (Chính + phu
Gỗ nguyên liệu (Gỗ tràm xẻ FSC)
M3
230,00
3.500.000
805.000.000
Fitting (Vis, Bass,Bù lon, …)
'
6.000
8.400
50.400.000
Chi phí dầu màu, nhám, vật tư……
"
6.000
82.000
492.000.000
Bao bì (Thùngcarton, băng keo, giấy, Nylon bọc SP,..)
"
6.000
30.000
180.000.000
02
TIỀN LƯƠNG+ BHXH + BH Y TẾ + TIỀN CƠM
"
-
-
355.104.000
03
CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG (điện,nước, điện thoại…)
"
-
-
177.552.000
04
CHI PHÍ XUẤT HÀNG
cont
7
7.000.000
49.000.000
CỘNG ( giá trị toàn bộ)
2.109.056.000
C - LÃI GỘP (A - B)
110.344.000
GIÁM ĐỐC
P. KẾ HOẠCH- KỸ THUẬT
FORIMEXII
BM5-QT-NM2-08/00
Kết cấu của dự toán:
Gỗ Nguyên liệu: Dựa trên bảng định mức Nguyên liệu & Fiting tổ Kỹ thuật cung cấp, dự tính sản xuất từ gỗ xẻ sấy cho toàn bộ đơn hàng 250 m3.Số lượng gỗ trên dự toán quy thành gỗ tinh chế ước tính 230m3 /3.3= 69.7 m3 tinh chế(3.3 m3 gỗ xẻ = 1m3 gỗ tinh chế).
Các vật liệu phụ : fiting (vis, bass, bù lon.. ), dựa vào mẫu khảo sát giá trên thị trường.
Dầu màu, nhám, vật tư: Hàng được sơn trắng, dầu màu, dựa trên định mức sơn của sản phẩm mẫu, ta khảo sát giá trên thị trường được giá trị cho 1 sản phẩm.
Bao bì: theo yêu cầu của khách hàng,dựa vào mẫu đo quy cách và khảo sát giá giấy theo m2.
Tiền lương: Đơn hàng được dự tính sản xuất 100% tại nhà máy, tiền lương ước tính 16% theo giá trị của đơn hàng.
Chi phí sản xuất chung: được ước tính 8 % theo giá trị của đơn hàng.
Chi phí xuất hàng: số lượng đơn hàng ước xuất khoảng 7 container.
Bảng định mức Nguyên phụ liệu cho 1 sản phẩm (xem phụ lục)
Kế toán các khoản chi phí sản xuất ( giá thành thực tế của đơn hàng)
Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nội dung
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp vào việc chế biến sản phẩm, cấu thành nên thực thể sản phẩm.
Tại nhà máy, nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp để chế biến sản phẩm bao gồm:
• Nguyên liệu chính: cấu thành thực thể sản phẩm là gỗ (Tràm, chò, dầu…)
• Vật liệu phụ: có tác dụng phụ thuộc, kết hợp với nguyên liệu chính để tạo ra sản phẩm như: màu, dầu, keo, bộ fitting, pat, đinh, ốc, vis, bù lon, long đền, đệm ghế…
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được hạch toán trực tiếp vào từng đơn hàng.
¹ Quy trình cung ứng nguyên vật liệu:
Khi nhận được đơn đặt hàng, phòng kế hoạch căn cứ vào mẫu mã, chủng loại và số lượng hàng để lập dự toán giá thành cho đơn hàng. Dự toán này sau khi được giám đốc xét duyệt sẽ là căn cứ để tiến hành thu mua nguyên vật liệu, nhập kho, chuẩn bị sẵn sàng, khi có nhu cầu sẽ xuất kho cung cấp ngay cho quá trình sản xuất đơn hàng.
¹ Tình hình nhập xuất nguyên vật liệu:
Khi phân xưởng có nhu cầu về nguyên vật liệu, tổ trưởng sẽ tiến hành lập giấy đề nghị xuất nguyên vật liệu. Giấy đề nghị này sẽ được chuyển cho quản đốc duyệt sau đó thủ kho sẽ xuất kho nguyên vật liệu
Chứng từ và luân chuyển chứng từ
Chứng từ sử dụng:
- Phiếu nhập kho
- Phiếu xuất kho
- Phiếu đề nghị nhập nguyên vật liệu
- Hoá đơn
- Biên bản nhận nguyên vật liệu
- Phiếu đề nghị xuất nguyên vật liệu
Sổ sách sử dụng
- Sổ chi tiết TK 621
- Sổ cái
- Bảng kê chứng từ thanh toán
- Thẻ kho
Trình tự ghi sổ:
Phiếu đề nghị nhập nguyên vật liệu, Phiếu đề nghị xuất nguyên vật liệu: Kế toán vật liệu tập hợp các nhu cầu Nguyên vật liệu của các phân xưởng và khi nhận hóa đơn từ tổ kế hoạch chuyển sang sẽ lập lại 1 đề nghị tổng hợp cho đơn hàng.Giấy này mục đích để đối chiếu lại thực tế với sản xuất.Mẫu giấy đề nghị xuất nguyên phụ liệu (Xem phần phụ lục)
S3.17Sơ đồ luân chuyển chứng từ NVL
Chứng từ ghi sổ
Phiếu xuất kho
Giấy đề nghị xuất nguyên vật liệu
Nhu câu Nguyên vật liệu
Sổ cái
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Sổ chi tiết TK 621
Bảng kê xuât nguyên vật liêụ
Phương pháp hạch toán
Tài khoản sử dụng:
TK 1521 F2- Nguyên liệu chính
TK 1522 F2- Vật liệu phụ
TK 621 F2- Chi phí Nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
* Kết cấu TK 621 F2“Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
Bên nợ:
- Chi phí nguyên vật liệu sử dụng trong kì để sản xuất sản phẩm (xuất kho hoặc mua về xuất thẳng sử dụng)
- Vật liệu thừa từ sản xuất để lại xưởng
Bên có:
- Kết chuyển sang 154F2
- Hoàn kho vật liệu thừa từ sản xuất
- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632F2
TK 621 không có số dư cuối kì
Tài khỏan 621 F2 được tiến hành mở chi tiết cho các tài khoản
Tk 612 F2-H Đơn hàng Hillerstorp
Tk 612 F2-D Đơn hàng Taisport
Tk 612 F2-I Đơn hàng Ivena
Tk 612 F2-P Đơn hàng Poster
Tk 612 F2-Lo Đơn hàng Lotus
Tk 612 F2-Le Đơn hàng Levico
Tk 612 F2-Leg Đơn hàng LEgnoluce
…
Hằng ngày dựa vào chứng từ gốc : Nhu cầu Nguyên vật liệu ,hóa đơn VAT , kế toán Vật tư lập Phiếu đề nghị nhập kho , Phiếu nhập kho Sau đó Kê toán vật tư sẽ lên bảng kê Nhập.
Dựa vào Giấy đề nghị cấp nguyên liệu, vật liệu phụ, nhiên liệu…., kế toán vật tư tiến hành làm phiếu đề nghị xuất kho, phiếu xuất kho và lên Bảng kê xuất.
Định kỳ cuối tháng,dựa vào số liệu các bảng kê của tháng, kế toán tổng hợp vào các chứng từ ghi sổ và vào sổ chi tiết các tài khoản 152,621,627
Cách hạch toán chi tiết 621
Tháng4/2011
Mẫu phiếu xuất kho nguyên liệu (xem phụ lục)
Mẫu phiếu xuất kho Vật liệu phụ (xem phụ lục)
Bảng Kê xuất nguyên liệu tháng 4 (xem phụ lục)
Bảng kê xuất vật liệu phụ tháng 4 (xem phụ lục)
B3.7 Chứng ghi sổ nguyên liệu tháng 4/2011
ĐƠN VỊ: NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ FORIMEX II
SỐ:04/NgL………
CHỨNG TỪ GHI SỔ
ngày 29 tháng 4 năm 2011
Chứng từ
trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Ghi chú
Số
ngày
Nợ
Có
Xuất vật liệu chính tháng 4
621F2
1521F2
3.960.157.778
Cộng
3.960.157.778
Kèm theo…………………chứng từ gốc
Người lập biểu
Kế toán trưởng
B3.8 Chứng từ ghi sổ VLP tháng 4/2011
ĐƠN VỊ: NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ FORIMEX II
SỐ:04/VLP…………
CHỨNG TỪ GHI SỔ
ngày 29 tháng 4 năm 2011
Chứng từ
trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Ghi chú
Số
ngày
Nợ
Có
Xuất VLP tháng 04/2011
621F2
1522F2
904.328.637
627F2
1522F2
175.194.480
Cộng
1.079.523.117
Kèm theo…………………chứng từ gốc
Người lập
Kế toán trưởng
Định khoản
Nợ TK 621F2 4.864.486.415
Có TK 1521 F2 3.960.157.778
Có TK 1522 F2 904.328.637
B3.9 Sổ chi tiết tài khoản 621F2 tháng 4
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ FORIMEX II
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 621 - THÁNG 4 NĂM 2011
Ngày chứng từ
Số chứng từ
Khách hàng
Diễn giải
Tk_Đứ
Ps- Nợ
PS- Có
01/04/2011
143/11NGL
Đơn hàng Lotus
Chi tiết ghế xếp chân nối không tay
1521F2
12.000.000
05/04/2011
144/11NGL
Đơn hàng Hillerstorps
Phôi gỗ tinh chế (gỗ tràm)
1521F2
55.992.000
…………..
29/04/2011
155/11VLP
Đơn hàng Jeweret
Keo HP 502 BB2, keo Bugjo S-9090
1522F2
21.850.000
29/04/2011
156/11VLP
Đơn Legnoluce
Keo trám trét
1522F2
2.010.000
29/04/2011
157/11VLP
Đơn hàng Hillerstorps
Pat thẻ 155 cong
1522F2
6.340.640
29/04/2011
157/11VLP
Đơn hàng Hillerstorps
Bản lề, lề bật, long đền nhựa
1522F2
2.255.000
29/04/2011
157/11VLP
Đơn hàng Hillerstorps
Bản lề, đinh, long đền
1522F2
8.749.000
29/04/2011
163/11VLP
Đơn hàng Hillerstorps
TB42 White, bóng PU, dung môi, chất cứng
1522F2
149.272.332
29/04/2011
164/11VLP
Đơn Legnoluce
TOL - 1763 - 1N Teack 3 FRM 2 vie
1522F2
40.737.000
Kết chuyển chi phí NVLTT
154F2
4.864.486.415
Tổng
4.864.486.415
4.864.486.415
Nhà máy hạch toán chi tiết theo tên đơn hàng. Muốn tập hợp chi phí cho từng đơn hàng, chỉ cần chạy phần mềm sẽ lọc theo tên đơn hàng.
Chi tiết cho đơn hàng Hillerstorp
Nợ TK 621F2- H 1.249.475.828
Có TK 1521 F2- H 717.718.306
Có TK 1522 F2-H 531.757.462
B3.10 trích bảng kê xuất nguyên liệu chính tk 1521F2 tháng 4
(Chi phí NVL trực tiếp liên quan đến đơn hàng HILLERSTORP, xuất đích danh )
Ngày chứng từ
Số chứng từ
Tên khách hàng
Tên Vật Tư
Đ
V
T
Số lượng
Đơn giá
Tiền
Tài khoản gii có
621F2
05/04/2011
144/11
NGL
Đơn hàng Hillerstorps
Phôi gỗ tinh chế (gỗ tràm)
m3
4,6660
12.000.000
55.992.000
55.992.000
……..
20/04/2011
156A/11
NGL
Đơn hàng Hillerstorps
Gỗ Tràm xẻ sấy
m3
12,4359
3.881.600
48.271.189
48.271.189
26/04/2011
160/11
NGL
Đơn hàng Hillerstorps
Phôi gỗ tinh chế (gỗ tràm)
m3
5,6483
12.000.000
67.779.600
67.779.600
29/04/2011
162/11
NGL
Đơn hàng Hillerstorps
Xuất phôi tinh chế
m3
9,5000
12.000.000
114.000.000
114.000.000
29/04/2011
163/11
NGL
Đơn hàng Hillerstorps
Phôi gỗ tinh chế (gỗ tràm)
m3
3,5416
12.000.000
42.499.200
42.499.200
29/04/2011
166/11
NGL
Đơn hàng Hillerstorps
Phôi gỗ tinh chế (gỗ tràm)
m3
5,0666
12.000.000
60.799.200
60.799.200
29/04/2011
169/11
NGL
Đơn hàng Hillerstorps
Gỗ Tràm xẻ sấy
m3
22,6861
3.932.316
89.208.913
89.208.913
Tổng
86,4855
717.718.306
717.718.306
B3.11 trích bảng kê xuất vật liệu phụ tk 1522F2 tháng 4
(Chi phí VLP liên quan đến đơn hàng HILLERSTORP, xuất đích danh cho từng đơn hàng)
Ngày - ct
Số chứng từ
Tên khách hàng
Tên vật tư
Tiền
tài khoản ghi có
621F2
10/04/2011
132/11VLP
Đơn hàng Hillerstorps
Bóng PU - 404 FRM - 25,chất cứng, bóng PU
188.065.800
188.065.800
10/04/2011
134/11VLP
Đơn hàng Hillerstorps
Pát thẻ, ray nhựa
66.000
66.000
18/04/2011
139/11VLP
Đơn hàng Hillerstorps
Pat thẻ
3.312.000
3.312.000
20/04/2011
143/11VLP
Đơn hàng Hillerstorps
Bóng PU - 404 FRM - 25,chất cứng, bóng PU
160.961.000
160.961.000
25/04/2011
152/11VLP
Đơn hàng Hillerstorps
Vis 4x15
2.800.000
2.800.000
29/04/2011
157/11VLP
Đơn hàng Hillerstorps
Pat thẻ 155 cong
6.340.640
6.340.640
29/04/2011
158/11VLP
Đơn hàng Hillerstorps
Bản lề, lề bật, long đền nhựa
2.255.000
2.255.000
29/04/2011
159/11VLP
Đơn hàng Hillerstorps
Bản lề, đinh, long đền
8.749.000
8.749.000
29/04/2011
161/11VLP
Đơn hàng Hillerstorps
Vis, LGC, tán dù
9.935.750
9.935.750
29/04/2011
163/11VLP
Đơn hàng Hillerstorps
TB42 White, bóng PU, dung môi, chất cứng
149.272.332
149.272.332
Tổng
531.757.522
531.757.522
B3.12 Bảng trích sổ chi tiết TK 621 tháng 4 năm 2011
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ FORIMEX II
TRÍCH SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 621 - THÁNG 4 NĂM 2011
(Chi phí liên quan trực tiếp đơn hàng Hillerstorp)
Ngày chứng từ
Số chứng từ
Khách hàng
Diễn giải
Tk_Đứ
Ps- Nợ
PS- Có
05/04
/2011
144/11NGL
Đơn hàng Hillerstorps
Phôi gỗ tinh chế (gỗ tràm)
1521F2
55.992.000
07/04
/2011
147/11NGL
Đơn hàng Hillerstorps
Phôi gỗ tinh chế (gỗ tràm)
1521F2
169.999.200
…….
29/04/
2011
163/11NGL
Đơn hàng Hillerstorps
Phôi gỗ tinh chế (gỗ tràm)
1521F2
42.499.200
29/04/
2011
157/11VLP
Đơn hàng Hillerstorps
Bản lề, đinh, long đền
1522F2
8.749.000
29/04/
2011
161/11VLP
Đơn hàng Hillerstorps
Vis, LGC, tán dù
1522F2
9.935.750
29/04/
2011
163/11VLP
Đơn hàng Hillerstorps
TB42 White, bóng PU, dung môi, chất cứng
1522F2
149.272.332
Kết chuyển CPNVL, CPNC, CPSXC vào CPSX
154F2
1.249.475.828
TỔNG
1.249.475.828
1.249.475.828
KẾ TOÁN TRƯỞNG
NGƯỜI LẬP BIỂU
Bảng kê xuất chi tiết vật liệu phụ tháng 4 (xem phụ lục)
Tháng5
Bảng Kê xuất nguyên liệu tháng 5(xem phụ lục)
Bảng kê xuất vật liệu phụ tháng 5(xem phụ lục)
B3.13Chứng ghi sổ nguyên liệu tháng 5/2011
ĐƠN VỊ: NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ FORIMEX II
SỐ:05/NgL……………………
CHỨNG TỪ GHI SỔ
ngày 31 tháng 5 năm 2011
Chứng từ
trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Ghi chú
Số
ngày
Nợ
Có
Xuất nguyên liệu tháng 05/2011
621F2
1521F2
3.459.603.872
Cộng
3.459.603.872
Kèm theo…………………chứng từ gốc
Người lập
Kế toán trưởng
B3.14 Chứng ghi sổ vật liệu tháng 5/2011
ĐƠN VỊ: NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ FORIMEX II
SỐ:05/VLP……………………
CHỨNG TỪ GHI SỔ
ngày 31 tháng 5 năm 2011
Chứng từ
trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Ghi chú
Số
ngày
Nợ
Có
Xuất VLP tháng 05/2011
621F2
1522F2
461.270.182
627F2
1522F2
72.928.923
632F2
1522F2
167.353.500
Cộng
701.522.605
Kèm theo…………………chứng từ gốc
B3.15 Sổ chi tiết tài khoản 621F2 tháng 5
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ FORIMEX II
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 621 - THÁNG 5 NĂM 2011
Ngay_ct
Ma_ct0
So_ct
Dien_giai
Tk_du
Ps_no
Ps_co
04/05/2011
171/11NGL
Đơn hàng Legnoluce
Phôi gỗ tràm
1521F2
12.100.000
05/05/2011
171A/11NGL
Đơn hàng Lotus
Phôi gỗ tinh chế (gỗ tràm)
1521F2
23.443.200
10/05/2011
173/11NGL
Đơn hàng Legnoluce
Gỗ Tràm xẻ sấy
1521F2
57.958.067
10/05/2011
174/11NGL
Đơn hàng Ivena
Chi tiết bàn Calla 200
1521F2
29.600.000
…..
31/05/2011
187/11VLP
Đơn hàng Lotus
Keo Bugjo S - 9090
1522F2
18.850.000
31/05/2011
188/11VLP
Đơn hàng Jeweret
MDF, đinh
1522F2
2.640.000
31/05/2011
190/11VLP
Đơn hàng Jeweret
Lót trắng NC, sơn màu, lót mờ
1522F2
54.811.500
31/05/2011
191/11VLP
Đơn Legnoluce
TOL - 1763 - 1N Teack 3 FRM 2 vie
1522F2
55.655.400
Kết chuyển chi phí NVLTT
154F2
3920874054
TỔNG
3.920.874.054
3920874054
KẾ TOÁN TRƯỞNG
NGƯỜI LẬP BIỂU
Tháng 5:
Nợ TK 621F2 3.920.874.054
Có TK 1521 F2 3.459.603.872
Có TK 1522F2 461.270.182
Chi tiết cho đơn hàng Hillerstorp
Nợ TK 621F2-H 73.831.800
Có TK 1521 F2-H 64.599.600
Có TK 1522F2-H 9.232.200
B3.16 trích bảng kê xuất nguyên liệu chính tk 1521F2 tháng 5
(Chi phí VLP liên quan đến đơn hàng HILLERSTORP, xuất đích danh cho từng đơn hàng)
Ngày chứng từ
Số chứng từ
Tên khách hàng
Tên Vật Tư
Đơn vị Tính
So_luong
Đơn giá
Tiền
Tài khoản ghi có
621F2- H
10/05/
2011
175/11
NGL
Đơn hàng Hillerstorps
Phôi gỗ tinh chế (gỗ tràm)
m3
5,3833
12.000.000
64.599.600
64.599.600
5,3833
64.599.600
64.599.600
B3.17 Trích bảng kê xuất vật liệu phụ tk 1522F2 tháng 4
(Chi phí VLP liên quan đến đơn hàng HILLERSTORP, xuất đích danh cho từng đơn hàng)
Ngày_ct
Số_ct
Tên_kh
Tên_vt
Tiền
Tài khoản ghi có
621F2
10/05/2011
167/11VLP
Đơn hàng Hillerstorps
TB42 White, bóng PU
2.662.200
2.662.200
12/05/2011
168/11VLP
Đơn hàng Hillerstorps
Bản lề chữ thập
6.570.000
6.570.000
TỔNG
9.232.200
9.232.200
B3.18 Bảng Trích tài khoản 621 tháng 5
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ FORIMEX II
Độc lập - Tự Do - Hạnh Phúc
TRÍCH SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 621F2-H -THÁNG 5(ĐH HILLERSTORP)
Ngay_ct
So_ct
Tên_vt
TK ĐƯ
SỐ TiỀN
NỢ
CÓ
10/05/2011
175/11NGL
Phôi tinh chế (gỗ tràm)
1521F2-H
64.599.600
10/05/2011
167/11VLP
TB42 White, bóng PU
1522F2-H
2.662.200
12/05/2011
168/11VLP
Bản lề chữ thập
1522F2-H
6.570.000
Kết chuyển CPNVL, CPNC, CPSXC vào CPSX
154F2-H
73.831.800
Tổng
73.831.800
73.831.800
Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Nội dung
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương, các khoản trích theo lương, phụ cấp và các khoản phải trả khác cho công nhân trực tiếp sản xuất.
¹ Về tiền lương
Khi nhận được đơn hàng từ khách hàng, phòng nghiệp vụ sẽ tiến hành lập dự toán giá thành cho đơn hàng, trong đó có chi phí nhân công trực tiếp.
Nhà máy áp dụng hình thức trả lương theo thời gian, công nhân trực tiếp sản xuất hưởng lương công nhật.
Công thức tính tiền lương
Mỗi công nhân được xác định một đơn giá lương khác nhau dựa trên hệ số lương.
Phụ cấp: tổ trưởng và tổ phó được hưởng phụ cấp.
¹ Về các khoản trích theo lương
Các khoản trích theo lương bao gồm:
BHXH (22%)(trong đó 16% được tính vào chi phí và 6% thu từ tiền lương của Người lao động).
BHYT (4.5%) (trong đó 3% được tính vào chi phí và 1.5% được trừ vào lương của người lao động).
KPCĐ(2%) ( trong đó 1% được tính vào chi phí và 1% được trừ vào lương của người lao động ).
BHTN (2%)( trong đó 1% được tính vào chi phí và 1% được trừ vào lương của người lao động ).
Nhà máy chỉ trích các khoản theo lương cho những công nhân đã ký hợp đồng (thời gian làm việc > 1 năm).
BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN được nhà máy trích theo hệ số (= lương cơ bản x hệ số). Hiện t mức lương cơ bản tháng 4 là 730.000 đồng, tháng 5 là 830.000 đồng.
Các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN là những khoản chi phí liên quan đến nhiều đơn hàng sản xuất trong tháng, khó xác định trực tiếp cho mỗi đơn hàng. Do đó, cuối tháng, kế toán tiến hành phân bổ các khoản trích theo lương tính vào chi phí cho từng đơn hàng theo tiêu thức chi phí tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất.
Cuối tháng, kế toán lao động tiền lương căn cứ bảng chấm công và hợp đồng lao động lập bảng thanh toán tiền lương chuyển cho kế toán trưởng và giám đốc xét duyệt.
Sau khi kế toán trưởng xét duyệt sẽ tổng hợp tất cả bảng thanh toán tiền ghi sổ và ghi bảng kê chứng từ ghi sổ.
Sau đó, bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bổ lương và trích nộp BHXH được chuyển cho kế toán lao động tiền lương ghi sổ chi tiết TK 334, 338 đồng thời lưu lại bảng thanh toán tiền lương để làm căn cứ trả lương về sau.
Chứng từ và luân chuyển chứng từ
Chứng từ sử dụng:
- Bảng chấm công
-Bảng thanh toán tiền lương
- Bảng thanh toán tiền thưởng
Sổ sách sử dụng:
- Sổ chi tiết TK 622
- Sổ cái
Trình tự ghi sổ:
Hằng ngày, công nhân được chấm công bằng máy vân tay.Ngoài ra, các tổ trưởng theo dõi giờ làm cho mỗi đơn hàng trong từng ngày.
Trong hình thức kế toán chứng từ ghi sổ, kế toán căn cứ vào chứng từ gốc (bảng phân bổ tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ…) để lập chứng từ ghi sổ, ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái, sau đó chứng từ gốc này sẽ được dùng để ghi vào sổ chi tiết TK 622
S3.18 Sơ đồ luân chuyển chứng từ Kế toán Nhân công
Sổ chi tiết TK 622
Bảng phân bổ tiền lương
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái TK 622
Bảng chấm công
Bảng thanh toán tiền lương
Phương pháp hạch toán
Tài khoản sử dụng TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”
TK334 “Phải trả người lao động”
TK 338 “Phải trả, phải nộp khác”
TK3382 “kinh phí công đoàn”
TK3383 “Bảo hiểm xã hội”
TK3384 “Bảo hiểm Y tế”
TK3389 “Bảo hiểm thất nghiệp”
Mẫu bảng chấm công (xem phụ lục )
Mẩu bảng thanh toán Lương (xem phụ lục)
Mẫu Danh sách lao động& bảng Trích nộp bảo hiểm (xem phụ lục)
Cách hạch toán chi tiết 622
¹ Tháng 4 năm 2011
- Tổng tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất của nhà máy: 869.468.183 đ
- Khoản trích KPCĐ: 7.897.368
- Khoản trích BHXH: 25.643.440
- Khoản trích BHYT: 5.780.505
-Khoản trích BHTN: 1.602.715
- Chi phí tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất của đơn hàng Hillerstorp: 310.526.982 đ
Tiền lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất tháng 4 của nhà máy:
Nợ TK 622 910.392.229
Có TK 334 869.468.183
Có TK 3382 7.897.386
Có TK 3383 25.643.440
Có TK 3384 5.780.505
Có TK 3389 1.602.715
B3.19 Bảng phân bổ tiền lương tháng 4
3.20 Chứng từ ghi sổ tiền lương tháng 4
ĐƠN VỊ: NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ FORIMEX II
SỐ :04/TL
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Ngày 29 tháng 04 năm 2011
Chứng từ
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Ghi chú
Số
Ngày
Nợ
Có
Lương phải trả phát sinh
622
334
869.468.183
tháng 4
627
334
218.991.145
Cộng
1.088.459.328
Kèm theo…………………chứng từ gốc
Người lập
Kế toán trưởng
B3.21Chứng từ ghi sổ kinh Phí Công Đoàn tháng 4
ĐƠN VỊ: NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ FORIMEX II
SỐ :04/KPCĐ
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Ngày 29 tháng 04 năm 2011
Chứng từ
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Ghi chú
Số
Ngày
Nợ
Có
KPCĐ phải trích phát
622
3382
7.897.386
sinh tháng 04/2011
627
3382
3.821.847
CỘNG
11.719.233
Kèm theo…………………chứng từ gốc
Người lập
Kế Toán trưởng
B3.22Chứng từ ghi sổ Bảo hiễm xã hội tháng 4
ĐƠN VỊ: NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ FORIMEX II
Số: 04/BHXH
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Ngày 29 tháng 04 năm 2011
Chứng từ
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Ghi chú
Số
Ngày
Nợ
Có
BHXH phải trích phát sinh
622
3383
25.643.440
tháng 04/2011
627
3383
10.812.176
CỘNG
36.455.616
Kèm theo…………………chứng từ gốc
Người lập
Kế Toán trưởng
B3.23 Chứng từ ghi sổ BHYT tháng 4
ĐƠN VỊ: NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ FORIMEX II
Số : 04/BHYT
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Ngày 29 tháng 04 năm 2011
Chứng từ
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Ghi chú
Số
Ngày
Nợ
Có
BHYT phải trích phát sinh
622
3384
5.780.505
tháng 04/2011
627
3384
2.027.283
CỘNG
7.807.788
Kèm theo…………………chứng từ gốc
Người lập
Kế toán trưởng
B3.24 Chứng từ ghi sổ BHTN tháng 4
ĐƠN VỊ: NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ FORIMEX II
Số :04/BHTN
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Ngày 29 tháng 04 năm 2011
Chứng từ
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Ghi chú
Số
Ngày
Nợ
Có
BHTN phải trích phát sinh
622
3389
1.602.715
tháng 04/2011
627
3389
675.761
CỘNG
2.278.476
Kèm theo…………………chứng từ gốc
Người lập
Kế toán trưởng
Phân bổ chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ cho đơn hàng Hillerstorp theo tiêu thức tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất:
- KPCĐ tính vào đơn hàng Hillerstorp:
310.526.982
7.897.386
x
869.468.183
=
2.820.519 đ
310.526.982
25.643.440
x
869.468.183
=
9.158.449 đ
- BHXH tính vào đơn hàng Hillerstorp:
- BHYT tính vào đơn hàng Hillerstorp:
310.526.982
5.780.505
x
869.468.183
=
2.064.484 đ
- BHTN tính vào đơn hàng Hillerstorp:
310.526.982
1.602.715
x
869.468.183
=
572.403đ
Tiền lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất tháng 4 của Hillerstorp:
Nợ TK 622 325.142.837
Có TK 334 310.526.982
Có TK 3382 2.820.519
Có TK 3383 9.158.449
Có TK 3384 2.064.484
Có TK 3389 572.403
¹ Tháng 5 năm 2011
- Tổng tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất của nhà máy T5/11 642.212.110đ
- Khoản trích KPCĐ: 7.701.889
- Khoản trích BHXH: 33.617.760
- Khoản trích BHYT: 6.518.964
- Khoản trích BHTN: 2.101.110
- Chi phí tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất của đơn hàng Hilerstorp: 26.368.500 đ
Tiền lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất tháng 5 của nhà máy:
Nợ TK 622 692.151.833
Có TK 334 642.212.110
Có TK 3382 7.701.889
Có TK 3383 33.617.760
Có TK 3384 6.518.964
Có TK 3389 2.101.110
B3.25 Bảng phân bổ tiền lương tháng 5
B3.26 Chứng tư ghi sổ tiền lương tháng 5
ĐƠN VỊ: NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ FORIMEX II
Soá : 05/TL
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Ngày 31 tháng 05 năm 2011
Chứng từ
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Ghi chú
Số
Ngày
Nợ
Có
Lương phải trả phát sinh
622
334
642.212.110
Tháng 05/2011
627
334
190.759.942
CỘNG
832.972.052
Kèm theo…………………chứng từ gốc
Người lập
Kế toán trưởng
B3.27 Chứng từ ghi sổ kinh Phí Công Đoàn tháng 5
ĐƠN VỊ: NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ FORIMEX II
SỐ :05/KPCĐ
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Ngày 31 tháng 05 năm 2011
Chứng từ
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Ghi chú
Số
Ngày
Nợ
Có
KPCĐ phải trích phát sinh
622
3382
7.701.889
tháng 05/2011
627
3382
3.241.677
CỘNG
10.943.566
Kèm theo…………………chứng từ gốc
Người lập
Kế Toán trưởng
B3.28 Chứng từ ghi sổ Bảo hiểm xã hội tháng 5
ĐƠN VỊ: NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ FORIMEX II
Số: 05/BHXH
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Ngày 31 tháng 05 năm 2011
Chứng từ
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Ghi chú
Số
Ngày
Nợ
Có
BHXH phải trích phát sinh
622
3383
33.617.760
tháng 05/2011
627
3383
13.003.760
CỘNG
46.621.520
Kèm theo…………………chứng từ gốc
Người lập
Kế Toán trưởng
B3.29 Chứng từ ghi sổ BHYT tháng 5
ĐƠN VỊ: NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ FORIMEX II
Số : 05/BHYT
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Ngày 31 tháng 05 năm 2011
Chứng từ
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Ghi chú
Số
Ngày
Nợ
Có
BHYT phải trích phát sinh
622
3384
6.518.964
tháng 05/2011
627
3384
2.438.205
CỘNG
8.957.169
Kèm theo…………………chứng từ gốc
Người lập
Kế toán trưởng
B3.30 Chứng từ ghi sổ BHTN tháng 5
ĐƠN VỊ: NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ FORIMEX II
Số :05/BHTN
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Ngày 31 tháng 05 năm 2011
Chứng từ
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Ghi chú
Số
Ngày
Nợ
Có
BHTN phải trích phát sinh
622
3389
2.101.110
tháng 05/2011
627
3389
812.735
CỘNG
2.913.845
Kèm theo…………………chứng từ gốc
Người lập
Kế toán trưởng
Phân bổ chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN cho đơn hàng Hilerstorp theo tiêu thức tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất:
26.368.500
7.701.889
x
642.212.110
=
316.231đ
- KPCĐ tính vào đơn hàng Hillerstorp:
- BHXH tính vào đơn hàng Hillerstorp:
26.368.500
33.617.760
x
642.212.110
=
1.380.307 đ
- BHYT tính vào đơn hàng Hillerstorp:
26.368.500
6.518.964
x
642.212.110
=
267.661đ
BHTN tính vào đơn hàng Hillerstorp:
26.368.500
2.101.110
x
642.212.110
=
86.269 đ
Tiền lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất tháng 5 của Hillerstorp:
Nợ TK 622 28.418.968
Có TK 334 26.368.500
Có TK 3382 316.231
Có TK 3383 1.380.307
Có TK 3384 267.661
Có TK 3389 86.269
B2.31 Bảng phân bổ tiền lương
(Tiền lương và bảo hiểm liên quan trực tiếp đến đơn hàng Hillerstorp)
S
T
T
Ghi có các tài khoản
TK 334- Phải trả công nhân viên
TK 338- phải trả, phải nộp khác
Đối tượng sử dụng
TK622
BHXH
BHYT
BHTN
KPCD
Cộng
Ghi Nợ các tài khoản
trực tiếp
trực tiếp
trực tiếp
trực tiếp
1
PX tháng 4
310.526.982
9.158.449
2.064.484
572.403
2.820.519
325.142.837
cộng tháng 4
310.526.982
9.158.449
2.064.484
572.403
2.820.519
325.142.837
2
PX tháng 5
26.368.500
1.380.307
267.661
86.269
316.231
28.418.968
Cộng Tháng 5
26.368.500
1.380.307
267.661
86.269
316.231
28.418.968
B2.32 Sổ chi tiết tài khoản 622 tháng 4 & 5
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 622F 2 THÁNG 4&5
Ngay_ct
Ma
_ct
Dien_giai
Tk_du
Ps_no
Ps_co
THÁNG 4/2011
29/4/2011
PKT
Lương phải trả tháng 4/2011
334F2
869.468.183
29/4/2011
PKT
KPCĐ phải trích tháng 4/2011
3382F2
7.897.386
29/4/2011
PKT
BHXH phải trích tháng 4/2011
3383F2
25.643.440
29/4/2011
PKT
BHYT phải trích tháng 4/2011
3384F2
5.780.505
29/4/2011
PKT
BHTN phải trích tháng 4/2011
3389F2
1.602.715
29/4/2011
PKT
Kết chuyển CPNVL, CPNC, CPSXC vào CPSX
154F2
910.392.229
Cộng phát sinh
910.392.229
910.392.229
THÁNG 5/2011
31/5/2011
PKT
Lương phải trả tháng 5/2011
334F2
642.212.110
31/5/2011
PKT
KPCĐ phải trích tháng 5/2011
3382F2
7.701.889
31/5/2011
PKT
BHXH phải trích tháng 5/2011
3383F2
33.617.760
31/5/2011
PKT
BHYT phải trích tháng 5/2011
3384F2
6.518.964
31/5/2011
PKT
BHTN phải trích tháng 5/2011
3389F2
2.101.110
31/5/2011
PKT
Kết chuyển CPNVL, CPNC, CPSXC vào CPSX
154F2
692.151.833
Cộng phát sinh
692.151.833
692.151.833
Kê toán chi phí sản xuất chung
Nội dung
Chi phí sản xuất chung là chi phí để sản xuất ra sản phẩm nhưng không kể chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, hoặc chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất chung tại phân xưởng.
Chi phí sản xuất chung của nhà máy bao gồm:
• Những chi phí trực tiếp liên quan đến từng đơn hàng như: chi phí về vật liệu phụ (bao bì, gói hút ẩm, băng keo, thùng carton, nhãn…), nhiên liệu (nhớt, xăng, dầu), vật tư (dao tubi, giấy nhám, đá mài, mũi khoan, lưỡi cưa, bóng đèn, dây…), chi phí công cụ dụng cụ giá trị nhỏ (búa, kiềm, kéo, cọ lăn, bút lông, thước, vải tận dụng…) xuất dùng trực tiếp cho đơn hàng, được tập hợp trực tiếp cho từng đơn hàng.
• Những chi phí gián tiếp liên quan đến nhiều đơn hàng, phục vụ cho việc sản xuất: chi phí nhiên liệu, lương nhân viên quản lý xưởng, chi phí sửa chữa công cụ dụng cụ giá trị lớn… được tập hợp vào chi phí phân xưởng mộc và cuối tháng phân bổ cho từng đơn hàng theo tiêu thức chi phí tiền lương nhân công trực tiếp.
• Chi phí hoạt động của bộ máy quản lý nhà máy như: tiền lương của Ban giám đốc và các nhân viên phòng nghiệp vụ tổng hợp, chi phí khác bằng tiền (tiền điện, tiền nước, điện thoại, tiền tiếp khách, tiền báo, tiền văn phòng phẩm, tiền cơm, tiền công tác phí…). Chi phí này được tập hợp riêng cho văn phòng nhà máy và cuối tháng phân bổ cho từng đơn hàng theo tiêu thức chi phí tiền lương nhân công trực tiếp.
Đối với chi phí khấu hao TSCĐ: Chi phí khấu hao TSCĐ được xem là khoản chi phí không kiểm soát được đối với nhà máy vì chi phí này thuộc thẩm quyền quản lý của công ty. Do vậy, kế toán nhà máy không tiến hành theo dõi tình hình tăng, giảm và trích khấu hao TSCĐ tại nhà máy. Cuối tháng, khi nhân được bảng phân bổ khấu hao TSCĐ do công ty chuyển xuống, kế toán trưởng căn cứ vào đấy lập chứng từ ghi sổ, ghi bảng kê chứng từ ghi sổ, đồng thời ghi nhận khoản nợ phải trả công ty vào sổ chi tiết TK 336.
Chứng từ và luân chuyển chứng từ:
Chứng từ, sổ sách sử dụng:
- Hoá đơn
- Sổ chi tiết TK 627
- Sổ cái
- Bảng trích BHXH, BHYT, KPCĐ
S3.19 Sơ đồ luân chuyển chứng từ CP SXC
Chi phí bằng tiền
Bảng kê chứng từ thanh toán
Sổ chi tiết TK 627
Vật liệu phụ, CCDC…
Giấy đề nghị xuất kho vật liệu phụ, CCDC
Phiếu xuất kho
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Phương pháp hạch toán:
Tài Khoản sử dụng:
Tk 627F2 “Chi phí sản xuất chung”
Không mở chi tiết TK 627
TK 111F2 “Tiền mặt”
TK 152 F2“Nguyên liệu, vật liệu”
Mở chi tiết :
TK1522 “Vật liệu phụ”
TK1523 “Nhiên liệu”
TK1524 “vật tư”
TK 153” Công cụ dụng cụ”
TK242 “Chi phí trả trước dài hạn”
TK 331 “Phải trả cho người bán”
TK334 “ Phải trả người lao động”
TK338 “Phải trả, phỉa nộp khác”
Mở chi tiết:
3382 “Kinh phí công đoàn”
3383 “Bảo hiểm xã hội”
3384 “ Bảo hiểm y tế
3389 “ Bảo hiểm thất nghiệp”
TK 336 “ Phải trả nội bộ”
Cách hạch toán chi tiết 627
Trình tự ghi sổ:
Trong hình thức kế toán chứng từ ghi sổ, kế toán căn cứ vào chứng từ gốc (bảng phân bổ vật liệu, công cụ, dụng cụ, bảng phân bổ tiền lương, BHXH, bảng phân bổ khấu hao và các chứng từ khác liên quan)
Đình kỳ cuối tháng lập chứng từ ghi sổ cho từng loại tài khỏan liên quan, ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái, sau đó các chứng từ gốc này sẽ được dùng để ghi vào sổ chi tiết TK 627.
Các mẫu biều liên quan (xem phần phụ lục)
THÁNG 4
Chi phí nhân viên phân xưởng
Nợ TK6271F2 242.508.212
Có TK 1111 F2 6.180.000
Có TK 334 F2 218.991.145
Có TK 3382F2 3.821.847
Có TK 3383F2 10.812.176
Có TK 3384F2 2.027.283
Có TK 3389F2 675.761
Chi phí vật liệu
Nợ TK 6272 F2 175.194.480
Có TK 1522 F2 175.194.480
Chi phí dụng cụ sản xuất
Nợ TK 6273 F2 153.850.082
Có TK1111F2 8.918.646
Có TK 1523F2 26.699.303
Có TK 1524F2 85.706.838
Có TK 153 18.474.800
Có TK 242 13.510.495
Có TK 331 540.000
Chi phí khấu hao TSCĐ
Nợ TK 6274 F2 21.292.441
Có TK 336 F2 21.292.441
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Nợ TK 6277F2 186.702.867
Có TK 1111F2 9.592.105
Có TK331F2 177.110.762
Chi phí bằng tiền khác
Nợ TK 6278 F2 95.452.193
Có TK 1111F2 94.632.000
Có TK336 F2 820.193
B3.33 Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ FORIMEX II
TỔNG HỢP TÀI KHOẢN 627F2- THÁNG 4 NĂM 2011
Ngay_ct
So_ct
Ma_ct0
Dien_giai
Tk_du
Ps_no
Ps_co
Chi phi nhân viên phân xưởng
6271
242.508.212
Chi phí vật liệu
6272
175.194.480
Chi phí dụng cụ sản xuất
6273
153.850.082
Chi phí khấu hao TSCĐ
6274
21.292.441
Chi phí dịch vụ mua ngoài
6277
186.702.867
Chi phí bằng tiền khác
6278
95.452.193
Kết chuyển chi phí SXC
154F2
875.000.275
TỔNG
875.000.275
KẾ TOÁN TRƯỞNG
NGƯỜI LẬP BIỂU
¹ Chi phí sản xuất chung liên quan trực tiếp đến đơn hàng
B3.34 Trích bảng kê chi phí tk 627 tháng 4
(CP SXC liên quan trực tiếp đến đơn hàng Hillerstorp-6000 ghế có tay)
Ngày-Ct
Số_ct
Mã_ct0
Diễn giải
Tk_đứ
Ps_nợ
14/04/2011
136/11VLP
Đơn hàng Hillerstorps
Xuất bao bì PVSX đơn hàng Hiller
1522F2
18.710.808
24/04/2011
85608
Đơn hàng Hillerstorps
Gia công sơn ghế có tay
331F2
70.524.000
24/04/2011
85609
Đơn hàng Hillerstorps
Gia công sơn ghế có tay
331F2
6.600.000
25/04/2011
150/11VLP
Đơn hàng Hillerstorps
Xuất nhãn PVSX ĐH Hiller
1522F2
5.212.000
25/04/2011
151/11VLP
Đơn hàng Hillerstorps
Xuất bao bì PVSX ĐH
1522F2
43.180.896
25/04/2011
153/11VLP
Đơn hàng Hillerstorps
Xuất dây nilong PVSX
1522F2
900.000
29/04/2011
159/11VLP
Đơn hàng Hillerstorps
Xuất VLP PVSX ĐH Hiller
1522F2
930.000
29/04/2011
162/11VLP
Đơn hàng Hillerstorps
Xuất giấy 1 lớp PVSX ĐH Hiller
1522F2
4.000.000
TỔNG
150.057.704
Hạch toán chi tiết tài khoản 627
Xuất bao bì, nhãn mác đóng gói cho đơn hàng Hillerstorp
Nợ TK 6272 72.933.704
Có TK1522 72.933.704
Gia công sơn
Nợ TK 6277 77.124.000
Có TK 331F2 77.124.000
¹ Chi phí sản xuất chung gián tiếp phân bổ cho đơn hàng
B3.35 Bảng kê chi phí TK 627F2 tháng 4 ( liên quan đến tất cả các đơn hàng)
(chung cho tất cả các đơn hàng)
Ngay_ct
So_ct
Dien_giai
Tk_du
Ps_no
Ps_co
01/04/2011
01/04
Thanh toán tiền hút hầm cầu
1111F2
2.200.000
04/04/2011
31/11VT
Dao Toupi, dây đai
1524F2
2.540.000
06/04/2011
32/11VT
Bạc đạn, mũi khoan, cưa lọng
1524F2
2.367.500
……..
29/04/2011
27/04
Lương phải trả phát sinh tháng 4/2011
334
218.991.145
29/04/2011
27/04
KPCĐ phải trích tháng 4/2011
3.382
3.821.847
29/04/2011
27/04
BHXH phải trích tháng 4/2011
3.383
10.812.176
29/04/2011
27/04
BHYT phải trích tháng 4/2011
3.384
2.027.283
29/04/2011
27/04
BHTN phải trích phát sinh tháng 4/2011
3.389
675.761
650.171.795
KẾ TOÁN TRƯỞNG
NGƯỜI LẬP BIỂU
Phân bổ chi phí quản lý cho đơn hàng Hillerstorp theo tiêu thức tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất:
310.526.982
650.171.795
x
869.468.183
=
232.206.180 đ
• Tháng 4 năm 2011:
THÁNG 5
Chi phí nhân viên phân xưởng
Nợ TK6271F2 216.472.319
Có TK 1111 F2 6.216.000
Có TK 334 F2 190.759.942
Có TK 3382F2 3.241.677
Có TK 3383F2 13.003.760
Có TK 3384F2 2.438.205
Có TK 3389F2 812.735
Chi phí vật liệu
Nợ TK 6272 F2 74.686.842
Có TK 1111F2 1.757.919
Có TK 1522 F2 72.928.923
Chi phí dụng cụ sản xuất
Nợ TK 6273 F2 135.675.798
Có TK1111F2 8.627.733
Có TK 1523F2 20.059.330
Có TK 1524F2 53.250.335
Có TK 153 53.738.400
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Nợ TK 6277F2 250.471.822
Có TK 1111F2 19.366.493
Có TK331F2 231.105.329
Chi phí bằng tiền khác
Nợ TK 6278 F2 93420.000
Có TK 1111F2 93.420.000
B3.36 Bảng Tổng hợp tài khoản 627 tháng 5
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ FORIMEX II
TỔNG HỢP TÀI KHOẢN 627F2- THÁNG5 NĂM 2011
Ngay_ct
So_ct
Ma_ct
Dien_giai
Tk_du
Ps_no
Ps_co
Chi phi nhân viên phân xưởng
6271
216.472.319
Chi phí vật liệu
6272
74.686.842
Chi phí dụng cụ sản xuất
6273
135.675.798
Chi phí dịch vụ mua ngoài
6277
250.471.822
Chi phí bằng tiền khác
6278
93.420.000
Kết chuyển chi phí SXC
154F2
770.726.781
770.726.781
KẾ TOÁN TRƯỞNG
NGƯỜI LẬP BIỂU
B3.37 Trích bảng kê chi phí tk 627 tháng 5
(Chi phí liên quan trực tiếp cho đơn hàng Hillerstorp)
Ngày_ct
Số - c.từ
Mã khách hàng
Diễn giải
Tk_đứ
Ps_nợ
Ps_có
13/05/2011
169/11VLP
Đơn hàng Hillerstorps
Giấy 1 lớp
1522F2
6.700.000
Tổng
6.700.000
B3.38 trích bảng kê chi tiết chi phí quản lý nhà máy tháng 5
(cho tất cả các đơn hàng)
Ngày c từ
Số_ct
Diễn giải
Tk_đ ứ
Ps_nợ
Ps_có
03/05/2011
32/11NL
Dầu
1523F2
652.182
06/05/2011
33/11NL
Dầu
1523F2
1.143.546
06/05/2011
05/05
Thanh toán tiền đi Taxi
1111F2
168.000
09/05/2011
11/05
Thanh toán tiền uống cong gỗ
1111F2
1.924.800
09/05/2011
12/05
Thanh toán tiền thẻ cào
1111F2
272.727
……….
31/05/2011
78/05
Thanh toán tiền tiếp khách
1111F2
1.790.000
31/05/2011
79/05
Thanh toán tiền tiếp khách
1111F2
1.349.091
31/05/2011
89/05
Chi tiền cơm cho bộ phận văn phòng+ bảo vệ+ căn tin
1111F2
6.216.000
31/05/2011
90/05
Chi tiền cơm cho phân xưởng sản xuất tháng 5/2011
1111F2
93.420.000
28051
31/05/2011
Thuê máy móc thiết bị
331 F2
45.000.000
604.506.118
Phân bổ chi phí quản lý cho đơn hàng Hillerstorp theo tiêu thức tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất.
• Tháng 5 năm 2011:
26.368.500
604.506.118
x
642.212.110
=
24.820.335 đ
TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG
Khoản mục chi phí
Tháng 4
Tháng5
Tổng cộng
CP SXC trực tiếp cho từng đơn hàng
150.057.704
6.700.000
156.757.704
CP SXC nhà máy phân bổ cho đơn hàng
232.206.179
24.820.335
257.026.514
Tổng cộng
382.263.883
31.520.335
413.784.218
B 3.39 Bảng tổng hợp Chi phí sản xuất chung cho đơn hàng Hiller storp
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành thực tế đơn hàng:
Tổng hợp chi phí sản xuất thực tế
Tháng 4
Nợ TK 154 F2 6.649.878.919
Có TK 621 F2 4.864.486.415
Có TK 622F2 910.392.229
Có TK 627 F2 875.000.275
Trong đó chi tiết cho đơn hàng Hillerstorp
Nợ TK 154 F2-H 1.956.882.548
Có TK 621 F2-H 1.249.475.828
Có TK 622F2 -H 325.142.837
Có TK 627 F2 -H 382.263.833
B3.40 Bảng tổng hợp chi phí SXC cho ĐH Hillerstorp
ĐƠN VỊ: NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ FORIMEX II
SỐ 04-CP -H
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Ngày 29 tháng 04 năm 2011
Chứng từ
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Ghi chú
Số
Ngày
Nợ
Có
Kết chuyển CP NVL tháng 4
154F2
621 F2
4.864.486.415
Kết chuyển CP NCtháng 4
154F2
622 F2
910.392.229
Kết chuyển CP SXC tháng 4
154F2
627 F2
875.000.275
Cộng
6.649.878.919
Kèm theo…………………chứng từ gốc
Người lập
Kế toán trưởng
Tháng 5:
Nợ TK 154 F2 5.383.752.668
Có TK 621 F2 3.920.874.054
Có TK 622F2 692.151.833
C
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BAI CHINH THUC- Pham Thi Ngoc Le.doc