Đề tài Cơ sở lý luận đổi mới tổ chức hải quan theo mô hình hải quan hiện đại ở Việt Nam hiện nay

Tài liệu Đề tài Cơ sở lý luận đổi mới tổ chức hải quan theo mô hình hải quan hiện đại ở Việt Nam hiện nay: Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Hải quan Việt Nam được thành lập ngày 10/9/1945. Trải qua hơn 60 năm xây dựng trưởng thành, Hải quan Việt Nam đã hoàn thành các nhiệm vụ chính trị được Đảng và Nhà nước giao cho là: thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa phương tiện vận tải; phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Kết quả hoàn thành nhiệm vụ của Hải quan Việt Nam đã góp phần quan trọng trong công cuộc đấu tranh giải phóng đất nước còng nh­ trong công cuộc xây dựng bảo vệ Tổ quốc. Từ nay đến năm 2020, sẽ có rất nhiều sự kiện lớn trong đời sống kinh tế - xã hội của nước ta. Đây là giai đoạn đất nước thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm đầu của thế kỷ XXI- Chiến lược đẩy mạnh công ngh...

doc100 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1681 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Cơ sở lý luận đổi mới tổ chức hải quan theo mô hình hải quan hiện đại ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Hải quan Việt Nam được thành lập ngày 10/9/1945. Trải qua hơn 60 năm xây dựng trưởng thành, Hải quan Việt Nam đã hoàn thành các nhiệm vụ chính trị được Đảng và Nhà nước giao cho là: thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa phương tiện vận tải; phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Kết quả hoàn thành nhiệm vụ của Hải quan Việt Nam đã góp phần quan trọng trong công cuộc đấu tranh giải phóng đất nước còng nh­ trong công cuộc xây dựng bảo vệ Tổ quốc. Từ nay đến năm 2020, sẽ có rất nhiều sự kiện lớn trong đời sống kinh tế - xã hội của nước ta. Đây là giai đoạn đất nước thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm đầu của thế kỷ XXI- Chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, là mốc thời gian Việt Nam đã hội nhập tương đối toàn diện vào kinh tế thế giới và khu vực, khi đó đã là Khu vực tự do thương mại ASEAN (AFTA) bao gồm tất cả 10 thành viên ASEAN, là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), của Diễn đàn Kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APEC), của Diễn đàn hợp tác toàn diện Á - Âu (ASEM). Thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế, đòi hỏi ngành Hải quan phát triển hơn nữa, hoạt động có tính định hướng với các kế hoạch dài hạn và ngắn hạn; nhanh chóng hiện đại hóa, tù động hóa các mặt công tác, nhất là trong thủ tục thông quan hàng hóa, đổi mới hệ thống tổ chức nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao. Trước yêu cầu cấp thiết như vậy, ngành Hải quan đã triển khai thực hiện "Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan giai đoạn 2004 - 2006", và xõy dựng "Chiến lược phát triển Hải quan Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020" để Hải quan Việt Nam phát triển đúng hướng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập với cộng đồng quốc tế. Năm 2005, Chính phủ đã phê duyệt Dự án hiện đại hóa Hải quan với nguồn vốn vay từ Ngân hàng thế giới (WB). Theo các chương trình này, đÕn năm 2010 Hải quan Việt Nam phấn đấu đạt với trình độ của Hải quan các nước đứng đầu trong khu vực ASEAN, thể hiện: lực lượng hải quan đạt trình độ chuyên nghiệp, chuyờn sõu; hệ thống thông quan trong cỏc khõu nghiệp vụ hải quan về cơ bản là tự động hóa trên cơ sở áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro, có trang thiết bị kỹ thuật hiện đại nhằm tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách quốc gia, bảo vệ xã hội và an ninh quốc gia, thực thi pháp luật hải quan một cách minh bạch và công bằng. Theo quy định của pháp luật hiện hành, hệ thống tổ chức Hải quan Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất theo ba cấp: Tổng cục Hải quan; Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố; Chi cục Hải quan. Quá trình hoạt động đã phát huy được ưu thế đáp ứng kịp thời việc quản lý và phục vụ sự phát triển nhanh chóng của các loại hình xuất khẩu, nhập khẩu trên cả nước, khắp các tỉnh có cửa khẩu cũng như không có cửa khẩu mà có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư liên doanh... Tuy nhiên, do những đặc điểm mang tính đặc thù của hoạt động hải quan là luôn gắn với yếu tố giao lưu thương mại quốc tế nên với mô hình như hiện nay đã và đang bộc lé sự bất cập như: có những đơn vị cấp Cục hải quan tỉnh, thành phố quá lớn; có một số Cục hải quan tỉnh quỏ nhỏ; Cục Hải quan là cấp trung gian, chủ yếu quản lý cán bộ; còn công tác nghiệp vụ chủ yếu do Hải quan cấp Chi cục thực hiện. Bộ máy tham mưu giúp việc của cơ quan Tổng cục được hình thành và tổ chức nhằm thực hiện phương thức quản lý cũ, thủ công, trước yêu cầu đổi mới tinh giảm và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức bộ máy cũng như đáp ứng các yêu cầu quản lý của mô hình hải quan hiện đại trong lộ trỡnh cải cách và hiện đại hóa cần phải đổi mới tổ chức các cơ quan này cho phù hợp. Từ những lý do nêu trên cho thấy đổi mới hệ thống tổ chức của Hải quan Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và đáp ứng các yêu cầu hiện đại hóa là một yêu cầu cấp thiết mang tính khách quan. Nhưng đổi mới xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn nh­ thế nào là vấn đề cần nghiên cứu một cách đầy đủ và nghiêm túc. Vì vậy, tác giả chọn đề tài "Cơ sở lý luận đổi mới tổ chức hải quan theo mô hình hải quan hiện đại ở Việt Nam hiện nay" để nghiên cứu viết luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu Hiện nay hiện đại hóa hải quan, ứng dụng công nghệ tiến tiến trong các lĩnh vực công tác hải quan là những vấn đề mang tính thời sự. Chỉ tính từ năm 2003 đến nay đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, nhiều đề án, kế hoạch đã được nghiên cứu và triển khai ứng dụng trong lĩnh vực hoạt động của ngành Hải quan, cụ thể: - Đề tài khoa học cấp Bé: Xây dựng chiến lược phát triển ngành hải quan đến năm 2010 (Mã số 01-N2003, Chủ nhiệm đề tài: ThS. Trương Chí Trung - Thứ trưởng Bộ Tài chính, kiêm Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan); - Đề tài khoa học cấp ngành: Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực Hải quan phù hợp với các cam kết quốc tế mà Hải quan Việt Nam ký kết tham gia (Mó sè 02-N2003; Chủ nhiệm đề tài: TS. Vò Ngọc Anh - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan); - Đề tài khoa học cấp ngành: Chiến lược phát triển đội ngò cán bộ, công chức ngành Hải quan đến năm 2010 (Mó sè 04-N2003 Chủ nhiệm đề tài: Vũ Quang Vinh - Vô trưởng Vô Tổ chức - Cán bộ); - Đề tài khoa học cấp ngành: Nghiên cứu một số mô hình quản lý hải quan hiện đại tại các nước phát triển, đề xuất các giải pháp vận dụng vào điều kiện Việt Nam (Mó sè 05-N2003, Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Toàn - Phó Vụ trưởng Vô Hợp tác quốc tế); - Đề tài khoa học cấp ngành: Nghiên cứu tổng quan về địa vị pháp lý, thẩm quyền của Hải quan trong hoạt động quản lý nhà nước giai đoạn đến năm 2010 (Mó sè 06-N2003, Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Văn Hồng - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế); - Đề tài khoa học cấp ngành: Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 tại Hải quan cảng biển quốc tế (Mó sè 05-N2004, Chủ nhiệm đề tài: Trần Thoang - Cục Hải quan Đà Nẵng); - Đề tài khoa học cấp ngành: Nghiên cứu vận dụng Công ước KYOTO sửa đổi năm 1999 vào thực tiễn hoạt động của Hải quan Việt Nam và xây dựng lộ trỡnh tham gia (Mó sè 03-N2004; Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Trọng Hùng - Phó Vụ trưởng Vô Giám sát quản lý); - Đề tài khoa học cấp ngành: Nghiên cứu xây dựng mô hình hệ thống công nghệ thông tin thực hiện thủ tục hải quan điện tử (Mó sè 06-N2005; Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Công Bình - Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin); - Đề tài khoa học cấp ngành: Hoàn thiện mô hình hoạt động kiểm tra sau thông quan (Mó sè 07-N2005; Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Viết Hồng - Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan); - Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa Hải quan giai đoạn 2004 - 2006, ban hành kèm theo Quyết định 810/QĐ-BTC, ngày 16/3/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; - Đề án thực hiện thí điểm thủ tục Hải quan điện tử tại Cục Hải quan thành phố Hải Phòng và Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 149/2005/QĐ-TTg, ngày20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ; - Một sè suy nghĩ về việc sắp xếp lại mạng lưới tổ chức Chi cục Hải quan cửa khẩu, của ThS. Chu Văn Nhân - Cục trưởng Cục Hải quan Bình Định đăng trên Bản tin Nghiên cứu Hải quan, sè 12/2005 Tất cả các công trình nghiên cứu, đề án và các bài viết trên tuy chưa đề cập một cách trực tiếp đến đổi mới tổ chức của Hải quan theo mô hình Hải quan hiện đại, nhưng đã gián tiếp đưa ra các mục tiêu, phương hướng, luận cứ khoa học, các giải pháp nhằm từng bước cải cách, chuẩn hóa hoạt động Hải quan mang tính chuyên nghiệp chuyờn sõu, hoạt động minh bạch có hiệu quả theo yêu cầu hội nhập quốc tế. Đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu trực diện nội dung: Cơ sở lý luận đổi mới tổ chức Hải quan theo mô hình hải quan hiện đại ở Việt Nam hiện nay. Các công trình đã nghiên cứu trên sẽ tạo thuận lợi cho tác giả trong việc tiếp cận với mô hình Hải quan hiện đại; có cách nhìn nhận đúng đắn, đầy đủ về sự cần thiết phải đổi mới tổ chức Hải quan; sẽ cung cấp những thông tin quan trọng trong đề ra các giải pháp đổi mới tổ chức Hải quan theo mô hình Hải quan hiện đại ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Luận văn xác định nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của tổ chức Hải quan Việt Nam từ ngày thành lập ngày 10 tháng 9 năm 1945 đến nay; - Tổ chức Hải quan được nghiờn cứu trên phạm vi toàn quốc nơi có tổ chức hải quan; ở cả ba cấp Hải quan Tổng cục, cấp Cục, cấp Chi cục. Quá trình nghiên cứu sẽ sử dụng số liệu minh chứng tại một số các Cục Hải quan tỉnh, thành phố điển hình và các đơn vị Vụ, Cục thuộc Tổng cục Hải quan. 4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn * Mục đích: Luận văn nghiên cứu đưa ra các quan điểm, giải pháp đổi mới tổ chức Hải quan theo mô hình hải quan hiện đại ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. * Nhiệm vụ luận văn: - Phân tích cơ sở lý luận đổi mới tổ chức Hải quan theo mô hình Hải quan hiện đại ở Việt Nam hiện nay; - Đánh giá về ưu điểm tồn tại của hệ thống tổ chức của Hải quan Việt Nam trong quá trình phát triển; - Đề xuất các giải pháp đổi mới tổ chức Hải quan theo mô hình Hải quan hiện đại ở Việt Nam hiện nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trờn cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mỏc - Lờnin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vỡ dõn. * Phương pháp nghiên cứu: Luận văn tiếp cận phương pháp luận của phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử mỏcxớt, trong đó chú trọng các phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp lịch sử cụ thể. Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp của các bộ môn khoa học khác nh­ phương pháp thống kê, so sánh. 6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn - Luận văn làm nổi bật đặc điểm, nội dung, yêu cầu khách quan của đổi mới tổ chức Hải quan theo mô hình hải quan hiện đại ở Việt Nam hiện nay; - Đánh giá đúng thực trạng về hệ thống tổ chức của Hải quan Việt Nam, chỉ ra những bất cập trước yêu cầu, đòi hỏi của tình hình mới theo các tiêu chí của mô hình hải quan hiện đại. - Đưa ra các luận chứng trong việc đổi mới tổ chức Hải quan theo mô hình hải quan hiện đại ở Việt Nam. 7. Ý nghĩa của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn là tư liệu tham khảo phục vụ cho yêu cầu thực tiễn của việc đổi mới hệ tổ chức của Hải quan theo mô hình Hải quan hiện đại đáp ứng yêu cầu hiện đại húa và hội nhập quốc tế, cụ thể là tổ chức bộ máy Hải quan Vùng; quy hoạch lại mạng lưới cấp Chi cục hải quan cửa khẩu; tổ chức lại các đơn vị Vụ, Cục giúp việc thuộc Tổng cục Hải quan. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 9 tiết. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỔI MỚI TỔ CHỨC HẢI QUAN THEO MÔ HÌNH HẢI QUAN HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM 1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC, TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của tổ chức Tổ chức được hiểu theo hai nghĩa: một là, xem tổ chức nh­ mét thực thể, chẳng hạn người ta thường gọi doanh nghiệp, trường học, bệnh viện hay cơ quan nhà nước là tổ chức; hai là, xem đó là một hoạt động, chẳng hạn xem tổ chức là một chức năng quản lý. Theo nghĩa thứ nhất, tổ chức là một hệ thống gồm nhiều phân hệ có những mối liên hệ hữu cơ hợp lý, rõ ràng, hợp tác và phối hợp chặt chẽ, tác động lẫn nhau trong một tổng thể, phát sinh một lực tổng hợp tác động cùng chiều lên một đối tượng nhằm đạt những mục tiêu đã định. Thuật ngữ tổ chức lúc đầu bặt nguồn từ sinh vật học, được lý giải như là bộ phận tổ thành của khí quản, coi tổ chức như là kết cấu tế bào có chức năng nhất định, như tổ chức thân thể con người chia thành tổ chức xương cốt, tổ chức cơ bắp, tổ chức thần kinh, tổ chức dưới da... Những cái đó đối với vật chất đều là tổ chức tự nhiên có thể thành lập không cần sự trợ giúp của lực lượng bên ngoài. Tùy theo thời gian qua đi, sự tiến bộ của xã hội, nhận thức của con người không ngừng sâu sắc thêm, quan niệm về tổ chức từ sự lý giải truyền thống về ý nghĩa đối với vật tù nhiên dần dần đưa vào xã hội loài người. Đó là tổ chức do con người thành lập nh­ tổ chức hành chính nhà nước, tổ chức Đảng, tổ chức đoàn thể... Hỡnh thái các loại tổ chức trên thế giới rất đa dạng, nhưng có một nét khái quát có tính phổ biến mang một tên gọi chung: tổ chức là một nhóm sự vật kết hợp lại theo hình thức cơ cấu và quy luật vận động đã định. Gọi là cơ cấu đã định là chỉ quan hệ hay hình thức liên kết giữa bộ phận và tổng thể, giữa các bộ phận với nhau trong nội bộ tổ chức. Gọi là quy luật vận động là chỉ ảnh hưởng trao đổi thông tin, năng lượng và vật chất giữa bộ phận và tổng thể, giữa tổ chức với sự vận động bên ngoài. Tình hình này đều thích ứng với giới tự nhiên, giới sinh vật và xã hội loài người. Theo nghĩa thứ hai, tổ chức là một chức năng của quản lý thể hiện ở việc thực hiện các chức năng nhất định, chủ yếu là kế hoạch hóa, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Chức năng tổ chức gắn bó chặt chẽ với chức năng kế hoạch. Chức năng kế hoạch xác định cần làm gì, tổ chức tạo điều kiện để thực hiện kế hoạch. Nghĩa là xem tổ chức là phương tiện hay yếu tố cho các tài nguyên nhân lực hay vật lực gắn liền với nhau để tạo ra một hệ thống nhất định, Ên định những hoạt động cần thiết nhằm đạt mục tiêu đã định như chỉ huy, phối hợp, kiểm tra. Định nghĩa nói trên, thường thiên về tổ chức xã hội - mét tập thể được hình thành theo quan hệ qua lại và nguyên tắc hoạt động đã định, để quản lý một mục tiêu nào đó. Hàm nghĩa của tổ chức xã hội dựa trờn nội dung của các điểm sau: - Xây dựng tổ chức là một hành vi có mục đích, là để thỏa mãn một nhu cầu nào đó. Con người là động vật cao cấp có tư tưởng, có ý chí, hành vi của con người luôn có tính mục đích rõ ràng, vì thế nếu không có mục tiêu chung thì không thể hình thành tập thể. - Tất cả các tổ chức đều tồn tại trong môi trường bên ngoài riêng biệt; môi trường này ảnh hưởng rất lớn đến hình thái, công năng, kết cấu, sự vận hành của tổ chức, tiến hành trao đổi vật chất, năng lượng và thông tin với tổ chức. Môi trường bên ngoài, về cơ bản quyết định địa vị, giá trị và phạm vi hoạt động của tổ chức. - Về bản chất, tổ chức là một quan hệ đặc thù giữa con người; nó hình thành do một loại hành vi qua lại nào đó của con người, nhờ đó con người có thể phân biệt mới quan hệ qua lại như: quan hệ nghề nghiệp, quan hệ chức vụ khác nhau... Đương nhiên, loại quan hệ con người này không phải lộn xén, lung tung; nú cú đặc điểm là: có mục tiêu tổ chức đã định, nó phản ánh công năng của tổ chức, là linh hồn của tổ chức; có sự phân công đã định nghĩa là mọi người đều được phân công theo các góc độ hoạt động khác nhau; có trật tự đã định và nguyên tắc hoạt động hoặc trạng thái vận hành ổn định, nó phản ánh quan hệ tổ chức động. - Tổ chức là một loại tập thể đang phát triển và thay đổi. Mọi tổ chức đều là hệ con người trong hệ thống xã hội, và còn là hệ thống mở, thay đổi tùy theo sù thay đổi của môi trường. Vì thế, tổ chức trước sau phải duy trì sự cân bằng động để thích ứng với sự thay đổi và biến đổi của môi trường bên ngoài. Đặc biệt, sự phát triển nhanh chóng của xã hội đương đại, của khoa học kỹ thuật, trình độ xã hội hóa sản xuất ngày càng cao, cạnh tranh ngày càng quyết liệt, quy mô tổ chức không ngừng mở rộng, nhân viên tăng lên, hàng hóa đổi mới, nhu cầu con người không ngừng thay đổi; tất cả những điều này đề ra yêu cầu ngày càng cao đối với tổ chức; chỉ có không ngừng thay đổi, tổ chức mới có thể thích ứng với tình hình mới, có thể đảm nhiệm trách nhiệm của tổ chức. 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của tổ chức hành chính nhà nước 1.1.2.1. Khái niệm về tổ chức hành chính Tổ chức hành chính là bộ phận tổ thành quan trọng của tổ chức xã hội; xét về tính chất, nó là tổ chức xã hội mang tính chính trị. Có thể hiểu tổ chức hành chính theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Tổ chức hành chính theo nghĩa hẹp là cơ quan chấp hành chính trong chính phủ. Tổ chức hành chính theo nghĩa rộng được lý giải khác nhau về mức độ rộng của nó. Tổ chức hành chính theo nghĩa rộng là tất cả bộ máy làm việc công của quốc gia. Nếu quan niệm rộng hơn nữa thì bao gồm mọi cơ cấu tổ chức công, tư có quy mô tương đối lớn trừ những đơn vị tiến hành thao tác nghiệp vụ cụ thể nh­: phân xưởng, tổ nhóm, quầy hàng, phòng thí nghiệm... Nh­ vậy, những cơ quan quản lý đảm nhiệm việc quyết định chính sách và chấp hành chức năng đều được coi là tổ chức hành chính. 1.1.2.2. Các đặc điểm cơ bản của tổ chức hành chính - Tính chính trị: Tổ chức hành chính nhà nước là bộ phận tổ thành quan trọng của Nhà nước, đại diện cho Nhà nước, là chủ thể chấp hành quyền lực quốc gia, thực hiện quản lý các công việc kinh tế xã hội, nó còn là bộ phận tổ thành quan trọng của thể chế chính trị xã hội, thể hiện sự tốt xấu của thể chế chính trị. Vì thế, xét về tổng thể, tổ chức hành chính đều mang tỡnh chớnh trị, V.I. Lờnin đó từng cho rằng "chính trị" là tiến hành một loạt hoạt động quản lý đối với công việc của Nhà nước và xã hội. Theo ý nghĩa đú, tớnh chính trị của tổ chức hành chính càng thêm rõ ràng. Tổ chức hành chính của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là cỏi nút của mối liên hệ trực tiếp giữa Đảng và Nhà nước với quần chúng nhân dân. Vấn đề ăn mặc, đi ở, sinh lão bệnh tử cho đến giáo dục, văn hóa, vệ sinh và các mặt sản xuất và đời sống nhân dân đều có mối liên hệ trực tiếp hay gián tiếp với các loại tổ chức hành chính của Nhà nước; hiệu suất của tổ chức hành chính tốt hay xấu đều trực tiếp liên quan đến sự hơn thiệt của quần chúng nhân dân, quan hệ đến sự hưng thịnh, suy thoái của đất nước và sự ổn định về cục diện chính trị. Tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa cần được thể hiện ở tính ưu việt của tổ chức hành chính, cần có một hệ thống hành chính nhà nước liêm khiết, có hiệu suất cao. - Tính xã hội: Tổ chức hành chính của bất cứ một chế độ Nhà nước nào đều đảm nhiệm chức năng quản lý công việc công cộng chung của xã hội. Muốn duy trì sự thống trị chính trị, ổn định trật tự xã hội, giai cấp thống trị phải quản lý công việc công cộng của xã hội. Đặc biệt trong xã hội hiện đại, đặc điểm tính xã hội của tổ chức hành chính nhà nước càng thêm rõ ràng, biểu thị ở sù tăng cường không ngừng phạm vi và mức độ can thiệp của Chính phủ các nước vào các công việc công cộng về kinh tế, kỹ thuật, văn hóa giáo dục, y tế, giao thông, bưu điện, bảo hiểm xã hội, bảo vệ môi trường... Chức năng có tính công cộng chung của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, dự xột về lý luận hay từ thực tiễn đều cần được phát triển và tăng cường, tính xã hội của tổ chức hành chính. - Tính phục vụ: Tổ chức hành chính nhà nước với tính cách là một thực thể của thượng tầng kiến trúc, ban đầu nảy sinh từ nhu cầu phát triển của hoạt động kinh tế và hoạt động xã hội khác. Chức năng cơ bản của nó là cung cấp dịch vụ mang tính chất quản lý cho các hoạt động để chúng phát triển một cách nhịp nhàng và có hiệu quả hơn. Vì thế, tổ chức hành chính là một loại phương tiện cho sự vận hành và phát triển của xã hội, nhưng không phải không có mục đích nếu tổ chức hành chính dị hóa thành mục tiêu xã hội thì sẽ làm nảy sinh một căn bệnh hành chính vì hành chính. Tổ chức hành chính đương đại là làm cho tổ chức hành chính trở lại tính phục vụ của nó. Tổ chức hành chính phải thích ứng và phục vụ cho cơ sở kinh tế, phục vụ sự ổn định và phát triển của nền kinh tế quốc dân và của cả xã hội. Đồng thời, xét từ quan hệ giữa hành chính và lập pháp trong thể chế chính trị nhà nước, tổ chức lập pháp là cơ quan quyền lực của Nhà nước, tổ chức hành chính là cơ quan chấp hành của tổ chức lập pháp, hành chính phải phục vụ lập pháp, tổ chức hành chính phải phục vụ việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật. Đặt hành chính cao hơn pháp chế là một tệ xấu mà xã hội pháp chế không thể chấp nhận. Đặc biệt, tổ chức hành chính và nhân viên của Nhà nước xã hội chủ nghĩa phải là "đày tớ, công bộc" của nhân dân, lấy phục vụ nhân dân, phục vụ lợi Ých quốc gia, phục vụ lợi Ých xã hội làm tôn chỉ. Tính phục vụ là thuộc tính cơ bản của tổ chức hành chính. - Tính pháp chế: Tổ chức hành chính nhà nước là cơ cấu thay mặt Nhà nước hành xử quyền hành chính theo luật, có tính pháp chế. Đó là đặc điểm rõ ràng mà tổ chức hành chính khác với các tổ chức xã hội khác. Pháp chế hóa tổ chức hành chính là một tiêu chí của sự tiến bộ của xã hội loài người. Tổ chức hành chính Việt Nam được xây dựng theo quy định của "Luật tổ chức Nhà nước". Tổ chức hành chính phải căn cứ vào quy định của pháp luật hành xử chức quyền. Người lãnh đạo chủ yếu của tổ chức hành chính được bầu và bổ nhiệm theo pháp luật, tác động của nhân viên công chức phải tuân theo các quy định của "Pháp lệnh công chức". Tổ chức hành chính trong quá trình hành xử quyền hành chính phải áp dụng biện pháp, các biện pháp hành chính và kinh tế theo quy định của pháp luật. Tóm lại, pháp chế được quán triệt trong tất cả cỏc khõu của quá trình quản lý hành chính. - Tính quyền uy: Tổ chức hành chính dựa trờn cơ sở Hiến pháp và pháp luật, hành xử quyền hành chính theo Hiến pháp và pháp luật, bao gồm chế định các văn bản hành chính, áp dụng các biện pháp hành chính đối với xã hội, thực hiện quản lý hành chính các công việc của xã hội. Điều đó làm cho việc quản lý có tính ràng buộc phổ biến và tính cưỡng chế chung. Các loại tổ chức các cấp và công dân thuộc phạm vi quản lý của tổ chức hành chính phải tuân thủ mọi mệnh lệnh của nó, không được chống lại. Tính quyền uy của tổ chức hành chính không phải nảy sinh trực tiếp bởi địa vị của nó là cơ quan hành chính nhà nước mà là do nó được ủy quyền của cơ quan lập pháp Nhà nước và việc pháp chế hóa quản lý hành chính. Từ khái niệm về tổ chức nói chung, khái niệm về tổ chức hành chính và các đặc trưng cơ bản của tổ chức hành chính có thể rót ra các nội dung chính về cơ sở hình thành nên tổ chức hành chính như sau: - Dưới góc độ chính trị: Tổ chức hành chính nhà nước là bộ phận của bộ máy Nhà nước, đại diện cho Nhà nước, là chủ thể chấp hành quyền lực quốc gia, thực hiện quản lý các công việc kinh tế xã hội. Tổ chức hành chính của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là cỏi nút của mối liên hệ trực tiếp giữa Đảng và Nhà nước với quần chúng nhân dân. Tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa cần được thể hiện ở tính ưu việt của tổ chức hành chính, cần có một hệ thống hành chính nhà nước liêm khiết, có hiệu suất cao. Nh­ vậy, cơ sở để hình thành nên tổ chức hành chính bắt nguồn sứ mệnh chính trị của giai cấp cầm quyền là cần phải có một tổ chức để thực hiện sứ mệnh chính trị của mình. - Dưới góc độ xã hội: BÊt cứ một chế độ nhà nước nào đều phải đảm nhiệm chức năng quản lý công việc công cộng chung của xã hội như: duy trì sự thống trị chính trị, ổn định trật tự xã hội; các công việc công cộng về kinh tế, kỹ thuật, văn hóa giáo dục, y tế, giao thông, bưu điện, bảo hiểm xã hội, bảo vệ môi trường... những nhiệm vụ có tính công cộng chung của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, dự xột về lý luận hay từ thực tiễn đều cần được phát triển và tăng cường. Nh­ vậy, xét dưới góc độ khách quan thì trước yêu cầu của xã hội đặt ra là: phải làm gì? Mục đích của việc làm đó nh­ thế nào? Để giải quyết nú thỡ ai sẽ làm?... và chính việc trả lời câu hỏi ai làm là cơ sở để hình thành nên tổ chức. Tổ chức hành chính nhà nước với tính cách là một thực thể của thượng tầng kiến trúc, ban đầu nảy sinh từ nhu cầu phát triển của hoạt động kinh tế và hoạt động xã hội khác. Chức năng cơ bản của nó là cung cấp dịch vụ mang tính chất quản lý cho các hoạt động để chúng phát triển một cách nhịp nhàng và có hiệu quả hơn. Vì thế, tổ chức hành chính là một loại phương tiện cho sự vận hành và phát triển của xã hội. Tổ chức hành chính phải thích ứng và phục vụ cho cơ sở kinh tế, phục vụ sự ổn định và phát triển của nền kinh tế quốc dân và của cả xã hội. Đồng thời, xét từ quan hệ giữa hành chính và lập pháp trong thể chế chính trị nhà nước, tổ chức lập pháp là cơ quan quyền lực của Nhà nước, tổ chức hành chính là cơ quan chấp hành của tổ chức lập pháp, hành chính phải phục vụ lập pháp, tổ chức hành chính phải phục vụ việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật. - Dưới góc độ pháp lý: Tổ chức hành chính nhà nước là cơ cấu thay mặt Nhà nước hành xử quyền hành chính theo luật, có tính pháp chế. Đó là đặc điểm rõ ràng mà tổ chức hành chính khác với các tổ chức xã hội khác.. Tổ chức hành chính Việt Nam được thành lập theo quy định của "Luật tổ chức Nhà nước". Tổ chức hành chính được hình thành và trở thành một thực thể thực sự trong một hệ thống tổ chức hoàn chỉnh phải bắt nguồn dựa trờn cơ sở một quyết định mang tính pháp lý. Dưới góc độ pháp lý cơ sở hình thành nên tổ chức sẽ phải trả lời các câu hỏi: căn cứ vào đâu để thành lập? Tổ chức được thành lập là loại tổ chức gì? Chức năng nhiệm vụ ra làm sao? Việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ như thế nào? Địa vị pháp lý của tổ chức là thế nào?... 1.2. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC HẢI QUAN 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của tổ chức hải quan Tổ chức hải quan là một cơ quan hành chính nhà nước nằm trong hệ thống bộ máy hành chính của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được thành lập theo một trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Có nhiệm vô được quy định tại Điều 11 Luật Hải quan sửa đổi bổ sung năm 2001 như sau: Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải; phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu [26]. Nguyên tắc tổ chức hoạt động của Hải quan Việt Nam được quy định tại Điều 12 Luật Hải quan sửa đổi bổ sung năm 2001 "(1)-Hải quan Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung thống nhất; (2)-Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thống nhất quản lý, điều hành hoạt động của hải quan các cấp; Hải quan cấp dưới chịu sự quản lý, chỉ đạo của Hải quan cấp trên" [26]. Hệ thống tổ chức Hải quan được quy định tại Điều 13 Luật Hải quan sửa đổi bổ sung năm 2001: (1) Hệ thống tổ chức của Hải quan Việt Nam gồm có: Tổng cục hải quan; Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thộc trung ương; Chi cục Hải quan cửa khẩu, Đội kiểm soát hải quan và đơn vị tương đương; (2) Chính phủ quy định cụ thể nhiệm vụ, tổ chức, hoạt động của hải quan các cấp; chế độ phục vụ, chức danh, tiêu chuẩn, lương, phụ cấp thâm niên, chế độ đãi ngộ khác đối với công chức hải quan; hải quan hiệu, cờ hiệu, cấp hiệu, trang phục, giấy chứng minh hải quan [26]. Từ khái niệm cũng như nhiệm vụ của tổ chức hải quan được pháp luận quy định, đối chiếu, so sánh với các tổ chức hành chính nhà nước khỏc thỡ ngoài các đặc điểm chung của tổ chức hành chính nhà nước, tổ chức hải quan có đặc điểm mang tính riêng biệt và đặc thù như sau: - Tính thống nhất cao: Toàn bộ hệ thống tổ chức của hải quan từ trung ương đến các địa phương có tổ chức Hải quan được tổ chức theo một hệ thống thống nhất. Hoạt động theo nguyên tắc tập trung. Chính sách quản lý là thống nhất. - Hoạt động hải quan là hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực chuyên ngành khác nhau như: Kinh tế; ngân hàng; hành chính; hỡnh sù; tố tụng hỡnh sự; dõn sù; tố tụng dõn sự; đầu tư; du lịch; môi trường; hải quan…. Vì vậy, tính đa ngành, đa nghề trong hoạt động của tổ chức Hải quan rất lớn. - Hoạt động Hải quan thường gắn với hoạt động giao lưu thương mại với nước ngoài, gắn với hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh. Vì vậy, các hoạt động hải quan thường diễn ra tại cửa khẩu, sân bay quốc tế, cảng biển quốc tế, ga đường sắt quốc tế. Tổ chức của hải quan được hình thành và bố trí tại nơi diễn ra hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; phương tiện vận tải, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh. 1.2.2. Vị trí và vai trò của tổ chức hải quan Ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, lực lượng hải quan cũng là một trong những công cụ của Nhà nước để bảo vệ lợi Ých, chủ quyền kinh tế và an ninh quốc gia, bảo hộ và thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, bảo vệ lợi Ých người tiêu dùng và bảo đảm nguồn thu cho ngân sách. Nhiệm vụ chính trị Nhà nước giao cho tổ chức Hải quan vừa mang tính chất kinh tế, vừa mang tính chất an ninh quốc gia. Tùy theo đặc điểm lịch sử, địa lý, kinh tế - xã hội của mỗi nước, mỗi khu vực, trong từng giai đoạn phát triển mà chức năng, nhiệm vụ của hải quan có thể có những điểm khác nhau, nhưng hầu hết các nước đều giống nhau về những nhiệm vụ cơ bản nhất. Ở nước ta, chỉ một tuần lễ sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyờn ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ngày 10/9/1945, Chính phủ lâm thời ký Sắc lệnh số 27/SL thành lập Sở thuế quan và thuế gián thu (Tiền thân của Tổ chức Hải quan ngày nay) chính thức thiết lập chủ quyền về hải quan của nước ta, khẳng định ý nghĩa của công tác Hải quan trong đời sống kinh tế - chính trị của đất nước. - Trước hết, Hải quan là một công cụ quan trọng của mỗi quốc gia trong việc bảo hộ và thúc đẩy sự phát triển của nền sản xuất trong nước. Thông qua việc kiểm soát chặt chẽ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, đấu tranh mạnh mẽ với các hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ và các phương tiện thanh toán khác qua biên giới, hoạt động hải quan đã góp phần đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định, kích thích và bảo hộ sản xuất trong nước. Cũng chính thông qua việc trực tiếp thực hiện hoạt động thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế gián thu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hoạt động của hải quan đã trở thành công cụ rất quan trọng trong việc bảo vệ hàng rào thuế quan nhằm góp phần điều tiết các hoạt động kinh tế diễn ra ở bên trong mỗi quốc gia. Bên cạnh đó, thông quan việc thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hải quan đã đóng góp không nhỏ vào nguồn thu cho ngân sách quốc gia. - Hải quan được xác định là một trong những công cụ quan trọng góp phần vào việc bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của mỗi quốc gia. Vai trò này của hải quan được đặc biệt nhấn mạnh trong việc phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về hải quan nói riêng và vi phạm pháp luật nói chung nhằm đảm bảo an ninh về văn hóa tư tưởng, an toàn vệ sinh - dịch tễ, bảo vệ sức khỏe của nhân dân, bảo vệ lợi Ých của người tiêu dùng, ngăn chặn kịp thời những hành vi có nguy cơ đe dọa tới lợi Ých, chủ quyền và an ninh quốc gia. - Ngày nay, các quốc gia đang có nhu cầu thu thót vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài nhằm xây dựng và phát triển nền kinh tế của quốc gia mình đều đặc biệt quan tâm tới việc cải thiện môi trường đầu tư, trong đó phải kể đến việc thay đổi luật lệ và chính sách về hải quan. Đây là việc làm cần thiết bởi luật lệ, chính sách hải quan, thủ tục hải quan là những vấn đề có liên quan trực tiếp đến lợi Ých của các nhà đầu tư nước ngoài. Như vậy, vai trò của tổ chức Hải quan, hoạt động của Hải quan có tầm quan trọng đặc biệt đối với cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy và thu hót vốn đầu tư nước ngoài đối với mỗi quốc gia. 1.3. CÁC TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH TỔ CHỨC HẢI QUAN THEO MÔ HÌNH HIỆN ĐẠI 1.3.1. Mô hình tổ chức hải quan hiện đại theo khuyến nghị của tổ chức Hải quan thế giới (WCO) Để thực hiện các cam kết cụ thể liên quan đến Hải quan đề cập đến các biện pháp đơn giản hóa, hài hòa thủ tục Hải quan theo các chuẩn mực nhất định của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) với hàng loạt cỏc cụng ước của nó bao quát toàn bộ các mảng nghiệp vụ hải quan theo các chuẩn mực cụ thể. Với 162 thành viên là các quốc gia, lãnh thổ, WCO có chức năng nghiên cứu mọi vấn đề liên quan tới việc hợp tác Hải quan; kiểm tra các khía cạnh kỹ thuật cũng như các yếu tố kinh tế có liên quan tới hệ thống Hải quan để đề xuất những phương thức thiết thực nhằm đạt đến mức độ hòa hợp và thống nhất cao nhất có thể được cho các hải quan thành viên; vì vậy, WCO đã xây dựng, bổ sung, sửa đổi cỏc Cụng ước, đã ra các khuyến nghị đối với các Chính phủ để bảo đảm việc hiểu và áp dụng thống nhất cỏc Cụng ước; khuyến nghị hòa giải các tranh chấp liên quan đến việc hiểu và áp dụng cỏc Cụng ước; cung cấp thông tin liên quan đến các quy định và thủ tục Hải quan; hỗ trợ về thông tin và tư vấn trong khuôn khổ mục đích chung của Công ước; hợp tác với các tổ chức quốc tế liên Chính phủ khác trong những vấn đề thuộc thẩm quyền quy định; về tổ chức bộ máy của hải quan, Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) không đưa ra một mô hình chung cụ thể nhưng thông qua những vấn đề có tính lý luận về khoa học tổ chức bằng việc đưa ra những khuyến nghị, yêu cầu về thủ tục hải quan đòi hỏi mỗi nước là thành viên phải có sự thay đổi về tổ chức cho phù hợp để thực hiện một cách có hiệu quả quy trình thủ tục hải quan theo chuẩn mực quốc tế. Tiểu ban Thủ tục Hải quan của APEC bắt đầu thực hiện việc xây dựng các cam kết nhằm hài hòa thủ tục hải quan giữa các nền kinh tế dựa trờn cỏc chuẩn mực của WCO với xuất phát điểm là những mục tiêu cụ thể về thời điểm thực hiện các chương trình về nghiệp vụ hải quan thể hiện trong Kế hoạch Hành động Manila được nêu tại tuyên bố của các nhà lãnh đạo APEC năm 1996 (Tuyờn bè Subic). Tiếp đó, SCCP đã đề ra Chương trình hành động tập thể (CAP) nhằm 14 mục tiêu mà các cơ quan hải quan của các nền kinh tế thành viên cần đạt tới là: 1. Hài hòa cấu trúc biểu thuế quan với Công ước HS. 2. Công khai hóa các thông tin về luật pháp, quy định, chỉ dẫn hành chính và quản lý đối với doanh nghiệp. 3. Đơn giản và hài hòa thủ tục Hải quan trên cơ sở Công ước KYOTO. 4. Áp dụng chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử UN/EDIFACT của Liên Hiệp quốc dùng trong hành chính, thương mại và vận tải. 5. Áp dụng trị giá GATT/WTO. 6. Áp dụng các nguyên tắc Hiệp định bảo hộ sở hữu trí tuệ (TRIPS) của WTO. 7. Tạo cho doanh nghiệp có quyền kháng nghị các quyết định khụng phự hợp của Hải quan thông qua cơ chế khiếu nại một cách công khai và độc lập. 8. Áp dông Quy tắc phân loại trước khi hàng đến. 9. Cải tiến thủ tục hải quan về tạm nhập khẩu theo các quy định của Công ước ATA và Công ước Istanbul. 10. Hài hòa các dữ liệu APEC: tiến tới việc các nền kinh tế thành viên APEC có thể trao đổi dễ dàng với nhau các dữ liệu chung về hải quan, thương mại dựa trờn chuẩn chung về thương mại điện tử. 11. Áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro để tập trung các biện pháp kiểm soát một số hàng hóa có nguy cơ rủi ro cao, tạo thuận lợi thông quan tuyệt đại bộ phận hàng hóa khác. 12. Áp dụng các chỉ dẫn của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) về tạo thuận lợi thông quan hàng chuyển phát nhanh, xây dựng quan hệ đối tác với Hiệp hội doanh nghiệp chuyển phát nhanh. 13. Liêm chính Hải quan và 14. Thương mại phi giấy tê. Việt Nam gia nhập Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) từ 1/7/1993 và Hải quan Việt Nam đã nhận được nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ của WCO trong các lĩnh vực hải quan thông qua các chương trình trợ giúp kỹ thuật của WCO hoặc của các thành viên WCO thông qua WCO. Nhờ đó có điều kiện tiếp cận trực tiếp các hoạt động nghiệp vụ mới nhất của cộng đồng hải quan quốc tế, nắm bắt những vấn đề mới trong hoạt động hải quan. Là một thành viên WCO, Hải quan Việt Nam đã hoặc sẽ phải tính đến việc thực hiện các cam kết cụ thể trong các Công ước quốc tế liên quan đến Hải quan mà Việt Nam đã ký kết và tham gia. Năm 2005, Chính phủ đã phê duyệt Dự án hiện đại hóa Hải quan với nguồn vốn vay từ Ngân hàng thế giới (WB). Để xây dựng Dự án trên dưới sù tài trợ của Nhật Bản, Bộ Tài chính đã giao cho ngành Hải quan thực hiện thông qua triển khai Dự án hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị cho Dự ỏn hiện đại húa Hải quan (WB). Tham gia dự án hỗ trợ kỹ thuật này có nhiều chuyên gia nước ngoài, quá trình xây dựng thiết kế các cấu phần kỹ thuật của dự án hỗ trợ kỹ thuật, căn cứ vào xu thế phát triển cũng như chuẩn mực của Hải quan thế giới các chuyên gia đã đưa ra khuyến nghị về mô hình quản lý của Hải quan hiện đại và tương thích với mô hình quản lý này là mô hình tổ chức như sau: Biểu đồ 1.1: Mô hình tổ chức tương thích với mô hình quản lý Hải quan hiện đại H¶i quan hiÖn ®¹i TËp trung xö lý th«ng tin ë cÊp Tæng côc vµ c¸c H¶i quan Vïng C«ng nghÖ qu¶n lý dùa trªn kü thuËt qu¶n lý rñi ro Sö dông tËp trung vµ cã hiÖu qu¶ c¸c trang thiÕt bÞ kü thuËt hiÖn ®¹i §éi ngò c¸n bé chuyªn nghiÖp, chuyªn s©u ho¹t ®éng minh b¹ch, liªm chÝnh tæng côc h¶i quan h¶i quan vïng (h¶i quan tØnh, thµnh phè, liªn tØnh) h¶i quan c¸c cöa khÈu (®iÓm th«ng quan) 1.3.2. Các tiêu chí xác định tổ chức hải quan theo mô hình Hải quan hiện đại ở Việt Nam hiện nay - Thứ nhất, tính tương thích với thế giới và khu vực: Quá trình hoạt động của Hải quan trong điều kiện, yêu cầu hội nhập sâu vào thế giới và khu vực thì tổ chức Hải quan bảo đảm bảo tiêu chí về tính tương thích, tương đồng. Mặc dù do điều kiện kinh tế, văn hóa, thể chế chính trị của mỗi quốc gia có khác nhau nhưng do đặc điểm, nhiệm vụ của cơ quan hải quan có tính tương đồng rất cao nên mô hình tổ chức có đặc điểm khá giống nhau. Hiện nay trên thế giới và các nước phát triển trong khu vực đã áp dụng kỹ thuật quản lý Hải quan hiện đại theo khuyến nghị của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), nên mô hình tổ chức của các nước đều theo hướng đáp ứng yêu cầu sử dụng hệ thống thống tin dữ liệu tập trung; áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong quản lý; ứng dụng ở trình độ cao công nghệ tin học; sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại. Cũng theo yêu cầu quản lý hiện đại, mô hình tổ chức của các nước phát triển trên thế giới và khu vực đều đổi mới và cơ cấu lại theo mô hình Hải quan Vùng. Mô hình này cơ cấu một hệ thống tổ chức hải quan từ Trung ương xuống đến các địa điểm thông quan hàng hóa một cách thống nhất, cho phép cập nhật thông tin, chia sẻ thông tin, áp dụng phương pháp kỹ thuật quản lý mới đáp ứng yêu cầu đơn giản về thủ tục, văn minh trong giao tiếp, nhưng vẫn quản lý chặt chẽ đúng pháp luật. Khi Việt Nam đã trở thành thành viên các nước trong khu vực ASEAN, thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đặt ra các yêu cầu về pháp luật phải được hoàn thiện theo mục tiêu nội luật hóa các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia và ký kết. Trong đó, việc đơn giản hóa thủ tục hải quan theo Công ước KYOTO sửa đổi phù hợp với yêu cầu quan lý hải quan theo thông lệ quốc tế trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa; thực hiện xác định trị giá hải quan theo Hiệp định trị giá GATT nhằm tạo ra một hệ thống xác định trị giá hải quan thống nhất... là những nội dung quan trọng mà Hải quan các nước thành viên trong Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) phải thực hiện. Một điều kiện quan trọng trong thực hiện thủ tục hải quan theo yêu cầu hiện đại liên quan gắn bó hữu cơ với việc đổi mới và bố trí sắp xếp lại hệ thống tổ chức Hải quan. Hiện nay, nhiều nước tổ chức Hải quan đã được tổ chức theo cơ cấu, mô hình hiện đại nhằm thực hiện có hiệu quả công tác quản lý hải quan. Tính tương thích về mô hình tổ chức của Hải quan Việt Nam theo thế giới và khu vực là một nội dung quan trọng trong thực hiện tiến trình hội nhập sâu vào thế giới và khu vực. Đây là tiêu chí quan trọng trong việc nghiên cứu để đổi mới, cơ cấu lại tổ chức hải quan các cấp của Hải quan Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đáp ứng yêu cầu hội nhập. - Thứ hai, đơn giản và hiện đại: Tiêu chí đơn giản và hiện đại là nội dung quan trọng trong xác định mục tiêu của đổi mới tổ chức. Đối với đổi mới tổ chức hải quan theo yêu cầu hiện đại tiêu chí này phải được xem xét, nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Tổ chức đơn giản một tiêu chí quan trọng để xem xét yêu cầu tổ chức đạt được là: rõ ràng về chức năng nhiệm vụ; xác định đúng vị trí trong hệ thống tổ chức; gọn về đầu mối; đảm bảo yêu cầu thuận lợi trong quản lý điều hành, sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí chi tiêu cho hoạt động của tổ chức như (chi cho hành chính, chi cho phương tiện thiết bị làm việc, chi cho đầu tư xây dựng trụ sở làm việc...). Việc đổi mới tổ chức nói chung và tổ chức hải quan theo tiêu chí đơn giản, gọn nhẹ là một xu hướng tất yếu hiện nay. Nhiều nước trên thế giới khi thành lập hoặc cơ cấu lại tổ chức hải quan đều được xem xét đến tiêu chí này bằng các nội dung rất của thể như: khi xem xét đến khía cạnh quản lý và điều hành phải tính toán vị trí, thẩm quyền, khả năng hoạt động của tổ chức trong một hệ thống tổng thể chung; xem xét dưới khía cạnh hiệu quả căn cứ vào số lượng tờ khai Hải quan, lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, lưu lượng phương tiện, hành khách xuất nhập cảnh; số thuế thu được từ hoạt động hải quan... từ đó so sánh mức độ chi tiêu để tính hiệu quả mang tính định lượng là cơ sở cho việc hình thành hoặc sáp nhập một đơn vị tổ chức Hải quan. Hiện đại là một nội dung quan trọng cần đạt tới của tổ chức Hải quan chuẩn mực. Theo tiêu chí hiện đại bao gồm: công sở hiện đại, trang thiết bị hiện đại, phương tiện thông tin hiện đại, phương tiện di chuyển hiện đại... Đồng thời các trang thiết bị hiện đại phải được sử dụng hiệu quả cao đáp ứng yêu cầu quản lý, yêu cầu cải cách hành chính. Muốn thực hiện được các nội dung hiện đại hóa hải quan đòi hỏi một nguồn kinh phí rất lớn trong điều kiện nguồn ngân sách chi tiêu có giới hạn, vì vậy, đổi mới tổ chức bao gồm cơ cấu lại, sáp nhập, sắp xếp tổ chức... cho phép xác định mức đầu tư, thứ tự ưu tiên, chiến lược đầu tư phù hợp. Đối với Hải quan Việt Nam khi tiến hành đổi mới tổ chức theo mô hình hiện đại tiêu chí này phải được xem xét một cách toàn diện, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh kinh tế của Việt Nam Như vậy, tiêu chí xác định mô hình hải quan hiện đại phải được xem xét dưới yêu cầu đơn giản, hiện đại dưới tất cả khía cạnh cụ thể. Thông quan xộm xét tiêu chí này trên từng phương diện để xác định nội dung, lộ trỡnh, mô hình của một tổ chức sau khi tiến hành đổi mới. Tiêu chí này rất quan trọng trong điều kiện Việt Nam khi Đảng, Nhà nước đang hướng tới mục tiêu xây dựng bộ máy hành chính nhà nước gọn nhẹ, hiệu quả, hoạt động minh bạch. Cũng trong điều kiện kinh tế còn hạn hẹp thì tập trung đầu tư và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất khi đầu tư tránh dàn trải, lãng phí, thất thoát là một yêu cầu cấp thiết. Đổi mới tổ chức hải quan Việt Nam theo mô hình hải quan hiện đại phải tuân thủ các yêu cầu đặt ra của tiêu chí này. Căn cứ vào tiêu chí này cho phép tồn tại hay không tồn tại một tổ chức, sáp nhập hay không sáp nhập, cơ cấu bên trong của từng tổ chức hải quan... Tuân thủ tiêu chí này sẽ xây dựng tổ chức hải quan Việt Nam từ Tổng cục đến các cửa trở thành một hệ thống tổ chức thống nhất, gọn đầu mối, xóa cấp trung gian, ứng dụng kỹ thuật quản lý mới, tập trung đầu tư trọng điểm tránh lãng phí nguồn tài chính, sử dụng có hiệu quả đầu tư đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa và hội nhập, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế của đất nước. - Thứ ba, đội ngò cán bộ chuyên nghiệp, chuyờn sõu: Hải quan hiện đại được xây dựng trờn cỏc trụ cột là xử lý dữ liệu tập trung; áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro; sử dụng có hiệu quả đầu tư, trang thiết bị hiện đại; đội ngò cán bộ chuyên nghiệp, chuyờn sõu hoạt động minh bạch, liêm chính. Như vậy, tiêu chí của tổ chức Hải quan Việt Nam theo mô hình hiện đại cần xác định việc xây dựng đội ngò cán bộ chuyên nghiệp, chuyờn sõu, hoạt động minh bạch và liêm chính là một tiêu chí quan trọng. Một tổ chức mạnh, hoạt động có hiệu quả dựa trờn nền tảng quan trọng có ý nghĩa quyết định là con người. Đối với hải quan Việt Nam, sau hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành, đội ngò cán bộ được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Trước yêu cầu quản lý mới, đòi hỏi đội ngò cán bộ phải có thay đổi thích ứng theo các tiêu chí cụ thể như: có phẩm chất đạo đức tốt, thông thạo về nghiệp vụ, hiểu biết luật pháp, có năng lực giải quyết công việc theo chức trách được giao, biết ngoại ngữ, sử dụng thành thạo các trang thiết bị phục vụ hoạt động chuyên môn. Như vậy, cần phải có chiến lược trong tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại đội ngò cán bộ theo các tiêu chí, chức danh trong từng loại công việc. Từ tính chất đa ngành, đa nghề trong lĩnh vực hải quan công tác tuyển dông, đào tạo, bố trí sắp xếp đội ngò cán bộ theo tiêu chí chuyên nghiệp, chuyờn sõu, minh bạch và liêm chính đặt ra yêu cầu rất lớn và phức tạp trong đổi mới tổ chức. Theo các nội dung của tiêu chí này có nhiều việc phải được thực hiện như: bố trí lại cán bộ, giải quyết chính sách, chế độ cho những người không đủ các điều kiện theo yêu cầu mới; tuyển dụng bổ sung; đào tạo nghề; đào tạo lại. Mặc dù công việc này rất nhạy cảm, nhưng xuất phát từ yêu cầu, tiêu chí có tính bắt buộc của mô hình tổ chức hải quan hiện đại thì dù thế nào khi tiến hành đổi mới tổ chức hải quan Việt Nam cần phải được tuân thủ. Hơn nữa các nội dung của tiêu chí này không chỉ là nội dung có tính khách quan mà còn là yêu cầu mang tính nội tại của ngành Hải quan Việt Nam. Thực hiện tiêu chí này hoàn toàn phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước về nền cải cách hành chính quốc gia trong đó có nội dung về xây dựng đội ngò công chức chuyên nghiệp, chuyờn sõu, hoạt động có hiệu quả công việc được giao khắc phục tình trạng vừa thiếu, vừa yếu của đội ngò công chức hành chính, khắc phục tình trạng tiêu cực, tham nhòng của đội ngò công chức hành chính trong thực thi công vụ hiện nay. 1.4. KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI TỔ CHỨC HẢI QUAN THEO MÔ HÌNH HẢI QUAN HIỆN ĐẠI CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRấN THẾ GIỚI Sù phát triển nhanh chóng của thương mại đã đặt ra yêu cầu cho các cơ quan hải quan phải đơn giản hóa thủ tục, đẩy nhanh tốc độ thông quan qua đó tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại những vẫn phải đảm bảo kiểm soát chặt chẽ hoạt động thương mại bất hợp pháp trong bối cảnh đe dọa của chủ nghĩa khủng bố, sự gia tăng của tội phạm có tổ chức và xuyên quốc gia, buôn bán vũ khí, ma túy... Trước tỡnh hỡnh đó Hải quan nhiều nước đã tiến hành cải cách cơ bản phương thức quản lý và hoạt động truyền thống của mình, cải cách mô hình tổ chức hải quan phù hợp với yêu cầu nhiệm vô. 1.4.1. Tổng cục Hải quan và Thuế gián thu Pháp Theo tài liệu giới thiệu về Tổng cục Hải quan và Thuế gián thu Phỏp thỡ Tổng cục Hải quan và Thuế gián thu Pháp là cơ quan trực thuộc Bộ Kinh tế và Tài chính Pháp. Đứng đầu Tổng cục Hải quan và Thuế gián thu Pháp là Tổng cục trưởng và cỏc Phú Tổng cục trưởng giúp việc. Bộ Kinh tế và Tài chính được coi là một siêu Bộ với hơn 40 đầu mối đơn vị giúp việc Bộ trưởng Tài chính trong các lĩnh vực như: ngoại thương, công nghiệp, thương mại, ngân sách. Tổng cục Hải quan và Thuế gián thu Pháp có cơ cấu tổ chức đặc biệt với hai loại tham mưu về chính sách và thực hiện trực tiếp các nhiệm vụ chuyên ngành như thống kê, chống buôn lậu trên phạm vi toàn lãnh thổ. Tại Tổng cục có 6 Cục chức năng: Cục Nguồn nhân lực, quan hệ xã hội và tổ chức; Cục Lập chương trình, Ngân sách và các phương tiện; Cục Các hệ thống thông tin và liên lạc; Cục Pháp chế, giải quyết tranh chấp và chống gian lận thương mại; Cục Liên minh Hải quan và Hợp tác quốc tế; Cục Thuế gián thu. Ngoài ra, đơn vị giúp việc cho lãnh đạo Hải quan Pháp là ba đơn vị độc lập, có quy mô nhỏ hơn: văn phòng xử lý các công việc hành chính chung, thanh tra nội bộ và thông tin - tuyên truyền. Hải quan cỳ mụ hình hoạt động tương đối điển hình với các đơn vị có chức năng được quy định rõ ràng. Các đơn vị Hải quan cấp quốc gia có thẩm quyền chỉ đạo nghiệp vụ trên toàn nước Pháp: Cục Điều tra và Thông tin tình báo Hải quan; Cục Tuyển dụng và đào tạo chuyên nghiệp; Cục Bảo đảm và Các dịch vụ công nghiệp; Trung tâm Tin học Hải quan; Cơ quan Quản lý giấy phép ngoại thương; Cục Thống kê ngoại thương quốc gia. Về cơ cấu đào tạo, Hải quan Phỏp có ba trường Hải quan quốc gia là: Trường Hải quan quốc gia Neuilly Sur Seine: đào tạo thanh tra hải quan và cán bộ cao cấp; Trường Hải quan Quốc gia Rouen: đào tạo nhân viên kiểm tra, làm thủ tục hải quan; Trường Hải quan Quốc gia La Rochelle: đào tạo nhân viên kiểm soát, sử dụng thiết bị kiểm tra, huấn luyện chó nghiệp vụ. Tại các vùng, địa phương của Phỏp cú cỏc Cục Hải quan vựng, liờn vựng thực hiện các nhiệm vụ thu thuế, kiểm soát biên giới, các khu công nghiệp…. Các đơn vị Hải quan vùng địa phương được tổ chức như sau: + 10 Cục Hải quan liờn vựng, trong đó có 40 Cục Hải quan vùng; + 10 phòng giám định; + 287 đơn vị giám quản hàng hoá xuất nhập khẩu; + 418 đơn vị kiểm soát; + 745 đơn vị thu thuế gián thu; + 47 đơn vị bảo đảm và các dịch vụ công nghiệp; Tổng số nhân viên: 20.005 người, trong đó: + 49%: thanh tra + 35%: kiểm tra viên + 16% nhân viên 1.4.2. Cục Thuế và Hải quan Nhật Bản Theo tài liệu có tên gọi: "Cơ quan Hải quan Nhật Bản năm 2004" thì: Cục Thuế và Hải quan Nhật Bản thực hiện năm nhiệm vụ chính: thu thuế, thông quan, kiểm soát và kiểm tra, quản lý các khu vực Hozzei (một hình thức kho bảo thuế) và thu thập số liệu thống ngoại thương. Tại Nhật Bản, Luật Hải quan là cơ sở cơ bản cho việc quản lý hải quan. Cơ quan Trung ương của Hải quan Nhật Bản là Cục Thuế và Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính. Đứng đầu cơ quan này là Tổng cục trưởng Hải quan và được hỗ trợ của hai Phó Tổng cục trưởng. Tại cấp trung ương có 7 đơn vị, trong đó có thể kể đến: Văn phòng kiểm tra các đơn vị hải quan, Văn phòng nghiên cứu quản lý hải quan và Văn phòng quản lý các hệ thống tự động hoá. Tổng số nhân viên tại cơ quan trung ương là gần 200 người (tính đến tháng 4/2004). Các đơn vị tại cơ quan trung uơng là 11 Phòng điều phối, nhân sự, pháp chế và chính sách thuế, quan hệ quốc tế, kiểm soát, thông tin tỡnh bỏo… Ngoài ra, trong hệ thống tổ chức của Bộ Tài chính cũn cú hai đơn vị độc lập về mặt hành chính với Cục Thuế và Hải quan Nhật Bản và thuộc Bộ Tài chính là Học viện đào tạo hải quan và Trung tâm giám định hải quan. Về nguyên tắc hoạt động, Cục Hải quan vùng không chịu trách nhiệm báo cáo tới chính quyền vùng mà chỉ chịu sự quản lý của Cục Hải quan và Thuế Nhật Bản. Các Cục Hải quan vùng bao gồm: Hakodate, Tokyo, Yokohama, Nagoya, Osaka, Kobe, Moji, Nagasaki và Okinawa. Tổng số nhận viên của Hải quan Nhật Bản năm 2004 vào khoảng 8.000 người. Một điểm quan trọng của Hải quan Nhật Bản là tính độc lập trong giải quyết công việc của cấp Hải quan vùng. Hải quan Nhật Bản áp dụng cơ chế chủ động, phân quyền các Cục Hải quan vùng giải quyết các vấn đề nghiệp vụ. Những vụ việc phức tạp, vượt cấp mới báo cáo cấp trên. Về mặt nhân sự giúp việc lãnh đạo Hải quan Nhật Bản: hiện nay Hải quan Nhật Bản có một Tổng cục Trưởng và hai Phó Tổng cục trưởng, bộ phận giúp việc Lãnh đạo Cục Hải quan và Thuế Nhật Bản - trực thuộc Bộ Tài chính - là Phòng điều phối. Đơn vị này bao gồm các bộ phận khác nhau như: nhân sự, ngân sách, hành chớnh… Với đặc điểm này, có hai thư ký giúp việc cho lãnh đạo Hải quan Nhật Bản. Một thư ký giúp việc cho Tổng cục trưởng và Phó Tổng cục trưởng phụ trách nghiệp vụ. Một thư ký giúp việc một Phó Tổng cục trưởng và Trưởng Văn phòng Điều phối. Văn phòng Điều phối: tổng hợp các yêu cầu, đề xuất… của các đơn vị thuộc Cục Hải quan và Thuế và các Cục Hải quan vùng để xử lý hoặc chuyển tới các Cục, Vụ liên quan trong Bộ Tài chính Nhật Bản. Về mô hình tổ chức, đơn vị Văn phòng của Cục Thuế và Hải quan Nhật Bản tương đối giống với tổ chức Văn phòng của Hải quan Việt Nam. Tuy nhiên, đặc điểm của Cục Thuế và Hải quan Nhật Bản là quy mô nhỏ do được coi là một đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính (sau khi được tổ chức lại từ năm 1961). Hiện nay, Cục Thuế và Hải quan Nhật Bản có tru sở làm việc đặt trong toà nhà của Bộ Tài chính. 1.4.3. Cơ quan Hải quan Australia Theo tài liệu "Cơ quan Hải quan Australia" giới thiệu thì: Hải quan Australia thuộc Bộ Tư pháp, có một Tổng cục trưởng và hai Phó Tổng cục trưởng giúp việc chỉ đạo hoạt động của ngành. Quy định của Hải quan Australia nêu rõ Phó Tổng cục trưởng luân phiên thay mặt Tổng cục trưởng điều hành khi Tổng cục trưởng vắng mặt. Về mặt tổ chức Hải quan Australia cũng có hai loại: các đơn vị tham mưu, chỉ đạo về các mặt chính sách chung và các chuẩn mực nghiệp vụ, đánh giá rủi ro; và các đơn vị thực hiện phân theo vùng (ranh giới địa lý) tại từng Bang và khu vực thực hiện triển khai các chính sách, chuẩn mực và có thẩm quyền điều chỉnh về các nguồn lực. Tại cấp trung ương có trụ sở tại Canberra, ngoài 6 đơn vị tham mưu như Cục Hàng hóa và thương mại, Cục Hành khách và thông tin biên giới, Cục Kiểm soát và tuân thủ biên giới, Văn phòng Công nghệ thông tin… cũn cú bộ phận giúp việc lãnh đạo được gọi là nhóm Chỉ đạo. Trong nhóm Chỉ đạo có ba đơn vị: tài chính, nhân sự, lập kế hoạch và quan hệ quốc tế. Hải quan Australia quản lý an ninh biên giới và phối hợp với các cơ quan chính phủ và tổ chức quốc tế để thực hiện tốt nhiệm vụ này. Tổng số nhân viên của Hải quan Australia là 4800 người. Một điểm đặc biệt là Hải quan Australia hợp đồng với một số đơn vị ngoài ngành thực hiện một một số nhiệm vụ như sử dụng hệ thống kiểm soát Coastwatch, hỗ trợ công nghệ thông tin và kiểm toán. Hiện nay, Australia có 7 bang, và do đó, các Cục hải quan vùng cũng được tổ chức theo vùng để thuận lợi cho việc quản lý hải quan tại các khu vực đó. Đó là các Cục Hải quan New South Wales, Victoria, Queensland, South Australia, Tasmanis, Western Australia, Northen territory. 1.4.4. Hải quan Hàn Quốc Mô hình tổ chức hải quan Hàn Quốc là Hải quan Vùng. Mô hình này gồm ba cấp: Hải quan Trung ương, Hải quan Vùng, các điểm thông quan. Thực hiện mô hình này phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, việc tiến hành các thủ tục hải quan, quyết định hình thức kiểm tra theo kỹ thuật quản lý rủi ro chủ yếu được thực hiện ở Hải quan Vùng, các điểm thông quan là nơi thực hiện việc thông quan. - Phương châm hoạt động của hải quan Hàn Quốc dựa trờn tiêu chí 3S là an toàn (safe), thông minh (smart) và nhanh chóng (swift); - Tầm nhìn của Hải quan Hàn quốc là quản lý hải quan hướng về khách hàng, hải quan điện tử nhanh chóng và rõ ràng, cơ quan hải quan thông minh và chuyên nghiệp; mục tiêu của Hải quan Hàn Quốc là phấn đấu trở thành Hải quan tốt nhất thế giới trong thế kỷ XXI. - Việc cải tiến về thủ tục và phương pháp quản lý của Hàn Quốc tập trung vào các yếu tè nh­: + Tự động hóa hoàn toàn việc quản lý hàng hóa bằng việc hoàn thiện hệ thống mạng EDI nối với cơ quan có liên quan đến quản lý hàng hóa như các công ty vận tải, giao nhận, khai thuê, hãng hàng không, các cơ quan chính phủ... + Quản lý toàn diện và tập trung bằng việc kiểm tra tổng khối lượng hàng hóa luân chuyển qua cỏc khõu từ cảng nhập khẩu - dì hàng - vận chuyển - lưu kho- thông quan để hạn chế luồng hàng hóa bất hợp pháp; + Hệ thống theo dõi sự di chuyển của hàng hóa theo từng khâu (cargo tracing) bằng việc theo dõi sự di chuyển hàng hóa từ cảng xuất khẩu đến cảng nhập khẩu thông qua trao đổi thông tin hàng hóa toàn cầu giữa các cơ quan hải quan. Hải quan Hàn Quốc đã đạt đến mức áp dụng ở trình độ cao các tiến bé của công nghệ tin học vào quản lý Hải quan, sự gắn kết và đồng bộ giữa tin học hóa và tù hóa thông qua các hệ thống quản lý thống nhất và hoàn chỉnh như: hệ thống tổng hợp bản lược khai hàng hóa (Cargo Manifest Consonlidation System - MFCS), dựa trờn trờn cỏc thông tin vận đơn gốc (Manifest B/L và vận đơn nhà (House B/L) do người vận tải và các công ty giao nhận cung cấp; hệ thống thông quan hàng hóa tù động dựa trên việc trao đổi dữ liệu điện tử EDI của Hải quan Hàn Quốc được xây dựng từ năm 1991, hệ thống tự động hóa đó dựa trờn cỏc tiêu chí về quản lý rủi ro để xác định tiêu chí về hàng hóa cần phải kiểm tra chứng từ, kiểm tra thực tế, các tiêu chí về doanh nghiệp, về các công ty khai thuờ, cỏc tiêu chí về xuất xứ hàng hóa, hành trình hàng hóa... thông tin về các tiêu chí này được khai thác thông qua kho dữ liệu hải quan (Customs Data Wearhouse - DW). Kho dữ liệu hải quan được xây dựng bằng việc thu thập dữ liệu bên trong (dữ liệu thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, thông tin từ bộ phận kiểm soát, thống kê thương mại và thông tin từ bộ phận kiểm tra sau thông quan) và bên ngoài (nguồn dữ liệu của cơ quan thuế quốc gia, các ngân hàng, Bộ Tư pháp… và những thông khai thác từ kho dữ liệu hải quan được chuyển đến các bộ phận hữu quan như điều tra, kiểm toán và thống kê thương mại); hệ thống thông quan hành khách được thực hiện qua việc xây dựng và áp dụng hệ thống thông tin hành khách trước chuyến bay (Advance Passenger Infmation System - APIS); hệ thống kiểm tra sau thông quan (PAC) được thiết lập từ trung ương đến các Hải quan Vùng, hệ thống PCA hoạt động dựa trờn việc phân tích thông tin tình báo, những thông tin này được thu thập từ các nguồn bên trong và bên ngoài hải quan thông qua khai thác hải quan (Customs Data Wearhouse - CDW); hệ thống phân loại trước khi hàng đến nhằm cung cấp những ý kiến tư vấn của hải quan cho các doanh nghiệp nhập khẩu liên quan đến phân loại và ỏp mó tớnh thuế hàng hóa; đầu tư trang thiết bị hiện đại như hệ thống máy soi container tại các cảng, hệ thống camera giám sát tại cảng và sân bay, hệ thống máy tính nối mạng với các cơ quan hữu quan (hàng không, cảng, các công ty giao nhận, vận tải, ngân hàng, bảo hiểm..); không ngừng cải tiến và hiện đại hóa quy trình thủ tục hải quan và áp dụng các phương thức quản lý tiên tiến. Hiện nay quy trình thủ tục hải quan được kéo dài từ trước khi hàng hóa đến cảng cho đến sau khi thông quan. Hải quan Hàn Quốc đã rất chó trọng vào việc khai thác, phân tích thông tin trước khi hàng đến và kiểm tra sau thông quan thông qua việc ứng dụng kỹ thuật quản lý rủi ro, phân loại trước khi hàng đến và ứng dụng máy móc công nghệ hiện đại vào hoạt động hải quan. Hải quan Hàn Quốc đáng tiến tới hải quan điện tử, phi giấy tờ theo tiêu chuẩn quốc tế theo đúng phương châm đặt ra là an toàn, thông minh và nhanh chóng. 1.4.5. Hải quan Thái Lan Là một quốc gia có trình độ khá phát triển trong khối ASEAN, mô hình tổ chức của Hải quan Thái Lan được hình thành dựa trờn cơ sở áp dụng kỹ thuật quản lý Hải quan hiện đại. Dưới Tổng cục Hải quan Hải quan Thái Lan có 4 Hải quan cấp Cục và 4 Hải quan Vùng. Hải quan cấp cục được thành lập tại nơi có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và xuất nhập cảnh (phương tiện và hành khách) sôi động, có lưu lượng lớn như: Cục Hải quan Bangkoc; Cục Hải quan Cảng Bangkoc; Cục Hải quan Sân bay quốc tế Bangkoc; Cục Hải quan cảng Laem Chabang. Đối với các địa phương còn lại mô hình tổ chức được thiết kế thành 4 vùng với tên gọi là: Hải quan Vùng I; Vùng II; Vùng III; Vùng IV. Mô hình tổ chức của Hải quan Thái Lan xác định Hải quan Vùng và Cục Hải quan là tương đương nhưng khụng phõn chớ theo địa giới hành chính mà căn cứ vào khối lượng công việc để xác định mô hình tổ chức. Tóm lại, với mục tiêu đề ra của chương 1, là nêu một số vấn đề mang tính lý luận về tổ chức, hệ thống tổ chức trên cơ sở đó làm sáng tỏ những nội dung liên quan đến tổ chức Hải quan, hệ thống tổ chức Hải quan; những đặc điểm của tổ chức Hải quan Việt Nam; kinh nghiệm và mô hình tổ chức Hải quan của một số nước từ đó trình bày một cách cơ bản những tiêu chí mô hình tổ chức Hải quan Việt Nam theo mô hình hiện đại. Yêu cầu về đổi mới tổ chức xuất phát từ những vấn đề mang tính cơ sở lý luận và khoa học về tổ chức và hệ thống tổ chức. Yêu cầu đổi mới tổ chức hải quan được trình bày cũng được dựa trờn những căn cứ mang tính nền tảng của cơ sở lý luận; các yêu cầu khách quan, chủ quan đã được phân tích còn được xem xét trờn cỏc tiêu chí, yêu cầu của kỹ thuật quản lý Hải quan hiện đại phù hợp với chuẩn mực quốc tế của Tổ chức Hải quan thế giới. Tuy nhiên, do điều kiện tiếp cận với các mô hình quản lý và tổ chức của các nước vẫn còn hạn chế; hơn thế nữa với mỗi quốc gia do điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoa không giống nhau nên mô hình tổ chức được đưa ra cũng chỉ mang tính tham khảo. Đối với việc đổi mới tổ chức Hải quan Việt Nam phải được xuất phát từ các điều kiện của Việt Nam. Chính vì vậy, quá trình đổi mới tổ chức hải quan Việt Nam phải được xây dựng trên nền tảng cơ sở lý luận và thực tiễn Việt Nam, đặc biệt là những bài học đã được đỳc rỳt trong quá trình đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam sau hơn 20 năm qua. Chương 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẢI QUAN VIỆT NAM 2.1. KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC HẢI QUAN VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG 8/1945 ĐẾN NAY 2.1.1. Tổ chức hải quan trong công cuộc kháng chiến kiến quốc (9/1945 - 7/1954) Cách mạng Thỏng Tám 1945 đã xóa bá tận gốc mọi quyền lợi chính trị, kinh tế, văn hóa của thực dân Pháp và phát xít Nhật trên đất nước ta. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, mở ra mét trang sử mới cho dõn tộc Việt Nam. Chỉ một tuần ngay sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn lịch sử tuyên bố trước quốc dân đồng bào và trước thế giới về việc ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (2/9/1945), ngày 10/9/1945 Sở Thuế quan và Thuế gián thu (tiền thân của ngành Hải quan) được thành lập. 2.1.1.1. Tổ chức hải quan thời kỳ đầu thành lập (10/9/1945 - 19/12/1946) Thành lập Sở Thuế quan và Thuế gián thu: Nhằm phục vụ tốt chính sách thu thuế, Sở Thuế quan và Thuế gián thu được thành lập từ rất sớm. Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, ngày 10/9/1945, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Vừ Nguyờn Giỏp thay mặt Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa ký Sắc lệnh số 27/SL thành lập Sở Thuế quan và Thuế gián thu "để đảm nhiệm công việc của sở Tổng thanh tra độc quyền muối và thuốc phiện và các Sở Thương chính Bắc, Trung và Nam Bé". Hệ thống tổ chức của Sở Thuế quan và Thuế gián thu: Ngày 3/10/1945 Bé trưởng Bộ Nội vụ Vừ Nguyờn Giỏp ký Sắc lệnh "Để Sở Thuế quan và thuế gián thu thuộc Bộ Tài chính". Khi mới ra đời, về cơ bản hệ thống tổ chức Sở Thuế quan và Thuế gián thu từ Trung ương xuống đến địa phương vẫn áp dụng theo mô hình bộ máy Thương chính. Ở Trung ương, Sở Thuế quan và Thuế gián thu là cơ quan đầu não phụ trách chung việc thu thuế (theo đúng chức năng, nhiệm vụ mà Sắc lệnh 27/SL quy định) trên phạm vi toàn quốc. Tổ chức của các Ty chính Thuế quan ở các địa phương, ngoài bộ phận hành chính, văn phòng có ban Kiểm nã lưu động và các trạm kiểm soát Thuế quan. Tại các thương cảng lớn như Hải Phòng, Đà Nẵng và Sài Gòn có tổ chức thêm một bộ phận Thanh tra thường trú, thực chất đây là cơ quan có nhiều nhân viên để quản lý và thu thuế hàng hóa xuất nhập cảng. Do tình hình chiến tranh, nên ở Sài Gũn khụng triển khai được. Ngày 5/2/1946, Bé trưởng Bộ Tài chính ký Nghị định số 192-TC gồm 7 điều quy định về tổ chức Sở Thuế quan và Thuế gián thu. Ngày 20/2/1946, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Nghị định chuyển ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh trước thuộc quyền Nha Giám đốc Thuế quan Bắc Bộ theo Nghị định ngày 24/4/1944 của Toàn quyền Đông Dương, nay trở lại thuộc quyền Nha Giám đốc Thuế quan Trung Bé. Cùng với việc tổ chức lại một số cơ sở Thuế quan hiện có, Bộ Tài chính căn cứ vào tình hình thực tế trên từng địa bàn, đặt thờm cỏc cơ sở thuế quan mới. Ngày 12/3/1946, Bé trưởng Bộ Tài chính ra Nghị định đặt tại tỉnh Quảng Ngãi (Trung Bộ) một Chánh thu sở Thuế quan và Thuế gián thu và đặt tại Cổ Lũy (Quảng Ngãi) một Phụ thu sở Thuế quan và Thuế gián thu. Chánh thu sở Thuế quan và Thuế gián thu Quảng Ngãi quản lý các Phụ thu sở Sơn Trà, Trung Hòa, Sa Huỳnh, Phú Nhơn và Cổ Lũy. Đồng thời, mét đồn Phụ thu sở Thuế quan và Thuế gián thu cũng được đặt tại Cam Lé, Quảng Trị thuộc quyền kiểm soát của Chánh thu sở thuế quan Quảng Trị. Đến giữa năm 1946, hệ thống tổ chức các cơ sở Thuế quan và Thuế gián thu đã được xây dựng ở nhiều địa phương địa phương, chủ yếu là ở khu vực Bắc Bộ (có 1 Tổng thu sở, 28 Chánh thu sở và 29 Phô thu sở) và Trung Bộ (có 1 Tổng sở thu, 15 Chánh thu sở và 54 Phô thu sở). Tổng cộng ở Bắc Bộ và Trung Bộ có 2 Tổng sở thu (Hà Nội và Đà Nẵng), 43 Chánh sở thu và 83 Phô thu sở. Riêng ở Nam Bộ, ngày 23/9/1945 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Nam Bộ bùng nổ, việc tổ chức các cơ sở thuế quan không triển khai được. 2.1.1.2. Đấu tranh với Pháp bảo vệ chủ quyền về ngoại thương, thuế quan Cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền về ngoại thương và thuế quan giữa Chính phủ ta với thực dân Pháp diễn ra căng thẳng và quyết liệt ngay từ sau ngày nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Để khẳng định quyền kiểm soát ngoại thương của ta, ngày 9/11/1945, Bộ trưởng Bộ Tài chính ký Nghị định số 48-TC tuyờn bố hủy bá Sắc lệnh ngày 13/8/1941 do Tổng thống Pháp ban hành, và được nhà cầm quyền Pháp cho thi hành ở Đông Dương (theo Nghị định ban bố ở Đông Dương ngày 10/11/1941). Theo nghị định Bộ Tài chính mới ban hành, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa cho phép mọi nhà kinh doanh Việt Nam đều có quyền kinh doanh xuất nhập cảng theo luật pháp của nước nhà. Để quản lý việc xuất cảng, nhập cảng và các vấn đề liên quan đến thuế quan, ngày 6/10/1945, Bộ trưởng Bộ Kinh tế Quốc gia ký Nghị định công bố tổ chức Nha thương vô Việt Nam (thuộc Bộ Kinh tế Quốc gia), trong đó cú Phũng xuất cảng, nhập cảng (phòng tư) và Phòng Thuế quan và thương ước (phòng năm). 2.1.1.3. Tổ chức hải quan Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (từ 19/12/1946 đến 7/1954) * Giai đoạn triệt để bao vây kinh tế địch (19/12/1946 - 3/1947): Từ giữa năm 1946, Chính phủ đã tích cực chủ động chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài. Theo chủ trương của Đảng và Chính phủ, quân dân các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ đã tiến hành cuộc tổng di chuyển các cơ quan, kho tàng, máy móc về cỏc vựng căn cứ ở nông thôn, rừng núi và lên chiến khu Việt Bắc. Cuối tháng 2 năm 1947, khi Trung đoàn Thủ đô rỳt khỏi Hà Nội, các cơ quan lãnh đạo kháng chiến của Đảng, Chính phủ và Quốc hội đều lần lượt di chuyển lên chiến khu Việt Bắc. Nha Thuế quan và Thuế gián thu chuyển lên đóng trụ sở tại Phủ Thông (Bắc Cạn), gần cơ quan Bộ Tài chính. Đầu năm 1947, Bộ Tài chính quyết định tổ chức thu thuế quan tại hải cảng Diêm Điền (Thụy Anh, Thái Bình). Căn cứ vào tình hình thực tế và nhiệm vụ công tác của các cơ quan thuế quan, ngày 12/2/1947, Bộ Tài chính ra Nghị định số 141-BTC chia Bắc Bộ ra làm 6 khu về phương diện thuế quan: Khu 1 (khu Thỏi Nguyờn): Thỏi Nguyờn, Cao Bằng, Bắc Cạn. Khu 2 (khu Hà Đông): Hà Đông, Sơn Tây, Sơn La, Hòa Bình, Lai Châu, Ninh Bình, Nam Định, Phủ Lý. Khu 3 (khu Kiến An): Thái Bình, Hưng Yên, Kiến An, Hải Phòng, Quảng Yên, Hải Dương. Khu 4 (khu Việt Trì): Hà Giang, Tuyên Quang, Lao Kay, Yờn Bỏy, Phỳ Thọ, Phúc Yờn, Vĩnh Yên. Khu 5 (khu Bắc Giang): Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Đình Lập, Tiờn Yờn, Múng Cáy (Hải Ninh). Khu 6 (khu Hà Nội sáp nhập với khu 2): Hà Nội. Để cho công việc xuất, nhập theo đúng tinh thần Nghị định, ngày 16/3/1947, Chính phủ ra Sắc lệnh số 29B/SL thành lập Ngoại thương cục trong Bé Kinh tế. Điều 1 của Sắc lệnh quy định: Chính phủ trực tiếp điều khiển việc ngoại thương. Các hàng hóa xuất nhập tại các hải khẩu và các đồn biên giới chia làm hai hạng: Hạng thứ nhất gồm những hàng hóa cấm xuất nhập cảng và những hàng hóa do Chính phủ trực tiếp đảm nhận việc xuất nhập; Hạng thứ hai gồm các hàng hóa các tư nhân được xuất nhập dưới sự kiểm soát của Chính phủ. Tổ chức bộ máy: ở Trung ương là Ngoại thương cục; ở địa phương: Chi cục, Chi điếm, Phòng tiếp liệu (thời gian sau ở Liên khu và Khu có Chi nhánh). Ngoại thương cục do Bé Kinh tế điều khiển. Hội đồng của Ngoại thương cục gồm 4 đại biểu chính thức và 4 đại biểu dự khuyết đại diện cho 4 bé: Nội vụ, Quốc phòng, Kinh tế và Tài chính, do đại diện của Bộ Kinh tế làm Cục trưởng. Tại những hải khẩu và đồn biên giới có hàng hóa xuất, nhập sẽ đặt một Chi cục ngoại thương, phụ trách việc xuất, nhập cảng. Mỗi Chi cục ngoại thương có một Hội đồng quản trị gồm 4 thành viên của 4 bé, do đại diện của Bộ Kinh tế làm Chi cục trưởng. Ngày 17/7/1947 Bộ trưởng Bộ Kinh tế ban hành Nghị định số 112-BKT tạm thời Ên định những đồn biên giới, hải khẩu có hoạt động ngoại thương, đó là Lao Kay (nay là Lao Cai), Hà Giang, Cao Bằng, Thất Khê, Thanh Hóa, Nghệ An. Các hàng hóa xuất nhập ở các đồn biên giới khác đều coi như xuất nhập trái phép và thuộc thẩm quyền kiểm soát của cơ quan Thuế quan và Công an. Tại chiến khu III (bao gồm các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương trừ các huyện Đông Triều, Chí Linh, Hải Phòng, Kiến An và Thái Bình), Chính phủ cho đặt một chi nhánh Ngoại thương chịu sự điều khiển và kiểm soát của ông Giám đốc kinh tế khu III. Tháng 10 năm 1947, thực dân Pháp mở cuộc tấn công lớn lên Việt Bắc. Cục diện chiến trường còng nh­ tình thế chiến tranh đã thay đổi. Một số cửa khẩu không còn khả năng hoạt động ngoại thương. Để giải quyết tốt nguồn hàng phục vụ kháng chiến, ngày 15/10/1947, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị phải phá cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp, trong đó nhiệm vụ kinh tế, tài chính được Đảng ta xác định là: "Tiếp tục đặt đường chuyên chở, tiếp tế để đặt lại các mối ngoại thương để nhập khẩu những thứ rất cần cho quân giới, quân y, mà Việt Nam chưa thể chế tạo được". Như vậy, hoạt động ngoại thương từ chỗ được quản lý rất chặt chẽ dần dần đi tới buông lỏng, phó mặc cho các cơ quan và tư thương giao thiệp với nhau mua các mặt hàng tùy ý. Do không cân đối được giữa hàng nhập và hàng xuất nờn cỏc Chi cục ngoại thương ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Lao Kay lần lượt ngừng hoạt động. Các Chi cục Diêm Điền, Quất Lâm, Thanh Hóa còng ngưng trệ. Đến đầu năm 1948, gần nh­ tất cả các Chi cục Ngoại thương ngừng hoạt động. Giữa năm 1948, vấn đề quản lý ngoại thương được đặt lại với phương thức hoạt động mềm dẻo và sát hợp với thực tế hơn. Những Phòng tiếp liệu được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chi nhánh Ngoại thương Liên khu. Chi nhánh Ngoại thương Liên khu trực thuộc Cục Ngoại thương, được thành lập theo Nghị định số 104/BKT/NĐ ngày 20/4/1948 của Bộ Kinh tế. Ở Bắc Bộ, cỏc Phũng tiếp liệu được đặt tại Bắc Ninh, Vĩnh Phóc, Hà Đông, Hải Dương, Hưng Yờn, cũn ở Trung Bộ chỉ mới đặt được ở Thanh Hóa, Quảng Bình. Ngày 7/12/1948, Bộ trưởng Bộ Kinh tế ban hành Nghị định số 240-BKT/NĐ thành lập tại Lạng Sơn một Chi cục Ngoại thương thuộc Chi nhánh Ngoại thương Liên khu I. Tiếp đó, hệ thống tổ chức của Ngoại thương cục cũng được sắp xếp lại từ Trung ương xuống đến các địa phương. Hệ thống tổ chức Ngoại thương cục theo Nghị định số 242-BKT/NĐ ngày 10/12/1948 như sau: ở Trung ương có Ngoại thương cục; ở Liên khu có Chi nhánh Ngoại thương; ở hải khẩu hoặc đồn biên giới có hoạt động ngoại thương có Chi cục ngoại thương. Tổ chức Phòng tiếp liệu vẫn nh­ cò. Ngoài ra ở các Chi cục và Phòng tiếp liệu nếu cần thiết thì đặt các chi điếm lệ thuộc vào. Công tác quản lý thuế xuất nhập cũng được Đảng và Chính phủ quan tâm. * Giai đoạn từ giữa năm 1951 đến Hiệp định Giơnevơ (7/1954): Ngày 17/7/1951, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Nghị định 63/NĐ Ên định hệ thống tổ chức Sở Thuế thuộc Bộ Tài chính từ Trung ương đến cơ sở gồm các cấp sau: ở Trung ương có Sở Thuế Trung ương; ở Liên khu cú Phõn sở thuế Liên khu; ở tỉnh có Chi sở thuế tỉnh ở những thành phố hoặc thị trấn lớn có Chi sở thuế thành phố (trực thuộc); ở huyện có Phòng thuế. ở những nơi cần thiết thì đặt Chi sở thuế xuất nhập khẩu. Tiếp đó, ngày 15/8/1951, Thủ tướng Chính phủ ký Nghị định 118/TTg thành lập Ban Quản lý xuất nhập khẩu Trung ương thay thế Ban đấu tranh kinh tế với địch đã bị giải thể. Chức năng của Ban này không phải là quản lý theo từng tỉnh mà thiết lập vành đai kiểm soát kinh tế để quản lý theo từng tuyến giữa vùng tự do và vùng tạm chiếm (chủ yếu ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ), gồm các tuyến sau: - Việt Bắc có hai tuyến: tuyến A gồm các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và Quảng Yên; Tuyến B gồm các tỉnh Vĩnh Phóc, Sơn Tây và Phú Thọ. - Liên khu III có tuyến C gồm một phần tỉnh Sơn Tây, tỉnh Hà Đông, Hà Nam và Ninh Bình. - Liên khu IV có tuyến Thanh Hóa; tuyến bắc Quảng Bình và Bình - Trị - Thiên. Liên khu V và Nam Bộ, năm 1952 mới đặt ra các tổ chức mới và tiến hành quản lý xuất nhập khẩu theo chính sách mới. Từ sau tháng 7/1951, chóng ta đã xây dựng được một hệ thống cơ sở thu thuế xuất nhập khẩu. Riêng ở Bắc Bộ đó cú 30 đồn. Tuyến A thuộc Liên khu Việt Bắc có 10 đồn, 20 trạm, 5 đội kiểm soát.. Về tổ chức các cơ quan quản lý xuất nhập khẩu, Điều lệ tạm thời sè 247-TTg ngày 10/4/1953 nói rõ tổ chức và nhiệm vụ của các cơ quan thuộc Ban quản lý xuất nhập khẩu ở Trung ương và các Khu quản lý xuất nhập khẩu hay Phân khu quản lý xuất nhập khẩu ở địa phương.Ngày 28 tháng 4 năm 1953, trên cơ sở hoạt động xuất nhập khẩu có những tiến triển thuận lợi, đồng thời xét theo yêu cầu công việc của từng địa phương, Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành Nghị định số 42-BCT-NĐ-CB thành lập các Khu Quản lý xuất nhập khẩu giữa vùng tự do và vùng tạm chiếm, gồm 6 khu: - Khu I: tuyến Quảng Yên, Bắc Bắc (Bắc Ninh và Bắc Giang) và nam Vĩnh Phóc. - Khu II: Tuyến bắc Vĩnh Phúc, Phỳ Thọ và Sơn Tây. - Khu III: Tuyến Lưỡng Hà (Hà Nội, Hà Đông). - Khu IV: Tuyến Bình Trị Thiên. - Khu V: Tuyến miền Nam Trung Bộ gồm hai phân khu Bắc và Nam miền Nam Trung Bé. - Khu VI: Tuyến tả ngạn sông Hồng Hà. Mỗi tuyến đặt một bộ máy gồm ba cơ quan: Mậu dịch xuất nhập khẩu, Ngân hàng xuất nhập khẩu và Thuế xuất nhập khẩu hoạt động dưới sự lãnh đạo của Sở thuế, Ủy ban Kháng chiến Hành chính các Khu, Liên khu và các Khu Quản lý xuất nhập khẩu. Ngày 10/9/1953, Bộ Tài chính ban hành Nghị định số 204-TC-ND thành lập các Khu và Chi sở Thuế xuất nhập khẩu, gồm có: - Khu Thuế xuất nhập khẩu (A) gồm Chi sở Thuế xuất nhập khẩu Quảng Yên, Bắc Bắc cũ sáp nhập lại, đặt dưới quyền lãnh đạo của Ủy ban Kháng chiến hành chính Liên khu Việt Bắc, Sở thuế Liên khu và Khu Quản lý xuất nhập khẩu (I). - Khu Thuế xuất nhập khẩu (B) gồm Chi sở Thuế xuất nhập khẩu Vĩnh Phúc, Phỳ Thọ, Sơn Tây cũ sáp nhập lại, đặt dưới quyền lãnh đạo của Ủy ban Kháng chiến hành chính Liên khu Việt Bắc, Sở thuế Liên khu và Khu Quản lý xuất nhập khẩu (II). - Khu Thuế xuất nhập khẩu (C) gồm Chi sở Thuế xuất nhập khẩu Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa cò sáp nhập lại đặt dưới quyền lãnh đạo của Ủy ban Kháng chiến hành chính Liên khu III, Sở thuế Liên khu và Khu Quản lý xuất nhập khẩu (III). - Khu Thuế xuất nhập khẩu (D) gồm Chi sở Thuế xuất nhập khẩu Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên cũ sáp nhập lại đặt dưới quyền lãnh đạo của Ủy ban Kháng chiến hành chính Liên khu IV, Sở thuế Liên khu và Khu Quản lý xuất nhập khẩu (IV). - Khu Thuế xuất nhập khẩu (E) gồm Chi sở Thuế xuất nhập khẩu Liên khu V đặt dưới quyền lãnh đạo của Ủy ban Kháng chiến hành chính Liên khu V, Sở thuế Liên khu và Khu Quản lý xuất nhập khẩu (V). - Khu Thuế xuất nhập khẩu (G) gồm các đơn vị Thuế Xuất nhập khẩu khu Tả ngạn đặt dưới quyền lãnh đạo của Ủy ban Kháng chiến hành chính Khu Tả ngạn, Sở thuế Khu và Khu Quản lý xuất nhập khẩu (VI). - Chi sở Thuế Xuất nhập khẩu Nam Định trực thuộc Khu Thuế (C), đặt dưới quyền lãnh đạo của Ủy ban Kháng chiến hành chính và Ty Quản lý Xuất nhập khẩu Nam Định. - Chi sở Thuế Xuất nhập khẩu khu căn cứ du kích Bình Lục, Lý Nhân, Thanh Liêm, Ý Yên (gọi tắt là Chi sở Thuế Xuất nhập khẩu Hà Nam trực thuộc Khu Thuế Xuất khẩu C), đặt dưới quyền lãnh đạo của Ủy ban Kháng chiến hành chính Hà Nam và Ty Quản lý Xuất nhập khẩu Hà Nam. Các Chi sở Thuế Xuất nhập khẩu biên giới Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lao Kay trực thuộc Sở thuế Liên khu Việt Bắc, đặt dưới quyền lãnh đạo của Ủy ban Kháng chiến hành chính và Ty Quản lý Xuất nhập khẩu Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lao Kay. Về tổ chức: Tổ chức của ngành Thuế Xuất nhập khẩu gồm 4 cấp nh­ sau: Ở Trung ương: Phòng Thuế Xuất nhập khẩu thuộc Sở Thuế Trung ương. Ở các Liên khu: Phân sở Thuế Liên khu (có bộ phận Thuế Xuất nhập khẩu). Ở tỉnh: Chi sở Thuế Xuất nhập khẩu (gồm các bộ phận giúp việc và Ban Kiểm soát). Ở cơ sở có: Đồn và Trạm kiểm soát Thuế Xuất nhập khẩu. Các đồn trạm được đặt theo địa danh hoặc theo số thứ tự. Nh­ vậy, từ sau khi Nghị định 63/NĐ ban hành thì tổ chức của Sở Thuế quan và Thuế gián thu bị giải thể, thay vào đó là Phòng Thuế xuất nhập khẩu nằm trong Sở thuế Trung ương. Ở Nam Bé, do hoàn cảnh đặc biệt nờn khụng tổ chức các chi nhánh mậu dịch xuất nhập khẩu ở các tuyến. Việc trao đổi hàng hóa giữa hai vùng chủ yếu dùa vào nhân dân, dưới sự hướng dẫn của Sở mậu dịch Nam Bộ. Năm 1953, Ban đấu tranh kinh tế với địch mới được hình thành, chủ yếu hoạt động ở miền Tây, do Ban Kinh tài Nam Bộ phụ trách. Bộ máy quản lý xuất nhập khẩu ở Nam Bộ cũng được thành lập. Ở các cửa khẩu đều có một trạm quản lý xuất nhập khẩu gồm ba bé phận: Mậu dịch, Ngân hàng và Thuế xuất nhập khẩu và các đội kiểm soát xuất nhập khẩu do Thuế xuất nhập khẩu phụ trách. Như vậy, mét tuần sau ngày nước nhà giành được Độc lập, xác định rõ tầm quan trọng của công tác thuế quan, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ban hành Sắc lệnh thành lập Sở Thuế quan và Thuế gián thu - tiền thân của ngành Hải quan ngày nay. Ngay từ khi ra đời lực lượng thuế quan đã phải đương đầu với một cuộc đấu tranh quyết liệt để giữ vững chủ quyền của đất nước về lĩnh vực thuế quan. Là một lực lượng non trẻ chưa có kinh nghiệm, bước đầu còn tạm sử dụng những hình thức của bộ máy cũ, qua quá trình hoạt động thực tiễn phục vụ công cuộc kháng chiến và kiến quốc, tổ chức bộ máy dần dần được kiện toàn, đội ngò thuế quan ngày càng trưởng thành kịp thời đáp ứng tốt nhiệm vụ trong từng thời kỳ cách mạng. 2.1.2. Tổ chức hải quan trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất đất nước (7/1954 - 4/1975) * Sở Hải quan Trung ương ra đời phục vụ nhiệm vụ cách mạng mới trong giai đoạn 1954-1960: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, kết thúc thắng lợi sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta. Việt Nam tạm thời chia làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau: Miền Bắc hoàn toàn giải phóng và đi lên chủ nghĩa xã hội, còn miền Nam tạm thời bị đế quốc Mỹ và các lực lượng tay sai thống trị. Nhiệm vụ mà Trung ương Đảng và Chính phủ đề ra cho toàn dân và toàn quân ta lúc này là: Ra sức củng cố miền Bắc về mọi mặt để làm cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. Ngày 23-12-1954, Chính phủ ban hành Nghị định số 429-TTg về việc đánh thuế những mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu khu vực tập kết 300 ngày của quân đội Pháp gồm ở Bắc Bộ và tuyến Bắc Quảng Trị. Trong phiên họp thường kỳ tháng 10 năm 1954, Hội đồng Chính phủ đã quyết định chuyển ngành Thuế xuất nhập khẩu sang Bộ Công thương để thành lập ngành Hải quan. Trên tinh thần đó, ngày 15-11-1954 liên Bộ Tài Chính - Công thương có Nghị định số 121/TC-CT-NĐ chuyển ngành Thuế xuất nhập khẩu thuộc Bộ Tài Chính sang Bộ Công thương. Tiếp đó, ngày 14-12-1954, Bé trưởng Bộ Công thương ký Nghị định số 136/BCT/KB/NĐ thành lập Sở Hải quan thuộc Bộ Công thương. Về hệ thống tổ chức, ngành Hải quan Việt Nam có: Sở Hải quan Trung ương đứng đầu là Giám đốc sở. Các cơ quan Hải quan địa phương: Sở Hải quan Liên khu hoặc Khu; Chi sở Hải quan tỉnh hay liên tỉnh; Phòng Hải quan Trên cơ sở đó, Bộ Công thương đó cú quyết định thành lập: - Ở cấp Trung ương, Sở Hải quan Trung ương gồm cỏc phũng: Hành chính và các phòng nghiệp vụ (Thống kê Kế toán, Thuế biểu, Kiểm soát, Giám quản, Kiểm nghiệm hàng hóa xuất nhập khẩu). Cỏc phũng và các đội trực thuộc cú: Phũng Hải quan 101 (Ga Hàng Cỏ), Phòng Hải quan ga Gia Lõm, Phũng Hải quan Bưu điện Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình và các đội kiểm soát lưu động, Đội kiểm soát thuốc phiện và Phòng quản lý thương nhân Nam - Bắc. - Ở cấp địa phương: + Phân sở Hải quan khu Tả ngạn, Phân Sở Hải quan Liên khu IV. + Sở Hải quan Hà Nội, Sở Hải quan Hải Phòng. + Các Chi sở Hải quan: Hải Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Hồng Quảng, Nghệ An, Vĩnh Linh (có nhiệm vụ chuyển nhận bưu thiếp của nhân dân hai miền Nam - Bắc trao đổi cho nhau qua cầu Hiền Lương). + Cỏc Phòng Hải quan: Ma Lù Thàng (Lai Chõu), Hũn Gai, Cẩm Phả, Mường Xén, Hải Ninh. Việc Sở Hải quan Trung ương ra đời đã thay đổi căn bản về cơ cấu tổ chức và hoạt động Hải quan từ thời chiến sang thời bình, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới. Cũng từ đây, thuật ngữ "Hải quan" được sử dụng chính thức trong các văn bản của Nhà nước ta. Do yêu cầu thành lập thờm cỏc Bộ, cơ quan ngang Bộ để tăng cường hiệu quả công tác chỉ đạo của Chính phủ, theo các nghị quyết của Quốc hội, Bộ Công thương được chia tách thành Bộ Công nghiệp và Bộ Thương nghiệp (tháng 9-1955). Sau đó Bộ Thương nghiệp được tách thành Bộ Nội thương và Ngoại thương. Ngành Hải quan cũng được chuyển giao trực thuộc Bộ Thương nghiệp rồi Bộ Ngoại thương, là các Bộ có chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế đối ngoại và ngoại thương (tháng 4-1958). * Điều lệ Hải quan ra đời đánh dấu bước phát triển mới của Hải quan Việt Nam: Ngày 27-2-1960, Chính phủ ban hành Điều lệ Hải quan kèm theo Nghị định số 03/CP "để đảm bảo thực hiện chính sách quản lý ngoại thương, quản lý ngoại hối của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, góp phần phục vụ đường lối ngoại giao, bảo vệ tài sản của Nhà nước…". Điều lệ Hải quan là văn bản pháp quy tương đối hoàn chỉnh đầu tiên về các luật lệ, thủ tục hải quan của Nhà nước ta được công bố, đánh dấu bước phát triển mới của Hải quan Việt Nam. Là một đơn vị hành chính sự nghiệp, nhưng trên thực tế thời kỳ này Hải quan đã được xác định là công cụ chuyên chính có nhiệm vụ bảo vệ chính sách Nhà nước độc quyền về ngoại thương. Trong kinh doanh xuất nhập khẩu, Nhà nước thực hiện chế độ "thu bù chênh lệch ngoại thương", do đó Hải quan chỉ tập trung vào một số công việc như: làm thủ tục và phát hiện sai sót, tổn thất hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, thu thuế hàng xuất nhập khẩu phi mậu dịch và đấu tranh chống buôn lậu qua biên giới. Ngày 17-6-1962 Bé Ngoại thương ban hành Quyết định số 490/BNT-QĐ đổi tên Sở Hải quan thành Cục Hải quan trung ương thuộc Bộ Ngoại thương; cỏc Phõn sở, Chi sở được đổi thành Phân cục, Chi cục. Cục Hải quan tập trung vào nhiệm vụ giám quản nhằm quản lý, theo dõi thanh ký các hợp đồng, phát hiện sai sót, tổn thất hàng hóa xuất nhập khẩu, thu thuế hàng hóa xuất nhập khẩu phi mậu dịch (không trực tiếp thu thuế xuất nhập khẩu mậu dịch); chống buôn lậu. * Lực lượng Hải quan trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, chiến đấu bảo vệ miền Bắc, góp phần chi viện cho chiến trường miền Nam, hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước (1965-1975): Từ năm 1965, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta bước vào một thời kỳ mới. Tình trạng cả nước có chiến tranh đã buộc ngành Ngoại thương phải nhanh chóng chuyển hướng hoạt động cho phù hợp với tình hình mới. Ngành Hải quan cũng phải tổ chức thực hiện quân sự hóa mọi hoạt động của mình. Với khẩu hiệu "Đón hàng xuất, theo hàng nhập", "Bám cửa khẩu, bám hàng hóa", "Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược", Ngành đã bố trí lại tổ chức làm nhiệm vụ trong điều kiện ác liệt nguy hiểm nhất để làm thủ tục tiếp nhận, giải phóng hàng nhanh và an toàn, phục vụ kịp thời sự nghiệp cách mạng của cả nước. Do điều kiện chiến tranh, số nước có quan hệ kinh tế với nước ta giảm nhiều từ 40 nước năm 1964, giảm xuống còn 27 nước vào năm 1974 và chủ yếu là các nước xã hội chủ nghĩa. Từ 1964 đến 1974, hầu hết hàng hóa xuất nhập khẩu đều được trao đổi với các nước xã hội chủ nghĩa (hàng xuất chiếm 70%, năm cao nhất 90,5% tổng kim ngạch xuất khẩu; hàng nhập trên 80%, năm cao nhất (1971) là 99,5%). Nhập khẩu phát triển nhanh, nhưng xuất khẩu giảm nhiều, nhất là những đợt đế quốc Mỹ đánh phá ác liệt ở miền Bắc. Nhưng công tác hải quan vẫn giữ vững và hoạt động thường xuyên, đảm bảo giải phóng hàng nhanh, góp phần chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam, cho cách mạng Lào và Campuchia, phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của nhân dân miền Bắc. Nhiệm vô cho Cục Hải quan trong thời kỳ này là: Tăng cường công tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng, chuyển biến sâu sắc hơn nữa nhận thức về tình hình và nhiệm vụ mới, nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh, ý chí phấn đấu đối với cách mạng, phát huy thành tích và kinh nghiệm sẵn có, quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Hải quan trong mọi tình huống. Bước đầu quân sự hóa ngành Hải quan để công tác và chiến đấu tốt. Mọi mặt công tác nghiệp vụ giám quản, kiểm soát, chống buôn lậu cũng như tổ chức chỉ đạo phải chuyển biến và cải tiến mạnh mẽ, đi sâu vào nghiệp vụ, nâng cao hơn chất lượng nhằm phục vụ đắc lực và kịp thời cho nhiệm vụ ngoại thương, góp phần phục vụ nhiệm vụ bảo vệ chính trị và an ninh, đường lối ngoại giao của Đảng và Nhà nước. Tổ chức và công tác phải cơ động, gọn nhẹ, đơn giản, linh hoạt nhưng đảm bảo chặt chẽ các yêu cầu cơ bản về nghiệp vụ, phục vụ kịp thời các yêu cầu chiến đấu, sản xuất, bảo vệ an ninh chính trị và đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Mọi hoạt động phải chuyển hướng cho phù hợp với điều kiện chiến tranh, nhưng vẫn phải đảm bảo đúng pháp luật, duy trì nề nếp chính quy của từng khâu nghiệp vụ để tạo đà cho việc xây dựng ngành Hải quan lâu dài. Trên cơ sở đú, cỏc mặt tổ chức và công tác được chuyển hướng kịp thời theo thời chiến. Những khẩu hiệu "ba tận", "đón hàng xuất, theo hàng nhập", "bám khẩu, bám hàng", ở đâu có hàng hóa xuất nhập khẩu, ở đấy có hoạt động của Hải quan, được đề cao để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giao nhận hàng hóa ở cửa khẩu. Sau khi Hiệp định Pari được ký kết ngày 27-1-1973, cả miền Bắc nhanh chóng bắt tay vào hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế và dốc sức chi viện cho chiến trường lớn miền Nam. Hội nghị lần thứ 22 của Trung ương Đảng đã chỉ rõ: "Phải nhanh chóng hoàn thành cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, ra sức khôi phục và phát triển kinh tế, phát triển văn hóa, tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, củng cố quan hệ xã hội chủ nghĩa về mọi mặt, ổn định tình hình kinh tế và đời sống nhân dân, củng cố quốc phòng; ra sức chi viện cho tiền tuyến và xây dựng vùng mới giải phóng của đồng bào miền Nam". Thời điểm này Ngành Hải quan cú thêm nhiệm vụ mới: vừa củng cố các cơ sở hiện có, vừa gấp rút chuẩn bị thành lập các đơn vị mới phục vụ cho công tác đối ngoại của Đảng và lùa chọn nhân sự cho chiến trường miền Nam để triển khai nhiệm vụ trong vùng giải phóng khi có điều kiện. Thực ra, ngay từ năm 1968, Bộ Ngoại thương đã có kế hoạch chuẩn bị bổ sung cán bộ cho miền Nam. Mét số cán bộ được tập trung về thôn Kênh Đào, xã An Mỹ (Mỹ Đức - Hà Tây) để học tập chính trị và bồi dưỡng thể lực chuẩn bị đi B. Đoàn thứ hai đông hơn vào khu vực giới tuyến chuẩn bị thành lập các trạm hải quan hai bê Nam - Bắc cầu Hiền Lương phục vụ công tác đối ngoại của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Tháng 7-1973, Bộ Ngoại thương quyết định thành lập hai trạm Hải quan ở bờ Bắc và Nam cầu Hiền Lương. Trên danh nghĩa, Hải quan bờ Bắc (trạm Hiền Lương) do Cục Hải quan của Bộ Ngoại thương quản lý, Hải quan bê Nam (đồn Bến Hải) do Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam quản lý. Nhiệm vụ của hai đơn vị này là: làm thủ tục cho các đoàn qua lại khu vực Vĩnh Linh và vùng giải phóng Quảng Trị. Theo thỏa thuận nếu đoàn miền Bắc vào sẽ do trạm Hiền Lương làm thủ tục, đối với các đoàn ra sẽ do đồn Bến Hải đảm nhiệm. Trước khi thành lập các trạm Hải quan hai bờ Bến Hải, Cục Hải quan Trung ương đã quyết định thành lập trạm Hải quan sông Gianh (Quảng Bình) và đồn Hải quan Cửa Việt (Quảng Trị) để phục vụ công tác tiếp nhận hàng hóa chi viện cho chiến trường miền Nam. 2.1.3. Tổ chức hải quan trong thời kỳ đầu đất nước thống nhất (5/1975 - năm 1986) * Thống nhất lực lượng Hải quan trên phạm vi toàn quốc: Mùa Xuân năm 1975, bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, quân và dân ta đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Đất nước Việt Nam chuyển sang một thời kỳ mới, thời kỳ xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Vào thời điểm lịch sử quan trọng này, từ miền Bắc ta đã nhanh chóng đưa vào miền Nam một khối lượng lớn vật chất cùng hàng vạn cán bộ tăng cường cho các lĩnh vực kinh tế, an ninh quốc phòng, văn hóa xã hội..., nhanh chóng ổn định tình hình mọi mặt của miền Nam. Ngày 11-7-1975, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam quyết định thành lập Cục Hải quan trực thuộc Tổng nha Ngoại thương. Ngoài các tổ chức Hải quan ở Sài Gòn, Cục Hải quan Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã thành lập thờm cỏc Ty thuế quan Rạch Giá và Tây Ninh. Chính phủ Cách mạng Lâm thời đã ban hành Điều lệ Hải quan (trên cơ sở Điều lệ Hải quan Việt Nam được ban hành vào tháng 2-1960) và biểu thuế xuất nhập khẩu của Cộng hòa miền Nam Việt Nam.Và để thuận lợi cho công việc cũng như bình đẳng trong giao dịch quốc tế, ngày 15-1-1976, Bộ Ngoại thương tạm thời giao cho Bé Kinh tế - Tài chính Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam quản lý các tổ chức ngoại thương và Hải quan ở vùng mới giải phóng. Từ ngày 22 đến ngày 27-12-1975, Quốc hội khóa V kỳ họp thứ 2 phê chuẩn việc hợp nhất các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang thành tỉnh Hà Tuyờn, Yờn Bỏi, Lào Cai, Nghĩa Lé thành tỉnh Hoàng Liên Sơn và Nghệ An, Hà Tĩnh thành tỉnh Nghệ Tĩnh. Theo đó, tên gọi của các đơn vị hải quan cơ sở tại các tỉnh cũng được thay đổi lại cho phù hợp với tên của đơn vị hành chính mới. Các chi cục Hải quan Hà Giang đổi thành Chi cục Hải quan Hà Tuyên, Chi cục Hải quan Lào Cai đổi thành Chi cục Hải quan Hoàng Liên Sơn, Chi cục Hải quan Nghệ An đổi thành Chi cục Hải quan Nghệ Tĩnh. Xuất phát từ tình hình cụ thể của đất nước vào thời điểm này, Bộ trưởng Bộ Ngoại thương ký quyết định giải thể Đồn Hải quan Bến Hải và Trạm Hải quan cảng Quảng Bình. Bộ trưởng Bộ Ngoại thương ký quyết định số 1014/BNT-TTCB ngày 3-11-1975 về việc thành lập Chi cục Hải quan tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng và Quyết định số 969/BNT/TCCB ngày 27-2-1976, chuyển Phân cục Hải quan Hải Phòng chịu sự quản lý toàn diện của Cục Hải quan Trung ương. Ngày 25-4-1976, Tổng tuyển cử cả nước bầu ra Quốc hội thống nhất. Từ sau cuộc Tổng tuyển cử, trên cơ sở thống nhất về mặt Nhà nước, các bộ, ngành được hợp nhất lại. Các trụ sở của các Bộ thuộc Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ở thành phố Hồ Chí Minh trở thành cơ quan đại diện hoặc Văn phòng II của các Bộ, ngành. Bộ Ngoại thương, sau một thời gian chuẩn bị đã quyết định hợp nhất lực lượng Hải quan hai miền. Trên tinh thần đó, Hội nghị Hải quan toàn quốc lần thứ I đã được tổ chức từ 12-8-1976, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã thống nhất tổ chức ngành Hải quan trên phạm vi cả nước và đưa ra những nguyên tắc cơ bản cho hoạt động của ngành. Từ thời điểm này tổ chức và hoạt động của Hải quan trên cả nước được thống nhất vào một đầu mối, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Ngoại thương và Cục Hải quan Trung ương. Trong hoạt động của ngành cũng bắt đầu triển khai thống nhất về nghiệp vụ và các thủ tục Hải quan trên phạm vi cả nước, từ biên giới phía Bắc, phía Tây đến biên giới phía Tây Nam, dọc theo chiều dài bờ biển của Tổ quốc, tại các hải cảng, sân bay quốc tế, bưu cục ngoại dịch, trạm trả hàng... Trên tinh thần tăng cường bộ máy tổ chức Hải quan ở cơ sở, một số Phân cục, Chi cục Hải quan các tỉnh, thành phố đã được thành lập. Ngày 13-1-1977, Bé trưởng Bộ Ngoại thương ký quyết định số 65/BNT-QĐ thành lập Phân cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp đó, ngày 14-2-1977, theo Quyết định số 248/BNT-TCCB, các Chi cục Hải quan các địa phương là Sụng Bộ, Tõy Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang được thành lập. Tuy nhiên, do tình hình biên giới phía Tây Nam vào thời điểm này không ổn định nờn cỏc Chi cục Hải quan Sụng Bộ, Long An và Đồng Tháp chưa triển khai hoạt động. Ngoài ra, Bộ Ngoại thương cũng đã thỏa thuận với Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Trị Thiên thành lập Trạm Hải quan Lao Bảo, đồng thời chấn chỉnh lại tổ chức một số Phòng, Trạm, Đội thuộc Cục. Cùng với việc ngành Hàng không dân dụng chuyển các cơ sở của sân bay quốc tế Thủ đô từ Gia Lâm về Nội Bài, trạm Hải quan sân bay cũng được nâng lên thành Chi cục nhằm nâng cao vị thế của Hải quan trong giao dịch quốc tế. * Thực hiện nhiệm vụ của ngành trong điều kiện cả nước có chiến tranh trên hai tuyến biên giới Tây - Nam và phía Bắc: Trong những năm 1977 - 1979, đất nước ta gặp nhiều khó khăn. Đó là hai cuộc chiến tranh trên tuyến biên giới Tây - Nam, và trên toàn bộ chiều dài biên giới giữa hai nước Việt - Trung ở phía Bắc. Từ 17-2-1979, khi toàn tuyến biên giới phía Bắc thực sự trở thành chiến trường, thỡ cỏc hoạt động giao lưu buôn bán hai bên đường biên cũng như các hoạt động nghiệp vụ của lực lượng Hải quan tại các cửa khẩu trên biên giới phía Bắc đã tạm thời ngừng hoạt động. Chỉ thị số 80/CT, ngày 5-3-1979 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Ngoại thương đã quyết định chuyển các tổ chức Hải quan địa phương thuộc Ủy ban nhõn dân tỉnh, thành phố về trực thuộc Cục Hải quan Trung ương và để quản lý toàn diện. Cũng trên tinh thần phát triển và củng cố hệ thống mạng lưới các cấp cơ sở của ngành, Bộ trưởng Bộ Ngoại thương đã quyết định và triển khai thành lập một số Chi cục, Trạm Hải quan ở một số địa phương, trong đó cú cỏc đơn vị Hải quan mới ở phía Tây Nam. Nh­ vậy, việc thống nhất quản lý toàn diện theo ngành dọc đã mở ra những ưu thế mới cho việc tăng cường hiệu quả của công tác Hải quan nước ta. Sự kiện này đã tạo đà thuận lợi cho ngành không ngừng củng cố, chấn chỉnh hoạt động chuyên môn một cách thống nhất, và là nhân tố cơ bản để nâng cao hơn nữa chất lượng chuyên môn nghiệp vụ Hải quan phù hợp với tình hình mới. * Chuyển đổi hoạt động hải quan phù hợp với tình hình mới: Vào đầu những năm 80, kinh tế, đời sống của nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, đất nước lâm vào khủng hoảng. Chỉ tớnh riờng về ngành ngoại thương, trong năm 1981, xuất khẩu chỉ đạt 88% kế hoạch. Trước tình hình đó, Nhà nước đã quyết định ban hành một số chủ trương mới liên quan đến lĩnh vực khuyến khích xuất khẩu, mở rộng quyền cho địa phương kinh doanh xuất nhập khẩu và về cơ cấu nhập khẩu nhằm khắc phục những khó khăn trong đời sống của nhân dân. Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ V (được tổ chức tại Hà Nội từ 27 đến 31-3-1982) đã đề ra đường lối của cách mạng Việt Nam và phương hướng phát triển kinh tế trong chặng đường đầu của thời kỳ quá độ xã hội chủ nghĩa. Đại hội Đảng lần này nhấn mạnh đến tầm quan trọng và cấp thiết của việc hợp tác quốc tế và đã đề ra nguyên tắc "Kết hợp phát triển kinh tế trong nước và mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài". Trong bối cảnh như vậy, ngành Hải quan gặp phải những khó khăn về lực lượng, về đội ngò cán bộ (cả về số lượng và chất lượng, trình độ) và cả sự thiếu hụt trầm trọng về phương tiện phục vụ công tác chuyên môn; cho nên công tác Hải quan trong thời điểm này đã đứng trước những thử thách nặng nề. Sau khi chiến tranh biên giới kết thúc, xét thấy hải quan ở một số địa phương chưa thể tiếp tục hoạt động trở lại, Bộ Ngoại thương đã tạm thời giải tán các chi cục Hải quan Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn, đồng thời thành lập thêm một số đơn vị mới ở phía Nam. Việc này đã tạo điều kiện cho các địa phương cú thờm tổ chức và biên chế để đẩy mạnh các hoạt động ở các địa bàn trọng điểm. Sau khi kiện toàn bộ máy tổ chức và biên chế, Cục Hải quan Trung ương đã quản lí trực tiếp, toàn diện hoạt động của cỏc Phõn, Chi cục và trạm Hải quan trực thuộc. Sau khi giải thể Chi cục Hải quan Hoàng Liên Sơn và Hà Tuyên, chỉ có một số rất Ýt cán bộ, nhân viên của hai đơn vị này được tăng cường cho Hải quan Kiên Giang, An Giang, số còn lại do địa phương bố trí công tác. Cục Hải quan Trung ương đã quyết định nhanh chóng đưa Chi cục Hậu Giang đi vào hoạt động; củng cố tổ chức một số đơn vị Phòng, Trạm, Đội thuộc cỏc Phõn, Chi cục và Cục, chuẩn bị những điều kiện, cơ sở vật chất cần thiết cho công tác nghiệp vụ... * Thành lập Tổng cục Hải quan - Bước ngoặt mới trong tiến trình xây dựng và phát triển: Điều lệ Hải quan (ban hành theo Nghị định số 03/CP ngày 27-2-1960) đã có hiệu lực trong 24 năm. Đất nước ta trong quãng thời gian đú đó có nhiều thay đổi căn bản và to lớn, Điều lệ không còn đáp ứng được những yêu cầu của tình hình thực tiễn trong giai đoạn mới. Ngày 30-8-1984 Hội đồng Nhà nước ra Nghị quyết số 547/NQ/HĐNN phê chuẩn việc thành lập Tổng cục Hải quan, cơ quan thuộc Hội đồng Bộ trưởng. Sù kiện này đánh dấu một bước chuyển mới trên đường xây dựng và phát triển của Hải quan Việt Nam. Tiếp sau đó, vào ngày 20-10-1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 139/HĐBT quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Hải quan (gồm 11 điều). Nghị định nêu rõ: "Tổng cục Hải quan, cơ quan thuộc Hội đồng Bộ trưởng, là công cụ chuyên chính nửa vũ trang của Đảng và Nhà nước". Nghị định cũng đã quy định hệ thống tổ chức bộ máy Hải quan trong cả nước bao gồm: - Tổng cục Hải quan; - Hải quan tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương; - Hải quan cửa khẩu; - Các đội kiểm soát Hải quan cơ động của Tổng cục đóng ở Hải Phòng, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Nghị định đã khẳng định bằng văn bản pháp luật về tính chất công tác Hải quan, xác định rõ về vai trò, vị trí của Hải quan Việt Nam trong công cuộc phát triển kinh tế-xã hội, góp phần bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và phục vụ công tác đối ngoại. Đồng thời, Nghị định cũng làm rõ sự thống nhất về đầu mối quản lý trong toàn ngành, tránh được tình trạng chỉ đạo song trùng của Ủy ban nhân dân các địa phương nơi cú cỏc đơn vị hải quan cơ sở. Ngày 30-1-1985, Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định chuyển Tổng cục Hải quan từ Khối Kinh tế sang Khối Nội chính do Ban Nội chính Trung ương phụ trách. Ngày 1-2-1985, Bộ Ngoại thương bàn giao hệ thống tổ chức và công tác Hải quan sang Tổng cục Hải quan. Cũng vào ngày 1-2-1985, bàn giao toàn bộ hệ thống tổ chức và công tác Hải quan từ Bộ Ngoại thương sang Tổng cục Hải quan. Nh­ vậy, có thể khẳng định là bắt đầu từ tháng 2-1985, Bé máy Tổng cục Hải quan chính thức triển khai hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và hệ thống tổ chức mới. Tổng cục Hải quan ra Quyết định sè 387-TCHQ/TCCB ngày 11-5-1985 về việc đổi tên các Chi cục Hải quan thành các Hải quan tỉnh, thành phố; giải thể Hải quan liên tỉnh (bao gồm các tỉnh Nghĩa Bỡnh, Phỳ Khỏnh, Gia Lai-Kontum, Đak Lak) thành lập Hải quan tỉnh Phỳ Khỏnh, Hải quan tỉnh Nghĩa Bình (Quyết định số 100/TCHQ/TCCB ngày 2-8-1985). Tiếp đó thành lập Hải quan thành phè Hà Nội (Quyết định số 101-TCHQ-TCCB ngày 3-8-1985), Hải quan tỉnh Đồng Tháp (Quyết định số 215-TCHQ/TCCB ngày 15-12-1985), và các Hải quan cửa khẩu: Bu Brăng (Đak Lak), Đường 19 (Gia Lai), Cảng Cửa Lò (Nghệ An) (15-12-1985). 2.1.4. Tổ chức hải quan Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế (1987 - 2005) * Hải quan Việt Nam đổi mới và hội nhập quốc tế: Những thay đổi trong đường lối quản lý kinh tế, trước hết là trong quản lý kinh tế đối ngoại theo tinh thần đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế đặt ra trước mắt ngành Hải quan Việt Nam nhiệm vụ phải phát triển, tự đổi mới mình, từ đội ngò cán bộ, phương thức quản lý tới phương pháp, phong cách làm việc và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động nghiệp vụ, để có thể đáp ứng được những yêu cầu của thời kỳ mới. Vì vậy, Lịch sử Hải quan Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế (từ năm 1987 tới nay) thực tế cũng là lịch sử của quá trình cải cách, đổi mới của ngành và những kết quả cụ thể của nó. Quá trình đổi mới, cải cách của Hải quan Việt Nam là một quá trình lâu dài, liên tục và có thể chia làm hai giai đoạn như sau: - Từ năm 1987 đến 1993 là giai đoạn thực hiện những bước đi ban đầu trong quá trình đổi mới ngành Hải quan. - Từ năm 1994 đến nay là giai đoạn đẩy mạnh công cuộc đổi mới và bước đầu hiện đại hóa trong ngành Hải quan * Những bước đi ban đầu trong quá trình đổi mới ngành Hải quan (1987 - 1993): Cho tới Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế tập trung, bao cấp, mà một trong những đặc trưng của nó là chế độ Nhà nước độc quyền về ngoại thương. Trên cơ sở của chế độ Nhà nước độc quyền về ngoại thương, tư duy về nghiệp vụ Hải quan thời kỳ này là thuần túy quản lý chặt chẽ hoạt động xuất nhập khẩu để bảo vệ độc quyền nhà nước về ngoại thương. Đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, đề ra từ Đại hội VI và được phát triển tiếp tục qua những đại hội tiếp theo, chủ trương phát triển thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trên cơ sở nền kinh tế nhiều thành phần. Vì vậy, tư duy chỉ đạo nghiệp vụ Hải quan cũng phải được chuyển đổi theo hướng cân bằng giữa nhiệm vụ quản lý, bảo đảm đúng pháp luật Nhà nước và nhiệm vụ phục vụ, tạo điều kiện cho hoạt động xuất, nhập khẩu. Trong những năm 1987 - 1993, ngành Hải quan tập trung tạo cơ sở cho quá trình đổi mới toàn diện ở những giai đoạn tiếp theo. Pháp lệnh Hải quan được Hội đồng Nhà nước thông qua ngày 20-2-1990 và có hiệu lực từ ngày 1-5-1990. Pháp lệnh Hải quan gồm 51 điều, chia l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc76Luan van.doc
Tài liệu liên quan