Tài liệu Đề tài Cơ sở lí luận về phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp: PHẦN I : CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP.
I. Sự cần thiết của phân tích hiệu quả hoạt động :
1. Khái niệm về phân tích hiệu quả hoạt động :
1.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động :
Đứng trên nhiều góc độ khác nhau có những quan niệm khác nhau về hiệu quả hoạt động .
-Nếu hiểu hiệu quả theo mục đích thì hiệu quả hoạt động là hiệu số giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Cách hiểu này đồng nhất với lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Nếu đứng trên góc độ từng yếu tố để xem xét, hiệu quả thể hiện trình độ và khả năng sử dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Có thể nói rằng mặc dù có sự thống nhất quan điểm cho rằng phạm trù hiệu quả hoạt động phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, song lại khó tìm thấy sự thống nhất trong khái niệm về hiệu quả hoạt động.
Nhiều nhà quản trị học cho rằng, hiệu quả hoạt động là một vấn đề phức tạp liên quan đến các yếu tố trong quá trình hoạt động kinh doanh. Vì vậy, muốn đạt hiệu quả...
69 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1719 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Cơ sở lí luận về phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I : CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP.
I. Sự cần thiết của phân tích hiệu quả hoạt động :
1. Khái niệm về phân tích hiệu quả hoạt động :
1.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động :
Đứng trên nhiều góc độ khác nhau có những quan niệm khác nhau về hiệu quả hoạt động .
-Nếu hiểu hiệu quả theo mục đích thì hiệu quả hoạt động là hiệu số giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Cách hiểu này đồng nhất với lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Nếu đứng trên góc độ từng yếu tố để xem xét, hiệu quả thể hiện trình độ và khả năng sử dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Có thể nói rằng mặc dù có sự thống nhất quan điểm cho rằng phạm trù hiệu quả hoạt động phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, song lại khó tìm thấy sự thống nhất trong khái niệm về hiệu quả hoạt động.
Nhiều nhà quản trị học cho rằng, hiệu quả hoạt động là một vấn đề phức tạp liên quan đến các yếu tố trong quá trình hoạt động kinh doanh. Vì vậy, muốn đạt hiệu quả cao phải có sự kết hợp giữa 2 yếu tố: chi phí và kết quả, chi phí là tiền đề để doanh nghiệp thực hiện kết quả đặt ra.
Để đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động, ta có công thức chung:
Kết quả đầu ra
Hiệu quả hoạt động =
Các yếu tố đầu vào
Theo cách hiểu như trên thì hiệu quả hoạt động là đại lượng so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả đạt được. Hiệu quả hoạt động được nâng cao trong trường hợp kết quả tăng, chi phí giảm và cả trong trường hợp chi phí tăng nhưng tốc độ tăng kết quả nhanh hơn tốc độ tăng chi phí đã chi ra để đạt được kết quả đó.
1.2 Khái niệm về phân tích hiệu quả hoạt đông:
Phân tích hiệu quả của doanh nghiệp là việc đánh giá khả năng đạt được kết quả, khả năng sinh lãi của doanh nghiệp. Bởi vì mục đích cuối cùng của người chủ sở hữu, của nhà quản trị là bảo đảm sự giàu có, sự tăng trưởng tài sản của doanh nghiệp; để thực hiện tốt nhiệm vụ này, doanh nghiệp phải sử dụng và phát triển tiềm năng kinh tế của mình. Nếu không đảm bảo được khả năng sinh lãi thì lợi nhuận tương lai sẽ không chắc chắn, giá trị doanh nghiệp sẽ bị giảm, người chủ có nguy cơ bị mất vốn .
2. Ý nghĩa của phân tích hiệu quả hoạt động:
Phân tích hiệu quả hoạt động chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là công cụ quản lý có hiệu quả mà các doanh nghiệp sử dụng từ trước đến nay. Phân tích hiệu quả hoạt động giúp doanh nghiệp tự đánh giá, xem xét việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế như thế nào, những mục tiêu kinh tế được thực hiện đến đâu từ đó tìm ra những biện pháp để tận dụng một cách triệt để thế mạnh của doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là phân tích hiệu quả hoạt động không chỉ là điểm kết thúc một chu kỳ kinh doanh mà còn khởi đầu một chu kỳ kinh doanh tiếp theo. Kết quả phân tích của thời gian kinh doanh đã qua và những dự đoán trong phân tích điều kiện kinh doanh sắp tới sẽ là những căn cứ quan trọng để doanh nghiệp hoạch định chiến lược phát triển và phương án kinh doanh có hiệu quả, nhằm hạn chế rủi ro bất định trong kinh doanh.
Phân tích hiệu quả hoạt động nhằm phát huy mọi tiềm năng thị trường, khai thác tối đa những nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được lợi nhuận cao nhất.
Phân tích hiệu quả hoạt động không chỉ có ý nghiã quan trọng đối với bản thân Công ty mà còn có ý nghĩa đối với những ai quan tâm đến Công ty đặc biệt là nhà đầu tư, ngân hàng, nhà cung cấp...vì phân tích hiệu quả hoạt động sẽ giúp cho họ có những thông tin để có những quyết định chính xác hơn, kịp thời hơn.
II. THÔNG TIN SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG.
Phân tích hiệu quả hoạt động được thực hiện trên cơ sở các báo cáo tài chính - được hình thành thông qua việc xử lý các báo cáo kế toán: đó là Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và các báo cáo chi tiết khác.
1.Bảng cân đối kế toán:
Bảng cân đối tài khoản là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó. Nó được lập trên cơ sở những thứ mà doanh nghiệp có(tài sản) và những thứ mà doanh nghiệp nợ(nguồn vốn) theo nguyên tắc cân đối(tài sản bằng nguồn vốn). Đây là một báo cáo tài chính có ý nghĩa rất quan trọng đối với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ kinh doanh với doanh nghiệp; nó đánh giá tổng quát qui mô tính chất hoạt động và trình độ sử dụng các nguồn lực, là cơ sở để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, trợ giúp quá trình phân tích và quyết định.
Bên tài sản của Bảng cân đối kế tóan phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có đến thời điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp: đó là tài sản cố định , tài sản lưu động. Bên nguồn vốn phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp đến thời điiểm lập báo cáo: đó là vốn chủ sở hữu(vốn tự có) và các khoản nợ phải trả.
2.Báo cáo kết quả kinh doanh:
Khác với Bảng cân đối kế tóan, báo cáo kết quả kinh doanh cho biết sự dịch chuyển của tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó cho phép dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Báo cáo kết quả kinh doanh còn giúp các nhà phân tích so sánh doanh thu và số tiền thực nhập quỹ khi bán hàng hóa, dịch vụ với tổng chi phí phát sinh và số tiền thực xuất quỹ để vận hành doanh nghiệp. Trên cơ sở đó có thể xác định kết quả kinh doanh lãi hay lỗ. Như vậy, báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh kết quả kinh doanh, phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Nó cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nướcvà kết quả quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Các báo cáo chi tiết khác :
Phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp không thể chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu các báo cáo tài chính mà phải mở rộng sang các báo cáo khác như: Bảng chi tiết lãi lỗ tiêu thụ về sản xuất, tình hình tăng giảm tài sản cố định và các tài liệu khác về giá trị sản xuất và số lượng sản phẩm tiêu thụ.
Bên cạnh đó, khi phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ta cần phải có số liệu về chi phí lãi vay, chi phí khả biến và bất biến trong khoản mục các yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh,chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Tất cả những số liệu trên muốn có được thì cần xem chi tiết trên các sổ kế toán chi tiết tại doanh nghiệp
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP.
1.Phương pháp phân tích định lượng :
Các phương pháp truyền thống được sử dụng trong phân tích hiệu quả hoạt động là:
1.1Phương pháp chi tiết : là sự phân chia kết quả kinh doanh của doanh nghiệp theo nhiều hướng khác nhau để phục vụ cho các yêu cầu quản lý cụ thể. Thông thường phương pháp này có các hướng chi tiết sau:
-Chi tiết theo thời gian : là sự phân chia kết quả kinh doanh của doanh nghiệptheo các khoảng thời gian khác nhau. Việc chi tiết theo thời gian giúp chúng ta phân phối nguồn lực đầu vào theo từng khoảng thời gian cụ thể vì không phải lúc nào hoạt động kinh doanh cũng đi lên. Mặt khác, trong quản lý người ta phải nắm được nhịp độ sản xuất kinh doanh để điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh; giúp doanh nghiệp phát hiện được tính chu kỳ, tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để có giải pháp kinh doanh phù hợp.
-Chi tiết theo địa điểm phát sinh: là việc phân chia kết quả kinh doanh theo địa điểm phát sinh kết quả như: phân chia doanh thu theo thị trường, phân chia doanh thu theo cửa hàng, phân chia giá thành theo giai đoạn sản xuất. Việc chi tiết này sẽ chi tiết hơn sự đóng góp của từng bộ phận đến kết quả chung của doanh nghiệp và cá tác dụng rất lớn trong hạch toán kinh doanh nội bộ nhằm đánh giá những thành tích hay khuyết điểm của từng bộ phận trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
-Chi tiết theo các yếu tố cấu thành chỉ tiêu phản ánh kết quả : là việc phân chia chỉ tiêu phản ánh kết quả theo các yếu tố cấu thành nên chỉ tiêu đó như: chi tiết giá thành theo khoản mục, chi tiết doanh thu theo loại hình hoạt động, chi tiết doanh thu theo từng mặt hàng… Việc chi tiết này nhằm đánh giá xu hướng tác động của các chỉ tiêu cần phân tích từ đó phát hiện ra trọng điểm của công tác quản lý.
1.2Phương pháp so sánh :
Là phương pháp đối chiếu chỉ tiêu kinh tế cần phân tích với một chỉ tiêu kinh tế được chọn làm gốc để so sánh. Đây là phương pháp phổ biến và sử dụng lâu đời trong phân tích. Khi sử dụng phương pháp này phải quan tâm đến các vấn đề sau :
1.21 Lựa chọn gốc so sánh :
Việc lựa chọn số gốc để so sánh phải căn cứ vào mục tiêu và yêu cầu của phân tích. Có thể lựa chọn các loại số gốc sau :
-Số gốc là số kế hoạch, việc lựa chọn số gốc này là nhằm đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hay mục tiêu đề ra.
-Số gốc là số của những năm trước hoặc kỳ trước, việc lựa chọn số gốc này là nhằm đánh giá sự biến động của chỉ tiêu cần phân tích qua thời gian.
-Số gốc là số của doanh nghiệp khác hoặc số trung bình ngành, việc lựa chọn số gốc này là nhằm vị trí của doanh nghiệp và đề ra giải pháp quản lý phù hợp.
1.22 Điều kiện so sánh :
-Các chỉ tiêu phải phản ánh cùng một nội dung kinh tế, mỗi chỉ tiêu thì phải phản ánh một nội dung kinh tế cụ thể.
-Các chỉ tiêu phải có cùng một phương pháp tính toán.
-Các chỉ tiêu phải có cùng một thước đo sử dụng.
1.23 Kỹ thuật so sánh :
-So sánh bằng số tuyệt đối: cho biết sự biến động về mặt lượng của chỉ tiêu cần phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc.
5= Số kỳ phân tích - Số kỳ gốc
-So sánh bằng số tương đối : so sánh về mặt tỷ lệ giữa chỉ tiêu kỳ phân tích với chỉ tiêu kỳ gốc.
Số kỳ phân tích - số kỳ gốc
t% = *100%
Số kỳ gốc
Số kỳ phân tích
Hoặc t% = *100%
Số kỳ gốc
1.3 Phương pháp loại trừ:
Là phương pháp dùng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong phân tích. Nguyên tắc của phương pháp loại trừ là khi đánh giá ảnh hưởng của một nhân tố nào đó đến chỉ tiêu kinh tế cần phân tích thì phải loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố còn lại. Phương pháp này có 2 phương pháp cụ thể :
1.31 Phương pháp thay thế liên hoàn:
Phương này dùng để đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu kinh tế cần phân tích bằng cách lần lượt thay thế trị số của nhân tố kỳ gốc sang kỳ phân tích. Khi thay thế nhân tố nào thì các nhân tố còn lại luôn cố định trị số của nó.
Phương pháp này được sử dụng khi các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu kinh tế cần phân tích có mối quan hệ với nhau và liên hệ với chỉ tiêu phân tích bằng một công thức toán học, trrong đó các nhân tố sắp xếp theo trình tự từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng.
Trình tự thay thế của các nhân tố khác nhau thì mức độ ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau, từ đó kết quả đánh giá ảnh hưởng khác nhau.Vì vây, trong phương pháp này cần phải xác định trình tự thay thế của các nhân tố theo một nguyên tắc nhất định, cụ thể :
-Nhân tố số lượng sẽ thay thế trước nhân tố chất lượng, nhân số lượng là những nhân tố phản ánh qui mô hay điều kiện của của quá trình sản xuất kinh doanh, nhân tố chất lượng là những nhân tố phản ánh hiệu quả hay hiệu suất của quá trình kinh doanh.
-Trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng thì thông thường có sự ảnh hưởng của nhân tố kết cấu thì trình tự thay thế sẽ là: nhân tố số lượng thay thế trước, tiếp theo là nhân tố kết cấu sau cùng là nhân tố chất lượng.
-Trong trường hợp có nhiều nhân tố số lượng hoặc chất lượng thì nhân tố chủ yếu thay thế trước và nhân tố thứ yếu thay thế sau.
1.32 Phương pháp số chênh lệch :
Phương pháp này là trường hợp đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn khi giữa các nhân tố có quan hệ tích số. Theo phương pháp này, mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào sẽ bằng số chênh lệch của nhân tố đó nhân với các số còn lại đã cố định.
2.Phương pháp phân tích định tính:
Việc sử dụng những số liệu trên báo cáo tài chính để so sánh, đánh giá và nhận xét, trên cơ sở đó đưa ra những quyết định là chưa đầy đủ. Vì nhiều khi những con số trên báo cáo tài chính là những con số thời điểm nên chưa có cơ sở để đánh giá chính xác và đầy đủ về tình hình hoạt động kinh doanh thời gian dài cũng như xu hướng phát triển của doanh nghiệp mà còn cần thiết phải dựa vào những nhân tố khác không thể định lượng được ảnh hưởng như: tình hình pháp luật, môi trường kinh doanh, khách hàng và tình hình thực tế về đặc điểm hoạt động sản xuất của đơn vị như: Đặc điểm sản phẩm, đặc điểm ngành hàng kinh doanh, chính sách phân phối sản phẩm…
IV CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP.
1.Các nhân tố bên trong:
1.1 Công tác tổ chức quản lý:
Công tác tổ chức quản lý là việc sắp xếp, phân chia quyền hạn và trách nhiệm cụ thể, riêng lẻ cho từng người cũng như cho tập thể trong một tổ chức. Công tác tổ chức quản lý hợp lý sẽ giúp cho nhân viên làm việc một cách có hiệu quả do tổ chức đã phân rõ nguồn lực cho từng công việc cụ thể, các nhân viên đã hiểu rõ từng qui tắc cũng như quy trình làm việc để có thể xử lí thông tin, ra quyết định và giải quyết công việc có hiệu quả.
1.2Trình độ tổ chức sản xuất :
Việc khai thác và sử dụng triệt để các nguồn lực sản xuất như: máy móc thiết bị, lao động, vốn…tại các doanh nghiệp là một việc làm rất khó đạt được. Do đó, nếu doanh nghiệp không tổ chức sản xuất hợp lý thì có thể hạn chế sự lãng phí về nguồn lực trong quá trình sản xuất, từ đó sẽ tăng sản lượng sản xuất và giảm thấp chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
1.3 Chính sách bán hàng:
Để tăng doanh thu bán hàng thì mỗi doanh nghiệp phải quan tâm đến các chính sách như: chính sách tiêu thụ, chính sách sản xuất ,chính sách tài chính. Tuy nhiên, mỗi chính sách đều cần phải có một khoản chi phí nhất định. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải cân nhắc giữa chi phí bỏ ra và lợi ích đạt được từ đó tìm mọi biện pháp hữu hiệu nhất nhằm làm giảm chi phí đến mức có thể mà vẫn tăng lượng hàng tiêu thụ, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.4 Nguồn tài chính:
Đây là nhân tố gắn liền với việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại hay phát triển của doanh nghiệp. Bởi vì điều kiện tiền đề để doanh nghiệp tổ chức sản xuất kinh doanh là phải cần có một số vốn nhất định;ví dụ như nếu doanh nghiệp quyết định đưa một sản phẩm mới, tiến hành đầu tư mới tài sản cố định(TSCĐ),thuê mướn thêm lao động, thanh toán các khoản chi tiêu khác phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.Tất cả các vấn đề này đều gián tiếp hay trực tiếp liên quan đến hoạt động tài chính.
2.Các nhân tố bên ngoài :
2.1Nhà cung cấp:
Để quá trình sản xuất kinh doanh liên tục và có hiệu quả thì cần phải có mối quan hệ mật thiết với các nhà cung cấp. Vì họ là những người cung ứng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, doanh nghiệp phải lựa chon những nhà sản xuất có uy tín, đúng giá cả và thời hạn để cung ứng kịp thời cho quá trình sản xuất, giúp doanh nghiệp có nguồn lực đều đặn, rẻ nhất, hiệu quả nhất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
2.2 Đối thủ cạnh tranh :
Đối thủ cạnh tranh là những tổ chức, cá nhân có khả năng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng về các mặt hàng giống với mặt hàng của doanh nghiệp hoặc các mặt hàng có thể thay thế lẫn nhau. Vì vậy, để dành ưu thế thị phần, để cạnh tranh tốt thì doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá bán, khuýên mãi…Điều này tạo ra khả năng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2.3Khách hàng và nhu cầu của khách hàng:
Nhân tố khách hàng và nhu cầu của khách hàng quyết định qui mô cũng như cơ cấu nhu cầu trên thị trường của doanh nghiệp và là yếu tố quan trọng hàng đầu khi xác định chiến lược kinh doanh. Do đó doanh nghiệp phải tập trung tất cả vào khách hàng, phục vụ khách hàng với mục tiêu cung cấp cho họ những dịch vụ hàng đầu như: gía cả phải chăng, lựa chọn hàng hóa tùy muốn ,thuận tiện, phục vụ tận tình…Đây là nhân tố quan trọng cũng như áp lực đối với doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
2.4Các nhân tố khác :
Ngoài các nhân tố trên thì môi trường kinh tế, chính trị, xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: tỷ lệ lạm pháp, tỉ giá hối đoái, lãi vay ngân hàng, chính sách tiền tệ…
V.CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố của quá trình kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt kết quả cao nhất trong hoạt động kinh doanh với chi phí thấp nhất. Do vậy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ được xem xét một cách tổng hợp mà còn được nghiên cứu trên cơ sở các yếu tố thành phần của nó.
1.Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cá biệt:
Hiệu quả cá biệt của hoạt động kinh doanh được đánh giá thông qua các chỉ tiêu hiệu suất.
Hiệu suất sản xuất kinh doanh là khái niệm dùng để đo lường mức độ sử dụng các yếu tố đầu vào.
Hiệu suất sử dụng tài sản:
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng tài sản =
Tổng tài sản bình quân
hoặc: Giá trị sản xuất
Hiệu suất sử dụng tài sản =
Tổng tài sản bình quân
Doanh thu thuần ở công thức trên bao gồm doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh, thu nhập hoạt động tài chính và thu nhập hoạt động khác.
Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản đầu tư tại doanh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần hay giá trị sản xuất . Giá trị của chỉ tiêu này càng cao thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản càng lớn.
Nếu xem xét hiệu quả sử dụng tài sản chỉ trong lĩnh vực kinh doanh thuần túy thì mối quan hệ giữa tài sản và doanh thu thuần được tính như sau:
Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh
Số vòng quay của tài sản =
Tổng tài sản bình quân
1.2Hiệu suất sử dụng TSCĐ (hay vốn cố định).
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, giá trị sản xuất hình thành chủ yếu từ năng lực TSCĐ nên để thể hiện hiệu quả cá biệt về việc sử dụng TSCĐ, có thể tính theo các chỉ tiêu sau :
Giá trị sản xuất
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
Nguyên giá bình quân TSCĐ
hoặc: Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ đem lại bao nhiêu đồng giá trị sản xuất hoặc doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện hiệu suất công tác đầu tư càng lớn và hiệu suất sử dụng TSCĐ càng cao, chỉ tiêu này cao hay thấp còn phụ thuộc vào đơn vị đó là đơn vị sản xuất hay thương mại.Trong trường hợp chọn tử số là giá trị sản xuất thì nó có thể phản ánh được khả năng tạo ra giá trị bằng TSCĐ. Chỉ tiêu này cao quá thể hiện việc đầu tư giảm nhưng xét về lâu dài cũng chưa chắc là tốt vì thể hiện khả năng đầu tư TSCĐ của doanh nghiệp thấp.
1.3Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động (hay vốn lưu động)
1.31Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn lưu động không ngừng vận động. Nó là một bộ phận có tốc độ lưu chuyển vốn nhanh so với TSCĐ. Vốn lưu động sẽ lần lượt mang các hình thái khác nhau trong quá trình dự trữ, sản xuất, lưu thông phân phối.Vì vậy, để đánh giá tốc độ lưu chuyển vốn lưu động thì ta cần xem xét số vòng quay bình quân của vốn lưu động.
Doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân
Số vòng quay vốn lưu động =
Chỉ tiêu này cho thấy số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ phân tích hay một đồng vốn lưu động bỏ ra thì đảm nhiệm bao đồng doanh thu thuần .Trị giá của chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ vốn lưu động quay càng nhanh. Đó là kết quả của việc quản lý vốn lưu động hợp lý trong các khâu dự trữ, tiêu thụ và thanh toán, tạo tiền đề cho tình hình tài chính lành mạnh.
Vốn lưu động bình quân
Doanh thu thuần
Số ngày 1 vòng quay vốn lưu động = *360
Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết để vốn lưu động quay được 1 vòng. Hệ số này càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng lớn và chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn lưu động càng cao.
Thông qua 2 chỉ tiêu trên ta có thể xác định số vốn lưu động tiết kiệm hay lãng phí bằng công thức :
Doanh thu thuần kỳ phân tích(N1 –N0)
360
Số vốn lưu động tiết kiệm
hay lãng phí (+/-) =
N1,N0 : thời gian một vòng luân chuyển vốn lưu động kỳ phân tích, kỳ gốc.
Trong tất cả các doanh nghiệp sản xuất hay thương mại thì hành tồn kho và nợ phải thu luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Tốc độ quay vòng của hàng tồn kho nhanh hay chậm thì có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Chính vì vậy, để đánh giá sâu hơn hiệu suất sử dụng vốn lưu động, ta cần đi sâu phân tích số vòng quay hàng tồn kho và số vòng quay nợ phải thu.
1.32Hiệu suất sử dụng hàng tồn kho:
Giá vốn hàng bán
Số vòng quay hàng tồn kho = (vòng)
Số dư bình quân hàng tồn kho
Tốc độ quay vòng của hàng tồn kho nhanh thì thể hiên khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng lớn và công việc kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá là có hiệu quả. Khi phân tích chỉ tiêu này cần chú ý đến ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Thời gian của một vòng quay Số dư bình quân hàng tồn kho
hàng tồn kho = *360
Giá vốn hàng bán
Chỉ tiêu này phản ánh thời gian lưu kho bình quân trước khi nó được tiêu thụ.
1.33Hiệu suất sử dụng nợ phải thu:
Doanh thu bán Thuế GTGT
+
chịu thuần đầu ra
Số vòng quay nợ
thu khách hàng = (vòng)
Số dư bình quân phải thu khách hàng
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển hóa khoản phải thu thành tiền, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ công tác thu hồi nợ của doanh nghiệp được đánh giá là tốt và lúc này doanh nghiệp có khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn bởi các khoản phải thu. Nhưng nếu chỉ tiêu này quá cao thì có ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp trong kỳ, vì trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì cần phải có một chính sách tín dụng hợp lý mới hấp dẫn được khách hàng và làm tăng doanh thu của doanh nghiệp. Trong điều kiện không thu thập được số liệu về doanh thu bán chịu thuần ta có thể lấy doanh thu bán hàng để thay thế.
Số dư bình quân nợ phải thu
Kỳ thu tiền bình quân = *360 (ngày/vòng)
Doanh thu bán Thuế GTGT
+
chịu thuần đầu ra
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân 1 vòng quay của khoản phải thu. Chỉ tiêu này đem so sánh với kỳ hạn tín dụng của doanh nghiệp áp dụng cho khách hàng sẽ đánh giá được tình hình thu hồi công nợ và khả năng chuyển hóa thành tiền của khoản phải thu.
2.Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh tổng hợp :
Ngoài việc xem xét hiệu quả cá biệt của từng loại nguồn lực, ta cần phân tích hiệu quả tổng hợp dựa vào các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Đó chính là khả năng sử dụng một cách tổng hợp các nguồn lực để tạo ra kết quả trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
2.1Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu :
Tỷ suất này phản ánh cứ 100 đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu dồng lợi nhuận. Sự biến động của tủy suất này phản ánh sự biến động của hiệu quả hay ảnh hưởng của các chiến lược tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm.Có các chỉ tiêu phổ biến sau :
Lợi nhuận trước thuế
Doanh thu thuần
Tỷ suất lợi nhuận trên DTT = *100(%)
Doanh thu thuần ở công thức trên bao gồm doanh thu thuần sản xuất kinh doanh, thu nhập tài chính và thu nhập khác. Tuy nhiên vì sức sinh lợi của mỗi hoạt động không như nhau và hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp nên cần thiết phải phải tính riêng chỉ tiêu đánh gía khả năng sinh lời từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tỷ suất này được xác định trên cơ sở mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí và lợi nhuận chỉ trong lĩnh vực kinh doanh thuần.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh Lợi nhuận thuần SXKD
thu thuần SXKD = *100%
Doanh thu thuần SXKD
Chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lãi của 1 đồng doanh thu khi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Trị giá của chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh càng lớn .
Trong một số trường hợp, do chính sách khấu hao khác biệt dẫn đến chỉ tiêu lợi nhuận thuần bị tính toán sai lệch. Do vậy, để loại trừ sự khác biệt về chính sách khấu hao, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận có thể được tính lại như sau :
+
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh Lợi nhuận thuần Chi phí khấu hao
thu thuần SXKD SXKD TSCĐ
khi loại trừ chính sách =
khấu hao Doanh thu thuần SXKD
Chi phí khấu hao TSCĐ ở công thức trên được tính bằng cách lấy hao mòn lũy kế cuối năm – hao mòn lũy kế đầu năm trên Bảng cân đối kế tóan( nếu trong năm không có thanh lý, nhượng bán)hoặc lấy giá trị hao mòn tăng trong kỳ - giá trị hao mòn giảm trong kỳ trên báo cáo chi tiết về tình hình tăng giảm TSCĐ.
Chỉ tiêu hiệu quả này cho phép đánh giá hiệu quả doanh thu, nó đo lường hiệu quả đạt được từ 100 đồng doanh thu. Tổng ở tử số của chỉ tiêu này còn thể hiện khả năng tái đầu tư của doanh nghiêp.Do vây, sự tiến triển của chỉ tiêu này qua thời gian chỉ ra khả năng phát triển và khả năng mà doanh nghiệp phải duy trì để tái đầu tư.
2.2Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)
Lợi nhuận trước thuế(sau thuế)
ROA = *100%
Tổng tài sản bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 tài sản đầu tư tại doanh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế(sau thuế). Chỉ tiêu ROA càng cao phản ánh khả năng sinh lời tài sản càng cao.
Ngoài ra, để làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu tỷ suất sinh lời tài sản, chỉ tiêu ROA còn được chi tiết qua phương trình Dupont :
Lợi nhuận trước thuế(sau thuế) Doanh thu thuần
ROA = * *100%
Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân
*
= Tỷ suất lợi nhuận trước thuế Hiệu suất sử dụng
(sau thuế) trên doanh thu thuần tài sản
Để làm rõ ảnh hưởng của từng nhân tố, ta có thể sử dụng phương pháp loại trừ. Hạn chế của chỉ tiêu này là chịu ảnh hưởng chi phí lãi vay.
2.3Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản(RE)
Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay
RE = *100%
Tổng tài sản bình quân
Chỉ tiêu này đã loại trừ ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đối với khả năng sinh lời của tài sản. Chỉ tiêu này càng cao biểu hiện doanh nghiệp kinh doanh càng lời. Áp dụng tỷ suất này, doanh nghiệp sẽ có quýêt định nên huy động từ vốn chủ hay huy động vốn vay. Nếu tỷ suất sinh lời kinh tế của doanh nghiệp lớn hơn lãi suất vay thì doanh nghiệp nên tiếp nhận các khoản vay và tạo ra phần tích lũy cho người chủ sở hữu.
VI. CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP.
Hiệu quả tài chính thường được các nhà đầu tư quan tâm vì nó gắn liền với lợi ích của họ trong hiện tại và tương lai. Một doanh nghiệp có hiệu quả tài chính cao chính là điều kiện cho doanh nghiệp tăng trưởng. Để phát triển, doanh nghiệp phải đầu tư và sự đầu tư luôn cần các nguồn vốn. Nhưng vấn đề này đặt ra một câu hỏi : doanh nghiệp nên gia tăng vốn chủ sở hữu hay nên huy động vốn vay? Do vây, hiệu quả tài chính là mục tiêu của các nhà quản trị cũng như của người chủ và người có vốn đầu tư.
1.Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)
Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận của vốn chủ sở hữu và được các nhà đầu tư rất quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp. So với người cho vay, thì việc bỏ vốn vào hoạt động kinh doanh của chủ sở hữu mang tính mạo hiểm lớn nhưng lại có nhiều cơ hội đem lại lợi nhuận cao hơn. Vì thế tăng khả năng sinh lãi của vốn chủ sở hữu là một trong các mục tiêu trong hoạt động quản lý tài chính và các nhà phân tích thường dùng chỉ tiêu ROE làm thước đo mức doanh lợi đầu tư của chủ sở hữu.
Khả năng sinh lời vốn chủ thể hiện qua mối quan hệ giữa lợi nhuận của doanh nghiệp với vốn chủ sở hữu, vốn thực có của doanh nghiệp
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân
ROE = *100(%).
Chỉ tiêu này thể hiện 100 đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cuối cùng, lợi nhuận sau thuế. Trong trường hợp doanh nghiệp huy động vốn từ nhiều nguồn, chỉ tiêu này càng cao thì doanh nghiệp càng có có cơ hội tìm kiếm được nguồn vốn mới thông qua thị trường tài chính. Ngược lại, tỷ suất này càng thấp dưới mức sinh lời cần thiết của thị trường thì khả năng thu hút vốn chủ sở hữu , khả năng đầu tư của doanh nghiệp càng khó .
2.Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời vốn chủ :
Để có thể thấy rõ được nguyên nhân tác động trực tiếp đến ROE cũng như mức đọ ảnh hưởng của từng nhân tố đến khả năng sinh lời vốn chủ, ta sẽ xem xét các nhân tố sau :
Dĩ nhiên ảnh hưởng trước tiên đến hiệu quả tài chính phải là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Lợi nhuận sau thuế
ROE =
Vốn chủ sở hữu bình quân
Lợi nhuận trước thuế Doanh thu thuần Tổng tài sản b/q
= * * * ( 1-T)
Doanh thu thuần Tổng tài sản b/q Vốn chủ sở hữu b/q
1
= ROA * *(1-T)
Vốn chủ sở hữu b/q
Tổng tài sản b/q
1
Tỷ suất Nợ
= ROA * *(1-T)
Với T là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.
Qua đó ta có thể thấy sức sinh lời vốn chủ tùy thuộc vào sức sinh lời của tài sản và cấu trúc vốn của doanh nghiệp, tức tùy thuộc vào việc sử dụng Nợ như thế nào?.
Mục tiêu cơ bản trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu đó, các doanh nghiệp phải thực hiện nhều biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu từ hoạt động kinh doanh, đồng thời chủ động lựa chọn cơ cấu tài chính hợp lý sao cho vừa tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn và các rủi ro về cơ cấu tài chính, vừa tối đa hóa lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Một trong những công cụ mà các nhà quản lý tài chính doanh nghiệp thường sử dụng để đạt được các mục đích trên là đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp.
Đòn bẩy tài chính phản ánh một đồng vốn mà doanh nghiệp hiện đang sử dụng có bao nhiêu đồng vốn được hình thành từ các khoản nợ.
Do đó để thấy rõ hơn sự ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến khả năng sinh lời vốn chủ, ta có thể biểu diễn ROE qua phương trình sau :
Nợ
VCSH
ROE =[ RE + (RE –i) * ]] *(1-T).
Trong đó i: lãi suất ngân hàng
Nợ : nợ phải trả
Chỉ tiêu trên cho thấy, nếu hiệu quả kinh doanh(RE) cao sẽ dẫn đến hiệu quả tài chính cao và ngược lại. Nhưng nếu một hiệu quả kinh doanh thì chưa đủ vì hiệu quả tài chính còn chịu ảnh hưởng của cấu trúc vốn và tỷ suất lợi nhuận trên vốn hay còn gọi là đòn bẩy tài chính. Tác động của đòn bẩy tài chính có tính 2 mặt, trong điều kiện bình thường kinh doanh có hiệu quả, mức lợi nhuận trước thuế và lãi vay đạt được của doanh nghiệp lớn hơn lãi vay phải trả thì việc tăng thêm hệ số nợ của doanh nghiệp là cần thiết và rất có lợi cho doanh nghiệp(đây là trường hợp RE>i). Vì sao vậy? Bởi vì doanh nghiệp chỉ phải chi ra một lượng vốn ít nhưng lại được một lượng tài sản lớn; hơn nữa, sau khi trả lãi ở mức cố định, lợi nhuận sau thuế và lãi vay để dành cho chủ sở hữu, vì vậy lợi ích của chủ sở hữu sẽ tăng lên đáng kể. Ngược lại, trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả thì doanh lợi vốn chủ sở hữu cũng bị sụt giảm nhanh chóng, lúc này doanh nghiệp không nên vay thêm(đây là trường hợp RE<i). Vì việc vay thêm sẽ làm cho hiệu quả tài chính của doanh nghiệp thấp hơn và lúc này doanh nghiệp đang gặp rủi ro trong kinh doanh do phải sử dụng 1 phần lợi nhuận làm ra để bù đắp lãi vay mà doanh nghiệp phải trả.
Vì lãi tiền vay chỉ phụ thuộc vào số tiền vay và lãi vay mà không phụ thuộc vào sản lượng hoặc doanh thu của doanh nghiệp, do đó trong các doanh nghiệp có hệ số nợ cao mức ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính sẽ rất lớn và ngược lại. Những doanh nghiệp không vay nợ thì không có đòn bẩy tài chính. Nói một cách khác, một sự biến động nhỏ của lợi nhuận trước thuế và lãi vay sẽ dẫn đến sự thay đổi lớn của lợi nhuận vốn chủ sở hữu.
Còn trong trường hợp RE=i: hoạt động kinh tế chỉ bù đắp được chi phí hoạt động tài chính. Khi đó, ROE= RE*(1-T).
Nợ
VCSH
Như vậy, cấu trúc tài chính ( ) đóng vai trò là đòn bẩy tài chính
đối với khả năng sinh lời vốn chủ. Doanh nghiệp nào vận dụng hợp lý, linh hoạt sẽ phát huy được tác dụng của nó .
PHẦN II. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN ĐÀ NẴNG.
A.MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN ĐÀ NẴNG.
I.ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN ĐÀ NẴNG.
1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty:
Công ty cổ phần Thủy sản Đà nẵng nguyên trứơc đây là doanh nghiệp Nhà nước với tên gọi : Xí nghiệp quốc doanh đánh cá QN-Đn, thành lập tháng 12 năm 1977 trên cơ sở cải tạo nghề cá, không thông qua xây dựng cơ bản. Chức năng của thời kỳ đầu là khai thác thủy sản hoạt động theo chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước.
Từ năm 1978 đến năm 1985 hầu như năm nào cũng hoàn thành kế hoạch được giao.
Từ năm 1986 đến năm 1990 là thời kỳ bắt đầu chuyển đổi cơ cấu quản lý. Đây là thời kỳ Công ty gặp rất nhiều khó khăn. Đội tàu đánh cá gồm 52 chiếc hoạt động từ Bắc chí Nam, không cân đối nổi chi phí sản xuất, không đủ kinh phí sửa chữa tàu, phải nằm bờ, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Đến cuối năm 1990 Công ty đứng trên bờ vực phá sản.
Thời kỳ từ năm 1990 đến năm 1997 là thời kỳ Công ty mạnh dạn cải cách. Chức năng chính của Công ty thay đổi từ chức năng khai thác thủy sản chuyển sang khai thác, chế biến dịch vụ hậu cần nghề cá, kinh doanh xuất khẩu thủy sản. Huy đông nhiều nguồn vốn khác nhau tập trung vào hậu cần nghề cá. Từ đó Công ty kinh doanh có lãi năm sau cao hơn năm trước, hoàn thành nghĩa vụ Nhà nước giao, vốn được bảo toàn và phát triển, đời sống công nhân được cải thiện.
Thời kỳ từ năm 1998 đến năm 2002, thực hiện chủ trương của Nhà nước về cổ phần hóa doang nghiệp Nhà nước. Ngày 07/01/1998 Công ty chuyển sang hoạt đọng theo mô hình Công ty cổ phần. Với Cơ cấu vốn Nhà nước 24%, cổ đông 66% trên tổng số vốn điều lệ là 3.892.500.000 đồng. Qua hơn bốn năm hoạt động vốn tăng lên, cổ tức tăng 18%/năm. Đây là thời kỳ Công ty kinh doanh có lãi nhất so với đồng vốn bỏ ra.
Nhận xét :
Công ty cổ phần thủy sản Đà Nẵng được thành lập từ rất sớm. Tuy nhiên chức năng chính của Công ty đã thay đổi, từ chức năng khai thác thủy sản chuyển sang chế biến xuất khẩu thủy sản. Vì vậy trong lĩnh vực chế biến xuất khẩu thủy sản đối với Công ty còn mới mẻ, trong hoạt động thu mua có phần thuận lợi, tuy nhiên hình ảnh của Cong ty chưa rõ nét từ khi chuyển sang cổ phần hóa, kết quả đạt được qua các năm tăng nhanh.
TÌNH HÌNH CÔNG TY QUA MỘT SỐ CHỈ TIÊU 3 NĂM GẦN ĐÂY
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1.Giá trị tổng sản lượng.
22.444.355.000
41.585.926.000
48.270.680.000
-Giá trị ngoại tệ(USD)
1.674.333,39
1.880.067,42
2.298.042
2.Cá đông lạnh các loại(tấn)
352
398
1099
3.Tôm đông lạnh các loại (tấn)
86
94,5
107,49
4.Doanh số
25.046.069.000
48.999.602.000
51.696.442.000
5.Lợi nhuận trước thuế
261.406.000
251.860.000
288.595.000
6.Tổng số lao động (người)
283
320
346
7.Thu nhập bình quân(đồng)
500.000
566.007
675.000
2.Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty:
2.1Chức năng:
-Kinh doanh xuất nhập khẩu và kinh doanh nội địa.
-Khai thác, thu mua hải sản.
-Nuôi trồng và chế biến hải sản.
-Cưa xẻ gỗ, đóng mới tàu thuyền và sửa chữa.
-Dịch vụ nghề cá.
Nhận xét :
Trong các chức năng trên, chức năng chế biến và xuất khẩu là chức năng chính. Các chức năng còn lại chủ yếu phục vụ cho chức năng chính. Đây là lợi thế của Công ty trong kinh doanh chế biến thủy sản xúât khẩu. Đồng thời các chức năng này làm giảm bớt rủi ro trong kinh doanh lĩnh vực chính.
2.2 Nhiệm vụ :
-Tổ chức thực hiện kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký, thực hiện kinh doanh xuất khẩu thủy sản và nhập khẩu vật tư thiết bị máy móc và hàng tiêu dùng, phát triển nghề cá đất nước.
-Tạo ra nguồn vốn cho sản xuất và dịch vụ, đồng thời quản lý triển khai có hiệu quả nhuồn vốn đảm bảo đầu tư và mở rộng sản xuất.
-Quản lý và sử dụng tốt cán bộ công nhân viên, chăm lo đời sống vật chất, bòi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động.
-Quan hệ buôn bán và hỗ trợ cho các xí nghiệp đông lạnh trong khu vực, hợp tác nâng cao trình độ kỹ thuật cũng như chất lượng của sản phẩm.
Nhận xét: Với nhiệm vụ trên, Công ty đóng góp một phần trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội trong Công ty, khu vực…
2.3Quyền hạn:
Công ty được quyền tham gia sở ban ngành để bàn bạc nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động của đơn vị như :
-Được quyền thanh lý các tài sản không còn phù hợp với lao động, sản xuất ; được quyền mua sắm các trang thiết bị phù hợp với năng lực và tình hình sản xuất của Công ty.
-Được quyền đàm phán ký kết hợp đồng kinh doanh, lên kết thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước.
-Được bình đẳng trước pháp luật và được vay vốn bằng tiền Việt Nam hay ngoại tệ tại các ngân hàng trong nước. Được quyền phát huy nguồn vốn trong nhân dân và các tổ chức nước ngoài nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh bằng cách phát hành cổ phiếu.
II. Môi trường kinh doanh và chính sách phân phối sản phẩm của Công ty:
1.Môi trường kinh doanh:
1.1Đặc điểm của nguyên liệu thủy sản:
Khác với các loại nguyên liệu khác, nguyên liệu thủy sản có nhiều đặc điểm riêng. Đó là sau khi tách nguyên liệu thủy sản ra khỏi môi trường nước nó sẽ bị ngạt và chết trong thời gian ngắn thậm chí bị ương thối nếu chúng ta không bảo quản tốt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm thủy sản. Vì vậy, khi chất lượng nguyên liệu thủy sản không tốt thì chúng ta không có sản phẩm tốt được.
Độ tươi và kích cỡ nguyên liệu thủy sản là 2 chỉ tiêu chất lượng của nguyên liệu thủy sản, khi nguyên liệu thủy sản có độ tươi tốt càng cao, càng cho phép sản xuất ra các sản phẩm có giá trị kinh tế cao và giảm tỷ lệ phế phẩm. Tuy vậy dù nguyên liệu thủy sản tươi tốt đến đâu mà kích cỡ nguyên liệu thủy sản không đáp ứng yêu cầu của khách hàng thì cũng không thể sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng và giá trị kinh tế cao. Điều này đặc biệt quan trọng đối với sản phẩm xuất khẩu.
Ngoài ra nguyên liệu thủy sản còn mang tính mùa vụ rõ rệt, làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất, quản lý lao động và chất lượng sản phẩm của Công ty.
1.2Môi trường kinh tế:
Sau hơn 10 năm thực hiện đổi mới đất nước từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển mạnh trong những năm gần đây. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng từ 8-10%, tỷ lệ lạm phát qua các năm có xu hướng giảm, đến năm 2000 con số lạm phát chỉ còn ở mức 3-4%, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng. Ngoài ra hoạt động liên doanh liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài đã tạo điều kiện cho Công ty có điều kiện tiếp xúc với các thị trường rộng lớn như Mỹ, Nhật, Châu Âu. Vì vậy trong năm qua hoạt động kinh doanh của Công ty đi lên và tạo được vị trí cao trong ngành thủy sản xuất khẩu.
1.3Môi trường tự nhiên:
Bờ biển Việt Nam dài 3200Km, riêng các tỉnh Miền Trung chiều dài bờ biển là 2000Km chiếm hơn 61% chiều dài bờ biển của cả nước, chủng loại thủy hải sản phong phú, đa dạng. Trong đó có những loại có gía trị kinh tế cao như mực nang, mực ống, tôm biển, cá biển…, rất được thị trường thế giới ưa chuộng. Bên cạnh đó, diện tích mặt nước ở khu vực Miền Trung có thể sử dụng để nuôi trồng hải sản. Cung cấp nguồn nguyên liệu cho hoạt động sản xuất, chế biến của các đơn vị trong cả nước. Trong những năm tới, cùng với sự phát triển của ngành thủy sản trong cả nước, việc áp dụng những công nghệ tiên tiến trong công tác nuôi trồng sẽ có triển vọng phát triển ở khu vực này .
1.4Nhà cung cấp:
Hiện nay nguồn cung ứng nguyên liệu cho Công ty chủ yếu là ở các trạm thu mua, các trạm này tổ chức thu mua hải sản từ những tư thương, ngư dân đánh bắt… Các trạm thu mua được bố trí khắp nơi trong và ngoài thành phố nhưng nguyên liệu được thu mua chủ yếu từ 4 trạm sau:
Công ty
Trạm Đà Nẵng Trạm Hội An Trạm Quảng Ngãi Trạm Quảng Bình
-Tư nhân thu mua trên biển sau đó cung cấp cho Công ty chiếm khoảng 30%, họ là những người trực tiếp đánh bắt và kinh doanh thu mua hải sản tại các tàu thuyền khai thác đang đánh bắt, họ là nguồn cung cấp thường xuyên và bất cứ lúc nào mà Công ty cần.
-Tư nhân thu mua trên bờ biển chiếm khoảng 25%, nguồn này có thể là đối tác làm ăn lâu năm với Công ty hoặc chỉ có quan hệ trên cơ sở hợp đồng ngắn hạn, họ là những người có kinh nghiệm, có vốn lớn, dễ tiếp xúc với ngư dân, linh hoạt hơn so với tổ chức các trạm thu mua, theo kiểu thu mua này tuy giá cả hơi cao nhưng đảm bảo được số lượng và chất lượng.
-Đội tàu khai thác của Công ty chiếm khoảng 25%. Để chủ động trong việc có sản phẩm cung cấp cho khâu chế biến, đảm bảo được các hợp đồng đã ký kết, Công ty còn tổ chức đánh bắt xa bờ, gần bờ. Với nguồn cung cấp này Công ty đã hạn chế đi nhiều chi phí tư nhân cũng như hạn chế được những yêu sách của họ.
-Ngoài ra Công ty có thể mua từ ngư dân đấnh bắt cá, cách mua này giảm bớt được chi phí cho Công ty vì gía rẻ, nhưng chủng loại không đồng đều, thời gian thu mua không định rõ, do đó tỷ trọng chiếm ít nhất là 10%.
-Tỷ trọng thu mua còn lại là từ các nhà cung cấp ngoài tỉnh chiếm 10%, nguồn này mua chỉ khi nào cá nguồn khác không cung cấp đủ thì mới thực hiện, vì quá đắt.
1.5Khách hàng của Công ty :
Trong những năm qua do chất lượng sản phẩm của Công ty ngày càng có uy tín trên thị trường nên ngoài các thị trường cũ như Hồng Kông, Trung Quốc. Công ty đã có thêm các thị trường mới như : Đài Loan, Sigapore và Hàn Quốc; đặc biệt Công ty đã mở rộng thị trường sang các nước có nền kinh tế phát triển như: Nhật, Mỹ, Châu Âu. Ngoài ra, Công ty đang đứng trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của các nước trong khu vực như: Trung Quốc, Thái Lan… là những nước có ngành thủy sản mạnh và hàng năm xuất khẩu một lượng lớn, thị phần và tài chính vững mạnh.
2.Chính sách phân phối sản phẩm của Công ty :
Hiện nay thị trường mục tiêu của Công ty là thị trường Châu Á và thị trường Mỹ, ta tiến hành xem xét chính sách phân phối sản phẩm tại 2 thị trường này:
Kênh phân phối tại thị trường Châu Á:
*Kênh gián tiếp:
Môi giới
Người tiêu dùng
Công ty trung gian
Công ty NK nước ngoài
Công ty
CPTSĐN
Công ty XNK
trong nước
Kênh trực tiếp:Người tiêu dùng
Công ty trung gian
Công ty nhập khẩu nước ngoài
Công ty CPTS Đà Nẵng
Hiện nay sản phẩ xuất khẩu của Công ty 70% là qua kênh gián tiếp, còn lại kênh trực tiếp chiếm 30%. Tuy nhiên về lâu dài thì phải xuất khẩu trực tiếp bởi vì kênh xuất khẩu trực tiếp có nhiều ưu điểm, vả lại qua quá trình kinh doanh trên thị trường phần nào Công ty đã có kinh nghiệm và uy tín.
Kênh phân phối tại thị trường Mỹ:
Kênh gián tiếp:
Công ty CPTS Đà Nẵng
Công ty XNK trong nước
Công ty
NK
nước ngoài
Công ty trung gian
Người tiêu dùng
Thị trường Mỹ là thị trường mục tiêu của Công ty, kênh phân phối là kênh gián tiếp. Hiện tại Công ty chưa tìm được trung gian thâm nhập thị trường này mặc dù chất lượng sản phẩm của Công ty đủ điều kiện, đó là do Công ty chưa nắm bắt được mối quan hệ gắn bó với trung gian hay đúng hơn lợi ích trung gian làm cho Công ty quá ít.
Hiện nay Công ty có gần 40 loại sản phẩm khác nhau để đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng với các mặt hàng chủ yếu sau:
CHỦNG LOẠI MỘT SỐ MẶT HÀNG CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY
Mặt hàng cá
Cá đông lạnh
Cá khô
Cá nguyên con:cá thu, cá hố
Cá cắt khúc: cá cờ, cá lát
Cá phi lê : cá thu, cá da bò
Mặt hàng mực
Mực đông lạnh
Mực phi lê
Mực lột da
Mực thẻ
Bạch tuộc
Mặt hàng tôm
Tôm đông lạnh
Tôm khô
Tôm nguyên con: tôm sú
Tôm càng xanh…
Mặt hàng ghẹ
Ghẹ đông lạnh
Mặt hàng ruốc
Ruốc khô
Mặt hàng khác
…..
III. Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh và quản lý tại Công ty:
1.Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh tại Công ty:
Đối với mỗi đơn vị sản xuất, cơ cấu tổ chức sản xúât hợp lý là một trong những điều kiện quan trọng đem lại hiệu quả cho công tác quản lý sản xuất nói chung và hiệu quả công tác hạch toán kế tóan nói riêng.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh tại Công ty :
Bộ phận
KCS
PXSX
nước
đá
PX
điện
Bộ phận phục vụ
sản xuất
PX
chế biến
hàng
đông
Bộ phận sản xuất chính
Bộ phận phục vụ sản xuất
Bộ phận sản xuất phụ trợ
CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN ĐÀ NẴNG
Chức năng - nhiệm vụ của các bộ phận :
-Bộ phận sản xuất chính: chỉ có một phân xưởng chế biến hàng đông lạnh. Nhiệm vụ của phân xưởng này là chế biến các mặt hàng đông lạnh dạng block, phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.
-Bộ phận sản xuất phụ trợ: có tác dụng phục vụ trực tiếp cho bộ phận sản xuất chính, đảm bảo cho bộ phận này được được tiến hành liên tục và đều đặn.
+Phân xưởng sản xuất nước đá : có nhiệm vụ sản xuất nước đá cung cấp cho phân xưởng chế biến hàng đông, ngoài ra còn cung cấp một lượng dư thừa ra bên ngoài.
+Phân xưởng điện: có nhiệm vụ đảm bảo lắp đặt, quản lý, vận hành các loại thiết bị máy móc, chủ động nguồn điện và điện lạnh cho quá trình sản xuất của Công ty.
+Bộ phận KCS: có chức năng kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất và sau khi hoàn thành, chịu trách nhiệm về vệ sinh sản phẩm sau khi xuất xưởng.
-Bộ phận phục vụ sản xuất : Đảm bảo việc cung ứng, cấp phát, vận chuyển nguyên vật liệu, nhiên liệu, bán thành phẩm, kho thành phẩm và lực lượng vận chuyển.
Giữa các bộ phận sản xuất có mối quan hệ mật thiết với nhau, gắn bó với nhau và hỗ trợ lẫn nhau.
2.Cơ cấu tổ chức quản lý tại Công ty :
Công ty cổ phần Thủy sản là doanh nghiệp cổ phần, hoạt động độc lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản được mở tại ngân hàng, có con dấu riêng theo mẫu quy định của Nhà nước. Công ty hoạt động độc lập theo nguyên tắc tự chủ về tài chính, hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường .
Mô hình tổ chức quản lý của Công ty luôn được hoàn thiện để đáp ứng yêu cầuv quản lý tại Công ty. Hiện nay, Công ty áp dụng mô hình quản lý sản xuất kinh doanh theo kiểu trực tuyến - chức năng như sau :
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
PGĐ Kỹ thuật
PGĐ Nội chính
P.TC - HC
P.KINH DOANH
Trạm
xăng
dầu
PX
chế
biến
PX
nước
đá
Trạm
thu
mua
Trạm
kinh
doanh
hải
sản
PX
chế
biến
PX
cơ
khí
PX
đóng
sửa
tàu
thuyền
GĐ.XÍ NGHIỆPII
GĐ.XÍ NGHIỆPI
GIÁM ĐỐC
P.KẾ TOÁN
Chú thích :
: quan hệ trực tuyến
: quan hệ chức năng.
Chức năng và quyền hạn của các bộ phận trong cơ cấu bộ máy quản lý:
-Hội đồng quản trị: là tổ chức đã thành lập ra Công ty, đề ra phương hướng sản xuất kinh doanh và điều hành Công ty trong quá trình sản xuất.
-Ban giám đốc gồm:
+Giám đốc: là người đại diện cho Nhà nước và toàn Công ty, có trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động của Công ty. Là người có toàn quyền quyết định các hợp đồng sản xuất kinh doanh, đồng thời chịu trách nhiệm trước hội đồng quant trị và tập thể cán bộ công nhân viên về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
+Phó giám đốc nội chính : phụ trách lĩnh vực kinh doanh, quản lý chỉ đạo và điều hành kinh doanh, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm; tìm kiếm nguồn nguyên liệu để đảm bảo cho sản xuất; tham mưu cho giám các vấn đề liên quan đến kế hoạch sản xuất kinh doanh.
+Phó giám đốc kỹ thuật: phụ trách việc quản lý kỹ thuật trong quá trình sản xuất, chỉ đạo việc điều hành sản xuất đồng thời nghiên cứu các mặt hàng mới nhằm mở rộng sản xuất, phụ trách công tác đầu tư xây dựng cơ bản đồng thời nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất.
-Phòng kế hoạch hành chính : trực tiếp tham gia vào công tác quản trị tại Công ty, nắm bắt kịp thời sự biến động về nhân sự ở các bộ phận để báo cáo với lãnh đạo và có kế hoạch điều chỉnh kịp thời. Ngoài ra, bộ phận này có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tiền lương và các phương án trả lương, tham mưu cho Giám đốc trong công tác khen thưởng và kỷ luật.
-Phòng kế toán : có nhiệm vụ giúp Giám đốc tổ chức công tác thống kê trong toàn Công ty, tổ chức quản lý các nguồn vốn cố định và lưư động trong Công ty, lập báo cáo tài chính theo định kỳ, quản lý và lưu trữ tài liệu, hồ sơ, chứng từ kế tóan.
Cơ cấu tổ chức tại Công ty đảm bảo được sự điều hành nhất quán từ trên xuống dưới, giúp thông tin được truyền đạt và phản hồi nhanh chóng, chính xác. Đồng thời nó còn đảm bảo một sự phân chia quyền hạn, trách nhiệm giữa các phòng ban và nhân viên.
Còn đối với các bộ phận sản xuất kinh doanh, với các văn bản quy định về nhiệm vụ và các quy chế làm việc của các bộ phận có thể linh hoạt trong quá trình xưt lý thông tin, giải quyết các vấn đề nằm trong giới hạn quyền lực của mình một cách nhanh chóng. Do đó, các bộ phận này một mặt chịu sự điều hành và kiểm soát cảu văn phòng Công ty, mặt khác tự kiểm tra hoạt động của chính mình.
IV.Tổ chức kế toán tại Công ty:
1.Tổ chức bộ máy kế toán :
Nhằm thực hiện công tác kế toán với đầy đủ các chức năng thông tin, kiểm tra và giám sát hoạt động kinh doanh, mô hình tổ chức hạch toán kế toán mà Công ty áp dụng là mô hình kế toán tập trung.
Mọi công tác kế toán đều tập trung ở phòng kế toán.Các xí nghiệp chỉ có nhiệm vụ ghi chép tổng hợp về nguyên vật liệu đưa vào sản xuất, tính ngày công…và định kỳ chuyển số liệu đó lên phòng kế toán để làm căn cứ ghi sổ. Mô hình này đảm bảo sự thống nhất đối với công tác kế toán, giúp cho việc xử lý thông tin một cách kịp thời cũng như bộ máy kế toán được gọn nhẹ.
Dưới đây là mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế tóan:
KẾ TOÁN TRƯỞNG XNTS NẠI HƯNG
KẾ TOÁN TRƯỞNG
XNTS HÒA CƯỜNG
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾ TOÁN THANH TOÁN, TIÊU THỤ,TIỀN LƯƠNG,BHXH
THỦ QUỸ
Chú thích:
: quan hệ trực tuyến
: quan hệ chức năng
Chức năng, nhiệm vụ của từng nhân viên kế toán :
-Kế tóan trưởng: có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán tại Công ty, chịu trách nhiệm trước Công ty về toàn bộ công tác hạch toán kế toán, đồng thời điều hành chung hoạt động của phòng.
-Thủ quỹ: có nhiệm vụ thu chi, bảo quản tiền mặt, kiểm kê và lập báo cáo quỹ hàng ngày.
-Kế toán thanh toán, tiêu thụ, tiền lương và BHXH: có nhiệm vụ lập các chứng từ thu chi tiền mặt, tiền gửi, kiểm tra báo quỹ hàng ngày; theo dõi tình hình tiêu thụ sản phẩm và thanh toán lương cho cán bộ quản lý doanh nghiệp. Mặt khác còn theo dõi các khoản khách hàng còn thiếu nợ và tìm cách thu hồi sớm nhằm quay nhanh vòng vốn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
-Kế toán trưởng xí nghiệp: thực hiện hạch toán tại xí nghiệp dưới sự chỉ đạo và kiểm tra của kế toán trưởng Công ty.
2.Hình thức tổ chức kế toán tại Công ty :
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất và yêu cầu quản lý, Công ty đã áp dụng hình thức Nhật ký chung với kỳ hạch toán là quý. Với hình thức kế tóan này, phòng kế toán tài vụ của Công ty đang sử dụng một số sổ sách sau: Sổ Cái, Sổ Nhật ký chung, các sổ kế tóan chi tiết, các bảng biểu và báo cáo tài chính.
Trình tự ghi sổ kế tóan :
Chứng từ gốc
Sổ kế toán chi tiết
Sổ Nhật ký chung
Sổ quỹ
SỔ CÁI
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân
đôí tài khoản
BÁO CÁO
KẾ TOÁN
Chú thích :
: ghi hàng ngày
: ghi cuối tháng
: ghi cuối quý.
: quan hệ đối chiếu
Hàng ngày hoặc định kỳ vài ngày, căn cứ vào chứng từ gốc kế tóan phản ánh vào sổ chi tiết liên quan. Riêng các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt được ghi vào sổ Nhật ký tiền mặt, các nghiệp vụ liên quan đến thu chi tiền gửi được ghi vào sổ Nhật ký tiền gửi ngân hàng; các nghiệp vụ cần theo dõi chi tiết thì được ghi vào các sổ chi tiết. Các nghiệp vụ còn lại được ghi vào Sổ Nhật ký chung, sau đó kế tóan ghi vào sổ các tài khoản liên quan.
Cuối tháng kế toán phải tiến hành tổng hợp số liệuvà khóa các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Sau đó, căn cứ vào các sổ và thẻ kế tóan chi tiết, lập các Bảng tổng hợp chi tiết.
Số liệu trên các Bảng tổng hợp chi tiết phải được kiểm tra với Sổ Cái và Sổ quỹ. Sau khi đối chiếu điều chỉnh đúng khớp, kế toán lập Bảng cân đối tài khoản trong từng tháng.
Đến cuối quý căn cứ vào 3 Bảng cân đối tài khoản của 3 tháng trong quý để lập Bảng cân đối tài khoản cuối quý. Bảng cân đối tài khoản cuối quý. Bảng cân đối tài khoản và bảng tổng hợp chi tiết được sử dụng để lập các Báo cáo kế toán.
B.PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN ĐÀ NẴNG.
NGUỒN TÀI LIỆU SỬ DỤNG ĐỂ PHÂN TÍCH.
-Bảng cân đối kế toán của 3 năm: 2000, 2001, 2002.
-Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh 3 năm: 2000,2001, 2002.
-Bảng chi tiết lãi lỗ tiêu thụ về sản xuất năm: 2001, 2002.
-Tình hình tăng giảm tài sản cố định 3 năm: 2000, 2001, 2002.
-Các tài liệu khác về giá trị sản xuất và số lượng sản phẩm tiêu thụ.
I.PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN ĐÀ NẴNG.
1.Phân tích hiệu quả cá biệt:
Hiệu quả cá biệt thường được đánh giá qua các chỉ tiêu: hiệu suất sử dụng tài sản cố định, hiệu suất sử dụng vốn lưu động và hiệu suất sử dụng tài sản.
BẢNG 1. Bảng phân tích hiệu quả cá biệt của Công ty.
ĐVT: 1000 đồng.
Chỉ tiêu
Năm
CL
2001/2000
2002/2001
2000
2001
2002
D
%
D
%
1.Doanh thu thuần SXKD
25.046.069
48.999.602
51.696.442
23.953.533
95,6
2.696.840
5,5
2.Doanh thu thuần và thu nhập của các hoạt động khác
25.051.413
50.047.300
51.704.920
24.955.887
99,8
1.657.620
3,3
3.Nguyên giá bình quân TSCĐ
6.742.987
8.564.215
10.248.435
1.821.228
27
1.684.220
19,7
4.Vốn lưu động bình quân
5.322.802
4.543.795
7.717.123
-779.007
-14,6
3.13.328
69,8
5.Tổng tài sản bình quân
10.157.630
10.060.019
14.106.814
2,5
-1,3
6.Hiệu suất sử dụng tài sản(lần)
(9) = (2) : (5).
2,47
4,97
3,67
2,01
-0,68
7.Hiệu suất sử dụng TSCĐ(lần)
(6)=(1): (3)
3,71
5,72
5,04
6,08
-4,08
8.Số vòng quay vốn lưu động(vòng). (7)=(1) : (4)
4,7
10,78
6,7
-44
+21
9.Số ngày 1 vòng quay vốn lưuđộng(ngày/vòng).
(8)=(360: (7)
77
33
54
Qua các chỉ tiêu vềhiệu quả cá biệt, ta thấy:
Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản của Công ty qua 3 năm không ổn định, năm 2000 cứ 1 đồng tài sản đầu tư tại Công ty đem lạI 2,47 đồng doanh thu, năm 2001 tạo ra 4,97 đồng doanh thu và năm 2002 giảm xuống còn 3,67 đồng. Đây là một dấu hiệu không tốt, tuy nhiên để xem xét đến hiệu quả cá biệt đầy đủ nhất cần xem xét đến chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định và hiệu suất sử dụng vốn lưu động.
Nhìn chung, hiệu suất sử dụng tài sản cố định của Công ty qua 3 năm có những biến động lớn và hiện tại có khuynh hướng giảm. Một đồng tài sản cố định năm 2000 tạo ra 3,71 đồng doanh thu thuần, năm 2001 doanh thu thuần tăng hơn 23.9523.533.000 đồng(gần bằng doanh thu thuần năm 2000) trong khi tốc độ tăng của nguyên giá bình quân tài sản cố định thấp hơn rất nhiều tốc độ tăng của doanh thu thuần nên hiệu suất sử dụng tài sản cố định cao hơn năm trước 2,01 lần. Sang năm 2002, nguyên giá tài sản cố định và doanh thu thuần lại tiếp tục tăng nhưng tốc độ tăng của nguyên giá bình quân tài sản cố định cao hơn tốc độ tăng doanh thu thuần, do đó đã làm cho hiệu suất sử dụng tài sản cố định giảm, một đồng vốn đầu tư tại Công ty đem lại 5,04 đồng doanh thu thuần.
Sở dĩ hiệu suất tài sản cố định của Công ty năm 2001 tăng, nguyên nhân là do doanh thu thuần tăng mạnh: nhờ áp dụng chính sách tín dụng, chính sách bán hàng một cách linh hoạt theo yêu cầu của thị trường, việc mở rộng mạng lưới phân phối trong thành phố và các vùng lân cận cũng như các tỉnh thành trong cả nước đã mang lại những hiệu quả đáng kể cho Công ty. Bên cạnh đó, vào đầu năm 2002 Công ty có sự đầu tư đáng kể vào việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho quá trình sản xuất, mua sắm mới trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý; đặc biệt do yêu cầu phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng các loại sản phẩm, dịch vụ đối với khách hàng nên Công ty đã quyết định đầu tư nhằm đáp ứng kịp yêu cầu với tổng số đầu tư thực tế :988.760.868 đồng. Đến ngày 31/12/2002 toàn bộ các công trình thiết bị như: Kho lạnh 80 tấn số 1, Kho lạnh 80 tấn s ố 2, nâng cấp kho chờ đông thành hầm đông, nâng cấp hầm đông số1…đều đã được nghiệm thu và đưa vào sử dụng có hiệu quả, đồng thời nguồn vốn đầu tư này đều lấy từ nguồn khấu hao tài sản cố định.
Vì vậy, sự đầu tư mới này đã chưa thể góp phần gia tăng doanh thu năm 2002, làm cho hiệu suất sử dụng tài sản cố định thấp hơn so với năm 2001. Tuy nhiên sẽ hứa hẹn một tiềm lực lớn trong những năm sắp đến.
Trong sản xuất kinh doanh vốn lưu động vận động không ngừng thường xuyên qua các giai đoạn của quá trình sản xuất(dự trữ _ sản xuất _ tiêu thụ ). Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn của Công ty, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để xác định hiệu suất sử dụng vốn lưu động người ta thường sư dụng các chỉ tiêu: số vòng quay vốn lưu động, số ngày một vòng quay bình quân vốn lưu động.
Qua Bảng 1 ta thấy, hiệu suất sử dụng vốn lưu động của Công ty tăng không ổn định qua 3 năm. Một đồng vốn lưu động đầu tư tại Công ty năm 2000 mang lại 4,7 đồng doanh thu thuần, con số này tăng lên 10,78 đồng vào năm 2001 và năm 2002 lại giảm xuống còn 6,7 đồng doanh thu thuần.
-Năm 2001 so với 2000 vốn lưu động luân chuyển nhanh hơn 6,08 vòng làm cho thời gian một vòng luân chuyển giảm xuống 44 ngày.
-Năm 2002 so với 2001 vốn lưu động luân chuyển chậm hơn 4,08 vòng làm cho thời gian một vòng luân chuyển tăng lên 21 ngày.
*Để thấy được các nhân tố ảnh hưởng cũng như mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến hiện tượng trên, ta cần đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển vốn lưu động như sau:
-Năm 2001 so với năm 2000 :
+Doanh thu thuần tăng lên 23.953.333 nghìn đồng đã làm cho số vòng quay vốn lưu động tăng lên:
25.046.069
5.322.802
48.999.602
5.322.802
- =+4,5(vòng)
+Vốn lưu động bình quân giảm 779.007 nghìn đồng đã làm số vòng quay vốn lưu động tăng lên :
48.999.602
5.322.802
48.999.602
4.543.795
- =+1,58(vòng)
Tổng hợp : 4,5 +1,58 =6,08 (vòng)
Qua đó, số vốn lưu động Công ty đã tiết kiệm được:
48.999.602(33-77)
360
= -5.988.840(nghìn đồng)
-Năm 2002 so với 2001
+Doanh thu thuần tăng lên 2.696.840 nghìn đồng đã làm cho số vòng quay vốn lưu động tăng lên:
51.696.442
4.543.795
48.999.602
4.543.795
- =0,59(vòng)
+Vốn lưu động bình quân tăng lên 3.173.328 nghìn đồng đã làm cho số vòng quay vốn lưu động giảm:
51.696.442
4.543.795
51.696.442
7.717.123
- =-4,76(vòng)
Tổng hợp : 0,59 - 4,67 = - 4,08(vòng).
Qua đó, số vốn lưu động Công ty đã lãng phí :
51.696.442(54-33)
360
=3.015.626(nghìn đồng).
Kết quả phân tích cho thấy, vốn lưu động của Công ty năm 2001 quay nhanh 6,08 vòng là nhờ những nỗ lực gia tăng doanh số và việc quản lý vốn có hiệu quả đã phần nào khắc phục được tình trạng không tốt của năm 2000, đã tiết kiệm một lượng vốn lưu động là 5.988.840.000 đồng. Tuy nhiên, hiệu suất sử dụng vốn lưu động giảm trong năm 2002 là do khâu quản lý vốn không tốt, vốn lưu động tăng lên 6,98% hay 3.173.328.000 đồng làm cho số vòng quay vốn lưu động giảm 4,67 vong, lãng phí một lượng vốn lưu động 3.015.602.000 đồng. Đây là dấu hiệu không tốt của Công ty trong năm qua.
Phân tích số vòng quay hàng tồn khovà nợ phả thu:
Trong cơ cấu vốn lưu động của Công ty thì khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm một tỷ lệ lớn. Khoản phải thu chiếm 66,8% vốn lưu động trong đó riêng khoản phải thu khách hàng chiếm 60,7%, hàng tồn kho chiếm khoảng 13,5859(do mặt hàng kinh doanh của công ty có tính chất mau ương, chống thối). Như vây, để có thấy rõ hơn hiệu quả sử dụng vốn lưu động ta có thể đi vào xem xét chi tiết việc phân bổ vốn trong khâu thanh toán và dự trữ thông qua số vòng quay phải thu khách hàng và số vòng quay hàng tồn kho của công ty.
BẢNG 2
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm
CL
2000
2001
2002
2001/2000
2002/2001
1.Doanh thu thuần SXKD
1000
25.046.069
48.999.602
51.696.442
23.953.533
2.696.840
2.Thuế GTGT đầu ra
1000
2.504.607
4.899.960
5.169.644
2.395.353
269.684
3.Gía vốn hàng bán
1000
23.866.734
46.745.960
48.569.604
22.879.226
1.824.021
4.Hàng tồn kho bình quân
1000
640.086
1.006.195
1.410.791
366.109
404.596
5.Phải thu KH bình quân
1000
1.359.064
1.345.000
4.093.111
-14.064
2.748.111
6.Số vòng quay HTK
(6) =(3): (4)
vòng
37,29
46,46
34,43
9,17
-12,03
7.Số ngày 1 vòng quay HTK
(7)= 360 : (6)
ngày
10
8
11
-2
+3
8.Số vòng quay phải thu KH
(8)=[(1)+(2)] : (5)
vòng
20,27
40,07
13,89
19,8
26,18
9.Kỳ thu tiền bình quân
(9)=360: (8)
ngày
18
9
26
-9
+17
Như chúng ta đã biết, dự trữ là khâu quan trọng trong quá trình kinh doanh của Công ty, dự trữ nhằm bảo đảm cho hoạt động kinh doanh của Công ty được liên tục, đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng. nếu dự trữ ở mức hợp lý sẽ góp phần đem lại hiệu quả sử dụng vốn, giảm được chi phí dự trữ hàng tồn.
Qua bảng 2 ta thấy số vòng quay hàng tồn kho năm 2002 là thấp nhất trong 3 năm, thời gian một vòng quay hàng tồn kho kéo dài 11 ngày(do đối với sản phẩm thủy sản, do đặc điểm mau hư hỏng, ươn thối nhanh chóng vì vậy số vòng quay hàng tồn kho thấp) . Điều này cho thấy vốn bị ứ đông ngày càng tăng lên đã làm giảm hiệu suất sử dụng vốn lưu động của Công ty. Sở dĩ có điêù này là do năm 2002 giá vốn hàng bán tăng hơn 1.824.021.000 đồng nhưng do tốc đọ tăng giá vốn hàng bán thấp hơn tốc độ tăng của hàng tồn kho nên số vòng quay hàng tồn kho giảm 12,03 vòng đã làm cho số ngày một vòng quay hàng tồn kho tăng lên 3 ngày.
Cũng qua Bảng phân tích trên, ta thấy số vòng quay nợ phải thu khách hàngnăm 2002 là thấp nhất qua 3 năm. Tốc độ quay vòng nợ phải thu khách hàng năm 2002 giảm mạnh so với năm 2001 là 26,18 vòng đã làm cho kỳ thu tiền bình quân tăng lên 17 ngày. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự gia tăng khoản phải thu khi mà hàng hóa được tiêu thụ nhiều hơn, Công ty chưa có một chính sách tín dụng hợp lý, quản lý công tác thu hồi nợ chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng vốn bị chiếm dụng nhiều và làm gia tăng các khoản nợ đến hạn, nợ quá hạn. Đây là một xu hướng không tốt. Vì vậy, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm là tốt nhưng cần phải xây dựng một chính sách tín dụng để khuyến khích khách hàng thanh toán sớm và đúng hạn, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn. Có như vậy mới đẩy nhanh được tốc độ luân chuyển phải thu khách hàng và hàng tồn kho, từ đó sẽ nâng cao hiệu suất sử dụng vốn lưu đọng.
Tóm lại, trong thời gian đến Công ty cần phải có những nỗ lực để khắc phục những nguyên nhân trên nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng vốn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động.
2.Phân tích hiệu quả kinh doanh tổng hợp:
2.1Phân tích khả năng sinh lời từ các hoạt động của Công ty :
Để phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong quan hệ giữa doanh thu và chi phí, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
BẢNG 3 Bảng phân tích khả năng sinh lời từ các hoạt động của Công ty
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm
CL
2000
2001
2002
2001/2000
2002/2001
1.Lợi nhuận thuần SXKD
1000đ
275.353
348.574
454.063
73.221
105.489
2.Lợi nhuận KD+KHTSCĐ
1000đ
994.037
1.399.920
1.717.542
405.883
317.622
3.Lợi nhuận tài chính
1000đ
(52.629)
(182.240)
(165.471)
-129.611
16.769
4.Lợi nhuận khác
1000đ
(6.862)
85.525
3
92.387
-85.522
5.Lợi nhuận trước thuế
1000đ
251.860
251.860
288.595
-9.546
36.735
6.Doanh thu thuần SXKD
1000đ
25.046.069
48.999.602
51.696.442
23.953.533
2.696.840
7.Doanh thu thuần và thu nhập của các hoạt động khác
1000đ
25.051.413
50.047.300
51.704.920
24.995.887
1.657.620
8.Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần
%
0,86
0,50
0,56
-0,36
0,06
9.Tỷ suất lợi nhuận thuần SXKD trên DTTSXKD
%
1,10
0,71
0,88
-0,39
0,17
10.Tỷ suất lợi nhuận trên DTTSXKD khi loại trừ chính sách khấu hao
%
3,97
2,86
3,32
-1,11
0,46
Số liệu phân tích cho thấy: khả năng sinh lời chung từ các hoạt động của Công ty qua các năm giảm so với năm 2000. Nếu trong năm 2000, cứ 100 đồng doanh thu thuần tạo ra 0,86 đồng lợi nhuận trước thuế thì đến năm 2001 đã giảm xuống còn 0,50 đồng và đến năm 2002 là 0,56 đồng. Đây là một đấu hiệu không tốt . Tuy nhiên, cần chú ý là lợi nhuận để tính chỉ tiêu trên bao gồm lợi nhuận của cả 3 hoạt động, trong đó lợi nhuận hoạt động khác thường không đảm bảo cho sự tích lũy ổn định, còn lợi nhuận hoạt động tài chính có liên quan đến mức độ huy động vốn của Công ty. Do vậy, để đánh gía hiệu quả sản xuất kinh doanh đầy đủ nhất cần xem xét đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
Qua chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần sản xuất kinh doanh(dòng 9), có thể thấy khả năng sinh lời từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty mặc dù giảm nhưng năm 2002 có nhiều tiến bộ rõ rệt so với năm 2001. Nếu trong 2 năm 2000 và 2001, con số này giảm từ 1,10% đến 0,71% thì đến năm 2002, cứ 100 đồng doanh thu thuần SXKD tạo ra 0,88 đồng lợi nhuận thuần, tang so với năm 2001 0,17%. Nếu loại trừ tác động của chính sách khấu hao(xem dòng 10) thì khả năng sinh lời của Công ty từ hoạt động kinh doanh năm 2002 tăng lên 0,46% so với năm 2001, đây là một dấu hiệu lạc quan thể hiện những nỗ lực của Công ty trong việc tăng doanh số, tiết kiệm chi phí. Tình hình này xuất phát từ :
-Những giải pháp tổng hợp nhằm tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí đã góp phần làm tăng khả năng sinh lời.
-Việc đầu tư máy móc thiết bị, mở rộng nhà xưởng đã góp phần làm tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, giảm thấp chi phí hoạt động làm tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần giảm nên đã nâng cao lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh.
Để có thể thấy rõ được điều này ta có thể xem bảng sau:
BẢNG 4.
ĐVT :1000 đồng
Chỉ tiêu
Năm
2002/2001
2001
2002
CL
%
1.Doanh thu
thuần SXKD
48.999.602
51.696.442
100
100
+2.696.840
+5,5
2.Tổng chi phí
48.651.028
51.242.379
99,29
99,12
+2.591.351
+5,33
-Giá vốn hàng bán
46.745.582
48.569.604
95,4
93,95
+1.824.022
+3,9
-Chi phí bán hàng
1.043.554
1.658.156
2,13
3,2
+614.602
+58,9
-Chi phí QLDN
861.892
1.014.619
1,76
1,96
+152.727
17,72
3.Lợi nhuận
thuần SXKD
348.574
454.063
0,71
0,88
+105.489
+30,26
Qua kết quả phân tích trên, ta thấy năm 2002 so với năm 2001, tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần giảm từ 95,4% vào năm 2001 xuống còn 93,95% vào năm 2002. Bên cạnh những tích cực trên, tỷ trọng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu có chiều hướng tăng đã tác động không nhỏ đến khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sở dĩ chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng cao và lại có xu hướng tăng, đó là do trong cơ chế thị trường để tiêu thụ được sản phẩm đòi hỏi doanh nghiệp phải tốn kém nhiều chi phí cho công tác bán hàng như : chi phí về quảng cáo, khuyến mãi, tuyên truyền, chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản hàng hóa…để đẩy mạnh mức tiêu thụ hàng hóa . Hơn nữa, mức chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng nhanh do Công ty có hệ thống tổ chức quản lý cộng với lực lượng cán bộ công nhân viên đông đảo làm cho chi phí tiền lương, tiền thưởng tăng lên. Tất cả những điều đó làm cho chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên. Vì vậy, vấn đề đặt ra là Công ty vừa phải giữ uy tín lâu dài nhưng vừa phải tìm mọi biện pháp nhằm cực tiểu hóa chi phí, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiện nay, Công ty có 2 xí nghiệp trực thuộc là Xí nghiệp Thủy sản Hòa Cường(Xí nghiệp I) và Xí nghiệp Thủy sản Nại Hưng(Xí nghiệp II). Để thấy được khả năng sinh lời của từng xí nghiệp cụ thể, ta xem bảng sau:
BẢNG 5.
ĐVT:1000 đồng
Chỉ tiêu
Xí nghiệp I
Xí nghiệp II
2001
Tỷ trọng
2002
Tỷ trọng
2001
Tỷ trọng
2002
Tỷ trọng
1.Lợi nhuận thuần SXKD
89.970
25,8%
72.435
16%
102.911
29,5%
122.864
27%
2.Doanh thu thuần SXKD
18.947.968
38,7%
18.309.167
35,4%
20.994.496
42,8%
21.401.004
41,4%
3.Tỷ suất lợi nhuận trên DTTSXKD
0,475%
0,4%
0,49%
0,57%
Qua bảng trên ta thấy, hầu hết tỷ trọng lợi nhuận và doanh thu của từng Xí nghiệp so với số liệu của Công ty đều có xu hướng giảm vào năm 2002. Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần của xí nghiệp II tăng lên vào năm 2002 từ đó đã làm cho khả năng sinh lời chung từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua 2 năm có những tiến bộ rõ rệt. Bên cạnh sự nỗ lực của Xí nghiệp II trong việc gia tăng lợi nhuận thì lợi nhuận năm 2002 của Xí nghiệp I đã giảm xuống làm cho tổng lợi nhuận thuần của Công ty giảm và kết quả cuối cùng là khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh của Công ty không cao.
Như vậy, nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh trong cả 3 năm là hoạt động sinh lời chủ yếu của Công ty, đặc biệt năm 2002 là năm thứ 2 thực hiện kế hoạch 3 năm do Đại hội cổ đông Công ty lần thử 2 đề ra và đây là cơ sở tạo đà cho việc thực hiện thắng lợi kế hoạch 3 năm của Đại hội cổ đông lần 2.
2.2Phân tích khả năng sinh lời tài sản của Công ty:
Khả năng sinh lời tài sản thường được xem xét qua 2 chỉ tiêu: tỷ suất sinh lời tài sản và tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản. Sau đây là bảng phân tích khả năng sinh lời từ tài sản của Công ty.
BẢNG 6. Bảng phân tích khả năng sinh lời tài sản.
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm
2000
2001
2002
1.Lợi nhuận trước thuế
1000đ
215.862
251.860
288.595
2.Tổng tài sản bình quân
1000đ
10.157.630
10.060.019
14.106.814
3.Chi phí lãi vay
1000đ
57.973
186.383
173.886
4.ROA
%
2,13
2,5
2,05
5.RE
%
2,7
4,36
3,28
6.Chênh lệch ROA
%
-
0,37
-0,45
7.Ảnh hưởng hiệu suất sử dụng tài sản
%
-
+2,15
-0,65
8.Ảnh hưởng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
%
-
-1,78
+0,2
Khả năng sinh lời tài sản năm 2002 thấp nhất so với 3 năm. Nếu năm 2000, cứ 1 đồng tài sản đầu tư tại Công ty tạo ra 2,13 đồng lợi nhuận trước thuế thì sang năm 2001, mức lợi nhuận tạo ra là 2,5 đồng. Và đến năm 2002 thì một đồng tài sản đầu tư tai Công ty chỉ đem lại 2,05 đồng lợi nhuận trước thuế. Đây là một dấu hiệu không tốt cho tình hình hoạt động của Công ty. Tuy nhiên, để làm rõ cần phân tích nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời . Như đã đề cập ở phần I, khả năng sinh lời tái sản tùy thuộc vào hiệu suất sử dụng tài sản và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, qua phương trình sau :
ROA=Hiệu suất sử dụng tài sản* Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.
*Khả năng sinh lời tài sản năm 2001 so với năm 2000 tăng 0,37% là do ảnh hưởng của các nhân tố :
-Hiệu suất sử dụng tài sản tăng làm cho ROA tăng:
(4,97 – 2,47)*0,86% = +2,15%
-Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần giảm làm cho ROA giảm:
4,97*(0,05% - 0,86%) = -1,78%.
Tổng hợp ảnh hưởng 2 nhân tố : +2,15% - 1,78%= +0,37%.
*Tương tự, khả năng sinh lời tài sản năm 2002 so với năm 2001 giảm 0,45% là do :
-Hiệu suất sử dụng tài sản giảm làm cho ROA giảm:
(3,67 - 4,97)*0,50% = -0,65%.
-Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần tăng làm cho ROA tăng :
(0,56% - 0,05%)*3,67 = 0,2%.
Tổng hợp ảnh hưởng 2 nhân tố : -0,65% +0,2% = -0,45%.
Kết quả phân tích cho thấy, khả năng sinh lời tài sản của Công ty có chiều hướng giảm do hiệu suất sử dụng tài sản năm 2002 giảm xuống so với năm 2001. trong khi đó tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần tác động theo chiều hướng ngược lại đến khả năng sinh lời của tài sản. Vì vậy, trong thời gian đến công ty cần có những biện pháp khai thác năng lực sản xuất của tài sản cố định hiện có, đồng thời làm tốt công tác quản lý vốn lưu động nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định cũng như hiệu suất sử dụng vốn lưu động thì càng có điều kiện tăng khả năng sinh lời.
Những phân tích trên về khả năng sinh lời của tài sản còn chịu tác động bởi cấu trúc nguồn vốn. Mà cấu trúc nguồn vốn của Công ty qua các năm là không giống nhau và chi phí sử dụng vốn vay cũng khác nhau.Vì vây, để thấy rõ thực sự khả năng sinh lời của tài sản ta xem xét chỉ tiêu tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản(RE) ở dòng 5 trong bảng 6.
Với tỷ suất sinh lời kinh tế ta thấy khả năng sinh lời của tất cả lượng vốn Công ty đã bỏ ra kinh doanh mà không cần biết Công ty đã sử dụng vốn vay hay vốn chủ sở hữu. Từ số liệu phân tích, cho thấy năm 2001 Công ty đã sử dụng đồng vốn rất hiệu quả. Nếu không phải trả chi phí lãi vay thì 100 đồng đầu tư tài sản năm 2000 chỉ đem lại 2,7 đồng lợi nhuận thì mức này tăng lên 4,36 đồng vào năm 2001, trong khi đó đến năm 2002 mức này chỉ còn lại 3,28 đồng. Điều này là do lợi nhuân năm 2002 chỉ tăng 36.735.000 đồng trong khi đó tổng tài sản bình quan tăng hơn 4.046.795.000 đồng. Vì vây không thể khẳng định năm 2002 hiệu quả kinh doanh của Công ty không tiến triển mà cần phải nhìn nhận việc đầu tư mớ tài sản cố định năm 2002 chưa phát huy hiệu quả cho Công ty nhưng sẽ hứa hẹn một tiềm lực lớn trong những năm tới.
Từ kết quả phân tích trên cho thấy công ty vẫn còn những tồn tại, đặc biệt là hiệu quả cá biệt và khả năng sinh lời của tài sản giảm. Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại này là tốc độ quay vòng vẫn còn chậm do tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho và các khoản phải thu thấp; giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí . Vì vậy, trong thời gian đến Công ty cần phát huy hơn nữa nội lực vốn có đồng thời tận dụng tối đa chính sách ưu đãi của nhà nước nhằm năng cao hiệu quả hoạt động đảm bảo điều kiện để cạnh tranh và đứng vững trên thị trường.
II.PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦNNTHỦY SẢN ĐÀ NẴNG.
1.Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu(ROE)
Để tận dụng và khai thác tối đa thế mạnh hiện có của Công ty nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, ta cần đi sâu phân tích hiệu quả tài chính để có thể đưa ra một quyết định đúng về việc lựa chọn nguồn tài trợ.
Vì trong 3 năm qua do mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghệp phải nộp là không giống nhau, cụ thể năm 2000 là 12,5%, năm 2001 là 0% và năm 2002 là 11%.Vì vậy, để kết quả phân tích có tính so sánh và nhận xét hợp lý, ta lần lượt xem xét cả 2 trường hợp sau: ROE1 với mức lợi nhuận trước thuế và ROE2 với mức lợi nhuận sau thuế.
BẢNG 7. Bảng phân tích khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu.
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm
2000
2001
2002
1.Lợi nhuận trước thuế
1000đ
215.862
251.860
288.595
2.Lợi nhuận sau thuế
1000đ
188.880
251.860
256.595
3.Vốn CSH bình quân
1000đ
4.046.118
4.153.792
4.972.785
4.ROE1
%
5,34
6,06
5,8
5.ROE2
%
4,67
6,06
5,17
Qua chỉ tiêu ROE1, ta sẽ thấy đúng với thực lực khẳng sinh lời vốn chủ cũng như mức độ tiến triển của Công ty trong 3 năm qua.Vì với lợi nhuận trước thuế ta đã loại trừ được yếu tố khách quan, đó là chính sách khuyến khích cổ phần hoánn doanh nghiệp thông qua mức đón góp 3 năm 1998,1999 và năm 2000. Nếu chỉ dựa vào ROE2 để đánh giá thì ta không thấy được mức độ tiến triển của Công ty. Nhưng nhìn chung dù xem xét khả năng sinh lời vốn chủ trong trường hợp1 hay 2 thì cũng cho thấy hiệu quả tài chính trong năm 2002 có tiến triển so với năm 2000 nhưng lại giảm so với năm 2001, năm 2002 cứ 100 đồng vốn chủ tài trợ tại Công ty chỉ đem lại 5,8 đồng lợi nhuận trước thuế hay 5,17đồng lợi nhuận sau thuế trong khi năm 2001 mức này là 6,06 đồng. Nguyên nhân là do Công ty chưa huy động tối đa các nguồn lực thuộc quyền sở hữu vào quá trình phục vụ sản xuất kinh doanh để làm tăng khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu, đảm bảo sử dụng theo nguyên tắc hoàn trả đối với các nguồn quỹ, bảo toàn và phát triển được vốn.
Vì vậy trong thời gian đến công ty gần huy động tối đa mọi nguồn lực tài chính có tại Công ty phục vụ đắc lực cho mục tiêu kinh doanh của công ty.
2.Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời vốn chủ:
Như đã trình bày ở phầnI, hiệu quả tài chính phụ thuộc một phần vào hiệu quả kinh doanh của Công ty. Vì vậy, nếu trong những năm tới Công ty có biện pháp quản lý chặt chẽ chi phí, quản lý tốt hơn vốn lưu động đồng thời khắc phục tình trạng giảm sút hiệu suất sử dụng tài sản cố định thì sẽ nâng cao hơn nữa khả năng sinh lời của tài sản nói chung và khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu nói riêng. Mặt khác cơ cấu tài trợ của Công ty cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến ROE. Do đó, để có thể cân nhắc, lựa chọn một cơ cấu tài trợ hợp lý nhằm tận dụng được hiệu ứng đòn bẩy tài chính, nâng cao khả năng sinh lời vốn chủ, cần xem xét mối quan hệ giữa hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh doanh và đòn bẩy tài chính thông qua phương trình:
Nợ
VCSH
ROE = [RE +(RE-i)* ]*(1-T).
Trong đó, i :lãi suất vay bình quân
T : thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.
RE : tỷ suất sinh lời kinh tế
Nợ
VCSH
: đòn bẩy tài chính
Ta có :Chi phí lãi vay
Tổng nợ vay bình quân
Lãi suất vay bình quân = *100%.
57.973.000
1.497.493.346
i2000 = *100%= 3,78%.
186.383.000
5.261.896.375
i2001 = *100% = 3,54%.
173.886.000
4.045.190.920
i2002 = * 100% = 4,30%.
Để đánh giá việc tài trợ của Công ty qua các năm là tốt hay chưa tốt, đã khai thác triệt để hiệu ứng đòn bẩy tài chính hay chưa, chúng ta lần lượt xem xét hiệu quả tài chính qua các năm:
-Năm 2001:RE > i hay 4,36% > 3,54% đã làm cho đòn bẩy tài chính dương. Trong trường hợp này Công ty nên gia tăng Nợ để phát huy hiệu ứng của đòn bẩy tài chính một cách hiệu quả nhất và thực tế Công ty đã duy trì một tỷ suất nợ khá cao(58,71%) hay đòn bẩy tài chính lớn (1,42), trong trường hợp này sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng vốn chủ. Như vậy, trong năm 2001 Công ty đã vận dụng tốt hiệu ứng đòn bẩy tài chính trong việc gia tăng hiệu quả tài chính .
-Năm 2002: RE < i hay 3,28% < 4,30% đã làm cho hiệu số (RE-i)<0 hay đòn bẩy tài chính âm. Đáng lẽ Công ty nên giảm tỷ suất nợ để giảm đòn bẩy tài chính nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của nó đến hiệu quả tài chính của đơn vị, nhưng thực tế lại ngược lại. Công ty lại duy trì một tỷ suất nợ quá cao và tăng so với năm 2001(6,04%) hay đòn bbẩy tài chính lớn (3,67), trong trường hợp này sẽ tác động ngược lại hiệu quả sử dụng vốn chủ và gặp rất nhiều rủi ro trong thanh toán ngắn hạn . Như vậy, năm 2002 công ty đã chưa vận dụng tốt hiệu ứng đòn bẩy tài chính.
Nhìn chung, từ những đánh giá chi tiết từng năm về việc vận dụng hiệu ứng đòn bẩy tài chính tại Công ty ta có thể đi đến một kết luận rằng trong những năm qua mức độ rủi ro tiềm ẩn trong cơ cấu Công ty càng lớn. Đây là một vấn đề mà Công ty cần quan tâm để xây dựng chính sách tài trợ phù hợp. Vì vậy trong thời gian đến Công ty phải chủ động điều chỉnh giảm thấp hệ số nợ để hạn chế rủi ro có thể gặp phải và phải có biện pháp cân nhắc lựa chọn nguồn tài trợ, đồng thời không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh thì sẽ phát huy được hiệu ứng đòn bẩy tài chính, nâng cao khả năng sinh lời vốn chủ.
PHẦN III.BỔ SUNG MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN ĐÀ NẴNG.
A.NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH, TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN ĐÀ NẴNG.
I.Những thuận lợi và khó khăn của Công ty:
Trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế thế giới và những năm đầu của thế kỷ 21, nền kinh tế của nước ta và của thành phố sau đổi mới luôn tăng trưởng cao và ổnn định; hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện, tạo điều kiện cho việc đầu tư, phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế thế giới. Trong bối cảnh đó, Công ty có những thuận lợi và khó khăn sau:
1.Những thuận lợi cơ bản:
-Công ty đã rút ra được những bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý, điều hành mọi hoạt động của Công ty theo mô hình cổ phần có các xí nghiệp thành viên hạch toán phụ thuộc, vận hành trong cơ chế nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Việc chuyển đổi hình thức Công ty từ doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần được sự hưởng ứng của cán bộ công nhân viên toàn Công ty, vì vậy đã tạo được không khí đoàn kết, sôi nổi hoạt động của Công ty.
-Công ty có những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, thành phố Đà nẵng có nhiều cửa biển, tiềm năng về thủy sản dồi dào, hoạt động sản xuất, khai thác của bà con ngư dân được duy trì.
-Đội ngũ quản lý Công ty đã từng bước thích ứng với cvơ chế thị trường, từng vị trí công tác tương đối chủ động với vai trò nhiệm vụ được phân công. Đội ngũ công nhân có tay nghề ngày càng thuần thục, nhiệt tình trong lao động sản xuất, sản phẩm sản xuất ra có chất lượng, đảm bảo được yêu cầu khách hàng.
-Thị trường tiêu thụ hàng xuất khẩu được mở rộng, củng cố được niềm tin và không ngừng phát triển các mặt hàng xuất khẩu với những khách hàng đã có quan hệ lâu dài với Công ty, tạo được những hình ảnh tôt đẹp về Công ty đến với mọi khách hàng.
-Hiệp định thương mại Việt -Mỹ được chính phủ 2 nước thông qua, mở ra một thị trường tương đối rộng và đầy niềm tin cho các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có Công ty chúng ta.
-Qui mô Công ty ngày càng mở rộng và phát triển, đủ điều kiện đáp ứng tốt các yêu cầu sản xuất hàng xuất khẩu theo tiêu chuẩn ngành qui định.
2.Những khó khăn :
-Thời tiết, khí hậu tiếp tục có nhiều chuyển biến phức tạp, ảnh hưởng xấu đến mùa vụ khai thác hải sản và nuôi trồng thủy sản xuất khẩu. Do vậy nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất bị giảm sút, sản phẩm sản xuất ra chưa đáp ứng kịp với nhu cầu của thị trường.
-Sự khai thác bừa bãi các nguồn nguyên liệu làm cho tình trạng nguyên liệu ngày càng khan hiếm .
-Chu kỳ sống của sản phẩm ngày càng được rút ngắn nên việc phát triển sản phẩm mới ngày càng khó khăn và phần lớn sản phẩm mới xuất hiện theo dạng nguyên mẫu hay cải tiến nên rất dễ xảy ra sự trùng lắp dẫn đến sự cạnh tranh giữa các Công ty ngày càng gây gắt.
-Cách nghĩ, cách làm của thời kỳ cũ vẫn còn tồn tại trong cán bộ và công nhân của Công ty, đó là lực cản cho sự phát triển của Công ty.
-Thị trường ở một số nước nhập khẩu hàng thủy sản có những thay đổi về chính sách kiểm soát hàng thủy sản nhập khẩu, do đó đã có những ảnh hưởng bất lợi cho tình hình xuất khẩu về thủy sản của Công ty.
-Máy móc thiết bị phục vụ sản xuất đã cũ, hư hỏng tương đối nhiều chưa có kế hoạch bảo trì, sửa chữa đúng định kỳ làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất.
II.Tổng hợp các chỉ tiêu phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động của Công ty cổ phần thủy sản Đà Nẵng:
1.Tổng hợp các chỉ tiêu phân tích :
Để đánh giá tổng hợp tình hình và hiệu quả hoạt động của Công ty cổ phần thủy sản Đà Nẵng, ta lập bảng tổng hợp các chỉ tiêu phân tích ở phần 2 như sau:
Chỉ tiêu
ĐVT
2000
2001
2002
1.Hiệu suất sử dụng TSCĐ
lần
3,71
5,72
5,04
2.Số vòng quay VLĐ
vòng
4,7
10,78
6,7
3.Số ngày 1 vòng quay VLĐ
ngày
77
33
54
4.Hiệu suất sử dụng tài sản
lần
2,47
4,97
3,67
5.Số vòng quay HTK
vòng
37,29
46,46
34,43
6.Số ngày 1 vòng quay HTK
ngày
10
8
11
7.Số vòng quay PTKH
vòng
20,27
40,07
13,89
8.Kỳ thu tiền bình quân
ngày
18
9
26
9.Tỷ suất LN trên DTT
%
0,86
0,50
0,56
10.Tỷ suất LN trên DTTSXKD
%
1,10
0,71
0,88
11.Tỷ suất LN trên DTTSXKD loại trừ chính sách khấu hao
%
3,97
2,86
3,32
12.ROA
%
2,13
2,5
2,05
13.RE
%
2,7
4,36
3,28
14.ROE1
%
5,34
6,06
5,8
15.ROE2
%
4,67
6,06
5,17
ROE
Bằng phương trình Dupont, ta có thể thấy được tổng hợp các chỉ tiêu phân tích năm 2002 so với năm 2001 qua sơ đồ sau:
6,06% 5,17%
ROA
Cấu trúc vốn
2,5% 2,05%
Tỷ suất LN trên DTT
Hiệu suất sử dụng tài sản
0,50% 0,56% 4,97 3,67
DTT
Lợi nhuận
HSSDTSCĐ
HSSDVLĐ
5,72 so với 5,04 10,78 6,7
Số vòng quay PTKH
Số vòng quay HTK
46,46 so với 34,43 40,07 so với 13,89
2.Đánh giá về hiệu quả hoạt động của Công ty cổ phần thủy sản Đà Nẵng:
Qua bảng tổng hợp, sơ đồ và những đánh giá về hiệu quả hoạt động của Công ty mà em đã rú t ra được từ quá trình phân tích, ta có thể rút ra một số nhận xét sau:
2.1.Những mặt mạnh của Công ty:
Công ty cổ phần thủy sản là đơn vị kinh doanh sản xuất và hoạt động có hiệu quả trong nhiều năm liền. Công ty đã tạo ra được nguồn vốn lớn nhờ có sự hỗ trợ và ưa đãi của Nhà nước trong vấn đề vay vốn, uy tín của Công ty trên thương trường ngày càng được nâng cao, thuận lợi cho việc đàm phán ký kết hợp đồng đối với các đối tác kinh doanh, đẩy mạnh được công tác tiêu thụ.
Nhìn chung, tuy những năm qua mặc dầu có nhiều biến cố nhưng hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng tiến triển, doanh thu và lợi nhuận tăng. Sản phẩm mang thương hiệu của Công ty xuất hiện mọi nơi trên thị trường.
Qua phân tích, đánh giá ta thấy hiệu suất sử dụng tài sản cố định và khả năng sinh lời từ hoạt động của Công ty năm 2002 tăng nhẹ và có rất nhiều triển vọng tốt đẹp trong thời gian tới. Việc phát huy khai thác tối đa các nhân tố nhằm làm tăng lợi nhuận cao hơn và cùng với những chính sách vĩ mô của Nhà nước, chắc chắn trong những năm tới sẽ nâng cao hơn nữa uy tín thương hiệu của Công ty. Từ đó, kích thích sự đầu tư tham gia của các cổ đông trong quá trình tích tụ vốn nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng khả năng thanh khoản của Công ty.
2.2Những hạn chế:
Bên cạnh những điểm mạnh của Công ty, qua phân tích ta thấy còn rất nhiều hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động chung đó là:
-Trong năm 2002 Công ty chưa hoàn thành chỉ tiêu doanh thu kế hoạch do Đại hội cổ đông đặt ra là 52 tỉ nhưng thực tế chỉ đạt 51 tỉ, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của Công ty. Qua đó, ta cũng thấy được việc xây dựng và điều hành kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty chưa sát với thực tiễn và việc nắm bắt thị trường còn nhiều bất cập.
-Hiệu suất sử dụng tài sản còn thấp là do :
+Thứ nhất, do ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng tài sản cố định. Vì vậy trong năm đến cần phải có biện pháp khắc phục tình trạng này.
+Thứ hai, do công tác quản lý vốn lưu động chưa tốt, tốc độ quay vòng của vốn lưu động chậm, thời gian 1 kỳ luân chuyển vốn lưu động dài. Khả năng chuyển đổi thành tiền của các khoản phải thu và hàng tồn kho thấp, vốn bị chiếm dụng nhiều. Từ đó cho thấy Công ty sử dụng đồng vốn chưa thực sự hiệu quả và chưa có một chính sách bán hàng hợp lý.
-Hiệu quả kinh doanh tổng hợp còn thấp do quản lý sản xuất và chi phí hoạt động kinh doanh chưa thật sự tiết kiệm, có lúc còn thiếu chặt chẽ. các hoạt động tìm kiếm thị trường để đẩy mạnh đa dạng các mặt hàng tiêu thụ còn hạn chế.
Mặt khác, trong những năm qua Công ty đã chưa sử dụng hợp lý đòn cân nợ, chưa xây dựng một cơ cấu vốn tối ưu, từ đó công ty chưa vận dụng tốt hiệu ứng đòn bẩy tài chính trong việc nâng cao hiệu quả của mình. Do việc quản lý điều hành các hoạt động tài chính còn thụ động, chưa đề ra các giải pháp nhằm thúc đẩy mạnh tính hiệu quả mọi nguồn lực tài chính của Công ty.
Từ những hạn chế trên, Công ty cần có các biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Công ty trong thời gian đến.
B.BỔ SUNG CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH.
I.Sự cần thiết bổ sung các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính:
Kinh tế thị trường ngày càng phát triển, việc cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước là xu hướng tất yếu. Do đó ngày càng xuất hiện nhiều hơn các Công ty cổ phần hoạt động dưới hình thức vốn góp của các cổ đông. Đặc biệt, đối với các Công ty cổ phần đã niêm yết giá trên thị trường chứng khoán thì đa số các cổ đông không tham gia trực tiếp điều hành Công ty mà chỉ có thể thông qua tình hình phân tích tài chính của Công ty để nắm bắt thông tin và theo dõi khả năng sinh lời từ đồng vốn mình đã đầu tư. Vì vậy, các chỉ tiêu phân tích hiệu quả tài chính, các tỷ số sinh lãi cổ phần có ý nghĩa quan trọng và là cơ sở để các cổ đông so sánh, đối chiếu và đi đến một quyết định đúng đắn nên đầu tư vào Công ty nào mà mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và phát huy đựơc đồng vốn của mình bỏ ra.
Vì vây, để phù hợp với tình hình thực tiễn của nền kinh tế thị trường cũng như để hoàn thiện các chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động nói chung và hiệu quả tài chính nói riêng, em xin bổ sung thêm các chỉ tiêu đánh gía hiệu quả tài chính đối với một Công ty cổ phần bên cạnh các chỉ tiêu đã được học.
II.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của Công ty cổ phần thủy sản Đà Nẵng:
Ngoài chỉ tiêu khả năng sinh lời vốn chủ thì đối với Công ty cổ phần, hiệu quả tài chính còn được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau:
1.Tỷ suất lợi nhuận của vốn cổ đông(ROE):
Mục tiêu hoạt động đầu tiên của các doanh nghiệp là tạo ra thu nhập cho cácchủ nhân của mình. Tỷ suất lợi nhuận của vốn cổ đông đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu này.
Lợi nhuận sau thuế
Vốn cổ đông bình quân
ROE = *100(%)
Khi có cổ phiếu ưu đãi thì phần lợi nhuận sau thuế dành để chia cho cổ đông là phần còn lại của lợi nhuận sau thuế sau khi đã trừ cho cổ tức của cổ phiếu ưu đãi.
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn góp của các cổ đông hàng năm sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
2.Thu nhập của một cổ phiếu thường(EPS):
Các nhà đầu tư mua cổ phiếu đều có mong muốn sẽ thu được lợi nhuận trong tương lại từ vốn đầu tư vào cổ phiếu đó. Vì thu nhập của 1 cổ phiếu thường là căn cứ để trả lãi nên các nhà đầu tư thường quan tâm đến các báo cáo của doanh nghiệp về thu nhập của 1 cổ phiếu thường để quyết định lựa chọn cổ phiếu đầu tư.
Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi
Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hàng bình quân
EPS =
Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành bình quân bằng số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành ở cuối kỳ hạch toán nếu không có cổ phiếu được phát hành hay thu hồi trong năm.
Chỉ tiêu này cho biết 1 cổ phiếu thường hàng nắmẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận và thông thường các cổ đông sẽ không nhận được hoàn toàn số nàyvì phần lợi nhuận tạo ra để chia cổ tức chỉ theo một tỷ lệ nào đó mà thôi, số còn lại sẽ bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh, thực hiện tái sản xuất mở rộng. Vì vậy, doanh nghiệp nào có EPS lớn hơn sẽ thu hút sự đầu tư hơn.
3.Tỷ số giá thị trường trên thu nhập của một cổ phiếu thường(P/E):
Chỉ tiêu này phản ánh ở một mức độ nhất điịnh tiềm năng phát triển của doanh nghiệp và sự đánh giá của thị trường đối với thu nhập của nó.
Giá thị trường của mỗi cổ phiếu
Thu nhập của mỗi cổ phiếu
P/E =
Chỉ tiêu này phản ánh nhà đầu tư sẽ bỏ ra bao nhiêu đồng để mua một đồng tiền lời của cổ phiếu. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện hiệu quả càng lớn. Vì với tỷ giá thị trường có xu hướng tăng dần đó là một dấu hiệu tăng trưởng thuận lợi và phản ánh một triển vọng, kinh doanh có hiệu quả.
4.Tỷ số giá thị trường trên giá trị sổ sách của một cổ phiếu(M/B):
Với chỉ tiêu này nhà kinh doanh chứng khoán trên thị trường sẽ biết được mức độ chênh lệch giữa giá trị sổ sách kế toán của một cổ phiếu mình đang sở hữu với giá thị trường sẽ trả cho cổ phiếu đó.
Giá thị trường mỗi cổ phiếu
Giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu
M/B =
Trị giá của chỉ tiêu này càng cao thì càng thu hút được các nhà kinh doanh tham gia nhiều hơn vào thị trường giao dịch để mua đi bán lại để kiếm lời trên cổ phiếu đó. Tính thanh khoản cao thể hiện số lượng giao dịch lớn .
III.HOÀN THIỆN CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN ĐÀ NẴNG.
Dựa vào số liệu Công ty, ta có thể tính toán các chỉ tiêu sau:
Bảng phân tích các chỉ số sinh lãi cổ phần.
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2003
1Lợi nhuận sau thuế
đồng
188.880.000
251.860.000
256.850.000
2.Cổ tức cổ phiếu ưu đãi
đồng
12.137.718
21.520.000
23.581.000
3.Vốn cổ đông bình quân
đồng
3.892.500.000
3.895.919.000
3.950.401.000
4.Số lượng cổ phiếu thường bình quân đang lưu hành
cổ phiếu
34.120
34.120
34.120
5.Giá thị trường một cổ phiếu
đồng
101.000
107.100
111.384
6.Giá trị sổ sách một cổ phiếu
đồng
100.000
100.000
100.000
7.ROE3
%
4,85
6,47
5,48
8.EPS
đồng
5.180
6.751
6.837
9.P/E
lần
19,49
15,86
16,29
10.M/P
lần
1,02
1,07
1.11
Qua bảng phân tích trên ta thấy, nếu chỉ xem xét các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính thông qua các chỉ tiêu nêu trên thì ta có thể kết luận rằng hiệu quả hoạt động tài chính của Công ty ở mức cao (so sánh với ROE2). Do đó trong thời gian tới Công ty cần phát huy những tiềm lực hiện có góp phần nâng cao hơn nữa uy tín thương hiệu cũng như sự đầu tư của các cổ đông.
C.MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN ĐÀ NẴNG.
Nâng cao hiệu quả hoạt động là điều kiện để Công ty tồn tai và phát triển. Qua phân tích tình hình hoạt động tại Công ty cổ phần thủy sản Đà Nẵng, em xin đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty.
I.NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU SUẤT SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY.
Việc chưa sử dụng hết các nguồn tài sản ở doanh nghiệp là thường xuyên xảy ra. Vì thế, vấn đề đầu tiên nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là phải tổ chức và sử đầy đủ tài sản của mình. Hoạt động của Công ty cổ phần thủy sản Đà Nẵng thể hiện trên cả 3 khâu: khai thác, chế biến và lưu thông hàng hóa, do vậy đòi hỏi Công ty phải cáo trình độ quản lý cao mới tránh được những tổn thất gây lãng phí đồng vốn sử dụng.
1.Quản lý tài sản cố định:
Như đã phân tích ở phần2, ta thấy hiệu suất sử dụng tài sản của Công ty trong năm qua có sự giảm sút. Vì vậy, trong thời gian đến để có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động thì Công ty cần phải có biện pháp quản lý tài cố định một cách hữu hiệu hơn.
Máy móc thiết bị là bộ phận cấu thành lớn của tài sản cố định, là công cụ trực tiếp khai thác các đối tượng lao động nhằm sản xuất ra sản phẩm. Việc tận dụng tối đa thời gian có ích của máy móc thiết bị có ý nghĩa kinh tế về nhiều mặt. Trong những biện pháp tăng năng suất lao động thì doanh nghiệp rất chú trọng đến việc tăng năng suất của máy móc thiết bị. Vì vậy, để khai thác triệt để năng suất của máy nóc thiết bị đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng thời gian làm việc của máy móc thiết bị, giảm thời gian lãng phí của người lao động cũng như của máy móc thiết bị nhằm mục đích tăng số lượng sản phẩm sản xuất, giảm thiểu chi phí cố định trên mỗi đơn vị sản phẩm sản xuất ra. Tuy nhiên, có những máy móc trong quá trình hoạt động thường xuyên bị gián đoạn do một số bộ phận bị hư hỏng và hao mòn do chưa thay thế được cũng như vài hiện tượng nhỏ trở ngại kỹ thuật. Điều này đòi hỏi Công ty phải có kế hoạch bảo dưỡng, bảo trì dự phòng máy móc thiết bị định kỳ.
Bên cạnh đó, ngoài việc bảo dưỡng, bảo trì máy móc thiết bị Công ty cần phải thường xuyên theo dõi kiểm tra tình hình sử dụng máy móc thiết bị để kịp thời phát hiện những trở ngại xảy ra nhằm có biện pháp sửa chữa kịp thời và bố trí công tác sửa chữa sao cho phù hợp với lịch làm việc của công nhân chế biến, sản xuất.
Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà Công ty quyết định lựa chọn đúng đắn có nên bảo dưỡng, bảo trì máy móc hay không?
Ta có thể xét một số trường hợp cụ thể sau đây: cuối năm 2002 phó giám đốc kỹ thuật cung cấp số liệu về tình hình sử dụng tủ đông số 2 trong 6 năm gần đây:
Số lần hư hỏng Số năm hư hỏng
0 1
1 2
2 1
3 2
6
Mỗi lần máy hỏng ước lượng thiệt hại bình quân là 2.250.000đồng về chi phí dịch vụ sửa chữa. Trung tâm dịch vụ sửa chữa, bảo trì máy móc đề nghị phương án kí hợp đồng bảo trì dự phòng trong vòng 5 năm đến, có thể hy vọng máy chỉ hỏng hóc 1 lần/2 năm, chi phí cho hợp đồng là 1.000.000đồng/năm. Vậy trong thời gian đến Công ty có nên sử dụng chính sách bảo trì hay không? Để giúp Công ty có quyết định đúngd đán, ta lần lượt đánh giá 2 phương án sau:
-Dựa trên số liệu quá khứ, tính số lần hư hỏng trung bình nếu Công ty áp duụng chính sách cũ(tức không ký hợp đồng)
Số lần hư hỏng Tần suất
1/6=0,167
2/6=0,333
2 1/6=0,167
3 2/6=0,333
1
Vậy số lần hư hỏng kỳ vọng=0*0,167+1*0,333+2*0,167+3*0,333
=1,67(lần/năm).
-Chi phí thiệt hại kỳ vọng hàng năm của việc hư hỏng máy áp dụng chính sách cũ:
1,67*2.250.000=3.757.500đồng.
-Chi phí kì vọng của hợp đồng bảo trì dự phòng:
0,5*2.250.000+1.000.000=2.125.000đồng.
Vậy Công ty nên ký hợp đồng bảo dưỡng, bảo trì dự phòng, vì với hợp đồng này Công ty đã tiết kiệm thêm được:4.117.500-2.125.000=1.632.500đồng/năm, từ đó góp phần làm tăng lợi nhuận của Công ty lên. Phương án này không những đem lại cho Công ty một khoản lợi nhuận mà còn có 1 ưu điểm đặc biệt hơn đó là thời gian ngưng hoạt động của máy móc thiết bị để sửa chữa sau mỗi lần hư hỏng sẽ giảm xuống, nghĩa là có thể tận dụng tối đa hơn thời gian, công suất làm việc của tủ đong số 2 đảm bảo tiến độ sản xuất được ổn định.
Hiện nay, một số máy móc thiết bị của Công ty hư hỏng chưa có kế hoạch bảo trì sửa chữa. Bên cạnh đó, trong thời gian đến với nguồn lực tài chính hiện có Công ty dự kiến đầu tư cho các dự án mua sắm máy móc thiết bị nhằm mở rộng qui mô sản xuất. Nhưng sau khi đầu tư nâng cấp Công ty cần phải có biện pháp tận dụng tối đa năng suất cứ máy móc thiết bị này. Có như vậy mới có thể làm giảm chi phí (khấu hao) trên một đơn vị sản phẩm(vì Công ty trích khấu hao nhanh trong những năm đầu). Do vậy, các biện pháp có thể áp dụng đó là:
+Đẩy mạnh hoạt động tiêu thu, mở rộng thị trường, thiết lập mối quan hệ làm ăn lâu dài với những khách hàng truyền thống nhằm đảm bảo được thời gian làm việc của máy móc thiết bị, tránh lãng phí thời gian hữu ích.
+Bố trí công nhân kỹ thuật sao cho phù hợp với trình độ và công nghệ tiên tiến của máy móc thiết bị, có như vậy họ mới có kế hoạch bảo quản tốt cũng như kịp thời xử lý những tình huống trở ngại xảy ra. Nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty.
2.Quản lý vốn lưu động:
Qua phân tích ở phần 2 cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động rất thấp chủ yếu là do số vòng quay khoản phải thu và hàng tồn kho thấp. Công ty nên có biện pháp quản lý hàng tồn kho và khoản phải thu khách hàng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
2.1Quản lý khoản phải thu:
Năm 2002, kỳ thu tiền bình quân khách hàng dài (26 ngày), điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp như: thiếu vốn trong kinh doanh, Công ty phải đi vay để trang trải cho mọi hoạt động từ đó làm cho chi phí sử dụng vốn cao và sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận, trường hợp nếu khách hàng mất khả năng thanh toán thì doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro do không thu hồi được vốn. Do đó, trong thời gian đến Công cần phải có các chính sách, công cụ thích hợp để một mặt đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm đồng thời khuyến khích khách hàng trả sớm nhằm hạn chế đến mức thấp nhất lượng vốn Công ty bị chiếm dụng.
Tại Công ty, các chính sách và quy định đối với hoạt động tiêu thụ còn sơ sài. Điều này không thúc đẩy hoạt động tiêu thụ ngày càng phát triển. Vì vậy, em xin đề xuất một vài chính sách bổ sung vào các chính sách quy định đối với Công ty.
2.11Xây dựng chính sách tín dụng:
Hiện nay việc gia tăng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy sản ngày càng nhiều, cùng với cơ chế linh hoạt của nền kinh tế thị trường, nên khách hàng có quyền lựa chọ các nàh cung cấp. Các tiêu chuẩn lựa chọn đặt ra ngày càng đa dạng , mở rộng ra khỏi phạm vi:chất lượng, giá cả…Điều kiện được khách hàng quan tâm hơn cả nhằm thỏa mãn lợi ích tiêu dùng là chính sách bán hàng của nhà cung cấp.
Trong điều kiện cạnh tranh của ngành thủy sản như ngày nay, việc xây dựng một phương thức bán hàng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động là một việc làm vô cùng cần thiết.
Chính sách tín dụng quyết định mạnh mẽ đến doanh thu bán hàng. Vì vậy, xây dựng một chính sách tín dụng khoa học và hiệu quả là nhiệm vụ khó khăn cảu các nhà quản lý. Bởi vì chính sách tín dụng không hiệu quả thì sẽ tác động ngược lại, ảnh hưởng đến doanh thu và cụ thể là lợi nhuận của Công ty.
Cơ sở cho việc cấp phát tín dụng là phân tích vị thế tín dụng của khách hàng. Những nhân tố được sử dụng khi phân tích vị thế tín dụng của khách hàng có thể là:
A:Đạo đức thanh toán của khách hàng.
B:Năng lực thanh toán của khách hàng.
C:Chỉ số sinh lời bình quân hay thu nhập bình quân của khách hàng.
D:Lợi thế cạnh tranh hay vị thế tương lai của khách hàng.
Những nhân tố này có thể được thông qua:
+Các nguồn thông tin do khách hàng cung cấp.
+Các nguồn thông tin thể hiện qua số liệu, chỉ tiêu tài chính trên các báo cáo tài chính đã qua kiểm toán của khách hàng.
+Nguồn thông tin từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng mà khách hàng có khoản ký thác tại đó.
+Nguồn thông tin từ các doanh nghiệp đã giao dịch với khách hàng trong nhưĩng năm qua.
Sau đó, Công ty tính điểm tín dụng cho khách hàng qua phương pháp “Phân tích tuyến tích yếu tố phân biệt” theo công thức:
M=hA*A + hB *B + hC *C + h D*D + .. ..
Trong đó, h là hệ số điều chỉnh theo mỗi biến số độc lập, hệ số này cao hay thấp phụ thuộc vào tính chất quan trọng của mỗi biến số độc lập(0£h£1).
Sau khi tính điểm tín dụng cho khách hàng và Công ty chấp nhận cấp phát tín dụng cho khánh hàng. Bước tiếp theo Là Công ty lựa chọn những phương án cấp phát tín dụng khả thi nhất. Các vấn đề đặt ra lúc này là :
+Chi phí bỏ ra và lợi nhuận thu được từ việc cấp phát tín dụng là bao nhiêu ?
+Thời hạn tín dụng hợp lý là bao nhiêu ?
+Sau khi bán chịu thì phương thức thu tiền hiệu quả nhất là gì ?
Khi quyết định cấp tín dụng cho khách hàng thì Công ty sẽ bỏ ra một chi phí và sẽ thu lại một khoản thu trong thời gian đến. Phương án được chấp nhận nếu giá trị hiện tại thuần của khoản phải thu tương lai đó NPV>0.
Bây giờ ta có thể xét đến tính khả thi của việc chấp nhận tín dụng tại Công ty như sau :
Giả sử Công ty chấp nhận thời hạn tín dụng là 22 ngày.
Ta có, giá bán tiền trao tay của 1 kg tôm xuất khẩu là 12USD.
Theo thống kê chi phí biến đổi xấp xỉ 94% đơn giá bán.
=>Chi phí biến đổi 1 kg tôm : v = 12*0,94=11,28USD
==>Nếu Công ty chấp nhậnu bán chịu cho khách hàng thì Công ty sẽ bán với mức giá cao hơn. Giả sử rằng Công ty sẽ định giá cao hơn giá thu tiền ngay là 1% thì giá tín dụng, sẽ là :
P’ =(1+0,01)*12=11,28USD.
Việc lựa chọn lợi ích của công ty dựa trên lãi suất vay ngắn hạn của ngân hàng(hiện nay công ty được hưởng mức lãi suất ưu đãi 0,28%/tháng)
Khi đó giá trị hiện tại thuần sẽ là:
NPV=Khoản thu tính theo hiện giá – Chi phí bỏ ra hiện tại.
NPV
1+i
= - v
12,12
1+0,0028*
22
30
= -11,28=0,82USD
Kết luận: phương án có thể chấp nhận vì NPV >0. Doanh nghiệp sẽ chấp nhận thời hạn cấp phát tín dụng cho khách hàng là 22 ngày.
Tuy nhiên, ta xét thêm một khía cạnh thực tiễn khác trong việc cấp tín dụng là: kh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37.doc