Đề tài Cơ sở khoa học để phát triển các sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm vùng núi phía bắc

Tài liệu Đề tài Cơ sở khoa học để phát triển các sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm vùng núi phía bắc: BỘ VĂN HÓA-DU LỊCH VÀ THỂ THAO VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC Chủ nhiệm đề tài: PHẠM TRUNG LƯƠNG Viện Nghiên cứu phát triển du lịch 7030 18/11/2008 HÀ NỘI - 2008 BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 . Đặt vấn đề Vùng núi phía Bắc bao gồm các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Thái Nguyên Lạng Sơn, Phú Thọ, Bắc Giang và Quảng Ninh thuộc tiểu vùng du lịch Đông Bắc, tiểu vùng du lịch Tây Bắc và một phần tiểu vùng du lịch duyên hải Đông Bắc, nơi phân bố chủ yếu địa hình karst ở Việt Nam với nhiều hang động và các ngọn núi cao mà tiêu biểu là đỉnh Phan Xi Phăng cao 3.143m được mệnh danh là “mái nhà Đông Dương”. Đây cũng là lãnh thổ có địa hình chia cắt v...

pdf125 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1059 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Cơ sở khoa học để phát triển các sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm vùng núi phía bắc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ VĂN HÓA-DU LỊCH VÀ THỂ THAO VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC Chủ nhiệm đề tài: PHẠM TRUNG LƯƠNG Viện Nghiên cứu phát triển du lịch 7030 18/11/2008 HÀ NỘI - 2008 BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 . Đặt vấn đề Vùng núi phía Bắc bao gồm các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Thái Nguyên Lạng Sơn, Phú Thọ, Bắc Giang và Quảng Ninh thuộc tiểu vùng du lịch Đông Bắc, tiểu vùng du lịch Tây Bắc và một phần tiểu vùng du lịch duyên hải Đông Bắc, nơi phân bố chủ yếu địa hình karst ở Việt Nam với nhiều hang động và các ngọn núi cao mà tiêu biểu là đỉnh Phan Xi Phăng cao 3.143m được mệnh danh là “mái nhà Đông Dương”. Đây cũng là lãnh thổ có địa hình chia cắt với hệ thống sông suối khá phát triển mà tiêu biểu là hệ thống sông Hồng – sông Thái Bình và sông Kỳ Cùng - Bằng Giang. Đây là những điều kiện và tiềm năng to lớn để phát triển loại hình du lịch thể thao - mao hiểm vốn đang rất được khách du lịch ưa chuộng. Minh chứng cho tính hấp dẫn của loại hình du lịch này là việc tổ chức thành công chương trình du lịch thể thao - mạo hiểm “Raid Gouloises” năm 2002 trên một lãnh thổ trải dài từ Lào Cai đến Hải Phòng. Mức độ hấp dẫn của các sản phẩm du lịch thể thao - mạo hiểm ở khu vực này sẽ được tăng lên khi du khách còn được khám phá những giá trị văn hoá bản địa đặc sắc của nhiều dân tộc thiểu số như Tày, Dao, H’Mông, v.v. sinh sống ở đây. Mặc dù có tiềm năng lớn về du lịch thể thao - mạo hiểm, tuy nhiên thời gian qua loại hình du lịch này còn chưa phát triển, các sản phẩm du lịch thể thao - mạo hiểm chưa rõ nét, đơn điệu và thiếu hấp dẫn. Khách du lịch hiện nay đến với vùng núi phía Bắc chủ yếu là để tham quan, tìm hiểu các giá trị văn hoá của một số dân tộc thiểu số, tham quan cảnh quan ở một số vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên như Ba Bể, Hoàng Liên, v.v. Tiềm năng du lịch đặc sắc của khu vực này cho đến nay còn để ngỏ. Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là cho đến nay chưa có được cơ sở khoa học (lý luận và thực tiễn) làm cơ sở cho việc đẩy mạnh sự phát triển các sản phẩm du lịch đặc sắc này. Nhằm đẩy mạnh sự phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch thể thao - mạo hiểm ở vùng núi phía Bắc, góp phần tích cực khắc phục một trong những hạn chế cơ bản của du lịch Việt Nam và thực hiện chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, việc tiến hành nghiên cứu đề tài “Cơ sở học để phát triển các sản phẩm du lịch thể thao - mạo hiểm ở vùng núi phía Bắc” là rất cần thiết và mang tính cấp thiết. Kết quả nghiên cứu không chỉ có ý nghĩa lý luận mà sẽ còn có giá trị thực tiễn, góp phần đẩy mạnh sự phát triển loại hình du lịch đặc thù và hấp dẫn của vùng núi phía Bắc Việt Nam. BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 2 1.2 Mục tiêu, nội dung, quan điểm, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu * Mục tiêu tổng quan: Góp phần làm phong phú và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch Việt Nam, thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam; gắn phát triển du lịch với xoá đói giảm nghèo vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa nơi có tiềm năng du lịch song còn nhiều khó khăn. * Mục tiêu cụ thể: Xác lập cơ sở khoa học (lý luận và thực tiễn) để phát triển sản phẩm du lịch mạo hiểm - thế mạnh đặc thù của vùng núi phía Bắc, góp phần nâng cao sức hấp dẫn du lịch của lãnh thổ. 1.2.2. Các nội dung nghiên cứu chính ƒ Tổng quan những vấn đề lý luận về du lịch thể thao - mạo hiểm, về sản phẩm du lịch thể thao - mạo hiểm, bao gồm cả việc xây dựng một số tiêu chí cơ bản của sản phẩm du lịch thể thao - mạo hiểm. ƒ Tổng quan kinh nghiệm về phát triển sản phẩm du lịch thể thao - mạo hiểm ƒ Tiềm năng tài nguyên du lịch thể thao - mạo hiểm ở vùng trung du miền núi phía Bắc ƒ Đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm du lịch thể thao - mạo hiểm chủ yếu ở vùng trung du miền núi phía Bắc ƒ Xác định các nguyên nhân chủ yếu hạn chế sự phát triển của các sản phẩm du lịch thể thao - mạo hiểm ƒ Xác lập những định hướng chính phát triển các sản phẩm du lịch thể thao – mạo hiểm chủ yếu ở vùng trung du miền núi phía Bắc ƒ Kiến nghị một số giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch vùng núi phía Bắc để phát triển các sản phẩm du lịch thể thao - mạo hiểm, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển du lịch vùng du lịch Bắc Bộ nói riêng, du lịch Việt Nam nói chung. 1.2.3 Các quan điểm nghiên cứu chính * Quan điểm hệ thống lãnh thổ Hoạt động phát triển nói chung, du lịch thể thao mạo hiểm nói riêng, ở bất kỳ cấp phân vùng lãnh thổ nào cũng không tách rời trong hệ thống lãnh thổ chung ở cấp cao hơn. Hơn nữa, do đặc tính của hoạt động du lịch là có tính liên vùng và xã hội hoá cao nên nghiên cứu các yếu tố liên quan đến hoạt động du lịch không thể tách rời khỏi BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 3 quan điểm hệ thống lãnh thổ. Quan điểm hệ thống còn đặc biệt có ý nghĩa trong quá trình nghiên cứu các yếu tố tài nguyên và môi trường do mối liên hệ liên vùng trong quản lý và đánh giá các tác động ảnh hưởng. * Quan điểm tổng hợp Quan điểm tổng hợp là quan điểm truyền thống của nghiên cứu tự nhiên nói chung và nghiên cứu về tài nguyên, môi trường nói riêng. Các vấn đề được xét dưới những góc độ khác nhau: - Nghiên cứu đồng bộ toàn diện về tiềm năng du lịch vùng núi phía Bắc nói chung, du lịch thể thao mạo hiểm nói riêng, các yếu tố kinh tế - xã hội, quy luật phân bố và biến động của chúng, những mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa các yếu tố hợp phần. - Sự kết hợp, phối hợp có quy luật, có hệ thống trên cơ sở phân tích đồng bộ và toàn diện các yếu tố hợp phần, phát hiện và xác định những đặc điểm đặc thù của vùng lãnh thổ nghiên cứu. - Nghiên cứu toàn diện mối quan hệ tương tác giữa phát triển du lịch nói chung, du lịch thể thao mạo hiểm nói riêng với sự phát triển kinh tế – xã hội nói chung trong vùng lãnh thổ nghiên cứu. * Quan điểm môi trường - sinh thái Du lịch là một ngành kinh tế, vì vậy trong hoạt động phát triển phải tính đến lợi ích và chi phí. Những lợi ích thu về trong hoạt động du lịch không chỉ có ý nghĩa kinh tế và văn hoá mà còn phải tính đến lợi ích về môi trường sinh thái. Điều này có ý nghĩa đặc biệt đối với phát triển du lịch bởi sự tồn tại của du lịch phụ thuộc vào chất lượng của sản phẩm du lịch, trong đó điều gây cảm nhận rõ nhất cho du khách là tình trạng của các hệ sinh thái và môi trường. 1.2.4 Phạm vi nghiên cứu ƒ Về lãnh thổ : Nghiên cứu được tiến hành trên lãnh thổ đất liền vùng trung du miền núi Bắc Bộ bao gồm các tiểu vùng du lịch Đông Bắc, tiểu vùng du lịch Tây Bắc và một phần tiểu vùng du lịch duyên hải Đông Bắc (địa bàn các địa phương : Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Điện Biên, Lai Châu, Lao Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Sơn La, Hòa Bình và Quảng Ninh ). ƒ Về thời gian: các số liệu, tài liệu chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu là những tư liệu đã công bố trong vòng 5 năm trở lại đây (2000 - 2005). ƒ Đối tượng: tài nguyên du lịch, sản phẩm và điều kiện trực tiếp ảnh hưởng đến phát triển các sản phẩm du lịch thể thao - mạo hiểm BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 4 1.2.5 Các phương pháp và quy trình nghiên cứu 1.2.5.1. Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu * Phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích hệ thống Đây là phương pháp cơ bản được sử dụng phổ biến trong hầu hết các nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu về phát triển du lịch có quan hệ chặt chẽ tới các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, vì vậy phương pháp này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình nghiên cứu của đề tài này. * Phương pháp điều tra thực địa Công tác thực địa có mục đích cơ bản là kiểm tra chỉnh lý và bổ sung những tư liệu; đối chiếu và lên danh mục cụ thể từng đối tượng nghiên cứu; sơ bộ đánh giá các yếu tố cần thiết cho việc định hướng phát triển du lịch thể thao mạo hiểm ở những điểm được lựa chọn * Phương pháp thống kê Đây là phương pháp không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu về định lượng trong mối quan hệ chặt chẽ về mặt định tính của các hiện tượng và quá trình, đối chiếu biến động tự nhiên, kinh tế - xã hội với quá trình phát triển du lịch. Phương pháp toán thống kê được vận dụng nghiên cứu trong đề tài này để xác định hiện trạng hoạt động du lịch thông qua các chỉ tiêu phát triển ngành cơ bản. * Phương pháp chuyên gia Ngoài các phương pháp tự thân thì phương pháp chuyên gia cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình nghiên cứu đề tài. Bản thân du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, do vậy muốn đảm bảo cho các đánh giá tổng hợp có cơ sở và mang tính hiệu quả đòi hỏi có sự tham gia của các chuyên gia về nhiều lĩnh vực liên quan. * Phương pháp sơ đồ, bản đồ và GIS Đây là phương pháp cần thiết trong quá trình nghiên cứu bất kỳ có liên quan đến tổ chức lãnh thổ nào. Bản đồ được sử dụng chủ yếu theo hướng chuyên ngành để phân tích đánh giá tiềm năng phát triển du lịch và điều kiện có liên quan. Ngoài mục đích minh hoạ về vị trí địa lý, phương pháp này còn giúp cho các nhận định, đánh giá trong quá trình nghiên cứu được thể hiện một cách tổng quát. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, phương pháp hệ thông tin địa lý (GIS) sẽ được sử dụng để đánh giá mức độ thuận lợi của hoạt động phát triển du lịch thể thao mạo hiểm đứng trên cơ sở tổng hợp các điều kiện và tài nguyên du lịch có liên quan. BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 5 Khái quát về Hệ thông tin địa lý - GIS: Ngày nay, khái niệm về hệ thông tin địa lý (Geographic Information System - GIS) còn chưa được hoàn toàn thống nhất từ những góc độ nghiên cứu và ứng dụng khác nhau. Có thể nêu ra một số thí dụ: ƒ GIS là một hệ thống thông tin bao gồm một số phụ hệ (subsystem) có khả năng đổi dữ liệu địa lý thành các thông tin có ích (Calkins and Tomlinson 1977; Marble 1984; Star and Estes 1990). ƒ GIS là một hệ thống có chức năng xử lý các thông tin địa lý nhằm phục vụ quy hoạch, trợ giúp quyết định trong một lãnh vực chuyên môn nhất định. (Pavlidis 1982). ƒ GIS là một hệ thống chứa hàng loạt chức năng phức tạp dựa vào khả năng máy tính và các bài toán xử lý thông tin không gian. (Tomlinson and Boy 1981). ƒ GIS là một hệ thống sử dụng cơ sở dữ liệu để trả lời các câu hỏi về bản chất địa lý của các thực thể địa lý. (Goodchild 1985; Peuquet 1985). ƒ GIS là một hệ thống cơ sở dữ liệu bằng máy tính để thu thập, lưu trữ, phân tích và hiển thị dữ liệu không gian. (National Centrer for Geographic Information and Analysis 1988). ƒ GIS là một hệ thống bao gồm bốn khả năng xử lý dữ liệu là: 1) Nhập dữ liệu; 2) Quản lý dữ liệu (lưu trữ và truy xuất); 3) Hiệu chỉnh và phân tích dữ liệu; 4) Xuất dữ liệu. (Stan Aronoff 1993). Mặc dù còn có sự chưa thống nhất về “chữ nghĩa”, song đa số ý kiến đều cho rằng: “Hệ thông tin địa lý (GIS) là tập hợp phần cứng và phần mềm máy tính để lưu trữ, phân tích, xử lý và hiển thị các thông tin không gian (Spatial Data) cho mục đích nào đó”. GIS khác với hệ thống đồ hoạ máy tính đơn thuần. Hệ thống đồ hoạ máy tính không quan tâm nhiều tới thuộc tính không đồ hoạ, cái mà một thực thể nhận thấy được có thể có hoặc không, trong khi đó các thuộc tính này rất có ích trong việc phân tích dữ liệu cho một mục tiêu nghiên cứu cụ thể nào đó. Một hệ thống đồ hoạ tốt là cấu phần cơ bản quan trọng của GIS, tuy nhiên chỉ với hệ thống đó vẫn chưa đủ vì hệ thống này mới chỉ là một phần cơ sở tốt cho việc phát triển GIS. GIS cũng khác với hệ thống trợ giúp thiết kế bằng máy vi tính (CAD - Computer Aided Design) dùng để vẽ các đối tượng kỹ thuật. Sự khác nhau chủ yếu giữa GIS và CAD là dung lượng và tính đa dạng của GIS lớn hơn nhiều và cách thức phân tích dữ liệu của GIS là tự nhiên hơn. BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 6 Hệ GIS coi mô hình tiếp cận lãnh thổ như một loại các lớp bản đồ trùng phủ (Overlay) lên nhau mà mỗi lớp bản đồ riêng rẽ là một biến số. Thông tin thể hiện trên các bản đồ này có thể được tổ chức theo một trong hai cách : raster hoặc vector. Mô hình Raster sử dụng lưới điểm để thực hiện và lưu trữ thông tin, thể hiện trực tiếp cho phần bên trong của vùng và gián tiếp cho đường bao. Mô hình Vector thể hiện toàn bộ thụng tin thành điểm, đường hoặc vùng, thể hiện trực tiếp cho đường bao và gián tiếp cho phần bên trong của vùng. Năng lực của một hệ GIS dù theo cấu trúc Raster hay Vector thể hiện ở các chức năng xử lý và hiển thị các thông tin không gian của hệ ấy, bao gồm : ƒ Truy nhập dữ liệu; ƒ Tạo và biến đổi các bản đồ; ƒ Tạo, chồng xếp, gộp các vùng; ƒ Các phép đo, biến đổi toán học; ƒ Chồng xếp (overlay) và gộp (combine) các vùng; ƒ Xử lý Raster; ƒ Phân tích không gian 3 chiều (3D analysis) Các mô hình xử lý chủ yếu có thể được mô tả như sau : + Mô hình quản lý dữ liệu bản đồ nhiều cấp: Mụ hỡnh này nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý một số lượng lớn các đối tượng phân bố trên một phạm vi lónh thổ rộng mà mỗi đối tượng lại là một cơ sở dữ liệu - bản đồ hoàn chỉnh với nhiều lớp bản đồ cùng với các dữ liệu đi kèm. + Mô hình tạo bản đồ hệ thống các vùng (polygon) từ thuộc tính dữ liệu đã có, tạo bản đồ hệ thống các điểm (point) từ tập dữ liệu có gắn tọa độ quốc gia: mô hình này đáp ứng thuận tiện cho nhu cầu xây dựng bản đồ chủ đề vùng, điểm rất phổ biến trong công tác nghiên cứu, tổ chức lãnh thổ. Mô hình này được thực hiện rất thuận tiện nhờ kỹ thuật GIS. + Mô hình thống kê diện tích, chu vi cũng như khoảng cách của các đối tượng trên một hoặc nhiều lớp bản đồ: đây là một khâu cơ bản trong GIS, trong hệ này, việc thống kê diện tích, chu vi và khoảng cách được đề xuất theo 2 cách : thống kê qua việc phân tích đường bao và thống kê qua việc đếm số pixel trong cấu trúc raster. + Mô hình chồng xếp và xây dựng một bản đồ chủ đề mới từ các lớp bản đồ đã có theo qui tắc bảng tra xếp cấp (area cross tabulation) hoặc theo mô hình toán học (Model): Hệ GIS giải quyết bài toán hay thông qua mô hình chồng xếp raster (matrix template) và kỹ thuật phân tích lớp (class analysis). BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 7 + Mô hình phân tích địa hình, tính độ dốc, mật độ chia cắt: Hệ GIS giải quyết bài toán này một cách tự động và đưa ra các bản đồ tương ứng. Trong ứng dụng GIS để giải quyết các bài toán quản lý, đánh giá tài nguyên, xác định không gian thuận lợi cho một mục đích nào đó, v.v., có nhiều phương pháp (thuật toán) khác nhau như phương pháp phân tích lớp (class analysis); phương pháp nội suy không gian (spatial interpolation); phương pháp mô hình hóa 3 chiều (3-dimension model); v.v.. Tuy nhiên phương pháp đơn giản song khá hiệu quả thường được ứng dụng rộng rãi nhất trong thực tế là phương pháp phân tích chồng xếp (Overlay Analysis) . Trong khuôn khổ phương pháp này, các số liệu không bị biến đổi mà chỉ phối hợp với nhau theo các phương pháp chồng xếp, tách chọn hoặc gộp nhóm. Công cụ toán học cơ bản được sử dụng nhiều nhất là đại số tập hợp (Boolean Algebra). Các phép toán cơ bản của đại số tập hợp là AND, OR, XOR NOT. Khi các số liệu thông tin địa lý đã được lưu trữ và có thể được truy nhập bằng các phương thức khác nhau, việc tái phân loại, ghép nhóm là những thao tác đầu tiên hay được thực hiện. Tư liệu được ghép nhóm theo các yêu cầu cho trước và sau đó được thể hiện trên màn hình. Các thuật toán chồng xếp chủ yếu áp dụng cho cấu trúc dữ liệu raster. Tuy nhiên, cũng có thể áp dụng cho các bản đồ vector. Đương nhiên khi chồng xếp các bản đồ vectơ với nhau, rất nhiều các vùng đa giác được tạo thành. Có những vùng thực sự có ý nghĩa và có những vùng hoàn toàn xuất hiện do sự không nhất quán giữa các bản đồ chuyên đề tạo thành. Đương nhiên với kiến thức chuyên ngành người ta có thể hiệu đính hoặc loại bỏ hoặc gộp các vùng lại với nhau. Kỹ thuật chồng xếp thường được đề xuất theo 2 cách : Qua bảng tra xếp cấp và qua mô hình toán học. + Qua bảng tra xếp cấp, ví dụ từ bản đồ nham và bản đồ kiểu địa hình có thể đưa ra bản đồ dạng đất (Land Form) qua bảng tra: Loại nham + Kiểu địa hình => Dạng đất + Qua mô hình toán học, ví dụ như : XM=A*Dt1*Lt2*pt3*Tt4 trong đó XM là bản đồ tiềm năng xói mòn, “A“ là bản đồ nhóm đất, “D“ là bản đồ độ dốc, “L“ là bản đồ chiều dài sườn, “p” là bản đồ cường độ mưa và “T“ là bản đồ thời gian mưa. Các yếu tố ở từng bản đồ thành phần nêu trên đều thể hiện qua trị số, định lượng tương ứng cho từng điểm của bản đồ raster. Bản đồ thành quả có thể xây dựng theo hai cách : ƒ Từ bản đồ raster kết quả, trực tiếp đưa ra bản đồ chính thức; ƒ Từ bản đồ raster thống kê phối hợp với một bản đồ đơn vị tự nhiên cơ sở, tiến hành phân loại các đơn vị tự nhiên cơ sở. Bản đồ thành quả chính thức sẽ được tạo ra từ bản đồ phân loại các đơn vị tự nhiên cơ sở. BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 8 Như vậy, việc nghiên cứu phân vùng lãnh thổ có thể đưa về việc phân loại các đơn vị lãnh thổ cơ sở. Và cũng do vậy, kỹ thuật phân loại lãnh thổ là một trong các phương pháp rất thường dùng. Trong trường hợp cụ thể của nghiên cứu này, phương pháp GIS được ứng dụng để xác định không gian thuận lợi phát triển du lịch TTMH ở vùng núi phía Bắc trên cơ sở mô hình „chồng ghép“ các bản đồ đánh giá các yếu tố thành phần chính bao gồm: địa hình (độ dốc, sự tập trung các đỉnh núi cao, các hang động); hệ thống thuỷ văn (các dòng sông, con suối và hồ nước) – kết hợp sự tập trung các làng/bản dân tộc nơi còn lưu giữ được những giá trị văn hóa truyền thống và các giá trị sinh học (các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên) – kết hợp các giá trị cảnh quan. 1.2.5.2 Quy trình nghiên cứu Quy trình nghiên cứu của đề tài được bao gồm các bước cơ bản sau: * Xác lập mục tiêu và nội dung nghiên cứu Đây là bước khởi đầu quan trọng đối với việc thực hiện đề tài. Các mục tiêu, nội dung cũng như giới hạn nghiên cứu của đề tài sẽ được điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực hiện trong những hoàn cảnh cụ thể căn cứ vào ý kiến đóng góp của hội đồng khoa học và các chuyên gia trong và ngoài ngành . * Thu thập tư liệu và tiến hành phân tích sơ bộ trong phòng Các nội dung cần thu thập phân tích xử lý tư liệu bao gồm: ƒ Về hiện trạng tiềm năng và điều kiện phát triển du lịch nói chung, phát triển du lịch thể thao mạo hiểm nói riêng ở vùng núi phía Bắc; ƒ Về hiện trạng phát triển du lịch nói chung, phát triển du lịch thể thao mạo hiểm, bao gồm lượng khách du lịch, doanh thu, đầu tư, lực lượng lao động... ở vùng núi phía Bắc; ƒ Về các điều kiện có liên quan khác đến phát triển du lịch thể thao mạo hiểm như các vấn đề về kinh tế - xã hội, hệ thống hạ tầng cơ sở, hệ thống các chính sách có liên quan,... ƒ Về hiện trạng công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên môi trường cho phát triển du lịch nói chung, trong đó có du lịch thể thao mạo hiểm ở vùng núi phía Bắc. ƒ Tham khảo, lựa chọn các vấn đề cần quan tâm về phát triển du lịch thể thao mạo hiểm. * Thực địa nhằm bổ sung chỉnh lý các tư liệu Các số liệu, tư liệu sau khi được thu thập và phân tích sơ bộ được đối chiếu để chỉnh lý và bổ sung bằng công tác thực địa . BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 9 * Phân tích xử lý tư liệu Từ cơ sở dữ liệu, các tư liệu cần thiết sẽ được sử dụng để phân tích xử lý bằng các chuyên gia. Kết quả của quá trình này sẽ là những yếu tố cấu thành hợp phần làm cơ sở để xây dựng định hướng phát triển du lịch thể thao mạo hiểm trong mối quan hệ với phát triển du lịch nói chung và phát triển kinh tế - xã hội ở vùng núi phía Bắc. Dự thảo báo cáo của đề tài sẽ được hình thành trên cơ sở những kết quả nghiên cứu ở giai đoạn này. * Xây dựng báo cáo cuối cùng Căn cứ vào kết quả hội thảo với những ý kiến đóng góp của các chuyên gia, báo cáo dự thảo sẽ được chỉnh sửa bổ sung và hoàn thiện để trở thành báo cáo cuối cùng chính thức của đề tài trình Hội đồng khoa học đánh giá nghiệm thu. BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 10 PHẦN NỘI DUNG 1. Tổng quan những vấn đề lý luận về phát triển du lịch thể thao mạo hiểm 1.1. Những khái niệm cơ bản 1.1.1. Loại hình và sản phẩm du lịch Loại hình du lịch Du lịch phát triển dựa vào việc khai thác các giá trị tài nguyên du lịch với việc hình thành các loại hình du lịch Loại hình du lịch là các hình thức du lịch được tổ chức nhằm thoả mãn mục đích đi du lịch của khách du lịch. Hoạt động du lịch được thực hiện thông qua việc tổ chức các loại hình du lịch cụ thể. Các loại hình du lịch được hình thành và phát triển chủ yếu dựa vào đặc điểm tài nguyên du lịch. Ví dụ, du lịch nghỉ dưỡng chỉ có thể phát triển thuận lợi ở những nơi có khí hậu mát mẻ trong lành và cảnh quan đẹp; du lịch thăm quan không thể phát triển nếu không có những địa điểm có cảnh quan đẹp, những công trình kiến trúc-lịch sử-văn hoá; du lịch sinh thái sẽ chỉ phát triển ở những nơi tự nhiên còn tương đối hoang sơ, ít bị tác động của con người với các giá trị đa dạng sinh học cao; v.v. Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã phân loại các loại hình du lịch chính theo các mục đích cơ bản của thị trường khách bao gồm: du lịch tham quan, du lịch nghỉ mát, du lịch chữa bệnh, du lịch vui chơi giải trí; du lịch thăm thân; du lịch công vụ; du lịch tín ngưỡng, v.v.. Tất cả những mục đích đi du lịch đều xuất phát từ ý thích cá nhân của khách du lịch (tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, ...) hoặc là nghĩa vụ mà khách du lịch có trách nhiệm thực hiện đối với xã hội hoặc với chính bản thân mình (công vụ, chữa bệnh,...). Nội dung phân loại được thể hiện trên Sơ đồ 1. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển của một loại hình du lịch nào đó bao gồm : - Điều kiện tự nhiên : đây là nhóm yếu tố khách quan có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của những loại hình du lịch dựa vào tự nhiên như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao (ngoài trời), du lịch sinh thái, v.v. Những biến đổi về điều kiện tự nhiên, đặc biệt là điều kiện khí hậu, thuỷ văn trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng trong thời gian gần đây đã và đang có những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của những loại hình du lịch này. Tuy nhiên ảnh hưởng của nhóm yếu tố này thường chỉ làm thay đổi phạm vi, mức độ, quy mô của những loại hình du lịch dựa vào tự nhiên mà không làm thay đổi bản chất của loại hình du lịch. BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 11 Hội nghị, hội thảo Thăm quan Vui chơi giải trí DL theo ý muốn chung Du lịch sinh thái Du lịch mạo hiểm Du lịch thể thao Tìm hiểu cộng đồng Du lịch lễ hội Du lịch mua sắm DL theo sở thích đặc biệt DU LỊCH THEO SỞ THÍCH, Ý MUỐN Du lịch chữa bệnh Thương mại, công vụ DU LỊCH THEO NGHĨA VỤ, TRÁCH NHIỆM LOẠI HÌNH DU LỊCH Sơ đồ 1 : Phân loại các loại hình du lịch chính - Sự biến đổi (về số lượng và chất lượng) của tài nguyên du lịch : đây cũng là nhóm yếu tố khách quan (một cách tương đối) có ảnh hưởng đến sự phát triển của phần lớn các loại hình du lịch hiện nay. Ví dụ, sự mất đi của một loài sinh vật đặc hữu ở một khu bảo tồn thiên nhiên/vườn quốc gia nào đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của loại hình du lịch sinh thái ở khu vực đó nói riêng, ở quốc gia nơi có loài sinh vật đó nói chung. Tuy nhiên yếu tố ảnh hưởng này có thể được kiểm soát bởi pháp luật nhằm bảo tồn và phát triển tài nguyên. Ở Việt Nam, các văn bản luật về tài nguyên nói chung và các luật tài nguyên chuyên ngành nói riêng như Luật Bảo vệ rừng, Luật Tài nguyên nước, Luật Khoáng sản, Luật Đất đai, Luật Di sản Văn hoá, v.v. đã và đang góp phần điều chỉnh các tác động đến tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hoá nói chung, tài nguyên du lịch nói riêng. Đứng từ góc độ du lịch, do phần lớn các dạng tài nguyên du lịch hiện đang được khai thác sử dụng cũng như được quy hoạch để đưa vào sử dụng để phát triển các loại hình du lịch đều được điều chỉnh bởi các luật chuyên ngành khác, vì vậy ngành du lịch không thể chủ động để quản lý, hạn chế sự ảnh hưởng của nhóm yếu tố này đến sự phát triển du lịch nói chung, phát triển các loại hình du lịch nói riêng. Đây là vấn đề cần được đặt ra giải quyết trong Luật Du lịch sẽ được ban hành trong thời gian tới đây. - Sự biến đổi về chất lượng môi trường du lịch : Môi trường luôn song hành cùng sự phát triển du lịch và tất nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của các loại hình du lịch. Nếu hiểu môi trường theo nghĩa rộng bao gồm cả tài nguyên tự nhiên, đa dạng sinh học thì vai trò của môi trường đối với hoạt động du lịch nói chung Nghỉ dưỡng BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 12 và sự phát triển của các loại hình du lịch nói riêng, càng trở nên có ý nghĩa. Đây được xem là nhóm yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến sự phát triển của các loại hình du lịch. Cùng với sự phát triển về kinh tế – xã hội, chất lượng môi trường nói chung, môi trường du lịch nói riêng, có những biến đổi theo chiều hướng suy giảm chất lượng. Bản thân hoạt động phát triển du lịch cũng có những tác động tiêu cực đến chất lượng môi trường. Cơ chế tác động của các hoạt động phát triển trên đối với môi trường được thể hiện trên Sơ đồ 2. Sự suy giảm chất lượng môi trường sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của các loại hình du lịch, đặc biệt những loại hình du lịch dựa vào tự nhiên như du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tham quan, v.v. Như vậy để góp phần phát triển các loại hình du lịch cần có những điều chỉnh về hành vi (quản lý, hoạt động, sử dụng, v.v.) nhằm hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường. Sơ đồ 2 : Cơ chế suy thoái môi trường dưới tác động của quá trình phát triển KT - XH Các hoạt động phát triển KT-XH chính Phát triển CSHT và ĐT Phát triển công nghiệp Khai thác tài nguyên khoáng sản Phát triển GTVT Phát triển du lịch Các hoạt động phát triển khác Gia tăng khí thải, bụi, tiếng ồn Gia tăng nước thải Gia tăng chất thải rắn Thay đổi hình thức sử dụng đất Mất thảm thực vật tự nhiên Thay đổi cấu trúc địa mạo Gia tăng xói mòn Suy giảm đa dạng SH Ô nhiễm MT không khí Ô nhiễm MT nước Ô nhiễm và suy thoái MT đất Suy thoái MT sinh Thay đổi cảnh quan Gia tăng sự cố MT Ô nhiễm và suy thoái MT du lịch TN Thiếu các giải pháp/biện pháp quản lý môi trường BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 13 - Điều kiện hạ tầng kỹ thuật : đối với phát triển hoạt động du lịch nói chung, phát triển các loại hình du lịch nói riêng, yếu tố hạ tầng kỹ thuật là yếu tố chủ quan có ý nghã rất quan trọng. Thực tế cho thấy một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam là hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống giao thông, các công trình đầu mối, chưa phát triển đáp ứng được yêu cầu tiếp cận đưa khách du lịch đến những khu vực có tiềm năng du lịch sinh thái điển hình ở vùng núi phía Bắc, vùng núi phía Tây miền Trung, hệ thống các đảo ven bờ, v.v. Đối với việc phát triển một số loại hình du lịch mới như du lịch hội nghị, hội thảo; du lịch mua sắm; v.v. cũng đòi hỏi cần có điều kiện hạ tầng đảm bảo. - Công nghệ: đây là yếu tố chủ quan có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của những loại hình du lịch vui chơi giải trí hiện đại cần đến các thiết bị kỹ thuật có hàm lượng công nghệ cao. Đối với các nước đang phát triển việc ứng dụng công nghệ để phát triển loại hình du lịch vui chơi giải trí hiện đại và hấp dẫn thường gặp trở ngại chủ yếu là vốn đầu tư và khả năng chi trả của thị trường, đặc biệt là thị trường nội địa. Như vậy để giải quyết được vấn đề này đối với những nước còn nghèo như Việt Nam thì việc điều chỉnh chính sách phù hợp nhằm thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. - Chính sách : Đây là yếu tố chủ quan có tác động trực tiếp tạo môi trường thuận lợi (thu hút đầu tư, vốn, công nghệ, con người) cho phát triển du lịch nói chung và các loại hình du lịch nói riêng. Bên cạnh đó chính sách cũng sẽ có những tác tác động toàn diện lên nhóm các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan tương đối có tác động đến phát triển các loại hình du lịch như đã nêu trên. Ở đây có thể nêu nhiều ví dụ về vai trò của yếu tố chính sách đối với phát triển du lịch nói chung và các loại hình du lịch nói riêng. Ví dụ, du lịch sinh thái hiện là loại hình du lịch được ưu tiên trong Chiến lược phát triển du lịch ở Việt Nam bởi du lịch sinh thái không chỉ được xem là một loại hình du lịch hấp dẫn phù hợp với nhu cầu của các thị trường mà du lịch sinh thái còn được xem như một công cụ bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học. Tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy các nhà đầu tư vẫn còn chưa sẵn sàng để đầu tư phát triển loại hình du lịch này. Các lý do của tình trạng trên bao gồm : - Theo nguyên tắc của loại hình du lịch sinh thái, một phần lợi ích kinh tế thu được trong hoạt động kinh doanh phải được “quay lại” để hỗ trợ cho hoạt động bảo tồn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của các nhà đầu tư. - Việc đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch đòi hỏi có đầu tư lớn hơn và vì vậy cũng sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của các nhà đầu tư. - Trong quá trình hoạt động, việc điều hành phải tuân thủ nguyên tắc “sức chứa”, tức lượng khách du lịch phải được quản lý sao cho không vượt quá khả năng chịu tải của hệ sinh thái ở những địa điểm diễn ra hoạt động du lịch. Điều này trái với mong muốn thông thường của nhà đầu tư trong hoạt động kinh doanh. - Trong hoạt động kinh doanh, nhà đầu tư phải chăm lo đến lợi ích của cộng đồng bản địa, dành một phần vị trí trong dây truyền kinh doanh của mình tạo cơ hội BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 14 tham gia tích cực cho cộng đồng vào hoạt động du lịch. Điều này cũng sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến lợi ích của nhà đầu tư trong giai đoạn đầu. Tóm lại nếu không có một chính sách phù hợp điều chỉnh và tạo môi trường đầu tư hấp dẫn thì du lịch sinh thái đích thực vẫn chưa phát triển được. Kinh nghiệm ở nhiều nước có hoạt động du lịch sinh thái phát triển cũng cho thấy những bài học tương tự. Điều này đòi hỏi cần có những chính sách cụ thể, phù hợp với đặc điểm của từng loại hình du lịch và điều kiện từng nơi, được thể hiện trong các quy định có tính pháp lý như luật, nghị định, quy chế, v.v. để tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình du lịch phát triển. Bên cạnh những ảnh hưởng trực tiếp, các chính sách phù hợp cũng sẽ hạn chế được tác động tiêu cực của các yếu tố chủ quan khác đến sự phát triển của các loại hình du lịch. Trong nhiều trường hợp yếu tố chính sách còn quyết định sự ra đời hoặc mức độ phát triển của một loại hình du lịch nào đó, đặc biệt khi hoạt động của loại hình du lịch đó được xem là “nhạy cảm”. Ví dụ loại hình du lịch vui chơi giải trí cao cấp mang tính cờ bạc như casino, cá cược thể thao rất phát triển ở Mỹ và các nước phương Tây cũng như ở một số quốc gia phát triển khác, tuy nhiên loại hình du lịch này lại không được phát triển hoặc chỉ phát triển ở quy mô nhỏ hoặc có tính thử nghiệm ở một số nước, trong đó có Việt Nam. Ở đây cần có cơ chế quản lý, kiểm soát có hiệu quả những tác động tiêu cực có thể nảy sinh từ hoạt động du lịch đến môi trường, văn hoá xã hội hoặc an ninh quốc phòng. Ở Tây Ban Nha, nhờ có chính sách phù hợp nên loại hình “du lịch làng quê” phát triển nhanh chóng trong khoảng 10 năm trở lại đây, tạo được sức hấp dẫn riêng của du lịch Tây Ban Nha, đồng thời phát huy được hiệu quả xã hội của hoạt động du lịch. Như vây việc điều chỉnh chỉ có thể tác động vào nhóm các yếu tố chủ quan, đặc biệt là yếu tố về chính sách, vì thông qua nhóm yếu tố này sẽ có những ảnh hưởng tích cực đến điều chỉnh các yếu tố khách quan (đảm bảo tài nguyên, môi trường du lịch) nhằm tạo những điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch nói chung, các loại hình du lịch đặc thù, trong đó có du lịch TTMH nói riêng. Sản phẩm du lịch Khái niệm về sản phẩm du lịch đã được đưa ra trong Luật Du lịch (2005), theo đó “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch” Một số tài liệu khác cho rằng “Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm đặc biệt có tính dịch vụ cao và được tạo thành bởi nhiều yếu tố nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách” và như vậy sản phẩm du lịch chỉ bao gồm dịch vụ tổng thể của nhà cung cấp dựa vào các yếu tố thu hút du lịch khác như kết cấu hạ tầng du lịch, tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, lao động (con người) và các yếu tố “tiền” du lịch như BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 15 nghiên cứu thị trường du lịch, chiến lược kinh doanh du lịch, chiến lược marketing du lịch, xây dựng sản phẩm và cung cấp (bán) sản phẩm cho du khách để thỏa mãn nhu cầu của du khách Theo Tổ chức Du lịch Thế giới WTO, “Sản phẩm du lịch là sự tổng hợp của 3 yếu tố cấu thành : (i) kết cấu hạ tầng du lịch; (ii) tài nguyên du lịch; và (iii) cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ, lao động và quản lý du lịch”. Thực tế cho thấy khái niệm này của WTO là “bao trùm” và thể hiện đầy đủ những gì chứa đựng trong một sản phẩm du lịch. Trong mối quan hệ với khách du lịch, sản phẩm du lịch có thể được thể hiện theo Sơ đồ 3 sau: Sơ đồ 3 : Các lớp cấu thành sản phẩm du lịch hoàn hảo Trong đó : (i) : phần dịch vụ cốt lõi hay dịch vụ cơ bản (core service) của sản phẩm du lịch, điều mà du khách kỳ vọng nhất trong chuyến đi du lịch. Đây được xem là nhu cầu của khách đối với một tour du lịch; (j) : phần dịch vụ “trang sức” (jewelry) hay dịch vụ bổ trợ là cơ sở vật chất du lịch bao gồm hệ thống vui chơi giải trí, kiến trúc cảnh quan, quầy hàng bán hàng lưu niệm, v.v. Giá trị sản phẩm du lịch Thời gian du lịch Nhu cầu về thời gian “i” core I : Lõi J: DV bổ trợ K: DV gia tăng H: hour BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 16 (k) : phần dịch vụ có tính “sáng tạo” (know-how) có tính khác biệt, hấp dẫn làm tăng giá trị (feature value) của sản phẩm du lịch. Đây sẽ là yếu tố quan trọng để du khách, đặc biệt là khách du lịch “khó tính”, lựa chọn. Trước hết đó là tài nguyên du lịch, dịch vụ quảng cáo, quan hệ công chung PR, uy tín, thương hiệu, sự sang trọng, v.v. (h) : khoảng thời gian (hour) nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của du khách. Đây là khoảng thời gian phải cung cấp kịp thời , đúng lúc nhu cầu của khách. Thông qua i, j, k, h là hoạt động sáng tạo, sự định vị thông minh, sự khác biệt và đúng lúc mà du khách cần để tạo nên “đẳng cấp” sản phẩm : ƒ sản phẩm du lịch rẻ tiền (đẳng cấp thấp) : khi Si >> Di ƒ sản phẩm du lịch có chất lượng (đẳng cấp trung bình) : khi Sij = Dij ƒ sản phẩm du lịch chất lượng cao, hợp “gu”, đúng lúc (đẳng cấp cao) : khi Sijkh < Dijkh Trong đó : S (supply) – Cung ; D (demand) – Cầu Những đặc điểm cơ bản của “sản phẩm du lịch” bao gồm : ƒ Tính tổng hợp, đa dạng, nhiều cấp độ; ƒ Tính không dự trữ, lưu kho được; ƒ Tính không thể chuyển dịch, phân chia được ƒ Tính đồng thời của hoạt động sản xuất và tiêu thụ; ƒ Tính vô hình, dễ thay đổi, không đồng nhất; ƒ Tính không chuyển giao quyền sở hữu; ƒ Tính mới cho cả chủ thể (khách du lịch), khách thể (môi trường, cảnh quan, tài nguyên) và môi giới du lịch (ngành kinh doanh du lịch) Như vậy khi nghiên cứu “sản phẩm du lịch” ngoài việc chú trọng đến các yếu tố hình thành lên “sản phẩm”, cần thiết phải lưu ý đến những đặc điểm cơ bản của sản phẩm du lịch Giống như mọi “sản phẩm”, sản phẩm du lịch cũng có “vòng đời” của mình, bắt đầu từ việc tư duy nghiên cứu, đến xây dựng và phát triển và rồi sẽ suy thoái nếu thiếu sự đầu tư nâng cấp, tạo ra những hấp dẫn mới. Tính chất này của sản phẩm du lịch được thể hiện trên Sơ đồ 4 BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 17 Giai đoạn phát triển ban đầu (xây dựng) Giai đoạn phát triển hưng thịnh Giai đoạn phát triển bão hòa Giai đoạn phát triển đình trệ Đầu tư làm “trẻ hóa” sản phẩm Thời gian Giai đoạn phát triển tăng trưởng Sơ đồ 4 : Vòng đời sản phẩm du lịch Đặc điểm về “vòng đời” sản phẩm du lịch cần được hết sức lưu ý trong hoạt động du lịch nói chung và hoạt động kinh doanh du lịch nói riêng nhằm nâng cao sức hấp dẫn và tính cạnh tranh của sản phẩm du lịch. 1.1.2. Du lịch thể thao-mạo hiểm Khái niệm Khái niệm về du lịch thể thao đã được đưa ra dưới nhiều góc độ, tuy nhiên đa số các nhà nghiên cứu đều cho rằng du lịch thể thao là loại hình du lịch mà trong đó du khách sẽ được tham gia trực tiếp vào một số hình thức thể thao nhằm tăng cường sức khỏe kết hợp với thăm quan khu vực nơi diễn ra hoạt động du lịch thể thao. Các hình thức thể thao truyền thống gắn với loại hình du lịch này thường bao gồm: leo núi; thuyền (thuyền chèo, thuyền buồm); lướt ván; xe đạp, mô tô, ô tô; tàu lượn, v.v. T ín h ph ổ bi ến v ề sự h ấp d ẫn c ủa sả n ph ẩm d u lịc h (c ác g ia i đ oạ n ph át tr iể n) Dấu hiệu suy giảm BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 18 Sự khác nhau giữa thể thao thuần túy và du lịch thể thao thể hiện ở “tính chuyên nghiệp” của các cuộc đua trong thể thao. Trong du lịch thể thao, tính “tranh đua” không được đề ra như một mục tiêu của những người tham dự. Du khách tham dự loại hình du lịch này thường là những người yêu thích thể thao và mong muốn được phục hồi sức khỏe sau các chuyến du lịch đặc biệt này. Theo Tổ chức “Quỹ Hoang dã” (Mỹ) du lịch mạo hiểm là hình thức du lịch bao gồm các hoạt động khám phá hoặc tới những vùng xa xôi hoang dã, nơi khách du lịch có thể được thỏa mãn bởi những điều không ngờ. Theo Hiệp hội Thương mại Du lịch Mạo hiểm Toàn cầu (Mỹ) “du lịch mạo hiểm” là hoạt động du lịch bao gồm ít nhất 2 trong số 3 yếu tố thành phần sau : hoạt động/vận động “cơ bắp”, sự trải nghiệm/giao tiếp với thiên nhiên, và trao đổi/tiếp xúc với văn hóa bản địa. Mặc dù còn có những ý kiến xung quanh khái niệm về du lịch mạo hiểm, tuy nhiên đa số ý kiến khá thống nhất ở khái niệm cho rằng du lịch mạo hiểm là loại hình du lịch ở những khu vực tự nhiên còn tương đối hoang sơ, nơi du khách sẽ được thỏa mãn nhu cầu khám phá những điều không ngờ tới cùng với những cảm xúc bị “đe dọa” bởi những hoạt động “mạo hiểm” mà trước đó họ có thể chưa hình dung được song đã tự nguyện chấp nhận tham gia. Du khách tham gia loại hình du lịch này thường là những người yêu thích khám phá và ưa cảm giác “mạnh”. Phụ thuộc vào mức độ mạo hiểm, du lịch mạo hiểm có thể là rất mạo hiểm (Extreme adventure tourism) hoặc ít mạo hiểm (Soft adventure tourism) Du lịch rất mạo hiểm (hay du lịch “dữ dội” Shock) là hình thức du lịch đi tới những khu vực nguy hiểm (núi cao, các khu rừng nguyên sinh, hoang mạc, hang động, v.v.) hoặc tham gia vào các hoạt động nguy hiểm. Du lịch rất mạo hiểm thường có phần trùng hợp với thể thao mang tính mạo hiểm. Khái niệm về du lịch thể thao - mạo hiểm (TTMH) được xem là sự kết hợp về khai niệm của 2 loại hình du lịch thể thao và du lịch mạo hiểm, ở đó “nội hàm” khái niệm về du lịch thể thao đóng vai trò chủ đạo. Mặc dù còn có những điểm chưa thống nhất trong thuật ngữ, tuy nhiên đa số các nhà nghiên cứu du lịch cho rằng “Du lịch TTMH là loại hình du lịch mang tính thể thao dựa vào việc khai thác các giá trị tự nhiên có kết hợp với văn hóa bản địa ở những khu vực còn tương đối hoang sơ, nhằm thỏa mãn nhu cầu tăng cường sức khỏe và và khám phá những điều không ngờ tới với những cảm giác mạo hiểm”. Du lịch TTMH có thể bao gồm : ƒ Du lịch leo núi BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 19 ƒ Du lịch khám phá các vùng hoang sơ (đi bộ hoặc kết hợp nhiều phương tiện như xe đạp, mô tô, ô tô) ƒ Du lịch thám hiểm hang động ƒ Du lịch vượt thác ghềnh ƒ Du lịch thả bè/mảng trôi sông ƒ Du lịch lặn biển ƒ Du lịch đua thuyền ƒ Du lịch lướt ván ƒ Du lịch tàu lượn ƒ v.v. Du lịch vượt thác ghềnh trên sông Du lịch leo núi Du lịch leo vách núi Du lịch vượt rừng Như vậy có thể nói các hình thức du lịch thể thao mạo hiểm là rất phong phú và đa dạng, phụ thuộc vào đặc điểm tự nhiên nơi phát triển loại hình du lịch này. Với sự đa dạng trên về các hình thức du lịch, các sản phẩm du lịch TTMH cũng sẽ rất phong phú bởi ngoài sản phẩm “đơn” (trong cùng một hình thức du lịch) thì có thể xây dựng các sản phẩm “đa” hình thức trong cùng một tour (chương trình) du lịch cụ thể. Ví dụ, có thể kết hợp du lịch leo núi, du lịch đi bộ (trekking), du lịch vượt thác BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 20 ghềnh/thả bè, du lịch khám phá bằng xe đạp, v.v trong một tour du lịch tổng hợp để khám phá các giá trị tự nhiên, văn hóa bản địa một vùng đất hoang sơ nào đó. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch TTMH Khác với các sản phẩm du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, v.v. nơi hạ tầng cơ sở, đặc biệt là hệ thống giao thông và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đóng vai trò quan trọng, trong cấu thành sản phẩm du lịchTTMH, những yếu tố trên ít có ảnh hưởng. Trong nhiều trường hợp, sự khó khăn về hạ tầng (giao thông, điện, nước) và yếu kém về cơ sở vật chất kỹ thuật (khách sạn, nhà hàng) lại là những yếu tố góp phần làm gia tăng tính “mạo hiểm” của sản phẩm du lịch TTMH mà du khách sẽ được trải nghiệm. Như vậy, đứng từ góc độ khái niệm về sản phẩm du lịch, có thể thấy các yếu tố chủ yếu sẽ có ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển các sản phẩm TTMH bao gồm : ƒ Tài nguyên du lịch : được xem là yếu tố nền tảng tạo nên sản phẩm du lịch. Đối với các sản phẩm du lịch TTMH, tài nguyên du lịch tự nhiên, đặc biệt là địa hình (độ dốc, hệ thống hang động, v.v.); hệ thống sông, hồ; cảnh quan, các giá trị sinh thái, khí hậu và các điều kiện tự nhiên như thời tiết, tốc độ dòng chảy trên sông, v.v.có vai trò đặc biệt quan trọng. Các giá trị về văn hóa bản địa (sinh hoạt truyền thống của người dân địa phương, đặc biệt của các dân tộc ít người; kiến trúc làng bản; các nghề thủ công; ca nhạc, lễ hội truyền thống; v.v.) cũng góp phần tạo nên sự ảnh hưởng của tài nguyên du lịch đến việc hình thành các sản phẩm du lịch TTMH. Tuy nhiên vai trò của tài nguyên du lịch nhân văn không quyết định mà chỉ là yếu tố bổ trợ quan trọng. ƒ Một số dịch vụ cơ bản bao gồm bảo hiểm, hướng dẫn, thiết bị và phương tiện, v.v. được xem là yếu tố góp phần tạo nên nội dung và tính hấp dẫn riêng của các sản phẩm du lịch TTMH. Tùy thuộc vào sản phẩm du lịch TTMH thuộc nhóm hình thức du lịch TTMH nào (TTMH trên vùng núi, TTMH trên vùng sông nước, TTMH trên vùng biển) mà mức độ cần thiết đối với các loại dịch vụ cơ bản sẽ có sự khác nhau. Ví đối với tour du lịch leo núi thì mức độ cần thiết của dịch vụ thiết bị định vị hay phương tiên vận chuyển sẽ thấp hơn so với du lịch tour du lịch khám phá tổng hợp với các hình thức di chuyển bằng đi bộ (trekking), xe đạp, mô tô, bè mảng, v.v. ƒ Lao động, chủ yếu là hướng dẫn viên và người “huấn luyện” viên, có vai trò quan trọng đối với việc hình thành một sản phẩm du lịch TTMH. Khác với những loại hình du lịch khác, du khách thường phải trải qua một “lớp” huấn luyện bắt buộc với mức độ khác nhau phụ thuộc vào mức độ nguy hiểm có thể nảy sinh trong quá trình tham gia chương trình du lịch trước khi sử dụng sản phẩm du lịch theo nhu cầu. Điều này đòi hỏi cần có những người hướng dẫn viên và huấn luyện viên có trình độ kỹ năng để hạn chế xác xuất “rủi ro” vốn BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 21 cao hơn so với những loại hình du lịch khác có ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe của khách du lịch. ƒ Hoạt động quản lí liên quan đến việc tổ chức và thực hiện chương trình du lịch TTMH có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng sản phẩm cũng như sự đảm bảo an toàn cho du khách khi tham gia loại hình du lịch này. Điều này đòi hỏi một quy trình quản lí thích hợp với những nhà quản lí có nguyên tắc. Các nguyên tắc cơ bản phát triển sản phẩm du lịch TTMH Do tính đặc thù của du lịch TTMH có liên quan đến tính “mạo hiểm”, hay nói một cách khác là mức độ rủi ro ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe của khách du lịch cao hơn so với các sản phẩm du lịch khác, ngoài những nguyên tắc cơ bản chung khi phát triển các sản phẩm du lịch như nguyên tắc cung – cầu; nguyên tắc hiệu quả; v.v., một số nguyên tắc có tính riêng biệt (đặc thù) cần được lưu í khi phát triển sản phẩm du lịch TTMH bao gồm : ƒ Tăng cường các dịch vụ đảm bảo an toàn cho khách, theo đó ngoài các dịch vụ như “huấn luyện”, “hướng dẫn”, v.v., các dịch vụ hỗ trợ an toàn trong trường hợp khẩn cấp (như cấp cứu bằng đường hàng không, theo dõi định vị toàn cầu, v.v.) phải được đưa vào trong “gói” dịch vụ chung của sản phẩm du lịch TTMH. ƒ Ngoài các giá trị tài nguyên du lịch tự nhiên như “độ cao”, “sự hoang sơ”, v.v. mà du khách kỳ vọng sẽ khám phá và chinh phục được xem như một thành phần quan trọng của sản phẩm du lịch TTMH, cần chú trọng khai thác các giá trị văn hóa bản địa ở những khu vực được lựa chọn để phát triển sản phẩm du lịch TTMH như sinh hoạt truyền thống cộng đồng, kiến trúc làng bản, văn nghệ dân gian, lễ hội truyền thống nhằm bổ sung, tạo sự khác biệt và tăng tính hấp dẫn của sản phẩm. Đây cần được xem là một nguyên tắc quan trọng không chỉ có ý nghĩa đối với việc phát triển sản phẩm du lịch mà còn có ý nghĩa bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa, tạo điều kiện để cộng đồng tham gia hoạt động du lịch và qua đó góp phần đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững. ƒ Do đặc điểm là các sản phẩm du lịch TTMH thường được phát triển ở những khu vực còn tương đối hoang sơ, vì vậy để giảm thiểu tác động của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái, sản phẩm du lịch TTMH cần được xây dựng trên nguyên tắc chỉ thỏa mãn nhu cầu của một nhóm nhỏ khách du lịch tại một thời điểm phù hợp với “sức chứa” của tài nguyên. Nguyên tắc này là rất quan trọng đối với việc phát triển các sản phẩm du lịch dựa vào tự nhiên ở những khu BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 22 vực còn tương đối hoang sơ, nhạy cảm với những tác động. Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch có nguyên tắc phát triển tương tự. ƒ Đối với các tour du lịch TTMH tổng hợp (kết hợp một số hình thức du lịch TTMH trong một chương trình trọn gói), bên cạnh các điều kiện cơ bản để hình thành sản phẩm, các khu vực (không gian) hoặc “lát cắt” (tuyến) được lựa chọn cần chứa được nhiều nhất các giá trị tự nhiên (cảnh quan, sinh thái) và văn hóa bản địa. Đây là nguyên tắc quan trọng trong phát triển sản phẩm du lịch TTMH nhằm tạo được các sản phẩm hấp dẫn và có tính cạnh tranh cao, đáp ứng tốt nhất kỳ vọng của du khách. Trên đây là một số nguyên tắc cơ bản có tính đặc thù cần phải tuân thủ trong quá trình xây dựng phát triển các sản phẩm du lịch TTMH. Phát triển các sản phẩm du lịch TTMH vùng núi phía Bắc không nằm ngoài những nguyên tắc trên. 1.2. Đặc điểm tài nguyên du lịch được sử dụng để phát triển các sản phẩm du lịch thể thao - mạo hiểm Du lịch là một ngành có định hướng tài nguyên một cách rõ rệt hay nói một cách khác du lịch không thể phát triển nếu thiếu tài nguyên du lịch. Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng và thông tin có trên trái đất và trong không gian vũ trụ liên quan mà con người có thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình. Tài nguyên được phân loại theo tài nguyên thiên nhiên gắn liền với các nhân tố tự nhiên, và tài nguyên nhân văn gắn liền với các nhân tố về con người và xã hội. Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung. Khái niệm tài nguyên du lịch luôn gắn liền với khái niệm du lịch. “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch” (Luật Du lịch, 2005). Như vậy, tài nguyên du lịch được xem như tiền đề để phát triển du lịch. Thực tế cho thấy, tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch càng cao bấy nhiêu. BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 23 Tài nguyên du lịch bao gồm các yếu tố liên quan đến các điều kiện tự nhiên, điều kiện lịch sử - văn hoá, kinh tế - xã hội vốn có trong tự nhiên hoặc do con người tạo dựng nên. Các yếu tố này luôn luôn tồn tại và gắn liền với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội đặc thù của mỗi địa phương, mỗi quốc gia tạo nên những điểm đặc sắc cho mỗi địa phương, mỗi quốc gia đó. Khi các yếu tố này được phát hiện, được khai thác và sử dụng cho mục đích phát triển du lịch thì chúng sẽ trở thành tài nguyên du lịch. Cách đây hơn 30 năm khu rừng nguyên sinh Cúc Phương đã được phát hiện. Năm 1962 Chính phủ ra quyết định cho phép xây dựng thành vườn quốc gia và đến năm 1966, Cúc Phương đã chính thức trở thành vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam. Cũng từ thời điểm này khi tính đa dạng sinh học của vườn quốc gia được khai thác phục vụ mục đích du lịch, khu rừng nguyên sinh này trở thành một điểm tài nguyên du lịch đặc sắc, một điểm du lịch có sức hấp dẫn cao đối với khách du lịch trong nước và quốc tế. Tương tự như vậy, cũng chỉ mới cách đây hơn 5 năm, năm 1993, động Thiên Cung, một động đá vôi nguyên sơ, kỳ ảo ở vịnh Hạ Long được phát hiện, khai thá sử dụng để trở thành một điểm du lịch mới hấp dẫn đã làm phong phú và tăng thêm giá trị của tài nguyên du lịch của khu du lịch nổi tiếng này. Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch đang khai thác, tài nguyên du lịch chưa khai thác. Mức độ khai thác tiềm năng tài nguyên du lịch phụ thuộc vào: ƒ Khả năng nghiên cứu phát hiện và đánh giá các tiềm năng tài nguyên vốn còn tiềm ẩn; ƒ Yêu cầu phát triển các sản phẩm du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Các nhu cầu này ngày một lớn và đa dạng phụ thuộc vào mức sống và trình độ dân trí. Ví dụ, vào những năm 60, du lịch biển ở Việt Nam chủ yếu là tắm và nghỉ dưỡng biển thì ngày nay các sản phẩm du lịch biển đã đa dạng hơn bao gồm cả lặn biển, lướt ván, tham quan nghiên cứu các hệ sinh thái biển v.v... ƒ Trình độ phát triển khoa học công nghệ nhằm tạo ra các phương tiện để khai thác các tiềm năng tài nguyên. Ví dụ nếu như trước đây du lịch thám hiểm đáy biển chỉ là ước mơ thì ngày nay với các tàu ngầm chuyên dụng khách du lịch có thể thăm quan khám phá những điều kỳ diệu của đại dương một cách dễ dàng. Trong tương lai, với sự phát triển nhanh chóng về khoa học và công nghệ, du khách sẽ có cơ hội đi du lịch ở những hành tinh xa xôi ngoài trái đất. Như vậy cũng giống như các dạng tài nguyên khác, tài nguyên du lịch có phạm trù lịch sử và có xu hướng ngày càng được mở rộng. Sự mở rộng của tài nguyên du lịch thường tuỳ thuộc rất nhiều vào yêu cầu phát triển du lịch, vào những tiến bộ khoa học kỹ thuật, vào sự đầu tư, vào các sáng kiến và sở thích của con người. Bên cạnh những tài nguyên đã và đang được khai thác, nhiều tài nguyên du lịch còn tồn tại dưới dạng tiềm năng do: BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 24 ƒ Chưa được nghiên cứu điều tra và đánh giá đầy đủ. ƒ Chưa có nhu cầu khai thác do khả năng "cầu" còn thấp. ƒ Tính đặc sắc của tài nguyên thấp hoặc chưa đủ tiêu chuẩn cần thiết để khai thác hình thành các sản phẩm du lịch. ƒ Các điều kiện để tiếp cận hoặc các phương tiện để khai thác hạn chế do đó chưa có khả năng hoặc gặp nhiều khó khăn trong khai thác. ƒ Chưa đủ khả năng đầu tư để khai thác. Trong thực tế, ở Việt Nam, nhiều di tích lịch sử văn hoá, lịch sử cách mạng mặc dù đã được xếp hạng song chưa được khai thác phục vụ du lịch; nhiều khu rừng nguyên sinh với tính đa dạng sinh học cao, nhiều bãi biển đep ở miền Trung, nhiều lễ hội v.v... vẫn còn tồn tại ở dạng tiềm năng du lịch do chưa hội đủ các điều kiện để khai thác đưa vào sử dụng. Để có thể khai thác và sử dụng tốt nhất các tài nguyên du lịch việc tìm hiểu và nghiên cứu các đặc điểm tài nguyên du lịch là hết sức quan trọng. Tài nguyên du lịch có các đặc điểm chính sau đây: - Tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, trong đó có nhiều tài nguyên đặc sắc và độc đáo có sức hấp dẫn rất lớn đối với khách du lịch. Khác với nhiều loại tài nguyên khác, tài nguyên du lịch rất phong phú và đa dạng. Đặc điểm này của tài nguyên du lịch là cơ sở để tạo nên sự phong phú của các sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Ví dụ, đối với loại hình tham quan, nghiên cứu phục vụ cho mục đích nâng cao nhận thức của khách du lịch thì tài nguyên du lịch có thể là các lễ hội, những giá trị của sinh hoạt truyền thống của một vùng quê, các di tích lịch sử - văn hoá, các bản làng dân tộc ít người ở miền núi, các viện bảo tàng, các thành phố, các thác nước, hang động hay các cánh rừng nguyên sinh có tính đa dạng sinh học cao... Đối với loại hình du lịch nghỉ mát, chữa bệnh nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ thì tài nguyên du lịch cần khai thác lại là các bãi biển, các vùng núi cao khí hậu trong lành, có phong cảnh đẹp, các suối khoáng... Đặc biệt, nhiều tài nguyên du lịch đặc sắc và độc đáo có sức hấp dẫn rất lớn đối với khách du lịch. Ví dụ Kim tự tháp ở Ai Cập, Vạn lý Trường thành ở Trung Quốc, Thủ đô Pari của Pháp, vùng núi Anpơ ở Châu Âu, các vườn quốc gia ở Châu Phi, vùng biển Caribê ở Trung Mỹ... là những địa danh du lịch lý tưởng hàng năm thu hút hàng chục triệu khách du lịch. Ở Việt Nam, vịnh Hạ Long, các di tích cố đô Huế, vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ bàng, v.v. là những tài nguyên du lịch đặc sắc song càng trở nên hấp dẫn hơn đối với khách du lịch khi được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên và di sản văn hoá thế giới. Chắc chắn đây sẽ là những địa danh thu hút ngày càng đông khách du lịch tới thăm. BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 25 Nếu chỉ đơn thuần tính toán dưới góc độ kinh tế thì hiệu quả thu được từ việc khai thác các tài nguyên du lịch là rất to lớn, có khi vượt trội hơn rất nhiều lần so với việc khai thác các tài nguyên khác. - Tài nguyên du lịch là những tài nguyên không chỉ có giá trị hữu hình mà còn có những giá trị vô hình. Đây có thể được xem là một trong những đặc điểm quan trọng của tài nguyên du lịch khác với những loại tài nguyên khác. Trong thực tế, tài nguyên du lịch là phương tiện vật chất trực tiếp tham gia vào việc hình thành các sản phẩm du lịch. Đây chính là những giá trị hữu hình của tài nguyên du lịch. Ví dụ nghỉ dưỡng biển là sản phẩm du lịch biển điển hình quan trọng được hình thành trên cơ sở sự tồn tại hữu hình của các bãi cát biển, nước biển với những đặc điểm tự nhiên cụ thể. Tuy nhiên nếu chỉ hiểu ở khía cạnh vật chất này của tài nguyên du lịch thì chưa đầy đủ bởi không phải bãi biển vào cũng được khai thác phát triển thành điểm du lịch. Nguyên nhân của thực trạng trên ngoài yếu tố hạn chế của các điều kiện để khai thác thì quan trọng hơn cả là do sự hạn chế về "giá trị vô hình" của tài nguyên. Giá trị vô hình này của tài nguyên du lịch được khách du lịch cảm nhận thông qua những cảm xúc tâm lý; làm thoả mãn nhu cầu tinh thần (thẩm mỹ, văn hoá) - một nhu cầu đặc biệt của khách du lịch. Giá trị vô hình của tài nguyên du lịch nhiều khi còn được thể hiện thông qua những thông tin (nghe kể lại, qua báo chí, truyền hình, quảng cáo...) mà khách du lịch cảm nhận được, ngưỡng mộ và mong muốn được đến tận nơi để thưởng thức. Ở Trung Quốc có câu "Bất đáo Trường thành phi hảo hán" để nói về Vạn lý Trường thành, ở Việt Nam có "Nam thiên Đệ nhất Động" ca ngợi vẻ đẹp động Hương Tích hoặc các di sản, kỳ quan thế giới đều là những giá trị vô hình đã làm tăng thêm giá trị của tài nguyên du lịch lên rất nhiều. - Tài nguyên du lịch thường dễ khai thác. Hầu hết các tài nguyên du lịch được khai hác để phục vụ du lịch là các tài nguyên vốn đã sẵn có trong tự nhiên do tạo hoá sinh ra hoặc do con người tạo dựng nên và thường dễ khai thác. Trên thực tế một cánh rừng nguyên sinh, một thác nước, một bãi biển, một hồ nước (tự nhiên hoặc nhân tạo) đều có thể trở thành một điểm du lịch. Đây là những tài nguyên vô giá cả về nghĩa đen và nghĩa bóng. Con người khó lòng có thể tạo nên các tài nguyên du lịch bởi vô cùng tốn kém và dù có mô phỏng lại được thì cũng không thể lột tả hết được sức sáng tạo phi thường của tạo hoá và vì thế sẽ giảm đi rất nhiều về giá trị và độ hấp dẫn. Với tất cả những gì đã sẵn có của tài nguyên du lịch, chỉ cần đầu tư không lớn nhằm tôn tạo, để vừa tôn thêm vẻ đẹp và giá trị của tài nguyên, vừa tạo ra những điều kiện thuận lợi để khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên này. - Tài nguyên du lịch có thời gian khai thác khác nhau. BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 26 Trong số các tài nguyên du lịch, có những tài nguyên có khả năng khai thác quanh năm, có những tài nguyên lệ thuộc nhiều vào thời gian khai thác và cũng có những tài nguyên ít lệ thuộc vào thời gian hơn. Sự lệ thuộc này chủ yếu dựa theo quy luật diễn biến của khí hậu. Đối với các tài nguyên du lịch biển, thời gian khai thác thích hợp nhất là vào thời kỳ có khí hậu ấm áp trong năm. Điều này giải thích vì sao du lịch biển thường chỉ tổ chức vào mùa hè ở khu vực phía Bắc. ở khu vực từ Đà Nẵng trở vào, nơi ít chịu ảnh hưởng của không khí lạnh, hoạt động du lịch biển có thể tổ chức quanh năm. Ngược lại tài nguyên du lịch vùng núi ôn đới thường được khai thác vào mùa đông phục vụ khách du lịch nghỉ đông, trượt tuyết và chơi các môn thể thao mùa đông. Đối với các lễ hội, bên cạnh các tập quán là các nghi lễ tôn giáo cũng đã được ấn định vào các thời kỳ khác nhau trong năm và vì thế các hoạt động du lịch lệ thuộc vào thời gian diễn ra các lễ hội đó. ở vùng đồng bằng Bắc Bộ nước ta, mùa xuân là mùa của lễ hội với các lễ hội nổi tiếng như hội Lim, hội Gióng, hội Chùa Hương, hội Đền Hùng... Đối với nhiều loại hình du lịch, thời kỳ mùa khô, ít mưa, có tiết trời ấm áp và có thời tiết tốt là thời kỳ thuận lợi cho hoạt động du lịch. Tài nguyên du lịch có thời gian khai thác khác nhau đã quyết định tính chất mùa vụ của hoạt động du lịch. Các địa phương, những người quản lý, điều hành và tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch và cả các khách du lịch nữa đều phải quan tâm đến tính chất này để có các biện pháp chủ động điều tiết thích hợp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc của mình. - Tài nguyên du lịch được khai thác tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch. Các tài nguyên du lịch thường được khai thác tại chỗ để tạo ra các sản phẩm. Các sản phẩm du lịch này được khách du lịch đến tận nơi để thưởng thức. Đây cũng là đặc điểm mà tài nguyên du lịch khác với một số tài nguyên khác. Đối với nhiều loại tài nguyên khác, sau khi khai thác có thể được vận chuyển đi nơi khác để được chế biến thành sản phẩm rồi được đưa đến tận nơi người tiêu thụ. Chính vì khách du lịch phải đến tận các điểm du lịch, nơi có các tài nguyên du lịch và thưởng thức các sản phẩm du lịch nên muốn khai thác các tài nguyên này điều đầu tiên cần quan tâm là phải chuẩn bị tốt các cơ sở hạ tầng, các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và vận chuyển khách du lịch. Đây cũng là một lợi thế của các điểm du lịch có nguồn tài nguyên du lịch đặc sắc để Nhà nước quan tâm xây dựng cơ sở hạ tầng và thu hút các nguồn vốn đầu tư nhằm thu hút và phục vụ khách du lịch đến các địa phương đó. Đồng thời cũng đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ của các ngành, các cấp nhằm tạo những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Thực tế cho thấy những điểm du lịch có vị trí địa lý thuận lợi, thuận tiện đường giao thông và có các cơ sở dịch vụ du lịch tốt thì hoạt động du lịch ở đó sẽ đạt được hiệu quả cao. Ngược lại có những điểm du lịch có nguồn tài nguyên du lịch rất đặc sắc như bãi biển Trà Cổ (Quảng Ninh), thị trấn Sa Pa, cao nguyên Bắc Hà (Lào Cai), động Phong Nha (Quảng BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 27 Bình) nhưng vì ở vị trí quá xa xôi, cách trở đường đi lối lại và phương tiện giao thông gặp nhiều khó khăn nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng thu hút khách du lịch. Nếu được đầu tư tốt hơn về cơ sở hạ tầng và phương tiện vận chuyển khách, chắc chắn chẳng bao lâu nữa các điểm du lịch này sẽ trở nên sầm uất. - Tài nguyên du lịch có thể sử dụng được nhiều lần. Đây cũng là một đặc điểm quan trọng của tài nguyên du lịch khác với nhiều tài nguyên khác không có khả năng tái tạo chỉ sử dụng được một lần và ngày càng cạn kiệt. Các tài nguyên du lịch được xếp vào loại tài nguyên có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài. Vấn đề chính là phải nắm được quy luật của tự nhiên, lường trước được sự thử thách khắc nghiệt của thời gian và những biến động, đổi thay do con người gây nên để có những định hướng lâu dài và các biện pháp cụ thể để khai thác sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên này, đảm bảo cho nguồn tài nguyên được khai thác dưới mức chịu đựng của nó, không ngừng được bảo vệ, tôn tạo và hoàn thiện hơn để đáp ứng các nhu cầu phát triển du lịch. Đây cũng là lẽ sống còn của mỗi điểm du lịch, mỗi khu du lịch nhằm thực hiện phương hướng chiến lược phát triển du lịch bền vững. Chỉ có phát triển du lịch bền vững mới đảm bảo để nguồn tài nguyên du lịch ít bị tổn hại, để mỗi điểm du lịch, mỗi khu du lịch ngày càng trở nên hấp dẫn hơn, không ngừng thoả mãn các nhu cầu phát triển du lịch hiện tại, mà còn sẵn sàng để đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong tương lai. Những tài nguyên du lịch chủ yếu ở vùng núi thường được sử dụng để phát triển các sản phẩm du lịch TTMH bao gồm : - Địa hình : trong đó chủ yếu khai thác đặc điểm về độ cao, độ dốc do cấu trúc địa hình tạo nên. Độ dốc càng lớn thì tính thể thao và tính mạo hiểm của sản phẩm du lịch tạo ra cũng sẽ càng lớn. Hiện nay, các tours du lịch thể thao mạo hiểm (đi bộ hoặc bằng phương tiện như xe đạp, xe máy, ô tô, tàu lượn) ở vùng núi thường được thiết kế ở những khu vực có độ dốc lớn nhằm khai thác tính “mạo hiểm” ẩn chứa trong dạng tài nguyên này . BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 28 Ngoài ra, một dạng tài nguyên du lịch địa hình khác thường được khai thác để xây dựng các sản phẩm du lịch TTMH là hệ thống các “hang động” bởi tính thể thao và mạo hiểm cao chứa đựng trong chúng. Những hang động càng sâu, càng phức tạp (được cấu tạo hỗn hợp giữa 2 tính chất thủy động và động khô) thì càng được quan tâm khai thác để phát triển các sản phẩm du lịch TTMH. Tất nhiên các giá trị cảnh quan, thẩm mỹ của hang động cũng sẽ đóng vai trò quan trọng, tuy nhiên sẽ là thứ yếu nếu tài nguyên địa hình này được khai thác cho mục đích du lịch TTMH. Một dạng tài nguyên du lịch địa hình khác hiện cũng thường được khai thác cho mục đích du lịch TTMH là dạng địa hình savan (sa mạc hoặc bán hoang mạc). - Hệ thống sông, suối và hồ : trong đó đặc điểm về dòng chảy và địa hình của lòng sông/suối thường được khai thác khi phát triển các sản phẩm du lịch TTMH như vượt thác ghềnh, thả mảng/bè trôi sông, v.v. Như vậy các sông có độ dốc càng lớn thì càng dễ được lựa chọn khi phát triển các sản phẩm du lịch TTMH. Ngoài đặc điểm cơ bản này, các giá trị cảnh quan dọc theo các sông suối hoặc cảnh quan các hồ trên hệ thống các sông suối sẽ là yếu tố tài nguyên quan trọng bổ trợ tạo nên tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch TTMH được xây dựng. - Các giá trị cảnh quan, hệ sinh thái, đặc biệt là các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên là dạng tài nguyên du lịch bổ trợ quan trọng sẽ được xem xét đến khi xây dựng các sản phẩm du lịch TTMH. BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 29 Thực tế cho thấy các tours du lịch TTMH ở vùng núi thường được thiết kế đi qua các khu vực có cảnh quan đẹp, hấp dẫn hay những vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên có các giá trị đa dạng sinh học cao. Những giá trị tài nguyên này sẽ góp phần không nhỏ tạo nên tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch TTMH được xây dựng. - Các giá trị văn hóa bản địa : mà tiêu biểu là các bản/làng các dân tộc ít người, nơi còn bảo tồn được những giá trị về sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt sản xuất truyền thống; về kiến trúc quần cư, kiến trúc công trình (nhà, công trình tín ngưỡng; v.v. ). Những giá trị văn hóa này của cộng đồng được xem là dạng tài nguyên du lịch bổ trợ quan trọng khi xây dựng các sản phẩm du lịch TTMH ở vùng núi. Kinh nghiệm phát triển du lịch TTMH vùng núi ở các nước như Trung Quốc, Nêpan, v.v. cho thấy dạng tài nguyên du lịch đã rất được chú trọng khi xây dựng các sản phẩm TTMH như chinh phục các đỉnh núi, tours xuyên rừng, vượt thác, v.v. Đứng từ góc độ lý luận cũng như thực tiễn kinh nghiệm phát triển du lịch TTMH vùng núi ở nhiều nước trên thế giới cho thấy mức độ quan trọng các dạng tài nguyên du lịch chủ yếu trên đối với phát triển các sản phẩm du lịch TTMH có khác nhau, cụ thể (theo thứ tự về mức độ quan trọng): BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 30 ƒ Địa hình (đỉnh cao, độ dốc, hang động ); ƒ Hệ thống sông, suối và hồ; ƒ Các giá trị cảnh quan, hệ sinh thái; và cuối cùng là ƒ Các giá trị văn hóa bản địa. Việc xác định mức độ quan trọng của các dạng tài nguyên đối với phát triển sản phẩm du lịch TTMH ở vùng núi là rất có ý nghĩa, đặc biệt trong nghiên cứu phân vùng mức độ thuận lợi cho phát triển du lịch TTMH ở một vùng núi nào đó. Đặc điểm của các tài nguyên du lịch chủ yếu được sử dụng để phát triển các sản phẩm du lịch TTMH ở vùng núi cũng không nằm ngoài những đặc điểm chung của tài nguyên du lịch như đã nêu. Tuy nhiên có thể thấy một đặc điểm chung của những tài nguyên này là sự phân bố của chúng thường ở những nơi còn tương đối hoang sơ, còn ít bị ảnh hưởng tác động của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy các địa điểm được lựa chọn để phát triển hoạt động du lịch TTMH thường là những vùng rừng nguyên sinh, núi cao, hải đảo, hoang mạc, v.v. nơi còn chứa đựng nhiều bí ẩn của tự nhiên với những mối nguy hiểm mà khách du lịch TTMH sẽ được khám phá và phải vượt qua. Đó cũng chính là “cầu” của khách du lịch mà các sản phẩm du lịch TTMH phải thỏa mãn được trên cơ sở khai thác các giá trị tài nguyên đặc thù như đã đề cập. 1.3. Các điều kiện/ tiêu chí xây dựng sản phẩm du lịch thể thao - mạo hiểm 1.3.1. Các điều kiện cơ bản hình thành sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm Căn cứ vào khái niệm về sản phẩm du lịch, những yếu tố cơ bản tham gia vào thành phần một sản phẩm du lịch TTMH bao gồm : (i) Kết cấu hạ tầng du lịch Kết cấu hạ tầng du lịch bao gồm hệ thống giao thông, hệ thống cung cấp điện, nước và xử lý chất thải từ hoạt động du lịch. Đây là yếu tố rất quan trọng trong phát triển du lịch, trong đó có du lịch TTMH. Đối với một số hình thức du lịch thể thao như đua xe ô tô, đua mô tô, đua xe đạp, đua thuyền, v.v. yếu tố hạ tầng, đặc biệt là đường đua, bến thuyền, v.v. vẫn có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên đối với phần lớn các hình thức du lịch TTMH, ba gồm cả đua ô tô (qua sa mac, qua các vùng hoang sơ, v.v.); đua xe đạp địa hình; đua mô tô trên cát, trên địa hình tự nhiên; v.v. hạ tầng du lịch không đóng vai trò quan trọng như trong trường hợp phát triển các loại hình du lịch khác. Và nhìn chung, du lịch thể thao mạo hiểm không yêu cầu kết cấu hạ tầng du lịch ở những tiêu chuẩn cao như đối với những loại hình du lịch khác như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thăm quan, du lịch MICE, v.v. Đây là điều dễ hiểu bởi sự khó khăn/hạn chế đối với điều kiện trong giao thông, sự “thiếu thốn” về điện, nước được xem như một phần không thể thiếu để BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 31 “kiểm chứng” bản lĩnh của du khách tham gia loại hình du lịch này. Nói một cách khác sự phát triển loại hình và các sản phẩm du lịch TTMH không cần những điều kiện về hạ tầng du lịch hoàn hảo. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là điều kiện hạ tầng du lịch để tiếp cận “căn cứ” (base), nơi xuất phát các tour du lịch TTMH không cần phát triển. (ii) Tài nguyên du lịch Với tư cách là một loại hình du lịch, việc xây dựng các sản phẩm du lịch TTMH cụ thể luôn dựa trên sự khai thác các giá trị tài nguyên du lịch nói chung và có tính đặc thù nói riêng như đã đề cập ở phần trên. Nói một cách khác tiêu chí cơ bản và quan trọng để xây dựng sản phẩm du lịch TTMH chính là tài nguyên du lịch. Tính chất quan trọng của tiêu chí này thể hiện cụ thể trên các mặt sau đây: - Tài nguyên du lịch là một trong những yếu tố cơ bản để hình thành các sản phẩm du lịch nói chung, sản phẩm du lịch TTMH nói riêng. Như đã đề cập ở nội dung khái niệm, sản phẩm du lịch được tạo bởi nhiều yếu tố, song trước hết phải kể đến tài nguyên du lịch, trong đó bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của khách du lịch, các sản phẩm du lịch không thể đơn điệu, nghèo nàn, kém hấp dẫn dễ gây nhàm chán, mà cần phải phong phú, đa dạng, đặc sắc và mới mẻ. Chính sự phong phú và đa dạng của tài nguyên du lịch đã góp phần tạo nên sự phong phú và đa dạng của sản phẩm du lịch. Tài nguyên du lịch càng đặc sắc, độc đáo thì giá trị của sản phẩm du lịch và độ hấp dẫn khách du lịch càng tăng. Có thể nói chất lượng của tài nguyên du lịch sẽ là yếu tố cơ bản tạo nên chất lượng sản phẩm du lịch hiệu quả của hoạt động du lịch. - Tài nguyên du lịch là một cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch. Trong quá trình phát triển du lịch, để không ngừng đáp ứng các yêu cầu và thoả mãn các mục đích của khách du lịch, các loại hình du lịch mới cũng không ngừng xuất hiện và phát triển. Các loại hình, sản phẩm du lịch đều được xây dựng phát triển dựa trên cơ sở khai thác tài nguyên du lịch. Và chính sự xuất hiện của các loại hình du lịch đã làm cho nhiều yếu tố của điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên trở thành tài nguyên du lịch. Không có những hang động ngầm bí ẩn, những đỉnh núi cao hiểm trở, những cánh rừng nguyên sinh âm u, hoang vắng thì không thể xuất hiện loại hình du lịch TTMH. Không có những bãi san hô và thế giới sinh vật thuỷ sinh muôn màu muôn vẻ ngập chìm dưới làn nước trong xanh thì không thể có loại hình du lịch lặn, khám phá thế giới hải dương đầy bí ẩn. Không có những bãi biển cát trắng trải dài với làn nước biển trong xanh thì không thể có được du lịch tắm và nghỉ dưỡng biển, v.v. BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 32 - Tài nguyên du lịch là một bộ phận cấu thành quan trọng của tổ chức lãnh thổ du lịch. Trong phạm vi một lãnh thổ cụ thể, mọi hoạt động du lịch đều phản ánh một tổ chức không gian du lịch nhất định. Hệ thống lãnh thổ du lịch thể hiện mối quan hệ về mặt không gian của các yếu tố có quan hệ mật thiết với nhau cấu tạo nên nó. Các yếu tố đó là khách du lịch, tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đội ngũ cán bộ công nhân viên và tổ chức điều hành, quản lý du lịch. Hệ thống lãnh thổ du lịch có nhiều cấp phân vị khác nhau từ điểm du lịch tới trung tâm du lịch, tiểu vùng du lịch, á vùng và vùng du lịch. Dù ở cấp phân vị nào thì tài nguyên du lịch cũng đều đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức lãnh thổ du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch, tạo điều kiện để có thể khai thác một cách có hiệu quả nhất các tiềm năng của nó. Do đặc điểm phân bố của tài nguyên du lịch, trong tổ chức lãnh thổ du lịch đã hình thành nên các điểm du lịch, các cụm du lịch, các trung tâm du lịch và các tuyến du lịch. Từ các tuyến điểm du lịch này trong quá trình khai thác sẽ được lựa chọn, sắp xếp thành các tour du lịch tức là các sản phẩm du lịch cụ thể cung cấp cho khách du lịch. Tổ chức lãnh thổ du lịch hợp lý sẽ góp phần tạo nên hiệu quả cao trong việc khai thác các tài nguyên du lịch nói riêng cũng như trong mọi hoạt động du lịch nói chung, trong đó có hoạt động du lịch TTMH. (iii) Cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ, lao động du lịch và hoạt động quản lý Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm các cơ sở lưu trú, vui chơi giải trí, dịch vụ bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách. Đây được xem là thành phần quan trọng trong cấu thành sản phẩm du lịch và du lịch TTMH nói riêng. Tuy nhiên tỷ trọng này trong thành phần các sản phẩm du lịch thuộc các loại hình du lịch khác nhau sẽ khác nhau. Ví dụ : hệ thống khách sạn, đặc biệt là các khách sạn cao cấp sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao, các sản phẩm du lịch MICE, v.v. tuy nhiên loại cơ sở vật chất kỹ thuật này lại là không cần thiết khi phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn thiên nhiên hoặc du lịch làng quê. Đối với việc phát triển các sản phẩm du lịch TTMH, hệ thống cơ sở lưu trú, đặc biệt tại các khu trung tâm, nơi xuất phát của các tour du lịch TTMH là rất cần thiết. Tuy nhiên do đặc điểm thị trường, nhu cầu lưu trú ở các khách sạn cao cấp là rất hạn chế nếu không nói là không có. Vì vậy vấn đề này sẽ không được đặt ra như một yêu cầu/điều kiện cần thiết để phát triển sản phẩm du lịch TTMH, đặc biệt ở vùng núi. Tuy nhiên tùy thuộc vào thời gian của tour du lịch TTMH, các cơ sở lưu trú sẽ được bố trí trên tuyến và chủ yếu sẽ sử dụng nhà dân cho mục đích này. Ngoài các dịch vụ truyền thống có trong bất cứ sản phẩm du lịch nào như dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, v.v. một số dịch vụ đặc thù chủ yếu cần được đưa vào cấu thành sản phẩm du lịch TTMH bao gồm : BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 33 ƒ Dịch vụ huấn luyện : nhằm trang bị cho du khách những kiến thức/kỹ năng cơ bản để có thể làm chủ kỹ thuật, thiết bị, phương tiện được sử dụng trong quá trình tham gia vào các hoạt động du lịch TTMH. ƒ Dịch vụ hướng dẫn : dịch vụ này thường sẽ đặc biệt hơn so với dịch vụ hướng dẫn ở những loại hình du lịch truyền thống như du lịch thăm quan, du lịch văn hóa, v.v. Trong trường hợp này người hướng dẫn viên không chỉ đơn thuần được trang bị tốt những kiến thức về tự nhiên, văn hóa bản địa ở những khu vực được lựa chọn để phát triển sản phẩm du lịch TTMH, để đáp ứng yêu cầu tìm hiểu của du khách mà họ còn cần đáp ứng nhu cầu trợ giúp kỹ thuật, cứu trợ trong các trường hợp khẩn cấp trong quá trình thực hiện tour du lịch TTMH. ƒ Dịch vụ ứng cứu : du lịch TTMH luôn chứa đựng những bất trắc trong quá trình thực hiện các hoạt động thể thao, khám phá và thám hiểm. Trong nhiều trường hợp, du khách có thể cần sự hỗ trợ ứng cứu kịp thời để đảm bảo sự an toàn cho bản thân và các thành viên khác trong đoàn. Điều này đòi hỏi cần có dịch vụ hỗ trợ ứng cứu với các phương tiện tìm kiếm, cấp cứu hiện đại. ƒ Dịch vụ bảo hiểm : do tính đặc thù của du lịch TTMH là luôn phải đối mặt với những rủi ro, bất trắc có thể nảy sinh ngoài ý muốn. Kết quả của tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ, thậm chí tính mạng của khách du lịch, chính vì vậy dịch vụ bảo hiểm là một dịch vụ rất quan trọng không thể thiếu trong cấu thành sản phẩm du lịch TTMH. Đối với hoạt động phát triển du lịch TTMH, người hướng dẫn viên (trong nhiều trường hợp thực hiện cả vai trò huấn luyện viên) được xem là yếu tố quan trọng có ý nghĩa đặc biệt. 1.4. Những thị trường chính của sản phẩm du lịch thể thao - mạo hiểm Kết quả nghiên cứu tổng quan về đặc điểm một số thị trường khách chủ yếu của du lịch Việt Nam cho thấy du lịch TTMH hiện đang là mối quan tâm của du khách đến từ các thị trường Tây Âu bao gồm Đức, Hà Lan (Bảng 1) BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 34 B¶ng 1 : Sự quan tâm của khách du lịch từ một số thị trường đến những loại hình du lịch chủ yếu Loại hình du lịch Một số thị trường du lịch D u lịc h th ăm q ua n D u lịc h th ươ ng m ại , cô ng v ụ D u lịc h vă n hó a, lị ch sử D u lịc h m ua sắ m C ity to ur D u lịc h th ăm th ân D u lịc h th ể th ao - m ạo h iể m D u lịc h M IC E D u lịc h vu i ch ơi , gi ải tr í D u lịc h si nh th ái D u lịc h ng hỉ d ưỡ ng D u lịc h lễ h ội D u lịc h bi ển Ph¸p λ λ λ λ λ λ λ λ λ λ λ λ λ Anh λ λ λ λ λ λ λ λ λ λ λ λ §øc λ λ λ λ λ λ λ λ λ λ λ Thôy Sü λ λ λ λ λ λ λ λ Hµ Lan λ λ λ λ λ λ λ λ λ Tây Âu §an M¹ch λ λ λ λ λ NhËt λ λ λ λ λ λ λ λ λ λ λ §µi Loan λ λ λ λ λ λ λ λ λ λ Trung Quèc λ λ λ λ λ λ λ λ λ λ Úc λ λ λ λ λ λ λ λ λ λ ASEAN (*) λ λ λ λ λ λ λ λ λ λ λ Châu Á – TBD Hµn Quèc λ λ λ λ λ λ λ λ λ Mü λ λ λ λ λ λ λ λ λ λ λ λ λ Bắc Mỹ Canada λ λ λ λ λ λ λ λ λ λ λ λ λ Rất quan tâm λ Quan tâm Chó thÝch λ Ít quan tâm Nguồn : “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng TDMNBB đến năm 2020” có bổ sung Từ nghiên cứu tổng quan trên cho thấy thị trường tiềm năng đối với du lịch TTMH ở Việt Nam chủ yếu sẽ là thị trường Tây Âu (Đức, Hà Lan, Anh), Úc và Bắc Mỹ. Ở khu vực Châu Á, khách du lịch Nhật Bản, Hàn Quốc cũng có những quan tâm nhất định đến loại hình du lịch đầy tiềm năng này ở Việt Nam nói chung và khu vực miền núi phía Bắc nói riêng. Nhóm khách du lịch trẻ (độ tuổi từ 22-35) có mối quan tâm lớn hơn so với nhóm có độ tuổi cao hoặc ít tuổi hơn đối với loại hình du lịch TTMH. Phần lớn khách du lịch quan tâm đến loại hình du lịch TTMH là đàn ông (chiếm tới tới 87,6%) BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 35 2. Tổng quan kinh nghiệm về phát triển du lịch thể thao - mạo hiểm 2.1. Nhìn nhận về vai trò của du lịch thể thao - mạo hiểm Ở các nước có hoạt động du lịch phát triển, du lịch TTMH hiện đang thu hút được sự quan tâm của du khách, đặc biệt là khách du lịch ở lứa tuổi trẻ. Ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Canada, Úc, New Zealand, Thái Lan, v.v. du lịch TTMH đã và đang là loại hình du lịch có ý nghĩa quan trọng, thu hút khách du lịch. Theo điều tra của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), nếu như năm 1993, tỷ lệ khách du lịch từ các nước Tây Âu và Mỹ quan tâm tới loại hình du lịch khám phá, trong đó có du lịch TTMH đến các khu vực tự nhiên hoang dã mới chiếm tỷ lệ khoảng 10,0% thì đến năm 2003, tỷ lệ này đã lên đến 59,5%. Tỷ lệ khách du lịch Châu Á đến các điểm du lịch tự nhiên hoang dã trong năm 2003 chiếm khoảng 10% tổng số khách, trong khi đó tỷ lệ này đến các điểm du lịch vui chơi giải trí mới chiếm gần 3%. Như vậy có thể thấy du lịch đến các khu vực tự nhiên, trong đó có du lịch TTMH, ngày càng thu hút được sự quan tâm của khách du lịch trên phạm vi toàn cầu. Đây cũng là lý do tại sao du lịch tự nhiên nói chung và du lịch TTMH nói riêng, đã và đang là ưu tiên trong chiến lược/kế hoạch phát triển du lịch của nhiều quốc gia trên thế giới. Là một đất nước có trên ¾ diện tích tự nhiên là đồi núi; trên 50.000 Km2 là địa hình đá vôi (karst) với hàng trăm hang động, trong đó có những hang động dài hàng km; hơn 3.200 km đường bờ biển với gần 3.000 đảo ven bờ nơi còn bảo tồn được nhiều hệ sinh thái biển, đặc biệt là hệ sinh thái san hô; hệ thống các rừng đặc dụng phong phú với 30 vườn quốc gia, gần 50 khu bảo tồn thiên nhiên nơi còn bảo tồn được khá nguyên vẹn nhiều giá trị sinh thái trong đó có nhiều loài sinh vật quý hiếm được ghi trong Sách Đỏ; Việt Nam được xem là điểm đến hấp dẫn với nhiều tiềm năng du lịch TTMH. Cùng với sự phát triển du lịch, việc khai thác các giá trị tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú ở Việt Nam đã và đang được thực hiện một cách có hiệu quả trên cơ sở hệ thống quy hoạch phát triển du lịch từ cấp toàn quốc đến cấp vùng, trung tâm du lịch; đến các địa phương và khu, điểm du lịch. Tuy nhiên cho đến nay tiềm năng về du lịch TTMH vẫn chưa được khai thác để phát triển loại hình du lịch hấp dẫn này tương xứng. Thực trạng này có nhiều nguyên nhân, tuy nhiên điều đó cũng góp phần làm sức hấp dẫn của du lịch Việt Nam chưa được như mong muốn. BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 36 Như vậy việc đẩy mạnh phát triển du lịch TTMH sẽ đóng vai trò quan trọng đối với phát triển du lịch nói riêng, phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Điều này thể hiện ở một số khía cạnh sau : - Phát triển du lịch TTMH sẽ góp phần làm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và qua đó sẽ làm tăng hơn sức hấp dẫn, sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam - một trong những điểm yếu hiện nay của du lịch Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập. Điều này càng trở nên quan trọng khi nhu cầu đối với loại hình du lịch TTMH hiện đang tăng nhanh ở nhiều nước phát triển như Anh, Đức, Hà Lan, Thụy Điển, Mỹ, Canađa, Úc, v.v. Khách du lịch TTMH thường là khách có khả năng chi trả cao, lưu trú dài ngày để được tận hưởng trọn vẹn các sản phẩm du lịch TTMMH vốn rất hấp dẫn với những khám phá thiên nhiên hoang dã và văn hóa bản địa cùng các cảm xúc “chinh phục mạo hiểm”. Chính vì vậy, đứng từ góc độ kinh tế, phát triển du lịch TTMH sẽ góp phần tích cực làm tăng thu nhập du lịch, góp phần đưa du lịch VIệt Nam lên vị trí tương xứng là ngành kinh tế mũi nhọn của Đất nước như Nghị quyết Đại hội Đảng IX đã xác định. - Là loại hình du lịch khám phá thiên nhiên hoang dã, du lịch TTMH thường được tổ chức ở những vùng sâu, vùng xa, nơi đời sống của cộng đồng còn nhiều khó khăn, vì vậy việc phát triển du lịch TTMH sẽ góp phần tích cực vào phát triển cộng đồng thông qua việc tạo cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương khi tham gia các hoạt động dịch vụ vốn rất phong phú mà du lịch nói chung, du lịch TTMH nói riêng tạo ra. 2.2. Kinh nghiệm quốc tế Thái Lan * Vai trò của du lịch nói chung, du lịch TTMH nói riêng, đối với Thái Lan Ngành du lịch Thái Lan đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế và là một phần không thể tách rời cuộc sống của người dân Thái Lan. Phần lớn người dân Thái Lan đều tin rằng phát triển du lịch sẽ góp phần tích cực đảm bảo cho chất lượng cuộc sống và sự phồn thịnh của họ trong tương lai, tạo thêm nhiều việc làm, đồng thời tài nguyên thiên nhiên của đất nước ít bị tổn hại hơn trong quá trình khai thác so với nhiều ngành kinh tế khác, đặc biệt là công nghiệp. Vì vậy phát triển du lịch, đặc biệt là những loại hình du lịch khám phá, thân thiện với môi trường như du lịch sinh thái, du lịch TTMH, sẽ là nhân tố tích cực cho phát triển bền vững. BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 37 Du lịch Thái Lan ngày càng phát triển mạnh, lượng khách quốc tế năm 2006 đạt trên 10 triệu lượt đã góp phần nâng cao nhận thức và sự trân trọng đối với các giá trị văn hoá và thiên nhiên của đất nước. Giá trị này của du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch TTMH, được xem là còn vượt xa những kết quả về kinh tế mà du lịch đem lại. Bên cạnh đó, du lịch, đặc biệt là các loại hình du lịch khám phá, TTMH, du lịch sinh thái và những loại hình du lịch thân thiện với thiên nhiên, cũng là động lực quan trọng có những đóng góp tích cực cho bảo vệ/bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên du lịch. Thông qua du lịch TTMH đến các vùng sâu, vùng xa, du khách sẽ có dịp khám phá và nâng cao hiểu biết của mình về các giá trị tự nhiên, văn hóa bản địa và từ đó nâng cao được ý thức với những trách nhiệm, đóng góp cụ thể cho bảo tồn và phát triển bền vững. Nhiệm vụ phát triển du lịch bền vững thông qua việc đẩy nhanh sự phát triển của những loại hình du lịch thân thiện với môi trường của TAT trong thế kỷ 21 Du lịch là "thúc đẩy việc bảo tồn và phục hồi các nguồn tài nguyên về du lịch, văn hoá, nghệ thuật và môi trường bằng cách chuyển hướng ưu tiên sang những loại hình du lịch khám phá, TTMH có chất lượng, nhằm mục đích không chỉ tăng lượng khách du lịch mà còn đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững trong một thời gian dài đồng thời duy trì bản sắc và di sản của đất nước" (trích Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất nước giai đoạn 1997-2003). Như vậy Thái Lan tập trung vào 2 hướng ưu tiên chính là bảo vệ, bảo tồn các nguồn tài nguyên và tài sản du lịch phục vụ phát triển bền vững lâu dài thông qua ưu tiên phát triển các loại hình du lịch thân thiện với môi trường như du lịch sinh thái, du lịch TTMH và để xây dựng một điểm đến hấp dẫn, được thế giới công nhận nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng của nền văn hoá Thái. Đây là chiến lược phát triển du lịch lâu dài, bền vững của Thái Lan trong mối quan hệ với những loại hình du lịch ưu tiên, trong đó có du lịch khám phá, TTMH. Trong hướng ưu tiên thứ nhất thì Thái Lan coi việc khám phá những vùng đất mới lạ với những cảm xúc đặc biệt (cảm xúc “mạo hiểm”) song hành cùng việc nâng cao trách nhiệm bảo tồn các giá trị tài nguyên tự nhiên, văn hóa bản địa, trong đó người Thái là trọng tâm sẽ là yếu tố nền tảng cho mọi kế hoạch phát triển hay xúc tiến du lịch. Chỉ khi nào những cảnh đẹp vốn có của môi trường thiên nhiên và sự hùng vĩ của văn hoá được người dân bản địa đánh giá một cách đầy đủ nhất qua những hoạt động của những loại hình du lịch thân thiện với tự nhiên, trong đó có du lịch TTMH, với tình thương yêu và nâng niu nhất thì lúc đó niềm tự hào, nhận thức công dân và trách nhiệm đối với cộng đồng mới được thức tỉnh. Khi đó, ý thức trách nhiệm và quyết tâm bảo vệ, duy trì các của cải của đất nước sẽ xuất hiện ở mỗi người dân cũng như khách du lịch. BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 38 Trong hướng ưu tiên thứ hai thì mục tiêu dài hạn là phát triển một hình ảnh riêng, đặc thù, không có sự pha trộn giữa những phẩm chất truyền thống, lôi cuốn của người Thái với các chuẩn mực đã được thừa nhận trên thế giới. Để làm được điều này, Thái Lan xác định phải tập trung vào 3 hướng gồm phát triển các điểm, địa danh du lịch chất lượng; nâng cao chất lượng dịch vụ và nâng cao chất lượng về môi trường trong đó các lĩnh vực cần quan tâm là: ƒ Bảo tồn các cảnh quan thiên nhiên trên toàn đất nước cho sự phát triển lâu dài của những loại hình du lịch thân thiện với tự nhiên, du lịch khám phá như du lịch sinh thái, du lịch TTMH, v.v.; ƒ Bảo tồn văn hoá và truyền thống Thái, đặc biệt là văn hóa bản địa nơi có những tiềm năng tài nguyên du lịch tự nhiên đặc sắc nhằm kết hợp hài hòa những giá trị này, góp phần tạo nên như những sản phẩm du lịch có chất lượng cao, có sức cạnh tranh. Những loại hình/sản phẩm du lịch khám phá tự nhiên, du lịch TTMH rất có triển vọng/tiềm năng phát triển với cách tiếp cận này. Song đồng thời việc đẩy mạnh phát triển những loại hình du lịch này cũng sẽ góp phần tích cực cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững chung của đất nước; ƒ Hướng tới môi trường không bị ô nhiễm, những khu vực hoang sơ còn ít chịu tác động bởi các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Điều này đặt ra nhằm đảm bảo rằng chất lượng của các sản phẩm du lịch được tạo ra là thực sự đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của du khách về tự nhiên và môi trường; ƒ Đảm bảo an toàn, an ninh, đặc biệt đối với những loại hình du lịch được tổ chức ở những khu vực còn tương đối hoang sơ, vùng sâu, vùng xa như du lịch sinh thái, du lịch TTMH. đứng ở góc độ này, du lịch TTMH sẽ có được những hành lang về pháp lý và kỹ thuật với sự hỗ trợ của các trung tâm cứu trợ có tính quốc gia để tiến hành các hoạt động ứng cứu trong trường hợp xảy ra sự cố đối với du khách trong quá trình thực hiện các tour du lịch đến những vùng hoang sơ, nơi các điều kiện đảm bảo an toàn của du lịch còn hạn chế; ƒ Đạt tiêu chuẩn dịch vụ quốc tế là lĩnh vực có được sự quan tâm đặc biệt bởi đây là yếu tố quan trọng nhằm nâng cao tính cạnh trạng của các sản phẩm du lịch Thái Lan. Tiêu chuẩn quốc tế được quan tâm nâng cao không chỉ đối với những sản phẩm/loại hình du lịch truyền thống như tham quan, nghỉ dưỡng được tổ chức ở những trung tâm đô thị, vùng nghỉ dưỡng biển mà còn đối với những sản phẩm/loại hình du lịch được tổ chức ở vùng sâu, vùng xa nơi điều kiện dịch vụ còn nhiều khó khăn như du lịch sinh thái, du lịch khám phá, du lịch TTMH; ƒ Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch trọng điểm với quan điểm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu bằng các thiết bị tiên tiến. Lãnh vực này được chú trọng đặc biệt đối với những loại hình du lịch đòi hỏi có những áp dụng kỹ thật như du lịch TTMH, du lịch khám phá bằng các phương tiện như tàu lượn, tàu ngầm, v.v.; ƒ Đảm bảo người dân địa phương luôn sẵn sàng và mong muốn được cung cấp những dịch vụ tốt nhất, xứng đáng với vai trò của "Người chủ nhà hoàn hảo". BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 39 Điều này rất quan trọng, nhất là đối với những loại hình du lịch được tổ chức trong điều kiện xa các trung tâm dân cư lớn nơi trình độ giao tiếp và văn hóa của người đân là tương đối cao. Đứng từ góc độ này việc nâng cao nhận thức và tạo điều kiện để cộng đồng vùng sâu, vùng xa nơi có tiềm năng và điều kiện phát triển du lịch khám phá, TTMH sẽ có ý nghĩa quan trọng; ƒ Thiết lập các hệ thống thông tin có sự liên kết nhằm cung cấp đầy đủ và trung thực nhất những thông tin mà du khách cần có. Điều này không chỉ giúp du khách hình dung được đầy đủ những gì mình mong muốn qua chuyến du lịch, mà còn góp phần tạo cho du khách sự chuẩn bị tâm lý đầy đủ cho những chuyến đi du lịch khám phá, TTMH đầy thú vị song cũng không ít những khó khăn, thử thách chờ đợi ở phía trước; ƒ Có mạng lưới thông tin viễn thông toàn cầu tại những nơi diễn ra hoạt động du lịch. Điều này là hết sức quan trọng đối với phát triển du lịch khám phá, du lịch TTMH bởi trong quá trình thực hiện các chuyến du lịch này, nhiều yếu tố bất trắc ngoài mong muốn có thể xảy ra và những thông tin này cần được thông báo đầy đủ, nhanh chóng nhất đến những địa chỉ có trách nhiệm xử lý, đưa ra các quyết định để hỗ trợ tốt nhất cho du khách vượt qua được những tình huống bất lợi; ƒ Nâng mức sống toàn dân và đảm bảo rằng lợi nhuận thu được từ phát triển du lịch mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho đại bộ phận dân chúng, đặc biệt là các cộng đồng dân cư ở nông thôn, người dân sông ở vùng sâu, vùng sâu Thái Lan, nơi có tiềm năng phát triển du lịch. Điều này rất có ý nghĩa không chỉ đối với sự phát triển của những loại hình du lịch như du lịch TTMH, du lịch sinh thái, trong đó cộng đồng địa phương có vai trò quan trọng, mà còn có đóng góp tích cực cho phát triển du lịch bền vững ở Thái Lan. Ở Thái Lan, du lịch - cả nội địa và quốc tế - đóng góp rất lớn cho xã hội, văn hoá và phát triển cộng đồng, giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo tồn môi trường và các di sản quý báu của đất nước. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Thái Lan giai đoạn 1997-2003 đã tin tưởng giao cho Cơ quan Du lịch Thái Lan (TAT) dưới góc độ quốc gia, trọng trách nâng cao vai trò của du lịch đối với phát triển chất lượng cuộc sống của nhân dân, tạo ảnh hưởng tích cực cho sự phát triển về mặt xã hội của các gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. ở cấp độ địa phương, TAT đặc biệt hỗ trợ các cộng đồng bản địa trong việc duy trì sức hấp dẫn của các điểm tham quan du lịch, sự thành công của các tours du lịch khám phá, du lịch TTMH ở những khu vực hoang sơ. Bên cạnh các thành phố lớn, các khu du lịch nổi tiếng thì để phát triển du lịch bền vững đòi hỏi phải có những hỗ trợ mang tính chuyên nghiệp ở nhiều địa phương khác. Chính vì vậy, TAT đã xây dựng các quy hoạch tổng thể và hỗ trợ về kỹ thuật, trong một số trường hợp còn hỗ trợ về tài chính nhằm giúp các địa phương, đặc biệt những địa phương vùng sâu, vùng xa phát triển du lịch trên cơ sở khai thác các giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa như loại hình du lịch TTMH, du lịch khám phá, du lịch sinh thái, v.v. Ngoài ra, TAT còn đảm bảo các cơ quan nhà nước, các viện nghiên cứu và các tổ chức khác BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 40 cùng tích cực tham gia vào mọi khía cạnh của việc quy hoạch, điều phối và triển khai các chiến lược phát triển du lịch quốc gia. Thái Lan đã có nhiều sáng kiến và triển khai những chương trình phát triển du lịch bền vững trong đó khuyến khích các loại hình thân thiện với tự nhiên. Một trong số đó là Chương trình khám phá Thái Lan. Từ năm 1998, nhiều dự án chọn lọc tập trung vào phát triển du lịch khám phá, TTMH, cải tạo các nguồn tài nguyên du lịch và đào tạo nguồn nhân lực đã được triển khai. Tại các điểm du lịch trên toàn đất nước, chương trình này giúp tạo nhiều việc làm và cơ hội cho cộng đồng và đóng góp vào việc khôi phục các nguồn tài nguyên du lịch đã bị suy thoái sau chiến dịch “ Bất ngờ Thái Lan” Amazing Thailand 1998-1999. Ngân sách của chương trình tập trung vào việc khôi phục, bảo tồn và phát triển các công viên và di tích lịch sử, công viên quốc gia và công viên biển, các nguồn tài nguyên du lịch địa phương, đào tạo về xúc tiến du lịch... TAT còn phối hợp với Cục bảo tồn rừng và các cơ quan liên quan ở địa phương triển khai 13 dự án giáo dục đào tạo và nâng cao nhận thức cho lãnh đạo và cộng đồng địa phương vùng sâu, vùng xa về giá trị của các di sản thiên nhiên và văn hoá cũng như lối sống của họ. Các dự án này còn nhằm hỗ trợ các cộng đồng bảo vệ các hệ sinh thái nguyên sơ, một số lại tập trung vào duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống. Bên cạnh đó, TAT nhận thức được rằng thế hệ thiếu niên ngày nay là nguồn nhân lực trong tương lai của Thái Lan, là nguồn động lực chủ đạo để đạt được sự phát triển bền vững. Australia Thập kỷ vừa qua, du lịch nổi lên là ngành kinh tế quan trọng nhất với nguồn thu trên 60 tỉ đô la Australia, tạo việc làm cho trên 1 triệu người. Là một đất nước có diện tích hoang mạc rộng lớn và một diện tích dải san hô lớn nhất thế giới với chiều dài trên 2.000 km, Chính phủ Australia xác định phát triển du lịch nói chung, đặc biệt là du lịch khám phá, du lịch TTMH, là ưu tiên quốc gia và các nguồn lợi thu được từ du lịch cần được phân bổ cho mọi khu vực, vùng nông thôn của Australia. Để thực hiện định hướng chiến lược này, Chính phủ Australia đã có những chính sách khuyến khích các công ty du lịch xây dựng các chương trình (tours) du lịch trên cơ sở khai thác các giá trị tự nhiên hoang dã để phát triển loại hình du lịch TTMH với sự hỗ trợ của nhà nước về các phương tiện (cấp cứu bằng trực thăng, thông tin liên lạc, định vị vị trí, v.v.) nhằm đảm bảo an toàn cho khách trong quá trình thực hiện các chuyến du lịch đến các vùng hoang mạc xa xôi hoặc khám phá thế giới ngầm của đại dương nơi có các dải san hô rộng lớn. Chính sách phát triển du lịch Australia cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường, bản sắc văn hoá địa phương và coi đó là những nguồn hấp dẫn chính của điểm du lịch tự nhiên nói chung, điểm du lịch TTMH nói riêng. Điều này xuất phát từ nhận thức là chính các giá BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 41 trị tự nhiên hoang sơ và văn hóa cộng động bản địa là những giá trị mà du khách muốn được khám phá trên các tuyến hành trình TTMH hoặc tại các điểm diễn ra các hoạt động du lịch TTMH, khám phá. Các hành trình này có thể là những hành trình xuyên qua các khu rừng nguyên sinh; các vùng hoang mạc đầy cát và nắng; các vùng núi cao nơi có tuyết phủ vào mùa đông; dọc theo các sông nơi có nhiều ghềnh thác; các vùng nước khu vực ven bờ, quanh các đảo thuộc dải san hô ngầm hoặc có sự kết hợp các đặc điểm tự nhiên trên trong một hành trình TTMH có tính tổng hợp. Bên cạnh các dự án bảo tồn của các tổ chức phi chính phủ (NGO), Chính phủ Australia cũng có những dự án hỗ trợ cho nỗ lực này. Bên cạnh ý nghĩa về bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường các dự án này có đóng góp đáng kể đối với việc đảm bảo sự hấp dẫn, chất lượng của các sản phẩm du lịch tự nhiên, khám phá và du lịch TTMH tới những vùng thiên nhiên hoang sơ của Australia. Với chính sách trên, Chính phủ Australia không chỉ hỗ trợ cho du lịch TTMH phát triển với tư cách như một loại hình đặc thù, hấp dẫn của Australia mà còn góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển du lịch bền vững. Để hỗ trợ chiến lược này Chính phủ Australia còn thiết lập các mối liên kết và mạng lưới hoạt động mang tính chiến lược giữa các ngành và Chính phủ; cung cấp thông tin, phát triển công tác đào tạo và giáo dục nhận thức trong ngành du lịch và các cơ quan khác thuộc Chính phủ. Hàng chục triệu đô la đã được đầu tư vào hàng trăm dự án phát triển du lịch khám phá tự nhiên, du lịch cộng đồng để hỗ trợ cho phát triển du lịch bền vững, tập trung vào công tác đào tạo cán bộ quản lý, các chiến lược quản lý năng lượng và chất thải, bảo vệ các hệ sinh thái nhạy cảm, giáo dục nhận thức cho người đi du lịch, thiết kế và xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng cường sử dụng các chất liệu và công nghệ tiên tiến... Kinh nghiệm từ những kết quả đạt được của những dự án trên cho thấy cần phải tập trung vào các lĩnh vực sau: ƒ Giám sát chặt chẽ và hạn chế tác động của khách du lịch đối với các nguồn tài nguyên du lịch đặc biệt trong các mùa cao điểm tại những nơi có các hệ sinh thái nhạy cảm, dễ bị tổn thương dưới tác động của con người. Thông qua việc kiểm soát số lượng khách đến điểm du lịch, nghiên cứu những biển đổi gây ra do khách du lịch tác động đến mọi trạng thái của điểm du lịch sẽ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf7030R.pdf
Tài liệu liên quan