Tài liệu Đề tài Cơ hội và thách thức đối với chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ mới thành lập: LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Từ công cuộc đổi mới do Đảng và Nhà nước khởi xướng và lãnh đạo, đội ngũ các chủ DN xuất hiện và ngày càng tăng, khẳng định được vai trò to lớn của mình đối với sự phát triển của đất nước. Họ được đánh giá là nguyên khí của quốc gia, đội ngũ tiên phong của công cuộc đổi mới. Bác Hồ đã từng viết : “Việc nước, việc nhà bao giờ cũng đi đôi với nhau, nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là sự kinh doanh của các nhà công nghiệp, thương nghiệp thịnh vượng". Vì thế, Việt Nam muốn phồn vinh, sánh vai với các cường quốc phát triển trên thế giới thì phải tạo dựng được một đội ngũ chủ DN hùng mạnh, trong đó có đội ngũ chủ DNV&N.
Trong những năm gần đây các DNV&N đã được hình thành, phát triển và đóng góp một phần đáng kể cho sự tăng trưởng của nền kinh tế ở Việt Nam trong suốt thập kỷ qua. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều nhà kinh tế, các DNV&N hiện nay chưa phát huy được hết tiềm năng của mình, còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân một phần do bả...
63 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1270 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Cơ hội và thách thức đối với chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ mới thành lập, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Từ công cuộc đổi mới do Đảng và Nhà nước khởi xướng và lãnh đạo, đội ngũ các chủ DN xuất hiện và ngày càng tăng, khẳng định được vai trò to lớn của mình đối với sự phát triển của đất nước. Họ được đánh giá là nguyên khí của quốc gia, đội ngũ tiên phong của công cuộc đổi mới. Bác Hồ đã từng viết : “Việc nước, việc nhà bao giờ cũng đi đôi với nhau, nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là sự kinh doanh của các nhà công nghiệp, thương nghiệp thịnh vượng". Vì thế, Việt Nam muốn phồn vinh, sánh vai với các cường quốc phát triển trên thế giới thì phải tạo dựng được một đội ngũ chủ DN hùng mạnh, trong đó có đội ngũ chủ DNV&N.
Trong những năm gần đây các DNV&N đã được hình thành, phát triển và đóng góp một phần đáng kể cho sự tăng trưởng của nền kinh tế ở Việt Nam trong suốt thập kỷ qua. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều nhà kinh tế, các DNV&N hiện nay chưa phát huy được hết tiềm năng của mình, còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân một phần do bản thân các DNV&N chưa có nhiều kinh nghiệm nhất định trong nền kinh tế thị trường, chưa đủ năng động và sáng tạo trong kinh doanh; mặt khác quan trọng hơn, là do chưa có một khung khổ chính sách rõ ràng của Nhà nước trong việc đưa ra những biện pháp hữu hiệu tạo điều kiện cho các DNV&N phát huy hết khả năng của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước.
Từ những cấp thiết đó, nhóm chúng tôi xin chọn đề tài “Cơ hội và thách thức đối với chủ DNV&N mới thành lập”
2. Mục đích nghiên cứu.
- Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về chủ DNV&N mới thành lập trong khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam
- Trên cơ sở đó, đề tài hướng tới một cách nhìn đúng đắn hơn về đội ngũ chủ DNV&N hiện nay. Đề tài đưa ra những thành công, đóng góp và cơ hội của họ đối với sự phát triển kinh tế đất nước, đồng thời đưa ra những khó khăn, thách thức và vướng mắc trong kinh doanh. Từ đó đưa ra những giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ nhằm phát huy tối đa sức mạnh tiềm năng của đội ngũ chủ DNV&N.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Đề tài tập trung nghiên cứu chủ DNV&N trong khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam, vai trò và vị trí của họ trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh, làm nổi bật lên hình ảnh người chủ DNV&N mới thành lập, cũng như những cơ hội và thách thức họ phải đương đầu; trên cơ sở đó tìm ra giải pháp giúp họ phát huy được thế mạnh.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng kết hợp phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh và phương pháp thực chứng dựa trên số liệu thống kê từ tài liệu, báo chí, internet.. Trên cơ sở đó có cái nhìn khái quát hơn về đội ngũ chủ DNV&N hiện nay.
5. Đóng góp của đề tài.
Đội ngũ chủ DN đặc biệt là các chủ DNV&N trong điều kiện hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn, rất cần sự hỗ trợ của nhà nước, của xã hội, để phát huy sức mạnh của mình.
Qua nghiên cứu đề tài, phần nào đã xác định được vị trí, vai trò và những đóng góp không nhỏ của đội ngũ chủ DNV&N trong khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam, góp phần xây dựng nên đội ngũ chủ DNV&N ngày càng hoàn thiện hơn trong công cuộc đổi mới.
Đề tài cũng phân tích thực trạng của đội ngũ chủ DNV&N trong khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam hiện nay, những cơ hội, thuận lợi cũng như những khó khăn, hạn chế mà họ đang phải đương đầu. Từ đó đưa ra một số giải pháp chủ yếu để hỗ trợ các chủ DNV&N khẳng định vị trí của mình trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, trong công cuộc đổi mới đất nước.
6. Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài được chia làm 3 phần:
* Phần I: Lý luận chung về DNV&N
* Phần II: Thực trạng của đội ngũ chủ DNV&N mới thành lập ở Việt Nam, cơ hội và thách thức.
* Phần III: Một số khuyến nghị chủ yếu hỗ trợ chủ DNV&N mới thành lập Việt Nam.
PHẦN I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHỦ DNV&N
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
DNV&N là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người.
Tại Việt Nam hiện đang tồn tại các loại hình DNV&N bao gồm: các DN thành lập và hoạt động theo luật DN, các DN thành lập và hoạt động theo Luật DNNN, các HTX thành lập và hoạt động theo Luật HTX, các hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo NĐ 02/2000/ NĐ-CP (3/2/2000) của Chính phủ về Đăng ký kinh doanh.
Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, các DNV&N ngày càng khẳng định vị trí và đóng góp của mình trong nền kinh tế. DN có một số vai trò sau:
Thứ nhất, DN đóng vai trò quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm ổn định, giải quyết những vấn đề kinh tế xã hội.
Thứ hai, DN huy động triệt để các nguồn lực để phát triển kinh tế bao gồm vốn, công nghệ, tài nguyên, con người... tạo điều kiện sử dụng tài nguyên sẵn có, nguồn vốn tiết kiệm trong dân cư để đầu tư tạo động lực cho sự phát triển kinh tế.
Thứ ba, cung cấp hàng hoá và dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước.
Thứ tư, góp phần gia tăng nguồn hàng xuất nhập khẩu, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, nguồn thu ngoại tệ, tạo tiền đề cho sự phát triền của đất nước.
Hệ thống các DN chẳng những có một vai trò to lớn đối với công cuộc xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, mà còn giữ vị trí then chốt trong việc thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên hệ thống đó có phát triển bền vững hay không còn phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ chủ DN nói chung đội ngũ chủ DNV&N nói riêng, họ là người quyết định hiệu quả kinh tế cũng như sự thành bại của DN.
Chủ Doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.2.1 Khái niệm chủ Doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Theo quan điểm truyền thống nước ta thì chỉ có Nhà nước mới có quyền thành lập DN và những DN được thành lập ra đều là DNNN. Vì vậy, khái niệm giám đốc DN chỉ được giới hạn trong phạm vi DNNN. Theo khái niệm này, giám đốc DNNN vừa là người đại diện cho Nhà nước, vừa là người đại diện cho tập thể những người lao động, quản lý DN theo chế độ một thủ trưởng, có quyền quyết định việc điều hành mọi hoạt động của DN.
Trong cơ chế thị trường, một DN dù ở quy mô nào, loại hình sở hữu nào cũng phải có người đứng đầu mà ta thường gọi là giám đốc. Một định nghĩa ngắn gọn và đơn giản nhất về giám đốc DN: là người thủ trưởng cấp cao nhất trong DN.
Trong cuốn “Hệ thống quản lý của Nhật Bản, truyền thống và sự đổi mới; khái niệm giám đốc DN được hiểu như sau: giám đốc (tổng giám đốc) là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao”
Theo quan điểm của các nhà kinh tế và quản lý Trung Quốc, giám đốc DN họ vừa là người đứng đầu, người quản lý việc tổ chức sản xuất, vừa là nhà kinh doanh, là thương nhân giao dịch trên thị trường, chẳng những điều khiển sự vận hành trong DN, mà còn phải chèo lái con thuyền DN trong biển cả cạnh tranh.
Theo Luật DN (ngày 12/6/1999) thì: Người quản lý DN là chủ sở hữu DN tư nhân, thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, thành viên hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, thành viên hội đồng quản trị, giám đốc(tổng giám đốc ), các chức danh quản lý quan trọng khác do điều lệ công ty quy định đối với công ty TNHH và công ty cổ phần.
Qua các khái niệm trên, thì quan niệm chủ DNV&N thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài: chủ DNV&N trong khu vực kinh tế tư nhân là người sở hữu DN vừa là người quản lý điều hành DN, chịu trách nhiệm trước DN, trước DN cấp trên về mọi hoạt động của DN cung như kết quả của các hoạt động đó.
Theo quan điểm này, chủ DN chính là chủ sở hữu DN đồng thời là giám đốc DN. Cho nên trong đề tài này đồng hoá 3 khái niệm: chủ DN, chủ sở hữu DN, giám đốc DN.
1.2.2 Đặc điểm của giám đốc DN
Thứ nhất, giám đốc là một nghề.
Mà đã là một nghề cần đòi hỏi phải được đào tạo, nhưng dù đào tạo ở hình thức nào thì người giám đốc cũng phải nắm cho được một nghề và hơn nữa phải có tay nghề cao - nghệ thuật.
Đặc điểm này được hiểu là: Giám đốc phải có khát vọng làm giàu- không bao giờ được thoả mãn với những gì mình đã có mà phải luôn vươn lên để giàu sang hơn; giám đốc là người có kiến thức cả ở tầm tổng quan vĩ mô và các kiến thức chuyên môn; giám đốc là người có óc quan sát, tư duy sáng kiến và tự tin, có tầm nhìn xa trông rộng, khả năng tiên đoán, phân tích những tình huống có khả năng xảy ra trong tương lai để có thể đưa ra các giải pháp kịp thời; giám đốc là người có ý chí nghị lực, tính kiên nhẫn và lòng quyết tâm; giám đốc phải gương mẫu có đạo đức trong kinh doanh, giữ chữ tín với khách hàng, tôn trọng cấp trên, thuỷ chung với bạn bè đồng nghiệp, độ lượng bao dung với cấp dưới.
Thứ hai, giám đốc là một nhà quản trị kinh doanh. Biết tạo vốn và sử dụng vốn có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Phải xác định được số vốn cần thiết trong kinh doanh: Chính xác là bao nhiêu, lúc nào và thời gian bao lâu, để có thể có biện pháp giải quyết và xử lý. Nếu không đủ thì phải huy động và tìm nguồn tài trợ nhưng phải khẳng định chắc chắn rằng khi kinh doanh doanh nghiệp sẽ có lãi.
Thứ ba, giám đốc là người có năng lực quản lý, biết phân quyền và giao nhiệm vụ cho cấp dưới và tạo điều kiện cho họ hoàn thành nhiện vụ. Đảm bảo thu nhập cho người lao động, phát triển nghề nghiệp, tạo điều kiện cho họ tiến bộ. Biết khơi dậy khát vọng, ý chí và khả năng làm giàu cho doanh nghiệp, cho xã hội và cá nhân theo pháp luật. Giám đốc còn phải biết sống công bằng dân chủ. Biết đãi ngộ đúng mức, biết lắng nghe, quyết đoán mà không độc đoán.
Thứ tư, giám đốc là nhà hoạt động xã hội, hiểu thấu đáo và tuân thủ pháp luật, các chính sách, chế độ quy định của Nhà nước. Biết tham gia vào công tác xã hội.
Thứ năm, sản phẩm của giám đốc là những quyết định.
Quyết định của giám đốc ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều lĩnh vực, nhiều con người. Vì vậy trước khi ra quết định cần phải nghiên cứu một cách thấu đáo và tỷ mỷ tất cả các vấn đề có kiên quan. Chất lượng của quyết định phụ thuộc vào trình độ nhận thức, khả năng vận dụng quy luật kinh tế xã hội khách quan và kinh nghiệm nghệ thuật của giám đốc. Muốn nâng cao chất lượng quyết định thì đòi hỏi người giám đốc phải có uy tín, có khả năng sư phạm, hiểu biết khoa học quản lý và tâm lý. Cần áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào việc lựa chọn quyết định. Phải nắm được thông tin và xử lý thông tin chính xác
1.2.3 Vai trò của chủ DN
a/ Vai trò của giám đốc trong DN.
Trong ba cấp quản trị DN, giám đốc là quản trị viên hàng đầu, là thủ trưởng cấp cao nhất trong DN. Mỗi quyết định của giám đốc có ảnh hưởng rất lớn trong phạm vi toàn DN, giám đốc phải là người tập hợp được trí tuệ của mọi người lao động trong DN, đảm bảo cho quyết định đúng đắn, đem lai hiệu quả kinh tế cao.
Vai trò quan trọng khác của giám đốc là tổ chức bộ máy quản lý đủ về số luợng, mạnh về chất lượng, bố trí hợp lý, cân đối lực lượng quản trị viên đảm bảo quan hệ bền vững trong tổ chức, hoạt động ăn khớp, nhịp nhàng, hoàn thành tốt mục tiêu đã đề ra.
Về lao động: Giám đốc quản lý hàng trăm, hàng nghìn, thậm chí hàng vạn lao động. Vai trò của giám đốc không chỉ ở chỗ chịu trách nhiệm về việc làm, thu nhập, đời sống của số lượng lớn lao động mà còn chịu trách nhiệm về đời sống tinh thần, nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn của họ, tạo cho họ những cơ hội để thăng tiến.
Về tài chính: Giám đốc là người quản lý, là chủ tài khoản của hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng. Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay, giám đốc phải có trách nhiệm về bảo toàn và phát triển vốn. Một quyết định sai lầm có thể dẫn đến làm thiệt hại hàng tỷ đồng của doanh nghiệp.
Theo quan điểm của Khoa học Quản lý, chủ DN có 3 vai trò chủ yếu trong DN.
Thứ nhất, thể hiện là người có vị trí cao nhất, là khâu trung tâm liên kết các bộ phận, cá nhân, các yếu tố nguồn lực thành một thể thống nhất, để thực hiện tốt mục tiêu của doanh nghiệp.
Thứ hai, chủ DN một mặt đại diện cho lợi ích xã hội (lợi ích của Nhà nước, bạn hàng, khách hàng), lợi ích của DN, mặt khác đại diện cho lợi ích của nhân viên và những người lao động do họ quản lý (tiền lương, tiền thưởng).
Thứ ba, chủ DN thể hiện là người đứng mũi chịu sào, trực tiếp vận dụng các quy luật khách quan (kinh tế, tâm lý, xã hội…) để đưa ra những quyết định quản lý, tạo ra thắng lợi cho doanh nghiệp.
b/ Vai trò của chủ DN đối với nền kinh tế.
Thứ nhất, đội ngũ chủ DN là lực lượng xung kích trong công cuộc đổi mới đất nước
Thứ hai, đội ngũ chủ DN lớn mạnh là hạt nhân của nền kinh tế thị trường.
Thứ ba, đội ngũ chủ DN đóng vai trò nòng cốt, tạo nên sức sống của toàn bộ nền kinh tế.
Chính vì thế, TS Vũ Quốc Tuấn - Ban nghiên cứu Chính phủ đã nói " Theo tôi trong cơ chế thị trường có 3 lớp người cần được tôn vinh: Những người hoạch định chính sách, các nhà khoa học công nghệ, doanh nhân: những người đưa chính sách của Đảng và Nhà nước, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tế" (Báo diễn đàn doanh nghiệp số 52 ngày 28/6/2001)
1.2.4. Những yêu cầu đặt ra đối với chủ doanh nghiệp.
Theo quan điểm của trường Thương Mại Harvard, chủ DN cần hội tụ ba điểm sau:
Về kỹ năng: Chủ DN phải có năng lực suy xét vấn đề một cách sáng tạo có khả năng xoá bỏ những tư duy cũ và khuân mẫu truyền thống để tư duy một cach sáng tạo, dám đổi mới.
Về kiến thức: Ngoài kiến thức tổng hợp thì cần phải tinh thông ít nhất một chuyên ngành. Có kiến thức cơ bản, toàn diện và hệ thống về lĩnh vực mà DN đang kinh doanh. Bên cạnh đó chủ DN phải có kiến thức về kinh tế quốc tế, nắm bắt được xu thế toàn cầu, phát hiện ra cơ hội của DN trong thương mại quốc tế.
Về đạo đức: Phải nắm vững các nguyên tắc cơ bản về đạo đức, và cố gắng thực hiện các nguyên tắc đó. Có ý thức trách nhiệm đối với các cá nhân, DN và xã hội. Luôn không ngừng nâng cao trình độ của bản thân. Biết điểm mạnh, điểm yếu của mình, biết tiếp thu phê bình, biết rút ra bài học từ trong sai lầm và thất bại, luôn tạo được niềm tin với mọi người.
Vậy, làm thế nào để xác định yêu cầu cần phải có của một chủ DNV&N Việt Nam? Chính là việc làm cần thiết nhất để phát huy tối đa năng lực và vai trò của chủ DNV&N đối với sự phát triển của đất nước. Từ việc nghiên cứu và tham khảo các tài liệu, đề tài của chúng tôi xin đưa ra những yêu cầu cơ bản cần phải có của một chủ DN.
Thứ nhất, có kiến thức tổng hợp về nhiều lĩnh vực đồng thời phải giỏi chuyên môn đối với lĩnh vực mình đang hoạt động kinh doanh, ngoài ra phải có những kiến thức nhất định về luật pháp, kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ hai, phải có năng lực tổ chức quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh một cách khoa học và có hiệu quả.
Thứ ba, phải có tư duy đổi mới, năng động và sáng tạo, dám mạo hiểm và chấp nhận rủi ro.
Thứ tư, chủ doanh nghiệp phải có tinh thần đoàn kết, biết kết hợp hài hoà lợi ích xã hội, lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của người lao động.
Thứ năm, phải có tư cách đạo đức của một nhà kinh doanh chân chính, phải làm tấm gương cho mọi người trong DN noi theo; phải luôn đặt chữ tín lên hàng đầu, tôn trọng khách hàng, bạn hàng, tôn trọng pháp luật và hoàn thành mọi nhiệm vụ đóng góp đối với nhà nước và cộng đồng xã hội.
PHẦN II
THỰC TRẠNG CỦA ĐỘI NGŨ CHỦ DNV&N MỚI
THÀNH LẬP VIỆT NAM, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
2.1. Đội ngũ chủ DNV&N đang từng bước khẳng định vị trí của mình trong lĩnh vực kinh doanh.
2.1.1 Đội ngũ chủ doanh nghiệp ngày càng tăng
Như chúng ta đã biết, sự tồn tại và phát triển của khu vực kinh tế tư nhân mới được chính thức thừa nhận từ 1990, khi luật DN tư nhân và Luật công ty được thông qua. Từ đó đến nay, loại hình DN ở Việt Nam cũng trở nên phong phú hơn, với những loại hình như cá nhân và nhóm kinh doanh, DN tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần.
Theo kết quả điều tra kinh doanh (Dự thảo báo cáo điều tra kinh doanh tại các DN, VIE/97/09, Hà Nội, 5/1999) có tới 284 trong số 325 (chiếm 87,4%) DN phỏng vấn được thành lập từ 1992. Cụ thể có 70 trong số 96 DNNN (72,9%); 36 trong số 42 HTX (85,7%); 85 trong số 90 Công ty TNHH (94,4%); 4 (100%), Công ty TNHH được thành lập trong giai đoạn 1992- 1998.
Luật DN (12/6/1999) thay thế cho Luật Công ty và DN tư nhân có hiệu lực từ 1/1/2003. Khu vưc kinh tế tư nhân trong báo cáo này bao gồm các hộ kinh doanh, các DN tư nhân, các công ty TNHH và các công ty cổ phần..
Từ đó đến nay về mặt số lượng, chủ DN tăng chủ yếu ở khu vực ngoài quốc doanh, sau đó là khui vực có vốn đầu tư nước ngoài, DNNN giảm do tổ chức sản xuất lại và cổ phần hoá chuyển sang khu vực ngoài quốc doanh.
Số DN thức tế đang hoạt động trong các ngành kinh doanh tăng bình quân 25,8%/năm (2 năm tăng 23,1 ngàn DN) Trong đó: DNNN giảm 4,8% (2 năm giảm 498 DN); DNNQD tăng 30,3% (2 năm tăng 22,85 ngàn DN); DN có vốn đầu tư nước ngoài tăng 22,8% ( 2 năm tăng 775 DN)
Bảng 1: Bảng chi tiết từng khu vực và từng ngành kinh tế
Số DN đang hoạt động
1-1- 2001
1-1-2002
1-1-2003
TỔNG SỐ
1- Chia theo khu vực:
+Khu vực DNNN
+Khu vực ngoài quốc doanh
Trong đó:
Hợp tác xã
DN tư nhân
Cty TNHH
Cty cổ phần
+Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
Trong đó: DN 100% vốn nước ngoài.
2-Chia theo các ngành kinh tế :
+Nông lâm nghiệp, thuỷ sản.
+Công nghiệp.
+Thương nghiệp,khách sạn, nhà hàng.
+Xây dựng.
+Vận tải, viễn thông.
+Các ngành dịch vụ khác.
39.762
5.531
32.802
3.187
18.226
10.489
800
1.529
858
891
10.946
19.281
3.984
1.789
2.871
51.057
5.067
43.993
3.614
22.554
16.189
1.636
1.997
3.424
12.951
22.849
5.588
2.535
3.710
62.892
5.033
55.555
4.112
24.818
23.587
3.038
2.304
1.566
3.376
15.818
27.633
7.814
3.251
5.000
Nguồn: Phát triển doanh nghiệp trong các ngành kinh tế 2000-2003
Số lượng các đơn vị kinh doanh chủ yếu tập trung ở 3 vùng: (i): Vùng ĐBSCL (24%); (ii): Vùng ĐBSH (21%); (iii): Vùng Miền Đông Nam Bộ (19%); Tiếp đó là vùng khu Bốn cũ (13%); Duyên hải Miền Trung (10%); miền núi và trung du (9%); Tây Nguyên (4%). Như vậy 3 vùng (từ i-iii) chiếm trên 60% tổng số đơn vị kinh doanh tư nhân trên địa bàn cả nước.
Bảng 2: Phân bố các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh phân theo
vùng lãnh thổ.
Đơn vị: %
Các loại hình doanh nghệp
DNTN
Cty
TNHH
Cty
Cổ phần
HTX
Kinh tế
Cá thể
1.Vùng núi và trung du
2.Đồng bằng sông Hồng
3.Khu Bốn cũ
4.Duyênhải Miền Trung
5.Tây Nguyên
6.Đông Nam Bộ
7.Đồng bằng SCL
Phần trăm tổng số
3.91
5.32
2.74
20.64
2.46
24.80
40.14
1.22
3.79
32.70
2.44
4.71
1.09
51.27
4,00
0,48
1,96
22,88
1,31
7,19
1,31
53,59
11,76
0,01
12,49
48,07
8,72
11,20
2,14
12,80
4,58
0,20
9,62
21,19
13,26
10,14
3,72
18,43
23,63
98,09
Tổng
100
100
100
100
100
Nguồn: Báo cáo nghiên cứu DNV&N, Hà Nội 5/2000
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh của các DNV&N.
Xét về ngành nghề kinh doanh, thì các đơn vị kinh doanh thuộc khu vực kinh tế tư nhân chủ yếu hoạt động trong 3 ngành: (i); dịch vụ thương nghiệp, sửa chữa xe động cơ, mô tô xe máy(chiếm 46%); (ii) trong công nghiệp chế biến (chiếm 22%) ; (iii) hách sạn nhà hàng (chiếm 13%);
Bảng 3: Phân bố các loại hình kinh doanh ngoài quốc doanh phân theo ngành kinh tế.
Đơn vị: %
Phân theo ngành kinh tế
Các loại hình DN
DNTN
TNHH
Cty CP
HTX
Cá thể
1.Nông nghiệp
0,18
0,49
0,65
0,37
0,88
2.Thuỷ sản
20,66
0,48
1,31
0,98
3,63
3.Công nghiệp khai thác mỏ
0,23
0,38
0,00
4,85
1,01
4.Công nghiệp chế biến
22,47
24,04
31,37
55,47
22,17
5.Sx, phân phối điện, khí đốt và nước
0,14
0,10
0,00
0,24
0,02
6.Xây dựng
4,55
13,80
8,50
5,53
0,13
7.Thương nghiệp, sửa chữa xe động cơ, môtô, xe máy
43,36
47,92
22,22
12,22
46,40
8.Khách sạn, nhà hàng
4,46
3,72
2,61
0,68
13,09
9.Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc
1,08
4,55
1,31
13,44
7,62
10.Tài chính, tín dụng
0,19
0,07
26,14
5,48
0,01
11.Hoạt động khoa học và công nghệ
0,01
0,22
0,00
0,00
0,00
12.Hđộng lquan đến kdoanh tài sản, dịch vụ tư vấn
0,42
3,17
5,88
0,01
1,21
13.Giáo dục và đào tạo
0,00
0,01
0,00
0,00
0,02
14.Y tế và các hoạt động cứu trợ xã hội
0,01
0,03
0,00
0,00
0,56
15.Hoạt động văn hoá, thể thao
0,04
0,10
0,00
0,03
1,05
16.Hoạt động phục vụ các nhân và cộng đồng
2,21
0,92
0,00
0,24
2,21
Phần trăm tổng số
100
(1,22)
100
(0,48)
100
(0,01)
100
(0,20)
100
(98,09)
Nguồn: Báo cáo nghiên cứu DNV&N, Hà Nội 5/2000
Điều đáng lưu ý là có 21% số DN tư nhân hoạt động trong lĩnh vực thuỷ sản và 26% công ty cổ phần ngoài quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực tài chính tín dụng. Số đơn vị kinh doanh tư nhân trong lĩnh vực khách sạn nhà hàng không nhiều (13% cá nhân và hộ kinh doanh; 4,5% DN tư nhân; 3% công ty cổ phần và 4% công ty TNHH)
2.1.3. Trình độ
Hiện nay nếu xét trên mặt bằng của xã hội Việt Nam, trình độ của chủ DN còn thấp. Tuy nhiên về cơ bản các chủ DN Việt Nam có nền tảng học vấn tương đối cao so với các nước khác có cùng mức thu nhập. Đa số các chủ DN có trình độ học vấn cơ sở tương đối khá thể hiện ở khu vực doanh nghiệp quốc doanh, 18% có trình độ đại học, 33% có trình độ trung cấp và sơ cấp.
Tại Hà Nội, hiện nay chỉ có 25% chủ DNV&N có trình độ đại học. Theo thông tin từ Hiệp hội DNV&N Hà Nội, khoảng một nửa (khoảng 5.000) chủ DNV&N Hà Nội hiện nay chưa qua đào tạo chính thức, hầu hết là tự đào tạo lấy. Đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế năng lực cạnh tranh của các chủ DN Hà Nội. Cũng theo tin từ Hiệp hội, Hà Nội có trên 12.000 DN đang hoạt động, trong đó có khoảng 20-30% chủ DNV&N qua đào tạo đại học chính quy, còn lại khoảng 15– 20% các chủ DN chỉ đào tạo qua các trường dạy nghề (Thời Báo kinh tế 22/2/2004)
Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, các chủ DN Việt Nam không ngừng tiếp thu những tri thức mới, say mê học hỏi để nâng cao trình độ học vấn cũng như kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh, tìm hiểu và ứng dụng các tiến bộ của khoa học kỷ thuật, công nghệ mới.
2.1.4 Những đóng góp của đội ngũ chủ DNV&N đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam
a/ Về giải quyết việc làm
DNV&N thu hút rất nhiều lao động ở Việt Nam. Hàng năm nước ta có khoảng 1 triệu người đến tuổi lao động. Hiện chiếm tới 42,7% chủ DNV&N là lao động từ khu vực Nhà nước chuyển sang trong quá trình sắp xếp lại DNNN, góp phần giải quyết việc làm, thu nhập và ổn định tình hình kinh tế xã hội. Ước tính của một nghiên cứu cho thấy DNV&N giải quyết khoảng 26% lao động cả nước (không kể lao động trong hộ gia đình, một lực lượng đông đảo ở Việt Nam hiện nay). Con số này cho thấy vai trò quan trọng của DNV&N lớn hơn 2,5 lần so với các DNNN về số lượng lao động (7,8 triệu so với 3 triệu). ậ Việt Nam theo ước tính có khoảng 7,8 triệu lao động được thu hút vào làm việc cho các DNV&N. Đây là một cách phát triển góp phần giải quyết tốt sức ép thất nghiệp đang ngày càng gia tăng do dân số đông. Bảng dưới đây cho thấy tỷ lệ đóng góp của DNV&N thuộc các lĩnh vực khac nhau trong việc thu hút lao động.
Bảng 4: Tỷ lệ lao động của các DNV&N trong các ngành.
Ngành
Tỷ trọng lao động (%)
Công nghiệp khai thác mỏ
2,4
Công nghiệp chế biến
35,7
Sản xuất, phân phối điện, nước
2,6
Xây dựng
15,6
Thương mại, dịch vụ sửa chữa
19,5
Khách sạn, nhà hàng
5,1
Vận tải, kho bãi
11,1
Tài chính, tín dụng
3,7
Khoa học và công nghệ
0,1
Kinh doanh tài sản, tư vấn
2,7
Văn hoá, thể thao
0,6
Dịch vụ phục vụ các nhân công
0,8
Tổng số
100
Nguồn: Giải pháp phát triển DNV&N ở Việt Nam, NXB CTQG, tr.23
6 tháng đầu năm 2003 khu vực kinh tế tư nhân đã gải quyết việc làm cho 257.5 ngàn người (tăng 6,5% so với cùng kỳ 2002) trong đó số người có việc làm ổn định là 77% (tăng 7,1%). Số người đăng ký xin làm việc ước tính cuối tháng 6 tăng 8,4% (so với tháng 6/2002); số người đăng ký xin việc làm là bộ đội hoàn thành nghĩa vụ quân sự tăng 2,3% và học sinh thôi học tăng 0,5% (Nguồn: Con số &sự kiện tr.14 – số 7/2003)
So sánh với một số nước khác, tỷ trọng thu hút lao động và tạo ra giá trị gia tăng của các DNV&N ở một số nước và vùng lãnh thổ Châu Á
Nước và vùng lãnh thổ
Tỷ trọng lao động thu hút(%)
Giá trị gia tăng tạo ra(%)
Xingapo
35,2
26,6
Malaixia
47,8
36,4
Hàn Quốc
37,2
21,1
Nhật Bản
55,2
38,8
Hồng Kông
59,3
Nhìn chung, từ các số liệu thống kê trên có thể thấy các DNV&N chiếm từ 81-98% số DN, thu hút khoảng 30%-60% lao động và tạo ra 20%-40% giá trị gia tăng trong nền kinh tế các nước này.
(Nguồn: Kỷ yếu KH, dự án chính sách hỗ trợ phát triển DNV&N ở Việt Nam, Học viện chính trị quốc gia HCM, Hà Nội, 1996)
Phần lớn lao động khu vực kinh tế tư nhân làm việc trong 2 ngành thương mại và dịch vụ sửa chữa, và công nghiệp chế biến. Mỗi ngành chiếm khoảng 31% tổng số lao động trong khu vực kinh tế tư nhân.
Khoảng gần một nửa (49% số lao động khu vực kinh tế tư nhân làm việc ở cùng miền Đông Nam Bộ và ĐBSCL. Tiếp đó là vùng ĐBSH (19%) và Vùng khu Bốn cũ (11%)
Bảng 5: Lao động các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh phân theo vùng lãnh thổ (có đến 31/12/1996)
Đơn vị: %
Phân theo vùng lãnh thổ
Loại hình doanh nghiệp
DNTN
Cty
TNHH
Cty
Cổ phần
HTX
Kinh tế
Cá thể
1.Vùng núi và trung du
2.Đồng bằng sông Hồng
3.Khu Bốn cũ
4.Duyên hải Miền Trung
5.Tây Nguyên
6.Đông Nam Bộ
7.Đồng bằng sông Cửu Long
7,43
7,49
4,71
17,17
2,95
28,68
31,57
4,03
23,00
2,54
6,13
1,09
58,62
4,59
0,06
12,15
0,18
2,96
0,10
75,95
8,60
5,43
34,99
9,49
14,81
3,17
26,35
5,84
7,40
19,06
11,86
10,95
2,93
22,57
25,24
5,54
7,98
0,84
4,43
81,21
Tổng số
100
100
100
100
100
Nguồn: Báo cáo nghên cứu DNV&N, Hà Nội 5/2000
b/ Đóng góp cho Nhà nước:
Xét về doanh thu của các loại hình DN của khu vực kinh tế tư nhân, thì cá nhân và nhóm kinh doanh chỉ chiếm 40% tổng doanh thu của khu vực kinh tế tư nhân. Như vậy, về khía cạnh này, nhóm DN đăng ký chính thức, gồm DN tư nhân, công ty TNHH,công ty cổ phần chiếm phần quan trọng hơn (57%).
Điều này có thể có phần do cá nhân và nhóm kinh doanh không khai báo đúng mức doanh thu của họ, và khai báo thấp hơn, thực tế là điều có thể xảy ra.
Tuy vậy nó phản ánh một thực tế là các DN có đăng ký chính thức có quy mô kinh doanh lớn hơn. Vì nếu muốn kinh doanh quy mô lớn thì chắc chắn phải chuyển đổi sang hình thức DN đăng ký chính thức, hoạt động theo những nguyên tắc luật lệ của cơ chế thị trường.
Điều đáng lưu ý là doanh thu của khu vực Miền Đông Nam Bộ, gồm cả thành phố Hồ Chí Minh chiếm tới 51% tổng doanh thu của khu vực tu nhân trên cả nước. Tiếp đến là vùng ĐBSCL (22%) và vùng ĐBSH (12%). Như vậy, xét về doanh thu, thì hoạt động của khu vực tư nhân ở Việt Nam chủ yếu tập trung ở miền Nam Việt Nam.
Bảng 6: Doanh thu các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh phân theo cùng lãnh thổ
Đơn vị: %
Phân theo vùng lãnh thổ
Loại hình DN
DNTN
TNHH
CP
HTX
Cá thể
1.Vùng núi và trung du
2.Đồng bằng sông Hồng
3.Khu Bốn cũ
4.Duyên hải Miền Trung
5.Tây Nguyên
6.Đông Nam Bộ
7.Đồng bằng sông Cửu Long
2,90
2,97
1,40
6,19
1,98
41,44
43,11
17,18
1,34
15,89
0,62
4,37
1,85
68,05
7,87
36,04
0,26
7,48
0,12
1,34
0,05
86,01
4,73
3,75
4,68
12,90
25,39
9,03
4,53
31,98
11,49
2,43
4,97
12,07
4,85
7,91
3,22
38,96
28,02
40,60
3,12
11,73
3,05
6,12
2,43
51,46
22,08
100
Tổng số
100
100
100
100
100
100
Nguồn: Báo cáo nghên cứu DNV&N, Hà Nội 5/2000
Xét về ngành nghề kinh doanh, thì doanh thu của khu vực kinh tế tư nhân chủ yếu tập trung ở 3 ngành, đó là thương mại, sửa chữa xe động cơ, xe máy, xe mô tô (61%) và ngành công nghiệp chế biến (23%) và khách sạn, nhà hàng (khoảng 4%).
Xét về nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước, thì số thuế của cá nhân và nhóm kinh doanh chiếm 54% tổng số thuế của khu vực kinh tế tư nhân, không kể thuế của khu vực nông nghiệp, tiếp đến là công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân (40%)
Phần lớn thuế mà các đơn vị kinh doanh của khu vực ngoài quốc doanh nộp đều tập trung ở 2 ngành: thương mại dịch vụ (50% tổng số thuế của khu vực tư nhân) và công nghiệp chế biến (26%).
Bảng 7: Nộp thuế các loại hình kinh doanh ngoài quốc doanh phân theo ngành kinh tế (đến 31/12/1996)
Đơn vị: %
Phân theo ngành kinh tế
Loại hình doanh nghiệp
DNTN
TNHH
Cổ phần
HTX
Cá thể
1.Nông nghiệp
0,05
0,23
0,00
0,08
0,20
0,18
2.Thuỷ sản
5,34
0,04
0,02
0,40
2,08
1,99
3.Công nghiệp khai thác mỏ
0,08
0,04
0,00
1,22
0,11
0,12
4.Công nghiệp chế biến
25,81
33,06
25,71
24,08
22,47
25,69
5.Sx, phân phối điện, khí đốt và nước
0,03
0,02
0,00
1,10
0,01
0,02
6.Xây dung
4,07
9,44
0,74
2,20
0,05
3,02
7.Thương nghiệp, sc xe động cơ, môtô,xe máy
44,15
51,23
25,01
22,59
54,06
50,05
8.Khách sạn, nhà hàng
19,28
1,25
0,46
0,13
11,09
9,37
9.Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc
0,31
2,75
0,65
48,31
3,05
3,75
10.Tài chính, tín dụng
0,03
0,00
44,16
0,80
0,00
1,38
11.Hoạt động khoa học và công nghệ
0,00
0,10
0,00
0,00
0,00
0,02
12.Hđộng lquan đến kdoanh tài sản, dịch vụ tư vấn
0,22
1,48
3,25
0,05
4,51
2,95
13.Giáo dục và đào tạo
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
14.Y tế và các hoạt động cứu trợ xã hội
0,00
0,00
0,00
0,00
0,74
0,40
15.Hoạt động văn hoá, thể thao
0,04
0,03
0,00
0,00
10,44
0,25
16.Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng
0,58
0,33
0,00
0,06
1,18
0,81
15,65
24,09
3,05
2,81
54,39
0,01
c/ Góp phần tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế:
DN nghiệp phát triển là yếu tố quyết định đến tăng trưởng cao và ổn định của nền kinh tế những năm qua. Doanh thu thuần tăng bình quân 26,8% (năm 2000 đạt 1.188.187 tỷ đồng), tổng nguồn vốn tăng 16,4%/năm, nộp ngân sách Nhà nước tăng 15,5%/năm. Lợi ích lớn hơn mà tăng trưởng DN mang lại là tạo ra khối lượng hàng hoá và dịch vụ lớn hơn, phong phú hơn, góp phần quan trọng cải thiện và nâng cao mức tiêu dùng tăng trong nước và tăng xuất khẩu, đó cũng là yếu tố giữ cho nền kinh tế ổn định và phát triển những năm qua.
Bảng 8: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội của cả nước 9 tháng năm 2003
9 tháng năm 2003 (Tỷ đồng)
Cơ cấu (%)
Tỷ lệ so với cùng kỳ năm trước (%)
Tổng số
27.281
100.0
111,7
Phân theo loại hình kinh tế
Nhà nước
Tập thể
Cá thể
Tư nhân
KV có vốn đầu tư nước ngoài
38.240
2.102
146.801
36.067
4.071
16,8
0,9
64,6
15,9
1,8
109,7
123,8
109,8
123,0
105,4
Phân theo ngành hoạt động
Thương nghiệp
Khách sạn, nhà hàng
Du lịch
Dịch vụ
184.323
29.884
1.630
11.444
81,1
13,2
0,7
5,0
111,4
113,6
88,6
116,4
d/ Thông qua phát triển DN tạo ra cơ cấu kinh tế mới gồm nhiều thành phần, nhiều ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh phong phú và đa dạng:
Trước năm 2000, DN phát triển chủ yếu trong ngành công nghiệp với vai trò quyết định là DNNN, các ngành khác hoạt động của cá thể, hộ gia đình là chính chiếm từ 85-95% sản lượng toàn ngành (như nông lâm nghiệp, thuỷ sản, thương mại….). Đến năm 2002, hoạt động của loại hình DN có mặt ở hầu hết các ngành sản xuất kinh doanh; trong đó ngành công nghiệp, DN chiếm trên 90% giá trị sản xuất toàn ngành, thương mại, khách sạn nhà hàng chiếm từ 20-30%, xây dựng, vận tải trên 60%, hoạt động tài chính ngân hàng chiếm 95-98%....Một số ngành như hoạt động khoa học công nghệ, văn hoá thể thao, cứu trợ xã hội, hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng, cũng xuất hiện trên 700 DN với số vốn gần 7.700 tỷ đồng, nộp ngân sách 183 tỷ đồng.
Các loại hình kinh tế trong DN phát triển đa dạng gồm nhiều thành phần, trong đó DNNN và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn nhất, các loại hình DN tư nhân tuy còn nhỏ nhưng phát triển nhanh và rộng khắp ở các ngành và các địa phương trong cả nước, loại hình kinh tế tập thể đang được khôi phục và có bước phát triển mới.
Cơ cấu một số loại hình trong các chỉ tiêu kinh tế cảu doanh nghiệp như sau (số liệu năm 2002)
Số doanh nghiệp
Lao động
Nguồn vốn
Doanh thu
Nộp ngân sách
Tổng số
1.Khu vực DNNN
2.Khu vực DN ngoài quốc doanh
Trong đó
-Hợp tác xã
-DN tư nhân
-Cty TNHH
-Cty cổ phần
3.Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
100,0
8,0
88,4
6,5
39,5
37,5
4,9
3,7
100,0
46,1
38,6
3,6
7,5
20,5
7,0
15,3
100,0
55,9
19,6
0,9
2,5
9,5
6,7
24,6
100,0
49,4
31,4
1,0
7,8
17,2
5,5
19,2
100,0
46,1
12,5
0,3
1,7
7,6
2,8
41,4
Nguồn: Phát triển doanh nghiệp trong các ngành kinh tế năm 2000-2003
đ/ Về xuất khẩu:
Trong những năm gần đây các DNV&N đã đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu cả nước nhất là các mặt hàng như thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản, thuỷ sản, hàng may mặc… Ví dụ công ty TNHH Đỉnh Vàng kim ngạch xuất khẩu năm 1999 là 17 triệu USD. Công ty Vũng Tàu Sinhaco kim ngạch xuất nhập khẩu là 46 triệu USD. Qua đó đã góp phần làm giảm mức thâm hụt của cán cân thương mại, cán cân thanh toán quốc tế cũng như giảm sức ép đối với tỷ giá đồng tiền Việt Nam. Tạo ra sự ổn định và tăng trưởng bền vững của nền kinh tế Việt Nam.
(Nguồn: Vốn bài toán khó cho các DNV&N – Thương nghiệp thị trường Việt Nam, số tân niên, phần đầu tư- phát triển, tr.32-33)
2.1.5 Một số DN và chủ DNV&N
Trong tình hình đổi mới phát triển kinh tế của đất nước, các DN và chủ DNV&N đã có những thành công nổi bật trong kinh doanh và góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.
Các nhà DN trẻ Việt Nam đang điều hành trên 75% tổng số DN ngoài quốc doanh, trên 25% số DN quốc doanh, giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động khắp mọi miền đất nước. Sau 5 năm triển khai giải thưởng Sao Đỏ, đến nay đã có tổng cộng 53 DN trẻ Sao Đỏ, trong số đó có 46 nhà DN trẻ nam (chiếm 86,8%) và 7 nhà DN trẻ nữ (chiếm 13,2 %). Trong số 53 DN trẻ Sao Đỏ, số DNQD chiếm 33,96%, DNNQD chiếm 60,38 % và DN có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 5,66%. Tính trung bình năm 2003, mỗi DN trẻ có doanh thu gần 400 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 2247 người và đóng góp vào ngân sách của Nhà nước với số tiền lên tới 19,24 tỷ đồng. Trong số 53 đơn vị được nhận danh hiệu Sao Đỏ có 18 DNNN, 32 DNNQD và 3 DN có vốn đầu tư nước ngoài. dẫn đầu về số lượng được giải là Hà Nội (15), thành phố Hồ Chí Minh (11), Hải Phòng (3)…. Tổng doanh thu 2003 của khối DN này là gần 21.000 tỷ đồng, số lao động sử dụng là trên 110.000 người, tổng đóng góp ngân sách Nhà nước trên 1.000 tỷ đồng. Năm 2003, Hội đồng các nhà DN trẻ Việt Nam đã chon được 10 gương mặt trẻ xuất sắc nhất trong năm để trao tặng giải thưởng Sao Đỏ.
10 DN trẻ tiêu biểu được trao tặng giải thưởng Sao Đỏ năm 2003
STT
Tên chủ DN
Tên DN
Địa chỉ
1
GĐ Mẫn Ngọc Anh
Cty TNHH Hồng Ngọc
Bắc Ninh
2
Phạm Đức Bình,
Chủ tịch Hội đồng thành viên
Cty TNHH Thanh Bình
Biên Hoà - Đồng Nai
3
Vũ Hưng Bình,
Tổng GĐ
Cty TNHH Phương Trinh
TP Hồ Chí Minh
4
Phạm Hồng Điệp,
Chủ tịch HĐQT
Cty CP Công Nghiệp tàu thuỷ SHINEC
Tổng Cty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam
5
Đỗ Anh Dũng,
Tổng GĐ
Cty TNHH TM&DV Khách Sạn Tân Hoàng Minh
Hà Nội
6
GĐ Hoàng Anh Tuấn
Cty công nghệ thông tin HANOICTT
Hà Nội
7
GĐ Võ Thị Mượt
Cty TNHH Hưng Phát
Tây Ninh
8
Trần Mạnh Hùng,
Phó TGĐ
Cty CP xây dựng và đầu tư Việt Nam (CAVICO Vietnam)
Tổng Cty xây dựng Việt Nam
9
GĐ Trần Nghĩa Vinh
Cty CP bảo hiểm Petrolimex
Bộ Thương Mại
10
GĐ Nguyễn Thị Thanh Nhàn
Trung tâm XK lao động TRALACEN
Bộ Giao Thông Vận Tải
Một số doanh nhân trẻ tiêu biểu Việt Nam.
Mẫn Anh Ngọc, GĐ Cty TNHH Hồng Ngọc, anh là Sao Đỏ trẻ nhất năm 2003. Với mong muốn thoát nghèo, năm 1986 mới 16 tuổi, là học sinh giỏi toán của tỉnh Bắc Ninh, anh đã thành lập cơ sở thu đổi phế liệu. Lặn lội trên thương trường, được tiếp xúc với nhiều nhà doanh nhân giỏi, giúp anh sớm hiểu rằng DN muốn phát triển nhanh và vững, thì phải dựa váo khoa học công nghệ tiên tiến và trình độ quản lý hiện đại.
Thành lập Cty TNHH Hồng Ngọc năm 1994 (tiền thân là cơ sở thu đổi phế liệu), năm 2000, anh đầu tư xây dựng nhà máy thiết bị điện Hanaka và khu trung tâm thương mại Hồng Kông trị giá 220 tỷ đồng. Các sản phẩm của DN nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường nhờ chất lượng. Hiện nay, công ty đang chuẩn bị tham gia giải thưởng chất lượng Châu á- Thái Bình Dương, một giải thưởng cho các DN đạt thành tích vượt trội trong việc áp dụng và xây dựng hệ thống quản lý chất lượng. Từ 9 nhân viên ban đầu, đến nay Cty Hồng Ngọc đã có trên 400 lao động với số vốn lưu động trên 130 tỷ đồng, có quan hệ bạn hàng rộng lớn với các cơ sở kinh doanh trong nước và các tập đoàn tài chính, thương mại công nghiệp nước ngoài.
Nữ giám đốc Lê Thị Phương Thuỷ của Công ty Gia Phát - Toàn Mỹ. Chị Thuỷ vào nghề kinh doanh khi mới 31 tuổi. Cho đến nay, công ty của chị đang phát triển một cách vững chắc. Bộ máy hoạt động của công ty Toàn Mỹ đã bao gồm 4 công ty con: Gia Phát - Toàn Mỹ thành phố Hồ Chí Minh, Toàn Mỹ Bình Dương, Toàn Mỹ - Miền Trung ở Quảng Nam, Toàn Mỹ Hà Nội, công ty nào cũng có nguồn vốn từ 7 đến 20 tỷ đồng. Năm 2000 Toàn mỹ đạt doanh thu 48 tỷ đồng, 250 công nhân có công việc ổn định, thu nhập bình quân là 1,3 triệu đồng/tháng. Sản phẩm của Toàn Mỹ đạt huy chương vàng tại hội trợ triển lãm hàng công nghiệp quốc tế năm 1997, được bình chọn là sản phẩm hàng chất lượng cao Việt Nam năm 1999, 2000. Toàn Mỹ không ngừng vươn tới, đặt mục tiêu xuất khẩu sản phẩm sang thị trưòng EU và Singapore năm 2002. Chính vì thế mà kết quả kinh doanh của Toàn Mỹ đã đưa nữ giám đốc Lê thị Phương Thuỷ thành nhà doanh nghiệp xuất sắc, được nhận giải thưởng sao đỏ thành phố Hồ Chí Minh năm 2000.
(Nguồn: Tầm cao của doanh nhân trẻ Việt Nam – Báo LĐ&XH, số 37, ngày 25/3/2004, tr 4)
2.1.5 Một số thành tựu kinh tế nổi bật năm 2003
Năm 2003 – năm bản lề của kế hoạch 5 năm 2001 – 2005, kế hoạch 5 năm đầu tiên của thế kỷ XXI, về lĩnh vực kinh tế ở nước ta có rất nhiều sự kiện diễn ra và đã gặt hái nhiều thành tựu to lớn. Cụ thể có các sự kiện sau:
1. Tăng trưởng GDP đạt 7,24 %. Đây là tốc độ tăng cao nhất trong 6 năm qua. Đó cũng là tốc độ tăng cao nhất ở khu vực Đông Nam á và cao thứ 2 ở Châu á sau Trung Quốc.
2. Giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản sau 3 năm tăng cao hơn mục tiêu đề ra cho 5 năm (5,3 %/năm so với 4,8%/năm). Diện tích lúa giảm nhưng sản lượng đạt 34,5 triệu tấn, cao nhất từ trước đến nay và về đích trước 2 năm so với mục tiêu đề ra cho năm 2005.
3. Công nghiệp tăng 15,8%, cao nhất trong 3 năm qua, vượt mức kế hoạch năm và là năm thứ 13 liên tục tăng 2 chữ số. Công nghiệp ngoài quốc doanh là năm thứ 3 liên tục tăng cao hơn tôc độ chung. Công nghiệp cùng với xây dựng đã chiếm 39,94% GDP.
4. Tổng vốn đầu tư phát triển tăng 18,4%, trong đó khu vực ngoài quốc doanh tăng tới 25% - kết quả tích cực của việc thực hiện luật DN và chủ trương phát huy nội lực. Tỷ lệ so với GDP đạt tới 35,6%, cao nhất từ trước đến nay và thuộc loại cao so với cac nước trong khu vực.
5. Kinh tế tư nhân đã vươn lên chiếm 26,7% về tổng số vốn đầu tư phát triển, gần 27% giá trị sản xuất công nghiệp, 84,4% tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, gần một nữa kim ngạch XK (không kể dầu thô), 90% tổng số lao động đang làm việc và tạo ra hầu hết chổ làmviệc mới.
6. XK tăng 16,7% , cao gấp 1,5 lần tốc độ tăng của năm trước, gấp 2 lần tốc độ tăng của kế hoạch đề ra cho năm 2004.
7. Thu ngân sách năm 2003 là năm thứ 6liên tiếp vượt dự toán,tăng 11,3% so với năm 2002. tổng thu sovới GDP đã đạt 22,5%, cao nhất từ trước đến nay.
2.2 Những cơ hội đối với chủ DNV&N mới thành lập.
2.2.1.Các đặc điểm và lợi thế tiềm năng của các DNV&N
a/ Sử dụng các yếu tố sản xuất hiệu quả hơn:
Một trong những lý lẽ kinh tế nêu ra để ủng hộ các DNV&N là liên quan đến việc sử dụng các yếu tố đầu vào(vốn, lao động, tàI nguyên) hiệu quả hơn, có khả năng toàn dụng các nguồn lực mà doanh nghiệp khác bỏ qua. Tính hiệu quả kinh tế cao hơn này có thể do việc lựa chọn các nhân tố phù hợp hơn, tổng sức sản xuất của các yếu tố hợp thành, hoặc sự kết hợp của cả hai.
b/ Khả năng tạo việc làm tăng:
Các DNV&N được xem là cần tập trung sức lao động nhiều hơn các doanh nghiệp lớn. Điều này có được là do việc sử dụng lao động rẻ hơn, công nghệ đòi hỏi nhiều lao động, do đó làm nảy sinh vấn đề sử dụng nhiều việc làm hơn trên một đơn vị vốn đầu tư. Trong điều kiện hiện tại của Việt Nam, nếu Chỉnh phủ có sự quan tâm hơn nữa đến khu vực DNV&N thì hàng năm sẽ giảI quyết đáng kể việc làm của xã hội.
c/ Tiết kiệm ngoại hối
Vì các DNV&N thường được hiểu là sử dụng nhiều công nghệ trong nước nên đòi hỏi ít ngoại hối hơn cho việc nhập khẩu máy móc thiết bị, nhưng có khuynh hướng sử dụng nhiều nguyên liệu. Hầu hết các nghiên cứu đều có xu hướng cho rằng sự đóng góp của khu vực DNV&N đói với khối lượng hàng xuất khẩu là không đáng kể, nhưng sản phăm, dịch vụ xuất khẩu của nó có ý nghĩa xã hội rõ hơn, đó là việc làm và sử dụng nguyên liệu trong nước.
d/ Tận dụng và làm tăng tiền tiết kiệm trong nước:
Việc quan tâm thoả đáng đến các DNV&N sẽ khuyến khích các chủ DN trong nước sử dụng nhiều hơn khoản tiền tiết kiệm của họ, vì thế làm tăng tổng vốn đầu tư trong nền kinh tế. Vì các DN nhỏ mới được thành lập có khuynh hướng phụ thuộc phần lớn vào khoản tiết kiệm cá nhân của chủ DN và gia đình họ, nên sự thúc đẩy các DNV&N có thể huy động được các nguồn vốn này.
đ/ Phân phối thu nhập và hàng hoá tiêu dùng cơ bản:
Vì có nhiều người kiếm kế sinh nhai từ các DNV&N hơn là từ việc làm việc cho các DN lớn, do đó đem lại sự phân phối của cải bình đẳng hơn trong xã hội. Các DNV&N cũng được thừa nhận là những đơn vị sản xuất ra những hàng hoá tiêu ding đơn giản có chi phí thấp cho những người tiêu ding có thu nhập thấp, khả năng cung cấp nội bộ rất lớn, là chỗ dựa trong hoàn cảnh bất ổn về kinh tế quốc gia.
e/ Phân tán các ngành về mặt địa lý:
Sự thúc đẩy các DNV&N được xem như là một phương pháp chống lại sự tập trung vào các ngành và xu hướng thiên về cac đô thị, thúc đẩy hoạt động kinh tế và việc làm trong các khu vực nông thôn.
f/ Thúc đẩy các mối liên kết trong nền kinh tế:
Tăng các mối liên kết và hợp đồng phụ giữa các DNV&N và DN lớn do đó hy vọng nền kinh tế phi chính quy nhỏ sẽ hội nhập vào khu vực hiện đại mạnh hơn.
g/ Sự thich nghi về mặt công nghệ:
Các DNV&N kết hợp nhiều cấp độ công nghệ đặc biệt là công nghệ truyền thống, sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ.
2.2.2 Môi trường pháp lý và kinh doanh
a/ Huy động vốn và tín dụng:
Trong những năm qua, Nhà nước đã có những chính sách nhằm hỗ trợ về vốn cho các DNV&N thông qua hình thức tín dụng ngân hàng. Nhà nước cũng đã xây dựng hành lang pháp lí, tạo điều kiện cho các ngân hàng nới lỏng điều kiện cho vay vốn. Các ngân hàng cũng chủ động hỗ trợ các DN trong việc lập dự án sản xuất kinh doanh. Mặt khác để hỗ trợ DNV&N tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng, Nhà nước đã thành lập các định chế tài chính thuộc sở hữu Nhà nướcđể thực hiện chính sách bảo lãnh tín dụng cho DN. Trong thời gian qua, hệ thống ngân hàng đã rất nỗ lực nhằm tạo điều kiện về vốn cho các DNV&N.
Đi tiên phong trong vấn đề này là các Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (VCB).VCB đã thành lập dự án 500 tỷ đồng cho vay DNV&N. Trong quá trình triển khai, chuyên gia tín dụng của VCB đã chủ động hướng dẫn các thủ tục, cách thức đẻ hoàn tất hồ sơ vay vốn, tư vấn để phân tích hiệu quả kinh doanh và dự đoán thị trường, nâng cao kỹ năng lập dự án…cho các DNV&N.Hiện nay, có gần 1.400 DNV&N đang dư nợ vốn vay của VCB là hơn 10.500 tỷ đồng.
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cũng đã tổ choc nhiều hội thảo về cho vay với DN Việt Nam với dư nợ hiện tại hơn 10.000 tỷ đồng. Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và phát triểnViệt Nam cũng đã vào cuộc và triển khai nhiều hoạt động cho vay với các DNV&N là các ngân hàng thương mại cổ phần. Nhiều ngân hàng thương mại cổ phần có tỷ trọng dư nợ cho vay DNV&N chiếm 70% tổng dư nợ. Đó là các Ngân hàng thương mại cổ phần á Châu, Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội (Habubank), Đông Á, Phương Nam, Kỹ thương. (Nguồn: Vốn Bài toán khó cho các DNV&N, Báo Thương Nghiệp, số Tân Niên, 2004, tr.31-32)
b/ Một số chính sách của Nhà nước:
Hệ thống pháp luật, các chính sách kinh tế vĩ mô đang được bổ sung và hoàn thiện theo hướng đảm bảo sự rõ ràng, ổn định, thông thoáng và công bằng. Nhà nước đã ban hành luật DN, nghị định hướng dẫn của chính phủ, thông tư của các bộ liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các DN thuộc các thành phần kinh tế được phát triển.
Có thể kể đến là Luật đất đai 1993, đã sửa đổi bổ sung năm1999 tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng sản xuất kinh doanh; Luật DN (12/6/1999); Nghị định 02/2000/NĐ-CP (ngày 3/2/20000) về đăng kí kinh doanh; Nghị định 03/2000/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật DN; Quyết định của thủ tướng Chính phủ số 19/2000/QĐ-TTg (3/2/2000) về việc bãi bỏ 84 loại giấy phép, giấy chứng chỉ hành nghề..; Luật phá sản DN; Luật hải quan; Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; Luật khuyến khích đầu tư trong nước…
Ngay năm 1989 Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế, lần đầu tiên Việt Nam đã có một khung khổ pháp lý cho các giao dịch thương mại trên thị trường. Không những thế, để tạo được tính năng động trong cạnh tranh thì Nhà nước cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp lý liên quan đến các hành vi cạnh tranh trên thị trường như: Bộ luật hình sự, Pháp lệnh Bảo hộ quyến sở hữu công nghiệp, Nghị định về quảng cáo, các Quy định về quản lý giá…
Chính sách thương mại ở Việt Nam đã có những nét đổi mới cơ bản, đặc biệt là từ vài năm gần đây. Sự đổi mới này đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao kim ngạch xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, hổ trợ sự tăng trưởng kinh tế về cả chất lẫn lượng. Nghị định 57/NĐ-CP (1998) thực sự là khâu đột phá trong chính sách thương mại. Với Nghị định này, giấy phếp kinh doanh xuất nhập khẩu đã bị bãi bỏ, tất cả các DN đều được quyền xuất nhập khẩu các mặt hàng trong lĩnh vực kinh doanh của mình, số lượng doanh nghiệp và kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế tư nhân đã được tăng lên đáng kể sau khi Nghị định này có hiệu lực.
Nhận thấy rõ tầm quan trọng của đổi mới cộng nghệ trong tiến trình phát triển kinh tế, Nhà nước thực hiện nhiều chính sách về chuyển giao và sở hữu công nghệ mới đối với các DNV&N. Tạo cho các DN có những cơ hội hội nhập và giao lưu với các thị trường công nghệ phát triển cao, hàng đẩu trên thế giới.
Bên cạnh đó, Nhà nước đã có những chính sách đơn giãn hoá thủ tục xuất nhập cảnh, các thủ tục Hải quan. Thị thực xuất nhập cảnh cho công dân Việt Nam khi qua biên giới Việt Nam đã được bãi bỏ. Gần đây, 3/3/2000 Chính Phủ ban hành Nghị định 05/2000/NĐ-CP quy định về xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam.
2.2.4 Cơ hội trong hội nhập quốc tế
Việc mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận thị trường khu vực và toàn cầu rộng lớn, tăng khả năng thu hút vốn, tiếp cận và chuyển giao công nghệ và nguồn lực tri thức, tăng cường năng lực quản lý, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện. Mặt khác, chính sách đối ngoại đúng đắn, các quan hệ ngoại giao, thương mại, kinh tế với các nước không ngừng được mở rộng để hội nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Hiện nay Việt Nam đã và đang tham gia nhiều tổ chức hợp tác khu vực và quốc tế như: ASEAN, AFTA, APEC, ASEM và WTO cũng như cộng tác với nhiều tổ chức tài chính quốc tế như: WB, ADB, IMF, UNDP, UNIDO. Đây sẽ tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh, tạo điều kiện phát triển cho các DN đặc biệt là các DNV&N khu vực kinh tế tư nhân.
Việc gia nhập WTO sẽ mang cho chúng ta những cơ hội:
Thứ nhất, xuất khẩu của Việt Nam sẽ không bị bó hẹp trong các hiệp định song phương và khu vực mà sẽ là thị trường toàn cầu.
Thứ hai, hệ thống chính sách của ta được làm theo quy định của WTO, sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư yên tâm đầu tư vào Việt Nam, tăng khả năng thu hút vốn, công nghệ và học hỏi được các kinh nghiệm quản lí tiên tiến
Thứ ba, hệ thống kinh tế thương mại dựa trên các nguyên tắc chứ không phải là sức mạnh, sẽ làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh dễ dàng hơn với tất cả các thành viên.
Thứ tư, việc giảm bớt hàng rào thương mại cho phép thương mại tăng trưởng, góp phần tăng trưởng và phát triển nền kinh tế.
Nhận thấy sự cần thiết tham gia WTO, Văn kiện Đại hội lần thứ VIII của Đảng xác định: “Xây dựng một nền kinh tế mới hội nhập với khu vực và thế giới. Chủ động tham gia cộng đồng thương mại thế giới, các diễn đàn, các tổ chức, các định chế quốc tế một cách có chọn lọc với bước đi thich hợp”. Văn kiện Đại hội lần thứ IX của Đảng ta khẳng định lại là, phải “tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp với điều kiện kinh tế của nước ta và đảm bảo thực hiện những cam kết song phương và đa phương, tiến tới gia nhập WTO”
Để đẩy nhanh tiến độ gia nhập vào các tổ chức kinh tế, những nhà lãnh đạo cấp cao Nhà nước đã có những hoạt động tích cực trên chính trường quốc tế nhằm tăng cường hợp tác, đạt được các mối quan hệ song phương và sự hổ trợ từ phía các nước phát triển. Vừa qua, từ ngày 8 đến 12/3/2004 chủ tịch nước Trần Đức Lương đã có chuyến đi thăm các nước trong khối kinh tế E.U (Đức, Bỉ) và CuBa. Chuyến thăm này đã mang lại những hiệu quả tích cực từ hai phía. Phía Việt Nam được hứa tài trợ khoảng 2 triệu Euro từ Liên minh Châu Âu nhằm hổ trợ đầu tư phát triển các DNV&V của Việt Nam.
2.2.5 Vai trò của các tổ chức phi chính phủ (Hiệp hội ngành nghề, các trung tâm hỗ trợ và các làng nghề)
Sự ra đời và phát triển của các tổ chức phi chính phủ tiếp tục góp phần thay đổi mối quan hệ giữa Nhà nước và xã hội cũng như vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế. Những tổ chức này đã gánh vác một phần công việc ở nhiều lĩnh vực mà Nhà nước vẫn thực hiện trước kia, tạo điều kiện cho Nhà nước tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng nhất của mình. Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của tổ chức phi chính phủ là hoạt động với mục tiêu phi lợi nhuận.
Tổ chức phi chính phủ có thể đảm nhận vai trò vừa giúp đỡ Nhà nước đồng thời lại giúp đỡ DN. Như vậy, về nguyên tắc, những tổ chức này có thể nhận được nguồn tài trợ từ cả phía Nhà nước lẫn phía DN. Những hoạt động hỗ trợ này có thể ở những lĩnh vực như: cung cấp thông tin, tư vấn pháp luật, tư vấn quản lý, đào tạo…Hình thức tổ chức thường là các trung tâm ở một số lĩnh vực, một số vùng. Bên cạnh đó còn tồn tại một số tổ chức phi chính phủ dưới dạng các hiệp hội, tạo điều kiện cho các thành viên giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau và bảo vệ quyền lợi chung của cả nhóm.
2.3. Những thách thức đối với chủ DNV&N mới thành lập.
Các DN ở nói chung và các DNV&N nói riêng ở Việt Nam, ngoài những cơ hội trong sản xuất kinh doanh, hiện nay, họ phải đối mặt với biết bao nhiêu khó khăn và thử thách. Điều này đặt ra một yêu cầu là họ phải có một trình độ nhất định để đối mặt với những thách thức đó, từng bước tháo gỡ những khó khăn để tồn tại và phát triển. Đặc biệt là đối với các DNV&N, là một tổ chức thùc hiện hoạt động sản xuất kinh doanh với số vốn không nhiều nên ít được quan tâm so với các DN lớn, nhất là trong những chính sách hỗ trợ của nhà nước. Những khó khăn mà họ phải đối mặt đều là những vấn đề quan trọng có liên quan đến sự tồn tại và phát triển của DN. Những khó khăn đó là:
2.3.1 Trình độ quản lý:
Đây có thể nói là một vấn đề nan giải nhất đối với mỗi DN nói chung. Một DN không thể tồn tại và phát triển được nếu có như bộ máy quản lý tồi. Vì vậy để phát triển, DN phải có bộ máy quản lý có đầy đủ trình độ, có khả năng ra các quyết định quan trọng đạt được hiệu quả cao.
Tuy nhiên một thực tế đặt ra đối với các DN ở nước ta nói chung là trình độ quản lý còn rất yếu kém. Các nhà quản lý có trình độ cao còn chiếm tỉ lệ rất ít, và chủ yếu tập trung trong các DN có qui mô lớn. Hơn nữa nhìn chung là họ không quen nghĩ về kinh doanh một cách chiến lược và lâu dài.
Nhiều DN tư nhân Việt Nam, đặc biệt là những DNV&N đều còn non trẻ và khó có thể nói rằng họ đang suy nghĩ về việc kinh doanh dài hạn và chiến lược. Ngoài ra dường như họ còn chưa quen được với một cách tư duy như vậy. Vì thế, nhiều DN trong số họ chỉ quan tâm đến lợi nhuận trước mắt. Tuy nhiªn, do c¸c DNV&N lu«n biÓu hiÖn sức ì quá lớn, chậm đổi mới, kh«ng chó träng n©ng cao tr×nh ®é....nªn không thúc đẩy hoạt động kinh doanh của DNV&N thậm chí nó còn là yếu tố kìm hãm sự phát triển của DNV&N. Do đó ở mỗi DN được cho là có tiềm năng phát triển, điều cần thiết là họ phải thay đổi tư duy và nhìn nhận hoạt động kinh doanh một cách chiến lược và lâu dài để phát triển DN của mình về trung hạn cũng như dài hạn.
Ở nước ta do trình độ quản lý nói chung là còn thiếu và yếu nên đội ngũ các chủ DNV&N chưa được đào tạo đầy đủ. Gần 50% số chủ DN thuộc khu vực ngoài quốc doanh không có bằng cấp chuyên môn và chỉ có trên 31% chủ doanh nghiệp ngoài quốc doanh có bằng cao đẳng trở lên. Đội ngũ chủ DN có tuổi bình quân trên 40 là 42,7% là những người đã từng là công nhân viên nhà nước đứng ra lập DN. Chủ DNV&N hoạt động chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và các mối quan hệ thân quen.
Do những hạn chế nói trên đối với các chủ DNV&N, yêu cầu đặt ra đối với họ là phải có tính linh hoạt cao trong quản lý điều hành, dám nghĩ, dám làm, dám chấp nhận mạo hiểm.
Việc xây dựng đội ngũ các nhà sáng lập là nhiệm vụ quan trọng đối với mỗi quốc gia. Đây cũng là một khâu yếu trong chiến lược phát triển các DNV&N ở nước ta trong những năm qua. Phần lớn chủ DNV&N chưa được đào tạo bài bản, chủ yếu hoạt động dựa vào kinh nghiệm, thiếu những kiến thức cơ bản về kinh tế thị trường và chưa được hỗ trợ những thông tin cần thiết.
2.3.2. Khó khăn trong thủ tục dăng ký kinh doanh
HiÖn nay, thủ tục thành lập và đăng ký kinh doanh cho c¸c DN nãi chung lu«n lµ vÊn ®Ò bøc xóc cña c¸c chñ DN, ®Æc biÖt lµ ®èi víi c¸c chñ DNV&N. Các giấy phép kinh doanh cho cac DNV&N thường chỉ có giá trị 6 tháng hoặc một năm, vì thế các nhà kinh doanh thường xuyên phải lo tính tới chuyện xin kéo dài thời hạn. Điều đó không những làm mất thời gian mà còn là một nguyên nhân làm cho các nhà đầu tư không dám đầu tư vào những dự án mang tính dài hạn.
Luật DN sửa đổi có hiệu lực vào 1/1/2000 đã đạt được những thành tích lớn ngay trong giai đoạn đầu thực hiện, tuy vậy công tác đang ký kinh doanh còn nổi lên một số khó khăn:
- Tuy đã có khoảng 60 văn bản pháp luật gồm luật, pháp lệnh, nghị định, quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh các ngành nghề đó, nhưng nhìn chung quy định về điều kiện kinh doanh chưa thật cụ thể, chưa phù hợp với nội dung và tinh thần của luật DN. Vì vậy đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, DN vẫn còn phải thực hiện hàng loạt các thủ tục phiền hà, tốn kém để xin giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Điều này phần nào triệt tiêu tác dụng của những cải cách hành chính được luật DN và các v¨n bản hướng dẫn thi hành luật quy định.
- Một số văn bản hướng dẫn cần thiết đối với việc thi hành nghị định hướng dẫn vẫn chưa được ban hành. Ví dụ: quy chế quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục điều kiện và cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề ở một số lĩnh vực, chưa xác định lệ phí đăng ký kinh doanh, tổ chức và biên chế của cơ quan tổ chức kinh doanh,…
- Nhìn chung, cơ quan đăng ký kinh doanh số lượng cán bộ trình độ chuyên môn và trang bị kỹ thuật của các phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh và cấp huyện nói chung còn thiếu và yếu. Yêu cầu phải nối mạng thông tin về DN từ sở kế hoạch đầu tư đến các sở, ban ngành khác và UBND huyện, quận đang trở nên cấp thiết để phục vụ cã công tác quản lý DN. Việc thành lập tổ chức đ¨ng ký kinh doanh cấp huyện đang gặp nhiều lung túng và chưa có hướng dẫn cụ thể.
Quyết định 19/2000/QĐ-TTG về việc bãi bỏ 84 loại giấy phép được công luận và nhiều cơ quan ủng hộ. Tuy vậy, quá trình thực hiện quyết định này còn gặp phải những trở ngại sau:
- Một số đơn vị chưa muốn thực hiện và đề nghị chính phủ cho phép duy trì một số loại giấy phép.
- Có đơn vị còn băn khoăn về phạm vi áp dụng của quyết định 19, cho rằng quyết định này chỉ áp dụng cho các loại hình DN trong luật doanh nghiệp.
- Có những cán bộ công chức, do cố tình hay vô tình đã hiểu không đầy đủ nội dung quyết định của thủ tướng chính phủ, coi việc bãi bỏ giấy phép kinh doanh đồng nghĩa với việc huỷ bỏ các quy định chuyên ngành(trong y tế, thực phẩm,…).
2.3.3 Khó khăn trong việc huy động vốn
Để đáp ứng nhu cầu tín dụng của mình, các DNV&N vay vốn chủ yếu từ các tổ chức phi tài chính, thông thường từ bạn bè, người thân với mức lãi suất không chính thức, thường gấp từ 3 đến 6 lần lãi suất ngân hàng. Một phần do DNV&N khó có thể vay được các khoản tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các ngân hµng và các tổ chức tín dụng chính thức khác. Mặt khác các khoản vay có bảo đảm hiếm khi dành cho các DNV&N. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó như sau:
- Các thủ tục tín dụng ngắn trung và dài hạn của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng chính thức rất phức tạp, dẫn đến chi phí giao dịch cao làm cho các khoản tín dụng này trở nên quá tốn kém đối với DNV&N.
- Thủ tục phức tạp và chi phí giao dịch cao cũng làm cho các ngân hµng không muốn cho DNV&N vay, vì cho DNV&N vay một khoản không lớn nhưng mức độ phức tạp có thể lớn hơn hoặc bằng việc cho một DN lớn vay. Nguyên nhân là do áp dụng cùng một thủ tục cho vay mà không phân biệt quy mô DN nhỏ hay lớn.
- Những quy chế về việc ký quỹ và các dự án đầu tư quá cứng nhắc làm cho nhiều DNV&N không thể đáp ứng được khi muốn vay tín dụng từ các tổ chức tài chính, trong khi các tổ chức Nhà nước lại được miễn việc ký quỹ.
- Các phương thức định giá tài sản ký quỹ không rõ ràng và các quan chức của ngân hàng ra quyết định trong vấn đề này một cách chuyên quyền độc đoán.
Các DNV&N không thể nhận được sự hỗ trợ về việc thẩm định dự án, nghiên cứu khả thi dự án, chuẩn bị kế hoạch hoạt động và hỗ trợ các nguồn tín dụng.
H¬n thÕ n÷a, DNV&N rất khó tiếp cận được với các nguồn vốn nước ngoài. Nguyên nhân là do thị trường chứng khoán Việt Nam chưa phát triển, khả năng huy động vốn đầu tư trong nước còn hạn chế đối với tất cả các DN bao gồm cả DNV&N. Các yếu kém của hệ thống tài chính, hệ thống ngân hàng, trình độ tổ chức quản lý còn hạn chế khiến cho các khoản tín dụng trung và dài hạn nằm ngoài tầm với của phần lớn các DNV&N ngoài quốc doanh. Vì vậy các DNV&N ngoài quốc doanh chủ yếu huy động vốn từ các nguồn tín dụng không chính thức.
Thực tế cho thấy ngân hàng chưa thực sự đem lại lợi ích trong hoạt động của các DNV&N đồng thời cũng thể hiện khả năng yếu kém trong kiểm soát, giám sát quan hệ tiền tệ của ngân hµng đối với các DNV&N.
2.3.4. Về công nghệ, thiết bị:
Để tham gia vào thị trường quốc tế, điều quan trọng nhất đối với các DN là tiếp cận tới công nghệ hiện đại. Tuy nhiên phần lớn các DN ở Việt Nam đang sử dụng rất nhiều công nghệ lạc hậu và chậm hơn so với mức công nghệ trung bình của thế giới từ 3-4 thế hệ. Cụ thể là nhiều DNV&N vẫn đang sử dụng trang thiết bị máy móc được thải ra từ các DNNN. Hơn nữa trình độ quản lý và kỹ năng chuyên nghiệp của lao động trong nước chưa đủ khả năng sử dụng thành thạo công nghệ hiện đại. Vì vậy điều quan trọng là phải chú ý đến đào tạo trình độ công nghệ cho người lao động để họ có thể tiếp cận với công nghệ hiện đại.
- Một trong những thách thức lớn nhất hiện nay là thiếu nguồn tài chính cho việc giáo dục và đào tạo cơ bản cần thiết để cho phép các sinh viên và công nhân Việt Nam tiếp thu công nghệ mới.
- Việc đổi mới công nghệ luôn gắn liền với vốn. Không có vốn thì không thể đổi mới công nghệ. Nhưng thiếu vốn lại là một khó khăn phổ biến đối với đại đa số các DNV&N Việt Nam, đặc biệt là các DNNQD. Riªng các DNV&N rất khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn tín dụng ngân hµng, đặc biệt là các khoản tín dụng trung và dài hạn. Thêm vào đó các điều kiện về thế chấp lại quá ngặt nghèo, nhiều bất động sản không được thế chấp do giấy tờ sở hữu không có hoặc không nằm trong qui định đã làm cho các DNV&N đã thiếu vốn lại càng thêm thiếu vốn. Chính sách thuế cũng không tạo điều kiện cho các DNV&N đổi mới công nghệ: thuế nhập khẩu vẫn đánh vào các thiết bị nhập của các DN trong nước trong khi đó các DN có vốn đầu tư nước ngoài lại được miễn thuế khi nhập trang thiết bị đầu tư.
- Đổi mới công nghệ cũng gắn liền với đào tạo chuyên môn cho lao động. Về bản chất, việc đào tào chuyên môn cần phải coi như một khoản đầu tư với chi phí lớn và có độ mạo hiểm cao. Nhà nước chưa có nhiều biện pháp hỗ trợ đào tạo cho DNV&N. Đa số các nhà DN lại có tư duy khép kín là đào tạo chuyên gia cho riêng mình chứ không tính đến phương pháp thuê, mua từ các dịch vụ bên ngoài. Tuy vậy, nếu các nhà DN tính đến phương pháp này thì họ vẫn gặp khó khăn do sự liên kết giữa các nhà khoa học và các nhà sản xuất ở Việt Nam vẫn còn ở mức độ hạn chế.
MÆt kh¸c, mét số nội dung trong các văn bản pháp lý cña Nhµ níc vẫn còn có những hạn chế nhất định, cản trở các hoạt động chuyển giao công nghệ, được biểu hiện như sau:
Các quy định hạn chế nghiêm ngặt được luật dân sự quy định trong các hợp đồng chuyển giao công nghệ ngăn cản phần nào việc chuyển giao công nghệ cao mà nước ta đang cần.
Mỗi hợp đồng chuyển giao công nghệ do bộ Khoa học Công Nghệ và môi trường phê duyệt phải mất tới 12 tháng, thời gian này cũng đủ để công nghệ sắp chuyển giao bị lạc hậu.
Hệ thống cấp giấy phép công ty và đầu tư làm giảm sức cạnh tranh- một động cơ thúc đẩy đổi mới công nghệ, và nảy sinh tình trạng kinh doanh không ổn định, một khó khăn lớn đối với đổi mới công nghệ.
Các thông tư 2019 năm 1997 của bộ Khoa học, công nghệ, quy định hiện tại gây khó khăn và tốn kém trong việc nhập khẩu các thiết bị và máy móc đã qua sử dụng vào Việt Nam.
Các thủ tục phức tạp, tốn kém trong việc cấp thị thực nhập cảnh cho các chuyên gia nước ngoài mang công nghệ vào Việt Nam.
Việc nhập trang thiết bị vẫn còn bị đánh thuế trong khi các doanh nghiệp có vốn nước ngoài được miễn thuế.
Thuế thu nhập cá nhân có thuế suất cao đối với các chuyên gia nước ngoài như các nước ở khu vực Đông nam Á, không khuyến khích họ đến Việt Nam hoặc làm cho chi phí cho chuyến đi của họ quá tốn kém.
Chi phí về thông tin quốc tế và sử dụng Internet cao mặc dù công nghệ này thường xuyên được biến đổi.
Những quy định hạn chế nghiêm ngặt được yêu cầu bởi bộ luật dân sự đối với các hợp đồng chuyển giao công nghệ không khuyến khích việc chuyển giao các loại công nghệ cao mà Việt Nam đang mong muốn.
Việc yêu cầu các hợp đồng chuyển giao công nghệ phải được chính phủ phê chuẩn tuỳ từng trường hợp, kết hợp với những thủ tục phiền hà, tốn kém thời gian cần thiết để nhận được sự chấp thuận đó.
2.3.5 Thiếu mặt bằng kinh doanh ổn định lâu dài
Đất đai là một trong những nhân tố quan trọng nhất cho một DN trong quá trình khởi nghiệp. Hiện nay chỉ có một số ít DNV&N ngoài quốc doanh có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong các khu vực đô thị hoá quyền sử dụng đất chủ yếu cấp cho các DN Nhà nước, nhìn chung các DN tư nhân không được cấp quyền sử dụng đất và các DN này phải thuê đất. §iÒu bất cập nhất hiện nay là tình trạng mặt bằng cho các DNV&N sản xuất kinh doanh còn thiếu trầm trọng. Các khó khăn cụ thể đó hiện nay là:
- Các văn bản pháp quy liên quan đến đất, các quyền sử dụng và thế chấp, các quyền đó rất phức tạp và không rõ ràng. Cụ thể là sử dụng các quyền sử dụng đất để thế chấp vay vốn vẫn còn khó khăn trong các khu vực đô thị. Quyền sử dụng phần lớn đất đai chưa được xác định vì phải cung cấp rất nhiều tài liệu, giấy tờ cho các cấp đăng ký để chứng minh quyền sử dụng đất.
- Đất đai là một lĩnh vực có quá nhiều văn bản hướng dẫn, chồng chéo trùng lắp và nhiều khi trái ngược nhau và nhiều khi bị thay đổi. Những thông tin về đất đai, về luật pháp liªn quan đến đất đai, đặc biệt về quy hoạch và sử dụng đất không được rõ ràng minh bạch làm cho thị trường đất đai đã mờ mịt lại càng thªm mờ mịt hơn.
Giấy chứng nhận sử dụng đất xác định rõ mục tiêu và người sử dụng. Thủ tục thay đổi tên người sử dụng cũng như thay đổi mục tiêu rất phức tạp đã làm cho việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất rất khó khăn.
DNNN là khu vực nắm giữ một diện tích đất sử dụng khá lớn nhưng không sử dụng hết, hoặc sử dụng không hiệu quả, hoặc không đúng mục đích sản xuất kinh doanh của DN. Trong khi đó khối DN tư nhân lại đang vấp phải khó khăn về mặt bằng sản xuất. Và việc điều hoà tương đối giữa hai khu vực này tương đối khó khăn do những quy định pháp lý về đất đai, vì thế thị trường quyền sử dụng đất không thể hình thành và phát triển được.
Trong nội dung văn bản pháp lý cũng như trong hành vi của các công chức có liên quan đến lĩnh vực nhà đất đều thể hiện sự phân biệt đối xử giữa các DN NN với khu vùc kinh tÕ tư nhân.
Do đất đai là yếu tố không thể thiếu được trong kinh doanh nên nhiều nhà ®Çu tư đành phải chấp nhận mua hoặc thuê đất ngay cả khi giấy tờ chưa hợp lệ. §èi víi các DNV&N thì họ đã phải bỏ một phần lớn số vốn để có được mặt bằng sản xuất. Tuy vậy do chưa thể có ngay (thậm chí là không thể có được) giấy tờ hợp lệ, họ không thể dùng mảnh đất mình mua dung làm thế chấp, vì thế khó khăn này của họ đã bị nhân thêm nhiều lần. Giải quyết vấn đề đất đai không những giải toả vấn đề mặt bằng sản xuất mà còn giải quyết phần nào khó khăn về thế chấp tín dụng cho các DNV&N.
2.3.6 Về lao động
Lao động là một trong những yếu tố thuộc về chi phí sản xuất của DN, tiết kiÖm được chi phí cho lao động tức là tiết kiệm được chi phí cho sản xuất. Tuy nhiên tình hình lao động ở nước ta hiện nay là một vấn đề nan giải không những cho các chủ DN mà còn đối với Chính phủ. Thị trường lao động ë nước ta luôn biến động, lao động không có việc làm còn chiếm tỉ lệ cao, lao động chủ yếu là lao động giản đơn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Theo một số ước tính, khoảng 6,1% lao động bị thất nghiệp và thêm 3,1% không đủ việc làm và ở khu vực nông thôn nông dân chỉ sử dụng hết 65 đến 70% thời gian làm việc. Kỹ năng của người lao động còn bất cập so với nền kinh tế, lao động có kỹ năng chỉ chiếm 13% lực lượng lao động. Thêm vào đó là tình trạng tăng nhanh lực lượng lao động, hàng năm có thêm khoảng 1,24 triệu người đến độ tuổi lao động. (Nguån: Gi¶i ph¸p ph¸t triÓn DNV&N ViÖt Nam, NXB CTQG, 2002, tr.110)
Sức ép về lao động trong quá trình chuyển đổi cơ cấu ngày càng tăng, nhu cầu việc làm ngày càng lớn, sự chênh lệch giữa cung và cầu về cả lượng lẫn chất gia tăng. Nội dung Bộ Luật lao động và các văn bản pháp lý khác có liên quan còn quá thiên về bảo vệ quyền cho người lao động, chưa tạo ra được tính linh hoạt trên thị trường, có phần làm cản trở quá trình chuyển đổi nền kinh tế.
Nhìn chung chính sách thu nhập hiện nay chưa đáp ứng được đòi hỏi từ cả hai phía người lao động lẫn người sử dụng lao động. Quy định về mức lương tối thiểu chỉ mang lại lợi ích cho một bộ phận xã hội (những người đã có việc làm) và hạn chế cơ hội cho những người đang tìm việc. Tương tự như vậy trong điều kiện hiện nay, vấn đề áp đặt tham gia bảo hiểm xã hội đối với cả những DN quy mô nhỏ với mức đóng góp tương đối lớn (15% quỹ lương) thực sự không khuyến khích được các nhà đầu tư thu hút thêm nhiều lao động mà họ sẽ tìm cách trốn bảo hiểm hoặc tăng giờ làm thêm chứ không nhận thêm lao động.
Vấn đề BHXH cũng là một vấn đề đáng phải bàn. Vì hệ thống BHXH ở nước ta vẫn chưa được hoàn thiện nên đã gây ra những cản trở cho các DNV&N:
Mức đóng BHXH của chủ DN còn tương đối cao (15% tổng quỹ lương). Một trong những khó khăn lớn nhất của DN là thiếu vốn sản xuất. Do thiếu vốn nên các DN này thường hoạt động ở những ngành sử dụng nhiều lao động, vì thế tổng quỹ lương ở những DN đó chiễm một tỷ trọng tương đối cao trong tổng giá thành. Tỷ trọng tiền lương trong một số lĩnh vực có thể lên tới 40% tổng giá thành, như vậy phần đóng bảo hiểm đã lên đến 6% giá thành. Với mức đóng bảo hiểm như vậy việc đạt được lợi nhận ở các DNV&N đã khó khăn lại càng khó khăn.
Việc nhiều DN không chịu tham gia đóng BHXH không bị xử lý nghiêm minh gây thiệt thòi cho những DN đóng đầy đủ BHXH.
Điều kiện trang thiết bị ở các DNV&N nói chung lạc hậu, khả năng gây ra tai nạn lao động lớn hơn ở các DN quy mô lớn. Việc kiểm tra khâu an toàn và bảo hộ lao động không an toàn nghiêm túc là nguyên nhân làm cho tỷ lệ tai nạn lao động gia tăng.
2.3.7. Khó khăn về thị trường và khả năng cạnh tranh
Tình hình và tính chất cạnh tranh trên từng thị trường sẽ tác động trực tiếp tới hoạt động của các DNV&N. Một thị trường cạnh tranh gay gắt với các DN lớn là chủ yếu, cộng với môi trường luật pháp không hoàn hảo sẽ là khó khăn lớn cho sự tồn tại và phát triển của các DNV&N. Trong thị trường này nếu có sự liên kết của các DN lớn thì khả năng hoạt động của các DNV&N rất khó khăn, thậm chí sẽ khó có thể tồn tại. Vì vậy tính chất cạnh tranh trên thị trường là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động của các DNV&N. Nhưng thực tế hiện nay các DNV&N đang phải đứng trước khó khăn do các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh gây nên. Đó là các hoạt động làm hàng giả, quảng cáo, bán phá giá, hành vi không phù hơp của Nhà nước,…
Nước ta có thị trường rộng lớn của hơn 80 triệu dân với mức độ yêu cầu về chất lượng hàng hoá và dịch vụ ngày càng cao. Tuy nhiên, hiện tại thị trường Việt Nam đang bị ảnh hưởng rất lớn của hàng hoá nhập lậu qua biên giới. Nạn nhập lậu hàng hoá nhất là đối với hàng hoá tiêu dùng ảnh hưởng trực tiếp tới các DNV&N. Khác với các DN lớn, DNV&N không đủ lực để hạ giá thành nhằm cạnh tranh với hàng nhập lậu trong một thời gian ngắn để giành lại thị trường. Mặt khác khả năng cạnh tranh của các DNV&N ở Việt Nam còn rất yếu do nhiều nguyên nhân, do cả thiết bị công nghệ lạc hậu lẫn trình độ quản lý kinh doanh trên thương trường còn rất kém. Những khó khăn về tiếp cận thị trường của các DNV&N thể hiện chủ yếu trên các khía cạnh: phát triển và mở rộng thị trường, thông tin về thị trường, các rào cản đối với thương mại và thị trường.
Trong phạm vi thị trường nội địa, các DNV&N thường gặp phải khó khăn trong khâu tiếp thị, chủ yếu là do chất lượng sản phẩm và dịch vụ của họ còn hạn chế và kỹ năng tiếp thị quảng cáo chưa tốt. Trên phạm vi thị trường quốc tế, các DNV&N lại càng có nhiều khó khăn hơn bởi vì ngoài những lý do trên còn do khả năng tài chính hạn hẹp của họ và những rào cản thuế quan và phi thuế quan đối với sản phẩm xuất khẩu của các DNV&N. Điều này giải thích tình trạng sản phẩm của các DNV&N chiếm một tỉ trọng thấp trong xuất khấu của Việt Nam.
2.3.8 Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh ở Việt Nam còn hạn chÕ
§ến nay vẫn còn quá nhiều vấn đề hạn chế hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nói chung và hoạt động của các tổ chức này trong việc hỗ trợ nói riêng. Những khó khăn chính DNV&N như sau:
Chưa có một khung khổ pháp lý cho việc thành lập một tổ chức phi chính phủ. Lý do là quan niệm về một tổ chức phi chính phủ vẫn là một tổ chức mang tính chất xã hội, chính trị là chính chứ chưa hình thành một quan niệm tổ chức phi chính phủ có nhiệm vụ hỗ trợ phát triển kinh tế. Việc xin phép thành lập một hiệp hội, một hội hoặc câu lạc bộ không đơn giản và không thống nhất giữa các địa phương. Vấn đề khó khăn ở đây là chưa xác định được cụ thể vai trò của tổ chức phi chính phủ trong nền kinh tế nên chưa xây dựng được khung pháp lý phù hợp cho loại hình này.
Chưa xác định rõ vai trò của Nhà nước và do vậy chưa xác định được những chức năng có thể giao cho các tổ chức phi chính phủ. Vì vậy các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ cho các DN thường thành lập theo ngành nghề và gây sức ép để bảo vệ quyền lợi của mình thông qua hạn chế cạnh tranh hoặc thoả thuận nâng giá.
Chưa xây dựng được một cơ chế tài chính cho hoạt động của tổ chức phi chính phủ. Hỗ trợ phát triển kinh tế là chức năng quan trọng của Nhà nước đối với nền kinh tế. Tuy vậy, không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các nước, chính phủ không thể có đủ năng lực về tài chính và nhân sự để thực hiện những chức năng này. Các tổ chức hỗ trợ DN ở Việt Nam hiện nay thường thiên về hai loại hình:
+ Tổ chức do chính quyền lập, hưởng ngân sách Nhà nước thường ỷ lại, hoạt động không hiệu quả vì không có cơ chế tài chính gắn với kết quả tư vấn.
+ Tổ chức tự thành lập, tự lo tài chính thường lại thiên về mục tiêu lợi nhuân, làm mất ý nghĩa của tổ chức phi Chính phủ.
Chưa xác định được cơ chế phối hợp Nhà nước và tư nhân trong việc hỗ trợ thành lập phát triển các tổ chức phi chính phủ.
Vấn đề cán bộ và bồi dưỡng trình độ cho nhân viên các tổ chức phi Chính phủ cũng là một vấn đề cần đặc biệt lưu ý nhằm đảm bảo cho các tổ chức phi Chính phủ hoạt động một cách hiệu quả và kịp thời đáp ứng yêu cầu của các DNV&N.
2.3.9. Trở ngại trong thủ tục chính sách của Nhà nước
a. Chính sách Thuế:
Chính sách thuế ở Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể, đặc biệt với việc áp dụng thuế giá trị gia tăng thay thuế doanh thu từ ngày 1/1/1999. Theo luật thuế giá trị gia tăng, 1/3 tổng lượng hàng hoá dịch vụ chịu thuế suất 5%, chỉ có 5% chịu mức thuế suất 20%, còn lại 62% chịu mức thuế suất 10%.
Đối với thuế xuất nhập khẩu, các DNV&N cũng gặp khó khăn như những DN khác: nhiều trường hợp nhập phô tùng để sản xuất, lắp ráp trong nước song chịu mức thuế cao hơn nhập sản phẩm nguyên chiếc, sự không thèng nhất giữa hải quan và người nhập khẩu khi áp mã số tính thuế, việc xác dịnh giá tính thuế theo bảng giá tối thiểu còn có tính áp đặt, nhiều khi cao hơn thực tế cũng gây nhiều khó khăn cho DN. Theo luật thuế GTGT, mọi hµng hoá nhập khẩu đều phải nộp thuế GTGT trong vòng 30 ngày sau khi nhập cảng. Mặc dù, về nguyên tắc thuế GTGT là loại thuế thu trước song, trong tình hình hiện nay khi các DN đặc biệt là các DNV&N đang rất khó khăn về vốn, thì việc cùng một lúc phải thanh toán tiền mua hµng, thuế nhập khẩu và thuế GTGT là một trở ngại hết sức to lớn trong công việc kinh doanh của các DN. Mặt khác, sự thiếu ổn định về chính sách thuế cũng gây bị động và thiệt hại cho nhiều DN. Việc quy định mọi đối tượng nộp thuế GTGT đều phải kê khai nộp thuế hàng tháng là chưa phù hợp với quy mô và trình độ quản lý của một bộ phận DNV&N.
Về thuế thu nhập DN, các quy định về tính chi phí khấu hao, chi phí quản lý về cơ bản vẫn dựa vào các định mức chung đã áp dụng cho các DN, chưa có sự phân biệt về quy mô kinh doanh. Chế độ kế toán, báo cáo tài chính cũng chưa phù hợp với quy mô và năng lực quản lý của các DNV&N, chưa trở thành thước đo hiệu quả và công cụ quản lý sắc bén của chính các DN. Tiền đề quan trọng để thực hiện thuế VAT là cơ sở chứng từ. Hệ thống kế toán ở Việt Nam còn non yếu là cản trở quan trọng trong việc thi hành luật thuế GTGT một cách nghiêm túc.
Bªn c¹nh ®ã thuÕ thu nhËp DN cßn kh¸ cao, tríc ®©y lµ 32%, nay ®· gi¶m xuèng cßn 28% so víi lîi nhuËn.
b/ Chính sách thương mại:
Chính sách mở cửa và đầu tư trực tiếp nước ngoài là những nhân tố quyết định đổi mới kinh tế, đóng góp đáng kể vào nền kinh tế Việt Nam.
Trong ho¹t ®éng th¬ng m¹i quèc tÕ có một số vấn đề vẫn còn tồn tại, xuất khẩu gạo bị hạn chế bởi hạn ngạch với lý do để đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia. Tình hình kinh tế toàn cầu hiện nay lượng hµng ho¸ giao dÞch trên thị trường quốc tế của Việt Nam còn ở mức độ rất thấp, khả năng liªn lạc thông tin trên thị trường thế giới rất thuận tiện, vì vậy số lượng đầu mối giao dịch của Việt Nam trên thị trường thế giới có ảnh hưởng rất nhỏ đến giá cả hàng hoá xuất khẩu.
Sự sai lệch giữa hệ thống mã số hµng hoá quốc tế với hệ thống mã số thuế xuất nhập khẩu đã tạo điều kiện xuất hiện hoặc xử lý tương đối tuỳ tiện của cán bộ hải quan. Sự không thống nhất và tương đối tuỳ tiện trong phương thức làm việc của bộ máy hải quan cũng là một yếu tố quan trọng buộc các DN phải tìm ra được cho mình một cơ quan hải quan “ruột thịt” để giảm nhẹ chi phí nhập khẩu.
Ngoài ra trình độ kiến thức và kinh nghiệm về ngoại thương còn thấp cũng là một nguyên nhân quan trọng kìm hãm xuất khẩu của các DNV&N, thÓ hiÖn râ trong lÜnh vùc xuÊt nhËp khÈu. Để có thể từng bước nắm được các bí quyết và xây dựng kinh nghiệm, nhiều DN đã phải trả giá trong các giao dịch thương mại hoặc phải thuê chuyên gia hoặc phải trả các khoản phí tương đối cao cho các công ty môi giới. Điều này làm cho tình hình tài chính của các DNV&N đã khó khăn lại càng thªm khó khăn.
c/ Chính sách đầu tư:
Tuy Nhà nước đã có rất nhiều chính sách khuyến khích đầu tư , khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng còn có sự phân biệt đối xử của Nhà nước đối với các nhà đầu tư trong nước với các nhà đầu tư nước ngoài đã gây ra những khó khăn cho những nhà đầu tư kể cả trong và ngoài nước.
Những khó khăn trong việc xin cấp giấy phép kinh doanh, mặt bằng sản xuất, ngành nghề sản xuất,... cùng với nhiều thủ tục rườm rà khác cũng là những nhân tố chính làm nản lòng đối với các nhà đầu tư. Khác với các nhà đầu tư trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài hoặc chuyên gia nước ngoài lại gặp khó khăn trong việc xin thị thực vào Việt Nam. Đối với các nhà đầu tư hoặc chuyên gia các dự án FDI, việc xin visa nói chung không gặp phiền toái. Nhưng điều quan trọng đối với DNV&N của Việt Nam là các bạn hàng, các đối tác, các chuyên gia nước ngoài. Những người này thường có nhu cầu vào Việt Nam trong một thời gian ngắn và họ không có nhiều thời gian chờ đợi các thủ tục, vì thế một số đã phải huỷ chuyến đi sang Việt Nam vì không kịp làm thủ tục.
Ngoài ra vẫn còn sự phân biệt đối xử, ưu tiên đối với DNNN như chính sách cho vay vốn của Nhà nước thường ưu tiên các DNNN. Hiện tượng độc quyền của Nhà nước trong một số ngành đã hạn chế sự đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tất nhiên nếu họ cố tình đầu tư vào những ngành nghề thuộc độc quyền của Nhà nước họ sẽ bị thất bại, vì các DNNN độc quyền được đỡ đầu bởi Nhà nước nên mọi sự ưu đãi họ đều được hưởng.
2.3.10 Khó khăn trong hội nhập kinh tế quốc tế và xu thế toàn cầu hoá:
Bên cạnh những thuận lợi, các DN Việt Nam còn phải đối mặt với rất nhiều thách thức do hội nhập mang lại. "Theo lộ trình hội nhập AFTA thì từ nay đến năm 2006, Việt Nam phải từng bước cắt giảm thuế xuống mức 0-5% đối với mặt hàng trong danh mục hang hoá sẽ được cắt giảm thuế và doanh mục loại trừ tạm thời. Khi đó sự bảo hộ bằng hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với hàng sản xuất trong nước sẽ không còn tác dụng. Từ đầu năm 2003 Việt Nam đã cắt giảm thuế cho 775 mặt hàng từ 30-60% xuống giảm 20% đồng thời dỡ bỏ những hàng rào phi thuế quan như hạn ngạch nhập khẩu, thuế xuất nhập khẩu. Ví dụ: xi măng, thép, gốm, cơ khí, đồ điện gia dụng và điện tử, cà phê chế biến, nhân hạt điều rang muối, giấy, vải,… Đây là năm đầu tiên sức ép AFTA tác động trực tiếp đến các DN trong nước. Trong số 775 mặt hàng có nhiều mặt hàng của Việt Nam cạnh tranh của Việt Nam cạnh tranh khá tốt như gốm, sứ, một số loại nông sản thuỷ sản nhưng vẫn còn nhiều mặt hàng sẽ vất vả trong cạnh tranh như đồ điện điện tử. Tuy vậy có một nhận xét chung cho các mặt hàng của Việt Nam là phần lớn các mặt hàng đem ra không thua kém nhiều về chất lượng nhưng giá bán là yếu tố rất khó khắc phục cho các DN của Việt Nam nói chung và DNV&N nói riêng. Nguyên nhân chủ yếu là chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu vào nước ta khá cao, chiếm khoảng 60% giá thành và khi thuế XNK giảm xuống thì giá cả cao hơn các nước bạn. Xét về nguyên tắc, ngành nào càng được bảo hộ trong thời gian càng dài thì càng kém cạnh tranh. Trong bối cảnh hiện nay dù DN lớn hay nhỏ cũng phải xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh của mình nhất là cần đổi mới máy móc thiết bị sản xuất". (Nguån: Bé KÕ ho¹ch vµ §Çu t, 12/2003)
Ngoài sự hạn chế về mặt công nghệ, chính sách bảo hộ thuế XNK, trình độ quản lý yếu kém cùng nguồn lao động có trình độ thấp cũng ảnh hưởng to lớn đến khả năng cạnh tranh của DN. Do đó cần đào tạo đội ngũ người lao động có trình độ, đặc biệt là kỹ năng về thị trường để có thể nâng cao sức cạnh tranh và theo kịp xu hướng phát triển của thế giới.
Ngoài ra, trong tiến trình hội nhập còn phải kể đến thách thức từ nước láng giềng Trung Quốc với nền công nghiệp “khoẻ mạnh” và đầy tiềm năng đang hướng tới việc thâm nhập thị trường quốc tế và khu vực trong đó khu vực ASEAN và gia nhập AFTA cũng đang lọt vào “tầm ngắm” trước mắt của các DN Trung Quốc. Các DNV&N trong sản xuất hàng tiêu dùng ở nước ta khá phát triển, do đó đây thực sự là khó khăn cho các DNV&N trong tìm kiếm thị trường tiêu thụ.
Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài khi gia nhập WTO. Bên cạnh những cơ hội cho các DN, còn những khó khăn gặp phải trong tiến trình hội nhập WTO:
Thứ nhất, việc gia nhập WTO ta phải tuân theo các quy định hiện hành của WTO. WTO yêu cầu chúng ta phải minh bạch hoá tất cả các chính sách kinh tế và thương mại, rà soát và có chương trình xây dựng pháp luật để bảo đảm khi gia nhập có khả năng thực hiện cam kết.
Thứ hai, là 18 nước võa gia nhập WTO đều cam kết rất cao. Về mức thuế nhập khẩu trung bình hầu hết các nước cam kết giảm 20% thậm chí một số nước cam kết giảm 10%. Đối với dịch vụ họ cũng cam kết mở rộng thị trường phát triển hơn các nước thành viên cũ.
2.3.11 Thiếu thông tin và phương tiện xử lý thông tin:
Thông tin là yếu tố quyết định đến sự thành bại của mỗi DN. Một DN hay một tổ chức hoạt động trong điều kiện thiếu thông tin thì chắc chắn sẽ thất bại. Nhận biết được sự quan trọng của thông tin, mỗi DN đã tự trang bị cho mình những thiết bị hiện đại để thu thập và xử lý thông tin một cách nhanh, chính xác và hiệu quả nhất.
Việc các DN Việt Nam không thể tiếp cận với thông tin đang là một trở ngại chính đối với các hoạt động kinh doanh của họ. Chẳng hạn, về xuất khẩu cà phê do thiếu thông tin về diễn biến thị trường thế giới, một số DN đã phải bán mặt hàng cà phê của mình với giá thấp hơn 10% so với giá trung bình của chính mặt hàng cà phê cùng chất lượng. Tình huống này cũng xảy ra tương tự với mặt hàng gạo xuất khẩu.
Hiện nay việc nối mạng Internet đã giúp cho rất nhiều người có thể cập nhật được thông tin trên thế giới chỉ sau mỗi giây. Tuy nhiên cước phí hoà mạng ở nước ta vẫn khá cao, và số người biết sử dụng Internet vẫn còn rất ít. Đầu tư cho các thiết bị này tốn một khoản chi phí khá lớn và không phải bất cứ DN nào cũng có thể trang bị được đầy đủ cho nhân viên của mình những máy móc hiện đại và đắt tiền được nhất là các DNV&N với số vốn đầu tư không nhiều lắm, còn các DNV&N ở nông thôn thì lại càng không có điều kiện.
2.3.12 Việc xây dựng hình ảnh cho DN và văn hoá công ty chưa được quan tâm:
Phát triển và tăng cường thương hiệu, vấn đề hiện nay đang được đề cập một cách rất phổ biến có tầm quan trọng lớn trong việc xây dựng hình ảnh công ty và giá trị cho DN. Trong một thị trường toàn cầu, để duy trì và tăng cường năng lực cạnh tranh, các DN Việt Nam sẽ không chỉ tập trung nguồn lực vật chất để có năng lực cạnh tranh về giá thành hay chất lượng. Một hình ảnh và giá trị được toàn cầu chấp nhận cũng là điều chủ yếu.
Tuy nhiªn, c¸c DNV&N cha xác định ®îc sức mạnh h×nh ¶nh và mục tiêu của riêng mình nh»m cung cấp cho khách hàng những mặt hàng vừa ý, một sứ mạng phát triển các sản phẩm có tính sáng tạo hoặc đóng góp cho xã hội bằng hoạt động kinh doanh có cân nhắc các vấn đề môi trường.
Chưa phát huy hết những lợi thế văn hoá DN mang lại, đồng thời thiếu hẳn tư duy chiến lược, khả năng thích ứng cao, chú trọng đến phát triển nguồn lực con người và uỷ quyền.
Do trình độ của các nhà quản lý nãi chung còn nhiÒu hạn chế, và các nhà quản lý míi chỉ quan tâm đến lợi nhuận trong ngắn hạn mà chưa có các kế hoạch trung hạn và dài hạn.Vì tầm nhìn còn hạn chế do đó chưa đưa ra được những chiến lược mang tính chất lâu dài.
Khả năng thích ứng của mỗi DN phụ thuộc trước hết vào khả năng sáng tạo và đổi mới song điều này chưa thực sự vững mạnh để nhân rộng hình ảnh kinh doanh của DNV&N. Trong quá trình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh chủ DNV&N còn mắc nhiều hạn chế trong xây dựng phương pháp khoa học văn hoá DN làm cho cơ cấu tổ chức trong DN có nhiều khúc mắc và lộn xộn. Điều này tạo điều kiện cho đối thủ cạnh tranh có thể loại trừ sức mạnh của DN.
Các DNV&N hoạt động trong một môi trường kinh doanh không được thuận lợi như các DN lớn, công nghệ còn lạc hậu, khả năng thích ứng còn chưa cao nên chưa phản ứng nhanh được với sự thay đổi của môi trường.
PHẦN III
MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHỦ YẾU HỖ TRỢ CHỦ DNV&N MỚI THÀNH LẬP Ở VIỆT NAM.
Trong xu thế phát triển chung của nền kinh tế đất nước, đội ngũ chủ DNV&N góp một phần đáng kể vào sự phát triển chung của nền kinh tế.
Hiện nay đội ngũ chủ DNV&N trên thế giới ngày càng lớn mạnh hình thành mạng lưới chủ DNV&N rộng khắp trên toàn thế giới. Việt Nam đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới, luôn mở rộng cửa thu hút các nhà đầu tư cũng như đẩy mạnh các hoạt động xuất nhập khẩu. Trong sự phát triển ấy có sự đóng góp không nhỏ của các nhà DNV&N.
Trong những năm qua Đảng và Nhà nước có sự quan tâm đặc biệt tới đội ngũ DN Việt Nam, coi đây là lực lượng nòng cốt quyết định đến sự phát triển kinh tế đất nước.
Trên cơ sở đó, chúng tôi xin đua ra một số khuyến nghị:
3.1 Đối với Nhà nước:
a/ Tăng cường hỗ trợ đào tạo đội ngũ chủ DNV&N Việt Nam
- Chính phủ trợ giúp kinh phí để tư vấn và đào tạo nguồn nhân lực cho DNV&N thông qua chương trình trợ giúp đào tạo của các tổ chức trong và ngoài nước. Khuyến khích việc thành lập các "vườn ươm DNV&N" để hướng dẫn, đào tạo doanh nhân trong bước đầu thành lập DN.
- Đa dạng hoá các hình thức đào tạo, không những đào tạo tại chỗ mà còn đào tạo từ xa, tại chức, trực tuyến .... tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ DNV&N vừa nâng cao trình độ vừa quản lý tốt DN. Chẳng hạn, Trường Đại học KTQD đã phối hợp với các tổ chức nước ngoài mở các khoá học như MBA, liên kết với Hà Lan, Pháp, Bỉ....
b/ Tạo điều kiện thuận lợi cho các DNV&N huy động vốn:
- Nhà nước cần xoá bỏ những quy định mang tính chất phân biệt đối xử giữa DNV&N và các DNNQD trong lĩnh vực vay tín dụng. Tạo ra một sự bình đẳng để tất cả các DN đều tuân thủ những thể lệ tín dụng như nhau và được hưởng những ưu đãi và thuận lợi tín dụng như nhau.
- Nhà nước cần có sự sửa đổi và ban hành các văn bản pháp luật và những quy định về việc cho vay vốn tín dụng hơp lý để giảm thời gian và chi phí giao dịch cho các DNV&N.
- Hạn chế tối đa sự can thiệp trực tiếp của các cấp chính quyền vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đồng thời, cho phép các ngân hàng nước ngoài mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
- Nhà nước cần xây dựng các tổ chức trong việc hình thành các quỹ hỗ trợ DNV&N từ các nguồn ngoài ngân sách như là: Thị trường chứng khoán; Quỹ hỗ trợ xuất khẩu; Quỹ đầu tư mạo hiểmxuất khẩu.
- Nhà nước có thể nghiên cứu và áp dụng nhiều mô hình thị trường và sản phẩm trong tương lai. Mô hình này có thể gíup đỡ rất nhiều cho nông dân thông qua việc chia sẻ rủi ro về biến động giá nông sản giữa nông dân và các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Nhà nước nên giảm nhẹ các thủ tục để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, không ngừng kêu gọi các tổ chức quốc tế hỗ trợ cho các DNV&N và tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ DNV&N có cơ hội tiếp cận với các nhà đầu tư nước ngoài thông qua các tổ chức quốc tế như: ASEAN, WTO, ASEM, AFTA, APEC....
c/ Khuyến nghị về chính sách công nghệ. - Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí cho các công trình nghiên cứu công nghệ để đưa ra các công nghệ mới phục vụ cho các DN trong nước. - Tạo điều kiện cho DN tiếp cận với công nghệ mới, thu thập thông tin thuận lợi hơn và đỡ tốn kém hơn. Thông qua việc giảm hơn nữa cước viễn thông quốc tế tới một mức hợp lý hơn đạt tiêu chuẩn quốc tế, vì cước điện thoại quốc tế ở Việt Nam là một trong những nơi cao nhất thế giới. Điều này đã hạn chế việc sử dụng phương tiện chính mà thông qua đó công nghệ được chuyển giao đó là điện thoại và fax.
- Nghiên cứu và xem xét sửa đổi một số nội dung trong quy định về hợp đồng chuyển giao công nghệ theo hướng phù hợp với cơ chế thị trường.
- Đơn giản hoá việc phê chuẩn hợp đồng chuyển giao công nghệ, giảm thời gian và chi phí cho DN. Tiếp tục bãi bỏ những trở ngại về hành chính để chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam.
- Quá trình hội nhập đã tạo điều kiện cho các DN tiếp cận nhanh chóng và trực tiếp với những công nghệ mới trong khu vực và thế giới.
d/ Cải cách chính sách đất đai.
- Nhà nước cần mở rộng các quyền sử dụng đất (bán, thừa kế, thế chấp, cho thuê...) tạo cơ sở hình thành một thị trường bất động sản linh hoạt, đáp ứng yêu cầu của sản xuất, kinh doanh. Đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong việc chuyển nhượng, thế chấp quyền sử dụng đất.
- Việc thi hành Luật đất đai cần đẩm bảo tính ổn định và thống nhất trong toàn quốc. Xoá bỏ việc phân biệt đối xử giữa các DN Nhà nước và DN ngoài quốc doanh về các quyền trong sử dụng đất. Giảm thuế và chi phí giao dịch về đất đai, đảm bảo giải quyết các tranh chấp một cách công bằng và văn minh.
- Việc xây dựng một hệ thống thông tin đất đai cũng như công bố công khai quy hoạch sử dụng đất sẽ là một biện pháp hỗ trợ đắc lực cho việc hình thành thị trường đất đai và nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
- Nhà nước có thể tổ chức đấu thầu cho thuê những diện tích đất đai chưa được sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả.
đ/ Xây dựng chính sách cạnh tranh, kiểm soát độc quyền kinh doanh:
- Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng kiểm soát độc quyền là những công việc cấp bách và cần thiết, không chỉ khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân mà còn tạo điều kiện cho các DNV&N phát huy khả năng của mình. Chính sách cạnh tranh không chỉ bao gồm Luật cạnh tranh mà nó cần được thể hiện ngay trong tư duy trong quá trình xây dựng chính sách ở các lĩnh lực.
- Xác định rõ ràng và hợp lý vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế cũng như vai trò chủ đạo của DNNN, trên cơ sở đó rà soát lại và hạn chế bớt số lượng các lĩnh vực DNNN độc quyền kinh doanh.
- Tiến hành tuyên truyền nhận thức đúng đắn về cạnh tranh trên các phương tiện thông tin nhằm thúc đẩy tinh thần cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.
e/ Mở rộng khả năng tiếp cận thị trường quốc tế cho các DNV&N
- Nhà nước nhanh chóng hạ thấp hàng rào thuế quan so với các nước trong khu vực và đơn giản hoá các thủ tục hải quan. Giảm thuế nhập khẩu xuống bằng hoặc thấp hơn các mức thuế đang phổ biến ở khu Vực đông Nam Á càng sớm càng tốt.
- Việc định giá của hải quan và các thủ tục khác phải được quy định đơn giản, rõ ràng và đồng bộ hơn trên mọi lĩnh vực.
- Bảo đảm một cách liên tục tỷ giá quy đổi ngoại tệ của đồng Việt Nam không cao hơn giá trị thực.
g/ Cải tiến quản lý Nhà nước:
- Tránh hiện tượng có khá nhiều cơ quan xem xét, kiểm tra hoạt động DN nhằm tránh lãng phí thời gian của các cơ quan cũng như giảm phiền hà đối với DN. Đổi mới và hiện đại hoá đăng kí kinh doanh toàn quốc nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho những đối tượng có quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lựa chọn các đối tác kinh doanh và bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dù
- Kiên quyết huỷ bỏ những giấy phép kinh doanh không phù hợp với Luật DN.
- Nhà nước nên tạo ra một hành lang pháp lý bình đẳng thống nhất pháp luật về đầu tư, để áp dụng cho cả đầu tư trong nước và nước ngoài.
3.2 Đối với các tổ chức hỗ trợ DNV&N
- Nhà nước kết hợp chặt chẽ với các tổ chức Hiệp hội DN vào việc xếp hạng và phong tăng danh hiệu "Nhà doanh nhân giỏi” cần được xét vào diện “Nhân tài là nguyên khí quốc gia”.
- Liên tục nêu gương các chủ DNV&N điển hình trên phương tiện thông tin đại chúng, cải thiện hình ảnh doanh nhân trong tâm trí công chúng.
- Các Hiệp hội, tổ chức cần có các tác động tích cực cho hoạt động của DN:
+ Bảo vệ lợi ích của DN trong hoạt động sản xuất kinh doanh và hội nhập kinh tế.
+ Tích cực tạo uy tín trung gian trong việc liên kết các DNV&N với nhau và với các DN lớn, liên kết giữa Hiêp hội các DNV&N với các Hiệp hội kinh tế khác.
+ Hiệp hội chủ động đứng ra bảo lãnh ký kết các hợp đồng kinh tế, vay vốn tín dụng, thế chấp tài sản, chuyển nhượng đất đai....cho các DNV&N mới thành lập.
+ Hiệp hội thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, diễn đàn về các vấn đề có liên quan đến sự phát triển của các DNV&N. Đặc biệt, cần có các chương trình trao đổi kinh nghiệm quản lý kinh doanh giữa các DNV&N với nhau, giữa các DNV&N với các DN lớn thành đạt khác.
+ Hàng năm, các tổ chức Hiệp hội DN cần có các cuộc thi dành cho các chủ DN để tìm ra các nhà doanh nhân giỏi.
3.3 Đối với chủ DNV&N
Chủ DNV&N chủ động tham gia hoc tập nâng cao trình độ về quản lý kinh doanh.
Không ngừng trang bị cho bản thân kiến thức cũng như kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh và nguồn lực.
Phát huy phẩm chất lãnh đạo, phải có tầm nhìn chiến lược, năng động sáng tạo, thích ứng nhanh với thị trường, chủ động hội nhập vào thị trường.
Chủ động liên kết, hợp tác với các DN, liên tục tìm kiếm thị trường tạo chỗ đứng bền vững cho sản phẩm.
Thiết lập một cơ cấu tổ chức kinh doanh hợp lý, xây dựng một môi trường văn hoá DN có tính riêng biệt và lành mạnh.
Chuẩn bị cho mình một đội ngũ nguồn nhân lực có chất lượng và phẩm chất nghề nghiệp.
Tìm kiếm thị trường ở một số ngành mà DN lớn không có lợi thế để lấp chỗ trống thị trường hoặc hợp tác hay cạnh tranh trực tiếp bằng các sản phẩm thay thế rẻ hơn, tốt hơn, độc đáo hơn, thuận tiện hơn, ...so với đối thủ.
Liên tục cập nhật, phân tích, đánh giá những thông tin trên các phương tiện truyền thông lớn, hoặc là đẩy mạnh các hình thức quảng cáo, tuyên truyền hình ảnh DN trên website, tạp chí chuyên ngành....
3.4 Khuyến nghị của cá nhân.
a/ Khôi phục các làng nghề truyền thống
Theo xu hướng hiện nay các DNV&N đang phát triển ở những lĩnh vực ngành nghề truyền thống song nó còn mắc một số khuyến điểm. Các sản phẩm đang dần bị "thương mại hoá" đánh mất tính bản sắc riêng của các làng nghề truyền thống. Chẳng hạn như: "tranh Đông Hồ đang phải đối mặt nguy cơ mất nghề làm tranh truyền thống khi số đông người dân chuyển sang làm hàng Mã, một mặt cho họ một nguồn thu nhập chính. Đông Hồ có 340 hộ với 1600 nhân khẩu trừ 3 gia đình nghệ nhân làm tranh còn lại đều làm hàng Mã" ( Nguồn: Tạp chí Doanh nghiệp tháng 3/2004, tr.7 )
Xoá bỏ nghề nghề hàng Mã ở làng Đông Hồ là không đơn giản và song song với xoá bỏ đó thì phải cho Đông Hồ một hướng ra. Vậy có giải pháp gì để gìn giữ được nghề làm tranh Đông Hồ nói riêng và các làng nghề truyền thống giàu bản sắc của Việt Nam? Đây là những vấn đề cấp bách không chỉ Đảng và Nhà nước mà còn có rất nhiều tổ chức, cá nhân trong xã hội đều quan tâm. Riêng chúng tôi, thông qua đề tài này xin đưa ra một số kiến nghị sau:
- Khôi phục lại giá trị truyền thống của các làng nghề thống thông qua những chủ trương, chính sách đầu tư, hổ trợ nguồn kinh phí thích đáng cho các làng Nghề như xây dựng, tu bổ các làng nghề, mở các lớp đào tạo dạy nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống....
- Giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức đúng đắn về các giá trị văn hoá, tinh thần mà các làng nghề truyền thống thông qua phương tiện truyền thông đại chúng (truyền thanh, truyền hình, internet, báo chí), tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về các ngành nghề truyền thống (Cuộc thi Hành trình văn hoá, Chiếc nón kỳ diệu, Ngược dòng lịch sử trên kênh truyền hình)....vv
- Khuyến khích những nghệ nhân tiếp tục truyền đạt lại những tinh hoa các sản phẩm mang đâm tính dân tộc cho các thế hệ kế cận. Thường xuyên có những cuộc giao lưu giữa các nghệ nhân với thế hệ trẻ.
- Nhà nước nên tìm thị trường đầu ra cho các sản phẩm truyền thống.
b/ Xây dựng thương hiệu
- Cần xây dựng thương hiệu cho những mặt hàng mà DN có thế mạnh và có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế như: nông thuỷ sản, hàng thủ công mỹ nghệ...Bởi nó sẽ giúp DN có chỗ đứng trên thị trường và gia tăng lợi nhuận. Bên cạnh đó, các DN cần xây dựng các khẩu hiệu để định vị sản phẩm tương ứng với chất lượng sản phẩm.
Nhà nước cần thiết sớm ban hành Luật bảo vệ thương hiệu.
Xác lập hình ảnh về thương hiệu (xây dựng Lôgô DN), cần có chiến lược hoàn chỉnh về thương hiệu, quản trị thương hiệu, bảo vệ và phát triển thương hiệu. Nâng cao uy tín sản phẩm và dich vụ, sự bền vững và uyển chuyển của chất lượng.
KẾT LUẬN
Đội ngũ chủ DNV&N đã và đang đóng góp một vai trò to lớn vào sự phát triển kinh tế đất nước. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh bên cạnh những thuận lợi, họ còn đối mặt rất nhiều thách thức và vướng mắc. Do đó, họ rất cần xã hội có sự nhìn nhận đánh giá đúng vai trò và vị trí của mình. Để nhìn nhận khách quan hơn vấn đề đó, đề tài đã nghiên cứu và làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về đội ngũ chủ DNV&N mới thành lập.
Đề tài đã làm rõ vai trò của chủ DNV&N đối với sự phát triển của DN cũng như của nền kinh tế đất nước. Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm, những khó khăn, thuận lợi, và cả những đóng góp của chủ DNV&N, đề tài đã xây dựng các tiêu chuẩn cơ bản về DNV&N trong thời đại mới.
Qua phân tích, đánh giá, đề tài đã phản ánh được thực trạng của đội ngũ chủ DNV&N Việt Nam hiện nay, những thành công và những khó khăn, vướng mắc họ gặp phải trong lĩnh vực kinh doanh. Trên cơ sở đó đề tài đã có một số giải pháp chủ yếu để hỗ trợ giúp đỡ các chủ DNV&N phát huy hết khả năng, đóng góp ngày càng nhiều cho sự phát triển của đất nước.
Vì thời gian tham gia nghiên cứu khoa học cho đề tài không nhiều và gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm, thu thập dữ liêu, thông tin có liên quan nên đề tài ít nhiều có những hạn chế trong việc phân tích, đánh giá một cách có chiều sâu về chủ DNV&N mới thành lập.
Chính vì lẽ đó, chúng tôi rất mong muốn sự quan tâm và đóng góp của các thầy cô giáo và tất cả các bạn.
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Anh Tuấn, Vốn bài toán khó cho các DNV&N, Báo Thương nghiệp, Số Tân Niên 2004.
GS-TS Nguyễn Đình Hương, Giải pháp phát triển DNV&N ở Việt Nam, NXB CTQG, 1/2002.
Hội nhập WTO, Bộ KH-ĐT, 3/2004.
Hỗ trợ các DNV&N, Bộ KH-ĐT, 3/2004.
Giáo trình Quản trị DN, ĐH KTQD Hà Nội
Kim Thành, Tầm cao của doanh nhân trẻ VN, Báo LĐ&XH số 37, 23/5/2004
Lê Viết Thái, Báo cáo nghiên cứu DNV&N, hiện trạng và những kiến nghị giải pháp, Hà Nội - 5/2000
Minh Phương, Xây dựng thương hiệu đối với Nông sản xuất khẩu, Báo Thế giới thương mại số 1, 15/1/2004
Trường Phước, Thương hiệu: Vấn đề lớn của toàn xã hội, Báo Doanh Nghiệp số 11, 2003
Phát triển DN trong các ngành kinh tế năm 2000 - 2003, Báo Diễn đàn DN, 2004
Quỳnh Thu, Khi Đông Hồ bị...mã hoá, Báo Doanh Nghiệp, 3/2004.
Thanh Giang, Doanh nhân trẻ VN: Nâng tầm để hội nhập, Báo LĐ&XH số 30, 9/3/2004.
Th.S Lương Văn Khôi, Khái niệm DNV&N: Khái niệm, đặc điểm, hạn chế và lựa chọn chính sách, Báo Kinh tế & Dự Báo, 3/2003.
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
1
PHẦN I : Lý luận chung về DNV&N
3
1.1 DN V&N
3
1.2 Chủ DNV&N
4
1.2.1 Khái niệm chủ DNV&N
4
1.2.2 Đặc điểm của chủ DNV&N
5
1.2.3 Vai trò của chủ DNV&N đối với nền kinh tế
6
1.2.4 Những yêu cầu đặt ra đối với chủ DNV&N mới thành lập
7
PHẦN II: Thực trạng của đội ngũ chủ DNV&N mới thành lập, cơ hội và thách thức
9
2.1 Đội ngũ chủ DNV&N đang từng bước khẳng định vị trí của mình trong lĩnh vực kinh doanh
9
2.1.1 Đội ngũ chủ DNV&N ngày càng tăng
9
2.1.2 Ngành nghề kinh doanh của chủ DNV&N
11
2.1.3 Trình độ của chủ DNV&N từng bước được cải thiện
13
2.1.4 Những đóng góp của đội ngũ chủ DNV&N đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam
13
2.1.5 Một số DN và chủ DN tiêu biểu
20
2.1.6 Một số thành tựu kinh tế nổi bật năm 2003
22
2.2 Những cơ hội đối với chủ DNV&N mới thành lập
23
2.2.1 Các đặc điểm và lợi thế tiềm năng của các DNV&N
23
2.2.2 Môi trường pháp lý và kinh doanh
25
2.2.3 Cơ hội trong hội nhập kinh tế quốc tế
27
2.2.4 Vai trò của các tổ chức phi chính phủ
28
2.3 Những thách thức đối với chủ DNV&N mới thành lập
29
2.3.1 Trình độ quản lý
29
2.3.2 Khó khăn trong thủ tục đăng ký kinh doanh
30
2.3.3 Khó khăn trong việc huy động vốn
32
2.3.4 Về công nghệ thiết bị
33
2.3.5 Thiếu mặt bằng kinh doanh ổn định lâu dài
35
2.3.6 Về lao động
37
2.3.7 Khó khăn về thị trường và khả năng cạnh tranh
38
2.3.8 Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh ở Việt Nam còn hạn chế
39
2.3.9 Trở ngại trong thủ tục chính sách của Nhà nước
41
2.3.10 Khó khăn trong hội nhập kinh tế quốc tế và xu thế toàn cầu hoá
43
2.3.11 Thiếu thông tin và phương tiện xử lý thông tin
45
2.3.12 Việc xây dựng hình ảnh và văn hoá công ty chưa được quan tâm
46
PHẦN III: Một số khuyến nghị chủ yếu hỗ trợ DNV&N mới thành lập ở Việt Nam
48
3.1 Đối với Nhà nước
48
3.2 Đối với các tổ chức hỗ trợ DNV&N
51
3.3 Đối với chủ DNV&N
52
3.4 Khuyến nghị của cá nhân
53
KẾT LUẬN
55
CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Ký tự viết tắt
Giải nghĩa
DN
DNV&N
DNNN
DNNQD
XNK
XK
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Doanh nghiệp Nhà nước
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DA081.doc