Tài liệu Đề tài Chương trình Quản lý học sinh trung học phổ thông: MỞ ĐẦU
Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và điều hành đang trở nên phổ biến ở nước ta hiện nay. Lợi ích mà các phần mềm quản lý mang lại chính là việc tổng hợp các thông tin một cách nhanh, gọn và tính toán chính xác.
“Chương trình Quản lý học sinh PTTH” được xây dựng cho trường PTTH Lý Thái Tổ - huyện Từ Sơn - tỉnh Bắc Ninh nhằm mục đích “Tin học hoá công tác quản lý” trong trường học. Với mong muốn được góp một phần vào sự phát triển chung của ngôi trường – nơi em đã học tập và trưởng thành, em hi vọng sẽ xây dựng chương trình ngày một hoàn thiện hơn để có thể sử dụng hiệu quả trong thực tiễn.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường PTTH Lý Thái Tổ:
Thầy Nguyễn Ngọc Thanh (Hiệu trưởng )
Thầy Nguyễn Đắc Cao ( Phó hiệu trưởng)
Thầy Nguyễn Trọng Thà (Phó hiệu trưởng)
Thầy Lê Xuân Long (Tổ trưởng tổ Hoá – Tin)
Cùng toàn thể các thầy cô giáo trường PTTH Lý Thái Tổ đã tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp các tài liệu, các thông tin cần thiết và giúp đỡ em tron...
70 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1479 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Chương trình Quản lý học sinh trung học phổ thông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và điều hành đang trở nên phổ biến ở nước ta hiện nay. Lợi ích mà các phần mềm quản lý mang lại chính là việc tổng hợp các thông tin một cách nhanh, gọn và tính toán chính xác.
“Chương trình Quản lý học sinh PTTH” được xây dựng cho trường PTTH Lý Thái Tổ - huyện Từ Sơn - tỉnh Bắc Ninh nhằm mục đích “Tin học hoá công tác quản lý” trong trường học. Với mong muốn được góp một phần vào sự phát triển chung của ngôi trường – nơi em đã học tập và trưởng thành, em hi vọng sẽ xây dựng chương trình ngày một hoàn thiện hơn để có thể sử dụng hiệu quả trong thực tiễn.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường PTTH Lý Thái Tổ:
Thầy Nguyễn Ngọc Thanh (Hiệu trưởng )
Thầy Nguyễn Đắc Cao ( Phó hiệu trưởng)
Thầy Nguyễn Trọng Thà (Phó hiệu trưởng)
Thầy Lê Xuân Long (Tổ trưởng tổ Hoá – Tin)
Cùng toàn thể các thầy cô giáo trường PTTH Lý Thái Tổ đã tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp các tài liệu, các thông tin cần thiết và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại trường.
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo thuộc bộ môn Công nghệ thông tin - trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân đã tận tình giảng dạy chúng em trong suốt khoá học.
Xin trân trọng cảm ơn Thầy giáo - Thạc sỹ Phạm Minh Hoàn đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề tài thực tập tốt nghiệp : “Chương trình quản lý học sinh PTTH”.
Sinh viên
Nguyễn Thị Khánh Chi
CHƯƠNG I : KHẢO SÁT CƠ SỞ THỰC TẬP
GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG PTTH LÝ THÁI TỔ:
Trường PTTH Lý Thái Tổ được xây dựng trên địa bàn xã Đình Bảng - huyện Từ Sơn - tỉnh Bắc Ninh là một ngôi trường có truyền thống dạy tốt - học tốt trong toàn tỉnh.
Với chiều dài lịch sử gần 80 năm, từ năm 1929 đến nay, trường đã trải qua rất nhiều biến cố lịch sử:
Thời Pháp thuộc, năm 1929, ngôi trường mới được xây dựng do ông Nguyễn Phụ Nai khởi xướng, thiết kế, thi công bằng tiền vốn của nhân dân xã Đình Bảng. Năm 1930 trường hoàn thành, đặt tên là trường tiểu học Kiêm bị Đình Bảng. Trường thu nhận học sinh Nam Phần Bắc Ninh do thầy Hoàng Hữu Khánh - giáo thụ phủ Từ Sơn kiêm hiệu trưởng. Sau đó là thầy Ngô Đức Kính rồi thầy Nguyễn Khánh làm hiệu trưởng. Trường hoạt động đến ngày toàn quốc kháng chiến.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) kết thúc, hoà bình lập lại ở miền Bắc. Tháng 8 năm 1955 trường cấp 2 Từ Sơn được thành lập, xây dựng trên nền trường Kiêm bị cũ, kế tục chức năng giáo dục đào tạo học sinh của nửa tỉnh Bắc Ninh, do thầy Nguyễn Trọng Nguyên làm hiệu trường (từ 1958-1959). Năm 1959 trường mở 2 lớp 8 (tức lớp 10 ngày nay) phát triển thành trường cấp 2, 3 Từ Sơn, thầy Nguyễn Tiến Thư làm Hiệu trưởng.
Do nhu cầu phát triển của giáo dục, từ năm 1961, trường cấp 2, 3 Từ Sơn tách phần cấp 2 về xã Đình Bảng, còn lại là trường phổ thông cấp 3 Từ Sơn do thầy Nguyễn Anh Hào làm hiệu trưởng, tiếp theo là thầy Nguyễn Phiên làm hiệu trưởng (từ năm 1967- đến năm 1982).
Năm 1984, trường đổi tên thành PTTH Từ Sơn do thầy Lê Đăng Dong làm hiệu trưởng ( 1982- 1986). Năm 1994, trường mang tên PTTH Lý Thái Tổ do thầy Nguyễn Phú Trai làm hiệu trưởng(1986-1999). Tiếp theo là thầy Nguyễn Văn Mười (1999-2002). Hiện tại thầy Nguyễn Ngọc Thanh làm hiệu trưởng từ năm 2002.
Trường PTTH Lý Thái Tổ nằm trên địa bàn xã Đình Bảng (nơi có đền thờ 8 vị vua Triều Lý), vùng quê Từ Sơn giàu truyền thống lịch sử, văn hiến và cách mạng. Thời kỳ đổi mới, kinh tế phát triển mạnh là điều kiện thuận lợi cho sự trưởng thành của nhà trường. Thăng trầm của lịch sử, thử thách của chiến tranh, kho khăn thách thức trong khôi phục và phát triển kinh tế, xã hội, nhưng trường cấp 3 Từ Sơn, PTTH Từ Sơn, PTTH Lý Thái Tổ vẫn giữ vững truyền thống dạy tốt, học tốt.
Trong thời kỳ đổi mới, nhất là những năm trở lại đây, trường liên tục được sở giáo dục đào tạo Hà Bắc; Bắc Ninh công nhận trường tiên tiến, tiên tiến xuất sắc, “Lá cờ đầu” toàn ngành giáo dục phổ thông, UBND tỉnh tặng cờ “Đơn vị dẫn đầu”.
Năm 1989, chủ tịch nước tặng thưởng cho trường Huân chương lao động hạng ba, năm 1999 được tặng thưởng Huân chương lao động hạng hai. Và được tỉnh đề nghị nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng nhất vào dịp kỷ niệm 75 năm thành lập trường (1929-2004).
Các thế hệ thầy cô giáo và các thế hệ học sinh cùng phụ huynh đã phấn đấu không mệt mỏi tạo dựng nên truyền thống, bề dày lịch sử và sự toả sáng của trường. Những phần thưởng cao quý mà nhà trường đạt được trong nhiều năm liền chính là sự chứng minh cho những cố gắng không mệt mỏi trong công tác dạy và học của thầy và trò nhà trường. Sau đây là một thống kê về thành tích học tập của học sinh trường PTTH Lý Thái Tổ (năm học 2003-2004):
94,2 % học sinh được xếp loại tốt, khá về đạo đức.
121 học sinh (chiếm 3,9%) được xếp loại học lực giỏi.
1517 (chiếm 48,7%) học sinh được xếp loại khá về văn hoá.
01 học sinh đạt giải thi học sinh giỏi quốc gia.
Thi tốt nghiệp lớp 12 đạt 99,8% .
Thi học sinh giỏi cấp tỉnh đạt 58 giải, xếp thứ hai so với các trường PTTH trong toàn tỉnh.
Riêng học sinh lớp 12 hàng năm thi đỗ Đại Học đạt bình quân 50%, năm học 2003-2004 vượt trên bình quân 10 %, nhiều học sinh đạt 28, 29 điểm..
Ngoài ra các hoạt động khác đều đạt giải thưởng cờ thứ hạng chuyên ngành: thể dục thể thao, văn nghệ, hoạt động xã hội v.v…
CƠ CẤU TỔ CHỨC CÁN BỘ CỦA TRƯỜNG:
Năm học 2007-2008, trường có hơn 126 cán bộ, giáo viên, nhân viên và hơn 2000 học sinh ở 44 lớp (khối 12 đào tạo theo chương trình phổ thông cũ, khối 10 và khối 11 đào tạo theo chương trình chuyên ban mới của bộ Giáo dục và đào tạo, gồm 2 ban là ban A và ban C). Các học sinh toàn bộ là hệ A, tối đa mỗi lớp có 45 học sinh.
Cán bộ giáo viên nhà trường:
Lãnh đạo nhà trường
Thầy Nguyễn Ngọc Thanh - Hiệu trưởng , bí thư chi bộ.
Thầy Nguyễn Đắc Cao – Phó hiệu trưởng, phó bí thư chi bộ.
Thầy Nguyễn Trọng Thà – Phó hiệu trưởng.
Thầy Đàm Công Lưu - Chủ tịch công đoàn.
Thầy Trịnh Xuân Hoàng – Bí thư Đoàn thanh niên.
Các tổ, bộ môn:
Tổ Ngữ Văn
Tổ Sinh vật, kỹ thuật nông nghiệp
Tổ Hoá học – Tin học
Tổ toán
Tổ Vật Lý - Kỹ thật công nghiệp
Tổ Lịch sử - địa lý – giáo dục công dân
Tổ ngoại ngữ
Tổ giáo dục thể chất
Tổ hành chính phục vụ
HỘI ĐỒNG NHÀ TRƯỜNG
CẤP UỶ
CÔNG ĐOÀN
ĐOÀN TN
TỔ NỮ CÔNG
BCH CÔNG ĐOÀN
CHI ĐOÀN GV
CHI ĐOÀN HS
BAN GIÁM HIỆU
TỔ HÀNH CHÍNH
VĂN THƯ
KẾ TOÁN
THƯ VIỆN
THÍ NGHIỆM
TỔ BẢO VỆ
TỔ VỆ SINH
TỔ CHUYÊN MÔN
TỔ TOÁN
TỔ LÝ-KT CÔNG NGHIỆP
TỔ HOÁ-TIN
TỔ SINH-KT NÔNG NGHIỆP
TỔ NGỮ VĂN
TỔ SỬ ĐỊA - GDCD
TỔ GIÁO DỤC THỂ CHẤT
TỔ NGOẠI NGỮ
CHI BỘ ĐẢNG
Hình 1: Sơ đồ Bộ máy tổ chức quản lý - Trường PTTH Lý Thái Tổ
CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỌC SINH:
Mọi hoạt động trong lĩnh vực quản lý của nhà trường hầu như thực hiện theo phương pháp “truyền thống”. Nghĩa là, cơ cấu quản lý hoàn toàn dựa trên việc lưu trữ thủ công các giấy tờ, sổ sách, công văn, hồ sơ học sinh, hồ sơ cán bộ…theo từng năm. Các hồ sơ đó được lưu trữ tại phòng văn thư của trường, do nhân viên văn thư của trường chịu trách nhiệm quản lý.
Quy trình quản lý học sinh trong một khoá học của trường được diễn ra như sau:
Quản lý hồ sơ học sinh:
Việc tiếp nhận hồ sơ đầu vào:
Học sinh khi thi đỗ vào trường sẽ nộp hồ sơ trúng tuyển bao gồm: sơ yếu lý lịch, bản sao giấy khai sinh, giấy báo trúng tuyển và kết quả thi đầu vào.
Học sinh phải đăng ký nguyện vọng mình học theo chuyên ban nào. Nhà trường đang áp dụng giảng dạy 3 chương trình chuyên ban là: Ban KHTN (ban khoa học tự nhiên - ban A), Ban KHXH (ban Khoa học xã hội - ban C) và ban Cơ Bản. Ban KHTN có các môn học chính là Toán, Vật Lý, Hoá Học, Sinh học; Ban KHXH có các môn học chính là Văn, Sử, Địa, Tiếng Anh. Riêng ban Cơ Bản có các môn chính là Toán và Văn, học theo chương trình mới của Bộ giáo dục.
Việc xếp lớp:
Các học sinh có cùng nguyên vọng đăng ký được xếp vào một ban. Trong trường hợp những ban có ít học sinh để thành lập một lớp (thí dụ ban C), nhà trường căn cứ vào điểm văn hoặc ngoại ngữ khá mà có kế hoạch điều chuyển các em từ ban A sang.
Căn cứ vào điểm thi đầu vào, trường xếp những em có điểm toán cao và hai điểm còn lại đạt khá vào các lớp A1, A2, A3 là những lớp chọn của trường. Từ lớp A4 trở đi, mỗi xã có một vài em học sinh được xếp học chung một lớp. Số học sinh một lớp quy định không quá 45 em.
Việc quản lý hồ sơ:
Sau khi đã xếp lớp, sơ yếu lý lịch của các học sinh ở mỗi lớp được ghi vào Sổ Đăng Bộ của trường. Mỗi một khoá học có một Sổ Đăng Bộ lưu thông tin cơ bản và tên lớp của từng học sinh trong khoá học đó.
Các hồ sơ của học sinh được xếp theo từng lớp để trong các ngăn tủ có dán nhãn đặt trong văn phòng nhà trường. Khi cần thiết, nhân viên phụ trách văn thư sẽ tìm kiếm hồ sơ trong những ngăn tủ đó.
Cuối khoá học, nhân viên phụ trách văn thư phải hoàn tất công việc kiểm tra đầy đủ tất cả các giấy tờ cần thiết của bộ hồ sơ kết thúc khoá học để trả lại cho học sinh sau khi tốt nghiệp.
Biểu mẫu 1: Sổ đăng bộ:
Sở GD ĐT Bắc Ninh
Trường PTTH Lý Thái Tổ
SỔ ĐĂNG BỘ
Stt
Họ và tên
Ngày sinh
Hộ khẩu
Họ tên bố
Họ tên mẹ
Năm học
lớp
1
Nguyễn Mai Anh
24/08/1982
Phù lưu
Nguyễn Hải Đường
Đào Thị Quế
1997-1998
10A1
Quản lý điểm của học sinh:
Mỗi lớp có một cuốn Sổ gọi tên và ghi điểm (thường gọi là Sổ cái) ghi toàn bộ các thông tin cá nhân và thông tin về điểm, số buổi nghỉ học của từng học sinh trong lớp đó. Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm quản lý và ghi chép chính vào cuốn sổ này.
Mỗi giáo viên bộ môn có một cuốn Sổ điểm cá nhân ghi các loại điểm của các học sinh ở mỗi lớp tham gia giảng dạy.
Việc ghi các loại điểm của học sinh:
Mỗi học sinh, trong một học kỳ, mỗi môn học phải có tối thiểu các điểm: Điểm KT Miệng, điểm KT 15 phút, điểm KT 45 phút và điểm thi học kỳ. Tuỳ thuộc vào một số môn học chuyên ban mà có thể có hơn một bài kiểm tra viết. (Quy định về số lượng điểm kiểm tra trong từng môn học ở một học kỳ dựa theo cuốn “Phân phối chương trình” của Bộ giáo dục đào tạo).
Giữa kỳ hoặc cuối kỳ, giáo viên bộ môn phải ghi toàn bộ các con điểm từ Sổ điểm cá nhân vào Sổ gọi tên và ghi điểm của lớp tham gia giảng dạy.
Biểu mẫu 2: SỔ ĐIỂM
Bìa:
SỔ ĐIỂM
Tên giáo viên: Lê Xuân Long
Môn dạy: Hoá học
Năm học 2007-2008
Bên trong:
Lớp: 12A1 Giáo viên chủ nhiệm: Nguyễn Thị Thu Hằng
STT
HỌ VÀ TÊN
HỌC KỲ I
HỌC KỲ II
TBCN
M
15’
45’
HK
TBM
M
15’
45’
HK
TBM
Biểu mẫu 3: Khung phân phối chương trình, môn Hoá học lớp 10
LỚP 10
(THEO SGK HOÁ HỌC 10)
Cả năm: 35 tuần x 2 tiết/tuần = 70 tiết
Học kỳ I: 18 tuần x 2 tiết/tuần = 36 tiết
Học kỳ II: 17 tuần x 2 tiết/tuần = 34 tiết
Nội dung
Số tiết
Lý thuyết
Luyện tập
Thực hành
Ôn tập
Kiểm tra
Ôn tập đầu năm
2
Chương 1. Nguyên tử
6
3
1
Chương 2. Bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn các nguyên tố hoá học
6
6
1
Chương 3. Liên kết hoá học
5
2
Chương 4. Phản ứng hoá học
3
2
1
Ôn tập học kỳ I
1
Kiểm tra học kỳ I
1
Tổng số học kỳ I: 36 tiết
20
9
1
3
3
Chương 5: Nhóm Halogen
7
2
2
1
Chương 6. Oxi – Lưu Huỳnh
7
2
2
1
Chương 7: Tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học
4
2
1
Ôn tập học kỳ II
2
Kiểm tra học kỳ II
1
Tổng số học kỳ II: 34 tiết
18
6
5
2
3
LỚP 10
(THEO SGK HOÁ HỌC NÂNG CAO)
Cả năm: 35 tuần x 2,5 tiết/tuần=87,5 tiết
Học kỳ I: 18 tuần x 3 tiết/tuần
Học kì II: 17 tuần x 2 tiết/tuần =34 tiết
Nội dung
Số tiết
Lý thuyết
Luyện tập
Thực hành
Ôn tập
Kiểm tra
Ôn tập đầu năm
2
Chương 1. Nguyên tử
7
4
1
Chương 2. Bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn các nguyên tố hoá học
7
2
1
Chương 3. Liên kết hoá học
10
4
1
Chương 4. Phản ứng hoá học
4
2
1
1
Chương 5: Nhóm Halogen
8
2
2
Chương 6. Oxi – Lưu Huỳnh
9
3
2
1
Chương 7: Tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học
5
2
1
Ôn tập học kỳ II
3
Kiểm tra học kỳ II
2
Tổng số tối thiểu: 87 tiết
50
19
7
5
6
Việc tính điểm trung bình:
Sau khi có đầy đủ các loại điểm của từng môn học (bao gồm: điểm KT Miệng, KT 15 phút, KT 45 phút, điểm KT học kỳ), giáo viên bộ môn phải tính điểm trung bình cho học sinh trong lớp tham gia giảng dạy. Sau đó ghi vào Sổ điểm cá nhân và ghi vào Sổ gọi tên và ghi điểm của lớp tham gia giảng dạy.
Kết thúc mỗi học kỳ, giáo viên chủ nhiệm tổng hợp các điểm từ Sổ gọi tên và ghi điểm của lớp, tính điểm trung bình học kỳ của từng học sinh trong lớp chủ nhiệm, tính tổng số học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, kém trong lớp, kết quả ghi vào sổ Gọi tên và ghi điểm.
Hệ số điểm môn học khi tham gia tính điểm trung bình các môn học kỳ và cả năm được Bộ Giáo Dục và Đào tạo quy định như sau:
Ban Khoa học tự nhiên(KHTN):
Hệ số 2 các môn: Toán, Vật Lý, Hoá Học, Sinh học.
Hệ số 1 các môn còn lại.
Ban Khoa học xã hội và nhân văn(KHXH - NV):
Hệ số 2 các môn: Ngữ văn, Lịch Sử, Địa lý, Ngoại ngữ thứ nhất (Tiếng Anh)
Hệ số 1: Các môn còn lại.
Ban cơ bản:
Hệ số 2 tính theo quy định dưới đây:
Nếu học 3 hoặc 2 môn học nâng cao (học theo SGK nâng cao hoặc theo SGK biên soạn theo chương trình chuẩn cùng với chủ đề tự chọn nâng cao của môn học đó) thì tính thêm cho 1 trong 2 môn Toán và Ngữ Văn.
Nếu không học môn nâng cao nào thì tính cho hai môn Toán và Ngữ Văn.
Hệ số 1 các môn còn lại.
Điểm trung bình môn học được tính như sau:
Tổng các hệ số
ĐKTtx + 2 x ĐKTđk + 3 x ĐKThk
ĐTBmhk=
Điểm trung bình môn học kỳ (ĐTBmhk ) là trung bình cộng của điểm các bài KTtx,KTđk , KThk với các hệ số quy định ở trên.
Điểm trung bình môn học cả năm (ĐTBmcn) là trung bình cộng của ĐTBmhkI với ĐTBmhkII, trong đó ĐTBmhkII tính theo hệ số 2
ĐTBmcn=
ĐTBhkI+ 2 x ĐTBmhkII
3
Điểm trung bình các môn học kỳ, cả năm học được tính như sau:
Điểm trung bình các môn học kỳ (ĐTBhk) là trung bình cộng của điểm trung bình môn học kỳ của tất cả các môn với hệ số (a,b…) của từng môn học.
ĐTBhk =
Tổng các hệ số
a x ĐTBmhk Toán + b x ĐTBmhk Vật lý+…
ĐTBcn =
a x ĐTBcn Toán + b x ĐTBmcn Vật lý
Tổng các hệ số
Điểm trung bình các môn cả năm (ĐTBcn) là trung bình cộng của điểm trung bình cả năm của tất cả các môn học với hệ số (a,b…) của từng môn học:
Điểm trung bình các môn học kỳ hoặc cả năm học là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi đã làm tròn số.
Đối với các môn chỉ dạy học trong 1 học kỳ thì lấy kết quả đánh giá, xếp loại của học kỳ đó làm kết quả đánh giá, xếp loại cả năm học.
Các trường hợp được miễn học môn Thể dục, môn âm nhạc, môn Mỹ thuật, thực hành môn Giáo dục Quốc Phòng và An ninh(GDQP-AN):
Học sinh trường THPT, trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học được miễn học môn thể dục, học sinh THCS được miễn học môn Âm nhạc, môn Mỹ thuật, học sinh THPT được miễn học phần thực hành môn GDQP-AN nếu thuộc một trong các trường hợp: Mắc bệnh mãn tính, bị khuyết tật bẩm sinh, bị tại nạn hoặc bị bệnh phải điều trị
Hồ sơ xin miễn học gồm: đơn xin miễn học của học sinh và bệnh án hoặc giấy chứng nhận thương tật do bệnh viên từ cấp huyện trở lên cấp,
Việc cho phép miễn học đối với các trường hợp do bị ốm đau hoặc tai nạn chỉ áp dụng trong năm học; các trường hợp bị bệnh mãn tính, khuyết tật bẩm sinh hoặc thương tật lâu dài được áp dụng cho cả năm học hoặc cả cấp học.
Hiệu trưởng cho phép học sinh được miễn học môn Thể dục, âm nhạc, mỹ thuật, phần thực hành môn GDQP-AN trong 1 học kỳ hoặc cả năm học. Nếu được miễn học cả năm thì môn học kỳ này không tham gia đánh giá, xếp loại học lực của học kỳ và cả năm học; nếu chỉ được miễn học 1 học kỳ thì lấy kết quả đánh giá, xếp loại của học kỳ đã học để đánh giá xếp loại học lực cả năm.
Đối với môn Giáo dục Quốc Phòng và An ninh: nếu học sinh được miễn học phần thực hành thì điểm trung bình môn học được tính căn cứ vào điểm kiểm tra phần lý thuyết.
Quản lý quá trình học tập:
Toàn bộ quá trình học tập của học sinh được giáo viên chủ nhiệm theo dõi và ghi vào Sổ Gọi tên và Ghi điểm của lớp (bao gồm các loại điểm và số ngày nghỉ học trong từng tháng). Cuối mỗi học kỳ và mỗi năm học, giáo viên chủ nhiệm tính ĐTBmhk và ĐTBhk của mỗi học sinh, ghi vào sổ Học bạ của học sinh đó. Căn cứ vào kết quả rèn luyện hạnh kiểm và học lực, dựa vào quy chế đánh giá xếp loại, giáo viên chủ nhiệm ghi kết quả xếp loại của mỗi học sinh vào Học bạ. Với những học sinh lưu ban, giáo viên chủ nhiệm chuyển Học bạ của học sinh đó cho nhà trường để xếp lớp vào khoá sau.
Đánh giá và xếp loại học sinh dựa vào những tiêu chí sau:
Tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm:
Hạnh kiểm được xếp thành 4 loại: tốt (T), khá (K), trung bình (Tb), yếu (Y) sau khi kết thúc học kỳ, năm học. Việc xếp loại hạnh kiểm cả năm học chủ yếu căn cứ kết quả xếp loại hạnh kiểm học kỳ 2.
Loại tốt:
Luôn kính trọng người trên, thầy giáo, cô giáo, cán bộ và nhân viên nhà trường; thương yêu và giúp đỡ các em nhỏ tuổi; có ý thức xây dựng tập thể, đoàn kết với các bạn, được các bạn tin yêu.
Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, khiêm tốn.
Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, cố gắng vươn lên trong học tập
Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường, chấp hành tốt luật pháp, quy định về trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông; tích cực tham gia đấu tranh, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và tiêu cực trong học tập, kiểm tra, thi cử.
Tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường
Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục quy định trong Kế hoạch giáo dục, các hoạt động chính trị, xã hội do nhà trường tổ chức; tích cực tham gia các hoạt động của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; chăm lo giúp đỡ gia đình.
Loại khá:
Thực hiện được những quy định tại khoản 1, nhưng chưa đạt đến mức của loại tốt, đôi khi có thiếu sót nhưng sửa chữa ngay khi thầy giáo, cô giáo và các bạn góp ý.
Loại trung bình:
Có một số khuyết điểm trong việc thực hiện các quy định tại khoản 1 nhưng mức độ chưa nghiêm trọng sau khi được nhắc nhở, giáo dục.
Loại Yếu: nếu có một trong những khuyết điểm sau đây:
Có sai phạm với tính chất nghiêm trọng hoặc lặp lại nhiều lần trong việc thực hiện quy định tại khoản 1, được giáo dục nhưng chưa sửa chữa.
Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của giáo viên, nhân viên nhà trường.
Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử.
Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn hoặc của người khác, đánh nhau gây rối trật tự, trị an trong nhà trường, ngoài xã hội.
Đánh bạc, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng ma tuý, vũ khí chất nổ, chất độc hại, lưu hành văn hoá độc hại, đồi truỵ hoặc tham gia tệ nạn xã hội.
Tiêu chuẩn xếp loại học lực:
Học lực được xếp thành 5 loại: loại giỏi (viết tắt: G), loại khá (viết tắt: K), loại trung bình (viết tắt: Tb), loại yếu (viết tắt: Y), loại kém( viết là: kém).
Loại Giỏi, nếu có đủ các tiêu chuẩn dưới đây:
Điểm trung bình hoặc các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó đối với học sinh THPT chuyên thì điểm các môn chuyên từ 8,0 trở lên, đối với học sinh THCS và THPT không chuyên thì có một trong hai môn Toán hoặc Ngữ Văn từ 8,0 trở lên.
Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5.
Loại Khá, nếu có đủ các tiêu chuẩn dưới đây:
Điểm trung bình các môn học từ 6,5 trở lên, trong đó: đối với học sinh THPT chuyên thì điểm môn chuyên từ 6,5 trở lên; đối với học sinh THCS và THPT không chuyên thì có một trong hai môn Toán, Ngữ Văn từ 6,5 trở lên.
Không có môn học nào điểm trung bình dưới 5,0.
Loại Trung bình nếu có đủ các tiêu chuẩn dưới đây:
Điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên, trong đó: đối với học sinh THPT chuyên thì điểm môn chuyên từ 5,0 trở lên; đối với học sinh THCS và THPT không chuyên thì có 1 trong 2 môn Toán, Ngữ Văn từ 5,0 trở lên
Không có môn học nào điểm trung bình dưới 3,5.
Loại Yếu: điểm trung bình các môn học từ 3,5 trở lên và không có môn học nào điểm trung bình dưới 2,0.
Loại Kém: Các trường hợp còn lại.
Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức quy định cho từng loại nói tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 nhưng ĐTB của 1 môn học thấp hơn mức quy định cho loại đó nên học lực bị xếp thấp xuống thì được điều chỉnh như sau:
Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức G nhưng do ĐTB của 1 môn học phải xuống loại Tb thì được điều chỉnh xếp loại K.
Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức G nhưng do ĐTB của 1 môn học phải xuống loại Y hoặc Kém thi được điều chỉnh xếp loại Tb.
Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại K, nhưng đo ĐTB của 1 môn học phải xuống loại Y thì được điều chỉnh xếp loại Tb.
Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại K, nhưng do ĐTB của 1 môn học phải xuống loại kém thì được điều chỉnh xếp loại Y
Sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại:
Học sinh có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp:
Hạnh kiểm và học lực trung bình trở lên.
Nghỉ không quá 45 buổi học trong 1 năm học( nghỉ có phép hoặc không có phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại).
Học sinh thuộc 1 trong các trường hợp dưới đây thì không được lên lớp
Nghỉ quá 45 buổi trong 1 năm học( nghỉ có phép hoặc không có phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại).
Học lực cả năm loại kém hoặc học lực và hạnh kiểm cả năm loại yếu.
Sau khi đã được kiểm tra lại một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0 để xếp loại lại học lực cả năm nhưng vẫn không đạt loại trung bình.
Hạnh kiểm cả năm xếp loại yếu, nhưng không hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện trong kỳ nghỉ hè nên vẫn không được xếp loại về hạnh kiểm.
Xét công nhận học sinh giỏi, học sinh tiên tiến:
Công nhận danh hiệu học sinh giỏi học kỳ hoặc cả năm học nếu đạt hạnh kiểm loại tốt và học lực loại giỏi.
Công nhận đạt danh hiệu học sinh tiên tiến học kỳ hoặc cả năm học nếu đạt hạnh kiểm từ loại khá trở lên và học lực từ loại khá trở lên.
Kiểm tra lại các môn học:
Học sinh xếp loại hạnh kiểm cả năm học từ trung bình trở lên nhưng học lực cả năm học loại yếu được lựa chọn một số trong các môn học có điểm trung bình cả năm học dưới 5,0 để kiểm tra lại. Điểm kiểm tra lại thay cho điểm trung bình cả năm học của môn học đó để tính lại điểm trung bình các môn học, cả năm học và xếp loại về học lực. Nếu đạt loại trung bình thì được lên lớp.
Rèn luyện hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè:
Học sinh xếp loại học lực cả năm từ trung bình trở lên nhưng hạnh kiểm cả năm học xếp loại yếu thì phải rèn luyện thêm hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, hình thức rèn luyện do hiệu trưởng quy định. Nhiệm vụ rèn luyện trong kỳ nghỉ hè được thông báo đến chính quyền, đoàn thể xã phường thị trấn, nơi học sinh cư chú. Cuối kỳ nghỉ hè, nếu được UBND cấp xã công nhận đã hoàn thành nhiệm vụ thì giáo viên chủ nhiệm đề nghị hiệu trưởng cho xếp loại lại về hạnh kiểm; nếu đạt loại trung bình thì được lên lớp.
Môn học
Điểm TB môn học
Điểm KT lại
Chữ ký
HK1
HK2
CN
Toán
Lý
Hoá
Sinh
Tin học
Ngữ Văn
Lịch sử
Địa lý
Ngoại ngữ
GDCD
Công nghệ
Thể dục
GDQP-AN
ĐTB các môn
Học kỳ/CN
Kết quả xếp loại
Số ngày nghỉ học
Xếp lại sau khi KT lại các môn hoặc rèn luyện
HK
HL
HK
HL
HK 1
Tbình
Yếu
HK2
Tbình
Yếu
CN
TB
Yếu
02
Tbình
Yếu
HỌC BẠ
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Họ và Tên:………………………………..
Giới tính………………………
Ngày sinh………………………………..
Nơi sinh………………………………….,
Dân tộc
Thàn phần GĐ/ chế độ( con Thương binh - liệt sỹ)
Chỗ ở hiện tại
Họ và tên cha……………Nghề nghiêp………………..
Họ và tên mẹ…………….Nghề nghiệp………………..
Họ và tên người giám hộ…………..Nghề nghiệp……
QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Năm học: 2006-2007
Lớp: 10A7
Tên trường: PTTH Lý Thái Tổ
Vào sổ đăng bộ số: LTT/06/07/BTN/25
Biểu mẫu 4: Sổ Học bạ
CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN:
Trường hiện được trang bị 02 phòng máy, phục vụ cho công tác giảng dạy môn “Tin học”, các máy tính không nối mạng với nhau. Ngoài ra còn có 07 bộ máy tính phục vụ cho công tác văn phòng, văn thư và kế toán, trong đó chỉ có 01 máy nối mạng Internet. Việc khuyến khích các giáo viên soạn và giảng dạy các môn học bằng giáo án điện tử được ban lãnh đạo nhà trường hết sức chú trọng. Trường cũng đã được trang bị 01 máy chiếu và 01 màn chiếu phục vụ cho công việc này. Phần mềm được sử dụng phổ biến trong nhà trường là bộ chương trình Microsotft Office. Các hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin trong nhà trường chủ yếu là dạy và học. Trường rất mong muốn có một phần mềm quản lý cho riêng mình để quản lý trường học một cách hiệu quả hơn.
CHƯƠNG II: KHẢO SÁT BÀI TOÁN
ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ CŨ:
Việc quản lý của hệ thống cũ có một số mặt thuận lợi và khó khăn như sau:
1. Ưu điểm:
Nhân viên văn thư và nhân viên kế toán thường đã quen với các hoạt động nghiệp vụ của mình nên các công việc diễn ra vẫn trôi chảy.
Hồ sơ quản lý thủ công sẽ có được đầy đủ các giấy tờ cần thiết, các văn bằng, chứng chỉ trực quan. Có thể phát hiện được thiếu sót hoặc mất mát nếu thây thiếu một số giấy tờ nào đó.
2. Nhược điểm:
Nhân viên văn thư của trường phải quản lý tất cả các giấy tờ, sổ sách liên quan đến học sinh và cán bộ trong trường. Do đó áp lực công việc lớn, hiệu quả làm việc không cao.
Văn phòng nhà trường chứa quá nhiều hồ sơ, sổ sách, chiếm nhiều diện tích lưu trữ. Việc tìm kiếm thông tin hết sức khó khăn.
Muốn tìm kiếm các thông tin về học sinh phải tìm đến hồ sơ học sinh. Việc tìm kiếm rất mất thời gian.
Công tác quản lý điểm và quản lý quá trình học tập của học sinh phải qua nhiều người và qua giáo viên chủ nhiệm. Công việc rất tốn thời gian và không có kết quả tức thì.
Việc tổng hợp và tính toán chất lượng đào tạo, kết quả học tập của các học sinh trong trường. Ban giám hiệu chưa thể có một báo cáo tổng hợp đánh giá chung và cái nhìn khái quát.
Trong trường hợp xảy ra mất mát hồ sơ hoặc thất lạc giấy tờ. Tổng hợp lấy lại thông tin là hết sức khó khăn.
Hàng năm, hàng tháng, hàng kỳ, ban giám hiệu không thể ngay lập tức đánh giá khái quát tỷ lệ học sinh khá, giỏi, trung bình, yếu, kém, từ đó có chỉ đạo điều chỉnh…
Việc tổng hợp và in các báo cáo phải làm theo phương pháp thủ công, tốn thời gian và công sức.
NHỮNG GIẢI PHÁP CỦA HỆ THỐNG MỚI SO VỚI HỆ THỐNG CŨ
Bài toán “Quản lý học sinh” áp dụng cho trường PTTH Lý Thái Tổ được xây dựng để giải quyết những khó khăn về quản lý điểm và quản lý hồ sơ của hệ thống cũ.
So với hệ thống quản lý cũ, bài toán giải quyết những vấn đề sau:
Về quản lý hồ sơ học sinh:
Các thông tin đầu vào của học sinh được lưu lại trong hệ thống, giúp cho việc quản lý một cách tập trung, tra cứu dễ dàng, không tốn nhiều diện tích lưu trữ.
Các thông tin trong hồ sơ, được cập nhật trong suốt quá trình học tập của học sinh. Đưa ra một cái nhìn khái quát, dễ dàng kiểm tra các thông tin còn thiếu sót.
Việc tìm kiếm hồ sơ theo nhiều tiêu chí khác nhau, thông qua các nút lệnh. Rất dễ sử dụng và nhanh chóng có kết quả.
Về quản lý điểm:
Các loại điểm của học sinh, được cập nhật và lưu trữ chỉ thông qua hệ thống mà không phải thông qua nhiều người.
Công việc tính toán điểm trung bình diễn ra tự động khi đã nhập đủ số điểm cần thiết. Các giáo viên bộ môn không mất thời gian tính điểm trung bình cho từng học sinh. Giáo viên chủ nhiệm không tốn thời gian tổng hợp và tính toán điểm trung bình học kỳ.
Sắp xếp theo chiều giảm dần của điểm trung bình học kỳ, giúp cho việc thống kê phân loại học lực các học sinh trong lớp.
Về quản lý quá trình học tập:
Người sử dụng có cái nhìn tổng quát, trực quan về kết quả học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh trong từng học kỳ, từng năm học.
Giáo viên chủ nhiệm không tốn nhiều thời gian tính toán và tổng kết lại cho từng học sinh.
Các thông tin được lưu trữ, tiện cho việc tìm kiếm và tra cứu.
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG CỤ LẬP TRÌNH:
Ngôn ngữ lập trình:
Chương trình sử dụng ngôn ngữ lập trình Visual Basic 6.0.
Visual Basic là ngôn ngữ lập trình ứng dụng phổ biến. Cung cấp rất nhiều công cụ điều khiển sẵn có giúp người lập trình dễ dàng tạo ra các giao diện đồ hoạ thân thiện với người sử dụng. Mỗi một công cụ điều khiển sẵn có có rất nhiều thuốc tính riêng biệt giúp cho người lập trình có nhiều lựa chọn theo ý muốn những thuộc tính phù hợp nhất với điều khiển.
Ngôn ngữ lập trình Visual Basic đơn giản, dễ sử dụng, tính tự động hoá cao. Cung cấp nhiều hàm, thủ tục sẵn có giúp người lập trình không cần nhớ nhiều lệnh mà vẫn thực hiện lập trình các điều khiển một cách dễ dàng.
Visual Basic tích hợp tiện ích (ADO) có thể kết nối với nhiều hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác nhau như Microsoft Access, Microsotf SQL Server… giúp cho việc truy suất thông tin dễ dàng. Vừa có thể sử dụng các câu truy vấn của hệ quản trị dữ liệu mà “nó” được kết nối, đồng thời cũng có thể sử dụng các câu truy vấn ngay trên nền chương trình để truy nhập vào cơ sở dữ liệu.
Visual Basic có thể kết hợp với Crystal Report là một công cụ tạo báo cáo tự động để in ra các báo hoặc thống kê khi cần thiết.
Ngôn ngữ truy vấn cơ sở dữ liệu: SQL server 2000 pro
Microsoft SQL server 2000 là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Relational Database Management System (RDBMS) ) sử dụng Transact-SQL để trao đổi dữ liệu giữa Client computer(Máy khách) và SQL Server computer (Máy chủ).
SQL Server 2000 được tối ưu để có thể chạy trên môi trường cơ sở dữ liệu rất lớn lên đến Tera-Byte và có thể phục vụ cùng lúc cho hàng ngàn user. SQL Server 2000 có thể kết hợp "ăn ý" với các server khác như Microsoft Internet Information Server (IIS)
Công cụ tạo lập báo cáo: Crystal report
Là một công cụ thiết lập báo cáo độc lập, Crystal report có thể kết nối với SQL server 2000 tạo ra các báo cáo tuỳ theo mục đích sử dụng.
Crystal Report kết nối với các câu lệnh của Visual Basic, thực hiện lệnh in ra các báo cáo khi cần thiết.
Crystal Report cung cấp các công cụ có sẵn, giúp tạo ra các báo cáo một cách dễ dàng. Vừa có thể tạo được báo cáo trong môi trường lập trình Visual Basic vừa có thể tạo báo cáo độc lập bằng cách kéo thả các “trường” trong “bảng” khi được kết nối với SQL server.
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG
MÔ TẢ QUY TRÌNH QUẢN LÝ HỌC SINH:
Tiếp nhận hồ sơ đầu vào:
Các học sinh sau khi thi đỗ vào trường, danh sách điểm do Sở giáo dục đào tạo gửi về sẽ gồm các thông tin đầu vào cơ bản như: Họ tên, ngày sinh, giới tính, quê quán, điểm đầu vào các môn (Toán, Văn, Tiếng Anh). Các thông tin này được nhập vào hệ thống, tương ứng với việc nhập một Khoá học mới.
Số báo danh (SBD) của mỗi học sinh trúng tuyển trong danh sách thi đầu vào tương ứng với một ID_HS lưu trong cơ sở dữ liệu.
Sau khi nhập đầy đủ các “thông tin điểm đầu vào”, hệ thống sẽ tính Tổng điểm ba môn (Toán, Văn, Tiếng Anh) rồi sắp xếp danh sách các học sinh theo thứ tự giảm dần của Tổng điểm. Việc sắp xếp này tiện cho công việc xếp lớp cho các học sinh và tra cứu thông tin đầu vào khi cần thiết.
Xếp lớp:
Theo nhu cầu xếp lớp của hệ thống thực (của trường), các học sinh có Tổng điểm cao, hoặc điểm Toán cao và điểm Văn ở mức giới hạn nào đó sẽ được xếp vào các lớp chọn của trường (từ A1 đến A3).
Trường giảng dạy theo hai chuyên ban là Ban A và Ban C. Số học sinh đăng ký nguyện vọng học Ban A thường nhiều hơn số học sinh đăng ký nguyện vọng Ban C. Thông thường, mỗi khoá học, trường chỉ tổ chức 01 lớp học theo ban C, còn lại là Ban A. Mỗi lớp tối đa theo quy định là 45 học sinh. Trong trường hợp số học sinh đăng ký nguyện vọng học ban C không đủ 45 em, nhà trường phải thực hiện điều phối các em có nguyện vọng đăng ký học Ban A, nhưng điểm Toán thấp hơn điểm Văn hoặc điểm Ngoại ngữ vào lớp ban C.
Căn cứ vào việc sắp xếp học sinh theo thứ tự giảm dần của tổng điểm. Người sử dụng sẽ sắp xếp các học sinh vào các lớp theo đúng yêu cầu của trường bằng cách nhập các ID_HS và các Mã lớp tương ứng để xếp lớp. Hệ thống sẽ thực hiện đếm các ID_HS, tổng số ID_HS trong một lớp tương ứng với sỹ số học sinh trong lớp đó.
Các lớp được quản lý theo Mã lớp và là duy nhất trong mỗi khoá học. Ngoài việc sắp xếp học sinh theo thứ tự giảm dần của tổng điểm (để xếp học sinh vào các lớp chọn), hệ thống còn cho phép sắp xếp các học sinh theo nguyện vọng đăng ký học( Ban A hay Ban C), hoặc theo quê quán (Tên xã) để tiện cho việc sắp xếp lớp theo yêu cầu của hệ thống thực.
Quản lý hồ sơ:
Từ ngay sau khi được xếp lớp. Các hồ sơ học sinh sẽ được quản lý theo lớp.
Người sử dụng phải nhập các Sơ yếu lý lịch của học sinh vào hệ thống. Mỗi một học sinh (ID_HS) có một Sơ yếu lý lịch(Nơi sinh, Dân tộc,Chỗ ở hiện tại, Họ tên bố, Nghề nghiệp bố, Họ tên mẹ, nghề nghiệp mẹ, họ tên người giám hộ, nghề nghiệp…). Thông tin này được lưu vào hệ thống để thực hiện tra cứu hoặc in ra khi cần thiết.
Hệ thống cho phép tìm kiếm, tra cứu, xem toàn bộ các thông tin đầu vào của học sinh và sơ yếu lý lịch của học sinh khi biết một trong số thông tin về học sinh như: ID_HS, Tên học sinh, Khoá học, lớp…Điều này tiết kiệm thời gian tìm kiếm rất nhiều,
Quản lý điểm:
Quản lý điểm là phần quan trọng nhất trong chương trình. Quy trình quản lý và tính toán điểm cũng có rất nhiều khó khăn và phức tạp. Là căn cứ để xếp loại học lực và quản lý quá trình học tập
Vào điểm:
Mỗi học sinh trong cả khoá học phải học 6 học kỳ. Mỗi học kỳ phải học từ 11 đến 13 môn học. Việc quản lý điểm của học sinh dựa trên việc quản lý điểm mỗi môn học ở mỗi học kỳ.
Quy ước:
Mã học kỳ
Tên học kỳ
Khối lớp
1
Học kỳ 1
Lớp 10
2
Học kỳ 2
Lớp 10
3
Học kỳ 1
Lớp 11
4
Học kỳ 2
Lớp 11
5
Học kỳ 1
Lớp 12
6
Học kỳ 2
Lớp 12
Mỗi học kỳ tương ứng với một Mã học kỳ (được đánh số thứ tự từ 1 đến 6). Mỗi Mã học kỳ là duy nhất.
Mỗi môn học, tương ứng là một Mã Môn Học. Mã môn học kiểu ký tự,và là thuộc tính duy nhất. Để tiện cho việc xác định tên môn học tương ứng, quy ước cách đặt tên cho Mã môn học là Tên môn học đó không dấu, hoặc chữ cái đầu của môn học đó nếu tên môn học quá dài. (Ví dụ: GDCD: là mã của môn học: Giáo dục công dân).
Quy ước:
Mã môn học
Tên môn học
GDCD
Giáo dục công dân
Sinh
Sinh học
Tin
Tin học
Anh
Tiếng Anh
Ly
Vật lý
Su
Lịch sử
TD
Thể dục
Dia
Địa
Hoa
Hoá
KTNN
Kỹ thuật nông nghiệp
KTCN
Kỹ thuật công nghiệp
GDQP-AN
Giáo dục quốc phòng
Toan
Toán
Nghe
Nghề phổ thông
Mỗi học sinh, trong mỗi học kỳ, với mỗi môn học phải có 02 loại điểm: Điểm kiểm tra thường xuyên (KTtx), và điểm Kiểm tra định kỳ (KTđk), theo đúng quy chế của Bộ Giáo dục đào tạo (xem chương I).
Điểm KTtx bao gồm kiểm tra miệng (DiemMieng), và kiểm tra viết dưới 1 tiết (Kiểm tra 15 phút). Số điểm KTtx phụ thuộc vào số tiết của môn học đó trong 1 tuần.
Quy định:
Môn học có từ 1 tiết trở xuống/tuần: KT ít nhất 2 lần.
Môn học có từ 1 tiết đến dưới 3 tiết/tuần: KT ít nhất 3 lần
Môn học có từ 3 tiết trở lên/tuần: KT ít nhất 4 lần
Các điểm KTtx đều lấy hệ số 1, và phải có ít nhất 1 điểm kiểm tra miệng (DiemMieng). Do đó có những môn học có 3 bài kiểm tra 15 phút. Thứ tự của các điểm trong các lần kiểm tra là : DiemHS1_L1, DiemHS1_L2, DiemHS1_L3.
Điểm KTđk bao gồm điểm kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên; kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên, và kiểm tra học kỳ (KThk). Các điểm Kiểm tra 1 tiết và điểm Kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên lấy hệ số 2. Điểm kiểm tra học kỳ lấy hệ số 3. Mỗi học kỳ, mỗi môn học chỉ có 01 điểm thi học kỳ (DiemThiHK). Số điểm kiểm tra hệ số 2 phụ thuộc vào khung phân phối chương trình của môn học trong học kỳ đó. Có những môn học có tối đa 04 điểm Hệ số 2. Do đó, thứ tự của các điểm trong các lần kiểm tra là: DiemHS2_L1, DiemHS2_L2, DiemHS2_L3, DiemHS2_L4.
Người sử dụng phải nhập vào các điểm này qua cửa sổ “Vào điểm”. Mỗi môn học khác nhau có một cửa sổ vào điểm khác nhau.
Mỗi học sinh, trong một học kỳ, với mỗi học phải có đủ số điểm quy định để tính điểm trung bình môn học kỳ (ĐTBmhk) của học kỳ đó. Để phân biệt điểm của môn học ở một học kỳ với điểm của môn học đó ở học kỳ khác, ta sử dụng trường ID_Diem.
Với mỗi cửa sổ vào điểm, người sử dụng phải nhập dữ liệu cho trường ID_Diem. ID_Diem xác định tính duy nhất cho bản ghi chứa các điểm (DiemMieng, DiemHS1_L1, DiemHS1_L2, DiemHS1_L3, DiemHS2_L1, DiemHS2_L2, DiemHS2_L3,DiemThiHK) của một học sinh, trong một học kỳ, ở một môn học.
ID_Diem có kiểu ký tự. Để tiện cho việc phân biệt và quan lý ID_Diem, ta có thể quy ước việc nhập ID_Diem theo một mẫu chung, dễ nhớ.
Ví dụ: ID_Diem = “Tên học kỳ + Mã học sinh +Mã Môn học”
Nhìn vào ID_Diem: “Hk1_001_anh”: ta có thể biết đây là bản ghi chứa điểm học sinh có mã “001”, điểm môn “Tiếng Anh” ở “học kỳ 1”.
Tính điểm Trung bình môn học kỳ:
Điểm trung bình môn học kỳ (ĐTBmhk) được tính sau khi người sử dụng đã nhập đầy đủ các loại điểm của môn học ở học kỳ đó.
Cách tính điểm trung bình môn học kỳ dựa vào công thức tính điểm do Bộ Giáo Dục đào tạo quy định (xem chương 1). Mỗi ID_Diem ứng với một ĐTBmhk.
ĐTBmhk của mỗi học sinh được lấy làm cơ sở để tính điểm trung bình học kỳ (ĐTBhk) cho học sinh ở học kỳ đó.
Tính điểm trung bình học kỳ:
Điểm trung bình học kỳ (ĐTBhk) của một học sinh là điểm trung bình của tất cả các môn học trong học kỳ đó. ĐTBhk được tính sau khi người sử dụng đã thực hiện tính ĐTBmhk của các môn học trong học kỳ.
Cách tính điểm trung bình học kỳ dựa vào công thức tính điểm do Bộ iáo dục và Đào tạo quy định (xem chương 1).
Kết quả ĐTBhk được lấy làm cơ sở để tính điểm trung bình cho cả năm học là là cơ sở căn cứ để đánh giá xếp loại học lực cho học sinh trong học kỳ đó.
Tính điểm trung bình năm học.
Điểm trung bình năm học(ĐTBnh) là điểm trung bình của học kỳ 1 và học kỳ 2 của năm học đó. Điểm trung bình năm học được tính sau khi người sử dụng đã thực hiện tính điểm trung bình hai học kỳ của năm học đó.
Điểm trung bình năm học là cơ sở để đánh giá, xếp loại học sinh về học lực, xét lên lớp hoặc khen thưởng.
Quản lý quá trình học tập:
Quản lý quá trình học tập của học sinh bao gồm việc theo dõi học lực và đánh giá hạnh kiểm của học sinh trong toàn bộ khoá học.
Kết quả học lực và rèn luyện hạnh kiểm của từng học kỳ được tính toán và lưu lại trong cơ sở dữ liệu. Tiện cho việc in ấn và tra cứu khi cần thiết.
Xử lý các thống kê, báo cáo:
Các thống kê, báo cáo được thực hiện khi có yêu cầu thống kê hoặc yêu cầu in báo cáo khi cần thiết.
Các thống kê bao gồm: Thống kê số lượng học sinh giỏi thống kê số lượng học sinh tiên tiến, thống kê số học sinh kém,số học sinh ở lại lớp, tỉ lệ học sinh khá, giỏi, tiên tiến….
Các báo cáo bao gồm: Danh sách học sinh giỏi, danh sách học sinh tiên tiến, danh sách học sinh lưu ban, Bảng kết quả học tập, Bảng điểm….
BIỂU ĐỒ PHẦN CẤP CHỨC NĂNG (BPC) - HỆ THỐNG QL HỌC SINH
Biểu đồ phân cấp chức năng là công cụ khởi đầu để mô tả hệ thống qua chức năng do công ty IBM phát triển. BPC cho phép phân rã dần các chức năng từ chức năng cao thành chức năng chi tiết nhỏ hơn và kết cùng ta thu được một cây chức năng. Cây chức năng này xác định một cách rõ ràng dễ hiểu cái gì xảy ra trong hệ thống.
Thành phần của biểu đồ bao gồm:
QL Hồ sơ
Hình vẽ: Chức năng QL Hố sơ của BPC -Hệ thống QLHS PTTH Lý Thái Tổ
* Các chức năng: được ký hiệu bằng hình chữ nhật, trên có tên nhãn
A
B
C
D
Hình vẽ: Thể hiện kết nối giữa các chức năng. Chức năng A phân rã thành B,C,D
* Kết nối: Kết nối giữa các chức năng mang tính phân cấp và được ký hiệu bằng đoạn thẳng nối chức năng “cha” với các chức năng “con”
Đặc điểm của BPC:
+ Các chức năng được nhìn một cách khái quát nhất, trực quan, dễ hiêu, thể hiện tính cấu trúc của phân rã chức năng.
+ Dễ thành lập vì tính đơn giản: Nó trình bày hệ thống làm gì hơn là hệ thống làm như thế nào.
+ Rất gần gũi với sơ đồ tổ chức, nhưng ta không đồng nhất nó với sơ đồ tổ chức.
Từ những phân tích của hệ thống thực, ta xây dựng được biểu đồ phân cấp chức năng, hệ thống “Quản Lý Học sinh PTTH” như sau:
HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỌC SINH
Cập nhật TT đầu vào
Cập nhật Hồ sơ
Sửa chữa thông tin
Lập sổ đăng bộ
Tra cứu hồ sơ
QL HỒ SƠ
Cập nhật số ngày nghỉ
Xếp loại hạnh kiểm
Xếp loại danh hiệu
Xét khen thưởng/lư u ban
Lập sổ học bạ
QL QÚA TRÌNH HỌC TẬP
Cập nhật điểm
Sửa chữa điểm
Tính điểm TB
Lập bảng điểm
Xếp loại học lực
Tra cứu điểm
QL ĐIỂM
In Danh sách học sinh
Thống kê số hs khá giỏi
Thống kê số học sinh lưu ban
In bảng điểm
THỐNG KÊ/BÁO CÁO
HỆ THỐNG
QL tài khoản
Phân quyền SD
Backup dữ liệu
Thoát khỏi Ctrình
BPC Hệ thống quản lý học sinh PTTH Lý Thái Tổ
Biểu đồ phân cấp chức năng con, chức năng “Quản lý hệ thống”
Quản lý hệ thống là việc xây dựng một số chức năng, giúp cho người dùng quen dần với cách sử dụng chương trình và thao tác với chương trình dễ dàng hơn.
Quản lý tài khoản(Account):
Mỗi người sử dụng, muốn sử dụng chương trình đều phải đăng ký với hệ thống. Việc quản lý tài khoản giúp hạn chế số người sử dụng chương trình, tránh mất mát thông tin. Theo đó, chỉ có những người có tài khoản đăng ký mới thể đăng nhập chương trình và chịu trách nhiệm với việc thay đổi dữ liệu đã lưu trong hệ thống.
Để tạo mới một tài khoản (Account), người sử dụng phải được phép của người có quyền quản trị hệ thống (Administrator). Người sử dụng phải đăng ký tên và mật khẩu trong tài khoản của mình. Tên đăng nhập phải là duy nhất (không trùng với bất cứ tên tài khoản nào khác), Mật khẩu đăng nhập là một dãy các ký tự được mã hoá bằng ký tự (*) ứng với Tên đăng nhập. Muốn sử dụng chương trình, người sử dụng phải gõ đúng Tên đăng nhập và mật khẩu đăng nhập trong “cửa số đăng nhập”.
Người quản trị hệ thống sẽ cấp cho tài khoản mới một quyền sử dụng. Theo đó, người sử dụng chỉ có thể thực hiện các thao tác trong phạm vi quyền hạn của mình (Xem quyền sử dụng trong mục 1.2).
Người sử dụng sau khi đăng nhập vào chương trình, có thể xem danh sách người sử dụng trong “Danh mục người sử dụng”, thay đổi mật khẩu trong phạm vi tài khoản của mình, sử dụng chương trình trong phạm vi quyền hạn của mình.
Nếu quyền sử dụng chương trình là quyền “Quản trị hệ thống”, người sử dụng có toàn bộ quyền đối với chương trình. Từ việc cấp tài khoản mới, phân quyền cho tài khoản mới, xoá tài khoản khác, thay đổi phân quyền sử dụng, thay đổi dữ liệu….
Phân quyền sử dụng:
Phân quyền sử dụng là việc Người quản trị hệ thống (Administrator) cung cấp quyền sử dụng chương trình cho các tài khoản đăng nhập khác. Trong danh mục quyền sử dụng, có các loại quyền cơ bản như sau:
Quyền quản trị (Adminsitrator) – ký hiệu là 1
Quyền sử dụng (User) – ký hiệu là 2
Quyền khách (Guest) – ký hiệu là 3
Người có “Quyền Quản trị” (Administrator) là người có quyền cao nhất với toàn bộ hệ thống. Theo đó, người quản trị có quyền tạo tài khoản mới, cung cấp quyền sử dụng cho tài khoản mới (quyền là một trong các quyền ghi ở trên), xoá các tài khoản khác, thay đổi tất cả các dữ liệu trong chương trình.
Người có “Quyền sử dụng” (User) là người chỉ được sử dụng chương trình trong một phạm vi nhất định. Thay đổi, thêm mới, sửa, xoá, tra cứu…trong phạm vi quyền hạn được phép. Người có quyền sử dụng chỉ có quyền thay đổi mật khẩu ở tài khoản của mình, không có quyền xoá các tài khoản khác, không có toàn quyền thay đổi dữ liệu trong chương trình…
Người có “Quyền Khách (Guest)” là người có quyền thấp nhất trong toàn bộ hệ thống. Người có Quyền Khách chỉ được phép xem, tra cứu thông tin, thay đổi mật khẩu đăng nhập ở tài khoản của mình. Không có quyền được thay đổi dữ liệu trong chương trình.
Backup dữ liệu:
HỆ THỐNG
QL TÀI KHOẢN
PHÂN QUYỀN SD
BACKUP DỮ LIỆU
THOÁT KHỎI CTRÌNH
Tạo mới tài khoản
Xoá tài khoản
Phân quyền
Đổi mật khẩu
Tạo mới quyền sử dụng
Xoá quyền sử dụng
Xem danh mục tài khoản
BPC chức năng con “Quản lý hệ thống” PTTH Lý Thái Tổ
Trong khi sử dụng chương trình, người sử dụng có thể “vô tình’ xoá đi một số dữ liệu quan trọng. Việc sao lưu dữ liệu dự phòng (Backup dữ liệu) giúp khôi phục lại những dữ liệu đã bị xoá đi
Thoát khỏi chương trình:
Sau mỗi lần sử dụng, người sử dụng phải thoát khỏi chương trình. Việc thoát khỏi chương trình đồng nghĩa với việc đóng lại tài khoản đăng nhập của mình để người khác không tự ý sử dụng tài khoản của mình (nếu không biết tên và mật khẩu đăng nhập) để thay đổi dữ liệu trong chương trình.
Biểu đồ phân cấp chức năng con, chức năng “Quản lý Hồ sơ”:
QUẢN LÝ HỒ SƠ
CẬP NHẬT TT ĐẦU VÀO
CẬP NHẬT TT HỒ SƠ
SỬA CHỮA TT HỒ SƠ
TRA CỨU HỒ SƠ
Thêm mới khoá học
Thêm mới lớp học
Thêm mới chuyên ban
Cập nhật điểm đầu vào
Xếp lớp
Cập nhật sơ yếu lý lịch
Cập nhật kết quả học tập
Cập nhật chứng chỉ nghề
Cập nhật Chứng chỉ QDQP
Sửa chứa TT đầu vào
Sửa chứa sơ yếu lý lịch
Sửa chữa kết quả học tập
LẬP SỔ ĐĂNG BỘ
Thêm mới sổ đăng bộ
Cập nhật TT đầ u vào
Lập sổ đăng bộ
Tra cứu điểm đầu vào
Tra cứu sơ yếu lý lịch
Tra cứu VB/chứng chỉ
Tra cứu kết quả học tập
Tra cứu sổ đăng bộ
BPC chức năng con “Quản lý hồ sơ học sinh” PTTH Lý Thái Tổ
Xoá TT dư thừa
Cập nhật thông tin đầu vào:
Khi có kết quả thi tuyển sinh vào trường, người sử dụng phải nhập các thông tin đầu vào để bắt đầu cho một khoá học mới.
Thêm mới khoá học là việc người sử dụng chương trình phải thực hiện thêm vào chương trình Mã khoá học, tên khoá học và các thông tin liên quan đến khoá học mới để tiện cho việc quản lý các khoá học.
Trường thực hiện giảng dạy theo hình thức chuyên ban (hiện tại gồm ban A và ban C). Người sử dụng chương trình phải thêm mới các chuyên ban ( bao gồm Mã Chuyên ban, Tên chuyên ban) nếu trong chương trình dữ liệu chưa có dữ liệu về chuyên ban. Điều này tiện cho việc quản lý các lớp chuyên ban
Mỗi khoá học có nhiều lớp học, người sử dụng chương trình phải thêm mới lớp học. Việc thêm mới lớp học (bao gồm Mã Lớp học và Tên lớp học) là thao tác bắt buộc để xếp lớp cho các học sinh trong khoá học mới. Ngoài việc nhập vào Mã lớp học và Tên lớp học, người sử dụng phải xác định xem lớp này thuộc chuyên ban nào bằng cách lựa chọn Mã Chuyên Ban.
Cập nhật điểm đầu vào của học sinh là căn cứ để xếp lớp cho các học sinh trong khoá học mới, đồng thời là cơ sở để tra cứu thông tin đầu vào khi cần thiết. Mỗi học sinh được cập nhật vào Khoá học mới sẽ bao gồm các thông tin cơ bản như: Họ tên,ngày sinh, giới tính, hộ khẩu, điểm đầu vào, Mã khóa học….
Mỗi một học sinh, được định danh bằng một ID_HS. Điều này xác đinh tính duy nhất của học sinh đó trong một khoá học (Vì có thể có học sinh trùng tên hoặc trùng ngày tháng năm sinh). Mỗi lớp được định danh bằng một Mã lớp, xác định tính duy nhất của lớp đó trong cơ sở dữ liệu. Mỗi học sinh chỉ có thể thuộc một lớp, mỗi ID_HS chỉ tương ứng với một khoá học
Chức năng Xếp lớp được thực hiện khi người sử dụng nhập ID_HS và Mã Lớp rồi thực hiện nút lệnh “Xếp lớp”. Kể từ sau khi xếp lớp, các học sinh sẽ được quản lý theo lớp. Từ việc quản lý hồ sơ, quản lý điểm, sơ yếu lý lịch, đến quản lý quá trình học tập của học sinh đều được nhóm theo các lớp. Những Thông tin điểm đầu vào được lưu trữ trên máy tính phục vụ cho việc tra cứu thông tin khi cần thiết.
Cập nhật hồ sơ:
Cập nhật sơ yếu lý lịch: Sau khi hoàn tất thủ tục nhập học, học sinh phải nộp hồ sơ và giấy báo trúng tuyển cho trường. Sơ yếu lý lịch cá nhân của học sinh sẽ được cập nhật vào hệ thống phục vụ cho công tác quản lý.
Cập nhật kết quả học tập: Hồ sơ của học sinh trong suốt quá trình học tập bao gồm cả kết quả học tập của từng học kỳ, từng năm học. Cập nhật kết quả học tập là công việc thường xuyên trong toàn bộ khoá học. Đây là căn cứ đánh giá chất lượng học tập của học sinh, là cơ sở để “Quản lý quá trình học tập”.
Cập nhật chứng chỉ nghề/GDQP-AN: Các học sinh đều được học nghề phổ thông và được học môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh. Điểm của các môn học này không tính vào kết quả học tập mà được cấp giấy chứng chỉ nghề/chứng chỉ GDQP-AN. Hai chứng chỉ này bắt buộc phải có trong hồ sơ thì học sinh mới được tham gia kì thi tốt nghiệp PTTH. Việc cập nhật chứng chỉ nghề là việc xác định học sinh đó có đủ điều kiện tham gia thi tốt nghiệp, hoàn thành hết các môn học.
Sửa chữa thông tin hồ sơ:
Trong quá trình cập nhật các dữ liệu vào máy, người sử dụng sẽ có thể gặp sai sót cần phải sửa chữa lại. Các thông tin trong hệ thống phải đảm bảo tính chính xác tuyệt đối nếu có sai sót phải được sửa lại cho đúng.
Sửa chữa thông tin đầu vào trong trường hợp người sử dụng nhập sai một số thông tin đầu vào như: Họ tên, ngày tháng năm sinh, điểm đầu vào….
Sửa chữa sơ yếu lý lịch: trong trường hợp các thông tin trong sơ yếu lý lịch học sinh bị nhập sai so với hồ sơ gốc.
Sửa chữa kết quả học tập: Trong quá trình học tập của học sinh, kết quả học tập đôi khi bị sai (nếu nhập sai điểm), hoặc thay đổi (nếu học sinh được kiểm tra lại một số môn). Quá trình sửa chữa kết quả học tập diễn ra thường xuyên khi mỗi học kỳ kiểm tra có thông tin sai lệch.
Xoá thông tin dư thừa: Trong trường hợp có các bản ghi không có dữ liệu, hoặc các dữ liệu bị dư thừa không dùng đến ta có thể thực hiện xoá thông tin dư thừa để giải phóng bộ nhớ.
Lập sổ đăng bộ:
Tạo mới Sổ đăng bộ: Sổ đăng bộ được lập khi bắt đầu một khoá học mới. Mỗi khoá học có một sổ đăng bộ để lưu các thông tin cơ bản về học sinh trong khoá học đó.
Cập nhật thông tin đầu vào: Sau khi đã xếp lớp cho các học sinh, người sử dụng phải lấy một số thông tin cơ bản của học sinh ở Khoá học mới đưa vào sổ Đăng bộ.
Lập sổ đăng bộ: là việc sau khi đã hoàn tất việc nhập thông tin cho Sổ đăng bộ, người sử dụng thực hiện lệnh “Lập sổ đăng bộ”. Sổ đăng bộ được lập để tiện cho việc tra cứu thông tin và in ấn khi có yêu cầu.
Tra cứu hồ sơ:
Trong quá trình quản lý học sinh, khi có yêu cầu, người sử dụng phải cung cấp một số thông tin về hồ sơ cho lãnh đạo, hoặc phải kiểm tra lại thông tin để xác định tính chính xác của thông tin lưu trữ trong hệ thống. Khi đó, người sử dụng sẽ sử dụng đền chức năng Tra cứu hồ sơ. Để tra cứu hồ sơ học sinh, người sử dụng phải biết chính xác ID_HS (Mã học sinh) của học sinh đó.
Tra cứu hồ sơ bao gồm:
Tra cứu điểm đầu vào, là việc kiểm tra lại tính chính xác của điểm đầu vào để có thể chỉnh sửa lại nếu phát hiện sai sót. Hoặc đánh giá ban đầu học sinh thông qua điểm thi đầu vào…
Tra cứu sơ yếu lý lịch, là việc xác minh tính chính xác của sơ yếu lý lịch để chỉnh sửa lại thông tin nếu phát hiện thông tin sai lệch. Hoặc biết được thông tin cá nhân của học sinh đó như: Họ tên bố, Họ tên mẹ, Chỗ ở hiện tại….
Tra cứu văn bằng/chứng chỉ: là việc kiểm tra xem học sinh đó đã đạt được văn bằng chứng chỉ nghề phổ thông, giáo dục quốc phòng và chứng chỉ xếp loại gì…
Tra cứu kết quả học tập: Để theo dõi quá trình học tập của học sinh trong toàn bộ học kỳ, trong toàn bộ năm học, hoặc toàn bộ khoá học.
Tra cứu Sổ Đăng Bộ: là tra cứu các thông tin về học sinh của cả một khoá học và một số thông tin khác….
Biểu đồ phân cấp chức năng con, chức năng “Quản lý Điểm”
QUẢN LÝ ĐIỂM
CẬP NHẬT ĐIỂM
SỬA CHỮA ĐIỂM
TÍNH ĐIỂM
LẬP BẢNG ĐIỂM
XẾP LOẠI
TRA CỨU ĐIỂM
Điểm đầu vào
Điểm kiểm tra
Điểm học nghề
Điểm đầu vào
Điểm học kỳ
Điểm học nghề
Tổng điểm đầu vào
Điểm TB môn
Điểm TB học kỳ
Điểm thi học kỳ
Điểm thi họckỳ
Điểm TB năm
Bảng điểm môn
Bảng điểm HK
Bảng điểm năm
Bảng điểm khoá học
Học lực HK
Học lực năm hoc
Điểm đầu vào
Điểm môn học
Điểm thi HK
Điểm TB môn
Điểm TB HK
Chức năng Quản lý điểm giúp cho việc theo dõi toàn bộ quá trình học tập của học sinh một cách trực quan. Giúp giảm bớt thời gian tính toán và tổng kết điểm một cách dễ dàng, chính xác…
Cập nhật điểm:
Chức năng Cập nhật điẻm cho phép nhập điểm vào hệ thống theo giai đoạn hoặc định kỳ.
Cập nhật điểm đầu vào của học sinh là việc nhập học cho một khoá học sinh mới đủ điều kiện học trong trường.
Cập nhật điểm kiểm tra (bao gồm KT thường xuyên và KT định kỳ) được cập nhật thường xuyên trong suốt học kỳ.
Cuối mỗi học kỳ, người sử dụng phải nhập điểm thi học kỳ của tất cả các môn học khi có kết quả thi học kỳ. Điều này là cơ sở cho việc tính điểm trung bình môn học và trung bình học kỳ cho học sinh sau mỗi học kỳ.
Cập nhật điểm học nghề chỉ mang tính hình thức, sử dụng để tính điểm trung bình môn cho môn học nghề. Vì Nghề phổ thông và Giáo dục quốc phòng được giảng dạy trong nhà trường như một môn học, nhưng kết quả kiểm tra của các môn học đó không tính vào điểm tổng kết chung của các môn học.
Sửa chữa điểm:
Người sử dụng thực hiện Sửa chữa điểm khi phát hiện ra điểm nhập vào có sai sót, hoặc thiếu so với hệ thống thực.
Khi nhập các điểm kiểm tra cho các môn học ở trong một học kỳ, các điểm này sẽ không được nhập đồng thời mà giải rác trong toàn bộ học kỳ. Khi đó, người sử dụng dùng chức năng Sửa chữa điểm để thêm vào những phần điểm còn thiếu.
Thí dụ:
Giai đoạn đầu, người sử dụng cập nhật điểm miệng cho một học sinh ở môn Hoá Học. Một bản ghi mới mở ra chứa điểm của môn hoá học của học sinh đó. Bản ghi cập nhật điểm miệng, xong vẫn giành một khoảng để có thể cập nhật các điểm kiểm tra khác.
Một thời gian sau, người sử dụng nhập các điểm kiểm tra môn Hoá học cho học sinh đó. Khi đó, người sử dụng phải sử dụng chức năng “Sửa chữa điểm” để cập nhật điểm cho học sinh đó. Khi có đầy đủ các điểm kiểm tra của môn hoá, mới có thể tính điểm trung bình cho môn Hoá được.
Tính điểm:
Người sử dụng thực hiện tính điểm khi cần có kết quả trung bình môn học hoặc trung bình các môn trong một học kỳ, trung bình năm học.
Điểm trung bình môn học (ĐTBmh) được tính khi người sử dụng đã nhập đầy đủ số điểm kiểm tra cần thiết của học sinh ở môn học đó.
Điểm trung bình học kỳ(ĐTBhk) được tính khi người sử dụng đã tính xong tất cả các điểm trung bình của các môn học ở học kỳ đó.
Điểm trung bình năm học (ĐTBnh) được tính khi đã có kết quả tính điểm trung bình của học kỳ 1 và học kỳ 2 của năm học đó.
Lập bảng điểm:
Việc cập nhật điểm kiểm tra chính là việc nhập các điểm vào Bảng điểm. Cuối mối học kỳ hoặc cuối mối năm học, Bảng điểm được lập ra để tổng kết lại toàn bộ quá trình học tập của học sinh trong một học kỳ, trong một năm học hoặc một khoá học.
Khi có yêu cầu, bảng điểm sẽ được in ra theo yêu cầu của lãnh đạo, hoặc in ra gửi về gia đình để các bậc phụ huynh có cái nhìn khái quát về kết quả học tập của con em mình.
Xếp loại học lực:
Xếp loại học lực được thực hiện khi đã có kết quả của việc tính điểm trung bình học kỳ, hoặc điểm trung bình năm học cho các học sinh.
Xếp loại học lực là cách đánh giá khách quan, trung thực và ngắn gọn về kết quả học tập của học sinh. Theo đó, những học sinh xếp loại Khá, Giỏi sẽ được xét khen thưởng. Những học sinh xếp loại kém sẽ bị lưu ban xuống khoá sau.
QL QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
CẬP NHẬT SỐ NGÀY NGHỈ
XẾP LOẠI HẠNH KIỂM
XẾP LOẠI DANH HIỆU
LẬP SỔ HỌC BẠ
Cập nhật theo tháng
Tổng hợp cả HK
Tổng hợp cả năm học
Xếp loại theo HK
Xếp loại năm học
Xếp loại theo HK
Xếp loại năm học
BPC chức năng con “QL quá trình học tập” – PTTH Lý Thái Tổ
Biểu đồ phân cấp chức năng con, chức năng “Quản lý Quá trình học tập”
Cập nhật số ngày nghỉ:
Sổ gọi tên và ghi điểm của mỗi lớp học đều theo dõi chi tiết số ngày nghỉ của học sinh theo từng tháng. Vì hệ thống mạng máy tính và các thiết bị máy tính của trường chưa hiện đại, chưa có công nghệ quét mã vạch nên việc theo dõi số ngày nghỉ của học sinh vẫn là việc tính thủ công số ngày nghỉ của học sinh trong tháng ở sổ Gọi tên và Ghi điểm.
Tổng số ngày nghỉ của học sinh trong một học kỳ hoặc năm học được hợp từ việc tính số ngày nghỉ của học sinh trong các tháng ở học kỳ đó hoặc năm học đó. Đây sẽ là một trong những căn cứ để xếp loại hạnh kiểm cho học sinh theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo.
Xếp loại hạnh kiểm:
jHạnh kiểm được xếp thành 04 loại (tốt, khá, trung bình, yếu). Việc xếp loại hạnh kiểm ngoài việc theo dõi số ngày nghỉ trong học kỳ còn là việc theo dõi quá trình rèn luyện đạo đức của học sinh của Giáo viên chủ nhiệm.
Xếp loại hạnh kiểm cho các học sinh trong học kỳ hay trong năm học đơn giản là việc lựa chọn xếp loại hạnh kiểm cho học sinh đó trong Danh mục Hạnh kiểm. Hạnh kiểm của học sinh là một trong những cơ sở Lập sổ học bạ cho học sinh
Xếp loại danh hiệu:
Xếp loại danh hiêu được thực hiện sau mỗi học kỳ. Căn cứ vào Xếp loại học lực ở chức năng Quản lý điểm và Xếp loại Hạnh kiểm ở chức năng này. Xếp loại danh hiệu là căn cứ để tính tỉ lệ các học sinh khá giỏi của trường trong mỗi học kỳ để xét khen thưởng.
Lập sổ học bạ
Cuối mỗi học kỳ, mỗi năm học, giáo viên chủ nhiệm đều phải ghi quá trình rèn luyện Học lực và Hạnh kiểm của học sinh trong học kỳ đó hoặc năm học đó vào Sổ học Bạ.
Sổ học Bạ được lập ngay khi bắt đầu khoá học mới và cập nhật thông tin sau cuối mỗi học kỳ. Thông tin cập nhật vào Sổ Học Bạ mang tính quá trình. Trong chương trình, thông tin được đưa vào sổ Học Bạ bao gồm các thông tin cơ bản: Sơ yếu lý lịch, điểm trung bình môn các học kỳ, điểm trung bình các học kỳ, điểm trung bình năm học và kết quả xếp loại hạnh kiểm….
Chức năng “Thống kê/báo cáo”:
Thống kê/ báo cáo là chức năng tổng hợp hoặc in ra toàn bộ, hoặc một bộ phận thông tin cần thiết khi có yêu cầu của toàn bộ quy trình “Quản Lý Học Sinh”.
Thống kê/ báo cáo có rất nhiều loại, tuỳ theo mục đích yêu cầu của người sử dụng. Vì vậy trong chương trình không giới thiệu cụ thể từng chức năng con của “Thống kê/báo cáo”.
BIỂU ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU(BLD)- HỆ THỐNG QL HỌC SINH
Khái quát về biểu đồ luồng dữ liệu – BLD:
Biểu đồ luồng dữ liệu diễn tả tập hợp các chức năng của hệ thống trong các mối quan hệ trước sau trong tiến trình xử lý, trong bàn giao thông tin cho nhau. Mục đích của biểu đồ luồng dữ liệu là giúp chúng ta thấy được đằng sau những cái gì thực thế xảy ra trong hệ thống (cái bản chất), làm rõ những chức năng và thông tin nào cần thiết cho quản lý.
BLD là công cụ chính của quá trình phân tích, nhằm mục đích thiết kế trao đổi và tạo lập dữ liệu. Nó thể hiện rõ ràng khá đầy đủ nét đặc trừng của hệ thống trong các bước phân tích, thiết kế và trao đổi dữ liệu.
Các thành phần của biểu đồ :
Mỗi BLD gồm năm thành phần:
P Chức năng xử lý (Proccess)
P Luồng thông tin (Data Flows)
P Kho dữ liệu (Data Store)
PTác nhân ngoài (External Entity)
P Tác nhân trong (Internal Entity)
Chức năng xử lý (Process):
Khái niệm: Chức năng xử lý là chức năng biểu đạt các thao tác, nhiệm vụ hay tiến trình xử lý nào đó. Tính chất quan trọng của chức năng xử lý là biến đổi thông tin. Tức là nó phải làm thay đổi thông tin, bổ sung thông tin hoặc tạo ra thông tin mới.
Biểu diễn: Chức năng xử lý được diễn đạt bằng đường tròn hay đường ôvan trong đó có ghi nhãn (tên) của chức năng.
Nhãn(tên) chức năng: Bởi vì chức năng là các thao tác nên tên phải được dùng là một “động từ” + “bổ ngữ”.
QUẢN LÝ HỒ SƠ
QUẢN LÝ HỌC SINH PTTH
Ví dụ: Hình biểu diễn chức năng xử lý
Luồng thông tin( Data Flow):
Khái niệm: Luồng dữ liệu là luồng thông tin vào hay ra của một chức năng xử lý. Bởi vậy, luồng dữ liệu được coi như các giao diện giữa các thành phần của biểu đồ.
HỆ QL ĐIỂM
Điểm Kiểm tra
Bảng điểm
Ví dụ: Hình biểu diễn luồng dữ liệu
Biểu diễn: Luồng dữ liệu được biểu diễn bằng mũi tên có hướng, trên đó có ghi tên nhãn là tên luồng thông tin mang theo. Mũi tên để chỉ hướng của luồng thông tin.
Nhãn(tên) của luồng dữ liệu: Vì thông tin mang trên luồng, nên tên là “Danh từ” + “tính từ” cần thiết.
Các luồng dữ liệu và tên được gán cho chúng là các thông tin “logic” chứ không phải là tài liệu vật lý.
Kho dữ liệu (Data Store):
Khái niệm: Kho dữ liệu là các thông tin cần lưu giữ lại trong một khoảng thời gian, để sau đó một hay một vài chức năng xử lý, hoặc tác nhân trong sử dụng. Kho dữ liệu bao gồm một nghĩa rất rộng về các dạng dữ liệu lưu trữ: Dưới dạng vật lý, chúng có thể là các tài liệu lưu trữ trong văn phòng hoặc các file trên các thiết bị mang tin. (Băng từ, đĩa từ) của máy tính; nhưng ở đây ta quan tâm đến thông tin chứa trong đó, tức là dạng logic của nó (trong cơ sở dữ liệu)
Biểu diễn: Kho dữ liệu được biểu diễn bằng hình chữ nhật hở hai đầu (hay cặp đoạn thẳng song song), bên trong ghi nhãn của kho.
Nhãn(tên) kho dữ liệu: Bởi vì kho chứa các dữ liệu nên tên của nó là “Danh từ” kèm theo tính từ nếu cần thiết, nó nói lên nội dung thông tin chứ không phải là giá mang thông tin.
Ví dụ: Kho “Hồ sơ học sinh”, kho “Bảng điểm”
Hồ sơ học sinh
Ví dụ: Hình biểu diễn kho dữ liệu
Tác nhân ngoài (External Entity):
Khái niệm: Tác nhân ngoài còn được gọi là Đối tác(External Entities) là một người, một nhóm hay một tổ chức ở bên ngoài lĩnh vực nghiên cứu của hệ thống. Sự có mặt các nhân tố này trên sơ đồ chỉ ra giới hạn của hệ thống và định rõ mối quan hệ của hệ thống với thế giới bên ngoài.
Tác nhân ngoài là phần sống còn của hệ thông, chúng là nguồn cung cấp thông tin cho hệ thống cũng như chúng nhận các sản phẩm thông tin từ hệ thống.
Biểu diễn: Bằng hình chữ nhật, bên trong có dán nhãn.
- Nhãn (tên): Được xác định bằng danh từ kèm theo tính từ nếu cần thiết.
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
BAN GIÁM HIỆU
Ví dụ: Hình biểu diễn tác nhân ngoài
- Thí dụ:
Tác nhân trong (Internal Entity):
Khái niệm: Tác nhân trong một chức năng hay một hệ thống con của hệ thống được mô tả ở trang khác của biểu đồ. Thông thường, mọi biểu đồ bao gồm một số trang, đặc biệt là trong các hệ thống phức tạp và với khuôn khổ giấy có hạn, thông tin được truyền giữa các quá trình trên các trang khác nhau được chỉ ra nhờ ký hiệu này. Ý nghĩa của tác nhân trong với ký hiệu tương tự như nút tiếp nối của sơ đồ thuật toán.
Biểu diễn: Tác nhân trong được biểu diễn bằng hình chữ nhật hở một phía và bên trong có ghi nhãn.
Nhãn (tên) tác nhân trong: Được biểu diễn bằng “Động từ” + “ bổ ngữ”
QL ĐIỂM
QL HỒ SƠ
QL QTRÌNH HỌC TẬP
Ví dụ: Hình biểu diễn tác nhân ngoài
Thí dụ:
Một số chú ý khi xây dựng BLD:
Trong biểu đồ không có hai tác nhân ngoài trao đổi trực tiếp với nhau:
Không có trao đổi trực tiếp giữa hai kho dữ liệu mà không thông qua chức năng xử lý.
Nói chung kho đã có tên luồng dữ liệu vào ra kho không cần tên, chỉ khi cập nhật hoặc trích từ kho chỉ một phần thông tin ở kho, người ta mới dùng đến tên cho luồng dữ liệu.
Cập nhật kho (Sửa đổi bản ghi)
Đọc file, lấy thông tin từ kho
Xoá thông tin trong kho (Xoá bản ghi)
Vừa lấy thông ti n vừa cập nhật
Hình vẽ: Mối liên quan giữa chức năng, kho và luồng dữ liệu
Vì lý do trình bày nên tác nhân ngoài, tác nhân trong và kho dữ liệu sử dụng nhiều lần có thể được vẽ đi vẽ lại ở nhiều nơi trong cùng một biểu đò để cho dễ đọc, dễ hiểu hơn.
Mối liên quan giữa chức năng xử lý, kho dữ liệu và luồng dữ liệu:
Đối với kho dữ liệu phải có ít nhất một luồng vào và ít nhất một luồng ra. Nếu kho chỉ có luồng vào mà không có luồng ra là kho “Vô tích sự”, nếu kho chỉ có luồng ra mà không có luồng vào là “Kho rỗng”
Tác nhân ngoài không trao đổi với kho dữ liệu mà phải thông qua chức năng xử lý.
HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỌC SINH
TT Hồ sơ
Học sinh
Hồ sơ kết thúc khoá học
Ban giám hiệu
Yêu cầu báo cáo
Trả lời yêu cầu
DS thi
Hội đồng thi
Kết quả thi
Điểm kiểm tra
Giáo viên
Bảng điểm
Danh sách lớp
Yêu cầu ds lớp
Yêu cầu bảng điểm
bảng điểm
Hình vẽ: BLD mức khung cảnh - Hệ thống Quản Lý Học Sinh PTTH Lý Thái Tổ
BLD mức khung cảnh - Hệ thống quản lý học sinh PTTH
Biểu đồ dữ liệu mức khung cảnh thể hiện khái quát quá trình trao đổi thông tin giữa hệ thống “Quản Lý Học Sinh” với các tác nhân ngoài. Các tác nhân ngoài thể hiện trên Biểu đồ là: Học sinh, Ban giám hiệu, Giáo viên,Hội đồng thi.
Mỗi tác nhân ngoài có một yêu cầu, một tác động riêng đối với hệ thống. Và Hệ thống cũng có những yêu cầu khác nhau tác động đến các tác nhân ngoài.
Với tác nhân Học Sinh, hệ thống tiếp nhận thông tin từ học sinh như: sơ yếu lý lịch, thông tin điểm đầu vào…Qua các bước xử lý, hệ thống in ra “Bảng điểm”, “Bảng sơ yếu lý lịch”, “Hồ sơ kết thúc khoá học”…cung cấp lại cho Học Sinh.
Với tác nhân Giáo Viên, hệ thống tiếp nhận các thông tin về điểm kiểm tra thường xuyên, điểm kiểm tra định kỳ, thông tin về hạn kiểm trong quá trình học tập của học sinh…Qua một số bước xử lý, khi có yêu cầu, hệ thống đưa ra được danh sách lớp cho giáo viên, danh sách điểm kiểm tra môn học cho các giáo viên….
Với tác nhân Ban Giám Hiệu, Hệ thống tiếp nhận các yêu cầu tìm kiếm từ Ban Giám Hiệu như: yêu cầu thống kê, yêu cầu in báo cáo….Qua một số bước xử lý, hệ thống đưa ra kết quả tìm kiếm hoặc yêu cầu thống kê…
Với tác nhân Hội đồng thi, hệ thống in ra danh sách học sinh để hội đồng thi lập phòng thi. Và tiếp nhận từ hội đồng thi các loại điểm thi (Bao gồm cả điểm thi đầu vào, điểm thi học kỳ, điểm thi học nghề…).
BLD mức đỉnh, hệ thống quản lý học sinh PTTH:
1-QUẢN LÝ HỒ SƠ
2-QUẢN LÝ ĐIỂM
3-QUẢN LÝ QT HỌC TẬP
BAN GIÁM HIỆU
HỌC SINH
TT DẠY NGHỀ
GV CHỦ NHIỆM
TT hạnh kiểm hs
Bảng xếp loại học sinh
Chứng chỉ nghề
DS hs học nghề
Sổ điểm
Hồ sơ kết thúc khoá học
TT hồ sơ đầu vào
Yêu cầu TT Học sinh
Trả lời yêu cầu
DS lớp
Hồ sơ
Chứng chỉ nghề
TT DẠY NGHỀ
Sổ học bạ
Điểm môn học
ĐTB học kỳ
ĐTB năm học
Học bạ PTTH
ĐTB môn học
Điểm học nghề
Bảng điểm
GIÁO VIÊN
GV CHỦ NHIỆM
Yêu cầu bảng điểm
TT chứng chỉ nghề
HỘI ĐỒNG THI
TT hạnh kiểm hs
TT hồ sơ đầu vào
Hồ sơ kết thúc khoá học
Kết quả thi
DS lớp
Bảng tổng kết điểm
Điểm KT
Bảng điểm
BAN GIÁM HIỆU
Trả lời yêu cầu
Yêu cầu tra cứu
Hình vẽ: BLD mức đỉnh,Hệ thống quản lý học sinh trường PTTH Lý Thái Tổ
Sổ đăng bộ
DS lớp
DS thi
Sổ đăng bộ
DS lớp
Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh được phân rã từ biểu đồ dữ liệu mức Khung cảnh với các chức năng được phân rã. Ở đây, chỉ thể hiện các luồng thông tin cơ bản trong việc quản lý học sinh. Nên biểu đồ không thể hiện các luồng thông tin tới chức năng Hệ Thống như đã phân tích ở Biểu đồ phân cấp chức năng. Luồng dữ liệu đến chức năng Thống kê/Báo cáo được thực hiện ngay trong khi xử lý các chức năng quản lý Hồ sơ, quản lý điểm, quản lý quá trinh học tập nên không thể hiện trong Biểu đồ này.
Mô tả quy trình xử lý thông tin chức năng “ QUẢN LÝ HỒ SƠ”:
1-QUẢN LÝ HỒ SƠ
BAN GIÁM HIỆU
HỌC SINH
HỘI ĐỒNG THI
TT DẠY NGHỀ
HỆ QL ĐIỂM
HỆ QL QT HỌC TẬP
Hồ sơ
TT Học sinh
Hồ sơ kết thúc khoá học
Yêu cầu TTHS
Trả lời yêu cầu
DS thi
Yêu cầu DS thi
Bảng tổng kết điểm
Học bạ PTTH
DS HS học nghề
Yêu cầu DS hs
Sổ đăng bộ
DS lớp
Hình vẽ Sơ đồ mô tả quy trình quản lý hồ sơ - Trường PTTH Lý Thái Tổ
Chứng chỉ nghề
Hồ sơ kết thúc khoá học
TT Học sinh
Chứng chỉ nghề
Chứng chỉ nghề
DS lớp
Hệ Quản lý hồ sơ xử lý toàn bộ các thông tin liên quan đến hồ sơ học sinh trong toàn bộ khoá học.
Khi bắt đầu khoá học, học sinh phải cung cấp các thông tin về sơ yếu lý lịch bản thân và một số thông tin liên quan. Hệ thống tiếp nhận thông tin và lưu vào kho Hồ Sơ. Trong quá trình học tập, hệ thống liên tục tiếp nhận các thông tin và xử lý các thay đổi đối với hồ sơ học sinh. Do đó, kho Hồ sơ luôn luôn có luồng dữ liệu vào và ra.
Hệ quản lý hồ sơ có chức năng xử lý xếp lớp cho các học sinh với mỗi khoá học mới. Danh sách lớp và thông tin về khoá học sẽ được lưu ở kho “Sổ đăng bộ” (điều này giống với hệ thống thực). Dữ liệu ở Kho “Sổ đăng bộ” sẽ được hệ thống lấy thông tin ra để tra cứu, tìm kiếm, in ấn hoặc xử lý. Danh sách lớp ở Kho “Sổ đăng bộ” sẽ được cung cấp cho hệ Quản lý Điểm và quản lý quá trình học tập sử dụng. Do đó kho “Sổ đăng bộ” luôn có luồng dữ liệu vào và ra.
Trong suốt khoá học, Hệ QLHS phải tiếp nhận và trả lời các thông tin cho các tác nhân ngoài. Khi có yêu cầu tìm kiếm về thông tin học sinh, thông tin điểm đầu vào, thông tin sơ yếu lý lịch…của Ban Giám Hiệu, Hệ thống phải thực hiện tìm kiếm trong “Kho Hồ Sơ” và “Kho Sổ Đăng Bộ” và đưa ra thông tin trả lời.
Khi có yêu cầu về danh sách học sinh để lập phòng thi cho tác nhân Hội Đồng Thi, hệ thống tìm trong kho “Sổ Đăng Bộ” và in ra danh sách học sinh.
Khi có yêu cầu vê danh sách lớp của Trung Tâm dạy nghề, Hệ QLHS phải lấy dữ liệu từ kho “Sổ Đăng Bộ” và in ra danh sách lớp. Khi có kết quả về chứng chỉ nghề phổ thông, Trung Tâm dạy nghề cung cấp thông tin về chứng chỉ nghề cho hệ thống để Hệ QLHS hoàn tất hồ sơ cho học sinh khi tốt nghiệp.
Hệ QLHS luôn phải cập nhật các thông tin về điểm và quá trình học tập của học sinh trong suốt khoá học. Các thông tin này được hai tác nhân trong của Hệ thống quản lý học sinh là: “Hệ Quản Lý điểm” và “Hệ Quản lý quá trình học tập” xử lý.
Kết thúc khoá học, Hệ QLHS hoàn tất hồ sơ kết thúc khoá học gửi trả lại cho tác nhân Học sinh. Kết thúc quá trình xử lý của “HệQuản Lý Hồ Sơ”
Mô tả quy trình xử lý chức năng QUẢN LÝ ĐIỂM
Chức năng quản lý điểm (QLĐ) cập nhật, lưu trữ và tính toán điểm. Trong trường hợp có yêu cầu, chức năng QLĐ xử lý các thông tin yêu cầu và đưa ra kết quả cho các tác nhân. Quy trình QLĐ diễn ra như sau:
GIÁO VIÊN
2 - QUẢN LÝ ĐIỂM
TT DẠY NGHỀ
HỘI ĐỒNG THI
Sổ đăng bộ
Hồ sơ
Sổ điểm
HỆ QL HỒ SƠ
DS lớp
DS lớp
Kết quả thi
DS thi
DS lớp
Điểm học nghề
Điểm học nghề
Điểm kiểm tra
ĐTBmôn
Sổ học bạ
Điểm môn học
Bảng điểm
Bảng tổng kết điểm
Hồ sơ kết thúc khoá học
QL QTRÌNH HỌC TẬP
TT Hạnh kiểm hs
ĐTB
ĐTB
Xếp loại hs
GV chủ nhiệm
Sơ đồ mô tả quy trình quản lý điểm - Trường PTTH Lý Thái Tổ
Bắt đầu khoá học, Hệ QLĐ tiếp nhận danh sách điểm thi đầu vào từ “kho Hồ Sơ”. Hệ QLĐ tính toán tổng điểm đầu vào cho cách học sinh, lưu vào “Kho Sổ Điểm” để khi cần có thể tra cứu lại. Danh sách tổng điểm thi đầu vào cũng được lưu vào kho hồ sơ để hệ QLHS thực hiện xếp lớp cho các học sinh. Danh sách lớp được hệ QLHS đưa vào “kho Sổ Đăng Bộ”.
Kể từ đây, hệ QLĐ sẽ lấy các danh sách lớp, danh sách học sinh từ “Kho Sổ Đăng Bộ”, cung cấp cho các tác nhân ngoài khi có yêu cầu như: TT dạy nghề, Hội đồng Thi, Giáo Viên…
Công việc cập nhật điểm vào hệ QLĐ diễn ra thường xuyên trong học kỳ. Các điểm này được giáo viên cung cấp. Hệ QLĐ sẽ lưu điểm này vào “kho Sổ điểm” để khi cần sẽ sử dụng
Đến mỗi kỳ thi học kỳ, Hệ QLĐ phải cung cấp danh sách các lớp cho Hội đồng thi để lập danh sách thi. Sau khi có kết quả thi, Hội đồng thi gửi trả kết quả cho Hệ QLĐ, điểm này cũng được đưa vào Kho Sổ Điểm.
Sau khi có đầy đủ các điểm của môn học và điểm thi Học kỳ. Hệ QLĐ lấy dữ liệu từ kho “Sổ Điểm” ra để tính toán điểm trung bình môn học và trung bình học kỳ. Kết quả tính toán được đưa vào “kho Số điểm” và kho “Sổ học bạ” . Khi có yêu cầu in Bảng điểm từ phía Giáo Viên, Hệ QLĐ in ra kết quả Điểm Trung bình môn cho giáo viên.
Tất cả các học sinh đều phải học môn Nghề Phổ thông, Nghề này chỉ cấp chứng chỉ chứ điểm không được tính vào điểm tông kết. Tuy nhiên, môn học này vẫn có các điểm kiểm tra, do đó Hệ QLĐ vẫn tính điểm trung bình môn học này. Điểm này vẫn được lưu trong kho “Sổ điểm”.
Kết thúc khoá học, Hệ QLĐ phải lập Bảng điểm tổng hợp, đưa vào “Kho Hồ Sơ” để Hệ QLHS hoàn tất hồ sơ kết thúc khoá học. Kết thúc quy trình quản lý điểm.
Mô tả quy trình xử lý thông tin chức năng QL QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
3- QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
TT DẠY NGHỀ
GV CHỦ NHIỆM
Sơ đồ mô tả quy trình quản lý quá trình học tập - Trường PTTH Lý Thái Tổ
QL ĐIỂM
QL HỒ SƠ
Chứng chỉ nghề
Sổ điểm
Hồ sơ
Kết quả xếp loại
TT về hạnh kiểm
Chứng chỉ nghề
Sổ học bạ
Sổ học bạ
DS điểm
DS điểm
Chứng chỉ nghề
Quy trình quản lý quá trình học tập (QL_QTHT) đơn giản là việc tổng hợp các thông tin nhận được trong quá trình quản lý điểm và cập nhật thông tin về hạnh kiểm của học sinh đó, do giáo viên chủ nhiệm đánh giá, bình chọn.
Hệ QL-QTHT tổng hợp điểm lấy từ kho “Sổ Điểm” để lập bảng điểm. Kết quả được lưu vào kho Bảng điểm để làm cơ sở căn cứ xếp loại học lực.
Sau khi có kết quả học nghề, Trung tâm dạy nghề sẽ cấp chứng chỉ nghề cho học sinh. Thông tin về chứng chỉ nghề sẽ được lưu trong kho “Chứng chỉ nghề”. Khi có yêu cầu sẽ được lấy ra và đưa vào kho “Hồ sơ” cho Hệ QLHS hoàn tất hồ sơ kết thúc khoá học.
Sau mỗi học kỳ, giáo viên chủ nhiệm cung cấp cho hệ QL-QTHT thông tin về hạnh kiểm cuả học sinh trong học kỳ đó. Hệ QL-QTHT sẽ ghi vào kho “Sổ Học Bạ”. Khi cần sẽ cung cấp cho Hệ QLHS hoàn tất hồ sơ kết thúc khóa học. Kết thúc quy trình “Quản lý quá trình học tập”.
Mô hình thực thể liên kết E-R của hệ thống quản lý học sinh:
Khái quát về phân tích hệ thống về dữ liệu:
Phân tích hệ thống bao gồm việc phân tích về chức năng xử lý và phân tích về dữ liệu. Mục đích của giai đoạn phân tích hệ thống về dữ liệu: là lập lược đồ dữ liệu hay còn gọi là biểu đồ cấu trúc dữ liệu (BCD). Hệ thống dữ liệu được lưu trữ lâu dài:
Thông tin gì, bao gồm dữ liệu gì?
Mối liên quan: xác định liên quan giữa các dữ liệu.
Có hai cách tiếp cận việc lập biểu đồ cấu trúc dữ liệu là:
Mô hình thực thể liên kết: Phương pháp này trực quan hơn, đi từ trên xuống dưới bằng cách xác định các thực thể, mối liên kết giữa chúng rồi đến các thuộc tính của chúng. Phương pháp này bao trùm, tuy nhiên kết quả hay bị dư thừa.
Mô hình quan hệ: Xuất phát từ danh sách các thuộc tính rồi đi đến các lược đồ quan hệ. Phương pháp này đi từ dưới lên trên, kết quả là vừa đủ cho những kết xuất xử lý.
Ta cũng có thể kết hợp hai phương pháp tiếp cận để xây dựng BCD.
Để xây dựng BCD, trước tiên ta phải thu thập thông tin theo ba yếu tố là: Kiểu thực thể, Kiểu liên kết và Các thuộc tính của chúng.
Các thực thể là các đối tượng có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống, tham gia vào việc xây dựng BCD. Ký hiệu trên mô hình thực thể liên kết là Hình chữ nhật, bên trong có ghi tên thực thể.
Các liên kết: Thể hiện mối quan hệ giữa các thực thể. Ký hiệu trên mô hình thực thể liên kết là đường nối giữa các thực thể với nhau. Liên kết giữa các thực thể có 4 kiểu liên kết.
Trong hệ thống quản lý học sinh, ta xây dựng mô hình với hai kiểu liên kết chính là kiểu liên kết 1-1 và kiểu liên kết 1-nhiều. Thể hiện ở hình vẽ dưới đây:
2. Mô hình thực thể liên kết E-R hệ thống quản lý học sinh:
KHOÁ HỌC
LỚP HỌC
SƠ YẾU LÝ LỊCH
HỌC SINH
CHUYÊN BAN
MÔN HỌC
ĐIỂM KT HỌC KỲ
HỌC KỲ
ĐTB HỌC KỲ
XẾP LOẠI NĂM HỌC
NĂM HỌC
ĐTB NĂM HỌC
XẾP LOẠI HỌC KỲ
X.LOẠI HỌC LỰC
X.LOẠI HẠNH KIỂM
Hình vẽ: Mô hình thực thể liên kết E-R của hệ thống quản lý học sinh - trường PTTH Lý Thái Tổ
LẬP BIỂU ĐỒ CẤU TRÚC DỮ LIỆU BCD:
Đăng nhập vào hệ thống:
Để đăng nhập vào hệ thống, người sử dụng phải có tài khoản đăng nhập và quyền sử dụng.
Ta có quan hệ:
DM_QuyenSuDung(MaQuyenHan,TenQuyenHan)
với khoá là: MaQuyenHan
và phụ thuộc hàm F= {MaQuyenHan àTenQuyenHan}
Để quản lý các tài khoản đăng nhập, ta phải thông qua tên tài khoản, mật khẩu đăng nhập và quyền hạn sử dụng. ta có quan hệ:
DM_NguoiSuDung(ID_User,TenTruyCap,MatKhau,MaQuyenHan)
Với Khoá là: ID_User
phụ thuộc hàm F=(ID_UseràTenTruyCap, ID_UseràMatKhau)
Quản lý hồ sơ:
Cập nhật thông tin đầu vào:
Thông tin đầu vào của hệ thống bao gồm các danh mục liên quan đến khoá học và các thông tin về điểm đầu vào của học sinh.
Ta có các quan hệ về danh mục:
DM_KhoaHoc(MaKhoaHoc,TenKhoaHoc,TuNam,DenNam)
Khoá: MaKhoaHoc
Phụ thuộc hàm:
F={MaKhoaHocàTenKhoaHoc,MaKhoaHocàTenKhoahoc,
KhoaHocàTuNam,MaKhoaHocàDenNam}
DM_ChuyenBan(MaChuyenBan,TenChuyenBan,MonHocChinh)
Khoá:MaChuyenBan
Phụ thuộc hàm:
F={MaChuyenBanàTenChuyenBan,MaChuyenBanàMonHocChinh}
DM_MonHoc(MaMonHoc,TenMonHoc,Ghichu)
Khoá: MaMonHoc
Phụ thuộc hàm:
F={MaMonHocàTenMonHoc,MaMonHoc,TenMonHocàGhiChu}
Thông tin đầu vào của học sinh được lấy từ danh sách thi đầu vào và kết quả điểm thi đạt điểm đầu vào. Ba Môn thi đầu vào là: Toán, Văn, Tiếng Anh. Ta có quan hệ:
DiemDauVaoHS(ID_HS#,HoDem,Ten,GioiTinh,NgaySinh,Hokhau,DiemToan,
DiemVan,DiemTiengAnh,MaKhoaHoc)
Khoá: ID_HS
Phụthuộchàm:
F={HoDem,Ten,GioiTinh,NgaySinhàID_HS#, ID_HS#àDiemToan,
HoDem,Ten,GioiTinh,NgaySinhàHoKhau,ID_HS#àDiemVan,
ID_HS#àDiemTiengAnh,ID_HS#àMaKhoaHoc}
Cập nhật sơ yếu lý lịch:
Việc quản lý hồ sơ học sinh là quản lý các thông tin liên quan đến học sinh. Mỗi học sinh có một Sơ yếu lý lịch riêng.
Dựa vào bản sơ yếu lý lịch học sinh trong Sổ học bạ của học sinh:
Họ tên
Ngày sinh
Nơi sinh
Giới tính
Dân Tộc
ConTBinh Liệtsỹ
Chỗ ở hiện tại
Họ tên cha
Nghề nghiệp
Họ tên mẹ
Nghề nghiệp
Họ tên người giám hộ
NgheNghiep
Ta có quan hệ
LyLichHS (ID_HS #,NoiSinh,DanToc,GioiTinh,ConTB_Lsy,HKThuongTru,HoTenBo,
NgheBo,HoTenMe,NgheMe,NguoiGiamHo,GhiChu)
Khoá: ID_HS#
Phụ thuộc hàm:
F={ID_HS #àNoiSinh,ID_HS#àDanToc,ID_HS#àConTB_Lsy,
ID_HS#àHKThuongTru,ID_HS#àHoTenBo,ID_HS#àNgheBo,
ID_HS#àHoTenMe,ID_HS#àNguoiGiamHo,ID_HS#àGhiChu}
Xếp lớp:
Mỗi học sinh thuộc một lớp, mỗi lớp học học một chuyên ban (Chuyên ban A hoặc chuyên ban C). Ta có quan hệ DM_LopHoc
DM_LopHoc(MaLop#,TenLop,GVCN,MachuyenBan)
Khoá: MaLop#
Phụ thuộc hàm:
F={MaLop# àTenLop, MaLop# àGVCN, MaLop# àMaChuyenBan}
Xếp lớp cho các học sinh, ta có quan hệ:
XepLop(ID_HS# , MaLop)
Khoá: IS_HS#
Phụ thuộc hàm: F={ID_HS# àMaLop}
Quản lý điểm:
Mỗi học sinh trong một học kỳ phải có các loại điểm kiểm tra thường xuyên và điểm kiểm tra định kỳ. Số bài kiểm tra thường xuyên và số bài kiểm tra định kỳ của một môn học phụ thuộc vào “Phân phối chương trình” của môn học đó:
Để phân biệt điểm số giữa các học kỳ, ta quy ước khoá học có 6 học kỳ. Phân biệt giữa các học kỳ là MaHocKy trong Quan hệ DM_HocKy như sau:
DM_HocKy(MaHocKy#,TenHocKy,SoTuan,GhiChu)
Khoá: MaHocKy#
Phụ thuộc hàm: F={MaHocKy# àTenHocKy, MaHocKy#àSoTuan,
MaHocKy#,TenHocKy àGhiChu}
Ví dụ:
Quy ước:
Mã học kỳ
Tên học kỳ
Ghi chú
1
Học kỳ 1
Lớp 10
2
Học kỳ 2
Lớp 10
3
Học kỳ 1
Lớp 11
4
Học kỳ 2
Lớp 11
5
Học kỳ 1
Lớp 12
6
Học kỳ 2
Lớp 12
KHUNG PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH:
Cả năm: 35 tuần x 1 tiết/tuần=35 tiết
Học kỳ 1: 18 tuần x 1 tiế/tuần = 18 tiết
Học kỳ 2:17 tuần x 1 tiết/tuần = 17 tiết
LỚP 10
- Phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học
16 tiết
- Phần công dân với đạo đức
11 tiết
- Thực hành, ngoại khoá
2 tiết
- Kiểm tra 45p’ trong học kỳ I
1 tiết
- ôn tập học kỳ I
1 tiết
- Kiểm tra học kỳ I
1 tiết
- Kiểm tra 45’ trong học kỳ II
1 tiết
- Ôn tập học kỳ II
1 tiết
Kiểm tra học kỳ II
1 tiết
Cộng
35 tiết
KHUNG PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH:
Cả năm: 35 tuần x 1 tiết/tuần=35 tiết
Học kỳ 1: 18 tuần x 1 tiế/tuần = 18 tiết
Học kỳ 2:17 tuần x 1 tiết/tuần = 17 tiết
LỚP 11
- Phần công dân với kinh tế
13 tiết
- Phần công dân với các vấn đề chính trị - xã hội
14 tiết
- Thực hành ngoại khoá
2 tiết
-Kiểm tra 45’ trong học kỳ 1
1 tiết
-Ôn tập học kỳ I
1 tiết
-Kiểm tra học kỳ I
1 tiết
-Kiểm tra 45’ trong học kỳ II
1 tiết
- Ôn tập học kỳ II
1 tiết
- Kiểm tra học kỳ II
1 tiết
Cộng
35 tiết
Biểu mẫu: Khung phân phối chương trình: Môn Giáo dục công dân lớp 10-11
Số loại điểm kiểm tra của học sinh trong một môn học ở một học kỳ phụ thuộc vào số bài kiểm tra quy định trong khung phân phối chương trình. Ta có quan hệ PhanPhoiChuongTrinh.
PhanPhoiChuongTrinh(ID_PPCT#,MaMonHoc,MaChuyenBan,MaHocKy,SoTiet,
SoTietTrongTuan,SoDiemMieng,SoDiemHS1,SoDiemHS2,
SoDiemHs3,TongHeSo)
Khoá: ID_PPCT#
Phụ thuộc hàm F={MaMonHoc,MaChuyenBan,MaHocKyàSotiet,
MaMonHoc,MaChuyenBan,MaHocKy àSoTietTrongTuan,
MaMonHoc,MaChuyenBan,MaHocKy àSoDiemMieng,
MaMonHoc,MaChuyenBan,MaHocKy àSoDiemHS1,
MaMonHoc,MaChuyenBan,MaHocKyàSoDiemHS2,
MaMonHoc,MaChuyenBan,MaHocKy àSoDiemHS3,
MaMonHoc,MaChuyenBan,MaHocKy à TongHeSo}
Các loại điểm của một môn học của học sinh trong một học kỳ được ghi trong Sổ điểm cá nhân” của giáo viên dạy bộ môn đó ở lớp của học sinh đó. Vì có những môn học có 2 hoặc 3 bài kiểm tra 15 phút; hoặc 4 bài kiểm tra 45 phút (môn Thể Dục) trong một học kỳ. Vì vậy ta có thể lấy tối đa 3 bài KT 15 phút và 4 bài Kiểm tra 45 phút cho bảng điểm của học sinh. Ta có quan hệ
DiemHocKy(ID_Diem#,ID_HS,ID_PPCT,DiemMieng,DiemHS1_L1,DiemHS1_L2,
DiemHS1_3,DiemHS2_L1,DiemHS2_L2,DiemHS2_L3,DiemHS2_L4,
DiemThiHK,TrungBinhMon)
Khoá chính: ID_Diem#
Phụ thuộc hàm:
F={ID_HS,ID_PPCTàDiemMieng, ID_HS,ID_PPCTàDiemHS1_L1,
ID_PPCTàDiemHS1_L2, ID_PPCTàDiemHS1_L3,ID_}
Quản lý quá trình học tập:
Đánh giá quá trình học tập của học sinh thường được thực hiện vào cuối kỳ. Căn cứ vào điểm trung bình học kỳ, hoặc trung bình năm học để đánh giá xếp loại học sinh.
Kết thúc học kỳ, điểm trung bình của học kỳ được lưu vào để làm cơ sở để tính điểm trung bình cho cả năm học. Ta có quan hệ:
DiemTBHK(ID_TBHK#,ID_HS,MaHocKy,TBHK,MaHocLuc)
Khoá chính: ID_TBHK#
Phụ thuộc hàm:
F={ID_HS,MaHocKyàTBHK, ID_HS,MaHocKy,TBHKàMaHocLuc}
Xếp loại học sinh căn cứ vào xếp loại học lực và xếp loại hạnh kiểm. Ta có DM_HocLuc(MaHocLuc#,TenHocLuc)
Khoá: MaHocLuc#
Phụ thuộc hàm:
F={MaHocLuc# àTenHocLuc}
DM_HanhKiem(MaHanhKiem #,TenHanhKiem)
Khoá:MaHanhKiem#
Phụ thuộc hàm:
F={MaHanhKiemàTenHanhKiem}
TÓM LẠI
Các quan hệ xây dựng nên BCD của hệ thống được trình bày ở mục V là:
DM_QuyenSuDung(MaQuyenHan#,TenQuyenHan)
DM_NguoiSuDung(ID_User#,TenTruyCap,MatKhau,MaQuyenHan)
DM_KhoaHoc(MaKhoaHoc#,TenKhoaHoc,TuNam,DenNam)
DM_ChuyenBan(MaChuyenBan#,TenChuyenBan,MonHocChinh)
DM_MonHoc(MaMonHoc#,TenMonHoc,Ghichu)
DiemDauVaoHS(ID_HS#,HoDem,Ten,GioiTinh,NgaySinh,Hokhau,DiemToan,
DiemVan,DiemTiengAnh,MaKhoaHoc)
LyLichHS (ID_HS #, NoiSinh, DanToc, GioiTinh, ConTB_Lsy, HKThuongTru,
HoTenBo,NgheBo,HoTenMe,NgheMe,NguoiGiamHo,GhiChu)
DM_LopHoc(MaLop#,TenLop,GVCN,MachuyenBan)
XepLop(ID_HS# , MaLop)
DM_HocKy(MaHocKy#,TenHocKy,SoTuan,GhiChu)
PhanPhoiChuongTrinh(ID_PPCT#,MaMonHoc,MaChuyenBan,MaHocKy,SoTiet,
SoTietTrongTuan,SoDiemMieng,SoDiemHS1,SoDiemHS2,
SoDiemHs3,TongHeSo)
DiemHocKy(ID_Diem#,ID_HS,ID_PPCT,DiemMieng,DiemHS1_L1,DiemHS1_L2,
DiemHS1_3,DiemHS2_L1,DiemHS2_L2,DiemHS2_L3,DiemHS2_L4,
DiemThiHK,TrungBinhMon)
DM_HocLuc(MaHocLuc#,TenHocLuc)
DM_HanhKiem(MaHanhKiem #,TenHanhKiem)
DiemTBHK(ID_TBHK#,ID_HS,MaHocKy,TBHK,MaHocLuc)
CHƯƠNG IV: THIẾT KẾ GIAO DIỆN
Giới thiệu một số giao diện của chương trình:
1. Cửa sổ đăng nhập chương trình:
Khi khởi động chương trình, cửa sổ đăng nhập xuất hiện. Người sử dụng nhập tên và mật khẩu đăng nhập. Nếu tên và mật khẩu đăng nhập không đúng, người sử dụng sẽ không thể sử dụng chương trình
Màn hình giao diện chương trình và các menu:
Chức năng cập nhật điểm đầu vào và sơ yếu lý lịch học sinh.
Chức năng tra cứu sơ yếu lý lịch Học Sinh:
Chức năng cập nhật điểm môn học:
KẾT LUẬN
Tính ứng dụng của hệ thống:
“Chương trình Quản Lý Học Sinh PTTH” ứng dụng cho khối trường PTTH chuyên ban.
Công việc tính toán và tổng hợp thông tin dựa trên những tài liệu và nguồn thông tin thu thập từ hệ thống thực (trường PTTH Lý Thái Tổ) nên hệ thống có tính ứng dụng thực tiễn, mang tính khách quan và chính xác.
Phương hướng phát triển:
“Chương trình Quản Lý Học Sinh PTTH” được xây dựng trên hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL- Server 2000 và phần mềm Microsoft Visual Basic 6.0 được xây dựng là bước khởi đầu cho: “Tin học hoá công tác quản lý” trong trường học.
Trong tương lai, chương trình sẽ được xây dựng và mở rộng quản lý cho toàn bộ hệ thống của trường và áp dụng thêm những kỹ thuật tiên tiến.
Với mong muốn góp sức mình cùng với sự phát triển và vững mạnh của ngôi trường – nơi em học tập và trưởng thành. Em hi vọng sẽ sớm thực hiện và xây dựng hệ thống một cách hoàn thiện hơn trong tương lai gần. Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QL23.doc