Tài liệu Đề tài Chợ nông – hải sản, chợ Chạp Phô Rạch Sỏi: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án
Công cuộc đổi mới kinh tế xã hội của nước ta sang nền kinh tế thị trường theo định hướng chủ nghĩa xã hội có sự quản lý của nhà nước trong những năm gần đây đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các đô thị trong cả nước. Mặt khác sự phát triển của các đô thị lại tạo điều kiện cơ sở vật chất cho sự đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, trong đó lĩnh vực thương mại buôn bán, giao lưu hàng hóa đang có điều kiện và thế mạnh để phát triển.
Xuất phát từ sự phát triển trong những năm qua của ngành thương nghiệp tỉnh Kiên Giang nói chung và của thành phố Rạch Giá nói riêng, từ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kiên Giang, từ thực trạng của nền kinh tế Kiên Giang trong đó có ngành thương nghiệp, việc xây dựng, quy hoạch lại các khu quy hoạch là rất cần thiết.
Từ cơ sở vật chất và hiện trạng của khu chợ Rạch Sỏi như hiện nay cùng tập quán buôn bán, kinh doanh lâu dài của người dân, việc xây dựng, chỉnh trang lại chợ Rạch S...
43 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1495 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Chợ nông – hải sản, chợ Chạp Phô Rạch Sỏi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án
Công cuộc đổi mới kinh tế xã hội của nước ta sang nền kinh tế thị trường theo định hướng chủ nghĩa xã hội có sự quản lý của nhà nước trong những năm gần đây đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các đô thị trong cả nước. Mặt khác sự phát triển của các đô thị lại tạo điều kiện cơ sở vật chất cho sự đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, trong đó lĩnh vực thương mại buôn bán, giao lưu hàng hóa đang có điều kiện và thế mạnh để phát triển.
Xuất phát từ sự phát triển trong những năm qua của ngành thương nghiệp tỉnh Kiên Giang nói chung và của thành phố Rạch Giá nói riêng, từ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kiên Giang, từ thực trạng của nền kinh tế Kiên Giang trong đó có ngành thương nghiệp, việc xây dựng, quy hoạch lại các khu quy hoạch là rất cần thiết.
Từ cơ sở vật chất và hiện trạng của khu chợ Rạch Sỏi như hiện nay cùng tập quán buôn bán, kinh doanh lâu dài của người dân, việc xây dựng, chỉnh trang lại chợ Rạch Sỏi là hết sức cần thiết và cấp bách, sẽ tạo môi trường thuận lợi hơn cho người dân trong sản xuất kinh doanh, khắc phục tình trạng phát triển manh mún và khó khăn về cơ sở hạ tầng, tác động xấu đến môi trường sinh thái như hiện nay.
Việc đầu tư khu chợ Rạch Sỏi sẽ tạo ra một hướng chuyển biến lớn trong ngành thương nghiệp của tỉnh, với vị trí chiến lược là cửa ngỏ vào thành phố Rạch Giá như hiện nay thì trung tâm thương mại Rạch Sỏi sẽ là đầu mối quan trọng gắn kết các trung tâm thương mại khác trong tỉnh.
Dự án đầu tư xây dựng công trình Chợ nông – hải sản, chợ Chạp Phô Rạch Sỏi là một trong những bước trong khuôn khổ triển khai dự án Khu thương mại Rạch Sỏi. Góp phần tạo một sắc diện mới cho thành phố Rạch Giá. Khu vực dự án có tổng diện tích 10.675 m2, bao gồm các khu chợ và các hạng mục phụ trợ khác như: sân chợ, nhà xe, bãi lên hàng, trạm xử lý nước thải,…
Thực hiện Luật bảo vệ Môi Trường, Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08 /2006 và nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ, Thông tư 08/2006/TT-BTNMT và các thông tư khác về mặt môi trường, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Hồng Trung - 306 tiến hành lập báo cáo Đánh giá tác động Môi trường dự án “Chợ nông – hải sản, chợ Chạp Phô Rạch Sỏi” để xem xét và lượng hóa toàn bộ các tác động tích cực và tiêu cực đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội của dự án để từ đó đẩy mạnh các mặt tích cực và đề xuất các biện pháp thích hợp hạn chế, giảm thiểu các mặt tiêu cực.
2. Mục đích của báo cáo Đánh giá tác động Môi trường (ĐTM)
Báo cáo ĐTM của Dự án “Chợ nông – hải sản, chợ Chạp Phô Rạch Sỏi” được thực hiện với các mục đích chủ yếu sau:
Đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội tại khu vực dự án;
Phân tích trên cơ sở khoa học các nguồn tác động tích cực và tiêu cực đến môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội khi dự án triển khai và đi vào hoạt động;
Đề xuất các biện pháp phù hợp nhằm giảm thiểu và hạn chế các nguồn tác động tiêu cực;
Đề xuất các chương trình giám sát môi trường phù hợp nhằm đảm bảo các thông số về môi trường chính yếu được theo dõi thường xuyên;
Cung cấp căn cứ cơ sở khoa học cho cơ quan chức năng thuận lợi trong công tác quản lý, thẩm định, phê duyệt và giám sát về mặt môi trường.
3. Căn cứ pháp lý và kỹ thuật để lập báo cáo ĐTM
Việc lập báo cáo ĐTM của dự án Chợ nông – hải sản, chợ Chạp Phô Rạch Sỏi được thực hiện dựa trên cơ sở tuân thủ các văn bản pháp lý sau:
Luật bảo vệ Môi trường Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2006;
Nghị định số 80/2006/NĐ – CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ Môi trường;
Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;
Nghị định số 21/2008/NĐ – CP ngày 28 tháng 2 năm 2008 của Chính phủ về việc việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ – CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ Môi Trường;
Các Tiêu chuẩn Việt Nam về Môi Trường hiện hành là: TCVN 2000 và TCVN 2005 ban hành theo quyết định 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25/06/2002 của Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường nay là Bộ Khoa học và Công Nghệ Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 về bắt buộc áp dụng TCVN về môi trường và quyết định 1696/QĐ-BKHCN ngày 28/07/2006 của Bộ Khoa học và Công Nghệ.
TCVN 6772 – 2000: Chất lượng nước – nước thải sinh hoạt – giới hạn ô nhiễm cho phép;
TCVN 5944 – 2005: Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm;
TCVN 5942 – 2005: Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt;
TCVN 5937 – 2005: Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh;
TCVN 5949 – 2005: Âm học - Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư mức ồn tối đa cho phép;
Biên bản số 03/BB-UB ngày 24/11/2005 của UBND Tp Rạch Giá về việc hợp thông qua quy hoạch xây dựng trung tâm thương mại Rạch Sỏi;
Thông báo số 93/TB-VP ngày 31/07/2006 của Văn phòng UBND tỉnh Kiên Giang về ý kiến kết luận của chủ tịch UBND tỉnh Bùi Ngọc Sương tại cuộc hợp thông qua các đồ án quy hoạch bến xe và khu dân cư tỉnh Kiên Giang, quy hoạch trung tâm thương mại Rạch Sỏi, phương án chợ 16ha phường Vĩnh Thanh Vân;
Quyết định số 801/QĐ-UBND ngày 18/06/2007 của chủ tịch UBND Tp Rạch Giá về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng khu trung tâm thương mại Rạch Sỏi, Tp. Rạch Giá, T. Kiên Giang;
Quyết định số 243/QĐ-UBND ngày 25/06/2008 của UBND Tp Rạch Giá về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu trung tâm thương mại Rạch Sỏi, P. Rạch Sỏi, Tp. Rạch Giá, T. Kiên Giang;
Các tài liệu tham khảo khác như:
Tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực thực hiện dự án;
Số liệu điều tra và đo đạc thực tế tại hiện trường.
4. Tổ chức thực hiện ĐTM
Tổ chức lập báo cáo ĐTM: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Hồng Trung - 306.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Công nghệ Môi trường …………….
Địa chỉ:
ĐT: ………………… - Fax: ………………………….
Website: ………………………………………………..
Email: ………………………………………………….
Danh sách thành viên trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM của dự án.
TT
Thành viên
Học vị
Chức vụ
Đơn vị
1
Lê Hồng Sơn
-
Giám đốc điều hành
Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Hồng Trung - 306
2
Giám đốc
Công ty Cổ phần Công nghệ Môi trường ……….
3
P.Giám đốc
4
NV. Dự án
5
NV. Kỹ thuật
6
NV. Dự án
Căn cứ theo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Hồng Trung - 306 đã phối hợp với đơn vị tư vấn là Công ty Cổ phần Công nghệ Môi trường …………….. để hỗ trợ thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án;
Để thực hiện lập báo cáo ĐTM, Công ty Cổ phần Công nghệ Môi trường ………. đã cho triển khai ngay các hoạt động sau:
Khảo sát thu thập các thông tin cần thiết về Dự án và vị trí thực hiện dự án;
Tổ chức thu mẫu ngoài hiện trường, phân tích, xử lý, đánh giá các số liệu thu thập;
Viết và thông qua nội dung báo cáo với chủ đầu tư, hoàn chỉnh báo cáo và nộp Sở Tài nguyên và Môi trường để thẩm định.
CHƯƠNG I
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1 Thông tin dự án
Tên Dự án: Chợ nông - hải sản, chợ Chạp Phô Rạch Sỏi;
Diện tích: 10.675 m2;
Hình thức đầu tư: Đầu tư cải tạo, xây dựng theo hình thức cuốn chiếu.
Diễn giải nội dung xây dựng cuốn chiếu:
Giai đoạn 1: Xây dựng chợ tạm (sử dụng khung tiền chế) phía trước sân chợ. Hạng mục này không làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động chính của toàn khu chợ vì các nhà lồng chợ hiện tại vẫn còn hoạt động bình thường. Giai đoạn này hiện đã hoàn thành.
Giai đoạn 2: Sau khi xây dựng xong chợ tạm thì di dời các hộ kinh doanh trong nhà lồng chợ thương nghiệp ra khu vực mới, tiến hành giải phóng mặt bằng để xây dựng chợ Chạp Phô (đang xây dựng chợ Chạp Phô).
Giai đoạn 3: Khi toàn bộ nhà lồng chợ Chạp Phô xây dựng xong thì sắp xếp tất cả các hộ kinh doanh tại chợ tạm vào ổn định buôn bán, đồng thời dời toàn bộ các hộ kinh doanh trong chợ nông – hải sản cũ ra kinh doanh tại khu chợ tạm để giải phóng mặt bằng, tiếp tục xây dựng chợ nông – hải sản mới. Trong quá trình thi công chợ nông – hải sản, các hạng mục phụ trợ khác như chợ tự sản tự tiêu có mái che, bờ kè, bãi lên hàng, cũng tiến hành xây dựng song song. Các hộ kinh doanh sẽ được bố trí vào các nhà lồng chợ khi toàn bộ khu chợ xây dựng xong. Sau cùng khu chợ tạm sẽ được sử dụng làm nhà xe.
Qui mô đầu tư:
Chợ Chạp Phô : 114 – 124 lô sạp – Diện tích: 1.450 m2 ;
Chợ nông - hải sản : 260 – 290 lô sạp – Diện tích: 2.500 m2 ;
Chợ tự sản tự tiêu : 90 – 100 lô sạp – Diện tích: 700 m2 ;
Và các hạng mục phụ trợ khác như: bãi lên hàng, sân chợ, nhà xe, bờ kè, trạm xử lý nước thải,…
Tổng vốn đầu tư: 27.796.216.000 đồng;
1.2 Chủ đầu tư
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Hồng Trung - 306;
Người đại diện: Ông Lê Hồng Sơn;
Chức vụ: Giám đốc điều hành;
Trụ sở chính: Số 392, Đường Cách Mạng Tháng Tám, Phường An Thới, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ;
Điện thoại: 0710 3831 696
1.3 Vị trí địa lý của dự án
1.3.1 Mô tả vị trí địa lý
Khu chợ được xây dựng tại P. Rạch Sỏi, Tp. Rạch Giá, T. Kiên Giang.
Khu quy hoạch dự án có diện tích 10.675 m2. Các mặt tiếp giáp như sau:
Phái Đông Bắc: giáp cầu Rạch Sỏi;
Phía Tây Bắc: giáp sông Cái Sắn;
Phía Tây Nam: giáp đường Hồ Xuân Hương;
Phía Đông Nam: giáp đường Hải Thượng Lãn Ông.
Toạ độ: 9o57’21’’N
105o07’13’’E
1.3.2 Sơ đồ vị trí minh họa
Sơ đồ vị trí minh họa trình bày trong hình 1.1 và 1.2 (Xem chi tiết sơ đồ bố trí mặt bằng tổng thể của dự án tại sơ đồ trang 2, phụ Lục II).
Mục tiêu Kinh tế - Xã hội và Chính trị của dự án
Tạo môi trường kinh doanh buôn bán tốt cho người dân;
Tạo động lực phát triển cho các ngành nghề sản xuất khác như công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản… trong tỉnh cũng như các khu vực xung quanh;
Khu trung tâm thương mại Rạch Sỏi phát triển mà điển hình là khu chợ cũ được xây dựng lại sẽ có mối quan hệ gắn kết cũng như sẽ là một đối trọng đối với các trung tâm thương mại khác;
Xác định quy mô và cơ cấu thành phần kinh tế trong lĩnh vực thương mại của tỉnh;
Định hướng phát triển các khu dân cư và dịch vụ công cộng kèm theo;
Với vị trí là cửa ngỏ của thành phố Rạch Giá thì việc xây dựng mới chợ Rạch Sỏi sẽ tạo một diện mạo kiến trúc cảnh quan mới, một điểm nhấn về cảnh quan cho thành phố Rạch Giá;
Cụ thể hóa chủ chương đầu tư phát triển các khu trung tâm thương mại tập trung của tỉnh Kiên Giang.
Vị trí Dự án
Hình 1.1 Vị trí dự án trên bản đồ TP Rạch Giá
(Sơ đồ chỉ mang tính chất minh họa vị trí thực hiện dự án nên không đúng về tỷ lệ)
Đ HỒ XUÂN HƯƠNG
Đ HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
SÔNG CÁI SẮN
B
Vị trí Dự án
Hình 1.2 Vị trí dự án trên bản đồ khu vực Phường Rạch Sỏi
1.5 Nội dung chủ yếu của dự án
1.5.1 Qui mô dự án
Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng Chợ nông – hải sản, chợ Chạp Phô Rạch Sỏi có diện tích 10.675 m2 và tổng số vốn đầu tư gần 30 tỷ đồng với nhiều hạng mục công trình phục vụ hoạt đông kinh doanh buôn bán của người dân.
1.5.2 Các hạng mục công trình của dự án và bố trí tổng thể mặt bằng
1.5.2.1 Các hạng mục công trình
Các hạng mục công trình cụ thể như sau:
Bảng 1.1 Các hạng mục công trình của dự án
TT
Các hạng mục
Diện tích (m2)
1
Chợ Chạp Phô
1.450
1.1
Tổng số lô sạp (124 lô)
576
1.1.1
Loại 4m2/lô (104 lô)
416
1.1.2
Loại 8m2/lô (20 lô)
160
1.2
Diện tích hành lang, giao thông, kết cấu
874
2
Chợ nông – hải sản
2.500
2.1
Ban quản lý chợ
46,5
2.2
Khu vệ sinh
50
2.3
Tổng số lô sạp (4m2/lô, 262 lô)
1048
2.4
Diện tích hành lang, giao thông, kết cấu
1355,5
3
Khu chợ tự sản tự tiêu (96 lô, 5m2/lô)
700
4
Các hạng mục phụ trợ khác
4.1
Bãi lên hàng
715
4.2
Chợ tạm (nhà xe)
1.050
4.3
Cây xanh cách ly chân cầu
255
4.4
Sân, đương giao thông quanh chợ
3.484
4.5
Hệ thống cấp thoát nước
4.6
Trạm xử lý nước thải
4.7
Nạo vét khu vực lên hàng
(Nguồn: Dự án đầu tư xây dựng Chợ nông – hải sản, chợ Chạp Phô Rạch Sỏi, 2008)
1.5.2.2 Phương án xây dựng
a. Phương án bố trí mặt bằng
Căn cứ hiện trạng vốn có và yêu cầu của dự án cũng như các đặc điểm tự nhiên, hướng gió, hướng nắng và các quy chuẩn hiện hành phương án quy hoạch tổng mặt bằng công trình như sau:
Chợ nông sản và chợ Chạp Phô bố trí song song trục chính từ cầu Rạch Sỏi đổ xuống. Ngoài ra còn tạo khoảng trống phía trước chợ dùng làm bãi giữ xe có máy che. Riêng khu vực bãi lên hàng sẽ được bố trí bờ kè và chợ tự sản tự tiêu ở khu vực này nhằm tạo một khoảng không vệ sinh giữa chợ nông sản và khu vực lên hàng.
Mặt bằng tổng thể của dự án được thể hiện cụ thể tại sơ đồ trang 1, Phụ lục II.
b. Kết cấu công trình
Công trình được xây dựng với kết cấu BTCT, vì kèo thép, mái lợp tole, sàn chợ nông – hải sản láng xi măng, sàn chợ Chạp Phô lát gạch Ceramic kích thước 450x450, nền chợ tôn cao 0,45m so với sân chợ, móng cọc BTCT được thi công sau khi khảo sát địa chất và tính toán đến khả năng chịu lực công trình.
c. Cấp nước công trình
Hệ thống cấp nước công trình được lấy từ mạng lưới cấp nước chung của thành phố Rạch Giá, nước cấp chủ yếu cho khu vệ sinh và rửa các sản phẩm tại chợ nông – hải sản. Ngoài ra còn xây dựng bể nước ngầm phục vụ công tác PCCC.
d. Thoát nước và vệ sinh môi trường
Hệ thống thoát nước công trình được thiết kế riêng với hệ thống đường ống thoát nước sinh hoạt, nước thải từ hoạt động mua bán ở chợ được tập trung tại trạm xử lý nước thải của khu chợ trước khi thải xuống sông Cái Sắn.
Nước mưa được thoát trực tiếp xuống sông Cái Sắn thông qua các rãnh thoát nước.
Rác thải toàn khu chợ được thu gom tập trung tại hố chứa tạm của khu chợ. Hàng ngày xe của công ty công trình đô thị chở đến bãi rác chung của thành phố Rạch Giá.
e. Giải pháp cấp điện công trình
Hệ thống cấp điện cho chợ được lấy từ lưới điện quốc gia, dựa trên hệ thống cấp điện cũ hiện có và được chia làm 2 chức năng sau:
Điện phục vụ sinh hoạt, buôn bán trong chợ;
Điện chiếu sáng, bảo vệ.
1.6 Kế hoạch thực hiện
Quý III năm 2008: Chuẩn bị đầu tư;
Quý IV năm 2008: Khởi công xây dựng chợ Chạp Phô;
Quý II năm 2009: Hoàn thành chợ Chạp Phô và đưa công trình vào sử dụng đồng thời tiếp tục xây dựng chợ nông – hải sản và các hạng mục phụ trợ còn lại;
Quý I năm 2010: Hoàn thành và đưa vào sử dụng toàn bộ công trình.
CHƯƠNG 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI
KHU VỰC DỰ ÁN
2.1 Khát quát về điều kiện tự nhiên và môi trường tại khu vực dự án
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Rạch Sỏi là phường cửa ngõ khi vào thành phố Rạch Giá đi trên các quốc lộ 80, quốc lộ 63 và quốc lộ 61. Tại Rạch Sỏi còn có sân bay Rạch Giá và bến xe Rạch Sỏi là hai điểm giao thông quan trọng của Rạch Giá. Chợ nhà lồng Rạch Sỏi là chợ lớn thứ hai của thành phố Rạch Giá.
Chợ nông - hải sản, chợ Chạp Phô Rạch Sỏi được xây dựng tại vị trí chợ rạch sỏi cũ thuộc phường Rạch Sỏi, thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang.
Toàn bộ khu đất xây dựng chợ nông - hải sản và chợ Chạp Phô rạch sỏi có tổng diện tích 10.675m2 với các phía tiếp giáp như sau:
Phái Đông Bắc: giáp cầu Rạch Sỏi;
Phía Tây Bắc: giáp sông Cái Sắn;
Phía Tây Nam: giáp đường Hồ Xuân Hương;
Phía Đông Nam: giáp đường Hải Thượng Lãn Ông.
Toạ độ: 9o57’21’’N
105o07’13’’E
2.1.1.2 Địa hình và địa chất khu vực dự án
Phường Rạch Sỏi thuộc thành phố Rạch Giá nên có những đặc điểm địa hình tương tự với những đặc điểm chung của tỉnh Kiên Giang. Kiên Giang là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đất đai chủ yếu là đồng bằng, với diện tích 564.464 ha, chiếm trên 90% diện tích toàn tỉnh. Phần đất liền Kiên Giang tương đối bằng phẳng có hướng thấp dần từ phía Ðông Bắc (độ cao trung bình từ 0,8 - 1,2m) xuống Tây Nam (độ cao trung bình từ 0,2 - 0,4m). Ðặc điểm địa hình này cùng với chế độ thuỷ triều biển Tây chi phối rất lớn khả năng tiêu thoát úng về mùa mưa và đồng thời bị ảnh hưởng lớn của mặn nhất là vào các tháng cuối mùa khô, gây trở ngại nhiều tới sản xuất và đời sống của nhân dân trong tỉnh.
2.1.1.3 Khí tượng – thủy văn
Thành phố Rạch Giá nằm sát biển phía Tây Nam nên mang những đặc tính của khí hậu miền biển Kiên Giang, có nhiều nét đặc biệt so với các vùng khác.
a. Nhiệt độ
Thành phố Rạch Giá có nền nhiệt độ vào loại cao nhất nước ta, nhiệt độ trung bình năm khoảng 27 – 27,5oC. Theo bảng số liệu cho thấy nhiệt độ trung bình nhìn chung không thay đổi nhiều qua các năm. Biên độ nhiệt độ dao động không nhiều khoảng 3-4 oC (Tạp chí Khí Tượng Thủy Văn, 2008)
Bảng 2.1 Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm
Tháng
Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm (oC)
2004
2005
2006
2007
2008
1
25,9
26,0
26,3
25,7
25,8
2
26,1
26,7
26,9
25,9
25,9
3
27,9
27,6
27,7
27,6
27,8
4
29,6
29,4
28,5
28,8
28,4
5
29,3
29,3
28,5
28,5
28,3
6
28,2
28,8
28,4
28,7
28,0
7
27,9
28,5
27,5
-
28,0
8
27,6
28,3
27,4
27,5
-
9
27,8
27,9
27,5
27,9
-
10
27,5
28,1
27,6
27,2
-
11
27,5
27,4
28,2
27,2
-
12
26,0
25,9
26,2
27,2
-
Trung bình
27,6
27,8
27,5
27,5
-
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang, 2006; Tạp chí Khí Tượng thủy văn, 2007, 2008)
b. Mưa
Thành phố Rạch Giá là một trong những vùng có lượng mưa lớn nhất Nam bộ. Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.068,2mm với số lượng ngày mưa 126 – 170 ngày. Riêng tháng 01 năm 2008 có lượng mưa đo được là 22mm. Trong đó có 5 ngày có mưa.
Bảng 2.2 Lượng mưa trung bình các tháng trong năm
Tháng
Lượng mưa trung bình các tháng trong năm (mm)
2004
2005
2006
2007
2008
1
3,1
-
10,3
30,0
22,0
2
-
-
4,6
-
25,8
3
0,1
14,6
66,8
105,0
68,8
4
28,2
15,7
74,3
82,0
133,0
5
66,4
163,4
386,0
298,0
229,0
6
356,8
390,0
381,1
286,0
355,0
7
386,1
541,7
416,0
-
215,0
8
278,6
153,7
278,7
505,0
-
9
183,9
275,8
526,1
268,0
-
10
259,2
396,6
232,5
580,0
-
11
189,3
273,0
69,3
-
-
12
4,5
74,2
8,8
49,0
-
Trung bình
1.756,2
2.298,7
2.454,5
244,77
-
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang, 2006; Tạp chí Khí Tượng thủy văn, 2007, 2008)
c. Độ ẩm
Độ ẩm tương đối khoảng 80 – 82 %, trong các mùa khô độ ẩm cao trung bình chỉ đạt mức 76 – 80% và các tháng mùa mưa độ ẩm cao trung bình lên tới 83 – 88%, Theo kết quả đo đạc của trạm khí tượng thủy văn được báo cáo trong niên giám thống kê năm 2006 thì độ ẩm không khí trung bình hàng năm của tỉnh Kiên Giang dao động khoảng 83%. Biên độ cách biệt độ ẩm không khí không lớn, từ 1 - 3%. Theo kết quả đo đạt những tháng đầu năm 2008 cho thấy ẩm độ của thành phố Rạch Giá trung bình đạt 82%, dao động không nhiều so với các tháng tương đương của năm 2007.
Bảng 2.3 Độ ẩm trung bình các tháng trong năm (%)
Tháng
Độ ẩm trung bình các tháng trong năm (%)
2004
2005
2006
2007
2008
1
81
81
81
81
83
2
80
80
79
79
82
3
77
75
80
80
79
4
76
75
82
79
79
5
81
82
84
84
84
6
84
84
84
83
85
7
85
86
87
-
83
8
87
84
88
87
-
9
84
86
87
85
-
10
81
84
85
85
-
11
81
83
80
-
-
12
79
81
73
78
-
Trung bình
81
82
83
82,1
-
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang, 2006; Tạp chí Khí Tượng thủy văn, 2007, 2008)
d. Nắng
Trung bình hàng năm ở Kiên Giang có khoảng 2.650 giờ nắng/năm, mùa mưa nắng ít đi đáng kể so với mùa khô, vào mùa khô có 7 giờ nắng/ngày, trên đất liền tháng có nhiều nắng nhất là tháng 3, trung bình là 270 giờ, tháng nắng ít nhất là tháng 8, 9 với số giờ nắng trung bình chỉ từ 160 – 170 giờ.
e. Gió
Hướng gió thịnh hành nhất: đặc điểm nổi bậc là sự thay đổi tần suất hướng gió và gió thịnh hành theo mùa.
Mùa nắng: thịnh hành gió Bắc và Đông, đầu mùa (tháng 11, 12) gió Bắc và Đông chiếm ưu thế rỏ rệt, tần suất mỗi hướng đều trên 30%, thậm chí trên 50%, từ giữa mùa thịnh hành hướng gió Đông với tần suất đáng kể.
Mùa mưa: thịnh hành hướng gió Tây hoặc Tây Nam, gió Tây Nam chiếm ưu thế (37 – 50%) so với gió Tây (24 – 41%), cả 2 hướng tần suất gió thịnh hành lên đến 60%, thậm chí trên 90%.
Vận tốc trung bình: tốc độ trung bình là 2,5m/s, tốc độ gió trung bình của các tháng mùa mưa cao hơn các tháng mùa khô, theo hướng gió thì gió Tây và Tây Nam về mùa mưa có vận tốc lớn nhất (4 – 4,5 m/s) về mùa khô thì gió Bắc và gió Đông Bắc có vận tốc lớn hơn cả, như vậy hướng gió thịnh hành trong các mùa có tốc độ trung bình hơn cả.
Mùa mưa là mùa giông nên thường có gió mạnh tới cấp 7, 8 tốc độ gió mạnh nhất 16 – 20 m/s, cá biệt có năm lên đến 40m/s.
f. Các hiện tượng thời tiết khác
Sương mù: trong những tháng giữa và cuối mùa khô thường xuất hiện sương mù vào lúc gần sáng và tan nhanh vào lúc mặt trời mọc, từ tháng giêng đến tháng 4 trung bình có khoảng 1 ngày sương mù, trong đó tháng 3 có 1,5 ngày, trung bình năm có 6 ngày sương mù.
Giông: thành phố Rạch Giá có nhiều cơn giông hơn các vùng khác ở Nam bộ, trung bình năm có 25 – 30 ngày có giông. Giông thường kèm theo mưa rào và gió mạnh, trong một vài trường hợp còn kèm theo mưa đá hoặc vòi rồng.
Bão: ở thành phố Rạch Giá rất ít khi có bão, song điều đáng quan tâm là hậu quả của mưa thường do ảnh hưởng của bão, bão thường xảy ra ở Biển Đông và Kiên Giang chịu ảnh hưởng mưa, nhưng ảnh hưởng này không lớn và không thường xuyên.
2.1.2 Hiện trạng môi trường tại khu vực dự án
2.1.2.1 Sơ đồ và vị trí thu mẫu
Để đánh giá chất lượng môi trường cũng như các ảnh hưởng từ dự án đến môi trường đơn vị Tư vấn đã phối hợp với Trung tâm quan trắc Môi trường thành phố Cần Thơ để tiến hành thu mẫu tại khu vực dự án vào tháng 10/2008.
2.1.2.2 Chất lượng môi trường nước
Nước mặt
Để có số liệu một cách cụ thể và chính xác về chất lượng nước môi trường nền khu vực thực hiện dự án, chủ dự án kết hợp với Trung tâm quan trắc Môi trường thành phố Cần Thơ để tiến hành thu mẫu và phân tích các thành phần môi trường (nước mặt, nước ngầm, không khí) khu vực thực hiện dự án. Kết quả phân tích nước mặt tại sông Cái Sắn (nơi nhận nguồn thải từ chợ Rạch Sỏi) trình bày trong bảng 2.4.
Bảng 2.4 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại khu vực dự án
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Kết quả
TCVN 5942:2005 TCVN 5942: 2005: Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt – Cột A: Giá trị áp dụng đối với nước mặt có thể làm nguồn nước cấp cho sinh hoạt (nhưng phải qua quá trình xử lý theo quy định).
(Cột A)
NM1
NM2
1
pH
-
6,78
6,82
6-8,5
2
Chất rắn lơ lửng
mg/l
117,0
121,0
20
3
COD
mg/l
24,5
22,3
< 10
4
BOD520oC
mg/l
16,0
14,0
< 4
5
Sắt tổng
mg/l
0,17
0,18
1
6
Tổng Nitơ
mg/l
4,2
3,0
KQĐ
7
Tổng Phospho
0,3
0,4
KQĐ
8
Tổng số Coliforms
MPN/100ml
4,8x104
4,8x105
5x103
Ghi chú:
Kết quả phân tích trên do Trung tâm quan trắc tài nguyên môi trường Cần Thơ thực hiện thu mẫu và phân tích theo hợp đồng thu mẫu với Công ty Hải Trân.
Mẫu thu ngày 21/10/2008.
KQĐ: không qui định.
Vị trí thu mẫu:
NM1: mẫu thu tại khu vực dự án (X: 0513247; Y: 1100716);
NM2: mẫu thu cách khu vực dự án 200m hướng hạ lưu (X: 0513673 ; Y: 1100935).
Qua bảng kết quả phân tích cho thấy chất lượng nước sông Cái Sắn hiện tại đã có dấu hiệu ô nhễm bởi các thành phần hữu cơ và vi sinh. Đa số các chỉ tiêu phân tích vượt tiêu chuẩn cho phép của TCVN 5942 :2005 - cột A, chất rắn lơ lửng (SS) vượt tiêu chuẩn cho phép từ 5-6 lần, COD vượt hơn 2 lần, BOD5 vượt tiêu chuẩn cho phép từ 3-4 lần và tổng Coliforms tại sông Cái Sắn vượt hơn 9,6 lần đối với chỉ tiêu tại vị trí khu vực thực hiện dự án và vượt 96 lần so với tiêu chuẩn Việt Nam về nước mặt cột A. Trong đó vị trí NM1 là điểm tại khu vực dự án, chỉ tiêu COD và BOD5 cao hơn so với vị trí thu mẫu cách khu vực dự án 200m về phía hạ lưu. Có thể nói chất lượng nước mặt khu vực dự án đã bị ô nhiễm hữu cơ và vi sinh đặc biệt là mẫu thu tại vị trí dự án. Vì vậy, khi dự án đi vào hoạt đồng cần tiến hành xây dựng hệ thống xử lý nước thải chợ… trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
Nước dưới đất
Nước dưới đất tại khu vực dự án được thu mẫu và phân tích bao gồm các chỉ tiêu: pH, độ cứng, Cl-, SO42-, NO3-, Fe, COD và Coliform. Kết quả phân tích chất lượng nước dưới đất khu vực dự án được thể hiện theo bảng sau:
Bảng 2.5 Chất lượng nước dưới đất khu vực dự án
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Kết quả
TCVN 5944:2005
1
pH
-
6,72
6,5-8,5
2
Asen
mg/l
0,007
0,05
3
Độ cứng
mgCaCO3/l
260,0
300-500
4
Sắt tổng
mg/l
0,05
1-5
5
Clorua
mg/l
18,0
200-600
6
Nitrat
mg/l
0,2
45
7
Sunfat
mg/l
69
200-400
8
Tổng Coliforms
MPN/100ml
4,8x102
3
Ghi chú:
Kết quả phân tích trên do Trung tâm quan trắc tài nguyên môi trường Cần Thơ thực hiện thu mẫu và phân tích theo hợp đồng thu mẫu với Công ty Hải Trân. Mẫu thu ngày 21/10/2008.
Kết quả phân tích Asen được thực hiện bởi Trung tâm kỹ thuật và ứng dụng công nghệ, Sở Khoa học Công nghệ Cần Thơ. Mẫu thu ngày 25/11/2008. (Mẫu Asen được phân tích bổ sung theo ý kiến đóng góp của hội đồng thẩm định ngày 18/11/2008).
Vị trí thu mẫu trong khu vực đang xây dựng dự án.
Qua bảng 2.5 về kết quả phân tích nước dưới đất khu vực dự án, các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép, chỉ có chỉ tiêu tổng Colifoms là vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần (160 lần).
2.1.2.3 Chất lượng môi trường không khí
Kết quả phân tích mẫu không khí xung quanh khu vực dự án do Trung tâm quan trắc Môi trường Cần Thơ thực hiện 10/2008 được thể hiện qua bảng 2.6.
Bảng 2.6 Bảng kết quả phân tích các mẫu không khí
TT
Các chỉ tiêu
Đơn vị tính
Kết quả
TCVN 5937:2005
TCVN 5949:2005 TCVN 5949:2005: Âm học – Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư – Mức ồn tối đa cho phép.
TCVN 5508:1991 TCVN 5508:1991: Không khí vùng làm việc vi khí hậu, phương pháp đo và đánh giá.
KK1
KK2
KK3
1
Nhiệt độ
oC
33,7
34,0
30,6
32
1
Ồn
dBA
79,4
73,7
72,8
75
2
Bụi lơ lửng (TSP)
mg/m3
0,57
0,29
0,24
0,3
3
SO2
mg/m3
0,35
0,31
0,13
0,35
4
NO2
mg/m3
0,24
0,13
0,16
0,2
5
CO
mg/m3
3,44
1,15
3,44
30
Ghi chú:
Kết quả phân tích trên do Trung tâm quan trắc tài nguyên môi trường Cần Thơ thực hiện thu mẫu và phân tích theo hợp đồng thu mẫu với Công ty Hải Trân. Mẫu thu ngày 21/10/2008.
Độ ồn đo ngày 25/11/2008. (Kết quả ồn được đo bổ sung theo ý kiến đóng góp của hội đồng thẩm định ngày 18/11/2008).
Vị trí thu mẫu
KK1: Khu vực đang xây dựng chợ Chạp Phô (X: 0513191; Y: 1100469) ;
KK2: Khu vực chợ nông sản (X: 0513209; Y: 1100556);
KK3: Cách khu vực dự án 200m theo hướng gió chủ đạo (X: 0513501; Y: 1100556).
So sánh kết quả phân tích các chỉ tiêu trên theo các Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường như TCVN 5937:2005 – Chất lượng không khí xung quanh, TCVN 5949:2005 – Âm học, tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư cho thấy trừ mẫu thu tại khu vực đang xây chợ (KK1) là có nhiều chỉ tiêu vượt tiêu chuẩn cho phép nhưng không nhiều. Tại các vị trí còn lại các chỉ tiêu đều nằm trong khoảng cho phép.
Mẫu thu tại vị trí đang xây chợ Chạp Phô thì hầu hết các chỉ tiêu đều vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần chỉ trừ chỉ tiêu SO2 và CO là còn nằm trong giới hạn cho phép. Quá trình thi công do hoạt động của máy móc nên vấn đề bụi và ồn cao. Tuy nhiên, nguồn ô nhiễm này sẽ biến mất khi dự án kết thúc giai đoạn xây dựng.
Hai điểm thu mẫu không khí còn lại có các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn so sánh. Kết quả này cho thấy chất lượng các thành phần môi trường xung quanh khu vực dự án hiện tại còn khá tốt. Vì vậy, khi dự án đi vào hoạt động cần kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm không khí nhằm đảm bảo chất lượng môi trường không khí khu vực.
Tóm lại, qua khảo sát hiện trạng môi trường khu vực dự án cho thấy chất lượng môi trường không khí còn tương đối tốt. Riêng chất lượng nước mặt đã bị ô nhiễm hữu cơ và vi sinh, chất lượng nước dưới đấ đã bị nhiễm vi sinh rất cao vì vậy xử lý và quản lý tốt các nguồn gây ô nhiễm do hoạt động của dự án cần được quan tâm khi dự án đi vào hoạt động, nhằm hạn chế ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
2.1.2.4 Hiện trạng khu chợ Rạch Sỏi cũ
Hiện trạng về kiến trúc
Trong khu vực xây dựng gồm có hai công trình chính:
Chợ thương nghiệp, diện tích 1.081,5m2.
Chợ đồ sắt, giầy dép, ngư cụ, ăn uống gồm 4 nhà trệt có tổng diện tích 1.165 m2;
Chợ nông - hải sản: diện tích 1.551,5m2;
Ngoài ra còn có hệ thống sân, đường xung quanh chợ với diện tích 7.820m2.
Qua kiểm định chất lượng công trình cho thấy các nhà lồng chợ đều xuống cấp và hết hạn sử dụng do đã được xây dựng lâu đời.
Ngoài ra dọc bờ kè sông Cái Sắn còn có 6 căn nhà tạm của dân tự lấn chiếm để kinh doanh và xung quanh chợ cũng có nhiều máy che tạm phát sinh do nhu cầu mua bán của người dân với tổng diện tích khoảng 4.163m2
(Nguồn: Dự án đầu tư chợ nông – hải sản, chợ Chạp Phô Rạch Sỏi)
Hiện trạng về hạ tầng kỹ thuật
Bờ kè chợ dài 60m hiện đã xuống cấp, khu vực lên hàng cặp bờ kè bị bồi lắng do rác thải nên hiện nay rất cạn.
Diện tích sân chợ còn lại là 2.558m2 có đến 60% bị ẩm thấp, nhất là khu vực xung quanh chợ buôn bán hàng nông sản, thường bị ngập úng vào mùa mưa, không đảm bảo vệ sinh môi trường.
Hệ thống thoát nước mưa và nước bẩn của khu chợ gồm các đường rãnh thoát nước dài 250m, 1 cống xả Ф1000mm xã trực tiếp ra sông Cái Sắn. hệ thống này đã quá cũ không đảm bảo thoát nước cho toàn chợ và theo quy hoạch mới thì hệ thống này không còn sử dụng được nữa. Hiện chợ chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung
Hiện trạng kinh doanh buôn bán
Khu vực sẽ đầu tư xây mới gồm chợ thương nghiệp, dãy kios 50 căn, chợ gia vị, chợ cá cũ, chợ bờ kè, chợ tự sản tự tiêu và các khu khác. Theo thống kê của ban quản lý chợ Rạch Sỏi số liệu hiện tại về kinh doanh buôn bán tại khu này như sau:
Phần kinh doanh hàng bách hóa, tạp phẩm : 222 lô sạp
Phần kinh doanh hàng nông sản : 265 lô sạp
Chợ tự sản tự tiêu : 92 lô sạp
Trong đó, phần buôn bán vãi sợi, quần áo may sẵn, mỹ phẩm, giầy dép, đồng hồ gồm 108 lô sạp dự kiến di dời về chợ bách hóa sẽ được xây dựng tại bến xe theo quy hoạch đã được phê duyệt (phần này không thuộc nội dung đầu tư của công ty Hồng Trung). Vậy số lô còn lại cần phải bố trí mới là:
Phần kinh doanh hàng bách hóa, tạp phẩm : 114 lô sạp
Phần kinh doanh hàng nông sản : 265 lô sạp
Chợ tự sản tự tiêu : 92 lô sạp
Hiện trạng vệ sinh môi trường
Các nhà lồng chợ Rạch Sỏi đều đã xuống cấp do đã đươc xây dựng lâu đời và đã hết hạn sử dụng; phần bờ kè dài 60m hiện đã xuống cấp, khu vực lên hàng cặp bờ kè bị bồi lắng do rác thải nên hiện nay rất nông; hệ thống sân chợ nhiều nơi ẩm thấp, thường bị ngập úng vào mùa mưa, không đảm bảo vệ sinh môi trường.
Rác thải khu chợ được thu gom và đưa về nơi tập kết chung của thành phố Rạch Giá, sân chợ và bãi xe ẩm thấp nên nhìn chung chưa đảm bảo vệ sinh, thường ngập úng vào mùa mưa. Vì vậy đầu tư xây mới chợ Rạch Sỏi là việc làm cần thiết và hợp lý.
2.2 Điều kiện về kinh tế - xã hội
2.2.1 Điều kiện về kinh tế
Nền kinh tế của tỉnh trong những năm qua vẫn duy trì được khả năng tăng trưởng cao, bình quân 5 năm đạt 11%, cơ bản đạt mục tiêu đề ra của Đại hội VII Đảng bộ tỉnh. Trong hoàn cảnh còn nhiều khó khăn thách thức, tăng trưởng kinh tế hàng năm của tỉnh đều tăng và bình quân 5 năm (2001-2005) tăng cao hơn 3% so với kế hoạch 5 năm trước là một thành tựu to lớn. Nền kinh tế phát triển đúng hướng, chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh từng bước được cải thiện. Quy mô tổng sản phẩm nền kinh tế của tỉnh năm 2005 đạt 10.835 tỷ đồng gấp 1,7 lần năm 2000, GDP bình quân đầu người 9,7 triệu đồng tương đương 592 USD. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Đi đôi với việc phát triển kinh tế, quan tâm giải quyết có hiệu quả các vấn đề văn hóa-xã hội quan trọng, xã hội hoá đạt được kết quả bước đầu trên một số lĩnh vực.
Theo số liệu mới nhất về Tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2008 tiếp tục phát triển và tăng trưởng, các biện pháp kiềm chế lạm phát và thực hiện bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu của Chính phủ tiếp tục phát huy tác dụng, chỉ số giá tiêu dùng tiếp tục giảm so với tháng trước, đẩy mạnh việc thực hiện giải ngân hỗ trợ an sinh xã hội…
Các chỉ tiêu về sản lượng lương thực, thương mại, dịch vụ, du lịch, thu ngân sách, kim ngạch xuất khẩu đều đạt và vượt kế hoạch.
2.2.2 Điều kiện về xã hội
2.2.2.1 Dân số
Dân số tỉnh Kiên Giang gần 1,7 triệu người. Trong đó dân tộc Kinh: 84,41%; Khmer: 12,23%; Hoa: 2,97%. Dân số của tỉnh phân bố không đều, thường tập trung ở ven trục lộ giao thông, kênh rạch, sông ngòi và một số đảo. Theo kế hoạch dân số, phấn đấu hạ tỷ lệ sinh hàng năm từ 0,5-0,6‰ giai đoạn 2001-2005 và giảm 0,4‰ giai đoạn 2006-2010 thì qui mô dân số toàn tỉnh đến 2005 là 1.689.745 người và đến năm 2010 hơn 1.834.000 người.
Tổng số dân phường Rạch Sỏi: 14.934 người
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,34%
Tổng số hộ: 2.957 hộ
Tổng số dân trong độ tuổi lao động: 7.055 người. Trong đó
Lao động phi nông nghiệp: 4.233 người, chiếm 60 %;
Lao động nông, lâm, ngư nghiệp: 2.822 người, chiếm 40%.
(Nguồn: www.kiengiang.gov.vn)
2.2.2.2 Giáo dục – Y tế
a. Giáo dục
Hệ thống trường học các cấp tiếp tục được mở rộng về số lượng và cơ bản xoá trường, lớp tạm. Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục của Nhà nước, hệ thống trường học các cấp ở nông thôn đã đạt được những kết quả đáng khích lệ về số lượng và cơ sở trường lớp. Trước hết là hệ thống trường học các cấp ở nông thôn tiếp tục được mở rộng và phát triển, đến năm 2006 có 46% số xã có trường mẫu giáo/mầm non, 100% số xã có trường tiểu học, 96% số xã có trường trung học cơ sở (năm 2001 là 90%), 18% số xã có trường trung học phổ thông (năm 2001 là 6,7%). Điểm tiến bộ về giáo dục tiểu học là số trường bình quân 1 xã đạt gần 2,1 trường, tương đương Đồng bằng sông Cửu Long ( ĐBSCL 2,14 trường) và cao hơn bình quân cả nước (cả nước 1,44 trường). Việc mở thêm các điểm trường ở các ấp tuy còn gặp khó khăn nhưng đã phần nào tạo điều kiện thuận lợi để học sinh không phải đi học xa, giảm được tình trạng học sinh bỏ học. Bên cạnh tiến bộ về số lượng trường học, lớp học các cấp tăng nhanh, phong trào xây dựng trường học kiên cố, xoá trường, lớp học tạm đạt kết quả đáng khích lệ. Tỷ lệ trường học được xây dựng kiên cố và bán kiên cố tương ứng ở các cấp học là mẫu giáo/mầm non đạt 20% và 77,3%, tiểu học đạt 24% và 74,5%, trung học cơ sở đạt 56% và 58,1%, trung học phổ thông đạt 60% và 30%. Tuy nhiên, cấp học mầm non còn ít về số trường, lớp, nhất là vùng vùng sâu, vùng xa, toàn tỉnh đã hoàn thành chương trình kiên cố hóa trường lớp học giai đoạn I, nhưng vẫn còn gần ba ngàn phòng học xuống cấp cần sửa chữa hoặc xây mới thay thế; công tác xã hội hóa giáo dục đạt được một số kết quả, nhưng chuyển biến chậm, chưa tạo được hiệu quả sâu rộng (Nguồn: www.kiengiang.gov.vn).
b. Y tế, mạng lưới thông tin liên lạc
Hệ thống y tế xã tăng nhanh về số lượng trạm y tế, cơ sở vật chất và các trang thiết bị khám chữa bệnh, đến năm 2006, toàn tỉnh có gần 94% xã có trạm y tế, bình quân có gần 1 bác sĩ trên 10 ngàn dân (tỷ lệ này năm 2001 là 0,5 bác sĩ/ 10 ngàn dân). Mạng lưới thông tin, văn hóa phát triển nhanh, góp phần cải thiện đời sống tinh thần của người dân nông thôn,có 96% số xã có điểm bưu điện văn hoá (năm 2001 là 50%), đây là một loại hình kết hợp giữa bưu điện và văn hóa do ngành Bưu điện đầu tư xây dựng và phát triển. Tỷ lệ xã có điểm bưu điện văn hoá được nối mạng internet đạt 50% cao hơn cả nước và Vùng Đồng bằng sông Cửu Long( cả nước là 17,7%, vùng Đồng bằng sông Cửu Long 43,6%). Ngoài ra khu vực nông thôn còn có 35% xã có trạm bưu điện xã. Cả hai loại hình điểm bưu điện văn hoá xã và trạm bưu điện xã về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu thông tin liên lạc ở khu vực nông thôn toàn tỉnh. Số hộ có máy điện thoại cố định là 58,6 ngàn hộ, chiếm gần 23% tăng 16% so năm 2001; bình quân cứ 4,3 hộ thì có 1 hộ có máy điện thoại (Nguồn: www.kiengiang.gov.vn).
CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
3.1. Nguồn gây tác động
3.1.1. Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải
3.1.1.1. Giai đoạn thi công xây dựng
a) Nguồn gây ô nhiễm không khí
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí trong quá trình thi công xây dựng phát sinh từ các hoạt động:
- Tập trung nhân công.
- San ủi, lu đầm chuẩn bị mặt bằng.
- Đào đất, vận chuyển đất đào.
- Chuyên chở, tập kết vật liệu xây dựng.
- Khoan cọc thi công móng.
- Tiến hành xây dựng
Các tác nhân ô nhiễm sẽ là bụi, khói khí thải, tiếng ồn, rung động phát sinh khi tiến hành thi công.
* Bụi
Bụi phát sinh từ nhiều hoạt động thi công xây dựng khác nhau:
- Bụi bị cuốn lên từ đường giao thông khi vận chuyển đất đào đem đổ, vận chuyển vật liệu, nhân công.
- Bụi kim loại do gò hàn sắt, thép khi làm khung thép để khoan cọc thi công móng.
- Do bốc xếp, phối trộn nguyên vật liệu (bê tông) khi xây dựng.
- Bụi bị cuốn lên khi gió thổi qua các bãi tập kết vật liệu, khi san ủi, lu đầm chuẩn bị mặt bằng.
* Khí thải
Khí thải phát sinh từ các hoạt động như:
- Khí thải độc hại: SO2, CO2, CO, NOx, hợp chất chì từ xăng dầu do vận hành máy móc thi công: đào, san nền, lu, đầm…, từ phương tiện vận chuyển.
Các nghiên cứu đã xác định được rằng các thiết bị phục vụ công tác xây dựng công trình như: xe tải, máy đóng cọc, máy đầm nén, máy khoan, cần cẩu, máy phát điện…sẽ phát sinh các chất gây ô nhiễm khô khí. Do hầu hết máy móc thiết bị đều sử dụng nhiên liệu xăng hoặc dầu nên chúng thải ra bụi, SO2, NOx, hydocacbon vào không khí.
- Khí thải từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong chất thải sinh hoạt của công nhân.
- Khí thải từ hoạt động cơ khí:
Quá trình hàn các kết cấu thép, sẽ sinh ra một số chất ô nhiễm từ quá trình cháy của que hàn, trong đó chủ yếu là các chất CO, NOx.
b) Ô nhiễm nguồn nước
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước trong quá trình thi công xây dựng bao gồm các hoạt động:
- Đào đất, vận chuyển đất đào.
- Khoan cọc thi công móng.
- Rửa vật liệu khi tiến hành xây dựng.
* Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt từ lán trại, nhà vệ sinh trong khu dự án do tập trung nhiều công nhân.
* Nước mưa chảy tràn
Nước mưa tập trung trên toàn bộ diện tích khu vực. Trong quá trình chảy trên mặt đất có thể lôi kéo theo đất, cát, nhựa đường thải trong thi công và màng dầu rơi vãi trong quá trình vận chuyển, tàng trữ và sử dụng.
Lưu lượng và nồng độ nước mưa phụ thuộc chế độ khí hậu khu vực: cường độ mưa, thời gian mưa, thời gian không mưa, độ bẩn của không khí…
* Nước thải rửa vật liệu xây dựng
Trong giai đoạn xây dựng, nước cấp cho hoạt động xây dựng chủ yếu dùng để trộn vữa, trộn bê tông, rửa cát, rửa đá, làm ướt gạch,...
c) Ô nhiễm đất
* Chất thải rắn
Chất thải rắn phát sinh từ các nguồn như:
- Vật liệu xây dựng bị thải bỏ: các loại vật liệu hư hỏng như ximăng, bê tông, cốt pha, gạch ngói, đất cát rơi vãi, phế liệu sắt thép…
- Bao gói chứa vật liệu: bao xi măng, thùng chứa sơn,..
- Rác thải sinh hoạt của công nhân xây dựng.
* Nước thải
- Nước mưa chảy tràn chứa đất cát, dầu mỡ.
- Nước thải rửa vật liệu xây dựng.
- Nước thải sinh hoạt từ lán trại, nhà vệ sinh trong khu dự án do tập trung nhiều công nhân.
Tóm lại, những nguồn gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí trong giai đoạn thi công xây dựng chỉ tồn tại trong thời gian thi công (dự kiến từ 10/2008 đến cuối năm 2011) và sẽ chấm dứt khi dự án đi vào hoạt động. Vì vậy tác động của nó là không đáng kể. Tuy nhiên, để giảm đến mức tối thiểu các tác động do ô nhiễm môi trường không khí (bụi) tới cuộc sống của những hộ dân sống ở khu vực sát cạnh dự án và công nhân thi công, nhà thầu cần có biện pháp hạn chế.
3.1.1.2. Giai đoạn dự án đi vào hoạt động
a) Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí
* Khí thải
Phát sinh từ:
- Phương tiện giao thông: Khi đi vào hoạt động, lượng người vào ra trong khu vực là khá lớn, dẫn đến mật độ xe cộ lưu thông trong khu vực cũng khá lớn. Do đó sẽ làm phát sinh khí thải giao thông.
- Máy phát điện dự phòng: Tòa nhà có trang bị máy phát điện dự phòng:
+ Nhiên liệu: Dầu DO.
+ Thời gian hoạt động: Lúc điện lưới bị cắt.
Hoạt động của máy phát điện sẽ phát sinh ra các hoạt động chủ yếu là khí: CO, NO2, CO, CO2, hơi nước, mụi khói và một lượng các khí CxHy, NOx, SOx, aldehyde. Các loại khí thải này đều có khả năng gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Mức độ tác động của chúng đến môi trường phụ thuộc nhiều vào nồng độ và tải lượng của chúng được thải vào khí quyển.
- Hơi khí độc, mùi hôi từ hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý nước thải, khu vực nhà vệ sinh.
Tại khu xử lý nước thải thì cũng có các loại hơi độc hại phát sinh từ các công trình xử lý. Thành phần các khí độc hại rất đa dạng như NH3, CH4, H2S…Lượng hơi khí độc hại này không lớn nhưng có mùi hôi khó chịu.
- Hơi độc hại từ khu vực trữ chất thải rắn chờ vận chuyển, xử lý.
- Khí thải và mùi hôi từ khu vực chế biến thực phẩm.
* Bụi
Khi dự án đi vào hoạt động, lượng bụi phát sinh chủ yếu là từ bụi đường do cuốn theo các phương tiện giao thông cơ giới ra vào dự án.
b) Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước
Nguồn phát sinh nước thải bao gồm:
* Nước thải sinh hoạt
Nước từ trung tâm dịch vụ, thương mại với hàm lượng chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, vi sinh vật cao. Lượng nước thải sinh hoạt của toàn khu dân cư được tính dựa trên nhu cầu cấp nước (250l/người.ngđ), ước tính khoảng 800m3/ngđ. (Xem Phụ lục)
* Nước mưa chảy tràn
Nước mưa chảy tràn qua đường giao thông, mặt bằng khu vực cuốn theo đất cát, chất rắn lơ lửng là tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
c) Nguồn gây ô nhiễm môi trường đất
* Chất thải rắn sinh hoạt:
Nguồn chất thải rắn chủ yếu của khu phức hợp chủ yếu là rác thải của cư dân, khu dịch vụ thương mại
Chất thải rắn dễ phân hủy là các loại chất thải hữu cơ như thực phẩm dư thừa bị loại bỏ, chất thải của quá trình nấu nướng,...
Chất thải rắn khó phân hủy gồm các loại vỏ hộp, bao bì bằng kim loại, polyme,…
Với lưu lượng lớn người ra vào, sẽ tương ứng với một lượng rác thải đáng kể. Do đó, nếu việc quản lý và xử lý không tốt sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.Việc tích trữ rác thải lâu ngày, không vận chuyển kịp sẽ là nơi trú ngụ và phát triển của các loài động vật gây bệnh như ruồi, chuột…gây nên dịch bệnh cho cư dân. Ngoài ra còn phát sinh mùi khó chịu.
* Bùn thải
Bùn thải sinh ra từ hệ thống xử lý nước thải, bùn thải từ hệ thống cống thải, phân bùn từ hệ thống bể tự hoại.
3.1.2. Nguồn tác động không liên quan đến chất thải
3.1.2.1. Trong quá trình thi công
a) Tai nạn lao động
Điều kiện làm việc trên công trường : thủ công hay cơ giới, tiếp xúc với nhiều loại thiết bị công suất lớn, cộng với thời tiết khắc nghiệt, môi trường làm việc có nhiều nồng độ bụi, khí thải và tiếng ồn khá cao có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, năng suất làm việc của công nhân trực tiếp thi công trên công trường. Các loại tai nạn thường gặp tại công trường xây dựng là:
- Các ô nhiễm môi trường tùy thuộc vào thời gian và mức độ tác dụng có khả năng gây choáng váng, mệt mỏi, thậm chí ngất xỉu và cần được cấp cứu kịp thời.
- Tai nạn xảy ra khi làm việc với các loại cần cẩu, thiết bị bốc dỡ, các loại vật liệu chất đống cao có thể rơi, vỡ,…
- Tai nạn lao động do trượt té trên các giàn giáo, trên các tòa nhà đang xây, công tác thi công, vận chuyển vật liệu xây dựng lên cao và các nguyên nhân khác.
- Tai nạn lao động từ các công tác tiếp cận với điện như công tác thi công hệ thống cấp điện, va chạm vào các đường dây điện dẫn ngang đường, bão, gió gây đứt dây điện.
- Khi công trường thi công trong những ngày mưa: Tai nạn lao động do đất trơn dẫn đến sự trượt té cho người lao động và các đống vật liệu xây dựng, các sự cố về điện dễ xảy ra hơn, đất mềm và dễ lún sẽ gây ra các sự cố cho người và các loại máy móc thiết bị thi công,…
- Có rất nhiều loại hóa chất được sử dụng trong xây dựng: Hóa chất có trong các chất dẫn, chất làm sạch gạch đá, chất trang trí và bảo vệ gỗ, thép, các chất xử lý sàn, chống nấm mốc, chất cách ly, dung môi, sơn, vữa, xi măng và các loại vật liệu khác. Nhiều hóa chất rất nguy hiểm, có thể gây ra cháy nổ hoặc nhiễm độc.
b) Mất an ninh trật tự của khu vực
Do tập trung một lượng lớn công nhân nên có có khả năng dẫn đến tình trạng mất ổn định về trật tự an ninh tại địa phương như: mâu thuẫn, tranh chấp với người dân địa phương và mâu thuẫn trong nội bộ của công nhân, phát sinh các tệ nạn xã hội.
c) Khả năng gây cháy nổ
Các nguyên nhân dẫn đến cháy nổ có thể do:
- Vứt bừa tàn thuốc hay những nguồn lửa khác gần khu vực xăng dầu.
- Sự cố về các thiết bị điện như bị quá tải trong quá trình vận hành, phát sinh nhiệt, dẫn đến cháy, hoặc do chập mạch khi có mưa giông.
- Sự cố sét đánh có thể dẫn đến cháy, nổ.
d) Tiếng ồn
- Do động cơ của máy móc thi công: xúc, lu, đầm, máy trộn bê tông, thiết bị hàn cắt khoan, máy phát điện.
- Do phương tiện giao thông vận chuyển.
- Do khoan cọc thi công móng.
3.1.2.2. Giai đoạn dự án đi vào hoạt động
Khi dự án đi vào hoạt động, có một số nguồn gây ra tiếng ồn với mức độ khác nhau.
Các nguồn gây ồn điển hình nhất có thể kể đến như sau:
- Hoạt động của máy phát điện trong trường hợp lưới điện bị mất.
- Hoạt động của các hệ thống máy móc vận hành.
- Hoạt động của các loại quạt gió, hệ thống xử lý bụi.
- Hoạt động của máy móc thiết bị phục vụ các công trình phụ trợ (máy bơm nước, máy thổi khí phục vụ trạm xử lý nước thải,…)
- Tiếng ồn từ động cơ, từ ống xả khói của các phương tiện giao thông.
3.2. Đối tượng và qui mô chịu tác động
3.2.1. Giai đoạn thi công xây dựng
Bảng 3.1. Đối tượng và qui mô chịu tác động trong giai đoạn thi công.
Hoạt động
Đối tượng chịu tác động
Qui mô
Mức độ, thời gian
Tập trung nhân công, máy móc thi công.
Môi trường không khí
Khu vực thi công và các dân cư xung quanh khu vực thi công.
- Không đáng kể
- Thời gian ngắn lúc bắt đầu dự án.
San ủi, lu đầm chuẩn bị mặt bằng.
Môi trường không khí
Khu vực thi công và dân cư xung quanh.
-Tương đối
-Thời gian ngắn lúc bắt đầu dự án.
Đào đất, vận chuyển đất đào
Môi trường không khí, đất, nước
Khu vực thi công và dân cư xung quanh
-Tương đối
-Thời gian ngắn lúc bắt đầu dự án.
Chuyên chở, tập kết vật liệu xây dựng
Môi trường không khí, đất, nước
Khu vực thi công và dân cư xung quanh
-Tương đối
-Thời gian thi công dự án.
Thi công móng
Môi trường không khí, đất, nước
Khu vực thi công và dân cư xung quanh
-Tương đối
-Thời gian thi công dự án.
Tiến hành xây dựng
Môi trường không khí, đất, nước
Khu vực thi công và dân cư xung quanh
-Đáng kể
-Thời gian thi công dự án.
3.2.2. Giai đoạn dự án đi vào hoạt động
Bảng 3.2. Đối tượng và qui mô chịu tác động khi dự án đi vào hoạt động.
Hoạt động
Đối tượng chịu tác động
Qui mô
Mức độ, thời gian
Xử lý nước thải
Môi trường không khí, đất, nước
Cư dân trong khu vực và hệ sinh thái xung quanh
-Đáng kể
-Suốt thời gian tồn tại của dự án
Xử lý chất thải rắn
Môi trường không khí, đất, nước
Cư dân trong khu vực và hệ sinh thái xung quanh
-Đáng kể
-Suốt thời gian tồn tại của dự án
Thương mại, du lịch, dịch vụ
Kinh tế, xã hội của P. Rạch Sỏi và TP Rạch Giá
P. Rạch Sỏi và
TP Rạch Giá
-Đáng kể
-Suốt thời gian tồn tại của dự án
3.3. Đánh giá tác động
3.3.1. Tác động tích cực
Khi đi vào hoạt động, dự án sẽ mang lại những mặt tích cực sau:
- Tạo nên một nơi sinh sống đầy đủ tiện nghi cho cư dân, tạo nên một nơi tham quan, mua sắm lý thú
- Tạo công ăn việc làm cho một số lao động địa phương.
- Bổ sung thêm nguồn thuế cho ngân sách địa phương.
- Góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng cơ sở và đẩy nhanh mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của p rạch sỏi tp rạch giá
3.3.2. Tác động tiêu cực
3.3.2.1. Giai đoạn thi công xây dựng
Bảng 3.3. Đánh giá tác động của các hoạt động trong giai đoạn thi công xây dựng.
Yếu tố chịu tác động
Nguồn gây tác động
Đất
Nước
Không khí
Tài nguyên sinh vật
Kinh tế – Xã hội
Tập trung nhân công, máy móc thi công.
*
_
**
_
_
San ủi, lu đầm chuẩn bị mặt bằng.
***
***
***
_
_
Đào đất, vận chuyển đất đào.
***
***
**
_
_
Chuyên chở, tập kết vật liệu xây dựng.
**
*
***
_
*
Thi công móng
***
***
**
_
*
Tiến hành xây dựng.
***
***
***
_
***
Chú thích:
_ : Bị tác động không đáng kể.
* : Bị tác động ít.
** : Bị tác động nhiều.
*** : Bị tác động rất nhiều.
Những nguồn gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí trong giai đoạn thi công xây dựng: bụi, khí thải, tiếng ồn, nước thải, chất thải rắn sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xung quanh và bản thân những công nhân đang trực tiếp thi công trên công trường.
a) Các vấn đề liên quan đến chất thải
* Bụi
Thành phần bụi chủ yếu là bụi đất đá, bụi cát, bụi xi măng. Nồng độ bụi sẽ tăng cao trong những ngày khô, nắng, gió. Một thực tế khách quan là ô nhiễm bụi trên đường vận chuyển và tập kết vật liệu rất phổ biến.
Thông thường hàm lượng bụi lơ lửng tại khu vực bốc dỡ thường dao động 0,9-2,7mg/m3 tức cao hơn tiêu chuẩn không khí xung quanh 3-9 lần (TCVN 5937-2005 qui định hàm lượng bụi lơ lửng trung bình 1 giờ: 0,3mg/m3)
Về mặt vệ sinh lao động, bụi gây tác hại dưới nhiều dạng:
- Tổn thương cơ quan hô hấp: Xây xát, viêm kinh niên, tùy theo loại bụi có thể dẫn đến viêm phổi, ung thư phổi.
- Bệnh ngoài da: Bịt lỗ chân lông, lở loét, ghẻ…
- Tổn thương mắt.
* Khí thải
Các loại khí thải từ phương tiện vận chuyển, máy móc thi công có độc tính cao hơn so với bụi từ mặt đất, tác động của chúng tới môi trường phụ thuộc nhiều vào điều kiện địa hình, khí tượng và mật độ phương tiện xây dựng trong khu vực.
Khí từ khói hàn không cao nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân hàn, do vậy cần có phương tiện bảo hộ cho công nhân sẽ hạn chế được mức độ ô nhiễm ảnh hưởng đến công nhân.
* Tiếng ồn
Việc tập trung số lượng lớn các phương tiện vận tải và thi công cơ giới tại công trường làm cường độ ồn sẽ cao hơn mức độ bình thường, dễ gây nên sự mệt mỏi, giảm thính giác, mất tập trung và có thể dẫn tới tai nạn lao động cho công nhân trực tiếp thi công. Ngoài ra, tiếng ồn cũng làm mất khả năng nhận biết các loại tín hiệu âm thanh khác như những tiếng kêu báo hiệu và tín hiệu làm việc.
* Nước thải
Nước thải phát sinh trong quá trình thi công xây dựng gồm nước thải sinh hoạt của công nhân, nước mưa chảy tràn, nước rửa vật liệu xây dựng nếu không được kiểm soát và có biện pháp xử lý kịp thời sẽ làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí xung quanh, phát sinh bệnh tật nếu bị ứ đọng lâu ngày.
* Rác thải
Rác thải trên công trường xây dựng chủ yếu là phế thải xây dựng, rác thải sinh hoạt của công nhân. Lượng rác này nếu không được thu gom kịp thời sẽ là nơi trú ngụ và phát triển của các loài động vật gây bệnh như ruồi, chuột…gây nên dịch bệnh cho cư dân. Ngoài ra còn làm phát sinh bụi mỗi khi có gió thổi hay phương tiện giao thông chạy ngang.
Đây là loại chất thải không gây mùi, có thể tái sử dụng hoặc bán tùy theo từng loại. Theo kinh nghiệm của nhiều công trường xây dựng, lượng rác thải này ước tính khoảng 2,5 tấn/ha xây dựng.
b) Các vấn đề không liên quan đến chất thải
Trên thực tế, vấn đề tai nạn lao động trong thi công xây dựng đang xảy ra rất phổ biến. Ngoài ra, tình hình an ninh trật tự, rủi ro về cháy nổ tại khu vực xây dựng cũng là vấn đề phải lưu tâm.
Tai nạn lao động xảy ra sẽ làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình, nếu giải quyết không tốt sẽ làm xảy ra mâu thuẫn giữa người lao động và chủ thuê lao động, gây khó khăn cho dự án ki có sự can thiệp của cơ quan quản lý về lao động.
Là một dự án mang tính tầm cỡ nên sẽ có lao động từ nơi khác đến do nguồn lao động tại địa phương không đáp ứng đủ nhu cầu. Khi đó, sự khác biệt về văn hóa, lối sống sẽ dễ làm phát sinh mâu thuẫn giữa lao động mới và người dân địa phương. Ngoài ra, việc tập trung một lượng lớn nhân công sẽ là điều kiện thuận lợi cho các tệ nạn xã hội phát triển.
3.3.2.2. Giai đoạn dự án đi vào hoạt động
Yếu tố chịu tác động
Bảng 3.4. Đánh giá tác động của các hoạt động trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động.
Nguồn gây tác động
Đất
Nước
Không khí
Tài nguyên sinh vật
Kinh tế – Xã hội
Nước thải
_
***
*
_
*
Chất thải rắn
_
_
*
_
*
Thương mại, dịch vụ
_
*
*
_
_
Chú thích: _ : Bị tác động không đáng kể.
* : Bị tác động ít.
** : Bị tác động nhiều.
*** : Bị tác động rất nhiều.
Những nguồn gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động sẽ tồn tại suốt trong thời gian hoạt động của dự án nên tác động của nó là lâu dài.
a) Các vấn đề liên quan đến chất thải
Các vấn đề về ô nhiễm môi trường, đất, nước, không khí trong giai đoạn hoạt động của dự án nếu không được giải quyết sẽ gây ra các tác động xấu đến dự án:
- Gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và tiểu thương trong khu vực.
- Mất mỹ quan của một khu thương mại cao cấp.
- Dư luận xã hội.
b) Các vấn đề không liên quan đến chất thải
Các vấn đề về an toàn cháy nổ, an ninh, nếu không được giải quyết sẽ gây ra các tác hại:
- Hoang mang, lo lắng cho người dân và tiểu thương.
- Gây ra các hậu quả nghiêm trọng khi phát sinh sự cố.
3.4. Đánh giá về phương pháp DTM sử dụng
3.4.1. Phương pháp liệt kê
Phương pháp liệt kê được thực hiện bằng cách lập bảng kiểm tra. Bảng được áp dụng để định hướng nghiên cứu trong Chương 3 gồm danh sách các hoạt động có thể gây tác động đến môi trường (mức độ, thời gian tác động) trong các giai đoạn của Dự án.
Bảng kiểm tra cho phép xác định định tính các tác động đến môi trường trong quá trình xây dựng và hoạt động đến các thành phần môi trường và kinh tế - xã hội trong vùng Dự án.
3.4.2. Phương pháp ma trận
Phương pháp ma trận cho phép xác định định tính mức độ tác động đến môi trường từ thấp đến cao do các hoạt động trong quá trình xây dựng và hoạt động đến các yếu tố môi trường và kinh tế - xã hội trong vùng Dự án.
3.4.3. Phương pháp đánh giá cảm quan
Phương pháp đánh giá cảm quan cho phép đánh giá một cách định tính về chất lượng các thành phần môi trường đất, nước, không khí trong thời gian xây dựng dự án thông qua khảo sát thực địa để điều tra hiện trạng chất lượng môi trường và tham khảo ý kiến người dân.
Nhìn chung, báo cáo đã trình bày, phân tích được tất cả các hoạt động khi xây dựng Dự án Chợ nông – hải sản , chợ Chạp Phô Rạch Sỏi.
CHƯƠNG 4
BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU, PHÒNG NGỪA TÁC ĐỘNG XẤU
ĐẾN MÔI TRƯỜNG
4.1. Giảm thiểu tác động trong giai đoạn thi công
4.1.1. Các biện pháp quản lý
- Về an toàn lao động và bảo vệ công trình xây dựng:
Chủ đầu tư yêu cầu đơn vị thi công thực hiện các biện pháp sau:
+ Lên kế hoạch thi công, cung cấp vật tư, quản lý công nhân và bố trí nơi ăn ở tại công trường chặt chẽ, tránh chồng chéo gây ách tắc giao thông.
+ Cắm biển báo tốc độ, biển báo công trường, có rào chắn tại các vị trí nguy hiểm (cống, hố đào).
+ Không đặt các trạm trộn bê tông quá gần khu dân cư lân cận.
+ Không để vật liệu xây dựng, vật liệu độc hại gần nguồn nước.
+ Quản lý chặt chẽ xăng dầu, vật liệu nổ...
+ Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động (như mũ, găng tay, khẩu trang, quần áo bảo hộ, dây an toàn...), thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn công nhân tuân thủ các quy định về an toàn lao động, chú ý vấn đề bố trí máy móc, thiết bị phòng ngừa tai nạn.
+ Thường xuyên kiểm tra về hệ thống phanh và các bộ phận chuyển động của xe tại công trường, các lái xe phải cam kết không uống rượu bia, luôn làm chủ tốc độ trong khi điều khiển phương tiện, đặc biệt chú ý quan sát khi cho xe vào, ra cổng khu vực triển khai dự án.
- Về mặt an ninh trật tự xã hội tại khu vực:
Nghiêm chỉnh thực hiện công tác đăng ký tạm trú với chính quyền P. Rạch Sỏi và TP Rạch Giá cho công nhân thi công trên công trường nhằm quản lý chặt chẽ, tránh các tệ nạn xã hội có thể xảy ra cho khu vực.
- Về phòng ngừa thiên tai, bão lụt:
Do đó chủ dự án yêu cầu nhà thầu thiết kế các công trình đảm bảo độ bền, độ vững chắc trước những thiên tai (bão, lụt) ở mức tối đa.
- Trong mưa bão nghiêm cấm tất cả các hoạt động thi công, xây dựng. Nghiêm cấm việc đi lại, di chuyển của cán bộ công nhân khi mưa bão lớn.
4.1.2. Các biện pháp kỹ thuật
Thành phần gây ô nhiễm là bụi đất đá, tiếng ồn, khí thải máy chuyên dụng: CO2, SO2, NO, NO2, bụi lơ lửng, bụi chì. Chất gây ô nhiễm có đặc điểm phát tán không liên tục, gây ảnh hưởng trong phạm vi hẹp, tuỳ thuộc vào tiến độ xây dựng, số lượng ca máy, ca xe hoạt động.
Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, chủ đầu tư sẽ yêu cầu và giám sát đơn vị thi công thực hiện những biện pháp được đề xuất như sau:
a) Đối với bụi, khí thải và tiếng ồn
+ Đóng cọc và làm hàng rào bằng tôn xung quanh khu vực thi công để cách ly và chống bụi. Kích thước cao khoảng 2,3m.
+ Tưới ẩm đường các tuyến giao thông có xe chở nguyên vật liệu thi công xây dựng 1 ÷ 2 lần/ngày.
+ Khi chuyên chở vật liệu xây dựng các xe vận tải được phủ bạt kín tránh rơi vãi vật liệu trên đường. Không dùng xe tải quá cũ và không chở vật liệu rời quá tải, giảm tốc độ xuống 5 km/h khi đi vào khu vực thi công.
+ Các loại máy thi công phải được kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên nhằm giảm lượng khí thải. Sử dụng máy khoan, búa máy đúng công suất nhằm hạn chế độ ồn, rung ảnh hưởng đến các công trình phụ cận khác.
+ Không khoan, đào, đóng cọc bê tông vào ban đêm và giờ nghỉ...
b) Đối với nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn
- Nhà vệ sinh cho công nhân tại công trường được thiết kế có bể xử lý tự hoại (bể phốt 3 ngăn), hiệu quả xử lý chất lơ lửng, BOD5 đạt 65 - 75% sau đó mới được thải ra môi trường ngoài bằng rãnh bê tông kín.
- Đối với nguồn nước thải từ nhà ăn, tắm giặt được thu gom về bể lắng ngầm bằng bê tông dưới mặt đất có nắp đậy để lắng cặn, sau đó cùng với nước thải nhà vệ sinh thải ra đường cống chung.
- Vệ sinh mặt bằng thi công cuối ngày làm việc, thu gom rác thải, không để rò rỉ xăng dầu nhằm giảm thiểu tác động của nước mưa chảy tràn. Thiết kế hệ thống mương thoát, tạo độ dốc thoát nước, tránh xói mòn do nước mưa chảy tràn.
c) Đối với chất thải rắn
+ Tập trung chất thải rắn vô cơ: đất đá, cát sỏi, gạch vỡ, bê tông... thu gom và hợp đồng với Công ty môi trường đô thị Rạch Giá đổ đúng nơi quy định.
+ Đối với chất thải rắn là kim loại, nhựa, giấy, bao bì được thu gom, bán phế liệu.
+ Đối với chất thải rắn sinh hoạt được thu gom lại định kỳ hàng ngày có xe thu gom rác thải của Công ty môi trường đô thị thành phố Rạch Giá thu gom xử lý.
Những biện pháp đề xuất ở trên là cơ bản để bảo vệ môi trường không khí, nước, đất và an toàn lao động trong giai đoạn thi công. Khi thực hiện, tuỳ theo tình hình cụ thể có thể bổ sung thêm các biện pháp cần thiết khác.
d) Vấn đề phòng ngừa thiên tai
Để đề phòng hiện tượng khu thương mại bị nghiêng hay chấn động trong mùa mưa bão khi có gió mạnh, chủ đầu tư phải có các giải pháp nâng cao khả năng chịu lực cho khu thương mại bằng các giải pháp công nghệ:
- Sử dụng công nghệ cọc khoan nhồi trong thi công móng với các ưu điểm như: Sức chịu tải lớn hơn nhiều so với cọc chế tạo sẵn; Thích hợp với các công trình lớn, tải trọng nặng; Không gây ảnh hưởng đến các công trình xây dựng liền kề (lún nứt, hiện tượng trồi đất, lún sụt cục bộ); Tránh được tiếng ồn quá mức.
- Sử dụng các vật liệu xây dựng và công nghệ thi công phù hợp với thời tiết để tăng độ vững chắc cho khu thương mại.
4.2. Giảm thiểu tác động trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động
4.2.1. Các biện pháp quản lý
a) Xử lý nước thải
Chủ đầu tư xây dựng một công trình xử lý nước thải tập trung cho Chợ nông – hải sản, chợ Chạp Phô Rạch Sỏi, cụ thể như sau:
- Đối với nước mưa: Hệ thống thu gom, thoát nước bao gồm các rãnh thu nước quanh các công trình, nước mưa sẽ được tập trung vào hệ thống cống chính và thoát ra hệ thống thoát nước chung của thành phố. Trên cống có bố trí các hố ga (30 - 40m/hố) vừa để thu nước mưa đồng thời lắng đất cát.
- Đối với nước thải sinh hoạt: Có 2 phương án xử lý:
+ Phương án 1: Nước xám của Khu dự án được dẫn vào mương thoát nước chung để đến trạm xử lý tập trung của thành phố. Nước đen được dẫn vào bể tự hoại được xây dựng ở tại Khu dự án.
+ Phương án 2: Khu dự án phải tự xây dựng trạm xử lý nước thải trước khi đổ ra mương thoát nước chung của thành phố.
Nước thải từ tắm giặt được tách rác, nước thải từ dịch vụ ăn uống cũng được tách rác và tách dầu mỡ, nước thải đen qua bể tự hoại. Sau đó chúng được thu chung về hố gom và dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung để xử lý đảm bảo Quy chuẩn QCVN 14-2008/BTNMT (cột B), rồi thoát ra mương thoát nước chung của thành phố.
Khu dự án phải tự xây dựng trạm xử lý nước thải trước khi đổ ra mương thoát nước chung của thành phố.
+ Lưu lượng nước thải: 800 m3/ngđ
+ Yêu cầu về mức độ xử lý: Quy chuẩn QCVN 14-2008/BTNMT (cột B).
+ Nơi tiếp nhận: Hệ thống mương thoát nước chung của thành phố.
Nước thải
Khí
Bể điều hòa
Bơm
Cặn
Bể lắng đứng I
Bùn tuần hoàn
Khí
Bể Aeroten
Bùn dư
Bể nén
bùn đứng
Bể lắng đứng II
Khử trùng (Clo)
Bể tiếp xúc
Cống thoát
Bơm
Vận chuyển
Hình 4.1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ
Thuyết minh sơ đồ dây chuyền công nghệ:
- Ban đầu, nước thải được dẫn qua bể điều hòa có sục khí để ổn định về nồng độ và lưu lượng.
- Tiếp đến, nước thải được bơm vào ngăn chứa nước rồi tự chảy qua bể lắng đứng I, tại đây hàm lượng cặn sẽ được giảm khoảng 50%.
- Sau đó nước thải tiếp tục tự chảy qua aeroten, tại đây hàm lượng chất hữu cơ theo BOD, SS giảm đến mức yêu cầu.
- Sau khi lưu tại aeroten khoảng 2 giờ, nước thải tự chảy qua bể lắng II, tại đây bùn được giữ lại, nước tiếp tục chảy qua bể tiếp xúc.
- Tại bể tiếp xúc Clo được dẫn vào bể khử trùng, nước sau xử lý đảm bảo tiêu chuẩn thải và sẽ được bơm vào hệ thống thoát nước chung của thành phố.
- Một phần bùn hoạt tính từ bể lắng II được hồi lưu về bể aeroten, phần còn lại được dẫn vào bể nén bùn cùng với cặn lắng tại bể lắng I.
- Bùn, cặn được dẫn vào bể nén bùn sau đó vận chuyển đi chôn lấp.
b) Xử lý các loại chất thải rắn
- Ban quản lý Khu Chợ nông – hải sản, chợ Chạp Phô Rạch Sỏi yêu cầu các hộ tiểu thương và người dân phải có ý thức thu gom rác thải bỏ đúng nơi quy định.
- Phải bố trí các thùng rác dung tích 240lít dọc các tuyến đường trong khu thương mại.
Cuối ngày công nhân môi trường của thành phố Rạch Giá sẽ thu gom vận chuyển rác đưa đến bãi chôn lấp rác thải của thành phố Rạch Giá.
Rác thải
của chợ
Rác ở dọc đường nội bộ
Thùng chứa rác
Thu gom rác
Bãi rác
Xe nén ép rác
Quy trình thu gom rác như sau:
Hình 4.2. Sơ đồ quy trình thu gom chất thải rắn
Ngoài ra, chính quyền địa phương phối hợp với Ban quản lý thường xuyên phổ biến các quy định về vệ sinh môi trường đầy đủ, kịp thời...
c) Xử lý các tác nhân không khí
Các nguồn gây ô nhiễm và tác động đến môi trường không khí trong giai đoạn này là không đáng kể nên biện pháp sử dụng cây xanh trong khuôn viên để hạn chế ô nhiễm không khí là khá đơn giản, hiệu quả và tốn ít kinh phí.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Dự án Chợ nông – hải sản , chợ Chạp Phô Rạch Sỏi tại phường Rạch Sỏi – thành phố Rạch Giá thực sự cần thiết với mục tiêu: Tạo lập một khu thương mại và Dịch vụ công cộng hiện đại, văn minh có môi trường sinh thái hoàn thiện. Dự án được triển khai sẽ đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho người dân khu vực, góp phần chỉnh trang bộ mặt đô thị. Việc triển khai thực hiện dự án sẽ có những tác động tiêu cực tới môi trường khu vực, tới sức khoẻ cộng đồng nếu công tác bảo vệ môi trường không được thực hiện tốt.
2. Kiến nghị
- Chủ đầu tư cam kết thực hiện nghiêm túc các biện pháp giảm thiểu, xử lý ô nhiễm môi trường do nước thải, chất thải rắn như đã nêu trong bản báo cáo, bao gồm:
+ Thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt: Đạt QCVN 14-2008 (mức B).
+ Thu gom, tập trung rác thải tại điểm quy định Công ty Môi trường đô thị thành phố Rạch Giá vào cuối mỗi ngày. Đảm bảo các điều kiện về vệ sinh môi trường trong Khu Chợ nông – hải sản , chợ Chạp Phô Rạch Sỏi.
+ Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chương trình giám sát môi trường hàng năm và các biện pháp bảo vệ môi trường khác.
- Qua quá trình lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường của Dự án, chúng tôi nhận thấy báo cáo đã dự báo được những tác động đến môi trường một cách đầy đủ. Trên cơ sở đó đã đề ra các biện pháp giảm thiểu, xử lý tương ứng có tính khả thi và hiệu quả, đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường.
Đề nghị UBND Thành phố Rạch Giá, Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định và cấp Quyết định phê duyệt Báo cáo Đánh giá tác động môi trường của Dự án để Dự án được triển khai đúng tiến độ.
PHỤ LỤC
TÍNH TOÁN KÍCH THƯỚC
CÁC CÔNG TRÌNH TRONG TRẠM XỬ LÝ
* Công suất của trạm xử lý : 800m3/ngđ.
* Tính chất :
- Nước thải đầu vào: BOD5 = 175mg/l.
SS = 275mg/l
- Nước sau xử lý: BOD5 = 50mg/l.
SS = 100mg/l
1. Bể điều hòa
- Thời gian lưu: t = 12 giờ
- Chọn chiều cao công tác bể điều hòa: H = 3,5m
- Chiều cao bảo vệ: hbv = 0,5m.
- Dung tích bể điều hòa: W = = 395 (m3)
- Chọn 1 bể điều hòa, diện tích mặt bằng của bể: F = = 113 (m2)
- Kích thước bể điều hòa: L x B = 10,6 x 10,6 (m)
2. Bể lắng đứng
- Tiết diện ống trung tâm: ftt = = 0,3 (m2)
- Đường kính ống trung tâm: dtt = = 0,62 (m)
- Tiết diện công tác của bể: Fct = = 11,25 (m2)
- Tiết diện của toàn bể: F = Fct + ftt = 11,25 + 0,3 = 11,55 (m2)
- Chọn 1 bể lắng đứng, kích thước bể lắng đứng: L x B = 3,4 x 3,4 (m)
- Chiều cao vùng lắng: Hl = v.t = 0,008 . 1. 3600 = 2,88 (m)
- Chiều cao hình nón: Hn = = 1,93 (m)
- Chiều cao xây dựng: Hxd = Hl + Hn + hbv = 5,1 (m)
3. Bể aeroten
- Thời gian lưu : t = 2 giờ.
- Lưu lượng bùn tuần hoàn từ bể lắng II: Qth = = 8,23 (m3/h)
- Lưu lượng tổng cộng vào bể: Qtổng = + 8,23 = 41,15 (m3/h)
- Dung tích bể: W = Qtổng.t = 41,15.2 = 82,3 (m3)
- Chọn chiều cao công tác của bể: Hct = 3m.
- Diện tích của bể: F = = 27,4 (m2)
- Chọn 1 bể aeroten có 4 hành lang, chiều rộng mỗi hành lang là b =1m.
- Tổng chiều dài các hành lang: L = = 27,4 (m)
- Chiều dài mỗi hành lang: = 6,85 (m)
- Chiều cao xây dựng bể : Hxd = Hct + hbv = 3 + 0,5 = 3,5 (m)
4. Bể tiếp xúc ngang
- Thời gian lưu : t = 30 phút = 0,5 giờ.
- Dung tích của bể: W = Q.t = = 16,5 (m3)
- Chiều cao công tác của bể: Hct = 2 (m).
- Tiết diện ngang của bể: F = = 8,25 (m2)
- Chiều cao xây dựng bể: Hxd = Hct + hbv + hcặn= 2 + 0,3 + 1 = 3,3 (m)
- Kích thước bể: L x B = 4,1 x 2 (m)
5. Bể nén bùn đứng
- Thời gian lưu: t = 2 giờ.
- Độ tăng sinh khối bùn: Pr = 0,8B + 0,3L = 0,8. + 0,3 . 175 = 162,5 (mg/l)
- Lưu lượng bùn: Qnén = = 0,67 (m3/h)
- Tiết diện ngang phần công tác của bể: Fct = = 3,72 (m2)
- Tiết diện của ống trung tâm: ftt = = 0,014 (m2)
- Tiết diện tổng cộng của bể: F = Fct + ftt = 3,73 (m2)
- Chọn 1 bể nén bùn. Đường kính bể: D = = 2,18 (m)
- Đường kính ống trung tâm: dtt = = 0,13 (m)
- Chiều cao vùng lắng: Hl = 3 (m).
- Chiều cao vùng nón: Hn = 3 (m).
- Chiều cao xây dựng: Hxd = Hl + Hn + hbv = 3 + 3 + 0,3 = 6,3 (m)
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
BOD : Nhu cầu oxi sinh học
SS : Chất lơ lửng
DO : Nhu cầu oxi hòa tan
COD : Nhu cầu oxi hóa học
QCVN : Qui chuẩn Việt Nam
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
CP : Chính phủ
CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
TT-BTNMT : Thông tư Bộ tài nguyên môi trường
KS : Kĩ sư
MT : Môi trường
USD : Đô la Mĩ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chorachsoi_6968.doc