Tài liệu Đề tài Chính sách tư nhân hoá hệ thống công cộng của thủ tướng Koizumi: MỞ ĐẦU
Sau những thời kỳ phát triển lớn lao, kể từ khi bước vào thập kỉ 90 đến nay nền kinh tế Nhật Bản suy thoái và kéo dài chưa từng có. Cũng giống như hai cuộc cải cách trước đây cải cách Minh trị (giữa thế kỷ 19) và công cuộc cải tổ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đang đứng trước sức ép rất lớn đòi hỏi phải tiến hành cải cách và mở cửa nền kinh tế để phát triển đất nước. Tuy vậy, khác với hai lần trước đây Nhật Bản buộc phải cải cách là do những sức ép to lớn từ bên ngoài (gaiatsu) thì lần này đó là những sức ép từ bên trong nền kinh tế, chính trị và xã hội Nhật Bản. Chính vì thế mà công cuộc cải cách và cải tổ này sẽ hết sức đau đớn và khó khăn, đòi hỏi phải có sự quyết tâm thực sự của cả dân tộc và những quyết định sáng suốt của các nhà lãnh đạo cầm quyền.
Chương trình cải cách kinh tế của thủ tướng Koizumi đặc biệt với chính sách tư nhân hoá hệ thống công cộng được coi là một trong những chính sách mang tính đột phá để cải thiện tình hình kinh tế Nhật Bản hiện nay. ...
44 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1225 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Chính sách tư nhân hoá hệ thống công cộng của thủ tướng Koizumi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Sau những thời kỳ phát triển lớn lao, kể từ khi bước vào thập kỉ 90 đến nay nền kinh tế Nhật Bản suy thoái và kéo dài chưa từng có. Cũng giống như hai cuộc cải cách trước đây cải cách Minh trị (giữa thế kỷ 19) và công cuộc cải tổ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đang đứng trước sức ép rất lớn đòi hỏi phải tiến hành cải cách và mở cửa nền kinh tế để phát triển đất nước. Tuy vậy, khác với hai lần trước đây Nhật Bản buộc phải cải cách là do những sức ép to lớn từ bên ngoài (gaiatsu) thì lần này đó là những sức ép từ bên trong nền kinh tế, chính trị và xã hội Nhật Bản. Chính vì thế mà công cuộc cải cách và cải tổ này sẽ hết sức đau đớn và khó khăn, đòi hỏi phải có sự quyết tâm thực sự của cả dân tộc và những quyết định sáng suốt của các nhà lãnh đạo cầm quyền.
Chương trình cải cách kinh tế của thủ tướng Koizumi đặc biệt với chính sách tư nhân hoá hệ thống công cộng được coi là một trong những chính sách mang tính đột phá để cải thiện tình hình kinh tế Nhật Bản hiện nay. Với mục tiêu của chính sách nhằm chuyển đổi nền kinh tế Nhật Bản sang hoạt động theo sự tự điều chỉnh của nền kinh tế thị trường mở, lấy nhu cầu tư nhân trong nước làm động lực tăng trưởng chủ đạo. Tác động của nó đã tạo nên một cơ cấu kinh tế hợp lý, hài hoà và dần dần xây dựng lên nền tảng tăng trưởng bền vững cho nền kinh tế Nhật Bản trong quá trình toàn cầu hoá hiện nay.
Việc Chính phủ Nhật Bản thực hiện các chính sách kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hoá đạt được sự tăng trưởng kinh tế cao cũng tác động không nhỏ đến nền kinh tế khu vực. Nhật Bản là nước cung cấp nhiều ODA cho sự phát triển kinh tế Châu Á. Một khi Nền kinh tế Nhật Bản tăng sẽ dẫn đến các việc cung cấp ODA từ Nhật Bản đến các nước Châu Á cũng tăng. Việt Nam cũng không nằm ngoài tác động đó. Với truyền thống hơn 30 năm quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản, nước ta đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ lớn lao từ ODA và các công nghệ tiên tiến của Nhật Bản. Chính vì vậy sự tăng trưởng kinh tế Nhật Bản tác động quan trọng đến sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Do đó việc học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm các chính sách hoạch định kinh tế của Nhật Bản đối với Việt Nam là điều rất cần thiết. Nhận biết được tính cấp thiết của vấn đề này tôi đã đi sâu và tìm hiểu để viết lên nội dung bài niên luận với đề tài “Chính sách tư nhân hoá hệ thống công cộng của thủ tướng Koizumi”
Nội dung của bài niên luận này được chia làm 4 chương :
Chương I : Sự ra đời và phát triển của chính sách tư nhân hoá hệ thống công cộng. Trong phần này tôi tập trung tìm hiểu về bối cảnh ra đời của chính sách tư nhân hoá hệ thống công cộng những năm trước đây, những thành tựu và những hạn chế của các chính sách này.
Chương II : Chính sách tư nhân hoá hệ thống công cộng của thủ tướng Koizumi. Bao gồm nội dung chính là : cơ sở để Thủ tướng Koizumi thực hiện Chính sách tư nhân hoá hệ thống công cộng. Nêu lên những nội dung của các Chính sách mà Thủ tướng đã thực hiện.
Chương III : Tác động của chính sách tư nhân hoá ngành công cộng đến nền chính trị, kinh tế, xã hội Nhật Bản: Với các nội dung chính là những tác động của chính sách tư nhân hoá đến nền chính trị, kinh tế, xã hội Nhật Bản.
Chương IV : Những đánh giá, phân tích về chính sách tư nhân hoá của hệ thống công cộng của thủ tướng Koizumi: Đây là chương nêu lên những suy nghĩ, nhận xét về những mặt tích cực, tiêu cực cùng với những bài học có thể ứng dụng cho nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
Đề tài mà bài niên luận này khai thác là một vấn đề mới, tuy nhận được nhiều sự quan tâm hiện nay nhưng tài liệu tham khảo, các ý kiến đánh gía của các nhà nghiên cứu chưa thực sự phong phú. Đồng thời do năng lực nghiên cứu và trình độ tiếng Nhật còn hạn chế trong việc dịch và nghiên cứu tài liệu nên trong bài niên luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ thầy cô giáo và bạn bè.
Để hoàn thành được bài niên luận này ngoài những nỗ lực của bản thân, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Đông Phương học đã giúp đỡ tôi trong quá trình tìm tài liệu. Đặc biệt tôi xin trân trọng cảm ơn Thạc sĩ Phùng Kim Anh đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo cho tôi để khắc phục những thiếu xót và hoàn thành tốt bài niên luận này.
Chương I
Sự ra đời và phát triển chính sách tư nhân hóa
hệ thống công cộng.
1/Bối cảnh ra đời của chính sách tư nhân hoá Hệ thống công cộng
Từ sau chiến tranh thế giới thứ II, Nhật Bản bắt đầu đi vào phục hồi nền kinh tế trong những điều kiện vô cùng khó khăn. Chính phủ Nhật luôn đưa ra nhiều chính sách xã hội nhằm phát triển đất nước. Trong đó chính sách về “phúc lợi xã hội” là vấn đề được chính phủ Nhật Bản quan tâm nhiều nhất. Mục đích cuả chính sách này nhằm mở rộng vai trò của nhà nước trong việc bảo vệ người lao động, thúc đẩy giáo dục, y tế an sinh xã hội. Một số bộ luật về “phúc lợi xã hội “ ra đời như: “Bộ luật phát triển cuộc sống” (năm 1946), “Luật phúc lợi đối với trẻ em” (1947) “Luật phúc lợi đối với người tàn tật” (năm 1949).[2,188]
Vì vậy từ sau Đại chiến thế giới thứ II tỉ lệ chi tiêu cho an sinh xã hội trong ngân sách được coi là cơ sở đánh giá cho sự phát triển của khu vực kinh tế công cộng của Nhật Bản. Các khu vực kinh tế này thường được gọi là các công ty - doanh nghiệp công cộng có sở hữu hoàn toàn hoặc một phần (thuộc chính phủ trung ương hoặc chính quyền địa phương) chuyên cung cấp các dịch vụ xã hội và phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của người dân.
*Nhật Bản gồm có 3 loại hình công ty công cộng:
a. Công ty trực tiếp do chính phủ Trung ương hoặc chính quyền Địa phương thành lập và quản lý (GENGYO). Trong đó chính phủ Trung ương quản lý trực tiếp 4 lĩnh vực chính là bưu điện, lâm nghiệp, in ấn /xuất bản và in tiền.
b. Công ty công cộng (KOUYKYO-HOUIJIN) được xây dựng trên cơ sở nguồn vốn của Chính phủ Trung ương và một phần của địa phương .
c. Công ty hợp doanh công tư (KOUSGU-KIGYO) thường tồn tại dưới hình thức là công ty trách nghiệm hữu hạn và công ty cổ phần (60 công ty)[1,74].
Cả ba loại hình công ty này đều dựa trên nguồn vốn của Chính phủ Trung ương bởi vậy nó chịu sự quản lý giám sát của nhà nước. Nhưng mặt khác nó cũng dựa trên tính chất đặc trưng trong quản lý và tổ chức của Nhật Bản. Đó là “chế độ làm việc suốt đời và hưởng lương theo thâm niên” và “sự luân phiên theo chức vụ, quản lý theo chiều dọc”. Những yếu tố này đã từng là điểm chủ chốt trong sự phát triển rực rỡ của kinh tế Nhật Bản những năm trước đây. Tuy nhiên từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1975 cùng với hiệp định Plaza 1985 về tăng giá đồng Yên thì những yếu tố đó không còn phù hợp nữa. Kinh tế Nhật Bản bước vào thời kì trì trệ và kém phát triển chưa từng có, tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng giảm đi.
Bảng 1:Tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản thời kì 1989-2000
Năm
1989
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
GNP
(%)
4.9
5.5
2.9
0.4
0.3
0.6
1.4
2.9
- 0.7
-1.9
0.5
1.2
Nguồn: Tạp chí Đông Bắc á số 7 năm 2001 tr46
Tăng trưởng kinh tế giảm, các nguồn thu ngân sách không theo kịp được với các khoản chi công cộng gia tăng. Bên cạnh đó xã hội Nhật Bản ngày càng bị lão hoá với tốc độ nhanh, cùng với việc xã hội hoá các dịch vụ phúc lợi tại nhà là những nguyên nhân làm tăng nhu cầu đối với khu vực kinh tế công cộng. Nhu cầu tăng nhanh kéo theo những khoản chi tiêu của Chính phủ đối với khu vực này ngày càng gia tăng, dẫn đến thâm hụt ngân sách. Bội chi trong ngân sách đối với khu vực công cộng là gánh nặng với Chính phủ.
Bởi vậy vào giữa những năm 80, Chính phủ đã nhận thấy cần phải thay đổi vai trò của khu vực kinh tế công cộng và làm tăng tính hiệu quả của khu vực kinh tế này. Một trong những giải pháp được lựa chọn là “Tư nhân hoá hệ thống công cộng”.
2.Quá trình phát triển của chính sách tư nhân hoá hệ thống công cộng
2.1.Khái niệm tư nhân hoá.
Tư nhân hoá là việc bán sở hữu của nhà nước cho các cá nhân và các tổ chức tư nhân, xoá bỏ hạn chế về pháp luật, nới lỏng các quy chế. Tư nhân hoá ở Nhật Bản còn được hiểu là cải tạo các công ty quốc doanh thành công ty cổ phần hoặc thành các “pháp nhân chuẩn y”*1 *1:”pháp nhân chuẩn y” về cơ bản gần giống với công ty tư nhân, nhưng được thành lập nhờ vào sự giúp đỡ về tài chính của nhà nước.Nó không thuộc sở hữu công cộng nhưng là đối tượng điều tiết công cộng.
thuộc sở hữu tư nhân, hoặc cải tạo các công ty hợp doanh thành công ty tư nhân hoàn toàn[1,79].
2.2.Quá trình tư nhân hóa
Quá trình tư nhân hoá của Nhật Bản đã được bắt đầu từ năm 1964 khi Uỷ ban Cải cách hành chính lâm thời đầu tiên được thành lập dưới sự chỉ đạo của nội các Ikeda. Tuy nhiên “Quá trình tư nhân hoá hệ thống công cộng” chỉ thực sự được nhìn nhận vào thời kì của thủ tướng Nakasone (1982-1987). Lúc này Uỷ ban Cải cách hành chính lâm thời lần thứ 2 được thành lập do ông Doko – chủ tịch liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (keidanren) đứng đầu đã đề nghị tư nhân hoá 3 doanh nghiệp lớn là công ty Đường sắt quốc gia Nhật Bản (JNR) (1987), công ty liên doanh độc quyền Nhật Bản JMC, thuốc lá và muối (1985) và công ty Điện thoại, điện tín quốc gia Nhật Bản NTTPC (1985)[1,180]
Bảng 2: Quá trình tư nhân hoá từ năm 1982 đến năm 1998
Năm
Tiến trình
1985
-Tư nhân hóa công ty Liên doanh Điện tín và điện thoại Nhật Bản
-Tư nhân hóa công ty liên doanh độc quyền (JMC, thuốc lá, muối)
1987
-Tư nhân hóa công ty đường sắt Nhật Bản (JNR)
-Tư nhân hóa công ty hàng không Nhật Bản (JAL)
1998
-Xoá bỏ luật công ty điện tín và Điện thoại quốc tế (KDD) và tư nhân hoá toàn bộ KDD
Nguồn : Cơ quan quản lý và hợp tác (1998) –sách trắng về bãi bỏ quy định
Sau khi tiến hành tư nhân hoá 3 doanh nghiệp lớn nêu trên, hàng năm Uỷ ban Cải cách hành chính lâm thời lại kiến nghị sửa đổi và nới lỏng thêm. Chú trọng tới việc nâng cao chất lượng cuộc sống, chuyển đổi cơ cấu công nghiệp sang cơ cấu thị trường hơn, cho phép các công ty nước ngoài đầu tư vào thị trường Nhật Bản, Quốc tế hoá các hệ thống hành chính và cơ chế tổ chức.
Như vậy ta có thể thấy vào cuối những năm 80 Chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu nhận thấy sự kém hiệu quả trong hoạt động của các công ty thuộc khu vực kinh tế công cộng. Sự kém hiệu quả là nguyên nhân sâu sa trong việc điều tiết của nhà nước. Nhà nước đã can thiệp quá sâu vào việc quản lý của các công ty tạo ra sự ỷ lại, trì trệ và không năng động trong điều hành công ty. Cũng vì vậy các công ty không cần quá quan tâm đến hiệu quả sản xuất kinh doanh bởi lỗ đã có nhà nước bù đắp.
Nhận thức được những bất cập này Chính phủ Nhật Bản đã có những bước cải thiện lớn. Giải pháp khuyến khích các khu vực tư nhân tham gia vào hệ thống công cộng được coi là một trong những biện pháp tối ưu. Mục tiêu của giải pháp này là ưu tiên cho khu vực tư nhân vì khu vực này dựa vào cơ chế thị trường để quyết định phân bổ nguồn lực. Với cơ chế thị trường thích hợp, phân bổ nguồn lực thông qua cạnh tranh sẽ tạo ra hiệu quả kinh tế hơn là tự do phát triển trong sự “o bế ” của chính phủ.
Có thể nói cùng với việc cắt giảm chi tiêu công cộng, tư nhân hoá các dịch vụ công cộng Chính phủ Nhật đang trú trọng vào việc chuyển từ một “Chính phủ lớn” sang mô hình “Chính phủ thu nhỏ”*2 *2: “mô hình chính phủ thu nhỏ” là mô hình chính phủ giảm bớt bộ máy hành chính, giảm chi tiêu cho tổ chức hoạt động chính quyền”
để dễ quản lý và tạo hiệu quả cao. Đồng thời cũng phát huy được tính “cạnh tranh” của khu vực kinh tế tư nhân để kích thích sự phát triển kinh tế.
Tuy nhiên có thể nhận thấy quá trình tư nhân hoá hay sự chuyển giao giữa công và tư ở Nhật Bản mới chỉ diễn ra ở một sỗ lĩnh vực quan trọng như giao thông, vận tải, hàng không. Còn các lĩnh vực khác như bảo hiểm, y tế, giáo dục, bưu điện cũng không được trú trọng và quan tâm nhiều. Phải chăng đó là hình thức “xã hội chủ nghĩa” theo kiểu Nhật Bản, nơi mà y tế và giáo dục phổ thông vẫn được coi là miễn phí. Chính phủ vẫn muốn duy trì vai trò của mình trong lĩnh vực này nhằm đảm bảo cho sự phát triển lành mạnh của khu vực kinh tế.
Quá trình thực hiện chính sách “Tư nhân hoá hệ thống công cộng” tuy vẫn còn nhiều bất cập và thiếu sót như : “ Việc tư nhân hoá không toàn diện, việc giải thể một số hệ thống công cộng làm cho gia tăng về thất nghiệp” nhưng xét cho cùng đây cũng chỉ là chặng đường đầu trong việc thực hiện chính sách và thành quả của nó mang lại vẫn đang chờ những nỗ lực mới của các nhà lãnh đạo sau này thực hiện.
Chương II:
Chính sách tư nhân hóa hệ thống công cộng
của thủ tướng Koizumi:
1.Cơ sở hình thành chính sách của thủ tướng Koizumi
Vào năm 1990 kinh tế Nhật Bản bắt đầu với cơn khủng hoảng giá tài sản trong cả thị trường chứng khoán lẫn thị trường địa ốc. Giá cả liên tục giảm sút (nhất là về địa ốc) làm cho nhiều công ty bị phá sản không trả được nợ. Việc này cũng khiến các ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Một mặt vì các món nợ không đòi được mặt khác vì số lượng khách hàng vay tiền ít đi. Khi các ngân hàng rơi vào bế tắc thì cả nền kinh tế cũng trì trệ theo vì tiền bạc khó lưu thông. Để kích thích cho người dân vay tiền trong thời gian qua, ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã chủ trương giữ lãi suất thấp, nhiều khi đến gần mức con số không. Tuy nhiên tình hình kinh tế của Nhật Bản vẫn không được cải thiện.
Không chỉ vậy kinh tế Nhật Bản còn gặp nhiều khó khăn trong việc cải thiện mức tiêu thụ của người dân Nhật Bản. Nguyên nhân của vấn đề này là do kinh tế Nhật Bản phần lớn phụ thuộc vào xuất khẩu. Người ta tính được khi GDP tăng 100 đồng thì 30 đồng là do hàng xuất khẩu. Trong đó vai trò của người tiêu thụ Nhật Bản rất thấp so vơí các nước tiên tiến về kinh tế như Mỹ khi kinh tế phát triển chủ yếu là do người tiêu thụ. Theo bảng tính cứ 100 đô la trong GDP thì 70 đô la là do người tiêu thụ mua, phần còn lại do xí nghiệp đầu tư và các cấp chính phủ tiêu dùng chỉ chiếm 30%. Ở Nhật Bản thì khác, người tiêu thụ chỉ giúp tạo nên 57% vào tổng sản lượng nội địa, trong khi đầu tư xí nghiệp là 18%.[5,14] Một nước giàu thứ nhì trên thế giới mà người dân tiêu thụ với tỉ lệ thấp như vậy là một điều bất thường (Vì cơ cấu Nhật Bản thiên về sản xuất hơn tiêu thụ). Trong khi đó muốn nền kinh tế phát triển người ta phải tăng lãi suất để giảm bớt việc vay nợ, giảm bớt số tiền trong túi người dân cũng như các xí nghiệp. Tuy nhiên do sự tự do hoá lãi suất, cạnh tranh lớn trong thị trường vốn, do những cải thiện về hạ tầng cơ sở của thị trường và đơn xin vay quá nhiều làm cho ngân hàng Nhật Bản không đảm bảo đủ lợi nhuận để gánh chịu những rủi ro tín dụng và không đạt được mức lợi nhuận tiêu chuẩn của Quốc tế. Dẫn đến “việc giải quyết các khoản nợ khó đòi” không chỉ còn là vấn đề của ngân hàng mà thực sự đã trở thành một cản trở lớn cho sự phục hồi nền kinh tế.
Bảng 3: Nợ quốc gia trong chi tiêu ngân sách của Nhật Bản từ năm 1997-2001
Năm
1997
1998
1999
2000
2001
Tổng số nợ Tỷ lệ %
168.628
(21.7)
172.628
(22.2)
198.319
(24.2)
219.663
(25.8)
171.705
(20.8)
Nguồn : Ashahi Shinbun, Japan Almanac 2002, p.85
Ngoài ra Nhật bản còn phải chịu những tác động bên ngoài như: sự kiện khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mỹ, sự tác động của quá trình toàn cầu hoá qua việc đổi mới công nghệ thông tin (IT) ngày càng sâu rộng. Cùng với việc tiếp tục nới lỏng xoá bỏ những quy định khác nhau về thị trường vốn theo chương trình cải cách tài chính “Big Bang”của thủ tướng Hasimoto (1996)*3thị trường vốn của Nhật Bản sẽ có những bước phát triển mạnh hơn nữa với sự tham gia tích cực của các nhà đầu tư tư nhân, tập thể và cá nhân .
Bên cạnh đó với sự thâm nhập mạnh mẽ hơn nữa của các nhà đầu tư nước ngoài dẫn tới áp lực cạnh tranh của thị trường vốn vào các ngân hàng tăng lên có thể sẽ làm giảm quy mô cho vay truyền thống của ngân hàng. Điều đó cũng có nghĩa là hệ thống tài chính dựa trên cơ sở ngân hàng của Nhật Bản sẽ có hướng dịch chuyển theo sàn kiểu hệ thống tài chính dựa trên thị trường vốn như ở Mỹ và một số nước phương Tây hiện nay.
Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng sự dịch chuyển này không thể diễn ra một cách nhanh chóng ngay lập tức mà là một sự chuyển dịch dần dần. Một trong những lý do hàng đầu đó là sự tồn tại của hệ thống tiết kiệm bưu điện an toàn và tiện lợi (đây là nguồn huy động vốn quan trọng cho khu vực tài chính công được sự đảm bảo của Chính phủ). Nguồn tiết kiệm bưu điện này là một nguồn thu hút tiết kiệm đáng kể của người dân Nhật Bản, do đó nó hạn chế sự đầu tư vào thị trường vốn – nơi có rủi co cao.
Như vậy trong một tương lai gần, hệ thống tài chính vẫn dựa trên cơ sở ngân hàng. Song vai trò của các ngân hàng trong việc huy động vốn cho khu vực kinh doanh sẽ ngày càng giảm dần và thay vào đó là sự phát triển ngày càng mạnh của các thị trường có vốn độc lập.
Nắm bắt được những yêu cầu cấp thiết này thủ tướng Joinichi Koizumi (Thủ tướng nhậm chức vào ngày 26/4/2001) đã đưa ra giải pháp hết sức quan trọng trong năm 2001 đó là tiến hành cải cách cơ cấu. Thủ tướng đã xắp xếp lại hệ thống ngân hàng tài chính và một loạt các chính sách tiến hành tư nhân hoá của các công ty nhà nước làm không hiệu quả. Ông đã kiên quyết thực hiện cuộc cải cách bất chấp khó khăn kinh tế và các tác động từ bên ngoài. Đặc biệt ông đã chủ trương nhấn mạnh tập trung vào mục tiêu tăng trưởng thực sự cho khu vực tư nhân, tiến hành chính sách tư nhân hoá hệ thống công cộng trên các lĩnh vực chủ chốt như bưu điện, y tế, phúc lợi, giáo dục…Thủ tướng Koizumi đã tiến hành các chính sách này như thế nào, nội dung của các chính sách ra sao điều này sẽ được phân tích rõ ở các phần sau.
2.Chính sách tư nhân hoá của thủ tướng Koizumi
2.1. Chính sách tư nhân hoá ngành bưu điện
Đây là chính sách gắn liền với Thủ tướng Koizumi ngay từ thời gian nhậm chức thủ tướng của mình. Chính sách này cũng được ông Junya Koizumi - ông của Thủ tướng Koizumi đề ra khi còn đương nhiệm chức Bộ trưởng bộ Bưu điện. Trong nội dung cương lĩnh ra tranh cử diễn ra vào ngày 14/2/2001 ông Koizumi đã đưa ra phương hướng về cải cách hành chính bằng việc quyết tâm tư nhân hoá ngành Bưu điện. Trước mắt cho phép tư nhân tham gia một phần hoạt động trong lĩnh vực này và tiếp tục cải cách sâu rộng hơn khi thống nhất trong Đảng. Để hiểu sâu sa về chính sách này trước hết ta cần tìm hiểu về hệ thống bưu điện công cộng Nhật Bản (Japan post).
“Japan post” là một tập đoàn khổng lồ với trị giá tài sản khoảng 3000 tỉ USD bao gồm một công ty nhận tiền gửi quy mô lớn gồm 28.000 văn phòng cùng với 26.000 nhân viên. Trong số đó dịch vụ tiết kiệm bưu điện là loại hình tồn tại khá lâu đời ở Nhật Bản. Dịch vụ tiết kiệm bưu chính do một đơn vị thuộc Bộ Bưu chính Viễn thông (MPT) trực tiếp quản lý, điều hành nhằm cung cấp các dịch vụ gửi tiền tiết kiệm, chuyển tiền, chuyển khoản và các dịch vụ tài chính cá nhân khác.[6] Các dịch vụ này không những có tác động đóng góp cho sự ổn định kinh tế của các cá nhân nói riêng và của quốc gia nói chung mà nó còn giữ một vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của người dân.
Hiện nay có khoảng 85% dân số Nhật Bản có tài khoản tiền gửi tiết kiệm bưu điện. Năm 1981 hệ thống tiết kiệm bưu điện cho ra đời tài sản Sogo (còn gọi là tài sản dịch vụ sogo) nhằm sử dụng quỹ vay mượn 90% tài khoản cố định này.[2,56]. Có thể xem xét về đức tính tiết kiệm và thành tựu tiết kiệm được coi là một nét đặc trưng nổi bật của Nhật Bản qua bảng 4 dưới đây.
Bảng 4: Các nguồn tiết kiệm của Nhật Bản (1975-1980-1997)
Đơn vị 1000 tỷ yên
Nguồn
1975
1980
1997
Tiết kiệm cá nhân
9,6
24,5
33,8
Tiền của chính phủ
5.6
4.7
6.5
Nguồn : 1955-1970, Yutaka Kosai, Kinh tế Nhật Bản đương đại, trang 13.
Chính sách tư nhân hoá ngành bưu điện của thủ tướng Koizumi(11)
Từ nguồn tư liệu trên ta có thể thấy tiết kiệm cá nhân luôn chiếm tỉ lệ cao trong tổng số tiết kiệm chung của Nhật Bản. Nhận định được ngành Bưu chính cũng là khách hàng mua trái phiếu chính phủ nhiều nhất, giúp cho chính phủ Nhật Bản duy trì sự phát triển ở mức độ cao. Thủ tướng Koizumi đã coi tư nhân hoá ngành Bưu điện là chính sách có thể huy động được khối lượng vốn lớn để đầu tư sản xuất. Tư nhân hoá ngành này với 2,9 nghìn tỷ USD tiền tiết kiệm và bảo hiểm sẽ cho ra đời một ngân hàng lớn nhất thế giới. Kế hoạch của ông Koizumi là dần dần tách các dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm ra khỏi mạng lưới bưu chính. Tư nhân hóa ngành bưu điện chia thành 3 dịch vụ bưu điện lớn : chuyển phát thư tín, tiết kiệm bưu điện và bảo hiểm. Qua việc tư nhân hoá ngành này tiền tiết kiệm bưu điện và các quỹ bảo hiểm bưu điện sẽ là một nguồn tài chính cho các công trình công cộng, sẽ thông qua chương trình cho vay và đầu tư tài chính của chính phủ với tính chất như một “ngân sách thứ hai”.
Tuy nhiên để thực hiện thành công được chính sách này còn là một quá trình đầy những trở ngại. Phần lớn các cử tri trong quốc hội đều phản đối chính sách tư nhân hoá ngành bưu điện vì khu vực bưu điện là một mạng lưới lớn từ Trung ương đến các cấp Địa phương. Mà việc tư nhân hoá ngành này cũng có nghĩa là lợi ích của các giám đốc các bưu điện địa phương phải giảm đi. Việc đó sẽ ảnh hưởng lớn đến số phiếu ủng hộ Thủ tướng của các quan chức địa phương. Thủ tướng Koizumi lập luận rằng tư nhân hoá ngành bưu điện sẽ giúp giải phóng các nguồn quỹ để thúc đẩy nền kinh tế. Còn những người chỉ trích thì bình luận việc này sẽ làm mất nhiều công ăn việc làm và khiến cho nội bộ Đảng Dân chủ Tự do (LDP) suy yếu.
Trước tình hình căng thẳng đó Thủ tướng Koizumi đã đưa ra nhiều thoả hiệp ở mức độ nhất định như : Việc Hạ nghị viện thông qua tháng 7/2002 thành lập công ty bưu điện công cộng tiến tới tư nhân hoá và để ngỏ các dịch vụ chuyển phát thư từ, bưu điện cho các công ty tư nhân. Phản ánh của quần chúng là dư luật này “thiếu thực chất” bởi sẽ không có một công ty tư nhân nào bước vào nổi khi quyền hành vẫn nằm trong tay chính phủ. Hơn nữa vấn đề cốt lõi trong hệ thống bưu điện còn phải cải cách là dịch vụ gửi tiền và bảo hiểm nhân thọ thì chưa được đề cập tới.
Dự luật này tiếp tục được đưa ra trước quốc hội vào tháng 8 năm 2005 nhưng bị Thượng nghị viện Nhật Bản bác bỏ. Điều này đã khiến thủ tướng Koizumi tức giận thực sự ông đã lên tiếng giải tán Hạ nghị viện và kêu gọi một cuộc tổng tuyển cử sớm vào ngày 11/9/2005. Kết qủa là ông Koizumi đã thắng lớn trong cuộc bầu cử và chính sách tư nhân hoá ngành bưu điện của ông được thông qua.
Tư nhân hoá ngành bưu điện(7)
Kế hoạch tư nhân hóa ngành bưu điện mới được công bố là sẽ tách làm 3 công ty chuyên trách và 1 ngân hàng với vốn khổng lồ là 227 tỷ yên (2 tỷ USD) mang tên Yucho. Ba đơn vị còn lại gồm công ty bưu phẩm, công ty dịch vụ bưu điện và công ty bảo hiểm có số vốn điều lệ khoảng 115 tỷ yên. Cùng với Yucho, công ty bảo hiểm dự kiến sẽ niên yết trên sàn chứng khoán Tokyo vào năm 2011. Ông Yoshifumi Nishikawa (Chủ tịch tập đoàn bưu điện Nhật Bản) dự tính 4 công ty sẽ có lợi nhuận năm tài khoá đầu tiên (kết thúc 31/3/2008) vào khoảng 629 tỷ yên. Kế hoạch tư nhân hoá ngành bưu điện sẽ kéo dài trong 10 năm, bắt đầu từ năm 2007.[7]
2.2.Tư nhân hoá hệ thống y tế và phúc lợi xã hội
Thủ tướng Koizumi khi còn là Bộ trưởng bộ y tế(6)
Cựu thủ tướng Joinichi Koizumi đã đảm nhiệm cương vị Bộ trưởng bộ y tế trong 3 lần vào các năm 1988, 1989, 1996. Vì vậy có thể nhận thấy ông là người rất am hiểu về hệ thống y tế và phúc lợi xã hội. Trong chương trình cải cách do chính quyền của thủ tướng Koizumi tiến hành, vấn đề cải cách trong hệ thống phúc lợi xã hội Nhật Bản cũng đang đặt ra nhiều câu hỏi gây tranh cãi. Thực tế đây là một vấn đề khó và động chạm không chỉ là tới đông đảo người dân Nhật mà nó còn liên quan tới giới chính trị Nhật Bản. Trong chính sách cải cách của mình, Thủ tướng Koizumi phần lớn tập trung vào 2 nỗ lực chính là làm lành mạnh hoá hệ thống bảo hiểm y tế nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính cho chính phủ và kêu gọi sự tham gia của khối tư nhân vào hoạt động dịch vụ này. Kế hoạch cải cách này đựơc xây dựng nhằm cứu vãn chế độ bảo hiểm y tế trên toàn quốc đang trong tình trạng thâm hụt tài chính hàng trăm tỷ yên một năm. Số tiền này vẫn tiếp tục dược chính phủ bao cấp mà chưa có một biện pháp hữu hiệu nào thay thế. Đặc biệt là các chi phí bảo hiểm y tế cho người già và các phúc lợi xã hội đang ngày càng gia tăng.
Trước tình hình như vậy, Thủ tướng Koizumi đang kêu gọi khu vực tư nhân tham gia cải cách chế độ phúc lợi xã hội. Chỉ có sự tham gia của khu vực tư nhân vào hoạt động cung cấp dịch vụ nói trên thì mới làm nâng cao hiệu quả việc cung cấp dịch vụ, tạo thêm công ăn việc làm và làm giảm bớt gánh nặng tài chính của nhà nước. Các công ty tư nhân sẽ có thêm các cơ hội trong hoạt động kinh doanh cung cấp dịch vụ chăm sóc người già và hoạt động phúc lợi khác nữa. Đặc biệt chính phủ cũng đang xem xét các kế hoạch xây dựng cơ chế cùng phối hợp giữa nhà nước và khu vực tư nhân trong việc duy trì các cơ sở cung cấp dịch vụ hiện có và mở rộng các cơ sở mới. Theo quan điểm của Ban Cải cách kinh tế của Thủ tướng Koizumi, phúc lợi và các lĩnh vực phúc lợi xã hội khác là các hoạt động dịch vụ không thể có lợi nhuận và mang tính từ thiện vì tình hình dân số Nhật Bản ngày càng có xu hướng lão hoá rõ nét.
Bảng 5:Thay đổi trong cơ cấu dân số Nhật Bản 1920-1999
Năm
1920
1930
1940
1950
1960
1970
1980
1990
1999
Tổng dân số
55,963
64,450
64,450
84,115
84,115
94,302
104.665
123,611
126,686
chỉ số già hoá(%)
14,4
13,0
13,0
13,1
13,9
19,0
29,4
66,2
113,0
Nguồn : Cục quản lý và phối hợp, theo Ashahi Sinbun,Japan Almanac 2001 ,p.59
Tình hình kinh tế Nhật Bản đang trên đà suy thái trầm trọng. Cơ chế “nhà nước phúc lợi” từ những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai đã không còn phù hợp với tình huống thực tại. Giải pháp cho phép các công ty tư nhân tham dự vào việc cung cấp các dịch vụ phúc lợi là một lối thoát được cho là hữu hiệu hiện nay. Các dịch vụ phúc lợi sẽ chấm dứt tình trạng cung cấp dịch vụ trên cơ sở từ việc nhận được nguồn tài trợ cho không.
Việc xây dựng một cơ cấu công ty kiểu mới đặc biệt trong việc kinh doanh cung cấp dịch vụ chăm sóc người có tuổi là một thực tế đòi hỏi phải chấp nhận. Các dịch vụ tư nhân trên cơ sở chi trả tài chính tương ứng cho phép đáp ứng được cả hai nhu cầu về chất lượng và về hình thức. Do sự cạnh tranh lẫn nhau giữa các công ty sẽ thúc đẩy các công ty phải nỗ lực đưa ra những dịch vụ tốt và giá thành rẻ kích thích sự tiêu dùng của người dân. Mặt khác việc Chính phủ không cần quan tâm quá nhiều đến các công ty này sẽ giúp cho việc quản lý hành chính gọn nhẹ hơn, công bằng hơn. [
2.3.Tư nhân hóa hệ thống giáo dục
Đổi mới giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực – yếu tố quyết định tương lai của đất nước luôn được Chính phủ Nhật coi là chương trình ưu tiên và tiến hành song song với sự điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế trong mỗi thời kì. Trong chương trình cải cách của mình Thủ tướng Koizumi khuyến khích sự tham gia rộng rãi của khu vực tư nhân vào việc đào tạo đại học, mở rộng quyền tự chủ cho các trường trong việc huy động và sử dụng kinh phí giáo dục, quản lý nhân sự, tuyển sinh biên soạn sách giáo khoa và các chương trình dạy và học, thúc đẩy cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa chính phủ và khu vực tư nhân. Trong đó chính phủ có vai trò định hướng xây dựng khuôn khổ pháp lý, có biện pháp trợ giúp tài chính và thực hiện chế độ ưu đãi về thuế…cho các hoạt động nghiên cứu của các trường đại học, các viện nghiên cứu.[2.201] Còn các doanh nghiệp được khuyến khích đầu tư và đặt hàng cũng như mở cửa các cơ sở nghiên cứu và sản xuất của mình để các trường đại học và các viện nghiên cứu đến hợp tác và thử nghiệm. Mục đích của sự phối hợp này là để có thể nhanh chóng chuyển những phát minh, thành tựu khoa học trong các trường đại học và các viện nghiên cứu thành các ứng dụng một cách hiệu quả nhất.
2.4.Các lĩnh vực tư nhân hoá được tiến hành từ trước
Chính phủ tiến hành bán cổ phần còn lại của mình ở những công ty đường sắt lớn nhất Nhật Bản, trong đó bán 12.5% cổ phần còn lại (khoảng 500.000 cổ phiếu) tại công ty đường sắt Miền Đông Nhật Bản – là công ty lớn nhất trong 6 công ty điều hành đường sắt được thành lập sau khi công ty đường sắt Quốc gia Nhật Bản (JNRC) phá sản năm 1987, bán toàn bộ 31.7% cổ phần tức là 634.000 cổ phiếu tại công ty đường sắt Miền Tây Nhật Bản hoạt động quanh Osaka[1,203]. Số tiền thu được sẽ được công ty xây dựng đường sắt Quốc gia Nhật Bản – một công ty nhà nước được thành lập để chuyển nhượng tài sản của công ty độc quyền nhà nước được giải thể – sử dụng để bồi thường cho nhân viên và trả các khoản nợ khác. Đây là một hoạt động theo đúng như mục tiêu chương trình sử dụng số tiền thu được từ việc tư nhân hoá vào phúc lợi xã hội.
Chính phủ sẽ giữ lại cổ phần của 4 công ty đường sắt công và khi đủ điều kiện sẽ tiến hành bán hết số cổ phần còn lại vì tư nhân hoá khu vực này có nhiều hiệu quả khả quan. Ngoài ra Chính phủ dự định nhanh chóng tiến hành tư nhân hoá 2 sân bay lớn nhất Nhật Bản là sân bay Quốc tế Tokyo và sân bay Quốc tế Kansai. Kế hoạch đưa ra là vào tháng 12 năm 2001 tiến hành định giá và tư nhân hoá 2 cơ quan này ngay sau đó trong đầu năm 2002.[1,202]
Trên đây là nội dung của các chính sách tư nhân hoá hệ thống công cộng mà thủ tướng Koizumi đã thực hiện. Tuy nhiên để tìm hiểu xem quá trình thực hiện chính sách tư nhân hóa trong 5 năm cầm quyền của thủ tướng Koizumi đã có những tác động như thế nào và ảnh hưởng của nó ra sao chúng ta hãy cùng xem tiếp chương III. “Sự tác động chính sách tư nhân hoá ngành công cộng của thủ tướng Koizumi đến nền kinh tế, chính trị, xã hội Nhật Bản” để có cái nhìn toàn diện hơn về chính sách này.
Chương III
Tác động của chính sách tư nhân hóa đến tình hình
kinh tế, chính trị, xã hội Nhật Bản.
1.Tác động về chính trị
*Nội dung:
Nền chính trị Nhật Bản đã có bước chuyển đổi khá mạnh mẽ trong thời kì thủ tướng Koizumi đưa ra những con đường mới để giúp kinh tế Nhật Bản thoát khỏi sự trì trệ. Ông nắm quyền kiểm soát ngân khố từ dịch vụ dân sự, sử dụng chính quyền của mình để sắp xếp hợp lý hoá bộ máy công quyền khổng lồ và cắt giảm chi tiêu công. Hành động này của ông không làm hài lòng tất cả mọi người. Việc cắt giảm các dự án công đã khiến một số thành viên trong LDP phải nỗ lực trì hoãn những sáng kiến về các vấn đề lương hưu, kế hoạch làm đường quốc lộ và chăm sóc sức khoẻ. Đặc biệt với kế hoạch cải tổ ngành bưu điện Nhật Bản đã khiến cho ông Koizumi phải đối mặt với thách thức lớn nhất từ các thành viên “đại thụ”của LDP. Mâu thuẫn này lên tới đỉnh điểm vào ngày 8/8/2005 khi thượng viện Nhật Bản phản đối kế hoạch cải cách ngành bưu điện của Thủ tướng, với 108 phiếu thuận và 128 phiếu chống đã dẫn đến việc Thủ tướng Koizumi phải tiến hành giải tán Hạ nghị viện và chuẩn bị cho cuộc bầu cử sớm vào ngày 11/9[8]. Đây là lần đầu tiên Hạ nghị viện bị giải tán với lý do Thượng nghị viện bác bỏ một dự luật quan trọng mà Hạ viện không thông qua hôm 5/7. Trong phiên họp khẩn cấp ngày 8/8, Thủ tướng Koizumi cũng đã bãi nhiệm Bộ trưởng Nông-Lâm-Thuỷ sản Yoshinobu Shimamura do ông này phản đối quyết định bầu cử sớm của Thủ tướng.
Cùng với việc giải tán Hạ viện, nhiều dự luật khác cũng bị loại bỏ bao gồm dự luật giúp đỡ người tàn tật tự lập, dự luật điều chỉnh các quỹ đóng góp tiền cho các hoạt động chính trị. Điều này sẽ làm chậm lại tiến trình soạn thảo ngân sách tài chính năm 2006 và có thể gây tác động nghiêm trọng đối với cuộc cải cách các mối quan hệ tài chính giữa chính quyền Trung ương và chính quyền Địa phương, cũng như đối với hệ thống bảo hiểm xã hội.[8]
Thủ tướng Koizumi đương đầu với khó khăn(8)
Việc thực hiện cuộc bầu cử sớm hơn với dự định đã khiến ông koizumi phải đối mặt với thử thách chính trị thực sự khó khăn. Tuy đảng Dân chủ tự do cùng liên minh cầm quyền tiếp tục nắm đa số tại Thượng nghị viện song việc không đạt được số phiếu như mong đợi đã báo hiệu về một tương lai nhiều sóng gió đối với chính sách mà ông đeo đuổi. Trong Quốc hội lưỡng viện của Nhật Bản, Thượng nghị viện luôn phải “lép vế” trước Hạ nghị viện bởi trong trường hợp hai viện Quốc hội Nhật Bản có tiếng nói khác nhau thì tiếng nói quyết định thuộc về Hạ nghị viện. Chính vì thế cuộc bầu cử vào tháng 11 sẽ tác động lớn tới cán cân quyền lực trên chính trường nước Nhật. Vì đây là thời kì mà uy tín của cá nhân thủ tướng Koizumi và chính phủ do ông lãnh đạo đang sụt giảm nghiêm trọng. Ngay trong nội bộ đảng LDP đã có sự mâu thuẫn với Thủ tướng (22 thượng nghị sĩ bỏ phiếu phản đối dự luật tư nhân hoá ngành bưu điện của Thủ tướng Koizumi). Nhiều thành viên trong đảng LDP còn tỏ ra tức giận vì theo họ ông Koizumi phải xin từ chức chứ không phải là tuyên bố tổng tuyển cử sớm. Họ lo ngại nếu tổng tuyển cử sớm, việc đảng LDP cầm quyền trong 50 năm qua có thể thất bại.
Trong bối cảnh như vậy thì cuộc bầu cử Thượng viện được xem như là một cuộc trưng cầu dân ý đối chính phủ của ông Koizumi. Việc LDP cầm quyền chỉ giành được 49 ghế, thấp hơn so với mục tiêu đề ra 51 ghế, trong khi đảng đối lập lớn nhất Dân chủ Nhật Bản (DPJ) được 50 ghế, tăng 12 ghế. Cuộc bầu cử thượng viện này đã khiến cho tiếng nói của DPJ có sức nặng hơn tại nước Nhật, có khả năng tác động đến chính sách đưa ra Quốc hội. Chủ tịch DPJ - Katsuya Okada đã không giấu diếm mục tiêu tiếp theo của Đảng đối lập, đó là thay đổi chính quyền trong cuộc bầu cử Hạ nghị viện. Trước mắt, trong cuộc họp của Quốc hội Nhật Bản vào mùa thu năm 2005, DPJ dự định trình dự thảo huỷ bỏ luật liên quan tới cải cách lương hưu, đồng thời đưa ra thảo luận vấn đề rút quân Nhật Bản khỏi Irag. Nếu đạt được kết quả khả quan trong hai vấn đề trên, DPJ có thể sẽ đưa ra kiến nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ Koizumi.[9]
Sự sa sút của LDP và sự trỗi dậy của DPJ theo như nhận định của giới bình luận Nhật Bản đang đưa Quốc gia này phát triển theo xu hướng một hệ thống chính trị dựa trên hai chính Đảng chủ chốt. Đảng Dân chủ Tự do từng nắm quyền suốt hơn nửa thể kỷ qua tại Nhật Bản (trừ 11 tháng hồi năm 1993-1994), dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Koizumi đang phải đối mặt với thách thức ngày càng lớn đến từ Đảng Dân chủ.
Kiểm phiếu ở Nhật Bản (9)
)Đối mặt trước những khó khăn đó Thủ tướng Koizumi không hề nao núng ông đã đưa chính sách tư nhân hóa ngành bưu điện là trọng tâm trong chiến dịch vận động tranh cử làm cho Đảng Dân chủ phải bối rối. Trong cuộc tranh cử vào đầu tháng 11, ông đã tới các ga tàu hoả, các trung tâm mua sắm và nhiều khu dân cư gửi tới cử tri thông điệp : “Hãy bỏ phiếu cho tôi nếu các bạn muốn cải cách”. Kết quả thành công ngoài sức mong đợi Đảng Dân chủ tự do của ông Koizumi đã giành được 296 ghế trong Hạ Nghị viện có 480 ghế. Trong đó Đảng Dân chủ Nhật Bản vốn có 177 ghế trước bầu cử giờ chỉ còn 113 ghế. Vậy là lần đầu tiên trong vòng 15 năm, LDP giành đa số trong quốc hội mà không cần có liên minh. Katsuya Okada – người đứng đầu DPJ thừa nhận sự thất bại và cho biết ông sẽ từ chức. “Tình hình giờ đây đã rõ ràng, DPJ đã thua cuộc” ông nói: “Tôi sẽ không tiếp tục nắm giữ vị trí lãnh đạo đảng nữa”[9].
Sau khi ông Koizumi lên nắm quyền Thủ tướng. Vào ngày 1/11/2005 ông tuyên bố sẽ rời ghế thủ tướng vào tháng 9/2006 và Ông chỉ còn 11 tháng để triển khai kế hoạch cải tổ của mình. Có thể thấy rõ sự gấp rút của Thủ tướng Nhật thông qua việc ông chọn thành viên trong nội các mới. Trong nội các lần này có sự xuất hiện của 3 chính trị gia của Đảng dân chủ tự do đang cầm quyền. Ba người này vốn được coi là những ứng cử viên tiềm năng có thể kế nhiệm Thủ tướng trong nhiệm kỳ năm sau : Ông Shinzo Abe – cựu Phó chánh văn phòng Nội các kiêm Tổng thư kí LDP; Taro Aso – Bộ trưởng Nội vụ và Truyền thông trong nội các cũ và Sadakazu Tanigaki – Bộ trưởng Bộ tài chính trong nội các cũ.[10] Có thể thấy ngoại trừ ông Aso – người sẽ đảm nhiệm công việc của Ngoại trưởng trong nội các mới, hai ông Abe và Tanigaki đều sẽ giữ các chức vụ trực tiếp liên quan đến kế hoạch cải tổ của ông Koizumi. Ông Koizumi cũng giữ lại Heizo Takenaka từng là Giáo sư Kinh tế trứơc khi trở thành nhà chính trị. Đây là người thường xuyên đảm nhiệm các chức vụ liên quan tới chính sách kinh tế trong nội các Nhật đồng thời là nhân vật trụ cột trong chính sách cải cách ngành Bưu điện của thủ tướng kể từ khi ông Koizumi lên cầm quyền.
Với sự xắp xếp như trên, rõ ràng ông Koizumi muốn các chính trị gia phải dốc hết sức thực hiện chính sách cải tổ mà ông đã đề ra. Giới quan sát thì cho rằng sự dàn xếp như trên sẽ giúp làm tăng quyền lực của Koizumi trên cương vị nhà lãnh đạo của Đảng cầm quyền đồng thời là người đứng đầu Chính phủ.
Bên cạnh nhiệm vụ quan trọng là tái thiết hệ thống tài chính của nước Nhật, nội các mới phải giải quyết các vấn đề như tăng thuế, cải cách lương hưu và dịch vụ y tế, giảm chi tiêu của công chức làm việc tại cơ quan Trung ương, và Địa phương, chuyển thuế cho chính quyền địa phương và cải tổ các cơ quan tài chính chính phủ. Với thời gian ngắn ngủi, Thủ tướng Nhật sẽ không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải “chạy nước rút” để kịp hoàn tất kế hoạch cải tổ công phu mà ông đã vạch ra trước tháng 9/2006.
*Nhận xét
Qua những sự kiện trên ta có thể thấy chính sách tư nhân hoá của thủ tướng Koizumi đã có những tác động sâu rộng đối với nền chính trị của Nhật Bản. Theo nhận định của một số người đây thực ra là một cuộc đôí đầu chính trị giữa Ông Koizumi ( cùng với một số người ủng hộ chính sách tư nhân hoá của ông ) và giới chính trị bè phái chỉ biết mang lại quyền lợi cho bản thân mình. Với cải cách “tư nhân hoá ngành bưu điện” ông Koizumi đã tiến công trực tiếp vào quyền lợi của một bộ phận lớn không chỉ các thành viên ngoài Đảng của mình mà cả những thành viên trong Đảng Dân chủ Tự do. Xét cho cùng đây cũng là một hành động vì lợi ích toàn cục lâu dài của bản thân Đảng Dân chủ Tự do, Đảng đã có nhiều thói hư tật xấu do cầm quyền lâu ngày. Mẫu thuẫn này được phản ánh mạnh mẽ khi thượng nghị viện không thông qua chính sách cải cách của Thủ tướng. Ông Koizumi đã có quyết định táo bạo khi tiến hành giải tán hạ nghị viện và thực hiện cuộc bầu cử sớm hơn dự định. Ông đã thực hiện việc bầu cử trực tiếp, kêu gọi sự ủng hộ của nhân dân. Nếu như ở các nước phát triển khác như Mỹ, Anh thì việc này là một sự kiện chính trị bình thường. Nhưng đối với Nhật bản thì thật sự khác, trong Bản hiến pháp của Nhật năm 1946 quy định Nghị viện Nhật Bản (Hạ nghị viện – Thượng nghị viện) có chức năng giám sát chính sách cải cách của nội các. Vì vậy rất khó để những Thủ tướng nào có hành động kiên quyết trong việc thay đổi những chính sách công và thể chế nhà nước vì các tổ chức quyền lực trong LDP cùng các hệ thống (Zokugin - Uỷ ban hoạch định chính sách) luôn kiềm chế quyền lực của Thủ tướng. Tuy vậy những cố gắng của ông Koizumi đã thu lại kết quả to lớn. Ông đã chiến thắng trong cuộc bầu cử Thủ tướng với số phiếu bầu của nhân dân cao nhất từ trước đến nay.
Bảng 5: Số phiếu bầu cử thủ tướng Nhật năm 2001-2003-2005
Năm
2000
2003
2005
Đảng dân chủ tự do (LDP)
233
237
296
Đảng Kometo
31
34
31
Đảng dân chủ (DPJ)
127
177
113
Nguồn: Tạp chí Echo (năm 2005)-p 11
Có thể nói đây là một chiến thắng chính trị to lớn đối với đất nước Nhật Bản. Chiến thắng này mở ra một Nhật Bản hoàn toàn khác lạ. Một Chính phủ coi trọng tiếng nói của người dân, bảo đảm lợi ích của người dân. Một Chính phủ “dân chủ thực sự” chứ không phải là Chính phủ của “Đảng dân chủ tự do” như trong những năm trước đây.
2 .Tác động về kinh tế
*Nội dung
Kinh tế Nhật Bản đã trở nên sôi động hơn khi ông Koizumi thực hiện hàng loạt các cải cách sau khi lên giữ chức vị thủ tướng năm 2001. Đặc biệt với việc điều chỉnh và tư nhân hoá các công ty công cộng làm ăn kém hiệu quả. Việc giảm chi tiêu chính phủ cho các cơ quan nhà nước, tập trung hỗ trợ cho các công ty tư nhân đã kích thích sự nhạy bén, năng động có khả năng tăng trưởng cao của khu vực kinh tế này. Bên cạnh đó với việc kích thích cá nhân tham gia kinh doanh vào các lĩnh vực công cộng, ông Koizumi chú trọng đến cải cách thuế nhằm sử dụng nguồn thuế tăng thu nhập từ chính phủ.
Chính nhờ những tác động cải cách kinh tế này dẫn đến năm 2003 GDP của người dân Nhật Bản đã tăng đáng kể 1.8 so với những năm trước -0.5(2001), -0.7(2002).
Bảng 6: Mức tăng GDP thực tế bình quân đầu người
(Đơn vị :%)
Năm
2001
2002
2003
Các nền kinh tế phát triển
3,3
1,2
1,4
Mỹ
0,9
1,2
1,5
Nhật Bản
2,2
- 0,7
1,8
EU
3,3
1.5
0,7
Nguồn : IMF,World Economic Outlook,September 2002 và September 2003.
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy trong hai năm đầu 2001-2002 khi thủ tướng Koizumi mới thực hiện cải cách thì mức tăng GDP của Nhật Bản là rất thấp. Nhưng đến năm 2003 thì chỉ số đã được cải thiện hơn. Nếu so với Mỹ (1,5%) và EU (0.7%) thì GDP của Nhật Bản cao hơn hẳn 1,8%. Đánh dấu cho mức tăng trưởng trở lại của nền kinh tế Nhật Bản. Trong quý IV của năm 2005, Tổng sản lượng nội địa (GDP) Nhật Bản đã tăng vọt theo tỷ lệ 4,2% giúp cho mức tăng trưởng cả năm 2005 lên 2,8%. Nhưng nếu đánh giá tổng thể thì ta thấy trong 5 năm (2001-2005) kinh tế Nhật Bản chỉ tăng gần 10%. Theo nhận định của giới quan sát cho thấy thì đây không phải là một mức tăng trưởng cao với một nước có nền kinh tế phát triển như Nhật Bản.
Hội chứng kinh tế mang tên “Koizumi”(9)
Phải cho đến khi Thủ tướng Koizumi đưa ra cải cách tư nhân hoá ngành bưu điện sâu rộng hơn nữa trong trung tuần tháng 8 năm 2005. Với dự định của Thủ tướng là sử dụng nguồn tiết kiệm bưu điện để kích thích đầu tư cho các công ty tư nhân, kích thích sự cạnh tranh mang lại hiệu quả cao của cơ chế thị trường. Tuy nhiên việc dự luật này không được thông qua đã khiến Thủ tướng Koizumi phải giải tán Hạ nghị viện và thực hiện cuộc bầu cử sớm. Sự kiện này không chỉ tác động tới chính trị Nhật Bản mà nó còn ảnh hưởng đến nền kinh tế Nhật Bản vào thời điểm đó. Vào ngày 12/9, sau khi Thủ tướng Koizumi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử của Hạ nghị viện Nhật Bản thì tỉ giá của đồng Yên đã tăng mạnh.[9]
Báo Kinh tế Thế giới có biết “đồng Yên đã tăng giá 1,8% kể từ khi thủ tướng Koizumi kêu gọi bầu cử sớm”. Trên thị trường một hội chứng kinh tế có ảnh hưởng rộng mang tên “Koizumi” đã xuất hiện. Tại sàn chứng khoán Newyork 1USD =109.25 Yên (thay vì 106.68 Yên như trước đây). Theo nhận xét của ông Toru Umemoto- một chuyên gia tiền tệ của ngân hàng Barclays Plc, chi nhánh Tokyo nhận xét: “Đối với thị trường, điều này có ý nghĩa hơn là một chiến thắng chính trị, các nhà đầu tư nước ngoài càng tin tưởng hơn vào sức mạnh và sự ổn định của đồng yên sau thắng lợi lớn đó”[9]
*Nhận xét:
Qua những sự kiện kinh tế biến động trên ta có thể nhận thấy, quá trình thực hiện chính sách tư nhân hoá đã tác động đến nền kinh tế Nhật Bản nhưng tác động này chưa cao, mức tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức độ khiêm tốn. Điều này cũng là điều dễ hiểu bởi đây mới chỉ là thời gian đầu trong quá trình thực hiện chính sách tư nhân hoá ngành bưu điện. Tuy nhiên ta cũng không thể phủ nhận được những hiệu quả nhất định mà nền kinh tế Nhật Bản đạt được trong thời gian này. Việc chính sách tư nhân hoá ngành bưu điện được thông qua sẽ thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản thay đổi theo hướng phát triển của thị trường. Tăng cường năng lực tự chủ của khu vực tư nhân, đẩy mạnh tự do hoá, gắn kết tạo việc làm mới với các chính sách kinh tế, cải cách thị trường vốn; tạo mạng lưới an toàn trong việc làm sẽ làm cho thị trường lao động thực hiện sự dịch chuyển nhân lực dễ dàng cùng với giảm nhu cầu công cộng, giảm những chi phí không hiệu quả.
3 .Tác động về mặt xã hội
*Nội dung
Việc thực hiện chính sách tư nhân hoá dẫn đến các hệ quả tất yếu về mặt xã hội là tạo ra sức ép lớn đến cơ hội việc làm của người dân Nhật Bản. Đó là tỷ lệ thất nghiệp đã vượt quá ngưỡng 5%, một tỷ lệ được ghi nhận là tồi tệ nhất trong lịch sử kinh tế Nhật Bản kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay.
Bảng 7: Số lượng người thất nghiệp từ năm 1960-1999
Năm
1985
1990
1995
1998
1999
Số người thất nghiệp
1.560
1.340
2.100
2.790
3.170
Tỉ lệ thất nghiệp
2,6
2,1
3,2
4,1
4,7
Nguồn : Cục quản lý và điều phối ,dấn theo Asahi Sinbun, Japan Almanac 200, p 102.
Để hiểu rõ bức tranh thất nghiệp ở Nhật Bản như thế nào, người ta đã đi vào xem xét và đánh giá một cách cụ thể trên góc độ cơ cấu kinh tế. Theo đánh giá của giáo sư Osamu Narai thuộc Trường Đại học Reitaku Nhật Bản đăng trên tạp chí kinh tế của Anh ra ngày 1 tháng 9 năm 2001 nhận xét thì việc gia tăng các cam kết thực hiện trương trình cải cách cơ cấu của Chính phủ đặc biệt với chính sách tư nhân hoá hệ thống công cộng sẽ không thể tránh khỏi việc hy sinh các lợi ích công ăn việc làm của người dân ít ra là trong các điều kiện ngắn hạn. Tuy nhiên do việc tiến hành cải cách vẫn chưa tiến hành được là bao nên tỷ lệ thất nghiệp 5,3% chưa phải là điểm dừng lại trong năm tiếp theo. Nếu đánh giá về vấn đề thất nghiệp này thì người ta thấy rằng năm tài chính 2001 kể từ tháng 4 đến hết tháng 6/2001 tỉ lệ người không có việc làm giảm sút 3.2% so với 3 tháng trước đó[3,99]
Theo thống kê của Bộ quản lý công cộng - nội vụ - bưu chính và viễn thông cho biết tỷ lệ thất nghiệp đã đạt mức 5% vào thời điểm thống kê tháng 9 năm 2001. Riêng trong tháng 8 năm 2001 do người thất nghiệp đã tăng thêm 260.000 người, đưa tổng số thất nghiệp là 3.36 triệu người. Ông Takeo Hiranuma, Bộ trưởng Bộ kinh tế Thương mại Công nghiệp nói rằng Chính phủ Nhật Bản đang cố gắng tìm kiếm các giải pháp ngăn chặn tình trạng trên nhưng ông cũng cảnh báo rằng thất nghiệp cũng sẽ có thể sẽ tiếp tục vượt quá ngưỡng 5% nếu trương trình cải cách của Chính phủ càng ngày càng thúc đẩy nhanh hơn. Thực tế cho thấy vấn đề thất nghiệp ở Nhật Bản cho thấy rằng có sự mất cân bằng trong việc tạo cơ hội làm ăn mới. Khi Thủ tướng Koizumi tiến hành việc tư nhân hoá hệ thống công cộng nơi có số nhân công tương đối lớn ( “công ty bưu chính “là 26.000 người) dẫn đến khi chính sách tư nhân hoá này hoàn thành nó sẽ buộc các nhân viên này phải thôi việc một cách tự nguyện. Cải tổ đòi hỏi các tổ chức mới phải trở nên gọn nhẹ hơn, linh hoạt hơn và phải định hướng được khách hàng, những hoạt động không mang lại giá trị kinh doanh phải được loại bỏ.
*Nhận xét
Có thể thấy điều mà người ta không phủ nhận là cải cách tư nhân hóa này đem lại là sử dụng tốt hơn vốn của nhà nước, bảo đảm khả năng tài chính và tự chủ cho nhà khai thác dịch vụ công cộng, điều tiết thị trường để duy trì cạnh tranh hợp lý. Điều này rất cần thiết để đưa kinh tế Nhật Bản vượt qua sự suy thoái. Song việc chính phủ Nhật Bản làm thế nào để loại bỏ bớt các ảnh hưởng xã hội xấu của nó lên tình trạng việc làm lại là điều mà tất cả người dân, nhà nghiên cứu lẫn các chính trị gia người Nhật Bản quan tâm. Thực tế cho thấy bản thân Chính phủ Nhật Bản cũng đã cam kết giải quyết vấn đề này. Nội các Nhật Bản cũng đã thông qua khoản tài chính thuộc ngân sách bổ sung trong năm tài chính 2001. Đó chính là việc thực hiện biện pháp cả gói trên phạm vi rộng. Một trong những đặc điểm của liệu pháp này là dành một khoản trợ giúp tài chính cho người bị thất nghiệp cho đến khi họ tìm được việc làm thay thế một cách ổn định. Các kế hoạch cũng bao gồm một chương trình được xây dựng để kéo dài thời gian trợ cấp thất nghiệp cho những ngưòi bị mất việc, sao cho họ có đủ thời gian được đào tạo lại cho phù hợp với công việc thay thế. Hoặc chương trình cả gói này cũng đã tìm kiếm các biện pháp tạo các công việc tạm thời trong khu vực công cộng. Có thể trích dẫn bản cam kết của Thủ Tướng Koizumi trước cuộc họp báo của quốc hội trên báo Daily Yomiuri vào ngày 28 tháng 9 năm 2001 như sau: “chính phủ sẽ làm tăng gấp đôi việc tạo ra cơ hội kinh doanh mới trong thời gian tới. So với mức hiện nay, mỗi năm Chính phủ sẽ tạo thêm 180.000 công việc làm mới cho ngưòi dân”. Thủ tướng Koizumi nhấn mạnh rằng: “Bằng việc thảo luận với các chính quyền địa phương, Chính phủ Trung ương sẽ tạo thêm việc làm mới trong khu vực công cộng bao gồm các lĩnh vực giáo dục và bảo vệ môi trường. Ở các trường trung học và tiểu học, Chính phủ cũng có kế hoạch cho thuê thêm khoảng 50.000 giáo viên trợ giảng trong 3 năm tới. Chính phủ sẽ mở rộng bảo hiểm thất nghiệp cho những người bị mất việc sao cho họ có thể được nhận vào các chương trình đào tạo lại nghề nhằm tạo ra sự ổn định xã hội và hy vọng cho ngừời dân có cơ hội được tuyển dụng lại”. Cụ thể hơn là: “chính phủ sẽ tạo thêm khoảng 10.000 công việc mới trong các trung tâm phúc lợi và chăm sóc ban ngày từ nay đến tháng 3 năm 2003”[3,198]
Mặc dù có những cam kết tỏ ra lạc quan của chính phủ nhưng giới phân tích kinh tế Nhật Bản cho rằng nó hoàn toàn tuỳ thuộc vào khả năng phục hồi nền kinh tế Nhật Bản hiện nay. Người ta vẫn tin rằng sự suy thoái kinh tế đặc biệt trong ngành IT và chính sách tư nhân hoá hệ thống công cộng vẫn sẽ đưa lượng ngưòi thất nghiệp lên cao hơn vào nhưng năm tới. Đây cũng là vấn đề đặt ra để chính phủ tiền nhiệm sau này phải cố gắng khắc phục.
CHƯƠNG IV:
NHỮNG ĐÁNH GIÁ, PHÂN TÍCH VỀ CHÍNH SÁCH TƯ NHÂN HOÁ CỦA HỆ THỐNG CÔNG CỘNG CỦA THỦ TƯỚNG KOIZUMI.
1.Những mặt tích cực
*Chính trị:
- Chính sách tư nhân hoá hệ thống công cộng của Thủ tướng Koizumi và đặc biệt với chính sách tư nhân hoá ngành bưu điện đã giúp cho nền chính trị Nhật Bản được khởi sắc. Nền chính trị đã mang tính minh bạch, quyền lực của Thủ tướng được củng cố và đặc biệt mang tính chất dân chủ hơn.
Ta có thể thấy rõ đặc tính minh bạch và dân chủ của nền chính trị Nhật Bản thông qua nhận xét cách phân tích của tác giả Yamaguchi về mô hình bộ máy chính trị quan liêu của Nhật Bản trước đây:
Mô hình
Xã hội
Sự chuyển đổi
Đầu vào
Đầu ra
Tác giả Yamaguchi đã lấy mô hình của David Easton để đưa ra những phân tích của mình. Mô hình của Easton thừa nhận chu kì “Đầu vào - Đầu ra” liên quan đến “Xã hội và Chính phủ” và giai đoạn mấu chốt của nó là “Sự chuyển đổi”[5]. Ở khâu này thì nội dung quan trọng của nó là xác định các mục tiêu và hoạch định các chính sách. Chính ở đây sự yếu kém của các nhà chính trị Nhật Bản trước đây đã được bộc lộ rõ nhất khi họ để cho giới hành chính lấn át. Đó là do những chủ chương chính sách đề ra đi ngược với lợi ích của một số đông các quan chức chính trị. Kết quả là các chính sách đề ra để cải cách nhưng qua sự cản trở của các nhóm lợi ích dẫn đến các chính sách đưa ra không có khả năng cần thiết để đương đầu với những biến cố xấu và đưa Nhật Bản vươn lên. Khi so sánh với “khâu chuyển đổi” của Thủ tướng Koizumi khi thực hiện “ Chính sách tư nhân hoá ngành bưu điện” thì ta có thể nhận thấy việc đưa ra chính sách này của Koizumi đã đi ngược lại lợi ích của nhóm quan chức chính trị trong đảng của mình ông đã thực hiện động thái kiên quyết giải tán Hạ nghị viện để tiến tới cuộc bầu cử sớm mặc dù biết việc làm này sẽ làm cho nội bộ Đảng Dân chủ Tự do suy yếu. Như vậy có thể thấy về khâu “chuyển đổi”, Thủ tướng Koizumi đã lật đổ các rào chắn cố hữu “bộ máy quan liêu’ của chính quyền Nhật Bản trước đây, chính vì vậy nó làm cho bộ máy chính trị Nhật Bản mang tính “minh bạch hơn”.
Ở khâu “Đầu ra”, tác giả phân tích đó là một hệ thống mà ở đó các cơ quan của chính phủ có trách nhiệm thao tác nghiệp vụ và kiểm tra[5]. Có thể nhận thấy giới hành chính quan liêu của Nhật Bản trước đây có quyền lực rất lớn. Họ có khả năng hoạch định và kiểm tra các chính sách đưa ra và nếu chính sách đó không có lợi cho nhóm lợi ích mà họ đang theo đuổi thì các số đông sẽ cùng tập hợp lại và phản đối chính sách đó làm cho quyền lợi của Thủ tướng bị suy giảm. Đối với chính sách mà ông Koizumi đã đề ra “Chính sách tư nhân hoá ngành Bưu điện” đã được thông qua và sẽ thực hiện kế hoạch “ Tư nhân hoá ngành bưu điện” vào năm 2007. Sự thành công của chính sách này đã giúp cho “quyền lực của thủ tướng được củng cố hơn”.
Đối với khâu “ Đầu vào” thì các bộ phận cấu thành lên nó chính là hệ thống bầu cử, trưng cầu dân ý và phong trào dân chủ[5]. Ta có thể nhận thấy rõ “tính dân chủ” trong chính sách mà Thủ tướng Koizumi đã đưa ra khi ông tiến hành giải tán Hạ nghị viện và tiến hành cuộc bầu cử thông qua việc trưng cầu dân ý. Với việc đưa chính sách tư nhân hoá làm tiêu đề cho cuộc cải cách của mình ông đã dành được nhiều sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân với kết quả Thủ tướng Koizumi đã nhận được 298 phiếu bầu trong 480 ghế của Quốc hội.
* Kinh tế:
- Việc chính sách “tư nhân hoá ngành bưu điện” được thực hiện vào năm 2007 sẽ dẫn đến việc chia ngành bưu điện thành 3 công ty chuyên trách và một ngân hàng với số vốn khổng lồ là 227 tỷ Yên. Ba đơn vị còn lại gồm công ty bưu phẩm, công ty dịch vụ bưu điện và công ty bảo hiểm có số vốn điểu lệ khoảng 15 tỷ yên. Việc Thủ tướng Koizumi kêu gọi khu vực tư nhân tham gia vào ngành này sẽ nâng cao hiệu quả việc cung cấp dịch vụ, việc quản lý công ty sẽ gọn nhẹ hơn và mỗi công ty không phải phụ thuộc vào chính phủ quá nhiều do đó tạo nên việc “tăng cường năng lực tự chủ của khu vực tư nhân”.
-Việc Thủ tướng kêu gọi khu vực tư nhân tham gia cải cách hệ thống công cộng sẽ dẫn đến xuất hiện các công ty tư nhân kiểu mới trong tương lai. Các công tư này trên cơ sở chi trả tài chính tư nhân tương ứng cho phép đáp ứng được cả hai nhu cầu về chất lượng và về hình thức. Từ đó dẫn đến sự cạnh tranh giữa các công ty tăng lên và thúc đẩy “ nền kinh tế thị trường phát triển”.
-Sự cạnh tranh của các công ty tư nhân sẽ thúc đẩy mỗi công ty phải nỗ lực đưa ra những dịch vụ tốt và giá rẻ kích thích sự tiêu dùng của người dân. Một khi nhu cầu tiêu dùng tăng sẽ dẫn đến lượng cầu tăng. Nền kinh tế có lượng cầu tăng sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế cao cụ thể là trong quý 1 – 2004 tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này đạt 1.5% tương đương 6.5% 1 năm[9]. Đây là quý thứ 8 liên tiếp mà kinh tế Nhật Bản tăng trưởng dương.
2.Những mặt còn hạn chế
* Kinh tế
-Việc Thủ tướng Koizumi giải tán Hạ nghị viện và đưa chính sách tư nhân hoá ngành bưu điện Nhật Bản đã dẫn đến nhiều biến đổi bất thường như giá đồng Yên tăng một cách đột ngột (1 USD = 109,25 Yên)[9]. Điều này có tác dụng tốt trong việc nâng cao giá trị đồng Yên của Nhật Bản tuy nhiên việc giá đồng Yên thay đổi bất thường sẽ làm cho nền kinh tế của Nhật Bản không phát triển ổn định vì khi đó dẫn đến giá trị xuất khẩu của Nhật Bản sẽ không đạt được hiệu quả cao.
*Xã hội
-Việc thực hiện chính sách tư nhân hoá cũng dẫn đến các hiệu quả tất yếu về mặt xã hội là tạo ra sức ép lớn đối với cơ hội việc làm của người dân Nhật Bản dẫn đến số lượng người thất nghiệp có xu hướng tăng. Tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản đã tăng khá nhanh từ năm 2002 là 5.2% đến năm 2004 đạt đến 5.3%. Việc chính phủ đẩy nhanh chính sách tư nhân hoá ngành bưu điện cũng đồng nghĩa với việc một số lượng nhân công lớn của ngành này gồm 26.000 người bị buộc phải thôi việc. Tuy nhiên vấn đề này đang được chính phủ rất quan tâm đưa ra nhiều giải pháp để khắc phục
- Trong chính sách tư nhân hoá hệ thống công cộng của Thủ tướng Koizumi ta có thể nhận thấy Thủ tướng mới chỉ chú trọng đến chính sách tư nhân hoá ngành bưu điện còn các chính sách tư nhân hoá khác như y tế phúc lợi, giáo dục chưa có những bước tiến cụ thể. Tuy nhiên đây cũng là một vấn đề tất yếu vì hệ thống này đã tồn tại quá lâu đời trong xã hội Nhật Bản và việc giải quyết nó cần phải có sự nỗ lực theo thời gian.
Qua những nhận xét trên ta có thể nhận thấy chính sách tư nhân hoá hệ thống công cộng của thủ tướng Koizumi đã tác động sâu rộng đến đời sống kinh tế chính trị, kinh tế, xã hội của người dân Nhật Bản. Tuy những tác động của nó vẫn còn những mặt hạn chế nhưng nhìn chung những thành quả mà chính sách này mang lại là điều mà ta không thể phủ nhận. Chính sách này không chỉ tác động để thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản đi lên mà nó còn là sự chuyển đổi thích hợp theo xu hướng toàn cầu hóa đang phổ biến ở tất cả các nước trên thế giới.
Việc Chính phủ Nhật Bản thực hiện các chính sách kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hoá đạt được sự tăng trưởng kinh tế cao cũng tác động không nhỏ đến nền kinh tế khu vực và Việt Nam cũng không nằm ngoài sự tác động đó. Cho nên việc học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm các chính sách hoạch định kinh tế của Nhật Bản là điều rất cần thiết.
3.Bài học ứng dụng với thực tế của Việt Nam.
3.1.Thực trạng kinh tế Việt Nam
Sự kiện Việt Nam được công nhận là một trong những thành viên của WTO (Tổ chức thương mại thế giới) vào tháng 11 năm 2006 vừa qua đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải đổi mới nền kinh tế để phát triển theo hướng tự do cạnh trạnh theo hướng thị trường quốc tế. Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chính sách để phát triển kinh tế. Đặc biệt, tại hội nghị lần thứ V ban chấp hành Trung ương Đảng đã viết “Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao nội lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế”.[4,85]
Mặc dù kinh tế Việt Nam đã có nhiều cải thiện nhưng nhìn chung vẫn có nhiều bất cập. Đó là các chính sách kinh tế đề ra không ổn định. Các văn bản ban hành ra liên tục thay đổi và bổ sung, nội dung có xu hướng bảo vệ sự an toàn và mang lợi ích cục bộ của cơ quan ban hành và không xuất phát từ lợi ích chung của nền kinh tế. Giá cả các dịch vụ công như điện, nước, cước phí viễn thông và internet và đầu vào hầu hết các sản phẩm hàng hoá dịch vụ đều rất cao.
Bất cập tiếp theo phải kể đến là “Độc quyền nhà nước biến thành độc quyền doanh nghiệp”. Bất cập này thường xảy ra ở các lĩnh vực được nhà nước ưu tiên như “Bưu chính viễn thông, du lịch lữ hành quốc tế…Những lĩnh vực kinh doanh này thường mang lại lợi nhuận cao nên nhiều doanh ngiệp nhà nước kinh doanh ở lĩnh vực này đã tự tạo ra độc quyền doanh nghiệp như : độc quyền về giá, độc quyền về khách hàng, độc quyền về các điều kiện kinh doanh.. Vì vậy ta cũng dễ hiểu tại sao giá viễn thông Việt Nam thuộc vào loại cao nhất thế giới.
Có thể nhận thấy những bất cập này ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh chung của các mô hình kinh tế Việt Nam, làm cho các thành phần kinh tế khác không tham gia được thị trường mặc dù có thể họ có điều kiện tốt hơn. Từ việc nghiên cứu về “chính sách tư nhân hoá hệ thống công cộng của thủ tướng Koizumi ta có thể đưa ra những kinh nghiệm bổ ích sau.
3.2.Bài học kinh nghiệm
- Các nhà hoạch định chính sách nên quan tâm đến việc thực hiện chính sách tư nhân hoá thệ thống một số lĩnh vực công cộng như hàng không, viễn thông, điện lực… cho các doanh nghiệp tư nhân có năng lực. Với việc tư nhân hoá này sẽ xuất hiện nhiều công ty tư nhân và các công ty này luôn phải cạnh tranh lẫn nhau đưa ra những dịch vụ tốt nhất để phục phụ khách hàng. Bằng việc các dịch vụ ngày càng rẻ và tiện lợi sẽ kích thích sự tiêu dùng của người dân và cũng vì vậy thúc đẩy nền kinh tế phát triển.Ở Việt Nam có rất nhiều mạng thông tin di động như Vinaphone, Mobilephone, Vietel với giá dịch vụ thuê bao ngày càng rẻ hơn. Đây cũng chính là lợi ích từ sự cạnh tranh kinh tế lành mạnh của các công ty với nhau.
-Nhà nước nên có các biện pháp để hỗ trợ những người lao động chưa có việc làm, cần mở nhiều lớp huấn luyện để nâng cao tay nghề cho những người thất nghiệp.
- Hệ thống các dịch vụ công cộng cồng kềnh, khó dịch chuyển đòi hỏi các nhà hoạt định chính sách nên có tư tưởng nhất quán, thái độ kiên quyết trong việc thực hiện chính sách tư nhân hoá hệ thống công cộng. Cần gạt bỏ những tư tưởng lợi ích cục bộ quan liêu và nên xuất phát từ lợi ích chung của nền kinh tế.
Qua những lời nhận xét trên ta có thể nhận thấy chính sách tư nhân hoá hệ thống công cộng của thủ tướng Koizumi đã tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của người dân Nhật Bản. Tuy những tác động của nó mang lại vẫn còn có những mặt hạn chế nhưng nhìn chung những thành quả mà chính sách này mang lại là điều mà ta không thể phủ nhận. Chính sách này không chỉ các tác động để thúc đẩy kinh tế Nhật Bản đi lên mà nó còn là sự chuyển đổi theo xu hướng toàn cầu hóa ở tất cả các nước trên thế giới. Chính vì xu hướng này mà mỗi nước phải tự thay đổi mình và chính sách tư nhân hoá hệ thống cộng cộng của Thủ tướng Koizumi đã thực hiện là để đáp ứng đúng nhu cầu chuyển đổi khách quan đó.
KẾT LUẬN
Qua những phân tích cụ thể trên đây ta có thể thấy thực chất chính sách tư nhân hoá hệ thống công cộng của Thủ tướng Koizumi là bắt nguồn từ sự phát triển tất yếu và khách quan của lịch sử cải cách hành chính ở Nhật. Người Nhật Bản đã từng tự hào về hệ thống của mình trong mấy thập kỷ và họ nghĩ rằng tại sao lại phải xáo trộn cái mà đã từng đem lại tăng trưởng cao, tăng thu nhập và tỷ lệ thất nghiệp thấp. Cho đến khi nền kinh tế phát triển trì trệ vào những năm 1990 lòng tin của người dân Nhật Bản đã bắt đầu lung lay nhưng không tiêu tan hoàn toàn. Một số người Nhật tin rằng hệ thống kinh tế của họ vẫn có thể cải cách một cách căn bản và do dự trong việc từ bỏ một mô hình mà họ đã tin tưởng còn ưu việt hơn so với Chủ nghĩa Tư bản Mỹ. Không chỉ vậy phần lớn có nhiều nhóm người ở Nhật đã được hưởng nhiều lợi ích từ hệ thống kinh tế hiện tại và do đó họ rất ngại ngần gây áp lực cho sự thay đổi. Những người nông dân, những người sống trong các vùng nông thôn nói chung, những ngưòi công nhân được đảm bảo việc làm suốt đời, giới quan chức chính quyền phần lớn đều là những người được hưởng lợi từ hệ thống đem lại lợi ích thực sự cho họ. Mặc dù mỗi nhóm chỉ là một nhóm nhỏ trong xã hội và thường chỉ bảo vệ cho một bộ phận nào đó của hệ thống đem lại lợi ích cho họ nhưng hợp lại họ là một số đông toàn xã hội. Bản chất tăng cường của các nhóm đặc quyền đã lý giải tại sao sức ép chính trị dân chủ đã không dẫn đến một cuộc cải cách hệ thống một cách mạnh mẽ ở Nhật Bản. Cũng như lời của Tiến sĩ Trần Quang Minh trong tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á số 6 năm 2002 đã nói đó chỉ là “cải cách nửa vời” và việc thực hiện chính sách tư nhân hóa hệ thống công cộng ở Nhật Bản cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Mặc dù chính sách này đã được đề ra trong những năm trước đó (thời của tổng thống Iasuhico Nacasone, Miyakawa..). Nhưng phần lớn chính sách tư nhân hoá này đều không được thực hiện một cách triệt để. Với những vấn đề liên quan đến quyền lợi của số đông như phúc lợi xã hội y tế, giáo dục, bưu điện thì cải cách diễn ra một cách chậm chạm. Phi điều chỉnh và cải cách hành chính được đề ra và thực hiện chỉ bởi bộ máy quan liêu chứ không phải do sức ép dân chủ mà có. Điều này khó có thể tiến tới một cuộc cải cách thực sự. Bức rào chắn này chỉ được phá bỏ khi Koizumi lên gĩư chức vị Thủ tướng Nhật Bản. Với khẩu hiệu “cải cách dân chủ” qua chính sách tư nhân hóa hệ thống công cộng, ông khẳng định đây là một cuộc cải cách “đau đớn” sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều người .
Việc thực hiện tư nhân hóa một cách sâu rộng đến lĩnh vực bưu điện thậm chí cả những lĩnh vực chưa đề cập đến như y tế phúc, giáo dục đã mang lại bức tranh khả quan cho kinh tế Nhật Bản. Mặc dù còn nhiều thiếu sót trong công cuộc tiến hành cải cách của mình như các vấn đề y tế phúc lợi, giáo dục chưa có những bước tiến cụ thể nhưng đây cũng là một vấn đề khó tránh khỏi vì hệ thống này đã tồn tại quá lâu đời trong xã hội Nhật Bản và việc giải quyết nó cần phải có thời gian lâu dài. Tuy nhiên những thành quả đã đạt được của chính sách tư nhân hoá hệ thống công cộng đặc biệt với chính sách tư nhân hoá ngành bưu điện là điều không ai có thể phủ nhận được. Những thành quả đó đã mang lại cho đất nước Nhật Bản một bộ mặt mới tươi tắn hơn, rạng rỡ hơn. Giống như lời của tác giả Thu Hà đã nhận xét trong tạp chí Đông Bắc á số 7 năm 2006 đã nhận xét : “ Tân thủ tướng Sinzo Abe đã được thừa hưởng một di sản quý giá nhất do người tiền nhiệm Koizumi để lại. Đó là sự phục hưng kinh tế Nhật Bản. Sự phục hưng này không chỉ là dấu hiệu chấm hết thời kì “nền kinh tế bong bóng” đổ vỡ kéo dài hơn một thập kỉ trước đó mà còn là điểm mốc, là bước ngoặt của kinh tế Nhật Bản chuyển sang “bước thần kì thứ 2”.
Chính sách “Tư nhân hoá hệ thống công cộng” cuả Thủ tướng Koizumi cũng là bước đầu thúc đẩy nền kinh tế tư nhân ở Nhật Bản phải hoạt động năng động hơn trong làn sóng toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập khu vực hiện nay. Quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng được nâng cao khi cùng phát triển trong nền kinh tế khu vực Đông á. Việc nghiên cứu “ chính sách tư nhân hóa hệ thống công cộng của thủ tướng Koizumi” nhằm làm rõ xu hướng điều chỉnh cơ cấu kinh tế Nhật Bản hiện nay cũng như các yếu tố chi phối quá trình này từ đó đưa ra những dự báo và đánh gía tác động của chính sự điều chỉnh kinh tế của Nhật đối với Việt nam là rất quan trọng.
Việt Nam đang trong quá trình thực hiện dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng toàn cầu hoá. Quá trình này đặt ra không ít vấn đề đòi hỏi chúng ta phaỉ giải quyết như việc lựa chọn ngành nào ưu tiên, vấn đề phát triển vùng, xây dựng hiệu quả mô hình khu vực kinh tế nhà nước như thế nào để thích hợp với nền kinh tế Quốc tế hiện nay. Để giải quyết những câu hỏi đó cần phải học hỏi nhiều kinh nghiệm của các nước đi trước và tôi hy vọng với nội dung của bài niên luận này sẽ đóng góp thêm ý kiến cho việc xây dựng nền kinh tế Việt Nam có những bước đi vững vàng hơn trong con đường hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
[1].TS. Vũ Văn Hà, Điều chỉnh cơ cấu kinh tế Nhật Bản trong bối cảnh toàn cầu hoá, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội - 2003.
[2]. GS. TS. Dương Phú Hiệp - TS Nguyễn Duy Dũng, Điều chỉnh chính sách kinh tế Nhật Bản, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội – 2002.
[3]. PGS. TS. Lưu Ngọc Trịnh, Cải tổ cơ cấu của Thủ tướng Koizumi : Cam kết và trở ngại, Viện kinh tế thế giới.
[4]. TS. Lê Khắc Triết, Đổi mới và phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam thực trạng và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội – 2003.
[5]. TS. Nguyễn Thanh Hiền, Xoá bỏ câu kết quyền lực ở Nhật Bản và những vấn đề xung quanh mục tiêu này, Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, Số 1(49) 2 - 2004.
[6].
[7].
[8].
[9].
Tài liệu tiếng Anh
[10].Takayama Noriyuki, Changes in the Pension System, Echo – December 2004.
[11]. Itoh Motoshige, Govetment Debt as a Roadblock to an Economic Revival, Echo – December 2003.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương I : Sự ra đời và phát triển của chính sách tư nhân hoá hệ thống công cộng.
1.Bối cảnh ra đời của chính sách tư nhân hoá hệ thống công cộng
2.Quá trình phát triển của chính sách tư nhân hoá hệ thống công cộng
2.1.Khái niệm tư nhân hoá.
2.2.Quá trình tư nhân hoá.
Chương II : Chính sách tư nhân hoá hệ thống công cộng của thủ tướng Koizumi
1.Cơ sở hình thành chính sách
2.Chính sách tư nhân hoá hệ thống công cộng của Thủ tướng Koizumi
2.1.Chính sách tư nhân hoá ngành bưu điện
2.2.Chính sách tư nhân hoá hệ thống y tế và phúc lợi xã hội
2.3.Chính sách tư nhân hoá hệ thống giáo dục.
2.4.Các lĩnh vực tư nhân hoá được tiến hành từ trước.
Chương III : Tác động của chính sách tư nhân hoá ngành công cộng đến nền chính trị, kinh tế, xã hội Nhật Bản.
1.Tác động về chính trị.
2.Tác động về kinh tế.
3.Tác động về mặt xã hội.
Chương IV : Những đánh giá, phân tích về chính sách tư nhân hoá của hệ thống công cộng của thủ tướng Koizumi.
1.Những mặt tích cực.
2.Những mặt còn hạn chế.
3.Bài học ứng dụng với thực tế của Việt Nam
3.1.Thực trạng kinh tế Việt Nam.
3.2.Bài học ứng dụng cho Việt Nam.
KẾT LUẬN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CNXH03..doc