Tài liệu Đề tài chiến tranh trong số phận con người và nỗi buồn chiến tranh - Tạ Hoàng Minh: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0080
Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 10, pp. 30-33
This paper is available online at
ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TRONG SỐ PHẬN CON NGƯỜI
VÀ NỖI BUỒN CHIẾN TRANH
Tạ Hoàng Minh
Khoa Tiểu học - Mầm non, Trường Đại học Hoa Lư, Ninh Bình
Tóm tắt. Từ góc độ người tiếp nhận, bài viết chỉ ra sự gặp gỡ của Bảo Ninh - một nhà văn
Việt Nam thuộc thế hệ sau với M. Sôlôkhôp - nhà văn yêu quý của bạn đọc Việt Nam qua
hai tác phẩm Số phận con người và Nỗi buồn chiến tranh. Miêu tả chiến tranh, quan tâm
sâu sắc đến số phận người lính sau chiến tranh, hai tác giả đều có niềm tin mãnh liệt vào
những con người trong tột cùng đau khổ và bi đát, bước ra khỏi mưa bom bão đạn vẫn tiếp
tục đối diện, chiến đấu với cuộc chiến không tiếng súng để vươn dậy, để khát khao Hoà
bình, Yêu thương và Hạnh phúc.
Từ khóa: Số phận con người, Nỗi buồn chiến tranh, Sôlôkhôp, Bảo Ninh.
1. Mở đầu
Vấn đề tiếp nhận văn hoá, văn học giữa các dân tộc là quy luật tất y...
4 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 587 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài chiến tranh trong số phận con người và nỗi buồn chiến tranh - Tạ Hoàng Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0080
Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 10, pp. 30-33
This paper is available online at
ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TRONG SỐ PHẬN CON NGƯỜI
VÀ NỖI BUỒN CHIẾN TRANH
Tạ Hoàng Minh
Khoa Tiểu học - Mầm non, Trường Đại học Hoa Lư, Ninh Bình
Tóm tắt. Từ góc độ người tiếp nhận, bài viết chỉ ra sự gặp gỡ của Bảo Ninh - một nhà văn
Việt Nam thuộc thế hệ sau với M. Sôlôkhôp - nhà văn yêu quý của bạn đọc Việt Nam qua
hai tác phẩm Số phận con người và Nỗi buồn chiến tranh. Miêu tả chiến tranh, quan tâm
sâu sắc đến số phận người lính sau chiến tranh, hai tác giả đều có niềm tin mãnh liệt vào
những con người trong tột cùng đau khổ và bi đát, bước ra khỏi mưa bom bão đạn vẫn tiếp
tục đối diện, chiến đấu với cuộc chiến không tiếng súng để vươn dậy, để khát khao Hoà
bình, Yêu thương và Hạnh phúc.
Từ khóa: Số phận con người, Nỗi buồn chiến tranh, Sôlôkhôp, Bảo Ninh.
1. Mở đầu
Vấn đề tiếp nhận văn hoá, văn học giữa các dân tộc là quy luật tất yếu trong quá trình phát
triển của tất cả các quốc gia. Từ sự tương đồng về lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, từ sau Cách
mạng tháng Tám năm 1945 "văn học Xô Viết đã trở thành ngọn cờ, thành mục tiêu, thành điểm
tựa cho nền văn học Việt Nam mới . . . " [3;601]. Văn học Việt Nam đã tìm đến văn học Nga - Xô
Viết như một sự lựa chọn hoàn toàn tự nguyện.
Trong những năm chống Pháp, chống Mĩ và 15 năm sau thống nhất (1975 - 1990), văn học
Xô Viết có ảnh hưởng sâu rộng tới văn học Việt Nam. Rõ nhất là "hai nền văn học Xô Viết và
Việt Nam cùng sáng tác theo phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa. . . hai nền văn học đã phản
ánh chủ nghĩa anh hùng cách mạng và chủ nghĩa nhân đạo cách mạng, tinh thần dân chủ, lòng yêu
nước và tinh thần quốc tế vô sản . . . " [4;13]. Vì vậy, "Cuối những năm 80, văn học Nga đã hoàn
toàn chiếm vị trí chủ đạo, thống soái trong bức tranh nhân loại có mặt ở Việt Nam" [5;91].
M. Sôlôkhôp là một trong những nhà văn vĩ đại nhất của nền văn học Nga thế kỉ XX. Mỗi
sáng tác của ông đều mang ý nghĩa như những cột mốc đánh dấu bước phát triển của văn học Nga.
Tác phẩm của M. Sôlôkhôp luôn có sự cuốn hút, sức lay động lớn lao với trái tim người đọc. Vì
vậy, trong những năm 60 - 70 của thế kỉ trước, ảnh hưởng của những kiệt tác ấy đã vượt biên giới
nước Nga tới nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước Á – Phi.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1.M. Sôlôkhôp là "một trong những tác giả đến sớm và có vị trí cao nhất trong sự đọc của
người Việt Nam, trở thành kiểu mẫu cho người viết Việt Nam trong chiến tranh" [3;604]. "Sáng
Ngày nhận bài: 15/5/2016. Ngày nhận đăng: 20/8/2016
Liên hệ: Tạ Hoàng Minh, e-mail: tahoangminh79@gmail.com
30
Đề tài chiến tranh trong Số phận con người và Nỗi buồn chiến tranh
tác của Sôlôkhôp – đó là đỉnh cao của sáng tạo, là sự định hướng cả về tư tưởng và nghệ thuật đối
với cả văn học Xô Viết và văn học Việt Nam. Sự thống nhất trong nhiệm vụ và những bi thương
của những số phận trong chiến tranh đã không thể không đem những tác phẩm của nhà văn này
tiến lại gần độc giả Việt Nam" [8;21]. Cùng với M. Gorki, M. Sôlôkhôp là nhà văn Liên Xô có ảnh
hưởng lớn nhất trong cả đời sống tinh thần và trong văn học Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 và
giai đoạn sau 1975.
Các tác phẩm: Sông Đông êm đềm, Họ đã chiến đấu vì Tổ quốc, Khoa học căm thù, Đất vỡ
hoang, Số phận con người. . . đã được chuyển dịch và giới thiệu ở nước ta trong những năm tháng
cam go của cách mạng và kháng chiến. Đó là "kho tinh thần" [8;20] không thể thiếu đối với lớp
lớp độc giả Việt Nam. Nó thôi thúc các nhà văn nhập cuộc để phản ánh những biến chuyển của con
người Việt Nam trong chiến đấu, trong lao động để bảo vệ thành quả cách mạng. Vì vậy, một trong
những ảnh hưởng từ sáng tác của M. Sôlôkhôp với các nhà văn Việt Nam là đề tài chiến tranh và
số phận con người. Từ góc độ người tiếp nhận, chúng tôi mạnh dạn chỉ ra những liên tưởng ảnh
hưởng qua so sánh tác phẩm Số phận con người của M. Sôlôkhôp và Nỗi buồn chiến tranh của Bảo
Ninh từ phương diện đề tài.
2.2. Chiến tranh là một đề tài lớn trong văn học nhân loại bởi trái đất này đã phải chứng
kiến, phải chịu đựng sự huỷ diệt hãi hùng do những cuộc chiến gây ra. Viết về chiến tranh có tác
phẩm tạo nên những anh hùng từ cuộc chiến vĩ đại, nhưng cũng có nhiều tác phẩm day dứt về số
phận con người sau những cuộc chiến ấy.
Kiệt tác Số phận con người của M. Sôlôkhôp ra đời khiến hàng triệu trái tim độc giả khắp
năm châu rung động. Ở Việt Nam, ngay từ khi được dịch và giới thiệu, tác phẩm "như một bi kịch
lạc quan sâu sắc nhất, có ý nghĩa soi sáng cho các thế hệ viết về chiến tranh. . . Có lẽ không có một
tác giả nào viết về chiến tranh, từ sau thập niên 80 ở Việt Nam mà không ao ước viết được một
tác phẩm ngắn mà có độ nén của cảm xúc và chất liệu tuyệt vời đến thế.." [3;605]. Trong một số
tác phẩm văn học Việt Nam có thể thấy phảng phất "dấu ấn" Số phận con người của M. Sôlôkhôp,
Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là một ví dụ.
Năm 1987, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh xuất hiện dưới nhan đề Thân phận của tình
yêu đã tạo được những ấn tượng mạnh với độc giả bởi cách tiếp cận hiện thực độc đáo. Năm 1991,
tiểu thuyết nhận được giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam. Tuy nhiên, ngay sau đó, tác phẩm
có “khoảng lặng” khá dài trong xuất bản ở Việt Nam. Vượt qua biên giới, tác phẩm được dịch ra
nhiều thứ tiếng và trở thành một trong số ít ỏi các tiểu thuyết Việt Nam ghi dấu ấn trong lòng bạn
đọc thế giới, đặc biệt là ở Mỹ. Cách nhìn chân thực, cách thể hiện cảm xúc của những nhân vật
trong tác phẩm đã giúp độc giả thế giới hiểu rõ hơn về con người Việt Nam trong cuộc chiến khốc
liệt. Từ năm 2005, Nỗi buồn chiến tranh được tái bản trở lại và được coi là tiểu thuyết hay nhất của
văn học Việt Nam thời hậu chiến.
Cùng chọn hình thức truyện trong truyện, Số phận con người và Nỗi buồn chiến tranh đã
miêu tả chiến tranh qua những hồi ức bị cắt vụn và phân tán khắp tác phẩm của nhân vật chính -
người lính trở về thời hậu chiến.
Sau chiến tranh, Anđrây Xôcôlôp trong Số phận con người phải đối mặt với tất cả những
gì đau đớn nhất: mất nhà cửa, mất gia đình, cô đơn giữa cuộc đời, sống trong nỗi buồn tưởng như
không thể giải thoát. Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh cũng có hoàn cảnh tương tự. Trở về ngôi nhà
xưa với một nỗi cô đơn khủng khiếp: cha đã mất, mẹ không còn! Nơi bấu víu tinh thần duy nhất
của anh là Phương - cô người yêu hồi học sinh, cũng bỏ anh mà đi, Kiên chìm đắm trong niềm cô
đơn vô bờ bến.
Trở về từ các cuộc chiến, dù đã được sống trong hoà bình nhưng những nỗi đau mà chiến
tranh để lại cho Xôcôlôp và Kiên vẫn không ngừng rỉ máu. Cả hai đều bị ám ảnh bởi những mất
31
Tạ Hoàng Minh
mát đau thương trong chiến tranh. Người đọc vẫn mãi bị ám ảnh theo từng bước chân thất thần
của Xôcôlôp: “Tôi đã chôn trên đất người, đất Đức niềm vui sướng và niềm hi vọng cuối cùng của
tôi. . . trong người tôi như có cái gì đó vỡ tung ra. . . tôi trở về đơn vị như người bị mất hồn. . . ”
[7;616]. Những hồi ức về quá khứ dằn vặt, dày vò khiến cho Xôcôlôp không thể sống yên bình với
thực tại đời thường, theo lời Xôcôlôp thì: “Hầu như đêm nào tôi cũng chiêm bao thấy những người
thân đã quá cố. Và lúc nào cũng thế, tôi ở bên này sau hàng rào dây thép gai, còn vợ con thì tự do
ở bên kia. . . tôi nói đủ chuyện với Irina, với các con nhưng chỉ mới vừa toan đẩy dây thép gai ra
thì vợ con lại rời bỏ tôi, cứ như là vụt tan biến mất. . . Và đây là một điều rất kì lạ, ban ngày bao
giờ tôi cũng trấn tĩnh được nhưng ban đêm thức giấc thì cứ đầm đìa nước mắt” [7;626].
Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh cũng có những nỗi niềm tương tự. Dấu ấn cuộc chiến đã
qua vẫn còn nặng nề và không ngừng ám ảnh anh. Người đọc sẽ không bao giờ quên những thước
phim miêu tả quang cảnh của chiến địa trong những tháng năm lịch sử ấy: “Trên đầu trực thăng
rà rạp các ngọn cây và gần như thúc họng đại liên vào gáy từng người một mà bắn. Máu tung xối,
chảy toé, ồng ộc, nhoe nhoét. . . la liệt xác người bị pháo bầy đốn hạ, thân thể dập vỡ, tanh bành;
phùn phụt phì hơi nóng. . . ” [6;7]. Các hồi ức nối tiếp nhau hiển hiện “dằng dặc trôi qua trong hồi
ức của Kiên. . . cả một đạo quân mà anh từng gặp trong chiến trận đã trở về với anh qua những cách
cửa vòm mờ tối của những giấc mơ dài không dứt. . . làm tâm hồn anh từng lúc một hoặc sôi sục,
hoặc nhói đau, hoặc ngưng lặng đi” [6;26]. Những trận đánh khốc liệt hiện hình bất kì lúc nào, day
khứa vào tim người lính. Những âm vang vọng lại từ một quá khứ hào hùng và đau thương luôn
âm thầm chảy nhưng vô cùng mạnh mẽ, mãnh liệt trong anh. Những gương mặt bạn bè, những kỉ
niệm chiến đấu, những sự hi sinh thầm lặng, những giấc mơ hoà bình và cả những điều chiến tranh
buộc con người phải thực hiện luôn trở đi trở lại trong tâm tư người trở về.
Hai người lính của hai đất nước, hai cuộc chiến khác nhau mà tâm hồn và trái tim giống
nhau đến kì lạ! Xôcôlôp và Kiên là những người lính, vì vậy họ chính là những nhân chứng sống
động của cuộc chiến. Bản thân Bảo Ninh và M. Sôlôkhôp, người sáng tạo ra tác phẩm cũng từng
là người cầm súng. Vì vậy mỗi trang viết là sự trải lòng, là xúc cảm, là đau đớn của bản thân người
nghệ sĩ, làm trào dâng trong lòng người đọc bao suy tư, xúc động.
2.3. Nhìn thẳng vào hiện thực chiến tranh, không né tránh miêu tả sự thật chiến tranh, từ
những trải nghiệm của bản thân, cả M. Sôlôkhôp và Bảo Ninh đều cùng lên tiếng cảnh báo về
những hiểm họa của chiến tranh đối với số phận con người. Đề cập đến vấn đề số phận con người
sau chiến tranh, chúng ta dường nhìn thấy câu hỏi mà cả Sôlôkhôp và Bảo Ninh đều đặt ra: liệu
nhân loại có thể vượt qua những tổn thất mà chiến tranh đã gây nên để xây dựng một cuộc sống
bình yên, hạnh phúc?
Vượt lên mọi bi kịch, đau khổ trong và sau các cuộc chiến, chúng ta vẫn nhìn thấy trong hai
tác phẩm hình ảnh của những con người mang một sức mạnh diệu kì. Con người có thể vượt qua
những kinh hoàng và sự huỷ diệt của chiến tranh vì niềm tin vào một chân lí bất tử đó là Nhân tính
và Tình người. Ý nghĩa lớn lao đó được khái quát qua cảm xúc của người kể chuyện "Tôi" trong
đoạn kết thúc hai tác phẩm. Ở Nỗi buồn chiến tranh, người kể chuyện thổ lộ: "chúng tôi cùng chia
sẻ chung một nỗi buồn, nỗi buồn chiến tranh mênh mông, nỗi buồn cao cả, vượt lên trên mọi niềm
hạnh phúc, mọi nỗi bất hạnh. Nhờ có nó, chúng tôi đã sống sót qua cuộc chiến, thoát khỏi cảnh
giết chóc triền miên, thoát khỏi sự bao vây đau đớn của súng đạn, lưỡi lê, sự ám ảnh của bạo hành
để trở về, mỗi ngưòi theo một con đường khác nhau, với cuộc đời, một cuộc đời không chắc đã
hạnh phúc hơn. . . nhưng đó là cuộc đời tốt đẹp nhất mà chúng tôi có thể mơ ước, cuộc sống trong
hoà bình”. Còn ở Số phận con người, sự đồng cảm cũng dâng cao đến nghẹn ngào: "Hai con người
côi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi bạt tới những miền xa
lạ. . . cái gì đang đợi họ phía trước. . . với nỗi buồn thấm thía, tôi nhìn theo hai bố con. . . bỗng như
có một bàn chân con vật nào đó mềm mại nhưng móng nhọn bóp lấy tim tôi, và tôi vội quay mặt
32
Đề tài chiến tranh trong Số phận con người và Nỗi buồn chiến tranh
đi. Không, không phải những người đàn ông đứng tuổi bạc đầu trong chiến tranh chỉ khóc trong
chiêm bao đâu, họ cũng khóc trong thực tại đấy. . . ".
Nỗi đau tinh thần của con người trong cuộc chiến có lẽ sẽ là những vết thương khó lành
cùng năm tháng. Nó còn làm thổn thức, làm nhức nhối khôn nguôi trái tim những người đang
sống. Nhưng điều đáng quý ở hai tác phẩm này là các tác giả đã tạo ra được thứ “ánh sáng” giúp
người đọc nhìn thấy những con đường phía trước đang mở ra. Có thể nói Số phận con người của
M. Sôlôkhôp và Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là những bi kịch lạc quan.
3. Kết luận
Hiện thực của những giai đoạn lịch sử hào hùng và những đau thương mất mát của nhân
dân Xô Viết cũng như nhân dân Việt Nam trong công cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc đã được
M.Sôlôkhôp và Bảo Ninh phản ánh qua chiều sâu tâm hồn con người. Miêu tả chiến tranh, quan
tâm sâu sắc đến số phận người lính sau chiến tranh, hai tác giả đều có niềm tin mãnh liệt vào
những con người trong tột cùng đau khổ và bi đát, bước ra khỏi mưa bom bão đạn vẫn tiếp tục đối
diện, chiến đấu với cuộc chiến không tiếng súng để vươn dậy, để khát khao Hoà bình, Yêu thương
và Hạnh phúc. Đó chính là sự gặp gỡ của Bảo Ninh - một nhà văn Việt Nam thuộc thế hệ sau với
M.Sôlôkhôp - nhà văn yêu quý của bạn đọc Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đào Tuấn Ảnh, 2002. Lịch sử Văn học Nga - từ một số vấn đề phương pháp luận và lí luận
đến thực tế. Tạp chí Văn học, (4), tr. 33 - 41.
[2] Phong Lê, 2007. Từ sự nghiệp đổi mới nhìn lại lịch sử các mối giao lưu với văn học phương
Tây hiện đại. Tạp chí Nghiên cứu văn học, (1), tr. 52 - 77.
[3] Phong Lê, 2010. Cách mạng tháng Mười Nga và việc tiếp nhận Văn học Xô viết ở Việt Nam
từ sau 1945. Nxb Khoa học Xã hội, tr. 597 - 610.
[4] Lưu Liên, 1987. Đạo đức nhân vật trong văn học Xô viết và Việt Nam hiện đại. Nxb Khoa
học Xã hội, Hà Nội, tr. 13.
[5] Phương Lựu (chủ biên), 2012. Lí luận văn học, tập 1 (Văn học, nhà văn, bạn đọc). Nxb Đại
học Sư phạm, Hà Nội.
[6] Bảo Ninh, 2006. Nỗi buồn chiến tranh. Nxb Văn học, Hà Nội.
[7] Sôlôkhôp M. A, 1987. "Số phận con người", Nguyễn Duy Bình dịch, M. Sôlôkhôp - tuyển
tập, Cầu Vồng, Matxcơva.
[8]
ABSTRACT
The theme of war in Human fate and The sorrow of war
Ta Hoang Minh
Faculty of Primary-Preschool Education, Hoa Lu University
From the perspective of readers, the article pointed out the similarities between Bao Ninh –
a Vietnamese writer of the later generation and M. Solokhop – one of beloved writers in Vietnam
- through the two works Human Fate and The Sorrow of War. With the descriptions of war and
the deep concern for the soldier fate after the war, the two authors have strong faith that people in
extreme suffering and tragic, can get out of the bullet storms and bomb rains and fight against the
war without gunfire to affirm their capacity, their desire for peace, love and happiness.
Keywords: Human fate, The sorrow of war, Solokhov, Bao Ninh.
33
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4522_thminh_9755_2131883.pdf