Tài liệu Đề tài Chiến lược xúc tiến cho chương trình du học Mỹ: ĐỀ TÀI
CHIẾN LƯỢC XÚC TIẾN CHO
CHƯƠNG TRÌNH “DU HỌC MỸ”
Giáo viên thực hiện : Ths Đinh Tiên Minh
Sinh viên thực hiện : Trần Thị Thảo
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 1
Chương 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
- Hiện nay du học dường như đã trở thành một xu hướng phổ biến tại Việt
Nam. Một phần vì tất cả các bậc cha mẹ đều mong muốn con cái mình
được tiếp cận với những tri thức mới từ bên ngoài. Phần khác, nhu cầu
tuyển dụng nhân sự cao cấp hiện nay rất lớn, trong khi thị trường lao động
chỉ đáp ứng chưa đến 30% và các doanh nghiệp trong nước cũng như nước
ngoài đang nhắm vào nguồn nhân lực được đào tạo từ bên ngoài.
- Số liệu thống kê chưa đầy đủ cho thấy, vào thời điểm đầu năm 2009, có
hơn 60.000 du học sinh Việt Nam ở nước ngoài. Mỹ là một trong những
nước hấp dẫn du học sinh Việt Nam nhiều nhất với gần 10.000 người. Thế
nhưng, để có thể đặt chân được lên đất Mỹ quả là một vấn đề nan giải cho...
105 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1245 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Chiến lược xúc tiến cho chương trình du học Mỹ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI
CHIẾN LƯỢC XÚC TIẾN CHO
CHƯƠNG TRÌNH “DU HỌC MỸ”
Giáo viên thực hiện : Ths Đinh Tiên Minh
Sinh viên thực hiện : Trần Thị Thảo
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 1
Chương 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
- Hiện nay du học dường như đã trở thành một xu hướng phổ biến tại Việt
Nam. Một phần vì tất cả các bậc cha mẹ đều mong muốn con cái mình
được tiếp cận với những tri thức mới từ bên ngoài. Phần khác, nhu cầu
tuyển dụng nhân sự cao cấp hiện nay rất lớn, trong khi thị trường lao động
chỉ đáp ứng chưa đến 30% và các doanh nghiệp trong nước cũng như nước
ngoài đang nhắm vào nguồn nhân lực được đào tạo từ bên ngoài.
- Số liệu thống kê chưa đầy đủ cho thấy, vào thời điểm đầu năm 2009, có
hơn 60.000 du học sinh Việt Nam ở nước ngoài. Mỹ là một trong những
nước hấp dẫn du học sinh Việt Nam nhiều nhất với gần 10.000 người. Thế
nhưng, để có thể đặt chân được lên đất Mỹ quả là một vấn đề nan giải cho
các học sinh, sinh viên Việt Nam. Từ quá trình chuẩn bị hồ sơ, làm bài trắc
nghiệm trình độ tiếng anh, đến phỏng vấn… đều đòi hỏi kiến thức, kỹ năng
và sự khôn khéo rất nhiều. (*)
- Nhận thấy được việc tư vấn học sinh du học là một thị trường tiềm năng
nên công ty Indochina Communication đã quyết định thành lập mảng tư
vấn du học. Đây là một lĩnh vực kinh doanh mới của công ty, mặc dù công
ty đã tiến hành một số hoạt động xúc tiến thế nhưng vẫn chưa có nhiều
khách hàng biết đến tên tuổi của công ty. Do đó, từ đầu năm 2009, công ty
Indochina Communication đã quyết định đẩy mạnh chiến lược xúc tiến cho
mảng tư vấn du học, với mong muốn www.duhoc123.com sẽ trở thành một
trang web quen thuộc và thường nhật đối với các bạn sinh viên Việt Nam.
(*)(Theo nguồn:
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 2
- May mắn được tham gia trực tiếp vào chương trình xúc tiến của công ty
qua các hoạt động: hội thảo, sự kiện, tìm đại lý, khuyến mãi…v..v.. Em
cảm thấy đây là cơ hội tốt cho mình để học hỏi, rút ra kinh nghiệm từ thực
tiễn công việc, và hoàn thiện bản thân trong công việc, đồng thời
cũng là một đề tài hay để mình có thể khai thác, nghiên cứu cho chuyên đề
tốt nghiệp.
2. Mục tiêu của đề tài
- Em mong muốn dùng hết những kiến thức mình có được để phân tích chiến
lược xúc tiến mà công ty đã thực hiện, đồng thời đề xuất những ý kiến
đóng góp của bản thân đối với chiến lược trong thời gian tới của công ty.
-
3. Phương pháp thực hiện
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tại bàn
- Phương pháp nghiên cứu định lượng
4. Hạn chế của đề tài
- Trong quá trình thực hiện chuyên đề, dù em đã cố gắng hết sức nhưng do
hạn chế về thời gian nên không thể thực hiện khảo sát nhiều bạn học sinh,
sinh viên. Mặt khác, kiến thức và kinh nghiệm của em còn hạn chế nên đề
tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp chân thành cũng như sự giúp đỡ của thầy để chuyên đề tốt nghiệp
của em được hoàn thiện hơn.
5. Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm 5 chương lớn
Chương 1: Phần mở đầu
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 3
- Phần này giới thiệu sơ nét về đề tài. Tên của đề tài, lý do chọn đề tài, mục
tiêu của đề tài là gì, phương pháp dùng để phân tích, nghiên cứu thực hiện
đề tài là gì? Những vấn đề, hạn chế gặp phải khi thực hiện đề tài và sơ lược
về kết cấu của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý luận
- Chương này sẽ chắt lọc những lý thuyết có liên quan trực tiếp đến đề tài
được dùng để phân tích.
- Như đề tài này là xây dựng chiến lược xúc tiến sản phẩm thì các lý thuyết
được sử dụng trong này sẽ liên quan trực tiếp đến chiến lược xúc tiến như :
Below The Line, Above The Line… lý thuyết hành vi tiêu dùng, marketing
trực tuyến.
Chương 3: Cơ sở thực tiễn
- Phần này sẽ giới thiệu một cách khái quát lịch sử hình thành và phát triển
của Công ty Indochina Communication và đặc biệt giới thiệu về mảng tư
vấn du học Goldenway Education.
Chương 4: Thực trạng chiến lược xúc tiến chương trình “Du hoc Mỹ”
- Chương này sẽ phân tích thị trường du học Mỹ, và phân tích đối thủ cạnh
tranh của công ty.
- Đồng thời chương này sẽ đi sâu vào phân tích những hoạt động xúc tiến mà
công ty đã và đang thực hiện như: hoạt động hội thảo, khuyến mãi…
- Sau những hoạt động xúc tiến đó, em sẽ đánh giá lại hiệu quả thực hiện,
những thiếu sót và cách thức hoàn thiện.
Chương 5: Đề xuất kiến nghị
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 4
- Từ những thực tiễn hoạt động sau những chiến lược xúc tiến, em sẽ đề ra
những đề xuất kiến nghị, những ý tưởng thực hiện trong thời gian sắp tới
của công ty
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 5
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. Chiến lược Below the line, và Above the line
1. Below the line
1.1 Khái niệm
- Là những hoạt động hầu như không sử dụng công cụ truyền thông để
đưa thông tin về sản phẩm, thương hiệu đến với người tiêu dùng. Các
hoạt động này giúp thiết lập mối quan hệ trực tiếp (face to face) giữa
những người làm thương hiệu với người tiêu dùng.
1.2 Hoạt động Below the line
- Quan hệ công chúng (PR): Viện PR của Anh (IPR) định nghĩa: “ PR
là những nỗ lực được đặt kế hoạch, duy trì để hình thành và củng cố
sự thiện chí và hiểu biết lẫn nhau giữa một tổ chức và công chúng của
nó”
Quan điểm của Frank Jefkins, một nhà nghiên cứu đã xuất bản rất
nhiều sách về PR, cho rằng: “PR bao gồm tất cả các hình thức truyền
thông ra bên ngoài và bên trong, giữa một tổ chức và công chúng của
họ vì mục đích đạt được mục tiêu cụ thể liên quan đến sự hiển biết
chung”
(Theo nguồn: Sách “PR kiến thức cơ bản và đạo đức nghề nghiệp”
Nhà xuất bản lao động – xã hội)
• Tài trợ (Sponsorship): Có thể nói, hai nguyên lý cơ bản nhất
của tài trợ là phải mang lại giá trị gia tăng cho người tiêu dùng
mục tiêu và phải thích hợp với tính cách của nhãn hiệu. Việc
chọn chương trình tài trợ đòi hỏi doanh nghiệp phải căn cứ vào
đối tượng cụ thể mà chương trình đó nhắm tới (xem có phù hợp
với lĩnh vực, thương hiệu, sản phẩm của mình không).
(Theo Ông ĐOÀN SĨ HIỀN - Chủ tịch HĐQT - Công ty CP Tiếp
thị ứng dụng IAM -
the-line-and-below-the-line)
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 6
• Tổ chức sự kiện (Event): nhằm mục đích gây sự chú ý của công
chúng để giới thiệu, quảng bá, tạo ra mối quan hệ mang lại lợi
ích cho tổ chức. Có nhiều hình thức tổ chức sự kiện như: họp
báo, hội nghị, lễ hội, hội chợ, triển lãm, văn nghệ, thể thao…
(Theo nguồn: Sách “PR kiến thức cơ bản và đạo đức nghề
nghiệp” – Nhà xuất bản lao động – xã hội)
- Khuyến mãi (Sales promotion): Là những hoạt động nhằm thúc đẩy
người tiêu dùng mua hàng. Công cụ này có thể giúp marketer dễ dàng
tiếp cận nhóm khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả với chi phí
khiêm tốn. Hoạt động khuyến mãi thông thường rất ít sử dụng các
phương tiện truyền thông truyền thống.
(Theo nguồn:
and-below-the-line)
- Phát mẫu thử (Sampling): Là một hoạt động đưa đến tận tay người
tiêu dùng một khối lượng nhỏ sản phẩm để dùng thử, qua đó người
tiêu dùng có thể biết nhiều hơn về sản phẩm, tự cảm nhận mức độ phù
hợp, chất lượng của sản phẩm, dẫn tới hành vi mua hàng.
(Theo nguồn:
and-below-the-line)
1.3 Tầm quan trọng của Below the line
- Các công ty luôn muốn có một chiến lược xúc tiến sản phẩm như thế
nào mà vừa tiết kiệm được chi phí, vừa đem lại hiệu quả cao cho họ.
Do đó, các hoạt động Below The Line lúc này lại trở nên vô cùng cần
thiết hơn bao giờ hết. Không chỉ là một công cụ hữu hiệu trong việc
quảng bá sản phẩm mà còn giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm được
khá nhiều chi phí so với hoạt động Above The Line.
- Các hoạt động Event, Roadshow, tài trợ, PR..v..v.. luôn là những hoạt
động xã hội giúp khách hàng có sự cảm nhận rõ ràng về thương hiệu.
Qua các hoạt động này, thương hiệu của công ty sẽ được gắn liền với
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 7
hình ảnh mà công ty đó muốn hướng tới, hay khách hàng sẽ định hình
trong đầu họ hình ảnh công ty theo cảm nhận của họ được định hướng
trước bởi chiến lược công ty đó.
2. Above the line
2.1 Khái niệm
- Là các họat động nhằm khuyếch trương và xây dựng hình ảnh nhãn
hiệu với mục đích bền vững và lâu dài thông qua các phương tiện
thông tin đại chúng .
(Theo nguồn:
and-below-the-line)
2.2 Hoạt động Above the line
- Các hoạt động Above The Line thường thấy là:
• Quảng cáo truyền hình (TVC)
Quảng cáo truyền hình có ưu thế cao so với các kênh truyền
thông khác bởi loại hình này kết hợp cả âm thanh và hình ảnh,
nhân vật và chuyển động hơn nữa quảng cáo truyền hình thường
kích hoạt vào thời điểm người tiêu dùng tương đối thỏa mái và
sẵn sàng tiếp nhận thông tin. chi phí cho loại hình này thường rất
cao. Theo kết quả thống kê, để đảm bảo một chiến dịch quảng
cáo trên truyền hình hiểu quảng thì ngân sách dành cho phát
sóng và sản xuất phim không ít hơn 2 tỷ đồng.
• Quảng cáo ngoài trời.
Quảng cáo ngoài trời bao gồm nhiều loại hình như pa nô đường
phố, quảng cáo tại các trung tâm thương mại, chợ, siêu thị, rạp
chiếu bóng, phương tiện vận tải công cộng... có thể nói đây là
hình thức quảng cáo khá phức tạp, chưa có quy hoạch rõ ràng tại
Việt Nam và phần lớn là quảng cáo của các thương hiệu mạnh
như Pepsi, Cocacola, Omo Clear, Nokia, Sum sung, Ford... Nhìn
chung hình thức quảng cáo ngoài trời có tác dụng thu hút sự chú
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 8
ý của khách hàng, tuy nhiên quảng cáo ngoài trời tại Việt Nam
có thế nói còn thiếu tính quy hoạch. Có hai dạng khá rõ rệt: một
là quảng cáo khá to, bằng chất liệu có chất lượng cao thường là
của các thương hiệu mạnh. Một dạng khác phát triển mang tính
tự phát, kém chất lượng và chồng chất lên nhau, tạo nên sự lộn
xộn gay ảnh hưởng xấu đến mỹ quan đô thị.
• Quảng cáo trên báo (print –ad).
Tạp chí báo chí là những phương tiện quảng cáo được sử dụng
khá phổ biến nhằm truyền tải thông điệp đến số đông khán giả.
Đây là hình thức phát triển mạnh tại việt nam. Hiện tại, cả nước
có khoảng 600 loại báo ( vẫn được xem là số lượng rất nhỏ so
với thế giới), tuy nhiên số đầu báo được các nhà báo quảng cáo
quan tâm rất khiêm tốn chỉ chiếm 7% tương đương với 40 đầu
báo. Sự phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực báo chí đã hỗ trợ
tích cực cho ngành quảng cáo Việt Nam phát triển. Nhiều công
ty quảng cáo ra đời và đã thực hiện được những mẫu quảng cáo
khá sáng tạo và có tính nghệ thuật. Tuy nhiên kênh truyền thông
này còn nhiều hạn chế do chi phí cao và chịu sự cạnh tranh từ
hàng loạt các công cụ quảng cáo khác như quảng cáo bằng thư
trực tiếp, tổ chức game show tại điểm bán hàng.
• Quảng cáo trên các phương tiện vận chuyển.
Quảng cáo trên các phương tiện giao thông như ô tô, xe điện và
các phương tiện giao thông đường bộ khác rẻ hơn nhiều so với
quảng cáo trên ti vi hoặc trên các ấn phẩm.
(Theo nguồn: Sách “Phát triển dịch vụ quảng cáo ở Tp.hcm” –
Nhà xuất bản lao động)
2.3 Tầm quan trọng của Above the line
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 9
- Above the line có thể tiếp cận cùng lúc số đông người tiêu dùng (ví
dụ: một spot trên đài truyền hình có thể được hàng triệu người xem
trong cùng một thời điểm)
- Qua các kênh truyền thông như: tivi, radio, báo, tạp chí… có thể đo
lường được tương đối chính xác về hiệu quả của quảng cáo
II. Hành vi tiêu dùng
1. Khái niệm
- Hành vi tiêu dùng là hành vi bao gồm tất cả các thái độ quá trình của
người mua hàng từ lúc nhận biết sản phẩm đến lúc mua sản phẩm và
thực hiện hành vi lặp lại hoặc từ bỏ.
(Theo nguồn:
vA-hAnh-Vi-ca-Ngi-Mua)
2. Những yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng
H- 2.1 Mô hình chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi
(Theo nguồn: “Marketing căn bản” – Nhà xuất bản thống kê)
Người mua
Những yếu tố thuộc về trình độ văn
hóa
o Văn hóa
o Nhánh văn hóa
o Địa vị xã hội
Những yếu tố mang tính chất xã
hội
o Các nhóm chuẩn mực
o Gia đình
o Vai trò và địa vị
Những yếu tố mang tính chất cá
nhân
o Tuổi tác và giai đoạn của
chu kỳ sống
o Nghề nghiệp
o Tình trạng kinh tế
o Nhân cách và ý niệm về
bản thân
o Lối sống
Những yếu tố mang tính chất
tâm lý
o Động cơ
o Nhận thức
o Tri thức
o Niềm tin và thái độ
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 10
- Nền văn hóa: nền văn hóa là yếu tố quyết định cơ bản nhất những
mong muốn và hành vi của một người. Một đứa trẻ khi lớn lên sẽ tích
luỹ được một số những giá trị, nhận thức, sở thích và hành vi thông
qua gia đình của nó và những định chế then chốt khác.
- Nhánh văn hóa: Bất kỳ nền văn hóa nào cũng bao gồm những bộ
phận cấu thành nhỏ hơn hay nhánh văn hóa. Nhánh văn hóa đem lại
cho các thành viên của mình khả năng hòa đồng và giao tiếp cụ thể
hơn với những người giống mình.
- Chắc chắn nguồn gốc dân tộc và chủng tộc, tín ngưỡng và môi trường
địa lý cũng đã ảnh hưởng đến sự quan tâm của người tiêu dùng.
Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến cách lựa chọn thực phẩm, quần
áo, cách nghỉ ngơi giải trí, mục tiêu danh vọng.
- Tầng lớp xã hội: Hầu như trong mọi xã hội đều tồn tại những tầng
lớp xã hội khác nhau mà Philip Kotler định nghĩa như sau:
“Tầng lớp xã hội là những nhóm tương đối ổn định trong khuôn
khổ xã hội, được sắp xếp theo thứ tự bậc đẳng cấp và được đặc
trưng bởi những quan điểm giá trị, lợi ích và hành vi đạo đức giống
nhau ở các thành viên”
Các tầng lớp xã hội vốn có một số nét đặc trưng:
• Những người cùng chung một tầng lớp có khuynh hướng xử sự
giống nhau;
• Con người chiếm địa vị cao hơn hay thấp hơn trong xã hội tùy
thuộc vào chỗ họ thuộc tầng lớp nào;
• Tầng lớp xã hội được xác định không phải căn cứ vào một sự biến
đổi nào đó mà là dựa trên cơ sở nghề nghiệp, thu nhập, tài sản, học
vấn,định hướng giá trị và những đặc trưng khác của những người
thuộc tầng lớp đó.
• Các cá thể có thể chuyển qua tầng lớp cao hơn hay bị tụt xuống
một trong những tầng lớp thấp hơn.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 11
• Các tầng lớp xã hội đều có những đặc trưng về sở thích rõ rệt đối
với hàng hóa và nhãn hiệu quần áo, đồ gia dụng, cách tiêu khiển
giải trí, phương tiện đi lại. Cho nên một số nhà hoạt động thị
trường đã tập trung nỗ lực vào một tầng lớp xã hội nào đó. Tầng
lớp xã hội mục tiêu đòi hỏi một kiểu cửa hàng nhất định, trong đó
phải bán những hàng hóa phù hợp, có thể lựa chọn các phương
tiện truyền bá thông tin để quảng cáo nó và kiểu nội dung quảng
cáo nhất định.
- Nhóm tham khảo: Nhiều nhóm có ảnh hưởng đến hành vi của một
người. Nhóm tham khảo của một người bao gồm những nhóm có ảnh
hưởng trực tiếp (mặt đối mặt) hay gián tiếp đến thái độ hay hành vi
của người đó. Những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp đến một người gọi
là những nhóm thành viên. Đó là những nhóm mà người đó tham gia
và có tác động qua lại. Có những nhóm là nhóm sơ cấp, như gia đình,
bạn bè, hàng xóm láng giềng, và đồng nghiệp, mà người đó có quan
hệ giao tiếp thường xuyên. Các nhóm sơ cấp thường là có tính chất
chính thức hơn và ít đòi hỏi phải có quan hệ giao tiếp thường xuyên
hơn.Ngoài ra con người còn thuộc về một số các tập thể thứ cấp,
thường mang tính chất hình thức hơn và sự tác động qua lại với chúng
không mang tính chất thường xuyên.
• Gia đình: Các thành viên trong gia đình là nhóm tham khảo quan
trọng có ảnh hưởng lớn nhất. Ta có thể phân biệt hai gia đình trong
đời sống người mua. Gia đình định hướng gồm bố mẹ của người
đó. Do từ bố mẹ mà một người có được một định hướng đối với
tôn giáo, chính trị, kinh tế và một ý thức về tham vọng cá nhân,
lòng tự trọng và tình yêu. Ngay cả khi người mua không còn quan
hệ nhiều với bố mẹ, thì ảnh hưởng của bố mẹ đối với hành vi của
người mua vẫn có thể rất lớn. ở những nước mà bố mẹ sống chung
với con cái đã trưởng thành thì ảnh hưởng của họ có thể là cơ bản.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 12
Một ảnh hưởng trực tiếp hơn đến hành vi mua sắm hàng ngày là
gia đình riêng của người đó, tức là vợ chồng và con cái. Gia đình
là một tổ chức mua hàng tiêu dùng quan trọng nhất trong xã hội và
nó đã được nghiên cứu rất nhiều năm.
- Vai trò và địa vị: Trong đời mình một người tham gia vào rất nhiều
nhóm - gia đình, các câu lạc bộ, các tổ chức. Vị trí của người đó trong
mỗi nhóm có thể xác định căn cứ vào vai trò và địa vị của họ. Mỗi vai
trò đều gắn với một địa vị. Thẩm phán Tòa án tối cao có địa vị cao
hơn một người quản lý tiêu thụ, và người quản lý tiêu thụ có địa vị
cao hơn một thư ký văn phòng. Người ta lựa chọn những sản phẩm
thể hiện được vai trò và địa vị của mình trong xã hội. Chẳng hạn như
các chủ tịch công ty đi xe Mercedes, mặc những bộ đồ đắt tiền và
uống Chivas Regal Scotch. Tuy nhiên, biểu tượng của địa vị thay đổi
theo các tầng lớp xã hội và theo cả vùng địa lý nữa.
- Tuổi tác và giai đoạn của chu kỳ sống: Người ta mua những hàng
hóa và dịch vụ khác nhau trong suốt đời mình. Họ ăn thức ăn cho trẻ
sơ sinh trong những năm đầu tiên, phần lớn thực phẩm trong những
năm lớn lên và trưởng thành và những thức ăn kiêng cữ trong những
năm cuối đời. Thị hiếu của người ta về quần áo, đồ gỗ và cách giải trí
cũng tuỳ theo tuổi tác.
- Nghề nghiệp: Nghề nghiệp của một người cũng ảnh hưởng đến cách
thức tiêu dùng của họ. Người công nhân cổ xanh sẽ mua quần áo lao
động, giày đi làm, bữa ăn trưa đóng hộp và trò chơi giải trí hai người.
Chủ tịch công ty sẽ mua quần áo đắt tiền, đi du lịch bằng đường hàng
không, tham gia các câu lạc bộ và thuyền buồm lớn. Công ty có thể
thậm chí chuyên môn hóa sản phẩm của mình cho những nhóm nghề
nghiệp nhất định. Chẳng hạn như các công ty phần mềm máy tính sẽ
thiết kế phần mềm máy tính khác nhau cho những người quản lí nhãn
hiệu, kỹ sư, luật sư và bác sĩ.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 13
- Hoàn cảnh kinh tế: Việc lựa chọn sản phẩm chịu tác động rất lớn từ
hoàn cảnh kinh tế của người đó. Hoàn cảnh kinh tế của người ta gồm
thu nhập có thể chi tiêu được của họ (mức thu nhập, mức ổn định và
cách sắp xếp thời gian), tiền tiết kiệm và tài sản (bao gồm cả tỷ lệ
phần trăm tài sản lưu động), nợ, khả năng vay mượn, thái độ đối với
việc chi tiêu và tiết kiệm. Linda có thể mua một máy tính xách tay và
nếu bà ta có đủ thu nhập được chi, tiền tiết kiệm hay khả năng mượn
và thích tiêu tiền hơn là tiết kiệm.
- Lối sống: Những người cùng xuất thân từ một nhánh văn hóa, tầng
lớp xã hội và cùng nghề nghiệp có thể có những lối sống hoàn toàn
khác nhau. Lối sống của một người là một cách sống trên thế giới của
họ được thể hiện ra trong hoạt động, sự quan tâm và ý kiến của người
đó. Lối sống miêu tả sinh động toàn diện một con người trong quan hệ
với môi trường của mình.
- Nhân cách và ý niệm về bản thân: Mỗi người đều có một nhân cách
khác biệt có ảnh hưởng đến hành vi của người đó. ở đây nhân cách có
nghĩa là những đặc điểm tâm lý khác biệt của một người dẫn đến
những phản ứng tương đối nhất quán và lâu bền với môi trường của
mình. Nhân cách thường được mô tả bằng những nét như tự tin có uy
lực, tính độc lập, lòng tôn trọng, tính chan hòa, tính kín đáo và tính dễ
thích nghi. Nhân cách có thể là một biến hữu ích trong việc phân tích
hành vi của người tiêu dùng, vì rằng có thể phân loại các kiểu nhân
cách và có mối tương quan chặt chẽ giữa các kiểu nhân cách nhất định
với các lựa chọn sản phẩm và nhãn hiệu.
- Động cơ: Tại bất kỳ một thời điểm nhất định nào con người cũng có
nhiều nhu cầu. Một số nhu cầu có nguồn gốc sinh học. Chúng nảy
sinh từ những trạng thái căng thẳng về sinh lý như đói, khát, khó chịu.
Một số nhu cầu khác có nguồn gốc tâm lý. Chúng nảy sinh từ những
trạng thái căng thẳng về tâm lý, như nhu cầu được thừa nhận, được
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 14
kính trọng hay được gần gũi về tinh thần. Hầu hết những nhu cầu có
nguồn gốc tâm lý đều không đủ mạnh để thúc đẩy con người hành
động theo chúng ngay lập tức. Một nhu cầu sẽ trở thành động cơ khi
nó tăng lên đến một mức độ đủ mạnh. Một động cơ (hay một sự thôi
thúc) là một nhu cầu đã có đủ sức mạnh để thôi thúc người ta hành
động. Việc thỏa mãn nhu cầu sẽ làm giảm bớt cảm giác căng thẳng.
- Nhận thức: Một người có động cơ luôn sẵn sàng hành động. Vấn đề
người có động cơ đó sẽ hành động như thế nào trong thực tế còn chịu
ảnh hưởng từ sự nhận thức của người đó về tình huống lúc đó. Tại sao
người ta lại có nhận thức khác nhau về cùng một tình huống? Vấn đề
là ở chỗ chúng ta nắm bắt sự vật là tác nhân thông qua những cảm
giác truyền qua năm giác quan của mình: Thị giác, thính giác, khứu
giác, xúc giác và vị giác. Tuy nhiên mỗi người chúng ta lại suy xét, tổ
chức và giải thích thông tin cảm giác đó theo cách riêng của mình.
Nhận thức được định nghĩa là “một quá trình thông qua đó cá thể
tuyển chọn, tổ chức và giải thích thông tin tạo ra một bức tranh có ý
nghĩa về thế giới xung quanh”. Nhận thức không chỉ phụ thuộc vào
những tác nhân vật lý, mà còn phụ thuộc vào cả mối quan hệ của các
tác nhân đó với môi trường xung quanh và những điều kiện bên trong
cá thể đó.
- Tri thức: Khi người ta hành động họ cũng đồng thời lĩnh hội được tri
thức, tri thức mô tả những thay đổi trong hành vi của cá thể bắt nguồn
từ kinh nghiệm. Hầu hết hành vi của con người đều được lĩnh hội. Các
nhà lý luận về tri thức cho rằng tri thức của một người được tạo ra
thông qua sự tác động qua lại của những thôi thúc, tác nhân kích
thích, những tấm gương, những phản ứng đáp lại và sự củng cố.
- Niềm tin và thái độ: Thông qua hoạt động và tri thức, người ta có
được niềm tin và thái độ. Những yếu tố này lại có ảnh hưởng đến
hành vi mua sắm của con người. Đương nhiên, các nhà sản xuất rất
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 15
quan tâm đến những niềm tin mà người ta mang trong đầu mình về
những sản phẩm và dịch vụ của mình. Những niềm tin đó tạo nên
những hình ảnh của sản phẩm cũng như nhãn hiệu và người ta hành
động theo những hình ảnh đó. Nếu có niềm tin nào đó không đúng
đắn và cản trở việc mua hàng thì nhà sản xuất cần thiết hành một
chiến dịch để uốn nắn lại những niềm tin đó.
(Nguồn:
hanh-vi-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-tieu-dung-ph%E1%BA%A7n-1)
3. Quy trình ra quyết định của người tiêu dùng
Người tiêu dùng trải qua năm giai đoạn:
H- 2.2 Mô hình năm giai đoạn của quá trình mua sắm
(Nguồn: Sách Marketing căn bản – Nhà xuất bản Thống kê)
- Rõ ràng là quá trình mua sắm đã bắt đầu từ lâu trước khi mua thực sự và
còn kéo dài rất lâu sau khi mua.
- Song thực tế không phải như vậy, nhất là trong những trường hợp mua
những mặt hàng ít cần để tâm. Người tiêu dùng có thể bỏ qua hay đảo lại
một số giai đoạn. Chẳng hạn như một phụ nữ mua thường xuyên một nhãn
hiệu kem đánh răng, đi thẳng từ nhu cầu về đánh răng đến quyết định mua,
bỏ qua các giai đoạn tìm kiếm thông tin và đánh giá.
- Ý thức nhu cầu
• Quá trình mua sắm bắt đầu từ khi người mua ý thức được vấn đề hay
nhu cầu. Người mua cảm thấy có sự khác biệt giữa tình trạng thực tế
và tình trạng mong muốn. Nhu cầu có thể bắt nguồn từ những tác
nhân kích thích nội tại hay bên ngoài. Trong trường hợp đầu, một
trong những nhu cầu thông thường của con người, như đói, khát, tình
dục, tăng dần lên đến mức ngưỡng và trở thành một niềm thôi thúc.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 16
Theo những kinh nghiệm quá khứ người đó đã biết cách giải quyết
niềm thôi thúc đó và động cơ của nó sẽ hướng vào lớp đối tượng có
khả năng thỏa mãn được niềm thôi thúc đó.
• Nhu cầu cũng có thể bắt nguồn từ một tác nhân kích thích bên ngoài.
Một người đi ngang qua một cửa hiệu bánh mì và hình ảnh những
chiếc bánh mì vừa mới nướng xong đã kích thích làm cho người đó
cảm thấy đói. Bà ta ngắm nghía chiếc xe mới của người hàng xóm hay
xem mục quảng cáo trên Ti vi về một chuyến đi nghỉ ở Hawai. Tất cả
những tác nhân kích thích này đều có thể gọi lên một vấn đề hay nhu
cầu.
• Người làm Marketing cần phát hiện ra những hoàn cảnh gợi lên một
nhu cầu cụ thể. Bằng cách thu thập thông tin từ một số người tiêu
dùng, người làm Marketing có thể xác định được những tác nhân kích
thích thường gặp nhất đã làm nảy sinh sự quan tâm đến một loại sản
phẩm nào đó. Sau đó người làm Marketing có thể hoạch định những
chiến lược Marketing nhằm gợi lên sự quan tâm của người tiêu dùng.
- Tìm kiếm thông tin
• Người tiêu dùng có nhu cầu sẽ bắt đầu tìm kiếm thêm thông tin. Ta có
thể phân ra làm hai mức độ. Trạng thái tìm kiếm tương đối vừa phải
được gọi là trạng thái chú ý nhiều hơn.
• Thông thường, số lượng hoạt động tìm kiếm của người tiêu dùng sẽ
tăng lên khi họ chuyển từ tình huống giải quyết đến vấn đề có mức độ
sang tình huống giải quyết vấn đề triệt để.
• Mối quan tâm then chốt của người làm Marketing là những nguồn
thông tin chủ yếu mà người tiêu dùng tìm đến và ảnh hưởng tương đối
của từng nguồn đó đến quyết định mua sắm tiếp sau. Các nguồn thông
tin của người tiêu dùng được chia thành bốn nhóm:
o Nguồn thông tin cá nhân: Gia đình, bạn bè, hàng xóm, người
quen.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 17
o Nguồn thông tin thương mại: Quảng cáo, nhân viên bán hàng,
đại lý, bao bì, triển lãm.
o Nguồn thông tin công cộng: Các phương tiện thông tin đại
chúng, các tổ chức nghiên cứu người tiêu dùng.
o Nguồn thông tin thực nghiệm: Sờ mó, nghiên cứu và sử dụng
sản phẩm.
• Số lượng tương đối và ảnh hưởng của những nguồn thông tin này thay
đổi tuỳ theo loại sản phẩm và đặc điểm của người mua. Nói chung,
người tiêu dùng nhận được nhiều thông tin nhất về sản phẩm từ những
nguồn thông tin thương mại, nghĩa là những nguồn thông tin mà
người làm Marketing khống chế. Mặt khác, những nguồn thông tin cá
nhân lại là những nguồn có hiệu quả nhất. Mỗi nguồn thông tin thực
hiện một chức năng khác nhau trong một mức độ nào đó về tác động
đến quyết định mua sắm. Nguồn thông tin thương mại thường thực
hiện chức năng thông báo, còn nguồn thông tin cá nhân thì thực hiện
chức năng khẳng định hay đánh giá. Ví dụ, các bác sĩ thường biết về
những thứ thuốc mới qua các nguồn thông tin thương mại, nhưng lại
đi trao đổi với các bác sĩ khác để có được những thông tin đánh giá.
- Đánh giá các phương án
• Người tiêu dùng xử lý thông tin về các nhãn hiệu cạnh tranh rồi đưa ra
phán quyết cuối cùng về giá trị như thế nào? Hóa ra là không có một
quá trình đánh giá đơn giản và duy nhất mà tất cả mọi người tiêu dùng
đều sử dụng hay thậm chí một người tiêu dùng sử dụng cho tất cả các
tình huống mua sắm. Có một số quá trình đánh giá quyết định. Những
mô hình thông dụng nhất của quá trình đánh giá của người tiêu dùng
đều định hướng theo nhận thức, tức là cho rằng khi hình thành những
xét đoán về sản phẩm, người tiêu dùng chủ yếu dựa trên cơ sở ý thức
và hợp lý.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 18
• Những khái niệm cơ bản nhất định sẽ giúp ta hiểu được quá trình đánh
giá của người tiêu dùng. Ta đã thấy người tiêu dùng cố gắng thỏa mãn
nhu cầu của mình. Họ tìm kiếm trong giải pháp của sản phẩm những
ích lợi nhất định. Người tiêu dùng xem mỗi sản phẩm như một tập
hợp các thuộc tính với những khả năng đem lại những ích lợi tìm
kiếm và thỏa mãn nhu cầu khác nhau. Những tính chất mà người mua
quan tâm thay đổi tuỳ theo sản phẩm.
• Người tiêu dùng khác nhau về cách họ nhìn nhận những tính chất nào
của sản phẩm là quan trọng hay nổi bật. Họ sẽ chú ý nhiều nhất đến
những tính chất sẽ đem lại cho họ những ích lợi cần tìm kiếm. Đối với
một sản phẩm thường thị trường có thể được phân khúc theo những
tính chất được xem là quan trọng nhất đối với các nhóm người tiêu
dùng khác nhau.
• Những tính chất nổi bật nhất có thể không phải là những tính chất
quan trọng nhất. Một số tính chất có thể nổi bật lên là vì người tiêu
dùng vừa mới xem một quảng cáo có nhắc tới chúng. Hơn nữa những
tính chất không nổi bật có thể bao gồm cả những tính chất mà người
tiêu dùng đã quên mất, nhưng khi được nhắc đến thì lại công nhận là
quan trọng. Những người làm Marketing cần quan tâm nhiều hơn đến
tầm quan trọng mà người tiêu dùng gán cho những tính chất khác
nhau.
• Người tiêu dùng có khuynh hướng xây dựng cho mình một tập hợp
những niềm tin vào các nhãn hiệu, khi mỗi nhãn hiệu được đánh giá
theo từng tính chất. Những niềm tin vào nhãn hiệu tạo nên hình ảnh
về nhãn hiệu. Niềm tin vào nhãn hiệu của người tiêu dùng sẽ thay đổi
theo kinh nghiệm của họ và tác động của nhận thức có chọn lọc, bóp
méo có chọn lọc và ghi nhớ có chọn lọc.
• Người ta cho rằng đối với mỗi tính chất người tiêu dùng có một hàm
ích lợi. Hàm ích lợi mô tả mức độ hài lòng của người tiêu dùng với
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 19
sản phẩm biến thiên như thế nào theo các mức độ khác nhau của từng
tính chất.
• Người tiêu dùng hình thành các thái độ (nhận xét, ưa thích) đối với
các nhãn hiệu qua một quy trình đánh giá. Người ta phát hiện thấy
rằng người tiêu dùng áp dụng những quy trình đánh giá khác nhau để
lựa chọn những đối tượng nhiều tính chất.
• Hầu hết người mua đều xem xét một số tính chất, nhưng xem chúng
có tầm quan trọng khác nhau. Chú thích: Mỗi tính chất được đánh giá
từ 0 đến 10, trong đó 10 là mức cao nhất của tính chất đó. Giá, tuy
nhiên, đã được định chỉ số đảo ngược, 10 ứng với giá thấp nhất, vì
người tiêu dùng thích giá thấp hơn là giá cao.
- Quyết định mua hàng
• Ở giai đoạn đánh giá, người tiêu dùng đã hình thành sở thích đối với
những nhãn hiệu trong tập lựa chọn. Người tiêu dùng cũng có thể hình
thành ý định mua nhãn hiệu ưa thích nhất. Tuy nhiên còn hai yếu tố
nữa có thể xen vào giữa ý định mua và quyết định mua hàng. Những
yếu tố này được thể hiện trong hình sau:
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 20
H-2.3 Mô hình từ giai đoạn đánh giá các phương án đến giai đoạn
quyết định mua hàng
(Nguồn:
va-nguoi-tieu-dung.pdf)
• Yếu tố thứ nhất là thái độ của những người khác. Mức độ mà thái độ
của những người khác làm suy yếu phương án ưu tiên của một người
nào đó phụ thuộc vào hai điều: (1) Mức độ mãnh liệt ở thái độ phản
đối của người khác đối với phương án ưu tiên của người tiêu dùng và
(2) động cơ của người tiêu dùng làm theo mong muốn của người
khác. Thái độ phản đối của người khác càng mạnh và người khác càng
gần gũi với người tiêu dùng thì càng có nhiều khả năng người tiêu
dùng điều chỉnh ý định mua hàng của mình. Trường hợp ngược lại
cũng đúng: Mức độ ưa thích của người mua đối với một nhãn hiệu sẽ
tăng lên nếu có một người nào đó được người đó ưa thích cũng ủng hộ
nhãn hiệu này. Ảnh hưởng của những người khác sẽ trở nên phức tạp
khi có một vài người thân cận với người mua có ý kiến trái ngược
nhau và người mua lại muốn làm vui lòng tất cả những người đó.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 21
• Ý định mua hàng cũng chịu ảnh hưởng của những yếu tố tình huống
bất ngờ. Người tiêu dùng hình thành ý định mua hàng trên cơ sở
những yếu tố như (thu nhập dự kiến của gia đình, giá dự kiến và ích
lợi dự kiến của sản phẩm). Khi người tiêu dùng sắp sửa hành động thì
những yếu tố tình huống bất ngờ có thể xuất hiện đột ngột và làm thay
đổi ý định mua hàng.
• Quyết định của người tiêu dùng thay đổi, hoãn hay huỷ bỏ quyết định
mua hàng chịu ảnh hưởng rất nhiều rủi ro nhận thức được. Những
món hàng đắt tiền đòi hỏi phải chấp nhận rủi ro ở một mức độ nào đó.
Người tiêu dùng không thể giám chắc được về kết quả của việc mua
hàng. Điều này gây ra sự băn khoăn lo lắng. Mức độ rủi ro nhận thức
được thay đổi theo số tiền bị nguy hiểm, mức độ không chắc chắn của
các tính chất và mức độ tự tin của người tiêu dùng. người tiêu dùng
triển khai những biện pháp nhất định để giảm bớt rủi ro, như huỷ bỏ
quyết định, thu thập thông tin từ bạn bè, và những yếu tố gây ra cảm
giác bị rủi ro ở người tiêu dùng, cung cấp những thông tin và hỗ trợ để
làm giảm bớt rủi ro nhận thức được.
- Hành vi hậu mãi
• Sau khi mua sản phẩm người tiêu dùng sẽ cảm thấy hài lòng hay
không hài lòng ở một mức độ nào đó. Người tiêu dùng cũng sẽ có
những hành động sau khi mua và những cách sử dụng sản phẩm đáng
để cho người làm Marketing quan tâm. Công việc của người làm
Marketing chưa kết thúc khi sản phẩm đã được mua, mà còn tiếp tục
cả trong thời kỳ sau khi mua.
• Sự hài lòng sau khi mua. Sau khi mua một sản phẩm người tiêu dùng
có thể phát hiện ra một khuyết tật. Có những người mua không muốn
có sản phẩm khuyết tật, có những người có thái độ bàng quan với
khuyết tật đó và cũng có những người có thể cho rằng khuyết tật đó
lại tôn thêm giá trị của sản phẩm. Có những khuyết tật có thể gây
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 22
nguy hiểm cho người tiêu dùng. Những công ty sản xuất ôtô, đồ chơi
và dược phẩm phải thu hồi ngay bất kỳ sản phẩm nào có khả năng, dù
cực nhỏ, gây thiệt hại cho người sử dụng.
• Cái gì đã quyết định trạng thái người mua rất hài lòng hay không hài
lòng với món hàng đã mua? Mức độ hài lòng của người mua là một
hàm của mức độ gần nhau giữa những kỳ vọng của người mua ở sản
phẩm và những tính năng sử dụng nhận thức được của sản phẩm. Nếu
những tính năng sử dụng của sản phẩm không tương xứng với những
kỳ vọng của khách hàng thì người khách hàng đó sẽ không hài lòng.
Nếu nó đáp ứng được những kỳ vọng đó thì khách hàng sẽ hài lòng.
Nếu nó vượt quá kỳ vọng thì người khách hàng đó sẽ rất hài lòng.
Những cảm giác này sẽ dẫn đến hai trường hợp khác nhau, hoặc là
khách hàng sẽ mua sản phẩm đó nữa và nói tốt cho nó, hoặc là nói xấu
về sản phẩm đó với người khác.
• Người tiêu dùng hình thành những kỳ vọng của mình trên cơ sở
những thông tin nhận được từ người bán, bạn bè và những nguồn
khác. Nếu người bán quá phóng đại những ích lợi, thì người tiêu dùng
sẽ cảm thấy những kỳ vọng của mình không được thực hiện và điều
đó sẽ dẫn đến sự không hài lòng.
• Lý thuyết này cho rằng, người bán phải quảng cáo sản phẩm của mình
một cách trung thực về những tính năng sử dụng chắc chắn của nó để
cho người mua sẽ cảm thấy hài lòng. Có những người bán, thậm chí
còn có thể hạ thấp mức độ của những tính năng sử dụng, để cho người
tiêu dùng sẽ cảm thấy hài lòng cao hơn mong đợi với sản phẩm đó.
Người bán có thể làm tăng mức độ hài lòng bằng cách hứa hẹn giao
hàng vào 4 giờ chiều rồi trong thực tế lại giao hàng vào lúc 2 giờ
chiều, hơn là hứa hẹn giao hàng vào 11 giờ sáng, nhưng rồi mãi đến
12 giờ vẫn chưa giao được hàng.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 23
• Festinger và Bramel tin chắc rằng cho dù món hàng đã mua có được
lựa chọn kỹ càng nhất thì vẫn có một sự không ưng ý nào đó sau khi
mua.
• Khi một người lựa chọn giữa hai hay nhiều phương án thì hầu như
chắc chắn sẽ có những điểm băn khoăn hay không ưng ý, vì người đó
biết rằng quyết định mà người đó thông qua có những ưu điểm nhất
định, nhưng đồng thời nó cũng có những nhược điểm nào đó. Hầu như
sau mỗi quyết định đều có điểm không ưng ý và tiếp đó họ chắc chắn
sẽ tìm cách để giảm bót sự không ưng ý đó.
• Những hành động sau khi mua: Sự hài lòng hay không hài lòng của
người tiêu dùng với sản phẩm sẽ ảnh hưởng đến hành vi tiếp theo.
Nếu người tiêu dùng hài lòng thì xác suất để người đó sẽ mua sản
phẩm ấy nữa sẽ lớn hơn.
• Những số liệu về việc lựa chọn nhãn hiệu ôtô cho thấy có mối tương
quan chặt chẽ giữa trạng thái rất hài lòng với nhãn hiệu mới nhất đã
mua và ý định sẽ mua nhãn hiệu đó nữa, Ví dụ 75% số người mua
Toyota rất hài lòng và gần 75% có ý định sẽ mua Toyota nữa, 35% số
người mua xe Chevrolet nữa.
• Người khách hàng hài lòng cũng sẽ có xu hướng chia sẻ những nhận
xét tốt về nhãn hiệu đó với những người khác. Đúng như lời những
người làm Marketing vẫn thường nói: “Khách hàng hài lòng là cách
quảng cáo tốt nhất của chúng ta”.
• Người tiêu dùng không hài lòng thì phản ứng khác nhau. Anh ta sẽ cố
gắng làm giảm bớt mức độ không ưng ý vì con người luôn cố gắng
“tạo nên một sự hài hòa nội tại, sự nhất quán hay sự phù hợp giữa các
ý kiến, sự hiểu biết và giá trị của mình”. Những người tiêu dùng
không ưng ý sẽ phản ứng theo một trong hai hướng hành động. Họ có
thể cố gắng làm giảm bớt mức độ không ưng ý bằng cách vứt bỏ hay
đem trả lại sản phẩm đó hay họ có thể cố gắng tìm kiếm những thông
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 24
tin xác nhận giá trị cao của nó (hay bỏ qua những thông tin có thể xác
nhân giá trị thấp của nó).
• Những người làm Marketing cần nắm được đầy đủ tất cả những cách
mà người tiêu dùng xử lý trường hợp không hài lòng của mình.
Những người tiêu dùng có thể lựa chọn giữa việc sẽ có hay không có
bất kỳ hành động nào. Trong trường hợp đầu họ có thể hành động
công khai hay hành động riêng lẻ. Những hành động công khai bao
gồm việc khiếu nại với công ty, đến gặp luật sư, hay khiếu nại với
những nhóm khác có thể giúp người mua có được sự hài lòng, như
doanh nghiệp, các cơ quan tư nhân hay Nhà nước. Hay có thể, người
mua chỉ thôi không mua sản phẩm đó nữa (chọn cách rời bỏ) hay báo
động cho bạn bè (chọn cách nói ra). Trong tất cả các trường hợp này
người bán đều bị thiệt hại vì đã không làm hài lòng được khách hàng.
• Những người làm Marketing có thể có những biện pháp nhằm giảm
đến mức tối thiểu số người tiêu dùng không hài lòng sau khi mua. Các
công ty máy tính có thể gửi đến những người mới mua máy tính một
bức thư chúc mừng họ đã chọn được một máy tính tốt. Họ có thể đưa
lên quảng cáo những người hài lòng với nhãn hiệu của mình. Họ có
thể tha thiết đề nghị khách hàng góp ý cải tiến và đưa ra danh sách
những địa điểm bảo đảm dịch vụ. Họ có thể viết những tài liệu hướng
dẫn dễ hiểu. Họ có thể gửi cho những người đã mua một tạp chí có
đăng tải những bài viết về những ứng dụng mới của máy tính. Những
thông tin sau khi mua cho người mua đã chứng tỏ là có tác dụng làm
giảm bớt những trường hợp trả lại sản phẩm và huỷ đơn đặt hàng.
Ngoài ra họ có thể đảm bảo những kênh thuận tiện để khách hàng
khiếu nại và để giải quyết nhanh chóng nỗi bất bình của khách hàng.
Nói chung các công ty cần đảm bảo tối đa những kênh để khách hàng
trình bày khiếu nại với công ty. Những công ty khôn ngoan đều hoan
nghênh những thông tin phản hồi của khách hàng và xem đó là một
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 25
cách để không ngừng cải tiến hàng hóa và kết quả hoạt động của
mình.
• Sử dụng và xử lý sau khi mua. Những người làm Marketing cũng cần
theo dõi xem người mua sẽ sử dụng và xử lý sản phẩm đó như thế
nào. Nếu người tiêu dùng phát hiện ra những công dụng mới của sản
phẩm, thì người làm Marketing cần quan tâm đến chúng, bởi vì có thể
quảng cáo những công dụng mới đó. Nếu người tiêu dùng xếp xó sản
phẩm đó, thì như vậy có nghĩa là sản phẩm đó không thực sự thỏa
mãn được họ và những lời truyền miệng sẽ không gay gắt. Nếu họ bán
hay đem đổi sản phẩm đó, thì mức tiêu thụ sản phẩm mới sẽ bị giảm.
Nếu họ vứt bỏ sản phẩm đó, thì người làm Marketing cần biết họ đã
xử lý nó như thế nào, nhất là nếu nó có thể ảnh hưởng xấu đến môi
trường, (như các trường hợp vỏ lon bia và tã lót dùng một lần). Tóm
lại, người làm Marketing cần nghiên cứu tình hình sử dụng và xử lý
sản phẩm để biết được những vấn đề và cơ hội có thể nảy sinh.
• Việc hiểu được những nhu cầu và quá trình mua sắm của người tiêu
dùng là hết sức quan trọng, để có thể hoạch định được những chiến
lược Marketing có hiệu quả. Bằng cách tìm hiểu phương án, quyết
định mua và hành vi sau khi mua, người làm Marketing có thể phát
hiện ra những cách làm thế nào để đáp ứng những nhu cầu của người
mua. Qua việc nắm được những người làm tham gia quá trình mua
sắm và những ảnh hưởng chủ yếu đến hành vi mua sắm của họ người
làm Marketing có thể thiết kế được những chương trình Marketing có
hiệu quả cho các thị trường mục tiêu của mình.
(Theo nguồn:
truong-va-nguoi-tieu-dung.pdf)
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 26
III. Tổng quan về Marketing trực tuyến (E-Marketing)
1. E-marketing là gì?
- Trong cuốn Relationship Marketing on the Internet (Marketing trên cơ sở
tạo lập mối quan hệ lâu dài với khách hàng qua mạng) của Adams Media,
Roger Parker có nói “thông tin hình thành nên trái tim và linh hồn của
trang web và tạo nên thành công cho marketing trực tuyến”
- Có nhiều cách hiểu khác nhau về E-marketing, dựa trên các phương tiện
điện tử và internet - P. Kotler cho rằng E-Marketing là quá trình lập kế
hoạch về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và
ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân .
(Theo nguồn:
kotler-va-triet-hoc-ve-tiep-thi.html)
- Bên cạnh đó còn được định nghĩa: Digital Marketing (Tiếp Thị sử dụng các
phương thức kỹ thuật số) là hình thức marketing tích hợp hệ thống kỹ thuật
số như là một kênh để làm marketing, giúp thương hiệu tiếp cận nhiều kênh
truyền thông để đến đúng với người tiêu dùng (Website, Blog, Web 2.0,
RSS, SMS...)
(Theo nguồn
quan-ve-e-marketing.html)
- E-Marketing: là hoạt động marketing cho sản phẩm và dịch vụ thông qua
kênh truyền thông Internet.
(Theo nguồn : Tạp chí marketing Việt Nam – Số 53-4:2009)
- Một định nghĩa khác: E-marketing (Internet marketing hay online
marketing), hay tiếp thị qua mạng, tiếp thị trực tuyến là hoạt động cho sản
phẩm và dịch vụ thông qua mạng kết nối toàn cầu Internet. E-marketing kết
hợp tính sáng tạo và kỹ thuật của Internet, bao gồm thiết kế, phát triển,
quảng cáo và bán hàng. E-marketing là quá trình phát triển và quảng bá
doanh nghiệp sử dụng các phương tiện trực tuyến. E-marketing không chỉ
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 27
đơn giản là xây dựng Website. E-marketing phải là một phần của chiến
lược marketing và phải được đầu tư hợp lý.
( Theo nguồn Wikipedia)
2. Công cụ của E-Marketing?
2.1 Website
Theo ông Trương Văn Quý – Giám
đốc công ty EQVN, để một trang
web thực sự trở thành công cụ hỗ
trợ kinh doanh, đáp ứng về yêu cầu
chức năng tìm kiếm, kỹ thuật và cả
yếu tố mỹ thuật, giúp khách hàng
cảm thấy thoải mái và thuận tiện
khi truy cập thì doanh nghiệp cần
lưu tâm ba vấn đề chính:
• Giao diện trang web: đơn giản, chuyên nghiệp, phù hợp với cá tính
thương hiệu và đáp ứng đúng nhu cầu của đối tượng mục tiêu mà
trang web nhắm đến. Giao diện là một thành phần trong hệ thống
nhận diện thương hiệu nên cần được thiết kế phù hợp với các ấn
phẩm tĩnh của doanh nghiệp như: namecard, brochure...
• Nội dung: phong phú, bổ ích, có sức lôi cuốn và được cập nhật
thường xuyên. Cần xây dựng nội dung trên tinh thần đáp ứng nhu
cầu thông tin của khách hàng mục tiêu. Chỉ có bản thân doanh
nghiệp mới tạo ra được nội dung hấp dẫn, không có agency nào thay
thế được doanh nghiệp khi thực hiện điều này. Cũng cần lưu ý đến
vấn đề công nghệ, nếu một trang web không tải xuống được trong
thời gian tính bằng giây, cơ hội để người sử dụng quay lại trang web
đó gần như là bằng không.
• Chức năng tương tác: đơn giản, thuận tiện, dễ sử dụng. Tính tương
tác thể hiện ở các hoạt động như: đăng ký thành viên, yêu cầu báo
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 28
giá, hỗ trợ khách hàng... Nếu khai thác tính năng này tốt, doanh
nghiệp có thể nhận diện khách hàng mục tiêu dễ dàng, thu thập dữ
liệu về khách hàng thuận tiện.
- Điểm mấu chốt quyết định thành công của một trang web chính là sự am
hiểu về khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Trước đây nhiều người
nghĩ rằng trang web phải do bộ phận IT của doanh nghiệp xây dựng, quản
lý và điều hành thì nay công việc này nên xuất phát từ phòng marketing bởi
những người làm tiếp thị sẽ đưa ra những thông điệp gần gũi với khách
hàng của doanh nghiệp hơn.
- Hãy xây dựng một kế hoạch quảng bá lâu dài và gắn kết với hoạt động
marketing của doanh nghiệp: có mục tiêu, có ngân sách, có theo dõi, và
đánh giá.Tùy theo quy mô của doanh nghiệp mà sử dụng cá nhân chuyên
trách hay thuê dịch vụ bên ngoài (outsource) cho công tác vận hành. Để
tăng hiện diện và quảng bá trang web trên môi trường Internet, doanh
nghiệp có thể quảng bá bằng các hoạt động như: đặt banner,mua từ khóa,
trao đổi link với các trang web khác, tham gia mạng công đồng...
- Luôn nhớ rằng trang web không phải là dự án làm một lần, mà là quá trình
hoàn thiện không ngừng theo chu trình 4C: Conception ( ý
tưởng)ÆConstruction (xây dựng)Æ Communication( truyền thông)Æ
Continuation (vận hành, tiêp tục).
(Theo nguồn : Tạp chí marketing Việt Nam – Số 53-4:2009)
2.2 Blog
Blog – nhật ký điện tử là một trang web
hoặc một nơi nào đó trên Web mang tính
chất của một diễn đàn mở,nơi người ta có
thể chia sẻ và thể hiện bản thân. Sử dụng
blog hầu như miễn phí nên rất phù hợp với
doanh nhân nhỏ hầu như chưa có điều
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 29
kiện lập trang web.Việc xây dựng và cập nhật thông tin cũng khá dễ dàng .
Trường hợp các doanh nghiệp đã có trang web, blog cũng là một công cụ
truyền thông đáng chú ý vì mang tính chất tương tác tự nhiên, dễ dàng tiếp cận
và gây cảm tình với người tiêu dùng, nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu và
suy nghĩ của họ. Blog được coi là trang thông tin cá nhân thể hiện cái tôi riêng
tư nên cũng là nơi doanh nghiệp/ sản phẩm có thể dễ dàng thể hiện cá tính
thương hiệu của mình.
Làm sao để Blog hoạt động hiệu quả?
- Lợi ích là thế nhưng nếu không tạo ra được một phong cách, cá tính riêng,
không xây dựng mối quan hệ và tham gia các hoạt động cộng đồng thì
chiến dịch marketing bằng blog cũng chẳng có cơ hội tồn tại trong thế giới
ảo. Hiệu quả chỉ được tạo ra nếu biết sử dụng đúng cách:
¾ Xây dựng nội dung hấp dẫn, phù hợp: Sức lôi cuốn của một trang
nhật ký điệntủ trước hết là ở nội dung. Blog không phải là nơi chứa
các thông cáo báo chí hay chính sách doanh nghiệp mà hãy chọn lọc
những thông tin hữu ích và thể hiện bằng ngôn ngữ và phong cách
gần gũi với cộng đồng mạng. Không những nhận được sự ủng hộ
của độc giả, một blog khi trở thành nguồn thông tin hữu ích còn
giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín của mình khi được các blogger
chia sẻ đường link, trích dẫn thông tin hay ý kiến.
¾ Cá nhân hóa: Bên cạnh nội dung, cư dân blog còn rất quan tâm đến
tâm tư tình cảm, và phong cách của một cá nhân thể hiện qua màu
sắc, hình ảnh và giọng điệu của từng câu chữ. Hãy chia sẻ suy nghĩ,
quan điểm và những thông tin mang tính cá nhân về công ty bạn,
đồng thời tạo một cái “gu” hay dấu ấn riêng để thu hút người đọc.
¾ Quảng bá và xây dựng mối quan hệ: một blog sẽ chẳng có tác
dụng gì nếu không nhận được sự quan tâm và chia sẻ của cộng đồng
mạng. vì thế, bạn phải thu hút độc giả và tăng lưu lượng cho blog
bằng cách tham gia vào các diễn đàn, mạng xã hội, tạo liên kết với
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 30
các blogger khác… và quảng bá thông qua các công cụ online khác
như chat, email…Thường xuyên cập nhật: Thông tin luôn mới và
cập nhật đều đặn thì mới thu hút người đọc quay trở lại. Nếu không
thể viết các entry mỗi ngày thì bạn cũng nên thông tin về các hoạt
động của mình và cập nhật các nội dung mới, để tạo mối quan hệ
gắn bó với những người quan tâm đến mình. Tuy nhiên, không nên
lạm dụng điều này vì sẽ gây nên sự nhàm chán cho người đọc.
¾ Trả lời các comment: chỉ khi đánh giá tốt bài viết hay quan tâm
đến hoạt động của doanh nghiệp thì người ta mới bình luận. Do đó,
tích cực trả lời các lời bình, bạn có thể xây dựng lòng trung thành
với khách hàng mục tiêu, đồng thời cũng là cơ hội để giải thích hoặc
phản hồi lại những ý kiến bất lợi với doanh nghiệp mình.
Ví dụ:
BLOG TÔI YÊU NHÀ TÔI
Đầu tháng 10.2008, sơn Dulux là một trong những thương hiệu đầu tiên
ở Việt nam lập blog quảng bá cho chiến dịch marketing với thông điệp
“ “tôi yêu nhà tôi” ( Lý do nhãn
hàng chọn blog là vì công cụ này cho phép thương hiệu dễ dàng tương
tác với khách hàng, cho họ có cơ hội bày tỏ những cảm xúc suy nghĩ về
ngôi nhà của mình, qua đó làm tăng độ nhận biết thương hiệu. Hai
tháng sau khai trương, blog đã có 213 bài viết, danh sách “khách hàng
thân thiết” của blog là 283 người. Tuy nhiên thành công của Dulux thể
hiện ở việc tiếp cận các khách hàng tiềm năng nhiều hơn là khách hang
hiện hữu. Với đối tượng khách hàng mục tiêu là người từ 28 tuổi trở
lên, đa phần là giới 7X trở về trước thì việc viết và đọc blog không
thịnh hành như 8X hay 9X.
(Theo nguồn : Tạp chí marketing Việt Nam – Số 53-4:2009)
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 31
2.3 Social network
Mạng xã hội, hay gọi là mạng xã
hội ảo, (social network) là dịch vụ
nối kết các thành viên cùng sở thích
trên Internet lại với nhiều mục đích
khác nhau không phân biệt không
gian và thời gian (theo định nghĩa
Wikipedia). Việc thành lập những
cộng đồng ảo mới và sự hoán đổi ngôi vị của những mạng dẫn đầu đang
diễn ra từng ngày với tốc độ chóng mặt. Song song đó là xu hướng hình
thành những cộng đồng trực tuyến gắn với những nhóm nghề nghiệp và lợi
ích đặc thù. Giá trị cốt lõi của một mạng xã hội bất kỳ phụ thuộc vào sự
tham gia của các thành viên trong mạng.
- Các mạng xã hội cho phép các công ty chủ động tạo dựng và phát triển
profile, quảng cáo sản phẩm hay tiết lộ những thông tin có ích, và xa hơn là
hòa nhập và trở thành một phần của cộng đồng. Đó là lý do mà theo ông
Lucas Watson, người phụ trách toàn cầu về chiến lược kinh doanh kỹ thuật
số của tập đoàn P&G cho rằng: “ Các marketer phải học cách kết nối với
người tiêu dùng và tạo ra ảnh hưởng trên các mạng xã hội, nó sẽ mang đến
cho bạn những thành quả tuyệt vời”.
- Marketer cần biết gì khi sử dụng khi sử dụng cộng đồng ảo:
- Ưu điểm:
o Trước tiên cần thấy rằng mạng xã hội ảnh hưởng đến khả năng
thành công của chiến dịch tiếp thị trực tuyến trên hai khía cạnh: giúp
lan truyền thông tin tích cực, mới lạ về sản phẩm, cũng như những
phản hồi từ người tiêu dùng tiềm năng; khả năng của mạng xã hội là
giúp kết nối cá nhân, giúp người này “gặp” người khác, từ đó làm
tăng khả năng thành viên mới tham gia vào cộng đồng.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 32
o Để việc tham gia vào mạng xã hội mang lại hiệu quả tích cực cho
chiến dịch marketing, cần có sự bố trí lực lượng hợp lý, trong đó
marketer cần quan tâm tới ba nhóm người sau:
o Connector – người kết nối, đóng vai trò là “người kết dính xã hội”,
có tầm ảnh hưởng lớn, là người sẽ giới thiệu người tiêu dùng với
những nhóm mà “họ nên biết”
o Maven – người môi giới thông tin, là người không ngừng nói với
khách hàng tiềm năng về những cơ hội tốt , là người luôn đưa ra
những lời khuyên về việc mua cái gì và nên tới đâu để mua hàng.
o Salesmen – nhà truyền giáo, thúc đẩy khách hàng hành động nói
cách khác là thuyết phục họ mua hàng.
o Trong thời đại của web2.0, thành công của một chiến dịch
marketing không chỉ phụ thuộc vào số lượng người tham gia vào
cộng động do marketer tạo ra, mà còn liên quan vấn đề đo lường
mức độ phản hồi, tiếp nhận của các thành viên trong cộng đồng một
cách nhanh nhất. Nhờ công nghệ mới, marketer có thể tổng hợp
được ngay những dữ liệu quan trọng như: thu nhập bình quân theo
người sử dụng, khả năng sinh lời của các hàng cá nhân, hay hệ số
ROI của quảng cáo…Những số liệu này có thể được cập nhật hàng
ngày, thậm chí hàng giờ tới marketer.
- Nhược điểm:
o Tính lan truyền theo cấp số nhân của cộng đồng ảo cũng sẽ là cách
thức hủy hoại một nhãn hàng nhanh nhất khi có thông tin không tốt
về sản phẩm. Chính điều này làm cho mạng xã hội trở thành một
con dao hai lưỡi, đòi hỏi các marketer phải rất cẩn thận trong khi
triển khai chiến dịch Online Marketing.
(Theo nguồn : Tạp chí marketing Việt Nam – Số 53-4:2009)
2.4 Widget
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 33
• Trong chiến dịch marketing cho gói sản phẩm quần jeans và giày dép,
Levi’s đã tung ra một widget gồm các slide mô tả sản phẩm, kèm theo
những đoạn nhạc nhằm tăng sự thu hút với những phụ nữ thành thị và một
mẩu giấy điện tử có thể chỉnh sửa để người dùng để lại tin nhắn hay thông
báo nơi họ sẽ đến mua hàng.Kết quả, sản phẩm được bán hết trong vòng
chưa đầy một ngày.
• Widget là một mẩu (box) nội dung di động có mã số có thể được cài đặt và
hoạt động trong bất kỳ đoạn mã HTML riêng lẻ trên trang web, trang chủ
cá nhân, màn hình vi tính, blog hoặc mạng xã hội của người sử dụng mà
không cần biên dịch.
• Widget thường tồn tại dưới dạng DHTML, JavaScript, hoặc Adobe Flash
và làm việc như một chương trình hoặc ứng dụng mini. Widget thường bao
gồm tin tức, thời tiết, đồng hồ, game...
• Quảng bá thương hiệu bằng widget là cách tạo ra một chương trình có
những ứng dụng hữu ích liên quan đến sản phẩm, thương hiệu để thu hút
người sử dụng tải về máy tính, trang web, blog, mạng xã hội...Widget nhận
được sự tin tưởng rất cao của người dùng Internet vì nó được chính họ lựa
chọn và chủ động tải về, công cụ này cũng tạo sự tương tác thường xuyên
với khách hàng khi hiện trên màn hình máy tính của họ mỗi ngày và có sức
lan tỏa lớn vì có thể được chia sẻ với nhiều người.
• Bí quyết tạo một widget hiệu quả.
• Để đạt đươc hiệu quả, những widget quảng bá thương hiệu phải lôi kéo
được nhiều người dùng sử dụng thường xuyên, có những ứng dụng phổ
biến và nhất là đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. Muốn vậy, các
Marketer cần lưu ý:
o Đem lại giá trị cho người tiêu dùng: Widget phải có những yếu tố
giải trí (game, đố vui, những đoạn quảng cáo phim...), gia tăng sức
ảnh hưởng của người sử dụng với cộng đồng qua việc để họ thể hiện
bản thân theo những cách mới lạ như cá nhân hóa các slide, nâng
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 34
cấp chủ đề tin nhắn, tạo playlist trong MP3...đồng thời phải thường
xuyên tăng thêm những đặc điểm mới để lôi cuốn người dùng quay
lại.
o Đơn giản, tập trung và có liên quan: Bạn cần tạo ra một vài ứng
dụng chính làm nổi bật thông điệp mà vẫn có đủ sức thu hút chỉ với
vài cú click chuột.
o Gia nhập vào những trang web quyền lực: các mạng xã hội như
MySpace hay Facebook đều có chính sách mở các platform cho
những nhà phát triển widget. Bạn có thể tận dụng những cơ hội này
để quảng bá thương hiệu với các thành viên trong mạng xã hội và
bạn bè của họ qua việc cho phép người dùng dễ dàng tương tác và
chia sẻ nội dung.
o Tối ưu hóa mức độ sử dụng: Những widget được cài đặt đều gửi
về một file có mã số riêng, vì thế có thể nhanh chóng nhận được
phản hồi và phát triển nội dung theo nhu cầu của người dùng. Bạn
cũng có thể linh động trong việc điều chỉnh ngân sách và chiến lược
để trở thành kênh quảng bá tốt nhất.
o Lên kế hoạch cho những chiến dịch tiếp theo: Khi chiến dịch kết
thúc, thay vì bỏ mặc nội dung gốc của một widget, bạn có thể duy trì
cho một chiến dịch tiếp theo bằng cách tạo ra nội dung mới dựa trên
phản hồi của người dùng.
o Bắt kịp hành vi của người sử dụng: Xu hướng trong giao tiếp và
tự thể hiện của cộng đồng mạng đang có nhiều thay đổi như gửi tin
nhắn nhiều hơn email và các tin nhắn xuất phát từ profile trong
mạng xã hội...Do đó, bạn phải tạo ra một widget phù hợp với những
hành vi mới của người dùng để tăng tính cạnh tranh. Các thương
hiệu thất bại trong việc tương tác với người dùng có thể là do không
tạo mối quan hệ với những người có sức ảnh hưởng lớn, hoặc để cho
đối thủ cạnh tranh có đươc mối quan hệ với họ.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 35
(Theo nguồn : Tạp chí marketing Việt Nam – Số 53-4:2009)
2.5 Email
38% người sử dụng Internet tại Việt Nam
trong độ tuổi từ 18-30 có sử dụng email,
con số này ở độ tuổi 40-50 là 34%. Theo
nghiên cứu của AC Nielsen 2008, email
đứng thứ 4 trong các hoạt động được sử
dụng nhiều nhất trên Internet. Đặc biệt ở
TP.HCM, mức độ sử dụng email hằng
ngày và thường xuyên chiếm đến 73%
(theo nghiên cứu của FTA 2008). Những con số trên khiến các marketer không
thể bỏ qua công cụ quảng bá đầy tiềm năng: Email marketing.
Lợi thế của Email marketing
o Chỉ trong tích tắc có thể chuyển cùng một thông điệp tới hàng trăm
ngàn người với chi phí bằng 1/5, thậm chí chỉ 1/10 so với gửi thư
thông thường; nội dung sống động với hình ảnh, âm thanh,
video...mà không tốn chi phí in ấn, xuất bản, lại dễ dàng cập nhật,
chỉnh sửa; có thể đo lường hiệu quả và nhanh chóng nhận được phản
hồi từ khách hàng...Đó là những ưu điểm mà email marketing có thể
tạo ra cho chiến dịch tiếp thị của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thách
thức lớn nhất với việc phát triển email marketing là nỗi lo ngại bị
xem là hình thức “spam” hộp thư của khách hàng.
Thực hiện email marketing hiệu quả
• Email marketing có thể tạo ra được hiệu quả hay không phụ thuộc
rất lớn vào phương pháp và quá trình thực hiện của các doanh
nghiệp, trong đó có năm vấn đề đáng chú ý sau:
o Đúng người: quan trọng nhất trong việc sử dụng email marketing là
có một danh sách khách hàng mục tiêu đồng ý nhận email. Danh
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 36
sách này có thể được tạo ra bằng những mẩu đăng ký thành viên trên
trang web, tổ chức sự kiện online, offline...Đây chính là những
người có quan tâm đến sản phẩm, thương hiệu nên tỉ lệ nhận và mở
email là rất cao.
o Đúng nội dung: Các nhà cung cấp dịch vụ email đều có hệ thống
chấm điểm “spam” như cách thể hiện tiêu đề, sự liên quan giữa tiêu
đề và nội dung, dung lượng hình trong một email...Nếu người dùng
nắm rõ các quy tắc này sẽ thiết kế được một email “hợp pháp”.Cũng
cần đăng ký với các nhà cung cấp dịch vụ để nhận thông báo khi
email bị coi là phiền nhiễu, nhanh chóng đưa email của các khách
hàng này ra khỏi danh sách.
o Để tạo nội dung hấp dẫn, email mẫu nên được thiết kế có độ rộng
dưới 500 pixel, tựa đề dưới 35 ký tự và không nên sử dụng tiếng việt
có dấu, để thông điệp chính bên tay trái và nên có những văn bản
thay thế cho hình ảnh vì một số công cụ như Microsof Outlook có
tính năng chặn hình ảnh. Điều quan trọng là nội dung nên được thiết
kế động và cá nhân hóa.
o Đúng thời điểm: Tìm hiểu thói quen của đối tượng để email có cơ
hội được mở ra nhiều nhất. Email cho doanh nghiệp nên gửi vào ban
ngày từ thứ 2 đến thứ 6, email cho người tiêu dùng hiệu quả rất cao
như kết hợp với direct email (dùng email để thông báo trước rồi gửi
thư trực tiếp đến những người có phản hồi với email thì cơ hội sẽ
cao hơn do chọn được đối tượng có quan tâm đến chương trình).
o Để đo lường hiệu quả và có những thay đổi thích hợp, doanh nghiệp
thường xuyên thực hiện báo cáo về: tổng số email được gửi đi, tỉ lệ
email bị trả về, tỉ lệ email bị từ chối, tỉ lệ email được mở, mở như
thế nào, ở đâu, tỉ lệ click đường dẫn...
(Theo nguồn : Tạp chí marketing Việt Nam – Số 53-4:2009)
2.6 Search Engine Marketing (SEM)
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 37
• Theo nghiên cứu của FTA, hầu hết những người sử dụng Internet ở cả hai
nhóm 17-24 và 25-30 tuổi đều có sử dụng công cụ tìm kiếm, trong số đó có
hơn 50% sử dụng ít nhất một lần/ngày. Tìm kiếm thông tin đứng thứ hai
trong số những lý do truy cập Internet (chỉ sau đọc tin tức).
• Quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm ( Search Engine Marketing – SEM) là
phương pháp tiếp cận khách hàng tiềm năng bằng cách đưa trang web của
doanh nghiệp hiển thị ở những vị trí đầu tiên trên trang kết quả của các
công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, MSN... Theo ông Chandler Nguyễn
chuyên gia SEM Công ty DGM, đây là hình thức quảng cáo hiệu quả trong
bối cảnh suy thoái hiện nay, vì tiết kiệm chi phí và hiệu quả trong việc thu
hút khách hàng đến mua hàng tại trang web hay cửa hàng, dễ dàng kiểm
soát, đánh giá tỉ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư một cách chính xác, minh
bạch.
• Phương pháp quảng cáo này có hai hình thức: Pay Per Click – Trả tiền theo
Click và Search Engine Optimization (SEO) – Tối ưu hóa công cụ tìm
kiếm. Tại thị trường Việt Nam hay một số nươc trong khu vực Đông Nam
Á và Đông Á, nhiều người làm tiếp thị thường hiểu nhầm SEM chỉ bao
gồm Pay Per Click còn SEO là một mảng riêng. Chính vì vậy khi lập kế
hoạch hoặc phê duyệt quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm, họ thường bỏ
qua SEO.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 38
• Pay Per Click (hay còn gọi là Paid Search) là cách hiển thị thông điệp
quảng cáo trên phần liên kết được tài trợ (Sponsored Links) trong trang kết
quả tìm kiếm của Google, Yahoo... khi người tiêu dùng tìm kiếm những từ
khóa có liên quan. Doanh nghiệp sẽ đặt giá cơ bản cho mỗi click và trả tiền
cho mỗi lần công cụ tìm kiếm hướng khách hàng tới trang web. Càng có
nhiều người truy cập trang web, doanh nghiệp càng có nhiều cơ hội trong
việc bán hàng và xây dựng thương hiệu. Đồng thời có thể giảm chi phí
quảng cáo vì các công cụ tìm kiếm đặc biệt là Google có chính sách thưởng
cho khách hàng có những quảng cáo chất lượng, được nhiều người truy cập
nhằm đem đến cho người dùng những kết quả tốt nhất.Tuy nhiên, bạn phải
lưu ý vì nếu chọn một từ khóa quá phổ biến, có thể bạn sẽ nhận được
nhiều tìm kiếm nhưng đó không thực sự là khách hàng tiềm năng và bạn sẽ
phải trả một mức phí rất lớn.
2.6.1 Các bước để thực hiện một chiến dịch Pay Per Click hiệu
quả:
o Xây dựng một chiến lược quảng cáo dài: Các doanh nghiệp và cả
agency truyền thống cần nhận ra rằng người dùng Internet liên tục
tìm kiếm thông tin trên mạng 365 ngày/năm. Sẽ rất lãng phí nếu
doanh nghiệp xây dựng chiến dịch Pay Per Click giống như chạy
quảng cáo banner, rầm rộ xuất hiện rồi lại nhanh chóng kết thúc
trong một thời gian ngắn. Họ cũng sẽ mất dấu trên thị trường, mất
điểm và khó có thể cạnh tranh với các đối thủ.
o Thực hiện chiến dịch với một số bước cơ bản sau: Phân tích từ
khóa, kiểm tra, đánh giá trang web và tình trạng kinh doanh của
doanh nghiệp, xây dựng thông điệp quảng cáo, đưa chiến dịch lên
các công cụ tìm kiếm bằng cách đặt giá cho từ khóa.
o Đo lường và đánh giá kết quả hàng tháng: Mỗi công ty đều có
những đặc thù riêng và cần báo cáo những thông số riêng. Một số
thông số cơ bản cần nắm được là: số lần hiển thị quảng cáo, số lần
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 39
click chuột, tỉ lệ click, giá mỗi lần click, số lượng giao dịch kinh
doanh thu được, tỉ lệ chuyển đổi...Khi thu thập báo cáo, cần so sánh
kết quả từ các hoạt động quảng cáo khác theo thời gian để từ đó biết
được hoạt động nào có hiệu quả hơn đồng thời nắm bắt được những
thay đổi theo thời vụ trong năm.
o Tối ưu hóa chiến dịch dựa vào các báo cáo: Báo cáo sẽ trở lên vô
ích nếu không biết nhận xét và áp dụng những thông tin thu thập
được để tối ưu hóa chiến dịch.Phần lớn các khách hàng gặp phải
tình trạng là có trong tay một kết quả báo cáo rất đẹp mắt bằng
Excel hay Powerpoint, tuy nhiên doanh nghiệp hay agency không
biết phải làm gì với báo cáo này, không biết liên hệ những con số
trên báo cáo với các mụch đích kinh doanh của mình.
(Theo nguồn : Tạp chí marketing Việt Nam – Số 53-4:2009)
2.7 SEO
• SEO là quá trình tối ưu hóa trang web cho các công cụ tìm kiếm nhằm
nâng cao vị trí của trang web trong phần kết quả tìm kiếm tự nhiên
của Google, Yahoo... khi người tiêu dùng đánh vào một từ khóa có
liên quan.Doanh nghiệp không cần phải trả phí nếu xuất hiện trong
phần kết quả tìm kiếm tự nhiên nên một trang web được tối ưu hóa sẽ
tiết kiệm được rất nhiều chi phí khi chạy Pay Per Click do các công
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 40
cụ tìm kiếm đưa vào khái niệm Quality Score (Google) hay Quality
Index (Yahoo).
• SEO được chia làm hai phần: on-page optimization và off- page
optimization. On-page optimization là cách xây dựng cấu trúc trang
web, nội dung trang web, sự chặt chẽ, kết nối giữa các trang trong
trang của bạn (links)... Off-page optimization là quá trình phổ biến
trang web của bạn đến nhiều người.
2.7.1 Để có một chiến dịch SEO hiệu quả
o Mỗi trang web cần được tối ưu hóa theo những cách khác nhau dựa
vào tính cạnh tranh của ngành, mức độ phức tạp của trang web, hệ
thống quản lý dữ liệu đang sử dụng...
o Mỗi doanh nghiệp đều có mục đích kinh doanh, đối tượng khách
hàng, thị trường mục tiêu khác nhau, vì thế các giai đoạn trong quá
trình tối ưu hóa cũng khác nhau. Nhưng nhìn chung, SEO chỉ có kết
quả khi thực hiện trong khoảng thời gian tối thiểu là sáu tháng đến
một năm, với rất nhiều công việc khác nhau như: tìm hiểu kỹ đối
tượng mục tiêu, xây dựng kế hoạch từ khóa (keyword analysis), liên
hệ với web-masters để tìm hiểu về hạn chế của CMS, công ty quảng
cáo...
o Một điều tối quan trọng đối với SEO là kết quả xếp hạng (Search
Engine Ranking) cho các từ khóa quan trọng. Vì vậy khi chọn lựa từ
khóa, bạn phải tự đặt mình vào vị trí của khách hàng, họ là ai và
thường chọn những từ khóa nào để tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ của
bạn. Đồng thời, bạn phải khảo sát thị trường: từ khóa đó được tìm
kiếm bao nhiêu lần trong tháng, có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh đối
với từ khóa đó. Nhiều người thường tối ưu hóa cho những từ khóa
được tìm kiếm nhiều nhưng chưa chắc đã là từ khóa tiềm năng. Từ
khóa càng mang tính tập trung (targeted keyword) thì càng nhận
được ít lượng truy cập, nhưng sẽ mang đến những khách hàng tiềm
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 41
năng vì đây là những người quan tâm đến lĩnh vực của bạn và khả
năng mua hàng của họ là rất cao. Bạn nên chọn 2-3 từ khóa tập
trung cho mỗi trang web trên trang của bạn.
o Mỗi công cụ tìm kiếm có cách đánh giá, xếp hạng hiển thị riêng,
nhưng đều đặt mục tiêu cung cấp cho người dùng những kết quả tốt
nhất (những trang web chất lượng) qua các tiêu chí như kỹ thuật, đồ
họa, nội dung... và thường xuyên thay đổi bí mật thuật toán của
mình để tránh bị lạm dụng. Do đó, không một công ty nào có thể
đảm bảo trang web của khách hàng sẽ xếp hạng thứ bao nhiêu, chon
từ khóa nào, sau khoảng thời gian bao lâu. Việc xây dựng chất
lượng nội dung trang web liên quan đến từ khóa đó nhằm mang đến
cho khách viếng thăm những thông tin bổ ích vẫn là quan trọng
nhất. Nếu chỉ chú trọng vào cuộc đua vị trí, các agency hay doanh
nghiệp có thể sa vào các phương pháp giả tạo (black hat techniques)
bị cấm bởi Google hay Yahoo. Các công cụ tìm kiếm có thể phạt
bằng cách loại toàn bộ trang web của doanh nghiệp ra khỏi danh
sách kết quả tìm kiếm (Index)
(Theo nguồn : Tạp chí marketing Việt Nam – Số 53-4:2009)
2.8 Video Marketing
Khai thác sự tương tác thông qua các giác quan nghe nhìn của người
tiêu dùng, video marketing là sự kết hợp hài hòa của quảng cáo
truyền hình truyền thống với tính lan truyền của Internet. Với video
marketing, những người làm tiếp thị có thể đưa clip quảng cáo đến
với cộng đồng mạng mà không tốn kém nhiều chi phí như phát trên
tivi, thậm chí có thể làm những series clip để kể chuyện cho khách
hàng.
2.9.1 Để phát huy hiệu quả Video Marketing
o Nên sử dụng video ở trang đầu tiên vì đó giống như trao một tấm
danh thiếp. Trang đầu tiên sẽ giới thiệu bạn và tất cả những ấn tượng
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 42
đầu tiên sẽ tạo nên ở đây. Đừng để video trên một trang quá xa mà
thậm chí khách hàng không biết đến nó. Bất kỳ cách nào, hãy để
khách đến thăm trang web của công ty có cơ hội được xem video.
o Lựa chọn trang web. Sự lựa chọn tốt nhất là những trang web như
YouTube, Yahoo!, Video hay Google Videos, clip.vn. Thuận lợi
chính là video của bạn sẽ được phát miễn phí.
o Chia sẻ video. Nếu thật sự muốn, hãy cho phép người sử dụng có
thể kết nối vào video của bạn. Virus video marketing là cách tốt nhất
để làm cho công ty được biết đến rộng rãi. Chúng đem tên công ty
đến những trang web với tốc độ nhanh chóng hơn bất kỳ công cụ
marketing nào.
o Đừng quên thêm những dòng chữ như “tell a friend” (giới thiệu cho
một người bạn) hay “visit our website” (ghé thăm trang web) tại
điểm cuối của video.
o Thời lượng. Video marketing phải đủ ngắn để không làm người sử
dụng chán. Đa phần những người sử dụng Internet không muốn lãng
phí thời gian và họ chán ngấy với những quảng cáo không bao giờ
kết thúc.
o Ngày nay, website video trực tuyến đã được xem là một trong những
lĩnh vực phát triển nhanh nhất trên thế giới truyền thông. Những
website như YouTube hàng ngày thu hút hàng ngàn lượt khách truy
cập. Đối với chiêu thức tiếp thị của những doanh nghiệp cỡ nhỏ,
video online quả là một lời gợi ý đặc biệt hấp dẫn, bởi lẽ việc tạo
nên và phân phát những nội dung quảng cáo bằng hình thức này ít
tốn kém hơn nhiều so với những phương tiện quảng bá truyền thống.
o Để tối đa hóa chiến dịch quảng cáo, một khi các video đã được kích
hoạt trên các website như YouTube, bạn nên gửi cho tất cả những
đối tượng khách hàng một email kèm theo đường link kết nối đến
đoạn video đó.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 43
o Một cách khác để trình nội dung đến với các website chia sẻ video là
gián tiếp thông qua các siêu phương tiện truyền thông. Như những
cách thức marketing khác, chìa khóa thành công vẫn là nhận biết
được “gu” của người xem, chẳng hạn đối tượng hay xem YouTube
thường hướng đến những đoạn clip mới lạ, cuốn hút và hài hước.
Bên cạnh đó, nếu muốn một đoạn quảng cáo đủ sức tạo nên những
ảnh hưởng to lớn cho người xem, bạn phải chắc rằng nó thật sự có
tính thuyết phục cả về tính sáng tạo và độ hấp dẫn.
(Theo nguồn : Tạp chí marketing Việt Nam – Số 53-4:2009)
2.9 Banner
• Banner là hình thức quảng cáo rất phổ biến trên các web hiện nay.
Đó chính là những ô quảng cáo được đặt trên các trang web, có
dạng tĩnh hoặc động, liên kết đến một trang web khác chứa các nội
dung thông tin của quảng cáo.
• Mặc dù các banner có thể được thiết kế với kích thước bất kỳ, việc
sắp xếp các banner trên các trang web sẽ thuận tiện hơn khi có tiêu
chuẩn đối chung. Ủy ban quảng cáo tương tác (IAB) khuyến khích
các thành viên nên sử dụng bốn dạng quảng cáo chuẩn là:
180x150px, 300x250px, 160x600px, và 728x90px.
2.9.1 Cách thức để tăng hiệu quả quảng cáo
o Trước khi tiến hành sử dụng banner, bạn nên đến thăm một số trang
web hướng đến những nhóm đối tượng khách hàng ưu tiên và tìm
hiểu về giá của quảng cáo, lượng khách truy cập của trang web đó.
Để banner quảng cáo nhận một tỉ lệ phần trăm phản hồi đáng kể, nó
cần phải được thiết kế thật chuyên nghiệp, bắt mắt. Đừng nghĩ rằng
banner chỉ là một hình nhỏ được đặt trên trang web mà lơ là không
chú trọng đến nó. Khách hàng sẽ phản hồi tùy thuộc vào sự hấp dẫn
của quảng cáo. Vì thế hãy chắc chắn rằng:
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 44
o Banner quảng cáo được thiết kế bởi người chuyên nghiệp hoặc sử
dụng một công ty thiết kế banner đã quen thuộc với công ty bạn,
quan trọng nhất là hiểu về chiến lược quảng cáo của bạn.
o Banner quảng cáo phải có thông điệp quảng cáo rõ ràng về việc nó
sẽ đem đến điều gì cho người tiêu dùng. Một banner với nội dung
mơ hồ sẽ không thu hút được khách hàng.
o Banner quảng cáo thành công cần thiết phải sử dụng từ ngữ nhấn
mạnh đến lợi ích của sản phẩm mà nó đang giới thiệu.
o Những banner quảng cáo kết hợp được ba điều này có thể sẽ nhận
được tỉ lệ click rất cao. Ví chúng là sự kết hợp của hình ảnh để thu
hút cặp mắt và nội dung sẽ tạo động lực để khách hàng click vào đó.
(Theo nguồn : Tạp chí marketing Việt Nam – Số 53-4:2009)
2.10 Catalogue điện tử
• Cũng giống như catalogue thông thường, catalogue điện tử đáp ứng
nhu cầu trưng bày hàng hoá, sản phẩm cho phép khách hàng nhìn
thấy, tìm kiếm thông tin về tính năng sử dụng, chất liệu, kích
thước…Khác biệt chỉ ở chỗ catalogue này được đưa lên mạng nên
về thiết kế có thể sinh động và bắt mắt hơn, và đặc biệt là không tốn
chi phí in ấn.
(Theo nguồn : Tạp chí marketing Việt Nam – Số 53-4:2009)
2.11 Microsite
• Những con phù du sinh ra và tồn tại chỉ vỏn vẹn trong vòng một
ngày, giống như tuổi thọ của các microsite phục vụ cho các chiến
dịch marketing. Ra đời khi nhãn hàng bắt đầu chiến dịch,các
microsite nhanh chóng có lượng khách ghé thăm kỷ lục và được coi
như đã hoàn thành sứ mệnh khi chương trình kết thúc.
• Microsite là một trang web qui mô nhỏ, tập trung truyền đạt những
thông tin chi tiết về sự kiện, chương trình giới thiệu sản phẩm mới
hoặc chương trình khuyến mãi.Microsite thường chỉ tồn tại trong
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 45
thời gian ngắn, thường từ một đến hai tháng. Ngoài mục đích quảng
bá chúng còn mang sứ mệnh giúp cho thương hiệu tương tác với
người tiêu dùng, nhận diện khách hàng mục tiêu dễ dàng hơn.
• Điểm nổi bật của microsite là chi phí đầu tư thấp, thông thường chỉ
bằng 1/10-1/3 so với kinh phí để xây dựng một trang web thông
thường. Ngoài ra, microsite còn hỗ trợ cho đội ngũ nhân viên kinh
doanh trong việc giới thiệu và bán sản phẩm mới.
• Nhờ những ưu điểm này, microsite đang trở thành công cụ quảng
cáo trực tuyến rất “hot” nhưng không phải nhà làm tiếp thị trực
tuyến nào cũng khai thác một cách hiệu quả.
3.1 Cách thức để tăng hiệu quả của microsite?
o Vòng đời của microsite rất ngắn, bởi vậy, trong khoảng thời gian đó
các marketer phải làm thế nào để phát huy hết tác dụng của
microsite và biến nó thành một công cụ thực sự hiệu quả cả về chi
phí lẫn đầu tư.Đó là bài toán mà các nhà tiếp thị trực tuyến đang đi
tìm lời giải. Theo bà Nguyễn Phương Dung, Giám đốc Điều hành
Công ty Innity, các doanh nghiệp nên lưu tâm đến những vấn đề sau:
o Nên thiết kế microsite thân thiện và thuận tiện, dễ tìm kiếm thông
tin.
o Quảng bá microsite để tăng lượng khách ghé thăm bằng cách đặt
banner trên các trang web, mạng xã hội thậm chí cả báo in.
o Tạo cơ hội cho khách hàng tương tác và trải nghiệm cùng nhãn hàng
bằng cách tích hợp các trò chơi, video clip, âm thanh, hình ảnh, gửi
lời mời tới những người bạn...
o Gắn kết microsite với trang web của công ty hoặc sản phẩn đó. Việc
làm này nhằm mục tiêu chủ yếu của người làm tiếp thị là quảng bá
chính của doanh nghiệp/sản phẩm.
o Am hiểu công nghệ của doanh nghiệp. Với những doanh nghiệp có
công nghệ tốt, có thể xây dựng microsite thành một subsite (một
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 46
nhánh nhỏ của trang web doanh nghiệp, ví dụ:
samsung.com/vn/ruocduocolympic 2008). Ưu điểm của cách này là
làm tăng lượng khách ghé thăm trang chủ. Trong khi đó những công
ty xây dựng subsite phải xin phép quản lý vùng thì giải pháp xây
dựng microsite với một tên miền hoàn toàn mới tỏ ra phù hợp hơn.
o Để xây dựng và khai thác microsite hiệu quả, nhà hoạch định chiến
lược phải chú trọng ngay từ khâu hình thành ý tưởng kết hợp với các
ứng dụng của Internet một cách khéo léo để thu hút khách hàng tới
thăm nhiều nhất trong thời gian diễn ra chương trình. Hơn thế,
doanh nghiệp phải biết cách giữ chân các thành viên tham gia
microsite để biến họ thành một cộng đồng, tạo ra những hiệu ứng về
marketing truyền miệng, viral marketing…Khi đó, “microsite” đã
được khai tử nhưng những lợi ích của nó thì vẫn còn mãi mãi.
(Theo nguồn : Tạp chí marketing Việt Nam – Số 53-4:2009)
2.12 Game online
• Dù đã xuất hiện khá lâu tại các quốc gia phát triển, phải đến cuối
năm 2006 khi VTC Game chính thức thức ký bản hợp đồng quảng
cáo trị giá 200.000 USD trên Audition - một loại Casual Game
(game giải trí đơn giản) với Samsung thì thị trường quảng cáo qua...
game ở Việt Nam chính thức đánh dấu sự sôi động.
• Không chỉ nhập game, rất nhiều công ty trong nước đã "đón đầu" thị
trường quảng cáo này bằng ý tưởng xây dựng các game mới để "cài"
quảng cáo theo đặt hàng. Gần đây nhất là dự án sản xuất các game
flash trên trang web óc vui).
• Có thể dễ dàng nhận ra trò Xạ thủ Pepsi là một game quảng cáo của
Pepsi. Kịch bản game là bắn các lon Pepsi (sử dụng hình họa và
thương hiệu pepsi) để thu thập điểm. Hay như trò Bóng đá Asian
Cup có thể đưa logo, sản phẩm lên màn hình chờ, lên sân vận động,
các banner quanh sân...
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 47
3. Ưu điểm và nhược điểm của E-marketing?
3.1 Ưu điểm
• Điểm mạnh đặc trưng của Internet là tính tương tác, đối tượng nhận
thông điệp có thể phản hồi tức khắc hay giao tiếp trực tiếp với đối
tượng gửi thông điệp.
(Theo nguồn : Tạp chí marketing Việt Nam – Số 53-4:2009)
• Sự xuất hiện của Internet đã đem lại nhiều lợi ích như chi phí thấp
để truyền tải thông tin và truyền thông (media) đến số lượng lớn đối
tượng tiếp nhận, thông điệp được truyền tải dưới nhiều hình thức
khác nhau như văn bản, hình ảnh, âm thanh, phim, trò chơi,... Với
bản chất tương tác của E-marketing, đối tượng nhận thông điệp có
thể phản hồi tức khắc hay giao tiếp trực tiếp với đối tượng gửi thông
điệp. Đây là lợi thế lớn của E-marketing so với các loại hình khác.
(Theo Wikipedia)
• E-marketing kết hợp tính sáng tạo và kỹ thuật của Internet: bao gồm
thiết kế, phát triển, quảng cáo và bán hàng. Các hoạt động của E-
marketing bao gồm: search engine marketing, web display
advertising, e-mail marketing, affiliate marketing, interactive
advertising, blog makerting và viral marketing.
• E-maketing là quá trình phát triển và quảng bá doanh nghiệp sử
dụng các phương tiện trực tuyến. E-maketing không chỉ đơn giản là
xây dựng Website. E-maketing phải là một phần của chiến lược
marketing và phải được đầu tư hợp lý.
• Một trong những lợi thế của E-marketing là sự sẵn sàng của lượng
lớn thông tin. Người tiêu dùng có thể truy cập thông tin sản phẩm và
thực hiện giao dịch, mua bán mọi lúc mọi nơi. Doanh nghiệp sử
dụng e-makerting có thể tiết kiệm được chi phí bán hàng như chi phí
thuê mặt bằng, giảm số lượng lực lương bán hàng,.. E-maketing còn
giúp doanh nghiệp tiếp cận với thị trường rộng lớn cũng như phát
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 48
triển ra toàn cầu. Ngoài ra, so sánh với các phương tiện khác như in
ấn, báo đài, truyền hình, e-maketing có lơi thế rất lớn về chi phí
thấp.
• Các hoạt động E-marketing khi triển khai có thể dễ dàng theo dõi và
đánh giá. Ví dụ với Website, dịch vụ ‘Web analytic' cho phép theo
dõi số lượng người truy cập, nội dung quan tâm từ đó có thể đánh
giá thông điệp truyền đi có đúng với ước muốn của khách hàng
không. Theo dư đoán, E-marketing ngày càng phát triển mạnh hơn
so với các loại hình khác.
(Theo nguồn:
3.2 Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm kể trên E-marketing vẫn có một số hạn chế.
o Thứ nhất, về phương diện kỹ thuật, E-marketing đòi hỏi khách hàng
phải sử dụng các kỹ thuật mới và không phải tất cả mọi đối tượng
khách hàng có thể sử dụng chúng. Đường truyền tốc độ chậm cũng
là một tác nhân gây khó khăn. Ngoài ra, nếu công ty xây dựng
Website lớn và phức tạp để quảng bá sản phẩm, nhiều khách hàng sẽ
gặp khó khăn khi sử dụng Website cũng như tải thông tin về với
đường truyền chậm hay vào các thiết bị di động.
o Thứ hai, về phương diện bán hàng, khách hàng không thể chạm,
nếm, dùng thử hay cảm nhận sản phẩm trước khi mua trực tuyến.
(Theo nguồn Wikipedia)
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 49
Chương 3: CƠ SỞ THỰC TIỄN
I. Giới thiệu về công ty Indochina Communication
1. Lịch sử hình thành và phát triển.
• Tên công ty: INDOCHINA COMMUNICATION CORPORATION
• Tiền thân của công ty lúc đầu là công ty Wbank – hoạt động chủ yếu trong
lĩnh vực tư vấn chiến lược Digital Marketing thành lập vào tháng 10/2007
• Ngày 26/08/2008 được sự tài trợ của tập đoàn Indochina group, công ty
Indochina Communication corporation chính thức được thành lập.
• Trụ sở chính: Lầu 6, Tòa nhà Fimexco, 231-233 Lê Thánh Tôn, P. Bến
Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
• Văn phòng đại diện: Lầu số 8, tòa nhà báo Phụ Nữ, 311 Điện Biên Phủ, Q3,
TP.HCM
• Điện thoại: (08)39.29.3663 – Fax: (08)39.29.3664
• Trang chủ: www.stoday.vn
• Loại hình doanh nghiệp: Được sự tài trợ của Tập đoàn Indochina Group
• Sứ mạng: Connect Viet Nam joining to the World And Bring World to
Viet Nam
2. Các lĩnh vực kinh doanh của công ty
• Lĩnh vực truyền thông: tính đến nay công ty đã thực hiện truyền thông cho
hơn 50 doanh nghiệp. Các chương trình nổi bật mà Indochina đã thực hiện:
chương trình digital coupon, chương trình lì xì xuân, chương trình dream
connecting…, bên cạnh đó công ty cũng thực hiện các dự án website để thực
hiện chiến dịch truyền thông: www.doanhnhantimes.com,
www.sinhviendaily.com, www.muaban123.com.vn, www.duhoc123.com...
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 50
• Lĩnh vực du học: Chỉ mới hoạt động trong lĩnh vực này được gần 1 năm
nhưng công ty đã gửi một số lượng khá đông các học sinh đi du học tại các
trường danh tiếng trên thế giới như: Mỹ, Anh, Úc, Singapore…
3. Cơ cấu tổ chức
• Công ty chỉ mới thành lập được gần 3 năm do đó bộ máy tổ chức còn nhỏ lẻ.
Công ty chỉ mới có 5 thành viên trong đó bao gồm 1 giám đốc điều hành, 1
trưởng phòng Marketing, 2 chuyên viên kỹ thuật, 1 chuyên viên tư vấn du
học.
• Chức năng và nhiệm vụ của từng thành viên:
o Anh Phan Tiến Đông – Giám đốc điều hành: chịu trách nhiệm về
quản lý và điều hành công ty về marketing, nhân sự, và tài chính.
o Chị Nguyễn Thị Thùy Dương – Trưởng phòng Marketing: chịu
trách nhiệm về doanh số, xúc tiến các hoạt động marketing hỗ trợ cho
bộ phận tư vấn du học. Ngoài ra, chị còn là người liên hệ với bên
ngoài để tạo dựng các mối quan hệ và hình ảnh của công ty.
o Chuyên viên kỹ thuật: phụ trách việc thiết kế web, banner, poster và
thực hiện tối ưu hóa trang web thông qua các công cụ tìm kiếm.
o Chuyên viên tư vấn du học: có vai trò trong việc liên lạc với các
trường đại học ở nước ngoài để xin thư nhập học cho học sinh, hướng
dẫn học sinh đi phỏng vấn, xin Visa cho học sinh. Ngoài ra chị cũng
theo dõi tình trạng học sinh đang theo học ở nước ngoài để giúp đỡ
khi họ gặp khó khăn.
Bên cạnh đó, chị cũng hỗ trợ bộ phận Marketing trong việc quảng
bá du học các nước, tìm kiếm học sinh.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 51
4. Tình hình tài chính doanh thu của công ty trong những năm gần
đây ( ĐVt: 1000 VND)
Doanh thu Chi phí Lợi nhuận
Quảng cáo Nhân sự Khấu hao
10/2007 –
10/2008
1,267,000 120,000 240,000 355,420 551,580
10/2008 –
10/2009
1,848,000 268,000 373,000 249,000 958,000
(Theo nguồn: Công ty Indochina Communication cung cấp)
II. Giới thiệu về mảng tư vấn du học - Goldenway Education
1. Lịch sử hình thành
• Được thành lập năm 2008 bởi các chuyên gia quản lý và tư vấn du học đã có
nhiều năm kinh nghiệm với mục đích mang đến các dịch vụ tư vấn chuyên
nghiệp, hoàn hảo và khép kín cho các học sinh sinh viên Việt Nam, những
người có nhiều hoài bão, ước mơ và mong muốn được đào tạo tại nước ngoài
từ bậc phổ thông đến bậc tiến sỹ, trang bị cho các cá nhân và tập thể đang
làm việc và học tập những kỹ năng chuyên nghiệp trong công việc và cuộc
sống…
• Là đại diện được uỷ quyền tuyển sinh cho trên 250 Tổ chức Giáo dục Quốc
tế, trường trung học và Đại học danh tiếng tại Anh, Mỹ, Úc, NewZealand,
Canada, Pháp, Đức, Nga, Hà Lan, Singapore, Trung quốc… với hàng trăm
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 52
du học sinh mỗi năm đăng ký học ngoại ngữ, học hè, phổ thông, đại học,
thạc sỹ và tiến sỹ…
2. Mục tiêu
• Trở thành nhà cung cấp dịch vụ tư vấn du học chuyên nghiệp ở Việt Nam
3. Sản phẩm cung cấp
• Tư vấn du học các nước: Mỹ, Anh, Úc, Canada, Singapore…
• Tư vấn du lịch thăm thân nhân
• Tư vấn xuất khẩu lao động
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 53
• Tư vấn định cư
• Tư vấn du lịch tour quốc tế
• Xúc tiến giáo dục.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 54
Goldenway cam kết cung cấp một quy trình hoàn hảo và chuyên nghiệp.
TRƯỚC DU HỌC TRONG DU HỌC SAU DU HỌC
- Tư vấn chọn trường, nước,
khóa học phù hợp với điều
kiện và nhu cầu của phụ
huynh/ học
sinh
- Giới thiệu các chương trình
học bổng, Trợ giúp xin học
bổng
- Kiểm tra trình độ ngoại ngữ,
luyện thi ngoại ngữ : SAT,
GMAT, IELTS, TOEFL
- Thủ tục nhập học nhanh,
chính xác
- Tư vấn tài chính du học,
hướng dẫn hoàn thành thủ tục
Visa
- Phối hợp với nhà trường
và gia đình theo dõi, quản lý
học sinh trong suốt quá
trình học tập
- Giải quyết các yêu cầu
phát sinh trong quá trình
học : Chuyển nhà , chuyển
trường
- Thường xuyên thông báo
kết quả học tập cho phụ
huynh
- Giới thiệu việc
làm
- Hợp tác kinh
doanh
HHKKKKKKKKK
KKKKK
3.1 Tỷ lệ mức đào tạo học sinh mà công ty tuyển dụng:
• Trung học: 25%
• Quỹ nghiên cứu các chương trình: 5%
• Bậc đại học : 30%
• Bậc sau đại học: 15%
3.2 Người bảo trợ chương trình học
• Tiến sĩ Bill Mucklow
7-121 RM, 10.700-104 Avenue
Edmonton Alberta Canada T5J 4S2
Điện thoại: 780 497 5664
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 55
Fax: 780 497 4508
Web: www.MacEwan.ca
E: mucklowb@macewan.ca
• Ông Johan François
Trợ lý Giám đốc Marketing quốc tế
Chương trình giáo dục quốc tế
Seattle Central Community College
1701 Broadway 2 ISC 100
Seattle, WA 98122 USA
(206) 516-3107
(206) 587-2017 (fax)
Email: jafrancois@sccd.ctc.edu
• Cô Serena Leyau
Country Manager
98 Henderson Road Singapore 159.543
Điện thoại: 65 6272 0102
Fax: 65 6276 5469
Email: serena_leyau@easb.edu.sg
Web:
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 56
Chương 4: CHIẾN LƯỢC XÚC TIẾN CHO CHƯƠNG TRÌNH “DU HỌC MỸ”
I. Tổng quan về “Du học Mỹ”
1. Giới thiệu du học Mỹ
• Mỹ là nước cộng hòa lập hiến liên bang gồm có 50 tiểu bang và một
quận liên bang. Thủ đô là Washington DC nằm giữa Bắc Mỹ. Mỹ
quốc giáp Thái Bình Dương ở phía tây, Đại Tây Dương ở phía đông,
Canada ở phía bắc và Mexico ở phía nam. Tiểu bang Alaska nằm
trong vùng tây bắc của lục địa Bắc Mỹ, giáp với Canada ở phía
đông. Tiểu bang Hawaii nằm giữa Thái Bình Dương. Mỹ cũng có 14
lãnh thổ hay còn được gọi là vùng quốc hải rải rác trong Biển Caribe
và Thái Bình Dương. New York là thành phố lớn nhất nước Mỹ.
• Hoa Kỳ có một nền giáo dục đại học (ĐH) hàng đầu trên thế giới,
nhiều đại học ở đẳng cấp khác nhau cho nhiều đối tượng, một ngôn
ngữ phổ biến nhất thế giới, thật nhiều tổ chức kinh tế lớn nhất của
thế giới, một nền văn hóa đa dạng, nhiều sắc tộc khác nhau (luôn cả
trên một triệu Việt Kiều) sống hòa thuận và tôn trọng lẫn nhau, và
một đất nước rộng lớn với khi hậu và phong cảnh đa dạng.
• Thủ đô
Washington
• Dân số
307,162,899 (2009)
• Diện tích
9,83 triệu km²
(Theo nguồn:
my/thong-tin-chung.html)
• Thời tiết và khí hậu
o Với nhiều vùng sinh trưởng từ khí hậu nhiệt đới đến địa cực, cây
cỏ của Mỹ rất đa dạng. Mỹ có hơn 17.000 loài thực vật bản địa
được xác định, Hơn 400 loài động vật có vú, 700 loài chim, 500
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 57
loài bò sát và loài sống trên cạn dưới nước, và 90.000 loài côn
trùng đã được ghi chép thành tài liệu.
o Vì Mỹ có diện tích lớn và có nhiều địa hình rộng lớn nên gần
như có tất cả các loại khí hậu. Khí hậu ôn hòa có ở đa số các
vùng, khí hậu nhiệt đới ở Hawaii và miền nam Florida, khí hậu
địa cực ở Alaska, khí hậu Địa Trung Hải ở duyên hải California.
o Miền Tây Hoa Kỳ bao gồm các tiểu bang như California,
Oregon, Washington có khí hậu quanh năm mát. Miền Ðông Bắc
Hoa Kỳ bao gồm các tiểu bang như Massachusette, Connecticut,
New York…có 4 mùa và mùa đông thời tiết rất lạnh và có tuyết.
Miền Trung Tây Hoa Kỳ bao gồm các tiểu bang như Illinois,
Michigan, Missouri… có khí hậu hơi giống miền Ðông Bắc.
Miền Nam Hoa Kỳ bao gồm các tiểu bang như Texas, Georgia,
Florida… có khí hậu nóng.
• Hệ thống trường công, trường tư
o Trường tư có số lượng sinh viên ít hơn trường công. Mỗi trường
tư có khoảng vài nghìn sinh viên, và sinh viên được quan tâm tốt
hơn.
o Hầu hết các trường công thuộc loại lớn, có trên 30.000 sinh viên.
Các trường đại học tại Mỹ có thể phân chia làm 4 loại (theo cách
phân chia của IVCE).
Loại A & B: Chương trình học ở mức độ cao. Ví dụ như Yale
Univ, Harvard Univ, Princeton Univ, Univ of Cali -
Berkeley, Stanford Univ, MIT. Trong hệ thống trường công
thường thì mỗi tiểu bang chỉ có 1 hoặc 2 trường loại A & B.
Tuy nhiên có một số tiểu bang có nhiều trường loại A & B
như tiểu bang Cali với hệ thống University of California có 9
trường thuộc loại tốt, ngoài ra còn có Stanford University,
California Institute of Technology...
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 58
Loại C: Chương trình học ở mức độ trung bình. Mỗi tiểu
bang có rất nhiều trường loại này. Ví dụ như hệ thống Cali
State University có 23 trường, hệ thống CUNY của New
York có 11 trường...UT Houston, Cali State Univ,
Connecticut State Univ, CUNY.
Loại D: Là hệ thống Community College (chương trình 2
năm) và một số đại học thuộc loại nhỏ: chương trình học
tương đối thấp. Ví dụ như các trường SUNY - Old Westbury,
New York Institute Technology, Community College.
Mỗi tiểu bang có rất nhiều trường loại này. Đối tượng học là
người lớn tuổi, học chậm, người nước ngoài mới nhập cư,
sinh viên nước ngoài du học.
• Học phí
o Học phí của trường đại học tư luôn cao hơn trường công gấp 3-5
lần. Học phí trường công khoảng 6.000 USD/học toàn phần/năm
cho sinh viên trong tiểu bang. Trong khi đó, học phí của trường
tư khoảng 20.000-30.000 USD.
o Đối với trường công, học phí cho sinh viên ngoại quốc khoảng
gấp 3 lần so với sinh viên trong tiểu bang. Đối với trường tư, học
phí cho mọi người (kể cả sinh viên ngoại quốc) là giống nhau.
o Các trường có học phí rẻ thường tập trung ở tiểu bang Cali hay
và miền Nam Mỹ. Ngoài ra, học phí của trường Community
College khoảng 1.000 USD học toàn phần/năm cho sinh viên
trong tiểu bang.
o Phổ thông trung học: tại các trường công lập hoặc tư thục với
học phí từ 12,000usd/ năm trở lên;
o Cao đẳng cộng đồng: học 02 năm cao đẳng sau đó chuyển tiếp
02 năm lên Đại học để lấy bằng cử nhân, dành cho học sinh hết
lớp 11 trở lên. Học phí chỉ bằng 1/2 học phí đại học;
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 59
o Đại học công lập và tư thục: sinh viên lựa chọn trên 200 trường
công ty là đại diện, với học phí từ 12,000usd/ năm trở lên.
o Thực tập sinh hưởng lương và miễn 100% học phí khóa Thạc Sỹ:
chỉ áp dụng với sinh viên đăng kí du học tại công ty Đức Anh
vào Marshall niversity. Thực chi của sinh viên chỉ còn là
3000usd/ năm cho chương trình.
o Giao lưu văn hóa: 100% học sinh của Đức Anh năm học 2007-
2008 nhập học an toàn, thành công tại US
o Học bổng 20- 80% học phí tại các trường: McNeese State
university, Western Kentucky university, West Texac A & U
university…
o Học MBA và có visa làm việc tại Mỹ 01 năm (tối thiểu) cho SV
tốt nghiệp (học phí chỉ 11000USD/ năm x 2 năm).
• Khóa học trong năm
o Semester & Quarter: Phần lớn các trường tại Mỹ học theo học
kỳ (Semester); học kỳ mùa Thu (Fall Semester) bắt đầu vào đầu
tháng 9 và học kỳ mùa Xuân (Spring Semester) bắt đầu vào cuối
tháng 1.
o Mỗi học kỳ kéo dài 4 tháng. Một số trường học theo quý
(Quarter) và 1 năm có 4 quý học; mỗi quý kéo dài 11 tuần.
o Học toàn phần (full-time), học bán phần (part-time). Theo
chương trình học kỳ thì sinh viên đăng ký trên 12 tín chỉ (credit)
thì gọi là học toàn phần (full-time); dưới 12 tín chỉ là học bán
phần (part-time).
• Ngành học
o Ngành học được xác định từ khi sinh viên làm hồ sơ xin học.
Tuy nhiên sinh viên cũng có thể đổi ngành học tùy theo sở thích
của mình trong những năm sau này.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 60
o Khác với Việt Nam, mọi trường tại Hoa Kỳ hầu như có tất cả các
ngành học như: Toán, Lý, Hóa, Kỹ Sư Ðiện, Kỹ Sư Cơ Khí, Tin
Học, Kinh Tế, Tài Chính, Văn Chương, Lịch Sử...
o Ngành học khó nhận: ngành sinh viên theo học rất đông như Tin
Học, Kỹ Sư Ðiện, Kinh Tế.
o Ngành học dễ nhận: ngành như Toán, Lý, Hóa, Xã Hội Học, Văn
Chương.
• Môn học
o Để tốt nghiệp ra trường sinh viên phải hoàn tất khoảng 40-45
môn học (nghĩa là khoảng 130 tín chỉ), tùy theo ngành học. Sinh
viên trung bình lấy khoảng 4-5 môn học trong một học kỳ.
o Chuyển trường đại học. Sinh viên có thể chuyển đổi trường trong
quá trình học. Điểm học phải trên C thì trường mới chấp nhận,
và trường chỉ chấp nhận tín chỉ chứ không nhận điểm.
o GPA là hệ thống điểm được dùng trong giáo dục tại Mỹ. Thang
điểm trong lớp học là từ 1-100, sau đó được chuyển sang A, B,
C… với những chỉ số tương ứng gọi là GPA.
o Đậu/Rớt (Pass/ Fail): Môn học dưới điểm D+ thì phải học lại (áp
dụng Undergratuate).
• Cảnh cáo, thôi học
o Cảnh cáo (Scholastic Probation), Thôi học (Dismissal). Nếu sinh
viên đạt điểm dưới 2.0 trong học kỳ sẽ bị cảnh cáo. Nếu sinh
viên bị 3 lần cảnh cáo thì bị buộc thôi học
• Thực tập
o Vào khoảng năm thứ ba, sinh viên bắt đầu tham gia chương trình
đi thực tập (Co-op and Internship) tại các công ty. Chương trình
Co-op được kéo dài 6-8 tháng; chương trình Internship làm việc
trong 3 tháng hè.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 61
o Các chương trình thực tập đều được trả lương với mức 10-15
USD/giờ. Việc học hỏi kinh nghiệm tại công ty là điều vô cùng
cần thiết để làm quen với công việc chuyên môn của sinh viên
sau này.
o Riêng sinh viên quốc tế muốn làm việc phải có Work Permit.
Work Permit là giấy phép cho sinh viên nước ngoài làm việc tại
Mỹ, do cơ quan USCIS (cơ quan Sở Di Trú) cấp.
• Các website quan trọng cho sinh viên du học
o : Website này cung cấp thông tin
tổng quát về trường đại học. Từ đó, sinh viên có thể hiểu được
trình độ trường đại học ở mức độ nào (dựa vào yêu cầu điểm
SAT của từng trường). Ngoài ra, sinh viên cũng có thể tìm kiếm
học bổng tại website này.
o : Webiste này dùng để xem xếp hạng
của trường đại học. Thứ tự hạng này được đánh giá trên toàn bộ
các mặt của trường đại học.
o Sinh viên học thạc sĩ/tiến sĩ nên xem thứ tự hạng theo ngành sẽ
chính xác hơn.
o : Website cung cấp thông tin
về học bổng của các trường đại học và các tổ chức. Đây là
website có hiệu quả rất cao trong việc tìm học bổng của trường
đại học.
(Theo nguồn:
My/50753105/397/)
2. Tại sao chọn du học Mỹ
• Mỹ là cường quốc hùng mạnh trên thế giới về nhiều lĩnh vực khoa
học, công nghệ. Được đặt chân đến nước Mỹ để sống và học tập là
niềm mơ ước của nhiều học sinh và sinh viên trên thế giới. Hiện
nay, các công ty tư vấn du học Việt Nam có các chương trình học
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 62
bổng giao lưu văn hoá Mỹ giành cho học sinh phổ thông từ 15 - 17
tuổi (lớp 9, 10, 11); chương trình Cao Đẳng Cộng Đồng (2 năm)
dành cho học sinh từ 18,5 - 22 tuổi, sau khi nhận bằng Cao Đẳng,
sinh viên chuyển tiếp lên năm thứ 3 của các trường Đại học hệ 4
năm tại Mỹ. Những chương trình này là con đường tốt nhất, đồng
thời cũng thuận lợi nhất để học sinh, sinh viên đạt được nguyện
vọng của mình.
• Trong số 15 triệu sinh viên theo học đại học ở nước ngoài, hơn một
phần ba chọn học tập ở Hoa Kỳ.
• Hoa Kỳ với hơn 3.600 trường đại học và 500 ngành học khác nhau
đã tạo rất nhiều cơ hội cho sinh viên quốc tế có thể lựa chọn được
cho mình một chương trình học đúng mục đích và phù hợp.
• Mặc dù chi phí sinh hoạt, học phí và tất cả các khoản chi phí khác
cho việc học tập và sinh sống ở Mỹ cao hơn các nước khác, việc xin
Visa vào Mỹ cũng không mấy đơn giản, nhưng học sinh, sinh viên ở
khắp các nước trên thế giới và ngay cả Việt Nam vẫn mong muốn
được đi du học tại Mỹ. Thực tế là trong những năm qua, con số
người đi du học tại Mỹ vẫn không ngừng tăng lên, hiện nay đã có
hàng ngàn sinh viên Việt Nam đang học tập và nghiên cứu tại Mỹ.
Điều gì đã khiến cho Mỹ có sức hút mạnh mẽ đối với họ như vậy?
• Một điều không thể phủ nhận Mỹ là nước có nền giáo dục đứng đầu
thế giới, việc đầu tư cho giáo dục và đào tạo ở Mỹ trong những năm
qua không ngừng tăng lên.
• Nền kinh tế Mỹ hùng mạnh phát triển đa dạng cả về công – nông
nghiệp song song với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật.
• Sự đa dạng văn hoá và sắc tộc. Là đất nước có nhiều dân nhập cư
với rất nhiều các dân tộc sinh sống. Tại đây, du học sinh tại Mỹ có
điều kiện tìm hiểu các nền văn hoá khác nhau trên cùng một đất
nước.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Đinh Tiên Minh
SVTH: Trần Thị Thảo Lớp: Marketing1 – k32 63
• Phương pháp giáo dục của Mỹ tạo cho sinh viên lối tư duy và hành
động năng động và tự chủ. Các học sinh được thực hành nhiều hơn
học lý thuyết, được tiếp cận với nền khoa học kỹ thuật tiên tiến và
phương pháp quản lý hiện đại và hiệu quả.
• Sự đa dạng về khoá học và ngành học. Các sinh viên thuộc mọi lứa
tuổi và có sự lựa chọn khác nhau đều có thể được đáp ứng. Các du
học sinh có thể học từ Trung học, Cao đẳng, Dạy nghề, Đại học,
Cao học … với các ngành đa dạng từ Kinh doanh, Tài chính, Ngân
hàng, Công nghệ thông tin, Công nghệ sinh học, Y khoa, Dược,
Luật, Hoá dầu, Chế tạo máy, Điện, Điện tử, Xây dựng, Kiến trúc,
Nghệ thuật, Các môn về khoa học xã hội, Triết học, C
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề tài CHIẾN LƯỢC XÚC TIẾN CHO CHƯƠNG TRÌNH DU HỌC MỸ.pdf