Tài liệu Đề tài Chiến lược mở rộng hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng ACB chi nhánh Cần Thơ: Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài
Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) là một nhiệm vụ quan trọng trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Việc phát triển DNNVV sẽ góp phần đa dạng hoá các thành phần kinh tế, góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng GDP của đất nước, đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cho nền kinh tế. DNNVV còn góp phần giải quyết công ăn việc làm và ổn định đời sống xã hội cho hàng triệu lao động.
Tuy nhiên việc tiếp cận vốn của các DNNVV còn gặp phải nhiều khó khăn, do vốn ưu đãi phát triển DNNVV từ các nguồn tài trợ của nước ngoài còn hạn chế, năng lực của DNNVV chưa đáp ứng các điều kiện để có thể huy động từ thị trường chứng khoán. Chính vì vậy, để mở rộng sản xuất và phát triển hoạt động kinh doanh, DNNVV chủ yếu tiếp cận nguồn vốn tín dụng Ngân hàng. Nhưng việc tiếp cận nguồn vốn này cũng không phải ...
88 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1046 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Chiến lược mở rộng hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng ACB chi nhánh Cần Thơ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài
Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) là một nhiệm vụ quan trọng trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Việc phát triển DNNVV sẽ góp phần đa dạng hoá các thành phần kinh tế, góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng GDP của đất nước, đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cho nền kinh tế. DNNVV còn góp phần giải quyết công ăn việc làm và ổn định đời sống xã hội cho hàng triệu lao động.
Tuy nhiên việc tiếp cận vốn của các DNNVV còn gặp phải nhiều khó khăn, do vốn ưu đãi phát triển DNNVV từ các nguồn tài trợ của nước ngoài còn hạn chế, năng lực của DNNVV chưa đáp ứng các điều kiện để có thể huy động từ thị trường chứng khoán. Chính vì vậy, để mở rộng sản xuất và phát triển hoạt động kinh doanh, DNNVV chủ yếu tiếp cận nguồn vốn tín dụng Ngân hàng. Nhưng việc tiếp cận nguồn vốn này cũng không phải dễ dàng.
Điều đó cho thấy việc mở rộng cho vay đối với các DNNVV hiện nay là cơ hội đối với các ngân hàng (NH) thương mại nói chung và NH ACB chi nhánh (CN) Cần Thơ nói riêng; phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế, phù hợp với chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước giúp cho các Ngân hàng chuyển dịch cơ cấu đầu tư hợp lý, tăng trưởng tín dụng, đa dạng hoá các danh mục đầu tư cho vay, phân tán rủi ro và nâng cao vị thế cạnh tranh.
Nhằm có thể tận dụng tốt cơ hội này, việc “Chiến lược mở rộng hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng ACB chi nhánh Cần Thơ” là một việc làm cần thiết vừa có thể hỗ trợ tốt cho các DNVVN phát triển, vừa giúp cho NH ACB Cần Thơ có những chiến lược phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với DNVVN.
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn
Phát triển DNVVN đang là vấn đề được Đảng và Nhà nước rất coi trọng, được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Các DNVVN đang ngày càng có vai trò quan trọng và trở thành động lực tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế. Đặc biệt là Việt Nam bước vào hội nhập từ một nền kinh tế chưa phát triển. Theo định hướng của Chính phủ đến năm 2010, cả nước sẽ có 500.000 DNVVN, tạo việc làm cho khoảng 20 triệu người.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích nội tại NH, phân tích môi trường kinh doanh, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa để xây dựng chiến lược phát triển tín dụng cho DNVVN tại NH ACB chi nhánh Cần Thơ.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng cho vay đối với DNVVN tại NH ACB Cần Thơ.
- Phân tích môi trường kinh doanh, môi trường nội tại.
- Tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức.
- Xây dựng chiến lược mở rộng hoạt động cho vay DNVVN.
- Đề ra các giải pháp thực hiện chiến lược.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian: TP Cần Thơ
1.3.2 Thời gian: số liệu từ năm 2005 - 2007
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu: NH ACB Cần Thơ, các đối thủ cạnh tranh chính của ACB Cần Thơ, DNVVN tại Cần Thơ
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Một số tài liệu có liên quan được tác giả tham khảo trong quá trình làm luận văn:
- Luận văn tốt nghiệp “CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG HỘ KINH DOANH CÁ THỂ CỦA NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ” của sinh viên Trần Thanh Bình lớp Tài chính tín dụng K29 – Đại học Cần Thơ. Vì đề tài này rất gần gũi với đề tài của tác giả nên tác giả đã tham khảo một số thông tin về ACB Cần Thơ như ngày thành lập, chức năng nhiệm vụ các phòng ban, và tham khảo cách thức phân tích vấn đề của bài viết này.
- Slide bài giảng của PGS.TS Nguyễn Thị Liên Diệp về “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU ĐẾN NĂM 2015”. Cũng như bài viết ở trên, tài liệu này rất gần gũi với đề tài của tác giả, tuy slide bài giảng này rất ngắn gọn, nhưng tác giả cũng tham khảo được một số cách thức phân tích vấn đề, cách thức trình bày, và các tiêu chí đánh giá.
- Bài viết “ACB – Cơ hội đầu tư” của ông Lý Xuân Hải – Tổng Giám Đốc NHTMCP Á Châu. Trong bài viết này, tác giả tham khảo về tầm nhìn chung cũng như chiến lược và định hướng sắp tới mà ACB đang nhắm đến.
- Bài phân tích “Ngân hàng Á Châu” của chuyên viên tài chính chứng khoán Vũ Hữu Điền (Công ty Dragoncapital Financial Holding). Trong bài viết này, tác giả tham khảo một số cơ hội, thách thức và một số yếu tố nội tại của toàn hệ thống ACB để có cái nhìn toàn diện hơn về ACB.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Cơ sở lý luận về xây dựng chiến lược
2.1.1.1 Khái niệm chiến lược và quản trị chiến lược
a. Khái niệm chiến lược
Chiến lược là tập hợp các quyết định (đường hướng, chính sách, phương thức, nguồn lực,…) và hành động để hướng tới mục tiêu dài hạn, để phát huy được những điểm mạnh, khắc phục được những điểm yếu của tổ chức, giúp tổ chức đón nhận được những cơ hội và vượt qua các nguy cơ từ bên ngoài một cách tốt nhất.
b. Quản trị chiến lược
Theo Fred David “Quản trị chiến lược có thể được định nghĩa như là một nghệ thuật và khoa học thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyết định liên quan đến nhiều chức năng cho phép một tổ chức, quản trị chiến lược tập trung vào việc hợp nhất việc quản trị tiếp thị, tài chính, kế toán, sản xuất, nghiên cứu phát triển và các hệ thống thôn tin, các lĩnh vực kinh doanh để đạt được thành công của tổ chức”
c. Vai trò của quản trị chiến lược
Quản trị chiến lược giúp ngân hàng ở các mặt sau:
- Hiểu được mục đích và định hướng hoạt động kinh doanh.
- Tăng tính chủ động, tính thích nghi.
- Thay đổi phương thức và cách thức quản trị.
- Dự đoán vị trí của ngân hàng trong tương lai.
- Nắm bắt được các cơ hội và đối phó được thách thức có thể xảy ra.
2.1.1.2 Quy trình quản trị chiến lược
a. Phân tích môi trường vĩ mô
* Yếu tố kinh tế
Đây là các yếu tố tác động bởi các giai đoạn chu kỳ kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng GDP, triển vọng các ngành nghề kinh doanh sử dụng vốn ngân hàng, cơ cấu chuyển dịch giữa các khu vực kinh tế, mức độ ổn định giá cả, lãi suất cán cân thanh toán và ngoại thương.
* Yếu tố chính trị- pháp luật và chính sách của nhà nước
Ngân hàng là hoạt động được kiểm soát chặt chẽ về phương diện pháp luật hơn các ngành nghề khác. Các chính sách tác động đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng như chính sách cạnh tranh, phá sản, sáp nhập, cơ cấu và tổ chức ngân hàng, các qui định về cho vay, bảo hiểm tiền gửi, dự phòng rủi ro tín dụng, qui định về qui mô vốn tự có … được qui định trong luật ngân hàng và các qui định hướng dẫn thi hành luật. Ngoài ra các chính sách tiền tệ, chính sách tài chính, thuế tỷ giá, quản lí nợ của nhà nước và các cơ quan quản lí hữu quan như Ngân hàng trung ương, Bộ tài chính… cũng thường xuyên tác động vào hoạt động của ngân hàng.
* Yếu tố dân số
Đó là các yếu tố về cơ cấu dân số theo độ tuổi, giới tính , thu nhập, mức sống...
Tỷ lệ tăng dân số, qui mô dân số, khả năng chuyển dịch dân số giữa các khu vực kinh tế, giữa thành thị và nông thôn.
* Yếu tố tự nhiên
Sự khan hiếm các nguồn tài nguyên, khả năng sản suất hàng hoá trên các vùng tự nhiên khác nhau, vấn đề ô nhiễm môi trường, thiếu năng lượng hay lãng phí tài nguyên thiên nhiên có thể ảnh hưởng đến quyết định của ngân hàng
* Yếu tố quốc tế
Do xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế dẫn đến sự hội nhập giữa các nền kinh tế trong khu vực hay toàn cầu. Do đó cần phải theo dõi và nắm bắt xu hướng kinh tế thế giới, phát hiện các thị trường tiềm năng, tìm hiểu các diễn biến về chính trị- kinh tế theo những thông tin về công nghệ mới, các kinh nghiệm về kinh doanh quốc tế.
b. Phân tích môi trường vi mô
* Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Các đối thủ ngân hàng này đang tranh đua và dùng các thủ thuật để tăng lợi thế cạnh tranh, để xâm chiếm thị phần của nhau. Những đối thủ đó là các ngân hàng thương mại, các công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ hỗ trợ,… Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào số lượng và qui mô các định chế tham gia trên
thị truờng.
* Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Các định chế tài chính và phi tài chính có thể xâm nhập lẫn nhau về các dịch vụ cung ứng cho khách hàng. Ngoài các đối thủ cạnh tranh hiện có cần phải lưu ý đến các đối thủ tiềm ẩn trong tương lai như các công ty bảo hiểm các tổ chức tài chính khác.
* Cạnh tranh về lãi suất
Mỗi ngân hàng cần đưa ra chính sách lãi suất hợp lí phù hợp với thoả thuận tại hiệp hội ngân hàng và theo đúng qui định của pháp luật. Vấn đề cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng và các tổ chức tín dụng diễn ra gay gắt để thu hút nguồn vốn trong xã hội và cung cấp vốn cho các tổ chức kinh tế
* Khách hàng
Là nhân tố quyết định sự sống còn của các ngân hàng trong môi trường cạnh tranh. khách hàng của ngân hàng không có sự đồng nhất, họ vừa có thể là người gửi tiền cung cấp nguồn vốn, vừa là người vay vốn- sử dụng vốn của ngân hàng và sử dụng các dịch vụ tài chính khác của ngân hàng.
** Phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài từ đó nhận thức các cơ hội và thách thức mà ngân hàng có thể sẽ gặp phải trong tương lai. Thông qua việc phân tích các yếu tố bên ngoài để rút ra những cơ hội và thách thức làm cơ sở cho việc hình thành chiến lược.
c. Phân tích môi trường bên trong
* Yếu tố marketing
Là những yếu tố liên quan đến nghiên cứu thị trường khách hàng và hệ thống thông tin marketing. Vị thế cạnh tranh trên thị trường, xác định khách hàng mục tiêu, đa dạng hoá về sản phẩm và dịch vụ ngân hàng, giá cả của ngân hàng (lãi suất)...
* Yếu tố về nhân lực
Chất lượng bộ máy lãnh đạo và các quản trị viên, trình độ chuyên môn, giao tiếp, tinh thần trách nhiệm, sự nhiệt tình, đạo đức nghề nghiệp của lực lượng nhân viên, không khí nơi làm việc, chính sách tuyển dụng nhân viên, kinh nghiệm và tính năng động của nhân viên..., tất cả là những yếu tố tạo thế mạnh cho ngân hàng.
* Yếu tố tài chính
Khả năng huy động vốn tiền gửi và vay mượn trên các thị trường tài chính, nguồn vốn tự có, khả năng thanh toán, cơ cấu tài sản sinh lời, quy mô tài chính, và khả năng tạo lợi nhuận của ngân hàng..., phản ảnh lợi thế của ngân hàng so với các ngân hàng đối thủ.
* Yếu tố cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ
Vị trí của ngân hàng, chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng ở vị thế thuận lợi, thiết bị hiện đại để phục vụ khách hàng tiện lợi và nhanh chóng, trình độ công nghệ hiện đại của ngân hàng...
** Phân tích cẩn thận và làm bảng tổng kết các yếu tố nguồn lực theo tầm quan trọng cho phép ngân hàng phát hiện ra điểm mạnh, điểm yếu quan trọng làm cơ sở cho phân tích các ma trận chiến lược.
d. Xây dựng chiến lược kinh doanh
- Xây dựng chiến lược thông qua các bảng ma trận: SWOT, ma trận chiến lược chính.
- Đề xuất phương án, chiến lược kinh doanh tiềm năng.
- Phân tích, lựa chọn các phương án để tìm ra chiến lược kinh doanh khả thi.
- Ra quyết định chọn chiến lược kinh doanh.
e. Lựa chọn chiến lược
- Tận dụng tối đa ưu thế của ngành và của ngân hàng
- Phù hợp với mục tiêu lâu dài
- Phù hợp với khả năng tài chính và chuyên môn của ngân hàng
- Tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng, khách hàng, chính quyền
- Mức độ va chạm về cạnh tranh
- Thời điểm
2.1.2 Cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại
2.1.2.1 Khái niệm về hoạt động tín dụng
Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định.
2.1.2.2 Chức năng tín dụng
- Tín dụng là một trong những công cụ để tập trung vốn một cách hữu hiệu và còn là công cụ thúc đẩy tích tụ vốn cho các tổ chức kinh tế. Nó là cầu nối giữa tích tụ và đầu tư. Có thể nói trong mọi nền kinh tế xã hội, tín dụng đều phát huy vai trò của nó, tạo ra động lực phát triển mạnh mẽ mà không một công cụ nào có thể thay thế được.
- Tín dụng cung cấp vốn đầy đủ và kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế.
- Tín dụng tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ thanh toán góp phần thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa, phát triển sản xuất.
- Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá, làm giảm áp lực lạm phát. Ngoài ra, tín dụng còn tạo điều kiện để phát triển giao lưu, hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới.
2.1.2.3 Phân loại tín dụng
a. Căn cứ vào thời hạn cho vay
- Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới 1 năm và thường được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cá nhân.
- Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng từ 1 -5 năm, được cung cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỷ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh.
- Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, loại tín dụng này được sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có qui mô lớn.
b. Căn cứ vào đối tượng tín dụng
- Tín dụng vốn lưu động: là loại tín dụng được sử dụng để hình thành nên vốn lưu động của các tổ chức kinh tế, như cho vay để dự trữ hàng hóa, mua nguyên vật liệu để sản xuất…
- Tín dụng vốn cố định: là loại tín dụng được sử dụng để hình thành nên tài sản cố định.
c. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng
- Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: là loại cấp phát tín dụng cho các doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác để tiến hành sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa.
- Tín dụng tiêu dung: là hình thức cấp phát tín dụng cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng: mua nhà cửa, xe cộ, hàng hóa…
d. Căn cứ vào chủ thể tín dụng
- Tín dụng thương mại: là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa.
- Tín dụng Ngân hàng: là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các nhà doanh nghiệp và cá nhân.
- Tín dụng Nhà nước: là quan hệ tín dụng mà trong đó Nhà nước biểu hiện là người đi vay.
- Tín dụng quốc tế: là quan hệ tín dụng mà trong đó Nhà nước đi vay nước ngoài.
2.1.3 Cơ sở lý luận về doanh nghiệp vừa và nhỏ
2.1.3.1 Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ
Những doanh nghiệp nào được coi là DNVVN? Một điều rõ ràng định nghĩa về DNVVN chắc chắn có liên quan đến qui mô của các doanh nghiệp. Về điểm này, tiêu chí phân loại các doanh nghiệp theo quy mô nhỏ và vừa của các chuyên gia và của các nước khác nhau cũng rất khác nhau.
- Theo tiêu chí của nhóm Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến 50 người, còn doanh nghiệp vừa có từ 50 đến 300 lao động.
- Ở Việt Nam:
+ Trước đây theo Công văn số 681/CP-KTN ngày 20/6/1998 của Chính phủ quy định tiêu chí xác định DNVVN ở Việt Nam là những doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng và có số lao động trung bình hàng năm dưới 200 người.
+ Hiện nay, theo Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ, tiêu chí xác định DNVVN được quy định "DNVVN là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người".
2.1.3.2 Đặc điểm và vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ
a. Đặc điểm của DNVVN
- Kinh tế tư nhân tuy rộng lớn nhưng về cơ bản là kinh tế hộ quy mô nhỏ và phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
- Trình độ công nghệ, kỹ thuật lạc hậu so với mức trung bình của thế giới, hơn nữa tốc độ đổi mới lại quá chậm. Hạn chế về năng lực cán bộ và công tác nghiên cứu trong doanh nghiệp, nghiên cứu để ứng dụng trong sản xuất - kinh doanh.
- Trình độ quản lý và tay nghề của người lao động còn hạn chế. Tuy Việt Nam có lượng lao động dồi dào, trình độ học vấn tương đối cao so với các nước có cùng trình độ phát triển, nhưng chủ yếu là lao động làm việc giản đơn, tỷ lệ lao động đã đào tạo nghề thấp, sức khỏe hạn chế, năng suất lao động không cao...
- Sức cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm, dịch vụ thấp:
+ Sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ: Yếu tố tư bản cấu thành trong sản phẩm thấp, hàm lượng tri thức và công nghệ trong sản phẩm không cao, tính độc đáo không cao, giá trị gia tăng trong tổng giá trị sản phẩm nói chung thấp;
+ Khả năng hạn chế về vốn, khả năng tiếp cận nguồn thông tin... của các DNVVN, sự bảo hộ của Nhà nước đối với khu vực doanh nghiệp nhà nước... đã hạn chế năng lực cạnh tranh của các DNVVN.
- Quản trị nội bộ của DNVVN còn yếu, nhất là quản lý tài chính; ý thức chấp hành các chế độ chính sách chưa cao; còn lúng túng trong việc liên kết, nhất là liên kết trong cùng một hội ngành nghề.
b. Vai trò của DNVVN
- Là khu vực thu hút tích cực và có khả năng huy động các nguồn vốn, nguồn lực của xã hội cho đầu tư phát triển;
- Đóng góp vào việc tăng trưởng kinh tế và tăng giá trị xuất khẩu của cả nước;
- Góp phần đáp ứng nhu cầu về hàng tiêu dùng cho xã hội, sản xuất các sản phẩm hàng công nghiệp, thủ công mỹ nghệ và duy trì, phát huy ngành nghề truyền thống;
- Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, thực hiện Chiến lược xóa đói giảm nghèo;
- Góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
- Là bộ phận cần thiết trong quá trình liên kết sản xuất của các doanh nghiệp lớn, tập đoàn lớn;
- Góp phần đào tạo, bồi dưỡng doanh nhân - nguồn nhân lực quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội.
2.1.3.3 Tầm quan trọng của doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam
Ở Việt Nam, cũng như ở nhiều nước khác trên toàn thế giới, các DNVVN hoạt động trong môi trường chính sách và pháp lý thích hợp sẽ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. DNVVN có tầm quan trọng như sau:
- Có thể sản xuất nhiều loại hàng hoá đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và các loại máy móc, thiết bị, công cụ và các linh kiện cần thiết cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và các ngành thủ công nghiệp.
- Có thể tạo ra công ăn, việc làm cho số lượng lớn người lao động. Ở những nước khác, là một trong những nguồn tạo ra nhiều việc làm nhất và năng động nhất. Rõ ràng đây là một nhân tố quan trọng đối với người chưa có việc làm ở các khu đô thị hoặc những người sống ở các vùng nông thôn đang tìm kiếm việc làm. Các cơ hội tăng thêm việc làm sẽ mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, kể cả những người đang thất nghiệp, phụ nữ và những người tàn tật.
- Có thể phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính được huy động trong nước và các nguồn nguyên liệu, vật liệu hoặc các sản phẩm trung gian có sẵn trong nước.
- Có thể đóng góp vào nỗ lực phân bổ các ngành công nghiệp đến nhiều vùng dân cư khác nhau, nhờ đó giảm bớt được khoảng cách phát triển giữa các khu vực khác nhau và tạo ra được sự phát triển cân đối giữa các vùng khác nhau trên toàn quốc.
- Có thể bổ trợ cho các ngành công nghiệp lớn, cung cấp đầu vào cho các ngành này và tạo sự cạnh tranh cần thiết để đẩy mạnh quá trình phát triển và nâng cao tính cạnh tranh trên toàn quốc.
- Có thể đóng góp đáng kể vào việc duy trì và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống nhằm sản xuất các loại hàng hoá mang bản sắc văn hoá dân tộc.
Hiện nay, các DNVVN ở Việt Nam chưa thực sự phát triển đúng với tiềm năng vốn có của nó. Lý do có thể là những khó khăn trong việc tiến hành các hoạt động kinh doanh, là sự thiếu vắng một khung pháp lý hoàn chỉnh và rõ ràng cho tất cả các doanh nghiệp trong đó có các DNVVN, và là thiếu vắng các biện pháp thích hợp để kích thích và hỗ trợ các DNVVN.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập dữ liệu thứ cấp từ nhiều nguồn: phòng kinh doanh của ACB, phòng tín dụng của các ngân hàng khác, Cục thống kê Cần Thơ, Sở kế hoạch và đầu tư Cần Thơ.
- Thu thập từ luận văn các khóa trước.
- Thu thập qua sách, báo, internet
2.2.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp
- Lập bảng câu hỏi để điều tra khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Quan sát, trò chuyện với nhân viên trong ngân hàng.
2.2.2 Phương pháp phân tích đánh giá
- Phương pháp thống kê đơn giản: sử dụng các công cụ thống kê để thống kê các số liệu đa được thu thập từ các báo cáo tài chính, các hoạt động của công ty tổng hợp lại và sắp xếp theo kết cấu của đề tài.
- Phương pháp so sánh, tổng hợp, phân tích: Tổng hợp các báo cáo của các công ty trong ngành và so sánh các tỷ số tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh từ đó phân tích đưa ra những nhận định.
- Phương pháp phân tích các ma trận:
+ Ma trận đánh giá nội bộ IFE (Internal Factor Evaluation Matrix)
Ma trận các yếu tố nội bộ - IFE tóm tắt và đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu cơ bản của doanh nghiệp, cho thấy các lợi thế cạnh tranh cần khai thác và các điểm yếu cơ bản doanh nghiệp cần cải thiện.
+ Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE (External Factor Evaluation Matrix)
Ma trận EFE tổng hợp, tóm tắt và đánh giá những cơ hội và nguy cơ chủ yếu của mội trường bên ngoài ảnh hưởng đến doanh nghiệp/tổ chức.
+ Ma trận hình ảnh cạnh tranh
Ma trận hình ảnh cạnh tranh nhận diện những đối thủ cạnh tranh chủ yếu cùng các ưu và khuyết điểm đặc biệt của họ. Ma trận này bao gồm cả các yếu tố bên ngoài lẫn các yếu tố bên trong có tầm quan trọng quyết định tới sự thành công của doanh nghiệp.
Ngoài ra, trong ma trận hình ảnh cạnh tranh, các đối thủ cạnh tranh cũng sẽ được xem xét và tính tổng số điểm quan trọng. Tổng số điểm được đánh giá của các công ty cạnh tranh được so sánh với công ty đang nghiên cứu. Việc so sánh cung cấp cho ta nhiều thông tin chiến lược quan trọng.
+ Ma trận SWOT (Strengths (S): điểm mạnh, Weaknesses (W): điểm yếu, Opportunities(O): cơ hội, Threatens (O): đe dọa)
Ma trận SWOT
O: Liệt kê những cơ hội chủ yếu
T: Liệt kê những nguy cơ chủ yếu
S: Liệt kê những điểm mạnh chủ yếu
S-O: Các chiến lược kết hợp điểm mạnh để tận dụng cơ hội
S-T: Các chiến lược kết hợp điểm mạnh để hạn chế nguy cơ
W: Liệt kê các điểm yếu chủ yếu
W-O: Các chiến lược kết hợp khắc phục điểm yếu để tận dụng cơ hội
W-T: Các chiến lược kết hợp điểm yếu và nguy cơ để khắc phục và né tránh
+ Ma trận chiến lược chính
Tất cả các tổ chức đều có thể nằm ở một trong bốn góc vuông của ma trận chiến lược chính. Ma trận này đánh giá vị thế của công ty dựa trên hai khía cạnh: vị trí cạnh tranh và sự tăng trưởng trên thị trường. Các chiến lược thích hợp cho tổ chức được liệt kê theo thứ tự hấp dẫn trong mỗi góc vuông của ma trận:
* Góc tư I: Các công ty này có vị trí chiến lược rất tốt nên cần tập trung vào thị trường hoặc sản phẩm hiện tại bằng cách chọn các chiến lược: tăng trưởng tập trung (thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm), kết hợp (về phía sau, về phía trước, kết hợp ngang), đa dạng hóa tập trung. Các công ty này không nên thay đổi đáng kể lợi thế cạnh tranh hiện tại của mình.
* Góc tư II: Các công ty này cần đánh giá lại phương pháp tiếp cận thị trường của mình do ngành đang phát triển mạnh nhưng công ty lại không cạnh tranh hiệu quả. Do vậy công ty cần áp dụng các chiến lược: tập trung, kết hợp theo chiều ngang, loại bỏ, thanh lý.
* Góc tư III: Các công ty này có vị thế cạnh tranh yếu trong ngành đang tăng trưởng chậm, vì thế cần nhanh chóng thay đổi để tránh những thất bại lớn hơn. Các giải pháp: giảm bớt chi tiêu, đa dạng hóa tập trung, đa dạng hóa theo chiều ngang, đa dạng hóa liên kết, loại bỏ, thanh lý.
* Góc tư IV: Các công ty này có vị thế cạnh tranh mạnh nhưng hoạt động trong ngành tăng trưởng chậm. Với nguồn lực dồi dào của mình, công ty nên đa dạng hóa tập trung, đa dạng hóa theo chiều ngang, đa dạng hóa liên kết, liên doanh.
Chương 3
KHÁI QUÁT NGÂN HÀNG ACB CHI NHÁNH CẦN THƠ
VÀ PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ NỘI BỘ
3.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP ACB
3.1.1 Bối cảnh thành lập
Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh về ngân hàng thương mại (NHTM), hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành vào tháng 5 năm 1990 đã tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt động NHTM tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, NHTMCP Á Châu (ACB) đã được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do NHNN Việt Nam cấp ngày 24/04/1993, Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.
3.1.2 Tầm nhìn
Ngay từ ngày đầu hoạt động, ACB đa xác định tầm nhìn là trở thành ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam vào thời điểm đó “Ngân hàng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ” là một định hướng rất mới đối với ngân hàng Việt Nam, nhất là một ngân hàng mới thành lập như ACB.
3.1.3 Chiến lược
Cơ sở cho việc xây dựng chiến lược hoạt động qua các năm là:
- Tăng trưởng cao bằng cách tạo nên sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhu cầu khách hàng và hướng tới khách hàng;
- Định hướng ngân hàng bán lẻ (định hướng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ).
- Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp để đảm bảo cho sự tăng trưởng được bền vững;
- Duy trì tình trạng tài chính ở mức độ an toàn cao, tối ưu hóa việc sử dụng vốn cổ đông (ROE mục tiêu là 30%) để xây dựng ACB trở thành một định chế tài chính vững mạnh có khả năng vượt qua mọi thách thức trong môi trường kinh doanh còn chưa hoàn hảo của ngành ngân hàng Việt Nam;
- Có chiến lược chuẩn bị nguồn nhân lực và đào tạo lực lượng nhân viên chuyên nghiệp nhằm đảm bảo quá trình vận hành của hệ thống liên tục, thông suốt và hiệu quả;
- Xây dựng “Văn hóa ACB” trở thành yếu tố tinh thần gắn kết toàn hệ thống một cách xuyên suốt.
3.2 GIỚI THIỆU CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ACB CẦN THƠ
3.2.1 Quá trình hình thành
NHTMCP Á Châu CN Cần Thơ được thành lập theo giấy phép số 52/QP – UBND tỉnh Cần Thơ cho phép đặt cơ quan tại tỉnh. Giấy phép chấp nhận cho mở CN trong nước thuộc NHTMCP do NHNN Việt Nam cấp, số 069384 do Ủy Ban Kế Hoạch tỉnh Cần Thơ cấp ngày 16/09/1995.
NH Á Châu CN Cần Thơ chính thức khai trương và đi vào hoạt động ngày 27/03/1996, tọa lạc tại 17 -19 Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Q. Ninh Kiều – TPCT.
Qua 12 năm hoạt động, NHTMCP Á Châu CN Cần Thơ đã góp phần hết sức to lớn cho sự phát triển của TP Cần Thơ, trở thành đối tác đáng tin cậy của mọi khách hàng. Phương châm hoạt động của NH là luôn hướng đến sự hoàn thiện, tạo dựng giá trị cao nhất cho khách hàng. Với phong cách phục vụ chuyên nghiệp, thái độ ân cần, niềm nở, NH luôn tạo được sự tin tưởng đối với khách hàng.
3.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy
3.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của mỗi phòng ban
3.2.3.1 Giám đốc (GĐ)
- Điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của đơn vị.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ các phòng ban.
- Đề xuất, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật hay nâng lương cho các cán bộ công nhân viên trong đơn vị, ngoại trừ kế toán trưởng và kiểm soát trưởng.
- Thực hiện công việc khác theo ủy quyền của Chủ tịch HĐQT/ Tổng GĐ.
3.2.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của phòng kinh doanh
a. Chức năng
Sử dụng nguồn vốn của Chi nhánh để cho vay và đảm bảo thu hồi vốn và lãi đúng hạn.
b. Nhiệm vụ
- Tìm kiếm và phát triển khách hàng.
- Thực hiện cho vay theo thể lệ và quy trình tín dụng của NHNN và ACB.
- Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh, thanh toán quốc tế theo quy định của ACB.
- Theo dõi nợ vay, đôn đốc thu hồi nợ, có biện pháp xử lý nợ quá hạn kịp thời.
- Tổ chức, quản lý, lưu trữ hồ sơ có liên quan đến nghiệp vụ của phòng.
- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê về hoạt động cho vay, hoạt động bảo lãnh và thanh toán quốc tế theo quy định của NHNN và ACB.
3.2.3.3 Chức năng, nhiệm vụ của phòng giao dịch và ngân quỹ
a. Nghiệp vụ huy động vốn
- Huy động vốn VND, ngoại tệ có kỳ hạn và không kỳ hạn của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm.
- Các hình thức huy động khác được Tổng GĐ cho phép.
b. Dịch vụ thanh toán
- Cung cấp các dịch vụ liên quan đến việc mở và sử dụng tài khoản của khách hàng; xác nhận số dư tài khoản; xác nhận ký quỹ; xác nhận năng lực tài chính; liệt kê giao dịch tài khoản; sao lục chứng từ; các dịch vụ khác.
- Cung cấp các phương tiện thanh toán, chuyển tiền: thu hộ - chi hộ; chi trả kiều hối – Western Union; chuyển tiền trong nước – ngoài nước; thanh toán trong nước; dịch vụ ngân hàng điện tử; thẻ - kiều hối – Western Union; phát hành và thanh toán thẻ thanh toán, thẻ tín dụng; chi trả kiều hối – Western Union tận nhà; ...
- Tiếp thị, mở đại lý thanh toán thẻ, đại lý Western Union trong khu do ACB Cần Thơ phụ trách quản lý.
- Quản lý thông tin, hồ sơ khách hàng thẻ, kiều hối, Western Union.
- Tra soát và lập lệnh chi tiền cho các đại lý Western Union.
- Kinh doanh ngoại tệ.
- Dịch vụ ngân quỹ.
- Các sản phẩm liên kết khác.
3.2.3.4 Chức năng, nhiệm vụ phòng hành chính
a. Chức năng văn thư
- Nhận và lưu trữ công văn, fax đi, fax đến.
- Photocopy và phân phối các văn bản, tài liệu GĐ, các phòng nghiệp vụ.
- Soạn thảo văn bản theo yêu cầu của GĐ.
b. Chức năng hành chính
- Trực tổng đài điện thoại.
- Theo dõi, quản lý hồ sơ của nhân viên, cộng tác viên, tài sản của chi nhánh.
- Thực hiện chế độ BHXH, BHYT của nhân viên, chế độ thôi việc, nghỉ việc, công tác tuyển nhân viên.
- Lập danh sách chế độ tiền thưởng.
- Theo dõi hình thức chi tiền hành chính.
- Quản lý, cấp phát văn phòng phẩm, ấn phẩm.
- Lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị, máy móc.
- Kiểm tra công tác bảo vệ trụ sở và vệ sinh cơ quan.
3.2.3.5 Bộ phận kế toán
- Tổng hợp số liệu cuối ngày, gửi file phát sinh về hội sở; cân đối nội bảng - ngoại bảng hàng ngày.
- Hạch toán bù trừ, báo Có tài khoản khách hàng, theo dõi thu chi nội bộ.
- Kiểm tra, đánh số hoàn tất các chứng từ phát sinh trong ngày.
- Cho và giải ký hiệu mật trong thanh toán điện tử liên NH.
- Lập và kiểm tra các bảng cân đối, các báo cáo hàng tháng, hàng năm gửi về hội sở và các cơ quan có liên quan (NHNN, Cục thuế, Cục thống kê, ...).
- Tổng hợp, báo cáo số liệu hàng ngày cho GĐ.
3.2.3.6 Vi tính
- Vận hành hệ thống mạng nội bộ.
- Sửa chữa, lắp đặt, bảo trì hệ thống.
- Chép, lưu trữ dữ liệu.
- Các chương trình quản lý theo yêu cầu của các phòng ban.
3.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm (2005 – 2007)
Mục tiêu hàng đầu của bất cứ tổ chức kinh doanh nào cũng là lợi nhuận, nhưng để có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động, ngoài xét đến yếu tố lợi nhuận, người ta cũng chú ý đến các yếu tố chi phí. Và ACB Cần Thơ cũng vậy, để có thể biết được hiệu quả hoạt động của ngân hàng ra sao, hãy xem xét bảng thống kê dưới đây:
Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM 2005 – 2007
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Chênh lệch 2006/2005
Chênh lệch 2007/2006
Số tiền
%
Số tiền
%
Thu nhập
17.017
26.128
49.552
9.111
53,54
23.424
89,65
Chi phí
11.553
19.361
40.127
7.808
67,58
20.766
107,26
Lợi nhuận
5.464
6.767
9.425
1.303
23,85
2.658
39,28
(Nguồn: Phòng kế toán ACB Cần Thơ)
a) Về doanh thu:
Bảng số liệu trên cho thấy rõ doanh thu của ACB Cần Thơ tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2006 là 26.128 triệu đồng, tăng 9.111 triệu đồng (ứng với tăng 53,54%) so với năm 2005. Còn năm 2007 thì tăng 23.424 triệu đồng (ứng với tăng 89,65%) so với năm 2006.
Sở dĩ doanh thu của NH tăng qua các năm là vì đây là giai đoạn mà kinh tế Cần Thơ có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Từ việc được công nhận là thành phố trực thuộc Trung Ương vào năm 2004, với vị trí vai trò là trung tâm kinh tế chiến lược của vùng ĐBSCL, đã góp phần vào việc giúp thành phố thu hút thêm nhiều vốn đầu tư, làm cho nhu cầu về vốn đầu tư, chi của người dân tăng như: nhu cầu chi tiêu, du học... ; ngoài ra, năm 2006 là năm mà thị trường bất động sản tan băng, một thị trường thế mạnh của NH, cho nên tất cả đã làm cho doanh thu của ngân hàng cũng tăng theo trong giai đoạn 2005 – 2006.
Năm 2006, Việt Nam có nhiều sự kiện nổi bật thu hút sự chú ý của nhiều giới đầu tư trong và ngoài nước. Đặc biệt là sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO vào cuối năm 2006, đã làm cho các doanh nghiệp trong nước phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh, trong đó nhu cầu về vốn cũng tăng mạnh. Việc nguồn hàng hóa đa dạng của nước ngoài nhập vào Việt Nam, cùng với mức sống của người dân ngày càng được nâng cao nên tiêu dùng cũng nhiều hơn trước đây. Năm 2006 cũng là năm mà thị trường chứng khoán Việt Nam hoạt động sôi động đã thu hút sự tham gia của nhiều người, trong đó có cả một số dân cư tại Cần Thơ, do đó nhu cầu vay đầu tư chứng khoán cũng bắt đầu xuất hiện. Chính vì vậy mà khách hàng đến vay vốn đã tăng mạnh trong năm 2007 (tăng 89,65% so với năm 2006).
Bên cạnh đó, công tác tiếp thị, tư vấn, giới thiệu sản phẩm đến các khách hàng của đội ngũ nhân viên PFC (Personal Financial Consultant) của ACB cũng đã góp phần vào vào việc nâng cao doanh thu. Ngoài ra, cũng phải kể đến uy tín và thương hiệu ACB cũng góp phần tạo niềm tin cho khách hàng đến vay vốn.
b) Về chi phí:
Chi phí hoạt động của ACB Cần Thơ tăng mạnh qua các năm. Cụ thể, năm 2006 tăng 7.808 triệu đồng (ứng với tăng 67,58%) so với năm 2005; năm 2007 tăng 20.766 triệu đồng (ứng với tăng 107,26%) so với năm 2006.
Xét theo cơ cấu giữa chi phí và lợi nhuận trong doanh thu, xem xét bảng phân tích cơ cấu sau:
Bảng 2: TỶ TRỌNG TỪNG KHOẢN MỤC TRONG THU NHẬP
QUA 3 NĂM 2005 – 2007
Đvt: %
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Thu nhập
100,00
100,00
100,00
Chi phí
67,89
74,10
80,98
Lợi nhuận
32,11
25,90
19,02
(Nguồn: tính toán của tác giả)
Bảng trên cho thấy rõ, tỷ trọng chi phí trên doanh thu càng tăng qua các năm. Mặc dù xét theo số tuyệt đối, rõ ràng lợi nhuận của ngân hàng tăng qua các năm, nhưng khi xét theo cơ cấu, tỷ trọng của lợi nhuận so với doanh thu lại giảm. Đây là điểm đáng chú ý.
Sở dĩ chi phí tăng nhanh như thế là do:
- Năm 2005 là năm có sự chạy đua tăng lãi suất mạnh giữa các ngân hàng để thu hút nguồn vốn từ dân cư. Đây là thời điểm mà nền kinh tế cả nước nói chung và của Cần Thơ nói riêng bắt đầu “khát vốn” để đầu tư sản xuất kinh doanh, do đó nhu cầu về vốn rất lớn, đó là chưa kể đến nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh. Bên cạnh những cách huy động truyền thống, nhiều ngân hàng còn áp dụng những biện pháp thu hút vốn khác vì lãi suất cao như chứng chỉ tiền gửi.
- Tuy nhiên, cơn “khát vốn” của thị trường còn mạnh mẽ hơn vào năm 2006, nền kinh tế có sự phát triển mạnh mẽ hơn. Trong giai đoạn đó, nền kinh tế Cần Thơ trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Hoà mình cùng với cả nước, các doanh nghiệp Cần Thơ đầu tư mạnh mẽ hơn, quy mô hơn. Đặc biệt người dân có nhiều cơ hội hơn cho việc sinh lời từ đồng tiền của mình như: kinh doanh, góp vốn liên doanh, nhất là đầu tư chứng khoán - tuy đầu tư chứng khoán ở Cần Thơ không nhiều nhưng có dấu hiệu tăng. Tất cả làm cho việc huy động vốn trở nên khó khăn hơn, cạnh tranh gay gắt hơn và tất nhiên là chi phí cũng tăng cao hơn.
- Năm 2007 là năm đón chào sự ra đời của nhiều ngân hàng TMCP mới với tiềm lực tài chính mạnh, do các tập đoàn, công ty lớn liên minh thành lập. Do đó đã làm cho nhiều ngân hàng mất đi một lượng khách hàng quan trọng, và nhiều nhân sự của các ngân hàng cũng bị thu hút sang ngân hàng khác, đặc biệt là ACB Cần Thơ. Chính vì vậy mà NH đã tốn rất nhiều kinh phí để giữ nhân sự như tăng lương, thưởng để động viên họ làm việc; và chi phí tìm kiếm nhân sự mới ở trường Đại học Cần Thơ.
- Ngoài ra, còn những chi phí khác như: quà tặng cho khách hàng trúng thưởng, tiền đầu tư thêm trang thiết bị, chi phí cho điện nước, văn phòng phẩm .v.v..
3.3 PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ NỘI BỘ
3.3.1 Cơ cấu tổ chức
Cơ chế phân công phân nhiệm của ACB đặc biệt khác với những ngân hàng khác. Chính vì vậy mà đặc điểm nổi bật nhất của cơ cấu tổ chức của ngân hàng Á Châu là tính phân công, phân nhiệm và tính chuyên môn hóa rất cao.
Cách thức tổ chức của ngân hàng Á Châu gọn nhẹ và đơn giản nhưng phân cấp rất rõ ràng:
+ Giám đốc phụ trách điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của đơn vị mình.
+ Dưới giám đốc có các trưởng phòng gồm: trưởng phòng giao dịch ngân quỹ, trưởng phòng kinh doanh, trưởng phòng kế toán - hành chính. Các trưởng phòng chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp các nhân viên trong phòng ban của mình, và chịu trách nhiệm về phòng ban của mình trước giám đốc.
+ Trong mỗi phòng ban còn được phân chia nhỏ ra thành các bộ phận chuyên môn nhằm thực hiện chuyên môn hoá tốt nhất.
Ví dụ: Trong bộ phận kinh doanh được chia thành: bộ phận thanh toán quốc tế, bộ phận tiếp thị thẩm định khách hàng, bộ phận thẩm định và quản lý tài sản tài chính, bộ phận dịch vụ khách hàng, bộ phận xử lý nợ xấu.
Đứng đầu mỗi bộ phận là người trưởng bộ phận phụ trách công việc chuyên môn của bộ phận mình. Các trưởng bộ phận chịu trách nhiệm công việc chuyên môn của mình trước trưởng phòng.
Với việc tổ chức bộ máy hoạt động khoa học như thế đã nâng cao được năng lực làm việc của từng bộ phận, phát huy được tính linh hoạt trong hoạt động, điều hành của từng bộ phận, tạo cơ chế giám sát chặt chẽ, liên tục từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất, đảm bảo bộ máy hoạt động nhịp nhàng và hiệu quả. Bên cạnh đó, với cấu trúc phân công phân nhiệm như vậy cũng góp phần hạn chế được những vấn đề tiêu cực có thể xảy ra như: đùn đẩy công việc, né tránh trách nhiệm, .v.v..
Tất cả cho thấy, cơ cấu tổ chức khoa học, cơ chế giám sát chặt chẽ và cách thức phân công phân nhiệm rõ ràng là một điểm mạnh của ACB, đã giúp cho nhà quản trị có thể nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng, dễ dàng; do đó, việc quản lý, xử lý các vấn đề phát sinh cũng được thực hiện kịp thời, không bị ách tắt. Chính nhờ vậy mà hiệu quả công việc cũng được nâng cao.
3.3.2 Nguồn nhân lực
3.3.2.1 Cơ cấu, trình độ và thái độ làm việc của đội ngũ nhân sự
Trong bất kỳ tổ chức kinh doanh nào thì đội ngũ nhân sự luôn đóng một vai trò quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của tổ chức kinh doanh đó. Do đó, có được một cơ cấu nhân sự hợp lý và trình độ của đội ngũ nhân sự phù hợp, thái độ làm việc nhiệt tình, hăng say sẽ góp phần nâng cao kết quả hoạt động của tổ chức kinh doanh. Và đối với ACB Cần Thơ cũng không ngoại lệ. Do đó việc đánh giá sự hợp lý của cơ cấu và trình độ nhân sự của ACB là việc cần thiết phải làm.
a. Cơ cấu nhân sự
Bảng 3: CƠ CẤU NHÂN SỰ ACB CẦN THƠ TÍNH ĐẾN 31/12/2007
Vị trí
Số lượng
Ban lãnh đạo
01
Trưởng phòng
03
Nhân viên
94
Tổng
98
(Nguồn: Phòng hành chính ACB Cần Thơ)
Do cơ cấu tổ chức đơn giản như đã phân tích trong phần cơ cấu tổ chức, nên cơ cấu nhân sự của ACB Cần Thơ không có quá nhiều vị trí cao cấp; trong đó, lãnh đạo chỉ có 1 người, các trưởng phòng cũng chỉ có 3 người vì ACB Cần Thơ chỉ có 3 phòng ban. Chính vì vị trí nhân viên cao cấp ít nên NH tiết kiệm được những chi phí về lương bổng cho nhân viên cấp cao. Nếu so sánh với cơ cấu tổ chức thì cơ cấu nhân sự như thế là hợp lý, và đây cũng chính là một điểm mạnh của ACB Cần Thơ.
b. Trình độ và thái độ làm việc của đội ngũ nhân sự
Bảng 4: TRÌNH ĐỘ NHÂN SỰ ACB CẦN THƠ TÍNH ĐẾN 31/12/2007
Trình độ
Số lượng
Thạc sĩ
01
Cử nhân (Đại học)
67
Cao đẳng + Trung cấp
25
Trình độ 12 trở xuống
05
Tổng
98
(Nguồn: Phòng hành chính ACB Cần Thơ)
Bảng thống kê trên cho thấy rõ, trình độ nhân sự của ACB khá hợp lý với một người trình độ Thạc sĩ, đồng thời giữ vị trí lãnh đạo NH. Còn lại với phần lớn là trình độ Đại học là một điều khá hợp lý vì ngoài lãnh đạo ra, chỉ có ba vị trí Trưởng phòng trong NH, nên không yêu cầu trình độ cao. Tuy nhiên, chỉ với một người trình độ Thạc sĩ cũng khá ít, vì thiếu nhân sự trình độ chuyên môn cao để có thể phụ giúp lãnh đạo trong việc đưa ra những chiến lược phát triển chi nhánh phù hợp trong tương lai.
ACB Cần Thơ có một không khí làm việc rất chuyên nghiệp, luôn có thái độ thân thiện, niềm nở với khách hàng, sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng, và phục vụ khách hàng rất nhanh chóng, không để khách hàng phải chờ đợi lâu. Đây là một điểm mạnh của ACB Cần Thơ. Để được điều đó, là nhờ vào thái độ làm việc rất tận tình và hăng say, và linh hoạt của đội ngũ nhân sự trẻ ở ACB Cần Thơ.
Ngày 18/11/2007, ACB là một trong ba doanh nghiệp ASEAN vinh dự được nhận Cúp “Doanh nghiệp ASEAN xuất sắc nhất” trong lĩnh vực Sử dụng Lao động, và là đơn vị duy nhất của ngành tài chính – ngân hàng Việt Nam nhận được chiếc Cúp này, được bình chọn bởi Hội đồng Tư vấn Doanh nghiệp ASEAN. Giải thưởng này phần nào minh chứng cho năng lực của đội ngũ nhân viên của ACB
3.3.2.2 Thu hút nguồn nhân lực
ACB Cần Thơ tuyển chọn nhân viên chủ yếu qua các kênh tuyển dụng công khai, hoặc thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng như: internet, báo chí, bảng thông báo của các trường đại học, cao đẳng .v.v.. Nguồn tuyển dụng chủ yếu là sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng và các nhân viên ở các tổ chức kinh tế khác.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, cũng như nhiều NH khác, ACB Cần Thơ rất thiếu nguồn lực, mặc dù số nhân sự của ACB Cần Thơ cũng không phải là ít so với những NH khác nhưng vẫn không đáp ứng được khối lượng công việc hiện tại ở NH, nên hiện nay NH rất chú trọng công tác tuyển dụng sinh viên sắp ra trường, bằng cách tổ chức “ngày hội việc làm ACB” ở các trường đại học, cao đẳng. Đây là một phương pháp tốt nhằm đón đầu những sinh viên mới ra trường, dễ đào tạo và hòa nhập với môi trường làm việc của NH hơn.
3.3.2.3 Đào tạo và phát triển
Ngoài công tác đào tạo cho đội ngũ nhân viên mới, ACB Cần Thơ luôn được ACB hội sở mở các lớp đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các nhân viên trong NH, nhằm phục vụ cho việc mở rộng mạng lưới hoạt động và nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh trong tương lai.
3.3.2.4 Chế độ lương và phúc lợi
Cũng như các tổ chức kinh tế khác, ACB Cần Thơ trả lương cho nhân viên theo tháng. Ngoài chế độ lương, nhân viên ACB còn được những khoản phúc lợi khác như: tiền thưởng giữa năm, tiền thưởng Tết, một chuyến du lịch vào mỗi năm.v.v.. Ngoài ra, còn có chế độ thưởng cho những nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đây là một điều cần thiết để giữ chân nguồn nhân lực ở ACB Cần Thơ.
3.3.3 Cơ sở vật chất và công nghệ
3.3.3.1 Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao hình ảnh của NH trong mắt khách hàng. Ngoài ra, có được cơ sở vật chất tốt, hiện đại sẽ góp phần làm tăng hiệu quả làm việc cho các nhân viên.
Khi nói đến cơ sở vật chất, điều đầu tiên cần chú ý tới là mạng lưới hoạt động của của ACB trên địa bàn TP Cần Thơ.
* Danh sách chi nhánh ACB tại TP Cần Thơ:
1. CN CẦN THƠ
17-19 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, TP Cần Thơ.
Tel : (0710) 816817 - Fax : (0710) 825628
2. PGD NINH KIỀU
86B - 86C Hùng Vương, Phường Thới Bình, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
Tel : (0710) 768 768 - Fax : (0710) 768 769
3. PGD THỐT NỐT
487 Quốc lộ 91, Ấp Long Thạnh A, Thị trấn Thốt Nốt, Huyện Thốt Nốt, TP Cần Thơ.
Tel : (0710) 611999 - Fax : (0710) 611998
Với việc chỉ có một chi nhánh và hai phòng giao dịch như trên thì quả thật mạng lưới của ACB Cần Thơ là quá ít so với các đối thủ cạnh tranh (được thể hiện rõ trong mục 4.1.3.4), do đó đây là một điểm yếu của NH này. Bên cạnh đó, chi nhánh tại đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa cũng đã được xây dựng và sử dụng khá lâu (năm 1996), nên diện mạo chi nhánh trông cũng không đẹp và bắt mắt bằng các cơ sở mới được xây dựng của các NH khác.
3.3.3.2 Công nghệ
Công nghệ thông tin, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng, phát triển ngày càng mạnh mẽ; do đó ACB luôn quan tâm đến việc ứng dụng những công nghệ mới, tiên tiến trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng là một giải pháp tốt để phát triển hoạt động kinh doanh và tạo thêm nhiều tiện ích cho khách hàng.
Năm 2002, ngân hàng Á Châu chính thức vận hành phần mềm TCBS, với tên gọi là “Giải pháp ngân hàng toàn diện” (TCBS- The Complete Banking Solution) – một công nghệ rất hiện đại trên thế giới trong lĩnh vực ngân hàng do công ty OSI (Open Solutions Incorporations) của Mỹ cung cấp, cho phép trực tuyến hóa các giao dịch ngân hàng, có cơ sở dữ liệu tập trung và xử lý giao dịch theo thời gian thực; và năm 2003, các sản phẩm ngân hàng điện tử phone banking, mobile banking và internet banking đã đưa vào hoạt động trên cơ sở tiện ích của TCBS. Tháng 6/2007, ACB đã được OSI nâng cấp TCBS từ phiên bản 2000 lên 2007, ứng dụng nhiều chương trình quản lý: chương trình quản lý khách hàng CRM, quản lý hình ảnh phục vụ, quản lý tài sản thế chấp... làm cho tính thống nhất trong cơ sở dữ liệu đượ nâng lên rõ rệt.
ACB còn là thành viên của SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication), tức là “Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn Thế giới”, bảo đảm phục vụ khách hàng trên toàn thế giới trong suốt 24 giờ mỗi ngày.
Ngoài ra, ACB sử dụng dịch vụ tài chính Reuteurs, gồm Reuteurs Monitor: cung cấp mọi thông tin tài chính và Reuteurs Dealing System: công cụ mua bán ngoại tệ.
Có thể thấy ngân hàng Á Châu rất chú trọng đến việc đầu tư công nghệ thông tin, xem đó là một phần chiến lược trong việc nâng cao vị thế, hình ảnh và kết quả hoạt động của ngân hàng; để từ đó cung cấp nhiều sản phẩm tiện ích cho khách hàng, tăng cường tính cạnh tranh. Chính vì vậy, ACB đã có những bước đi cụ thể, mạnh mẽ trong việc khai thác công nghệ thông tin phục vụ khách hàng.
Năm 2006, Thủ tướng Chính phủ cũng đã tặng bằng khen về việc “Đẩy mạnh ứng dụng phát triển công nghệ thông tin, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc” để ghi nhận những nổ lực của ngân hàng trong thời gian vừa qua trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong ngân hàng.
3.3.4 Sản phẩm
Sản phẩm kinh doanh của ACB rất đa dạng bao gồm 3 nhóm chính: sản phẩm tiền gửi, sản phẩm tín dụng và dịch vụ ngân hàng.
Các nhóm sản phẩm này dành cho đối tượng khách hàng cá nhân lẫn doanh nghiệp, được chia thành nhiều dòng sản phẩm nhỏ với nhiều loại hình phong phú về thời hạn và đa dạng về điều kiện sử dụng các loại sản phẩm, nên dễ dàng cho khách hàng lựa chọn những loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu và điều kiện của mình: gửi tiền tiết kiệm, vay vốn, chuyển tiền, hoặc tham gia vào các dịch vụ đầu tư sinh lời như: tham gia sàn giao dịch chứng khoán, sàn giao dịch vàng.v.v..
Chính nhờ vào sự đa dạng phong phú như thế nên khi khách hàng yêu cầu bất cứ loại sản phẩm nào trên thị trường, NH đều có thể đáp ứng. Ngoài ra, ACB cũng không ngừng nghiên cứu, phát triển thêm nhiều loại sản phẩm mới, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng và phù hợp với tình hình của thị trường, mà gần đây nhất là hai sản phẩm: sàn giao dịch vàng, và cho vay sản xuất kinh doanh trả góp.
3.3.5 Thị trường
Ngân hàng TMCP Á Châu có mặt trên thị trường thành phố Cần Thơ từ rất sớm (27-3-1996), trong thời gian này chỉ có một số ngân hàng quốc doanh và một vài ngân hàng thương mại cổ phần. Với lợi thế đó, ngân hàng đã tạo được những mối quan hệ tốt đẹp, rộng rãi với rất nhiều khách hàng, cùng đồng hành với khách hàng tạo nên giá trị đích thực.
Với phương châm “là ngân hàng của mọi nhà”, ngân hàng Á Châu Cần Thơ luôn nổ lực, phấn đấu, cung cấp những sản phẩm dịch vụ tốt nhất cho khách hàng từ mọi gia đình đến các nhà doanh nghiệp, mang lại những tiện ích và giá trị gia tăng cao. Chính vì thế trong thời gian qua ngân hàng đã tạo được những ấn tượng tốt trong tâm trí của khách hàng, số lượng khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng ngày một đông. Điều này được thể hiện rõ qua biểu đồ dưới đây:
Hình 2: Vốn huy động và dư nợ của ACB Cần Thơ qua các năm
Qua biểu đồ trên, rõ ràng nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay của ACB Cần Thơ tăng qua các năm. Cụ thể, về huy động vốn, năm 2005 là 140.365 triệu đồng, năm 2006 tăng lên 261.229 triệu đồng và năm 2007 tăng lên 429.120 triệu đồng; về dư nợ cho vay, năm 2005 là 87.600 triệu đồng, năm 2006 tăng lên 176.502 triệu đồng và năm 2007 tăng lên 481.861 triệu đồng.
Tuy nhiên, thị phần của ACB, từ thị phần huy động vốn đến cho vay, trên địa bàn TP Cần thơ không lớn hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Thị phần cho vay của ACB Cần Thơ sẽ được thể hiện rõ trong mục 4.1.3.4. Còn thị phần huy động vốn của ACB được biểu hiện rõ qua biểu đồ sau:
Hình 3: Thị phần huy động vốn trong khối NHTMCP tại TP Cần Thơ
Do đó đây là một điểm yếu của ACB Cần Thơ. Dù vậy, nhưng uy tín, và thương hiệu của ACB vẫn là một điểm mạnh. Điều đó cho thấy, ACB Cần Thơ vẫn có thể vận dụng yếu tố này để vào công tác nâng cao hiệu quả kinh doanh.
3.3.6 Hoạt động marketing
ACB thực hiện quảng cáo chủ yếu thông qua các kênh truyền hình, và các ấn phẩm báo chí chuyên ngành kinh tế. Còn ACB Cần Thơ, công tác tiếp thị, quảng cáo thuộc về các nhân viên PFC, công việc của các nhân viên này là tìm kiếm khách hàng, giới thiệu và tư vấn cho họ những sản phẩm vay hoặc khác. Những nhân viên này đều được giao những chỉ tiêu để hoàn thành trong mỗi quý. Chính vì việc giao chỉ tiêu như thế cho các nhân viên PFC, nên đã tạo cho họ có được một tinh thần làm việc thật nghiêm túc, góp phần quảng bá rộng rãi hình ảnh ACB Cần Thơ đến cho mọi khách hàng.
ACB là một trong những ngân hàng thường xuyên đưa ra những chương trình khuyến mãi hấp dẫn từ việc huy động vốn đến các khoản cho vay. Cụ thể, trong năm 2007, NH đã thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi như: gửi tiền tiết kiệm được tặng quà, chương trình vay ngay trúng lớn, tín dụng đặc biệt 5.000 tỷ đồng, tăng cơ hội, thêm niềm vui cho chủ thẻ ACB MasterCard... Với nhiều hoạt động khuyến mãi, đã thu hút thêm được nhiều khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ một cách hiệu quả.
Bên cạnh đó, trong năm 2007 ACB còn tổ chức buổi hội thảo ”ACB – đồng hành cùng doanh nghiệp miền Tây” tại Cần Thơ, nhằm giới thiệu và tư vấn cho các doanh nghiệp những sản phẩm, dịch vụ phù hợp cũng như cách tiếp cận vốn vay trong bối cảnh đang có rất nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tăng vốn, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và phát triển mạng lưới.
Tất cả cho thấy công tác quảng cáo, khuyến mãi ở ACB Cần Thơ chủ yếu là chương trình từ hội sở đề ra và triển khai cho toàn hệ thống. Điều này cho thấy ACB Cần Thơ vẫn chưa có tính chủ động cao trong việc thực hiện quảng bá hình ảnh NH trên địa bàn TP Cần Thơ.
3.3.7 Tình hình cho vay DNVVN
3.3.7.1 Một số sản phẩm cho vay chính dành cho DNVVN
a. Tài trợ thương mại trong nước.
Là sản phẩm tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp có nhu cầu bổ sung vốn lưu động, sản xuất kinh doanh trong nước, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của doanh nghiệp.
b. Tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng.
Là sản phẩm tín dụng hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu thông qua việc cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn lưu động để thu mua, sản xuất, gia công hàng xuất khẩu...
c. Tài trợ nhập khẩu.
Là sản phẩm tín dụng hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu, hàng hóa phục vụ sản xuất kinh doanh.
d. Cho vay thấu chi.
Là sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng thông qua việc cho phép chi vượt số dư có trên tài khoản tiền gửi thanh toán trong hạn mức thấu chi được cấp.
e. Cho vay đầu tư tài sản cố định/ đầu tư dự án.
Là sản phẩm tín dụng trung dài hạn hỗ trợ cho doanh nghiệp có nhu cầu bổ sung vốn để đầu tư dự án, văn phòng, nhà xưởng, máy móc thiết bị.
f. Cho vay bổ sung vốn kinh doanh trả góp.
Là sản phẩm tín dụng đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh cho những doanh nghiệp có quy mô nhỏ.
g. Cho vay đồng tài trợ.
Là sản phẩm tín dụng với sự tham gia tài trợ từ hai tổ chức tín dụng trở lên, trong đó có một tổ chức tín dụng đứng ra làm đầu mối.
h. Cho vay với các mục đích khác: chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất khẩu, cho vay mua xe ô tô thế chấp bằng chính xe mua, cho vay thế chấp lô hàng hạt nhựa...
Sản phẩm cho vay của ACB dành cho DNVVN là rất đa dạng, đáp ứng được mọi nhu cầu vốn của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo thống kê các bộ hồ sơ vay vốn của các doanh nghiệp, doanh nghiệp vay vốn ở ACB Cần thơ chủ yếu vay dưới hình thức bổ sung vốn lưu động là chủ yếu, kế đến là vay đầu tư dự án. Điều này cho thấy các doanh nghiệp Cần Thơ còn chưa biết nhiều đến các sản phẩm cho vay ở ACB.
3.3.7.2 Quy trình cho vay đối với doanh nghiệp
Quy trình cho vay doanh nghiệp được thực hiện qua các bước sau:
- Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn.
- Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn.
- Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh/ dự án đầu tư.
- Kiểm tra, xác minh thông tin.
- Phân tích ngành.
- Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn.
- Dự kiến lợi ích của ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt.
- Phân tích, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh/ dự án đầu tư.
- Các biện pháp bảo đảm tiền vay.
- Kiểm tra mức độ đáp ứng một số điều kiện về tài chính.
- Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng.
- Lập báo cáo thẩm định cho vay.
- Tái thẩm định khoản vay.
- Xác định phương thức và nhu cầu cho vay.
- Xem xét khả năng nguồn vốn và điều kiện thanh toán của Chi nhánh.
- Phê duyệt khoản vay.
- Ký kết hợp đồng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm.
- Tuân thủ thời gian thẩm định, xét duyệt cho vay.
- Giải ngân.
- Kiểm tra, giám sát khoản vay.
- Thu nợ lãi và gốc và xử lý những phát sinh.
- Thanh lý hợp đồng tín dụng.
- Giải chấp tài sản bảo đảm.
3.3.7.3 Tình hình cho vay DNVVN
Để thấy rõ hiệu quả hoạt động cho vay DNVVN, xem xét bảng tổng hợp tình hình cho vay phân theo đối tượng là khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.
Bảng 5: TÌNH HÌNH CHO VAY QUA 3 NĂM 2005 -2007
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Chênh lệch 2006/2005
Chênh lệch 2007/2006
Số tiền
%
Số tiền
%
Doanh số cho vay
164.162
460.310
1.426.961
296.148
180,40
966.651
210,00
Doanh nghiệp
96.264
295.568
1.159.006
199.304
207,04
863.438
292,13
Cá nhân
67.898
164.742
267.955
96.844
142,63
103.213
62,65
Doanh số thu nợ
122.877
371.317
1.014.438
248.440
202,19
643.121
173,20
Doanh nghiệp
62.913
178.310
663.442
115.397
183,42
485.132
272,07
Cá nhân
59.964
193.007
350.996
133.043
221,87
157.989
81,86
Dư nợ
87.600
176.582
481.861
88.982
101,58
305.279
172,88
Doanh nghiệp
50.645
98.883
350.788
48.238
95,25
251.905
254,75
Cá nhân
36.955
77.699
131.073
40.744
110,25
53.374
68,69
Nợ xấu
389
186
165,4
-203
-52,19
-20,6
-11,08
Doanh nghiệp
0
0
0.0
0
-
0
-
Cá nhân
389
186
165,4
-203
-52,19
-20,6
-11,08
(Nguồn: Phòng kinh doanh ACB Cần Thơ)
a. Doanh số cho vay:
Qua bảng thống kê trên thấy được doanh số cho vay của ACB Cần Thơ tăng theo thời gian; cụ thể, năm 2006 tăng 296.148 triệu đồng so với năm 2005 (ứng với tăng 180,4 %), năm 2007 tăng 966.651 triệu đồng so với năm 2006 (ứng với tăng 210 %). Trong đó, ta thấy tỉ trọng của khối khách hàng doanh nghiệp tăng theo các năm.
Bảng 6: CƠ CẤU DOANH SỐ CHO VAY
Đvt: %
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Doanh số cho vay
100,00
100,00
100,00
Doanh nghiệp
58,64
64,21
81,22
Cá nhân
41,36
35,79
18,78
(Nguồn: tính toán của tác giả)
Như đã phân tích ở mục tình hình hoạt động kinh doanh, giai đoạn những năm 2005 – 2006 - 2007 là giai đoạn nền kinh tế phát triển rất nhanh, những kết quả của một quá trình cải cách kinh tế đã mang lại hiệu quả; kinh tế đất nước chuyển dịch đúng hướng: dịch vụ, công nghiệp ngày càng tăng, nông nghiệp giảm dần, đời sống của người dân tăng lên rõ rệt do những thành tựu từ kinh tế mang lại, hội nhập nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt, năm 2006 được xem là một năm được mùa của nền kinh tế, các mục tiêu kinh tế xã hội đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra, và nền kinh tế Cần Thơ cũng đang chuyển dịch đúng hướng, đúng theo sự hoạch định của các cấp chính quyền. Chính nhờ sự phát triển mạnh mẽ trong năm 2005 đã tạo một bước đệm rất tốt cho nền kinh tế Cần Thơ trong 2006 với thế và lực mới. Cụ thể, thu nhập của người dân Cần Thơ tăng lên khá cao đã làm cho nhu cầu về chi tiêu, vui chơi giải trí của thị trường tăng mạnh, do đó vốn đầu tư của các doanh nghiệp về Cần Thơ càng nhiều nhằm nắm bắt những nhu cầu ngày càng tăng đó.
Chính sách thông thoáng trong luật và thực hiện cải cách hành chính mạnh mẽ đã tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng hơn trong việc thành lập kinh doanh, nên đã có nhiều doanh nghiệp mới gia nhập ngành dẫn tới nhu cầu về vốn của đối tượng doanh nghiệp cũng tăng mạnh. Bên cạnh đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế hội nhập buộc các doanh nghiệp cần phải đầu tư trên tất cả các mặt hoạt động. Để làm được điều đó đòi hỏi phải có một số vốn nhất định, do đó họ phải tìm đến ngân hàng.
Những năm 2006 – 2007 là những năm mà ngân hàng tung ra nhiều sản phẩm tiện ích phục vụ khách hàng truyền thống nay nên đã đánh đúng vào nhu cầu tiềm ẩn của các doanh nghiệp. Ngân hàng cũng mạnh dạn mở rộng tín dụng với đối tượng này, đã tăng doanh số cho vay từ 460.310 triệu đồng vào năm 2006 lên 1.159.006 triệu đồng năm 2007. Chính vì vậy mà tỉ trọng cho vay của doanh nghiệp tăng dần qua các năm, từ 58,64% năm 2005 lên 81,22% năm 2007. Điều này cho thấy ACB Cần Thơ cũng khá chú trọng đến mảng khách hàng doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng phải nói đến là do các khoản vay của doanh nghiệp thường mang giá trị lớn hơn nhiều so với các khoản vay nhỏ lẻ, vì thực chất ở ACB Cần Thơ không có vị trí nhân viên tư vấn tài chính cho khối khách hàng doanh nghiệp; do đó, nếu so sánh với thị phần dư nợ cho vay doanh nghiệp của các ngân hàng đối thủ trên địa bàn Cần Thơ, thì doanh số cho vay của ACB vẫn còn khiêm tốn, và chưa xứng với số lượng của DNVVN tại Cần Thơ (được trình bày trong mục phân tích đối thủ cạnh tranh ở Chương 4).
Điều này cũng được lý giải một phần là do quy định và cơ chế của Hội sở ACB rất khắt khe trong việc đánh giá, thẩm định và quyết định cho vay (được thể hiện rõ qua các chỉ số tín dụng). Do đó, doanh số cho vay của ACB không cao, nhưng bù lại, độ rủi ro lại thấp, do đó nó đảm bảo cho hiệu quả hoạt động của ACB và tạo nên nét đặc thù riêng của NH.
b. Doanh số thu nợ
Doanh số thu nợ của NH nói chung và của đối tượng doanh nghiệp nói riêng đều tăng theo thời gian. Cụ thể, năm 2006 tăng 248.440 triệu đồng so với năm 2005 (ứng với tăng 202,19%), năm 2007 tăng 643.121 triệu đồng so với năm 2006 (ứng với tăng 173,2%). Xét về doanh số thu nợ của đối tượng doanh nghiệp, ta thấy tốc độ thu nợ của khách hàng doanh nghiệp tăng nhanh hơn tốc độ tăng chung của NH. Cụ thể, năm 2006 tăng 115.397 triệu đồng so với năm 2005 (ứng với tăng 183,42%), năm 2007 tăng 485.132 triệu đồng so với năm 2006 (ứng với tăng 272,07%).
Sở dĩ được như thế là do trong những năm qua, NH đã làm tốt những công tác như: thẩm định khách hàng, thẩm định tài sản, giám sát, thu hồi nợ và lãi... Một nguyên nhân cũng nên kể đến là do nền kinh tế Cần Thơ ngày càng phát triển, thu nhập người dân được nâng cao, và kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Cần Thơ ngày càng khởi sắc, dẫn đến việc trả nợ đúng hạn và đủ.
Tuy nhiên, nếu xét theo tốc độ tăng doanh số thu nợ năm 2007 thấp hơn tốc độ cho vay năm 2007 xét về cả NH lẫn đối tượng doanh nghiệp, điều này có thể được lý giải là do năm 2007 là năm có bùng nổ số lượng đăng ký kinh doanh của các hộ gia đình và của các doanh nghiệp, nên có sự chênh lệch giữa doanh số cho vay và thu nợ là điều bình thường.
c. Dư nợ, nợ xấu
Nhìn vào bảng thống kê, thấy được dư nợ tăng qua các năm, đây cũng là điều bình thường bởi doanh số cho vay đã tăng mạnh theo các năm.
Xét về nợ xấu, dễ dàng nhận thấy nợ xấu của NH xét về số tuyệt đối giảm qua các năm, và do đó nếu xét tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ thì tỷ lệ này của NH cũng giảm qua các năm và luôn giữ ở mức an toàn (trình bày rõ trong mục 3.3.8). Đặc biệt, đối với đối tượng doanh nghiệp thì giá trị nợ quá hạn là không qua các năm. Đây là một kết quả cực kỳ tuyệt vời, nó cho thấy khả năng quản trị nợ, thẩm định khách hàng, thẩm định tài sản và các dự án của các cán bộ tín dụng của khối khách hàng doanh nghiệp. Điều này là một điểm mạnh của ngân hàng trong việc xem xét cho vay và đánh giá khách hàng doanh nghiệp cũng như công tác thu hồi nợ. Tuy nhiên, cũng chính vì sự khắt khe trong đánh giá, thẩm định cho vay mà NH đã bỏ qua nhiều cơ hội kinh doanh, dẫn đến thị phần cho vay thua sút so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường TP Cần Thơ. Chính vì vậy, NH hoàn toàn có thể xem xét để lập ra những chiến lược nhằm mở rộng hơn nữa công tác cho vay đối với đối tượng khách hàng này.
3.3.8 Đánh giá các chỉ số tín dụng
Qua các phân tích ở trên cho thấy đối tượng doanh nghiệp là một khách hàng lớn của ACB Cần Thơ, vì đối tượng này đang ngày càng nở rộ về số lượng và là một thị trường đầy tiềm năng cho các NH nhắm đến. Tuy nhiên, việc cho vay hiện tại của ACB Cần thơ đối với DNVVN là chưa xứng với số lượng đông đảo của đối tượng này tại thị trường Cần Thơ. Do đó, để xem xét có nên mở rộng tín dụng đối với đối tượng này hay không, cần phải xét đến một số chỉ tiêu tín dụng của cả NH nói chung và cho vay đối với DNVVN nói riêng, để có thể đánh giá được chất lượng tín dụng của các đối tượng này đối với ngân hàng.
Bảng 7: CHỈ SỐ TÍN DỤNG CỦA ACB CẦN THƠ
QUA 3 NĂM2005 – 2007
Chỉ tiêu
Đơn vị
2005
2006
2007
1/ Tổng vốn huy động
Triệu đồng
140.365
261.229
429.120
2/ Doanh số thu nợ
Triệu đồng
122.877
371.317
1.014.438
3/ Tổng dư nợ
Triệu đồng
87.600
176.582
481.861
4/ Nợ xấu
Triệu đồng
389,0
186,0
165,4
5/ Dư nợ bình quân
Triệu đồng
76.957,5
132.091,0
329.221,5
6/ Tổng dư nợ/Vốn huy động
Lần
0,62
0,68
1,12
7/ Nợ xấu/Tổng dư nợ
%
0,44
0,11
0,03
8/ Vòng quay vốn tín dụng
Vòng
1,60
2,81
3,08
(Nguồn: Phòng kinh doanh ACB Cần Thơ và tính toán của tác giả)
Bảng 8: CHỈ SỐ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
CHO VAY DNVVN QUA 3 NĂM 2005 - 2006
Chỉ tiêu
Đơn vị
2005
2006
2007
1/ Doanh số thu nợ
Triệu đồng
62.913
178.310
663.442
2/ Tổng dư nợ
Triệu đồng
50.645
98.883
350.788
3/ Nợ xấu
Triệu đồng
0
0
0
4/ Dư nợ bình quân
Triệu đồng
43.040,3
74.764
224.835,5
5/ Nợ quá hạn/Tổng dư nợ
%
0
0
0
6/ Vòng quay vốn tín dụng
Vòng
1,46
2,38
2,95
(Nguồn: Phòng kinh doanh ACB Cần Thơ và tính toán của tác giả)
Bảng 9: MỘT SỐ CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
TẠI TP CẦN THƠ NĂM 2006 – 2007
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
Vốn huy động
6.233.000
10.315.000
Vốn huy động/Tổng dư nợ
1,77 lần
1,89 lần
Doanh số cho vay
37.016.000
57.569.000
Doanh số thu nợ
35.824.000
49.117.000
Dư nợ
11.032.000
19.483.000
Nợ xấu
234.000
219.000
Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ
2,12%
1,12%
Vòng quay vốn tín dụng
4,4 vòng
4,4 vòng
(Nguồn: NHNN CN Cần Thơ)
* Tổng dư nợ/Vốn huy động
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng, chỉ tiêu này lớn hay nhỏ đều không tốt.
Nhận xét thấy trong 3 năm qua tình hình huy động vốn của ngân hàng khá tốt, vốn huy động của ngân hàng tăng qua các năm. Nếu so sánh chỉ tiêu tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động của NH vào năm 2006 và 2007 với chỉ số chung của ngành trên thị trường Cần Thơ tương ứng là 1,77 và 1,89 thì NH luôn có chỉ số thấp hơn so với chỉ số chung của ngành. Tuy nhiên, tỷ lệ này của NH đều ở mức thấp trong năm 2005 và 2006, điều này chứng tỏ NH vẫn chưa sử dụng hết được nguồn vốn huy động, hay nói cách khác là NH thừa vốn cho vay hay sử dụng vốn huy động không hiệu quả, nhưng tỷ lệ này lại vượt qua cả mức một vào năm 2007, tức vào năm này, NH đã cải thiện tình hình sử dụng vốn, tuy là vượt mức một, nhưng mức vượt này không quá lớn, do đó cũng thấy được công tác quản trị nguồn vốn của NH cũng đã được nâng cao.
Cụ thể, năm 2005 bình quân 0,62 đồng dư nợ có 1 đồng vốn huy động tham gia, năm 2006 tình bình quân 0,68 đồng dư nợ có 1 đồng vốn huy động tham gia. Sang năm 2007 tỷ lệ tổng dư nợ/vốn huy động là 1,12.
* Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ
Chỉ số này đo lường chất lượng nghiệp vụ của ngân hàng. NH nào có chỉ số này thấp nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân hàng này cao. Và mức cho phép của NHNN là 5%, nếu vượt qua mức này nghĩa là rủi ro tiềm ẩn càng cao.
Nếu xét trên toàn chi nhánh, ta thấy chỉ số này giảm qua các năm, và luôn nhỏ hơn mức 1%. Còn chỉ số này đối với công tác cho vay doanh nghiệp thì luôn ở mức 0%. Nếu so sánh với chỉ số chung của cả ngành trên địa bàn TP Cần Thơ là 2.12% năm 2006 và 1.12% năm 2007, thì chất lượng tín dụng của ACB Cần Thơ vẫn cao hơn so với ngành. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng luôn được ngân hàng Á Châu Cần Thơ quan tâm, các quy trình xét duyệt cho vay, thẩm định dự án đầu tư.. đều được ngân hàng đánh giá rất cẩn thận ngay từ khâu đầu tiên. Ngân hàng áp dụng và tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình cho vay, thu nợ.. theo đúng tiêu chuẩn ISO mà ngân hàng Á Châu đang áp dụng trong toàn hệ thống. Điều này không phải ngân hàng mới thực hiện trong thời gian gần đây như những ngân hàng khác mà được xem như là một nguyên tắc được áp dụng từ lâu.
Với chỉ số tuyệt vời như vậy, ACB Cần Thơ hoàn toàn có đủ khả năng để xem xét đến việc mở rộng cho vay đối với nhiều đối tượng, đặc biệt là DNVVN.
* Vòng quay vốn tín dụng
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm.
Vòng quay vốn tín dụng của cả chi nhánh và đối với công tác cho vay doanh nghiệp tăng theo thời gian. Từ 1,6 vòng năm 2005 lên 3,08 vòng năm 2007 đối với cả chi nhánh, và từ 1,46 vòng năm 2005 lên 2,95 vòng năm 2007 đối với việc cho vay doanh nghiệp.
Vòng quay vốn tín dụng tăng qua các năm chứng tỏ thời gian thu hồi nợ vay của ngân hàng được rút ngắn lại. Điều này chứng tỏ công tác giám sát, thu hồi nợ vay của ngân hàng càng được cải thiện. Tuy nhiên, chỉ số này tăng cũng do một phần là ngân hàng tăng khoản vay ngắn hạn trong cơ cấu cho vay, điều này được thể hiện rõ qua bảng sau:
Bảng 10: CƠ CẤU CHO VAY THEO THỜI HẠN VAY
Đvt: %
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Doanh số cho vay
100,00
100,00
100,00
Ngắn hạn
68,99
76,64
73,00
Trung và dài hạn
31,01
23,36
27,00
(Nguồn: tính toán của tác giả)
Nếu so với toàn ngành trên thị trường Cần Thơ là 4,4 vòng thì vòng quay vốn tín dụng của ACB Cần Thơ vẫn còn rất thấp. Điều này đòi hỏi NH phải nâng cao hơn nữa công tác thu nợ của cán bộ tín dụng.
3.5 TỔNG HỢP TÌNH HÌNH NỘI BỘ (MA TRẬN IFE)
Để có cái nhìn toàn diện hơn về tình hình nội bộ, cũng như điểm mạnh, điêm yếu của ACB Cần Thơ, cần đánh giá qua ma trận IFE.
Trong ma trận này có 13 yếu tố, tức mức độ quan trọng trung bình cho mỗi yếu tố là 1/13 = 0,077. Trong đó:
- Yếu tố số 01 và 12 được đánh giá là 0,06 tức dưới mức trung bình, bởi vì sức mạnh của NH chi nhánh không chỉ thể hiện ở cơ cấu tổ chức và hoạt động marketing, vì cơ cấu tổ chức chỉ góp phần làm tốt cơ chế giám sát hiệu quả làm việc của nhân viên, còn hoạt động marketing chủ yếu là công việc của hội sở, NH chi nhánh còn bị lệ thuộc nhiều nên chưa quen với việc tự làm công tác này cho chi nhánh.
- Yếu tố số 03 và 08 được đánh giá là 0,07 tức ở mức trung bình, vì việc đào tạo huấn luyện sẽ góp phần làm tăng chuyên môn và hiệu quả làm việc của nhân viên, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động; còn khâu thiếu nhân sự sẽ ảnh hưởng đến chất lượng làm việc của NH bởi công việc quá tải.
- Tám yếu tố còn lại được đánh giá ở mức quan trọng là vì: trình độ nhân viên tốt và cẩn trọng trong việc cho vay sẽ góp phần làm giảm thiểu rủi ro trong công tác cho vay, đảm bảo hiệu quả hoạt động của NH; thị phần cho vay và mạng lưới hoạt động đánh giá năng lực của NH và khả năng cạnh tranh trên thị trường; việc huy động vốn sẽ có tác dụng đến việc cho vay vốn cũng như các nghiệp vụ khác của NH, vì huy động vốn tốt, NH sẽ có thể thực hiện các nghiệp vụ khác một cách dễ dàng; sản phẩm đa dạng cũng là một yếu tố thu hút khách hàng vì nó đánh giá rằng NH có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng hay không; thái độ làm việc, công nghệ và thương hiệu là những yếu tố hết sức quan trọng của mỗi NH, bởi nếu nhân viên có thái độ làm việc nhiệt tình, hăng say, thân thiện với khách hàng thì đây là một trong những yếu tố quyết định trong việc giữ chân khách hàng, công nghệ và thương hiệu là những yếu tố nhằm tăng hình ảnh NH trên thị trường và tạo niềm tin cho khách hàng khi đến giao dịch.
- Các yếu tố được phân loại với tiêu chí: 1 là điểm yếu lớn nhất, 2 là điểm yếu nhỏ nhất, 3 là điểm mạnh nhỏ nhất và 4 là điểm mạnh lớn nhất.
Bảng 11: MA TRẬN ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG (IEF)
STT
Yếu tố
Mức độ quan trọng
Phân loại
Tổng điểm
1
Cơ cấu tổ chức khoa học
0,06
3
0,18
2
Trình độ nhân viên khá tốt
0,08
3
0,24
3
Đào tạo, huấn luyện thường xuyên
0,07
3
0,21
4
Thái độ làm việc tốt
0,09
4
0,36
5
Đầu tư công nghệ
0,08
4
0,32
6
Sản phẩm, dịch vụ đa dạng
0,08
4
0,32
7
Uy tín, thương hiệu ACB
0,09
4
0,36
8
Cẩn trọng trong cho vay
0,08
3
0,24
9
Thiếu nhân sự
0,07
2
0,14
10
Mạng lưới hoạt động ít
0,08
2
0,16
11
Huy động vốn chưa thật sự tốt
0,08
2
0,16
12
Chưa chủ động trong marketing
0,06
2
0,12
13
Thị phần cho vay DNVVN thấp
0,08
2
0,16
Tổng cộng
1,00
2,97
* Nhận xét:bảng ma trận cho thấy, tổng điểm quan trọng đạt 2.97 nói lên ACB Cần Thơ có môi trường nội bộ ở mức trung bình khá. Với những điểm mạnh cần được duy trì và phát huy như: cơ cấu tổ chức khoa học, trình độ nhân viên khá tốt, đào tạo, huấn luyện thường xuyên, đầu tư công nghệ, uy tín, thương hiệu ACB...; ACB Cần Thơ cần phải chú trọng nhiều hơn nữa để khắc phục những điểm yếu như: thiếu nhân sự, mạng lưới hoạt động ít, chưa chủ động trong marketing, thị phần cho vay nói chung thấp...
Chương 4
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
4.1 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VI MÔ
4.1.1 Khách hàng
4.1.1.1 Đặc điểm của DNVVN tại Cần Thơ
Các DNVVN tại TP Cần Thơ ngòai những đặc điểm chung với các DNVVN khác trên cả nước như đã nêu ở mục 2.1.3.2, thì vẫn có những nét đạc thù riêng. Những đặc điểm này được tổng hợp từ nguồn điều tra thực tế của tác giả. Qua một số cuộc phỏng vấn DNVVN tại TP Cần Thơ, có thể rút ra một số đặc điểm sau:
- Doanh nghiệp tại TP Cần Thơ kinh doanh trên nhiều lĩnh vực: xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, đồ điện gia dụng, dịch vụ internet, thiết kế logo, thiệp cưới, thiệp mời... do đó nhu cầu về nguồn vốn cũng khác nhau. Các doanh nghiệp chủ yếu vay vốn với các sản phẩm vay sau: bổ sung vốn lưu động, mở rộng sản xuất kinh doanh, vay đầu tư dự án...
- Đa số các doanh nghiệp giao dịch cùng một lúc không chỉ với một ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn là nguồn cung tín dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp, và các doanh nghiệp ít khi phải sử dụng những nguồn tín dụng phi chính thức.
- Theo các doanh nghiệp thì các sản phẩm vay hiện nay vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp, trong khi nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp rất lớn (bao gồm các khoản vay ngắn hạn và trung hạn), nhưng vay NH đòi hỏi phải có tài sản đảm bảo (TSĐB), điều kiện cho vay không TSĐB thì khó có thể vay được do công tác thẩm định, đánh giá rủi ro từ phía NH cho vay.
- Và các doanh nghiệp cũng cho biết, hiện nay những khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn của NH là: Thủ tục rườm rà, sản phẩm vay và hình thức đảm bảo chưa đa dạng; thời gian giải quyết hồ sơ chậm cũng là một khó khăn cản trở việc vay vốn của doanh nghiệp trong tình thế cấp bách.
- Đặc biệt hình ảnh NH ACB cũng được các doanh nghiệp đánh giá khá tốt so với các đối thủ cạnh tranh khác, nhất là về phong cách , thái độ phục vụ của nhân viên, uy tín của NH.
4.1.1.2 Nhu cầu vay vốn
Qua số liệu phỏng vấn, các doanh nghiệp đều cho biết nhu cầu vay vốn của họ là một việc rất cấp thiết. Và nhu cầu này ngày càng tăng bởi ngày càng có nhiều doanh nghiệp mới ra đời. Xem xét bảng thống kê sau:
Bảng 12: SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP ĐĂNG KÝ KINH DOANH
Ở TP CẦN THƠ TÍNH ĐẾN THÁNG 12/2006
Năm
2004
2005
2006
Số doanh nghiệp
1.297
1.662
1.900
Vốn kinh doanh (Tỷ đồng)
9.357
14.729
18.437
Số lao động
49.848
56.393
68.225
Doanh thu (tỷ đồng)
24.153
30.957
39.110
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Bảng thống kê cho thấy số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tăng đều qua các năm, với tổng nguồn vốn đăng ký kinh doanh và số lao động làm việc cũng ngày một tăng lên. Và cũng theo Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP Cần Thơ, trong năm 2007, tính đến tháng 10, có khoảng 876 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với tổng số vốn đầu tư là 2.954 tỷ đồng, trong đó có khoảng 600 doanh nghiệp (chiếm 68,49%) là doanh nghiệp tư nhân, đây là một sự tăng lên thật sự đáng kể so với các năm trước. Như đã phân tích ở các mục trước, điều này là do nền kinh tế phát triển, hòa mình vào hội nhập, TP Cần Thơ có nhiều tiềm năng để phát triển nên ngày càng có nhiều doanh nghiệp được thành lập; bên cạnh đó cũng phải kể đến việc thực hiện cải cách hành chính, rút ngắn thời gian đăng ký kinh doanh của cấp chính quyền, làm khuyến khích thành lập doanh nghiệp mới. Tuy số lượng có tăng, nhưng đại đa số doanh nghiệp được thành lập tại Cần Thơ là DNVVN, điều này được thể hiện rõ trong các bảng thống kê sau:
Bảng 13: SỐ DOANH NGHIỆP TẠI TP CẦN THƠ
PHÂN THEO SỐ LAO ĐỘNGTẠI THỜI ĐIỂM 31/12/2006
2006
Tổng số doanh nghiệp
Phân theo quy mô lao động
Dưới 5 người
5-9 người
10-49 người
50-199 người
200-299 người
300-499 người
500-999 người
1000-4999 người
5000 người trở lên
1900
289
772
678
114
9
17
10
10
1
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Bảng 14: SỐ DOANH NGHIỆP TẠI TP CẦN THƠ
PHÂN THEO QUY MÔ VỐN TẠI THỜI ĐIỂM 31/12/2006
2006
Tổng số doanh nghiệp
Phân theo quy mô vốn
Dưới 0,5 tỷ đồng
Từ 0,5 đến dưới 1 tỷ đồng
Từ 1 đến dưới 5 tỷ đồng
Từ 5 đến dưới 10 tỷ đồng
Từ 10 đến dưới 50 tỷ đồng
Từ 50 đến dưới 200 tỷ đồng
Từ 200 đến dưới 500 tỷ đồng
Từ 500 tỷ đồng trở lên
1900
357
489
731
130
121
50
19
3
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Qua hai bảng 13 và 14, dễ dàng nhận thấy số doanh nghiệp có số lao động dưới 300 người và quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng chiếm một số lượng rất lớn tại Cần Thơ. Cụ thể, trong năm 2006, có 1.862 doanh nghiệp (chiếm 98%) có số lao động dưới 300 người, và có 1.707 doanh nghiệp (chiếm 89,84%) có vốn kinh doanh dưới 10 tỷ đồng. Và như đã trình bày ở trên, trong 10 tháng đầu năm 2007, trong 876 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, đã có 68,49% là doanh nghiệp tư nhân. Qua đó, càng có thể khẳng định số lượng doanh nghiệp tại Cần Thơ đại đa số là DNVVN.
Chính vì ngày càng có nhiều doanh nghiệp đươc thành lập như thế, đặc biệt chiếm đa số là DNVVN với nguồn vốn hạn chế, nên nhu cầu đi vay để nâng cao hiệu quả hoạt động là một nhu cầu thiết thực, các NH cần phải nắm bắt lấy cơ hội này để một phần có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh, bên cạnh đó còn góp phần phát triển nền kinh tế địa phương.
4.1.2 Đối thủ cạnh tranh
Theo thống kê của NHNN chi nhánh Cần Thơ, đến cuối tháng 12/2007, trên địa bàn TP có tên 35 tổ chức tín dụng hoạt động; tổng cộng có 132 địa điểm, cơ sở có giao dịch ngân hàng gồm: 02 hội sở chính, 02 văn phòng đại diện Ngân hàng nước ngoài, 33 chi nhánh trực thuộc hội sở chính, 03 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, với mạng lưới 92 đơn vị dưới cấp Chi nhánh là phòng giao dịch, điểm giao dịch, bàn tiết kiệm. Do đó có rất nhiều đối thủ cạnh tranh mà ACB cần phải chú ý để có thể đưa ra được những định hướng đúng đắn, định vị thị trường và tạo điểm khác biệt đối với các đối thủ. Cụ thể đối thủ cạnh tranh của ACB trên thị trường Cần Thơ được chia thành các nhóm sau:
4.1.2.1 Ngân hàng nước ngoài
Hiện tại, chỉ mới có 02 văn phòng đại diện Ngân hàng nước ngoài tại TP Cần Thơ, đó là NH HSBC và NH ANZ. Đây là hai ngân hàng quốc tế có tiềm lực tài chính hùng mạnh và có bề dày kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng như: quản lý điều hành, công nghệ ngân hàng tốt, luôn dẫn đầu trong việc áp dụng công nghệ và các sản phẩm mới vào hoạt động ngân hàng...
Tuy nhiên, vào ngày 01/04/2007, ngân hàng vốn 100% nước ngoài được phép được hoạt động tại Việt Nam và được đối xử bình đẳng và thực hiện phần lớn nghiệp vụ như ngân hàng nội. Chính vì vậy đã có một số ngân hàng nước ngoài đã nộp đơn xin thành lập ngân hàng con tại Việt Nam. Và NH HSBC là ngân hàng đi đầu trong hoạt động này khi trở thành ngân hàng đầu tiên được cấp phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Và trong tương lai, không chỉ HSBC và ANZ, mà còn có thể có những ngân hàng quốc tế khác đều có kế hoạch sẽ mở chi nhánh tại Cần Thơ. Trong khi đó, thế mạnh của các NH nước ngoài này là cho vay doanh nghiệp, và theo ông Thomas Tobin, Tổng giám đốc HSBC tại Việt Nam, mảng dịch vụ khách hàng cá nhân và cho vay DNVVN là thị trường mà NH sẽ thâm nhập. Tuy chưa có hoạt động gì thật sự nổi bật ở Cần Thơ, nhưng những ngân hàng này đáng được ACB và các ngân hàng khác phải dè chừng và nâng cao năng lực cạnh tranh, để có thể có được những cách kinh doanh hợp lý và hiệu quả.
Hiên nay, các ngân hàng quốc tế đang lựa chọn phương pháp thâm nhập thị trường ít tốn kém nhất bằng cách hợp tác với các ngân hàng trong nước (trở thành cổ đông chiến lược qua việc mua lại cổ phần của các ngân hàng địa phương). Do đó tiết kiệm được chi phí marketing, và xây dựng hạ tầng (thành lập chi nhánh). Ví dụ như HSBC hiện nay tiến hành chiến lược phát triển song hành tại Việt Nam, một mặt sẽ xúc tiến hoạt động của ngân hàng con, mặt khác vẫn tiếp tục củng cố các quan hệ đối tác chiến lược với Techcombank và Bảo Việt. Với Techcombank, hai bên có thể trao đổi với nhau trong việc phân phối các sản phẩm dịch vụ, cũng như sẻ chia kinh nghiệm trong quá trình phát triển dựa trên kinh nghiệm và mạng lưới quốc tế của HSBC cũng như mạng lưới tại thị trường nội địa của Techcombank.
Chính vì vậy, mặc dù phải dè chừng các ngân hàng nước ngoài, nhưng với một NH TMCP nội, ACB cũng có một số lợi thế nhất định như: hiểu rõ thị trường Cần Thơ hơn do đã hoạt động lâu năm, đã có sẵn một thị trường, một nhóm khách hàng thân thiết, luôn nâng cao công nghệ, và đang ra sức mở rộng mạng lưới chi nhánh ở Cần Thơ và cải tiến các dịch vụ và sản phẩm... Và cùng với sự lớn mạnh không ngừng của ACB trong thời gian gần đây đã nâng cao mức độ và khả năng cạnh tranh trực tiếp với các ngân hàng nước ngoài, đã thu hẹp đáng kể những cơ hội kinh doanh của các ngân hàng nước ngoài. Dưới áp lực mở cửa thị trường khi Việt Nam trở thành thành viên WTO, ngân hàng Á Châu đã đổi mới, nâng cấp chất lượng hoạt động, cả về chiến lược lẫn quản trị đã làm ngân hàng trở nên mạnh hơn, cạnh tranh hơn.
4.1.2.2 Ngân hàng quốc doanh
Tính đến 31/12/2007, có 07 chi nhánh ngân hàng quốc doanh hoạt động tại TP Cần Thơ, trong đó có 02 ngân hàng hoạt động phi lợi nhuận là Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển. Còn lại là các ngân hàng quốc doanh vốn đã xuất hiện lâu năm ở Cần Thơ và đang chiếm lĩnh một thị trường lớn trong lĩnh vực huy động vốn và cho vay đối với cả hai đối tượng cá nhân và doanh nghiệp.
Xem xét các bảng thống kê sau:
Bảng 15: THỊ PHẦN HUY ĐỘNG VỐN TẠI TP CẦN THƠ
Đvt: %
Ngân hàng
Thị phần huy động vốn
2006
2007
NHQD
56.39
40.48
NH khác
43.61
59.52
(Nguồn: NHNN CN Cần Thơ và tính toán của tác giả)
Bảng 16: THỊ PHẦN DƯ NỢ CHO VAY TẠI TP CẦN THƠ
Đvt: %
Ngân hàng
Thị phần dư nợ
2006
2007
NHQD
59.43
41.13
NH khác
40.57
58.87
(Nguồn: NHNN CN Cần Thơ và tính toán của tác giả)
Chỉ với 07 NHQD trên địa bàn TP, nhưng thị phần huy động vốn lẫn dư nợ cho vay của các NH này vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao. Nguyên nhân cũng là do các ngân hàng này đã hoạt động lâu đời và lại là NHQD nên tạo được sự an tâm cho các khách hàng đến giao dịch. Bên cạnh đó lãi suất cho vay của khối ngân hàng này lại rất cạnh tranh so với các NHTMCP.
Tuy nhiên, qua bảng thống kê cũng thấy rõ thị phần của khối NHQD giảm dần, đó là do các khách hàng đã ngày càng tin tưởng hơn những NH ngoài quốc doanh, và cũng một phần là do cung cách phục vụ, sự đa dạng trong sản phẩm huy động cũng như cho vay, và uy tín của các NH ngoài quốc doanh đã ngày càng tạo thêm nhiều ấn tượng tốt cho các khách hàng. Chính vì thế mà các NH ngoài quốc doanh đã tận dụng các điểm mạnh này và ngày càng thu hút được các khách hàng về phía họ. Và đây cũng chính là cơ hội mà ACB cần phải tận dụng trong việc tăng lượng khách hàng cũng như doanh số giao dịch tại ngân hàng này.
Trong những năm gần đây, những dấu hiệu sa sút trong hoạt động của các NHQD cũng đã làm giảm lượng khách của họ rất nhiều. Các NHQD hoạt động chưa thực sự hiệu quả, tiếp tục duy trì một khoản lớn cho các doanh nghiệp nhà nước đang làm ăn thua lỗ và gây ra phần lớn lượng nợ xấu mà cả hệ thống đang gánh chịu, có khi lên đến 30% tài sản của các NH thương mại quốc doanh. Chính vị vậy, Chính phủ đã thành lập NH Chính sách nhằm hỗ trợ cho các DNNN và giải phóng nghĩa vụ bất khả kháng của khối NHQD này. Do đó, trong thời gian tới, khối NH này sẽ được giảm áp lực nợ xấu, hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh sẽ được nâng cao rất nhiều. Do đó khối NHTMCP cần phải chú ý tới để chuẩn bị mọi chiến lược kinh doanh.
4.1.2.3 Đối thủ cạnh tranh tiềm năng
Các đối thủ cạnh tranh tiềm năng mà ACB Cần Thơ cần phải dè chừng phải kể đến các tổ chức tín dụng phi ngân hàng đang có mặt tại Cần Thơ như Chi nhánh công ty cho thuê tài chính II và Chi nhánh công ty Tài chính Dầu khí.
Với việc chuyên biệt về công tác cho thuê tài chính, công ty cho thuê tài chính II sẽ là một đối thủ đầy tiềm năng có thể thu hút đáng kể lượng khách hàng doanh nghiệp trên TP Cần Thơ vốn đang có nhu cầu mạnh về vốn. Xem xét tình hình cho thuê tài chính tại Cần Thơ:
Bảng 17: TÌNH HÌNH CHO THUÊ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
CHO THUÊ TÀI CHÍNH TRONG NĂM 2005 – 2006
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
Doanh số cho thuê
204.721
116.546
Doanh số thu nợ
158.004
89.156
Tổng dư nợ
293.784
266.394
(Nguồn: tạp chí phát triển kinh tế 8/2007)
Bảng trên cho thấy doanh số cho thuê, doanh số thu nợ và cả dư nợ của công ty cho thuê tài chính II đều giảm qua các năm 2005 và 2006. Tuy là giảm, nhưng thị trường cho thuê tài chính ở Cần Thơ vốn chỉ có một mình công ty này, trong khi nền kinh tế Cần Thơ ngày càng phát triển, với ba sự kiện lớn mà TP Cần Thơ đón nhận vào cuối năm 2008: Cầu Cần Thơ, sân bay Trà Nóc, cảng Cái Cui, như một “tin lành” cho TP Cần Thơ về một cơ hội thuận lợi cho gọi vốn đầu tư, phát triển thương mại dịch vụ, du lịch, nhu cầu về thị trường vốn tiền tệ sẽ không ngừng tăng lên. Do đó, hứa hẹn đây sẽ là DNVVN sẽ là một thị trường đầy tiềm năng, và chính vì vậy sẽ thu hút bớt lượng khách doanh nghiệp của khối NHTMCP nói chung và của ACB nói riêng.
Bên cạnh đó, công ty Tài chính dầu khí cũng là một đối thủ đầy tiềm năng trong lĩnh vực cho vay đối với doanh nghiệp. Bởi hiện nay, người ta đang ngày càng đầu tư vào hàng hóa dầu mỏ, chính vì vậy công ty này sẽ có cơ hội thu hút được nguồn vốn huy động lớn, do đó họ sẽ có nguồn vốn để thực hiện hoạt động cho vay tốt hơn. Ngoài ra, còn có thêm sự có mặt của các NHTMCP khác sắp được thành lập, hứa hẹn cũng sẽ làm tăng sức cạnh tranh trong lĩnh vực huy động vốn và cho vay nói chung cũng như cho vay DNVVN nói riêng.
4.1.2.4 Các NHTMCP cạnh tranh trực tiếp trên thị trường Thành phố Cần Thơ
Trên địa bàn TP Cần Thơ có 18 chi nhánh và 02 trụ sở chính của các NHTMCP bao gồm cả ACB. Nhưng nếu chỉ tính đối thủ cạnh tranh chính của ACB thuộc khối NHTMCP trong lĩnh vực cho vay DNVVN thì phải kể đến Sacombank và Eximbank. Nói hai NH này là đối thủ cạnh tranh trực tiếp, bởi nếu xét trên toàn hệ thống, hai ngân hàng này luôn bám đuổi ACB về hiệu quả hoạt động kinh doanh, rõ hơn là chỉ tiêu lợi nhuận qua các năm. ACB luôn là NH dẫn đầu về lợi nhuận kinh doanh trong khối NHTMCP, kế đến là Sacombank và Eximbank. Và trong quý I/2008, thứ tự đó vẫn không thay đổi, cụ thể, ACB là 501 tỷ đồng, Sacombank là 435 tỷ đồng và Eximbank là 265 tỷ đồng. Bên cạnh đó, trong năm 2007, Sacombank đã đạt được danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam về cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 2007” do Cộng Đồng Các Doanh Nghiệp vừa và nhỏ Châu Âu (SMEDF) bình chọn, còn đối với Eximbank thì khách hàng truyền thống của NH này vốn là các doanh nghiệp. Do đó, việc hiểu rõ đối thủ cạnh tranh trực tiếp là điều rất cần thiết trong công tác lập chiến lược, vì chỉ có như thế mới có thể đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ. Có như vậy mới có thể đề ra được những biện pháp kinh doanh cho phù hợp, như người xưa đã từng nói “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Phân tích và so sánh với đối thủ cạnh tranh được thể hiện qua các tiêu chí sau:
a. Nhân sự
Như đã từng phân tích, nhân sự là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của bất kỳ tổ chức kinh doanh nào. Do đó, việc tìm hiểu đối thủ cạnh tranh không thể bỏ qua yếu tố nhân sư. Xem xét bảng thống kê nhân sự ở mỗi NH:
Bảng 18: SO SÁNH TRÌNH ĐỘ NHÂN SỰ
ACB
Sacombank
Eximbank
Trình độ
Số lượng
Tỷ trọng
Số lượng
Tỷ trọng
Số lượng
Tỷ trọng
Thạc sĩ
01
1,02%
03
3,49%
03
3,37%
Cử nhân (Đại học)
67
68,37%
57
66,28%
58
65,17%
Cao đẳng + trung cấp
25
25,51%
22
25,58%
23
25,84%
Lớp 12 trở xuống
05
5,10%
04
4,65%
05
5,62%
Tổng
98
100,00%
86
100,00%
89
100,00%
(Nguồn: phòng hành chính ACB, Sacombank, Eximbank)
Bảng trên cho thấy số lượng nhân viên tại chi nhánh các ngân hàng không chênh lệch nhau nhiều. Xét về trình độ, cơ cấu nhân viên trình độ cao đẳng, trung học cũng không chênh lệch nhiều. Tuy nhiên, xét về trình độ đại học và cao học thì cơ cấu của ACB có tỷ lệ trình độ đại học cao hơn so với Sacombank và Eximbank, nhưng bù lại 2 ngân hàng này lại có tỷ lệ trình độ cao học cao hơn ACB.
Nếu xét toàn diện thì trình độ nhân viên giữa các NH là ngang nhau, nhưng trình độ cao học thì ACB Cần Thơ vẫn còn hạn chế so với đối thủ.
b. Mạng lưới tại Cần Thơ và công nghệ NH
* Mạng lưới hoạt động:
Như đã trình bày ở mục 3.3.4.1, mạng lưới hoạt động của ACB Cần Thơ còn rất mỏng so với đối thủ, chỉ với 01 chi nhánh và 01 phòng tại quận Ninh Kiều, và 01 phòng giao dịch tại huyện Thốt Nốt.
Mạng lưới của Sacombank bao gồm 01 chi nhánh và 04 phòng giao dịch, với 01 chi nhánh tại quận Bình Thủy, 03 phòng giao dịch tại quận Ninh Kiều và 01 phòng giao dịch tại huyện Thốt Nốt.
Mạng lưới của Eximbank bao gồm 02 chi nhánh và 05 phòng giao dịch phân bố ở mọi nơi trên địa bàn TP Cần Thơ, với 02 chi nhánh và 02 phòng giao dịch tại quận Ninh Kiều, 01 phòng giao dịch tại quận Cái Răng, quận Bình Thủy và huyện Thốt Nốt.
Qua phân tích trên thấy được Eximbank là ngân hàng có mạng lưới dày đặc và phân bố nhiều nơi nhất, kế đến là Sacombank và cuối cùng là ACB. Bên cạnh đó, các cơ sở của Sacombank và đặc biệt là Eximbank đều là những cơ sở vừa mới được xây dựng gần đây nên trông có vẻ bắt mắt và hoành tráng hơn so với chi nhánh ACB đã có từ lâu. Do đó, đây là điểm mà ACB cần phải khắc phục để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của NH trên thị trường.
* Công nghệ ngân hàng:
Như đã đề cập với việc ứng dụng toàn diện giải pháp TCBS từ năm 2001 đến nay, ngân hàng Á Châu ACB đã trở thành ngân hàng hàng đầu trong ứng dụng công nghệ thông tin tại Việt Nam. Giải pháp TCBS có thiết kế mềm dẻo, độ số hóa cao cho phép ACB cung cấp cho khách hàng nhiều sản phẩm đặc thù, có hàm lượng công nghệ cao như: quản lý tiền mặt, sản phẩm bao thanh toán, quản lý số liệu gửi vàng và ngoại tệ, dự thưởng – xổ số, và gần đây nhất là sàn giao dịch vàng…, góp phần giữ vững vị trí hàng đầu của ACB trong khối các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam.
Trong khi đó, Sacombank sử dụng phần mềm Smartbank do FPT thiết kế và cung cấp. Ưu điểm của hệ thống phần mềm chuyên ngành ngân hàng này là này là khả năng xử lý tập trung, có tính định hướng khách hàng, khả năng cung cấp các dịch vụ trực tuyến, tham số hoá và tính bảo mật cao... Thông tin khách hàng là phân hệ quan trọng hàng đầu của chương trình này. Mỗi khách hàng sẽ có một mã số duy nhất và các mã được liên kết với các tài khoản của họ trong các phân hệ nghiệp vụ, thông tin chi tiết về toàn bộ tình hình giao dịch của khách với ngân hàng được đảm bảo an toàn và chính xác từ tình hình tài sản có, nợ, giá trị thế chấp, hạn mức, và cả chữ ký...
Cả ACB và Sacombank đều đang sử dụng những phần mềm hiện đại với hệ thống core banking, một công nghệ mới có thể giúp ngân hàng phát triển thêm nhiều dịch vụ, sản phẩm và quản lý nội bộ chặt chẽ, hiệu quả hơn. Trong khi đó, Eximbank cũng đầu tư vào công nghệ quản lý ngân hàng với công nghệ phần mềm lõi - Core Banking - chính là phần mềm các nghiệp vụ cơ bản của NHTM, như: quản lý tiền gửi, vay, quản lý hồ sơ khách hàng. Trên cơ sở phần mềm lõi, NHTM phát thêm nhiều chương trình quản lý sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tiện hiện đại khác, phát triển chương trình quản lý và điều hành nội bộ.
c. Sản phẩm cho vay DNVVN
Các sản phẩm vay của ACB dành cho DNVVN đã được trình bày ở mục 3.3.7.1. Do đó, phần này sẽ tập trung phân tích các sản phẩm cho vay DNVVN của Sacombank và Eximbank.
Đối với Sacombank, sản phẩm của ngân hàng này rất đa dạng, bên cạnh những sản phẩm truyền thống, cũng có những sản phẩm mang nét khác biệt: cho vay sản xuất kinh doanh mở rộng tỷ lệ đảm bảo, cho vay nông nghiệp, cho vay sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời, cho vay kinh doanh trả góp DNVVN...
Đối với Eximbank, sản phẩm cho vay DNVVN của Eximbank cũng đa dạng không kém và Sacombank, các sản phẩm này bao gồm: cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng, cho vay theo từng phương án kinh doanh, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay hợp vốn, cho vay theo hạn mức thấu chi, cho vay ủy thác...
Mỗi NH có mỗi ưu thế riêng về sản phẩm, nói chung các NH trên đều tạo ra được những sự khác biệt trong sản phẩm. Tuy nhiên, xét trên thực tế thì sản phẩm cho vay của ACB vẫn đa dạng và có nhiều hình thức cho vay hơn so với Sacombank và Eximbank.
d. Tình hình hoạt động
Bảng 19: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA SACOMBANK VÀ EXIMBANK QUA CÁC NĂM 2005 – 2007
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
Sacombank
Eximbank
2005
2006
2007
2005
2006
2007
Thu nhập
85.279
104.084
132.665
53.972
58.499
130.140
Chi phí
72.858
88.832
113.284
45.660
50.596
110.809
Lợi nhuận
12.421
15.252
19.381
8.312
7.903
19.331
(Nguồn: phòng kinh doanh Sacombank, Eximbank)
Qua bảng trên, thấy được, cũng giống như ACB, thu nhập của cả Sacombank và Eximbank đều tăng qua các năm. Tuy nhiên, về lợi nhuận thì Sacombank tăng qua các năm, còn Eximbank lợi nhuận năm 2006 lại giảm. Nguyên nhân là không phải do NH này hoạt động không hiệu quả mà là do trong năm 2006, Eximbank thực hiện tăng lương cho nhân viên và mở thêm mạng lưới hoạt động. Chính nhờ vậy mà thu nhập năm 2007 (130.140 triệu đồng) của Eximbank đã tăng gấp hơn hai lần so với năm 2006 (58.499 triệu đồng).
Nếu xét về giá trị thu nhập của các NH thì hãy xem xét biểu đồ sau:
Hình 4: Biểu đồ so sánh thu nhập của các ngân hàng
Rõ ràng, qua biểu đồ trên cho thấy rõ, xét về giá trị, thu nhập của ACB vẫn còn thấp hơn của đối thủ rất nhiều. Nguyên nhân một phần cũng là do mạng lưới chi nhánh của ACB tại Cần Thơ còn quá mỏng, cộng thêm chính sách đánh giá, thẩm định khách hàng khắt khe của NH.
Còn nếu xét về cơ cấu chi phí – lợi nhuận, xem xét bảng tính toán sau:
Bảng 20: CƠ CẤU CHI PHÍ – LỢI NHUẬN CỦA SACOMBANK VÀ EXIMBANK QUA CÁC NĂM
Đvt: %
Chỉ tiêu
Sacombank
Eximbank
2005
2006
2007
2005
2006
2007
Thu nhập
100
100
100
100
100
100
Chi phí
85,43
85,35
85,39
84,60
86,49
85,15
Lợi nhuận
14,57
14,65
14,61
15,40
13,51
14,85
(Nguồn: tính toán của tác giả)
Ta thấy cơ cấu chi phí – lợi nhuận của Sacombank và Eximbank khá ổn đinh qua các năm. Còn ACB như đã phân tích ở mục 3.2.4 thì cơ cấu tỷ trọng chi phí tăng dần qua các năm. Tuy nhiên, nếu tính về độ lớn của tỷ trọng thì tỷ trọng lợi nhuận của ACB vẫn cao hơn so với đối thủ. Cụ thể tỷ trọng lợi nhuận của ACB qua ba năm 2005 – 2007 tương ứng là: 32,11% - 25,9% - 19,02%. So sánh với bảng ở trên thì sẽ thấy rõ điều này.
Và để thấy rõ hơn hiệu quả hoạt động của các NH, cần phân tích chỉ số Chi phí/Lợi nhuận:
Bảng 21: TỶ SỐ CHI PHÍ/LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG
Đvt: lần
ACB
Sacombank
Eximbank
2005
2006
2007
2005
2006
2007
2005
2006
2007
2,11
2,86
4,26
5,87
5,82
5,84
5,49
6,40
5,73
(Nguồn: tính toán của tác giả)
Bảng trên cho thấy rõ, hiệu quả hoạt động của ACB so với các đối thủ. Để tạo ra 1 đồng lợi nhuận ACB Cần Thơ phải bỏ ra 2,11 đồng (năm 20050), 2,86 đồng (năm 2006) và 4,26 đồng (năm 2007). Còn Sacombank, để tạo ra 1 đồng lợi nhuận phải bỏ ra 5,87 đồng (năm 2005), 5,82 đồng (năm 2006) và 5,84 đồng (năm 2007). Đối với Eximbank, để tạo ra 1 đồng lợi nhuận phải bỏ ra 5,49 đồng (năm 2005), 6,4 đồng (năm 2006) và 5,73 đồng (năm 2007). Điều này cho thấy ACB Cần Thơ hoạt động hiệu quả hơn ngân hàng đối thủ. Tuy nhiên, tỷ số này của ACB không ổn định như đối thủ, chứng tỏ công tác quản lý chi phí của ACB Cần Thơ vẫn còn hạn chế so với đối thủ.
e. Thị phần cho vay DNVVN
Bảng 22: TÌNH HÌNH CHO VAY DNVVN CỦA CÁC NGÂN HÀNG
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
Ngân hàng
2005
2006
2007
Dư nợ
ACB
50.645
98.883
350.788
Sacombank
77.518
108.224
233.840
Eximbank
239.676
322.556
495.779
Nợ quá hạn
ACB
0
0
0
Sacombank
776,50
998,7
1.953,7
Eximbank
4.547,31
18.520,5
17.547,0
(Nguồn: phòng kinh doanh ACB, Sacombank, Eximbank)
- Dư nợ:
Bảng trên cho thấy, dư nợ cho vay của cả ba ngân hàng đều tăng theo thời gian. Xét về mặt giá trị, Eximbank là ngân hàng có dư nợ cho vay DNVVN cao nhất. Trong hai năm 2005 và 2006, dư nợ cho vay của ACB Cần Thơ thấp hơn Sacombank, nhưng đến năm 2007 đã vượt qua ngân hàng này.
Điều này được thể hiện rõ qua hình sau:
Hình 5: Thị phần dư nợ cho vay khối NHTMCP năm 2007
Qua hình trên càng thấy rõ, Eximbank Cần Thơ hiện là NH có thị phần cho vay nói chung lớn nhất trong ba NH, kế đến là ACB Cần Thơ và Sacombank Cần Thơ. Thị phần của Eximbank lớn gần như gấp đôi thị phần của ACB và Sacombank.
- Nợ quá hạn:
Nếu xét về dư nợ cho vay thì Eximbank Cần Thơ dẫn đầu thì xét về nợ quá hạn NH này vẫn dẫn đầu trong ba NH. Trong khi đó, nợ quá hạn của ACB đối với đối tượng DNVVN luôn là không. Và để biết được nợ quá hạn của Sacombank và Eximbank là an toàn không, xem xét bảng tính toán sau:
Bảng 23: TỶ LỆ NỢ QUÁ HẠN CỦA DNVVN
CỦA SACOMBANK VÀ EXIMBANK
Đvt: %
2005
2006
2007
Sacombank
1,00
0,92
0,84
Eximbank
1,90
5,74
3,54
(Nguồn: tính toán của tác giả)
Bảng trên cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn đối với DNVVN của Sacombank luôn được giữ ở mức an toàn (từ 1% trở xuống). Trong khi đó, tỷ lệ này của Eximbank có lúc lại vượt qua ngưỡng an toàn (5,74% năm 2006). Tuy nhiên, Eximbank đã làm tốt công tác thu hồi nợ trong năm 2007 nên đã làm cho tỷ lệ này giảm xuống còn 3,54%. Dù vậy thì tỷ lệ nợ quá hạn của Eximbank vẫn cao hơn Sacombank và ACB.
* Ma trận hình ảnh cạnh tranh
Từ việc phân tích môi trường vi mô ở phần trên ta tiến hành phân tích ma trận hình ảnh cạnh tranh để thấy rõ hơn về các đối thủ cạnh tranh của ngân hàng trên lĩnh vực cho vay DNVVN.
Ta thấy ma trận này có 08 yếu tố, do đó mức quan trọng trung bình sẽ là 1/8 = 0,125. Trong đó:
- Sản phẩm vay đa dạng được đánh giá là 0,1 tức dưới trung bình. Bởi vì DNVVN ở Cần Thơ vay chủ yếu là bổ sung vốn lưu động và mở rộng sản xuất kinh doanh, nên cho dù NH có nhiều loại sản phẩm đi chăng nữa thì các doanh nghiệp cũng không sử dụng đến.
- Yếu tố quản trị chi phí được đánh giá là 0.11 tức gần mức trung bình, bởi vì đây thuộc về cách thức quản trị chi phí của mỗi ngân hàng, nó không ảnh hưởng đến chiến lược mở rộng cho vay DNVVN.
- Yếu tố trình độ nhân sự và hiệu quả hoạt động kinh doanh được đánh giá là 0,12 tức ở mức trung bình, vì hai yếu tố này có vai trò không nhỏ trong việc quyết định có nên mở rộng cho vay hay không. Vì trình độ nhân sự hợp lý sẽ có khả năng để thẩm định các khoản vay chính xác, còn kết quả hoạt động có khả quan thì mới có thể làm nền tảng cho việc nâng cao chỉ tiêu cho vay.
- Các yếu tố còn lại đều được đánh giá là quan trọng, bởi vì mạng lưới hoạt động dày sẽ càng làm tăng hình ảnh NH trong mắt khách hàng, và dễ dàng thu hút được khách hàng trong mạng lưới đó; còn công nghệ là một yếu tố cực kỳ quan trọng vì nó làm tăng vị thế của NH trên thị trường, khả năng triển khai dịch vụ mới, tạo thêm tiện ích cho khách hàng dễ dàng, đây là những điều kiện cần thiết để thu hút khách hàng; thị phần cho vay thể hiện sự lớn mạnh của NH trong việc chiếm lĩnh thị trường, nếu thị phần cho vay càng lớn thì NH sẽ dễ dàng cạnh tranh hơn; cuối cùng là hiệu quả cho vay DNVVN, yếu tố này có vai trò khá quan trọng, bởi trong quá khứ và hiện tại, nếu NH đảm bảo hoạt động này tốt, tỷ lệ nợ xấu là an toàn thì NH hoàn toàn có khả năng để tính đến việc mở rộng cho vay và ngược lại.
- Các mức phân loại cho thấy cách thức mà theo đó chiến lược cho vay DNVVN của NH ứng phó với mỗi yếu tố, với 4 là phản ứng tốt nhất, 3 là trên mức trung bình, 2 là trung bình và 1 là kém.
Bảng 24: MA TRẬN HÌNH ẢNH CẠNH TRANH
STT
Các yếu tố thành công
Mức độ quan trọng
ACB
Sacombank
Eximbank
Phân loại
Điểm quan trọng
Phân loại
Điểm quan trọng
Phân loại
Điểm quan trọng
1
Trình độ nhân sự
0,12
3
0,36
3
0,36
3
0,36
2
Mạng lưới hoạt động
0,13
2
0,26
3
0,39
4
0,52
3
Công nghệ
0,15
4
0,60
3
0,45
3
0,45
4
Sản phẩm vay đa dạng
0,10
3
0,30
2
0,20
2
0,20
5
Quản trị chi phí
0,11
2
0,22
3
0,33
3
0,33
6
Hiệu quả hoạt động
0,12
3
0,36
3
0,36
3
0,36
7
Thị phần cho vay
0,13
2
0,26
2
0,26
3
0,39
8
Hiệu quả cho vay DNVVN
0,14
4
0,56
3
0,42
2
0,28
Tổng
1
2,92
2,77
2,89
Qua ma trận trên có thể thấy ACB Cần Thơ hiện đang dẫn đầu so với các đối thủ cạnh tranh với tổng số điểm là 2,92; theo sau là Eximbank Cần Thơ với 2,89 và cuối cùng là Sacombank là 2,77. Tuy vậy, cũng cho thấy đây là hai đối thủ rất gần gũi và bám rất sát ACB Cần Thơ, đặc biệt là Eximbank.
4.2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
4.2.1 Yếu tố kinh tế
4.2.1.1 Khái quát kinh tế cả nước năm 2007
a. Tổng sản phẩm trong nước
Theo ước tính sơ bộ, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2007 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 8,48% so với năm 2006, đạt kế hoạch đề ra (8,2-8,5%); trong khi đó mức tăng trưởng này vào năm 2005 là 8,4% và năm 2006 là 8,5%.
Trong năm 2007, GDP khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,41% (kế ho ạch 3,5-3,8%); khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,6% đạt kế hoạch đề ra (10,5-10,7%); khu vực dịch vụ tăng 8,68% vượt kế hoạch đề ra (8,0-8,5%).
Tăng trưởng kinh tế năm 2007 của nước ta đứng vào hàng các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực (Theo đánh giá của Ngân hàng Phát triển Châu Á-ADB thì năm 2007 kinh tế Trung Quốc tăng 11,2%; Việt Nam tăng 8,3%; Xin-ga-po tăng 7,5%; Phi-li-pin tăng 6,6%; In- đô-nê-xi-a tăng 6,2%; Ma-lai-xi-a tăng 5,6%; Thái Lan tăng 4%).
b. Thương mại nội địa
Thương mại nội địa phát triển với nhiều hình thức kinh doanh góp phần cải thiện cơ cấu thị trường theo hướng đa dạng, văn minh, hiện đại phục vụ tốt hơn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của dân cư.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế năm 2007 ước tính đạt 726,1 nghìn tỷ đồng, tăng 23,3% so với năm 2006, trong đó kinh tế cá thể chiếm 56,2% và tăng 25,9%; kinh tế tư nhân chiếm 28,8% và tăng 30,3%; riêng khu vực kinh tế nhà nước chiếm 10,9%, giảm 1,3%.
Trong các ngành kinh doanh, thương nghiệp chiếm 80,7% và tăng 22,6% so với năm trước; khách sạn, nhà hàng chiếm 11,9% và tăng 23,5%; dịch vụ chiếm 6,3% và tăng 30,5% và du lịch lữ hành chiếm 1,1% và tăng 34,5%.
b. Giá cả
Giá tiêu dùng năm 2007 diễn biến phức tạp và có xu hướng tăng cao ở các tháng cuối năm.
Giá tiêu dùng tháng 12 năm 2007 tăng 2,91% so với tháng trước. So với tháng 12 năm 2006, giá tiêu dùng năm 2007 tăng 12,63%, trong khi đó mức tăng này vào năm 2006 là 6,6% và năm 2005 là 8,4%.
Trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 18,92%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 17,12%; các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng từ 1,69% đế n 7,27%. Giá tiêu dùng bình quân năm 2007 so với năm 2006 tăng 8,3%, trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 11,16%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 11,01%; các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác chỉ tăng 3,18-6,15%.
4.2.1.2 Khái quát kinh tế Cần Thơ năm 2007
Qua 120 năm xây dựng và phát triển, Cần Thơ đã được xác định là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật; trung tâm thương mại dịch vụ lớn của Đồng bằng sông Cửu Long, là trọng điểm phát triển kinh tế khu vực Tây Nam Bộ. Đặc biệt kể từ đầu năm 2004 Thành phố Cần Thơ đã trở thành một trong năm thành phố trực thuộc trung ương (Nghị quyết số 22/2003/QH11)
Kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ khá cao, tốc độ tăng GDP bình quân (năm 2006-2007) là 16% (so với cả nước là 8,48%). Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người năm 2007 là 18,2 triệu đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề tài - Chiến lược mở rộng hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng ACB chi nhánh Cần Thơ.doc